Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 12:25:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531834 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #120 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 11:21:25 am »

Qtdc@ mình  mượn mấy bài về chuyến bay này về bên trang riêng của mình nhé. Thông tin đã biết nhưng bây giờ qua bài của bạn mới rõ cụ thể . Hay lắm , cám ơn nhé!
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #121 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 11:25:26 am »

Bác q.trung cứ tự nhiên ạ, nhưng bác cũng kiểm tra dùm em vì lâu rồi em cũng không dám chắc hoàn toàn chính xác bác ạ. Ví dụ: ngày giải phóng Cam Ranh, các đô đốc Nga ghi là ngày 26 tháng 4, em chỉnh lại là ngày 2 tháng 4. Hoặc trong đoạn tả vụ "Tráng sỹ" đâm đầu vào núi, lúc thì họ ghi thằng bay chỉ huy là IL-76, lúc lại ghi là IL-86.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 11:32:14 am gửi bởi qtdc » Logged
lantuyet
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #122 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 12:57:03 pm »

Qtdc@ Bác có tư liệu nào về vụ mấy chiếc tàu ngầm của Liên xô va chạm với đối tượng chưa xác định như thông tin đã đưa tại trang http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.20.html không?
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #123 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 01:41:07 pm »

Ngày 2/4/1975, Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25 Bộ binh của ta đã tiêu diệt cụm phòng thủ của Trung đoàn 40 (thuộc Sư đoàn 22 ngụy), giải phóng quận lỵ Khánh Dương, tiêu diệt Lữ đoàn 3 (thuộc Sư đoàn Dù) ở đèo Phượng Hoàng, mở thông đường xuống Ninh Hòa, rồi theo đường số 21, tiến xuống giải phóng thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh.
Cùng ngày 2/4/1975, ta còn giải phóng Bình Long./.
Theo Ngày này năm xưa, NXB Lao Động 1998

qtdc chỉnh đúng đấy, chú Nga kia  chắc  lấy số liệu ơ nguồn không đáng tin cậy.
IL 76 hay IL 86 thì đều của Nga cả  Grin
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #124 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 04:37:08 pm »

Qtdc@ Bác có tư liệu nào về vụ mấy chiếc tàu ngầm của Liên xô va chạm với đối tượng chưa xác định như thông tin đã đưa tại trang http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.20.html không?
Vụ này thì em không có tư liệu khác bác ạ. Chuẩn đô đốc Nikolai Faefanovitch Matioushin là người chủ biên của trang web clubadmiral.ru (câu lạc bộ các đô đốc, sỹ quan trung cao cấp Nga đã phục vụ tại Cam Ranh-thành lập năm 2010) chỉ cho biết như vậy thôi, khi va chạm thì nó đang lặn chứ chưa nổi lên mặt nước. Chiếc tầu đó sau khi bị nạn thì được một chiếc săn ngầm và chống hạm (БПК) đến cứu và kè về Cam Ranh vào quãng 2 ngày sau tai nạn. Thủy thủ đoàn có nhiều người hy sinh. Quanh chuyện này em nhớ lại có thể là thời điểm tháng 11 năm 1986, trong quân cảng khi ấy xôn xao lắm. "Có thể" thôi, vì nếu không lại trở thành chuyện giật gân tầm phào. Tuy nhiên họ đã đưa thông tin chính thức như vậy thì là có rồi, chỉ có điều chưa muốn công khai hết mọi chi tiết thôi. Cái đoạn Trường Sa nhiều đá ngầm lắm, "có thể" là va vào đấy thôi.
Còn cái ảnh màu tàu ngầm ở trang 2 mà bạn huyphong post lên là tàu K-45 (trang clubadmiral.ru mới điều chỉnh lại).
Март  1982г.  п.  Камрань.      ПЛ  «К-45 "    прибыла  на  межпоходовый  отдых

Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #125 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 06:50:34 pm »

Qtdc@ Bác có tư liệu nào về vụ mấy chiếc tàu ngầm của Liên xô va chạm với đối tượng chưa xác định như thông tin đã đưa tại trang http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.20.html không?
Vụ này thì em không có tư liệu khác bác ạ. Chuẩn đô đốc Nikolai Faefanovitch Matioushin là người chủ biên của trang web clubadmiral.ru (câu lạc bộ các đô đốc, sỹ quan trung cao cấp Nga đã phục vụ tại Cam Ranh-thành lập năm 2010) chỉ cho biết như vậy thôi, khi va chạm thì nó đang lặn chứ chưa nổi lên mặt nước. Chiếc tầu đó sau khi bị nạn thì được một chiếc săn ngầm và chống hạm (БПК) đến cứu và kè về Cam Ranh vào quãng 2 ngày sau tai nạn. Thủy thủ đoàn có nhiều người hy sinh. Quanh chuyện này em nhớ lại có thể là thời điểm tháng 11 năm 1986, trong quân cảng khi ấy xôn xao lắm. "Có thể" thôi, vì nếu không lại trở thành chuyện giật gân tầm phào. Tuy nhiên họ đã đưa thông tin chính thức như vậy thì là có rồi, chỉ có điều chưa muốn công khai hết mọi chi tiết thôi. Cái đoạn Trường Sa nhiều đá ngầm lắm, "có thể" là va vào đấy thôi.
Còn cái ảnh màu tàu ngầm ở trang 2 mà bạn huyphong post lên là tàu K-45 (trang clubadmiral.ru mới điều chỉnh lại).
Март  1982г.  п.  Камрань.      ПЛ  «К-45 "    прибыла  на  межпоходовый  отдых



K-45 là chiếc tàu ngầm thuộc đề án 659T, còn chiếc trên ảnh là tàu ngầm thuộc đề án 671RTM anh giai ạ. Rất có thể chú thích của clubadmiral.ru bị nhầm.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #126 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 07:02:13 pm »

Qtdc@ Bác có tư liệu nào về vụ mấy chiếc tàu ngầm của Liên xô va chạm với đối tượng chưa xác định như thông tin đã đưa tại trang http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.20.html không?
K-45 là chiếc tàu ngầm thuộc đề án 659T, còn chiếc trên ảnh là tàu ngầm thuộc đề án 671RTM anh giai ạ. Rất có thể chú thích của clubadmiral.ru bị nhầm.
Những thông tin của phía họ đưa thì mình cứ đưa theo họ đã, "phán" sau, mình có phải là người chế tạo ra cái tàu đó đâu bác. Cám ơn bác nhé.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #127 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 07:05:17 pm »

(tiếp)
Tất cả sáu chiếc máy bay đều thực hiện vòng ngoặt trong mây, hạ thấp độ cao, trong khi đó vẫn giữ nguyên đội hình chặt chẽ. Sau nửa phút bay như vậy, chiếc tiêm kích đi đầu thú nhận: "Ở đây khó nhìn quá, hãy hạ xuống dưới mây đi!..."
IL-76: Rõ rồi, rõ rồi...
Tiếp theo là vòng ngoặt 180 độ; rồi tất cả lấy hướng ngược đường hạ cánh.
MĐ: Sáu trăm hai mươi ba, mặt đất dưới máy bay anh có thấy rõ không?
IL-76 (623): Thực sự thì không, thỉnh thoảng ....
MĐ: Tôi không nhìn thấy đỉnh núi trọc (thời tiết tồi đến nỗi ngay cả ở dưới mặt đất cũng không nhìn thấy đỉnh núi-chú thích của tác giả bài báo).
Nhưng cả phi hành đoàn cũng không thể kiểm soát được vòng lượn, bởi vì máy đo xa của sân bay không làm việc được, các vật chuẩn dưới mặt đất cũng không nhìn thấy.
604: Số 6, chỗ anh thấy gì không?
606: Có trời mà biết
.
MĐ trong điều kiện thiếu khí tài, ước lượng bằng mắt là các máy bay đã vào khu vực vòng lượn thứ ba, nơi có đỉnh núi cao 600m. MĐ cảnh báo Grebennikov: "Không kéo dài vòng lượn thứ ba sau khi chuyển qua hướng vuông góc.... Tôi vẫn chưa thấy đỉnh núi".
Tất cả các "tráng sỹ" dồn sự chú ý vào IL-76, và họ giữ đúng vị trí trong đội hình chiến đấu để tránh va vào nhau, đồng thời không để mất dấu nhau trong mây dày đặc. Bắt đầu vào vòng ngoặt thứ ba, rất gần với đỉnh núi cao 700m mà chẳng ai để ý đến nó, đơn giản là họ không ở trong hoàn cảnh có thể làm điều đó.
IL-76: Ngoặt phải!
Chỉ còn hai phút rưỡi trước khi xảy ra tai nạn.
604:Nhắm hướng đường hạ cánh...dưới mây à?
IL-76: Rõ rồi... (Rõ cái gì , thật khó hiểu --tác giả bài báo chú thích.)
Bắt đầu vòng ngoặt phải, chao nghiêng 15 độ. Các tiêm kích bay bên trái IL-76 (chính là những chiếc sống sót), hơi dâng cao, tương ứng những chiếc bên phải hạ thấp. Để không mất dấu máy bay chỉ huy trong những điều kiện tầm nhìn kém, trước khi ra khẩu lệnh "Tản ra" các tiêm kích cần phải xích lại máy bay chỉ huy ở khoảng cách tối thiểu. "Bay sát vào, chúng ta lạc đội mất (IL-76 và các máy bay trong nhóm-chú thích của tác giả bài báo),-khẩu lệnh này được chiếc dẫn đầu nhắc lại vài lần với những chiếc bám theo. Kết quả của sự xích gần lại là đèn chiếu trong buồng lái Su-27UB do hai phi công dẫn đầu nhóm bộ ba là Boris Grigoriev và hoa tiêu Aleksandr Syrovyi điều khiển, soi rõ các động cơ cánh chiếc IL-76. Nikolai Gretsanov và Viktor Kordioukov trên hai chiếc Su-27 một chỗ ngồi bám theo sau  ở giãn cách chỉ 3-5m. Thời gian để điều khiển khí tài thực tế cũng không có, cái chính là-không đụng vào nhau.
..............
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 09:21:54 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #128 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 08:19:20 pm »

(tiếp)
Grebennikov lấy hướng 280 độ-tới vòng ngoặt thứ tư, như ông đã dự tính. Thực chất, toàn đội đang ở đúng khu vực đỉnh núi, đỉnh núi khu vực này đang bị mây mù che phủ hoàn toàn. Vòng ngoặt thứ ba đã được thực hiện với độ lệch vài km. MĐ không ở trong tình trạng có khả năng giúp đỡ các phi công, bởi vì màn hình máy định vị thô sơ của ông ta đầy nhiễu từ mây mù và "địa vật"-các vệt nhiễm sáng từ chính đỉnh núi đó.
Trong tình hình như vậy, MĐ cần phải phát một khẩu lệnh duy nhất tới các phi công-"Tất cả nâng độ cao gấp, không chậm trễ!", nhưng khẩu lệnh đó đã không được phát ra. Đơn giản là Arbouzov không có đủ tri thức và kinh nghiệm chỉ huy các chuyến bay trong những điều kiện phức tạp, nhất là lại chỉ có những khí tài bảo đảm thô sơ như thế.
Các máy bay đã tiến gần đến sườn núi ở độ cao 604m, cách sân bay là 25km. Nhưng như về sau các chuyên viên giám định đã đánh giá, chuỗi sai lầm chồng chất này không phải là không thể tránh được.
Khi thực hiện vòng ngoặt thứ tư, trong khoang lái IL-76 hệ thống tín hiệu phát cảnh báo về sự nguy hiểm khi đến gần địa vật. Đèn báo màu vàng nhấp nháy: "Nguy hiểm, mặt đất!", còi hiệu rít liên tục. Quy định về chỉ huy bay trong trường hợp này là phải cương quyết và nhanh chóng đưa máy bay về chế độ chiếm độ cao khẩn cấp, đưa chế độ làm việc của động cơ lên mức tối đa. Grebennikov có trách nhiệm báo cho tốp bám sát về mối nguy hiểm và các thao tác tiếp theo cần làm.
Bức tranh về những sự việc xảy ra trong khoang lái IL-76 được dựng lại vị tất đã đạt độ chính xác, bởi cuộc trao đổi giữa các thành viên phi hành đoàn không được ghi lại (có thể tác giả bài báo có ý nhắc đến một mẩu băng đã mất-xem đoạn trên: qtdc). Tín hiệu cảnh báo liên tục phát trong 25 giây. Suốt thời gian này, Grebennikov không có hành động khả dĩ nào. Theo lời ông tướng, người đưa ông thoát ra khỏi trạng thái sốc này là phi công phụ bên tay phải, Soukhar. Chỉ từ lúc đó, viên chỉ huy mới chợt tỉnh, kéo gấp cần lái về phía mình, đưa máy bay vọt lên cao, đồng thời phát khẩu lệnh vào không trung: "Tản ra, nâng độ cao gấp lên.......năm trăm". Nhưng Grebennikov đã lỡ nhịp.  
606: Chút xíu nữa tôi lạc rồi!
603: Số 4, hãy giữ vị trí  dưới cánh IL-76, không sẽ lạc nhau.

Đến đỉnh núi định mệnh kia còn 350m-chỉ hơn giây bay.
Có tiếng thét khẩu lệnh từ chiếc IL-76 dẫn đường: "Nâng cao gấp!"
Các hành khách đã nhìn thấy trên cửa ló sáng các bụi cây trên đỉnh núi-và khi đó chiếc đầu tiên của tốp bộ ba Su-27 vừa vặn chồm vào đỉnh núi.
604 còn gắng báo cho các chiếc sau: "Nhảy!..."-nhưng không kịp kết thúc khẩu lệnh. Hai chiếc 603 và 606 không kịp làm động tác cứu vãn tình thế.

Ảnh: Trên đỉnh núi Chúa (Ninh Thuận), phía nam vịnh Cam Ranh,(nguồn:vqgnuichua.vn).

.........
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 07:18:00 pm gửi bởi daibangden » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #129 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 10:32:04 pm »

(tiếp)
Trong vòng ngoặt cuối cùng, mà sau đó cần phải có lệnh tản đội hình khỏi mạn chiếc IL-76, tốp bộ ba tiêm kích bên phải lúc này đang ở cao độ thấp nhất và trong tình thế nguy hiểm nhất. Bám theo chiếc chỉ huy và tuân thủ quy định bay nhóm nghiêm ngặt và giữ độ cao thấp hơn chiếc dẫn đường chỉ 2-3m, máy bay của Nikolai Gretsanov và Aleksandr Syrovyi đã đâm ngang sườn núi.
Đội bay trên Su-27UB có thể cố gắng nhảy dù. Nhưng trong trường hợp này chiếc máy bay không còn được điều khiển có thể va chạm với chiếc IL-76. Có khả năng để ngăn ngừa tai nạn của chiếc IL-76 với các hành khách trên boong, Boris Grigoriev và Aleksandr Syrovyi đã không sử dụng cơ hội thoát hiểm và đã hy sinh. Hai chiếc sau cũng không tránh được tai nạn.
601: Thoát nhanh, lên cao gấp!
602: Tôi bám theo anh, Sasa!

Các phi công có kinh nghiệm và "thuộc" nhau đã lâu, giật mạnh cần lái về mình và bay vút lên khỏi lớp mây mù.    
Chiếc IL-76 may mắn trượt xuống một thung lũng nhỏ trong rặng núi, ở độ cao 32m so với mặt đất, trước khi vọt được lên cao. Các giám định viên khẳng định rằng sau khi có tín hiệu báo động, thậm chí cả khi chậm có phản ứng đúng cách trong khoảng 18-19 giây, vẫn còn đủ thời gian cho cả đội bay thoát lên độ cao an toàn. Các phi công tiêm kích thoát nạn đã kịp trấn tĩnh và chỉ hiểu được tổn thất vừa xảy ra khi đã ở trên độ cao 1500-2000m.
Chiếc dẫn đầu cặp bên trái gọi: "Số 4, số 4 đâu, số 3 đâu, số 6 đâu!". Không có trả lời. ChiếcIL-76 đã thực hiện hạ cánh chuyển tiếp trên sân bay Cam Ranh, hai chiếc Su-27 còn lại tiếp đất tại sân bay của thị xã Phan Rang-cách đó khoảng 70km về phía nam.
 
Một trong những thành viên "Tráng sỹ Nga" thoát nạn trong vụ này vì ngồi trên chiếc IL76-Igor Tkatsenko.
..............
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 01:44:39 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM