Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Kiến thức quốc phòng => Tác giả chủ đề:: daiuy trong 22 Tháng Mười, 2010, 06:35:26 pm



Tiêu đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: daiuy trong 22 Tháng Mười, 2010, 06:35:26 pm
Tôi từng đóng quân tại căn cứ Cam Ranh từ 07/1987 - 07/1990. Tại đó có công trình RC-3 của Liên Xô với nhiều hạng mục. Tôi biết chuyện này vì tôi có người bạn công tác ở lữ đoàn 394, binh đoàn 11. Vậy có ai biết thì lên trang này để thảo luận


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: Negi trong 22 Tháng Mười, 2010, 06:50:57 pm
Chào mừng bác tới diễn đàn, bác có thể cho em biết thêm thông tin về RC-3 không?


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: daiuy trong 22 Tháng Mười, 2010, 07:10:06 pm
Chào mừng bác tới diễn đàn, bác có thể cho em biết thêm thông tin về RC-3 không?

Tôi chỉ biết RC-3 là mã của công trình xây dựng quân sự của Liên Xô tại vịnh Cam Ranh trong thời gian 1980 - 1990 gồm nhiều hạng mục : nhà ga sân bay (ngầm dưới cát), kho đạn, kho lương thực, doanh trại, bến cảng cho tàu ngầm... RC-3 có sự tham gia của lữ đoàn công binh 394 (lữ trưởng thời đó là Đại tá Nguyễn Tiến Long) 


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: f22raptor trong 22 Tháng Mười, 2010, 08:00:29 pm
Những dự án xây dựng như thế này không thích hợp để bàn ở đây. Có thể chương trình nằm trong các dự án bí mật của Mod. Xem ra có lẽ vi phạm nội quy diễn đàn rồi. Các Bác quản trị xem lại đi


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: huyphongssi trong 22 Tháng Mười, 2010, 08:22:32 pm
Tôi từng đóng quân tại căn cứ Cam Ranh từ 07/1987 - 07/1990. Tại đó có công trình RC-3 của Liên Xô với nhiều hạng mục. Tôi biết chuyện này vì tôi có người bạn công tác ở lữ đoàn 394, binh đoàn 11. Vậy có ai biết thì lên trang này để thảo luận

Tổ hợp công trình RS-3 gồm 28 hạng mục thi công được xây dựng theo Hiệp định viện trợ Việt Xô ngày 20/4/1984.

Thế tức là bạn anh là lính của thượng tá Nguyễn Tiến Long chỉ huy trưởng Lữ 394 Binh đoàn 11 đã cùng tham gia với Xí nghiệp xây lắp số 22 thuộc Liên hiệp xây lắp tập thể "Du lịch-Kĩ thuật-Xây dựng" (Советское строительно-монтажное объединение "Загрантехстрой") của Liên xô thực hiện công trình này từ năm 1984 tới 1987.

Thượng tá Lữ trưởng Nguyễn Tiến Long bắt tay giao hữu với Phó đô đốc Nikolai Nikitovitch Beregavoy - chỉ huy trưởng biên đội tàu chiến đấu trong lễ bàn giao các công trình phục vụ chiến đấu cho biên đội năm 1988
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image100.jpg)

Cán bộ chiến sĩ Lữ công binh 394 tập hợp chuẩn bị ra quân trong ngày thứ bảy lao động tập thể tại căn cứ Cam Ranh năm 1987
(http://clubadmiral.ru/images/5cdfd0d9453063c9f4d09caa9dbc3156.png)



Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: Negi trong 22 Tháng Mười, 2010, 08:26:34 pm
Những dự án xây dựng như thế này không thích hợp để bàn ở đây. Có thể chương trình nằm trong các dự án bí mật của Mod. Xem ra có lẽ vi phạm nội quy diễn đàn rồi. Các Bác quản trị xem lại đi
Tớ thì nghĩ là nó thích hợp. Sau khi Nga rút khỏi Cam Ranh, thì nó cũng chẳng còn gì nhiều. Tại tớ thấy ông già nhà tớ là dân sự (dân đi học Liên Xô về) mà hồi đấy ra vào cái Cam Ranh bao nhiêu lần, kể cả lúc Liên Xô còn đấy. Trước còn kể tớ hồi đấy các phi công Liên Xô chủ quan, và không đọc kỹ địa chất quanh Cam Ranh nên đâm núi. Nhưng chắc từng là dân trong nghề ( tham gia chiến tranh biên giới) nên cũng khá kín tiếng. Tớ còn nhớ hồi nhỏ, rất tự hào về cảng Cam Ranh, biết bố được vào đấy hỏi thì chỉ trả lời:" nó rộng lắm con à, với nhiều thuyền lớn".

Nói chung bây giờ Nga đã rút, cảng Cam Ranh thì coi được trên bản đồ google. Tớ thấy cứ bàn luận về nó cũng không sao cả.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: Phan4 trong 22 Tháng Mười, 2010, 09:03:08 pm
Những dự án xây dựng như thế này không thích hợp để bàn ở đây. Có thể chương trình nằm trong các dự án bí mật của Mod. Xem ra có lẽ vi phạm nội quy diễn đàn rồi. Các Bác quản trị xem lại đi
Mình cũng thấy nói là Cam Ranh bây giờ chuẩn bị khai thác phục vụ kinh tế thôi mà, bàn một chút về CR cũng đâu có sao, miễn là không động đến những bí mật hiện nay là được.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: thainhi_vn trong 22 Tháng Mười, 2010, 10:06:57 pm
Trước còn kể tớ hồi đấy các phi công Liên Xô chủ quan, và không đọc kỹ địa chất quanh Cam Ranh nên đâm núi. 

Vụ này thì em (và không phải chỉ có mỗi em) nghe từ chính một trong những nhân chứng (và cũng là phi công) kể lại thì phi công Nga bị tai nạn là do lỗi khác.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: huyphongssi trong 22 Tháng Mười, 2010, 10:29:23 pm
Căn cứ hải quân Cam Ranh năm 1987 (ảnh clubadmiral.ru)

Chỉ huy Vùng 4 Hải quân và lãnh đạo tỉnh Phú Khánh thăm căn cứ Cam Ranh trong lễ tiếp nhận tàu X:
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image073.jpg)

Chuẩn bị bàn giao tàu X cho Căn cứ Cam Ranh:
(http://clubadmiral.ru/images/f78f22c4bc6f9ef859addb63196e275f.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: trauxanh trong 22 Tháng Mười, 2010, 10:56:33 pm
Vậy ra quân ta đã có tàu X từ những năm 8x thế kỉ trước. Tin vui nhỉ


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: baokhanhnbk trong 22 Tháng Mười, 2010, 11:49:50 pm
Vậy ra quân ta đã có tàu X từ những năm 8x thế kỉ trước. Tin vui nhỉ
Theo tôi hiểu thì đây là bàn giao tàu ngầm cho bộ phận của hạm đội TBD của LX đóng tại Cam Ranh chứ có phải cho hải quân VN đâu,bác mừng hơi sớm.
Sau khi Nga rút khỏi Cam Ranh thì những tàu ngầm này họ cũng rút đi luôn,chỉ có điều không biết trong thời gian đóng quân ở đây(LX) và Nga có tổ chức huấn luyện gì cho hải quân VN về tàu ngầm hay không?


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: Phan4 trong 23 Tháng Mười, 2010, 12:20:44 am
Vậy ra quân ta đã có tàu X từ những năm 8x thế kỉ trước. Tin vui nhỉ
Theo tôi hiểu thì đây là bàn giao tàu ngầm cho bộ phận của hạm đội TBD của LX đóng tại Cam Ranh chứ có phải cho hải quân VN đâu,bác mừng hơi sớm.
Sau khi Nga rút khỏi Cam Ranh thì những tàu ngầm này họ cũng rút đi luôn,chỉ có điều không biết trong thời gian đóng quân ở đây(LX) và Nga có tổ chức huấn luyện gì cho hải quân VN về tàu ngầm hay không?
Tàu của hạm đội Nga sao lại cắm cờ đỏ sao vàng to thế hả bác?


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: selene0802 trong 23 Tháng Mười, 2010, 12:48:56 am
Có 3 cờ trên tàu ngầm, 2 cờ trên tháp là cở của Hải Quân Liên Xô, cờ cắm ở mũi là cở Việt Nam, vào vùng biển Việt nam, phải cắm cờ Việt nam, đó là luật bạn ạ :)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: Negi trong 23 Tháng Mười, 2010, 12:53:36 am
@Thainhi: xin cậu cho biết thêm lý do khác. Vì bố tớ bảo khu vực đấy hay sương hay mây che vách núi ấy nên tầm nhìn hạn chế. Bố tớ bảo nếu từ đầu phi công Liên Xô đọc kỹ về độ cao của vách thì chắc tai nạn không xảy ra. Nói chung bố tớ cũng không phải dân trong nghề về không quân, nên nếu thông tin của ông già tớ sai thì xin cậu hãy giúp tớ đính chính.

@BaoKhanh: Tớ thấy nó cờ vàng-cam chứ không phải vàng đỏ, tớ nhớ từng thấy cờ sao vàng cam này ở đâu một lần rồi nhưng không phải của Vietnam, còn cái cờ đầu tiên thì hình như là Việtnam. Còn cờ tớ thấy tàu đấy treo cao nhất là cờ của Hải Quân Liên Xô. Cái trên đấy tớ nghĩ là bàn giao cho hạm đội TBD thôi, còn về sau nó có phải là tàu X của VN không thì vẫn là một điều còn phải xem xét.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: quangduong2008 trong 23 Tháng Mười, 2010, 02:23:54 am
@Thainhi: xin cậu cho biết thêm lý do khác. Vì bố tớ bảo khu vực đấy hay sương hay mây che vách núi ấy nên tầm nhìn hạn chế. Bố tớ bảo nếu từ đầu phi công Liên Xô đọc kỹ về độ cao của vách thì chắc tai nạn không xảy ra. Nói chung bố tớ cũng không phải dân trong nghề về không quân, nên nếu thông tin của ông già tớ sai thì xin cậu hãy giúp tớ đính chính.

@BaoKhanh: Tớ thấy nó cờ vàng-cam chứ không phải vàng đỏ, tớ nhớ từng thấy cờ sao vàng cam này ở đâu một lần rồi nhưng không phải của Vietnam, còn cái cờ đầu tiên thì hình như là Việtnam. Còn cờ tớ thấy tàu đấy treo cao nhất là cờ của Hải Quân Liên Xô. Cái trên đấy tớ nghĩ là bàn giao cho hạm đội TBD thôi, còn về sau nó có phải là tàu X của VN không thì vẫn là một điều còn phải xem xét.
Em nhớ không nhầm thì cờ đỏ có ngôi sao màu vàng nhạt kia là cờ của quân đội Liên Xô ngày trước và có đợt nào đó đọc báo thấy nói quân đội Nga xin giữ lại lá cờ đó làm cờ của quân đội Nga. Hình như là đợt sắp duyệt binh của Nga năm trước thì phải.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lonesome trong 23 Tháng Mười, 2010, 03:38:10 am
Theo quy ước hàng hải, tàu thuyền vào vùng biển của quốc gia nào thì treo cờ của quốc gia đó. Vì  thế cái cờ đỏ sao vàng cắm trên tàu LS kia cũng có gì lạ đâu.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: thainhi_vn trong 23 Tháng Mười, 2010, 06:59:49 am
@Thainhi: xin cậu cho biết thêm lý do khác. Vì bố tớ bảo khu vực đấy hay sương hay mây che vách núi ấy nên tầm nhìn hạn chế. Bố tớ bảo nếu từ đầu phi công Liên Xô đọc kỹ về độ cao của vách thì chắc tai nạn không xảy ra. Nói chung bố tớ cũng không phải dân trong nghề về không quân, nên nếu thông tin của ông già tớ sai thì xin cậu hãy giúp tớ đính chính.


Thông tin bố bác nêu ra là đúng đấy! Riêng chi tiết "phi công Liên Xô đọc kỹ về độ cao", đơn giản là vì họ bay theo máy bay dẫn đường, các máy bay biểu diễn không mang theo các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, và tuy là các phi công giỏi, nhưng họ không phải là các phi công thường bay ở Việt Nam. Chi tiết thì em cũng không nhớ hết, nhưng hôm đó cũng có nhiều bác ngồi nghe nữa.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: minhquang trong 23 Tháng Mười, 2010, 12:58:15 pm
Bác cho em hỏi cái tàu ngầm đó là loại gì thế ạ


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: evannalynch trong 23 Tháng Mười, 2010, 01:10:12 pm
Bác cho em hỏi cái tàu ngầm đó là loại gì thế ạ
Mình đoán có thể là project 670M bạn ạ.  ;)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Mười, 2010, 02:16:58 pm
Căn cứ hải quân Cam Ranh năm 1987 (ảnh clubadmiral.ru)

Chuẩn bị bàn giao tàu X cho Căn cứ Cam Ranh:
(http://clubadmiral.ru/images/f78f22c4bc6f9ef859addb63196e275f.png)

Bàn giao tàu gì thế huyphong ;)

Đây là tàu ngầm Liên Xô vào cầu cảng CR. Thủy thủ đoàn đang làm lễ chào cờ 8 giờ sáng trước khi lên bờ. Các cờ treo trên tàu gồm cờ Việt Nam, cờ hiệu/кормовой флагcờ quốc tịch tàu/крепостной флаг của Hải quân Xô viết.

Cờ hiệu của tàu Hải quân Xô viết có hình ngôi sao năm cánh và búa liềm màu đỏ trên nền cờ trắng có vạch xanh dương ở cạnh dưới. Cờ hiệu này luôn được treo trên tháp chỉ huy tàu trừ khi tàu đi ngầm.

Cờ quốc tịch tàu của Hải quân Xô viết có hình búa liềm màu trắng lồng trong ngôi sao đỏ năm cánh được bao ngoài bằng một ngôi sao trắng 5 cánh khác trên nền cờ màu đỏ. Cờ quốc tịch tàu được treo ở phần mũi tàu chỉ khi tàu cập cảng hoặc thả neo. Ngoài ra cờ quốc tịch tàu còn được treo trên tháp chỉ huy ở vị trí cao hơn cờ hiệu trong các dịp lễ hay tiếp khách lên tàu. Thời gian treo cờ quốc tịch trong trường hợp này là từ 8 giờ sáng và hạ cờ khi hoàng hôn. Khi treo hạ cờ thì toàn bộ thủy thủ đoàn phải tập trung trên boong làm lễ chào cờ và hạ cờ.

Theo quy định tại Nghị định 30/CP có hiệu lực từ năm 1980 của Việt Nam thì tất cả các tàu chiến Liên Xô ra vào hay thả neo ở CR đều phải treo cờ quốc tịch tàu và khi trú đậu tại CR thì phải treo cờ Việt Nam ở đỉnh cột tàu cao nhất phía trước. Như vậy trong trường hợp chiếc tàu ngầm này, lá cờ cao nhất trên tháp chỉ huy là cờ Việt Nam, lá cờ tiếp theo trên tháp chỉ huy là cờ hiệu hải quân Xô viết và lá cờ phía mũi tàu là cờ quốc tịch tàu quân sự Liên Xô. Cả ba lá cờ này được treo trong suốt thời gian tàu trú đậu tại cảng bên cạnh các cờ tín hiệu hàng hải.



Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: ancakho trong 23 Tháng Mười, 2010, 03:52:30 pm
Bác buff ơi, vào thời đó thì nhà mình đánh số là 30/CP hay là 30-CP vậy?


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Mười, 2010, 05:45:13 pm
Bác buff ơi, vào thời đó thì nhà mình đánh số là 30/CP hay là 30-CP vậy?

Thời đó đánh số hiệu là 30/CP bác ạ! Thời gian sau lại đánh xx-CP nên bây giờ nguồn văn bản bị loạn ;)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười, 2010, 09:15:49 pm
Một cây cầu quen thuộc, quân đội Mỹ xây dựng 1972. Nay thuộc khu dân sự. Cầu Long Hổ.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Cau_LongHo.jpg)

Bản đồ vịnh Cam Ranh.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Vinh_CamRanh.jpg)
(Nguồn: Clubadmiral.ru)

Một số ảnh cựu binh Mỹ phi đoàn vận tải chiến thuật 535 chụp căn cứ Cam Ranh những năm 1971-1972.

Căn cứ Cam Ranh nhìn từ phía đông. Có 2 đường băng nằm ở giữa hình. Đường phía tây độ dài 10,000 feet bằng bê tông, đường phía đông 10,000 feet ghi nhôm.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/camranha.jpg)

Cảng nước sâu phía tây nam bán đảo
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/crbport.jpg)

Lối vào vịnh Cam Ranh từ phía nam. Đảo Bình Ba trên lối vào vịnh.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/crbentrance.jpg)

Một điểm nhìn nữa về căn cứ không quân Cam Ranh.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/CamRanh_ml_048.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: baokhanhnbk trong 24 Tháng Mười, 2010, 05:40:06 pm
Lịch sử vùng vịnh

“...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran. Giá như Cam Ranh được bố trí thành tiền cảng của Sài Gòn đồng thời là căn cứ tiếp tế thì tàu bè có thể dừng lại một cách hợp thức...

Ngoài thương mại, Cam Ranh phải được xây dựng để phục vụ du khách và tàu bè nước ngoài. Hành khách có thể dễ dàng rời Cam Ranh đi du lịch tiếp Sài Gòn, Đà Lạt, Angkor, Phnom Penh, Bangkok...”.

(Trích bài viết của nhà báo Robert Réallon, đăng trên báo Le Petit Parisien, và được trích đăng lại trên L’Ami du Peuple Indochinois số 16 -1-1934)


(http://i29.photobucket.com/albums/c268/dinhchuyen/Bai%20viet%20tren%20blog/bando-CamRanh.jpg)

Vịnh Cam Ranh thụt sâu vào đất liền 12 –13km, bề ngang 8-10km, độ sâu trung bình 18-30m, có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc. Cửa biển vào vịnh có đoạn rộng 3km, có đoạn nhỏ hơn, sâu 20m, không có phù sa bồi, bảo đảm tàu tải trọng 100.000 tấn và hạng nặng hơn nữa có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm.

Đây là lợi thế thiên nhiên tuyệt đối của Cam Ranh so với các hải cảng lớn của VN như Đà Nẵng, Chân Mây, Cẩm Phả chỉ có độ sâu giới hạn 9 - 12m nước. Từ đường hàng hải quốc tế vào Vũng Tàu cách ba giờ tàu biển, vào Hải Phòng cách tám giờ, còn vào Cam Ranh chỉ mất một giờ. Nếu biến Cam Ranh thành cảng trung chuyển quốc tế thì hiện không thể có cảng nào ở VN và nhiều cảng trong khu vực so sánh được với mức độ rút ngắn thời gian vận chuyển, chi phí, độ an toàn...

* Trước thế kỷ 20, Cam Ranh còn là một vùng đất rất ít người ở. Năm 1939, toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lý hành chính Ba Ngòi. Năm 1965, thị xã Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm. Đến năm 1970, thị xã Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam.

Sau năm 1975, Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000 trên cơ sở thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập bình quân đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với năm hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu.

*Ngày 18-10-1946, thị xã Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch và cao ủy Pháp D’Argenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và nhà báo nước ngoài.

Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự được bảo vệ “bất khả xâm phạm” để làm căn cứ tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiến tranh, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương. Vào lúc cao điểm, sân bay quân sự Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới. Tuy nhiên bộ đội đặc công tinh nhuệ của ta đã từng đột kích thành công vào căn cứ này, đốt cháy máy bay C130 và cho nổ kho bom của Mỹ. Năm 1978, Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004, nhưng đã rút sớm hai năm.

http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Chuyen-de/35949/Lich-su-vung-vinh.html


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: baokhanhnbk trong 24 Tháng Mười, 2010, 05:51:14 pm
Căn cứ quân sự Cam Ranh dưới con mắt quân sự Nga


Căn cứ Cam Ranh – tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu – kỹ thuật(PMTO) cho tàu thuyền ở Cam Ranh. Diện tích căn cứ là 100 km², nằm dọc bờ biển phía đông nam Việt Nam. Đại tá Yuri Eremin của Nga từng là chỉ huy trưởng của căn cứ này.

Người Mỹ đã đặt chân tới Cam Ranh lần đầu tiên vào giữa thập niên 60 của thế kỷ trước. Căn cứ nằm sâu trong vịnh Cam Ranh ở miền Nam Việt Nam và là nơi tổ chức thực hiện những trận ném bom oanh tạc phần lãnh thổ do quân giải phóng Việt Nam kiểm soát. Tổng thống Lyndon Johnson đã từng đến thăm Cam Ranh và tuyên bố Quốc kỳ nước Mỹ sẽ tung bay trên nóc căn cứ này mãi mãi. Sau đó là đến giai đoạn máy bay ném bom B-52 hoành hành trên lãnh thổ Việt Nam. Thêm vào đó, cũng từ căn cứ này, người Mỹ có được những kinh nghiệm đầu tiên về việc huấn luyện cá heo có trang bị thuốc nổ và hơi gas làm tê liệt để tiêu diệt tàu thuyền và thợ lặn của đối phương.

Sau này, Mỹ đã công bố những tài liệu, trong đó khẳng định, nhờ có sự giúp đỡ của cá heo được huấn luyện họ đã tiêu diệt được gần 60 chiến sĩ giải phóng của Việt Nam. Thật đáng ngạc nhiên là vào thời điểm đó, mặc cho luật cấm săn bắt động vật có vú sống ở biển, Quốc hội Mỹ vẫn cho phép các quân nhân của mình đánh bắt mỗi ngày 25 chú cá heo và sư tử biển để sử dụng với mục đích quân sự.

Sau khi quân Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam và chiến tranh kết thúc. Matxcơva đã hy vọng Hà Nội sẽ cho Liên Xô thuê căn cứ quân sự này. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và chiến tranh của Liên Xô trên 2 mặt trận – chống Đế Quốc Mỹ và bọn cơ hội Trung Quốc, Matxcơva muốn đặt chiến hạm của quân đội Liên Xô ở bờ biển Việt Nam và nhờ đó thay đổi sự phân bố lực lượng trên Thái Bình Dương, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ với các căn cứ quân sự ở Philippin, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việt Nam đồngchuyển giao căn cứ Cam Ranh cho Liên Xô sau cuộc chiến với Trung Quốc vào năm 1979.

Ngày 2/5/1979 Chính phủ Liên Xô và CHXHCN Việt Nam đã ký Hiệp ước về sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh như một căn cứ của đoàn tàu chiến số 15 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Trên thực tế, đây là hợp đồng thuê căn cứ miễn phí trong vòng 25 năm. Liên Xô sử dụng nơi này như một đối trọng với căn cứ Hải quân của Mỹ ở vịnh Subic (Philippin). Sân bay Cam Ranh được dành cho máy bay chống tàu thuyền và máy bay trinh sát của Liên Xô.

Đơn vị đầu tiên của quân đội Liên Xô đến căn cứ này vào tháng 4/1980 gồm có 50 người. Theo hợp đồng ký với phía Việt Nam, Liên Xô sẽ xây dựng các công trình cho Việt Nam bằng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại. Trong suốt quá trình từ năm 1984 – 1992, tổ chức Zagrantehstroi đã xây dựng gần 30 công trình dưới sự chỉ huy của Evgeny Stepanovich Bobrenev. Trong khi xây dựng, Evgeny Bobrenev còn phải phụ trách tuyển hơn 10 nghìn chuyên gia giỏi. Vậy tìm những người như vậy ở đâu? Dân địa phương không phù hợp với những công việc loại này, còn các chuyên gia giỏi của Liên Xô hầu hết đã đầu quân cho các Bộ và ngành công nghiệp. Cuối cùng Bobrenev cũng tìm ra giải pháp. Ông đề nghị các sĩ quan đã phục viên tình nguyện đến Việt Nam.

Kết quả là toàn bộ căn cứ đã được hiện đại hóa, bao gồm cả khu vực bến bãi, sân bay với nhiều đường băng, những điểm cung cấp vật liệu – kỹ thuật và một trạm rada mới. Như vậy là Cam Ranh đã trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Những tàu chiến của nước này sau khi thực hiện những chuyến đi biển dài ngày (trên Ấn Độ Dương và khu vực vịnh Ba Tư) thường ghé qua đây để tiếp nhiên liệu, bổ sung đạn dược và tiến hành bảo dưỡng. Sân bay Cam Ranh lúc đó có một Trung đoàn Không quân hỗn hợp với 4 máy bay Tu-95, 4 máy bay Tu-142, 1 phi đội Tu-16 các loại gồm có 20 chiếc, 1 phi đội MiG-25 (gần 15 chiếc), 2 máy bay vận tải An-24 và 3 trực thăng Mi-8 (theo số liệu năm 1986). Ngoài ra, trung đoàn này còn được trang bị vũ khí chống tàu và tên lửa các loại.

Số quân nhân tại căn cứ này vào khoảng 3 nghìn người. Cuối thập niên 80, quân số tại đây bị giảm đi đáng kể. Theo báo Pravda ra ngày 19/01/1990: “Trong khuôn khổ các hoạt động tinh giảm số lượng quân đội Xô Viết ở khu vực lãnh thổ phía đông của đất nước, căn cứ theo Hiệp ước đã ký với phía Việt Nam, một phần quân đội của Liên Xô đã rút khỏi vịnh Cam Ranh”. Cuối năm 1989, các loại máy bay MiG-23 và Tu-16 đã bị đưa khỏi đây. Cho đến đầu năm 1990, sân bay Cam Ranh chỉ còn lại khoảng 6 – 10 chiếc máy bay.

Những năm đầu thập niên 90, căn cứ này chủ yếu do phía Việt Nam sử dụng. Năm 1994, phó Thủ tướng Yuri Yarov đã đến thăm vịnh Cam Ranh. Năm 1995, nhờ có trung tâm thông tin ở căn cứ này mà nhiều hoạt động vận chuyển ma túy đã bị bắt giữ. Ngoài ra, ngày 12/12/1995 cũng xảy ra tai nạn máy bay khủng khiếp tại đây. Ba trong 5 chiếc máy bay tiêm kích Su-27 của phi đội “Dũng sĩ Nga” trên đường trở về Nga sau khi trình diễn ở Malasia đã ghé qua sân bay Cam Ranh để tiếp nhiên liệu thì đã gặp tai nạn khi hạ cánh.

Năm 2000, Hải quân Nga đã chính thức thông báo, hiện nay căn cứ này không còn quan trọng như trước nữa. Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Hải quân Nga cho biết: “Điều này chỉ liên quan đến việc khôi phục hoạt động của tàu thuyền trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong thời gian tới cần gấp 500 nghìn rub để sửa chữa căn cứ”.

Tháng 6/2001 Nga quyết định không tiếp tục thuê căn cứ Cam Ranh. Hợp đồng đã ký sẽ hết hiệu lực vào năm 2004. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo, Chính phủ dự định sử dụng căn cứ này vào các mục đích dân sự.

Ngày 24/7/2001 Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Ivanov thông báo “Nga cần phải dời khỏi Cam Ranh”.

Các khả năng tình báo của căn cứ Cam Ranh

Năm 1993 Nga đã ký hợp đồng kéo dài thời gian sử dụng căn cứ quân sự ở vịnh Cam Ranh. Các thiết bị bắt sóng ở đây dùng để theo dõi các trao đổi thông tin của Trung Quốc ở vùng biển Đông. Theo giới quân sự Mỹ, vị trí của Cam Ranh khá lý tưởng để kiểm soát mọi hoạt động xung quanh đảo Hải Nam, một địa điểm chiến lược đặc biệt đối với Trung Quốc (ở đó không chỉ có trạm thu - bắt sóng, mà còn có các công trình quân sự khác). Ngoài ra chính máy bay trinh thám của Mỹ đã hạ cánh tại đảo này vào ngày 1/4/2001.

http://luutru.nuocnga.net/viewtopic.php?t=3520&sid=3c1b6bdb7d57797b7a94f4ae37e389df


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: DucAnh trong 24 Tháng Mười, 2010, 07:57:44 pm
Các bác nào cho em biết về thành phần của hạm đội TBD của Nga đóng tại Cam Ranh bao gồm những tàu nào k ạ???


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: huyphongssi trong 24 Tháng Mười, 2010, 10:46:26 pm
Căn cứ bảo đảm hậu cần kĩ thuật số 922 (922 ПМТО: Пункт материально-технического обеспечения) của Hạm đội Thái Bình Dương Liên xô là tên gọi chính thức của căn cứ hải quân Cam Ranh thời kì này. Căn cứ 922 phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương (17 ОпЭск ТОФ: оперативная эскадра кораблей Тихоокеанского флота).

Thủy thủ đoàn một tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM biên chế Sư đoàn tàu ngầm số 38 Liên đội tàu chiến đấu số 17
(http://clubadmiral.ru/images/f78f22c4bc6f9ef859addb63196e275f.png)

Liên đội tàu chiến đấu số 17 là đơn vị cấp liên binh đoàn chiến thuật và chiến dịch lớn nhất trong biên chế Hạm đội Thái Bình Dương Liên xô. Đơn vị này thực hiện nhiệm vụ thường trực chiến đấu trên không gian chiến trường biển và đại dương gồm toàn bộ Biển Đông và vùng Tây Thái Bình Dương (lấy kinh tuyến 120 độ Đông và vĩ tuyến 2 độ Bắc làm ranh giới ngoài) và toàn bộ Ấn Độ Dương. Theo một quyết định ban hành năm 1982 của Bộ tham mưu Hải quân Liên xô thì Liên đội tàu chiến đấu số 17 Hạm đội Thái Bình Dương gồm các đơn vị sau:
- Sư đoàn tàu ngầm số 38 (trang bị các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình chống hạm đề án 670, 675, 675MK; tàu ngầm nguyên tử chống tàu ngầm chiến lược đề án 659, 671; tàu ngầm điện-diezel tiến công thông thường đề án 641);
- Lữ đoàn tàu chiến đấu mặt nước số 119 (trang bị tàu tuần dương mang tên lửa đề án 1134B, tàu khu trục tên lửa đề án 956 và tàu hộ vệ tên lửa đề án 1234)
- Hải đoàn tiếp liệu hậu cần số 255
- Hải đoàn tuần tra số 300
- Đại đội chống người và phương tiện lặn ngầm số 501
- Tiểu đoàn thông tin chỉ huy số 1073
- Căn cứ bảo đảm hậu cần kĩ thuật số 922
- Trạm an toàn phóng xạ
- Đại đội công binh


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Mười, 2010, 01:25:18 am
Bổ sung một chút: Ảnh trên chụp thủy thủ đoàn một tầu ngầm nguyên tử khi tầu cập cảng trong chuyến dừng chân giữa đợt hải hành, Cam Ranh, thảng 3 năm 1982. Thủy thủ đoàn khi lên bờ sẽ được đưa vào khu cách ly kiểm tra sức khỏe một số ngày, sau đó chuyển tiếp vào các khu trong.

Quân cảng Cam Ranh, tháng 10 năm 1982. Nguyên soái N.V.Ogarkov-Tổng Tham mưu trưởng QĐLX, Đô đốc hạm đội N.I.Smirnoff-Phó tư lệnh thứ nhất Hải quân Xô viết, giữa thủy thủ đoàn tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-108"
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/k108_3.png)

"Đến thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong đội hình sư đoàn tàu ngầm số 38, tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình, số hiệu K-108 (thuộc đề án 675), quân cảng Cam Ranh, tháng 10 năm 1982. Chiến hạm này ra khỏi biên chế năm 1990."(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/K108_1.png)

Bến số 4 quân cảng Cam Ranh: Một tầu tiếp vận, một tầu ngầm nguyên tử đề án 675, một tầu ngầm diezen-điện đề án 641.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/image060.jpg)

Trên boong tầu K-108, phó thuyền trưởng đại úy A.X.Axtapov (áo trắng-được phong anh hùng nước Nga năm 1996) và chuẩn úy cơ điện V.I.Xilin.(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/K108_2.png)

Tầu ngầm diezen-điện đề án 641 (lớp "Foxtrot" theo cách gọi của NATO), số hiệu "B-427", quay về căn cứ Cam Ranh sửa chữa, sau khi nỗ lực không thành khi tìm cách vượt qua "biển Nam Trung Hoa" đang có bão để về căn cứ chính. Tầu B-427 này sau khi loại khỏi biên chế, năm 1995 được bán cho Australia, hiện đang trưng bày tại bảo tàng RMS Queen Mary ở Long Beach, California, Hoa Kỳ. Các tầu lớp "Foxtrot" đã tham gia tích cực trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1961, trên vùng biển Caribe.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/image068.jpg)

"Tầu ngầm nguyên tử K-10 đề án 675, khi đang trở về căn cứ cơ bản sau thời gian phục vụ tại sư đoàn 38, bị va chạm trong tư thế bơi ngầm với một đối tượng không xác định. Tầu được đưa lên ụ để sửa chữa."
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Tau_ngam_nguyen_tu_675.jpg)

Một khu trục hạm thuộc đề án 956 trong vịnh Cam Ranh.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/image061.jpg)

Cam Ranh. Ngày 7 tháng 11 năm 1987, lính thủy đánh bộ Nga diễu hành qua lế đài.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/CamRanh_1987_TQLC_Nga.jpg)
Nguồn: clubadmiral.ru


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười, 2010, 11:50:03 pm
Căn cứ Cam Ranh. Trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169
169-й     Отдельный  Смешанный авиационный полк (ОсАп)
Nguồn: clubadmiral.ru

Năm 1987.Trước khi cất cánh thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.(http://clubadmiral.ru/images/6866594267df0259846f5547cb13e2a7.png)

Ngày 5 tháng 2 năm 1996. Sân bay Cam Ranh. Cuộc gặp gỡ của tư lệnh hạm đội TBD, đô đốc I.N.Khmelnov nhằm phân tích nguyên nhân tai nạn hàng không của phi đội tiêm kích Su-27.

Trong ảnh, từ trái sang phải: Đô đốc Khmelnov, trung tướng không quân V.I.Bumaghin-tư lệnh không quân của hạm đội TBD, đại tá V.A.Bulyghin chỉ huy phi đoàn vận tải.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/image015.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: HienTM trong 29 Tháng Mười, 2010, 09:03:15 am
rất cảm ơn những thông tin của bạn, có thể xem đây là một thông tin khá bổ ích trong thời điểm hiện nay, khi mà trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cam Ranh vẫn còn nhiều "sương mù"


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Mười, 2010, 09:59:14 pm
Cam Ranh cực đẹp, giải lao chút đi, các "con nghiện súng ống" ơi. Nguồn: internet. "...ngày xưa biển chưa có sóng như bây giờ..."
(http://farm5.static.flickr.com/4058/4690653977_aaa1fdb821_b.jpg)

nữa:"...ngày xưa biển chưa có sóng vỗ bờ..."
(http://c.upanh.com/upload/4/436/CS0.8566563_1_1.jpg)
(tiếp theo trang trước)
Sân bay Cam Ranh được sử dụng để làm căn cứ cho Trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 (được phiên chế lại) của Hạm đội Thái Bình Dương.

Ngày 20 tháng 12 năm 1982, tại doanh trại Khorol, khu Primorskie, trong căn cứ trung đoàn không quân cận vệ Roslav mang tên lửa số 169 của hải quân, thuộc lực lượng không quân của hạm đội TBD, đã diển ra lễ thành lập trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập số 169 theo một quan niệm hoàn toàn mới mẻ và độc đáo. Trung đoàn này thuộc quyền chỉ huy của sư đoàn trưởng sư đoàn không quân-hải quân mang tên lửa số 25.
Trước khi chuyển cứ tới sân bay Cam Ranh, đã có sự phiên chế lại, phối hợp lại các kíp bay, hoàn thiện bài tập bay kỹ-chiến thuật cho các đội bay trong trung đoàn. Cùng thời gian đó, tại sân bay Cam Ranh, các lực lượng của phân đội công binh trực thuộc hạm đội TBD, lữ đoàn tàu chiến số 26,  căn cứ tiếp liệu hậu cần-kỹ thuật 922, các đơn vị thông tin liên lạc đã phối hợp xây dựng mạng lưới đường cất-hạ cánh, đường lăn xa và gần, và toàn bộ hạ tầng của một sân bay quân sự.
Người ta cũng đã xây dựng những nhà gỗ thiết kế điển hình cho ban chỉ huy trung đoàn, nhà tạm cho công nhân viên, nhà tập thể cho các sỹ quan.
Ngày 3 tháng 12 năm 1983, các phi đội 1 và 2 thuộc trung đoàn 169 đã hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh và bước vào huấn luyện bay và bay chiến đấu từ lãnh thổ CHXHCN Việt nam.
Biên chế trung đoàn 169:
- Phi đội 1: sử dụng các máy bay TU-16 (các loại K, Z, S), số lượng 20 chiếc.
- Phi đội 2: sử dụng các máy bay chống hạm TU-142, số lượng 4 chiếc; máy bay trinh sát và chỉ thị mục tiêu TU-95RS, số lượng 4 chiếc.
- Phi đội 3: sử dụng máy bay MIG-23 MLD (12 chiếc), và MIG-23 U - 1 chiếc.
- Phi đội vận tải: 2 máy bay AN-12 và các máy bay trực thăng Mi-14PL, Mi-14PS
- Trạm khai thác-bảo dưỡng kỹ thuật của trung đoàn.
Tổng quân số danh nghĩa của trung đoàn là 741 người, gồm 357 sỹ quan, 187 thượng sỹ và 197 trung sỹ và lính nghĩa vụ hải quân.
Trung đoàn được giao quản lý căn cứ không quân-hàng không với các kho chứa vũ khí chống hạm ngầm và vũ khí tên lửa. Người ta sử dụng các kho vũ khí của quân đội Mỹ để lại làm kho chứa vũ khí của mình. Các kho này chiếm một diện tích khá lớn, bao quanh bởi các lớp hàng rào dây thép gai và bố trí ở một khoảng cách đủ xa nhằm đảm bảo an toàn cho khu cầu cảng, doanh trại chỉ huy, và khu tổ hợp nhà ở. Bảo vệ khu kho vũ khí chống tàu ngầm và tên lửa này là một đội cảnh vệ, lấy từ đại đội quân cảnh độc lập, còn từ năm 1999 - lấy từ tiểu đoàn quân cảnh (đều thuộc sư đoàn lính thủy đánh bộ số 55 của Hạm đội TBD).
(còn tiếp).
Nguồn: clubadmiral.ru
Chủ biên: Chuẩn đô đốc N.Ph.Matioushin, theo sự ủy nhiệm của Hội CCB Cam Ranh của HQ Nga, Moskva 2010.
23 năm có mặt của Hải quân Xô viết và Hải quân Nga tại vùng biển "Nam Trung Hoa" (1979-2002)
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image001.jpg)
Ghi chú: Trong ngôn từ hàng hải của người Nga họ gọi biển Đông của chúng ta như vậy, nên tôi phải để tên địa danh biển trong ngoặc kép, M.K.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: Cunquick trong 30 Tháng Mười, 2010, 04:37:07 am
Mấy diễn đàn học thuật gần đây đâu đâu cũng thấy Toàn Cam Với Ranh.

Tổng thống Mỹ B. Johnson trong chuyến thăm căn cứ Mỹ tại Vịnh Cam Ranh ở Nam Việt Nam vào ngày 26 tháng 10 năm 1966.Bên cạnh là Tướng William Westmoreland, tư lệnh lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại miền nam Việt Nam. (AP Photo)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: thang_apo trong 30 Tháng Mười, 2010, 09:15:45 pm
Thứ Bẩy, 30/10/2010 - 20:46Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

“Việt Nam xem xét thuê Nga tư vấn xây dựng cảng Cam Ranh”

(Dân trí)-Tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các hội nghị liên quan ngày 30/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết VN quyết định tự lực xây dựng cảng Cam Ranh thành Trung tâm cảng dịch vụ, và sẽ xem xét thuê Nga tư vấn xây dựng Trung tâm cảng này.
 >>  Chùm ảnh: Lễ bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 17
 >>  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khai mạc Hội nghị Cấp cao Đông Á

 
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề cảng Cam Ranh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay Việt Nam đã quyết định sẽ xây dựng cảng Cam Ranh bằng nguồn lực của chính mình, thành một Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp, đảm bảo phục vụ cho lực lượng hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam.
 
Ngoài ra, Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm, nếu có yêu cầu, theo cơ chế thị trường, như tất cả các quốc gia khác trên thế giới đã làm.
 
Việt Nam cũng xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, chuyên ngành của Nga để tư vấn xây dựng Trung tâm cảng dịch vụ này.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lonesome trong 31 Tháng Mười, 2010, 12:22:20 am
Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Mười, 2010, 08:51:35 am
Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.
Đúng rồi: hãy biến chiến trường thành thương trường. Mà thương trường cũng như chiến trường: không có đầu rơi, máu chảy nhưng ối người "chết".(tiếp)
Tháng 12 năm 1984, trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 tiếp nhận các máy bay tiêm kích MIG-23 MLD từ tập đoàn quân không quân số 11 của các lực lượng không quân Xô viết. Các phương tiện và khí tài bay này được chia sẻ bởi các trung đoàn không quân kỳ cựu của quân khu Primorie-trung đoàn tiêm kích cận vệ số 22. Trung đoàn này có thời kỳ đã từng thuộc biên chế hạm đội TBD. Các máy bay được đem đến Cam Ranh bằng cách tháo rời và đưa xuống các tàu đổ bộ loại lớn để chuyên chở. Ngay lập tức, chúng được lắp ráp lại, hiệu chỉnh, chạy thử động cơ, tiến hành bay thử nghiệm rồi đưa vào thành phần các biên đội trực chiến.
Việc chọn lựa chỗ đóng quân của phi đội tiêm kích, sân đỗ của biên đội tiêm kích trực chiến do phó đô đốc A.A.Kuzmin-tư lệnh hải đoàn tàu chiến 17 đích thân tiến hành. Để điều này thực hiện được không chỉ cần sự đồng ý của Bộ chỉ huy không quân hạm đội TBD, mà còn phải xây dựng các sân đỗ cho máy bay, các mô đun nhà ở riêng biệt cho phi hành đoàn và nhân viên kỹ thuật của phi đội 3. Tất cả các công việc trên đã hoàn thành và các biên đội trực chiến luân phiên bước vào trực ban chiến đấu theo thời hạn quy định bởi Bộ Tổng chỉ huy Hải quân Xô viết.
Các chỉ huy trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169:
-Đại tá N.K.Ivantchuk (1982-1985)
-Đại tá V.A.Voltskov (1985-1987)
-Đại tá V.I.Kuropatkin (1987-1989)
-Đại tá V.E.Tokarev (1989-1990)
Chỉ huy phi đội không quân cận vệ hỗn hợp độc lập 362:
-Trung tá X.I.Nazarov (1990-1991)
-Trung tá M.N.Xeleznev (1991-1993)
Năm 1986, tháng 11, đang trú đóng tại Cam Ranh, trung đoàn 169 được giải trừ khỏi biên chế sư đoàn không quân hải quân mang tên lửa số 25, trực tiếp từ đây thuộc quyền điều khiển của tư lệnh hạm đội TBD. Mệnh lệnh này được soạn thảo xuất phát bởi ban chính trị trung đoàn. Người trưởng ban chính trị đầu tiên của trung đoàn là thượng tá A.A.Tortshilov (1986-1987), sau đó là thượng tá N.G.Akinshin (1991-1993).
Các nhiệm vụ của trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169
-Thực hành nhiệm vụ chiến đấu trên các máy bay TU-142, TU-95 RS (tìm kiếm, phát hiện, theo dõi các tàu ngầm đồng thời trinh sát trên không, trinh sát từ trên không các tàu chiến của các cụm tàu xung kích chở máy bay, chỉ điểm và theo dõi các mục tiêu mà bộ chỉ huy hạm đội TBD và bộ chỉ huy Hải đoàn tàu chiến số 17 quan tâm;
-Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại "biển Nam Trung Hoa" bằng các máy bay lên thẳng trong biên chế phi đội vận tải Mi-14 PL (tìm kiếm, phát hiện, theo dõi tàu và phương tiện lặn ngầm của các đối thủ tiềm năng trong vùng biển trách nhiệm, đang tiến gần căn cứ Cam Ranh, đồng thời thực hành trinh sát đường không);
-Thực hành trau dồi các bài bay chiến thuật theo đội hình chiến đấu của phi đội 1 sử dụng tên lửa K-10 (phi đội Tu-16) có tiếp dầu từ trên không cho các máy bay chiến đấu.
-Yểm trợ và bảo vệ từ trên không các tàu chiến của hải đoàn tàu chiến số 17, bảo vệ các mục tiêu của sân bay, khu tiếp liệu hậu cần kỹ thuật PMTO chống lại sự tấn công đường không của các đối thủ tiềm năng, bằng lực lượng của bản thân và sự hợp đồng tác chiến của lữ đoàn tên lửa phòng không Việt nam đóng căn cứ tại bán đảo Cam Ranh. Trong trực ban chiến đấu, có nhiệm vụ sẵn sàng ngăn chặn các vật thể bay tại vùng biển trung lập trong các giới hạn đã định bằng lực lượng MIG-23 MLD của phi đội số 3.
Trung đoàn thực hiện 4-5 chuyến bay luân phiên trong một tuần (gồm cả bay đêm).
Xuất phát từ sân bay Cam Ranh, các kíp bay trung đoàn 169 đã trinh sát các vùng vĩ độ cận xích đạo và các vùng duyên hải phía Đông châu Á.
Trong năm 1988, các đơn vị công binh Xô viết đã hoàn thành xây lắp các công trình chủ chốt cho căn cứ không quân và ban chỉ huy trung đoàn 169. Đã hoàn thành các doanh trại và các nhà ăn cho các tập thể riêng, nhà ăn và nhà ở, câu lạc bộ cho tập thể sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ. Đã xây dựng xong cho căn cứ không quân các kho tàng chứa tên lửa, thủy lôi, ngư lôi, cũng như các kho tàng dự trữ thiết bị đồng bộ (ZIP) và thiết bị máy móc cho các ngành kỹ thuật hàng không và ô tô.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: hoangpilot trong 31 Tháng Mười, 2010, 09:03:27 am
Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.

Làm chỗ sủa tàu chiến và tàu dân sự theo em thì lâu dài không bền vững bằng làm du lich cho Cam Ranh , hiểm họa hạt nix từ nhà máy Hyundai-Vinashin đối với vịnh Vân Phong chưa được giải quyết triệt để . Hơn nữa việc các tuần dương hạm , tàu ngầm chạy bằng năng lượng  hạt nhân vào cảng sửa chữa còn là "một quả bom A "cho môi trường sinh thái ở đây , chính quyền ta sẽ khó xử   khi gặp tình huống  tàu Sân bay Thi Lang hay một tàu thuộc hạm đội  Nam Hải của Trung Quốc cặp cảng để sửa chữa , tiếp dầu ..... ::)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Mười, 2010, 02:27:49 pm
Những ngày này, miền Trung đang mưa lũ, Nha Trang, Phú Yên đang ngập lụt, thiên nhiên miền Trung rất đẹp, nhưng cực kỳ khắc nghiệt. Mùa này, 24 năm trước, một trận mưa dữ dội đã làm trôi một phần nền đường phía đông đầu cầu Long Hổ, mà đường quân sự của quân đội Mỹ xây dựng trong căn cứ không phải là tạm bợ.
Năm 1991. Đường thoát nước mưa trong khu PMTO. Những trận mưa rào theo mùa ở các vùng vĩ độ nam, nếu không có các công trình hạ tầng như trong ảnh sẽ gây ra nhiều bất tiện. Nguồn: clubadmiral.ru
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image049.jpg)
(tiếp theo)
Trong các năm 1988-1989, trong thị tứ tổ hợp nhà ở của hạm đội, người ta đã xây dựng các tòa nhà để ở cho tập thể sỹ quan, hạ sỹ quan, các thành viên gia đình của họ (ý nói trung đoàn 169). Các gia đình quân nhân đã dọn đến các ngôi nhà được xây dựng theo tiêu chuẩn nhà ở gia đình có trẻ em. Cùng với việc dọn nhà đến ở của các gia đình sỹ quan, hạ sỹ quan thuộc trung đoàn không quân và căn cứ không quân, các lớp học trong trường trung học số 183 đã đông học sinh lên trông thấy. Tuy nhiên, sự hài lòng trong công tác, niềm vui sống cùng gia đình không kéo dài được lâu.
Ngày 1 tháng 12 năm 1989, trong mối liên hệ với quyết định tổng thể giảm biên chế các lực lượng vũ trang Xô viết, trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 được đổi tên (và biên chế lại) thành phi đội không quân cận vệ hỗn hợp 362 (OGSAE). Biện pháp tổ chức biên chế chính thức sẽ phụ thuộc vào chính sách "giảm biên chế chung các lực lượng vũ trang Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết", và đã trực tiếp chạm đến doanh trại của trung đoàn không quân.
Phi đội máy bay số 3 được tổ chức lại và rút về nơi đóng quân trước kia. Tất cả các máy bay TU-16 cũng rút đi. Số máy bay còn lại (6-10 chiếc) được chuyển thuộc phi đội 362.
Ngày 11 tháng 5 năm 1993, theo chỉ lệnh số 730/1/0165 ban hành ngày 3 tháng 3 năm 1993 của Bộ Tổng Tham mưu Hải quân Nga, phi đội 362 được cơ cấu lại.
Sau khi tổ chức lại, trên khu vực trú đóng của đơn vị không quân, chỉ còn lại bộ phận khai thác-vận hành kỹ thuật (TETS), Họ có nhiệm vụ thực hiện tất cả các biện pháp để hoàn thành bàn giao cho phía Việt nam các tòa nhà hết người ở, các công trình, các thiết bị máy móc, khi xong việc, bộ phận này cũng rút về thành phố Archiom.
Theo nhu cầu của cố vấn trưởng cho Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt nam, phi đội vận tải còn ở lại cho đến ngày 4 tháng 5 năm 2002, nhằm đảm bảo bay cho các chuyến bay vận tải quân sự, đảm bảo bay cho các chuyến bay từ thành phố Vladivostok đến Cam Ranh và theo chiều ngược lại, cũng như các chuyến bay bay đến theo kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Cộng hòa Liên bang Nga (đội bay biểu diễn thuật lái cao cấp "Các tráng sỹ Nga" và các phi đội khác).
Trong thời kỳ có mặt các lực lượng Hải quân Xô viết và Hải quân Nga tại bán đảo Cam Ranh, đã xảy ra các vụ tai nạn hàng không như sau:
1.Ngày 13.2.1985 trong khi cất cánh thực hiện chuyến bay chiến đấu trong vùng biển "Nam Trung Hoa", do gặp trục trặc kỹ thuật, một máy bay TU-95 RS của trung đoàn 169 đã gặp tai nạn, chỉ huy phó phi đội, phi công thuật lái cao cấp, thiếu tá Sergei Dmitrievitch Krivenko hy sinh. Phi hành đoàn (chỉ huy trưởng chuyến bay, thiếu tá Krivenko, đại úy V.V.Komarov, đại úy V.M.Ivanov, thượng tá V.I.Yashenko, thượng úy V.X.Serebriakov, đại úy A.M.Adukhatziev, thượng sỹ V.V.Kanshevan, thượng sỹ A.L.Zakharov, thượng sỹ A.I.Belov)- tất cả đều hy sinh.
2. Ngày 8 tháng 7 năm 1989, tại sân bay Cam Ranh, trong khi đang hạ cánh, vì điều kiện khí tượng phức tạp, một máy bay AN-12 đã gặp nạn. Hai thành viên tổ bay và toàn bộ hành khách (cả Liên Xô và Việt nam) trên chuyến bay đều tử nạn. Hy sinh trong tai nạn trên có chuẩn đô đốc Viktor Vasilevitch Deviataikin-cố vấn tư lệnh Hải quân CHXHCN Việt nam, tham mưu trưởng đầu tiên bộ tham mưu Hải đoàn tàu chiến số 17 (1984-1988).
3. Ngày 12.12.1995 trong khi đang thực hiện hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh, trong điều kiện khí tượng phức tạp, 3 máy bay tiêm kích SU-27, thuộc đội bay biểu diễn thuật lái cao cấp của lực lượng không quân Nga, phi đội "Các tráng sỹ Nga" đã gặp nạn.
Tất cả các kíp bay và hành khách đã hy sinh trong các vụ tai nạn kể trên, đều được ghi danh trên tấm bảng tưởng niệm, đặt tại Đài Tưởng niệm Cam Ranh, khánh thành ngày 9 tháng 12 năm 2009 cùng với sân bay Cam Ranh (dân dụng).

Đài Tưởng niệm Cam Ranh.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image025.jpg)

Năm 2004, sau khi chuyển giao cho phía Việt nam toàn bộ cơ sở hạ tầng của trung đoàn không quân, căn cứ không quân, và tiến hành sửa chữa lớn các tòa nhà trước đây trú đóng ban chỉ huy trung đoàn không quân, người ta đã bắt đầu xây dựng sân bay dân dụng quốc gia, mà sau đó đến năm 2007 đã nhận được quy chế hữu nghị quốc tế. Trong thời gian về sau, ở đây đã xây dựng nhà ga hành khách mới mà lễ khánh thành trọng thể đã cử hành ngày 12 tháng 12 năm 2009 với sự có mặt của Thủ tướng CHXHCN Việt nam Nguyễn Tấn Dũng, các đại diện các bộ ngành, và các nhân vật chính thức khác.

Cam Ranh. Ngày 4 tháng 5 năm 2002. Phà "Sakhalin-09" rời cầu cảng.Chuẩn đô đốc Eryomin, chỉ huy trưởng cuối cùng của căn cứ giơ tay chào những người đồng đội Hải quân Việt Nam: Tạm biệt và hẹn gặp lại.(http://clubadmiral.ru/images/b672dbfb6ced07e79c55997f8a48bafb.png)  


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: baokhanhnbk trong 31 Tháng Mười, 2010, 06:17:45 pm
Đã lâu rồi tôi có đọc một bài phóng sự dài tới 3 kỳ đăng trên báo Tiền Phong nói khá đầy đủ về quân cảng Cam Ranh và có cả một số hồi ức của các bác cựu chiến binh cả hai phía LX-Nga,Việt thời đó.
Nay có một chủ đề về Cam Ranh,tôi nghĩ có thể có bác chưa có điều kiện đọc nên nay đưa link bài phục vụ bác nào chưa đọc thì tham khảo.

Cam Ranh, lịch sử một tượng đài - kỳ 1

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/181492/Cam-Ranh-lich-su-mot-tuong-dai---ky-1.html

Cam Ranh, lịch sử một tượng đài - kỳ 2

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/181494/Cam-Ranh-lich-su-mot-tuong-dai---ky-2.html

Cam Ranh, lịch sử một tượng đài - kỳ 3

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/182177/Cam-Ranh-lich-su-mot-tuong-dai---ky-3.html


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Mười, 2010, 08:25:02 pm
Các sự kiện tháng 8 năm 1991
Sự kiện tháng 8 năm 1991 đối với chúng tôi không phải là bất ngờ. "Cải tổ" đang bị sa lầy. Các khẩu hiệu trước mắt, các chỉ dẫn liên tiếp, mà tổng thống M.Gorbachev đưa ra, sau khi không được thực hiện, đã trở thành một trò rỗng tuếch, và người ta đã chẳng mấy chốc quên chúng. Chiến dịch chống quân đội đã nhanh chóng tăng vòng quay áp lực. Trong nhận thức xã hội đã phổ biến huyền thoại về sự suy đồi nhân cách trong quân đội, về sự thống trị trong các tập thể quân nhân nạn bạo hành và thói ác dâm, về những liên hệ không thiết lập được. Dần dà trong giới thanh niên ngày càng phát triển nỗi sợ hãi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.  "Mối băn khoăn và lo sợ đặc biệt đã dấy lên từ vô số các trường hợp âm mưu cố ý nhằm xâm phạm đến đời sống riêng và sức khoẻ các sỹ quan, xâm hại đến tinh thần và thể xác của họ. Chỉ tính riêng năm 1989 và 1990, đã có 97 sỹ quan bị giết, 150 người khác bị chấn thương và thành tật... Danh dự sỹ quan bị chà đạp, sau 10 năm người ta mới đánh giá thoả đáng tình trạng này, còn thời gian đó chỉ có sự thống trị của thói mỵ dân, sự đe doạ bằng đủ mọi biện pháp không thể lường trước được..." (I.M.Kapitanets, Phục vụ trong hạm đội viễn dương, 1946-1992. Ghi chép của người đã chỉ huy hai hạm đội, NXB "Ngọn cờ Anđreevskii", fond hồ sơ Andrei Pervozvannyi. 2000).
Tất cả đều chờ đợi một điều gì đó...Sự kiện đưa quân đội vào Moskva đã gây nên những phản ứng tiêu cực trong các cộng đồng xã hội ở thủ đô, còn các nhà dân chủ thì lợi dụng điều đó vì lợi ích của họ, họ làm gay gắt thêm và đẩy tình thế đi xa hơn nữa, khi tiên đoán và doạ nạt người dân sẽ có cuộc đảo chính vô cùng đẫm máu. Lời hiệu triệu của UBNN về tình trạng khẩn cấp rất mù mờ và không có định hướng rõ ràng, cụ thể. Những người lãnh đạo đảng và Xô viết tối cao các quốc gia thời đó không được quần chúng biết đến rộng rãi, và ngay cả các nhà đối lập, và cả nhứng nhân vật mới nổi lên theo làn sóng "cải tổ"-các chính trị gia, các nhà dân chủ nữa. Hồi kết các sự kiện như vậy đã được báo trước.
Từ các tin tức phát đi bởi Đài truyền hình trung ương, chúng tôi biết về UBNN về tình trạng khẩn cấp, về cố gắng cưỡng ép truất phế M.Gorbachev khỏi cương vị tổng thống Liên Xô, sự thay đổi nhiệm kỳ lãnh đạo mà ông ta đang thực thi, và đình chỉ lễ ký kết hiệp ước về Cộng đồng các quốc gia độc lập dự định vào ngày 20 tháng 8 năm 1991. Làm gì ? Chuông reo ở Vladivostok. Chỉ thị của Phó chủ nhiệm thứ nhất cơ quan chính trị hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn đô đốc E.M.Tsukhraev: "...Hãy thực hiện sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch hàng ngày...". Ông cũng qua điện thoại chỉ dẫn như thế cho các cán bộ chính trị các đơn vị, các bộ phận và các phân đội trong doanh trại và nói thêm: hãy theo dõi tin tức mà Đài truyền hình trung ương phát đi từ Moskva. Ý kiến về vấn đề này trong các chỉ huy đơn vị là thống nhất.
Chúng tôi đang ở trên lãnh thổ nước ngoài, tại một quân cảng nước ngoài. Tổ chức mit tinh, ra nghị quyết ủng hộ hay phản đối, đánh giá các sự kiện đang diễn ra ở Moskva-đó là cái cớ cho sự khiêu khích, và những sự đối lập có thể xảy ra. Các sự kiện đang diễn biến ở Moskva không phải đều được mọi người trong căn cứ Cam Ranh đánh giá giống nhau. Ý kiến thường khác nhau, và nhiều khi đối chọi nhau. Dường như tại đây, một quân cảng nước ngoài, nằm ngoài biên giới Tổ quốc, chúng tôi không phải trải nghiệm những sự bất tiện và khó xử nào đó-đất nước đã cho chúng tôi tất cả mọi thứ để phục vụ đất nước, để nghỉ ngơi. Những việc đang diễn ra ở Moskva đã tỏ ra không được mọi người tiếp nhận như nhau. Tình hình trở nên sôi sục ở nơi nào mà các chỉ huy quân sự, các cán bộ công tác chính trị không thấy mong muốn đi xuống với các tập thể quân nhân và công nhân viên, sợ phải giải thích, trao đổi cùng các cấp thuộc quyền và xoa dịu những con người đang thừa thãi những xúc cảm không cần thiết.
Có hai sự kiện đáng nhớ xảy ra những ngày đó:
(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: baokhanhnbk trong 31 Tháng Mười, 2010, 11:59:37 pm
Cam Ranh: Từ tin đồn đến sự thật


 Như vậy là đã rõ: Hải quân Nga muốn trở lại Cam Ranh dưới hình thức nhẹ nhàng hơn (quy mô nhỏ, không trú đóng thường xuyên), giống như với cảng Tartus của Syria. Và Việt Nam sẵn sàng thỏa mãn nguyện vọng của họ.

Vấn đề Hải quân Nga trở lại Cam Ranh phải nói là vẫn âm ỉ từ trước và sau khi Hải quân Nga chính thức rút khỏi quân cảng này và rộ lên trên báo chí Nga trong tháng 10, trước chuyến thăm Hà Nội của TT Nga Dmitri Medvedev.

Trong các bài “Các đô đốc Nga muốn trở lại Cam Ranh” đăng trên tờ Quan điểm (Nga) ngày 6.10.2010, và “Moskva chuẩn bị tái hiện diện quân sự tại Đông Nam Á” đăng trên tờ Độc lập (Nga) ngày 7.10.2010. mà VietnamDefence đã giới thiệu, Hải quân Nga, một số tướng lĩnh, đô đốc tại ngũ và nghỉ hưu, chuyên gia quân sự Nga cũng đã nói đến khả năng Hải quân Nga trở lại Cam Ranh.

Sau khi có những tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngày 11/10 cho biết: “Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự và sẽ khai thác tiềm năng của khu vực Cam Ranh phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Hãng RIA Novosti ngày 29.10 dẫn lời Trợ lý Tổng thống Nga Sergei Prikhodko nói với báo giới ngay trước chuyến thăm Việt Nam của TT Nga Dmitry Medvedev rằng, Kremlin không thấy cần phải tái lập căn cứ quân sự ở Cam Ranh, nhưng quan tâm đến hoạt động của một căn cứ bảo đảm vật chất-kỹ thuật cho hải quân.

Ông nói: “Tôi không nghĩ rằng, chúng tôi phải tái lập (ở hình thức trước đây) căn cứ ở Cam Ranh” và cho biết trong số các văn kiện chuẩn bị cho chuyến thăm không có văn kiện liên quan đến vấn đề này.

Song ông Prikhodko cũng khẳng định, Nga muốn có các căn cứ bảo đảm vật chất-kỹ thuật ở nhiều nước, điều hoán toàn logic, nhất là khi Nga tăng cường hợp tác với EU và NATO về vấn đề chống cướp biển.

“Chúng tôi muốn tận dụng những thành quả tốt đã có và kinh nghiệm từng có của hai  nước trong bảo đảm an ninh hàng hải và bảo đảm cho tàu thuyền”, - ông nói.

“Chủ đề này (hợp tác kỹ thuật quân sự) không phải là chủ đề trung tâm (trong hội đàm). Ở khu vực này, chúng tôi không có những kẻ thù như trước đây. Ở đây chỉ nói đến việc bảo đảm tốt cho tàu thuyền, trong đó có các tàu hải quân Nga làm nhiệm vụ trong khuôn khổ sự hợp tác của chúng tôi với các tổ chức quốc tế”, - ông Prikhodko nói.

Một nguồn tin cấp cao ở Moskva thì cho biết, Nga không định triển khai tại Cam Ranh vũ khí trang bị và binh sĩ như thời Liên Xô. Căn cứ này sẽ phần nhiều giống với căn cứ ở cảng Tartus, Syria, nơi mà các tàu Hải quân Nga vẫn ghé vào trong các cuộc hành quân trên Địa Trung Hải.

Nguồn tin này cũng nói, việc thành lập một căn cứ như thế ở Cam Ranh không nên gây lo ngại cho các nước láng giềng của Việt Nam như đôi khi vẫn diễn ra ở Cận Đông.

Đối với Đông Nam Á, vấn đề cướp biển cũng rất bức thiết, và nêu ý kiến rằng, sự hiện diện của các tàu Hải quân Nga sẽ đáp ứng các vấn đề bảo đảm an ninh, tức là lợi ích của các quốc gia trong khu vực này.

Như vậy là đã rõ: Hải quân Nga muốn trở lại Cam Ranh dưới hình thức nhẹ nhàng hơn (quy mô nhỏ, không trú đóng thường xuyên), giống như với cảng Tartus của Syria.

Vậy phản ứng của Việt Nam là gì?

Tờ VnExpess tối 30.10 đưa tin, phát biểu trong buổi họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao liên quan chiều 30.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ xây dịch vụ cảng tổng hợp tại Cam Ranh và “Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ cho tàu của hải quân tất cả các nước, kể cả tàu ngầm, theo cơ chế thị trường” như nhiều nước trên thế giới đã làm.

Thực tế, một số nước trong khu vực như Philippines, Singapore...  cũng có các thỏa thuận cung cấp dịch vụ hậu cần-kỹ thuật cho các tàu Hải quân Mỹ từ nhiều năm nay.

Vậy là, những tin đồn trên báo Nga là có căn cứ và đã biến thành sự thật sau tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Điều đó cũng cho thấy, sự trở lại Cam Ranh của Hải quân Nga là vấn đề được cả Việt Nam và Nga suy tính kỹ, trong một thời gian dài và là quyết định sáng suốt, đáp ứng lợi ích của cả hai bên, đồng thời có tầm ảnh hưởng lâu dài đến hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á.

Một lần nữa, sau lần thông báo hợp đồng lịch sử mua 6 tàu ngầm Kilo trong chuyến thăm Nga tháng 12.2010, Thủ tướng Việt Nam lại cung cấp thêm một đề tài nóng hổi nữa cho giới phân tích chính trị-quốc phòng khu vực và thế giới trong thời gian tới.

http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Cam-Ranh-Tu-tin-don-den-su-that/201010/49805.aspx


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 12:09:21 am
Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.

Làm chỗ sủa tàu chiến và tàu dân sự theo em thì lâu dài không bền vững bằng làm du lich cho Cam Ranh , hiểm họa hạt nix từ nhà máy Hyundai-Vinashin đối với vịnh Vân Phong chưa được giải quyết triệt để . Hơn nữa việc các tuần dương hạm , tàu ngầm chạy bằng năng lượng  hạt nhân vào cảng sửa chữa còn là "một quả bom A "cho môi trường sinh thái ở đây , chính quyền ta sẽ khó xử   khi gặp tình huống  tàu Sân bay Thi Lang hay một tàu thuộc hạm đội  Nam Hải của Trung Quốc cặp cảng để sửa chữa , tiếp dầu ..... ::)
Bạn nói rất có lý, mong là đến một ngày nào đó tất cả các nguyên thủ quốc gia trên trái đất này đều nghĩ như bạn, hy vọng đến ngày đó bạn sẽ là nguyên thủ quốc gia Việt nam. Các thế hệ tàu ngầm nguyên tử ngày xưa chắc chắn có độ an toàn của lò phản ứng không bằng bây giờ. Các sếp đã quyết rồi, cứ bình tĩnh mà run thôi, còn bao nhiêu nhà máy điện hạt nhân sẽ được xây dựng trên đất nước mình cơ mà. Có một số người có mẫn cảm với môi trường phóng xạ, như ông C viên nhà tôi cách đây hơn 20 năm, thì khi tàu ngầm nguyên tử Nga vào vịnh, ông ấy "cảm" được đấy.
Còn bây giờ cứ tận hưởng cảnh đẹp Cam Ranh qua một bức ảnh quen thuộc trên Internet. Nguồn: http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=1098969&page=34, phó nháy: hổng biết.
(http://farm5.static.flickr.com/4139/4804536874_712bc2585e_b.jpg)(tiếp theo):
1.Sự kiện thứ nhất: Ngày 18 tháng 8 năm 1991 tại PMTO. Bí thư đảng uỷ PMTO, thượng tá I.N.Vasioukov trong cuộc họp lãnh đạo đã đứng lên tuyên bố mở cuộc mit tinh ủng hộ UBNN về tình trạng khẩn cấp. Tôi lúc đó cũng không biết ông ấy sẽ đề nghị ra một nghị quyết thế nào. Đó chỉ là sáng kiến cá nhân của ông mà thội. Không có ai: không một chỉ huy đơn vị nào, ngay cả phó chủ nhiệm chính trị,thượng tá A.P.Tararykin, cũng không hưởng ứng ông ấy. Quán tính đóng vai trò quyết định, và giữ chúng tôi trong trạng thái cũ đã quen thuộc. Thời kỳ đó, cùng với sự xoá bỏ điều 6 trong Hiến pháp Liên bang CHXHCN Xô viết về "quyền lãnh đạo và quản lý"...các cơ quan đảng đã bị "đưa ra khỏi cổng" các xí nghiệp, các tập thể lao động, các đơn vị vũ trang, và, như người ta nói, tự chèo lái lấy, có nghĩa là tự chủ về tài chính, ngay cả về quỹ đảng và đảng phí. Cơ quan chính trị trong các lực lượng vũ trang từ ngày 2 tháng 2 năm 1991 đã trở thành cơ quan chính trị-quân sự, phù hợp với sắc lệnh của Tổng thống Liên Xô ngày 11 tháng 1 năm 1991 " Về vai trò chung của các cơ quan chính trị-quân sự" và mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô ngày 17 tháng 1 năm 1991. Như sau này V.Putin đã nói:"thịt rán tách riêng, ruồi muỗi tách riêng". Nhưng việc khi đó định rồi. Và cuộc mit tinh đã diễn ra.
2. Sự kiện thứ hai. Ngày 21 tháng 8 năm 1991, thủy thủ đoàn các tàu thuộc tiểu đoàn tàu hậu cần tiếp liệu, yêu cầu được gặp bộ chỉ huy căn cứ để nghe giải thích về lý do đưa quân đội vào thủ đô. Trên khu vực cầu cảng số 3, đã tập trung thủy thủ đoàn các tàu dân sự thuộc biên chế tiểu đoàn hậu cần, tiểu đoàn cảnh vệ chống xâm nhập ngầm dưới mặt nước, lữ đoàn tàu chiến trên mặt nước 119. Các thủy thủ đoàn các tàu tiếp liệu đang ở trong trạng thái kích động chống quân đội một cách cao độ. Nếu phân tích kỹ càng thông tin trên truyền hình, đọc kỹ báo chí thời đó, sẽ thấy cách mà các phương tiện thông tin đại chúng hướng dẫn có chủ ý dư luận xã hội theo tinh thần chống lại các lực lượng vũ trang như thế nào. Tại Vladivostok, trước khi đến với chúng tôi, các đoàn thủy thủ đều được người ta tuyên truyền rằng chiều hướng tiêu cực trong kinh tế Liên Xô là hậu quả của chi phí quá lớn cho quân đội và hải quân. Quân đội và Hải quân-theo ý những con người đang khát khao giành quyền lực kia, là tội đồ chính gây ra sự bần cùng cho kinh tế của đất nước. Thật là thiếu cơ sở khi cho rằng chi phí quốc phòng quá lớn, trong khi giá dầu mỏ đã giảm từ 30 US dollars xuống 19,7 US dollar (còn bây giờ là 70 US dollar...). Nhưng người ta đã quyết tâm ổn định tình hình theo xu hướng ấy. Và để phù hợp với sắc lệnh của đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô ngày 21 tháng 3 năm 1989 "Về sự cắt giảm quân số các lực lượng vũ trang Liên Xô 500 ngàn quân và chi phí quốc phòng giai đoạn 1989-1991", dự toán ngân sách quốc gia đã được phân bổ theo hướng tăng chi tiêu cho các ngành công nghiệp dân sự và và giải quyết các vấn đề xã hội. Lực lượng vũ trang bị tinh giảm.
Tại sao ở đây chúng ta lại có ý muốn đánh giá các hoạt động của UBNN về tình trạng khẩn cấp? Chính bởi vì không có chỉ huy tiểu đoàn nào, kể cả phó chỉ huy về chính trị, thuyền trưởng bậc 3 A.V.Butorin có khả năng thuyết phục các thủy thủ đoàn, phản tuyên truyền lại họ. Cần phải như vậy biết bao. Ít nhất, cũng phải kịp thời thông báo cho Bộ chỉ huy hải đoàn và căn cứ về tình trạng các thủy thủ đoàn trong tiểu đoàn hậu cần.
Tại cuộc gặp, tư lệnh căn cứ, phó đô đốc N.N.Beregovoy đã giải thích thật rõ ràng và thuyết phục về các sự kiện đang diễn ra ở Moskva. Không hề có lời ủng hộ UBNN về tình trạng khẩn cấp. Ông chỉ có yêu cầu hãy tránh xa các cuộc mit tinh, ra nghị quyết, tất cả tập trung vào nhiệm vụ chuyên môn hàng hải theo đúng kế hoạch hàng ngày. Trước khi gặp mặt chừng 5-7 phút, tôi đã biết 6h sáng ngày 21 tháng 8 (ở chỗ chúng ta là 10h), ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên Xô đã ra quyết định về việc rút các đơn vị quân đội khỏi thủ đô. Bởi vậy, trong phát biểu của mình, tôi đã nói về việc rút quân khỏi Moskva, về sự thất bại đã rõ ràng của UBNN về tình trạng khẩn cấp, về những gì đang chờ đón chúng ta, và trên hết, về liên minh, về đồng tiền quốc gia tại các nước cộng hòa, về lực lượng vũ trang quốc gia tại các nước cộng hòa, về những thay đổi khác trong việc xây dựng lại nhà nước Liên Xô và v.v... Tôi nói vậy, vì đã thấy trước hậu quả có thể xảy ra của UBNN về tình trạng khẩn cấp, cũng như chúng tôi ở đây, tại Cam Ranh, đã dự đoán và "mô hình hóa" các phương án khả dĩ có thể nhằm chống lại M.Gorbachev và B.Eltsin. Chúng tôi đã không dự đoán sai. Tại cuộc gặp đó, không có một nghị quyết nào được thông qua. Thủy thủ đoàn các tàu dân sự thuộc tiểu đoàn hậu cần hài lòng khi biết tin quân đội được rút khỏi Moskva. Tình trạng căng thẳng được gỡ bỏ. "Bốn ngày sóng gió" đã trôi qua bình lặng, chúng tôi vẫn chuyên tâm vào các công tác chuyên môn hàng ngày của mình. Tôi vô cùng cảm ơn E.Tsukhraev vì định hướng đúng đắn đã gửi tới tôi ngày 18 tháng 8 năm 1991.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: trucngon trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 02:14:42 pm
Sau 3 năm, cảng Cam Ranh sẽ cung cấp dịch vụ quân sự


VnMedia) - Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 1/11, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết các công ty Nga sẽ được ưu tiên trong việc xây dựng Trung tâm hậu cần dịch vụ quân sự tại cảng Cam Ranh, Nha Trang. Dự kiến thời gian xây dựng tối thiểu là 3 năm.

PV: Thưa Bộ trưởng, việc xây dựng Trung tâm có ảnh hưởng gì đến chủ quyền hay bí mật quân sự của Việt Nam không ?

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Chúng ta đang đàm phán mua công nghệ, thiết bị của Nga cũng như thuê chuyên gia kỹ thuật của Nga xây dựng Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp. Đây là khu vực chỉ để làm hậu cần kỹ thuật chứ không lẫn với khu vực dành riêng cho tàu hải quân của Việt Nam, nên không ảnh hưởng đến bí mật quân sự của chúng ta. Trung tâm cũng không phải là căn cứ của nước ngoài hay nước ngoài thuê để làm căn cứ hậu cần kỹ thuật. Chủ quyền của Trung tâm hoàn toàn thuộc về Việt Nam: từ đầu tư, quản lý, sở hữu; nếu chúng ta không cho phép thì tàu nước ngoài không vào được.

Các tàu nước ngoài vào đó thì phải xin phép và phải làm hợp đồng kinh tế với phía Việt Nam. Tuy nhiên giờ mới lập dự án, thẩm định, thuê chuyên gia thì có lẽ phải nhanh cũng phải mất 3 năm để hoàn thành Trung tâm hậu cần dịch vụ kỹ thuật này.

Vậy quy mô và năng lực của Trung tâm ra sao ?

Chúng tôi đang lập dự án, đang đàm phán để thuê tư vấn của Nga, sau đó còn nhiều thủ tục thẩm định, phản biện đảm bảo tính khách quan, hiệu quả, hợp lý nhất rồi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì thế ở thời điểm này chưa thể nói quy mô và tổng mức đầu tư ra sao. Tuy nhiên, hướng của Trung tâm sẽ là sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa với cả tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu quân sự, tàu dân sự...., còn đại tu thì mình chưa thể làm được. Ví dụ tàu hải quân nước nào sản xuất thì nước đó mới đại tu được; tàu ngầm cũng vậy.

Trung tâm là căn cứ dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho các nước với tinh thần bình đẳng, chủ quyền chúng ta quản lý. Chúng ta phải xem họ đề nghị sửa chữa gì, nếu khả năng của chúng ta đáp ứng được thì chúng ta không loại trừ, kể cả tàu các nước có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. Hiện nay chúng ta vẫn cho tàu quân sự nước ngoài thăm cảng của Việt Nam...

Thủ tướng có nói ưu tiên các công ty Nga xây dựng Trung tâm này ?

 Vũ khí trang bị của ta chủ yếu của Liên Xô trước đây viện trợ, hiện nay vẫn còn đang quản lý, bảo quản theo tinh thần giữ tốt, dùng bền, đảm bảo tiết kiệm. Những vũ khí mới mà chúng ta đã, đang và sẽ mua cũng chủ yếu của Nga vì đây là đối tác chiến lược: về chính trị là đối tác tin cậy, về công nghệ là hiện đại, giá cả hợp lý, rẻ hơn nhiều nước khác...vì thế, chúng ta mua của Nga và thuê chuyên gia Nga lúc đầu là điều dễ hiểu.

Các nước có ý kiến gì về dự án của Việt Nam ?

Trung tâm thuộc chủ quyền của Việt Nam nên các nước khác đều rất tôn trọng. Bản thân nhiều nước cũng có các trung tâm dịch vụ tương tự, chẳng hạn Trung Quốc có trung tâm và tàu của Mỹ thường xuyên làm dịch vụ ở đó...

Lợi thế của Trung tâm này là gì, thưa Bộ trưởng?

Cam Ranh có vị thế hấp dẫn vì cảng nước sâu, có thể là nơi tránh bão, tiếp tế lương thực thực phẩm, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa...Nếu khả năng chúng ta làm được thì họ tiết kiệm hơn nhiều so với việc quay về chỗ xa hơn, chưa kể sau những chuyến đi dài ngày, nơi đây cũng là nơi nghỉ ngơi lý tưởng...

Khả năng cạnh tranh của Trung tâm này ra sao?

Cái này chúng ta phải cố gắng, làm sao có đội ngũ chuyên môn giỏi, trang thiết bị tốt, dịch vụ tốt...thì mới có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Hiện nay chúng ta chưa xây dựng nên đa số chưa nước nào đặt vấn đề với Việt Nam; tuy nhiên nhiều nước, cũng quan tâm đến vấn đề này và Nga đã đặt vấn đề chính thức. Khi nào hoàn thành dự án thì mới có thể đàm phán tiếp được...

Chúng ta phải phát huy nội lực, cái gì làm được thì ta làm, cái gì không làm được thì mới thuê, mới mua. Chủ yếu cho mục đích quân sự, để sửa chữa tàu cho Việt Nam là chính, nhưng nếu chỉ để sửa cho tàu Việt Nam thì lãng phí nên phải làm cho dịch vụ nước ngoài.... Chưa thể nói về hiệu quả nhưng các trung tâm khác trên thế giới thì hiệu quả tốt.

Thưa Bộ trưởng, kế hoạch nhân lực cho Trung tâm thế nào ?

Trước khi xây dựng nhà máy thì việc đầu tiên là phải đào tạo nhân lực. Chúng tôi đã có kế hoạch, đang đào tạo thủy thủ đoàn, kỹ thuật viên, kỹ sư đào tạo ở nước ngoài...

Việc xây dựng có ảnh hưởng gì tới môi trường, người dân không ?

Việc xây dựng không ảnh hưởng đến người dân vì khu vực này hoàn toàn do lực lượng Quốc phòng quản lý. Tuy nhiên trong phương án xây dựng chúng tôi cũng có cả các phương án bảo vệ môi trường vì thiệt hại đầu tiên sẽ thuộc về hải quân Việt Nam.

Xin cảm ơn Bộ trưởng !

Quỳnh Trang - ghi


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2010, 03:53:30 pm
(clubadmiral.ru)
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Nga hôm nay, sự hợp tác đang tiếp tục
Ngày hôm nay, nhiều hạng mục và công trình quân sự được xây dựng tại bán đảo Cam Ranh bởi các đơn vị xây lắp quốc phòng Xô viết, vẫn đang được bảo quản và không được sử dụng trên thực tế.
Vấn đề chuyển giao căn cứ cho Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc thuê lại chưa chắc đã được xem xét.
Bản chất của nó là vấn đề chính trị
Thứ nhất:nếu chuyển giao căn cứ cho Trung Quôc thuê, các nước láng giềng của Việt Nam ở Đông Nam Á sẽ nghi ngờ rằng sự kiện đó là bằng chứng về sự bao vây và bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Vấn đề còn ở chỗ (Việt Nam) phải giữ được ảnh hường trên một phần các đảo của quần đảo Trường Sa, mà theo dự đoán của các nhà chuyên môn, rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Bản thân các thành viên của căn cứ (Cam Ranh) đã chứng kiến cuộc xung đột quân sự gay gắt về (chủ quyền) các đảo (ở Trường Sa) trong những năm 1987-1988.  
Thứ hai: nếu chuyển giao căn cứ cho Hoa Kỳ thuê, bước đi như vậy sẽ làm quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc phức tạp và nghiêm trọng thêm. Chính hai lý do trên đã là cơ sở để lãnh đạo Việt Nam  quyết định không cho các quốc gia nước ngoài thuê căn cứ Cam Ranh và sử dụng căn cứ đó vào các mục đích quân sự.
Sau nhiều năm kết thúc cuộc chiến tranh Việt-Mỹ, Việt Nam đã khắc phục được tình trạng đổ nát hoang tàn về kinh tế, đã chuyển sang nền kinh tế thị trường và ngày nay đang cố gắng xây dựng cho mình hình ảnh tốt đẹp về một trung tâm du lịch, thương mại và công nghiệp hùng mạnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong tháng 10 năm 2008, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã có mặt ở Moskva trong cuộc đi thăm chính thức theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Dmitri Medvedev. Tại điện Kremli, trong sự chứng kiến của các cấp lãnh đạo hai nước, đã ký kết nhiều văn kiện Nga-Việt về sự tiếp tục hợp tác trong các các lĩnh vực thăm dò địa chất khoáng sản, khai thác dầu khí trên cơ sở xí nghiệp liên doanh dầu khí "Việt-Xô Petro".Tổng thống Nga đã nhấn mạnh rằng, sự hợp tác trong lĩnh vực của Tổ hợp Nhiên liệu-năng lượng đã "khai thác được 175 triệu tấn dầu thô và bổ sung cho ngân sách nước Nga hơn 7 tỷ đô la".
Các thỏa thuận đã ký kết dự kiến gia hạn thời gian hoạt động liên doanh của xí nghiệp dầu khí nhà nước (OAO) "Zarubejnepth" và PetroVietnam-"Vietsovpetro" sau năm 2010. Đã dự kiến rằng, từ ngày 1 tháng 1 năm 2011, "Vietsovpetro", mà từ trước đến nay vẫn gọi chính thức là xí nghiệp liên doanh Việt-Nga, sẽ được cải tổ lại thành công ty TNHH (OOO) có 2 thành viên-xí nghiệp nhà nước "Zarubejnepth" và PetroVietnam. Phần vốn điều lệ do phía Nga đảm nhiệm là 49%, phía Việt Nam-51%.
Rõ ràng là Việt Nam đang trở thành đối tác của Nga. Trước khi Liên Xô tan rã, quan hệ với quốc gia này được xác định theo motiv địa-chính trị, nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta tham gia tích cực vào đời sống kinh tế của nước láng giềng phương Nam xa xôi. Ngày hôm nay, Việt Nam là một trong những đối tác tiềm năng nhất của nước Nga tại khu vực Đông Nam Á. Chủ tịch nước Việt Nam đã gọi quan hệ với LB Nga là quan hệ đối tác chiến lược, còn Tổng thống Dmitri Medvedev chỉ ra rằng cả hai đất nước "cùng quan tâm và có quan điểm gần gũi, và thường là trùng hợp tại tất cả các diễn đàn đối thoại quốc tế, trước những vấn đề khó khăn nhất, mà ngày nay đang tồn tại trên hành tinh của chúng ta" .
Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế trong năm 2008 giữa Việt Nam và Nga đã chứng tỏ quyết tâm của Hà Nội tự cứu mình khỏi những người láng giềng đầy dã tâm xâm lược và kết đồng minh trong khu vực với nước Nga. Việt Nam không tin cậy Hoa Kỳ, đang nỗ lực xây dựng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, mà tính đến những bất đồng trong vấn đề (chủ quyền) các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, việc đó (dựa vào Hoa Kỳ) là vô cùng phức tạp, vì thế họ đi tìm chỗ dựa ở người đồng minh cũ đáng tin cậy (Nga).
Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã xuất hiện những bài báo độc lập, đôi khi là trên quan điểm đối lập, đều nói về sự cần thiết phải đưa Hải quân Nga quay lại Cam Ranh. Vấn đề đã trở nên đặc biệt gây tranh cãi sau khi chính phủ Liên bang Nga quyết định gửi các tàu chiến và tàu tiếp tế hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương vào vịnh Pecxich, tham gia trong thành phần lực lượng đa quốc gia của Liên hợp quốc đấu tranh với cướp biển Somalie. Liên quan đến nhiệm vụ trên, đã đặt ra trong chương trình nghị sự hàng ngày vấn đề xây dựng trên hải trình giữa cảng Vladivostok và vịnh Pecxich một căn cứ trung gian - chính là PMTO tại vịnh Cam Ranh. Tuy vậy, xác suất để chúng ta quay lại Cam Ranh, nơi mà chúng ta đã tự nguyện ra đi, xác suất đó là thấp. Ngoài ra, tôi muốn nhấn mạnh thêm, dù sớm hay muộn, nhưng chắc chắn các tàu chiến và tàu hậu cần tiếp vận với các đặc tính kỹ-chiến thuật hiện đại và đầy triển vọng của lực lượng Hải quân Nga sẽ phải tiến ra đại dương. Khi nào ? Vấn đề đó các nhà chính trị học, các chuyên gia quân sự phải đưa ra câu trả lời, họ là những người-những nhà chuyên môn mà hơn ai hết, hiểu rõ cái giá phải trả cho những bài học lịch sử không được nghiền ngẫm kỹ đắt như thế nào. Và nếu như 40-60 năm sau, những quyết định nghiêm túc được rút ra từ kinh nghiệm của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thì hôm nay người ta đã nhanh chóng quên chúng mất rồi. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác, một đề tài riêng, không liên quan đến bản tổng kết lịch sử này của chúng ta (về căn cứ Cam Ranh).
Bài thể hiện quan điểm của Chuẩn đô đốc N.Ph.Matioushin-nguyên chủ nhiệm cơ quan chính trị-quân sự hải đoàn tàu chiến số 17, trú đóng tại Cam Ranh, những năm 1987-1991.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: phonglan trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 07:28:54 am
 
"Việc xây dựng Trung tâm cảng dịch vụ tại Cam Ranh chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và không lo lộ bí mật quân sự", Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời báo chí sáng qua 1.11 bên hành lang Quốc hội.

* Ông có thể cho biết cụ thể hơn về việc Đảng, Nhà nước chủ trương xây dựng trung tâm cảng dịch vụ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa tuyên bố tại Hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua?

Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh khẳng định Trung tâm cảng dịch vụ không ảnh hưởng bí mật quân sự.

- VN sẽ xây dựng cảng Cam Ranh thành Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp (Trung tâm) bằng nguồn lực của chính mình. Trung tâm này phục vụ lực lượng hải quân của QĐND VN, và không loại trừ việc cho phép tàu của các nước đang có tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền với VN ra vào cảng. Vì hiện nay, chúng ta vẫn cho tàu quân sự của nhiều nước vào các cảng của chúng ta theo con đường ngoại giao.

Đây là khu vực chỉ để làm hậu cần kỹ thuật. Và tôi cũng phải nhấn mạnh một điều là căn cứ dành riêng cho tàu nổi và tàu ngầm của VN là riêng, còn khu làm dịch vụ hậu cần là riêng, không lẫn lộn. Do đó không lo lộ bí mật quân sự của chúng ta. Trung tâm cũng không phải là căn cứ của nước ngoài hay nước ngoài thuê để làm căn cứ hậu cần kỹ thuật. Chủ quyền của Trung tâm hoàn toàn thuộc về VN.

* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói VN đang xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, chuyên ngành của Nga để tư vấn giúp VN xây dựng Trung tâm này. Việc này được hiểu như thế nào?

- Vấn đề này rất dễ hiểu. Vũ khí, khí tài quân sự trước đây của VN đều do Liên Xô viện trợ và hiện vẫn đang được bảo quản theo phương thức “giữ tốt, dùng bền”. Các vũ khí mà chúng ta sẽ mua chủ yếu vẫn là của Nga, bởi đây là đối tác chiến lược. Về mặt chính trị, Nga là đối tác tin cậy. Về mặt công nghệ, vũ khí của Nga cũng hiện đại và chúng ta quen sử dụng, đã được kiểm chứng. Nga hiện nay vẫn là một trong những cường quốc xuất khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, giá cả của họ cũng rẻ hơn nhiều so với giá chủng loại vũ khí tương tự của các nước phương Tây.

Chính vì những lý do trên mà chúng ta vẫn phải thuê chuyên gia của Nga để làm tư vấn, vận hành ban đầu, cũng như sử dụng công nghệ của Nga trong việc xây dựng Trung tâm. Và điều quan trọng là giá cả cho việc mua công nghệ, thuê chuyên gia tư vấn, vận hành thì tôi chắc chắn là cũng rẻ hơn nhiều so với của các nước phương Tây.

* Tại sao cảng Cam Ranh luôn có ưu thế hấp dẫn hơn so với các cảng biển quân sự, dịch vụ khác trong khu vực, dù chất lượng cung cấp dịch vụ của chúng ta chưa phải là tốt nhất?

- Cam Ranh là cảng nước sâu, nên các tàu lớn đều có thể ra vào được. Cảng này nằm trong vịnh nên kín gió, các tàu to hay nhỏ đều có thể vào để trú bão và sử dụng dịch vụ của Trung tâm. Bên cạnh đó, cảng này lại nằm gần với đường hàng hải quốc tế, rất thuận tiện cho việc ra vào. Và thêm nữa, cảng Cam Ranh là cảng quân sự nổi tiếng trên thế giới.

* Khả năng cạnh tranh của Trung tâm này so với các dịch vụ khác trong khu vực, xét về hiệu quả kinh tế, là như thế nào?

- Ở thời điểm này chưa thể nói quy mô và tổng mức đầu tư cho Trung tâm. Tuy nhiên, hướng của Trung tâm sẽ là sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa với cả tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu quân sự, tàu dân sự...., còn đại tu thì mình chưa thể làm được. Trung tâm chủ yếu phục vụ mục đích quân sự, sửa chữa cho tàu VN. Nhưng nếu chỉ vậy thì lãng phí, vì công suất lớn mà ta làm ít, số lượng tàu của ta còn có mức độ nên ta phải làm dịch vụ cho cả tàu của nước ngoài để bù lại chi phí, từ đó đạt được hiệu quả và năng lực của Trung tâm.

Chắc chắn là có lãi. Tôi đã đi tham quan nhiều nước, kể cả trong khu vực như Singapore. Dịch vụ của họ thu lãi rất nhiều khi cho tàu nước ngoài vào làm dịch vụ.

* Hiện tại đã có quốc gia nào đặt vấn đề hợp tác với VN trong việc khai thác Trung tâm này chưa?

- Tôi biết rằng nhiều nước đã tỏ ý quan tâm vấn đề này. Chính thức đặt vấn đề với VN là Nga. Các nước ASEAN khác cũng nằm trong vùng biển này nên khả năng hợp tác cũng chỉ dừng ở mức độ. Còn các cường quốc khác thì chưa đặt vấn đề với mình. Một khi họ chính thức lên tiếng, thì sẽ trả lời khi chúng tôi hoàn thành dự án, đánh giá năng lực và có thể đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế.

Vấn đề này có nhanh cũng phải mất 3 năm mới hoàn thành được Trung tâm.


( http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201045/20101102015135.aspx )


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lonesome trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 10:36:00 am
Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.

Làm chỗ sủa tàu chiến và tàu dân sự theo em thì lâu dài không bền vững bằng làm du lich cho Cam Ranh , hiểm họa hạt nix từ nhà máy Hyundai-Vinashin đối với vịnh Vân Phong chưa được giải quyết triệt để . Hơn nữa việc các tuần dương hạm , tàu ngầm chạy bằng năng lượng  hạt nhân vào cảng sửa chữa còn là "một quả bom A "cho môi trường sinh thái ở đây , chính quyền ta sẽ khó xử   khi gặp tình huống  tàu Sân bay Thi Lang hay một tàu thuộc hạm đội  Nam Hải của Trung Quốc cặp cảng để sửa chữa , tiếp dầu ..... ::)

Đã gọi là cảng dịch vụ thì tàu nào vào cũng sẽ tiếp nhưng như cụ PQT nói sáng nay đấy: Vì thế, chúng ta kết hợp vừa làm dịch vụ cho tàu hải quân VN, vừa sẵn sàng làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu nước ngoài theo quy chế quản lý của VN. Tất nhiên, các tàu nước ngoài khi ra vào phải xin phép và có hợp đồng.
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA225AE/

Vụ làm du lịch cũng không vì dự án này mà bị suy giảm đâu, bạn yên tâm.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: thainhi_vn trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 12:18:38 pm
Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.

Làm chỗ sủa tàu chiến và tàu dân sự theo em thì lâu dài không bền vững bằng làm du lich cho Cam Ranh , hiểm họa hạt nix từ nhà máy Hyundai-Vinashin đối với vịnh Vân Phong chưa được giải quyết triệt để . Hơn nữa việc các tuần dương hạm , tàu ngầm chạy bằng năng lượng  hạt nhân vào cảng sửa chữa còn là "một quả bom A "cho môi trường sinh thái ở đây , chính quyền ta sẽ khó xử   khi gặp tình huống  tàu Sân bay Thi Lang hay một tàu thuộc hạm đội  Nam Hải của Trung Quốc cặp cảng để sửa chữa , tiếp dầu ..... ::)

Đã gọi là cảng dịch vụ thì tàu nào vào cũng sẽ tiếp nhưng như cụ PQT nói sáng nay đấy: Vì thế, chúng ta kết hợp vừa làm dịch vụ cho tàu hải quân VN, vừa sẵn sàng làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu nước ngoài theo quy chế quản lý của VN. Tất nhiên, các tàu nước ngoài khi ra vào phải xin phép và có hợp đồng.
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA225AE/

Vụ làm du lịch cũng không vì dự án này mà bị suy giảm đâu, bạn yên tâm.

Đó là chưa kể trong thời gian tàu neo đậu, các sĩ quan và thủy thủ cũng góp phần làm gia tăng dịch vụ du lịch nữa.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 08:31:52 pm
(clubadmiral.ru)
Bán đảo Cam Ranh

Bán đảo Cam Ranh nằm ở phần đất phía nam của miền Trung Việt Nam (12 độ vĩ Bắc). Ý nghĩa chiến lược của nó chủ yếu là do nó có vịnh nước sâu, có diện tích tổng cộng 60 km2, có khả năng tiếp nhận đủ loại tàu thủy với bất kỳ lượng choán nước (водоизмещения) nào. Bán đảo Cam Ranh  với đảo Bình Ba án ngữ lối vào và vịnh nước sâu bên trong, được bảo vệ một cách lý tưởng trước những biến động của thời tiết.
Các dãy núi bao bọc theo chu vi vịnh đã chắn gió cho phía trong vịnh. Do điều kiện tự nhiên như vậy, vịnh Cam Ranh được coi là một trong những vịnh nước sâu tốt nhất trên thế giới. Những ưu điểm đó làm cho Cam Ranh rất hấp dẫn đối với việc sử dụng vào các mục đích quân sự, nhất là sử dụng làm căn cứ hải quân.
Lịch sử vịnh và bán đảo Cam Ranh - đó là biên niên sử về sự có mặt của các lực lượng quân đội nước ngoài trên đất nước Việt Nam trong vòng 160 năm trở lại đây.  
Việt Nam - đất nước có một lịch sử và nền văn hóa lâu đời. Vương quốc Việt Nam đã tồn tại từ 100 năm sau công nguyên. Trung Quốc và Việt Nam có truyền thống thù địch lẫn nhau. Đã vài thế kỷ, Việt Nam bị sát nhập vào Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ 10, Việt Nam đã tự mình giành lại nền độc lập. Tuy vậy sau đó đã có vô số cuộc xung đột quân sự giữa các quốc gia xảy ra (trên lãnh thổ Việt Nam). Năm 1851, đội quân đi khai thác thuộc địa Pháp đã xâm lược Việt Nam. Bắt đầu cuộc chiến tranh Việt-Pháp. Đất nước bị cố tình chia rẽ ra làm 3 kỳ: Nam Kỳ, Trung Kỳ (vua Annam bảo hộ), và Bắc Kỳ. Ách thực dân của Pháp còn kéo dài đến 1956.
 Đế quốc Nga, "trước" và "sau" cuộc chiến tranh Nga-Nhật có nhu cầu tìm các cảng biển thuận tiện trên Thái Bình Dương. Liên quan đến việc này, tháng 8 năm 1886, khi thuyền trưởng hạng 1, chỉ huy hộ tống hạm (корвета)"Tráng sỹ"-X.O.Makarov, trước chuyến hải hành vòng quanh thế giới, đã ra chỉ lệnh tìm kiếm, xem xét và miêu tả kỹ lưỡng các bến cảng và vịnh biển ở vùng Viễn Đông và biển "Nam Trung Hoa", nhằm xác định xem những nơi nào các tàu chiến Nga có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động tuần dương, trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nhật Bản. Trong hải trình xuyên đại dương này, X.O.Makarov đã thăm viếng nhiều vịnh, hải cảng, hải đảo, đã khảo cứu và mô tả chi tiết sự tiện dụng của chúng đối với việc ra vào và trú đậu của các chiến hạm. Trong thời gian của chuyến đi dài ngày từ Vladivostok đến Kronstad qua Ấn Độ Dương, vào cuối năm 1888, chiến hạm "Tráng sỹ" đã cập cảng "Pan-Rang" (Cam Rang, do vua Annam bảo hộ), và cảng "Sài-Gòn".  
Trong thời gian diễn ra chiến tranh Nga-Nhật, ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo lịch mới (ý nói theo công lịch châu Âu, vì ở Đế quốc Nga trước kia sử dụng lịch cũ theo Giáo hội Chính giáo Nga, ví dụ : ngày CMT10 Nga 7 tháng 11 năm 1917 theo công lịch thì lại là ngày 25 tháng 10 theo lịch Nga cũ, qtdc chú thích), hạm đội Thái Bình Dương số 2 do phó đô đốc Z.Rozdestvenskii chỉ huy đã vào các vịnh Cam Ranh (tên gọi cũ-Cam Rang), Vân Phong (30 dặm phía bắc Cam Ranh) và đã thả neo dàn đội hình trú đóng. Hạm đội đã đề nghị được cung cấp dịch vụ sửa chữa theo định kỳ, bổ sung chất đốt, dầu mỡ nhiên liệu. Hải trình từ Kronshtad vòng qua châu Phi có độ dài 16.600 dặm. Một ngày bình quân đi được 180 dặm, tốc độ trung bình 7,5 hải lý. Lượng tiêu thụ than, gồm cả những ngày neo đậu, tính bình quân là 12.000 tấn cho một chiến hạm. Đến Vladivostok còn 2.500 dặm. Tuy nhiên sự có mặt của hạm đội Nga trong vịnh Cam Ranh không được chính quyền Pháp, đang bảo hộ Annam, hoan nghênh. "Hạm đội ở lại Annam, phiêu bạt trong các vịnh của nó suốt cả tháng trời". Tại sao vậy?

Hình minh họa: Chiến hạm "Tráng sỹ" của Hải quân Sa hoàng, thế kỷ 19.
(http://www.warships.ru/ships/vityaz/vityaz2.jpg)

Và người chỉ huy của nó, thời điểm đến Cam Ranh năm 1888-phó đô đốc X.O.Makarov, tử trận năm 1904, khi chỉ huy phòng thủ cảng Lữ Thuận trong chiến tranh Nga-Nhật.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/SO_Makarov_01.jpg)
..............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 11:33:04 pm
(tiếp)
Chúng ta hãy quay lại với các Tài liệu của Ủy ban điều tra để làm sáng tỏ các tình huống của trận hải chiến Tshusima (Đối Mã), (lần đầu tiên văn bản trọn vẹn được công bố trong tạp chí "Hải quân" ("Морской  сборник") các số 7,8 và 9 năm 1917), các tài liệu này được lưu giữ trong hồ sơ lưu trữ về hạm đội Nga tại cơ quan lưu trữ quốc gia Nga (Российского государственного  архива Военно-Морского флота (РГАВМФ)), giúp chúng ta ngày hôm nay, sau hơn 100 năm kể từ ngày xảy ra thảm kịch to lớn và bi tráng nhất của lịch sử hạm đội Nga, hiểu được sự cần thiết phải có mặt hạm đội của Hải quân Xô viết và Hải quân Nga tại vịnh Cam Ranh và bán đảo Cam Ranh, trong một đất nước bè bạn với chúng ta, trên cơ sở Hiệp ước giữa Liên bang CHXHCN Xô Viết và CHXHCN Việt Nam
Chính là như vậy, dù cho rất mong muốn, nhưng trước khi nổ ra chiến tranh Nga-Nhật, nước Nga đã không thể kịp thời làm được việc đó-xây dựng căn cứ cho các chiến hạm Nga trên lãnh thổ những quốc gia, có lợi ích rất rõ ràng đối với mình, cùng với tất cả những tài nguyên cần thiết cho hạm đội.

Thiết giáp hạm "Hoàng đế Aleksandr III", hết than chạy máy nên phải ghé Cam Ranh năm 1904, thuộc biên chế hạm đội TBD số 2 của nước Nga Sa hoàng, dưới quyền chỉ huy của Z.Rozdestvenskii.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/800px-ImperatorAleksandrIII1904Kronshtadt-2.jpg)

Phó đô đốc Zinovi Rozdestvenskii, viên chỉ huy hạm đội Nga thứ 2 ghé Cam Ranh sau X.O.Makarov.Rất tiếc, ghé Cam Ranh không phải là một điềm lành đối với hạm đội của ông.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/rozhdestven.jpg)
..............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 01:54:03 am
(tiếp)
Trích từ tài liệu lưu trữ:
"Tshusima, nhật ký hải trình và chiến sự", Saint-Peterburg, 2007, trang 88-102:
"Ngày 1 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)"
"Hạm đội trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, ban đêm thả lưới chống thủy lôi.
Thời tiết tốt, hạm đội đang ăn than....


Ngày 2 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)
Nỗ lực chất than lên các tầu chiến và vận chuyển bằng các tàu chở than...
Chính phủ Nhật phản đối chính quyền bảo hộ Pháp vì phát hiện ra hạm đội Nga đang ở trong vịnh Cam Rang.


Ngày 3 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)
Chất than từ các tàu chở than...
Phó đô đốc Z.Rozdestvenskii thông báo về Peterburg: "Ở Sài gòn không có bất kỳ quan chức nào của Bộ Ngoại giao của ta. Trong trường hợp nghiêm trọng thế này, không thể liên lạc được với các lãnh sự láng giềng. Hạm đội đã hoàn toàn bị cô lập."


Ngày 6 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)
8h sáng, hạm đội tập hợp...và rời vịnh đi ra biển.
Để lại trong vịnh các tàu đang chất than từ các tàu vận tải than...


Ngày 7 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)
Phó đô đốc Z.Rozdestvenskii thông báo về Peterburg rằng đang trông mong tìm nguồn than cho hạm đội từ Sài gòn. "Rõ ràng là, bất chấp mọi thỉnh cầu của tôi, đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, ngay từ tháng 1, ở Sài gòn không có bất kỳ sự chuẩn bị nào.... Từ đó việc chậm trễ cho các hành động tiếp theo  là không thể xác định được, và sẽ làm mất đi lợi ích của yếu tố bất ngờ".(Điện tín số 98). Kết quả là sau 3 ngày mới có than chở đến cho hạm đội từ Sài gòn.
 
Ngày 8 tháng 4 (trong vịnh Cam Rang)
....Chính quyền Pháp, qua chuẩn đô đốc Jonker, chuyển tới phó đô đốc Rozdestvenskii, lời yêu cầu rời khỏi vịnh.

Ngày 9 tháng 4 (vịnh Cam Rang)
Vào hồi 13h theo yêu cầu khẩn thiết của chính quyền Pháp phải rời khỏi hải phận, hạm đội gồm toàn bộ các chiến hạm đi ra biển, theo đội hình từng cặp một bên ngoài vịnh Cam Rang, giữ tốc độ nhỏ để duy trì đội hình.

Ngày 10 tháng 4 (vịnh Cam Rang)
Hạm đội ở ngoài biển cạnh vịnh Cam Rang, di chuyển với tốc độ 3 hải lý. Một số  chiến hạm  vẫn tiếp tục chất than từ các tàu chở than.
Từ sáng, các chiến hạm hãm máy. Các tuần dương hạm bố trí theo đội hình vòng cung toàn vòng để quan sát đường chân trời...
Phó đô đốc Rozdestvenskii báo cáo về Peterburg rằng, "cho đến ngày mùng 9, vẫn chư hề nhận được than từ Sài gòn..theo yêu cầu khẩn thiết của chính quyền Pháp phải rời khỏi hải phận. Tôi sẽ giữ đội hình ngoài biển.Tôi không thể bỏ đi theo quy định (của chính quyền thuộc địa Pháp:qtdc), khi mà chưa được cấp đủ than, nhưng đậu lại ở đây thành từng cặp, tôi cũng sẽ nhanh chóng suy kiệt. Mỗi ngày qua, tôi tiêu mất 1000 tấn (than:qtdc)".


Ngày 11 tháng 4 (vịnh Cam Rang)
Hạm đội, đội hình từng cặp chiến hạm, đậu trên biển ngoài vịnh Cam Rang. Do gió mạnh và sóng lớn, các ngư lôi hạm  đậu ngay lối vào vịnh.
Từ Sài gòn có ba tàu vận tải chở than đến và hai tàu Đức chở thực phẩm, nguyên vật liệu và thư tín...


Ngày 12 tháng 4 (vịnh Cam Rang)
Hạm đội, đậu trên biển trước vịnh Cam Rang.
Theo mức độ cần thiết, các tàu sẽ phải vào vịnh để từ đó nạp than từ các tàu vận tải.
Nhận được mệnh lệnh từ Peterburg hãy rời khỏi hải phận....


Ngày 13 tháng 4 (vịnh Cam Rang)
Sau khi bốc than xong lúc gần 6h, các tuần dương hạm,  ngư lôi hạm, và tàu vận tải rời khỏi vịnh Cam Rang.
9h 30, sau khi chuyển hướng Bắc (N), khởi hành về phía vịnh Vân Phong...


Ngày 14 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
Bốc than lên, các tuần dương hạm
Tuần dương hạm "Rion" và "Terek" làm nhiệm vụ tuần tra ,ngư lôi hạm "Bleschiatsii" và "Grozny" làm nhiệm vụ canh phòng.
Để đảm bảo hậu cần cho hạm đội, đã tập trung vào Sài gòn 13 tàu chở than. Đã gửi đi 3 tàu chở than và 2 tàu chở thực phẩm và nguyên vật liệu.


Ngày 15 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
Phó đô đốc Rozdestvenskii thông báo rằng, vì chính quyền Pháp đòi hỏi phải rời khỏi hải phận, ông sẽ di chuyển tiếp 60 dặm nữa về phía bắc, ở đó sẽ chất  than từ một trong những vịnh cô lập.

Ngày 17 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
Ngày chủ nhật tươi sáng của Jesus Christ
Sau buổi lễ sớm, phó đô đốc Rozdestvenskii dùng xuồng đi thăm tất cả các chiến hạm của hạm đội và chúc mừng nhân dịp lễ Phục Sinh.
Chỉ lệnh của chỉ huy hạm đội cho tất cả các tàu phải  chất than với mức dự trữ đủ để đi được 3000 dặm với tốc độ 10 hải lý.
Theo sắc lệnh  cao cấp nhất từ Tổng cục Hải quân số 608, phong quân hàm cho 27 sỹ quan của hạm đội....

.............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 12:45:19 pm
(tiếp)
Ngày 19 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
Vì tin đồn ngoài khơi có tàu chiến Nhật, đội tàu chở than từ chối giao than tiếp cho các tàu của hạm đội...

Ngày 25 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
Từ chiều tối, hạm đội đã thiết lập được liên lạc vô tuyến điện tín với đội tàu của chuẩn đô đốc Niebogatov.

Ngày 26 tháng 4 (vịnh Vân Phong)
8h sáng, hạm đội nhổ neo đi ra khơi để đón gặp chuẩn đô đốc Niebogatov.
14h 25 phút, từ chân trời đã xuất hiện các tàu của  chuẩn đô đốc Niebogatov.
15h, sau khi trao đổi những loạt đại bác chào mừng, hai bên đã hợp nhất đội hình tại vị trí 20 dặm về phía bắc lối vào vịnh Vân Phong.
Theo.......tín hiệu, đội tàu chiến của chuẩn đô đốc Niebogatov bám theo vệt rẽ nước của thiết giáp hạm, toàn thể hạm đội tiến về phía cảng Dayot với tốc độ 9 hải lý.


Ngày 27 tháng 4 (cảng Dayot) - vịnh kế tiếp vịnh Vân Phong - chú thích của tác giả (chuẩn đô đốc N.Ph.Matioushin, nhiều khả năng là Đại Lãnh: qtdc)...
Phó đô đốc Rozdestvenskii...gửi đội tàu (của Niebogatov) vừa đến, tới vịnh Cảng-Dayot, là vịnh gần vịnh Vân Phong nhất, để xem xét lại máy tàu và nồi hơi, sửa chữa những chỗ hư hỏng, nhận than và nhu yếu phẩm, nguyên liệu từ các tàu vận tải.
Các tàu khác của hạm đội ở lại ngoài biển.
Sự có mặt đội tàu của chuẩn đô đốc Niebogatov trong hải phận đã bị đô đốc Pháp là Jonker và tổng đốc địa phương phản đối, nhưng bởi vì dọc theo bờ biển Annam, ngoài lãnh hải do chính quyền Pháp quản lý, không còn chỗ nào có thể buông neo, mà lẩn tránh việc bị trục xuất cũng không thể. Đồng thời phó đô đốc Rozdestvenskii đã gửi thư cam kết sẽ đưa toàn hạm đội ra đi trước ngày 1 tháng 5.


Ngày 28 tháng 4 (cảng Dayot)
Đội tàu thiết giáp hạm, đang đỗ ngoài biển đã yêu cầu đến lượt mình được nhận than từ các tàu buôn than. Nhưng do bắt đầu có sóng lớn, công việc bốc dỡ  phải tạm ngừng. Đội thiết giáp hạm khi trời nhá nhem đã vào vịnh Vân Phong và tiến hành ngay lập tức việc nhận than, công việc tiến hành khẩn trương suốt đêm.

Ngày 29 tháng 4 (vịnh Vân Phong, cảng Dayot)
Chất xong than, từ lúc rạng đông, các thiết giáp hạm ra khơi.
Đô đốc (Rozdestvenskii) đánh tín hiệu cho tất cả các tàu chuẩn bị lên đường.
Các tàu vội vã tiếp nguyên nhiên liệucho máy thủy, nước và dự trữ chiến đấu từ tuần dương hạm hạng 1 "Vladimir Monomakh" và thiết giáp hạm tuần duyên "Thủy sư đô đốc Apraksin" .


Ngày 30 tháng 4 (vịnh Vân Phong, cảng Dayot)
Lúc 13h, tàu quân y "Kostroma" từ Sài gòn đến hạm đội, bổ sung dự trữ thuốc men và phương tiện quân y...

Ngày 1 tháng 5 (biển "Nam Trung Hoa")
17h, toàn thể hạm đội theo trình tự, lần lượt ra khơi.
9h sáng, sau khi xếp đội hình theo thứ tự hành quân, hạm đội chạy vận tốc nhỏ, lấy hướng Đông Bắc 42 độ .
Lúc 11h, hạm đội tăng tốc độ lên 9 hải lý.....".


Toàn thể hạm đội Thái Bình Dương số 2 đã rời khỏi các hải cảng của Đông Dương, trực chỉ hướng Vladivostok, qua eo biển Triều Tiên. Phó Đô đốc Kh.Togo nhận được tin các tàu chiến hạm đội Nga đã rời khỏi bờ biển Annam, liền tập trung toàn bộ hạm đội thống nhất của Nhật, chẹn ngang eo biển Triều Tiên. Các lực lượng chủ yếu của hạm đội Nhật trội hơn hẳn các chiến hạm Nga ở tất cả các đặc tính kỹ-chiến thuật quan trọng nhất.
Hải chiến Tshusima ngày 14 - 15 tháng 5 năm 1905 đã trở thành chương kết bi thảm cho hạm đội Thái Bình Dương số 2 ở Viễn Đông. Tuy nhiên, trận chiến Tshusima không chỉ là một bi kịch của hạm đội Nga, nó còn là ví dụ về lòng dũng cảm vô song và chủ nghĩa anh hùng của các thủy thủ hạm đội. Bị rơi vào tình thế khốn cùng, các thủy thủ đã không quản hy sinh chiến đấu quên mình trước một lực lượng vượt trội của kẻ thù.
...............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 11:13:28 pm
(tiếp)
Từ hồ sơ "Tshusima. Nhật ký hải trình và chiến sự", chúng ta đã trích ra các tài liệu chọn lọc, liên quan đến việc đảm bảo kỹ thuật và hậu cần cho các chiến hạm hạm đội Thái Bình Dương số 2 từ ngày 1 tháng 4 đến 1 tháng 5 năm 1905, và cho các chiến hạm đội tàu của chuẩn đô đốc Niebogatov từ ngày 27 tháng 4 đến 1 tháng 5 năm 1905, mục đích để độc giả hiểu được khối lượng công việc mà các thủy thủ Nga đã phải làm trong quá trình đi từ các cảng biển Bantich đến các cảng trong biển "Nam Trung Hoa".
Cần phải dẫn thêm tư liệu này nữa: "Trong thời gian đi từ Libava ra khỏi biển Bantich, hạm đội đã có 5 sỹ quan, 25 hạ sỹ quan chết, loại ngũ vì bệnh tật 10 sỹ quan và 42 hạ sỹ quan, trong đó 1 sỹ quan và 3 hạ sỹ quan bị rối loạn thần kinh và 28 người bị lao".
Trước trận hải chiến Tshusima, các hạ sỹ quan và sỹ quan của hạm đội Thái Bình Dương số 2 đã lập một kỳ tích chưa hề có trong lịch sử hải quân các quốc gia trên thế giới. Các chiến hạm Nga đã vượt qua 16.600 dăm hải trình khó khăn nhất mà không hề có được các căn cứ tiếp vận hậu cần kỹ thuật trên bờ. Dù  thất bại đau đớn, nhưng chủ nghĩa anh hùng của đại đa số các thủy thủ Nga, cho đến nay vẫn gợi lên sự khâm phục chân thành. Không phải vì trận chiến thất bại, mà vì "cuộc hành quân,....với trọng lượng than nặng nhất, luôn phải đi trong những biển lớn và mở, và những trọng tải khác..... của cả chặng đường xuyên đại dương" qua sắc lệnh của Tổng cục Hải quân số 199 ngày 30 tháng 8 năm 1907..."Đức Hoàng thượng ngày 19 tháng 2 năm nay, đã rủ lòng thương mà quyết định......lập huy chương kỷ niệm hải trình vòng quanh châu Phi của hạm đội Thái Bình Dương số 2 dưới sự chỉ huy của đô đốc tùy tùng Rozdestvenskii, để gắn trên ngực các sỹ quan, hạ sỹ quan trên các chiến hạm đã tham gia chuyến đi" . Huy chương  đó sẽ gọi là: "Kỷ niệm cuộc hành quân của hạm đội đô đốc Rozdestvenskii tại Viễn Đông". Xưởng đúc tiền Saint-Peterburg đã đúc tất cả 5.500 huy chương để tưởng thưởng cho tất cả các sỹ quan và hạ sỹ quan.
Phân tích ngắn gọn sự phát triển đề tài "Sự chuẩn bị chiến trường sớm của nước Nga trước chiến tranh với Nhật" và sự phân tích một số nguyên nhân thất bại của Hạm đội Thái Bình Dương số 2 của Rozdestvenskii ngày 14 và 15 tháng 5 năm 1905 theo các tài liệu báo cáo của Ủy ban điều tra để làm sáng tỏ những hoàn cảnh trận hải chiến Tshusima, chúng ta sẽ làm trong phần kết thúc bản tổng kết lịch sử này.
Sau khi kết thúc chiến tranh Nga-Nhật, đi qua Cam Ranh, để trở về biển Bantich các tàu còn lại của hạm đội Thái Bình Dương số 1 và số 2 gồm: thiết giáp hạm "Hoàng thái tử", các tuần dương hạm "Nước Nga", "Bão tố", "Hiệp sỹ", và "Điana".
Năm 1914, các tuần dương hạm "Askold" và "Ngọc trai" của Nga đã bổ sung dự trữ than trong vịnh Cam Ranh, sau khi bước vào giai đoạn đầu của Thế Chiến 1 trong đội hình hạm đội liên hợp Anh-Pháp chiến đấu với các tuần dương hạm của Đức ở biển "Nam Trung Hoa".
Việc xây dựng căn cứ hải quân Cam Ranh được bắt đầu bởi chính quyền Pháp trong những năm 30 của thế kỷ 20. Trong những năm 1938-1940 đã xây dựng các tòa nhà bằng đá (về sau do vùng 4 hải quân sử dụng), song song tiến hành san đắp tường bến, xây dựng trên nền cọc các cầu tàu gỗ để neo thả tàu.
Việc giao thông nối bán đảo với lục địa thời bấy giờ sử dụng phà.
Giai đoạn đầu Thế Chiến 2, quân đội Pháp trên lãnh thổ Việt Nam bị quân Nhật giải giáp. Ngày 23 tháng 7 năm 1941, Nhật và Pháp đã ký thỏa ước cho phép quân đội Nhật sử dụng các căn cứ quân sự trên toàn cõi Đông Dương. Các chiến hạm Nhật sẽ ghé vịnh Cam Ranh. Chiến tranh và các sự kiện nối tiếp đã khiến việc xây dựng căn cứ hải quân trên bán đảo phải ngừng lại cho đến giữa thập kỷ 60 thế kỷ 20.
Sau khi nước Nhật đầu hàng và Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã phát đi bản Tuyên ngôn Độc lập với tuyên bố ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cuối năm 1945, nước Pháp mưu toan thiết lập lại ách thuộc địa, đã đổ bộ lực lượng quân sự vào Việt Nam, tiến hành mở rộng chiến tranh, lúc đầu ở Miền Nam Việt Nam, rồi sau đó lan ra cả nước. Năm 1949, thực dân Pháp đã dựng lên ở Miền Nam Quốc gia Việt Nam, chia cắt nước Việt Nam thống nhất ra làm hai: VNDCCH - thủ đô là Hà Nội, Nam Việt Nam - thủ đô là Sài Gòn. Để đáp trả, nhân dân Việt Nam đã đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân. Nỗ lực cùng với sự giúp đỡ của nước CHND Trung Hoa và Liên Xô, phong trào kháng chiến đã thường xuyên giáng cho quân đội Pháp những đòn chí mạng.
Cao trào của cuộc đấu tranh vì độc lập đã đến vào năm 1954, sau thất bại nghiêm trọng của quân đội Pháp tại thung lũng Điện Biên Phủ. Hoàn cảnh đó và sự đòi hỏi của cộng đồng Thế giới đã thúc đẩy việc ký kết hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam và rút quân đội Pháp về nước.
Trong những năm 1955-1956, quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhưng ở Nam Việt Nam đã lập nên chế độ thân Mỹ thay cho chính quyền thân Pháp. Thế chỗ 300 ngàn quân Pháp là 500 ngàn nhân viên quân sự Mỹ. Chính quyền Nam Việt Nam, với sự che chở và hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã xé bỏ hiệp định Giơnevơ. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lại bắt đầu vào năm 1960, do MTDTGP Miền Nam lãnh đạo. Phong trào du kích của MTDTGPMN với sự giúp đỡ quân sự của VNDCCH đã giành được ảnh hưởng so với "chế độ Sài Gòn" ở các vùng nông thôn.
Trong những năm 1964-1965, Hoa Kỳ leo thang chiến tranh đường không chống VNDCCH, và năm 1965 đã đưa quân đội Mỹ vào Nam Việt Nam, giành quyền điều khiển trực tiếp cuộc chiến tranh chống lại phong trào yêu nước do MTDTGPMN đứng đầu. Các máy bay chiến thuật của Không quân và Hải quân Mỹ đã được sử dụng để chống lại các lực lượng yêu nước của MTDTGPMN ở Nam Việt Nam, cũng như VNDCCH. Máy bay Mỹ tập trung đánh phá các trận địa phòng không, công trình quân sự, nhà máy điện, các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, mạng lưới giao thông, các kho xăng dầu nhiên liệu. Các tàu sân bay thường xuyên dàn đội hình chiến đấu cách bờ biển VNDCCH từ 100-200 km. Năm 1965, trong tổng số 16 tàu sân bay xung kích của Mỹ, đã có 11 tàu sân bay tham gia vào hoạt động chiến tranh tại Việt Nam (trong đó có 2 tàu thuộc biên chế hạm đội Đại Tây Dương).
Để tiến hành chiến tranh đường không chống Miền Bắc Việt Nam và thực hiện chiến tranh tổng lực chống MTDTGPMN, người Mỹ cần phải có các căn cứ cho các lực lượng không quân và hải quân của mình. Vì vậy, Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ đã quyết định xây dựng một loạt căn cứ quân sự ở Miền Nam Việt Nam, trong đó có căn cứ Hải quân Cam Ranh.  
Trong những năm 1967-1969, đã xây dựng sân bay với hệ thống đường băng dài 3,5 km, có thể tiếp nhận mọi loại máy bay, kể cả máy bay ném bom chiến lược và máy bay vận tải quân sự hạng nặng. Trong thời gian Mỹ xâm lược Việt Nam, sân bay này sử dụng để cung ứng hậu cần cho quân viễn chinh Mỹ và tăng cường khả năng vận chuyển sâu vào các vùng lãnh thổ Việt Nam, các loại hàng hóa và vật dụng chiến tranh chở bằng đường biển từ nước Mỹ tới. Riêng các máy bay ném bom chiến lược B-52 không đặt căn cứ chính tại đây.
Đồng thời tại đây đã xây dựng hệ thống hạ tầng hàng không với các kho nhiên liệu, kho bom cho máy bay, các kho mìn, tên lửa, đạn pháo v.v...Các kho chứa này được đắp đê quây bằng các bó cây to bao quanh và phủ cát, đến lượt mình các bó cây được kẹp gắn chắc với nhau và đổ hắc ín.
Trong những năm 1968-1969, đã xây dựng sở chỉ huy dự bị với trung tâm truyền tin, trong số đó có trung tâm liên lạc viễn thông qua tầng đối lưu. Đã xây dựng khu nhà ở cho phi công (chính là nơi đóng quân ban đầu của PMTO),  kho thiết bị y tế và dụng cụ kỹ thuật. Phủ khắp bán đảo là một mạng lưới đường ô tô trải nhựa, tại vịnh Bình Ba có xưởng sửa chữa tàu biển.
Các cầu tàu do Pháp xây dựng bằng gỗ được cải tạo lại, người ta dựng lên 3 cầu cảng bê tông, trong đó một cầu cảng được nâng hạ bằng kích thủy lực.
Năm 1972, ở phía nam bến phà cũ đã xây dựng một cây cầu kết cấu dàn thép ống kép. Ngày nay đó là cầu "Long Hổ".(Ảnh: cầu Long Hổ (hay Long Hồ cũng vậy) ngày nay, nguồn ảnh: xem properties của hình)

(http://farm5.static.flickr.com/4144/4968508162_e1959d1bf1_b.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: baokhanhnbk trong 04 Tháng Mười Một, 2010, 12:22:09 am
Sân bay dân sự Cam Ranh

(http://camranh.khanhhoa.gov.vn/Data_ubtxcr/2009-04-22-21AF215DF84A6CD4472575A0001082B3/SANBAYCAMRANH.jpg)

Nhà máy đóng tàu Cam Ranh

(http://camranh.khanhhoa.gov.vn/Data_ubtxcr/2009-04-22-21AF215DF84A6CD4472575A0001082B3/nhamaydongtaucamranh.jpg)

Nguồn:Camranhonline.org


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Mười Một, 2010, 01:38:38 am
(tiếp)
Đặc biệt đáng chú ý là hệ thống an ninh và phòng thủ trên bán đảo, xây dựng vào cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Phía quay ra biển của bán đảo được bảo vệ bởi một hệ thống lô cốt, liên lạc với nhau bằng một hệ thống cảnh báo điều khiển thống nhất bằng tín hiệu đốt lửa. Lối vào vịnh được bảo vệ bằng các pháo đội bố trí tại những cao điểm không chế bán đảo (sau này, đó chính là những điểm đặt đài quan sát và liên lạc của chúng tôi).
Để chống xâm nhập biệt kích người ta sử dụng các bãi mìn rải thành nhiều lớp, xung quanh các mục tiêu quan trọng nhất: kho nhiên liệu, kho bom, kho vũ khí pháo binh, các sở chỉ huy, trung tâm truyền tin, viễn thông và v.v...
Trên đảo Tanh người ta bố trí trường huấn luyện biệt kích-người nhái. Điểm đặc biệt lợi hại là hệ thống vũ khí sinh học bảo vệ vịnh Cam Ranh bằng cách sử dụng những con sư tử biển được huấn luyện kỹ lưỡng với những ống tiêm chứa chất gây tê liệt thần kinh gắn trên đầu con vật. Khi cảm được sự có mặt của con người trong làn nước của vịnh, sư tử biển sẽ bơi đến sát người và cọ xát đầu của nó vào cơ thể con người, phun chất độc qua ống tiêm vào thân thể người đang bơi. Những con cá heo chiến đấu không để cho người nhái kẻ thù bất kỳ một cơ may sống sót thực sự nào. Phụ thuộc vào sự chuyên môn hóa cá heo và đội cá heo mà nó gia nhập, cá heo có thể hoặc đâm (bắn) trúng vận động viên bơi lặn, hoặc giật đứt vòi (bình) dưỡng khí của anh ta, hoặc lôi người lặn từ dưới sâu lên khỏi mặt nước. Với sự trợ giúp của lũ cá heo này, người Mỹ cho rằng họ đã tiêu diệt được 60 chiến sỹ đặc công thủy của quân giải phóng (mà họ gọi là Việt Cộng), khi các chiến sỹ tìm cách tiếp cận các tàu chiến Mỹ.
Tuy nhiên, bất chấp hệ thống bảo vệ được bố phòng chống thâm nhập biệt kích lặn ngầm chu đáo và nghiêm ngặt như vậy,  trong năm 1971, những chiến sỹ yêu nước Việt Nam vẫn phá hủy được 2 tàu trọng tải lớn của Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Lindon B. Jonhson đã 2 lần - ngày 26 tháng 10 năm 1966 và 23 tháng 12 năm 1967 bay đến Cam Ranh để thị sát căn cứ. Phát biểu trước các quân nhân Mỹ, ông ta tuyên bố rằng lá cờ sao và vạch sẽ tung bay trên căn cứ này mãi mãi.
.............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lonesome trong 04 Tháng Mười Một, 2010, 10:35:52 am

Đã gọi là cảng dịch vụ thì tàu nào vào cũng sẽ tiếp nhưng như cụ PQT nói sáng nay đấy: Vì thế, chúng ta kết hợp vừa làm dịch vụ cho tàu hải quân VN, vừa sẵn sàng làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu nước ngoài theo quy chế quản lý của VN. Tất nhiên, các tàu nước ngoài khi ra vào phải xin phép và có hợp đồng.
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA225AE/

Vụ làm du lịch cũng không vì dự án này mà bị suy giảm đâu, bạn yên tâm.

Đó là chưa kể trong thời gian tàu neo đậu, các sĩ quan và thủy thủ cũng góp phần làm gia tăng dịch vụ du lịch nữa.

Nội có mấy cái tàu vào trung chuyển dầu tại Vân Phong thôi mà công ty tớ hồi đó đã sống khỏe với phần dịch vụ ahfng hải :D


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: KingCobra18 trong 04 Tháng Mười Một, 2010, 11:14:48 am
(tiếp)
Đặc biệt đáng chú ý là hệ thống an ninh và phòng thủ trên bán đảo, xây dựng vào cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Phía quay ra biển của bán đảo được bảo vệ bởi một hệ thống lô cốt, liên lạc với nhau bằng một hệ thống cảnh báo điều khiển thống nhất bằng tín hiệu đốt lửa. Lối vào vịnh được bảo vệ bằng các pháo đội bố trí tại những cao điểm không chế bán đảo (sau này, đó chính là những điểm đặt đài quan sát và liên lạc của chúng tôi).
Để chống xâm nhập biệt kích người ta sử dụng các bãi mìn rải thành nhiều lớp, xung quanh các mục tiêu quan trọng nhất: kho nhiên liệu, kho bom, kho vũ khí pháo binh, các sở chỉ huy, trung tâm truyền tin, viễn thông và v.v...
Trên đảo Tanh người ta bố trí trường huấn luyện biệt kích-người nhái. Điểm đặc biệt lợi hại là hệ thống vũ khí sinh học bảo vệ vịnh Cam Ranh bằng cách sử dụng những con sư tử biển được huấn luyện kỹ lưỡng với những ống tiêm chứa chất gây tê liệt thần kinh gắn trên đầu con vật. Khi cảm được sự có mặt của con người trong làn nước của vịnh, sư tử biển sẽ bơi đến sát người và cọ xát đầu của nó vào cơ thể con người, phun chất độc qua ống tiêm vào thân thể người đang bơi. Những con cá heo chiến đấu không để cho người nhái kẻ thù bất kỳ một cơ may sống sót thực sự nào. Phụ thuộc vào sự chuyên môn hóa cá heo và đội cá heo mà nó gia nhập, cá heo có thể hoặc đâm (bắn) trúng vận động viên bơi lặn, hoặc giật đứt vòi (bình) dưỡng khí của anh ta, hoặc lôi người lặn từ dưới sâu lên khỏi mặt nước. Với sự trợ giúp của lũ cá heo này, người Mỹ cho rằng họ đã tiêu diệt được 60 chiến sỹ đặc công thủy của quân giải phóng (mà họ gọi là Việt Cộng), khi các chiến sỹ tìm cách tiếp cận các tàu chiến Mỹ.
Tuy nhiên, bất chấp hệ thống bảo vệ được bố phòng chống thâm nhập biệt kích lặn ngầm chu đáo và nghiêm ngặt như vậy,  trong năm 1971, những chiến sỹ yêu nước Việt Nam vẫn phá hủy được 2 tàu trọng tải lớn của Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Lindon B. Jonhson đã 2 lần - ngày 26 tháng 10 năm 1966 và 23 tháng 12 năm 1967 bay đến Cam Ranh để thị sát căn cứ. Phát biểu trước các quân nhân Mỹ, ông ta tuyên bố rằng lá cờ sao và vạch sẽ tung bay trên căn cứ này mãi mãi.
.............
Trong tập truyện "Những người mặc áo cỏ" viết về các chiến sĩ đặc công có một truyện (em không nhớ tên do đọc lâu lắm rồi) viết về các chiến sĩ đặc công nước đã đột nhập thành công căn cứ Cam Ranh và cho nổ tung các kho bom đạn và kho xăng, sau đó rút lui an toàn. Trong truyện có nói các anh phải bơi 8 tiếng trên biển mới tiếp cận được căn cứ này. Không biết có bác nào có thông tin cụ thể hơn về sự kiện này không? 


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lonesome trong 04 Tháng Mười Một, 2010, 11:47:49 am
(tiếp)
Đặc biệt đáng chú ý là hệ thống an ninh và phòng thủ trên bán đảo, xây dựng vào cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Phía quay ra biển của bán đảo được bảo vệ bởi một hệ thống lô cốt, liên lạc với nhau bằng một hệ thống cảnh báo điều khiển thống nhất bằng tín hiệu đốt lửa. Lối vào vịnh được bảo vệ bằng các pháo đội bố trí tại những cao điểm không chế bán đảo (sau này, đó chính là những điểm đặt đài quan sát và liên lạc của chúng tôi).
Để chống xâm nhập biệt kích người ta sử dụng các bãi mìn rải thành nhiều lớp, xung quanh các mục tiêu quan trọng nhất: kho nhiên liệu, kho bom, kho vũ khí pháo binh, các sở chỉ huy, trung tâm truyền tin, viễn thông và v.v...
Trên đảo Tanh người ta bố trí trường huấn luyện biệt kích-người nhái. Điểm đặc biệt lợi hại là hệ thống vũ khí sinh học bảo vệ vịnh Cam Ranh bằng cách sử dụng những con sư tử biển được huấn luyện kỹ lưỡng với những ống tiêm chứa chất gây tê liệt thần kinh gắn trên đầu con vật. Khi cảm được sự có mặt của con người trong làn nước của vịnh, sư tử biển sẽ bơi đến sát người và cọ xát đầu của nó vào cơ thể con người, phun chất độc qua ống tiêm vào thân thể người đang bơi. Những con cá heo chiến đấu không để cho người nhái kẻ thù bất kỳ một cơ may sống sót thực sự nào. Phụ thuộc vào sự chuyên môn hóa cá heo và đội cá heo mà nó gia nhập, cá heo có thể hoặc đâm (bắn) trúng vận động viên bơi lặn, hoặc giật đứt vòi (bình) dưỡng khí của anh ta, hoặc lôi người lặn từ dưới sâu lên khỏi mặt nước. Với sự trợ giúp của lũ cá heo này, người Mỹ cho rằng họ đã tiêu diệt được 60 chiến sỹ đặc công thủy của quân giải phóng (mà họ gọi là Việt Cộng), khi các chiến sỹ tìm cách tiếp cận các tàu chiến Mỹ.
Tuy nhiên, bất chấp hệ thống bảo vệ được bố phòng chống thâm nhập biệt kích lặn ngầm chu đáo và nghiêm ngặt như vậy,  trong năm 1971, những chiến sỹ yêu nước Việt Nam vẫn phá hủy được 2 tàu trọng tải lớn của Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Lindon B. Jonhson đã 2 lần - ngày 26 tháng 10 năm 1966 và 23 tháng 12 năm 1967 bay đến Cam Ranh để thị sát căn cứ. Phát biểu trước các quân nhân Mỹ, ông ta tuyên bố rằng lá cờ sao và vạch sẽ tung bay trên căn cứ này mãi mãi.
.............
Trong tập truyện "Những người mặc áo cỏ" viết về các chiến sĩ đặc công có một truyện (em không nhớ tên do đọc lâu lắm rồi) viết về các chiến sĩ đặc công nước đã đột nhập thành công căn cứ Cam Ranh và cho nổ tung các kho bom đạn và kho xăng, sau đó rút lui an toàn. Trong truyện có nói các anh phải bơi 8 tiếng trên biển mới tiếp cận được căn cứ này. Không biết có bác nào có thông tin cụ thể hơn về sự kiện này không? 

Bơi 8 tiếng, sau đó phải vùi mình trong cát 1 ngày, đúng không nhỉ?


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: KingCobra18 trong 04 Tháng Mười Một, 2010, 12:05:10 pm
Chính xác rồi, mình nhớ lương thực mang theo của các anh chỉ có bột ngô đồ (không biết có giống mèn mén của đồng bào Mông không) và một lượng nước ngọt hạn chế. Sau khi đánh xong kho bom đạn, các anh lại vùi mình trong cát ngay trong căn cứ để chờ đến đêm tiếp theo đánh tiếp kho xăng.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: giangcoi trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:53:56 pm
Bên box văn học chiến trah có mà các bác! :D


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 03:51:16 pm
(tiếp)
Ảnh: tàu chở dầu "Vladimir Koletsnhitskii" của hạm đội TBD, từng ra vào cảng Hải Phòng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Vladimir_Kolechitskii.jpg)

Ngày 4 tháng 4 năm 1972, tổng thống mới của Mỹ, R.Nixon, dưới áp lực của các đại biểu tổ hợp công nghiệp-quân sự, đã quyết định bước leo thang chưa từng có trong chiến tranh Việt Nam. Trong những tháng sau đó, tại vịnh Bắc Bộ, đã tập trung 6 tàu sân bay, 5 tuần dương hạm, 40 khu trục hạm hộ tống. Máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay tiêm kích siêu âm F-4 "Con Ma" được điều động khẩn cấp từ nội địa Mỹ và các căn cứ của Mỹ trên khắp thế giới sang chiến trường Đông Dương. Bắt đầu một giai đoạn chiến tranh mới. Năng lực chiến tranh của Hoa Kỳ được huy động ở một quy mô chưa từng thấy. Đến giữa tháng năm, một trăm B-52 và gần một ngàn tiêm kích và cường kích đã tập trung đánh phá các vị trí của lực lượng yêu nước Nam Việt Nam. Các cuộc không kích vào nước VNDCCH lại tiếp tục. Ngày 15 và 16 tháng 4 năm 1972, B-52 tập kích các thành phố Hà Nội và Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam. Các cuộc tập kích còn lặp lại vài lần nữa trong tháng. Trong thời gian từ 18 đến 29 tháng 12 năm 1972, máy bay Mỹ liên tục ném bom miền Bắc Việt Nam. Nhiều phi đội pháo đài bay với trọng tải 30 tấn bom chết chóc một chiếc đã bay vào "rải thảm" lên các khu dân cư của thủ đô VNDCCH, thành phố Hải Phòng và nhiều thành phố khác. Máy bay Mỹ đã trút xuống 100 ngàn tấn bom, và 81 máy bay đã bị bắn rơi.
Phát biểu trong tiệc chiêu đãi các quan chức cấp cao, tổng thống Hoa Kỳ Nixon tán tụng và cám ơn các phi công Mỹ, đã rời bỏ bàn ăn giáng sinh với chú gà tây truyền thống để đi thực hiện "nghĩa vụ với tổ quốc".
Các cuộc ném bom các thành phố và các tỉnh của VNDCCH và miền Nam Việt Nam, sử dụng vũ khí hóa học, bom napalm, pháo kích từ hạm đội vào các vùng lãnh thổ, sự tàn sát dân lành, đối xử tàn bạo với tù binh-tất cả đã gây nên sự căm giận và phẫn nộ đối với chính quyền Hoa Kỳ của công luận trên toàn thế giới và sự phản đối chính sách của Mỹ bởi chính phủ nhiều quốc gia, trong đó có cả các nước thuộc khối NATO. Trong lòng Hoa Kỳ, các cuộc biểu tình tuần hành phản đối sự cướp đi sinh mạng hàng chục nghìn binh lính Mỹ, đòi rút hết quân đội ra khỏi Việt Nam. Nghị viện và báo chí Hoa Kỳ cũng lên án các cuộc ném bom hủy diệt và đòi chấm dứt ngay lập tức các cuộc ném bom này. Dưới áp lực của dư luận thế giới, các cuộc không kích vào VNDCCH chấm dứt và Hoa Kỳ phải quay lại bàn đàm phán. Do sự thất bại trong chiến tranh và dưới áp lực của dư luận thế giới, ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hoa Kỳ đã phải ký hiệp định Pari  về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bắt đầu giai đoạn "Việt Nam hóa" chiến tranh kết quả là đến tháng 3 năm 1973, quân đội Mỹ, ngoại trừ 20 ngàn cố vấn, đã rút hết và thay thế từng phần là quân đội bù nhìn của chế độ Sài Gòn. Mỹ vẫn tiếp tục là chỗ dựa về chính trị, kinh tế và quân sự cho chính quyền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên chính quyền Nam Việt Nam đã ra sức phá hoại việc thi hành hiệp định. Nhưng không có sự ủng hộ từ bên trong, chính quyền đó không thể chống lại MTDTGPMN, và đã bị phế bỏ vào mùa xuân 1975. Cuộc đấu tranh anh hùng 30 năm của nhân dân Việt Nam đã thắng lợi hoàn toàn, đất nước Việt Nam đã thống nhất. Một phần lớn các công trình quân sự trong đó có các công trình quân sự trên bán đảo Cam Ranh đã bị đặt mìn phá hủy bởi quân đội Nam Việt Nam khi rút chạy.
Trong chiến tranh Việt Nam, có những thời khắc đụng độ trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, bởi vậy đã có những công dân Liên Xô hy sinh. Đầu tiên là cuộc chiến tranh đường không trên bầu trời Bắc Việt Nam với việc sử dụng tên lửa phòng không Xô viết điều khiển bởi các chuyên gia Xô viết, chống lại các máy bay Mỹ thực hiện các cuộc ném bom mà không tuyên bố chiến tranh.
Hải quân Liên Xô không trực tiếp tham gia vào các hoạt động chiến tranh đẩy lùi các lực lượng quân đội Mỹ đang tiến hành đánh phá nước VNDCCH; Thay vào đó các tàu trinh sát của Hạm đội Thái Bình Dương từ 1964 đến 1973 thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong vịnh Bắc Bộ(bắc biển "Nam Trung Hoa", dọc theo bờ biển Trung Quốc và Việt Nam, đường vào cảng Hải Phòng) với các nhiệm vụ sau:
"- trực tiếp theo dõi các tàu sân bay xung kích và các phân đội chống hạm của Hải quân Hoa Kỳ, phát hiện các khu vực tuần tiễu của chúng;
- cảnh báo cho Bộ Tổng chỉ huy Hải quân Xô viết và Bộ chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương về sự chuẩn bị cất cánh ném bom Việt Nam của các máy bay trên boong tàu sân bay Mỹ;
- phát hiện các thủ đoạn chiến thuật của các máy bay trên tàu sân bay, chiến thuật của các cụm tàu sân bay xung kích-truy tìm (АВПУГ) khi truy tìm tàu ngầm và các loại tàu chiến khác;
 Tham gia thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong thời kỳ trên có 7 tàu trinh sát, đã thực hiện hơn 90 chuyến hành quân trinh sát kéo dài 3-4 tháng 1 lần."
(Hạm đội Thái Bình Dương nước Nga. Bút ký lịch sử: Kỷ niệm 275 năm thành lập. Vladivostok. NXB Khoa học Viễn Đông. Trang 215).
Các tàu mặt nước, các tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương, trong khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa", đã theo dõi các lực lượng của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ trong các khu vực chiến đấu của chúng, bảo đảm thông tin trinh sát-tình báo cho hoạt động của các phân đội tên lửa phòng không Xô viết trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Biên đội tàu quét mìn ("MT-4", "MT-5") trong khi đảm bảo phục vụ tàu chở dầu "Vladimir Koletsnhitskii", trong khu vực tác chiến của biên đội, đã thực hiện quét thủy lôi cho các luồng lạch và mặt nước cảng Hải Phòng.
Đội quân viễn chinh mà Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam có lúc đã lên đến nửa triệu quân, nhưng cũng không thể giúp họ chiến thắng và buộc phải rút quân.
Bán đảo Cam Ranh được giải phóng ngày 3 tháng 4 năm 1975.
Tháng 7 năm 1976 đã hoàn thành quá trình thống nhất Việt Nam và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thống nhất Việt Nam, nhưng với nhân dân Việt Nam, chiến tranh chưa chấm dứt.
(Ảnh minh họa, nguồn: ru.vikipedia)

Các tàu chiến của hạm đội TBD hành quân trong đội hình hàng một, nhân ngày Quân đội và Hải quân 2008. Vladivostok. Tác giả: Ivan Komogorsev
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/ru/thumb/2/21/%D0%9A%D0%BE%D1%80%D0%B0%D0%B1%D0%BB%D0%B8_%D0%A2%D0%9E%D0%A4_2.jpg/760px-%D0%9A%D0%BE%D1%80%D0%B0%D0%B1%D0%BB%D0%B8_%D0%A2%D0%9E%D0%A4_2.jpg)

Tổng hành dinh hạm đội TBD Nga, Vladivostok, tháng 2 năm 2005. Tác giả Zmei Ko Kobra.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/dd/%D0%A8%D1%82%D0%B0%D0%B1_%D0%A2%D0%9E%D0%A4.jpg/800px-%D0%A8%D1%82%D0%B0%D0%B1_%D0%A2%D0%9E%D0%A4.jpg)

Tổng thống Nga Dmitri Medvedev thăm căn cứ tàu ngầm của Hạm đội TBD hải quân Nga trong vịnh Krasheninnikov ở bán đảo Kamchatka. 26-9-2008.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/dmitri_medvedev_military_base_krasheninnikov_bay07.jpg)

Người hàng xóm phía bắc của Việt Nam-Trung Quốc, đã từng là người ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh với thực dân Pháp, mà kết quả là Việt Nam đã giành lại độc lập. Trung Quốc cũng là bên đã giúp đỡ rất lớn về quân sự và kinh tế cho Việt Nam trong thời gian chiến đấu chống quân xâm lược Mỹ. Tuy nhiên sau chiến thắng 1975, chính sách của Trung Quốc với CHXHCN Việt Nam bắt đầu thay đổi. Trung Quốc không muốn xuất hiện kề biên giới quốc gia của mình một quốc gia có xu hướng thân Xô viết. Quan hệ Trung-Xô đã trở nên lạnh nhạt sau cuộc xung đột biên giới năm 1969 ở đảo Daman và khu vực Semiplatinsk. Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa thời kỳ đó có quân số nhiều triệu người, nhưng về mặt kỹ thuật thua kém quân đội Xô viết, kinh nghiệm chiến đấu tích lũy thua kém quân đội nhân dân nước CHXHCN Việt Nam. Vì vậy, Trung Quốc chờ đợi một thời cơ thích hợp để "trừng phạt" người láng giềng phía nam. Và lý do thì họ đã tìm ra.
Năm 1975 tại Campuchia (trước 1970 - Cambôt), đã thiết lập chế độ "Khmer Đỏ" do PonPot đứng đầu. Bắt đầu các cuộc thử nghiệm quái gở của chế độ "Khmer Đỏ" trên ngay chính dân tộc mình (1,7 triệu người bị chết trong tổng số dân số 7 triệu). Dư luận thế giới đều lên án PonPot. Trung Quốc-đất nước duy nhất trên thế giới ủng hộ "Khmer Đỏ". Câu hỏi tự nhiên đặt ra-Tại sao?Đó là vì Trung Quốc đã thực hiện trò chơi của mình trong khu vực này, do đó họ ủng hộ chính quyền mới ở Campuchia và ra sức trợ giúp quân sự cho chính quyền đó. Bất chấp các cuộc thử nghiệm về tổ chức xã hội bên trong quốc gia, chính quyền "Khmer Đỏ" vẫn tạo ra các cuộc khiêu khích biên giới với Việt Nam. Các cuộc khiêu khích thường xuyên đã phát triển thành xung đột biên giới có sử dụng đến vũ khí nặng.
Để bảo vệ mình trong tương lai, Việt Nam đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô vào tháng 11 năm 1978, nó cho phép khẳng định sự sẵn sàng ủng hộ và trợ giúp của Moskva cho Hà Nội trong thời gian lâu dài.
Tháng 12 năm 1978, Việt Nam đưa quân đội vào Kampuchia và thay cho "Khmer Đỏ" là một chính quyền thân thiện với Việt Nam, đó là điều làm cho Trung Quốc vô cùng tức tối.
Ngày 15 tháng 2, Đặng Tiểu Bình, để đáp trả cuộc xâm nhập của Việt Nam vào Campuchia đã tuyên bố ý định "trừng phạt" Việt Nam. Cảnh báo cho điều này là tín hiệu Bắc Kinh phát đến Moskva về việc chính thức rút khỏi Hiệp ước 30 năm Hữu nghị và tương trợ lẫn nhau giữa Liên Xô và CHND Trung Hoa ký ngày 14 tháng 2 năm 1950 và ý định không muốn tiếp tục nó nữa. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc vượt biên giới Trung-Việt. Trên toàn tuyến biên giới 1460 km, quân đội Trung Quốc bất ngờ tấn công. Quân số của QGPND Trung Quốc tham gia tấn công Việt Nam là 250 ngàn. Quân số của quân đội Việt Nam có thể huy động chống lại cuộc xâm lược là 100 ngàn người. Tất cả các đơn vị có khả năng chiến đấu của Việt Nam lúc đó đang ở Campuchia.
Ngày 19 tháng 2 năm 1979 báo "Sự thật" đăng "Tuyên bố của chính phủ Xô Viết"  trong đó viết rằng: "Nhân dân Việt Nam anh hùng đang trở thành nạn nhân của một cuộc xâm lược mới, có khả năng tự bảo vệ mình, và lần này, bên cạnh họ là những người bạn tin cậy. Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình, đã được quy định theo Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa Liên Bang CHXHCN Xô Viết và CHXHCN Việt Nam.
...Những người hoạch định chính sách ở Bắc Kinh cần phải dừng lại trong khi chưa muộn. Liên bang Xô Viết kiên quyết yêu cầu chấm dứt cuộc xâm lược và rút ngay lập tức quân đội Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam."
(báo "Sự thật" ngày 19 tháng 2 năm 1979.).
............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 12:47:32 am
(tiếp)
Liên Xô theo Hiệp định 1978 đã gửi đến Hà Nội nhóm cố vấn quân sự đứng đầu là Cố vấn trưởng cho Bộ quốc phòng CHXHCN Việt Nam, đại tướng G.I.Obaturov. Trong ngày thứ hai cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam, toàn bộ các thành viên đoàn cố vấn quân sự đã đến Hà Nội và bắt tay vào việc.
G.I.Obaturov có ảnh hưởng lớn đến Ban lãnh đạo QĐND Việt Nam, ông đã thuyết phục các nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam ngay lập tức rút các quân đoàn chủ lực từ Campuchia về biên giới với Trung Quốc và đi tới những hành động quyết định. Đã bố trí trên hướng này tiểu đoàn pháo phản lực bắn loạt BM-21 "Grad" được phiên chế trên cơ sở khí tài chuyển giao đến từ Liên Xô. Hàng hóa chiến lược và trang thiết bị quân sự được vận chuyển liên tục không ngừng từ Liên Xô tới và được điều chỉnh linh hoạt.  

Đại tướng Văn Tiến Dũng và gia đình chụp ảnh chung với vợ chồng đại tướng G.I.Obaturov. Hà Nội ngày 1 tháng 9 năm 1979.
(http://www.redstar.ru/2001/01/16_01/s_o21.jpg)

Cùng với đại tướng Văn Tiến Dũng và đại tướng Hoàng Văn Thái
(http://www.generalarmy.ru/photos/images/07.jpg)

Góp phần vào chiến thắng còn có cả một số chuyên gia Xô Viết. Các phi công phi đoàn vận tải "An-24" đã vận chuyển cả một quân đoàn từ Campuchia về, các nhân viên thông tin của trạm thông tin liên lạc đoàn cố vấn quân sự (gần 120 người ở đây từ tháng 8 năm 1978, và 68 người được điều đến sau khi chiến tranh bắt đầu) đã đảm bảo liên lạc thông suốt cho các cố vấn của chúng ta, trong đó cho cả nhóm cố vấn có mặt tại khu chiến. Vào tháng 3, đoàn cố vấn quân sự đã gặp tổn thất đầu tiên: trong khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, một chiếc An-24 của Việt Nam gặp nạn, 6 phi công-huấn luyện viên đứng đầu là thiếu tướng không quân Malykh hy sinh.  
Liên Xô quyết định hành động để chấm dứt chiến tranh bằng cách lôi kéo Liên hợp quốc. Đại diện Liên Xô tại LHQ đã đặt vấn đề lên án Trung Quốc như một kẻ xâm lược, nhưng do chính sách của các nước phương Tây, hành động của người Trung Quốc đã không bị lên án ở diễn đàn LHQ. Quân đội Trung Quốc tiếp tục tấn công về hướng Hà Nội.
Ngày 2 tháng 3 đã ra lần thứ 2 "Tuyên bố của chính phủ Liên Xô", trong đó nói rằng: "Cuộc xâm lược của Trung Quốc chống Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng...Liên bang Xô Viết thấy cần tuyên bố hết sức rõ ràng rằng: hành động của Trung Quốc khiến tất cả những ai hiện nay đang mong muốn bảo vệ nhân dân các dân tộc, giữ gìn hòa bình thế giới không thể thờ ơ. Quân đội Trung Quốc ngay lập tức phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam..."
Lãnh đạo Trung Quốc đồng thời được thông báo một cách đồng nghĩa rằng: nếu quân đội của họ không lập tức rút khỏi Việt Nam, họ sẽ phải chiến đấu trên 2 mặt trận cùng một lúc. Tuyên bố của chính phủ Liên Xô được củng cố bởi những hành động thực tế. Bộ đội tên lửa Xô Viết, các sư đoàn đóng dọc biên giới Xô-Trung được chuyển ngay sang cấp báo động 1. Các cụm quân, gồm khoảng 250 ngàn người với sự yểm hộ của không quân bắt đầu triển khai dọc tuyến biên giới. Người ta có ý định tuyên bố một cách nghiêm túc và sự thật là như vậy: trên đất Mông Cổ, đã hình thành cụm quân Xô Viết gồm 6 sư đoàn bộ binh cơ giới sẵn sàng vượt biên giới Trung Quốc; trong tháng 2-3 năm 1979, trung đoàn lính thủy đánh bộ 390 thuộc biên chế sư đoàn lính thủy đánh bộ số 55 của hạm đội Thái Bình Dương đã được chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu vì lý do cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam. Đã tiến hành các bài tập chiến thuật của sư đoàn trên biên giới với CHND Trung Hoa bằng đổ bộ đường biển và một số bài tập chiến thuật tiểu đoàn có xạ kích.
Quân đội Việt Nam, được tăng cường bởi quân đoàn chủ lực không vận về từ Campuchia, đã có khả năng ngăn chặn cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc và gây cho họ thiệt hại đáng kể. Sự can thiệp ngoại giao của Liên Xô đã buộc Trung Quốc từ bỏ ý định tiếp tục xâm lược chống CHXHCN Việt Nam. Đến cuối tháng 3 năm 1979, Trung Quốc đã rút quân đội của họ ra khỏi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Trong những năm sau đó, ngoài sự giúp đỡ tái trang bị và tái cơ cấu Quân đội nhân dân Việt Nam, đoàn cố vấn quân sự Xô Viết còn đảm đương nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang cho Lào và Campuchia. Các cố vấn quân sự bên cạnh Bộ quốc phòng Lào và Campuchia thuộc quyền Cố vấn trưởng quân sự cho Bộ quốc phòng CHXHCN Việt Nam, đại tướng G.I.Obaturov.
Ngày nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn một loạt vấn đề căng thẳng.
Thứ nhất, Việt Nam không quên sự tức giận của mình với Trung Quốc, năm 1974 đã xâm chiếm quần đảo còn tranh cãi Hoàng Sa.
Thứ hai, cuộc tranh cãi Trung-Việt đã từ lâu về khu vực thềm lục địa nhiều dầu lửa quanh các đảo của quần đảo Trường Sa, cho đến nay vẫn đe dọa biến thành xung đột quân sự. Sau cuộc xung đột căng thẳng vì chủ quyền các đảo của quần đảo Trường Sa năm 1988, sự căng thẳng của vấn đề này sẽ chưa hết trong nhiều năm tới.
................


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 02:20:28 am
(tiếp)
Cuộc xung đột lịch sử xung quanh các đảo ở biển "Nam Trung Hoa", từ ban đầu và nay vẫn tiếp tục mang đặc tính là cuộc đối đầu trực tiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng cùng với nó, trong những năm gần đây, khu vực các đảo quần đảo Trường Sa đã trở thành vấn đề tranh cãi chủ quyền giữa 6 quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Philippin và Brunei. Mặc dù có kích thước rất nhỏ, các đảo của quần đảo Trường Sa lại có ý nghĩa chiến lược quan trọng từ điểm nhìn tồn tại trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt. Trên các đảo đều không có cư dân thường xuyên sinh sống và hiện nay nó được sử dụng làm khu vực hoạt động đánh bắt cá.
Các sự kiện chủ yếu diễn ra trong vòng 15-20 năm trở lại đây xung quanh các hòn đảo nhỏ bé của quần đảo Trường Sa, có tính chất rất nghiêm trọng. Chúng ta hãy điểm qua những thông tin ngắn gọn về thời kỳ này, trong đó có sự kiện năm 1988 có liên quan đến hạm đội.
Vào năm 1987, Trung Quốc đã nắm bắt được một cơ hội thích hợp để thâm nhập thực sự vào vùng này của biển "Nam Trung Hoa": LHQ yêu cầu họ thiết lập một trạm nghiên cứu khoa học tại quần đảo Trường Sa để quan trắc khí tượng, đây là nhiệm vụ trong khung chương trình toàn cầu về nghiên cứu đại dương. Kế tiếp là sự phản đối và tuyên bố của Bộ ngoại giao Việt Nam về sự xâm phạm lãnh hải Việt Nam của các tàu chiến Trung Quốc. Trong tuyên bố ngày 20 tháng 2 năm 1988, đại diện bộ ngoại giao Việt Nam chỉ ra rằng "hoạt động quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa (Spratly) đe dọa sự an toàn của Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa".
Mặc dù sự ngăn cản bằng mọi phương tiện và biện pháp của Hải quân Việt Nam đối với công việc xây dựng và di chuyển của các tàu Trung Quốc, trong tháng 3 năm 1988 với sự hỗ trợ của Hải quân CHND Trung Hoa, trạm nghiên cứu khí tượng đã được xây dựng. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, một cuộc xung đột vũ trang đã xảy ra với sự tham gia của các tàu chiến của Trung Quốc và Việt Nam (trong đó có các tàu của vùng 4 Hải quân CHXHCN Việt Nam) ở bãi đá ngầm Johnson (Trung.-"Sinh Koi"). Kết quả là CHND Trung Hoa đã chiếm được 6 bãi đá ngầm và san hô thuộc quần đảo Spratly, cắm được cờ của mình ở một khu vực cách xa lục địa Trung Hoa. Bằng cách đó, Trung Quốc đã tạo được một bàn đạp lợi hại kiểm soát các đảo khác thuộc quần đảo Spratly.
Tháng 11 năm 1991, sau 18 tháng kể từ khi xảy ra xung đột căng thẳng Việt-Trung, như cả 2 phía đều đánh giá, đã có "bình thường hóa hoàn toàn" quan hệ giữa 2 nước. Trong điều kiện Liên Xô tan rã, yếu tố "tình đoàn kết xã hội chủ nghĩa" đã mang ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Tháng 2 năm 1992, đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc ban hành "Luật về lãnh hải và vùng đặc quyền", theo đó các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước CHND Trung Hoa. Bắc Kinh đã ký hợp đồng với công ty dầu lửa Mỹ "Crestone Energy" cho phép nhượng quyền thăm dò lô thềm lục địa cách bờ biển Việt Nam 250km, nhưng cách bờ biển Trung Quốc 1300km.
Ngày 19 tháng 4 năm 1994, chính phủ Việt Nam ký với tổ hợp quốc tế gồm các công ty Mỹ, Nhật, Nga hợp đồng khai thác mỏ dầu tại thềm lục địa Nam Việt Nam. Phía Trung Quốc liền tuyên bố rằng họ coi hợp đồng đó là trái phép vì mỏ dầu đó nằm ở thềm lục địa Spratly. Trước đây, Bắc Kinh chưa hề bao giờ tuyên bố yêu sách về lô thềm lục địa đó.
Tháng 6 năm 1994, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết phê chuẩn Công ước của LHQ về luật biển, trong đó lại khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa).
Giữa năm 1994, người Trung Quốc bắt đầu tiến hành thăm dò tài nguyên trong khu vực và đi vào vùng đặc quyền kinhtế của Philippin. Tháng 10 năm 1994, lực lượng cảnh sát biển Philippin bắt giữ và trục xuất khỏi vùng đặc quyền kinh tế của họ 55 ngư dân Trung Quốc, những người đã đặt các mốc chủ quyền Trung Quốc trên nhiều bãi đá ngầm sau khi đã xây dựng trên đó những công trình quản lý có cấu trúc nhẹ và đơn giản.
Năm 1995 đã có sự thỏa thuận giữa CHND Trung Hoa và Việt Nam về việc bắt đầu mở ra các cuộc đối thoại để tìm cách cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên của quần đảo.
Năm 2004 Việt Nam mở rộng hoạt động du lịch ra các vùng lãnh hải còn đang tranh cãi.
Năm 2005 một lần nữa Việt Nam tuyên bố về chủ quyền trên các hòn đảo của quần đảo Trường Sa.
Năm 2008, Philippin ra tuyên bố "sẽ chiến đấu đến thủy thủ cuối cùng và người lính thủy quân lục chiến cuối cùng vì chủ quyền các đảo Spratly".
Mặc dù lịch sử dài dặc các cuộc xung đột lãnh hải này, ngày hôm nay chưa có một lối thoát thực sự khả dĩ cho vấn đề phức tạp trên. Quyết định cuối cùng cho bất kỳ cuộc tranh chấp nào, chỉ có thể đạt được bằng con đường hòa bình mà tiền lệ về các giải pháp trái chiều cho nó là chưa có.
Cùng lúc đó, cả Trung Quốc và Việt Nam ngày nay đang tăng cường lực lượng hải quân của mình. Trong vấn đề trên, căn cứ Cam Ranh-căn cứ hải quân cũ của hải quân Xô viết và hải quân Nga đóng một vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam.  

............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 12:22:30 pm
(tiếp: nguồn clubadmiral.ru)
Căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật số 922 và binh đoàn 17

Quân khu Viễn Đông và hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/doc_dvo_tf.jpg)

Vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, các tàu ngầm và tàu mặt nước của hạm đội TBD đã tiến vào các khu vực mới thực hành nhiệm vụ chiến đấu trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Liên quan đến nhiệm vụ này, một vấn đề gay gắt đặt ra là phải xây dựng được một điểm trung gian làm căn cứ thường xuyên nhằm đảm bảo kỹ thuật chuyên ngành và tiếp liệu hậu cần cho các chiến hạm của hạm đội hoạt động trong biển "Nam Trung Hoa" và các chiến hạm từ đó đi ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và ngược lại. Cơ quan lãnh đạo chính trị-quân sự cấp cao của đất nước và Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang đã xem xét các phương án bố trí các điểm căn cứ như vậy trong biển "Nam Trung Hoa" tại phía nam nước Việt Nam đã giải phóng và tại nước Campuchia đã thoát khỏi chế độ "Khmer Đỏ".
Biển "Nam-Trung Hoa" - một biển nửa kín trải theo bờ biển Đông Nam Á, giữa các bán đảo Đông Dương, các đảo Kalimantan, Palawan, Luxon và Đài Loan. Biển này nằm trong số các vụng biển giữa hai đại dương Thái Binh Dương và Ấn Độ Dương.
Diện tích 3 537 289 km2, độ sâu lớn nhất-5560m. Nhiệt độ nước bề mặt biển vào tháng 2 là 20 độ C ở phía bắc và 27 độ C ở phía nam, vào tháng 8 nhiệt độ đạt đến 28-29 độ C trên toàn diện tích mặt biển. Độ mặn của nước - 32-34%. Về mùa hè và mùa thu trong biển này thường xuyên có bão.
Tàu bè sau khi rời các cảng ở Trung Quốc, Nhật, Nga tới eo biển Singapore và theo hướng ngược lại vào biển "Nam Trung Hoa" đều đi theo tuyến đường biển thường gọi là tuyến hàng hải chính, Đó là tuyến đường biển ngắn nhất và an toàn nhất cho các con tàu.
Yếu tố tự nhiên chủ yếu ảnh hưởng đến hải trình trên tuyến hàng hải chính này là Gió Mùa - một chế độ di chuyển tương đối ổn định của các khối không khí và tụ khí xoáy nhiệt đới - các lốc xoáy sinh ra từ các vùng tụ khí xoáy này thường có cường độ rất mạnh. Các vịnh lớn nhất trong biển "Nam-Trung Hoa" là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Các đảo nằm trên đường hàng hải chính này có cấu trúc khác nhau. Các đảo trong quần đảo Hoàng Sa và ở vĩ độ thấp hơn là các đảo thuộc quần đảo Trường Sa được cấu tạo từ các tầng san hô, phủ đầy lớp thảo mộc có tầm cao thấp. Giữa  các đảo có rất nhiều đá ngầm nguồn gốc san hô, các doi cát và rặng san hô ngầm. Đặc biệt nhiều đá ngầm giữa các đảo của quần đảo Trường Sa, khu vực xung quanh chúng hầu như chưa được khảo sát. Đảo cao độ lớn nhất Itu-Aba có cao độ vượt trên mực nước biển chỉ là 4m.
Đối với các tàu của hạm đội Xô viết Thái Bình Dương, việc thực hành nhiệm vụ chiến đấu tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và biển "Nam-Trung Hoa", đã gặp thuận lợi hơn nhiều khi xây dựng được điểm tiếp liệu đảm bảo hậu cần-kỹ thuật (PMTO) trong vịnh và trên bán đảo Cam Ranh thuộc lãnh thổ Việt Nam, còn thực tế - đó là căn cứ hải quân Cam Ranh trong vịnh Cam Ranh.
 V.S. Kozlov-chuẩn đô đốc hồi hưu - nguyên cục trưởng hợp tác quốc tế về kỹ thuật quân sự hải quân Liên Xô, đầu tháng 2 năm 1978, dẫn đầu nhóm sỹ quan ở Bộ chỉ huy trung ương hải quân và hạm đội TBD với toàn quyền quyết định, đã bay đến Hà Nội. Trước khi đoàn đi, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội Liên bang Xô Viết, đã huấn thị và chỉ dẫn tìm hiểu tỉ mỉ những gì còn lại tại các căn cứ quân sự cũ của Hoa Kỳ ở vịnh Cam Ranh hiện Việt Nam đang quản lý, sau khi cuộc chiến tranh với chế độ thân Mỹ ở Sài gòn mới kết thúc cách đây không lâu. Một nhóm lớn các nhà chuyên môn quân sự sẽ phải xem xét kỹ lưỡng căn cứ cũ của Mỹ và chuẩn bị những tài liệu cần thiết để sau này ký thỏa thuận song phương về cùng sử dụng chung căn cứ Cam Ranh phục vụ tàu chiến Xô viết và tàu chiến Việt Nam. Cũng sẽ phải giới thiệu và giải trình với Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam về khả năng các tàu chiến Liên Xô sử dụng căn cứ này khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Valentine Stepanovitch Kozlov ghi lại các sự kiện hồi đó như sau: "Căn cứ cũ của Mỹ gây ấn tượng mạnh bởi số lượng rất nhiều công trình bố trí trên 100 km mặt nước ven bờ vịnh. Để đi được khắp khu vực này cần phải mất nhiều giờ trên những con đường còn giữ được trải asphalt và các tấm ghi kim loại. Hàng chục hầm dã chiến các loại, các công trình kho chứa kết cấu kim loại lắp ghép, thậm chí cả 2 nhà xác. Xưởng sửa chữa tàu biển với hệ thống kích thủy lực sừng sững và thiết bị cơ khí lớn và đồng bộ đã làm cho các kỹ sư cơ khí của chúng ta vô cùng mừng rỡ. Hai bến tàu kết cấu bê tông có thể tiếp nhận các tàu và chiến hạm có độ choán nước lớn. Sự thực thì một trong hai bến đó, ở vị trí trung tâm, đã bị phá hủy khá nặng. Tất cả các công trình trong căn cứ đều giữ được kết cấu hạ tầng như quy định, mặc dù cũng có nhiều chỗ hư hỏng đáng kể.
Các chuyên gia hàng không trong nhóm chúng tôi đã rất chú tâm đến sân bay có hệ thống 2 đường cất-hạ cánh với chiều dài hơn 3 km, một trong 2 đường băng này cần tái bổ sung trang bị, nhà chỉ huy đã bị phá hủy hoàn toàn.
Cần 2 tuần lễ cho công việc tìm hiểu, và các bạn Việt Nam tháp tùng chúng tôi đã rất ngạc nhiên về khả năng làm việc của các chuyên gia Xô viết trong điều kiện nóng nực không quen và thừa thãi các loại ruồi muỗi nhiệt đới.
Trở về Hà Nội, tôi báo cáo qua đường liên lạc riêng với Tổng tư lệnh hải quân Xô Viết dự kiến của chúng tôi khả năng sử dụng Cam Ranh làm cơ sở đảm bảo hậu cần-kỹ thuật cho các tàu chiến Xô viết sau khi có những tái thiết cần thiết. Theo chỉ lệnh của Sergei Gorskov, đã chuẩn bị dự thảo nghị định thư và một loạt tài liệu liên quan để thảo luận với ban lãnh đạo Việt Nam việc cùng sử dụng chung cơ sở tiếp liệu hậu cần-kỹ thuật (PMTO) theo nguyên tắc đồng đẳng.  
Chúng tôi đã làm việc rất khẩn trương và năm mới 1979 đã đến gần. Nghiên cứu sơ bộ trong các cuộc trò chuyện với các chỉ huy hải quân vùng đã tạo cơ sở cho chúng tôi giả định rằng trong các cuộc trao đổi cuối cùng, sẽ tìm được sự nhất trí về thỏa thuận sử dụng chung căn cứ. Tuy nhiên dự định của chúng tôi từ những ngày thảo luận đầu tiên đã vấp phải ý muốn của chỉ huy hải quân nước CHXHCN Việt Nam gắn thỏa thuận này với việc cần có sự giúp đỡ bổ sung trang bị kỹ thuật quân sự và vũ khí cho hải quân Việt Nam. Tôi đã nhiều lần liên lạc báo cáo với ban lãnh đạo hải quân Xô viết vấn đề này, rồi nhiều lần quay lại thảo luận với Bộ chỉ huy hải quân Việt Nam.
Cần phải có nhiều nỗ lực mới đạt được thảo thuận nguyên tắc và có sự chuẩn bị cho nội dung "nghị định thư về các dự định"có tính khả thi hơn nữa. Với dự thảo nghị định thư này, chúng tôi cùng chuẩn đô đốc Giáp Văn Cương đến gặp Thứ trưởng Quốc phòng CHXHCN Việt Nam thượng tướng Trần Văn Trà. Trong quá trình thảo luận kỹ càng, chúng tôi đã xem xét những luận điểm cơ bản của đề án, đặt điều kiện trước cho việc sử dụng chung PMTO và sân bay sau khi tái thiết.Ngày 30 tháng 12, nghị định thư đã được ký kết, và ngay hôm đó chúng tôi trở về Moskva và gặp phải tiết trời băng giá ở 35 độ âm. Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết S.G.Gorskov đã đánh giá tích cực kết quả chuyến công tác này"
.
Ngày 2 tháng 5 năm 1979, chính phủ 2 nước Liên Xô và CHXHCN Việt Nam đã ký Hiệp định. Trong bản hiệp định này có nói rõ: "...Hai bên Liên Xô và Việt Nam sẽ xây dựng căn cứ Cam Ranh để sử dụng chung cho các hạm đội của mình...hiệp định....cần phải có hiệu lực trong thời gian 25 năm đến năm 2004 và được tự động gia hạn thêm mỗi lần tiếp theo là 10 năm..."
Phù hợp với hiệp định trên là nghị định thư liên chính phủ về việc từ ngày 4 tháng 2 năm 1982 sẽ triển khai (tại Cam Ranh) một binh đoàn chiến thuật của hạm đội Thái Bình Dương, một trung đoàn không quân hỗn hợp và cơ sở đảm bảo hậu cần-kỹ thuật (PMTO) để đảm bảo hoạt động của những đơn vị trên.

Sơ đồ khu PMTO. Nguồn: clubadmiral.ru
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/SoDoCanCuCamRanh.png)
............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 11:57:37 pm
(tiếp)
Những chiến hạm đầu tiên của hải quân Xô viết đã cập cảng Cam Ranh:
-   Tháng 3 và 4 năm 1979 - biên đội 3 tàu chiến, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng hạng 1 Đ.Tserivatyi gồm có tàu săn ngầm "Vasili Tsapaev" (chỉ huy E.Znakhourenko), tàu tuần tiễu "SKR-46", tàu quét mìn "Tral";
-   Tháng 4 năm 1980 - tàu ngầm nguyên tử đề án 670 thuộc biên chế sư đoàn 10 phân hạm đội tàu ngầm số 2 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng hạng 1 N.M.Souvorov (phó chỉ huy chính trị thuyền trưởng hạng 2 V.T.Puzik, chỉ huy boong tham mưu trưởng sư đoàn thuyền trưởng hạng 1 N.N.Alkaev).

Ảnh: tàu săn ngầm "Vasili Tsapaev" thuộc đề án 1134A.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Vasili_Tsapaev_2.jpg)

Ảnh: tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình K-43 thuộc đề án 670 "Skat" (NATO phân lớp "Charlie-1"). Biên chế tại sư đoàn tàu ngầm số 10, hạm đội TBD, đóng căn cứ chính tại vịnh Krasheninnikov bán đảo Kamchatka. Năm 1984 tàu được chuyển giao cho hải quân Ấn Độ và mang số hiệu S-71, tên gọi "Chakra".
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/K-43.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: thainhi_vn trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 12:10:57 am
... thuyền trưởng hạng 1 Đ.Tserivatyi...
...thuyền trưởng hạng 2 V.T.Puzik...

Sao ta không dịch hẳn là Đại tá Hải quân và Trung tá Hải quân nhỉ?


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 12:42:37 am
Bác nói đúng đấy, nhưng lại nghĩ cứ để thế cho nó khó hiểu theo kiểu hai quần. Ví dụ: chuẩn đô đốc-thiếu tướng cũng được mà chuẩn đô đốc cũng chẳng sao. Đã thế lại còn phó đô đốc-trung tướng. Khó quá, chuẩn bị làm đô đốc rồi thì nó lại chỉ cho lên phó, thế thì không chơi, lên đô đốc luôn, ấy vậy mà mới tương đương thượng tướng. Đô đốc rồi lại không bằng đô đốc hạm đội. Thời CCCP lại còn đô đốc hạm đội Liên bang mới tương đương Nguyên soái. Rất cám ơn bác.  


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 02:25:09 am
Từ chối đặt căn cứ tại quân cảng Ream (CHND Campuchia)

Hoàn cảnh đề xuất đặt căn cứ tại quân cảng Ream xảy ra như sau
Trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam, đại tướng G.I.Obaturov vào tháng 3 năm 1979, trong khi tìm hiểu tình hình bố trí các đơn vị quân đội Campuchia ở miền nam nước này, đã có mặt tại vịnh Ream và nhận thấy vịnh Ream rất thuận tiện để đặt căn cứ cho các tàu chiến Xô viết. Ông đã gửi đề nghị của mình về việc sử dụng cảng Ream và bố trí sân bay cạnh cảng tới Bộ TTM các lực lượng vũ trang Liên Xô. Trong lúc này tại Moskva, người ta đang chuẩn bị cho việc ký Hiệp ước giữa Liên Xô và CHXHCN Việt Nam về xây dựng căn cứ Cam Ranh ở phía nam Việt Nam làm căn cứ sử dụng chung cho các tàu của hải quân Liên Xô và hải quân CHXHCN Việt Nam.
Đến thay thế theo kỳ hạn cương vị Cố vấn trưởng về quân sự cho Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam, thượng tướng (từ năm 1984-đại tướng) Ph.Ph.Krivda trong chuyến đi kiểm tra các doanh trại phía nam Việt Nam và Campuchia cũng đã thị sát cảng Ream. Trong hồi ký "Trên hai bờ Mê kông" của minhg, ông viết:"Trên trực thăng bay đến cảng Ream, nơi mà đã dự kiến thỏa thuận với phía Campuchia đặt căn cứ cho các tàu phóng lôi và các khinh hạm Xô viết.........việc sửa chữa cảng và sân bay không cần nhiều phương tiện và tiền bạc, đồng thời cũng không tốn nhiều thời gian." Như vậy, đến lượt mình, Ph.Ph.Krivda cũng đưa đề nghị của ông về việc sử dụng cảng Ream phục vụ hải quân Xô viết, tới Bộ TTM các lực lượng vũ trang Liên Xô.
Tháng 4 năm 1983, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Liên Xô (12 người), dẫn đầu là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng và quản lý nhà thuộc Bộ Quốc phòng, trung tướng V.I.Ivankov bay đến Cam Ranh theo hành trình: Moskva-Tasken-Karachi-Bombay-Hà Nội-Cam Ranh-Ream. Mục đích chuyến đi: nghiên cứu khả năng đặt căn cứ cho các tàu chiến và máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương tại cảng Ream. Trong thành phần của đoàn có Tổng cục trưởng Tổng cục công binh hải quân Xô viết, phó tư lệnh hải quân Xô viết phụ trách xây dựng, quản lý nhà và công binh công trình O.K.Anikanov. Trước chuyến bay, Tổng tư lệnh hải quân, đô đốc hạm đội Liên bang Xô viết S.G.Gorskov đã chỉ thị cho Oleg Karpovitch, tư lệnh đã giao trách nhiệm cho ông phải tìm hiểu vịnh Ream thật tỉ mỉ kỹ lưỡng, phải có kết luận về khả năng có thể đặt căn cứ tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương ở đây hay không. Theo kết quả làm việc ở Bộ Tổng tham mưu Xô viết và Bộ Tham mưu hải quân, người ta đã ra báo cáo về việc không có khả năng đặt căn cứ tại Ream cho các tàu mặt nước của hạm đội vì lý do độ sâu của vịnh nhỏ, chỉ từ 4-6m, chi phí để xây dựng lại hạ tầng cũ của cảng và sân bay rất lớn và phải xây dựng các công trình mới.
Oleg Karpovitch ngày hôm nay, 27 năm sau chuyến thị sát quân cảng Ream và sân bay, nhớ lại: "Tất nhiên, là nhà xây dựng, chúng tôi có thể nạo vét cho vịnh sâu thêm, xây dựng các bến tàu mới, các doanh trại, các toà nhà quản lý, xây dựng lại sân bay. Nhưng tiếp theo làm gì nữa?Về phía biển vịnh không được bảo vệ. Cần phải xây dựng tổng thể mạng lưới đường bộ, công trình phòng thủ chống địch đổ bộ. Cần đổ bộ lên đây một tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ (ít nhất là như thế). Cần phải chở vật liệu xây dựng đến bằng đường biển. Chi phí sẽ rất lớn. Đã có những doanh trại bằng gỗ xây trên các hàng cọc cao, rắn rết suốt ngày đêm bò trong các phòng, cắn người và gây ra mối nguy chết chóc. Khu vực này mới rà mìn từng phần. Điều kiện vệ sinh-dịch bệnh trong khu vực rất phức tạp. Cácnhân viên quân sự đóng quân cạnh các phân đội bộ đội Campuchia chỉ riêng bệnh sốt rét thôi cũng đã bị 2-3 lần rồi. Vậy có đáng không? Từ Cam Ranh, theo đường liên lạc riêng tôi đã báo cáo thẳng về Bộ Tham mưu hải quân, còn tại Moskva-báo cáo riêng với Tổng tư lệnh hải quân, đô đốc hạm đội Liên bang Xô viết S.G.Gorskov, những hoài nghi của mình và đề nghị không đặt căn cứ cho các tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương tại cảng Ream."Tuy nhiên Bộ Tổng tham mưu quân đội Campuchia ra sức nài nỉ về việc nên đặt căn cứ cho các tàu của hạm đội hải quân Xô viết tại cảng Ream, viện dẫn Hiệp định đã ký giữa Liên Xô và CHXHCN Việt Nam ngày 2 tháng 5 năm 1979. Vì vậy tháng 10 năm 1985, một nhóm sỹ quan bộ tham mưu binh đoàn 17 và sư đoàn tàu ngầm số 38, dẫn đầu là tư lệnh sư đoàn, chuẩn đô đốc Iu.Ph.Spirin, đi trên tàu tiếp liệu "Ivan Vakhromeev" tới cảng Ream với mục đích nghiên cứu thật tỉ mỉ các điều kiện và khả năng đặt căn cứ tàu chiến cho hạm đội. Trong đoàn, có phân đội gỡ mìn (40 người), có nhiệm vụ rà phá mìn cho cảng, dò gỡ mìn các khu vực đặc quyền của cảng và sân bay.
Chuẩn đô đốc Iu.Ph.Spirin nhớ lại: "Chúng tôi đã xem xét kỹ cảng Ream. Những bãi biển đẹp...Cầu tàu duy nhất dài hơn 100m. các công trình trên bờ: Trạm phát điện chạy máy phát diezen (có 4-5 máy phát), xưởng sửa chữa, khách sạn và một số công trình nhà ở. Cạnh đó là sân bay, có thể tiếp nhận các loại máy bay An-26, An-24 và máy bay trực thăng. Đường cất cánh dài gần 1000 m có nhiều chỗ đã bị phá hủy. Tất cả ở trong trạng thái hoang tàn. Hiểm họa về mìn vẫn còn. hệ thống cấp nước đã bị phá hủy. Cần phương tiện, thời gian, cần một đơn vị lập đề án và xây dựng và v.v..Tóm lại, với chi phí thấp, vịnh Ream chỉ thích hợp làm căn cứ cho các tàu tên lửa loại nhỏ, kiểu như cảng Mersa-Matrukh ở biển Địa Trung Hải. Để làm căn cứ cho tàu ngầm diezen, cần phải đổ vào đây nhiều vốn, mà viễn cảnh lại không sáng sủa gì. Phải báo cáo điều này cho tư lệnh binh đoàn (hải đoàn 17) A.A.Kuzmin." 
Việc không chọn cảng Ream để đặt căn cứ tàu ngầm và tàu mặt nước đã được báo cáo tại Bộ Tham mưu hải quân. Và quyết định đặt căn cứ cho tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương tại cảng Ream (CHND Campuchia) đã không được đưa ra.

Ảnh: 27 năm sau, Oleg Karpovitch Anikanov (áo trắng) nhớ lại việc xem xét đặt căn cứ tại cảng Ream.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image005.jpg)    

..................


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: baokhanhnbk trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 08:54:58 pm
Việt Nam và Nga hợp tác xây dựng xưởng tàu hải quân tại Cam Ranh

 
 Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang xem xét đề nghị của Nga về việc cùng xây dựng xưởng tàu hải quân tại vịnh Cam Ranh, trên bờ biển Đông Nam của Việt Nam, Jane’s Defence Industry cho hay.

Theo thông tin của chính phủ Việt Nam, nhiệm vụ chính của liên doanh này là sửa chữa và bảo dưỡng kỹ thuật cho tàu chiến và tàu thương mại. Xưởng sẽ bảo đảm bảo dưỡng tàu hải quân của Việt nam, cũng như của hải quân nước ngoài.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã tuyên bố rằng, cơ sở này dự kiến được bố trí riêng biệt với các phương tiện bảo dưỡng của Hải quân Việt Nam và được xây dựng với sự tham gia của các chuyên gia Nga.

Vịnh nước sâu Cam Ranh nằm tại khu vực có tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông. Ban đầu, Cam Ranh được sử dụng làm căn cứ của Hải quân Mỹ, còn từ năm 1979-2002 là căn cứ của Hải quân Liên Xô/Nga.

Bất chấp những tuyên bố nói rằng, Nga không có ý định khôi phục căn cứ hải quân ưor Cam Ranh, nhưng xét đến sự tham gia tích cực vào các chiến dịch chống cướp biển và việc trở lại đại dương thế giới, rõ ràng là hạm đội Nga quan tâm đến sự hiện diện của một căn cứ bảo đảm vật chất-kỹ thuật ở Việt Nam.

Kế hoạch hợp tác xây dựng xưởng tàu đã được Nga đưa ra với ban lãnh đạo Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 10.2010 của TT Nga Dmitri Medvedev.

Theo các chuyên gia, trong quá trình hội đàm, hai bên tập trung chú ý chủ yếu vào việc thống nhất danh mục các chương trình đền bù liên quan đến những thương vụ mua sắm vũ khí Nga của Việt Nam, trong đó có 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo, 20 tiêm kích Su-30MK2 và các tàu tuần tra lớp Projekt 10412 Svetlyak.

Nguồn: Armstrade, 15.11.2010.

http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Viet-Nam-va-Nga-hop-tac-xay-dung-xuong-tau-hai-quan-tai-Cam-Ranh/201011/49867.aspx


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: DetuHitler trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 06:09:47 pm
Liệu có nêu cho Nga tiếp tục thuê căn cứ này? Với một số điều khoản khác như: Nga hỗ trợ Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm với một số tiền viện trợ không hoàn lại; giúp đỡ việc đào tạo đội ngũ quân nhân trình độ, đại học, trên đại học; chuyển giao các công nghệ tiên tiến để Việt Nam có thể tự nghiên cứu và đóng mới các tàu Hải quân; góp phần cùng nước ta xây dựng Cam Ranh trở thành căn cứ hải không quân tầm cỡ trên thế giới góp nhằm nâng cao vị thế Việt Nam trên trường thế giới. So với việc chúng ta ra giá 200 triệu USD 1 năm, năm 2004.
Tiểu đệ mới viết bài lần đầu còn nhiều thiếu sót và kém hiểu biết, có gì không phải xin các sư huynh chỉ giáo thêm. Tiểu đệ xin cung kính cúi đầu lĩnh ý !
-------------------------------------------------------
Vô sản các nước đoàn kết lại.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lantuyet trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 08:58:06 am
Bác qtdc viết về sự hiện diện quân đội Liên xô tại căn cứ Cam ranh rất hấp dẫn, chắc bác "đi tranh thủ mà vẫn chưa lên đơn vị" để viết tiếp chủ đề này. Xin lỗi MOD cho em spam chút: Em đoán là bác qtdc cũng đã phục vụ ở Cam Ranh, chắc bác ở Phòng kỹ thuật của Vùng 4 hay ở bộ phận chuyên làm việc với chuyên gia Liên xô à. Em đã ở Cam Ranh năm 1996, bọn em ở dãy nhà gỗ 2 tầng (nghe nói là khu nhà nghỉ của phi công Liên xô) và cũng được nghe nhiều, đi tham quan nhiều công trình do Liên xô và Mỹ xây dựng trong căn cứ. Tuy nhiên, đọc bài của bác, em thấy có rất nhiều thông tin bổ ích và em đề nghị bác viết tiếp cho nhiều người quan tâm được hiểu rõ thêm thời kỳ Hải quân Liên xô có mặt tại Cam Ranh.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 12:44:06 am
Bác lantuyet: em cũng chỉ ở đó đến 1989 thôi. Đây là topic về kiến thức quốc phòng, nên thông tin cũng phải chọn lọc và cân nhắc một chút, từ từ em sẽ post tiếp, góc nhìn của các sỹ quan trung và cao cấp của bạn đồng minh tất nhiên sẽ khác với góc nhìn của người lính trơn. Khu nhà gỗ đó là do công binh hải quân Nga dựng cho phi công trung đoàn 169 của họ khi mới sang.

Tàu sân bay "Minsk" (tàu sân bay lớp Kiev) thuộc biên chế hạm đội Thái Bình Dương từ tháng 11 năm 1978. Ảnh chụp 9 tháng 2 năm 1983 bởi quan sát viên phương Tây. Nguồn ảnh: vikipedia.ru. Mùa hè 1980, tàu đã ghé Cam Ranh trong hành trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong ngôn ngữ hải quân Nga, thường gọi là tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay (тяжёлый авианосный крейсер).
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/800px-Aircraft_Carrier_Minsk.jpg)

Cẩu chuyển máy bay trên tàu. Ảnh chụp tại Cam Ranh.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/002.jpg)

Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 trên tàu "Minsk".Ảnh chụp tại Cam Ranh.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/YAK-381.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 01:10:52 am
Những người lính Hải quân Xô viết đầu tiên, sau một chuyến lên bờ và đi chơi cùng với món quà lưu niệm quen thuộc cho gia đình: những chiếc nón của phụ nữ Việt Nam.1980.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=104)

và không thể thiếu:
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=167)

Cùng chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam.1980.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=160)

Phục vụ tại Việt Nam. 1980-1981. Những ngày tháng khó quên đối với người lính Hải quân hạm đội TBD.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=176)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 01:34:52 am
(camranh.ru)
Một chút đời thường.
Mười năm sau, trong ngày truyền thống Hạm đội Hải quân Nga: 28 tháng 7 năm 1991.Trên bãi biển của khu căn cứ tiếp vận kỹ thuật-hậu cần 922 (922 PMTO).
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=155)

Và cùng chia vui có các chiến sỹ hải quân vùng 4, người thân trong gia đình và đồng đội, đồng nghiệp.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=161)


Rất vui vẻ: Bên đường, cạnh trạm phát điện diezen ДГ72 .
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=24)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lantuyet trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 08:17:04 am
Cám ơn bác qtdc, lâu lắm rồi em mới nhìn thấy thấp thoáng căn nhà gỗ 2 tầng rất đặc trưng này, hồi đó bọn em được ưu tiên ở ngay sân bay, không phải vào Vùng 4, bác qtdc post tiếp đi nhé


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 08:41:20 pm
(tiếp)
Боевая десантная группа:
Cam Ranh 1986. Các chiến sỹ đội đổ bộ đường biển,
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=328)

và người chỉ huy của họ trước doanh trại.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=327)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 10:32:52 pm
(tiếp)
Cam Ranh 1990-1991. Các chiến sỹ lính thủy đánh bộ thuộc tiểu đoàn cảnh vệ luyện tập.
(http://s44.radikal.ru/i105/0912/1a/776be8cffd3f.jpg)
(http://i048.radikal.ru/0912/b0/8ba17566f244.jpg)
(http://s45.radikal.ru/i110/0912/e8/bdca024a4a8c.jpg)
(http://s55.radikal.ru/i148/0912/3a/51ca5a430521.jpg)
(http://i080.radikal.ru/0912/3b/bf3ad2cba711.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 12:12:52 am
(tiếp)
Trong căn cứ không quân. Cam Ranh 1986.
Đài tưởng niệm đầu tiên, vụ tai nạn TU-95 RS năm 1985, dẫn đến sự hy sinh toàn bộ phi hành đoàn cận vệ, mà chỉ huy là một phi công thuật lái cao cấp.(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=95)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=41)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=42)

Với người lính chủ nhà Việt Nam
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=380)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 12:20:31 am
Trong căn cứ không quân. Cam Ranh 1986 (tiếp).
Chụp ảnh với những người dân đi mò vỏ sò, vỏ ốc.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=51)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=50)

Phút nghỉ ngơi.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=43)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=62)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 12:39:59 am
(tiếp)
Khu PMTO đầu tiên. Với các bạn hải quân Việt Nam.(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=309)

Tập bắn tại trường bắn.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=310)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=311)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 12:53:34 am
(tiếp). 1980-1981.
Tàu đổ bộ cỡ lớn đề án số 775
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=340)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=347)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=357)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=344)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 05:55:02 pm
Tàu đổ bộ cỡ lớn 060 (đề án 775) bốc hàng.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=181)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=180)

Cảnh bốc dỡ hàng hối hả những năm 1980-1981.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=371)

Tàu Nga liên tục cập cảng.Những năm 1980-1981.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=175)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=215)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=196)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 07:24:51 pm
Cẩu chuyển máy bay từ tàu đổ bộ. Tàu Nga tiếp tục cập cảng.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=297)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=282)

Quân hiệu của hạm đội hải quân Liên Xô
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=259)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=256)

Trên tàu và trên bờ.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=270)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=274)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=277)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=280)

Vũ khí Mỹ còn bỏ lại ở Cam Ranh.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=292)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=291)

Với các chỉ huy và bộ đội Việt Nam.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=287)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=281)

Cam Ranh, nhìn từ trên cao.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=255)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 07:39:21 pm
Nhà thờ cũ và người lính hải quân Nga.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=285)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=220)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=168)

Các lô cốt cũ bên bờ biển. Những cây dứa dại mọc hoang trên sườn núi.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=219)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=209)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=207)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=205)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 08:00:40 pm
Đường dọc bờ biển và bãi biển.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=206)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=210)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=211)

Ảnh vệ tinh. Khu PMTO.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=212)
Khu nhà ở.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=201)
Kho lộ thiên.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=169)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=164)
Sân bay và căn cứ.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=173)
Hồ Tiger.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=198)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=170)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=185)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 08:22:18 am
1986-1987.Biểu diễn văn nghệ, giao lưu với các bạn Nga trong căn cứ không quân.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=86)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=85)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=84)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 08:56:22 am
Đài tưởng niệm Cam Ranh 2009.Bia ghi nhớ tên tuổi những quân nhân Nga và Xô viết hy sinh khi phục vụ tại Cam Ranh. Bia ghi nhớ tên tuổi những chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong chiến dịch CQ-88.Trên bia còn có tên tuổi những chiến sỹ, sỹ quan Việt Nam và người thân trong gia đình đã hy sinh với các bạn Nga trong các tai nạn hàng không tại Cam Ranh.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=18)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=16)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=13)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=11)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=9)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lantuyet trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 03:17:09 pm
Bác qtdc cho em hỏi chút, nhà thờ trong căn cứ nằm ở chỗ nào vậy, xung quanh khu vực lữ 146 thì không phải, chắc cũng không ở gần chỗ e957 mà có lẽ gần chỗ ụ sửa chữa tàu, có phải không bác. Em rất ấn tượng với mấy chiếc tàu đổ bộ của Nga, lý do là thế này, hồi đó bọn em chuẩn bị xuống tàu đi Trường sa, đoàn của em được thông báo đi trên chiếc BĐ 79 loại 400 tấn. Sau đấy bọn em có việc đột xuất vào làm việc với trường SQKQ và Học viện HQ mất mấy hôm mới quay lại căn cứ thì được thông báo chiếc tàu đưa bọn em đi bị bục đáy phải đưa về Tân cảng. Lúc đó, vùng 4 bố trí đi theo tàu HQ503 chở pháo và radar ra các đảo, sếp em lên tàu 503 xem rồi về nói chiếc này vừa mới hàn đáy xong và là chuyến đi đầu tiên sau khi sửa nên quyết định chuyển sang đi tàu chở nước HQ936 vì trông còn mới hơn và do Liên xô đóng nên đi sẽ yên tâm. Cứ tưởng xong, cuối cùng lại chuyển đi tàu Trường sa 14 vừa mới đóng và bàn giao cho Hải quân, sếp nói hiện đại hơn có chỗ an nghỉ đàng hoàng. Lúc lên nhận chỗ trên tàu thì mới thấy tiếc rẻ, tàu bé có 2000 tấn lại là tàu pha sông biển, không phải là tàu chuyên dụng đi biển hoặc phục vụ tiếp liệu cho Hải quân nên phương tiên phục vụ thiếu đủ thứ. Nhìn sang bên cạnh 2 chiếc tàu đổ bộ của Nga (có ảnh mà bác qtdc cung cấp ở trên) đỗ tại bến to lớn, sừng sững như pháo đài trên mặt nước, ụ pháo trên tàu nếu đứng ở cầu cảng thì phải ngước mắt lên mới ngó được, nó to hơn nhiều so với 2 chiếc 503, 936 (khoàng hơn 4000 tấn) của Hải quân mình. Bây giờ nhìn lại thì không thấy gì nhưng lúc đó thì cảm giác đúng là tàu Liên xô hoành tráng thật, nhìn nước sơn cũng thấy nó được bảo dưỡng tốt hơn hẳn tàu mình, nhất là khi nhìn thấy bên cạnh mấy chiếc tàu tên lửa và tàu phóng lôi của mình đang trực chiến tại cảng, bé nhỏ và cũ. Sếp em nhìn sang tàu Nga ngán ngẩm bảo bây giờ đổi lại đi tàu khác thì khó quá đành vậy, tàu mình đi gặp bão chắc phải quay về mất. Y rằng tàu xuất phát lúc 4 giờ chiều, ra khỏi quân cảng gặp biển động, sóng lớn do ảnh hưởng của bão, đến 10 giờ đêm phải quay về căn cứ. Lên bờ, lại quay về chỗ khu nhà gỗ chờ bão tan lại đi tiếp, may quá mấy hôm sau có bác Hiệu Phó tổng TMT vào cũng đi Trường sa, thế là bọn em bám theo chuyển sang đi tàu khách 996, sếp em mặt mày dãn nở. Có chút kỷ niệm cũ mong các bác thông cảm.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 04:49:43 pm
Bác lantuyet: bác nói có phần đúng, nó ở gần khu căn cứ không quân, bây giờ bác từ Nha Trang đi sân bay dân sự Cam Ranh, gần tới sân bay, có thể nhìn thấy nó đấy. Nó là công trình cũ thời Pháp. Trước đây nó nằm trong khu quân sự, vì khi đó cả bán đảo là khu quân sự hết, ngay cả cầu Long Hổ cũng vậy.
Đây bác:
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=283)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=246)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=245)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=221)
.........................


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 06:49:37 pm
Tàu đổ bộ loại lớn của Nga đến Cam Ranh (đề án 775) có trang bị vũ khí cũng khiếp đấy, về độ choán nước nó cũng tầm 4000 tấn thôi. Nó nguyên là sản phẩm của hải quân Xô viết đặt hàng tại nhà máy đóng tàu Gdansk, Ba Lan. Chắc chắn ông tổng thống "công đoàn Đoàn kết" Ba Lan Lech Walesa, khi đó là thợ hàn "siêu", cũng đã từng thử tay nghề thợ hàn bậc 7 với các con tàu loại này rồi. Kích thước và hình ảnh của nó đây:
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=335)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=334)

Chiếc này, БДК-64, thuộc hạm đội Hắc hải, vẫn còn hoạt động thì phải, ảnh chụp tại cảng Odessa ngày 8-5-2010. Còn mấy chiếc thuộc hạm đội Cờ đỏ Thái Bình Dương, từng đến Cam Ranh, như chiếc 060, chắc về hưu rồi.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=331)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=330)
 ....................


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 11:05:31 pm
(tiếp)
Sư đoàn tàu ngầm số 38
Các tư lệnh sư đoàn :
- Chuẩn đô đốc Spirin Iu.Ph.    : 1982-1989
- Chuẩn đô đốc Sysouev Iu.N.  : 1989-1991

Tham mưu trưởng:
- Đại tá Afonin V.V.    : 1982-1986
- Đại tá Sorokin G.A.    : 1986-1991

Phó sư đoàn trưởng về chính trị:
- Đại tá Borisov V.V.    : 1982-1984
- Đại tá Syrenkov A.I.    : 1984-1987
- Đại tá Reznik N.N.    : 1987-1991
Phó sư đoàn trưởng về kỹ thuật cơ điện:
- Đại tá Gradousov V.I.    : 1982-1984
- Đại tá Ivanov G.A.    : 1984-1987
- Đại tá Orekhov V.Đ.    : 1987-1991

Tham mưu phó:
- Trung tá Tchernyk O.G.    
- Trung tá Giuravliov A.A.

Bộ Tham mưu sư đoàn:
- Các sỹ quan chuyên ngành trưởng - Ban 1 (hoa tiêu) - Thiếu tá Grinko.    
- Thiếu tá Septchenko A.V.
- Thiếu tá Fetisov A.M.
Ban 2 (vũ khí tên lửa, pháo)          
- Thiếu tá Baskirshev V.A.    
- Thiếu tá Ryjkov N.A.
Ban 3 (máy tính, điều khiển)          
- Trung tá Korneev L.G.    
- Thiếu tá Aghibalov V.I.
- Thiếu tá Permiakov
Ban 4 (ngư lôi, mìn)             
- Trung tá Kusakin V.A.    
- Thiếu tá Budnik S.I.
- Trung tá Kukartshev V.I.
Ban Kỹ thuật liên lạc vô tuyến      
- Thiếu tá Valitkii M.I.    
- Thiếu tá Tsemakin.
- Trung tá Kirshanov V.A.
- Các sỹ quan chuyên ngành khác      
- Thiếu tá Ibatulin G.G.
- Thiếu tá Lisitshin V.C.
Ban hệ thống điều khiển cơ điện      
- Trung tá Batmanov I.A.    
- Trung tá Sotnitshenko A.I.    
- Trung tá Litvintshuk A.G.    
- Trung tá Sotnitshenko A.I.    
- Trung tá Tsalik I.I.    
- Trung tá Matros V.M.

Ảnh: 1987. Các chỉ huy và bộ tham mưu sư đoàn tàu ngầm số 38.(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image007.gif)

Ban chỉ huy các hạm ngầm:

...........................    


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: pallmall trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 04:04:37 am
Nó nguyên là sản phẩm của hải quân Xô viết đặt hàng tại nhà máy đóng tàu Gdansk, Ba Lan. Chắc chắn ông tổng thống "công đoàn Đoàn kết" Ba Lan Lech Walesa, khi đó là thợ hàn "siêu", cũng đã từng thử tay nghề thợ hàn bậc 7 với các con tàu loại này rồi.

Khổ nổi ông này lại là thợ điện cơ ah.  ;D


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 09:46:42 am
Nó nguyên là sản phẩm của hải quân Xô viết đặt hàng tại nhà máy đóng tàu Gdansk, Ba Lan. Chắc chắn ông tổng thống "công đoàn Đoàn kết" Ba Lan Lech Walesa, khi đó là thợ hàn "siêu", cũng đã từng thử tay nghề thợ hàn bậc 7 với các con tàu loại này rồi.

Khổ nổi ông này lại là thợ điện cơ ah.  ;D
Ấy, thế ra ông ta là thợ điện ạh. Mà đã là tổng thống thì làm cái gì chẳng được phải không ah. Cám ơn bác pallmall.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lantuyet trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 11:46:20 am
Chào Bác qtdc, bác sưu tầm được nhiều ảnh và tài liệu rất đáng quan tâm đối với những người có duyên nợ với căn cứ này. Em alo cho sếp cũ của em để vào trang web này xem lại những kỷ niệm về Cam ranh, ông ấy quan tâm còn hơn em. Bác qtdc cho em hỏi là cái cầu phao này nằm chỗ nào vậy, liệu có phải gần chỗ d1038 thiết giáp không. Hồi ở Cam ranh em nhớ nhất kỷ niệm ra vào cổng căn cứ, theo quy định quân hàm từ 3// trở lên không phải xuống xe, sếp em lúc đó đã là 1/// đương nhiên không phải xuống rồi, thế là cứ qua cổng sếp lại phải chờ 2 anh em, mà bác nào đã ở Cam ranh rồi thì chắc còn nhớ quãng đi bộ khá xa mới đến chỗ được lên xe, sếp sốt ruột quá không chịu được. Lần sau đi qua cổng sếp nói luôn cho 2 anh em khỏi phải xuống xe. Thích thế chứ.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 01:31:07 pm
Bác lantuyet: trong thời gian ở CR, em cũng chưa bao giờ phải đi qua cái cầu phao này (đến 1989), về vị trí của nó bác hãy căn cứ vào cái tu viện phía xa xa trong hình cầu phao, và căn cứ vào hình em post dưới đây mà phán đoán. Nó chắc cũng chỉ loanh quanh vị trí cầu Long Hổ mà thôi. Đó là khu vực thuận lợi nhất để triển khai cầu phao.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=319)
Còn về nguyên tắc phải xuống để vệ binh khám xe, khám người. Tất nhiên với sếp thì khác rồi. Nhiều loại vệ binh lắm, nếu vào khu Nga thì còn vệ binh Nga nữa. Ngẫm nghĩ về thói quen và kỷ luật thì Nga giống Việt Nam lắm bác ạ, như vậy là "gần đèn thì rạng" đấy chứ.
Năm ngoái khi từ CR về Nha Trang, em bảo thổ dân cho qua lại đường cầu Long Hổ thì thấy cây cầu bây giờ xuống cấp quá. Không biết dự án cầu treo qua vịnh, bên dân sự họ làm đến đâu rồi. Đối với các CCB Nga, họ nuối tiếc thời kỳ ở CR lắm, nhưng bây giờ nước Nga khác quá nhiều rồi, lực bất tòng tâm, có muốn và kể cả Việt Nam có đồng ý, họ cũng không thể duy trì căn cứ theo kiểu cũ được đâu.
Các thông tin trên đây bây giờ công khai ở nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi và nó cũng chẳng có gì bí mật nữa, nhưng với nước mình, các bác Admin, Mod thấy có gì không tiện thì cứ thông báo hoặc nhắn tin em sẽ dừng.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: OldBuff trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 01:51:37 pm
Đồng chí cứ tiếp tục và chỉ cần không đưa ảnh căn cứ quân sự hiện tại là được ;)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lantuyet trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 05:26:02 pm
Tấm ảnh trên có thể nhìn thấy toàn cảnh khu vực sân bay cũ, cổng vào, trận địa tên lửa và thị trấn Mỹ Ca. Bác qdtc có ảnh chụp toàn cảnh các máy bay của Liên xô đỗ trên sân bay không, hồi bọn em ở đó chỉ còn mấy chiếc chở khách kiểu TU-134, nhìn xa không rõ loại nào vì máy bay đỗ cạnh nhà ga khá xa khu nhà gỗ.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 08:43:41 pm
Bác lantuyet thân mến: Có 1 tấm, nhưng cũng không được toàn cảnh đâu. Thời bác đến đó là cuối vụ và em cũng đi lâu rồi. Ảnh này là của các cựu binh Nga chụp, chứ hồi đó mình đâu được chụp, mà cũng chẳng nghĩ đến chuyện đó làm gì. Tối đến mò ra anh em lữ 378 xem tình hình "khảo cổ" thế nào để làm nồi cháo, đồng thời chia sẻ bánh kẹo sô cô la cho đồng đội kiêm đồng hương mà thôi. Ngon nữa thì ra Cam Phúc, dân vận các em bán chuối nướng dọc bờ biển. Nếu ở nhà thì gạ thằng cha thượng úy Giênhia người Belarus ở chỗ em đánh bóng bàn. Mà đánh bóng bàn với nó thì phải ráng mà thở đằng mồm, chứ thở đường mũi là chết ngạt. Chấm hết, thưa đồng chí lantuyet. À mà chính em cũng đang đi tìm ảnh cái nhà vòm gỗ dán rất đặc trưng mà bọn em trú quân hồi đó, nhưng hiện cũng chưa thấy.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=233)

Hạ cánh.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=400)

Còn mấy tấm trong căn cứ không quân chụp năm 1986:
Nhà ăn của trung đoàn không quân. Nhóm các chiến sỹ hậu cần phục vụ và cảnh vệ.
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=69)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=35)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=36)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=61)
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=80)

Đồng chí này là chiến sỹ lái phi đội 3 (phi đội Mig-23MLD và Mig-23U).
(http://www.camranh.ru/phpBB3/download/file.php?id=83)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: q.trung trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 09:08:21 pm
Bây giờ mới biết qtdc có duyên nợ với Cam ranh nhỉ, mình cũng có mấy năm ở Cam ranh, năm đầu ở d2, 126, năm sau ở d 6 huấn luyện ở ngay gần thị trấn Cam ranh,  hồi mình ở đó vẫn còn dân , sau cắt sổ gạo mới  dồn được dân ra Mỹ ca, Ba ngòi. Dân chỗ nhà thờ sau này mới đưa đi được. Năm 1978 mình ra D pháo đóng ngay cạnh sân bay, đầu sân bay có một cái hồ nhỏ, rỗi rãi đi săn vịt trời , khu vực đó rất  nhiều  kì nhông, loại này bẫy được nhiều lột da băm chả rán dòn nhậu tuyệt vời. Đặc biệt bãi biển  mấy chú Nga tắm trong ảnh rất nhiều vích lên đẻ, kiểu đông đúc thế chắc chúng không dám vào  nữa rồi.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 09:48:08 pm
Bây giờ mới biết qtdc có duyên nợ với Cam ranh nhỉ, mình cũng có mấy năm ở Cam ranh, năm đầu ở d2, 126, năm sau ở d 6 huấn luyện ở ngay gần thị trấn Cam ranh,  hồi mình ở đó vẫn còn dân , sau cắt sổ gạo mới  dồn được dân ra Mỹ ca, Ba ngòi. Dân chỗ nhà thờ sau này mới đưa đi được. Năm 1978 mình ra D pháo đóng ngay cạnh sân bay, đầu sân bay có một cái hồ nhỏ, rỗi rãi đi săn vịt trời , khu vực đó rất  nhiều  kì nhông, loại này bẫy được nhiều lột da băm chả rán dòn nhậu tuyệt vời. Đặc biệt bãi biển  mấy chú Nga tắm trong ảnh rất nhiều vích lên đẻ, kiểu đông đúc thế chắc chúng không dám vào  nữa rồi.
Không biết bác q.trung ở đến năm nào, nhưng những năm em ở đó quãng 84-86 thì vẫn còn thấy, nhưng anh em vùng 4 nói so với trước thì ít lắm rồi, về sau thì chẳng thấy nữa.
Nếu bác ở đến hết 1980 thì có biết vụ tai nạn Yak-38 trên tàu sân bay "Minsk" không, lúc đó em chưa vào nhưng nghe anh em vùng 4 biết việc và quân Nga nói là nó lăn tòm xuống biển khi đang thử cất hạ cánh thẳng đứng. Phi công hy sinh, và bọn đến bốc dỡ hàng tàu đổ bộ phải tìm cách cẩu xác máy bay lên. Đó có thể coi là vụ tai nạn đầu tiên ở Cam Ranh của người bạn đồng minh Xô viết. Chắc là trục trặc kỹ thuật của Yak-38. Vụ này xảy ra khi thằng "Minsk" ghé quân cảng mùa hè 1980.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 12:59:01 am
Ban chỉ huy các hạm ngầm:
(tiếp)
Tàu ngầm nguyên tử "K-10" mang tên lửa hành trình (đề án 675, 675MKV, NATO phân lớp "Echo-II")
-Hạm trưởng : Đại tá Medvedev V.N.
-Phó chính trị: Thiếu tá Samoilenko V.N.

Tàu ngầm nguyên tử "K-48" mang tên lửa hành trình (đề án 675, NATO phân lớp "Echo-II")
-Hạm trưởng : Trung tá Rovenski V.I.
-Phó chính trị: Đại úy Kritsepsov S.N.
-Hạm phó trực: Thiếu tá Tsilikin V.K.
-Hạm phó 2: Đại úy Astapov A.S.

Tàu ngầm nguyên tử "K-108" mang tên lửa hành trình (đề án 675, NATO phân lớp "Echo-II")
-Hạm trưởng : Đại tá Ratnikov V.L.
-Phó chính trị: Trung tá Reznik N.N.
-Hạm phó trực: Thiếu tá Bartsan V.S.
-Hạm phó 2: Đại úy Astapov A.S.

Tàu ngầm nguyên tử "K-557" mang tên lửa hành trình (đề án 675, 675MK, NATO phân lớp "Echo-II")
-Hạm trưởng : Đại tá Pitsannikov Iu.G.
-Phó chính trị: Trung tá Martsenko V.V.

Ghi chú tại chỗ:
Thuật ngữ tiếng Nga gốc: АТОМНЫЕ ПОДВОДНЫЕ ЛОДКИ С КРЫЛАТЫМИ РАКЕТАМИ (пларк)
Проект 675 • Echo-II class

Thuật ngữ tiếng Anh phân loại tương đương: Cruise missile submarine (SSGN-Ship.Submersible Guided Missile Nuclear-Powered)

Ảnh: Một tàu ngầm nguyên tử đề án 675 (lớp Echo-II) của Hải quân Xô viết. Chụp ngày 28/7/1989.Ảnh sau chụp cảnh phóng tên lửa từ một tàu ngầm khác cũng ở lớp Echo-II, đề án 675 mà CIA chụp được (ảnh đã công bố).
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/800px-DN-SN-89-09635-Echo_II_class_.jpg)
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Echo_2_Missile_Launch.jpg)

Tàu ngầm nguyên tử "K-319" mang vũ khí ngư lôi và tên lửa-ngư lôi (đề án 671RTM,"Cá măng", NATO phân lớp "Victor-III")
-Hạm trưởng : Đại tá Katsanov V.A.
-Phó chính trị: Trung tá Leskov A.T.

Thuật ngữ tiếng Nga gốc:ПЛАТ - Проект 671РТМ(К) "Щука"

Ảnh: Một tàu ngầm nguyên tử đề án 671 của Hạm đội Biển Bắc - Hải quân Nga. Ảnh chụp ngày 1/1/1994.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/800px-Victor_III_class_submarine.jpg)

Ảnh: Một tàu ngầm nguyên tử đề án 659 (mang tên lửa hành trình và ngư lôi với loại 659T) của Hạm đội TBD.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a4/Echo_I_starboard.jpg)

Nguồn ảnh: ru.viki.
..............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: loicuagio trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 09:50:37 am
Hy vọng thời gian tới có thể thấy sự hiện diện của quân đội Nga ở Việt Nam như ngày xưa. Bao giờ cho đến ngày xưa ;D


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: baoleo trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 10:09:17 am
..........
Nếu bác ở đến hết 1980 thì có biết vụ tai nạn Yak-38 trên tàu sân bay "Minsk" không, lúc đó em chưa vào nhưng nghe anh em vùng 4 biết việc và quân Nga nói là nó lăn tòm xuống biển khi đang thử cất hạ cánh thẳng đứng. Phi công hy sinh, và bọn đến bốc dỡ hàng tàu đổ bộ phải tìm cách cẩu xác máy bay lên. ...........
Cái ảnh của bác 'Cẩu chuyển máy bay từ tàu đổ bộ' của bác ở đây: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.80.html

chính là cái Yak-38 này đấy


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 11:08:25 am
..........
Nếu bác ở đến hết 1980 thì có biết vụ tai nạn Yak-38 trên tàu sân bay "Minsk" không, lúc đó em chưa vào nhưng nghe anh em vùng 4 biết việc và quân Nga nói là nó lăn tòm xuống biển khi đang thử cất hạ cánh thẳng đứng. Phi công hy sinh, và bọn đến bốc dỡ hàng tàu đổ bộ phải tìm cách cẩu xác máy bay lên. ...........
Cái ảnh của bác 'Cẩu chuyển máy bay từ tàu đổ bộ' của bác ở đây: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.80.html

chính là cái Yak-38 này đấy
Chào bác, rất cám ơn bác đã xác nhận. Em trông ảnh đã nghi nghi. Mà đồng chí đại tá hải quân xem có sai sót kỹ thuật gì thì nhắc nhở, bổ sung, chỉnh sửa nhé.
P.S: tên người phi công Yak-38 này không thấy có trên bia ghi nhớ tại Đài tưởng niệm Cam Ranh.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: q.trung trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 11:40:27 am
qtdc@  Năm 1978 lữ 126 bắt đầu vào An giang đánh Miên, mình  cũng rời Cam ranh luôn từ hồi đó  nên không biết vụ máy bay Nga rơi.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: napster90 trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 11:41:57 am
Hy vọng thời gian tới có thể thấy sự hiện diện của quân đội Nga ở Việt Nam như ngày xưa. Bao giờ cho đến ngày xưa ;D
Ai không thương nhớ Xô Viết thì không có trái tim, ai muốn phục hồi Xô Viết thì không có lí trí  :)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 11:49:23 am
qtdc@  Năm 1978 lữ 126 bắt đầu vào An giang đánh Miên, mình  cũng rời Cam ranh luôn từ hồi đó  nên không biết vụ máy bay Nga rơi.
Cám ơn bác q.trung. Em còn thằng bạn, ở đúng lữ 126 của bác, là chiến sỹ hỏa lực trên tàu, năm 83 nó ra quân rồi, em gặp nghe nó kể chuyện vụ đổ bộ ở K. Trước đây, nhà nó trong khu khí tượng thủy văn Láng, giờ chuyển nhà và đứt liên lạc.
Bạn napster90: Bạn nói chính xác, lời của Putin rất đúng, rất có tình và rất có lý.   


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lantuyet trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 12:49:59 pm
Năm 1996, hồi ở căn cứ Cam Ranh bọn em cũng ra thăm lữ 126. Thời kỳ đó lữ trưởng là bác Tăng 3//, quê ở Sơn Tây, không biết bác q.trung có quen biết không.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 02:26:55 pm
Ban chỉ huy các hạm ngầm:
(tiếp)
Tàu ngầm diezen-điện "B-8" (đề án 641, NATO phân lớp "Foxtrot")
-Hạm trưởng : Thiếu tá Vorobiov V.P.
-Phó chính trị: Đại úy Zaitsev N.V.
Tàu ngầm diezen-điện "B-15" (đề án 641, NATO phân lớp "Foxtrot")
-Hạm trưởng : Trung tá Lavrenov Iu.V.(năm 1983)
-Phó chính trị: Đại úy Oleinik V.A.
Tàu ngầm diezen-điện "B-28" (đề án 641, NATO phân lớp "Foxtrot")
-Hạm trưởng : Trung tá Naumtshik
-Phó chính trị: Thiếu tá Tulei P.P.
Tàu ngầm diezen-điện "B-39" (đề án 641, NATO phân lớp "Foxtrot")
-Hạm trưởng : Trung tá Shuliko K.P.
-Phó chính trị: Đại úy Kudashkin V.V.

Ảnh : Mặt trước tàu ngầm diezen-điện "B-39" hiện "về hưu" tại bảo tàng "Maritime Museum of San Diego", USA, ảnh chụp năm 2005.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/595px-B-39_front.jpg)

Ảnh chụp một tàu ngầm đề án 641 "Foxtrot" của hải quân Cuba đang di chuyển. Ảnh chụp ngày 1/8/1986.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/800px-Cuban_Foxtrot_submarine.jpg)

Tàu ngầm diezen-điện "B-85" (đề án 641, NATO phân lớp "Foxtrot")
-Hạm trưởng : Thiếu tá Kitov S.I.
-Phó chính trị: Đại úy Khandoga A.S.
Tàu ngầm diezen-điện "B-164" (đề án 641, NATO phân lớp "Foxtrot")
-Hạm trưởng : Trung tá Martynov A.D.
-Phó chính trị: Đại úy Falko I.V.
Tàu ngầm diezen-điện "B-427" (đề án 641, NATO phân lớp "Foxtrot") - từ tháng 6/1987 đến tháng 12/1988 (17 tháng).
-Hạm trưởng : Trung tá Lavreniev Iu.V.
-Phó chính trị: Đại úy Baev V.I.
-Hạm phó trực: Thiếu tá Tiourin R.V.

Ảnh: Ống phóng ngư lôi của tàu ngầm đề án 641, số hiệu "B-143", hiện "về hưu" tại Công viên Các chủ đề về biển ở Zeebrugge-Bỉ. Chụp 2007.Ảnh dưới là buồng thủy âm (sonar) trên tàu "B-143". Nguồn ảnh: viki.ru.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/78/Foxtrot_Torpedo_Tube.jpg/800px-Foxtrot_Torpedo_Tube.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/43/Foxtrot_Sonar_Room.jpg/450px-Foxtrot_Sonar_Room.jpg)
...............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 11:38:23 pm
Một số ảnh sân bay và căn cứ không quân Cam Ranh (cũ)
(khorol-avia.clan.su)
Sân bay năm 1986. Nhìn từ trên cao.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/SanbayCR_1986.jpg)

Nhìn chéo từ căn cứ ra đường băng,1986
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/727726848.jpg)

Tháng 1 năm 1985, trên sân bay Cam Ranh. Bức ảnh cuối cùng của phi đội Krivenko trước chuyến bay định mệnh một thời gian. Ảnh chụp của đại úy V.V.Komarov, một thành viên phi hành đoàn Krivenko hy sinh 13 tháng 2 năm 1985.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/636559724.jpg)

Ảnh chụp một kỹ sư hàng không trên sân bay. Chuẩn bị cho chuyến bay của phi đội TU-142M,1986.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/670514430.jpg)

Tu-142 hạ cánh bằng 3 động cơ. Một động cơ đã ngừng hoạt động.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/3_tren_4_dong_co.jpg)

Các phi công và chỉ huy trung đoàn Voltskov (giữa), 1985.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/417176407.jpg)

Mùa đông 1988, bão đã quăng con cá mập nhỏ này lên bờ biển.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/569713410.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 12:49:46 am
(tiếp: clubadmiral.ru)
Lữ đoàn tàu nổi số 119

Lữ đoàn tàu nổi số 119 là một đơn vị hợp thành cơ bản và chủ lực của Binh đoàn tàu chiến chiến thuật số 17 thuộc Hạm đội Cờ đỏ Thái Bình Dương.
Các nhiệm vụ cơ bản của lữ đoàn 119 như sau:
- Bảo vệ và phòng thủ căn cứ hải quân-không quân tại Cam Ranh.
- Đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền quân sự Xô viết qua lại trong biển "Nam Trung Hoa".
- Bằng lực lượng của bản thân, ngăn không cho các lực lượng thù địch tiến tới giới hạn mà vũ khí của chúng có hiệu lực hoạt động.
- Tiến hành trinh sát các tàu chiến của đối phương, đồng thời ngăn chặn hành động trinh sát của đối phương đối với mình.
Quyết tâm cơ bản của chỉ huy và ban tham mưu lữ đoàn là hướng tới hoàn thiện cơ chế chỉ huy tác chiến bằng lực lượng của bản thân lữ đoàn, hợp đồng cùng các đơn vị và các cơ quan chỉ huy binh đoàn 17, cũng như hợp đồng cùng Bộ chỉ huy vùng 4 hải quân của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam.  

Tàu tuần dương đề án 1134, mang tên lửa, săn ngầm và chống hạm "Vladivostok" thuộc lữ đoàn 119, ảnh chụp 1/1/1987.БПК «Владивосток». Khai thác sử dụng 11/9/1969. Rút khỏi biên chế 19/4/1990.Các tàu thuộc đề án 1134 được loại khỏi biên chế hải quân Nga Xô viết trong những năm 1989-1994.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d8/Vladivostok%28BPK%291987.jpg/800px-Vladivostok%28BPK%291987.jpg)

Tàu tuần dương đề án 1155, mang tên lửa, săn ngầm và chống hạm "Đô đốc Zakharov" thuộc lữ đoàn 119. Loại khỏi biên chế năm 2002.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/83/AdmiralZakharov1989.jpg/800px-AdmiralZakharov1989.jpg)

Tàu tuần dương đề án 1134A, mang tên lửa săn ngầm và chống hạm "Đô đốc Oktiabrskii" thuộc lữ đoàn 119,phóng tên lửa.
(http://kresta-ii.ucoz.ru/_ph/50/2/838087543.jpg)

Tàu tuần dương đề án 1134A, mang tên lửa, săn ngầm và chống hạm "Nguyên soái Vorosilov" thuộc lữ đoàn 119.
(http://kresta-ii.ucoz.ru/_ph/45/2/450253519.jpg)

Tàu tuần dương đề án 61 "Stroghi" thuộc lữ đoàn 119 trong biển Ấn Độ Dương năm 1985.
(http://navsource.narod.ru/photos/02/183/02183009.jpg)

Tàu tuần dương đề án 1155 "Đô đốc Tribus" thuộc lữ đoàn 119, trong vịnh Ba Tư tháng 12 năm 1992.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2d/AdmiralTributs1992.jpg/800px-AdmiralTributs1992.jpg)
......................


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 02:43:13 pm
(tiếp)
Ảnh: một số tàu lớn của Hải quân Xô viết hoạt động trong Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đã từng đỗ trong vịnh, sử dụng dịch vụ của căn cứ Cam Ranh và được lữ đoàn 119 bảo vệ.
Nguồn ảnh: http://navsource.narod.ru/photos/02/162/index.html
và http://flot.com/forum/index.php?PAGE_NAME=read&FID=14&TID=2432
Tàu Sân bay "Minsk" (đề án 1143, lớp Kiev) trên Thái Bình Dương năm 1979. Máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua trên đầu tàu "Minsk". Tàu thuộc biên chế Hạm đội Cờ đỏ Thái Bình Dương.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/02162019.jpg)

Tàu khảo sát và nghiên cứu khoa học (tàu trinh sát quân sự) loại lớn "Ural" của Hạm đội TBD đề án 1941 "Titan", chạy bằng năng lượng nguyên tử, 1990. NATO phân lớp "Cải Bắp".
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/ssv-33.jpg)

Tàu tuần dương hạng nặng chạy bằng năng lượng nguyên tử "Frunze" trang bị vũ khí  tên lửa có điều khiển đề án 1144.2 (Ракетный крейсер  - крейсер УРО (с управляемым ракетным оружием) - Guided Missile Cruiser - sau 1991 đổi tên thành "Đô đốc Lazarev"), 1986.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/800px-Kirov-class_battlecruiser.jpg)

Tàu tuần dương tên lửa loại "Atlant" đề án 1164 "Tservona Ukraina" sau đổi tên "Variag".
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/0_27756_f138302f_XL.jpg)
..............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 06:51:40 pm
(tiếp:clubadmiral.ru)
Theo lời kể của các sỹ quan ban tham mưu, các hạm trưởng của các chiến hạm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa" trong những năm khác nhau, tư lệnh đầu tiên của lữ đoàn-đại tá V.N. Sergeyev, ngay từ đầu là người đặt nền móng cho việc hình thành sự thống nhất giữa "tính dân chủ" trong phong cách lãnh đạo và tính kiên quyết trong điều hành lực lượng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cũng như công tác thường nhật. Phong cách ấy vẫn duy trì được cả ở giai đoạn cơ cấu lại lữ đoàn tháng 10 năm 1993.  Ban chỉ huy, bộ tham mưu lữ đoàn không bận rộn với những công việc giám sát hàng ngày các chỉ huy chiến hạm thuộc quyền, các chỉ huy bộ phận tác chiến cũng như trưởng các đơn vị đảm bảo, mà tiến hành định hướng, kiểm tra, điều khiển và thực hành trợ giúp thực tế cho các sỹ quan và các thành viên trong đơn vị hoàn thành công tác tổ chức chiến đấu cũng như nội vụ hàng ngày. Mục đích duy nhất - nâng cao khả năng sãn sàng chiến đấu.
Khi tổ chức, chuẩn bị, huấn luyện lực lượng, ban chỉ huy và bộ tham mưu lữ đoàn chỉ đạo phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Tính chuyên nghiệp và sự thành thục trong công việc;
- Hoàn thành tất cả các nhiệm vụ ở mức "giỏi" và "xuất sắc";
- Tính kỷ luật và sẵn sàng của tất cả các quân nhân thành viên;
- Nhanh chóng, chính xác, bí mật và bất ngờ khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu;
- Hoàn thành nhiệm vụ bằng sức của bản thân mình và sẵn sàng trợ giúp đồng đội.
Việc chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu của lữ đoàn có cơ sở phù hợp với các điều kiện và địa điểm đóng quân các lực lượng của binh đoàn, triển khai lực lượng chiến đấu trong khi địch tấn công và phân tán lực lượng trong khu vực trách nhiệm. Tính bí mật đạt được bằng cách điều động lực lượng ở chế độ không phát sóng vô tuyến dù bất kể thời gian nào trong cả một ngày đêm. Tính sẵn sàng chiến đấu đạt được bằng sự chuyên nghiệp cao của tất cả các quân nhân trong đơn vị, bằng sự học hỏi và luyện tập sát với thực tiễn chiến đấu trong mọi điều kiện.
Mối nguy hiểm chính đe dọa binh đoàn là từ các máy bay, từ các tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến và người nhái của các đối thủ tiềm năng. Không cho phép một máy bay nào, một quả tên lửa nào được phép phóng lên không trung trong khi chúng ta còn chưa triển khai xong bộ đội. Các lực lượng biệt kích người nhái sẽ đột nhập và tiêu diệt chúng ta trong căn cứ chứ không phải trên đường hành quân. Bởi vậy, hành động của bộ đội và hệ thống chỉ huy tác chiến phải vận hành nhanh chóng và chính xác. Xuất phát từ đó mà xác định phương hướng chuẩn bị chiến đấu của lữ đoàn 119.

Tư lệnh lữ đoàn, đại tá Ustimenko Iuri Gavrilovitch, hiện nay là chuẩn đô đốc đã hồi hưu, kể về các sự kiện của giai đoạn 1984-1987 như sau:
" Không ai có thể biết được khi nào sẽ xảy ra chiến tranh, vì thế luôn luôn phải ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại một cảng biển nước ngoài, chúng tôi luôn nhớ  và trân trọng thực hiện di nguyện của đô đốc S.Makarov: "Hãy nhớ lấy chiến tranh!"
Công tác hợp đồng giữa các bộ phận đóng vai trò lớn trong hoạt động của bộ đội.Chỉ có hiệp đồng chặt chẽ trong điều hành chỉ huy và hoạt động tác chiến của bộ đội mới đảm bảo đạt được hiệu quả tác chiến cao nhất.Và chúng tôi đã đạt được điều đó.
Tôi dẫn ra ví dụ về việc kiểm tra một phương án điều quân trong tác chiến của lữ đoàn chưa được phê chuẩn. Một lần giữa tư lệnh lữ đoàn và tham mưu trưởng binh đoàn xảy ra bất đồng trong việc đánh giá mức độ sẵn sàng chiến đấu đạt được của các bộ phận trong đơn vị, trong tranh luận phải chứng minh được chân lý: "tôi đi đến chiến hạm gần nhất ra lệnh cho kíp trực và toàn thể phân đội khẩn trương nhổ neo phân tán đến địa điểm định sẵn trong thời hạn đã xác định". Chúng tôi đã ký giao kèo. Để khẳng định, trước sự chứng kiến của các sỹ quan bộ tham mưu binh đoàn, tôi tiến đến một tàu nhỏ gần nhất trên cầu tàu ra lệnh cho kíp trực kéo cờ "Y"-báo động chiến đấu và "B"-nhổ neo. So đồng hồ xong, tất cả mọi người yên lặng theo dõi hành động của con tàu.Tất cả các chiến hạm lớn nhỏ đều liên tục chuyển tiếp cho nhau tín hiệu cờ đó. Không cần thêm bất cứ mệnh lệnh nào. Theo một sơ đồ hành động tác chiến đã được hoàn  thiện và trau dồi kỹ lưỡng: các tàu tuần tiễu nhỏ, các tàu quét mìn trong cảng, các tàu tên lửa và pháo hạm loại nhỏ, các tàu thả thủy lôi và quét mìn ngoài biển, các tàu tên lửa chống hạm và săn ngầm, các tàu tiếp liệu và tàu vận tải đều nhất loạt tháo dây chằng và nhổ neo rồi tuần tự tiến ra khu vực quy định, thậm chí cả tàu công binh xưởng đang đỗ trên bến đã gần một năm cũng đã ra khu vực quy định. Tiêu chuẩn thời gian đã đạt vượt mức, còn tư lệnh lữ đoàn một giờ sau đó phải giải trình trước tư lệnh binh đoàn, phó đô đốc A.A.Kuzmin, về việc bất ngờ tự ý cho kiểm tra sẵn sàng chiến đấu các lực lượng được ủy thác (mà nếu không có lệnh của chính tư lệnh binh đoàn, chỉ huy các đơn vị cũng không được quyền tự ý báo động sẵn sàng chiến đấu đơn vị mình phụ trách)
.  
Ảnh: 23 năm sau, chỉ huy lữ đoàn và tham mưu trưởng binh đoàn.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image008.jpg)
Thêm vào đó, khẩu lệnh do tôi phát ra chỉ liên quan đến các tàu của lữ đoàn, nhưng khi đó tất cả các lực lượng của binh đoàn đều thực hiện nó. Ví dụ đó rất đặc trưng ở chỗ kinh nghiệm giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại là không thể quên và trong hoàn cảnh thực tế đôi khi cần có sự cho phép của bộ chỉ huy cấp cao hơn và sự thỏa thuận hành động của ban tham mưu một số đơn vị.
Kết quả chiến trận nhiều khi chỉ được quyết định trong vài giây, bởi thế phải trau dồi công tác chỉ huy bộ đội sao cho tất cả đều hiểu đúng mệnh lệnh người đứng đầu và cùng hành động theo một kế hoạch và một ý đồ thống nhất. Một cơ chế như vậy chỉ có thể đạt được bằng việc không ngừng học tập và rèn luyện qua thực tế.
Tôi dẫn ra thêm một ví dụ nữa về công tác đảm bảo cho bộ đội trong khu vực tác chiến.
Người ta tố chức một chuyến di chuyển cho một đoàn tàu chiến mới đóng xong từ nhà máy đóng tàu ở thành phố Nicolaiev sang hạm đội Thái Bình Dương, dưới sự chỉ huy của phó đô đốc V.S.Krugliakov. Lữ đoàn được giao nhiệm vụ: phối hợp cùng các tàu chiến của tiểu đoàn cảnh vệ lãnh hải (дивизиона  ОВР)  và không quân bảo đảm an toàn cho đoàn tàu từ eo biển Singapore cho tới khi vào vịnh Cam Ranh. Bằng các lực lượng hạn chế hiện có, nhiệm vụ này đã được giải quyết. Việc phòng thủ của đoàn tàu nhằm chống biệt kích, chống tàu, chống thủy lôi, chống nguy cơ từ trên không đã được thi hành phù hợp với sự lãnh đạo chiến thuật. Phó đô đốc V.S.Krugliakov đã đặc biệt khen ngợi sự phối hợp và thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ của các lực lượng bảo đảm chiến dịch này.
Khi tiến hành bất kỳ việc bố trí lực lượng nào, vấn đề không nằm ở chỗ chuẩn bị một số lượng lớn tài liệu (mà phần lớn chẳng ai cần), mà ở chỗ tính chuyên nghiệp thể hiện trên mỗi mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên không chỉ công tác chuẩn bị chiến đấu mới kết nối mọi người với nhau mà cả các công việc hàng ngày cũng vậy.
Trong những ngày nghỉ và thời gian không làm công tác chuẩn bị chiến đấu, toàn bộ các thành viên lữ đoàn tham gia vào công việc củng cố doanh trại và căn cứ:
-Sửa chữa các bến tàu, đường xá, thông tin liên lạc;
-Vệ sinh sân bãi cho sạch các vết bẩn chảy ra từ các xitec hắc ín của Mỹ;
-Giúp đội xây dựng công trình quân sự xây dựng các mô đun nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt chung của binh đoàn;
-Trong những ngày thứ bảy và chủ nhật, thực hiện dọn dẹp nội vụ, củng cố xây dựng khu vực phụ trách và các sân thể thao cạnh các bến tàu.
-Tổ chức các cuộc thi đấu bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, đấm bốc, bơi lội và các hình thức thi đấu nhiều môn phối hợp khác.
Trong tất cả các hoạt động này đều có sự tham gia của các sỹ quan, các quân nhân chuyên nghiệp, các thành viên phục vụ theo thời hạn. Tham gia hoạt động trong ngày nghỉ, ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật, còn có các tư lệnh, bộ tham mưu, cán bộ chính trị. Hoạt động quân nhạc kèm theo, làm và trình bày báo tường, các chương trình phát thanh qua loa truyền thanh, tất cả đã nâng cao tinh thần và xây dựng nên trạng thái thoải mái trong công việc. Tất cả các phong trào hoạt động đều có tổng kết và tặng thưởng cho người xuất sắc. Tất cả những việc đó gắn kết mọi người lại với nhau, tạo nên cho các thành viên tinh thần thi đua tích cực và chân thành. Việc hoạt động thường xuyên sẽ giúp mọi người tránh để thời gian nhàn rỗi làm hỏng kỷ luật quân sự, trong số đó có những mối quan hệ không chính đáng và những trò thông đồng móc ngoặc và đổi chác."...

Trong đánh giá tổng kết các hoạt động của các thành viên lữ đoàn, có thể kể đến kết luận của Thanh tra Bộ TTM các lực lượng vũ trang Xô viết sau các cuộc kiểm tra các năm 1984 và 1986. Đoàn thanh tra đã kiểm tra toàn bộ binh đoàn 17 về các công tác tổ chức sãn sàng chiến đấu cũng như công tác nội vụ hàng ngày.
Năm 1986, ban chỉ huy lữ đoàn được lệnh lập một sở chỉ huy trên một tàu săn ngầm và chống hạm loại lớn đang thực hiện chức năng tuần tra và định vị vô tuyến КРЛД(корабля  радиолокационного  дозора).. Theo tình huống thì bộ tham mưu chỉ huy tàu đã bị "thương vong trầm trọng" và không còn khả năng chỉ huy bộ đội. Mặc dù vậy, các chỉ huy của nhóm tàu xung kích tấn công КУГ(корабельная  ударная  группа) và nhóm tàu xung kích-săn tìm КПУГ(корабельная  поисково-ударная  группа), không hề mất bình tĩnh, tự mình ra các quyết định trên cơ sở các kiến thức đã có, các kinh nghiệm đã thu lượm được. Tri thức, kinh nghiệm, sự đáp ứng kịp thời của các chỉ huy đã giúp phát hiện và "tiêu diêt" tàu ngầm của đối thủ quy ước.
Nhóm КУГ giấu quân giữa các đảo ngoài biển, giữ bí mật và ngụy trang, được giao nhiệm vụ thực hiện đòn tấn công quy ước bằng tên lửa vào nhóm tàu sân bay của "đối thủ" đang đi qua eo biển Singapore vào khu vực trách nhiệm của binh đoàn. Không có một máy bay nào, không một tàu trinh sát vô tuyến nào của nhóm КУГ bị phát hiện trước khi nhóm thực hiện đòn tấn công.
Theo kết quả thanh kiểm tra của Bộ TTM các lực lượng vũ trang Xô viết năm 1986, lữ đoàn 119 được đánh giá "Tốt". Về việc lập kế hoạch sẵn sàng chiến đấu thể hiện qua các tài liệu chiến thuật đã được soạn thảo và các hoạt động hàng ngày, đã không hề có nhận xét nghiêm khắc nào. Lữ đoàn được tuyên dương là đơn vị xuất sắc của binh đoàn 17. Đó là kết quả sự chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu thường xuyên trong nhiều năm và công tác huấn luyện của bộ chỉ huy và ban tham mưu lữ đoàn.        
...............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười Một, 2010, 10:45:51 pm
(tiếp)
Ảnh vệ tinh: căn cứ KQ Nga cũ tai CR.
Ảnh vệ tinh: căn cứ HQ Nga cũ tại CR.
Mig23 thuộc biên chế trung đoàn 169 tại CR.
Trạm viễn thông cũ (của Mỹ),1986.
(http://www.globalsecurity.org/intell/library/imint/images/vn_crb2.jpg)
(http://www.globalsecurity.org/intell/library/imint/images/vn_crb1.jpg)
(http://k.foto.radikal.ru/0702/75b8c94f41b0.jpg)
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Tram_vetinh_CR_86.jpg)
..............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 09:13:32 am
Ngày truyền thống hải quân Xô viết tại căn cứ KQ, 1986.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/841156863_1986.jpg)
Biểu diễn văn nghệ giao lưu với trung đoàn KQ của bạn, 1986.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/626584367.jpg)
Mùa đông 1986, thiếu tá cận vệ, phi công Andrei Tsekalin trong một lớp học làng quê Việt Nam.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Andrei_Tsekalin_1986.jpg)
Hoa lan rừng CR, 1986.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Hoa_lan_CR_86.jpg)
Bãi biển CR, gần căn cứ KQ, 1986.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Bai_bien_CR_86.jpg)
Quân ta, 1986.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/CamRanh_1986_quanta.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: q.trung trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 10:23:51 am
Năm 1996, hồi ở căn cứ Cam Ranh bọn em cũng ra thăm lữ 126. Thời kỳ đó lữ trưởng là bác Tăng 3//, quê ở Sơn Tây, không biết bác q.trung có quen biết không.

Mang  tiếng ở 126 nhưng mình ở Dpháo binh, với lại cán bộ cũ thay đổi luôn nên chắc anh Tăng mới về sau này nên mình không biết, mà hình như lữ  đoàn này  sau đó ra Thủy Nguyên Hải phòng mà còn bị đổi tên.

Xem hình của qtdc,  gặp lại những nơi quen thuộc lại thấy nhớ Cam ranh quá.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 12:04:51 pm
Đây nữa, bác q.trung ơi.
(http://khorol-avia.clan.su/_ph/11/191224140.jpg)
(http://khorol-avia.clan.su/_ph/11/2/33517133.jpg)
(http://khorol-avia.clan.su/_ph/11/2/51368617.jpg)
Cảnh này em hay gặp vào những ngày 22/12 của ta và cũng gần ngày Noen của các bạn Nga (chỉ từ những năm 85 trở đi, khi Gorbachov cấm rượu), he..he...vodka.
(http://khorol-avia.clan.su/_ph/11/713610016.jpg)
Một kỹ sư hàng không, thượng úy cận vệ Iura Nibylitsa.
(http://khorol-avia.clan.su/_ph/11/2/229479900.jpg)
Cảnh bến cảng năm 1980 và sau khi dọn dẹp vệ sinh.Vũ khí Mỹ bỏ lại ở quân cảng, 1980.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image040.jpg)
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image041.jpg)
(http://clubadmiral.ru/images/dbb595512091d753af275ad4f3b71d60.png)
Nào, ra đường lăn hoặc về sân đỗ.
(http://khorol-avia.clan.su/_ph/11/2/25529101.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 12:34:43 pm
(tiếp)
Tư lệnh lữ đoàn tàu nổi 119, đại tá Iu.G.Ustimenko trong những hoạt động hàng ngày, thường ăn ở các tàu chiến, còn vào giờ uống trà tối thì đến một chiến hạm xuất sắc nhất, một tàu cao tốc, hoặc một tàu vận tải để tổng kết phong trào thi đua trong ngày. Xuất hiện sự thi đua trong công tác hậu cần, nội vụ, nuôi quân trên tàu, chấp hành điều lệnh về trang phục quân nhân, chất lượng và sự phong phú của bữa ăn. Các anh nuôi đã cố gắng trổ tài vào bữa trà tối với các loại bánh tráng, bánh mì trắng, bánh nướng. Khó khăn nhất là các thủy thủ của các tàu cao tốc nhỏ (катер), trên tàu loại này không có buồng bếp, và dĩ nhiên trên một cái bếp điện sẽ không thể làm được gì nhiều. Tại đây, các thủy thủ luôn vui mừng đón tiếp chỉ huy lữ đoàn, người chỉ huy đã ngồi lại trò chuyện rất lâu và rất chân thành với các thủy thủ, các hạ sỹ quan và chiến sỹ phục vụ theo thời hạn nghĩa vụ quân sự cho đến giờ phiên trực đêm. Trên các tàu cao tốc nhỏ này, nơi mà người ta thường cho là tổ chức kém nhất, thực ra lại là nơi có một tập thể đoàn kết và thân thiện nhất. Trên các chiến hạm thường người ta không thay đổi nhiệm vụ phục vụ chiến đấu (của các chiến sỹ) trong vòng hai năm rưỡi, thế nên các thủy thủ, hạ sỹ quan hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự đúng vào  khi có lớp hạ sỹ quan và chiến sỹ mới đến thay quân, và lớp cũ chia tay với thủy thủ đoàn của mình, trở về Vladivostok, như chia tay với những người ruột thịt.
Các tư lệnh lữ đoàn
-  Đại tá  Sergeyev V.N.       -  1982-1984.
-  Đại tá  Ustimenko Iu.G. -  1984-1987.
-  Đại tá  Poliakov Iu.М.    -  1987-1989.
-  Đại tá  Floriak V.I.        -  1989-1991.
        Tham mưu trưởng :
-  Tham mưu trưởng  Ustimenko Iu.G.  -  1982-1984.
-  Trung tá  Khorkov V.А.       -  1985-1989.  
-  Trung tá  Rezapov N.N.        -  1989-1991.  
 
         Chỉ huy phó về chính trị :
-  Trung tá  Yakovlev Iu.I.      -  1984-1987.
-  Trung tá   Тоlkatsiov V.I.     -  1987-1991.
 
         Phó chỉ huy phụ trách phần cơ khí-điện :
-  Trung tá  Soboliev V.B.        -  1985-1987.
-  Trung tá  Plesskii B.V.      -  1987-1991.
 
      Ban tham mưu lữ đoàn :
Sỹ quan chuyên ngành phụ trách :        
Ban-1       -  thiếu tá  Tsernov V.А.
Ban-2       -  trung tá  Dorokhov V.А.
Ban-3       - thiếu tá  Igumenov А.V.
Ban -4       -  thiếu tá Kravtsenko
 Ban thông tin vô tuyến  
-  thiếu tá  Кеrsinskii
-  trung tá  Perepelítin O.А.
Các sỹ quan chuyên môn khác:                      
-  thượng úy  Khotko
-  đại úy   Garnaga
 
              Ban chỉ huy các chiến hạm:
Tàu tên lửa đề án số 1134  "Vladivostok" - «Владивосток»:
-  hạm trưởng  - đại tá  Ivanov  М.N                        
-  phó chính trị - thiếu tá Кuznetsov V.G.
Tàu săn ngầm và chống hạm (Большой противолодочный корабль)-"Đô đốc Zakharov"-  «Адмирал  Захаров»
-  hạm trưởng  -  đại tá  Piskounov А.V.
-  phó chính trị - thiếu tá Okhotnikov А.А.
Tàu săn ngầm và chống hạm -"Đô đốc Oktiabrskii"
-  hạm trưởng  -
-  phó chính trị thiếu tá Коrybko R.А.
Tàu săn ngầm và chống hạm "Nguyên soái Voroshilov":
- hạm trưởng  -  trung tá  Маrtynov V.V.
- phó chính trị
Tàu săn ngầm và chống hạm "Vasilii Tsapaev" :
-  hạm trưởng  - đại tá  Phurlet Iu.N.
- phó chính trị thiếu tá  Khloulin N.F.
Tàu săn ngầm và chống hạm "Đô đốc Tribus"
- hạm trưởng  - trung tá Маsko Vladimir Pavlovitch
- phó chính trị - thiếu tá  Коlesnikov  Rostislav Arnoldovitch
- hạm phó trực - thiếu tá  Phedoseev  Sergey  Vladimirovitch
Tàu săn ngầm và chống hạm "Stroghi"
Tàu tuần tra "Revnostnyi"
- hạm trưởng  -  thiếu tá Kolomeitsev А.G.
Tàu tuần tra "Rezkii":
 - hạm trưởng  -  trung tá Каrрin V.N.
Tàu tuần tra "Letutshi":
- hạm trưởng  -  thiếu tá  Volk М.Iu.
Tàu tuần tra số "43":
- hạm trưởng  -  thiếu tá  Reziapov N.N.
Tàu tuần tra số "3":
- hạm trưởng  -  thiếu tá Soкоlоv А.N.
 
Các tàu tên lửa loại nhỏ :
-  «Мusson»  -  hạm trưởng – thiếu tá   Filippov V.V.
-  «Tsyklon» -  hạm trưởng – thiếu tá  Tsernov S.А. (hai lần).
-  «Тaifun»  -  hạm trưởng – thiếu tá  Кuzмin А.P.
-  «Смеrts»    -  hạm trưởng – đại úy  Каlasniкоv М.Z.
-  «Бриз» :     -  hạm trưởng – thiếu tá  Grebennik Iu.S. (hai lần)
được tặng thưởng huân chương  «Phục vụ Tổ quốc trong quân đội Liên Xô» hạng 3.
- phó chính trị thượng úy Каrроv S.I.
 
Tàu cao tốc tên lửa loại nhỏ đề án  1241.1:
 -  «Р-45»       -  thuyền trưởng – đại úy Ismouratov F.М
 -  «Р-83»       -  thuyền trưởng – đại úy  Коjounov Е.P.
 -  «Р-76»       -  thuyền trưởng – đại úy Vitко А.V.
 -  «Р-261»     -  thuyền trưởng - đại úy Zalesskii А.А.
 
Тàu phóng lôi  ТL-1302  -  thuyền trưởng  -  chuẩn úy  Rakhimov.
.............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 07:16:18 pm
Sự hy sinh của nhóm phi công biểu diễn thuật lái cao cấp "Các tráng sỹ Nga"
(Nguồn:darkgrot.ru)
Lưu ý: Các bạn đọc được tiếng Nga hãy đọc bài do bác Altus đã post chưa dịch ở trang 10 topic "Không quân nhà mình có Mig-23?" cách đây vài năm.
Ngày 12 tháng 12 năm 1995, ba máy bay tiêm kích Su-27 của nhóm biểu diễn thuật lái cao cấp "Các tráng sỹ Nga" đã đâm vào núi gần căn cứ Cam Ranh. Bốn phi công đã hy sinh.
(http://www.darkgrot.ru/images/image172.gif)
Đội bay biểu diễn thuật lái cao cấp ưu tú của lực lượng không quân Nga "Các tráng sỹ Nga" được thành lập tháng 4 năm 1991 trên cơ sở phi đội thứ nhất của một trung đoàn không quân tại căn cứ Kubinka gần Moskva để trình diễn các khả năng kỹ thuật của máy bay tiêm kích Su-27. Trước chuyến bay đến Malaysia dự Hội chợ hàng không quốc tế, đội bay có 9 phi công (6 phi công chính thức và 3 phi công dự bị). Họ đã biểu diễn đặc biệt thành công trước các khán giả các bài bay "bộ bốn""bộ sáu" chưa từng có trên thế giới trước đây.
Su-27 - là loại máy bay tiêm kích chiến đấu độc nhất vô nhị. Sự hân hoan cuồng nhiệt khi nó xuất hiện, có lẽ chỉ có thể so sánh với làn sóng chấn động thế giới xung quanh sự kiện máy bay ném bom chiến lược "B-2 Kẻ tàng hình" xuất hiện năm 1988. Trên Su-27, các phi công Nga chỉ trong năm đầu tiên khai thác đã lập được 15 kỷ lục thế giới về hàng không. Theo các chuyên gia, máy bay Su-27 có các đặc tính kỹ thuật thuật lái cao cấp rất độc đáo chưa hề có trên thế giới.
Phù hiệu của đội bay "Các tráng sỹ Nga".
(http://www.knights.ru/images/Vitiazi.gif)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c1/Sukhoi_Su-27_Russian_Knights.jpg/800px-Sukhoi_Su-27_Russian_Knights.jpg)
Từ Moskva đến Malaysia "các tráng sỹ" đã phải trải qua một chặng đường khó khăn trên bảy chiếc máy bay: máy bay chỉ huy IL-76 và sáu chiếc Su - hai chiếc loại huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-27UB và bốn chiếc (loại 1 chỗ ngồi) Su-27. Trên máy bay-chỉ huy có đoàn đại biểu quân sự và các chuyên gia kỹ thuật hàng không, tất cả gồm khoảng 60 người, còn trên các "Su"- tám phi công. Chiếc IL-76 thuộc biên chế Trung tâm bay thử nghiệm quốc gia ở Tskalovskaia. Chỉ huy máy bay này là thiếu tướng không quân V.Grebennikov (cơ trưởng), mới tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng tham mưu cách đây không lâu. Trước đó ông bay trên máy bay ném bom chiến lược Tu-160, còn trên máy bay vận tải quân sự thì ông mới chỉ có gần 200 giờ bay. Thực sự là trong phi hành đoàn chiếc IL-76 có một phi công cao cấp thứ 2 và một hoa tiêu lão luyện.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 10:21:11 pm
(tiếp)
Trên đường bay đến đảo Langkawi của Malaysia, sau khi đã bay qua Sibir, Trung quốc và Việt Nam, trên một chiếc máy bay 2 chỗ ngồi Su-27UB đã có một sự trục trặc trong điều khiển, và người ta đã giữ chiếc máy bay đó lại ở Trung quốc. Bởi vậy, tại Malaysia, "các tráng sỹ" đã phải bay bài "bộ năm", và điều đó cũng chẳng hề ngăn cản họ đạt được thành công rực rỡ.
Ngày 12 tháng 12, năm chiếc tiêm kích Su-27 và chiếc IL-76 dẫn đường lên đường bay về nhà sau chiến thắng vang dội tại Hội chợ hàng không. Đội bay đề nghị được tiếp thêm nhiên liệu tại căn cứ không quân của hạm đội Thái Bình Dương tại Cam Ranh. Căn cứ Cam Ranh được người Mỹ xây dựng trong những năm 1960 để làm căn cứ đảm bảo cho các cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam của các máy bay Mỹ (đó là thời điểm đang diễn ra chiến tranh Việt Nam). Sau khi người Mỹ ra đi, các nhà quân sự Xô viết đã tiếp quản căn cứ này, và đặt ở đây một trung đoàn không quân hỗn hợp gồm các máy bay trinh sát tầm xa Tu-95, máy bay diệt hạm Tu-142, máy bay mang tên lửa hành trình Tu-16 và máy bay tiêm kích Mig-23. Khi Liên Xô tan rã, trung đoàn được rút gọn xuống còn một phi đội, rồi sau đó phi đội này cũng giải tán. Bộ chỉ huy quân quản còn lại của căn cứ chỉ đảm bảo tiếp nhận các máy bay riêng lẻ trong những điều kiện khí tượng đơn giản.
Một bài bay biểu diễn của dòng máy bay Su - bài Hoa Tuylip, ngày 8 tháng 9 năm 2006 tại hội chợ hàng không Gelendzhikh 2006.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5a/RussianKnights08Sep2006TulipGelendzhik.jpg/549px-RussianKnights08Sep2006TulipGelendzhik.jpg)
Bộ chỉ huy Hạm đội hải quân Nga đã vài lần báo cáo lên Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga rằng hạ cánh xuống một căn cứ không quân bỏ hoang là không thể đảm bảo an toàn cho việc tiếp nhận một nhóm máy bay thuộc thế hệ mới. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo cao cấp không chấp nhận sự cảnh báo này. Ảnh hưởng đến quyết định này là do vị trí tiện lợi trên đường bay của sân bay và khả năng tài chính hạn chế, khiến trong mức độ nào đó việc sử dụng dịch vụ của một căn cứ xa lạ sẽ cần phải trả bằng ngoại tệ.

Từ Langkawi tới Cam Ranh "các tráng sỹ" bay theo chiếc đầu đàn IL-76 theo đội hình "cái nêm". Bên phải chiếc IL-76 (số hiệu 623), cách 10m là chiếc Su huấn luyện của hoa tiêu cao cấp-trung tá Boris Grigoriev và phi đội phó phụ trách tổ chức đội bay-thiếu tá Aleksandr Syrovyi (số hiệu 604); bên phải chiếc này, giãn cách 3-5m là chiếc Su-27 của phi công cao cấp Nikolai Gretsanov (603) và chỉ huy biên đội thiếu tá Nikolai Kordioukov (606). Bên trái là máy bay của Aleksandr Litskun và Vladimir Kovalskii (601 và 602). Trên không, tất cả các máy bay đều bay ở gần cùng một cao độ, mỗi chiếc cách nhau chỉ khoảng gần 3m theo độ cao.  
Quyết định tiếp thêm nhiên liệu tại Cam Ranh được đưa ra mà không có sự đánh giá thỏa đáng điều kiện khí tượng của khu vực hạ cánh. Khi mà ở khoảng cách 130 km tới sân bay, giữa máy bay chỉ huy và trạm điều khiển mặt đất Cam Ranh đã có liên lạc vô tuyến với nhau, ngay từ các thông số khí tượng hàng không đầu tiên đã cảnh báo phải đề phòng: mây mù dày đặc, điểm trần thấp nhất ở độ cao 150m, lại đang có mưa rào. Trong những điều kiện như vậy, quyết định hạ cánh là rất mạo hiểm.
Quy định về việc hạ cánh tại sân bay Cam Ranh đã đề ra tuyệt đối không phải bởi những con người quá ư thận trọng-ở khoảng cách 15km phía tây căn cứ có núi Rồng ("Long Sơn" hay "Hàm Rồng"), núi có độ cao 726m, còn 25km về phía tây nam-núi Chúa ( "Quân vương"), có cao độ 1040m, bay gần dễ xảy ra tai nạn. Bởi vậy người chỉ huy chuyến bay tại sân bay Cam Ranh-trung tá Arbouzov ra lệnh: khi bay vòng lượn chuyển tiếp để chuẩn bị hạ cánh phải giữ độ cao 1500m. Các máy bay Su-27 được lệnh tách tốp và hạ cánh từng chiếc một với giãn cách 1km.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 01:47:34 am
(tiếp)
Tuy nhiên, chỉ huy của chiếc Il-76 Grebennikov lại đòi phải hạ cánh cả nhóm theo sơ đồ "quả nang lớn". Sơ đồ này hình dung như sau: lấy chuẩn là trạm phát sóng dẫn đường ở phía xa; xoay 180 độ và đổi hướng bay về phía đường băng hạ cánh, thực hiện vòng ngoặt thứ ba theo hướng xoay 280 độ: thực hiện xong vòng ngoặt thứ tư; hạ cánh.
Trong hành trình thẳng góc khép kín có hai đoạn hành trình bay dài: một cắt qua đường cất-hạ cánh (ВПП- Взлётно-посадочная полоса) theo hướng đường hạ cánh và lấy chuẩn trạm vô tuyến dẫn đường phía xa; đoạn còn lại song song với nó và ngược hướng đường hạ cánh. Vòng ngoặt quan trọng nhất-vòng ngoặt thứ ba, ước định là khử hướng ra xa khỏi sân bay, và vòng thứ tư, sau vòng này, máy bay sẽ lấy được hướng đường hạ cánh. Việc khử hướng tối ưu là ở vòng ngoặt thứ tư-10 đến 12km, sẽ cho phép phi công kịp sửa chữa các lỗi có thể mắc phải.  
Gần tới đường hạ cánh sân bay, phi công theo lệnh của chỉ huy chuyến bay xếp theo đội hình "quả nang", bắt đầu hạ độ cao theo tiến trình vòng lượn. Đối với sân bay vùng bình nguyên, độ cao vòng lượn là 200-300m, với sân bay vùng núi như Cam Ranh-độ cao đó là 900m hoặc hơn. Từ đài chỉ huy mặt đất, mệnh lệnh đưa ra cho "các tráng sỹ" là hãy xếp hình "quả nang" với cao độ 1500m. Độ cao ấy, các máy bay phải đạt được sau vòng ngoặt 180 độ.
Trong chuyến bay khi gần tới căn cứ, chỉ huy biên đội Grebennikov thậm chí còn chưa xin lệnh hạ cánh như quy định, máy tự động ghi hành trình bay bố trí trên máy bay số 623 ghi: "Chúng tôi sẽ tiếp dầu ở chỗ các anh 30 tấn. Ngày mai chúng tôi sẽ đi lúc 5h 30 phút giờ địa phương; hãy tổ chức tiếp dầu ngay lập tức khi chúng tôi ghé xuống".  
.............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 10:35:35 am
(tiếp)
Phục vụ mặt đất còn đang cố gắng chính xác hóa vấn đề gì đó, nhưng phi công đầu đàn vẫn giữ quan điểm của mình: "Fenol, tôi sáu trăm hai mươi ba đây, tôi quyết định hạ độ cao". Ông tướng cũng chẳng nghe các máy bay bay sau. Khi chiếc 601 (dẫn đầu tốp bên trái và nhóm Su-27) vừa báo cáo vị trí của các tiêm kích, ngay lập tức Grebennikov ngắt lời anh ta: "Gượm nào, hãy hạ độ cao trước đi!"
Người chỉ huy chuyến bay dưới mặt đất Arbouzov (MĐ) vẫn gắng sức điều khiển cuộc hạ cánh mà đó là việc không dễ gì trong các điều kiện như vậy. "Các tráng sỹ", đang bước vào, như người ta thường gọi, hành trình hạ cánh. Hết sức khó khăn, chiếc 604 dẫn đầu tốp ba chiếc bên phải, sau khi lặp lại thao tác đội hình bám theo chiếc chỉ huy, khẩn cầu: "Hãy nhẹ nhàng hơn đi, tôi chỉ còn một chút dầu thôi", nhưng lập tức chiếc chỉ huy "chỉnh" ngay : "Tôi không hiểu-anh muốn gì?". Sau đó chẳng thấy ai hỏi nữa.
Vào thời gian đó đội bay đang thực hiện vòng ngoặt vào hướng hạ cánh và xếp theo đội hình "quả nang". Phi đội đã đạt độ cao 1500m và hướng tới trạm dẫn đường phía xa, sau đó sẽ là vòng ngoặt lần thứ nhất về bên phải.
: Hãy giữ độ cao một ngàn năm trăm.
Ngay lập tức có trả lời từ một chiếc tiêm kích: "Hạ thấp tốt hơn không?"
Chỉ huy IL-76: Tiếp tục hạ độ cao.....
cố gắng ghìm sự nóng vội của chiếc chỉ huy xuống: "Sau khi bay qua trạm dẫn đường tiếp tục hạ độ cao tới sáu trăm. Anh (IL-76: ghi chú của tác giả bài báo) cần phải giữ ở độ cao một ngàn năm trăm mét, còn nhóm tiêm kích (tốp đôi và tốp ba) hạ độ cao, tách ra để hạ cánh".
và các đồng sự còn cố gắng vài lần nữa để hướng dẫn và tách tốp nhưng không thành công-ông tướng vẫn nằng nặc: hạ cánh cả nhóm và ngay lần đáp đầu tiên.
Trong khoang lái IL-76 thời điểm trước khi xảy ra tai nạn, đã diễn ra một cuộc tranh cãi gay gắt giữa những người đàn ông-hoa tiêu Kriazevskii gắng can thiệp vào quá trình hạ cánh và giải thích cho Grebennikov sự mạo hiểm của đội hình hạ cánh. Tuy nhiên đoạn băng từ máy ghi tự động, dựa vào đó sẽ xác định rõ ràng vụ scandal này đã biến mất một cách bí ẩn.
............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: q.trung trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 11:21:25 am
Qtdc@ mình  mượn mấy bài về chuyến bay này về bên trang riêng của mình nhé. Thông tin đã biết nhưng bây giờ qua bài của bạn mới rõ cụ thể . Hay lắm , cám ơn nhé!


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 11:25:26 am
Bác q.trung cứ tự nhiên ạ, nhưng bác cũng kiểm tra dùm em vì lâu rồi em cũng không dám chắc hoàn toàn chính xác bác ạ. Ví dụ: ngày giải phóng Cam Ranh, các đô đốc Nga ghi là ngày 26 tháng 4, em chỉnh lại là ngày 2 tháng 4. Hoặc trong đoạn tả vụ "Tráng sỹ" đâm đầu vào núi, lúc thì họ ghi thằng bay chỉ huy là IL-76, lúc lại ghi là IL-86.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: lantuyet trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 12:57:03 pm
Qtdc@ Bác có tư liệu nào về vụ mấy chiếc tàu ngầm của Liên xô va chạm với đối tượng chưa xác định như thông tin đã đưa tại trang http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.20.html không?


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: q.trung trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 01:41:07 pm
Ngày 2/4/1975, Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25 Bộ binh của ta đã tiêu diệt cụm phòng thủ của Trung đoàn 40 (thuộc Sư đoàn 22 ngụy), giải phóng quận lỵ Khánh Dương, tiêu diệt Lữ đoàn 3 (thuộc Sư đoàn Dù) ở đèo Phượng Hoàng, mở thông đường xuống Ninh Hòa, rồi theo đường số 21, tiến xuống giải phóng thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh.
Cùng ngày 2/4/1975, ta còn giải phóng Bình Long./.
Theo Ngày này năm xưa, NXB Lao Động 1998

qtdc chỉnh đúng đấy, chú Nga kia  chắc  lấy số liệu ơ nguồn không đáng tin cậy.
IL 76 hay IL 86 thì đều của Nga cả  ;D


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 04:37:08 pm
Qtdc@ Bác có tư liệu nào về vụ mấy chiếc tàu ngầm của Liên xô va chạm với đối tượng chưa xác định như thông tin đã đưa tại trang http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.20.html không?
Vụ này thì em không có tư liệu khác bác ạ. Chuẩn đô đốc Nikolai Faefanovitch Matioushin là người chủ biên của trang web clubadmiral.ru (câu lạc bộ các đô đốc, sỹ quan trung cao cấp Nga đã phục vụ tại Cam Ranh-thành lập năm 2010) chỉ cho biết như vậy thôi, khi va chạm thì nó đang lặn chứ chưa nổi lên mặt nước. Chiếc tầu đó sau khi bị nạn thì được một chiếc săn ngầm và chống hạm (БПК) đến cứu và kè về Cam Ranh vào quãng 2 ngày sau tai nạn. Thủy thủ đoàn có nhiều người hy sinh. Quanh chuyện này em nhớ lại có thể là thời điểm tháng 11 năm 1986, trong quân cảng khi ấy xôn xao lắm. "Có thể" thôi, vì nếu không lại trở thành chuyện giật gân tầm phào. Tuy nhiên họ đã đưa thông tin chính thức như vậy thì là có rồi, chỉ có điều chưa muốn công khai hết mọi chi tiết thôi. Cái đoạn Trường Sa nhiều đá ngầm lắm, "có thể" là va vào đấy thôi.
Còn cái ảnh màu tàu ngầm ở trang 2 mà bạn huyphong post lên là tàu K-45 (trang clubadmiral.ru mới điều chỉnh lại).
Март  1982г.  п.  Камрань.      ПЛ  «К-45 "    прибыла  на  межпоходовый  отдых
(http://clubadmiral.ru/images/f78f22c4bc6f9ef859addb63196e275f.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: huyphongssi trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 06:50:34 pm
Qtdc@ Bác có tư liệu nào về vụ mấy chiếc tàu ngầm của Liên xô va chạm với đối tượng chưa xác định như thông tin đã đưa tại trang http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.20.html không?
Vụ này thì em không có tư liệu khác bác ạ. Chuẩn đô đốc Nikolai Faefanovitch Matioushin là người chủ biên của trang web clubadmiral.ru (câu lạc bộ các đô đốc, sỹ quan trung cao cấp Nga đã phục vụ tại Cam Ranh-thành lập năm 2010) chỉ cho biết như vậy thôi, khi va chạm thì nó đang lặn chứ chưa nổi lên mặt nước. Chiếc tầu đó sau khi bị nạn thì được một chiếc săn ngầm và chống hạm (БПК) đến cứu và kè về Cam Ranh vào quãng 2 ngày sau tai nạn. Thủy thủ đoàn có nhiều người hy sinh. Quanh chuyện này em nhớ lại có thể là thời điểm tháng 11 năm 1986, trong quân cảng khi ấy xôn xao lắm. "Có thể" thôi, vì nếu không lại trở thành chuyện giật gân tầm phào. Tuy nhiên họ đã đưa thông tin chính thức như vậy thì là có rồi, chỉ có điều chưa muốn công khai hết mọi chi tiết thôi. Cái đoạn Trường Sa nhiều đá ngầm lắm, "có thể" là va vào đấy thôi.
Còn cái ảnh màu tàu ngầm ở trang 2 mà bạn huyphong post lên là tàu K-45 (trang clubadmiral.ru mới điều chỉnh lại).
Март  1982г.  п.  Камрань.      ПЛ  «К-45 "    прибыла  на  межпоходовый  отдых
(http://clubadmiral.ru/images/f78f22c4bc6f9ef859addb63196e275f.png)


K-45 là chiếc tàu ngầm thuộc đề án 659T, còn chiếc trên ảnh là tàu ngầm thuộc đề án 671RTM anh giai ạ. Rất có thể chú thích của clubadmiral.ru bị nhầm.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 07:02:13 pm
Qtdc@ Bác có tư liệu nào về vụ mấy chiếc tàu ngầm của Liên xô va chạm với đối tượng chưa xác định như thông tin đã đưa tại trang http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.20.html không?
K-45 là chiếc tàu ngầm thuộc đề án 659T, còn chiếc trên ảnh là tàu ngầm thuộc đề án 671RTM anh giai ạ. Rất có thể chú thích của clubadmiral.ru bị nhầm.
Những thông tin của phía họ đưa thì mình cứ đưa theo họ đã, "phán" sau, mình có phải là người chế tạo ra cái tàu đó đâu bác. Cám ơn bác nhé.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 07:05:17 pm
(tiếp)
Tất cả sáu chiếc máy bay đều thực hiện vòng ngoặt trong mây, hạ thấp độ cao, trong khi đó vẫn giữ nguyên đội hình chặt chẽ. Sau nửa phút bay như vậy, chiếc tiêm kích đi đầu thú nhận: "Ở đây khó nhìn quá, hãy hạ xuống dưới mây đi!..."
IL-76: Rõ rồi, rõ rồi...
Tiếp theo là vòng ngoặt 180 độ; rồi tất cả lấy hướng ngược đường hạ cánh.
MĐ: Sáu trăm hai mươi ba, mặt đất dưới máy bay anh có thấy rõ không?
IL-76 (623): Thực sự thì không, thỉnh thoảng ....
MĐ: Tôi không nhìn thấy đỉnh núi trọc (thời tiết tồi đến nỗi ngay cả ở dưới mặt đất cũng không nhìn thấy đỉnh núi-chú thích của tác giả bài báo).
Nhưng cả phi hành đoàn cũng không thể kiểm soát được vòng lượn, bởi vì máy đo xa của sân bay không làm việc được, các vật chuẩn dưới mặt đất cũng không nhìn thấy.
604: Số 6, chỗ anh thấy gì không?
606: Có trời mà biết
.
MĐ trong điều kiện thiếu khí tài, ước lượng bằng mắt là các máy bay đã vào khu vực vòng lượn thứ ba, nơi có đỉnh núi cao 600m. MĐ cảnh báo Grebennikov: "Không kéo dài vòng lượn thứ ba sau khi chuyển qua hướng vuông góc.... Tôi vẫn chưa thấy đỉnh núi".
Tất cả các "tráng sỹ" dồn sự chú ý vào IL-76, và họ giữ đúng vị trí trong đội hình chiến đấu để tránh va vào nhau, đồng thời không để mất dấu nhau trong mây dày đặc. Bắt đầu vào vòng ngoặt thứ ba, rất gần với đỉnh núi cao 700m mà chẳng ai để ý đến nó, đơn giản là họ không ở trong hoàn cảnh có thể làm điều đó.
IL-76: Ngoặt phải!
Chỉ còn hai phút rưỡi trước khi xảy ra tai nạn.
604:Nhắm hướng đường hạ cánh...dưới mây à?
IL-76: Rõ rồi... (Rõ cái gì , thật khó hiểu --tác giả bài báo chú thích.)
Bắt đầu vòng ngoặt phải, chao nghiêng 15 độ. Các tiêm kích bay bên trái IL-76 (chính là những chiếc sống sót), hơi dâng cao, tương ứng những chiếc bên phải hạ thấp. Để không mất dấu máy bay chỉ huy trong những điều kiện tầm nhìn kém, trước khi ra khẩu lệnh "Tản ra" các tiêm kích cần phải xích lại máy bay chỉ huy ở khoảng cách tối thiểu. "Bay sát vào, chúng ta lạc đội mất (IL-76 và các máy bay trong nhóm-chú thích của tác giả bài báo),-khẩu lệnh này được chiếc dẫn đầu nhắc lại vài lần với những chiếc bám theo. Kết quả của sự xích gần lại là đèn chiếu trong buồng lái Su-27UB do hai phi công dẫn đầu nhóm bộ ba là Boris Grigoriev và hoa tiêu Aleksandr Syrovyi điều khiển, soi rõ các động cơ cánh chiếc IL-76. Nikolai Gretsanov và Viktor Kordioukov trên hai chiếc Su-27 một chỗ ngồi bám theo sau  ở giãn cách chỉ 3-5m. Thời gian để điều khiển khí tài thực tế cũng không có, cái chính là-không đụng vào nhau.
..............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 08:19:20 pm
(tiếp)
Grebennikov lấy hướng 280 độ-tới vòng ngoặt thứ tư, như ông đã dự tính. Thực chất, toàn đội đang ở đúng khu vực đỉnh núi, đỉnh núi khu vực này đang bị mây mù che phủ hoàn toàn. Vòng ngoặt thứ ba đã được thực hiện với độ lệch vài km. MĐ không ở trong tình trạng có khả năng giúp đỡ các phi công, bởi vì màn hình máy định vị thô sơ của ông ta đầy nhiễu từ mây mù và "địa vật"-các vệt nhiễm sáng từ chính đỉnh núi đó.
Trong tình hình như vậy, MĐ cần phải phát một khẩu lệnh duy nhất tới các phi công-"Tất cả nâng độ cao gấp, không chậm trễ!", nhưng khẩu lệnh đó đã không được phát ra. Đơn giản là Arbouzov không có đủ tri thức và kinh nghiệm chỉ huy các chuyến bay trong những điều kiện phức tạp, nhất là lại chỉ có những khí tài bảo đảm thô sơ như thế.
Các máy bay đã tiến gần đến sườn núi ở độ cao 604m, cách sân bay là 25km. Nhưng như về sau các chuyên viên giám định đã đánh giá, chuỗi sai lầm chồng chất này không phải là không thể tránh được.
Khi thực hiện vòng ngoặt thứ tư, trong khoang lái IL-76 hệ thống tín hiệu phát cảnh báo về sự nguy hiểm khi đến gần địa vật. Đèn báo màu vàng nhấp nháy: "Nguy hiểm, mặt đất!", còi hiệu rít liên tục. Quy định về chỉ huy bay trong trường hợp này là phải cương quyết và nhanh chóng đưa máy bay về chế độ chiếm độ cao khẩn cấp, đưa chế độ làm việc của động cơ lên mức tối đa. Grebennikov có trách nhiệm báo cho tốp bám sát về mối nguy hiểm và các thao tác tiếp theo cần làm.
Bức tranh về những sự việc xảy ra trong khoang lái IL-76 được dựng lại vị tất đã đạt độ chính xác, bởi cuộc trao đổi giữa các thành viên phi hành đoàn không được ghi lại (có thể tác giả bài báo có ý nhắc đến một mẩu băng đã mất-xem đoạn trên: qtdc). Tín hiệu cảnh báo liên tục phát trong 25 giây. Suốt thời gian này, Grebennikov không có hành động khả dĩ nào. Theo lời ông tướng, người đưa ông thoát ra khỏi trạng thái sốc này là phi công phụ bên tay phải, Soukhar. Chỉ từ lúc đó, viên chỉ huy mới chợt tỉnh, kéo gấp cần lái về phía mình, đưa máy bay vọt lên cao, đồng thời phát khẩu lệnh vào không trung: "Tản ra, nâng độ cao gấp lên.......năm trăm". Nhưng Grebennikov đã lỡ nhịp.  
606: Chút xíu nữa tôi lạc rồi!
603: Số 4, hãy giữ vị trí  dưới cánh IL-76, không sẽ lạc nhau.

Đến đỉnh núi định mệnh kia còn 350m-chỉ hơn giây bay.
Có tiếng thét khẩu lệnh từ chiếc IL-76 dẫn đường: "Nâng cao gấp!"
Các hành khách đã nhìn thấy trên cửa ló sáng các bụi cây trên đỉnh núi-và khi đó chiếc đầu tiên của tốp bộ ba Su-27 vừa vặn chồm vào đỉnh núi.
604 còn gắng báo cho các chiếc sau: "Nhảy!..."-nhưng không kịp kết thúc khẩu lệnh. Hai chiếc 603 và 606 không kịp làm động tác cứu vãn tình thế.

Ảnh: Trên đỉnh núi Chúa (Ninh Thuận), phía nam vịnh Cam Ranh,(nguồn:vqgnuichua.vn).
(http://www.vqgnuichua.vn/Upload/thuvienanh/Dinh%20nui%20chua.JPG)
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 10:32:04 pm
(tiếp)
Trong vòng ngoặt cuối cùng, mà sau đó cần phải có lệnh tản đội hình khỏi mạn chiếc IL-76, tốp bộ ba tiêm kích bên phải lúc này đang ở cao độ thấp nhất và trong tình thế nguy hiểm nhất. Bám theo chiếc chỉ huy và tuân thủ quy định bay nhóm nghiêm ngặt và giữ độ cao thấp hơn chiếc dẫn đường chỉ 2-3m, máy bay của Nikolai Gretsanov và Aleksandr Syrovyi đã đâm ngang sườn núi.
Đội bay trên Su-27UB có thể cố gắng nhảy dù. Nhưng trong trường hợp này chiếc máy bay không còn được điều khiển có thể va chạm với chiếc IL-76. Có khả năng để ngăn ngừa tai nạn của chiếc IL-76 với các hành khách trên boong, Boris Grigoriev và Aleksandr Syrovyi đã không sử dụng cơ hội thoát hiểm và đã hy sinh. Hai chiếc sau cũng không tránh được tai nạn.
601: Thoát nhanh, lên cao gấp!
602: Tôi bám theo anh, Sasa!

Các phi công có kinh nghiệm và "thuộc" nhau đã lâu, giật mạnh cần lái về mình và bay vút lên khỏi lớp mây mù.    
Chiếc IL-76 may mắn trượt xuống một thung lũng nhỏ trong rặng núi, ở độ cao 32m so với mặt đất, trước khi vọt được lên cao. Các giám định viên khẳng định rằng sau khi có tín hiệu báo động, thậm chí cả khi chậm có phản ứng đúng cách trong khoảng 18-19 giây, vẫn còn đủ thời gian cho cả đội bay thoát lên độ cao an toàn. Các phi công tiêm kích thoát nạn đã kịp trấn tĩnh và chỉ hiểu được tổn thất vừa xảy ra khi đã ở trên độ cao 1500-2000m.
Chiếc dẫn đầu cặp bên trái gọi: "Số 4, số 4 đâu, số 3 đâu, số 6 đâu!". Không có trả lời. ChiếcIL-76 đã thực hiện hạ cánh chuyển tiếp trên sân bay Cam Ranh, hai chiếc Su-27 còn lại tiếp đất tại sân bay của thị xã Phan Rang-cách đó khoảng 70km về phía nam.
 
Một trong những thành viên "Tráng sỹ Nga" thoát nạn trong vụ này vì ngồi trên chiếc IL76-Igor Tkatsenko.
(http://static.laodong.com.vn/2006.09/media/58098c88fe0b43b7b6d4372a788fed55.jpg)
..............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Mười Hai, 2010, 01:03:15 am
(tiếp)
Máy bay Su-27 được trang bị hệ thống ghế phóng nhảy dù ở độ cao thấp, cho phép các phi công thoát hiểm chỉ trong vài phần giây trước khi máy bay đâm xuống đất. Thậm chí khi tai nạn xảy ra trên biển thì phi công cũng có cơ hội được cứu sống. Việt Nam có một vùng biển ấm, và nếu điều đó xảy ra, ngay cả những người dân chài bị đắm thuyền không hề có phương tiện cứu hộ nào cũng vẫn cầm cự được ít nhất hai ngày đêm.
Ngay sau khi tai nạn xảy đến, các lực lượng vũ trang Việt Nam đã lùng sục sườn núi số 400 gần Cam Ranh, mà mọi người cho rằng cú va chạm đầu tiên của chiếc tiêm kích là ở đó, nhưng không tìm thấy gì. Sau đó có thông báo là đã tìm thấy mảnh vỡ của một trong ba máy bay Nga, nhưng ngay sau đó được giải thích rằng, những người dân địa phương tìm thấy mảnh xác máy bay bỏ lại từ thời chiến tranh Việt Nam.
Các mảnh xác Su-27 chỉ được tìm thấy ngày 16 tháng 12: từ trên trực thăng người ta đã phát hiện ra điểm máy bay rơi và dù treo trên cây. Sau đó đã cắt nghĩa được rằng, đó là do một trong những hệ thống ghế phóng đã hoạt động khi máy bay đâm vào đá núi, nhưng tiếc thay, không cứu nổi phi công.
Thường thì trong những tháng mùa đông ở phần cận xích đạo của Việt Nam-mùa này là mùa khô, tuy nhiên trên thực tế trời mưa suốt quá trình tìm kiếm cứu hộ, vì thế những người cứu hộ phải đốn cây mở đường trong rừng rậm nhiệt đới khá lâu để có thể đến được nơi có xác máy bay.
Thi thể của Nikolai Gretsanov và Viktor Kordioukov được tìm thấy vào ngày thứ mười một của cuộc tìm kiếm. Ba ngày trước đó đã tìm thấy một phần thi thể còn lại của trung tá Boris Grigoriev và thiếu tá Aleksandr Syrovyi.
Tai nạn đã xảy ra ở núi Chúa, cách sân bay Cam Ranh 25km về phía tây nam. Kết quả điều tra đã buộc tội những người có lỗi trong sự hy sinh của các "tráng sỹ" là chỉ huy một trong những bộ phận quân sự đóng căn cứ tại sân bay "Tskalovskoie", thiếu tướng Grebennikov, hoa tiêu-đại tá Kriazevskii và người chỉ huy bay từ mặt đất tại sân bay Cam Ranh-trung tá Arbouzov.

Màn biểu diễn của "Tráng sỹ Nga" và "Chim yên sa" trong ngày 9 tháng 5 năm 2004 tại quảng trường Đỏ, Moskva.
(http://laodong.com.vn/Uploaded_LAODONG/vananhnt/20090822/trangsi.jpg)
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Mười Hai, 2010, 04:18:10 am
(tiếp)
Lỗi của phi công chính và hoa tiêu chiếc 623 được chứng minh hoàn toàn. Chưa có lệnh của người chỉ huy hạ cánh, chỉ huy chiếc IL-76 đã bắt đầu vòng ngoặt thứ nhất. Ông tướng đã kéo một cách không cần thiết vòng ngoặt thứ ba với tốc độ hạ cánh 450km/h (giá mà những chiếc tiêm kích bay sau "không cuốn theo" nó), thay vì sử dụng tốc độ tiêu chuẩn của dòng máy bay IL này là 350km/h. Grebennikov thông báo về điểm ngoặt chuyển hướng sau 53 giây khi thực tế đã vượt qua nó phải đến 10km. Còn trạm điều hành mặt đất không thể kết nối tuyến hạ cánh-không có bất cứ một điểm để gắn kết nào-với địa hình núi rừng tại địa phương. Theo quy định đề ra với sân bay Cam Ranh, độ cao tối thiểu để bắt đầu vào hạ cánh từ đất liền là 1500m. Còn theo thiết bị hiện có trên máy bay IL-76 bay trước các máy bay Su-27 thì hạ xuống 600m.  
Đồng thời. người chỉ huy bay Arbouzov vẫn có thể đặt ông tướng còn đang bay mới gần tới Cam Ranh về đúng chỗ của mình, huống hồ ông tướng dù sao cũng không phải là chỉ huy của ông. Các chiếc đầu đàn tốp bên trái và bên phải có toàn quyền đòi hỏi lần hạ cánh thứ hai. Về nguyên tắc, bất kỳ người phi công nào đều có thể từ chối thi hành mệnh lệnh, ngay cả chiếc 606, nhưng đã không ai làm điều đó. Trong khi đó hoa tiêu chiếc IL-76 cứ nằng nặc theo ý mình và hành động như ma xui quỷ khiến.
Trường hợp này, chiếc 605 đã gặp may hơn tất cả-chỉ vì một trục trặc không đáng kể nó đã bị bỏ lại Sangana.
Sau thời gian dài điều tra, tòa án quân sự quân khu Moskva ngày 13 tháng 3 năm 1998 đã tuyên án thiếu tướng không quân Vladimir Grebennikov sáu năm tù giam, tuy nhiên ngay sau đó ông ta được ân xá. Phiên tòa đã xét hoàn cảnh của bị cáo có nhiều công lao và tặng thưởng của chính phủ và bản thân là phi công quân sự công huân của Nước Nga. Công bằng mà nói, trong thảm kịch này  lỗi không phải chỉ do hành động độc đoán của Grebennikov. Như đã nhấn mạnh, trang bị kỹ thuật của sân bay Cam Ranh thời điểm lên kế hoạch và bay qua không phù hợp với yêu cầu của "Tiêu chuẩn sử dụng các sân bay quân sự" (НГВА-92). Tuy nhiên do chậm trễ, thông tin về vấn đề này từ Bộ chỉ huy không quân Hạm đội Thái Bình Dương đã không đến được với các phi công lúc đó đang ở Malaysia.
Sau khi tai nạn đã xảy ra rồi, tại tòa người ta đã sắp đặt, nhằm mục đích "biện hộ" cho sự bất lực của các nhân vật có trách nhiệm của bộ tham mưu không quân hạm đội, họ không đưa ra được  những biện pháp kịp thời sửa chữa và thay thế các thiết bị kỹ thuật trên một sân bay đã từng được khai thác sử dụng từ năm 1969, vào tài liệu chính thức "Chỉ dẫn về quản lý, vận hành và khai thác bay tại khư vực sân bay Cam Ranh", về sau này tài liệu đó mới được bổ sung chỉnh sửa-siết chặt lại điều kiện khí tượng tối thiểu để khai thác bay. Từ tài liệu điều tra công bố tại phiên tòa, có thể thấy rằng việc chỉ dẫn không phù hợp cho người đứng đầu bộ phận quân quản sân bay Cam Ranh về áp dụng những thay đổi trên vào quy định vận hành khai thác chỉ được Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương đưa ra ba ngày sau tai nạn, còn tại Bộ tham mưu không quân Hạm đội Hải quân Nga người ta chỉ biết đến quy định điều kiện khí tượng tối thiểu vào ngày 18 tháng 12.
(hết)
Đài tưởng niệm phi hành đoàn Tu-95 và phi đội Su-27 "Các tráng sỹ Nga" vào những năm 199x và 2006 tại Cam Ranh,(camranh.ru).
(http://www.camranh.ru/falbum_pic/monument/05_01458_.jpg)
(http://www.camranh.ru/falbum_pic/2006/pic2006_004.jpg)
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: q.trung trong 03 Tháng Mười Hai, 2010, 02:30:46 pm
Một bài học đau cho không quân Nga, hồi đó không có máy đo độ cồn  kiểm tra mấy ông chỉ huy Nga, nếu có chắc phát hiện ra khối ông trước khi bay đã tranh thủ làm mấy tợp, kể cả tướng, soái. Thực ra mình đã từng ở đó nên rất ngạc nhiên là núi đâu có cao lắm, nhất là hướng Tây Nam, còn qua cả một vùng không gian lớn trên mặt vịnh CR mà nó lại lao vào núi thì đúng là có ma làm rồi, hồi trước khi bàn giao cho Nga ở đó có trường huấn luyện phi công của ta, tập lái L19 và vài  loại nữa, anh em lên xuống như chim mà có làm sao đâu.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Mười Hai, 2010, 07:35:32 pm
Theo một phiên bản sự kiện khác thì chiếc Su-27 ở lại Trung Quốc là chiếc một chỗ ngồi, phi công lái chiếc đó chính là Igor Tkatsenko, chiếc 601 của Litskun là chiếc huấn luyện 2 chỗ ngồi trên đó còn  Sergey Klimov, anh chính là người đã phát hiện đám cháy trên núi và báo động để Litskun kéo cần lái vọt lên cao, bám theo là 602-Kovalskii. Trong tài liệu đó có thêm đoạn các sự việc diễn ra sau khi 2 chiếc Su-27 may mắn hạ cánh được xuống Phan Rang, và các sự kiện tại sân bay Cam Ranh sau khi chiếc IL-76 hạ cánh. Về cơ bản tình tiết của nó giống như bản tiếng Anh bác Altus đã post ở chuyên mục "Không quân nhà ta có Mig-23?" từ năm 2008, trang 10. Các bác hứng thú thì có thể tham khảo bản tiếng Nga theo link sau: http://www.ovk-odintsovo.ru/rusvit/

Bác q.trung: chuyện làm vài tợp dám lắm bác ạ,người Nga không có rượu họ làm việc hình như không được.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Mười Hai, 2010, 11:19:03 pm
Lữ đoàn 119 (tiếp)
Tham mưu trưởng lữ đoàn-lữ phó thứ nhất (1985-1989), đại tá về hưu V.A.Khorkov nhớ lại: " Lữ đoàn tàu nổi số 119, không kể tới việc phải thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu chính đã được giao, còn tiến hành các biện pháp duy trì chế độ trực chiến, đảm bảo hợp đồng với các phân đội lính thủy đánh bộ giữ gìn an ninh và phòng thủ căn cứ Cam Ranh,đặc biệt chú ý phòng chống biệt kích-người nhái, bảo vệ các chiến hạm và các công trình dọc bờ biển của căn cứ.
 Như vậy, theo biểu đồ kế hoạch trực trong suốt một ngày đêm do bộ tham mưu binh đoàn soạn thảo, phải thực hiện tuần tra khu mặt nước của căn cứ và khu vực dự phòng bằng bốn pháo thuyền với lượng tiêu hao nhiên liệu cho nhiệm vụ chiến đấu hàng ngày là 200 đơn vị.
Đối với việc phòng thủ không phận, thực hiện trực chiến các chiến hạm như sau: ban đêm-các tổ hợp tên lửa phòng không, ban ngày-pháo thuyền và các tàu pháo phòng không loại nhỏ, còn tàu tuần tra định vị vô tuyến có  nhiệm vụ chiếu sáng bầu trời trong giới hạn "tầm nhìn" của sóng vô tuyến định vị theo tọa độ ba chiều và báo số liệu về không phận tới các thiết bị khí tài trực chiến phòng  không và sở chỉ huy binh đoàn 17. Sẵn sàng khai hỏa  còn có: các tàu pháo phòng không loại nhỏ của lữ đoàn-và ngay lập tức là tổ hợp tên lửa phòng không-trong tầm bắn hiệu quả của các loại khí tài.
Ngoài ra, để tự mình  phòng thủ chống biệt kích - người nhái và các phương tiện lặn ngầm trong suốt thời gian một ngày đêm cho tất cả các tàu thuyền, bố trí  các phiên trực chống người nhái, đối với nhiệm vụ này cơ số nhiên liệu phục vụ chiến đấu là không hạn chế, còn trên các chiến hạm hạng 1 và 2, các phiên trực luôn sẵn sàng chiến đấu.
Các thợ lặn luôn túc trực trong các phiên gác.Để bảo vệ và ngăn chặn, tiêu diệt các nhóm biệt kích-thám báo của đối phương trong khu vực bến tàu, luôn có các đội tuần tra bộ có tăng cường thêm lực lượng vào ban đêm, khi thời tiết xấu lực lượng tuần tra được bổ sung thêm các phân đội lính thủy đánh bộ.
Tính đến tình huống đường điện thoại liên lạc với sở chỉ huy binh đoàn bị xâm nhập, khi đó sẽ sử dụng một bộ mệnh lệnh cơ bản được chuẩn hóa từ bộ tham mưu lữ đoàn tới các tàu thuyền và được truyền từ kỳ hạm chỉ huy bằng cách đánh tín hiệu 3 cờ chuẩn của hải quân.
Trên các tàu xuồng nhỏ, việc đánh tín hiệu suốt ngày đêm là khó và không thể vì biên chế chỉ có một người, toàn bộ việc cảnh giới trên không phải dùng các bản "copy" tín hiệu cờ và ánh sáng với ý nghĩa của riêng  nó. Sau một thời gian không dài, mọi người đã hiểu được ý nghĩa của những tín hiệu thị giác nói trên và hành động rất kịp thời và chính xác
Trong các trường hợp riêng muốn rút ngắn thời gian sắp xếp tổ hợp thể hiện và truyền tín hiệu, cho phép sử  dụng thêm động tác tay được quy định trong Điều lệnh về khẩu lệnh của các lực lượng vũ trang Xô viết. Đặc quyền phát những tín hiệu ra lệnh đó thuộc về tư lệnh và tham mưu trưởng lữ đoàn (chẳng hạn "báo động chiến đấu", "khẩn trương chuẩn bị chiến đấu và xuất phát").  
Để xây dựng tầm nhìn bằng thông tin vô tuyến, đã thực hiện thông tin vô tuyến mã hóa theo cả hai hướng "trên bờ-dưới tàu" và ngược lại. Thông tin vô tuyến trong dải tần sóng cực ngắn sẽ mất hết ý nghĩa và trong trường hợp đó tất cả các trạm vô tuyến làm việc ở trạng thái thu.
Bộ tham mưu gọn nhẹ của lữ đoàn (bổ sung theo biên chế khi chuyển trạng thái chiến đấu), có nhiệm vụ như một cơ quan điều khiển tìm hiểu, tác động, theo dõi sát sao và phản ứng với mọi thay đổi tình huống có thể xảy ra. Để làm được điều đó, việc lên kế hoạch cho các phương án chuẩn bị chiến đấu phải rất chu đáo và đi trước một bước, có nghĩa là bất kỳ điểm nào trong phương án , chẳng hạn như các công việc phải làm,công tác  huấn luyện, học tập hoặc thao diễn trước tiên  phải hoàn thiện trên  văn bản, chỉ sau đó mới có thể đưa vào kế hoạch của lữ đoàn và kế hoạch của cấp trên. Như vậy, khi lập kế hoạch tháng kế tiếp, bộ tham mưu lữ đoàn đã  có tất cả các tài liệu về công việc thực hiện trong tháng kế hoạch và v.v...
Thái độ sáng tạo, luôn tìm kiếm cái mới là điểm đặc trưng trong lao động của các sỹ quan hàng hải chuyên ngành: thiếu tá V.A.Dorokhov,-sỹ quan chuyên ngành vũ khí tên lửa-pháo hạm, thiếu tá A.V.Igumenov-chuyên ngành vũ khí ngư lôi-thủy lôi, trung tá O.A.Perepelitsin-chuyên ngành thiết bị kỹ thuật vô tuyến.
Với mục đích hoàn thiện đặc tính thay thế lẫn nhau trong các điều kiện thường ngày, tại ban tham mưu, trên cơ sở yêu cầu của các tài liệu hướng dẫn vận hành, đã  soạn thảo ra danh mục không ít hơn một trăm vấn đề kiểm tra riêng biệt, cho phép trong thời hạn ngắn nhất xem xét được vấn đề này hay vấn đề kia trên chiến hạm và đề ra giải pháp xử lý tình trạng đó.


.................
Ảnh : Tàu tên lửa loại nhỏ trong chế độ trực chiến tại vịnh Cam Ranh.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image062.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 11:03:55 pm
Lữ đoàn 119 (tiếp)
Công việc trước tiên là ở các sĩ quan của Ban tham mưu lữ đoàn. Không có bất kỳ cuộc bảo dưỡng phòng ngừa định kỳ nào mà  không bắt đầu bằng việc lập kế hoạch, đảm bảo cung cấp vật chất-kỹ thuật thích hợp cho nó, kế hoạch triển khai và mệnh lệnh đi kèm với sự kiểm tra hàng ngày trong tiến trình sửa chữa bảo dưỡng của mỗi chuyên gia hàng hải chuyên ngành hàng đầu từ đầu kỳ hạn, giữa kỳ và cuối kỳ toàn thể ban tham mưu thực hành thẩm tra tính đầy đủ và chất lượng công việc sửa chữa cũng như những sự điều chỉnh. Việc kiểm tra kế hoạch dự phòng và công tác bảo dưỡng dự phòng sẽ kết thúc bằng  việc chuẩn bị cho các tàu chiến lên đường thực hiện nhiệm vụ chiến đấu  với sự có mặt bắt buộc của tất cả thành viên ban tham mưu.
Tại các cuộc họp về chiến thuật và các buổi làm bài tập nhóm cho chỉ huy và ban tham mưu lữ đoàn cũng như các chỉ huy hạm tàu đã thực hiện các hành động đáp ứng phải có trong bất cứ thời điểm nào: sự phân tán đội hình, bố trí lại lực lượng tránh đòn tấn công, sự di chuyển của hạm tàu sau tàu quét mìn, và những vấn đề khác, tất cả góp phần đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau một cách tối đa trong phạm vi cuộc diễn tập và  trong hành động.
Việc thực hành được coi là có kết quả tốt khi mà các phi hành đoàn trên các máy bay của trung đoàn không quân cường kích, tiêm kích và chống hạm cũng như các  chỉ huy các chiến hạm hạng 1 và hạng 2 của lữ đoàn cùng  với các chuyên gia của mình thực sự là bạn bè của nhau, khi mà họ học được sự tinh tế và đặc thù của chiến thuật sử dụng, các ứng dụng trong tác chiến và hỗ trợ lẫn nhau.
Mỗi chuyến bay của máy bay TU-95 RS là kết tinh quá trình làm việc của hệ thống "Thành công" trong chế độ cấp phát (thu nhận) các chỉ thị mục tiêu, trong chế độ  này cả đôi bên cùng cung cấp tài liệu, bằng cách đó đảm bảo sự sẵn sàng tính toán cho các tổ hợp tác xạ đối với thực tế công việc "

Trích hồi ký của trung tá về hưu V.K.Tsitshin, chức vụ khi phục vụ tại binh đoàn 17 - thượng úy, chỉ huy trưởng bộ phận hoa tiêu (БЧ-1)thuộc tàu tên lửa loại nhỏ "Gió mùa" ("Musson"):
"Tàu tên lửa nhỏ "Gió mùa" đã mở đầu lịch sử hoạt động chiến đấu trong vùng biển "Nam Trung Hoa" của lữ đoàn tàu tên lửa 165 hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1984 (chỉ huy trưởng "Gió mùa" là thiếu tá Filippov V.V.). Sau đó, tàu tên lửa loại nhỏ "Briz"(chỉ huy trưởng thiếu tá Yavorin V.K.), tháng 3 năm 1984 chuyển từ lữ đoàn tàu tên lửa 41 hạm đội Hắc Hải sang biên chế lữ đoàn tàu tên lửa 165 hạm đội Thái Bình Dương (khi còn trong biên chế hạm đội Hắc Hải, tàu "Briz" là một tàu nổi tiếng vì thực hiện nhiều chuyến phục vụ chiến đấu ở biển Địa Trung Hải, tất cả là tám chuyến). Ngày 3 tháng 3 1984 tàu bắt đầu di chuyển từ Sevastopol về Hạm đội Thái Bình Dương bằng tàu kéo qua kênh đào Suez.  Khi đến Cam Ranh, tàu nằm trong biên chế của lữ đoàn tàu chiến mặt nước số 119 thuộc binh đoàn 17 và đóng tại đó cho đến tháng 5 năm 1985...
Từ tháng năm 1985 đến tháng 5 năm 1986 thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong thành phần binh đoàn 17 có các tàu tên lửa nhỏ "Tsyklon" của lữ đoàn 165 (chỉ huy trưởng thiếu tá Chernov S.A.) và tàu "Bào tố" của lữ đoàn tàu tên lửa 89 (chỉ huy trưởng thiếu tá Kuzmin V.P.) thuộc phân hạm đội Kaspien - là thành phần của hạm đội Thái Bình Dương. Trong tháng tư năm 1986 đến thay phiên phục vụ là tàu tên lửa nhỏ  "Smersh" của lữ đoàn 165 Hạm đội Thái Bình Dương (Đại úy Kalashnikov M.Z. là chỉ huy) và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cho tới tháng bảy năm 1987.

..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Mười Hai, 2010, 12:02:01 am
Trích lịch sử hoạt động tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-10", đề án 675, 675MKV
(tàu thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm số 38-binh đoàn 17 trú đóng tại Cam Ranh)
http://www.deepstorm.ru/DeepStorm.files/45-92/nsrs/675/k10/k10.htm
Ngày 21 tháng 1 năm 1983:
Do đâm phải một tàu ngầm nước ngoài, chiếc "K-10" bị hỏng phần chóp mũi tàu. Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình này đang thực hiện chuyến hành trình liên căn cứ xuất phát từ PMTO Cam Ranh, lúc gặp nạn tàu đang ở trong trạng thái đi ngầm (độ sâu khoảng từ 54-60m). Bất ngờ tàu đâm phải một vật thể ngầm dưới nước. Sau khi cho tàu nổi lên mặt nước, các thủy thủ không phát hiện được gì ngoài những vệt muối. Sau khi về tới vịnh Pavlovskii (căn cứ cơ bản), tàu được đưa lên ụ. Các nhân viên của bộ phận đặc biệt đã lấy được từ phần mũi bị vỡ cục bộ của tàu những mảnh kim loại nhỏ không thuộc thành phần kim loại chế tạo "K-10". Không thấy có quốc gia nào trong vùng hoạt động của hạm đội Thái Bình Dương tuyên bố về tai nạn tàu ngầm của họ. Nhưng 2 năm sau, báo chí Trung quốc đăng cáo phó về sự hy sinh trên biển của một nhóm nhà khoa học Trung quốc năm 1983, nhóm này chết trên tàu ngầm vì nguyên nhân chưa xác định được, khi đang thực hiện các thử nghiệm về tên lửa đạn đạo theo các nghiên cứu của bản thân họ. Xét trên phương diện chính thức thì các tình huống này không có liên quan tới nhau.
Ngày 26 tháng 4 năm 1984
Tàu "K-10" được Bộ Tổng chỉ huy Hải quân Xô viết quyết định tu sửa và trang bị lại (vũ khí, thiết bị kỹ thuật) theo đề án 675MKV (có trang bị thêm tên lửa "Vulkan" P-1000).
Sơ đồ cấu trúc tàu ngầm đề án 675. Cắt dọc.Hình dạng bên ngoài.
Nguồn: http://www.atrinaflot.narod.ru/1_submarines/02_plark_675/0_675.htm
(http://www.atrinaflot.narod.ru/1_submarines/02_plark_659/659_draw_1.jpg)
(http://www.atrinaflot.narod.ru/1_submarines/02_plark_675/675_18.jpg)
(http://www.deepstorm.ru/DeepStorm.files/45-92/nsrs/675/675.gif)
(http://www.atrinaflot.narod.ru/1_submarines/02_plark_675/675_05.jpg)
(http://www.atrinaflot.narod.ru/1_submarines/02_plark_675/675_08.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: GiangNH trong 14 Tháng Mười Hai, 2010, 12:46:38 am
 Hồi 2/1979 khi TQ đánh ta, các bà các chị, trẻ con thỉ lo lắng ra mặt, các ông cựu KCCP, KCCM thì bình thản, thậm chí có ông còn tuyên bố ý rằng "Lo gì, cho nó đánh sâu xuống tý nữa, Liên xô có tên lửa vượt đại châu đặt ở Cam ranh rồi, bắn 1 phát là quân Tàu "ra tro bụi" ngay.

 Bọn em hớn hở ra mặt, chờ đợi. Máy bay chiến đấu của sân bay Đa phúc gào thét suốt ngày, có khi...sát ngọn tre, rồi bất ngờ "ùm" 1 phát, kéo theo vệt khói trắng lao vọt lên không trung. Mấy ông CCB lại nói: Máy bay LX bay từ Cam ranh ra diễn tập chuẩn bị đập thằng...hổ giấy đấy?

 Cái ngày ấy, Cam ranh có phản ứng gì với hành động xâm lược của "Bọn bành trướng Bắc kinh" không hả các bác?

 


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: thainhi_vn trong 14 Tháng Mười Hai, 2010, 09:58:33 am
Trong tài liệu đó có thêm đoạn các sự việc diễn ra sau khi 2 chiếc Su-27 may mắn hạ cánh được xuống Phan Rang...

Một dịp may mắn nghe Đại tá Đỗ Trọng Khang, một chỉ huy phi công tại Thành Sơn bấy giờ, kể lại việc đón 2 máy bay Su may mắn thoát nạn.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Mười Hai, 2010, 10:49:19 am
Trích lịch sử hoạt động tàu ngầm diezen B-427, "Scorpion", đề án 641
(tàu thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm số 38-binh đoàn 17 trú đóng tại Cam Ranh)
http://www.deepstorm.ru/DeepStorm.files/45-92/dts/641/B-427/B-427.htm
B-427 về hưu tại Long Beach, Caliphornia, USA.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/5c/B-427_Scorpion.jpg)
Tháng 3-4 năm 1985
Tham gia một khóa học về các nhiêm vụ mới trong thời gian chuẩn bị cho một chuyến đi xa;
Tháng 6 năm 1985
Thực hiện chuyến đi tới Cam Ranh, Việt Nam;
Tháng 8-9 năm 1985
Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và đi xuyên qua Ấn Độ Dương. Đã neo đậu tại quần đảo Sokotra (Yemen);
Tháng 11 năm 1985
Tiến vào cảng Aden (Yemen);
Từ tháng 11 năm 1985 đến tháng 1 năm 1986
Ở tại khu vực quần đảo Dakhlag (Ethiopia);
Tháng 2 năm 1986
Thực hiện chuyến đi về Cam Ranh, Việt Nam;
26 tháng 9 năm 1986
Trở về (căn cứ mẹ) tại Vladivostok;
Tháng 11 năm 1986
Lên ụ để sửa chữa;
Năm 1987, mùa xuân
Tham gia khóa học về các nhiệm vụ mới trong quá trình chuẩn bị cho một chuyến đi xa.
Những năm 198x
Tàu được sử dụng để các thủy thủ đoàn nước ngoài học tập và thực tập khai thác sử dụng (Ấn Độ và một số nước khác);
Năm 1989
Thực hiện chuyến đi liên căn cứ từ Cam Ranh (Việt Nam). Do khả năng tổ chức và chỉ huy kém, đường đi của tàu đã cắt qua tâm một cơn bão cực mạnh trên biển Thái Bình Dương. Thậm chí tàu không ở trạng thái tốt nhất khi đang lặn ngầm. Nhờ sự kiên cường chống chọi trước thiên nhiên của thủy thủ đoàn, tàu vẫn còn bơi được. Tuy nhiên hai dãy van đã bị kẹt, một dãy van chỉ còn quay được vòng rất nhỏ, sóng đã đánh bay cấu trúc trên boong (НАДСТРОЙКА) và khối vỏ tàu nhẹ (Легкий корпус), trong đó có một số bình chứa khí nén áp suất cao và bánh lái mũi theo phương ngang bị sóng quẳng lên qua cầu thang tháp chỉ huy; trên mặt boong, tất cả những gì bị sóng đánh, đều vỡ tan tành. Sóng cao đến nỗi người ta phải nâng cao ống giếng trong chế độ vận hành dưới nước của các tổ máy diezen để cho động cơ diezen có thể làm việc được, bởi vì ngay cả cửa thông gió và cửa nắp buồng chỉ huy cũng ngập đầy nước. Sau đó khi bão đã ngớt, con tàu đã hư hại này cũng rất khó khăn mới móc cáp được với tàu hậu cần chuyên phục vụ các tàu ngầm "Ivan Kutserenko" và tàu hậu cần đã kéo B-427 về được Cam Ranh. Sau một thời gian sửa chữa tạm tại Cam Ranh, tàu được kéo về Vladivostok để sửa chữa lớn và khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Ảnh minh họa: Sơ đồ cấu trúc và hình dáng bên ngoài, tàu ngầm diezen đề án 641, "Foxtrot".
(http://www.bellabs.ru/Balaklava/Photosub/pr.641_1060.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười Hai, 2010, 01:45:58 am
Lữ đoàn 119 (tiếp)
Ngày 10 Tháng 5  năm 1987, đến để thay phiên tàu hộ vệ tên lửa (tàu tên lửa loại nhỏ МРК-Малые ракетные корабли)"Lốc xoáy" ("Smerts") tại Cam Ranh là tàu hộ vệ tên lửa "Briz" thuộc lữ đoàn tàu tên lửa 165 hạm đội Thái Bình Dương (Chỉ huy-thiếu tá Grebennik Yu.S.) và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đến ngày 20 tháng 5 năm 1988. Thời gian sau này, các tàu hộ vệ tên lửa MPK không còn thực hiện trực chiến ở Cam Ranh nữa, vì tất cả đã được chuyển giao về biên chế lữ đoàn tàu cao tốc tên lửa số 89 thuộc phân hạm đội Kaspien của hạm đội Thái Bình Dương tại Kamchatka.
 Kế tục sự nghiệp của lữ đoàn 165 là các tàu hộ vệ tên lửa cao tốc đề án 1241.1, được tiếp nhận vào biên chế hạm đội để thay thế các tàu cao tốc tên lửa đề án 205 tất cả các phiên bản - Tàu tên lửa đề án 1241.1 có khả năng chiến đấu mạnh hơn, và quan trọng nhất là nó tạo điều kiện phát huy hết năng lực của đội ngũ thuyền viên, điều này cho phép tàu có khả năng hoạt động độc lập một thời gian dài tách khỏi đội hình chính của đơn vị.
Cánh én đầu tiên là tàu hộ vệ cao tốc mang tên lửa "R-45" (chỉ huy là Đại úy Ishmuratov F.M.), thực hiện trực chiến trong những năm 1988 -1989. Thay phiên cho "R-45" là tàu hộ vệ tên lửa "R-83" (chỉ huy là Đại úy  Kozhunov E.P.) và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong biên chế binh đoàn 17 những năm 1989-1990.
Năm 1990, tàu "R-76" (chỉ huy - Đại úy Vitko A.V) vào vịnh Cam Ranh thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đến tháng 5 năm 1991, thay phiên nó là tàu hộ vệ tên lửa "R-261 (chỉ huy là Đại úy Zaleski A.A.) trong thời hạn 8 tháng. Và cũng vào giai đoạn vẻ vang này, sự đóng góp vào biên niên sử phục vụ chiến đấu của lữ đoàn tàu hộ vệ tên lửa cao tốc 165 và binh đoàn tàu chiến tác chiến chiến thuật số 17 của hạm đội Thái Bình Dương đã kết thúc. Những kinh nghiệm chiến đấu tích lũy được, không nghi ngờ gì nữa sẽ rất cần thiết khi hạm đội được phục sinh, nhưng rất buồn mà phải nói rằng kinh nghiệm đó hiện chưa biết sẽ phải  chuyển giao cho ai.
Từ các cuộc trò chuyện cá nhân trong những năm qua với các chỉ huy của các tàu hộ vệ tên lửa, các MPK " Briz", "Taifun", "Tsyklon", "Smersh" bức tranh tổng thể đã hiện rõ, chúng tôi đã đạt tới một cái nhìn chung. Để mà so sánh và rút ra kết luận về sự phức tạp căng thẳng trong công tác phục vụ chiến đấu của các MPK ở Địa Trung Hải và tại binh đoàn 17 trước hết phải là các chỉ huy MPK YavorinV.K, Yu.S.Grebennik, Chernov S.A., những người đã thực hiện các nhiệm vụ phục vụ chiến đấu ở biển Địa Trung Hải và Biển "Nam Trung Hoa", trong vịnh Cam Ranh.  Những ý kiến phát biểu trên thực tế không khác nhau.  Tại Cam Ranh có khó khăn hơn về mặt tâm lý: có vẻ là anh ở trên bờ và đồng thời lại không có ở nhà, việc chuẩn bị tác chiến theo kế hoạch, sự tách rời các thành viên trong đội ngũ theo vô số các công tác quản lý, các phiên trực nhật và trực chiến bên ngoài con tàu thân thuộc.  Nhiều lắm những hoạt động trên bờ.  Huấn luyện chiến đấu trên biển, thực hiện các bài bắn pháo binh.  Nhàm chán.  Nhàm chán suốt một năm hoặc nhiều hơn nữa trong công tác phục vụ chiến đấu mà không tiếp xúc trực tiếp với một kẻ thù tiềm năng nào, như ở biển Địa Trung Hải. Tại sao phải đến đây, chúng tôi săn lùng ai, đâu là đối tượng để chúng tôi áp dụng các đòn tấn công tên lửa quy ước, các tổ hợp phòng không phòng thủ hướng vào đối tượng nào.  Thỉnh thoảng, một số người tham gia đã được trao cho vinh dự theo dõi những tàu chiến "chạy qua"  của hạm đội 7 Thái Bình Dương  của Hoa Kỳ trong chế độ "Thành công", hoặc "Thụ động" . Các tàu riêng lẻ thường  có may mắn hơn, chúng đi ở ngoài khoảng cách có thể áp dụng vũ khí tên lửa.
Theo kế hoạch của tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, một năm hai lần, các chiến hạm tham gia tập trận quy mô lớn theo chủ đề giải quyết các tình huống chiến đấu trên mặt nước, dưới mặt nước, trên không trung tại biển “Nam Trung Hoa”.  Các chiến hạm, đứng tại bến tàu, tại vũng neo lộ thiên bên ngoài hay vụng neo ngầm bên trong, trong chế độ "Thành công"  cùng với các máy bay TU-95RS, tiến hành công tác tổ chức phát hiện, xác định các mục tiêu trên bề mặt biển.  Sau đó báo cáo số liệu lên ban tham mưu cấp cao hơn, ở đó người ta sẽ đánh giá các số liệu tính toán, xác định ai xuất sắc nhất.  Tất cả đều được  chính thức công bố bằng chỉ lệnh, đó là cả một niềm tự hào chính đáng.  Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, ban tham mưu lữ đoàn 119 đã tổ chức kiểm tra giám sát các yếu tố riêng biệt trong quá trình huấn luyện, đôi khi bằng việc thực hành các bài tập quân sự, các bài xạ kích pháo binh vào các mục tiêu giả định.  Năm 1985, Tham mưu trưởng lữ đoàn 119, trung tá Khorkov V.A,. đã cho hai tàu hộ vệ cao tốc "Taiphun" và "Tsyklon" tổ chức hợp đồng bắn pháo vào mục tiêu ITC-21, kết quả xạ kích trên thực địa đạt kết quả tốt.  Hầu như năm nào cũng vậy, các tàu chiến đều tham gia các bài tập chiến thuật bằng các lực lượng được chỉ định trước. "

 ("Công tác thực hiện nhiệm vụ  chiến đấu của các tàu hộ vệ tên lửa cao tốc (PKA-Ракетные  катера  пр.  1241.1), tàu tên lửa loại nhỏ (МРК-Малые ракетные корабли пр.205), tàu căn cứ kỹ thuật–tên lửa (ПРТБ-Плавучая ракетно-техническая база пр.323A,B,V)trong các tài liệu và trong hồi ức của các cựu chiến binh lữ đoàn tàu cao tốc tên lửa số 41 hạm đội Hắc Hải và lữ đoàn tàu cao tốc tên lửa số 165 hạm đội Thái Bình Dương. Tác giả: trung tá Tshishin V.K.)

Ảnh: Một tàu cao tốc hộ vệ tên lửa "Molnya" đề án 1241.1 đang phóng tên lửa P-15 trong diễn tập. (Nguồn: warship.ru).
(http://www.warships.ru/Russia/Fighting_Ships/Missile_Boats/rocket00.jpg)
Ảnh: Tàu căn cứ kỹ thuật-tên lửa số 874 PRTB-33 đề án 323V của lữ đoàn tàu cao tốc tên lửa số 41 hạm đội Hắc Hải hải quân Nga.
(http://flot.sevastopol.info/photos/photo_vspomog/prtb33_03.jpg)
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười Hai, 2010, 03:22:50 pm
Tiểu đoàn tàu hậu cần số 255
255-й   Дивизион  судов обеспечения (Днсо)

Ảnh: Tháng 8 năm 1987, chuẩn đô đốc tư lệnh binh đoàn 17 N.N.Beregovoy trao bằng khen cho thượng úy A.Sestiorkin vì đã chỉ huy cứu nạn thành công tàu HQ-931 của HQND Việt Nam.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image014.jpg)

Ban chỉ huy tiểu đoàn 255:
 
Tiểu đoàn trưởng
 - Thiếu tá Sablin N.V. - 1983-1986.
 - Trung tá Kuznetsov E.A - 1986-1988.
 - Trung tá Savitsky M.S. - 1988-1991.
Phó tiểu đoàn trưởng chính trị
 - Thiếu tá Goncharov V.V. - 1986-1987.
 - Thiếu tá A.V. Butorin - 1987-1991.
Các trưởng ban - bộ tham mưu tiểu đoàn
 Ban hoa tiêu

- Thiếu tá Kuznetsov E.A - 1984-1986.
 - Thiếu tá Eremeev V.P. - 1986-1989.
Ban kỹ sư cơ khí máy thủy
- Đại úy Leshchuk V.I - 1984-1986.
- Đại úy Kolosov S.A - 1988-1991.
Ban thông tin liên lạc
- Đại úy Bobylev V.V.  - 1984-1988.
- Đại úy Gavrilov S.M - 1988-1991.
 Đội tàu cứu hộ số 62
Đội trưởng: - Đại úy Chistyakov V.M  - 1986-1990.
Phó chỉ huy phụ trách công tác cứu hộ:
 - Thượng úy Shestiorkin A.V - 1986-1989.
 - Thượng úy Nosov S.L.- 1989-1991.
Phó chỉ huy về chính trị:
 - Thượng úy Volnevich S.A. - 1986-1988.
 - Thượng úy Smirnov V.V. - 1988-1991.  
 Chuyên gia lặn :
 - Thượng úy Belonenko S.A - 1986-1990.
 - Thượng úy Polkovnitskii S.-1990-1991.
 Bác sĩ chuyên ngành sinh lý học và thể lực
- Thượng úy quân y  Ibragimov O.S-1986-1988.
 - Thiếu tá quân y Krashakov Yu.S. - 1988-1991.
 Thành phần của tiểu đoàn 255 tàu hậu cần gồm các tàu vận tải và cứu hộ, tàu cao tốc, thường xuyên đóng quân tại cảng Kamranh, cũng như các tàu cứu hộ đã rời căn cứ trú đóng thường xuyên để đi thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu.
 Các tàu thường xuyên đóng quân tại cảng Kamranh:
 - Tàu kho nổi không tự hành (несамоходное  судно хранения) CX-473 đề án 814 (trong biên chế thường trực của tiểu đoàn).  Trên tàu đặt văn phòng bộ tham mưu tiểu đoàn 255 và đội tàu cứu hộ 62;
 - Tàu vận tải-ụ nổi (транспортный плавучий док) TPD-46 (trong biên chế phân hạm đội hỗn hợp Kamtchatka), tàu được neo cố định tại vịnh đảo Bình Ba.  Trong giai đoạn 1986-1989, đã qua sửa chữa tại nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển Ba Son tại thành phố Hồ Chí Minh;
 - Tàu kéo trong vịnh (рейдовый буксир) Buk-600 và ca nô lai dắt (буксирный катер) Buk-150 (cả hai đến từ lữ đoàn tàu hậu cần 109, đóng tại quân cảng Vladivostok);
 - Tàu cao tốc cứu hỏa (противопожарный катер) PZK-8 đề án 364 (thuộc tiểu đoàn tàu cứu hộ số 438, đóng căn cứ tại cảng Petropavlovsk-Kamchatsky);
 - Tàu lặn trong vịnh RVK-779 (рейдовый водолазный катер РВК) đề án rv376u (trong biên chế lữ đoàn tàu cứu hộ số 34, cảng Vladivostok).  Năm 1988, tàu bị loại khỏi biên chế hoạt động và bị đánh chìm khi được sử dụng như một mục tiêu (sau khi đã hoán cải) trong thời gian tập xạ kích pháo binh trên biển;
 - Tàu lặn trong vịnh RVK-729 đề án rv376u (năm 1988 đến thay phiên tàu lặn RVK-779, và cũng từ biên chế lữ đoàn tàu cứu hộ số 34, cảng Vladivostok);
 - 2 sà lan.
Ảnh: Tàu ngầm diezen đề án 641 trên ụ nổi. Ảnh dưới là một tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 949A của hải quân Nga đã được đưa lên ụ nổi.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/641_15.jpg)
.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/949a_00.jpg)
.............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Mười Hai, 2010, 12:16:52 am
(tiếp)
 Các tàu phục vụ chiến đấu (không thường xuyên đóng tại Cam Ranh):
 - Tàu vận tải vũ khí "Venta", "Phó Đô đốc Fomin," đề án 10680 và "Samara" (tất cả đều đến từ lữ đoàn tàu hậu cần số 31);
 - Tàu kéo cứu nạn: tàu SB-28 đề án 733s (спасательные буксирные суда-СБ), MB-18 đề án 714 (cả hai đều từ lữ đoàn tàu cứu hộ số 34); SB-43 đề án 877, SB-36 đề án 733s, SB-521 đề án 714 (tất cả từ tiểu đoàn tàu cứu hộ số 438);
 - Tàu kéo biển (морские буксиры) MB-105 đề án 714 (biên chế của tiểu đoàn tàu cứu hộ 124, cảng Sovietskaya Gavan-khu Khabarovsk) và MB-25 đề án 745 (lữ đoàn tàu hậu cần số 31, cảng Vladivostok);
 - Tàu khử từ trường;
 - Các tàu chở dầu (Tankers) ("Akhtuba", "Izhora", "Pechenga", tất cả thuộc lữ đoàn tàu hậu cần số 31), cũng như các tàu chở dầu, "Di chúc của Ilyich" và "Aikhal" của công ty vận tải thủy Primorsk (theo hợp đồng với Hạm đội Thái Bình Dương).
Các tàu của tiểu đoàn thực hiện nhiệm vụ đảm bảo hậu cần, cung cấp vật tư kỹ thuật chuyên ngành, và tìm kiếm cứu nạn trong hoạt động hàng ngày của lực lượng binh đoàn 17  (cung cấp nhiên liệu chất đốt và bôi trơn của máy móc và động cơ (обеспечение ГСМ), cung cấp lương thực thực phẩm, đo từ trường và khử từ cho tàu chiến, đảm bảo dịch vụ neo đậu và kéo dắt tàu trong vịnh cảng, thực hiện các công tác lặn, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong tiến trình chuyển giao nhiên liệu từ các tàu chở dầu tới các kho trên bờ của căn cứ hậu cần-kỹ thuật 922, v.v...). Tàu ụ nổi TPD-46 cung cấp dịch vụ đưa tàu xuồng vào đốc nổi để sửa chữa, phục vụ cho các tàu, xuồng cao tốc của binh đoàn 17, thường xuyên trú đóng trong cảng Kam Ranh, cũng như các tàu, xuồng của lực lượng hải quân CHXHCN Việt Nam.
Năm 1984. Hai anh bạn Nga trên tàu công binh xưởng PM-156 trước cổng vùng 4 hải quân.
(http://pm-156.narod.ru/K-R_85-88/1.jpg)
Và mượn thuyền của dân nghịch chơi.
(http://pm-156.narod.ru/K-R_85-88/9.jpg)
Một tàu ngầm đề án 641B và tàu công binh xưởng PM-24 đề án 301M trên biển.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/641b_02.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Mười Hai, 2010, 01:08:47 am
(tiếp)
Bơm xăng là công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Khi tàu chở dầu cập cảng, phòng xăng dầu của căn cứ 922 sẽ cho triển khai lắp đặt đường ống dẫn chính bằng bộ đường ống dã chiến (vài km) từ bến tàu đến kho chứa nhiên liệu lỏng. Chế độ sẵn sàng chiến đấu ở cấp nâng cao được áp dụng nghiêm ngặt đối với các phòng ban chức năng liên quan của căn cứ 922, với các thành viên của tiểu đoàn tàu hậu cần, cũng như với các nhân viên của các bộ phận được giao trách nhiệm bảo đảm an toàn đường ống dẫn xăng dầu từ bến tàu đến các kho nhiên liệu lỏng. Người ta đã áp dụng các biện pháp phòng chống và ngăn chặn cháy lan, ngăn ngừa việc sử dụng lửa trái phép trên suốt chiều dài đường truyền dẫn nhiên liệu, ngăn chặn các hành động xâm nhập trái phép đường ống dẫn có thể xảy ra từ phía các nhân viên quân sự Việt Nam (đã có một vài mưu toan như vậy). Các biển báo hiệu cấm hút thuốc lá được đặt trên toàn tuyến, trong kho nhiên liệu người ta cho kiểm tra thiết bị tiếp đất chống sét, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và các thiết bị khác v.v..
 Tất cả những công việc đó cần được tổ chức đúng đắn, có sự kiểm tra sát sao và tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn phòng cháy nổ tuyệt đối trong những trường hợp như vậy, nếu không hậu quả sẽ là rất nặng nề. Ngày hôm nay, chúng ta đã có thể hoàn toàn hài lòng mà nói rằng, suốt quá trình chúng ta có mặt tại Cam Ranh, không bao giờ có sự vi phạm các quy tắc phòng chống cháy khi thực hiện các công việc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn liên quan đến việc truyền dẫn xăng dầu từ bến tàu tới các kho chứa.
 Cùng với việc đảm bảo hoạt động hàng ngày, đã thực hiện lai dắt đi sửa chữa các tàu ụ nổi TPD-46 và tàu phòng cháy PZK-8 từ cảng Cam Ranh vào cảng thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại (khoảng 180 dặm đường biển và 40 km trên sông Sài Gòn).
 Kéo dắt tàu ụ nổi TPD-46 thực hiện như sau:
 - Từ cảng Cam Ranh đến cảng tp Hồ Chí Minh vào tháng hai năm 1986 bằng các tàu kéo MB-105 và SB-28 (lai dắt sau đuôi tàu khi kéo ụ nổi trên sông Sài Gòn).  Chỉ huy kéo - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 255 Sablin N.V;
 - Từ cảng tp Hồ Chí Minh về cảng Cam Ranh tháng 3 năm 1989 bởi tàu kéo cứu hộ biển "Topaz" thuộc Công ty Vận tải biển Viễn Đông và SB-28 (dắt đuôi khi kéo trên sông Sài Gòn).
 Sau khi chuyển giao TPD-46 về Cam Ranh, trong thời gian tháng Ba-tháng 5 năm 1989, đã tiến hành một khối lượng công việc rất lớn để lắp đặt ụ nổi tại vị trí cũ trong vũng Bình Ba bằng các neo chùm mà không có sự giúp sức của tàu nâng, chỉ dùng các tàu kéo MB-25, tàu lặn RVK-729 và các cần cẩu nổi của Hải quân Việt Nam sức nâng 50 tấn.
 Đội tàu cứu hộ số 62 đã thực hiện một khối lượng công việc rất lớn trong năm 1988, liên quan đến việc bịt khoang hư hỏng của tàu bến nổi № 7 đề án PZ-61M sau khi chất lên nó vật liệu xây dựng chở đến cho Tổ hợp xây lắp Xô viết SovSMO, từ tàu diezen "Partizanskaia Slava" thuộc Công ty vận tải biển Hắc Hải, khi mà tàu này không neo được vào bến nổi.  Sống mũi tàu vận tải "Partizanskaia Slava" đâm vào khoang giữa mạn bến nổi và gây ra một lỗ thủng suốt chiều cao khoang bị đâm (chiều cao của lỗ thủng này khoảng gần 3 m). Mặt đáy khoang góc bến nổi dưới tác động ngoại lực đã va vào khối nền đá đắp bờ và bị thủng 3 lỗ đường kính từ 0,2 đến 0,5m ở vị trí dưới mực nước.Lỗ thủng ở mạn được bịt bằng cách bê tông hóa với việc sử dụng các giếng chìm kín bằng thép theo hình thức cổ điển và được chế tạo đặc biệt trên tàu công binh xưởng dưới sự chỉ đạo của tư lệnh phó binh đoàn 17, phụ trách công tác cơ điện, đại tá A.I.Pivak.   Lỗ thủng ở đáy khoang góc được hàn khẩu bằng cách bê tông hóa với việc sử dụng chất kết dính do thượng úy A.V.Sestiorkin chuẩn bị sẵn và các giếng chìm thép mini chế tạo trên tàu công binh xưởng.
 Trong tháng 11 năm 1988, tàu CX-473 va đập vào thành bến tàu do sóng đánh khi có bão lớn đã bị thủng một lỗ dài khoảng 1,2 m và rộng 20 cm ( theo chiều ngang). lỗ thủng được bịt kín bằng chất kết dính (cả bên trong và bên ngoài) và đổ bê tông (toàn bộ không gian giữa hai mép boong).  Chất lượng chỗ hàn khẩu khá tốt, cho phép sau này kéo được tàu CX-473 về cảng Vladivostok mà không cần tàu đốc nổi.
 Ngoài việc đảm bảo cho hoạt động của lực lượng binh đoàn 17, tiểu đoàn 255 còn thực hiện hoạt động cứu hộ trợ giúp tàu  thuyền của Hải quân CHXHCN Việt Nam gặp nạn.  Dưới đây là  danh sách các hoạt động cứu hộ hỗ trợ tàu thuyền của Hải quân CHXHCN Việt Nam.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Mười Hai, 2010, 02:14:44 am
Cái chết của chiến hạm "Gió Mùa" ("Musson")
Tác giả: G. Pasko, tạp chí "Chúng ta", tháng 11 năm 1992.
Link: http://www.atrinaflot.narod.ru/81_publications/musson-1.htm
Ghi chú: Tàu hộ vệ tên lửa "Musson" đề án 1234 là tàu đầu tiên của lữ đoàn tàu hộ vệ tên lửa 165 hạm đội Thái Bình Dương đến Cam Ranh thực hiện trực chiến trong thành phần của lữ đoàn tàu mặt nước 119-Binh đoàn chiến thuật số 17 hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1984. Khi tàu hết thời hạn phục vụ, tàu hộ vệ tên lửa "Briz" đã đến thay. Ngày 16 tháng 4 năm 1987, tàu bốc cháy và chìm khi tập trận tại biển Nhật Bản.
Trích vài dòng ngắn ngủi trong lý lịch phục vụ của tàu:
"Musson". Số hiệu xuất xưởng 1003. 14.7.1975 đặt ky tại đà tàu của nhà máy đóng tàu Vladivostok và 14.4.1976 được ghi vào danh sách đội tàu của Hải quân Xô viết, được hạ thủy 1.7.1981, nhập biên chế 30.12.1981, và 9.2.1982 vào thành phần Hạm đội Cờ đỏ Thái Bình Dương. 16.4.1987 bị đắm tại biển Nhật Bản do tên lửa ngấu nhiên bắt mục tiêu khi đã hoàn thành xong bài tập trận (39 người chết). 20.6.1987 ra khỏi biên chế Hải quân Xô viết, 1.10.1987 xóa tên và giải thể.
Ảnh: Tàu "Musson" mang số hiệu 414 trực chiến trong vịnh Cam Ranh năm 1984.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image062.jpg)
Ảnh: Tàu "Musson" bốc cháy trên biển Nhật Bản, năm 1987.
(http://www.atrinaflot.narod.ru/3_cutters/01_mrk_1234/1234_02.jpg)
Trong nửa đầu năm 1992, đã có 1615 người thuộc các lực lượng vũ trang Nga tử nạn. Riêng trong hạm đội hải quân Nga, sau 6 tháng đã xảy ra 5 vụ hỏa hoạn và tai nạn nghiêm trọng, kéo theo là cái chết của nhiều người.
Mùa hè năm đó (1992-chú thích của biên tập viên), Bộ Tổng tham mưu hạm đội Hải quân Nga công bố các tư liệu về các vụ hỏa hoạn xảy ra trong vòng 10 năm qua. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vụ đắm tàu hộ vệ tên lửa “Musson” đề án 1234 (малый ракетный корабль (МРК) «Муссон») vào tháng 4 năm 1987 tại Hạm đội Thái Bình Dương không được nhắc đến trong danh sách này. Như người ta đã thông báo cho tôi ở Bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương, vụ đắm tàu hộ vệ tên lửa “Musson” không phải là do hỏa hoạn-mà đó là một tai nạn. Có nghĩa là theo thuật ngữ quân sự của những kẻ ngụy biện, hỏa hoạn và tai nạn-không phải là một. Như vậy có thể hy vọng chẳng bao lâu nữa, Bộ Tổng chỉ huy Hải quân Nga sẽ công bố tiếp và trong danh sách các vụ tai nạn trong 10 năm qua sẽ có chỗ nào đó nhắc đến một trong những thảm kịch lớn nhất của hạm đội Hải quân chúng ta.
CÁC TÀU CHIẾN HOA KỲ NGĂN CẢN
Ngày 16 tháng 4 năm 1987, tại biển Nhật Bản, ở vị trí cách đảo Askold 33 hải lý (vĩ độ-42 độ 11 phút, kinh độ-132 độ 27 phút), tàu hộ vệ tên lửa “Musson” đã bị chìm xuống độ sâu 2900m. Có 39 trong tổng số 76 người có mặt trên tàu lúc đó đã hy sinh.  Có 6 trên 16 sỹ quan, 5 trên 7 chuẩn úy chuyên nghiệp, 23 trên 46 hạ sỹ quan và thủy thủ, 5 trên 5 học viên trường đào tạo lái tàu và kỹ thuật viên hạm đội Hải quân Nga, đã hy sinh.
……Dường như linh cảm về sự bảo tồn đã “chiếu” vào số phận của “Musson” và thủy thủ đoàn. Vậy là việc diễn tập bắn tên lửa phòng không, được lên kế hoạch thực hành vào các ngày từ 26-28 tháng 3 đã không diễn ra do sự không sẵn sàng chiến đấu của các tổ hợp tên lửa phòng không trên các tàu hộ vệ tên lửa “Vikhr” (“Gió xoáy”) và “Briz”-là các tàu phải cùng tham gia tập trận.
Trong những ngày đầu tháng 4, cuộc tập bắn đã không thực hiện được bởi vì trong khu vực tập trận, có các hộ tống hạm của hải quân Hoa Kỳ-“Hammon” và “Noks”.
Ngày 7 tháng 4-không có máy bay đến tiếp tế.
Ngày 8 tháng 4-tầm nhìn kém và có các tàu đánh cá trong khu vực tập trận.
Ngày 11 tháng 4-trước khi ra biển, phát hiện có trục trặc kỹ thuật trên tàu hộ vệ tên lửa “Briz” và tàu hộ vệ săn ngầm số 117 (МПК).
Việc bắn tập được dời sang ngày 16 tháng 4.
…….Với các thủy thủ còn sống sót, tôi đã hỏi chuyện họ chỉ một ngày sau khi tai nạn xảy ra. Một số tài liệu về sau tôi mới được tiếp xúc. Còn bây giờ, sau ngần ấy thời gian, nhiều sự việc đã được nhìn dưới ánh sang khác, các nhân chứng miêu tã cũng khác rồi. Những người vô tội thì không thể quên. Những kẻ có tội thì không muốn nhớ.

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 12:19:17 am
(tiếp)
TÊN LỬA BẮT MỤC TIÊU
Từ lời kể của các nhân chứng và các nguồn tài liệu, ta có thể dựng lại bức tranh của thảm họa này như sau.
…Sau khi tới khu vực làm nhiệm vụ, các tàu bắt đầu dàn đội hình theo mệnh lệnh. Điều kiện tập bắn lúc đầu như sau: tàu hộ vệ săn ngầm sẽ phải đẩy lui cuộc tấn công bằng tên lửa của một tàu mặt nước của “địch”. Các tàu “Musson” và “Vikhr”, như các quân nhân thường nói, cũng phải sẵn sang bắn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hành bài tập, đã có sự thay đổi về đội hình tác chiến theo lệnh. Trong bản báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân tai nạn tàu “Musson” của Đô đốc hạm đội (адмира́л фло́та-tương đương đại tướng, theo hệ thống cấp hàm Liên Xô cũ thời 8x-9x: qtdc) Nikolai Smirnov, thời điểm đó đang là Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Xô viết, có nhận xét rằng, người chỉ huy diễn tập, tư lệnh đơn vị tàu chiến hỗn hợp, chuẩn đô đốc Leonid Golovko đã biết về sự thay đổi đó.(Thực tế đã khẳng định mệnh lệnh tác chiến của ông ta cho chỉ huy trưởng nhóm các tàu cao tốc tên lửa chiến thuật). Có thể chính Leonid Golovko đã ra quyết định thay đổi đội hình chiến đấu mà không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra. .Tiếc rằng chỉ 5 năm sau thảm kịch đau buồn đó, ông ta từ chối nói bất cứ điều gì cụ thể về lý do ông ta tham gia ra quyết định tai hại này. Dù thế nào đi nữa, dù có những sự kiện đáng nghi ngờ trong nhật ký tác chiến của ông ta, điều đó cũng không ngăn được ông ta vài năm sau được đảm nhận trách nhiệm Phó Tư lệnh phụ trách huấn luyện chiến đấu hạm đội Thái Bình Dương và được đề nghị chuyển về Moskva lên vị trí cao hơn.
Như vậy, các điều kiện của cuộc tập bắn đã bị thay đổi. Theo ý kiến của Đô đốc hạm đội Smirnov, trong tổng kết báo cáo sau khi có kết quả của ủy ban điều tra nguyên nhân tai nạn, có đoạn “nhận thấy mong muốn thực hành bắn tập trong tình huống ít động hơn để đạt được kết quả cao hơn”.
Ngoài ra, tàu “Musson”, (do sự thay đổi điều kiện xạ kích cũng áp dụng với nó), đã giảm tốc độ xuống 9 hải lý (theo một số tài liệu, nói chung tàu hãm tốc độ để có thể ngắm bắn chính xác).  Tên lửa-mục tiêu đã được phóng từ khoảng cách 21 km, gần hơn rất nhiều so với khoảng cách được quy định trước đó. Tất cả những điều đó đã làm cho tên lửa-mục tiêu (ракета-мишень (РМ)) bỗng nhiên từ một khí cụ tập trận bình thường và quen thuộc trở thành một mục tiêu bay nguy hiểm, tránh được nó không phải là đơn giản. Dù cho “Musson” đã khóa mục tiêu vào nó, đã khai hỏa cả hai cụm tên lửa phòng không và pháo, tên lửa-mục tiêu vẫn tiếp tục quỹ đạo chết chóc của mình và rơi trúng vào tàu.  
Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa đề án 1234 đang diễn tập tấn công.
(http://www.atrinaflot.narod.ru/3_cutters/01_mrk_1234/1234_05.jpg)
...............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 03:01:37 am
(tiếp)
.(Có một ý kiến vẫn đang tồn tại là độ ổn định quỹ đạo bay của mục tiêu đã hai lần bị bắn hạ, có thể gây nên bởi sự cẩu thả trầm trọng nhưng lại được cho phép trong thời gian chuẩn bị mục tiêu tại căn cứ kỹ thuật-tên lửa: ở đó người ta đã quên lấy ra đầu tự dẫn của tên lửa hành trình, mà nói thẳng, việc đó biến tên lửa-mục tiêu để tập trận thành tên lửa tác chiến).
Sau đó như thể đã được sắp đặt, tên lửa-mục tiêu rơi trúng phần boong tàu(надстройку корабля) và phá hủy buồng lái, buồng hoa tiêu, buồng vô tuyến điện, đài chỉ huy chính và một số buồng khác. Trong thời điểm rơi vào tàu, trong tên lửa vẫn còn khoảng 150 lit nhiên liệu chất đốt động cơ và gần 500 lít chất oxy hóa, mà khi loang ra mặt boong chúng lập tức bốc cháy. Ngọn lửa đã bốc lên dữ dội suốt 6 giờ liền, thiêu cháy toàn bộ con tàu, lửa lan đến hầm chứa vũ khí, ở đó chứa 20 tên lửa phòng không và 1000 viên đạn pháo 57 mm.
Theo ý kiến của kỹ sư trưởng về cơ khí của hạm đội Thái Bình Dương-đại tá Aleksei Krat, khi đó là chỉ huy phó đơn vị phụ trách cơ điện, nguyên nhân chính phá hủy tàu là bởi đám cháy quá dữ dội và sự hóa hơi (загазованности) quá mạnh của loại thép chế tạo không chỉ tàu “Musson” mà còn của tất cả các tàu chiến của Liên Xô thời bấy giờ. Đó là AMG (АМГ) – hợp kim nhôm-magiê với các biến thể khác nhau.
KIM  LOẠI NÓNG CHẢY
Trong kết luận điều tra nguyên nhân tai nạn của “Musson”, ủy ban điều tra đã đề nghị Tổng tư lệnh Hải quân Liên bang CHXHCN Xô Viết hãy cho loại bỏ hợp kim AMG ra khỏi quy trình đóng tàu của lực lượng hạm đội Xô viết. Chuyên gia trưởng về vũ khí tên lửa-pháo hạm của hạm đội Thái Bình Dương, đại tá Vladimir Vitkevitch (mới nghỉ hưu cách đây không lâu), đã khẳng định rằng, vấn đề hợp kim AMG đã đệ trình lên cấp Bộ Tổng chỉ huy hải quân lần đầu tiên là từ 1974, khi tại hạm đội Hắc Hải, xảy ra hỏa hoạn trên tàu săn ngầm và chống hạm loại lớn (ВПК) “Otvaznyi” (“Dũng Cảm”) làm 24 người chết.
Tác hại của việc không hợp lý trong lựa chọn hợp kim đóng tàu cũng đã được rút ra từ cuộc xung đột Anh-Argentina tại quần đảo Falkland (vẫn thường gọi chiến tranh Manvinat: qtdc). Như đã biết, sau khi tên lửa diệt hạm “Exocet” (của Pháp bán cho Argentina: qtdc) bắn trúng khu trục hạm “Sheffield” của hải quân Anh, các chuyên gia quân sự phương tây đã kết luận rằng sở dĩ tôc độ lan tỏa đám cháy trên tàu nhanh như vậy là do rất nhiều bộ phận của tàu chế tạo bằng hợp kim nhôm (sách đã dẫn “Cuộc khủng hoảng Falkland”).
HMS Sheffield (D80) của hải quân Anh trúng tên lửa Exocet của máy bay Super Etendard hải quân Argentina năm 1982 trong chiến tranh Falkland. Theo một số nguồn tư liệu thì Sheffield không có nhôm trong thành phần kim loại đóng tàu.
(http://www.twogreens.co.uk/navy/IMAGES/025.jpg)
Theo lời trưởng phòng công nghệ hàn nhà máy đóng tàu Vladivostok (nơi đóng tàu “Musson”), Lidya Kobets, các trường hợp bốc cháy vật liệu hợp kim AMG xảy ra khá thường xuyên.
THỰC HÀNH BẢO ĐẢM THEO LỐI CŨ:KHÔNG THỂ TIẾP TỤC
Sau vụ đột tử của tàu “Musson”, ủy ban điều tra kết luận rằng cần hoàn thiện “các biện pháp tăng cường mạnh mẽ chất lượng các tổ hợp tên lửa và pháo phòng không, các đài ra đa của các chiến hạm nhằm đảm bảo chắc chắn tiêu diệt được tên lửa hành trình trong vùng tự vệ của chiến hạm”.
Có thể, người ta đã hoàn chỉnh xong “các biện pháp tăng cường mạnh mẽ”. Thế nhưng như vẫn thường xảy ra ở chỗ chúng ta, không có việc áp dụng những biện pháp này vào thực tế. Nếu khác đi, làm sao cắt nghĩa được một trường hợp xảy ra vào tháng 4 năm 1990 (mà không hiểu sao những tai nạn như vậy cứ xảy ra vào tháng tư, cả trường hợp của hộ vệ hạm tên lửa “Musson”, nhà máy điện nguyên tử Tsernobyl và tàu ngầm “Komsomolets”). Hạm đội Baltic tổ chức một cuộc bắn tập tương tự như cuộc tập bắn của tàu “Musson”. Trên thực tế, việc tồn tại đồng thời tất cả những khiếm khuyết như trên đã suýt dẫn tới một thảm kịch mới. Tên lửa-mục tiêu rơi trúng hộ tống hạm tên lửa “Meteor” (“Sao băng”), phá hủy vài anten trên mặt boong. Sau đó có ngay lệnh dừng thực hành bắn tập tên lửa chung của các chiến hạm bằng tổ hợp tên lửa phòng không tự vệ của tàu. Như vậy việc tập bắn tên lửa-mục tiêu của chính những con tàu chế tạo từ hợp kim nhôm-magiê AMG vẫn đang diễn ra theo lối cũ mà không phải chỉ là một vài trường hợp cá biệt.  Việc đảm bảo để những thảm kịch kiểu tàu “Musson” không lặp lại nữa là chưa có.

..................
Ảnh: Chiến hạm "Gió mùa" phát cháy dữ dội và sau đó nổ tung trên biển Nhật Bản ngày 16 tháng 4 năm 1987.
(http://www.atrinaflot.narod.ru/3_cutters/01_mrk_1234/1234_03.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Mười Hai, 2010, 05:45:05 pm
 Các hoạt động cứu hộ hỗ trợ cho tàu thuyền Hải quân CHXHCN Việt Nam
   (Tư liệu của đại tá Shestiorkin A.V nguyên thượng úy chỉ huy phó phụ trách công tác cứu hộ đội tàu cứu hộ số 62-tiểu đoàn tàu hậu cần tiếp liệu số 255)
 Vùng 4 Hải quân CHXHCN Việt Nam có một hải đoàn đóng căn cứ trong vịnh và bán đảo Cam Ranh gồm các tàu nhỏ và tàu Xô viết đóng từ trước chiến tranh (1965-1975). Đó là-Tàu tuần tra duyên hải, tàu tên lửa và pháo hạm loại nhỏ, tàu phóng ngư ngư lôi.  Tất cả các tàu này đều cần sửa chữa lớn, thay thế phụ tùng tổng thành cho rất nhiều bộ phận máy sau khi đã trải qua khai thác nhiều hải trình dài, và cần hiện đại hóa.  Kinh tế Việt Nam trong thời gian đó đang bắt đầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường, do vậy hải quân Việt Nam không được cung cấp tài chính đầy đủ. Các tàu chiến phải ra biển để thực hành huấn luyện và chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa như trong chiến dịch quân sự diễn ra năm 1988. Trong bối cảnh trên, các tàu Việt Nam phải thực hiện thường xuyên các chuyến đi biển, bị nhiều hư hại trong chiến đấu, đòi hỏi phải được sự hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ và hoạt động cứu hộ đặc biệt.
Theo yêu cầu của bộ chỉ huy Việt Nam, các tàu và thuyền cứu hộ của tiểu đoàn 255 đã được gửi đến để cứu nạn và hỗ trợ cho các tàu thuyền của lực lượng hải quân vùng 4. Chỉ huy công việc này, theo quy định, là Tham mưu trưởng lữ đoàn tàu mặt nước 119, người có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động cứu hộ, trung tá V.A. Khorkov. Vladimir Arkadievitch nghiên cứu rất cụ thể và tỉ mỉ từng chi tiết sự kiện, phân tích và đánh giá đúng bản chất phức tạp của sự việc xảy ra trên hiện trường và ra được những quyết định đúng đắn.Với các thành viên đội tàu cứu hộ số 62 thì không có vấn đề gì: họ là những chuyên gia trình độ cao. Các thủy thủ đoàn tàu biển của Việt Nam trong cuộc đấu tranh để tồn tại trên biển chưa được huấn luyện và chuẩn bị tốt. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của các chiến dịch cứu hộ. Giúp vào công việc này có các sĩ quan Việt Nam trước kia đã tốt nghiệp các trường hải quân của chúng ta ở  các thành phố Baku và thành phố Pushkin tỉnh Leningrad, và biết tiếng Nga khá. Mọi việc diễn ra trót lọt mà không có thông dịch viên. Dưới đây là danh sách một phần các công tác cứu hộ đã được thực hiện chỉ tính các năm 1987 và 1988.
 - Ngày 26/8/1987 - cứu hộ tàu HQ-931 Hải quân Việt Nam bị mắc cạn (vốn là tàu chở dầu đề án 188/926).
Địa điểm cứu nạn: Đá ngầm Bark-Canada, vĩ độ-8 độ 23 phút bắc, kinh độ-113 độ 26 phút đông, khoảng cách  400 dặm tính từ Cam Ranh.  23.08.87 mắc cạn. Cứu nạn xong 26.08.87. Kéo về  đến cảng Cam Ranh-28.08.87.
 Tham gia cứu kéo: thủy thủ đoàn tàu kéo biển MB-18 (thuyền trưởng - Zaitsev A.S).
 Chỉ huy cứu kéo: Trung tá Khorkov V.A.  - Tham mưu trưởng lữ đoàn 119.

(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image009.jpg)
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image010.jpg)
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Mười Hai, 2010, 11:14:53 pm
(tiếp)
 - 29.08.87 - Cứu kéo tàu tuần tra xuống nước tại cảng Cam Ranh.
 Trận bão mạnh ngày 21.08.87 đã quăng lên bờ một tàu tuần tra của hải quân Việt Nam và làm đáy tàu bị hư hại nhiều chỗ . Trong những ngày từ 24-27 tháng 8 phía Việt Nam có nhiều nỗ lực đưa tàu xuống nước bằng cách bịt đáy khoang hỏng và  bơm nước ra với sự trợ giúp của tàu chữa cháy PZK-8.
 Ngày 29 tháng 8 bắng sự phối hợp các tàu kéo biển MB-18 và tàu kéo cảng Buk-150, Buk-600, cần cẩu nổi của Hải quân Việt Nam đã đến vị trí thao tác được, tàu tuần tra được nâng lên, cập mạn cùng cần cẩu nổi và được kéo đến vũng Bình Ba, neo vào bến.
 - 28/02/1988 - cứu cạn tàu HQ-931 tại đá ngầm Pigeon, 8 độ 50 phút vĩ độ bắc, 114 độ 38 phút kinh độ đông, khoảng cách 400 dặm tính từ Cam Ranh.  20.02.88 mắc cạn. 28.02.88 cứu xong, kéo về đến Cam Ranh-03.03.88.
 Tham gia: thủy thủ đoàn tàu kéo cứu hộ SB-43 (Chỉ huy tàu - đại úy Nechaev G.B.)
 Chỉ huy cứu hộ: Trung tá Khorkov V.A.
 - 07/05/1988 - cứu cạn tàu phóng ngư lôi đề án 206 HQ-301 của Trường Hải quân Việt Nam.
 Tàu bị mắc cạn 09.04.88 và bị hư hại nặng phần vỏ tàu và bánh lái tại cảng Nha Trang (bên cạnh cầu cảng Trường Hải quân). 08.05.88 cứu cạn xong, giữ nổi tàu trên mặt nước bằng năm pôngtông mềm và đồng thời với việc bơm hút nước ra và kéo về cảng Cam Ranh. 10.05.88g. tàu được đưa lên đốc để sửa chữa tại vũng Bình Ba.
  Tham dự:  . Thủy thủ đoàn tàu kéo cứu hộ SB-43 (Chỉ huy tàu-đại úy  Nechaev G.B.); tàu chữa cháy PZK-8 (Thuyền trưởng - Gavrilov V.P.); lực lượng của Trường Hải quân Việt Nam.
 Chỉ huy cứu hộ: Tham mưu trưởng lữ đoàn 119, trung tá Khorkov V.A.
Ảnh:  Kiểm tra công tác tổ chức cứu hộ - Phó Tham mưu trưởng binh đoàn 17, đại tá Pavlov V.V.
 (http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image011.jpg)
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image012.jpg)
 - Tháng 7 năm 1988 - giúp đỡ kéo tàu đốc nổi của Hải quân Việt Nam bị đứt cáp kép trong điều kiện có bão và biển động lớn (sóng cao đến 3-4 m) tại phía đông bắc Biển "Nam Trung Hoa". Đã liên kết được và kéo thành công đốc nổi về cảng Cam Ranh...
 Thành phần: thủy thủ đoàn tàu kéo biển MB-25.
 Chỉ huy cứu hộ:  Trung tá Savitsky M.S.  - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 255.
Ảnh: Tháng Tám năm 1987. Các sĩ quan đội tàu cứu hộ số 62, các thuyền viên tàu kéo  MB-18 trong dịp trao phần thưởng do đã cứu hộ thành công tàu HQ-931.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image013.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Mười Hai, 2010, 12:45:54 am
(tiếp)
Tiểu đoàn cảnh vệ lãnh hải số 300
300-й    Дивизион охраны водного района (ДнОВР)

 - Chỉ huy trưởng - Trung tá Sharov V.I.
 - Phó chỉ huy chính trị  - Thiếu tá Borodulin S.M.  - 1987-1991
 - Phó chỉ huy phụ trách  bộ phận cơ điện - Trung tá Plesskii B.V - 1984-1986.
 - Chỉ huy đội chống người nhái và phương tiện lặn ngầm- Trung tá Strachi S. - 1985-1989.
 Các tàu săn tàu ngầm loại nhỏ (Малые  противолодочные  корабли- МПК):
 MPK - 143 đề án 1124:
 - Thuyền trưởng - Thiếu tá V.V. Lebedev
 - Phó chỉ huy chính trị - đại úy Rubis A.N.
 - Thuyền phó-đại úy Plotnikov A.V.
 MPK - 145
- Thuyền trưởng - đại úy Baranov A.N.
Ảnh: Một tàu hộ vệ săn ngầm đề án 1124-MPK-130 của Hải quân Nga, số boong 138. Ảnh chụp tại Bắc Dvina, Arkhanghensk tháng 7 năm 2008.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/20/MPK_Naryan-Mar.jpg/800px-MPK_Naryan-Mar.jpg)
Sơ đồ tàu hộ vệ săn ngầm đề án 1124.
(http://www.atrinaflot.narod.ru/3_cutters/02_mpk_1124/1124draw_03.gif)

Ban an toàn phóng xạ
Служба радиационной безопасности (СРБ)

 SRB - là một tổ chức chuyên ngành đặc biệt, có nhiệm vụ quản lý chung và trợ giúp thực tiễn các đơn vị có đối tượng bức xạ nguy hiểm về phương pháp tổ chức công việc nhằm đảm bảo an toàn bức xạ (theo điều lệ Hải quân- НОРБ-ВМФ-83).
 Những đối tượng có nguy cơ tiềm tàng về phóng xạ tại binh đoàn 17 là các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
 Ban an toàn phóng xạ binh đoàn 17 được giao các nhiệm vụ sau:
 - Thiết lập và duy trì chế độ an toàn phóng xạ tại các tàu ngầm nguyên tử của sư đoàn tàu ngầm,
  - Kiểm soát tình trạng các nguồn phát xạ ion hóa qua các đại lượng đo mức phóng xạ,
 - Kiểm định kỹ thuật các dụng cụ và thiết bị định lượng kiểm soát mức phóng xạ và sửa chữa chúng.
  An toàn bức xạ của binh đoàn đạt được bằng cách thiết lập và duy trì chế độ an toàn phóng xạ thường xuyên tại các tàu ngầm nguyên tử.
 Chỉ huy trưởng ban an toàn phóng xạ: Thiếu tá Prischepa P.V. (1982-1987.) và Trung tá Chistyukhin S.A. (1987 - 1991)
Cho đến năm 1987, ban an toàn phóng xạ chủ yếu đóng quân trên các tàu hậu cần (hay tàu căn cứ nổi- плавбаза) đứng cạnh các tàu ngầm. Năm 1987 SovSMO đã xây dựng tòa nhà lớn và công trình phục vụ cho ban an toàn phóng xạ làm việc. Đây là những tòa nhà được xây dựng để làm việc trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.  Thiết bị mới được lắp đặt trong các phòng thí nghiệm và trạm điều hành, phù hợp với mục đích và đặc điểm của SRB. Năm 1988, do các biến động chính trị và phong trào dân chủ hóa tại nước nhà (tức Liên Xô), việc xây dựng một số công trình theo đề nghị của Bộ chỉ huy binh đoàn đã không được chấp nhận.  Việc xây dựng hai kho chứa mới chỉ hoàn thành ở cos 0.0.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Mười Hai, 2010, 08:20:21 pm
Đội đổ bộ đường biển (1983 - 1988) và tiểu đoàn cảnh vệ (1988-1991)
Боевая десантная группа и батальон охраны


 Chỉ huy trưởng đội đổ bộ:
 - Đại úy Kochegarov V.S.
 - Thượng úy Rodionov S.I.
 - Đại úy Kharlov V.P.
 Phó chỉ huy chính trị:
 - Trung úy Shilov A.L.
 - Thượng úy Rokitsky A.D.
 
 . Trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1988 các chiến sỹ đội đổ bộ đã phát hiện và tiêu hủy trên bán đảo Cam Ranh hơn 25.000 thiết bị nổ - bom chưa nổ, đạn pháo, bom bi, mìn các loại của Mỹ và Pháp. Một trong những "bất ngờ" trên - kho đạn pháo 155mm được phát hiện mùa thu năm 1985, gần trục đường chính dẫn đến bến tàu số 3,  số đạn này được bốc lên một chiếc xe tải tự đổ KrAZ-214, đưa ra xa khỏi khu vực doanh trại và đã được tiêu hủy. Trợ giúp cho các chiến sỹ công binh là những chú chó nghiệp vụ được huấn luyện đặc biệt để phát hiện chất nổ.
 Công việc của các chiến sỹ công binh thuộc đội đổ bộ đã được nhà nước tuyên dương và tặng thưởng.
 Đồng thời trong quá trình rà phá bom mìn đã có 9 chiến sỹ bị thương và thủy thủ trưởng Efimenko Constantin hy sinh (1985).

Tiểu đoàn cảnh vệ - Đơn vị 15310 (1988 - 1992).
 Chỉ huy tiểu đoàn - Trung tá Sergey Zalivashenko
 Phó chỉ huy tiểu đoàn về chính trị - Thiếu tá Anpilogov Victor Aleksandrovitch.
 Tham mưu trưởng - Thiếu tá Plotnichenko Sergei Nikolaevich
 - Đại đội trưởng đại đội cảnh vệ độc lập 355 - Đại úy Sokhoshko V.
 - Phó đại đội trưởng chính trị đại đội 355 - Thượng úy Grishin V.A.
 - Đại đội trưởng đại đội  cảnh vệ số 37 - Đại úy Bocharov A.
 - Phó đại đội trưởng chính trị - Thượng úy Kalugin V.Yu
 - Trung đội trưởng trung đội chỉ huy - Thượng sỹ Kim G.M.
 - Trưởng ban hậu cần - chuẩn úy hải quân Golovchenko K.
 Các nhiệm vụ được giao của tiểu đoàn cảnh vệ:
 - Tổ chức bảo vệ và phòng thủ các công trình quân sự của binh đoàn 17;
 - Tổ chức bảo vệ và phòng thủ các hạng mục công trình của trung đoàn không quân và căn cứ không quân;
 - Bảo vệ và phòng thủ khu kho nhiên liệu lỏng và các đường ống trên đất liền từ khu cầu cảng (để bơm nhiên liệu lỏng từ tàu chở dầu đến từ Vladivostok) vào kho nhiên liệu;
 - Bảo vệ khu vực kho vũ khí (cho đến khi chuyển giao tất cả các công trình xây dựng kho vũ khí cho phía Việt Nam);
 - Bảo vệ bến tàu;
 - Bảo vệ các công trình khu dịch vụ tổng hợp cho các sỹ quan và quân nhân;
 - Bảo vệ khu vực sản xuất và khu ở của Tổ hợp xây lắp Xô viết (SovSMO).
Ảnh: Lối vào một khu kho.(clubadmiral.ru)
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image053.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười Hai, 2010, 02:15:16 am
Ảnh: Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình (tàu đầu tiên trong số các tàu thuộc đề án 670-sư đoàn tàu ngầm số 10) đến quân cảng Cam Ranh (tháng 3 năm 1980), "K-212", sau chuyến đi ngầm dưới lớp băng Biển Bắc để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu năm 1978.Hình dưới minh họa một căn cứ tàu ngầm có vũng trú tàu trong lòng núi của hạm đội Xô viết.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/K_212_1978.jpg)
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Can_cu_ngam.jpg)
Sơ lược lịch sử phục vụ:
"K-212" (đề án 670 "Skat"), khi tới Cam Ranh, tàu thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm số 10-Hạm đội Thái Bình Dương, có căn cứ chính tại vịnh Krasennikov, bán đảo Kamchatka.
.......
Từ 22.8.1978 đến 6.9.1978:
"K-212" (số cũ "K-87" trước 15.1.1978), cùng "K-325" thực hiện chuyến đi đầu tiên của một biên đội tàu ngầm nguyên tử đi ngầm dưới lớp băng, xuyên qua bắc cực, từ vịnh Motovskii (tỉnh Arkhanghensk) trong biển Barentsev-Bắc Băng Dương đến vịnh Krasennikov ở thành phố Vilioutchinsk, bán đảo Kamchatka-Viễn Đông, để chuyển từ Hạm đội Biển Bắc sang Hạm đội Thái Bình Dương. Do thành công của chuyến đi, thủy thủ đoàn được tặng thưởng cờ "Vì sự can đảm và dũng cảm trong chiến đấu", các hạm trưởng và chỉ huy chuyến đi được phong anh hùng Liên Xô.
........
Năm 1980:
Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cùng thủy thủ đoàn số 379 trong hành trình kéo dài 105 ngày đêm. Tháng 3 cùng năm, "K-212" là tàu ngầm đầu tiên trong số các tàu ngầm đề án 670-sư đoàn tàu ngầm số 10, phân hạm đội số 2, của Hạm đội Thái Bình Dương ghé thăm cảng Cam Ranh của CHXHCN Việt Nam, trong thời gian thi hành nhiệm vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa".
........
19.4.1990:
Loại khỏi biên chế hạm đội Hải quân Xô viết và chuyển sang bảo quản lâu dài tại vịnh Pavlovskii (thành phố Fokino, thủ phủ khu Primorie, Viễn Đông).
 
Ảnh: Cam Ranh, tháng 2 năm 1987-Thủy thủ đoàn số 379, sau 7 năm tiếp tục ghé Cam Ranh trên tàu "K-313" (đề án 670). Thủy thủ tập hợp đội ngũ trên boong nhân ngày Quân đội và Hải quân Xô viết, chỉ huy thủy thủ đoàn trước hàng quân. Hình dưới, người ở giữa-chỉ huy thủy thủ đoàn 379, trung tá Temnov V.P.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/12.jpg)
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/13.jpg)
Ảnh: Chuẩn bị lặn kiểm tra bánh lái, trung tá Temnov (mặc đồ lặn giữa hình), và thiếu tá Yarosh. Tháng 2 năm 1987.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/CR_1987_K313_1.jpg)
Ảnh: Trên đài chỉ huy boong "K-313" giữa biển "Nam Trung Hoa", trung tá Temnov V.P.-chỉ huy thủy thủ đoàn 379 (trái) và chỉ huy tàu-đại tá Bletnov V.G. -năm 1987. Hình dưới minh họa một thuyền trưởng (đại tá Berzin A.S.-sư đoàn 10) trong khi đang thực hiện nhiệm vụ, tàu "K-184", ảnh chụp 1984.
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/CR_1987_K313_2.jpg)
(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/7.jpg)
Sơ lược lịch sử phục vụ:
..........
Năm 1986:
Cùng thủy thủ đoàn số 302 thực hiện chuyến đi dưới băng xuyên bắc cực từ vịnh Motovskii sang vịnh Krasennikov để chuyển biên chế sang sư đoàn tàu ngầm số 10-phân hạm đội tàu ngầm số 2, Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương. Do thành công của chuyến đi, chỉ huy thủy thủ đoàn và chỉ huy chuyến đi được tặng thưởng huân chương "Cờ Đỏ". Thủy thủ đoàn tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình 313 được máy bay vận tải quân sự chở sang Hạm đội TBD.
........  
Năm 1987:
Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa" với thủy thủ đoàn số 379 và ghé thăm Cam Ranh.
.........
Năm 1992:
Loại khỏi biên chế và neo đậu tại vịnh Krasennikov.
..................
Năm 1997 ngày 29 tháng 5:
Bị chìm trong thời gian tan băng.
..............
Năm 1997 ngày 13 tháng 10:
Trục vớt thành công và chuyển về vịnh  Sendevaia cất giữ tại nhà máy đóng tàu số 49.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười Hai, 2010, 07:14:08 pm
Trích lịch sử hoạt động tàu ngầm nguyên tử đa năng mang vũ khí ngư lôi, "K-314", đề án 671-V.
(Tàu có thời gian phối thuộc binh đoàn 17, Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, trú đóng tại Cam Ranh)
"K-314". Số xuất xưởng 610. Được đóng tại nhà máy đóng tàu "Admiralteiskii Zavod" số196 tại thành phố Leningrad ngày 5.9.1970; được đóng theo thiết kế của đề án 671-V; hạ thủy 28.3.1972; vào biên chế hạm đội 6.11.1972 (Hạm đội Cờ Đỏ Biển Bắc); năm 1974 sau khi đi vòng qua châu Phi, đến vịnh Krasennikov gia nhập Hạm đội Cờ Đỏ TBD, tại sư đoàn tàu ngầm số 45-phân hạm đội tàu ngầm số 2.
21.3.1984:
Trong khi cùng tàu săn ngầm và chống hạm "Vladivostok" (binh đoàn 17) theo dõi cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn "Tim Spirit" tại biển Nhật Bản, đuôi tàu đã va chạm vào phần đáy (khi đang nổi lên để quan sát) của tàu sân bay Mỹ "Kitty Hawk" (CV-63"). Tàu bị hỏng các phần vỏ kết cấu nhẹ, bảo hộ mui, bộ cân bằng mạn phải, chân vịt mạn phải, mất khả năng di chuyển và được tàu "Vladivostok" kéo về vịnh Tshazma lên đốc sửa chữa khẩn cấp (đến 21.8.1984). Đáy tàu sân bay CV-63 bị rạch một khoảng 40m dưới đáy, chảy mất nhiều dầu, tàu phải trở về Nhật Bản lên ụ sửa chữa và cuộc tập trận bị hủy bỏ.
1984-1989:
Sau khi sửa chữa xong, tiếp tục thực hiện chuyến đi tác chiến độc lập 9 tháng tại Ấn Độ Dương và ghé vào các cảng Aden (Yemen) và Cam Ranh (Việt Nam).
10.8.1985 khi đang ở vịnh Tshazma, tàu bị nhiễm xạ nặng từ vụ nổ nhiệt lò phản ứng của một tàu ngầm nguyên tử neo bên cạnh khi tàu này đang tổ chức nạp lại nhiên liệu lò. Năm 1989 hỏng lò phản ứng do hở chu trình thứ nhất (Lò phản ứng BM-A). 14.3.1989, loại khỏi biên chế chiến đấu về neo đậu tại vịnh Pavlovskii.
Ảnh: Ngụy trang khi đóng tàu, và chuẩn bị hạ thủy tại Leningrad. Hình thứ 2 dưới, tàu ngầm đề án 671 trên biển. Hình thứ 3 và 4 dưới, sơ đồ cấu trúc và khoang chứa ngư lôi mũi tàu.
(http://atrinaflot.narod.ru/1_submarines/03_pla_671/671_38.jpg)
(http://atrinaflot.narod.ru/1_submarines/03_pla_671/671_18.jpg)
(http://atrinaflot.narod.ru/1_submarines/03_pla_671/671_draw_4.jpg)
(http://atrinaflot.narod.ru/1_submarines/03_pla_671/671_draw_5.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: Ngocvancu trong 22 Tháng Mười Hai, 2010, 07:44:53 pm
Trong tài liệu đó có thêm đoạn các sự việc diễn ra sau khi 2 chiếc Su-27 may mắn hạ cánh được xuống Phan Rang...

Một dịp may mắn nghe Đại tá Đỗ Trọng Khang, một chỉ huy phi công tại Thành Sơn bấy giờ, kể lại việc đón 2 máy bay Su may mắn thoát nạn.
Đại tá Đoàn Trọng Khang Trưởng phòng quân huấn Sư 370,chứ không phải Đỗ bạn à.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười Hai, 2010, 09:57:53 pm
Trích lịch sử hoạt động tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình và vũ khí ngư lôi, "K-151", đề án 659-T
(Tàu có thời gian phối thuộc binh đoàn 17, Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, trú đóng tại Cam Ranh)
Ảnh: "K-151" nghỉ hưu tại vịnh Postovaia, 2006. Sơ đồ cấu trúc đề án 659.Phóng tên lửa P-5 từ tàu ngầm đề án 659.
(http://www.podlodka.su/03/Substory/Fotos/6_659_151_f01vi.jpg)
(http://atrinaflot.narod.ru/1_submarines/02_plark_659/659_draw_3.jpg)
(http://atrinaflot.narod.ru/1_submarines/02_plark_659/659_02.jpg)
30.9.1962: Hạ thủy. Ngày 4.11.1964: Nhập biên chế sư đoàn tàu ngầm 45, binh đoàn tàu ngầm chiến thuật số 15, phân hạm đội Kamchatka thuộc Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, tại vịnh Krasennikov. 1979: chuyển thuộc trong đội hình sư đoàn sang phân hạm đội tàu ngầm số 4 thuộc Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương.
1980, tháng 2-tháng 8: Thực hiện chuyến đi độc lập tác chiến kéo dài 172 ngày đêm. Bổ sung dự trữ chiến đấu tại các điểm đỗ và hậu cần cơ động của căn cứ Cam Ranh (CHXHCN Việt Nam).
1981-9.1983: Trung tu tại xưởng. 1983: chuyển thuộc sư đoàn tàu ngầm số 28-phân hạm đội tàu chiến hỗn hợp Sakhalin thuộc Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương.
1985, tháng 1-tháng 10: thực hiện chuyến đi độc lập tác chiến dài 256 ngày đêm. Bổ sung dự trữ chiến đấu tại các điểm đỗ và hậu cần cơ động của căn cứ Cam Ranh (CHXHCN Việt Nam).
30.5.1989: loại khỏi biên chế, neo giữ tại vịnh Postovaia (thành phố Sovietskaia Gavan). Tính từ khi sử dụng đã qua tổng hành trình 301.953 hải lý với 33.015 giờ trong hải trình.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Hai, 2010, 02:00:44 am
Trích lịch sử hoạt động tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình, "K-48", đề án 675, 675K.
(Tàu thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm 38, binh đoàn 17, Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, trú đóng tại Cam Ranh)
16.6.1965: Hạ thủy. Số xuất xưởng 176 tại nhà máy mang tên "Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin", thành phố Komsomolsk trên sông Amur. Nhập biên chế Hạm đội Cờ Đỏ TBD ngày 15.1.1966 ở sư đoàn tàu ngầm 26, có căn cứ trong vịnh Pavloskii.
11.12.1966-28.1.1967: Thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong vùng biển Philippin. Hải trình đi qua các biển Nhật Bản, biển Đông Trung Hoa và biển Philippin, qua eo biển Triều Tiên và eo biển Tokara. Phát hiện tuần dương hạm mang vũ khí đạn đạo "Baindbridge" (USS Baindbridge,CGN-25, Guided Missile Cruiser, Leahy Class Cruiser) của Hạm đội 7-Hải quân Mỹ. Sau khi chuyển tin tình báo về Bộ chỉ huy hạm đội TBD, được lệnh phóng "giả định" 2 ngư lôi, sau đó phóng tiếp 2 tên lửa. Vào lúc 3 giờ sáng trong đêm chuyển sang năm mới, thuyền trưởng rời buồng lái đi qua các khoang để kiểm tra trực chiến các bộ phận, khi đó người trực cơ khí ngồi vào sau tay lái bằng và thử điều khiển, dù đó không phải là việc của anh ta. Đột nhiên con tàu ngừng tuân theo bánh lái phương ngang và bắt đầu chúc mũi. Thủy thủ trực cơ khí và sỹ quan trực ban lúc đầu tưởng rằng thuyền trưởng kiểm tra họ và cho khẩu lệnh tương ứng cho kíp trực khoang 10. Thực ra, bánh lái phương ngang (bánh lái bằng) ở đuôi tàu bị kẹt cứng trong "tư thế lặn". Chỉ khi độ chênh bằng mũi tàu lên đến 12 độ và tàu chìm đến độ sâu 160 m thì tất cả mọi người trên tàu mới hiểu rằng phải hành động ngay. Mệnh lệnh truyền cho khoang số 10 và thuyền trưởng đã thành công trong việc đích thân dùng khóa đưa bánh lái bằng đuôi tàu trở lại hoạt động. Gần 5 giờ sáng, còn xảy ra một hệ quả nghiêm trọng nữa. Thợ cả của nhóm thợ điện ban hoa tiêu uống mừng năm mới hết 0,5 lit rượu mà anh ta "tiết kiệm" được trong thời gian của chuyến đi. Kết quả là quả tim của anh ta ngừng đập. Người thầy thuốc trên tàu, say cũng chẳng kém gì anh ta, nhưng đã kịp cứu được anh ta
Ảnh: Các tuần dương hạm nguyên tử mang vũ khí đạn đạo USS "Baindbridge" (CGN-25, ngoài cùng bên trên), USS "Long Beach" (CGN-9, giữa), tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử USS "Enterprise" (CVAN-65), hợp thành nhóm đặc nhiệm đầu tiên các tầu chiến chạy bằng năng lượng nguyên tử "Lực lượng đặc nhiệm số 1" trong chiến dịch "Sea Orbit", với hành trình 49.190 km đi vòng quanh thế giới 65 ngày không cần tiếp dầu và bổ sung vật chất, ngày 31 tháng 7 năm 1964.
Ảnh dưới: Tên lửa P-6 phóng từ tàu ngầm đề án 675 trên biển Barentsev, Bắc Băng Dương.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/41/TaskForce_One.jpg/800px-TaskForce_One.jpg)
(http://atrinaflot.narod.ru/1_submarines/02_plark_675/675_12.jpg)
Trong những năm 1970-1973 được hiện đại hóa sang đề án 675K với việc lắp đặt các thiết bị liên lạc qua vệ tinh và hệ thống chỉ thị mục tiêu "Kasatka-B". 13.1.1974 chuyển thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm 10, phân hạm đội 2, Hạm đội Cờ Đỏ TBD, đóng căn cứ tại vịnh Krasennikov.
12.6.1978-14.11.1978: thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực Ấn Độ Dương và biển "Nam Trung Hoa" có sử dụng các căn cứ Cam Ranh (Việt Nam) và Aden (Yemen) với thời gian chung của chuyến đi là 155 ngày đêm. Ngày 10.11.1978, khi đang đi ngầm ở độ sâu 63 m, bị nước ngoài boong tàu tràn vào (khoảng 10 tấn nước) qua lỗ rò tại đoạn ống nối của đường ống dẫn chu trình 4 khoang lò phản ứng (theo tư liệu của đại tá A.S.Berzin).
12.1985-6.1986: Thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong chuyến hoạt động 198 ngày đêm tại Ấn Độ Dương và biển "Nam Trung Hoa" với việc sử dụng 2 căn cứ tiếp liệu hậu cần Cam Ranh (Việt Nam) và Aden (Yemen).
19.4.1990, loại khỏi biên chế. 2.2006, sau khi dỡ bỏ xong lò phản ứng, hạ cờ thánh Adreevskii, chuyển giao cho nhà máy để tái chế sử dụng. Tổng hành trình vòng đời "K-48" là 178.510 hải lý, tổng thời gian hành trình 24.445 giờ.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười Hai, 2010, 07:29:08 pm
(tiếp)
Căn cứ hậu cần-kỹ thuật 922 và binh đoàn 17
Bối cảnh ra đời các binh đoàn chiến thuật của hạm đội Hải quân Xô viết
 Sau Thế chiến thứ hai, Địa Trung Hải hoàn toàn bị thống trị bởi các lực lượng hải quân của Mỹ, Anh, và từ năm 1949 là các lực lượng chung của hải quân khối NATO.  Một trong những mục đích chính của sự hiện diện sau chiến tranh của họ trong khu vực Địa Trung Hải là giảm ảnh hưởng ngày càng tăng của Liên Xô ở các quốc gia Đông-Nam Âu và Bắc Phi, và để "đe dọa Liên Xô bằng cách tạo ra hiểm họa của lực lượng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân số lượng áp đảo, hiểm họa này được hiện thực hóa bởi các biện pháp tương ứng với các kế hoạch chuẩn bị và tiến hành đòn tấn công Liên Xô bằng tên lửa hạt nhân và hủy diệt nó. "
 Trong những năm 195x hoạt động thường xuyên ở Địa Trung Hải của hạm đội 6 Hải quân Hoa Kỳ chính là nguồn gốc mối đe dọa hạt nhân đối với Liên Xô.  Các máy bay ném bom chiến lược trên boong các tàu sân bay của Hạm đội 6 có khả năng mang vũ khí hạt nhân (bom hạt nhân) và có thể được sử dụng trong các đòn tấn công hạt nhân từ biển vào các mục tiêu nằm ở phần lãnh thổ phía Tây Nam của Liên Xô.  Ưu thế áp đảo của lực lượng hải quân thống nhất của NATO tại Địa Trung Hải bảo đảm ở mức độ cao cho các tàu sân bay tác chiến ổn định.
Đến đầu năm 196x, do kết quả việc xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân trang bị vũ khí (tên lửa) đạn đạo (SSBN-пларб) tính chất của mối đe dọa hạt nhân từ Hoa Kỳ đã có thay đổi về chất. Sự bí mật trong hoạt động của SSBN và khả năng phóng tên lửa đạn đạo (баллистических ракет-guided missile) từ hầu như bất kỳ hướng nào và khoảng cách nào đã mở rộng diện tích lãnh thổ Liên Xô bị ảnh hưởng, trong khi đó lại giảm khả năng đánh trả các cuộc tấn công tên lửa hạt nhân. Trong tháng ba năm 1963 tại biển Địa Trung Hải bắt đầu có các cuộc tuần tra thường xuyên của các SSBN của Hoa Kỳ, xuất phát từ thành phần hải đoàn tầu ngầm hạt nhân số 16 của Hải quân Mỹ (gồm 9-10 tầu ngầm, trong đó khoảng một nửa liên tục có mặt trên biển làm nhiệm vụ chiến đấu).  Với việc triển khai căn cứ hải quân ở Rota (địa điểm đóng quân  của hải đoàn 16) đến đầu năm 1965, mối đe dọa chính đối với an ninh quân sự của Liên Xô từ phía hướng chiến lược tây-nam đã không phải từ các tàu sân bay nữa mà là từ các SSBN được triển khai ở phía đông Địa Trung Hải.
Hạm đội Hải quân Liên Xô trong nửa đầu những năm 196x chưa thể tạo được lực lượng cho phép đánh trả gây thiệt hại tương xứng cho hạm đội 6 Mỹ.  Lực lượng của hạm đội Biển Đen triển khai ở Địa Trung Hải, không có đầy đủ các khả năng tác chiến ổn định, và sự chú ý của Bộ chỉ huy Hải quân Liên Xô là tập trung trước hết cho việc tổ chức các nỗ lực chống lại các tàu sân bay, đầu tiên bằng lực lượng tầu ngầm động cơ diesel, sau đó là tàu ngầm hạt nhân có khả năng đạt được sự bí mật đáng kể và được trang bị vũ khí hạt nhân có thể tiêu diệt các tàu sân bay bị theo dõi ngay từ những hành động quân sự đầu tiên.  
      Sự gia tăng mối đe dọa tên lửa hạt nhân từ SSBN được triển khai ở phần phía đông Địa Trung Hải, đã đòi hỏi việc tạo ra một lực lượng đặc nhiệm mạnh mẽ, có giá trị đầy đủ của hạm đội Hải quân, có khả năng đáp trả toàn diện các hành động của đối phương, tiến hành các hành động ngăn chặn nhờ sự bí mật của môi trường ngầm dưới mặt nước, phát hiện các SSBN và duy trì sự sẵn sàng tiêu diệt chúng . Tất cả những điều này nhằm buộc Bộ chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ phải bố trí lại lực lượng các SSBN vào các khu vực khác, mà từ những nơi đó hoạt động của chúng kém hiệu quả hơn.
Được xây dựng tháng sáu năm 1967 theo quyết định của Bộ Chính trị ĐCS Liên Xô, binh đoàn tàu chiến -chiến thuật số 5 đã loại trừ sự tham gia vào Chiến tranh Sáu ngày của Hạm đội 6 Hải quân Mỹ bên phía Israel. Binh đoàn chiến thuật số 5 đã trở thành nhân tố cản trở với bất kỳ hành động thù địch nào chống lại Liên Xô ở Địa Trung Hải.
Ảnh minh họa: Căn cứ Rota (Tây Ban Nha), nơi đóng quân của hải đoàn tầu ngầm chiến lược mang vũ khí đạn đạo số 16 hải quân Mỹ (Submarine Squadron No. 16)-nguồn: wiki.
SSBN-616 USS Lafayette trên biển, tầu mang tên lửa Polaris, ảnh chụp năm 1991. Năm 1964-68, đóng căn cứ tại Rota, nguồn: wiki.
Phân vùng hoạt động của các hạm đội Mỹ,2007.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/PLANO-DE-BASE-ROTA.png)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-USS_Lafayette_SSBN-616.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/USN_Fleets_2009.png)
...............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 02:09:34 am
(tiếp: clubadmiral.ru)
Địa Trung Hải: Hạm đội Mỹ tại vịnh Augusta, Sicily, Italia năm 1965.Gồm USS Saratoga CV-60, USS Shangri La CV-38 và một số tàu chiến khác.(wiki)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/USS_Saratoga_CV-60_USS_Shangri-La_CV-38_and_other_US_ships_in_Augusta_Bay_Sicily_1965.jpg)
Chính là từ đơn vị độc đáo này, đã bắt đầu hình thành hạm đội viễn dương của chúng ta . Tiếp theo binh đoàn số 5, mà vào cuối những năm 197x đã giám sát được toàn bộ khu vực Địa Trung Hải, binh đoàn số 8 tiến vào Ấn Độ Dương, còn tại Thái Bình Dương lần lượt là các binh đoàn số 17 và 10.  Đại Tây Dương cũng trở thành chiến trường hoạt động cho binh đoàn 7 Hạm đội Biển Bắc.
 Kể từ đó, Hạm đội Hải quân của chúng ta đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình trên các đại dương rộng lớn.
Hạm đội Hải quân chúng ta đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình ngay trong thời kỳ "Chiến tranh Lạnh". Hạm đội Hải quân đã không cho phép bất kỳ mưu toan nào xâm phạm đến quốc gia. Không cho phép bằng tiềm năng, sức mạnh và lực lượng của chính mình. Nếu không, như các sự kiện gần đây cho thấy, chúng ta sẽ phải trả giá như Nam Tư, Iraq, như Afghanistan.
 
 Hoạt động tác chiến của Hải quân Liên Xô - hình thức hoạt động của Hải quân Liên Xô trong những năm 196x-198x, bao hàm trong việc thực hiện nhiệm vụ trong thời bình bởi một phần lực lượng của mình, ở những vùng xa xôi, nơi mà họ sẽ cần phải tham chiến khi có chiến sự. Lực lượng Hải quân Xô viết đặt ra cho mình một mức độ hoạt động cao nhằm duy trì sự sẵn sàng chiến đấu trong thời bình. Người ta đã dự trù trước việc triển khai theo kế hoạch của lực lượng hải quân nhằm bảo vệ lợi ích của đất nước ở cả các vùng xa xôi của thế giới.
 Các nhiệm vụ chiến đấu
•Trực chiến bằng các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa;
•Cảnh giới tác chiến bằng các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa;
•Tìm kiếm phát hiện tàu ngầm mang tên lửa của các đối thủ tiềm năng và giám sát chúng;
•Làm thất bại sự theo dõi của kẻ thù tiềm năng.
 Trên phương diện là những nhiệm vụ đồng hành, cần triển khai lực lượng để thực hiện :
•Giám sát giao thông trên các tuyến đường biển chiến lược quan trọng;
•Nghiên cứu các khu vực có khả năng xảy ra chiến sự;
•Ngăn chặn các hoạt động trinh sát của các đối thủ tiềm năng, không cho các hoạt động đó tiếp cận được khu duyên hải của mình;
•Biểu dương lực lượng;
•Ủng hộ về tinh thần các quốc gia thân thiện;
•Bảo vệ sự di chuyển của tàu thuyền và hoạt động ngư nghiệp của nước mình.
 Hình thức chiến đấu
•Các tàu chiến tuần tra trong các khu vực làm nhiệm vụ chiến đấu trong tư thế sẵn sàng sử dụng vũ khí khi cần;
•Tiến hành trinh sát và giám sát hạm đội của các kẻ thù tiềm năng.
Bố trí lực lượng hạm đội trong quá trình tác chiến
 Theo nhiệm vụ chiến đấu, toàn thể lực lượng hạm đội Hải quân được chia ra ba thê đội (эшелон) tác chiến chiến thuật như sau:
•Thê đội tác chiến chiến thuật thứ nhất bao gồm các tàu chiến đang hoạt động trên biển và các máy bay của Hải quân đang bay trên không;
•Thê đội tác chiến chiến thuật thứ hai bao gồm các tàu chiến và máy bay có khả năng ngay lập tức tiến ra biển hoặc cất cánh lên không trung;
•Thê đội tác chiến chiến thuật thứ ba bao gồm các tàu chiến và máy bay hải quân đang sửa chữa hoặc đang trong trạng thái niêm cất dự trữ.
 Như vậy, trong trường hợp giai đoạn đầu chiến tranh bất ngờ xảy ra, chỉ có thê đội 1 và 2 có thể tham chiến ngay, thêm vào đó, thê đội 1 sẽ đóng vai trò chính.
Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu
 Ban đầu, các lực lượng chiến đấu, chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là sẵn sàng cho chiến tranh.  Căn cứ vào khả năng thực tế, học thuyết quân sự đã thừa nhận rằng tính ổn định trong tác chiến ngoài phạm vi ảnh hưởng của lực lượng hàng không phòng thủ không phận của đất nước là thấp. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là vai trò của các lực lượng chiến đấu bị giới hạn trong đòn tấn công đầu tiên. Các hành động tiếp theo không lường trước được.
Với việc thành lập các binh đoàn chiến thuật và sự tiến ra đại dương của Hải quân Liên Xô, vấn đề đảm bảo kỹ thuật và hậu cần cho các nhóm tàu chiến tác chiến chiến thuật của hạm đội đã trở nên gay gắt và đòi hỏi trên thực tế phải được thực hiện nhanh nhất. Bộ chỉ huy Hải quân đã quyết định thành lập trong khu vực các đại dương một hệ thống tiếp tế hậu cần-kỹ thuật, mà cơ sở của nó dựa trên " hậu cần cơ động (hậu cần nổi)"  bao gồm các đơn vị (lữ đoàn, tiểu đoàn) tàu tiếp liệu, tàu kho nổi, và tàu đảm bảo kỹ thuật chuyên ngành. Việc tạo nên hậu cần nổi được tiến hành chủ yếu theo hướng trang bị lại để chuyển đổi các tàu buôn, tàu đánh bắt hải sản thành các tàu phục vụ, và chỉ ở một mức độ thấp - mới xây dựng các đề án đóng tàu chuyên ngành (ví dụ, đề án 1833).   

Tuy nhiên, kinh nghiệm đã chỉ ra rằng hệ thống hậu cần cơ động của lực lượng Hải quân, theo khả năng của mình, không sẵn sàng cho các hoạt động dài ngày trên biển và đại dương. Các tàu của nó không đáp ứng đầy đủ các hoạt động trên đại dương.
 "Tuyển dụng trên cơ sở thuê  hạm đội tàu dầu của các cơ quan dân sự nói chung là không phù hợp với nhiệm vụ tiếp liệu cho tàu chiến trong khu vực các đại dương, vì tất cả các tàu đó được thiết kế để vận chuyển hàng hóa là chất lỏng mà không phải là tàu tiếp liệu (trong điều kiện phải bảo quản chất lượng nhiên liệu thời gian lâu dài ở vùng nhiệt đới, phù hợp tốc độ di chuyển của hải đoàn và có khả năng chuyển giao hàng hoá, nhiên liệu, và các hình thức tiếp liệu khác ngay trong hành trình  di chuyển và đạt tốc độ tiếp liệu cao)". (" Binh đoàn tác chiến chiến thuật hải quân số 8". N.N. Birillo Nhà XB. "Cánh đồng Kuchkovo.", năm 2010.)
 Chính vì vậy, theo yêu cầu của Tổng Tư lệnh Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội Liên Bang Xô viết S.G.Gorskov, các cấp lãnh đạo chính trị và quân sự tối cao của đất nước đã quyết định thành lập (xây dựng) các điểm đảm bảo cung cấp vật chất-kỹ thuật (ПМТО) cho tàu chiến của Hải quân Liên Xô tại các quốc gia đồng minh và thân thiện trong Địa Trung Hải, biển "Nam Trung Hoa", ở duyên hải phía tây châu Phi, trong vịnh Ba Tư, và tại Cuba.
 Để đảm bảo hậu cần và kỹ thuật chuyên ngành cho tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương, khi tiến vào Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và đi ra theo chiều ngược lại, Ban lãnh đạo các lực lượng vũ trang và hạm đội hải quân Xô viết đã xem xét kỹ lưỡng phương án sắp đặt các điểm trung gian để đặt căn cứ của mình ở biển "Nam Trung Hoa" tại phần phía nam của nước Việt Nam đã được giải phóng và nước Kampuchia vừa được giải thoát khỏi chế độ "Khmer Đỏ".
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/09825ce4f0c2646095e700b7bc39a3ad.png)
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 11:46:23 pm
(tiếp)
Sự hình thành căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật số 922 (ПМТО)
Đội ngũ các nhân viên quân sự đầu tiên của căn cứ đảm bảo hậu cần kỹ thuật, phân đội đảm bảo thông tin liên lạc khu vực "Klubotshek" đặt chân đến vịnh và bán đảo Cam Ranh tháng 4 năm 1980 trên tàu công binh xưởng PM-156 với số lượng 50 người có các nhiệm vụ sau:
 - Thiết lập quan hệ công tác với Bộ chỉ huy của hải quân vùng 4 thuộc lực lượng Hải quân nước CHXHCN Việt Nam.
 - Tổ chức và triển khai công việc của một điểm cung cấp hậu cần-kỹ thuật.
 - Đảm bảo thông tin liên lạc với các tàu ngầm, tàu nổi, và Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương;
 - Hỗ trợ kỹ thuật (bảo trì, sửa chữa) các tàu thuyền đang trú tại vịnh Cam Ranh.
 Chỉ huy tàu PM-156, đến đây trong tháng tư 1980 -. Thiếu tá A. Shuvalov,
 - Phó chỉ huy chính trị - đại úy Tsurcan V.,
 - Thuyền phó - đại úy Vybornov M.
 - Chỉ huy bộ phận cơ điện (БЧ-5) - đại úy Tembrel S.
 Vào cuối tháng 5 năm 1980 tàu PM-156 trở về Vladivostok. Các thành viên của PMTO và trạm liên lạc được phía Việt Nam bố trí ở tại các ngôi 2 tầng do người Mỹ xây dựng trong khu văn phòng làm việc của phía Việt Nam (cách bến cảng 6-7 km) và tại khu sân bay quân sự .
 Chỉ huy đầu tiên của PMTO đang hình thành là đại tá Tshudovskii ... nhưng ông đã không thích nghi được với khí hậu vùng nhiệt đới, phát bệnh và hai tháng sau được trả về Vladivostok. Trong tháng 8, người đứng đầu trạm thông tin liên lạc, đại tá V.A.Liubimov lên thay.
 Phân đội thông tin liên lạc - là đơn vị quân đội đã đổ bộ lên bờ biển Việt Nam với biên chế quân số và trang thiết bị đầy đủ. Đó là "cuộc xuất quân đầu tiên của các chuyên gia quân sự Xô viết "(như họ khi đó và bây giờ vẫn gọi như vậy.
 Tháng 8 năm 1980, theo Hiệp định liên chính phủ ngày 02 Tháng 5 năm 1979, và chỉ thị của Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương № 13/1/0143, từ ngày 28/8/1980, tại bán đảo Cam Ranh, Việt Nam đã được hình thành điểm cung cấp hậu cần-kỹ thuật trên cơ sở thường trực - đơn vị quân sự 31350 ( về sau gọi là căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật 922), tồn tại kéo dài cho đến ngày 02 tháng 5 năm 2002. 
 
 Mục đích và nhiệm vụ của căn cứ 922.
 PMTO Cam Ranh được xây dựng để thực hiện các chức năng:

 - Đảm bảo nơi trú đóng cho các tàu thuyền của Hải quân Liên Xô trong cảng Cam Ranh;
 - Quản lý các tàu thuyền đóng trong khu vực trách nhiệm của mình và sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến và truyền dẫn của căn cứ để đảm bảo sự liên lạc thông suốt giữa các tàu chiến với Sở Chỉ huy Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương cũng như Sở Chỉ huy Hải quân Xô viết;
 - Cung cấp tất cả các loại tiêu chuẩn hậu cần cho các tàu của Hải quân Xô viết ghé qua căn cứ;
 - Đảm bảo nơi nghỉ dưỡng cho các thủy thủ đoàn các tàu của Hải quân Xô viết tới căn cứ;
 - Bảo trì và sửa chữa tàu của Hải quân Xô viết tại Nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển "Bason" tại TP Hồ Chí Minh (thủ đô cũ của Nam Việt Nam, thành phố Sài Gòn).
 PMTO 922 được giao các nhiệm vụ sau đây:
 - Tiếp nhận, dự trữ, bảo quản các phương tiện vật chất kỹ thuật ;
 - Cấp phát cho các tàu của Hải quân Xô viết ghé qua các loại vật chất-kỹ thuật cần thiết (bao gồm cả các thiết bị  máy móc kỹ thuật tổng thành và các tài sản đặc thù khác);
 - Cung cấp cho các tàu trong thời gian trú đóng tại Cam Ranh điện, nước, nhiên liệu, thực phẩm;
 - Đảm bảo chăm sóc y tế, khám chữa bệnh cho thủy thủ đoàn các tàu ghé qua;
 - Đảm bảo một số lượng dự trữ vật chất nhất định theo kế hoach định trước cho các tàu của Hải quân Xô viết sẽ ghé qua;
 - Duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của PMTO;
 - Phát triển và duy trì tình hữu nghị và sự hợp tác Nga-Việt.
Với sự hiện diện một quân số thường trực của PMTO tại bán đảo Cam Ranh, đã đặt ra vấn đề đảm bảo hậu cần và kỹ thuật cho các tàu chiến thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.Theo thỏa thuận, phía Việt Nam đã cung cấp các công trình tạm làm chỗ ở cho quân số đã đến, cung cấp nhà ở tạm cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cung cấp các kho tàng do người Mỹ xây dựng, để tiếp nhận từ các tàu vận tải từ Vladivostok đến, nguồn bổ sung thường xuyên các tài sản và vật chất kỹ thuật. Với việc tiếp nhận thiết bị cho phòng lạnh, người ta đã sửa chữa và đưa vào hoạt động kho trữ thực phẩm.  Các tàu của hạm đội ghé qua đã bắt đầu nhận được tại Cam Ranh tất cả các vật chất đảm bảo cần thiết, sửa chữa trang thiết bị vật chất, và các thành viên có cơ hội nghỉ ngơi, tắm biển tại bãi biển địa phương.
Khu nhà cũ nơi các thành viên của PMTO đóng quân khi mới tới Việt Nam.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/4c0735ff2fa91e2fbd9eb381dcf250ca-1.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Mười Hai, 2010, 12:29:06 am
(tiếp)
Sự hình thành lữ đoàn tàu chiến chiến thuật số 26
 Trong tháng ba năm 1981, theo chỉ thị của Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương đã thành lập Lữ đoàn tàu chiến chiến thuật số 26, đặt căn cứ tại cảng Cam Ranh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Bộ Chỉ huy lữ đoàn:
 - Lữ đoàn trưởng - Trung tá Pronin V.V.,
 - Phó chính trị - Thiếu tá Andryushchenko A.S,
 - Tham mưu trưởng - Trung tá Golcher V.I.
Ban Tham mưu lữ đoàn được bổ sung các sỹ quan của binh đoàn chiến thuật số 10 của Hạm đội Thái Bình Dương. Theo chỉ lệnh của Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương, căn cứ 922 được đặt dưới quyền chỉ huy của lữ đoàn 26.
 Vào cuối tháng 3 năm 1981, một đội tàu bao gồm: tàu tuần dương chỉ huy "Đô đốc Senyavin", tàu tuần tiễu CKR "Raziasii", tàu chở dầu "Izhora", tàu tiếp liệu "Ishim" rời vịnh "Strelok", tiến về biển "Nam Trung Hoa".
Năm 1981. Cảng Cam Ranh, trung tá V.V.Pronin, lữ trưởng lữ 26.
Tháng 9 năm 1981, tại Cam Ranh: Thủ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam (giữa) và các thành viên Ban tham mưu lữ đoàn 26, PMTO, trên tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin".
Tháng 10 năm 1981, Đà Nẵng: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và chỉ huy lữ đoàn 26.
Tháng 10 năm 1981, Đà Nẵng: Đi thăm thành phố sau khi hai bên tập trận chung.

(http://clubadmiral.ru/images/f91427180c2bf75481ac4a0e89593bbc.png)
(http://clubadmiral.ru/images/0470c609f7b9673c5b73ebb4a9804533.png)
(http://clubadmiral.ru/images/b8d37f821d86dab2b5b9ab3cc6e8d288.png)
(http://clubadmiral.ru/images/644bc67a83a3a5cc26e05bff5267221a.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Mười Hai, 2010, 03:26:41 pm
(tiếp)
(http://clubadmiral.ru/images/91ce4907119b79a4c598d77ca32c25ef.png)
Năm 1987. Tàu cao tốc phóng lôi TL-1302 chuẩn bị ra khơi.
(http://clubadmiral.ru/images/fc3fbd97005706fb9e52f72147e0221e.png)
(http://clubadmiral.ru/images/764dacf44c4ec9abd31f4e2cceca87de.png)
Đại tá về hưu Vassily Pronin – Chỉ huy lữ đoàn 26 chia sẻ những kỷ niệm của mình về giai đoạn lưu trú tại cảng Cam Ranh năm 1981:
"... Khi chúng tôi tới gần cảng Cam Ranh, có lệnh từ Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam: hãy neo ngoài quân cảng và chờ đợi. Sau 10 ngày thì chúng tôi đã được phép vào cảng Cam Ranh và neo tại cầu tàu. Các chế độ trú đóng trong cảng được đề ra như sau:
 - 10 ngày đêm neo đỗ tại cầu tàu.
 - 7 ngày đêm neo đậu ở bên ngoài cảng.
 Chỉ vào cuối tháng 5, chúng tôi mới được phép vào đậu ở bến cảng, mà không phải đậu ở vũng neo bên ngoài. Trong thời gian này các thành viên trên các tàu chiến của lữ đoàn được các quân nhân căn cứ 922 trợ giúp trong việc khôi phục tất cả các cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết cho việc đặt căn cứ và phục vụ các tàu chiến của hạm đội đi qua trú đóng tạm thời. Đã thành lập một nhóm công tác kết hợp với căn cứ 922 ( 30-40 người) nhằm khôi phục đường băng cất hạ cánh tại sân bay, đường lăn gần và xa, và các công trình có tính ưu tiên khác thuộc cơ sở hạ tầng hàng không. Tháng 8 năm 1981, các máy bay quân sự đầu tiên từ Vladivostok đã bay đến hạ cánh tại Cam Ranh.
 
 Trong tháng sáu, chúng tôi đã lắp ráp đường ống dẫn để bơm nhiên liệu từ các tàu chở dầu chở đến vào các bể chứa trên bờ còn lại từ thời người Mỹ chiếm đóng. Tại các kho chứa trên bờ mà phía Việt Nam chuyển giao cho chúng tôi để sử dụng tạm thời, vẫn tiếp tục tích lũy dự trữ vật chất và thiết bị kỹ thuật. Trong tháng bảy và tháng tám các tàu chiến sau tiếp tục đến:
 - Tàu huấn luyện "Borodino", với các học viên trường Cao đẳng Hải quân Thái Bình Dương mang tên đô đốc S.O.Makarov, tàu đi tiếp tới cảng Kolombo (Ấn Độ);
 - Tàu phá băng "Bão tuyết", đi tiếp tới cảng Sài Gòn để sửa chữa;
 - Các tàu tiếp liệu của cơ quan hậu cần Hạm đội Thái Bình Dương;
 - Các tàu ngầm nguyên tử đề án 675 và 670, tàu ngầm diesel đề án 641.
 Tất cả các tàu đến đều được Bộ Tham mưu lữ đoàn 26 kiểm tra kỹ lưỡng. Các thiếu sót được loại bỏ, các tàu mặt nước  và tàu ngầm đi tiếp để thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, các tàu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong biên chế lữ đoàn 26 thì ở lại Cam Ranh.
 Trong tháng Chín, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đại tướng Văn Tiến Dũng với một nhóm các tướng lãnh và sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam đã đến thăm tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin". Các thành viên của phái đoàn Việt Nam hài lòng với chuyến viếng thăm của tuần dương hạm này.
 Vào cuối tháng Chín, từ Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương có lệnh: chuẩn bị cho một cuộc tập trận tác chiến chiến thuật chung Xô-Việt nhằm bảo vệ và phòng thủ duyên hải tại khu vực Đà Nẵng Việt Nam. Đề nghị này do Ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam đề xuất.  Tôi-với tư cách lữ đoàn trưởng lữ đoàn 26, được giao trách nhiệm chỉ huy tập trận.
Kế hoạch tập trận chiến thuật chung đã được soạn thảo và phê duyệt. Một ngày trước khi cuộc tập trận bắt đầu, tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin" đến Đà Nẵng để làm rõ tình hình. Trọng tài bên phía tư lệnh vùng 3 Hải quân Việt Nam là Chuẩn Đô đốc Zakharov - Cố vấn Tư lệnh Lực lượng Hải quân Việt Nam, trọng tài bên cạnh Bộ Tham mưu lữ đoàn 26 - Đại tướng Obaturov G.I  - Trưởng Cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
 Cuộc tập trận chung thực hiện trong thời gian đã định (Ngày 01-03 tháng 10) và được đánh giá bởi các trọng tài là "tốt".
 Ngay sau kết thúc tập trận, tôi nhận được một nhiệm vụ mới: chuẩn bị cho đoàn tàu của lữ đoàn tham gia chuyến thăm hữu nghị chính thức tới cảng Đà Nẵng dưới cờ hiệu của Phó Tư lệnh thứ nhất Hạm đội Thái Bình Dương, Phó Đô đốc Yasakov N.Ya.  Tôi lại được bổ nhiệm tham mưu trưởng cuộc hành quân này. Phó Đô đốc Yasakov N.Ya vào hôm trước chuyến viếng thăm đã tới vũng neo tàu ngoài cảng Đà Nẵng trên tuần dương hạm tên lửa "Variag" với các sỹ quan Bộ Tham mưu hành quân Hạm đội Thái Bình Dương, cùng với hoa tiêu hạm đội, và Phó Chủ nhiệm Chính trị Hạm đội Thái Bình Dương, Chuẩn Đô đốc Semiletenko V.G.
 Trong thời gian từ ngày 10-14 Tháng 10 năm 1981 tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin", tàu tuần tiễu "Raziasii" đậu tại cảng Đà Nẵng dưới kỳ hiệu của Phó Tư lệnh thứ nhất Hạm đội Thái Bình Dương, Phó Đô đốc Yasakov N.Ya. tham gia chuyến viếng thăm thiện chí chính thức.
 Mục tiêu chính của chuyến viếng thăm là: biểu dương lực lượng (cờ hiệu) hải quân Liên Xô và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Liên Xô và Việt Nam, giữa các nhà quân sự Việt Nam và Liên Xô. Trong thời gian tàu tuần dương chỉ huy "Đô đốc Senyavin" đậu trong cảng Đà Nẵng, lên tàu viếng thăm có các thành viên Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam, các cấp lãnh đạo chính trị-quân sự cao nhất của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng Cố vấn quân sự Bộ Quốc phòng Việt Nam, đại tướng Obaturov G.I., đại diện của Đại sứ quán Liên Xô, các cư dân của thành phố Đà Nẵng và các nhân viên quân sự của QDNDVN.
 Ngày 14 tháng 10, Tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin", tàu tuần tiễu "Raziasii" trở lại cảng Cam Ranh.
 Bộ tham mưu lữ đoàn 26, các tàu chiến của lữ đoàn được Bộ Tham mưu hành quân Hạm đội Thái Bình Dương kiểm tra về tình trạng sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng về kỹ thuật, kiểm tra sự sẵn sàng của căn cứ 922 trong việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cũng như công việc hàng ngày. Các nhận xét về khiếm khuyết được sửa chữa lập tức.
 16 tháng 10 Trưởng Cố vấn quân sự Bộ Quốc phòng Việt Nam Đại tướng G.I.Obaturov khởi hành đi Hà Nội.
 21 Tháng Mười, Phó Đô đốc Yasakov N.Ya trên tuần dương hạm tên lửa "Varyag" khởi hành về quân cảng Vladivostok.
 Trong những ngày đầu tháng mười một, tàu công binh xưởng PM-156 đến neo đậu tại cầu tàu quân cảng Cam Ranh. Lữ đoàn chuyển trụ sở Bộ tham mưu lên tàu công binh xưởng nổi PM-156, còn tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin" ngày 10 tháng 11 khởi hành về căn cứ thường trực.
 Cuối tháng Mười Một, tôi nhận được lệnh từ Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương: chuyển giao công việc và nhiệm vụ của mình cho Đại tá hải quân Devyataykin V.V, bản thân tôi được lệnh trở về Vladivostok nhận trách nhiệm mới. Sau đó tôi được trao tặng Huân chương "Quân công" của Việt Nam. "


Lữ đoàn tàu chiến độc lập số 26 giải thể tháng ba năm 1982 với sự xuất hiện tại cảng Cam Ranh Bộ tham mưu Binh đoàn tác chiến chiến dịch số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương. Đại tá Devyataykin. V.V. được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng binh đoàn 17.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười Hai, 2010, 01:27:44 am
(tiếp)
Đoàn xây dựng công trình quân sự
 Đầu năm 1982 đoàn xây dựng công trình quân sự đặt chân đến bán đảo, đoàn có nhiệm vụ xây dựng lại các công trình kết cấu hạ tầng quân sụ mà người Mỹ xây dựng nên nhưng đã bị phá hủy trong chiến tranh, đồng thời xây dựng các mô-đun nhẹ làm nhà ở cho đoàn xây dựng, cho các quân nhân căn cứ 922 , các sỹ quan Bộ tham mưu binh đoàn, và cho các đơn vị thuộc binh đoàn. Giai đoạn này, công việc xây dựng được đoàn xây dựng quân sự thực hiện bằng phương pháp sử dựng kết cấu tiền chế lắp ghép. Các module panel đúc sẵn, các loại thiết bị vệ sinh và thiết bị điện, điều hòa không khí do nhà máy sản xuất máy điều hòa tại Baku sản xuất trong nước, đồ nội thất được gửi đến đoàn xây dựng quân sự bằng các tàu vận tải từ Vladivostok.
 Trong một thời hạn ngắn cần phải xây dựng được tất cả các cơ sở hạ tầng cho các căn cứ tàu ngầm, tàu mặt nước, nhà ở cho các phân đội đóng quân trên bờ và các công trình phục vụ cho các máy bay của trung đoàn không quân hỗn hợp. Việc xây dựng các công trình chủ yếu từ các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép đơn tấm này phải được “Tập đoàn xây dựng ở nước ngoài số 22” bắt đầu thực hiện thông qua hợp đồng tổng thầu với Bộ quan hệ kinh tế đối ngoại Liên Xô (đến năm 1988, còn sau khi giải thể bộ này năm 1988 - là Ủy ban Nhà nước toàn Liên bang Xô viết về quan hệ kinh tế đối ngoại, ủy ban này tồn tại đến khi Liên Xô sụp đổ vào tháng Mười Hai năm 1991).  Tuy nhiên, "Tập đoàn xây dựng ở nước ngoài" chưa thể hoạt động ngay. Hình thành khung cán bộ và nhân lực, thành lập các cơ sở sản xuất công nghiệp, phê duyệt đề án, thống nhất các điều kiện và chi tiết kỹ thuật phù hợp, chuyên chở các cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng từ Odessa đến – những công việc này đã mất hơn một năm.
Để khắc họa đặc điểm thời kỳ này, chúng ta hãy nghe lời kể của Chủ nhiệm Tổng cục Công binh công trình Hải quân Liên Xô, Phó Tư lệnh  Hải quân Xô viết phụ trách xây dựng, quản lý nhà, và công binh công trình, Thượng tướng O.K. Anikanov: "Tông tư lệnh khôn ngoan của chúng tôi không chờ đợi. Ông gọi tôi lên và ra lệnh trong thời hạn ngắn nhất có thể, phải xây dựng xong mọi điều kiện cho việc đóng quân của binh đoàn 17 và trung đoàn không quân trong vịnh và bán đảo Cam Ranh. Phải thỏa thuận tất cả các vấn đề cần thiết về tổ chức trong trường hợp này với Bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, trao các mệnh lệnh và nhiệm vụ cho các bộ phận trong tổng cục của mình, kết quả là trong năm 1983 tại Cam Ranh, rất nhiều thứ đã được các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương chuyển đến (các chuyên gia kỹ thuật, các kỹ thuật viên ô tô, các loại vật liệu xây dựng, nhân lực). Vào cuối năm 1983, đã thực hiện chuyển cứ đến Việt Nam ba tiểu đoàn kỹ thuật và gửi tới ba bến nổi.  Trong một thời gian ngắn ngủi đã xây dựng xong bằng các cấu kiện lắp ghép tiền chế các công trình cần thiết, nhà ở và doanh trại cho các thành viên, bộ tham mưu, trung tâm tiếp nhận và cấp phát và các phân đội khác trong căn cứ.  Để cung cấp cho mọi người điện, nước, nhiên liệu, đã triển khai các tổ hợp công trình và thiết bị kỹ thuật: trạm phát  điện với tua bin khí và các máy phát chạy diesel, mạng lưới truyền tải điện, trạm bơm nước với hệ thống đường ống chính lắp ghép dã chiến. Đã khôi phục lại một phần hệ thống kho chứa vật liệu chất đốt lỏng và nhiên liệu trên bờ biển của người Mỹ trước đây. Còn các công trình chủ yếu đã biết được xây dựng bằng kết cấu bê tông cót thép lắp ghép đúc sẵn bởi Tổ hợp xây láp Xô viết chỉ là ở giai đoạn 1987-1991."
Đoàn xây dựng quân sự được giải thể năm 1988, sau khi thực hiện xong đầy đủ nhiệm vụ của mình, và trở về Vladivostok vào thời điểm bắt đầu thời kỳ hoạt động của Tổ hợp xây lắp Xô viết, xây dựng các công trình chủ yếu của căn cứ trên bán đảo Cam Ranh.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Mười Hai, 2010, 11:39:42 pm
(tiếp)
Cung cấp năng lượng cho doanh trại
 Trong lời của Oleg Karpovich Anikanov chỉ mới có danh sách các sự kiện và số liệu thống kê, đằng sau đấy là bao nhiêu con người, những hành động và quyết định cụ thể.  Các thuyền viên, các thủy thủ trưởng, các chuẩn úy và hạ sỹ quan chuyên nghiệp, các sỹ quan, mỗi tập thể rút ra từ các căn cứ chính của hạm đội, mỗi đơn vị thiết bị, mỗi mét đường cáp, đường ống đều có giá trị của mình và được sử dụng trực tiếp theo chức năng định trước.
 Năm 1983 - 1984 người ta đã xây dựng nhà xưởng, lắp đặt trạm phát điện chạy động cơ diesel và tuabin khí (phiên bản thiết bị dã chiến cơ động dùng cho quân đội). Đội ngũ nhân viên vận hành được đào tạo, đảm đương được công tác vận hành và bảo dưỡng, như vậy trạm phát điện tạm thời đã bắt đầu làm việc. Nhân viên binh đoàn đã kéo cáp đến bến tàu, bệnh viện hải quân, khu 5 (khu nhà ở tạm ban đầu khi quân Nga mới đến: qtdc). Người ta dọn dẹp sạch sẽ bến số 3, lắp đặt một máy biến áp cho phép cấp nguồn điện từ bờ phục vụ bất cứ nhu cầu nào trên các con tàu, bao gồm cả điện để phục vụ làm mát và cung cấp cho thiết bị điện hạt nhân của tàu ngầm nguyên tử.
 Ai đó giờ đây có thể nói: thế thì có việc gì đặc biệt đâu?. "À, nào những là nhận thiết bị, lắp đặt, chạy máy, cung cấp điện. Ở đâu mà chả làm như vậy."  Vấn đề là những công việc này được các chàng trai 18-19 tuổi làm lần đầu tiên trong đời - các thủy thủ tập sự và thủy thủ trưởng, các chàng chuẩn úy và sỹ quan trẻ măng - những người có nguồn gốc và mức độ hiểu biết kiến thức và kỹ năng khác nhau để có thể làm điều gì đó nghiêm túc, trong đời họ chưa bao giờ làm việc gì tương tự, có đặc điểm công việc hoàn toàn khác thói quen của họ.
 Hoàn cảnh buộc người ta phải học cách suy nghĩ và thực hiện các giải pháp kỹ thuật-công trình  phức tạp bằng nỗ lực của bản thân mình. Nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn: đi từ lý thuyết (bản hướng dẫn) đến thực hành, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng luôn luôn tiến về phía trước. Cũng nhờ vậy, đã đạt được tất cả. Mặc dù đã có nhiều sai lầm, những khó khăn trong công việc thường nhật. Ví dụ, sau khi vận hành  trạm điện tuabin khi PAES - 2500 (Газотурбинные электростанции ПАЭС 2500)trạm chỉ phát ra công suất 1.800 kW, để tăng công suát đã phải thực hiện hơn 40 giải pháp kỹ thuật công nghệ được kiểm tra kỹ lưỡng, chạy thử, được các chuyên gia có thẩm quyền ký nghiệm thu rồi chính thức áp dụng. Khi tuabin khí hoạt động, tiếng ồn lớn đến mức hai người đứng gần không thể nói chuyện để cho nhau nghe được. Các nhân viên vận hành khi làm việc phải đeo tai nghe. Người ta chẳng bao giờ tưởng tượng được tiếng ồn lớn như vậy. Tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây phiền nhiếu ngày đêm, cho tất cả những ai sống gần nó một khoảng nhất định, từ các nhân viên quân sự, các binh sỹ, các thành viên gia đình sỹ quan và hạ sỹ quan.
Về tổng thể, việc đảm bảo cung cấp điện năng cho tất cả các doanh trại, cho cả khu doanh trại của hải quân Việt Nam (theo thỏa thuận) chỉ được giải quyết vào năm 1988, khi Tổ hợp xây lắp Xô viết (SovSMO) xây dựng xong trạm phát điện diesel trung tâm công suất 24.000 KW, mà vẫn còn hoạt động cho đến ngày hôm nay, sau 20 năm đưa vào vận hành khai thác.
Ảnh: Năm 1989, trạm phát điện trung tâm 24.000 KW do SovSMO xây dựng.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image044.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Mười Hai, 2010, 12:47:00 am
(tiếp)
Đảm bảo nước uống và sinh hoạt cho căn cứ
 Để đảm bảo cuộc sống bình thường của các thành viên căn cứ ở trên bờ cũng như các thành viên trên tàu cần phải có nước sạch uống được. Quân đội Mỹ lấy nước từ các quốc gia láng giềng, chủ yếu là từ Singapore, tàu chứa chở nước tới và bơm vào các vật chứa để tiêu thụ trên đất liền. Chúng ta phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Mua và chuyển nước uống từ Singapore đến ư? Rất đắt. Vì vậy, - không khả thi. Chỉ có một cách - khoan giếng để bơm nước vào vật chứa (xi tec), làm sạch (dùng clo) rồi cung cấp cho người tiêu dùng Nhưng nếu không có sự giúp đỡ của cơ quan hậu cần Hạm đội Thái Bình Dương, vấn đề này sẽ không giải quyết được. Để công bằng, hôm nay chúng tôi có thể nói rằng: Tất cả các công tác phục vụ của ngành hậu cần Hạm đội Thái Bình Dương (người đứng đầu ngành - Tư lệnh phó Hạm đội Thái Bình Dương phụ trách hậu cần - Phó Đô đốc Makhonin I.G.) vào thời điểm đó đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu của căn cứ 922 và sau đó cũng đáp ứng tích cực và đúng lúc cho Bộ chỉ huy binh đoàn 17.
 Mô tả các sự kiện của thời kỳ này, Tham mưu trưởng thứ hai của binh đoàn, bây giờ là chuẩn Đô đốc  đã nghỉ hưu Krasnikov Alexey nhớ lại: "Tình hình cấp nước là cực kỳ căng thẳng. Căn cứ 922  làm không nổi. Các giếng bơm sâu đã bị bùn bồi lấp và không hoạt động được nữa, sửa chữa tại chỗ không hiệu quả. Gửi các máy bơm bị hỏng hóc về Vladivostok sửa cũng không có kết quả: sửa chữa thì quá lâu, và như là quy luật, không thấy bơm trở lại với Cam Ranh.  Các giếng bơm cứ dần dần theo nhau không còn khả năng hoạt động, và hệ quả - thiếu nước.  Bắt đầu chế độ tiết kiệm, tức là cung cấp nước cho người dùng phải theo biểu đồ phân phối.
 Làm gì đây? Để rửa giếng khỏi tình trạng bùn đóng cặn cần phối hợp một loạt biện pháp: dựng tháp trên giếng, ngắt kết nối các đường ống nằm ngang, dùng palăng kéo ống đứng lên và tháo ra, xúc bằng nước hoặc nước sạch trong giếng sử dụng máy bơm cứu hỏa. Kéo vòi phun nước bị bẩn lên trên giếng - làm sạch giếng, cũng chỉ được một thời gian ngắn. Đồng thời người ta kéo máy bơm chìm lên, rửa sạch bằng cồn tinh khiết, sấy khô.  Trong trường hợp "hồi sinh" được máy, các thao tác tiếp tục thực hiện theo thứ tự ngược lại. Dưới thời tôi, người ta xây dựng đưa vào hoạt động một nhà máy xử lý nước áp dụng phương pháp khử trùng bằng chiếu sáng, nhưng theo chỉ dẫn chúng tôi chỉ có thể đưa nước đến người tiêu dùng  khi xác định được hàm lượng clo. Phải thiết kế và xây dựng buồng clo hóa. Nhưng lại không có đủ nước. Vì vậy, "chế độ tiết kiệm nước" với chúng tôi không hề là một vấn đề đơn giản.
 Cần tìm giải pháp thay thế khác để giải quyết vấn đề này.  Thật may, khi nghiên cứu kỹ lưỡng các bản đồ của bán đảo. Tôi đã thấy: một "hồ nước", cách bến cảng 5 - 6 Km. Tôi quay sang gặp Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam. Thì ra hồi xưa, trong thời Mỹ chiếm đóng, Tổng thống Mỹ đã nghỉ tại bờ hồ này (Lindon Bell Johnson-dân ở đây hay gọi là hồ Giôn xơn hay hồ Cọp: qtdc).  Tôi đến nơi và xem xét thấy cả trên bờ hồ và làn nước xanh lá cây trong hồ đều rất bẩn, hàng đàn bò đầm mình ... Tại sao ta không thử xem? Biết đâu đấy? Như người ta hay nói muốn sáng chế phải có óc tưởng tượng.
 Tiếp theo, chỉ còn là "vấn đề kỹ thuật": kế hoạch phác thảo trên một mảnh giấy, đội ngũ nào thực hiện, các nhiệm vụ đội ngũ ấy phải làm, thời hạn hoàn thành, báo cáo hoàn thành và .... công việc sôi sùng sục. Khá khó khăn, mới "trưng thu"  được từ kho bộ phận cơ điện của binh đoàn 17 hai máy bơm có lưu lượng 300 tấn / giờ. Đã xây dựng trên bờ hồ một trạm bơm, lắp đặt các đường ống hút  có van một chiều lắp ở các đoạn đầu ống treo giữa các neo và phao tiêu sao cho các đầu hút đó nằm vào khoảng giữa các tầng nước. Nguồn điện được kéo đến, đường ống dẫn được lắp đặt, nước được bơm lên các bể chứa trên cao để lắng cặn, khử trùng bằng clo và làm sạch nước.
 Các bể chứa nước - là một vài sitec chuyển từ Vladivostok tới, nối với nhau bằng các đường ống, và được nối vào cửa thu nước. Trong cửa thu nước có treo một thùng không nắp, nước được đưa vào thùng cùng với clo. Nếu lượng clo trong nước không đủ, nước sẽ tuần hoàn từ tất cả các sitec qua sitec thu theo chu trình khép kín, ở đây clo sẽ được bổ sung. Các thủy thủ trong phiên trực, đã được huấn luyện trước và được phép phục vụ tại trạm clo hóa, cứ 20 phút một lại đo mức clo trong nước. Mỗi sitec sau khi được khử trùng bằng clo tiếp tục quy trình làm sạch và sấy nóng " .
 
Chất lượng nước liên tục được theo dõi kiểm tra nghiêm ngặt bởi ban vệ sinh-dịch tễ học và phòng y tế của căn cứ và binh đoàn 17. Nước đã làm sạch còn một chút mùi clo đã đến người dùng qua 2 nhánh - chính và dự phòng.  Nước được bơm tới cả các trạm cảnh giới và thông tin ở trên cao và tới cả doanh trại của đội chống biệt kích và các phương tiện lặn ngầm, cũng đóng trên núi.
Hàng ngày, vào buổi sáng và chiều tối, trực ban tác chiến báo cáo với chỉ huy căn cứ, và kể từ tháng ba năm 1982 – tư lệnh binh đoàn 17 về tình hình nước: mực nước trong hồ (rất cạn vào mùa hè), số lượng các giếng làm việc, số lượng các máy bơm không hoạt động, số lượng nước sạch sẵn có tại công trình lấy nước, biểu đồ cung cấp nước cho các tàu, lượng tiêu thụ nước hàng ngày và các vấn đề khác. Biểu đồ cung cấp nước cho các con tàu đi vào khu vực Ấn Độ Dương và trở về Vladivostok được duy trì nghiêm ngặt. Ưu tiên cấp nước cho các tàu ghé căn cứ tiếp tế, chế độ tiết kiệm được áp dụng cho những tàu ở lại.
Người ta thiết lập một lịch trình cung cấp nước uống ngặt nghèo cho thủy thủ đoàn trên tàu, các bộ phận trên bờ và các thành viên ở tại khu vực 5 - nơi tạm trú của sỹ quan, hạ sỹ quan và các thành viên gia đình của họ, chế độ này kéo dài cho đến giữa năm 1988. Vào giữa năm 1988, vấn đề cung cấp nước uống sạch cho lực lượng Xô viết đồn trú tại Cam Ranh và vùng 4 Hải quân Việt Nam mới được giải quyết trọn vẹn bởi các chuyên gia Liên Xô và Tổ hợp xây lắp Xô viết. Trong phần nói về SovSMO, chúng ta sẽ xem xét  người ta giải quyết vấn đề này thế nào.
Do cáp điện và đường ống dẫn đều có một giá trị nhất định đối với những cư dân địa phương lâm vào cảnh bần cùng, nên đường ống dẫn nước từ hồ đến cho người dùng phải được bảo vệ cả ngày lẫn đêm.  Nhiệm vụ này được giao cho đoàn xây dựng quân sự, và từ năm 1983 – đội đổ bộ đường biển. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp cắt cáp điện (chôn sâu trong cát đến 1 mét) và vài chục m đường ống dẫn nước, có lúc đến hàng trăm mét.
Việc đó đã diễn ra, như một quy luật, cũng giống như khi có sự hư hỏng ở trạm phát điện, vì những lý do khác nhau.  Những gì đã xảy ra trong trường hợp này với các khẩu phần thực phẩm cấp phát theo tháng, được trữ trong tủ lạnh gia đình bị cúp điện trong nhiều giờ khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 40 độ, thì không cần phải nói ai cũng biết. Công bằng mà nói: không ai than phiền về sự bất tiện tạm thời này. Tất nhiên, những vấn đề này, không cần chờ đợi khiếu nại, sẽ được kịp thời bàn bạc tại cuộc họp chung của các thành viên của gia đình quân nhân ở khu doanh trại số 5 với sự có mặt của tư lệnh căn cứ 922, và sau này – tư lệnh binh đoàn 17, cùng chỉ huy ban cơ điện của binh đoàn. Điều quan trọng là giải thích cho mọi người biết, tại sao điều đó xảy ra, những biện pháp nào được Bộ tư lệnh áp dụng để giải quyết vấn đề.
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Giêng, 2011, 12:12:47 am
(tiếp)
Sự hình thành binh đoàn tàu chiến số 17

 03/03/1982, theo quy định trong Hiệp định giữa Liên Xô và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 02 Tháng Năm năm 1979 và theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô năm 1982, theo mệnh lệnh № - 0184 của Tổng tư lệnh Hải quân Xô viết....      bắt đầu
 hình thành binh đoàn tàu chiến số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương, có căn cứ tại cảng Cam Ranh và một phần tại cảng Ream.
Binh đoàn 17 được giao thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong một khu vực hoạt động tác chiến chiến dịch xác định của mình (khu mặt nước biển Nam Trung Hoa, giới hạn bởi đường bờ biển, các kinh tuyến 120 độ Đông, vĩ  tuyến 2 độ Bắc), cũng như trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
 Binh đoàn tàu chiến -  đơn vị (đơn vị hợp thành) tác chiến chiến dịch-chiến thuật cao nhất được giao nhiệm vụ hoạt động quân sự trong những khu vực nhất định của không gian chiến trường biển và đại dương.
 Chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Xô viết năm 1982, xác định các thành phần của binh đoàn như sau:
 "... ..  Sư đoàn tàu ngầm số 38;
 - Lữ đoàn tàu mặt nước số 119i;
 - Tiếu đoàn tàu đảm bảo số 255;
 - Tiểu đoàn tàu tuần tra lãnh hải số 300;
 - Đại đội chống biệt kích-người nhái và phương tiện lặn ngầm số 501;
 - Trạm thông tin liên lạc số 1073;
 - Căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật 922;
 - Trạm an toàn bức xạ;
 - Đoàn xây dựng quân sự;
 - Phòng hậu cần cơ động ".

(Hạm đội Thái Bình Dương của nước Nga. Ký sự lịch sử. Kỷ niệm 275 năm thành lập. Vladivostok: NXB Khoa học Viễn Đông, 2006, trang. 57.)
 
 Binh đoàn 17 được giao các nhiệm vụ sau đây:
 – Theo dõi và giám sát các nhóm tàu sân bay, tàu tên lửa và các nhóm tàu khác của các đối thủ tiềm năng để sẵn sàng tấn công chúng khi khởi đầu chiến tranh;
 – Trinh sát lực lượng và phương tiện chiến tranh chống tàu ngầm của các đối thủ tiềm năng, phát hiện hoạt động do thám của các tàu ngầm và tàu mặt nước của các đối thủ tiềm năng tiếp cận bờ biển CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia;
 - Xác định các khu vực có khả năng xảy ra chiến sự;
 - Xác định giao thông trên biển và trang bị chiến trường;
 - Nghiên cứu các khu vực tác chiến tiềm năng, các điều kiện sử dụng các loại lực lượng khác nhau của
 Hạm đội, các loại vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật;
 - Bảo vệ của các tàu dân sự của Liên Xô tại khu vực hoạt động của binh đoàn;
 - Đảm bảo an toàn cho các chuyến bay của máy bay Liên Xô;
 - Bảo đảm lợi ích của Liên Xô và hỗ trợ cho các quốc gia thân thiện theo quyết định của Chính phủ Liên Xô và Tổng tư lệnh Hải quân Xô viết;
 - Hỗ trợ Hải quân CHXHCN Việt Nam và  CHND Campuchia trong việc làm chủ các kỹ thuật mới, phát triển hệ thống căn cứ, hệ thống tổ chức huấn luyện chiến đấu.
Trung đoàn không quân hỗn hợp 169 mới được thành lập đóng căn cứ tại sân bay Cam Ranh hoạt động dưới quyền chỉ huy của tư lệnh binh đoàn 17.
 Thành phần và quân số các đơn vị,  quân số ghi danh của các tàu ngầm, tàu mặt nước, các phân đội và các bộ phận của binh đoàn trong thời gian hình thành của binh đoàn, trung đoàn không quân hải quân, và về sau được công bố theo chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Xô viết trên cơ sở tờ trình của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương.
Tư lệnh binh đoàn 17 trực tiếp chỉ huy các lực lượng trong khu vực hoạt động của binh đoàn từ chiến hạm chỉ huy (kỳ hạm), hoặc từ Sở chỉ huy trên bờ, trừ các lực lượng do Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương chỉ huy theo quyết định đặc biệt.
 Sở chỉ huy dự bị - một trong những tàu chiến của binh đoàn (thường là kỳ hạm của lữ đoàn trưởng lữ đoàn tàu mặt nước số 119).
 Lực lượng, phương tiện của binh đoàn 17 đóng quân tại Cam Ranh tuân theo các thỏa thuận liên chính phủ. Trong cảng quân sự Cam Ranh đồng thời có thể trú đóng được 8-10 tàu chiến mặt nướci của Liên Xô, 4-8 tàu ngầm và tàu căn cứ và đến 6 tàu đảm bảo hậu cần hải quân.
 Tại sân bay được phép đóng quân đồng thời 14-16 máy bay mang tên lửa hành trình diệt hạm, 6-9 máy bay trinh sát và 2-3 máy bay vận tải quân sự.
 Những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động thực tế của Bộ Chỉ huy và Bộ tham mưu binh đoàn 17 đã thực hiện trong giai đoạn hoạt động đầu tiên của binh đoàn:
-Tổ chức Sở chỉ huy binh đoàn và hệ thống chỉ huy vững vàng các lực lượng trong khu vực được giao trách nhiệm hoạt động.
-Tổ chức hoạt động tương hỗ với lực lượng Hải quân và QĐND Việt Nam.
-Nghiên cứu điều kiện đặt căn cứ tàu chiến tại cảng Ream.
-Giúp đỡ Hải quân Việt Nam tổ chức huấn luyện chiến đấu và tập trận chung.
-Chỉnh sửa các kế hoạch chuyển lực lượng sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, phân tán lực lượng tránh đòn tấn công.

1982-1983 - giai đoạn hình thành và sắp xếp tổ chức của binh đoàn, giải phóng bến tàu và khu vực lân cận khỏi các loại bom đạn chưa nổ, mìn và các vật dụng chiến tranh người Mỹ bỏ lại, giai đoạn xây dựng trụ sở Bộ tham mưu, trung tâm truyền tin, câu lạc bộ, sân bãi luyện tập, công trình lấy nước, trạm phát điện tạm thời, khu ở tạm thời (khu doanh trại số 5) bởi lực lượng của đoàn xây dựng quân sự, các thành viên trên các tàu chiến của binh đoàn 17, các bộ phận trên bờ.
 Từ năm 1984, binh đoàn bước vào thực hiện công tác huấn luyện tác chiến chiến dịch-chiến thuật theo kế hoạch của Bộ Tham mưu và các đơn vị hợp thành để hướng tới sự duy trì và hoàn thiện sức mạnh sẵn sàng chiến đấu của các tàu chiến và các bộ phận thành viên, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong các hình thức hội ý chiến thuật, làm các bài thao luyện nhóm, cũng như các bài tập song phương đối kháng thực hiện trên nền chiến thuật thực tế.  Việc phóng tên lửa tập trận dựa trên các điều kiện phóng có tính đến tàu đang ở tại cảng nước ngoài.
Công tác huấn luyện chiến đấu của binh đoàn được lên kế hoạch cho năm hiện tại, đuợc phê chuẩn bởi Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương và tổ chức trong thao trường của vùng 4 Hải quân Việt Nam theo thỏa thuận liên chính phủ và kế hoạch huấn luyện chiến đấu của vùng 4 Hải quân Việt Nam.
 Như chúng ta đã thấy từ thành phần hợp thành binh đoàn 17, thực sự binh đoàn là đơn vị tác chiến chiến dịch bao gồm các lực lượng binh chủng khác nhau với một phần lớn bộ phận đóng trên bờ, cần có sự chú ý và nỗ lực thường xuyên và nghiêm túc trong quản lý và chỉ huy mọi mặt. Đóng quân trong doanh trại thứ tự theo tư lệnh binh đoàn : trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169, căn cứ hàng không, Tổ hợp xây lắp Xô viết, bộ phận đặc biệt của Ủy ban Nhà nướic về an toàn bức xạ của Chính phủ Liên Xô tại binh đoàn 17 Hạm đội Thái Bình Dương, viện kiểm sát quân sự và tòa án quân sự, bộ phận Voentorg (Bộ phận cung cấp hàng bách hóa nhu yếu phẩm cho quân nhân) và các phân đội nhỏ lẻ khác.
 Việc thành lập, trang bị, huấn luyện, đảm bảo chế độ hoạt động, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng cho kỹ thuật phục vụ tác chiến, an toàn bức xạ, an toàn hoạt động tàu thuyền, kỷ luật quân đội luôn luôn nằm dưới sự kiểm soát của Bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, Bộ Tổng tham mưu Hải quân và Cục chính trị Hải quân Xô viết, Sở chỉ huy Trung tâm các lực lượng Hải quân Liên Xô.
 Trong thành phần của binh đoàn 17, thuộc lực lượng thường trực chiến đấu, có các tàu trước đó đóng quân tại căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương, có các tàu từ các điểm đóng quân khác của các phân hạm đội, binh đoàn chiến dịch thuộc hạm đội. Tuy nhiên với việc trú đóng tại Cam Ranh, luôn có sự phối hợp kiểm tra của các cơ quan Bộ tham mưu binh đoàn, phòng cơ điện, phòng chính trị binh đoàn, về các vấn đề sẵn sàng đáp ứng kỹ thuật và sẵn sàng chiến đấu, tình hình chính trị và đạo đức quân nhân, kỷ luật quân sự. Các thiếu sót phát hiện ra được đưa vào một danh sách kiểm tra và bắt buộc phải có các báo cáo về tình hình khắc phục chúng.  Với các tàu chiến, theo quy định, tùy thuộc vào số lượng thiếu sót đã xác định, mà tuyên bố thời kỳ tổ chức để sửa chữa bằng hết các thiếu sót đó.
 Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại binh đoàn 17, các tàu chiến (tàu mặt nước hoặc tàu ngầm) đã có một số hư hại nhẹ về vật chất và một số bộ phận máy tổng thành không hoạt động được, đã được sửa chữa bởi đội ngũ thuyền viên và bởi các chuyên gia trên các tàu công binh xưởng. Trường hợp ngoại lệ là tuần dương hạm tên lửa "Vladivostok" , tàu này có một danh sách dài các khiếm khuyết, để khắc phục mất nhiều thời gian và sẽ giảm mức độ sẵn sàng chiến đấu, điều này đối với các tàu chiến của binh đoàn là không chấp nhận được.  Hoặc tàu ngầm diesel "B-427": sau khi kết thúc nhiệm vụ chiến đấu thắng lợi, tàu lên đường trở về căn cứ chính của hạm đội, nhưng không thành công trong hành trình vượt qua biển "Nam Trung Hoa" đang có bão cực mạnh. Trở lại Cam Ranh, tàu đã tổn thương đáng kể phần boong trên của khối vỏ tàu nhẹ. Để khôi phục khối vỏ nhẹ này đã triệu tập các chuyên gia trên tàu công binh xưởng và các thợ hàn bậc cao của SovSMO. Vì lý do này mà tổng thời gian lưu trú của tàu ngầm diesel "B-427" bên ngoài căn cứ cơ bản là 17 tháng (từ tháng 7 năm 1987 đến tháng 12 năm 1988).
B-427 bị thương và trở về CR.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image069.jpg)(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image070.jpg)(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image067.jpg)
 Một sự cố đã xảy ra với tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-10", khi đi từ Cam Ranh về căn cứ thường trực sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Phó Đô đốc Konev A.V. đã nhớ lại:" Thật không may...năm 1983 đã khởi đầu không được hoàn toàn tốt đẹp với hai tàu ngầm đang thi hành nhiệm vụ quân sự. Chúng ta đang nói về "K-10" của Hạm đội Thái Bình Dương, và "K-449" của Hạm đội Biển Bắc. Cả hai đều va chạm với các tàu ngầm nước ngoài trong tư thế đi ngầm dưới nước ở độ sâu 54 và 60 mét (thực tế một thê đội theo chiều sâu). Chỉ có biển là khác nhau - biển Barentsev và biển "Nam Trung Hoa" - và hậu quả của nó. Giả sử, tàu "K-10" đã va chạm với một tàu ngầm diesel nước ngoài. Sựi xác nhận giả thiết này là không có, mà chỉ có bằng chứng va chạm. Tàu có thể nhận những hỏng hoc thế nào (khi va chạm với tàu ngầm khác), điều này còn chưa biết.
"Chiến tranh lạnh", sự đối đầu dưới mặt nước đã đạt đến đỉnh điểm của nó trong những năm qua."
( Con tàu nguyên tử đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương "K-45". Những con người và số phận. 2008. Nhà xuất bản Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Viễn Đông.).

...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Giêng, 2011, 12:37:00 am
(tiếp)
Thành phần binh đoàn số 17 Hạm đội Thái Bình Dương năm 1991 đến 1998

 - Bộ tham mưu và phòng chính trị binh đoàn;
 - Phòng Cơ-Điện binh đoàn;
 - Sư đoàn tàu ngầm;
 - Lữ đoàn tàu mặt nước;
 - Tiểu đoàn tàu đảm bảo hậu cần;
 - Tiểu đoàn cảnh vệ lãnh hải;
 - Đại đội chống biệt kích-người nhái và phương tiện lặn ngầm;
 - Trạm an toàn bức xạ (ảnh dưới,1987.);
(http://clubadmiral.ru/images/f8e3af8a3aa3eee7c400765ef5fb97d0.png)
 -  Trung tâm truyền tin số 1073;
 - Đội sửa chữa tàu biển tại Ba Son (tp.Hồ Chí Minh);
 - Tiểu đoàn cảnh vệ (từ năm 1988, thuộc quân số sư đoàn lính thủy đánh bộ số 55);
 - Đội đổ bộ đường biển(đến trước 1989);
 - Đoàn xây dựng quân sự (đến cuối năm 1988.)
 - Cơ sở sửa chữa tàu (Tàu đốc nổi của Việt Nam, tàu công binh xưởng, tàu căn cứ cho tàu ngầm);
 - Đội quân nhạc;
Ảnh: Một tuần bắt đầu với lễ chào cờ và đoàn quân nhạc. Sau đó, phó đô đốc Kuzmin A.A. tư lệnh binh đoàn giao nhiệm vụ.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image074.jpg)
 - Ban quân quản;
 - Trại giam quân sự;
 Bộ phận đại diện đặc biệt của Ủy ban Nhà nước Liên Xô về an toàn bức xạ tại binh đoàn 17, Viện Kiểm sát quân sự, Toà án quân sự, thuộc quyền chỉ huy của Tư lệnh binh đoàn theo thứ tự đồn trú.
 Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực trách nhiệm của binh đoàn 17:
 - Tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí ngư lôi và tên lửa hành trình đề án 675MK và 675, đề án 670, 671, đề án 659;
 - Tàu ngầm diesel đề án 641;
 - Tàu tuần dương mang tên lửa, tàu chống hạm và săn ngầm loại lớn, tàu khu trục thuộc biên chế binh đoàn tác chiến chiến dịch-chiến thuật số 10 Hạm đội Thái Bình Dương, các phân hạm đội hỗn hợp Kamchatka và Sakhalin;
 - Các tàu tuần tra : "Letutshi", "Revnostnyi", "Rezkii", SKR-3, SKR-43,
 Các tàu hộ vệ: "Briz", "Smersh", "Taifun", "Tsyklon";
 Tàu săn ngầm nhỏ: 81, 143, 145, 155, 170, "Primorsky Komsomolets "; Tàu quét mìn: 2  BT và
 2 PT; Tàu hộ vệ tên lửa: "Molnya"; Tàu trinh sát cỡ nhỏ: "Aneroid" từ Phân hạm đội hỗn hợp Sakhalin;
 - Biên đội pháo thuyền: 4 chiếc từ sư đoàn tàu sông số 49.
Để đảm bảo lực lượng phục vụ chiến đấu có các tàu:
 - Tàu căn cứ nổi: "Magadanskii Komsomolets "," Ivan Vakhromeev", "Ivan Kucherenko";
 - Tàu Công binh xưởng nổi: PM-05, PM-15, PM-140, PM-156;
 - Tàu chở các loại vũ khí : "Samara", "Phó Đô đốc Fomin", "Venta";
 - Tàu thủy văn: "Nam Cực", "Nguyên soái Gelovani";
 - Tàu quân y: "Obi";
 - Tàu chở dầu: "Akhtuba "," Argun "," Vishera "," Di chúc của Ilyich "," Izhora", "Quốc tế", "Irkutsk", "Pechenga";
 - Tàu kéo biển: MB-18, MB-25, MB-105,
 - Tàu kéo cứu nạn: SB-28, SB-43, SB-36, SB-408, SB-521;
 - Tàu cao tốc phóng lôi: TL-1302;
 - Tàu cao tốc cứu hỏa: PZK-8;
 - Tàu kho không tự hành: SKh-422.
 Thời gian thực hành nhiệm vụ chiến đấu trong biên chế binh đoàn 17: tàu ngầm nguyên tử và tàu mặt nước loại 1 và 2 - từ 2 đến 3 tháng, tàu ngầm diesel - 5 đến 6 tháng, tàu tên lửa nhỏ, tàu chống tàu ngầm cỡ nhỏ, tàu cao tốc tên lửa - từ 8 đến 10 tháng.  Ngoại lệ là tàu ngầm diesel B-427, thời gian ở ngoài căn cứ cơ bản là 17 tháng.
Trong những năm 198x, hàng năm để đảm bảo nhiên liệu, nước, thực phẩm cho các tàu của binh đoàn và hạm đội, người ta đã điều đến tàu chứa (танкер) "Akhtuba" có độ choán nước 62.600 tấn. Đây là tàu tanker lớn nhất trong thành phần các tàu đảm bảo hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương. Thời gian đi phục vụ chiến đấu, theo quy định, thường 8 - 9 tháng. Tanker tiếp nhiên liệu, nước, thực phẩm, cho các tàu của binh đoàn 17, cũng như các tàu đi vào khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và đi ra theo chiều ngược lại. Theo định kỳ, tàu chứa đi đến cảng Singapor mua thực phẩm, thuốc chống sốt rét cho binh đoàn và các tàu của hạm đội. Đặc diểm của thủy thủ đoàn là một tổ chức có trình độ phục vụ và tính chuyên nghiệp của tất cả các thành viên trên tàu rất cao, thái độ phục vụ không thể chê trách được. Mặc dù quân số không đông trên một con tàu rất lớn, tàu tanker vẫn luôn được giữ trong tình trạng hoàn hảo. Đây là một thành tích lớn của Ban chỉ huy và hội đồng thủy thủ trên tàu.
 Chỉ huy của tàu:
 - Thuyền trưởng - Vladimir Kolesnikov Illarionovich, thuyền trưởng tàu viễn dương,
 - Thuyền phó thứ nhất - Igor Spirin.
 Các tàu chiến sau khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, sử dụng cảng Cam Ranh làm căn cứ dừng chân theo kỳ hạn, trú đóng tạm thời, nhằm phục hồi khả năng tác chiến, bổ sung dự trữ vật chất-kỹ thuật, thực hành kế hoạch bảo dưỡng dự phòng và cho thủy thủ đoàn nghỉ ngơi dưỡng quân:
 - Tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay "Minsk" - hai lần: năm 1982 và 1984;
 - Tàu tuần dương hạng nặng mang tên lửa (đạn) hành trình "Frunze" đề án 1144.2 (sau này đổi tên là "Đô đốc Lazarev");
 - Tàu trinh sát cỡ lớn "Ural";
 - Tàu tuần dương tên lửa đề án 1164 "Chervona Ukraine" (năm 1991 đổi tên thành "Varyag");
 - Tàu săn ngầm và chống hạm cỡ lớn: "Đô đốc Vinogradov", "Đô đốc Oktiabrskii", "Đô đốc Spiridonov", "Đô đốc Tributs", "Nikolayev", "Tallin", "Vasily Chapayev";
 - Tàu khu trục : "Boevoy", "Burnyi", "Bystryi", "Osmotritsennyi", "Stoikii";
 - Tàu đổ bộ cỡ lớn: "N.Vilkov", "A.Nikolayev", "I.Rogov," S. Lazo "," A.Tortsev";
 - Tàu tuần tra: "Gordelivyi", "Poryvistyi", "Rianyi"
 Các tàu mặt nước và tàu ngầm, nêu ở trên, được tái sinh từ ký ức những người từng tham gia trực tiếp vào các sự kiện trên.  Danh sách đầy đủ các tàu của binh đoàn, các tàu đi qua và ghé cảng Cam Ranh, Ban chỉ huy Trung đoàn Hàng không Hải quân, ban chỉ huy các tàu và các đơn vị trên bờ được giữ tại hồ sơ lưu trữ.
..............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Giêng, 2011, 11:40:51 pm
(tiếp)
Bộ máy của Trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam  
Việc sử dụng kinh nghiệm quân sự nước ngoài bắt đầu vào thời cổ đại với sự ra đời của các liên minh quân sự, và sau đó liên minh của các quốc gia.
Cố vấn quân sự - một nhân viên quân sự (thường là sỹ quan) của một nhà nước, được gửi đến một quốc gia khác phù hợp với một thỏa thuận liên chính phủ song phương để hỗ trợ quốc gia đó trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, đào tạo các chuyên ngành quân sự, huấn luyện bộ đội, làm chủ vũ khí và trang thiết bị quân sự, và đôi khi hỗ trợ trực tiếp trong tổ chức và tiến hành các hoạt động chiến đấu.
 Các cố vấn quân sự đầu tiên của Liên Xô được gửi sang Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1921 theo quy định của hiệp ước Liên Xô-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1921. Trong những năm 193x Liên Xô đã trợ giúp quân sự cho Mông Cổ và Cộng hòa Tây Ban Nha.
 Trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941 - 1945, trên lãnh thổ của Liên Xô, đã diễn ra quá trình hình thành, đào tạo, trang bị vũ khí và thiết bị quân sự của Liên Xô cho các đơn vị Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Pháp. Còn ở giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh - Bulgaria, Romania, Triều Tiên và Việt Nam. Trong thời kỳ sau chiến tranh cùng với sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa trên thế giới, nhiều nước đã bắt đầu hướng tới Liên Xô để được giúp đỡ trong việc xây dựng các lực lượng vũ trang quốc gia.
 Hàng ngàn nhân viên quân sự Liên Xô và Nga đã được gửi đến và làm việc tại hàng chục quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.  Ở Triều Tiên, các phi công quân sự của Liên Xô bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ.  Tại Việt Nam, các "Ách" của Liên Xô và các thành viên điều khiển tổ hợp tên lửa phòng không đã "vít cổ" hơn một chục B-52 Mỹ, không cho phép người Mỹ tự do thả món hàng chết chóc của họ xuống các làng mạc và thị trấn của miền Bắc Việt Nam.  Tại Ai Cập, các phi công máy bay chiến đấu của chúng tôi đã chiến đấu trong điều kiện ngang bằng với các phi công Israel.  Các cố vấn quân sự Xô viết ở nước ngoài đã huấn luyện và đào tạo sĩ quan và chiến sỹ các quân đội quốc gia sử dụng thành thạo các vũ khí hiện đại của Liên Xô và tổ chức các cuộc chiến đấu.  Các chiến sỹ công binh mạo hiểm với cuộc sống của mình, đã gặp nhiều hy sinh, khi rà phá mìn thông các tuyến đường bộ và đường thủy, các phi công vận chuyển hàng hoá quân sự và dân sự, các chiến sỹ hải quân bảo vệ giao thông đường biển và các tàu thương mại.  Và nếu cần, trong những tình huống quan trọng, các nhân viên quân sự của chúng tôi sẽ ngồi vào sau tay lái máy bay chiến đấu, đài điều khiển phóng đạn của tổ hợp tên lửa phòng không, cần điều khiển xe tăng, hoặc trực tiếp cầm lấy súng tự động và súng trường.
Những cuộc xung đột quân sự khu vực lớn nhất có sự tham gia của những người lính Xô Viết là chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Trung Đông (Ai Cập, Syria, Iraq, Libya, Bắc và Nam Yemen).  Cũng có Algeria, Cuba và Mozambique, Angola, Nicaragua, Lào, Campuchia, Somalia, Ethiopia, Zimbabwe, Bangladesh, Peru, Rwanda và Chad .... Tại Afghanistan quân đội chính quy chúng tôi đã trực tiếp chiến đấu. Tuy nhiên, trong thành phần quân đội quốc gia của nước Cộng hòa Dân chủ Afghanistan còn có một đội ngũ lớn các cố vấn quân sự của chúng tôi tham gia vào cuộc chiến.
 Sau khi thống nhất đất nước Việt Nam, bộ máy của các cố vấn quân sự của Liên Xô tại các quân binh chủng đã ở lại theo yêu cầu của lãnh đạo Việt Nam và đã đến Hà Nội theo sắp xếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và đã có sự hỗ trợ đáng kể trong việc trang bị lại và cơ cấu lại Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào và Campuchia, thuộc quyền của Trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã tham gia vào việc xây dựng và tổ chức lại các lực lượng vũ trang của Lào và Campuchia.
 Các trưởng đoàn cố vấn quân sự của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành của các lực lượng vũ trang quốc gia của các nước này.  Trong thời gian từ tháng 2 năm 1979 cho đến cuối năm 1991 trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những vị tướng sau:

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Giêng, 2011, 02:03:49 am
(tiếp)
•    1979 - 1982 - Đại tướng Obaturov Gennady Ivanovich(ảnh: tại học viện Frunze).
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/19.jpg)
•    1982 - 1984 - Thượng tướng (kể từ tháng Mười 1984 - Đại tướng) Krivda Fedot Filippovich.
(http://marshalu.com/Genar/genar42.gif)
•    1984-1987.  - Thượng tướng Aleksandr Fedorovich Zarudin, Anh hùng Liên Xô,
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/zarudin_zarudin1_s.jpg)
•    1987 - 1991. - Thượng tướng Sergei Ivanovich Varichenko.

Đại tướng Obaturov G.I. sau năm 1982 (sau khi chuyển giao nghĩa vụ và trách nhiệm cho thượng tướng Krivda F.F) đã có hơn 3 năm ở lại Việt Nam, tham gia cải cách và tái trang bị quân đội Việt Nam, hỗ trợ Chính phủ Campuchia trong việc thành lập Quân đội Nhân dân, đồng thời giúp tăng cường khả năng quốc phòng của Lào, nơi vẫn còn ngọn lửa chiến tranh du kích của phe đối lập.      
Đến thay đại tướng Obaturov G.I trong cương vị trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng F.F.Krivda, theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Nguyên soái Ustinov D.F. chỉ huy đoàn cố vấn quân sự tại Lào và Campuchia. Trong thời gian này, ông đã ghi một cuốn nhật ký mà sau này trở thành cơ sở cho cuốn sách "Trên các bờ sông Mekong."  Trong hồi ký của ông, bằng tài liệu, Filippovich Fedot Krivda đã phản ánh tiến trình công việc của trưởng đoàn cố vấn quân sự, công việc của các tướng lãnh-cố vấn quân binh chủng, và của tất cả các thành viên đoàn cố vấn quân sự để thực hiện nghĩa vụ trong liên minh quốc tế của minh.
 Tiêu đề cuốn sách là "Trên các bờ sông Mekong" không phải ngẫu nhiên.  Thực tế là sông Mekong liên quan đến bốn quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam.  Con sông như thể đã kết nối các nước này với nhau thành một thực thể duy nhất. Mekong vào thời gian bình thường cho phép thuyền bè lưu thông trên chiều dài 700 km, và mùa lũ lụt - 1600 km. Hồi ức của F.F.Krivda cho một ý tưởng về tính chất và phạm vi hoạt động của bộ máy trực thuộc trưởng đoàn cố vấn quân sự. Cuốn sách này cho ta được đọc những điều về mối quan hệ của ông với Bộ Tổng tham mưu của Bộ Quốc phòng Việt Nam, cho biết thái độ của ông đối với Hải quân  Liên Xô, đặc điểm của các vị tướng thuộc quyền và các sỹ quan cấp dưới.  
Tháng 11 năm 1982, F.F.Krivda nhận được một văn bản chính thức từ Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Trung tướng Phùng Thế Tài, người phụ trách giai đoạn đó các lực lượng Hải quân, Không quân và Phòng Không, thông báo về  hành vi vi phạm của phía Liên Xô các thỏa thuận Hiệp định khi tàu Liên Xô ra vào cảng Cam Ranh.
F.F. Krivda bay ngay tới Cam Ranh. Trong khi điều tra các khiếu nại đã phát hiện ra rằng các tàu của Liên Xô không vi phạm Hiệp định, nhưng sự có mặt các tàu của Liên Xô chở hàng hóa cho Việt Nam trong thời gian dỡ hàng đã làm tăng thời gian lưu đậu tại cảng Cam Ranh.  Để có thêm sức thuyết phục người ta đẫ nộp báo cáo và chứng nhận chính thức cho ông về các cuộc ra vào của các tàu Liên Xô trong nửa năm qua, chỉ dẫn rõ ràng những tàu nào đã đến, tên gọi và số hiệu, thời gian trú đóng để bốc dỡ hàng và các hàng hóa đó dành cho ai sử dụng.
 Trong hồi ký của ông, "Trên các bờ sông Mekong" Fedot Filippovich Krivda mô tả những sự kiện này như sau:" .. Bây giờ tôi đã có cơ hội để có câu trả lời căn bản cho Trung tướng Phùng Thế Tài về tuyên bố trên của ông. Nhưng tôi quan tâm không chỉ vấn đề đó. Cần thiết phải kiểm tra, cân nhắc, ban hành một số hướng dẫn.  Buổi chiều tôi dành để nghiên cứu các công trình đã được quy hoạch xây dựng tại bán đảo Cam Ranh ....
 Để công bằng cần lưu ý là trong quá trình chuẩn bị Thỏa thuận về việc các tàu của chúng ta ra vào trú đóng tại vịnh Cam Ranh, có những ý kiến phản biện của một số đại diện Bộ Tổng tham mưu của chúng ta, nhưng Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô Đô đốc hạm đội Liên bang Xô viết, S.G.Gorshkov và Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái Dmitri Ustinov, đã kiên quyết bảo vệ và nhấn mạnh sự cần thiết của một thỏa thuận như vậy.
 Cá nhân tôi nghĩ rằng các thỏa thuận là hợp lý. Vịnh Cam Ranh nằm giữa đường từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và là cực kỳ thuận tiện cho việc trú đóng các chiến hạm, cho phép các tàu bổ sung nước, thực phẩm, tổ chức cho thủy thủ đoàn nghỉ ngơi phục hồi, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam. Mặc dù các chiến hạm của chúng ta không chính thức được giao bất cứ nhiệm vụ phòng thủ nào liên quan đến đất nước hữu nghị này, nhưng những kẻ thù của Việt Nam nhận thức rõ rằng Liên Xô, nếu cần thiết, sẽ không để Việt Nam không được bảo vệ dù trên biển, hay trên đất liền, và điều đó làm họ thực sự lo ngại.
 Về công tác tuyên truyền của phương Tây, chúng ta không thể bỏ qua. Hoa Kỳ đã có ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rất nhiều căn cứ hải quân bậc nhất và điều đó được xem là bình thường. Chúng tôi cho rằng, dù trong trường hợp nào đi nữa, người ta không có quyền phán xét và lên án chúng tôi. Chúng tôi đã không dám triển khai quân đội của mình vào đêm trước cuộc tấn công của nước Đức và đã phải trả một giá vô cùng đắt. Bài học này không bao giờ được phép quên."        

Trong những năm 199x vấn đề học viện các cố vấn quân sự tại nước ta được xem xét lại theo cách chuyển dịch các hoạt động của họ sang hướng thương mại, thay thế các cố vấn quân sự bởi các nhà tư vấn quân sự và các chuyên gia quân sự.
 Trong thời gian từ đầu 193x đến 1991, Liên Xô đã giúp đỡ 59 quốc gia, với tư cách các cố vấn quân sự, Liên bang Xô viết đã phái đi hơn 272.000 người.

 Những người Việt Nam, vượt qua chặng đường nhiều thử thách khó khăn nhất, cùng với sự hỗ trợ kinh tế, quân sự và ngoại giao tích cực của Liên Xô đã giành được độc lập thật sự và thống nhất được quốc gia, nhưng cũng đã phải trả một giá rất đắt. Hôm nay, tại Việt Nam có thể thấy ở khắp mọi nơi các đài tưởng niệm chiến tranh và nghĩa trang lệt sỹ. Đến nay dù với những dữ liệu chưa hoàn toàn đầy đủ, người ta được biết cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của 3 triệu người Việt Nam, thêm 4 triệu người bị thương và tàn phế. Tuy nhiên người Việt Nam, bất chấp những hy sinh to lớn và đau khổ vô bờ bến, không chỉ biết đứng vững trước con quái vật là bộ máy quân sự khổng lồ của Mỹ, mà còn đánh bại đối thủ hùng mạnh không thể nào so sánh hơn đó.
 Ngày hôm nay, bầu trời Việt Nam rất trong sạch. Cuộc sống thanh bình không bị xâm phạm bởi tiếng gầm thét của những chiếc máy bay, cũng không còn tiếng bom rơi đạn nổ. Người Việt Nam đang xây dựng, gieo lúa, chăm sóc trẻ em, cùng nhau xây đắp một tương lai mới dựa trên truyền thống và kinh nghiệm của riêng mình. Nhưng con cháu của những người Mỹ đã chiến đấu tại Việt Nam, đang cố gắng để học một bài học từ cuộc chiến không vinh dự gì của nước Mỹ.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/PIRS.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/25697_1274895377.jpg)
(clubadmiral.ru)
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: G72 trong 03 Tháng Giêng, 2011, 10:27:59 pm
Về nguồn điện của Cam ranh do Liên xô trang bị: theo tôi biết thì có 2 trạm, 1 trạm gồm 5 tổ máy G72 công suất mỗi máy 1000 KVA, 1 trạm 6 máy G64 công suất 4000 KVA. Máy G72 thuộc loại tổ máy rất tốt, suất tiêu hao khoảng 185g/kwh, tốc độ 375v/ph nên dùng rất bền, trong khi G64 là 235g/kwh (động cơ diesel của máy này dùng trên tàu chiến lúc tăng tốc, không phải loại dùng hải trình lâu dài). Vào năm 1992 do cắt giảm quân số trạm G72 được bán cho sở điện lực Khánh hòa và Cty điện lực 3 với giá 100.000 USD!!!.So với các máy phát diesel hiện đại nhất bây giờ thì vẫn thuộc loại nhất.
Lúc ấy tôi mới ra trường và chỉ làm việc 2 tháng trong Cam ranh với vai trò phiên dịch tiếng Nga kỹ thuật máy phát điện và cơ khí để mua thiết bị nhưng để lại nhiều kỷ niệm đẹp...


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Giêng, 2011, 11:27:29 pm
Chào bác G72. Trạm DG72 là trạm dã chiến, trạm đầu tiên được xây dựng và lắp máy từ 83-84. Dù trạm trước hay sau, đồ của họ lắp là đồ dùng cho quân sự nên rất tốt và bền. Các bác mua được đồ "ngon" đấy. Nhưng mà nó ồn lắm.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Giêng, 2011, 01:17:31 am
(tiếp)
Trung tâm truyền tin
Như đã đề cập ở phần trước, trong tháng 4 năm 1980, nhóm nhân viên quân sự đầu tiên đổ bộ lên bờ biển Việt Nam tại vịnh Cam Ranh  là thuộc Trung tâm truyền tin (ZUS), cùng với thiết bị kỹ thuật . Họ là những người đi tiên phong. Như 30 năm sau, họ vẫn gọi mình như vậy.
Chỉ huy đầu tiên của trạm thông tin liên lạc này - đơn vị quân đội 20362 - Đại tá LyubimovV.A. Đầu năm 1981 ông được bổ nhiệm chỉ huy căn cứ 922 thay cho đại tá Chudovsky ... được gửi về trị bệnh tại bệnh viện hải quân ở Vladivostok.
Những người tiên phong có nhiệm vụ khó khăn nhất là phải thành lập và tổ chức khai thác tốt Trung tâm ZUS № -5 trên lãnh thổ Việt Nam. Khi lắp đặt trung tâm truyền tin, đã phải tái trang bị (gỡ bỏ) các thiết bị cũ của Mỹ bị quân của chế độ Sài Gòn phá hủy khi rút lui. Trong nhiệt độ độ 40-45 độ và ngoài trời 50 -. 55 độ, các quân nhân của trung tâm đã bằng sức của mình, dựng lên ở rìa đường băng sân bay cũ của Mỹ, một trung tâm thông tin liên lạc của Liên Xô với trạm truyền tin trung tâm, được trang bị các thiết bị ăng ten tinh vi, trạm thông tin vệ tinh (tương tự như trạm của Mỹ đã bị phá hủy và không thể phục hồi), trạm điện thoại-điện báo, trạm liên lạc với các tàu ngầm, đảm bảo tất cả các hình thức thông tin liên lạc với Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương, cũng như với các tàu mặt nước.
Những người đầu tiên luôn là những người gặp nhiều khó khăn nhất, ngay cả ở điều kiện bình thường, ở đây là cái nóng nực khó chịu nổi, ruồi muỗi sốt rét, loại muỗi mà sau khi bị chúng đốt, nếu bạn không bị bệnh, thì vết thương cũng phải tuần lễ mới lành, và nước độc, cũng cần nói thêm, là các cuộc tập bắn hằng đêm của các phân đội bộ đội Việt Nam gần đó. Tất nhiên, không có điều hòa nhiệt độ tại thời điểm này. Giới hạn giấc mơ của chúng tôi-đó là những chiếc quạt trên trần-thường là nguyên nhân gây ra chứng ngất. Nguyên nhân gây ra ngất, đau đầu và chảy máu cam là do nóng nực gây nhiệt, những trận bão thường xuyên và công việc trong giờ địa phương hàng ngày từ 12 giờ đến 15 giờ. Chỉ sau đó mới đến "giờ chí tuyến", giờ nghỉ ăn trưa không bắt đầu từ 13 giờ mà là 12 giờ. Trong những giờ đó-thời gian hoạt động tối đa của năng lượng mặt trời, tất cả nghỉ ngơi và không làm việc. Tuy nhiên, ngày làm việc bắt đầu không phải lúc 08 giờ mà là lúc 07 giờ.
.Song song với công việc là phải sắp đặt cuộc sống. Một trong những công trình đầu tiên được xây dựng là nhà tắm Nga với phòng tắm hơi và hồ bơi -. niềm ghen tỵ của các sỹ quan căn cứ (PMTO) và niềm tự hào của tất cả các thành viên của trung tâm truyền tin. Ở đây theo nghĩa đen, người ta có thể thư giãn cơ thể và tâm hồn.
Năm 1989 các thành viên của ZUS, cùng với các thiết bị được chuyển tới cơ sở mới khang trang gần trụ sở căn cứ 922, được SovSMO xây dựng theo một đồ án đặc biệt với sự tính toán đến khả năng tạo điều kiện cho thiết bị và con người có thể làm việc tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Chỉ huy trưởng đơn vị 20362 - Thủ trưởng ZUS:
- 1980 - 1981  -. Đại tá Lyubimov V.A.
- 1981 - 1983 -. Trung tá Makerov
- 1983 - 1985 -. Trung tá Malakhov
- 1985 - 1987 -. Đại tá Kruglov
- 1987 - 1990 - Đại tá Shalaev V.A..
- 1990 - 1992 -. Solomatin
- 1992 - 1995 -. Đại tá V.V. Larionov
- 1995 - 1998. -
- 1998 - 2002 -. Vorotnikov V.F.
............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: G72 trong 04 Tháng Giêng, 2011, 08:06:23 pm
Qua đây ta thấy về khía cạnh kinh tế, Liên xô đưa ra giải pháp rất kém.
-Tại sao 1 căn cứ lớn và hoạt động lâu dài lại không mua điện của địa phương hoặc dùng máy phát liên tục như máy phát hạt nhân trên tàu ngầm nguyên tử... mà dùng máy phát "Dự phòng nóng" là DG64 rất tốn nhiên liệu và tiếng ồn cao. Máy DG64 là loại piston đối đỉnh, 2 thì, công suất gấp 4 lần DG72 nhưng nhỏ gọn , kích thước chỉ nhỉnh hơn một tí nhưng so về hiệu quả kinh tế thì chỉ đáng để dùng "chữa cháy".
-Tại sao không thuê nhà thầu địa phương như quân đội Mỹ từng làm. Người địa phương đã quen khí hậu, lại không tốn tiền di chuyển, tạm trú... và 2 bên cùng có lợi. Quân đội Nga chỉ cần thiết kế và giám sát. Thiết bị chuyên dụng thì mang sang và tự lắp đặt những thiết bị cần giữ bí mật là đủ.Tôi đã thấy người Nga mang sang cả anh thợ hàn lẫn chị lao công.
-Vấn đề cấp nước cũng thật đơn giản. Tại sao không kéo nước từ Nha trang vào (có hệ thống lọc của De Gremon rất tốt), hoặc dùng giếng khoan, thâm chí lọc nước biển bằng phương pháp thẩm thấu ngược. Các tank chứa nước có thể dùng loại tiền chế mang sang ráp lại, thuần túy bắt bulong.   


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Giêng, 2011, 11:20:29 pm
Qua đây ta thấy về khía cạnh kinh tế, Liên xô đưa ra giải pháp rất kém.
-Tại sao 1 căn cứ lớn và hoạt động lâu dài lại không mua điện của địa phương hoặc dùng máy phát liên tục như máy phát hạt nhân trên tàu ngầm nguyên tử... mà dùng máy phát "Dự phòng nóng" là DG64 rất tốn nhiên liệu và tiếng ồn cao. Máy DG64 là loại piston đối đỉnh, 2 thì, công suất gấp 4 lần DG72 nhưng nhỏ gọn , kích thước chỉ nhỉnh hơn một tí nhưng so về hiệu quả kinh tế thì chỉ đáng để dùng "chữa cháy".
-Tại sao không thuê nhà thầu địa phương như quân đội Mỹ từng làm. Người địa phương đã quen khí hậu, lại không tốn tiền di chuyển, tạm trú... và 2 bên cùng có lợi. Quân đội Nga chỉ cần thiết kế và giám sát. Thiết bị chuyên dụng thì mang sang và tự lắp đặt những thiết bị cần giữ bí mật là đủ.Tôi đã thấy người Nga mang sang cả anh thợ hàn lẫn chị lao công.
-Vấn đề cấp nước cũng thật đơn giản. Tại sao không kéo nước từ Nha trang vào (có hệ thống lọc của De Gremon rất tốt), hoặc dùng giếng khoan, thâm chí lọc nước biển bằng phương pháp thẩm thấu ngược. Các tank chứa nước có thể dùng loại tiền chế mang sang ráp lại, thuần túy bắt bulong.    

Bác nói có lý lắm. Vấn đề này để nước Nga khi đó, quân đội Nga khi đó, trả lời thôi, họ phải có những lý do riêng của mình. Những năm đầu của căn cứ CR mình có muốn chắc cũng chẳng có điện mà bán cho họ. Vấn đề điện những năm cuối 70, rồi những năm 80 nan giải thế nào, các bác ở các đô thị khắp cả nước thời đó chắc biết, mà tiêu thụ có bao nhiêu đâu.  Các nhà máy Hòa Bình, Trị An còn đang xây dựng, mãi sau này mới xong. Sau đó thì đưa điên vào Nam bằng đường dây 500KV trong những năm đầu thập kỷ 90. Còn đường ống dẫn cấp nước của Nga mấy chục cây số đấy. Sau này họ mới khoan giếng mới và xử lý nước được tại chỗ.
 Tôi còn nhớ năm 85 cụ "Chôp" mới chuẩn bị lên "tổng bí" (Ủy viên BCT-ứng cử viên nặng ký nhất), sang Việt Nam có qua 2 nơi : Cam Ranh và Bỉm Sơn. Lúc đó cụ ấy đã chẳng mặn mà gì với CR rồi, gánh nặng chi phí quân sự lớn quá, rồi ở Afganistan đang gay go. Sau năm 91 thì giảm dần quy mô trú đóng ở CR, sang thời kỳ "bết", vậy mới có những vụ như "Tráng sỹ Nga" đâm vào núi năm 95. Có đô đốc Nga nào đó đã nói, nếu cho đóng lại ở CR, hạm đội TBD cũng chẳng có bao nhiêu tàu để mà trú đóng, lâu nay họ có được bổ sung bao nhiêu tàu đâu.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Giêng, 2011, 01:14:05 am
(tiếp)
Bộ chỉ huy binh đoàn 17

 Tư lệnh binh đoàn:
 - 1982-1984 - Chuẩn Đô đốc Ronald A. Anokhin
 - 1984 - 1987 - Phó Đô đốc Anatoly Alekseevich Kuzmin.
 - 1987 - 1991 - Phó Đô đốc Nikolai Nikitovich Beregovoy.
 Chủ nhiệm chính trị:
 - 1982 - 1984 - Đại tá Anatoly Prisyajnyuk Romanovich.
 - 1984 - 1987 - Đại tá Oleg Alexeyev Viktorovitch.
 - 1987 - 1991 - Chuẩn Đô đốc Nikolai Matyushin Faefanovich.
 Tham mưu trưởng:
 - 1982 - 1984 - Đại tá Devyataykin Viktor Vasilevitch.
 - 1984 - 1988 năm - Đại tá Krasnikov Aleksei Grigorievich.
 - 1988 - 1991 - Đại tá Vyacheslav Nikolayevitch Nikonov.
 Phó chỉ huy phụ trách bộ phận cơ điện:
 - 1982 - 1985 - Đại tá Leonid Petrovich Murdasov
 - 1985 - 1989 - Đại tá Anatoly Ignat'evich Pivak
 - 1989 - 1991 - Trung tá Davydochkin Valery Andreevitch.
 Bộ tham mưu binh đoàn:
 Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy -  Phó TMT Bộ TM binh đoàn - đại tá Pavlov V.V.
 Phó TMT Hàng không - Trung tá Subkhangulov M.
 Chỉ huy trưởng Đài chỉ huy kiểm soát và dẫn đường hàng không cho máy bay chiến đấu
 - Trung tá Mansurov
 - Thiếu tá Abrosimov
 Chỉ huy trưởng Phòng không
- Trung tá Kovalenko
 - Trung tá Yarosh N.G.
 Trợ lý TMT về tổ chức  động viên - Trung tá Raido V.D.
 Ban Kế hoạch sửa chữa tàu tại nhà máy Ba Son
 Phòng tác chiến chiến dịch và huấn luyện chiến đấu
 - Đại tá Varlamov E.L.
 - Đại tá Salikov N.A.
 - Trung tá Kosevoi O.N.
 - Trung tá Motrich E.D.
 - Trung tá Pristavka N.E.
 - Trung tá Chusovskikh V.
 - Trung tá Bondarenko I.
 Sỹ quan chuyên ngành trưởng về An toàn  - Trung tá Zelenski L.N.
 Các sỹ quan chuyên ngành trưởng
- Ban Hoa tiêu (ban 1) - Đại tá Zaika
- Ban Tên lửa, pháo (ban 2) - Đại tá Chernikov
- Ban Ngư lôi, mìn (ban 3) - Trung tá Ababkov A.
- Ban Truyền tin, máy tính, điều khiển (ban 4) - Đại tá Ilyinsky D.S.
- Ban Kỹ thuật vô tuyến
              - Đại tá Fortunsky E.
              - Đại tá A.S. Melnikov
              - Trung tá Yuzhakov V.A
- Ban Tác chiến điện tử - Trung tá Shubin V.N.
- Ban Hóa học, bức xạ, sinh học - Trung tá Khoshino A.I.
Chuyên gia trưởng - Trung tá Malyshev, Yu.Yu.
 Trưởng ban quân báo - Trung tá Podkopaev S.B.
 Phó ban quân báo - Trung tá Sukhov
 Chuyên gia luật biển quốc tế -
 Trưởng phòng quân y
- Đại tá quân y Shchekin G.I - 1983-1988.
 - Đại tá quân y Tretiak N.A. - 1988-1991.
 Trưởng phòng khám đa khoa - Trung tá quân y Padalka V.V. - 1983-1990.
 Trưởng ban hải văn -
 Trưởng ban đo lường -
 Trưởng ban quân nhạc
- Thiếu tá Danilchenko A.S
 -Đại úy Kokorinov IV
 
............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: G72 trong 06 Tháng Giêng, 2011, 11:36:51 pm
Rất mong bạn cho biết thêm vào năm 1992 thì ai là Trưởng ban doanh trại căn cứ CR? Chỉ huy CR là 1 đại tá người Mondova tên là gì?
Tôi vào CR theo giới thiệu của Trưởng khoa Cơ Điện HV Hải Quân Nha Trang.
 


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Giêng, 2011, 12:34:55 am
Rất mong bạn cho biết thêm vào năm 1992 thì ai là Trưởng ban doanh trại căn cứ CR? Chỉ huy CR là 1 đại tá người Mondova tên là gì?
Tôi vào CR theo giới thiệu của Trưởng khoa Cơ Điện HV Hải Quân Nha Trang.
 
1991 – 1994.   -  капитан 1 ранга  Птицин  В.С.
Như vậy năm 92 bác G72 gặp ông này rồi-Đại tá hải quân V.S.Ptitsyn. Ông ấy có phải người Moldova không thì tôi không biết, cuối năm 89 tôi đã đi khỏi CR rồi. Nhưng theo họ của ông ấy thì có vẻ ông ta không phải người Nga. Trưởng ban doanh trại năm 92, chắc bác hỏi người bên quân ta-vùng 4, cái này thì tôi không biết bác ạ. Bác ở NT thì hỏi bên HQ vùng 4, họ trả lời được thôi.

Năm 1992. Trên con đường dẫn ra đường cất cánh
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1992_SbCR_7.jpg)
Năm 1992. Căn cứ hàng không. Trên nền sau là sân bay, sau nữa là biển.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1992_SbCR.jpg)
Năm 1995. Sân bay. Su-27.
Năm 1995.Ghềnh đá.Nhà trong khu ở của căn cứ hàng không.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/7430573.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1995_4.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1995_6.jpg)
Nhà hát, năm 1990.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/SanKhau_CR.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Giêng, 2011, 11:37:16 pm
(tiếp)
Các cuộc kiểm tra binh đoàn của cơ quan tham mưu cấp trên

Các hoạt động hàng ngày của Bộ chỉ huy và Bộ tham mưu binh đoàn nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau đây:  
 - Quản lý các lực lượng, phương tiện của mình;
 - Duy trì sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng về tình trạng kỹ thuật cho các tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương,  giải quyết các nhiệm vụ tác chiến trong vùng biển "Nam Trung Hoa", Thái Bình Dương và  Ấn Độ Dương;
 - Đảm bảo vật chất-kỹ thuật cho các lực lượng của binh đoàn và các tàu của hạm đội,  đi vào hoặc ra  khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương;
 - Liên tục giám sát kẻ thù tiềm năng trong khu vực hoạt động của binh đoàn, theo dõi các hoạt động của chúng, đánh giá tình hình và đề xuất  các ý kiến xử lý về Bộ chỉ huy binh đoàn;
 - Bố trí địa điểm neo đậu an toàn cho các tàu thuyền. Xây dựng doanh trại, các công trình ở, công trình kỹ thuật, công trình phục vụ để phân phối cho quân số đóng ở các  bộ phận trên bờ và trung đoàn không quân, căn cứ hàng không hải quân;
 - Bằng lực lượng của trung đoàn không quân, các tàu và lực lượng bộ phận tuần tra lãnh hải, các tàu của lữ đoàn 119, các phân đội thủy quân lục chiến, đảm bảo an ninh và phòng thủ căn cứ Cam Ranh, đặc biệt chú ý chống biệt kích người nhái,  bảo vệ các tàu chiến và các hạng mục công trình trên bờ;
 - Trong gian đoạn sắp xảy ra chiến tranh hoặc ngay từ giai đoạn đầu tác chiến, tránh đòn phủ đầu và bố trí lại lực lượng  vào khu chiến quy định phù hợp kế hoạch tác chiến;
 - Thiết lập quan hệ công tác với Bộ chỉ huy lực lượng hải quân Việt Nam, thể hiện tình hữu nghị trong quan hệ giữa hai nước và giữa các lực lượng vũ trang Liên Xô và Việt Nam;
Ảnh: Giao lưu giữa các thành viên căn cứ KQ với thầy trò một trường học Việt Nam tại địa phương. Năm 1986.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/635703307.jpg)
 - Huấn luyện tác chiến chiến dịch chiến thuật, và huấn luyện chính trị hướng đến việc duy trì sự sẵn sàng chiến đấu của các tàu chiến và các bộ phận, huấn luyện nâng cao cho Bộ tham mưu và các thành viên, tăng cường và củng cố ý thức, kỷ luật quân đội.
Ảnh: Một cuộc thảo luận tổng kết đợt học chính trị về chủ nghĩa Mác-Lênin cho "mấy ông hay quên". Năm 1986. Trung đoàn KQ 169. Các kỹ sư của bộ phận kiểm tra an toàn hàng không.
Hàng trước: Lavrov, Kalmykov. Hàng sau, tính từ cửa sổ: Puchkov, Nibylitsa, Sydnev, Rudenko, Kaskarov, Korobko.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/483104211.jpg)
Dù phải nỗ lực nhưng về cơ bản, binh đoàn đã giải quyết được nhiệm vụ đặt ra trong thời bình. Trong thời chiến, vấn đề có thể chỉ được giải quyết một phần vì những hoàn cảnh sau: quá trình hình thành biên chế đầy đủ các lực lượng của binh đoàn chưa hoàn thành, sự thiếu vắng một sở chỉ huy an toàn và một hệ thống truyền tin có độ tin cậy cao để kiểm soát và chỉ huy các lực lượng cũng như độ tin cậy thấp trong tác chiến của các tàu chiến và các bộ phận trong căn cứ và khu vực chiến đấu, sự hiện diện của lực lượng vượt trội của một kẻ thù tiềm năng trong vùng lân cận trực tiếp với cảng Cam Ranh, là nơi xa các lực lượng chính của Hạm đội Thái Bình Dương (2500 dặm), dẫn đến việc không thể cho phép có được sự hỗ trợ thích hợp từ các lực lượng của hạm đội, cũng như sự yểm trợ từ các chiến hạm của binh đoàn trong khu vực chiến đấu.  Về vấn đề này, ở giai đoạn đầu hình thành, binh đoàn bằng lực lượng tự thân không có khả năng chiếm được ưu thế trên không, hoặc ít nhất cũng không có ưu thế trong việc yểm trợ các tàu mặt nước từ trên không trung tại vùng biển "Nam Trung Hoa".
 Do đó, trong giai đoạn chưa kết thúc xây dựng lực lượng, binh đoàn chỉ có khả năng chiến đấu trong một thời gian không quá kéo dài. Nhưng bất chấp điều này, triển vọng các hoạt động của một binh đoàn tác chiến chiến dịch có lực lượng hợp thành đa dạng là rất đáng kể, đồng thời sự có mặt các chiến hạm và các lực lượng Xô viết trên lãnh thổ Việt Nam có ý nghĩa rất lớn về chính trị, biểu thị sức mạnh của nhà nước Xô viết và sự hiện diện của lá cờ của đất nước Xô viết tại nơi mà mới gần đây còn diễn ra cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu của người Mỹ. Không nghi ngờ gì nữa, việc này còn góp phần củng cố và tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc và quân đội hai nước. Ngoài sự hợp tác về kỹ thuật-quân sự Xô-Việt, còn tiến hành các hoạt động văn hóa-thể thao, cùng nhau tiến hành các hoạt động kỷ niệm các ngày quốc lễ của cả Liên Xô và Việt Nam. Trong vấn đề này, Bộ chỉ huy và cơ quan chính trị binh đoàn đã có những nỗ lực lớn để tạo ra một bầu không khí hiểu biết lẫn nhau, còn các thành viên của binh đoàn thì thể hiện thái độ kính trọng truyền thống dân tộc của nước chủ nhà và sẵn sàng trợ giúp những người anh em Việt Nam, và đã nhiều lần chứng tỏ điều đó trong thực tế.
 Căn cứ hải quân Cam Ranh đang được xây dựng. Nó sẽ cung cấp gì cho hạm đội trong tương lai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình chủ yếu như thế nào, các thủy thủ tàu ngầm, tàu mặt nước, các quân nhân và nhân viên các đơn vị đóng trên bờ sẽ sống ra sao? Cần giúp đỡ họ những gì? Những câu hỏi trên và cả các vấn đề khác nữa đang chiếm được sự quan tâm thường trực của Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, Đô đốc hạm đội Liên bang Xô viết (tương đương hàm nguyên soái Liên bang: qtdc) S.G.Gorshkov, Bộ Tổng Tham mưu Hải quân Xô viết và Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô.
 Trong tháng 10 năm 1982, nhằm mục đích kiểm tra các điều kiện đặt căn cứ cho Hạm đội Thái Bình Dương để có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, cũng như kiểm tra tiến độ xây dựng căn cứ Kam Ranh, đã có cuộc viếng thăm của Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Xô viết, Nguyên soái Liên Xô Ogarkov N.V. cùng với một nhóm lớn các tướng lãnh và sĩ quan của Bộ Tổng Tham mưu. Tháp tùng ông còn có Phó Tổng Tư lệnh thứ nhất Hải quân Xô viết, Đô đốc hạm đội Smirnov N.I. (tương đương hàm đại tướng: qtdc). Kết quả kiểm tra đã cho kết luận phải chuyển nhanh từ việc "tự xây dựng" các công trình cơ bản của căn cứ trong kế hoạch đã định bằng lực lượng của đoàn xây dựng công trình quân sự của hạm đội sang cho các lực lượng của Tố hợp Xây lắp Xô viết trong biên chế Tập đoàn Xây dựng các công trình ở nước ngoài số 22 trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô (ảnh chuyến thăm tháng 10 /1982 này đã post ở trang 3:qtdc).
 Hai lần trong một năm, binh đoàn được Bộ tham mưu hạm đội và Tư lệnh hạm đội kiểm tra toàn diện về mức độ sẵn sàng chiến đấu. Kết quả của những cuộc kiểm tra đó, thường là các bài tập trận chiến thuật song phương với sự tham gia của mọi lực lượng, phương tiện, đồn trú tại bán đảo Cam Ranh, kể cả các lực lượng, phương tiện của trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169. Xét trên tính năng động, phạm vi và hiệu quả sử dụng các lực lượng, những bài tập trận như vậy vị tất đã thua kém các cuộc diễn tập tương tự thực hiện bởi các đơn vị tác chiến chiến dịch trong các căn cứ chính của hạm đội.
 Năm 1983, theo kế hoạch chung về huấn luyện tác chiến chiến dịch cho các lực lượng vũ trang Liên Xô, Cục Hải quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu Xô viết đã tham gia huấn luyện và chỉ đạo tập trận cho binh đoàn tàu chiến số 17 Hạm đội Thái Bình Dương tại biển "Nam Trung Hoa". Đây là một trong những cuộc tập trận lớn đầu tiên đối với các đơn vị hợp thành của Hạm đội đang đóng quân ở nước ngoài.
 Giám sát cuộc tập trận trên là Phó Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Xô viết, phụ trách Hải quân, Đô đốc Amelko N.N. (tương đương thượng tướng, dưới Đô đốc hạm đội 1 cấp, dưới Đô đốc hạm đội Liên bang 2 cấp: qtdc).
Ảnh minh họa, nguồn visual.ru: Đô đốc, Tư lệnh Hạm đội TBD N.N.Amelko, đang xem bản đồ tập trận cùng các sỹ quan tuần dương hạm chỉ huy "Dmitri Pogiarskii" trong một cuộc tập trận, ngày 12/5/1968.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Amenko_Pogiarski_1968.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Giêng, 2011, 01:32:48 am
(tiếp)
Mục đích cuộc tập trận:
 - Kiểm tra việc tổ chức Sở chỉ huy của binh đoàn;
 - Kiểm tra độ tin cậy của hệ thống chỉ huy các lực lượng trong khu vực hoạt động;
 - Kiểm tra mức độ đạt được của các đơn vị, các chiến hạm, các bộ phận đồn trú tại căn cứ trong công tác sẵn sàng chiến đấu;
 - Kiểm tra kế hoạch chuyển lực lượng sang mức sẵn sàng chiến đấu cao nhất .
 Trong quá trình tập trận đã hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:
 - Tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm của "đối phương" trong biển "Nam Trung Hoa";
 - Làm tê liệt các tuyến giao thông đường biển của "đối phương" tại khu vực đông nam Thái Bình Dương;
 - Giải quyết các vấn đề về cảnh giới và phòng thủ bảo vệ căn cứ Cam Ranh;
 - Sử dụng các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương và trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 trong tiến trình chiến đấu tại khu vực hoạt động của binh đoàn 17.
 Cuộc diễn tập tham mưu-chỉ huy của binh đoàn 17 Hạm đội Thái Bình Dương diễn ra có tổ chức và đạt mục đích huấn luyện. Cuộc diễn tập đạt điểm đánh giá "tốt". Ban Lãnh đạo Quân đội đã khẳng định đánh giá này.
Ảnh: Một cuộc "hội ý chớp nhoáng" về tác chiến do đại tá tư lệnh Lữ đoàn 119 Yu.M. Polyakov (thứ 2 từ trái sang) chủ trì năm 1988.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/286f79253d8c663a499d65016768a71f-1.png)
 Chuẩn Đô đốc Romaniuk A.I - Sỹ quan cao cấp Cục Hải quân Bộ Tổng tham mưu lực lượng vũ trang Liên Xô năm 1983, đã kể lại diễn biến sự việc trên như sau: "Các nhiệm vụ đề ra cho cuộc tập trận được thỏa mãn hoàn toàn. Bộ Chỉ huy binh đoàn 17, cơ quan tham mưu binh đoàn, các đơn vị tham gia tập trận, đã thu hoạch được kỹ năng lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động tác chiến chiến dịch ở biển "Nam Trung Hoa", cũng như kinh nghiệm trong công tác cảnh giới và phòng thủ bảo vệ một căn cứ hải quân đồn trú ở nước ngoài. Cần đặc biệt nhấn mạnh rằng các bài tập trận dưới sự giám sát và lãnh đạo của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Xô viết phụ trách Hải quân đã gia tăng tầm quan trọng của phương pháp hoạt động này trên phạm vi toàn quân, cải thiện các giải pháp cho vấn đề hợp đồng tác chiến chiến dịch giữa binh đoàn 17 Hạm đội Thái Bình Dương với Bộ Chỉ huy Hải quân Việt Nam và cho phép các sĩ quan Cục Hải quân Bộ Tổng tham mưu đánh giá được trình độ huấn luyện chiến đấu của Bộ chỉ huy và cơ quan tham mưu của một binh đoàn tác chiến chiến dịch-chiến thuật sao cho đủ khả năng giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra trước các đơn vị hợp thành.
 Đã báo cáo và kiến nghị lên Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Xô viết những vấn đề sau:
  1 - sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến trình cấu trúc binh đoàn, đẩy nhanh việc xây dựng các công trình dự kiến bởi Tổ hợp xây lắp Xô viết, trong số đó có các công trình có ý nghĩa xã hội, theo thời hạn mà Bộ Quốc phòng Liên Xô đã đề ra. Tiến độ xây dựng các công trình tại bán đảo Cam Ranh vào thời gian này đã không được đảm bảo;
 2 - sự cần thiết phải thay đổi trong tiêu chuẩn về thực phẩm và các khoản phụ cấp của các thành viên binh đoàn, cũng như trung đoàn không quân 169, các cửa hàng bách hóa phục vụ quân nhân Voentorg có tính đến đặc thù của việc đóng quân tại một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm;
 3 - sự cần thiết phải thay đổi về phụ cấp của các thành viên các tàu chiến khi đến binh đoàn 17 để thực hiện nhiệm vụ quân sự trong đội hình binh đoàn. Thanh toán phụ cấp bằng tiền địa phương (tiền Đồng Việt Nam) trong thời gian thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong biên chế binh đoàn sẽ cho phép thành viên các tàu chiến mua được tại các cửa hàng bách hóa Xô viết thuộc hệ thống thương mại phục vụ quân nhân Voentorg các quà lưu niệm Việt Nam, chuối và các loại trái cây nhiệt đới khác, các đồ dùng cá nhân (kem đánh răng, dầu gội đầu, v.v..) mà điều đó sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng diễn ra xung quanh vấn đề này, ví dụ như sự thông đồng đổi chác với các nhân viên quân sự Việt Nam. "

Ảnh: Năm 1991, hai quân nhân trung đoàn 169 trong quán cà phê "Povorot" của căn cứ, trước chuyến đi thăm Phan Rang bằng xe đạp.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/259599676.jpg)
Năm 1995: Trong một quán cà phê-bách hóa rất quen thuộc với các quân nhân Nga.
Và 2007, tại vị trí cửa hàng cũ bây giờ là trạm bưu điện Mỹ Ca.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/25865668.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/2141162.jpg)

 Đề xuất mà Anatoly Ivanovich viết trong báo cáo gửi cấp trên, sau đó được giải quyết khá thuận lợi sau chuyến thăm căn cứ Cam Ranh của: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô - Chủ nhiệm ngành Hậu cần Quân đội Liên Xô, Nguyên soái Liên bang Xô viết Kurkotkin S.K., Bộ trưởng Bộ Thương mại Liên Xô Terekh K.Z và Tổng cục trưởng tổng cục thương mại quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô Trung tướng Sadovnikov N.G., cũng như Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội Sorokin A.I., nhưng trừ kiến nghị số 3. Vấn đề này đã được đặt ra giải quyết qua nhiều cấp độ và nhiều cấp lãnh đạo trong một thời gian khá dài, và như vậy cũng khác gì là không được giải quyết.
Tháng 12 năm 1986, đội danh dự hải quân thực hành nghi lễ chào đón Nguyên soái Kurkotkin S.K., thứ trưởng Bộ QPLX (quân phục màu sẫm) trên sân bay Cam Ranh.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image082.jpg)
Năm 1988. Sân bay Cam Ranh. Cuộc viếng thăm của Bộ trưởng thương mại LX K.Terekh và Tổng cục trưởng thương mại quân sự Bộ QPLX Sadovnikov N.G.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image099.jpg)
 Vào tháng 4 năm 1984, một đơn vị đặc nhiệm đã tới quân cảng Cam Ranh, trong thành phần của nó có tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay "Minsk", tàu săn ngầm và chống hạm cỡ lớn "Tallin", tàu đổ bộ cỡ lớn "Ivan Rogov" và tàu chở dầu đi kèm để tham gia cuộc tập trận chung Xô-Việt dưới sự lãnh đạo của Phó Tư lệnh thứ nhất Hạm đội Thái Bình Dương, Phó Đô đốc Yasakov N. Ya. Đã thực hiện các cuộc đổ bộ của lực lượng thủy quân lục chiến Liên Xô lên bờ biển Việt Nam ở khu vực Đà Nẵng nằm về phía bắc so với bán đảo Cam Ranh.
 Vào mùa xuân năm 1986, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô lại mở cuộc kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của binh đoàn. Lãnh đạo đợt kiểm tra này là Cục trưởng thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, Đô đốc Sysoev Yu.A.  Những người tham gia cuộc kiểm tra đã nhận được sự đánh giá khách quan, cho phép họ nâng cao thêm mức độ sẵn sàng chiến đấu của Bộ tham mưu, các tàu chiến cũng như tất cả các bộ phận khác trong binh đoàn.
 Đến cuối năm 1987, đã triển khai đến các chế độ hoạt động hàng ngày tất cả các hình thức phòng thủ và an ninh, đã được phát triển và thử nghiệm trong thực tế, các tài liệu và điều lệnh về việc chuyển lực lượng lên mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất, thực hiện hợp đồng tác chiến giữa Bộ tham mưu, các tàu chiến, các đơn vị cũng như các bộ phận phục vụ trên bờ, cải thiện hệ thống căn cứ đóng quân của các lực lượng binh đoàn. Lao động căng thẳng, siêng năng và luôn nỗ lực hướng tới kết quả chung cuộc của tất cả các thành viên binh đoàn đã mang lại những kết quả cụ thể và tích cực. Điều này đạt được bởi các hoạt động hàng ngày của Bộ tư lệnh, Bộ tham mưu, cơ quan chính trị của binh đoàn, các ban tham mưu các đơn vị, và Bộ chỉ huy căn cứ 922. Trong các doanh trại thuộc căn cứ Cam Ranh tràn đầy một không khí tôn trọng lẫn nhau, sự hiểu biết vị trí của mỗi người trong việc hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Điều này có thể so sánh với một cỗ máy đồng hồ đã một lần rối loạn, nay đã thiết lập tốt và vận hành trơn tru .
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: selene0802 trong 08 Tháng Giêng, 2011, 06:49:20 am
Năm 1995. Sân bay. Su-27.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/7430573.jpg)

Đây là hai chiếc máy bay thoát nạn của đội Tráng sĩ Nga đúng không bác ?


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Giêng, 2011, 10:02:26 am
Năm 1995. Sân bay. Su-27.

Đây là hai chiếc máy bay thoát nạn của đội Tráng sĩ Nga đúng không bác ?
Nguồn không ghi chú rõ, nhưng mình nghĩ chính là nó, selene ạ. Ảnh của bọn căn cứ không quân chụp.
Những tấm ảnh dưới do "kỹ sư tàu bay nhiều râu" Vladimir Kalmykov chụp năm 85-88.
Tu-142M trên sân bay.
Xóm dân đánh cá trong vịnh.
Những giờ phút xả hơi.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Dia_00025.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Dia_00063.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Dia_00102.jpg)
Kỹ sư hàng không M.N.Leonov 85-87.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/MNLeonov_84_Engineer.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/MNLeonov_84_87_Engineer.jpg)
Còn đây, năm 86, trên sân bay là chiếc IL-62. Có nghĩa là "sếp" đến: sẽ có thay đổi và thường là tốt lên. Chính là chiếc máy bay chở nguyên soái Kurkotkin tháng 12 năm 1986.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Il_62_86.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Giêng, 2011, 01:57:44 pm
(tiếp)
Hệ thống căn cứ không quân tiêm kích
Trích định nghĩa " Истребительная авиация" (Không quân tiêm kích) từ Bách khoa toàn thư Xô viết (Большой Советской Энциклопедии Большой), theo nguồn : http://bse.sci-lib.com/article056937.html

Khu doanh trại trung đoàn 169 những năm đầu 8x, từ độ cao 3600m nhìn xuống.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Can_cu_169_3000m.jpg)
9/1988. Từ doanh trại nhìn ra sân đỗ.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1988_9_Garnison_k_Stoianke.jpg)
Hạ cánh hướng 18.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Lay_huong_18_ha_canh.jpg)
Sau 1 chuyến bay. Đại úy Sergey Skvortsov phi công phi đội 2, 1987.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Daiuy_Sergey_Skvortsov_sau_1_chuyen_bay.jpg)
BCH trung đoàn 169, trong những năm đầu tiên, 1984.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Komandovanie_169_1984.jpg)
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tư lệnh binh đoàn, lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân đã xây dựng một hệ thống căn cứ cho không quân tiêm kích tại một hải cảng nước ngoài trong thành phần của trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169, và trên thực tế đã sử dụng các máy bay tiêm kích để bảo vệ căn cứ và tàu chiến của hạm đội trong vùng biển "Nam Trung Hoa". Mọi thứ đều mới mẻ: vận chuyển đến căn cứ các máy bay chiến đấu (sau khi tháo rời và dùng tàu đổ bộ cỡ lớn chở đến CR: qtdc), lắp ráp chúng lại, khởi động lần đầu động cơ (sau khi ráp: qtdc), chuyến bay đầu tiên, trực chiến máy bay tiêm kích, cất cánh theo còi lệnh báo động chiến đấu từ Đài chỉ huy bay (КПУНИА -командный  пункт управления  и  наведения  истребительной  авиации) khi máy bay của "đối thủ tiềm năng" tiếp cận và xâm nhập vào khu vực trách nhiệm của binh đoàn. Các khẩu đội phòng không trên các tàu chiến của binh đoàn được đặt vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu với các mục tiêu tập luyện là mối khi có chuyến bay của máy bay tiêm kích. Đến lượt mình, các kíp bay MiG-23 luyện tập cách vượt qua hệ thống phòng không mà chúng tôi đang sở hữu.
 Việc chọn địa điểm bố trí các phi đội không phải là một vấn đề đơn giản: Bộ Tư lệnh Hải quân trao nhiệm vụ phải bố trí máy bay tiêm kích cạnh các máy bay mang tên lửa hành trình. Tình hình tại chỗ lại  yêu cầu máy bay tiêm kích phải bố trí trong một giãn cách nhất định so với vị trí của các phi đội khác. Một quyết định táo bạo như vậy, đã được Phó Đô đốc Kuzmin A.A. bảo vệ và. thực hiện thành công. Việc đó đòi hỏi trong thời gian ngắn nhất phải chọn xong điểm đỗ mới cho máy bay và xây dựng các module nhà để ở cho phi hành đoàn, các module nhà trực chiến cho các kíp bay trực ban tác chiến. Để làm được như vậy - không hề dễ dàng. Nhưng rồi tất cả những điều kiện cần thiết để các phi đội đóng căn cứ, và bước vào trực chiến đã được thực hiện xong. Phi đội tiêm kích MiG 23-MLD đã bước vào trực ban chiến đấu đúng kỳ hạn đề ra bởi Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, đô đốc Hạm đội Liên bang Xô viết S.G. Gorshkov.
Thằn lằn trên bãi cát CR. Một vị thuốc của người lính.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Than_lan_cat_CR.jpg)
Nghỉ ngơi trên bãi biển, 1986.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Pliaz_u_aerodrom.jpg)
Khách sạn trong căn cứ không quân.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/14964097-1.jpg)
Đài kỷ niệm đầu tiên tại CR trong doanh trại trung đoàn 169, năm 1987.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/15071180-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Giêng, 2011, 12:37:08 am
(tiếp)
Ngày làm việc thường lệ tại binh đoàn và căn cứ

Binh đoàn 17 của Hạm đội Thái Bình Dương, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong vùng biển "Nam Trung Hoa", là một thành trì quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cung cấp mọi hình thức hậu cần và đảm bảo kỹ thuật cho các tàu của hạm đội tiến vào khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và trở ra theo chiều ngược lại. Trong 2-3 năm đầu tiên, ảnh hưởng của binh đoàn trong khu vực này là không đáng kể. Nhưng từ năm 1985, sự tích cực trong công tác huấn luyện chiến đấu và việc tập kết về đây các tàu mặt nước và tàu ngầm mới, cùng với việc hình thành đầy đủ các lực lượng của một trung đoàn hàng không hải quân, sự tồn tại của một căn cứ như vậy có một ý nghĩa chính trị và một giá trị tác chiến quan trọng. Vào thời gian đó nó là một đối trọng đáng kể đối với các căn cứ Mỹ tại Philippines - trong vịnh Subic và góp phần duy trì ổn định trong khu vực Đông Nam Á. Điều đó được khẳng định lại trong các trường hợp sau đây.
 Thứ nhất, Bộ chỉ huy binh đoàn theo dõi sát thông tin đại chúng từ các phương tiện truyền thông nước ngoài đến từ Bộ chỉ huy Hải quân vùng 4 Việt Nam và từ báo, tạp chí nước ngoài, mua ở Sipgapore khi các tàu của chúng ta ghé qua. Các phiên dịch viên quân sự trong biên chế sẽ tiến hành dịch thuật và trình bày bản dịch các bài báo viết đề cập đến các hoạt động của binh đoàn trong báo cáo lên trên. Nhóm trinh sát vô tuyến cũng theo dõi sát sao các thông tin về chủ đề này. Rõ ràng là các lực lượng quân sự của "kẻ thù tiềm năng" trong khu vực đã bắt đầu phải tính đến chúng ta.
 Thứ hai, tình hình đã thay đổi cả trên không. Nếu trước đây các máy bay của "kẻ thù tiềm năng" thường "nghênh ngang" bay vào trinh sát ngoài khơi gần với bờ biển miền Nam Việt Nam, mà không vi phạm vùng trời của Việt Nam, thì nay với sự xuất hiện của các máy bay không quân tiêm kích, luôn luôn bay lên đánh chặn chúng, chúng đã phải vòng ra trở về căn cứ của mình.
 Thời kỳ cao trào và căng thẳng cao độ của công tác huấn luyện chiến đấu tại binh đoàn là giai đoạn 1985 - đầu 1989 - thời gian mà binh đoàn có số lượng các tàu ngầm và tàu mặt nước cỡ lớn trong biên chế là lớn nhất.
 Trên đôi vai của người chỉ huy binh đoàn Phó Đô đốc A.A. Kuzmin có một gánh nặng trách nhiệm rất lớn phải kết thúc quá trình xây dựng biên chế và chuyển sang công tác huấn luyện chiến đấu chiến dịch-chiến thuật theo kế hoạch cho các ban tham mưu, các đơn vị, các bộ phận của căn cứ đồn trú trên bờ. Từ một tờ giấy trắng cần soạn thảo tài liệu tác chiến nhằm chuyển bộ đội lên mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất và chức trách nhiệm vụ của sỹ quan ban tham mưu, cơ quan chính trị trong lúc chiến đấu cũng như trong lịch trình làm việc hàng ngày. Tất cả các tài liệu trên đã được các cá nhân có trách nhiệm soạn ra dưới dạng bản thảo. Tiếp theo đó là các bước thực tế để thực hiện chúng thông qua các bài tập huấn luyện các lực lượng của binh đoàn cả trong khi diễn tập cũng như trong công tác hàng ngày.
..............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Giêng, 2011, 03:49:55 am
(tiếp: hệ thống căn cứ không quân tiêm kích, nguồn: crimso.ru)
Ảnh: Tháng 1 năm 1985. Sau chuyến bay thử thành công chiếc Mig-23MLD đầu tiên (sau khi lắp ráp lại) tại Cam Ranh. Các kỹ sư hàng không (nền trước ảnh, từ trái sang: thiếu tá Avenovitch, đại úy Grishin, thiếu tá Ugliarenko, thiếu tá Korobko. Nền sau ảnh, có thể thấy các conteiner vận tải chứa phần đầu máy bay. Tháng 12 năm 1984, mỗi chiếc Mig-23 được tháo rời chia ra đóng gói trong 3 thùng chứa, sau đó được bốc xuống tàu đổ bộ cỡ lớn "Ivan Rogov" cùng một số tàu khác nữa chở tới Cam Ranh từ Vladivostok.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/43-1.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/40-1.jpg)
Ảnh: Tháng 11 năm 1986, Cam Ranh. Vận hành thử và điều chỉnh sau khi lắp động cơ lên máy bay. Từ trái sang: các kỹ thuật viên nhóm động cơ binh nhì Starsev, hạ sỹ Jukov, trưởng nhóm-đại úy Mikhelevitch.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/44-2.jpg)

Có một bức ảnh do vệ tinh do thám chụp được (đã post ở trang 12), qua đó CIA xác định Mig-23 đã bước vào trực chiến tại Cam Ranh. Tài liệu giải mật của Mỹ có đoạn như sau (nguồn:http://www.globalsecurity.org/intell/library/imint/vn_crb2.htm):
"Cam Ranh Bay airfield, with Soviet TU-95 BEAR, TU-16 BADGER and MiG-23 FLOGGER aircraft – 09 Feb 87"
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Cam-Ran_01.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Giêng, 2011, 11:18:06 am
(tiếp: Mig-23)
Ảnh (trái sang phải): Các kỹ thuật viên nhóm động cơ Lukianov, Lonsakov và thợ máy trưởng của nhóm Kasaev. Chú ý: Dưới giá treo dưới thân máy bay là bloc UB-16 (НАР УБ-16 tức khối phóng rocket hay tên lửa không điều khiển theo cách gọi của người Nga-неуправляемая авиационная ракета)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/44-3.jpg)
Mùa hè 1986. Kiểm tra kỹ thuật định kỳ. Trong buồng lái là phi đội phó (phi đội 3) phụ trách kỹ thuật hàng không (ИАС), thiếu tá V.Grishin, đứng cạnh ngoài buồng lái là người phụ trách bộ phận kỹ thuật khai thác sử dụng (ТЭЧ) đại úy V.Stasiuk.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/38-1.jpg)
Tháng 11 năm 1986, sân bay Cam Ranh. Trưởng nhóm động cơ đại úy Mikhelevitch trước khi hoàn tất việc cố định động cơ vào vị trí lắp đặt.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/37-1.jpg)
Thượng úy Yu.Likhin và V.Juk kiểm tra bệ tựa càng bánh trước một chiếc Mig-23MLD.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/37-2.jpg)

Ngày 7 tháng 11 năm 1986. Các kỹ sư của trung đoàn 169: E.M.Maksimov kỹ sư trưởng về vũ khí trên máy bay (ПО АВИАЦИОННОМУ ВООРУЖЕНИЮ); A.V.Koshenkov Phó chỉ huy trưởng phụ trách Ban Kỹ sư-kỹ thuật hàng không (ЗК по ИАС-инженерно-авиационной службы); S.V.Puchkov kỹ sư trưởng về thiết bị hàng không (ПО АВИАЦИОННОМУ ОБОРУДОВАНИЮ); A.P.Mironov kỹ sư thiết bị vô tuyến điện tử (РЭО-ПО РАДИОЭЛЕКТРОННОМУ ОБОРУДОВАНИЮ); Yu.M.Nibylitsa kỹ sư thiết bị hàng không (АО)-người ngồi phía trước.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/866625660.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Giêng, 2011, 02:51:40 am
Những vụ tai nạn của Yak-38 trên tàu sân bay "Minsk" năm 1980 khi hoạt động ở vùng biển "Nam Trung Hoa" và gần Cam Ranh.

Yak-38 đang cất cánh thẳng đứng.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/yak38takeoff.jpg)
Sơ đồ nguyên lý cất hạ cánh thẳng đứng của Yak-38 với 2 động cơ nâng.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-Yak-38_Lift_Engines_NT.png)

1. Ngày 30.9.1980. Vụ tai nạn Yak-38. Tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay "Minsk". Phi công là thiếu tá Ositnhianko V.G.
 (ДПМУ- дневные простые метеорологические условия)-Thời tiết trong ngày là bình thường. Phi công đang thực hiện bay theo vòng hạ cánh xuống boong tàu sân bay. Vào phút 16 của chuyến bay, khi bắt đầu vào hạ cánh, cách tàu sân bay 5km, phi công thông báo không mở máy được động cơ nâng thứ nhất, theo lệnh của người chỉ huy chuyến bay phi công thực hiện hạ cánh lại với việc khởi động khẩn cấp động cơ đổi hướng. Phi công chuyển hướng miệng phun động cơ nâng (ПМД) sang vị trí thẳng đứng trong khi đang giảm vận tốc, và sau đó đã xuất hiện mô men (gây) bổ nhào mà phi công không khắc phục được. Phi công thông báo điều này cho chỉ huy chuyến bay và chuyển lại miệng phun động cơ về phương ngang và bước sang vòng hai. Người chỉ huy bay, sau khi biết rằng không thể hạ cánh thẳng đứng được nữa, đã cho lệnh chuyển sang hạ cánh tại sân bay dự phòng.  
Sau 2 phút, phi công báo cáo cửa chớp hút khí của động cơ không đóng và dầu chỉ còn 500l.  Người chỉ huy bay xác nhận lại quyết định cho Yak-38 hạ cánh tại sân bay Cam Ranh., sau khi đội hình đã dàn trên một khoảng 4000m. Bay qua tàu 20-30km. nhiên liệu chỉ còn 300l, trong  khi tới sân bay dự phòng (CR) còn 47km. Tính đến việc dầu còn ít quá, người chỉ huy bay quyết định đưa máy bay quay lại khu vực nhóm tàu đang hoạt động và cho lệnh nhảy dù. Cuộc nhảy dù diễn ra ở độ cao H=300m, vận tốc (máy bay) V=520km/giờ. Sau khi phóng ghế nhảy dù, máy bay chuyển sang bổ nhào với góc 60độ, tiếp nước, bị phá hủy và chìm.
Nguyên nhân chắc chắn nhất có thể là do sự xuất hiện mô men bổ nhào khi hạ cánh sau lúc xoay hướng miệng phun động cơ nâng. Nguyên nhân sinh ra mô men này là sự phụ thuộc vòng quay động cơ nâng số 1 vào chế độ hoạt động ở mức ga nhỏ.

2. Ngày 8.9.1980. Vụ tai nạn Yak-38. Tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay "Minsk". Phi công-thử nghiệm Kononenko O.G.
Tiến hành thử nghiệm để hoàn thiện phương pháp cất cánh với bước chạy đà ngắn (hay thường gọi là cất cánh đường băng ngắn- взлета с коротким разбегом-ВКР) trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao của vùng biển "Nam Trung Hoa". Trong khi đang thực hiện theo trình tự cất cánh đường băng ngắn tại khu vực có tọa độ 8 độ Vĩ Bắc và 108 độ Kinh Đông, máy bay đã bốc lên khỏi mặt boong thì đột nhiên mất độ cao và sau chừng một phút thì mất hút trong lớp bụi nước mù mịt trên mặt biển. Thời gian để bung dù thoát hiểm có đủ, nhưng phi công đã hết sức cố gắng lấy lại độ cao cho đến giây cuối cùng và cứu máy bay, tuy nhiên máy bay vẫn tiếp tục mất cao độ và rất nhanh rơi xuống vệt rẽ nước của tàu "Minsk", đó chính là nguyên nhân khiến phi công tử nạn.

3. Ngày 18.3.1980. Vụ tai nạn Yak-38. Tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay "Minsk". Phi công là thượng úy biên đội trưởng Neudatshin V.G.
Thời tiết trong ngày bình thường. Phi công tiến hành chuyến bay luyện tập bổ nhào ném bom với góc tấn 20 độ.
Sau 10 phút bay, phi công bước vào vòng lượn thứ hai tấn công mục tiêu nhấp nhô trên lớp sóng bạc đầu và khi bước vào tư thế bổ nhào phi công đã tạo góc quá lớn. Độ cao bắt đầu bổ nhào của máy bay là H=1600m, tốc độ máy bay V=700km/giờ. Khi bổ nhào, phi công đã tăng độ nghiêng máy bay quá lớn đồng thời với việc tăng góc bổ nhào đến 80-90 độ. Không kiểm soát nổi độ nghiêng của máy bay, phi công cố điều khiển máy bay thôi bổ nhào thoát khỏi vòng nguy hiểm, nhưng sau khi hiểu rằng không có đủ độ cao để thoát hiểm, phi công quyết định bung dù.
Việc nhảy dù diễn ra trong điều kiện máy bay bổ nhào gần như thẳng đứng, góc bổ nhào lên đến 80-90 độ, đã không đảm bảo được cho hệ thống cứu nạn có thể hoạt động chuẩn xác theo tiêu chuẩn và phi công đã tử nạn.  
Kết luận về những nguyên nhân phi công tử nạn: sai lầm trong thuật lái đã đưa máy bay lâm vào vòng xoắn có góc dựng đứng. Trong chuyến bay (người ta) đã (mạo hiểm) khi cho phép phi công có kỹ năng bay yếu (tất nhiên bị nạn rồi mới bảo phi công kỹ năng bay yếu: qtdc) ném bom mục tiêu di động ẩn hiện theo lớp sóng bạc trên biển động.
Nguồn ảnh:  http://vtol.boom.ru/rus/Jak-38/index.html
Yak-38 bắt đầu hạ cánh.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/30.jpg)
Yak-38 trực chiến với tên lửa R-60M.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/21.jpg)

Bổ sung:
Trong quá trình thử nghiệm để hoàn thiện thiết kế cất cánh đường băng ngắn, tiến hành từ trên tàu sân bay "Minsk", ngày 27 tháng 12 năm 1979, tại khu vực mặt nước trong vịnh Ussuri, đã xảy ra tai nạn Yak-38U làm máy bay rơi xuống biển do hệ thống quay miệng phun động cơ không làm việc, máy bay do hai phi công thử nghiệm O.G.Kononenko và M.S.Deksbakh điều khiển, 2 phi công đã nhảy dù thành công khỏi chiếc máy bay bị chìm sau đó.
Tuy nhiên việc cất cánh đường băng ngắn đã kết thúc bằng một bi kịch trong trường hợp sau: ngày 8 tháng 9 năm 1980, tại biển "Nam Trung Hoa", Yak-38 của phi công thuật lái cao cấp O.G.Kononenko "tụt" cao độ đột ngột, bánh xe càng máy bay va phải dầm lan can bảo vệ boong tàu và làm máy bay lăn xuống biển. Máy bay bị chìm cùng với phi công. Nguyên nhân tai nạn được nghiên cứu kỹ lưỡng và trong quá trình hoàn thiện thiết kế Yak-38 vẫn tiếp tục thử nghiệm cất cánh đường băng ngắn. Phương pháp cất cánh này đã được áp dụng thành chế độ chính thức trên máy bay Yak-38M.
Ảnh: Yak-38M.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/19-1.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/10.jpg)
Việc làm chủ phương pháp cất hạ cánh mới đã cho phép thực hiện thành công các chuyến bay từ boong tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay "Novorossisk", trong chuyến đi từ vịnh Kolskii sang Vladivostok từ ngày 17.10.1983 đến 27.2.1984. Trong thời gian đó, các phi công của trung đoàn không quân hải quân trên tàu đã thực hiện hơn 600 chuyến bay với tổng thời gian (tập) công kích gần 300 giờ. Đã có 120 cuộc cất cánh đường băng ngắn được thực hiện thành công. Kết thúc chuyến đi, trung đoàn trưởng Yu.I.Tshurilov, người đầu tiên trong số các phi công của trung đoàn nắm vững kỹ thuật cất cánh đường băng ngắn (BKP), đã được tặng thưởng danh hiệu anh hùng Liên Xô.
Yak-38U đang bay phía trên tàu sân bay đề án 1143 thứ 3, "Novorossisk".
Yak-38 trên boong tàu sân bay "Minsk".
Và trên boong tàu sân bay "Kiev".

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-Kiev-class_Novorossiysk_DN-SN-86-06938_r.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/12-1.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/36.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Giêng, 2011, 02:19:05 am
Ngày làm việc thường lệ tại binh đoàn và căn cứ
(tiếp theo)
Những năm 1980-1981, tàu ngầm và các loại tàu mặt nước, tàu căn cứ, tàu công bnh xưởng nổi trước bến quân cảng Cam Ranh.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/024_1.jpg)
 Do thành phần các lực lượng binh đoàn không cố định mà tồn tại dưới hình thức quay vòng các tàu mặt nước hạng 1 và 2, xoay vòng các tàu ngầm, vì vậy Bộ tham mưu binh đoàn mà nhất là phòng huấn luyện chiến đấu và tác chiến chiến dịch phải chủ động chuẩn bị sớm và có hệ thống, các phương án khả thi và phải có kiến nghị sử dụng các lực lượng phù hợp với tiến độ xuất hiện của các tàu chiến từ căn cứ chính, đưa các thay đổi tương ứng vào trong kế hoạch hàng năm. Các tính toán của Bộ tham mưu, các đề xuất, kiến nghị của họ sẽ cho phép chỉ huy binh đoàn quyết định đúng đắn và phù hợp.
 Không thể không nhắc tới lao động sáng tạo và cần mẫn của các sỹ quan phòng huấn luyện chiến đấu và tác chiến chiến dịch Varlamov E.L., Salikov N.A., Koshevyi O.N., Pristavka N.E., Bondarenko I.N., Chasovskikh V.I., Zelensky L.N., chỉ huy trưởng Sở chỉ huy (tiền phương), Phó tham mưu trưởng binh đoàn Pavlov V.V., và người phó cho ông, phụ trách hàng không Subkhangulov M., các chỉ huy trưởng đài chỉ huy bay (КПУНИА) Mansurov và Abrosimov, chỉ huy trưởng phòng không (ПВО) Yarosh N.G. và Kovalenko, trưởng phòng quân y binh đoàn Shchekin G.F. (1985-1987) và Tretiak NA. (1987-1991), Tham mưu trưởng binh đoàn Devyataykin V.V., Krasnikov A.G., Nikonov V.N. (trong các năm khác nhau). Tất cả các sỹ quan của Bộ tham mưu đều hằng ngày, đặc biệt là trong thời gian tập trận, trong thời gian kiểm tra bởi cơ quan tham mưu cấp trên, làm việc có trách nhiệm, bằng tất cả khả năng thể chất, cũng như tinh thần của mình. Chúng tôi có thể nói một cách chắc chắn: Bộ tham mưu binh đoàn, các bộ phận cơ điện, quân y, chính trị của binh đoàn tại thời điểm đó đã kết thành một khối thống nhất, đã làm việc rất tập thể và cần mẫn, làm chủ được các hình thức (hoạt động) khác nhau và đã giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra trước binh đoàn.
 Kinh nghiệm dày dạn và kỹ năng ngoại giao của Anatoli Alekseevich Kuzmin cho phép thiết lập mối quan hệ công tác tốt và quan hệ hữu nghị chân thành với Bộ chỉ huy Hải quân Việt Nam và duy trì chúng trong nhiều năm.  Trong suốt thời gian tồn tại của mình, Bộ chỉ huy binh đoàn đã hợp đồng làm việc chặt chẽ trên tất cả các vấn đề với Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân nước CHXHCN Việt Nam.
 Hàng tuần tại Nhà Khách, Bộ chỉ huy vùng 4 và binh đoàn 17 (tư lệnh binh đoàn và chủ nhiệm chính trị binh đoàn, tham mưu trưởng binh đoàn - khi vắng mặt tư lệnh binh đoàn) tiến hành giao ban kiểm điểm và bàn bạc tất cả các vấn đề hoạt động hiện tại của binh đoàn, các hoạt động hỗ trợ phía Việt Nam sửa chữa tàu biển, các chiến dịch cứu hộ trên biển, giúp đỡ y tế khi có một số lượng khá lớn quân nhân Việt Nam bị thương từ các đảo của quần đảo Trường Sa về nhập viện và những công việc khác. Do lực lượng tìm kiếm và cứu hộ tại chỗ trong nhiều trường hợp rõ ràng không đủ sức, bởi vậy binh đoàn luôn sẵn sàng trợ giúp những người anh em thủy thủ Việt Nam để cứu người, cứu tàu thuyền và phương tiện bị nạn ở vùng duyên hải biển Đông cũng như tại vùng biển kín nhiều đá ngầm và còn ít được nghiên cứu của quần đảo Trường Sa.
 Những kinh nghiệm trước kia A. Kuzmin đã tích lũy được khi chỉ huy binh đoàn tàu ngầm số 6 của Hạm đội Thái Bình Dương, nay ở đây, tại bán đảo Cam Ranh này, đã tỏ ra rất cần thiết.  Các tàu ngầm của binh đoàn 6 đã đến đây, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong thành phần của binh đoàn 17. Các thủy thủ đoàn, các ban chỉ huy chiến hạm không chỉ quen thuộc với ông. mà ông còn biết rất rõ mức độ sẵn sàng chiến đấu họ đạt được, tình trạng kỷ luật quân đội trên các tàu, cũng như mức độ sẵn sàng của các sĩ quan. Tất cả những điều này đã giúp ông duy trì và nâng cao hơn nữa mức độ sẵn sàng chiến đấu hiện tại của thủy thủ đoàn các tàu ngầm.
 Lần đầu tiên hình thành tại lữ đoàn 119, nghi lễ đón chào (và tiễn đưa) các tàu chiến mặt nước. các tàu ngầm đến gia nhập và đi khỏi đội hình binh đoàn tác chiến chiến dịch-chiến thuật số 17 sau đó đã được áp dụng nghiêm ngặt tại toàn binh đoàn bởi các tham mưu trưởng binh đoàn - các đại tá hải quân Krasnikov A.G và Nikonov V.N.. Tàu đến sẽ được gặp trước hết là các tàu làm nhiệm vụ tuần tiễu và hoa tiêu trực (брандвахтенным  кораблём) - các tàu quét mìn trong căn cứ, rồi từ mũi Sopt đến trước bến tàu chính được hộ tống bởi các pháo hạm cao tốc (артиллерийскими  катерами) như sau: nếu là tàu nhỏ thì - các tàu đón tiếp sẽ xếp hàng chạy hai bên mạn tàu đến; nếu là tàu lớn - tàu đón tiếp sẽ chạy trước dẫn đường và trên đài chỉ huy sẽ đánh cao Cờ tín hiệu chúc mừng "Chào mừng bạn đã đến an toàn", và khi tiễn đưa sẽ là -" Chúc bạn một hải trình may mắn".
Các tàu ngầm và tàu mặt nước của hạm đội Thái Bình Dương đến thi hành nhiệm vụ quân sự trong thành phần binh đoàn đều được kiểm tra toàn diện về mức độ sẵn sàng trong tình trạng kỹ thuật và sẵn sàng chiến đấu, kiểm tra kỷ luật quân sự, tình trạng đạo đức-chính trị của các thành viên bởi Bộ tham mưu binh đoàn và các đơn vị. Các vấn đề chưa được giải quyết được lên kế hoạch khắc phục, và được tư lệnh binh đoàn kiểm tra thường xuyên. Ban chỉ huy chiến hạm đặt ra các nhiệm vụ cụ thể nhằm duy trì liên tục và nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu; với các cán bộ chính trị, các ban cán sự đảng và ban cán sự đoàn Komsomol là các nhiệm vụ đặt ra bởi cơ quan chính trị binh đoàn có tính đến đặc thù của việc các thủy thủ đoàn đang trú đóng tại một lãnh thổ nước ngoài và tập thể các thành viên cần phải tuân thủ các truyền thống và phong tục của nước chủ nhà.
 Trong công việc của các Bộ tham mưu binh đoàn và các đơn vị, cùng với độ chắc chắn và sự đòi hỏi cao nhất, người chỉ huy binh đoàn, Phó Đô đốc A. Kuzmin, còn tạo ra được một bầu không khí dành cho sự sáng tạo, tự chủ, hợp tác và đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi sỹ quan Bộ tham mưu để hướng hành động của mình sao cho đạt được kết quả mong muốn. Tư lệnh binh đoàn, truyền niềm tin cho cấp dưới vào hành động của họ, truyền cho họ mong muốn tìm hiểu và học tập các vấn đề quân sự, học để thành người chuyên nghiệp, học để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm quản lý bộ đội trong khu vực của mình phụ trách. Vì vậy, tất cả phục vụ với một mong muốn cống hiến, với trách nhiệm cao nhất. Phần thưởng cho mỗi người là mức độ chuyên nghiệp cao đã đạt được trong công việc thường xuyên và căng thẳng. Về các hạm trưởng, các sỹ quan Bộ tham mưu binh đoàn 17, ban tham mưu các đơn vị có thể nói như sau - đó là hàng chất lượng cao.
 Đó là những con người sau: hạm trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-108" đại tá hải quân Ratnikov V.L. hạm trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-557" đại tá hải quân Pishalnikov Yu.G., hạm trưởng tàu ngầm diesel "B 427" trung tá hải quân Lavrenov Yu.V, hạm trưởng các tàu săn ngầm và chống hạm "Đô đốc Zakharov" - đại tá hải quân Piskunov A.V., "Nguyên soái Voroshilov" - Trung tá hải quân Martynov V.V., "Vasily Chapayev" - trung tá hải quân Furlet J.N., chỉ huy tàu săn ngầm và chống hạm cỡ nhỏ MPK-155 đại úy hải quân A.N. Baranov, chỉ huy tàu hộ vệ tên lửa cõ nhỏ "Briz" - thiếu tá hải quân Grebennik Yu.S., trưởng phòng quân báo binh đoàn-trung tá hải quân Podkopaev S.V., các sỹ quan phòng huấn luyện chiến đấu và tác chiến chiến dịch: đại tá hải quân Shalikov N.A., các trung tá hải quân Koshevoi O.N., Pristavka N.E., chuyên gia trưởng ngành trung tá Zelenskii L.N., chuyên gia trưởng ngành tác chiến điện tử trung tá hải quân Shubin V.N., chỉ huy trưởng hệ thống phòng không trung tá Yarosh N.G., trưởng phòng an toàn phóng xạ thiếu tá hải quân Prishepa P.V., trưởng phòng quân y binh đoàn trung tá quân y Shekin G.F., trung tá quân y Tretchiak N.A., đội trưởng đội vệ sinh phòng dịch số 7 trung tá quân y Ephimov O.N., các sỹ quan trung tâm truyền tin : trung tá....đại úy...đại úy Larionov V.V., các sỹ quan phòng chính trị, các trung tá hải quân Shilivontchik A.P., Polyganov V.V., Dementchuk V.D., Klemiokhin S.N., chỉ huy tiểu đoàn cảnh vệ- Trung tá Zalivashenko S.A., và rất nhiều người khác nữa.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Giêng, 2011, 10:31:06 am
(tiếp)
Công tác đảm bảo y tế tại căn cứ Cam Ranh
 Công tác đảm bảo y tế cho các đơn vị quân đội đồn trú tại quân cảng Cam Ranh, trước tiên được thực hiện bởi bộ phận quân y biên chế trong các đơn vị này.
 Để cung cấp các dịch vụ y tế chuyên nghiệp và một số loại hình chăm sóc y tế chuyên khoa, người ta đã chuyển cứ từ Vladivostok đến Cam Ranh bệnh viện dã chiến lưu động của hải quân (ПВМГ) có 100 giường bệnh, sau này đơn vị trên trở thành bệnh viện hải quân số 1393.
 Đảm bảo y tế cho tập thể thành viên sẽ là đầy đủ giá trị, nếu như có sự tham gia của các chuyên gia bộ phận vệ sinh-dịch tễ học. Để đạt mục tiêu này, tại Hạm đội Thái Bình Dương đã thành lập đội vệ sinh-phòng dịch số 7 của các đơn vị tàu chiến được phái đến quân cảng Cam Ranh.
 Để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên gia đình quân nhân đồn trú tại căn cứ Cam Ranh, trong biên chế phòng quân y của PMTO đã có các chuyên gia phù hợp.
 Tổ hợp xây lắp Xô viết để đảm bảo chăm sóc y tế cho người lao động của mình, có trong biên chế bộ phận y tế riêng - các nhân viên y tế điều dưỡng, đảm bảo khám chữa bệnh đa khoa ngoại trú cho người lao động thành viên - khi cần chăm sóc y tế nội trú người bệnh được gửi vào các bệnh viện hải quân.
 Đó là một tổ hợp duy nhất các lực lượng và phương tiện y tế có nhiệm vụ chăm sóc y tế cho các công dân Liên Xô trong cảng Cam Ranh.
 Tại bệnh viện hải quân đã tiến hành chăm sóc y tế cho các quân nhân vùng 4 hải quân Việt Nam đóng quân ở Cam Ranh. Việc giúp đỡ này là thường xuyên cả trong trường hợp điều trị cá nhân bệnh nhân hoặc tập thể quân nhân bị thương sau các sự kiện xảy ra ở quần đảo Trường Sa và các tai nạn giao thông thường hay xảy ra do hệ thống kỹ thuật xe máy đã quá hạn. Các chuyên gia y tế giao tiếp với nhân viên quân sự Việt Nam thông qua phiên dịch viên.
Việc tổ chức chăm sóc y tế tại cảng Kam Ranh đã được trao cho các trưởng phòng quân y binh đoàn 17, phòng này cho đến tháng 11 năm 1987 được lãnh đạo bởi Đại tá quân y Shchekin G.F., và từ tháng 11 1987 - Trung tá quân y Tretiak.
 Đến cuối những năm 198x-các lực lượng quân y trong quân cảng Kam Ranh được sắp xếp như sau:
 - Bệnh viện Hải quân số 1393;
 - Đội vệ sinh-phòng dịch số 7;
 - Ban quân y căn cứ bảo đảm hậu cần-kỹ thuật số 922;
 - Ban quân y căn cứ hàng không Cam Ranh;
 - Ban quân y trung đoàn không quân hải quân;
 - Ban quân y tiểu đoàn quân cảnh độc lập;
 - Tổ quân y trạm an toàn bức xạ;
 - Ban quân y trung tâm quan sát và truyền tin;
 - Ban quân y lữ đoàn tàu mặt nước;
 - Ban quân y sư đoàn tàu ngầm.
 Đây là một tập hợp rất đáng kể các lực lượng và phương tiện y tế cho phép có các giải pháp y tế chất lượng cao trước những thách thức đặt ra. Việc chuẩn bị các chuyên gia y tế tại tất cả các trình độ khác nhau, cho phép chúng ta giải quyết vấn đề sức khỏe hàng ngày cho con người. Khi cần thiết, các chuyên gia của bệnh viện hoặc của đội vệ sinh phòng dịch sẽ nhờ đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia thích hợp tại Hạm đội Thái Bình Dương hoặc Bộ Tư lệnh Hải quân Xô viết. Đó là chỉ đơn giản là trợ giúp về kế hoach tổ chức và kỹ thuật chuyên môn thuần túy, và không được xem là đáng xấu hổ khi nhờ tới những đồng nghiệp có chuyên môn cao cấp trong hội chẩn những trường hợp bệnh lý không sáng tỏ.  Trong một số trường hợp riêng, các bệnh nhân được sơ tán bằng máy bay đến Vladivostok để điều trị trong bệnh viện của hạm đội.
 Một số vấn đề về phòng chống dịch được giải quyết bởi nhà dịch tễ học hàng đầu của Hải quân Xô viết  Đại tá quân y Kozlov Yu.V., người ghé thăm quân cảng Cam Ranh năm 1988.
 Về tổ chức, trưởng phòng quân y binh đoàn 17, để làm rõ tình hình dịch tễ trên bán đảo Cam Ranh, hai lần một tháng, phải họp với trưởng phòng quân y vùng 4 Hải quân Việt Nam với sự có mặt của phiên dịch viên, tùy thuộc tình hình, nếu cần thiết, các cuộc họp này được tổ chức thường xuyên hơn.
 Tình hình dịch bệnh tại các khu vực xung quanh binh đoàn, các chuyên gia đội vệ sinh phòng dịch số 7 cũng nắm được từ các cuộc trò chuyện cá nhân với một chuyên gia của Viện Pasteur Nha Trang, ngườ đó đã tốt nghiệp y khoa ở Liên Xô, và biết tiếng Nga rất tốt. Người ta tổ chức các chuyến đi vào thành phố Nha Trang mỗi tháng 1-2 lần, chẳng ai gây trở ngại cho vấn đề này, bởi vì việc phòng ngừa dịch bệnh là phương hướng chính của công tác chăm sóc y tế. Sự hợp tác của các phòng quân y binh đoàn và phòng quân y vùng 4 Hải quân luôn luôn cho kết quả tích cực.
 Đặc biệt cần nhấn mạnh là Bộ chỉ huy binh đoàn 17 có thái độ rất nghiêm túc với chất lượng chăm sóc y tế cho các quân nhân và gia đình họ.  Điều này đã góp phần vào thực tế là trong các đơn vị quân đội các chỉ huy ở các cấp có thái độ hiểu biết với các khuyến nghị của trưởng phòng y tế và các chuyên gia đội vệ sinh phòng dịch số 7, áp dụng chúng vào cuộc sống thực tế.  Tất cả các vấn đề được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả, công tác chăm sóc y tế diễn ra khá nhẹ nhàng.  Bây giờ chúng tôi có thể nói: "Thật may, khi đó ta có một Bộ chỉ huy thông minh".  Giữ gìn sức khỏe cho con người là tối thượng.
Công tác chăm sóc y tế tại căn cứ liên tục được nâng cao, bởi vì sự triển khai các đơn vị quân đội luôn thay đổi định kỳ, các công trình mới vẫn tiếp tục được xây dựng thêm. Trên cơ sở bệnh viện hải quân đã tổ chức ra các kíp trực của các bác sĩ quân y làm nhiệm vụ của bác sĩ trực ban tại doanh trại, trong quyền điều động của bác sỹ trực này có xe cứu thương trực chiến suốt ngày đêm với tủ thuốc cấp cứu.  Điều này đặc biệt cần thiết đối với các biên đội tàu chiến không có ô tô (trong biên chế). Trong các trạm quân y dã chiến của các đơn vị quân đội vẫn tiến hành điều trị cho các bệnh nhân đau ốm vì các nguyên nhân khác nhau nhưng không muốn được điều trị tại bệnh viện, mà muốn được ở lại điều trị trong đơn vị mình. Trong trường hợp này, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề là có phân biệt trường hợp cá nhân và dân chủ.  Hệ thống này làm việc đồng đều và tương đương.
 Dần dần, các bác sĩ - chuyên gia tại bệnh viện và các bác sĩ ở đơn vị đã phát triển được sự hiểu biết lẫn nhau về nhiều khía cạnh của chiến thuật y tế trong điều trị bệnh.  Thực hiện nguyên tắc - bệnh viện dành cho bệnh nhân và không phải bệnh nhân vì bệnh viện.
Trong năm 1988, đã phát triển xong hệ thống chăm sóc y tế trên toàn bán đảo Cam Ranh, đảm bảo phòng chống dịch bệnh cho các đơn vị quân đội cũng như nhân viên dân sự, và hệ thống này đã làm việc cho đến khi giải tán binh đoàn 17, các đơn vị hợp thành và các yếu tố cơ bản nhất của hệ thống còn tồn tại - cho đến ngày cuối cùng của PMTO trên đất Việt Nam, tức là đến ngày 2 Tháng 5 năm 2002.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Giêng, 2011, 12:23:30 am
(tiếp)
Đội vệ sinh-phòng dịch quân đội số 7

Đội vệ sinh phòng dịch số 7 (VSPD) là một tổ chức dã chiến hình thành từ cơ quan vệ sinh phòng dịch 202 của hạm đội (đơn vị quân đội 60174) và có nhiệm vụ kiểm tra giám sát vệ sinh-dịch tễ học và thực hiện bảo đảm vệ sinh-phòng dịch cho tập thể các thành viên Hạm đội Thái Bình Dương, bao gồm cả binh đoàn tác chiến chiến dịch số 17 trong giai đoạn thực hiện nhiệm vụ chiến đấu (hành trình chiến đấu) trên không gian rộng lớn của các đại dương thế giới.
 Đội VSPD số 7 có các nhiệm vụ:
 - Nghiên cứu về tình hình dịch tễ học của người và bệnh dịch trên súc vật trong các căn cứ tạm thời,  các điểm neo đậu có thể và các hải cảng sẽ ghé vào, tiến hành khảo sát vệ sinh-dịch tễ học các căn cứ cho tàu chiến;
 - Thực hiện phân tích nghiệp vụ các căn bệnh truyền nhiễm mà thành viên các đơn vị tàu chiến mắc phải trong quá trình tàu thực hiện hải trình, phân tích truy nguyên các căn bệnh truyền nhiễm mắc phải ở cuối hải trình;
 - Hướng dẫn và thực hành trợ giúp cho các phòng ban quân y và ban chỉ huy các tàu chiến trong thời gian thực hiện các biện pháp cách ly, chẩn đoán-điều trị, tình trạng-hạn chế, giải trừ lây nhiễm, khử trùng, kiểm chứng và phòng chống khẩn cấp;
 - Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đặc biệt trên các tàu hoạt động xa căn cứ;
 - Giám sát việc tuân thủ các yêu cầu trong các văn bản hướng dẫn thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh và kiểm dịch trên các tàu tại các căn cứ tạm thời;
 - Giám sát kiểm tra việc vệ sinh-phòng dịch các nguồn nước, thức ăn, nhà ở và điều kiện làm việc và điều kiện sống của tập thể các thành viên trên tàu;
 - Thực hiện các nghiên cứu vi trùng học, vệ sinh học, ký sinh vật học trong phòng thí nghiệm;
 - Chuẩn bị báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh trên các tàu chiến của các đơn vị, chuẩn bị các bản mô tả tình hình vệ sinh và dịch bệnh của khu vực hải trình, các báo cáo và tài liệu thuyết minh.
............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Giêng, 2011, 11:27:58 pm
(tiếp theo)
Đội vệ sinh-phòng dịch quân đội số 7
 Ngoài việc đảm bảo cho các thành viên trên chiến hạm, nhiệm vụ tương tự cũng đặt ra là phải đảm bảo cho thành viên các đơn vị trên bờ (PMTO, tiểu đoàn cảnh vệ độc lập, khu không quân và các bộ phận khác), và áp dụng các biện pháp có chọn lọc cho phù hợp với khối dân sự (thành viên gia đình quân nhân, đội ngũ các nhà xây dựng của Tổ hợp xây lắp Xô viết).
 Tổ chức và cơ cấu của đội vệ sinh-phòng dịch số 7: Đội trưởng (Bác sỹ-nhà dịch tễ học), phân đội trưởng phân đội vệ sinh y tế, phân đội trưởng phân đội các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, bác sỹ-chuyên khoa các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, thí nghiệm viên -2 (phục vụ ngắn hạn / dài hạn), hướng dẫn viên y tế - 2 (ngắn hạn/ dài hạn).
 Việc đảm bảo phòng dịch cho lực lượng binh đoàn 17 bao gồm biện pháp "trực phiên" trong thời hạn 6-8 tháng, gồm 2 bác sĩ, 1 thí nghiệm viên và một hướng dẫn viên y tế.  Phòng thí nghiệm của đội vệ sinh-phòng dịch số 7 triển khai tại một trong các tàu đảm bảo của binh đoàn (tàu căn cứ nổi cho tàu ngầm hoặc tàu công binh xưởng). Trong thời gian binh đoàn 17 đóng quân tại quân cảng Cam Ranh, trong phòng thí nghiệm của đội vệ sinh-phòng dịch quân đội số 7 đã có các bác sỹ-chuyên khoa biệt phái về các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm (особо опасных инфекций (ООИ)) từ các đơn vị vệ sinh-dịch tễ học của Hạm đội Thái Bình Dương - năm 1983 - Thiếu tá quân y Manelyuk của đơn vị 203 (Petropavlovsk-Kamchatsk), 1984 là thượng úy quân y  Chinenov A.N.  của đơn vị 201 (thành phố Shkotovo-17), năm 1985 thượng úy quân y Efimov O.N. của đơn vị 201 (thành phố Shkotovo-17).  Năm 1985, phòng thí nghiệm của đội vệ sinh-phòng dịch quân đội số 7 đã được di chuyển lên bờ, trong khu căn cứ PMTO của binh đoàn, nơi phòng thí nghiệm bố trí trong 3 phòng cuối cùng thuộc khu biệt lập của doanh trại.
 Năm 1986, đội VSPDQĐ số 7 được biên chế về PMTO và từ năm 1988 được bố trí trong 6 phòng khu doanh trại bỏ trống của tiểu đoàn cảnh vệ độc lập. Năm 1987, đội VSPDQĐ số 7 được bổ sung quân số và chuyển chế độ phục vụ thường trực, với thời hạn phục vụ của thành viên theo kỳ hạn tại quân cảng Cam Ranh là 3 năm. Với chế độ này, các sĩ quan có quyền đưa cả gia đình đến sống cùng. Tháng Tư năm 1988, theo chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu Hải quân và Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương, đội VSPDQĐ số 7 chuyển thuộc quyền chỉ huy của tư lệnh binh đoàn 17.  Năm 1990, đội VSPDQĐ số 7 được chuyển tới nơi trú đóng mới, được xây dựng theo một đồ án đặc biệt, trong khu PMTO, cạnh bệnh viện hải quân.  Đội VSPDQĐ số 7 và bệnh viện hải quân số 1393 được đảm bảo cung cấp nguồn điện dự phòng, nguồn này đã nhiều lần cung cấp cho các năng lượng điện cho các đơn vị trong trường hợp khẩn cấp. Tháng mười hai năm 1991, sau khi rút gọn binh đoàn 17, đội VSPDQĐ số 7 thuộc quyền chỉ huy của lữ đoàn trưởng lữ đoàn tác chiến chiến dịch-chiến thuật độc lập số 19.
Trong giai đoạn trước 1987, đảm trách vị trí các đội trưởng đội VSPDQĐ số 7 (sỹ quan cao cấp nhất của nhóm công tác lưu động có thời hạn), ngoại trừ các đội trưởng chính thức còn có: thiếu tá quân y Klimenko, thiếu tá quân y Druzhkov V.N., thượng úy quân y Efimov O.N.  Từ 1987-1989 chỉ huy đội VSPDQĐ số 7 là trung tá quân y Arkhireev S.Yu., từ năm 1989 đến năm 1992 - Trung tá quân y I.V. Ryazantsev. Tại phòng thí nghiệm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm: thiếu tá quân y Efimov O.N. (1987-1991), đại úy quân y Masiuk P.P (1987-1989), đại úy quân y Tsirkalyuk S.N. (1989-1992). Chỉ huy phân đội vệ sinh y tế là thiếu tá quân y Glushchenko S.N. (1988-1992).
 Mức độ căng thẳng của các loại dịch bệnh trong khu vực Đông Nam Á là rất cao. Khu vực này là một trung tâm đặc thù về cường độ các loại bệnh dịch của các bồn trũng Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương và lục địa Á-Âu.  Sự đa dạng về  điều kiện tự nhiên và sinh thái học chính là tiền đề của sự tồn tại và phổ biến trong khu vực một loạt các bệnh truyền nhiễm và có nguồn gôc ký sinh trùng (bao gồm cả những dịch bệnh phải cách ly) - bệnh dịch hạch, bệnh tả, nhiễm trùng đường ruột, sốt rét, sốt xuất huyết, Tsutsugamushi, Chukungunya, bệnh nhiễm khuẩn Whitmori, đau mắt hột, bệnh sốt phát ban lây nhiễm từ chuột, bệnh giun lươn, giun xoắn, giun chui ống mật, và nhiều bệnh khác.  Đặc trưng khu vực là sự tồn tại các trung tâm tự nhiên các loại bệnh và dịch truyền nhiễm đồng thời.  Hầu như với tất cả các du khách châu Âu trước khi đạt được thích ứng, đều phát sinh rối loạn thần kinh nội sinh và các rối loạn cân bằng nước-muối của cơ thể, là những yếu tố cơ bản giảm thấp khả năng đề kháng của cơ thể và thúc đẩy sự lây lan của tụ cầu khuẩn và bệnh da do nấm, cũng như các bệnh lây nhiễm khác.
 Mức độ hiểu biết về địa lý dịch tễ học của khu vực là chưa đủ.  Bệnh sốt mà không rõ căn nguyên đã lan truyền rất phổ biến, căn bệnh học của nó, muốn xác minh được cần phải có sự nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chuyên sâu.  Nguy cơ mắc các bệnh lây truyền trên thực tế là quanh năm. Điều kiện vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương đa phần không được đảm bảo (chỉ có 6% dân số nông thôn được cung cấp hệ thống cách ly rác thải, chỉ có 30% cư dân đô thị được cung cấp nước máy).  Sự ô nhiễm môi trường sống từ phân là rất đáng kể.  Đặc trưng ở đây là sự tồn tại một loạt mẫu địa phương chứa mầm bệnh và các mẫu vi trùng kháng thuốc và vật truyền bệnh của chúng.  Do đó, tất cả các công việc của bác sĩ gắn liền với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở khu vực này được đặt lên hàng đầu, mục đích là giữ gìn sức khỏe đảm bảo khả năng công tác cho tập thể thành viên và sức chiến đấu trên các tàu chiến và tại các đơn vị.
 Tình hình vệ sinh-dịch tễ khu vực cảng Kam Ranh trong suốt thời gian vẫn còn khó khăn.  Xác suất lây truyền các bệnh truyền nhiễm trong các đơn vị quân đội Xô viết có nguyên nhân từ các yếu tố sau:
 - Triển khai các đơn vị và các tàu chiến trong một khu vực đặc trưng bởi một số lượng lớn các bệnh truyền nhiễm nhiệt đới địa phương;
 - Sự hiện diện trên bán đảo, một số lượng đáng kể quân đội Việt Nam và tiếp xúc gần gũi của họ với cộng đồng địa phương ở khu vực đất liền cận kề bán đảo;
 - Sự qua lại tương đối tự do của đội ngũ xây dựng Việt Nam trong các thị tứ Xô viết và các tiếp xúc giữa họ với đội ngũ xây dựng và nhân viên quân sự Liên Xô;
 - Việc chuyên chở vào tận nơi trên bán đảo nhằm cung cấp cho đội ngũ các tập thể ở đây các loại hàng hóa Việt Nam (bao gồm cả rau và trái cây), có chất lượng vệ sinh-dịch tễ học không được bảo đảm;
 - Việc đi lại của quân đội Xô viết ra ngoài bán đảo để làm việc và du lịch tại đất liền, nơi có xác suất lây nhiễm từ con người tăng mạnh.
 Tính tới những điều này và các yếu tố khác, trong công tác của các chuyên gia đội VSPDQĐ số 7, có dành sự quan tâm đáng kể cho việc điều tra y tế và thu thập số liệu dịch tễ học về tỉ lệ người dân địa phương và binh lính Việt Nam mắc các bệnh truyền nhiễm.  Điều này cho phép tổ chức các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch trong đội ngũ quân đội Xô viết.  Thông tin về tỷ lệ người dân địa phương mắc bệnh nhận được một cách đều đặn và tích cực hàng tháng từ Viện Pasteur, từ trạm phòng chống sốt rét ở thành phố Nha Trang.  Trong cư dân địa phương đã phân biệt các mùa không thuận lợi về dịch tễ học như sau-bệnh dịch hạch: Tháng Mười Hai-tháng Tư; bệnh tả: tháng Năm-tháng Mười; bệnh sốt rét: tháng Hai-tháng Năm và Tháng Chín-Tháng Mười Một; sốt Dengue: Tháng Mười-tháng Giêng và tháng Sáu-tháng Chín và một số bệnh truyền nhiễm.  Các phân tích về mùa, bệnh tật, cơ chế lây truyền trong tập hợp các yếu tố khác sẽ quyết định tiên lượng bệnh tật của các quân nhân đồn trú, định hướng hoạt động của các phòng quân y để ngăn ngừa sự lây lan các bệnh truyền nhiễm trong các đơn vị.
 Trong thời gian dễ mắc dịch hạch, trên bán đảo đã thực hành giám sát dịch tễ học hoạt tính các ổ bệnh tự nhiên - quan sát thị giác khu vực quân sự và doanh trại các đơn vị nhằm phát hiện các động vật gặm nhấm chết dịch, tiến hành đánh bẫy động vật gặm nhấm và tìm vi khuẩn bệnh dịch hạch, tổ chức liên tục các đợt diệt chuột trong doanh trại và tiêm chủng phòng bệnh cho các nhân viên quân sự các bộ phận có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
 Những hoạt động ngăn ngừa bệnh tả bao gồm xét nghiệm sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio cholerae- trong nước tại các điểm kiểm soát (nước uống và nước biển tại nơi tắm), rau quả khi tiếp tế thực phẩm cho căn cứ, kiểm tra vi sinh của tất cả, không có ngoại lệ, bệnh nhân có nhiễm trùng cấp tính đường ruột, tiêm phòng cho các thành viên, áp dụng các chế độ, biện pháp hạn chế theo chỉ định trong thời gian cô lập vi trùng Vibrio paracholerae khỏi nước biển.
 Sau khi phân tích tình hình dịch bệnh tại các khu vực Việt Nam lân cận, nhằm áp dụng các biện pháp phòng bệnh, Bộ chỉ huy binh đoàn 17 đã quyết định-việc tiêm chủng phòng bệnh trong các đơn vị quân sự và dân sự của PMTO - tiêm phòng dịch hạch (1 lần / năm) và bệnh tả (2 lần một năm) từ mùa xuân năm 1988 thực hiện theo chỉ định y tế về dịch tễ học.
 May mắn thay, những chỉ định bệnh dịch học đã không có, việc tiêm chủng không phải áp dụng cho bất kỳ ai (kể cả trẻ em, phụ nữ và quân nhân), đó là nhờ các biện pháp phòng ngừa và sự thực hiện trung thành của các công dân Xô viết các quy tắc vệ sinh y tế cơ bản, không có mắc phải các bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm trên. Nguồn dự trữ vắc xin cho toàn bộ quân đội Xô viết cho việc tiêm chủng một lần duy nhất vẫn được cất giữ ở đội VSPDQĐ số 7.
 Công tác phòng chống bệnh sốt rét được quan tâm rất đặc biệt, bởi lẽ tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là căn bệnh giữ vị trí hàng đầu trong tất cả các loại bệnh truyền nhiễm. Tỷ lệ tử vong vì bệnh này trong cả nước tại các thời điểm khác nhau đã đến mức 2 phần nghìn.  Mặc dù chính phủ Việt Nam đã sử dụng đến một lực lượng và phương tiện đáng kể để kìm hãm mức độ mắc bệnh, nhưng không hiệu quả.  Đâu đâu cũng thấy sự ổn định của tác nhân kháng lại các chế phẩm điều trị bệnh sốt rét và sự nhờn thuốc của loài muỗi truyền bệnh trước các phương pháp diệt trừ.  Trong các khu vực lân cận bán đảo Cam Ranh của tỉnh Phú Khánh có đến 20% dân số bị sốt rét và số liệu thống kê mới chỉ kể đến các ca bệnh nghiêm trọng, xảy ra với các triệu chứng lâm sàng rõ rệt.  Các ca nhẹ và không có triệu chứng rõ rệt, phía Việt Nam coi là "người mang mầm bệnh có đề kháng tốt" của bệnh sốt rét. Trong hầu hết trường hợp, việc điều trị sốt rét không đảm bảo chữa dứt hẳn bệnh, và bệnh nhân được ra viện khi mà vẫn còn có ký sinh trùng trong máu.  Cư dân không được chủng vắc xin ngừa bệnh theo liệu pháp hóa học, các chuyên gia Việt Nam xem đó là một biện pháp không kinh tế và không hiệu quả. Không có các hoạt động có tổ chức để chống các loại muỗi truyền bệnh trong cả nước.
 Cho đến năm 1988, việc phòng bệnh sốt rét đối với quân đội Xô viết trên bán đảo chưa được đúng mức và kịp thời. Các thông tin đáng tin cậy về tỷ lệ mắc bệnh sốt rét trong cư dân địa phương và quân nhân Việt Nam là không có, các phác đồ điều trị y tế về tổng thể là không đúng, sự cảnh giác đề phòng chống lại căn bệnh này cũng không có nốt. Kết quả là các bệnh nhân đã khiếu nại, rằng chủ yếu là họ không được kiểm tra kỹ, họ không được điều trị phòng ngừa, các biện pháp điều trị hóa liệu pháp đầy đủ đã không được thực hiện. Có thể thấy rằng, chất lượng chuyên môn thấp của các thầy thuốc-thí nghiệm viên trong chẩn đoán căn bệnh này về cơ bản không đáp ứng được những đòi hỏi hiện đại của các thiết bị thí nghiệm. Điều này dẫn đến một thực tế vào năm 1986 trong số các thành viên trên các tàu chiến đã có một trường hợp tử vong vì bệnh sốt rét, và 12 bệnh nhân nặng, số này kịp sơ tán về Liên Xô, còn vào năm 1987 ghi nhận được 25 ca bệnh, trong đó 72% số ca từ nặng đến trung bình, và có một ca tử vong.
 Sự hình thành các ổ bệnh sốt rét bắt đầu năm 1985 khi tại bán đảo triển khai công cuộc xây dựng quy mô lớn có sự tham gia của lực lượng quân đội Việt Nam từ lữ đoàn công binh công trình 394 (tư lệnh - Trung tá Nguyễn Tiến Long), có số lượng quân nhân vào cuối năm 1987 là 5000 người, hầu hết trong số họ đến từ phía nam của nước Việt Nam và từ Campuchia, nơi bệnh sốt rét và sự tồn tại ký sinh trùng sốt rét trong người là phổ biến.  Bệnh nhân là quân nhân Việt Nam bị sốt rét nặng được điều trị tại trạm xá dã chiến trong khu PMTO "cũ", trong vùng lân cận trực tiếp với quân đội Xô viết.  Bệnh nhân mắc bệnh ở thể nhẹ hơn hoặc có ký sinh trùng trong người không được chữa trị. Các biện pháp chống muỗi truyền bệnh và triệt phá nơi sinh sản của chúng không được phía Việt Nam áp dụng.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Giêng, 2011, 12:56:59 am
Tàu ngầm nguyên tử "K-314" đề án 671-V, thuộc sư đoàn tàu ngầm số 38-binh đoàn 17, Hạm đội Thái Bình Dương.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/k-314_00.jpg)
"K-314" đề án 671-V, mùa hè 1985, nổi "phềnh" giữa vịnh Cam Ranh. Đây là tàu đã va chạm lúc nổi lên để quan sát với tàu sân bay "Kitty Hawk" tại biển Nhật Bản ngày 21 tháng 3 năm 1984, khi đó "K-314" đang theo dõi nhóm tàu chiến Mỹ tập trận "Tinh thần đồng đội-84" cùng quân đội Hàn quốc. Cả hai tàu bị thương nhẹ, một cánh quạt bánh lái "K-314" mắc vào thân tàu "Kitty Hawk". Tàu "K-314" không lặn được nữa và được tàu săn ngầm và chống hạm cỡ lớn "Vladivostok" kè về căn cứ cơ bản để sửa chữa. Ảnh trên chụp sau khi tàu sửa chữa xong và tiếp tục đi làm nhiệm vụ.
Ảnh dưới - USS "Kitty Hawk" CV-63, ảnh chụp ngày 8 tháng 3 năm 2006 (en.viki).Tại thời điểm xảy ra va chạm, USS CV-63 ước có vài chục vũ khí mang đầu đạn hạt nhân, "K-314" có thể mang theo 2 ngư lôi gắn đầu đạn hạt nhân. (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/k-314_01.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/USS_Kitty_Hawk_CV-63.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Giêng, 2011, 10:58:07 pm
(tiếp)
Đội vệ sinh phòng dịch quân đội số 7
Vì vậy, các điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng và lây lan của bệnh sốt rét đã tăng lên và mùa xuân năm 1988, có đến 150 nhân viên quân sự và dân sự đã mắc bệnh sốt rét.  Vào mùa xuân tỷ lệ mắc bệnh tăng cao đã được các chuyên gia y tế nghiên cứu và thực hiện các biện pháp quyết liệt để đề ra phác đồ cho việc chẩn đoán, điều trị, và thực hiện một tổ hợp các biện pháp chống bệnh. Để có sự hỗ trợ thiết thực cho các chuyên gia y tế trên bán đảo, người ta đã mời giáo sư Bùi Đại từ Hà Nội vào và phó giám đốc của trạm chống sốt rét ở Nha-Trang, đồng chí Tuyên tham gia cộng tác. Kết quả là phác đồ đề ra cùng kinh nghiệm thu được, vào mùa thu năm đó, đã giúp xác định 830 bệnh nhân và người có mang ký sinh trùng. Việc kịp thời phát hiện, điều trị bằng biện pháp thích hợp đã giảm nhiều lần các ca bệnh sốt rét trung bình và nặng, không có tử vong.  Thực hiện các biện pháp điều trị và dự phòng phức hợp đã cho phép trong nửa đầu năm 1989 loại bỏ được các ổ bệnh sốt rét và cải thiện tình hình dịch tễ của bệnh truyền nhiễm cho đến cuối năm 1991.
Để ngăn chặn tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính đường ruột, đã tổ chức giám sát đặc biệt việc cung cấp nước và đồ ăn cho các thành viên, kiểm soát việc làm sạch các vùng lãnh thổ; xét nghiệm vi trùng các nhân viên chế biến thức ăn và cung cấp nước, các bệnh nhân và người mang mầm bệnh, người tiếp xúc với bệnh nhân.  Trong các điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng nực và nguồn nước có vấn đề nghi ngờ về chất lượng xuất xứ, sự chú ý đặc biệt được tập trung vào việc khử trùng nước (sử dụng đèn diệt khuẩn trong chế độ tiêu chuẩn).  Tại tất cả các trạm bơm đã tổ chức bổ sung clo, hàm lượng clo  trong nước được kiểm tra 2 giờ một lần bởi nhân viên trạm bơm, và hàng tuần - bởi các chuyên gia đội VSPDQĐ số 7, hàng tháng nước được kiểm định chất lượng theo kế hoạch tại từng đơn vị quân đội (từng tàu chiến). Người ta kiểm soát cả chất lượng nước dùng tắm rửa và khử trùng bát đĩa cũng như thiết bị trong nhà bếp hàng tháng tại mỗi nhà ăn quân đội. Việc kiểm tra vi trùng các nhân viên nhà bếp, nhân viên cấp nước, người trực khoang bếp trên tàu chiến và các đơn vị cũng tiến hành hàng tháng (so với sự kiểm tra hàng quý hoặc 6 tháng một lần tại Liên Xô). Tất cả các bệnh nhân, người đã từng mắc bệnh, cả những người từng tiếp xúc với họ đều được kiểm tra xét nghiệm vi trùng không chỉ về lỵ , phó thương hàn, mà còn cả bệnh tả. Người ta đã xác định được hàng năm có đến 30 nhân viên nuôi quân và cấp nước mang bệnh lỵ và đến 10 người măc bệnh trong nhóm những người có tiếp xúc với họ. Những nỗ lực lớn trong tăng cường công tác phòng chống dịch đã ngăn chặn bệnh lỵ và thương hàn xảy ra trong các tập thể quân nhân.
 Để giải quyết vấn đề ngăn ngừa việc truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ các vùng lãnh thổ khác vào đơn vị, các chuyên gia đội VSPDQĐ số 7, bằng lực lượng của mình, đã tiến hành các cuộc kiểm tra y tế - cách ly tất cả các tàu và các chiến hạm trú đóng bên trong vịnh cảng, kiểm tra hàng năm khoảng 30-40 phương tiện nổi. Tất cả các thực phẩm nhập khẩu, bao gồm cả trái cây và rau quả đều được kiểm tra, và khi cần thiết sẽ kiểm định chất lượng bằng các phương pháp trong phòng thí nghiệm, từ rau quả người ta lấy mẫu bệnh phẩm và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để tìm vi khuẩn gây bệnh, sau đó khử trùng. Kết quả của các hoạt động này đã dẫn tới việc trả về Liên Xô một lô lớn thịt chất lượng không tốt số lượng đến 100 tấn, do không bảo quản tốt trên đường vận chuyển. Các tàu dân sự có điều kiện vệ sinh kém và có chuột trên tàu đều không được phép neo đậu tại cầu tàu.
 Trong suốt thời kỳ này, mỗi khi đến thăm các đơn vị quân đội và các tàu chiến, đội VSPDQĐ số 7 và các chuyên gia của mình đã có những trợ giúp và hướng dẫn thực tế rất bài bản cho bộ phận y tế của đơn vị, cho các ban chỉ huy, về vấn đề phòng chống dịch bệnh cho đơn vị. Bệnh viện Hải quân cũng được sự hỗ trợ rất thiết thực trong việc chẩn đoán trong phòng thí nghiệm về các bệnh truyền nhiễm và có nguyên nhân ký sinh trùng, bởi vì theo biên chế trong bệnh viện không được trang bị phòng thí nghiệm vi trùng học. Kết quả của sự hỗ trợ này là đã có sự chẩn đoán kịp thời, đã ngăn ngừa được việc tử vong của quân nhân do mắc các căn bệnh truyền nhiễm phức tạp và khó điều trị như bệnh sốt rét, ngộ độc và hoại thư sinh hơi.
 Khi đi thăm các đơn vị, các thầy thuốc đội VSPDQĐ số 7 SEA luôn tích cực thực hiện tuyên truyền công tác giáo dục vệ sinh y tế cho đội ngũ thành viên các đơn vị bằng hình thức bài nói chuyện và thảo luận về các quy tắc vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung, nhằm phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
 Tóm lại, các chuyên gia đội VSPDQĐ số 7, bằng hoạt động của mình đã đóng góp tích cực vào việc duy trì tính sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng của đơn vị hợp thành này giữa tình hình chính trị phức tạp trên thế giới cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ trước.
Một bác sỹ nội khoa-San Sanyt Sulgienko (bên phải) và một bác sỹ nha khoa trước khu nhà bệnh xá của PMTO. Ảnh chụp quãng 1986-1991 (camranh.ru)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/img708.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Giêng, 2011, 03:19:46 pm
Tiểu đoàn tàu cảnh vệ lãnh hải số 300
(tiếp)

 Tháng 7 năm 1984, tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ MPK-170 đã đến thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong thành phần binh đoàn 17 (trước khi bộ chỉ huy và ban tham mưu tiểu đoàn có mặt tại quân cảng Cam Ranh), chiến hạm này vốn thuộc tiểu đoàn tàu chiến số 117, lữ đoàn tàu tuần tra bảo vệ lãnh hải 114, phân hạm đội tàu chiến hỗn hợp Camchatka (quân cảng Petropavlovsk-Camtratskii).
-Hạm trưởng-đại úy Nikolaenko S.K.
-Hạm phó chính trị-thượng úy Bidenko L.P.
-Trợ lý hạm trưởng-thượng úy Trechiakov O.S.
MPK-170 phục vụ nhiệm vụ chiến đấu trong biên chế binh đoàn 17 từ tháng 7 năm 1984 đến tháng 9 năm 1985. Tất cả các công tác huấn luyện chuẩn bị chiến đấu của tàu đều được đánh giá cao. Tình trạng vật chất kỹ thuật của tàu được duy trì ở mức hoàn hảo. Tình hình kỷ luật quân sự cũng hoàn toàn đáng hài lòng.Theo đề nghị của Bộ chỉ huy binh đoàn và tư lệnh lữ đoàn tàu cảnh vệ lãnh hải 114, phân hạm đội hỗn hợp Kamchatka, đại úy hạm trưởng Nikolaenko được phong cấp bậc thiếu tá hải quân. Việc này là một ví dụ để học hỏi và làm theo trong công tác đối với các chỉ huy và sỹ quan của binh đoàn.
Tháng 9 năm 1984, MPK-4 từ phân hạm đội hỗn hợp Sakhalin (quân cảng Korsakov) đến Cam Ranh phục vụ trong đội hình binh đoàn 17.
-Hạm trưởng-đại úy Viazov A.Đ.
-Trợ lý hạm trưởng-thượng úy Orlov Yu.
Mùa thu 1984, thủy thủ Sibriakov Yu.A. sinh ngày 26.4.1966 tại thành phố Niznii Taghil, được gọi nhập ngũ 1984, do quan hệ không đúng điều lệnh đã bị chấn thương dẫn đến tử vong. Những kẻ có tội đã bị đưa ra tòa án quân sự xét xử. Do tình trạng kỷ luật quân sự không tốt, để xảy ra tai nạn cho thủy thủ, theo mệnh lệnh của Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết, tàu đã bị ngừng thi hành nhiệm vụ quân sự, bị gọi trở về Liên Xô (cảng Korsakov), ban chỉ huy chiến hạm bị cách chức.
Trước khi có Bộ chỉ huy và bantham mưu tiểu đoàn, các tàu hộ vệ săn ngầm đến đây đều biên chế vào lữ đoàn tàu mặt nước 119 và dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tư lệnh lữ đoàn. Tháng 9 đến đầu tháng 10 tiếp tục chuyển đến 2 tàu quét mìn căn cứ. Các tàu quét mìn xung kích ngoài khơi được chuyển tới Cam Ranh bằng xe tải. Các tàu quét mìn xung kích và tàu quét mìn trong căn cứ đã thực hiện nhiệm vụ xung kích chiến đấu và chống thủy lôi cho khu vực căn cứ.
Tháng 10 năm 1984, các sỹ quan Ban tham mưu dẫn đầu là chỉ huy trưởng tiểu đoàn cảnh vệ lãnh hải số 300 (tiểu đoàn trưởng-thiếu tá hải quân Salov V.I. trước đó phục vụ tại tiểu đoàn tàu tuần tiễu và quét mìn số 38 thuộc căn cứ hải quân Sovietskaya Gavan), đã tới nơi và bắt tay vào thành lập và cơ cấu đơn vị, tổ chức các kíp thuyền viên, soạn thảo kế hoạch huấn luyện chiến đấu. Ban tham mưu tiểu đoàn đóng tại một tàu quét mìn căn cứ, bởi vì các tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ dù có lượng choán nước lớn hơn, nhưng ít phòng hơn và lại thường xuyên hành quân (tuần tiễu).
Tháng 7 năm 1985, từ phân hạm đội hỗn hợp Kamchatka, tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ MPK-143 đề án 1124 đến gia nhập đội hình tiểu đoàn 300 để thay phiên cho MPK-170.
Tuy nhiên do MPK-4 chuyển đi trước hạn phục vụ, cơ quan kế hoạch Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương đã ra quyết định kéo dài thời hạn phục vụ trong biên chế binh đoàn 17 của MPK-170 đến mùa thu 1985. Vì vậy, tổng thời gian phục vụ chiến đấu (tại binh đoàn 17) kể cả thời gian hành quân đến vị trí đóng quân, của chiến hạm này lên đến 17 tháng.
MPK-143 đã tích cực tham gia vào nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và huấn luyện chiến đấu căng thẳng của binh đoàn 17: đón tiếp và hộ tống các tàu ngầm, tàu mặt nước tới thi hành nhiệm vụ, bảo vệ các cuộc diễn tập bắn đạn thật, thực hành tuần tra cảnh giới, quản lý khu vực thao trường, đi cùng tàu căn cứ nổi "Ivan Vakhromeev" tới cảng Ream, CHND Campuchia, để thực hiện công tác chống thủy lôi, chống biệt kích cho quân cảng và chuyên chở nhóm nghiên cứu thủy văn đến làm nhiệm vụ.
Tàu hộ vệ săn ngầm đề án 1124 trên biển, ảnh chụp của máy bay trinh sát hải quân Mỹ, 11 tháng 8 năm 1986.
Tàu hộ vệ săn ngầm MPK-170 trong biên chế binh đoàn 17 những năm 1984-1985.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-Corvette_Grisha_I.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/MPK-170_1124_05.jpg)
..............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Giêng, 2011, 06:38:03 pm
(tiếp)
Đầu tháng 10 năm 1985, trong đội hình tiểu đoàn cảnh vệ lãnh hải số 300 có:
-Tàu quét mìn xung kích RT-402 từ tiểu đoàn quét mìn 187 thuộc lữ đoàn cảnh vệ lãnh hải số 47, phân hạm đội hỗn hợp Primorskii (đảo Ruskii). Tàu được đưa lên tàu vận tải "Stakhanovets Petras" tại vịnh Patrokl, được chuyên chở tới cảng Cam Ranh và bốc dỡ xuống. Tàu làm nhiệm vụ chiến đấu đến tháng 3 năm 1987. Trong thời gian phục vụ, tàu đã nhiều lần thay đổi người chỉ huy và thủy thủ đoàn. Việc gửi tàu đi cũng thực hiện trên tàu vận tải "Stakhanovets Petras".
-Tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ MPK-81 từ lữ đoàn cảnh vệ lãnh hải số 47 phân hạm đội hỗn hợp Primorskii. Hạm trưởng-đại úy Alekseenko.
Đến cuối năm 1986, có mặt tại quân cảng Cam Ranh để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu có:
-Tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ MPK-145 - hạm trưởng, thiếu tá Abakumov A.P. Do thành tích trong thực hiện nhiệm vụ, tàu được tặng thưởng huân chương "Phục vụ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang Xô viết" hạng 3.
-Tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ MPK-155 - hạm trưởng, đại úy Baranov A.N.
Thiếu tá Nikolaenko Sergei Kuzmich - chỉ huy MPK-170 (hiện là đại tá hải quân về hưu, nơi và cương vi phục vụ cuối cùng là sỹ quan tổ chức Sở chỉ huy trung tâm Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang CHLB Nga) đã nhớ về các sự kiện liên quan đến công tác huấn luyện, hành quân, và thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong thành phần binh đoàn 17 như sau:
Hạm trưởng MPK-170 trên vị trí chỉ huy.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/a20f871d88952a38e0b79f36753232a8.png)
"Tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ MPK-170 ("Hải âu") nằm trong đội hình tiểu đoàn cảnh vệ lãnh hải 117, lữ đoàn cảnh vệ lãnh hải 114, phân hạm đội Cờ đỏ Kaspien. Chỉ huy tiểu đoàn trong thời gian đó là trung tá hải quân Nikonov V.N.(sau này là Tham muu trưởng thứ ba của binh đoàn 17), còn chỉ huy lữ đoàn 114 là trung tá hải quân Krasnikov A.G.(Tham muu trưởng thứ hai binh đoàn 17), với những người chỉ huy đó tôi đã cùng  phục vụ thời gian khá dài, tôi nhớ và hiểu họ rất rõ.
Vào cuối tháng 4 năm 1984 chúng tôi nhận lệnh chuẩn bị đưa tàu đến cảng Cam Ranh để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa", thời gian chuẩn bị cho phép là 30 ngày. Tàu đã hoạt động 4 năm, sẵn sàng chiến đấu, đã đi tuyến thủy trình đầu tiên, sau khi sửa chữa định kỳ. Tất cả những vấn đề về chuyến đi đã có lời giải. Trong thời gian chuẩn bị, người ta đã kiểm tra trạng thái sẵn sàng về kỹ thuật của tàu, thực hiện các công việc (tu sửa) trên ụ, bổ sung tất cả các loại cơ số dự trữ đến mức đầy đủ theo quy định và thêm nhiều hơn nữa, tiến hành bắn đạn thật các loại vũ khí tên lửa, pháo hạm và bom chìm...."

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Giêng, 2011, 12:13:56 am
(tiếp)
"...Vấn đề tổ chức đội ngũ sỹ quan và thủy thủ đoàn cho con tàu là vấn đề phức tạp nhất phải giải quyết. Vì nhiều lý do khác nhau, đội ngũ sỹ quan phải thay đến 50 phần trăm. Các chỉ huy bộ phận mới đã đến: Ban 1-Hoa tiêu (Makarovskii), ban 3-vũ khí ngư lôi-mìn (Svoboda), ban 5-cơ điện (Alekseev), trưởng ban kỹ thuật thông tin vô tuyến (Miroshnitsenko). Đội ngũ quân nhân thay đổi đến 90 phần trăm. Chỉ còn lại 6 người đã phục vụ được 2 năm, còn lại những người trẻ hơn, một số lấy thẳng vào sau khi họ vừa tốt nghiệp trong trường (đào tạo thủy thủ). Sự hợp đồng trong công việc cũng chưa đạt được, vì nhiều người lại ra đi chỉ mấy ngày trước khi chiến hạm xuất phát. Tuy vậy sự chưa đạt đó đã được chúng tôi khắc phục nhanh chóng, bởi lẽ trên biển nhiều việc khác sẽ không cho phép tồn tại vấn đề này.
Cuối tháng 5 năm 1984, chúng tôi rời cảng Petropavlovsk-Kamchatskii thẳng hướng tới Vladivostok. Trước khi ra biển thi hành nhiệm vụ chiến đấu, thủy thủ đoàn đã tập hợp đội ngũ bên đài kỷ niệm người anh hùng hạm đội Thái Bình Dương Piot Ilitshev, tại đây trong quang cảnh hùng vĩ, lá cờ truyền thống của hạm đội Hải quân Xô viết đã được kéo lên và tập thể quân nhân đã cất cao lời tuyên thệ nghiêm trang sẽ hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra cho chiến hạm. Thủ trưởng của chuyến đi là tư lệnh lữ đoàn tàu cảnh vệ lãnh hải 114, trung tá hải quân Krasnikov A.G. Ngày 3 tháng 6 năm 1984, khi tới căn cứ cơ bản của Hạm đội Thái Bình Dương, chúng tôi đã được các sỹ quan Bộ tham mưu hạm đội kiểm tra và sau đó cho phép chúng tôi bước vào chuyến đi xa tới cảng Cam Ranh để thi hành nhiệm vụ chiến đấu.
Tại Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương, chúng tôi đã nhận được mệnh lệnh tác chiến có chữ ký của Tham mưu trưởng hạm đội về việc điều động chiến hạm tới khu vực biển "Nam Trung Hoa" nhằm mục đích duy trì chế độ chiến đấu trong khu vực phụ trách của binh đoàn 17, tiến hành hoạt động trinh sát, phát hiện các tuyến giao thông biển, các thiết bị chiến trường, theo dõi các chiến hạm và máy bay của kẻ thù tiềm năng, giải quyết các vấn đề chiến thuật một cách độc lập cũng như khi đứng trong đội hình nhóm tác chiến chiến dịch .
Giữa tháng 6 chúng tôi rời Vladivostok, trong nhóm có: tàu tuần tiễu SKR đề án 1135, MPK-170, tàu chở dầu "Argun". Chuyến đi đã diễn ra trong những điều kiện tốt đẹp. Với mục đích tiết kiệm một phần tài nguyên hành trình của động cơ máy tàu biển, MPK-170 được kéo bởi tàu tuần tiễu. Tại biển Nhật Bản, các ngư dân Nhật Bản phát hiện ra chúng tôi, một lúc sau máy bay Nhật xuất hiện, và khi tới gần Nhật Bản, các khu trục hạm Nhật tiến ra và đi kèm chúng tôi suốt 4 ngày đêm liền cho tới khi chúng tôi đến gần Philippin. Các máy bay "Orion" của Hải quân Mỹ và cả máy bay B-52 cũng tiến hành bay trinh sát biên đội tàu chiến.
Chúng tôi tới Cam Ranh cuối tháng 6 năm 1984. Chúng tôi đậu ngoài vũng neo tàu. Ra tiếp chúng tôi là tư lệnh lữ đoàn tàu mặt nước 119, đại tá hải quân Sergeyev V.N., và hoa tiêu trưởng thiếu tá hải quân Aleksei Maksimov. Tôi biết rõ Maksimov vì chúng tôi có thời cùng nhau phục vụ trên MPK-122 (ông là trưởng ban hoa tiêu, còn tôi là trưởng ban vũ khí ngư lôi-mìn, trong một năm chúng tôi cùng tốt nghiệp khóa 6 sỹ quan cao cấp chuyên ngành tại Học viện Hải quân Leningrad).
Theo lệnh của tư lệnh lữ đoàn, chúng tôi neo tại bến tàu. Bên phía đối diện bến tàu, có 2 tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ đề án 1234 là MRK "Taifun" và MRK "Briz". Chỉ huy "Taifun" là thiếu tá hải quân Vladimir Filippov. Còn MRK "Briz"đến từ hạm đội Biển Đen và đã chuyển qua hạm đội Thái Bình Dương, hạm trưởng là thiếu tá hải quân Yavorin V.K.
Do đến thời gian đó vẫn chưa thành lập tiểu đoàn tàu cảnh vệ lãnh hải số 300 (tàu chúng tôi là tầu đầu tiên) và chưa có ban tham mưu tiểu đoàn (mãi về sau này mới có), MPK-170 của chúng tôi được biên chế linh động vào lữ đoàn tàu mặt nước số 119, và tất cả các báo cáo đều được tôi trình lên đại tá hải quân Sergeyev V.N. Các chỉ huy chiến hạm, theo quy định, thường họp báo cáo tình hình tại buồng chỉ huy trưởng lữ đoàn trên tàu công binh xưởng nổi PM-156. Đại tá Sergeyev là một thủy thủ thông minh và am hiểu công việc, thời gian đó ông đang học hàm thụ tại Học viện Hải quân Xô viết. Về các vấn đề thực tiễn nghề đi biển ông đã dạy chúng tôi rất nhiều, trong đó có vấn đề quan hệ xã hội với cư dân địa phương.
Tại Bộ chỉ huy binh đoàn đang là thời kỳ chuyển giao. Chuẩn đô đốc Anokhin R.A. đã đi nhận nhiệm vụ khác, phó đô đốc Kuzmin A.A. còn chưa tới. tạm thời đảm đương trách nhiệm chỉ huy binh đoàn là đại tá hải quân Deviataykin V.V. Đó là một con người lương thiện, một sỹ quan có đầu óc chiến lược chiến thuật tốt, một nhà thể thao. Trong buồng của ông có một cặp tạ. Nếu ai đến, ông bắt người đó nâng tạ. Nhưng chẳng ai giận. Ông đã nhiều lần ra khơi trên tàu chúng tôi. Năm 1984 ông cùng Bộ tham mưu binh đoàn kiểm tra sự sẵn sàng chiến đấu tàu chúng tôi trên biển. Chúng tôi đã hoàn thành các đề bài khác nhau: nạp đạn cho dàn  phóng bom phản lực RBU ( tức là РБУ-6000, реактивно-бомбовая установка-6000, trang bị trên các tàu hộ vệ săn ngầm lớp "Hải âu" đề án 1124 để phóng bom chìm diệt tàu ngầm) tổ hợp đầy đủ bom chiến đấu, phương án quy ước khi tấn công tàu ngầm, thực hành xạ kích pháo hạm...."

Ảnh: Một bức ảnh hiếm hoi của Tham mưu trưởng binh đoàn 17 Deviataykin V.V. sau này là cố vấn cho tư lệnh Hải quân Việt Nam. Hy sinh trong tai nạn An-12 năm 1989 tại sân bay Cam Ranh.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/268803a95241332667148c526a51226b.png)
Dàn phóng bom chìm RBU-6000 (http://ship.bsu.by/weapon.aspx?guid=1000013).
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/RBU_6000_3.jpg)
Cảnh phóng bom tập trận từ RBU-6000 trên một chiến hạm của Hải quân Nga.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/RBU_6000_1.jpg)
............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Giêng, 2011, 01:02:56 pm
(tiếp)
"...Trong ngày tiếp theo sau khi tới nơi, chiến hạm theo hiệu lệnh báo động, tiến ra khơi. Đâu đó gần vịnh Cam Ranh đã phát hiện thấy kính tiềm vọng của tàu ngầm. Chúng tôi có cuộc tiếp xúc ngắn ngủi với vật thể ngầm, tình hình thủy văn rất tồi đối với (hoạt động) dàn thủy âm định vị dưới sống tàu (подкильной гидроакустической станции- подкильной ГАС), việc theo dõi tàu ngầm chỉ bằng một tàu mặt nước là rất phức tạp. Tàu ngầm đó của ai, không biết: Mỹ, Trung quốc, hay của nước khác. Nhưng rõ ràng là chúng đã tới gần Cam Ranh, chúng theo dõi và giám sát chúng ta.
Thời gian này, chúng tôi bận bịu với những vấn đề huấn luyện chiến đấu, duy trì sự sẵn sàng về kỹ thuật cho chiến hạm, canh phòng lãnh hải, bến tàu, ra các quyết định về tổ chức v.v...Rất nhiều khó khăn nảy sinh trong việc đảm bảo an ninh cho khu vực căn cứ. Chúng tôi có nhiệm vụ làm một eo bằng đất giữa các bến cố định với các máy nâng thủy lực và cầu bến, nơi các tàu của tiểu đoàn tàu hậu cần neo đậu. Các thủy thủ chở đất đến, san đầm đệm cát. Chúng tôi lấy máy công trình và cần trục tại PMTO, nhổ các tấm kim loại rải đường băng sân bay cũ của Mỹ, chở chúng đến nơi và lắp đặt vào vị trí. Tôi nghĩ rằng công trình đó đến giờ vẫn còn sử dụng tốt
Nhiều công sức của thủy thủ đoàn đã đổ ra để làm sạch sân bến tàu khỏi những đám hắc ín loang lổ. Thực tế là hàng ngày, trừ lúc ra khơi, chúng tôi đều bận rộn với những công việc như vậy, khi mà trong khu vục mọi thứ còn chưa vào nề nếp.
Tiếp theo, chúng tôi tập trung làm các công tác chuẩn bị cho việc xây dựng với lực lượng của đội xây dựng công trình quân sự các điểm quan sát cảnh giới và thông tin liên lạc: phát quang cây cối trong khu vực.

Ảnh: Các quân nhân đội xây dựng công trình quân sự đang làm công việc phát quang khu vực.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/a6824f4c2436e8ea5dd3f9ed7d907865.png)
Với sự có mặt của MPK-4 mùa thu 1984, đến nơi sau chúng tôi khoảng chừng 3-4 tháng, chúng tôi bắt đầu các phiên tuần tiễu từ khu vực vịnh Cam Ranh đến khu vực đảo Chanh (khu vực có trường huấn luyện biệt kích người nhái của Mỹ trước đây). Việc thực hành phiên trực chiến tính theo tuần, đổi phiên vào ngày thứ sáu.

Những nhiệm vụ cơ bản của một cuộc tuần tra là: soi rọi các khu vực không phận, khu mặt nước, dưới mặt nước, tổ chức chống biệt kích người nhái và phương tiện lặn ngầm (ПДСС), tiếp đón và hộ tống các tàu ngầm từ Liên Xô tới cũng như từ căn cứ đi ra.
Trong các năm 1984-1985, các tàu của tiểu đoàn tàu cảnh vệ lãnh hải số 300 đã gánh vác được các nhiệm vụ cơ bản. MPK-170 đã nhiều lần đi đón các tàu ngầm từ ngoài khơi xa, trong đó có các tàu ngầm nguyên tử, và hộ tống chúng vào đến căn cứ an toàn. Đó là các tàu ngầm đề án 671RTM, 659, 641 và các tàu khác. Năm 1985 chúng tôi đã đón và hộ tống đến tận eo biển Malakka tàu "K-314" đề án 671RTM, và từ đó "tóm" được "B-213" đề án 641 rồi hộ tống nó vào vịnh Cam Ranh. Chiến hạm đã tham gia tất cả các đợt huấn luyện tiến hành theo kế hoạch của binh đoàn 17, đảm bảo việc chuẩn bị chiến đấu cho tàu ngầm, thực hành xạ kích pháo hạm, cũng như đảm bảo cho các cuộc tập bắn pháo của các tàu mặt nước lữ đoàn 119 (kéo bia mục tiêu).
Trong thời gian tuần tra khu vực đảo Chanh, đã quét soi không phận bằng ra đa của tàu, tuần tiễu dưới mặt nước bằng dàn định vị sonar dưới sống tàu. Đôi khi trong một ngày đêm chúng tôi phải kèm sát hơn 100 mục tiêu trên không. Những việc đó đã từng được đưa vào tạp chí chuyên ngành, cũng như ở đây, ngay lập tức phải báo cáo về Sở chỉ huy binh đoàn, bố trí trên tàu PM-156.
Suốt ngày đêm, để chống người nhái và phương tiện biệt kích lặn ngầm, trên boong đuôi tàu và sân mũi tàu, bố trí các thủy thủ trực với súng tự động AKM. Đạn giữ trong các bao đạn, niêm phong bằng dấu niêm trực chiến trên tàu. Khi đậu trong vũng tàu, để chống biệt kích lặn ngầm tấn công, thực hiện ném lựu đạn phòng ngừa không theo một quy luật cố định nào. Lựu đạn được sử dụng là RG-42 và RGD.
Một lần đã xảy ra một chuyện kỳ quặc. Khi đỗ tại bến tàu trong căn cứ, một thủy thủ tàu MPK-4 bắn từng loạt đạn ngẫu nhiên từ khẩu AKM của mình. Có 2 viên đạn trúng vào thành buồng chỉ huy của tôi. Thật may lúc đó lại chẳng có ai trong phòng. Chỉ mấy phút trước, tư lệnh binh đoàn gọi tôi và hoa tiêu trưởng lên gặp ông trên tàu PM-156.
Mùa xuân 1985, chúng tôi (MPK-4 và MPK-170) nhận lệnh của tư lệnh binh đoàn 17 chuẩn bị đưa tàu đến cảng thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và tham gia các hoạt động kỷ niệm 10 năm giải phóng Miền Nam Việt Nam. Chúng tôi đã chuẩn bị xong, thực tế đã trang hoàng đến mức lý tưởng cho bề ngoài của tàu, bổ sung dự trữ vật chất các loại. Lãnh đạo chuyến đi phải là Tham mưu trưởng Deviataykin V.V. (lúc này đã được phong chuẩn đô đốc). Nhưng vài ngày trước khi khởi hành, người ta đã hủy bỏ chuyến đi.
Tháng 9 năm 1985 đã kết thúc hạn phục vụ chiến đấu của tàu và MPK-170 chuẩn bị quay về căn cứ cơ bản của mình. Bộ chỉ huy binh đoàn 17 đã cho tàu điểm phục vụ "xuất sắc". Về Vladivostok, biên đội tàu chiến đi mất 14 ngày đêm ròng rã: MPK-170, tàu quét mìn căn cứ, tàu kéo biển "Almaz". Sau khi về tới cảng Vladivostok và đã đậu tại cầu tàu số 33, người ta đã kéo cờ chào đón chúng tôi "Chúc mừng chuyến trở về may mắn". Ngày hôm sau, các sỹ quan Bộ tham mưu hạm đội đã kiểm tra tàu và cho những đánh giá tốt đẹp. Theo lệnh của tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, thủy thủ đoàn được tặng thưởng đồng hồ có khắc tên, được trao các món quà quý, bằng chứng nhận và nhiều người được tuyên dương. Trong số các tặng thưởng-có bằng chứng nhận của tư lệnh lữ đoàn tàu cảnh vệ lãnh hải 114 Krashnikov A.G.

Ảnh: Bằng chứng nhận danh dự của phó đô đốc Kuzmin tư lệnh binh đoàn 17 tặng hạm trưởng MPK-170.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/207b45f64a4fe930563004beed676111.png)

Một ngày sau khi tàu trở về với tiểu đoàn ruột thịt của mình tại Kamchatka, Ủy viên Hội đồng Quân sự, chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hải quân Xô viết-đô đốc Medvedev P.N. đã đến thăm tàu. Sau khi nghe hạm trưởng báo cáo và trò chuyện cùng các quân nhân thành viên trên tàu, đô đốc Medvedev P.N. đã trao phù hiệu "Vì chuyến đi xa"-phần thưởng mà các thủy thủ thường coi là cao nhất. Do thành tích trong chuyến đi phục vụ chiến đấu 17 tháng, nhiều thành viên thủy thủ đoàn được trao các tặng thưởng của chính phủ. Trong số đó có: thiếu tá hải quân Nikolaenko S.K.-hạm trưởng MPK-170, chuẩn úy hải quân bậc trưởng Mastaliar A.-đội trưởng đội thủy âm, thượng sỹ hải quân Selivanov G.- chỉ huy nhóm thợ vận hành động cơ và những người khác nữa...."


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Giêng, 2011, 12:51:59 am
(tiếp)
"...
Sinh hoạt và làm việc thường ngày, bảo đảm hậu cần cho chiến hạm.
Khi trú đóng tại cảng Cam Ranh, chúng tôi phải chịu đựng những khó khăn rõ rệt trong vấn đề sống và làm việc hàng ngày. Suốt ngày trời nóng nực, trong khi đó giờ báo thức cho toàn bộ thành viên là 5 giờ sáng với một thời gian biểu các công việc phải hoàn thành trong ngày sau đó rất căng thẳng và nặng nề. Bữa ăn trưa từ 12h-15h-cũng là thời gian nghỉ ngơi. Nhưng nghỉ làm sao được, bởi vì tàu của chúng tôi, làm từ kim loại, suốt cả ngày đã bị hun nóng. Máy điều hòa nhiệt độ thì làm việc rất yếu. Thực tế thì đó là giờ tổ chức tắm cho độ ngũ thành viên theo yêu cầu. Lãnh đạo những cuộc đi tắm như vậy, người ta thường giao cho một người trong số các sỹ quan.
Sau 15 giờ tiếp tục các công việc trên tàu và các hoạt động khác. Trời tối khá sớm. Sau khi ăn tối là các hoạt động công tác đảng-công tác chính trị, các cuộc họp đảng và đoàn thanh niên Komsomol, các buổi nói chuyện và xem phim. Xem hết các phim mang theo, bắt đầu đến việc trao đổi phim với các tàu khác cùng trú đóng trong vịnh Cam Ranh hoặc với các tàu ghé vào căn cứ. Có lần các nhân viên chiếu phim của chúng tôi lên boong và vô ý đánh rơi một hộp đựng phim mượn của tàu khác. Chúng tôi đang đậu ở bến tàu. Người thợ lặn trên tàu được thả xuống. Anh ta mò được hộp phim lên cùng với hai khẩu súng M-16 của Mỹ. Nhưng chúng tôi phải bỏ chúng đi.
Lúc bấy giờ vô tuyến truyền hình chưa có, thư từ đến thất thường, chỉ có khi tiện dịp nào đó. Mà các thủy thủ thì nóng lòng chờ thư. Chúng tôi nhận báo, tạp chí, thư và cả hàng bưu phẩm. Trong bưu phẩm không chỉ có bánh kẹo mà còn cả thuốc lá, Bởi lẽ các sỹ quan không được quy định phải có khẩu phần thuốc lá. Chỉ có các thủy thủ nhận được thuốc lá nhưng chất lượng thấp. Thuốc lá của họ màu xám thường có mùi mốc. Nhưng dù sao vẫn phải hút. Thuốc lá đó hiệu "Người đi săn", song các thủy thủ vẫn gọi nó là "Đầm lầy" hoặc "Người cầm súng".
Về đồ ăn thì không có vấn đề gì. Thực phẩm được chở đến thường xuyên. Tàu chứa "Argun" đi đến Singapore mua và chở về thực phẩm và rau quả tươi. Chúng tôi nhìn vào nhãn hiệu hàng hóa mà sửng sốt: khoai tây Trung quốc, cam Israel, sữa Mỹ và Anh và v.v...Khi đó chúng tôi rất ngạc nhiên với thời hạn sử dụng sữa của Mỹ-những 1 năm. Chúng tôi chẳng ngờ tới điều đó. Thỉnh thoảng người Việt Nam cũng chở hàng đến cho chúng tôi, nhưng như lệ thường, đó là: chuối, dừa, đôi khi có cà chua, nhưng rất hãn hữu. Trong những dịp lễ, chúng tôi thu xếp những bữa ăn tại nhà. Chúng tôi tự mình làm mứt, đồ uống từ những sản phẩm hiện có.
Chúng tôi tự nướng lấy bánh mì trực tiếp trong buồng bếp của tàu. Trên tàu có lò nướng và các đồ cần thiết để nướng bánh. Ngoài các đầu bếp, chúng tôi phân công hai thủy thủ làm thợ nướng bánh mì không chuyên. Bánh mì còn thừa được sấy và chuyển thành bich cốt và làm nước kvas.
Thành thực mà nói, thời tiết nóng nực ảnh hưởng không tốt dến khẩu vị. Chúng tôi chuẩn bị đồ ăn uống theo khẩu phần, nhưng dùng rất ít, nhất là bữa trưa. Rồi đến lúc phải bỏ nhiều thứ ra thùng rác, mà không hiểu sao lại cấm không được cho dân địa phương. Và thế là mỗi khi tàu rời bến, dân nghèo địa phương lại tụ quanh thùng chứa đồ bỏ.
Vấn đề đồ uống theo tôi nhớ thực ra thì cũng không có. Chất lượng nước không phải là tốt nhất. Người ta bơm nó từ hồ lên. Tất nhiên nước đã qua xử lý clo hóa. Về nguyên tắc, tôi cấm các thành viên uống nước chưa đun sôi. Nước uống được đun sôi suốt cả ngày trong buồng bếp trên tàu. Không có trường hợp tiêu chảy nào xảy ra. Thỉnh thoảng chúng tôi được nhận nước từ tàu chứa.
Khi đi tuần tiễu, nước cấp chuyển sang chế độ tiết kiệm. Về cơ bản nước chỉ được dùng để chế biến đồ ăn và một ít để rửa. Việc dự trù nước tính cho 7-10 ngày đêm sử dụng. Trong khi đó nhiều khi chuyến tuần tra kéo đến 14 ngày đêm liền.
Dự trữ phương tiện vệ sinh chúng tôi mang đi từ Liên bang được tính trong 10 tháng liền. Do tàu thi hành nhiệm vụ chiến đấu từ tháng 5 năm 1984 đến tháng 10 năm 1985 (gần 17 tháng), vấn đề phụ kiện cho vệ sinh trở nên gay gắt. Xà phòng chúng tôi nhận được từ PMTO, nhưng kem đánh răng thì không. Các thành viên trên tàu không nhận được tiền, mà bách hóa thì không có. Thế là phải xin từ những người ghé qua Cam Ranh. Kể cả phụ kiện bàn cạo râu
Đảm bảo y tế
Trong thời kỳ tàu chiến chúng ta có mặt ở đây, việc đảm bảo y tế được thực hiện bởi các nhà chuyên môn của binh đoàn 17, lữ đoàn 119 và các y sỹ trên tàu. Tại PMTO có một bệnh viện cố định theo kiểu đa khoa. Một thời gian rồi ở tiểu đoàn 300 của chúng tôi cũng có bác sỹ của mình.
Bệnh viện đang trong giai đoạn xây dựng, bác sỹ quân y chưa có.
Trên tàu chúng tôi khi đang huấn luyện, có một thủy thủ bỗng lên cơn đau ruột thừa. Tôi báo cáo qua radio với người chỉ huy huấn luyện về trường hợp trên và được lệnh mở hết tốc lực quay về căn cứ Cam Ranh nhanh nhất. Ở cầu tàu đã có một chiếc xe cấp cứu với các thầy thuốc. Ca mổ đã diễn ra thành công và chẳng bao lâu người thủy thủ kia đã quay về tàu, khỏe mạnh và hoạt bát.
Trước khi ra khơi tại cảng Cam Ranh, đội ngũ thành viên đều bắt buộc phải được tiêm ngừa sốt rét và bệnh tả. Sau khi tiêm chủng, phần lớn thủy thủ đoàn không có khả năng thực hiện công việc của mình vì đều lên cơn sốt cao.
Tình hình kỷ luật quân sự
Tôi không biết về chế độ đảm bảo hậu cần cho các quân nhân Việt Nam thời kỳ đó, nhưng nghe từ một số nguồn rằng họ không được đảm bảo hậu cần trong những ngày ra khơi. Săn được gì trên bờ, đánh bắt được gì trên biển, hái được gì trên cây, họ chế đồ ăn từ đó. Thế nhưng họ lại đảm bảo được rượu uống. Một cách tự nhiên, họ đề nghị trao đổi hàng. Và chẳng phải bí mật gì, dù cho lệnh cấm nghiêm khắc và công  việc giải thích thường xuyên, trong đêm tối những cuộc trao đổi vẫn diễn ra. Người Việt Nam mang đến những hàng rẻ tiền các loại: mỹ phẩm, mành trúc, các chuỗi hạt, các đồ thủ công các kiểu, đồ uống,-và đổi lấy tất cả các sản phẩm, giày dép, quần áo. Nhiều người còn đề nghị đổi vỏ ốc và san hô.
Về cơ bản những người thực hiện đổi chác đó là các thủy thủ, trực đêm tại các nhà trực ban, vọng gác trên lối vào bến cảng, nơi có các tàu chiến neo đậu. Một phần lớn những đồ này bị ban chỉ huy các chiến hạm tịch thu và tiêu hủy. Công tác giải thích và giáo dục của các ban chỉ huy chiến hạm, chi bộ và chi đoàn thanh niên Komsomol đã cho kết quả tích cực....."

Bến tàu quân cảng Cam Ranh, những năm 89-92.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Pirs_89_92.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Hai, 2011, 06:16:49 am
(tiếp)
"...Quan hệ với ban chỉ huy quân sự và cư dân địa phương
Ngày 9 tháng 5 năm 1985, đối với nhân dân Việt Nam đánh dấu một mốc trọng đại - 10 năm ngày giải phóng Miền Nam Việt Nam. Nhân dịp này, Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân và lãnh đạo tỉnh đã mời các sỹ quan binh đoàn 17 (Bộ chỉ huy binh đoàn, các sỹ quan Bộ tham mưu binh đoàn và các chỉ huy chiến hạm) đến dự cuộc gặp mặt chính thức. Tôi cũng nhận được giấy mời. Văn bản mời bằng tiếng Việt nhưng tên họ người được mời bằng tiếng Nga.
Sáng sớm, đoàn xe của chúng tôi đã bắt đầu đi tới nơi diễn ra các hoạt động-thành phố Nha Trang. Đến nơi, chúng tôi được mời món trà xanh truyền thống của Việt Nam. Chín giờ chúng tôi được mời lên lễ đài. Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy trên đó có cả đại diện các nhà hoạt động Phật giáo. Hồi đó ở nước chúng ta chưa có việc như vậy.
Bắt đầu, như người ta vẫn nói, cuộc diễu binh: những người Việt Nam diễu qua lễ đài, vũ trang bằng kiếm gỗ, khiên gỗ, các bản sao vũ khí bằng gỗ và v.v...Tất cả đều diễn ra theo phong cách dân tộc, rất đẹp, có thể nói rất duyên dáng. Khán giả và chúng tôi đều vui mừng chào đón những người tham gia cuộc diễu hành. Sau nghi lễ chính thức, chúng tôi được mời ăn trưa. Người ta xếp bàn theo hình chữ "П", ở giữa là các lãnh đạo Việt Nam và Xô viết, các phiên dịch. Ngồi cạnh các sỹ quan Xô viết là các sỹ quan Việt Nam biết tiếng Nga tốt. Sau lưng mỗi vị khách là một chiêu đãi viên nữ. Đồ ăn rất phong phú, những suất ăn thì không lớn. Sau mỗi lần nâng cốc, các đĩa ăn nhanh chóng được thay đổi. Đồ uống là các loại rượu mầu Việt Nam và vodka làm từ gạo. Sự giao tiếp rất thoải mái, không bắt buộc theo một chủ đề nào hết, mọi vấn đề có thể bàn luận đều được đưa ra: chính trị, sinh hoạt thường ngày và dĩ nhiên là chuyện về hạm đội. Sau khi kết thúc buổi tiếp, mỗi chúng tôi được tặng một món quà trong bao gói rất đẹp. Có gì bên trong thì chỉ có thể về buồng rồi giở ra mới biết. Thường thì là cà phê, bánh kẹo những thứ có thể mang lên ca bin. Lại có những thứ tôi không hiểu, có mùi khó chịu. Tôi quẳng nó qua cửa mạn xuống biển. Thế nhưng hôm sau, người ta giải thích cho tôi rằng đó là những xấp mực khô đã ép và phơi nhiều nắng, một đặc sản của địa phương.
Các sỹ quan Việt Nam giải thích cho tôi rằng, đồ ăn chủ yếu của họ-gạo và nước mắm. Trong thời gian học tập ở Liên Xô, họ đã từng thử làm nước mắm, nhưng không thành vì thiếu các phụ liệu địa phương. Người ta làm mắm thế nào, tôi đã được chứng kiến trên đốc nổi. Một lần chúng tôi có việc phải đi tàu cao tốc lên đốc nổi tại vịnh đảo Bình Ba. Cạnh những con tàu chúng tôi là một tàu cao tốc của Việt Nam đang trên ụ sửa chữa. Tôi ngửi thấy một mùi rất khó chịu. Trả lời câu hỏi "cái gì đấy ?", tôi được trả lời rằng "người Việt Nam đang nấu cơm tối và làm nước mắm". Tôi quyết định không trở về tàu. Người ta nâng tàu và đưa lên đốc.
Trên con tàu nhỏ của người Việt Nam có 3-4 thùng bằng đồng, trong đó có gì đó cựa quậy, sủi bọt. Sau mỗi lần quăng lưới, tất cả những sản vật của biển bắt được (cá, tôm, cua, ghẹ các lọai động vật giáp xác khác nhau) đều được lèn sâu vào một lu đồng lớn, đổ đầy nước và phơi ra dưới ánh mặt trời nhiệt đới nóng bỏng. Sau một thời gian nhất định, theo kiến thức họ nắm giữ, khi phần chính của nước mắm đã tạo thành, người ta mới thêm các phụ liệu và gia vị đặc biệt. Chính người Việt Nam nói rằng, chén cơm của họ ngon hơn nhiều khi có thứ mùi "kinh khủng" đó. Phải đồng ý với ý kiến này thôi. Ở đất nước chúng ta cũng có những người yêu thích cá "có mùi". nhưng dù sao món chượp "có mùi" của vùng hồ Bai Kan cũng khác nhiều so với ở đây, cũng giống như nước hoa Pháp so với cồn biến tính vậy.
Lại nói về mùi vị và phong tục địa phương. Một lần vào sáng tháng năm, khá lâu truớc giờ báo thức, tôi tỉnh dậy vì gần bên vang lên những tiếng rống, tiếng eng éc của heo con. Tiếng động ấy vang lên rất, rất lâu. Tôi hỏ trực ban trên tàu là có việc gì xảy ra vậy. Hóa ra, tối hôm trước có một chiếc tàu Việt Nam bỏ neo tại phía cầu tàu đối diện. Ở phía đằng lái, họ đang giữ những con heo, như một thứ thực phẩm sống (vì không có buồng lạnh, thứ mà nhiều khi cũng rất cần cho thủy thủ đoàn). Và đến dịp-ngày lễ quốc gia của Việt Nam, họ quyết định "tự thưởng" một chút "chất tươi". Nếu như chúng ta làm điều đó (mổ heo), phần  mỡ phải trắng (tinh khiết), tuy nhiên ở đây thì trái lại mỡ phải có máu. Để làm điều đó, họ dùng tay bóp và hành hạ rất lâu con vật để cho máu dồn sang phần mỡ. Sau khi bóp như vậy, theo ý họ, con vật đã sẵn sàng lên giá thành món "quay". Có lẽ món ăn nhận được sẽ rất ngon, xứng đáng với sự quan tâm của chúng ta. Nhưng những tiếng heo rống" eng éc"  đến giờ tôi vẫn không thể nào quên. Ghê và sợ. Nhưng đó là truyền thống lâu đời trải qua nhiều thế kỷ của Việt Nam. Cần tính đến nó và kính trọng truyền thống của nước chủ nhà, nước Việt Nam cổ kính."

Ảnh: Nha Trang 1990. Những người khách "transit" qua Cam Ranh trên đường vào Ấn Độ Dương, hàng thứ 2 từ phải sang: Chuẩn đô đốc Samson V.I. phó tư lệnh binh đoàn chiến dịch-chiến thuật số 10 Hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn đô đốc Belousov A.A. hiệu trưởng Trường cao đẳng Hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương mang tên S.O.Makarov.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/7be2b73017405d39b98c139f6f7c0fce.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Hai, 2011, 12:53:19 am
Trích lịch sử hoạt động tàu ngầm "K-184" đề án 675, sư đoàn tầu ngầm 26 Hạm đội Thái Bình Dương
(gián tiếp tham gia chiến tranh Việt Nam năm 1972)
Ảnh: hạm trưởng "K-184" năm 1972-A.S.Berzin.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/photo-1.jpg)
Ảnh: tàu ngầm đề án 675 với các ống phóng tên lửa có cánh (hành trình) ở tư thế sẵn sàng.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/t343.jpg)
3.10.1961: Được ghi  vào danh sách các tàu chiến (đã và sẽ có theo kế hoạch) của Hải quân Xô viết;
2.2.1963: đặt ky tại nhà máy đóng tàu mang tên Đoàn Thanh niên cộng sản Lê nin tại thành phố Komsomolsk trên sông Amur như một tàu ngầm tuần dương cỡ vừa;
25.8.1963: Hạ thủy (xuất xưởng);
29.8-26.12.1963: Hoàn thành chương trình thử nghiệm trên neo tại nhà máy;
27-29.12.1963: Ra khơi trong chương trình hiệu chuẩn của nhà máy chế tạo;
30.12.1963-31.3.1964: Hoàn thành chương trình thử nghiệm hành trình theo chuẩn quốc gia;
31.3.1964: Ký biên bản giao nhận, biên chế vào đội ngũ tàu ngầm Hải quân Xô viết;
4.11.1964: Gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương tại sư đoàn tàu ngầm 26 có căn cứ tại vịnh Pavlovskii;
1964-1967: Thực hành nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu trong chuyến đi dài 138 ngày đêm;
4.1967-11.1969: Trung tu máy với việc thay thế các lò hơi tại Nhà máy đóng tàu số 30 (vịnh Tchazma, Dunai);
24.5-5.11.1971: Thực hiện chuyến hành trình độc lập tại biển Okhot trong một chiến dịch trinh sát.Ngày 29.9, vào lúc 12h30, tại độ sâu 80m đã xảy ra sự rò khí phóng xạ trong khu vực có chắn cách ly buồng máy phía mũi tàu của khoang số 6 chứa lò phản ứng. Khí và khí dung phóng xạ bốc ra ngày càng nhiều trong khu vực có cách ly của buồng máy phía mũi tàu, trên tầng 2 và 3 khoang 6 chỉ số mật độ phóng xạ tập trung cho phép tới hạn (PDK-predelnodopuschimykh konsentratsia) đã tới 20. Ngay lập tức còi và tín hiệu báo động "Phóng xạ nguy hiểm" phát ra và các khoang số 5,6,7 được tuyên bố là khu vực áp dụng chế độ giới nghiêm đặc biệt. Sau 10 phút, tàu ngầm nổi lên và khoang 6 được thông gió. Cũng ngay tức khắc máy bay săn ngầm "Oriol" của Hải quân Mỹ xuất hiện và bay lượn quanh tàu ở độ cao 100m. Tàu ngầm lại lặn xuống tạm thời. Lúc này tình hình hơi và khí dung có phóng xạ lại trở nên càng phức tạp hơn: tại khoang 6 tầng 3 chỉ số PDK đã đến 300, tại khu vực buồng máy mũi tàu-5000 PDK, trên tầng 2-1700 PDK, trong các khoang 5 và 7-đến 40 PDK. Việc giữ các thành viên tiếp tục ở lại các khoang 5,6,7 là không thể. Bởi vậy đã di chuyển họ sang các khoang kế bên và ban chỉ huy tàu phải đánh điện vào bờ báo cáo tình hình phức tạp đang diễn ra. Các khoang 5,6,7 được thông gió vào không trung. Vào quãng 24 giờ ngày 29.9 tình hình rò phóng xạ đã giảm tới mức bình thường tại khoang 5 và 7, còn tại khoang 6 là 1-2 PDK. Tại các khoang khác trong suốt thời gian trên chỉ số PDK là từ 5-10. Trong các khoang 5,6,7 mức độ nhiễm phóng xạ đạt tới 100 phân rã trong một phút, bắt đầu quá trình khử phóng xạ trong các khoang. Đến 12h ngày 30.9 tình hình phóng xạ trên tàu ngầm đã ổn định: khắp nơi hơi và khí dung phóng xạ đã trở về mức giới hạn bình thường. Trên bờ đã được báo cáo và đã ra lệnh cấm tàu trở về căn cứ trong trạng thái lặn ngầm. Một giờ sau có lệnh cho phép trở về. Sau sự cố trên, một phần thủy thủ đoàn mắc chứng đau đầu, tức ngực, chứng buồn nôn ám ảnh họ cả tháng sau đó;
4-5.1972: Trực chiến trong vịnh Pavlovskii;
10.5-19.6.1972:  Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu độc lập tại biển "nam Trung Hoa" và biển Philippin. Khởi đầu chuyến đi bị tàu ngầm Mỹ "Guardfish" phát hiện và bám theo canh chừng một thời gian dài;
1973: Tiến hành nạp lại khu vực nhiên liệu phóng xạ của lò phản ứng;
10.1975-12.1978: Hiện đại hóa và trang bị lại vũ khí theo đề án 675MK tại nhà máy "Ngôi Sao" (Bolshoi Kamen). Hiện đại hóa về những vấn đề khác từ 22.10.1976 đến 21.6.1978;
25.7.1977: Chuyển loại sang tàu ngầm mang vũ khí đạn đạo;
15.1.1978: Chuyển loại về tàu ngầm mang tên lửa hành trình;
24.1.1979: Chuyển thành tàu ngầm đề án 675MK;
1979: Chuyển sang biên chế sư đoàn tàu ngầm số 10, phân hạm đội tàu ngầm số 2, hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, đóng căn cứ tại vịnh Krashennikov;
1980: Thực hiện chuyến đi độc lập làm nhiệm vụ chiến đấu dài 239 ngày đêm (chỉ huy-chỉ huy thủy thủ đoàn số 273 trung tá hải quân Moskalenko T.L., chỉ huy boong-phó chỉ huy trưởng đại tá hải quân Kozlov V.T.), bổ sung dự trữ hậu cần tại các điểm cung ứng hậu cần di động.  
20.3.1981: Trong khu vực huấn luyện chiến đấu, sau khi đã thực hiện xong một cú lặn sâu, khi đang trong tư thế nổi trên mặt nước, va chạm với tàu "K-43" đề án 670 "Skat", phần sống mũi tàu đập vào mạn phải theo quán tính. Kết quả cú va chạm làm hư hỏng lớp bọc khối vỏ tàu nhẹ, mái che phía trên thùng chứa ống phóng ngư lôi không mở được và một thùng chứa ngư lôi không kín hơi. Chỉ huy tàu-chỉ huy thủy thủ đoàn số 273 trung tá Moskalenko T.L. sau khi nổi lên, quyết định tới sát "K-43" để thao diễn bằng mắt thường, tất cả những gì có thể vi phạm-đã vi phạm rồi. Theo kết quả điều tra, ông đã bị cách chức;
3.1981: Một tuần nằm sửa chữa hư hỏng;
1982: Thực hiện chuyến đi tác chiến độc lập dài 109 ngày đêm, bổ sung dự trữ tại các điểm hậu cần cơ động;
1983-1986: Thực hiện hai chuyến đi tác chiến dài 60 và 111 ngày đêm, bổ sung dự trữ tại các điểm hậu cần cơ động;
26.3(4?).1984: Do một thao tác không hợp lệ bên cạnh tường ngăn trong nhà máy, đã làm hư mòn tấm chắn bảo vệ lò phản ứng và hệ thống bánh răng truyền lực chính bên mạn phải (ГТЗА ПБ - главный турбозубчатый агрегат) và trong vòng 4-5 phút thiếu dầu máy cấp lên turbin động cơ đang quay theo đà;
7.7.1985: Trong khi kiểm tra ổ trục đằng mũi tàu của hệ thống truyền lực chính ГТЗА, phát hiện ra sự nóng chảy lớp hợp kim chống mài mòn (babbit) gối đỡ phía dưới;
3.1986: Trong khi đang thi hành nhiệm vụ chiến đấu xảy ra hư hại do quá trình hóa muối (ăn mòn) chu tuyến II cả hai mạn tàu, tàu ngầm phải quay về trước hạn tới điểm hậu cần cơ động để sửa chữa mất 15 ngày đêm;
1988: Theo dự trữ năng lượng còn lại (hạt nhân), tàu chỉ được phép hoạt động trong khu vực huấn luyện chiến đấu;
13.4.1989: Bước vào sửa chữa lớn tại nhà máy đóng tàu số 30 (vịnh Tsazma, thị trấn Đunai). Tháo dỡ khối lò phản ứng;
19.4.1990: Loại khỏi biên chế chiến đấu của hạm đội theo lệnh của Bộ truởng QP LX; Về neo đậu tại bến trong vịnh Pavlovskii (thành phố Fokino);
28.9.1992: Chuyển về vịnh Tshazma để bảo quản lâu dài trong tình trạng nổi.
Tổng hoạt động của "K-184" kể từ khi đóng xong đưa vào sử dụng là 193.156 hải lý với 24.550 giờ hành trình.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Hai, 2011, 11:43:53 pm
(tiếp)
Ngày 1 tháng 5 năm 1972, các đơn vị quân đội Bắc Việt Nam đánh chiếm thành phố Quảng Trị. Để cắt đứt nguồn tiếp tế đường biển cho quân đội và các ngành công nghiệp của VNDCCH, ngày 8 tháng 5 năm 1972, tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh phong tỏa và rải thủy lôi các cảng Bắc Việt Nam. Bắt đầu sự rải mìn phong tỏa (của quân đội Mỹ) tất cả các cảng của miền Bắc Việt Nam.
Lực lượng hải quân Xô viết không tham chiến trực tiếp chống quân đội Mỹ đánh phá Miền Bắc Việt Nam. Thay vào đó các tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu trinh sát hạm đội Thái Bình Dương tiến hành giám sát hoạt động của hạm đội 7 Mỹ và chuyển tin tình báo cho phía Việt Nam. Các tàu quét mìn độc lập thực hiện quét mìn mở đường cho tàu vận tải, tàu chứa của Liên Xô cập cảng Hải Phòng. Một đội thợ lặn Xô viết đã tham gia phá hủy những trái thủy lôi còn sót lại phong tỏa cảng Hải Phòng. Chuẩn úy Palamarchuk trong thành phần đội thợ lặn (Hạm đội Biển Đen) đã được tặng thưởng huân chương Cờ Đỏ.
Vì sự nghiệp đảm bảo những hàng hóa cần thiết cho Việt Nam và thể hiện được lòng dũng cảm trong công việc, thủy thủ trưởng tàu "Babushkin" Công ty vận tải Biển Đen K.A.Gontar, thuyền trưởng tàu vận tải "Aleksandr Seraphimovitch" Công ty vận tải biển Viễn Đông A.V.Zinoviev, thợ máy trưởng tàu "Stepan Vostresov" Công ty vận tải biển Primorskie S.G.Pirogov, được tặng danh hiệu AHLĐ XHCN. Các tàu vận tải "Balasikha", "Yzma", "Ambartchik" được tặng huân chương Hữu nghị giữa các dân tộc. Tên tuổi những người anh hùng hy sinh trong khi thi hành nghĩa vụ quôc tế được đặt cho các tàu của Công ty vận tải Viễn Đông "Thợ máy Rybachuk", "Thủy thủ trưởng Zotov", và Công ty vận tải Biển Đen "Valentin Khutorskii".
Tổng số hàng kỹ thuật quân sự và hàng hóa phục vụ mục đích quân sự khác đã chuyển cho Việt Nam là gần 2,4 triệu tấn. Trong đó từ LB Xô viết là 510 ngàn tấn, từ CHND Trung Hoa-gần 1,6 triệu tấn, từ các nước XHCN khác (Tiệp Khắc, Ba Lan, Hunggary, Rumani, CHDC Đức, Bungary, CHDCND Triều Tiên, Cuba) là  hơn 254 ngàn tấn.
Trong số các vũ khí trang thiết bị quân sự từ các nước trong phe XHCN chuyển giao cho Việt Nam trong những năm chiến tranh, gồm có gần 440 ngàn vũ khí dã chiến, 5,6 ngàn vũ khí chống tăng, 2,5 nghìn cỗ pháo của Liên bang Xô viết. Liên Xô cũng cung cấp cho Việt Nam 316 máy bay chiến đấu, 23 tổ hợp tên lửa phòng không S-75M và hai trung đoàn tên lửa S-125, 687 xe tăng, hơn 70 tàu chiến và tàu vận tải và một số lượng lớn các trang thiết bị quân sự khác.
Để đáp lại sự phong tỏa và rải thủy lôi các cảng Bắc Việt Nam, theo quyết định của Chính phủ Liên Xô, Bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương đã phái các tàu ngầm ("K-7", "K-45", "K-57", "K-184", "K-189") tới biển "Nam Trung Hoa". Về những điều đã xảy ra trong tháng 5-6 năm 1972, chúng ta có thể biết qua hồi ức của hạm trưởng tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí hành trình "K-184" đại tá Berzin Alfred Semenovitch (sau này là sư đoàn trưởng sư đoàn tàu ngầm chống tàu sân bay số 10, trưởng khoa chiến thuật Hệ đào tạo sỹ quan chuyên ngành cao cấp Hải quân Xô viết, Học viện Hải quân Leningrad, chuẩn đô đốc):
"...Ngày 10 tháng 5, sau các hoạt động kỷ niệm trọng thể (ngày chiến thắng phát xit Đức), tôi bước vào phiên trực chiến và nhận được tin trinh sát tình báo như sau:  
"Khu vực bán đảo Đông Dương. Tiến hành các hoạt động chiến tranh chống lực lượng yêu nước Đông Dương hiện có các tàu sân bay xung kích "Coral Sea", "Kitty Hawk", "Saratoga", tại khu vực 170 dặm phía nam Sài Gòn là tàu "Constellation" trong sự hỗ trợ đảm bảo của 38 tàu chiến các loại khác. Trong một ngày đêm, từ các tàu sân bay đã thực hiện 353 phi vụ, trong đó có 256 phi vụ tấn công."
Trong nửa sau ngày hôm đó, Hạm đội Thái Bình Dương chuyển lệnh sẵn sàng chiến đấu cao, còn chiếc tàu ngầm của chúng tôi thì được lệnh báo động. Theo điều lệnh quy định, thủy thủ đoàn sắp xếp và sẵn sàng chờ lệnh. Đã có lệnh tất cả ở nguyên trên tàu. Nguồn năng lượng chính (ГЭУ-Главную энергетическую установку)) còn chưa cho hoạt động. Buổi chiều tối, tư lệnh sư đoàn, chuẩn đô đốc Verenikin I.I. gọi tôi lên và ra lệnh cho hoạt động cả hai nguồn năng lượng hai mạn tàu (nói đơn giản là khởi động lò phản ứng), và ông nói ngắn gọn: "Hãy tới biển "Nam Trung Hoa" để giúp đỡ người anh em Việt Nam". Ngoài ra từ ông tôi biết được, các tàu ngầm "K-45" (hạm trưởng đại tá hải quân Yu.N.Ganz) và "K-57" (hạm trưởng đại tá hải quân Shipovnikov Yu.Ph.) cũng đến đó sau chúng tôi
Ngày 10 tháng 5, trên tàu chúng tôi, cả hai mạn đều chuyển sang chế độ tuabin phát. Lệnh chiến đấu bằng điện tín đã tới, lệnh đó cùng với hành trình trên hải đồ đã được Tham mưu trưởng sư đoàn đại tá hải quân Abramov M.B. trao cho hạm truởng. Sau những chỉ thị cuối cùng của tư lệnh sư đoàn, tàu "K-184" rời bến bắt đầu di chuyển theo hải trình.
Theo một trình tự khẩn trương, các tàu ngầm của sư đoàn tàu ngầm số 26 hạm đội Thái Bình Dương chuẩn bị ra khơi thi hành nhiệm vụ chiến đấu. Lộ trình của tất cả đều hướng tới biển "Nam Trung Hoa", khu vực tuần tiễu các thủy lộ vào Việt Nam....

(A.S.Berzin. Guardfish theo dõi K-184. Chuyến đi của K-184 tại biển "Nam Trung Hoa". Nhà xuất bản "Nghệ thuật chiến tranh". 2006).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/675_28.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Hai, 2011, 11:43:21 pm
(tiếp)
Hạm trưởng thứ 3 (11.1970-12.1972) của USS Guardfish SSN-612, Trung tá hải quân D.C. Minton III, đối thủ của A.S.Berzin trên K-184 trong giai đoạn 5-6.1972 tại biển Đông.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/DCMintonIII.jpg)
"....Trong số vũ khí trên tàu K-184 có: 8 tên lửa hành trình "P-6" để bắn các mục tiêu trên biển, hai trong các tên lửa đó có đầu đạn hạt nhân, các ngư lôi dùng để bắn các mục tiêu mặt nước cũng như các mục tiêu dưới mặt nước, hai trong số ngư lôi đó cũng mang đầu đạn hạt nhân....
Alfred Semenovitch Berzin đã vắt kiệt những khả năng có thể có của chiến hạm của ông. Chiến đấu với những hỏng hóc kỹ thuật, sự nguy hiểm thường trực do va chạm phải các mục tiêu trên mặt nước khi nổi lên dưới kính tiềm vọng do độ nghe rõ qua đài thủy âm quá mờ, chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, đã sẵn sàng dùng vũ khí theo mệnh lệnh. Trong lúc di chuyển không theo tiêu chuẩn, trong điều kiện thủy văn kém, thời tiết phức tạp, hạm trưởng đã bắt gặp tàu ngầm Mỹ đang đến gần chúng tôi, ông đã phát hiện ra nó, và trong những điều kiện khó khăn nhất đã có thể thoát khỏi sự đeo bám của nó một cách thành công mà không hề có ưu thế nào về kỹ thuật....".

(A.V.Konev. Tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương "K-45". Con người và số phận. Ký sự tài liệu, trang 245, 267. Nhà xuất bản Trường đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Viễn Đông. Vladivostok 2008.)
Trên đường từ vịnh Strelok tới biển "Nam Trung Hoa", tàu ngầm "Guardfish" của Mỹ đã theo sát "K-184", tàu ngầm của Mỹ hoàn thiện hơn, có các tính năng kỹ chiến thuật tốt nhất để có thể phát hiện và theo dõi các tàu ngầm Xô viết. Chỉ huy tàu ngầm Mỹ là đại tá hạm trưởng D.Minton đã xuất bản hồi ức về việc đã theo dõi thế nào tàu ngầm Xô viết lớp "Echo-2" (chính là "K-184"). Mỗi một người hạm trưởng của tầu ngầm ở 2 phía đối địch, đã từng nhìn thấy nhau qua thị kính của kính tiềm vọng năm 1972, trong tư thế sẵn sàng thi hành lệnh khai hỏa vũ khí sẵn có trên con tàu của mình. Sau gần 30 năm họ lai gặp nhau trên những trang hồi ức cá nhân, trong đó có phó đô đốc A.V.Konev, thời điểm đó là trung úy, chỉ huy trưởng nhóm đạo hàng-điện tử thuộc ban hoa tiêu tác chiến (ЭНГ-электронавигационной группы  штурманской боевой части) của tàu ngầm "K-184".
Nhưng chúng ta hãy quay lại với hồi ức của A.S.Berzin:
"...Cách đây không lâu người ta đưa cho tôi cuốn sách "Các tàu ngầm của Hoa Kỳ", trong đó tôi đọc được bài viết của đại tá hải quân Mỹ đã về hưu David Minton với tiêu đề "Tàu ngầm Guardfish truy kích tàu ngầm lớp Echo". Ngay lập tức tôi hiểu rằng David Minton truy đuổi tàu ngầm K-184, hồi đó do tôi chỉ huy. Tôi sẽ kể về sự kiện đó từ góc nhìn của mình, trong khi đó cũng quan tâm tới những bình luận của David Minton.
Khi đang phục vụ trên cương vị hạm trưởng tàu ngầm nguyên tử K-184 trên Thái Bình Dương, tôi đã tham gia vào hoạt động trinh sát chống lại tàu sân bay xung kích "America", tàu sân bay và săn ngầm "Ticonderoga", và đồng thời chống lại tàu ngầm nguyên tử Guardfish..."

Ảnh: SSN-612 Guardfish trong thời gian hành trình thử nghiệm dọc bờ biển Đại Tây Dương. 1965-1966.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/SSN-612_Atlantic_65-66.jpg)
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Hai, 2011, 02:24:38 am
(tiếp)
"...Những kinh nghiệm thu được (trong thời gian đó) đã có ích cho giai đoạn phục vụ sau này của tôi. Trong thời gian học tập tại trường sỹ quan Hải quân, rồi tại hệ đào tạo cao cấp cho sỹ quan tại Học viện Hải quân, người sỹ quan cần phải thu nhận được kiến thức cơ bản và chuyên sâu về phương pháp tiến hành trinh sát, vững vàng làm chủ và biết cách sử dụng trên thực tế các phương tiện trinh sát, biết cách phân tích các số liệu thu được về đối thủ và ra các kết luận phù hợp, mà trên cơ sở đó cần cho anh ta ra quyết định sử dụng ngư lôi hay tên lửa hay là tránh (tạm lánh) khỏi các lực lượng săn ngầm của đối thủ. Quá trình học tập và rèn luyện này phải tiếp tục ngay cả tại hạm đội, nghĩa là không được phép ngừng. Đối với bất kỳ người hạm trưởng tàu ngầm nào, trong thời bình cũng phải tạo ra khả năng thu nhận kinh nghiệm tiến hành các hoạt động trinh sát các tàu mặt nước, tàu ngầm của đối thủ tiềm năng. Về tàu ngầm của đối thủ tiềm năng, chỉ huy của chúng ta cần phải biết tường tận lần lượt các vấn đề sau:
-độ ồn,
-khả năng của tổ hợp định vị thủy âm,
-các thông số của trạm vô tuyến định vị,
-chiến thuật hoạt động,
-các phương tiện chống định vị thủy âm,
-các tốc độ lớn nhất và ít tiếng ồn nhất,
-chiều sâu lặn lớn nhất,
-khả năng của vũ khí ngư lôi và tên lửa.
Ngày 9 tháng 5 năm 1972, chiếc tàu ngầm K-184 do tôi chỉ huy đã trực chiến một tháng tại vịnh Pavlovskii. Buổi sáng, toàn sư đoàn tập hợp tại sân tập và tư lệnh sư đoàn, chuẩn đô đốc Verenikin I.I. chúc sức khỏe và chúc mừng từng thủy thủ đoàn nhân Ngày Chiến thắng phát xít Đức, tiếp theo là lễ diễu binh trọng thể ngang qua lễ đài cùng với Bộ chỉ huy sư đoàn. Sau đó tôi bước vào phiên trực chiến và nhận được tin trinh sát tình báo như sau:  
"Khu vực bán đảo Đông Dương. Tiến hành các hoạt động chiến tranh chống lực lượng yêu nước Đông Dương hiện có các tàu sân bay xung kích "Coral Sea", "Kitty Hawk", "Saratoga", tại khu vực 170 dặm phía nam Sài Gòn là tàu "Constellation" trong sự hỗ trợ đảm bảo của 38 tàu chiến các loại khác. Trong một ngày đêm, từ các tàu sân bay đã thực hiện 353 phi vụ, trong đó có 256 phi vụ tấn công."
Trong nửa sau ngày hôm đó, Hạm đội Thái Bình Dương chuyển lệnh sẵn sàng chiến đấu cao, còn chiếc tàu ngầm của chúng tôi thì được lệnh báo động. Theo điều lệnh quy định, thủy thủ đoàn sắp xếp và sẵn sàng chờ lệnh. Đã có lệnh tất cả ở nguyên trên tàu. Trạm nguồn năng lượng chính (ГЭУ-Главную энергетическую установку)) còn chưa đưa vào hoạt động. Vào chiều tối, tư lệnh sư đoàn, chuẩn đô đốc Verenikin I.I. gọi tôi lên buồng chỉ huy của ông và ra lệnh cho phát động cả hai trạm nguồn năng lượng hai mạn tàu (nói đơn giản là khởi động lò phản ứng), và ông nói ngắn gọn: "Hãy tới biển "Nam Trung Hoa" để giúp đỡ người anh em Việt Nam". Ngoài ra từ ông tôi biết được, các tàu ngầm "K-45" (hạm trưởng đại tá hải quân Yu.N.Ganz) và "K-57" (hạm trưởng đại tá hải quân Shipovnikov Yu.Ph.) cũng đến đó sau chúng tôi
Ngày 10 tháng 5, từ sáng sớm, cả hai trạm năng lượng hai mạn đều chuyển sang chế độ tuabin phát. Lệnh chiến đấu bằng điện tín đã tới, lệnh đó cùng với hành trình trên hải đồ đã được Tham mưu trưởng sư đoàn đại tá hải quân Abramov M.B. trao cho hạm truởng. Sau những chỉ thị cuối cùng của tư lệnh sư đoàn, tàu "K-184" rời bến bắt đầu di chuyển theo hải trình.
David Minton viết: "Mùa hè năm 1972, tàu ngầm Guardfish (SSN-612) đang ở biển Nhật Bản khi mà các sự kiện trên thế giới đã lôi cuốn nó và thủy thủ đoàn của nó tham gia vào cuộc phiêu lưu thế kỷ. Cùng với sự thất bại của các cuộc đàm phán hòa bình tai Pari, từ ngày 9 tháng 5, chiến tranh tại Việt Nam đã chuyển sang một bước ngoặt đột ngột và quân đội chúng ta đã phong tỏa bằng thủy lôi cảng Hải Phòng và các cảng quan trọng khác của Bắc Việt Nam nhằm cắt đứt sự tiếp tế đường biển cho quân đội Bắc Việt Nam. Trên tàu Guardfish đã được thông báo về khả năng sẽ có chiến dịch hải quân đáp trả từ phía những người Xô viết. Tình hình thế giới đã nóng bỏng đến mức tới hạn. Không ai biết Liên bang Xô viết sẽ phản ứng thế nào trước cuộc phong tỏa thủy lôi này. Tàu ngầm Guardfish đang ở vị trí gần với căn cứ hải quân lớn nhất của người Xô viết tại Thái Bình Dương, với tư thế chìm sâu dưới mặt nước và quan sát tình hình qua kính tiềm vọng. Vào chiều tối Guardfish đã quan sát thấy bằng kính tiềm vọng một tàu ngầm đang cắt ngang thủy đạo với một tốc độ khá lớn và hướng thẳng về phía tàu ngầm Guardfish đang chờ sẵn nó. Khi tiếp xúc gần hơn nữa, từ khối vật thể tối sẫm đang di chuyển đó, chúng tôi đã nhận ra một tàu ngầm tên lửa Xô viết lớp Echo-2. Tàu ngầm đó có lượng giãn nước 5000 tấn, trang bị lò phản ứng hạt nhân, mang theo trên tàu 8 tên lửa đất đối đất Shaddock có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 200 dặm. Guardfish bám theo nó. Chẳng mấy chốc Echo-2 lặn sâu xuống nước và thẳng hướng Đông-Nam, sau đó di chuyển với vận tốc lớn. Đó phải chăng là cuộc xuất kích đáp trả sự phong tỏa Hải Phòng bằng thủy lôi?
Ngày 11 tháng 5. Độ sâu 100m, tốc độ 12,5 hải lý. Sau mỗi giờ đồng hồ, chúng tôi lại chuyển hướng 90 độ. Chúng tôi lắng nghe đằng lái xem có dấu hiệu bị theo dõi bởi tàu ngầm Mỹ không. Cuộc sống trên tàu ngầm đã vào nề nếp và đang đi vào guồng quay của nó. Từ tin trinh sát được biết:"Tại Việt Nam đang có 6 tàu sân bay xung kích và 2 tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng". Trong phiên liên lạc ghi nhận tín hiệu của trạm vô tuyến định vị AN/APS-20 trên máy bay săn ngầm "Neptune" của Mỹ: tín hiệu yếu. Chúng tôi chuyển hướng hành trình và lặn xuống độ sâu 200m...."


Ảnh: 4 tàu ngầm lớp Thresher Class của Hải quân Mỹ tập luyện ngày 20 tháng 5 năm 1968. Plunger (SSN-595), Barb (SSN-596), Guardfish (SSN-612) & Flasher (SSN-613).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/0859500.jpg)
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Hai, 2011, 11:28:00 pm
(tiếp)
".... Ba mươi phút sau, thiếu tá trưởng ban 2 (vũ khí tên lửa-pháo) Tsimbalenko V.I. có mặt tại buồng điều khiển trung tâm và báo cáo rằng ống cáp của thùng chứa số 6 rỏ nước, có nghĩa là thùng chứa số 6 không kín, mà trong đó lại đang chứa tên lửa với bộ phận tác chiến đặc biệt. Nếu thùng chứa bị ngập nước, tên lửa sẽ bị loại khỏi đội hình, đó thực sự là mối nguy cơ tiềm tàng cho hệ thống vũ khí. Vậy là ngay từ đầu chuyến đi chúng tôi đã lâm vào tình trạng này rồi: làm gì đây ? Sau khi nghe báo cáo của trưởng ban 2 thiếu tá Tsimbalenko V.I. và đề nghị của trưởng ban 5 (ban kỹ thuật cơ điện) trung tá Baiburin M.S., tôi quyết định mở van xả khoang số 7 để nước từ thùng chứa số 6 chảy vào khoang hầm tàu vốn được chế tạo để đo lượng nước thâm nhập-10 lit một phút, nước trong khoang hầm theo định kỳ được máy bơm nước bơm ra ngoài tàu. Ngoài việc đó ra tôi cũng quyết định cho tàu nổi lên để thử bít lại chỗ hở (khe nứt) trên ống cáp thùng chứa số 6.
Vào lúc 15h20 phút, chúng tôi nổi lên, quay máy nâng cao thùng chứa số 5 và số 6 và nhóm chuyên gia kỹ thuật bắt đầu xem xét ống cáp thùng chứa số 6. Mười phút sau tại đường chân trời đã thấy bóng 2 tàu đánh cá Nhật Bản, chúng tôi chuyển hướng tránh xa chúng, vào 15h35 phút, ghi nhận tín hiệu của đài vô tuyến định vị AN/APS-20 trên máy bay chống ngầm "Neptune" (tức P2 "Neptune") của Mỹ: tín hiệu yếu. Tôi ra lệnh tạm thời lặn xuống và tránh máy bay. Trưởng ban 2 thiếu tá Tsimbalenko và trưởng ban 5 trung tá Baiburin M.S. báo cáo rằng sau khi kiểm tra thấy mọi việc vẫn tốt, như vậy có nghĩa là khiếm khuyết này không nhìn thấy được bằng mắt thường. Ba mươi phút sau nước lại chảy vào qua van xả khoang số 7. Tôi quyết định lại nổi lên một lần nữa để sửa chữa. Trưởng ban 5 trung tá Baiburin M.S. đề nghị phủ mặt bích lại bằng lớp băng gắn keo epoxy. Lúc 20h00 chúng tôi nổi lên để tiến hành làm theo đề nghị đó, đồng thời qua radio điện báo về bờ tình trạng nước chảy vào thùng chứa số 6. Chúng tôi nhận được tin trinh sát: "Các tàu sân bay xung kích "Coral Sea", "Kitty Hawk", "Constellation" đang ở cách Đà Nẵng 190 dặm về phía bắc. Tàu sân bay xung kích "Midway" đang ở phía đông Sài Gòn với sự hộ tống của 47 tàu chiến khác. Trong một ngày đêm từ các tàu sân bay trên đã có 369 phi vụ được thực hiện, trong số đó các phi vụ tấn công là 279. Trong thời gian một ngày đêm vừa qua, các tàu sân bay và các máy bay ném bom Mỹ đã hai lần dùng pháo hạm bắn phá và dùng máy bay ném bom tấn công các công trình bến cảng tại Hải Phòng và Cẩm Phả, đảo Cát Bà và bán đảo Đồ Sơn, kết quả của những cuộc oanh tạc đó là tàu chở hàng Xô viết "G.Akopian" tại cảng Cẩm Phả đã bị bắn cháy. Tàu sân bay chở máy bay lên thẳng "Okinawa" trong thành phần nhóm tàu đổ bộ lưỡng cư đang ở cách Đà Nẵng về phía bắc 180 dặm."
David Minton viết tiếp: "Trong hai ngày tiếp sau, tàu ngầm Xô viết thường đi chậm lại và một thời gian dài đi ngầm ở độ sâu khả dụng của kính tiềm vọng, có lẽ là đang nhận mệnh lệnh cụ thể từ Bộ chỉ huy Hải quân. Trong thời gian lắng nghe Echo-2, con tàu Guardfish cũng giảm tốc độ để mở thật rộng âm vực hoạt động của hệ thống sonar. Thủy thủ đoàn rất ngạc nhiên và bối rối khi phát hiện ra ít nhất có thể là 2, mà cũng có thể là có đến 3 tàu ngầm Xô viết nữa có mặt trong khu vực này.  Một tàu ngầm mà theo dõi 3 tàu ngầm là vấn đề rất phức tạp, nếu phải theo dõi đến 4 tàu ngầm khác thì đơn giản là không thể. Nhóm quân nhân theo dõi của tàu Guardfish đang tập trung mọi nỗ lực để giữ được kiếm soát với tàu ngầm Echo-2 mà họ có thể phân biệt bằng thị giác."
Ngày 12 tháng 5. Nước lại xâm nhập từ ống cáp của thùng chứa vũ khí tên lửa số 6 qua van xả vào khoang số 7. Vì việc này tôi quyết định tiếp tục bơi ở độ sâu không quá 80m. Vào lúc 6h00 chúng tôi đi qua đảo Ulyndo. Lúc 12h00 nổi lên ở chiều sâu khả dụng kính tiềm vọng để xác định vị trí. Tại đường chân trời, ở các phương vị 1200-2500, khoảng cách 7 dặm là gần 50 thuyền đánh cá Nhật Bản. Trưởng ban 1 (hoa tiêu) thiếu tá hải quân Voronin V.báo cáo rằng có tiếng dội từ máy đo sâu. Cùng với hoa tiêu, tôi xác định vị trí theo Mặt Trời và "Loran A và C". Vào 16h34 phút vọng lại một loạt tiếng dội và chúng tôi may mắn đi ngang qua dải đá ngầm ở chiều sâu từ 9 đến 30m..."

Ảnh: Trong phòng điều khiển của USS SSN-612, ngày 1 tháng 2 năm 1987.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/0861218.jpg)

David Minton viết tiếp: " Bằng cách đó, khi Echo-2 vẫn tiếp tục hành trình rời biển Nhật Bản đi về phía Đông Nam, tôi với tư cách hạm trưởng (Guardfish) cần phải quyết định 2 vấn đề quan trọng. Thứ nhất, việc phát hiện 3 mà có thể đến 4 tàu ngầm Xô viết có đáng để (Guardfish) ngừng phát sóng liên lạc radio không? Vấn đề quan trọng trước hết khi thực hiện giám sát hoạt động của tàu ngầm là làm sao có thể cảnh báo sớm nhất về trường hợp bố trí bất thường này của các tàu ngầm quân sự Xô viết. Kiểu tin tình báo "khẩn cấp" như thế , trước đây chưa bao giờ được tôi gửi đi, Tôi quyết định ngay lập tức truờng hợp này, khi mà Guardfish còn có thể phá vỡ im lặng, thông báo về tình thế cho Tổng tư lệnh của mình. Thứ hai, Guardfish có nên chấm dứt sự giám sát tại biển Nhật Bản và bám theo tàu ngầm Xô viết kia (K-184) hay không. Lệnh từ Bộ chỉ huy (Mỹ) đối với vấn đề này - vẫn im lặng. Nhưng có lẽ Tông tư lệnh muốn biết-người Xô viết đi đâu. Vì không đủ thời gian để chờ lệnh nữa, tôi đành nói một câu phương ngôn với Tổng tư lệnh của chúng tôi: "Yếu đuối thì không thể thành anh hùng" và chúng tôi bám theo dấu vết.

Ngày 13 tháng 5. Mây mù cấp 10, tầm nhìn xa 2-5 dặm, biển động cấp 3-4. Chúng tôi đã đến gần eo biển Triều Tiên, còn cách đảo Okinoxima 15 dặm. Chúng tôi xác định vị trí theo đài vô tuyến định vị ở chế độ đơn công, hành trình đang tiếp tục ở độ sâu 50m, vận tốc 12 hải lý. Chúng tôi vẫn kiểm tra vị trí một cách có hệ thống qua tiếng dội (từ đài đo sâu). Chúng tôi đã đi vào biển "Nam Trung Hoa", nước biển đã ấm hơn +220...."
...


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: huyphongssi trong 06 Tháng Hai, 2011, 12:08:19 am
(tiếp)
Vào lúc 15h20 phút, chúng tôi nổi lên, quay máy nâng cao thùng chứa số 5 và số 6 và nhóm chuyên gia kỹ thuật bắt đầu xem xét ống cáp thùng chứa số 6. Mười phút sau tại đường chân trời đã thấy bóng 2 tàu đánh cá Nhật Bản, chúng tôi chuyển hướng tránh xa chúng, vào 15h35 phút, ghi nhận của đài vô tuyến định vị AN/APS-20 về máy bay chống ngầm "Neptune" (tức P2 "Neptune") của Mỹ: tín hiệu yếu.
...

Phần đỏ có lẽ là "phát hiện tín hiệu ra đa AN/APS-20 trên máy bay chống ngầm Neptune của Mỹ" anh ạ!


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Hai, 2011, 08:21:18 am
Rất cám ơn, huyphongssi nói chính xác, đã sửa. Đài này đặt trên thằng P2.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: Daila trong 06 Tháng Hai, 2011, 10:56:35 am
Xin lỗi vì spam các bác.
Thông tin chính thống hôm nay của Thiếu tướng Từ Linh:
http://antg.cand.com.vn/vi-vn/phongsu/2011/1/74338.cand

Xin hỏi:
1. Ông Từ Linh là ai?
2. Thông tin 30,000 lính ở Cam Ranh năm 1968 và 6,000 lính ở Cam Ranh năm 1986 có chính xác không?
=======

Trong chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của quân đội Mỹ và Chính quyền Sài Gòn. Năm 1965, Mỹ quyết định xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự liên hợp hải-lục-không quân và khu hậu cần lớn nhất Đông Nam Á để làm căn cứ tiếp liệu, khí tài quân sự và binh sĩ cho chiến tranh Việt Nam, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương. Tại đây, Mỹ đã xây dựng căn cứ không quân gồm 1 sân bay có 2 đường băng với chiều dài hơn 3.000m (10.000 feet) dùng cho các loại máy bay hiện đại kể cả  B-52, 1 sân bay dùng  cho trực thăng và hệ thống đường sá với tổng chiều dài 260km...

Tháng 3/1967, chính quyền Thiệu - Kỳ đã ký hiệp định bán đứng vùng bán đảo và vịnh Cam Ranh cho Mỹ trong 99 năm, bao gồm một vùng rộng lớn với diện tích 260km2 và Mỹ đã biến Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn nhất Đông Nam Á. Vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm chỉ huy cho các hoạt động tuần tra trên không của Hải quân Mỹ để giám sát chiến dịch "Market Time", nhằm ngăn chặn Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Căn cứ Cam Ranh trở thành địa điểm chính sửa chữa tàu chiến và cung cấp đạn dược, hậu cần cho hải quân, bao gồm cả cho tàu khu trục và tàu đổ bộ của Hạm đội 7, Mỹ.

Năm 1968, quân số của quân đội Mỹ và các lực lượng chư hầu ở Cam Ranh lên tới 30.000 quân (20.000 quân Mỹ và 10.000 quân của các nước chư hầu). Ở khu vực này còn xây dựng hệ thống kho tàng hậu cần hoàn chỉnh, hệ thống rađa, trận địa pháo và hệ thống tên lửa phòng không. Đặc biệt tại đây, quân đội Mỹ lần đầu tiên sử dụng cá heo được huấn luyện để bảo vệ cảng Cam Ranh.

Từ năm 1979, theo hiệp định được ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô, cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hậu cần, tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu - kỹ thuật số 922 (PMTO) của Hạm đội Thái Bình Dương với diện tích khoảng 100 km2 trong thời hạn 25 năm, phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương.

Hải quân Liên Xô đã xây thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi đưa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại, nâng cấp, kéo dài đường băng của sân bay, và một trung tâm trinh sát điện tử hiện đại.

Đơn vị đầu tiên của Hải quân Liên Xô gồm 54 người đến triển khai trên bán đảo Cam Ranh vào tháng 4-1980. Ba năm sau, cả một hải đoàn cơ động của Hạm đội Thái Bình Dương đã được bố trí ở đây trong đó có các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình chống hạm Project 670, 675, 675MK; tàu ngầm nguyên tử chống tàu ngầm chiến lược Project 659, 671; tàu ngầm điện - diezel tiến công thông thường Project 641; Lữ đoàn tàu chiến đấu mặt nước số 119 (trang bị tàu tuần dương mang tên lửa Project 1134B, tàu khu trục tên lửa Project 956 và tàu hộ vệ tên lửa Project 1234).

Thời gian cao điểm năm 1986, quân số cao nhất lên tới  6.000 quân nhân và kỹ sư, công nhân Liên Xô/Nga làm việc tại đây. Liên Xô đã xây dựng ở đây khoảng 30 công trình bảo đảm. Như vậy, Cam Ranh trở thành căn cứ hậu cần lớn nhất của Hải quân Liên Xô ở nước ngoài, làm đối trọng với căn cứ hải quân ở hải ngoại lớn nhất của Mỹ tại Subic, Philippines.

Vào năm 2001, chính phủ hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đã nhất trí chấm dứt sớm thỏa thuận ký năm 1979 trước 2 năm và ngày 4/5/2002, Đại tá chỉ huy trưởng Eryomin là người cuối cùng rời Cam Ranh, chấm dứt giai đoạn hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại cảng Cam Ranh.

Sau khi Nga quyết định rút khỏi Cam Ranh, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra tuyên bố: Quan điểm của Việt Nam về việc sử dụng cảng Cam Ranh trong tương lai là sẽ không hợp tác với bất cứ nước nào để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Việt Nam sẽ khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng và lợi thế của Cam Ranh phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Hai, 2011, 01:08:58 pm
(tiếp)
"...
Ngày 14 tháng 5. Chúng tôi đang đi trong biển Hoa Đông và đã tới gần khu vực có dòng hải lưu Kuro-Sivo chảy với vận tốc đến 2,5 hải lý. Trợ lý hạm trưởng thiếu tá Saipov L.V báo cáo về những nhận xét chưa được trong khi kiểm tra trực chiến tại các khoang trên tàu và đề nghị của mình về việc khắc phục chúng trong các phiên gác tiếp sau.

David Minton viết: "Theo dõi là một nhiệm vụ rất phức tạp. Để không bị phát hiện, tàu ngầm cần phải có một vị trí tiếp xúc thích hợp, vận tốc và hướng xác định theo sonar thụ động. Việc đo khoảng cách theo sonar thụ động đòi hỏi Guardfish phải thường xuyên cơ động để nhận được phương vị biến đổi nhằm duy trì vị trí tiếp xúc (để theo dõi, kiểm soát nhưng không bị phát hiện bởi người bị theo dõi). Quá gần-anh có thể bị phát hiện, nhưng quá xa anh sẽ mất tiếp xúc (mất dấu). Những động tác cơ động này thường tiến hành ở trong khu vực không nghe được tiếp xúc, khu vực "chết" sau đuôi tàu. Thực tế là từng giờ, Echo-2 lại đổi hướng để nghe ngóng khu vực này (xem có bị bám đuôi hay không). Thỉnh thoảng đó là những cú ngoặt thụ động 90 độ để hệ thống sonar của họ có thể nghe được tất cả những gì diễn ra sau con tàu của mình, đôi lúc họ lại chủ động quay 180 độ và đi theo hướng ngược lại đâm thẳng về phía Guardfish. Động tác này vô cùng nguy hiểm và đe dọa gây ra va chạm. Khi khoảng cách giữa chúng tôi rút ngắn lại, Echo-2 có cơ may thực tế phát hiện ra Guardfish. Bất kể khi nào Echo-2 thực hiện kiểm tra vùng không nghe được, Guardfish cần phải đoán trước được Echo-2 sẽ quay hướng nào, nhằm bám theo một cách vô hình tàu ngầm Xô viết từ phía đối diện. Để làm được điều này, Guardfish cần ngay lập tức giảm tốc độ, cố gắng giảm tiếng ồn xuống mức thấp hơn nữa nếu có thể nhằm đủ thời gian và khoảng cách cho Echo-2 quay về hướng cũ.
Ngày 15 tháng 5. Chúng tôi đã đi vào biển Philippin. Điện tín đến, trong đó, trong mệnh lệnh tác chiến người ta giao cho chúng tôi khu vực số 1 trong số các thủy lộ dẫn vào vịnh Bắc Bộ. Cấu trúc khu vực này trông giống như nắp quan tài. Tàu ngầm "K-45" được giao khu vực số 2, khu vực này có nhiều bãi cạn và doi cát ngầm. Chỉ thị ban ra là sẵn sàng sử dụng vũ khí thông thường theo mệnh lệnh và để tự vệ. Đêm về, chúng tôi nhận được tin chính trị "Sỹ quan Kuzmin lên án hành động xâm lược Việt Nam của Hoa Kỳ". Đó là tin "tối quan trọng" với tàu ngầm..."


Ảnh: Tàu ngầm nguyên tử "K-45" đề án 659T trên biển.
 (http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/659_01_K-45-1.jpg)
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Hai, 2011, 11:26:25 pm
(tiếp)
David Minton viết: "Ở Washington, người ta yêu cầu gửi báo cáo tình hình, để họ có thể xác định mức độ đe dọa xuất phát từ các lực lượng vũ trang Xô viết và ý đồ của người Xô viết. Tổng thống Nixon và cố vấn an ninh quốc gia hàng ngày đều nhận được các bản phúc trình. Do điện tín truyền từ tàu Guardfish có thể được truyền trên tần số cao công suất lớn, nên khả năng bị hệ thống chặn giữ điện tử của người Xô viết ghi nhận được là có và lúc đó vị trí của tàu ngầm (Mỹ) sẽ bị lộ, vì vậy phải sử dụng phương pháp liên lạc đảo pha. Máy bay P3 của lực lượng chống ngầm đã thực hiện một số phi vụ bí mật bay tới vị trí giả định là nơi có Guardfish và nhận những tin tình báo ngắn gọn trên tần số siêu cao của sóng radio từ Guardfish, khi này đang bơi ở chiều sâu khả dụng của kính tiềm vọng, hoặc là với sự giúp đỡ của các phao thả không lớn, có những thiết bị nhỏ có nguồn tự nuôi, được lập trình cho việc truyền các thông báo kích thước nhỏ và cho các nguồn tín hiệu phát qua ejektor, trong lúc Guardfish đang bơi ở độ sâu theo dõi. Trong thời gian theo dõi này, bất kỳ tàu ngầm nào đang ở trên Thái Bình Dương sẽ theo thời hạn mà chuyển vị trí nhằm đảm bảo an toàn cho các tàu sân bay đang hoạt động gần duyên hải Việt Nam, cũng như để dò tìm các tàu ngầm Xô viết. Điều đó tạo thành một vấn đề chung, đối với bản thân tàu ngầm Guardfish, cũng như đối với bộ chỉ huy chiến dịch này.
Ngày 16 tháng 5. Chúng tôi tiếp tục đi tới khu vực trách nhiệm, sau khi vượt qua đảo Okinawa chúng tôi chỉ có hai lần nổi lên vào phiên liên lạc vô tuyến. Tôi gọi vào phòng chỉ huy trung tâm trưởng ban 2 thiếu tá Tsimbalenko V.I., trong số các sỹ quan trực ban, anh là người được huấn luyện tốt nhất, am hiểu công việc nhất, chuyên môn vũ khí tên lửa-pháo của mình anh nắm vững đến mức hoàn hảo. Anh ấy báo cáo rằng, thùng chứa số 6 hiện ở tình trạng bình thường, sự rò nước qua ống cáp không phát triển thêm nữa.
Ngày 17 tháng 5. Biển động cấp 3, gợn sóng, sương mù và mưa rào nhiệt đới. Chúng tôi nổi lên ở độ sâu khả dụng kính tiềm vọng để xác định vị trí trước khi vượt qua eo biển Bashi. Chúng tôi xác định vị trí theo phương pháp "Loran A và C", cùng với sự giúp đỡ của Đài vô tuyến định vị. Tin trinh sát: "Tuần dương hạm và các khu trục hạm đã rời vịnh Bắc Bộ đi về hướng Sài Gòn. Nixon chuẩn bị ngày 25 tháng 5 đến Moskva để thương lượng. Cường độ các hoạt động quân sự tại Việt Nam đã giảm đáng kể."


Ảnh: Một bản đồ cổ lưu giữ tại Trường Đại học Tokyo thể hiện khu vực quần đảo và eo biển Luzon (ru.viki).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Luzon_Strait_n7184.jpg)

David Minton viết: " Một lần khi đang ở biển Philippin, Echo-2 ngoặt sang hướng tây-nam, về phía eo Bashi giữa đảo Đài Loan và các đảo phía bắc Luzon, Philippin. Eo biển Bashi thường được sử dụng làm thủy đạo bắc để vào biển "Nam Trung Hoa" và tôi thì tin tưởng rằng đó chính là đích đến của tàu ngầm Xô viết nhưng chiếc tàu lại quay chếch về hướng nam nhiều hơn so với hướng đi thông thường. Echo-2 giảm tốc độ, nổi lên ở độ sâu kính tiềm vọng, rồi lại di chuyển rất nhanh, định hướng theo tiếng dội từ đài đo độ sâu, đài này làm việc trong một âm vực ngắn, không được phép ở độ sâu này. Tàu ngầm đã biến mất. Trong khi ở độ sâu kính tiềm vọng, tàu ngầm xác định rất rõ vị trí của mình, bởi vì sau đó nó lặn xuống sâu, quay về hướng eo Bashi và tăng tốc độ lên 16 hải lý. Sau khi tin tình báo về sự chuyển hướng nhanh chóng này được truyền đi nhờ các phao tiêu, Guardfish cố gắng lao theo tàu ngầm Xô viết khi biết rằng việc đảo vị trí của các tàu ngầm Mỹ là không thể, vì thời gian sau khi truyền thông báo còn lại rất ít. Để tránh va chạm với các tàu ngầm Mỹ khác, Guardfish chuyển sang độ sâu 100m, là độ sâu mà các tàu ngầm Xô viết hay sử dụng, vì như tôi biết, nhằm tránh các tàu ngầm Mỹ. mối e ngại của tôi tỏ ra đúng đắn khi mà Guardfish phát hiện ra một tàu ngầm Mỹ đang đi về phía bắc với tốc độ lớn.
Ngày 18 tháng 5. Trưởng ban Kỹ thuật thông tin liên lạc vô tuyến thiếu tá hải quân Tereshenko V.F. báo cáo kiến giải của mình về việc săn tìm các tàu mặt nước và tàu ngầm của đối thủ tiềm năng tại khu vực trách nhiệm-khu vực số 1, cũng như tình hình hải văn chờ đợi ở khu vực này, về các biện pháp ngụy trang tàu ngầm trước lực lượng săn ngầm của đối thủ.
David Minton viết: "Ngày 18 tháng 5, Echo-2 đi vào biển "Nam Trung Hoa", tới điểm có vị trí cách  bờ biển đảo Luzon khoảng 300 dặm.
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Hai, 2011, 09:50:21 pm
(tiếp)
"...Ngày 19 tháng 5. Trong ngày thực hiện kiểm tra phương tiện cứu nạn trên toàn tàu ngầm. Phát hiện được vài điều chưa đạt nhưng đã nhanh chóng khắc phục được. Hồi tháng 4, trước khi ra khơi chuyến này, tàu đã được kiểm tra bởi một ủy ban của Bộ Tổng tham mưu Hải quân do chuẩn đô dốc Ivanov dẫn đầu. Họ kiểm tra tình trạng các phương tiện cứu nạn và sự thành thục của các thành viên trong hoạt động khi có sự cố. Không có nhắc nhở đặc biệt nào. Vào cuối cuộc thanh sát, chuẩn đô đốc Ivanov ra tình huống kiểm tra báo động sự cố. Một trong những dữ kiện đầu bài là: "Con tàu mất lái. Biển động cấp 4. Yêu cầu đưa cáp kéo từ tàu cứu hộ sang tàu ngầm." Tôi gọi lên cầu chỉ huy trưởng ban 2 thiếu tá hải quân Tsimbalenko V.I. và ra lệnh neo cáp vào mũi tàu ngầm. Người ta nạp hỏa tiễn-kéo dây cứu hộ vào súng bắn hỏa tiễn cầm tay (линемёт ракетой), trên hỏa tiễn gắn cáp (cáp kéo). Tôi hướng dẫn cho Tsimbalenko V.I. về biện pháp an toàn và chỉ hướng bắn-bôt tín hiệu. Đạn được bắn đi ....và Tsimbalenko do không để ý chống giật khi bắn nên đã ngã vào rào chắn đài chỉ huy, bị thương vào phần mềm và hơi hoảng. Hỏa tiễn phóng về phía bốt tín hiệu, kéo theo sợi cáp, một đầu gắn trên thân nó, một đầu trên tàu ngầm. Khi hỏa tiễn lao vun vút về phía bốt tín hiệu, người thủy thủ đánh tín hiệu hốt hoảng gọi điện cho trực ban tác chiến sư đoàn: "Hỏa tiễn từ tàu ngầm của Berzin bay ra và đâm vào bốt tín hiệu." Người trực ban tác chiến ban đầu sửng sốt, trong đầu anh ta "tưởng tượng" ra lập tức "hỏa tiễn" - tên lửa P-6 vũ khí cơ bản trên tàu ngầm đề án 675. Rất may là anh ta không tức tốc gọi điện báo trực ban tác chiến hạm đội mà cố gắng tìm hiểu sự việc trước đã. Sau đó tất cả mọi người còn cười mãi khi nhớ lại khung cảnh sự kiện này. Người ta cười không chỉ vì cái lệnh bắn dây neo do Tsimbalenko chỉ huy, người mà sau đó phải đi thu lại 300m dây cáp neo mà cười vì cái phương pháp bắn hỏa tiễn đặc biệt đã vật ngã anh ta trên vị trí chỉ huy theo điều lệnh.
Ngày 20 tháng 5. Chúng tôi chiếm lĩnh khu vực số 1. Lúc 8h30 phút chúng tôi nổi lên đến độ sâu kính tiềm vọng để thực hiện phiên liên lạc và xác định vị trí. Ngay lập tức qua kính tiềm vọng chúng tôi thấy trên đúng hướng tàu chúng tôi, ở khoảng cách 10 kaben (1 kaben quốc tế, hay 1 cable length theo tiếng Anh bằng 1/10 hải lý hay dặm biển-nautical mile) một tàu hậu cần của Hải quân Mỹ đang đi thẳng về phía tàu mình. Chúng tôi hút đầy nước vào các sitec rồi nhanh chóng lặn xuống độ sâu an toàn. Các kỹ thuật viên thủy âm không nghe thấy tàu Mỹ. Tình hình hải văn rất tồi-chúng tôi không nghe được gì. Bởi vậy mọi cuộc nổi lên ở đây đều tiềm ẩn những mối nguy hiểm có thể va chạm với các tàu mặt nước.

David Minton viết: "Suốt 8 ngày, tàu ngầm Echo-2 đi vận tốc nhỏ, tuần tiễu trong một khu vực có hình chữ nhật cách các tàu sân bay của chúng ta đang đi dọc theo bờ biển Việt Nam một khoảng ước 700 dặm và cách xa khu vực giới hạn 200 dặm mà tên lửa (P6-Shaddock) trên Echo-2 có thể vươn tới. Trong thời gian đó, lệnh theo dõi là cố gắng không để mất dấu tàu ngầm Xô viết...
Nếu bây giờ mà các hoạt động quân sự nổ ra, biển Nhật Bản sẽ là cái bẫy đối với Hạm đội Thái Bình Dương, giống như vịnh Phần Lan đối với các loại tàu chiến và tàu ngầm năm 1943. Trong các eo biển: Laperuda, Sangarskii và Triều Tiên có thể nhanh chóng và dễ dàng dựng lên một tuyến chống ngầm và trong thời điểm hiện tại đối thủ tiềm năng của chúng ta sẽ kiểm soát khá chắc sự qua lại của các tàu ngầm của chúng ta.
Ngày 22 tháng 5. Ghi nhận được tín hiệu của đài vô tuyến định vị AN/APS-80 trên máy bay săn ngầm "Oriol" của Mỹ, tín hiệu yếu. Chúng tôi lại tạm thời di chuyển tránh máy bay.
Ngày 23 tháng 5. Vào lúc 8h30 phút, tàu nổi lên ở độ sâu kính tiềm vọng để thực hiện phiên liên lạc và xác định vị trí. Tin chính trị:"Ban cán sự Đoàn thanh niên Komsomol hạm đội đã đi qua". Và không thêm một lời nào. Tất nhiên đó là thông tin "cực quý giá" đối với tàu ngầm đang ở biển "Nam Trung Hoa". Ghi nhận được tín hiệu làm việc của ra đa AN/APS-80 của máy bay săn ngầm "Oriol" của Mỹ, tín hiệu yếu. Tạm thời tàu ngầm di chuyển tránh máy bay.
Ngày 24 tháng 5. Lệnh báo cáo vị trí được chuyển đến cho chúng tôi (K-184), K7, K-45. Lúc 12h chúng tôi báo cáo số liệu vị trí (vĩ tuyến và kinh tuyến). Trong tin nhận được có đoạn:"Nixon đang ở Moskva tiến hành các cuộc hội đàm". Ghi nhận tín hiệu của đài vô tuyến định vị AN/APS-20 trên máy bay săn ngầm "Neptune" của Mỹ, tín hiệu yếu. Chúng tôi tạm thời di chuyển tránh máy bay. Tiến hành phân tích hai phát hiện gần đây nhất về tín hiệu của ra đa AN/APS-20, chúng tôi kết luận có lẽ máy bay săn ngầm (Mỹ) đang săn tìm các tàu ngầm trên hành trình..."
   

Ảnh: Một máy bay Lockheed P2V-7 Neptune thuộc phi đội VP-7 Chim Ưng đen đang bay  trên Đại Tây Dương năm 1964.(en.viki)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/750px-P2V-7_VP-7_1954.jpg)
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Hai, 2011, 01:33:02 am
(tiếp)
"...Ngày 25 tháng 5. Đâu đó sau bữa trưa, trưởng ban 5 trung tá hải quân Baiburin M.S. báo cáo rằng bộ phận ХГЦЭН - 601 của mạn trái bị rò rỉ (bộ phận làm lạnh thuộc hệ thống bơm chu trình thứ nhất của lò phản ứng: A.S.Berzin), chúng tôi quyết định tạm ngừng hoạt động thiết bị này, bởi vì  độ phóng xạ của hơi và khí dung (xon khí) bắt đầu tăng cao. Chúng tôi cùng Baiburin M.S. nhớ lại chuyến đi tại biển Okhot từ ngày 24 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10 năm 1971 trong một chiến dịch săn tìm. Ngày 26 tháng 9 tàu ngầm chúng tôi đã chiếm lĩnh khu vực săn tìm và bắt đầu tìm kiếm tàu ngầm "quân xanh". Ngày 29 tháng 9, vào lúc 12h30, tại độ sâu 80m đã xảy ra sự rò khí phóng xạ trong khu vực có chắn cách ly buồng máy phía mũi tàu của khoang số 6 chứa lò phản ứng. Khí và khí dung phóng xạ bốc ra ngày càng nhiều trong khu vực có cách ly của buồng máy phía mũi tàu, trên tầng 2 và 3 khoang 6 chỉ số mật độ phóng xạ tập trung cho phép tới hạn (PDK-predelnodopuschimykh konsentratsia) đã tới 20. Ngay lập tức còi và tín hiệu báo động "Phóng xạ nguy hiểm" phát ra và các khoang số 5,6,7 được tuyên bố là khu vực áp dụng chế độ giới nghiêm đặc biệt. Sau 10 phút, tàu ngầm nổi lên và khoang 6 được thông gió. Cũng ngay tức khắc máy bay săn ngầm "Oriol" của Hải quân Mỹ xuất hiện và bay lượn quanh tàu ở độ cao 100m. Tàu ngầm lại lặn xuống tạm thời. Lúc này tình hình hơi và khí dung có phóng xạ lại trở nên càng phức tạp hơn: tại khoang 6 tầng 3 chỉ số PDK đã đến 300, tại khu vực buồng máy mũi tàu-5000 PDK, trên tầng 2-1700 PDK, trong các khoang 5 và 7-đến 40 PDK. Việc giữ các thành viên tiếp tục ở lại các khoang 5,6,7 là không thể. Bởi vậy đã di chuyển họ sang các khoang kế bên và ban chỉ huy tàu phải đánh điện vào bờ báo cáo tình hình phức tạp đang diễn ra. Các khoang 5,6,7 được thông gió vào không trung. Vào quãng 24 giờ ngày 29.9 tình hình rò phóng xạ đã giảm tới mức bình thường tại khoang 5 và 7, còn tại khoang 6 là 1-2 PDK. Tại các khoang khác trong suốt thời gian trên chỉ số PDK là từ 5-10. Trong các khoang 5,6,7 mức độ nhiễm phóng xạ đạt tới 100 phân rã trong một phút, bắt đầu quá trình khử phóng xạ trong các khoang. Đến 12h ngày 30.9 tình hình phóng xạ trên tàu ngầm đã ổn định: khắp nơi hơi và khí dung phóng xạ đã trở về mức giới hạn bình thường. Trên bờ đã được báo cáo và đã ra lệnh cấm tàu trở về căn cứ trong trạng thái lặn ngầm. Một giờ sau có lệnh cho phép trở về. Sau sự cố trên, một phần thủy thủ đoàn mắc chứng đau đầu, tức ngực, chứng buồn nôn ám ảnh họ cả tháng sau đó. Khi về tới căn cứ cũng chẳng ai khám nghiệm cho chúng tôi.
Ngày 26 tháng 5. Lúc 2h00 chúng tôi nổi lên đến độ sâu kính tiềm vọng. Ngay lập tức qua kính tiềm vọng chúng tôi thấy một con tàu có độ giãn nước 10.000 tấn đang thẳng hướng tiến tới, khoảng cách 10 kaben, các máy thủy âm không nghe được gì. Tàu ngầm nhanh chóng bơm nước vào hầm lặn nhanh và lặn xuống độ sâu an toàn. Trong phiên liên lạc vô tuyến tiếp theo, chúng tôi nhận được bức điện từ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cho lệnh quay về căn cứ.

David Minton viết: "...các sự kiện trên thế giới bắt đầu diễn biến theo chiều hướng hòa bình. Sau những cuộc thương thuyết lâu dài, tổng thống Nixon đã đến Moskva theo lời mời, tại đó diễn ra cuộc gặp lịch sử với Tổng Bí thư Brezhnev. Trong thời gian cuộc gặp ngày 24 tháng 5, Cố vấn An ninh Quốc gia Kissinger thông báo với Brezhnev rằng Hoa Kỳ biết về việc bố trí của tàu ngầm Xô viết và rằng sự tồn tại của những tàu ngầm đó gần khu vực đang có chiến sự tại Việt Nam là có tính chất khiêu khích và đặc biệt nguy hiểm. Sau hai ngày của cuộc đối đầu đó, tàu ngầm Xô viết lên đường về phương bắc."

Ảnh: Tổng Bí thư UBTU ĐCS Liên Xô sau tay lái và tổng thống Mỹ Nixon năm 1972 tại Liên Xô, thời điểm diễn ra các cuộc hội đàm. "Ngoại giao-không bao giờ là một nghệ thuật dễ dàng"-lời Nixon trong hồi ký của mình.(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/s640x480.jpg)
 
Ngày 27 tháng 5. Ban đêm, một bức điện chuyển tới với lệnh thay đổi chuyến trở về căn cứ, thay vào đó chúng tôi (K-184) cần chiếm lĩnh một khu vực mới tại biển Philippin có dạng vòng tròn bán kính 30 dặm, để làm gì thì người ta không thông báo cho chúng tôi biết. K-57 và K-189 cũng nhận các khu vực của mình tại biển Philippin. Chúng tôi vượt qua eo Bashi, xác định vị trí bằng phương vị theo mắt thường dựa vào các hòn đảo. Trong phiên liên lạc (nổi lên ở độ sâu kính tiềm vọng), trên hướng tàu của mình, tại góc 1720 bên mạn trái, chúng tôi phát hiện tín hiệu của đài vô tuyến định vị đang hoạt động ở chế độ đơn công, trong kính tiềm vọng-đường chân trời sạch. Xác định tham số đài ra đa định vị nhưng không thành công. Tôi bắt đầu dùng bàn đạc với mục đích phát hiện sự theo dõi tàu ngầm chúng tôi mỗi khi nổi lên ở chiều sâu kính tiềm vọng, chiều sâu mà con tàu có thể thu nhận được tất cả các tín hiệu tới, ghi nhận được thời tiết, những phát hiện bằng mắt thường, và sự cơ động của mình. Có thể đó là đài ra đa AN/BPS-9 đặc trưng cho tàu ngầm hạt nhân kiểu "Permit" (của Mỹ).
Ngày 28 tháng 5. Đã chiếm lĩnh xong khu vực trách nhiệm tại biển Philippin. Có 2 bức điện tới, trong đó cho lệnh chiếm lĩnh khu vực mới là hình tròn bán kính 50 dặm; điện cũng thông báo rằng báo chí Mỹ đang phổ biến tin phát hiện tàu ngầm Xô viết tại biển "Nam Trung Hoa". Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Smirnov N.I. yêu cầu chúng tôi phải giữ bí mật, "xỉ vả" K-57 vì tội đã phát bức điện báo cáo chiếm lĩnh xong khu vực trách nhiệm. Bí mật đã bị Bộ Tham mưu (hạm đội) vi phạm ngay từ lúc khởi hành: hành trình vượt biển bất kỳ ai cũng có thể thấy được; tất cả các con tàu đều được cho phép đi theo một hành trình; khi ở biển "Nam Trung Hoa" lại ra lệnh cho chúng tôi báo cáo vị trí của mình; không có bất cứ động tác nghi binh nào nhằm che giấu chuyến đi thật của các con tàu. Trong phiên liên lạc, trên hướng tàu của chúng tôi, tại góc 1700 bên mạn trái, phát hiện tín hiệu của đài vô tuyến định vị đang hoạt động ở chế độ đơn công, trong kính tiềm vọng-chân trời sạch. Việc theo dõi xác định tần số xung và độ dài xung của đài ra đa định vị này không thành công, do đài đó chỉ hoạt động khoảng 3 giây đồng hồ. Trong kính tiềm vọng-chân trời sạch. Có khả năng đó là đài ra đa AN/BPS-9 đặc trưng cho tàu ngầm hạt nhân kiểu "Permit"..."


Ảnh: Guardfish (SSN-612) rời căn cứ Point Loma, San Diego, C.A. (USS Guardfish webpage).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/0861203.jpg)
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Hai, 2011, 10:32:42 am
(tiếp)
David Minton viết: "Sau khi qua eo Bashi, Echo-2 thiết lập khu vực tuần tiễu mới trong biển Philippin về phía nam đảo Okinawa. Trong khu vực đại dương này, các điều kiện thủy âm là xấu nhất mà người ta có thể nghĩ ra. Về đêm, tiếng ồn của thiên nhiên  và mưa thường xuyên át hết sonar. Việc cố duy trì tiếp xúc là vô cùng vất vả, đòi hỏi Guardfish phải tiến hành bám sát để theo dõi Echo-2 ở khoảng cách gần hơn nữa. Bộ chỉ huy đã thảo ra một quy tắc rất dài cho việc chuyển giao theo dõi tàu ngầm Echo-2 bởi một tàu ngầm khác của Hoa Kỳ. Tin này được truyền trên mạng thông báo rộng.
Ngày 29 tháng 5. Chiếm lĩnh xong khu vực mới, tốc độ 6 hải lý, nhiệm vụ chiến đấu không được nêu ra, tôi quyết định bắt đầu săn tìm các tàu mặt nước và tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản. Trong phiên liên lạc, trên hướng của mình, ở góc 1750 mạn trái lại phát hiện tín hiệu ra đa định vị hoạt động trong chế độ đơn công, trong kính tiềm vọng-chân trời sạch. Xác định tần số và độ dài xung của đài ra đa này không thành công vì đài đó chỉ làm việc gần 5 giây. Trong kính tiềm vọng-chân trời sạch. Có thể đó là đài ra đa AN/BPS-9 đặc trưng cho tàu ngầm hạt nhân kiểu "Permit". Nhưng tất cả đều là giả thiết.
Ngày 30 tháng 5. Trong phiên liên lạc, trên hướng của mình, ở góc 1750 mạn trái lại phát hiện tín hiệu ra đa định vị hoạt động trong chế độ đơn công, trong kính tiềm vọng-chân trời sạch. Tôi nghe đề nghị của trợ lý trưởng và các chỉ huy trưởng bộ phận chiến đấu về việc phát hiện ra tàu ngầm nước ngoài và cách "cắt đuôi" nó. Ngày 31 tháng 5. Tại phiên liên lạc nhận được điện, trong đó giao trách nhiệm cho chúng tôi một khu vực khác, cũng như thông báo rằng có vẻ người Mỹ đã biết về sự tồn tại của tàu ngầm chúng ta ở biển "Nam Trung Hoa". Các khu vực khác được giao cho K-7, K-45, K-57. Đường tới các khu vực đó phải đi qua các bãi đá ngầm và doi cát cạn. Vì lý do này, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương nhắc các hạm trưởng về biện pháp an toàn khi chỉ huy tàu. Tàu chở máy bay chống ngầm "Ticonderoga" đang đến gần biển Philippin. Tổng thống Nixon đã bay sang Iran, còn Bộ trưởng Quốc phòng của ông ta ra lệnh tạm ngừng triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa "SafeGuard".


Ảnh: Khởi đầu của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ, tên lửa "Nike", 1958.
Phóng thử (1970) tên lửa LGM-30 Minuteman III tại căn cứ không quân Vandenberg, California (en.viki).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/nike_family_01.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/20060812020334Minuteman3launch.jpg)
Ngày 1 tháng 6. Tại phiên liên lạc, trên hướng của mình, ở góc 1750 mạn trái phát hiện tín hiệu ra đa định vị hoạt động trong chế độ đơn công, trong kính tiềm vọng-chân trời sạch. Nhận được tin trinh sát: "Tàu chở máy bay chống ngầm "Ticonderoga" đã tới Guam bổ sung nhiên liệu. Trong vịnh Bắc Bộ-3 tàu sân bay xung kích, phía đông Sài Gòn-1 tàu sân bay xung kích.

Ảnh: USS Ticonderoga (CVA-14, Essex-class aircraft carrier) của Hải quân Mỹ đang tiếp dầu khi hoạt động dọc bờ biển Việt Nam năm 1966 (en.viki).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Uss_ticonderoga_cva-14.jpg)
Ngày 2 tháng 6. Thực hiện các thao tác cơ động đặc biệt nhằm phát hiện tàu ngầm nước ngoài có thể đang theo dõi chúng tôi. Không phát hiện được tàu ngầm đó. Ban ngày, nổi lên ở độ sâu kính tiềm vọng trong phiên liên lạc, tại phương vị 2800, khoảng cách 40 kaben, phát hiện tàu vận tải độ giãn nước 10.000 tấn. Hệ thống thủy âm trước khi nổi lên không nghe được tàu vận tải. Tình trạng hải văn rất tồi.
Ngày 3 tháng 6. Nhận được tin trinh sát: "Tàu chở máy bay chống ngầm "Ticonderoga" tiếp tục đi đến Philippin." Tàu ngầm K-45 nhận được lệnh tiếp tục đi qua eo Bashi vào biển Philippin, nơi tàu phải chiếm lĩnh khu vực mới, có nghĩa là lại băng qua các dải đá ngầm và bãi cạn. Lại chỉ thị của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương về các biện pháp an toàn khi chỉ huy tàu. Chẳng mấy chốc đã ở suốt một tháng trên biển, đốt nhiên liệu hạt nhân, không hiệu quả và không mục đích, mặc dù đã có thể đặt ra nhiệm vụ săn tìm và theo dõi tàu sân bay xung kích. Một tháng ròng chúng tôi bơi với vận tốc 6 hải lý quanh quẩn trong những vòng tròn bán kính 50 dặm, không nghe và cũng chẳng nhìn thấy gì.
Ngày 4 tháng 6. Nhận được tin trinh sát: "Tàu chở máy bay chống ngầm "Ticonderoga" đi vào eo biển Luzon."
Ngày 5 tháng 6. Nhận được tin trinh sát: " Tàu chở máy bay chống ngầm "Ticonderoga" đã đi vào vịnh Subic."
Ngày 6 tháng 6. Từ 29 tháng 5 đến 6 tháng 6 trong các phiên liên lạc tại độ sâu quan sát của kính tiềm vọng đã phát hiện phía đuôi tàu tín hiệu làm việc của ra đa định vị vô tuyến, kiểm tra góc hướng đuôi tàu với tốc độ di chuyển có đặc tính tiếng ồn nhỏ, áp dụng các thao tác cơ động đặc biệt, nhưng cũng không phát hiện được gì. Lúc 12h00 tàu nổi lên ở độ sâu kính tiềm vọng trong phiên liên lạc. Quan sát đường chân trời không phóng đại-sạch, sau đó quan sát với kính phóng đại, tại góc hướng đuôi bên mạn trái tàu-nhìn thấy kính tiềm vọng của một tàu ngầm trong cự ly khoảng 5-6 kaben, kính tiềm vọng nhô lên ước chừng 2 m so với mặt biển. Tôi cho trợ lý chỉ huy tàu thiếu tá hải quân Saipov L.B. quan sát trên kính tiềm vọng, anh ta cũng khẳng định nhìn thấy tiềm vọng kính (của tàu ngầm nước ngoài). Hệ thống thủy âm không "quan sát" thấy tàu ngầm (nước ngoài). Khi tôi bắt đầu xem lại thì không còn thấy tiềm vọng kính đó nữa. Chúng tôi khẩn cấp đánh điện vào bờ báo cáo tình hình phát hiện ra tàu ngầm Mỹ. Chúng tôi phát hiện phía sau đuôi có tín hiệu làm việc của ra đa định vị vô tuyến trong chế độ đơn công, giả thiết từ trước là tín hiệu của đài AN/BPS-9 đặc trưng cho tàu ngầm lớp "Permit". Chúng tôi lặn xuống độ sâu 80 m, xoay hướng để kiểm tra khu vực hình quạt phía đuôi, vận tốc tàu 4 hải lý, 30 phút sau chúng tôi bắt đầu cắt đuôi tàu ngầm Mỹ khi vừa thay đổi tốc độ và độ sâu bơi, vừa sử dụng các khí tài chủ động chống định vị thủy âm (гидроакустического противодействия (ГПД))....."

(tiếp)
David Minton viết: "Bộ chỉ huy đã soạn thảo một thủ tục khá dài để chuyển giao việc theo dõi Echo-2 cho một tàu ngầm Mỹ khác. Thông báo này được truyền đi trên mạng truyền thông rộng rãi.. Lúc đó Guardfish đang ở trên độ sâu kính tiềm vọng, tiếp nhận thông báo khẩn này, Echo-2 đã bất thần nổi lên ở chiều sâu tiềm vọng kính và phát hiện được bằng mắt thường sự có mặt của Guardfish. Các động tác cơ động tiếp sau đó là rất chủ động và diễn ra với vận tốc lớn. Tiếp tục theo dõi một đối thủ đã cảnh giác đề phòng là không thể và tiếp xúc với Echo-2 đã bị mất.
Ngày 7 tháng 6. Điện đến từ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương: "Hãy chú ý thận trọng, không theo dõi  tàu ngầm Mỹ". Tại góc hướng 1720 mạn trái, chúng tôi phát hiện tín hiệu ra đa định vị hoạt động trong chế độ đơn công, giả thiết là tín hiệu của đài AN/BPS-9 đặc trưng cho tàu ngầm lớp "Permit". Tới cuối phiên liên lạc, đài thủy âm phát hiện và quan sát được trong 5 phút ở góc hướng 900 mạn trái tiếng ồn chân vịt của một tàu ngầm. Phát hiện rò rỉ thiết bị ХГЦЭН - 601 của mạn phải, quyết định ngừng hoạt động thiết bị vì trong khoang 6, độ phóng xạ của hơi và xon khí bắt đầu tăng cao. Trong khoang các thành viên nghe được tiếng chân vịt bên mạn trái, (có lẽ của một tàu ngầm). Ngày 8 tháng 6. Việc cơ động của chúng tôi để cắt đuôi (tránh) tàu ngầm Mỹ không có kết quả. Đài thủy âm vẫn từng lúc một lại nghe được nó. Chúng tôi phát đi 3 bức điện về việc phát hiện ra tàu ngầm Mỹ.Về đêm, trong phiên liên lạc trên đài vô tuyến định vị tìm kiếm "Nakat", tất cả các màn hiện sóng đều lóe sáng (theo kiểu "tia chớp"), có vẻ là có đài định vị vô tuyến nào đó (nguồn gây nhiễu) đang hoạt động rất gần, chỉ cách 1-2 kaben, chúng tôi lặn xuống khẩn cấp, xuống đến độ sâu 60 m, các "tia chớp" vẫn còn trên các màn hình. Trong phiên liên lạc kế tiếp, phát hiện đài vô tuyến định vị AN/BPS-9 đang làm việc, chúng tôi tiếp tục cắt đuôi bằng các biện pháp thay đổi hướng đi, tốc độ, chiều sâu, sử dụng các phương tiện chống định vị thủy âm (ГПД)....."
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Hai, 2011, 02:32:46 pm
(tiếp)
"...
Ngày 9 tháng 6, đài thủy âm phát hiện một tàu ngầm trên góc hướng 1500 mạn phải. Tôi quyết định cắt đuôi tàu ngầm Mỹ, để làm điều đó tôi vẽ ra hai vòng hồi chuyển thoải, sau khi đã đặt giữa tàu ngầm của chúng tôi và tàu ngầm Mỹ hai khí tài chủ động chống định vị thủy âm và thoát ra theo phương vị ngược lại với biện pháp thay đổi tốc độ, độ sâu, hướng. Tôi bước vào buồng hoa tiêu, tại đó hoa tiêu phụ thượng úy Konev A.V (ngày nay là phó đô đốc, Phó Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương) nói đùa với tôi: "Đồng chí hạm trưởng, cứ như trong sân diễn rạp xiếc ấy nhỉ, tàu ngầm quân ta giống con ngựa đang phi vòng tròn, còn tàu ngầm Mỹ ở bên đối diện thì chạy theo như anh chàng xà ích khốn khổ của chúng ta." Tôi cười phá lên. Cũng tại đây, theo đường tiếp âm từ khoang thứ 2 sang, tiếng hạm phó chính trị trung tá hải quân Antonov G.Ya.: "Có lẽ chúng ta không cần bắt liên lạc với tàu ngầm Mỹ nữa nhỉ?" Một khi mọi người đã đùa bỡn như vậy thì tôi cũng trả lời một cách đùa cợt: "Đeo máy thở IDA-59 vào" (Máy thở dưỡng khí cách ly-Изолирующий дыхательный аппарат, ИДА). Không khí trong buồng điều khiển trung tâm đang căng thẳng, điều đó thấy rõ trên khuôn mặt mọi người, nhưng nếu họ đã đùa được rồi, thì có nghĩa là mọi việc đang trở về vòng trật tự. Chúng tôi đã dứt được tàu ngầm Mỹ, bởi vì từ đó về sau không còn thấy nó nữa. Tại khu vực mất tiếp xúc, những chiếc máy bay chống ngầm "Oriol" đang lượn đi lượn lại, chúng vẫn tiến hành tìm kiếm, nhưng chúng tôi đâu còn ở đó nữa. Chúng tôi nhận lệnh tìm kiếm tàu ngầm hạt nhân mang vũ khí đạn đạo (ПЛАРБ) trong giải di chuyển 400 dặm, sau đó tiếp tục về căn cứ, dự kiến về đến nơi vào ngày 19. Hành trình trở về cũng y như lúc triển khai chiến dịch.

 
Ảnh: Máy bay P3-B của phi đội VP-6 gần Hawai năm 1978 (en.viki).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/800px-P-3B_DN-SC-82-02246.jpg)

Ngày 10 tháng 6. Chúng tôi đã chiếm lĩnh điểm cần tới và bắt đầu tìm kiếm ПЛАРБ trong giải di chuyển 400 dặm. Định kỳ, chúng tôi làm các động tác cơ động để phát hiện sự theo dõi của tàu ngầm nước ngoài. Không phát hiện thấy sự theo dõi nào.
Ngày 11 tháng 6. Vào ban ngày, lúc nổi lên trong phiên liên lạc, qua kính tiềm vọng chúng tôi phát hiện một con tàu ở phương vị 700, khoảng cách 40 kaben. Đài thủy âm chẳng nghe được gì. Thủy hải văn đối với chúng tôi thật là món khó xơi. Lúc 18h37 phút, đài thủy âm nghe có tiếng chân vịt. Tuân theo biện pháp đề phòng sớm, tàu nổi lên độ sâu tiềm vọng kính. Qua kính tiềm vọng chúng tôi phát hiện con tàu đang rời xa chúng tôi có độ giãn nước chừng 15.000 tấn, chúng tôi ở cách đuôi con tàu đó một khoảng 9 kaben. Như vậy có thể nói rằng, chúng tôi đã xác định được khoảng cách mà trong đó đài thủy âm sẽ phát hiện được các mục tiêu mặt nước trong điều kiện thủy văn hiện tại.
Ngày 12 tháng 6. Lúc 22h00 chúng tôi kết thúc tìm kiếm ПЛАРБ và bắt đầu hành trình về căn cứ. Trong suốt 40 ngày đêm bơi, chẳng có điện tín nào tới nơi mà không có sai lệch. Vậy mà đang là trong thời bình! Ngày 13 tháng 6. Nhận được tin trinh sát: "Tàu chở máy bay trực thăng "Tripoli" đang tiếp tục tới Okinawa". Chúng tôi lại nhanh chóng đi tới đảo Okinawa, và đi vào biển Hoa Đông. Ngày 14 tháng 6. Chúng tôi vẫn đang bơi trong biển Hoa Đông   ....."


Ảnh: Bản đồ biển Hoa Đông (ru.viki).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/East_China_Sea_ru.png)
Biển Đông (ru.viki)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/South_China_Sea.jpg)
Biển Philippin (ru.viki)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/720px-Philippine_Sea_location.jpg)
...và Biển Nhật Bản, Hoàng Hải, eo biển Triều Tiên, eo La Perouse (en.viki).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/800px-Sea_of_Japan_Map.png)
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Hai, 2011, 04:13:32 pm
(tiếp)
"...
Ngày 15 tháng 6. Tàu ngầm nổi lên trong phiên liên lạc ban đêm, không có điện tín nào gửi vào địa chỉ của chúng tôi. Mây cấp 3, biển động cấp 2, tầm nhìn xa 3 dặm. Chúng tôi xác định vị trí theo sao trời và phương pháp "Loran". Các thành viên sửa soạn dọn dẹp trên tàu, chuẩn bị các báo cáo cho chuyến về căn cứ.


Ảnh: Trong phòng hoa tiêu, bên bàn đạc tính toán hải trình, đại tá hải quân A.I. Terenov trưởng nhóm đạo hàng tàu ngầm "Chakra" K-43 đề án 670 "Skat", 1988, (nguồn ảnh: trên hình).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/20.jpg)

Ngày 16 tháng 6. Lúc 2h00, chúng tôi xác định vị trí theo đảo Danjo: phương vị theo mắt thường hướng về ngọn đèn biển, khoảng cách đến đảo xác định nhờ ra đa định vị vô tuyến phát ở chế độ "đơn công". Lúc 6h00, chúng tôi chính xác hóa vị trí (của K-184) một lần nữa rồi đi vào eo biển Triều Tiên trong tư thế bơi ngầm ở độ sâu 40 m. Lúc 12h00, xác định vị trí theo phương pháp "Loran A" (4 đường thẳng cắt nhau tại 1 điểm). Trên đường tiếp cận eo Đối Mã, tôi muốn chính xác hóa vị trí thêm một lần nữa, nhưng đài thủy âm nghe được tại phương vị 1480 tiếng chân vịt bám theo chúng tôi trong vòng 40 phút. Các quân nhân đài thủy âm không thể phân biệt được tiếng ồn đó của loại tàu nào. Sau đó chúng tôi lại lần nữa nổi lên trên chiều sâu tiềm vọng kính để hiệu chỉnh vị trí. Thời tiết: Biển lặng, có khói mù nhẹ; tầm nhìn xa: 20-30 kaben.
Ngày 17 tháng 6. Chúng tôi đi qua đảo Ulyn-Do, phía trước là điểm tàu nổi lên số 1. Chiều sâu biển ở đây là 2000 m và hơn nữa. Thời tiết: sương mù, biển động cấp 2.
Ngày 18 tháng 6. Toàn bộ thành viên trên tàu cạo râu, tắm rửa và thay quân phục mới theo chuyên ngành thật chỉnh tề và sạch sẽ.
Ngày 19 tháng 6. Lại bắn dây neo bến. Các sỹ quan Bộ Tham mưu ra đón chúng tôi cùng với dàn quân nhạc và tư lệnh sư đoàn, chuẩn đô đốc Verenikin I.I.  Giao nhiệm vụ mới cho thủy thủ đoàn: chuẩn bị đón Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, sắp sửa đến thăm tàu ngầm và đến thăm các buồng thủy thủ trên bờ. Còn chúng tôi thì chỉ mơ yên tĩnh và nghỉ ngơi...."     ...


Ảnh: Trên đường về bến, tàu đã nổi, nhìn qua kính tiềm vọng, tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí hành trình "Tseliabinsk" K-442 đề án 949 (Granit) của Hải quân Nga trong vịnh Zirovaia, tháng 12 năm 2002 (nguồn ảnh: trên hình).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/26.jpg)
 ............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Hai, 2011, 09:32:20 pm
(tiếp)
"...
David Minton viết: "Tàu ngầm Guardfish thuộc về lớp Permit, anh em sinh đôi với tàu ngầm bất hạnh Thresher (SSN-593). Các tàu ngầm lớp này là loại lần đầu tiên hấp thu tất cả những thay đổi quan trọng nhất trong thiết kế kết cấu tàu ngầm. Đó là sự mở rộng giới hạn chiều sâu làm việc, các phương tiện phát hiện hiệu quả hơn, tiếng ồn giảm thấp, khoang ngư lôi được chuyển từ phía mũi tàu về gần thân tàu hơn

Bảng số 1: So sánh các đặc tính và thông số của 2 lọai tàu ngầm mà Guardfish và K-184 là đại diện.

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/675_Guardfish_2.jpg)

* - Độ ồn xác định theo kinh nghiệm đi biển của tác giả (chuẩn đô đốc A.S. Berzin), cũng như từ các ấn phẩm đã công bố của Hoa Kỳ và Liên Xô/Nga nơi sinh ra con tàu đề án 675 vốn được gọi vui là "Mụ bò rống".
**- Xác định theo kinh nghiệm đi biển của tác giả (chuẩn đô đốc A.S. Berzin), cụ thể trong chuyến đi này, khoảng cách xa mà tàu ngầm đề án 675 phát hiện được tàu ngầm kiểu Sturgeon khi đi ở vận tốc ít ồn nhất - 24 kaben, còn khoảng cách xa phát hiện được tàu ngầm Guardfish bởi tàu ngầm đề án 675 - 2 kaben...."
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Hai, 2011, 10:55:55 pm
(tiếp)
"...Khi so sánh các đặc tính kỹ chiến thuật (тактико-технические данные , ТТД) của tàu ngầm đề án 675 và tàu ngầm Guardfish trên bảng 1, có thể thấy Guardfish có ưu thế hơn K-184 ở những điểm sau:
- Vận tốc lớn hơn 5 hải lý;
- Chiều sâu lặn lớn hơn 60 m;
- Độ ồn nhỏ hơn 6 lần;
- Ngư lôi nhiều hơn 6 đạn;
- Có vũ khí "Sabrok" (tên lửa chống tàu ngầm, bắn từ ống phóng ngư lôi 533 mm, tiếng Anh: Underwater missile Subroc), loại mà chúng ta không có;
- Tầm xa mà đài định vị thủy âm phát hiện được lớn hơn hệ thống của chúng ta 6 lần.


Ảnh: Tên lửa chống ngầm UUM-44A Subroc của Hải quân Mỹ. Phóng UUM-44A từ tàu ngầm Mỹ.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Subroc_uum-44a.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Subroc_uum-44a-1.jpg)

Tất cả những điều đó tạo khả năng vô điều kiện để tàu ngầm Guardfish có khả năng theo dõi lâu dài tàu ngầm của chúng ta. Mặc dù vậy, tàu ngầm của chúng ta trên thực tế đã có khả năng phát hiện ra sự theo dõi và thực hành cắt đuôi đeo bám của tàu ngầm Guarsfish. Vậy có thể nói rằng: "Cái khó không bó được cái khôn" (голь на выдумки хитра).

Những điều sau đây đã tạo điều kiện (cho K-184) phát hiện ra sự theo dõi:
1. Tình hình thủy văn kém tại biển Philippin đã khiến tàu ngầm Guardfish phải rút ngắn khoảng cách theo dõi để không mất tiếp xúc, đến lượt nó, hành động trên đã cho phép K-184 phát hiện ra tàu ngầm Mỹ;
2. Việc sử dụng đài vô tuyến định vị của Guardfish, mà lần đầu tiên chúng ta phát hiện ra sự làm việc ngắn ngủi của nó ngày 27 tháng 5;
3. Việc K-184 sử dụng những động tác cơ động phi tiêu chuẩn khi phát hiện ra mình bị theo dõi, sự cơ động này cũng cho phép K-184 dứt khỏi sự đeo bám của Guardfish.

Việc cơ động như vậy được David Minton nói trong bài báo của mình là có tính chất gây hấn, diễn ra ở tốc độ lớn, làm cho cá nhân tôi hết sức ngạc nhiên, bởi lẽ trong hoàn cảnh đó, tôi coi hành động của ông ta là hết sức thù địch và đặc biệt nguy hiểm. Cần nói rằng, sự theo dõi giống như vậy trong thời bình có thể dẫn đến va chạm và tai nạn, những ví dụ về việc này là khá nhiều...."


....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Hai, 2011, 01:32:42 am
(tiếp)
"...
 Ngoài ra David Minton đã vi phạm chỉ dẫn của Bộ chỉ huy (của ông ta) về việc tiến hành theo dõi trong bí mật, khi mà sau đó, K-184 đã phát hiện kính tiềm vọng của Guardfish hôm 6 tháng 6 thì David Minton cần phải chấm dứt ngay lập tức sự theo dõi, nhưng ông ta lại không làm điều này, mà còn tiếp tục theo dõi chúng tôi đến tận ngày 9 tháng 6 tại những khoảng cách cực kỳ nguy hiểm, khiến trong một số khoang người ta có thể nghe được tiếng ồn chân vịt của Guardfish. Đeo bám theo dõi trong thời bình - đó mới chính là sự gây hấn.

Một số nhận xét việc chuẩn bị cho chuyến đi:
1. Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương đã chuẩn bị hành trình theo lối rập khuôn. Một vài sỹ quan chuyên ngành trưởng của sư đoàn đã nhìn thấy hành trình, mà đó chính là sự vi phạm thô bạo nhất và nguyên nhân gây nên sự tiết lộ bí mật có thể xảy ra với những dữ kiện loại này. Sự đảm bảo cho con tàu (hậu cần-kỹ thuật) trước khi ra khơi là không có. Không tiến hành việc tìm kiếm có kiểm soát các tàu ngầm.
2. Việc trở về căn cứ được tiến hành theo hải trình cũ với chiều ngược lại, đây là điều cho phép các lực lượng và phương tiện chống ngầm của Nhật Bản và Hoa Kỳ chẳng cần chú ý gì nhiều cũng có thể dễ dàng đeo bám theo dõi tàu ngầm (chúng ta).
3. Trong giai đoạn chuẩn bị trước khởi hành, tất cả căn cứ trên bờ đều biết về chuyến đi đã sắp đặt trước này của con tàu. Công tác chuẩn bị không hề có công đoạn ngụy trang, không hề có các hành động nghi binh.

Trong thời gian tiếp theo đó, đất nước chúng ta đã chế tạo được những chiếc tàu ngầm mà đặc tính kỹ-chiến thuật của chúng không hề thua kém các tàu ngầm Hoa Kỳ. Ví dụ cho điều này là tàu ngầm nguyên tử mới "Gepard", đã được trang bị cho Hạm đội hải quân của nước Nga."


Ảnh: "Gepard" đề án 971 trên biển (ru.viki).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/20100722093707373.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Hai, 2011, 03:06:25 am
Trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169
(tiếp theo: clubadmiral.ru)
Ảnh: Thiếu tướng không quân-hải quân A.N.Sikvarov.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/70040294ec0bdeb2b931d44ed5daf906.png)
Ảnh: Mig-23MLD trên sân đỗ tại sân bay Cam Ranh.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/3c7c4861ad1b7ed0f0aa7889ef30c179.png)
Thiếu tướng không quân Anatoli Nikolaievitch Sikvarov có 35 năm gắn bó với hạm đội Hải quân Xô Viết/Nga. Hội viên Hội Nhà văn CHLB Nga. Tác giả nhiều đầu sách về hàng không hải quân.
Năm 1957, tốt nghiệp Trường Hàng không Tskalovskoie. Sau tốt nghiệp, bắt đầu sự nghiệp phục vụ tại Hạm đội Biển Đen, tại căn cứ hàng không hải quân Saki.
Sau khi tốt nghiệp Học viện Chính trị-Quân sự mang tên V.I.Lenin năm 1969 và cho đến trước 1985, phục vụ trong lực lượng hàng không quân sự của Hạm đội Thái Bình Dương, trải qua con đường từ trung đoàn phó đến Ủy viên Hội đồng Quân sự các lực lượng hàng không hải quân Hạm đội Thái Bình Dương, hàm thiếu tướng không quân. Đã thanh sát căn cứ hàng không tại Cam Ranh.
A.N.Sikvarov từ trần ngày 28 tháng 10 năm 2010 ở Nikolaev, để lại một cuốn sách nổi tiếng về các phi công hải quân và hàng không hải quân "Những cánh bay thủy thủ". Đoạn dưới đây trích từ chương "Sân bay Cam Ranh" của cuốn sách trên ("Крылатые моряки") để tưởng nhớ tới ông:
"....Không phải chỉ có hàng trăm nhân viên hàng không Hạm đội Thái Bình Dương đã đến phục vụ tại duyên hải phía đông nước Việt Nam, trên bán đảo Cam Ranh mà thôi. Những con người đó xứng đáng được sự công nhận ở mức cao, bởi lẽ họ đã nhận về mình những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và đặc biệt phức tạp. Đã từng đi khắp các căn cứ hàng không của hạm đội, họ đã va chạm với những điều kiện bay, điều kiện sống vô cùng đặc biệt, trải nghiệm cảm giác xa mái nhà ruột thịt. Bao trùm lấy họ và gắn bó với họ là hình ảnh cuộc sống cận kề tiền tuyến: bầu trời xa lạ, mảnh đất xa lạ, biển xa lạ. Tại mối điểm trên hành tinh đều có vấn đề của mình. Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn thử thách và cần sự trợ giúp và nâng đỡ hy vọng. Chúng ta đang nói về sự sẵn sàng không thay đổi của đất nước chúng ta trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình. Các nhà hàng không hải quân đã đến đây với những ý định tốt đẹp, thực hiện sứ mệnh không hề dễ dàng này ở một nơi xa Tổ quốc....."


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Hai, 2011, 06:43:34 pm
(tiếp)
"...Phạm vi áp dụng của kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tại khu vực này không phải là đơn nghĩa, đơn trị. Tất cả ở đây đều phải cân nhắc kỹ càng trước khi hành động. Tất cả đều cảm thấy sự tách đôi. Sự bất thường và đặc biệt đã ghi dấu ấn vào tâm trạng cũng như hành vi của mọi người.Nhưng tất cả mọi người, dù cho những đặc điểm phức tạp, đã thể hiện một chủ nghĩa anh hùng chân chính. Họ đã quên mình trong khi thực hiện nghĩa vụ của mình, gánh vác xứng đáng những nhiệm vụ nặng nề.
Chắc chắn những con người đó rất tự hào vì đã vượt qua thời kỳ phức tạp đó, thời kỳ đầy ắp những điều mới mẻ và đặc biệt, thời của những chuyến bay dài trong một bầu trời xa lạ và bất an. Chính tại đây, tại Cam Ranh, đã diễn ra những trang cuộc đời khó khăn nhất nhưng cũng kiêu hãnh nhất của các phi công. Nhiều người đã thay phiên nhau phục vụ ở căn cứ hàng không. Trong đó rất nhiều người tốt, rất nhiều người tài năng. Tất cả họ đều xứng đáng được đánh giá cao.
Công tác xây dựng căn cứ được tiến hành gấp rút với việc xây dựng tất cả các cấu trúc phục vụ bay. Tại đây, bên bờ phía nam của Thái Bình Dương, họ không hề cảm thấy bị bỏ rơi hay quên lãng.Tất cả đều đã được đem tới đây. Hàng ngày, các nhân viên hàng không của hạm đội đều nghe được nhịp sống của đất nước mình.Tất cả đều vào guồng chuyển động. Bằng đường không, đường biển, đã chuyển đến các phương tiện kỹ thuật, con người, thực phẩm, phụ tùng, các ngôi nhà tháo lắp được, các lều dã chiến. Đó là những ngày ngập tràn trong sự biến đổi căn bản và những thành công đạt được với biết bao lo âu và khó nhọc.Với chiếc xẻng và các dụng cụ trong tay, mọi người đã làm hết sức mình. Đã xuất hiện một thế hệ lãng mạn của những người đi chinh phục. Và cuộc sống là vô tận. Không thể né tránh hay làm giảm nhẹ khó khăn trong cuộc sống thường nhật, sự phức tạp của những chuyến bay đè nặng đôi vai các nhóm hàng không. Ở đây đã hình thành và chín muồi hình ảnh mới mẻ mà vững chắc của con người-con người với sự chịu đựng dẻo dai bền bỉ và tận tụy quên mình cho công việc. Trong thời kỳ đầu tiên ấy, họ đã sống qua, đã trải nghiệm dường như là tất cả sự đau khổ, cùng với những thành công đạt được mà khi xưa ngành hàng không quân sự đã trải qua thời kỳ sau chiến tranh. Những bước đầu tiên đã gặp phải nhiều ưu phiền bởi sự phức tạp của hoàn cảnh. Tại đây quy mô và nhu cầu cuộc sống thường nhật của con người bị thắt lại đến mức giới hạn. Cuộc sống trong thị tứ doanh trại bị vây phủ bởi nhiều khó khăn. Xung quanh là đất cát bị nung nóng suốt ngày và đại dương vô tận ngút tầm mắt, và các dãy nhà một tầng đầy không khí ngột ngạt, các tổ rắn rết và sâu bọ lúc nhúc xung quanh. Dần dần, mọi người đã thấu hiểu, đã lấy lại cân bằng, quen thuộc với sự kiểm soát một cách nghiêm khắc hành vi của mình.
Về mặt chiến lược, sân bay Cam Ranh được bố trí rất lý tưởng. Đi qua bán đảo là những đường hàng hải chủ yếu. Từ đây quan sát được rất rõ ràng các hoạt động của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ. Tiến hành trinh sát đường không, săn tìm các tàu ngầm là nhiệm vụ chủ yếu của các nhóm hàng không đặt căn cứ tại đây.
Bản thân sân bay được đưa vào khai thác từ năm 1968 với hệ thống đường cất-hạ cánh và sân đỗ mặt đất rất tốt, có những cơ sở liên hợp cung cấp tập trung để sửa chữa máy bay cho tất cả những ai có nhu cầu. Sân bay được trang bị một hệ thống đảm bảo bay ngày cũng như đêm, trong điều kiện thời tiết tối thiểu, khi tầm nhìn chỉ còn 500 m và trần mây thấp xuống đến 50 m. Khí hậu cận chí tuyến, chịu ảnh hưởng của biển "Nam Trung Hoa", với nhiệt độ trung bình về mùa hè từ +35 đến 40 độ, mùa đông là +20 đến 28 độ. Để tiến hành công tác hàng không, các điều kiện là vô cùng phức tạp: chu trình thời tiết biến đổi theo thời kỳ không biết trước được, các chu trình ấy đến từ phương nam cùng với dông bão và những đợt mưa rào có lượng mưa như trút nước hay xuất hiện vào buổi chiều thường xuyên là mối lo âu và nguy hiểm cho các máy bay. Những rặng núi phủ mây nhô lên như những con quái vật xa lạ, giống hệt những người khổng lồ với những đỉnh núi rậm rạp, thoắt ẩn thoắt  hiện, uốn khúc quanh co trong những cái bẫy chết người. Những cơn sấm sét rung chuyển cả không trung và mặt đất xung quanh. Những ánh chớp chói lòa rạch nát những đám mây đen. Gió rít lồng lộn, sấm nổ vang rền, ánh chớp từ trên trời sáng lóa, rồi tiếp theo là những cơn thác nước đổ xuống từ trời cao. Và tất cả những thứ đó hòa chung trong một sự hỗn độn duy nhất. Biển "Nam Trung Hoa" luôn là con đường đầy ám ảnh ma thuật của những trận bão nhiệt đới. Trên các bờ biển của nó, những cơn sóng hủy diệt luôn biểu diễn sự tàn phá của mình.
Sống tại nơi hẻo lánh  xa xăm có khí hậu thất thường, Ban chỉ huy quân quản hàng không đứng đầu là trung tá Zintsenko I.M. đã biến cái không thể thành có thể. Họ đã chuyển tinh thần Nga cho khát vọng bay trên miền đất hứa này.
Thực hiện chuyến hạ cánh đầu tiên là phi hành đoàn của các thiếu tá Skudarnyi A.V. và  Zverev V.I. từ trung đoàn không quân số 304 của Hạm đội Thái Bình Dương trên các máy bay Tu-95RS. Họ là những người lữ hành đầu tiên trên các máy bay quân sự tới đất nước xa xôi này trong thời bình. Chính họ đã ghi dấu những con đường mòn trên không trong bầu trời nóng bức nơi xa xăm. Tiếp đất sau họ một chút là các phi hành đoàn của các thiếu tá Lekomtsev, Matushkin A.V. Các phi hành đoàn đến thay phiên nhau hai lần trong một năm. Từ sân bay này, các phi hành đoàn của Tomilov và Chudnesov đã thực hiện các phi vụ chiến đấu. Các chuyên gia của Ban Kỹ sư-Kỹ thuật hàng không đã làm công tác đảm bảo thường xuyên cho họ là: Rublenko A.M.-kỹ sư về thiết bị trên máy bay; các trưởng nhóm-các đại úy Yakovlev V.M., Markov B.N., Borovets B., Tsepukhin V.A.; các kỹ thuật viên-các đại úy Loznitsa A.I., Khrustaliov S.B., Zyrianov, Otshevkov; các thiếu tá Malofeev V.I., Gurov S.I.,-các kỹ sư của trung đoàn. Thực hiện thành công các chuyến bay trinh sát là các phi hành đoàn của trung tá Smirnov A.L., hoa tiêu-thiếu tá Sukhoveiko S.I., kỹ sư trên máy bay-đại úy Kurbanov D., kỹ thuật rađa trên máy bay-Sokolov Yu.; phi hành đoàn của trung tá Koltshov G.B., hoa tiêu-thiếu tá Kuzhovnikov V.I., kỹ sư trên máy bay-đại úy Dubtsov V., điều khiển rađa trên máy bay-đại úy Malykhin A.; phi hành đoàn của thiếu tá Tunin V., hoa tiêu-đại úy Sevliakov V.; phi hành đoàn của thiếu tá Sliavnikov A., hoa tiêu-Skarup A.
Ngoài nhiệm vụ trinh sát trên không, còn bổ sung các nhiệm vụ chống ngầm-săn tìm các tàu ngầm. Thực hiện chúng là các phi hành đoàn của các thiếu tá Skorokhodov, Medvedev, Pavlov, Philippov, Kravtshov, Romanov. Các chuyến bay diễn ra trong biển Philippin và biển "Nam Trung Hoa". ..."

....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Hai, 2011, 11:00:32 pm
(tiếp)
"... Không quân hạm đội đã bước vào thực hiện nhiệm vụ mà trước đây chưa có và chưa thể đặt ra. Hồi đó họ còn chưa đủ sức. Bán cầu Nam bây giờ đã được nghiên cứu tìm hiểu thấu đáo. Ý nghĩa của những chuyến bay đó lớn lên nhiều. Trong bầu trời xa xôi mới lạ có những bí mật chưa được tìm hiểu, còn nhiều vấn đề bí ẩn. Các phi hành đoàn bắt đầu giải mã những điều bí ẩn đó, trong họ là khát khao lớn lao muốn chinh phục những điều chưa biết, thấu hiểu nó và chứng tỏ bản lĩnh của mình. Họ đã cống hiến tất cả sức lực và hiểu biết của mình cho một bầu trời xa lạ và thậm chí đôi khi như vượt lên trên những gì có thể làm được. Tối thiểu thì họ cũng đã hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp nhất. Điều đó không chỉ cần sự tuyên truyền-chính khát vọng đã lôi cuốn sự nghiệp sáng tạo của họ. Phần thưởng cao nhất đối với phi hành đoàn-sự tín nhiệm đạt được ở đây, "tiến lên", sang "sườn phải". Vâng, họ đã đạt được sự tín nhiệm là những người đầu tiên làm chủ được một công việc vô cùng phức tạp.
Cho tới đầu năm 1983, đã xác định được về cơ cấu tổ chức tất cả các nhóm máy bay-trong trung đoàn không quân cận vệ hỗn hợp gồm các máy bay Tu-142, Tu-95RS, Tu-16, Mig-23MLD, An-26 và các máy bay trực thăng Mi-14. Trung đoàn được giao những nhiệm vụ đa dạng và phức họp, tổ hợp kỹ thuật của trung đoàn còn có tính chất rất đa dạng về phương diện kỹ thuật hàng không. Về mặt tác chiến trung đoàn không quân trực thuộc tư lệnh binh đoàn, quyền lãnh đạo trực tiếp trung đoàn là của trung đoàn trưởng.
Với người lãnh đạo, gánh nặng của nhiệm vụ chủ yếu và sự đáp ứng trách nhiệm, được củng cố bởi sự lao động quên mình của toàn bộ các thành viên. Phục vụ tại bán đảo Cam Ranh-chứng tỏ sức mạnh tinh thần và sự hùng mạnh của những cánh bay hạm đội. Trên đôi cánh của mình, ngành hàng không hải quân gánh vác nội dung phức tạp của thời đại: trợ giúp các nước đang phát triển, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức, sự tin tưởng hiểu biết lẫn nhau trong quá trình trưởng thành của mình. Ở đây các nhà hàng không đã trải qua kỳ sát hạch phẩm giá và sự kiên định của con người, ở đây diễn ra sự nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và trách nhiệm cao cả trước những nhiệm vụ đặt ra. Từ những tháng đầu tiên họ đã học cách hoàn thành những công việc lớn của quốc gia.
Để ngày nay, nhận thức được bản chất từ bên trong sự phức tạp và thực chất của hoạt động bay, cần khẳng định mình qua sự phục vụ tại Cam Ranh. Đã diễn ra quá trình rèn giũa tính cách, tính kiên định, tính dẻo dai bền bỉ. Một thế hệ xuất sắc các nhà hàng không đã ra đời, vinh dự của nghĩa vụ đã được giao phó cho một phần trong số họ-sứ mệnh phức tạp và trọng đại.
Các chuyến bay diễn ra về cơ bản là trên biển. Họ đã bay rất dũng cảm và tự tin. Kế hoạch bay luôn được sự thỏa thuận với các đại diện phía Việt Nam. Trung đoàn trưởng có quyền cho cất cánh các cặp (biên đội 2 chiếc) máy bay từ lực lượng trực chiến nhằm vào mục tiêu thực tế và báo cáo lên Sở chỉ huy lực lượng không quân hạm đội Thái Bình Dương. Hiếm những ngày diễn ra mà không có máy bay cất cánh theo lệnh báo động. Có những trường hợp máy bay Mìg-23MLD thực hiện đến một chục phi vụ và hơn nữa. Điều đó xảy ra trong những ngày nhóm tàu sân bay đa dụng của Hải quân Hoa Kỳ thực hiện đi qua biển "Nam Trung Hoa" từ Thái Bình Dương vào Ấn Độ Dương ở khu vực gần lãnh thổ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trung đoàn đã làm việc và giải quyết thành công nhiệm vụ của mình. Gánh nặng nhiệm vụ đặc biệt đè nặng lên vai phi hành đoàn của các thiếu tá Romanov, Salakhutdinov, Rogatschiov, Krivenko, Fadeev. Những phi công đó xứng đáng với những lời khen cao nhất. Các phi hành đoàn-các chiến sỹ trinh sát và chống ngầm trên các máy bay Tu-95 và Tu-142, khi đi ngang qua mặt biển và không trung, đã cảm giác một cách đầy đủ hơn và nhận thức ra sự thân thuộc của mình đối với vũ trụ, mối liên hệ của mình với vũ trụ  đó, trong khi hiểu sâu sắc rằng họ đang có được những khả năng như thế nào. Họ nhìn vào những bí mật của vũ trụ, thán phục tầm vóc của nó, mà điều chủ yếu là họ có khả năng chinh phục nó. Khả năng của họ, phẩm chất đích thực của những phi công hải quân là ở chỗ đó. Trên bờ phía tây nam của Thái Bình Dương, những con người can đảm đó là những người đầu tiên cất cao lời chúc "Vì không quân hạm đội Thái Bình Dương", vì sự tự tin, trong những thành công đầu tiên của mình.
Năm 1984, đã thực hiện vài chục phi vụ trinh sát đường không và săn tàu ngầm. Hiệu quả của những phi vụ đó rất cao. Các phi hành đoàn đã chứng tỏ là những cánh bay điêu luyện và dũng cảm. Còn đến cuối những năm 198x, từ sân bay Cam Ranh đã có hàng trăm phi vụ được thực hiện, trong đó 132 phi vụ tại biển Philippin. Những ngôi sao trên bầu trời thế giới đã bị chinh phục và thán phục lòng dũng cảm của các phi công. Kinh nghiệm tích lũy được trong những chuyến bay chiến đấu, sự trưởng thành của bản lĩnh bay là rất kỳ diệu. Đã diễn ra sự thử thách không khoan nhượng bản lĩnh bay đó trong những chuyến bay kéo dài và có điều kiện khí tượng phức tạp nhất, hình thành nên một trạng thái đặc biệt của những người dũng cảm, không hề sợ hãi những cuộc sát hạch hà khắc, gắn kết thêm tính kiên định và thống nhất về tinh thần trong trung đoàn không quân..."

.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Hai, 2011, 11:28:08 pm
(tiếp)
"...Giữa những phi công thực sự là xuất sắc đó, đã thể hiện tài nghệ ngoại hạng trong chuyên môn của mình, đã đặc biệt tỏa sáng, tên tuổi của họ vang lên hùng tráng, đó là các chỉ huy trưởng trên máy bay (cơ trưởng) trung tá Kanshin G., các thiếu tá Vaneev A., Karnishin, Selezniov M., Kotov A., Tomilov A., các hoa tiêu trên máy bay, các thiếu tá Shapovalov V., Doronin Yu., Rytchkov V., các đại úy Gubanov A., Steshenko I., Garkushi A., Sidorov I., Maksimov Yu., Polianitchko I.; các kỹ sư trên máy bay các đại úy Chistiakov A., Belikov A., Trofimov A., Shetinin V., Petrov A., Gnatovskii N., Kudriavshov V., Otshenkov N., các sỹ quan trinh sát kỹ thuật vô tuyến các đại úy Ptukhi A., Tereshenko V., thượng úy Philippov A. Trong hồ sơ quân nhân của những người anh hùng ấy không chỉ có hàng chục chuyến bay trinh sát thực sự. Các phi công kinh nghiệm không yêu cầu người ta bắt chước họ, nhưng nghệ thuật làm chủ kỹ năng bay của họ đã được toàn bộ không quân hạm đội tiếp thu, họ trở thành những ví dụ điển hình, được công nhận là những phi công tài năng. Ở họ người ta học được với lòng nhân ái cách chinh phục bầu trời của thế giới.
Ngoài đại dương, không bến bờ và không có đáy, soi vào trong nó vòm trời với mặt trăng và vô số những vì sao, còn là những dòng (hải lưu) chảy cuồn cuộn, còn những đám mây dông ghê sợ, biểu thị (sức mạnh) của mình qua ánh chớp-tất cả những bạn đồng hành hiểm ác đó. như hung thần của những lực lượng đáng sợ (của tự nhiên) theo các phi hành đoàn trong suốt những chuyến bay dọc các đường kinh tuyến phương nam.  
Chính địa lý vị trí, đặc tính của hoạt động bay, luồng di chuyển rộng lớn của con người đã xác định tính chất đặc biệt và sự phức tạp trong việc đóng căn cứ của trung đoàn. Cần nói tới những khó khăn và sự than vãn khách quan của những con người tập hợp đồng thời và sự hài lòng, sự tự hào vì công việc của mình. Trung đoàn trong thời gian ngắn ngủi đã cảm thấy ngập tràn trong hoạt động của mình, trong cuộc sống, dù thậm chí có sự khó khăn đặc biệt của nó và  đôi khi không thể đoán trước. Các phi công vận tải đã thực hiện nhiệm vụ với trách nhiệm và hiệu suất cao: các phi hành đoàn của Ustinov Yu.N., Protshenko K.P., Tsaran V.B., Borovskii M.A., Alferov G., Alymov A.P., Ryshenko N.V., Bargan G.Ya.
Đối với những chuyến bay tại chỗ và những chuyến bay ghé qua, không cho phép có những phi công không bản lĩnh.Sự ngoan cường và kỹ năng điêu luyện-đó chính là những điều chinh phục bầu trời đầy hiểm họa tại Cam Ranh. Mà sự can đảm chính là động lực thúc đẩy mở rộng những giới hạn của khả năng trong hàng không. Các nhà hàng không-những thành viên của Hạm đội Thái Bình Dương, ở nơi xa quê hương ruột thịt, tại một nơi xa lạ, đã không đánh mất nhiệt huyết Nga. Họ đã sải bước vượt qua cường độ căng thẳng không thể hiểu nổi của cuộc đời bay mới, qua những nhiệm vụ đa dạng đến kinh ngạc. Những chuyến bay của họ là phức tạp và khó khăn nhất, thường xuyên bị những mối hiểm nguy rình rập, đòi hỏi phải có lòng dũng cảm và sự chuẩn bị chu đáo ở trình độ cao đã trở thành những kinh nghiệm quý giá cho ngành hàng không hạm đội. Họ đã tìm thấy những chân trời mới trong cuộc đời mình. Thành tựu và sự chinh phục những chân trời mới, cũng như sự hiểu biết ý nghĩa và giá trị lao động của mình, chắc chắn là phần quan trọng nhất trong cuộc đời các nhà hàng không của trung đoàn.
Sự hợp đồng trong công việc với binh đoàn chiến dịch-chiến thuật được thực hiện qua Phó tham mưu trưởng phụ trách hàng không, đại tá Kleshov B.V. Đã thể hiện khả năng tổ chức cao là các phi đội trưởng các thiếu tá Romanov B.B. và Parfenov V.V.; chỉ huy trưởng căn cứ không quân đại tá Sergeyev E.I. và trung tá Kotchug V.V.; phó chỉ huy trưởng căn cứ về chính trị trung tá Drapikovskii N.; thượng sỹ Kortashov P.-thợ máy trưởng đại đội thông tin liên lạc; trung tá Eremin N.-chỉ huy phân đội thông tin liên lạc, người xứng đáng nhận điểm đánh giá giữa năm vì sự đảm bảo bay-4,5; đại úy Teslia S.S.-bí thư đoàn Komsomol; đại úy Komarov S.I.-trưởng ban ảnh của trung đoàn; thiếu tá Kalinovskii K.I.-bí thư chi bộ đảng; thiếu tá Ivanenko V.I.-bác sỹ trưởng của trung đoàn; thượng úy Ragula-trưởng ban khí tượng.
Qua tiến trình sống động của những số phận con người, có thể thấy biết bao nhiêu việc đã được đôi tay con người tạo nên. Tại căn cứ hàng không này, họ đã để lại dấu ấn rõ rệt những trải nghiệm của mình những đêm dài lo âu, những chuyến bay không bình lặng. Tại đây đã hiện ra cánh cổng chính trang trọng của hàng không hạm đội, nơi ngành hàng không thể hiện mình, nơi tất cả đều được nhìn thấu suốt, cái tốt cũng như cái xấu. Ở Cam Ranh, ngành hàng không hạm đội đã tạo nên dư luận về chính mình, đã đặt ra định giá và xác định uy tín chiến đấu của mình. Uy tín ấy được xây dựng bởi những con người đầy trách nhiệm: đại tá Liovkin V., các đại úy Orlov S., Kholionov G., trung tá Medvedev V., thiếu tá Burdov V., các trung tá Prikaziuk V., Churilov A., Fadeev A.I., các đại úy Melnikovitch G., Kosygin Yu., đại tá Smirnov L., các trung tá Karnishin A., Sotnikov A., các thượng sỹ Pokhilchuk A., Lopatto A., Korotkov V., đại úy Chvatchko, hoa tiêu trung đoàn thiếu tá Shimko D.V., phi đội phó phi đội vận tải thiếu tá Morozov V.V., các cơ trưởng An-26 các đại úy Almov A.P., Belousov S.V. Lịch sử tự nó đã xác định chiến công của họ.
Vượt qua những khó khăn và phức tạp đã diễn ra, có thể khẳng định một cách rõ ràng xác thực rằng tất cả mọi người đã cống hiến toàn bộ sức mình đến cùng cho công việc. Biết bao công việc đã được hoàn thành mà có thể đủ để tính trong vài thập kỷ. Đã khẳng định mình một cách rõ ràng là các phi hành đoàn Tu-16 Povliukhin V., Usanov V., Ustinov V., Trapeznikov A., Kuznesov G., Shanov B., Goncharov B., Pritchin V., Kotliarov, Kochetkov S., các hoa tiêu Gusarov I., Makhnonosov, Tikhomirov K., Kotliarov V., Zavarin T., Sukhotskii L., Denenskin A. Các phi hành đoàn máy bay tiếp dầu trên không Sugrun, Nestiurin, Volkov, Naumov.
Các nhà hàng không đã quen với mảnh đất này, họ đã nâng cao chất lượng cho những nỗ lực của mình. Và cần phải nói rằng họ đã để lại ở đây một phần trái tim của họ. Tình cảm thân thiết giữa những con người, đã tỏa sáng tại đây, chân thành và bền vững. Đó là báu vật cao quý nhất. Tình thân ái đó không phải để phô trương, mà là là một tình cảm nghiêm túc, ở nơi xa những người ruột thịt và gần gũi của mình, tình cảm đó làm dấy lên cảm hứng khát khao tự hoàn thiện về chuyên môn. Không có tình cảm nào cao hơn tình thân ái hữu nghị giữa những con người mạnh mẽ và dũng cảm trong thời gian của một hoàn cảnh cực điểm, khi mà mỗi người đều tin tưởng đồng chí của mình. Họ đã sống với nhau bằng tình cảm hữu nghị như thế, họ là những Cheretskov V., Denisov A., Belov V., Khitrov N., Zipa G., Yuzakov Yu., Puchkov S., Lozkin F., Saifulin Ts., Gurov V., Malakhov V., Bezrukii P., Yusupov A., Maas V., Popov P., Zyrianov V., Salagaev A., Maksimov E., Ivanitskii Yu., Chekanov S., Krul P., Saranin V., Suranov V., Korovin V.
Các nhà hàng không hạm đội không mang theo mình đến nơi xa lạ nắm đất Nga. Chắc chắn mảnh đất Viễn Đông đã được họ mang theo trong sâu thẳm trái tim chân thành và thầm lặng của họ. Ngày cũng như đêm, tư tưởng của họ luôn gắn bó với Tổ quốc đã cho họ sức mạnh, niềm vui và mong muốn nhanh chóng trở về. Dù cho tại vị trí mới họ đã sống qua suốt cả thời gian phục vụ, nhưng họ vẫn luôn cảm thấy rằng họ không phải đang ở nhà mình. Và giá trị cho họ, lợi ích của họ, những điều đó đã xác định kỹ năng và sự thực hiện đầy trách nhiệm của họ trước những vấn đề đặt ra. Những con người đến phục vụ nơi đây là những người có tinh thần phấn chấn và tràn đầy hy vọng.           Khi chúng ta nói tới lao động vất vả của những nhà hàng không hạm đội, chính là chúng ta đang cố gắng khắc sâu niềm kính trọng với một nghề nghiệp cao cả mà đầy rẫy hiểm nguy, luôn luôn chúng ta sẽ nói thêm rằng, nghề nghiệp đó, là một vũ đài khắc nghiệt và không khoan nhượng của các cuộc sát hạch phẩm chất, độ vững vàng tinh thần, sức dẻo dai và tay nghề điêu luyện của họ, những nhà hàng không. Một sự sát hạch nghiêm khắc như thế, không gì so sánh được, đó chính là sự sát hạch mà các nhà hàng không đã trải qua trong những điều kiện nghiệt ngã của Cam Ranh.
Chính tại đây, các phi công hải quân đã biểu thị một ví dụ rực rỡ của cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ, sức chống chọi kiên cường trước tất cả những khó khăn mà họ gặp phải trên bầu trời Đông Nam Á. Họ đã phục vụ với những phẩm chất như vậy, những Polozkov E., Malafeev V., Poddubnyi V., Kaverin A., Albitsii A., Zangraev S., Yakovlev Yu., Gromoboi Yu., Muraviov M., Avdiukov M., Pilinenko A., Kulik A., Prokopchuk V., Agapov F., Filippov S., Tselukhin V., Vlasov N., Zalutskii G., Razuvaev Yu., Dranitsnikov V., Kuzmin O., Tskrebtienko V.
 Cuộc sống tại mảnh đất nhỏ nhoi nơi xa xăm này đã gây xáo trộn và xúc động cho tâm trạng các nhà hàng không của mình. Đây là  một thời kỳ đặc biệt đối với họ. Họ đã nâng ý nghĩa của thời kỳ này lên một tầm vóc cao. Bản thân thời kỳ này là thời của những công việc lớn lao. Các nhà hàng không đã giải quyết thành công những nhiệm vụ quan trọng: hoàn thành những chuyến bay khó khăn phức tạp nhất, vì điều đó họ xứng đáng nhận những lời cảm ơn và khen tặng cao quý. Xứng đáng với vinh quang như thế là thiếu tá Dobyts I.S.-hoa tiêu trung đoàn, đại úy Soldatov V.I.-trưởng ban hóa học, thiếu tá Repin M.I.-đội trưởng.
Các phi công của phi đội tiêm kích đã làm việc rất căng thẳng. Họ thường xuyên trực chiến tại hai sân bay trên bán đảo Cam Ranh và sân bay cơ động "Phan Rang". Tại sân bay dã chiến, việc trực ban chiến đấu được thực hiện không thay đổi suốt một tháng. Sự bố trí này đòi hỏi sức dẻo dai và kiên trì ghê gớm. Các máy bay thuộc lực lượng trực chiến thường xuyên cất cánh, thường xuyên bay đến các mục tiêu có thực để thực hiện các cuộc không chiến "giả định" với các máy bay tiêm kích hải quân Hoa Kỳ. Gánh nặng trách nhiệm đè lên vai trung đoàn phó phụ trách không quân tiêm kích trung tá Akhmetov A. Ồng-phi công xạ thủ, người lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chỉ huy toàn bộ lực lượng không quân tiêm kích tại Cam Ranh. Những trợ thủ gần gũi nhất của ông-phi đội trưởng thiếu tá Smirnov E.N., phi đội phó thiếu tá Khanukaev, hoa tiêu phi đội thiếu tá Maslennikov S.V. Các phi cơ tiêm kích đã bay rất tự tin và hiệu quả. Đã chứng tỏ kỹ năng chiến thuật tốt và hiệu quả là các biên đội trưởng Dutov A.N., Dembikov I.N., các phi công dày dạn các thượng úy  Ovrakh O., Antonenko V.
Không quân tiêm kích tại Cam Ranh-đó là người canh gác đầy hy vọng của bầu trời, đó là sự ra đời mới mẻ của không quân tiêm kích tại hạm đội. Trong hơn năm năm lực lượng tiêm kích đã thực hiện thành công nhiệm vụ của họ tại khu vực này..."  ...


(crimson.ru)
Ảnh minh họa: Mi-14PL với phao chống ngầm và bom chìm (противолодочными буями и глубинными бомбами). Tại Cam Ranh Mi-14 thuộc nhóm hỗn hợp vận tải và chống ngầm (phi đội "4").
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/10-1.jpg)
Chú thích của ảnh: Một biên đội hai chiếc Tu-16 thuộc phi đội 1 trung đoàn 169 được "hộ tống" bởi  máy bay TomCat F-14 phi đội VF-1 Hải quân Mỹ. Khoảng 1986.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/42-2.jpg)
Hai Tu-16 và một F-4J trên Thái Bình Dương. Mìg-23 phi đội 3.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/19-2.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/44-1.jpg)
............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Hai, 2011, 01:07:16 am
(tiếp)
"...Các chuyên gia ban kỹ thuật hàng không tiếp nhận được một thực tiễn hết sức toàn diện và hết sức rõ ràng tại Cam Ranh. Họ cần phải làm một việc cần thiết - nói lời cảm ơn. Đôi khi trong những điều kiện hoàn cảnh không thân thiện vớí con người, họ đã tiến hành khắc phục những khiếm khuyết về kỹ thuật trên thực tế. Điều này đặc biệt thể hiện rõ khi lắp các thùng nhiên liệu, tiến hành công tác sửa chữa với thiết bị trực tiếp trong cabin máy bay. Lao động bằng sự cống hiến toàn bộ sức lực và trí tuệ là những chuyên gia như Tarasov V.I.-kỹ sư vũ khí trên máy bay, Iguryghin V.V.-đội trưởng khai thác kỹ thuật (ТЭЧ отряда), đại úy Makartsev I.A.-kỹ sư của trung đoàn về máy bay tiêm kích, Bezrukov V.I.-kỹ sư máy bay và động cơ máy bay tiêm kích, Aksionov A.B.-kỹ sư của phi đội, Petrov N.P.-kỹ sư vũ khí máy bay, Vitlí S.-tổ trưởng khai thác kỹ thuật hàng không của biên đội, các đại úy Verestnikov O.A., Bogdanov O.A., Gunia A.-các trưởng nhóm máy bay.
Tất cả họ đều giữ trong mình một tình yêu với ngành hàng không, họ hiểu sâu sắc nhiệm vụ được giao phó. Toàn thể bộ phận kỹ sư-kỹ thuật viên đều lao động với tất cả nhiệt tình, sự sáng tạo và trách nhiệm rất cao. Và đó là tâm hồn ngành hàng không trong biểu hiện trực tiếp của nó. họ hiến dâng tất cả cho công việc, chỉ sống vì các chuyến bay, khi thực hiện chức trách của mình. Sắc thái Cam Ranh trong hoạt động của ngành hàng không hạm đội là một sắc thái chói gắt, mà thể hiện ra qua những khó khăn của nhiệm vụ. Các nhà hàng không thật xuất sắc xét trên những mục tiêu và kết quả đạt được.
Tháng mười năm 1989, nhiệm vụ được đặt ra cho ban chỉ huy nhóm máy bay hỗn hợp nhân việc giả tán trung đoàn và thành lập phi đội không quân độc lập hỗn hợp.
Trong thành phần phi đội còn lại các máy bay chống ngầm Tu-142 và máy bay trinh sát Tu-95RS, hai phi hành đoàn trên máy bay An-26. Các máy bay Mig-23MLD và trực thăng Mi-14 được tháo ra và gửi đường biển đi theo tàu đổ bộ "Aleksandr Nikolaev". Máy bay mang tên lửa (hành trình) cần phải tự mình bay chuyển sân về các sân bay khu duyên hải (Viễn Đông). Đã chuẩn bị một số máy bay và phi hành đoàn. Khó khăn của chuyến bay như vậy nằm ở chỗ trong thực tế chuyến bay trải ra trên khu mặt nước các biển "Nam Trung Hoa", Philippin, Hoa Đông, Hoàng Hải và biển Nhật Bản. Độ dài tổng cộng của nó đã ở trên giới hạn các đặc tính kỹ thuật bay của máy bay Tu-16. Việc chuẩn bị của các phi hành đoàn cho chuyến bay chuyển cứ này được đôn đốc kiểm tra và chỉ huy bởi một nhóm sỹ quan Bộ tham mưu lực lượng không quân đứng đầu là tướng Rogov N.A. và hoa tiêu trưởng lực lượng không quân hạm đội đại tá Maskokov V.I.
Chuyến bay xa này được thực hiện bởi hai nhóm dưới sự lãnh đạo của các trung đoàn phó trung tá Arseniev A.A. và Kulikov V.B. Một chuyến bay xa phức tạp như vậy được dẫn dắt bởi các hoa tiêu của từng nhóm, các trung tá Katchanov V.A. và Meilekhov E.M. Sau 5 giờ rưỡi, nhóm các phi hành đoàn đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay thành phố Pkhenhian để tiếp thêm dầu, còn nhóm thứ hai đã về tới sân bay Primoria.      ..."


(crimson.ru)
Một Tu-142M chống ngầm đang bay chiến đấu, cảnh giới nó là một chiếc F-15.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/16-1.jpg)
Tu-95RS được "hộ tống" bởi F4-E phi đoàn chiến thuật 17 không quân Hàn quốc trên lãnh hải quốc tế tại biển Nhật Bản.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/o4-2.jpg)
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Hai, 2011, 02:08:41 am
(tiếp)
"...Về chuyến bay xa này còn có thể nói rất nhiều. Không ít khó khăn trên đường bay. Các phi hành đoàn đã bay rất tự tin và, như thường diễn ra, họ đã bay theo khát khao của tâm hồn và yêu cầu của nghĩa vụ quân nhân. Từ nơi nóng bức ngột ngạt họ bay về nơi lạnh giá của những đỉnh núi phủ tuyết vùng Primorie thân thương.
Sân bay Cam Ranh đã để lại những vết khắc sâu trong trái tim mỗi người.
Trước khi cất cánh đã có những đánh giá mới, những nhận thức mới. Các phi công bay đi mang theo mình âm điệu phức hợp của bầu trời xa lạ. Họ hồi tưởng lại những âm điệu dân tộc mà lúc ban đầu họ chưa tiếp nhận và không hiểu được. Trong những giai điệu đó có những bí mật kỳ lạ, lưu giữ trong mình một cái gì đó định mệnh và không bình yên. Trong những tầng trời Việt Nam, các phi hành đoàn đã trưởng thành, đã củng cố vững chắc bản lĩnh những cánh bay của họ, khi mà họ đã hoàn thành xong đầy đủ trách nhiệm của mình. Toàn bộ phần đời trải qua tại Cam Ranh của những phi công đang bay đi kia là ví dụ sinh động của việc biết cách hoạt động trong những hoàn cảnh cực trị với tinh thần trách nhiệm cao.
Thời kỳ đó, trong ý nghĩa đầy đủ của nó, chính là trường học thử thách, trường học của cuộc đời. Các phi công hiểu ý nghĩa của nó theo cách của họ, nhưng đều hoàn toàn hài lòng về phần đời đã sống qua tại đó. Trong họ đầy ắp những ấn tượng vừa cay đắng lại vừa dễ chịu. Chỉ có buồn một chút vì một trong những giai đoạn cuộc đời đã kết thúc, một phần đời đã đi vào dĩ vãng. Khi chào tạm biệt, họ gom lại trong mình ký ức về miền đất này. Nhưng điều chủ yếu nhất là họ mong muốn từ trong tâm khảm rằng sẽ không bao giờ còn có một sứ mệnh như vậy, không bao giờ có nữa sự đối kháng giữa hai thế lực hùng mạnh nhất. Mỗi người đều mong rằng, những chuyến bay thường cũng như những chuyến bay xa sẽ chỉ với mục đích hòa bình, để có được sự nghênh tiếp danh dự, và chỉ để biểu diễn những thành tựu mới đạt được trong kỹ thuật hàng không. Họ muốn hòa bình và sự hòa hợp hiểu biết lẫn nhau giữa những con người, họ muốn những người phi công sẽ chỉ bay vì sự tiến bộ, để giải quyết hòa bình trên thế giới, mà không phải để đe dọa bằng sức mạnh và họ không muốn nói chuyện bằng vũ khí.
Bỏ lại đằng sau là mảnh đất bị nung nóng dưới mặt trời phương nam và bầu trời nóng bức. Các phi công bay về sân bay của mình ở Primorie mà không hề nghĩ đến bất kỳ nghi thức, vinh quang nào, họ dõi theo thiết bị, cảm thấy sự gắn bó haòn toàn con người mình với chiếc máy bay. Đôi cánh máy bay dường như đôi cánh của riêng họ, đang đưa họ trở về nhà. Đối với các phi công, chuyến bay xa này đã trở thành một cuộc kiểm tra kỹ năng hàng không và tinh thần của con người. Các phi hành đoàn đã chinh phục khoảng không trên 5 biển, nơi giả định là vẫn còn các "đối thủ" tiềm năng trên mặt nước và dưới mặt nước, máy bay tiêm kích của "đối thủ" vẫn đang chiếm lĩnh khoảng không gian đó với một sự ngông cuồng đã đạt đến giới hạn. Có cần chăng con người với con người phải chiến đấu với nhau trên bầu trời? Tất cả đã ở sau cánh bay của họ, Họ đã kiên nhẫn kiềm chế và đó là một thử thách nặng nề. Một niềm tin lớn lao đã trở về cùng họ trên mảnh đất quê hương, niềm tin sẽ không còn phải bay qua các biển, các đại dương, các lục địa với một sứ mệnh như thế nữa. Sau khi trở về, theo thói quen hàng không, họ sẽ ngồi lại và suy nghĩ nghiêm túc về tất cả mọi việc. Cuộc diễu hành tập thể qua 5 biển đã kết thúc. Một thời gian dài họ vẫn còn ngờ vực về sự cực kỳ cần thiết của thời kỳ trú đóng tại Cam Ranh.
Ngày nay chúng ta đang gắng nhớ lại những con người bằng cách nào đấy đã xác định cuộc đời hàng không tại Cam Ranh, đã  chiếm lĩnh những vị trí vững chắc, đã bay, đã sống, đã trải qua nhiều năm tại căn cứ hàng không này. Thời kỳ đó không làm sao quên được. Những ai đã ở đấy, đã tự mình chọn lấy vị trí phục vụ danh dự, bởi những chuyến bay, bởi sự lao động vô cùng lớn lao.
Một thời gian sau, chuyến bay xa cuối cùng qua 5 biển đã hoàn thành, nhưng lần này bởi những máy bay có khả năng nhiều hơn, những chiếc Tu-95 và Tu-142.
Không phải tất cả các phi hành đoàn đều trở về được với Tổ quốc. Những âm điệu  tang tóc đã vang lên trên đất nước Việt Nam..."

...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Hai, 2011, 06:46:55 pm
(tiếp)
"..."Lực lượng chúng tôi đã bị giảm xuống, số phi hành đoàn đã ít hơn",-sau khi ngồi xuống theo tập quán bay trước chuyến bay cuối cùng rời sân bay Cam Ranh, các phi công tuyên bố. "Chúng ta đã vĩnh viến để lại một phi hành đoàn trên mảnh đất này, nhưng chúng ta đã trở nên sáng suốt và nghiêm khắc hơn". Ký ức về những người đã hy sinh được các phi hành đoàn bay đi mang theo trong tim mình và trên những đôi cánh bay về quê hương. Đã bay đi là những Vekshin V.F.-cơ trưởng, Sergeev N.N.-cơ phó, Mikhailov S.B.-hoa tiêu trên máy bay, Kosov V.E.-hoa tiêu thứ 2 trên máy bay, Duntsov V.G.-kỹ sư trên máy bay, Levkovets A.M.-kỹ thuật viên radar, Perezetin S.I.-cơ trưởng, Ivanov Yu.N.-cơ phó, Lipchinskii V.V.-hoa tiêu, Rimkevitch V.K.-hoa tiêu thứ 2 trên máy bay, Khodak N.I.-kỹ sư trên máy bay, Levkovich N.M.-kỹ thuật viên radar, Nekhinchuk A.-vận hành hệ thống "Vishnia", Serghienko A.A.-cơ trưởng, Metalnikov I.-cơ phó, Petrov V.N.-hoa tiêu, Pavliuk N.-hoa tiêu thứ 2 trên tàu, Marchenko V.-kỹ sư trên tàu, Peretiaghin E.G.-kỹ thuật viên radar, Churin A.-chỉ huy hỏa lực, Baranov A.I.-cơ trưởng, Soloviov O.V.-cơ phó, Kolomeets S.A.-hao tiêu trên máy bay, Braun M.R.-hoa tiêu thứ 2 trên máy bay, Kudriavshov V.A.-kỹ sư trên máy bay, Yakushevitch A.B.-kỹ thuật viên radar, Sulemovskii-vận hành hệ thống "Vishnia".          
Các phi công, các anh hãy lắng nghe, hãy vui vẻ lên nào! Hãy bay lên bầu trời, hãy hân hoan đón ánh mặt trời, hãy yêu quý vẻ đẹp của Vũ trụ và đừng vượt qua đường giới hạn",-.tiếp theo lời chúc tốt đẹp cho họ từ mặt đất Việt Nam. Vậy là đã hoàn thành sứ mệnh quốc tế lịch sử của các nhà hàng không hạm đội Thái Bình Dương tại đất nước có tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam. Nhưng ở đây, tiếc thay, đã để lại nỗi đau lớn trong lòng người, tổn thất lớn của lực lượng không quân hạm đội Thái Bình Dương: phi hành đoàn của thiếu tá Krivenko S.D bị tai nạn trong khi bay thi hành nhiệm vụ quân sự.
Tai nạn thường không được báo trước, chúng vẫn xảy ra, đem đến cho tâm hồn con người nỗi đau sâu sắc. Bi kịch vô cùng nặng nề đối với Cam Ranh và toàn bộ ngành hàng không quân sự, đã xảy ra ngày 13 tháng 2 năm 1985: máy bay Tu-95RS với phi hành đoàn của phi đội phó thiếu tá Krivenko S.D. đã rơi xuống biển khơi. Sự việc xảy ra như sau: phi hành đoàn dẫn đầu biên đội 2 chiếc thi hành nhiệm vụ đặc biệt trên biển "Nam Trung Hoa". Sau 6h30 phút bay, phi hành đoàn máy bay số 2 của thiếu tá Spiridonov V., bay sau ở khoảng cách 15 km quan sát thấy theo ánh đèn hải đăng nhấp nháy, sự thay đổi vị trí rất gấp và mất độ cao rất nhanh của máy bay dẫn đầu về phía bên phải, sau đó nhận được qua sóng rađio tin báo: "Chúng tôi đang rơi! Chúng tôi đang rơi! Có ai nghe thấy tôi nói không? Đang rơi...". Bị vướng mây, phi hành đoàn máy bay thứ hai không thể theo dõi được quá trình rơi của máy bay dẫn đầu. Máy bay dẫn đầu cùng với phi hành đoàn gồm 9 thành viên đã chìm xuống biển sâu, không để lại dấu vết nào tại vị trí rơi. Biển động réo gào và sôi sục, tiếp nhận nó vĩnh viễn, sau khi đã xóa sạch dấu vết va chạm của máy bay với những lớp sóng nặng nề của biển.


Hình minh họa tham số góc tấn của cánh bay trong dòng khí chuyển động, phân bố vùng quay khi cánh quạt hoạt động (ru.viki)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/305px-Angle_of_attacksvg.png)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Autorotational_regions.jpg) 

Nguyên nhân có khả năng nhất của tai nạn-mất điều khiển do một động cơ bên cánh phải không làm việc và các cánh quạt không xoay trở về vị trí của chế độ chống tự quay (Đại từ điển BKTT Nga 1994, mục "Hàng không" giải thích thuật ngữ:  режим флюгирования- hay chế độ cánh quạt hướng dòng- «по потоку» , một chế độ bảo vệ trên máy bay có động cơ tua bin cánh quạt, khi động cơ vì một lý do bất đắc dĩ nào đó không làm việc. Thực chất đây là việc thay đổi góc tấn hoặc bước cánh quạt nhằm tránh hiện tượng tự quay do dòng khí lưu thông bao quanh cánh quạt. Nếu khi động cơ bị ngừng mà cánh quạt vẫn giữ nguyên góc tấn như khi động cơ còn làm việc thì nó sẽ tự quay do tác động của dòng khí lưu thông-gây ra sự tăng cao sức cản của dòng khí và trong trường hợp động cơ bố trí phía sườn vật bay còn gây ra mô men xoắn và vặn lớn có thể dẫn tới mất khả năng điều khiển khí tài bay và làm nó bị rơi. Đối với các động cơ tua bin cánh quạt hiện đại, trong chế độ này cánh quạt tua bin được một cơ cấu tự động hoặc điều khiển tay xoay về góc tối ưu  khoảng 85 độ so với mặt phẳng quay cánh quạt. Ở vị trí đó cánh quạt "hướng theo dòng khí" và không quay, sức cản chính diện do cánh quạt gây ra trong tổng sức cản chính diện của máy bay sẽ là nhỏ nhất. Tại trang 11 của topic này có ảnh của các quân nhân không quân Xô viết tại Cam Ranh chụp máy bay Tu-142M của cơ trưởng trung tá cận vệ Romanov hạ cánh với 3/4 động cơ hoạt động, động cơ thứ 4 không làm việc nhưng cánh quạt của nó đã xoay về vị trí của chế độ флюгирования . Mặt có ích của hiện tượng tự quay được sử dụng khi đưa động cơ tua bin cánh quạt vào khởi động trong chuyến bay. Khi đó các cánh quạt được xoay khỏi vị trí hướng dòng và bắt đầu làm quay động cơ. Đến một tần số quay xác định, hệ thống phun và đốt nhiên liệu sẽ hoạt động và đó gọi là khởi động nhờ hiện tượng tự quay.). Máy bay trở nên không điều khiển nổi. Tình huống bi kịch như thế đã giáng một đòn chí mạng không thể cứu vãn lên tổ bay. Các phi công xuất sắc đã ra đi mãi mãi ở độ tuổi trung bình xấp xỉ 30, để lại những đứa con mồ côi và những người vợ góa bụa.
"Chúng tôi đang rơi!". Những lời cuối cùng vĩnh biệt đó còn có ý nghĩa gì? Những lời trăng trối ấy gợi lên trong trái tim điều gì, khi đã để lại trong tâm hồn dấu vết của sự bất bình và thiếu tin tưởng. Mỗi người đều cảm thấy phi hành đoàn không mang theo mình xuống mồ bi kịch của sự bế tắc, mà vẫn còn để lại bài học sống động, như một di sản cay đắng của ngành hàng không hạm đội.
Tin tức nặng nề đó lan nhanh trong căn cứ Cam Ranh, đến tận miền đất duyên hải, bao trùm cả  Sakhalin và Kamchatka. Mái đầu của những bạn chiến đấu, những người thân đã cúi xuống trong lễ tang. Nghi thức chôn cất tượng trưng gợi nên những suy tư buồn bã, những ý nghĩ rất nặng nề. Đài kỷ niệm đã được dựng nên ở nơi xa Tổ quốc biết bao! Những giây cuối cùng trong cuộc đời các thành viên phi hành đoàn vẫn gắn bó với bầu trời trên đại dương. Trong chiều sâu bất tử ấy vĩnh viễn lưu giữ tình anh em bền chặt của bầu trời. Để lại trong tâm những người bạn chiến đấu là dư vang của một nỗi đau thấm sâu và nỗi buồn thầm lặng, gợi nên một tình yêu vô bờ và lòng kính trọng sâu sắc người đã khuất.
Liệu bó hoa trên tay bạn bè có với đến được đài kỷ niệm, mà bao năm qua vẫn đặt tại Cam Ranh đó không? Và chắc sẽ không có những lời cay đắng: "Ngôi mộ bị lãng quên vĩnh viễn tại nơi xa xứ này là của ai?..."
Những con người dũng cảm và gan dạ đó đã để lại tên tuổi của mình trong ký ức ngành hàng không hạm đội: cơ trưởng, phi đội phó Krivenko S.D.. hoa tiêu trên máy bay đồng thời là hoa tiêu của trung đoàn thiếu tá Yashenko N., phụ tá cơ trưởng thượng úy Komarov A., kỹ sư trên máy bay đại úy Ivanov V., hoa tiêu thứ hai trên máy bay thượng úy Serebriakov V., kỹ thuật viên radar trên máy bay chuẩn úy Belov A., chỉ huy hỏa lực chuẩn úy Zakharov N., sỹ quan trinh sát điện tử trên máy bay đại úy Abukhodziev A..
Những chuyến bay-đó không phải là cảm hứng nhất thời, đó là sự dũng cảm hàng ngày. Là sự thích nghi thường trực với khó khăn và nguy hiểm. Thiên nhiên trên bầu trời và đại dương không phụ thuộc con người. Nó tồn tại bởi chính nó, sống theo quy luật của bản thân mình, những quy luật không thể thay đổi, kìm hãm, thích ứng.
Con người chỉ còn điều khiển được bằng niềm say mê và các hành vi của mình trên những gì họ có quyền năng. Sự thật khắc nghiệt của lao động và công tác trong nghề bay là như vậy...."

Mãi mãi tươi sáng là ký ức về những người đã vĩnh viễn ở lại dưới vùng sóng nước biển "Nam Trung Hoa", tên tuổi của họ đã được khắc lên đài kỷ niệm Cam Ranh. Mãi mãi tươi sáng ký ức về tác giả chương "Sân bay Cam Ranh", thiếu tướng không quân Sikvarov Anatolii Nikolaevitch.

Ảnh: Tu-95 trong Ngày Đại lễ của nước Nga-Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 năm 2010 (ru.viki).  
 (http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Planes_in_Russian_Parad_2010_p11.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/800px-Planes_in_Russian_Parad_2010_p10.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Hai, 2011, 01:04:25 am
(tiếp: clubadmiral.ru)
Tổ hợp Xây lắp Xô Viết thuộc Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22 trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô  
Trong những năm 6x của thế kỷ trước đã bắt đầu sự hợp tác tích cực giữa Việt Nam và Liên Xô.  Thông qua hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Liên Xô tại nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong giai đoạn đó đã có khoảng 300 nhà máy và xí nghiệp được xây dựng.
 Hầu như phải bắt đầu từ con số không để tạo ra cơ sở hạ tầng năng lượng cho đất nước, đã xây dựng các nhà máy nhiệt điện và thủy điện với tổng công suất hơn 4.000 MW, trong đó có nhà máy thủy điện lớn nhất ở Đông Nam Á, nhà máy thủy điện "Hòa Bình".  Các chuyên gia Liên Xô đã xây dựng các cơ sở sản xuất trong các ngành công nghiệp như khai thác mỏ, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm, vật liệu xây dựng và vận tải. Vũ khí của Liên Xô trở thành kho vũ khí cơ bản của một trong những quân đội có khả năng chiến đấu nhất trên thế giới.
 Tháng 11 năm 1978 việc ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Liên Xô và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa ra động lực mới cho sự hợp tác song phương Liên Xô-Việt Nam.
 Tới đầu những năm 80 trên những công trình xây dựng có sự trợ giúp của chúng ta (tức LX) đã có  hơn 1200 chuyên gia và cố vấn Liên Xô tham gia lao động. Các toán chuyên gia mới đến bằng máy bay từ Moscow là chứng nhân về quy mô ngày càng tăng của hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa hai nước.
 Theo thỏa thuận liên chính phủ giữa Liên Xô và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 20 Tháng Tư năm 1984 và mệnh lệnh của Chính phủ Liên Xô № -195 dự kiến kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự trên bán đảo Cam Ranh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đã thành lập Tổ hợp xây-lắp Xô Viết, Советская строительно-монтажная  организация (sau đây viết tắt - SovSMO).
 SovSMO trực tiếp trực thuộc Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22, dưới quyền Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô phụ trách binh chủng xây dựng và quản lý phân phối nhà cho quân đội, khi hoạt động theo kế hoạch cụ thể - thuộc quyền chỉ huy của Trưởng đoàn Cố vấn quân sự cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
 Trước khi thành lập các cơ sở công nghiệp của SovSMO, việc xây dựng nhà ở kiểu mô đun, sửa chữa các công trình hạ tầng quân sự bị hư hỏng trong chiến tranh (tại Cam Ranh và cho đến giữa năm 1988) được thực hiện bởi quân nhân đoàn xây dựng công trình quân sự thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
 Mùa thu năm 1984 nhóm chuyên gia Xô viết đầu tiên dẫn đầu là kỹ sư trưởng của SovSMO A.A.Petukhov đã bay từ Hà Nội đến bán đảo Cam Ranh. Các quân nhân thuộc văn phòng Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam đã tiếp và bố trí chỗ ăn ở cho nhóm này. Sau đó một bộ phận đặc biệt có trách nhiệm của SovSMO sẽ đón tiếp và bố trí ăn ở cho tất cả những ai đến và làm việc tại bán đảo Cam Ranh. Trước mắt nhóm đến đầu tiên có một nhiệm vụ đặt ra: chuẩn bị các điều kiện ăn ở cho các chuyên gia đang đến từ Hà Nội và giải quyết toàn bộ các phức tạp nảy sinh trong bối cảnh các vấn đề xã hội.
 Thực hiện việc lựa chọn và điều động các chuyên gia vào công cuộc xây dựng các hạng mục cơ sở của công trình RS-3 (bán đảo Cam Ranh) là Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài sô 22 dưới quyền Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô phụ trách binh chủng xây dựng và phân phối quản lý nhà cho quân đội-một tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các công trình ở nước ngoài.  Điều kiện bắt buộc cho việc điều động ra nước ngoài là các kinh nghiệm tại cơ sở sản xuất và nhận xét của chi bộ đảng và đoàn Komsomol tại các tập thể lao động và quân nhân. Các chuyên gia được chọn  được gửi đi bằng máy bay thông qua Moskva rồi theo các đường bay: Moskva - Tashkent - Hà Nội (hoặc Mumbai) - Calcutta - Hà Nội - Cam Ranh.

Ảnh: Năm 1991, thị sát căn cứ bảo đảm hậu cần kỹ thuật số 922 và khu thị tứ quần thể nhà ở. Hàng trước từ trái sang phải: đại tá Tổng Giám đốc SovSMO Shiriaev V.I., trung tướng Sokolov S.I chỉ huy trưởng Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22, đại tá hải quân Nikonov V.N. tham mưu trưởng binh đoàn 17.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/5dd6dc2e3effbab4a5e804a78a1065d1.png)
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Ba, 2011, 11:30:30 pm
(tiếp)
 Trong chuyến bay 17 giờ đồng hồ các chuyên gia biệt phái và các thành viên gia đình của họ đã biết được sự khác biệt trong cuộc sống của các nước khác nhau. Chuyến bay từ Tashkent qua chiến trường  Afghanistan đang sôi sục diễn ra vào ban đêm và ở độ cao lớn.  Hạ cánh ban đêm tại sân bay Karachi, máy bay của chúng ta được bao quanh bởi các xạ thủ Pakistan, họ không cho phép hành khách ra khỏi máy bay. Nửa giờ tại sân đỗ trong đêm để thay kíp bay, dưới sự canh chừng của lực lượng an ninh, không có điều hòa không khí và hệ thống thông gió, buộc các chuyên gia đang trên đường bay tới Việt Nam phải xét lại quan niệm dễ dãi trước đây khi nghĩ về nghĩa vụ quốc tế, xác định lại một thái độ thực tế và nghiêm túc hơn, trách nhiệm hơn nữa đối với các sự kiện thực tế đang diễn ra ở Đông Nam Á.
Tình hình là như vậy, khi chúng tôi báo cáo trong một cuộc trao đổi tại Ban cán sự nước ngoài Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22 với Osadchiy Yu.P., Glazunov E.P., Shaposhnik P.F.
Tại Hà Nội, các nhà xây dựng SovSMO đã gặp Phó trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam phụ trách công tác xây dựng Tolokonnikov Genii Pavlovitch, hoặc phó của ông, Nikolai Lazarev Veniaminovich. Trong khi chờ máy bay, người ta đã giúp bố trí phòng nghỉ ở khách sạn, sau đó gửi mọi người đến sân bay Gia Lâm, từ đó họ bay tới bán đảo Cam Ranh.
 Các chuyên gia đầu tiên trong biên chế SovSMO đứng đầu là Tổng giám đốc Đại tá Merinov A.S. khi đặt chân xuống bán đảo Cam Ranh ngay lập tức bắt tay ngay vào chuẩn bị tất cả các điều kiện cần thiết cho giai đoạn xây dựng công trình, đón tiếp các chuyên gia đến từ Moskva, bốc dỡ hàng trên tàu biển từ Odessa chở đến trang thiết bị, máy móc, xe cộ, đồ nội thất, và quan trọng nhất - trang thiết bị đồng bộ cho các cơ sở sản xuất (công nghiệp) cơ bản.
 Hàng giao đến SovSMO từ Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quan hệ Kinh tế đối ngoại Liên Xô (cho đến trước năm 1988, và sau đó với việc bãi bỏ Bộ này là Ủy ban Nhà nước Liên Xô về Kinh tế Đối ngoại) bằng các tàu của Bộ Hàng Hải Liên Xô, thường xuất phát từ cảng Odessa. Trong thời gian xây dựng, SovSMO đã tiếp nhận hàng từ 138 tàu và bốc dỡ hơn 700 nghìn tấn hàng hoá khác nhau. Thợ treo hàng và bốc xếp chuyên nghiệp không có.  Để hoàn thành công việc này đã phải huy động tất cả các chuyên gia ở các bộ phận xây dựng và thực hiện phân công theo biểu đồ.
Phần khó nhất của công việc trên là bốc dỡ xi măng - " bánh mì của ngành xây dựng".  Xi măng được bốc dỡ không phải là xi măng đóng bao, mà là "bột khoáng" (xi măng rời), việc bốc dỡ được thực hiện trong hầm tàu ở điều kiện nhiệt độ lên đến 40-45 độ. Đó là sự lao động anh hùng của những con người đầy nhiệt huyết với công cuộc xây dựng và tiến độ xây dựng các công trình. Những con người đó đã được tuyên dương tại các cuộc hội nghị kế hoạch, các cuộc họp các tập thể lao động SovSMO, thông qua mạng lưới phát thanh tại chỗ trong căn cứ, trên báo tường trong khu tập thể, họ còn được bố trí bổ sung các kỳ nghỉ và tăng khẩu phần định lượng. Trong vViệc tổ chức bốc xếp tại cảng, đặc biệt xuất sắc là các chuyên gia: Starshinov V.I., Gamow V.I., Tsukmanov V., Sukhov A., Savchenko V., Osadchy S.N., Shakhov A.Y .
Ai đã từng ít nhất một lần đi công tác ở vùng nhiệt đới, tại các nước có khí hậu nóng ẩm, đều biết những khó khăn trong việc cung cấp nhà ở đủ tiện nghi cho chuyên gia, sự phức tạp trong vấn đề đảm bảo điều kiện dinh dưỡng, làm việc, và lịch nghỉ ngơi, tiền lương và chuyển tiền lương từ các ngân hàng của Liên Xô bằng đồng rúp chuyển nhượng, thanh toán tiền lương bằng đồng rúp qua nội tệ - tiền Đồng ... Những vấn đề đó rồi cũng được giải quyết.
 Một vấn đề cũng không hề kém gay gắt là việc cấp nước sạch cho các chuyên gia đến làm việc tại đây. Thời chiếm đóng của quân đội Pháp và Mỹ, nước sạch được chuyển đến bán đảo bằng tàu. Các chuyên gia của chúng ta ở giai đoạn đầu xây dựng sử dụng nước từ các hồ tự nhiên tại địa phương sau khi khử trùng bằng clo, lọc cặn lắng trong các thùng chứa đặc biệt. Các khảo sát địa chất về nguồn nước đã cho kết quả tích cực. Lần đầu tiên tại bán đảo Cam Ranh, nước uống được đã được khai thác từ các giếng khoan tự phun. Nước được dẫn tới bến cảng để cung cấp cho các tàu, nước được dẫn vào doanh trại, khu thị tứ nhà ở, nước được truyền dẫn và cung cấp cho cả các khu doanh trại đồn trú của quân đội Việt Nam - các thủy thủ vùng 4 Hải quân, lữ đoàn công binh công trình 394 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh Phú Khánh, các chuyên gia SovSMO, các nhà xây dựng công trình quân sự Việt Nam đã lắp đặt 11 km đường ống để dẫn nước "vào đất liền".  Nước sạch từ bán đảo cho đến ngày hôm nay vẫn đang được cung cấp cho các cư dân của tỉnh (Khánh Hòa).
 Giải pháp cho vấn đề này cũng như các vấn đề xã hội khác là mối quan tâm thường xuyên của những người lãnh đạo: Merinov A.S., Aistov V.F., Shiryaev V.I, Vedernikov E.P., Bosov E.D., Shcherbakov A.J., Nagumanov M.Z., Tolstoy D.P., Bochkarev V.S., Voytyuk P.P., Dovzhenko N.G., Stallion A.B., Klimkov N.A., Nikitin V.I., và Korobov N.I., Sinepup M.I., Savchenko M.P., Tsukmanov V.V., A.A.Sabaneyev, Safronov N.A., V.A. Sinev, Sukhov A.I., V.I. Strebkov, Bayzulaev A.K., Maslikhov V.D., Prokopenko V.G., Tsivilyuk V.A., Zaitsev S.A., Kamelgak A.A., Fedorovich V., Fedyna A., Kuksa V.

Năm 1991. Toàn cảnh kho chứa nhiên liệu 14 ngàn tấn do SovSMO xây dựng.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/image050.jpg)
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Ba, 2011, 12:06:29 am
(tiếp)
Matyushin N.F - Chủ nhiệm chính trị binh đoàn 17 (1987- 1991) nhớ lại: "Tháng hai năm 1987, Tổng Giám đốc mới được bổ nhiệm của SovSMO là Trung tá Aistov Viktor Fedorovitch, một con người còn trẻ, năng động, mạnh mẽ,có ý chí, một nhà lãnh đạo quyết đoán, có tầm nhìn xa. Tiến độ hoàn thành phần chưa được xây dựng của căn cứ Cam Ranh thời điểm tháng hai 1987 đã sa sút đến mức báo động. Với sự xuất hiện của giám đốc mới,  tốc độ xây dựng công trình tăng nhanh rõ rệt, và trong nửa năm sau phần  lịch trình bị chậm trễ đã được khắc phục,công cuộc xây dựng được thực hiện với nhịp độ nhanh hơn. Một trong những nhiệm vụ chính trong năm 1987 là việc tạo ra các cơ sở công nghiệp sản xuất bê tông cốt thép, nhựa đường, các cấu kiện bán thành phẩm thiết bị kỹ thuật vệ sinh và điện nước dùng để lắp ráp, các blok cát, các sản phẩm đá dăm nghiền sàng theo nhiều kích cỡ khác nhau, đảm bảo cung cấp điện cho các khu nhà ở, nhà hàng, nhà văn hóa, cơ sở sản xuất và các công trường xây dựng. Nhịp điệu làm việc uể oải và kém cỏi ở tất cả các công trình xây dựng nhanh chóng bị bỏ lại phía sau.
Tại sao lại có tình trạng như vậy xảy ra, khi  mà người quản lý xây dựng trước đây cũng là người có rất nhiều kinh nghiệm thực tế, đã không thể đảm bảo tiến độ xây dựng các hạng mục quan trọng theo thời hạn mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề ra? Câu trả lời cho điều này được tìm thấy chủ yếu trong bản thân tập thể lãnh đạo và phong cách làm việc của họ.
 Ngày làm việc của Aistov V.F.  bắt đầu lúc 4:30h với một tua vòng quanh các công trường xây dựng  "có vấn đề", nơi tiến độ bị chậm trễ, hoặc kiểm tra các điểm "then chốt" tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, các trạm ô tô và cơ giới, trạm trộn bê tông tươi, các khu vực công trường đã lên đến cos 0.0. Sau đó đến phiên giao ban sáng sớm, tại đó Tổng Giám đốc liệt kê ra danh sách một loạt các khiếm khuyết vừa nhìn thấy được. Ông bình tĩnh phân tích một cách chính xác nguyên nhân của các tồn tại phát hiện ra trong chuyến vòng quanh buổi sớm các công trường xây dựng, hướng dẫn khắc phục và yêu cầu bắt nhịp tốt hơn khi bắt đầu vào ngày làm việc mới. Trưởng các phòng ban, các phân xưởng, các đội sản xuất  bám theo "đầu tàu" của mình và cố gắng học tập phong cách làm việc khẩn trương, cụ thể  của người lãnh đạo mình, nhằm đề phòng và khắc phục các hạn chế đã và có thể sẽ xảy ra .
Vào buổi chiều, từ 16,00 giờ,Tổng giám đốc  lại tiếp tục một cuộc kiểm tra quanh các công trường, thi hành sự kiểm soát chặt chẽ tiến độ xây dựng, kiểm điểm nghiêm khắc những gì chưa đạt và biện pháp khắc phục tại cuộc giao ban tổng kết ngày làm việc vào lúc 18,00 giờ tối. Chế độ làm việc này đã được Aistov Viktor Fedorovitch duy trì hàng ngày. Một yếu tố quyết định dẫn tới hiệu quả cao trong hoạt động của  ông là ngay từ đầu, việc phối hợp công tác của tất cả những người tham gia  vào công cuộc xây dựng căn cứ Cam Ranh đã được tổ chức tốt:các phòng ban và bộ phận kỹ sư-kỹ thuật, các tập thể lao động tiên tiến, các chi bộ đảng, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,  tổ chức công đoàn. Việc phối hợp hoạt động diễn ra  trong một bầu không khí hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau đối với mỗi thành viên của tập thể lớn SovSMO bất kể vị trí công tác của mình.
Tình hình tiến độ đặc biệt căng thẳng vào nửa cuối năm 1987 - giai đoạn hoàn thành thời kỳ đầu căn cứ Cam Ranh và bàn giao các công trình xây dựng giai đoạn 1 cho Ủy ban nghiệm thu Nhà nước. Công tác kiểm tra giám sát diễn ra thường xuyên, liên tục, nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu thiết kế của đồ án, các tiêu chuẩn  và tài liệu kỹ thuật, đã cho phép các nhà quản lý SovSMO phản ứng linh hoạt trước tất cả các hành vi vi phạm về quy phạm kỹ thuật, quy trình sản xuất và kỷ luật lao động, phòng tránh và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết.
 Đối với việc sản xuất đá dăm nghiền, theo chỉ dẫn của Chủ nhiệm Tổng cục Công binh Hải quân, Phó Tổng tư lệnh Hải quân phụ trách xây dựng, quản lý nhà đất và công binh công trình -Thượng tướng O.K.Anikanov, người ta đã khảo sát và tìm được một mỏ đá trên đất liền, cách bán đảo Cam Ranh 10 km. Sau vài ngày, đã có quyết định phê duyệt và cấp phép nổ mìn khai thác mỏ từ lãnh đạo tỉnh Phú Khánh. Lữ đoàn khai thác bằng vật liệu nổ được thành lập, hệ thống máy nghiền sàng được khẩn trương lắp đặt,các căn lều dã chiến được dựng lên làm chỗ ở cho nhân viên và các loại cấp phối đá khác nhau bắt đầu được cấp đến các cơ sở công nghiệp xây dựng, các trạm trộn bê tông tươi. Như vậy, những vấn đề trước đó chưa giải quyết đã được Aistov Victor Fedorovitch giải quyết nhanh chóng, táo bạo, với tinh thần tự chủ, và trách nhiệm cá nhân rất cao.
 Số lượng các chuyên gia SovSMO trong những năm 1987- 1989 (những năm có nhịp độ xây dựng cao) là khoảng 2400 - 2500 người. Cộng thêm vào đó là quân số khoảng 4500 - 5000 người thuộc lữ đoàn xây dựng công trình quân sự 394 của Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam. Vậy là ở đây có 6-7000 nhà xây dựng, làm việc căng thẳng hàng ngày , nhằm nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đề ra đúng kỳ hạn. "Căn cứ Cam Ranh" đã  được xây dựng như thế đấy. Chúng ta sẽ từ từ làm quen với danh sách và hình ảnh các hạng mục được SovSMO xây dựng và căn cứ đảm bảo hậu cần kỹ thuật 922 đã khai thác sử dụng trong các phần sau. Theo thỏa thuận Liên Xô-Việt Nam đã ký kết, các công trình xây dựng được chuyển giao cho phía Việt Nam theo một trình tự định trước, sau đó các chuyên gia Liên Xô chuyển sang khai thác  hoạt động trên cơ sở  miễn phí.
Tổng giám đốc đời thứ 2 của SovSMO, Aistov V.F., tại các buổi giao ban sản xuất, các cuộc hội nghị chuyên môn, các cuộc họp các tập thể lao động, thường nhắc đi nhắc lại: "Sống tại Cam Ranh - hãylà nhà xây dựng". Đó là khẩu hiệu, là phương châm sống và ý nghĩa của đời ông.
 Năm 1987, tháng Mười Hai, đã đưa vào sử dụng 440 tòa nhà và công trình với số vốn đầu tư - 63,5 triệu rúp, năm 1988, tương ứng - 28 và 8,15 triệu rúp, năm 1989-131 tòa nhà và công trình có số vốn đầu tư khoảng 32 triệu rúp.
 Năm 1989, Tổng Giám đốc SovSMO là Trung tá Vladimir Ivanovitch Shiryaev, một con người điềm đạm, một người chỉ huy khắt khe nhưng rất bình tĩnh.  Tiếp nhận "cây gậy tiếp sức" của người chạy chặng trước, nhịp độ khẩn trương trong tiến độ thi công các công trình xây dựng không hề giảm, và đến năm 1991 gần như tất cả các công trình và hạng mục công trình chủ yếu trên bán đảo Cam Ranh đã được xây dựng xong. Khối lượng xây dựng lớn, kinh nghiệm quản lý phong phú tích lũy được trong công việc ở đây đã  trở thành bàn đạp cho Shiryaev V.I đạt đến các vị trí công tác cao hơn sau này.
 Các chỉ huy SovSMO - Aistov V.F., V.I. Shiryaev  bằng tấm gương cá nhân của chính họ, rất tôn trọng  những người cộng sự, với uy tín rất cao, đã  huy động và chỉ huy hàng nghìn nhà xây dựng thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao cho, và  hoàn thành công cuộc xây dựng căn cứ đúng thời hạn đề ra.  Và ngày hôm nay, tại các cuộc họp hàng năm vào cuối tháng Hai với các "cựu công dân Cam Ranh", họ cảm thấy sự ấm áp thân tình và  lòng kính  trọng của các cấp dưới cũ của mình.
Những cuộc gặp gỡ như  vậy thường diễn ra vào cuối tháng 2 hàng năm. Đến gặp mặt là các cựu binh Cam Ranh. những cựu chỉ  huy SovSMO, các công nhân kỹ thuật quốc phòng,các kỹ sư chuyên nghiệp và cả những người lao động bình thường. Họ đến không phải chỉ từ Moskva và vùng phụ cận, họ đến từ nhiều thành phố của nước Nga và cả các nước SNG. Họ đến để hồi tưởng, để gặp gỡ nhau, để kể cho những người chỉ huy cũ những thành tựu của mình, những khó khăn gặp phải và nhận được những lời khuyên, lời chia sẻ chân thành. Với sự hài lòng sâu sắc, họ tạm biệt nhau và  hẹn gặp lại trong kỳ tới.
  Ngày 17 tháng 2 năm 2011, đã diễn ra cuộc gặp mặt các cựu chiến binh - những người xây dựng Cam Ranh. Đó là một cuộc gặp gỡ rất náo nhiệt và thú vị. Tại đây có cả những người nằm trong số những người đầu tiên đến xây dựng căn cứ Cam Ranh, đối với những người đó, đây là một mốc quan trọng trong cuộc đời họ, một trường học về lòng can đảm, về kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được trong lãnh đạo quản lý tập thể lao động lưu trú tại lãnh thổ nước ngoài một thời gian dài. Rất nhiều lời tốt đẹp, ấm áp về những người xây dựng căn cứ đã được phát biểu bởi Thượng tướng về hưu, cựu Phó Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết phụ trách xây dựng, quản lý nhà đất, và công binh công trình Oleg Karpovitch Anikanov - Chủ nhiệm Tổng cục Công binh Hải quân Liên Xô (1983 - 1993). Họ đã cùng nhau nhớ lại những giai đoạn quan trọng nhất của công cuộc xây dựng. Họ nhắc lại, ví dụ, những chi tiết như: Tổng giám đốc đầu tiên của SovSMO, một người không thích có mặt tại hiện trường xây dựng, thường nói: "Quyền lực thì phải bí ẩn, còn công trường chỉ cần kỹ sư trưởng là đủ rồi!". Ông ấy dù nói đúng hay sai, thực tế cuộc sống chính là câu trả lời thỏa đáng nhất.
Tôi không thể không dẫn ra đây lời của một trong những người lãnh đạo các nhà xây dựng Cam Ranh, Vladimir Mikhailovitch Savchenko về vị Tổng giám đốc đời thứ 2 của SovSMO - Aistov V.F.: "Làm việc cùng Viktor Fedorovitch thật thú vị mà cũng thật nguy hiểm. Thú vị bởi trong các công việc chuyên ngành xây dựng, ông là "bậc thầy", có nghĩa là ông hiểu hết, ông dạy chúng tôi, giúp đỡ chúng tôi học hỏi, còn nguy hiểm là vì anh không thể đánh lừa ông ấy, ông ấy sẽ không bỏ qua cho anh bất kỳ sụ vi phạm kỹ thuật nào hết, dù là nhỏ nhất".Những lời như vậy thiết tưởng là quá đủ và chẳng cần bình luận gì thêm nữa.".
         

 
Các chuyên gia SovSMO - các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật, các thợ cả, thợ hàn, thợ điện, công nhân bê tông, thợ điện nước, những công nhân vận hành máy trộn và rải bê tông nhựa và những người khác trong cái nóng nhiệt đới, trong sự nguy hiểm của các bệnh nhiệt đới, vẫn giữ vững danh dự nghề nghiệp, họ làm việc hăng say mà không hề vi phạm kỷ luật lao động, không có nạn nghiện ngập và vắng mặt vô lý do, không phải vì thời bấy giờ Liên Xô tuyên bố cuộc đấu tranh của toàn thể xã hội chống say rượu và nghiện rượu, không phải vì nắng nóng, không phải vì có thể rút sớm về nước trước thời hạn phục vụ. Tất cả mọi người làm việc không phải vì sợ mà là vì lương tâm. Trong số gần 10.000 lượt chuyên gia SovSMO đến làm việc trong toàn bộ thời gian xây dựng căn cứ, chỉ có 22 người về trước thời hạn. Họ không đại diện cho tất cả những công trường xây dựng và người xây dựng, họ là các nhà chuyên môn, trong đó có các trưởng phòng, trưởng bộ phận xây lắp, phân xưởng trưởng, quản đốc, các chuyên gia bình thường: Sergin G.T., Govoruschenko V.A., A.A. Groshev, Nesanov G.V., Kryzhanovsky S.V., Osadchy S.N., Mikhailenko A.A., Lagutin D.A., Frost M., Gorbunov N.L., Borulev A.P., Kulich H.A., Butakov V.P., Kayumov F., Tulikov I., Zeynalov A.A., Kulikov V.N., Sadkov G., Nefedov B.N., Stallion A.P., Charzavakyan G.S., các nhà chuyên môn: Sagoian S., Morshnev W., Andrianov V., Akopov L., Samoilov V., Kowalski Yu.,  Aidarov N., Andreev S., AlekseytsevV., M.Baikov, Rudyk R., Didenko A., Izmailov V., Petrosyan, M., Pozdnyshev Yu., Umnikov A., N. Kosmirak, Eifert B.

Năm 1988, toàn cảnh cơ sở sản xuất công nghiệp của SovSMO.
Năm 1988. Khu sản xuất cấu kiện BTCT lắp ghép của SovSMO.

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/image058.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/image059.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Ba, 2011, 01:30:39 am
(tiếp)
Các nhà lãnh đạo SovSMO

  Tổng Giám đốc điều hành:
 - Đại tá Merinov A.G. (1985-1987)
 - Đại tá Aistov V.F. (1987 - 1989)
 - Đại tá Shiryaev V.I. (1989 - 1991).
 Kỹ sư trưởng:
 - Trung tá Petukh A.A. (1984 - 1986)
 - Trung tá Tolstykh D.P. (1986 - 1988)
 - Trung tá Voytyuk V.P. (1988 -. 1991)
 Phó Tổng Giám đốc phụ trách công tác chính trị:
 - Trung tá Bosov E.D. (1984-1987)
 - Trung tá Nagumanov M.Z. (1987 - 1989)
 - Đại tá Gorbunov  Yu.I. (1989 - 1991) .
 Công cuộc xây dựng trên bán đảo Cam Ranh đã được tiến hành vì lợi ích của binh đoàn chiến dịch-chiến thuật số 17 và vùng 4 Hải quân nước CHXHCN Việt Nam. Việc đưa vào vận hành khai thác các công trình xây dựng chủ yếu của dự án được thực hiện phù hợp với tiến độ đã phê duyệt bởi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô - Nguyên soái D.F.Ustinov. Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô và Cố vấn trưởng Đoàn cố vấn quân sự Liên Xô bên cạnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam thực hiện kiểm tra kiểm soát tiến trình xây dựng, và người đại diện về phía Hải quân Xô viết - Chủ nhiệm Tổng cục Công binh Hải quân , Phó Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô phụ trách xây dựng, quản lý nhà đất và công binh công trình, Thượng tướng Anikanov Oleg Karpovitch. Oleg Karpovich hai lần một năm, đi kiểm tra tiến độ xây dựng và tiếp nhận các công trình với tư cách một thành viên của Ủy ban nghiệm thu Nhà nước.  Tất cả các công trình đều được đánh giá cao.
 Lãnh đạo SovSMO, khi giải quyết các vấn đề sản xuất và xã hội, trong suốt thời gian xây dựng của dự án, luôn luôn thấy được sự giúp đỡ, hỗ trợ và sự thông cảm hiểu biết từ phía Bộ chỉ huy và bộ phận công tác chính trị của binh đoàn 17. Trong toàn bộ thời gian xây dựng tại bán đảo Cam Ranh giữa các chỉ huy binh đoàn số 17 và lãnh đạo SovSMo đã thiết lập được quan hệ công tác tôn trọng lẫn nhau và hỗ trợ nhau một cách thiết thực. Tăng cường nhịp độ xây dựng cũng là tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị hợp thành và các bộ phận của binh đoàn, trung đoàn hàng không hải quân  - đó là nhiệm vụ chung thống nhất và họ đã cùng nhau giải quyết vấn đề này. Và không thể làm khác.
 Bộ chỉ huy binh đoàn, tham mưu trưởng binh đoàn, cục trưởng cục chính trị thường xuyên đi đến các công trường xây dựng, theo dõi tiến độ xây dựng, và nếu thấy cần thiết, kiến nghị thay đổi cách bố trí mặt bằng, cách lắp đặt thiết bị, quy hoạch khu vực, lối vào ra các công trình và các vấn đề khác, có tính đến kinh nghiệm thực tế đã tích lũy được về vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Họ đã hành động như vậy, khi xây dựng nhà ăn cho căn cứ 922, nhà ăn và doanh trại cho các thủy thủ đoàn tàu ngầm, xưởng bánh mì, nhà hữu nghị quốc tế, trụ sở bộ tham mưu và cơ quan chính trị, trung tâm truyền tin, ban an toàn bức xạ, kho chứa vũ khí thiết bị, các sân tập thể thao.  Luôn luôn trong bất kỳ trường hợp nào, họ cũng tìm được tiếng nói chung và đề ra giải pháp thỏa mãn cả hai bên.

Năm 1991. Toàn cảnh một khu kho trang bị.
Năm 1991. Hệ thống thoát nước của một khu kho trang thiết bị.

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/image052.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/image054.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Ba, 2011, 11:18:14 am
(tiếp)
Các hạng mục công trình được SovSMO xây dựng từ năm 1987 cho  đến năm 1991.
 Đến cuối năm 1991, Ủy ban Nhà nước đã chấp nhận nghiệm thu và tiếp nhận từ SovSMO để giao cho binh đoàn, căn cứ đảm bảo hậu cần kỹ thuật 922, Trung đoàn không quân, các tòa nhà và công trình  xây dựng cơ bản chủ yếu sau (xem dưới đây):

 - Trụ sở Bộ tham mưu binh đoàn 17;
 - 7 doanh trại cho các thành viên của PMTO  và các thủy thủ đoàn tàu ngầm;
 - Quán cà phê của sỹ quan;
 - 2 chung cư tập thể  và khách sạn cho các sỹ quan và hạ sỹ quan chuyên nghiệp;
 - Nhà ăn cho các thành viên PMTO sức chứa  250 chỗ;
 - Nhà ăn cho các thủy thủ đoàn tàu ngầm  sức chứa 250 chỗ;
 - Tòa nhà làm việc của Ban An toàn bức xạ;
 - Một Trung tâm Thông tin liên lạc;
 - Một bệnh viện hải quân 100 giường;
 - Hệ thống kho dự  trữ  nhiên liệu lỏng công suất 14 nghìn tấn (12 bể chứa và các kho chứa);
 - Trạm phát điện diesel công suất 24 000 kW phục vụ cho tất cả các hạng mục công trình và doanh trại trong căn cứ và các công trình cũng như doanh trại các đơn vị quân đội và cơ quan Nhà nước Việt Nam đồn trú trên bán đảo, hệ thống  kỹ thuật  mạng truyền tải, trạm biến áp, đường dây điện cao áp;
 - Hai kho lạnh với tổng công suất 270 tấn hàng hóa thực phẩm dự trữ ;
 - Hai kho lương thực, hai  kho  hàng hóa hậu cần, 3  kho  thiết bị kỹ thuật;
 - Hai trạm xử lý và cấp nước khai thác từ 28 giếng khoan: một trạm cấp nguồn  nước cho doanh trại các đơn vị đồn trú, và một trạm cung cấp nước cho các tàu và các chiến hạm;
 - Hai kho tên lửa và mìn của  Trung đoàn  không quân;
 - Cơ sở dự trữ-bảo quản và sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật tên lửa (baza-arsenal) và kho  vũ khí tiêu hao (xây dựng xong thì chuyển giao cho phía Việt Nam, phía Liên Xô không tiếp nhận);
 - Quần thể nhà ở -  doanh trại của căn cứ  hàng không (trụ sở ban tham mưu, trung tâm thông tin liên lạc hàng không, doanh trại);
 - Các công trình bến cảng  và công trình khu mặt nước trước bến: ngoài việc xây dựng hai bến tàu cố định, đã xây thêm 3 bến tàu nổi để cho các tàu chiến của binh  đoàn và các tàu thuyền đến từ Odessa và Vladivostok chở hàng cho SovSMO neo đậu và bốc dỡ hàng hóa;
 - Nhà Hữu nghị Quốc tế có  rạp chiếu phim  400 chỗ ngồi;
 - Sân khấu ngoài trời cho các thành  viên căn cứ PMTO số 922 với 400 chỗ ngồi;
 - Trạm bưu điện có tổng đài tự động ATS  dung lượng 400 số;
 - Khu liên hợp nhà tắm và giặt là;
 - Trạm xử lý rác-nước thải và sân phơi;
 - Hai cụm liên hợp thể thao ngoài trời;
 - 16  tòa  nhà ở với  700  phòng ở cho binh đoàn và căn cứ  hàng không;
 - Gara sức chứa 17 xe ô tô;
 - Trụ sở Viện Kiểm sát  quân sự  và Toà án quân sự;
 - Trường trung học № - 183- sức chứa 120 học sinh của binh đoàn 17  và SovSMO;
 - Cơ sở sản xuất và khu nhà ở tạm thời cho các nhà xây dựng SovSMO;
 - Bê tông nhựa hóa 119 km đường giao thông trên bán đảo. Hoàn thành hệ thống kênh thoát nước mưa khẩu độ lớn để thoat nước và chống ngập do mưa rào nhiệt đới.

 Đã thực hiện tái bổ sung trang thiết bị hàng không cho sân bay và căn cứ không quân. Xây dựng bộ phận quản lý kỹ thuật và khai thác bay, trụ sở ban tham mưu căn cứ với một trung tâm thông tin liên lạc hàng không, một chung cư ký túc xá cho 76 người, một nhà ăn có 300 chỗ phục vụ 600 suất ăn, trạm xử lý nước thải và rác thải và mạng lưới thoát nước được kênh hóa, hệ thống truyền dẫn nước sạch và đường giao thông.
 
1987-1990. Các cầu tàu mới.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/image042.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/image043.jpg)

Năm 1991. Vịnh Cam Ranh:khu vực bến tàu, nhà ăn của các thủy thủ đoàn tàu ngầm, khách sạn, trụ sở bộ tham mưu và các trạm truyền tin của binh đoàn 17, Ban An toàn bức xạ, Nhà Hữu nghị Quốc tế với rạp chiếu phim 400 chỗ ngồi do Sov.SMO xây dựng. Phía dưới góc trái hình: khu doanh trại số 5, nơi ở tạm trước khi chuyển vào khu thị tứ nhà ở liên hợp của gia đình các sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp của binh đoàn 17 và trung đoàn không quân 169 (các khu ở tạm này hiện là nơi ở của các thành viên vùng 4 Hải quân nước CHXHCN Việt Nam).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/image045.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/25176277.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Ba, 2011, 10:17:01 pm
(tiếp)
Một sự kiện thực tế đáng chú ý. Nhân dịp đến dự lễ khánh thành đưa vào sử dụng hệ thống công trình xử lý nước và xử lý môi trường tại căn cứ 922 PMTO, Thượng tướng Phùng Thế Tài-ủy viên BCH TW Đảng CS Việt Nam, Phó TTMT QĐND Việt Nam đã yêu cầu mang đến cho ông một cốc thủy tinh và sau khi rót vào cốc đầy nước đã qua xử lý, bao gồm cả xử lý sinh học, ông đã tự mình nếm thử chất nước. Sự kiện này cho thấy lòng tin tưởng lớn lao của nhân dân Việt Nam, trong đó bao gồm các nhà lãnh đạo cấp cao nhất vào các chuyên gia Liên Xô và tính chuyên nghiệp của họ. Tình bạn chiến đấu và tình đồng chí hữu nghị, đã được thử thách trong chiến tranh giành độc lập dân tộc, nay lại được tái khẳng định trong những năm lao động xây dựng hòa bình. Và ly nước vừa qua quy trình làm sạch để đủ điều kiện xả ra biển tiếp tục được Đại tá Tổng Giám đốc điều hành Sov.SMO Aistov V.F. uống cạn.
 Các nhà xây dựng quân sự và dân sự Việt Nam đã hỗ trợ Sov.SMO trong tất cả các giai đoạn xây dựng căn cứ.  Lữ đoàn công binh công trình 394 của quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia vào công cuộc xây dựng tất cả các hạng mục công trình của căn cứ (Lữ đoàn trưởng - Trung tá Nguyễn Tiến Long, Phó Lữ đoàn trưởng về chính trị - Trung tá Hãng, một cựu chiến binh trận Điện Biên Phủ năm 1954). Đội ngũ sỹ quan của lữ đoàn hình thành chủ yếu từ nguồn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng công trình quân sự tại các trường đại học quân sự của Liên Xô, các học viện Khai thác mỏ và Xây dựng. Họ đã thể hiện đồng thời vai trò của các phiên dịch và nhà tổ chức các hoạt động của đội ngũ công nhân xây dựng Việt Nam trên tất cả các công trình xây dựng. Các chỉ huy các phân đội xây dựng quân sự: Dũng, Trung, Tiến, bây giờ họ - là những nhà xây dựng nổi tiếng trong nước, điều hành các dự án xây dựng lớn. Đối với sự lao động của họ trên các công trình xây dựng căn cứ Cam Ranh, phía Việt Nam  thay vì nhận được tiền đồng hoặc tiền rúp, họ nhận được các loại vật liệu xây dựng: sắt thép, xi măng, kính công nghiệp, xăng dầu, lốp ô tô, ván ép gỗ dán, và các vật tư chiến lược khác v.v...
 
Bảo vệ các cơ sở sản xuất và khu dân cư của SovSMO  là quân nhân đoàn xây dựng công trình quân sự (thuộc biên chế công binh hải quân hạm đội Thái Bình Dương) và đội đổ bộ đường biển của binh đoàn 17, và từ năm 1988 - tiểu đoàn cảnh vệ của binh đoàn (tiểu đoàn trưởng - Trung tá Zalivashenko S.A.).


Năm 1991. Tại tiền cảnh: Khu tạm trú của những nhà xây dựng Sov.SMO
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/25865590.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Ba, 2011, 04:11:44 am
(tiếp: "doigio.ru", submarine.id.ru)

Hai năm sau thảm kịch Cam Ranh 1995 của các "Tráng sỹ Nga", các hoạt động triển lãm buôn bán vũ khí của nước Nga vẫn tiếp tục phát triển:
Ảnh trên: Tại Malaysia trong triển lãm vũ khí "Lima-97". Tháng 12-1997. Tàu ngầm đề án 877 "B-187".
Ảnh dưới: Tại cảng Sattahip, Thái Lan, tháng 10 năm 1997. Từ trái sang phải: Trợ lý thuyền trưởng thứ nhất - đại úy hải quân Rakhmanenko P.G., chỉ huy bộ phận truyền tin - thượng úy Sosnovyi A.N., chỉ huy bộ phận ngư lôi-mìn - thượng úy Shvets D.A., chỉ huy bộ phận hoa tiêu - đại úy Agafonov V.Yu., chỉ huy bộ phận đạo hàng điện tử - thượng úy Kudriavshev A.M., chỉ huy bộ phận cơ điện - đại úy hải quân Sekerin I.E., chỉ huy bộ phận kỹ thuật - thượng úy Vasilev V.V., thợ máy trưởng - chuẩn úy hải quân Kaputschianov D.

 (http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/t702.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/t806.jpg)

Ảnh: B-187 tại Việt Nam, 1997-1998. Ngồi giữa thủy thủ đoàn và trong trang phục dân sự, thuyền trưởng tàu ngầm - trung tá hải quân Vikhrov Yu.V.
Thủy triều xuống-"Kilo" hiện ra trên bãi cát Cam Ranh.

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/CR_97_t793.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Cr_97_t804.jpg)

Ảnh trên: Cam Ranh, tháng 1 năm 1998. Từ trái sang phải: Đại diện Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương, trung tá hải quân Trishkin S.A., trợ lý thứ nhất thuyền trưởng tàu ngầm "B-187"- đại úy Rakhmanenko P.G., chỉ huy bộ phận truyền tin (ban 4) - thượng úy Sosnovyi A.N.
Ảnh dưới: Bên kính tiềm vọng. Một trong những sỹ quan xuất sắc nhất của hạm đội, đại úy Rakhmanenko P.G., năm 1998 là trợ lý thuyền trưởng thứ nhất, ngày nay là thuyền trưởng B-187.

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Cr_1_98_t808.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/t811.jpg)

Trên mặt boong "B-187", trong thời gian ở thăm Thái Lan. Tham mưu trưởng Lữ đoàn tàu ngầm độc lập số 182, trung tá hải quân Mitsura A.S., Phó tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương - phó đô đốc Tchirkov, đại sứ Liên bang Nga tại Thái Lan, tùy viên quân sự LB Nga tại Thái Lan.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/t805.jpg)

Project 877. "B-187". Trở về nhà từ triển lãm vũ khí "Thailand-97".

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/t40.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Ba, 2011, 01:45:45 pm
Tổ hợp Xây lắp Xô Viết thuộc Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22 trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô  
(tiếp: clubadmiral.ru)

Mở trường trung học phổ thông Nga cho căn cứ Cam Ranh

Một sự kiện lớn trong đời sống của toàn thể đội ngũ các nhà xây dựng, cũng như trong cuộc sống của binh đoàn 17, là sự khai trương trường trung học № -183 trong khu thị tứ Sov.SMO. Để trường hoạt động được cần phải kiếm cách bổ sung phương tiện, nhà học, sân chơi cho trường phổ thông. Tuy vậy mọi việc được thu xếp ổn thỏa và nhanh chóng bằng cả sự mong muốn tham gia đóng góp công sức của cá nhân và tập thể phụ huynh các học sinh tương lai. Sức chứa của các lớp học vượt quá sự mong đợi của mọi người: hai lớp - "A" và "B" ở những lớp đầu cấp, các lớp cuối ít hơn một chút, nhưng các lớp 9 và 10 cũng đã khai giảng. Các nhà sư phạm - các giáo viên trường trung học đến từ các thành phố khác nhau của Liên bang Xô viết. Ví dụ - Hiệu trưởng Sterlikova Nadezda, đến từ thành phố Engels, tỉnh Saratov. Tất cả họ đều được Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22 trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô biệt phái đến công tác tại Cam Ranh.
 
Tháng 8 năm 1989 - Tại lễ khai giảng trường trung học Nga № 183, Trung tá Nagumanov M.Z. phó chỉ huy chính trị Sov.SMO phát biểu chào mừng.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/495bbc95c30b8bb00e5c02ce72dc5940.png)
Hiệu trưởng và tập thể giáo viên luôn được các ban chuyên môn và tổ chức đảng của Sov.SMO, Bộ chỉ huy và bộ phận công tác chính trị của binh đoàn 17 giúp đỡ. Những người lính thủy đánh bộ của tiểu đoàn quân cảnh độc lập đóng quân cạnh trường, và một thủy thủ đoàn tàu ngầm đã trở thành những tập thể đỡ đầu cho trường trung học. Trên cơ sở giao lưu giữa người đỡ đầu với các em học sinh, đã có những hoạt động tuyên truyền cổ dộng, giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu quân đội cho những người bảo vệ đất nước trong tương lai, tuyên truyền cho lối sống lành mạnh và phong trào rèn luyện thân thể. Các nhà sư phạm có kinh nghiệm - các sỹ quan tiểu đoàn quân cảnh đã tổ chức nhiều tiết học khác nhau tại trường cũng như tại cơ sở luyện tập của mình, họ đã hướng dẫn các phương pháp đối kháng giáp lá cà, dạy cách đổ bộ cùng xe thiết giáp BTR, và tập luyện theo điều lệnh đội ngũ. Đỉnh điểm của những tiết học như vậy là đội ngũ duyệt binh trọng thể trong những ngày lễ quốc gia tại sân tập trung của binh đoàn 17.

Tháng 9 năm 1989. Trước khi các lớp vào học, trợ lý thanh niên cục chính trị binh đoàn 17, đại úy hải quân Klimenko Gennady phát biểu.
Trường học trong khu OMIS những năm 89 - 92.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image017.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Skola_in_Omis_corpus.jpg)

"Những đội viên Budionny trẻ" trường trung học phổ thông Nga số 183 trong ngày lễ quốc gia.Hướng dẫn "những đội viên Budionny trẻ" chuẩn bị diễu hành nhân lễ kỷ niệm Tháng Mười là đai úy đại đội trưởng đai đội lính thủy đánh bộ Sokhotshko V.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/7a88ac20dac73b0facf50eda84b55c98-1.png)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bb86eea72ef8cc960873b414c2272775.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Ba, 2011, 06:16:42 pm
(tiếp)
Xây dựng tốt ... và nghỉ ngơi cũng khá

Sự giúp đỡ ban lãnh đạo SovSMO của các tổ chức đảng, công đoàn và các chi đoàn thanh niên Komsomol là rất lớn. Uy tín của các tổ chức này tại đây, ở nước ngoài, xa gia đình và người thân, là rất cao. Trước hết bởi vì các tổ chức đảng, công đoàn và đoàn Komsomol hoạt động không theo kiểu hình thức khô khan và phô trương, mà rất sinh động, cụ thể và gắn bó thiết thực với các nhiệm vụ đặt ra cho các tập thể lao động và kết hợp đáp ứng những đòi hỏi của các kế hoạch có tính xã hội. Họ, những người thực hiện tốt việc kết hợp trên là Bí thư Đảng uỷ các công trường xây dựng, trung tá  Bochkarev V.S., Dovzhenko N.G. (trong các năm khác nhau), thư ký công đoàn Klimkov N.A., Nikitin V.I, các thủ lĩnh thanh niên: Yuri Zubkov, Rakhimov Guzman, Khvatov Yuri, Marchenko Valery, Valeri Finogenov, Dudarev Alexander.
Công việc căng thẳng trên tất cả các công trường xây dựng đòi hỏi phải có các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí tích cực tương xứng. Và trong lĩnh vực này các chuyên gia Sov.SMO đã nhận được một năng lượng bổ sung rất lớn. Các tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, các ủy ban thể thao, các chi bộ đảng đã tiến hành công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền phổ biến văn hoá, một cách có mục đích rõ ràng. Nhưng phải bắt đầu từ những chuyến hàng từ Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội chuyển đến kịp thời các loại báo, tạp chí, tin tức phát thanh và truyền hình, rồi phải xây dựng nhà ăn, câu lạc bộ, các sân thể thao phù hợp với các loại hình thể dục thể thao.

Tháng 1 năm 1985. Trên sân bóng đá. Chủ nhiệm thông tin và thiết bị trinh sát trung đoàn không quân 169 V.Dulebenets, hoa tiêu trưởng của trung đoàn V.Yashenko - đã bay trong phi hành đoàn Krivenko, tham mưu trưởng trung đoàn V.Serebriakov.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/438818121.jpg)
Nhà ăn, quán cà phê, câu lạc bộ, sân thể thao đã được xây dựng xong. Hệ thống truyền hình cáp cũng đã nối mạch hoạt động mà không xảy ra vấn đề gì đặc biệt, cũng như khi ở khu doanh trại số 5 - nơi tạm trú của gia đình các thành viên binh đoàn.  Để thu chương trình truyền hình qua vệ tinh từ Moscow, ban lãnh đạo Sov.SMO cùng với bộ phận chính trị binh đoàn đã trực tiếp đề đạt lên Chủ nhiệm Tổng cục chính  trị Quân đội và Hải quân Xô viết và Chủ nhiệm binh chủng Thông tin liên lạc Bộ Quốc phòng Liên Xô.  Yêu cầu được thỏa mãn. Máy bay đã chở  thiết bị thu sóng truyền hình tới bán đảo Cam Ranh, và ăng ten truyền hình (an ten chảo đường kính 8 mét có thể dẫn hướng tiếp sóng theo góc xác định) được các chuyên gia hàn theo mẫu thiết kế đã được thực hiện trước đó tại binh đoàn, an ten được lắp đặt bên cạnh câu lạc bộ của Sov.SMO và điều chỉnh hướng theo vệ tinh của Liên Xô. Đây là một món quà tốt đẹp và một ngày lễ đối với tất cả mọi người.
Trong cuộc sống của một tập thể lớn như SovSMO, bất kỳ kế hoạch xã hội nào sẽ không hoàn thành nếu không có sự tham gia của chi hội phụ nữ Xô viết (Akopova Tamara, Milenina Irina, Polenova Elena, Andreeva Irina, Elena Baykova, Andrianova Liubov, Sterlikova Nadezda, Liubov Demina, Fekherdinova Nadezda, Polikarpova Nina).  Họ tổ chức các chuyến du ngoạn cuối tuần, các cuộc tham quan nghỉ ngơi trên đất nước Việt Nam, các buổi hòa nhạc và hoạt động nghệ thuật tự diễn, các tiết học về nghệ thuật trong trường học, tổ chức trại hè thiếu niên tiền phong trong khu dinh thự cũ của Hoàng đế Bảo đại gần Hà Nội và nhiều, rất nhiều hoạt động khác nữa.
 Mọi người còn nhớ việc cùng các nhà giáo chuẩn bị các buổi thao diễn buổi sáng của trẻ em, các buổi diễn thử này có mời các nhà xây dựng Việt Nam tham dự. Tại sân chiếu bóng ngoài trời 1000 chỗ, các em nhỏ, các học sinh trường trung học, đội ca múa phụ nữ của Sov.SMO đã lên biểu diễn. Điều đó mang lại cho họ và mọi người niềm vui chân chính và thiết thực và chắc chắn đó là một nhu cầu cần tụ thân cần thỏa mãn.
 Những cuộc thi đấu thể thao thường xuyên các bộ môn bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, thi đấu quần vợt và bóng bàn, điền kinh nhẹ thu hút rất nhiều người xem, tăng cường sức khỏe và sự lành mạnh về thể chất cho những người tham gia.
 Năm 1987 tại Việt Nam, cũng như ở Liên Xô, là dịp tổ chức những hoạt động rộng rãi kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Mười Nga. Tất cả các tập thể lao động của các chuyên gia Liên Xô đã được các cựu chiến binh Việt Nam, các cựu chiến binh của đảng và các đội văn công đến chúc mừng và biểu diễn phục vụ.
 Ngày 1 tháng 8 năm 1987 tại quảng trường điện ảnh của SovSMO đã có buổi biểu diễn của các ngôi sao ca nhạc nhẹ người Việt được ưa thích bấy giờ: Ca sĩ nổi tiếng Ái Vân hát bằng tiếng Nga các bài hát Nga nổi tiếng "Triệu bông hồng", "Mặt trăng, mặt trăng" («Миллион  алых роз»,  «Луна,  луна»), và ca sĩ Dương Minh Đức (dân Trỗi bạn các bác q.trung, vitinh đây) - đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam biểu diễn bài hát " Nước Nga - Tổ quốc tôi" («Россия – Родина   моя»). Mang đến cho các khán giả sự ngạc nhiên lớn bởi tài nghệ diễn xuất và trang phục múa của mình là cặp múa đôi Vương Linh - Đặng Hùng. Từ trên sân khấu, để đáp lễ những tràng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả, họ đã thốt lên bằng tiếng Nga:" Đừng quên chúng tôi, hỡi những người bạn Xô viết yêu quý. Chúng tôi sẽ luôn nhớ các bạn" («Не  забывайте  нас, дорогие советские друзья. Мы  Вас  будем помнить  всегда!»).
 Ngày 18 Tháng Mười năm 1987 đã tổ chức một buổi biểu diễn chung của các nghệ sĩ Việt Nam và nhóm múa SovSMO. Các nghệ sĩ chuyên nghiệp Thanh Thanh và Mỹ Hằng biểu diễn các bài hát "Giọt mưa lấp lánh", "Màu hoàng hôn trong sáng", Tấn Minh biểu diễn các bài hát "Ngọn lửa trên thảo nguyên" và nhóm "Ngôi Sao lấp lánh" cuốn hút mọi người bằng các hiệu ứng ánh sáng kết hợp với âm nhạc. Tại cuộc gặp gỡ với những người xây dựng Việt Nam, các nghệ sĩ chuyên nghiệp đã mang đến cho họ niềm vui, tạo hưng phấn cho các nhà xây dựng Sov.SMO và gia đình họ.
Trong tâm trí các chuyên gia Sov.SMO, họ không thể nào quên niềm vui của những ngày chuẩn bị và ăn Tết Nguyên Đán - năm mới theo lịch phương Đông. Tết có một lịch sử cũng lâu đời như bản thân đất nước Việt Nam.  Trong những ngày Tết mọi người trở về với cội nguồn và tổ tiên của họ. Người người đều cố gắng trở về nhà và quây quần với gia đình trong dịp Tết dù cho cách xa hàng ngàn cây số. Tết là một mốc trạng thái rất đặc biệt với mọi người khi dường như tất cả những điều xấu và buồn đã bị bỏ lại phía sau trong năm cũ và năm mới đến sẽ mang lại chỉ toàn điều hay và tốt. Tất nhiên, các nhà xây dựng Sov.SMO đã chúc mừng các đồng nghiệp Việt Nam nhân dịp này, tặng họ những bó hoa và tặng phẩm. Pháo hoa loé sáng trên bầu trời đêm Việt Nam trong vài ngày.
 Kể từ đó đến nay đã hơn 20 năm trôi qua. Ở đây tại Moscow, các cựu chiến binh SovSMO, hàng năm gặp mặt, vẫn nhớ những lời tốt đẹp của các bạn Việt Nam đã cùng với các thủy thủ Liên Xô và Nga, gặp gỡ trong những ngày lễ, cùng nhau nghỉ ngơi, lao động, phục vụ. Họ đã cùng nhau tham gia một sự nghiệp lớn lao và quan trọng của đất nước Xô viết khi xưa và đã làm tốt việc đó. Nhiều người trong số họ muốn trở lại đó một lần nữa. Và nhiều người đã thực sự trở lại, nhưng bây giờ họ bay đến với mục đích khác, nghỉ ngơi tại Nha Trang.

Năm 1990. Nha Trang. Trong một quán cà phê, hai gia đình Nga trong căn cứ KQ đi chơi trong ngày nghỉ cuối tuần. Sếp của cuộc đi chơi có vẻ hơi buồn, vì trong cốc của anh ta là sữa mà không phải là...
Nha Trang 1986. Hai kỹ sư hàng không đi thăm cảnh chùa ở địa phương.

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/CapheNhaTrang.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/NhaTrang_LongSon1986.jpg)

Lao động chung trong ngày thứ 7 giữa các quân nhân Xô - Việt.
Mười lăm năm sau (2002), tại nơi xưa kia diễn ra các hoạt động chung. Hướng nhìn từ PMTO ra biển Đông.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/21ccd9f9f1e9e13b06aa9d9dbd423cf8.png)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/63e3664ce163c9432bf02eb79d43ce79.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: duccungyp trong 06 Tháng Ba, 2011, 08:55:54 pm
Tôi cũng có 14 năm gắn bó với Cam Ranh- Trường Sa. Dân Thiết giáp nên không rành tàu bè lắm nhưng được biết khoảng 1988, LX có cho HQ ta 2 chiếc tầu ngầm điện- diezen; Vùng 4 HQ cũng đã thành lập hải đội tầu ngầm (chúng tôi gọi là ""đội tiêu hao thực phẩm" vì tiêu chuẩn của chúng nó chỉ thua phi công). Sau đó vì một số lý do, hải đội này giải thể và tầu thì trả lai cho LX.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Ba, 2011, 09:23:21 pm
Tôi cũng có 14 năm gắn bó với Cam Ranh- Trường Sa. Dân Thiết giáp nên không rành tàu bè lắm nhưng được biết khoảng 1988, LX có cho HQ ta 2 chiếc tầu ngầm điện- diezen; Vùng 4 HQ cũng đã thành lập hải đội tầu ngầm (chúng tôi gọi là ""đội tiêu hao thực phẩm" vì tiêu chuẩn của chúng nó chỉ thua phi công). Sau đó vì một số lý do, hải đội này giải thể và tầu thì trả lai cho LX.
Em thì có thằng bạn học tàu ngầm từ 1977-1983 ở Nga về nằm mãi Cam Ranh chờ tàu, năm 1985-86 gì đó gặp nó ở Hà Nội, hỏi tàu đâu, kêu chưa có, tao về BTL ở Hải Phòng, rồi về Bộ TTM. Khi đó chắc chuẩn bị chưa xong, điều kiện chưa đủ thì phải trả thôi, nuôi nó và nuôi người thì ốm.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Ba, 2011, 10:30:38 pm
(tiếp: clubadmiral.ru)
Các cấp lãnh đạo đã đến thăm Cam Ranh và có sự giúp đỡ thiết thực cho căn cứ

Tháng 12 năm 1979. Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết S.G.Gorshkov, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Ban lãnh đạo đất nước và Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam, ảnh từ bộ sưu tập của gia đình đô đốc. Có thể thấy trong ảnh Tư lệnh Hải quân Việt Nam, thiếu tướng Giáp Văn Cương đón đoàn.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/1abfededaf69f8f03a3e732f627bda59.png)
- Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội Liên bang Xô viết, S.G.Gorshkov đến Cam Ranh hai lần (tháng 12 năm 1979 và 1982. Lần đến thứ 2 tháng 9-10 năm 1982 ông lãnh đạo cuộc tập trận của hạm đội Hải quân Xô viết tại biển Philippin.);
- Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên Xô, nguyên soái Liên bang Xô viết N.V.Ogarkov (tháng 10 năm 1982);
- Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội N.I.Smirnov (tháng 10 năm 1982);
- Phó Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên Xô phụ trách Hải quân, đô đốc N.N.Amelko (năm 1983 - tập trận chung Xô Việt);
- Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Hải quân Liên Xô, anh hùng Liên Xô, đô đốc hạm đội Chernavin V.N. (năm 1984);
- Thứ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Chủ nhiệm hậu cần các lực lượng vũ trang Liên Xô, nguyên soái Liên bang Xô viết Kurkotkin S.K. (năm 1986);
- Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, anh hùng Liên Xô, đô đốc hạm đội Chernavin V.N. (năm 1986);
- Cục trưởng Cục Hải quân thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, đô đốc Sysoev Yu.A. (năm 1986);
- Phó chủ nhiệm thứ nhất Tổng cục chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội Sorokin A.I. (năm 1987);
- Bộ trưởng Thương nghiệp Liên Xô Terekh K.Z. (năm 1988);
- Chủ nhiệm Tổng cục thương nghiệp Bộ Quốc phòng Liên Xô, trung tướng Sadovnikov N.G. (năm 1988);
- Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô, đại tướng Lizitchev A.D. (năm 1988);
- Ủy viên Hội đồng quân sự, chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hải quân Liên Xô, đô đốc Panin V.I. (năm 1988);
- Chủ nhiệm Tổng cục công binh Hải quân, Phó Tổng tư lệnh Hải quân, phụ trách xây dựng, quản lý nhà đất và công binh công trình, trung tướng Anikanov O.K. trong thời gian từ 1987 đến 1991: hai lần trong năm. tháng 6 và tháng 12 có mặt tại Cam Ranh với tư cách thành viên Hội đồng nghiệm thu Nhà nước tiếp nhận các công trình từ Sov.SMO;
- Thứ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga, đại tướng Toporov V.M. và cố vấn Tổng tư lệnh Hải quân Nga, thượng tướng Anikanov O.K. (năm 1996);
- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang CHXHCN Xô Viết tại nước CHXHCN Việt Nam, Cashin Dmitri Ivanovitch và Khamidulin Rashid Luftulovitch (trong những năm khác nhau);
- Các Trưởng Cố vấn quân sự bên cạnh Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam và đoàn cố vấn các quân binh chủng trong thời gian từ tháng 2 năm 1979:
 + Từ 1979 - 1982: đại tướng Obaturov Gennady Ivanovitch;
 + Từ 1982 - 1984: thượng tướng (từ tháng 10 năm 1984 - đại tướng) Krivda Fedot Filippovitch;
 + Từ 1984 - 1987: thượng tướng Zarudin Aleksandr Fedorovitch, anh hùng Liên Xô;
 + Từ 1987 - 1991: thượng tướng Varichenko Sergey Ivanovitch.

Năm 1988, sau khi trồng cây dừa lưu niệm, từ trái sang: đại tá Shapovnik P.F., trung tá Nagumanov M.Z., Đại tướng Lizitchev A.D., trung tướng Sokolov S.I., trung tá Tararykin A.P.
Đoàn đi thăm và kiểm tra doanh trại, nhà ăn, câu lạc bộ của các thành viên PMTO, do Sov.SMO xây dựng.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/e625dcac9776189d3cebb0be2bb8e0da.png)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image104.jpg)

Cam Ranh, 1988. Tham mưu trưởng binh đoàn 17 Krasnikov A.G. báo cáo với đại tướng Lizitchev A.D.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image101.jpg)
 
Năm 1988. Hạ sỹ hải quân bí thư chi đoàn thanh niên tàu ngầm B-427 Sergey Pilipenko phát biểu chào mừng đại tướng chủ nhiệm TCCT Quân đội và HQ Liên Xô cùng đại diện cao cấp TCCT Quân đội ND Việt Nam đến thăm căn cứ. Trong ảnh ngoài cùng bên trái lễ đài là thượng tướng Đặng Vũ Hiệp.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image102.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Ba, 2011, 01:41:21 am
(tiếp: clubadmiral.ru)
Kỷ luật quân sự và một lần nữa nói thêm về "kỷ niệm"
Воинская  дисциплина  и... «Ещё  раз  о  «кэнэм»

 Hàng ngày bên ngoài các vị trí đóng quân của các đơn vị thường xuyên bố trí trực ban và bảo vệ các công trình hơn trăm thủy thủ, hạ sỹ, thượng sỹ, chuẩn úy, thiếu úy hải quân với vũ khí trong tay. Điều này có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là vào ban đêm họ ở lại một mình với những người lính Việt Nam và dân thường Việt Nam, đang ở trong quá trình nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và phức tạp. Để ví dụ, chỉ cần dẫn ra một vấn đề , đặc trưng cho bản chất của quá trình chuyển đổi: một sỹ quan sơ cấp Việt Nam nhận được tiền lương khoảng 250-300 đồng, giá 1 kg thịt khoảng 100-110 đồng. Còn người bình thường nhận được gì đây ?? Các phân đội Việt Nam độc lập chỉ trong ngày thứ bảy và chủ nhật đã "bốc hơi" các khoản phụ cấp bé nhỏ ấy. Họ ăn cá tôm câu được, ăn kỳ nhông bẫy được. Bình luận thêm ở đây là không cần thiết.
 
Hồi ấy, chúng tôi rất khó hiểu điều này. Nhưng rồi ở Nước Nga cũng đến thời kỳ "những năm 9x cùng quẫn", và bản thân chúng tôi đã thấy ở nước mình thế nào là sự chuyển qua một "chủ nghĩa tư bản hoang dã" với tất cả các tệ nạn xấu xa của nó.
 Hoàn cảnh trên bắt buộc người Việt Nam cung cấp cho thủy thủ của chúng ta những đồ rẻ tiền, những sản phẩm chất lượng không cao, có nghĩa là đề nghị những sự đổi chác. Các nhu cầu đặc biệt là: bánh mì, đường, sữa đặc, thịt hộp, cá hộp, thiết bị điện gia dụng, nhiên liệu, chất đốt, dầu mỡ bôi trơn, và các hàng hóa khác. Về phía mình, người Việt Nam cung cấp máy ảnh (được gọi tiếng lóng là "xà phòng"), đồ trang sức, mỹ phẩm, quần jean, đồ gốm với biểu tượng của địa phương, rượu gạo. Các quân nhân chúng ta không dễ dàng đứng vững trước những điều ấy. Tất nhiên, giao dịch trao đổi vẫn xảy ra. Để ngăn chặn chúng, cần phải cảnh báo và tiến hành sâu rộng công tác tổ chức, giải thích, vận động và giáo dục của các vị chỉ huy, các cán bộ chính trị ở tất cả các cấp.

Trong giờ nghỉ, bên bờ biển, những năm 89 - 92.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/00000.jpg)
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Ba, 2011, 12:30:26 am
(tiếp)
 Người ta đã xây dựng biểu đồ kiểm tra trực ban và gác đêm, biểu đồ kiểm tra các vọng gác xa, kiểm tra phiên gác tại công trình lấy nước,  tại trạm phát điện, kiểm tra quân nhân canh gác tại các kho quân sự của binh đoàn, căn cứ hàng không, SovSMO. Vấn đề này làm tăng gánh nặng trách nhiệm cho các sỹ quan Bộ Tham mưu binh đoàn, cơ quan chính trị, ban chỉ huy các phân đội trên bờ. Cứ phải hàng ngày đấu tranh như vậy không phải là không mệt mỏi - hiện tượng không lớn về số lượng và mức độ nghiêm trọng trong danh sách các vi phạm kỷ luật quân đội không phải là nặng, nhưng công việc phòng chống các giao dịch trao đổi này lại là trọng tâm của công tác giáo dục  chính trị và tổ chức, được thực hiện một cách có hệ thống trên các tàu chiến và tại các phân đội đóng trên bờ của toàn căn cứ Cam Ranh.
 
Vấn đề tình trạng kỷ luật quân sự trong đó có việc đấu tranh chống lại các giao dịch trao đổi tại căn cứ Cam Ranh đã được đưa lên các trang báo "Trực chiến" của Hạm đội Thái Bình Dương và tờ báo chính thức của Bộ Quốc phòng, tờ "Sao Đỏ". Các phóng viên của các báo trên là khách thường xuyên của binh đoàn 17. Người thì đi công tác để tìm hiểu cuộc sống trong các đơn vị đồn trú tại căn cứ Kam Ranh, và chờ đợi "dịp may" trở về Vladivostok. Thời gian để có "dịp may" thường phải là 2-3 tuần, đôi khi nhiều hơn, vì vậy để xem xét tình trạng kỷ luật quân sự trong căn cứ đồn trú thì thời gian đó là thừa đủ. Người thì làm một cuộc ghé thăm ngắn ngủi trên đường tới khu vực binh đoàn chiến dịch - chiến thuật số 8 và ngược lại.  Có thể nói rằng trong căn cứ luôn luôn có một trong những phóng viên hoặc của báo Trung ương hoặc của báo hạm đội làm việc và chuẩn bị tài liệu để viết bài đăng báo. Chúng tôi chẳng hề ngăn cản họ làm việc đó bao giờ. Các phóng viên đã có thể giao tiếp trực tiếp với Ban chỉ huy các tàu chiến và các phòng ban, bộ phận, với tất cả các nhân viên. Không ai che dấu hoặc đưa ra lời khuyên, chẳng hạn như nên đến đơn vị này, và không nên đến đơn vị kia. Thời gian lưu trú tại Cam Ranh các phóng viên dược Bộ chỉ huy binh đoàn tiếp và giới thiệu tình hình. Trong cuộc nói chuyện, người ta thảo luận về tất cả các vấn đề nảy sinh trongg hoạt động của mình và chúng tôi yêu cầu: hãy nghiên cứu tình hình, hãy viết theo nghề nghiệp, cứ thể hiện khả năng sáng tác đi, nhưng hãy viết một cách khách quan, không tô đen cực đoan, hãy trung thực, vì lợi ích của các đơn vị đồn trú  tại đây. Sự hiểu biết lẫn nhau là cần phải có.
 
Vậy thì viết về cái gì? Về những trường hợp tự tiện vắng mặt hay là bỏ việc, về những quan hệ không đúng điều lệnh?...Vâng, những hành vi vi phạm đó là có. Vậy phản ứng của ban chỉ huy ra sao? Vào cuối năm 1984 thủy thủ Sibriakov Yu.A. của tàu MPK-4 phân hạm đội Sakhalin do quan hệ không đúng đắn đã bị chấn thương suốt đời. Tòa án quân sự đã xử nghiêm những kẻ có tội. Tàu MPK-4 bị giải trừ nhiệm vụ và phải trở về cảng Korsakov trước hạn. Ban chỉ huy tàu bị cách chức. Năm 1985, một thủy thủ ban 2 (ban vũ khí tên lửa - pháo) tàu săn ngầm và chống hạm cỡ lớn "Vasiliy Chapayev" do bỏ việc đã bị tòa án quân sự kết án. Năm 1987, do quan hệ không đúng điều lệnh, một thủy thủ căn cứ 922 cũng bị kết án. Năm 1990, Trung úy Motrich - một trung đội trưởng của tiểu đoàn quân cảnh độc lập bị kết tội sử dụng vũ khí vượt quá giới hạn phòng vệ cần thiết trong một phiên gác tại doanh trại, gây hậu quả nghiêm trọng.

 "Virus" vi phạm kỷ luật quân sự khi đó đã xâm nhập vào tất cả các tập thể quân nhân trong lực lượng vũ trang chúng ta. Năm 1988 được đánh dấu bởi sự bộc phát các mối quan hệ không đúng điều lệnh trong quân đội và hải quân. Các báo viết về nó một cách hăm hở, xoáy sâu và lợi dụng những điểm yếu trong hệ thống giáo dục quân sự, mà chẳng hề tìm hiểu để nêu lên nguyên nhân sâu xa của nó. Sự điều tra một cách trung thực và thẳng thắn trong báo chí hồi ấy là không có. Đã diễn ra khuynh hướng phỉ báng quân đội cũng như tổ chức nhà nước một cách có chủ định và lộ liễu.

 Ở đây, ở nước ngoài, tất cả đều tham gia phòng ngừa và ngăn chặn sự vi phạm kỷ luật quân đội: các hạm trưởng, chỉ huy các bộ phận trên tàu, chỉ huy các phân đội trên bờ, các cán bộ công tác chính trị, các sĩ quan của viện kiểm sát quân sự và tòa án quân sự. Trách móc ai đó làm việc cẩu thả thiếu lương tâm cũng khó. Tất cả đều nhận thức được mức độ trách nhiệm cá nhân của họ mà quân đội và tập thể quân nhân đã giao phó. Và họ cũng hiểu số phận tiếp theo của mình trong trường hợp phải sớm trở về trước hạn do để sai sót nghiêm trọng xảy ra trong khi phục vụ trên tàu hay trên bờ. Vì hiểu điều này, thời gian tự do của các chỉ huy, cán bộ chính trị đều dành hết để làm việc với nhân viên cấp dưới nhằm nâng cao kỹ năng chuyên nghiệp của họ.

 Đối với những phóng viên đi công tác ở đây, tin tức không phải là vấn đề quan tâm nhất. Người ta có thể viết ở nhà, trong văn phòng, mà không phải đi đâu cả.Tài liệu phải nóng hổi, mới lạ, thú vị. Và đây rồi, đúng lúc quá, chuyện đổi chác hàng hóa! Lời đề nghị từ phía người Việt Nam có thể thấy ngay bằng mắt thường. Chỉ cần đi vòng quanh vịnh bằng xuồng hoặc đi bộ trên bãi biển, và Anh sẽ thấy rõ, các quân nhân và dân thường Việt Nam có những đề nghị hấp dẫn thế nào với "liênxô" (người Xô Viết). Bãi biển là bãi biển công cộng. Chúng ta đang là khách trên đất nước Việt Nam. Dĩ nhiên, người Việt Nam đang ở đây ngay bên cạnh chúng ta. Nhưng họ đến bãi biển không phải để tắm biển, mà để mang hàng của họ đến đề nghị "liênxô" trao đổi lấy hàng hóa xô viết. Họ đề nghị đổi chác, tất nhiên, với cả các phóng viên đặc biệt của những tờ báo đáng kính của chúng ta. Vì vậy, để viết về chủ đề này là hoàn toàn có thể, mà đặc biệt không cần suy nghĩ gì nhiều, rất dễ dàng, viết với trí tưởng tượng, cảm hứng hẳn hoi. Cũng không ít những bài báo dũng cảm và muốn đề cập tận cùng đến nguyên nhân "về kenem" này. Đầu đề của chúng rất cay nghiệt và gây tò mò lớn, tư liệu thì rất thú vị, nhưng đối với giới độc giả quân nhân thì không phải không thể tranh cãi.
 


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Ba, 2011, 02:11:23 am
(tiếp)
Tôi sẽ đề cập chỉ hai bài báo của tờ "Sao Đỏ": "Kenem" vừa túi với mỗi người" của thiếu tá hải quân A.Kuklin ngày 20 tháng 10 năm 1990 và "Một lần nữa về "kenem" của thiếu tá hải quân Yu.Grigoryev vào ngày 31 tháng 3 năm 1991.

 A.Kuklin viết thế này: "Kenem" nếu dịch sang tiếng Nga có nghĩa là một món quà.  Nhưng  không phản ánh chính xác ý nghĩa của sự việc muốn nói - Thuỷ thủ chúng ta quen thuộc hơn với từ tiếng Anh "Chênts". Đó, "kenem" của tiếng Việt nghĩa là thế đó, không phải là cái gì khác hơn là  một thỏa thuận trao đổi.
 Các tàu chiến và tàu dân sự Liên Xô một khi đi vào vịnh Cam Ranh, sẽ bị  "tấn công" bởi các tốp ghe nhỏ, mà trên ghe toàn các mặt hàng chúng ta  thiếu nhất: máy ghi hình từ tính, máy ghi âm từ tính, các loại mỹ phẩm sang trọng và giày thể thao sản xuất tại Nhật Bản ... Để đổi lại, người Việt Nam yêu cầu các thủy thủ Xô viết : đồng, xăng dầu, cáp đi biển bằng sợi tổng hợp, các mặt hàng quần áo và binh phục (thực ra chủ yếu là áo bay: qtdc).

 Các bạn Việt Nam không vi phạm pháp luật của mình: - Việt Nam là  nước đang phát  triển các quan hệ kinh tế  thị trường và các cửa hàng có đầy đủ hàng hoá. Nhưng với các thủy thủ Xô viết, để thực hiện trao đổi, sẽ dẫn đến họ phải  "mượn" của tài sản  nhà nước một thứ gì đó....
 Phải chăng các cấp lãnh đạo cao nhất của Hải quân  và  tại Moscow người ta không nhìn thấy? Họ thấy, huống hồ  càng  kiểm tra thì hoa hồng của các tàu tại Cam Ranh lại không bị bớt đi.  Nhưng các đồng chí "có liên quan" đến đó thường hơn nhưng không phải để kiểm tra, mà để  mua lại hàng hóa khan hiếm và nghỉ ngơi thư giãn ở miền  nhiệt đới ...."


Trong vịnh, trên tàu kho nổi tự hành CX. Và trên bãi biển. Rất bình thường và vui vẻ. 1984 - 1985.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Trong_vinh_1985.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Cr_1984_85_394.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Ba, 2011, 11:04:02 pm
(tiếp: clubadmiral.ru)
Tiếp theo Kuklin đề xuất một biện pháp tiếp cận toàn diện để giải quyết vấn đề này. Chúng ta hãy đọc xem :
 "Thứ nhất, phải trả cho các sỹ quan, hạ sỹ quan, thủy thủ trưởng và các thủy thủ khoản phụ cấp bằng tiền địa phương ít nhất cũng bằng các thành viên của căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật (PMTO) (Ở đây nói đến các thành viên các tàu đến thực hiện nhiệm vụ quân sự theo kỳ hạn, nghĩa là các thành phần có biến động so với các thành viên PMTO) .
 Thứ hai, tổ chức hoạt động  thương mại và trao đổi với cư dân Việt Nam trong khu vực vực PMTO nhiên liệu, kim loại phế liệu, cáp đi biển bằng sợi tổng hợp đã qua sử dụng  và các đồ cũ  khác. "
 
Điểm nào là có tính khả thi trong ý kiến thứ hai? Đâu là ranh giới giữa cáp capron mới và "cáp capron cũ"? Giá bán nhiên liệu thế nào? Ai sẽ bán?  Trong biên chế PMTO không có sẵn những "mậu dịch viên" như vậy. Và rất nhiều câu hỏi cho Kuklin để xác định chính xác về đề xuất này. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến ý kiến đầu tiên, thực ra từng được đề đạt lên Bộ chỉ huy binh đoàn 17 từ năm 1983 và sau đó tiếp tục đề đạt tại các dịp kiểm tra định kỳ các đơn vị đồn trú Kam Ranh của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô.
 
Trong bài viết của Yu. Grigoriev, các vụ trao đổi mới đây được dẫn ra và tác giả kết luận rất gay gắt: "Không có gì dễ dàng hơn là xác định tầm ảnh hưởng trong việc giải quyết vấn đề. Hôm nay,để giải quyết một việc nào đó, không chỉ để thông báo. Cần phải thuyết phục, phải chứng minh.
 Khi nước ta bước vào thời kỳ chuyển sang quan hệ kinh tế thị trường, vấn đề các giao dịch trao đổi sẽ trở nên  trầm trọng hơn nhiều. Bởi vậy các biện pháp hữu hiệu phải áp dụng ngay từ bây giờ. Miễn là cho đến khi đó có nhiều hơn nữa những biện pháp như thế .
 
Bài viết về "kenem" trong báo  "Sao Đỏ" ở một mức độ đã thúc đẩy cuộc đấu tranh chống lại các giao dịch đổi chác. Nhưng những vấn đề kinh tế (và cả những vấn đề cụ thể như trường hợp này) không phải chỉ bằng một cú "vặn vít" mà giải quyết được.Có lẽ Hải quân chúng ta cần  xem xét cách giải quyết toàn diện vấn đề bảo đảm hậu cần cho các thủy thủ Xô Viết ở Cam Ranh. Để không đẩy họ từ chỗ đổi hàng hóa tiêu dùng nước ngoài bằng kim loại phế thải và cáp capron đến chỗ đổi cả danh dự  và nhân phẩm của mình. "


Tất nhiên, trong các cuộc nói chuyện riêng với các phóng viên của báo "Sao Đỏ" cho đến trước khi xuất bản các tài liệu trên, chúng tôi đã trao đổi, tranh luận, đã tìm sự thông cảm và hiểu biết chung. Nhưng, thật không may, những kết luận trong các tài liệu xuất bản lại theo xu hướng một chiều. Tuy nhiên, ngày hôm nay có thể khẳng định rằng: danh dự, nhân phẩm binh sĩ của chúng ta trong những năm 80 ở Cam Ranh không bị đánh mất.

Tại Liên Xô cùng với việc thông qua "luật cấm rượu" đã diễn ra chiến dịch chống uống rượu. Các chỉ huy binh đoàn, chỉ huy của tất cả các đơn vị đồn trú có nghĩa vụ quan tâm đến công tác phòng chống các biểu hiện của việc uống rượu trong đội ngũ các quân nhân và nhân viên của mình. Đã phát hiện những người vi phạm "lệnh cấm rượu", đã phát hiện những người có hành vi đổi chác hàng hóa, và theo luật, gửi trả họ về Vladivostok, về các bộ phận cũ của họ. Nhưng số lượng quân nhân bị trả trước hạn về Vladivostok vì vi phạm kỷ luật trong việc này là không đáng lo ngại. Đó chỉ là một biện pháp cực đoan. Bản thân mình hãy làm gương. Giáo dục, thuyết phục bằng  tấm gương của những người ưu tú và xứng đáng nhất, mà không cần có biện pháp cưỡng chế là hình thức cực đoan trong hệ thống giáo dục. Nhưng đồng thời quan trọng không kém là phải tăng cường các biện pháp phòng chống để nâng cao kỷ luật quân sự.
 Việc thực hiện các hoạt động trong kế hoạch nhằm củng cố kỷ luật quân đội, ngăn ngừa và phòng chống các hành vi vi phạm kỷ luật trong một đội ngũ là tập hợp của các tập thể quân nhân đa sắc tộc và sự tôn trọng các truyền thống của nước chủ nhà nơi chúng ta trú đóng luôn luôn là trung tâm của các hoạt động hàng ngày của các chỉ huy và cán bộ chính trị trong căn cứ Cam Ranh. Và điều đó chính là một đóng góp quan trọng cho việc duy trì và tăng cường kỷ luật quân đội. Chúng tôi không hề tạo ra, cái mà như Yu. Grigoryev đã viết, "tầm ảnh hưởng", chúng tôi chỉ phục vụ một cách trung thực, vì tiền đồ chung, và chúng tôi hiểu rõ mức độ trách nhiệm của mình khi trú đóng ở một hải cảng nước ngoài. Các cựu chiến binh Cam Ranh, giống như tôi, sẽ đồng ý với tôi về điều này.

Ảnh: Năm 1989. Trước một cuộc họp. Bộ chỉ huy vùng 4 hải quân Việt Nam và bộ chỉ huy binh đoàn 17. Từ trái sang: Chủ nhiệm chính trị vùng 4 đại tá Lê Minh Chánh, phó đô đốc Beregovoy N.N. tư lệnh binh đoàn 17 (1987-1991), trưởng phòng tác chiến vùng 4 đại tá Đỗ Xuân Công, chuẩn đô đốc Matiushin N.F. chủ nhiệm chính trị binh đoàn 17 (1987-1991).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/image105.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Ba, 2011, 09:54:57 pm
(tiếp)
Quan hệ với Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam

Năm 1987. Chuẩn đô đốc Lê Văn Thư, chỉ huy trưởng vùng 4 hải quân đọc lời chào mừng nhân ngày lễ Tháng Mười của nước Nga.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/581ac9d5159e5652300359bc4105ddcc.png)
Trong suốt giai đoạn các thủy thủ Xô viết và Nga trú đóng tại bán đảo Kam Ranh mối quan hệ hữu nghị với Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam và Bộ chỉ huy vùng 4 hải quân Việt Nam đã được xây đắp và phát triển tốt đẹp.  Các hoạt động văn hóa, thể thao chung với phía Việt Nam được tổ chức thường xuyên, trong đó các ngày lễ quốc gia được tổ chức rất trọng thể. Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân tiếp nhận với lòng cám ơn sự giúp đỡ từ binh đoàn 17 và căn cứ 922: sửa chữa các tàu thuyền, trợ giúp các tàu bị nạn trên biển, chăm sóc y tế các quân nhân bị thương, vận chuyển các quân nhân Việt Nam (vận chuyển riêng) và gia đình của họ bằng máy bay ra Hà Nội và vào Sài Gòn, vv...  Tất cả những điều này tạo ra một bầu không khí hiểu biết, thân thiện và tôn trọng nhau giữa các công dân của hai nước.
 Hàng tuần trước khi vào thảo luận các vấn đề trong hoạt động của binh đoàn 17 và vùng 4 Hải quân Việt Nam, các chỉ huy phía Việt Nam, theo truyền thống hiếu khách, bắt đầu các cuộc họp với một tuần trà thong thả, hồi lâu nói về những khó khăn của họ, thể hiện sự cảm ơn với những giúp đỡ của chúng tôi và bày tỏ mong muốn của họ. Các mong muốn của chúng tôi cũng được (phía bạn) xem xét và giải quyết. Điều này liên quan đến các vấn đề như sự đi lại và di chuyển bằng xe cộ của các thành viên binh đoàn ban đêm trên bán đảo, các vụ vi phạm luật lệ giao thông của lái xe của chúng tôi và các xe tải của Việt Nam, các trường hợp giao dịch đổi chác giữa các quân nhân hai bên, tổ chức cho các sỹ quan, hạ sỹ quan, gia đình của họ các chuyến đi ra ngoài bán đảo tham quan Cam Ranh và Nha Trang, tổ chức cho các quân nhân bộ phận hậu cần Voentorg ra Nha Trang và vào Sài Gòn mua thực phẩm. Số lượng các yêu cầu tham quan từ phía chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc đi thăm Viện Hải dương học ở Nha Trang, nơi có bể cá khổng lồ và một bảo tàng đủ tất cả các loại sinh vật biển. Việc giải quyết nhu cầu tham quan được thực hiện vào ngày chủ nhật và ngày lễ, mỗi lần không quá 30 người. Chúng tôi cùng trao đổi thông tin với nhau về tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh đường ruột cấp tính để phòng tránh dịch bệnh và các vấn đề khác.
 Tại các buổi chiêu đãi chính thức nhân dịp lễ quốc khánh Việt Nam, ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Hải quân nhân dân Việt Nam, phía Việt Nam luôn mời bộ chỉ huy binh đoàn 17, ban chỉ huy các đơn vị hợp thành của binh đoàn, ban chỉ huy các đơn vị trên bờ, lãnh đạo SovSMO, các sỹ quan bộ tham mưu binh đoàn, các phiên dịch viên quân sự, và trong lễ truyền thống hàng năm, ngày Tết Nguyên Đán - mời cả vợ của các vị khách đến tham dự và chung vui.
 Tết - đó là một dịp lễ dân tộc mừng năm mới theo âm lịch. Người Việt Nam nghỉ lễ Tết chính thức là ba ngày, nhưng không chính thức là 6-7 ngày hoặc nhiều hơn nữa. Tết của Việt Nam không có lịch trình cụ thể và chính xác cho các cuộc gặp mặt, giống như chúng ta. Không có truyền thống như vậy (trong ngày Tết của Việt Nam).  Người Việt Nam nhân dịp năm mới có thể gặp mặt một vài ngày trước khi Tết đến, và người ta cũng có thể mời bạn bè thân thiết đến thăm ngay hôm trước năm mới hoặc sau khi năm mới đã đến. Thường thì trong ngày Tết người Việt Nam tụ tập trong gia đình và coi nó như là một kỳ nghỉ lễ của gia đình.
 Tại các buổi tiếp, chúng tôi luôn luôn kinh ngạc với các món ẩm thực Việt Nam bởi hương vị độc đáo và tinh tế, sự phong phú của các loại thực phẩm sử dụng. Ẩm thực Việt Nam không giống của Trung Quốc cũng như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Các món ăn truyền thống của ẩm thực Việt Nam là các món ăn chế biến từ cá, cua, tôm, tôm hùm, mực, thịt gà và thịt lợn, cùng với các loại rau xanh nấu cùng gạo hoặc mì, miến. Các khẩu phần thì nhỏ nhưng số lượng khẩu phần thì lên đến 5 - 6 khẩu phần. Ngay chính người Việt Nam cũng coi đặc tính ẩm thực của mình là "ngửi mùi thì ghê mà ăn thì ngon miệng tuyệt vời". Quả đúng là như vậy.

 Những lời chúc mừng lẫn nhau, chúc rượu, các cuộc trò chuyện qua phiên dịch và không cần phiên dịch cứ thế tuôn trào, bởi lẽ trong số các sỹ quan hải quân và sỹ quan công binh công trình Việt Nam có không ít người đã từng học tại các trường đại học và học viện của chúng ta, họ nói tiếng Nga không tồi; chúng tôi cùng nhau trao đổi quà tặng, lưu niệm và 2-3 giờ trôi vèo qua. Rượu? Khi người chủ lễ là phía Việt Nam, rượu (rượu nấu từ gạo và rượu vang địa phương tráng miệng) được sử dụng ở mức cũng vừa phải. Nhưng khi chủ nhà là "binh đoàn", lời chúc rượu đã được xướng lên, nhưng khi uống .... là nước kvas chế từ bánh mì, hoặc nước khoáng - 'luật cấm rượu!". Vào lúc đó, người Xô viết dù ở tại xích đạo, đang "cai". Phải tính đến luật cấm đó và thục hiện. Tuy nhiên, một cảm giác khó chịu, thất vọng, thậm chí xấu hổ trong một thời gian dài vẫn còn trong tâm trí của những người tổ chức tiệc.

 Nhờ ai để tổ chức tiệc đây? Khoản mục "chi phí tiếp khách" không hiệu lực - có nghĩa là không có phương tiện. Và để ra khỏi tình trạng này chúng tôi làm như sau: Bộ chỉ huy binh đoàn (tư lệnh, chủ nhiệm chính trị, tham mưu trưởng, ai đó trong số các sỹ quan tham mưu, tùy thuộc vào số lượng khách mời) viết một báo cáo yêu cầu cấp một suất phụ cấp thứ hai. Chi phí của buổi tiệc sau đó trừ vào phụ cấp tiền mặt hàng tháng của người viết báo cáo. Tiếp theo, bộ phận phục vụ của PMTO sẽ chuẩn bị tiệc, sắp bàn. Còn khi trong khu PMTO mới có mở quán cà phê - người đứng đầu bộ phận dịch vụ Voentorg, quản trị trưởng quán cà phê sẽ lo việc. Việc chuẩn bị, chế tạo hay mua sắm quà tặng cho các khách Việt Nam cũng là vấn đề không kém phần "gay cấn".
 Vấn đề trên thực tế là có, nhưng tất nhiên nó đã được giải quyết tại chỗ bởi những người thợ khéo tay trên tàu công binh xưởng (tàu thợ), hoặc nhờ những người đi phép mua những món quà lưu niệm ít tiền nhưng có ý nghĩa ở trong nước, hoặc quà tặng được cung cấp bởi ban phương tiện kỹ thuật tuyên truyền thuộc phòng chính trị hạm đội Thái Bình Dương (Trưởng phòng - đại tá hải quân Maslennikov N.P.) . Nói chung đó là các áp phích Xô viết có nội dung tuyên truyền cách mạng với những dòng khẩu hiệu ngắn gọn bằng tiếng Nga, sách và tờ rơi cũng bằng tiếng Nga, hoặc đôi khi - bằng tiếng Việt, ảnh màu của các thành viên của Bộ Chính trị ĐCS Liên Xô, cờ và quà lưu niệm có biểu tượng của hải quân và tượng bán thân cỡ lớn của Lenin. Bộ chỉ huy binh đoàn đã mất không ít nỗ lực để chuẩn bị trước những món quà tặng cần thiết cho chuyến thăm chính thức của các tàu chiến của binh đoàn (các tàu săn ngầm và chống hạm cỡ lớn và tàu chở dầu) đến Malaysia vào tháng 5 năm 1991.

Năm 1990. Một cuộc họp định kỳ hàng tuần với Bộ chỉ huy vùng 4 hải quân Việt Nam. Phó đô đốc Beregovoy N.N. và chuẩn đô đốc Matiushin N.F.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/image106.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2011, 12:22:30 am
(tiếp)
Căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật số 922

 Dành hẳn một phần riêng biệt giới thiệu các hoạt động của căn cứ 922 có lẽ không thích hợp, vì lẽ không thể nêu bật quá trình hình thành, sắp xếp, hoàn thiện tổ chức và phát triển các lực lượng binh đoàn 17, trung đoàn không quân 169, SovSMo mà không có sự đảm bảo vật chất và kỹ thuật cho các lực lượng trên dưới mọi hình thức đảm bảo trong điều kiện đang trú đóng ở nước ngoài. Căn cứ 922 thực hiện giải quyết vấn đề trên. Trong tất cả các phần của bản tổng quan lịch sử này, trong phạm vi các thông tin xác thực hiện có, căn cứ 922 luôn hiện diện. Các tài liệu đó vẫn chưa phải tài liệu cuối cùng, chúng tôi cho rằng nó vẫn chưa kết thúc.
 Thời gian tồn tại căn cứ 922 có thể được chia thành 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1 (1979-1987) :
- Giai đoạn hình thành, sắp xếp, hoàn thiện cơ cấu và phát triển của đơn vị quân đội 31350 trên cơ sở hoạt động lâu dài;  
- Xây dựng các công trình cho binh đoàn  bằng lực lượng của Đoàn xây dựng công trình quân sự của hạm đội với phương thức tự làm;
- Xây dựng dự trữ cần thiết và bổ sung nhằm phục vụ các tàu thi hành nhiệm vụ chiến đấu;
- Bảo đảm hoạt động sống cho toàn bộ căn cứ đồn trú Kam Ranh.
 
Giai đoạn 2 (1988 - 1991):
- Giai đoạn tiếp nhận từ SovSMO các công trình xây dựng theo kế hoạch được duyệt;
 - Di chuyển PMTO và bố trí điểm đồn trú của binh đoàn trong quần thể tổ hợp nhà ở - dịch vụ;
 - Di chuyển gia đình các sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp của binh đoàn vào các chung cư trong khu ở mới của căn cứ;
- Di dời tất cả các loại dự trữ vật chất từ các kho chứa mà phía Việt Nam cấp cho tạm thời sử dụng sang các kho chứa  mới, bao gồm cả thực phẩm và hàng hóa công nghiệp của bộ phận hậu cần quân sự  Voentorg;
- Tiếp nhận và bố trí trụ sở cho binh đoàn chiến dịch - chiến thuật số 8 Hải quân Xô Viết từ Ấn Độ Dương.
 
Giai đoạn thứ ba (1992 - 2002):
- Bảo đảm cho hoạt động đã hạn chế của binh đoàn số 17 và 8;
 - Tiếp nhận tất cả các công trình của căn cứ và chuyển giao những công trình đó cho vùng 4 hải quân Việt Nam, phù hợp với những thỏa thuận của Hiệp định liên chính phủ  giữa Liên Xô và Việt Nam ngày 02 tháng 5 năm 1979;
 - Đảm bảo các hoạt động đã thu hẹp của SovSMO. Với sự giải thể của binh đoàn 17 và binh đoàn 8, lữ đoàn tàu mặt nước 119, các bộ phận còn lại trong căn cứ đều chuyển thuộc quyền của chỉ huy trưởng căn cứ 922, ngoại trừ căn cứ hàng không.  Căn cứ 922 chuyển sang biên chế mới;
 - Các biện pháp tổ chức và biên chế lại nhằm giải thể căn cứ 922 PMTO;
 - Chuyển giao cho phía Việt Nam các hạng mục, công trình, trang thiết bị.
 
Ngày 2 tháng 5 năm 2002 - Ký kết Nghị định thư về hoàn thành chuyển giao các cơ sở ở căn cứ Cam Ranh.
 Ngày 04 tháng năm 2002 - người quân nhân cuối cùng của nước Nga - Tư lệnh căn cứ 922 PMTO -Đại tá hải quân Eriomin Yu.P. rời khỏi mảnh đất Việt Nam và bước lên các bậc thang lên phà "Sakhalin - 9". Kết thúc thời kỳ 23 năm có mặt của Hải quân Xô Viết và Nga trên lãnh thổ Việt Nam.

Hoạt động của căn cứ 922 giai đoạn 1 đã đề cập trong phần đầu tiên của bản tổng quan lịch sử này. Những năm đó có nhiều khó khăn và căng thẳng trong hoạt động với tất cả tập thể PMTO. Và các thành viên đã khắc phục khó khăn hoàn thành những nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn đầu của mình. Công lao lớn thuộc về Bộ chỉ huy, các phòng ban, các đơn vị thuộc PMTO và đặc biệt là các chỉ huy trưởng - Đại tá Lyubimov V.A, Đại tá Titenok M.A.
 922 PMTO trong giai đoạn từ 1982 đến 1992 tổ chức như sau:
 - Phòng Quản lý PMTO;
 - Ban quân lương;
 - Ban hàng hóa nhu yếu phẩm;
 - Ban tài chính;
 - Ban xăng dầu;
 - Chi nhánh Ban Kỹ thuật hàng hải;
 - Ban Doanh trại;
 - Đại đội xe vận tải;
 - Trung đội PCCC với một đội cứu hỏa;
 - Bệnh viện Hải quân;
 - Phòng khám đa khoa với cho nhân viên quân sự và dân sự;
 - Chi nhánh Ngân hàng Trung ương Liên Xô, Nga;
 - Đội Vệ sinh-dịch tễ;
 - Chi nhánh thương mại quân sự Voentorg có nhiệm vụ mua lương thực thực phẩm và thuốc chữa bệnh (chủ yếu là thuốc chống sốt rét) từ Việt Nam và Singapore.
 
Năm 1981. Đại tá V.A.Liubimov, chỉ huy trưởng căn cứ 922 tại Sài Gòn (tất cả các chuyến đi ra khỏi phạm vi căn cứ Xô viết ở Cam Ranh đều thực hiện dưới trang phục dân sự), Từ trái sang: trung sỹ lái xe Gaz M.Buinov, đại tá Liubimov, người phiên dịch.
Xe con của "tầng lớp chỉ huy" căn cứ 922.

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/6882e1bdf122bbf96c2d5014ed40bf5f.png)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/6b154b200675781b4439edcda6307c1d.png)


 Giai đoạn 2 của 922 PMTO - giai đoạn căng thẳng trên mọi mặt nhiệm vụ đặt ra với Bộ chỉ huy căn cứ, và trên hết - tiếp nhận từ căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương các dự trữ thực phẩm, thiết bị kỹ thuật, các tài sản của nghề đi biển, nhiên liệu và dầu mỡ các loại. Cấp phát và bổ sung dự trữ vật chất cho các tàu ghé qua. Di chuyển đến các tòa nhà chủ yếu do SovSMO xây dựng. Với sự tính toán gián cách từ các kho chứa mới của PMTO đến khu vực bến cảng, gánh nặng vận chuyển dự trữ vật chất cũng tăng lên, và lẽ tự nhiên cũng tăng thời gian vận chuyển và tiêu hao nhiên liệu. Di chuyển các thành viên gia đình sỹ quan, hạ sỹ quan vào khu thị tứ nhà ở mới. Tổ chức lại dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi giải trí cho các sỹ quan, hạ sỹ quan và tất cả những ai sống trong tổ hợp quần thể nhà ở - dịch vụ mới.
 Ở giai đoạn này, liên quan tới việc hoàn thành đợt 2 tiến trình xây dựng cơ sở chủ yếu cho hạm đội của Tổ hợp Xây lắp Xô viết SovSMO, đã có rất nhiều đoàn đại biểu và ủy ban của các Bộ, ngành Chính phủ Liên Xô đến đây, đặc biệt là các đoàn của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, Tổng cục chính trị Quân đội và Hải quân, Cục Chính trị Hải quân.
 Mục đích viếng thăm của các ủy ban đó (1987 - 1988): Để hỗ trợ cho việc tăng cường mức sẵn sàng chiến đấu của binh đoàn, giải quyết các vấn đề sinh hoạt thiết yếu hàng ngày (và giúp đỡ, tất nhiên, vô điều kiện), làm rõ triển vọng của công cuộc xây dựng giai đoạn 3 trong kế hoạch tổng thể xây dựng và phát triển căn cứ, và đương nhiên, đã xem xét một căn cứ hải quân đang xây dựng nằm ngoài xa tầm biên giới Liên Xô đang trên đà phát triển cơ sở hạ tầng quân sự và xã hội, ở nơi mà hạm đội hải quân Nga đã rất cần đến nó vào năm 1905, tại Cam Ranh.
 Tuy nhiên, liên quan đến quá trình "cải tổ" đang bắt đầu ở nước ta, việc xây dựng giai đoạn thứ ba "căn cứ Cam Ranh" đã được người ta công nhận là không thực tế.
 Ở giai đoạn này chỉ huy trưởng căn cứ 922 PMTO là đại tá hải quân Boris Likhachev Andreevitch.
 "100 ngày" đầu tiên của Bộ chỉ huy là rất phức tạp trong mọi phương diện quản lý và rất khó khăn cho Boris Andreevich. Có nhiều sai lầm, quyết định chưa chín chắn, thậm chí đã có cả những vụ kỷ luật. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta có thể tự tin mà nói: Boris Andreevitch Likhachev đã đứng vững khi đó. Ông đã vượt qua chặng đường gian khó, nhận được quân hàm đúng hạn "đại tá hải quân", được bổ nhiệm vào một vị trí cao hơn - chủ nhiệm hậu cần phân hạm đội hỗn hợp Primorskie.

Năm 1996. Đại tướng Toporov V.M. (giữa), thứ trưởng QP LB Nga trưởng đoàn đại biểu quân sự và cố vấn Tổng tư lệnh hải quân Nga thượng tướng Anikanov O.K. (đứng kế bên phải) đang xem xét hạ tầng quân sự căn cứ Cam Ranh để có báo cáo đề xuất với Bộ QP LB Nga về viễn cảnh trú đóng tiếp theo của hải quân Nga tại bán đảo Cam Ranh.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/image019.jpg)
 Giai đoạn hoạt động thứ ba của căn cứ 922 PMTO được làm rõ trong chương "Giai đoạn kết thúc 23 năm có mặt của hải quân Xô Viết và hải quân Nga tại bán đảo Cam Ranh". Kết thúc giai đoạn này ngày 2 tháng 5 năm 2002 là việc ký Nghị định thư về việc hoàn thành chuyển giao và tiếp nhận các cơ sở tại Cam Ranh bởi Chủ tịch Ủy ban tiếp thu Quốc gia CHXHCN Việt Nam - chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Hiến và Chủ tich Ủy ban Quốc gia về giải thể của CH Liên Bang Nga - chuẩn đô đốc Ivliev A., giải thể căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật số 922 và chấm dứt sự có mặt của hải quân Xô viết và hải quân Nga trong vịnh và trên bán đảo Cam Ranh.

Kể từ ngày ký Nghị định thư, quyền tiếp tục khai thác và sử dụng các công trình và thiết bị được chuyển giao đã chuyển sang phía Việt Nam. Cả hai bên đều hài lòng với kết quả việc trao trả lại các hạng mục công trình và trang thiết bị.
Ngày 4 tháng 5 năm 2002 - người quân nhân Nga cuối cùng - chỉ huy trưởng căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật số 922, đại tá hải quân Eryomin Yu.P. từ biệt mảnh đất Việt Nam, bước theo bậc thang lên phà "Sakhalin-9". Kết thúc giai đoạn 23 năm có mặt trên lãnh thổ Việt Nam của hải quân Xô viết và hải quân Nga.

15 năm sau. Trong khu PMTO - nơi từng diễn ra những ngày thứ 7 lao động chung Xô - Viêt. Buổi diễu hành cuối cùng của nhóm quân kỳ trước khi xuống phà "Sakhalin-9" ngày 4 tháng 5 năm 2002. Lá cờ mà họ mang bây giờ là cờ thánh Andreevskii, quân kỳ của hải quân Nga thay cho lá cờ của hải quân Xô Viết trước kia.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/edf7130c462ce8c4f154bcfa23112e77.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Ba, 2011, 01:45:10 pm
(clubadmiral.ru)
Sư đoàn tàu ngầm số 38 (tiếp theo)
(theo hồi ức của chuẩn đô đốc hồi hưu Yu.Spirin, nguyên tư lệnh sư đoàn)

Bộ chỉ huy và ban tham mưu sư đoàn được thành lập tháng ba - tư năm 1983 tại Vladivostok, từ đó tất cả lên tàu công binh xưởng PM-5 đi đến vịnh Cam Ranh. Tư lệnh sư đoàn là đại tá hải quân Yu.F.Spirin đến Cam Ranh trên tàu căn cứ nổi "Ivan Kutcherenko" ngày 10 tháng 7 năm 1983 sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân mang tên N.G.Kuznetsov.
Các sỹ quan tham mưu hàng hải chuyên ngành trưởng trước khi nhận nhiệm vụ chưa hề phục vụ tại ban tham mưu sư đoàn, chưa có kỹ năng và trình độ làm công tác tham mưu. Được đào tạo tại học viện là: tư lệnh, tham mưu trưởng sư đoàn, phó tư lệnh phụ trách chính trị và phó tư lệnh phụ trách cơ điện. Và chỉ có nhờ sự giúp đỡ to lớn và quan tâm thường xuyên từ phía bộ tham mưu binh đoàn 17 (tại đó có nhiều sỹ quan tham mưu lâu năm rất giàu kinh nghiệm) mà các sỹ quan trưởng chuyên ngành hàng hải của ban tham mưu sư đoàn trong một thời gian ngắn đã biết lập kế hoạch và làm chủ công tác của mình. Trên vai họ là nhiệm vụ khó khăn và nặng nề, hình thành và cấu trúc ban tham mưu sư đoàn như là một cơ quan đầu não chỉ huy các lực lượng của sư đoàn.

Ảnh: Tàu ngầm diezen-điện "B-260", số xuất xưởng 452, project 877 "Paltus" (Varsavianka), tàu thứ hai thuộc đề án 877 được chế tạo, và là tàu đầu tiên của đề án này đến vịnh Cam Ranh trong chương trình thử nghiệm quốc gia trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương những năm 1984-1985, hiện nay còn phục vụ trong lực lượng hải quân Nga, mang tên "Chita" (2006), trong biên chế tiểu đoàn 213 lữ đoàn tàu ngầm số 19 hạm đội Thái Bình Dương, đóng căn cứ chính tại vịnh Malyi Uliss, thành phố Vladivostok (2008). Trong ảnh B-260 đang đi qua eo Bosphor Đông tháng 7 năm 2001 để về tham gia lễ diễu binh trọng thể nhân kỷ niệm ngày Hải quân Nga (29 tháng 7) trong vịnh Amur, Vladivostok (ảnh của V.Muratov - podlodka.su).
Ảnh dưới: B-260 tại cầu cảng trong vịnh Uliss, tháng 9 năm 2003 (ảnh của I.Kurganov - podlodka.su).

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/5_877_260_f01vi.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/5_877_260_f02vi.jpg)    
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Ba, 2011, 07:22:32 pm
(tiếp)

Trong đội ngũ đầu tiên của bộ tham mưu sư đoàn tàu ngầm số 38, bắt đầu thực hiện công tác tham mưu của mình có:
-   Trưởng ngành hoa tiêu hàng hải: thiếu tá hải quân Grinko A. (chết năm 1989);
-   Trưởng ngành vũ khí tên lửa - pháo hạm: thiếu tá hải quân Kidysiuk A.V.;
-   Trưởng ngành thủy lôi: đại úy hải quân Biriukov E.I.;
-   Trưởng ngành truyền tin: thiếu tá hải quân Permiakov;
-   Trưởng ngành kỹ thuật vô tuyến: thiếu tá hải quân Chemekin V.P.;
-   Trưởng ngành cứu hộ: thiếu tá hải quân Tokarev V.P.;
-   Phụ trách văn thư: chuẩn úy hải quân Shmakov;
-   Trưởng ban cơ điện: trung tá hải quân Gradusov V.I.;
-   Trợ lý trưởng ban cơ điện: thiếu tá hải quân Batmakov I.A.;
-   Trợ lý trưởng ban cơ điện về phần điện: thiếu tá hải quân Sotnhichenko A.I.;
-   Trợ lý chính Tham mưu trưởng sư đoàn: thiếu tá hải quân Donets V.N.;
-   Thuyền trưởng tàu nạp trong cảng: chuẩn úy hải quân Tkatch.

Ảnh minh họa: Tàu nạp nổi trong cảng (плавучая рейдовой зарядовой станции ПРЗС- 50) và tàu ngầm diezen-điện "Alrosa" đề án 877V của hạm đội Biển Đen tại nhà máy sửa chữa tàu biển số 13, Sevastopol, ngày 9 tháng 5 năm 2009, ảnh của Britchevskii - alrosa.net.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/_2009_05_09_01.jpg)
Trong giai đoạn sau (đến 1991), đội ngũ sỹ quan ban tham mưu còn thay đổi 2-3 lần.
........
Trong thời gian đi trên tàu căn cứ nổi "Ivan Kutcherenko" của phân hạm đội số 2 (thuyền trưởng thiếu tá hải quân Berezinskii Yu.V., thuyền phó chính trị thiếu tá hải quân Pekarskii V.A.) từ ngày 10 đến 22 tháng 7 năm 1983, tôi với tư cách tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 38 đã được kiểm tra tình trạng tổ chức phục vụ, mức độ huấn luyện chiến đấu, các nội dung phục vụ của tàu, và điều chính yếu-khả năng hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo sống cho thủy thủ đoàn các tàu ngầm, đảm bảo năng lượng và an toàn bức xạ cho các tàu ngầm của sư đoàn 38. Con tàu đã đậu một thời gian dài tại cầu tàu trong vịnh Krashennikov, đã lâu không ra biển và được sử dụng để tiếp đón các loại ủy ban khác nhau, bố trí làm nơi ở cho nhóm chuyên gia biệt phái công tác đến phân hạm đội số 2 làm nhiệm vụ kiểm tra bảo hành vũ khí tên lửa trên tàu ngầm, và các chuyên gia đến phục vụ tại phân hạm đội (tàu ngầm) số 2 mà không mang theo gia đình.
  
Quan sát từ độ sâu kính tiềm vọng...."đường chân trời sạch". Tư lệnh sư đoàn, đại tá hải quân Yu.F.Spirin.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/1470263cfb877144a15d367743815e63.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Ba, 2011, 12:10:34 am
(tiếp)

Tàu đã chuyển thuộc quyền chỉ huy của tôi và tôi không thể lặng yên ngồi nhìn cơ cấu tổ chức tất cả các bộ phận phục vụ trên tàu. Tôi cố gắng thâm nhập vào mọi chỗ. Các tàu căn cứ nổi thuộc đề án 1886 này (tàu "Ivan Kutcherenko", "Ivan Vakhromeev") hoặc thuộc về một đề án sớm hơn nữa ("Magadanskii Komsomolets", "Kamchatskii Komsomolets", đề án 510) được thiết kế cho nhiệm vụ chính là làm chỗ ở cho các thủy thủ đoàn tàu ngầm tại những vĩ độ bắc và thực chất nó vẫn bị những khiếm khuyết này: cơ sở huấn luyện đã quá già cỗi để phục vụ huấn luyện cho các kỹ sư thủy âm, các kỹ sư điện đạo hàng, các kỹ sư tên lửa - các kỹ sư thiết bị vô tuyến và kỹ sư cơ điện cũng như các quân nhân các khẩu đội pháo hạm. Thiếu một hệ thống điều hòa không khí hiệu quả, sự làm việc không tin cậy của các máy làm lạnh đã làm cho điều kiện sinh hoạt hàng ngày của thủy thủ đoàn tàu căn cứ nổi và các thủy thủ đoàn tàu ngầm đóng căn cứ tại các vùng vĩ độ nam bán cầu trở nên không thể chịu nổi.
Tình trạng kỷ luật quân sự, cơ cấu tổ chức trong hoạt động hàng ngày các bộ phận phục vụ trên tàu căn cứ nổi "Ivan Kutcherenko" ở mức độ khá thấp nếu so với các thủy thủ đoàn tàu ngầm đang đồn trú tại đây. Bởi lý do này mà từ đó về sau, đến 70-80% sức lực và thời gian của Bộ chỉ huy và tham mưu sư đoàn phải dồn vào cho các tàu căn cứ đến phục vụ trong đội hình sư đoàn tàu ngầm số 38. Thời hạn trú đóng phục vụ nhiệm vụ chiến đấu của các tàu căn cứ nổi này là 12 tháng.

Ảnh: Tư lệnh đầu tiên của binh đoàn 17 (1982-1984), chuẩn đô đốc Anokhin R.A., trước đó là phó tư lệnh phân hạm đội tàu ngầm nguyên tử số 4, hạm đội Thái Bình Dương.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/AnokhinRA.jpg)
Tư lệnh binh đoàn 17, chuẩn đô đốc Anokhin R.A. đặt ra cho sư đoàn 38 những nhiệm vụ trước mắt cấp thiết nhất như sau:
- Duy trì sự sẵn sàng chiến đấu quy định theo điều lệnh của tất cả các tàu ngầm của sư đoàn hiện trú đóng tại căn cứ;
- Tổ chức tốt và ổn định nơi đóng quân;
- Tổ chức huấn luyện chiến đấu độc lập cho từng tàu ngầm.
Đến giữa năm 1983, đến đồn trú và ở trong đội hình sư đoàn 38 có những tàu sau:
- Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-204" đề án 675MK, hạm trưởng trung tá hải quân Pishannikov Yu.G.;
- Tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí ngư lôi "K-42" đề án 627A "Rostovskii Komsomolets", hạm trưởng trung tá hải quân Travin E.I.;
- Tàu ngầm diezen "B-143" đề án 641, thuyền trưởng thiếu tá hải quân Marfutin;
- Tàu ngầm diezen "B-213" đề án 641, thuyền trưởng thiếu tá hải quân Ostapovskii;
- Tàu căn cứ "Ivan Vakhromeev" cùng với bộ tham mưu sư đoàn tàu ngầm số 8 phân hạm đội tàu ngầm số 2 đóng trên tàu, sẵn sàng đi tới cảng Tivat (Nam Tư) để sửa chữa.

Ảnh: K-42 "Rostovskii Komsomolets", số xuất xưởng 290, đề án 627A, ("Cá voi"-NATO phân lớp November), thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử Xô viết đầu tiên, đang hành trình trên biển Nhật Bản.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/627_08_K42_japansea.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Ba, 2011, 02:11:18 am
(tiếp)

Cuối tháng 7, tàu ngầm diezen "B-8" (đề án 641, thuộc lữ đoàn tàu ngầm 182, phân hạm đội hỗn hợp Kamchatka) đến phục vụ sau khi vượt qua  một chuyến đi dài ngày không ngụy trang xuất phát từ Kamchatka. Tiếc thay, trong thời gian hành trình, khi làm việc tại khoang ắc quy, chuyên gia điện đã tử nạn. Bộ tham mưu sư đoàn 38 đã đề ra các biện pháp loại trừ các khiếm khuyết khi làm việc trong những điều kiện nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn. Tàu ngầm "B-8" đã hoạt động trong đội hình sư đoàn 38 hai tháng, trong đó có 29 ngày đêm liên tục thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa". Tháng 10 thì "B-8" chuyển sang đội hình binh đoàn chiến dịch - chiến thuật số 8.

Phân tích chuyến đi của "B-8" từ biển Nhật Bản sang biển "Nam Trung Hoa" cho thấy:
-Chiều rộng dải triển khai (20 dặm) khi di chuyển trong tư thế đi nổi rõ ràng là không đủ;
-Chế độ làm việc của trạm định vị vô tuyến chống ngầm của hải quân Mỹ, khác hải quân Nhật, được giới hạn đến mức nhỏ nhất;
-Khi B-8 gặp các tàu cá, chỉ 4-5 giờ sau máy bay săn ngầm "Orion" đã xuất hiện, thêm vào đó về đêm trạm định vị vô tuyến trên máy bay không được sử dụng, đèn trên máy bay không bật, trong sương mù (tầm nhìn kém) trạm định vị vô tuyến đang làm việc trên tàu ngầm được sử dụng như hải đăng dẫn đường;
-Các tàu cá, nếu xét theo yêu cầu của luật MPPSS-72, đã không tuân thủ yêu cầu luật đề ra, và luật cũng đòi hỏi sự cảnh giác và thận trọng đặc biệt của thuyền trưởng tàu ngầm;
-Bản tin tình báo vô tuyến sau 30-45 phút tàu ngầm mới được chuyển giao.

"Đôi bạn đồng hành bất đắc dĩ" trên biển: tàu ngầm Nga đề án 671RTM và máy bay săn ngầm P3-C "Orion".
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/671_49.jpg)

Cầu tàu quân cảng Cam Ranh thuộc căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật số 922 năm 1984. Trái sang: các tàu đề án 641 "B-33" và "B-8", tàu nạp trong cảng "RZS-324" đề án 613 (submarines.narod.ru).
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/B-8_641.jpg)

K-94, năm 1975 sau khi hiện đại hóa sang đề án 675MK tại nhà máy sửa chữa tàu biển số 49, được đổi số sang K-204.Lần cuối cùng tàu mang số chiến thuật B-204, 1992.Trong ảnh, tàu đang nằm chờ xử lý, sau khi loại khỏi biên chế chiến đấu của hải quân Nga năm 1992 (deepstorm.ru).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/pic_44_k94_204.jpg)

ps: МPPSS-72 ->tiếng Nga: МППСС-72 - Международные Правила Предупреждения Столкновений Судов ->tiếng Anh: International Rules of Preventing Collision at Sea - Luật quốc tế phòng tránh va chạm tàu thuyền trên biển.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Ba, 2011, 05:30:58 pm
(tiếp)
 Đề nghị thảo ra và kiến nghị cho các hạm trưởng tàu ngầm trên cơ sở tổng kết chuyến đi không ngụy trang của tàu ngầm "B-8" được đưa vào Nhật ký tác chiến của các tàu ngầm thuộc sư đoàn số 38. Về sau, việc lên kế hoạch di chuyển cho các tàu ngầm từ khu vực phụ trách của binh đoàn 17 sang khu vực của binh đoàn 8 và về căn cứ cơ bản của hạm đội - quân cảng Vladivostok đã được tiến hành có tính đến kinh nghiệm đã tích lũy được và các kiến nghị trong báo cáo.
Cuối tháng 8, chuẩn đô đốc Anokhin R.A. với sự tham gia của chủ nhiệm hậu cần hạm đội Thái Bình Dương tiến hành kiểm tra điều lệnh sử dụng quân phục các thành viên trên tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko". Các sai sót phát hiện được chấn chỉnh ngay và mọi việc lại trở về đúng khuôn khổ. Cuộc kiểm tra kéo dài hơn 8 giờ với nhiều lần ngắt quãng và kết thúc về đêm, lúc 3 giờ sáng. Mọi người đều mệt lử.
Việc huấn luyện chiến đấu tiến hành trong những tháng đầu sau khi thành lập binh đoàn và sư đoàn, chủ yếu là huấn luyện cơ bản và bơi độc lập cho các tàu ngầm trong thời gian các chuyến ra khơi kiểm tra, thao luyện theo các khoa mục của các bài tập L-2, L-3. Từ 22 đến 26 tháng 9 năm 1983 đã diễn ra cuộc tập trận chiến thuật sát hạch đầu tiên của binh đoàn số 17. Nhiệm vụ cho sư đoàn 38 như sau: bằng lực lượng các tàu ngầm "B-8", "B-143" hợp đồng với không quân trung đoàn 169 phát hiện đoàn tàu được hộ tống của đối thủ và xác định hải trình của chúng. Các máy bay Tu-95RS và Tu-142 của trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 được điều động đến. Đối với sư đoàn tàu ngầm, trong kế hoach đề ra có tập bắn ngư lôi (bài tập chiến đấu NT-4) qua việc bắn đạn thật bằng ngư lôi loại 53-56V (một trong các đạn này có khả năng tự đánh đắm).
Bộ chỉ huy và cơ quan tham mưu đã nỗ lực lớn nhằm huấn luyện cho cuộc tập trận này (chuẩn bị các khẩu đội tác chiến chiến hạm - корабельного боевого расчета (КБР), huấn luyện thực hành ngư lôi với lực lượng biên chế trên tàu căn cứ, bổ sung dự trữ chiến đấu v.v...). Hợp thành đoàn tàu "quân xanh" có tàu vận tải "Ngọn cờ Lenin", tàu công binh xưởng PM-5 - tàu tham mưu của binh đoàn 17 và tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko". Tham gia hộ tống đoàn tàu có - tàu tuần tra, tàu săn ngầm cỡ nhỏ và tàu quét mìn của tiểu đoàn bảo vệ lãnh hải số 300.
Cuộc tập trận chiến thuật trên biển đầu tiên diễn ra có một số khuyết điểm, sau đó đã được khắc phục. Nó chứng tỏ rằng, trong những điều kiện trú đóng tại hải cảng nước ngoài vẫn có thể lập kế hoạch thành công và thực hiện tập trận trên biển thường xuyên tất cả các hình thức phòng ngự và bảo vệ (phòng không ПВО, phòng thủy lôi ПМО, phòng chống tàu ngầm ПЛО, phòng chống biệt kích lặn ngầm ППДО và v.v...). Các khẩu đội ngư lôi trên tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko" đã chứng minh khả năng tự lực chuẩn bị ngư lôi tác chiến cho các tàu ngầm của sư đoàn.
Xét từ quan điểm lực lượng (tàu mặt nước, không quân, tàu đảm bảo hậu cần và tác chiến), sư đoàn tàu ngầm số 38 đã ở trong những điều kiện lý tưởng cho việc thực hành nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. Lập kế hoạch huấn luyện chiến đấu ở đây không đòi hỏi sự thỏa thuận mất nhiều thời gian như ở các căn cứ cơ bản của hạm đội. Hải quân Mỹ đã theo dõi rất chặt chẽ những cuộc tập trận đầu tiên. Ngay những giờ đầu tiên, khu trục hạm "Hewit" đã bám theo các chiến hạm và tàu ngầm của binh đoàn từ khi ra khơi, các máy bay tuần tra duyên hải (самолёты БПА - береговой патрульный самолёт) đã bay tuần trên khu vực hoạt động của chúng tôi.
Vào tháng 8-9, sau khi hoàn thành sửa chữa theo định kỳ, cho các thành viên nghỉ ngơi và bổ sung dự trữ vật chất, các tàu ngầm "K-204", "K-42", "B-213", đã hoàn thành xong các khoa mục yêu cầu của khóa huấn luyện chiến đấu, được chuyển sang Ấn Độ Dương phục vụ tại binh đoàn chiến dịch - chiến thuật số 8.
Vào tháng 7 năm 1983 tại vịnh Saranna (Kamchatka), trong lúc điều chỉnh độ chênh mớn nước dọc (во время дифферентовки) do hành động thiếu chuyên nghiệp của các thành viên khoang số 5, tàu ngầm "K-429" đề án 670 (thuộc sư đoàn tàu ngầm số 10 phân hạm đội tàu ngầm số 2), với thủy thủ đoàn số 379 trên tàu (chỉ huy-đại tá hải quân Suvorov N.M) đã bị đắm. Theo mệnh lệnh của Bộ chỉ huy tối cao, trên tất cả các chiến hạm và các đơn vị hợp thành của hạm đội hải quân Xô viết đã áp dụng các biện pháp tổng hợp để không cho phép xảy ra các tai nạn tương tự, cụ thể:
-Tiến hành kiểm tra lặp lại theo bài tập L-1;
-Thanh tra bất thường vũ khí và phương tiện kỹ thuật (trước 1.8.1983);
-Kiểm tra tổ chức và phương tiện phòng chống cứu nạn;
-Sửa chữa quy định biên chế hợp chuẩn trên chiến hạm và sổ tay "Số hiệu chiến đấu" và v.v...
Xuất phát từ tình hình thực tế trên các tàu ngầm của sư đoàn, đã soạn thảo và đưa vào làm tài liệu hướng dẫn "Danh mục các biện pháp khẩn cấp phòng ngừa tai nạn tàu ngầm của sư đoàn tàu ngầm số 38".

 Một tàu ngầm và người bạn không thể thiếu - tàu căn cứ nổi neo tại cảng Cam Ranh, 1980-1981.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/043.jpg)            


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Ba, 2011, 12:11:14 am
(tiếp)
Vào thời gian này đã diễn ra hoạt động chuẩn bị cuối cùng cho tàu căn cứ nổi "Ivan Vakhromeev" tiến hành chuyến đi tới Nam Tư để sửa chữa. Trên tàu có bộ tham mưu dã chiến của sư đoàn tàu ngầm số 8 phân hạm đội số 2, có trách nhiệm chuẩn bị cho tàu thực hiện chuyến đi này.
Trong thời gian hình thành cơ cấu bộ tham mưu sư đoàn tàu ngầm số 38, sự quan tâm được dồn cho việc soạn thảo các tài liệu về sẵn sàng chiến đấu hàng ngày và sẵn sàng chiến đấu chung. Các tài liệu biên soạn như sau:
-Danh sách kiểm tra tiếp nhận các tàu ngầm vào quân số sư đoàn;
-Kế hoạch điển hình cho việc huấn luyện trong 3 ngày đêm liên tục của các tàu ngầm trước khi ra khơi;
 -Kế hoạch huấn luyện các tàu ngầm tiến hành các chuyến đi sang khu vực trách nhiệm của binh đoàn số 8 thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và tiến hành các chuyến đi về căn cứ cơ bản của hạm đội.
Các tài liệu về sẵn sàng tác chiến chiến dịch cũng đã soạn thảo xong.
Ngày 26 tháng 7 năm 1983 đã diễn ra đại hội chi bộ đảng mở rộng trên tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko", tại đó các đảng viên cộng sản và tổ chức đảng đã dành sự quan tâm đặc biệt và hoàn toàn cho tình trạng công việc đáng phàn nàn trên tàu. Vấn đề gay cấn chủ yếu - việc đáp ứng những đòi hỏi của công tác phục vụ chiến đấu không đạt là do tồn tại nhiều khuyết điểm ở bộ phận cơ điện và những khiếm khuyết đã phát hiện trong hệ thống đảm bảo cho các tàu ngầm các nhu cầu cần thiết. Các thành viên từ thủy thủ học việc đến thuyền trưởng đều chưa hoàn thành nhiệm vụ. Tại cuộc họp đã có sự thảo luận cởi mở và có tính nguyên tắc cao. Tại cuộc họp đã ra các quyết định nhằm nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ trên tàu.
Một con tàu khác cũng làm cho bộ tham mưu và chỉ huy sư đoàn lo lắng, đó là tàu nạp trong cảng RZS-324 với thủy thủ đoàn 12 người (рейдовая зарядовая станция -РЗС-324), cải biên trên cơ sở tàu ngầm đề án 613. RZS-324 đảm bảo nạp ắc quy cho các tàu ngầm (nhằm tiết kiệm tài nguyên động cơ diezen tàu ngầm). Tình trạng tổ chức phục vụ trên tàu, sự vô kỷ luật cá nhân của chỉ huy tàu - chuẩn úy hải quân Tkach (không hoàn thành nhiệm vụ, thường xuyên say xỉn) có thể đưa đến hậu quả nặng nề. Biện pháp tổ chức đề ra đã cho kết quả tích cực.
Hướng hành động cơ bản là củng cố kỷ luật quân sự trong tất cả các tập thể thành viên của sư đoàn nhằm phòng ngừa và ngăn chặn những quan hệ không đúng điều lệnh, chấn thương, tai nạn chết người của các thành viên, những giao dịch đổi chác. Đổi chác - đó là sự phá hoại kỷ luật quân sự, đặc trưng đối với các thủy thủ đoàn các tàu đậu tại các cảng nước ngoài. Tất nhiên, việc đổi chác các đồ ăn uống (phomat, bơ sữa, bánh mì, quần áo v.v...) lấy các hàng hóa và đồ lưu niệm của Nhật, Trung quốc, Philippin và Việt Nam là rất cám dỗ. Đổi chác có thể coi như thuộc phạm trù "lỗi nặng", mà kết quả cuối cùng là kết thúc trước hạn chuyến công tác biệt phái và bị trả về Liên Xô. Công tác phòng chống được đội ngũ sỹ quan sư đoàn tiến hành thường xuyên liên tục với sự tham gia của chi bộ đảng và đoàn thanh niên komsomol, viện kiểm sát quân sự và tòa án quân sự.
Cuối tháng 8 năm 1983 tàu căn cứ "Ivan Vakhromeev" rời khỏi đội hình sư đoàn 38. Mặc dù đã nỗ lực rất lớn để chuẩn bị và huấn luyện cho tàu và thủy thủ đoàn trước lúc tiến hành chuyến đi dài ngày tới Nam Tư, nhưng những điều khiếm khuyết vẫn còn không phải ít. Khi tới khu vực phụ trách của binh đoàn số 5 (binh đoàn Địa Trung Hải của Hải quân Xô viết), tàu đã được bộ tham mưu và ban cơ điện binh đoàn số 5 kiểm tra. Về sau, theo kết quả kiểm tra đã ban bố mệnh lệnh của Tổng tư lệnh Hải quân tuyên bố các bộ tham mưu và cá nhân chịu trách nhiệm về sự huấn luyện không thích đáng cho con tàu thực hiện chuyến đi xa sửa chữa tại hải cảng nước ngoài. Bộ tham mưu sư đoàn 38 đã rút ra được những kết luận thích hợp về việc huấn luyện không thích đáng cho tàu căn cứ "Ivan Vakhromeev" thực hiện chuyến đi xa tới Nam Tư sửa chữa. Những bài học và kết luận được rút ra và nó rất đáng giá sau này khi chuẩn bị cho chuyến đi của tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko" tới Địa Trung Hải và thực hiện nhiệm vụ sửa chữa vào năm 1985.  
Thay phiên cho những tàu chuyển sang binh đoàn số 8, vào cuối năm 1983 đã có những tàu sau đến nhập đội ngũ sư đoàn 38:
-Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 675MK "K-144", chỉ huy trưởng trung tá hải quân Isai A.A., tàu đến sau khi thực hiện xong nhiệm vụ tác chiến trên Ấn Độ Dương;
-Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 675 "K-431", chỉ huy trưởng trung tá hải quân Shepel V.N., tiếp sau tàu ra đi thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong khu vực binh đoàn số 8.
Từ Ấn Độ Dương các tàu sau đã đến  trong tháng 12 năm 1983:
-Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670 "K-320", chỉ huy trưởng đại tá hải quân Anikin V.T;    
-Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670 "K-121", chỉ huy trưởng trung tá hải quân Miakishev E.V.;
-Tàu ngầm diezen-điện đề án 641 "B-28", chỉ huy trưởng thiếu tá hải quân Naumchik A.E;    
-Tàu ngầm diezen-điện đề án 641 "B-15", chỉ huy trưởng thiếu tá hải quân Lavrenov Yu.V.;    
Lực lượng trinh sát của hải quân Mỹ theo dõi rất gắt gao hoạt động của các tàu ngầm sư đoàn 38. Thí dụ, khi triển khai hành quân, tàu ngầm nguyên tử đa năng mang vũ khí ngư lôi "K-42" đi đến gần điểm lặn, tại đó đã có mặt khu trục hạm "Hewit" của Mỹ và một tàu thủy văn. Tàu hộ tống (tàu quét lôi MT-28) đã phải nỗ lực không nhỏ để đảm bảo cho tàu "K-42" triển khai và lặn xuống  an toàn. Sau đó, với kiến nghị của chúng tôi và được sự đồng ý của Bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương, điểm lặn (và nổi) của các tàu ngầm nguyên tử được xác định trong khu vực lãnh hải nước CHXHCN Việt Nam. Ngoài ra, kiến nghị còn nói về mục tiêu giữ bí mật triển khai bằng cách sử dụng hải trình của các tàu vận tải và tàu chở dầu (theo trinh sát của chúng tôi thì tuyến đường biển này nằm từ 111 độ kinh Đông đến 116 độ kinh Đông và thường xuyên có không ít hơn 5-6 tàu đang trên hành trình).

"Cá măng" đề án 671RTM lặn xuống....
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/t243.jpg)

...và nổi lên.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/t245.jpg)

Anh bạn luôn "chăm sóc tận tình" người Xô Viết, USS "Hewitt" (DD-966) Spruance-class destroyers từ hạm đội 7 Mỹ, ảnh chụp ngày 1 tháng 4 năm 1986 (en.viki).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/750px-USS_Hewitt_DD-966_elevated_port_view_1986.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Ba, 2011, 04:59:35 pm
(tiếp)

Một trong những vấn đề nghiêm trọng trong những tháng đầu tiên đóng quân các tàu của sư đoàn là tình hình vệ sinh-dịch tễ không tốt trong các đơn vị quân đội Việt Nam đồn trú bên cạnh và cư dân xung quanh. Tại đây theo kỳ hạn lại bùng phát dịch kiết lỵ và có một trường hợp bị dịch hạch. Sau khi có dịch kiết lỵ trên tàu "B-8" kế hoạch về biện pháp lập rào chắn ngăn chặn chống dịch đã được lập ra và áp dụng. Nhưng vấn đề chưa giải quyết được tận gốc do nguồn cấp nước lấy từ nguồn hở - hồ tự nhiên tại địa phương và trong thời kỳ đầu nước chưa được khử trùng (clo hóa) một cách đầy đủ. Sau này, khi đội vệ sinh phòng dịch số 7 đã tới bán đảo Cam Ranh, bộ chỉ huy sư đoàn mới được trợ giúp trong công tác tổ chức các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho các thành viên trên các tàu. Đội VSPDQĐ số 7 đã làm việc khẩn trương và nỗ lực, tích lũy kinh nghiệm từng bước và cuối cùng đã loại trừ được sự bùng phát lây lan dịch bênh trong đội ngũ các thành viên binh đoàn.

Tháng 9 năm 1983, Bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương phê duyệt thời hạn sử dụng các tàu căn cứ nổi phục vụ tàu ngầm như sau:
-Tàu "Ivan Vakhromeev" từ 25.10.1983 đến 25.3.1984 sửa chữa tại Nam Tư. Đến Cam Ranh (để phục vụ) vào 5.7.1984.
-Tàu "Ivan Kutcherenko" từ 25.8.1984 đến 25.1.1985 sửa chữa tại Nam Tư. Đến Cam Ranh vào 10.7.1985.
-Tàu "Kamchatskii komsomolets" từ 25.1.185 đến 25.6.1985 sửa chữa tại Nam Tư.
Do tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko" thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm 38, chúng tôi được hướng dẫn:
-Trước 1.11.1983 tiến hành thanh kiểm tra kỹ thuật về vũ khí và trang bị kỹ thuật;
-Trước 1.12.1983 báo cáo để phê duyệt lên Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương "Kế hoạch về các biện pháp cần thiết nhằm chuẩn bị cho tàu căn cứ đi sửa chữa tại nhà máy sửa chữa tàu biển tại cảng Tivat - Nam Tư và chuyến đi tới Sevastopol;
-Kế hoạch chuẩn bị cho tàu căn cứ đi sửa chữa phải đệ trình để phê duyệt lên Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương trước 1.2.1984.

Nhiệm vụ mà Bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương đặt ra đòi hỏi những cố gắng lớn từ phía các Bộ chỉ huy và cơ quan tham mưu binh đoàn cũng như sư đoàn. Tình trạng tổ chức công tác phục vụ và kỷ luật quân sự trên tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko" dù cho đã có những biện pháp xử lý hàng ngày vẫn không đạt yêu cầu. Hàng tháng, xét theo tình trạng kỷ luật quân sự, tổ chức phục vụ và nội dung vật chất đảm bảo, tàu căn cứ luôn bị xếp bét bảng tại binh đoàn. Phân tích bức tranh phục vụ cho thấy cơ sở để nói về những khuyết điểm trầm trọng trong việc thi hành kỷ luật ban chỉ huy tàu. Các chuẩn úy mỗi người đều có án kỷ luật không miễn giảm 2-3 năm. Chỉ huy nhóm phục vụ khoang nồi hơi giữ cương vị đã hơn 5 năm, đã ở cấp "thượng úy hải quân", chịu án không miễn giảm - 14 năm. Chỉ huy ban 4, thượng úy hải quân, chịu án không miễn giảm - 19 năm, cắt khen thưởng. Phục hồi tình trạng làm việc trên tàu không thể quên điều chủ yếu - sự sẵn sàng về tình trạng trang thiết bị kỹ thuật và sẵn sàng chiến đấu của các tàu ngầm.

Đầu tháng 11 năm 1983, trong thành phần sư đoàn tàu ngầm số 38 có: tàu ngầm nguyên tử - 3 chiếc ("K-42" đã trở về từ Ấn Độ Dương, "K-144" và "K-431"), tàu ngầm diezen - 3 chiếc ("B-143", "B-213", "B-8"). Cuối tháng 11, trong tổng kết năm hoạt động đầu tiên của các đơn vị hợp thành dưới nước và trên bờ của binh đoàn 17, sư đoàn tàu ngầm số 38 nhận điểm "trung bình", điều đó không làm bộ chỉ huy sư đoàn hài lòng và đòi hỏi phải có sự thay đổi và cải tổ tận gốc rễ trong phong cách và phương pháp làm việc trên các tàu của đơn vị. Các nhận xét chủ yếu về sư đoàn tàu ngầm số 38 như sau:
-(Chuẩn bị) các điều kiện để thực hiện các bài tập trên biển còn nhiều thiếu sót;
-Chất lượng hoàn thành bài tập chống ngầm (PL-3) thấp;
-Nội dung đảm bảo và việc bảo dưỡng sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật trên tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko" chưa đạt yêu cầu;
-Chất lượng việc thực hành bảo dưỡng kiểm tra và sửa chữa theo kế hoạch định kỳ (планово-предупредительных ремонтов и осмотров - ППР, ППО) còn thấp;
-Tình trạng tổ chức phục vụ và kỷ luật quân sự trên tàu căn cứ không đáp ứng được yêu cầu phục vụ chiến đấu cho các chiến hạm.
Tháng 12 có sự thay đổi các tàu ngầm trong biên chế sư đoàn: các tàu "K-42", "B-213" trở về căn cứ cơ bản, tàu "B-8" chuyển sang khu vực binh đoàn 8. Các tàu khác đến sư đoàn có:    
-Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "К-201" đề án 670M từ biên chế sư đoàn tàu ngầm số 10 phân hạm đội số 2 (hạm trưởng - trung tá hải quân Lupatch L.Z.);
-Tàu ngầm "B-39"  đề án 641 từ biên chế lữ đoàn tàu ngầm số 19 binh đoàn tàu ngầm số 6 (hạm trưởng - trung tá hải quân Shevchenko V.А.);
-Từ binh đoàn chiến dịch - chiến thuật số 8, các tàu sau chuyển về sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu: "К-320", "К-121", "Б-15".
Thời gian làm nhiệm vụ trên biển của tư lệnh sư đoàn trong năm 1983 - 32 ngày đêm.

Liên quan đến việc đổi phiên liên tục các tàu, đã phê chuẩn chu trình làm việc, gồm có:
-Kiểm tra các tàu ngầm đến thực hiện nhiệm vụ mỗi khi gia nhập biên chế hoặc giải trừ khỏi biên chế sư đoàn;
-Hoàn thành tại căn cứ và trên biển các khoa mục của các bài huấn luyện và nhiệm vụ, diễn ra theo kỳ hạn (trong đó có việc khử từ trên giá СБР - станции безобмоточного размагничивания, kiểm tra lặn, bài tập huấn luyện lặn thiết bị nhẹ - легководолазной подготовки - ЛВД, tập bắn ngư lôi bằng đạn thật và v.v...);
-Kiểm tra các tàu ngầm trên biển các nội dung bài huấn luyện L-2;
-Kiểm tra ra khơi trước khi đi khỏi đội hình sư đoàn.  

Ảnh: "Varshavianka" đang khử từ (submarine.id.ru).
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Khutu_Varsavianka.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Ba, 2011, 10:55:22 am
(tiếp)

Năm 1984 bắt đầu với những chuyện không may: do dịch kiết lỵ, thủy thủ đoàn tàu ngầm "К-201"  phải hoãn chuyến đi chuyển biên chế sang phục vụ tại khu vực binh đoàn số 8 trong 18 ngày đêm. Sau khi áp dụng các biện pháp tổ chức phòng chống dịch và điều trị phù hợp, tàu đã đi sang Ấn Độ Dương. Kết luận được rút ra và sau đó các trường hợp lây lan dịch bệnh trên các tàu ngầm không còn diễn ra nữa.
Năm 1984, có các tàu sau chuyển đến phục vụ trong thành phần sư đoàn tàu ngầm số 38 với các thời hạn khác nhau.
А)  Tàu ngầm nguyên tử:
-  "К-201" đề án.670м   - hạm trưởng  - trung tá hải quân Lupatch L.Z.
-  "К-121" đề án.670м   - hạm trưởng  - trung tá hải quân Мiakishev Е.V.
-  "К-325" đề án 670м   - hạm trưởng  - trung tá hải quân Sysuev Yu.N.
-  "К-431" đề án 675мк - hạm trưởng  - trung tá hải quân Shepel V.N.
-  "К-48"   đề án 675мк - hạm trưởng  - trung tá hải quân Тrusov Е.V.
-  "К-557" đề án 675мк - hạm trưởng  - trung tá hải quân Bezukhov S.D.
-  "К- 59"   đề án 659т   -  hạm trưởng - trung tá hải quân Коnev А.V.
-  "К-45"   đề án 659т    - hạm trưởng  - trung tá hải quân Khaperskii V.D.

Tàu ngầm đề án 670M, Skat-M, "Charlie-2" trên biển.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/670M_t332.jpg)
B) Tàu ngầm diezen:
-  "B-28"   đề án 641  - hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Naumchik А.Е.
-  "B-39"   đề án 641  - hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Shevchenko V.А.
-  "B-101" đề án 641  - hạm trưởng  - thiếu tá hải quân Golovan
-  "B-213" đề án 641  - hạm trưởng  - trung tá hải quân Оgorodnikov V.А.
-  "B-243" đề án 641  - hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Оstapovskii G.V.
-  "B-427" đề án 641  - hạm trưởng  - thiếu tá hải quân Lavrenov Yu.V.
-  "B-260" đề án 877  - hạm trưởng  - trung tá hải quân  Pobozii А.А.
Thời gian làm nhiệm vụ trên tàu ngầm ngoài biển của tư lệnh sư đoàn - 45 ngày đêm, trên tàu căn cứ - 15 ngày đêm.

Bộ chỉ huy và cơ quan tham mưu sư đoàn dành sự quan tâm đặc biệt cho tàu ngầm "B-260". Đó là chiếc thứ 2 thuộc xê ri tàu ngầm diezen đề án 877 (còn gọi "Varshavianka"), nó là sản phẩm của nhà máy đóng tàu tại thành phố Komsomolsk trên sông Amur. Theo chương trình thử nghiệm tàu ngầm cấp quốc gia, đòi hỏi cần phải kiểm tra các vấn đề về độ tin cậy trong khai thác sử dụng bởi các nhà kỹ thuật, kiểm tra điều kiện sống thường nhật của thủy thủ đoàn tại các khu vực vĩ độ Nam bán cầu. Trên tàu ngầm, ngoài thủy thủ đoàn trong biên chế, còn có các đại diện của phòng thiết kế và cục quân y hải quân Xô viết. Sau khi sửa chữa bảo dưỡng theo định kỳ, bổ sung cơ số vật chất dự trữ và cho các thành viên và thủy thủ đoàn nghỉ ngơi, đồng thời sau khi kiểm tra ra khơi và hoàn thành các bài huấn luyện L-1, L-2, tàu ngầm chuyển sang khu vực của binh đoàn chiến dịch - chiến thuật số 8.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trên Ấn Độ Dương, tàu ngầm "B-260" trở về đội hình sư đoàn 38 vào cuối tháng 10. Chỉ đến đầu năm 1985, tàu mới trở về căn cứ cơ bản. Hạm trưởng trung tá hải quân Pobozii Aleksandr Aleksandrovitch đã kiên trì và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho thủy thủ đoàn về khai thác thử nghiệm khí tài mới trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Dưới sự lãnh đạo của ông đã hoàn thiện quy trình tác chiến, quy trình khai thác và tổ chức, tiếp nhận về chiến thuật và áp dụng vào biên chế chiến đấu vũ khí và kỹ thuật mới. Kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được đã cho phép ông sau này đảm nhiệm cương vị chỉ huy tiểu đoàn và giải quyết thành công nhiệm vụ chuyển đổi vũ khí trang bị cho tiểu đoàn độc lập tại Magadan sang các tàu ngầm đề án mới.      
 
Các căn cứ hải quân tại nước ngoài của Liên Xô năm 1984.    
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/800px-Soviet_Navy_Bases_1984.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Ba, 2011, 09:11:35 pm
(tiếp: clubadmiral.ru)

8.7.1984 các tàu ngầm của sư đoàn lần đầu tiên thực hiện tập phóng ngư lôi (bài tập PT-3a và PT-3) - các tàu ngầm phản công trong tình huống đấu tay đôi: tàu ngầm "B-427" (chỉ huy-thiếu tá hải quân Lavrenov Yu.V.) và tàu ngầm "B-28" (chỉ huy-thiếu tá hải quân Naumchik A.E.). Cuộc tấn công của thiếu tá Lavrenov Yu.V. thành công hơn.

Ngày 15 tháng 7 năm 1984 tư lệnh mới của binh đoàn 17 phó đô đốc Kuzmin A.A. đến nhậm chức. Lập tức cường độ huấn luyện chiến đấu tại các đơn vị của binh đoàn tăng lên rõ rệt cùng với sự xuất hiện của ông, đặc biệt là tại sư đoàn tàu ngầm 38. Là một sỹ quan tàu ngầm có kiến thức sâu rộng, Anatolii Alekseievitch đã truyền thụ rất hiệu quả kinh nghiệm phong phú của mình cho các hạm trưởng tàu ngầm, bộ chỉ huy và cơ quan tham mưu sư đoàn. Theo chỉ dẫn của ông, các biện pháp hoạt động thường xuyên sau đã được áp dụng theo hướng nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các tàu ngầm:
-  Kiểm tra độ chênh mớn nước dọc hàng tuần cho các tàu ngầm diezen;
-  Trang bị các thủy lôi học cụ để huấn luyện cho các chỉ huy và đội viên kỹ thuật thủy âm phát hiện và tránh thủy lôi;
-  Quét mìn (thủy lôi) mỗi khi tàu ngầm ra khỏi căn cứ (bài tập PMO-2);
-  Trực thủy âm (tại trạm MT-7) thường xuyên tại các bến tàu nhằm chống biệt kích và phương tiện lặn ngầm (ППДО);
-  Hàng tuần lặn kiểm tra phần chìm dưới nước của các tàu ngầm (theo biểu đồ trượt ngẫu nhiên);
-  Lựa chọn và kiểm tra khu vực tựa lên nền đất của các tàu ngầm diezen nhằm mục đích chống mìn.
Bắt đầu huấn luyện cho các tàu ngầm hoạt động chống các biên đội tàu chiến và các đoàn tàu hộ tống hợp thành bức màn bảo vệ và các nhóm chiến thuật. Tăng cường sự quan tâm với các vấn đề chỉ thị mục tiêu cho tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 675MK và 675 bằng các khí tài của trung đoàn không quân hải quân 169. Việc huấn luyện các khẩu đội chống ngầm phối hợp cùng các phi hành đoàn máy bay chống ngầm đã trở nên thường xuyên.
Với sự can thiệp tích cực của tư lệnh binh đoàn, đã áp dụng một quy trình nghiêm ngặt trong mạng truyền tin vô tuyến "Tàu ngầm - Trung tâm truyền tin"Klubochek" (binh đoàn 17). Do chưa có đủ kinh nghiệm làm việc với các tàu ngầm nên việc truyền và thu tín hiệu tin tình báo vô tuyến đối với tàu ngầm đôi khi mất đến vài giờ và dẫn đến lặp lại tin tình báo (РДО-радиодонесение) và làm lộ bí mật. Tháng 8 năm 1984 theo sáng kiến của bộ chỉ huy sư đoàn tàu ngầm số 38 và sự ủng hộ của phòng tác chiến bộ tham mưu binh đoàn và cá nhân tư lệnh binh đoàn 17, đã lập xong kế hoạch và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu (trong thời hạn 10 ngày đêm) của tàu ngầm "B-28" với tư thế tựa lên nền (с покладкой на грунт). Mục đích của nhiệm vụ này là : xác minh sự có mặt (hoặc không có mặt) các tàu ngầm của kẻ thù tiềm năng trên các lối vào vịnh Cam Ranh. Trong thời gian thi hành nhiệm vụ chiến đấu, không có được sự tiếp xúc với các tàu ngầm nước ngoài.

Giữa tháng 7 năm 1984, một đoàn kiểm tra gồm các đô đốc và sỹ quan Bộ Tổng tham mưu Hải quân (cục tác chiến và một số cục nghiệp vụ khác) và cục chính trị hải quân đến kiểm tra tình hình công việc tại binh đoàn và sư đoàn. Về tổng thể sư đoàn được đánh giá tích cực, nhưng những khiếm khuyết bị nêu lên cũng không ít, chủ yếu là về tàu căn cứ, việc chuẩn bị cho chuyến đi sửa chữa đã bước vào giai đoạn cuối.      
Từ 20 đến 25 tháng 8 binh đoàn 17 tiến hành các cuộc tập trung huấn luyện trong căn cứ. Sư đoàn có tàu ngầm nguyên tử "K-557", "K-45", tàu ngầm diezen "B-143" tham gia. Biện pháp triển khai khi bắt đầu tập trận là phân tán lực lượng tránh đòn tấn công, sát thực tế điều kiện chiến đấu nhất. Các biện pháp và phương án bảo vệ chống biệt kích (có sự tham gia của đội chống biệt kích và phương tiện lặn ngầm), phòng thủ đường không (có sự tham gia của máy bay Mig-23MLD trung đoàn không quân 169), chống tàu ngầm, chống tàu cao tốc, chống thủy lôi, được thao luyện cho thuần thục.

Ảnh: Cam Ranh 1987, trực thăng trinh sát mục tiêu và chống ngầm Ka-25 số 14 hoạt động trên tàu tuần dương "Vladivostok". Hạ cánh...
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/kamran_87_KreicerVladivostok.jpg)

...rồi lại cất cánh...
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/kamran_87_Ka25DTS_Kreiser_Vladivostok_Polet.jpg)

...và sửa chữa tại chỗ.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/lastochka_na_remonte_Cr87_KreicerVladivostok.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Ba, 2011, 11:25:47 pm
(tiếp: clubadmiral.ru)

Tháng 12 năm 1984, tàu ngầm "B-143" tiến hành thay ắc quy với sự tham gia của các thành viên tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko". Việc thay thế diễn ra có tổ chức và đúng quy cách. Sau khi ra khơi kiểm tra, tàu ngầm "B-143" trở về căn cứ cơ bản. Hạm trưởng thiếu tá hải quân Ostapovskii G.V. và thủy thủ đoàn đã để lại cho mọi người ấn tượng tốt đẹp.
 Ngày 8 tháng 9, tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko" được Bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương kiểm tra về mức độ sẵn sàng cho chuyến đi sửa chữa tại Nam Tư. Sau khi khắc phục các khiếm khuyết, tàu căn cứ này đã rời khỏi đội hình sư đoàn tàu ngầm số 38. Nhiệm vụ chỉ huy chuyến đi được giao cho phó tư lệnh sư đoàn phụ trách cơ điện đại tá hải quân Gradusov V.I. Sau khi dẫn tàu căn cứ tới nơi đóng quân mới, ông được giao nhiệm vụ tại văn phòng Trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ Quốc phòng Việt Nam, và 2 năm sau được giao chỉ huy trưởng phòng cơ điện lữ đoàn các tàu ngầm đang xây dựng tại thành phố Gorki.      

Trong thời gian từ 2 đến 8 tháng 10, tàu ngầm "B-28" (hạm trưởng thiếu tá hải quân Naumchik A.E., chỉ huy trưởng trên tàu - tư lệnh sư đoàn tàu ngầm 38 đại tá hải quân Spirin Yu.F.) có chuyến thăm hữu nghị tại cảng Đà Nẵng thuộc vùng 3 hải quân Việt Nam. Xuống thăm tại tàu có Chỉ huy trưởng vùng 3 hải quân Việt Nam, lãnh đạo đảng của thành phố Đà Nẵng. Các thành viên của tàu ngầm đã được tham quan những danh lam thắng cảnh tại thành phố. Tất cả những điều đó đã tăng cường tình hữu nghị giữa Liên bang Xô Viết và CHXHCN Việt Nam.    
Tháng 11, tàu căn cứ nổi "Magadanskii komsomolets" đề án 510 - hạm trưởng trung tá hải quân Zagoruiko A.A., đến thay phiên cho tàu "Ivan Kutcherenko" đã rời đi. Tàu gia nhập đội hình sư đoàn vào ngày 22 tháng 11. Cuộc kiểm tra tàu căn cứ mới bởi bộ tham mưu sư đoàn 38 đã cho thấy các hạng mục trên tàu, cơ cấu tổ chức phục vụ, tình trạng kỷ luật quân sự hoàn toàn chấp nhận được.

Cuối tháng 11, thủy thủ đoàn chính thức tàu ngầm "B-28" chuyển giao tàu cho thủy thủ đoàn dự bị số 611 (chỉ huy trưởng - thiếu tá hải quân Charkov V.Z.) và trở về thành phố Vladivostok. Thủy thủ đoàn số 611, thành lập tại căn cứ của lữ đoàn tàu ngầm số 19 (vịnh Uliss), được huấn luyện và chuẩn bị quá vội vã, được đẩy lên tuyến 1 bất chấp sự vi phạm những yêu cầu của các tài liệu hướng dẫn huấn luyện chiến đấu. Khi  tiếp nhận vào quân số sư đoàn, thủy thủ đoàn bị đánh giá điểm không đạt về huấn luyện chuyên môn, về đấu tranh sinh tồn (борьбе за живучесть), về cả tổ chức phục vụ lẫn huấn luyện hàng hải. Tình trạng kỷ luật quân sự cũng gây nên nhiều lo ngại. Tại chuyến ra khơi đầu tiên phát hiện ra : huấn luyện hàng hải - cơ sở then chốt của nghề đi biển không đạt. Độ chênh mớn dọc, lặn ở chiều sâu kính tiềm vọng, cho tàu nổi, những kỹ thuật đó phải huấn luyện bổ sung. Theo các điểm đánh giá của các sỹ quan  trưởng chuyên ngành bộ tham mưu sư đoàn, tất cả các bộ phận tác chiến và nghiệp vụ phục vụ trên tàu, ngoài ban 3 (БЧ-3 - ban vũ khí ngư lôi, thủy lôi), các bộ phận khác trên tàu đều nhận điểm không đạt yêu cầu. Huấn luyện hoa tiêu trên tàu, tự bản thân nó, cũng không có. Lấy thí dụ, bộ phận tính toán thiên văn trên tàu hầu như không được tổ chức. Các sỹ quan ban 1 (ban hoa tiêu - БЧ-1) có một khái niệm hết sức mù mờ về phương pháp xác định vị trí con tàu theo phương pháp thiên văn. Các vấn đề an toàn khi bơi của tàu không phải là nội dung chính yếu trong hoạt động của chỉ huy sở (главный командный пункт корабля - ГКП), trạm thông tin tác chiến (боевой информационный пост - БИП). Vì thực trạng trên, thủy thủ đoàn số 611 phải được huấn luyện hàng hải lại và đó là nhiệm vụ tiên quyết của bộ chỉ huy và cơ quan tham mưu sư đoàn tàu ngầm số 38.
 
Có những vấn đề cần thảo luận bàn bạc, với "chính ủy" (sư đoàn 38) đại tá hải quân V.V. Borisov
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/4fdb8777f894394e257e437d504fccc4.png)  

Đối với từng thủy thủ đoàn, việc bình giá "các phi vụ" đã thực hiện là cần thiết.....  
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/97d578ed0e5fad05927bdf6a953b7d8e.png)

Lại có những thủy thủ đoàn mà với họ, ta có thể trò chuyện chân thành.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/94fd0c77b2a15e0077e14aee60fa0eaf.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Ba, 2011, 01:40:15 am
(tiếp: clubadmiral.ru)

 Cuối tháng 12 năm 1984, đến Cam Ranh để kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu của binh đoàn 17 có Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Sidorov V.V. , Ủy viên Hội đồng Quân sự - Chủ nhiệm chính trị Hạm đội Thái Bình Dương phó đô đốc Slavskii A.M., một nhóm các đô đốc cùng các sỹ quan  tham mưu và công tác chính trị của hạm đội. Trong thời gian tư lệnh hạm đội ở thăm, tại sư đoàn 38 đã xảy ra một sự cố. Ngày 20 tháng 12, khi đang trong phiên trực trên boong đằng lái của tàu ngầm "B-213" (hạm trưởng - trung tá hải quân Ogorodnikov V.A.), thủy thủ Sizov đã ngủ gật, ngã ra khỏi boong, rơi xuống nước và chìm. Sau 15 phút, các thợ lặn đưa được anh lên mặt nước, song nỗ lực cứu sống người lính này đã không thành. Cuộc điều tra chứng tỏ rằng nguyên nhân chủ yếu của tai nạn là: sự bố trí công việc trong ngày không hợp lý trên tàu ngầm, đã khiến các thành viên không có được giấc ngủ bình thường, đồng thời thủy thủ bị nạn còn không biết bơi. Trường hợp ngã khỏi tàu đã từng xảy ra trên con tàu này trước đây.

Cam Ranh 1986. Trong một phiên gác, các chiến sỹ của tàu săn ngầm và chống hạm cỡ lớn BPK "Sposobnyi".
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/CamRahnTrongPhienGac_BPK_Sposobnyi_86.jpg)
 
Từ sự cố trên (sự cố duy nhất trong suốt thời gian sư đoàn tồn tại) đã rút ra được những kết luận tương ứng như sau:
-Các thành viên trên tàu ngầm phải ngủ được không ít hơn 8 tiếng trong một ngày đêm;
-Khi các tàu ngầm gia nhập đội hình sư đoàn, toàn bộ thành viên (100%) phải được kiểm tra khả năng bơi lội. Những quân nhân không biết bơi sẽ phải học để biết bơi trong thời hạn 10 ngày đầu tiên với các huấn luyện viên;
 -Vũ khí (súng tự động Kalashnikov) của phiên trực trên tháp cao (верхняя вахта, ví dụ tháp chỉ huy của tàu ngầm) không cần thiết phải gắn chặt vào cơ thể người gác.
Tàu ngầm "B-213" không nằm trong biên chế sư đoàn 38, bởi nó đang trên đường hành quân đến khu vực binh đoàn số 8 để phục vụ và chỉ ghé qua Cam Ranh bổ sung dự trữ vật chất và tranh thủ cho các thành viên nghỉ ngơi. Tuy nhiên, chúng tôi đều cảm thấy mình có lỗi trong tai nạn của thủy thủ Sizov. Sau khi ra khơi kiểm tra (27.12.84), tàu ngầm "B-213" đã ra đi (04.01.85) đến thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực trách nhiệm của binh đoàn tác chiến chiến dịch số 8. Trên đường đi vào Ấn Độ Dương, một thủy thủ đã biến mất khỏi tàu. Các cuộc tìm kiếm đều không kết quả. Sau khi bộ tham mưu binh đoàn số 8 kiểm tra tàu, tàu ngầm "B-213" đã trở về căn cứ cơ bản trước thời hạn, không hoàn thành được nhiệm vụ chiến đấu.

Trên con tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử, còn gì có thể hay hơn bài tập thể dục trong không khí trong lành giữa biển khơi.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/t215.jpg)

...biển lặng và "Kilo" rẽ sóng...
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/t167.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Ba, 2011, 09:27:51 pm
(tiếp)

Đầu năm 1985, tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-320" (hạm trưởng đại tá hải quân Anikin V.T.) chuyển đi đơn vị khác, còn tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí ngư lôi đề án 659T "K-45" (hạm trưởng đại tá hải quân Khaperskii V.D.) trở về căn cứ cơ bản. Ngày 16 tháng 1 sau khi sửa chữa xong tại Nam Tư, tàu căn cứ "Ivan Vakhromeev" (hạm trưởng thiếu tá hải quân Sharov A.A.) trở lại. Trong tháng 2, tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí ngư lôi đề án 659T "K-151" (hạm trưởng trung tá hải quân Suvalov Yu.V.) và tàu ngầm diezen mang tên lửa hành trình đề án 651 "B-73" (hạm trưởng trung tá hải quân Grigoriev V.N) đến phục vụ trong đội hình sư đoàn.  

Tàu ngầm diezen mang tên lửa hành trình đề án 651 trên biển.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/651_project_diesel.png)

Nỗ lực chủ yếu của bộ chỉ huy và cơ quan tham mưu sư đoàn trong thời kỳ này là nâng cao chất lượng tiếp nhận tàu căn cứ "Ivan Vakhromeev" vào đội hình sư đoàn và chuẩn bị cho chuyến đi về Vladivostok của tàu ngầm "B-28" với thủy thủ đoàn số 611. Sau khi bài huấn luyện L-1 đã được tàu ngầm "B-28" hoàn thành và được nghiệm thu, bộ chỉ huy và cơ quan tham mưu sư đoàn đã hoàn thành huấn luyện cho tàu "B-28" các khoa mục bài tập L-2 và L-3 ngoài biển. Với 3 chuyến ra khơi (11 ngày đêm hành trình liên tục), các khoa mục của các bài tập nói trên đã hoàn thành và được nghiệm thu. Rất tiếc, ban chỉ huy tàu không thể hiện được bất kỳ sáng kiến nào để tự hoàn thiện trình độ, chỉ huy các bộ phận tác chiến thường không đếm xỉa đến những chỉ dẫn của các chuyên gia trưởng chuyên ngành hàng hải của mình.
 
Tàu ngầm "quân xanh" trong một bài tập trên biển, và trong một lần phóng, bom chìm từ dàn RBU trên BPK "Nguyên soái Timoshenko" rơi vào thân tàu ngầm.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Marshal_Timoshenko_RBU_Podlodka.jpg)

Ngày 7 tháng 3 tàu ngầm "B-28" với thủy thủ đoàn số 611 ra khỏi vịnh Cam Ranh để thực hiện chuyến đi về Vladivostok. Trên tàu có tư lệnh sư đoàn 38 đi nghỉ phép năm của năm 1984. Qua vài ngày đêm của chuyến đi, sau khi tàu ngầm không nhận được tin báo bão thường bắt buộc phải có từ Sở chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương trong những trường hợp như vậy, tàu bị rơi vào tâm một cơn bão nhiệt đới. Trong điều kiện bão và sóng cấp 9, tầm nhìn bằng không, tàu ngầm suốt 2 ngày đêm ở trong tình trạng không có phương tiện định vị. Trạm ra đa định vị vô tuyến "Albatros" không làm việc (sóng đã bẻ gãy "cánh" ăng ten), các thiết bị thu trên tàu biển của hệ thống dẫn đường vô tuyến xung-pha (Корабельный приемоиндикатор импульсно-фазовых радионавигационных систем - КПИ), thiết bị thu trên tàu biển của hệ thống dẫn đường vô tuyến so pha (Корабельные приемоиндикаторы фазовых радионавигационных систем - КПФ), máy tầm phương vô tuyến, do việc tổ chức kém của ban hoa tiêu và sở chỉ huy trên tàu (главный командный пункт корабля - ГКП) đã bị nước biển qua cửa nắp trên đài chỉ huy tràn vào làm hư hại. Máy đo sâu bằng tiếng dội NEL-2000 (НЭЛ-2000) cũng bị hỏng không hoạt động. Hệ thống các dòng hải lưu ở khu vực này của biển "Nam Trung Hoa" theo bản đồ trong cẩm nang hoa tiêu cũng như các tài liệu về thủy văn không cho được bức tranh sáng sủa. Tuy vậy, thủy thủ đoàn vẫn dũng cảm thực hiện nhiệm vụ, dù cho thử thách rất khắc nghiệt.      

Sau hai ngày đêm, lúc rạng đông người ta chỉ lấy được một đường vị trí theo mặt trời. Và sai số khép kín nhận được là cực lớn. Với ba máy diezen họ vẫn đi theo tiến độ chuyến đi và cũng đã kịp thời về được đến Vladivostok. Việc định vị thực hiện chỉ bằng phương pháp thiên văn và theo các điểm mốc định hướng trên bờ. Chuyến đi này chính là một bài học nghiêm khắc nhất cho bộ chỉ huy và ban tham mưu sư đoàn tàu ngầm số 38. Về sau, khi bình giải trường hợp đạo hàng này mới thấy rõ rằng trong trường hợp xuất phát từ vùng vĩ độ Nam bán cầu, theo một quy trình bắt buộc trên tàu ngầm cần phải lắp đặt hệ thống định vị theo hệ vũ trụ "Shliuz". Điều đó chưa hề được phòng hoa tiêu hạm đội hay bộ tham mưu binh đoàn tàu ngầm số 6 thực hiện. Vì sự cố đạo hàng này, sau đó Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết đã hạ lệnh kỷ luật tư lệnh sư đoàn và cách chức chỉ huy trưởng thủy thủ đoàn số 611.    

Cuối tháng 6 có lệnh của Tham mưu trưởng hạm đội Thái Bình Dương chỉ thị chuẩn bị tàu căn cứ "Ivan Vakhromeev" xong trước ngày 05.05.1985 nhằm đảm bảo công việc của nhóm rà phá mìn tại cảng Ream nước CHND Campuchia. Để hoàn thành nhiệm vụ trên, cần phải bổ sung dự trữ vật chất, bốc lên tàu các thiết bị công binh cần thiết.

Một chuyến thăm đến CHND Campuchia của tàu tuần tiễu SKR "Letuchii" những năm 1980-82.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/SKR_Letuchi_80_82_7_Campuchia.jpg)  

Từ ngày 1 đến 9 tháng 8, một biên đội tàu chiến gồm: tàu ngầm "B-427", một tàu tuần tra và một tàu chở dầu đã thực hiện chuyến thăm hữu nghị tại cảng Đà Nẵng. Chỉ huy chuyến viếng thăm - tư lệnh sư đoàn tàu ngầm 38. Cuộc viếng thăm diễn ra thành công, không có phàn nàn gì từ phía cố vấn trưởng về hải quân của Tư lệnh Hải quân Việt Nam.    


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Ba, 2011, 02:43:47 am
(tiếp)          

Trong tháng 8, do sự vi phạm thô bạo quy trình công nghệ của các chuyên gia Ban An toàn bức xạ binh đoàn 17, đã xảy ra hư hỏng chu trình thứ hai thiết bị cung cấp năng lượng chính (главной энергетической установки - ГЭУ, trong đó có lò phản ứng nguyên tử VM-A) của tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 675MK "K-175" (hạm trưởng thiếu tá hải quân Kondakov V.G.). Nhờ có những nỗ lực khổng lồ của thủy thủ đoàn tàu ngầm và thủy thủ đoàn tàu căn cứ nổi, dưới sự chỉ huy của phó chủ nhiệm cục kỹ thuật hạm đội Thái Bình Dương đại tá hải quân Baklashov L.E. mà nhiên liệu của lò đã được thay, chu trình số 2 được làm sạch (phóng xạ). Sau khi thực hiện chuyến ra khơi kiểm tra, đồng thời cũng kiểm tra lại tất cả các cơ cấu máy móc, tàu ngầm "K-175" đã đi sang vùng hoạt động của binh đoàn tác chiến chiến dịch số 8.

Ảnh minh họa: Lò phản ứng nguyên tử trên tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí đạn đạo đề án 667B "Murena" ("Delta-I"). Nguồn ảnh: podlodka.info.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Atomyi_Reaktor_667.jpg)

Ngày 7 tháng 9, tàu căn cứ "Ivan Vakhromeev" (hạm trưởng thiếu tá hải quân Lappo P.M., người thay thế cho thiếu tá hải quân Sharov A.A. đã trở về do hoàn cảnh gia đình, chỉ huy tàu - tư lệnh sư đoàn tàu ngầm 38 cùng các sỹ quan bộ tham mưu dã chiến của sư đoàn - trưởng ngành hoa tiêu thiếu tá hải quân Shevchenko A.V., trưởng ngành vũ khí thủy lôi thiếu tá hải quân Korneev L.G.) rời bến đi tới quân cảng Ream của CHND Campuchia, với nhiệm vụ rà phá mìn cho cảng và sân bay và nghiên cứu điều kiện đặt căn cứ cho các tàu chiến Xô viết tại cảng này.
Tình hình tại cảng Ream lúc ấy rất phức tạp. Tàn quân Pon Pot vẫn tiếp tục khủng bố người dân trong nước. Trong cảng Ream có một trung đoàn quân đội Việt Nam đóng quân. Quan hệ giữa các quân nhân Việt Nam và Campuchia khá căng thẳng. Sau khi tới vũng tàu ngoài cảng Ream, tôi đã sắp xếp những cuộc tiếp xúc thích hợp với các chỉ huy các phân đội quân Campuchia và Việt Nam. Theo yêu cầu của Bộ chỉ huy hải quân CHND Campuchia, lực lượng lữ đoàn sửa chữa từ tàu căn cứ nổi đã đưa vào sử dụng tàu bọc thép cao tốc đóng quân tại cảng Ream. Tổng tham mưu trưởng quân đội Campuchia đã xuống thăm tàu căn cứ, cảm ơn các thành viên vì sự giúp đỡ nói trên và trao quà là một lô lớn trái dừa cùng hai súc thịt bò. Đã diễn ra nhiều trận giao hữu bóng đá giữa các đội của tàu căn cứ, Campuchia và Việt Nam.  
Trong thời gian tàu căn cứ "Ivan Vakhromeev" đậu tại cảng Ream, đã có sự quan tâm đặc biệt cho biện pháp bảo vệ chống biệt kích cho tàu: trạm thủy âm liên tục hoạt động kết hợp quan sát mắt thường, suốt ngày đêm thực hiện ném lựu đạn ngăn ngừa đột kích theo biểu đồ trượt ngẫu nhiên. Và điều đó không phải là vô ích. Từ những chiếc ghe bơi ngang qua nhiều lần vang lên những loạt súng tự động. Xung quanh cảng Ream (theo thông báo của ban chỉ huy quân đội Campuchia), tàn quân Pon Pot thường xuyên tập kích quân đội CHND Campuchia và quân đội Việt Nam. Do Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô bãi bỏ nhiệm vụ rà phá mìn tại cảng Ream và sân bay, tàu căn cứ "Ivan Vakhromeev" trở về Cam Ranh. Thời gian dành cho chuyến đi đến nơi và neo đậu tại cảng Ream là 61 ngày đêm.
  
Tàu căn cứ nổi "Ivan Vakhrameev" đề án 1886 tại Cam Ranh, 1982-1983.
Một cảnh chuẩn bị ngư lôi cho tàu ngầm trên tàu căn cứ.

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Ivan_Vakhrameev_CR_82_83_4.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Boc_do_ngu_loi.jpg)

Tàu căn cứ nổi "Magadanskii Komsomolets" trên biển, ảnh do máy bay trinh sát hải quân Mỹ trên tàu sân bay Midway chụp năm 1985.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Magadanski_Komsomolets_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Ba, 2011, 02:34:46 pm
(tiếp)          

 Từ ngày 24 tháng 11 đến 1 tháng 12 năm 1985, tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí ngư lôi "K-314" đề án 671 (hạm trưởng đại tá hải quân Kachanov V.A.), sau khi từ Ấn Độ Dương đến, đã làm nhiệm vụ đảm bảo và phục vụ nghiên cứu cho tàu "Viện sỹ Krylov" (chỉ huy chuyến đi - tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 38) tại khu vực trung tâm biển "Nam Trung Hoa". Theo chương trình mà các chuyên gia trên tàu "Viện sỹ Krylov" đề ra, tàu ngầm "K-314" cơ động trên các luồng hải văn, các độ sâu khác nhau và di chuyển trong dải tốc độ từ ít ồn nhất đến tối đa. Việc cơ động và thao tác ở tốc độ lớn nhất dẫn tới chỗ tàu ngầm "K-314" đã bị mất gần 7 mét vuông lớp vật liệu phủ phần vỏ nhẹ. Để khôi phục (sửa chữa) đã triệu tập các chuyên gia trên tàu công binh xưởng, các thợ hàn trên tàu căn cứ và từ SovSMO. Sau đợt sửa chữa giữa hành trình và kiểm tra (ra khơi), tàu ngầm "K-314" trở về căn cứ chính - vịnh Pavlovskii, Viễn Đông.      

Tháng 11, tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-175", do trục trặc thiết bị năng lượng (tức lò phản ứng, tai nạn này xảy ra cuối tháng chín) đã được kéo từ Ấn Độ Dương qua cảng Cam Ranh, rồi kéo trở về căn cứ cơ bản của mình - vịnh Krashennikov.  Hạm trưởng tàu ngầm thiếu tá hải quân Kondakov V.G., dù lâm vào hoàn cảnh tai họa, nhục nhã khi tàu ngầm nguyên tử bị hư hỏng do lỗi chủ quan của các thành viên trên tàu, phải chịu lai dắt, đã lấy lại nghị lực và lòng dũng cảm thực hiện trách nhiệm chỉ huy của mình một cách tốt đẹp và huy động tập thể trên tàu khắc phục hậu quả tai nạn. Thời gian về sau, nhờ phẩm chất vững vàng và ý chí kiên cường, ông đã được bổ nhiệm tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 26, tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô, lãnh đạo Trung tâm Khoa học mang tên Osipenko tại thành phố Opninsk, lãnh đạo Cục Huấn luyện chiến đấu Hải quân Liên Xô. Khi kết thúc cuộc đời quân ngũ, ông là Phó tư lệnh thứ nhất Hạm đội Biển Đen, hàm phó đô đốc.    

Ảnh minh họa: Một vụ tai nạn tàu ngầm Xô Viết khiến con tàu mất khả năng hành trình độc lập trên biển Ioni, Địa Trung Hải, gần đảo Crete tháng 8 năm 1976 và phải cứu kéo. Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 675 "K-22" ("Krasnogvardeets") do quan sát kém khi nổi lên đã va chạm mạnh với khu trục hạm Mỹ USS FF-1047 Voge. Tốc độ tàu Mỹ khi va chạm là 10 kt, tàu Nga là 17 kt. Cả hai tàu đều bị hư hại nặng mất khả năng tự hành trình. "K-22" được lai dắt bởi tàu tuần dương hải quân Xô Viết "Zdanov" và tàu chống ngầm BPK "Smelyi" về nơi sửa chữa tạm rồi về nhà máy sửa chữa lớn. Tàu Mỹ được kéo về Toulon lên đốc sửa chữa. Ảnh đầu: Sau vụ va chạm, "K-22" đã qua cơn hiểm nguy và đang được lai dắt. Ảnh thứ 2 dưới: Từ trên tàu Mỹ nhìn xuống biển trước khi tàu Nga đâm vào mạn. Ảnh thứ 3 dưới: Chụp từ tàu Mỹ ngay sau khi va chạm.Nguồn ảnh: destroyersonline.com và navy.su.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/k-22_00.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/f1047002_k22_2.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/f1047004_K22_1976.jpg)

Ngày 17 tháng 12, tàu căn cứ nổi "Ivan Vakhromeev" cùng với tập thể quân nhân được cho nghỉ hưu của binh đoàn 17 khởi hành về Vladivostok. Tất cả gồm 331 người. Trước khi tập thể quân nhân nghỉ hưu rời đi, họ đã được các cơ quan tham mưu binh đoàn và sư đoàn kiểm tra, bộ tham mưu binh đoàn đã hướng dẫn những vấn đề tuân thủ kỷ luật trên tàu trong chuyến hành trình dài ngày và hướng dẫn tổ chức công việc. Ngày 28 tháng 12, tàu căn cứ đã an toàn về tới cảng Vladivostok. Do tàu căn cứ nổi đã ra đi, cơ quan tham mưu sư đoàn tạm chuyển tới tòa nhà của bộ phận trên bờ thuộc bộ tham mưu binh đoàn 17.  


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Ba, 2011, 04:34:04 pm
(tiếp)          

Năm 1985, trong thành phần sư đoàn tàu ngầm số 38 có các tàu sau đến phục vụ với các thời hạn phục vụ khác nhau:    
а)  Tàu ngầm nguyên tử:
-  "К-45"   đề án пр.659т    - hạm trưởng  - đại tá hải quân Khаperskii V.D.
-  "К-151" đề án пр.659т    - hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Suvalov Yu.V.
-  "К-175" đề án пр.675мк  - hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Коndakov V.G.
-  "К-314" đề án пр.671     -  hạm trưởng  - trung tá hải quân  Кachanov V.А.
-  "К-320" đề án пр.670м  -  hạm trưởng  - đại tá hải quân Аnikin V.T.

b)  Tàu ngầm diezen:
-  "Б-28"   đề án пр.641      -  hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Charkov V.Z.
-  "Б-15"   đề án пр.641      -  hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Lavrenov Yu.V.
-  "Б- 73"  đề án пр.651      -  hạm trưởng  - trung tá hải quân  Grigoriev V.N.
-  "Б-427" đề án пр.641      -  hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Fokin V.S.

c)  Tàu căn cứ phục vụ tàu ngầm  "Ivan Vakhromeev" (плавбаза  "Иван Вахромеев").

Ảnh: "Ivan Vakhromeev" tại quân cảng Cam Ranh, thời kỳ 1982 - 1983.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Ivan_Vakhrameev_CR_82_83_1.jpg)

Ảnh: "B-15" trong một lần hỏng máy được tàu căn cứ nổi kéo về quân cảng.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/un_ph21_B15_keovecancu.jpg)
Thời gian trên biển của tư lệnh sư đoàn gồm có: trên tàu ngầm - 70 ngày đêm, trên tàu căn cứ - 85 ngày đêm.
 Cuối năm đã tổ chức tổng kết công tác huấn luyện chiến đấu năm 1985.    
    
Tháng 5 năm 1986 trong thành phần sư đoàn tàu ngầm 38 có các tàu sau: các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 675мк, "К-48" và "К-184";  các tàu ngầm diezen "B-15", "B-39", "B-427" (tất cả thuộc đề án 641).

Ngày 6 tháng 5 từ Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương chuyển tới lệnh chuẩn bị chuyến đi tới Đà Nẵng trước 21 tháng 5 của tàu ngầm "B-427" và tàu tuần tiễu SKR-43 để tham gia thực hành bài huấn luyện chống ngầm của các tàu chiến Việt Nam với mục tiêu thực là chính "B-427". Nhiệm vụ đặt ra cho thuyền trưởng SKR-43 là thực hành biểu diễn "thị phạm" và huấn luyện cho các khẩu đội chống ngầm (корабельных противолодочных расчётов - КПР) từ các thủy thủ đoàn thuộc lữ đoàn tàu bảo vệ lãnh hải 161 Hải quân Việt Nam.Thủ trưởng trên tàu ngầm "B-427" - tư lệnh sư đoàn tàu ngầm 38, còn trên tàu tuần tra SKR-43 - tư lệnh lữ đoàn tàu mặt nước 119 thuộc binh đoàn 17, đại tá hải quân Ustimenko Yu.G.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Ba, 2011, 09:02:41 pm
(tiếp)

Khi tới Đà Nẵng mới rõ rằng chẳng có tàu Việt Nam nào mà máy thủy âm không hư hỏng. Thế là tất cả các khẩu đội chống ngầm của các tàu chiến Việt Nam phải ngồi trên tàu SKR-43 và họ theo dõi các đội viên thủy âm của chúng ta làm việc, quan sát thao tác khi thực hành bài tập thủy âm GAU-2 (ГАУ-2 : гидроакустических учений), quan sát và học tập cách tìm kiếm, phát hiện và tấn công tàu ngầm "B-247". Nhiệm vụ đặt ra đã được hoàn thành.
Phần thứ hai cuộc viếng thăm - hoạt động văn hóa quần chúng. Xuống thăm các con tàu của chúng ta có các chỉ huy vùng 3 Hải quân CHXHCN Việt Nam, lãnh đạo Quân khu 5 Quân đội Nhân dân Việt Nam, ban lãnh đạo đảng thành phố Đà Nẵng, các anh hùng nước CHXHCN Việt Nam có thành tích xuất sắc trong chiến tranh chống Mỹ, lãnh sự Bộ Ngoại giao Liên Xô tại Đà Nẵng. Đến lượt mình, các thủy thủ đoàn tàu chiến binh đoàn 17 được tham quan các thắng cảnh của Đà Nẵng. Ngày 31 tháng 5, các chiến hạm (Xô Viết) rời cảng Đà Nẵng.

Cuối tháng 6, trong tiến trình cuộc tập trận tham mưu-chỉ huy (КШУ) của binh đoàn 17 tại bài tập sát hạch chiến thuật "Tìm kiếm và tấn công đoàn tàu có hộ tống", các tàu ngầm của sư đoàn tham gia là "B-15", "B-39",  "B-427" hợp thành đội hình thê đội thực hiện bài tập tác chiến NT-4 (в составе завесы; завеса подводных лодок: một trong những phương pháp tác chiến hợp đồng một nhóm tàu ngầm trong những năm Thế chiến 2, áp dụng để nâng cao độ tin cậy trong tấn công tàu kẻ địch. Gồm có việc bố trí các tàu ngầm thường là trên một đường thẳng, vuông góc với hướng di chuyển của tàu địch, các tàu ngầm ở trên các vị trí giãn cách với nhau một khoảng cách xác định. Việc chỉ huy thê đội thực hiện từ sở chỉ huy trên bờ). Hợp thành đoàn công voa là các tàu vận tải vũ khí "Venta", tàu dầu "Izora", tàu căn cứ "Ivan Vakhromeev". Lực lượng hộ tống bảo vệ đoàn công voa có: khu trục hạm "Rezkii", 2 tàu tuần tiễu và 2 tàu chống ngầm cỡ nhỏ MPK. Cuộc tập trận đã diễn ra ở trình độ cao. Tàu ngầm "B-427" được đánh giá theo mặt tốt nhất (cơ động và phóng ngư lôi).  

Năm 1986 các tàu phục vụ tại sư đoàn tàu ngầm 38 theo các thời hạn khác nhau có:
а)   Tàu ngầm nguyên tử:
-  "К-48"   đề án 675мк  - hạm trưởng  - trung tá hải quân Тrusov V.S.
-  "К-184" đề án 675мк  -  hạm trưởng  - trung tá hải quân Zakharov Е.P.
-  "К-313" đề án 670       -  hạm trưởng  - trung tá hải quân Тemnov V.

b)  Tàu ngầm diezen đề án 641:  "B-15",  "B-39",  "B-397",  "B-427".

c) tàu căn cứ  "Ivan Кutcherenko".

Ảnh: Tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko" tại Cam Ranh.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/20552916a.jpg)

Thời gian làm việc trên biển của tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 38: trên tàu ngầm - 85 ngày đêm, trên tàu căn cứ - 19 ngày đêm.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Ba, 2011, 12:07:27 am
(tiếp)

Năm 1987. Trực thăng trinh sát và săn ngầm từ tàu "Nguyên soái Voroshilov" bay trên vịnh Cam Ranh.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Marshal_Voro_CR_87_88_Vertolet.jpg)

Tháng 2 và 3 năm 1987, tới phục vụ trong đội hình sư đoàn tàu ngầm số 38 có:
-   tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 675мк  "К-144"  - hạm trưởng  - trung tá hải quân Pishannikov Yu.G.;
-   tàu ngầm diezen đề án 641  "B-164"  (hạm trưởng  - thiếu tá hải quân Маrtynov А.D.).
Tháng 3 năm 1987, một ủy ban đến thanh tra binh đoàn 17 từ Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của Cục trưởng Cục Hải quân Bộ Tổng tham mưu - đô đốc Sysoev Yu.A., và tổ chức cuộc tập trận sát hạch tham mưu chỉ huy theo đề tài: "Binh đoàn 17 tác chiến hiệp đồng chống lại đoàn tàu đối phương có lực lượng tàu bảo vệ" ("Совместные боевые действия 17 ОпЭск против ОБК  и  КОН").  Sư đoàn 38 có tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-144" hoạt động chống nhóm tàu bảo vệ và đoàn tàu chính và thực hiện phóng tên lửa giả định, còn các tàu ngầm diezen "B-39" và "B-397" thực hành phóng ngư lôi (bài tập NT-4). Điểm tổng kết: "K-144" và "B-397" - "tốt", còn "B-39" - "không đạt" vì đã làm mất yếu tố bí mật và thực hành không đạt bài phóng ngư lôi (bài tập NT-4).
Tháng 7 tàu ngầm "B-427" (hạm trưởng trung tá hải quân Lavrenov Yu.V., hạm phó chính trị đại úy hải quân Baev V.I., trợ lý chính của hạm trưởng thiếu tá hải quân Tiurin R.V.) bắt đầu chuyến đi về căn cứ cơ bản. Rất đáng tiếc, phía Cục tác chiến Bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương và phòng tác chiến Bộ tham mưu binh đoàn 17 vẫn mắc lại sai lầm giống như trường hợp xảy ra trong chuyến đi của tàu ngầm "B-28": không thông báo kịp thời tình hình thời tiết đang xấu đi trên đường di chuyển của chuyến hành trình tại biển "Nam Trung Hoa". Kết cục, tàu ngầm gặp phải một cơn bão cực mạnh, mất khả năng bơi tạm thời, 50% lớp phủ phần vỏ nhẹ của tàu bị sóng phá hủy. Trong tình huống như thế, "B-427" không thể đi tiếp và buộc phải quay về Cam Ranh. Để đưa nó vào sử dụng lại, đã tập trung lực lượng của ban cơ điện binh đoàn, các chuyên gia tàu công binh xưởng (плавмастерской) và những thợ hàn giỏi nhất của SovSMO. Đến cuối tháng 10 tàu ngầm đã đưa vào sử dụng được, cơ quan tham mưu sư đoàn và binh đoàn đã tiến hành chuyến đi kiểm tra ngoài biển, sau đó tàu tiếp tục lên đường về Vladivostok. Tổng thời gian đồn trú tại căn cứ cơ bản của tàu (vì lý do trên) lên đến 17 tháng.  

Cuối tháng 9 đã tiến hành cuộc tập trận chiến thuật sát hạch của sư đoàn tàu ngầm số 38 với sự tham gia của các tàu "K-144", "B-15" và "B-164". Trung tá hải quân hạm trưởng ("K-144") Pishannikov Yu.G. đã hành động rất tự tin và thuần thục, thực hiện thành công bài phóng tên lửa giả định với mục tiêu được chỉ định từ nhiều nguồn khác nhau.    

Một cuộc tập trận: tàu ngầm diezen mang tên lửa hành trình ("P-6") đề án 651K "Juliett" đã nâng thùng phóng chuẩn bị phóng tên lửa.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/651_Budem_Streliat_t1344.jpg)

Năm 1987, trong đội hình sư đoàn tàu ngầm số 38 có các tàu đến phục vụ theo các thời hạn khác nhau:

а)  Tàu ngầm nguyên tử:
-  "К-144"  đề án 675мк  - hạm trưởng  - trung tá hải quân  Pishannikov  Yu.G.;
-  "К-313"  đề án 670      -  hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Тemnov V.

b)  Tàu ngầm diezen:
-  "B-39"   đề án 641       -  hạm trưởng  - trung tá hải quân  Shuliko К.P.;
-  "B-164" đề án 641       -  hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Маrtynov А.D.;
-  "B-397" đề án 641       -  hạm trưởng  - trung tá hải quân Petrenko Е.;
-  "B-427"  đề án 641      -  hạm trưởng  - trung tá hải quân  Lavrenov Yu.V.
Tổng thời gian làm việc trên biển của tư lệnh sư đoàn gồm: trên tàu ngầm - 62 ngày đêm, trên tàu căn cứ - 16 ngày đêm. Bắt đầu thời kỳ "cải tổ" kiểu Gorbachev và cường độ nhiệm vụ chiến đấu cũng giảm xuống.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Ba, 2011, 02:14:36 am
(tiếp)

Trong năm 1988, công tác huấn luyện chiến đấu chủ yếu là huấn luyện các khoa mục cơ bản và huấn luyện chiến đấu cho các tàu ngầm ngoài biển qua các chuyến ra khơi độc lập, thực hành phóng ngư lôi "bọt" (стрельбы "пузырём", thuật ngữ có nghĩa là phóng ngư lôi "tập trận", lính Nga còn gọi là "ngư lôi đần"  ). Tháng 3 có tổ chức tập trận chiến thuật kiểm tra (các tàu ngầm "B-39", "B-164") với việc thực hiện bài tập NT-4a. Cả hai tàu ngầm đều nhận được điểm "xuất sắc".

Ảnh: Năm 1988. Bộ chỉ huy sư đoàn trao phần thưởng cho những người chiến thắng trong các cuộc thi đua.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/d5aad1acababa78b02470ac7d8f518c1.png)

Ngày 4 tháng 5, tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko" đến gia nhập đội hình sư đoàn. Trong chuyến đi từ Vladivostok tới, thủy thủ Liubin (y tá) tử nạn do sốc điện giật. Một lần nữa, cơ quan tham mưu sư đoàn tàu ngầm 38 lại tập trung toàn bộ mối quan tâm của mình để nâng cao chất lượng tổ chức công việc, tình hình kỷ luật quân sự, phòng tránh các trường hợp không may xảy ra trong tập thể các thành viên thủy thủ đoàn trên tàu căn cứ. Vào tháng 7-8 cơ quan tham mưu sư đoàn tuần tự chuẩn bị chuyển cho tàu căn cứ bài huấn luyện K-1 và K-2. Sau khi nghiệm thu bài huấn luyện K-1, tàu căn cứ ra biển để thao luyện và kiểm tra nghiệm thu bài huấn luyện K-2.
Từ 12 đến 16 tháng 7, các tàu của sư đoàn tham gia cuộc hội thao trong căn cứ của các tàu chiến của binh đoàn 17. Chính trong thời kỳ đó, cũng như năm 1987, tình hình sốt rét lại trở nên tồi tệ. Một loạt các hoạt động huấn luyện chiến đấu, do dịch sốt rét trong tập thể quân nhân đã phải hủy bỏ hoặc chuyển sang thời hạn muộn hơn. Hoàn cảnh y tế xấu đi do sốt rét liên quan đến việc thiếu các loại thuốc sốt rét hữu hiệu nhập khẩu và do xung quanh là các đơn vị quân đội Việt Nam có các quân nhân đã bị sốt rét đến 2-3 lần.      

Năm 1988, phục vụ theo các thời hạn khác nhau trong đội hình sư đoàn tàu ngầm 38 có các tàu sau đây:    
 а)   Tàu ngầm nguyên tử:
-  "К-56"    đề án 675мк  -  hạm trưởng  - trung tá hải quân Galiuk A.V.
-  "К-557"  đề án 675мк   - hạm trưởng  - trung tá hải quân  Rosliakov V.Т.
б)   Tàu ngầm diezen:
-  "B-8"    đề án 641   - hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Vorobiov V.P.
-  "B-15"  đề án 641   - hạm trưởng  - trung tá hải quân Lavrenov Yu.V.
-  "B-164" đề án 641   - hạm trưởng  - thiếu tá hải quân  Маrtynov А.D.
Nói thêm về đề án 877 và người chỉ huy của "B-260" Pobozii A.A. Tàu ngầm diezen đề án 636 "Varshavianka" (đề án 877 - bản cho xuất khẩu) được dự trù đóng mới số lượng lớn để xuất khẩu sang các nước Hiệp ước Varshava, nên nó có tên gọi như vậy. Tàu được thiết kế với nhiệm vụ chiến đấu với các tàu ngầm và các tàu mặt nước của đối thủ, bảo vệ các căn cứ hải quân, các vùng duyên hải và đường hàng hải. Đề án cơ bản được xây dựng trong những năm 197x. Hiện nay, tàu ngầm lớp "Varshavianka" đang ở trong biên chế vũ khí các nước sau: Angieri, Trung quốc, Ấn Độ, Iran, Ba Lan, Rumani, Nga.
Các nhà chuyên môn thuộc các nước hàng đầu thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, ngay lập tức đánh giá được phẩm chất tàu ngầm của chúng ta. Họ quan tâm đến việc khi tàu ngầm loại này xuất hiện, các tàu ngầm Mỹ mất ưu thế về "độ êm" mà họ từng giữ trong suốt bao nhiêu năm, còn một trong những tạp chí Mỹ đã gọi "Kilo" (theo phân loại của NATO) là "lỗ đen trên đại dương", ám chỉ sự khó khăn trong việc phát hiện nó bằng các máy móc thủy âm...

Ảnh: Sơ đồ tàu ngầm đề án 877 hay còn gọi "Varshavianka". Chú thích các chữ số trên sơ đồ: 1 - tổ hợp thủy âm, 2 - ống dẫn vào khối bao tổ hợp thủy âm, 3 - thiết bị ngư lôi, 4 - ngư lôi dự trữ trên giá đỡ, 5 - bánh lái phương ngang đằng mũi tàu, 6 - cầu chỉ huy hành trình, 7 - kính tiềm vọng thiên đỉnh, 8 - cơ cấu ngăn kéo, 9 - lối thoát khí, 10 - máy phát diezen, 11 - động cơ điện, 12 - bánh lái ngang phía đuôi tàu, 13 - chân vịt, 14 - bánh lái phương đứng, 15 - khối ắc quy.  

Подводные лодки проекта "877" или "Варшавянка". На схеме  цифрами обозначены: 1 —гидроакустический комплекс, 2 — шахта входа в выгородку гидроакустического комплекса, 3 — торпедные аппараты, 4 — запасные торпеды на стеллажах, 5 — носовой горизонтальный руль, 6 — ходовой мостик, 7 — зенитные перископы, 8 — выдвижные устройства, 9 — газоотвод, 10 —дизель-генератор, 11 —электродвигатель, 12 — кормовой горизонтальный руль, 13 — гребной винт, 14 — вертикальный руль, 15 — аккумуляторные ямы.

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/34ce4c9aca102bc79aed435299e38e46.png)

Thủy thủ đoàn được ở trong các buồng tiện nghi, ngoài ra trên tàu còn có buồng nằm cho bệnh nhân điều trị, phòng chiếu phim và buồng tắm có hoa sen, những thứ hiếm có trên các tàu ngầm những thế hệ trước đó.
Thuyền trưởng "B-260", trung tá hải quân Pobozii A.A. năm 1985, những năm 1997-2003 là phó đô đốc - Tham mưu phó Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga. Anh đã góp phần tích cực vào công tác huấn luyện chiến đấu và đảm bảo của lực lượng hải quân Nga trong các hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành, biên soạn và áp dụng các tài liệu về tổ chức và hướng dẫn các biện pháp thực hành nhằm đảm bảo sự an toàn cho các đối tượng và mục tiêu của các trung tâm thuộc quyền. Anh cũng là người tham gia vào các hội nghị quốc tế về an toàn hoạt động trên biển, Từ tháng 2 năm 2003 anh được nghỉ hưu và trở thành Chủ tịch tổ chức xã hội liên vùng các cựu chiến binh hải quân Nga.          

Việc thực hiện nhiện vụ chiến đấu trong đội hình sư đoàn tàu ngầm 38 tại vịnh Cam Ranh là trường học cho các chiến sỹ tàu ngầm hạm đội Thái Bình Dương. Trong khó khăn chung, từ năm 1983 đến tháng 12 năm 1988, đến phục vụ trong đội ngũ của sư đoàn tàu ngầm số 38 đã có 26 tàu ngầm nguyên tử, 25 tàu ngầm diezen và 4 tàu căn cứ nổi. Ở trong điều kiện khí hậu nóng bức, trong những hoàn cảnh sinh hoạt thường ngày nhiều khó khăn, các thủy thủ đoàn các tàu ngầm và tàu căn cứ đã dũng cảm hoàn thành nhiệm vụ đặt ra cho họ trong việc bảo vệ các quyền lợi của đất nước chúng ta - Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Những thuyền trưởng ưu tú nhất về sau trở thành các đô đốc (Sysuev Yu.N., Konev A.V., Kondakov V.G., Pobozii A.A., Lupatch L.Z.), những người khác được bổ nhiệm các trọng trách trong các cơ quan tham mưu.

Năm 1985. Cầu tàu quân cảng căn cứ Cam Ranh, nhìn từ trên boong tàu "Vasili Chapaev".
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/chapaev081_CR.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Ba, 2011, 12:27:31 am
(tiếp)

Chuyến thăm hữu nghị chính thức Malaysia

Tàu chống ngầm cỡ lớn "Đô đốc Tributs" đề án 1155, trong thời gian từ ngày 16-21 tháng 5 năm 1991
dưới lá cờ chỉ huy của tư lệnh binh đoàn 17 - Phó Đô đốc Beregovoi N.N. đã thực hiện chuyến viếng thăm hữu nghị chính thức tới cảng Penang nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hải quân Malaysia. Tại ngày lễ quân sự quốc tế "Cuộc diễu hành các hạm đội" có sự tham dự của hơn 60 tàu và hơn 11 ngàn binh sĩ đại diện cho lực lượng hải quân của 22 quốc gia từ tất cả các châu lục.

Hải quân Hoàng gia của Malaysia tại thời điểm tháng 5 năm 1991 có lực lượng như sau:
- Frigate URO "Kasturi"
- Frigate URO "Lequire"
- Frigate "Rahmat"
- Corvette Marikh "
- Corvette "Masutari"
- UTS "Sri Indera Sakta" (tàu huấn luyện-đào tạo, учебно-тренировочное судно )
- UTS "Mahanvangsa"
- GISU "Mutikara" (Tàu khảo sát thủy văn biển ГИСУ)
- Tàu quét mìn "Mahamiru"
- Tàu quét mìn "Kinabalu"
- Tàu quét mìn "Gehrig"
- Tàu quét mìn "Ledang"
- Tàu tên lửa cao tốc: " Gappyaig "," Perdana "," Serang "," Gempita "," Pedekar "
- Tàu tuần tra cao tốc: "S.Terengganu"," Paus "," Todok "," Pari "," Duyong"
- Du thuyền "Tunas Sumadera".

Trong các cuộc diễu hành trên biển có sự tham gia của phi đội máy bay trực thăng hải quân chống ngầm.
Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Malaysia, Chuẩn Đô đốc J. Haroun.
(http://clubadmiral.ru/camranh/CamRanh.files/image001.jpg)
 
Cam Ranh, tháng 4.1990. Ban 2 - vũ khí tên lửa - pháo.
Cam Ranh, tháng 4.1990. Ban 7 - ban kỹ thuật vô tuyến (chỉ huy).
Trước cổng vùng 4 hải quân.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/BPK_Tribush_BCH2_CR_1990.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Tribush_Bch7_CR_4_1990.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/BPK_Tribush_CR_1990_Vung4.gif)

Penang - một hòn đảo ở Malaysia, nằm bên bờ biển tây bắc của bán đảo Malakka. Cư dân chủ yếu của Penang là người Hoa. Cảng nước sâu Penang - cảng quá cảnh chủ yếu giữa Indonesia, Malaysia và Thái Lan, là trung tâm thương mại lớn thứ ba của Malaysia.

Một bản đồ cổ đảo Penang.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Pulo_Penang.jpg)
Giới thiệu về "Đô đốc Tribush" tại lễ diễu binh Penang 1990 với thuyền trưởng V.P.Masko mang "bí danh"  Vladimir Pavlovitch.
Sơ đồ bố trí đội hình các tàu chiến trong lễ diễu binh.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Tribus_Malaysia_1990.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Penang1990_Botridoihinh.jpg)
"Đô đốc Tribush" trong thời gian thực hiện một trong những nhiệm vụ chiến đấu cuối cùng. Ấn Độ Dương 2005, cuộc tập trận chung Nga-Ấn "Indra".
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/BPK_Tribus_IndianOcean2005.jpg)

Biểu tượng của Penang - cây cầu nối liền hòn đảo với đất liền liên bang Malaysia, chiều dài cầu 13,5 km. Nó được chính thức công nhận là cây cầu dài thứ ba trên thế giới. Cầu khánh thành vào năm 1985. Mặc dù vậy, nó không làm thay đổi luồng giao thông thủy. Năm 2006, người ta bắt đầu xây dựng cây cầu thứ hai, dài 24 km.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Ba, 2011, 10:33:00 pm
(tiếp)
Ảnh: Cầu vượt biển Penang dài 13,5 km nối bang Penang với Liên bang Malaysia, nối đảo Penang với bán đảo Malakka, chịu được động đất 7,5 độ Richter (wikimapia).
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Penang_bridge.jpg)

Cùng với du lịch , một ngành công nghiệp quan trọng của Malaysia là ngành công nghiệp điện tử. Sự phát triển ngành này được khuyến khích bằng cách xây dựng các khu vực tự do kinh tế và bằng biện pháp ưu đãi về thuế quan. Penang thường được gọi là  Silicon Valley thứ hai . Ở đây có các xí nghiệp thuộc các tập đoàn công nghiệp điện tử lớn trên thế giới: "AMD», «Intel», «Motorola», «Hitachi »,« Bosch »,« Osram »và những tập đoàn khác. Penang còn thường được gọi là "Viên ngọc trai Phương Đông".
Chương trình của cuộc viếng thăm đã được mở rộng và khá thú vị: Lễ tiếp đón, thi đấu thể thao, thủy thủ đoàn diễu hành trên sân bến cảng, các tàu diễu hành trong vịnh và thể hiện các khoa mục kỹ năng hàng hải. Ví dụ, các tàu xếp hàng dọc thành ba hàng bám sát nhau "theo vệt rẽ nước" rồi đi vào vịnh, tiếp theo là cập bến "tất cả đồng thời" («все  вдруг»). Khoảng cách giữa các con tàu là ba kaben, tốc độ 3 hải lý. Tuy nhiên, tốc độ này của chiến hạm đề án 1155 khiến con tàu trở nên không điều khiển được. Chỉ có nhờ hành động dũng cảm, chính xác, kỹ năng điêu luyện của thuyền trưởng, Chỉ huy sở (ГКП), Trung tâm điều phối năng lượng và bảo đảm sự sống PEZ (Пост энергетики и живучести -ПЭЖ), tập thể quân nhân thành viên ban cơ điện và ban hoa tiêu, mà nhiệm vụ đặt ra đã được giải quyết thành công rực rỡ.

Ảnh minh họa: Một thủy thủ trong buồng điều khiển trung tâm ПЭЖ trên tàu căn cứ phục vụ tàu ngầm "Ivan Kolyskin" sư đoàn tàu ngầm số 41, hạm đội Biển Bắc, có căn cứ tại vịnh Gremikha, năm 1976 (gremicha.narod.ru).
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/PEZ_PBSPLIvanKolyskin_41divpl.jpg)
 
Tư lệnh binh đoàn Phó Đô đốc Beregovoy N.N. đã tới thăm Tư lệnh Hải quân Malaysia, ngài Thị trưởng thành phố Penang. Khách của BPK "Đô đốc Tributs" gồm có lãnh đạo và nhân viên Đại sứ quán Liên Xô, người dân Malaysia. Tập thể quân nhân của tàu, các sỹ quan và hạ sỹ quan được đi tham quan danh thắng của thành phố Penang, còn ban chỉ huy và cơ quan tham mưu thì đi thăm các danh thắng của thủ đô Malaysia - thành phố Kuala Lumpur.
Dàn quân nhạc của binh đoàn 17 dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng quân nhạc - đại úy Kokorinov I.V đã có một số buổi biểu diễn cho cư dân và du khách tại cảng Penang, tham gia cuộc diễu hành các dàn nhạc hải quân của thế giới., tham gia cuộc diễu hành trên bộ và trên biển của các tàu chiến và đã được ghi nhận nằm trong số các dàn quân nhạc tốt nhất trong Ngày Lễ hội Các Hạm đội của thế giới.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Ba, 2011, 12:49:28 am
(tiếp)

Chuyến viếng thăm của các thủy thủ Liên Xô binh đoàn 17 và bản thân con tàu được đánh giá cao bởi những người tham gia trong ngày lễ hội quân sự quốc tế này và tất nhiên trong đó có những người Malaysia. Đó là một trong những cuộc tiếp xúc đầu tiên và nghiêm túc nhất trong lĩnh vực quân sự giữa Liên Xô và Malaysia. Trong những ngày lễ này chúng tôi đã làm quen và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Bộ chỉ huy hải quân của nước chủ nhà và bộ chỉ huy các hạm đội khác, bao gồm cả bộ chỉ huy của Hạm đội 7 Mỹ, cũng như các quan chức cao cấp của Hải quân Pháp, Mỹ, Anh, New Zealand, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và các nước khác. Chuyến thăm đã diễn ra trong không khí hữu nghị và lòng mến khách.

Ngày 19 tháng 5 tại nghĩa trang Cơ đốc giáo của thành phố đã tổ chức lễ đặt vòng hoa với dòng chữ "Các thủy thủ nước ngoài kính viếng" tại đài kỷ niệm các thủy thủ Nga trên tuần dương hạm "Ngọc Trai", bị đắm ở cảng Penang trong Thế chiến thứ nhất.
Ngày 21 tháng 5 tàu chống ngầm cỡ lớn "Đô đốc Tributs" rời cảng Penang. Trên eo biển Malakka, bộ tham mưu dã chiến của binh đoàn 17 chuyển sang tàu chở dầu "Akhtuba" và trở về quân cảng Cam Ranh. Tàu chống ngầm cỡ lớn "Đô đốc Tributs" đi đến vịnh Ba Tư, đến nơi thực hiện nhiệm vụ quân sự trong đội hình binh đoàn tác chiến chiến dịch - chiến thuật số 8 của Hải quân Xô Viết.

Ảnh trên: Bến tàu quân cảng Cam Ranh tháng 4 năm 1990, nhìn từ trên trực thăng boong của tàu "Đô đốc Tributs"
Ảnh dưới: "Đô đốc Tributs" và Frigate "Coventry" của hải quân Anh trong vịnh Ba Tư, năm 1992-1993.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/BPK_Tribush_CR_4_1990_1.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Tribus_Coventry_Persik_Zaliv_92_93.jpg)

Ban chỉ huy chiến hạm:
-Thuyền trưởng - Trung tá hải quân Masko Vladimir Pavlovich;
- Thuyền phó chính trị - Thiếu tá hải quân Kolesnikov Rostislav Arnoldovich
- Trợ lý chính của thuyền trưởng - Thiếu tá hải quân Fedoseev Sergey Mikhailovitch.

Do kết quả thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại binh đoàn số 8 Hải quân Xô viết, tàu chống ngầm cỡ lớn "Đô đốc Tributs" được trao 38 phần thưởng nhà nước, trong đó có bốn huân chương, chỉ huy tàu trung tá hải quân Masko Vladimir Pavlovich được tặng thưởng "Huân chương Sao Đỏ", tiếp theo được thăng cấp quân hàm "đại tá hải quân".
Thuyền trưởng Masko V.P, khi giã từ binh nghiệp đã chuyển đến sinh sống thường xuyên ở thành phố Sevastopol, nơi hiện nay ông vẫn đang cư trú.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Ba, 2011, 08:00:04 am
(tiếp)

Số phận của tuần dương hạm bọc thép "Ngọc Trai" của hải quân Đế quốc Nga rất kỳ lạ và bi thảm. Ngày 14 tháng 8 năm 1903 tàu được hạ thủy trước sự chứng kiến của Sa Hoàng Nikolai Đệ Nhị. Sau khi trải qua thử nghiệm cơ sở (швартовых  испытаний, thử nghiệm neo) tàu tuần dương trong đội hình biên đội tàu của Chuẩn Đô đốc Nebogatov đã đi vào biển "Nam Trung Hoa" và gia nhập hạm đội Thái Bình Dương thứ hai. Trên hành trình của mình, con tàu có nhiều trục trặc, dẫn đến hay phải sửa chữa trên đường đi. Trong trận chiến Tsushima, tàu đã bị trúng 17 phát đạn, gây thiệt hại đáng kể cho thân tàu. Đã có 30 quân nhân hy sinh trong đó có 2 sỹ quan, 30 thủy thủ bị thương. Thuyền trưởng trung tá hải quân Levitsky P.P. được lệnh theo tàu về sửa chữa ở Manila. Ngày 25 tháng 5 theo lệnh từ St Petersburg, thủy thủ đoàn tàu tuần dương "Ngọc Trai" bị giữ lại Manila cho đến khi kết thúc chiến sự.

Tuần dương hạm "Ngọc Trai" tại Vladivostok năm 1906.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/800px-Zhemchug1906Vladivostok.jpg)

Sau khi ký kết hòa bình với Nhật Bản, tàu tuần dương đã đến Vladivostok, nơi ngày 10 tháng 1 năm 1906 trong quá trình diễn ra cuộc nổi dậy của quân lính căn cứ đồn trú Vladivostok, các thủy thủ trên tàu đã gia nhập hàng ngũ quân nổi dậy, tham gia vào trận chiến trên đường phố. Chính quyền chuyển vào tay những người nổi dậy. Ngày 8 tháng 2, quân chính phủ dẹp xong "Cộng hòa Viễn Đông". Sau khi đàn áp cuộc nổi dậy, thủy thủ đoàn tuần dương hạm bị giải giáp và đưa lên bờ, 402 thủy thủ phải ra tòa án binh.
Vào đầu Thế chiến I, tàu tuần dương "Ngọc Trai" sau khi sửa chữa gia nhập hạm đội thống nhất Anh-Pháp hoạt động trong vùng biển "Nam Trung Hoa", chống lại các tàu tập kích của Đức. Tháng 9-10 năm 1914, "Ngọc Trai" đi hộ tống các tàu vận tải của Anh và Pháp chở binh lính và hàng hóa. Đầu tháng 10 chiếc tàu tuần dương dừng lại tại cảng Penang để sửa chữa máy và hệ thống nồi hơi trên tàu.

05h30 phút, ngày 15 (28) tháng 10 năm 1914 tàu tập kích của Đức-tuần dương hạm hạng nhẹ SMS Emden, không bật đèn, với một ống khói giả làm cho nó trông giống như một tàu tuần dương của Anh, đi vào cảng Penang một cách dễ dàng, với sự cho phép của các tàu tuần tra bị bề ngoài của nó đánh lừa. Lá cờ trương trên cột buồm của tàu là cờ các tàu Anh quốc thường dùng. Các khinh hạm tuần tiễu thậm chí không xét hỏi tàu Đức, và sau đó không có cảnh báo gì cho "Ngọc Trai", đã cho phép nó vào cảng tự do. Tàu "Emden", từ khoảng cách khoảng 1 kaben, ngay lập tức tấn công con tàu tuần dương Nga. Sau khi bị tàu Đức phóng ngư lôi và pháo bắn trực diện, chỉ trong vài phút tàu "Ngọc Trai" bị phá hủy và chìm. Trên đường ra khỏi cảng, tàu Đức còn đánh chìm một ngư lôi hạm của Pháp và tan biến vào bóng đêm. Kết quả vụ tấn công của tàu Đức SMS "Emden" (Ре́йдер «Эмден») là trong tổng quân số thủy thủ đoàn 335 người trên tàu "Ngọc Trai" đã có 1 sỹ quan và 80 hạ sỹ quan bị giết, số chết vì vết thương quá nặng - 7 người, số bị thương gồm: sĩ quan -9, hạ sỹ quan cấp thấp - 113.

Nạn nhân tiếp theo sau "Ngọc Trai" của SMS Emden trong trận chiến Penang 1914 - khu trục hạm Pháp "Mousquet".
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/800px-Mousquet-Bougault.jpg)

Tất cả quân nhân cấp bậc thấp và các sỹ quan của tuần dương hạm được mai táng tại nghĩa trang Thiên chúa giáo của thành phố Penang. Năm 1976, khu mai táng thủy thủ Nga được sửa sang, trùng tu lại. Tại khu mộ mới đã dựng lên một đài kỷ niệm dạng một phiến đá nguyên khối với dòng chữ "Gửi tới các thủy thủ Nga tuần dương hạm "Ngọc Trai"- lòng biết ơn của nước Nga", theo sáng kiến của Liên Xô. Khu tưởng niệm mở của ngày 5 tháng 2 năm 1976. Rất kỳ lạ là cùng lúc đó, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc bày tỏ sự phản đối do việc thành lập đài tưởng niệm "các thuỷ thủ của lực lượng hải quân xâm lược của đế quốc Nga Sa hoàng - những kẻ đã tham gia cuộc chiến tranh đế quốc". Tháng 10 năm 1979, trong năm kỷ niệm cái chết của tuần dương hạm "Ngọc Trai", đã tổ chức lễ đặt vòng hoa tại Penang, sự kiện này được nhắc đến trên báo "Pravda" của Liên Xô.

Bia kỷ niệm các thủy thủ Nga tàu "Ngọc Trai" tử nạn tại cảng Penang trong Thế chiến I.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/682b86742f1dfa0c78966ad1cd6e036a.png)

Để điều tra về cái chết của tuần dương hạm, một ủy ban điều tra được thành lập, và ủy ban này đã quy toàn bộ tội lỗi dẫn đến vụ việc xảy ra cho thuyền trưởng - Nam tước I.A.Cherkasov, người tại thời điểm vụ tấn công của tàu Đức còn đang ở trong một khách sạn của Penang, và một sỹ quan cao cấp, N.V Kulibin. Do tội cẩu thả vô trách nhiệm trong công tác bảo vệ và tổ chức phòng thủ cho tuần dương hạm "Ngọc Trai", trung tá hải quân I.A.Cherkasov đã bị giáng chức xuống thủy thủ.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Ba, 2011, 04:55:42 pm
(tiếp)

HMAS Sydney - con tàu lớn hơn, nhanh hơn, được trang bị mạnh hơn và đã tiêu diệt SMS Emden gần 8 tháng sau đó, cùng 2 tàu ngầm AE-1, AE-2 của hải quân Hoàng gia Australia tháng 3 năm 1914 trên biển Thái Bình Dương gần Singapore.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/800px-StateLibQld_1_100116.jpg)

Ре́йдеры (tiếng Anh raider) - tên gọi các tàu chiến mặt nước lớn, tàu tuần dương phụ trợ hoặc các tàu buôn được trang bị lại một cách đặc biệt, có khả năng một mình hoặc với một đội hộ tống nhỏ (không tạo thành hạm đội) trong thời gian chiến tranh tiến hành đánh phá đường giao thông hàng hải của đối phương, đánh đắm các tàu vận tải và tàu buôn. Việc sử dụng các tàu duy nhất để hoạt động đột kích trên biển là hành động đề cập đến từ thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 20 các hoạt động như vậy được gán cho thuật ngữ "tuần dương", và các tàu chiến phù hợp nhiệm vụ trên được gọi là "tàu tuần dương."

Cuối thế kỷ 19, vì những căng thẳng giữa Nga và Anh, Nga gắng chuẩn bị cho chiến tranh tuần dương hạm. Với mục đích này vào năm 1878 đã thành lập Hạm đội Tình nguyện, có chức năng thương mại, nhưng với đội thủy thủ hải quân, trong trường hợp chiến tranh, tàu của hạm đội này có thể được nhanh chóng vũ trang và ngay lập tức chuyển đổi sang tuần dương hạm. Để thực hiện mục đích này, người ta đề xuất sử dụng hạm đội tuần dương thuế quan Baltic, trong thời bình trấn áp các băng buôn lậu. Tám Raiders của Hải quân Nga đã thường xuyên hoạt động trong những năm 1904 - 1905 trên các tuyến đường biển tại biển Nhật Bản.

Trong Thế chiến thứ nhất, hạm đội Đức có 12 tàu tuần dương phụ trợ, thiết kế để tiến hành các chiến dịch tập kích. Hầu hết các tàu tuần dương hạng nhẹ của Đức có ba ống khói, trong khi đó tàu Anh có bốn ống khói. Ống khói giả trên tàu Emden theo lệnh của thuyến trưởng Karl von Muller được làm bằng cột buồm và vải bạt. "Emden" được trang bị đến mười cỗ súng 4,1 dium. Tàu có tốc độ lên đến 25 hải lý / giờ, cho phép nó đánh chặn tàu chở hàng và có thể dễ dàng trốn tránh sự truy lùng của đối phương.
Trong điều kiện hiện đại, việc sử dụng các Raiders trong chiến tranh được coi là không hiệu quả vì sự phát triển các phương tiện trinh sát, máy bay và vũ khí tên lửa sẽ cho làm cho nó nhanh chóng bị các đối thủ phát hiện và tiêu diệt.


SMS (Seiner Majestät Schiff - prefix chỉ tàu của Hoàng gia Phổ) Emden tại Thanh Đảo, Trung quốc năm 1914.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Bundesarchiv_Bild_137-001329_Tsingtau_SMS__Emden__I_im_Hafen.jpg)

Đường tuần dương của SMS Emden tháng 9-10 năm 1914, có ghi vị trí bị đánh đắm bởi tuần dương hạm hạng nhẹ hải quân Hoàng gia Australia HMAS Sydney ngày 9 tháng 11 năm 1914.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Cruise_of_the_Emden_1914_Map.png)

(Nguồn ảnh: en.wiki)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tư, 2011, 11:37:21 pm
(tiếp)
Bộ chỉ huy binh đoàn 17, cơ quan tham mưu và chính trị binh đoàn

(tiếp theo trang 18)

Cơ quan chính trị binh đoàn
Phó chủ nhiệm chính trị
- đại tá hải quân Soldatov Yu.F. 1983 - 1987
- đại tá hải quân Dementchuk V.D. 1987 - 1989
- trung tá hải quân Klemiokhin S.N. 1989 - 1991

các giảng viên cơ  quan chính trị:
-  trung tá hải quân Zgardovskii N.I. 1985 - 1987
-  trung tá hải quân Polygalov V.V. 1987-1991
    thanh tra cơ quan chính trị:
-  trung tá hải quân Dubovik I.N. 1985 - 1987
-  trung tá hải quân Silivontchik А.P. 1987 - 1991
   
hướng dẫn viên chính về công tác tuyên truyền và cổ động:
-  trung tá hải quân Pasnin А.А. 1986 - 1988
-  trung tá hải quân Peregudov А.S. 1988 - 1991
   
hướng dẫn viên chính về công tác đảng - công tác tổ chức:
-  đại úy hải quân Таranov А.V. 1985-1988
-  thiếu tá hải quân Seredko V.М. 1988-1991.
     
trợ lý chủ nhiệm chính trị binh đoàn về công tác đoàn thanh niên:
-  thượng úy Pоpоv V.I. 1985 -1988
-  thượng úy Кlimenko G.V.  1988 - 1991
   
hướng dẫn viên chính về công tác tuyên truyền đặc biệt (đồng thời cũng là phiên dịch):
-  thiếu tá hải quân Аgaguseinov А.S. 1985 - 1988
-  thiếu tá hải quân Каydalov V.V. 1988 - 1991
   
phiên dịch phụ :
-  thượng úy  Bogdanov D.V.  1988 - 1991
 
Với sự thành lập binh đoàn 17 và sụ có mặt của bộ tham mưu binh đoàn trong vịnh Cam Ranh, nhiệm vụ cơ bản là xây dựng những điều kiện tốt nhất để đóng căn cứ cho các tàu chiến và hoạt động của các lực lượng của binh đoàn trong thời bình cũng như trong giai đoạn đe dọa có chiến sự. Các tài liệu đã được chuẩn bị (đã soạn thảo xong) về các hoạt động hàng ngày cũng như khi chuẩn bị tác chiến  áp dụng cho những điều kiện trú đóng trong vịnh Cam Ranh lại chưa có. Chúng cần phải được biên soạn và kiểm tra trên thực tế. Còn khi bắt đầu thì sẽ phải có các tài liệu như sau:

1  - tài liệu về đảm bảo hoạt động tác chiến gồm có:
-  tài liệu trinh sát;
-  tài liệu về biện pháp ngụy trang và đối phó điện tử (радиоэлектронное противодействие (РЭП));
-  tài liệu về biện pháp đảm bảo chống tàu ngầm (противолодочное обеспечение (ПЛО));
-  tài liệu về biện pháp đảm bảo chống mìn -thủy lôi (противоминное  обеспечение (ПМО));
-  tài liệu về biện pháp đảm bảo chống tàu cao tốc (противокатерное обеспечение (ПКО));
-  tài liệu về biện pháp chống biệt kích - người nhái (противоподводно-диверсионное (ППДО));

Cam Ranh năm 1988. Một thủy thủ trong phiên trực chống biệt kích - nhái (PPDO) trên boong tàu chống ngầm cỡ lớn BPK Tallin.
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/BPK_Tallin_88_CR_Vakhta_PDSS.gif)

-  tài liệu về biện pháp đảm bảo hải văn - đạo hàng (навигационно-гидрографическое обеспечение);
-  tài liệu về biện pháp đảm bảo tìm kiếm - cứu nạn (поисково-спасательное обеспечение);
-  tài liệu về biện pháp đảm bảo khí tượng hàng hải (гидрометеорологическое обеспечение).

2.  – tài liệu về đảm bảo kỹ thuật chuyên ngành (специально-техническое обеспечение).

3  -  tài liệu về đảm bảo hậu cần cho các tàu chiến cũng như các bộ phận trên bờ của căn cứ (тыловое обеспечение кораблей и береговых частей гарнизона).

Do khoảng cách quá xa về địa lý giữa căn cứ Cam Ranh với các lực lượng chính của hạm đội, công tác phòng không được tổ chức đảm bảo bởi các lực lượng và phương tiện của binh đoàn trong sự hợp đồng với lực lượng phòng không vùng 4 hải quân Việt Nam. Trong biên chế phòng không của binh đoàn 17 có : các tổ hợp tên lửa phòng không và pháo phòng không trên chiến hạm, không quân tiêm kích (khi các máy bay Mig-23MLD đến trú đóng tại Cam Ranh), các tổ hợp radar cảnh giới không trung, các khí tài và phương tiện tác chiến điện tử (РЭБ), cũng như các tổ hợp tên lửa phòng không và pháo phòng không đóng trên bờ của quân đội Việt Nam có nguồn gốc vũ khí là sản phẩm Xô viết. 

Bờ biển Nam Việt Nam tháng 10-11 năm 1980, tàu sân bay Minsk.
Máy bay trực thăng trên tàu Minsk trong cuộc tập trận.

(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/1980_11_Minsk_CR.jpg)
(http://i1221.photobucket.com/albums/dd463/qtdc3/Minsk_SouthChinaSea_10_80.jpg)

 
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Tư, 2011, 02:10:38 am
(tiếp)
 
Cần phải tính đến vấn đề binh đoàn ở xa căn cứ chính của hạm đội và bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương. do đó các sỹ quan của cơ quan tham mưu, chính trị và phòng cơ điện phải tự soạn thảo tất cả các tài liệu về công tác hàng ngày cũng như công tác chuẩn bị tác chiến, như người ta thường nói, từ con số không, họ soạn ra các tài liệu ấy bằng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã tích lũy trước đây. Đương nhiên mọi việc rất khó khăn. Dù sao đi nữa, bộ tham mưu, cơ quan chính trị, phòng cơ điện binh đoàn, trong khi giải quyết công việc, ngoài các nhiệm vụ cơ bản theo kế hoạch đã lập và chuẩn bị các tài liệu tác chiến còn cả nhiệm vụ xây dựng và trang bị cho doanh trại đóng quân, đã hoàn thành tròn trách nhiệm được giao phó. Công lao lớn trước hết thuộc về những người chỉ huy đầu tiên của binh đoàn: Anokhin R.A., Deviataykin V.V., Prisiazniuk A.R., Murdasov L.P.

Trong hoạt động hàng ngày của binh đoàn 17, cơ quan tham mưu, chính trị, phòng cơ điện binh đoàn đã làm việc (thực hiện nhiệm vụ) phù hợp với chức năng nhiệm vụ trong thời bình. Các nỗ lực chủ yếu nhằm giải quyết những nhiệm vụ như sau:
-  duy trì sự sẵn sàng chiến đấu cao và khả năng chiến đấu cho các lực lượng binh đoàn;
-  chỉ huy và quản lý các lực lượng và phương tiện - khí tài của binh đoàn;

Một hoạt động hàng ngày của các quân nhân ban 2 vũ khí tên lửa - pháo hạm với tổ hợp AK-725 trên BPK "Nguyên soái Voroshilov". Cam Ranh tháng 12 năm 1987.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Marshal_Voro_12_1987_CR_AK_725.jpg)

-  duy trì sự sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng về tình trạng kỹ thuật cho các tàu và chiến hạm của hạm đội Thái Bình Dương, đang thực hành nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực biển "Nam Trung Hoa", Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương;
-  đảm bảo vật chất - kỹ thuật cho các tàu và chiến hạm của hạm đội đi qua căn cứ vào khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và ngược lại;
-  giám sát thường trực đối thủ tiềm năng trong khu vực tác chiến của binh đoàn, theo dõi hoạt động của nó, đánh giá tình huống và đề xuất biện pháp đối phó trình tư lệnh binh đoàn;
-   xây dựng và trang bị căn cứ đóng quân đảm bảo cho các tàu và chiến hạm neo đỗ an toàn;
-  xây dựng doanh trại để bố trí nơi ăn ở cho các đơn vị trên bờ và máy bay cũng như căn cứ hàng không, doanh trại các bộ phận phục vụ và kỹ thuật đối với các đơn vị đóng trên bờ;
-  đảm bảo an ninh và phòng thủ căn cứ đồn trú Cam Ranh bằng lực lượng của các tàu chiến trong biên chế và các phân đội thuộc tiểu đoàn tàu chiến bảo vệ lãnh hải số 300, tiểu đoàn quân cảnh độc lập và các tàu chiến thuộc lữ đoàn tàu mặt nước 119, đặc biệt chú ý đến phòng không, chống mìn, chống tàu cao tốc, chống tàu ngầm, chống biệt kích - người nhái (ПВО, ПМО, ПКО, ПЛО и  ППДО);
-  phân tán lực lượng tránh đòn tấn công trong giai đoạn đe dọa có chiến sự hay khi khởi đầu chiến sự và phân bố các lực lượng này tới các khu vực tác chiến định trước phù hợp mệnh lệnh tác chiến;
-  điều chỉnh kế hoạch chuyển lực lượng sang mức sẵn sàng chiến đấu cao nhất;
-  thiết lập mối quan hệ công tác với Bộ chỉ huy vùng 4 hải quân Việt Nam, thể hiện tình hữu nghị giữa hai đất nước và hai quân đội.

Cam Ranh, tháng 3 năm 1979, các thành viên BPK "Vasily Chapaev" và sỹ quan chiến sỹ vùng 4 hải quân.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Chapaev_3_79_CR.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Tư, 2011, 11:07:32 am
(tiếp)

Bộ tham mưu binh đoàn 17, đứng đầu là đại tá hải quân Deviataykin V.V., với sự tham gia đóng góp của một nhóm giới hạn các cá nhân có trách nhiệm, sau khi lập xong kế hoạch hàng năm và nhận được chỉ thị của tư lệnh hạm đội, đã bắt tay vào soạn thảo các tài liệu cơ bản sau:
- các kế hoạch chuyển lực lượng sang mức sẵn sàng chiến đấu cao nhất;
- nguyên tắc bố trí sở chỉ huy binh đoàn, xác định theo cơ cấu tổ chức tính toán tác chiến của sở chỉ huy và các chức năng nhiệm vụ cơ bản của tất cả các yếu tố hợp thành của sở chỉ huy;
- soạn thảo (dưới dạng bản thảo ghi trong sổ tay công tác) chức trách nhiệm vụ của các sỹ quan bộ tham mưu, các sỹ quan tại các vị trí chỉ huy tác chiến về tất cả các phương diện sẵn sàng chiến đấu.

Tham mưu trưởng binh đoàn lãnh đạo cơ quan tham mưu, soạn thảo riêng những tài liệu quan trọng nhất, thực hiện việc theo dõi trinh sát đối thủ tiềm năng, báo cáo cho tư lệnh binh đoàn, đề xuất các hành động cần thiết cho các lực lượng của binh đoàn, thực hiện việc chỉ huy và kiểm tra công tác đảm bảo hậu cần, đảm bảo kỹ thuật - chuyên ngành, đồng thời đôn đốc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đặt ra bởi các ban tham mưu cấp dưới và các mệnh lệnh đặc biệt quan trọng của tư lệnh binh đoàn.
Các sỹ quan tham mưu, ngoài các nhiệm vụ chủ yếu theo chuyên môn nghiệp vụ, còn soạn thảo các hướng dẫn sẵn sàng chiến đấu cần thiết cho các trưởng chuyên ngành hàng hải, cũng như cho các sỹ quan - điều hành viên tại vị trí chỉ huy theo quy định tác chiến (vị trí chỉ huy phòng không, vị trí chỉ huy chống tàu ngầm, vị trí chỉ huy chống tàu xuồng cao tốc, vị trí chỉ huy chống mìn - thủy lôi, vị trí chỉ huy chống tác chiến điện tử, vị trí chỉ huy chống biệt kích - người nhái, đài chỉ huy và dẫn đường cho không quân tiêm kích và v.v... -  пост управления ПВО,  ПУ ПЛО,  ПУ ПКО, ПУ ПМО,  ПУ РЭБ,  ПУ ППДО,  пост командный пункт управления и наведения истребительной авиации  КПУНИА и т.д.).
Đảm bảo kỹ thuật - chuyên ngành gồm có việc thực hiện các biện pháp chuyên ngành, bảo đảm tình trạng hoạt động đúng quy cách của vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật, xây dựng các điều kiện thuận lợi để các lực lượng binh đoàn hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

Khái quát về đảm bảo kỹ thuật - chuyên ngành và đảm bảo hậu cần.
Các hình thức đảm bảo kỹ thuật - chuyên ngành (Основные виды специально-технического обеспечения) gồm có: 
-  đảm bảo kỹ thuật - hạt nhân (ядерно – техническое);
-  đảm bảo kỹ thuật tên lửa (ракетно-техническое);
-  đảm bảo kỹ thuật (техническое);
-  đảm bảo khí tượng (метрологическое).

Đảm bảo hậu cần (Тыловое обеспечение) được tổ chức nhằm mục đích duy trì năng lực chiến đấu cho các lực lượng của hạm đội, đảm bảo tất cả các hình thức và phương tiện vật chất, cũng như xây dựng các điều kiện cần thiết khác để thực hiện thành công nhiệm vụ đề ra. Đảm bảo hậu cần bao gồm:
- đảm bảo vật chất (материальное обеспечение);
- đảm bảo tài chính (финансовое);
- đảm bảo khai thác - nhà ở (квартирно-эксплуатационное);
- đảm bảo vận tải (транспортное);
-  đảm bảo kỹ thuật công trình - sân bay (инженерно-аэродромное);
-  đảm bảo kỹ thuật hàng không - sân bay (аэродромно-техническое);
- đảm bảo y tế (медицинское).

Việc soạn thảo các kế hoạch chỉ huy chiến đấu các lực lượng của binh đoàn được tiến hành song song với việc soạn thảo các tài liệu tương tự tại các cơ quan tham mưu các đơn vị cấp dưới, các tàu chiến và các đơn vị đóng quân trên bờ. Bộ tham mưu binh đoàn trong quá trình kiểm tra đôn đốc việc thực hiện (soạn thảo) kịp thời và chính xác các tài liệu, đã dành sự quan tâm đặc biệt để làm sáng tỏ cho cấp dưới các nhiệm vụ đặt ra, nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề hợp đồng khi huấn luyện và khi tiến hành các hoạt động sắp tới, vấn đề tổ chức tất cả các lực lượng và phương tiện trinh sát và chỉ huy. 
                                                                   
Ban lãnh đạo Hải quân Xô Viết thời kỳ đạt được quân bình chiến lược Xô - Mỹ, những người đã  tổ chức thực hiện sự có mặt trên toàn cầu của hạm đội Xô Viết tại tất cả các đại dương của thế giới.
từ trái sang phải
- hàng thứ nhất (hàng ngồi):  AHLX đô đốc hạm đội Egorov G.M., đô đốc Sorokin A.I., hai lần AHLX đô đốc hạm đội Liên bang Xô viết Gorshkov S.G., AHLX đô đốc hạm đội Smirnov N.I., đô đốc Bondarenko G.A.
- hàng thứ hai: phó đô đốc Kosov A.M., AHLĐXHCN đô đốc Kotov P.G., AHLX thượng tướng không quân Mironenko A.A., đô đốc Novikov V.G., đô đốc Gritshanov V.M., đô đốc Mizin L.V.
                                                                 
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/5291c4fd4db02ff77e547ad329dfd2f6.png)
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Tư, 2011, 07:05:12 pm
(tiếp)

Bộ tham mưu binh đoàn nhằm đạt được sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính trị binh đoàn, đã đều đặn và kịp thời giới thiệu về các nhiệm vụ được giao và quyết định của tư lệnh binh đoàn, thường xuyên thông báo về các hoạt động của các lực lượng của binh đoàn và lực lượng của đối thủ trong tiến trình tập trận (tùy theo tình huống đề ra). 

Chủ nhiệm chính trị binh đoàn soạn thảo (ở dạng bản thảo viết tay cá nhân) các tài liệu (tác chiến) và hoàn thành nó trong tiến trình tập trận. Thông tin về các công việc mà các lực lượng binh đoàn đang tiến hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đề ra được chuyển kịp thời đến bộ chỉ huy binh đoàn, các sỹ quan tham mưu, các điều hành viên tại các vị trí chỉ huy chiến đấu, tất cả các tin tức hiện có về đối thủ tiềm năng, về tinh thần của họ, về tâm trạng cư dân đất nước nơi đóng quân, cũng như về tất cả các biện pháp tuyên truyền đặc biệt đang tiến hành. Tập thể cơ quan chính trị suốt những năm binh đoàn hoạt động, đã được bổ sung hoàn chỉnh và làm việc rất vững vàng.
Các ban tham mưu các đơn vị thuộc quyền, ban chỉ huy các đơn vị trên bờ, soạn thảo kế hoạch của mình về công tác sẵn sàng chiến đấu và công tác thường ngày, phối hợp chặt chẽ hoạt động của mình với cơ quan tham mưu cấp trên.         
 
Việc đảm bảo an ninh và phòng thủ Sở chỉ huy binh đoàn, tất cả các điểm đóng quân thực hiện bằng lực lượng các phân đội đổ bộ đường biển, còn về sau - là tiểu đoàn cảnh vệ độc lập và thực hiện bằng nỗ lực kiểm tra theo chế độ được phép trong cơ quan tham mưu binh đoàn và các đơn vị phụ thuộc mức độ sẵn sàng chiến đấu.     
 
Mệnh lệnh của tư lệnh binh đoàn chính là thao tác chỉ huy cơ bản, mệnh lệnh đó được các sỹ quan tham mưu thảo ra trên cơ sở tài liệu trong các sổ tay huấn luyện chiến đấu và các báo cáo tổng kết của tham mưu trưởng binh đoàn, chủ nhiệm chính trị và phó tư lệnh phụ trách cơ điện. Theo đề xuất của cơ quan tham mưu, sự phân tích cá nhân tình hình và ý đồ hoạt động của các lực lượng đã được soạn thảo và luyện tập từ trước, tư lệnh binh đoàn ra quyết định, công bố và chỉ dẫn về thực hiện thủ tục cần thiết (để ban bố và thi hành mệnh lệnh). Quyết định đã có được cơ quan tham mưu làm thủ tục hướng dẫn trên bản đồ với các ghi chú giải thích rõ nhiệm vụ.       

Hoạt động tiếp theo của cơ quan tham mưu, cơ quan chính trị, phòng cơ điện để thực hiện nhiệm vụ đặt ra được tiến hành phù hợp với mệnh lệnh đã ban hành. Trong tiến trình làm việc để tổ chức thi hành nhiệm vụ đề ra, sự quan tâm đặc biệt được dành cho các vấn đề như sau:
- các cơ quan tham mưu các đơn vị dưới quyền, chỉ huy các đơn vị đóng trên bờ có tìm hiểu rõ ràng và đúng đắn nhiệm vụ được giao hay không;
- các tài liệu tác chiến được chuẩn bị với chất lượng ra sao;
- các tài liệu chuẩn bị có phù hợp ý đồ và mệnh lệnh tác chiến của tư lệnh binh đoàn hay không;
- việc tập trung hỏa lực (theo phương án dự kiến) vào kẻ thù tiềm năng sẽ được tổ chức thực tế thế nào trong tình huống quyết định, sự hợp đồng lực lượng trong tất cả các khẩu đội có hiệu lực đến đâu;
- những vấn đề chưa được giải quyết,  chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đâu tới việc thực hiện những nhiệm vụ đề ra, cần áp dụng những biện pháp cần thiết nào nhằm loại bỏ chúng và những vấn đề khác.

Các tài liệu đã soạn thảo tại các cơ quan tham mưu và các đơn vị trên bờ đã được hoàn thiện và kiểm tra trên quy mô toàn thể qua các đợt thanh tra binh đoàn bởi Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô, Bộ Tham mưu hạm đội Thái Bình Dương, cũng như trong quá trình tiến hành các cuộc diễn tập chiến thuật (tham mưu - chỉ huy), các cuộc tập huấn tham mưu, tập luyện với các phương tiện truyền tin và chỉ huy, các bài tập nhóm và hội ý chiến thuật trên nền chiến thuật thực tế với mục đích huấn luyện cho các tư lệnh và các bộ tham mưu sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cụ thể trong điều kiện các lực lượng của binh đoàn đồn trú tại hải cảng nước ngoài cách xa căn cứ cơ bản của hạm đội 2500 dặm.

Cam Ranh năm 1988. Cầu cảng nhìn từ đài chỉ huy BPK "Tallin".
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/BPK_Tallin_88_CR_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Tư, 2011, 01:33:05 pm
(tiếp)

Để duy trì sự sẵn sàng chiến đấu cao cho hệ thống chỉ huy tại cơ quan tham mưu từ khi đến Cam Ranh đã tổ chức trực ban liên tục như sau: trực ban tác chiến (оперативный дежурный (ОД)), người sỹ quan được giao nhiệm vụ nằm trong số các sỹ quan có năng lực nhất của bộ tham mưu và được phép nhận trách nhiệm trực ban bằng mệnh lệnh của tư lệnh binh đoàn; làm công tác trợ lý trực ban tác chiến,  trực ban thông tin, trực ban tại các vị trí  tác chiến phòng không, chống tàu cao tốc, chống tàu ngầm, chống thủy lôi - mìn, chống biệt kích - người nhái, trực ban tại vị trí đài chỉ huy và dẫn đường không quân tiêm kích, trực ban khí tượng, là những quân nhân nằm trong số các chuyên gia trưởng ngành hàng hải quân sự thuộc bộ tham mưu binh đoàn và ban tham mưu các đơn vị hợp thành.     

 Trực ban trong binh đoàn phục tùng trực ban tác chiến, được giao nhiệm vụ trong vòng một ngày đêm, chọn trong số các thuyền trưởng và có trách nhiệm về việc thực hiện đúng đắn và chính xác công tác trực ban của các quân nhân tham gia trực và việc tuân thủ quy tắc quy trình trong các phiên tuần tra canh gác, việc thực hiện kế hoạch hàng ngày tại binh đoàn, thi hành nhiệm vụ theo ca trực một ngày đêm. Trong các vấn đề tổ chức phục vụ, các trực ban tại các đơn vị và bộ phận phục tùng trực ban binh đoàn.           
Việc tiếp quản phiên trực ban bắt đầu từ khi đổi ca trực theo vòng một ngày đêm. Ca trực (thay phiên) một ngày đêm mới tập hợp đội hình đổi ca trên sân tập, dẫn đầu là trực ban. Trục ban thay phiên của sư đoàn tàu ngầm báo cáo trực ban binh đoàn về việc sẵn sàng bước vào tiếp quản phiên trực và thực hiện nhiệm vụ trực ban. Tiếp đến là việc hướng dẫn, kiểm tra nhận thức của các thành viên về chức trách nhiệm vụ trực ban, kiểm tra điều lệnh trang phục quân nhân. Theo điều lệnh, các thành viên tham gia trực ban - canh gác tập hợp đổi phiên trong quân phục mùa hè tại vùng khí hậu nhiệt đới, sỹ quan - áo cộc tay và quần dài, những người còn lại - áo cộc tay và quần sooc. Việc tiếp thu và chuyển giao phiên trực tại binh đoàn được báo cáo với tham mưu trưởng hoặc tham mưu phó binh đoàn. Họ sẽ cho chỉ dẫn về các chi tiết trong phiên trực sắp tới. Vào buổi sáng, theo điều lệnh quy định lúc 5h30 sẽ diễn ra việc báo cáo bằng lời nói với tư lệnh binh đoàn và tham mưu trưởng binh đoàn.   
Tại vị trí đậu tàu chiến ở cầu cảng, nhằm mục đích không cho phép người ngoài qua lại bến nổi và tàu chiến, đã tổ chức trực suốt ngày đêm tại bốt gác trạm kiểm soát - lưu thông. Trạm  kiểm soát - lưu thông dựng các bốt gác có lưới chắn kim loại tại lối vào bến cảng, có trồng cây trường xuân bao quanh để có nhiều lá xanh quanh năm bảo vệ con người trước ánh nắng thiêu đốt của mặt trời vùng nhiệt đới, mà trong ngày nóng nực cũng cho được một chút bóng mát.

Thành phần phiên trực gồm 4 người: trực ban tại trạm kiểm soát - lưu thông (theo điều lệnh - là sỹ quan hoặc hạ sỹ quan trên tàu chiến), thủy thủ trưởng và hai thủy thủ. Lãnh nhiệm vụ trực ban có 2 người: ban đêm - người trực ban và một thủy thủ; ban ngày - thủy thủ trưởng và thủy thủ thứ hai. Vũ khí của trực ban tại trạm kiểm soát - lưu thông - súng lục "PM" và các kẹp đạn, các thành viên - lưỡi lê. Trên các tàu chiến có vũ khí hạt nhân đậu tại cầu cảng, kíp trực thực hiện phiên canh gác của mình, được tổ chức phù hợp yêu cầu của điều lệnh tàu chiến của Hải quân Xô Viết năm 1979 (điều lệnh hải quân 1979 -  Корабельного устава ВМФ 1979 года).   

1982-1983 – giai đoạn hình thành tổ chức biên chế và trang bị cho binh đoàn.

Cam Ranh, năm 1986. Trung đội công binh thuộc đội đổ bộ đường biển tập hợp làm nhiệm vụ.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Saperny_Vzvod2_86_87.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Min_chong_bo_binh.jpg)

Từ 1984  binh đoàn bước vào huấn luyện chiến đấu theo kế hoạch. Ngày 15 tháng 7 năm 1984, tư lệnh thứ 2 của binh đoàn 17, Kuzmin A.A. tới Cam Ranh  nhận nhiệm vụ. Tại lễ đón cử hành tại bến tàu quân cảng, Aleksandr Aleksandrovitch đã nói ngắn gon: "Tôi đã tới và chở đến cho các bạn, tập thể thành viên binh đoàn và toàn căn cứ 200 tấn xi măng. Tôi và các bạn sẽ cùng nhau thực hành các bài huấn luyện tác chiến, nâng cao mức sẵn sàng chiến đấu và cùng nhau xây dựng doanh trại, giải quyết các nhu cầu hàng ngày. Hãy bắt tay làm việc."
Các tàu chiến trong thành phần binh đoàn 17, từ căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương, từ các điểm đóng quân của các phân hạm đội, các binh đoàn tác chiến chiến dịch - chiến thuật của hạm đội Thái Bình Dương, đến gia nhập lực lượng sẵn sàng chiến đấu của binh đoàn. Khi mà bộ tham mưu, phòng cơ điện, cơ quan chính trị đã tới đồn trú tại Cam Ranh, các tàu chiến của binh đoàn sẽ được kiểm tra tổng thể về mức độ sẵn sàng chiến đấu, tình trạng sẵn sàng kỹ thuật phục vụ chiến đấu, kiểm tra tình hình chính trị - tư tưởng, kỷ luật quân sự. Việc phát hiện các sai sót được đưa vào danh sách kiểm tra và bắt buộc phải có báo cáo về tình hình khắc phục các sai sót đó. Theo điều lệnh, tùy thuộc số lượng các sai sót phát hiện ra, con tàu sẽ bị tuyên bố ở thời kỳ làm công tác tổ chức  cho đến khi tất cả các khiếm khuyết được loại bỏ xong. Sau khi kết thúc thời kỳ tổ chức, các tàu chiến bước vào trực chiến. Trong vịnh Cam Ranh, các tàu chiến chỉ tạm dừng rồi ra đi thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong các khu vực tuần tra chiến đấu trên biển "Nam Trung Hoa", Ấn Độ Dương hoặc Thái Bình Dương, tùy theo mệnh lệnh chiến đấu tương ứng.

Kỷ niệm 100 ngày phục vụ đầu tiên, những năm 84-85, BPK "Sposobnyi".
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/100dpr_2_CR_BPKSposobnyi_84_85.jpg)
 (http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Map_CamRanh.jpg)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Tư, 2011, 02:16:42 pm
(tiếp)

Logo binh chủng tàu ngầm Nga.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/foto3.gif)

"Cá voi", tàu ngầm nguyên tử Xô viết đề án 627 trên biển Nhật Bản. Lò phản ứng VM-A lắp đặt trên tàu ngầm đề án này đầu tiên.
 (http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/627_03.jpg)

"Những người lao động biển cả cần mẫn" trên Địa Trung Hải và biển "Nam Trung Hoa", trên Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" (cuối những năm 196x, những năm 197x và những năm đầu 198x của thê kỷ 20) là các tàu ngầm nguyên tử mang các loại vũ khí tên lửa hành trình P-6, P-6M, P-5Đ, P-500 thuộc đề án 675 và 675MK. Đó là các tàu ngầm thuộc các sư đoàn tàu ngầm số 26, 10, 29 của hạm đội Thái Bình Dương và  các sư đoàn tàu ngầm số 11, 7, 35 thuộc hạm đội Biển Bắc (không loại trừ khả năng các chỉ huy tàu mặt nước sẽ cự lại sự khẳng định này, nhưng nếu xem xét kỹ mục "sư đoàn tàu ngầm số 38" trong bản tổng kết lịch sử này thì họ sẽ khó mà không đồng tình).
Như vậy, trong thời kỳ từ 1963 đến 1968 đã có 29 tàu ngầm đề án này được đóng xong tại hai nhà máy: tại xí nghiệp chế tạo máy Phương Bắc ở thành phố Severodvinsk (СМП № 402) và tại nhà máy mang tên Đoàn thanh niên Cộng sản Lê nin số 199 ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur.

 Việc chế tạo tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 675 được bắt đầu năm 1956 theo nhiệm vụ mà HĐBT Liên Xô đặt cho Phòng Thiết kế trung ương kỹ thuật hàng hải "Rubin" (ЦКБ  МТ «Рубин»). Chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đầu đàn thuộc đề án 675 chế tạo tại nhà máy ở thành phố Severodvinsk, đã được đưa vào biên chế phục vụ năm 1963.      

Căn cứ ngầm của tàu ngầm Xô viết tại Balaklava, di tích thời "chiến tranh lạnh", tháng 5 năm 2000.
 (http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Balaklava2000_t420.jpg)

Các tính năng kỹ chiến thuật chủ yếu của đề án 675: chiều dài lớn nhất 115,4 m, chiều rộng 9,3 m, mớn nước 7,5 m, độ choán nước 5760 tấn, chiều sâu lặn giới hạn 300 m, thủy thủ đoàn 128 - 137 người. Trong thành phần thiết bị sản sinh năng lượng (энергоустановки) - lò phản ứng hạt nhân kiểu VM - A công suất 70 megawatt có 2 lò (lò phản ứng hạt nhân kiểu nước - nước, neutron nhiệt, lắp đặt trên tàu ngầm nguyên tử xô viết thế hệ đầu, nhiên liệu hạt nhân sử dụng là đi ôxít uran 235 được làm giàu cao), hai turbin hơi, hai tua bin truyền động chính kiểu bánh răng. Công suất của tổ hợp năng lượng chính (ГЭУ - главная энергетическая установка) - 39.000 mã lực.

Vũ khí: 8 đạn tên lửa hành trình P-6 (hoặc P-5Đ, tùy theo mức tải trọng và vấn đề đặt ra khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu để bắn vào các trung tâm công nghiệp lớn và trung tâm hành chính trên bờ của kẻ thù tiềm năng với hệ thống điều khiển "Start"), chứa trong các thùng phóng  trong khối vỏ chính của tàu ngầm, được nâng lên ở tư thế khởi động với góc 14 độ. Chiều dài tên lửa 10,8 m, đường kính 0,9 m, sải cánh 2,5 m, trọng lượng xuất phát 5.600 tấn, trọng lượng đầu đạn 800 kg, tốc độ 1,3 M, tầm bắn xa lớn nhất 80 - 350 km, loại đầu đạn - đầu nổ phá tích lũy (фугасно-кумулятивная) hoặc đầu đạn hạt nhân (20 kiloton), độ cao hành trình 400 - 7500 m, trước khi dẫn đường và khóa mục tiêu bằng máy ngắm định vị vô tuyến (đầu định vị vô tuyến tự dẫn trên thân đạn tên lửa) - đạn tên lửa hạ xuống cao độ 100 m. Động cơ hành trình - động cơ tuabin phản lực, động cơ khởi động - nhiên liệu rắn. Vũ khí ngư lôi: 4 ống phóng ngư lôi đằng mũi và 2 ống phóng ngư lôi đằng lái. Chiều sâu phóng ngư lôi lớn nhất là 250 m. Tổng dự trũ ngư lôi - 20 đạn.  

"Echo-II", người lao động cần mẫn nhưng ồn ào của thời kỳ "chiến tranh lạnh" trên biển.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/echo-2_DNST8205653.jpg)
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Tư, 2011, 10:38:39 pm
 (tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/800px-Abraham-Lincoln-battlegroup.jpg)
Ảnh minh họa ru.wiki: Nhóm tàu sân bay xung kích "Abraham Lincoln" (USS Abraham Lincoln Battle Group) cùng các tàu chiến Australia, Canada, Chile, Nhật, Hàn quốc trên đường tới Honolulu tại cuộc tập trận RIMPAC 2000 (Rim of the Pacific Exercise).

Để chống lại nhóm tàu sân bay xung kích hải quân Mỹ (АУГ ВМС США - Авиано́сная уда́рная гру́ппа) có chiều sâu phòng thủ cho cụm tàu sân bay từ 250 - 300 km đòi hỏi phải chế tạo được tên lửa chống hạm thế hệ mới và hệ thống trinh sát tầm xa, vượt qua chiều sâu phòng thủ phòng không (phòng chống tên lửa) của nhóm tàu sân bay xung kích. Kèm theo đề án chế tạo loại tên lửa hành trình này đã thiết kế hệ thống trinh sát chỉ thị mục tiêu "Uspekh" ("Thành công"), bố trí trên phương tiện mang khai thác đặc biệt Tu-16RtS và Tu-95RtS (chính các máy bay này cũng đóng căn cứ tại sân bay Cam Ranh) và sau này là Ka-25RtS. Trên các máy bay đó người ta lắp đặt hệ thống radar rất mạnh để phát hiện các mục tiêu trên biển và truyền tín hiệu cho tàu ngầm, nơi sẽ xử lý và chuyển các dữ liệu chỉ thị mục tiêu này vào tổ hợp tên lửa.    
 
Nhiệm vụ điều khiển hành trình bay và dẫn đường cho tên lửa tới mục tiêu có trợ giúp của máy ngắm định vị vô tuyến (trên thân đạn tên lửa) được đảm nhiệm bởi hệ thống tự động hóa trên tàu chiến "Argument" và "Argument-S".  Nếu trong thành phần nhóm tàu sân bay xung kích bị phát hiện có không phải một mà là một số mục tiêu,  thì tính toán chọn lọc mục tiêu tiêu diệt trong số các tàu chiến của đối phương bằng cách truyền chuyển tiếp ảnh định vị vô tuyến biểu thị tất cả các mục tiêu từ thân tên lửa đến tàu ngầm và chuyển lệnh chọn mục tiêu từ tàu ngầm đến tên lửa. Như thế, bằng việc chế tạo được tổ hợp tên lửa P-6 và đảm bảo hệ thống trinh sát chỉ thị mục tiêu cho nó, lần đầu tiên trên thế giới, tại Liên Xô, đã xây dựng được hệ thống trinh sát - tấn công (РУС - разведывательно – ударная система), mà trong thành phần của nó gồm có các phương tiện trinh sát (tầm xa đến 7000 km) và chỉ thị mục tiêu, vũ khí tấn công và phương tiện mang (tàu ngầm, tàu mặt nước mang tên lửa hành trình P-35 và máy bay).

Việc khai hỏa tổ hợp tên lửa thực hiện theo tiến trình sau: tàu ngầm đang ở trong khu vực làm nhiệm vụ, sau khi nhận lệnh chiến đấu sử dụng vũ khí tên lửa (tài liệu như thế được ký và kiểm tra mã bởi hạm trưởng tàu ngầm, hạm phó chính trị, trợ lý chính của hạm trưởng), tàu nổi lên độ sâu kính tiềm vọng và thiết lập liên lạc với máy bay trinh sát - chỉ thị mục tiêu đã chuyển thông tin định vị vô tuyến về mục tiêu trên mặt nước cho tàu ngầm. Thông tin này đã được thể hiện trên màn hình bàn điều khiển của quân nhân vận hành tổ hợp chỉ thị mục tiêu của tàu ngầm. Hạm trưởng sẽ phân tích tình trạng mục tiêu và ấn định mục tiêu. Các dữ liệu này được chuyển cho hệ thống điều khiển tổ hợp tên lửa trên hạm. Sau khi có quyết định dứt khoát sử dụng vũ khí của hạm trưởng tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình, khẩu lệnh tác chiến được phát ra: "Báo động chiến đấu. Tấn công tên lửa, phóng đạn "P-6". Tàu ngầm đã ở trên hướng tấn công, thực hiện công tác chuẩn bị tiền khởi động, tàu chuyển lên tư thế nổi trên mặt nước và tiến hành phóng đạn theo loạt bắn (số tên lửa hành trình trong một loạt bắn - không lớn hơn bốn đạn).

Tàu ngầm đề án 644 với 2 ống phóng tên lửa P-5.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Whiskey_Twin_Cylinder_submarine.jpg)  
...


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Tư, 2011, 12:56:45 am
(tiếp)

Việc điều khiển hành trình bay từng quả đạn trong loạt phóng đối với mặt phẳng phóng được thực hiện bởi các trắc thủ vị trí BP-10 (БП-10, -20, -30, -40) theo các mốc phương vị trên màn chỉ thị radar định vị. Trong trường hợp có độ lệch chuẩn so với hướng đã định, trắc thủ sẽ lái đạn vào mặt phẳng phóng. Khi tên lửa đạt đến tầm xa tính toán (xác định bởi hệ thống điều khiển trên hạm) theo lệnh của các trắc thủ, máy ngắm định vị vô tuyến trên thân đạn sẽ hoạt động và máy phát vô tuyến trên thân đạn sẽ chuyển tiếp thông tin nhận được từ máy ngắm định vị vô tuyến. Sau đó tiếp đến lệnh "khóa mục tiêu" («Захват») vào mục tiêu đã được chọn bởi máy ngắm định vị vô tuyến trên thân đạn. Bước vào chế độ này, việc điều khiển từ xa chấm dứt, tên lửa hạ xuống độ cao nhỏ, đồng thời không làm mất tiếp xúc của radar định vị với mục tiêu đã "khóa", thực hiện hành trình định hướng tự dẫn tới mục tiêu (thoạt đầu đạn tự dẫn chỉ trong mặt phẳng ngang, sau đó khi bổ nhào với góc thoải về phía mục tiêu và còn cách mục tiêu vài km, chế độ tự dẫn theo mặt phẳng đứng được đưa vào hoạt động). Tại pha cuối tên lửa bổ nhào vào mục tiêu, đầu đạn khi này chưa tách ra. Sau khi đã phóng đạn, các thùng phóng được hạ xuống, anten "Argument-S" được đưa về tư thế xuất phát và tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình lại lặn xuống biển sâu.

Anten radar "Argument" dẫn bắn P-6, chụp tại tàu ngầm diezen K-77 đề án 651 hiện đang "về hưu" trong bảo tàng Mỹ.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Argument-RadarK-77pr651.jpg)

P-5 phóng từ tàu ngầm nguyên tử đề án 675. Vì P-5 không dẫn bắn bằng radar nên anten của radar "Argument" ở trong tư thế xếp lại.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/675_P5.jpg)

Tàu ngầm đề án 675 lần đầu tiên trên thế giới thực hiện được khả năng phóng đạn theo loạt với việc lựa mục tiêu tiêu diệt trong số các tàu chiến của đối phương có trong thành phần đội hình. Tàu ngầm nguyên tử đề án này thực hành phóng một loạt 4 đạn trong thời gian 15 phút, hai loạt trong thời gian 20 đến 30 phút có tính đến thời gian tiêu tốn cho các việc nổi lên, chuẩn bị, phóng đạn, và thời gian hành trình của quả đạn bay tới mục tiêu. Việc đảm bảo khả năng phóng cùng một lúc 12 đạn P-6 từ các phương tiện mang khác nhau đã cho phép khắc phục được lưới lửa phòng không (chống tên lửa) dày đặc của các đơn vị hợp thành các nhóm tàu sân bay trong những năm 196x.

Tàu ngầm đề án 675 là một trong những kiểu tàu được hiện đại hóa tích cực nhất của hạm đội Xô viết. Một phần lớn nguyên nhân nằm ở chỗ đối thủ chủ yếu của nó - các tàu sân bay Mỹ được hoàn thiện nhanh chóng. Tên lửa P-6 được hiện đại hóa sang phiên bản P-6M (4K48). Bắt đầu từ năm 1959, tại Liên hiệp nghiên cứu khoa học НИИ-49, dưới sự lãnh đạo của A.P.Tsvetkov, đã tiến hành chế tạo trạm radar "Molnya" đảm bảo chỉ thị mục tiêu ngoài đường chân trời nhờ sử dụng hiện tượng lan truyền sóng radio tần số siêu cao (СВЧ-сверхвысокой частоты) trong tầng đối lưu. Vào tháng 12 năm 1969, đài radar "Molnya" đã được tiếp nhận vào biên chế vũ khí hải quân Xô viết và lắp đặt trên tàu ngầm nguyên tử đề án 675 và tàu ngầm diezen đề án 651.

Khuyết điểm thực sự của tổ hợp P-6 là phải phóng đạn ở tư thế nổi trên mặt nước. Trong khi đó thời gian tính toán xử lý của tàu ngầm với tổ hợp P-6, so với các tàu ngầm mang theo trên thân tàu tổ hợp P-5, lại tăng lên, bởi lẽ việc điều khiển hành trình bay của đạn tên lửa từ thân tàu đòi hỏi duy trì cho đến tận trước lúc đầu tự dẫn (ГСН) trên thân đạn "khóa" được mục tiêu. Mặc dù có nhược điểm hiển nhiên này, tổ hợp P-6 đã cho hạm đội Xô viết đạt được những ưu thế đáng kể trong cuộc đối đầu với những tàu mặt nước lớn của đối phương.    

Lẽ dĩ nhiên, để cuôc tấn công tên lửa thành công, cần phải có sự làm việc chính xác và hợp đồng chặt chẽ không chỉ của các trắc thủ các vị trí chiến đấu BP-10, BP-20, BP-30, BP-40, toàn bộ đội ngũ quân nhân ban tác chiến tên lửa (ban 2), mà còn cả tập thể quân nhân ban 1 (hoa tiêu), ban 5 cơ điện (có nghĩa là  toàn bộ quân nhân, vận hành phục vụ hệ thống thùng chứa và phóng đạn ban tác chiến tên lửa theo lệnh báo động chiến đấu trong các khoang tàu ngầm số 2,4,5,7,8,9), cũng như các đội viên thủy âm, các trắc thủ đo xa vô tuyến, tập thể ban hoa tiêu tác chiến và v.v... Đặt nền tảng cho sự thành công của một cuôc tấn công tên lửa như vậy còn là từ trên bờ, trong các trung tâm giảng dạy của hải quân Liên Xô, từ các cuộc thao luyện của các khẩu đội tên lửa hạm tại các trung tâm huấn luyện của các phân hạm đội, trong quá trình hàng ngày ôn luyện nguyên tắc lý thuyết và thực hành, trong giai đoạn huấn luyện và chuẩn bị vật chất kỹ thuật cho toàn bộ tổ hợp tên lửa trước khi ra khơi.

Leonid Ilitch Brezhnev và Aleksei Nikolaievitch Kosyghin trong chuyến thăm căn cứ tàu ngầm hạm đội Biển Bắc. Bên trái là một tàu ngầm diezen đề án 651 trang bị 4 tên lửa P-6. Năm 1965? Phấn khởi vì thắng lợi của các thủy thủ tàu ngầm hạm đội Biển Bắc, ông đang kể cho Kosyghin nghe về chiến công của mình tại Đất Nhỏ trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941-1945.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Breznev_Kosyghin_Severnyi_Flot_65.jpg)
 
P-6 phóng thành công từ tàu ngầm nguyên tử đề án 675 hạm đội Biển Bắc trước sự chứng kiến của Leonid Ilitch Brezhnev.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/APLm1p.jpg)

Nguồn ảnh flot.com

....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Tư, 2011, 03:54:58 pm
(tiếp)

Tại căn cứ kỹ thuật tên lửa, tên lửa hành trình (có cánh) được chuẩn bị phù hợp với các yêu cầu của tài liệu hướng dẫn trước lúc chuyển giao cho phương tiện mang sau khi gỡ niêm cất, tiến hành kiểm tra tất cả các cơ cấu của tên lửa, cùng với hoạt động của động cơ hành trình còn kiểm tra cơ cấu lái tự động bởi các nguồn nuôi riêng, toàn bộ các thiết bị kỹ thuật vô tuyến (radar) khi  phát sóng chuyển giao lệnh điều khiển tên lửa tới bánh lái trong thời gian làm việc của động cơ. Việc kiểm tra hệ thống tên lửa khi truyền phát lệnh như thế tiến hành có tính toán đến thời gian và đường bay của vệ tinh trinh sát Mỹ (искусственный спутник Земли - ИСЗ США) trên lãnh địa căn cứ kỹ thuật tên lửa (ракетно-технической базе, РТБ) nhằm mục đích chống sự phát hiện và ghi nhận tần số phát lệnh của thiết bị radar trên tên lửa hành trình. Tiếp theo, tên lửa được nạp nhiên liệu (nhiên liệu hành trình cơ bản và nhiên liệu phóng), lắp đầu đạn tác chiến thông thường hoặc đặc biệt (hạt nhân), ghép nối tầng động cơ khởi động (phóng) bằng nhiên liệu rắn (СПРД - стартовый пороховой ракетный двигатель ).
Tên lửa đã được kiểm tra và chuẩn bị xong sẽ được bàn giao cho tàu ngầm, vận chuyển tới bằng ôtô vận tải có mooc chuyên dùng, dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt, tại bến cảng cố định, giao nhận với tập thể ban tác chiến tên lửa (ban 2) và cẩu lắp chất vào thùng chứa.
    
Chuẩn bị cẩu lắp tên lửa P-6 từ xe vận chuyển vào thùng phóng trên tàu ngầm diezen đề án 651.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/651_28.jpg)

Trong hệ thống kho vũ khí do Tổ hợp xây lắp Xô viết SovSMO xây dựng cho binh đoàn 17 có các hạng mục công trình để cất giữ các tên lửa có cánh P-6, P-6M, P-500, các hạng mục công trình để tiến hành các công tác lắp ráp bảo trì theo quy chế, giá thử nghiệm hoạt động động cơ hành trình của tên lửa, bệ lắp đầu đạn tác chiến (ЯБП - ядерных боеприпасов) và động cơ phóng  (СПРД). Bảo vệ khu kho vũ khí như thế cần có một đại đội cảnh vệ và an ninh độc lập. Liên quan đến sự thay đổi trong đời sống chính trị của đất nước, trong năm 1990 kho vũ khí đã xây xong do Bộ tư lệnh binh đoàn 17 tiếp nhận từ những nhà xây dựng, trong các hạng mục của nó đã không lắp đặt các thiết bị mặt đất để tiến hành các công tác quy chế với tên lửa, bộ tư lệnh binh đoàn đã từ chối khai thác sử dụng kho này và ngay tức khắc chuyển giao cho phía Việt Nam. Thật không dễ dàng đồng tình với một quyết định như vậy. Sau khi tốt nghiệp trường quân sự và nhận bằng "kỹ sư cơ điện vũ khí tên lửa trên tàu chiến", tôi (chuẩn đô đốc Matiushin - chủ nhiệm chính trị binh đoàn 17) được phái đến căn cứ kỹ thuật tên lửa của phân hạm đội số 1 (là kỹ sư, rồi kỹ sư trưởng phân xưởng thí nghiệm số 2 - phân xưởng chuẩn bị tên lửa P-6 để bàn giao cho phương tiện mang), sau đó phục vụ trên các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình thuộc các đề án 675, 675MK, 670. (Tôi) đã trải qua thực tập tại căn cứ kỹ thuật tên lửa phân hạm đội cũng như tại kho vũ khí hạm đội. Kho vũ khí tại Cam Ranh được thiết kế và xây dựng có tính toán đến điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Quyết định của tư lệnh binh đoàn đã được Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương phê chuẩn. Thương thay. Giận thay. Hải quân Xô Viết (khi đó) vẫn còn chưa xây dựng (xong) một kho vũ khí như vậy...

Tên lửa P-6. Phía dưới treo động cơ khởi động, phóng tên lửa bay ra khỏi ống phóng.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/p6_2_dong_co_phong_o_duoi_nen.jpg)
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Tư, 2011, 06:20:29 pm
(tiếp)

Hình họa P500, P-700.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/800px-P-500_bazalt_sketchsvg.png)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/800px-P-700-Granit_sketchsvg.png)  
        
 Vào cuối những năm 197x, tính đến sự phát triển đang diễn ra liên tục của hạm đội kẻ thù tiềm năng, trên tàu ngầm đề án 675MK đã đưa vào biên chế vũ khí tổ hợp tên lửa "Bazalt" (КР П-500) với tầm bắn 500 km, tốc độ bay hành trình của đạn là 2,5M và hệ thống chỉ thị mục tiêu từ vũ trụ "Kasatka-B". Công tác của các trắc thủ và tập thể quân nhân ban tác chiến 2 đã đỡ vất vả đi rất nhiều. Còn với sự xuất hiện tổ hợp tên lửa "Granit" (tàu ngầm nguyên tử tuần dương đề án 949), đã cho phép tàu ngầm phóng đạn trong tư thế ngầm đến khoảng cách 550 (625) km theo hệ thống "bắn và quên" («выстpелил – забыл»), tên lửa sẽ tự mình không chỉ tìm mục tiêu, nó thay đổi quỹ đạo khi đến gần mục tiêu, và tên lửa còn thực hiện công tác chống tác động vô tuyến điện tử, lựa chọn mục tiêu, công việc của các trắc thủ tại các vị trí dẫn đường ban tác chiến 2 đã thay đổi hẳn, mặc dù thế những yêu cầu bổ sung và nâng cao kiến thức của tập thể quân nhân bộ phận đảm bảo vật chất của mình và kỹ năng phục vụ không hề giảm bớt. Trong phạm vi công tác huấn luyện cho tập thể quân nhân ban tác chiến 2, yêu cầu đòi hỏi đã khác hoàn toàn, đặc biệt với đội ngũ sỹ quan, ý nghĩa của kỷ luật quân sự và kỷ luật công nghệ đã tăng lên, mức độ huấn luyện và chuẩn bị về chuyên môn của của toàn bộ đội ngũ quân nhân ban tác chiến tên lửa cũng tăng lên.    

Tên lửa "Granit" P-700 (3M45) phóng từ tàu ngầm đề án 949A trong tư thế ngầm trên biển Barentsev. Bắt đầu thiết kế 1969, thử nghiệm đầu tiên 1975, vào biên chế vũ khí năm 1983. Tuy nhiên những bức ảnh đầu tiên của loại tên lửa bí mật này chỉ xuất hiện năm 2001 sau tai nạn bi thảm của K-141 "Kursk" ngày 12 tháng 8 năm 2000. Sau khi trục vớt thành công con tàu, 23 đạn P-700 còn trên thân tàu trong chuyến hành trình cuối cùng đã được tháo dỡ để sử dụng tiếp.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/12_6_1.jpg)

Công tác chuẩn bị lâu dài trước khi ra khơi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu có liên quan đến việc chuyển giao các bài tập theo giáo trình huấn luyện chiến đấu, rất nhiều chuyến ra khơi để thực hành nhiệm vụ và các bài tập (phóng tên lửa và ngư lôi), các dung sai các loại, phê chuẩn thủy thủ đoàn các tàu hạng 1, việc kiểm tra do bộ tham mưu hạm đội, cơ quan kỹ thuật và chính trị hạm đội tiến hành. Và chỉ sau tất cả những điều đó mới có một chút nghỉ ngơi hoàn toàn có tính tượng trưng trước chuyến hành trình dài ngày, cuối cùng thì tàu ngầm cũng ra khơi (công tác chuẩn bị trước hành trình đã làm thủy thủ đoàn mệt nhoài), thực hiện nhiệm vụ chiến đấu (ai đó đã goi những chuyến đi như thế là "độc hành" ("АВТОНОМКА" -avtonomka), có nghĩa là hành trình bơi đơn, độc lập, tự chủ).        

Sơ đồ tàu ngầm đề án 949A.
Ghi chú cho sơ đồ 949A "Antei"
1. Anten đài định vị thủy âm - Антенны ГАК;
2. Giá xếp và tiếp đạn ngư lôi - tên lửa dự trữ trong biên chế theo cả 2 phương cắt ngang và cắt dọc - Стеллажи с устройствами продольной и поперечной подачи с УБЗ комплекса торпедно-ракетного вооружения;
3. Khoang (ngư lôi) bố trí phía mũi tầu - Носовой (торпедный) отсек
4. Cụm ắc quy - Аккумуляторные батареи
5. Đài chỉ huy hành trình - Ходовой мостик
6. Khoang số 2 (khoang trung tâm) - Второй (центральный) отсек
7. Máy phát dự phòng - ВСУ (Вспомогательная силовая установка)
8. Khoang số 3 - Третий отсек
9. Các thiết bị điều khiển (kính tiềm vọng, anten radar v.v...) - ПМУ
10. Khoang số 4 (khoang ở) - Четвертый (жилой) отсек
11. Hình chiếu sơ đồ bố trí trên thân tàu bên ngoài khối vỏ nặng tàu ngầm (вне прочного корпуса) của các thùng chứa có thiết bị điều khiển phóng tên lửa hành trình chống hạm "Granit" - Контейнеры с ПУ ПКРК "Гранит"
12. Khoang số 5 (các cơ cấu bổ trợ) - Пятый отсек (вспомогательные механизмы)
13. Khoang số 6 (các cơ cấu bổ trợ) - Шестой отсек (вспомогательные механизмы)
14. Các bình khí nén  - Баллоны ВВД баллоны воздуха высокого давления
15. Khoang số 7 (khoang chứa lò phản ứng nguyên tử) - Седьмой (реакторный) отсек
16. Các lò phản ứng nguyên tử - Реакторы
17. Khoang số 8 (khoang tuabin) - Восьмой (турбинный) отсек
18. Tuabin hơi đằng mũi - Носовая ПТУ (паротурбинная установка)
19. Bảng phân phối chính đằng mũi  - Носовой ГРЩ (главный распределительный щит)
20. Khoang số 9 (khoang tuabin) - Девятый (турбинный) отсек
21. Tuabin hơi đằng lái - Кормовая ПТУ
22. Bảng phân phối chính đằng lái - Кормовой ГРЩ (главный распределительный щит)
23. Khoang số 10 (khoang động cơ đẩy chạy điện) - Десятый отсек (ГЭД- гребной электродвигатель)
24. Động cơ đẩy - (ГЭД гребной электродвигатель)


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/949as-1.jpg)

Hầm chứa ống phóng tên lửa P-700 "Granit" trên tàu ngầm đề án 949A "Antei"
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/949_Granit_P700_t309.jpg)

Tàu ngầm đề án 949A trên biển - "Avtonomka".
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/949_t1251.jpg)
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Tư, 2011, 09:55:42 pm
(tiếp)

Nhiệm vụ chiến đấu kéo dài trong khoảng 60-70 ngày đêm (phụ thuộc khu vực tuần tra và nhiệm vụ đặt ra). Tiến hành canh gác 3 ca theo các phiên 4 tiếng nối nhau đều đặn, nhàm chán và đơn điệu (tại một số thủy thủ đoàn "với con chó nhỏ" - ý nhại Sekhov, - các thủy thủ tàu ngầm biết thế nào là nhiệm vụ theo trình tự suốt ngày đêm). Họ tiến hành các công tác chuyên môn và công tác chính trị, thông báo tin tức chính trị, tổ chức sinh hoạt đảng và đoàn thanh niên, tiến hành công tác giáo dục chính trị, đăng ký danh sách tổ chức các ngày lễ quốc gia và ngày kỷ niệm, ngày sinh nhật và ngày lễ dành riêng cho các thủy thủ tàu ngầm, xem phim, không thiếu các hoạt động văn nghệ tự biên tự diễn. Tất cả vẫn diễn ra như ở trên bờ. Chỉ có nhiệm vụ chiến đấu được phân chia  thủy thủ đoàn thành 3 kíp trực chiến. Tất cả thực hiện trực theo trách nhiệm được phân công, tiến hành công tác theo quy chế đã ấn định cho trang bị vật chất kỹ thuật, tham gia các bài thao luyện đấu tranh sinh tồn và các đợt tập tấn công bằng tên lửa và ngư lôi vào các mục tiêu bị phát hiện với sự khai hỏa quy ước, các sỹ quan được sát hạch bằng cách cho phép họ tự mình điều khiển các ban tác chiến chuyên ngành, các khẩu đội hỏa lực, cho phép được tự mình điều khiển con tàu, nghĩa là tự học thêm kiến thức thực tế trong thời gian rảnh của ca trực. Mỗi khi tàu nổi lên trong phiên liên lạc ở độ sâu kính tiềm vọng là có báo động chiến đấu, điều đó có nghĩa là sau khi nghỉ ngơi tích cực và tinh thần đã sảng khoái, họ lại bước vào vị trí chiến đấu của mình. Không có nghỉ ngơi hay ngủ theo đúng nghĩa. Chỉ sau này, khi nghỉ phép, có thể ngủ vùi trả bữa....

Trên độ sâu tiềm vọng kính. Mục tiêu được phát hiện và sẽ chịu sự "tấn công giả định".
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/periscop.jpg)

Hoàng hôn trên biển Đông. Ảnh chụp từ tàu "Nguyên soái Voroshilov" trong khi ghé Cam Ranh và làm nhiệm vụ chiến đấu những năm 1987-1988.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Schina_sea_87_88_Voro_Zakat.jpg)
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Tư, 2011, 01:05:54 am
(tiếp)

Sự đơn điệu, hạn chế di chuyển, chế độ ăn tăng cường, mãi vẫn chỉ những khuôn mặt ấy quây quanh các thành viên thủy thủ đoàn trong quá trình các phiên trực chiến, cách biệt gia đình, người thân và bè bạn, âm thanh nhàm chán của các cơ cấu máy, thiếu làn gió tươi mát tự nhiên và các kíp thay phiên trực đều đều nối tiếp ngày cũng như đêm, khi thời gian không phải tính bằng những ngày đêm mà bằng những phiên trực - tất cả đòi hỏi thực hiện công tác chuyên môn nhằm rũ bỏ sự mệt mỏi về tâm lý trong chuyến đi và biên soạn các chỉ dẫn về huấn luyện thích nghi tâm lý cho thủy thủ đoàn trước mỗi chuyến ra khơi.

Người cán bộ chính trị thông minh và hiểu biết luôn luôn có (hoặc chuẩn bị sẵn) những chỉ dẫn tương tự và xây dựng chương trình làm việc của mình với sự tính toán đến sự phù hợp chuyên môn và sự tương hợp về đạo đức - tinh thần của mỗi thành viên thủy thủ đoàn. Thật là tốt, khi từ điểm (mà tàu ngầm) lặn xuống đến điểm nổi lên tất cả đều diễn ra bình thường, không có gì đáng tiếc. Khi đó những chiến sỹ tàu ngầm từ thủy thủ học việc đến đến hạm trưởng đều thấy nhẹ nhõm và vui vẻ, thứ cảm xúc có được bởi đã hoàn thành nghĩa vụ trong hành trình chiến đấu. Nhưng tiếc thay, trên một số tàu ngầm khi thi hành nhiệm vụ chiến đấu dưới mặt nước đại dương đã phải tuyên bố "Báo động tai nạn". Tình huống tai nạn nguy kịch đã kết thúc theo nhiều cách khác nhau. Ngày hôm nay mỗi tai nạn xảy ra trên các tàu ngầm trong khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đều đã được phân tích kỹ càng và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những chủ đề đóng kín thực tế cũng không còn. Các ấn phẩm với đề tài: "Những nguyên nhân xảy ra tai nạn trên tàu ngầm "N" là không ít. Trong mỗi thị trấn quân sự khép kín, nơi cách đây hoàn toàn không lâu có các phân hạm đội tàu ngầm nguyên tử đóng quân, đã dựng lên những đài tưởng niệm và ghi nhớ tên tuổi các chiến sỹ-thủy thủ tàu ngầm đã hy sinh: ở Zapadnaya Litsa, Vidiaevo, Gadzievo, Viliutchinsk và vịnh Pavlovskii. Ký ức về họ là mãi mãi! Nhưng chúng ta sẽ không lạc lối nữa, bởi nhiệm vụ của chúng ta: Cam Ranh, con người, sự kiện và thời đại, đang thu hút chúng ta.

Những giờ phút nghỉ ngơi thư giãn tại căn cứ, có hai trò chơi được yêu thích: trèo dừa (BPK "Tribush", 1990) và tập chèo ghe (gọi vui là lái "Mẹc", BPK "Nguyên soái Voroshilov, 1988) trên mặt vịnh Cam Ranh.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Marshal_Voro_1988_Treodua.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/BPK_Tribush_Mercedes_CR_1990-1.gif)

Rồi đến lúc kết thúc nhiệm vụ chiến đấu. Các tàu ngầm nguyên tử của kỷ nguyên Xô Viết lặng lẽ, theo điều lệnh về đêm, đã cập vào bến cảng của mình. Bộ chỉ huy sư đoàn ra đón. Gia đình không được phép tiễn đưa, cũng không được đi đón, bởi lẽ ngày tháng ra đi và trở về được giữ trong vòng bí mật cực kỳ nghiêm ngặt. Ngày hôm sau - là ra khơi kiểm tra thực hành xạ kích ngư lôi hoặc tên lửa. Chỉ sau đó mới bắt đầu việc chuyển giao con tàu cho thủy thủ đoàn thứ hai (thời gian cần thiết từ 8-10 ngày). Tiếp theo là nghỉ ngơi: sỹ quan, hạ sỹ quan cùng gia đình đi nghỉ ở khu an dưỡng quốc gia, còn tập thể quân nhân thi hành nghĩa vụ quân sự theo thời hạn - nghỉ ngơi tại nhà nghỉ dưỡng của hạm đội. Và cuối cùng, kỳ nghỉ phép cùng gia đình đã bao lâu chờ đợi kéo dài 60-80 ngày theo tính toán: nghỉ phép cơ bản - 30 ngày, nghỉ phép bổ sung do điều kiện phục vụ đặc biệt - 28 ngày, thời gian đi về trả phép - 8 đến 10 ngày. Tổng cộng:___ngày đêm ... Quốc gia không hào phóng một cách dễ dãi. Quốc gia đã trao trách nhiệm cho các chiến sỹ tàu ngầm, vì lao động cần mẫn quên mình của họ, vì những hiểm nguy từng ngày từng phút còn trong khoang tàu sục sôi phản ứng hạt nhân nguyên tử, nhận lãnh liều bức xạ tối đa cho phép (ПДДО - предельно допустимая доза облучения), rồi chìm xuống biển sâu, xuống tận đáy đại dương cùng với con tàu và còn vì nhiều việc khác nữa. Trong ký ức mỗi chiến sỹ tàu ngầm đều lưu giữ không ít hơn một tai nạn nặng nề trong đơn vị với những mất mát về con người, nhưng khát khao được "bơi ngầm" không suy giảm. Thời kỳ ấy, quốc gia đã bằng mọi biện pháp kích thích và nâng cao uy tín phục vụ của các chiến sỹ tàu ngầm. Số lượng các chiến sỹ tàu ngầm trở thành Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Nước Nga chỉ có thể so với các nhà du hành vũ trụ.

K-141 "Kursk". Hoàng hôn cuối cùng...
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/949_K_141_Poslednii_Zakat_t731.jpg)    
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Tư, 2011, 02:31:18 pm
(tiếp)


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/image097.jpg)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/image096.jpg)
Một kỳ nghỉ phép cùng gia đình của chuẩn đô đốc chủ nhiệm chính trị binh đoàn 17 giai đoạn 87-91 N.F. Matiushin ngay tại vịnh Cam Ranh.
Tư lệnh binh đoàn giai đoạn 84-87 phó đô đốc A.A.Kuzmin và chú khỉ con-con vật yêu mến của cả tư lệnh cũng như thủy thủ đoàn, có thể cởi bỏ được gánh nặng tâm lý trong những chuyến đi xa.


Kỳ nghỉ phép trôi qua nhanh chóng. Mọi người trở lại đơn vị và người thì đi học tại học viện hoặc học khóa bổ túc cấp cao cho sỹ quan chuyên ngành (Высшие Специальные  офицерские классы); ai đó trong số sỹ quan thuộc thủy thủ đoàn trở thành chỉ huy tiểu đoàn thuộc ban tác chiến 5 (ban tác chiến 5 - ban cơ điện tàu ngầm có 3 phân đội chính cấp tiểu đoàn: hành trình - движения, dưỡng khí và đấu tranh sinh tồn - живучести, diezen-điện - дизель-электрический, và một số đội, khẩu đội, phân ban nghiệp vụ), chỉ huy ban tác chiến chuyên ngành, trợ lý hoặc trợ lý chính cho hạm trưởng, hạm trưởng tàu ngầm thay cho những người ra đi; người thì còn vướng nghiệm thu tiếp nhận thiết bị quân sự ở nhà máy quốc phòng hay còn bận công tác giảng dạy.

Nói chung, tại thủy thủ đoàn không có thay đổi lớn, vì thế, sự tiếp nối liên tục cần phải được khẳng định, cần tiến hành kiểm tra sát hạch một số khoa mục huấn luyện tác chiến. Nhưng trước tiên phải tiếp nhận lại con tàu của mình, mà trong thời gian thủy thủ đoàn thứ nhất vắng mặt đã kịp vượt qua kỳ sát hạch tất cả các khoa mục huấn luyện theo quy định, các bài tập tác chiến và thực hiện "trót lọt" nhiệm vụ chiến đấu. Chu kỳ sử dụng các tàu ngầm đề án này (đề án 675) đang lặp lại. Một năm theo lịch, con tàu thực hiện từ 2 đến 3 chuyến đi thi hành nhiệm vụ chiến đấu. Nếu gặp may, sẽ có chuyến tàu chở toàn bộ thủy thủ đoàn tới trung tâm đào tạo Hải quân Liên Xô tại thành phố Paldisk nước Cộng hòa XHCNXV Estonia học trong thời hạn một tháng. Đó là trung tâm đào tạo lớn nhất cho các chiến sỹ tàu ngầm tại Liên Xô. Ở đây có lắp đặt 2 lò phản ứng nguyên tử trên mặt đất, và biên chế cán bộ sỹ quan, quân nhân, công nhân viên phục vụ thuộc Trung tâm Đào tạo này lên đến 16.000 người. Trong những năm đó - những năm "chiến tranh lạnh" và đối đầu gay gắt, kể cả các tàu ngầm thuộc các đề án thiết kế khác cũng được sử dụng trong chế độ phù hợp với một biểu đồ khắc nghiệt như vậy. Tuy nhiên, khởi đầu chu kỳ trên và có nhịp độ quay vòng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu mạnh nhất, theo quan điểm của tôi (chuẩn đô đốc Matiushin) vẫn là các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình thuộc các đề án 675 và 675MK.

Bình minh, gió tươi, nhìn từ trên boong tàu ngầm.
 (http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/image3-35.jpg)   
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Tư, 2011, 02:39:27 pm
(tiếp)

Ngày thường của Hội phụ nữ Liên Xô trong căn cứ

Cát trắng Cam Ranh (nguồn internet).
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/CS0_8566563_1_1.jpg)

Một phần khác trong đời sống hàng ngày của các sỹ quan, hạ sỹ quan binh đoàn - thời gian đời sống riêng tư và nghỉ ngơi khi hết công vụ trong ngày. Một vấn đề tự nhiên đặt ra đối với bộ chỉ huy binh đoàn: làm thế nào để các sỹ quan, hạ sỹ quan không một mình đối diện mình trong căn buồng thủy thủ chật hẹp trên tàu hay trong căn hộ trên bờ?

Hai năm đầu tiên trong kế hoạch này đã được xác định là khó khăn. Nhưng khi bắt đầu công cuộc kiến thiết, với việc mở câu lạc bộ trên sân binh đoàn, khu ở tạm thời - khu quảng trường 5 (площадки  №  5) được bố trí cách bến tàu vài trăm mét, nơi người ta xây dựng bãi chiếu phim ngoài trời có mái che và sân khiêu vũ, thì đời sống tại khu này đã dần khá lên.

Evghenia Filippovna Kuzmina - vợ của tư lệnh binh đoàn A.A.Kuzmin, người phụ nữ nằm trong số "những người tháng Chạp" đầu tiên tới bán đảo Cam Ranh, nhớ lại:
"Cam Ranh, miền đất không thể nào quên! Biển một màu ngọc lam xanh biếc, bầu trời cao rộng và sâu thăm thẳm, xanh trong và tinh khiết, không gợn chút mây,  biển và trời như thể được vẽ ra bởi một bảng màu sáng chói, cây cối rậm rạp xanh rì màu lục - từ trên máy bay bán đảo và vịnh Cam Ranh đã hiện ra như thế. Còn khi đặt chân xuống đất và sức nóng vây quanh (như là bạn được phủ một tấm choàng vô hình, không trọng lượng), bất giác bạn sẽ thầm nhủ: "Thiên đường đây rồi!"    

Nhưng đó chỉ là những ý nghĩ của ngày đầu tiên trên mảnh đất này. Khi chúng tôi đã quen thuộc hơn nữa với chế độ làm việc của các ông chồng của chúng tôi, chúng tôi mới hiểu: thật tốt vì mình đã bay đến đây, dù chỉ để giảm bớt một chút nào đó sự khắc nghiệt trong công việc của chồng bởi những niềm vui gia đình nho nhỏ, bởi sự có mặt của mình.
Nhưng không phải mọi việc đều đơn giản và đáng mừng với những người vợ. Ai đó còn đang lo lắng về những đứa trẻ bỏ lại ở Liên bang (chúng tôi gọi đất nước của mình như vậy), , ai đó thì lo lắng về bố mẹ mình - những người đang phải trông trẻ thay mình, tất cả đều lo lắng cho người thân, mà lý do thì vô vàn. Rắn rết ở đây thì không trườn bò "theo định luật về chuyển động", loài muỗi tép và lũ ruồi bé xíu nhưng đốt thì đau nhói, gây nên những nốt sưng to mẩn ngúa không thể nào chịu nổi. Những đứa trẻ đến tuổi đi học cần phải chở chúng đến trường ở Hà Nội, ở Sứ quán, rồi còn phải chở chúng đi thi. Nhiều phụ nữ phải bỏ lại công việc đang làm của mình để bay tới Cam Ranh. Cần phải chọn lựa hoặc nghĩa vụ hoặc công việc đang yêu thích.

Chúng tôi đã sống trong những môđun nhà gỗ 2 tầng (khu ở tạm của binh đoàn) ngay gần bến cảng tại quảng trưởng số 5 - đó là một khu đất không lớn lắm, rào xung quanh bằng hàng rào dây thép gai, được các thủy thủ tại các vọng gác canh gác ngày đêm. Tất cả những cái đó tạo ra một tâm trạng không giống nhau ở mỗi người. Và sẽ tốt đẹp nếu ở đây chúng ta tìm, tập hợp những người phụ nữ và tổ chức họ lại trong một hội phụ nữ. Cuộc sống sẽ trở nên thú vị hơn, và dù nói gì ở đấy đi nữa, cuộc sống đó cũng không thể nào quên. Đã hơn 20 năm qua đi, nhưng khi nhớ đến thời kỳ ấy trong lòng chúng tôi vẫn thấy vô cùng ấm áp.

Nhiều phụ nữ cùng với chồng mình phải ra biển từ 5 giờ sáng. Chạy dọc trên bờ biển toàn một màu cát trắng thanh khiết, rồi sau khi thả mình trong làn nước xanh dịu mát của biển "Nam Trung Hoa", làm những động tác thể dục nhẹ nhàng và - nhanh chóng lên xe buyt. Một bài thể dục buổi sớm mai tuyệt vời cho cả ngày! Và thú vị làm sao khi được ngắm nhìn qua cửa sổ xe buyt, trong bóng tối, những đàn heo rừng được ánh đèn pha ô tô rọi sáng, lần lượt diễu qua; những con hoẵng, những sinh vật dễ thương của tạo hóa, lúc đâu thì đủng đỉnh, rồi thì sải nhanh những cặp chân dài điệu đàng cắt ngang con đường; những chú sóc lóa mắt vì ánh đèn pha, nếu không lảng hẳn sang một bên thì lại co giò chạy, sợ hãi lặn hụp thoát nhanh ánh đèn pha ô tô mà bổ vào bóng tối. Ở ngay đây trong thời gian đang tắm biển, chúng tôi đã nhìn thấy ánh bắt đầu ngày mới - mặt trời lên. Không đơn giản chỉ là mặt trời lên - mà là mặt trời đang dâng lên tuyệt đẹp ở đằng xa, từ dưới biển, từ sau đường chân trời, nổi lên như một đĩa tròn sáng chói, đầy đặn và lẹ làng. Thật kỳ diệu! Một vẻ đẹp thần tiên như cổ tích! Một ngày mới bắt đầu! Bước chuyển từ bóng tối sang ngày mới ngập tràn ánh sáng chỉ mất 10 phút. Bởi vì đây là vùng xích đạo - 12 độ vĩ bắc.  
Tại sao lại phải lên xe lúc 5 giờ sáng? Đó là do ngày làm việc bắt đầu lúc 7 giờ sáng, và phải kéo ngọn cờ của hạm đội Hải quân trên các tàu chiến, ngừng nghỉ ăn trưa theo lịch làm việc trong ngày: từ 12 giờ đến 15 giờ - thời gian nóng bức nhất trong ngày và tác động của mặt trời là cao nhất...."


Bình minh trên vịnh Cam Ranh (nguồn internet).
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/49378_camranh_8583.jpg)
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Tư, 2011, 06:27:26 pm
(tiếp)

Ảnh: Khu quảng trường số 5.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/4b48c60580af6b70306ae9ee4db233c2.png)

"...Những buổi đi chơi ngoài căn cứ và những ngày lễ diễn ra vô cùng thú vị. Một lần người ta tuyên bố tổ chức cuộc thi chế biến món ăn ngon nhất. Trên "đường phố" bày những chiếc bàn trên đó có những chiếc lò nướng tinh xảo, những chiếc bánh ga tô, những đĩa nấm, những chiếc bánh nướng độc đáo nhất khiến mọi người sửng sốt và kinh ngạc bởi nghệ thuật nấu nướng của những người phụ nữ của chúng ta.
Và ấn tượng sâu sắc nhất là những ngày lễ, khi công bố cuộc thi "Người đẹp Cam Ranh"! Thật tự nhiên là cần phải xem xét phù hợp, phải ưa nhìn, phải chiếm vị trí quán quân trong bơi lội, phải được đánh giá khả năng giỏi giang trong khiêu vũ và v.v...Ngày lễ diễn ra rất vui vẻ, thú vị, mà hoàn cảnh thì thân thiện một cách lạ thường. Cuối cùng, khi ban giám khảo đã công bố xong kết quả cuộc thi, người ta đề nghị một cuộc thi đua giữa các nhóm đàn ông và phụ nữ: ai nhớ được nhiều nhất những bài hát về chim. Một cuộc so tài vô cùng lâu! Và khi người ta đã muốn công bố phần thắng thuộc về "phái yếu" rồi, ai đó trong số đàn ông bỗng cố rền rĩ: "Đàn ngỗng bay đi"...rồi thì không ai nhớ thêm được câu nào nữa, nhưng những tràng cười sảng khoái thì dường như vang mãi không tắt.


Năm 1986, tại một buổi biểu diễn văn nghệ cây nhà lá vườn.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/image084.jpg)

Buổi tối kỷ niệm Pushkin diễn ra vào tháng 6, vào ngày tưởng niệm nhà thơ. Người ta mang đến vài ngọn nến, để thắp lên trong một thời gian ngắn và để "cảm" được khung cảnh của thời đại. Nhưng "cảm xúc" ấy còn kéo dài: nến chợt tắt và những vần thơ vẫn được đọc hồi lâu, ký ức của những người cùng thời, thậm chí cả văn xuôi của A.S.Pushkin - tất cả vẫn ngân nga trong ánh nến, tạo nên một tâm trạng đặc biệt. Cuộc sống của chúng tôi trên Quảng trường số 5 được phản ánh trên báo tường - thú vị và hài hước. Rất tiếc những tờ báo tường chúng tôi không còn giữ được. Nhưng điều chủ yếu và vẫn còn được nhớ mãi - đó là mối quan hệ chân tình, ấm áp, mong muốn giúp đỡ lẫn nhau khi bỗng nhiên nỗi buồn nhớ nhà ập đến, người ta muốn quay về quê hương, về Liên bang không thể nào quên. Và tình cảm đó đã giúp chúng tôi sống như vậy đấy, để vẫn còn nhớ về nó đến tận bây giờ."

Trong những năm 1985 - 1990 hội phụ nữ của doanh trại đã hoạt động tích cực dưới sự lãnh đạo của Natalia Iguminova và các cộng sự: Kuzmina E.F., Spirina N.A., Khorkova O.N., Daniltsenko...Zalivashenko L.P., Raido G., Reznik A., Perepelitsyna L.. Trechiak T., Chistiukhina T. và những người khác. Mỗi ngày thứ 7, theo lệ thường, tại bãi chiếu phim trên sân binh đoàn, các đơn vị thành viên, các tàu chiến, các phòng ban trên bờ đều trình diễn các tiết mục văn nghệ quần chúng tự biên. Có mặt đầy đủ các sỹ quan, hạ sỹ quan, các binh sỹ và các thủy thủ trưởng đứng xem cạnh các con tàu đang đỗ trên bến. Để đạt đến độ điêu luyện trong sáng tạo và biểu diễn thì còn lâu, nhưng mỗi tiết mục biểu diễn như vậy đều được tiếp nhận sảng khoái, thích thú, và tất nhiên khán giả rất vui sướng. Cũng ở đây, sau khi xem xong biểu diễn văn nghệ cây nhà lá vườn, tất cả lại cùng nhau xem phim.

Sau buổi biểu diễn.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/a9c381f2a0c7c0b30b889ed59ddd752d.png)

Còn tại khu thị trấn ở tạm thời của binh đoàn trong những ngày khác, trừ thứ 7, người ta cũng chiếu những bộ phim, được thuê từ kho phim của hạm đội hoặc từ các tàu chiến đang trú đóng tại đây. Tha hồ lựa chọn. Tại đây cũng thường xuyên tổ chức các buổi tối sinh hoạt văn học và đọc tác phẩm văn học, theo sáng kiến của Kuzmina Evghenia Filippovna - vợ tư lệnh binh đoàn và chủ tịch hội phụ nữ Iguminova Natalia - vợ một sỹ quan ban tham mưu lữ đoàn tàu mặt nước. Báo tường được xuất bản, phản ánh không chỉ cuộc sống tại binh đoàn, mà cả cuộc sống đời thường trong căn cứ đồn trú. Có cả các số báo tường đặc biệt dành riêng cho những ngày kỷ niệm và các sự kiện đáng chú ý. Tiếc là số báo tường mà hội phụ nữ căn cứ đã ra không giữ được, hoặc là có giữ nhưng không tìm thấy. Thật là đáng tiếc. Đó là một ngoại lệ, bởi vì nó được một nhà báo chuyên nghiệp xuất bản, hy vọng là, nhà báo đó hưởng ứng và cho phép sao chép lại những số đã ra.        
Mỗi buổi chủ nhật trên sân khiêu vũ người ta tổ chức những buổi tối thư giãn. Trong chương trình của nó, người ta luôn đưa vào những thay đổi bất ngờ, và điều đó làm cho mọi người lúc nào cũng vui vẻ và thích thú. Các cuộc thi đấu bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt và bóng bàn được tổ chức thường xuyên và đều đặn. Những biện pháp tương tự như thế rõ ràng đã làm cho các sỹ quan, hạ sỹ quan trẻ một tâm trạng thoải mái, tiếp thêm cho họ năng lượng và tinh thần khi bước vào làm việc.  

Các thủy thủ BPK "Vasylii Chapaev" trên sân bóng đá năm 1985.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/CR_85_BPK_Chapaev.jpg)
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Tư, 2011, 12:46:44 pm
(tiếp)

Bộ chỉ huy binh đoàn 17, cơ quan tham mưu và chính trị binh đoàn
(tiếp theo trang 28)

Tàu ngầm đề án 651 và sơ đồ bố trí trang bị
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/651.jpg)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/651_1.png)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/651_2.png)

1, 14. thiết bị ngư lôi — торпедные аппараты; 2. khoang ngư lôi mũi — носовой торпедный отсек; 3. khoang ngư lôi dự trữ — отсек запасных торпед (аккумуляторный); 4, 10. khối thùng chứa tên lửa — блоки ракетных контейнеров; 5. khoang khí cụ (điều khiển) — приборный отсек; 6. anten radar "Argument" — антенна РЛС «Аргумент»; 7. các thiết bị di động kéo rút được — выдвижные устройства; 8. buồng trung tâm — центральный пост; 9. khoang ắc quy — аккумуляторный отсек; 11. khoang máy diezen — дизельный отсек;  12. khoang động cơ điện  — электромоторный отсек; 13. khoang ngư lôi đuôi — кормовой торпедный отсек.

Tên lửa P-6

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/P6.png)

Quỹ đạo bay của tên lửa P-6 (Траектория полета крылатой ракеты П-6):

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Quy_dao_P6.jpg)

1. tàu ngầm tại thời điểm nhận chỉ thị mục tiêu từ hệ thống trinh sát mục tiêu "Thành công" — подлодка в момент приема целеуказания от системы «Успех»; 2. tàu ngầm tại thời điểm phóng đạn tên lửa — подлодка в момент запуска ракеты; 3. máy bay trinh sát có hệ thống trinh sát chỉ thị mục tiêu "Thành công" — самолет-разведчик с системой целеуказания «Успех»; 4. mục tiêu — цель; 5. kênh định vị vô tuyến phát hiện mục tiêu của hệ thống "Thành công" — радиолокационный канал обнаружения цели системы «Успех»; 6. kênh truyền chuyển tiếp ảnh định vị vô tuyến của hệ thống "Thành công" — канал трансляции радиолокационной картинки системы «Успех»; 7. đạn tên lửa trên quỹ đạo bay — ракета на траектории; 8. kênh liên lạc vô tuyến điều khiển từ xa đạn tên lửa — канал телеуправления ракетой; 9. khóa mục tiêu bởi máy ngắm định vị vô tuyến của đạn tên lửa — захват цели радиолокационным визиром ракеты; 10. đạn tên lửa tự dẫn tới mục tiêu cùng với việc thực hiện thao tác tránh vũ khí phòng không — самонаведение ракеты на цель с выполнением противозенитного маневра; А. A. đạn bay trong chế độ điều khiển từ xa — полет в режиме телеуправления; Б. B. đạn bay trong chế độ tự dẫn — полет в режиме самонаведения.
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Tư, 2011, 05:07:39 pm
(tiếp)

Khác biệt cơ bản của P-6 với tên lửa phát triển trước nó (P-5Đ) vốn dùng để bắn mục tiêu trên bờ là ở chỗ P-6 có đầu tự dẫn định vị vô tuyến. Nhưng thời điểm đó, giao phó cho một thiết bị vô tuyến điện tử như vậy việc tự chọn lựa và  dẫn đường (cho tên lửa) tới mục tiêu nào trong số các mục tiêu bị phát hiện, vẫn còn là sớm. Vấn đề ở chỗ tàu sân bay không đi một mình, xung quanh nó luôn có các tàu chiến khác có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ, và tất cả các mục tiêu đó đều đồng thời rơi vào "thị trường" («поле зрения») của đầu vô tuyến định vị của hệ tự dẫn. Khi đó hệ tự dẫn có thể chọn mục tiêu lớn nhất theo trình tự, nhưng đối phương cũng có khả năng và biết cách mô phỏng các mục tiêu như vậy. Vì lý do này vấn đề cuối cùng vẫn phải do con người quyết định.  

Để làm điều đó, tên lửa truyền "ảnh" định vị vô tuyến mô tả bề mặt biển về tàu ngầm, ở đó người chỉ huy xạ kích sẽ đánh giá dữ liệu này. Anh ta sẽ chọn mục tiêu để "tấn công" và truyền cho tên lửa lệnh "khóa" (команду «захват») mục tiêu được chọn. Sau đó, tên lửa thực hành thao tác cơ động chống vũ khí phòng không (trên tàu chiến của đối phương - pháo và tên lửa phòng không) bằng cách hạ độ cao đột ngột và bắt đầu tự dẫn theo 2 mặt phẳng lao tới mục tiêu đã định (được chỉ dẫn từ tàu ngầm tấn công).

Các phương tiện mang (tên lửa) là tàu ngầm diezen đề án 651, còn sau đó là tàu ngầm nguyên tử đề án 675. Hỗ trợ tên lửa trong hành trình, nhận từ tên lửa ảnh định vị vô tuyến và chuyển các lệnh cần thiết cho đạn là công việc của một đài radar - "Argument-S". Trong trạng thái hành trình đài này quay trong đài chỉ huy và hướng mặt sau của nó là nắp hình nón thông gió của kết cấu ngăn cách đài chỉ huy  

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/675_1.png)

Sơ đồ trang bị tàu ngầm đề án 675 (Устройство подводной лодки пр. 675):
1. thiết bị phóng ngư lôi đường kính 533 mm— 533-мм торпедные аппараты; 2. khoang ngư lôi mũi — носовой торпедный отсек; 3. khoang ở — жилой (аккумуляторный) отсек; 4, 8, 12, 13. các bloc thùng chứa tên lửa — блоки ракетных контейнеров; 5. khoang khí cụ (điều khiển) — приборный отсек; 6. anten radar "Argument" — антенна РЛС «Аргумент»; 7. buồng trung tâm — центральный пост; 9. khoang chúa các cơ cấu máy phụ trọ — отсек вспомога-тельных механизмов; 10. khoang lò phản ứng — реакторный отсек; 11. khoang tuabin — турбинный отсек; 14. khoang cơ điện — электромеханический отсек; 15. khoang ở — жилой отсек; 16. khoang ngư lôi đuôi — кормовой торпедный отсек; 17. ngư lôi dự trữ đường kính 400 mm — запасные 400-мм торпеды; 18. thiết bị phóng ngư lôi đường kính 400 mm — 400-мм торпедный аппарат.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/675_2.png)

Sau khi nổi lên trong tư thế tuần dương, anten "Argument-S" quay 180 độ sang trạng thái chiến đấu và đồng thời các ống phóng - thùng chứa đạn tên lửa được nâng lên. Lần đầu tiên, đối với những con tàu này, đã xây dựng hệ thống đảm bảo chỉ thị mục tiêu cho tổ hợp tên lửa ở tầm xa, tăng cường tầm xa xạ kích. Hệ thống "Thành công" («Успех») bao gồm máy bay Tu-95RtS với radar quét vòng (РЛС кругового обзора),  chuyển tiếp ảnh định vị vô tuyến tới tàu ngầm, đang ở trên độ sâu kính tiềm vọng.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Tu_95RtS.jpg)

Ảnh máy bay Tu-95RtS. Dưới thân máy bay thấy rõ nắp rẽ dòng của anten quét vòng thuộc hệ thống chỉ thị mục tiêu "Thành công"

Điều này bắt buộc tàu ngầm phải ở trên bề mặt nước hơn 10 phút, làm cho nó không tránh khỏi bị phát hiện, có nghĩa là, xác suất bản thân nó bị tiêu diệt sẽ cao.
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Tư, 2011, 07:25:22 pm
(tiếp)

Vấn đề chỉ có thể được giải quyết bởi con đường chế tạo các tên lửa có cánh (hành trình) phóng được ở tư thế ngầm, có hệ thống điều khiển AU+SN - tự động điều khiển và tự dẫn (АУ+СН - автономное управление + самонаведение). Những tên lửa như vậy lần đầu tiên trên thế giới được chế tạo chính là tại Liên bang Xô viết! Đó là các tên lửa "Ametist", P-120 "Malakhit" và P-700 "Granit".

Tàu ngầm đề án 670:
                                                                                                      
     (http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/670.png)

1. anten tổ hợp thủy âm "Kertch" — антенны гидроакустического комплекса «Керчь»; 2. thiết bị ngư lôi — торпедные аппараты; 3. ngư lôi dự trữ — запасные торпеды; 4. khối ắc quy — аккумуляторная батарея; 5. khoang ngư lôi — торпедный отсек; 6. khoang ở — жилой отсек; 7. buồng trung tâm — центральный пост; 8. khoang các cơ cấu hỗ trợ cơ khí và thiết bị điện — отсек вспомогательных механизмов и электрооборудования; 9. khoang lò phản ứng — реакторный отсек; 10. khoang tuabin — турбинный отсек; 11. khoang đuôi — кормовой отсек; 12. thùng chứa tên lửa — ракетный контейнер.

Tên lửa "Ametist" (Крылатая ракета «Аметист»)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Ametist.png)
  
Quỹ đạo tên lửa "Ametist" (Траектория полета ракеты «Аметист»):

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Quy_dao_Ametist.png)

1. tàu ngầm ở chiều sâu phóng — подлодка на стартовой глубине; 2. mục tiêu — цель; 3. kênh thủy âm chỉ thị mục tiêu cho tên lửa — гидроакустический канал целеуказания ракет; 4. tên lửa ra khỏi mặt nước và lấy độ cao — выход ракеты из воды и набор высоты; 5. bắt đầu pha hạ xuống độ cao hành trình — начало снижения до маршевой высоты; 6. tên lửa trên phân đoạn hành trình — ракета на маршевом участке; 7. khóa mục tiêu bởi đầu tự dẫn — захват цели головкой самонаведения; 8. dẫn đường theo 2 mặt phẳng tới đích — двухплоскостное наведение на цель
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Tư, 2011, 11:53:01 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/675_MKV.png)

Tàu ngầm đề án 675MKV với hệ anten di động kéo xếp được thuộc hệ thống trinh sát và chỉ thị mục tiêu qua vũ trụ (vệ tinh) "Kasatka" (Подводная лодка пр. 675МКВ с выдвинутой антенной системы космической разведки и целеуказания «Касатка»).

 Dần dần, các tàu ngầm đề án 675 cũng được trang bị lại để có thể mang được các vũ khí mới. Ngoài các tên lửa mạnh hơn và "thông minh" hơn, các tàu ngầm được hiện đại hóa đã có được hệ thống chị thị mục tiêu mới "Kasatka". Lần này, các tàu ngầm nhận được "ảnh" (mục tiêu) không phải từ máy bay mà là từ vệ tinh-trinh sát. Tuy nhiên các tên lửa mới vẫn còn một nhược điểm thực sự mà tới những năm 197x còn chưa được chấp nhận - phóng trong tư thế nổi và phải điều khiển tên lửa từ xa trong quá trình bay.
Như đã nói ở trên, dù có nhược điểm này, tổ hợp P-6 vẫn cho hạm đội Xô viết một ưu thế nhất định. Kinh nghiệm chiến đấu chỉ ra rằng, các tàu ngầm vũ trang tên lửa P-6, hoàn toàn có thể giáng đòn tấn công bất ngờ vào tàu sân bay. Với thời gian, lực lượng phòng thủ của tàu sân bay được tăng cường, và tên lửa cũng được hoàn thiện, tiếp theo P-6 là các phiên bản hoàn thiện hơn khá đáng kể là P-500 "Bazalt" và P-1000 "Vulkan".
   
Tên lửa P-500 (Крылатая ракета П-500)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/P500.png)

Tàu ngầm đề án 670M trang bị tên lửa P-120 sẽ giáng đòn tấn công từ dưới mặt nước ở khoảng cách 120 km vào đội tàu bảo vệ ở cự ly gần các tàu sân bay nhất, và cuối cùng, tàu ngầm đề án 949 sẽ giáng đòn chủ yếu quyết định bằng tên lửa P-700 vào chính tàu sân bay

Tàu ngầm đề án 949
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/949_02_small.jpg)

....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Tư, 2011, 01:02:37 am
(tiếp)

Trong thời đại ngày nay, các tàu ngầm đang trong biên chế của đất nước chúng ta đã được trang bị vũ khí là các tên lửa chống hạm thế hệ kế tiếp: "Yakhont", phóng từ thùng phóng kiêm vận chuyển (стартующий из транспортно-пускового контейнера),  và "Alfa", phóng từ thiết bị phóng ngư lôi đường kính 533 mm.  
  
Tên lửa "Yakhont" (Крылатая ракета «Яхонт»)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Yakhont.jpg)

Tên lửa "Alfa" (Крылатая ракета «Альфа»)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Alfa.png)
Thành công là thấy rõ, và trên thực tế tất cả các quốc gia có tàu ngầm trong biên chế vũ trang, đã sử dụng trên các con tàu của mình vũ khí tên lửa chống hạm có cánh.  
 
Về cơ bản đó là các tên lửa "Harpoon" của Mỹ và "Exocet" của Pháp, được phóng từ các thiết bị chính thức phóng ngư lôi. Điểm đặc biệt của tên lửa "Harpoon" là nó được đưa vào trang bị trước hết trên tàu ngầm diezen-điện (dù tất nhiên, tất cả các tàu ngầm nguyên tử của Mỹ và Anh đều có thể trang bị tổ hợp vũ khí đó, nhưng những tàu ngầm này lại có nhiệm vụ khác).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Harpoon_Exocet.jpg)

Tên lửa hành trình chống hạm "Harpoon" (ở trên) và tên lửa "Exocet" của Pháp (Крылатые ракеты «Гарпун» (вверху) и «Экзосет»):
1. ngăn thiết bị — приборный отсек; 2. bộ phận tăng tốc khởi động — стартовый ускоритель; 3, động cơ — двигатель; 4. đầu nổ — боевой заряд; 5. máy tính trên thân đạn — бортовой компьютер; 6, 7. bộ đo cao vô tuyến  — радиовысотометр; 8. khối xử lý lệnh dẫn đường — блок обработки команд наведения; 9. đầu tự dẫn — головка самонаведения; 10, 12. anten đo cao — антенны высотометра; 11. các con quay hồi chuyển  — гироскопы;

 
 
Tuy nhiên các tên lửa "Harpoon" có sẵn trên tất cả các tàu ngầm của Đức và Hà Lan chế tạo, và cả các tàu ngầm xuất khẩu, cũng được trang bị trên các tàu chiến của Nhật. Thậm chí các tàu ngầm của Pháp và Anh, bán sang các nước thứ ba cũng được trang bị tên lửa chống hạm "Harpoon". Cuối cùng, các tàu ngầm của Aicập mà Trung quốc chế tạo - cũng trang bị các tên lửa của Mỹ.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Tư, 2011, 09:34:16 pm
(tiếp)
 
Tổ hợp Xây lắp Xô Viết thuộc Tập đoàn hợp tác kỹ thuật xây dựng ở nước ngoài số 22 trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô

(tiếp theo trang 24)

Phòng xây lắp số 7 - SMU-7
(Строительно-монтажное управление – 7 (СМУ-7)


(Hồi ức của cựu trưởng phòng xây lắp số 7 thuộc SovSMO, nhà xây dựng lão thành, người xây dựng sân bay vũ trụ Baikonur, nhà lao động công huân nước CHXHCN Tiệp Khắc, nhà xây dựng danh dự thành phố Kishinev, kiện tướng thể thao Liên Xô, Gniliakov Aleksandr Aleksandrovitch.)  

"SMU-7 - một đơn vị thầu phụ, được tổ chức để đảm bảo hạ tầng giao thông và kỹ thuật, thông gió công nghiệp và các trạm bơm giếng cho tất cả các hạng mục công trình xây dựng, mà số lượng các hạng mục này đã lên đến con số 116.
Trong lĩnh vực thực hiện công tác xây dựng mạng lưới kỹ thuật liên kết các cụm công trình và hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật (инженерные сети инженерные коммуникаций,) phía Việt Nam không có các chuyên gia đủ tầm và SMU-7 chỉ bổ sung các chuyên gia Xô viết (cho công việc này).    
Đó là những người rất giỏi trong số những chuyên gia giỏi nhất thuộc lĩnh vực này của Liên bang Xô viết trước kia.

Tôi đến Cam Ranh vào năm 1988 trên cương vị đốc công mà trước đó khi ở Liên Xô tôi đảm nhiệm cương vị trưởng phòng chuyên gia Kishinev thuộc Tổng cục Xây dựng cơ bản - Hội đồng trung ương các hội nghề nghiệp toàn liên bang (Глав УКСа ВЦСПС - Главное управление капитального строительства Всесоюзный Центральный Совет Профессиональных Союзов). Sau 6 tháng làm việc tôi được đề bạt từ đốc công lên chủ nhiệm SMU-7.
Năm 1988 tại SMU-7 có 96 chuyên gia làm việc, theo địa lý họ đến từ Riga-Latvia; Minsk, Gomel-Belorussia; Kiev, Odessa, Kotovsk-Ucraina; Kishinev-Moldavia; Erevan-Armenia; và Liên bang Nga thì từ Severodvinsk đến tận Vladivostok, tất cả 14 quốc tịch, xa rời Tổ quốc và gia đình, bởi vì các chuyên gia đến làm việc theo thời hạn một năm, được coi là đi công tác biệt phái và không được mang theo gia đình.      

SovSMO là một tổ chức quân sự và tất cả những người lãnh đạo đều là quân nhân. Ngẫu nhiên mà SMU-7, một đơn vị dân sự hoàn toàn lại phục tùng những nguyên tắc quân sự, các điều lệnh quân đội và hệ quả của nó là nếp sống quân sự trong đời sống của một quân đội đang trú đóng ngoài biên giới nước mình. Đặc điểm như vậy trong chuẩn mực sống, trong hành vi và công tác là tiền đề để chuyển từ nếp sống dân sự  sang nếp sống quân sự, nhờ vào công tác của tổ chức đảng và lãnh đạo SovSMO. Tập thể SMU-7 trở thành tập thể tiên tiến trong số 12 tập thể trong biên chế các phòng ban của SovSMO, người chiến thắng nhiều lần trong các cuộc thi đua XHCN và là tập thể hữu nghị duy nhất.        

Bây giờ khái niệm thi đua XHCN được hiểu theo nghĩa châm biếm, nhưng trong tình thế cuộc sống của chúng tôi hồi ấy, đó là đòn bẩy quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ đề ra, nâng cao năng lực sản xuất. Giải thích điều đó rất đơn giản: các chuyên gia Xô viết sau khi ký kết thỏa ước về đi công tác biệt phái ở nước ngoài, chẳng phải giấu diếm làm gì - họ đã đi làm việc trong những điều kiện nặng nề không chịu nổi, trong cái nóng 50 độ, suốt năm trời không bóng mây râm mát, trong một đất nước bị đốt cháy bởi napalm, bị gieo rắc dày đặc bởi bom bi và mìn của Mỹ, trong một thế giới xa lạ, nơi tất cả sinh vật đều độc, trên đất và trên biển, hoa cũng có chất độc, - để nâng cao điều kiện vật chất của mình, để nhận được sự phân phối nhà ở và v.v...Nhưng cái "ra nước ngoài" mà anh nhìn thấy thường khi lại chỉ là ở cửa hàng Duty Free. Chuyến bay dài Moskva-Tashken-Karachi-Kalkutta (không được phép rời khỏi máy bay)-Hà Nội. Tại sân bay ở Hà nội đã có máy bay đi Cam Ranh chờ sẵn. Bán đảo khép kín, cấm không được sang đất liền. Một năm trôi qua, hết kỳ biệt phái và chảy trôi theo tình thế, lại một bức tranh như vậy, nhưng theo chiều ngược lại và lại "ra nước ngoài" tại Duty Free. Bức tranh hoàn toàn khác với người chiến thắng trong các cuộc thi đua và là nhà lao động có nhiều sáng kiến được công nhận. Chủ nhật là ngày duy nhất không lao động, các chuyên gia bận rộn theo xe buyt đi thăm thú các thành phố của Việt Nam - Nha Trang, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và v.v.... nơi có thể mua được tất cả những gì bạn muốn, ngồi trong quán cà phê hay hiệu ăn, cuối cùng là uống bia. Trên bán đảo đang có "luật cấm rượu", mà những chàng mugik khỏe mạnh và cô độc thì lại có đến 2.500 người. Đi ra khỏi bán đảo, có thể tiếp xúc với văn hóa của nhân dân Việt Nam, - đó chính là động lực cho việc thi đua XHCN, nó đem lại kết quả rất tích cực trong công việc, trong các hành vi cá nhân, và kết quả tổng kết thì đây - 126 hạng mục công trình của căn cứ hải quân theo kế hoạch xây dựng trong 6 năm đã được xây dựng xong và đưa vào sử dụng chỉ sau 3 năm và 4 tháng..."
     

Một buổi đi chơi ra ngoài căn cứ. Phan Rang năm 1986.
 (http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/PhanRang_86.jpg)

Bờ biển vịnh Cam Ranh, tháng 11 năm 1987, ảnh chụp của các quân nhân tàu "Nguyên soái Voroshilov".
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Marshal_Voro_CR_87_88_bobien.jpg)      
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Tư, 2011, 01:54:35 am
(tiếp)

(clubadmiral.ru)

Bắt đầu xây dựng tường khu vực bến tàu năm 1983, sau khi thành lập binh đoàn 17.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/3b9787d35c4285540989349da0fac4f9.png)


Ảnh ghép từ 4 ảnh để nhìn thấy toàn cảnh khu vực bến tàu đang được xây dựng những năm 83-84.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/a3dfa12201d12b78eaa0a0a5572e299f-1.png)

"....Điều kiện lao động thực sự khắc nghiệt, đặc biệt tại các hệ thống bên ngoài công trình, dưới nắng gắt 50 độ và với chỉ số nhiệt độ dương hơn nữa trong các hầm bê tông hay hố móng. Người thợ hàn mặc áo vải, cộng thêm nhiệt độ và khí hàn - 8 giờ lao động như vậy, dù có nghỉ ăn trưa. Tôi kể lại điều đó một cách trung thực - điều đó vượt xa sức chịu đựng của mỗi người bình thường, chỉ có thể làm được như vậy với những con người có cả sức khỏe lẫn thần kinh đều bằng thép  

Mọi người làm việc theo nhóm luân phiên, nhằm làm sao giữ sức khỏe cho các chuyên gia, họ làm việc một tuần tại mạng kỹ thuật hạ tầng ngoài trời, nơi đã có 86 km mạng hạ tầng kỹ thuật được lắp đặt xong, rồi sau đó lại một tuần làm việc tại công trình có mái che - nơi đó cũng không phải "dễ chịu", nhưng tránh được ánh mặt trời, dù có thể làm mồi cho đàn muỗi. Vết cắn của loại muỗi nhỏ xíu này gây ra bệnh sốt nhiệt đới. Tôi đã dính món "mỹ miều" này và khó khăn lắm mới thoát được. Suốt một tuần nhiệt độ là +41 độ, mỗi đốt xương trong cơ thể như đều chịu một nỗi đau khôn tả. Thuốc chữa và giải độc cho căn bệnh này trên bán đảo lúc ấy chưa có, thật may mắn tôi còn có các bác sỹ và vợ tôi, người không rời khỏi tôi một phút nào. Vì thế, công việc đã được tổ chức để tuân thủ quy tắc kỹ thuật an toàn khi lắp đặt với một sự chu đáo đặc biệt.        

Với niềm kính trọng sâu sắc và tình cảm thắm thiết, tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn của chúng tôi từ SMU-7 đến những người cộng sự - các nhà xây dựng quân sự lữ đoàn xây dựng 394 anh hùng của Việt Nam, những người đã cùng chúng tôi chung sức xây dựng căn cứ hải quân Cam Ranh, tiêu biểu là lữ đoàn trưởng trung tá Nguyễn Tiến Long, chủ nhiệm chính trị trung tá Hãng, tham mưu trưởng thiếu tá Aleksandr (tôi không nhớ họ Việt Nam của anh ấy, vì tất cả các sỹ quan của lữ đoàn đều học ở Liên Xô và họ đều có những cái tên Nga), người phiên dịch của tôi, đã từng chiến đấu ở Việt Nam và Lào, đại úy Hân. Tình yêu lao động, quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau đến bây giờ vẫn làm tôi ngạc nhiên, mong muốn chung của họ đạt tới cuộc sống hạnh phúc, đó không phải là lời nói sáo rỗng. Khi đến Việt Nam năm 1988, tôi rất hiếm gặp người Việt Nam đi xe đạp; họ chưa thể cho phép mình sử dụng một thứ xa xỉ như vậy, dù đó là phương tiện di chuyển yêu thích của dân tộc họ, vậy mà khi tôi đi khỏi năm 1991, tôi đã khó còn thấy người Việt Nam đi xe đạp, vì giờ đây họ đã đi trên những chiếc "Honda" của Nhật. Hợp tác lao động, công việc chung trên các công trình xây dựng đã góp cho phía Việt Nam và nền kinh tế quốc dân Việt Nam hai mươi ngàn chuyên gia xây dựng các chuyên ngành được đào tạo, có tay nghề cao, - và chỉ có trên các công trình của chúng tôi, khi chúng tôi chia tay, trong mắt những người cộng sự của chúng tôi có ngấn lệ.

Hai mươi năm trôi qua từ thời kỳ đó. Phân tích công việc đã làm, như trên công trình chúng tôi, cũng như trong việc đào tạo các chuyên gia cho nền kinh tế quốc dân Việt Nam, tôi nhận thức rằng chúng tôi đã thực sự hoàn thành một thành tích lao động anh hùng, bởi vì trong điều kiện hiện đại của cuộc sống ngày nay, thực hiện công việc mà chúng tôi đã làm trong những điều kiện như vậy và với những điều kiện như vậy đơn giản là không thể. Thật xấu hổ vì một chiến công lao động như vậy hầu như chẳng ai biết.

Tôi đã ở Mỹ tại giải vô địch bóng rổ thế giới giữa các cổ động viên đội tuyển Cộng hòa Moldova năm 1998. Tại lễ bế mạc, trong những khách mời danh dự có hai phi công Mỹ tùng chiến đấu ở Việt Nam. Ai đó trong đội chúng tôi nói với một người Mỹ rằng trong đội chúng tôi có một "người Việt Nam", anh ta vô cùng sửng sốt và mời các phóng viên đến tường thuật giải vô địch thế giới gặp gỡ với chúng tôi. Câu hỏi đầu tiên: "Ông đã chiến đấu ở Việt Nam?". Trả lời: " Không, chúng tôi không chiến đấu, mà xây dựng lại những gì mà các ông đã phá hủy bằng cuộc chiến tranh của các ông ở Việt Nam và tạo tiền đề cho người dân sau cuộc chiến tranh 20 năm trở lại cuộc sống hòa bình thường lệ". Câu hỏi tiếp theo: "Về những anh hùng của chúng tôi, cả nước Mỹ đều biết (giết người, đốt cháy phụ nữ và trẻ em bằng napalm - ghi chú của tác giả), họ là những người rất được kính trọng, được quốc gia chăm lo mọi thứ, vậy ở đất nước của ông, ông cũng là anh hùng chứ? Trong kiểu cách của ông, ông cũng đã hoàn thành một kỳ tích lao động". Cần phải nói rằng: họ rất rõ tin tức về những hậu quả sau khi quân đội Mỹ rút đi. Câu hỏi: "Với ông, tại Tổ quốc của mình, sự kính trọng dành cho ông là như thế nào?" Trả lời: "Vâng, tất nhiên, thậm chí còn vinh dự nhiều hơn nữa!!!"

Tôi đã ủy nhiệm cho ông cháu trai của tôi, đang học năm thứ 3 Học viện Du lịch và Thể thao, làm một cuộc thăm dò xem các sinh viên có biết Cam Ranh nằm ở đâu không? Khoảng chừng 100 người được hỏi, và chỉ có hai người trả lời: một trả lời rằng Cam Ranh nằm đâu đó ở Sakhalin, người thứ hai - ở quần đảo Kuril, những người còn lại không có khái niệm....."


Năm 1991. Lối vào căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật 922 Hải quân Nga tại Cam Ranh.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Vzed_na_PMTO_91.jpg)
.....  


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Tư, 2011, 07:39:17 pm
(tiếp)

BPK "Nguyên soái Voroshilov" trên đường tiến vào vịnh Cam Ranh năm 1987, những chiếc thuyền của dân chài là một trong những đối tượng họ gặp đấu tiên - các "Korefan".  
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Marshal_Voro_CR_87_88_Korefan-1.jpg)

"... Trở về Liên Xô, về thành phố Moskva, việc đầu tiên phải làm là nhận lại thẻ đảng ở BCHTW Đảng Cộng Sản Liên Xô. Trước khi đi công tác biệt phái ở Việt Nam, chúng tôi đã giao lại thẻ cho họ cất giữ. Tại đây người ta đã trả lời tôi rằng thẻ đảng anh sẽ nhận lại ở nơi anh sống và đăng ký hộ khẩu và họ hỏi địa chỉ cơ quan đảng bộ địa phương để gửi, và bảo tôi hãy đợi cơ quan đảng địa phương gọi đến. Vấn đề đầu tiên thế là được giải quyết. Chuyển sang vấn đề thứ hai, tưởng như vấn đề bình thường: nhận phần xương máu của mình, công lao động tính bằng đô la Mỹ cho ba năm làm việc. Có vẻ là đơn giản thôi, tiền công đã được tính rồi, giấy tờ cầm trong tay, đi vào Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô và chỉ việc nhận. Nhưng thực tế thật phũ phàng khi tiếp xúc với Ngân hàng Ngoại thương: có đến ngàn người xếp hàng, ghi tên đăng ký, hàng giờ điểm danh, ngày cũng như đêm. Những người đầu tiên đã đứng ở đây suốt ba ngày đêm, cải tổ "perestroika", ngân hàng trên bờ vực phá sản, không có tiền, ngoại tệ đồng rúp đã tăng quá mức. Ai đó nói: đi đi, để tiền không mất giá, với giấy tờ của anh có thể mua được cái gì đó ở cửa hàng "Bạch Dương". Tôi phóng đến "Bạch Dương". Lãnh đạo "Bạch Dương" không tin Ngân hàng Ngoại thương và không xuất hàng cho tôi theo phiếu. Và ở đó thứ mà tôi có thể mua được: cà vạt "Versace", đồ chơi trẻ em, còn một chiếc máy khâu nhỏ - 1230 đô la Mỹ - đó là giá của một chiếc ô tô Xô viết hạng nhẹ. Thật khó chịu khi nói mãi về sự đê tiện này, một sự ăn cắp trắng trợn của Ngân hàng Ngoại thương đối với tiền công lao động trung thực của những người đại biểu ưu tú nhất của đất nước, đang làm việc ở nước ngoài, trên khắp thế giới, vì người ta chỉ gửi đi làm việc ở nước ngoài những người xuất sắc trong số những người xuất sắc nhất, người ta không hề gọi những người khác. Tôi chỉ có thể rút được qua một ngân hàng khác 420 đô la Mỹ - cho 3 năm lao động, gần được 12 đô la một tháng - món tiền công xứng đáng với người đứng đầu SMU hay sao, 50 xu một ngày, còn vợ tôi, cũng làm việc 2 năm gần như chẳng nhận được gì. Có thể nói hoàn toàn thẳng thắn: có lẽ nào tìm được trên thế giới này một chuyên gia có bằng cấp và tầm cỡ quốc tế đã trải qua 25 năm kinh nghiệm với tiền lương chỉ 50 xu trong những điều kiện làm việc khắc nghiệt như vậy.

Trở về nhà ở thành phố Kishinev, công việc, tiện nghi trong công việc, các vấn đề gia đình không giải quyết được, thế còn thẻ đảng? Tổ chức đảng yêu cầu tuân thủ nghiêm khắc kỷ luật đảng và hãy đăng ký đã, thêm nữa là cả tôi và người phó đang quản lý Xí nghiệp liên hiệp xây dựng "Moldkurotstroi", còn thẻ thì chưa có. Tại đảng bộ địa phương, thẻ của bạn chưa đến, người ta gửi chất vấn đi, vấn đề kỷ luật được thu xếp ổn thỏa với tổ chức đảng ở địa phương. Một thời gian trôi qua, ngày tháng chính xác tôi không còn có thể nhớ được, điện từ đảng bộ địa phương réo xuống báo cho biết cuối cùng thẻ đảng của tôi cũng đã tới. Bỏ mọi việc tôi phóng đến trụ sở đảng địa phương, không muốn là kẻ phá vỡ kỷ luật đảng, trong phòng đăng ký sinh hoạt đảng: thẻ đảng đến rồi, nhưng anh phải nộp 368 rup đảng phí cho thời gian 3 năm, khi đó số tiền này bằng tiền lương bộ trưởng xây dựng Moldavi, và anh sẽ nhận được thẻ, lúc đó đã là 16 giờ mà tôi lại không mang theo người một số tiền như vậy, tôi đề nghị người đứng đầu ban kiểm tra cho tôi về nhà thật nhanh để lấy tiền và trở lại ngay lập tức..."

.....        


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Tư, 2011, 01:45:24 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/ab4773a9e985ef8351479dd8ed9bfb7c.png)
Tổng bí thư Lê Duẩn đến thăm Cam Ranh ngày 24-1-1984. Bên trái TBT và là người ngoài cùng bên phải ảnh là đại tá Vũ Lập chỉ huy trưởng vùng 4 hải quân Việt Nam. Giữa hình là tư lệnh binh đoàn 17 chuẩn đô đốc R.A.Anokhin, bên phải tư lệnh là chủ nhiệm chính trị - đại tá hải quân A.R.Prisiaznhiuk

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/f7bb10ac1a1201d2d99047092a0c61c6.png)
Đại tướng Văn Tiến Dũng trên boong BPK "Gnevnyi". Cam Ranh ngày 26-4-1984.

 "...Hy vọng đến kịp trước khi kết thúc ngày làm việc của đảng bộ địa phương, URA!!! KỊP RỒI!!, NỘP ĐẢNG PHÍ XONG RỒI!!! Nhận được thẻ đảng, tôi báo cáo ngay qua điện thoại cho bí thư tổ chức đảng để ông ấy gạch tên tôi ra khỏi danh sách những người vi phạm kỷ luật đảng. Ngay sáng hôm sau lúc 6 giờ đúng, điện thoại từ Trưởng phòng Xây dựng cơ bản Ủy ban các hội nghề nghiệp nước CHXHCN Moldavii - Voinov Ya.P. réo vang: "8 giờ đúng chúng ta gặp Bí thư thứ nhất Ủy ban trung ương Đảng Cộng Sản Moldavii - Erimei Gheorgii Esidorovitch tại phòng làm việc". Không giải thích lý do, ông ấy dập máy. Cả ba chúng tôi cùng đến: tôi, Voinov Ya.P. và người quản lý Xí nghiệp Liên hợp "Moldkurortstroi" của tôi Svetlitchnyi V.F., và chào hỏi nhau. Toàn thấy những gương mặt rầu rĩ, tôi không hỏi han gì cả mà lên thẳng phòng ở tầng trên. Lập tức tôi để ý - tại lối cửa vào dưới sân thường ngày luôn có hai anh công an mà giờ lại không thấy người nào, thật lạ. Gheorgii Esidorovitch mở cửa. Cả hai vợ chồng ông ấy đều "thất thần". Tôi sẽ không mô tả lại bi kịch này nữa, nhưng chỉ có tại đây, từ miệng người lãnh đạo toàn thể những người cộng sản nước cộng hòa Moldavii, tôi mới hiểu rằng đảng cộng sản KHÔNG CÒN NỮA, bạn hãy tưởng tưởng tâm trạng của tôi , với tư cách là người cộng sản, sẽ thế nào nếu Bí thư thứ nhất UBTU cũng không biết phải làm gì với đảng chúng tôi bây giờ? Phản ứng của tôi về ĐCS Liên Xô, như một người cộng sản tiên phong, có tính chất triết học, tôi nhớ đến hôm qua và thấy tự hào mà an ủi mình rằng chắc có lẽ mình là người cộng sản duy nhất trong toàn thể ĐCS Liên Xô đã trả món đảng phí kỷ lục trong giờ cuối cùng, mà có thể là phút cuối cùng tồn tại của đảng cộng sản Tổ quốc tôi.

Tôi nhắc mình phải làm thủ tục trợ cấp về nghĩa vụ quốc tế. Thủ tục không phải là dễ chịu khi mà bạn có kinh nghiệm 40 năm nay rơi vào hoàn cảnh phải khai nhận trước một cô gái trẻ măng làm thủ tục trợ cấp, phải tường trình trước cô ta toàn bộ cuộc đời lao động của mình, vô vàn những cật vấn, thắc mắc, thời gian và thần kinh hao tổn để có kết quả thế nào đây? Thời gian lao động ở nước ngoài: trước khi đến Việt Nam tôi đã lao động 3 năm tại CHXHCN Liên bang Tiệp Khắc (cụm tập đoàn quân trung tâm, thành phố Milovitsa), tổng thời gian 6 năm. Khi tính công lao động thì toàn là ngoại tệ, rằng là chúng tôi nhận được đồng krona Sec, Việt Nam đồng, đô la Mỹ, mà khi tính toán trợ cấp lại không tính đến, chỉ tính trả trợ cấp bằng đồng rup, mà tiền lương hưu trả bằng rup, dù bạn làm việc ở nước ngoài - với cương vị kỹ sư 130 rup một tháng và thật vô ích khi giải thích rằng tiền lương gồm hai loại, mà ở Việt Nam còn là 3 loại ngoại tệ, thuế thu nhập, đảng phí, hội phí hội nghề nghiệp đã phải trả bằng cả 3 loại ngoại tệ rồi, vậy tại sao trợ cấp hưu lại chỉ có 130 rup? Trả lời: Thưa ông yêu quý của chúng tôi, ông đã thi hành nghĩa vụ quốc tế!

Kết quả là nghĩa vụ quốc tế của tôi sẽ ở lại với tôi suôt đời, mà bạn sẽ đặc biệt nhớ đến nó khi bạn nhận lương hưu: vợ tôi đã làm việc 25 năm, không có bậc nào cao hơn kỹ sư trưởng trong thang bậc lao động, mà tiền hưu của chúng tôi cũng vậy mà thôi.    

Nghĩa vụ quốc tế đó là quan hệ của cá nhân tôi với cuộc đời này, mà tôi phải có đối với nước CHXHCN Liên bang Tiệp Khắc ư? Ba năm làm việc ở Tiệp Khắc chúng tôi đã xây dựng vô số công trình: nhà ở, công trình quân sự, công trình xã hội, công trình kỹ thuật, trong thời gian làm việc của tôi đã hoàn thành xây dựng 18 trạm phát sóng VTTH. Tất cả những cái đó đóng góp cho nền kinh tế quốc dân Tiệp Khắc thời ấy, còn tôi cương vị là phó chủ nhiệm ban lắp máy thuộc bộ phận xây dựng của cụm tập đoàn quân trung tâm, đồn trú tạm thời trên lãnh thổ Tiệp Khắc. Các bạn Sec đánh giá đúng lao động của tôi, đã tặng thưởng tôi huy chương nhà lao động công huân nước cộng hòa Séc.

Việt Nam và Cam Ranh - đó không chỉ là căn cứ hải quân, đó là cả một cấu trúc của nền kinh tế quốc dân, đó là hải cảng, là sân bay quốc tế, đang ngày đêm phục vụ khách du lịch khắp nơi trên thế giới, phục vụ người lao động sở tại. Cam Ranh là một làng nhỏ, thậm chí không thể gọi là một ngôi làng đúng nghĩa, làm sao có thể hiểu được họ sống được ở đấy khi ngay cả trên đất liền cũng không có nước ngọt.        
Khi chúng tôi xây dựng xong trước ngày Quốc khánh của họ, trạm bơm và công trình khai thác nước, cung cấp nước uống đúng tiêu chuẩn cho bán đảo - đó là một ngày hội vui mừng với người Việt Nam, còn giờ đây - đó là một trung tâm đang phát triển trong khu vực. Những người đồng chí Việt Nam đánh giá đúng lao động của tôi, tặng thưởng cho tôi hai bằng khen của quân đội Việt Nam, mà tôi chẳng hề có nghĩa vụ gì với Việt Nam.        
 
Là nhà xây dựng - tôi không hề có ý hạ thấp các ngành nghề khác, nhưng đó chính là ngành nghề duy nhất tạo cơ sở vật chất cho quốc gia. Những người xây dựng có thể đã chết, nhưng quốc gia từng phút từng giờ nhận được từ công trình đã xây dựng tiền bạc và lợi ích vật chất do lao động của họ đem lại.              

Mặc dù tất cả những điều cay đắng và khó chịu kể trên mà chúng tôi đã phải nếm trải tại Tổ quốc mình do sự thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở CHXHCN Việt Nam, tôi và vợ tôi - Gniliakova Larisa Vasilievna, bà ấy cũng làm việc trên công trường, chúng tôi vẫn thường nhớ về công việc của mình tại đất nước anh em này và chúng tôi coi những năm tháng lao động chung đó là những năm tháng đẹp nhất. Ký ức về thời kỳ ấy đã đưa hai chúng tôi cùng bay đến Việt Nam năm 2009, tiếp đất tại sân bay của chúng tôi, cư trú tại khách sạn ở Nha Trang và cùng muốn trở lại thăm căn cứ, tôi đã trình ra bằng khen của mình, nhưng người ta không cho phép chúng tôi được vào vì phải có giấy phép đặc biệt của chính quyền. Mà điều đó cũng chẳng hề làm hỏng tâm trạng phấn chấn của chúng tôi trong kỳ lưu trú ngắn hạn. Được ở giữa những bạn bè, được nhìn thấy những khuôn mặt tươi cười hạnh phúc, ở đâu bạn có thể tìm thấy điều đó? Tại Tổ quốc của tôi, chẳng thấy có điều ấy, khắp nơi là những khuôn mặt ảm đạm và đăm chiêu. Với niềm tự hào và sự ấm áp trong tâm hồn, chúng tôi hiểu rằng trong hạnh phúc ngày hôm nay của dân tộc này, có một phần đóng góp bé nhỏ từ lao động của chính chúng tôi, của tập thể lao động SovSMO.

Việt Nam đang nở hoa kết trái, Cam Ranh đang nở hoa kết trái! Chúng tôi - những chuyên gia xô viết thuộc Tổ hợp xây lắp Xô Viết vui mừng thay cho các bạn!!!"


Năm 1991. Khu PMTO về đêm.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/8c5cd8dc36111a459b43474c8c3353af.png)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Tư, 2011, 03:28:55 pm
Trích lịch sử hoạt động tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí hành trình "K-7", "K-184" sư đoàn tầu ngầm 26 Hạm đội Thái Bình Dương.

(bốn con tàu K-7, K-57 (K-557), K-189 (K-144), K-184) đã tham gia gián tiếp vào chiến tranh Việt Nam chống Mỹ trong một chiến dịch vào tháng 5-6 năm 1972)

(tiếp theo trang 22)

Cuộc hành quân đầu tiên

A.S.Berzin (thuyền trưởng K-184)


Tạp chí kỹ thuật quân sự "Bão tố" («Тайфун») №7/2001 (38)


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/1bersin_as.jpg)

Ảnh: Quan sát qua kính tiềm vọng, thuyền trưởng A.S.Berzin, sau này là sư đoàn trưởng sư đoàn tàu ngầm nguyên tử chống tàu sân bay số 10 Hạm đội Thái Bình Dương giai đoạn 1977-1982.

"...Cuộc hành quân xa đầu tiên của tôi trong cương vị thuyền trưởng tàu ngầm bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1971, khi tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-7" đề án 675, vừa gia nhập đội hình sư đoàn tàu ngầm 26 Hạm đội Thái Bình Dương, rời khỏi cầu tàu trong vịnh Pavlovskii, bắt đầu di chuyển trong tư thế nổi tới điểm №1, tại đó nó lặn xuống độ sâu 120 m, lấy hướng 180 độ và hành trình với vận tốc 11 hải lý.
Những chiếc đồng hồ được lấy lại giờ - bây giờ chúng tôi sẽ sống theo giờ Moskva.
13 tháng 3. Đi cùng chúng tôi có tư lệnh sư đoàn, chuẩn đô đốc Igor Ivanovitch Verenikin, có trách nhiệm kiểm tra xem tôi có đủ khả năng bơi độc lập trong những chuyến hành quân xa thế này hay không. Đó không phải là do tính cầu kỳ của ông - thủ tục này được lập ra bởi Tổng tư lệnh Hải quân (tức S.G.Gorshkov). Người ta đã biệt phái tôi đến đây, sau khi gọi tôi từ Trung tâm Đào tạo về, nơi tôi đang cùng thủy thủ đoàn của mình huấn luyện hành quân. Thuyền trưởng con tàu đó là trung tá hải quân G.A.Khvatov ở lại trên bờ - anh được bầu là đại biểu đi dự Đại hội XXIV Đảng Cộng sản Liên Xô, sẽ khai mạc trong vài ngày tới.                

Lúc 2 giờ 00 có phiên liên lạc vô tuyến. Tôi gọi vào buồng mình trợ lý chính thiếu tá hải quân A.Tchetyrbok, và chúng tôi bàn bạc với nhau xem làm sao hoàn thành cuộc cơ động này một cách tốt nhất. Sau khi kết thúc cuộc trao đổi, nhìn đồng hồ - còn 10 phút nữa đến giờ nổi lên.

Tôi ra lệnh báo động chiến đấu. Hồi còi báo động dài và chói gắt tràn ngập các khoang, thủy thủ đoàn tản ra chạy về các vị trí chiến đấu của mình và báo cáo sẵn sàng. Các đội viên thủy âm sục sạo phía chân trời để sao cho khi nổi lên không va chạm với các loại tàu chiến và tàu dân sự mặt nước; và cuối cùng báo cáo  - Chân trời sạch (Горизонт чист).      

Chỉ khi đó tàu ngầm mới nổi lên độ sâu tiềm vọng kính (8 m) và dương kính tiềm vọng lên. Quan sát đường chân trời và trên không gian, tôi không phát hiện được gì. Khi dương anten lên để thu thông tin vô tuyến và phát hiện tín hiệu radar định vị vô tuyến, phiên liên lạc đã bắt đầu.

Sau vài phút trắc thủ vận hành radar báo cáo:
- Thông tin không tới địa chỉ của chúng ta. Phiên liên lạc đã kết thúc.

Tôi ra lệnh thu tất cả anten, kính tiềm vọng lại và lặn xuống độ sâu 80 m. Sau phiên liên lạc, tư lệnh sư đoàn gọi tôi vào buồng hoa tiêu, với lấy sổ ghi nhất ký hải trình ra và, liếc nhìn qua rồi ngoáy bút những dòng nhận xét:
 
- Thực hành tổ chức cho tàu ngầm nổi lên quá kém: các quân nhân thuộc quyền anh lắm lời quá, ba hoa đủ điều mà không biết xấu hổ, mặc dù cần phải chỉ huy và báo cáo cho chính xác. Tàu trước khi nổi không giảm độ ồn tới mức cần thiết. Một phần thành viên thủy thủ đoàn ngủ gật tại vị trí chiến đấu.

- Tôi yêu cầu anh nâng cao đòi hỏi với tất cả mọi người - như thế này không thể bơi được.
Tất nhiên, phải nói rằng, về thực chất, nhận xét của tư lệnh là công bằng..."

.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Tư, 2011, 05:25:03 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Sturgeon_ssn-649-p01.jpg)

Ảnh: Tàu ngầm Mỹ lớp "Sturgeon" - tàu ngầm nguyên tử tấn công nhanh SSN-649 "Sunfish" (Short Hull); tàu trang bị 4 tên lửa chống hạm "Harpoon" hoặc 8 tên lửa hành trình "Tomahawk", 4x21 ống phóng (533 mm) để phóng ngư lôi loại MK-48 và ADCAP (Advanced Capability).

"...Trưởng nhóm đặc nhiệm (группа ОСНАЗ - группа особого назначения) đại úy hải quân Silanov báo cáo rằng, đã bắt được đài radar AN/APS-80 của máy bay săn ngầm "Orion". Tín hiệu yếu. Cần giải thích rằng những báo cáo như thế phải thực hiện ngay không chậm trễ. Theo tính toán thì máy bay đang ở cách chúng tôi khoảng 150 dặm và việc phát hiện tàu ngầm trên độ sâu tiềm vọng kính ở khoảng cách xa như vậy là không thể.

14 tháng 3. Hôm nay tư lệnh sư đoàn cho tôi tình huống giả định tàu của tôi đang bị một tàu ngầm nguyên tử Mỹ loại "Sturgeon" theo dõi.
Đó là một đối thủ vô cùng nguy hiểm. Ưu thế chủ yếu nhất của nó là độ ồn nhỏ hơn chúng tôi vài lần và hệ thống thủy âm của nó tốt hơn hẳn. Khả năng của chúng tôi là khác nhau: "Sturgeon" nghe được chúng tôi từ khoảng cách lớn (đến 50 dặm), chúng tôi nghe được nó - ở khoảng cách nhỏ hơn nhiều (gần 5 dặm). Điều này cho phép nó theo dõi được chúng tôi một cách bí mật, đồng thời sẽ phát hiện ra chiến thuật của chúng tôi, và khi bắt đầu chiến sự sẽ là người đầu tiên khai hỏa

Trong những năm đầu tiên xây dựng hạm đội tàu ngầm nguyên tử, giữa chúng ta và người Mỹ không có sự khác biệt như thế. Những chiếc tàu ngầm nguyên tử Mỹ hồi ấy chỉ có thể theo dõi chúng ta ở khoảng cách nhỏ và điều đó dẫn đến hay xảy ra va chạm.  

Ví dụ, vào tháng 6 năm 1970 gần bờ biển Kamchatka, trong khi đang theo dõi trong tư thế bơi ngầm, tàu ngầm "K-108" (chỉ huy đại tá hải quân B.Bagdasarian) đã va vào một tàu ngầm nguyên tử Mỹ (USS "Tautog"). Kết quả cuộc va chạm này khiến "K-108" hư hại vỏ ngoài (vỏ nhẹ - легкого корпуса) và trục truyền bên phải.
Những trường hợp như vậy bắt các chiến sỹ tàu ngầm của chúng ta phải nghĩ đến việc làm sao tránh va chạm và giữ bí mật tránh việc bị kẻ địch theo dõi mình. Nền khoa học và công nghiệp của chúng ta thời bấy giờ chưa thể đuổi kịp Mỹ trong những vấn đề này, bởi vậy các chỉ huy tàu ngầm nguyên tử buộc phải hài lòng bằng cách bù lại sự tụt hậu (kỹ thuật) với việc soạn ra những chiến thuật phù hợp
Trên hành trình, thuyền trưởng tàu ngầm luôn phải nhớ đến chuyện đó, và mỗi người theo cách của mình phải giải quyết vấn đề này. Tôi đã đề ra cách phát hiện sự theo dõi mà tư lệnh sư đoàn đã nhiều lần phê phán và nói rằng trong đó chẳng có gì mới. Nhưng khi giả lập để tập luyện với trường hợp tương tự, gần như lúc nào tôi cũng là người chiến thắng. Rồi thì cuối cùng tư lệnh sư đoàn cũng quyết định áp dụng phương pháp của tôi trong cuộc hành quân này. Mà trên hết là ông sợ lại đâm phải tàu ngầm Mỹ.

Trong bộ tham mưu sư đoàn người ta đã chế ra một bàn đạc đặc biệt, với sự trợ giúp của nó, các tàu ngầm của chúng ta sẽ cần phải tản ra với cái gọi là mục tiêu độ ồn nhỏ, ngầm chỉ tàu ngầm nước ngoài. Bàn đạc kiểu này có tại Vị trí Trung tâm.

Tàu ngầm - thực tế là một đối tượng độ ồn nhỏ.  Một việc khá thường xuyên là người ta phát hiện chúng chỉ trên những khoảng cách không lớn, và trong khi còn có thể kịp xác định được hướng, tốc độ và khoảng cách thì còn tránh được va chạm. Trong khi đó âm thanh truyền trong nước biển tuân theo một định luật rất phức tạp, trong trường hợp này thì các đội viên thủy âm nghe được mục tiêu ngầm ở khoảng cách xa, trường hợp kia thì lại chỉ trên khoảng cách rất nhỏ
... "

...............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Tư, 2011, 08:25:36 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/USS_Tautog_SSN_639.jpg)

Ảnh: USS "Tautog" SSN-639 "Silent Vigilance" trên biển gần quần đảo Hawaii (en.wiki).

"...Và đơn giản khi nghe được ít - còn cần phải xác định thêm âm thanh đó thuộc về đối tượng nào: tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, tàu vận tải, tàu đánh cá bằng lưới quét, sinh vật biển, hay đó là tiếng ồn của thiên nhiên.
Bởi vậy sẽ phải gắng lựa chọn những người có thính giác tốt làm kỹ thuật viên thủy âm. Việc này không phải bao giờ cũng làm được, nhưng yêu cầu thì phải như vậy. Trên bờ và trên biển người ta huấn luyện họ một cách hệ thống trong việc lắng nghe các âm thanh ghi chuẩn của tàu ngầm, tàu mặt nước và các đối tượng khác. Khi phát hiện ra bất kỳ tiếng ồn nào trên biển, các kỹ thuật viên thủy âm ghi nó vào máy ghi âm, so sánh nó với băng ghi chuẩn và, nếu tiếng ồn phù hợp với loại nào trong số âm chuẩn, ngay tức khắc có thể xác định được đối tượng phát hiện ra thuộc loại nào. Các kỹ thuật viên trình độ cao có thể xác định tiếng ồn chỉ theo thính giác mà không cần so với âm ghi chuẩn. Tuy nhiên vấn đề khá phức tạp và đặc thù.

Hồi ấy tôi còn chưa biết rằng trong lĩnh vực này người Mỹ đã tiến rất xa - các chuyên gia bộ phận đặc biệt hãng IBM đã nghiên cứu sâu vấn đề, phân tích tần số, sóng hài, cường độ âm thanh, so sánh tiếng ồn thu được với âm chuẩn và đưa ra cách phân loại. Ngoài ra, họ có các phương tiện chuyên ngành đặc biệt có thể giả lập các loại âm khác nhau: tàu chiến mặt nước, tàu đánh cá bằng lưới rà, đàn cá heo và những loại khác, cho phép các chỉ huy tàu ngầm của họ che giấu hoạt động của mình và làm cho các thuyền trưởng của chúng ta nhầm lẫn.

Bàn đạc là có ích để tránh các mục tiêu độ ồn thấp, khi chúng thực sự không xa chúng tôi. Đôi khi các kỹ thuật viên thủy âm không thể phân loại được tiếp xúc, và trong những trường hợp đó, tư lệnh sư đoàn yêu cầu coi như phát hiện ra tàu ngầm và tương ứng là tránh chúng. Mà có thể, ví dụ đó là một tàu buôn đang đi theo hướng song song, đang ở cách chúng tôi khoảng hai mươi dặm - tiếng ồn chân vịt của nó khó lắm mới nghe được và phương vị không thay đổi. Khi đó, coi nó như là mục tiêu độ ồn nhỏ, tàu ngầm bắt đầu tránh xa, nhưng bức tranh hầu như không thay đổi, và tạo ra một ấn tượng giả tạo là mục tiêu độ ồn nhỏ đó đang theo dõi tàu ngầm.
Tôi kể cho tư lệnh sư đoàn chuyện trong một chuyến "độc hành" đại tá hải quân Grigori Valentinovitch Targonin đã cơ động như thế, nhưng sau đó quyết định kiểm tra xem thực ra thì tiếng ồn rất khó nghe đó là gì. Lấy hướng thẳng tiến tới nguồn phát tiếng ồn, 15 phút sau, tàu nổi lên độ sâu kính tiềm vọng và nhìn thấy qua kính một tàu lưới rà đánh bắt cá đang bận rộn quanh những dải lưới của mình. Sau đó Targonin bắt đầu hành động hợp lý và có suy xét hơn. Kết thúc tôi đặt câu hỏi: - Có thể nào chúng ta cứ tránh bất cứ tiếng lào xào nào đó là đủ.
Chuẩn đô đốc Verenikin không trả lời mà chỉ mỉm cười, nhưng rồi sau đó ông trở nên thờ ơ với những tiếng ồn nhỏ.      
Ban ngày tôi báo cáo tư lệnh sư đoàn quyết định của mình về việc bơi ngầm vượt qua eo biển Triều Tiên theo sau tàu vận tải "Vishera". Buổi chiều tối chúng tôi nổi lên trên độ sâu kính tiềm vọng ở vị trí cách điểm №3 ba dặm, trên lối vào eo biển Triều Tiên. Tầm nhìn tốt, tại phương vị 170 độ phát hiện ra một tàu nổi (hướng - 50 độ, tốc độ - 12 hải lý). Quan sát trực quan được "Vishera", chúng tôi tiếp tục theo dõi hành động của nó.... ."

.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Tư, 2011, 10:43:02 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/berzinas150rignvmu1951adm.jpg)
Ảnh: A.S.Berzin, tư lệnh sư đoàn 10 (1977-1982).

"...15 tháng 3. Như đã dự tính trước trong mệnh lệnh chiến đấu, "Vishera" vào đúng nửa đêm, ở tốc độ 8 hải lý, lấy hướng 230 độ, bắt đầu di chuyển từ điểm №3 về điểm №4. Chúng tôi lấy vị trí đối với con tàu nổi theo góc hướng 160 độ tới nó, vị trí cách nó 5 kaben, lặn xuống độ sâu 40 m và để tốc độ 8 hải lý.

Suốt đêm chúng tôi bơi theo "Vishera", một lần nổi lên độ sâu tiềm vọng kính trong phiên liên lạc ở vị trí cách tàu nổi 3 dặm. Kiểm tra vị trí của mình dựa vào đèn biển trên đảo Okinoxima. Lúc 10.00 h chúng tôi ra tới biển Hoa Đông, tàu nổi lên trong phiên liên lạc. "Vishera" ở cách chúng tôi 3 dặm. Chúng tôi chính xác hóa thành công vị trí của mình bằng các phương tiện quan trắc thiên văn và phương tiện kỹ thuật vô tuyến.

Báo cáo đến:
Bên trái 9 độ - tín hiệu yếu của radar AN/APS-80.
Ngay lập tức tàu ngầm lặn xuống độ sâu 40 m và đi theo "Vishera".
Chúng tôi đi qua "điểm thứ tư". Tàu "Vishera" quay về hướng ngược lại (về căn cứ), còn chúng tôi tiếp tục tự mình đi.

16 tháng 3. Tiếp tục đi về hướng eo biển Tokara. Có lệnh tới chuyển sang chương trình liên lạc vô tuyến theo phiên hai giờ.
Thời tiết xấu đi: sóng - cấp 4, cấp 5; mây - cấp 10. Trong các phiên liên lạc khó lòng giữ tàu ổn định ở độ sâu tiềm vọng kính - ba lần trượt khỏi độ sâu hơn 10 m, phải thổi khí nén tạo "bọt khí" trong các sitec dằn nước chính TSGB №2 và №8 (ЦГБ  - цистерны главного балласта).

17 tháng 3. Suốt đêm hành trình ở tốc độ sáu hải lý. Tiếp theo là tính toán dòng chảy, nhưng chúng tôi đã suy tính trước rồi. Nổi lên lúc 9.00 h ở độ sâu kính tiềm vọng để chính xác hóa vị trí theo tín hiêu của hệ thống ЬСЖАМ, "lấy vị trí trung bình" - sau một đêm chúng tôi bị đẩy đi xa 14 dặm. Xác định vận tốc dòng hải lưu khu vực này - 2 hải lý.      
Nhận tiếp lệnh chuyển sang chương trình liên lạc vô tuyến theo phiên 12 h, có nghĩa là làm cho cuộc sống của toàn bộ thủy thủ đoàn dễ thở hơn - bây giờ không cần phải cứ 2 giờ 1 lần lại nổi lên độ sâu tiềm vọng kính và ra lệnh báo động.... ."

...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2011, 12:11:17 am
(tiếp)


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/478px-Submarine_periscope.jpg)
Ảnh: Một thuyền trưởng tàu ngầm Mỹ quan sát qua kính tiềm vọng trong thời gian Thế chiến Hai (en.wiki).

"...Gần tới đảo Tokara, tàu nổi lên độ sâu tiềm vọng kính và xác định trực quan vị trí theo đảo Tokara và Yokohata.
Chúng tôi vượt qua eo biển, và rồi đã ở trong biển Philippin. Nhiệt độ nước ngoài thân tàu - +20 độ C.

18 tháng 3. Nhận thông báo tuần dương hạm "Oklahoma City" đã ra khỏi cảng Yokoshuka.
Từ 4.00 h đến 7.00 h có một đối tượng theo dõi chúng tôi - các đội viên thủy âm phân loại - Cá heo, cá nhà táng, hoặc là một loại âm thanh gì đó không hiểu được.
Tư lệnh sư đoàn chỉ thị coi đó là tàu ngầm nguyên tử Mỹ. Chúng tôi bắt đầu cơ động tránh nó, tàu lặn xuống độ sâu 200 m, lấy tốc độ 16 hải lý. Sau một giờ từ khoang 3 có báo cáo: - Gioăng đèn trần rỉ nước.
Tàu nổi lên độ sâu kính tiềm vọng để sửa chữa khiếm khuyết rồi tiếp tục di chuyển theo lệnh đã ban bố.

19 tháng 3. Về đêm điện kiểm tra đến với yêu cầu chúng tôi báo cáo thời gian nhận, giải mã và báo cáo chỉ huy hành quân trên tàu ngầm (tức chuẩn đô đốc I.I.Verenikin). Đã báo cáo, dù rất không muốn - bất cứ sự truyền điện tín vô tuyến nào cũng gây nguy cơ làm lộ bí mật của con tàu. Vậy mà tại cơ quan tham mưu hạm đội không hiểu sao người ta không nghĩ đến.
Chúng tôi đang gần đến đảo Panafedina. Nó không có người ở. Trên đảo có một núi lửa đang hoạt động, còn năm mươi dặm nữa cách điểm N - một dãy núi đá nổi, tại đó cũng có núi lửa đang hoạt động.
Phó thuyền trưởng chính trị trung tá hải quân S.Zubatykh vào chỗ tôi và kể rằng anh đã thuyết phục tư lệnh sư đoàn lấy buồng tắm có vòi hoa sen trong khoang các cơ cấu cơ khí hỗ trợ làm chỗ hút thuốc không chính thức. "Phòng hút thuốc" không được đề án này (tức đề án 675) tính đến. Đi vào phòng tắm có thể đồng thời một lúc không được quá từ 1-2 người. Quạt thông gió hút khí thuốc ra khỏi phòng tắm, thổi nó qua bộ lọc rồi lại thổi ngược về (chu trình kín). Nhiệt độ trong "phòng hút" ("Курилка") - gần đến +40 độ C. Người ta treo tấm vải trải giường ẩm ướt trong buồng tắm, nó rất nhanh chóng hút đẫm nicotine. Khoái cảm khi hút thuốc trong điều kiện thế này rất đáng ngờ (phó thuyền trưởng chính trị nói ngắn gọn: "Hôi kinh!"). Khi hai người bắt đầu hút, chỉ sau một phút cả hai chìm vào màn sương mù xám xịt. Mặc dù vậy trước phòng hút gần như luôn có người chầu chực (chờ đến lượt).  

20 tháng 3. Chiếm lĩnh xong khu vực № 1.
Cần phải nói rằng K-7 là một tập thể xuất sắc, còn ban kỹ thuật vô tuyến (radar) - đơn vị xuất sắc toàn hạm đội, bởi vậy mới có danh hiệu xuất sắc về phát hiện tàu ngầm và tàu mặt nước... ."

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2011, 02:31:11 am
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/1231938583_7a.jpg)
Ảnh: Máy bay săn ngầm nhìn qua kính tiềm vọng thiên đỉnh.

"...Trong một ngày đêm thành viên thủy thủ đoàn tám giờ liền phải đứng canh gác và có tám giờ để ngủ. Tám giờ còn lại làm các việc như ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, uống trà tối, tham gia các hoạt động chung trên tàu và cuối cùng là làm việc riêng. Các sỹ quan sống trong các ngăn buồng 2 và 4 chỗ, còn các hạ sỹ quan và thủy thủ sống trong các buồng 10 và 12 chỗ. Con người thì không ở đâu mà đồng nhất được. Thường thì trên các giường tầng cạnh nhau lại có những con người có tính cách hoàn toàn không hợp nhau.

Trong một cuộc hành quân các chiến sỹ tàu ngầm buộc phải tiến hành kiểu sống ít di chuyển. Bạn ngủ trong các ngăn buồng, rồi bạn đi 20-30 m đã đến vị trí chiến đấu. Không có mặt trời, không có không khí trong lành, không có phụ nữ. Nếu tàu mặt nước làm cuộc hành quân xa, thủy thủ đoàn của nó còn thấy được quang cảnh xung quanh. Trên tàu ngầm không có ai thấy được điều như vậy, thậm chí cả đường đi trên bản đồ hàng ngày cũng chỉ vài người quan sát được, đối với những người còn lại - đó là tài liệu mật. Sau khi đã bơi hàng tuần, con người ta chẳng hình dung được mình đang ở đâu.
21 tháng 3. Trong lúc hành trình chúng tôi vẫn huấn luyện chiến đấu. Hôm nay tiến hành tập luyện cho các sỹ quan tham gia phiên trực và các kỹ sư cơ khí trực về điều khiển bánh lái ngang và việc chuyển sang các vị trí điều khiển dự phòng. Trong kết luận buổi tập huấn tôi kể về sự cố kẹt bánh lái ngang trên tàu K-184.

Việc ấy mới xảy ra một năm trước đây. Tàu đang đi ở độ sâu 100 m tốc độ 20 hải lý. Vì một sai sót bất ngờ xảy ra, bánh lái ngang kẹt ở vị trí 15" theo chiều lặn xuống, do đó độ chênh mớn phía mũi nhanh chóng tăng lên đến 20". Tàu ngầm lặn xuống rất nhanh, gần tới giới hạn sâu - quá nữa sẽ có thể dẫn tới phá hủy kết cấu vỏ bền (прочного корпуса) và đưa nó đến cái chết.
Tất cả xảy ra như trong cơn ác mộng. Tôi lúc đó đang chỉ huy, vì vậy không rối trí mà cũng chẳng sợ hãi được - bản ngã (моё "alter ego") của tôi tách sang một bên và quan sát sự kiện xảy ra, lạnh lùng định hình giây phút: khuôn mặt tái nhợt của thủy thủ trưởng chuẩn úy Buriatchenko ngồi bên cần điều khiển bánh lái ngang, không rơi vào hoảng loạn, gắng làm hết sức mọi việc có thể để điều chỉnh độ chênh mớn đằng lái, chỉ huy trưởng ban tác chiến cơ điện trung tá hải quân Marat Baiburin, đưa bình khí nén (ВВД) cho nhóm sitec dằn chính (ЦГБ); bản thân tôi, ra các khẩu lệnh cần thiết, trong đầu lúc ấy chỉ có một ý nghĩ - vùng lên, thoát khỏi tình thế này.
Lần ấy số phận đã buông tha chúng tôi vì tất cả những hành động diễn ra chỉ trong có toàn bộ 55 giây đồng hồ, và trong gang tấc chúng tôi đã thoát chết.

22 tháng 3. Tại phiên liên lạc vô tuyến kế tiếp có điện đến, trong đó thông báo về cuộc tập trận đang diễn ra của các tàu chiến Hải quân Mỹ gần sát với đường đi của tàu ngầm. Tiếp theo là tọa độ, hướng và tốc độ của tàu chở máy bay săn ngầm "Ticonderoga" và các tàu bảo vệ. Bộ tham mưu hạm đội bắt đầu dẫn đường tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình hướng tới tàu sân bay.
Mục đích việc dẫn đường là hoạt động mà kết quả của nó là tàu ngầm phải tránh khỏi vùng tiếp xúc thủy âm với tàu sân bay, sau đó trong thời bình, dẫn đường sẽ thiết lập sự theo dõi tàu sân bay đó, còn trong thời chiến - giáng đòn ngư lôi - tên lửa.
Tôi tức khắc làm các phép tính để thoát ra tránh tiếp xúc thủy âm với tàu sân bay.
Chúng tôi trợ giúp hoa tiêu đại úy hải quân E.Mazovka và trưởng ban kỹ thuật thông tin vô tuyến thiếu tá hải quân V.Yakus. Để thoát cần phải lặn xuống độ sâu 160 m, tăng vận tốc lên 19 hải lý và xoay qua hướng 120 độ. Tôi ra các mệnh lệnh cần thiết để thi hành quyết định của mình.
Ở vận tốc này tàu ngầm rất ồn và mất hết đặc tính chiến thuật chủ yếu của mình - sự bí mật. Hiểu rất rõ điều đó, tôi cũng biết rằng không thể không làm - thực hiện lệnh của cơ quan tham mưu hạm đội.

23 tháng 3. Việc dẫn đường chúng tôi tới "Ticonderoga" đang tiếp tục. Hai ngày đêm liền đi với vận tốc 19 hải lý. Trong phiên liên lạc vô tuyến nhận được từ đài chỉ huy báo cáo của các trắc thủ radar:
- Bên trái 90 độ - tín hiệu yếu của đài radar định vị trên máy bay "Orion".
Cũng có thể máy bay không phát hiện ra chúng tôi - chỉ đơn giản là nó bận tìm kiếm trong khu vục trách nhiệm tuần tra này.
Dự đoán cho thuyền trưởng trong tình thế này là không thể, bởi vậy ngay lập tức tôi ra lệnh lặn xuống và lảng đi.

24 tháng 3. Dẫn đường vẫn tiếp tục. Tiếp tục xích gần lại tàu sân bay, cứ bốn giờ một lần chúng tôi nổi lên theo phiên liên lạc để nhận chỉ thị mục tiêu. Phân tích đường đi của tàu sân bay chỉ ra rằng, theo tất cả những gì nhìn thấy được, nó sẽ phải đi qua trên một chiều sâu đặc thù nơi bố trí anten hệ thống quan trắc thủy âm của Mỹ theo dõi các tàu ngầm của chúng ta.
Có khả năng hệ thống đó không phát hiện ra chúng tôi, dù cho đã ba ngày đêm chúng tôi đi ở tốc độ 19 hải lý, "gầm vang khắp đại dương".

25 tháng 3. Chúng tôi đang đi ngang đảo Markus thì nhận được điện tín báo vị trí lần lượt của "Ticonderoga", đang cùng bốn khu trục hạm và một tàu tuần tiễu từ từ và đều đặn tiến gần đến chúng tôi.
Hôm qua người Mỹ đã tắt hệ thống đạo hàng vô tuyến "LORAN-A" và "LORAN-C" của mình, hệ thống mà chúng tôi đã vay mượn thành công để sử dụng cho việc xác định vị trí chúng tôi. Giờ đây để làm điều đó, hoa tiêu của chúng tôi chỉ còn nhờ ánh sao trời, mà chúng lại thường bị các đám mây che khuất. Hệ thống đạo hàng vô tuyến của chúng tôi khi đó còn chưa "phủ sóng" những khu vực này... ."

....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2011, 12:59:26 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/uss_valley_forge.jpg)
Ảnh: USS Valley Forge.

"...26 tháng 3. Việc dẫn đường tới tàu sân bay tiếp tục suốt đêm. Nhận được lệnh tập hợp đội hình theo trình tự chiến đấu №2. Với sự giúp đỡ của radar phương vị chúng tôi phát hiện ra pha vô tuyến sóng trung của tàu sân bay: phương vị - 78 độ, tần số - 520 kHz, tín hiệu - "PO". Ngay tức khắc truyền điện tín về bờ báo cáo phát hiện tàu sân bay bởi phương tiện radar của chính mình.
27 tháng 3. Buổi sáng phát hiện tín hiệu đài vô tuyến định vị AN/SQS-23 - tàu bảo vệ.
Nổi lên trên độ sâu kính tiềm vọng, quan sát chân trời - chân trời sạch. Thiết bị kỹ thuật vô tuyến phát hiện được tín hiệu pha vô tuyến sóng trung, cũng như đài radar định vị của các tàu bảo vệ trong chế độ "đơn công".
Nhận được lệnh của bộ tham mưu hạm đội tập phóng tên lửa vào tầu chở máy bay săn ngầm "Ticonderoga",  hướng - 300 độ, vận tốc - 20 hải lý. Chúng tôi được chỉ dẫn tọa độ. "Điện" nhận được - lệnh chiến đấu mà chỉ huy tàu ngầm phải thực hiện trong thời hạn ngắn nhất. Từ "phóng tập" có nghĩa là đạn tên lửa chiến đấu không thực sự được phóng, nhưng tất cả các hành động và thao tác còn lại đều phải như đang trong chiến tranh.
Đang ở trên biển, chỉ huy tự mình phải ra quyết định đối với mỗi mệnh lệnh chiến đấu: đánh giá tình huống, tiến hành các tính toán cần thiết, cân nhắc các phương án hành động, chọn phương án tốt nhất trong điều kiện cụ thể, đặt nhiệm vụ cho các thuộc cấp, tiếp theo phải kiên quyết và bền bỉ thực hiện cho được quyết định của mình, giành lấy thành công và chiến thắng trước đối phương.
Tôi ra lệnh qua hệ thống đường truyền tin trên hạm tàu: "Khẩu đội tác chiến trên hạm - Vào cấp №1". Theo mệnh lệnh, tại Vị trí Trung tâm (ЦП) tất cả quân nhân liên quan đến mệnh lệnh này nhanh chóng tập hợp lại.
Sau khi đọc lệnh chiến đấu, tôi ấn định thời điểm phóng đạn - khẩu đội tác chiến chẳng cần gì hơn, hơn nữa mỗi người đều biết mình cần phải làm gì. Những năm dài phục vụ và thao luyện hàng ngày đã làm họ trở thành chuyên nghiệp và điêu luyện.
Sau vài phút, tính toán đã xong, thông tin cần thiết chuyển lên bản đồ. Chỉ huy ban tác chiến tên lửa thiếu tá hải quân L.Lukashuk báo cáo đã sẵn sàng cho pha tiền khởi động. Sau khi kiểm tra kết quả tính toán trên bản đồ, tôi ra lệnh: "Báo động chiến đấu tập!" ("Учебно-боевая тревога!")

Các quân nhân trên tàu bắt đầu chiếm lĩnh vị trí chiến đấu của mình. Sau vài phút, trợ lý chính của thuyền trưởng A.Tchetyrbok báo cáo con tàu đã sẵn sàng chiến đấu. Nhận báo cáo xong, tôi ra lệnh: "Tấn công tên lửa. Bắt đầu công tác chuẩn bị trước khi phóng".
Chỉ huy ban 2 ra lệnh nạp tọa độ tàu sân bay vào thiết bị điều khiển xạ kích, hướng và tốc độ của tàu sân bay... ."

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2011, 05:15:26 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/800px-Torpedoed_Japanese_destroyer_HD-SN-99-02974.jpg)
Ảnh: Một tàu Nhật bị ngư lôi tàu Mỹ đánh đắm trong Thế chiến 2, nhìn qua kính tiềm vọng.

"...Đạn tên lửa trong thùng chứa sống lại, "trái tim" của nó lại đập, theo đường truyền đưa máu - "thông tin" về đối thủ vào "bộ não", đối thủ này vài phút nữa thôi nó sẽ phải tìm ra trên đại dương và tiêu diệt.
Chuẩn bị tiền khởi động đã xong, chỉ huy ban 2 báo cáo:
- Đạn sẵn sàng phóng, sẵn sàng cho tàu nổi.
Tàu ngầm bắt đầu nổi lên độ sâu kính tiềm vọng. Sau khi quan sát chân trời và khẳng định chân trời sạch, tôi hạ lệnh:
- Tàu nổi. Thổi khí balat chính (để trút nước ra đưa khí nén vào và nổi lên). Nâng ống phóng!
Con tàu đã ở trên tư thế nổi, các ống phóng từ từ nâng lên.
Trời xanh - không một bóng mây nhỏ, xung quanh - đại dương một màu xanh sẫm, yên lặng.
Đạn tên lửa đã được phóng giả định.
Tức khắc tôi cho chuyển điện báo cáo đã giáng đòn tên lửa vào tàu sân bay. Chúng tôi khẩn trương lặn xuống, hướng - 300 độ, vận tốc - 19 hải lý, chúng tôi vẫn đang duy trì vị trí tương đối của mình với tàu sân bay.
Bộ tham mưu hạm đội cho vị trí tàu sân bay với độ chính xác 70 - 80 dặm.

28 tháng 3. Chúng tôi tiếp tục tới gần tàu sân bay, 4 giờ một lần nổi lên theo phiên liên lạc để nhận chỉ thị mục tiêu. Phân tích di chuyển của tàu sân bay có thể đưa ra kết luận theo những gì thấy được, nó sẽ lại phải đi qua tuyến chiều sâu đặc thù (dải đá ngầm Ramalo), nơi bố trí anten hệ thống thủy âm theo dõi từ xa (các tàu ngầm xô viết). Ngoài ra đã 6 ngày đêm liền chúng tôi đi với tốc độ 19 hải lý, hệ thống này, nhiều khả năng đã phát hiện ra chúng tôi.
Tôi bàn với trợ lý chính về kết quả tấn công tên lửa: tên lửa có "đến được" tàu sân bay không và tọa độ mà bộ tham mưu hạm đội cho chúng tôi chính xác đến cỡ nào?
Trong tiến trình dẫn đường hướng tới tàu sân bay có thể có nhiều lực lượng khác nhau tham gia: cả tàu trinh sát mặt nước, cả tàu ngầm khác, cả máy bay, cả vệ tinh, cũng như các phương tiện trinh sát trên bờ của hạm đội, đã trực tiếp theo dõi tàu sân bay và thông báo tọa độ của nó về bộ tham mưu hạm đội, nơi đó, tại các vị trí tham mưu chuyên ngành, thông tin đó sẽ được bình sai, phân tích, xử lý và chỉ sau đó mới chuyển cho chúng tôi. Sau khi nhận được chỉ thị mục tiêu, chúng tôi mới có khả năng giáng đòn tấn công tên lửa, trong khi vẫn ở trên khoảng cách xa tới tàu sân bay.
Trong tất cả các giai đoạn của quá trình này những người tham gia có thể phạm sai lầm; việc sử dụng thiết bị kỹ thuật cũng không phải là hoàn hảo. Thế mà thông tin vừa chuyển giao thì lạc hậu rất nhanh. Cuối cùng thì tên lửa có thể không bắn trúng đối thủ, mà chỉ huy tàu ngầm có trách nhiệm trả lời điều đó. Trong thời bình, anh ta có thể bị cách chức, còn trong thời chiến - ra tòa án binh.
Bên mạn trái chúng tôi phát hiện tín hiệu làm việc của hai radar định vị của các tàu bảo vệ - tín hiệu yếu.
Trong phiên liên lạc tôi quyết định sục sạo kỹ đường chân trời với trợ giúp của radar định vị trong chế độ "đơn công". Trên màn hình theo phương vị 56 độ khoảng cách 30 dặm tôi thấy một mục tiêu rất lớn - nhiều khả năng, "Ticonderoga". Quyết định thoát ra khỏi vùng tiếp xúc thủy âm và thực hành tấn công tập bằng ngư lôi.
Chúng tôi lặn xuống và tiến gần nữa tới phía tàu sân bay. Các đội viên thủy âm cần phải lắng nghe tàu sân bay hai giờ một lần. Lúc 18h10 tôi cho hạ tốc độ xuống 6 hải lý, sau vài phút các đội viên thủy âm đã nghe được tiếng chân vịt của tàu sân bay, họ đã báo cáo điều này.
Tôi nói qua hệ thống truyền tin:
- Báo động tập. Tập tấn công ngư lôi tàu sân bay.
Các thành viên vào vị trí theo tình huống tấn công bằng ngư lôi. Hệ tính toán tác chiến trên hạm bắt đầu xác định hướng và tốc độ tàu sân bay cùng với khoảng cách tới mục tiêu. Vài phút trôi qua và các tham số cần thiết đã được tính ra, tự động chuyển cho ngư lôi.
Tôi ra lệnh:
- Giàn phóng lôi - chuẩn bị (товсь)!
- Giàn phóng lôi đã "chuẩn" xong (товсь)!
- Giàn phóng lôi - phóng (пли)!
Nếu như đây là thời chiến, ngư lôi đã thực sự rời khỏi ống phóng và bắt đầu lao tới tàu sân bay...
Cuộc tấn công kết thúc. Chúng tôi rời xa khỏi tàu sân bay đến khoảng cách an toàn để báo cáo về bờ.

29 tháng 3. Điện đến từ bộ tham mưu hạm đội: "Chúng tôi giả định các anh đang bị nhóm APUG (АПУГ - nhóm tàu sân bay xung kích) theo dõi. Hãy báo cáo, có bao nhiêu tàu mặt nước, bao nhiêu máy bay theo dõi các anh, radar thủy âm trong khoang tàu còn làm việc hay không".
Đọc xong điện, tôi bật cười, văn bản trùng hợp với những ý nghĩ bám theo tôi đã hai ngày đêm qua.
Cùng với việc phát hiện ra tàu sân bay, các tàu bảo vệ cũng bị phát hiện, chúng trên thực tế đã sử dụng liên tục hệ thống radar định vị thủy âm của mình trong chế độ chủ động (hoạt động của hệ thống đó các đội viên thủy âm chúng tôi đã thực sự quan trắc được trong 12 giờ gần đây nhất). Có ấn tượng là tàu chúng tôi đã bị phát hiện hoặc đang bị phát hiện. Khi nổi lên trong phiên liên lạc ban ngày, tôi đã quan sát trong kính tiềm vọng: biển - lặng, trời - không gợn mây, tầm nhìn toàn phần, chân trời - không có tàu nào cả. Nhưng đồng thời tôi nghe qua loa điện, mà các đội viên thủy âm đã nối tới trạm của mình, tín hiệu phát rất rõ của radar định vị thủy âm trên các tàu bảo vệ tàu sân bay. Là từ nó mà không phải là nó: Thính giác nói với tôi: "Tàu Mỹ đang cạnh đây!", nhưng cặp mắt chỉ thấy có đại dương và bầu trời hoàn toàn sạch.
Xét tổng thể các dấu hiệu tôi hiểu rằng mình chưa bị phát hiện. Giờ thì phải soạn báo cáo trả lời cho bộ tham mưu hạm đội và phát đi. Tại cơ quan tham mưu hạm đội chẳng ai nghĩ đến việc lộ bí mật không thể tránh được - họ cần ngay tức khắc thỏa mãn sự tò mò của mình...Dẫu họ không thể giúp được gì, nhưng có thể quở trách ta vì điều đó.
Từ bộ tham mưu hạm đội, điện chuyển đến với lệnh chấm dứt sự theo dõi tàu sân bay và chiếm lĩnh khu vực  №2. Việc đó chúng tôi đã làm rồi.

30 tháng 3. Trưởng ban quân y thiếu tá Yu.Ushakov vào buồng, thông báo với tôi về trường hợp viêm ruột thừa của chuẩn úy hải quân Ponomariov. Bác sỹ đã quyết định phẫu thuật. Giúp anh là chuẩn úy hải quân hướng dẫn viên vệ sinh - phòng hóa. Trước khi hành quân họ đã thực hành công tác giải phẫu trong bệnh viện. Trong khi hành quân bác sỹ của chúng tôi cũng đã nhiều lần thực hành những ca phẫu thuật như vậy. Trên tàu ngầm đề án này không có thiết kế phòng giải phẫu. Bác sỹ có buồng riêng của anh ta, ở đó đồng thời là phòng cứu thương, còn phẫu thuật được tiến hành trong phòng họp tập thể sỹ quan. Các hộ lý đã dùng xà phòng rửa sạch nền, tường và bàn, nhân viên vệ sinh - phòng hóa đã khử trùng tất cả các đối tượng.
Tôi thông báo qua máy truyền tin về ca mổ sắp tới, sau khi chỉ đạo thủy thủ đoàn đảm bảo chiếu sáng liên tục, duy trì hướng, tốc độ và độ sâu ổn định.
Ca mổ bắt đầu. Nhiều người đã sống sót nhờ đồng đội của mình. Cuối cùng, từ phòng họp sỹ quan có báo cáo:
- Đồng chí thuyền trưởng, ca mổ đã kết thúc. Người bệnh đã tỉnh và hài lòng. Người chuẩn úy hải quân vừa qua phẫu thuật được bố trí ở cạnh buồng bác sỹ.
Trong bức điện kế tiếp từ bộ tham mưu hạm đội lệnh nổi lên trong phiên liên lạc sau 8 giờ nữa. Thật kịp thời - sau từng ấy ngày tôi đã mệt phờ, và trong chế độ như vậy có thể nghỉ ngơi yên tĩnh (cho đến phiên liên lạc).... ."

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Tư, 2011, 10:07:36 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/PeriskopnayaGlubina.jpg)
Ảnh: Trên độ sâu kính tiềm vọng.
 
"...31 tháng 3. Hôm nay tất cả thủy thủ đoàn tắm rửa sạch sẽ. Trên tàu ngầm có những điểm đặc trưng của nó trong vấn đề sinh hoạt thường nhật: chất thải của quá trình tắm rửa, rác thải và thức ăn thừa đổ đi đâu là cả một vấn đề. Tôi còn nhớ rõ thời phục vụ trên tàu ngầm diezen: khi hành quân, các sitec nước uống được bơm đầy và chúng tôi phải tiết kiệm từng cốc nước, rửa bằng nước biển (phải dùng với loại xà phòng đặc biệt). Bác sỹ thường xuyên và đều đặn phát các tấm khăn tẩm cồn để mọi người lau thân thể làm vệ sinh cá nhân.
Trên tàu ngầm nguyên tử thì có thiết bị chưng cất, nó có khả năng "nấu" nước biển ra nước cất để dùng cho lò phản ứng và nhu cầu sinh hoạt, nghĩa là nước uống và nước tắm rửa. Trong khi hành quân, các thành viên tắm trong các buồng tắm có vòi hoa sen một lần trong khoảng thời gian 7-10 ngày. Cũng tại đó các thủy thủ lau chùi đồ dùng cá nhân - trên tàu ngầm không có buồng giặt là, làm gì có chỗ nào làm khô khăn trải giường và quần áo lót.
Mỗi thành viên thủy thủ đoàn được cấp áo sơ mi, quần, tất, hai khăn trải giường và hai vỏ gối - tất cả được thay ra trong ngày tắm rửa (đồ dơ được thu thập lại và khi về căn cứ sẽ chuyển cho cơ sở dịch vụ hậu cần). Đồ lót kiểu đó được gọi là loại dùng "một lần". Quần áo ngoài gồm có áo khoác màu xanh nước biển sậm, quần dài, mũ calô hay be rê, được thay đổi không quá hai lần trong một cuộc hành quân.
Trên áo ngoài mỗi người mang một băng trắng đính sẵn, trên đó sỹ quan thì ghi chức vụ, còn hạ sỹ quan và thủy thủ - số tác chiến.
Trong mỗi khoang, rác và đồ ăn thừa thu lại vào các túi chất dẻo. Vào thời điểm xác định theo khẩu lệnh người ta sẽ đem chúng vào khoang mà ở đó có hầm chứa và có thiết bị thải các túi chất dẻo ra ngoài tàu. Hầm chứa có hai cửa nắp kiểu sập - cửa dưới mở ra ngoài thân tàu, cửa trên mở vào khoang. Nếu trong tư thế bơi ngầm, cùng một lúc mở cả hai cửa thì nước sẽ vào ngập khoang và tàu ngầm sẽ chìm. Thiết bị đặc biệt (chiến sỹ tàu ngầm gọi nó là "máy sửa lỗi cho thằng ngốc") sẽ loại trừ những hành động như thế.

Ngày 1 tháng 4. Chiếm lĩnh khu vực №2 và bắt đầu tìm kiếm tàu mặt nước của Mỹ.
Vào lúc 6.00 h tín hiệu báo động tai nạn vang lên, lôi tôi bật dậy khỏi giường ngủ tạm và bổ vào buồng Trung tâm. Trợ lý chính báo cáo:
- Cháy tại khoang số 7! Từ khoang hỏa hoạn có báo cáo:
- Bộ lọc không khí bị cháy, khói trong khoang không đáng kể.
Tôi và chỉ huy ban tác chiến 5 trung tá hải quân A.Pronkin ra các mệnh lệnh chữa cháy khẩn trương. Trong buồng trung tâm đang có chuẩn đô đốc I.Verenikin, tôi báo cáo tình hình với ông. Ông ấy chẳng bận tâm và vẫn ngồi lặng yên gần đấy. Sau 5 phút từ khoang bị tai nạn có báo cáo:
- Hỏa hoạn đã bị dập tắt.
Tôi ra lệnh phân tích không khí trong khoang và báo cáo nguyên nhân gây cháy bộ lọc. Mười phút qua, chỉ huy khoang số 7 báo cáo thành phần hơi gây cháy lớn gấp 3 lần tiêu chuẩn. Nguyên nhân gây cháy bộ lọc là hành động không đúng của một thủy thủ, người có trách nhiệm quản lý thiết bị điều chỉnh bộ lọc.
Bằng những biện pháp thông thường đã thiết lập lại thành phần không khí tiêu chuẩn trong khoang, đưa mọi việc trở lại trạng thái ban đầu.
Tôi ra lệnh cho chỉ huy ban cơ điện tiến hành điều tra trường hợp này, còn trợ lý chính thì mổ xẻ phân tích với các thành viên trường hợp tai nạn.
Hôm nay trong suốt thời gian gần 45 phút các đội viên thủy âm quan trắc được "âm thanh kỳ lạ", chỉ huy sư đoàn chỉ thị coi đó là tiếng ồn chân vịt của tàu ngầm nguyên tử.

2 tháng 4. Ban ngày nổi lên trong phiên liên lạc vô tuyến. Sương mù, tầm nhìn xa - 5 đến 10 m. Bên phải 45 độ trong chế độ "đơn công" một lần xác định được tín hiệu đài vô tuyến định vị - có thể, trên tàu ngầm nguyên tử. Các tham số tương tự đài radar đó chúng tôi không có, bởi vậy không phân loại xác định được.
Sau khi phát hiện bên trái 90 độ tín hiệu đài định vị vô tuyến của máy bay săn ngầm "Orion", chúng tôi khẩn trương lặn xuống và làm động tác cơ động tránh xa máy bay và (giả thiết) - tránh tàu ngầm nguyên tử, có khả năng đang theo dõi chúng tôi trong đội hình nhóm chiến thuật....."

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Tư, 2011, 12:26:06 am
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Berzin3.jpg)
Ảnh: Trong khoang tàu ngầm đề án 675MK trong chuyến ra khơi huấn luyện, khoảng năm 1980. Từ trái sang: chuẩn đô đốc A.S.Berzin tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 10, thuyền trưởng K-204 đại tá hải quân A.A.Tchernysev, phó trưởng ban cơ điện phụ trách trạm năng lượng chính (lò phản ứng) trung tá hải quân I.N.Mikhalevskii.
 
"...3 tháng 4. Tầu ngầm nổi lên ban đêm trong phiên liên lạc vô tuyến. Có tin gia đình đến cho tôi và một số sỹ quan. Tin thông báo trưởng ban kỹ thuật thông tin vô tuyến V.Yakus được thăng cấp thiếu tá hải quân, còn chuẩn úy hải quân Kopysov được thưởng huy chương. Tàu "K-184" của tôi được tuyên dương "xuất sắc". Dĩ nhiên đó là những tin tức dễ chịu
Hôm nay lại theo dõi được "âm thanh kỳ lạ": chắc chắn đó là một tàu ngầm nguyên tử Mỹ. Thực hiện di chuyển tránh tàu ngầm đó.

4 tháng 4. Đã phát hiện ra van kingston (van thông biển) của hệ sitec lặn nhanh (цистерна быстрого погружения - ЦБП) không làm việc tốt. Nó tự ý làm đầy sitec lặn nhanh và khiến tính nổi của tàu ngầm trở nên tiêu cực. Áp dụng ngay các biện pháp cần thiết.
Đã được nửa thời gian hành quân. Thường thì giữa chiến dịch hành quân người ta tiến hành kiểm lại cơ số thực phẩm còn lại và các phương tiện tái sinh. Bắt đầu với các sản phẩm thực phẩm. Truyền thống này có trong sư đoàn tôi sau một trường hợp (số chiến thuật của tàu và tên họ thuyền trưởng tôi không nhắc để tránh gây phiền nhiễu cho anh ta). Nhân viên quân nhu quân lương trên tàu này tính rằng trong hành quân khẩu vị của các chiến sỹ tàu ngầm là kém và một phần sản phẩm có thể để lại kho chứa trên bờ của căn cứ. Chỉ huy chiến dịch hành quân trên tàu trong chuyến đi ấy là chuẩn đô đốc V.Ya.Korban. Khi còn 15 ngày nữa hết chiến dịch hành quân, nhân viên quân lương này nghĩ ra điều gì đó và anh ta quyết định kiểm xem thực phẩm còn bao nhiêu. Sau một tiếng kiểm tra kết thúc, kết quả rất đáng kinh ngạc: thủy thủ đoàn đứng trước tình huống nghiêm trọng - thực phẩm chỉ đủ cho ba ngày đêm nữa mà thôi. Tiếp theo, báo cáo từ nhân viên quân lương chuyển qua trợ lý thuyền trưởng, thuyền phó chính trị, thuyền trưởng rồi mới đến chuẩn đô đốc. Qua mỗi cấp nó được giảm nhẹ đi một chút, dường như mọi thứ vẫn trong trật tự, nhưng có gì đó thuộc về hoàn cảnh và khiếm khuyết là chưa đầy đủ mà thôi.
Chuẩn đô đốc V.Korban là một chiến sỹ tàu ngầm giàu kinh nghiệm và hiểu các báo cáo thường là báo cáo láo. Vì thế ông cho gọi nhân viên quân lương tới và khi anh ta đã có mặt và báo cáo xong, ông nổi khùng lên trong một cơn giận dữ khôn tả, gợi nhớ tới trận bão kèm theo sóng thần "Klotinda". Mọi việc dù sớm hay muộn đều phải kết thúc, cơn giận dữ của các thủ trưởng cũng thế thôi.
Thủ trưởng ra lệnh chia đều khẩu phần 3 ngày đêm cho toàn bộ những ngày hành quân còn lại. Tóm lại, mỗi thành viên thủy thủ đoàn trong những ngày còn lại chỉ được nhận 20 phần trăm khẩu phần theo tiêu chuẩn. Những người đàn ông còn trẻ, nhiều người trong số đó phải làm việc mất nhiều sức lực hàng ngày, nhận được trong suốt một ngày miếng đường không hơn lòng bàn tay, món súp cá hộp thì thành phần cơ bản là nước. Mọi thứ khác cũng chẳng nhiều hơn.
Mọi công tác và tập huấn đều phải thay đổi, duy trì như cũ chỉ có việc trực gác và - ngủ thì không giới hạn thời gian. Sau một tuần lễ nhiều người yếu đi trông thấy, phải chuẩn bị đến đòn bẩy để đóng mở các van.
Khi chiến dịch hành quân kết thúc và tàu ngầm đã neo tại cầu tàu, một cơn gió nhẹ cũng làm lảo đảo các thủy thủ gày yếu khi đang thực hiện lệnh neo. Chuẩn đô đốc V.Korban gầm lên ra lệnh cho ban chỉ huy ra đón tại bến tàu, giọng hét vang khắp cả bến cảng:
- Bắt hết mấy thằng quân lương lại, niêm phong kho ngay!
Nhân viên quân lương bị tống giam. Các khẩu phần mà anh ta còn để lại trong kho được đem ra chia hết cho các thành viên thủy thủ đoàn.
Đến chiều trợ lý chính vào báo cáo tôi rằng kiểm tra khẩu phần đã kết thúc: thực phẩm đủ dùng đến cuối chiến dịch và thậm chí còn thừa ra một chút cơ đấy.
Ngày 5 tháng 4. Hôm nay đến lượt kiểm tra phương tiện tái sinh - sự tồn tại các tấm V-64. Đó cũng là truyền thống. Chuẩn đô đốc V.Korban thường khuyên các thuyền trưởng hãy học trên các sai lầm của người khác và nói thêm chỉ có những thằng ngốc mới học mãi trên những sai lầm của mình.
Thuyền trưởng của "chính con tàu đó" đã không thấm lời khuyên ấy, cả vế thứ nhất cũng như vế sau.
Trong chuyến hành quân tiếp theo, anh ta lại tính nhầm, lần này là với các bình trong đó cất giữ những tấm tái sinh không khí. Các bình đó không đủ cho 10 ngày đêm. Khi không có tấm tái sinh, thành phần không khí trong các khoang tàu ngầm sau một thời gian xác định sẽ bị thay đổi, - lượng cac bon dioxide sẽ tự nhiên tăng lên và lượng ô xy sẽ giảm đi.
Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy thủ đoàn: buồn ngủ, mệt mỏi, khó thở, đau đầu.
Trước đây, khi các tấm như vậy ở nước ta chưa có (chưa được phát minh ra), các tàu ngầm phải nổi lên trên  mặt nước và các khoang mở hệ thống thông gió. Người ta cũng có thể làm như vậy vào lần này.
Vấn đề sẽ được giải quyết, nhưng sau đó sẽ nảy sinh vấn đề thứ hai: lộ bí mật hành trình.Để tránh điều này, tiến hành theo cách như sau. Với sự trợ giúp của máy nén khí người ta bơm không khí vào các bình thép trong các khoang, để áp lực trong tàu ngầm thấp dưới áp suất khí quyển. Sau đó, tàu nổi lên độ sâu kính tiềm vọng và thông qua một đường ống đặc biệt (RKP), cùng với kính tiềm vọng nhô lên trên mặt nước, do chênh áp suất không khí giữa bên trong khoang với bên ngoài mà không khí trong lành bên ngoài sẽ đi vào các khoang...."

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Tư, 2011, 10:15:44 am
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/651_xakhi.jpg)
Ảnh: Tàu ngầm diezen đề án 651 đang xả khí trong tư thế nổi.
 
"... Trong thời gian mười ngày đêm, mỗi ngày toàn bộ chu trình này được lặp đi lặp lại vài lần. Những người tham gia chuyến đi cho biết rằng chu kỳ bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bị giới hạn đến khi vẫn còn có thể hít thở không khí trong khoang (giới hạn trường hợp này - "hết vị" có nghĩa là, buồn ngủ, mệt mỏi nhanh, khó thở và đau đầu). Khi thay thế không khí, có nghĩa là, khi bơm và nhận không khí vào qua đường ống, do áp suất không khí mà tai đã ù, có cảm giác khó chịu trong các xoang trán, tổng thể sức khỏe trở nên xấu đi...
Còn tại tàu chúng tôi, đến cuối cuộc kiểm tra đã biết rõ các đĩa kẹp tái sinh V-64 cho đến cuối cuộc hành quân vẫn còn đủ dùng, mà đủ cho đến tận ngày kết thúc.

6-7 tháng 4. Chúng tôi tiến hành huấn luyện cho các sỹ quan trực về hiệu suất trong tấn công ngư lôi và tránh tàu ngầm nguyên tử nước ngoài.
Ngày 8 tháng 4. Trên mặt nước - có bão, sóng dưới lòng biển lắc mạnh và tàu chòng chành ngay cả ở độ sâu 80 m.
Vào buổi tối, một người trong thủy thủ đoàn tắm rửa trong buồng tắm khoang IX, khóa cửa và đi ngủ, quên tắt máy nước nóng. Đó là một xi lanh kín thể tích khoảng gần một trăm lít, được hàn cùng  với nền và gắn lên đến tận trần nhà tắm. Máy nước nóng chẳng mấy chốc bắt đầu làm việc ở chế độ nồi hơi - áp suất gia tăng. Các van an toàn đã bị lỗi (như trong hạm đôi vẫn nói, "bị chua").
Thật khôi hài, nếu tôi có thể nói như vậy, là trong cùng một khoang, nơi có phòng tắm hoa sen, trong cabin ở bên mạn phải tàu lại đang diễn ra cuộc họp của ban 5 với chương trình nghị sự: "Về công tác phòng chống tai nạn và sự cố".
Khi áp suất trong máy nước nóng đã đạt đến giới hạn, nó phát nổ với một tiếng gầm khủng khiếp, bị xé rách lìa ra khỏi nền, và như một viên đạn, nó bắn trúng cửa kim loại buồng tắm hoa sen, làm biến dạng cửa. Ổ khóa bị giật văng ra làm bẹp dí một ống dẫn hệ thống bằng đồng đỏ và thế là hơi từ đường ống phì ra kín khoang.
Nếu có ai đó đang ở trong khu vực sự cố này thì chắc chắn sẽ chết vì tai nạn ngay.
Tiếng nổ bất ngờ và hơi nước tràn vào làm tê liệt những người đang họp mất mấy giây. Chỉ huy ban tác chiến 5 báo cáo về Vị trí Trung tâm:
- Thiết bị tái sinh không khí bị nổ! - phút đầu tiên báo cáo là như thế. Lúc đó tôi đang ở trong buồng trung tâm. Nhận báo cáo, tôi nhấn nút báo động tai nạn ngay. Trong khoang sự cố vài phút sau đã rõ nguyên nhân và có tiếng báo cáo ngượng nghịu:
- Máy nước nóng bị hư một chút.
Từ kinh nghiệm hành quân của các tàu ngầm khác tôi biết: càng về cuối chiến dịch, càng hay xảy ra những trường hợp ngủ gật, sơ ý khi sử dụng trang bị kỹ thuật, bỏ qua quy tắc an toàn. Do đó khi đánh giá trường hợp này với các sỹ quan dưới quyền, tôi quyết định đưa ra một loạt biện pháp giáo dục, tổ chức và kỹ thuật.
Ngày 9-11 tháng 4. Bộ tham mưu hạm đội đều đặn thông báo tọa độ tàu sân bay "Midway". Trong khi đó khó mà nói nó có đi qua khu vực này của chúng tôi hay không.
Ngày 12 tháng 4. Tại phiên liên lạc kế tiếp tàu ngầm nhận được điện của cơ quan tham mưu hạm đội. Tư lệnh hạm đội ra lệnh cho thuyền trưởng tàu ngầm về tư thế chiến đấu №1.
Nhiệm vụ - tìm kiếm nhóm tàu vận tải quân sự Mỹ. Phát hiện ra thì lập tức tấn công tập bằng tên lửa và ngư lôi.
Chuẩn đô đốc Verenikin, trong thời gian phiên liên lạc đang ở trong buồng chỉ huy hoa tiêu, là người đầu tiên đọc được bức điện, đọc xong ông đưa điện cho tôi và ngay lập tức làm các phép tính toán trên bản đồ.
Tôi và sỹ quan hoa tiêu dường như ở ngoài lề, bởi lẽ chẳng có chỗ nào và phương tiện gì mà làm việc - buồng hoa tiêu chỉ dành cho một người.
Quay về phía tư lệnh sư đoàn tôi nói:
- Tôi có thể tự mình làm được tất cả những việc này - Sau đó đồng chí kiểm tra được mà.
Chuẩn đô đốc trả lời khô khốc: "Làm đi", nhưng ông không rời khỏi buồng hoa tiêu, bản đồ không đưa, vẫn tiếp tục kẻ vẽ và tính toán. Chừng một giờ sau ông rời chỗ, và tôi cuối cùng cũng đi lại chỗ bản đồ và bắt tay vào việc.
Tôi vừa mới xem xét tình hình, thì tư lệnh sư đoàn lại hiện ra và chỉ thị báo cáo quyết định.
- Báo cáo gì đây thưa tư lệnh? Đồng chí giữ bản đồ và vừa mới rời phòng hoa tiêu, chính đồng chí tự làm việc gần một tiếng, mà đã đòi tôi quyết định sau có 5 phút khi tôi vừa bắt đầu công việc.
Tiếp theo cuộc nói chuyện trở nên rất căng thẳng, nhưng cũng như mọi khi rồi cũng dẫn đến những chi tiết thường nhật nào đó, rồi thì tư lệnh sư đoàn bỏ đi. Công việc lại trở về nhịp điệu bình thường.
Trong hai bức điện của bộ tham mưu hạm đội được gửi trùng nhau, tôi phát hiện ra một sai sót. Trong một điện có chỉ dẫn phương vị đội hình chiến đấu là 30", còn bức kia - 330". Tình trạng vị trí của chúng tôi do đó sẽ thay đổi đáng kể. Chiếm lĩnh vị trí nào? Đi đâu đây?
Tiếp tục nghiên cứu các bức điện, tôi nhận ra rằng cả hai điện đều được cơ quan tham mưu hạm đội chuyển cho chúng tôi rất muộn và chúng tôi sẽ không kịp thời gian chiếm lĩnh vị trí này hay vị trí kia trong đội hình chiến đấu. Đưa kết quả tính toán lên bản đồ, ngay lập tức thấy rõ rằng tàu của tôi tại thời điểm này có thể giáng đòn tấn công tên lửa vào một nhóm tàu vận tải đó.
Để giữ được vị trí này, tôi đã ra lệnh duy trì hướng 270°, tốc độ tăng lên 19 hải lý/giờ. Sau đó tôi đi vào cabin đến gần tư lệnh sư đoàn và báo cáo quyết định của mình. Ông nghe và phê duyệt, sau đó nói thêm:
- Tôi không khuyên anh ghi quyết định này vào nhật ký sự kiện hải trình. Bỏ qua thời điểm này đi, coi như là không có.
Ngày 13 tháng 4. Bất chấp lời khuyên của tư lệnh sư đoàn,  tôi vẫn ghi quyết định của mình vào nhật ký sự kiện hải trình. Vào ban đêm, tàu nổi lên độ sâu kính tiềm vọng thực hiện phiên liên lạc với bờ.
Có một bức điện chuyển đến, trong đó tư lệnh hạm đội ra lệnh vào lúc 5.00 h nhận chỉ thị mục tiêu từ 2 máy bay Tu-95MRtS. Lúc 6.00 h thực hiện đòn tấn công tập bằng tên lửa vào nhóm tàu vận tải.
Đọc xong điện tôi bắt tay vào làm việc. Hai chiếc máy bay đang trên một chuyến bay dài, chúng đã phải vượt qua một khoảng không gian rất lớn, tìm ra trong đại dương nhóm tàu vận tải này, xác định vĩ độ, kinh độ, vận tốc của chúng, và chuyển tất cả thông tin đó cho tàu ngầm..."

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Tư, 2011, 01:32:11 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/357px-Attack_periscope.png)
 
"...Các phi công hiểu rằng trong thời chiến hệ thống phòng không của kẻ thù tiềm năng tại khu vực đại dương này sẽ không cho phép họ hoạt động - các máy bay tiêm kích của đối thủ sẽ bắn hạ cả hai ngay trên đoạn đầu hành trình. Ngày hôm nay máy bay chế áp điện tử của đối thủ tiềm năng (самолёт РЭП - радиоэлектронного подавления) đã phát hiện thấy họ và bắt đầu gây nhiễu cản trở công việc của chúng tôi và họ.  

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/a6_93.jpg)
Ảnh minh họa(cardamy.ru): Máy bay làm nhiệm vụ chế áp điện tử EA-6B chuẩn bị xuất phát trên tàu sân bay. Trên máy bay có các thiết bị gây nhiễu chế áp điện tử AN/ALQ-99, AN/ALQ-92.

Lúc 4.50 h tàu nổi lên độ sâu kính tiềm vọng để thu nhận chỉ thị mục tiêu. Các hiệu thính viên báo cáo:
- Đồng chí chỉ huy, máy bay gọi chúng ta.
Các phi công khó khăn lắm mới xác định được vị trí nhóm tàu vận tải: nhiễu liên tục, ngăn trở sự làm việc của radar trinh sát trên máy bay và điện vô tuyến trao đổi với tàu ngầm - chiếc máy bay Mỹ này phải nói đã làm việc hết sức tận tụy.
Tôi thấy trên màn hình của mình vài dấu hiệu của những mục tiêu mặt nước, sau vài giây nó lại biến mất. Trắc thủ radar báo cáo đã nhận được từ máy bay vĩ độ, kinh độ, hướng và tốc độ nhóm tàu vận tải.
Sau khi nhận chỉ thị mục tiêu, tàu lặn xuống độ sâu 80 m và bắt đầu công tác chuẩn bị tiền khởi động tổ hợp tên lửa. Đòn tấn công tên lửa tập đã tiến hành thành công.

Tại phiên liên lạc kế tiếp chúng tôi tiếp nhận tín hiệu, theo đó kể từ khi nhận được tín hiệu, trong thời hạn ngắn nhất chúng tôi cần phải tiến gần thêm nhóm tàu vận tải đến khoảng cách mà có thể quan sát được chúng bằng phương tiện kỹ thuật hoặc mắt thường (kính tiềm vọng). Ngoài ra, điện vô tuyến lại đến. Tư lệnh hạm đội chỉ thị lúc 16.00 h tiến hành đòn tấn công tên lửa thứ hai vào nhóm tàu vận tải. Chỉ thị mục tiêu - bằng chính phương tiện kỹ thuật trên tàu ngầm hiện có.
Sau đòn tấn công tên lửa đầu tiên, thông tin về nhóm tàu vận tải không đến thêm nữa. Tôi cùng sỹ quan hoa tiêu đã tính xong - bức tranh không phải toàn màu hồng. Để tiến gần lại các tàu vận tải, tàu ngầm phải tăng vận tốc lên 20 hải lý và đi 8 giờ liền.

Tất nhiên không thể nói gì bí mật trong trường hợp này nữa - tàu sẽ gầm réo khắp đại dương, - nhưng lệnh thì phải chấp hành. Thêm nữa, tìm thấy nhóm tàu vận tải này trên đại dương là vô cùng phức tạp.
Tôi ra những mệnh lệnh cần thiết. Bắt đầu tiến gần lại mục tiêu, trong quá trình đó đã hai lần chúng tôi nổi lên trên độ sâu kính tiềm vọng, nhưng bộ tham mưu hạm đội im lặng. Vào hồi 15.00 h tôi quyết định lắng nghe đường chân trời trên trạm quan trắc thủy âm (ГАС - гидроакустическая станция), để làm được điều này tôi cho hạ tốc độ xuống 6 hải lý.
Sau 5 phút, các đội viên thủy âm báo cáo rằng chân trời sạch.
Tôi hiểu rằng khả năng tới gần nhóm các tàu vận tải là rất nhỏ: thậm chí nếu như 8 giờ trước hướng của chúng được xác định với độ chính xác đến 10°, thì từ bấy đến giờ chúng có thể thay đổi một lượng đáng kể.

Vị trí tiềm tàng của các tàu vận tải thì hoa tiêu đã vẽ lên bản đồ - nó tạo nên hình ellipse chiều dài trục dọc 108 dặm và chiều dài trục ngang đến 32 dặm. Sau khi nhìn vào đó, tôi nói với hoa tiêu:
- Giống như cái xúc xích. Có điều chúng ta không chế áp được nó thôi.
Nổi lên trên độ sâu kính tiềm vọng, tôi quan sát chân trời qua kính tiềm vọng và đài vô tuyến định vị, nhưng không phát hiện được gì...

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Tư, 2011, 05:09:48 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/image2-9.jpg)
Trở về căn cứ lúc bình minh.

"...Chúng tôi lặn xuống và tiếp tục tìm kiếm nhóm tàu vận tải theo hướng tiến gần hơn đến chúng.
Trong buồng trung tâm (ЦП) có mặt chuẩn đô đốc Verenikin. Sau khi nắm được tình hình, ông yêu cầu báo cáo quyết định về cuộc tấn công tên lửa thứ hai. Tôi bắt đầu nói:
- Tấn công tên lửa tôi sẽ không tiến hành, bởi đã phát hiện được nhóm tàu vận tải đâu.
Tư lệnh sư đoàn ngắt lời ngay:
- Thuyền trưởng Kalashnikov đã bị cách chức vì anh ta không kịp thời thực hành đòn tấn công bằng tên lửa.
Tôi tiếp tục:
 - Chúng tôi chưa biết cụ thể vị trí nhóm tàu vận tải, có vị trí xác suất thôi, không thể bắn theo vị trí kiểu đó được.
Tư lệnh sư đoàn khuyên nhủ:
- Thì anh hãy lấy phương vị trung bình, khoảng cách bình quân từ bản đồ và hãy khai hỏa đi.
Tôi lập tức phản đối:
- Không, tôi sẽ không bắn vào cái khu vực hình ellipse đó đâu - chỉ phí tên lửa.
Tư lệnh kết thúc quá trình "lắng nghe" tôi bằng những lời sau:
- Tôi sẽ không ép anh phải tấn công tên lửa nữa, nhưng rõ ràng tôi đã nói với anh về Kalashnikov rồi nhé.

Khi tàu nổi lên trong phiên liên lạc trên độ sâu kính tiềm vọng để chuyển điện về bộ tham mưu hạm đội, tôi thông báo không phát hiện được nhóm tàu vận tải bằng phương tiện kỹ thuật trên tàu ngầm của mình. Tôi nhận được điện: "Chấm dứt theo dõi, về khu vực №1".
14-17 tháng 4. Nhận được lệnh đi tiếp theo hành trình ngược lại với tốc độ 21 hải lý. Chúng tôi đã đi suốt 3 ngày đêm qua và gầm rú khắp đại dương. Người ta chỉ huy kiểu gì ở Sở chỉ huy hạm đội vậy, mà cho ra những cái lệnh như thế này? Rồi sau đó tại các cuộc họp bình giá lại còn nói đến bí với chả mật.
Buổi chiều giảm tốc độ xuống còn 12 hải lý. Điện tới với lệnh bắt đầu di chuyển về căn cứ từ ngày 21 tháng 4.  
18-21 tháng 4. Đã sẵn sàng cho chuyến trở về căn cứ. Soạn các báo cáo, tất cả phải sẵn sàng trước khi tàu ngầm về tới gần cảng.
Thông báo cho toàn bộ thủy thủ đoàn chúng ta bắt đầu trở về căn cứ.
22-29 tháng 4. Đi qua Okinawa, eo Đối Mã, và đây chúng tôi đã gần như ở nhà rồi - Biển Nhật Bản.
30 tháng 4. Chỉ còn tất cả một ngày đêm hành trình nữa thôi.
Buổi sáng điện đến: "Gửi đồng chí chỉ huy. Tại điểm số 10, tàu tuần tiễu SKR "Pingwin" sẽ đón các anh. Trực ban tác chiến hạm đội".
Trong chiến dịch hành quân này một số người đã nhanh chóng có những bộ râu ria rậm rì, và bây giờ nhiều người trong số họ cạo râu, để khi gặp lại không có vẻ hù dọa bạn bè và thân nhân của họ. Tôi gần như không ngủ về đêm, suy nghĩ về cuộc gặp sắp tới với vợ con.
Cuối cùng, hoa tiêu báo cáo:
- Đến điểm №10 còn năm dặm nữa.
Tôi ra lệnh báo động chiến đấu, thủy thủ đoàn bắt đầu chuẩn bị cho phiên nổi lên cuối cùng trong cuộc hành quân này.
Chúng tôi nổi lên chiều sâu kính tiềm vọng, tôi quan sát chân trời trong ống kính. Vẫn còn tối, nhưng thẳng hướng nhìn đã thấy ngọn đèn trắng trên tháp SKR "Pingwin" (đề án 50).
Tàu đã chuyển hẳn lên tư thế nổi.
Tôi bước theo bậc thang thẳng đứng lên phía cửa nắp mở lên đài chỉ huy tầng thượng - thanh răng chưa được lau chùi sạch sẽ, "ô xy hóa" do hành quân. Cùng với chuẩn úy hải quân Gushelnikov tôi phải hết sức cố gắng để mở được cửa nắp ra, rồi tôi bước lên đài chỉ huy hành trình (мостик).  

Rạng đông còn chưa tới, trên đài chỉ huy phả ra mùi cá và tảo biển - những tổ chức sống vi sinh ấy bao phủ khắp thân con tàu ngầm và trong bóng tối lấp lánh những ánh huyền bí.
Tàu ngầm tiếp tục tiến về căn cứ trong đội hình "vệt rẽ nước" bám theo sau tàu tuần tiễu.
Đã hừng đông, dưới ánh ngày mới nhìn ra tất cả mọi người đều có những khuôn mặt nhợt nhạt sau chiến dịch hành quân, những người này thì trên mặt điểm thêm vài vết vàng sậm, những người kia - quầng xanh.
Bờ đã gần lại và gần nữa, tàu ngầm đã đi vào trong cảng, đã neo xong tại cầu tàu.
Trên bến xếp thành đội ngũ là các thủy thủ đoàn, các đại diện bộ tham mưu, dàn quân nhạc.
Cuộc hành quân đã kết thúc, còn tiếp theo thì sao?
Tiếp theo - đó đã là một cuộc đời khác".


(Nguồn: flot.com)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2011, 05:28:45 pm
Những trang chưa biết trong biên niên sử của hạm đội Thái Bình Dương

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Kam_Ranh_Karev-5.jpg)
V.A.Karev trong thời gian kiểm tra phân đội trinh sát tại Cam Ranh (1987).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Karev2.jpg)
Ảnh: Chuẩn đô đốc về hưu V.A.Karev hiện nay.

(Bài của chuẩn đô đốc Karev V.A. đăng trong báo "Tôi phục vụ Tổ quốc" №9(33) tháng 10-11 năm 2010 xuất bản tại Vladivostok. Khi đăng lại trên báo điện tử có chỉnh sửa nhỏ.)

Nguồn: nhatnam.ru

Karev Vladimir Anisimovitch, sinh ngày 9.3.1945 tại thành phố Vladivostok, chuẩn đô đốc hồi hưu, Phó chủ tịch thứ nhất Hội CCB trinh sát hạm đội Thái Bình Dương "Dozor" («Дозор» - "Tuần tra"), thành viên Hội hữu nghị với Việt Nam vùng Primorskii, thành viên Tổ chức xã hội liên vùng các CCB trong chiến tranh Việt Nam MOOVVV (Межрегиональная общественная организация ветеранов войны во Вьетнаме- МООВВВ).
Trong thời kỳ 1969-1973, chỉ huy đội trinh sát vô tuyến thuộc nhóm đặc nhiệm OSNAZ (ОСНАЗ) -  thượng úy Karev V.A. trên các tàu chiến của Lữ đoàn tàu trinh sát đặc nhiệm độc lập: các MRZK (МРЗК - Mалый разведывательный корабль, tàu trinh sát cỡ nhỏ) như "Aneroid", "Izmerichel", các SRZK (СРЗК - Средний разведывательный корабль, tàu trinh sát cỡ vừa) như "Gavriil Sarytchev", MZRK "Kursograf" tham gia vào các chiến dịch hành quân trinh sát trong khu vực tác chiến của Không quân và Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương (khu vực đảo Guam - căn cứ không quân của lực lượng Không quân chiến lược Mỹ), trong biển "Nam Trung Hoa", vịnh Bắc Bộ, thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu đặc biệt cảnh báo sớm cho lực lượng Phòng không nước Việt Nam DCCH về các phi vụ không kích của máy bay Mỹ.

"Trong bộ phim quen thuộc thời xô viết "Thanh kiếm và lá chắn" một viên tướng, khi nói về tình báo viên (đó là Iohan Vais), đã nói như sau: "Đó là những anh hùng mà người ta không cho phép nói đến". Và thực sự số phận của rất nhiều tình báo viên chúng ta chỉ biết được sau nhiều thập kỷ. Có lẽ chúng ta cũng sẽ không biết về Richard Sorghe nếu như ở nước ngoài đầu những năm 196x người ta không ra một bộ phim về ông ấy.
Biên niên sử hạm đội Thái Bình Dương của chúng ta bây giờ cũng đã được soi sáng tương đối đầy đủ. Nhưng vẫn còn những khoảng trống thời kỳ "chiến tranh lạnh", khi hạm đội Hải quân Xô Viết trở thành hạm đội tên lửa - hạt nhân và có mặt trên không gian các đại dương của thế giới...."

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2011, 08:59:53 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Tonkin1964.jpg)
Sơ đồ "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ".

"...Và chúng ta còn ít biết về hoạt động trinh sát của hạm đội TBD, thời gian đó đang thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu không phải là tác chiến trực tiếp nhưng có tính chất chiến lược. Và còn rất nhiều những trinh sát viên khiêm tốn, những người mà vợ họ cũng không biết chồng mình thực sự làm gì thời gian ấy.
Tôi không đặt nhiệm vụ kể lại chi tiết về hoạt động trinh sát này. Nó đã được mô tả hoàn toàn đấy đủ trong cuốn sách của cựu Chủ nhiệm Trinh sát Hải quân Xô Viết phó đô đốc V.M.Fedorov "Trinh sát hải quân: lịch sử và thời đại hiện nay". Đây đơn giản chỉ là câu chuyện về một trong những thời kỳ hoạt động trinh sát của hạm đội TBD, được viết trên cơ sở các tin tức, lấy từ các nguồn chính thức, hồi ức của các bạn chiến đấu của tôi và hồi ức cá nhân của tôi. Chúng ta đang nói về hoạt động trinh sát của các tàu hạm đội TBD trong khu vực chiến sự tại Việt Nam và biển "Nam Trung Hoa" giai đoạn từ tháng 4 năm 1964 đến 31 tháng 12 năm 1974. Hơn 10 năm - cũng bằng cả thời gian cuộc chiến tranh Afganistan của chúng ta. Nhưng đây là chiến tranh Việt Nam. Là cuộc xâm lược của Mỹ chống lại Bắc Việt Nam (khi ấy là VNDCCH).
Xin những người bạn chiến đấu của tôi hãy tha thứ cho tôi, họ cũng có những hồi ức của họ về cuộc chiến tranh này. Có thể một số chi tiết và sự kiện tôi sẽ không miêu tả. Nhưng điều quan trọng - tất cả chúng ta cùng một dòng máu. Chúng ta đều đã vượt qua lò lửa chiến tranh Việt Nam và đã không làm hoen ố lá cờ của hải quân chúng ta.
1. Tất cả bắt đầu từ chỗ nào.
Tháng 1 năm 2010 - đã là 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam, nghĩa là từ 1950. Trải qua 5 năm kể từ khi Egorov và Kantaria cắm Lá Cờ Chiến Thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức, còn trên boong tàu tuần dương hạm Mỹ "Missuri" văn kiện đầu hàng của nước Nhật được ký. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã không chỉ là ngày kết thúc Thế chiến II, mà còn là ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà . Kể từ đó, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước được củng cố và phát triển mạnh. Đó là một tình hữu nghị được củng cố bởi mồ hôi và máu. Như vậy "tình cảm quốc tế vô sản" đối với chúng tôi không phải là một cụm từ trống rỗng. Năm 1954, toàn bộ đất nước của chúng ta đã vui mừng được tin về kết quả của hiệp định Geneva, chấm dứt cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954).
Sau đó, hơn mười lăm năm Liên Xô đã đảm bảo sự giúp đỡ mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Mỹ và chế độ bù nhìn Sài Gòn. Đó là một cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước Việt Nam.
Sự can thệp trực tiếp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh đứng về phía chế độ Sài Gòn ở Nam Việt Nam đánh dấu sự khởi đầu của cái gọi là chính sách "hòa dịu". Toàn thế giới đã chấn động bởi sự "hòa dịu" này. Mọi người đều biết về những "con đường rải thảm" (việc ném bom các khu vực rộng lớn bởi máy bay B-52) đã làm cho các khu vực này thành một sa mạc không sự sống.
Các sáng chế mới của Mỹ (như bây giờ chúng ta gọi là "công nghệ mới") - napalm, đốt cháy toàn bộ các thành phố và làng mạc, chất làm rụng lá, phá huỷ và gây ô nhiễm các khu rừng rậm nhiệt đới, và cùng với các cánh rừng là những "Việt Cộng". Người Mỹ vẫn gọi các chiến sỹ của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam như vậy, và chất làm rụng lá được họ gọi một cách bóng bẩy bằng từ "chất da cam". Các phương tiện truyền thông trên Thế giới đã lảng tránh những tấm ảnh lính Mỹ và Thủy quân lục chiến trên nền những người kháng chiến bị chặt đầu và bị xử bắn, những người già và trẻ em bị treo cổ trong các đợt hành quân càn quét.
Làng Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi, Miền Nam Việt Nam, bị hủy diệt bởi quân viễn chinh Mỹ, tại đây đã có hơn 500 người bị bắn chết, ngôi làng đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của thảm kịch của nước Việt Nam. Trung úy Calley, chỉ huy đại đội "C" lữ đoàn số 11 thuộc Sư đoàn bộ binh America quân đội Mỹ, người ra lệnh tiêu diệt dân làng Mỹ Lai, trở thành biểu tượng tàn ác của tất cả những người "Yankee" đã đến đất nước Việt Nam.
Tuy nhiên, việc đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam Việt Nam đã thất bại. Quân đội giải phóng ngày càng mở nhiều cuôc tấn công, phá vỡ các chiến dịch càn quét của các lực lượng quân đội Mỹ-Sài Gòn. "Đường mòn Hồ Chí Minh" nổi tiếng trở thành huyết mạch cho việc cung cấp quân sự từ miền Bắc Việt Nam. Các lực lượng yêu nước miền Nam Việt Nam trong nửa cuối năm 1964, đang trên đà tấn công giải phóng? lãnh thổ họ kiểm soát có hơn một nửa dân số đất nước sinh sống. Như vậy đã nảy sinh mối đe dọa trực tiếp đến cuộc xâm lược của Mỹ chống lại VNDCCH.
2. Việc đó đã xảy ra thế nào
Liên Xô, như hồi đó người ta nói, trung thành với "nghĩa vụ quốc tế vô sản" của mình, đã cung cấp viện trợ to lớn cho VNDCCH. Mỗi tuần, các tàu của công ty vận tải biển Viễn Đông chất đầy vũ khí, trang thiết bị quân sự và hàng hóa khác rời cầu cảng Vladivostok đến cảng Hải Phòng. Việt Nam nhận được từ Liên Xô các máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không gồm tên lửa, pháo phòng không. Các chuyên gia quân sự Xô viết về không quân và phòng không không chỉ đào tạo phi công Việt Nam và các pháo thủ phòng không, mà họ còn tham gia vào chiến đấu trực tiếp và cũng chịu thiệt hại. Nhưng hồi đó người ta không được phép nói. Bởi lẽ Liên bang Xô viết không chính thức tham gia chiến tranh và các tàu dân sự của chúng ta không được trang bị vũ khí chống máy bay, sự bảo vệ duy nhất của họ là lá cờ lớn màu đỏ in hình búa liềm, sơn trên boong. Các phi công Mỹ phải nhìn thấy nó.
Đương nhiên, toàn bộ hệ thống trinh sát và tình báo quân sự Liên Xô đã tham gia trong những điều kiện như vậy, và trước hết, là Hạm đội Thái Bình Dương. Ngay trước khi xảy ra cuộc xâm lược của Mỹ chống lại VNDCCH, toàn bộ hệ thống tình báo vô tuyến trên tàu biển và trên bờ, khi giải quyết các vấn đề chung của việc trinh sát tình hình tại Thái Bình Dương, trọng tâm chính là phát hiện kịp thời những dấu hiệu tình báo về việc Mỹ chuẩn bị chiến tranh chống lại VNDCCH. Dựa trên phân tích về tình hình hiện tại, Bộ chỉ huy Liên Xô quyết định triển khai trước trong khu vực Vịnh Bắc Bộ các tàu trinh sát của hạm đội Thái Bình Dương, sau này đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định các tình huống thực sự của cái gọi là "sự kiện Vịnh Bắc Bộ"..."

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tư, 2011, 10:47:42 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/-38-----37-.jpg)
Các tàu trinh sát cỡ nhỏ MRZK của lữ đoàn tàu trinh sát số 38 hạm đội TBD tại bến số 37 cảng Vladivostok.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Balakin-2.jpg)
Thủy thủ đoàn "Ampermetr" tháng 6-1968.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Balakin-6.jpg)
SH-3 Sea King chụp từ tàu trinh sát "Ampermetr" 1966-1968.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Balakin-3.jpg)
Tàu sân bay Mỹ chụp từ tàu trinh sát "Ampermetr" 1966-1968.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Balakin-7.jpg)
Máy bay B-52 cất cánh từ Guam, chụp từ tàu trinh sát "Ampermetr" 1966-1968.

"... Trong thời gian đó các tàu trinh sát nằm trong thành phần tiểu đoàn tàu đặc nhiệm độc lập số 169 và có căn cứ đặt tại bến số 37 cảng Vladivostok, cạnh đài tưởng niệm Nevelskii. Tiểu đoàn trưởng trung tá hải quân A.I.Protsenko, và sau đó là trung tá hải quân Plotkin. Đó là những tàu đánh bắt cá cỡ vừa và nhỏ được chuyển đổi, trang bị lại các thiết bị vô tuyến điện tử. Tiến hành trinh sát trực tiếp trên tàu, là các toán trinh sát vô tuyến thuộc đội kỹ thuật vô tuyến hàng hải độc lập số 19  (OMRTO - 19-го отдельного морского радиотехнического отряда). Các toán trưởng tự hào gọi mình là "các ẩn sĩ". Toán (đến 20 người) có khả năng chặn bắt thông tin vô tuyến của gần như tất cả các loại thông tin liên lạc, định vị chúng, tiến hành công tác trinh sát kỹ thuật vô tuyến bằng các trạm định vị vô tuyến. Các trinh sát viên được yêu cầu phải phân biệt trực quan được các mục tiêu trên không và trên mặt nước theo hình dạng của chúng. Khi hoạt động chiến đấu, các tàu này treo cờ tàu chuyên ngành thủy hải văn của Hải quân Liên Xô, các nhân viên mặc thường phục. Truyền thuyết chính là ở chỗ đó. Các chuyến ra khơi của các tàu từ căn cứ được thực hiện bí mật, chủ yếu là vào ban đêm. Các con tàu đó lặng lẽ đứng ở bến tàu số 37, nhỏ bé mong manh, không gợi nên cho ai sự nghi ngờ.
Những năm đầu tiên Mỹ xâm lược chống lại Việt Nam đã cho thấy hiệu quả cao của trinh sát điện tử hàng hải. Xét về tính toàn vẹn đầy đủ và giá trị của thông tin khai thác được thì nó vượt xa tất cả các loại trinh sát khác. Và nó sở hữu một đặc tính chất lượng không thể thiếu - tính kịp thời. Hầu như trong thời gian thực Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương, Tổng cục trinh sát (tình báo) luôn nhận được báo cáo tình báo hàng ngày từ nơi có chiến sự. Giống như ngày hôm nay ta xem chương trình truyền hình "Thời sự". Nhờ có năng lực như thể không vơi cạn của Chủ nhiệm Trinh sát mới được bổ nhiệm của Hạm đội Thái Bình Dương - đại tá hải quân N.P.Sotnikov (sau này là chuẩn đô đốc), người đã làm việc một cách xuất sắc để nâng cao tính tích cực trong hoạt động của trinh sát hải quân, và cũng còn vì tính tất yếu khách quan, tất cả đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo quân sự của đất nước ta ra quyết định thành lập, lần đầu tiên trong biên chế Hải quân Liên Xô, các đơn vị tàu trinh sát.

Ngày 1 tháng 10 năm 1969 trên cơ sở đội trinh sát kỹ thuật vô tuyến hàng hải độc lập số 19 và sát nhập thêm tiểu đoàn tàu đặc nhiệm số 169 OSNAZ, đã thành lập nên lữ đoàn tàu đặc nhiệm OSNAZ độc lập của hạm đội Thái Bình Dương bao gồm: 15 tàu trinh sát, đội trinh sát vô tuyến và trinh sát kỹ thuật vô tuyến hàng hảisố 19 với 10 toán đặc nhiệm cơ động OSNAZ và căn cứ trên bờ số 2003. Trong thành phần của lữ đoàn độc lập có: các tàu trinh sát cỡ trung RZK "Gavriil Sarytchev","Hải đồ","Phương vị", các tàu trinh sát cỡ nhỏ "Thủy văn","Aneroid","Kursograf","Izmerichel","Protraktor","Ampermetr","Barograph","Ghidrofon","Deflektor", "Kirby", "Ungo", "Usatch". Đánh giá theo tên gọi, không hơn không kém, cũng chỉ là một lữ đoàn tàu thủy văn. Chỉ huy lữ đoàn đầu tiên được bổ nhiệm là đại tá hải quân Dimitri Timofeevitch Lucas, một cựu chiến binh của Thế chiến II. Nhờ những nỗ lực của ông, lữ đoàn đã trở thành trường học thực sự của các chủ nhiệm trinh sát tương lai của hạm đội và Hải quân Liên Xô, các lữ đoàn trưởng mới, các chỉ huy mới của các tàu và các bộ phận trinh sát Hạm đội Thái Bình Dương. Nhiều người trong số họ đã vượt qua lò lửa của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Trong thời gian từ tháng 4 năm 1964 đến 31 tháng 12 năm 1974 lữ đoàn tàu trinh sát căn bản thường trú trong biển "Nam Trung Hoa", Vịnh Bắc Bộ và đảo Guam tại các vị trí cơ động, ngoài việc giải quyết vấn đề đặc biệt của mình, còn thực hiện đảm bảo chiến đấu (trinh sát) cho hoạt động tác chiến của các phân đội phòng không Liên Xô tại lãnh thổ Việt Nam và trợ giúp quốc tế cho những người anh em Việt Nam. Họ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Trực tiếp theo dõi các nhóm tàu sân bay xung kích và chống ngầm, xác định các khu vực cơ động của chúng;
- Cảnh báo sớm cho Bộ chỉ huy Hải quân Liên Xô và Hạm đội Thái Bình Dương về các máy bay trên boong đang chuẩn bị xuất kích, và các chuyến xuất kích của chúng vào Việt Nam - xác định chiến thuật sử dụng máy bay trên tàu sân bay và hoạt động của tàu chiến Mỹ phong tỏa bờ biển Việt Nam.

Ngoài ra, một chiếc tàu trinh sát, hoạt động ở vị trí ba dặm cách vịnh Apra (đảo Guam), nơi người Mỹ đặt căn cứ cho hải đoàn tàu ngầm hạt nhân số 15 trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo "Polaris Poseidon", ngoài công việc chính (phát hiện hoạt động của các SSBN của Mỹ), còn phát hiện các chuyến bay của các máy bay ném bom chiến lược B-52 từ căn cứ không quân Andersen và theo dõi tiếp tục chuyến bay của chúng cho đến các mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam. Độ dài thời gian của chuyến bay là khoảng 6 giờ, nhưng tới thời gian ấy hệ thống phòng không Việt Nam đã được cảnh báo bởi đường truyền tin cực nhanh từ con tàu thông qua Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô và sau đó đển các đơn vị phòng không tại Việt Nam...."


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/andersen-afb.jpg)
Căn cứ KQ Andersen.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-Apra_Harbor.jpg)
Cảng Apra - Guam.
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tư, 2011, 12:36:57 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Karev-1.jpg)
Karev V.A. toán trưởng OSNAZ tàu trinh sát "Aneroid" (1969).

"... Trong giai đoạn 1964-1974 trong khu vực chiến sự tại Việt Nam đã có tất cả 17 tàu trinh sát của đơn vị tham gia hoạt động, thực hiện 94 cuộc hành quân mà độ dài mỗi chiến dịch như vậy là từ 3-4 tháng.

Sự xuất trận đầu tiên của các tàu của chúng tôi diễn ra ngày 2 tháng 8 năm 1964 trong cái gọi là "sự kiện Vịnh Bắc Bộ". Khi đó, trong Vịnh Bắc Bộ đã có bảy tàu chiến của hạm đội 7 Mỹ xâm nhập lãnh hải VNDCCH với mục đích khiêu khích, nhằm đánh lừa dư luận xã hội và truyền bá sự xâm lăng lãnh thổ VNDCCH. Để biện minh cho cuộc xâm lược, Mỹ đưa ra tuyên bố cáo buộc rằng Bắc Việt Nam đã tấn công bằng tàu phóng ngư lôi vào tàu khu trục Maddox của Mỹ. Chính phủ VNDCCH kịch liệt bác bỏ cáo buộc này. Tham mưu trưởng liên quân và Tư lệnh Hải quân Mỹ đã bày tỏ sự nghi ngờ về tính xác thực của sự kiện này. Khi đó, từ tàu MRZK "Protraktor" của chúng ta (thuyền trưởng thiếu tá hải quân, N.P.Fadeev, chỉ huy toán đặc nhiệm OSNAZ đại úy hải quân Levushkin V.I.) đã có báo cáo tình báo về Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương rằng, thực sự, tàu khu trục Maddox đang tiến hành hoạt động trinh sát và đã xâm phạm lãnh hải VNDCCH. Mặc dù vậy, máy bay Mỹ ngày 5 tháng 8 năm 1964 đã ném bom lãnh thổ VNDCCH. Ngày 10 tháng 8 Quốc hội Mỹ thông qua cái gọi là "Nghị quyết vịnh Bắc Bộ", cho phép các lực lượng vũ trang Mỹ hành động như vậy. Nghị quyết đó đã cho Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson quyền sử dụng lực lượng quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á. Cuộc xâm lược của Mỹ chống lại Bắc Việt Nam đã bắt đầu như thế. Tuy nhiên, chính phủ Xô viết, dựa trên thông tin tình báo đáng tin cậy, đủ điều kiện coi những hành động này là cuộc xâm lược trực tiếp.

Ghi chú: Đại tá hải quân về hưu Viktor Levushkin, đang tiếp tục làm việc trong bộ phận trinh sát của Hạm đội Thái Bình Dương, đã cố gắng để hợp pháp hóa tình trạng của mình như là một cựu chiến binh của cuộc xung đột vũ trang tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ Bộ Quốc phòng LB Nga và Bộ chỉ huy quân sự khu Primorye chỉ có câu trả lời: "Không được phép!" và cũng như vậy là các câu trả lời mà hàng trăm thành viên thủy thủ đoàn tàu trinh sát của Hạm đội Thái Bình Dương có mặt trong vùng chiến sự Vịnh Bắc Bộ đã nhận được.

Từ thời điểm này các tàu trinh sát của chúng ta bắt đầu nhiệm vụ chiến đấu ở Vịnh Bắc Bộ về cơ bản là thường xuyên liên tục trong suốt thời kỳ xâm lược của Mỹ chống lại Bắc Việt Nam. Khu vực trinh sát chủ yếu - khu vực trung tâm hoạt động của đội hình đơn vị tác chiến số 77 (đơn vị tàu sân bay xung kích hạm đội 7 Mỹ), hay như người ta hay gọi là "Yankee Station" Việc thay phiên tàu chúng tôi diễn ra trực tiếp trong khu vực. Việc này đã trở nên quen thuộc với người Mỹ đến nỗi họ coi rằng các tàu trinh sát của chúng tôi như là một thuộc tính không đổi đối với biên chế đơn vị của họ. Nhiệm vụ chính của các tàu trinh sát vẫn là cảnh báo kịp thời cho lực lượng phòng không Việt Nam về vô số các phi vụ của các máy bay cất cánh từ boong tàu sân bay, chặn bắt vô tuyến điện. Trong từng khoảng thời gian riêng biệt tại khu vực có đến tám tàu sân bay, còn nếu xét tất cả thì có đến 150 tàu chiến và tàu đảm bảo hậu cần-kỹ thuật...."

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tư, 2011, 02:33:15 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/_----.jpg)
Tài liệu nhận dạng phương tiện chiến tranh hải quân Mỹ của quân đội Xô viết thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/_.jpg)
Các thiết bị trinh sát kỹ thuật vô tuyến trên tàu trinh sát sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/c459694c.jpg)
Tàu trinh sát "Ghidrograf".

"... Với việc hiện diện ngày càng tăng của lực lượng quân sự Mỹ tại Việt Nam,  phạm vi của các nhiệm vụ càng mở rộng và được các tàu trinh sát chúng tôi giải quyết. Các hải cảng Nam Việt Nam như Đà Nẵng, Cam Ranh, Nha Trang trở thành các căn cứ và cơ sở trung chuyển lớn, thông qua đó diễn ra việc triển khai bộ binh và thủy quân lục chiến Mỹ trên lãnh thổ Nam Việt Nam. Vì vậy, các tàu trinh sát đã theo dõi quá trình các đơn vị đó triển khai và thực hành chiến đấu. Tháng Hai năm 1968, tại Việt Nam có 543.000 quân Mỹ (hơn 30% biên chế chiến đấu của quân đội Mỹ, khoảng 40% số máy bay chiến thuật, khoảng 70% biên chế chiến đấu của Thủy quân lục chiến, vv.). Tính đến lực lượng của Hạm đội 7 (35 nghìn người.) và máy bay có căn cứ tại Thái Lan và trên đảo Guam (45 nghìn người.), tổng số lính Mỹ ở Đông Nam Á đã vượt trên 600.000 quân. Ngoài ra, theo yêu cầu của Mỹ để tham gia vào chiến sự tại Nam Việt Nam còn kéo theo các đội quân nhỏ của các đồng minh của Mỹ (Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Australia và New Zealand).
 
Công tác đạt hiệu quả cao của các tàu trinh sát trong vịnh Bắc Bộ có một hệ quả quan trọng đối với các trinh sát viên - thủy thủ. Ngày 28 tháng 2 năm 1965 trong chuyến thăm của Chủ tịch HĐBT Liên Xô A.N.Kosyghin tại Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ sự cám ơn đặc biệt với Liên Xô vì sự cảnh báo đều đặn và kịp thời từ Moskva về các phi vụ không kích sắp tới từ các tàu sân bay và không quân chiến lược Mỹ. Sự thông báo sớm đã cho phép phía Việt Nam chuẩn bị trước cho việc phản ứng lại các cuộc tấn công đường không đó. Điều đó đã thực sự làm giảm bớt tổn thất của mình và gây ra những tổn thất đáng kể cho các máy bay Mỹ. Tại Vladivostok, khi A.N.Kosyghin quan tâm đến việc bằng cách nào chúng tôi đã có thể trợ giúp đáng kể cho phía nước bạn anh em, chủ nhiệm trinh sát hạm đội TBD chuẩn đô đốc N.P.Sotnikov đã báo cáo về kết quả phục vụ chiến đấu của các tàu trinh sát trong vịnh Bắc Bộ và ở gần đảo Guam. Tại đây, về kết quả chuyến hành quân của tàu trinh sát cỡ nhỏ "Ghidrofon" (toán trưởng OSNAZ là thượng úy V.Danilov), khi trở về căn cứ ngày 28 tháng 2 năm 1965, Kosyghin đã được nghe báo cáo từ chỉ huy tàu đại úy hải quân A.A.Plotnikov. Sau khi nghe báo cáo và tìm hiểu điều kiện sống các thủy thủ trong thời gian các chuyến hành quân dài ngày, Kosyghin đã ra chỉ thị chuẩn bị Nghị quyết của HĐBT Liên Xô về áp dụng chế độ khẩu phần đặc biệt cho các tàu trinh sát trong thời gian ở trên biển. Đó là những phân đoạn riêng và rực rỡ nhất trong hoạt động chiến đấu của các chiến sỹ trinh sát hải quân.

Ngày 2 tháng 6 năm 1967 tàu thủy Liên Xô "Turkestan" của công ty vận tải biển Viễn Đông (ДВМП), đang dỡ hàng tại cảng Cẩm Phả Bắc Việt Nam, đã bị bắn phá bởi máy bay cường kích trên boong tàu sân bay Mỹ. Thợ cơ điện Nicholai Rybachuk bị giết, 6 người bị thương. Một vụ bê bối quốc tế lớn đã chín muồi, bởi người Mỹ đã bác bỏ sự tham gia của họ vào vụ tấn công con tàu. Nhưng, như người ta đã hát trong một bài hát nổi tiếng: "nhưng người tình báo đã báo cáo chính xác". Toán trinh sát kỹ thuật vô tuyến của chúng tôi từ tàu trinh sát cỡ nhỏ GS-34 (toán trưởng - đại úy hải quân B.M.Mozzhukhin) chặn được cuộc trao đổi qua liên lạc vô tuyến của các máy bay cường kích Mỹ trên tàu sân bay và đã trình bày những thông tin không thể phủ nhận trên về các số hiệu của các máy bay thuộc phi đoàn trên tàu USS Midway, cả thời gian và địa điểm của cuộc không kích. Phía Mỹ đã buộc phải xin lỗi về vụ việc. Chỉ huy toán trinh sát vô tuyến, B.M.Mozzhukhin được trao huân chương "Sao Đỏ"...."

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tư, 2011, 01:17:48 pm
(tiếp)
Ghi chú: Một số hình ảnh chiến dịch "EndSweep" của lực lượng đặc nhiệm 78 từ phía Mỹ (http://102msos.8m.net/operationendsweep.html).
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/operation-end-sweep-jan-73-john-wright-msossubic1.jpg)
As Operation End Sweep begins, following the Vietnam cease-fire in January, 1973, USS Fortify leads MINEFLOTONE out of Subic Bay on the way to waters off Haiphong, North Vietnam

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/operation_endsweep_sammccrow.jpg)
Một trang báo Mỹ thời đó.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/operation_endsweep_the_mine_sammccrow.jpg)
A towed Mark 105 sled detonates a sea mine off Haiphong on 9 March, 1973. This event, recorded by a Swept Mine Locator Camera, which each helicopter has installed in its tail, was the only time a Task Force 78 sweep caused ordnance to explode. Most mines self-sterilized or self-destructed.

"... Từ tháng năm 1972, người Mỹ bắt đầu chiến dịch thả thủy lôi ồ ạt phong tỏa các đường thủy dẫn vào các cảng Bắc Việt. Thực hiện thả thủy lôi là các máy bay trên tàu sân bay. Bắt đầu với các máy bay A-6 "Intruder" và A-7 "Corsair" từ các tàu sân bay "Kitty Hawk" và "Coral Sea", chỉ trong 8 tháng tiếp theo đã có hơn 11.000 trái thủy lôi Mk-36 và MK-52-2 được thả xuống. Chiến dịch thả thủy lôi có cường độ lớn nhất đã diễn ra tháng tám năm 1972, khi các máy bay trên boong 6 tàu sân bay Mỹ, bí mật thả các loại thủy lôi có hệ thống thủy âm mới và các thủy lôi từ tính trên các lối vào cảng Hải Phòng và ngay cả trên các luồng sông. Tại Hải Phòng, hàng chục tàu bị mắc kẹt. Chiến dịch này bị các chiến sỹ trinh sát vô tuyến tàu trinh sát cỡ nhỏ "Deflektor" (thuyền trưởng thiếu tá hải quân O.L. Kuchin, chỉ huy toán OSNAZ K.P.Chudin) khi đó đang ở trong Vịnh Bắc Bộ, phát hiện một cách kịp thời. Thông tin cũng đã được kịp thời báo về Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương và Công ty vận tải biển Viễn Đông. Điều đó cho phép phòng chống sự phá hoại bằng thủy lôi các con tàu của chúng ta.

Tháng 12 năm 1972. Tại Paris, cuộc đàm phán giữa chính quyền Mỹ với chính phủ VNDCCH về chấm dứt ném bom và bắn phá lãnh thổ VNDCCH đang diễn ra. Cuộc hội đàm tiến hành trong bối cảnh tổn thất nặng nề của quân đội Mỹ và những đợt tấn công rộng khắp của các lực lượng vũ trang Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tại VNDCCH đã tiếp nhận mẫu mới tổ hợp tên lửa phòng không của Liên Xô, cho phép bắn hạ trên độ cao lớn máy bay ném bom chiến lược B-52 và cũng có hiệu quả với các mục tiêu bay thấp.
Các phương tiện truyền thông thế giới đưa ra hình ảnh máy bay Mỹ bị bắn rơi và phi công Mỹ bị bắt làm tù binh. Tại cuộc hội đàm Paris, các quan chức Mỹ đang tìm kiếm những điều kiện tốt nhất để rút quân danh dự ra khỏi Việt Nam. Đại bản doanh (Mỹ) muốn làm cho bộ chính trị hoảng sợ. Ngày 25 Tháng 12 năm 1972, bộ chỉ huy Mỹ bắt đầu đợt tấn công lớn nhất và quy mô nhất trong suốt chiến dịch tấn công đường không chống các thành phố VNDCCH là Hà Nội, Hải Phòng và các căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam. Đại bản doanh định làm một cú bất ngờ. Khởi đầu chiến dịch được tiến hành trước giờ Giáng sinh, mà theo lệ thường thì người Mỹ không đánh nhau trong thời gian đó. Tham gia vào chiến dịch là tất cả các lực lượng máy bay Mỹ có tại khu vực Đông Nam Á.
Chỉ trong ngày đầu tiên các phi vụ xuất kích của các máy bay trên 7 tàu sân bay đã lên đến con số 1500. Tuy vậy lãnh đạo quân sự Xô viết và Việt Nam đã được thông báo kịp thời về các chuyến bay quy mô lớn từ tất cả các tàu sân bay. Nguồn thông tin - tàu trinh sát cỡ nhỏ "Kursograf" (thuyền trưởng O.D.Tulchinskii, toán trưởng OSNAZ đại úy hải quân V.G.Kozlov, thượng úy V.A.Karev). Con tàu nằm tại khu vực trung tâm vùng hoạt động của lực lượng tác chiến đặc nhiệm 77 hạm đội 7. Điều này cho phép chuyển toàn bộ lực lượng phòng không VNDCCH sang cấp sẵn sàng chiến đấu cao một cách kịp thời. Sau 12 ngày đêm, đã có 100 nghìn tấn bom được thả xuống các thành phố của Bắc Việt Nam. Đến lượt mình lực lượng phòng không VNDCCH đã bắn hạ 80 máy bay Mỹ trong đó có 23 máy bay B-52. Dưới áp lực dư luận xã hội và cũng vì tổn thất nghiêm trọng trong chiến tranh chính quyền Mỹ ngày 27 tháng 1 năm 1973 đã buộc phải ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và rút hoàn toàn quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Tháng 2-4 năm 1973. Người Mỹ sau khi kết thúc chiến tranh chống VNDCCH đã chuyển các hoạt động quân sự về khu vực Nam Việt Nam, rút tất cả các tàu sân bay về phía đó. Theo Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973, Hạm đội 7 Mỹ tiến hành rà phá bom mìn các luồng sông và lối vào cảng Hải Phòng. Chiến dịch này có tên gọi là "End Sweep". Trong thành phấn đơn vị quét mìn có tàu chở máy bay trực thăng "Okinawa" (kỳ hạm), các tàu đổ bộ có máy bay trực thăng - tàu dock với các máy bay trực thăng làm nhiệm vụ quét mìn, tàu đổ bộ, tàu quét mìn không nhiễm từ, tàu hộ tống và tàu hỗ trợ.
Tổng số các đơn vị hợp thành tham gia chiến dịch lên đến gần 50 tàu. Lực lượng chính giải quyết nhiệm vụ quân sự quét mìn - các máy bay trực thăng của TQLC "Sea Stallion" (CH-53) được trang bị máy quét mìn bằng từ trường và thủy âm, tàu quét mìn không từ tính (phi kim loại). Đồng thời đã triển khai hệ thống dẫn đường theo tọa độ 3 chiều có độ chính xác cao "Radist". Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tất cả các hạm đội trên thế giới có một chiến dịch quét mìn bằng máy bay trực thăng trên biển..."

...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tư, 2011, 03:36:03 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/19641102_USS_CVA-31_h97344.jpg)
USS "Bon Homme Richard" CV-31 trong vịnh Bắc Bộ ngày 2 tháng 11 năm 1964 (en.wiki).

"... Theo mệnh lệnh của Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trên vùng biển "Nam Trung Hoa" và vịnh Bắc Bộ tại các khu vực bị rải thủy lôi của Hải Phòng, đã thành lập một đơn vị tác chiến đặt dưới quyền chỉ huy của Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn tàu trinh sát số 38 Hạm đội Thái Bình Dương, đại tá hải quân D.T. Lukas, trong đó có các MRZK "Aneroid" (kỳ hạm), "Protraktor", "Kursograf", "Barograf", "Ghidrofon", tàu quét mìn trên biển MT-4 và MT-5 với sự đảm bảo bởi tàu chở dầu "Vladimir Kolechitsky". Mục tiêu chính của đơn vị này là:
- Theo dõi, phát hiện hoạt động của đơn vị quét mìn quân đội Mỹ, chiến thuật quét mìn, việc sử dụng các lực lượng và phương tiện quét mìn mới, khả năng tác chiến và đặc tính kỹ chiến thuật của các phương tiện rải mìn;
- Đánh giá kết quả rà phá và thông báo kịp thời cho các tàu Nga về mối đe dọa thủy lôi.
Bất chấp mối đe dọa thủy lôi - mìn rất nghiêm trọng, đơn vị đã thực hiện thành công những mục tiêu trên. Khi kết thúc chiến dịch "End Sweep" ban lãnh đạo quân sự Liên Xô và Việt Nam đã có dữ liệu đầy đủ về kết quả chiến dịch.
Vào giữa tháng ba năm 1973 tàu "Pioneer Marat Kazei" là tàu dân sự đầu tiên của Liên Xô rời khỏi Hải Phòng và trên đường ra khơi đã gặp MRZK "Kursograf". Việc đầu tiên mà các thủy thủ Liên Xô tàu dân sự trao cho các chiến sỹ trinh sát, đó là bản đồ bãi mìn, các luồng an toàn và các mảnh xác máy bay B-52 bị bắn rơi.
Ngày 31 tháng 12 năm 1974 tàu trinh sát cuối cùng (MRZK "Kursograf") rời Vịnh Bắc Bộ trở về căn cứ. Thiên sử thi "Việt Nam" của lữ đoàn đã kết thúc vẻ vang như vậy đấy. Và ngày 1 tháng 5 năm 1975 các thủy thủ - trinh sát viên đã vui mừng theo dõi trên truyền hình sự kiện giải phóng Sài Gòn, sự sụp đổ của chính quyền bù nhìn miền Nam Việt Nam và sự tháo chạy của người Mỹ bằng trực thăng từ các mái nhà của Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.

Trong các trận không chiến tại Việt Nam suốt thời kỳ chiến tranh, các máy bay trên tàu sân bay Mỹ đã bắn rơi 62 máy bay Việt Nam. Kỷ lục thuộc về tàu sân bay CVA-64 "Constellation" - 15 chiến thắng trên không. Vị trí thứ hai và ba - các tàu sân bay thế hệ thứ nhất: các máy bay tiêm kích từ tàu "Bon Homme Richard" (CV-31) bắn rơi 12 máy bay (2 Mig-21 và 10 Mig-17), từ "Midway" - 8 (2 Mig-19 và 6 Mig-17). Các phi công trên "Coral Sea" được ghi nhận thành tích hạ 5 Mig-17, từ tàu sân bay "Hancok" - 3, từ "Ticonderoga" - 1. Các biên đội trên các tàu "Oriskany" và "Intrepid" bắn rơi được một máy bay Mig-21 và một Mig-17. Tổn thất của các máy bay trên tàu sân bay Mỹ gồm có 526 máy bay cánh cố định và 13 trực thăng, chưa tính 193 máy bay cánh cố định và 270 máy bay trực thăng của lực lượng TQLC. 591 phi công Mỹ bị bắt làm tù binh (Các số liệu trên lấy từ ấn phẩm chính thức của Trung tâm lịch sử Hải quân thuộc lực lượng Hàng không Hải quân Mỹ «United States Naval Aviation 1910-1995» - Washington, 1997)..."

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tư, 2011, 04:58:09 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Karev-4.jpg)
Một toán trinh sát vô tuyến tại bến số 37 cảng Vladivostok.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Karev-2.jpg)
Karev và các đồng đội trên boong tàu "Kursograf" năm 1973.

"...Các thủy thủ trinh sát viên có gặp nguy hiểm trong vùng chiến sự không? Đương nhiên. Người Mỹ biết rõ tàu của chúng tôi, nhưng họ đã không đụng đến, bởi vì tàu của chúng tôi hoạt động trong vùng biển đặc quyền. Ngoài ra, có một quy tắc song phương bất thành văn: không đụng đến tàu trinh sát. Tuy nhiên, vẫn có những hành động khiêu khích đối với các tàu của chúng tôi như sau:
- Tháng 9 năm 1967, ở biển "Nam Trung Hoa", tàu trinh sát Hoa Kỳ "Bonner" đã thực hiện khiêu khích cố ý với MRZK "Anemometr" ("Kirby"). Trong trường hợp này cả hai con tàu đều không bị hư hại nghiêm trọng. MRZK "Kirby" bị cong tấm chắn sóng boong mũi của tàu;
- Năm 1968 tàu trinh sát Hoa Kỳ "Bonner" khiêu khích cố ý MRZK "Izmerichel" trong biển "Nam Trung Hoa" để ép nó ra khỏi khu vực trinh sát;
- 03 Tháng 10 năm 1969 MRZK "Ghidrofon" bị các tàu cao tốc tuần tra của quân đội Nam Việt Nam bắn trong vùng trinh sát ngoài khơi bờ biển miền Nam Việt Nam, gây ra một đám cháy trên tàu, một phần các thiết bị hư hại, nhưng không có thiệt hại về người. Toàn bộ thủy thủ đoàn đã thể hiện tấm gương về lòng can đảm và chủ nghĩa anh hùng trong hoàn cảnh đầy thách thức này, còn những người ưu tú nhất được trao huy chương "Chiến công";
- Tháng 12 năm 1969 MRZK "Protraktor" bị pháo kích bởi các tàu tuần tra Nam Việt Nam gần lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Cuộc tấn công đã làm bị thương vào chân thủy thủ A.N Lebedev. Con tàu đã bị 16 vết đạn trên mạn khô, và vẫn đi được ra biển, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ;
- Tháng Tư năm 1970. Khi cố gắng đuổi RZK "Phương vị" ra khỏi khu vực nó đang theo dõi các tàu sân bay, máy bay cường kích A-4 "Skyhawk" trên tàu sân bay đã thực hiện phóng bom vào hướng di chuyển của tàu ở phía mũi và đuôi tàu tại khoảng cách tới tàu là 1-2 kaben. RZK không bị trúng bom trực tiếp và không thiệt hại gì;
- Tháng 4 năm 1973 trong thời gian trinh sát việc quét mìn trong chiến dịch "End Sweep" một tàu kéo biển Mỹ đã mô phỏng động tác "taran" (đâm thẳng) vào RZK "Aneroid", lúc đó đang neo trên luồng biển tại khu vực có mìn với đèn báo hiệu neo đang bật. Tàu kéo lao tới chỉ cách mũi tàu của chúng tôi một vài mét, chạm vào cánh trục vít neo của RZK. Nhưng "đang chiến tranh, thì hãy như trong chiến tranh". Có một trường hợp là các thủy thủ của chúng tôi trên RZK 'Kursograf" đã kéo lên boong một thủy thủ Mỹ trên tàu tham mưu - chỉ huy "Blue Ridge" của hạm đội 7 vô tình rơi xuống biển. Vì việc này, họ nhận được một lá thư cảm ơn và quà tặng nhân danh tư lệnh hạm đội  7 của Mỹ. Có cả những trường hợp cứu nạn không được phép trong vùng biển "Nam Trung Hoa" những người tị nạn miền Nam Việt Nam. Nhiều việc đã xảy ra. Và mỗi người tham gia các sự kiện này có thể nói rất nhiều. Nhưng quan trọng hơn là sau hơn 35 năm từ các sự kiện ấy, cần hiểu được nó kết thúc thế nào

3. Tất cả đã kết thúc bằng cách nào.
Khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, Tổng cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô đã ban hành bộ sách năm tập rất lớn "Cuộc xâm lược của Mỹ tại Việt Nam 1964-1975", trong đó hơn 70% dữ liệu đã được khai thác từ tin tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương. Trong công trình này có một tư tưởng chính như sợi chỉ đỏ xuyên suốt: không có bất cứ sức mạnh quân sự nào cho dù là của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới có thể bẻ gẫy ý chí của một dân tộc đấu tranh cho tự do, chủ quyền và độc lập của mình.
Thật không may, các nhà lãnh đạo Liên Xô hồi đó không hoàn toàn nhận thức rõ sự thật này. Hoặc họ đọc phải các báo cáo tình báo tồi. Nếu không, họ sẽ không lặp lại sai lầm của Mỹ, đưa cái gọi là "đạo quân có quân số hạn chế của quân đội Xô viết" vào Afghanistan bốn năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Cái giá của sai lầm này - sự mất mát vô tận và vô nghĩa về cả mặt này và  mặt kia, và mất đi cả một thế hệ quân nhân - chiến sỹ quốc tế. Không có cuộc thao diễn địa chính trị nào đáng giá nếu trong đó những đồng bào của chúng ta bị giết. Không có cuộc chiến tranh xâm lược nào dẫn đến chiến thắng của kẻ xâm lược.
Hơn 20 năm, nước Mỹ trải qua "hội chứng Việt Nam", bệnh tật, đuổi kịp và giết chết nhiều người Mỹ sống sót sau cuộc chiến, nhưng trở về nhà với một tinh thần đã đổ vỡ, hội chứng cũng xâm nhập vào nhiều gia đình người Mỹ bị mất con trong cuộc chiến này. Nhưng rồi tiếp tục đến các chính sách mới, không biết đến những bài học của Việt Nam, nhưng tin tưởng vào ưu thế toàn cầu của Mỹ trên thế giới. Và chính sách ấy đã bổ sung các ngôi mộ mới của những người lính chết ở Iraq và Afghanistan vào nghĩa trang Arlington tại Washington. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan và Iraq sẽ kết thúc thế nào không phải là khó dự đoán.
Từ năm 1985, Liên Xô và sau đó là Nga, đã bước vào thời kỳ như thường gọi là cải cách quân sự, vẫn đang tiếp tục cho đến ngày nay. Binh đoàn tác chiến chiến dịch - chiến thuật của Hạm đội Thái Bình Dương được thành lập không lâu sau chiến tranh tại Việt Nam, đóng căn cứ tại Cam Ranh, đã chấm dứt sự tồn tại trong những năm 90 tồi tệ dưới thời ban lãnh đạo mới của nước Nga. Lữ đoàn tàu trinh sát 38 quang vinh - đã chuyển thành một tiểu đoàn với số tàu thậm chí còn ít hơn so với năm 1969....."

...............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Tư, 2011, 12:22:43 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Karev-7.jpg)
Các sỹ quan đội trinh sát kỹ thuật vô tuyến hàng hải độc lập số 19 (chỉ huy trưởng, thiếu tá hải quân Surov A.V.), ảnh chụp năm 1974.

"...
Vâng, thế còn những gì xảy ra với những người tham gia trực tiếp vào chiến tranh tại Việt Nam?
Luật Liên bang "Về cựu chiến binh" ngày 12/10/1995 № 5-F3 Điều 3 "Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu" có một phụ lục kèm theo danh sách các quốc gia, các thành phố, lãnh thổ và thời kỳ chiến tranh có sự tham gia của công dân Liên bang Nga, để xác định đủ điều kiện là cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu. Trong phụ lục này cho biết: "Hoạt động quân sự tại Việt Nam: từ tháng Giêng năm 1961 đến tháng 12 năm 1974, trong đó kể cả các thành viên các tàu trinh sát của Hạm đội Thái Bình Dương, thực hiện nhiệm vụ quân sự trong vùng biển Nam Trung Hoa".
Vậy thực sự là gì? Trả lời cho tất cả các câu hỏi gửi đến Bộ Quốc phòng LB Nga từ lâu người ta đã chuẩn bị sẵn câu trả lời tiêu chuẩn. Tôi không thể không đưa ra đầy đủ:
"Đơn trình bày và các tài liệu đã được xem xét. Như đã biết, theo Luật Liên bang Chương 3 "Về cựu chiến binh" (cụ thể Điều 3) thì phạm trù các cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu được đề cập đến, nói một cách đặc biệt, là các quân nhân được các cơ quan công quyền Liên Xô gửi đến các quốc gia khác và tham gia vào các hoạt động chiến đấu trong khi thi hành công vụ trong những quốc gia đó.

Ghi chú của tác giả: Có lẽ nào các cơ quan công quyền Liên Xô lúc đó lại đi tuyên bố chính thức là gửi các chiến sỹ trinh sát của họ đi đâu.

Về vấn đề này trong mục số III thuộc danh mục các quốc gia, thành phố, vùng lãnh thổ và thời kỳ diễn ra chiến sự có sự tham gia của công dân LB Nga đã tính trước (gạch đầu dòng cuối cùng mục đó), rằng những người đã tham gia vào hoạt động chiến đấu tại các quốc gia (các vùng lãnh thổ) đã quy định tại mục III, được áp dụng theo Điều 3 Chương 3 "Về cựu chiến binh" của Luật Liên bang. Hơn nữa, theo thủ tục đã đề ra (điểm 2.11 Hướng dẫn, khẳng định Nghị định của Bộ Lao động Nga, ngày 11 tháng 10 năm 2000 № 69) thì sự chứng nhận các quyền lợi dành cho cựu chiến binh, phải được ban hành trên cơ sở tài liệu của cơ quan lưu trữ và các tài liệu khác, xác nhận sự tham gia chiến đấu trong khi thi hành công vụ trên lãnh thổ các quốc gia khác. Trong danh sách đã đệ trình của các tàu trinh sát Hạm đội Thái Bình Dương, khi thực hiện nhiệm vụ quân sự tại biển "Nam Trung Hoa" không có những dữ liệu như vậy.

Ghi chú của tác giả: Hãy nhớ đến chỉ thị của Tổng tư lệnh Hải quân ngày 19 tháng 9 năm 2005 № 730/1/1845 "Về sự khẳng định Danh sách các tàu trinh sát Hạm đội Thái Bình Dương, thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực chiến sự tại Việt Nam, biển "Nam Trung Hoa" và thực hiện công tác đảm bảo cho hoạt động chiến đấu của các phân đội tên lửa phòng không Xô viết trên lãnh thổ Việt Nam". Những tài liệu lưu trữ về hoạt động của các tàu trinh sát là không có, bởi lẽ tất cả các nhiệm vụ trên đều là bí mật.

Cần lưu ý rằng thuật ngữ "phục vụ chiến đấu" và "hoạt động chiến đấu" là không giống nhau. Theo Điều 21 của Điều lệnh chiến đấu của Hải quân thì hoạt động chiến đấu bao gồm tham gia trực tiếp các trận đánh, trận chiến đấu, tập kích, tấn công, diễn ra trong tiến trình chiến dịch hoạt động của hạm đội. Đánh giá theo danh mục quy định trên, tàu "Kursograf" đã không tham gia vào hoạt động chiến đấu. Con tàu chỉ ở trong vùng lãnh hải của một quốc gia khác mà không tham gia thực sự vào hoạt động chiến đấu thì không thể là cơ sở để xếp các thành viên trên tàu vào hàng ngũ cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu và được hưởng những phúc lợi phù hợp".
Các cựu chiến binh của lữ đoàn đã nhận được trả lời như vậy từ Cục đảm bảo chính sách xã hội Tổng cục kinh tế - tài chính, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.
Không có cái tát vào mặt nào lớn hơn thế nữa. Theo lập luận của anh chàng thông minh kia ở Bộ Quốc phòng, cần phải thừa nhận rằng tất cả các trinh sát viên đã tiến hành trinh sát kẻ thù trong Chiến tranhVệ quốc Vĩ đại, bắt sống những cái "lưỡi" mà không cần bắn một phát súng, các điệp viên của chúng ta, làm việc trong các bộ tham mưu Đức cũng không phải là các cựu chiến binh tham gia chiến đấu. Thật là hay ho. Toàn thể nhân dân Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của các trinh sát viên của chúng ta vào chiến thắng chung cuộc của họ, thừa nhận họ là các cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Việt Nam, còn một anh thư ký nào đó thuộc Tổng cục kinh tế - tài chính của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga lại không thừa nhận họ. Và cũng dễ hiểu tại sao. Họ sẽ đòi hỏi các quyền lợi. Nhưng anh ta không hiểu rằng các cựu chiến binh không phải cần bấy nhiêu quyền lợi, họ chỉ cần sự công nhận chính thức công lao của họ với quốc gia và nhân dân mà họ phục vụ. Và, tất nhiên, những lời nói rằng con tàu của chúng tôi ở trong "vùng lãnh hải của một quốc gia khác" là màn kết thúc huy hoàng cho câu trả lời lấy lệ đó. Nếu điều này lại xảy ra ở trong vùng chiến sự, con tàu sẽ bị đánh chìm ngay lập tức, và sẽ bùng nổ một vụ bê bối quốc tế, với những hậu quả khó lường.
Không muốn tin rằng sự việc sẽ vẫn tồn tại trong một thời gian dài nữa. Và giờ đây, các sự kiện chưa được biết tới như vậy từ lịch sử của Hạm đội Thái Bình Dương vẫn sẽ là chưa biết. Nhưng dù bất cứ điều gì xảy ra, dù lịch sử của chúng ta sẽ tiếp tục phát triển ra sao, chúng tôi những cựu chiến binh sẽ luôn luôn tuân theo lời căn dặn của vị đô đốc lừng danh Makarov Stepan Osipovich của chúng ta: "Hãy nhớ lấy cuộc chiến tranh này!"


Cựu chiến binh tham gia chiến đấu tại Việt Nam, chuẩn đô đốc hồi hưu Vladimir Karev
Thành phố Vladivostok, tháng 10 năm 2010.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Karev-8.jpg)
Karev V.A. Chủ nhiệm trinh sát Hạm đội TBD, chuẩn đô đốc hồi hưu (năm 2000).


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Năm, 2011, 01:32:13 am
Một số chi tiết vụ tai nạn Yak-38 trên tàu sân bay “Minsk” năm 1980

(tiếp theo trang 19)

Ngày 08/09/1980, trong biển “Nam Trung Hoa”, tại vị trí có tọa độ: 8 độ vĩ Bắc, 108 độ kinh Đông (tọa độ này nằm về phía Đông Nam đảo Côn Sơn) trong khi thực hiện cất hạ cánh đường băng ngắn thường lệ từ boong tàu sân bay “Minsk”, máy bay Yak-38 do phi công O. Kononenko lái bị hạ độ cao đột ngột, bánh xe càng máy bay đập vào dầm lan can chắn bảo vệ mặt boong và máy bay rơi xuống biển, một phút sau đã mất hút trong dải bọt sóng phun lên mù mịt theo vệt rẽ nước phía đuôi tàu sân bay "Minsk" và chìm xuống độ sâu 100 mét. Oleg Kononenko -  phi công thử nghiệm có đủ thời gian để bật ghế phóng nhảy dù. Tuy nhiên, đến phút cuối cùng, phi công vẫn cố gắng lấy lại độ cao và cứu máy bay (do đó đã hy sinh).

TAVKR “Minsk”, cũng như các tàu đang làm nhiệm vụ quân sự tại Biển “Nam Trung Hoa”, và đang trên đường đi đến khu vực binh đoàn tác chiến chiến dịch – chiến thuật số 8, tàu cần cẩu cứu hộ "Kilektor -23”, tất cả được tập trung về vùng biển tại nơi Yak-38 bị nạn. Bão đã ngăn cản việc tiến hành công tác cứu hộ và các tàu phải thả neo một số ngày. Chính vì vậy, các hoạt động tìm kiếm và trục vớt chiếc máy bay rơi đã bị kéo dài cho đến cuối tháng Mười Một năm 1980. Chẳng bao lâu sau, từ Vladivostok, tàu ngầm cứu hộ " Lenok “ (đề án 940, mang danh hiệu  "Komsomolets Uzbekistan” – “Người đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản Uzbekistan”) tới nơi cùng các quả cầu đo sâu và thiết bị lặn biển sâu mang theo trên tàu, bắt đầu ngay lập tức việc tìm kiếm dưới nước. Việc tìm kiếm xác chiếc máy bay bị chìm được tiến hành với sự trợ giúp của các thiết bị thủy âm trên các tàu tham gia cứu nạn, và đặc biệt  là trạm thủy âm của tàu quét thủy lôi trên biển. Từ tín hiệu nhận được của tàu quét thủy lôi biển, người ta đã thả các thợ lặn xuống, họ tìm thấy lúc thì xác các con tàu nhỏ bị chìm, lúc thì các phế liệu kim loại không rõ nguồn gốc. Một lần người ta còn tìm thấy cả một thân máy bay đã bị vặn cong queo của một chiếc tiêm kích F-4 "Phantom" trên tàu sân bay Mỹ bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh mới đây.
      
Trích từ hồi ức của S. Sakhonchuk - thuyền viên tàu cần cẩu cứu hộ "Kilektor - 23":

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/940_01.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/t1254_BS486.jpg)
Ảnh, từ trên xuống dưới: 1/Tàu ngầm cứu hộ đề án 940 (NATO phân lớp India) trên biển.
2/Tàu ngầm cứu hộ đề án 940 BS-486 – tàu đã tham gia cứu hộ chiếc Yak-38 rơi khỏi boong tàu sân bay “Minsk” ngày 8.9.1980 trên vùng biển Đông phía đông nam Côn Đảo trong khi luyện tập. Trong ảnh tàu BS-486 đang đậu trong vịnh Sừng Vàng (bìa phải), bên trái cầu tàu là tàu ngầm diezen đề án 690, những năm 1987-1989.
     

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/940s1.gif)
Sơ đồ cắt dọc tàu ngầm cứu nạn đề án 940

Tóm tắt thông số kỹ/chiến thuật tàu ngầm đề án 940:
- Độ choán nước (nổi/ngầm), tấn:     3900/4800
- Dài, Rộng, Mớn nước (m):               106x9,8x7
- Só lượng và công suất động cơ
(diezen/điện), mã lực:                         2x4000/2x6000
- Vận tốc hành trình
(nổi/ngầm), hải lý:                                 15x10

Ghi chú cho sơ đồ:
1. Anten đài định vị thủy âm "Krilon" (quét cạnh và quét vòng); 2. Anten đài thủy âm "Gamma-P" (đài thủy âm liên lạc); 3. Anten đài thủy âm "Plutoni" (dò thủy lôi); 4. Thiết bị di chuyển mạn đằng mũi tàu (để đảm bảo di chuyển mạn và quay tàu ngầm cứu hộ tại chỗ trong cả tư thế nổi và tư thế lặn - tổ hợp dẫn động gồm có trục vít chân vịt trong ống, đằng mũi và đằng đuôi tàu); 5. Buồng thiết bị liên hợp; 6. Buồng thiết bị thủy âm; 7. Khoang số 1 (khoang mũi tàu); 8. Cabin thuyền trưởng và cabin tập thể sỹ quan trên tàu; 9. Các bình chứa hệ thống khí nén áp suất cao; 10. Phao cấp cứu đằng mũi; 11. Nhóm ắc quy  đằng mũi; 12. Đài chỉ huy hành trình; 13. Bộ lặp của la bàn con quay; 14. Buồng kín; 15. Kính tiềm vọng; 16. Cột điều khiển thiết bị hệ thống làm việc của động cơ diezen dưới nước (работа дизеля под водой - РДП); 17. Cột điều khiển (nâng hạ trong ống - Подъемно-мачтовое устройство (ПМУ)) anten của tổ hợp các thiết bị thông tin liên lạc; 18. Cột điều khiển anten đài định vị vô tuyến "Kaskad"; 19. Cột điều khiển radar định hướng (máy tầm phương vô tuyến) "Zaves"; 20. Khoang số 2; 21. Buồng (vị trí) trung tâm; 22. Buồng truyền tin và radar; 23. Khoang số ba; 24. Cụm ắc quy đằng lái (đuôi tàu); 25. Khoang số 4 (khoang lặn); 26. Cabin thợ lặn; 27. Tổ hợp thiết bị lặn chuyên biệt (buồng khử áp thường xuyên, khoang ở dài ngày, buồng kín ra-vào có van điều tiết kiểu âu thuyền, các bình hơi hỗn hợp, máy nén heli-oxygen, trạm (vị trí) điều khiển công tác của thợ lặn cũng như tổ hợp các thiết bị lặn và v.v..); 28. Buồng con quay hồi chuyển; 29. Khoang số 5 (khoang ở); 30. Buồng thủy thủ; 31. Buồng ăn và khu bếp của thủy thủ đoàn; 32. Thiết bị lặn sâu cứu hộ chuyên dụng (СПА), trên tàu ngầm đề án 940 là thiết bị lặn sâu (đến 1000 m) đề án 1855 "Priz" từ 1980, hoặc đề án 18270 "Bester" hoặc đề án 1837 trước 1980; 33. Khoang số 5 (khoang diezen); 34. Máy diezen chính; 35. Khoang số 7 (khoang truyền động điện); 36. Động cơ điện (tạo sức đẩy - quay chân vịt) chính (ГГЭД- главный гребной электродвигатель); 37. Khoang số 8 (khoang y tế hay là khoang đuôi); 38. Phao cấp cứu bố trí ở đuôi tàu; 39. Blok y tế; 40. Động cơ (điện) đẩy của chế độ hành trình tiết kiệm; 41. Bộ dẫn động bánh lái đuôi; 42. Thiết bị di chuyển mạn phía đuôi tàu.


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/940_6_1.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/940_6_2.jpg)
Thiết bị lặn sâu cứu hộ dưới nước đề án 1837 (trên) và đề án 1839 (dưới).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/940_3_1.jpg)
Buồng làm việc dưới nước (buồng lặn) kiểu RK-680
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Năm, 2011, 01:36:25 am
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/t1256_BS486.jpg)
Thiết bị lặn sâu cứu hộ lắp trên thân tàu ngầm cứu hộ BS-486. Hai chiếc tàu ngầm đề án 940 (BS-486 và BS-257), thiết kế để làm công tác nghiên cứu biển và cứu hộ thủy thủ đoàn các tàu ngầm bị đắm, đã được đóng trong nửa đầu thập kỷ 70 thế kỷ 20 tại nhà máy đóng tàu ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur. Tàu BS-486 phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương, tàu BS-257 phục vụ tại Hạm đội Biển Bắc. Các tàu này mang theo hai khí tài lặn sâu (два глубоководных спасательных аппарата - СПА). Ngoài ra kết cấu đặc biệt phần mũi tàu tính đến việc sử dụng biện pháp móc nối cứng "mũi với mũi" vào tàu ngầm bị chìm nhằm đảm bảo việc di chuyển của thủy thủ đoàn không qua buồng chuyển tiếp kiểu âu thuyền từ tàu bị nạn sang tàu cứu nạn. Các tàu ngầm cứu nạn có thiết bị lái trườn (trên mặt đất lòng đại dương) và thiết bị thả neo dưới nước ở chiều sâu lớn. Các tàu loại này hiện đã loại khỏi biên chế hải quân Nga và đưa vào bảo quản.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Kilektor-1.jpg)
Minh họa: Cần cẩu nổi cứu hộ "Kilektor -1" đề án 419 thuộc hạm đội Baltic hải quân Nga đang được kéo (trong ảnh là con tàu đang đi ở giữa), tàu kéo RB-348 (bên trái ảnh, đi trước mũi kilektor) làm nhiệm vụ kéo, tàu kéo RB-250 (tàu nhỏ sau cùng bên phải ảnh, đi sau đuôi kilektor) làm nhiệm vụ ghìm giữ. Vũng Nevskaia Guba, Lomonosov, hải cảng Lomnosov. Ngày 24 tháng 9 năm 2010 (http://fleetphoto.ru/update.php?date=2010-10-01&aid=83&bid=95).

Trích từ hồi ức của S. Sakhonchik - thuyền viên tàu cần cẩu cứu hộ "Kilektor - 23" (ảnh của "Kilektor-23" tại Cam Ranh giai đoạn 1980-1981 nằm ở các trang 8 và 9 topic này):
"Lịch sử phát triển ngành hàng không và làm chủ các loại máy bay mới hầu như luôn gắn với những nguy hiểm to lớn và sự hy sinh của con người. Trên phương diện này, lịch sử phát triển Yak-38 - máy bay cất hạ cánh thẳng đứng trên hạm của hải quân Xô viết, cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Hồi ức sau gắn với một trong những sự kiện bi thảm trong đời sống ngắn ngủi của loại máy bay này. Thời bấy giờ, vì những lý do hoàn toàn có thể hiểu được, người ta không thích nói về sự việc đó, và bây giờ ít ai còn nhớ về thảm kịch xảy ra trong lãnh hải Việt Nam.
 Trong những năm 198x, bạn tôi - Sergey Molodov là trắc thủ radar trên tàu cứu hộ "Kilektor-23" của hạm đội Thái Bình Dương, đã  4 tháng ròng thực hiện nhiệm vụ (bốc dỡ, lắp đặt) trang bị cho căn cứ hải quân Xô viết tại Cam Ranh các thiết bị cầu cảng và bến tàu nhằm đảm bảo điều kiện trú đóng cho các tàu chiến của hải quân Xô viết.Căn cứ Cam Ranh thời mà quân Mỹ rút - về cơ bản các cầu tàu và đường giao thông trên bờ đã bị phá hủy, căn cứ bị vây trong một cửa biển mà các tàu chiến và tàu phụ trợ của hải quân Nam Việt Nam đã thả mìn phong tỏa.  
Anh ấy nhớ lại: tháng 9 năm 1980 bất ngờ nhận lệnh ra ngoài khơi biển "Nam Trung Hoa", tới điểm có tọa độ 8 độ vĩ Bắc và 108 độ kinh Đông để trục vớt một máy bay bị chìm dưới chiều sâu 100 m nước.

Máy bay cường kích trên hạm Yak-38 rơi xuống biển từ boong góc tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay "Minsk" trong thời gian thử nghiệm khả năng cất cánh chạy đà ngắn trong điều kiện vùng nhiệt đới. Phi công đã chiến đấu đến cùng để cứu máy bay và chết do bung ghế phóng nhảy dù từ dưới nước. Sự kiện này ở Moskva và tất cả các hạm đội người ta đã biết. Vội vã chất xong các thiết bị cần thiết lên tàu, con tàu của chúng tôi mở hết tốc lực chạy đến khu vực được chỉ định. Tại đấy đã có tàu sân bay "Minsk" và vài tàu chiến khác đang bảo vệ khu vực máy bay rơi.

Thời tiết có bão đã cản trở công tác cứu hộ và các tàu phải thả neo một số ngày. Chẳng bao lâu, từ Vladivostok, tàu ngầm cứu hộ " Lenok “ đã tới cùng các quả cầu lặn tự hành (батискаф) và các thiết bị lặn biển sâu chuyên dụng trang bị trên tàu, bước vào việc tìm kiếm dưới nước.Bão rồi cũng lặng dần và người ta bắt đầu dùng thiết bị thủy âm để tìm kiếm xác máy bay bị chìm. Dòng chảy ngầm dưới biển rất mạnh và địa hình đáy biển gây khó khăn cho công tác tìm kiếm, ngoài ra độ chính xác của vùng tìm kiếm chỉ được xác định một cách tương đối mà thôi.      
Theo tín hiệu nhận được, người ta thả các thợ lặn xuống đáy biển và tìm thấy lúc thì mảnh vỡ của các con tàu nhỏ, lúc thì hàng đống mảnh kim loại không rõ nguồn gốc. Có một lần người ta còn phát hiện nguyên một thân máy bay F4 "Con Ma" đã bị vặn cong queo của hải quân Mỹ bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh mới kết thúc cách đây chưa lâu. Phải vài ngày sau những phần xác còn lại của chiếc "Yak-38" mới được phát hiện và ngay lập tức bắt đầu công tác chuẩn bị trục vớt. "Kilektor - 23", trang bị những cần cẩu mạnh, đứng chắc trên hai neo tại ngay trên vị trí máy bay nhằm loại trừ ảnh hưởng của dòng chảy. Tàu sân bay "Minsk" và các tàu chiến, sau khi hoàn thành các hoạt động tìm kiếm đã rời khỏi khu vực. Người ta chỉ để lại một tàu tuần tra làm nhiệm vụ bảo vệ. Chiến dịch chuyển sang giai đoạn khác.

Việc có mặt một thời gian dài các tàu chiến tại đây đã  làm cho người Mỹ chú ý đến khu vực tìm kiếm. Đã xuất hiện các máy bay tuần biển P-3 Orion. Chúng bỏ ra hàng giờ lượn quanh các tàu đang neo đậu và thả xuống các phao thủy âm -vô tuyến, được thiết kế để phát hiện tàu ngầm. Phao hoặc bị (quân Nga) vớt lên, hoặc đôi khi đơn giản hơn là bắn hỏng, làm bia cho các thủy thủ-pháo thủ phòng không luyện tập. Người Mỹ có thể là chán ngán nên đã ngừng ném các phao, nhưng việc giám sát chúng tôi thì họ không dừng lại - các từ kế trên máy bay Orion ghi nhận các chuyển động của tàu ngầm Lenok. Bởi vậy, tất cả công việc chỉ được thực hiện vào ban đêm, các thành viên ban ngày làm công tác công khai sơn sửa tàu, đánh bắt cá hoặc tắm nắng trên boong.

Các thiết bị lặn sâu tự hành (Батискаф - Bathyscaphe) và các thợ lặn sâu đã kiểm tra kỹ lưỡng máy bay, và bắt đầu luồn cáp vào dưới thân máy bay để trục nó lên tàu. Do bị cản trở bởi dòng chảy mạnh, cáp bị rối và tuột, thậm chí có một lần thợ lặn còn bị các bó dây cáp siết phải và rất may mắn là đã sống sót một cách kỳ diệu. Công việc của các thợ lặn thường rất khó khăn và nguy hiểm, đặc biệt là ở độ sâu hàng trăm mét, trong điều kiện tối tăm dưới lòng biển và nước rất lạnh. Cuối cùng thì cũng tròng được cáp quanh thân máy bay cũng như buộc được cáp vào các mảnh xác máy bay tìm thấy gần đó. Việc trục vớt bắt đầu vào ban đêm, tuân thủ quy định nghi trang bằng ánh sáng. Cuối cùng, lúc hai giờ sáng, từ mặt nước đã ló ra thân chiếc Yak  phủ đầy rong biển. Đồng thời chúng tôi cũng vớt được lên ghế phóng nhảy dù với những mảnh thi thể còn sót lại của phi công.Tất cả đều có một cảm giác rất nặng nề và trầm uất khi chứng kiến cảnh tượng đó, thậm chí mọi người chỉ nói khẽ.

Ngay sau khi vớt được chiếc Yak-38 lên boong, tàu ("Kilektor - 23") nhổ neo và chạy hết tốc lực về vịnh Cam Ranh. Các đại diện của Văn phòng thiết kế Yakovlev đang có mặt trên tàu cần cẩu cứu hộ lập tức tìm được những "hộp đen", tháo dỡ các thiết bị và bắt đầu xem xét các nguyên nhân tai nạn của máy bay. Trong vũng Bình Ba, những mảnh xác của chiếc máy bay bị nạn được chất sang tàu chống tàu ngầm cỡ lớn "Petropavlovsk" và con tàu này khởi hành về Vladivostok. Chiến dịch kết thúc ngày 30 tháng 11 năm 1980.
Dĩ nhiên, khi đó chúng tôi cũng không chú tâm loan tin mà biết giữ mồm giữ miệng, thậm chí các máy ảnh của chúng tôi còn cất kín trong két bảo vệ. Thế rồi một năm sau tình cờ tôi thấy được một tấm ảnh được chụp có lẽ bởi một sỹ quan trên tàu "Petropavlovsk" vào đúng lúc chuyển tải xác máy bay sang đó từ tàu "Kilektor-23" (Ghi chú: chính là bức ảnh ở trang 9 topic này, như vậy ảnh được chụp trong vịnh Cam Ranh, tại vũng đảo Bình Ba) và được in ở đây.
Chỉ sau nhiều năm nữa, trong tạp chí "Hàng không và thời đại" năm 1995 tôi mới được đọc tin tức của tai nạn này.
Động cơ của "Yak-38" trong những điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới không phát đủ công suất cần thiết để cất cánh chiến đấu và một trong những cách nâng cao khả năng cho nó là cất cánh với bước chạy đà ngắn mà các máy bay "Harrier" của Anh đã thực hiện. Việc thử nghiệm được các phi công O.G.Kononenko và M.S.Deksbakh tiến hành. Nhưng đâu phải mọi việc đều xuôi chèo mát mái, và khi đang tiến hành các cuộc thử nghiệm tại khu mặt nước trong vịnh Ussuri, họ đã phải bung ghế phóng nhảy dù trên máy bay Yak-38 từ dưới mặt nước. Kononenko khi đó may mắn tiếp đất đúng trên boong tàu "Minsk", còn Deksbakh được các đội viên cứu hộ vớt lên. Công tác thử nghiệm vẫn tiếp tục.
Về các sự kiện sau đó người ta nói rất ngắn gọn trong các trang tạp chí "Hàng không và thời đại" (№ 6 năm 1995, trang số 12):
"Ngày 8 tháng Chín năm 1980 khi đang thực hiện cất cánh chạy đà ngắn theo thường lệ, máy bay Yak-38 № 0307 đã rơi ra ngoài boong tàu do mất độ cao và chỉ một vài phút sau đã mất hút trong khối bụi nước phun ra mù mịt trên mặt nước ngay tại chỗ. Phi công thử nghiệm Kononenko có đủ thời gian bung ghế phóng nhảy dù, tuy nhiên đến giây cuối cùng anh vẫn cố gắng lấy lại độ cao và cứu máy bay." (" 8 сентября 1980 г. при выполнении очередного короткого взлета Як-38 № 0307 сошел с палубы с потерей высоты и еще минуту шел в фонтане брызг над самой водой. У летчика -испытателя Кононенко  времени катапультироваться было более чем достаточно, однако до последней секунды  он пытался набрать высоту и спасти машину.")  
  
Than ôi, Oleg Grigorievitch đã tử nạn. Người phi công mà như ta vẫn thường nói  "được trời sinh ra", rất say mê nghề bay, anh là một con người có cá tính rất hài hòa và đáng mến. Ít người biết rằng năm 1978 anh đã được tuyển vào đội phi công vũ trụ và chuẩn bị cho chuyến bay trên tàu vũ trụ con thoi "Buran". Một nhà thử nghiệm có tài năng xuất chúng. Oleg đã nỗ lực truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong nghề cho các đồng đội của mình và các phi công hải quân. Những học trò của anh vẫn nhớ đến người thầy với lòng biết ơn. Ký ức về anh sẽ còn mãi!"


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/350px-ALVIN_submersible.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Palomares_H-Bomb_Incident.jpg)
Một ví dụ về thiết bị lặn sâu tự hành: Thiết bị lặn sâu "Alvin" của Mỹ. Ngày 7 tháng 4 năm 1966, thủy thủ đoàn trên thiết bị này đã tìm thấy quả bom H bị rơi xuống Địa Trung Hải (ở độ sâu 869m - 2850 feet) do tai nạn giữa máy bay B-52G và KC-135 khi tiếp dầu trên không tại Palomares, Tây Ban Nha, xảy ra ngày 17 tháng 1 năm 1966.
Trái bom duy H nhất rơi xuống biển được trục lên trên boong tàu USS Petrel.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Năm, 2011, 01:11:54 am
Những trang chưa biết trong biên niên sử Hạm đội Thái Bình Dương

(tiếp theo trang 31)

V.V.Balakin
"TOVS" - sẵn sàng đẩy lùi cuộc tấn công từ trên không

(nhatnam.ru)

Kính tặng các thủy thủ - chiến sỹ hải quân Hạm đội Thái Bình Dương và các chỉ huy của họ những người đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu để trợ giúp quốc tế vô sản cho Việt Nam trong những năm của thập kỷ sáu mươi thế kỷ 20.

Balakin, Vladimir Vasilevitch, trung sỹ hải quân, trình độ học vấn cao học kinh tế, sinh ngày 13/8/1945 tại thành phố Satka vùng Ural. Tại đó, trước khi nhập ngũ, ông đã tốt nghiệp trường trung cấp kỹ thuật chuyên ngành khai thác mỏ và vật liệu gốm.
Trong những năm từ 1964-1968 ông thi hành nghĩa vụ quân sự tại Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương của Hải quân Xô viết trong thành phần thủy thủ đoàn các con tàu thuộc Lữ đoàn tàu trinh sát độc lập đặc nhiệm số 38.
Ba lần (trong những năm 1966, 1967 và 1968) trong đội hình thủy thủ đoàn tàu trinh sát cỡ nhỏ MRZK "Ampermetr" đảm nhiệm chức trách chỉ huy trạm đo đạc bức xạ (радиометриста-командира поста), tham gia vào các chiến dịch trong vùng tác chiến của Không quân và Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương (khu vực đảo Guam - Căn cứ của lực lượng không quân chiến lược Mỹ), ở Biển Đông, trong vịnh Bắc Bộ, trong khi thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu đặc biệt là cảnh báo sớm cho bộ đội phòng không VNDCCH về các phi vụ không kích của máy bay Mỹ.
Ông đã được tặng thưởng huy chương «Kỷ niệm 20 năm Ngày Chiến thắng cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941-1945", "300 năm Hạm đội Nga", bằng danh dự "Vì cuộc hành quân xa".
Hiện sống tại thành phố Chelyabinsk. Thành viên của Chi hội MOOVVV Ural (thuộc tổ chức xã hội liên vùng các CCB trong chiến tranh Việt Nam - MOOVVV).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Balakin-1.jpg)
Ảnh: Vladimir Balakin năm 1965.  


Về mục đích và mục tiêu của câu chuyện

Điều gì thúc đẩy tôi viết ra những kỷ niệm của tôi về những thủy thủ-chiến sỹ nghĩa vụ, những người đã thực hiện các chuyến đi biển dài ngày từ ba tháng đến nhiều tháng hơn nữa trên các con tàu nhỏ loại ba dưới lá cờ ngành thuỷ văn ở những năm đã xa xôi của thập niên sáu mươi thế kỷ trước?

Thứ nhất, sự lãng quên của các quan chức và cơ quan chính phủ về việc các thủy thủ hải quân đã hoàn thành nghĩa vụ quân nhân của mình trên các con tàu đó, và về sau người ta không nhớ đến họ nữa. Tại khu vực Ural, tôi chỉ biết có bốn thủy thủ-quân nhân nghĩa vụ, cựu chiến binh tham gia hoạt động chiến đấu (ВБД), mà họ, khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong biển "Nam Trung Hoa", có đến vài trăm quân nhân. Tiện thể, người ta còn lờ đi cả các cuộc hành quân tới quần đảo Marian trên Thái Bình Dương. Ở đó, tại đảo Guam, có bố trí các tàu ngầm Mỹ và các máy bay ném bom chiến lược B-52, hàng ngày hàng giờ cất cánh ném bom miền Bắc Việt Nam.

Thứ hai, người ta đã không đề cập đến các nguyên tắc tình nguyện hoặc chí ít là một quan điểm thay thế khác đối với việc tham gia các chiến dịch hành quân. Đối với tiền lương đi biển (phụ cấp 4 rúp 60 kopek một tháng và phụ cấp bảo hiểm cho công tác ở vùng xa xôi thêm 25 phần trăm nữa), những thủy thủ trẻ tuổi thực hiện hai ca trực sáu giờ một ca hàng ngày trong những hầm tàu nghẹt thở. Trong những điều kiện như thế khẩu phần đủ dinh dưỡng của thủy thủ tàu ngầm cũng không giúp gì được: không gian giới hạn vô cùng chật hẹp, sóng nhồi lắc, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới không cho ta cảm giác ngon miệng.
Và cuối cùng, tôi muốn nhớ đến trước tiên các thủy thủ phục vụ theo thời hạn (những con người đã phục vụ trong bốn năm, nghĩa  là hơn bốn mươi tháng) và những chàng trai trẻ khác mà ta đã kết bạn và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được giao rất gương mẫu. Chúc tất cả các đồng đội và đồng nghiệp: một tuổi thọ dài lâu mạnh khỏe và năng động, tâm trí minh mẫn và sáng suốt. Và hãy giữ mãi ký ức trong sáng về những ngày cùng phục vụ của chúng ta cho đến tận cuối đời.

Tại sao ta thường nhớ đến các chiến dịch hành quân tới Việt Nam trong vùng biển "Nam Trung Hoa" nhiều hơn là những ký ức khác? Rõ ràng, bởi vì những chuyến đi biển dài ngày đến vĩ tuyến 17, đến bờ biển Việt Nam là những chuyến hành quân khó khăn và nguy hiểm nhất. Những con tàu bán quân sự của chúng tôi đi đi lại lại gần các tàu sân bay Mỹ và các tàu khác của Hạm đội Bảy, xác định các phi vụ xuất kích của máy bay trên hạm (A-4 Skyhawk, Phantom F-4), chuyển tức khắc và kịp thời các thông tin tình báo về cấp trên, liên tục không gián đoạn một thời điểm nào, khai thác các cuộc đàm thoại của các phi công, thường xuyên nghe được những yêu cầu của họ về căn cứ cho ném bom triệt hạ chúng tôi, bởi vì ban đêm chúng coi như nhầm lẫn tàu của chúng tôi với các tàu biển Việt Nam. Theo thời gian, chúng tôi đã quen với những trò vè đó của người Mỹ.

Về chúng tôi và con tàu của mình

Vào đầu tháng 9 năm 1964, khi còn chưa kịp có cơ hội hành nghề sau khi tốt nghiệp trường trung cấp kỹ thuật, người ta đã cắt tôi "về không", về quân số bí mật, tất cả lên một đoàn tàu thẳng tiến Viễn Đông. Từ Ural đến Vladivostok, người ta chở chúng tôi đi liên tục mười một ngày đêm, và cuối cùng, đưa chúng tôi gia nhập một đoàn thủy thủ. Tại đó chúng tôi được tái khám y tế, cũng như kiểm tra khả năng nghe và tốc ký. Hầu hết các tân binh (và trong đó có tôi) được gửi tới đào tạo chủ yếu là trên đảo Russkii, nơi đó chúng tôi được các chuyên gia của hạm đội đào tạo theo chuyên ngành.
Đầu tiên, trong nửa tháng  tôi học lớp nghiệp vụ vô tuyến phát thanh truyền thanh. Chẳng bao lâu sau các nhân viên được đi bổ túc trên các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương, và chúng tôi, các học viên trẻ đang học tập được phân bổ lại về các phân đội học viên khác nhau trên đảo. Tôi vào trường kỹ thuật vô tuyến điện (RTS), cách trường học cũ mười cây số. Tại trường này chúng tôi được chuẩn bị rất kỹ lưỡng cả về các kỹ năng quân sự chung, cả các yêu cầu riêng cho quân nhân trên tàu chiến, và chuyên môn hẹp (mã Morse, kỹ thuật vô tuyến điện cùng với các bài tập thực tế trên thiết bị vô tuyến điện và trạm radar).

Trong các giờ học điều lệnh đội ngũ (không có vũ khí, không sử dụng vũ khí và xếp đội hình đi diễu hành) tôi còn ghi nhớ các cuộc diễu hành trang trọng của trung đội học viên chúng tôi với những bài hát: "Một lần nữa, bầu trời sẽ vẫn xanh, một lần nữa vòng ngựa gỗ vẫn quay đều trong công viên. Có gì đâu, chúng tôi đã khoác tấm áo choàng đen thủy thủ... ", và nhiều bài ca vui vẻ hơn nữa: "Ôi, nước biển mặn, gió bát ngát trong không gian. Ôi biển xanh mãi mãi mến yêu ... ". Vẫn còn nhớ mãi trung đội tôi với những công việc nội vụ hàng ngày, gồm cả những việc như rửa sạch và gọt khoai tây từ tám giờ tối đến tận ba hoặc bốn giờ sáng cùng các bài ca đệm harmonika để không ngủ gật. Và cả ba chúng tôi, ba người đầu tiên trong danh sách thứ tự theo bảng chữ cái abc, được phái đi trực ban nội vụ phụ đốt lò cung cấp nước nóng cho nồi hơi và nước tắm.

Tháng Sáu năm 1965, sau mười tháng đào tạo học viên trong trường kỹ thuật vô tuyến tại đảo Russkii khu Sverdlov, Piotr Saburov và tôi được dẫn vào bến cảng số 37 Vladivostok. Trung sỹ hải quân Melnichenko đi kèm đã trao các tài liệu giấy tờ của chúng tôi cho sỹ quan trực ban tiểu đoàn rồi nói lời chia tay và tạm biệt. Chúng tôi quan sát chăm chú 5-6 con tàu nhỏ bán quân sự đang neo vào tường bến, và hiểu rằng chính tại đây mình sẽ tiếp tục đời phục vụ của lính hải quân tại những vùng biển xa xôi. Ngay sau đó một viên đại úy hải quân từ cầu thang trên một trong những con tàu đang neo này bước xuống sân bến và đi về phía chúng tôi. Sau khi nói chuyện với sỹ quan trực ban, ông lấy một trong những tập hồ sơ ra, gọi tên họ của tôi, và chúng tôi đi tới con tàu có chữ đề "Ampermetr". Đó là một ngày hè, ngày mà tôi còn chưa biết rằng tôi sẽ phục vụ hơn ba năm trong đội ngũ thủy thủ đoàn tàu "Ampermetr" ruột thịt - đơn vị quân đội số hiệu 27140 - trong bão tuyết ven biển trên những con tàu phủ đầy băng giá, trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, trong vùng biển đầy những cơn bão nhiệt đới, và cả trên đại dương rộng lớn. Bên trái và phải con tàu của chúng tôi là những con tàu nhỏ bậc ba với các lá cờ giống hệt nhau, như sau này tôi được biết, tàu khảo sát thủy văn. Hầu như tất cả các tàu ở bến 37 đều là các tầu được đóng tại các xưởng đóng tàu ở Đức và Nhật Bản và là loại tàu đánh cá cỡ trung bình. Sau đó, người ta chuyển đổi trang bị và chuyển chúng sang thành các tàu trinh sát điện tử (KRTR - корабли радиотехнической разведки). Trong hai hầm tàu chứa cá trước đây nay người ta đặt các cabin cho các thủy thủ-quân nhân nghĩa vụ và các trạm và đài VTĐ các loại (đài RTS - khu vực âm thanh nghe được, đài УКВ - khu vực băng sóng cực ngắn, đài đạo hàng, và trên cầu thang đỉnh tháp - trạm số 3).

Nhìn chung, các đài RTS là đông người nhất và chiếm hơn một nửa quân số thủy thủ đoàn. Trong cabin có gần bốn mươi chỗ để các thuyền viên nghỉ ngơi, bao gồm cả nơi để các tủ chứa đồ. Trong các chiến dịch hành quân trên biển thì giường ngủ và nơi đặt tủ trong phòng được sử dụng theo nguyên tắc một chỗ cho hai người, bởi vì các thủy thủ đài RTS và nhóm ghi tin, đang thi hành công vụ tại các vị trí trực ca sáu giờ một ca nối tiếp nhau liên tục. Nhìn chung, trong các cabin và khoang làm việc của đài vô tuyến RTS luôn chứa 50-55 quân nhân nghĩa vụ. Cabins cho các sỹ quan trong thời gian đi chiến dịch cũng chật cứng - 2 đến 3 người trong một cabin. Cảnh chen chúc như vậy vẫn diễn ra trong tất cả các chiến dịch tiếp theo và trên tất cả các tàu của tiểu đoàn đóng quân tại cầu tàu số 37. Trong hầm tàu hầu như không có thông gió. Dưới ánh đèn tín hiệu mờ ảo nhấp nháy trên các thiết bị vô tuyến điện, chúng tôi làm việc tất cả sáu giờ một ngày, người lúc nào cũng đầm đìa mồ hôi. Theo quy định, chúng tôi mặc quần short ngồi làm việc, quấn một chiếc khăn với tai nghe có dây đeo quanh cổ. Chúng tôi nghỉ ngơi sau phiên trực trong cabin, trong phòng họp chung hoặc trên boong thượng (khi biển lặng), hay là boong đằng lái. Chúng tôi phân tán khắp nơi, những chỗ riêng hầu như không có (đặc biệt là vào ban ngày khi trời quang).

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Năm, 2011, 03:24:02 pm
(tiếp)

Ngoài sự đông đúc chật chội trên tàu như vậy, thời gian biểu các ca trực còn rất khắc nghiệt, đặc biệt là đối với nhóm trực đài RTS. Nhưng kể cả điều kiện sinh hoạt và thời tiết kể trên (sóng lắc mạnh toàn tàu cả trên khoang và trong hầm) cũng không làm cho các chàng trai trẻ trung và khỏe mạnh khiếp sợ. Sau 3 - 3,5 tháng, dù gầy đi, nhưng vui vẻ và rám nắng dưới mặt trời nhiệt đới, chúng tôi lại trở về cảng nhà Vladivostok thân thương. Phần lớn chúng tôi được đi nghỉ cùng các chiến sỹ tàu ngầm tại khu nghỉ ngơi "Chim Ưng", và có một lần nghỉ tại nhà điều dưỡng quốc gia vùng Primorie.Trong các chuyến đi biển dài ngày chúng tôi đã đạt được không chỉ các kỹ năng đi tàu, kỹ năng chiến đấu, kỹ năng chuyên môn, mà còn đạt được khả năng sống và làm việc hài hòa trong một tập thể lớn để hoàn thành cùng một nhiệm vụ chiến đấu chung. Ngoài ra, tất cả chúng tôi những người trẻ tuổi, trước khi nhập ngũ đều sống ở vùng nông thôn hoặc các thị trấn nhỏ (hầu hết chúng tôi chưa hề đi tàu xe xa nhà như vậy bao giờ), đã may mắn trong những năm 60 xa xôi ấy được nhìn thấy không chỉ những không gian đại dương rộng lớn, mà còn cả bờ biển của nước láng giềng và các quốc đảo. Khi mùa đông con tàu từ các chuyến hành quân xa đến các vùng nhiệt đới trở về Vladivostok, những khuôn mặt rám nắng bầu bầu và cơ thể cháy nắng màu sô cô la của chúng tôi gây cho các cư dân địa phương nhiều bất ngờ.


Tôi nhớ một trường hợp khi trở về từ một chuyến đi biển dài ngày, chuẩn úy hải quân Kolechko - hạ sỹ quan phụ trách quân nhu-quân lương của chúng tôi bắt anh nuôi Volodya Ryabinchuk phải ném xuống biển một vài hộp rau và cá đóng hộp dự trữ, bởi vì anh ta sợ rằng nếu bị kiểm tra, người ta sẽ buộc tội anh ta không nuôi dưỡng các thủy thủ theo đúng tiêu chuẩn được cấp. Nhưng làm sao mà có thể ăn được gạo, kiều mạch và các món thịt băm viên trộn rau, nếu như chúng ngập trong dầu trộn còn lại từ bữa ăn sáng? Chiến dịch hành quân trên biển có vấn đề phức tạp đặc thù của nó: trong vùng khí hậu nhiệt đới người ta chỉ uống nước đun sôi để nguội, nước còn ấm và thậm chí nước nóng sôi; nước sạch đã được cấp phát nghiêm ngặt đúng theo định mức, nghĩa là một lít nước để tắm rửa hàng ngày, 1,5-2 thau nước nhỏ - để tắm và giặt rửa các vật nhỏ (áo sơ mi, quần short). Tôi coi rằng bản thân mình là may mắn - tôi đã vượt qua toàn bộ các nghi lễ tuyên thệ hàng hải trên tàu. Đó còn là một cốc nước biển, được uống cạn lúc đầu kỳ ra khơi phục vụ, và "hình phạt" của những người lính cũ với lính mới bằng cách đập vỡ chai (vào thành tàu), và nghi thức quan trọng nhất - hôn sống tàu.

Xin nói chi tiết hơn một chút về điều này
Khi sửa chữa người ta làm sạch vỏ tàu bên dưới "đường mớn nước" và đáy tàu khỏi rỉ sét, động vật giáp xác, tảo và các vật khác kẹt vào các bộ phận vỏ tàu ngăn trở sự di chuyển của con tàu, tàu đặt trong dock trên các thiết bị đặc biệt, trước khi ngâm nó trong nước. Sau khi bơm nước vào, dok cùng với con tàu được nâng lên khỏi bề mặt nước. Công nhân thuộc dok (đơn vị sửa chữa) cạo gỉ sét phần dưới thân tàu bằng máy công cụ chạy điện cầm tay đến khi nó sáng bóng, sau đó sơn lót một vài lớp bằng minium sắt hoặc minium chì đỏ và tiếp tục bồi đến đường mớn nước. Thủy thủ đoàn thời gian này sửa chữa phần trên của tàu: trước khi đánh bóc lớp sơn cũ ở nơi nào mà họ tìm thấy những vết gỉ, tiếp theo họ sơn lót lại và sau đó sơn màu.

Các cựu chiến binh đã phục vụ 3-4 năm, theo luật, kiểm tra lại từng chi tiết, từng bộ phận máy và từng blok được người kỹ thuật viên đi theo họ siết chặt lại, kiểm tra từng dụng cụ, thiết bị và cụm máy tổng thành. Việc sơn nội thất của tàu do các công nhân của dok thực hiện. Họ cũng sơn phần chủ yếu của thân tàu bằng màu sơn nằm trong phạm vi "quả cầu" màu sắc và trong một tông màu sáng hơn (trắng, ngà voi, màu xanh da trời sáng) cho tất cả phần boong trên (надстройкa), kể cả buồng chỉ huy, buồng hoa tiêu, cabin thuyền trưởng, cũng như cột buồm của tàu. Sau một vài tháng con tàu ra khỏi nhà máy lại mới tinh, sáng láng như một cái ấm samovar được đánh bóng.
Thông thường vào ngày chủ nhật, khi không có công nhân dok làm việc, toàn bộ thủy thủ đoàn mặc đồng phục № 3, xuống khỏi tàu tới sàn dock trong âm thanh của cây đàn bai-an, và tập hợp đội ngũ thành hai hàng: hàng đầu tiên là những người đã tuyên thệ với con tàu, hàng thứ hai là các thủy thủ trẻ phục vụ theo thời hạn và còn đang học việc. Sau khi đánh sạch lớp giáp xác bám vào và đánh sạch gỉ một vị trí sống tàu gần chân vịt, lau chỗ đó bằng khăn tay tẩm nước hoa, theo thứ tự lần lượt báo cáo danh xưng và cấp bậc của mình trước cấp trên rồi tiến tới hôn sống tàu. Sau khi hoàn thành đầy đủ các nghi lễ hàng hải của tàu, cấp trên, thường là thượng sỹ hải quân, chúc mừng tất cả những người đã trải qua nghi lễ tuyên thệ và mời mọi người xem phim. Tôi nhớ những nghi lễ chính của lễ tuyên thệ trước con tàu "Ampermetr" của chúng tôi là như vậy.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Năm, 2011, 12:06:14 am
(tiếp: bản đồ ru.viki)
Về chiến dịch trên biển đầu tiên

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0d/Casta_Marianas.jpg/486px-Casta_Marianas.jpg)

Bắt đầu vào tháng Sáu năm 1965, cuộc sống trên tàu có nhiều điều mới và khác thường. Đó đã là một tập thể khác rồi - kể cả trong toàn bộ thủy thủ đoàn, cũng như ở tổ vô tuyến điện RTS, cụ thể là trạm vô tuyến điện có hai nhân viên cao hơn cả về cấp bậc (trung sĩ hải quân Pozdeyev và thủy thủ trưởng Sizov) và cao hơn cả về thời gian phục vụ - cả về mức độ đào tạo để làm việc trên các máy và thiết bị vô tuyến điện tử có tại trạm, và các nhiệm vụ khác trong chuyên ngành.

Tuy nhiên giai đoạn đầu này công việc chủ yếu dành cho đào tạo - đấu tranh sinh tồn trên tàu biển, huấn luyện việc hủy thông tin mật (các ghi chép), giảm các blok có giá trị nhất và bí mật nhất, và một phần các thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp tàu bị các kẻ địch tiềm tàng chặn xét và tất nhiên là cả các hoạt động và bố trí các bộ phận trên tàu (trên boong thượng, mũi tàu, đuôi tàu, cabin của các sĩ quan). Khi báo yên, thường cũng như khi bạn đã chạy bở hơi tai rồi, sau khi lấy tấm nệm phủ lên rương hoặc phủ bằng vải trải giường hay chăn (các thủy thủ trẻ ngủ trên các rương và sau đó nửa năm sẽ ngủ trên tầng trên của giường tầng), bạn cởi hết chỉ còn để quần lót, ngả người xuống ngủ thiếp đi ngay cho đến tận sáng hôm sau. Và cứ thế mỗi ngày trôi qua trong thời gian tàu vẫn đậu tại bến.

Vào tháng Chín năm 1965, người ta bắt đầu nạp nhiên liệu diesel cho tàu "Ampermetr" của chúng tôi, cung cấp nước, thực phẩm, chủ yếu là các thùng chứa thực phẩm đóng hộp. Vào ngày cuối cùng trước khi hành quân, một chiếc xe tải chở đến thực phẩm tươi sống mà chúng tôi để vào trong một tủ lạnh nhỏ, và đóng gói riêng bánh mì trong các lớp giấy bóng kính. Những thực phẩm này sẽ nuôi các thành viên trên tàu cho đến khi con tàu tới được điểm mà nó sẽ phải thi hành nhiệm vụ quân sự được giao. Cùng ngày, nhóm quân nhân chính mới đến (25-27 lính thủy và các sĩ quan từ căn cứ cây số 6). Họ dỡ thiết bị và đưa vào trong phòng hầm tàu các thiết bị bổ sung khác (máy thu vô tuyến băng sóng cực ngắn YKB, teletype, máy thu băng từ tính, và các thiết bị khác) để thực hiện độc lập các nhiệm vụ đặc biệt, như tôi được biết về sau. Các thủy thủ vừa tới nằm ở khoang nhân viên, các sỹ quan và hạ sỹ quan - trong các cabin bố trí 2-3 người mỗi cabin. Sáng hôm sau, tôi không nhớ thứ và ngày, nhưng chắc chắn không phải thứ hai và không phải là ngày 13 (trong những ngày ấy  "Ampermetr" không khởi hành các chuyến đi biển dài ngày), con tàu nhổ neo rời vịnh Sừng Vàng, vượt qua mũi Egersheld và đi vào Biển Nhật Bản. Hướng mà chúng tôi duy trì hải trình là hướng đông tới quần đảo Nhật Bản, song song với các eo biển Tsugaru và tiếp theo, sau khi đã vào Thái Bình Dương thì ngoặt về phía tây nam, đi tới dãy núi đá thuộc Quần đảo Marian.
Sóng nhồi tung nhẹ con tàu của chúng tôi, và cơ thể tôi phản ứng lại bằng những cơn buồn nôn nhẹ. Nhưng khi tự mình làm công việc kiểm soát thinh không, dù cho dưới sự giám sát của Victor Pozdeev, tôi cứ chờ đợi một cái gì đó quan trọng, gần như là một sự kiện kịch tính và anh hùng nào đó, có thể xóa đi cơn buồn nôn dữ dội và cho phép ta đứng vững. Trong khu vực quần đảo Nhật Bản, khi ngồi nghỉ trong cabin chung, lần đầu tiên tôi nhìn thấy các chiến binh Nhật Bản trên máy thu truyền hình mà sau hai thập kỷ nữa mới xuất hiện trên truyền hình nước ta. Tiếp theo, con tàu đi qua giữa các đảo và chúng tôi chợt tỉnh giữa Thái Bình Dương vĩ đại.

Nhiều lần con sóng này bỗng tăng vọt biên độ, quẳng chúng tôi sang phía con sóng kia, giống như ném một cái vỏ trứng hay vỏ quả hồ đào. Ngày hôm sau sóng còn nhồi dữ dội hẳn lên, và chẳng mấy chốc chúng tôi nghe được tin báo bão. Việc vào vịnh Nhật Bản ẩn nấp là không thể bởi lý do có các thiết bị đặc biệt trên tàu. Ngoài ra, chúng tôi phải có mặt đúng thời gian quy định tại điểm được giao. Thuyền trưởng Mikhail Ivanovich Pechenkin, lúc đó là đại úy hải quân, quyết định cứ đi đến điểm đã định, sau khi cho chỉnh hướng một chút, mũi tàu vẫn cắt sóng trườn tới. Sau khi hết phiên trực người ta không cho chúng tôi về cabin thủy thủ bằng lối đi qua boong tàu, vì sợ rằng sóng sẽ ném chúng tôi xuống biển, mặc dù đã có các dây bảo hiểm treo cờ tín hiệu gắn chặt với các dây chão chăng ngang lưng tàu. Sau khi được thay phiên, chúng tôi vào cabin chung và tản ra các ghế dựa gắn gần bàn ăn. Đối phó với chứng buồn nôn, tôi cố gắng ép mình ngủ thiếp đi. Sau một thời gian tôi đã làm được. Tôi không nhớ mình đã chợp mắt bao lâu trong đêm đó, nhưng đột nhiên, tất cả những người đang ngồi ở ghế dựa (10 người) nghe và cảm nhận được dòng nước chảy từ trên cao, qua đường ống thông gió, nối cabin sinh hoạt chung với đuôi tàu.

Vào lúc nào đó không rõ, đèn chợt tắt, tiếng động cơ lặng đi (động cơ diesel) và tôi nghĩ thế là hết - tàu chìm xuống đáy biển rồi. May mắn thay, chỉ lát sau lại nghe tiếng ồn của động cơ diesel và tiếng mũi tàu xé sóng. Đó là thắng lợi chung của toàn bộ thủy thủ đoàn và con tàu thân yêu. Sáng hôm sau, tôi mới biết được rằng sóng không chỉ phủ trùm phía lái và boong thượng (buồng hoa tiêu, buồng lái và các cabin khác), mà một con sóng còn đập vỡ một ô cửa sổ hai lớp của cabin thuyền trưởng. Mảnh thủy tinh vỡ nát găm vào tủ quần áo, bàn và các đồ gỗ nội thất khác với lực mạnh đến nỗi một vài ngày sau bằng cả kìm dẹt, kìm cắt dây thép và các dụng cụ cầm tay khác, người ta mới gỡ được chúng ra. Sóng giật đứt cả đường dẫn điện và làm hỏng hệ thống chiếu sáng. Tổ cứu hộ trên tàu theo tín hiệu từ sỹ quan trực ban ngay sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp, đã đặt lại dầm mạn tàu sau khi liên kết chặt các kẹp siết nó với các bức tường và sàn tàu. Sau đó họ dùng nước quét sạch các mảnh kính cửa sổ bị vỡ. Trong buổi sáng, dưới ánh ban ngày, chúng tôi sắp xếp lại cho ngăn nắp cabin thuyền trưởng, cũng như các hành lang và buồng hoa tiêu. Chúng tôi biết rằng tàu của chúng tôi đã bị đôi cánh của cơn bão "Carmen" chạm phải. Chẳng hiểu vì sao, tất cả các cơn bão nhiệt đới đều được đặt những cái tên của giới nữ.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Năm, 2011, 11:00:13 am
(tiếp)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2c/GuamMap.png)

Dần dần rồi đại dương cũng yên trở lại, sóng ngày càng nhỏ hơn, tàu chúng tôi thẳng tiến và đã đến đúng khu vực nếp đứt gãy sâu vỏ địa cầu - rãnh sâu Marian (độ sâu đáy đại dương đến hơn 11 km). Chúng tôi tiếp tục di chuyển đến nơi trú quân của mình - đảo Guam. Đó là đảo lớn nhất trong dãy đảo Marian được đặt dưới sự giám hộ của Hoa Kỳ. Trên đảo có một phi đội máy bay của các phi công Mỹ, các nhân viên quân sự phục vụ của căn cứ không quân đến từ các bang chính quốc và cư dân địa phương. Trong thời gian một ngày đêm, từ sân bay trên đảo các  "Pháo đài bay" - B-52 thực hiện 2-3 lần cất cánh. Có đến một chục chiếc máy bay loại này trong số đóng quân trên đảo, đã rẽ hướng bay tới Việt Nam và ném bom ở đó. Ngoài sân bay, trong vịnh APRA trên đảo Guam có các tàu ngầm Mỹ, chủ yếu là tàu ngầm hạt nhân sơn màu đen trú đóng. Chúng tôi đi tuần trong khu vực 3-3,5 dặm (5,5-6 km) tính từ bờ biển đảo Guam, và mục đích tuần tra của chúng tôi là để thông tin về số lượng các máy bay cất cánh từ căn cứ, về các phi vụ ném bom (bắn phá) và thời gian cất cánh của máy bay B-52 về hướng Việt Nam.

Trong thời gian máy bay cất cánh từ sân bay và đang lấy độ cao, chúng tôi phải xác định được toàn bộ các dữ liệu về nó, kể cả số hiệu máy bay, các cuộc đàm thoại của phi hành đoàn với căn cứ dưới mặt đất và các thông tin tình báo khác từ các bộ phận phục vụ tại sân bay thông qua đài thu sóng cực ngắn YKB, liên lạc tầm xa theo các dải sóng khác của thiết bị vô tuyến. Tàu trinh sát "Ampermetr" nằm gần vịnh APRA, xác định các cuộc đi vào đi ra cảng của tất cả các con tàu, bao gồm cả các tàu ngầm vẫn thường đi dọc đê chắn sóng trong tư thế nổi, cả bằng quan sát trực tiếp cũng như bằng các thiết bị vô tuyến điện và các trạm theo dõi. Chúng tôi đã chụp được nhiều cảnh rất thú vị. Trong thời gian ba tháng chúng tôi đã vùi đầu vào việc thu thập và truyền thông tin về máy bay (B-52) và thông tin về Hạm đội Mỹ (cho cấp trên), sau đó chúng tôi được một tàu khác của tiểu đoàn chúng tôi, tàu "Ghidrografyia"  đến thay phiên. Vì đông người trên tàu quá nên đôi khi tôi chỉ muốn được một mình. Để làm điều này bạn sẽ phải thức dậy một giờ rưỡi trước phiên trực buổi sáng, bạn hãy vùng dậy, ra khỏi cabin nghẹt thở trên boong, đi theo các bậc thang và bạn sẽ một mình trên boong thượng đằng lái của con tàu: ai đang ngủ-nghỉ ngơi, ai đang thực hiện ca trực. Bạn quan sát đường chân trời, từ mọi phía trên biển vẫn một màu tối mờ mờ, chỉ phía xa mới thấy bóng đen thẫm của dải bờ đảo. Bạn chậm rãi vươn vai rồi làm các động tác thể dục. Đại dương đã quang đãng dần, đường chân trời phía đông đang hừng sáng, mép nước đã nhuốm sắc xanh phơn phớt. Sau đó trên mặt nước xuất hiện một quầng sáng nhỏ; quầng sáng ấy lớn dần, từ từ nhô lên chiếu sáng mặt biển. Rồi bạn sẽ thấy một nửa quả cầu, rồi ba phần tư, và cuối cùng là một mặt trời tròn đầy treo ngay trên mép nước của đường chân trời. Một cảnh tượng tự nhiên tuyệt vời không gì diễn tả nổi! Bạn sẽ nhận được một nguồn năng lượng bổ sung lớn lao trong một thời gian dài. Những cảnh tượng vĩ đại và bức tranh tuyệt đẹp như vậy của biển không phải thường xuyên có ở vùng nhiệt đới. Bình minh tiếp theo với chúng tôi có thể bắt đầu bằng mưa, bão và con tàu chao đảo giữa những đợt sóng mạnh của đại dương. Rồi theo thời gian bạn cũng quen dần với hiện tượng tự nhiên này. Trong những lúc như vậy khi đang ngoài ca trực, bạn nắm tay vào lan can chạy theo các bậc thang đến đằng lái con tàu, dán mặt vào những lớp sóng, tay giữ chắc vô lăng bánh lái dự phòng, và ý nghĩ này sẽ đến với bạn  "con người - sinh vật mạnh mẽ và thông minh nhất trong thế giới này".

Tôi nhớ một sự kiện thú vị ngoài khơi Guam. Gần vịnh APRA, một chiếc xuồng cao tốc của Mỹ đã vài lần lượn quanh "Ampermetr", từ dưới xuồng hai nhiếp ảnh gia chụp ảnh con tàu của chúng tôi. Đột nhiên, một số người khác mặc quần áo dân sự ném lên boong cho chúng tôi đầu tiên là những lon bia hộp (lần đầu tiên chúng tôi được thấy bia đóng hộp), sau đó tới các hộp thực phẩm và gia vị, gồm cả mù tạt (không hiểu sao có cả vị chua-ngọt), và một số loại đồ ăn khác. Cử chỉ thân thiện này được thuyền trưởng cho phép đáp lại bằng cách thả xuống nước một bè gỗ nhỏ tự chế làm từ vài mảnh gỗ khác nhau, trong bè có một chai rượu vang và gắn trên đầu chai là một vài gói thuốc lá. Những người Mỹ nếm thử rượu vang và thuốc lá xong thì rất hài lòng với món quà của chúng tôi. Tiếp theo - còn thú vị hơn. Chiếc xuồng cao tốc tiến sát tàu chúng tôi, và một người Mỹ dân sự đã chuẩn bị leo lên tàu chúng tôi từ trên mặt boong của họ. Người ta không cho phép ông ta làm điều đó. Tàu "Ampermetr" nhanh chóng tăng tốc độ và tách ra xa các tàu thuyền của Mỹ. 30-40 phút sau  các sỹ quan đã gọi tập trung tại cabin sinh hoạt chung tất cả các quân nhân nghĩa vụ không bận trực ca và ra lệnh mang vào đó tất cả các đồ hộp mà dưới xuồng cao tốc người ta ném lên cho chúng tôi. Người ta mang lại các hộp bắt được trên không (khi chúng được ném từ xuồng lên) hoặc nhặt được trên boong, nhưng bia thì biến mất không dấu vết, các lon bia đã bị uống sạch trước khi tập hợp được đội ngũ. Thuyền trưởng khiển trách các thuỷ thủ quá tích cực khi xuồng cao tốc đến gần tàu đã ném tiếp quà tặng rượu-thuốc lá xuống cho họ viện cớ là người Mỹ đã ném lên cho chúng tôi các tờ báo và tạp chí địa phương có các thông tin mà chúng tôi quan tâm.Tháng thứ ba ở vùng nhiệt đới đã kết thúc (vĩ tuyến 10 Thái Bình Dương). Chẳng mấy chốc một tàu cùng tiểu đoàn đã đến thay phiên chúng tôi. Bài hành khúc "Tạm biệt cô nàng Slavơ" lại vang lên và tàu "Ampermetr", sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, chuyển hướng về phương bắc. Với thân hình đã gầy đi và rám nắng, chúng tôi trở về bến cảng quê nhà đang vào mùa tuyết phủ.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/800px-Periscope_Depth.jpg)
Ảnh minh họa: Tàu ngầm Mỹ LA class USS Key West (SSN-722) từ căn cứ Pear Harbor, đang trên độ sâu kính tiềm vọng, gần bờ biển Honolulu, Hawai, trong cuộc tập trận RIMPAC 2004 (en.viki).
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Năm, 2011, 10:35:20 pm
(tiếp)

Về chuyến đi biển tiếp theo

Đang trở về Vladivostok, tàu của chúng tôi lại gặp phải một cơn bão cỡ vừa trong biển Nhật Bản. Nước đọng ở boong trên, cột buồm, dây chão, chân vịt dự phòng và các cơ cấu khác của con tàu đã đông lại, tạo thành một lớp băng. Để tàu không bị lật nhào, một số thủy thủ được cắt cử thay phiên nhau cào sạch băng đổ xuống biển. Con tàu từ từ tiến vào vịnh "Sừng Vàng", rồi chẳng bao lâu đã lại thả neo tại cầu tàu số 37. Sau đó chúng tôi được nghỉ ngơi thời gian ngắn, làm công tác chuẩn bị: sửa chữa, thay thế một vài linh kiện tại tổ kỹ thuật vô tuyến, các tổ khác - mỗi thủy thủ củng cố lại thiết bị và phương tiện kỹ thuật, làm công tác nghiệp vụ tàu thủy, và đến cuối mùa xuân - bước vào chuyến hành quân xa mới. Lại lần nữa bổ sung nhiên liệu, nước, thực phẩm, bổ sung dự trữ ZIP cho các trạm, thiết bị, dụng cụ vô tuyến điện tử cho tổ vô tuyến điện RTS. Từ cây số 6 đến bổ sung cho tàu lại một toán các sỹ quan và hạ sỹ quan cùng với 15-17 thủy thủ nghĩa vụ quân sự mang theo các thiết bị riêng của họ. Lần này chúng tôi lấy hướng đi từ phía tây biển Nhật Bản tới eo biển Triều Tiên (Tshushima).      
Càng gần tới eo biển, bão càng mạnh. Tàu "Ampermetr" của chúng tôi đã vài lần thử vượt qua eo biển để ra biển Hoa Đông mà không được. Thuyền trưởng nhanh chóng nhận được "chấp thuận" của Bộ chỉ huy căn cứ cho phép vào vịnh Posieta (khu vực tiếp giáp CHDCND Triều Tiên) bổ sung nước uống và nhiên liệu.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/29/Furugelm_sat.jpg/290px-Furugelm_sat.jpg)
Vịnh Posieta và đảo Furugelm nhìn từ vệ tinh.

Tại đây người ta muốn gửi lại một thủy thủ trong nhóm bổ sung từ cây số 6, vài ngày trước không chịu được say sóng đã phải nằm bẹp một chỗ, chỉ uống nước và nôn. Nhưng thuyền trưởng vẫn để anh ta lại trên tàu, và chúng tôi lại đi tiếp đến eo Tsushima. Biển đã yên, tàu vượt qua eo biển an toàn, chúng tôi đang đi vào biển Hoa Đông. Sỹ quan trực ban thông báo lệnh tập hợp toàn bộ đội ngũ trên boong, chúng tôi cất mũ xuống (panama, vì là tàu trinh sát cải trang) mặc niệm các thủy thủ-liệt sỹ trên các chiến hạm Nga, thuyền phó chính trị thả chiếc mũ của mình xuống biển để tưởng nhớ những chiến sỹ Lữ Thuận đã hy sinh trong trận chiến với hạm đội Nhật Bản trong những năm 1904-1905.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Tshushima_BPK_Chapaev.jpg)
Nghi thức thường làm khi các tàu hải quân LX qua eo Đối Mã, BPK "Chapaev", 198x.

Chúng tôi tiếp tục đi tới vịnh Bắc Bộ (phía nam đảo Hải Nam) trong biển "Nam Trung Hoa". Sau vài giờ, khi đang tiếp cận vùng trách nhiệm tuần tra, chúng tôi đã gặp được con tàu cùng tiểu đoàn chúng tôi mà tàu "Ampemetr" đến để thay phiên nó, tiếp tục nhiệm vụ chiến đấu trong thời hạn 3 tháng. Thủy thủ đoàn cả hai con tàu rất phấn khích, nhóm sỹ quan con tàu đang rời vùng tuần tra thả xuồng sang tàu "Ampermetr". Mỗi sỹ quan theo chỉ dẫn nhiệm vụ chiến đấu chung của mình, thông báo cho các sỹ quan trên tàu "Ampermetr" về công tác đã hoàn thành, các tình huống thú vị nhất đã diễn ra trong 3 tháng vừa qua, các đề xuất về cách thi hành nhiệm vụ và phân tích nó, các biện pháp phòng tránh sai lầm.  
Sau phiên họp bàn giao nhiệm vụ, chiếc bàn họp được chất đầy món nhắm và đồ uống. Các sỹ quan quay về vị trí công tác của mình, hành khúc "Tạm biệt cô nàng Slavo" lại vang lên, con tàu ra đi sẽ cơ động, đảo một vòng tròn chào danh dự rồi bẻ hướng về cảng Vladivostok quê nhà. Công tác chủ yếu của chúng tôi lại bắt đầu - xác định các chuyến bay của máy bay trên tàu sân bay hạm đội 7 Mỹ, thông tin kịp thời cho các chuyên gia của chúng ta tại Việt Nam về các phi vụ ném bom sắp tới.
Thường xuyên có mặt hơn cả trong vùng biển bắc vĩ tuyến 17 là hai tàu sân bay (xung kích) của Mỹ cùng các tàu hộ tống và phục vụ. Nhóm tàu xung kích cổ điển (AUG) gồm có cả tàu ngầm (hoặc có thể vài chiếc), nhưng tại biển "Nam Trung Hoa" tàu ngầm Mỹ vắng mặt, theo tôi (Balakin V.V.) đó là vì biển nông, đáy biển nhiều bùn và cái chính là ở đây không cần thiết đến nó.
Ngoài khơi bờ biển miền Nam Việt Nam luôn có 1-2 tàu sân bay chở máy bay trực thăng của Hải quân Mỹ túc trực. Chúng tôi thông báo kịp thời về các vị trí của chúng, xác định dựa theo tín hiệu trên thiết bị vô tuyến điện tử các cuộc đàm thoại giữa các tàu chiến, cũng như giữa các phi công với căn cứ. Trong trường nhìn thấy của chúng tôi, cũng có cả các tàu dân sự và bán quân sự khác. Mọi người thường nhớ các trường hợp tàu thủy LIên Xô chở thiết bị, vũ khí và thực phẩm vào các cảng Bắc Việt Nam. Phi công Mỹ, theo luật, không ném bom tàu, chúng chỉ bắn phá các thuyền vận tải Việt  Nam trung chuyển  thiết bị từ các tàu Xô viết vào bờ. Trong ký ức của tôi chỉ nhớ một trường hợp khi người Mỹ ném  một thỏi kim loại từ trên máy bay xuống, xuyên qua mặt boong và mạn tàu ở vị trí dưới đường mớn nước. Sau khi bịt nhanh lỗ thủng và nhanh chóng hàn vá lại, con tàu vận tải khẩn trương bốc dỡ "hàng hóa" rồi quay về sửa chữa. Hàng hoá được vận chuyển từ Liên Xô tới Bắc Việt Nam trong những năm 196x  chủ yếu bằng đường biển, đường sắt và đường bộ quá cảnh qua Trung Quốc đã thực sự bị đóng cửa. Quan hệ, gồm cả thương mại giữa Liên Xô và Trung Quốc trở nên tồi tệ dần theo các năm, đạt đỉnh điểm vào năm 1969, phát triển thành cuộc xung đột quân sự trên đảo Damanski. Tàu chiến và máy bay Mỹ liên tục đi vào cảng Sasebo của Nhật Bản, nơi họ được sửa chữa, thay thế phụ tùng, thiết bị, tiếp nước, nhiên liệu, thuyền viên được nghỉ ngơi tại các thành phố cảng Nhật Bản. Những ca trực trong hầm tàu làm con người vô cùng mệt mỏi, thiếu thông gió, nhiệt tỏa ra từ các đèn trên thiết bị gây oi bức ngột ngạt thêm, một cuộc sống ít vận động, ngay cả khẩu phần ăn có dinh dưỡng cao cũng không đóng góp gì được vào việc khôi phục sức lực. Ngoài ra việc nghỉ ngơi sau phiên trực cũng không toàn vẹn do thiếu không khí trong cabin xếp đến bốn mươi người, và còn bão biển quăng quật. Và điều này vẫn vậy trong những chuyến đi tiếp theo: độ dài thời gian chiến dịch 3-3,5 tháng, thời gian rỗi sau trực vẫn một kiểu giống nhau - ngủ nghỉ, ăn uống, sinh hoạt chính trị, các trò chơi quen thuộc, xem phim. Tôi đã làm thợ chiếu phim trên tàu trong hơn hai năm, do đó tôi có phần trách nhiệm nhiều hơn.
Trong một không gian nhỏ và hạn chế chúng tôi thực hiện một nhiệm vụ chiến đấu chung và nghỉ ngơi chung. Dù vậy, tình huống gây xung đột giữa các chiến sỹ phục vụ trên tàu với nhau, giữa chiến sỹ trên tàu và nhóm đặc nhiệm ghép cùng trên tàu hầu như không có, không hề có dù là xung đột về sắc tộc hay bất kỳ lý do nào khác. Tất nhiên, người ta có chọc quê vui vẻ một số nhân vật, nhưng lại thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau. Tiện thể tôi nói đến một thủy thủ trẻ, Viktor Smirnov, thuộc nhóm ghép, anh chàng khổ sở vì "bệnh đi biển", chẳng mấy đã ngồi dậy được, bắt đầu thực hiện các ca trực cũng ngang bằng những người còn lại. Tôi đã được cùng anh tham gia vài chiến dịch khác nữa trên "Ampermetr".

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Kursograf.jpg)
Tàu trinh sát "Kursograf".

Để giải trí trong thời gian rảnh, về đêm bạn có thể rọi đèn dùng vợt bắt cá, rắn biển, mực ma và các sinh vật biển khác. Da và xương của chúng sẽ được sấy khô trong ánh mặt trời và mang về nhà làm quà lưu niệm. Một số thủy thủ đã tự chế những hạt trai gắn đồng hồ đeo tay từ những hạt màu Plexiglas, từ những ống đồng, niken họ làm ra mô hình tàu thủy, tàu ngầm và các loại hàng thủ công nhỏ khác.
Tôi nhớ một trường hợp. Trên biển, người ta nhìn thấy một số cá mập. Các thủy thủ đã ném xuống một dây cáp thép với một cái móc tự chế gắn cuối đoạn dây thép trên đó xâu một xâu cá đẫm máu và các hải sản tươi sống khác. Một con cá mập ngay lập tức cắn câu, các thủy thủ phải chung sức co kéo rất khó khăn gần ba mét với con cá dữ. Người ta muốn dùng dao xẻ con cá mập khủng kia ra thành từng miếng. Nhưng không thể tưởng được, dao chùn lại trước lớp da đàn hồi của con cá mập. Người ta cố gắng trích xuất làm quà lưu niệm cho người này một chiếc răng cá mập, cho người kia một cái vây hoặc mảnh da, bằng cách sử dụng một con dao đặc biệt, gõ trợ sức cho con dao đặc biệt kia bằng một cái búa. Ngày đi nghỉ phép, theo quy định trong bốn năm phục vụ, hoặc ngày xuất ngũ, người ta chở theo rất nhiều món quà tặng từ biển cùng các tảng san hô. Họ chia nhau các rạn san hô khi trở về từ một chuyến đi biển xa. Những tinh thể san hô lớn được dành tặng cho các vị đô đốc. Một vị nào trong số đó đến ngày kỷ niệm, và thuyền trưởng của chúng tôi nhận được yêu cầu từ lãnh đạo cấp trên nhiệm vụ khai thác những tinh thể san hô đẹp mang về Vladivostok. Những tinh thể nhỏ hơn và kích thước khiêm tốn hơn, nhưng khá đẹp, vẫn được chúng tôi giữ làm vật lưu niệm ghi nhớ thời kỳ ấy.
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Năm, 2011, 03:45:48 pm
(tiếp)

Các chiến dịch hành quân tại biển "Nam Trung Hoa" yêu cầu mỗi người chúng tôi khi thực hiện nhiệm vụ phải xử lý rất nhanh chóng, chính xác với chất lượng cao tất cả những tình huống và trong toàn chiến dịch, vì mỗi phút chậm trễ thông tin về các cuộc tấn công từ trên không sẽ làm tăng đáng kể mức thiệt hại và thương vong tại Việt Nam. Sự thi hành các chức trách theo nghĩa vụ đạt chất lượng và hiệu quả của mỗi sỹ quan, hạ sỹ quan, thủy thủ và thủy thủ trưởng  - cả một tập thể - sẽ cho phép hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu với điểm "xuất sắc". Và nó không chỉ vì phải có sự trợ giúp theo "nghĩa vụ quốc tế" đơn thuần, mà còn là phần thưởng khuyến khích kỳ nghỉ năm ngày bổ sung. Về phần tôi, vào tháng 7-8 năm 1967 đến kỳ nghỉ phép đã có thêm 15 ngày bổ sung.
Chiến dịch cuối cùng trước khi xuất ngũ ở biển "Nam Trung Hoa" mùa xuân năm 1968 nhắc tôi nhớ đến hai cảnh tượng không quên. Việc đầu tiên - một ca mổ viêm ruột thừa. Vào đêm trước, chuẩn úy hải quân ban 5 Pyzhyanov - một người đàn ông trung niên béo tròn (kém hơn sỹ quan quân lương Kolechko của chúng tôi một chút) - cảm thấy rất đau và vào cabin bác sỹ để kiểm tra. Bác sỹ trên tàu chưa có kinh nghiệm thực hành phẫu thuật độc lập, nhưng đã chẩn đoán viêm ruột thừa ngay và cho rằng viên chuẩn úy hải quân cần phải mổ. Sau khi nhận được "chấp thuận" của thuyền trưởng, bác sỹ bắt đầu chuẩn bị dụng cụ, còn các anh nuôi có nhiệm vụ lau rửa sạch bàn và đồ đạc kề bên trong phòng sinh hoạt chung. Khoảng một giờ sau, bác sỹ và anh nuôi mặc áo blu công tác trắng sau khi trải khăn trải giường mới liền đặt viên chuẩn úy hải quân lên bàn. Gây tê cục bộ xong, họ bắt đầu mổ bụng viên chuẩn úy. Bác sỹ làm rất lâu - phải hơn nửa giờ - mà vẫn chẳng tìm ra cái đoạn ruột thừa vô tích sự kia. Tiếp đó, các "nhà phẫu thuật" của chúng tôi phải đánh tín hiệu «SOS», còn bác sỹ thì khâu lại bụng người bệnh. Khi đó tàu chúng tôi đang ở biển Hoa Đông, hai giờ sau một chiếc tàu cao tốc (theo tôi nhớ đó là tàu biên phòng) chạy đến chỗ tàu chúng tôi, người ta chuyển viên chuẩn úy hải quân bụng đã khâu lại sang tàu đó và nhanh chóng chuyển về Vladivostok. Khi hành quân trở về chúng tôi mới biết Pyzhyanov đã may mắn được phẫu thuật lại an toàn ở bệnh viện Vladivostok. Anh ta cũng nhanh chóng được xuất viện nhưng không trở về tàu chúng tôi nữa.
Vào khoảng giữa những năm 197x, khi đang đi công tác ở Primorie, tôi gặp trên phố Lenin của thành phố Vladivostok viên chuẩn úy đó và gọi to anh ấy: " Pyzhyanov phải không?". Đúng là anh ta. Chúng tôi hàn huyên, anh cho tôi biết rằng "nhà phẫu thuật" trên tàu đã suýt làm anh mất mạng. Chẳng bao lâu sau khi phẫu thuật, anh được giải bỏ trách nhiệm trên tàu và chuyển lên bờ phục vụ và đã phục vụ cho đến hết nhiệm kỳ (hợp đồng) tại cơ sở sửa chữa gần Vladivostok.

Trường hợp bất thường thứ hai diễn ra ở biển "Nam Trung Hoa". Một bức điện từ Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương chuyển tới, ra lệnh tàu trinh sát vô tuyến điện tử "Ampermetr" lùi ngay ra xa các tàu sân bay Mỹ, tiếp đó lùi xa bờ biển Việt Nam đến khoảng cách 30-35 dặm. Chúng tôi suốt một tuần lễ đứng cách xa các tàu Hạm đội 7 Mỹ và tiến hành công việc chỉ với các phương tiện quan sát gián tiếp là radar và đài vô tuyến điện. Cách 55-60 km thì thật khó có thể nói gì về việc theo dõi trực quan các tàu chiến Mỹ đó. Sau một tuần người ta lại quyết định cho tàu chúng tôi đến gần các tàu sân bay Mỹ và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của mình. Như sau này báo chí Xô viết đưa tin, một trong các tàu trinh sát Mỹ hoạt động trong biển Nhật Bản không xa biên giới Liên Xô - CHDCND Triều Tiên, đã vi phạm vùng lãnh hải và bị các chiến sỹ biên phòng (Bắc Triều Tiên) phối hợp bắt giữ và áp giải về cảng biển Triều Tiên để khám xét (vụ tàu gián điệp "Pueblo" năm 1968). Để tránh việc người Mỹ bắt giữ và cầm tù tàu chúng tôi tại biển "Nam Trung Hoa" (để trả đũa) người ta phải ra lệnh cho chúng tôi nhanh chóng tránh xa các tàu Mỹ thời điểm ấy.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/58/USS_Pueblo_%28AGER-2%29.jpg)
Tàu Pueblo rời San Diego ngày 19 tháng 10 năm 1967 (en.viki).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f4/USSPueblo_positions.png/593px-USSPueblo_positions.png)
Sự kiện Pueblo tháng 1 năm 1968.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/-.jpg)
Tàu trinh sát cỡ trung "Gavriil Sarytchev" của hải quân Xô viết, từng ở trong thành phần lữ đoàn 38 .

Tôi nhớ tới một chuyến hành quân tới bờ biển Trung Quốc, khi "Ampemetr" đang đi ở biển Hoa Đông gần Hồng Kông hướng về Hoàng Hải - đến Thanh Đảo. Đó là vào mùa thu năm 1967, trước thềm lễ kỷ niệm lần thứ 50 cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, khi đó quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc đã rất căng thẳng và phát thanh viên đài phát thanh Trung Quốc, bằng một thứ tiếng Nga rất sõi phát ra lời đe dọa chiến tranh với Liên Xô.
Trước khi tàu ra khơi thực hiện chuyến hành quân trên biển, nhóm ghép đặc nhiệm đã đến và lên tàu chúng tôi gồm có hai mươi sĩ quan và các quân nhân chuyên nghiệp (сверхсрочник) của quân chủng lục quân Liên Xô. Chẳng bao lâu họ đã thay "ủng" để mặc quần áo dân sự vùng nhiệt đới và chẳng còn khác gì người thường nữa. Hóa ra là trong số các sĩ quan hải quân đã không tìm thấy những người biết tiếng Trung Quốc tốt. Những người đó ở trên tàu chúng tôi cùng với các phương tiện kỹ thuật của riêng họ và làm việc tại các trạm độc lập với chúng tôi. Chúng tôi ngờ rằng công việc chính của họ là thực hiện trợ giúp vào việc dẫn đường cho tên lửa của Liên Xô tới các mục tiêu quan trọng của Trung Quốc trong trường hợp có tuyên bố chiến tranh giữa hai nước. Ngoài ra, họ còn giúp các trạm radar hàng hải trên tàu của ban kỹ thuật vô tuyến tổng hợp thông tin về các tàu biển của Trung Quốc gần nơi chúng tôi vẫn tuần tra thường xuyên. Tàu Trung Quốc (kể cả tàu lớn và thuyền), trương đầy các biểu ngữ màu đỏ với những dòng chữ tượng hình màu trắng rất khó đọc. Yêu cầu bắt buộc là phải có một bức chân dung của Mao Trạch Đông trên boong thượng (buồng lái, buồng hoa tiêu) - kích thước lớn và màu sắc rực rỡ. Thân tàu cũng được kẻ đầy những dòng chữ khó nhìn và màu sắc chói gắt ấy, đến nỗi khó có thể nhìn ra số hiệu của tàu. Các thủy thủ Trung Quốc trông cũng rất kỳ lạ, họ mặc áo choàng màu xanh nhạt, đội mũ nồi xanh đậm có ngôi sao mầu đỏ bằng vải đính trên mũ. Họ đi theo nhóm vài người tới gần mạn tàu "Ampermetr", cười phá lên để biểu thị thái độ. Một nhóm ăn táo, nhóm khác - cam, quýt, nhóm tiếp theo - một số loại trái cây và kẹo nào đó, cho chúng tôi thấy thực phẩm tuyệt vời của họ và cuộc sống của họ nói chung. Sau đó, người nấu bếp của họ chạy tới cầm một miếng thịt, một cái thớt gỗ nhỏ và một con dao, một cái rìu, cắt miếng thịt và quẳng nhiều miếng lên tàu chúng tôi, biểu thị rằng họ có những mặt hàng tốt và phong phú. Việc di chuyển thường xuyên và liên tục dọc theo bờ biển Trung Quốc từ biển Hoa Đông tới biển Hoàng Hải trở ra và trở vào vẫn tiếp tục như mọi khi, trong thời hạn ba tháng. Nhưng lần đó là chuyến đi duy nhất - chúng tôi không thay phiên cho ai, và sau chuyến đi biển đó không còn tàu nào trong số các tàu của chúng tôi trở lại vùng biển này.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Năm, 2011, 04:44:28 pm
(tiếp)


Khái quát và những trường hợp riêng biệt

Trong suốt thời gian bốn mươi năm sau khi kết thúc nghĩa vụ quân sự trên tàu, tôi đã quên đi công việc đơn điệu, nặng nề, trong những điều kiện hành quân dã chiến. Nhìn chung, các chuyến đi biển dài ngày chiếm mất một năm rưỡi, tức là một nửa thời gian phục vụ tại tàu trinh sát vô tuyến điện tử "Ampermetr". Ngay cả trong chiến dịch đi biển cuối cùng trước ngày "giải ngũ" («дембелb») hai tháng (tôi) vẫn phải dạy cho các thủy thủ trẻ, khi còn ngồi lại trên đài vô tuyến sau khi đã hết ca trực 6 giờ đồng hồ của mình.
Và đây, sau khi kiểm tra vali "xuất ngũ" của mình (để đồng nghiệp không đưa vào đó những thứ như một cái nạo, bàn chải sắt hoặc tài sản nào đó của thủy thủ trưởng để lưu niệm), trong âm điệu của hành khúc "Tạm biệt cô nàng Slavơ",  lần cuối cùng bạn theo thang tầu đi xuống bến cảng, bạn đi qua trạm kiểm soát, ngoái nhìn con tàu thân thương "Ampermetr" cùng các con tàu trinh sát bên cạnh và cảm thấy dâng lên một nỗi buồn trang nghiêm. Bạn sẽ đi tới một cái gì đó mới mẻ, khác thường, nhưng gần gũi như trái đất và cùng với những lời chúc thân thiện của các đồng sự trên tàu, bạn sẽ chờ đợi vào một thế giới khác, thế giới trên bộ. Tôi và "đồng niên" Chulkov Sergei đã từ chối những đề nghị được lặp lại nhiều lần: tiếp tục ở lại phục vụ trên tàu với cương vị sĩ quan sơ cấp - dĩ nhiên sau khóa đào tạo sỹ quan sáu tháng.
Khi trở về Ural, một vài năm tôi còn thấy những giấc mơ biển và hình ảnh cực kỳ dè sẻn (từng giọt) nước uống, đặc biệt là nước lạnh, nước suối, mà như thế là không thể nào đủ cho vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Không ít hơn năm năm, tôi không thể nằm ngủ nghiêng, mà chỉ có thể nằm ngửa lưng sóng xoài hoặc nằm sấp, giữ chặt thành giường như đang nằm ở chuỗi giường tầng trên tàu biển. Và từ lâu tôi đã ác cảm với các loại thực phẩm đóng hộp, đặc biệt là rau và cá, đã quá nhàm chán với tôi trong các cuộc hành quân đằng đẵng trên biển.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Kubrik_10_BPK_Chapaev_85.jpg)
Ảnh minh họa: Trong kubrik số 10, BPK "Chapaev", 1985.

Sau đó, khi làm việc cho các xí nghiệp, tổ chức tại Chelyabinsk, tôi thường được biệt phái đi làm nhiệm vụ ở nhiều vùng của nước ta cũng như ở nước ngoài. Vẫn còn trong ký ức tôi các cuộc gặp gỡ thú vị diễn ra trong những năm khác nhau. Đây là một cuộc gặp trên đảo Ruskii hai bạn cùng lớp tại trường trung cấp kỹ thuật thành phố Satka (Pavel Kotrovskii và Nikolai Karpusii). Cả hai đã đến làm việc tại các hầm mỏ của vùng Magadan, từ nơi đó sau hai tháng họ được gọi thi hành nghĩa vụ quân sự, được gửi đến học tại trường kỹ thuật vô tuyến điện trong trung đội học viên bên cạnh và thậm chí trong cùng một tòa nhà (họ ở tầng một, tôi ở tầng hai). Chúng tôi từng cùng nhau phục vụ hơn sáu tháng.

Cuộc gặp thứ hai cũng không thể nào quên thì diễn ra 14 năm sau trong một doanh trại của Cụm tập đoàn quân Xô viết tại Ba Lan. Khi kiểm tra sự đúng đắn về tài chính của việc tính lương cho người vợ đang làm việc của một sỹ quan Liên Xô để kết thâm niên công tác ghi vào sổ lao động, trong cuốn sổ đó tôi đọc được tên thời con gái của cô ta, cũng như thành phố nơi cô bắt đầu công tác chuyên môn. Tiếp đó khi trò chuyện tôi mới biết cô là em gái của Gennady Syzganov - "đồng niên" của tôi, chúng tôi từng ba năm cùng phục vụ tại một đài vô tuyến trong khoang hầm trên tàu "Ampermetr". Các cuộc gặp gỡ khác diễn ra cách xa Ural và quê nhà nhỏ bé thân thương thành phố Satka với các bạn bè, người dân quê và bạn đồng học.

Thật không may, nhiều người đã từng phục vụ trên các tàu trinh sát, và thực hiện trong những năm 196x nhiệm vụ chiến đấu trong biển "Nam Trung Hoa" đã mất, và họ không biết về những quyền lợi được quy định cho họ, được trù định trước theo đạo Luật Liên bang (Nga) "Về cựu chiến binh". Không biết về nó hoặc không thể có được một Giấy Xác Nhận tham gia hoạt động chiến đấu là cả những quân nhân hải quân hiện còn sống đã từng tham gia vào các chiến dịch hành quân đầy khó khăn ấy. Theo thời gian, những cảnh tượng và những trường hợp gắn với thời gian rảnh rỗi và sử dụng thời gian ấy thường được nhớ lại rõ ràng hơn. Biết bao nhiêu trí tưởng tượng trong việc phát minh ra các phương pháp có được đồ uống có cồn trên tàu. Chai rượu sau khi mua tại cửa hàng có thể giấu vào ống tay áo bên trái (bàn tay phải của mình phải để chào sĩ quan cấp trên theo điều lệnh) của áo capôt (шинели) hoặc áo khoác ngắn của thủy thủ (бушлата). Sau khi mua xong, chai vodka hoặc vang sẽ được đặt lộn đầu xuống, ta đặt lên trên một túi giấy lớn chứa kẹo, sao cho không thấy đít chai. Phương pháp nguyên thủy ban đầu để có rượu - là khéo léo làm ra một khoảng trống có dạng quyển sách (thép lá, được gò hàn lại và sơn trang trí). Mặt sau của nó có một cửa mở chế tạo thật khéo, đậy kín lại bằng một tấm li-e phẳng và đàn hồi. Hoàn thiện cuốn sách bằng cách bọc cho nó tấm bìa siêu tốt các tác giả, tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và phải luôn thay đổi. Vào đêm trước lễ kỷ niệm chúng tôi tổ chức cuộc đột kích tìm rượu, sử dụng hộp đựng phim. Chúng tôi xuống khỏi thang lên tàu cầm theo 2-3 hộp đựng phim, trong đó có một hộp rỗng. Chúng tôi đi sang bến kề bên, trao những phim xem rồi và mượn về phim chưa xem. Sau đó thì đi ra cửa hàng mua đồ uống, đặt nó vào trong hộp phim rỗng rồi về tàu. Tại đó theo thỏa thuận với "đồng hương" (Serega Chulkov - xuất ngũ về Arkhangensk), giấu chai rượu vào rương chứa hạt kê cho đến dạ tiệc tối  kỷ niệm ngày lễ hôm sau.
Khi trên tàu chỉ còn hai sĩ quan, hoặc một hạ sỹ quan và một sỹ quan, chúng tôi lấy ra từ chỗ giấu trong khoảng trống giữa boong rượu, đồ ăn nhẹ - thực phẩm đóng hộp và bánh mì trong bếp, mang tất cả vào khoang đặt đài trong hầm tàu, "cắt" máy ghi âm nghe nhỏ lại, và bốn chục bạn đồng niên say sưa («балдели») trong tiếng nhạc hoặc một bài ca nào đó của Vladimir Vysotsky.
Nghe đồn các "đồng niên" tại các tàu khác trong cùng tiểu đoàn đã chế bia Braga mà họ giữ trong các bình chữa cháy. Trước đó họ tháo bỏ bột carbon dioxide và các thành phần tạo bọt khác để dập lửa rồi rửa kỹ bên trong, đổ nước ấm, thêm đường và một số men. Khoảng một tuần sau đồ uống có thành phần chứa cồn (chính là braga) đã sẵn sàng để có thể dùng được.

Vào thập niên 60 trên đảo Russia có  "cơ sở đào tạo" cho tất cả các chuyên ngành của Hạm đội Thái Bình Dương (từ nuôi quân nấu bếp, kỹ thuật viên cơ khí, kỹ thuật viên điện, kỹ thuật viên vô tuyến điện, kỹ thuật viên đo đạc bức xạ và các chuyên ngành hàng hải quân sự khác) và một tiểu đoàn kỷ luật. Thủ tục chế braga diễn ra ngay tại "cơ sở đào tạo" («учебки»). Trên đảo có luật cấm bán rượu thậm chí kể cả rượu vang dùng cho nhà ăn mà chúng tôi sau này đã mang theo trong các chiến dịch hành quân biển dài ngày theo kiểu định mức "khẩu phần dưới tàu ngầm" («подводного пайка»). Braga được người ta chế ra trong các thùng gỗ vedernom (thể tích 12,3 lít) giữ trong khu nồi hơi, trong một phòng ngay cạnh nhà tắm. Chẳng bao lâu sau các nhân viên phục vụ lâu năm từ các kho rau quả và thực phẩm gần đó thường xuyên tới.
Trước bữa ăn trưa người ta nhận bia theo đơn vị cốc, sau đó mới đi ăn ở nhà ăn. Và chúng tôi, các học viên, các nhân viên phụ việc khu nồi hơi, thỉnh thoảng sau lúc các thủy thủ cũ và viên trung sĩ đã đi ăn trưa, giúp nhanh chóng sử dụng hết các nội dung trong thùng chứa bia. Phần cuối câu chuyện này tôi muốn dành tưởng nhớ Chuẩn Đô đốc Sotnikov A.N. - Người tư lệnh của các con tàu trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện tử và của các sỹ quan trên tàu, thường xuyên xa nhà  và gia đình của họ để cùng chúng tôi gánh vác tất cả những khó khăn và hy sinh trong nghề hàng hải quân sự của chúng tôi. Khi từ cuộc hành quân trở về cầu tàu 37 Vladivostok, một số sỹ quan đã không vội vàng bước xuống cầu thang xuống bến tầu và nói: "Hãy để cho vợ ta có thời gian nấu một bữa tiệc tối và đổ mẩu thuốc lá hút dở của người đàn ông xa lạ đi đã".
Tôi cảm ơn tất cả những người đã cùng chúng tôi phục vụ, quan hệ, chia sẻ ngọt bùi trong những năm xa xôi 1964-1968. Tôi vẫn nhớ tất cả: các quân nhân chuyên nghiệp - chuẩn úy hải quân Yuri Karpov (ban kỹ thuật VTĐ) và Pyzhyanova (hạ sỹ hải quân ban 5), trưởng ban kỹ thuật VTĐ thượng úy hải quân Chesnokov Evgenii Petrovich, thuyền phó chính trị đại úy hải quân Ligusa Vladimir Nikolaevich, thuyền trưởng "Ampermetr" thiếu tá hải quân Voroshilov Lev Vasilevitch. Rất cảm ơn vị thuyền trưởng thiếu tá hải quân Pechenkin Mikhail Ivanovich của chúng tôi, người đã được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ vì thành tích trong các chiến dịch hành quân, và với một nụ cười, tôi nhớ đến một sự việc làm phật lòng ông đã lâu, đó là trong năm phục vụ cuối cùng của tôi, ông đã gửi tôi đến đảo Russia học một khóa học ngắn hạn đào tạo các chỉ huy sơ cấp, sau đó đã phong cho tôi lên cấp bậc "trung sỹ hải quân". Hoa tiêu trên "Ampermetr" là Kondratiev V.E., kỹ sư ban VTĐT-  trung úy Gennady Mikhailovitch Sukhov, và bác sỹ  - Trung úy quân y Morozov Anatoly Gennadievitch.
Trong số quân nhân nghĩa vụ tôi nhớ rõ các đồng niên - trong nhóm quân nhân nghĩa vụ cuối cùng phục vụ năm 1968: Chulkov Sergei từ Arkhangelsk (xem ảnh) - Ban VTĐT (viết tắt: RTS), đài số 3, Syzganov Gennady (Nicholaevsk -na-Amur) - RTS, kỹ thuật viên âm thanh, Kazakov Piotr (Bryansk) - RTS, trong hầm tàu, Kruglikov Victor (Petropavlovsk Kazakhstan) - RTS, kỹ thuật viên vô tuyến điện, Khalin Constantine (Zabaikan) - Ban An toàn cứu nạn (SPS), nhân viên mật mã, Vladimir Zakharov - Ban 5, thợ máy, Zhbanov Nikolai (Podmoskovie) - thủy thủ trưởng đội thủy thủ (xem ảnh). Gọi nhập ngũ trước tôi (1963-1967) đã cùng trực ca với tôi hai người trùng tên Viktors - Pozdeyev (chỉ huy trạm đo đạc vô tuyến dẫn đường) và Sizov. Tôi cũng kết bạn tốt với các đồng niên vùng Ural: Glukhov Vasily, Ulyanenkov Nicholai (đài số 3, RTS), Gennady Savchenko (Komsomolsk-na-Amur) - ban 2, ban hoa tiêu, và tất nhiên, anh nuôi Ryabnichuk Vladimir (Kremenchug), Paul Yachmenyov - kỹ thuật viên âm thanh và các thủy thủ khác. Gọi nhập ngũ 1962 có Zubov Anatolii (ban 5), Vladimir Tretiak (RTS, kỹ thuật viên vô tuyến), Vetvitsky Stepan (RTS). Tình bạn giữa tôi với Viktor Mironov và Valery Terentiev là rất tốt đẹp. Họ được gọi nghĩa vụ trước, và trên tàu chúng tôi không thường xuyên phải làm việc với nhau, nhưng bây giờ chúng tôi rất hay gặp nhau, bởi vì tất cả sống trong một thành phố và khu phố Chelyabinsk - Kalinin.
Trong phần kết luận, không thể không đề cập đến các thủy thủ trên các tàu trinh sát vô tuyến điện tử khác, cùng với chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.
Đó là người quê vùng Sverdlov - Saburov Piotr, người cùng tôi học tại trường vô tuyến trên đảo Russkii, đồng hương của tôi Anatoly Tokarev (thành phố Satka, tỉnh Chelyabinsk ) trên tàu "Deflektor", Slusarenko trên tàu "Ghidrophon" và các chàng trai tuyệt vời khác.
Từ giữa đến cuối những năm 196x, các tàu khảo sát thủy văn (GS-34, GS-47), buông neo tại cầu tàu số 37 Vladivostok, đã từng đi nhiều chuyến đi biển dài ngày, nay được chuyển sang tàu lớn hơn. Năm 1966, các tàu cấp 4 bị loại khỏi biên chế, và trực chiến đấu trên biển và bờ biển Thái Bình Dương chỉ do các tàu cấp ba thực hiện. "Anemometr" - tàu già nhất - loại năm 1968. Được đóng tại các xưởng đóng tàu ở Nhật Bản và Đông Đức là "Ampermetr", "Ghidrofon", "Deflektor", "Izmerichel", "Protraktor" sau đó chuyển đổi từ các tàu đánh cá sang.
Năm 1967, tại tiểu đoàn tàu trinh sát đóng tại bến tàu số 37 (Tiểu đoàn trưởng Plotkin S., trung tá hải quân) đã xuất hiện kỳ hạm trinh sát "Ghidrograf" và "Phương vị", năm 1968 - "Gabriel Sarychev". Điều kiện ăn ở sinh hoạt được thoải mái hơn, tức là, cabin thủy thủ, cabin sỹ quan, buồng trực rộng rãi hơn, nhưng "quân nhân nghĩa vụ theo thời hạn" đã không còn phục vụ trên tàu nữa, còn thủy thủ thì có thời hạn phục vụ ba năm.

Thành phố Cheliabinsk, tháng 5 năm 2009.

PS: trong thời gian 1976-1980, tám năm sau khi thi hành nghĩa vụ quân sự tôi làm việc tại bộ phận tổ chức và tuyển quân thuộc cụm Tập đoàn quân Bắc của quân đội Liên Xô (thành phố Legnisa, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan) và thường xuyên được ở giữa các sỹ quan cao cấp, nhưng các sỹ quan giống như những người làm việc trên tàu biển, trung thực, trách nhiệm, tôi rất hiếm khi gặp.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Năm, 2011, 02:10:44 pm
Chiến dịch trợ giúp cứu nạn tàu vận tải quân sự hải quân Việt Nam "HQ-614" tại khu vực Bark-Canada ("Thuyền Chài") quần đảo Trường Sa

Tháng 1- tháng 2 năm 1989

Trích hồi ức của V.A.Khorkov - tham mưu trưởng lữ đoàn tàu mặt nước 119 (1985-1989), đại tá hải quân hồi hưu, (clubamiral.ru).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/64a39440c720c4cc1b478135446ed0a7.png)

"...Tháng 1 năm 1989 tại cuộc họp giao ban công tác ở phòng tư lệnh binh đoàn 17, chuẩn đô đốc N.N.Beregovoy, có mặt trưởng phòng tác chiến vùng 4 Hải quân Việt Nam trung tá hải quân Đỗ Xuân Công, phiên dịch viên là thiếu tá hải quân Bùi, cũng có cả phó tư lệnh binh đoàn 17 phụ trách cơ điện hàng hải đại tá hải quân A.I.Pivak, phó tham mưu trưởng binh đoàn phụ trách chỉ huy tác chiến đại tá hải quân B.V.Pavlov, đã công bố lệnh thành lập nhóm chỉ huy tác chiến để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và trợ giúp tàu vận tải quân sự hải quân Việt Nam HQ-614 gặp nạn ở khu vực đảo Bark-Canada (Thuyền Chài) thuộc quần đảo Trường Sa trong vùng phía Đông-Nam biển "Nam Trung Hoa", lực lượng cứu hộ gồm có tàu kéo cứu hộ SB-28 đề án 733s. Thông tin về vị trí của con tàu bị nạn và tình trạng nguy kịch của nó nhận được theo kênh liên lạc vô tuyến. Thành phần nhóm chỉ huy tác chiến có: chỉ huy công tác cứu hộ - TMT lữ đoàn 119 trung tá hải quân Vladimir Arkadievitch Khorkov, phó chỉ huy - đội trưởng đội tàu cứu hộ số 62 đại úy hải quân Valery Mikhailovitch Chistiakov, hoa tiêu trưởng của sư đoàn tàu ngầm số 38 trung tá hải quân Aleksei Mikhailovitch Fetisov, chuyên gia lặn đội tàu cứu hộ 62 thượng úy hải quân Sergei Aleksandrovitch Belonenko, bác sỹ thể lực chuyên ngành đội tàu cứu hộ 62 thượng úy quân y Oktai Serghoevitch Ibraghimov.

Nhiệm vụ do tư lệnh binh đoàn 17 đặt ra như sau:
1. Phát hiện con tàu bị nạn, thiết lập liên lạc với nó và làm rõ tình hình;
2. Chuyển thực phẩm do phía Việt Nam cấp lên tàu bị nạn;
3. Kéo tàu bị nạn khỏi bãi đá ngầm;
4. Đón 35 quân nhân hải quân Việt Nam đang ở trên trạm bờ bắc đảo lên tàu và đưa về cảng Cam Ranh;
5. Kéo tàu bị nạn về cảng Cam Ranh.
Tính đến điều kiện thời tiết trong thời gian này trong năm và khả năng hạn chế của SB-28, cũng như do tàu bị nạn ở trên bãi đá tại một khu vực xa trên biển đã gần một tháng, người chỉ huy cứu hộ đề xuất trước khi ra khơi soạn thảo và ký một thỏa thuận song phương về việc từ chối trách móc lẫn nhau trong trường hợp cứu hộ không thành công, công việc phải được làm không chậm trễ  
Tại cuộc họp, phía Việt Nam đưa ra bản sao bản đồ khu vực đảo Thuyền Chài (mảnh bản can vẽ bằng bút chì mô tả hòn đảo không có điểm nối), tách ra từ bản đồ của Mỹ.
Bản đổ dẫn đường hàng hải quốc gia khu vực này được mang đến. Chúng tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy trên bản đồ này không có gì ngoại trừ lưới tọa độ, viền khung màu đỏ và những dòng ghi chú rằng khu vực này ít được sử dụng và nguy hiểm cho tàu thuyền đi qua. Mà hòn đảo Thuyền Chài đó nằm ở đâu? Người Việt Nam đưa ra giấy tờ của họ có mô tả hòn đảo mà hình dáng giống như một tấm lót giày và các chỉ dẫn vĩ độ và kinh độ. Tất cả chúng tôi đều cảnh giác và dè dặt nhưng không muốn làm tâm trạng mọi người phức tạp thêm.
Sau những cuộc bàn bạc ngắn SB-28 ra khỏi cảng Cam Ranh, lấy hướng rồi chạy hết tốc lực trước gió và sóng khởi hành đi tìm đảo Thuyền Chài. Sau khi ra khơi, trên mạn tàu đã bố trí các điểm quan trắc cần thiết. Kinh nghiệm đi biển trong khu vực ít được khai thác, lại có nhiều đá ngầm và bãi cạn, trơ trụi trong thời gian triều xuống, quả thực chưa ai có. Phải dùng máy đo sâu tiếng dội.
Chúng tôi xác định vị trí hiện hành bằng phương pháp thiên văn.
Sau khi vòng tránh những rạn san hô cản đường đi thẳng, chúng tôi đã ra tới khu vực dự kiến là có đảo Thuyền Chài. Trên radar định vị "Sông Đông" đã xuất hiện một vài dấu hiệu điểm mục tiêu không rõ ràng, một trong số điểm đó có độ rõ cao hơn. Áp dụng tất cả các biện pháp phòng ngừa có thể, chúng tôi tiến lại gần. Đó chính là mục tiêu. Xung quanh chỉ thấy sôi sục, không nhìn thấy đất liền. Đã nhìn thấy tàu bị nạn. Độ sâu lớn..."


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/c/c2/Mapspratly.jpg)
Hình(en.viki): Barque Canada Reef (Thuyền Chài) nằm ở vị trí 8°10' vĩ Bắc, 113°18' kinh Đông
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Năm, 2011, 11:16:00 pm
(tiếp)

"...Thuyền Chài - thực tế là một đảo san hô vòng chưa thành tạo hoàn chỉnh (nghĩa là trong thời gian triều xuống sẽ hiện ra một phần rạn san hô), trải theo hướng "bắc-nam" vài cây số. Độ dốc 45-60 độ, độ sâu thậm chí trên khoảng cách 1 kaben cách mép đảo cũng không cho phép thả neo. Gió bắc theo mùa tốc độ 15-18m/giây, dòng chảy phía nam tốc độ 2-3 hải lý. Con tàu gặp nạn thực tế đang đậu trên sống phẳng với những miếng thành bảo vệ mặt boong bên mạn trái rách bươm vẫn treo lơ lửng tại chỗ, vị trí đậu của nó làm thành góc 60 độ so với đường bờ đảo, mũi tàu chạm bờ. Cố gắng neo tàu (SB-28) không thành công. Chúng tôi di chuyển trong tọa độ tương đối. Chúng tôi lấy sống đuôi con tàu bị nạn làm điểm nối đất và để tính các số đo tiếp theo. Chúng tôi thiết lập kết nối trực quan. Bắt đầu điền chiều sâu lên bàn đạc hải đồ. Để đạt được độ chính xác cần thiết, chúng tôi quy định tỷ lệ: 1 cm: 5 m. Trong ngày hơn 10 lần cố gắng thả neo đều vô hiệu. Nếu các neo thả bám được xuống nền đất thì cũng chỉ được một vài phút.
Các hướng đạo hàng được nối với sống đuôi con tàu gặp nạn thành một hình quạt và chúng tôi bắt tay vào công tác đo sâu khá nguy hiểm,  và rất vất vả. Công việc này làm mất gần 2 tuần và cuối cùng đã thành công. Kết quả là tìm được khu vực có thể neo (chỗ nông nhất độ sâu 60-65 mét) diện tích khoảng 60 mét vuông, nơi neo giữ vững được, nhưng không quá 6 phút.
Điều đó cho phép (về đêm!) học được nhanh chóng, sau khi nhổ neo, cách xoay đuôi vào bờ để đưa cáp kéo đường kính 47,5 mm dài 350-400 m (cho tàu bị nạn), nhưng không đột ngột và không phải một lần là được ngay. Trong quá trình lập bàn đạc độ sâu đã xuất hiện đặc tả "đường bờ" - một cái gì đó giống như một cái đầm nhỏ có mũi tên chỉ thị độ võng lệch với bờ 30-40 mét. Đó là một của quý, vì cáp kéo phải lựa bằng tay... Theo phương vị các cạnh của đầm chúng tôi đặt các phao và vòng tròn cứu hộ. Trên một khoảng cách bằng với chiều dài của cáp kéo chúng tôi di chuyển về phía phao tiêu ngược gió và tàu nổi tại chỗ. Thời gian trôi theo hướng thuận gió là 6-7 phút. Nếu trong khi khởi động cáp kéo, đang ở trên hướng kéo tàu bị nạn ra khỏi đá ngầm mà SB-28 bị mất tốc độ thì chỉ sau 4-5 phút chúng tôi cũng sẽ dạt lên rạn san hô, trở thành "anh hai" lập tức. Đó sẽ là một sự việc vô cùng nghiêm trọng.Chúng tôi đo thời gian con tàu chạy hết tốc độ vào hướng kéo từ phao tiêu phía nam - từ vòng cứu sinh đến phao phía bắc có căng cáp kéo - khoảng 20 phút. Các phép đo thực tế này cho phép (điều chỉnh) tính toán (lý thuyết) xích gần lại với thực tế. Việc kéo (tàu bị nạn) khỏi bãi san hô ngầm nên được bắt đầu trước khi thủy triều đạt đỉnh. Thời gian cần để giữ SB-28 trên hướng kéo là bao nhiêu phút phải được tính toán. Bài toán phức tạp thêm bởi thời điểm thủy triều đạt đỉnh xảy ra vào ban đêm. Trong đêm tối mịt mùng dưới những trận mưa rào như trút và dòng chảy chếch rất mạnh, trong trạng thái sẵn sàng (đúng lúc) nhổ neo, tất cả đã hành động chính xác và nhịp nhàng.  

Vào ngày đầu, trong khi vẫn để máy chạy, chúng tôi đưa nhóm các đồng chí Việt Nam do thiếu tá Bùi dẫn đầu và thực phẩm tiếp tế cùng một đài vô tuyến xách tay và nguồn pin nuôi dự trữ xuống chiếc bè tự tạo để bơi đến tàu bị nạn. Do ghìm bè không được tốt, họ đã để chìm một số thực phẩm, bè va mạnh vào rạn san hô, nhưng rồi vẫn đến được đích. Với mong muốn vượt qua một lần nữa theo cách đó, nhưng cả chúng tôi và người Việt Nam đã không thành công...."


Hình minh họa: Cách truyền cáp kéo sang đối tượng được cứu kéo - Подача буксира на буксируемый объект (http://moryak.biz/modules.php?name=Content&pa=showpage&pid=489).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/4_img_4.jpg)
Рис. 4.5. Подача проводника поплавком
а) – с подветренной стороны; б) – с наветренной стороны

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/4_img_5.jpg)
Рис. 4.6. Подача проводника при помощи надувного спасательного плота
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Năm, 2011, 01:49:06 pm
"...Trong lúc chúng tôi bận rộn việc đo độ sâu, thủy thủ đoàn tàu bị nạn cũng không phung phí thời gian, tự làm sạch bằng thủ công "đường rút" («путь разворота») cho tàu theo hướng ngược lại. Họ phải dọn sạch các viên đá cỡ ít nhất bằng bao diêm trở lên. Đường (tuyến) kéo hình thành từ hai bước ngoặt. Ranh giới của bước ngoặt từ hai phía của "luồng" là các đống đá và san hô, tạo ra khi làm sạch đường tiến (để kéo tàu ra khỏi bãi mắc cạn). Các đống đá ở khoảng giữa cũng được xếp dọn như vậy để kiểm soát chuyển động của tàu ra vùng nước tự do (vùng nước không có đá san hô ngầm). Ban ngày nước xung quanh tàu chỉ cao đến mắt cá chân, ban đêm - cao hơn thắt lưng. Mức thiếu mớn nước cứu nạn tàu là không ít hơn hai mét. Để con tàu gặp nạn không bị đổ và gãy vỡ trong quá trình chuyển động, cần phải rải balat (проводить балластировку) và dằn bằng cách bơm nước vào stec điều chỉnh độ chênh mớn mũi tàu vào đúng thời điểm. Liên lạc radio với tàu bị nạn đã ngừng 2-3 ngày kể từ sau khi thiết lập lại do nguồn điện nuôi bị cạn, phải chuyển sang liên lạc bằng các phương tiện trực quan và pháo hiệu.

Và bây giờ tất cả đã sẵn sàng quay tàu. Trong thời gian quy định chúng tôi nhanh chóng vào vị trí, neo chắc tại chỗ và kéo cáp. Lên dây nào! Neo bị chạy, chúng tôi kéo bằng tời - không kết quả, chuyển dịch được - quay được, nhưng mưa quá. Bắt đầu lại, phao phía nam đã gần mạn tàu, chúng tôi mở hết tốc độ tiến về hướng bắc. Mà thủy triều đâu có chờ đợi, chúng tôi kéo, kéo và kéo nữa - sẽ được. Than ôi, đúng thời điểm này, con tàu kéo cứu hộ già nua (diesel-điện) của chúng tôi bị ngắt điện - hệ thống mạch điện bị hỏng (gần như bung hết!). Buồng chỉ huy trung tâm (trên tàu) hoảng loạn, theo chỉ dẫn và mệnh lệnh kiên quyết của chỉ huy công tác cứu hộ, người ta nhổ neo bên phải .. Tại buồng máy tàu, các thợ điện soi đèn, dò mạch điện (tìm chỗ hỏng). Phút thứ 6,  tàu kéo cứu hộ của chúng tôi tì mạn trái vào đá với một tiếng động đặc trưng, và việc nhổ neo bên phải đã không giúp gì được. . Chúng tôi đã khởi động, nhưng kẹt trong vô số các khe dây cáp kéo đã không cho phép kéo (tàu)  khỏi vùng nước nông.

Không có một chuyển động đảo chiều nào, không có một sự di chuyển ống hướng dòng chân vịt nào (bánh lái trên tàu không tính) cho kết quả. Thủy triều bắt đầu xuống. Viễn cảnh không sáng sủa gì. Kiểm tra lại tàu cho một kết quả an ủi : không rò nước, chân vịt và ống phun vẫn tốt. Nhưng phải làm sao tự mình thoát cạn đã!
Đai hãm băng tời kéo cứu hộ được tháo ra. Có nghĩa là giờ thì tời chỉ có thể nhả cáp hoặc cuộn lại mà không ghìm dừng được. Điều này làm tình hình trở nên vô cùng phức tạp: đầu tiên, để sửa chữa các bộ phận thiết bị có lỗi là không thể vì không có cách gì nữa , thứ hai, thợ cơ điện biên chế chỉ có một, mà anh ta còn có những nhiệm vụ khác
Đo chiều sâu xung quanh tàu như sau: bên phía mạn trái 1,5 - 2,5 m, mạn phải là 8 - 9 m. Cáp kéo cứu hộ được nhả ra qua lỗ thả cáp cứu hộ trung tâm và được chuyền tay đến mạn phải. Hoạt động đồng bộ của các tời và máy tàu đã chuyển được mũi tàu sang hướng phải và tàu tự di chuyển được ra khỏi bãi cạn, nhưng cáp thép cứu hộ bị mắc kẹt rất chặt  ở đâu đó trong các bãi đá và san hô và không cho tàu lùi được ra biển hoặc ra một vị trí có thể cứu kéo tàu bị nạn. Dời đi dịch lại trong khu vực có thể xoay sở cuối cùng cũng giải thoát được cáp kéo cứu hộ, nhưng cáp đã bị rách bươm và trông thảm hại như một cái bàn chải dài thườn thượt, quấn đầy rong biển. Các vòng nâng cáp kéo (буксирные дуги - thường bố trí ở đuôi tàu, có thể làm từ thép hoặc gỗ) trở nên giống những cái răng cưa vì bị cáp kéo cắt vào..."


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/4_img_1.jpg)
Hình minh họa: Các thiết bị cứu kéo (http://moryak.biz/modules.php?name=Content&pa=showpage&pid=489).
Hình 4.2. Các thiết bị kéo cứu nạn của tàu kéo cứu hộ
Рис. 4.2. Буксирное устройство судна – буксировщика
1 – буксирный трос (cáp kéo cứu nạn); 2 – мягкий кранец (đệm mềm); 3 – буксирный клюз (lỗ dẫn cáp); 4 – буксирная арка (vòm kéo); 5 – битенг (cột đỡ căng cáp khi kéo mạn); 6 – буксирная лебедка (tời kéo); 7 – буксирный гак (móc kéo); 8 – погон (cầu đỡ móc và vòng nâng); 9 - буксирная дуга (vòng nâng móc kéo cáp).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/4_img_2.jpg)
Hình 4.3. Móc kéo cáp
Рис. 4.3. Буксирные гаки:
а) –простой (móc đơn); б) – полуавтоматический (móc bán tự động); в) - автоматический (móc tự động)
...


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Năm, 2011, 03:38:27 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/9f1a22487c949c26131bdaf3f2566b48.png)

"...Giờ lại phát hiện ra một rắc rối lớn - tời kéo (буксирная лебёдка) bị xê dịch so với nền - các đinh tán giữ được và khi nội lực lớn ở mức nhất định các phần tử của kết cấu buồng tời kéo vẫn có thể chịu được. Thực tế, khả năng tiếp tục các nỗ lực cứu hộ đã cạn kiệt, như đã báo cáo về Sở chỉ huy binh đoàn. Đến thời điểm này, chúng tôi đã ở trên biển hết tuần thứ ba. Dự trữ lương thực và nước ngọt đã cạn. Thủy thủ đoàn mệt lử vì công việc hàng ngày, về đêm tất cả đổ ra chạy nước rút còn ngày thì phải lặn hụp đo chiều sâu, họ kiệt sức và chờ mong trong hy vọng bất kỳ phương án kết thúc công việc cứu hộ nào cũng được, khi mà họ đã đánh giá một cách thực tế tình hình công tác cứu hộ. Lệnh từ trên bờ về việc chấm dứt cứu hộ được mong mỏi vẫn chưa đến.
Thủy thủ Việt Nam cũng nhận được chỉ thị từ ban lãnh đạo của họ qua đài vô tuyến trên tàu bị nạn là phải tiếp tục công tác cứu hộ. Ở đó, trên con tàu bị nạn Việt Nam đã đứng tại vị trí mắc cạn hơn 1,5 tháng, trên rạn đá san hô mà chẳng có gì ăn được, họ không đơn giản chỉ chờ đợi sự giúp đỡ - họ cũng muốn sống! Thủy thủ đoàn tàu cứu hộ của chúng tôi đã nhìn thấy tất cả và không cần phải thuyết phục một ai đó để tiếp tục công việc.

Có một buổi tối khi đỉnh triều đã dâng cao hơn 5-7 cm (so với thường lệ), và thời điểm luân phiên đạt tới mức đỉnh như thế này, theo tính toán phải 7 - 10 ngày nữa mới đến. Sau buổi tập huấn thường lệ, chúng tôi vào vị trí nhổ neo. Và bây giờ bắt đầu việc khởi động cáp kéo, nhưng thực ra nó đã ngắn hơn rồi, có nghĩa là thời gian để thao tác sẽ ít hơn. Chúng tôi xác định chính xác vị trí của tàu bị nạn. Nhật ký sự kiện được bác sỹ chuyên ngành đội cứu hộ 62, Oktai Ibraghimov ghi chép rất tỉ mỉ. Hoa tiêu trưởng của sư đoàn tàu ngầm số 38, trung tá hải quân A.M. Fetisov còn đủ thời gian kiểm tra vị trí của tàu bị nạn và SB-28 cả trên radar, cả bằng trực quan và bằng phép giao hội nghịch định vị (обратной засечкой с фиксацией) trong nhật ký đạo hàng. Giúp việc Fetisov là hoa tiêu của tàu (SB-28), kỹ thuật viên đo đạc vô tuyến và trợ lý chính (của thuyền trưởng).

Người phát tín đứng trên vị trí nhận và phát tín hiệu. Tại vị trí máy điện báo - thuyền trưởng SB-28 túc trực. Chỉ huy các hoạt động cứu hộ - trên cánh phải của đài chỉ huy hành trình (ходового мостика). Tàu bị nạn vẫn từ từ (20-30 cm một bước nhảy) tiến theo ra vùng nước sâu trên "tuyến đã vạch", tuyến được đánh dấu trên cả hai cạnh bằng các đống đá xếp và san hô. Và đây, bước chuyển cuối cùng trước khi ra tới vùng nước sâu, rải balat, bơm dằn, bước nhảy  ... nhưng chưa phải, vẫn là tiến tiếp về phía trước!
... Vào lúc đó ít người trong số chúng tôi hiểu ra rằng không phải là cáp bị bung mà là con tàu bị nạn đã ra tới vùng nước ... Tuy nhiên, các bạn Việt Nam đã nhận ra điều này sớm hơn chúng tôi, hàng chục phát pháo hiệu màu bay vút vào không trung, tiếng súng bộ binh đồng loạt vang lên. Trên các tàu người người hét "Ura". Tàu chuyển hướng ra biển. Chúng tôi nhận được các báo cáo từ tàu bị nạn. Vào lúc bình minh chúng tôi cho thợ lặn tiến hành lặn kiểm tra (tàu bị nạn), nhưng nơi nào cũng bị lũ cá mập làm cản trở công việc. Không có cách gì sang hẳn được tàu bị nạn để kiểm tra, sóng (lớn) và các mảnh thành mạn bị rách tơi tả còn treo trên gabarit mạn tàu ngăn cản việc này...."

...


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Năm, 2011, 05:15:38 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/73fe06e54c54d2b03e91abe049133026.png)

"...
Cho tàu khởi hành, chúng tôi đến trạm (bờ bắc) để giải thoát các quân nhân không được trang bị khỏi đoạn bờ này. Theo hướng vuông góc với bờ biển hơi chếch về phía nam, nơi 35 thủy thủ Việt Nam đang đứng trong nước biển sâu đến thắt lưng, chúng tôi chạy ở tốc độ cho phép thao tác, chúng tôi lại tiếp tục chuyển sang giai đoạn cứu hộ tiếp theo. Gần bờ biển, sau khi làm một vòng hồi chuyển ngoặt hẳn về phía trái, chúng tôi thả xuống một quân nhân Việt Nam bơi giỏi cùng các quả cầu thủy tinh nổi (стеклянные шары-поплавки) đặt trên lưới dây kéo rất dài và rất bền, anh ta bơi rất nhanh dọc theo bờ biển. Nhưng chỉ có 3 hoặc 4 thủy thủ lao tới bám vào những sợi dây quý giá đó. Việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần khi vẫn còn các thủy thủ chưa được vớt lên tàu kéo. Chắc chắn, mỗi lần cơ động như vậy - là một lần có nguy cơ lớn lại bị mắc cạn trên chính rạn san hô mà tàu mới thoát khỏi. Cần phải đánh giá đúng các thuỷ thủ Việt Nam: trong số họ có một thủy thủ bị thương vào đầu, toàn đầu bị băng kín và anh ta bơi mù, chỉ được bảo hiểm bằng một sợi cáp. Anh ta không có sự lựa chọn: hoặc bám lấy sợi dây, hoặc (sóng) sẽ cuốn bạn ra biển mà không phải là đưa bạn vào bờ.
Tất cả đều vui vẻ và hài lòng, nhưng đói meo, vì thực phẩm và nước ngọt đã cạn, các con tàu không hướng về Cam Ranh mà xé sóng đi về phía bắc, tới Nha-Trang để giảm bớt độ lắc. Sóng từng đợt quét trùm qua boong SB-28 và dạo chơi trên boong thượng phía lái.Tốc độ không vượt quá 4-5 hải lý/giờ. Đêm đầu tiên hành trình diễn ra bình yên, nhưng ít người đi ngủ. Hàng chục con mắt theo dõi hành vi của con tàu bị nạn. Tàu SB-28 nhận được các báo cáo an ủi rằng tất cả vẫn tốt, việc kéo tàu vẫn diễn ra theo kế hoạch. Nhưng lúc bình minh, sau khi thông báo đã gửi về Sở chỉ huy binh đoàn, từ tàu bị nạn phát ra đề nghị khẩn cấp trợ giúp trong cuộc chiến với nước.
Sau khi chọn được cáp kéo, chúng tôi chuyển sang tàu bị nạn máy bơm chìm chạy điện đang có. Chúng tôi bấm thời gian cho công việc của họ, đồng thời không để mất một phút nào, tiếp tục đi về căn cứ. Bơm hoạt động cật lực, đã bơm ra không ít hơn 20 tấn nước. Đó là một triệu chứng rất đáng lo ngại, nhưng không thể nghĩ gì khác hơn được - phải đi vào phía bờ. Độ sâu của biển (hiện tại) - hơn một km ... Thêm một đêm nữa qua và điều tương tự lại xảy ra! Tại sao các anh không bơm nước biển ra? Lấy gì mà bơm - máy bơm cháy rồi! Chúng tôi đã giao (cho họ) một máy bơm (tốt) như thế nào. Máy bơm dự trữ chúng tôi không còn. Rồi qua thêm một đêm nữa, tới bờ còn xấp xỉ 90 dặm. Không ai ngủ. Tất cả mọi người ngồi xung quanh cabin lái, bên trong các tấm quây cánh cửa và cầu thang, chuyền nhau rít thuốc theo vòng tròn...

Trả lời chất vấn về tình trạng của tàu chúng tôi nhận được câu trả lời thỏa đáng, và luân phiên báo cáo về Sở chỉ huy binh đoàn: "tất cả đang theo đúng kế hoạch". Rạng đông mới hửng, biển đã động - sóng cấp 5-6, trên boong tàu đang chao đảo, từ lâu chẳng ai quan tâm đến điều ấy nữa, không cả lệnh báo ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều và uống trà tối. Đột nhiên, đài vô tuyến điện liên lạc có tiếng rít và không có tín hiệu, chúng tôi nghe thấy giọng tiếng Nga trọ trẹ: "đồng chí Kharikov! Tàu chúng tôi sắp chìm - hãy cứu giúp nhanh!".
......"

....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Năm, 2011, 11:58:58 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/809c47d812702b3f28d9d878f13968dd.png)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bc4260675ae58107a9445bb736bda8a3.png)

"...Làm sao lại thế được? Chỉ vài phút trước đây, mọi thứ đều tốt. Đội gác trên boong thượng kêu lên: "Tàu đang nghiêng kìa!". Tiếp theo giống như trong cơn ác mộng....Lệnh cho tay lái : "Ghìm thẳng chống sóng. Tốc độ tiến nhỏ nhất. VEZ-19 chuẩn bị". VEZ-19 - một loại máy bơm phun tia cỡ lớn (chiều dài - khoảng 1,9 m, trọng lượng không có ống mềm - 80 kg, lưu lượng 250 m3/h, đường kính của ống hút - 200 mm). Một thiết bị hút nước cực mạnh, nhưng trên chỗ bằng phẳng cũng cần 4 người khiêng, còn ở đây trên sàn boong trơn trượt, chao lắc, sóng đều đặn đánh ngang thắt lưng, cáp kéo thì đang bay trên đầu tóe lửa. Biên độ lắc lớn quá. Tàu bị nạn không đè được lên sóng, đã nghiêng trên 30 độ về phía mạn trái, trước khi mép boong ngập vào trong nước 29-30 cm.Trên tàu bị nạn tất cả đang đứng dồn sang mạn phải cạnh thành bảo vệ mặt boong với các chai nhựa trong tay và cân lại độ nghiêng của con tàu đang chìm bằng trọng lượng của họ, như thủy thủ trước cơn gió ngược. Tại cột cờ - thiếu tá Bùi.
Người chỉ huy cứu hộ làm việc với loa - megafone trong tay đứng trên nóc buồng tời tàu kéo, sau đó là thợ cả cơ khí với máy hàn điện lên đứng cạnh để gia cố trong quá trình trả lại cáp kéo.
Sau nhiều lần nỗ lực, người ta đã thành công trong việc ném máy VEZ-19 sang. Dòng nước cuồn cuộn phun ra từ hầm tàu khoang mũi. Tàu miễn cưỡng ngóc dần mũi lên, thân tàu từ từ thẳng dậy. Niềm vui sướng trào lên trong những người tham gia chiến dịch cứu hộ, nhưng ... bơm lại bỗng dừng. Thật xấu hổ! ... .. "Máy bơm VEZ-19 thứ hai chuẩn bị!" Và một lần nữa, những bàn tay khéo léo lắp ráp hệ thống, kết nối các đầu nối đoạn ống. Chúng tôi lại chuyển sang tàu bị nạn máy bơm VEZ-19 thứ hai. Sóng cuốn mất nắp khoang hầm mũi, độ nghiêng và chênh mớn của con tàu đột ngột tăng mạnh.
Tôi chuyển lệnh cho thiếu tá Bùi: "Mọi người bám theo dây bảo hiểm và cáp kéo cứu hộ. Chỉ chấp hành lệnh của chúng tôi, đi thành nhóm 5 người một, không ai được nhảy xuống nước! ". Bùi giơ tay lên. Rõ rồi! Bơm hoạt động và tàu nổi lên rất chậm chạp, nhưng nhận thấy được, mặc dù sàn boong đã mấp mé nước. Nhưng sóng cuốn trôi tiếp nắp khoang hầm thứ hai, boong chìm dần trong nước và bơm bắt đầu bơm nước từ biển khơi ra biển khơi. Bây giờ bạn chỉ có thể cứu người! Con tàu đã lật nghiêng cắm mũi xuống nước....."

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Năm, 2011, 03:04:01 am
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/1a3e4bf3f2c4fee1cc63c3521be6dccb.png)

"...Một vài nhóm 5 người đã di chuyển thành công theo cáp kéo cứu hộ sang tàu chúng tôi, lên boong SB-28. Tuy nhiên, có 6-8 người trượt  xuống nước và bị cuốn đi .... Chỉ có tiếng kêu xé lòng của họ vẫn treo trong không trung. "Hoa tiêu! Phương vị, giữ nguyên vị trí!". Hoa tiêu trưởng Aleksei Mikhailovitch Fetisov đứng bên phải la bàn từ tính, đang ngắm trong máy tầm phương thấy những người đang kêu gọi giúp đỡ, đồng thời ghi chú vào sổ tay, đặt dấu trên bàn đạc cơ động nhỏ, đưa tay chào và gật đầu đáp lại. Người sỹ quan có kiến thức tham mưu, có trình độ chuyên môn cao không yêu cầu bất kỳ hướng dẫn bổ sung hoặc làm rõ nào.

Con tàu bị lật úp, hơn một phần ba độ dài đáy đã chìm dưới nước. Tàu kéo của chúng tôi đang chìm phía lái xuống. Để đưa mọi người từ hai mạn của nó lên khỏi mặt nước người ta đã ném xuống thang dây, các đầu dây neo cặp mạn, chăn và vải trải giường đã thắt nút. Tất cả những ai không phải trực gác đều nhào vào túm tóc và quần áo kéo người lên khỏi mặt nước. Trên con tàu đang lộn ngược đáy, đứng lui vào cạnh trục chân vịt là ba người: thuyền trưởng, phiên dịch viên thiếu tá Bùi, thuyền phó chính trị. Trong tay họ là túi cao su đựng các tài liệu, trên đầu họ đội lá cờ quốc gia.
Độ chênh mớn đằng lái của con tàu kéo cứu hộ tăng lên đáng sợ, thành hộ lan (фальшборт) mặt boong đã ngập xuống dưới nước, những người phụ nữ hét lên: "Chặt cáp kéo đi!" ....Nước đã tiếp cận các tấm quây phía cửa hành lang boong thân, nhưng cắt cáp kéo là không thể, vì vẫn còn người đứng trên đáy (tàu bị nạn). Những người được cứu ở trong tình trạng mệt lả: người nằm, người ngồi xổm, người nằm lăn lóc trên mạn đồng thời với sóng nhồi và dưới những tia lửa tóe ra  theo đường cáp thép cứu kéo trượt quanh vòng nâng (буксирные дуги).

Bác sỹ thượng úy quân y Ibraghimov Oktai Serghoevitch vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình một cách lạnh lùng và bình tĩnh đến kỳ lạ. Anh ấy chỉ có một mình, còn những người được giải cứu là khoảng 60 người. Nhưng mỗi người trong số họ đều được sự trợ giúp cần thiết và sự quan tâm của con người. Sự trầm tĩnh và chuyên nghiệp mà anh thể hiện trong các tình huống nguy kịch đã làm cho rất, rất nhiều người tĩnh trí trở lại, cứu họ thoát khỏi cơn hoảng loạn có thể mắc phải. Nhìn vào công việc can đảm của người bác sỹ, ta thấy một sự tự tin to lớn - chúng ta sẽ cứu được tất cả! Và với những người như Oktai, không lực lượng thiên nhiên nào khuất phục được chúng ta. Và đây những người cuối cùng đã lên được trên tàu. Một trong những thủy thủ được giải cứu cũng đã trên 50 tuổi và ông ấy đã ở tình trạng cận kề cái chết. Ibragimov đã ôm ông ấy trong tay chuyển vào phòng cấp cứu, nơi đã cứu sống ông ấy.
Nỗ lực lần thứ hai cắt đứt cáp thép cứu hộ bằng dây hàn điện đã quất bay tung ruột cáp ra ngoài lõi, suýt quật ngang chân các thủy thủ đứng trên nóc buồng tời kéo. Tàu kéo cứu hộ nổi hẳn lên, hắt một khối nước cực lớn đằng lái bay tới cabin thủy thủ phía mũi thông qua các hành lang và ùa vào khoang máy tàu, ngắt mạch hoạt động con tàu trong một thời gian ngắn.

Thuyền trưởng HQ-614, trong trạng thái bị sốc, rút súng lục bắn gần như trực diện vào người chỉ huy các hoạt động cứu hộ, nhưng may thay phát súng đã trượt. Tàu vận tải quân sự HQ-614 đã chìm. Trung tá hải quân Khorkov V.A. vẫn còn sống.


(Командир HQ-614, пребывая в шоковом состоянии, выстрелил из пистолета в руководителя спасательных работ почти в упор, но на счастье промахнулся. Военный транспорт HQ-614 затонул. Капитан 2 ранга Хорьков В.А. остался жив!)

Tàu mở hết tốc lực, trong khi vẫn cho bơm khối nước đã tràn vào ra biển, tiếp tục đi tìm kiếm những người bị sóng cuốn đi trước đó. Trong  cảnh biển động như vậy, ngay cả từ vị trí cao nhất của tàu kéo này cũng khó nhìn thấy bất cứ cái gì ngoài đỉnh sóng thứ hai đang ập tới. Sự căng thẳng đã đạt đến giới hạn, chúng tôi vẫn căng mắt quan sát cung phần tư đường chân trời. Họ đây rồi! Tất cả đều còn sống, những cánh tay đang vẫy! Nhưng bỗng nhiên bên cạnh chỉ một người đang bơi duy nhất vẫy tay. Không có thời gian để dừng lại, chúng tôi ném vòng cứu sinh, chúng tôi đã xác định được vị trí. Ba chuyến nữa trong tình hình khó khăn chung, sau tổng cộng 12-18 phút kể từ khi bắt đầu hành động tất cả mọi người đã được vớt lên tàu. Một thời gian rất lâu không thể đếm họ có bao nhiêu quân nhân trên tàu - bây giờ tất cả đều đang ở trong trạng thái hưng phấn và di chuyển liên tục trên con tàu. Có khoảng 30 người Xô viết - còn những người được giải cứu có 66 người. Máy bay bay đến sau khi chúng tôi báo cáo đã kiểm tra lại khu vực lần cuối. Sau khi xác nhận rằng không còn ai và không còn gì để tìm kiếm và cứu nạn nữa, chúng tôi đi về Cam Ranh. Cả hai bên sẽ phải đối mặt với một sự điều tra và xét xử lâu dài. Chúng tôi chuyển những người được cứu cho Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam theo danh sách.
Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn ngạc nhiên là làm thế nào trong một tình hình hỗn độn như vậy, lại không có (tại thời điểm đó) các công cụ đạo hàng hiện đại, ngoài giới hạn khả năng nhìn thấy trực quan và giới hạn tầm nhìn vô tuyến điện tử đường bờ biển A.M Fetisov đã biết cách giữ vị trí cho SB-28 và tìm được mọi người."

CÔ HÊU


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: halosun trong 13 Tháng Năm, 2011, 11:05:28 am
(tiếp)
Thuyền trưởng HQ-614, trong trạng thái bị sốc, rút súng lục bắn gần như trực diện vào người chỉ huy các hoạt động cứu hộ, nhưng may thay phát súng đã trượt. Tàu vận tải quân sự HQ-614 đã chìm. Trung tá hải quân Khorkov V.A. vẫn còn sống.


(Командир HQ-614, пребывая в шоковом состоянии, выстрелил из пистолета в руководителя спасательных работ почти в упор, но на счастье промахнулся. Военный транспорт HQ-614 затонул. Капитан 2 ранга Хорьков В.А. остался жив!)

Tàu mở hết tốc lực, trong khi vẫn cho bơm khối nước đã tràn vào ra biển, tiếp tục đi tìm kiếm những người bị sóng cuốn đi trước đó. Trong  cảnh biển động như vậy, ngay cả từ vị trí cao nhất của tàu kéo này cũng khó nhìn thấy bất cứ cái gì ngoài đỉnh sóng thứ hai đang ập tới. Sự căng thẳng đã đạt đến giới hạn, chúng tôi vẫn căng mắt quan sát cung phần tư đường chân trời. Họ đây rồi! Tất cả đều còn sống, những cánh tay đang vẫy! Nhưng bỗng nhiên bên cạnh chỉ một người đang bơi duy nhất vẫy tay. Không có thời gian để dừng lại, chúng tôi ném vòng cứu sinh, chúng tôi đã xác định được vị trí. Ba chuyến nữa trong tình hình khó khăn chung, sau tổng cộng 12-18 phút kể từ khi bắt đầu hành động tất cả mọi người đã được vớt lên tàu. Một thời gian rất lâu không thể đếm họ có bao nhiêu quân nhân trên tàu - bây giờ tất cả đều đang ở trong trạng thái hưng phấn và di chuyển liên tục trên con tàu. Có khoảng 30 người Xô viết - còn những người được giải cứu có 66 người. Máy bay bay đến sau khi chúng tôi báo cáo đã kiểm tra lại khu vực lần cuối. Sau khi xác nhận rằng không còn ai và không còn gì để tìm kiếm và cứu nạn nữa, chúng tôi đi về Cam Ranh. Cả hai bên sẽ phải đối mặt với một sự điều tra và xét xử lâu dài. Chúng tôi chuyển những người được cứu cho Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam theo danh sách.
Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn ngạc nhiên là làm thế nào trong một tình hình hỗn độn như vậy, lại không có (tại thời điểm đó) các công cụ đạo hàng hiện đại, ngoài giới hạn khả năng nhìn thấy trực quan và giới hạn tầm nhìn vô tuyến điện tử đường bờ biển A.M Fetisov đã biết cách giữ vị trí cho SB-28 và tìm được mọi người."[/i]
CÔ HÊU
hic bài viết hay quá, bác qtdc ơi vậy có nghĩa là thuyền trưởng tàu ta định bắn đội cứu hộ của Liên xô ah, có thông tin gì về Thuyền trưởng HQ-614 sau này không hả bác. Em đọc thì thấy người Nga đã tận tình hỗ trợ ta còn gì, dù điều kiện của bạn cũng không hoàn toàn tốt, sao lại có sự kiện đáng tiếc như vậy được nhỉ?


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Năm, 2011, 02:43:58 pm
Bạn halosun thân mến:
Chính xác hơn phải có các đ/c vùng 4 trong cuộc xác nhận.Nhưng chẳng qua là không hiểu nhau thôi. Theo mình biết sau này rồi cũng không có chuyện gì,

Nếu bạn đọc kỹ sẽ thấy trước khi ra khơi phía LX đề nghị phải ký văn bản cam kết không trách móc lẫn nhau trong trường hợp không thành công khi cứu hộ là biết chuyện này không dễ.
Thực ra với trang bị của ta thời đó, làm được những việc như CQ-88, CQ-89 vậy là cố gắng cực lớn để chớp thời cơ, vượt lên chính mình rồi, LX thời bấy giờ cũng đã sắp rã đến nơi. HQ 614 đã tham gia tích cực trong CQ-88 và đã được khen thưởng. Rất tiếc nó lại bị nạn ngay đầu CQ-89. Tàu cũ nát, hoạt động liên tục, không bị sớm thì muộn mà thôi.
Tuy nhiên bạn thấy đấy: dù tàu sắp chìm, nhưng tài liệu và lá cờ Tổ quốc bao giờ cũng được anh em ta gìn giữ bên mình.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Năm, 2011, 02:16:31 am
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/8dc992643aab37529dd404bdc0df75c3.png)
Tháng 1 năm 2011. Xem xét bài vở cho chuyên mục về sự có mặt của hải quân LX và Nga tại CR. Từ trái sang: Chuẩn đô đốc Matiushin N.F nguyên phó tư lệnh chính trị binh đoàn 17 và hai người đã có mặt trên tàu kéo cứu hộ SB-28, tham gia trực tiếp vụ cứu nạn HQ-614 đầu năm 1989 là đại tá quân y Ibraghimov O.S và đại tá hải quân Khorkov V.A. (clubadmiral.ru).


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Năm, 2011, 12:06:16 pm
Sư đoàn tàu ngầm số 38

(tiếp theo trang 26 và post 151# trang 16)

Trích từ hồi ức của người hai lần phục vụ tại Cam Ranh trong đội hình sư đoàn tàu ngầm số 38, đại tá hải quân hồi hưu V.P.Temnov (1949-...):
 "Đời tôi, quân ngũ, số phận".

(k-244.ru)

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/CR_1987_K313_2.jpg)

Ảnh: Năm 1987.V.P.Temnov, chỉ huy trưởng thủy thủ đoàn 379, thuyền trưởng, trung tá hải quân (trái) trên đài chỉ huy hành trình (mostik) tàu K-313 đề án 670, giữa biển Đông trong chuyến đi tới phục vụ lần 2 tại Cam Ranh, bên cạnh là chỉ huy chuyến hành quân, đại tá hải quân V.G.Blednov sư đoàn phó sư đoàn 10.
Sau này ông cùng với thuyền trưởng của chuyến đi lần 1 tới Cam Ranh (tàu K-212 đề án 670) đại tá hải quân N.M.Suvorov, chỉ huy trưởng thủy thủ đoàn 379 năm 1980 trên K-212, là hai thuyền trưởng của cùng một con tàu bị vướng vòng lao lý. N.M.Suvorov bị tù giam 10 năm vì bị buộc tội trong vụ chìm K-429 năm 1983 tại vịnh Sarannaia, Kamchatka. V.P.Temnov bị An ninh Nga cáo buộc tội gián điệp trong những năm cuối đời (2009) khi phục vụ tại Trung tâm đào tạo hải quân Nga và bị sa thải dù không bị kết án chính thức.


Phục vụ tại Kamchatka trong sư đoàn tàu ngầm số 10, phân hạm đội tàu ngầm số 2, hạm đội Thái Bình Dương


Ngày 3 tháng 1 năm 1979, chúng tôi - trong thành phần một trong các nhóm của thủy thủ đoàn (số 379) đã đến sân bay nằm tại cảng Elizovo, Kamchatka. Đêm. Bầu trời lấp lánh sao. Trên nền trời tối sẫm chúng tôi nhìn thấy 3 ngọn núi lửa. Như sau này được biết đó là các núi lửa: Koriakskii, Avachinskii và Kozenskii. Đại diện sư đoàn 10 ra đón, chúc mừng chúng tôi đã đến, đưa chúng tôi lên thùng xe (đó là một chiếc "Ural" mui cứng) và chở chúng tôi đi đâu đó. Chúng tôi đi hồi lâu trên xe, gần 3 tiếng. Ngoài cửa sổ xe chúng tôi thấy các đống tuyết lớn bên lề đường và ánh đèn các khu dân cư.

(http://flot.com/upload/blog/f91//gruppa5500tayfungorlov20031208.jpg)
Năm 1978. Тiếp đón trọng thể thủy thủ đoàn tàu ngầm K-212 gia nhập đội hình sư đoàn. Đại tá hải quân tư lệnh sư đoàn 10 A.S.Berzin (bên trái) chúc mừng thuyền trưởng tàu ngầm vừa tới, trung tá hải quân A.A.Gusev (người được phong Anh hùng Liên Xô sau chuyến đi xuyên ngầm dưới băng Bắc Cực tới căn cứ sư đoàn 10 hạm đội TBD, đồng thời sau này cũng là tham mưu trưởng sư đoàn 10, người chỉ huy cao nhất trên con tàu K-429 khi nó bị chìm năm 1983 khiến 16 quân nhân hy sinh) và trao chìa khóa biểu tượng của Kamchatka (ảnh của A.S.Berzin).

(http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/33135196.jpg)
Núi lửa Koriaksky nhìn từ ngọn Avachinsky, Liên bang Nga, hè 1993 (nguồn: http://www.panoramio.com/photo/33135196).
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Năm, 2011, 09:32:12 pm
(tiếp)

Chúng tôi đến sư đoàn vào ban đêm. Tại đây vẫn là những doanh trại ấy cũng như ở phương Bắc. Người ta bố trí chúng tôi vào ở một trong những khu doanh trại này. Các gia đình có trẻ em ở trong các phòng có giường hai tầng, còn các thủy thủ, các sỹ quan và hạ sỹ quan độc thân - trong các phòng lớn của doanh trại. Tôi ngủ ở giường tầng trên, vợ tôi - tầng dưới. Buổi sáng, chúng tôi vô cùng sảng khoái trước mặt trời rực rỡ, trời xanh như không có đáy và những đống tuyết trắng đến lóa mắt, những hình ảnh ấy ùa vào tận tầng 2. Cảnh tượng tuyệt vời sau những đêm trắng Bắc Cực. Và lập tức chúng tôi đã phải lòng Kamchatka.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/t212.jpg)
Chuyến đi của các tàu ngầm nguyên tử Nga đến cực Bắc địa cầu.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/8_3.jpg)(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/8_2.jpg)

Ảnh: Các thuyền trưởng trong chiến dịch hành quân qua Bắc Băng Dương năm 1978.
Năm 1978, sau khi hoàn thành chuyến đi theo nhóm trong thành phần một nhóm chiến thuật, tới gia nhập đội hình và đóng quân tại căn cứ sư đoàn 10 là các tàu K-212 (số cũ K-87, thuyền trưởng thiếu tá hải quân A.A.Gusev, chỉ huy trên tàu - tư lệnh phân hạm đội tàu ngầm số 1 thuộc hạm đội Biển Bắc, phó đô đốc R.A.Golosov) và K-325 (thuyền trưởng trung tá hải quân V.P.Lushin, chỉ huy trên tàu - sư đoàn trưởng sư đoàn tàu ngầm số 11 hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân E.A.Tomko). Do thành công của chuyến đi dưới băng Bắc Cực, các thủy thủ đoàn được tặng cờ hiệu "Vì thể hiện sự can đảm và lòng dũng cảm của quân nhân" («За мужество и воинскую доблесть»), phó đô đốc R.A.Golosov, đại tá hải quân E.A.Tomko, trung tá hải quân V.P.Lushin, thiếu tá hải quân A.A.Gusev được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
 
Nhưng làm chúng tôi sửng sốt hơn cả là những người đang phục vụ tại sư đoàn 10. Các sỹ quan ban tham mưu rất giản dị và dễ gần, tất cả đều rất thiện ý. Sư đoàn trưởng là chuẩn đô đốc Berzin Alfred Semenovitch, tham mưu trưởng - đại tá hải quân Alkaev Nikolai Nikolaievitch (rất tiếc ông ấy đã qua đời ngày 17 tháng 2 năm 2007). Trong thành phần sư đoàn có các tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ nhất đề án 675MK và bốn tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ hai đề án 670: "K-201", "K-429" và "K-212" với "K-325" là hai chiếc vừa mới đến từ phương  Bắc (sau chuyến đi xuyên Bắc Cực của biên đội chiến thuật K-212 và K-325 từ 22.8 đến 6.9.1978 chuyển biên chế từ hạm đội Biển Bắc sang hạm đội Thái Bình Dương).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/627-K3.jpg)

Ảnh: Tàu ngầm nguyên tử "K-3" đề án 627 của hải quân Liên Xô, lần đầu tiên đạt tới điểm cực Bắc của địa cầu. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, đã có nhiều chuyến đi trước dọn đường. Nhưng chuyến đi dưới băng có ý nghĩa quan trọng nhất là chuyến đi ngày 14 tháng 5 năm 1962 của tàu ngầm nguyên tử K-21 đề án 627-A của trung tá hải quân V.N.Chernavin (sau này là Tổng tư lệnh cuối cùng của Hải quân Xô Viết và Tổng tư lệnh Hải quân đầu tiên của nước Nga hậu Xô Viết). Tàu K-21 đã đi hoàn toàn độc lập trong thời gian 51 ngày đêm, vượt qua 10124 dặm, trong tư thế nổi 1476 dặm, tư thế ngầm 8648 dặm, với 1700 dặm dưới băng, trau dồi và làm chủ chiến thuật bơi ngầm dưới băng, trong đó có cách tiếp nhận định hướng và dẫn đường trong không gian dưới băng, phương pháp tìm kiếm các lỗ hổng trong lớp băng và nổi lên trong các khoảng nước trống đó. Kinh nghiệm và tài liệu của chuyến đi của V.N.Chernavin được sử dụng tốt trong chuyến đi của tàu K-3 lên Bắc Cực. Ngày 17 tháng 6 năm 1962, K-3 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng trung tá hải quân L.M.Zhintsov cuối cùng cũng đạt tới đỉnh địa cầu, vĩ tuyến 82 độ vĩ Bắc. Vì chiến công xuất sắc này, chuẩn đô đốc A.I.Petelin (chỉ huy chuyến đi), các trung tá hải quân L.M.Zhintsov và R.A. Timofeev được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Chiến công đó có một ý nghĩa chính trị-quân sự rất lớn, chứng minh cho thế giới thấy rằng Bắc Cực không phải chỉ là chiến trường hoạt động của riêng các thủy thủ tàu ngầm Mỹ (tàu ngầm hạt nhân Mỹ "Nautilus" của thuyền trưởng W.R.Anderson là tàu đầu tiên đến được điểm Cực Bắc địa cầu ngày 3 tháng 8 năm 1958).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/627_10_Arctic_Pokhod.jpg)
Một tàu ngầm đề án 627-A trong thời gian chuyến đi đến Bắc Cực.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/487px-William_Anderson.jpg)
Thuyền trưởng của SSN-571 "Nautilus" hải quân Mỹ, William Robert Anderson. Việc dẫn đường hàng hải dưới băng Bắc Cực rất khó khăn. Trên vĩ tuyến 85 độ Bắc, cả la bàn từ tính và la bàn con quay đều vô hiệu. Một la bàn con quay đặc biệt được công ty Sperry Rand lắp đặt ngay trước chuyến đi cho SSN-571. Có một nguy cơ cho tàu ngầm sẽ bị mất phương hướng dưới băng và thủy thủ đoàn sẽ lâm vào tình trạng phải chơi trò "kinh độ đỏ đen". Thuyền trưởng Anderson đã tính sử dụng ngư lôi phá một lỗ trên băng nếu tàu ngầm cần phải nổi lên (để xác định phương hướng).
Navigation beneath the arctic ice sheet was difficult. Above 85°N both magnetic compasses and normal gyrocompasses become inaccurate. A special gyrocompass built by Sperry Rand was installed shortly before the journey. There was a risk that the submarine would become disoriented beneath the ice and that the crew would have to play "longitude roulette". Commander Anderson had considered using torpedoes to blow a hole in the ice if the submarine needed to surface.


(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/Nautilus_90N_Record.png)
Thành công: Báo cáo tọa độ của SSN-571 Nautilus tại điểm Cực Bắc địa cầu: Navigator's report: Nautilus, 90N, 19:15U, 3 August 1958, zero to North Pole .

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/nautilus_SSN-571_1964.jpg)
SSN-571 Nautilus năm 1964.
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Năm, 2011, 12:25:08 am
(tiếp)

Trợ lý tham mưu trưởng sư đoàn trung tá Apryshkin Gennadii Fedorovitch gọi tôi đến ban tham mưu và giao nhiệm vụ liên quan đến công tác tổ chức thủy thủ đoàn, kể về các đặc điểm trong công tác tại sư đoàn, về các yêu cầu đòi hỏi với ban chỉ huy cũng như sự phục vụ của mọi người. Chỉ huy sư đoàn giao phó cho thủy thủ đoàn chúng tôi nhiệm vụ chiến đấu là tiếp nhận tàu ngầm "K-429", kiểm tra sát hạch qua tất cả các bài huấn luyện và bước vào trực chiến ở tuyến 1. Ban chính trị sư đoàn có nhiệm vụ bố trí lại nơi ăn ở cho các gia đình quân nhân chúng tôi tại làng Rybatshii.
Tại sư đoàn tôi gặp người bạn là trung tá hải quân Sorokin G.A., người đã cùng tôi tham gia chuyến bơi đơn đầu tiên tại Biển Bắc trên "K-452", khi đó anh là trợ lý thuyền trưởng. Anh đến Kamchatka trên "K-325" với cương vị trợ lý chính cho thuyền trưởng và tạm thời đảm nhiệm chức trách thuyền trưởng tàu ngầm thay thế cho thuyền trưởng vừa đi học tại Học viện Hải quân mang tên Nguyên soái Gretchko, đại tá hải quân Lushin V.P., người sẽ là Anh hùng Liên Xô trong tương lai, vì đã thực hiện thành công chuyến đi ngầm dưới băng Bắc Cực. Vợ chồng tôi vô cùng mừng rỡ khi gặp Gena Sorokin, trong thời gian nghỉ phép của mình đã cho chúng tôi tá túc trong căn hộ của anh ấy.
Sau đó cả ba gia đình chúng tôi đã ở trong cùng một căn hộ một phòng, nơi tất cả ngủ trên sàn, rồi sau đó dần dần được sắp xếp bố trí chỗ ăn ở riêng. Tôi được bố trí căn hộ một phòng  tại tòa nhà "Bảy ngọn gió", như chúng tôi vẫn gọi chỗ ở trên núi, nơi có các công trình mới xây dựng.
Các bà vợ của chúng tôi rất kinh ngạc trước sự phong phú của các sản vật biển tại các cửa hàng. Chúng tôi mua trứng cá chiên, cá hồi đỏ với những tảng thịt lớn và mềm ướp muối xếp trong thùng. Chúng tôi uống loại bia đen Kamchatka mà người ta chở đến cửa hàng trong các thùng gỗ sồi.  

Tư lệnh sư đoàn giao nhiệm vụ cho tôi đến trước cuối năm 1979 phải thi sát hạch xong để được phép điều khiển tàu ngầm một cách độc lập, và được cấp giấy chứng nhận (giấy phép chỉ huy tàu ngầm) trên ...một trang giấy! Với sự phấn chấn lớn lao, tôi tập trung sức lực vào công cuộc học tập và làm chủ khoa học chỉ huy quản lý. Thời ấy người ta cho rằng chỉ huy trên tàu ngầm phải là hoa tiêu hạng thứ nhất, sỹ quan tên lửa hạng nhất, sỹ quan ngư lôi hạng nhất, sỹ quan thông tin hạng nhất và v.v...

(V.P.Temnov vốn tốt nghiệp trường sỹ quan (radar) kỹ thuật thông tin vô tuyến hải quân mang tên A.S.Popov, một sỹ quan hải quân Nga Sa hoàng, ông tổ ngành VTĐ Nga tại Petrodvorets, gần Leningrad - Военно-Морской Институт Радиоэлектроники (ВМИРЭ), бывшее Высшее Военно-Морское Училище Радиоэлектроники им. А.С.Попова (ВВМУРЭ им. А.С.Попова), Санкт-Петербург, Петродворец, và khởi đầu binh nghiệp là sỹ quan chỉ huy đội thủy âm-kỹ sư VTĐ trên tàu ngầm đề án 670 thuộc sư đoàn tàu ngầm nguyên tử số 11, phân hạm đội tàu ngầm số 1, hạm đội Biển Bắc.)

Thủy thủ đoàn 379 chúng tôi còn tương đối trẻ vì nó mới được bổ sung tại hạm đội Biển Bắc các hạ sỹ quan và sỹ quan trẻ. Thủy thủ đoàn rất khát khao được bắt tay vào việc. Tư lệnh sư đoàn 10 hoàn toàn tin tưởng thủy thủ đoàn chúng tôi với người đứng đầu là đại tá hải quân Suvorov N.M. Mùa hè, Bộ trưởng Quốc phòng CHDC Đức cùng gia đình đến thăm tàu ngầm chúng tôi, khi ông ấy đến nghỉ tại nhà an dưỡng quân đội "Paratunka", và rất hài lòng vì sự đón tiếp trọng thị.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/14_2.jpg)

Thủy thủ đoàn 379 trong lễ diễu binh nhân ngày truyền thống Hải quân. Tháng 7 năm 1982. Ảnh của đại tá hải quân V.P.Temnov. Dẫn đầu đội hình là đại tá hải quân N.M.Suvorov.
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Năm, 2011, 02:07:25 am
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/t213.jpg)
Trên các vị trí chiến đấu. Trên thành tàu là các khẩu hiệu kêu rất to về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội 27 ĐCS Liên Xô (submarine.id.ru).

Tới mùa thu 1979 chúng tôi đã sát hạch xong tất cả các bài test, hoàn thành toàn bộ các bài tập chiến đấu và đã được xếp lên tuyến 1. Trong mùa hè, vào thời gian giữa các chuyến ra khơi, tôi đã kịp lấy bằng chứng nhận được phép độc lập điều khiển con tàu tại ban tham mưu sư đoàn và bộ tham mưu phân hạm đội. Mùa thu, cùng với thiếu tá hải quân Miakishev Evghenii Viktorovitch, lúc đó đang là trợ lý chính cho thuyền trưởng "K-429", người ta cử chúng tôi tới Bộ tham mưu Hạm đội để thi lấy chứng chỉ và giấy phép điều khiển độc lập (самостоятельному управлению кораблем- СУ), có nghĩa là giấy phép điều khiển độc lập tàu ngầm. Nhờ đức tính bền bỉ, kiên nhẫn và lạc quan, Zhenia Miakishev và tôi đã vượt qua kỳ sát hạch và đã được phép điều khiển độc lập tàu ngầm nguyên tử đề án 670. Người ta trao cho chúng tôi phù hiệu "Chỉ huy tàu ngầm", mà chúng tôi hãnh diện gắn lên ngực áo của mình, "rửa" phù hiệu trong restaurant "Vladivostok" và hân hoan trở về Kamchatka với đơn vị đã trở nên thân thiết với mình như ruột thịt.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/ru/f/f6/Zn_kpl.jpg)

Thủy thủ đoàn 379 chúng tôi với người lãnh đạo là đại tá hải quân Suvorov N.M. đã thực hiện trên thực tế các nhiệm vụ đặt ra tại tất cả các tàu ngầm của sư đoàn, bởi lẽ chúng tôi là thủy thủ đoàn thứ hai. Chúng tôi tham gia tập trận, tham gia vào tất cả các loại hình bảo đảm khác nhau. Thủy thủ đoàn chúng tôi không đặc biệt lôi cuốn sự chú ý vì điều gì, người ta cũng không đưa chúng tôi ra đi thi lấy giải của Tổng tư lệnh Hải quân, không trao cờ hiệu "Vì thể hiện sự can đảm và lòng dũng cảm của quân nhân", tóm lại chúng tôi chẳng mơ tới sao trên trời, trong các cuộc thi đua tranh tài xã hội chủ nghĩa, chúng tôi xếp ở hạng trung bình.
Trong đơn vị, các thủy thủ đoàn sống với nhau rất hữu nghị, giúp nhau và nâng đỡ nhau trong giờ phút khó khăn. Người ta thường biệt phái đội ngũ thủy thủ đoàn của đại tá hải quân Suvorov N.M. đi công tác trên các tàu ngầm khác khi thi sát hạch các bài luyện tập theo giáo trình và khi thi hành nhiệm vụ chiến đấu. Chúng tôi trở nên một thủy thủ đoàn hữu dụng, cần thiết và đầy triển vọng của sư đoàn 10, chúng tôi cảm thấy cuối cùng mình đã là các chiến sỹ tàu ngầm (подводники) chân chính, và thái độ tiêu cực với chúng tôi tại sư đoàn 11 hạm đội Biển Bắc đã dần dần bị quên lãng.
Tháng 10 năm 1979, tôi được bổ nhiệm chỉ huy cứu hộ (СПК) trên tàu ngầm nguyên tử "K-212" và đi khỏi thủy thủ đoàn 379, nhưng sau này đã cho thấy sự ra đi ấy là không lâu.
Chỉ huy "K-212" là Anh hùng Liên Xô, Gusev Aleksei Alekseevitch, trong năm đó đi học tại Học viện Hải quân mang tên Gretchko. Sau đó người thay thế anh, trung tá hải quân Lupatch L.G., trước đây phục vụ trên "K-175" đề án 675MK. Lần đầu tiên trong đời, trong một khoảng thời gian ngắn, tôi đã đảm nhiệm chức trách thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử và chỉ huy thủy thủ đoàn.  
.............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Năm, 2011, 03:12:15 am
(tiếp)

Phục vụ tại thủy thủ đoàn có các sỹ quan rất lành nghề và giàu kinh nghiệm, những người đã hoàn thành chuyến đi dài ngày trên tàu ngầm xuyên dưới băng Bắc Cực từ phương Bắc về Kamchatka. Một người trong số họ - thiếu tá hải quân Markman Aleksandr Borisovitch, thời gian đó đang là chỉ huy tiểu đoàn 1 của ban 5 (ban cơ điện hàng hải trên tàu ngầm). Năm 1983 với chức trách chỉ huy ban 5, biệt phái công tác trong chuyến ra khơi trên tàu ngầm sau này bị nạn "K-429", anh đã tỏ rõ lòng can đảm và đã cứu được không ít thủy thủ tàu ngầm trong khi trợ giúp họ thoát khỏi con tàu bị chìm. Sau khi về hưu, anh đã ở lại Kamchatka và trở thành thị trưởng thị trấn Rybatchii nơi các thủy thủ tàu ngầm chúng ta sinh sống. Cư dân thị trấn hài lòng với ngài thị trưởng của mình, đã triển khai và tiếp tục duy trì ở đây nếp sống trật tự và kỷ luật của hạm đội.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/t985.jpg)
Rybatchii. Tàu ngầm đề án 671RTM và tàu ngầm đề án 971.

Cuộc sống một lần nữa lại mang đến cho tôi những bất ngờ. Chúng tôi lại trao con tàu "K-212" của mình cho thủy thủ đoàn 379, có nhiệm vụ huấn luyện chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Chỉ huy cứu hộ tại thủy thủ đoàn 379 không có, trung tá hải quân Belotserkovskii đã đi học tập trung ở trường (một năm sau, anh ấy được bổ nhiệm chỉ huy thủy thủ đoàn 228 chuyên tàu ngầm nguyên tử đề án 670), và tôi lại được biệt phái về thủy thủ đoàn 379. Tôi lại được hòa mình trong tập thể thủy thủ đoàn thân yêu của mình, nhưng lần này với tư cách chỉ huy cứu hộ, và thực hiện với nó tất cả các biện pháp bảo đảm trước khi hành quân.

Nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên tại Kamchatka

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/t112.jpg)
Petropavlovsk-Kamchatskii. Ra khơi từ vịnh Avachinsky. Tháng 5 năm 1985.

Đó đã không còn là chính thủy thủ đoàn ấy nữa, thủy thủ đoàn vốn bị "xem thường" tại hạm đội Biển Bắc. Đó đã là thủy thủ đoàn lành nghề, giàu kinh nghiệm, đã được sử dụng thuần thục và một tập thể gắn bó. Chúng tôi rất dễ chịu khi lại được đi trên "K-212", con tàu được chúng tôi sửa chữa duy tu tại hạm đội Biển Bắc ở thành phố Poliarnyi, tại nhà máy sửa chữa tàu biển số 49 (СРЗ-49). Khi đó tại phương Bắc chúng tôi có một số hiệu chiến thuật khác - "K-87".
Khi tiến hành các thủ tục trước một chuyến bơi dài ngày, thỉnh thoảng tôi cũng cao giọng với các thuộc cấp chậm hiểu và vụng về. Điều đó đến tai sư đoàn trưởng, chuẩn đô đốc Berzin A.S., ông liền gọi tôi lên phòng ông, nhắc nhở cặn kẽ cách đối xử với đội ngũ của mình thế nào cho đúng đắn. Ông không khi nào chịu được tính lỗ mãng. Chúng tôi rất kính trọng người tư lệnh sư đoàn của chúng tôi, chuẩn đô đốc Berzin A.S. vì sự hiểu biết, bình tĩnh, kiên nhẫn, đầu óc thông minh và cách xử sự đầy tình người của ông. Ông là một con người rất hiếm có, ông có thể viết đồng thời cả hai tay phải và trái hai tài liệu khác nhau, trong lúc vẫn đọc vài tài liệu khác.
Tháng 2 năm 1980, chúng tôi ra khơi trong một chuyến đi độc lập. Chỉ huy hành quân là Tham mưu trưởng sư đoàn 10, đại tá hải quân Alkaev N.N. Chỉ khi ở ngoài khơi, chúng tôi mới biết nhiệm vụ chiến đấu chúng tôi sẽ thực hiện là ở biển "Nam Trung Hoa" với khả năng ghé căn cứ Cam Ranh của nước CHXHCN Việt Nam, và độ dài chuyến đi sẽ khoảng 4 tháng. Điều đó với chúng tôi là một "bất ngờ" thú vị, bởi vì chúng tôi chẳng hề mang theo quân phục hè, không cả quần tắm, không kính râm sẫm màu và những thứ tương tự khác.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Năm, 2011, 04:31:29 am
(tiếp)

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/9304cfd0aa3ebd03119598f462d76852.png)
Một tàu mặt nước (tuần dương hạm tên lửa đề án 1134 "Vladivostok" - Ракетный  крейсер  «Владивосток» пр.1134) đón ngoài khơi và hộ tống tàu ngầm hải quân Liên Xô tiến vào căn cứ Cam Ranh.

Trong thời gian này chỉ các tàu ngầm diezen và tàu ngầm nguyên tử thế hệ 1 mới đi tới các vùng vĩ độ phương nam để thực hiện các nhiệm vụ quân sự. Tàu ngầm nguyên tử thế hệ 2, (thế hệ 3 còn hơn thế nữa), như sau này cho thấy, không có khả năng bơi trong các vùng biển ấm, bởi lẽ trang bị kỹ thuật, vũ khí và cả chính con người cũng cần làm mát bổ sung. Chúng tôi là một trong số những người đầu tiên. Trong biển "Nam Trung Hoa", tại chiều sâu 100 m, vào tháng 2, nhiệt độ nước cao hơn 20 độ, còn trên bề mặt biển là cao hơn 26 độ. Khi đậu trong cảng Cam Ranh, ở bộ phận của các xạ thủ tên lửa, thường xuyên có sự hư hao các cảm biến trong thùng chứa đạn tên lửa vì nhiệt độ tăng quá cao. Trong khoang tuabin nhiệt độ không khí đạt tới 40 độ và hơn nữa, bởi thế nên thời gian phiên trực được rút ngắn xuống còn 2 tiếng. Nhưng chúng tôi vẫn có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.
Với tư cách khu vực tác chiến thuộc trách nhiệm của mình, chúng tôi đã "cày nát" toàn bộ biển "Nam Trung Hoa". Đó là những chuyến đi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thực sự , rất thú vị và bổ ích.Chúng tôi phát hiện ra và theo dõi 4 tàu sân bay và 2 tàu đổ bộ lưỡng cư của hải quân Mỹ đang vội vã tới Ấn Độ Dương, nơi một cuộc xung đột quân sự đang phát triển.
Chúng tôi ra khơi bám theo chúng, tiến hành tấn công giả định bằng tên lửa và ngư lôi vào các tàu đó, báo cáo kết quả về Sở chỉ huy Trung tâm Hải quân Liên Xô tại Moskva. Chúng tôi nổi lên ban đêm trên độ sâu kính tiềm vọng giữa đội hình nhóm tàu sân bay, quan sát công việc trên boong tàu sân bay đó và các chuyến bay của các máy bay  trên hạm.
Theo các số liệu trinh sát, nhiệm vụ chiến đấu của chúng tôi đã diễn ra hết sức bí mật.
Tại phiên trực chỉ huy ban đêm, Tham mưu trưởng sư đoàn chúng tôi, đại tá hải quân Alkaev N.N. là người bảo hộ cho tôi, ông là một con người thành thạo công việc, uyên bác và một sỹ quan rất yêu nghề đi biển. Ông biết cách dạy dỗ và truyền đạt kiên trì cho chúng tôi tất cả những bí quyết của nghề tàu ngầm, kể nhiều và kể hay về những chuyện đời thủy thủ tàu ngầm.

Sau hai tháng bơi, chúng tôi nhận được lệnh nổi lên và trong sự đảm bảo của một tàu mặt nước, tiếp tục đi vào cảng Cam Ranh. Lúc bình minh chúng tôi nổi lên và đi vào bên trong vịnh Cam Ranh. Trước khi bước lên đài chỉ huy để thay phiên thuyền trưởng, theo thói quen tôi mặc chiếc quần dài bằng da thuộc, "quần Kanada", (đó là bộ quần áo bluson bằng da cừu thuộc cả lông rất ấm), ủng dạ rồi leo lên cầu thang. Vì chúng tôi xuất phát hành quân từ Kamchatka vào mùa đông và đi đến điểm lặn trong bão biển, bão tuyết và băng giá. Nhưng khi tôi trèo lên đến nơi, tất cả mọi người cười ầm lên vì trên cầu điều hướng đài chỉ huy vô cùng nóng bức và mặt trời thiêu đốt không hề thương xót, dù đấy mới chỉ là đầu buổi sáng. Mọi người đang đứng trên cầu điều hướng của đài chỉ huy, đều vận quân phục áo sơ mi ngắn tay và quần sooc.    
Bỗng nhiên tôi bàng hoàng trước cảnh tượng đẹp đẽ xung quanh tàu ngầm của biển trời miền Đông Nam Á. Những đàn cá tung tăng bay lượn nhào lộn trên mặt biển, những chiếc ghe của ngư dân Việt Nam thoăn thoắt chèo qua chèo lại dọc theo boong tàu ngầm, trên đường chân trời - một dải bờ hình dãy núi xanh lục có những rặng dừa trong màn khói xanh lơ phơn phớt, nhẹ nhõm và lơ lửng, dải cát êm như tuyết trắng phau trải dọc theo bờ biển.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Camran86_5.jpg)
Bờ biển Cam Ranh năm 1986. BPK Sposobnyi.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Năm, 2011, 11:03:19 am
(tiếp)

(clubadmiral.ru & k-244.ru)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/CauTauMy_1988.jpg)
Cầu tàu Mỹ, năm 1988.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/B-39_project_641.png)
Tàu ngầm B-39 "Foxtrot" đang đi vào trong vịnh Cam Ranh, tháng 5 năm 1986.

Chúng tôi neo tàu tại bến tàu lớn nhất, được thiết kế để neo tàu sân bay, cầu tàu có thể thay đổi chiều cao của nó nhờ các gối tựa trên kích thủy lực. Đón chúng tôi là bộ tham mưu binh đoàn 17, do phó đô đốc Kuzmin làm tư lệnh (tác giả đại tá hải quân hồi hưu V.P.Temnov có thể nhớ nhầm, giai đoạn 1980 này thậm chí chưa có lữ đoàn 26 do trung tá hải quân V.Pronin làm tư lệnh. Lúc này chỉ có thể có đại tá V.A. Liubimov chỉ huy trưởng căn cứ 922 ra đón. Binh đoàn 17 và sư đoàn tàu ngầm 38 đến 1982 mới ra đời, tham mưu trưởng đầu tiên của sư đoàn 38 là trung tá hải quân V.V.Afonin đến Cam Ranh tháng 3 năm 1982 trên một tàu ngầm đề án 671RTM thuộc sư đoàn tàu ngầm số 45. Trên con tàu đó, ảnh ở trang 2 topic này, có trung úy hải quân Yu.P.Eryomin, trưởng nhóm đạo hàng điện tử trên tàu, sau này là chỉ huy trưởng cuối cùng của căn cứ 922 trong thời kỳ 1999-2002.).
Sau vài tiếng đồng hồ, một phần thủy thủ đoàn chưa quen thủy thổ đã bị bỏng da do ánh mặt trời quá mạnh, (tai, mũi, phần ngực hở đã bị sém nắng) và thủy thủ đoàn bị đốt cháy nắng vội vã chui vào trong tàu ngầm, ở đó bác sỹ đã trợ giúp họ, lau rửa vết cháy da bằng pommat và sữa chua đặc. Sau đó vài ngày liền họ không ra ngoài. Chúng tôi không ngắt hoạt động lò phản ứng hạt nhân vì lý do độ ẩm cao và nhiệt độ cao ngoài mạn tàu, dù cho các chủ nhiệm chuyên ngành ở hạm đội ra lệnh cho chúng tôi làm như vậy. Chúng tôi sợ rằng trở kháng cách điện của mạng điện sẽ xuống tới zero và (khi đó) chúng tôi sẽ không thể đưa lò phản ứng vào hoạt động trở lại. Chúng tôi giảm công suất lò phản ứng xuống mức 12%, trên tàu ngầm còn các máy làm lạnh phải làm việc, với chúng tôi thế cũng đủ mát mẻ và dễ chịu rồi. Chúng tôi thậm chí còn đảm bảo cả nước uống được cho các tàu chiến mặt nước của chúng ta đang đậu tại Cam Ranh.
Tại Cam Ranh chúng tôi trú đóng gần 2 tuần lễ. Thủy thủ đoàn nghỉ ngơi theo ca kíp, đội ngũ thành viên được tắm biển, phơi nắng, được ăn trái cây và rau tươi, do bộ phận căn cứ trên bờ cung cấp, giao lưu với các thủy thủ quân sự Việt Nam, chúng tôi đi ra bãi biển để bơi lội, đi thăm thú quanh bán đảo. Lần đầu tiên trong đời chúng tôi được thấy bờ biển toàn một loại cát trắng tinh như tuyết, những hàng dừa cao xanh mát dọc theo bờ, nước biển thì trong veo nhìn suốt đến tận những rạn san hô dưới đáy, những chùm sứa biển và màu sắc rực rỡ của những loài cá đủ kiểu, không phải là một bức tranh vẽ trong mơ nữa mà là thực tế.  

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Chapaev_3_79_CR_Pervyi_Chasy.jpg)
Tháng 3 năm 1979, trên một cầu tàu căn cứ Cam Ranh, hai sỹ quan trên tàu BPK "Chapaev", đại úy hải quân Pshenko chỉ huy trưởng ban 7 (ban radar) và kỹ sư vũ khí điện tử thượng úy hải quân Shoferov.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Năm, 2011, 05:21:00 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Chapaev_4_79_CR.jpg)
Tháng 4 năm 1979. Trong căn cứ Cam Ranh, quân nhân Việt Nam và quân nhân Nga trên BPK "Chapaev".

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Chapaev_3_79_CR_Pamiat2.jpg)
Tháng 3 năm 1979. Các thủy thủ BPK "Chapaev" trên bãi biển căn cứ Cam Ranh.

Khi chúng tôi đi dạo dọc bãi biển, các quân nhân Việt Nam mang súng tự động, luôn sẵn sàng bảo vệ chúng tôi, bởi vì trên bán đảo vẫn chưa quét sạch hết tàn quân chế độ Sài Gòn trước đây chiến đấu bên phía những người Mỹ. Vào cuối kỳ nghỉ ngơi của chúng tôi trên một trong các bãi biển, nơi chúng tôi bơi lội, phơi nắng, và như mọi khi, bắt những con sứa biển và lấy những mảng san hô dưới đáy vịnh để làm quà kỷ niệm, thì người ta bắn vào chúng tôi từ những khẩu súng tự động. Đạn bay cao vượt qua trên đầu, bên phải, bên trái chúng tôi. Là người chỉ huy cuộc tắm biển, tôi ra lệnh mọi người nhanh chóng rời nước lên bờ, mặc áo sơ mi quân phục màu kem có cầu vai, tập hợp đội hình để trên bờ người ta thấy rằng các thủy thủ tàu ngầm hải quân xô viết đang đi, rồi chúng tôi tuân theo đội ngũ tiến về con tàu của mình. Sau này chúng tôi mới được cắt nghĩa rằng các quân nhân Việt Nam "bắn đuổi" chúng tôi để bảo vệ không cho chúng tôi phá hoại đáy biển của họ, bởi vì họ coi đó là tài sản công của dân tộc họ. Nhưng  tất cả các chiến sỹ tàu ngầm đã đi khỏi Việt Nam với các quà lưu niệm cho người thân và gia đình. Chúng tôi cũng không quên quà lưu niệm cho các sỹ quan bộ tham mưu sư đoàn và hạm đội.
Những người lính hải quân Việt Nam thời ấy sống rất nghèo khổ, họ chỉ ăn một lần trong ngày, vào buổi trưa với một khẩu phần gạo hạn chế. Gần như mỗi thủy thủ Việt Nam đều có một vườn rau nhỏ hay một liếp rau, nơi họ trồng rau để bổ sung chất dinh dưỡng. Với tình cảm anh em giúp đỡ nhau, chúng tôi đã giúp họ bổ sung thực phẩm, cho họ bánh mì, đồ hộp, tặng họ áo sơ mi (áo bay), áo khoác, giầy và các đồ đạc cá nhân khác.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/BPK_Gnevnyi_CR_1.jpg)
Năm 1980, cảnh trong doanh trại, ảnh chụp của các quân nhân trên BPK "Gnevnyi" đi hộ tống tàu sân bay "Minsk".

Kết thúc kỳ nghỉ, mệt lử vì mặt trời thiêu đốt và oi bức, chúng tôi lại ra khơi và một tháng ròng thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong biển "Nam Trung Hoa", nhưng lần này không có chỉ huy cao cấp trên tàu, tham mưu trưởng sư đoàn 10, đại tá hải quân Alkaev N.N. Ông ấy đã về Kamchatka bằng máy bay. Mùa xuân 1980, chúng tôi trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Tại Kamchatka lúc này còn nhiều tuyết và băng giá về đêm. Người ta đón tiếp chúng tôi trọng thể và cho điểm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu "tốt". Thủy thủ đoàn của đại tá hải quân Suvorov N.M. một lần nữa khẳng định được triển vọng của mình và chứng tỏ khả năng chiến đấu cao. Không một ai khi đó có thể ngờ được về bi kịch sẽ xảy ra với thủy thủ đoàn 379 vào năm 1983.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Năm, 2011, 07:44:56 pm
(tiếp)

(deepstorm.ru & k-244.ru)

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu tôi lại trở về với thủy thủ đoàn của mình trên tàu ngầm nguyên tử "K-212", và chúng tôi tiếp nhận lại "K-212" từ thủy thủ đoàn 379. Đó chưa phải là lần chia tay cuối cùng với thủy thủ đoàn 379, số phận còn kết hợp chúng tôi với nhau, nhưng là về sau này.
Nhiệm vụ chiến đấu đã tôi luyện tôi, tôi thu nhận được kỹ năng thực tế chỉ huy một chiến hạm, nó cho tôi sự tự tin trong phục vụ và củng cố trong nhận thức của tôi, ý nghĩ rằng mình phải đi đến cùng và trở thành thuyền trưởng tàu ngầm. Năm 1981, sư đoàn tàu ngầm số 10 cử tôi đi học khóa 6 hệ sỹ quan cao cấp hải quân (Lớp chỉ huy tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình và đạn đạo, Высших офицерских курсов - 6-е ВОК ВМФ)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_40.jpg)
Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_41.jpg)
Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670 "K-212" sau khi hiện đại hóa.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/670M_shema.gif)

Продольный разрез АПКРРК пр. 670:
1 – основные антенны ГАК «Керчь»; 2 – 533-мм ТА; 3 – навигационный обнаружитель круговой (НОК); 4 – якорный шпиль; 5 – торпедопогрузочный люк; 6 – запасные торпеды; 7 – носовой аварийный буй; 8 – носовой (ракетный и торпедный) отсек; 9 – пост КСУ ПКРК «Аметист»; 10 – носовая дифферентная цистерна; 11 – цистерна кольцевого зазора; 12 – торпедозаместительная цистерна; 13 – прочные ЦГБ; 14 – носовая группа АБ; 15 – носовой горизонтальный руль; 16 – второй (жилой) отсек; 17 – шахта ВСК; 18 – баллоны ВВД; 19 – уравнительные цистерны; 20 – третий (центральный) отсек; 21 – кормовая группа АБ; 22 – перископ ПЗНС-10; 23 – антенна «Тополь» комплекса связи; 24 – антенна радиопеленгатора «Весло-П»; 25 – антенный пост РАК; 26 – РКП; 27 – антенна СОРС «Залив-П»; 28 – желоб для укладки антенны ПМУ «Тополь»; 29 – центральный пост; 30 – четвертый (вспомогательных механизмов) отсек; 31 – цистерны питательной воды; 32 пятый (реакторный) отсек; 33 – реактор; 34 – парогенераторы; 35 – цистерны биологической защиты; 36 – шестой (турбинный) отсек; 37 – ПТУ; 38 – цистерна турбинного масла; 39 – кормовой люк; 40 – кормовой отсек; 41 – цистерна дизельного топлива (для дизель-генераторов); 42 – приводы кормовых рулей

Sơ đồ cắt dọc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670 “Skat”:
1- Anten chủ của tổ hợp thuỷ âm “Kerch”; 2- Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm; 3-Máy dò đạo hàng theo chu trình tuần hoàn (HOK-NOK ); 4-Tời neo đứng; 5-Cửa để lắp đạn ngư lôi từ bên ngoài vào tàu ngầm; 6- Đạn ngư lôi dự trữ chiến đấu trên giá; 7- Phao cứu nạn đằng mũi; 8- Khoang (tên lửa và ngư lôi) phía mũi tàu; 9- Trạm (Vị trí) thiết bị điều khiển bắn tên lửa hành trình chống hạm “Ametist”; 10- Sitec để điều khiển độ chênh mớn đằng mũi; 11- Sitec (khe hở) dung sai vòng; 12- Sitec thay thế ngư lôi; 13- Sitec ổn định dằn chính ; 14- Cụm ắc quy đằng mũi; 15- Bánh lái ngang đằng mũi; 16- Khoang 2 (khoang ở); 17- Hầm chứa buồng nổi cứu nạn VSK (Всплывающая Cпасательная Kамера);18- Các bình khí nén áp suất cao; 19- Sitec cân bằng; 20- Khoang 3 (trung tâm); 21- Nhóm ắc quy đằng lái; 22- Kính tiềm vọng PZNS-10S; 23- Anten "Topol" của tổ hợp truyền tin; 24- Anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P"; 25- Trạm anten định vị vô tuyến; 26- Thiết bị thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén trong môi trường dưới mặt nước (РКП - работа компрессора под водой); 27- Vũ khí tác chiến điện tử: anten của hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến (Cистема Oбнаружения Pадиолокационных Cигналов) kiểu "Zaliv-P"; 28- Khe để xếp đặt anten (thiết bị nâng hạ được) của radar "Topol"; 29- Buồng trung tâm; 30- Khoang số 4 (các cơ cấu cơ khí hỗ trợ); 31- Sitec nước bổ sung (phục vụ chu trình của lò phản ứng); 32- Khoang số 5 (lò phản ứng); 33- Lò phản ứng nguyên tử; 34- Máy phát tuabin hơi; 35- Sitec bảo vệ sinh học; 36- Khoang số 6 (tuabin); 37- Thiết bị (máy) tuabin hơi (ПТУ–паротурбинная установка) ; 38- Sitec dầu tuabin; 39- Cửa nắp đuôi tàu; 40- Khoang đuôi; 41- Sitec dầu diezen (dùng cho máy phát diezen); 42- Thiết bị dẫn động bánh lái đuôi. 


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_43_670.jpg)

АПКРРК пр. 670:
1 – АП СОРС «Залив-П»; 2 – ПМУ РКП; 3 – АП РАК «Альбатрос»; 4 – АП радиопеленгатора «Весло-П»; 5 – ПМУ «Искра»; 6 – перископ ПЗНС-10.

Sơ đồ bố trí thiết bị tại Đài chỉ huy đề án 670:
1- Trạm anten hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến "Zaliv-P"; 2- Thiết bị nâng hạ thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén dưới mặt nước; 3- Trạm anten của tổ hợp định vị vô tuyến "Albatros"; 4- Trạm anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P"; 5- Thiết bị nâng hạ của tổ hợp liên lạc vô tuyến "Iskra"; 6- Kính tiềm vọng PNZS-10.


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_44_670.jpg)

АПКРРК пр. 670 после модернизации:

1 – АП СОРС «Залив-П»; 2 – совмещенное ПМУ РКП и ВАН-М; 3 – АП РАК «Альбатрос»; 4 – АП радиопеленгатора «Весло-П»; 5 – ПМУ «Искра»; 6 – ПМУ «Анис»; 7 – перископ ПЗНС-10.

Sơ đồ bố trí thiết bị tại Đài chỉ huy đề án 670 sau khi hiện đại hoá:

1- Trạm anten hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến "Zaliv-P"; 2- Thiết bị nâng hạ thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén dưới mặt nước; 3- Trạm anten của tổ hợp định vị vô tuyến "Albatros"; 4- Trạm anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P";5- Thiết bị nâng hạ của tổ hợp liên lạc vô tuyến "Iskra"; 6- Thiết bị nâng hạ của tổ hợp liên lạc vô tuyến "Anis"; 7- Kính tiềm vọng PNZS-10.
............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Năm, 2011, 01:59:25 am
(tiếp)

Các thông số kỹ chiến thuật chủ yếu đề án 670

Lượng choán nước, tấn:
- Tư thế nổi: 3574
- Tư thế ngầm: 4560
Chiều dài lớn nhất, m: 95,5
Chiều rộng thân lớn nhất, m: 9,9
Mớn nước trung bình, m: 7,5
Kiểu kết cấu-kiến trúc hỗn hợp (một vỏ-hai vỏ)
Sức nổi dự trữ 27% (so với lượng choán nước tiêu chuẩn)
Chiều sâu lặn, m:
- Chiều sâu làm việc: 240
- Chiều sâu tới hạn: 300
Khả năng bơi đơn, ngày đêm: 60
Thủy thủ đoàn, người: 102
Thiết bị năng lượng:
Các cơ cấu chủ yếu:
- kiểu: năng lượng nguyên tử
- Thiết bị sinh hơi:
- nhãn hiệu: OK-350
- số lượng x kiểu lò phản ứng hạt nhân nguyên tử: 1 x VVR (lò nước-nước: ВВР водо-водяной реактор)
- nhãn hiệu lò phản ứng hạt nhân nguyên tử: V.M-4-1 (В.М-4-1)
- công suất nhiệt của lò phản ứng, MW: 1 x 89
- Thiết bị tuabin hơi:
- số lượng x công suất hệ thống tuabin khí, mã lực: 1 x 18 800
- số lượng x công suất máy phát điện tuabin tự động, kW: 2 x 2 000
- số lượng x kiểu dẫn động: 1 x trục vit bước cố định VFSh (ВФШ -винт фиксированного шага) hoặc 2 x trục vit bước cố định VFSh loại ít tiếng ồn, lắp đặt theo sơ đồ "tiếp đôi" («тандем»)
Nguồn năng lượng dự trữ và phương tiện di chuyển:
- số lượng x công suất máy phát diezen, kW: 1 x 500
- thiết bị cụm ắc quy:
- kiểu ắc quy: axit-chì (28СМ)
- số lượng cụm ắc quy x số yếu tố trong cụm: 2 x 112
- số lượng x kiểu phương tiện di chuyển dự trữ: 2 x dẫn tiến kiểu phụt nước (ВД – водометный движитель)
- cơ cấu dẫn động cho dẫn tiến kiểu phụt nước x công suất, kW: động cơ điện (ЭД – электродвигатель) x 370
Tốc độ toàn tải, dặm:
- lớn nhất trong tư thế nổi: 12
- lớn nhất trong tư thế lặn: 26
- khi phụt nước: không quá 5
Vũ khí:
Tên lửa:
- kiểu tổ hợp tên lửa: "Ametist"
- tổ hợp đạn tác chiến (kiểu) tên lửa có cánh: 8 (P-40)
- hệ thống điều khiển bắn trên hạm: "Ametist"
- dạng phóng: phóng dưới mặt nước, từ ống phóng tên lửa bên ngoài vỏ bền
Ngư lôi:
- số lượng x kích cỡ thiết bị phóng ngư lôi, mm: 4 x 533
- cơ số tác chiến (kiểu) ngư lôi: 14 (САЭТ-60М и СЭТ-65, SAET-60M và SET-65)
- thiết bị điều khiển bắn ngư lôi (ПУТС–приборы управления торпедной стрельбой) "Ladoga P-670"
Thiết bị vô tuyến điện tử:
- hệ thống thông tin-chỉ huy tác chiến (БИУС–боевая информационно-управляющая система): "Brest"
- tổ hợp đạo hàng (НК–навигационный комплекс): "Sigma-670"
- tổ hợp phương tiện truyền tin (КСС – комплекс средств связи): "Molnya"
- anten thả nổi kiểu phao (ВВАБТ – выпускная всплывающая антенна буйкового типа): "Paravan"
- tổ hợp thủy âm: "Kertch-670" hoặc "Rubikon" (МГК-400)
- tổ hợp thiết bị định vị vô tuyến: "Albatros" (РЛК-101) hoặc "Kaskad" (МРК-50) với thiết bị phụ trợ "Korma" (МРК-57)
- hệ thống dò tìm tín hiệu định vị vô tuyến: "Zaliv-P" (МРП-10)
- tổ hợp vô tuyến truyền hình: MT-70
- kính tiềm vọng: PZNS-10 (ПЗНС-10)
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Năm, 2011, 10:15:03 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_47.jpg)

Продольный разрез АПКРРК пр. 670М (с ГАК «Рубикон»):
1 – основная антенна ГАК «Рубикон»; 2 – 533-мм ТА; 3 – навигационный обнаружитель круговой (НОК); 4 – якорный шпиль; 5 – торпедопогрузочный люк; 6 – запасные торпеды; 7 – носовой аварийный буй; 8 – носовой (ракетный и торпедный) отсек; 9 – пост КСУ «Дунай»; 10 – носовая дифферентная цистерна; 11 – цистерна кольцевого зазора; 12 – торпедозаместительная цистерна; 13 – прочные ЦГБ; 14 – носовая группа АБ; 15 – носовой горизонтальный руль; 16 – второй (жилой) отсек; 17 – шахта ВСК; 18 – третий (жилой) отсек; 19 – баллоны ВВД; 20 – уравнительные цистерны; 21 – навигационный обнаружитель разводий (НОР); 22 – четвертый (центральный) отсек; 23 – кормовая группа АБ; 24 – перископ ПЗНС-10; 25 – антенна «Тополь» комплекса связи; 26 – антенна радиопеленгатора «Весло-П»; 27 – антенный пост РАК; 28 – РКП; 29 – антенна СОРС «Залив-П»; 30 – желоб для укладки антенны ПМУ «Тополь»; 31 – центральный пост; 32 – пятый (вспомогательных механизмов) отсек; 33 – цистерны питательной воды; 34 шестой (реакторный) отсек; 35 – реактор; 36. – парогенераторы; 37 – цистерны биологической защиты; 38 – седьмой (турбинный) отсек; 39 – ПТУ; 40 – цистерна турбинного масла; 41 – кормовой люк; 42 – кормовой отсек; 43 – цистерна дизельного топлива (для дизель-генераторов); 44 – приводы кормовых рулей


Sơ đồ cắt dọc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670M (lắp tổ hợp thủy âm "Rubikon"):

1- Anten chủ của tổ hợp thuỷ âm “Rubikon”; 2- Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm; 3-Máy dò đạo hàng theo chu trình tuần hoàn; 4-Tời neo đứng; 5-Cửa để lắp đạn ngư lôi từ bên ngoài vào tàu ngầm; 6- Đạn ngư lôi dự trữ chiến đấu trên giá; 7- Phao cứu nạn đằng mũi; 8- Khoang (tên lửa và ngư lôi) phía mũi tàu; 9- Trạm (Vị trí) thiết bị điều khiển bắn "Dunai-670M” được xây dựng trên cơ sở hệ thống tính toán kỹ thuật số; 10- Sitec để điều khiển độ chênh mớn đằng mũi; 11- Sitec (khe hở) dung sai vòng; 12- Sitec thay thế ngư lôi; 13- Sitec ổn định dằn chính ; 14- Cụm ắc quy đằng mũi; 15- Bánh lái ngang đằng mũi; 16- Khoang số 2 (khoang ở); 17- Hầm chứa buồng nổi cứu nạn VSK (Всплывающая Cпасательная Kамера); 18- Khoang số 3 (khoang ở);19- Các bình khí nén áp suất cao; 20- Sitec cân bằng; 21- Máy dò đạo hàng theo phương pháp phân ly; 22- Khoang số 4 (trung tâm); 23- Nhóm ắc quy đằng lái; 24- Kính tiềm vọng PZNS-10S; 25- Anten "Topol" của tổ hợp truyền tin; 26- Anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P"; 27- Trạm anten định vị vô tuyến; 28- Thiết bị thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén trong môi trường dưới mặt nước (РКП - работа компрессора под водой); 29- Anten của hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến (Cистема Oбнаружения Pадиолокационных Cигналов) kiểu "Zaliv-P"; 30- Khe để xếp đặt anten (thiết bị nâng hạ được) của radar "Topol"; 31- Buồng trung tâm; 32- Khoang số 5 (các cơ cấu cơ khí hỗ trợ); 33- Sitec nước bổ sung (phục vụ chu trình trong lò phản ứng); 34- Khoang số 6 (lò phản ứng); 35- Lò phản ứng nguyên tử; 36- Máy phát tuabin hơi; 37- Sitec bảo vệ sinh học; 38- Khoang số 7 (tuabin); 39- Máy tuabin hơi; 40- Sitec dầu tuabin; 41- Cửa nắp đuôi tàu; 42- Khoang đuôi; 43- Sitec dầu diezen (dùng cho máy phát diezen); 44- Thiết bị dẫn động bánh lái đuôi.


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_48.jpg)

Продольный разрез АПКРРК пр. 670М (с ГАК «Скат-КС»):
1 – основная антенна ГАК «Скат-КС»; 2 – 533-ммТА;3 – якорный шпиль; 4 – торпедопогрузочный люк; 5 – запасные торпеды; 6 – носовой аварийный буй; 7 – носовой (ракетный и торпедный) отсек; 8 – пост КСУ «Дунай»; 9 – каюты офицеров; 10 – носовая дифферентная цистерна; 11 – цистерна кольцевого зазора; 12 – торпедозаместительная цистерна; 13 – прочные ЦГБ; 14 – носовая группа АБ; 15 – носовой горизонтальный руль; 16 – второй (жилой) отсек; 17 – шахта ВСК; 18 – третий (жилой) отсек; 19 – баллоны ВВД; 20 – уравнительные цистерны; 21 – открытый ходовой мостик; 22 – четвертый (центральный) отсек; 23 – кормовая группа АБ; 24 – перископ ПЗНС-10; 25 – антенна «Тополь» комплекса связи; 26 – антенна радиопеленгатора «Весло-П»; 27 – антенный пост РАК; 28 – РКП; 29 – антенна СОРС «Залив-П»; 30 – желоб для укладки антенны ПМУ «Тополь»; 31 – центральный пост; 32 – пятый (вспомогательных механизмов) отсек; 33 – цистерны питательной воды; 34 шестой (реакторный) отсек; 35 – реактор; 36 – парогенераторы; 37 – цистерны биологической защиты; 38 – седьмой (турбинный) отсек; 39 – ПТУ; 40 – цистерна турбинного масла; 41 – кормовой люк; 42 – кормовой отсек; 43 – цистерна дизельного топлива (для дизель-генераторов); 44 – приводы кормовых рулей


Sơ đồ cắt dọc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 670M (lắp tổ hợp thủy âm "Skat-KS"):

1- Anten chủ của tổ hợp thuỷ âm "Skat-KS”; 2- Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm; 3- Tời neo đứng; 4- Cửa để lắp đạn ngư lôi từ bên ngoài vào tàu ngầm; 5- Đạn ngư lôi trong biên chế chiến đấu treo trên giá đỡ; 6- Phao cứu nạn đằng mũi; 7- Khoang (tên lửa và ngư lôi) phía mũi tàu; 8- Trạm thiết bị của hệ thống điều khiển bắn (tên lửa hành trình) trên hạm "Dunai-670M”; 9- Cabin sỹ quan; 10- Sitec để điều khiển độ chênh mớn đằng mũi; 11- Sitec (khe hở) dung sai vòng; 12- Sitec thay thế ngư lôi; 13- Sitec ổn định dằn chính ; 14- Cụm ắc quy đằng mũi; 15- Bánh lái ngang đằng mũi; 16- Khoang số 2 (khoang ở); 17- Hầm chứa buồng nổi cứu nạn VSK (Всплывающая Cпасательная Kамера); 18- Khoang số 3 (khoang ở);19- Các bình khí nén áp suất cao; 20- Sitec cân bằng; 21- Cầu điều hướng hành trình kiểu mở trên đài chỉ huy; 22- Khoang số 4 (trung tâm); 23- Nhóm ắc quy đằng lái; 24- Kính tiềm vọng PZNS-10S; 25- Anten "Topol" của tổ hợp truyền tin; 26- Anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P"; 27- Trạm anten định vị vô tuyến; 28- Thiết bị thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén trong môi trường dưới mặt nước (РКП - работа компрессора под водой); 29- Anten của hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến (Cистема Oбнаружения Pадиолокационных Cигналов) kiểu "Zaliv-P"; 30- Khe để xếp đặt anten (thiết bị nâng hạ được) của radar "Topol"; 31- Buồng trung tâm; 32- Khoang số 5 (các cơ cấu cơ khí hỗ trợ); 33- Sitec nước bổ sung (phục vụ chu trình trong lò phản ứng); 34- Khoang số 6 (lò phản ứng); 35- Lò phản ứng nguyên tử; 36- Máy phát tuabin hơi; 37- Sitec bảo vệ sinh học; 38- Khoang số 7 (tuabin); 39- Máy tuabin hơi; 40- Sitec dầu tuabin; 41- Cửa nắp đuôi tàu; 42- Khoang đuôi; 43- Sitec dầu diezen (dùng cho máy phát diezen); 44- Thiết bị dẫn động bánh lái đuôi.


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_45_670M.jpg)

АПКРРК пр. 670М:
1 – АП СОРС «Залив-П»; 2 – совмещенное ПМУ РКП и ВАН-М; 3 – АП РАК «Альбатрос»; 4 – АП радиопеленгатора «Весло-П»; 5 – ПМУ «Искра»; 6 – ПМУ «Анис»; 7 – перископ ПЗНС-10.


Sơ đồ bố trí thiết bị Đài chỉ huy đề án 670M:
1- Trạm anten hệ thống phát hiện tín hiệu định vị vô tuyến "Zaliv-P"; 2- Thiết bị nâng hạ phối hợp của hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén dưới mặt nước РКП và hệ thống liên lạc vô tuyến ВАН-М ; 3- Trạm anten của tổ hợp định vị vô tuyến "Albatros"; 4- Trạm anten của máy tầm phương vô tuyến "Veslo-P"; 5- Thiết bị nâng hạ của tổ hợp liên lạc vô tuyến "Iskra"; 6- Thiết bị nâng hạ của tổ hợp liên lạc vô tuyến "Anis"; 7- Kính tiềm vọng PNZS-10.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Năm, 2011, 12:33:19 am
(tiếp)

Các mặt cắt ngang kết cấu đề án 670M:

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_49.jpg)
АПКРРК пр. 670М;
Nhìn từ phía mũi tàu;


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_50.jpg)
АПКРРК пр. 670М 66 шп. см. в нос;
Sườn khung số 66, nhìn từ phía mũi;


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_51.jpg)              
АПКРРК пр. 670М 79 шп. см. в нос;
Sườn khung số 79, nhìn từ phía mũi;


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_52.jpg)
АПКРРК пр, 670М 97 шп. см. в корму;
Sườn khung số 97, nhìn từ phía đuôi tàu;

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_53.jpg)      
АПКРРК пр. 670М 51 шп. см. в корму;
Sườn khung số 51, nhìn từ phía đuôi;


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_54.jpg)
АПКРРК пр. 670М 100 шп. см. в корму;
Sườn khung số 100, nhìn từ phía đuôi;

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_55.jpg)
АПКРРК пр. 670М 129 шп. см. в нос;
Sườn khung số 129, nhìn từ phía đuôi;


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_56.jpg)
АПКРРК пр. 670М 7 шп. см. в нос.
Sườn khung số 7, nhìn từ phía mũi;
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Năm, 2011, 01:14:33 am
(tiếp)

Có một số sự kiện đáng ghi nhớ tại sư đoàn 10 trong những năm 1980-1981, trong đó có một sự kiện liên quan đến việc Tham mưu trưởng của chúng tôi về Kamchatka sớm bằng máy bay. Trong thời gian tháng 7-9 năm 1980, tàu ngầm nguyên tử đề án 670 “K-325” (thuyền trưởng – trung tá hải quân V.P.Valuev, chỉ huy trên tàu – Tham mưu trưởng sư đoàn đại tá hải quân N.N.Alkaev) đã hoàn thành chuyến đi trong đó có việc vượt qua các eo biển của dãy núi đá Aleutska, khu vực quần đảo Hawai, bờ biển phía tây nước Mỹ với mục đích phát hiện hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm và tổ chức huấn luyện và chuẩn bị chiến đấu của hải quân Mỹ tại khu vực quần đảo Hawai.
Mùa hè 1981 đã tổ chức cuộc tập trận trong phần biển mở của Thái Bình Dương. Trong tiến trình tập trận, các con tàu của sư đoàn đã thực hiện bắn đạn thật ngư lôi, còn cuộc hợp đồng xạ kích tên lửa giữa 2 con tàu, tàu K-201 đề án 670 (trung tá hải quân B.G.Blednov) và một tàu ngầm đề án 675MK (trung tá hải quân E.V.Orsagosh) được thực hiện trên bia được kéo bởi tàu ngầm nguyên tử đề án 658 bơi trong tư thế ngầm. Các thuỷ thủ đoàn do B.G.Blednov và E.V.Orsagosh chỉ huy đã đoạt giải của Tổng tư lệnh Hải quân. Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1981, tàu K-201 đề án 670 (thuyền trưởng – trung tá hải quân B.G.Blednov, chỉ huy trên tàu – Anh hùng Liên Xô, sư đoàn phó, đại tá hải quân V.T.Kozlov) đã hoàn thành chuyến đi trong thành phần một biên đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương (BPK “Petropavlovsk”, SKR “Retivyi”, tàu dầu “Irkut”) với việc vượt qua các eo biển của dãy Aleutska, bờ biển phía tây nước Mỹ, dọc theo quần đảo Hawai và quần đảo Nhật Bản. Nhiệm vụ đặt ra cho biên đội là khám phá hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm của Hải quân Mỹ tại khu vực này, chiến thuật sử dụng lực lượng và phương tiện phòng thủ chống ngầm, và phát hiện khả năng tác chiến, mặt mạnh và mặt yếu của kẻ thù tiềm năng. Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết đã đánh giá cao kết quả chiến dịch này.

Sự khai sinh và hình thành sư đoàn tàu ngầm chống tàu sân bay số 10

Tới năm 1985, các tàu ngầm nguyên tử thế hệ 1 được đưa ra khỏi biên chế sư đoàn chúng tôi, và thay thế cho chúng là các tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM từ sư đoàn 45 và sư đoàn được chuyển sang biên chế một sư đoàn tàu ngầm chống tàu sân bay. Than ôi, đó chính là thời kỳ phục vụ thú vị nhất của tôi tại Kamchatka.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_16.jpg)
Tàu ngầm nguyên tử đa mục tiêu đề án 671RTM.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/671rtm.gif)

Продольный разрез ПЛА пр. 671РТМ:
I – основная антенна ГАК «Скат-КС»; 2 – 533-мм ТА; 3 – 650-мм ТА; 4 – торпедопогрузочный люк; 5 – носовой (торпедный) отсек; 6 – носовой аварийный буй; 7 – носовой люк; 8 – выгородка запасных торпед и устройства быстрого заряжания; 9 – запасная 533-мм торпеда; 10 – запасная 650-мм торпеда;

II – цистерна беспузырной торпедной стрельбы; 12 – носовая дифферентная цистерна; 13 – аппаратная выгородка приборов управления ракетоторпедной и торпедной стрельбой «Ладога 1В-671РТ» и ГАК «Скат-КС»; 14 – АВ; 15 – ЦГБ; 16 – второй (жилой) отсек; 17 – третий (центрального поста) отсек; 18 – антенны ГАК «Скат-Б»; 19 – ходовой мостик; 20 – репитер гирокомпаса; 21 – перископ комплекса МТ-70-10; 22 – ПМУ «Синтез» (системы космической навигации); 23 – ПМУ антенны СОРС «Залив-П»; 24 – ПМУ антенны РЛК «Альбатрос»; 25 – ПМУ антенны радиопеленгатора «Завеса»; 26 – ПМУ антенны «Анис» (КСС «Молния-Л»); 27 – прочная рубка; 28 – центральный пост; 29 – выгородки радиоэлектронного вооружения и акустиков; 30 – выгородки вспомогательного оборудования и общесудовых систем (трюмных насосов, насосов общесудовой системы гидравлики, преобразователи и кондиционеры); 31 – четвертый (реакторный) отсек; 32 – реактор с парогенераторами, циркуляционными насосами и цистернами биологической защиты; 33 – ВВАБТ «Параван» и ее лебедка; 34 – пятый (турбинный) отсек; 35 – паровая турбина; 36 – планетарный редуктор; 37 – главный упорный подшипник; 38 – конденсатор; 39 – баллоны системы ВВД; 40 – шестой (электромеханический и вспомогательного оборудования) отсек; 41 – кормовой люк; 42 – кормовой аварийный буй; 43 – седьмой (жилой) отсек; 44 – восьмой (ГЭД и рулевых приводов) отсек; 45 – кормовая дифферентная цистерна; 46 – приводы горизонтальных рулей; 47 – вертикальные стабилизаторы; 48 – гондола УПВ «Руза-П» ГПБА ГАК «Скат-КС»; 49 – АТГ; 50 – приводы кормовых горизонтальных рулей; 51 – ВФТ (вспомогательные движители).


Sơ đồ cắt dọc đề án 671RTM:
I- Anten chủ của tổ hợp thủy âm "Skat-KS"; 2- Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm; 3- Thiết bị phóng ngư lôi 650 mm; 4- Cửa nạp đạn ngư lôi từ ngoài vào tàu ngầm; 5- Khoang (ngư lôi) mũi; 6- Phao cấp cứu đằng mũi tàu; 7- cửa nắp đằng mũi; 8- Giá chắn đạn ngư lôi và thiết bị nạp nhanh đạn ngư lôi; 9- Đạn ngư lôi dự trữ cỡ 533 mm; 10- Đạn ngư lôi dự trữ cỡ 650 mm; II- Sitec của hệ thống bắn đạn ngư lôi không tạo bọt; 12- Sitec chênh mớn mũi; 13- Buồng chắn các thiết bị điều khiển bắn ngư lôi và ngư lôi-tên lửa "Ladoga 1V-671RT" và tổ hợp thủy âm "Skat-KS"; 14- Cụm ắc quy; 15- Sitec dằn chính; 16- Khoang số 2 (khoang ở); 17- Khoang số 3 (buồng trung tâm); 18- Anten của tổ hợp thủy âm "Skat-B"; 19- Cầu điều hướng hành trình; 20- Bộ lặp của la bàn con quay; 21- Kính tiềm vọng thuộc tổ hợp MT-70-10; 22- Thiết bị (cột) nâng hạ "Sintez" (hệ thống đạo hàng vũ trụ); 23- Thiết bị nâng hạ anten của hệ thống dò tìm tín hiệu định vị vô tuyến "Zaliv-P"; 24- Thiết bị nâng hạ anten thuộc tổ hợp định vị vô tuyến "Albatros"; 25- Thiết bị nâng hạ anten máy định hướng (tầm phương) vô tuyến "Zavesa"; 27- Thiết bị nâng hạ anten của tổ hợp "Anis" (tổ hợp phương tiện truyền tin "Molnya-L");27- Buồng bền; 28- Buồng trung tâm; 29- Buồng chắn các vũ khí vô tuyến điện tử và thủy âm; 30- Buồng chắn các thiết bị hỗ trợ và hệ thống chung trên hạm (các máy bơm hầm tàu, hệ thủy lực  của các máy bơm dùng chung trên hạm, các bộ biến đổi điện và các bộ điều khiển); 31- Khoang số 4 (lò phản ứng); 32- Lò phản ứng hạt nhân nguyên tử với thiết bị sinh hơi, các bơm chu trình kín và các sitec bảo vệ sinh học; 33- Thiết bị thả phao liên lạc nổi "Paravan" và hệ tời của nó; 34- Khoang số 5 (khoang tuabin); 35- Máy tuabin hơi; 36- Hộp giảm tốc kiểu thiết bị hành tinh; 37- Ổ gối đỡ trục chính; 38- Thiết bị tích điện; 39- Các bình chứa thuộc hệ thống khí nén áp suất cao; 40- Khoang số 6 (các thiết bị cơ điện và hỗ trợ); 41- Cửa nắp phía đuôi tàu; 42- Phao cứu nạn phía đuôi tàu; 43- Khoang số 7 (khoang ở); 44- Khoang số 8 (khoang động cơ đẩy chạy điện và cơ cấu dẫn động bánh lái); 45- Sitec chênh mớn phía đuôi tàu; 46- Cơ cấu dẫn động bánh lái phương ngang; 47- Thiết bị ổn định theo phương đứng; 48- Vỏ bao thủy khí động hình giọt nước (каплеобразная гондола) của thiết bị thả và thu "Ruza-P" (Устройства её Постановки и Выборки) của anten có khả năng kéo mở linh hoạt (ГПБА -Гибкая Протяженная Буксируемая Антенна) thuộc tổ hợp thủy âm "Skat-KS"; 49- Máy phát tuabin tự động; 50- Cơ cấu dẫn động bánh lái ngang phía đuôi tàu; 51- Chân vịt kiểu fluger VFT (Cơ cấu hỗ trợ truyền động). Chân vịt kiểu fluger hay chân vịt kiểu cánh quạt đo gió là chân vịt có hai chế độ làm việc theo 2 vị trí tương đối so với dòng chảy chất lưu của cánh quạt chân vịt: vị trí "cánh quạt đẩy nước" hoặc vị trí "thuận dòng chảy" (ВФТ - винт флюгерного типа (или двухпозиционный винт))

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Năm, 2011, 02:18:10 pm
(tiếp)

(ru.viki)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Ta-vozduh-3.jpg)
Схема торпедного аппарата с БПС
1 — розмах открывания передней крышки; 2 — предохранительный клапан; 3 — невозвратный клапан; 4 — боевой баллон; 5 — горловина установки хода торпеды; 6 — курковой зацеп; 7 — горловина над впускным и запирающим клапанами торпеды; 8 — задняя труба (внутри ПК); 9 — передняя труба (снаружи ПК); 10 — торпеда; 11 — привод открывания передней крышки и волнорезного щита; 12 — труба системы осушения и вентиляции; 13 — передняя крышка; 14 — волнорезный щит; 15 — волнорезный щит в «утопленном» (боевом) положении



Sơ đồ thiết bị phóng ngư lôi với hệ thống đảm bảo bắn không tạo bọt
(БПС- Система беспузырной стрельбы беспузырной, или торпедной стрельбы - БТС)

1-Biên độ mở của cửa nắp trước; 2- Van bảo hiểm; 3- Van một chiều; 4- Bình khí nén tác chiến; 5- Họng thiết bị hành trình của đạn ngư lôi; 6- Mấu lồi của cò điểm hỏa đạn ngư lôi; 7- Họng phía trên các van nạp và khóa đạn ngư lôi; 8- Đoạn ống sau (nằm trong vỏ bền của tàu ngầm); 9- Đoạn ống phía trước (nằm ngoài vỏ bền); 10- Đạn ngư lôi; 11- Dẫn động mở cửa nắp trước và khiên bảo vệ chống sóng; 12- Đường ống thuộc hệ thống sấy khô và thông khí; 13- Cửa nắp trước; 14- Khiên bảo vệ chống sóng đánh; 15- Khiên chống sóng khi chiến đấu trong tư thế "chìm" dưới nước.

Hệ thống bắn không tạo bọt (БПС) hay còn gọi là hệ thống bắn ngư lôi không sinh bọt (БТС) - toàn bộ các thiết bị của tàu ngầm, cho phép bắn từ ống phóng ngư lôi (ТА) với biện pháp dẫn động khí sao cho chất khí không thoát ra ngoài mạn tàu - tức là không tạo ra bọt khí.
Vấn đề này có lịch sử của nó.
Hầu hết các thiết bị phóng ngư lôi trên tàu ngầm có dẫn động khí - ngư lôi được bắn bằng không khí nén. Dễ hiểu rằng, giữa ngư lôi và thành ống phóng ngư lôi có khe hở. Để không khí không thoát ra qua khe giữa đạn và ống phóng, đã có các vòng chắn. Nhưng ngay khi đạn đi qua các vòng chắn này, không khí không thể giữ thêm được (trong ống phóng) bằng thiết bị nào nữa.
Trong và ngay sau Thế chiến thứ nhất, thiết bị phóng ngư lôi đã làm việc theo cách như vậy. Bọt khí hình thành từ phát bắn làm giảm tính bất ngờ của cuộc tấn công, làm lộ mục tiêu tàu ngầm và làm đơn giản hóa công việc tiêu diệt tàu ngầm của các lực lượng săn ngầm, thêm nữa nó còn cào bằng sự thiếu vắng các phương tiện hiệu quả nhằm bắn trúng tàu ngầm đang lặn xuống.
Trong thời gian giữa các cuộc chiến tranh hệ thống bắn không sinh bọt đã được hoàn thiện. Những quốc gia châu Âu là những quốc gia đầu tiên đi theo khuynh hướng đó - Hà Lan, Đức, Anh. Liên Xô cũng có phương án riêng của mình, nhưng tới đầu Thế chiến hai, phần lớn các tàu ngầm xô viết vẫn chưa được trang bị hệ thống này. Điều đó đã được các tác giả A.V.Platonov và V.M.Lurie đề cập trong sách "Các chỉ huy tàu ngầm xô viết thời kỳ 1941-1945" xuất bản năm 1996, sau nhiều năm các tác giả làm việc với các tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Hải quân. Đó là cuốn sách tiếp theo sách "Tàu chiến Xô viết giai đoạn 1941-1945. Tàu ngầm" cũng được xuất bản năm 1996. Như một biện pháp nửa vời, kết cấu tàu ngầm kiểu "S" đã đảm bảo bọt khí sinh ra ở phạm vi nhỏ.
Chúng ta hãy xét nguyên lý của hệ thống.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống bắn không sinh bọt là ở chỗ, sau khi đạn đạt được vận tốc cần thiết trong thiết bị phóng (theo hành trình quá độ qua 2 phần 3 chiều dài ống phóng), van phóng sẽ mở ra tự động và diễn ra sự dồn không khí từ thiết bị phóng vào trong khối vỏ bền (ПК). Khi đó áp suất trong ống phóng sẽ giảm xuống thấp hơn ngoài mạn tàu, và nước ngoài mạn sẽ tràn vào chiếm chỗ khoảng không gian được giải phóng hết không khí.
Sau khi lấp đầy ống phóng ngư lôi, một phần nước qua van thông (thoát) khí chảy vào sitec thay thế ngư lôi chuyên dụng (специальную торпедозаместительную цистерну) với một số lượng đủ cân bằng trọng lượng đạn ngư lôi đã bắn đi. Van thông này đóng lại tự động đúng thời điểm mà số lượng cần thiết nước ngoài mạn đã vào đủ trong sitec thay thế ngư lôi (Прасолов, С.Н., Амитин, М.Б. Устройство подводных лодок. Б.м., б.г.).
Trên các tàu ngầm Đức kiểu VII, để đẩy ngư lôi đi người ta sử dụng không phải khí ép trực tiếp, mà là pít tông khí nén, việc này thực sự làm đơn giản hóa thiết bị bắn ngư lôi không sinh bọt (БТС) (theo nguồn: М. Э. Морозов, В. А. Нагирняк Стальные акулы Гитлера. Серия «VII». — М.: «Коллекция», «Яуза», «Эксмо», 2008. — С. 26—27. — 144 с. — ISBN 978-5-699-29092-5). Không khí nén, ép bởi pit tông, trong trường hợp này, được xả không phải vào nước, mà vào khoang ngư lôi.
Những hạn chế cần xem xét.
Phản áp sẽ thay đổi theo chiều sâu. Bởi vậy áp suất của phát bắn cần phải được điều tiết sao cho phù hợp. Nó không thể quá lớn - khi đó sẽ sinh bọt khí, hay cũng không được quá nhỏ - đạn ngư lôi sẽ không lấy được tốc độ cần thiết và phát bắn sẽ không xảy ra.Vì thể tích bình khí nén tác chiến là cố định và điểm tiêu hao van xả đã quy định rồi, cần điều tiết thể tích mà không khí thoát ra đến mức nào.
Để đảm bảo có thể bắn được ngư lôi theo phương pháp không sinh bọt trên chiều sâu kính tiềm vọng hay gần với chiều sâu ấy, thể tích được tăng lên, - các cửa ngăn cách tiếp giáp với khoang ngư lôi được mở ra. Ví dụ trên các tàu ngầm xô viết đề án 613 khi bắn ngư lôi mũi, các cửa khoang I/II и II/III được mở ra. Dù vậy, bước nhảy áp suất đột ngột mà đội thủy thủ cảm thấy cũng đủ gây đau bệnh (theo nguồn: Бондаренко, А. Г. Основы устройства ПЛ. Курс лекций для слушателей военно-морских учебных заведений. Л., 1982).
Một cách tương ứng, chiều sâu sử dụng thiết bị phóng lôi dẫn động bằng khí bị giới hạn ở khoảng chiều sâu 60 m. Tại các chiều sâu lớn, sử dụng khí nén để bắn đạn ngư lôi là không hợp lý về mặt kỹ thuật - lượng khí tiêu hao sẽ quá lớn, mà tính toán độ bền lại đòi hỏi thành ống phóng ngư lôi phải dày thêm.Toàn bộ hệ thống sẽ trở nên quá nặng nề. Đối với những trường hợp như thế người ta áp dụng thiết bị phóng theo nguyên lý khác - nguyên lý khí ép thủy lực (пневмогидравлические торпедные аппараты).

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Năm, 2011, 02:22:28 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_20.jpg)
Tàu ngầm nguyên tử đa mục tiêu đề án 671 "K-254"

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_21.jpg)
Tàu ngầm nguyên tử đa mục tiêu đề án 671RTMK

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_1400.jpg) (http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_1300.jpg)

       Đề án 671RTMK          và               671RTM. Nhìn từ phía mũi tàu



(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_1500.jpg)
ПЛА пр. 671РТМ (вид с правого борта):
I – гондола УПВ «Руза-П» ГИБЛ ГАК «Скат-КС»; 2 – ПМУ «Анис»; 3- ПМУ АП радиопеленгатора «Завеса»; 4 – ПМУ АП РЛК «Каскад»; 5 – РКП; 6 – ПМУ «Кипарис»; 7 – ПМУ АП СОРС «Залив-П»; 8 – ПМУ «Синтез»; 9 – перископ ПЗНГ-10М

Đài chỉ huy 671RTM (nhìn từ mạn phải):

I- Vỏ hình giọt nước chứa anten cùng thiết bị "Ruza-P" thả và thu anten kéo mở linh hoạt thuộc tổ hợp thủy âm "Skat-KS"; 2- Thiết bị nâng hạ (kiểu cột buồm) anten "Anis" của tổ hợp phương tiện liên lạc vô tuyến (КСС – комплекс средств связи «Молния-Л»); 3- Thiết bị nâng hạ trạm anten của máy định hướng (tầm phương) vô tuyến "Zavesa"; 4- Thiết bị nâng hạ trạm anten tổ hợp định vị vô tuyến "Kaskad"; 5- Thiết bị thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén dưới mặt nước; 6- Thiết bị nâng hạ anten "Kiparis" (КСС – комплекс средств связи «Молния»); 7- Thiết bị nâng hạ trạm anten hệ thống dò tìm tín hiệu định vị vô tuyến "Zaliv-P"; 8- Thiết bị nâng hạ anten "Sintez" (đạo hàng vũ trụ);9- Kính tiềm vọng PZNG-10M

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_1700.jpg)

ПЛА пр. 671PTM (вид с левого борта):
1 – гондола УПВ «Руза-П» ГПБА ГАК «Скат-КС»; 2 – ПМУ «Анис»; 3 – ПМУ АП радиопеленгатора «Завеса»; 4 – ПМУ АП РЛК «Каскад»; 5 – РКП; 6 – ПМУ «Кипарис»; 7 – ПМУ АП СОРС «Залив-П»; 8 – ПМУ «Синтез»; 9 – перископ ПЗНГ-10М

Đài chỉ huy 671RTM (nhìn từ mạn trái):

I- Vỏ hình giọt nước chứa anten cùng thiết bị "Ruza-P" thả và thu anten kéo mở linh hoạt thuộc tổ hợp thủy âm "Skat-KS"; 2- Thiết bị nâng hạ (kiểu cột buồm) anten "Anis" của tổ hợp phương tiện liên lạc vô tuyến (КСС – комплекс средств связи «Молния-Л»); 3- Thiết bị nâng hạ trạm anten của máy định hướng (tầm phương) vô tuyến "Zavesa"; 4- Thiết bị nâng hạ trạm anten tổ hợp định vị vô tuyến "Kaskad"; 5- Thiết bị thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén dưới mặt nước; 6- Thiết bị nâng hạ anten "Kiparis" (КСС – комплекс средств связи «Молния»); 7- Thiết bị nâng hạ trạm anten hệ thống dò tìm tín hiệu định vị vô tuyến "Zaliv-P"; 8- Thiết bị nâng hạ anten "Sintez" (đạo hàng vũ trụ);9- Kính tiềm vọng PZNG-10M


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_18.jpg)
ПЛА пр. 671РТМК (вид с правого борта):
1 – гондола УПВ «Руза-П» ГПК А ГАК «Скат-2М»; 2 – ПМУ «Кора»; 3 – ПМУ АП радиопеленгатора «Завеса»; 4 – ПМУ АП РЛК «Каскад»; 5 – РКП; 6 – ПМУ «Анис»; 7 – ПМУ АП СОРС «Залив-П»; 8 – ПМУ «Анис»; 9 – перископ ПЗНГ-10М; 10 – датчики СОКС

Đài chỉ huy 671RTMK (nhìn từ mạn phải):

I- Vỏ hình giọt nước chứa anten cùng thiết bị "Ruza-P" thả và thu anten kéo mở linh hoạt thuộc tổ hợp thủy âm "Skat-2M"; 2- Thiết bị nâng hạ (kiểu cột buồm) anten "Kora" của tổ hợp phương tiện liên lạc vô tuyến (КСС – комплекс средств связи " Молния "); 3- Thiết bị nâng hạ trạm anten của máy định hướng (tầm phương) vô tuyến "Zavesa"; 4- Thiết bị nâng hạ trạm anten tổ hợp định vị vô tuyến "Kaskad"; 5- Thiết bị thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén dưới mặt nước; 6- Thiết bị nâng hạ anten "Anis" (КСС – комплекс средств связи «Молния-Л»); 7- Thiết bị nâng hạ trạm anten hệ thống dò tìm tín hiệu định vị vô tuyến "Zaliv-P"; 8- Thiết bị nâng hạ anten "Anis";9- Kính tiềm vọng PZNG-10M; 10- Bộ cảm biến thu của hệ thống phát hiện vệt rẽ nước (СОКС – система обнаружения кильватерного следа)


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_19.jpg)
ПЛА пр. 67JPTMK (вид с левого борта):
1 – гондола УПВ «Руза-П» ГПБА ГАК «Скат-2М»›; 2 – ПМУ «Кора», 3 – ПМУ АП радиопеленгатора «Завеса»; 4 – ПМУ АП РЛК «Каскад»; 5 – РКП; 6 – ПМУ «Анис»; 7 – ПМУ АП СОРС «Залив-П»; 8 – ПМУ «Анис»; 9 – перископ ПЗНГ-10М; 10 – датчики СОКС

Đài chỉ huy 671RTMK (nhìn từ mạn trái):

I- Vỏ hình giọt nước chứa anten cùng thiết bị "Ruza-P" thả và thu anten kéo mở linh hoạt thuộc tổ hợp thủy âm "Skat-2M"; 2- Thiết bị nâng hạ (kiểu cột buồm) anten "Kora" của tổ hợp phương tiện liên lạc vô tuyến (КСС – комплекс средств связи " Молния "); 3- Thiết bị nâng hạ trạm anten của máy định hướng (tầm phương) vô tuyến "Zavesa"; 4- Thiết bị nâng hạ trạm anten tổ hợp định vị vô tuyến "Kaskad"; 5- Thiết bị thuộc hệ thống đảm bảo sự làm việc của máy nén dưới mặt nước; 6- Thiết bị nâng hạ anten "Anis" (КСС – комплекс средств связи «Молния-Л»); 7- Thiết bị nâng hạ trạm anten hệ thống dò tìm tín hiệu định vị vô tuyến "Zaliv-P"; 8- Thiết bị nâng hạ anten "Anis";9- Kính tiềm vọng PZNG-10M; 10- Bộ cảm biến thu của hệ thống phát hiện vệt rẽ nước (СОКС – система обнаружения кильватерного следа)  


.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Năm, 2011, 05:12:32 pm
(tiếp)

Các thông số kỹ-chiến thuật chủ yếu đề án 671RTM (K)

Lượng choán nước, tấn:
- Tư thế nổi: 4900
- Tư thế ngầm: 6280
Chiều dài lớn nhất, m: 106,1; 107,1
Chiều rộng thân lớn nhất, m: 10,6
Mớn nước trung bình, m: 7,5
Trên tàu ngầm lắp 2 chân vịt bước cố định (ВФШ – винт фиксированного шага), các chân vịt được lắp theo sơ đồ tiếp đôi («тандем»)
Kiểu kết cấu-kiến trúc: hai vỏ
Sức nổi dự trữ 28% (so với lượng choán nước tiêu chuẩn)
Chiều sâu lặn, m:
- Chiều sâu làm việc: 320
- Chiều sâu tới hạn: 400
Khả năng bơi đơn, ngày đêm: 80
Thủy thủ đoàn, người: 94, 96 (trên đề án 671RTMK)
Thiết bị năng lượng:
Các cơ cấu chủ yếu:
- kiểu: năng lượng nguyên tử
- Thiết bị sinh hơi:
- số lượng x kiểu lò phản ứng hạt nhân nguyên tử: 2 x VVR (lò nước-nước: ВВР водо-водяной реактор)
- nhãn hiệu lò phản ứng hạt nhân nguyên tử: V.M-4-A (В.М-4-A)
- tổng công suất nhiệt của lò phản ứng, MW: 144
- Thiết bị tuabin hơi:
- số lượng x công suất hệ thống tuabin khí, mã lực: 1 x 31 000
- số lượng x công suất máy phát điện tuabin tự động, kW: 1 x 2 000
- số lượng x kiểu dẫn động: 1 x trục vit bước cố định VFSh (ВФШ -винт фиксированного шага) hoặc 2 x trục vit bước cố định VFSh loại ít tiếng ồn, lắp đặt theo sơ đồ "tiếp đôi" («тандем») (lắp đặt khi đóng tàu trên các tàu К-138, К-292, К-388, K-414 и К-448)
Nguồn năng lượng dự trữ và phương tiện di chuyển:
- số lượng x công suất máy phát diezen, kW: 2 x 460
- thiết bị cụm ắc quy:
- kiểu ắc quy: axit-chì (426-11)
- số lượng cụm ắc quy x số yếu tố trong cụm: 2 x 112
- số lượng x công suất động cơ điện hỗ trợ (ЭД – электродвигатель), kW: 2 x 375
- số lượng x kiểu dẫn động hỗ trợ: 2 x chân vịt kiểu fluger (ВФТ )
Tốc độ toàn tải, dặm:
- lớn nhất trong tư thế nổi: 10 (một số tài liệu khác là 11,6)
- lớn nhất trong tư thế lặn: 30
Vũ khí:
Tên lửa:
- kiểu tổ hợp tên lửa: "Granat" (tính vào cơ số chiến đấu ngư lôi 533 mm)*
- kiểu tên lửa hành trình chiến lược: RK-55 (3M-10V2/ЗМ-10В2 - КРСН РК-55, Крылатая ракета стратегического назначения: РК-55 "ГРАНАТ", по классификации НАТО SS-N-21 Sampson )
- kiểu tên lửa phòng không di động: "Strela-3M"
- số lượng trong ống chứa bảo quản: 3 đạn /1 ống
- cơ số đạn TLPK: 3 đạn x 6
Ngư lôi:
- số lượng x kích cỡ thiết bị phóng ngư lôi, mm: 2 x 650
- cơ số dự trữ chiến đấu (kiểu) ngư lôi: 6 (65-73 và 65-76)
- số lượng x kích cỡ thiết bị phóng ngư lôi, mm: 4 x 533
- cơ số dự trữ chiến đấu (kiểu) ngư lôi và tên lửa chống ngầm có điều khiển (ПЛУР - Противолодочные управляемые ракеты):
18 (đạn ngư lôi 53-65К và SEТ-65 hoặc tên lửa chống ngầm có điều khiển 83R và 84R  "Vodopad" (ПАРК «Водопад»), hoặc M5 "Shkval" (М5 ПАРК «Шквал»)
- thiết bị điều khiển bắn ngư lôi và ngư lôi-tên lửa (ракетоторпед): "Ladoga 1V-671RT"
- hệ thống chuẩn bị (huấn luyện) ngư lôi: "Kalmar"
Vũ khí vô tuyến điện tử:
- hệ thống thông tin-chỉ huy (БИУС–боевая информационно-управляющая система): "Omnibus"
- hệ thống chỉ huy bắn trên hạm (КСУС – корабельная система управления стрельбой): "Akatsia"
- tổ hợp dẫn đường hàng hải (НК–навигационный комплекс): "Medveditsa"-RTM" («Медведица-РТМ»)
- tổ hợp phương tiện truyền tin (КСС – комплекс средств связи): "Molnya-L" («Молния-Л»)
- hệ thống phương tiện thông tin liên lạc: "Tsunami-BM" (система СС «Цунами-БМ»)
- tổ hợp thủy âm: "Skat-KS" (МГК-500) hoặc "Skat-2M" (МГК-500)**
- tổ hợp thiết bị định vị vô tuyến: "Kaskad" (МРК-50) với thiết bị phụ trợ "Korma" (МРК-57)
- hệ thống dò tìm tín hiệu định vị vô tuyến: "Zaliv-P" (МРП-21A)
- tổ hợp vô tuyến truyền hình: MT-70-10
- kính tiềm vọng: PZNG-10M

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/SSN-21RK-55.jpg)

*Tổ hợp tên lửa hạm: tên lửa có cánh phóng từ tàu ngầm RK-55
Kiểu thiết bị phóng – Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm
Vật mang – Tàu ngầm
Tầm xa – 3000 m
Tốc độ - 0,7 M
Kiểu đầu đạn – đầu đạn hạt nhân (БЧ - ядерная)
Chiều dài – 8,09 m
Đường kính – 0,51 m
Sải cánh – 3,3 m
Trọng lượng xuất phát – 1,7 tấn
Dẫn đường quán tính thụ động kết hợp chủ động có sửa theo bản đồ địa hình-địa vật
(ИНС+по рельефу местности: инерциальную систему наведения с коррекцией местоположения, основанной на принципе сравнения с картой местности, введенной в бортовую вычислительную машину перед пуском)

**Lúc đầu dự kiến trên tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM sẽ lắp tổ hợp thủy âm "Skat-M" (phiên bản nhỏ) hoặc "Skat-B" (phiên bản lớn). Sự khác nhau giữa các tổ hợp này là ở kích thước anten chủ, dẫn đến một số thay đổi về số lượng giá đỡ trong vỏ bền của tàu ngầm và sự khác nhau trong tải trọng trên tàu. Ở cả hai tổ hợp, anten chủ được lắp trong ống bao hình trụ, trong đó có các thiết bị xử lý sơ bộ thông tin. Cuối cùng người ta dừng lại với tổ hợp thuỷ âm “Skat-KS” (MGK-500), mà phần lớn các tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTMK đã thay thế sang tổ hợp thuỷ âm “Skat-2M” (MGK-500). Việc bố trí thiết bị thu và thả anten kéo mở linh hoạt (УПВ ГПВА) trong bầu thuỷ khí động hình giọt nước phía trên cánh đuôi, được giải thích rằng tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM, tại đuôi tàu có một phần là kết cấu một vỏ, điều đó loại trừ việc lắp đặt thiết bị thả và thu anten (УПВ) trong vỏ bền hoặc tại cánh đuôi.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Năm, 2011, 03:41:08 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/ribachyi_map_002mi-1.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/ribachyi_kosmos_002vi.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/ribachyi_gde_001vi.jpg)
Vị trí căn cứ chính sư đoàn 10 tại vịnh Krashennikov trên ảnh vệ tinh. Từ đây các tàu ngầm của sư đoàn vượt TBD tới căn cứ Cam Ranh, gia nhập đội hình sư đoàn 38 binh đoàn 17 phục vụ theo phương thức luân phiên. Trên hình có thể thấy rõ quần đảo Aleutska - Aleutian (vòng cung núi lửa Aleutian), trước đây thuộc nước Nga Sa hoàng (đã bán cho Mỹ cùng Alaska), mà các tàu ngầm hạm đội TBD phải vượt qua trong nhiệm vụ phát hiện hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm xô viết của người Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/600px-Aleutians-space.jpg)
Quần đảo Aleutian nhìn từ vũ trụ, các đảo Atka, Amlia và một phần quần đảo. Ảnh chụp tháng 4 năm 1993 bởi phi hành đoàn STS-56 trên tàu con thoi Discovery (http://eol.jsc.nasa.gov/sseop/EFS/lores.pl?PHOTO=STS056-71-31).

Các tàu ngầm được tổ chức thành các nhóm đột kích (ударные группы - УГ), gồm một tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM và 2 tàu ngầm nguyên tử đề án 670. Chỉ huy nhóm đột kích có vị trí trên tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM, anh ta sẽ nhận lệnh từ Sở chỉ huy trên bờ (БКП - берегового командного пункта) mà chỉ huy nhóm đột kích. Tất cả các nhóm đột kích lần lượt trực ban chiến đấu trong 4 tiếng liên tục sẵn sàng rời cầu tàu ra khơi. Các nhóm đột kích có nhiệm vụ chiến đấu với các nhóm tàu chiến của đối phương và, trước hết là chống lại các cụm tàu sân bay.


Đội hình chiến đấu của nhóm đột kích là độc nhất vô nhị, có tính chất thử nghiệm và duy nhất trong Hạm đội Hải quân Liên Xô, hoặc là (nói cách khác) toàn bộ sư đoàn 10 ra khơi khi hoạt động chống lại các đơn vị tàu chiến đối phương. Đội hình đó gọi là đội hình "vòng đệm" («шайбой»). Các tàu ngầm bố trí thành hình vòng tròn trong các khu vực trách nhiệm của mình so với trung tâm đội hình chiến đấu, đội hình này được vận động theo các hướng phụ trách và dùng tốc độ tiến về hướng trung tâm đội hình chiến đấu của đơn vị tàu chiến của đối phương, chồng lên đội hình đối phương, và các tàu ngầm của nhóm đột kích sử dụng vũ khí của mình phải công kích tiêu diệt đối phương. Theo điều lệnh, các tàu ngầm đề án 671RTM hoạt động trong các cung mũi (các khu vực phía trước) của đội hình chiến đấu, làm nhiệm vụ trinh sát cho nhóm đột kích trong đội hình chiến đấu của chúng tôi. Chúng có tốc độ khá, có vũ khí trinh sát vô tuyến điện tử (vũ khí radar) có tính năng hoàn thiện hơn. Trong đội hình này của các tàu ngầm, tất cả các biện pháp an toàn đều phải được tuân thủ theo đúng các tài liệu quy định. Tất nhiên, một đội hình chiến đấu như thế của các tàu ngầm có thể chỉ có ở Không gian Chiến trường trên biển Thái Bình Dương, nơi có được một khoảng không gian mặt nước rộng lớn cùng với độ sâu lớn của đại dương (Тихоокеанский ТВД - Тихоокеанский театр военных действий). Tất cả các cuộc tập trận diễn ra để hoàn thiện sự hợp đồng giữa các tàu ngầm trong nhóm đột kích, vừa bao gồm lại vừa phối hợp cùng các lực lượng binh chủng khác nhau của Hạm đội Thái Bình Dương, các máy bay mang tên lửa (chống hạm) và các máy bay tiêm kích cũng như các tàu chiến mặt nước, những vấn đề đó đòi hỏi sự nỗ lực rất to lớn của mọi phòng ban trong cơ quan tham mưu sư đoàn. Nhưng tất cả đã diễn ra thành công và khẳng định khả năng sống động của các chiến thuật hoạt động của tàu ngầm nguyên tử trong nhóm đột kích khi áp dụng bất cứ đội hình chiến đấu nào. Điều khiển các tàu ngầm trong nhóm đột kích cần thuận tiện và nhanh chóng, để làm được điều này tại sư đoàn đã soạn thảo phương pháp truyền tin đặc biệt. Khi thi đua tranh giải của Tổng tư lệnh Hải quân, các tàu ngầm nguyên tử trong nhóm đột kích thuộc sư đoàn 10 thường xuyên giành thắng lợi trước nhóm đột kích tàu ngầm nguyên tử của Hạm đội Biển Bắc trong những năm 1988, 1989 và 1990.

Theo các tài liệu hướng dẫn chỉ huy tàu chiến của sư đoàn 10, tại sư đoàn đã phân ra 3 nhóm tàu ngầm đột kích (УГПЛ) như sau:
- Nhóm № 1 (К-360 đề án671РТМ, К-25 đề án 670, К-212 đề án 670);
- Nhóm № 2 (К-412 đề án 671РТМ, К-320 đề án 670, К-121 đề án 670);
- Nhóm №3 (К-507 đề án 671РТМ, К-325 đề án 670, К-308 đề án 670).
Tham mưu trưởng sư đoàn, hai sư đoàn phó sư đoàn tàu ngầm lãnh trách nhiệm chỉ huy trưởng các nhóm tàu ngầm đột kích. Tàu chỉ huy được ấn định là K-355 đề án 671RTM, trên đó, trong thời gian tác chiến sẽ đặt bộ tham mưu hành quân do tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 10 lãnh đạo. Các thủy thủ đoàn tàu ngầm số 228, 305, 506, 581 làm dự bị trong thời gian chiến sự và đảm bảo duy trì cấp sẵn sàng chiến đấu đã quy định trong thời bình. Phụ thuộc vào sự sẵn sàng về kỹ thuật, tàu ngầm đề án 670 trong thành phần nhóm đột kích sẽ được thay thế, thỉnh thoảng trong đội hình của nhóm có các tàu ngầm nguyên tử của sư đoàn tàu ngầm số 42 gia nhập.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/16.jpg)
Chuẩn bị hành quân. Lắp đạn tên lửa lên tàu ngầm K-25 thuộc nhóm đột kích số 1, năm 1987. Ảnh của đại tá hải quân Plishkin A.F.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Copyofimage001.jpg)
Nhóm tàu ngầm đột kích số 1: K-325 (hoặc K-212), K-25, cả hai thuộc đề án 670, và K-360 đề án 671RTM tại vịnh Krashennikov những năm 198x.
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Năm, 2011, 08:40:58 pm
(tiếp)

Những người khai sinh ra chiến thuật hoạt động như thế của tàu ngầm nguyên tử là: tư lệnh phân hạm đội tàu ngầm nguyên tử số 2, chuẩn đô đốc Baltin E.D., tư lệnh sư đoàn 10 đại tá hải quân Alkaev N.N., Tham mưu trưởng sư đoàn 10 đại tá hải quân Valuev V.P. và đại tá hải quân Komaritsyn A.A. sau khi đến thay thế đại tá hải quân Alkaev làm tư lệnh sư đoàn. Đóng góp lớn cho việc hoàn thiện sơ đồ chiến thuật "vòng đệm" và chiến thuật áp dụng nó vào thực tế chiến đấu là các sỹ quan bộ tham mưu và các thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử của sư đoàn.
Để các thuyền trưởng tàu ngầm trong nhóm đột kích hiểu nhau trên biển ngay khi mới nói nửa lời, tư lệnh sư đoàn đại tá hải quân Alkaev N.N. đã khuyên họ trên bờ phải luôn gắn bó cùng nhau: ăn cùng một bàn tại nhà ăn, đi công tác cùng nhau rồi cùng nhau về nhà khi xong công việc, các gia đình giao lưu cùng nhau trong những dịp lễ hội và tiến hành thao luyện tất cả các bài tập cùng nhau.
Sự công nhận cao nhất tính xác đáng của việc áp dụng chiến thuật mới đã hoàn thiện chính là việc đoạt giải của Tổng tư lệnh Hải quân trong năm 1988 của nhóm đột kích (đại tá hải quân V.P.Valuev) trong đội hình có K-360 (đại tá hải quân V.P.Kulish), K-308 (trung tá hải quân A.P.Nestrughin) và một tàu ngầm nguyên tử (con tàu do thủy thủ đoàn số 335 "giữ" dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân I.A.Fomin).
Năm 1989, chiếm giải của Tổng tư lệnh Hải quân là nhóm tàu ngầm đột kích (đại tá hải quân B.G.Blednov) trong đội hình có K-360 (trung tá hải quân A.M.Tomilov), K-201 (trung tá hải quân A.V.Saltykov), K-302 (đại tá hải quân M.A.Mazugo).
Năm 1988 đã thành lập sư đoàn tàu ngầm chống đoàn tàu có hộ tống số 42 (42-я противоконвойная дивизия), trong thành phần của nó có các tàu ngầm nguyên tử thế hệ 1 đề án 675MK và một phần các tàu ngầm nguyên tử đề án 670 chuyển từ sư đoàn 10 sang.
Được trao trách nhiệm chỉ huy đơn vị này là đại tá hải quân Valuev Vladimir Prokopievitch, Tham mưu trưởng - đại tá hải quân Mirgazov Dmitrii, Phó sư đoàn trưởng - đại tá hải quân Zykov Anatolii Viktorovitch và tôi, đại tá hải quân Temnov V.P. Chúng tôi là những người kế thừa sư đoàn 10 và tiếp tục hoàn thiện chiến thuật hoạt động của tàu ngầm nguyên tử trong thành phần nhóm đột kích, nhưng đã phát triển trong một thành phần khác về chất và chống lại đoàn tàu có hộ tống của đối phương. Tại sư đoàn 42 đã soạn ra các đội hình chiến đấu mới của tàu ngầm nguyên tử trong nhóm đột kích bằng cách phát triển tiếp đội hình trước đây. Một trong số đội hình đó được gọi là "búa khoan đá" («кувалдой»), và nó đã được đưa vào trong tài liệu TRPL-90 (ТРПЛ-90, tức "Huấn luyện tàu ngầm - 90"). Nhưng đó là việc về sau.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/15.jpg)
Thuỷ thủ đoàn 379 dưới sự chỉ huy của trung tá hải quân Temnov V.P. trong Ngày Hải quân. Tháng 7 năm 1985.
Ảnh của đại tá hải quân hồi hưu Temnov V.P.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/17_1.jpg)    (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/17_2.jpg)
Năm 1985, 4 tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM (K-355, K-360, K-412, K-507) và 2 thủy thủ đoàn dự bị (506 và 581) đến gia nhập quân số sư đoàn 10. Biên chế tổ chức thay đổi để mang lại cho sư đoàn một hình thái hoạt động mới, một tên gọi mới: từ tháng 3 năm 1985, sư đoàn được gọi là sư đoàn tàu ngầm chống tàu sân bay số 10 của Hạm đội Thái Bình Dương.

Năm 1986 có hai chuyện vui đến với tôi.
1- Ngày 27 tháng 3 năm 1986, tôi có đứa con trai thứ hai , Aleksandr.
2- Năm 1986 tôi vào học tại Học viện Hải quân mang tên Đô đốc Kuznetsov tại khoa hàm thụ.
Do sự căng thẳng trong công tác thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của các tàu ngầm tại sư đoàn, không thể có đủ thời gian để lấy giấy phép điều khiển độc lập tàu ngầm và giấy phép sử dụng vũ khí của thuyền trưởng tàu ngầm, vì thế tư lệnh sư đoàn chuẩn đô đốc Komaritsyn A.A. khăng khăng "khuyên bảo" tôi và một thuyền trưởng khác trong sư đoàn là đại tá hải quân Kulish V.P. đi học hàm thụ. Chúng tôi đã sát hạch thành công tại Trường Cao đẳng Hải quân mang tên Đô đốc S.O.Makarov của Hạm đội Thái Bình Dương và được nhập học khoa hàm thụ. Cùng với thuyền trưởng "K-360" đại tá hải quân Kulish V.P. chúng tôi đã học tập trong 4 năm trời, hằng năm đáp tàu xe đi đến phiên học vào thời gian mùa thu. Việc học hàm thụ thậm chí tỏ ra là phương án tốt hơn cả. Chúng tôi không mất khoản phụ cấp Kamchatka khi lĩnh lương, mà còn thực hiện được nhiệm vụ trực chiến trong khoảng giữa các kỳ học tập trung. Năm 1987 tôi còn kịp đi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu 4 tháng, lần này lại ở biển "Nam Trung Hoa", và lại ghé vào cảng Cam Ranh của Việt Nam.

Nhiệm vụ chiến đấu năm 1987 đối với thủy thủ đoàn số 379 chúng tôi không được đưa vào kế hoạch trước, chúng tôi vẫn trực chiến, nhưng do sự không sẵn sàng vì những nguyên nhân kỹ thuật của một trong những con tàu tại sư đoàn tàu ngầm số 10, mà vinh dự ấy lại rơi vào chúng tôi. Chúng tôi đã chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu vô cùng hào hứng và rất kỹ càng, tính đến kinh nghiệm bơi của năm 1980, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng trang phục quần áo cho vùng nhiệt đới. Việc sửa chữa trên dok và trung tu giữa hành trình đã xong, chúng tôi hoàn thành các bài tập chiến đấu với kết quả tích cực và cũng như năm 1980, mùa đông năm 1987, chúng tôi ra khơi bắt đầu vào chuyến bơi dài.
Chỉ huy trên tàu là Phó tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 10, đại tá hải quân Blednov Boris Gavrilovitch. Bơi cùng anh rất dễ chịu, anh ấy không bao giờ quấy rầy công việc của tôi, và chuyến "độc hành" («автономка») diễn ra êm ả.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Năm, 2011, 04:01:08 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/c67f7d444c88a5fd76c556236cb3e3b3.png)
Người chủ ngôi nhà một tầng lầu hiếu khách, tư lệnh sư đoàn 38 Yu.F.Spirin.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/330cf44fa6ccbb1ef9fcdd84c8202bb6.png)
Và người tham mưu trưởng nghiêm khắc của sư đoàn 38, đại tá hải quân Sorokin G.A.

Tại cảng Cam Ranh ở Việt Nam, người ta nồng nhiệt tiếp nhận chúng tôi vào đội hình sư đoàn tàu ngầm số 38 thuộc binh đoàn 17 hạm đội Thái Bình Dương. Thời gian này, chỉ huy sư đoàn 38 là chuẩn đô đốc Spirin Yuri Fedorovitch, còn tham mưu trưởng vừa tốt nghiệp học viện là đại tá hải quân Sorokin Gennadi Aleksandrovitch, người đã cùng tôi đi trên tàu "K-452" trong chuyến bơi đơn đầu tiên của tôi ở Biển Bắc. Thế giới quả là chật hẹp, chúng tôi lại làm việc cùng nhau. Thủy thủ đoàn đã thể hiện mình trên bình diện tốt đẹp nhất. Tại Cam Ranh chúng tôi không chỉ nghỉ ngơi mà còn đóng góp vào việc hoàn thành kế hoạch huấn luyện chiến đấu của binh đoàn 17. Trong thành phần binh đoàn 17, chúng tôi đã thực hiện các hoạt động cùng các tàu mặt nước, các tàu ngầm diezen và máy bay chống ngầm.
Sau 4 tháng, mùa xuân năm 1987 (1988?) chúng tôi lại trở về nhà ở Kamchatka. Trên đường về nhà, dưới độ sâu 100 m nước giữa đại dương, bác sỹ của chúng tôi, thượng úy quân y Krylov Volodia đã kịp hoàn thành ca mổ cắt ruột thừa cho chỉ huy tiểu đoàn 2, đại úy hải quân Lobanov Pavel, và 3 ngày sau anh ta đã có thể trực ban hành quân được rồi.

Tàu ngầm của chúng tôi đã đi mà không để phát hiện bởi lực lượng săn ngầm của đối phương cả trong khu vực thi hành nhiệm vụ chiến đấu, và cả trên đường về. Trong bối cảnh này, tôi muốn nhắc đến ở đây một tàu ngầm nguyên tử của sư đoàn chúng tôi và người thuyền trưởng của nó.
Khi chúng tôi ra khơi đi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu từ Kamchatka, tại khu vực biển Nhật Bản, lực lượng chống ngầm của hải quân Nhật và Mỹ đã phát hiện ra tàu ngầm nguyên tử đề án 675MK "K-144" thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử thứ nhất, dưới sự chỉ huy của trung tá hải quân Andrei Andreevitch Ysai, đang trên đường trở về Kamchatka sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Vậy là với chúng tôi, thật vô tình mà con tàu đó đã lôi kéo về nó sự chú ý của các lực lượng săn ngầm hải quân Nhật và Mỹ, kẻ thù tiềm tàng của chúng tôi. Chúng tôi đi thay phiên thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cho "K-144" và nhờ con tàu trên, chúng tôi đã vượt qua một cách bí mật khu vực nguy hiểm này. Người ta kể rằng, để chống lại tàu ngầm nguyên tử "K-144", các lực lượng săn ngầm của đối phương thậm chí đã phóng cả bom chìm huấn luyện, nhưng Andrei Andreevitch chẳng chút mất tự chủ, anh vẫn bền bỉ và ngoan cường giữ vững hướng đi về căn cứ và cuối cùng đã hoàn thành thắng lợi chuyến hành quân chiến đấu thực sự và không hề dễ dàng gì này.
Trước chuyến đi, với sự cố gắng lớn lao và "bằng cả máu", sau khi kết thúc quá trình sửa chữa, tàu ngầm đã làm công tác chuẩn bị trong một thời hạn rất ngắn để có thể đi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Tư lệnh sư đoàn, đại tá hải quân Alkaev N.N., trong tình huống bất đắc dĩ đã phải tổ chức công tác chuẩn bị trọn một ngày đêm khi mà ông lôi cuốn thành viên toàn sư đoàn vào công việc, còn chúng tôi, các chỉ huy tàu ngầm, được ông giao trách nhiệm tạm thời làm chỉ huy các khoang tàu trên tàu ngầm nguyên tử này nhằm đẩy nhanh quá trình làm sạch và lập lại trật tự trong các khoang. Tôi được giao trưởng khoang số 4, khoang máy diezen. Sự nỗ lực của các thành viên toàn sư đoàn đã giúp tàu ngầm nguyên tử "K-144" kịp thời chuẩn bị xong cho chuyến đi chiến đấu.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/K-7_675pr_1970_Malacca_Okean_Uchenia.jpg)

Ảnh: Tàu ngầm K-7 đề án 675 trên đường trở về căn cứ từ Biển Đỏ, đang trong tư thế nối tại eo Malakka, trong thời gian bay thử của máy bay tuần biển và chống ngầm hải quân Anh Avro Shackleton MR.3, năm 1970. Năm 1972, cùng với các tàu ngầm nguyên tử đề án 675 thuộc sư đoàn tàu ngầm 26 hạm đội TBD là K-144 (lúc đó mang số chiến thuật K-189), K-184, K-57 tham gia vào một chiến dịch tại Biển Đông trong thời kỳ cao điểm cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Việc trở về trong tư thế nổi của K-7 có lý do riêng. Tháng 4-5 năm 1970, trong khung chương trình cuộc tập trận "Đại dương", K-7 (chỉ huy trưởng chuyến đi trên tàu - sư đoàn phó sư đoàn tàu ngầm 26, đại tá hải quân Dzanelidze Yu.) là tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đầu tiên trong số các tàu ngầm nguyên tử xô viết thực hiện chuyến hành quân chiến đấu độc lập trong Ấn Độ Dương và có nhiệm vụ kiểm tra sự sẵn sàng chiến đấu của tên lửa hành trình sau một chuyến bơi dài ngày trong những điều kiện khí hậu ở vùng nhiệt đới. Chuyến di chuyển vào khu vực tập bắn lần đầu tiên được thực hiện cùng một tàu mặt nước BPK "Odarennyi". Tàu ngầm đã thực hiện phóng đạn tên lửa theo góc kính phản xạ nhận chỉ thị mục tiêu từ máy bay Tu-95RtS. Hai tên lửa đã rơi chính xác vào bia mục tiêu ở cách xa 100 km. Trong hành trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, tàu ngầm đã gặp phải hư hỏng về độ kín ở khoang số 9, vì vậy từ Biển Đỏ (Hồng Hải) nó phải trở về căn cứ trong tư thế nổi.

Việc hạm đội của đối thủ tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chiến tranh lạnh những năm 196x đã khiến các tổ hợp vũ khí tên lửa trên hạm của hải quân Liên Xô cũng phải có bước phát triển mới. Trong thành phần các tàu ngầm phục vụ tại sư đoàn 38, đến từ các sư đoàn 10, 26, 45 của hạm đội Thái Bình Dương, có khá nhiều tàu ngầm nguyên tử đề án 675MK, được hiện đại hóa từ thiết kế cơ sở đề án 675. Đề án 675 đã trở thành một trong những đề án được cải tiến nhiều nhất trong số các đề án tàu ngầm nguyên tử của hải quân Xô Viết.

Từ giữa những năm 60 của thế kỷ 20, đã bắt đầu công việc chế tạo tổ hợp tên lửa phổ dụng mới P-500 "Bazalt" (ý đồ thiết kế là bố trí trên cả tàu ngầm và tàu mặt nước). Cơ sở nền tảng mới và máy tính số đã cho phép (lần đầu tiên trên thế giới) xây dựng hệ thống phân định các mục tiêu giữa các tên lửa trong loạt bắn, cũng như tối ưu hóa thuật toán lựa chọn mục tiêu chính trong lệnh. Trên tên lửa (cũng là lần đầu tiên) đã giải quyết được vấn đề lắp đặt hệ thống bảo vệ bằng kỹ thuật vô tuyến (RTZ-Radiotekhnitcheskaia zashita), do Liên hiệp xí nghiệp chế tạo máy thông tin liên lạc NII Taganrok chế tạo và đảm bảo cho tên lửa hành trình tránh được tên lửa phòng không và các loại tên lửa không đối không (của đối phương). Tên lửa P-500 được trang bị động cơ hành trình kiểu turbo phản lực và bộ khởi động tăng tốc, trọng lượng xuất phát 4800 kg, dài 11,7 m, đường kính thân 0,88 m. Nó mang theo đầu đạn thông thường 500 (1000) kg hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kT, tốc độ tương đương Mach 2 (quỹ đạo thấp) có khả năng tăng tốc độ đến Mach 2,5 (quỹ đạo cao), đạt tầm bắn xa nhất 500-550 km, độ cao hành trình 50 m - 5000 m, phóng từ tàu ngầm trong tư thế nổi. Để giảm nhẹ việc khắc phục tuyến cận tàu của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của các tàu mặt nước, tên lửa được bọc thép một phần.

Năm 1975 tên lửa được đưa vào biên chế vũ khí hải quân Liên Xô. Một phần tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 675 sản xuất trong những năm 196x-197x được hiện đại hóa sang đề án 675MK để mang tên lửa P-500 thay cho P-6. Ngoài tên lửa chống hạm mới (chứa trong các thùng chứa có chiều dài tăng thêm), trên thân đạn còn bố trí thiết bị thuộc hệ thống tiếp nhận chỉ thị mục tiêu từ vệ tinh "Kasatka-B" ("Chim én"). Hệ thống điều khiển tên lửa được thay thế sang hệ thống "Argon-K". Đã xuất hiện khả năng bắn tên lửa theo loạt 8 đạn với trình tự 4-7-3-8-1-6-2-5. Với mục đích hoàn thiện hệ thống phát hiện và định hướng theo bức xạ của các phương tiện định vị vô tuyến, tăng cường khả năng chỉ thị mục tiêu cho các tên lửa hành trình, người ta đã thực hiện đề án 675MU. Tại đề án này, tàu ngầm thuộc đề án 675 được lắp đặt hệ thống chỉ thị mục tiêu "Uspekh" ("Thành công"), và việc hiện đại hóa mới chỉ đạt được trên một tàu là K-428 thuộc hạm đội Biển Bắc.

Việc phát hiện mục tiêu và dẫn đường cho tổ hợp tên lửa "Bazalt", cũng như các tổ hợp "Vulkan" và "Granit" sau này, được thực hiện với sự trợ giúp của hệ thống trinh sát và chỉ thị mục tiêu trên biển từ vũ trụ (системы Морской Космической Разведки и Целеуказания - МКРЦ - MKRtS). Việc phát triển toàn diện hệ thống MKRtS đã được bắt đầu từ năm 1962. Trong thành phần của nó có: tổ hợp trinh sát bằng định vị vô tuyến để phát hiện từ vũ trụ sự bức xạ của các thiết bị vô tuyến điện tử trên hạm, và thiết bị năng lượng hạt nhân, đảm bảo nguồn điện nuôi cho các thiết bị vũ trụ. Công việc xây dựng hệ thống MKRtS "Legenda" và chuyển giao nó vào thành phần vũ khí của Bộ Quốc phòng Liên Xô các thiết bị trinh sát vô tuyến định vị đã hoàn thành năm 1975, còn việc chuyển giao các thiết bị trinh sát vô tuyến điện tử - năm 1978 (УС–П, УС-А). Cũng trong năm 1978 các thiết bị trên đã được tiếp nhận vào thành phần vũ khí của Hải quân Liên Xô.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: meo-u trong 22 Tháng Năm, 2011, 09:09:29 pm
Chào bác qtdc. Bác có thể giới thiệu cho em biết các thông số kỹ thuật của 2 lớp tầu ngầm 641 và 651 được không. Em đang quan tâm đến vấn đề Nga để lại cho mình tầu ngầm Diezen-điện ở Cam Ranh. Ngày trước có một bác đã khẳng định Nga cho mình 2 tầu 641 và nhà mình đã bắn ngư lôi thử khoảng năm 1987. Nhưng sau đó do kinh tế khó khăn nên nhà mình giải tán đơn vị này. Sau đó lại thành lập đoàn M96. Không biết là 2 con đó mình có trả cho LX hay không. Có thông tin cho rằng Nga để lại 2 tầu ngầm. Em thấy 2 lớp tầu này đều có 6 ống phóng lôi (4 trước, 2 sau) nhưng không biết cụ thể thế nào.
Bác bớt chút thời gian đưa lên cho anh em xem với nhé.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Năm, 2011, 11:30:58 pm
Chào bác qtdc. Bác có thể giới thiệu cho em biết các thông số kỹ thuật của 2 lớp tầu ngầm 641 và 651 được không. Em đang quan tâm đến vấn đề Nga để lại cho mình tầu ngầm Diezen-điện ở Cam Ranh. Ngày trước có một bác đã khẳng định Nga cho mình 2 tầu 641 và nhà mình đã bắn ngư lôi thử khoảng năm 1987. Nhưng sau đó do kinh tế khó khăn nên nhà mình giải tán đơn vị này. Sau đó lại thành lập đoàn M96. Không biết là 2 con đó mình có trả cho LX hay không. Có thông tin cho rằng Nga để lại 2 tầu ngầm. Em thấy 2 lớp tầu này đều có 6 ống phóng lôi (4 trước, 2 sau) nhưng không biết cụ thể thế nào.
Bác bớt chút thời gian đưa lên cho anh em xem với nhé.
Đây bạn meo-u:
Hình sơ đồ 651 có ở đây, tại trang 28:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19157.270.html
Nếu cần sơ đồ khác sẽ tìm đưa lên sau.
Thông tin dưới đây lấy từ trang deepstorm.ru

Thông số kỹ-chiến thuật đề án 651:
Lượng choán nước, tấn:
- Tiêu chuẩn, trong tư thế nổi: 3174  
- Tư thế ngầm: 3750
Tốc độ hành trình, hải lý:
- Toàn tải, tư thế nổi: 16
- Toàn tải, tư thế ngầm và sử dụng ắc quy bạc - kẽm: 18,1
- Toàn tải tư thế ngầm và sử dụng ắc quy axit - chì: 14,5
Tốc độ bơi ngầm ở chế độ tiết kiệm của động cơ: 2,8
Tầm bơi xa (ứng với tốc độ hành trình, hải lý), dặm        
Trong tư thế nổi: 30.000 (8,0)
Trong chế độ RDP: 18.000 (7,0)
Trong tư thế ngầm và sử dụng ắc quy bạc - kẽm: 810 (2,8)   27,8 (18,1)
Trong tư thế ngầm và sử dụng ắc quy axit - chì: 350 (2,8)   14,5 (14,5)
Chiều sâu lặn, m:
- Chiều sâu làm việc: 240
- Chiều sâu giới hạn: 300
Các yếu tố kết cấu chế tạo của tàu:
- Chiều dài: 85,9 m
- Chiều rộng: 9,7 m
- Mớn nước trung bình: 6,9 m
- Kiểu kết cấu vỏ: kết cấu hai vỏ
Vũ khí:
- Thiết bị phóng ngư lôi đuôi tàu, 400 mm: 4
- Thiết bị phóng ngư lôi mũi tàu, 533 mm: 6
- Cơ số đạn ngư lôi: 12 x 400 mm, 6 x 533 mm
- Đạn tên lửa của tổ hợp P5 hoặc P6: 4
Thiết bị năng lượng:
- Kiểu: diezen - điện
- Số lượng x công suất động cơ diezen, mã lực: 2 x 4000 (kiểu 1D43)
- Số lượng x công suất máy phát diezen (DG), mã lực: 1 x 1000 (máy diezen kiểu 1DL42)
- Số lượng x công suất động cơ điện quay chân vịt GED, mã lực: 2 x 6000 (kiểu PG141)
- Số lượng x công suất động cơ điện (ED) ở chế độ hành trình tiết kiệm (EKh), mã lực: 2 x 200 (kiểu PG140)
- Số lượng trục (truyền): 2
- Kiểu ắc quy, số cụm ắc quy x số yếu tố: ắc quy bạc - kẽm loại AB 30/3, 4 x 152 hoặc ắc quy axit - chì loại AB 60SM-P, 4 x 112
Các yếu tố ở và sinh tồn:
- Bơi độc lập : 90 ngày đêm
- Thủy thủ đoàn: 78 người
Bạn có thể tìm hiểu thêm ở các tài liệu tiếng Anh cũng có đấy, trang vũ khí Nga cũng có phần dịch sang tiếng Anh để người không biết tiếng Nga xem được, các trang của Nga đăng bằng tiếng Anh cũng có, bạn ráng xem thêm, cái món tàu ngầm này khó gặm lắm, vì nó là cả một sự tổng hợp, một nhà máy di động ngầm dưới nước, đủ các ngành nghề khoa học kỹ thuật trong đó. 641 tớ sẽ đưa lên sau.

PS: Gõ nhầm tốc độ hành trình trong mục tầm hoạt động (tầm bơi xa), đã sửa lại, xin lỗi các bạn nhé.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: meo-u trong 23 Tháng Năm, 2011, 08:24:28 am
Cám ơn bác qtdc. Tiếng Nga hay tiếng Anh kỹ thuật thì em chịu. Ngày trước em có phải dịch tiếng Nga để làm đồ án mà không dịch nổi vì từ kỹ thuật nó khác hoàn toàn từ thông dụng.Chỉ đoán lờ mờ thôi.
Hoan nghênh bác làm loạt bài về Cam Ranh để anh em biết về lịch sử có mặt của quân đội LX ở nước ta. Hết loạt này mong bác giới thiệu tiếp các hoạt động khác như bên tên lửa phòng không hay không quân chẳng hạn.
Chúc bác mạnh khỏe.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Năm, 2011, 05:42:27 pm
Thông số kỹ-chiến thuật đề án 641:

(Đối với các tàu được đóng đến năm 1966, nguồn: deepstorm.ru)

Lượng choán nước, tấn:
- Tư thế nổi: 1952 
- Tư thế ngầm: 2550 (2475?)
Tốc độ hành trình, hải lý:
- Lớn nhất, tư thế nổi: 16,8
- Lớn nhất, tư thế ngầm: 16
- Trong chế độ RDP: 8,0
- Bơi ngầm chế độ tiết kiệm: 2,0
Tầm bơi xa (ứng với tốc độ hành trình, hải lý), dặm:         
- Trong tư thế nổi khi có dự trữ nhiên liệu tăng cường: 30.000 (8,1)
- Trong chế độ RDP: 17.900 (8,0)
- Trong tư thế ngầm: 15,3 (16), 400 (2)
Chiều sâu lặn, m:
- Chiều sâu giới hạn: 280
Các yếu tố kết cấu chế tạo của tàu:
- Chiều dài: 91,3 m
- Chiều rộng: 7,5 m
- Mớn nước trung bình: 5,1 m
- Kiểu kết cấu vỏ: kết cấu hai vỏ
Vũ khí:
- Thiết bị phóng ngư lôi đuôi tàu, 533 mm: 4
- Thiết bị phóng ngư lôi mũi tàu, 533 mm: 6
- Cơ số đạn ngư lôi: 22
- Số lượng và kiểu mìn (thay cho ngư lôi): 32 (MDT)
Thiết bị năng lượng:
- Kiểu: diezen - điện
- Số lượng x công suất động cơ diezen, mã lực: 2 x 2000 (kiểu 37D)
- Số lượng x công suất động cơ chân vịt (GED), mã lực: 1 x 2700 (kiểu PG102), 2 x 1350 (PG101)
- Số lượng x công suất động cơ điện (ED) ở chế độ hành trình tiết kiệm (EKh), mã lực: 1 x 140 (kiểu PG104)
- Số lượng trục (truyền): 3
- Kiểu ắc quy, số cụm ắc quy x số yếu tố: 46SU, 4 x 112
Các yếu tố ở và sinh tồn:
- Bơi độc lập, ngày đêm : 90
- Thủy thủ đoàn, người: 70 (trong đó có 12 sỹ quan)


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Năm, 2011, 10:40:23 pm
(tiếp)

Hệ thống "Bazalt" (với tên lửa hành trình P-500) làm việc như sau: sau khi phóng (toàn bộ loạt bắn 8 đạn) và các cánh của "bầy sói" đã mở, được sửa hướng bởi hệ thống điều khiển "Argon", sau đó đạn tự bay về phía mục tiêu, trong khi đó tên lửa đầu đàn, vừa đi trên cao độ lớn hơn (đến 5 km) vừa tiến hành sục sạo mục tiêu bằng phương pháp thụ động (cũng có thể bằng phương pháp chủ động), bắt tín hiệu định vị vô tuyến để lấy đường đi và cứ thế tiếp tục. Hướng bay được điều chỉnh theo dữ liệu nhận được, (tên lửa đầu đàn) "ném" thông tin qua băng sóng milimet (radar đối thủ không thể định hướng được nó) cho các quả đạn tên lửa còn lại, đang bay ở độ cao 40-50 m. Lần đầu tiên trên các tên lửa hành trình đã lắp đặt hệ thống gây nhiễu chủ động, sẽ được kích hoạt khi phát hiện bằng radar của bản thân các mục tiêu trên không của đối phương đang tới gần. Ngay cả nếu quả đạn lộ nhất đó (quả đạn đầu đàn) bị bắn rơi, quả đạn khác sẽ thế chỗ nó, sẽ thực hiện tiếp chính nhiệm vụ này. Khi tới gần đích, quả đạn đầu đàn sẽ chọn mục tiêu lớn nhất và chỉ hướng tới nó quả đạn mà trên thân đạn có đầu đạn đặc biệt, sau đó phân chia các mốc mục tiêu còn lại cho cả "bầy" các quả đạn, rồi tự mình hạ độ cao, tất cả đều kích hoạt đầu radar tự dẫn và toàn bộ các quả đạn lao vào mạn các con tàu mục tiêu. Thời gian để tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình ở trên tư thế nổi là nhỏ nhất: sau khi đạn tên lửa rời khỏi ống phóng, nắp đậy đóng lại và thùng chứa hạ xuống, tàu ngầm lập tức lặn nhanh và thoát khỏi sự săn đuổi.

Được thiết kế để chống lại các nhóm tàu chiến lớn của kẻ thù, P-500 chỉ hiệu quả khi bắn theo loạt, đảm bảo cho nó xác suất xuyên thủng hàng rào phương tiện phòng chống tên lửa của đối phương. Loạt bắn hình thành từ 8 tên lửa với quãng cách không quá 8 giây. Tên lửa vẫn còn một yếu điểm lớn. Nó có một động cơ hành trình tăng cường loại turbo phản lực, đòi hỏi trước khi bước vào hoạt động phải đưa vào chế độ khởi động trên không một cách trực tiếp trong thiết bị phóng bằng cách sổ nó ra trong khoảng 20-30 giây. Việc khởi động và lấy đà cho tên lửa đến tốc độ hành trình thực hiện bởi hai bộ tăng tốc dùng nhiên liệu rắn. Khi bắn loạt cần phải kích hoạt đồng thời động cơ hành trình cả 8 quả đạn đang ở trong ống phóng. Khi phóng đạn đầu tiên, khí nóng thuốc nổ phóng đạn đi rơi xuống họng thu không khí của các động cơ hành trình đang làm việc. Do tồn tại vấn đề nhiệt độ cao và tính axit của khí thuốc phóng nên vòng quay của động cơ hành trình giảm xuống, động cơ tắt. Lần đầu tiên hiện tượng ấy được phát hiện trên các tàu ngầm đề án 651 và 675 mà không thể sửa được và vì vậy trên các tàu ngầm đề án 675 đã tiếp thu vũ khí mới, người ta phải tháo một phần các thùng chứa-phóng, sau khi để lại chỉ những thiết bị đằng mũi và lái mà có khoảng cách xa nhau đáng kể. Như thế các tàu ngầm này khi đó chỉ đảm bảo loạt bắn 4 đạn.

Những người hoàn thiện thiết bị phóng SM-241 biết hiện tượng này và do vậy, trên các thiết bị phóng của các tàu chiến đề án 1143 đã dự tính một hệ thống đo lường đặc biệt trong thành phần hệ thống có các cảm biến áp suất và nhiệt độ tại các khu vực cần phải kiểm soát của thiết bị phóng. Trong những thử nghiệm phóng đầu tiên tại Biển Đen, hiện tượng đó đã lại xảy ra - khi phóng tên lửa đầu tiên thì các động cơ hành trình của các tên lửa còn lại trong ống phóng liền tắt. Chỉ sau khi tiến hành chương trình thử nghiệm đặc biệt, mới xác định được trình tự phóng các quả đạn trong một loạt bắn, đảm bảo loạt bắn ổn định với giãn cách dưới 8 giây đồng hồ. Khi hoàn thiện việc này, phần hiện vật vật chất tên lửa không phải bổ sung thêm gì, mà chỉ đòi hỏi hoàn thiện các phương tiện chương trình hóa của hệ thống điều khiển.
Nghiên cứu về đảm bảo loạt bắn ổn định của tên lửa P-500, tiến hành trên tàu sân bay "Kiev", cho phép hiểu biết chi tiết hơn nguyên nhân bị ngắt loạt bắn từ tên lửa khởi động và đã mang lại sự tự tin vào khả năng xây dựng một tổ hợp phối ghép một cách chắc chắn các thiết bị phóng thậm chí cho ngay cả loại tên lửa "đỏng đảnh" như P-500.
Tri thức đó đã rất cần thiết cho việc chế tạo thiết bị phóng SM-248 dùng cho các tàu mặt nước đề án 1164. Đầu tiên theo nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật (Техни́ческое Зада́ние - ТЗ, техзада́ние) đã định bố trí 12 ống phóng, tuy nhiên trong quá trình hoàn thiện bản vẽ thiết kế đã quyết định nâng số thiết bị phóng bố trí trên tàu lên 16 ống đặt trên boong tàu và có các họng phụt khí riêng rẽ ra ngoài boong. Tổ hợp như vậy cho phép nâng cao hẳn mức sẵn sàng chiến đấu trên tàu cũng như sức mạnh tác chiến của con tàu, có khả năng bắn liên tiếp hai loạt với 8 đạn tên lửa mỗi loạt.
Trong kết cấu thiết bị phóng SM-248 đã áp dụng kết cấu thân và cả nắp thiết bị phóng bằng thủy tinh dẻo tổng hợp.Cơ cấu dẫn hướng cho tên lửa được chế tạo từ hợp kim nhôm độ bền cao V-95 bằng phương pháp phun trào mà sau đó không cần gia công cơ học hoàn thiện nữa.
Tiếp theo, người ta đã chế tạo các biến thể cho tổ hợp "Bazalt" - tên lửa 4K80 được trang bị tổ hợp thiết bị khởi động mới và mạnh hơn, làm tăng thêm tầm bay xa của nó. SS-N-12 Sandbox "Bazalt" đã trở thành tên lửa cuối cùng của nước Nga-Xô viết bố trí trên các tàu ngầm mà được phóng trong tư thế nổi.


Sau khi phục vụ tại Kamchatka, Andrei Andreevitch Ysai chuyển về phục vụ tại Trường Cao đẳng kỹ thuật vô tuyến điện tử Hải quân mang tên Popov (Trường radar Hải quân), nhưng sau này chúng tôi mới biết rằng anh đã chết vì bị ong đốt.
Về sự phục vụ của chúng tôi, lần này người ta đã cho điểm "xuất sắc". Tổ quốc đã đánh giá đúng thủy thủ đoàn, còn tôi lần đấu tiên được tặng thưởng tấm huân chương duy nhất trong suốt quãng đời phục vụ của tôi, huân chương "Phụng sự Tổ quốc hạng 3".

Năm 1990, kết quả thi đua được lặp lại với nhóm tàu ngầm nguyên tử đột kích (đại tá hải quân I.V. Tsekhov) gồm 3 tàu ngầm, đã "giữ" thủy thủ đoàn 305 (trung tá hải quân I.F.Belskii), thủy thủ đoàn số 379 (trung tá hải quân V.V.Sherbak), thủy thủ đoàn 506 (trung tá hải quân N.G.Kovalevskii), giải thưởng của Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đã ở lại vĩnh viễn trong đơn vị.
Việc đưa vào hình thức tổ chức mới đã thay đổi các yêu cầu cho việc đảm bảo sãn sàng chiến đấu trên các chiến hạm. Khác với những năm trước, bây giờ các con tàu của sư đoàn trực chiến tại căn cứ trong đội hình các nhóm đột kích và phải đảm bảo sự sẵn sàng về kỹ thuật và sự đầy đủ quân số đối với tất cả các nhóm đột kích. Trong trường hợp có nguy cơ bị tấn công từ kẻ thù tiềm tàng, nhóm đột kích phải khẩn trương ra khơi và triển khai ở gần ranh giới lên của máy bay trên tàu sân bay, để cùng với tín hiệu chỉ huy chiến đấu nhận được, tiêu diệt tàu sân bay của kẻ thù, không cho phép chúng giáng đòn tấn công từ trên không tới các vùng lãnh thổ của đất nước chúng ta. Tính tới những đòi hỏi đang tăng lên, một sự quan tâm đáng kể đã dành cho việc hoàn thiện sự hợp đồng tác chiến với các lực lượng khác của hạm đội và trước hết - với các máy bay mang tên lửa (chống hạm).
Đồng thời với việc tiếp tục hoàn thiện tổ chức mới, toàn bộ các vị trí chiến đấu (trên một con tàu) cũng như mỗi con tàu riêng biệt của sư đoàn vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.
Từ đầu những năm 199x, trong thành phần sư đoàn đã có các con tàu thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử thứ 3 đến phục vụ. Trong toàn bộ giai đoạn từ 1990 đến 1998 đã có 6 tàu ngầm nguyên tử đề án 949 đến đứng vào đội hình sư đoàn. Việc đóng các con tàu này thực hiện tại Xí nghiệp liên hợp chế tạo máy "Sevmash" (СМП - Северное Mашиностроительное Предприятие) tại Severodvinsk. Sau khi gia nhập biên chế hạm đội, các tàu ngầm nguyên tử trong một khoảng thời gian nhất định được chuyển thuộc quyền chỉ huy của sư đoàn tàu ngầm số 11 hạm đội Biển Bắc. Sau khi trau dồi và trả xong các bài tập cho các vị trí chiến đấu, tàu ngầm nguyên tử đề án 949A thực hiện các chuyến đi xuyên bắc cực dưới lớp băng Bắc Băng Dương từ hạm đội Biển Bắc sang hạm đội Thái Bình Dương. Phần lớn các chuyến đi xuyên đại dương băng tuyết này được thực hiện bởi các thủy thủ đoàn hạm đội Biển Bắc, sau đó thường họ chuyển sang phục vụ trong đội ngũ của sư đoàn tàu ngầm số 10 hạm đội Thái Bình Dương. Chuyến đi chuyển đội hình của K-150 "Tomsk" được thực hiện bởi một thủy thủ đoàn tàu ngầm hạm đội Thái Bình Dương (K-442 "Tcheliabinsk").
"Antei" đầu tiên gia nhập đội hình sư đoàn ngày 21 tháng 9 năm 1990 là K-132 đề án 949A. Sau khi hoàn thành chuyến đi xuyên cực bắc, con tàu dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân S.M.Karialainen đã tới trú đóng tại Kamchatka. Năm 1991, biên đội K-173 và K-442 đã tới căn cứ cơ bản. Năm 1993, sư đoàn được bổ sung thêm K-456, còn năm 1994 - bổ sung tàu ngầm nguyên tử K-186 "Omsk". Sau đó đến một khoảng gián đoạn 4 năm.
Năm 1998, tàu ngầm nguyên tử K-150 "Tomsk" đến Kamchatka , trở thành con tàu cuối cùng thuộc đề án 949A, được đóng tại SevMash, cũng là con tàu cuối cùng gia nhập đội hình sư đoàn tàu ngầm số 10.
Cùng với việc có mặt các tàu ngầm nguyên tử đề án 949A chiến thuật sử dụng lực lượng của sư đoàn tàu ngầm số 10 cũng phải thay đổi dần. Về thực chất, tàu ngầm nguyên tử đề án 949A giờ đây được sử dụng như lực lượng đột kích chủ yếu, còn tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM - giữ vai trò tàu trinh sát - tấn công. Nhiệm vụ giáng đòn tấn công vào các nhóm tàu mặt nước (của đối phương) do tàu ngầm nguyên tử đề án 949A thực hiện về cơ bản là theo chỉ thị mục tiêu tiếp nhận từ tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM, từ máy bay trinh sát hoặc từ các vệ tinh trinh sát. Sau khi chuyển giao thông tin chỉ thỉ mục tiêu, trong những điều kiện chiến đấu thực tính ổn định tác chiến của tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM giảm xuống. Cùng với điều đó, việc hoàn chỉnh phương pháp tác chiến của lực lượng đột kích sư đoàn tàu ngầm số 10 trong quan hệ hợp đồng với các lực lượng binh chủng khác của hạm đội (cùng với sự tham chiến của tập đoàn quân không quân thuộc Bộ Tổng tư lệnh tối cao), vẫn còn tiếp tục đến giữa những năm 199x.
Năm 1998, sư đoàn tàu ngầm số 45 hạm đội Thái Bình Dương giải tán. Liên quan đến việc, theo quyết định của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga, toàn bộ các tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM được rút khỏi biên chế hạm đội (biên chế chiến đấu), đã có quyết định tiếp nhận tàu ngầm nguyên tử đề án 971 («Щу́ка-Б») vào đội hình sư đoàn tàu ngầm số 10. Tính đến các tàu ngầm lại mới tới trong đội hình đơn vị, đã diễn ra sự biên chế lại tổ chức các nhóm tàu ngầm đột kích để hoạt động chống nhóm tàu sân bay xung kích của kẻ thù tiềm tàng. Khả năng tiến hành các chiến dịch chống ngầm đã được mở rộng đáng kể.
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Năm, 2011, 06:41:57 pm
(tiếp)

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu (tại sư đoàn 38) và nghỉ phép xong, thủy thủ đoàn 379 chúng tôi tiếp nhận tàu ngầm "K-313", đưa nó lên dok sửa chữa tại Nhà máy sửa chữa tàu biển số 49.....
Trong thời gian phục vụ tại sư đoàn 10, chúng tôi đã gặp lại tất cả các tàu ngầm đề án 670 từ sư đoàn tàu ngầm 11 hạm đội Biển Bắc chuyển sang.....
Đơn vị chúng tôi trong những năm đó phải thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp nhưng thú vị. Ví dụ, tàu ngầm nguyên tử "K-43" cùng với thủy thủ đoàn huấn luyện do trung tá hải quân Terenov Aleksandr Ivanovitch chỉ huy trong năm 1988 mà nhà nước chúng ta đã chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ thuê và năm 1991 chúng tôi đã tiếp nhận lại nó.
Năm 1988, trước khi đi học theo định kỳ tại Học viện Hải quân, chuẩn đô đốc Komaritsyn A.A. tư lệnh sư đoàn 10 gọi tôi và đại tá hải quân Kulish V.P. tới và đề nghị tôi  chức vụ phó sư đoàn trưởng sư đoàn 42 mới thành lập, còn đại tá hải quân Kulish V.P. - phó sư đoàn trưởng sư đoàn 10, (sau đó anh ấy được bổ nhiệm tham mưu trưởng sư đoàn 10). Chúng tôi đã đồng ý.  
Như thế là sau khi nhận quyết định bổ nhiệm phó sư đoàn trưởng sư đoàn 42, tôi đã kết thúc thời gian phục vụ tại sư đoàn 10 đã trở thành thân thương với tôi. Nhưng với những người bạn và đồng đội sư đoàn 10, tôi vẫn chưa chia tay, bởi vì tất cả các tàu ngầm nguyên tử đề án 675MK và một phần tàu ngầm nguyên tử đề án 670 được chuyển từ sư đoàn 10 sang sư đoàn 42, còn doanh trại và ban tham mưu của chúng tôi đóng kề bên nhau. Chúng tôi thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, lúc là các đội hình đi công tác biệt phái, lúc thì các phụ tùng và các phương tiện vật chất dự trữ (ЗИП), và tham gia vào các cuộc tập trận chung.
Trong thời gian phục vụ trên cương vị phó sư đoàn trưởng sư đoàn 42, tại một cuộc họp đảng theo thường lệ, Ủy viên Hội đồng Quân sự chuẩn đô đốc Rodionov đã phê bình tôi vì phổ biến những tin đồn không hay về Tổng bí thư Gorbachev và vợ là Raisa (tin mà Temnov V.P nghe các đồng sự tại Hạm đội Biển Đen cùng học ở học viện nói về nhà nghỉ Forosh). Nhưng trong tâm, thực ra ông ấy đứng về phía tôi và một lần trong cơn tức giận về cái phong trào cải tổ kiểu thế này, ông đã nói với tôi rằng tất cả sẽ chấm dứt bằng chủ nghĩa tư bản, tất cả chúng tôi sẽ phải trả tiền cho việc học của con cái, trả tiền chữa bệnh, trả tiền nghỉ ngơi trong nhà an dưỡng và tóm lại là phải trả tiền tất thảy.
Ông ấy đã hoàn toàn đúng. Ngày hôm nay hạm đội của chúng ta - đang trong trạng thái bảo quản, chúng tôi thì phải trả tiền cho mọi thứ, còn Tổng tư lệnh tối cao và Bộ trưởng Quốc phòng thì hát mãi những bài hát hay ho về sự sẵn sàng chiến đấu cao nhất của chúng ta, về những thứ vũ khí hùng mạnh nào đó, cả về sự cải tổ lực lượng vũ trang của chúng ta.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/19-2.jpg)
Thủ tướng Ấn Độ Radziv Gandhi lên thăm "K-43" ("Chakra") khi tàu đỗ tại cảng căn cứ Visakkhalatnama ngày 3 tháng 2 năm 1988 cùng Bộ trưởng Quốc phòng và Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Tư lệnh Bộ chỉ huy Miền Đông Hải quân Ấn Độ cùng 2 cận vệ. Tàu ngầm lặn xuống, các vị khách quan sát mặt biển qua kính tiềm vọng, đi thăm các khoang và được mời dự bữa chiêu đãi trọng thể tại cabin sinh hoạt tập thể của tàu (кают-компанию). Sau 5 tiếng đồng hồ, con tàu trở về lại nơi đậu. Trên bờ, ra đón tàu có toàn bộ ban lãnh đạo quân đội Ấn Độ, đại sứ Liên Xô, trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô, tại Ấn Độ và một số quan chức khác của cả hai phía, cùng nhiều nhà báo.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Năm, 2011, 09:53:39 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/18.jpg)
Năm 1982, tại sư đoàn 10 đã thành lập một thủy thủ đoàn huấn luyện từ những chuyên gia xuất sắc nhất do trung tá hải quân A.I.Terenov chỉ huy nhằm chuyển giao cho Ấn Độ thuê tàu ngầm K-43 đề án 670. Một trung tâm đào tạo đặc biệt được dựng lên trong vịnh Uliss để huấn luyện thủy thủ đoàn Ấn Độ. Ngày 5 tháng 1 năm 1989, một buổi lễ trọng thể được tổ chức để bàn giao con tàu cho phía Ấn Độ và con tàu được mang tên và số hiệu mới S-71 "Chakra".

Vào cuối năm 1990, hợp đồng cho Ấn Độ thuê sử dụng tàu ngầm "K-43" của chúng ta mà người Ấn gọi là "Chakra", dịch ra có nghĩa là bánh xe quay vĩnh cửu, đã kết thúc. Cuối tháng 12 năm 1990, tôi cùng thủy thủ đoàn của trung tá hải quân Arzamazov Piot đi tiếp nhận lại con tàu từ thủy thủ đoàn Ấn Độ. Tàu ngầm "Chakra" đã về tới vịnh Malyi Uliss thành phố Vladivostok ngay trước năm mới 1991.
Tàu ngầm ở trong tình trạng tốt, sạch sẽ, thực tế là tất cả các cơ chế tự động của tàu đều làm việc không thể chê vào đâu được. Khi thủy thủ đoàn tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ rời tàu, một số người đã khóc và cầu nguyện cho con tàu. Con tàu đối với họ bây giờ thân thiết như ruột thịt. Họ cám ơn Tổ quốc chúng ta vì con tàu đáng tin cậy và mạnh mẽ tuyệt vời. Trong lúc trò chuyện với ban chỉ huy thủy thủ đoàn Ấn Độ, họ bày tỏ mong muốn thuê của chúng tôi tàu ngầm thế hệ thứ ba đề án 971. Chúng tôi nói với họ rằng điều này là không thực tế, và chính phủ của chúng tôi sẽ không làm vậy, vì đây là tàu ngầm nguyên tử đa mục tiêu tốt nhất ngày nay của chúng tôi, không hề thua kém tàu ngầm hạt nhân Mỹ loại "Los Angeles".
Nhưng rồi 14 năm sau, sự kiện này cũng đã diễn ra. Từ năm 2004, tại Trung tâm đào tạo Hải quân Nga ở thành phố Sosnovyi Bor, chúng tôi bắt đầu huấn luyện thủy thủ đoàn thứ 2 của Hải quân Ấn Độ để chuyển giao cho họ thuê một trong những tàu ngầm nguyên tử đề án 971 đang trong biên chế.
Tôi cùng thủy thủ đoàn của Arzamazov đã đưa con tàu "Chakra", tức K-43 , về Kamchatka gia nhập đội hình sư đoàn 42 an toàn. Chúng tôi báo cáo Bộ chỉ huy phân hạm đội về tình trạng rất tốt của tàu ngầm nguyên tử và đề nghị sử dụng nó trong biên chế huấn luyện chiến đấu của sư đoàn 10 và sư đoàn 42, nhưng Bộ chỉ huy Hạm đội và phân hạm đội đã đưa tàu vào "bảo quản" và sau đó nó đã bị loại bỏ khỏi biên chế. Lý do - không tin vào tình trạng của tàu ngầm nguyên tử sau khi đã cho Hải quân Ấn Độ thuê. Rất không may là chúng ta "mất" một tàu ngầm rất tốt và rất đáng tin cậy, đó là ý kiến của cá nhân tôi.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Charlie03.jpg)
S-71 "Chakra" của hải quân Ấn Độ trong một cuộc tập trận chung năm 1989 tại biển Adaman.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Năm, 2011, 01:53:17 am
(tiếp)

Tôi vẫn còn nhớ và muốn nói một vài lời về thủy thủ đoàn trở về của chúng tôi do đại tá hải quân Terenov Alexandr Ivanovitch lãnh đạo, người bảo hộ và dạy thủy thủ đoàn Ấn Độ. Họ cũng về đến Vladivostok với gia đình mình bằng máy bay. Đã kết thúc năm 1990, năm cao điểm của cuộc cải tổ, được gọi là "Thời đại Mịt Mù". Và họ từ thủ đô khá bình yên của đất nước Ấn Độ, nơi họ không có vấn đề gì về nhà ở, hoặc sự lựa chọn thực phẩm, nơi họ có sự hài lòng về tiền bạc và nhiều vấn đề khác, bây giờ lại phải về Vladivostok đang trong mùa đông lạnh buốt, nơi đang có những cơn gió băng giá lồng lộn, nơi mà họ không mong đợi. Và họ đã gặp phải những vấn đề phức tạp: không nhà, không có tiền lương, thiếu lương thực ở Vladivostok, trẻ em phải sắp xếp đến trường học, cần đăng ký, tìm kiếm việc làm, v.v... Một số gia đình đã bị sốc, một số đã khóc lóc, 2 chuẩn úy hải quân thậm chí còn muốn chuyển sang quốc tịch Ấn Độ và trở lại với thủy thủ đoàn "Chakra" ở Ấn Độ. Rồi mọi việc kết thúc thế nào, tôi cũng không biết, chúng tôi đã về đến Kamchatka.

Đã là giữa năm 1991. Quân đội và Hải quân đã dần dần mất khả năng chiến đấu của mình, mặc cho mọi nỗ lực của Bộ chỉ huy và đội ngũ thành viên các tàu ngầm. Không đủ khả năng tài chính để duy trì sự sẵn sàng chiến đấu của những con tàu, thỉnh thoảng những chiếc tàu ngầm, ra khơi để kiểm tra xếp hạng vào tuyến sẵn sàng chiến đấu, không thể lặn được vì các cơ cấu không còn làm việc đúng nữa và phải quay về căn cứ. Nhưng tự lừa dối chính mình, chúng tôi vẫn bảo vệ sự phê chuẩn vào tuyến của thủy thủ đoàn. Bắt đầu có vấn đề trong mọi hình thức đảm bảo cho các tàu ngầm, đặc biệt là việc trả lương cho thủy thủ đoàn. Rất nhiều người đã trải qua khi ấy giai đoạn bắt đầu "phá sản" của hạm đội. Tôi cũng không còn giữ được bình tĩnh nữa khi mà người chỉ huy sư đoàn mạnh mẽ và cứng cỏi chuẩn đô đốc Valuev V.P. chuyển đi học tập ở Học viện Bộ Tổng Tham mưu. Đến thay thế ông là đại tá hải quân Konev. Trong cuộc nói chuyện với tôi, Valuev Vladimir Prokopievitch khuyên tôi ở lại hạm đội và phấn đấu tiếp tục trên con đường sự nghiệp tại đây để trở thành chỉ huy sư đoàn. Tôi đã suy nghĩ hồi lâu về đề nghị của ông, nhưng rồi sau cùng, trên cơ sở những gì đã nếm trải vì tình trạng các tàu ngầm của sư đoàn, về những vấn đề con người khác nữa và quyết định rằng mình cần phải thoát ra về một nơi nào đó. Bởi vậy, tôi đề nghị chuyển tôi về Trung tâm đào tạo Hải quân tại thành phố Opninsk, nơi tôi rất thích tập thể ở đó và quan điểm của họ trong đào tạo và huấn luyện các thủy thủ đoàn tàu ngầm nguyên tử. Đồng thời bố mẹ tôi cũng ở không xa nơi đó lắm, tại Nizny Novgorod. Bộ chỉ huy đồng ý với tôi và chuyển tôi đến Trung tâm đào tạo, nhưng không phải ở Opninsk mà là Trung tâm đào tạo tại thành phố Sosnovyi Bor.  
Đến đây, đời phục vụ trên các con tàu ngầm của tôi đã chấm dứt.
Ngày 24 tháng 8 năm 1991, khi ở Moskva đang diễn ra các sự kiện liên quan đến UBNN về tình trạng khẩn cấp GKTCHP, tôi và gia đình rời khỏi mảnh đất Kamchatka yêu dấu của chúng tôi, chia tay trong buồn bã với những chiến sỹ tàu ngầm tuyệt vời của phân hạm đội số 2, sư đoàn 10 và sư đoàn 42, chia tay những cư dân tốt bụng và giản dị của thị trấn Rybatchii.
Khi chúng tôi bay trên máy bay, qua ánh sáng đèn chiếu có thể thấy những ngọn núi lửa đang bốc khói của Kamchatka, những dòng sông đầy cá, những khu rừng giàu có các loài thực vật và thú hoang dã...Chung cuộc, tôi muốn nói rằng thiên nhiên Kamchatka "đau khổ" vì tính chất khổng lồ. Trong những cánh rừng và trên những cánh đồng của nó, có những loại cỏ mà tầm vóc bằng với tầm vóc con người. Những cây nấm ở đây cũng có kích thước to lớn hơn hẳn ở miền Trung Nga. Những cây thanh lương trà đỏ cho những trái lớn đủ mùi chua-ngọt để chúng tôi làm ra rượu vang và mứt. Những con cá bơn (палтус) cũng có kích thước lớn hơn hẳn nếu so với những con cá cùng loại ở biển Barentsev.....  
Vĩnh biệt Kamchatka, miền đất kỳ diệu, còn rất nhiều điều có thể kể mãi về nơi đó, nhưng dẫu sao, chúng tôi vẫn bay đi Moskva.

Tôi đưa cả gia đình đến Trung tâm đào tạo Hải quân ở thành phố Sosnovyi Bor vào ngày 4 tháng 9 năm 1991. Tôi tiếp nhận công việc của mình và nhận chức trưởng ban 16, ban huấn luyện thực hành.
Dưới quyền quản lý của tôi có toàn bộ các tổ hợp thiết bị tập luyện, tại đó sẽ giảng dạy các bài tập chiến đấu trên chiến hạm cho tất cả các kíp thủy thủ tàu ngầm nguyên tử và huấn luyện các khẩu đội chiến đấu trên hạm (корабельных боевых расчетов - КБР).
Thiết bị tập luyện cơ bản lúc bấy giờ là tổ hợp tập luyện "Maiak" ("Hải Đăng") độc nhất vô nhị, bố trí trong một buồng-khoang, lặp lại 100% khoang số 3 của tàu ngầm nguyên tử đề án 705, nơi bố trí Sở chỉ huy Trung tâm (trên tàu) và là nơi tiến hành huấn luyện giữa đợt hành quân cho các thủy thủ đoàn tàu ngầm nguyên tử đề án này.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/705k_13.jpg)
 
Trung tâm huấn luyện thành phố Sosnovyi Bor - con đẻ của Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết Gorshkov S.G. Nó được thiết kế để huấn luyện các thủy thủ đoàn của tàu ngầm nguyên tử đề án 705 độc nhất vô nhị của chúng ta. Đó là tàu ngầm nguyên tử nhanh nhất (Vmax = 42 hải lý), và cũng có kích thước nhỏ nhất trên thế giới. Tàu được tự động hóa cao, thủy thủ đoàn 29 người đều là sỹ quan, có lò phản ứng hạt nhân cũng độc nhất vô nhị, với chu trình 1 có vật tải là kim loại lỏng (ЖМТ, жидко-металлическим носителем 1-го контура), có vỏ bền bằng titan. Trên biển, không ai có thể tránh hay thoát khỏi (sự đeo bám của) nó, điều đó là vô ích. Thuyền trưởng các tàu ngầm và tàu mặt nước của kẻ thù tiềm năng rất sợ gặp nó trên biển. Nó có thể tấn công chúng, sử dụng phẩm chất tốc độ cao và phẩm chất cơ động linh hoạt của mình để "tránh thoát" không chỉ các con tàu đối phương mà còn cả ngư lôi của chúng. Người ta gọi nó là tàu ngầm nguyên tử của thế kỷ 21, bởi vì tất cả những giải pháp kết cấu và vũ khí của đề án này đã xác định sức sống của chính nó và ngày nay người ta đang áp dụng các giải pháp đó trên tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 4. Tàu ngầm đề án 705 được tiếp nhận vào biên chế vũ khí đầu những năm 197x, nhưng phục vụ không lâu thì đã đưa vào bảo quản, sau đó loại khỏi biên chế những năm 199x..

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/705k_21.jpg)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/705k_20.jpg)

Thiết bị ngư lôi khí ép thủy lực, đảm bảo cho tàu ngầm đề án 705 có thể bắn ngư lôi ở tất cả các dải chiều sâu lặn của tàu.

Sau khi được đưa vào biên chế vũ khí, tàu ngầm nguyên tử thế hệ 3 đề án 971, việc huấn luyện các thủy thủ đoàn của đề án này được tổ chức trong các bức tường Trung tâm Đào tạo của chúng tôi. Một căn cứ cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc Trung tâm Đào tạo dành riêng cho loại tàu ngầm nguyên tử này đã được dựng lên. Các tổ hợp thiết bị huấn luyện độc nhất vô nhị mới như "Diana-Bars", "Paltus", "Sosna" và những tổ hợp khác được xây dựng nên, nhưng buồng-khoang tàu ngầm nguyên tử đề án 705 vẫn tiếp tục được sử dụng để huấn luyện các khẩu đội chiến đấu trên hạm của tàu ngầm nguyên tử thế hệ 3 khoa mục sử dụng vũ khí ngư lôi (КБР-Т). Sau này khi đã khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên của mình, nó trở thành viện bảo tàng tàu ngầm đề án 705. Ngày nay các học sinh và người lớn thích hit thở không khí tàu ngầm đến đây để xem những chiến sỹ tàu ngầm hiện đại sống và phục vụ thế nào.

PS: Năm 2004, đại tá hải quân Temnov V.P, nghỉ hưu nhưng còn ở lại tiếp tục giảng dạy. Năm 2009 do bị nghi ngờ chuyển giao bí mật quân sự cho thủy thủ đoàn Ấn Độ học tập tại Trung tâm Đào tạo trên đề án tàu ngầm 971 trước khi chuyển giao cho thuê tàu, ông đã bị sa thải dù An ninh Nga không phát hiện được bằng chứng thực sự.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Năm, 2011, 02:53:59 am
(tiếp theo trang 23)

Mig tại Cam Ranh

Tạp chí "Hàng không và Thời đại" («Авиация и Время») 2010 №4 (114) và 2010 №5 (115)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Mikhelevitch_pic_9300.jpg)

Thiếu tá về hưu Mikhelevitch Igor Evghenevitch. Tốt nghiệp Trường Không quân Riga mang tên Yakov Alknis năm 1981. Phục vụ từ 1981 đến 1994 tại trung đoàn tiêm kích 821, tại đây trải qua con đường từ một kỹ thuật viên máy bay lên đến Trưởng bộ phận Khai thác Kỹ thuật của trung đoàn (ТЭЧ).Từ 1984 đến 1987 phục vụ tại trung đoàn không quân Cận vệ hỗn hợp độc lập 169 ở căn cứ Cam Ranh trong cương vị trưởng nhóm công tác bảo trì và quy chế về máy bay và động cơ. Được thưởng nhiều huân huy chương. Hiện nay là Tổng biên tập một nhà xuất bản, sống tại thành phố Kaliningrad.



Vịnh Cam Ranh của Việt Nam và bán đảo cùng tên do vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi của mình từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà quân sự. Trong thế kỷ 19, vịnh do những nhà thực dân người Pháp sử dụng, thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, các tàu chiến Nhật đã đóng căn cứ tại đây, còn thời kỳ chiến tranh Đông Dương, đây là nơi người Mỹ đặt căn cứ. Họ đã nâng quy mô căn cứ lên rất nhiều, xây dựng một sân bay lớn, sử dụng cho các phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên vào năm 1972, người Mỹ đã bỏ lại Cam Ranh, chuyển giao căn cứ cho phía chế độ Sài Gòn. Sau chiến thắng của miền Bắc trước miền Nam và thống nhất quốc gia, năm 1975 căn cứ đã được đặt dưới sự kiểm soát của Hải quân nước Việt Nam thống nhất (từ 1976 - Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Các nhà quân sự xô viết đã rất nhanh chóng thể hiện sự quan tâm đến căn cứ chiến lược quan trọng này. Vị trí của nó cho phép kiểm soát đường hàng hải từ Thái Bình Dương vào Ấn Độ Dương, trong trường hợp cần  ngăn chặn sự lưu thông của tàu bè vào khu vực này (thực chất là sự di chuyển các tàu chiến của hạm đội 7 Mỹ), cũng như cô lập các căn cứ Mỹ tại Philippin - căn cứ hải quân Subic Bay và căn cứ không quân Clark Field. Ngoài ra việc bố trí trên bán đảo các phương tiện trinh sát và tác chiến điện tử cho phép kiểm soát tình hình quân sự trong các khu vực lân cận mà kẻ thù tiềm tàng hoạt động.
Vào cuối năm 1978, Moskva đã gửi một phái đoàn quân sự đến Việt Nam để xem xét lại cơ sở hạ tầng và tổ chức các cuộc đàm phán sơ bộ về việc sử dụng căn cứ phục vụ lợi ích của Hải quân Liên Xô. Việc chính thức cùng sử dụng chung căn cứ Cam Ranh bởi cả hai Hạm đội Liên Xô và Việt Nam đã được xác nhận bằng Hiệp ước giữa hai chính phủ ký ngày 2 tháng 5 năm 1979. Trong năm 1982, các bên đã ký một nghị định thư bổ sung, cho phép bố trí ở Kam Ranh một binh đoàn tàu chiến chiến dịch - chiến thuật và một trung đoàn không quân hỗn hợp của Hải quân Xô viết
Các máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142 và máy bay trinh sát tầm xa Tu-95RtS của Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu khai thác sân bay cũ của Mỹ từ năm 1981, chúng sau đó nằm trong biên chế phi đội 2 thuộc trung đoàn không quân Cận vệ hỗn hợp độc lập 169 (OGSAP). Kể từ tháng 11 năm 1983, tại Cam Ranh có thêm phi đội 1 đóng quân gồm có các máy bay Tu-16 (các máy bay mang tên lửa chống hạm, máy bay tiếp dầu, gây nhiễu) cũng nằm trong thành phần các lực lượng binh chủng của Hạm đội Thái Bình Dương. Vào cuối năm tiếp theo (tức 1984), trung đoàn được bổ sung phi đội thứ 3 - các máy bay tiêm kích - phi đội mà tác giả của những dòng này đã phục vụ. Để bức tranh thêm đầy đủ cần nói rằng vào năm 1986 trong đội hình phi đội 2- có thêm một tốp trực thăng Mi-14 có nhiệm vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn, và thực hiện một số hoạt động khác nữa. Và trong thành phần trung đoàn 169 còn một máy bay vận tải An-26.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Mi_14_PS_pic_54.jpg)
Một máy bay Mi-14PS đang thực hiện bài tập tìm kiếm cứu nạn.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Mi_14_PL_pic_46.jpg)
Một Mi-14 PL trong thời gian đo từ tìm kiếm tàu ngầm

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/RGB_Chinara_pic_49.jpg)
Phao thủy âm RGB-NM "Chinara" thường được Mi-14PL và Be-12 sử dụng.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1094598a3ff8.jpg)
An-26 trên sân đỗ CR.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Năm, 2011, 03:27:49 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic_9200.jpg)
Mig-23MLD phi đội 3 tại Cam Ranh với vũ khí tên lửa R-24 và R-60.

Phi đội thứ ba thành lập trên cơ sở (lực lượng) của trung đoàn không quân tiêm kích 821 huân chương Suvorov hạng III (sân bay Khvalynka, thành phố Spassk - Khu Dalnyi Primorsky), việc lựa chọn nhân sự được làm rất cẩn thận và đã bắt đầu từ mùa hè năm 1984. Trung đoàn không quân tiêm kích 821 là một trong những trung đoàn ưu tú nhất của lực lượng không quân quân khu Viễn Đông. Cần nói thêm cho đầy đủ rằng đây là đơn vị gần như không có tai nạn hàng không đáng nhớ, số biến cố đã xảy ra trong các phi vụ không đáng kể. Trong quá trình khai thác loại máy bay MiG-23ML / MLD / UB từ 1981-1994 các sự cố xảy ra (2 - do lỗi thiết kế và công nghệ chế tạo, 2 - vì sai sót trong thuật lái) và một hư hỏng (lỗi phi công). Dù trung đoàn không phải cơ sở đào tạo, mà là một đội ngũ trong biên chế thông thường, đang thực hiện nhiệm vụ trực chiến trong hệ thống phòng không của đất nước, nhưng hàng năm đã có đến 20 sinh viên quân sự tốt nghiệp các trường bay đến gia nhập đội hình của trung đoàn, sau một thời gian tương đối ngắn, họ trở thành những phi công nhiều kinh nghiệm. Hàng năm tổng số giờ bay của phi công lên đến (tùy theo năm) 6-8000 giờ. Tình trạng hoạt động tốt về kỹ thuật hàng không, theo lệ thường, không bao giờ dưới 85%.Chỉ huy phi đội mới thành lập là một phi công giàu kinh nghiệm, như người ta thường nói, "phi công do Trời sinh" («пилота от Бога»), là phi đội trưởng phi đội 1 trung đoàn tiêm kích 821 trung tá không quân V. Semerov. Phi đội phó phụ trách kỹ thuật hàng không (IAS) được chỉ định làm kỹ sư hàng không của đơn vị mới - đại úy Grishin - tốt nghiệp trường không quân Riga, là chuyên gia lành nghề và một nhà tổ chức tốt. Đội ngũ bay và khai thác kỹ thuật của trung đoàn cơ sở đã tạo nên đội hình của phi đội. Ngoài ra, trong đội hình phi đội còn bao gồm các quân nhân đến từ các đơn vị đóng quân lân cận (các sân bay Tsentralnaia Uglovaia, Zolotaia Dolina, Sovietskaya Gavan).

Cần lưu ý rằng cấu trúc biên chế của đơn vị mới thành lập này khác biệt đáng kể so với bình thường, và gần với một phi đội độc lập hơn là một phi đội nằm trong đội hình một trung đoàn. Ví dụ, đã hình thành các nhóm quản lý chỉ huy (trưởng đài chỉ huy bay, các sỹ quan tác chiến), trong thành phần phi đội còn bao gồm nhóm bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên cũng như định kỳ, nhóm chuẩn bị và huấn luyện sử dụng tên lửa có vị trí riêng. Cuộc sống đã chứng minh tính đúng đắn của biện pháp này. Những nhiệm vụ đa dạng giao cho trung đoàn 169, đặc điểm khai thác các dạng khác nhau của thiết bị bay và phục vụ bay trên mặt đất làm cho nó không thể làm việc trong các định dạng chung thông thường giữa các bộ phận hàng không. Trong phi đội, các hoạt động hàng ngày thực tế không có sự chồng chéo lên nhau, mỗi bộ phận làm việc một cách tự chủ, như ta vẫn nói, theo tổ chức biên chế quy định.

Công tác chuẩn bị và huấn luyện trực tiếp kỹ thuật hàng không, vũ khí, trang thiết bị hỗ trợ mặt đất để chuyển căn cứ bắt đầu vào mùa thu 1984. Trung đoàn tiêm kích 821 ngày đó đang khai thác những chiếc MiG-23ML, một phân đội mới được nhận những chiếc MiG-23MLD hoàn thiện hơn. 12 chiếc Mig 23MLD này được các máy bay IL-76 và An-22 cõng từ căn cứ Shatalovo (tỉnh Smolensk) đến trung đoàn ruột thịt của chúng tôi, cùng hai "Sparka" MiG-23UB mượn (như thường thấy - không hoàn lại). Máy bay chiến đấu được gửi tới Việt Nam theo đường biển. Tại sao không làm điều đó bằng cách chở chúng trong "khoang" máy bay vận tải quân sự (ВТА), tôi không thể nói. Máy bay được tháo rời, đóng gói, chất vào các thùng chứa đặc biệt. Mỗi chiếc "MiG" chứa trong ba container: một container- phần đầu của thân máy bay tính đến sườn khung số 28 (cùng với động cơ), một container khác - phần đuôi, container thứ ba - cánh chính và các cánh ổn định. Container thứ tư dành cho các thiết bị phục vụ mặt đất (thang xếp lên máy bay, dầm dẫn hướng, túi bọc, guốc phanh, v.v...) Trong cùng một container đã kết hợp thành công các phụ tùng và phương tiện tối cần thiết, dự trữ sẵn sàng cho nhiều việc theo tính toán trong cả một năm trú đóng.
Trước khi phái người đi, đại diện "các cơ quan có thẩm quyền" đã hướng dẫn kỹ lưỡng cho những người đi về việc giữ bí mật thời hạn công tác và địa điểm công tác. Địa chỉ hòm thư của nơi phục vụ mới rất ngắn gọn: Moskva - 400, hòm thư dã chiến .... Nói trước một chút, tôi sẽ cho các bạn biết rằng dù hiển nhiên là hệ thống (an ninh) đã cố gắng giữ bí mật, nhưng ngay một ngày sau khi chúng tôi đến nơi, đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" đã thông báo về sự xuất hiện của chúng tôi tại Cam Ranh, còn hơn cả là họ chào mừng.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Năm, 2011, 12:30:37 am
(tiếp)

Việc tháo dỡ các máy bay và đóng gói thực hiện chủ yếu bởi lực lượng bảo trì khai thác bay của trung đoàn 821 (bộ phận TECH), với sự tham gia tích cực của tất cả các chuyên viên kỹ thuật khi đó ở trong thành phần nhóm đi công tác, và diễn ra khá đồng đều và nhanh chóng. Thực ra với những chiếc máy bay đầu tiên đã có một chút lúng túng. Nếu tháo dỡ thân máy bay và các bộ phận cánh với các chuyên gia TECH là rất quen thuộc (công việc thường xuyên khi làm công tác quy chế), thì việc tháo một nửa số cánh ổn định với bề ngoài tưởng như đơn giản lúc đầu lại thực sự là một vấn đề. Để thực hiện thao tác này cần phải tháo toàn bộ hai loạt đai ốc thân để giải phóng các gối đỡ trên đó cánh ổn định quay tương đối so với trục. Đôi khi, gối đỡ gốc hơi nghiêng và cánh lái (ổn định) thực sự bị kẹt tại trục trong tư thế được "tháo nửa chùng". Ngoài ra, ban đầu không quen đặc tính này, một số chàng trai thiếu kiên nhẫn hành động theo nguyên tắc "nghĩ gì ở đây được - phải lay cái đã", như vậy chỉ làm tình hình xấu thêm, tạo ra sự cong vênh không hợp lệ. Cuối cùng vấn đề này cũng được tháo gỡ giải quyết khá nhanh chóng, và sau đó các tấm lái đã trượt ra khỏi trục trơn tru nhẹ nhàng giống như được bôi dầu vậy.
Những chiếc tiêm kích đã "đóng hộp" và "phân tán" vào các thùng chứa, vũ khí và tất cả các thiết bị mặt đất (mà loại này rất nhiều) được chuyển đến xếp trên sân ga đường sắt và theo đường này được gửi đến cảng Vladivostok. Đi cùng hàng là đội trưởng cảnh vệ và hai kỹ thuật viên của chúng tôi, hai anh bạn không thể tách rời A.Streltsov và N.Lonshakov. Họ hộ tống trang thiết bị kỹ thuật cả khi trên đường sắt cũng như trên biển, trên tàu chở hàng khô "Amderma". Người ta cho chúng tôi một vài ngày chuẩn bị, thay quân phục hải quân, và ngày 25 tháng 11, đến đón chúng tôi là chiếc máy bay IL-62 "to lớn, đẹp đẽ" thuộc biên chế hàng không hải quân. Một đội máy bay chở khách đường dài cỡ lớn như vậy bảo đảm cho việc quay vòng  đội ngũ thành viên các căn cứ đảm bảo vật chất - kỹ thuật hải quân trên không gian rộng lớn các đại dương của thế giới.Đi tiễn chúng tôi, Bộ tư lệnh Không quân quân khu Viễn Đông nói những lời dặn dò thân thiết và lời chúc may mắn của người cha với những đứa con đi xa. Họ hứa rằng chỉ sang năm thôi sẽ đón chúng tôi "ở đúng chỗ này, đúng giờ này", chuyển công tác cho mọi người đến các quân khu phía Tây và đảm bảo một bước đường sự nghiệp tốt đẹp. Những lời của họ - có lọt tai Chúa hay không... Nhưng trong cuộc sống, mọi thứ đã xảy ra chính xác nhưng là điều ngược lại.

Thế là dưới hình thức các chuyên gia kỹ thuật kinh tế quốc dân, tất cả trong "xi vin dân sự", chúng tôi qua kiểm tra thuế quan và hộ chiếu xuất cảnh tại sân bay Khabarovsk, sau đó bay đến nơi phục vụ mới. Chuyến bay trên vùng biển quốc tế, tầm nhìn thật hiếm có, và mọi người đều muốn ngắm nhìn thật kỹ ánh đèn chiếu sáng quần đảo Nhật Bản. Thực tế, suốt cả chặng hành trình, trải dài gần quần đảo, "con tàu" của chúng tôi luôn được các máy bay tiêm kích thuộc lực lượng phòng vệ Đất nước Mặt trời mọc bay kèm. Và nếu máy bay F-15 còn ở trên một khoảng cách vừa phải thì máy bay "Con Ma" lại xúm đến xếp đội hình dưới cánh bay chúng tôi chỉ cách vài mét. Có lẽ phi hành đoàn IL-62 đã chán ngấy các hàng xóm như vậy, và chiếc phản lực cơ cỡ lớn một lần khẽ "chao cặp cánh". Điều đó là đủ để các hậu duệ các samurai như hòn sỏi lao vút xuống dưới đâu đó cách vài kilomet và không còn xáp lại gần chúng tôi nữa. Sau một thời gian các "chiến sỹ thế giới tự do" của Đài Loan đến thế người Nhật, nhưng chúng hộ tống chúng tôi không lâu, dù cho chúng bay treo trước mũi máy bay chúng tôi.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/0209-01-2-2.jpg)
Cảnh thường diễn ra trên Thái Bình Dương và biển Nhật Bản thời kỳ chiến tranh lạnh. Ba chiếc tiêm kích (F-14A) xếp đội hình kè một chiếc Tu-95RtS.(Tạp chí "Hàng không thế giới" số 12)

Sáng ngày 26 tháng 11, "con tàu" tiếp đất tại Cam Ranh. Ngay lập tức cái nóng và không khí ẩm ùa vào khoang cửa, thế nên trong đầu tôi ập đến ý nghĩ: Ở đây thì thở bằng gì? Thêm nữa chúng tôi đang mặc quần áo mùa đông (khi bay từ Spassk nhiệt độ đang là -25 độ), và mồ hôi từ người chúng tôi, nói thế nào đây, tuôn xuống như mưa. Bộ chỉ huy binh đoàn 17 và ban chỉ huy trung đoàn không quân ra đón chúng tôi. Đáp lời chào mừng của phó đô đốc tư lệnh binh đoàn, chúng tôi theo thói quen bình dị của Không quân chỉ trả lời: "Chúc sức khỏe, đồng chí trung tướng!". Ông bĩu môi, như thể đang rất đau răng. Nhưng nói chung cuộc đón tiếp đã diễn ra rất chân tình và thân mật.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic_9400.jpg)
Toàn cảnh sân bay căn cứ Cam Ranh, năm 1981 các thủy thủ xô viết đã thấy sân bay như vậy.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Năm, 2011, 12:42:52 pm
(tiếp)

Người ta sắp xếp chúng tôi ở trong một ngôi nhà ván lắp ghép theo tiêu chuẩn, được gọi tên (tính đến điều kiện đặc thù địa phương) là bungalow, ban đầu -  4 người trong một phòng. Nhưng cảnh chật chội không kéo dài - những người xây dựng đã nhanh chóng hoàn tất ngôi nhà thứ hai, và chúng tôi được bố trí lại hai người một phòng. Khi máy điều hòa không khí trong phòng hoạt động, điều kiện khá thoải mái, nhưng khi buồng làm việc mất nguồn điện lưới từ máy phát, mà việc này rất hay xảy ra, thì bạn không thể nào ở lại trong đó được.
Ngày hôm sau khi chúng tôi đến nơi, chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị địa điểm đóng quân của mình. Phi đội được bố trí cho một sân đỗ máy bay lớn ở đầu đường cất - hạ cánh (VPP). Việc đầu tiên đập vào mắt khi chúng tôi đến sân đỗ máy bay, - chất lượng rất cao của lớp phủ mặt sân bay. Lớp bê tông đúc nhám trong khuôn tại chỗ (không phải dạng tấm đúc sẵn bên ngoài) với các khe nối đổ đầy một hỗn hợp đặc biệt như cao su, ngay cả với cái nóng thế này nó cũng không bị chảy hay biến tính. Như sau này chứng tỏ, kể cả dầu hỏa cũng không làm "tan" nó được. Bạn chắc nhớ đến nhựa đường trong nước ta vào mùa hè thường chảy dính vào đế giày! Những chỗ bê tông sứt mẻ và có vết nứt được lấp đầy bằng một chất gì đó gợi nhớ keo epoxy (rõ ràng không phải do người Việt Nam sửa chữa). Những vết vá này cứ trơ trơ với thời gian không hề bị vỡ hoặc nứt hỏng. Mặc dù sân bay được xây dựng vào đầu những năm 196x (một số chỗ trên mặt sân còn ghi chú ngày đổ bê tông - tháng tám, chín, và cứ thế tiếp tục trong năm 1962) và sau khi người Mỹ rút đi, không còn ai thực sự quan tâm bảo dưỡng nó, nhưng lớp phủ đường băng và đường lăn (RD - рулежек (РД - Рулёжная дорожка)) vẫn đang ở trong tình trạng hoàn hảo.

(http://inlinethumb04.webshots.com/45187/2038156380105240299S600x600Q85.jpg) (http://travel.webshots.com/photo/2038156380105240299KvpDma)

(http://inlinethumb11.webshots.com/47178/2836118060105240299S600x600Q85.jpg) (http://travel.webshots.com/photo/2836118060105240299hZrdos)

(http://inlinethumb49.webshots.com/47728/2296442630105240299S600x600Q85.jpg) (http://travel.webshots.com/photo/2296442630105240299nzKjyK)

(http://inlinethumb05.webshots.com/21252/2016304190105240299S600x600Q85.jpg) (http://travel.webshots.com/photo/2016304190105240299MrFeBk)
Mặt đường băng, đường lăn và sân đỗ sân bay Cam Ranh những năm 1965-1966.Phần bê tông và phần ghi sắt (http://travel.webshots.com/photo/2038156380105240299KvpDma#facebook-share)

Sân bay chỉ có một đường băng cất - hạ cánh (CHC),  trong khi đa số các sân bay ở miền Nam Việt Nam do Mỹ xây dựng có hai đường băng. Làn đường băng thứ hai trên sân bay Cam Ranh rõ ràng là không có đủ thời gian để xây dựng. Tuy nhiên, sân bay này thế cũng đã có khả năng hoạt động rất lớn. Đường CHC dài ba km của nó có chiều rộng 60 m. Nằm hẳn về một bên và trên tuyến song song với  nó (đường CHC) là đường lăn chính bằng bê tông  rộng  40 m, và phía bên kia - đường lăn bê tông asphalt có chiều rộng đến 20 mét. Cộng thêm vào đó là vài sân đỗ quy mô lớn nơi đỗ của các máy bay và khí tài hàng không. Sân đậu của những chiếc Tu-16 và Tu-95/142 nói một cách đơn giản là cực lớn và tuyệt vời. Còn sân đỗ của chúng tôi thì khó mà gọi là nhỏ.
Đường lăn bê tông trong quá trình thực hiện các chuyến bay được sử dụng như một làn đường băng dự trữ. Và đây, trong một lần thay phiên chuyến bay, chiếc Tu-16 đang hạ cánh bị một cơn gió mạnh tạt ngang sườn cuốn sang cạnh đường băng, chúi mũi xuống cát. Tại thời điểm này trên không trung đang có một chiếc Tu-95RtS, được lệnh hạ cánh trên đường lăn chính, và phi hành đoàn Tu-95RtS đã dễ dàng chỉnh hướng và hạ cánh an toàn. Chiếc Tu-16 sau đó được phục hồi rồi đưa vào hoạt động: lực lượng kỹ thuật bằng sức  của chính mình đã hoàn toàn thay thế được phần mũi của máy bay.
Trường hợp cần thiết, từ đường lăn chính có thể thực hiện cả việc cất cánh. Đường lăn thứ hai cũng hoàn toàn có thể sử dụng để hạ cánh, ít nhất là bởi các máy bay tiêm kích của chúng tôi. Nói thêm nữa, đường trải bê tông nhựa trên toàn bộ bán đảo cũng ở trong tình trạng gần như hoàn hảo, mặc dù nền dưới hoàn toàn là cát và khí hậu bất lợi. Người ta thật biết làm!
Chúng tôi đến được sân đỗ đã lâu chưa sử dụng và cát đã phủ gần một nửa. Cần phải làm sạch sân đỗ, rào bảo vệ bằng dây thép gai. Ngoài ra, cần chuẩn bị địa điểm thực hiện các công tác quy chế và triển khai các vị trí chuẩn bị tên lửa. Song song với chúng tôi, tổ hợp xây dựng "Zagranspetsstroy" đang khẩn trương làm việc và đã hoàn thành các ngôi nhà cho phi đội và hầm chứa vũ khí đạn dược. Nhìn chung, công việc sẽ hoàn thành đầy đủ trước khi các máy bay được chở đến nơi.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Năm, 2011, 04:39:49 pm
(tiếp)

Gần cuối tháng mười hai tàu "Amderma" đã đến cập tại cảng Cam Ranh cùng với trang thiết bị kỹ thuật của chúng tôi. Việc dỡ hàng được tổ chức suốt ngày đêm. Ngoài máy bay và vũ khí đạn dược, các thiết bị kỹ thuật chuyên ngành đồng bộ (spetsav-totehnika) chở đến bằng tàu thủy dân sự cho chúng tôi: xe APA (аэродромные подвижные электорагрегаты - xe khởi động điện), xe bơm dầu và các loại xe máy khác.

(http://aviaros.narod.ru/foto/aerodrom/apa-5dm_1.jpg)
Xe khởi động APA-5D trên cơ sở xe Ural 4320-10.

(http://aviaros.narod.ru/foto/pulkovo/foto-11.jpg)
Xe bơm dầu cho máy bay ATZ - Топливозаправщик АТЗ-40-5233Н2.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/62934fcc0ce6ba9762-1.jpg)
Xe bồn căn cứ Cam Ranh, những năm 199x.

Thật là một điều ngạc nhiên khi chúng tôi thấy cả một khối tài sản không phải là nhỏ của mình lại chiếm một chỗ rất khiêm tốn trong các hầm tàu và trên khoảng boong trống của chiếc tàu chở hàng khổng lồ này (nếu trí nhớ không phản bội tôi, độ choán nước của nó là 35 nghìn tấn). Những chiếc tàu cần cẩu khổng lồ cẩu các container từ bụng con tàu lên một cách rất cẩn thận rồi đặt xuống trên một chiếc xe kéo chuyên dùng được chuẩn bị trước.
Việc bốc dỡ không kéo quá hai ngày đêm, sau đó các container được vận chuyển đến sân  đậu máy bay. Song song với quá trình này là quá trình bắt đầu lắp ráp máy bay. Công việc lắp ráp đã diễn ra như sau. Phần đầu của thân máy bay sau khi mở bao gói được đẩy ra giá từ container, người ta kết nối hệ thống thủy lực với nguồn áp lực hệ thống mặt đất. Trong buồng lái một kỹ thuật viên nào đó ngồi vào, cần cẩu ô tô sẽ nhấc từng "miếng" thân máy bay từ giá. Sau đó, người ta nối dài thêm khung bệ trên đó có chiếc máy bay đã được hạ xuống. Tiếp theo, phần đầu được kéo đển nơi lắp ráp, tại đó nó được đặt trên các kích thủy lực, được ráp phần đuôi, ghép consol cánh và cánh ổn định.
Việc lắp ráp máy bay mất khá nhiều công sức và thời gian. Ví dụ, trong quá trình bảo dưỡng định kỳ hệ thống ống dẫn (thủy lực), cũng như đường dẫn điện giữa các phần quay của cánh và mặt phẳng trung tâm không tách biệt ra được, còn ở đây tất cả mọi thứ đã được tách và hãm từ cả hai phía.
Các thợ cơ khí, đến căn cứ cùng với chúng tôi, được triệu tập gần như từ khắp cả khu Primorie. Và nếu chúng tôi đã lựa chọn những người tốt nhất vào trung đoàn mình, thì trong các đơn vị khác, tin về việc cử các binh sỹ đi phục vụ biệt phái được người ta chấp nhận như một cơ hội để thoát khỏi những kẻ làm ăn cẩu thả. Trên thực tế họ không biết gì về phần tài liệu, vì thế việc đào tạo tiến hành đồng thời cùng với việc lắp ráp các "máy bay". Và song song với công việc người ta đã "biến" những quân nhân vi phạm kỷ luật quân sự và bất trị trở thành những "chiến sỹ xuất sắc cả về quân sự và chính trị". Bằng cách này, các chú chàng có vấn đề nhất thì đến cuối năm đồn trú đầu tiên đã thực sự trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của họ tại phi đội của chúng tôi, các em đã được nhận quân hàm trung sỹ, mà có lẽ với lòng biết ơn, các em vẫn còn nhớ đến thời kỳ phục vụ ấy. Các thủy thủ thay thế họ đến từ các trường đào tạo chuyên gia sơ cấp của hạm đội. Đó là một món quà thực sự cho chúng tôi. Được đào tạo trong các điều kiện kỹ thuật chuẩn mực, họ nhanh chóng làm chủ được các thiết bị hàng không mới mẻ với họ, và các vấn đề kỷ luật nghiêm trọng không xảy ra. Nhìn chung, các thợ cơ khí của chúng tôi đã để lại cho tôi những kỷ niệm rất tốt, nhiều người tôi vẫn còn nhớ tên và họ. Những chàng trai này đã phục vụ, có thể nói như vậy, theo đúng lương tâm.

Nhưng chúng ta hãy trở lại vấn đề máy bay. Để thực hiện công việc lắp ráp đã tổ chức hai đội nhân viên kỹ thuật, giữa họ đã phát động một cuộc thi đua chân chính. Nếu như bạn lắp ráp những chiếc máy bay đầu tiên mất gần hai ngày (với 12 giờ làm việc một ngày), thì sau đó ở giai đoạn lắp ráp cuối, các đội đã "xuất xưởng" hai máy bay tiêm kích sẵn sàng chiến đấu trong một ngày.
Việc lắp ráp máy bay và thử nghiệm các hệ thống làm việc của chúng chiếm mất hai tuần lễ. Đồng thời tất cả mọi người đều lãng quên "giờ nhiệt đới" (từ 12 đến 15 giờ được khuyên không nên ở ngoài nắng vì bức xạ mạnh của mặt trời, mà kể cả lúc bình thường cũng không thể gọi là thấp). Ở khắp mọi chỗ không ai quan tâm đến ánh mặt trời đang thiêu đốt và nhiệt lượng cao đang tỏa ra (từ kim loại bị hun nóng). Mọi người chỉ quan tâm một vấn đề - nhanh chóng đưa máy bay vào hoạt động và bước vào các chuyến bay để tìm hiểu và làm chủ khu vực này, rồi chuyển sang trực ban sẵn sàng chiến đấu.
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Năm, 2011, 11:22:48 pm
(tiếp)

Quan tâm chăm chú đến công việc này có các cư dân địa phương, mà các binh sĩ quân đội Việt Nam đã ngăn chặn họ (không còn ai được ở gần sân bay này nữa). Mối quan tâm này là có mục đích cụ thể. Khi mở bao đóng gói máy bay đã có một số lượng cực lớn các túi polyetylen được giải phóng - đó là một ham muốn thực sự cho mỗi "đồng chí Việt Nam". Nó dùng để chế tạo mái nhà ở, được xây dựng bằng các tấm kim loại đục lỗ thu thập từ sân bay. Vì vậy, để không cám dỗ những người hàng xóm, các bao nhựa tổng hợp đó được cuộn lại và để vào container rồi sập khóa, bởi nếu trường hợp phải tháo rồi gửi máy bay trở lại Liên Bang thì một lần nữa lại phải dùng đến nó.
Tôi xin phép lạc đề một chút, để người đọc có thể hiểu rõ hoàn cảnh mà chúng tôi chứng kiến khi đến Kam Ranh. Việt Nam vào giữa thập niên 80 thế kỷ trước - một đất nước kiệt quệ, mệt mỏi bởi các cuộc chiến tranh kéo dài quá nhiều năm. Ngay các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam (VNA) đóng quân quanh chúng tôi đã chứng minh rõ điều này. Trang phục kém và không được ăn no, họ nhìn chúng tôi như là nhìn cư dân đến từ thiên đàng. Những sỹ quan các phân đội khác đến Kam Ranh trước chúng tôi cho biết rằng các quân nhân Việt Nam chỉ được nuôi ăn trong ngày làm việc, vào ngày nghỉ họ được cấp một chai rượu nội địa và đi đến khắp nơi. Các bên đã thỏa thuận cùng nhau lập hàng rào quanh chu vi trú đóng của chúng tôi.
Những chiến sỹ của một quân đội vừa chiến thắng "chủ nghĩa đế quốc Mỹ" ngay trên mảnh đất của mình. Trong tay họ là những chai chất lỏng bốc lửa. Từ tất cả các phía đều có thể nghe được: "liênxô" (người xô viết)! Sgus-chi-ôn-ka, tu-si-ôn-ka, ma-la-kô, khleb, konseerv - KINEM". Và họ lắc những cái chai, lôi kéo người đi qua. Được họ ưa dùng hơn cả là quần áo: sekvan rubasika (áo sỹ quan), sekvan bryuki (quần sỹ quan), và các mặt hàng quần áo khác cũng không chê, các đồ trang phục "vùng nhiệt đới" (quần short và áo sơ mi ngắn tay). Và tất nhiên, đồng hồ chạy cơ đeo tay họ còn yêu cầu cao hơn. Ban chỉ huy cố gắng ngăn chặn các vụ đổi chác này, nhưng không xuể ... Thực ra, phần lớn món "kinem" (kỷ niệm) mà các quân nhân chúng ta thích thú nhất là vodka mua bằng tiền địa phương, mặc dù chẳng có chỗ nào để mua, trừ các quà lưu niệm hoặc chuối.
Gây nên niềm vui đặc biệt cho người Việt Nam,  - đó là lần đầu tiên thử nghiệm động cơ. Bãi xả khí động cơ (Газовочная площадка) không được chuẩn bị trước, không có thiết bị bảo vệ tản khí xả phản lực (газоотбойника- jet blast deflector- blast fence). Trước khi cho động cơ hoạt động, phần đuôi của máy bay hướng ra một cửa mở trên  hàng rào, có nghĩa là chĩa vào khu vực quản lý của phía Việt Nam. Tại phía miệng phun đã có một nhóm tò mò tụ tập mà chỉ vừa mới suýt nữa thôi là họ sẽ nấp vào phía ống đốt sau nhiên liệu, và chẳng có cách gì thuyết phục họ tránh đi được (chủ yếu là thông qua các cử chỉ, dù họ hiểu rõ những câu văng tục tiếng Nga). Bắt họ chừa thật nhanh và hiệu quả - tăng đột ngột động cơ lên chế độ "maksimal" trong thời gian chỉnh ga. Tất nhiên làm như vậy là thô bạo, nhưng kể từ đó các "thổ dân" nhận ra rằng "động cơ - nguồn nguy hiểm rất cao" và nên tránh xa nó ra một khoảng cách đáng kể. Dù vậy, họ vẫn không bỏ đi vì rất khoái sự "đốt sau hoàn toàn" («полного форсажа» - full afterburner), bởi tiếng gầm vang kèm theo một đuôi lửa sáng rực thoát ra từ miệng phun.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/98/Blast_fence_FAA.jpg/800px-Blast_fence_FAA.jpg)
Hình minh họa thiết bị blast fence cơ bản ở một sân bay (en.wiki).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/80/US_Navy_030405-N-9951B-021_Two_F-A-18_Hornets_prepare_to_launch.jpg/428px-US_Navy_030405-N-9951B-021_Two_F-A-18_Hornets_prepare_to_launch.jpg)
Cảnh một chiếc F/A-18 Hornet chuẩn bị xuất phát trên tàu sân bay Mỹ "Abraham Lincohn" năm 2003. Một tấm tản khí phản lực được kích thủy lực đẩy lên khỏi mặt boong để bảo vệ chiếc sau khỏi ảnh hưởng dòng khí phụt của chiếc máy bay trước (en.wiki).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/da/FA18_on_afterburner.jpg/350px-FA18_on_afterburner.jpg)
Đốt sau. F/A-18 được máy phóng trên tàu sân bay "Theodore Roosevelt" CVN-71 phóng đi trong chế độ full afterburner (en.wiki).
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Năm, 2011, 12:34:13 am
(tiếp)

(Xem ảnh lắp ráp Mig-23 và bay thử, bảo dưỡng điều chỉnh thường xuyên và định kỳ ở trang 19).
Cho đến cuối tháng Giêng, tất cả máy bay đã được lắp ráp, thử nghiệm dưới mặt đất xong và bay thử, và không có bất kỳ ý kiến nào từ các phi công. Ban chỉ huy không thể ngờ chúng tôi lại làm việc hiệu quả và mau lẹ như vậy, vì theo tất cả các kế hoạch chúng tôi phải triển khai xong trước mùng 1 tháng 3. Nhưng những hồi chuông đồng cho điều này không vang lên tiếp theo, tất cả những vinh quang đã định cư ở đâu đó trong các bộ tham mưu (giai đoạn thứ tư cổ điển của bất kỳ sự kiện nào - "trao thưởng cho những người chẳng hề tham gia").

Nhiệm vụ chính của phi đội máy bay tiêm kích là tổ chức phòng thủ trên không cho căn cứ Kam Ranh. Trong trường hợp bùng nổ chiến sự nó có nhiệm vụ bảo vệ đội hình chiến đấu của các máy bay mang tên lửa Tu-16 để các máy bay này giáng đòn tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ ở vịnh Subic, Philippin. Đáp lại các nhận xét của các phi công chúng tôi về việc máy bay chiến đấu của mình không thể trở về căn cứ do thiếu nhiên liệu, từ Bộ Tư lệnh hạm đội đã có câu trả lời ngắn và rất gọn: các máy bay hải quân không mất nhiên liệu cho chuyến trở về!("taran"?)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/36-1.jpg)
"Cá heo" phi đội 3 cất cánh trực chiến.

Cả phi đội bước vào các chuyến bay theo kế hoạch, trong đó chủ yếu là thực hiện vào buổi sáng cho đến 11-12 giờ, hoặc vào buổi chiều tối, bắt đầu từ 17-18 giờ. Động cơ R35F-300 (Р35Ф-300) lắp đặt trên chiếc MiG-23MLD có hạn chế về khai thác bay theo nhiệt độ không khí ngoài trời đến + 40 ° C, và giới hạn này phải cố gắng tuân theo. Do đó, các chuyến bay được lên kế hoạch cho thời điểm mà nhiệt độ còn chưa "tăng quá cao". Điều này đặc biệt đúng đối với thời kỳ "xuân-hè-thu" với cái nóng bốn mươi độ (và cao hơn nữa), mà theo thời gian với chúng tôi đã trở thành "vấn đề quen thuộc".

Việc quan trọng thứ hai hạn chế sự làm việc của động cơ là độ ẩm (không quá 96%),và đôi khi các phiên bay bị hủy bỏ vì máy đo cho thấy độ ẩm vượt quá con số này. Thật ra, nếu các chuyến bay là "rất, rất" cần thiết  (ví dụ, sau một thời gián đoạn dài, những lý do thì tôi sẽ nói sau), một sự tăng nhỏ của nhiệt độ không khí bên ngoài che dấu dưới con số +39,9 ° C. Trường hợp này các thiết bị bay phải xử lý rất cẩn thận, mặc dù chỉ phải tăng một chút chiều dài chạy đà.
Việc thay phiên bay đã gần như diễn ra suốt cả ngày, và các phi công của chúng tôi rất nhanh chóng làm chủ được không phận bay và các điều kiện hạ cánh. Mà các phương pháp vào tiếp cận hạ cánh lại khá không đơn giản, vấn đề này đã thể hiện rành rành trong thảm họa của đội bay "Tráng sỹ Nga" năm 1995. Tại khoảng cách 17 km tính từ đường băng có một dãy núi, do đó quỹ đạo cất - hạ cánh (глиссада) được đặt ở cao độ cao hơn nhiều, cũng bởi vậy trong điều kiện thời tiết bất lợi các phi công chỉ có thể tuân theo lệnh từ Đài chỉ huy bay (КП). Ngoài địa hình có núi, còn một mối nguy hiểm nữa đã xác định là sương mù, không biết từ đâu cứ xô ra trong thời điểm cao trào của những phiên bay. Để bảo hiểm rủi ro đã sử dụng sân bay Phan Rang làm sân bay dự trữ trong trường hợp khẩn cấp, nơi thường xuyên có một nhóm chỉ huy hạ cánh trực ban.
Một số người Việt Nam cũng thường xuyên can thiệp vào việc tiến hành các chuyến bay, làm tắt hệ thống chiếu sáng đường băng và đường lăn (chỉ đơn giản là trộm cáp, dù trên cáp vẫn đang có điện). Để đảm bảo cho các máy bay hạ cánh các điều hành viên sân bay đã đặt dọc theo đường băng những cây đèn hiệu thắp sáng bằng dầu hỏa. Đó là sự thực trần trụi và có phần hài hước, các điều kiện như vậy lại là sát nhất với điều kiện chiến tranh!
Các chuyến bay diễn ra chủ yếu trên biển, trong tầm nhìn từ đất liền, bởi vì phía Việt Nam chỉ cho phép làm việc trên đất liền trong khu vực (không phận) sân bay, toàn bộ (khu vực) còn lại - không gần hơn 25 km tính từ đường bờ biển. Đài vô tuyến dẫn đường hỗ trợ chuyến bay rất yếu. Đài radar mặt đất dẫn đường bị hỏng gần như ngay sau khi chúng tôi đến Kam Ranh và trước khi kết thúc chuyến công tác biệt phái này vẫn chưa thấy làm việc trở lại. Các phi công đã bay theo la bàn và lệnh từ Đài chỉ huy bay (КП). La bàn vô tuyến ARK-19 cài đặt trên các máy bay MiG-23MLD, ở khoảng cách hơn 20 km từ sân bay đã không làm việc. Ngoài ra, nó đã bị  "nêm" trong nhiều hiệu ứng - ảnh hưởng vùng ven biển, núi, ban đêm, làm giảm thêm tính chính xác của nó. Thêm nữa, ARK cũng thường không làm việc một cách vô duyên cớ.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Năm, 2011, 05:18:45 pm
(tiếp)

Biên đội trưởng một biên đội Mig-23, sau này là chính trị viên Phi đội Andrei Skorik đã mô tả cảm xúc của anh ấy trong thời gian bay đêm như sau:
"Một đêm tôi đang bay trên bầu trời. Bóng tối mịt mùng bao phủ, không trăng, chỉ có ánh sáng đèn phát ra từ căn cứ của chúng ta và các tàu đánh cá gần bờ. Tôi thả càng, mở cánh tà. Tất cả những gì phát sáng đã khuất sau lưng. Tôi cảm thấy như thể từ bên ngoài có một cái túi màu đen chụp xuống buồng lái. Nhìn lên - các ngôi sao, nhìn từ phải sang trái - cũng những ngôi sao. Nghiêng sang trái, nhìn xuống biển - cũng lại những ngôi sao. Tôi toát mồ hôi lạnh từ đầu đến tận chân: đâu trên, đâu dưới? Xung quanh chỉ thấy toàn sao. Ta đang nói đến hiệu ứng mà có thể bạn đã biết (hiệu ứng đôi khi được gọi là "rơi vào túi sao"- «звездный мешок»), nhưng cảm thấy mình đang ở trong tình thế này - lại là điều rất khác. Nói chung, tôi rạp mình xuống ghế lái sao cho càng thấp càng tốt để không nhìn thấy bất cứ điều gì ngoài máy bay, và chỉ dán mắt vào đồng hồ đo (giả lập) chỉ thị đường chân trời (авиагоризонт- attitude indicator- gyro horizon- artificial horizon). Một nửa thời gian chuyến bay tôi đã ngồi thế đó cho đến khi nhìn thấy những ánh đèn ven bờ biển".
 
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/45/AGI1_3d_render.png/600px-AGI1_3d_render.png)
Đồng hồ chỉ thị đường chân trời trên máy bay tiêm kích của Nga loại AGI-1

"Thương hiệu" của Phi đội là biểu tượng một con cá heo rất thân thiện, mà thượng úy kỹ thuật viên V. Zhuk - một con người đầy tài năng sáng tạo, đã dùng sơn vẽ lên bánh lái hướng trên cánh đuôi đứng chiếc máy bay số hiệu 01. Ấn tượng tuyệt vời! Bộ chỉ huy tại chỗ đã phản ứng với bức tranh trên thân máy bay này một cách hoàn toàn đúng mực, rất nhiều người kiểm tra đều đã tuyên một phán quyết nghiêm khắc và duy nhất: sơn lại ngay lập tức! Hãy nhìn xem, các anh thực sự đổ đốn mất rồi! Viktor phản đối theo cách tốt nhất có thể, anh rất chăm chỉ và kiên nhẫn lấy bao bạt che phủ cánh đuôi lại mỗi khi có một ủy ban kiểm tra định kỳ thường xuyên tới. Chú cá heo đã được bảo vệ thành công, và chú vẫn ở lại trên cánh đuôi chiếc máy bay  "độc nhất vô nhị" cho đến khi kết thúc đời bay của nó.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/o3-1.jpg)

Việc khai thác hoạt động của các máy bay trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm với lớp mặt đường băng sân bay của Mỹ đã phát lộ một số điểm đặc biệt. Lớp bê tông thô hơn (bình thường) đã làm tăng tốc độ hao mòn các cơ cấu khí ép thủy lực một cách đáng kể. Và nếu ở Spassk chúng ta có khả năng "cao su co giãn" việc sử dụng bánh xe cho 50-60 lần hạ cánh, thì tại Kam Ranh cố lắm cũng chỉ đạt mức sử dụng cho 20-30 phi vụ, và đôi khi - thậm chí còn hao nhanh hơn. Từ rất sớm, chúng tôi đã phải đối mặt với thực tế là không có gì để "thay giày" cho máy bay, vì lốp dự trữ cho bánh xe, mang theo từ Liên Bang, đã cạn kiệt. Vấn đề nằm ở chỗ trong biên chế máy bay của hạm đội không có loại máy bay của chúng tôi và, do đó, tại các kho của hạm đội cũng không có loại phụ tùng phù hợp. Quá trình thỏa thuận liên ngành đã kéo dài nhiều tháng, và chỉ đến cuối mùa hè năm 1985, việc cung cấp thiết bị kỹ thuật hàng không cho phi đội của chúng tôi mới ít nhiều đi vào nề nếp. Và những chiếc lốp đã được người ta gửi đi bao nhiêu, họ cất kho ở chỗ nào, chúng tôi cũng không biết! Điều chắc chắn đó là: càng nói nhiều - càng trống rỗng. Cần nhấn mạnh rằng những khó khăn trong việc cung cấp phụ tùng và thiết bị toàn bộ để thay thế sửa chữa định kỳ vẫn tồn tại trong suốt nhiệm kỳ công tác biệt phái của chúng tôi.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Năm, 2011, 10:00:58 pm
(tiếp)

Khí hậu nóng ẩm gây nên sự ăn mòn đôi khi ở những chỗ không ngờ nhất. Ví dụ, sau vài tháng đồn trú, ở một máy bay đã có hiện tượng sai hỏng một cách bất thường, hiện tượng đó ở Liên Bang không gặp phải: buồng lái không đảm bảo độ kín. Nếu nói chính xác hơn - không khí từ hệ thống không khí (trên máy bay) không đi vào được trong vòi mềm bít kín buồng lái sau khi cửa nắp trong suốt của nó đã đóng lại (nói cách khác, ống mềm này không được thổi căng lên). Nguyên nhân của sự cố là kẹt lõi một trong các van do bị oxy hóa quá mạnh. Khi chúng tôi kiểm đến van này và tháo nó ra, lõi dura của nó đã phủ kín bởi một lớp oxide màu trắng dạng bột.
Trường hợp nắp buồng lái không kín không phải là duy nhất, thế nên sau một thời gian, chúng tôi đã chủ động lên chương trình làm sạch loại van này trong kế hoạch công tác quy chế thường xuyên và trong kế hoạch của những ngày bảo trì (парковые дни). Bằng cách này, danh mục công tác cần làm trong những ngày bảo trì, chủ yếu tập trung vào việc phát hiện hư hỏng và phòng chống nó.
Trong một chuyến bay thay phiên đã có một sự cố nghiêm trọng tại chiếc "Spark" (Mig-23UB hai chỗ ngồi dùng huấn luyện) - cánh van lá của miệng phun phản lực ở chế độ "ga nhỏ" không mở hoàn toàn. Lý do là kẹt cánh tản nhiệt di động có tên gọi cánh tản nhiệt 71t - cánh điều tiết (mô phỏng độ chênh lệch áp lực tại tua bin trong hệ thống điều khiển nhiệt độ khí) vì nó bị ăn mòn.
Một lần khác trên máy bay do đại úy biên đội trưởng V. Nalivaiko điều khiển, ở khoảng cách 50 km đến sân bay, đèn hiệu "Maslo" phát tín hiệu báo động (hoặc áp suất thấp hoặc có mạt sắt trong dầu). Phi công dừng thực hiện nhiệm vụ, đưa động cơ vào chế độ bay "ga nhỏ" và đã hạ cánh an toàn. Khi kiểm tra máy bay mới phát hiện ra rằng thùng dầu gần như trống rỗng, và toàn bộ thân bên trái của ống xả bộ khởi động tua bin TS-21 (TC-21) lại đầy dầu. Đã thấy rất rõ ràng, gối đỡ sau của rô to bộ khởi động tuabin đã bị phá hủy. May mắn thay, dầu còn sót lại trong động cơ đủ để hạ cánh, nếu không tai nạn sẽ không thể tránh khỏi. Người ta đã thay thế lập tức bộ khởi động tuabin.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/TS-21_PB2401571.jpg)
Turbostart TS-21.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/TS-21_Gazotuabin_7.jpg)
Ảnh minh họa một tuabin và bộ khởi động (ở dưới).
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Năm, 2011, 12:53:42 am
(tiếp)

Hư hỏng nghiêm trọng nhất không dẫn tới một vụ tai nạn máy bay, là chỉ nhờ có sự  cảnh giác của phi đội phó chỉ huy kỹ thuật hàng không (IAS- ИАС) thiếu tá không quân V.Grishin. Năm 1986, trong một chuyến bay, mọi thứ diễn ra bình thường. Máy bay tiếp theo, do trung đoàn phó trung tá V.Shevchenko lái đang bon bon vào tuyến xuất phát. Khẩu lệnh "Chào mừng" («Добро») cho phép cất cánh vang lên, chiếc tiêm kích đã bật chế độ "đốt sau", bắt đầu chạy đà. Phi công nhận thấy trên táp lô đồng hồ cả hai đèn xanh cùng bật sáng - đèn "đốt sau" («форсаж» - bình thường, đúng chế độ) và đèn "maksimal", mặc dù đèn báo sau đáng lẽ phải tắt (mới đúng). Phi công lập tức báo cáo điều này cho người chỉ huy bay, người chỉ huy goi ngay kỹ sư trưởng các ban bay đang trực là V. Grishin. Anh ấy đã ra lệnh dừng cất cánh tức khắc và trả máy bay về sân đỗ để kiểm tra. Tôi xin nhận xét rằng tất cả những điều trên đã diễn ra nhanh hơn nhiều việc bạn đọc về nó (nói chung, các chuyên gia đã hành động tức thì).

Sau khi máy bay hết lăn, chiếc tiêm kích được kéo về sân xả khí động cơ (газовочную площадку), được đấu nối với bàn kiểm tra thiết bị mặt đất, lắp đặt trên khung bệ xe GAZ-66 (gọi là KAPSO tức trạm kiểm tra bảo trì di động tại sân bay có đầy đủ thiết bị cần thiết để chẩn bệnh cho động cơ - КАПСО, контрольная аэродромная подвижная станция обслуживания, имевшая все необходимое для диагностики двигателя), và bắt đầu test động cơ theo chương trình, xác định bởi quy chế khai thác kỹ thuật. Tôi ngồi vào buồng lái, tại bàn điều khiển trong xe KAPSO - trạm trưởng trạm kiểm tra Yu.Pasko. Khởi động, sưởi nhanh, rồi động cơ được đưa vào chế độ nhiệt động tăng cường "tối đa" và "đốt sau". Tuồng như tất cả bình thường, động cơ nghe rõ ràng, chỉ có điều có dị biệt trong các vòng quay rô to, một cái gì đó không tự nhiên. Rồi đèn hiệu màu xanh báo động bỗng nhấp nháy sáng rất lạ lùng. Và đột ngột...Một sức ép với lực chưa từng thấy kèm theo tiếng nổ rền vang từ sau lưng ập đến. Máy bay rung lên ở mức độ như thể đó không phải cỗ máy 18 tấn mà là một con chim nhẹ bỗng. Cần điều khiển động cơ (Рычаг (ручка) управления двигателем) bay về vị trí "stop" (phim chụp đối tượng kiểm tra sau đó chứng tỏ hệ thống chống mất ổn định đã kịp thời phản ứng nhanh). Tôi nhìn vào kính tiềm vọng (перископ) - đuôi vẫn ở nguyên vị trí. Đảo mắt vào bảng đồng hồ "hỏa hoạn" - ơn Chúa, còn chưa cháy. Và tôi vọt ngay ra khỏi buồng lái.

Từ khắp nơi trên sân đỗ của chúng tôi, người ta chạy tán loạn. Theo tôi, thậm chí cả từ  Đài kiểm soát không lưu (КДП), bố trí cách đấy vài cây số ở phía đầu kia của sân bay, ai đó cũng lao lên xe "gaz" phóng đến. Xe cứu hỏa lao như bay đã tới gần. Yura Pasko mặt tái nhợt từ trong xe KAPSO chui ra: "Tớ cứ nghĩ thôi đuôi đứt hẳn rồi, còn động cơ chắc đã tan tành mây khói, nó nổ to như thế kia mà". Không, máy bay vẫn còn nguyên vẹn. Đơn giản là chúng tôi chưa va chạm với sự mất ổn định trong chế độ "đốt sau" của động cơ, nên chưa hề nghe thấy tiếng nổ rền to đến mức như vậy.
Nào, hãy nhìn vào trong xem động cơ thế nào. Lấy ống soi ra, chúng tôi bắt đầu xem xét. Máy nén vòng 2, vòng 3, vòng 4...thế còn bậc thứ 5 đi đâu rồi! Và vòng sáu, bảy, và tiếp theo. Ôi, những mảnh cánh quạt, giống những mẩu lá thép dở dang thì đúng hơn, trong vài khoang - nói chung là sạch bách, chỉ còn mỗi ổ khung trống rỗng. Tuabin đã hoàn toàn bị phá hủy, chẳng còn chỗ nào tồn tại. Nguyên nhân của hư hại, đầu tiên được nhìn ra "hoàn toàn vặt vãnh" (sự làm việc không bình thường của các tín hiệu khác nhau như vậy không phải là quá hiếm), đó là đứt bu lông siết cánh quạt của thiết bị nắn thẳng máy nén bậc 5. Sau khi đứt rời ra, đầu bu lông rơi vào đường hút khí, tại đó nó gây ra vô số phá hoại. Động cơ đã phải gửi đi sửa chữa.
Tôi nghĩ rằng cần phải cắt nghĩa xem điều gì sẽ xảy ra trong chuyến bay nếu Valeri Grishin không "triệu gấp" máy bay về sân đỗ. Và còn nữa. Động cơ bị phá hủy dù sao cũng đã làm việc một phần nào, trong khi mà người ta còn chưa bắt nó phải dừng lại. Điều đó chẳng khẳng định sức sống của kết cấu (động cơ) hay sao?
Cường độ các chuyến bay phụ thuộc một số yếu tố. Ví như, đầu năm 1986, tình hình xăng dầu trở nên tồi tệ. Người ta chỉ chia cho các ban bay luân phiên của phi đội 30 tấn xăng, bởi vậy các chuyến bay hoàn chỉnh sẽ không thực hiện được hoàn toàn. Có mặt tại căn cứ không quân vào thời điểm ấy, tư lệnh sư đoàn (trước tháng 11 năm 1986, trung đoàn thuộc biên chế sư đoàn không quân hải quân số 25 quân khu Viễn Đông) đã đề nghị trung đoàn trưởng gạch tên một "cua rơ" Tu-95 ra khỏi kế hoạch bay vì việc bổ sung từ cơ số nhiên liệu của nó giúp chúng tôi thực hiện được ban bay hoàn chỉnh. Và người ta vẫn phải làm những việc tương tự. Sau khi kết thúc việc xây dựng kho chứa nhiên liệu lớn thứ hai, vấn đề không đủ nhiên liệu cho công tác bay mới mất hẳn.
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Năm, 2011, 12:20:12 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/K-10S.jpg)
Tên lửa K-10S.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Tu-16K-10.jpg)
Phóng tên lửa K-10 từ Tu-16K-10. Khi có chiến sự, phi đội Mig-23MLD tại Cam Ranh có nhiệm vụ bảo vệ các máy bay Tu-16 phi đội 1 giáng đòn tấn công tên lửa vào đối phương.

Khi khai thác sử dụng MiG-23MLD, lần đầu tiên chúng tôi phải đối mặt với sự hỏng hóc của hệ thống kiểm soát hư hại SOS-1-2 (MiG-23ML được trang bị hệ thống giới hạn góc tấn SOUA đơn giản hơn). Các blok SOS phần thì ở phía dưới thân máy bay, phần thì ở sau các blok radar định vị và để thay thế chúng phải tháo gần như tất cả các "ổ bụng" máy bay, mỗi lần như vậy (tôi) lại phải nhớ đến các nhà phát triển (thiết kế) bằng những "lời tốt đẹp" .
Nhưng đau đầu nhất là việc không có được sự thống nhất liên ngành và một số vấn đề tổ chức chưa được giải quyết ngay từ ban đầu, đã chôn chân những chiếc máy bay xuống mặt đất đôi khi trong nhiều tuần liên tiếp.

Vấn đề chính trong sáu tháng đầu đồn trú là thiếu một đại diện thường trực của nhà sản xuất động cơ tại phi đội. Bộ Công nghiệp Hàng không (MAP) và Bộ Quốc phòng (MO) phải rất lâu mới thỏa thuận được với nhau vấn đề đó. Có lẽ tất cả là vấn đề tiền bạc, mà không có cơ quan nào muốn trả (như thể họ trả từ tiền túi của mình ...). Bạn có thể hỏi: Tại sao tôi cần một đại diện nhà máy cho một kỹ thuật không được bảo hành? Để thực hiện kiểm tra định kỳ  động cơ R35 và các công việc bảo trì khác sau mỗi 50 và 100 giờ hoạt động của động cơ (việc bảo trì sau 25-giờ làm việc, theo ý kiến của tôi, khi đó đã được người ta loại bỏ), áp dụng theo công báo hướng dẫn khai thác có hiệu lực thời đó № 075005882E. Không thực hiện các hoạt động này thì việc sử dụng máy bay tiếp tục là không thể. Bên cạnh đó, theo lẽ thường tình, các "thói đỏng đảnh" mà R35 thể hiện ra, thường vượt trước một bước các biện pháp phòng ngừa. Trên một mức độ đáng kể, vấn đề này đã được giải quyết vào tháng 5 năm 1985, sau khi  hai sỹ quan - Yu. Pasko, và Yu. Likhin, được đào tạo tại nhà máy của nhà sản xuất động cơ cách thực hiện các công việc chẩn đoán bằng việc sử dụng các phương pháp kiểm tra không phá hủy. Bây giờ, trong các vấn đề kiểm tra định kỳ, chúng tôi chẳng còn phụ thuộc vào bất kỳ ai và bất kỳ việc gì, tự mình lên kế hoạch tất cả các công việc và có đủ khả năng kết hợp kiểm tra động cơ với các công việc khác.
Nhưng ngay khi xuất hiện các thông báo hư hại, sau khi đình chỉ hoạt động của động cơ để thực hiện kiểm tra, chúng tôi đã một lần nữa phụ thuộc hoàn toàn vào nhà máy và đại diện của nhà sản xuất, lịch trình của các "tàu" vận chuyển, thời tiết ở eo biển Bashi ("thời tiết nhà bếp" trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nguồn phát sinh thường xuyên những cơn bão nhiệt đới). Nhiều tuần chờ đợi, rồi viên đại diện rất được mong đợi xuất hiện đây rồi: "Các cậu bé, chuyến công tác của tôi chỉ được phép có ba ngày thôi". "Các chú bé" xắn quần short lên (chẳng còn gì khác), không quan tâm giờ nhiệt đới nữa, lăn lóc đến 12 giờ một ngày để chuẩn bị các động cơ phải kiểm tra, sau đó đưa máy bay về trạng thái bình thường ban đầu.

Đặc biệt đáng nhớ là công việc phải làm do hư hỏng bu lông ghép các thiết bị nắn thẳng của máy nén áp suất thấp (trường hợp đứt bu lông của chúng tôi còn lâu mới là trường hợp duy nhất). Đại diện nhà sản xuất chỉ đến một tuần. Trong thời gian này bắt buộc phải tháo động cơ trên tất cả 14 máy bay, mở nắp máy nén khí, kiểm tra, và sau đó "phục hồi sự toàn vẹn" của khí tài bay và thử nghiệm các động cơ trên bãi thử (gazovka-gazovotchnaia ploshadka). Khối lượng công việc rất lớn, hơn nữa, thời gian thực hiện lại bị giới hạn vô cùng nghiêm ngặt! Trong những điều kiện bình thường, để thực hiện tất cả các hoạt động này, bộ phận TECH cần ít nhất hai ngày cho một máy bay. Còn ở đây phải "làm xong" hai máy bay một ngày. Cường độ lao động vô cùng căng thẳng. Một lần nào đó, đang ở gần một máy bay chuẩn bị tháo động cơ, tôi nghe thấy một cuộc tranh cãi giữa các thợ cơ khí. Hóa ra là cả hai người đều cần phải thực hiện các công tác nhất định trong một khoang duy nhất, mà nếu nhường chỗ cho người khác sẽ rất mất thời gian. Khoang máy bay thì không thể chia được (và suýt nữa xảy ra ẩu đả).

Vào cuối kỳ nước rút, bằng lực lượng của cả hai đội, trong đó bao gồm hầu hết đội ngũ kỹ thuật viên của phi đội (chỉ trừ bộ phận kỹ thuật chuẩn bị tên lửa), trong một ngày chúng tôi đã kịp thực hiện đầy đủ các công việc tháo dỡ-ráp lại cho hai "tàu".  Và nếu trong điều kiện trạm TECH cố định của trung đoàn, việc tháo dỡ phần đuôi cần sáu chuyên gia giàu kinh nghiệm thường phải mất một giờ rưỡi (trong khi tiêu chuẩn là 12 người tham gia / một giờ), thì ở đây việc đó chỉ còn mất 30-40 phút.
Bất kỳ công việc nào phải làm trên thiết bị thực đều khá phức tạp bởi sự mệt mỏi do nhiệt và độ ẩm cao. Các chuyên gia các nhóm thiết bị hàng không (AO), thiết bị vô tuyến điện tử (REO), và vũ khí trên máy bay (AV) có thể ít nhất trong một thời gian nào đó chúi đầu trong phòng thí nghiệm được trang bị máy điều hòa của họ, nhưng các chuyên gia "động cơ máy bay" hầu như không có điều kiện đó, họ chỉ có thể cứu mình thoát ánh mặt trời bằng mạng lưới ngụy trang của "phòng hút thuốc".
Tại Kam Ranh, đến lượt chúng tôi khẳng định rằng trong chừng mực nhất định, tất cả đều tốt, kể cả mặt trời và biển. Nhiều thanh tra, những người đã đến căn cứ (đặc biệt là rất nhiều ủy ban đến vào mùa đông khi nhiệt độ không khí "trôi nổi" quanh mốc gần +30 ° C), công khai nghi ngờ việc quân đội phàn nàn về những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Hãy nhìn xem mọi người khỏe khoắn và rám nắng như thế nào! Mà biển chỗ các anh ấm áp làm sao, bãi biển thì tuyệt đẹp. Với hai suất tiền lương lại cộng thêm sec "Vneshposyltorga" (sec mua hàng ưu đãi tại hệ thống cửa hàng dành cho người đi công tác nước ngoài của Liên Xô cũ trước đây)- giấc mơ của mọi công dân xô viết. Còn gì hơn nữa nào?
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Năm, 2011, 08:13:00 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1983_415074031.jpg)
Cam Ranh 1983, trung đoàn 169, chú thích của người trong cuộc: Nóng quá, còn chúng tôi phải khoác lễ phục mang từ Liên Bang đi theo và diễu hành trên đường lăn. Bởi bộ trưởng sẽ đến, mà ông ấy bị cảm rồi mất, buổi lễ đã không diễn ra, tiếc thay (đây là nói đến bộ trưởng D.Ustinov).

Một lần, một ông tướng, một chỉ huy cao cấp đến chỗ chúng tôi, với mục đích hướng dẫn nề nếp chế độ theo điều lệnh tại trung đoàn (mặc dù chế độ điều lệnh lớn hơn chế độ điều lệnh chúng tôi đang có tại đây thì tôi thật khó tưởng tượng ra). Ông ở lại một tuần và theo kế hoạch sẽ ra đi trên chuyến bay kế tiếp. Những ngày đầu tiên diễn ra dưới biểu tượng của thời kỳ tổ chức (trong Hải quân có khái niệm như vậy): thay phiên nhau là các kiểu đội ngũ đội hình, báo động, và các cảnh ngược xuôi phù phiếm khác. Sau vài ngày sự hăng hái ngây ngất của ông tướng đã tắt, và ngay cả những thủy thủ sau khi không giơ tay chào ông ta trong bóng tối, cũng không khiêu gợi một cuộc "phân tích các chuyến bay" nữa. Ông tướng chỉ phẩy tay ... Thật không may cho ông ấy, máy bay từ Liên Bang vì thời tiết xấu trên đường bay đã không đến được kịp thời.  Con người khốn khổ nằm lì trong phòng khách sạn có máy điều hòa không khí và nói chung không chịu đi đâu, kể cả đồ ăn người cần vụ cũng phải mang vào phòng cho ông. Không muốn phơi nắng cũng không muốn ra biển tắm, mặc dù là cấp trên trực tiếp của bộ phận chúng tôi, cho đến khi được thay phiên công tác tôi cũng không bao giờ còn có dịp may thấy ông ta tại Cam Ranh.

Công tác sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện chiến đấu đã đạt mức cao nhất. Trong thực tế, hàng ngày trung đoàn vẫn đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu: các máy bay Tu-95RtS và Tu-142 đều đặn cất cánh bay trong các phi vụ chiến đấu 12-giờ liền (thường là cất cánh lúc 6 giờ sáng - hạ cánh lúc 6 giờ chiều), theo dõi sự di chuyển của các tàu ngầm và tàu sân bay của đối thủ tiềm tàng trên mặt biển mênh mông rộng lớn của vùng Nam Thái Bình Dương. Để duy trì không bị phát hiện trong một thời gian dài các phi hành đoàn đã phải bay ở độ cao cực thấp (khoảng 50 m). Mà đó lại là những chiếc máy bay nặng nề có trọng lượng rất nhiều tấn!

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/F-4_Tu-95_F-15_pic_18.jpg)
Trong tấm ảnh này, Tu-95RtS được hộ tống bởi một chiếc F-15 "Eagle" (ở trên) và một chiếc F-4 "Fantom" (ở dưới).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Tu-142M_pic_47.jpg)
Máy bay săn ngầm tầm xa Tu-142M, ghi vào biên chế Hải quân Liên Xô năm 1979. Tất cả có 4 chiếc trong thành phần phi đội 2 hoạt động tại căn cứ Cam Ranh.

Phân đội chúng tôi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu (thường xuyên - ban ngày và cả theo mệnh lệnh bổ sung - vào ban đêm), thành phần bao gồm bốn đội bay (hai đội bay sẵn sàng cấp hai, và hai - khi tăng cường). Máy bay được trang bị hai tên lửa có điều khiển tầm trung R-24 và một cặp tên lửa có điều khiển cận chiến R-60. Thông thường hơn cả, các phi công của chúng tôi hay phải "làm việc" chống lại máy bay săn ngầm P-3C Orion, xuất hiện gần căn cứ bất cứ khi nào các tàu chiến binh đoàn 17 ra khơi hoạt động. Phi công thuộc lực lượng trực chiến được giao nhiệm vụ đánh chặn giả định và bay kèm tống tiễn các máy bay Mỹ, đồng thời tiếp đó nhất thiết phải xác định số hiệu trên thân máy bay của họ. Để chứng minh "ai là chủ nhà", các phi công thường đến sát gần các máy bay "Orion" hoặc chặn thẳng ngay trước mũi chúng.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Sáu, 2011, 01:14:23 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/BiendoiMig-23_485.jpg)
Ảnh minh họa: Một biên đội MiG-23 làm nhiệm vụ, "cánh cụp xòe" đang mở hết cỡ.

Nhiều lần các lực lượng trực chiến đã phải cất cánh tiếp các vị khách không mời khác, gồm cả các máy bay tiêm kích xuất phát từ  các tàu sân bay USS "Midway" và USS "Ranger". Có lần một cặp "MiG" của chúng tôi (các phi công, các thượng úy V.Karpov và A.Popov) đã bay lên đối đầu với sáu chiếc F-4 "Phantom". Nhưng thường xuyên hơn trong tư thế một kẻ thù tiềm năng là những chiếc F-14 "TomCat" - một đối thủ đáng gờm, với tên lửa tầm xa AIM-54 "Phoenix" và hệ thống radar AN/AWG-9 điều khiển vũ khí có nhiều tính năng cao, mà xét tầm hoạt động thì vượt trội nhiều lần tầm hoạt động hiệu quả của radar và tên lửa R -24 trên máy bay chúng tôi. Ngoài ra, việc dẫn đường được thực hiện nhờ radar trên mặt đất loại còn xa mới là tiên tiến nhất  P-37, mà dưới 200 m, theo hồi ức của các phi công của chúng tôi, không "nhìn thấy" các mục tiêu. Rõ ràng, biết được điều này, các phi công "TomCat" đã tấn công giả định các máy bay tiêm kích chúng tôi từ độ cao tương đối nhỏ, và ở những tầm xa vượt quá phạm vi phát hiện của radar "Sapphire-23" trên máy bay của chúng tôi.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic_1002.jpg)
MiG-23MLD tại Cam Ranh và các "kẻ thù tiềm tàng" của nó.

Trên những khoảng cách lớn, ưu thế tấn công giả định thuộc về người Mỹ. Nhưng từng lúc lại xuất hiện khả năng tỏ rõ kỹ năng của mình trong cận chiến trên không, và khi đó các phi công của chúng ta đã cho người Mỹ chịu "nhiệt".
Một lần, chiếc tiêm kích thuộc biên đội trực chiến, do thượng úy P.Varlakov lái, đã cất cánh. Để "chiếm ưu thế trên không", theo lệnh của sỹ quan chỉ huy tác chiến thượng úy A.Kushnir, anh ấy thả thùng dầu phụ treo (dưới thân). Phó chỉ huy trưởng trung đoàn phụ trách kỹ thuật hàng không (IAS) sau đó còn "xát xà phòng" mãi người sỹ quan hoa tiêu dẫn đường, rằng là, anh ta hãy bỏ tiền ra mà trả cho thùng dầu phụ đã bị chìm mất. Phải nói thêm, A.Kushnir - người duy nhất đến phục vụ trong đội hình phi đội từ ngày đầu thành lập cho đến khi phi đội giải thể, và đã phục vụ quá hai "nhiệm kỳ" (chính thức).

Người Mỹ tỏ ra không thờ ơ với các cuộc chạm trán máy bay tiêm kích của chúng tôi. Ví dụ, trong báo cáo về các hoạt động hàng năm của phi đội tiêm kích trên hạm số 2 (VF-2 Bounty Hunters) năm 1989 chỉ ra rằng tất cả các phi công tham gia vào các cuộc đụng độ với MiG-23, nhận được những kinh nghiệm vô giá trong việc chống lại loại máy bay này - một mối đe dọa chiến thuật. Hơn nữa, theo nghĩa đen, đó là : "Những kinh nghiệm mà người khác chỉ có thể nằm mơ".

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Mig-23_Afgan_Stinger_pic_56.jpg)
Cùng thời điểm với Cam Ranh, nhưng gay cấn hơn nhiều: Cất cánh trước những phát tên lửa Stinger - Mig-23MLD của trung đoàn tiêm kích 120 quân đội Liên Xô tại căn cứ Bagram, Afganistan năm 1988.

Để khách quan phải lưu ý rằng cường độ xuất kích của lực lượng trực chiến là không cao. Nó không thể so được với sự căng thẳng, mà các lực lượng trực chiến cảm thấy tại các sân bay vùng Viễn Đông - đặc biệt là trước khi xảy ra sự cố đáng tiếc với một chiếc Boeing 747 vào ngày 1 tháng 9 năm 1983 (đây là vụ không quân vùng Viễn Đông bắn rơi máy bay chở khách Nam Triều Tiên vi phạm lãnh thổ Liên Xô). Tuy nhiên, về các hành động khiêu khích thường xuyên của người Mỹ trong khu vực này, về các chuyến bay đều đặn của máy bay do thám SR -71 từ căn cứ không quân Kadena của Mỹ tại Nhật Bản dọc theo biên giới phía đông của Liên Xô, về các cuộc tập trận "Mỹ-Hàn-Xô" hàng năm "Team Spirit" người ta đã viết không ít - ở đây tôi sẽ không nhắc lại (tác giả có ý nói Mỹ-Hàn tập trận thì Liên Xô cũng phải huy động lực lượng theo dõi và sẵn sàng chiến đấu cao nhất, có khác gì cũng tập trận nhưng ở phía đối địch mà thôi).
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Sáu, 2011, 04:33:33 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Mig-23UB_giua_199x_Akhtubinsk_image-1.jpg)
Minh họa: MiG-23UB những năm 199x, Akhtubinsk.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Mig-23ML_P_Periscope_pic_58-1.jpg)
Minh họa: Kính tiềm vọng của MiG-23ML.

Nếu chúng ta nói trực tiếp về vấn đề phục vụ, phải nói rằng tại Kam Ranh việc đảm bảo cho các hoạt động hàng ngày được thu xếp tốt hơn ở trung đoàn "ruột thịt".  Đảm bảo hậu cần cho 169 OGSAP là một bộ phận riêng biệt - căn cứ kỹ thuật mặt đất của sân bay dưới sự chỉ huy của đại tá Perepelkin. Một đại đội của căn cứ này chuyên đảm bảo cho công tác của phi đội của chúng tôi. Số lượng xe kỹ thuật đặc  chủng dành riêng để làm công tác bảo đảm bay cho các máy bay tiêm kích, có một cái gì đó siêu nhiên so với thực tế tại Viễn Đông của chúng tôi. Phục vụ bay cho cỡ chục máy bay tiêm kích người ta đã dành ra hơn hai chục chiếc xe. Hơn nữa, tất cả các xe kỹ thuật - các xe hạng nhất, các lái xe - những quân nhân xuất sắc trong cả huấn luyện chiến đấu và phẩm chất chính trị, chỉ huy (tiếc thay, tên của ông tôi không tài nào nhớ nổi) - một sỹ quan toàn tâm toàn ý cho công việc. Họ đã hết sức cố gắng! Và đã vượt qua một cách xuất sắc bởi sự đánh giá dành cho họ của kỹ sư trưởng về công tác đảm bảo bay! Ví dụ, một chiếc xe cứu hỏa được gọi đến chỉ trễ vài phút, nhằm phục vụ cuộc thử nghiệm động cơ, sẽ bị đánh giá ngang với một tình huống báo động khẩn cấp. Khi người lái xe thiết bị thủy lực vô tình đâm xe vào góc căn nhà của phi đội gây hư hỏng căn nhà, căn cứ đã tập trung xây lại ngay chỉ trong một ngày đêm, và anh chàng khốn khổ kia phải đền bù vật chất. Grishin đã rất khó khăn trong việc thuyết phục người chỉ huy đơn vị đó không trừng phạt "túi tiền còm" của người thủy thủ này.

Khi chúng tôi đến Cam Ranh, chỉ huy trung đoàn là đại tá Ivashchuk - một chỉ huy có đòi hỏi rất cao nhưng tốt bụng và đầy cảm thông. Cùng song hành với ông ấy đó là cả một giai đoạn khó khăn nhất trong sự hình thành trung đoàn. Vào cuối năm 1985 đại tá Volchkov đến thay thế cho ông. Cường độ huấn luyện chiến đấu dưới thời ông chỉ huy đã tăng lên mạnh mẽ. Tuần nào mà trung đoàn chẳng thao luyện một trong hai bài tập "điển hình" sau: phân tán lực lượng tránh đòn tấn công (đôi khi toàn thể các phi đội cất cánh thực sự, với toàn bộ cơ số trang bị đạn dược), và phản kích đẩy lui cuộc tấn công vào sân bay. Để đáp ứng được nhiệm vụ thứ hai cần phải "ẩn nấp vào trong cát": trang thiết bị các chiến hào, hầm trú ẩn, phân tuyến và phân chia khu vực xạ kích v.v... Nhiệm vụ như vậy đối với các phi công, nói thẳng thắn, là không điển hình, nhưng cũng không phải vô ích. Năm 1986 trong khu vực này, các băng nhóm "polpot" đã tăng cường hoạt động một cách đáng kể (tác giả nhầm lẫn một chút đây là tàn quân FULRO), do đó trong chiến hào của mình, chúng tôi cảm thấy tự tin hơn.
Để không làm gián đoạn hoạt động thường xuyên hàng ngày, việc báo động chiến đấu diễn ra chủ yếu là các ngày thứ Bảy hoặc ban đêm. Rất đáng nhớ là cuộc thảo luận "phân tích các chuyến bay" do đại tá Volchkov chủ trì khi tổng kết một trong các cuộc thao luyện. Trung đoàn trưởng dứt khoát yêu cầu việc chạy trên đường lăn và cất cánh phân tán lực lượng tránh đòn tấn công phải tiến hành trong chế độ im lặng vô tuyến một cách hoàn toàn. Sau một vài lần tập luyện, việc này có vẻ đã tốt. Máy bay nối tiếp máy bay lăn bánh trên đường lăn chấp hành y lệnh, máy bay tiếp tục bon bon trên đường băng rồi lại quay về sân đỗ. Và tất cả công việc này diễn ra - trong trạng thái im lặng vô tuyến hoàn toàn. Rất đẹp! Một buổi thao diễn "xuất sắc", rồi buổi thao luyện khác. Và bất ngờ trung đoàn trưởng quyết định (có thể ai đó tham mưu cho ông) chuyển kênh radio. Tại một buổi tập luyện chỉ thấy im lặng, lại buổi tập luyện khác, bỗng đột ngột: "Ghìm lại đã nào, nữa, nữa ... còn cậu chạy đi đâu, hãy gượm một chút, Serega ...."! Các phi hành đoàn chỉ đơn giản là thỏa thuận chuyển sang kênh liên lạc khác. Như người ta nói, bầy sói thì no nê - mà đàn cừu vẫn nguyên vẹn. Nhưng không ổn ... Tất nhiên, sau này các phi hành đoàn đã làm chủ được sự im lặng vô tuyến, bởi vì Volchkov sẽ không là Volchkov nếu không đạt được điều đó. Trong khi chuẩn bị tài liệu này, tiếc thay, tôi được biết rằng Thiếu tướng không quân V.A.Volchkov đã qua đời tháng 11 năm 2009, ký ức về ông vẫn còn mãi!
Kỷ luật quân sự cũng được duy trì ở mức cao. Và, nói thẳng ra, nếu không quan tâm đến nó, làm sao giáo dục các thành viên? Gia đình thì không có ở đây. Giải trí chỉ có phim, chiếu lên bức tường của một trong các doanh trại. Ngoài ra, kho "phát hành phim" tại chỗ cũng chỉ bao gồm vài chục bộ lặp đi lặp lại hết phim này thì quay lại phim kia. Tuy nhiên sự hiện diện trên thực tế trong toàn bộ kho tàng các phương tiện giáo dục theo Điều lệnh lực lượng vũ trang Liên Xô - từ giấy khen nhân các ngày lễ và thư cảm ơn gửi về quê hương cho đến các trại giam đều có cả. Các sỹ quan của chúng ta thực sự rất quan tâm đến thành phần tiên tiến, bởi vì ở đây chúng ta không có các bậc cha chú, không có hội đồng hương. Còn về nạn nghiện rượu trong các thủy thủ thì tôi sẽ không nói đâu.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/fa85c389.jpg)
Một buổi ắc ê trong căn cứ không quân, chuẩn bị cho ngày lễ, Cam Ranh những năm 1989-1990.
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Sáu, 2011, 10:49:17 am
(tiếp và hết)

Từ góc nhìn của cuộc sống hàng ngày, tất nhiên, rất khó chịu được sự thiếu vắng gia đình mà ai cũng có nhưng thông tin rất nghèo nàn. Thư từ đến được với chúng tôi phải mất gần một tháng, chở đến bằng máy bay "bưu tá" AN-12 của sứ quán theo phiên một lần một tuần. Báo chí thì hai tuần, hoặc thậm chí một tháng gửi từ Liên Bang bằng máy bay IL-62 nào tiện đường (sau đó có Tu-154 của hạm đội Thái Bình Dương phục vụ Kam Ranh). Truyền hình chỉ có cuối năm 1985. Tín hiệu, tất nhiên, là khá yếu, nhưng chỉ thế thôi chúng tôi vẫn rất hài lòng.
Lúc rảnh rỗi, nhiều người xoay ra làm màn cửa bằng vỏ sò, nhờ vật liệu tốt đã trữ đủ. Đối với một tấm màn yêu cầu là phải thu thập được 20-25 ngàn vỏ sò nhỏ (đường kính 7-8 mm), khêu con vật nhuyễn thể trong đó ra, khoan một lỗ và xâu thành chuỗi. Người Việt Nam, khi thu thập vỏ sò vỏ ốc làm màn cửa, họ dùng một cái sàng để sàng cát tại bờ biển, và để thu thập đủ số lượng yêu cầu, đã "còng lưng" ngâm mình trong nước hai hoặc ba tuần. Họ khều ruột sò ruột ốc bằng một cái móc đặc biệt và đó cũng là một phân đoạn hoạt động cực kỳ tốn thời gian và công sức.
Các cậu trai của chúng tôi "đi theo cách khác". Họ làm một cái cào, sau khi trang bị cho nó một cái giỏ to bằng lưới. Sau nửa giờ hai cậu trai "đi cào" đãi được cũng từng ấy vỏ sò bằng với số lượng mà người Việt Nam làm trong ba tuần. Công đoạn nhọc nhằn và chán ngán nhất là khêu ruột, quá trình này phải nhờ tay của chính thiên nhiên. Vỏ sò được chôn trong cát khô (ví dụ, gần bungalow), và các động vật nhuyễn thể có vỏ đơn giản là sẽ bị đốt cháy trong ánh mặt trời. Tiếp theo nó được để nguyên vỏ ngâm khử trùng trong thuốc tẩy clo, rồi thì nguyên vật liệu đã sẵn sàng cho công việc tiếp theo.
Nhiều người khác thì lại thích đọc sách, nhờ trung đoàn có một thư viện rất tuyệt. Đặc biệt là các pho truyện trinh thám nổi tiếng, người ta phải đăng ký chờ đến lượt được đọc. Hầu hết mọi người đều yêu thích tập thể thao: bóng bàn, chạy bộ trước khi mặt trời mọc, các bài tập sức bền, để phục vụ việc này, cạnh các ngôi nhà ở người ta đã xây dựng các sân chơi.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/5616dde126e78834121b7351ce730d3e.png)
Rạng đông trên biển Cam Ranh.

Không thể không nhắc đến "nét quyến rũ chân chính" của bán đảo Kam Ranh: biển và bãi biển. Biển trong khu vực này còn bảo tồn được vẻ đẹp tự nhiên và dân cư của nó xứng đáng với bộ phim từ xê ri "Những cuộc phiêu lưu dưới lòng biển của thuyền trưởng Cousteau". Đó là một thiên đường cho các thợ lặn du lịch biến phổ thông ngày hôm nay! Bộ thiết bị lặn và súng bắn dưới nước thì nhiều sỹ quan khi đó có, nhưng thường chỉ cần mặt nạ, ống thở và chân nhái là đủ. Với những phụ kiện đơn giản ấy ta có thể tận hưởng thời gian thưởng thức vẻ đẹp của thế giới ngầm dưới nước (nhờ nhiệt độ nước từ mùa xuân đến mùa thu là khoảng +36 ° C), chiêm ngưỡng những con cá lân tinh, cá chình, tôm hùm, rắn biển, và thậm chí cả bạch tuộc. Những con cá mập cũng lượn ở đó, nhưng Chúa tha cho ta khỏi phải gặp chúng. Một ngày, một con cá mập chết khá lớn bị cơn bão quẳng lên bờ. Chúng tôi còn chưa kịp có thời gian chụp hình với nó thì những người Việt Nam tháo vát đã lái một chiếc GAZ-66 đến và nhanh chóng kéo khối thịt ngồn ngộn thân dài 6 m ấy đi mất.
Về mùa xuân, trên bãi biển, chỉ cách khu nhà ở tập thể của chúng tôi 300 mét, những con vích khổng lồ đi lên để đẻ trứng. Những người yêu động vật hoang dã của chúng ta đã chờ đợi chúng. Chúng tôi chưa từng nhìn thấy Sách Đỏ. Ai mà biết, họ đã mang gì đến đây? Chuyện đã đến tai Bộ Ngoại giao nước ta. Người ta phải tiến hành giải thích cho chúng tôi (việc bảo vệ động vật). Tuy nhiên, súp và món trứng chiên từ trứng vích, thời gian đó chúng tôi đã kịp nếm rất nhiều.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1986_Zima_534995859.jpg)
Trên bãi biển khu căn cứ không quân, mùa đông 1986. Hai kỹ sư hàng không.

Những cuộc trao đổi về việc thay thế sắp tới đội ngũ thành viên bắt đầu vào tháng mười năm 1986, Mốc thời gian đầu tiên được nhắc đến là ngày 07 tháng 11. "Nào, đến tháng mười một chắc chắn chúng ta sẽ ở nhà rồi"- Những người lãnh đạo cam đoan với chúng tôi. Sau đó chúng tôi nghe: "Vâng, chắc chắn chúng ta sẽ đón Năm Mới ở nhà!" Nhưng chẳng có gì xảy ra khi tới các thời hạn ấy và một số thời hạn khác nữa, chúng tôi vẫn chưa rời Cam Ranh. Việc thay phiên chỉ diễn ra vào tháng hai năm 1987. Chúng tôi chia tay nhau, mọi người chủ yếu vẫn trở về các bộ phận cũ mà từ đó họ ra đi phục vụ tại Việt Nam, và bây giờ được giao các cương vị lúc này đang trống, không phải bao giờ cũng tương đương như cương vị trước .
Các máy bay của chúng tôi tiếp tục phục vụ trên bán đảo, và chỉ đến đầu năm 1990 mới rút khỏi đó. Công nghệ vận chuyển về Liên Bang cũng không khác gì khi vận chuyển tới Kam Ranh. Đúng ra, các container trong đó chúng tôi chuyển máy bay tiêm kích đến Việt Nam 6 năm trước đã thực sự mục nát, vì vậy chúng tôi phải đem đến những tổ hợp mới. Sau thời gian đồn trú ở Việt Nam, các tiêm kích đã ở trạng thái thực tế không thích dụng nữa. Sự ăn mòn đã để lại những vết "hằn sâu" trên tất cả các góc ngoài và máy móc, trong đó có panen điện động lực điều khiển thuộc khoang cánh và khoang số 2 (tổ hợp động lực chính của thân máy bay) làm bằng thép hợp kim độ bền cao VNS-2. Theo tôi nhớ lại, một số máy bay bị người ta quẳng lại (tôi chẳng có từ nào khác hợp hơn cho việc đó) cho mục nát tại sân bay Tseltralnaia Uglovaia (thành phố Artyom, khu Primorskie). Những gì còn lại, tôi không biết. Hạm đội không cần loại máy bay này, các máy bay của lực lượng phòng không (mà chúng tôi thời đó đã gia nhập một quân đoàn phòng không) đồ bỏ như thế - người ta cũng xử sự như vậy. Bộ phận TECH tại chỗ sử dụng các cơ phận còn tốt để làm phụ tùng dự trữ cho các các máy bay của mình. Bước đường phục vụ của các máy bay tiêm kích Cam Ranh đã chấm dứt tại đây.
Doanh trại đơn vị đồn trú tại Kam Ranh vào cuối những năm 198x đã thay đổi rõ rệt. Tại đây đã diễn ra công cuộc xây dựng rất quy mô một thị trấn quân sự hoàn chỉnh. Ở khu quảng trường số 9 đã xây dựng nên những ngôi nhà vừa phải mà rất đẹp và thân thiện, nơi về sau bố trí cho các sỹ quan và gia đình họ sinh sống. Và trường học cũng đã được xây dựng!
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Kam Ranh trở thành một gánh nặng. Người ta không thể và cũng không muốn khai thác lợi ích cho quốc gia từ tất cả những gì được triển khai và xây dựng tại đây. Tại nước ta thường có những chuyện như vậy đấy, người ta ném một số tiền khổng lồ chỉ đơn giản là để vùi xuống cát. Hợp đồng thuê căn cứ kết thúc vào năm 2004. Mặc dù hợp đồng đã quy định cơ chế tự động gia hạn mỗi kỳ thêm 10 năm, nhưng vào năm 2001 chính phủ Nga đã công nhận rằng sự tiếp tục tồn tại của căn cứ  là không thực tế. Ngày 15 Tháng Năm 2002 những nhân viên quân sự cuối cùng đã được rút khỏi Kam Ranh lên phà "Sakhalin-09" trở về Vladivostok. Tuy nhiên, đó là những công nhân viên của căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật của hạm đội, còn lực lượng không quân đã rút khỏi Kam Ranh từ năm 1992. Vậy là đã kết thúc câu chuyện về căn cứ hải quân-không quân xô viết lớn nhất được thiết lập bên ngoài lãnh thổ Liên Xô.
Tác giả bày tỏ sự đánh giá cao và chân thành của mình trước sự giúp đỡ chuẩn bị tài liệu của V.Grishin, A. Skorik, Yu.Likhin, M. Sorokin, S. Bozhenko.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Sáu, 2011, 11:03:37 am
Sư đoàn tàu ngầm số 38

(tiếp theo trang 35)

Ba lần bị đánh dấu

Tạp chí kỹ thuật-quân sự "Taifun", № 50, 2007.

Aleksandr Aleksandrovitch Kalinitchenko.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/kalinichenkoaakolodyazhniyalbomrota.jpg)

A.A.Kalinitchenko tốt nghiệp Trường sỹ quan Hải quân mang tên S.O.Makarov của Hạm đội Thái Bình Dương. Đời phục vụ trong hạm đội Liên Xô chỉ duy nhất trên các tàu ngầm. Về hưu 1998 với quân hàm trung tá hải quân. Là một trong những chiến sỹ tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trên tàu ngầm "K-42" (khi đó là trợ lý chính cho thuyền trưởng E.I.Travin) đến Cam Ranh năm 1983 góp mặt trong đội hình sư đoàn tàu ngầm 38, binh đoàn 17.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/627_05.jpg)
Tàu ngầm nguyên tử đề án 627A. Nhìn từ phía lái về mũi tàu, dọc theo lan can chắn đài chỉ huy.

Con tàu cũng như con người, đều có số phận của nó. Một loại tàu - sang trọng và đầy hứa hẹn, đã ra đi, mang theo xuống đáy biển cuộc đời của những con người cùng với lịch sử số phận của chính mình, đôi khi cực kỳ ngắn ngủi. Một loại khác, kéo lê ngày tháng của mình, không có những phút thăng hoa huy hoàng, không quấy rầy con người cũng như biển cả. Loại thứ ba hàng chục năm liên miên trực chiến trên các biển và đại dương, nhắc ta nhớ đến đời phục vụ của nó cũng giống như số phận con người mà cuộc sống không phải tất cả đều phẳng lặng, tại đó lao động nâng cao phẩm giá con người, danh dự cao hơn lòng kiêu ngạo. Những con tàu như vậy đã giáo dục con người khi giao phó cho họ trữ lượng sự bền vững của mình, nhưng, chính nó lại đau khổ vì con người có tinh thần yếu đuối, chỉ biết bơi một cách kém cỏi...."Người thanh niên cộng sản thành Rostov" ("Rostovskii Komsomolets") - con tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí ngư lôi K-42 được gọi như vậy - đã ra khơi theo lệnh báo động trên tuyến trấn giữ trước eo biển Sangarskii (biển Nhật Bản). Tàu đã được "nhồi" kỹ thuật mới, để thử nghiệm kỹ thuật đó cho nó và người ta đã sử dụng đến các nhà máy "Ngôi Sao" và "Phương Đông" ở Bolshoi Kamen (khu Primorskii). Tuy nhiên sau tổn thất mà sư đoàn tàu ngầm 26 ham đội Thái Bình Dương gánh chịu trong thời bình (thực chất là sau tai nạn với K-122), K-42 cùng với các tàu cùng kiểu đề án 627A (K-14, K-115, K-133) được gia nhập vào đội ngũ đơn vị này.
Chuyến "độc hành" đầu tiên trong biển Okhot, nơi tàu ngầm K-42 làm nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ cho một tàu ngầm mang vũ khí tên lửa đạn đạo chiến lược, đã kết thúc không thành công đối với tham mưu trưởng sư đoàn V.V.Kolesnikov, với thuyền trưởng tàu ngầm Lukiantsev, với trợ lý của thuyền trưởng Savenkov, và đương nhiên, chẳng có gì lạ, đối với cả thuyền phó chính trị.

Bấy giờ đang là thời kỳ "Andropov", và "ông mãnh" ("особист") Serezha Dergunov đâm đầu vào câu chuyện lịch sử của tôi cùng với quả đạn ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân, đã quyết định gỡ gạc lại món nợ trên K-42.
Một lần, sau khi đọc cuốn sách "Những hoa tiêu trên chiến thuyền" trong cabin sinh hoạt chung (кают-компании) có một cuộc trò chuyện về số phận của thuyền trưởng Cook. Ai đó lôi chuyện đó ra và nói:
- Nếu thay vì Cook mà là Bộ Chính trị, các thổ dân sẽ chẳng còn cái răng nào: với người già miếng thịt quá dai.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/poster-1979c.jpg)
Một poster năm 1979.

"Ông mãnh" coi chuyện đùa đó là nghiêm túc, và một báo cáo cáo buộc đã bay tới các cơ quan có trách nhiệm. Kết quả: số phận Vladimir Kolesnikov đã chấm hết - một sỹ quan tham mưu, thời đó  là người trẻ nhất trong số các chỉ huy tàu ngầm nguyên tử Hải quân Liên Xô, đại biểu đi dự Đại hội Đảng; một "ách" phải buông neo, đó là chàng hiệp sĩ được thưởng huân chương Cách mạng Tháng Mười, trung tá hải quân Lukyantsev mất vị trí trên cầu chỉ huy. Ban "lãnh đạo và dẫn đường chỉ lối" buộc phải cắt chức đại diện của mình trên con tàu - thuyền phó chính trị, nhưng theo cách đặc trưng, để bảo vệ "tên tuổi" của họ, đã gửi ông ta về SovGavan - đảm nhiệm cương vị chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn bảo quản tàu ngầm.
Sau khi nhận một dấu đen, "Rostovskii Komsomolets" với thuyền trưởng mới - Evgheni Ivanovitch Travin - lao về phía nhóm đặc nhiệm tàu sân bay xung kích số 77 hải quân Mỹ, để chuộc lại lỗi lầm trước Đảng.
Mà hoàn cảnh thì lại bắt buộc phải vậy. "Kẻ thù tiềm tàng" đã bất ngờ xuất hiện trước Bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương.
Tại nhà máy trong vịnh Sendevaia (Kamchatka), trưởng ngành 2 (ban vũ khí tên lửa-pháo hạm) quyết định kiểm tra lại sự đồng bộ của hệ thống chỉ thị mục tiêu qua vệ tinh "Kasatka" với tổ hợp tên lửa "Bazalt". Và bỗng trên màn hiện sóng lóe lên tín hiệu một nhóm mục tiêu có tốc độ di chuyển nhanh, đang đi từ phía quần đảo Aleutska (Aleutian) hướng tới Kamchatka. Báo cáo của trưởng ban 2 truyền đi "theo lệnh" và đã làm dậy lên một tràng cười: này, làm gì có chuyện ấy! Nhưng, dù trường hợp nào, máy bay trinh sát Tu-95RtS đã bay đến trong khu vực trách nhiệm. Khi từ máy bay trinh sát chuyển về tin khẳng định tàu sân bay hạt nhân "Enterprise" và "Midway" có sự bảo vệ của hai chục tàu chiến khác đã tiến gần đến tuyến cất cánh của máy bay cường kích, trong Bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương xảy ra một cơn choáng.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/North-Pacific-air-routes.png)
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Sáu, 2011, 11:29:15 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/tu95rc-2.jpg)
Tu-95RtS (Туполев Ту-95РЦ ).

Sau 40 năm, người Mỹ lặp lại cuộc hành quân của hạm đội Nhật, bí mật điều các tàu sân bay của mình tiến về Trân Châu Cảng. Trong chiến tranh, điều đó kết thúc bằng sự tổn thất đơn vị hạt nhân tạo thành hạm đội Mỹ trên Thái Bình Dương.
Tại Primorie, những người khách không mời mà đến, sau khi ngang nhiên diễu võ dương oai qua khu vực hoạt động của các phân hạm đội Kamchatka và Sakhalin, được một lực lượng đã chuẩn bị sẵn sàng nghênh tiếp. Nhóm xung kích mang tên lửa hành trình "Bazalt" gồm có tàu sân bay "Minsk" và hai tàu ngầm nguyên tử của sư đoàn tàu ngầm số 29 đã chiếm lĩnh vị trí của mình tại biển Nhật Bản. Sư đoàn không quân hải quân gồm các máy bay mang tên lửa Tu-16 đã sẵn sàng cất cánh lập tức chiếm lĩnh không trung. Việc trực tiếp theo dõi đối phương được giao phó cho các tàu mặt nước binh đoàn tác chiến chiến dịch - chiến thuật số 10 hạm đội Thái Bình Dương và tàu ngầm K-42 của chúng tôi.
Trên tuyến ngăn chặn chúng tôi đã trực chiến ba ngày đêm liên tục, trong khi đó trên trạm radar tìm kiếm "Nakat-M" đã xuất hiện tín hiệu của radar định vị vô tuyến trên hạm tàu Mỹ. Phương vị thay đổi theo hướng N.
Sau khi báo cáo về Sở chỉ huy, tàu ngầm bắt đầu việc theo dõi. Chẳng bao lâu trên vệt quét tầm phương thủy âm của tổ hợp thủy âm MGK-400 đã xuất hiện dấu hiệu đặc trưng của ba mục tiêu, nhưng đội trưởng thủy âm thượng úy Yarantsev vẫn chưa phát hiện ra tàu sân bay trong nhóm mục tiêu này. Trong các khoang tín hiệu báo động rít lên "Báo động chiến đấu! Tấn công ngư lôi!", và thuyền trưởng bắt đầu cơ động tàu tới gần mục tiêu.
Sau khi kết thúc tấn công ngư lôi giả định, chúng tôi tiến hành chụp ảnh "đối thủ" qua kính tiềm vọng. Đó là hai khu trục hạm (destroyer, Эскадренный миноносец (сокр. эсминец)) - lớp "Spruance" và "Charles F.Adams", và một hộ tống hạm (frigate) lớp "Knox".
Việc "treo" lâu trên độ sâu kính tiềm vọng không phải điều hay - Đối phương phát hiện ra chúng tôi. Chúng xuất kích các máy bay trực thăng trên hạm thuộc hệ thống LAMPS, và vai trò lại thay đổi.
Trong phim "Thuyền trưởng "Cá Măng" may mắn", nhân vật chính nói một câu rất đúng: "Việc chính của thủy thủ tàu ngầm - lặn đúng lúc". Vậy đó, chúng tôi đã "lặn" trong khoảng 16 tiếng - đến tận khi còn chưa chấm dứt những cú đánh như hát của máy thủy âm trên hạm vào vỏ bền, mà trong không gian đã không còn quan trắc thấy sự làm việc của radar trên hạm hoặc trên máy bay.
Trong hoàng hôn chúng tôi lại một lần nữa có tiếp xúc thủy âm. Dường như biển đang gầm rú. Đó chính là một con "ngỗng khủng". Tàu sân bay "Midway". Tin trinh sát báo về Sở chỉ huy hạm đội. Chúng tôi thực hành tấn công ngư lôi giả định, nhưng hoàng hôn đen thẫm lại quá nhanh không cho phép chúng tôi chụp ảnh. Và đây, chúng tôi nhận được lệnh: "Bỏ "Midway", theo hướng S, nhiệm vụ là tìm kiếm và ngăn chặn tàu sân bay hạt nhân "Enterprise".

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/SH-60B_Seahawk.jpg)
SH-60B Sea Hawk thuộc hệ thống LAMPS (Light Airborne Multipurpose System - легкая авиационная многоцелевая система) thường được sử dụng trên các tàu sân bay, khu trục hạm, hộ tống hạm, có nhiệm vụ phòng thủ chống ngầm, phát hiện tàu chiến đối phương và truyền chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống tác chiến trên hạm. Bay thử lần đầu 1979, tiếp nhận vào biên chế trang bị quân đội Mỹ năm 1983 ( http://www.airx.ru/helic/sh60/sh60.html). Trong ảnh: hai trực thăng Seahawk SH-60B và SH-60F đang hạ cánh trên tàu sân bay "Kitty Hawk" CV-63.
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Sáu, 2011, 01:49:15 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/02162016.jpg)
Yak-38 trên tàu sân bay "Minsk" trong thời gian phục vụ tại Ấn Độ Dương, 1979.

Chính là ở đây, một tài năng quân sự xuất sắc của hạm đội, chỉ huy ban 4 Sergei Krivomazov đã tỏ ra vô cùng hữu ích. Trước khi ra biển, anh đã "hoàn toàn vô tình" phát hiện ra từ các phi công trên tàu "Minsk", các tần số mà họ sẽ làm việc. Nổi lên ở độ sâu kính tiềm vọng và tiến hành trinh sát vô tuyến, bằng cách đó chúng tôi chặn được tin của Yak-38 và, không chờ đợi chỉ thị mục tiêu từ Sở chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương, điều chỉnh hướng di chuyển đánh chặn cho mình.
Năm 1979, K-122, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa", bị mất dấu tàu sân bay «Constellation» chỉ vì bị gián đoạn chỉ thị mục tiêu đến sáu giờ liền.
«Enterprise», hộ tống bởi năm tàu hộ vệ tầm ngắn, chúng tôi đã bắt gặp vào lúc bình minh ngày hôm sau. Thực hành đòn tấn công ngư lôi giả định, sau đó chúng tôi chiếm lĩnh vị trí theo dõi. Đây là việc phức tạp bởi thực tế là hai giờ một lần, tàu ngầm phải nổi lên độ sâu kính tiềm vọng tiến hành liên lạc theo phiên quy định (chương trình liên lạc của Sở chỉ huy đã thay đổi sang phiên hai giờ đồng hồ). Điều này, đến lượt nó có nghĩa là thủy thủ đoàn hầu hết thời gian phải ở nguyên các vị trí chiến đấu trong tình trạng báo động. Kéo dài mãi như vậy là không thể, và, để bằng cách nào đó vẫn giữ được khả năng chiến đấu, người ta đã quyết định được phép thay kíp nghỉ ngơi tạm thời, mà không rời vị trí chiến đấu.

Trung tá hải quân E.I.Travin không thay phiên. Cố gắng giữ sức cho thuyền trưởng, trong phiên trực của mình, tôi và kỹ sư cơ khí trực ban Nikolai Trushkov chuẩn bị để tự mình điều khiển tàu ngầm nổi lên, và chỉ mời thuyền trưởng lúc tàu đã nổi lên đến độ sâu kính tiềm vọng. Ngoài ra trong ca trực tham gia có Sergei Krivomazov cùng với chỉ huy tiểu đoàn 3 (ban 5), Dmitry Lifinskii.
Chẳng bao lâu đã đến biên giới của khu vực mà bộ tham mưu hạm đội giao cho chúng tôi, và phải ngừng cuộc theo dõi nhóm AUG. Đối với những người không được thông báo, tôi giải thích rằng vượt qua biên giới khu vực được chỉ định sẽ chẳng khác nào ngay lập tức đưa tàu ngầm ra ngoài vòng pháp luật. Những tàu ngầm khác của chúng tôi, có thể đang ở đây, đã được thông báo về các khu vực hoạt động của các tàu ngầm hợp đồng tác chiến, và sự xuất hiện của một mục tiêu bơi ngầm trong khu vực của mình dễ bị xem như là thuộc kẻ thù tiềm năng.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Sáu, 2011, 02:55:43 am
(tiếp)

Tuy nhiên việc chia tay "Enterprise" chẳng được mấy hồi. "Thiết lập lại tiếp xúc, tiếp tục theo dõi đồng thời sẵn sàng không chậm trễ tiêu diệt kẻ thù khi có lệnh khai hỏa", - một bức điện như vậy được chuyển tới "Rostovskii Komsomolets". Phù hợp với lệnh là sự thay đổi "đường ren xoắn ốc" khu vực hoạt động của chúng tôi. Và chúng tôi đã khôi phục lại sự theo dõi và tìm kiếm.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/750px-USS_Enterprise_CVN-65_bow_view_1983.jpg)
USS Enterprise trong thời gian sửa chữa và thử nghiệm ngoài khơi bờ biển bang Washington, 1983.
Tới thời điểm này, chúng tôi đã đi khá xa về hướng S-E (Đông Nam), tình trạng hải văn biển đã thay đổi. Trạm radar MG-23 "Beresta" đã cho thấy mặt cắt hải văn dạng 4, trong đó lớp đột biến thứ nhất nằm ở độ sâu 25 m. Và một lần nữa lại phải nhờ đến sự chặn bắt sóng radio truyền tin của những chiếc cường kích trên hạm Yak-38 của chúng tôi - vì đối phương đang tuân thủ chế độ ngụy trang bằng kỹ thuật vô tuyến và (im lặng) vô tuyến toàn phần.
Sau khi thiết lập lại tiếp xúc, chúng tôi nhanh chóng khẳng định rằng, việc theo dõi nhờ trợ giúp của tổ hợp thủy âm là không thể trong những điều kiện đang phát sinh. Cần phải nghĩ ra cái gì đó khác đi, và chúng tôi nghĩ ra việc: đi ngầm thật "táo bạo".
Tàu ngầm chui xuống dưới tàu hộ vệ và nổi lên độ sâu kính tiềm vọng trong một trình tự có tính toán, khi gần tàu sân bay. Chúng tôi giả thiết rằng, toàn bộ sự chú ý của các tàu săn ngầm tập trung vào biên ngoài của vòng tròn bảo vệ. Ngoài ra, tiếng ồn của tàu sân bay và sự triển khai kính tiềm vọng trên khoảng gần sát nó sẽ che giấu cho chúng tôi.
Đó là điều cực kỳ rủi ro, và việc thực hiện thao tác ấy chỉ có thể hoàn thành bởi một thủy thủ đoàn cực kỳ điêu luyện và đoàn kết nhất trí muôn người như một, hiểu nhau chỉ qua nửa câu nói và có khả năng thi hành các hành động cần thiết một cách hoàn hảo nhất, không một sai sót . Chính những cấp dưới thuộc quyền chỉ huy ban 5, trung tá hải quân Anatolii Martchenko, chỉ huy nhóm tuabin đại úy hải quân Piotr Ysaitchenko, các đội viên thủy âm, các trắc thủ đo cự ly, các trắc thủ radar và các bàn đạc viên BIP (боевого-информационного поста - БИП, buồng thông tin-chỉ huy tác chiến) của Sergei Krivomazov đã đảm bảo cho thao tác cơ động này.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Sáu, 2011, 12:41:08 pm
(tiếp)

Nhân thể nhắc lại, khi E.I.Travin, trong tương lai đã là sư đoàn phó sư đoàn tàu ngầm số 26, thử lặp lại thao tác này trên tàu ngầm K-314 đề án 671, điều đó kết thúc bằng sự va chạm với tàu sân bay "Kitty Hawk" và chấm hết luôn sự nghiệp của ông.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-uss_kitty_hawk_dcv-63z_bow_2007.jpg)
USS Kitty Hawk 2007, trong một cuộc tập trận cùng các lực lượng hải, lục, không quân, TQLC, phòng vệ bờ biển Mỹ.  

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/K-314_t957.jpg)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/K-314_t976.jpg)
K-314 đề án 671V ("Victor-1") trên độ sâu kính tiềm vọng, ảnh chụp tại thời điểm va chạm với tàu sân bay "Kitty Hawk" CV-63. Ngày 21 tháng 3 năm 1984. Địa điểm va chạm tại biển Nhật Bản, gần bán đảo Triều Tiên, trong khu vực tập trận "Team Spirit - 1984" của quân đội Mỹ-Hàn. Do hậu quả va chạm, hư hỏng bánh lái, không thể tự di chuyển an toàn, buộc phải nổi lên mặt biển. Sau khi cùng BPK "Vladivostok" kiểm tra sơ bộ, tàu được kéo về vịnh Tchazma ở Vladivostok sửa chữa. Gần một năm sau, tàu lại đến Cam Ranh hoạt động trong đội hình sư đoàn 38 và tham gia thử nghiệm công nghệ mới với tàu nghiên cứu khoa học "Viện sỹ Krylov" trên Biển Đông. Tuy nhiên, người tham gia chỉ đạo K-314 trong vụ va chạm với tàu sân bay Mỹ là đại tá hải quân E.I.Travin - thuyền trưởng K-42 năm 1983 đến Cam Ranh, đã bị kỷ luật.

Bây giờ chúng tôi đang ở trong phạm vi đội hình (của đối phương). Đã từ lâu, tất cả những cái gì tỏ ra hay ho đều đã được chúng tôi chụp ảnh. Đài thủy âm của đối phương đang làm việc ở chế độ dò tìm thường xuyên. Tàu sân bay đang chuẩn bị cho các máy bay cất cánh, trong khi đó chính nó thì di chuyển ở vận tốc nhỏ, vì vậy vệt rẽ sóng của kính tiềm vọng tàu chúng tôi rất khó nhận ra, vâng và đứng về phía chúng tôi còn có cả trời đêm.
Tại Phòng Chỉ huy Trung tâm (ГКП) người ta đã quen với tình trạng bất thường này, chỉ huy nhóm đạo hàng điện tử trung úy Kustov bắt đầu lấy các ngôi sao quan sát được qua kính tiềm vọng "Orion" để xác định vị trí, bởi tổ hợp đạo hàng "Sigma" cần tham số tính toán điều chỉnh. Sự tự mãn được thay bằng lệnh báo động, sau khi tôi đã nhận ca trực, quyết định chấm dứt quan trắc hoa tiêu và sục sạo đường chân trời phát hiện thấy: bên trái 150 độ, trong thị trường kính tiềm vọng, hình bóng tối sẫm của một vật thể khổng lồ không hề giảm độ lớn đang chuyển động hướng tới.
Tôi lay vai thuyền trưởng, nhường vị trí cho ông tại kính tiềm vọng, còn Nikolai Trushkov làm một dấu hiệu phù hợp. Khẩu lệnh "Lặn khẩn trương" còn ngân chưa dứt, khi mà tại vị trí chiến đấu số 3 (БП-3), nước đã ồ vào sitec lặn nhanh (цистерну быстрого погружения), đẩy con tàu chìm xuống độ sâu an toàn.
Thực hiện thao tác phòng ngừa nhằm dứt hẳn sự theo dõi tiềm tàng, chúng tôi chiếm lĩnh vị trí mạn bên kia của «Enterprise» - bởi tàu hộ tống luôn duy trì vị trí (giãn cách quy định) trong đội hình hành quân.
Chúng tôi chia tay người Mỹ lúc sáng sớm, khi họ cho các trực thăng chống ngầm xuất kích. Thủy thủ đoàn đã minh oan được cho mình sau lần bị đánh dấu vào sổ đen đầu tiên, và cấp "lãnh đạo và đưa đường dẫn lối" quyết định rằng "Rostovskii Komsomolets" có thể được giao phó một chuyến hành quân xa tới khu vực trách nhiệm của binh đoàn tác chiến chiến dịch - chiến thuật số 17 hạm đội Thái Bình Dương, hiện bộ tham mưu binh đoàn đang đóng ở Việt Nam, trong vịnh Cam Ranh.
Năm 1983 đã tới.
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Sáu, 2011, 05:43:42 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic09-1.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/72_big.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/27_big.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/ft_ngx_900x600_IMG_007400_jpg_11995.jpg)
Căn cứ ngầm của tàu ngầm xô viết tại vũng Pavlovskoie.Thủy đạo ngầm xây dựng thời chiến tranh lạnh, đã đóng cửa theo hiệp ước START I.
Các cầu tàu căn cứ tàu ngầm xô viết, vũng Pavlovskii, vịnh Strelok, quận Skoto, khu Primorie, Viễn Đông, nước Nga, căn cứ cơ bản thời xô viết của phân hạm đội tàu ngầm số 4, hạm đội Thái Bình Dương (thành lập năm 1979 trên cơ sở hạt nhân là sư đoàn 26, giải thể năm 1994, rút gọn thành binh đoàn số 4).


Trên một cầu tàu vịnh Pavlovskii (Primorie), đội ngũ thủy thủ đoàn K-42 sắp hàng chỉnh tề. Tư lệnh sư đoàn tàu ngầm 26 hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn đô đốc A.A.Belousov (nói thêm, trong thời gian ông lãnh đạo, sư đoàn đã khôi phục sự sẵn sàng chiến đấu, đổi mới cơ cấu chiến hạm, một lần nữa trở thành một đơn vị hùng mạnh, mà các kẻ thù tiềm tàng phải tính đến) giới thiệu Phó tư lệnh thứ nhất phân hạm đội tàu ngầm số 4 hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn đô đốc E.N.Paramonov.

1. Chú thích của tác giả. Các chiến binh hạm đội Thái Bình Dương chắc còn nhớ vòng hoa viếng, ban lãnh đạo hạm đội hy sinh trong tai nạn máy bay gần Leningrad (máy bay, vừa mới cất cánh, thì đâm đầu xuống đường băng). Đến thay thế những con người là niềm kiêu hãnh của hạm đội mà tên tuổi họ (Spiridonov, Belashev, Postnikov) đã được đặt cho các đường phố, nơi các thủy thủ quân sự sinh sống, là những người khác: một phần trong số họ là "dân phương bắc" (ý nói các sỹ quan chỉ huy từ hạm đội Biển Bắc), đồng thời diễn ra quá trình "nướng chín" cấp tốc cấp bậc chức vụ cho họ.
Chuyện sau cùng liên quan đến "người mới toanh" chuẩn đô đốc Paramonov. Tôi để ý nhiều đến ông chỉ vì vào những năm 199x tại Sevastopol, ông đã dũng cảm cất tiếng nói bảo vệ phó đô đốc V.S.Pilipenko (Anh hùng Liên Xô), trong những năm Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại đã chiến đấu tại Biển Đen với 5 tàu kẻ thù và đã chiến thắng (trên thực tế ông đã lặp lại kỳ tích của lữ đoàn "Sao Thủy" hạm đội Biển Đen dưới sự chỉ huy của đại úy hải quân Kazarskii).
2. Chú thích của người biên tập tạp chí "Taifun". Paramonov Eduard Nikolaievitch - cựu học viên tốt nghiệp trường dự bị hải quân Nakhimov tại Riga năm 1954.


Thủy thủ đoàn được yêu cầu: tất cả hãy sẵn sàng - như đã đề cập trong mệnh lệnh chiến đấu, "bước vào bảo vệ đường biên giới trên biển của Tổ quốc chúng ta." Rõ ràng, Đảng tin rằng biên giới biển nằm ở biển "Nam Trung Hoa" và Ấn Độ Dương.
Để giữ được sự triển khai bí mật và đánh lừa người Mỹ, hầu như tất cả các tàu đang sẵn sàng chiến đấu của phân hạm đội tàu ngầm số 4 đều được điều động ra khơi - bởi lẽ, gần sát căn cứ đóng quân của chúng tôi ở Primorie luôn có hai tàu ngầm Mỹ loại «Los-Angeles» chực sẵn, khi ra khỏi vịnh Piotr Đại Đế bạn sẽ gặp một frigate loại «Knox» lảng vảng, và chếch về phía nam sẽ có tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển URO «Sterret» đi tuần. Trong mớ lộn xộn phát sinh hiện nay lực lượng chống tàu ngầm Hải quân Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn để phân biệt tàu nào trong các tàu ngầm sẽ chiếm lĩnh vị trí xuất phát tại biển Okhotsk, tàu nào sẽ đi tiếp thi hành nhiệm vụ chiến đấu ở hướng nam.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/041124-n-8977l-001.jpg)
 "Los-Angeles" USS Topelka (SSN-574) thuộc hải đoàn tàu ngầm số 11 chuẩn bị vào quân cảng San Diego, California.

Cuộc nghi binh đã thành công, nhưng lại có trục trặc kỹ thuật. Nước ngoài mạn giật đứt bộ bảo vệ hình ngón tay  trong chu trình thứ 4 của thiết bị phản ứng sinh năng lượng, tràn vào gian biến tần, mà phải nhờ nó để thay đổi vòng quay hệ bơm tuần hoàn chủ yếu của chu trình 1 cả hai lò phản ứng.
Phải trở về căn cứ cơ bản, nhưng thủy thủ đoàn biết rõ hậu quả sẽ ra sao, từ một tiền lệ đã xảy ra với K-259. Thuyền trưởng mới của K-259 trung tá hải quân Khopersky do hư hỏng quá phức tạp không còn thực hiện được nhiệm vụ trên giao, ông trở lại để sửa chữa tại nhà máy, sau đó lại ra biển và thực hiện thành công chuyến "độc hành". Nhưng chiến hạm sau sự cố diễn ra, bị xếp cuối cùng trong bảng chất lượng, khi mà nó thậm chí đẩy về phía trên cả những con tàu đứng trong đội hình các tàu đang bảo quản vĩnh viến.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic09.jpg)
Nghị quyết của HĐBT Liên Xô về việc chế tạo tàu ngầm nguyên tử thế hệ đầu tiên đề án 627.( http://www.nikiet.ru/rus/publications/100years.html)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/VM-A_pic15.jpg)
Thiết bị phản ứng hạt nhân nguyên tử VM-A trên tàu ngầm nguyên tử đề án 627.Mặt bằng.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/VM-A_pic16.jpg)
Thiết bị phản ứng hạt nhân nguyên tử VM-A trên tàu ngầm nguyên tử đề án 627.Mặt cắt ngang.

"Rostovskii Komsomolets", đã bị Đảng đánh một dấu đen, không thể ngừng cuộc hành quân chiến đấu. Chúng tôi ủy nhiệm cho các thủy thủ tiểu đoàn kỹ thuật điện của Nikolai Trushkov, đến lượt mình đang tháo dỡ xem xét máy biến tần, khôi phục lại trở kháng cách điện và đưa máy bơm tuần hoàn chính trở lại hoạt động. Con tàu lại có thể cơ động dễ dàng.
Nhưng tai chưa qua mà nạn cũng chưa khỏi. Một lần nữa trong khoang lò phản ứng - lần này là bình thủy tinh chứa 20 lit amoniac (được sử dụng để khử axit trong nước từ chu trình 1 lò phản ứng). Sự bay hơi chất độc hại nhanh chóng làm cho các khoang số 4, 5, và 6 trở nên không thể ở được.
Tàu ngầm nếu nổi lên để thông gió sẽ dễ dàng làm lộ bí mật, và làm cho toàn thể sức lực của phân hạm đội số 4 đã dồn cho việc nghi binh chuyến ra khơi làm nhiệm vụ chiến đấu của chúng tôi, trở thành công cốc. Thêm nữa, kinh nghiệm của K-122 vẫn còn nóng hổi. Các máy nén bắt đầu dồn không khí bị ngộ độc vào các bình khí nén, còn qua ống RKP (thuộc hệ thống bảo đảm cho máy nén làm việc dưới mặt nước trên tàu ngầm - РКП) từ vị trí kính tiềm vọng, không khí tươi theo độ chênh áp suất tràn vào các khoang. Và tai nạn này đã được khắc phục.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Sáu, 2011, 09:01:21 pm
(tiếp)

Tiện dịp, xin nói đến một chuyện, trên một trong những con tàu ngầm xuất phát từ Kamchatka người ta dự tính đưa xuống một bình thủy tinh amoniac trong thùng chứa kim loại. Tại căn cứ bờ người ta lẫn lộn các chất lỏng, và trên Ấn Độ Dương, khi đang bắt đầu tiến hành các công tác quy chế tương ứng với chu trình 1, thì xảy ra tai nạn: tàu mất lái, thủy thủ đoàn phải lĩnh trọn liều bức xạ chết người. Vào thời gian ấy chúng ta đã hình thành nên tuyến chống ngầm tại eo biển Triều Tiên, đã thực hành trinh sát eo Bashi, và chẳng bao lâu sau K-42 đã chiếm lĩnh khu vực trách nhiệm trên các thủy đạo dẫn vào căn cứ hải quân Mỹ Subic Bay.
Khi kết thúc nhiệm vụ chiến đấu thứ nhất, chúng tôi chuyển hướng tới Việt Nam. Và đây, tàu quét mìn trên biển MTSH (МТЩ) đang dẫn đường phía trước, thực hiện việc dẫn đường cho chúng tôi tiến vào vịnh Cam Ranh, vịnh biển này chắc còn nhớ cờ hiệu hạm đội của đô đốc Z.P.Rozhdestvenskii, người đã hy sinh trong trận hải chiến eo Đối Mã.
Các bạn Việt Nam vui mừng đón tiếp chúng tôi, và cả các thủy thủ trên các tàu chiến khác của binh đoàn tác chiến chiến dịch - chiến thuật cũng vậy, nhưng tư lệnh binh đoàn số 17 Ronald Anokhin thì lại khác. Câu hỏi đầu tiên của ông ấy với thuyền trưởng tàu ngầm là:
- Các anh có mang theo xẻng cuốc công binh không ?

 (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/22443837.jpg)
Cam Ranh. Việt Nam. Từ trên máy bay. Tháng Năm 2009 (Камрань. Вьетнам. С самолёта. Май 2009 г.).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/17476ff3e23aa8869e7833f7ef0e7789.png)
Căn cứ Cam Ranh 1983-1984, các chỉ huy "thế hệ thứ nhất" của giai đoạn đầu tiên hình thành binh đoàn 17, tư lệnh R.A.Anokhin (giữa), phó tư lệnh chính trị A.P.Prisiazhniuk, lãnh đạo vùng 4 hải quân Việt Nam.  

Lẽ tất nhiên người xuất thân từ Hạm đội Biển Bắc R.A.Anokhin hiểu một cách sâu sắc việc bảo vệ các biên giới trên biển của Tổ quốc. Bởi vậy chẳng mấy chốc, xâm phạm kỳ nghỉ ngơi sau đợt hành quân và xâm phạm luôn sự sửa chữa định kỳ đã lên kế hoạch, thủy thủ đoàn, phân chia ra theo các đội lao động sỹ quan, hạ sỹ quan, thủy thủ, trong cái nóng +35 độ, bắt tay vào xây dựng hàng rào bao bọc căn cứ hải quân xô viết - có lẽ, để bằng cách ấy đánh dấu biên giới Tổ quốc trên mảnh đất Việt Nam.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/d6393f485775ba502a0a96327dbdde90.png)
Cam Ranh 1983-1984: Không phân biệt tàu ngầm hay tàu nổi, hãy lên bờ và bắt tay vào xây dựng căn cứ (đây là giai đoạn SovSMO chưa triển khai, lực lượng công binh hải quân hạm đội TBD còn quá ít).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/e7fd6d884ad1cbb6d26ff35ff6cff06a.png)
Tham mưu trưởng đầu tiên binh đoàn 17 Deviataikin (bên phải) và chủ nhiệm chính trị đầu tiên Prisiazhniuk cùng mọi người tham gia lao động.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Sáu, 2011, 01:35:00 am
(tiếp)

Chính vì vậy chúng tôi nhận lệnh thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thứ hai gần căn cứ Subic Bay như tiếp nhận một kỳ nghỉ dưỡng. Và chúng tôi khẳng định lại lời đô đốc S.O.Makarov: "Trên biển - là nhà, trên bờ - là khách" ("В море — дома, на берегу — в гостях"). Một trong những đô đốc Mỹ, đã ở Zapoliarie trong Thế chiến thứ 2 đã viết trong hồi ký của mình: "Lao động của thủy thủ tàu ngầm là rất nặng nề và khó khăn, nhưng người xô viết đã làm cho nó trở nên không thể chịu nổi".
Trở về Cam Ranh sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu thứ hai, chúng tôi về với nơi đã trở nên quen thuộc, tàu ngầm neo vào tàu căn cứ mang tên một thủy thủ tàu ngầm - một người anh hùng Ivan Kutcherenko.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/RUSSIA-kamran-4hi.jpg)
Tàu căn cứ nổi và hai tàu ngầm.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/b929e8e5eab661458e4c248cd7fd773b.png)
Bến cảng trong giai đoạn đầu xây dựng, 1983.

Thủy thủ đoàn tản trong các kubrik và kabin. Hơi mát dễ chịu chạm vào những thân thể nóng bừng bừng. Giường luôn ẩm ướt vì độ ẩm quá cao. Và cái đó gọi là nghỉ ngơi sau đợt hành quân, mà đã được xen kẽ bởi công cuộc xây dựng hàng rào quen thuộc với chúng tôi dưới tên gọi "tình hữu nghị Xô - Việt". Việc đi tắm trên bãi biển Mỹ dù là khá hãn hữu cũng gây ấn tượng tốt và làm nhẹ nhõm cho tâm trạng chúng tôi, còn cuộc hòa nhạc, tại đó khi các cô gái Việt Nam trong trang phục lính thủy hát cho chúng tôi nghe những bài ca quen thuộc "Malinovka" và "Kachiusha", làm chúng tôi lại nhớ về những người ruột thịt.
Trong cabin của tôi trên tàu căn cứ nổi có treo ảnh của một trong những bức tượng cẩm thạch trắng của nhà điêu khắc Auguste Rodin: một chàng trai trẻ nâng niu tấm thân trần của một cô gái, uốn cong mình trong một cơn cuồng say mê đắm. "Mùa Xuân" - tác phẩm ấy được gọi tên như vậy. Năm 1984, tôi có dịp thăm bảo tàng Ermitage, và hồi lâu ngắm nhìn mãi không thôi Sự Vĩ Đại của Tình Yêu của Nàng được khắc lên trên khối đá cẩm thạch.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Etenel_Printemps_Rodin_1900.jpg)
Bức ảnh treo trong cabin của A.A.Kalinitchenko trên tàu căn cứ "Ivan Kutcherenko": Tượng "Mùa xuân vĩnh viến" (L'eternel Printemps) - Auguste Rodin, 1900. Marble. Museum of Ermitage, StPetersburg, Russia.

Quân tăng viện cho chúng tôi đã đến - neo vào mạn tàu tôi là tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình từ sư đoàn tàu ngầm số 10, phân hạm đội tàu ngầm số 2, từ căn cứ Rybatchii. Lại những cuộc gặp gỡ sau bàn ăn, trên khu thể thao, tại sân bóng đá, bóng chuyền và bóng rổ. Tham gia các cuộc thi đấu còn có các chiến sỹ tàu mặt nước, các phi công hải quân thuộc các phi hành đoàn Tu-142 và Tu-95, đóng quân cách cũng không xa. Tham gia đua tài còn có các chiến sỹ vùng 4 hải quân Việt Nam. Cuối cùng phiên hành quân trực chiến cũng kết thúc. Con tàu của chúng tôi đã xa căn cứ của mình sáu tháng trời, và chúng tôi mong mỏi đợi lệnh quay về nhà.Lệnh không phải chờ lâu, nhưng thay vì đi về hướng bắc, về nhà, chúng tôi được lệnh đi tiếp vào Ấn Độ Dương, thuộc quyền chỉ huy của binh đoàn chiến dịch - chiến thuật số 8. Con tàu ngầm Kamchatka, đã được lên kế hoạch đi tới đó, "gây men", và K-42 trở thành cây gậy-trợ giúp.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/BPK_Petropavlov_CR_8x_4.jpg)
Sau một trận đấu bóng, các thủy thủ BPK "Petropavlovsk" và một thủy thủ Việt Nam.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/KnCR_1.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/KnCR_2.jpg)
Kỷ niệm Cam Ranh, mang về nước Nga, để nhớ những ngày trong căn cứ không quân vùng nhiệt đới.  

Được hộ tống bởi tàu quét mìn trên biển, trong tư thế nổi, chúng tôi bắt đầu tiến theo ra khu vực eo biển (Singapore Strait). Chúng tôi đã bỏ lại Cam Ranh sau lái, phia trước đang trải ra cảnh đẹp của Singapore, dân tộc họ, không hề có sức mạnh quân sự khổng lồ, không có cả tài nguyên thiên nhiên, đã đạt tới sự hưng thịnh kinh tế, dù cũng phải chịu sự chiếm đóng của kẻ thù năm 1941.
Trong khi vượt eo biển Singapore, chúng tôi đã gặp tuần dương hạm chở máy bay "Invincible" và frigate "Aurora" của hải quân hoàng gia Anh. Đề xuất hiệu quả của tôi rất tiện dụng, khi các thợ cả của hạm đội trên tàu công binh xưởng nổi chế tạo ra một mái vòm di động có chỗ ngồi - bây giờ trên cầu điều hướng đài chỉ huy, trong bóng mát sẽ tự do bố trí chỗ cho thuyền trưởng, sỹ quan trực ban và nhóm trinh sát trực quan. Thế nên, máy bay chống ngầm "Orion", các tàu cao tốc trinh sát của Úc rất khó xác định những gì đang xảy ra trên đài chỉ huy của chúng tôi.
 
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/thes20hmsv20invincibles20nearn20thes20coasth20ofs20fuerter20ventura.jpg)
Invincible.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Sáu, 2011, 08:36:37 pm
(tiếp)


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/350px-Nicobar_Islands.jpg)(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/240px-LocationAndamanSea.png)
Quần đảo Nicobar trong vịnh Bengal, giáp biển Andaman, nằm trong Ấn Độ Dương.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Neic_slav_fig72narrow.jpg)(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/400px-Dugong_Marsa_Alam.jpg)
Biển Andaman và bò biển Dugon.

Sau (khi vượt qua) quần đảo Nicobar, đã đến lúc cho tàu ngầm lặn xuống, nhưng cần phải dứt khỏi các máy bay săn ngầm. Đợi đúng lúc các phi công Úc thay phiên, từ tàu quét mìn biển người ta thả xuống một chiếc bè trên có gương phản xạ radar. Chúng tôi lặn xuống chiều sâu kính tiềm vọng và xoay hướng về phía ngược lại, ngụy trang vệt rẽ nước của mình.Còn chiếc bè với gương phản xạ radar cả đêm sẽ được tàu quét mìn biển kéo đi rong ruổi, nhằm đánh lạc hướng các phi công Úc.
Dứt ra khỏi sự theo dõi của máy bay, chúng tôi nổi lên tại phiên liên lạc và nhận được lệnh tiến ra ngăn chặn tàu sân bay tấn công hạt nhân Mỹ «Carl Vinson». Và số phận lại thách thức chúng tôi một lần nữa.
- Báo động cứu nạn khẩn cấp! Hỏa hoạn trong khoang 8 - cabin mạn phải cháy sáng,
- tiếng báo động vang lên trong đêm.
Vụ cháy được các thuộc cấp dưới quyền chỉ huy khoang 8, thượng úy Batishchev dập tắt nhanh như chớp. Hóa ra, bí thư chi bộ, trưởng ban phòng hóa Sidorov quyết định nâng cấp đèn cạnh giường ngủ của mình bằng cách thay vào đó một bóng đèn công suất lớn hơn - Có lẽ anh ấy cần như vậy để ban đêm tìm kiếm và đọc lại một lần nữa các chỉ thị của đảng. Bóng đèn kích thước rất lớn, nên anh đã tháo chụp đèn an toàn ra. Trong giấc mơ, người bí thư chi bộ đã quay đầu không được cẩn thận, đèn rơi vỡ và điện cực trần chạm vào gối lông vũ. Cũng may là kết thúc tốt đẹp.
Một mối đe dọa lớn hơn nhiều treo trên đầu thủy thủ đoàn, khi đồng thời cả hai thiết bị làm lạnh E-250 và E-320 trong khoang 4 và 8 ngừng làm việc. Ở dưới độ sâu này của biển, nhiệt độ nước ngoài mạn dao động quanh +20 ° C, trên mặt biển một cơn bão đang lồng lộn dữ dội, và trong các khoang tàu, lò phản ứng sôi sục đang nung nóng con tàu. Các vạch chỉ thị trên nhiệt kế đang leo thang dần. Đã qua điểm 50 ° C, cột thủy ngân vươn đến 60 °. Thay vì năm người, được phân nhiệm báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 2 trong khoang tua bin, người trực chỉ có một. Trong vòng năm phút, kiệt sức vì nóng, tôi để đầu dưới dòng nước chảy ra từ các máy làm lạnh không làm việc, các thủy thủ thì đang điều khiển tua-bin.
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Sáu, 2011, 11:08:53 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/diego_garcia_locator_map.gif)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Diego_Garcia_satellite.jpg)
Diego Garcia trên bản đồ Ấn Độ Dương.

Tại bàn điều khiển thiết bị năng lượng (ПУ ГЭУ, tức là tổ hợp năng lượng mà lò phản ứng nguyên tử là hạt nhân sinh năng lượng) sỹ quan trực ban-điều khiển chỉ có thể đứng nhiều lắm là trên 15 phút một chút. Sau đó, các chiến sỹ tàu ngầm khác phải thay thế. Nhiều người đã nhận cú sốc nhiệt và được làm mát trở lại trong hầm tàu khoang thứ ba và trong "provizionka" (buồng lạnh chứa thực phẩm) khoang số 2.Toàn bộ thủy thủ đoàn tập trung vào các khoang mũi - khoang số 1, khoang ngư lôi, và khoang 2, ắc quy.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/200px-.jpg)
"Usastik và các bạn" - phim búp bê nhiều tập xô viết xây dựng trong những năm 1979-1982.

Trong phòng chỉ huy trung tâm, tôi đã mang một chiếc quạt vào, đó là chiếc quạt máy mang ở nhà đi. Trong khi quạt cho các "thủy thủ trưởng" tại các vị trí chiến đấu BP-31 (điều khiển bánh lái theo phương đứng) và BP-36 (điều khiển bánh lái theo phương ngang), chú búp bê "Ushastik" bằng cách nào đó đã đảm bảo điều kiện chấp nhận được đối với các thủy thủ đang duy trì độ sâu và hướng quy định. Đôi khi một luồng không khí mong chờ thổi vào vị trí BP-35, nơi có trạm (điều khiển) lặn và nổi, tại đó hạ sỹ quan chỉ huy đội hầm tàu đang đứng trong tư thế sẵn sàng. Nhưng nhiệt độ trong buồng trung tâm đang tăng đều, và tất thảy đều trở nên nặng nề hơn dù thậm chí ca trực được rút ngắn còn hai giờ đồng hồ.
Hạ sỹ quan chỉ huy đội máy lạnh, người cộng sản chuẩn úy hải quân Smirnov bỏ chạy khỏi vị trí chiến đấu của mình. Thay vào đó, xông vào hỏa lò nóng nhất là một người chưa đảng, chuẩn úy hải quân Tatarinov, cùng với chỉ huy tiểu đoàn đấu tranh sinh tồn đại úy hải quân Dmitri Lifinski. Mười một giờ đằng đẵng trôi qua, trong khi cho chạy "máy lạnh" đằng mũi. Toàn bộ chu trình trên tàu thì nó không thể đảm bảo được, vì vậy người ta chuyển nó sang vòng mũi.
Bước ngoặt đã tới. Khuyến nghị của chúng tôi và Nicholas Trushkov phát biểu tại một cuộc họp các sĩ quan là hợp lý: nổi lên mặt biển, theo đề nghị của các trợ lý chính và các thuyền phó chính trị, sẽ chỉ làm phức tạp tình hình thêm vì yếu tố độ lắc mạnh do sóng biển và độ ẩm dính của không khí ngoài tàu. Thay vào đó, theo kinh nghiệm dùng nước biển làm mát vỏ bền thân tàu trong vụ hỏa hoạn tàu K-122, chúng tôi đề xuất phát huy tối đa đến mức có thể tư thế hành trình dưới nước để tăng cường lấy nước biển tản nhiệt vỏ bền.
Chúng tôi đã trụ vững đủ thời gian! Lifinsky và Tatarinov cho chạy "máy lạnh" đằng mũi, và sau bốn giờ đồng hồ máy lạnh phía lái đã đi vào hoạt động.
Con tàu ngầm của chúng tôi đã kịp thời chiếm lĩnh vị trí ngăn chặn, và đây, trên màn hình trạm radar tìm kiếm "Nakat-M" đã định hướng được tín hiệu đặc trưng của radar trên chiến hạm hải quân Mỹ. Tàu sân bay đã buộc phải chuyển hướng S, đi về phía căn cứ hải quân Diego Garcia.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-USS_Carl_Vinson_CVN-70.jpg)
"Carl Vilson" (CVN-70) - United States Navy Nimitz class supercarrier , trong một chuyến đi Nam Mỹ tập trận.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/DiegoGarcia.jpg)
Căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Sáu, 2011, 12:46:49 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Socotra_overview.png)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-Topographic_map_of_Socotra-ensvg.png)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/500px-Socotra_satview.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-Brit_Somaliland.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/500px-Socotra_dragon_tree.jpg)
Đảo Sokotra thuộc Nam-Yemen (CHDCND Yemen, sát nhập cùng Bắc Yemen năm 1990, tách ra năm 1994, sau 1994 goị là CH Yemen). Tại đây có căn cứ hải quân Liên Xô thời chiến tranh lạnh, căn cứ binh đoàn 8, trấn giữ vùng Sừng Châu Phi, đi ra Ấn Độ Dương, qua Biển Đỏ và kênh đào Suez đi vào Địa Trung Hải, bản đồ Nga năm 1940 mô tả rõ vị trí chiến lược của hòn đảo này. Các tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương thường luân phiên phục vụ trong đội hình cả hai binh đoàn 17 (Cam Ranh-Việt Nam) và binh đoàn 8 (Sokotra-Nam Yemen) và cả hai binh đoàn số 8 và 17 đều thuộc Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương. Cây Rồng - cây biểu tượng của Sokotra. Trong khu vực Biển Đỏ, hải quân Liên Xô còn một căn cứ tại quần đảo Dakhlak thuộc Ethiopie.  

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/427px-Dahlak_Archipelago_1_svg.png)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/T-55dobovaoSokotra.jpg)
Lính thủy đánh bộ Xô Viết đổ bộ lên đảo Sokotra năm 1979.
Quần đảo Dakhlak thuộc Eritrea. Năm 1978, tại đảo Nokra, quần đảo Dakhlak, khi đó còn thuộc Liên bang Ethiopie-Eritrea, hải quân Liên Xô đặt ở đây một căn cứ hậu cần chủ yếu cho các tàu ngầm nguyên tử và tàu mặt nước, phục vụ chiến đấu trên Ấn Độ Dương.
 

"Rostovskii Komsomolets", khi đi qua quần đảo Andaman, đồng thời cũng vượt qua đường xích đạo. Theo truyền thống hạm đội hải quân, thần biển Neptune và đoàn tùy tùng của ông đến thăm các tàu ngầm, đang dìm trong hang động dưới lòng biển những người thủy thủ trẻ, lần đầu tiên vượt qua đường xích đạo, và trao chứng nhận đẳng cấp cho họ. Không phụ thuộc danh hiệu và cấp hàm, theo truyền thống của chiến sỹ tàu ngầm, các thủy thủ uống cạn đến đáy một chai vodka nhỏ nước biển mặn từ nguồn nước đại dương ngoài thân tàu ở độ sâu mà tàu đang lặn.
Một vài ngày sau, chúng tôi đã neo bên mạn tàu căn cứ nổi Volga tại vũng cảng phía bắc đảo Socotra, nơi "đặt bản doanh" binh đoàn tác chiến chiến dịch - chiến thuật số 8 hải quân Xô Viết.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/volga_01.jpg)
Tàu căn cứ nổi cho tàu ngầm "Volga" thuộc biên chế Hạm đội Biển Đen hải quân Liên Xô.

Trong khi các thuyền trưởng tất cả các tàu đồn trú cùng các hoa tiêu và các quân nhân truyền tin phải nhận chỉ thị và hướng dẫn từ tư lệnh binh đoàn, thủy thủ đoàn K-42 bổ sung dự trữ nước, vật chất tái tạo và thực phẩm, tắm rửa, xem phim trên tàu căn cứ, nơi người ta đón tiếp chúng tôi rất chân tình và vui vẻ.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Sáu, 2011, 03:48:53 am
(tiếp)

Tôi và thủy thủ trưởng Avdeev cố gắng xem xét lại neo, nó bị kẹt tấm chụp bảo vệ lỗ luồn xích neo, làm cho tàu ngầm mất khả năng neo đậu tại chỗ.
Đây không phải lần đầu tôi cộng tác với thủy thủ trưởng trong cùng một công việc. Một lần vào mùa đông, trong cơn bão rất mạnh, tàu chúng tôi vào tránh trong vịnh Vladimir (khu Primorie). Thiết bị dẫn neo từ khoang số 1 không làm việc, và tôi phải đi (đúng hơn là bò) dọc theo boong trên (по надстройке) đã đóng băng và trơn như mỡ tới cửa nắp khoang đặt tời mũi tàu. Chuẩn úy hải quân Avdeev tham gia bảo hiểm giúp tôi bằng một đoạn cáp neo tàu cỡ nhỏ (шкерт) dài 20-mét. Giữa sóng bão ầm ầm đập vào boong thượng, có một con sóng rất lớn giật phăng tôi ra khỏi mạn tàu ngầm ném xuống biển. Đoạn shkert bảo hiểm này trở thành vật duy nhất dù vô cùng mỏng mảnh kết nối tôi với con tàu đang đi qua cơn bão, với bạn bè đang ở bên trong vỏ bền, với cuộc sống ...
Sau này, các nhân chứng đã kể lại cho tôi (VA.Kozhevnikov chỉ huy trên tàu và thuyền trưởng tàu ngầm Travin E.I). Ngay cả trước khi kịp phản ứng, họ nhìn thấy đợt sóng thứ hai ném tôi trở lại boong thượng tầng. Sau khi dán chặt người xuống thân tàu, tôi đã tìm ra cách đánh sạch của nắp và thả được người xuống khoảng không gian giữa vỏ bền và vỏ nhẹ tàu ngầm. Thủy thủ trưởng Avdeev đã có mặt ngay bên cạnh...
Bây giờ, dưới ánh mặt trời thiêu đốt có một vấn đề khác. Trang phục làm việc dưới nước và các thiết bị ngăn cách (quần áo và thiết bị lặn an toàn) không hợp, bởi vì chúng gò bó cử động và không cho phép áp sát buồng neo. Tôi đã phải gần như lặn "vo". Những con sò sắc cạnh, bám đấy trên thân tàu đã rạch ngang dọc trên thân thể để trần đẫm máu của tôi. Không có búa tạ hoặc một cái kích cữ xếp mở được dù nhỏ nào để giúp tôi giải phóng neo. Kể cả việc sử dụng tời neo với cáp dẫn mỏ neo cũng không giúp gì được - thiết bị truyền động điện bị loại. Ngay sau đó, mọi nỗ lực đã được dừng lại. Những vết rách và trầy xước trên cơ thể, không giống như ở Việt Nam, lành lại nhanh chóng.
Chúng tôi lại ra khơi. Trong chuyến ra khơi ngắn này nhờ sơ đồ luyện tập các bài tập chiến thuật và nhiệm vụ chiến đấu được lên kế hoạch rõ ràng chu đáo của bộ tham mưu binh đoàn số 8, chúng tôi đã hoàn thành trên thực tế tất cả các bài khóa sát hạch trong năm 1983 của toàn bộ các vị trí chiến đấu trên tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí ngư lôi. Cuộc đấu tay đôi dưới nước với một tàu ngầm diesel đề án 641 kết thúc với phần thắng thuộc về chúng tôi. Chúng tôi cũng hoàn thành tấn công ngư lôi cả tàu mặt nước của đối thủ giả định - một khu trục hạm. Tại cuộc bình giá thủy thủ đoàn người ta đã cho điểm xuất sắc.
Nhưng cuộc tập trận chính vẫn còn ở phía trước. Binh đoàn tiến hành nó đồng thời cùng với các hạm đội Biển Bắc, Baltic, Thái Bình Dương, Biển Đen và phân hạm đội Địa Trung Hải - trên tất cả các biển và đại dương đế chế xô viết biểu thị ý định "hòa bình" của mình (đây là nói đến cuộc tập trận Okean-83).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/5_641_281_18.jpg)
Tàu ngầm đề án 641.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Sáu, 2011, 06:03:17 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Oktiabrskii_1.jpg)
Trên Ấn Độ Dương 1991, trong thời gian chiến dịch "Bão táp sa mạc", BPK "Oktiabrskii" đề án 1134A (Berkut-A, Kresta II).

"Rostovskii Komsomolets" được giao nhiệm vụ: giai đoạn đầu tiên thực hiện bảo vệ chống tàu ngầm cho đoàn công voa xuyên đại dương, giai đoạn thứ hai - hợp đồng cùng tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình K-431 (đề án 675) tiêu diệt đối thủ giả định.
Sau khi lặn xuống ở phía Nam đảo Socotra, chúng tôi di chuyển theo hướng S-E - hướng về phía đoàn tàu. Hãy tưởng tượng sự bất ngờ của chúng tôi khi nổi lên trong phiên liên lạc, tổ hợp radar định vị của chúng tôi "Albatros" hoạt động trong chế độ "đơn công" đã "khóa" vào đất liền. Theo tính toán của hoa tiêu, Socotra từ lâu đã ở phía sau đuôi tàu. Hóa ra ở thời gian này trong năm, tại độ sâu này tồn tại một dòng hải lưu, chảy trực tiếp ngược chiều với mặt biển.
Việc hoàn thành nhiệm vụ có cơ bị đe dọa. Sau khi sửa hướng, chúng tôi tiến ra chặn giữ đoàn công voa có tính đến thời gian bị trễ. Chẳng mấy chốc trong thị kính của kính tiềm vọng đã hiện ra bóng 4 tàu đánh cá cỡ lớn có sự bảo vệ của SKR "Volk" đề án 50 và một tàu khu trục.
Sự việc tiếp theo xảy ra đã sổ toẹt công sức thủy thủ đoàn. Cựu học viên tốt nghiệp Học viện Hải quân, trung tá hải quân E.Travin nhận định nhầm đoàn công voa là một biên đội tàu chiến và, mặc cho các trợ lý cảnh báo, vẫn quyết định tấn công cái mà lẽ ra mình phải đi bảo vệ, theo đúng kế hoạch tập trận.
Cựu chiến binh mặt trận Baltic-cựu thủy binh hạm đội Baltic, chuẩn đô đốc F.E.Pakhaltchuk về sau kể tôi nghe, trong thời kỳ chiến tranh, các tàu cao tốc Đức và Phần Lan tấn công đơn vị quét mìn của ông. Ông gọi không quân đến trợ giúp. Trung đoàn không quân, mới vội vã chuyển lên biển Baltic từ Biển Đen không lâu, mất phương hướng và dội bom lên đầu quân mình. Sau đó sư đoàn trưởng sư đoàn không quân, đứng trước hàng ngũ các thủy binh đã cầu xin tha thứ. Những người còn lại được tặng thưởng. Nhưng 82 thủy thủ hy sinh không cho vị đô đốc chiến binh được ngủ yên.
Khi bình giá cuộc tập trận, lỗi của thuyền trưởng đã bị phát hiện. Tình thế còn trầm trọng thêm nữa, bởi sau khi radar "Albatros" bị hư, chúng tôi đã lộ sáng trước tàu ngầm diesel đề án 641 - thuyền trưởng "dieseliuk" nhận được cơ hội báo thù và đã tận dụng một cách tuyệt vời.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Sáu, 2011, 01:46:14 pm
(tiếp)

Dấu cộng duy nhất là thần Neptune bằng những cơn bão biển của mình đã trả thiết bị neo về vị trí đúng, và chúng tôi lại có thể neo tàu mà không trục trặc tại vũng cảng đảo Sokotra.
Người ta đề nghị chúng tôi đi sửa chữa định kỳ theo kế hoạch tại Biển Đỏ ở quần đảo Dakhlak (ý nói tới căn cứ trên đảo Nokra). Tuy nhiên, trưởng ban 5, Anatolii Martchenko, treo tất cả những "đồng ý" và "phản đối" lên cân và quyết định dùng lực lượng của mình tại tàu căn cứ nổi "Volga" (để làm công việc đó), việc này có những lý do của nó. Sự việc là ở chỗ tàu ngầm đề án này thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử tiên phong của hạm đội và không được thiết kế cho sử dụng ở các vĩ độ vùng nhiệt đới xích đạo và cận xích đạo. Thậm chí ngay khối ắc quy của chúng tôi (kiểu 28SM) cũng không có hệ thống làm lạnh bằng nước. Khi nhiệt độ tăng cao, các điện cực bị "sôi", mà tại Dakhlak thì điều kiện nhiệt độ còn khắc nghiệt hơn nữa - người ta cảm được hơi thở của sa mạc Sahara.
Sau khi thiết lập lại sự sẵn sàng về kỹ thuật, thủy thủ đoàn đã chuẩn bị mọi thứ cho những giải pháp mới. Người ta đùa cợt: "Ra đi từ Thái Bình Dương, làm chủ Ấn Độ Dương - bây giờ là lúc chúng ta tiến vào Đại Tây Dương tới Cu Ba rồi đấy". Các tàu đánh cá từ Berber đã chở nước ngọt đến, tàu kéo biển treo cờ "quần Jeans" (cờ nước Anh, theo cách gọi tếu của thủy thủ Nga), chở tới men bia nhập khẩu từ Singapore (chúng tôi không giữ được độ lạnh và độ ẩm, và vì thế không có bánh mì mới). Hai tàu SKR đề án 1135 tiếp tục tuần tiễu dọc bờ biển châu Phi, trong khi phá vỡ mưu đồ của "bè lũ phản cách mạng" chuyển những con tin-địa chính trị của chúng ta sang trận tuyến của các nước NATO.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1135_17_Raziashi_7_1987_TOF.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1135_16-Osa-M.jpg)
Tàu tuần tra "Raziashi" (Сторожевой корабль пр.1135 типа «Бдительный») đề án 1135 của hạm đội Thái Bình Dương phóng bom chìm trong một cuộc tập trận, tháng 7 năm 1987. Tên lửa "Osa-M" trong tư thế sẵn sàng chiến đấu trên boong tàu đề án 1135.
.
Chẳng bao lâu lại có lệnh rời khỏi khu vực hoạt động của binh đoàn số 8 và đi về vịnh Cam Ranh. Đường trở về diễn ra trong trật tự. Thực chất thì, tại ban hoa tiêu kính tiềm vọng "Orion" bị hỏng con quay hồi chuyển đường chân trời, và chúng tôi buộc phải xác định vị trí theo sao trời bằng cách nổi hẳn lên, để đo cao độ các vì sao bằng kính lục phân hàng hải.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/dip.jpg) (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/22443837-1.jpg) (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/parallax.jpg)
Chỉnh cao độ thiên văn đo bằng kính lục phân, gồm có: chỉnh góc nghiêng đường chân trời, chỉnh khúc xạ thiên văn, chỉnh thị sai, và chỉnh nửa đường kính.
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Sáu, 2011, 05:11:37 pm
(tiếp)

Qua khu vực eo biển có một tàu chở dầu xô viết đến dẫn chúng tôi đi. Vượt qua eo Singapore và tới tận Cam Ranh, chúng tôi đi trong tư thế nổi. Xung quanh tàu, ở khắp mọi nơi bạn nhìn, biển sôi động những bầy cá heo đang nhào lộn và các loài rắn biển. Dường như thế giới biển đang trải qua một cuộc di cư vĩ đại. Ấn tượng về các cư dân của biển sẽ còn khắc mãi trong tâm trí bạn, cũng như ấn tượng của đám cua bơi lội lặn ngụp, những cú nhảy của cá mặt quỷ Manta, những con ốc Kauria, rạn san hô, những chiếc mũ lặn biển, tất cả những gì chúng tôi đã nhìn thấy trên vũng cảng Socotra.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Manta6.jpg) (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/11.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Sokotra_Pliazh_2fd88e0dcceef9056b4b2dac690_prev.jpg)
Cá mặt quỷ Manta trên Ấn Độ Dương. Bãi biển Sokotra.

Và đây, lần thứ ba K-42 trở lại với vịnh biển Việt Nam tiện nghi và ấm áp. Trong lúc chúng tôi đi vắng, sự nghiệp xây dựng của Ronald Anokhin đã có những thành công rõ rệt: "hàng rào hữu nghị" đã xây dựng xong, trải atphan mặt sân thể thao, sân đó bây giờ làm ta nhớ đến sân duyệt đội ngũ trọng thể. Thậm chí người ta đã dựng xong cả lễ đài duyệt đội ngũ. Ai biết - thủy thủ đoàn không lãng quên công cuộc xây dựng những "làng Potemkin" như thế, có lẽ, trên biển họ sẽ chứng tỏ một kết quả tốt đẹp hơn cả.
Thuyền phó chính trị Plakhotnikov đã chịu đựng rất khó khăn những thất bại của chúng tôi: mơ ước của ông ấy sau một cuộc hành quân có huân chương chiến đấu đã bay mất.
Các độc giả đáng kính của tôi xin hãy đừng cười nhạo. Bạn tôi Sergei Kolesnikov, sau khi hoàn thành 19 nhiệm vụ chiến đấu trên những tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chiến lược thuộc sư đoàn tàu ngầm số 21, đề án 667B mới nhất thời gian ấy, trang bị tổ hợp tên lửa D-9 có khả năng "vươn" tới bất kỳ mục tiêu nào của Mỹ, từ "Tổ quốc ghi công" đã nhận được huy chương "Chiến công". Và một trong những "chính ủy" tàu ngầm của sư đoàn tàu ngầm mang tên lửa chiến lược số 21, mới hoàn thành có 3 cuộc hành quân, đã nhận được lần lượt 3 tặng thưởng: huy chương "Chiến công", huân chương "Phục vụ Tổ quốc" hạng 3 và huân chương Cờ Đỏ, lại may mắn được chuyển từ nơi phục vụ xa xôi về phần Châu Âu của Liên Bang, về Liepaia, nơi đó nhận chức vụ Chủ nhiệm Chính trị sư đoàn tàu ngầm hạm đội Baltic. Các phạm trù đánh giá của Tổ quốc có khác nhau: với "đầy tớ của nhân dân" - một kiểu, còn với nhân dân - hoàn toàn khác...  
Sau khi trải qua 9 tháng hành quân, chúng tôi lại trở về căn cứ cố định trong vịnh Pavlovskii. Các bạn chiến đấu đón tiếp con tàu rất trọng thể: toàn bộ sư đoàn tàu ngầm số 26 trong đội ngũ chỉnh tề. Theo truyền thống mặt trận, người ta mang đến cho thủy thủ đoàn một chú heo quay. Và ngôi nhà ấm ấp đã bao lâu chờ đợi! Hiểu được điều ấy chỉ có những ai từng trải qua sự chia ly đằng đẵng với những người thân.
Dẫu sao đi nữa, rồi thì thủy thủ đoàn cũng được ghi danh bằng những phần thưởng của chính phủ. Tôi chân thành chúc mừng Anatolii Martchenko, trên ngực anh lấp lánh huân chương "Phục vụ Tổ quốc", các thủy thủ nghĩa vụ quân sự được thêu lên dải mũ huy chương Ushakov. Nhưng chắc chắn trong thủy thủ đoàn, sự tin tưởng chân thành còn lớn hơn nữa xung quanh những phần thưởng của chính phủ tặng cho chỉ huy tiểu đoàn 2 Nikolai Trushkov, tiểu đoàn 3 Dmitrii Lifinskii, chuẩn úy hải quân Tatarinov. Tuy nhiên bí thư chi bộ Sidorov và bí thư chi đoàn thủy thủ được nhận huy chương - không thể hiểu được vì công lao nào. Các phiếu nghỉ tại nhà nghỉ dưỡng được Phòng Quân y Hạm đội chia cho các gia đình sỹ quan và hạ sỹ quan thủy thủ đoàn phần lớn rơi vào các bộ tham mưu.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Sáu, 2011, 01:30:02 am
(tiếp)

....Vậy là "Rostovskii Komsomolets" có được dấu nhận xét thứ hai, và cùng với nó bước sang năm 1984. Sau khi chuyển giao con tàu cho thủy thủ đoàn "tạm quyền" số 120, các chiến sỹ tàu ngầm "Rostovskii Komsomolets" đi nghỉ, còn lúc trở về sau kỳ nghỉ phép họ không nhận ra con tàu của mình: K-42 đứng trong vịnh Tchazma tại nhà máy sửa chữa tàu biển số 30 với bơm tuần hoàn chính đã bị cháy và các đường sơn kẻ trên trục truyền động. Con tàu buồn rầu nhìn chúng tôi như muốn hỏi: "Các bạn đã đưa tôi vào tay ai thế này?"
Nhiều sự thuyên chuyển đã diễn ra. Thuyền trưởng bây giờ là Aleksandr Ryzhuk, cựu trợ lý chính của thuyền trưởng cũ. Người ta đã giao trách nhiệm cho tôi làm trợ lý chính thay anh ấy, bởi vì tôi đã nhận "con tàu mơ ước" trên cổ áo từ khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại Cam Ranh. Người ta thay cả "chính ủy". Cần nói rằng theo truyền thống, trên các con tàu ngầm thuyền phó chính trị và trợ lý chính thường sống với nhau như chó với mèo. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với Nikolai Drapaliuk tôi vẫn nhớ đến tận lúc ấy. Khi vào cabin của tôi, ông nói - Oleksandr, cậu - người Ucraina và tôi - cũng Ucraina! Tôi phải làm gì với cậu bây giờ?
Và đường đi tới chỗ hiểu biết lẫn nhau rồi cũng được tìm ra. Chẳng mấy nỗi đã có trường hợp để kiểm tra trên thực tế nỗ lực của chúng tôi khi lập lại sự sẵn sàng chiến đấu cho con tàu.
Sự việc thế này, ban lãnh đạo Hải quân Xô Viết đã rút ra nhứng kết luận cần thiết từ kết quả cuộc tập trận "Okean-83", tại đó đã phát hiện ra những thiếu sót rất lớn trong huấn luyện của hạm đội. Đã tuyên bố đấu tranh không khoan nhượng với những kẻ bịp bợm và thói quan liêu giấy tờ trong các báo cáo. Các ủy ban trung lập đã đến kiểm tra tại hạm đội Biển Bắc và hạm đội Thái Bình Dương. Người ta đã cho điểm đánh giá tình trạng toàn bộ hạm đội Thái Bình Dương qua hai đơn vị - lữ đoàn tàu mặt nước 174 và sư đoàn tàu ngầm 26. Các bộ tham mưu cấp trên phân hạm đội hỗn hợp Primorie, phân hạm đội tàu ngầm số 4, bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương cũng bị kiểm tra. Tại hạm đội Biển Bắc cũng diễn ra việc kiểm tra như vậy.
Tại thời điểm kiểm tra ở sư đoàn tàu ngầm số 26 có 8 tàu ngầm, trong đó 6 tàu - trong biên chế thường trực sẵn sàng chiến đấu, một - dự bị và một - đang sửa chữa trung tu. K-42 ở trong đội hình thường trực, nhưng lại đang có 120 giờ sẵn sàng cho sửa chữa máy bơm vòng tuần hoàn chính (ГЦН - ремонт главных циркуляционных насосов). Mà điều đó có nghĩa là dù thế nào đi nữa, sau 120 giờ "Rostovskii Komsomolets" phải có khả năng ra khơi bơi độc lập với đầy đủ cơ số trang bị vũ khí và thủy thủ đoàn đã thành thục.
Gánh nặng dồn lên vai tôi và chỉ huy ban 5 Anatolii Martchenko, bởi lẽ thuyền trưởng chính thức A.Ryzhuk đang nằm viện. Con tàu được người ta mở ra cho "đường phố xanh". Ban ngày, khi công nhân viên nhà máy sửa chữa làm việc, thủy thủ đoàn đảm bảo cho việc triển khai sửa chữa, ban đêm chất lên tàu vật chất tái sinh bổ sung và thiết bị dưỡng khí cách ly, ngư lôi được chở đến vịnh Pavlovskii, thực phẩm cùng quần áo lót và đồ vải dùng một lần được xe vận tải chở đến từ Vladivostok
Sau hai ngày đêm, người ta chở lò phản ứng thứ nhất đến. Và đây, nước nhiễm phóng xạ của chu trình 1 sẽ được lọc qua bơm tuần hoàn chính mạn trái, mạn "lạnh" đang bắt buộc phải thay thế. Trong ngăn chắn thăm dò tầng 2 của khoang đặt lò phản ứng, mức bức xạ là 500 microrad/giờ, mà số giờ làm việc trong điều kiện như vậy là những 120 giờ. 
Nhưng nếu cần chiến đấu, chúng tôi sẽ chiến đấu. Tàu ngầm đã nhổ neo, đi vào vịnh Strelok và đứng trên bốn trụ tròn của tàu khử từ trường (судна размагничивания - СБР). Trong khi thay đổi trường vật lý, thủy thủ đoàn trình diễn trước ủy ban trung gian bài sát hạch L-1. Sau khi khử từ xong, chúng tôi tiếp tục vào vịnh Pavlovskii và neo tại cầu tầu để chất cơ số ngư lôi đầu đạn thông thường.
Khi quả đạn ngư lôi cuối cùng đã khuất trong lòng con tàu tại khoang số 1, tàu đi ra khu vực kiểm tra độ chênh mớn. Lại bắt đầu thao diễn bài sát hạch L-2. Thuyền trưởng vẫn còn trong bệnh viện, lần lượt thay thế ông trên cầu chỉ huy là sỹ quan bộ tham mưu V.D.Riazantsev (cựu thuyền trưởng K-151), E.I.Travin (mới đây còn chỉ huy tàu ngầm chúng tôi) và V.A.Kozhevnikov (đã về bộ tham mưu từ đài chỉ huy K-59). Nếu còn tính đến hoàn cảnh thì trong quá trình 7 tháng trên tàu ngầm không có trợ lý chính thức, các độc giả từng ở hạm đội chẳng lạ gì, gánh nặng như thế nào được dồn lên vai trợ lý chính - người đầy tớ trung thành của các vị.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/627_04.jpg)
Tàu ngầm đề án 627A trên biển, ảnh chụp từ các máy bay của khối NATO
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Sáu, 2011, 07:16:20 pm
(tiếp)

Hàng rào trên bến đã bị bỏ lại phía sau mạn tàu. Bên boong phải, bờ đảo Putiatin thoáng qua trong những dãy cỏ bagulnik cao lớn màu đỏ thắm. Tại đảo Askold chúng tôi điều chỉnh độ chênh mớn dọc cho con tàu và sau đó, tiếp tục ra thao trường kiểm tra các vị trí chiến đấu, trình diễn trước ủy ban kiểm tra trung gian các khoa mục bài sát hạch thứ hai. Và "sắt thép" lại thử thách độ bền của con người. Phao leo cấp cứu phía lái (кормовая аварийная буй-вьюшка) thuộc hệ thống phao tín hiệu cứu nạn bị trật khỏi vị trí chính thức theo quy định. Chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều mới đưa nó vào đúng vị trí. Đồng hồ bấm giờ của ủy ban kiểm tra cũng không thể lay chuyển 120 giờ lao động của chúng tôi.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/2555129.jpg)

Sau khi trả xong bài sát hạch thứ hai, K-42 nhận được quyền nạp vũ khí hạt nhân. Trở về trong vịnh, chúng tôi bắt tay vào nhận vũ khí. Các kỹ thuật viên thủy lôi dẫn đầu là thượng úy Sukhikh đã kiểm tra trên bến tàu các đầu đạn hạt nhân với trợ giúp của bàn điều khiển TPK-114 (ТПК-114). Cần cẩu rất thận trọng nhấc từng quả đạn đáng sợ lên và đặt vào máng đỡ thiết bị xếp ngư lôi (торпедопогрузочного устройства - ТПУ). Và trái ngư lôi lắp đầu đạn hạt nhân cuối cùng đã khuất sau cửa bốc dỡ ngư lôi.
Trên đồng hồ bấm giây của ủy ban kiểm tra trung gian vẫn còn đến 20 phút trong số 120 giờ giới hạn của chúng tôi, khi mà từ khoang 1 vọng ra báo cáo: "Đạn ngư lôi lắp đầu đạn hạt nhân đã xếp xong vào thiết bị phóng ngư lôi. Thiết bị mã hóa khối đã đặt xong".
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Sáu, 2011, 09:45:43 pm
(tiếp)

Các đồng chí của chúng tôi trên K-108, K-115 và K-133 đã thực hiện xạ kích thành công trên biển. K-314 thi hành nhiệm vụ chiến đấu tại Ấn Độ Dương, còn K-469 – tại biển Okhot. Bởi vậy có đầy đủ cơ sở để ủy ban kiểm tra cho sư đoàn tàu ngầm số 26 điểm “tốt”. Tư lệnh phân hạm đội chúng tôi, chuẩn đô đốc V.M.Khramtsov cũng thể hiện xuất sắc, xứng đáng với sự đánh giá cao vì đã sử dụng rất tự tin máy tính điện tử khi xây dựng kế hoạch, ra quyết định tác chiến cho tàu ngầm. Vài đồng đội tàu mặt nước hơi đuối (một tàu mặt nước lữ đoàn 174 không thể ra khỏi nhà máy sửa chữa). Về tổng thể, hạm đội Thái Bình Dương nhận được đánh giá đáng hài lòng, “vượt” các đồng đội ở hạm đội Biển Bắc.  
Sau khi kết thúc tập trận toàn bộ thủy thủ đoàn đều cảm thấy thỏa mãn vì đã làm việc không tồi, dù trong mỗi cơ thể chúng tôi đã tích lũy những liều Ber vô hình (đại lượng đo liều phóng xạ nguy hiểm cho sinh vật, биологический эквивалент рентгена - roentgen equivalent man, trong hệ đơn vị SI, đại lượng ber tương đương với rad về độ lớn và ý nghĩa). Neo tại cầu tàu, tôi đã nhìn thấy chiếc cúc bảnh bao trên cầu vai quân hàm một đại tá hải quân cùng đôi giày cao cổ bóng lộn. So với ông, trong bộ quần áo lặn, tôi trông thật không ấn tượng. Hóa ra số phận đã đưa tôi đến với tư lệnh sư đoàn tàu ngầm mang tên lửa chiến lược (SSBN) số 21 V.P.Bondarev, mà trong đơn vị ông được gọi một cách trìu mến trân trọng với biệt danh "Papa". Hai năm sau, tôi bắt đầu phục vụ dưới quyền chỉ huy của ông, và vẫn tưởng nhớ khoa học quân sự của ông với lòng biết ơn. Đó là một thủy thủ chân chính.
Trong khi đó, Alexander Ryzhuk đã từ bệnh viện trở về. Anh ta đã tốt nghiệp khóa 6 sỹ quan chỉ huy hải quân cao cấp chuyên ngành VSOK (ВСОК), để làm điều đấy người ta đã duy trì trong bảy tháng chỗ khuyết vị trí trợ lý thuyền trưởng. Sau đó, viên sỹ quan này, mà ở Kamchatka người ta đã thoát khỏi anh ta một cách thành công, sẽ mang lại cho "Rostovskii Komsomolets" rất nhiều rắc rối. Và bí mật của việc kéo dài chỗ khuyết như vậy cũng lộ ra: một người họ hàng gần gũi của viên sỹ quan này là thành viên Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, giữ vị trí cao ở tỉnh Leningrad.
Còn tôi, rồi cuối cùng cũng có cơ hội bổ sung hành trang trí thức tại nhóm 120 khóa 6 sỹ quan hải quân cao cấp chuyên ngành VSOK, các lớp như thế chuẩn bị cho “thuyền trưởng tàu ngầm hạng nhất”, nơi có những chàng đại úy hải quân trẻ nhất với “con tàu mơ ước” trên cổ áo.
Sau khi học xong, tôi trở lại với “Rostovkii Komsomolets”, khi này đang sửa chữa tại tiểu đoàn sửa chữa tàu ngầm độc lập số 92. Bằng sức của các thành viên, các kubrik và khu bếp đã được trang bị trên tàu doanh trại nổi, cho phép thủy thủ đoàn được chuyển khỏi tàu ngầm sang ở tại tàu doanh trại nổi – một việc hoàn toàn kịp thời.
Bên mạn tàu chúng tôi, có tàu ngầm tên lửa K-431 neo đậu. Trên tàu này, người ta đã làm công tác thay thế khu vực phóng xạ, nhưng do nhà máy làm không cẩn thận, sau khi ráp lại đã có chỗ rò tại chu trình 1. Cần phải bắt đầu lại từ đầu, tháo dỡ mái lò phản ứng để loại trừ chỗ rò.
Ngày 10 tháng 8 năm 1985 là một ngày thứ 7 kỳ diệu. Thiên nhiên khẩn khoản đòi ta xếp công việc lại và tận hưởng mùi thơm những cây bá hương, tiếng sóng biển vỗ bờ êm đềm, làn khói mỏng mảnh bốc lên từ đống lửa đi săn….
Nhưng nếu Trời Cao kêu gọi bạn dứt bỏ công việc hàng ngày, quỷ dữ lại lầm bầm điều khác hẳn. Bởi thế nên trên tàu K-431 trong ngày thứ 7, dân nhà máy sửa chữa tàu biển vẫn cắm cúi làm việc, và các chiến sỹ tàu ngầm còn bận bịu hơn thường lệ: người ta dùng cần cẩu nổi nhấc mái che nặng nhiều tấn của lò phản ứng hạt nhân nguyên tử.  
Nói chung, các văn bản hướng dẫn cho mục này đều yêu cầu sử dụng cần cẩu bờ, bốn hệ kích nổ. Và bản thân tàu ngầm phải được cố định thật vững chắc so với bờ, tốt nhất – tàu phải nằm trên sàn dock. Nhưng không có tất cả những điều đó tại vịnh Tchazhma.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/nukes_k-431chazhmabay.jpg)
K-431 (đề án 675). Vịnh Tchazhma. Tại nạn phóng xạ trong vịnh Tchazhma.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Sáu, 2011, 07:41:15 pm
(tiếp và hết)

Sóng nhẹ lắc cần cẩu nổi, mái lò đang đi lên bị chao nghiêng và hai kích (thay vì bốn) không thể chống lại độ vênh này. Tiếp theo, đi cùng với mái lò là những thanh hấp thu AZ và AR (АЗ – аварийная защита. аз – активная зона. АР – автоматический регулятор), và lưới điều hòa. Lò phản ứng bắt đầu được lấy đà.
Vụ nổ không thể chờ lâu: mái che lò phản ứng nặng nhiều tấn, sau khi bay qua tàu dok nổi Nhật, trên đó đang có tàu sân bay “Minsk”, tiếp đất cách đó vài km. Từ thân tàu đang bị bới tung lửa bốc lên rất nhanh.
“Rostovskii Komsomolets”, đứng gần đó, phủ đầy mảnh các thanh nhiên liệu (Тепловыделя́ющий элеме́нт - ТВЭЛ) và mảnh vỡ kim loại. Không khí sặc mùi ozone.
Sergei Krivomazov trực ban ngày hôm đó trên tàu – may thay, phần lớn thủy thủ đoàn đang nghỉ trên tàu doanh trại nổi. Còi "Báo động khẩn cấp" rú lên. Thời gian biểu VR-6 "Hướng dẫn đảm bảo sinh tồn các tàu đang trong quá trình sửa chữa”, trên thực tế đã có hiệu lực. Những liều chiếu xạ đầu tiên đã xảy ra.
Một số hướng dẫn sáng suốt cho tàu ngầm, đang ở trong nhà máy, đã cấm có thiết bị kiểm tra và giám sát phóng xạ. Những nhiệm vụ này được giao cho ban số 22 của nhà máy. Thiết bị của nhà máy cũng (giám sát) ở các mức cấp độ cao bất kỳ! ..
... Trong khi thu dọn tàn tích của vụ nổ tàn phá này, các thủy thủ tìm thấy một cổ tay nổi trên mặt nước, trên một ngón tay còn đeo chiếc nhẫn cưới bằng vàng. Điều tra vụ nổ đã xác định rằng tại thời điểm tai nạn bức xạ đạt mức 90.000 roentgen / giờ.
Như "anh em chung một dòng máu” ("Цековский родственничек") và ở đây rất bình thường là các hành động của thủy thủ đoàn trợ giúp tàu ngầm bị nạn, dập tắt đám cháy, làm các công việc khử phóng xạ tiếp theo – cũng như trên con tàu của mình, và các khu vực quanh nhà máy.
Tại dấu nhận xét thứ ba này, “Rostovskii Komsomolets” đã không thể phục hồi, cùng với K-431 nó được loại khỏi biên chế chiến đấu của hạm đội Thái Bình Dương.
Đến (thảm họa) Tchernobyl còn tám tháng rưỡi nữa.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/0001f2gx.jpg)
Sơ đồ tai nạn phóng xạ tại vịnh Tchazma ngày 10 tháng 8 năm 1985.

…. Con tàu hàng chục năm liên miên trực chiến trên các biển và đại dương, nhắc ta nhớ đến đời phục vụ của nó cũng giống như số phận con người mà cuộc sống không phải tất cả đều phẳng lặng, tại đó lao động nâng cao phẩm giá con người, danh dự cao hơn lòng kiêu ngạo. Những con tàu như vậy đã giáo dục con người khi giao phó cho họ trữ lượng sự bền vững của mình, nhưng, chính nó lại đau khổ vì con người có tinh thần yếu đuối, chỉ biết bơi một cách kém cỏi....Chúng tôi đã cố gắng noi theo thủy thủ đoàn S-13 và người thuyền trưởng Aleksandr Marinesko của nó, loạt đạn ngư lôi phóng ra của con tàu ngày 30 tháng 1 năm 1945 đã trở thành cuộc tấn công thế kỷ, số phận của nó đã được hiến dâng cho Quốc huy Búa Liềm Bolshevik, nhưng cũng trở thành thiêng liêng với tất cả các thủy thủ tàu ngầm trên thế giới…

Cuộc khủng hoảng như hiện tại, dưới cái nhìn của chúng tôi, chỉ là trò đùa trẻ con so với thời kỳ sụp đổ của nền văn minh xô viết, một sự phá hủy những cơ sở tự nhiên và nhận thức của tồn tại con người, sự khởi đầu của "quyền con người”, trong nước cũng như ngoài nước. Ai trải qua và sống sót, không đánh mất bản thân mình cùng đất nước của mình dưới tên gọi Liên bang Xô viết, người đó sẽ biết, sẽ đồng ý và thấu hiểu. Hãy nhớ và gìn giữ trong mình ít nhất ngay từ đầu, tất cả những gì tốt đẹp nhất đã đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của bản thân mình, những người gần gũi hay xa xôi. Gìn giữ - có nghĩa là để khẳng định và duy trì trong "thực tại xung quanh" với thói sùng bái pop, sự mua bán lợi ích, thân thể và những vẻ bề ngoài tương tự khác.

*S-13: Một tàu ngầm nổi tiếng của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2 thuộc hạm đội Baltic.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Bảy, 2011, 10:59:05 pm
(tiếp theo trang 18)
Trung tâm truyền tin

Đại tá về hưu Vladimir Vasilevitch Larionov - Trưởng Trung tâm truyền tin số 5 - ZUS № 5 (1992 -. 1995) nhớ lại:

"Trong thời gian phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương, tôi đã ba lần công tác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên bán đảo Cam Ranh tại những thời điểm khác nhau:
- Chuyến biệt phái đầu tiên - tháng bảy 1982 đến tháng 5 năm 1984, thượng úy trợ lý cho chỉ huy trưởng trung tâm truyền tin số 5.
- Chuyến biệt phái thứ hai - từ tháng 10 năm 1992 đến tháng 11 năm 1995. trung tá chỉ huy trưởng đơn vị quân đội 20 362 - Trưởng trung tâm truyền tin số 5;
- Chuyến biệt phái thứ ba  - tháng năm 1997 đến tháng 10 năm 1999. chỉ huy phó căn cứ đảm bảo hậu cần – kỹ thuật 922, và từ tháng 5 năm 1998 - chỉ huy trưởng PMTO 922 – Chỉ huy trưởng căn cứ quân Nga tại Cam Ranh.     

Lịch sử trung tâm thông tin liên lạc - Đơn vị 20 362 bắt đầu từ năm 1979 và nếu không tính đến một số con tàu độc lập làm nhiệm vụ quân sự, đã vào vịnh Cam Ranh, thì trung tâm thông tin liên lạc khu vực số 5 là một trong những đơn vị quân đội đầu tiên với biên chế người và phương tiện kỹ thuật đầy đủ, đổ bộ lên bờ biển Việt Nam vào tháng Tám năm 1980.
     
Việc thành lập trung tâm truyền tin số 5 – đơn vị  20 362  diễn ra vào mùa thu năm 1979  tại Hạm đội Thái Bình Dương, ở Vladivostok. Trách nhiệm chỉ huy đơn vị quân đội này được giao cho Đại tá Alexandr Ivanovitch Lyubimov, người trước đó đang chỉ huy hệ đào tạo - Trường Thông tin Liên lạc Quân sự đặt trên đảo Russkii. Ông chính là chỉ huy trưởng đầu tiên của Trung tâm truyền tin khu vực số 5.

Trong thời gian từ năm 1979 đến 2002 có tất cả 9 chỉ huy trưởng trung tâm truyền tin khu vực số 5:

1. 1979-1980 - Đại tá Alexandr Ivanovitch Lyubimov
2. 1980-1983 - Trung tá Vladislav Viktorovik Makerov – đã qua đời
3. 1983-1985 - Đại tá Boris Nikitovich Malakhov  - đã qua đời
4. 1985-1987 - Đại tá Vadim Grigorevitch Kruglov – đã qua đời
5. 1987-1989 – Đại tá hải quân Vladimir Andreevich Shalaev
6. 1989-1992 - Đại tá Stanislav Andreevitch Solomatin – đã qua đời
7. 1992-1995 - Đại tá Vladimir Vasilevitch Larionov
8. 1995-1998 – Trung tá hải quân Aleksandr Nikolaevich Skrjabin
9. 1998 - 2002. - Trung tá Vladimir Fedorovich Vorotnikov.

Việc bổ sung quân số các chuyên gia thông tin liên lạc được lấy tại các đơn vị của Hạm đội Thái Bình Dương, còn các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết thì lấy từ các đơn vị của quân khu Viễn Đông. Sự phối hợp tác chiến của đơn vị diễn ra gần một năm tại vịnh Gornostai ở căn cứ trung đoàn thông tin độc lập số 59 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
     Và giây phút chờ đợi từ lâu rồi cũng tới - trong những ngày cuối cùng của tháng Bảy, chỉ trong đúng một ngày đêm, tất cả quân số trong biên chế và trang thiết bị kỹ thuật của ZUS 5 đã được chất xuống tàu đổ bộ cỡ lớn TDK-90 và đúng vào ngày khai mạc Thế vận hội 1980 ở Moskva, tàu khởi hành từ Vladivostok trong một chuyến đi độc lập, rồi đúng hai tuần sau đó đã buông neo trong vịnh Cam Ranh của CHXHCN Việt Nam.
      Đại tá A.I. Lyubimov, phó chỉ huy về chính trị A.I. Snezhko các sỹ quan Volkovitskii, Parfenov, Bargamon, Kulikov, Tregubov, Tokarev, Tolokonnikov, Storozhenko, Maksimov, và nhiều sĩ quan và hạ sỹ quan khác, các thủy thủ, mà tên họ tôi không còn nhớ - khoảng 100 người đã đổ bộ lên bờ, bốc dỡ thiết bị và bắt đầu nhiệm vụ chiến đấu - triển khai một trung tâm thông tin liên lạc.

"Đảm bảo sự chỉ huy quản lý của Bộ Tổng tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương đối với các tàu thuyền đang thi hành nhiệm vụ quân sự, đang thực hiện các chuyến hành quân liên hạm đội tại khu vực biển "Nam Trung Hoa", Ấn Độ Dương" - đó là mục đích để một trăm con người - các chuyên gia truyền tin phải vượt qua tuyến đường biển có chiều dài khoảng 8 ngàn dặm. Bắt đầu một nhiệm vụ quân sự đầy khó khăn nhưng rất thú vị.

......

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/6c8debe7.jpg)
Nhà tắm hơi, niềm tự hào của Trung tâm truyền tin.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/185379ba.jpg)
Tại cửa vào khu nhà ở Trung tâm truyền tin.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Bảy, 2011, 02:22:34 am
(tiếp)

Ảnh: Trên sân bay căn cứ quân sự Cam Ranh, một cảnh tạm biệt của các thành viên trung tâm truyền tin số 5 (ZUS 5): người ở lại mặc quân phục, người hết hạn công tác thì mặc thường phục leo lên máy bay và "biến".
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/4575b0ad.jpg)

"..Sau khi đổ bộ cùng với các thiết bị kỹ thuật lên bãi biển, nơi gần như trống rỗng, trong điều kiện cái nóng 35-45 độ C, và ngoài nắng lên đến 50 độ, độ ẩm cao, các thành viên trung tâm thông tin liên lạc bằng hai bàn tay của họ, không cần đến sự giúp đỡ của các nhà xây dựng, đã tự mình xây dựng và lắp đặt trang thiết bị cho trung tâm truyền tin.

Kế hoạch ban đầu là trung tâm truyền tin số 5 được đặt tách biệt với tất cả các tòa nhà và công trình hiện có trên bán đảo. Các thành viên dự kiến ở trong lều dã chiến, còn thiết bị liên lạc - dưới các mái che. Nhưng khi tiến hành trinh sát thì phát hiện ở cuối đường băng sân bay một nhà kho đổ nát mà người Mỹ để lại, trước đây được sử dụng để cất giữ trang bị kỹ thuật. Và vì thế đã có quyết định tạm thời đặt các thiết bị kỹ thuật thông tin liên lạc tại đó.
 
Trong tương lai sau này, khi bố trí trung tâm thu tin vô tuyến, trung tâm liên lạc bí mật, thì nhà kho này đã được tu sửa và trang bị kỹ thuật lại. Bên cạnh nó, với sự trợ giúp của các nhà xây dựng quân sự thuộc đoàn xây dựng công trình quân sự theo phương thức tự làm của hạm đội, đã dựng lên một ngôi nhà hai tầng, trong đó lắp đặt trang bị cho phòng trực ban theo các bộ phận, phòng để vũ khí, phòng ở cho sỹ quan, hạ sỹ quan và các thành viên.
    
Trung tâm phát tin vô tuyến, đài liên lạc vệ tinh và trung tâm trinh sát vô tuyến được đặt riêng rẽ với vị trí chính của Trung tâm truyền tin và được xây dựng ngay từ đầu như là các công trình tạm thời mà chủ yếu dưới dạng các mái che dã chiến, dưới đó bố trí các thiết bị kỹ thuật thông tin liên lạc.
    
Vạn sự khởi đầu nan, ngay cả trong những điều kiện bình thường, còn ở đây, tại vùng nhiệt đới, ngoài cái nóng không thể chịu nổi lại còn nạn ruồi muỗi truyền bệnh sốt rét, mà mỗi khi bị muỗi đốt, nếu bạn không phát bệnh, vết thương sẽ chỉ lành sau hàng tuần lễ, và chất lượng nước rất tồi, vấn đề này cần phải nói ở một mục riêng - rất không có lợi (nó làm mất canxi trong cơ thể), và còn cả các cuộc tập bắn ban đêm. Tất nhiên, lúc đầu, không có điều hòa không khí, quạt gió - đó là giới hạn của những giấc mơ, nhưng nhờ có tầm nhìn xa và kinh nghiệm của người chỉ huy đơn vị, Đại tá Lyubimov A.I.,  Trung tâm thông tin liên lạc ở Vladivostok đã bổ sung cho mọi thứ cần thiết: quần áo lót, quân phục vùng nhiệt đới, xà phòng, vật liệu xây dựng, điều hòa không khí, vật tư cần thiết cho việc sửa chữa trang thiết bị thông tin liên lạc, phụ tùng thay thế đồng bộ (ZIP) và như vậy có thể tự lực dễ dàng thực hiện nhiệm vụ trong vài tháng. Điều đó giúp giảm bớt thời gian triển khai trung tâm truyền tin, tạo điều kiện tốt nhằm thực hiện các nhiệm vụ đề ra cho đội ngũ thành viên.

Cùng với công tác xây dựng cơ bản, mà nói chính xác hơn là công tác xây dựng sơ khởi ban đầu, đã đồng thời tiến hành huấn luyện và làm công tác chuẩn bị nhằm thiết lập liên lạc với bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương. Tất cả mọi người đều nhận thức được rằng họ đến Việt Nam để giải quyết nhiệm vụ chính - đảm bảo liên lạc ổn định và bền vững giữa Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương với các tàu chiến trên Ấn Độ Dương.
 
Vấn đề đảm bảo thông tin liên lạc với tàu thuyền trên biển luôn luôn được bộ tham mưu hạm đội coi là nhiệm vụ cơ bản và chính yếu trong công tác chỉ huy quản lý. Nếu không có thông tin liên lạc thì sẽ không có chỉ huy. Khu vực Ấn Độ Dương đối với Trung tâm truyền tin số 140 của Hạm đội Thái Bình Dương luôn là một khu vực liên lạc vô tuyến không ổn định, đặc biệt là khu vực eo biển Malacca. Và để giải quyết vấn đề này phải có ZUS № 5. Một việc không kém phần quan trọng là duy trì công tác trinh sát vô tuyến tai trung tâm khu vực Ấn Độ Dương.

Các buổi phát sóng liên lạc đầu tiên của trung tâm truyền tin diễn ra chỉ sau một vài ngày đổ bộ lên bờ, ngay sau khi triển khai các thiết bị liên lạc và máy phát diezel. Nhưng đó chỉ là những phiên thử nghiệm liên lạc trên các kênh radio nghe được. Điều cần thiết là phải có hệ thóng liên lạc thường xuyên và ổn định, bằng cả liên lạc điện thoại, điện báo truyền chữ, được mã hóa, đảm bảo bí mật trong công tác chỉ huy quản lý. Tất cả những điều này đã trở thành khả thi khi hệ thống các hạng mục cơ bản tạo các kênh liên lạc cho trung tâm truyền tin đi vào hoạt động: trung tâm truyền tin vô tuyến có các cấu trúc ăng ten phức hợp (người chỉ huy trung tâm - thiếu tá hải quân Tregubov), đài thông tin vệ tinh (trưởng đài - thượng úy Parfenov V.V.).
    
Các thành viên của đài thông tin vệ tinh, chỉ 5 ngày sau khi đến nơi đã có cuộc liên lạc thử nghiệm với Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Các phiên liên lạc đầu tiên, diễn ra đầu tháng Chín năm 1980, với các tàu đang ở Ấn Độ Dương, cho thấy một lợi thế rất lớn trong chất lượng và sự ổn định của hệ thống thông tin liên lạc do có ZUS №  5 và sự có mặt các công trình ăng-ten trên bờ của trung tâm truyền tin vô tuyến. Đài thông tin vệ tinh đảm bảo kênh liên lạc thường xuyên và đáng tin cậy với Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương, còn việc chuyển tiếp các kênh liên lạc vô tuyến với các tàu mặt nước qua các kênh truyền tin vệ tinh đã làm cho việc chỉ huy các tàu mặt nước đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trở nên vững chắc và kịp thời. Chẳng bao lâu sau trung tâm trinh sát vô tuyến điện tử cũng bước vào hoạt động dưới sự lãnh đạo của đại úy hải quân Storozhenko L.
      
Sáu tháng sau, để thay cho đại tá hải quân Chudovsky bị bệnh và được gửi theo tàu về Vladivostok, người chỉ huy  ZUS №  5, đại tá A.I. Lyubimov được bổ nhiệm, đầu tiên là tạm quyền chỉ huy căn cứ 922, rồi sau đó là trao quyền chỉ huy chính thức căn cứ, trở thành người sỹ quan hải quân chỉ huy cao cấp tại đây. Ông đảm nhiệm cương vị này cho đến năm 1984.
        
Lao động và sự đóng góp vào việc hình thành, phát triển ZUS №5 và căn cứ 922 PMTO của ông được đánh giá cao bởi Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng Liên Xô. Đại tá A.I. Lyubimov đã được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ, do đích thân nguyên soái Nikolai Vasilevitch Ogarkov - Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên Xô trao tận tay,  trong một chuyến công tác tới CHXHCN Việt Nam.
 
  
Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới không quen thuộc với tất cả chúng ta, các nhân viên, hạ sỹ quan và sỹ quan thường than phiền về chứng đau đầu trầm trọng và hiện tượng chảy máu cam. Các nguyên nhân gây ra ngất xỉu, nhức đầu và chảy máu cam là do kiệt sức vì nhiệt, do các trận bão thường xuyên và do đó chỉ làm việc tại những nơi đủ tiện nghi vào những giờ ban ngày từ 12,00 đến 15.00 giờ. Về sau này mới có cái gọi là "giờ nhiệt đới" và việc tạm ngừng làm việc nghỉ ăn trưa không bắt đầu lúc 13h 00 mà là từ 12h 00. Trong những giờ đó - giờ cao điểm nhất chịu tác động của mặt trời, mọi người nghỉ ngơi và làm các công việc nội vụ. Tuy nhiên, ngày làm việc bắt đầu không phải lúc 8h 00 sáng, mà là từ 7h 00 sáng.

Song song với việc lắp đặt trang thiết bị là các công việc thường ngày nhằm cải tạo điều kiện sống. Một trong những công trình đầu tiên được xây dựng là nhà tắm kiểu Nga với phòng tắm hơi và bể bơi - niềm ghen tị đối với PMTO và niềm tự hào của các thành viên trung tâm truyền tin số 5. Tại đó bạn có thể thư giãn cả cơ thể và tâm hồn mình. "


Năm 1989, các nhân viên của ZUS №  5 cùng với toàn bộ trang thiết bị được chuyển đến cơ sở mới ở gần trụ sở căn cứ 922 PMTO, được xây dựng bởi Tổ hợp xây lắp Xô Viết theo một đồ án đặc biệt có tính đến điều kiện làm việc của các thiết bị kỹ thuật cũng như con người ở vùng nhiệt đới.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Bảy, 2011, 12:48:12 am
(clubadmiral.ru)

Trước khi tiếp tục:

Lời tựa của đô đốc Kuroedov cho mục Cam Ranh trên trang clubadmiral.ru trước khi được xuất bản thành sách


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Kuroedov.png)

Các cựu chiến binh hải quân kính mến!
Các độc giả kính mến!

Bản tổng quan lịch sử về binh đoàn tàu chiến số 17 Hạm đội Thái Bình Dương "23 năm Hải quân Xô Viết và Hải quân Nga có mặt tại biển "Nam Trung Hoa" (1979-2002)"  sau khi xuất bản sách "Binh đoàn tàu chiến số 8 của Hải quân" đã tiếp tục loạt sách về lịch sử các binh đoàn tàu chiến tác chiến cấp chiến dịch - chiến thuật và các phân hạm đội Hải quân Liên Xô và LB Nga.

Binh đoàn tàu chiến số 5 (khu vực Địa Trung Hải) của Hải quân Xô Viết (năm 1967), binh đoàn tàu chiến số 7 (khu vực Đại Tây Dương) của Hạm đội Biển Bắc (năm 1968), binh đoàn tàu chiến số 8 (khu vực Ấn Độ Dương) của Hải quân Xô Viết (năm 1974), binh đoàn tàu chiến số 10 của Hạm đội Thái Bình Dương (năm 1968), binh đoàn tàu chiến số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương trong biển "Nam Trung Hoa" (năm 1982), các điểm căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật (PMTO) nằm ngoài xa biên giới Liên Xô - là biện pháp phản ứng đáp trả  trong chuỗi sự kiện của một thời kỳ lịch sử phức tạp với "chiến tranh lạnh" và tình trạng đối đầu căng thẳng giữa khối liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO và Tổ chức hiệp ước Varshava (OVD), giữa Hải quân Xô Viết và Hải quân Mỹ, và thế quân bằng đạt được giữa các Hạm đội Hải quân Liên Xô và Mỹ.

Trong cơ cấu tổ chức ngày hôm nay của Hạm đội Hải quân LB Nga không có các phân hạm đội tàu ngầm nguyên tử và các binh đoàn tàu chiến tác chiến cấp chiến dịch - chiến thuật theo khu vực (các binh đoàn số 5, 7, 8, 10, 17). Chúng đã bị giải tán trong thời kỳ chuyển tiếp Các Lực lượng Vũ trang sang "hình thái mới". Tuy nhiên những con người từng phục vụ trong các binh đoàn và phân hạm đội vẫn còn lại đây. Nhiệm vụ của các cựu chiến binh hạm đội hôm nay - hồi tưởng lại với đầy đủ sự phức tạp và đa dạng, toàn bộ quá trình hình thành, hoạt động chiến đấu của các đơn vị và liên đơn vị binh chủng hợp thành kể trên của Hạm đội Hải quân, mà tại đó người ta đã phục vụ một cách trung thực, theo đúng lương tâm và danh dự, không kể gì đến hoàn cảnh cá nhân riêng của mỗi người, và ngày nay đó chính là "thế kỷ vĩnh cửu" trước mắt mọi người. Đó là nhiệm vụ, trách nhiệm và bổn phận của chính chúng ta.

Hồ sơ lưu trữ của Hạm đội Hải quân thì có nhưng không phải mỗi người đều có quyền tham khảo. Ngày nay, điều quan trọng là không làm lộ các bí mật quốc gia, nhưng vẫn truyền đạt được đến toàn thể xã hội, đến tất cả những người còn sống và người thân của những người đã mất, toàn bộ các thông tin đầy đủ và xác thực về các sự kiện xảy ra trong những năm "chiến tranh lạnh".

Thế nào là "nhiệm vụ phục vụ chiến đấu", mục đích của nó là gì và nó được thực hiện tại những khu vực nào trên các Đại dương của Thế giới, xã hội và những người xa lạ với nhiệm vụ phục vụ chiến đấu của Hải quân sẽ không thể hiểu được. Khoảng trống đó trong lịch sử mới gần đây của Hạm đội Hải quân cần phải được nhớ lại với sự giúp sức của các cựu chiến binh - các thủy thủ và thủy thủ trưởng, các trung sỹ, chuẩn úy, hạ sỹ quan đã về hưu, các sỹ quan, đô đốc và tướng lĩnh (không quân hải quân,  binh chủng pháo binh-tên lửa bảo vệ bờ biển (БРАВ- Береговые ракетно-артиллерийские войска), và lính thủy đánh bộ (МП- морские пехоты) đã từng thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại các Đại dương Thế giới. Hạm đội Hải quân Nga đã có viễn cảnh phát triển trong tương lai bởi vì như Tổng tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Nga, Tổng thống Liên bang Nga D.A.Medvedev đã nói, "không có Hạm đội Hải quân thì Nước Nga sẽ không có tương lai dù với tư cách cường quốc biển hay tư cách một quốc gia".
 
Nguyên Tổng tư lệnh Hải quân LB Nga (1997-2005).
Chủ tịch "Câu lạc bộ các đô đốc"
Đô đốc hạm đội V.I.Kuroedov


Lời nói đầu của người chủ biên


Các cựu chiến binh Cam Ranh kính mến!
Các độc giả kính mến!

Tháng 2 năm 2010, hội cựu chiến binh Cam Ranh đã ủy nhiệm cho tôi viết lịch sử đặt căn cứ trú đóng cho các tàu chiến Xô viết và Nga và không quân của hạm đội thời kỳ từ tháng 5 năm 1979 tới tháng 5 năm 2002 tại vịnh Cam Ranh và bán đảo Cam Ranh thuộc nước CHXHCN Việt Nam trên cơ sở hiệp định liên chính phủ đã ký giữa Liên Xô và CHXHCN Việt Nam. 23 năm chúng ta có mặt ở biển "Nam Trung Hoa", trong đó có 9 năm trú đóng của một binh đoàn tàu chiến với lực lượng của bản thân cùng sự hợp đồng của trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập số 169. Thời hạn biên soạn đã ấn định. Do không sẵn có các bản thảo độc lập có đầy đủ đặc tính của tài liệu lịch sử quân sự từ các tác giả khác nhau, nên bản Tổng quan Lịch sử của chúng tôi chỉ có thể  đưa vào kế hoạch xuất bản khoảng giữa năm 2011.  

Việc thu thập các tư liệu lịch sử đáng tin cậy trong thời hạn ngắn như vậy là cực kỳ phức tạp. Bởi thế chúng ta chỉ có thể có bản Tổng quan Lịch sử: khiêm tốn hơn nhưng khách quan và đáng tin cậy hơn. Do thiếu các tài liệu lưu trữ, một số đề tài riêng biệt và một số tập thể đơn vị quân đội trong căn cứ Cam Ranh chưa được công khai đầy đủ và một số thì hoàn toàn chưa được công khai. Trước hết đó là các đơn vị như sau : Đoàn xây dựng công trình quân sự (ВСО – военно-строительный отряд), là đơn vị đã hoàn thành một khối lượng và phạm vi công việc lớn ở giai đoạn ban đầu xây dựng căn cứ hải quân, khởi đầu cho việc trú đóng các tàu chiến trong vịnh Cam Ranh, xây dựng các mô-đun ở tạm thời trong khu doanh trại của Đoàn xây dựng công trình quân sự, Đội đổ bộ đường biển, Trung tâm Truyền tin, căn cứ không quân và thị trấn nhà ở cho các gia đình quân nhân; Đội biệt kích và phương tiện lặn ngầm (отряд ПДСС - морской спецназ  подводных диверсионных сил и средств, đơn vị đặc nhiệm hải quân với lực lượng biệt kích hoạt động dưới nước và phương tiện lặn ngầm) - một tập thể quân nhân có mức độ trang bị kỹ thuật cao, đồng bộ và chuyên môn hóa tốt nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt; Viện kiểm sát Quân sự và Tòa án Quân sự (Военная прокуратура и Военный трибунал) - những đơn vị nhỏ nhưng có hoạt động tích cực và thường xuyên hàng ngày, không kể cả thời gian cá nhân, nỗ lực ngăn ngừa và phòng chống việc vi phạm kỷ luật, củng cố và nâng cao kỷ luật quân đội trong toàn thể các đơn vị và các bộ phận trực thuộc của căn cứ; Chi nhánh thương mại quân sự (отделение военторга), đảm bảo cung cấp cho các quân nhân trong biên chế thường trực cũng như gia đình của họ tất cả các loại nhu yếu phẩm và lương thực cần thiết cho đến cả các sản phẩm vệ sinh và y tế cho cá nhân; Công việc của đội ngũ phiên dịch. Đó là thiếu sót cá nhân của tôi, nỗi buồn của tôi và tôi xin chân thành cáo lỗi trước tất cả những ai đã từng phục vụ tại các đơn vị nêu trên.

Đồng thời trong thời gian trên, (thông tin về) các tập thể quân đội chủ yếu và quen thuộc - binh đoàn tác chiến số 17 Hạm đội Thái Bình Dương và tất cả các đơn vị cơ sở của nó (sư đoàn tàu ngầm số 38, lữ đoàn tàu mặt nước số 119, tiểu đoàn tàu tuần tra bảo vệ lãnh hải số 300, tiểu đoàn tàu đảm bảo hậu cần - kỹ thuật số 255), căn cứ đảm bảo kỹ thuật - hậu cần số 922 từ tháng 5 năm 1979 dến tháng 5 năm 2002, trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập số 169 (OsAp), Tổ hợp xây lắp Xô Viết (SovSMO), lịch sử xây dựng các binh đoàn tác chiến thuộc Hạm đội Hải quân Liên Xô và các tài liệu lịch sử về Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản đã được công khai khá đủ và chính xác. Tuy vậy ý kiến đó cũng có thể còn chủ quan. Các độc giả, các cựu chiến binh Cam Ranh xin hãy đánh giá và cho nhận xét.

Nếu sách hữu ích và cần thiết, hội cựu chiến binh Cam Ranh sẽ đặt cho mình quyền tiếp tục công việc vốn đã dự định biên soạn thành 2 tập Tổng quan Lịch sử. Có thể, các nhà nghiên cứu khác sẽ tham gia đề tài phức tạp này -  đó là những người đam mê lịch sử. Khi đó bản Tổng quan Lịch sử (hoặc Lịch sử) sẽ được bổ sung các tư liệu lưu trữ mới, các hồi ức cá nhân thú vị của những người tham gia trực tiếp vào các sự kiện với tất cả những nhận xét có tính phê phán. Chúc Các Bạn thành công!    

Ủy viên Ủy ban CCB chi hội thành phố Moskva thuộc Tổ chức Xã hội toàn nước Nga các CCB Lực lượng vũ trang Liên bang Nga,
Phó chủ tịch tiểu ban lịch sử - chính trị Tổ chức xã hội theo khu vực của các đô đốc và tướng lĩnh Hải quân "Câu lạc bộ các đô đốc".

Thành viên Hội CCB Cam Ranh
Chuẩn đô đốc về hưu  N.Matioushin (nguyên chủ nhiệm chính trị binh đoàn 17 thời kỳ 1987-1991)
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Bảy, 2011, 12:00:06 am
(tiếp theo: clubadmiral.ru)

Giai đoạn kết thúc 23 năm có mặt của Hải quân Xô Viết và Hải quân Nga
trên bán đảo Cam Ranh


Binh đoàn 17 giải thể
 
Trong những năm 80 của thế kỷ trước, ".. Hải quân Liên Xô đã đạt đến đỉnh cao sức mạnh của mình, nhưng với một loạt các vấn đề gây ra bởi hiện tượng khủng hoảng đang ngày càng trầm trọng trong nền kinh tế kế hoạch hóa và trong đời sống xã hội Xô Viết. Mặc dù vậy, ban lãnh đạo chính trị và quân sự tối cao và bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang vẫn vững tin nhìn về tương lai mà cho rằng sự đối đầu với Hoa Kỳ là không có gì thay thế được" (Bộ Tổng tham mưu Hải quân.Lịch sử và hiện tại.1696 - 1997. Moskva. Nhà xuất bản Khoa học.1998  trang.158).

Vào cuối những năm 80, ngày càng có những tiếng nói  thường xuyên hơn và tiếng vang lớn hơn tại các cuộc họp, các cuộc mit tinh, trên báo chí công khai, trên truyền hình, chỉ trích chi tiêu quân sự quá nhiều tại Liên Xô. Đất nước chúng ta đã rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang vô vọng. Thật vậy, sự quân bằng chiến lược về quân sự giữa Liên Xô và Mỹ đã đạt được, nhưng sự cân bằng về kinh tế giữa hai nước, giữa các nước thuộc Hiệp ước Warsaw với các nước NATO đã không đạt được. Về các chỉ số kinh tế cơ bản, các nước Hiệp ước Warsaw thua các nước NATO là 2,6 lần, còn các nước NATO so với Nhật Bản - đến 3,2 lần. Cuộc chạy đua vũ trang này đã dẫn đến một số biến dạng trong nền kinh tế Liên Xô. Rõ ràng, ngân sách quốc gia Liên Xô cần tái phân bổ kinh phí theo hướng ngày càng tăng cho các ngành công nghiệp dân sự.

Ngày 21 tháng 3 năm 1989, Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã thông qua Nghị quyết "Về việc cắt giảm lực lượng vũ trang Liên Xô và cắt giảm chi tiêu quốc phòng cho giai đoạn 1989 - 1990", đã xác định giảm quân số lực lượng vũ trang đi 500 nghìn người. buộc phải rút quân đội Liên Xô khỏi châu Âu và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Thực chất đó là giảm đáng kể chi phí quốc phòng trong dự toán ngân sách quốc gia.        

Ngày 19 tháng một năm 1990, báo "Pravda" trên trang 5 có đăng một tin ngắn "Họp báo tại Trung tâm báo chí Bộ Ngoai giao Liên Xô":

"Tại cuộc họp báo ở trung tâm báo chí của Bộ Ngoại giao Liên Xô ngày 18 tháng 1, người đại diện Bộ Ngoại giao đã tuyên bố như sau:
Trong khuôn khổ các biện pháp đã công bố trước đó nhằm cắt giảm số lượng các lực lượng vũ trang Liên Xô ở phần phía đông đất nước, chuyển dịch sang các cấu trúc thuần túy phòng thủ cả trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Liên bang Xô Viết đã nhất trí với phía Việt Nam bắt đầu giảm sự hiện diện của mình tại cảng Cam Ranh. Đến cuối năm 1989, sẽ thực hiện việc rút khỏi đây toàn bộ các máy bay MiG-23 và Tu-16.
      
Hiện nay, sân bay Cam Ranh chỉ còn một phi đội luân phiên trực chiến (6 - 10 chiếc).
          
Phía Liên Xô hy vọng rằng những hành động này sẽ góp phần làm giảm bớt căng thẳng tình hình chính trị - quân sự, củng cố bầu không khí tin cậy lẫn nhau trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. "
 

Ngắn gọn, rõ ràng. Nhưng không hoàn toàn đầy đủ: ai đã ra một quyết định quan trọng như vậy, ở cấp độ nào? Không có một cái tên nào, không có một trường hợp nào, lại đưa ra quyết định bỏ lại một căn cứ hải quân đã xây dựng. Không phải là khó đoán, khó biết người đứng đầu Bộ Ngoại giao Liên Xô thời đó, cũng như cấp độ mà quyết định được chấp nhận. Một cái gì đó không phù hợp trong tất cả các khái niệm cải tổ và công khai. Người Mỹ đã không đi khỏi các căn cứ của họ tại Nhật Bản và Hàn Quốc, và không hề có biểu hiện cho thấy 20 năm qua kể từ ngày đó họ đã bị mất "sự tín nhiệm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương."           
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Bảy, 2011, 01:39:09 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/55690a4f0afeeec62cacb2a344c04c42.png)
Bộ chỉ huy binh đoàn 17 "thế hệ thứ 3": cũng là giai đoạn cuối cùng của binh đoàn.Từ trái sang: phó đô đốc N.N.Beregovoy-tư lệnh, chuẩn đô đốc N.F.Matyushin-chủ nhiệm chính trị, đại tá hải quân V.N.Nikonov-tham mưu trưởng, trung tá hải quân V.A.Davydochkin-phó tư lệnh phụ trách cơ điện hàng hải.

Ngày 1 tháng 11 năm 1991 binh đoàn tàu chiến số 17 Hạm đội Thái Bình Dương đã bị giải thể
      
Trong đêm từ ngày 30 sang ngày 1 tháng 11 năm 1991 nhóm sỹ quan đầu tiên cùng với gia đình đã về tới thành phố Vladivostok bằng máy bay, đó là các sỹ quan thuộc bộ tham mưu đã giải tán, thuộc cơ quan chính trị và các đơn vị của binh đoàn. Phần còn lại các sỹ quan, hạ sỹ quan về tới Vladivostok vào đầu tháng mười một trên tàu bệnh viện "Ob". Các tàu mặt nước và tàu ngầm đi khỏi vịnh Cam Ranh về nơi đóng quân của đơn vị mình phù hợp với kế hoạch giải thể binh đoàn. Những bất tiện lớn nhất gây ra bởi cuộc di tản các con tàu có lượng choán nước nhỏ: các MPK, MRK, các thuyền cao tốc phóng lôi, các tàu pháo, tàu quét mìn, tàu cứu hỏa, tàu kho nổi. Từ tháng 11 năm 1991 đến tháng 12 năm 1991 tại vịnh Cam Ranh đã tái triển khai binh đoàn tàu chiến số 8 thuộc  Hạm đội Hải quân Liên Xô chuyển từ Ấn Độ Dương về, nhưng đến tháng Giêng năm 1992, cũng chuyển về cảng Vladivostok.
    
Từ tháng Giêng năm 1992 đến tháng 10 năm 1993 đóng quân tại Cam Ranh là Lữ đoàn tàu thuyền hỗn hợp độc lập số 119.

Từ tháng 10 năm 1993, khi lữ đoàn được rút gọn, các đơn vị và bộ phận còn lại được chuyển thuộc quyền chỉ huy của tư lệnh căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật số 922.
    
Phần lớn các công trình quân sự (cầu bến, các công trình cảng, kho tàng, cơ sở lưu trữ, và các cơ sở hạ tầng quân sự khác) trong thời kỳ này đã được chuyển giao cho Việt Nam theo kế hoạch để sử dụng vĩnh viễn.

Tháng Giêng năm 1995, phù hợp với chỉ thị của Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Hải quân, đã tiến hành tuần tự cắt giảm quân số lực lượng Hải quân chúng ta đang hiện diện tại bán đảo Cam Ranh.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Bảy, 2011, 09:38:41 pm
(tiếp)

 Căn cứ 922 chuyển sang thời kỳ mới và có các đơn vị trực thuộc như sau:

- Cơ quan quản lý căn cứ 922;

- Phòng tài chính;

- Phòng quân lương;

- Phòng quản lý kho và hiện vật;

- Trung tâm truyền tin khu vực (ZUS "Klubochek");

- Kho nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn;

- Kho tổng hợp;

- Trung đội xe vận tải;

- Tổ hợp nhà tắm - giặt là-khử trùng;

- Ban chỉ huy quân quản;

- Ban quân quản căn cứ không quân;

- Chi nhánh phòng Kỹ thuật Hàng hải;

- Đại đội cảnh vệ độc lập;

- Chi nhánh trung tâm vệ sinh dịch tễ;

- Phân đội chữa cháy;

- Các bộ phận và phân đội trực thuộc Chỉ huy trưởng căn cứ 922 theo điều lệ căn cứ:

                  - Phòng đại diện Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga;

                  - Văn phòng Công tố viên quân sự;

                  - Phòng đặc nhiệm;

                  - Bệnh viện Hải quân;

                  - Trường trung học phổ thông № - 183.

 
Ngày 5 Tháng Hai năm 1996 Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc I.N.Khmelnov đến Cam Ranh để điều tra tai nạn máy bay (phi đội "Tráng sỹ Nga" Su-27) tại bán đảo và kiểm tra tình hình công việc của căn cứ 922. Sắp đến năm 2004 - năm hết hạn của Hiệp định liên Chính phủ giữa Liên Xô và Việt Nam về việc sử dụng Vịnh Cam Ranh và bán đảo Cam Ranh phục vụ lợi ích của hạm đội Nga. Đề xuất về việc sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh đã được báo cáo lên Tổng tư lệnh Hải quân Nga-Đô đốc Hạm đội Gromov F.N.

Trong cùng năm, để soạn thảo đề xuất cho ban lãnh đạo tối cao chính trị và quân sự của đất nước ra quyết định về việc tiếp tục sử dụng các cơ sở hạ tầng quân sự do Tổ hợp xây lắp Xô Viết (SovSMO) xây dựng, một đoàn đại biểu quân sự Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Nga đã tới Cam Ranh, dẫn đầu là Thứ trưởng Quốc phòng Đại tướng V.M.Toporov, đi kèm có cố vấn Tư lệnh Hải quân Thượng tướng Anikanov O.K.
                
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image020.jpg)
1996 căn cứ Cam Ranh.   Đại tướng  Тоporov V.M. – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng LB Nga và thượng tướng  Аnikanov О.К. -  сố vấn Tổng tư lệnh Hải quân Nga cùng với ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam thảo luận các vấn đề về khả năng trú đóng tiếp tục của Hạm đội Hải quân Nga tại căn cứ Cam Ranh.

Năm 1998 Hà Nội đã nhắc nhở Moskva về thời hạn thuê mượn căn cứ Cam Ranh sẽ chấm dứt vào năm 2004 và đề nghị kéo dài nó với giá thuê mỗi năm là 300 triệu đô la.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Bảy, 2011, 10:45:46 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Dia_00086-1.jpg)
Cảnh xây dựng nhộn nhịp cuối những năm 198x khi SovSMO tăng tốc.

Theo hiện trạng sử dụng tháng 3 năm 2001 căn cứ 922 có các hạng mục sau:

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Hotel_canteen_Airbase_CR.jpg)
Khu khách sạn - canteen trong căn cứ không quân quãng những năm cuối 199x-đầu 2000.

1. Khu thị tứ căn cứ Không quân
- Nhà ở - 48 căn hộ. - 6 tòa nhà; trong đó: 4 tòa.– không người ở (nhà trống); Toàn bộ các tòa nhà hiện do căn cứ 922 quản lý.
- Nhà ở - 42 căn hộ. - 5 tòa nhà; Toàn bộ các tòa nhà hiện do căn cứ 922 quản lý.
- Trạm biến thế số 7, 8, 9 (ba trạm).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image055.jpg)
1991. Ban tham mưu trung đoàn không quân và căn cứ không quân.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image056.jpg)
1991.Doanh trại trung đoàn không quân.

 2. Khu thị tứ căn cứ 922
- Nhà ở - 17 căn hộ. - 4 tòa nhà;
- Nhà ở - 22 căn hộ. - 5 tòa nhà.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image048.jpg)
1991.Doanh trại PMTO.

Các hạng mục của căn cứ 922
1. Khu vực sản xuất và sinh hoạt hàng ngày:
- Xưởng bánh mì
- Cửa hàng bách hóa và cà phê cho sỹ quan
- Rạp chiếu phim kiêm nhà hát 400 chỗ
- Nhà ăn thủy thủ 250 chỗ ngồi
- Tổ hợp tắm, giặt là và khử trùng
- Trạm phân phối điện trung tâm số 4 với các trạm biến thế thứ cấp
- Trạm biến thế số 2
- Trạm biến thế số 5
2. Khu vực doanh trại - hành chính căn cứ 922:
- Doanh trại 100 người và bộ phận quản lý
- Trường trung học số 183
- Doanh trại Trung tâm truyền tin 150 người
3. Khu vực kho tàng tự quản của căn cứ 922:
- Kho lạnh tầng thượng số 1 và kho bảo quản rau quả
- Kho lạnh tầng dưới số 2 công suất 150 tấn với tháp làm lạnh và các bông chứa 500 m3
- Kho dụng cụ kỹ thuật kiểu SRM-10,8 tấn - 4 đơn vị
- Kho dụng cụ kỹ thuật kiểu SRM-5,4 tấn - 2 đơn vị
- Trạm biến thế số 3
- Kho dụng cụ, phụ tùng 100 tấn
- Kho dụng cụ, phụ tùng 300 tấn
- Kho kỹ thuật 1700 tấn
- Tòa nhà Tổng đài tự động hóa
- Trạm kiểm soát số 2
4. Tổ hợp gara ô tô:
- Xưởng sửa chữa bảo trì xe máy
- Gara có mái che 12 chỗ
- Trạm nạp nhiên liệu
- Sân bê tông đỗ xe ô tô
- Trạm phát điện diesel kiểu ASDA - 60KW

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image051.jpg)
1991.Trạm nạp nhiên liệu cho xe ô tô.

5. Kho nhiên liệu lỏng:
- Bể chứa diesel 1000 m3: 8 đơn vị
- Bể chứa xăng máy bay 1000 m3: 5 đơn vị
- Bể chứa diesel 100 m3: 7 đơn vị
- Bể chứa xăng 100 m3: 8 đơn vị
- Trạm bơm
- Kho chứa thiết bị phụ tùng kỹ thuật
- Kho dầu mỡ bôi trơn
- Mái che khu chứa các thùng rỗng
- Bể chứa nước 100 m3 - 6 đơn vị
- Tòa nhà dịch vụ
- Mái che chống cháy
- Trạm tiếp liệu
- Trạm biến thế ZTP số 1
6. Khu kỹ thuật Trung tâm Truyền tin:
- Ụ có mái che : 493m2, 3 đơn vị
- Sân bê tông khu kỹ thuật 14.517 m2
-  Nhà trực ban của trạm trưởng trạm truyền tin và kho kỹ thuật; nhà tắm, 2 nhà
- Đường xe chạy, mương thoát nước
- Trạm biến áp
7. Bệnh viện hải quân:
- Trạm cấp cứu
- Khoa truyền nhiễm
- Kho sản phẩm và dụng cụ y tế
- Khoa vệ sinh phòng dịch
- Blok thực phẩm có tủ lạnh chứa được 50 suất ăn
- Kho dụng cụ dã ngoại
- Giàn che kỹ thuật
- Trạm biến áp số 6
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Bảy, 2011, 02:13:54 pm
(tiếp)

Các hạng mục của khu chi nhánh kỹ thuật hàng hải
(Отделения морской инженерной службы - ОМИС)
1. Trạm bơm 2 guồng với bể clorat (bể số 3):
- Tòa nhà trạm bơm
- Bể chứa nước 250 m3: 2 đơn vị
2. Trạm làm sạch nước bằng phương pháp sinh học SBO (Станция биологической очистки сточных вод -СБО):
- Các bể tự hoại với khu lọc sơ bộ, sân phơi bùn - 4 đơn vị
- Tòa nhà SBO
- Bể chứa chất thải rắn
- Trạm bơm bùn
3. Công trình lấy nước số 1:
- Tòa nhà trạm bơm - 2 guồng
- Bể chứa nước dự trữ 500 m3: 2 đơn vị
- Trạm bơm trên giếng khoan - 6 đơn vị
4. Công trình lấy nước số 2:
- Tòa nhà trạm bơm - 2 guồng
- Bể chứa nước dự trữ 500 m3: 2 đơn vị
- Trạm bơm trên giếng phun
5. Mạng cấp nước và truyền dẫn:
- Đường ống cấp chủ: 22,37 km
- Mạng tiêu thụ: 15,7 km
- Mạng kênh hóa (ống đi trong mương kín): 5,2 km

Hệ thống trạm phát điện diesel trung tâm
6. Trạm phát diesel trung tâm:
- Tòa nhà trung tâm với 6 máy phát DG-64
- Máy bơm dầu diesel
- Bể chứa diesel 100 m3: 4 đơn vị
- Kho chứa bơm dầu diesel
- Trạm kiểm soát
- Bể tự hoại
- Khung có mái che chứa thiết bị tổng thành: 2 đơn vị
7. Công trình lấy nước biển:
- Nhà trạm bơm
- Trạm biến áp

Lưới điện trong khu vực
8. Trạm phân phối điện trung tâm số 1:
- Nhà trung tâm số 1
- Đường cáp 10 kV
9. Trạm phân phối điện số 3:
- Tòa nhà phân phối điện trung tâm số 3
10. Công trình bến cảng:
- Blok năng lượng có trung tâm phân phối điện số 2
- Trạm biến áp số 11
- Tường bến cảng từ móng neo của cầu cảng nổi số 5, qua móng neo cầu cảng số 1 đến cầu cảng số 2 kiểu "De Long"

11. Công trình khu quân quản hàng không:
- Đường cất hạ cánh
- Trạm điều hành không lưu
- Hệ thống đài định vị vô tuyến chỉ huy cất hạ cánh
- Đài dẫn đường xa
- Khu đỗ xe và tiếp nhiên liệu

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/6aae51b35180f46a86-1.jpg)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/553c0fbc7cc0f7dd3b-1.jpg)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/ef4c3419b3592849c5-1.jpg)
Một số cảnh khu sân bay quay năm 1999.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Bảy, 2011, 06:24:00 pm
(tiếp)

Giải tán căn cứ bảo đảm hậu cần-kỹ thuật số 922   

Năm 2001, ban lãnh đạo chính trị - quân sự tối cao của Nước Nga đã quyết định không gia hạn hiệp ước với Việt Nam và sẽ triệt thoái trước thời hạn các đơn vị tàu thuyền cũng như các đơn vị trên bờ của Hạm đội Hải quân Nga (tức căn cứ 922).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image021.jpg)
Tháng 4 năm 2002. Một trong những cuộc họp cuối cùng với Bộ chỉ huy Vùng 4 Hải quân nhân dân Việt Nam trước khi ký thỏa thuận về việc chuyển giao tất cả các công trình cho phía Việt Nam. Thứ 4 từ bên trái sang: Phó Tổng tư lệnh Hải quân phụ trách hậu cần-chủ nhiệm hậu cần Hải quân LB Nga phó đô đốc Mikhailov Yuri Gheorghievitch (đứng giữa và có ria mép); Thứ 2 từ bên phải sang-chỉ huy trưởng căn cứ 922 đại tá hải quân Eryomin Yuri Prokopievitch.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/29032363b40343b609ec0318bf081950-1.png)
Ngày 2 tháng 5 năm 2002. Cảng Cam Ranh. Sau khi ký biên bản thỏa thuận tiếp nhận-chuyển giao các hạng mục công trình tại Cam Ranh.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/f9c49d2e104fdd3e4601a06694281b79.png)
 Ngày 3 tháng 5 năm 2002 trên sân bay Cam Ranh. Chuyến máy bay vận tải quân sự IL-76 cuối cùng "chở" các chuyên gia còn lại và các quân nhân Nga cùng với chủ tịch ủy ban thanh lý chuẩn đô đốc Ivliev A.N. Trên hình là cơ trưởng IL-76. phi công hạng nhất đại tá Kruze Valery Andreevitch.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/3bf204f8b20b05cb195369406c2ff381.png)
 Ngày 4 tháng 5 năm 2002 trên quân cảng Cam Ranh. Các quân nhân Hải quân Vùng 4 xếp đội hình trên bến tiễn đưa những quân nhân Nga cuối cùng của căn cứ 922 rời khỏi Việt Nam. Đứng giữa hình chắp tay sau lưng là đại tá hải quân Eryomin Yuri Prokopievitch, chỉ huy trưởng cuối cùng căn cứ 922.

PS: post đến đây lại nhớ ở đơn vị hồi xưa có câu đại loại mỗi lần sát nhập là một lần mất cắp, mỗi lần giải tán là một lần cháy nhà.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Bảy, 2011, 06:51:43 pm
(tiếp)


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/acbdcdae43915fb62aa4b6ab2b595613-1.png)
Đại tá hải quân Eryomin Yu.P., chỉ huy trưởng cuối cùng căn cứ 922 trong phòng làm việc của mình tại Cam Ranh.

Đại tá hải quân Eryomin Yu.P. là người đã chấm dứt thời kỳ 23 năm hải quân Xô viết và hải quân Nga hiện diện tại lãnh thổ Việt Nam, người cuối cùng rời khỏi bán đảo Cam Ranh, người cuối cùng trèo lên boong phà "Sakhalin-09". Ngày hôm nay chuẩn đô đốc Eryomin Yuri Prokopievitch buồn rầu nhớ lại:
" Trong  ba năm cuối cùng đồn trú tại bán đảo Cam Ranh của tôi, tôi đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ và thân thiết với các tổ chức Nga hiện đóng trên lãnh thổ Việt Nam, đó là:
- Tổng lãnh sự Nga tại thành phố Hồ Chí Minh
- Xí nghiệp liên doanh Việt-Xô "Vietsovpetro" ở thành phố Vũng Tàu
- Đại diện tổ hợp "Zarubezneft" ở thành phố Vũng Tàu
- Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga tại thành phố Nha Trang

"Vietsovpetro", ngoài việc hỗ trợ tinh thần cho các đồng hương quân nhân, còn trợ giúp tài chính đáng kể cho các kiều dân và thủy thủ quân sự sống và đóng quân tại Cam Ranh. Bằng mọi phương tiện, liên doanh đã mua và giao đến bán đảo các loại vật chất cũng như các vật phẩm văn hóa và vật dụng hàng ngày khác nhau, tổ chức các chuyến đi tham quan trên khắp đất nước.
    
Thực hiện công việc chung với các tổ chức Nga nói trên, tiếp xúc gần gũi giữa các nhân viên quân sự và chuyên gia dân sự đã có ảnh hưởng tốt đẹp đến trạng thái tinh thần và tâm lý trong các tập thể quân nhân, cải thiện vị trí xã hội thường nhật của họ.
Ngay trước khi đóng cửa căn cứ, tại Cam Ranh có khoảng 600 người phục vụ và làm việc. Do khung thời gian hạn chế, chúng tôi đã phải làm việc trong chế độ khẩn , trong điều kiện nhiệt độ 50 ° C, thời gian làm việc 14-16 giờ mỗi ngày. Cũng do các cắt giảm biên chế thường trực, quân nhân và các nhân viên phục vụ không được thay phiên canh gác, trực ban, không được đi khỏi vị trí làm việc của mình từ 3-5 ngày đêm liên tiếp. Trong tiến trình công việc này, mà không có bất kỳ yêu sách nào, phía Việt Nam đã được chuyển giao 57 tòa nhà và công trình căn cứ, 85 km đường dây truyền tải điện, 62 km đường cáp điện, 25 km đường giao thông ngầm dưới lòng đất, 250 m mặt bến cảng, sân bay, kho thiết bị đầu cuối. Các phương tiện vận chuyển đường không và đường biển đã chở đi 588 người, 810 tấn hàng hóa, trong đó có 50 đơn vị kỹ thuật đặc biệt và xe ô tô, 190 tấn nhiên liệu diesel và 133 tấn các loại dầu khác nhau, vũ khí và đạn dược, các hồ sơ lưu trữ và tài liệu mật. Mọi người đã làm việc tận tụy, tự giác và rất có tổ chức. Đặc biệt tôi muốn đề cập đến những người sau: đại tá hải quân Matviyets A.M., các trung tá Bachurin V.V, Yatskiv M.B., Bortnikov A.N., Vorotnikov V.F., thiếu tá hải quân Pereshitkin S.N., thiếu tá Zaretsky A.V., đại úy Moroz A.R., đại úy hải quân Blagodyrev V.V, các chuẩn úy hải quân Fomin A.I, Guliak A.M., các nhân viên phục vụ Schetinkin V.N., Bugolov A.Ya., Golub O., Bredikhina V.I., Frolovskiy S., các thủy thủ Maltsev A., Peskov A.

Ngày 2 tháng 5 năm 2002 trong khung cảnh trang trọng, các văn bản về việc tiếp nhận -  chuyển giao các công trình và hạng mục trong căn cứ đã được các bên cùng nhau ký kết: về phía Nga là Chuẩn Đô đốc Ivliev A.N., vê phía Việt Nam có Tham mưu trưởng Hải quân Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Hiến.
Sau lễ ký thỏa thuận về việc chuyển giao các công trình căn cứ cho phía Việt Nam, các thủy binh hạm đội Thái Bình Dương đã hạ lá cờ Nga và cờ thánh Andreev trên bán đảo Cam Ranh xuống. Căn cứ hải quân Nga tại bán đảo Cam Ranh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kể từ đây không còn tồn tại nữa.
      
Buổi chiều ngày 03 tháng 5, từ sân bay Cam Ranh chuyến bay cuối cùng của máy bay vận tải IL-76 đã cất cánh, mang đi những chuyên gia và những quân nhân còn lại, cùng với Chủ tịch ủy ban thanh lý quốc gia, Chuẩn Đô đốc Ivliev A.N.
Ngày 4 tháng 5 năm 2002 - ngày cuối cùng cho sự hiện diện quân sự của nước Nga tại Việt Nam biến thành một ngày lễ trọng thể. Người Việt Nam cảm ơn quá trình phục vụ của các thủy thủ Nga,  tặng quà cho họ. Đội ngũ cuối cùng các nhà kỹ thuật rời khỏi các công trình của PMTO trên các xe ô tô có cắm cờ Nga và cờ thánh Andreev trong tiếng hát vang bài ca "Các sỹ quan". Để tiễn đưa người Nga, các quân nhân trên các tàu chiến của Vùng 4 Hải quân Việt Nam đã xếp thành đội ngũ nghêm trang trên cầu cảng. Một lần nữa lại là  hoa, quà tặng, những lời cảm ơn và lời chúc thuận buồm xuôi gió. Chúng tôi nói lời tạm biệt với các thủy thủ và những người dân chất phác của Cam Ranh cũng như thị trấn Mỹ Ca gần đó.
Trên boong "Sakhalin-09" có mặt 74 quân nhân, chuyên gia dân sự Nga, dẫn đầu là đại tá hải quân Eryomin Yu.P. và phó chỉ huy căn cứ phụ trách công tác giáo dục đại tá hải quân Matviets A.M. Chỉ huy trưởng căn cứ là người cuối cùng từ biệt bờ biển Việt Nam.
Chuyến đi của "Sakhalin-09" về Nga mất 12 ngày. Ngày 14 tháng 5 năm 2002, mọi người cập bến Vladivostok. Ngày 1 tháng 6 năm 2002, căn cứ 922 - đơn vị quân đội số 31350 chấm dứt sự tồn tại của mình trong thành phần Các lực lượng Vũ trang LB Nga.

Có thể đánh giá theo nhiều cách khác nhau quyết định của ban lãnh đạo chính trị và quân sự nước Nga năm 2001 về sự hiện diện của chúng tôi tại Cam Ranh. Tuy nhiên, những chuyến hành quân xa gần đây của các tàu chiến Nga, việc nối lại các chuyến bay của không quân chiến lược, các biên đội tàu chiến tham gia các chiến dịch chống khủng bố quốc tế mà không có hệ thống cơ sở trú đóng, đảm bảo hậu cần và kỹ thuật đáng tin cậy trong các khu vực khác nhau trên các đại dương thế giới, kinh nghiệm lịch sử, tình hình quốc tế hiện nay - tất cả điều này thể hiện rõ sự cần thiết của nước Nga phải có điểm căn cứ ở nước ngoài cho Hải quân và Không quân. Vấn đề về việc thành lập các căn cứ như vậy ở các nước thân thiện trên các nguyên tắc của sự hợp tác kỹ thuật- quân sự cùng có lợi ngày nay là rất quan trọng và rất thực tế. Hơn 20 năm lịch sử của căn cứ Cam Ranh là một ví dụ rất rõ ràng. "

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Bảy, 2011, 11:34:27 pm
(tiếp)

Nước Nga đã rút quân đồn trú của mình khỏi căn cứ Cam Ranh và chính thức chuyển giao căn cứ cho phía Việt Nam tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
Bây giờ chúng tôi sẽ chuyển sang các tài liệu chính thức của thời kỳ giải tán căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật số 922 tại bán đảo Cam Ranh, tài liệu được cung cấp bởi người chỉ huy trưởng cuối cùng của căn cứ 922, đại tá hải quân - hiện nay là Chuẩn Đô đốc Eryomin Yu.P.
...
MỆNH LỆNH

CHỦ NHIỆM HẬU CẦN - PHÓ TƯ LỆNH HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG
PHỤ TRÁCH HẬU CẦN

№   7


"22" tháng Giêng 2002                                                                             Thành phố Vladivostok


Về việc tiến hành các biện pháp biên chế - tổ chức để giải thể
căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật số 922


Nhằm thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu Hải quân ngày 17 tháng 12 năm 2001 № 730/1/0859 và chỉ thị của Bộ Tham mưu Hạm đội ngày 8 tháng Giêng năm 2002 № 13/1/05,



TÔI RA LỆNH:

1. Đại tá hải quân Eryomin Yu.P. có nhiệm vụ trước ngày 01 tháng Sáu năm 2002 giải thể xong căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật số 922 và phân đội cảnh vệ số 2016

Trong đó:

- vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự và phương tiện vật chất theo đúng thời hạn trên biểu đồ kế hoạch đề ra phù hợp với mệnh lệnh của các cơ quan hậu cần, được chuyển khỏi cảng Cam Ranh về cảng Vladivostok phải được giao lại cho căn cứ và các kho của hạm đội;

- trang bị quân sự phải có thống kê ghi chép và phải theo đúng điều lệnh quy định;

- doanh trại, nhà ở, kho tàng, cơ sở bảo quản, công viên và công trình công cộng, công trình bảo đảm năng lượng và đảm bảo an toàn bay của sân bay, cũng như khu vực đất đai và công trình kỹ thuật ngành nước được bàn giao cho đại diện Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo trình tự quy định;

- duy trì việc quản lý quân số, chấm dứt các hoạt động văn phòng bí mật và không bí mật, chuẩn bị tất cả các tài liệu cần thiết để mang theo, chuyển tài liệu về và giao nộp cho cơ quan lưu trữ theo điều lệnh quy định;

- Đối với những quân nhân đã hết tuổi phục vụ quân đội, làm hồ sơ cho họ về hưu;


- Đối với nhân viên dân sự thông báo trước bằng văn bản ít nhất ba tháng về ngày cho thôi việc;

- Đối với sĩ quan, hạ sỹ, trung sỹ, chuẩn úy hải quân và thủy thủ phục vụ theo hợp đồng, tình nguyện thôi việc thì làm hố sơ cho họ về nghỉ hưu;

- Các trung sĩ và thủy thủ phục vụ theo lệnh gọi thi hành nghĩa vụ quân sự, gửi họ đến các bộ phận và đơn vị hậu cần khác của hạm đội để hoàn thành nốt thời hạn nghĩa vụ quân sự;

- Để hoàn thành nốt các hoạt động thanh lý cho phép thành lập một đơn vị thanh lý không quá 75 người gồm các sỹ quan, các chuẩn úy hải quân, trung sỹ hải quân và thủy thủ đang phục vụ quân đội theo hợp đồng và theo lệnh goi thi hành  nghĩa vụ quân sự;

- Đưa toàn bộ quân số từ cảng Cam Ranh về cảng Vladivostok theo đúng thời hạn trong biểu đồ kế hoạch đã đề ra;

 - Hủy con dấu và các loại tem dấu niêm phong theo điều lệnh quy định, dấu hình quốc huy và dấu đóng giáp lai niêm phong phải nộp lại toàn vẹn cho bộ phận bảo mật thuộc bộ tham mưu hậu cần hạm đội;

- Báo cáo cuối cùng về công việc trình tới các cơ quan hữu quan trước ngày 25 tháng 5 năm 2002;

- Báo cáo tổng kết dưới hình thức .....trình về bộ tham mưu hậu cần hạm đội trước ngày 01 Tháng Sáu 2002.  

2. Tham mưu trưởng ngành hậu cần hạm đội trong thời hạn trước 01 tháng 6 năm 2002 phải chuẩn bị xong dự thảo mệnh lệnh về giải thể căn cứ đảm bảo kỹ thuật-hậu cần số 922.

3. Trưởng phòng cán bộ bộ tham mưu hạm đội có trách nhiệm thiết lập sự giám sát thường trực tiến trình giải quyế cho về hưu, cho thôi việc, chuyển vị trí làm việc của đội ngũ sỹ quan, hạ sỹ quan, nhân viên dân sự thuộc căn cứ 922 PMTO.

4. Trưởng phòng tổ chức-động viên bộ tham mưu hậu cần hạm đội thiết lập sự giám sát thường trực quá trình giải ngũ và chuyển vị trí phục vụ cho các trung sỹ và thủy thủ phục vụ quân đội theo hợp đồng và lệnh gọi thi hành nghĩa vụ quân sự.

5. Trưởng phòng kế hoạch và vận chuyển có trách nhiệm thiết lập sự giám sát thường trực cho công tác chuyển về, kiểm kê và giao trả các thiết bị kỹ thuật quân sự, vũ khí và trang thiết bị dụng cụ khác về căn cứ và các kho của hạm đội.
6. Thủ trưởng các phòng , ban ngành hậu cần hạm đội trước ngày 01 Tháng Hai 2002 phải ban hành xong các hướng dẫn cho Thủ trưởng các phòng ban có liên quan của căn cứ 922 PMTO biện pháp thống kê, chuyên chở và bàn giao các thiết bị quân sự, vũ khí và trang thiết bị dụng cụ khác về các kho và các đơn vị khác của hạm đội.

7. Trưởng phòng giao thông quân sự của hạm đội trước ngày 25 tháng tư năm 2002 phải thực hiện xong việc vận chuyển thiết bị quân sự, vũ khí, trang thiết bị dụng cụ khác, đội ngũ nhân viên căn cứ 922 PMTO và đồ dùng cá nhân của họ rời khỏi cảng Cam Ranh về cảng Vladivostok.

8. Mệnh lệnh này thông báo đến đội ngũ sỹ quan các bộ phận có liên quan.



CHỦ NHIỆM HẬU CẦN - PHÓ TƯ LỆNH HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG PHỤ TRÁCH HẬU CẦN
Phó đô đốc                                                                                                
                                                                                                                 E. Rassolov
 
THAM MƯU TRƯỞNG HẬU CẦN HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG
Chuẩn đô đốc                                                                                                
                                                                                                                 A. Ivliev

....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tám, 2011, 05:08:59 pm
(tiếp)
____________________________________________________________________________

BIÊN BẢN

Về việc kết thúc tiếp nhận - chuyển giao các công trình tại Cam Ranh


Căn cứ Hiệp định Việt-Xô về xây dựng các công trình tại Việt Nam ngày 20 tháng 6 năm 1984, hợp đồng  №84/40753215 ngày 20 tháng 6 năm 1984, hôm nay, ngày 02 tháng 5 năm 2002, tại bán đảo Cam Ranh CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban tiếp nhận Quốc gia CHXHCN Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban thanh lý Quốc gia LB Nga từ đây được gọi là "Hai phía" trong trường hợp chung và "Phía" trong trường hợp riêng, lập ra Biên Bản như sau:

Điều 1

Do sự ra đi vĩnh viễn của quân đội đồn trú Nga khỏi Cam Ranh, phía Nga chuyển giao, còn phía Việt Nam tiếp nhận các tòa nhà và hạng mục công trình (cũng như phần thiết bị lắp đặt trong công trình) và mạng lưới hạng mục trong khu vực, phù hợp phụ lục số 11 (mười một), là các thỏa thuận chi tiết trao trả các công trình. Phía Nga chuyển giao cho phía Việt Nam các hồ sơ tài liệu thiết kế-kỹ thuật hiện có và các hướng dẫn khai thác sử dụng các trang thiết bị hiện có và các công trình.  

Điều 2

Cả hai phía khẳng định rằng các tòa nhà và công trình được chuyển giao cho phía Việt Nam là phù hợp với đồ án thực và được tiếp nhận có tính đến hệ số khấu hao. Tinh trạng mỗi công trình được phản ánh trong "Thỏa thuận đánh giá thực tế tình trạng kỹ thuật công trình", là phụ lục cho thỏa thuận trao trả công trình đó.  

Điều 3

Kể từ ngày ký biên bản này, quyền khai thác tiếp tục và việc sử dụng các công trình và trang thiết bị được chuyển giao trên thuộc về phía Việt Nam.

Điều 4

Quá trình tiếp nhận-chuyển giao giữa hai phía đã diễn ra trong tinh thần hợp tác, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và hỗ trợ lẫn nhau, phù hợp với truyền thống của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai đất nước, giữa nhân dân và lực lượng vũ trang hai nước.
Cả hai bên đều hài lòng với sự trao trả các công trình và trang thiết bị.

Biên bản này được làm thành 04 bản bằng hai thứ tiếng Nga và Việt.
Tất cả các bản đều có hiệu lực pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Mỗi một trong hai phía giữ 02 bản bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga.


Chủ tịch Ủy ban tiếp nhận Quốc gia                                  Chủ tịch Ủy ban thanh lý Quốc gia
CHXHCN Việt Nam                                                             Liên bang Nga

Chuẩn đô đốc   Nguyễn Văn Hiến                                      Chuẩn đô đốc Ivliev A.


.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tám, 2011, 06:43:12 pm
(tiếp)

______________________________________________________________________________

Kính gửi Tổng tư lệnh
Hạm đội Hải quân Nga
đô đốc hạm đội V.I.KUROEDOV


Tôi báo cáo.

Căn cứ đảm bảo kỹ thuật-hậu cần (PMTO) số 922 trên bán đảo Cam Ranh (Việt Nam) được xây dựng theo nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng LBCHXHCN Xô Viết ngày 16.03.1979 № 253-85, Hiệp định Việt - Xô ngày 02.05.1979, mệnh lệnh  của Hội đồng Bộ trưởng LBCHXHCN Xô Viết ngày 29.01.1980 № 166-rs.

Ngày 19.04.1984 giữa hai bên ký hiệp định đã ký kết Nghị định thư về các điều khoản sửa đổi Hiệp định Việt - Xô ngày 02.05.1979, theo đó thời hạn hoạt động của Hiệp định được kéo dài đến năm 2004.

Nghị định thư đã xác lập rằng, tất cả các công trình căn cứ 922 PMTO sau khi kết thúc xây dựng sẽ được chuyển giao sang sở hữu của phía Việt Nam đồng thời cũng chuyển giao lại chúng cho phía Xô viết sử dụng miễn phí.

Theo ủy nhiệm của Tổng thống Liên bang Nga, trong tháng 4 năm 2001 đã có ủy ban liên ngành dưới sự lãnh đạo của Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội đồng An ninh Liênbang Nga V.P.Shestiuk được gửi đến Cam Ranh nhằm mục đích xác định tại chỗ sự thích hợp về chức năng của căn cứ 922 PMTO vì quyền lợi của Hạm đội Hải quân Nga.

Dựa theo kết quả làm việc của ủy ban trên, Tổng thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga V.V.Rushailo đã báo cáo Tổng thống Liên bang Nga, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: "Tính đến tình hình và khả năng của Hạm đội Hải quân Nga, nhu cầu quân sự về PMTO, ở hiện tại và trong tương lai trước mắt, là không lớn và không tương xứng với chi phí cho duy trì PMTO này. Ngày hôm nay cần phải ra quyết định ngay về việc cắt giảm theo giai đoạn quân số của PMTO và thanh lý nó với tư cách các cấu trúc quân sự".

Tông thống Liên bang Nga đã đồng ý với kết luận và các đề xuất của nhóm công tác liên ngành về PMTO của Hạm đội Hải quân trên bán đảo Cam Ranh và ngày 12 tháng 4 năm 2001 ra ủy nhiệm cho Chính phủ LB Nga (M.M.Kasianov), Bộ Quốc phòng LB Nga (S.B.Ivanov), Bộ Ngoai giao LB Nga (I.S.Ivanov) tổ chức công việc để thực hiện đề nghị trên với thời hạn báo cáo trong tháng 9 năm 2001.

Các cơ quan chỉ huy quân sự của lực lượng Hải quân đã thực hiện ủy thác của Tổng thống Liên bang Nga về thời hạn giải thể PMTO tại Cam Ranh và chuẩn bị báo cáo cho Bộ trưởng Quốc phòng LB Nga với dự thảo báo cáo lên Tổng thống Liên bang Nga (№716/2/0146). Trong bản báo cáo nói trên đã giải trình rằng để giải thể căn cứ 922 PMTO như đối với các công trình quân sự, Hạm đội Hải quân sẽ phải cần từ 5-6 tháng và 40 triệu rub, cũng như Hạm đội Hải quân không thể bắt tay vào quá trình thanh lý, do không có cơ chế cho việc chấm dứt trước thời hạn Hiệp định ký ngày 02 tháng 5 năm 1979.     

Theo kết quả báo cáo, ngày 19 tháng 5 năm 2001 Tổng thống Liên bang Nga đã ra ủy nhiệm № K-642 ủy thác cho Bộ Ngoại giao Nga soạn thảo một cơ chế để chấm dứt sớm cho Hiệp định ngày 02 tháng 5 năm 1979, còn Bộ Quốc phòng Nga có trách nhiệm chính xác hóa thời hạn có thể thanh lý căn cứ 922 PMTO và tiến hành lại các tính toán chính xác hơn nữa các khoản tiền cần thiết dùng cho việc giải thể căn cứ.

Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao Nga và Bộ Quốc phòng Nga đã thực hiện một báo cáo chung (№ 1023s/GS ngày 7 tháng 8 năm 2001) lên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga với dự thảo công hàm gửi cho phía Việt Nam. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ LB Nga ký, ngày 30 tháng 8 năm 2001 công hàm nói trên đã được trao cho Đại sứ quán nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Nga thể hiện ý định của phía Nga chấm dứt trước thời hạn Hiệp định ngày 02 tháng 5 năm 1979 và bắt đầu rút các quân nhân thuộc căn cứ đảm bảo kỹ thuật-hậu cần tại Cam Ranh từ ngày 01 Tháng 1 năm 2002.

Thực hiện ủy nhiệm của Tổng thống Liên bang Nga ngày 19 Tháng 5 năm 2001 № 642, tại Bộ Quốc phòng Nga đã soạn thảo kế hoạch giải thể căn cứ 922 PMTO. Các biện pháp giải thể PMTO được lên kế hoạch phù hợp với Chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang LB Nga ngày 30 Tháng 10 năm 2001 № 314/1/0792, Chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu Hải quân ngày 17 Tháng 12 năm 2001 № 730/1/0859, Chỉ thị của Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương ngày 08 Tháng 1 năm 2002 № 13/1/05.

Tham mưu trưởng Bộ tham mưu hậu cần Hạm đội Thái Bình Dương ngày 11 Tháng 2 năm 2002 dã ra mệnh lệnh № 12 thành lập ủy ban thanh lý để giải tán căn cứ 922 PMTO.

Để thực hiện kế hoạch thanh lý PMTO và thể theo yêu cầu của phía Việt Nam, tại Hạm đội Hải quân đã thành lập nhóm đại diện có đầy đủ thẩm quyền đại diện cho Chính phủ LB Nga, trong đó có chuẩn đô đốc Ivliev A.N., trung tá hải quân Shishkin D.G, và một đại diện của Bộ Ngoại giao LB Nga. Từ ngày 23 tháng 3 năm 2002 nhóm đại diện đặc mệnh toàn quyền của Chính phủ LB Nga tại ủy ban thanh lý đã bắt đầu thực hiện các biện pháp theo kế hoạch đề ra.

Trên cơ sở nhiệm vụ với các đại diện toàn quyền của Chính phủ LB Nga - ngày 2 tháng 5 năm 2002 đã ký kết Biên bản "Về kết thúc tiếp nhận - chuyển giao các công trình trên bán đảo Cam Ranh giữa hai phía Việt Nam và Nga".

Tài liệu trên được ký bởi: phía Việt Nam - Chủ tịch Ủy ban tiếp nhận Quốc gia CHXHCN Việt Nam - chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Hiến, phía Nga - Chủ tịch Ủy ban thanh lý Quốc gia LB Nga - Tham mưu trưởng Ngành Hậu cần Hạm đội Thái Bình Dương chuẩn đô đốc A.N.Ivliev.

Các cuộc hội đàm với phía Việt Nam diễn ra trong không khí hữu nghị và thiết thực. Kết quả là đã thỏa thuận thành công trong việc tiếp nhận các công trình theo tình trạng thực tế của chúng.
Theo biên bản nói trên, phía Việt Nam đã được chuyển giao các tòa nhà và hạng mục công trình cùng các trang thiết bị và mạng lưới hạng mục trong khu vực, các tài liệu thiết kế-kỹ thuật và hướng dẫn khai thác thiết bị và công trình theo phụ lục, là những thỏa thuận chi tiết trao trả công trình. Toàn thể đội ngũ quân nhân và các phương tiện vật chất đã được chuyển đi. Những thất thoát, mua bán, trao đổi bất hợp lệ vũ khí, kỹ thuật quân sự và phương tiện vật chất của căn cứ 922 PMTO - không hề có.

Báo cáo kết thúc về công tác giải thể căn cứ 922 PMTO sẽ được đệ trình theo điều lệnh quy định sau khi kết thúc công tác của ủy ban thanh lý.


Chủ tịch Ủy ban thanh lý Quốc gia CHLB Nga
Chuẩn đô đốc                                                                                              A.Ivliev

"...." tháng 5 năm 2002



_______________________________________________________________________
 
Các chỉ huy trưởng căn cứ 922 PMTO:

- 1980 : đại tá hải quân Chudovsky....
- 1980 - 1983: đại tá Liubimov Aleksandr Ivanovitch
- 1983 - 1987: đại tá Titenok Mikhail Andreevitch
- 1987 - 1991: đại tá hải quân Likhatchiov Boris Andreevitch
- 1991 - 1994: đại tá hải quân Ptitsyn V.S.
- 1994 - 1998: đại tá hải quân Efremov Viktor Borisovitch
- 1998 - 1999: đại tá hải quân Larionov Vladimir Vasilevitch
- Tháng 11 năm 1999 - 4 tháng 5 năm 2002: đại tá hải quân Eryomin Yuri Prokopievitch

  ......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Tám, 2011, 03:30:01 pm
(tiếp)

Xây dựng sân bay quốc tế và đài tưởng niệm "Cam Ranh"

Ngay sau khi sự ra đi của hải quân Nga khỏi vịnh Cam Ranh, Việt Nam cho biết, căn cứ quân sự Cam Ranh sẽ không còn được cho nước ngoài thuê và sử dụng vào mục đích quân sự nữa, mà sẽ trở thành một trung tâm thương mại và một cảng đầu mối lớn.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image022.jpg)
Sân bay dân dụng những năm 199x - tòa nhà cũ của trung đoàn không quân 169 …..

Năm 2004, sau một sự tái cơ cấu lớn tại bán đảo Cam Ranh, sân bay dân sự bắt đầu làm việc, sân bay này trong năm 2007 đã nhận được quy chế quốc tế. Tổng chi phí tái cơ cấu lại sân bay quân sự là khoảng 3 triệu đô la.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image023.jpg)
Xây dựng nhà ga hành khách mới tại Cam Ranh.

Ngày 12 Tháng 12 năm 2009 đã diễn ra lễ khánh thành trọng thể sân bay quốc tế Cam Ranh, có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam, đại diện các Bộ, Ngành hữu quan khác nhau, chủ tịch tỉnh Khánh Hòa và các quan chức khác. Đây là sự kiện quan trọng với nhiều lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, đặc biệt đối với phát triển du lịch. Ngày hôm nay sân bay Cam Ranh đã chiếm vị trí thứ 4 tại Việt Nam về lưu lượng hành khách. Bay đến đây chủ yếu là khách du lịch đến khu nghỉ mát biển Nha Trang cách sân bay 30 km, theo tuyến đường ô tô hiện đại dọc bờ biển, mới được xây dựng trong một thời gian ngắn gần đây.

Theo chính quyền ở đây cho biết, sân bay hiện có khả năng nhận các loại máy bay IL-96, Boeing 767, 777, Airbus A-320. Trong giai đoạn đầu làm việc, sân bay quốc tế Kamran có thể dảm nhận 5,5 triệu lượt hành khách và 100.000 tấn hàng hóa mỗi năm. Trong tương lai sẽ có thêm một số trạm đầu cuối, và công suất hàng năm sẽ được tăng lên tới 8 triệu hành khách và 200.000 tấn hàng hóa. Như đã nói tại buổi lễ, một số hãng hàng không của Nga đang xem xét tổ chức các chuyến bay thuê bao thường xuyên, chúng sẽ liên kết miền Trung Việt Nam với Moskva và Vladivostok.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/02-1.jpg)
Phi hành đoàn Krivenko một trong những phi hành đoàn đầu tiên tới Cam Ranh. Từ trái sang: cơ trưởng Krivenko, cơ phó Komarov, hoa tiêu chính Yakovlev, kỹ sư hàng không Blokhin, trắc thủ radar định vị (Старший оператор РТС -оператор РТР) Belobodski, sỹ quan mật mã thao tác viên vận hành hệ thống liên lạc với Sở chỉ huy (Старший бортовой оператор -оператор СБД) Yuskevitch, sỹ quan liên lạc tầm xa (Старший ВСР-ВСР) đại úy cận vệ Sokolov, trắc thủ hệ thống trinh sát vô tuyến (оператор радиоразведки -РР) "Visnhia" Lopatto, chỉ huy hệ thống hỏa lực (Командир огневых установок-КОУ) Larionov.



Thành phần phi hành đoàn Tu-95RtS và bố trí chỗ làm việc trên máy bay:

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/_20100724_1703032126.jpg)
Nguồn: http://www.vologda18.ru/index.php?option=com_content&view=article&id=83:-95&catid=47:-95&Itemid=69

Ghi chú cho sơ đồ:

1.Cơ trưởng.

Chỉ huy phi hành đoàn toàn diện trên không cũng như trên mặt đất. Chịu trách nhiệm với chất lượng chuẩn bị cho chuyến bay, bảo đảm an toàn cho phi hành đoàn. Tổ chức và điều khiển hoạt động hợp đồng của phi hành đoàn theo kế hoạch bay. Quyết định thực hiện nhiệm vụ chuyến bay phù hợp với tình hình trên không và hoàn cảnh phát sinh thực tế;

2.Trợ lý cơ trưởng (cơ phó).

Giúp cơ trưởng lái máy bay, thực hiện liên lạc vô tuyến và vận hành thiết bị. Khi cần thiết, tự mình chỉ huy máy bay và phi hành đoàn. Điều khiển máy bay theo kế hoạch bay;

3.Hoa tiêu trưởng.

Dẫn đường cho máy bay trong khu vực sân bay và trên hành trình bay, đặt đường bay và kiểm soát vị trí bằng cách sử dụng tổng hợp các thiết bị dẫn đường (đạo hàng). Căn cứ tình hình các mặt trên không và trên mặt nước mà tính toán thao tác cơ động nhằm phát hiện, tìm kiếm và xác định các mục tiêu trên mặt nước. Chỉ huy công tác chỉ thị mục tiêu. Tiến hành chụp ảnh từ trên không, tổng hợp số liệu và chuẩn bị báo cáo điện tín cho kết quả trinh sát;

4 và 5. Hoa tiêu số 2, hoa tiêu-thao tác viên.

Là người điều khiển đài radar định vị U-1A "Thành công" (РЛС У-1А «Успех»), sử dụng nó như một phương tiện dẫn đường cho máy bay trên không trung và để phát hiện mục tiêu trên mặt nước cũng như xác định vị trí của mục tiêu. Giúp hoa tiêu trưởng trong việc xác định vị trí của máy bay, đặt đường bay. Chịu sự chỉ đạo của hoa tiêu trưởng để thực hiện chỉ thị mục tiêu cho lực lượng xung kích tấn công của hạm đội;

6. Kỹ sư hàng không.

Tổ chức và kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị kịp thời (các vấn đề kỹ thuật hàng không) máy bay cho chuyến bay thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong quá trình bay, chịu trách nhiệm kiểm soát sự làm việc của các thiết bị động lực, kiểm tra sự tiêu thụ nhiên liệu bay một cách đúng đắn, sử dụng các thiết bị kỹ thuật hàng không một cách chính xác, giám sát các thành viên phi hành đoàn về sự tuân thủ các biện pháp an toàn và phòng chống cháy;

7. Sỹ quan điều khiển radar.

Tiến hành trinh sát băng thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện tử. Dùng radar trên máy bay xác định các thông số của các đài radar trên tàu và radar trên đất liền, "quốc tịch" và vị trí của các đài radar đó. Phối hợp làm việc chặt chẽ với hoa tiêu trưởng và các thao tác viên hoa tiêu;

8. Sỹ quan liên lạc tầm xa, hiệu thính viên trưởng trên không.

Đảm bảo sự liên lạc tầm xa thông suốt trong chuyến bay, chuyển các điện tín phù hợp với chuyến bay theo kế hoạch, trong đó có các kết quả trinh sát và chỉ thị mục tiêu. Điều khiển pháo trên boong thượng;

9. Sỹ quan mật mã trên không.

 Thực hiện truyền các thông tin mã hóa  cho Sở chỉ huy nhờ phương tiện liên lạc đặc biệt;

10.Sỹ quan điều khiển thiết bị trinh sát và tác chiến điện tử.

 Tiến hành xâm nhập trinh sát vô tuyến điện tử trong các mạng liên lạc vô tuyến điện tử của tàu biển, mạng chỉ huy máy bay trên hạm và máy bay trong căn cứ mặt đất. Căn cứ tổ hợp các dấu hiệu nhận biết mà xác đính sự tồn tại trong khu vực đang theo dõi các nhóm tàu, các tàu đơn lẻ. Cảnh báo cho phi hành đoàn về sự ngăn chặn  của các máy bay tiêm kích đối phương. Điều khiển khẩu pháo gắn tại boong hạ;

11.Chỉ huy hỏa lực trên không.

Trong chuyến bay, tiến hành kiểm soát bán cầu không gian phía sau máy bay. Điều khiển hoạt động của cỗ pháo gắn phía đuôi máy bay. Có thể bổ sung nhiệm vụ điều khiển các khẩu pháo gắn tại boong trên và boong dưới của máy bay.


.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Tám, 2011, 05:43:37 pm
(tiếp)

Đài tưởng niệm, "Cam Ranh" của nhà điêu khắc Việt Nam Nguyễn Quốc Thắng gợi nhớ cho các quân nhân Hải quân Việt Nam, người dân địa phương và khách du lịch nước ngoài về một thời đồn trú tại bán đảo của .quân đội và các nhà xây dựng Liên Xô và Nga cùng với gia đình của họ. Trên tấm bảng ghi nhớ của đài tưởng niệm có khắc tên 44 quân nhân Liên Xô, Nga, cùng 176 quân nhân Việt Nam và những người dân đã hy sinh và thiệt mạng khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình trong thời gian đồng sử dụng căn cứ Cam Ranh giai đoạn 1979-2002. Trong danh sách những người Nga có tên các thành viên của phi hành đoàn máy bay ném bom Tu-95, hy sinh ngày 13 tháng 2 năm 1985 tại biển "Nam Trung Hoa" khi đang bay thực hiện nhiệm vụ quân sự, các thành viên phi hành đoàn và hành khách trên máy bay AN-12, gặp tai nạn ngày 08 tháng bảy năm 1989 tại sân bay Cam Ranh khi hạ cánh trong thời tiết xấu và nhóm phi công biểu diễn thuật lái cao cấp "Tráng sĩ Nga", hy sinh bi thảm gần Cam Ranh ngày 12 tháng 12 năm 1995.

Công việc nhằm ghi nhớ mãi mãi ký ức vê những người đã hiến dâng cuộc sống của mình khi phục vụ tại Việt Nam bắt đầu vào năm 2004 theo sáng kiến của Xí nghiệp liên doanh dầu khí "Vietsovpetro", nhà tài trợ dự án này. Để thực hiện công việc trên đã thành lập Uỷ ban hỗn hợp trong đó có cả các nhân viên người Nga và Việt Nam trong liên doanh, một số trong đó đã từng phục vụ tại căn cứ Cam Ranh, các cộng sự từ Tổng Lãnh sự quán Nga tại TP Hồ Chí Minh và đại diện văn phòng tổ hợp "Zarubezhneft" của LB Nga ở thành phố Vũng Tàu miền Nam Việt Nam. Lễ khánh thành trọng thể tượng đài "Kam Ranh" được tổ chức vào ngày 10 Tháng Mười Hai năm 2009. Tại lễ khai mạc trọng thể quần thể đài tưởng niệm có sự tham dự của đại diện chính thức hai nước Nga và Việt Nam, đại diện Bộ quốc phòng cả hai nước. Lễ khai mạc còn có sự tham dự của các cựu chiến binh từng phục vụ trong những năm khác nhau tại bán đảo Cam Ranh, đại diện Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương và Quân đội nhân dân Việt Nam, một số bộ, ngành của Nga và Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, đại diện "Vietsovpetro", "Zarubezhneft", Hội hữu nghị Nga-Việt và Việt-Nga, các nhân viên Đại sứ quán Nga tại Việt Nam và Tổng lãnh sự quán Nga tại TP Hồ Chí Minh. Đoàn đại biểu Nga tại lễ khai mạc đài tưởng niệm đứng đầu là Tồng Kiểm toán Nga Sergey Stepashin: "Đài tưởng niệm này là một minh chứng cho tình hữu nghị và hợp tác giữa Nga và Việt Nam, phục vụ việc giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần trung thành với truyền thống vẻ vang của quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Nga và Việt Nam" - ông nói trong bài phát biểu của mình. "Như chúng ta biết, không có tình hữu nghị nào mạnh mẽ hơn tình anh em đoàn kết trong chiến đấu, đài tưởng niệm này nhắc nhở một thực tế là sự hợp tác giữa Nga và Việt Nam không chỉ đo bằng những con số thương mại khô khan, mà còn cả bằng số phận và cuộc sống của nhiều con người đã đổ máu của họ vì lợi ích của hòa bình và ổn định trong khu vực này.của trái đất "- ông Sergey Stepashin đã phát biểu như vậy.

Theo lời Thứ trưởng Quốc phòng CHXHCN Việt Nam, thượng tướng Phan Trung Kiên, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên rằng trong những năm khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và giai đoạn xây dựng đất nước trong hòa bình tiếp theo, Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ to lớn và ủng hộ từ Liên Xô và Nga. Căn cứ quân sự Cam Ranh là công trình đặc biệt tượng trưng cho sự hợp tác, có giá trị quốc phòng lớn và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Việc khánh thành tổ hợp đài tưởng niệm, được tổ chức vào đêm trước ngày kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nga và Việt Nam và kỷ niệm 65 năm lthành lập QĐND Việt Nam, đã chứng tỏ sự đánh giá đúng và lòng biết ơn của nhân dân hai nước đối với các anh hùng cả người Nga và người Việt Nam, hy sinh khi bảo vệ hòa bình trên mảnh đất Việt Nam, Thứ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh.

Chuẩn Đô đốc Eryomin Yu.P., theo dõi chặt chẽ quá trình thiết kế, xây dựng và khánh thành đài tưởng niệm, cho biết: "... .. Trong nhiều năm hợp tác Nga-Việt, hàng ngàn công dân Xô Viết và Nga - nhà xây dựng, kỹ sư, quân nhân, thủy thủ và phi công đã đến và đi qua Việt Nam . Trong môi trường khí hậu nhiệt đới phức tạp, họ không tiếc sức khỏe của mình và đôi khi cả cuộc sống của mình nữa nhân danh công cuộc bảo vệ hoà bình và ổn định trong khu vực. Trong những năm qua, hiến dâng cuộc sống của mình và hy sinh khi thi hành nhiệm vụ được giao không phải chỉ một vài quân nhân Liên Xô, Nga và Việt Nam.
      
Ngay cả trong thời gian tồn tại căn cứ 922 PMTO của Hạm đội Thái Bình Dương, tại bán đảo Cam Ranh cũng đã dựng lên một đài tưởng niệm các phi công - các chiến sỹ quốc tế, phi hành đoàn TU-95 RtS (chỉ huy - phi đội phó thiếu tá cận vệ Sergey Krivenko), trú đóng ở Cam Ranh, hy sinh ngày 13 tháng 2 năm 1985 trong một tai nạn máy bay, trong lúc đang thi hành nhiệm vụ bay phục vụ chiến đấu.....

Để ghi nhớ ký ức về những người đã hy sinh và tưởng nhớ mãi mãi sự hợp tác anh em về kỹ thuật quân sự giữa hai dân tộc Nga và Việt Nam, đã nảy sinh ý tưởng xây dựng tại lãnh địa sân bay căn cứ cũ của hải quân Nga, bây giờ là sân bay Cam Ranh miền Trung Việt Nam, tổ hợp công trình tưởng niệm các quân nhân  và công dân dân sự Xô Viết, Nga và Việt Nam đã hiến dâng cuộc sống của mình vì hòa bình và ổn định trong khu vực.
    
Năm 2006, các nhân viên của Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro", cùng với đại diện tổ hợp "Zarubezhneft" tại Vũng Tàu, khởi xướng việc xây dựng quần thể đài tưởng niệm. Sáng kiến này được sự ủng hộ của các tổ chức đảng và chính quyền Việt Nam, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam. Đã có quyết định rằng trước khi hoàn thành đài tưởng niệm mới, đài tưởng niệm cũ sẽ không tháo dỡ. Một Ủy Ban hỗn hợp được thành lập để hỗ trợ quá trình thiết kế, chuẩn bị và xây dựng, trong đó có cựu chiến binh các lực lượng vũ trang trước đây đã tham gia phục vụ tại Cam Ranh, cả những người nhiệt tình trong số CBCNV Xí nghiệp liên doanh, và đại diện tổ hợp "Zarubezhneft" tại Vũng Tàu
 Uỷ ban hỗn hợp đã thấy phần quan trọng trong công việc của họ là ở chỗ xác lập tên tuổi tất cả các công dân Liên Xô và Nga hy sinh khi thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để  ghi danh họ lên danh sách trên tấm bia của đài tưởng niệm.

Ngày 3 Tháng 11 năm 2005 Đại sứ quán Liên bang Nga tại Hà Nội đã trao công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu hỗ trợ việc thiết lập tại khu vực sân bay Cam Ranh bia tưởng niệm các công dân Xô Viết, Nga và Việt Nam, hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ.
      
Ngày 10 Tháng Hai năm 2006 đại diện của "Vietsovpetro" và Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận về xây dựng mô hình "đài tưởng niệm các quân nhân Xô Viết, Nga và Việt Nam đã hy sinh cho hòa bình" đặt  tại sân bay Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, theo đồ án của nhà điêu khắc Nguyễn Quốc Thắng.
Việt Nam luôn nhớ đến những người bạn chân chính của mình. Không phải ngẫu nhiên mà bất kỳ công dân Nga nào cũng được người Việt Nam gọi một cách thân thiện "lienso" -.người Xô  viết".


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/b93530c2cbc5b8e2aa8e48f368aaecab.png)
Năm 2008.  Chuẩn úy hải quân về hưu Кulaghin Аleksandr (Lữ đoàn tàu mặt nước 119)  cùng một người bạn Việt Nam sau khi sửa sang bia tưởng niệm cũ trước khi nó được tháo dỡ....

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/IMG_0025290711.jpg)
Năm 2011. Tấm bia trên đài tưởng niệm cũ được đại diện "Vietsopetro" trao cho phía Nga nhân dịp BPK "Đô đốc Panteleyev" thăm cảng Đà Nẵng mùa xuân 2011, nay nhân dịp ngày truyền thống Hải quân Nga (28/7), tấm bia trên được đưa vào bảo tàng lịch sử quân sự Hạm đội Thái Bình Dương.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Tám, 2011, 11:39:52 pm
(tiếp)

Hải quân Nga hôm nay,... ngày mai....


Trong quá trình 5 thế kỷ gần đây, tất cả những cường quốc hàng đầu chiến đấu để giành vị trí lãnh đạo thế giới đều nhờ chỗ dựa là ưu thế tuyệt đối của lực lượng hải quân của mình. Ngay cả một cường quốc lục quân trong quá khứ như nước Nga cũng đạt tới đỉnh cao sức mạnh của mình khi sử dụng sức mạnh của hạm đội. Ngày hôm nay không có bất kỳ "quân đội rút gọn" nào, mà các phương tiện truyền thông đại chúng của  chúng ta  với một sự kiên trì đáng kinh ngạc vẫn nhắc đến, có khả năng giải quyết được nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ lãnh thổ nước Nga.  

Trong tháng 9 năm 2010, tại Moskva đã tổ chức diễn đàn quốc tế Bắc Cực, tại đó người ta cho rằng "sau 50 năm nữa, Bắc Cực sẽ trở thành một nguồn tài nguyên chủ yếu và một  đầu mối giao thông cơ bản". Do đó, trong thế kỷ XXI Nga có thể trở thành không chỉ là một cầu nối đường sắt, mà còn là cầu nối đường biển giữa Đông và Tây, giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nhưng điều này đòi hỏi lượng vật chất đáng kể và các khoản đầu tư tài chính lớn. Nhưng trên hết, chúng ta cần có sự hiểu biết và ý chí từ ban lãnh đạo đất nước.

Cuộc sống và lợi ích chính trị và kinh tế của quốc gia sẽ buộc (chúng ta) phải xây dựng các tàu mặt nước lớn và hình thành các đơn vị tác chiến hợp thành hoạt động trong các khu vực chiến lược quan trọng trên các đại dương. Cần bảo vệ lợi ích của Nga ở Bắc cực, tại phía đông của đất nước cần bảo vệ Nam Kuril và Sakhalin, khu vực ngoài khơi, trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi đã thành lập liên doanh Nga-Việt khai thác và sản xuất dầu khí rất thành công, để làm được điều đó rất cần có các tàu chiến và đơn vị tàc chiến hợp thành. Khi mà Nga vẫn đang có một biên giới trên biển rộng lớn và lợi ích kinh tế trong các đại dương của thế giới (thương mại, thủy sản, khai khoáng và các ngành công nghiệp biển khác), Hạm đội Hải quân sẽ là chỗ dựa của quốc gia và là một yếu tố quan trọng trong sự ổn định chính trị-quân sự.

Dân số thế giới đã đạt nhiều tỷ người và vẫn đang phát triển. "Trong tương lai gần (khoảng 2020), dân số thế giới sẽ đạt 8 tỷ , và trong tương lai xa hơn - 12 tỷ người ... .. Để tồn tại, nhân loại sẽ phải hướng  ra đại dương, hướng tới các nguồn lợi sinh vật và năng lượng. Một bước ngoặt như vậy của các lục địa hướng ra các đại dương thế giới có khả năng sẽ xảy ra trong nửa đầu của thế kỷ 21

Theo ước tính của phương Tây, giá trị tất cả các loại khoáng sản ngoài khơi quan trọng của Nga là khoảng 28 ngàn tỷ đô la Mỹ (để so sánh,  giá trị đó của Mỹ - 8 nghìn tỷ). Trữ lượng khí đốt  thềm lục địa trong vùng biển Barentsev và Karskii ước tính đến hàng tỷ tấn và chiếm 80% trữ lượng của cả nước Nga. Trữ lượng thăm dò cho thấy tồn tại nickel, cobalt, tantalum, thiếc và các nguyên tố khác ở phần Bắc Cực thuộc Nga. Ngày nay, nguồn dự trữ ấy cung cấp 50-60% thu nhập ngoại thương hàng năm của đất nước. Trữ lượng có thể khai thác được là độc nhất  vô  nhị.  Mỏ khí đốt Shtokman được ước tính trữ lượng khoảng vài nghìn tỷ mét khối khí và 18 triệu tấn condensate "

 (Cơ sở khoa học về Hải quân. Các nghiên cứu về lý thuyết quân sự, trang.14, 15.. Moskva.. NXB Quân sự 2008).

Phạm vi nghiên cứu và làm chủ trên thực tế các tài nguyên thiên nhiên tại các đại dương thế giới là trực tiếp phụ thuộc vào mức độ phát triển của các hình thức hoạt động nghề biển của đất nước (khoa học, quốc phòng, công nghiệp giao thông vận tải, có nghĩa bao gồm năng lực sản xuất của các xí nghiệp ngành đóng tàu và sửa chữa tàu biển theo chuẩn mực của thế giới, v.v).. Đến lượt mìnhi, sự quan tâm đến vấn đề sử dụng đại dương  ở cấp độ quốc gia sẽ xác định bước phát triển tiếp theo cho tất cả các thành phần của hoạt động trên biển.
    
Quan điểm về vấn đề này đã được đặt ra từ thời Piot đệ nhất, người đã để lại cho những người kế nhiệm mình các nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển sự nghiệp hàng hải của đất nước:
- Một hạm đội hải quân lớn với một sự chỉ huy theo tổ chức quy định (Điều lệ hàng hải , Quy chế hàng hải);
- Quản lý và chỉ huy  ở hậu phương và các căn cứ (Quy chế chỉ huy quản lý của Bộ Hải quân và Nhà máy đóng tàu);
- Bộ Hải quân và các cơ sở đào tạo lớn nhằm chuẩn bị đội ngũ cán bộ;
- Các thủy thủ đoàn tàu chiến có 20 năm kinh nghiệm trong việc tiến hành chiến tranh trên biển;
- Những mầm mống đầu tiên cho sự phát triển ngành hàng hải thương mại quốc gia (Quy chế thuyền trưởng thương thuyền, Quy chế Thương mại Hàng hải) và các tài liệu khác.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tám, 2011, 12:39:48 am
(tiếp)

Quy chế Admiralteisky - một tập hợp các luật và quy định nhằm điều tiết cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của Cục Hàng hải. Lần đầu tiên năm 1722 người ta đã ban hành một bộ luật hành chính hàng hải, mang tên "Quy chế quản lý của Bộ Hải quân và các nhà máy đóng tàu và về các chức trách của hội đồng đô đốc phụ trách và các cấp hàm khác có trong biên chế Bộ Hải quân". Cùng với Điều lệ hàng hải năm 1720, quy chế trên tạo nên một bộ luật hải quân hoàn chỉnh bao gồm mọi mặt hoạt động của hải quân ở trên biển, tại Bộ Hải quân và tại các cảng. Quy chế đã quy định: "Hội đồng phụ trách cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng của hạm đội, sao cho hạm đội luôn luôn ở tư thế sẵn sàng, còn các quân nhân phục vụ không được quên thực hành, vì vậy cần phải trang bị để hạm đội hàng năm phá băng."
    
Để tổ chức cho tàu thuyền giao thông thương mại một cách đúng đắn và tạo ra một cơ sở pháp lý cho việc đó, năm 1723 người ta đã ban hành "Quy ché thuyền trưởng thương thuyền", và năm 1724 - "Quy chế Thương mại Hàng hải". Trong những năm 1763-1764 khi rà soát và soạn thảo "Quy chế làm viêc của Hội đồng phụ trách Bộ Hải quân và hạm đội hàng hải Nga để đóng góp phần cao quý vào nền quốc phòng theo cách thường xuyên và đúng đắn ", một loạt quy định đã được hội đồng với người đứng đầu là Phó Đô đốc S.I. Mordvinov đề nghị sửa đổi. Trên cơ sở đó, ngày 24 Tháng Tám năm 1765 đã phê duyệt "Quy chế về quản lý chỉ huy của Bộ Hải quân và Hạm đội", trong đó xác định các quyền và nhiệm vụ của Ban điều hành Bộ Hải quân, các cấp dưới thuộc quyền, và tất cả các cấp bậc của các quan chức hải quân tại Bộ Hải quân. Quy chế được ấn hành và xuất bản công khai năm 1766.

Trong thời kỳ hậu Piot đệ nhất đã có những quãng thời gian khác nhau lâm vào tình trạng trì trệ, suy giảm và rồi lại phục hồi các hoạt động hàng hải. Thật không may, trong thời đại chúng ta đã lặp lại  sự sụp đổ tất cả các thành phần trong hoạt động hàng hải với những hậu quả ghê gớm nhất. Ngay hệ thống quản lý hiện tại hoạt động hàng hải cũng tỏ ra không hiệu quả. Sự thay đổi tận gốc rễ trong cơ cấu kinh tế xã hội xảy ra trong vòng 20 năm qua, tác động vô cùng tiêu cực đến hoạt động của nó, trước hết do việc thu hẹp hoạt động trực tiếp và sự phát triển của quốc gia:
- Trong quá trình tư nhân hóa đã xuất hiện những chủ sở hữu nhỏ, họ không có khả năng bổ sung cho hạm đội những sản phẩm đóng tàu mới;
- Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp đóng tàu được dành xuất khẩu;
- Có sự sụt giảm mạnh các đơn đặt hàng quốc phòng (năm 2004 giảm gần 20 lần so với 1990);
- Việc sử dụng năng lực của các tổ hợp công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu giảm xuống 4 - 5 lần (so với 1990).
    
Tiếp theo còn là do thực tế với các điều kiện tín dụng hiện hành và chi phí thuế, giá thành đóng tàu đã tăng gần một phần ba. Điều này làm cho các chủ tàu dân sự trong nước phải đi đặt hàng ở nước ngoài. Chính bản thân nhiều cơ sở đóng tàu cũng không hoạt động, năng lực sản xuất không được khôi phục và đã tụt hậu so với tiêu chuẩn thế giới, đã có một sự mất mát đội ngũ nhân lực khoa học và kỹ thuật không gì bù đắp nổi, năng lực sản xuất đã lạc hậu so với các tiêu chuẩn thế giới.

 Các trường hợp ngoại lệ là: Công ty cổ phần "Liên hiệp Sản xuất Sevmash", Công ty cổ phần "Trung tâm sửa chữa tàu biển "Ngôi Sao", Doanh nghiệp nhà nước " Nhà máy đóng tàu Admiralty" và một số xí nghiệp liên hợp khác đã đầu tư rất nhiều trong việc áp dụng các công nghệ mới nhất, thực hiện một khối lượng công tác rất lớn trong việc nâng cấp công nghệ và xây dựng lại cơ sở hiện có, tiến hành tái cơ cấu nền sản xuất hiện hành, tái tổ chức đến tận gốc rễ các tuyến sản xuất . Tuy nhiên, ưu tiên vẫn dành cho các dự án khai thác các mỏ dầu và khí đốt trên thềm lục địa Bắc Cực. Đơn đặt hàng cho hạm đội là hạn chế, đặc biệt trong việc xây dựng các tàu nổi lớn.      

Nếu chúng ta nói hôm nay về lợi ích gia tăng trong việc khai thác các khu vực đại dương ở Bắc Cực, chúng ta phải phân biệt hai nhóm nước:
- Các quốc gia cận Bắc Cực như: Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Nga, Mỹ, Phần Lan, Thụy Điển;
- Các nước quan tâm tích cực và tiến hành nghiên cứu các vấn đề Bắc Cực như: Áo, Đức, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Ba Lan, Hàn Quốc và một số nước Mỹ Latinh.

Hoa Kỳ quan tâm đặc biệt đến việc nghiên cứu và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Bắc cực và không hề che giấu ý định của họ tại khu vực vĩ độ cao của các đại dương thế giới. George W. Bush trong tuần cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, đã công bố Chỉ thị về việc thực hiện chính sách của Mỹ ở Bắc Cực, trong đó có đoạn: ".... Hoa Kỳ có các quyền lợi rộng lớn ở khu vực Bắc cực và sẵn sàng tự mình bảo vệ những quyền lợi đó, hoặc là trong sự hợp tác với các nước khác....". Những nước khác, theo ý kiến của George W. Bush, là các nước EU nhưng không phải nước Nga.

Trong chỉ thị này, có một chi tiết thú vị: các eo biển là thành tố tạo nên tuyến Hàng hải Biển Bắc, theo quan điểm của phía Mỹ, là có tính chất "quốc tế". Và theo luật pháp Nga vê lãnh hải ban hành năm 1998, tuyến Hàng hải Biển Bắc, bắt nguồn từ lịch sử thời thế kỷ thứ 13 là tuyến giao thông quốc gia duy nhất tới Bắc Cực của Nga, có đủ điều kiện để xác định đó là "Tuyến giao thông vận tải quốc gia của nước Nga". Sự xung đột lợi ích giữa hai cường quốc cận Bắc Cực - Mỹ và Nga, có thể trong tương lai (sẽ) có tác động rất tiêu cực.

Do hệ thống quản lý hoạt động hàng hải không hiệu quả, Nga có thể sẽ mất khả năng ảnh hưởng đến quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên trên các đại dương thế giới. "Trong tương lai gần, cuộc đấu tranh giành quyền sở hữu các tài nguyên năng lượng dạng khoáng sản và các tài nguyên sống trên các đại dương sẽ còn trầm trọng thêm nữa bởi sự khan hiếm tài nguyên đang tăng trưởng hết sức nhanh chóng. Trong đó, chúng tôi có thể dự đoán sự tăng trưởng của các mối đe dọa toàn cầu và sự đa dạng của các biểu hiện của họ trong hoạt động hàng hải. Do đó, nhà nước chúng ta cần mở rộng đáng kể  các phương tiện, hình thức và phương pháp bảo vệ quyền lợi của mình  trong các khu vực dễ tiếp cận của các đại dương hế giới .... "(G.K. Voytolovsky. Xem xét việc sử dụng đại dương một cách có hệ thống. Trang.442-443. NXB " Kraft + ". Moskva.2009.)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            
Chính hoàn cảnh đó , cũng như sự phát triển chậm chạp của các tổ hợp đóng tàu trong nước đã buộc Nga phải kết hợp với Pháp đóng mới cho Hạm đội Hải quân Nga 4 tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng lớp "Mistral" trong khuôn khổ chương trình vũ khí quốc gia đến năm 2020 dựa trên các hạm đội Thái Bình Dương và Biển Bắc mà đảm bảo an ninh cho quần đảo Nam Kuril, tuyến Hàng hải Biển Bắc và các mỏ khoáng sản ở phần phía đông và phía bắc nước Nga. Lễ ký kết thỏa thuận liên chính phủ về việc đóng bốn tàu đổ bộ chở trực thăng lớp "Mistral" đã được tổ chức tại nhà máy đóng tàu STX ở Saint-Nazare vào cuối tháng 1 năm 2011. Và chừng nào mà chúng ta còn thấy mưu toan của một số quốc gia, trước hết là Mỹ, chèn ép đất nước ta ra khỏi quyền lợi của mình tại các khu vực đại dương của thế giới. chừng đó chúng ta sẽ còn thấy sự cắt giảm giả tạo các tàu chiến của Hạm đội Hải quân nước Nga

Hoàn toàn có thể thấy được rõ ràng rằng, cùng với sự mất mát của hạm đội Hải quân Nga, đó là sự sa sút không thể bỏ qua của chủ quyền và ảnh hưởng trên trường quốc tế. Hãy chú ý một thực tế rất cụ thể. Nếu như tại Hạm đội Hải quân Nga trong những năm 9x thế kỷ trước, sự mất mát do phải loại khỏi biên chế một khối lượng các tàu mặt nước và tàu ngầm còn lớn hơn tổn thất trong Thế chiến 2, thì các quốc gia lân cận như Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, trái lại đã gia tăng lực lượng hải quân  của mình với một nhịp độ đáng kinh ngạc.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Tám, 2011, 03:29:13 pm
(tiếp)

Ví dụ: tính theo khả năng kết hợp chiến đấu của tất cả các tàu chiến Nga và Ucraina hiện đóng quân tại Biển Đen ngày nay vẫn kém hơn các lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần. Thổ Nhĩ Kỳ đang thắt chặt sự kiểm soát các eo biển trên Biển Đen. Hải quân của họ ngày hôm nay đã chiếm vị trí thứ 8 trên thế giới về quân số. Hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đến một phần ba tổng trọng tải của châu Âu. Kế hoạch hoàn thiện các lực lượng hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ đã trù tính việc gia tăng đáng kể khả năng chiến đấu của họ bằng cách đóng mới các tàu tại các xí nghiệp trong và ngoài nước, mua hoặc nhận viện trợ quân sự từ NATO, cũng như hiện đại hóa các tàu hiện có, máy bay và trực thăng hàng không hải quân. Ankara có lực lượng vũ trang 600 nghìn người - đứng thứ hai về số quân và thứ ba về sức mạnh chiến đấu trong khối NATO, chiếm ưu thế hoàn toàn trước Bộ chỉ huy chiến lược hướng "Nam" của chúng tôi. Trên bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ, bán đảo Crimea được tô màu xanh truyền thống của thế giới Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay không hề giấu diếm rằng phạm vi lợi ích địa chính trị của họ mở rộng đến toàn bộ thế giới Hồi giáo trước đây thuộc Liên Xô cũ. Đây có phải là tình cờ? Chúng tôi chẳng lẽ lại có thể có cái gì đó giống như 20-30 năm trước đây hay sao?

Nhật Bản đang tích cực hợp tác với Hoa Kỳ, cung cấp lãnh thổ của mình làm căn cứ cho các máy bay Không quân và Hải quân Hoa Kỳ.
Lực lượng hải quân của Nhật Bản là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Họ có các mục tiêu sau đây:
- Đấu tranh chống lại các lực lượng của hạm đội đối phương và phá vỡ tuyến giao thông trên các đại dương và biển;
- Phong tỏa khu vực các biển Okhot, biển Nhật Bản và biển Hoa Đông;
- Tiến hành các chiến dịch đổ bộ và hỗ trợ lực lượng lục quân;
- Bảo vệ các tuyến đường biển và bảo vệ các căn cứ hải quân, các cảng và bờ biển của mình.

Hải quân Nhật Bản, phối hợp với lực lượng hải quân của Hoa Kỳ dã thực sự thiết lập được quyền kiểm soát khu vực trong bán kính 1.000 dặm tính từ các hòn đảo của Nhật Bản.
Đóng góp thêm cho việc khó có hòa bình trong khu vực là các yêu sách lãnh thổ dai dẳng của Nhật Bản với nước Nga. Trên bản đồ địa lý Nhật Bản quần đảo tranh chấp Kuril (Kunashiri, Etorofu, Shikotan, Habomai) được tô màu lãnh thổ Nhật.


 (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/0655a675c7d69eca018e9b712e612d78.png)
Lịch sử vấn đề Kuril trên thông tin đại chúng Nga: "Moskva và Tokyo từ 1945 đến nay vẫn chưa hề ký được hiệp định hòa bình vì lý do tranh cãi về chủ quyền các đảo phia Nam quần đảo Kuril".

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/2adc2ef1bf276fad3fecf1b43bc3b11f.png)
Nhìn từ vũ trụ: các đảo Nam Kuril trên Thái Bình Dương.

Nhật Bản khẳng định rằng điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập lại  quan hệ láng giềng tốt với Nga là phải giải quyết vấn đề các vùng lãnh thổ phía Bắc. Nhưng như ta biết, trong Tuyên bố chung giữa Liên Xô và Nhật Bản ký kết ngày 19 tháng 10 năm 1956. đất nước chúng ta đã đồng ý chuyển giao cho Nhật Bản các đảo Habomai và Shikotan và  việc chuyển nhượng thực tế các đảo này cho Nhật Bản sẽ được tiến hành sau khi ký kết hiệp ước hòa bình giữa Liên Xô và Nhật Bản.
Tuy nhiên, hiệp ước quân sự giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ, ký ngày 19/01/1960, là nhằm chống lại Liên Xô. Về vấn đề này, chính phủ Xô viết ngày 27 tháng 1, đã gửi một bản ghi nhớ cho chính phủ Nhật Bản, trong đó nêu rõ: "Chính phủ Liên Xô, cho rằng hiệp ước quân sự mới ký kết của Chính phủ Nhật Bản là nhằm chống lại Liên Xô, cũng như chống lại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, không thể đóng góp vào sự chuyển nhượng các đảo nói trên cho Nhật Bản mở rộng lãnh thổ để quân đội nước ngoài sử dụng. Vì vậy Chính phủ Liên Xô thấy cần thiết phải tuyên bố rằng khi nào tất cả quân đội nước ngoài rút khỏi lãnh thổ Nhật Bản và hiệp ước hòa bình giữa Liên Xô và Nhật Bản được ký kết, khi đó các đảo Habomai và Shikotan sẽ được chuyển giao cho Nhật Bản, như đã được dự kiến trong Tuyên bố chung giữa Liên Xô và Nhật Bản ngày 19 Tháng Mười năm 1956 " . Hồi đó, đó chính là cơ hội để giải quyết  vấn đề "nóng bỏng"này, nhưng nó đã bị bỏ qua một cách lãng phí. Ngày hôm nay chúng ta phải tìm cách tiếp cận mới vì Tuyên bố chung của Nhật Bản và Liên Xô năm 1956 về chuyển nhượng các đảo tranh chấp đã bị lỗi thời về nội dung của nó mất rồi.

Lịch sử tranh chấp bốn hòn đảo trong quần đảo Kuril trong tương lai gần sẽ chưa thấy hồi kết. Với sự suy yếu vị trí của Nga ở vùng Viễn Đông và sự sụp đổ "uy quyền" của Hạm đội Thái Bình Dương, tham vọng của người láng giềng phía đông của chúng tôi đã tăng lên. Vì vậy, việc trao trả lịch sử các đảo tranh chấp trong tương lai có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực cho nước Nga. Năm 1905, một đất nước nhỏ châu Á với sự hỗ trợ của Anh, Pháp và Đức đã đưa nước Nga rộng lớn phải đi tới chỗ chấp nhận Hiệp ước Portsmouth nhục nhã với các điều khoản vô cùng bất lợi cho nó.

Ngày hôm nay, Nhật Bản - một đất nước hùng mạnh có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, có đủ khả năng tăng cường lực lượng phòng vệ của họ (tên hiện nay của lực lượng vũ trang Nhật Bản), đủ khả năng trang bị cho lực lượng đó các vũ khí và trang thiết bị mới nhất. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - là một quân đội chuyên nghiệp rất mạnh, một trong những đội quân mạnh nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có thể giải quyết bất kỳ nhiệm vụ nào. Vấn đề cốt lõi trong học thuyết quân sự của Nhật Bản - hợp tác với Hoa Kỳ. Chúng ta thấy mình càng yếu hơn, sự sa sút của Hạm đội Thái Bình Dương càng mạnh hơn, thì Nhật Bản sẽ càng có các yêu sách lớn hơn với chúng ta. Chân lý đó là vô cùng hiển nhiên. Điểm gặp nhau trong giải quyết tranh chấp về quần đảo Kuril sẽ chưa được tìm ra.

Việc phát hiện và chiếm hữu quần đảo Kuril, theo các tài liệu lưu trữ, bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 16. Không phải tất cả mọi thứ ở đây đều phẳng lặng, đều đơn nghĩa rõ ràng và không thể tranh cãi. Để cho sự khẳng định có tính chất thuyết phục hơn chúng ta hãy đưa ra một số văn bản có tính chất lịch sử . Tài liệu thì rất nhiều. Chúng tôi đề nghị các bạn đọc thân mến,  hãy kiên nhẫn, đọc tất cả và rút ra kết luận cho mình. Nhưng đừng quên rằng các đảo trong quần đảo Kuril cũng như Kaliningrad - chính là kết quả (sản phẩm) Hội nghị Nguyên thủ các nước trong khối  Đồng minh chống Hitler tại Crimea (Yalta, tháng Hai năm 1945), Potsdam (Berlin, ngày 26 Tháng Bảy năm 1945), San Francisco (ngày 08 tháng 9 năm 1945). và sự trao đổi ý kiến các nhà lãnh đạo của các cường quốc chiến thắng thông qua các kênh ngoại giao. Việc thay đổi của một điều khoản trong tài liệu chấp nhận (đầu hàng) chắc chắn sẽ kéo theo mong muốn của cả các nước khác muốn lấy lại "những gì đó" bị mất năm 1945.

Chúng ta hãy đọc các tài liệu sau:

Nửa sau của thế kỷ XVI. Những người nhập cư Nhật Bản đầu tiên đến bờ biển phía nam của đảo Edzo (Hokkaido). Hòn đảo là nơi sinh sống của người bản xứ (Ainu) và được coi như không phải  lãnh thổ Nhật Bản.

1604. Trên đảo Edzo chính quyền của lãnh chúa Matsumae được thành lập và được coi là "độc lập" với chính quyền trung ương Nhật Bản. Mục tiêu của công tước Matsumae là chinh phục và khai thác người dân bản địa trên đảo. Cuộc nổi dậy của người bản địa chống lại nền thống trị Nhật Bản bị đàn áp dã man.

1643. Người Hà Lan Maarten de Vries Gerritsen (người đầu tiên từ châu Âu) đã thấy Kunashiri và Etorof và đã đổ bộ lên đảo Urup.

1649 Những người Nga đầu tiên đến thăm các đảo phía Bắc quần đảo Kuril - một đội quân nhỏ đứng đầu là một thủ lĩnh Cossack ở Yakut, Mikhail Stadukhin.

1653. Một Samurai của  công quốc Matsumae là Hiroesi Murakami đã tiến hành khảo sát đảo Edzo (nay Hokkaido) và lần đầu tiên lập được bản đồ Kunashir, Yturuf và các khu vực phía Bắc khác.

1654. Tại công quốc Matsumae đã vẽ được bản đồ của "thời kỳ Shoho". Nó là bản đồ lâu đời nhất trên thế giới, trong đó xác định rõ ràng nhóm đảo Habomai, Shikotan, Kunashir và Yturuf.

1700. Quần đảo Kuril lần đầu tiên được đưa vào bản đồ Nga và được biên soạn bởi nhà địa lý Semion Ulyanich Remezov, dưới tên gọi "Họa đồ lập lại vùng đất Kamchadal".

1702 -1709. Theo sắc lệnh của Piot đệ nhất nhằm tìm đường đến Nhật Bản, các lãnh chúa Nga đi trên các thuyền baida đã đến quần đảo Kuril, đến thăm phần phía Nam quần đảo, đặc biệt là đảo Yturup.

1711. Chuyến hành quân đến quần đảo Kuril của thủ lĩnh Cossack - ataman Danil Yakovlievitch Anciferov và thuyền trưởng Ivan Kozyrevsky. Khảo sát cụ thể khu phía bắc quần đảo Kuril - các dảo Shumshu và Paramushir.

1713. Chuyến thám hiểm thứ hai đến quần đảo Kuril của Kozyrevsky. Ông đã thành công trong việc đi qua toàn bộ các đảo trong chuỗi đảo thuộc quần đảo Kuril. Công lao của Kozyrevsky là đã mô tả đủ chính xác quần đảo Kuril và lập ra được bản đồ, gọi là "Bản đồ hoàn chỉnh của miền đất Matsumae". Tại bản đồ đã đưa vào tất cả các đảo Kuril, bao gồm các đảo phía nam như Kunashir.

1721. Theo chỉ đạo của Piotr Đại đế đã tổ chức một cuộc hành quân đến quần đảo Kuril của Ivan Mikhailovich Evreinov và Fyodor Fyodorovitch Luzhin. Trong báo cáo của mình gửi lên Hoàng đế Nga chứa thông điệp quan trọng rằng quần đảo Kuril "không phải" của Nhật Bản.

1726. Ấn bản tại Pháp của bộ bản đồ Nga của nhà trắc địa Afanasii Shestakov, biểu thị và liệt kê chi tiết tất cả các đảo thuộc quần đảo Kuril.


.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Tám, 2011, 11:38:24 pm
(tiếp)

1730. Chỉ dụ của Nữ Hoàng Nga Anna Ioannovna giao cho "người đứng đầu vùng Okhotsk", ông G. Pisarev, quyền giám sát và quản lý quần đảo Kuril, "người mà cần tiếp tục thu thập cống phẩm từ người dân địa phương." Theo các nguồn tin Nga, sự bắt đầu tiếp xúc thường xuyên giữa người Nga với người bản xứ quần đảo Nam Kuril diễn ra là vào giữa thế kỷ XVIII.

1755. N. Storozhev, người chuyên đi nhận triều cống lần đầu tiên nhận triều cống-kiêm quà tặng của các cư dân đảo Kunashir. Sau đó, là cống phẩm của cư dân các đảo Urup, Iturup, Shikotan. Thu nạp triều cống là công việc được thực hiện thường xuyên trên các đảo này cho đến đầu những năm 80 của thế kỷ XVIII thì có sắc chỉ của triều đình cho phép loại bỏ nó.

1738-1739. Các thủy binh Nga đã mở tuyến hàng hải tới bờ biển phía đông quần đảo Nhật Bản. Cuộc thám hiểm của các sĩ quan Nga Spanberg Martyn Petrovic và Walton đã đi từ hòn đảo này đến hòn đảo khác trên toàn bộ quần đảo Kuril và đến tận Nhật Bản. Ý nghĩa quan trọng cơ bản mà kết luận của Shpanberg đã chỉ ra là "dưới quyền cai trị của Hoàng đế (nguyên văn: kha hãn) Nhật Bản chỉ có một hòn đảo Matmai mà thôi, phần còn lại của quần đảo (tức là phần còn lại của quần đảo Kuril -. Chú thích của tác giả, chuẩn đô đốc Matyushin) chưa hề có ai cai trị". Phát hiện này cho phép chính phủ Nga coi các đảo thuộc quần đảo Kuril như sở hữu của mình, mà trước đây không thuộc sở hữu của bất kỳ nhà nước nào khác.

1754. Những cố gắng đầu tiên của công quốc Matsumae để sắp xếp đại diện thương mại Nhật Bản trên hòn đảo gần nhất với đảo Matmai-đảo Kunashir, nơi chỉ có người Ainu sinh sống, bằng cách thiết lập một điểm buôn bán ở đó.

Những năm 60 của thế kỷ XVIII, các tàu đánh cá Nga đã đến quần đảo Nam Kuril. Tại đây người Nga đã lập ra các cơ sở trú đông và bến đậu cho tàu của mình. Trong những năm này người dân địa phương của các đảo Iturup và Urup đã được trao quốc tịch Nga.

1770. Ivan Chiornyi dẫn đầu một phân đội quân Cossacks Nga, thực hiện tài liệu mô tả chi tiết quần đảo Kuril từ phía bắc đến đảo thứ 12 là Iturup, và đặt cơ sở cho sự cư trú của cư dân Nga trên đảo Urup.

Cuối những năm 70 của thế kỷ XVIII, các hoa tiêu Ivan Ocheredin và Mikhail Petushkov lập xong bản đồ phần phía Nam quần đảo Kuril.

1778. Trên đảo Hokkaido, con tàu của thương gia Nga Lebedev-Lastochkin chở hàng hóa sang cho Nhật Bản. Antipin-người dẫn đầu cuộc thám hiểm kiên trì đề nghị Nhật Bản mở cửa thị trường để buôn bán, nhưng vô ích.

1785. Những sự kiện thực sự đáng tin cậy của lịch sử là lần đầu tiên trong những năm này mới có những người Nhật với tư cách đại diện của nhà nước Nhật Bản trên phần phía Nam quần đảo Kuril.

1786. Những người Nhật Bản lần đầu tiên đến đảo Iturup. Một quan chức của chính quyền trung ương- Tokunai Mogami đã tiến hành nghiên cứu Iturup và Urup, nơi đó ông ta phát hiện ra rằng có " rất nhiều người nước ngoài sinh sống ở đó, mặc quần áo màu đỏ, và đang có những đồn canh phòng được xây dựng". Một số người dân địa phương Ainu hồi đó thành thạo tiếng Nga và có thể đóng vai trò phiên dịch. Viên quan này thậm chí đã "bắt giữ" những người Nga có mặt ở đó. Tuy nhiên, tại thời điểm này, cả công tước Matsumae, cả chính phủ trung ương Nhật Bản đều coi các đảo Kuril là một "miền đất xa lạ".

1779, 1786, 1799. Ban hành sắc lệnh của hoàng gia, trong đó trao quốc tịch công dân Nga cho người Ainu quần đảo Kuril (bấy giờ gọi là "người Kuril rậm râu"), và tuyên bố quyền sở hữu của Nga đối với các đảo Kuril.

1786. Sắc lệnh của Nữ Hoàng Nga Ekaterina II, trong đó Hội đồng Ngoại giao của Đế quốc Nga đã chính thức công bố các miền đất khai phá là thành viên của ở Thái Bình Dương, thuộc quyền ngai  vương Đế chế Nga. Trong số lãnh thổ khai phá của Đế quốc Nga đã được liệt kê bao gồm "chuỗi các đảo Kuril gần kề Nhật Bản, được các thuyền trưởng Shpanberg và Walton khai mở ".

1787. Catherine II đã ký sắc lệnh về cuộc hành quân thám hiểm đường biển vòng quanh thế giới nhằm mô tả chính xác và lập bản đồ của quần đảo Kuril từ đảo Matmai (Hokkaido) đến Kamchatka. Mục tiêu chính  là để "thống kê chính thức chúng vào số tài sản của Nhà nước Nga" (do bùng nổ chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ nên cuộc thám hiểm đã được hoãn lại).

1794-1795. Trên đảo Iturup trong vịnh Vaninau đã thành lập làng Nga Alexandr (công ty Shelikhof). Trong năm 1794, đến đảo Urup thường trú có khoảng hai chục người, đứng đầu là quản cơ V. Zvezdochetov. Các khu trú tàu mùa đông của Nga đặt ở Kunashir.

1798. Shogun  Dzyudzo Kondo chính thức đặt trên mũi phía nam của Iturup bia ghi nhớ chủ quyền xác nhận những hòn đảo này thuộc về Nhật Bản. Bia xác nhận tương tự cũng được dựng lên trên mũi phía bắc của Iturup và Kunashir. Nhật Bản lật đổ các biển chỉ dẫn của Nga và thiết lập các cột trụ với dòng chữ: ". Etoruf - sở hữu của Đại Nhật Bản" "

1799 Catherine II ký sắc lệnh gửi cho Thượng viện "miễn thuế dân đảo Kuril, sau khi trao quyền công dân Nga".

............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Tám, 2011, 08:41:55 pm
(tiếp)


1799. Để thống nhất tất cả các công ty của các thương gia Nga buôn bán ở Thái Bình Dương thành một lực lượng mạnh mẽ, chính phủ Sa hoàng tạo ra "dưới sự bảo trợ tối cao" của Pavel I, một Công ty Nga-Mỹ, được trao độc quyền về khai thác và phát triển kinh tế quần đảo Kuril.

1799. Chính phủ Nhật Bản quyết định củng cố các đảo Nam Kuril. Trên các đảo Kunashir và Iturup các đơn vị quân đội Nhật được triển khai, bắt tay vào việc trục xuất người Nga khỏi Nam quần đảo Kuril, quần đảo nằm không xa Hokkaido, và hầu như không được bảo vệ.

Cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX. Quần đảo Kuril trong những năm đó về mặt hành chính thuộc huyện  Kamchatka, tỉnh Okhotsk , thuộc lãnh thổ vùng Irkutsk. Tất cả các đảo trong chuỗi đảo Kurile, cho đến tận bờ biển phía bắc của Hokkaido, được ấn định là một phần của Đế quốc Nga trong Atlat bản đồ dạy trong các Trường Công lập những năm 178x, trong bản đồ Đế chế Nga năm 1796, cũng như "bản đồ địa lý mới nhất của nước Nga" năm 1812.

1801. Một nhóm vũ trang Nhật Bản cố gắng trục xuất người Nga khỏi các khu định cư của họ trên đảo Urup. Sau khi đổ bộ trên đảo, người Nhật tự ý dựng các cột chỉ dẫn, trên đó có khắc 9 chữ tượng hình: "Đảo này từ xa xưa thuộc Đại Nhật Bản".

Cuối thế kỷ XVIII. Nhật Bản bắt đầu đổ bộ, tăng cường cho phần phía nam của Sakhalin, nơi mà trên bờ biển vịnh Aniva có đặt một thương cục Nhật Bản. Vào mùa hè là mùa đánh cá, ngư dân Nhật Bản đưa thuyền đến đây đánh bắt cá.

1802. Nhật Bản mở rộng hoạt động một cách rõ rệt tại Nam Kuril sau khi thành lập tại thành phố Hakodate ở Hokkaido, một văn phòng đặc biệt chuyên vê thuộc địa hóa quần đảo Kuril.

1805. Nhà thám hiểm hàng hải Nga Krusenstern kê khai các bờ biển đông bắc đảo Sakhalin và sáp nhập các địa điểm mà ông viếng thăm vào Nga (mũi Terpenhia, vịnh Lososey, và những nơi khác).

Đầu thế kỷ XIX. Kết quả của việc thực dân hóa từ cả hai phía đối với quần đảo Kuril, lãnh địa các khu vực đã  củng cố của hai bên được phân bố như sau: nước Nga, trong bộ mặt của công ty Nga-Mỹ, chiếm phần Bắc và Trung tâm quần đảo Kuril (từ Shumshu đến Urup); Nhật Bản - Nam Kuril (Kunashir, Yturuf, Shikotan và nhóm đảo Habomai). Quan hệ giữa các quốc gia thời kỳ này được mô tả như một cuộc đối đầu hòa bình.

1806 - 1807. Sĩ quan hải quân Nga NA Khvostov và G.I. Davydov đã thực hiện hai cuộc thám hiểm Sakhalin theo lệnh của Rezanov, họ đã phá bỏ khu định cư Nhật Bản tại vịnh Aniva, đốt cháy hai tàu nhỏ, bắt giữ một số thương gia từ công quốc Matsumae. Khvostov cho cắm trên bờ biển vịnh hai lá cờ Nga (cờ công ty Nga-Mỹ và cờ quốc gia) và cho đổ bộ một số thủy thủ, lập khu định cư, tồn tại cho đến 1847.
 
1807. Các tàu thám hiểm Nga đến thăm Kuril. Trong quá trình cuộc đột kích đã phá hủy các khu định cư quân sự của người Nhật thiết lập trên đảo Etorofu (Iturup). Tàu Nhật Bản bị cầm giữ gần bờ biển phía bắc Hokkaido - Matsumae.

1808. Hoàng đế Alexander I đã ra lệnh cho định cư người Nga trên đảo Sakhalin. Các nhóm người nhập cư Nga được gửi tới đảo.

1808. Cuộc thám hiểm để nghiên cứu đảo Sakhalin của Nhật Bản, thực hiện bởi Mamiya Rindzo. Cuộc "du lịch" đó có thể là do tự ý, hoặc theo mệnh lệnh của nhà chức trách Nhật Bản, đã phá hủy các cột chủ quyền Nga do Khvostov dựng trên Sakhalin, thay vào đó là các hiện vật biểu thị sự khai phá mở mang của Nhật Bản với mảnh đất này.

1813-1814. Nhật Bản giảm nhẹ chế độ quân sự ở miền Nam Kuril và rút bớt khỏi đây các doanh trại quân sự.

1828. Công ty Nga-Mỹ (RAK) đã thành lập một số khu định cư trên đảo Urup và chở đến đây các thợ săn thổ dân Aleut để săn hải cẩu.

1830. Thành lập văn phòng công ty RAK trên đảo Simushir.

1854. Toàn bộ đảo Hokkaido được đặt dưới quyền cai trị của chính quyền trung ương Nhật Bản.

1854. Chính quyền trung ương Nhật Bản quyết định khôi phục lại quyền quản lý trên Nam Kuril.

1852. Phó Đô đốc E. Putyatin đi trên fregat "Pallas" được gửi tới Nhật Bản trong một sứ mệnh ngoại giao, và ngày 26 tháng 1 năm 1855 (theo lịch cũ) tại cảng Shimoda đã ký kết hiệp ước đầu tiên giữa Nga và Nhật Bản. Điều thứ hai trong hiệp ước này đã xác định: "Từ nay biên giới giữa Nga và Nhật Bản sẽ đi qua giữa các đảo Iturup và Urup. Đảo Ituruf hoàn toàn thuộc về Nhật Bản, toàn bộ đảo Urup và các đảo Kuril khác trở về phía bắc là tài sản của Nga. Đối với đảo Krafto (Sakhalin), giữa Nga và Nhật Bản chưa phân chia được, cho đến ngày hôm nay".

Đây là gì? Có phải là sự nhượng bộ lãnh thổ của Nga? Có thể. Nhưng chúng ta hãy tưởng tượng những sự kiện trước khi ký kết Hiệp ước, chúng tôi nghĩ rằng ta nên chuyển sang các tài liệu lưu trữ và tự rút ra kết luận.

Tháng Tám năm 1853, Phó Đô đốc Putiatin đi trên fregat "Pallada" dẫn đầu biên đội bốn tàu đến Nagasaki. Ngày 09 tháng 8 năm 1853 đến ngày 14 tháng 8 đã tiến hành các cuộc hội đàm phức tạp với đại diện đặc mệnh toàn quyền của chính phủ Nhật Bản về việc thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại và phân chia lãnh thổ giữa hai quốc gia láng giềng. Các cuộc đàm phán được bắt đầu trong điều kiện chiến tranh Crimea (1853 - 1856) đã bắt đầu, khi mà ở Thái Bình Dương đang có hai hạm đội Anh và một hạm đội Pháp. Trong điều kiện này, E. Putyatin đã buộc phải ngừng cuộc đàm phán và phân tán biên đội tàu về các nơi trú ẩn để tránh bị bắt bởi kẻ thù. Mùa thu 1854, đến thay thế "Palladda" từ biển Baltic là fregat "Diana".

22 tháng 11 năm 1854 E. Putyatin trên fregat "Diana" đến cảng Shimoda để hoàn thành đàm phán. Vào cuối Tháng Mười Hai, do sóng thần, "Diana" chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng dẫn đến bị chìm.

1855 (26 tháng Một), đã ký kết Hiệp ước Shimoda - thỏa thuận đầu tiên giữa Nga và Nhật Bản, theo đó quan hệ ngoại giao đã được thành lập với việc thành lập các cơ quan lãnh sự, lập quan hệ thương mại và phân định khu vực lãnh thỏ. Bức tường cách biệt được tạo ra bởi nhà nước phong kiến Nhật Bản cuối cùng đã bị phá vỡ bởi những nỗ lực ngoại giao quân sự của Nga. Do việc ký kết được Hiệp ước Shimoda, tháng 12 năm 1855 Phó đô đốc Putjatin đã được phong bá tước.

1855. Trên các đảo Kunashir và Iturup có thêm các doanh trại đồn trú cho quân đội Nhật.

1857 (12 tháng 10). Tại Nagasaki E.V Putjatin đã ký kết Điều ước Bổ sung (cho Hiệp định Shimoda) giữa Nga và Nhật Bản.

1858 (07 tháng Tám). Tại Tokyo E.V. Putjatin đã ký hiệp ước thương mại và hữu nghị Nga-Nhật. Do đạt được những thành công trong ngoại giao-quân sự, E.V Putjatin được thăng hàm đô đốc. Để nói rằng sứ mệnh ngoại giao của ông không hiệu quả, sẽ là không phù hợp. Tuy nhiên, các sự kiện tiếp theo trong quan hệ giữa hai nước đã dẫn đến những thay đổi lớn trong hiệp định đã ký trước đó.

1855-1875. Đảo Sakhalin được cả Nhật Bản và Nga cùng sở hữu. Mỗi bên đang cố gắng để đạt được ưu thế hơn hẳn. Trên đảo, số lượng các cuộc xung đột giữa các công dân hai bên tăng lên theo cấp số nhân.

1875 (25 tháng 4). Ký kết Hiệp ước Saint Petersburg giữa Nhật Bản và Nga, theo đó đảo Sakhalin được Nhật Bản chuyển giao thẩm quyền về cho Nga với một biên giới giữa hai nước đi qua eo biển La Perouse. Để đổi lấy đảo Sakhalin, Nga phải trao lại cho Nhật Bản 18 đảo thuộc quần đảo Kuril Lớn - từ Shumshu đến Urup. Biên giới mới đi qua giữa mũi Lopatka trên bán đảo Kamchatka và đảo Shumshu, tức là qua eo biển Kuril đầu tiên.

1905. Ký kết Hiệp ước Portsmouth lập lại hòa bình giữa Nhật Bản và Nga (kết thúc Chiến tranh Nhật-Nga những năm 1904-1905.). Điều 9 của hiệp ước nói: "Chính phủ Hoàng gia Đế quốc Nga nhượng lại để Chính phủ Hoàng gia Nhật Bản thực hiện vĩnh viễn chủ quyền đầy đủ tại phần phía nam đảo Sakhalin và tất cả các đảo lân cận ... Vĩ tuyến 15 độ Bắc được lấy làm ranh giới lãnh thổ nhượng địa...."

 Như ta thấy, Nga đưa ra một số nhượng bộ quan trọng đối với Nhật Bản về lãnh thổ quốc gia của mình. Nhưng còn một nhượng bộ khác, và do đó kéo theo và phát sinh cả một chuỗi hậu quả, cho đến tận ngày nay vẫn liên quan đến các hoạt động của Nga ở Thái Bình Dương.

1920. Trong quá trình cuộc can thiệp quân sự vào Viễn Đông và Đông Sibir (Nhật, Mỹ, Trung Quốc và các nước khác), quân đội Nhật đã chiếm đóng Bắc Sakhalin.

1925 (25 tháng Một). Tại Bắc Kinh đã ký "Điều ước về các nguyên tắc nền tảng trong quan hệ giữa Liên bang Xô Viết và Nhật Bản". Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã được thiết lập lại, dự kiến việc rút quân đội Nhật Bản khỏi Bắc Sakhalin phải hoàn thành trước 15 tháng 5 năm 1925.

1943 (ngày 22-ngày 26 tháng 11). Hội nghị Cairo có sự tham gia của Hoa Kỳ, Anh và Cộng hòa Trung Hoa. Thông cáo của hội nghị tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ bị tước tất cả các đảo ở Thái Bình Dương, mà nước này "đã xâm lược hoặc chiếm đóng kể từ đầu Thế chiến thứ nhất (1914)". Điều đó có nghĩa là không chỉ Nam Sakhalin, mà cả quần đảo Kuril cũng không chịu sự quy định của Thông cáo này.

1943 (28 Tháng mười một - 1 tháng mười hai). Hội nghị Teheran với người đứng đầu của ba cường quốc - I.V. Stalin, F.D. Roosevelt và Winston Churchill. Phía Liên Xô tuyên bố rằng Liên Xô sẽ tham chiến ở vùng Viễn Đông sau khi Đức đầu hàng.

1945 (Tháng hai). Hội nghị Crimean (Yalta) giữa Liên Xô, Mỹ và Vương quốc Anh, đưa ra các điều kiện cho việc Liên Xô tham gia cuộc chiến chống Nhật Bản. Điều 2 của Hiệp định bí mật về Viễn Đông nói về việc phục hồi "các quyền trước đây của Nga bị xâm phạm bởi cuộc tấn công của Nhật Bản với Nga năm 1904, cụ thể là: sự trao trả lại cho Liên Xô phần phía nam của đảo Sakhalin và tất cả các hòn đảo liền kề với nó, chuyển giao cho Liên Xô quần đảo Kuril ", có nghĩa là, quần đảo Kuril đã được tách ra làm một mục riêng với tư cách một lãnh thổ không hoàn lại, mà là chuyển giao cho Liên Xô.

1945 (5 tháng 4). Dân ủy Ngoại giao, V.M. Molotov tuyên bố với Đại sứ Nhật Bản H. Sato về việc từ bỏ Hiệp ước Trung lập ngày 13 tháng 4 năm 1941

1945 (26 tháng 7). Mỹ, Anh và Cộng hòa Trung Hoa ra tuyên bố Potsdam (Berlin) đòi hỏi Nhật Bản đầu hàng. Nó khẳng định các điều khoản của hội nghị Cairo vào năm 1943 rằng "chủ quyền của Nhật Bản được giới hạn ở các đảo Honshu, Hokkaido, Shikoku và một số các đảo nhỏ hơn như chúng tôi xác định." Nhật Bản bác bỏ tối hậu thư của quân Đồng minh.

1945 (09 tháng Tám). Trung thành với cam kết đồng minh trong hội nghị 3 đại cường quốc tại Crimean năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản.Việc đó cũng mở ra những khả năng thực tế đáp ứng đòi hỏi về lãnh thổ của Liên Xô với Nhật Bản. 

1945 (ngày 14 tháng Tám). Nhật hoàng Hirohito của Nhật Bản đã quyết định đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

1945 (ngày 15 tháng Tám). Sắc lệnh số 1 của Tổng thống Hoa Kỳ H. Truman cho Tổng tư lệnh lực lượng Đồng minh ở Thái Bình Dương, tướng Douglas MacArthur, nói rằng tất cả các lực lượng vũ trang của Nhật Bản "nằm trong vùng Mãn Châu, phía Bắc vĩ tuyến 38 trở lên ở Triều Tiên và Karafuto phải đầu hàng Tư lệnh quân đội Liên Xô vùng Viễn Đông".

1945 (16 tháng Tám). Trong một điện tín Stalin gửi Truman đề nghị chỉnh lý hai điểm trong "Sắc lệnh № 1". Điểm đầu tiên: "Đưa quần đảo Kuril vào khu vực đầu hàng của các lực lượng vũ trang Nhật Bản trước quân đội Xô Viết, quần đảo mà theo quyết định của ba cường quốc ở Crimea phải  trở thành sở hữu của Liên Xô". Yêu cầu này được thỏa mãn trong điện trả lời của Truman ngày 18 tháng 8 năm 1945. Điểm sửa đổi thứ hai liên quan đến đề nghị về chuyển điểm đầu hàng của lực lượng vũ trang Nhật Bản trước quân đội Liên Xô trên đảo Hokkaido ở phía bắc tuyến Kushiro (bờ phía  biển Okhot của đảo Hokkaido) - Rumoe (bờ phía biển Nhật Bản). Điểm này đã bị từ chối.

1945 (ngày 18-23 tháng Tám). Quân đổ bộ đường biển Liên Xô đổ bộ lên đảo Shumshu. Sau trận chiến đẫm máu hòn đảo đã bị đánh chiếm, quân Nhật đồn trú trên đảo đầu hàng.

1945 (ngày 23- 28 tháng Tám). Tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản ở Bắc và Trung Kuril (đảo Paramushir - Urup) bởi các lực lượng của căn cứ hải quân Petropavlovsk và các đơn vị thuộc khu vực phòng thủ Kamchatka thuộc Phương diện quân Viễn Đông 2.

1945 (2 tháng 9). Điều ước về sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản được ký kết trên boong tàu chiến Mỹ "Missouri" đậu trong vịnh Tokyo. Chiến tranh thế giới II kết thúc.

1945 (28 Tháng Tám - 5 tháng 9). Chiếm lĩnh các đảo Nam Kuril (Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai) bởi các đơn vị phân hạm đội Bắc Thái Bình Dương và quân đoàn bộ binh 56 thuộc tập đoàn quân 16 Phương diện quân Viễn Đông 2.

Năm 1945, một trong những điều kiện chính cho việc Liên Xô tuyên chiến chống Nhật Bản ở phía  quân Đồng minh chống Hitler là do đã được các cường quốc đồng minh thống nhất rằng sau khi Nhật Bản đầu hàng hoàn toàn và vô điều kiện, phần phía nam của Sakhalin và quần đảo Kuril sẽ được trả về thuộc thẩm quyền đầy đủ của phía Nga.

Thỏa thuận này là hợp pháp vì nó được dựa trên hai quy định quan trọng của luật pháp quốc tế. Việc đầu tiên là tình trạng chiến tranh giữa các quốc gia sẽ chấm dứt hiệu lực của bất kỳ hiệp định nào trước đó giữa các bên (năm 1905, Nhật Bản dựa trên điều này mà chuẩn bị Hòa ước Portsmouth). Thứ hai là xuất phát từ thực tế công thức đầu hàng vô điều kiện đã quy định về chấm dứt chiến sự của phía bại trận và chấp nhận tất cả các điều kiện mà không có ngoại lệ của người chiến thắng đề ra.
                                 

Dựa vào tất cả những điều trên, trong nửa cuối tháng 8 năm 1945, Liên Xô đã kiểm soát phần phía nam Sakhalin và toàn bộ quần đảo Kuril, để làm điều đó Liên Xô đã đưa quân đội đến các nơi này nhằm trấn áp sự đề kháng của các lực lượng vũ trang Nhật Bản.

1946 (2 tháng 2). Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đơn phương tuyên bố miền Nam Sakhalin và toàn bộ quần đảo Kuril là tài sản Liên bang Xô Viết.

1951 (8 tháng 9). Tại San Francisco (Mỹ) 49 nước đồng minh trong Thế chiến II đã ký kết hiệp ước hòa bình với Nhật Bản. Trong phần thứ hai của Hiệp ước xác định: "Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, quyền cơ sở và yêu sách đối với quần đảo Kuril, phần lãnh thổ thuộc Sakhalin cũng như các đảo lân cận khác, mà chủ quyền đối với những lãnh thổ đó Nhật Bản có được nhờ Hiệp ước Portsmouth ngày 5 tháng 9 năm 1905". Hiệp định không được Liên Xô, Ba Lan, Mông Cổ, CHND Trung Hoa, Việt Nam, Ấn Độ, Miến Điện và Tiệp Khắc ký. Không tham gia Hội nghị Hòa bình này có các nước: Miến Điện, Ấn Độ, CHND Trung Hoa, Triều Tiên và Nam Tư. Liên Xô có cơ sở từ chối ký hiệp định đó vì trong đó không có " nghĩa vụ không thể chối cãi của Nhật Bản công nhận chủ quyền của Liên Xô trên các bộ phận lãnh thổ thuộc Liên Xô".
 Khi từ chối ký vào hiệp ước hòa bình trên với Nhật Bản, trong hành động của mình Liên Xô cho phép một cách tiếp cận không đắn đo. Tong tài liệu được công nhận bởi cộng đồng quốc tế trên có ghi rõ ràng rằng "Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, quyền cơ sở và yêu sách đối với quần đảo Kuril, một phần của đảo Sakhalin và các đảo lân cận, mà chủ quyền đối với chúng Nhật Bản có được từ Hiệp ước Portsmouth ngày 05 tháng chín năm 1905".

Trong điều kiện "chiến tranh lạnh", chính phủ Mỹ đã xem xét lại lập trường của mình về vấn đề này và, trên thực tế, đã kích thích Nhật Bản đề ra các yêu sách lãnh thổ đối với Nga. Khi phê chuẩn hiệp ước, Thượng viện Hoa Kỳ đã đặt điều kiện phụ như sau: "Cần phải coi rằng các điều khoản của thỏa thuận này sẽ không có nghĩa là sự công nhận cho Nga, bất kỳ quyền hoặc yêu sách nào về những lãnh thổ thuộc về Nhật Bản vào ngày 07 tháng mười hai năm 1941, mà sẽ ảnh hưởng đến những quyền và quyền cơ sở của Nhật Bản trên các lãnh thổ đó ... ".

1951 (8 tháng Tám). Tại San Francisco, đã ký Hiệp ước An ninh Mỹ- Nhật, là kết quả của sự thỏa hiệp giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trước đó chính quyền chiếm đóng Mỹ tại Nhật Bản của tướng MacArthur đã soạn cho Nhật Bản một bản Hiến pháp, trong đó quy định Nhật Bản không có quyền lập quân đội và tuyên chiến với bất kỳ nhà nước nào. Để bảo vệ đất nước chống lại kẻ thù bên ngoài sẽ xây dựng Lực lượng Phòng vệ. Theo hiệp ước an ninh ký kết tại San Francisco, Nhật Bản đã nhận được sự đảm bảo an ninh từ Mỹ, trên lãnh thổ Nhật sẽ có các căn cứ quân sự và các đơn vị quân đội Mỹ trú đóng. Hoa Kỳ đã nhận được một đồng minh ở Đông Á.

1955-1956. Liên Xô đã tiến hành các cuộc đàm phán căng thẳng với Nhật Bản để ký kết một hiệp ước hòa bình và hợp pháp hoá trên bình diện quốc tế cho Nam Sakhalin và quần đảo Kuril ở trong thành phần Liên bang Xô Viết. Việc ký kết hiệp ước hòa bình đã thất bại.

1956 (19 tháng 12). Tại Moskva, đã ký "Tuyên bố chung của Liên Xô và Nhật Bản", trong đó nêu rõ: ".. 1: Tình trạng chiến tranh giữa Liên Xô và Nhật Bản đã chấm dứt... và giữa hai bên đã khôi phục hòa bình và quan hệ láng giềng tốt, thân thiện". Đồng thời Liên Xô đã đồng ý chuyển giao cho Nhật Bản đảo Habomai và Shikotan (Shikotan), nhưng với điều kiện việc chuyển giao các hòn đảo này sẽ được thực hiện sau khi các hiệp ước hòa bình giữa Liên Xô và Nhật Bản được ký kết. Tuyên bố này đã được phê duyệt bởi Xô viết tối cao Liên Xô, quốc hội Nhật Bản và đã có hiệu lực pháp luật.
1957-1959. Nhật Bản yêu sách thêm với Liên Xô hai hòn đảo - Kunashiri và Etorofu và bắt đầu nhấn mạnh vào việc chuyển giao tất cả bốn hòn đảo cho Nhật Bản.

1960 (19 tháng 12). Tại Washington, Mỹ và Nhật Bản đã ký kết một "Hiệp ước hợp tác và đảm bảo an ninh." mới.

1960 (27 tháng 1). Chính phủ Liên Xô đã gửi một bản ghi nhớ tới Chính phủ Nhật Bản, trong đó đưa ra một điều kiện bổ sung cho Tuyên bố chung năm 1956 "trước khi quân đội Mỹ rút khỏi lãnh thổ Nhật Bản, các đảo Habomai và Shikotan sẽ không thể được chuyển giao cho Nhật Bản". Kể từ đó, phía Liên Xô đã tuyên bố rằng, với Nhật Bản "vấn đề lãnh thổ không tồn tại".

1960 (5 tháng 2). Chính phủ Nhật Bản gửi một bản ghi nhớ trả lời cho Chính phủ Liên Xô, trong đó nêu: ". Nước chúng tôi sẽ không ngừng tìm cách đưa trở lại cho chúng tôi không chỉ các đảo Habomai và Shikotan, mà còn cả các lãnh thổ khác vốn có nguồn gốc của Nhật Bản". Tiếp đến là một thời kỳ trì trệ lâu dài trong việc giải quyết vấn đề ký kết một hiệp ước hòa bình.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Tám, 2011, 05:49:43 pm
(tiếp)


1985 (tháng ba). Cuộc gặp gỡ ở Moskva giữa Tổng Bí thư UBTU ĐCS LX (CPSU) Gorbachev và Thủ tướng Yasuhiro Nakasone của Nhật Bản, tại đó đã tuyên bố rằng "Liên Xô sẵn sàng cho một quá trình nhiều bước đi thực tế " trong kế hoạch đi tới ký kết hiệp ước hòa bình.


1990 (15 tháng 1). Ngoại trưởng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp Tổng bí thư CPSU, Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô, M.S.Gorbachev tại Moskva, tại đó Gorbachev đã thừa nhận quyền của Nhật Bản tuyên bố các yêu sách của mình về chủ quyền đối với "các lãnh thổ phía bắc".

1990 (tháng Giêng). Chủ tịch Xô viết tối cao LBCHXHCNXV Nga B.N. Yeltsin đến thăm Nhật Bản, tại đây ông đã đề xuất một kế hoạch năm bước giải quyết vấn đề lãnh thổ. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu với sự cần thiết phải nhìn nhận vấn đề lãnh thổ. Tiếp theo là đề nghị hoạt động chung trong phát triển kinh tế Nam Kuril, bắt đầu quá trình phi quân sự hóa các hòn đảo, ký kết một hiệp ước hòa bình và sau đó quyết định số phận chung cuộc của chúng. Nhật Bản khi đó nêu lên vấn đề chuyển giao cho họ chuỗi đảo Kuril Nhỏ và hai hòn đảo khác - Kunashiri (Kunashir) và Etorofu (Iturup).

1991 (ngày 16 tháng 4). Chuyến thăm chính thức lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa hai nước của nhà lãnh đạo cao cấp nhất quốc gia - Tổng thống Liên Xô M.S.Gorbachev tại Nhật Bản. Tuyên bố chung giữa hai bên nêu ra các vấn đề lãnh thổ với sự xem xét lập trường của các bên về quyền sở hữu của các đảo Habomai, Shikotan, Kunashir và Iturup.

1991 (Tháng 10, ngày 12-15). Chuyến thăm Moskva của Ngoại trưởng Nhật Taro Nakayama. Đề xuất thúc đẩy nhanh công việc soạn thảo hiệp ước hòa bình đặt ra trong khuôn khổ của nhóm công tác thành lập năm 1988, được chia thành hai nhóm phụ. Một nhóm chuyên tập trung cho vấn đề lãnh thổ, nhóm kia - về các vấn đề khác của hiệp ước hòa bình. Liên Xô tuyên bố rằng đang lập kế hoạch để rút trong thời gian sớm nhất trước mắt khỏi phần  phía Nam quần đảo Kuril khoảng 30% quân đội. Yeltsin tuyên bố sẵn sàng giải quyết vấn đề lãnh thổ ngay trong thế kỷ này.

1991 (Tháng Mười Một). B.N.Yeltsin ra lời kêu gọi gửi tới người dân Nga nói về tình hình quần đảo Kuril. Đó là sự trả lời cho các công dân, bao gồm trong đó cả các cư dân của các đảo Nam Kuril, lo ngại về số phận của những hòn đảo này. Nội dung bức thư Tổng thống Nga khá mơ hồ. Có ý kiến cho rằng chính phủ đang suy nghĩ cách làm thế nào để không vi phạm quyền lợi của các cư dân trong việc chuyển giao các hòn đảo.

1991 (29 tháng 10). Chính phủ Nhật Bản quyết định miễn thị thực cho việc thăm viếng bốn hòn đảo ở Nam Kuril.

1991 (27 tháng 12). Nhật Bản chính thức công nhận Nga là chủ thể thừa kế hợp pháp của Liên Xô cũ. Ngoại trưởng Nga A. Kozyrev nói rằng chính phủ của ông công nhận tính hợp pháp của Tuyên bố chung năm 1956, bao gồm cả một mục về việc chuyển nhượng các đảo Shikotan và Habomai sau khi ký một hiệp ước hòa bình với Nhật Bản.

Cao trào trong các nỗ lực hoạt động tại Nhật Bản nhằm giải quyết vấn đề của các đảo theo các điều kiện của mình diễn ra vào năm 1992. Lãnh đạo Nhật Bản đã gây áp lực lớn với chính phủ Nga nhằm ngay lập tức giải quyết vấn đề các đảo theo lợi ích của họ.

Ngành ngoại giao Mỹ trong những năm gần đây đã liên tục tiến hành các bước đi thúc đẩy những nhượng bộ lớn hơn nữa của Nga trong vấn đề thay đổi tình trạng (sở hữu) các đảo Nam Kuril. Trong bối cảnh đó, một tài liệu chính thức là "Sách Trắng về Quốc phòng Nhật Bản" đã nhấn mạnh rằng "Nga đã chiếm giữ bất hợp pháp vùng lãnh thổ phía bắc vốn thuộc về Nhật Bản". Nước này đã tăng số lượng các ấn phẩm bản đồ, trong đó không chỉ Nam Kuril, mà còn toàn bộ quần đảo Kuril và miền nam đảo Sakhalin được tô màu chỉ dùng biểu thị lãnh thổ Nhật Bản. Tại Nga, Nam Kuril có nghĩa là hai hòn đảo lớn nhất trong chuỗi đảo - Kunashir và Ituruf, cũng như đảo Shikotan và chuỗi đảo Habomai, bao gồm cả các đảo vừa - Tanfilyeva, Zelenyi, Yuri, Polonsky, và một số đảo nhỏ và đá nổi khác. Ngoài ra  vì lý do nào đó, các đảo đó chúng ta đã quen gọi là "bốn hòn đảo" (người Nhật gọi chúng là "Lãnh thổ phía Bắc" của họ).
1993 (11-13 tháng Mười). Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga B.N. Yeltsin sang Nhật Bản. Đã tổ chức các cuộc đàm phán nghiêm túc về vấn đề quyền sở hữu các đảo Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai. Yeltsin đã thay mặt cho nhân dân Nga xin lỗi người dân Nhật Bản về thái độ vô nhân đạo đối với tù binh chiến tranh Nhật Bản của chế độ Stalin.

1995. Bắt đầu sự hợp tác quân sự quốc tế mạnh mẽ giữa Bộ Quốc phòng Nga và Cục Phòng vệ Nhật Bản, giữa Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và Lực lượng Hải quân thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản.

1997 (2 tháng 11). Cuộc gặp ở Krasnoyarsk giữa Tổng thống Nga và Thủ tướng Nhật Bản, tại đó Yeltsin tuyên bố đã đạt được sự thỏa thuận ký hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản vào năm 2000.

1998 (19-20 tháng tư). Cuộc gặp "thân mật" giữa Tổng thống Nga B.N. Yeltsin và Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto tại Kawana (Nhật Bản). Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng hiệp ước hòa bình được ký kết vào năm 2000, sẽ bao gồm giải pháp cho vấn đề chủ quyền các đảo Nam Kuril.

2000 (Tháng Chín). Chuyến thăm chính thức đầu tiên Nhật Bản của Tổng thống LB Nga V.V. Putin. Đã ký kết "Nghị định thư về việc chuyển giao dữ liệu về những người bị giam giữ trong các trại tù binh chiến tranh".

2001 (tháng ba). Hội đàm giữa lãnh đạo Nga và Nhật Bản ở Irkutsk. V.V. Putin lần đầu tiên đã đồng ý thảo luận về một phương án chuyển giao cho Nhật Bản chuỗi đảo Kuril Nhỏ, nghĩa là các đảo Habomai và Shikotan. Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi người đối thoại với mình đồng ý "trả lại" không chỉ hai mà tất cả các đảo của Nam Kuril (đầu tiên Habomai và Shikotan, sau đó - Kunashir và Iturup) và thương lượng "trên cả hai chân", cụ thể là, Habomai và Shikotan thảo luận chung và Kunashir và Iturup thảo luận riêng.

2003 (10 tháng 1). Tại cuộc gặp ở Moskva của Tổng thống Nga V.V. Putin và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã ký "Tuyên bố chung về việc thông qua Kế hoạch hành động Nga-Nhật Bản". Trên cơ sở này, xu hướng tích cực trong kinh tế-thương mại, đầu tư và hợp tác quân sự trở nên rõ ràng. Nhưng Nhật Bản chỉ xem xét khía cạnh cực đoan của vấn đề lãnh thổ các đảo, nghĩa là sự trao trả lại tất cả các đảo của Nhật Bản: Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai. Từ phía Nhật Bản không có bất kỳ sự sẵn sàng xem xét hành động đáp ứng và thỏa hiệp nào đó được xem xét.

2004 (ngày 02 tháng 9). Thủ tướng Junichiro Koizumi biểu diễn "sự quan sát trực quan" các "Lãnh thổ phía Bắc của Nhật Bản" từ boong một tàu chiến của Cục Phòng vệ Nhật Bản đang ở trên vùng lãnh hải của Nhật Bản.

2005 (tháng Giêng). Thăm Moskva của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Machimura Nobutoka. Nhật Bản tiếp tục nhấn mạnh vào việc trả lại bốn hòn đảo.

2005 (tháng hai-ba). Cả hai viện quốc hội Nhật Bản thông qua một nghị quyết về quan hệ Nga-Nhật Bản. Các tài liệu này liệt kê danh sách của những hòn đảo  cần phải "lấy lại" được nêu rõ là "Kunashiri, Etorofu, Shikotan, Habomai và các vùng lãnh thổ phía Bắc khác". Vậy là, về thực chất, phạm vi đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đối với Nga thậm chí còn mở rộng hơn nữa.

2005 (Tháng Mười Một). Chính thức thăm Nhật Bản của Tổng thống Nga V.V. Putin. Putin từ chối thảo luận vấn đề lãnh thổ và từ chối ký một tuyên bố chung. Dư luận xã hội ở Nga có xu hướng chống lại những nhượng bộ lãnh thổ.

2006 (Tháng Mười Một). Tổng thống Nga và Thủ tướng mới của Nhật Bản Shinzo Abe gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hà Nội (Việt Nam). Phương pháp tiếp cận của các bên trong việc giải quyết vấn đề một hiệp ước hòa bình vẫn còn đối nghịch.

2008 (tháng Bảy). Trong dịp diễn ra cuộc họp thường xuyên các nhà lãnh đạo các nước "G-8" trên đảo Hokkaido, đã  có một cuộc gặp song phương giữa Tổng thống D.A.Medvedev và Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda. Tổng thống Nga nói rằng Nga và Nhật Bản có cơ hội để đồng ý về vấn đề lãnh thổ, với điều kiện là các bên sẽ tiếp tục cuộc đối thoại về chủ đề này.

2009 (Tháng hai). Tại cuộc gặp ở Nam-Sakhalin, Tổng thống Nga D. Medvedev and Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso kêu gọi tiếp tục đàm phán hiệp ước hòa bình và giải quyết tranh chấp về Nam Kuril trên cơ sở "các phương pháp tiếp cận sáng tạo và phi truyền thống".

2009 (12 tháng 5). Chuyến thăm của  Thủ tướng Nga V. Putin tới Nhật Bản. Tình trạng vấn đề lãnh thổ vẫn chưa có gì biến chuyển.

2009 (03 tháng 7). Hạ viện Nhật Bản tuyên bố bốn hòn đảo Nam Kuril về mặt pháp lý là của mình. Ngay sau đó, Hội đồng Liên Bang Nga kêu gọi Tổng thống Liên bang Nga chấm dứt chế độ thăm viếng giữa Nam Kuril và Nhật Bản. Ngày 08 tháng 7 Thống đốc khu vực Nam Kuril tuyên bố chấm dứt các cuộc thăm viếng (từ Nhật) tới đảo Iturup.

2009 (ngày 09 tháng 7). Trong quá trình diễn ra hội nghi Thượng Đỉnh G8+5 tại Aquila (Italy), Tổng thống Nga D.Medvedev gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso, nhà lãnh đạo Nga đã cho nhà lãnh đạo Nhật Bản rõ rằng việc thảo luận một đề tài phức tạp như ký kết hiệp ước hòa bình, cần diễn ra trong một bầu không khí thích hợp, mà tuyên bố của nghị viện Nhật Bản về Nam Kuril rất không có lợi cho quá trình này.

2009 (mùa thu). Chính phủ Nhật Bản thông qua phiên bản cuối cùng của một tài liệu, trong đó nói đến sự chiếm đóng bất hợp pháp của Nga đối với các đảo Nam Kuril.
Tài liệu về quần đảo Kuril xác định về mặt pháp lý sự từ chối của Tokyo trước bất kỳ sự thỏa hiệp nào và chính phủ Nhật Bản phủ nhận cách tiếp cận uyển chuyển trong đối thoại với Nga.

2010 (01 tháng 11). Tổng thống Nga là người đầu tiên trong số các nhà lãnh đạo đất nước thực hiện một chuyến đi làm việc tại Nam Kuril (đảo Kunashir), mà ông gọi là "một phần quan trọng của lãnh thổ Nga" (đối với Nhật Bản - đó gọi là " vùng lãnh thổ phía Bắc "). Điều này gây ra một phản ứng rất mạnh tại Nhật Bản về vấn đề của cái gọi là "vùng lãnh thổ phía bắc". Nhật Bản đã rút đại sứ của mình khỏi Moskva. Hợp lý hơn ta có thể cho rằng sự chú ý của nhà lãnh đạo Nga đến quần đảo Kuril, trong trường hợp này được quyết định bởi tính chất chính trị - quân sự. Bộ Ngoại giao Nga cho biết lập trường của Nga về vấn đề Kuril vẫn còn hiệu lực và "hiện không có bất kỳ sự thay đổi nào". Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, hiện trong những năm tới không thể chờ đợi sự tiến bộ nào về quần đảo Kuril, bởi vì cả hai bên không cung cấp một cơ chế chấp nhận được để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Cả Nhật Bản và Nga đều không hề tỏ ra sẽ có nhượng bộ.

2010 (tháng 12). Tại Hội nghị cấp cao APEC (Nhật Bản) do tranh chấp lãnh thổ, Nhật Bản và Nga không ký biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế. Việc ký kết một thỏa thuận giữa "Gazprom" và chính phủ Nhật Bản về vấn đề cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho hòn đảo cũng bị ngừng lại. Nhật Bản từ chối xây dựng khu vực tự do thương mại ở Nam Kuril với Nga, vì quan niệm bốn hòn đảo của chuỗi đảo Kuril là lãnh thổ của mình. "Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền Nhật Bản, nhưng không phải với giá từ bỏ lãnh thổ của chúng tôi - Quần đảo Nam Kuril," - Tổng thống Dmitry Medvedev cho biết ngày 24 Tháng 12 năm 2010. "Tất cả các đảo của chuỗi đảo Kuril - đó là vùng lãnh thổ của Liên bang Nga", - ông nhấn mạnh.

Về cơ bản, yêu sách lãnh thổ Nhật Bản tuyên bố với "vùng lãnh thổ phía bắc" là một sự tính toán cân nhắc có tính chất kinh tế - thực dụng. Ngày nay, đánh giá tiềm năng tài nguyên của khu vực này gồm có 1,6-1,8 tỷ tấn nhiên liệu quy chuẩn và 1,8 nghìn tấn vàng, 9,3 nghìn tấn bạc, 39,7 triệu tấn titan, 273 triệu tấn sắt. Trên đảo Iturup cùng với sự thoát khí ga dưới lòng đất, đã phát lộ một kim loại rất hiếm và cực kỳ quý - rhenium, có giá trị vượt xa cả vàng. Thêm nữa ta có thể khai thác ở đây 36 tấn mỗi năm, tương ứng với mức tiêu thụ hàng năm của kim loại này trên thế giới. Các nguồn khai thác rhenium khác ở Nga là không tìm thấy. Trên quần đảo Kuril có các vỉa quặng á kim, lưu huỳnh và nhiều khoáng chất khác. Nhìn chung, trữ lượng điều tra được của các khoáng sản hóa thạch được biết đến chỉ tại Nam Kuril với mức giá thế giới năm 2005, ước tính đạt giá trị 40-50 tỷ USD. Ngoài ra phải nhớ rằng tất cả các tài nguyên liệt kê bên trên rất khan hiếm tại Nhật Bản.
Ta đã biết rằng một mỏ rhenium có hiệu quả kinh tế tốt là ở Nga. Nó được phát hiện vào năm 1922 trên ngọn núi lửa Kudriavyi, đảo Iturup, quần đảo Nam Kuril.

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Tám, 2011, 12:12:35 am
(tiếp)

Rhenium được sử dụng trong chế tạo:
• các loại thiết bị đo nhiệt độ có thể đo nhiệt độ đến 2200 ° C
• hợp kim với vonfram và molypden. Việc bổ sung rhenium tăng cường cả độ bền và độ dẻo của hợp kim này.
• động cơ phản lực. Đặc biệt, hợp kim có chứa đơn tinh thể niken rhenium có khả năng chịu nhiệt cao, được sử dụng cho sản xuất cánh quạt động cơ tuabin khí. Ngoài ra, rhenium còn được sử dụng trong tiếp điểm điện tự làm sạch.

       Vậy thì Nga sẽ mất thêm những gì nữa khi nhượng bộ trong vấn đề lãnh thổ với Nhật Bản?

1)Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Nga sẽ bị thiệt hại nặng trong lĩnh vực chính trị, nơi mà thỏa hiệp và nhượng bộ chỉ được coi như thể hiện sự yếu kém của quốc gia. Thậm chí điều đó còn làm giảm hơn nữa vai trò và ảnh hưởng của Nga trong các quá trình xảy ra tại khu vực.
2)Điều này gây ảnh hưởng đến vị trí của Nga trên thế giới nói chung và tăng cường động lực cho các yêu sách lãnh thổ tiếp tục xảy ra, chống lại Nga ở cả các khu vực khác.
3)Trở ngại trong khu vực phòng thủ, thậm chí chỉ từ quần đảo Kuril sẽ tạo ra một khoảng trống trong việc nắm rõ tình hình và cảnh báo sớm ở phần phía tây Thái Bình Dương tiếp giáp với Nga. Nó sẽ gây ra đổ vỡ trong tuyến phòng thủ chiến lược chống lại các cuộc tấn công có thể xảy ra từ biển theo hướng đông.
4)Trên bình diện xã hội, ta sẽ gặp một làn sóng di cư mới không chỉ từ các khu vực này, mà còn từ các khu vực khác của vùng Viễn Đông, cũng như làm tăng những khuynh hướng ly khai có thể có của cư dân do mất niềm tin vào khả năng của chính phủ liên bang đảm bảo cho họ sự bảo vệ chống bành trướng từ bên ngoài.
5)Về mặt đạo đức, nếu bỏ qua các ý kiến phổ biến trong xã hội Nga về sự cần thiết duy trì chủ quyền quốc gia trên tất cả các vùng đất phía đông của đất nước, sẽ là một đòn nặng nề đánh vào nhân phẩm và sự tự ý thức của người Nga.

Nhật Bản và Hoa Kỳ từ 3 đến 10 tháng 12 năm 2010 đã tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn có tên gọi "Thanh kiếm sắc". Họ đã thu xếp để kỷ niệm 50 năm hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản như vậy. Nhật Bản tham gia cuộc tập trận với 34 ngàn quân, 40 tàu chiến và 250 máy bay. Hoa Kỳ tham gia với 10 ngàn quân, 20 tàu chiến, bao gồm cả tàu sân bay "George Washington", và 150 máy bay. Chưa bao giờ trong lịch sử tập trận chung  giữa Nhật Bản và Mỹ từng có một số lượng nhân viên và thiết bị quân sự lớn như thế. "Thanh kiếm sắc" được tổ chức trên Thái Bình Dương gần đảo Okinawa, sát biên giới lãnh hải Hàn Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử tập trận Mỹ-Nhật có sự tham dự của các quan sát viên Hàn Quốc.

Cuộc tập trận "Thanh kiếm sắc" -  đó là  tín hiệu cảnh báo cho ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Và trong tương lai Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể tổ chức một "cảnh báo" như vậy gần bờ biển phía đông của chúng tôi. Vậy thì việc mua cho Hạm đội Thái Bình Dương chỉ 2 hoặc 4 chiếc "Mistral" ở đây rõ ràng là không đủ ....

Sự mạnh bạo của chính phủ Nhật Bản trong cuộc xung đột quần đảo này trở nên rõ ràng chỉ trong bối cảnh của việc Mỹ đã tuyển chọn Nhật Bản làm một đồng minh quân sự chiến lược, không chỉ ở châu Á mà còn trên trường quốc tế, đáp ứng lời hứa hẹn sẽ hỗ trợ (Nhật Bản) đầy đủ trong các cuộc xung đột với Nga và Trung Quốc.
 
Trong thập kỷ qua, Nhật Bản đã làm hỏng, không những câu chữ, mà còn chính tinh thần Điều 9 Hiến pháp của mình, khi lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ Hai, họ đã gửi quân tới vùng chiến sự ở Iraq, đưa tàu chiến đến cho Mỹ và NATO điều động tham gia cuộc chiến ở Afghanistan, nơi đội quân đội của họ ngày nay – các nhân viên quân y – đang phục vụ trong hàng ngũ lực lượng quốc tế duy trì an ninh của NATO. Bằng cách liên kết với quân đội Hoa Kỳ, Pháp và các nước NATO khác, Nhật Bản sẽ sớm mở căn cứ quân sự đầu tiên kể từ Thế chiến thứ Hai ở Djibouti, đông bắc châu Phi.
    
Nhật Bản đã trở thành một trong những cường quốc quân sự lớn nhất trên thế giới. Hoa Kỳ - vượt trên tất cả các cường quốc quân sự, trong tháng 12 năm 2010 đã thông qua Luật chi tiêu Quốc phòng cho ngân sách năm 2011, với mức dự trù tài chính lên đến 725 tỷ đô la.

Tuy nhiên, để kết luận về vấn đề tranh chấp bốn hòn đảo trong quần đảo Kuril, tôi muốn nói rõ như sau: "Các đảo Kuril  - không phải là lãnh thổ duy nhất Nhật Bản bị mất. Tổng kết Chiến tranh thế giới thứ Hai, Nhật Bản còn bị mất các đảo Mariana, Marshall, Caroline, Pescadores, Đài Loan và một số lãnh địa nhỏ khác. Chỉ có "vùng lãnh thổ phía Bắc", như người Nhật tự gọi chuỗi đảo Kuril có tranh chấp, trở thành nguồn gốc của cuộc đối đầu ngoại giao dài hạn. Và sẽ không có tranh chấp, nếu không có một "bên thứ ba". Những nỗ lực đáng kể để duy trì cuộc xung đột lãnh thổ dẫn đến tình trạng "trên bờ vực đổ vỡ quan hệ ngoại giao" này, do chính “bên thứ ba" gây ra - đó là Hoa Kỳ, quốc gia có Nhật Bản là đồng minh ngay sau Thế chiến II. Nếu những hòn đảo này trở lại với Nhật Bản, nó sẽ truyền động lực để những nước khác bày tỏ yêu sách của họ đối với các khu vực khác nhau của Nga và để hoàn thành một âm mưu tội ác nhằm bóp méo lịch sử Thế chiến II ".

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ R.Gates trong một cuộc gặp tháng 1 năm 2011 tại Nhật Bản với các quan chức cao cấp chính phủ Nhật, bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng Kitadzawa, (năm 2007 Cục Phòng vệ Nhật Bản được nâng cấp lên thành Bộ Quốc phòng), cho biết: "Khi liên minh của chúng tôi phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, vấn đề quan trọng đối với Nhật Bản là cần tiếp nhận một tầm mức lớn hơn trong vai trò lãnh đạo trong khu vực và trên toàn cầu, phản ánh tiềm năng chính trị, kinh tế và quân sự của nó".
    
Một số giới trong chính phủ  và các ngành công nghiệp Nga tin rằng "nếu các hòn đảo được trả lại cho Nhật Bản, nó sẽ truyền động lực cho các nước khác bày tỏ yêu sách của họ đối với các khu vực khác của Nga và để hoàn thành một âm mưu tội ác nhằm bóp méo lịch sử Chiến tranh thế giới thứ Hai".
    
Cuối cùng, "vấn đề quần đảo Kuril"  không nằm ở tranh chấp về một số hòn đảo của chuỗi đảo Kuril. Tại châu Á, đã hình thành một trung tâm kinh tế và công nghệ mới của thế giới. Châu Á-Thái Bình Dương, nơi đang có giao cắt và va chạm ngày càng gay gắt hơn về lợi ích của một vài đấu thủ hàng đầu trên trường quốc tế, trong những thập kỷ tới sẽ là trung tâm trọng lực ngày càng trở nên rõ ràng của nền chính trị thế giới. Và ở trung tâm của tất cả các mâu thuẫn – chính là Trung Quốc với dân số hàng tỷ người đang nhanh chóng tiến về phía trước,  cũng như một đại dương vĩ đại (Thái Bình Dương), và vấn đề kiểm soát các tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng cho các loại tàu bè lưu thông.


Học thuyết hải quân của Trung Quốc dự kiến xây dựng các lực lượng hải quân và lực lượng không quân hải quân hỗ trợ, có khả năng không chỉ chống lại sự xâm lược từ phía biển, mà còn giáng đòn tấn công ngăn chặn phủ đầu, bao gồm cả trên không gian chiến trường các đại dương. Một chương trình xây dựng các lực lượng hải quân đã được phê duyệt và thực hiện trong vòng 50 năm.
    
Trong giai đoạn đầu (đến 2020-2025.) dự kiến xây dựng các tàu mặt nước và tàu ngầm mới các loại. Trung Quốc hiện đang có kế hoạch xây dựng các nhóm lực lượng Hải quân (các binh đoàn tác chiến) và họ nỗ lực tạo cho chúng khả năng thực hiện các hoạt động tác chiến trong giới hạn các chuỗi đảo sau: quần đảo Kuril, đảo Hokkaido, đảo Nampo, Mariana, Caroline và đảo New Guinea, bao gồm vùng biển Nhật Bản và biển Philippines, cũng như vùng biển quần đảo Indonesia. Trước lực lượng hải quân Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại có các nhiệm vụ khác mà trước đây chưa được đưa lên hàng đầu - đảm bảo lợi ích quốc gia trên biển gắn liền với sự khai thác tài nguyên thiên nhiên của đại dương và an toàn cho tàu thuyền lưu thông. Một đội tàu mạnh mẽ và hiện đại trong trung hạn, sẽ cho phép Trung Quốc gây áp lực chính trị đối với các nước đang là các bên tham gia vào tranh chấp lãnh thổ tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Giai đoạn thứ hai (2050), giới lãnh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc có kế hoạch thành lập một hạm đội đại dương có khả năng phá vỡ "rào cản đảo" chạy dọc theo bờ biển của nó, và vươn ra không gian đại dương đến đảo Guam.

Với mục đích đó, năm 1999 họ đã khởi công thiết kế tàu của tàu sân bay của mình (đề án 9935) tại Nhà máy đóng tàu Thượng Hải, bắt đầu xây dựng một lớp mới các tàu cho hải quân Trung Quốc - các tàu tuần dương, đóng một loạt các tàu khu trục trang bị vũ khí tên lửa có điều khiển. Họ đóng mới các tàu mẹ đổ bộ thế hệ mới, số lượng khoảng 10 chiếc. Một vị trí quan trọng trong chương trình này được dành cho tàu ngầm.

Đầu những năm 90 với $ 28 triệu (với giá "tiêu chuẩn" phải một vài tỷ USD), tức là, về cơ bản miễn phí, Trung Quốc đã mua được ở Ukraine tuần dương hạm chở máy bay "Varyag" của Liên Xô chưa hoàn thành, con tàu đó sẽ sớm được trình diện trong thành phần của Hải quân Trung Quốc dưới cái tên "Shi Liang". Khi mua, người ta nói rằng con tàu sẽ được chuyển đổi thành một sòng bạc nổi. Ukraine đã bán cho Trung Quốc nguyên mẫu cường kích trên hạm Su-33 của Nga. Nước Nga từng từ chối bán loại máy bay đó cho Trung Quốc, vì sợ nó bị làm nhái. Nhưng ở Trung Quốc, nguyên mẫu này  được  "nhân bản" từ nguồn Ucraina.

Ngày nay, Hải quân QGPND Trung Quốc bao gồm: 5 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo, 8 tàu ngầm hạt nhân đa chức năng, 60 tàu ngầm diesel, 28 khu trục hạm, 52 tàu hộ vệ, 83 tàu tên lửa cao tốc, 77 tàu tuần tra. 22 tàu quét mìn, 84 tàu đổ bộ. Theo số lượng tàu ngầm tuần dương hạt nhân và tàu ngầm hạt nhân, Hải quân Trung Quốc đứng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Nga), theo số lượng tàu ngầm diesel, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu cao tốc tên lửa, tàu đổ bộ - họ chiếm vị trí dẫn đầu trên thế giới.

Cơ cấu tổ chức của Hải quân Trung Quốc bao gồm các lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm, không quân hải quân, lính thủy đánh bộ và bộ đội bảo vệ bờ biển. Về hoạt động tác chiến chia thành: các  hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải, phân hạm đội tàu sông Amur, phân hạm đội đào tạo Bột Hải. Ngoài ba hạm đội, lãnh đạo Trung Quốc đang xem xét sự hình thành hạm đội thứ tư, có khả năng hoạt động trên đại dương ở quy mô lớn, vượt ngoài các giới hạn khu vực hoạt động gần bờ biển của các hạm đội.
    
Từ năm 1992 đến năm 2000. Trung Quốc đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho Pakistan trong việc xây dựng cảng Gwadar và căn cứ hải quân tại Ormara (240 km về phía Tây Karachi), với khả năng làm chỗ cho các tàu hải quân Trung Quốc trú đóng, và là nơi đặt trạm chặn bắt thông tin vô tuyến điện.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/52580e9f13f7b7a9a2bb608dc1e27876.png)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/07af6feacfb663ef100a27553db953f9.png)
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Tám, 2011, 09:27:02 am
(tiếp)

Việc Trung Quốc tham gia xây dựng cảng nước sâu "Gwadar" trên bờ biển phía tây nam Pakistan đã thu hút chú ý của giới truyền thông thế giới đến vị trí chiến lược của cảng: nó nằm cách biên giới Iran khoảng 70 km và cách phía đông  eo biển Hormuz 400 km, trên tuyến đường chính vận chuyển nguồn tài nguyên dầu mỏ. Người ta cho rằng điều này cho phép Trung Quốc thành lập "trạm chặn bắt tín hiệu và nghe lén thông tin" để giám sát hoạt động của hải quân Mỹ tại Vịnh Ba Tư, hoạt động của Ấn Độ trong vùng biển Ả Rập.
    
Pakistan có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc – đó hoàn toàn là công lao của cựu Tổng thống Pervez Musharraf. Ông ta chính là người đề nghị Bắc Kinh cùng mở cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung - Ấn Độ. Và vì thế ông đã mang tới Bắc Kinh ý tưởng xây dựng một căn cứ gây ảnh hưởng cho Trung Quốc trên bờ biển Pakistan ở Ấn Độ Dương - cảng Gwadar. Người Trung Quốc thích ý tưởng đó, và một cảng biển hiện đại ở vị trí bến tàu đánh cá đã được xây dựng trong thời gian ngắn kỷ lục, từ năm 2002 đến 2005. Năm 2008, khối lượng hàng chu chuyển qua cảng Gwadar là 52 000 tấn, trong đó phần lớn sản lượng này đến từ dầu mỏ của Trung Quốc, mua tại Sudan và vận chuyển bằng đường biển về Trung Quốc. Trong năm 2008, Trung Quốc đã khởi công tại sân bay Gwadar 14 km đường băng, thích hợp không chỉ cho máy bay dân sự mà còn cho các máy bay quân sự sử dụng. Và cảng Gwadar cũng hoàn toàn có thể trở thành căn cứ cho Hạm đội Nam Hải của Hải quân Quân Giải phóng nhân dân  Trung Quốc, thay vì căn cứ cũ Trạm Giang (trên bán đảo Lôi Châu) không còn đủ sức chứa hạm đội Trung Quốc đang đà phát triển.

Tất cả các kế hoạch này đã bị xét lại khi người Mỹ, không hài lòng với quá nhiều sự độc lập của ông Musharraf và định hướng thân Trung Quốc của ông ta, ép buộc ông phải về hưu, và đặt Asef Ali Zardari vào thế chỗ.  

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0e/Gwadar_Port.jpg/800px-Gwadar_Port.jpg)
Cảng biển Gwadar.

Một khi đã trở nên rõ ràng là Osama bin Laden, người mà Mỹ tìm kiếm trên những ngọn núi trong mười năm qua, thì trong những năm này lại sống tương đối thoải mái ngay gần thủ đô, tại khu vực kiểm soát của chế độ, cách một học viện quân sự chỉ khoảng một trăm mét thì  không thể nói được về bất kỳ sự hợp tác nào của Mỹ với Pakistan trong đấu tranh chống khủng bố, dù chỉ là để tuân thủ chính sách. Mỹ đã xử lý Osama một cách bí mật ngay cả với người Pakistan – những người của mình, một loại đồng minh - và các chỉ huy quân đội Pakistan đã cảnh báo một cách rõ ràng rằng những hành động quân sự tương tự tiếp theo sẽ gặp phản kháng của quân đội thường trực. Người Mỹ đang vỡ mộng với ông Zardari, người mà họ bảo trợ, và có thể là trong tương lai gần ông ta sẽ bị loại khỏi chính trường, "theo cách làm cũ kiểu Pakistan" – bằng một cuộc đảo chính quân sự. Rõ ràng, ông ta cũng hiểu - và bây giờ đã sẵn sàng cung cấp cho bất cứ ai và bất cứ điều gì vì lợi ích của mình và của hy vọng ảo tưởng về sự cứu rỗi. Người Trung Quốc, về phần mình, không vội vã - họ sẽ chờ đợi xem vấn đề kết thúc thế nào, ai sẽ nổi lên sau khi lật đổ Zardari, và sau đó bắt đầu xây dựng lại quan hệ với nhà lãnh đạo mới hùng mạnh.
 
Trung Quốc cũng tán tỉnh các quốc gia khác tại Nam Á, xây dựng các cảng container ở Chittagong (Bangladesh) và Hambantonta (Sri Lanka). Củng cố con đường ra Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận với Sri Lanka về việc tài trợ xây dựng các khu phát triển "Hambantonta" ở mũi cực nam Sri Lanka, trong đó bao gồm một cảng container, hệ thống bunker và nhà máy lọc dầu.

Trung Quốc đang tích cực phát triển hợp tác song phương với các nước Đông Nam Á, bằng cách lợi dụng  tình hình thực tế rằng Mỹ hiện không chú ý quá nhiều đến một chiến lược quân sự tích cực cho khu vực này, bởi họ phải tập trung sức mạnh chủ yếu vào các hoạt động tại Afghanistan và Iraq. Ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Nam Á đã vượt qua thời kỳ đỉnh điểm của nó và vẫn trên đà suy yếu, còn ảnh hưởng của Trung Quốc đang liên tục phát triển, vì vậy người Trung Quốc xuất phát từ một chiến lược bành trướng hung hăng muốn đánh bại những biểu tượng sức mạnh của Mỹ - các tàu sân bay. Tất nhiên trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ không tấn công tàu sân bay Mỹ, và cũng như trước đây, vẫn còn xa việc họ có thể thách thức quân sự trực tiếp với Mỹ. Tuy nhiên, họ có một mong muốn xây dựng trên bờ biển của họ một tiềm năng đe doạ cần thiết, đủ để ngăn người Mỹ không dám đưa tàu chiến Mỹ vào bất kỳ khi nào và nơi nào Mỹ muốn trong phạm vi giới hạn của bờ biển Trung Hoa. Khả năng ảnh hưởng trong chừng mực đến hành vi của các đối thủ là bản chất của bất kỳ cường quốc nào, chiến lược này một lần nữa chứng minh rằng Trung Quốc có kế hoạch xây dựng Đại Trung Hoa không chỉ trên đất liền mà còn cả trên biển.
  
Những người thế hệ lớn tuổi còn nhớ trong giai đoạn 1950-1960, trong tiếng Nga có một kiểu nói đùa "lời cảnh cáo cuối cùng của Trung Quốc", nghĩa là cảnh cáo người Mỹ “bằng lời” vì không có hành động nào thực hiện được do sự yếu kém của quân đội và hải quân. Trung Quốc ghi lại tất cả các hành vi (của người Mỹ) vi phạm không phận và hải phận Trung Quốc. Thông qua các kênh ngoại giao, "lời cảnh cáo" được gửi cho phía Mỹ. Số các vụ vi phạm và cảnh cáo đã lên đến 900, vì chẳng có câu trả lời nào. Bây giờ thời thế đã thay đổi, nhưng người Trung Quốc chắc còn nhớ rất rõ về nó.

Một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc, Shen Dingli, giáo sư tại trường Đại học "Phục Đán" ở Thượng Hải, nói rằng "sai lầm đối với chúng tôi (Trung Quốc) là chúng tôi từng tin rằng mình không có quyền xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài". Theo ông, mối đe dọa thực sự đối với Trung Quốc không phải là khủng bố, cướp biển, mà là khả năng của các quốc gia khác ngăn chặn các tuyến đường thương mại tới Trung Quốc. "Để ngăn chặn kịch bản xấu phát triển, Trung Quốc cần không chỉ lực lượng hải quân ngoài khơi xa, mà còn cần đến các căn cứ quân sự ở nước ngoài để cắt giảm chi phí." (Bài viết "Mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và sự cạnh tranh Ấn Độ-Trung Quốc". Harsch V.Pant.21 Tháng sáu 2010.).
   
Khi Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới, nó sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự của mình trên khắp thế giới, giống như một cường quốc khác đã làm – Mỹ, mà các căn cứ của họ đang bao vây quanh Trung Quốc. Việc mở rộng nhanh chóng khả năng quân sự và hải quân Trung Quốc là một biểu hiện cổ điển cho trạng thái các cường quốc lớn. Chiến lược hải quân mới "tuyến phòng thủ trên biển từ xa" cho phép Bắc Kinh có khả năng dồn sức lực của mình vào các khu vực chính yếu trên các đại dương thế giới, bao gồm cả Ấn Độ Dương.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tám, 2011, 01:50:07 am
(tiếp)

Robert Kaplan – Cộng tác viên chủ chốt Trung tâm soạn thảo chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ, phóng viên tạp chí “Đại Tây Dương” trong bài báo "Địa lý học sức mạnh Trung Quốc", kết luận về khát vọng của Trung Quốc: "Trung Quốc có vị trí phân bố rất có lợi trên bản đồ thế giới. Nhờ vậy, nó có khả năng quảng bá rộng rãi ảnh hưởng của mình cả trên đất liền và trên biển, từ Trung Á tới Biển “Nam Trung Hoa”, từ vùng Viễn Đông của Nga đến Ấn Độ Dương .... Trung Quốc kết hợp trong bản thân mình những dấu hiệu của một cường quốc cả trên đất liền và trên biển. Bờ biển của nó trải dài 9.000 dặm, có đủ các hải cảng tự nhiên thuận tiện phân bố trong vùng ôn đới .... Đất nước này đang trở thành một cường quốc lục địa hùng mạnh và  chính sách của các quốc gia như vậy, theo châm ngôn của Napoleon, không thể tách rời khỏi vị trí địa lý của họ"(Tạp chí Ngoại giao № -3 năm 2010).
      
Và những gì sẽ xảy ra với một người hàng xóm khác của chúng tôi (qua eo biển Dezhnev) – Hợp chủng quốc Châu Mỹ?
Hoa Kỳ hiện nay có một ưu thế tuyệt đối về vũ khí hạt nhân và thông thường hơn bất kỳ kẻ thù tiềm năng hoặc thậm chí một nhóm kẻ thù nào. Ngân sách quốc phòng của họ - và điều này diễn ra trong những điều kiện của cuộc "chiến tranh lạnh" dường như vừa mới kết thúc, vẫn vượt hẳn ngân sách quân sự của Nga như lệ thường. Họ công khai thể hiện tham vọng đạt đến ưu thế tuyệt đối không chỉ trên đất liền và trên biển, mà còn trong vũ trụ.
Năm 2002, đã có những thay đổi căn bản trong chiến lược chính trị - quân sự của Mỹ. Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã lập một ủy ban để chuẩn bị "xem xét lại chính sách hạt nhân". Kết luận của ủy ban và những quyết định ban hành cho chúng ta thấy những điều đáng quan tâm:
- Nước Nga mới không còn là một mối đe dọa hạt nhân nghiêm trọng cho Hoa Kỳ;
- Vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ không còn là một phương tiện hiệu quả của chiến lược chính trị trong lĩnh vực an ninh của Hoa Kỳ;
- Nội dung của các lực lượng hạt nhân chiến lược đòi hỏi chi phí tài chính đáng kể, không đáp ứng với tiêu chí "hiệu quả - chi phí".
 
Sau kết luận này của ủy ban, (Mỹ) đã có quyết định giảm chi tiêu cho việc phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược và tăng cường xây dựng vũ khí thông thường thế hệ mới. Người Mỹ rất thông minh và sáng suốt: sau khi là bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, chắc chắn anh sẽ phải nhận đòn tấn công hạt nhân trả đũa, sẽ chịu mất mát nghiêm trọng về nhân lực, dân cư, bị ô nhiễm phóng xạ khu vực rộng lớn ...v.v. Phương án lựa chọn tốt nhất: Nam Tư, Iraq. Những cuộc chiến rất đẹp, không tiếp xúc trực tiếp, với mất mát tối thiểu về con người. Để làm điều đó, một đòn tấn công mạnh mẽ tập trung bằng một vài ngàn vũ khí tấn công có độ chính xác cao vào quốc gia bị bỏ rơi là đủ để tiêu diệt tất cả các mục tiêu quân sự và công nghiệp của nó, tiêu diệt sự ổn định chiến lược cần thiết của quốc gia đó và buộc nó phải đầu hàng.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/c9406d4ed9cae306aa8dc43d9fda35c3.png)
Vị trí các tàu ngầm nguyên tử Mỹ, mà từ đó chúng giáng đòn tấn công bằng tên lửa  “Tomahawk” lên lãnh thổ Irak.

Lần đầu tiên vào năm 1991 điều đó xảy ra trong Chiến tranh vùng Vịnh, khi Hải quân Hoa Kỳ đã phóng đi 288 tên lửa "Tomahawk". "Xuất sắc hơn cả" là các kíp thủy thủ trên các tàu ngầm "Louisville", "Pittsburgh" và tuần dương hạm tên lửa "San Jacinto". Các tàu ngầm của Mỹ, phá hủy các mục tiêu quân sự và công nghiệp ở Iraq, giết chết nhiều người mà không sợ bất cứ điều gì. Không điều gì! Và đối với một sự trả đũa hạt nhân có thể có vào lãnh thổ Hoa Kỳ (chúng ta giả thiết) từ Nga và Trung Quốc, người Mỹ cần một hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ để hoàn toàn có thể vô hiệu hóa tiềm năng vũ khí tên lửa hạt nhân của họ.

Theo các chuyên gia quân sự, giờ đây Mỹ có thể tấn công với nhịp độ phóng vài nghìn tên lửa hành trình một ngày đêm. Rất dễ dàng tưởng tượng được mối đe dọa lớn như thế nào mà vũ khí chính xác cao (của Mỹ) mang đến cho nước Nga trong quá trình chuyển đổi chưa hoàn thành sang "diện mạo mới" và sự hình thành của bốn Bộ chỉ huy chiến lược thống nhất (Объединённых стратегических командований – ОСК - OSK)) thay thế cho vị trí lịch sử trong cả các thời kỳ Đế chế Nga Hoàng, Liên Xô và LB Nga của các quân khu: OSK "Tây", OSK "Trung tâm", OSK "Nam", OSK "Đông". Để bảo vệ các khu vực công nghiệp Trung tâm, không phận bầu trời và tầng không gian vũ trụ gần trên Moskva đã thành lập Bộ Chỉ huy tác chiến chiến lược phòng thủ Không gian - Vũ trụ (Оперативно-стратегическое командование Воздушно-космической обороны - ОСК ВКО – OSK VKO). Đã thành lập ….....

Nhưng như đã biết, bất kỳ cuộc cải cách quân sự nào ở giai đoạn đầu thường kèm theo những tác dụng phụ tiêu cực liên quan đến việc phá vỡ nền nếp chỉ huy, sự thiếu kinh nghiệm và thiếu tự tin trong những người trẻ vừa được bổ nhiệm vào vị trí các tướng lĩnh và đô đốc mới, sự mất mát tính chuyên nghiệp ở các sĩ quan, mức độ chưa sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị, sự giảm kỹ năng của các quân nhân trong đội ngũ v.v. Chúng ta liệu có kịp thời gian? Một cái gì đó rất giống các sự kiện năm 1941 tại Liên Xô. Liệu lịch sử có lặp lại một lần nữa?


8 tháng 4 năm 2010 tại Prague, Tổng thống Nga và Mỹ đã ký Hiệp ước START-3 (СНВ-3). Hiệu lực của hiệp ước trước hết hạn vào tháng Mười Hai năm 2009. Theo hiệp ước mới, Nga và Mỹ cam kết trong bảy năm, giảm số lượng tên lửa và máy bay - mang vũ khí hạt nhân xuống đến các mức sau: 700 cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM - межконтинентальных баллистических ракет - МБР) đã triển khai, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBMs - баллистических ракет подводных лодок - БРПЛ) và máy bay ném bom hạng nặng (тяжёлых бомбардировщиков - ТБ - TB) , 800 cho cả số các bệ phóng đã triển khai và chưa triển khai của ICBM và SLBM, cũng như máy bay ném bom chiến lược hạng nặng. Số lượng tối đa các đầu đạn hạt nhân trên tất cả các tên lửa và máy bay – các phương tiện mang, được giới hạn là 1550.
    
Để tham khảo, vào năm 1991, tại thời điểm ký kết START-1, Liên Xô đã có khoảng 2.500 phương tiện mang vũ khí hạt nhân và khoảng 10.000 đầu đạn hạt nhân. Có nghĩa là, giảm so với thời Xô Viết, về phương tiện mang - 3 lần, đầu đạn - 7 lần.
Các cuộc đàm phán trước khi ký hiệp ước kéo dài và rất khó khăn. Phía Nga nhấn mạnh đến việc phải đưa vào hiệp ước các điều khoản để hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa (ПРО) và giới hạn sự phát triển kho vũ khí thông thường có độ chính xác cao của Mỹ. Phía Mỹ né tránh đàm phán để hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Tại sao? Thực tế là hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ nhằm vô hiệu hóa hoàn toàn sức mạnh tiềm tàng của lực lượng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga. Hoàn cảnh đó không cho phép họ phá hủy (cắt giảm ) hệ thống phòng thủ chống tên lửa đã được xây dựng và dự kiến thiết kế triển khai tiếp trong tương lai.

 Kết quả là, hệ thống phòng thủ chống tên lửa trong văn bản của hiệp ước vẫn được đề cập, nhưng theo một cách mà cho phép cả hai bên giải thích riêng theo ý của mình. Như ta biết, trong các điều ước quốc tế không thể chấp nhận sự bao gồm các điều mục mơ hồ. Một ví dụ điển hình cho vấn đề đó - các thỏa thuận về quần đảo Kuril.
Người Mỹ không hề do dự làm cho người ta hiểu rằng điều này không đề cập đến bất kỳ  ràng buộc nào. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã phải nói rằng: "Nếu Mỹ làm điều gì .... thì Liên bang Nga cũng... ... "(một lần nữa, cảnh báo rằng Mỹ không bị ràng buộc). Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ đã mạnh mẽ và rất nhanh chóng triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa, trong tương lai có khả năng bắn hạ số tên lửa lớn hơn cả số tên lửa mà Nga có thể có được theo hiệp ước START - 3 (như trong bài ngụ ngôn quen thuộc mà mọi người đều biết, "Chú ngốc Vaska cứ lắng nghe, nhưng ăn thì...").

Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã có những nhượng bộ bằng cách hủy bỏ quyết định của cựu tổng thống Bush triển khai các căn cứ phòng thủ chống tên lửa ở Ba Lan và Cộng hòa Séc. Nhưng "đột nhiên", Romania và Bulgaria, thông báo rằng năm 2015 sẽ bố trí những căn cứ ấy trên lãnh thổ của họ. Ba Lan cũng tuyên bố trên "danh dự" sẽ tiếp tục.
Có thể có sự hợp tác và tham gia của Nga trong một châu Âu thống nhất và hệ thống phòng thủ chống tên lửa toàn cầu được không? Có thể. Nếu đó là ý chí chính trị và ý định nghiêm túc của các nhà lãnh đạo EU và Mỹ. Tuy nhiên, đề án phòng thủ chống tên lửa chung với Mỹ trong thế kỷ 21, đã có nhiều. Vì những lý do khác nhau mà chúng đã không được đẩy đến cùng.

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO-Nga ở Lisbon, tháng 11 năm 2010, các bên đồng ý hợp tác về phòng thủ tên lửa. Nhưng việc tạo ra một EUROPRO (hệ thống phòng thủ tên lửa thống nhất của Châu Âu) duy nhất – còn là vấn đề ở thời tương lai. Ngày 21 tháng mười một năm 2010 tại Lisbon, tại buổi họp báo tổng kết các cuộc thảo luận về các vấn đề liên quan đến sự tham gia của Nga trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa, Tổng thống Dmitry Medvedev ủng hộ ý tưởng của một hệ thống phòng thủ chống tên lửa chung, nhưng gắn nó với các điều kiện để sự tham gia được hoàn toàn cân bằng. Và ông giải thích: "... sự tham gia của chúng tôi chỉ có thể là một quan hệ đối tác, mà không thể có hình thức nào khác, tham gia để làm vì, tham gia chỉ để cho có hình thức là không thể được. Hoặc là chúng ta tham gia với toàn bộ giá trị ta có, chia sẻ thông tin, có trách nhiệm giải quyết các vấn đề khác nhau, hoặc không tham gia tất cả, khi đó vì những lý do hiển nhiên, chúng tôi sẽ bị buộc phải tự bảo vệ mình".

Giữa Nga, EU và Mỹ có thể đi đến một giai đoạn hợp tác mới, nhưng những trở ngại và mâu thuẫn ở đây còn nhiều. Trước tiên, bạn cần phải đi đến một sự đồng thuận về việc liệu có thể coi là một mối đe dọa với Nga các tên lửa hạt nhân từ Iran và Bắc Triều Tiên và các nước khác hay không. Và nếu không có sự minh bạch, sẽ không thể có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này; khi đó toàn bộ lập luận về sự không có mối đe dọa tên lửa hạt nhân đối với Nga và sự không thích hợp nếu để cho Nga tham gia vào hệ thống phòng thủ chống tên lửa chung là một lập luận sai lầm và hời hợt.

Đối với Nga, cho đến nay mối quan tâm lớn nhất là hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ đặt căn cứ trên đất liền GBI (Ground Based Interceptor). Nó bao gồm một hệ thống tên lửa-đánh chặn GBI-3 giai đoạn, mà tiêu biểu là phương tiện mang – tên lửa thương mại đã được hiện đại hóa "Orion". Xét về khả năng chiến đấu GBI-3 giai đoạn là các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng vượt qua hệ thống chống tên lửa để bắn trúng các mục tiêu trên mặt đất ở khoảng cách đến 4.800 km. Trong trường hợp triển khai các tên lửa đánh chặn GBI theo giai đoạn của Mỹ gần biên giới Nga (như tại Romania hay Thổ Nhĩ Kỳ, các nước SNG), tình hình đa phần sẽ giống như cuộc khủng hoảng Caribbean. Chỉ có bây giờ mối đe dọa của đòn tấn công gần như tức thời không phải treo lơ lửng trên đầu Washington mà là trên đầu Moskva.
    
Nhiều câu hỏi hiện nay vẫn còn để ngỏ sau khi xảy ra cú va chạm toàn thể đầu tiên trong lịch sử của vệ tinh Iridium 33 còn hoạt động tốt của người Mỹ, do Lầu Năm Góc điều khiển, với vệ tinh "Kosmos-2251", thuộc Lực lượng Không gian Nga ngày 10 Tháng Hai năm 2009 trên phần phía bắc Siberia tại độ cao khoảng 800 km. Kết quả là, cả hai đều đã bị phá hủy. Nhiều khả năng, Mỹ đã thử nghiệm thông qua hệ thống phòng thủ không gian, nhằm mục đích xác định vệ tinh quân sự của đối thủ trong một tình huống phức tạp, tại khoảng không gian vũ trụ gần trái đất và nhanh chóng tiêu diệt nó bằng một vệ tinh-sát thủ cảm tử.


.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Tám, 2011, 03:27:36 pm
(tiếp)

Trong hiệp ước START-3 đã được ký kết, vũ khí bị cắt giảm không bao gồm các tên lửa hành trình đặt căn cứ trong không gian và trên biển. Cụ thể, chính chúng hiện tại đang có trong biên chế vũ khí hạt nhân và phi hạt nhân và tạo nên lực lượng tấn công chính của quân đội Hoa Kỳ. Bằng các tên lửa hành trình đặt căn cứ trên biển mang đầu đạn thông thường phóng đi trong cuộc chiến tranh 78 ngày "không tiếp xúc", nghĩa là không có sự xâm nhập của quân đội vào lãnh thổ quốc gia mình, mà Nam Tư, nước sở hữu một trong những đội quân mạnh nhất ở châu Âu đã bị đánh quỵ.
Các vấn đề của Nam Tư và Iraq được quyết định không bởi vũ khí hạt nhân mà bởi vũ khí thông thường. Và đóng vai trò có tầm quan trọng quyết định trong các chiến dịch đó chính là tên lửa hành trình và bom ném từ máy bay có độ chính xác cao. Đó là lý do tại sao người Mỹ quyết định giảm chi tiêu cho bảo trì và phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược và tăng chi tiêu cho việc phát triển vũ khí thông thường thế hệ mới. Tất cả đều phù hợp một cách logic với học thuyết quân sự mới của Hoa Kỳ. Và song song với nó, họ nói một cách đẹp đẽ và đầy cảm hứng về một "thế giới phi hạt nhân phổ quát".
Trong tài liệu chính yếu “Chiến lược biển của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21", người Mỹ sẽ tạo ra một hạm đội thống trị vô giới hạn trên các Đại dương Thế giới, hạm đội của sự "hiện diện""can thiệp" và họ xác định khá rõ ràng như sau: "Mục đích của Lực lượng Hải quân là để tác động gây ảnh hưởng, trực tiếp và quyết định vào các sự kiện trên bờ từ phía biển – vào bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào ". ... ...
    
Để thực hiện chiến lược này sẽ xây dựng các tàu chiến mới và tên lửa mới, các hệ thống mới để phát hiện và theo dõi các đối tượng chuyển động trên mặt nước, dưới mặt nước, trên bầu trời và trong không gian vũ trụ.

Theo chương trình "Sức mạnh trên biển -21" này, đã được thông qua cùng năm 2002, Mỹ có kế hoạch đến trước 2020 có trong biên chế Hải quân 313 tàu chiến và tàu hậu cần hỗ trợ. Bao gồm trong đó là 251 tàu chiến đấu, trong đó có 14 SSBN, 4 SSGN, 48 tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí ngư lôi, 11 tàu sân bay, 174 tàu mặt nước..... Chương trình được liên tục điều chỉnh theo hướng phát triển thành phần trên biển của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Hoa Kỳ)
. Kết luận thì người đọc sẽ độc lập rút ra cho mình, có tính đến các thành phần hiện tại của Hải quân Nga.

Hoàn toàn mới gần đây thôi, 20 - 25 năm về trước, chúng tôi đã thiết lập được cân bằng quân sự với Mỹ (sự bình đẳng của các nước hoặc nhóm nước trên phương diện lực lượng vũ trang và vũ khí). Còn ngày nay, "họ" đang có gì và chúng tôi có gì?
          
Hôm nay và trong tương lai Mỹ dự kiến duy trì mức độ số lượng và chất lượng của lực lượng hải quân của mình trong phạm vi đảm bảo "bảo vệ được các lợi ích quốc gia trong điều kiện các mối đe dọa hiện có và sẽ có trong viễn cảnh không xa".

Thành phần chiến đấu của Hải quân Hoa Kỳ: tàu sân bay - 11 chiếc, tuần dương hạm mang vũ khí tên lửa có điều khiển - 22 chiếc, khu trục hạm mang vũ khí tên lửa có điều khiển - 60 chiếc, tàu ngầm hạt nhân đa năng - 60 chiếc. Đang đóng mới hai tàu sân bay tấn công thuộc thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp "Gerald Ford". Tổng cộng, đã lên kế hoạch đóng mười tàu lớp này, và sẽ thay thế dần các tàu sân bay lỗi thời lớp "Nimitz" và "Enterprise” đang trong biên chế Hải quân Hoa Kỳ. Tính đến các kế hoạch của Lầu Năm Góc thay thế "Tomahawk" bằng tên lửa mới có tầm hoạt động đến 2500 - 2800 km đang được thực hiện mạnh mẽ, ở Nga sẽ không có khu vực công nghiệp hoặc một công trình chiến lược quan trọng nào mà những tên lửa này không với tới. Mỹ đang ở trên ngưỡng đạt đến sự thống trị toàn thế giới và tạo ra một “siêu đế chế” trên thế giới, mà toàn thể thế giới sẽ phụ thuộc vào nó.

Tomahawk - tên lửa hành trình đa mục đích tầm xa, tốc độ cận âm, có độ chính xác cao của Mỹ, đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiến lược và chiến thuật. Nó nằm trong trang bị vũ khí trên các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ, cũng là vũ khí trang bị cho không quân, từng được sử dụng trong tất cả các cuộc xung đột quân sự lớn có sự tham gia của Hoa Kỳ.
BGM-109 Tomahawk đã được phát triển trong một số biến thể, bao gồm:
• tên lửa phóng từ phương tiện mang trên biển SLCM
• tên lửa phóng từ phương tiện mang trên đất liền GLCM
• tên lửa phóng từ phương tiện mang trên không MRASM
Hiệu quả sử dụng đạt được:
• khả năng bị hiển thị thấp (sử dụng các lớp phủ hấp thụ sóng radar)
• độ cao hành trình bay thấp (nằm trong vùng chết của rất nhiều phương tiện phát hiện thuộc hệ thống phòng không
• độ chính xác cao
• độ tin cậy cao (đã được xác nhận trên thực tế chiến trường tại Nam Tư và Iraq)
• giá thành thấp (so với tên lửa đạn đạo)
• chi phí duy trì trong trạng thái chiến đấu thấp
• Không nằm trong số vũ khí chịu tác động của thỏa thuận đang thực thi về vũ khí chiến lược.
Độ cao bay tối thiểu : 30 m
Tầm bắn tối đa: gần 2.500 km.
Độ chính xác: 100 m
Tốc độ 880 km / h (cận âm, M = 0,7)
.

Tên lửa này được dẫn bắn tới mục tiêu dựa theo bản đồ địa hình khu vực. Trong bộ nhớ máy tính trên thân đạn, người ta nạp vào bản đồ địa hình khu vực sẽ diễn ra hành trình bay của tên lửa tới mục tiêu. Trong quá trình bay, tên lửa sẽ quét khu vực sao cho phù hợp với bản đồ, và điều chỉnh vị trí của nó trong không gian theo quỹ đạo tính toán. Tất cả các biến thể tên lửa đã phóng đi cho đến năm 1991, được dẫn đường tới mục tiêu đều dựa vào địa hình khu vực. Sau "Bão táp sa mạc", tên lửa "Tomahawk" đã có một chút sửa đổi. Trong quá trình diễn biến chiến dịch "Con cáo trên sa mạc", các vệ tinh đã dẫn đường cho tên lửa tới mục tiêu. Kết hợp cùng với vệ tinh, "Tomahawk" đã trở thành một vũ khí gần như hoàn hảo.

Bán kính đạt tới các vùng lãnh thổ Liên bang Nga của các tên lửa hành trình phóng từ trên biển với vật mang là các tàu ngầm nguyên tử Hải quân Mỹ tuần tiễu trong các khu vực tác chiến phía đông và phía bắc.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/dde36ce92b51adb37274cc00bdbe41c3.png)


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/6edf8c618a8a9b5950ad465184467a67.png)
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tám, 2011, 01:21:18 am
(tiếp)

Chắc chắn, mối đe dọa của cuộc tấn công tên lửa "Tomahawk" trên lãnh thổ nước Nga là có thật. Nhưng cần xét những điều kiện như sau: Thứ nhất, hãy tính đến tầm bay của "Tomahawk" phóng từ trên biển (1.600 km nếu không trang bị đầu đạn hạt nhân) là không đủ để đánh trúng nhiều khu vực triển khai các tên lửa đạn đạo ở sâu trong đất Nga, và nếu tính cả đến tốc độ 880 km / h - chuyến bay của tên lửa đến những mục tiêu thuộc bán kính đạt tới của nó sẽ mất 2 giờ, quá đủ để tiêu diệt nó bằng các phương tiện phòng không hiện đại.

Thứ hai, để tiêu diệt tất cả các phương tiện mang vũ khí hạt nhân của Nga (489 tên lửa, bao gồm cả số trên bệ phóng di động), 230 máy bay ném bom Tu-160, Tu-95 và Tu-22, 11 tàu ngầm chiến lược cần một số lượng tương tự đạn "Tomahawk" ngay cả nếu chúng ta coi tiêu thụ 1 tên lửa – cho 1 mục tiêu, cộng với một số lượng có thể đối chiếu so sánh được của các tên lửa tiêu tốn vào việc phá vỡ hệ thống phòng không. Các tổ hợp phòng không S-300 (2100 bệ phóng) có thể phá hủy tên lửa hành trình "Tomahawk". Nhưng điều này – chỉ khi tốc độ của "Tomahawks" là cận âm. Còn nếu tốc độ là như nhau hoặc lớn hơn như tên lửa "Moskit" của chúng tôi thì sao? Hãy để chúng ta đơn giản hóa rằng phương tiện mang - "Tomahawk", mà phải có ít nhất 1500 đạn sẽ được đặt gần với biên giới nước Nga, sẵn sàng cho cuộc tấn công tên lửa đồng thời. Vấn đề cho rằng các lực lượng Nga sẽ không thể phát hiện chúng, và khi phát hiện được cũng không thể liên tục theo dõi chúng là một giả định còn có điểm đáng ngờ. Tất cả các vật mang này phải được kịp thời phát hiện và tiêu diệt bằng các tổ hợp chống tên lửa S-300 và S-400. Trong quá trình chuyển đổi Các Lực lượng Vũ trang của chúng ta sang "diện mạo mới", làm được điều đó là vô cùng khó khăn, nhưng cần thiết phải làm.     

Chúng ta không thể bỏ qua thực tế là người Mỹ có thể hoàn thành trong tương lai việc phát triển tên lửa hành trình "siêu siêu thanh" có thể bay ở tốc độ Mach 6 trên khoảng cách hơn 600 km. Tên lửa này khác với tất cả các quỹ đạo dốc tương tự, bởi quỹ đạo gần như thẳng đứng của nó (90 độ) đi tới mục tiêu từ độ cao vài chục km.         

Mục tiêu chính của những tên lửa này – các tổ hợp phòng không và chống tên lửa "S-300" và "S-400" của chúng tôi mà hiện vẫn còn là các tổ hợp tốt nhất trên thế giới, cũng như các tổ hợp "Topol" không được bảo vệ, có thể nhìn thấy rất rõ từ không gian vũ trụ, có thể bị một tên lửa như vậy đánh bại bởi động năng rất lớn của phần đầu tên lửa thậm chí không cần lắp đầu đạn tác chiến. Tầm bay xa của tên lửa còn thấp, nhưng điều đó là trong khi mà ....

Cũng nên tính rằng Mỹ chỉ có thể tấn công trong điều kiện của cuộc khủng hoảng quy mô lớn, bởi vì vẫn tồn tại một nguy cơ một số tên lửa hạt nhân sẽ không bị phá hủy và sẽ được tung ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Do đó, lực lượng của chúng ta có thể thực hiện đòn trả đũa. Trong thời kỳ bị đe dọa và khi phát hiện các tàu sân bay Mỹ tiến đến các khu vực có thể phóng hàng loạt các tên lửa hành trình vào lãnh thổ Nga, giả thiết rằng các lực lượng hạt nhân Nga sẽ không được báo động sẵn sàng chiến đấu, và các tàu ngầm và bệ phóng tên lửa di động sẽ ở tại các địa điểm trú đóng, cũng có thể coi là đáng nghi ngờ.

Chúng ta sẽ có thể bảo vệ mình bằng những gì, nếu các cơ sở quân sự của chúng ta, các trung tâm hành chính và công nghiệp của chúng ta bị tấn công bởi 1500-10 000 tên lửa hành trình (như dự tính trong các kế hoạch của người Mỹ)? Sẽ là sai lầm sâu sắc cho những ai tự an ủi mình bằng ý nghĩ Mỹ sẽ không bao giờ tấn công chúng ta - tại sao họ phải làm vậy? Bởi chính kế hoạch tấn công hạt nhân chống lại Liên Xô trong những năm 50 của thế kỷ trước cũng "được cho là thần thoại". Có, nó đã không xảy ra chỉ vì họ chắc chắn sẽ phải nhận đòn tấn công trả đũa.     

Trong thời đại "chiến tranh lạnh", giám đốc CIA Mỹ Allen Dulles, đã trình bày một kế hoạch tiêu diệt Liên Xô bằng phương pháp tuyên truyền nhằm ly khai các nhóm dân tộc và các nhóm xã hội, gây mất mát các giá trị truyền thống, các giá trị luân lý, làm suy đồi đạo đức trong dân cư của đất nước ta v.v. Vâng, khi đó dường như điều này là không thể làm được đối với thế hệ lớn tuổi. Nhưng điều gì đã xảy ra vậy! Bạn có thể tranh luận dài về những điều phát biểu của bà Albright - Ngoại trưởng Hoa Kỳ (1997-2001), rằng việc duy nhất nước Nga sở hữu Siberia là "không công bằng" và Siberia cần được đặt dưới sự kiểm soát quốc tế. Điều này trích từ cuộc phỏng vấn với Alexei Pushkov trên đài phát thanh "Tiếng nói Moskva". Và nếu nó được đặc biệt truyền đi trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thử phản ứng sức mạnh của công luận tại Nga?

Đã có một chục kế hoạch được chuẩn bị, tạo lý do cho cuộc xâm lược quân sự vào lãnh thổ chúng ta. Ví dụ:
1 - Nga sử dụng vũ lực quân sự chống lại các nước láng giềng;
2 – Nạn ăn cắp vũ khí hạt nhân Nga của những kẻ khủng bố ;
3 - Nội chiến ở Nga và việc sử dụng trong quá trình nội chiến các vũ khí hủy diệt hàng loạt;
4 – Sự thảm sát các sắc tộc thiểu số ở miền nam Nga;
5 - Nội chiến, gây nguy hiểm cho sự an toàn của đường ống dẫn dầu Caspian qua đó dầu được bơm sang phương Tây; 6 - Thảm họa môi trường quy mô lớn (ví dụ, tại nhà máy điện hạt nhân); 7 – Sự chuyển giao thiết bị quân sự và công nghệ tiên tiến từ Nga vào tay của các "chế độ hung tàn" và các nhóm khủng bố v.v.
     
Kịch bản đã viết xong. Lực lượng để tung đòn tấn công ồ ạt đã được chuẩn bị (đóng các tàu mới, bao gồm các tàu đổ bộ lớn, chế tạo các phương tiện bay mới, những ý tưởng khoa học và quân sự  đề ra nhu cầu và đang được thực hiện, các tên lửa "Tomahawks" đã được hoàn thiện đi ra khỏi dây chuyền lắp ráp, "như những thỏi xúc xích" (hãy nhớ lại sự đe doạ của Nikita Khrushchev  về "những xúc xích quân sự của chúng tôi?". Chỉ có điều bây giờ băng chuyền đang làm việc cho "chúng"). Phải chờ, chọn thời gian, chọn các đồng minh, chuẩn bị dư luận .... và quyết định các Iraq, Nam Tư, Libya "mới" và v.v. Liệu tư tưởng lành mạnh sẽ giành chiến thắng? Hy vọng là có....

Mối nguy hiểm lớn nhất đối với chúng ta ngày nay - những tên lửa "Tomahawk" mới nhất. Khi cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược của mình, chúng ta đã tự bó tay mình trước cuộc xâm lược, mà trong đó chính tên lửa hành trình sẽ đóng vai trò chủ yếu. Các tổ hợp "S-300" và "S-400" tốt nhất thế giới của chúng ta sẽ không thể tiêu diệt tất cả các tên lửa hành trình của Mỹ, bởi vì, việc đầu tiên là phải có vài chục trung đoàn với hàng ngàn bệ phóng.
Thứ hai, hệ thống cảnh giới radar "đã bị rò rỉ" của chúng ta hiện nay chưa được nâng cấp các radar thế hệ mới có khả năng phát hiện mục tiêu bay thấp tại quỹ đạo có cao độ chỉ một vài mét tính từ mặt đất.
Thứ ba, đó là để chống lại các tổ hợp phòng không và phòng thủ tên lửa của chúng ta "S-300" và "S-400", đối thủ đã triển khai chương trình phát triển quy mô lớn các tên lửa siêu thanh, đi đến mục tiêu, như đã nói ở trên, bằng một quỹ đạo theo chiều thẳng đứng.

Trong trường hợp thủ tiêu lá chắn tên lửa hạt nhân của chúng ta đối với toàn thể hạm đội các tên lửa hành trình phi hạt nhân đặt trên biển, trên không và trên mặt đất, chúng ta sẽ không thể chống lại khi vẫn còn đang trong thời kỳ quá độ chuyển sang "hình thái mới". Bây giờ chúng ta chuyển sang ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Liên bang chính sách quốc gia trên biển Đô đốc V.A.Popov - cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc (1999 -. 2002). Đây là tuyên bố của ông về vấn đề này: "Hải quân Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô đã bị suy yếu đến mức gây ra một mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia Nga. Tăng cường áp lực quốc tế với Nga để chèn ép hoạt động hàng hải tích cực của nó, hạn chế nó truy cập đến các nguồn tài nguyên của các đại dương thế giới. Mỹ và NATO đã triển khai trên cơ sở thường trực các nhóm tàu chiến tại các khu vực mà có thể phóng một cách hiệu quả các tên lửa đạn đạo và hành trình vào lãnh thổ Nga.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tám, 2011, 08:56:59 pm
(tiếp)

Nhiệm vụ đặt ra cho Hải quân Nga có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga trên biển, nhưng bây giờ trong thành phần hạm đội hầu như không có các tàu chiến mới tại tất cả các lớp tàu cơ bản.
     
Nga đang tụt hậu sau các nước khác trong tất cả các khuynh hướng có thể. Sức mạnh trên biển Baltic của Nga nhỏ hơn 2 lần so với Thụy Điển và Phần Lan, 3-4 lần so với Đức. Các lực lượng hải quân của Pháp và Anh mạnh hơn Nga từ 5-6 lần, còn hạm đội Mỹ - gấp 20 đến 30 lần. Tại Viễn Đông các tàu mặt nước của chúng ta ít hơn ba lần so với Nhật Bản"
(Chính sách mới. Đô đốc V.Popov: Hải quân Nga đang mất dần vị thế. 27.11.2009.).

Biết đọc ta có thể so sánh chỉ tiêu phát triển của Hải quân Nga và Hải quân Hoa Kỳ và các nước khác nếu vẫn còn muốn biết. Hãy đọc, so sánh, tự rút ra kết luận... Và dù người ta có quyền nói rằng: lại nói mãi, ông cựu quân nhân này chỉ làm tình hình thêm căng thẳng...
     
Chúng tôi chuyển sang ý kiến của một nhà khoa học Nga nổi tiếng, nhà khoa học chính trị và hoạt động xã hội, trưởng khoa Kinh tế Thế giới và chính trị quốc tế Đại học Tổng hợp quốc gia – Trường Cao cấp Kinh tế, thành viên Hội đồng trực thuộc Tổng thống LB Nga về khuyến khích phát triển các tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền, thành viên Hội đồng hoạt động xã hội trực thuộc Bộ Quốc phòng LB Nga S. Karaganov: "Chúng ta không có chiến lược tại châu Á. Chúng ta không có hiểu biết về châu Á. Chúng tôi không hiểu rằng ở châu Á đang hình thành trung tâm kinh tế và công nghệ mới của thế giới. Nó đã tồn tại ở Singapore và Thượng Hải, Nhật Bản và Hàn Quốc .... Và sau 5 - 10 năm nữa, chính công nghệ hiện đại đi từ đó ra, mà không phải từ phương Tây. Chúng tôi thậm chí không muốn hiểu. Trong trường hợp tốt nhất, ta phải thừa nhận rằng tại đó có sự tăng trưởng đang thực sự diễn ra ở châu Á.
Thế giới thay đổi nhanh chóng. Và chúng ta thường không có bất kỳ phản ứng với những gì đang xảy ra kể cả trong số "phản động" hay trong số "cấp tiến". Thiếu hẳn nhận thức về những gì đang diễn ra trên thế giới"
. Nói về việc trên thực tế trung tâm phát triển kinh tế thế giới đã chuyển sang châu Á, Karaganov tiếp tục:
".... Châu Á không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế, mà đó là sự tăng trưởng kinh tế và công nghệ như điên cuồng. Còn nước Nga lại bỏ qua tất cả. Đây là một sai lầm rất lớn của chúng ta, nguồn tài nguyên chưa được khai thác của chúng ta cũng rất lớn ... Mỹ đang dồn toàn thể đến châu Á. Và chúng tôi - đất nước có một nửa diện tích nằm ở châu Á - hầu như không xem xét điều đó, hoặc xem xét một cách dè dặt""(“Chiến lược chính trị - với châu Âu, Chiến lược kinh tế  - với châu Á".S.Karaganov. VPK, № 25 , 30.06.2010). Tất cả điều này giống hệt chính sách của Nga ở vùng Viễn Đông vào cuối thế kỷ 19 .... Bạn có hiểu vấn đề này của ngày hôm qua và ngày hôm nay của các nhà lãnh đạo nước ta không?

"Nhà cải cách Stolypin" không ở tại Viễn Đông, nhưng ông đã làm không biết bao nhiêu điều cho sự phát triển của khu vực ... tôi đã được chứng kiến những biến đổi như vậy khi phục vụ trong sư đoàn tàu ngầm số 29 ở vịnh Vladimir (nơi ngày 17 tháng 5 năm 1905 tuần dương hạm "Izumrud" bị chìm sau trận Tsushima). Khi kiểm tra các công trình phòng thủ trên bộ tại vịnh Vladimir xây dựng vào đầu thế kỷ 20 và trước khi nổ ra Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945), tôi đã đến tận nơi các làng quê "Stolypin": các làng Veseliorny Yar người nhập cư Nga thành lập năm 1907, làng "Kreshchatyk" người nhập cư từ Ukraina lập năm 1909, làng Moldavanovka do người di cư từ Moldova thành lập năm 1909.. ; Nhà máy Liên hợp Khai thác mỏ và làm giàu quặng Khrustalnensky tại cảng Kavalerovo, được xây dựng vào năm 1940, và những công trình khác ... hãy tìm trên bản đồ Ukraine, Kiev, Khreshchatyk và ... vịnh Vladimir thuộc huyện Olginsky, khu Primorye. Xa xôi làm sao! Tuy nhiên, người nông dân đã tin tưởng Stolypin mà đi đến "tận cùng trái đất", thu xếp nơi ăn chốn ở, rồi đã xuất hiện những cánh đồng đất canh tác được cày ải, có tổ ong, có làng Nga. Nhưng "nhà cải cách - Stolypin" đã không thành và sự di cư quy mô lớn đã dừng lại, chấm dứt cả hỗ trợ chính phủ cho những người chuyển cư "Stolypin". Chỉ còn có "Stolypin wagon" - một chiếc xe đường sắt thiết kế đặc biệt để vận chuyển người và vật nuôi, được sử dụng trong Thế chiến I và Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
 
Điều gì ngày hôm nay ngăn cản việc áp dụng các quy tắc đó để làm cho tình hình quốc phòng, kinh tế, và nhân khẩu học vùng Viễn Đông thay đổi nhanh chóng theo hướng tốt hơn? Đâu là chiến lược dài hạn tích hợp để đầu tư phát triển khu vực Viễn Đông được chờ đợi đã lâu, mà người ta đã thảo luận rất nhiều ở cấp độ quốc gia cao nhất? Trong khi đó, chúng ta đang thấy một sự chuyển cư dân số Trung Quốc trên quy mô lớn cùng với sự nhập tịch hầu như không được kiểm soát vào lãnh thổ Nga. Chúng ta đang thấy như trước kia, người ta đang làm chủ thế nào, làm chủ theo một nhịp độ nào, các đại diện của một quốc tịch đang làm chủ vùng Viễn Đông, những người cần cho nhu cầu thị trường của nền kinh tế khu vực Viễn Đông của chúng ta ...

Những người đứng đầu quốc gia đã từng đến và ở vùng Viễn Đông này : cả Nicholas Romanov - vị hoàng đế tương lai của đế chế Nga (1891), cả Nikita Khrushchev - người đứng đầu Đảng và Nhà nước Liên Xô (1954, 1959), cả Leonid Brezhnev - Tổng Bí thư UB Trung ương ĐCS Liên Xô ( 1966, 1974.. và 1978). Những hướng dẫn phát triển vùng Viễn Đông đã được ban ra. Kinh phí được phân bổ. Các khu vực đã thực sự phát triển, nhưng không nhanh ....
     
2 tháng 7 năm 2010 Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trong chuyến đi làm việc của mình đến Viễn Đông, tại Khabarovsk ông đã chỉ thị và khuyến khích các nhà lãnh đạo vùng hãy tích hợp Viễn Đông với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, "....không chỉ là trung tâm phát triển kinh tế toàn cầu di chuyển về đây, mà trên nhiều vấn đề đây còn là trung tâm tương tác chính trị". Sau đó ông giải thích làm thế nào để hợp tác: "Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có tiềm năng công nghệ và đầu tư rất lớn. Trong trường hợp này họ không có đủ năng lượng, thường thiếu các nguồn tài nguyên .... khu vực phía đông của chúng ta có thể cung cấp cho họ những thứ cực kỳ cần thiết cho sự phát triển nội bộ của họ" Theo Dmitry Medvedev, cần thiết phải "sử dụng kinh nghiệm của các nước láng giềng để thiết lập một môi trường đầu tư thuận lợi và tạo ra các đặc khu kinh tế." Một sự hướng dẫn và mong muốn khiêm tốn…..Những  chỉ dẫn được nói ra từ những người đứng đầu quốc gia, các kế hoạch đã được phê duyệt ở cấp nhà nước và luôn được kiểm soát chặt chẽ. Bây giờ có điều đó hay không?....
     
Chính phủ đã được giao trách nhiệm đến cuối năm, cho ra một chương trình toàn diện về phát triển Đông Siberia, Viễn Đông và một chương trình hành động dài hạn nhằm tăng cường vị thế của Nga trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
     
19 tháng ba năm 2011 Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã tổ chức một hội nghị chính phủ trong chuyến đi tại Sakhalin, trong đó xem xét một chương trình tăng tốc phát triển kinh tế vùng Viễn Đông. "Việc thiếu các chiến lược rõ ràng của chính phủ cho sự phát triển vùng Viễn Đông và khu vực Baikal tạo ra nguy cơ biến vùng lãnh thổ này chỉ trở thành nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương", - đó là những đề cập trong đề án Chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng Viễn Đông và khu vực Baikal cho đến năm 2025. Điều này hiển nhiên là thực tế không thể chối cãi cho tất cả những ai quan tâm đến chính trị. Vậy chiến lược đã thông qua chưa?

"Chính các tổ hợp năng lượng - nhiên liệu công nghệ cao mới có thể trở thành điểm tựa chủ yếu của sự phát triển khu vực, tạo sự hội nhập hiệu quả vào không gian kinh tế Nga và kinh tế toàn cầu, để loại bỏ những hạn chế về cơ sở hạ tầng hiện có trong phát triển" - V. Putin phát biểu tại cuộc họp. Và trên thực tế thì sao? Biện pháp phải như thế nào?
     
Trong mối liên hệ với các thảm kịch đã xảy ra ở Nhật Bản, và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân, nước Nga, để thay thế cho công suất điện hạt nhân bị mất, đã sẵn sàng cung cấp cho Nhật Bản  nguồn bổ sung năng lượng đáng tin cậy: khí đốt, than đá, dầu, và lập ra sơ đồ chuyển năng lượng điện từ Sakhalin (thông qua đường cáp truyền tải đặt dưới đáy biển Nhật Bản). Sự hỗ trợ khẩn cấp thực sự cho Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng từ phía Nga đã được đề ra như thế.
     
Trong lịch sử, Nga có truyền thống tập trung những ưu tiên cao nhất về phía tây. Phía đông luôn luôn là thứ cấp, hướng phụ trợ. Đã đến lúc đổi lại thứ tự ưu tiên, bởi trong thế kỷ 21 chủ đề quan trọng nhất của vấn đề an ninh quốc tế sẽ mở ra về biên giới phía đông của nước Nga. Các chính trị gia đương đại Nga sẽ phải nghiên cứu kỹ tình hình địa chính trị đang phát triển ở Đông Á và soạn thảo để phê duyệt chiến lược dài hạn cải thiện vị trí của Liên bang Nga trong khu vực. Niềm trông đợi và hy vọng, như chúng ta thấy, thật lớn lao và tuyệt vời.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Tám, 2011, 11:40:20 pm
(tiếp)

Các bài học của quá khứ cần biết và tính đến
      
Chúng ta hãy trở lại những sự kiện bi thảm đối với hạm đội của chúng ta - tháng tư và tháng năm 1905. Đây là bản đồ của quá trình di chuyển hạm đội Thái Bình Dương số 2 từ Kronstadt vòng quanh châu Phi để  đi tới “Biển Nam Trung Hoa”. Một lần nữa chúng ta nhắc lại: hạm đội Nga đã thực hiện một chuyến đi vô cùng khó khăn hơn 16.000 dặm. Trung bình 180 dặm một ngày đêm. Sự di chuyển của hạm đội Thái Bình Dương số 2 vòng quanh Châu Phi kéo dài bảy tháng. Trên toàn bộ đường di chuyển đó không có bất kỳ một  "điểm tựa" nào hay "trạm cung cấp than" nào (PMTO ngày nay) của Nga hoặc Nga thuê nằm trên lãnh thổ một nhà nước trung lập , nơi có thể theo kế hoạch , phù hợp với các biểu đồ chất lên tàu tất cả mọi thứ cần thiết, đặc biệt là than đá , nước ngọt, chất lên (hoặc bốc dỡ) vũ khí và đạn dược, loại bỏ các thứ thừa, thiết bị không cần thiết cho chiến đấu, các bộ dây chão, giải quyết các vấn đề nhân sự, cho các hạ sỹ quan hạm đội nghỉ ngơi giải trí và v.v.

   (http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/image026.jpg)
 
 Những kinh nghiệm đảm bảo hậu cần cho một chuyến đi như vậy  trên thế giới chưa có. Vì điều này, bộ chỉ huy Nga đã đưa vào thành phần hạm đội một số lượng lớn các tàu vận tải để cung cấp cho tàu các loại than đá, thực phẩm, thuốc và nước ngọt, và để sửa chữa chúng – có tàu công binh xưởng nổi "Kamchatka". Lần đầu tiên trong lịch sử đã tạo ra một căn cứ hậu cần nổi đảm bảo vật chất-kỹ thuật cho sự di chuyển của một đơn vị lớn của hạm đội trong không gian chiến trường trên các vùng đại dương xa xôi.
    
Có rất nhiều khó khăn trong thực hiện bốc xếp và cung cấp cho các tàu của hạm đội các loại than đá,  thiết bị kỹ thuật, thuốc men, nước uống từ 1 tháng 4 đến 1 Tháng 5 năm 1904 tại Cam Ranh, tại các vịnh Vân Phong và Dayot, mà chúng ta đã biết từ những kết luận của "Ủy ban điều tra và xác định các hoàn cảnh trận chiến Tsushima" (Xem Chương 1 Bản Tổng quan lịch sử này).
Chiều theo dư luận xã hội, Hoàng đế Nicholas II đã đồng ý gửi hạm đội số 2 đến Viễn Đông.
"Hạm đội 2 được tạo thành từ tất cả những gì có thể di chuyển được tại thời điểm đó. Để bổ sung đội ngũ các sĩ quan chỉ huy đã phải lấy cả các sỹ quan đang làm nhiệm vụ tại các vị trí trên bờ, họ đã mất liên lạc với hạm đội, chỉ biết đến nó qua những câu chuyện kể và từ những gì họ nhìn thấy, trước đó chỉ mới bơi trên các tàu buồm hơi nước: các clipper và fregat đời cũ. Bổ sung cho họ là một lớp thanh niên còn non trẻ được cho tốt nghiệp trường hải quân sớm. Các sĩ quan, qua các trường dạy về tàu bọc thép hiện đại, đã có đơn vị. Đội tàu mà một nửa tuyển dụng mới và gọi từ lực lượng dự bị, đòi hỏi phải có huấn luyện và đào tạo bổ sung, mà người ta không thể cho họ trong điều kiện của chiến dịch này, vì vậy đó là một phần nguyên nhân sự thiếu tri thức của họ.
Những chiến binh già "Navarin" và "Sysoi Veliky" lê lết trên biển, đồng thời cũng kéo lê niềm tự hào và vẻ đẹp của hạm đội Nga những năm 80 thế kỷ 19 là các tuần dương hạm hạng nhẹ già cỗi "Nakhimov", "Vladimir Monomakh" và "Dmitry Donskoy". Đô đốc Rozhestvensky nghĩ gì, khi nhìn vào hạm đội của mình, chúng ta không biết, ông đã chết, đã mang ý nghĩ cay đắng của mình xuống mộ. Nhưng ông không thể không biết sự hữu dụng nhỏ nhoi của các chiến binh già đối với trận chiến"
("Tập quán hải quân, truyền thống và nghi lễ trọng thể của Hạm đội Đế quốc Nga".M.Yu Gordenev. Moskva Kuchkovo Polie... Tái bản cuốn sách của một cựu sĩ quan Hải quân Đế quốc Nga).

Từ kết luận của Ủy ban điều tra và xác định các hoàn cảnh trận chiến Tsushima:
Theo ủy ban, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bại trận nên được tính là "sự hoàn toàn không được chuẩn bị về chính trị và chiến lược cho hoạt động trên không gian chiến trường".
      

Những lý do cho thất bại trên theo kết luận của Ủy ban điều tra:
".... thất bại chưa từng có của hạm đội Thái Bình Dương số 2 trong các trận chiến ngày 14 tháng 5 và 15 tháng 5 năm 1905, có nguyên nhân từ các hoàn cảnh sau đây:

1 - sự thiếu thốn những vật chất cơ bản nhất và thiếu sót kỹ thuật của hạm đội như đã thể hiện trong sự lỗi thời của các khẩu pháo hạm  ...., đạn pháo dùng cho hạm đội không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng đạn không đủ, thiếu luyện tập xạ kích trên các con tàu của hạm đội;
2 - .. không có bất kỳ thoả thuận quốc tế nào, có khả năng tạo thuận lợi cho sự di chuyển của các đơn vị hải quân tiếp viện đến vùng Viễn Đông;
3 -  yếu kém về vật chất của hạm đội Thái Bình Dương số 2... cơ cấuhạm đội không đáp ứng yêu cầu chiến thuật đặt ra cho hạm đội kể cả về lý thuyết và thực hành hải quân, được lập ra không dựa trên cơ sở  kế hoạch chiến thuật, mà chỉ ngẫu hứng, mang mức độ sẵn sàng của các tàu mới còn tốt để áp dụng cho các tàu cũ;
4 - lựa chọn không đúng người chỉ huy hạm đội, người tiếp nhận quyền chỉ huy mà không có niềm tin vào khả năng thành công quân sự, không chú ý đủ cần thiết cho công tác huấn luyện đào tạo cho hạm đội ... Tuyệt vọng, dựa trên .. hy vọng mù quáng váo sự thành công, chiến dịch  đột phá của hạm đội số 2 Thái Bình Dương vào Vladivostok đã kết thúc trong thảm họa. "

Những nguyên nhân khác của thất bại được Ủy ban điều tra kết luận như sau:

"1. ... Khi không có cơ sở đóng tàu trên bờ biển Thái Bình Dương, và có tính đến tất cả các tàu mới của hạm đội chúng ta được đóng ở châu Âu, trong việc chuẩn bị không gian chiến trường hoạt động vùng Viễn Đông, phải sớm có một điều ước quốc tế có thể tạo điều kiện cho đội quân tiếp viện của chúng ta di chuyển thuận lợi đến vùng Viễn Đông sau khi mở màn chiến sự. Sự cần thiết phải có thỏa thuận như vậy rõ ràng là bởi việc thiếu hoàn toàn các trạm cung ứng than hoặc các cứ điểm của nước Nga, nằm trên tuyến đường từ châu Âu đến bờ biển chúng ta ở Thái Bình Dương.

Nhưng không có kế hoạch nào cho chiến tranh với Nhật Bản tại Bộ Hải quân, cuộc chiến tranh đe dọa Nga đã từ lâu, xảy ra với hạm đội vô cùng bất ngờ'....

2. ... Lựa chọn eo biển Triều Tiên để đột phá vào Vladivostok theo quan điểm của Ủy ban là không đúng, cũng giống như thời điểm buổi sáng mà người chỉ huy hạm đội đã chọn để tiến vào eo biển này."


Mọi con đường biển khác, theo ý kiến của chỉ huy hạm đội Phó Đô đốc Z. Rozhdestvensky, trừ con đường qua eo biển Triều Tiên, sẽ yêu cầu nạp thêm than, ngoài ra sẽ làm tăng thêm những ngày đi biển. Tính đến thực tế là cả các đội thủy thủ và đội ngũ sỹ quan đã mệt mỏi vì ở quá lâu trên biển, bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc trở về căn cứ sẽ được mọi người tiếp nhận theo hướng tiêu cực, và có thể hiểu là do chỉ huy hèn nhát. Vì vậy, chỉ huy hạm đội đã quyết định đi qua eo biển Triều Tiên.
 
Vâng, thảm kịch Tsushima đã xảy ra. Nhưng, phải chăng chỉ có các thủy binh có lỗi trong thất bại này?.... Chúng ta hãy chuyển sang ý kiến của các chuyên gia – thủy thủ thuộc các cường quốc biển hàng đầu thế giới nói về các sự kiện của năm 1905.
Một đô đốc Anh trên tờ "Daily Telegraph" đã viết về cuộc hành quân của đô đốc Rozhdestvensky như sau: "Rozhestvensky dẫn dắt hạm đội của mình với một cảm giác của một người đàn ông đang đi giữa đám tang của chính mình ... Không có đô đốc Anh nào có thể thực hiện nhiệm vụ bất khả thi mà Rozhdestvensky phải gánh chịu. Đô đốc Togo không thể không thành công. bởi vì tất cả các điều kiện với ông ta là vô cùng thuận lợi.”("Tập quán hải quân, truyền thống và nghi lễ trọng thể của Hạm đội Đế quốc Nga".M.Yu. Gordenev. Moskva NXB “Kuchkovo Polie”, 2007. Tái bản cuốn sách của một cựu sĩ quan Hải quân Đế quốc Nga).

Nhà sử học Hải quân Pháp René Davelui trong tiểu luận phê bình của mình có viết: "Người Nga biểu thị sự cuồng tín, tràn đầy chất hùng vĩ, nhưng như vậy không đủ để giành chiến thắng .... Trong suốt chiến tranh, Nhật Bản đốt than đá Anh, do các tàu Anh giao tới Nhật Bản, các nguyên vật liêu mà người Nhật sử dụng, được chế tạo tại Anh và chuyển tới Nhật Bản bằng cách tích lũy dần"(Trích "Các kết luận của Ủy ban điều tra về trận chiến Tsushima "-"Tập san Hải quân". №, 8 , tháng 8 năm 1917).

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Tám, 2011, 08:43:27 pm
(tiếp)

    
Quân đội và hải quân Nhật Bản được vũ trang bằng các vũ khí và trang bị kỹ thuật hiện đại vào đêm trước cuộc chiến tranh Nga-Nhật Bản bởi các đồng minh trung thành của nó - Anh và Đức. Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật Bản, Nga đã tiến hành chiến tranh với Nhật Bản một mình. Pháp, nước thực thi bảo hộ thuộc địa An Nam, có những vịnh biển thuận tiện có thể làm nơi trú chân cho các tàu Nga như Kam Rang, Vân Phong, Dayot, và chúng ta đã thấy điều này trong Chương 1, không đứng trung lập mà "ép" tàu của chúng ta ra khỏi các vịnh này, thực hiện hỗ trợ cho Nhật Bản. Và 9 năm sau, vào năm 1914, khi bắt đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, các tàu tuần dương Nga "Ngọc Trai" và "Askold" – từng tham dự trận chiến Tsushima, lại ở trong thành phần hạm đội Đồng minh Anh-Pháp, cùng nhau chống lại các tàu biệt kích Đức ở ngay tại “Biển Nam Trung Hoa” này....
    
Cuộc tấn công ngày 7 tháng 12 năm 1941 của Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào căn cứ Mỹ tại Trân Châu Cảng trở thành một ngày nhục nhã của nước Mỹ, ngày để tang cho những người hy sinh ....

Ngày 15 tháng 2 năm 1942 tư lệnh các lực lượng viễn chinh Anh tướng Percival mang cờ trắng đã đến Nhật Bản để thương lượng về sự đầu hàng của quân đồn trú và trao lại Singapore - niềm tự hào của nước Anh ...

23-26 tháng 10 năm 1944 xảy ra trận chiến lớn giữa các hạm đội Mỹ và Nhật Bản tại Philippines - cuộc chiến giành vịnh Leyte. Cuộc tấn công của hạm đội Nhật Bản vào khu tập kết của hạm đội 7 Mỹ bị đẩy lui với tổn thất nặng nề cho phía Nhật Bản. Trận chiến vịnh Leyte đã không kết thúc chiến tranh, nhưng xác định trước kết cục của nó. Sức mạnh Hải quân Nhật Bản sau ngày 26 tháng mười năm 1944 đã không còn tồn tại.    

Vậy là sau bốn thập niên kể từ bi kịch Tsushima của Nga, các đồng minh của Nhật Bản "mỗi người một ngả" để rồi sau thế chiến thứ hai quần tụ lại để chống Nga. Ở nước Nga, trong suốt hơn 300 năm qua, đã từng có hai đồng minh trung thành của mình – đó chính là quân đội và hải quân. Nhưng dường như nước Nga đã mất chúng. Trong nền chính trị lớn, điều này từng xảy ra .... Mâu thuẫn giữa Nga và Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc (ngày nay) trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục và sẽ càng gay gắt, bởi vì gốc rễ của sự gay gắt đó - đại dương vĩ đại (Thái Bình Dương), và quyền kiểm soát khu vực quan trọng chiến lược này.
    
Trong hơn một trăm năm, các nhà sử học quân sự Nga và nước ngoài, các chuyên gia và các nhà chuyên môn luôn tự hỏi làm thế nào mà điều này có thể xảy ra? Kết quả là, nhiều cuộc thảo luận khoa học, nói chung, đã có thể chỉ ra các nguyên nhân phổ biến sau đây của thảm họa của Tsushima.

1. Trên bình diện của nền chính trị trong và ngoài nước – sự đánh mất khả năng điều khiển đất nước, quân đội và hải quân của các nhà lãnh đạo quốc gia và Tổng cục Hải quân, thể hiện ra trong hoạt động cực kỳ không đồng bộ lúc xảy ra trường hợp khẩn cấp (cả trước chiến tranh và trong chiến tranh) của các chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà tài phiệt, nhà quân sự, nhà công nghiệp đóng tàu, kỹ sư pháo binh, nhà xây dựng pháo đài, các thủy thủ, các đơn vị bộ binh, các đơn vị đường sắt, cũng như các ban ngành khác nhau thuộc Cục Hải quân: nhân sự, tình báo, tham mưu, phòng chuyên trách biển Baltic, Viễn Đông, phòng huấn luyện, tác chiến v.v. Tất cả điều này đã đặc biệt dẫn đến  mức độ sẵn sàng chiến đấu thấp của quân đội và hải quân, không chuẩn bị tốt để đất nước sẵn sàng đương đầu với chiến tranh.
2. Trên bình diện tác chiến và chiến thuật – tính thiếu chủ động thể hiện bởi các đô đốc Nga, được phản ánh trong sự thiếu vắng một kế hoạch hành động cho trận chiến (và, do đó dẫn tới sự thiếu đào tạo của các chỉ huy kỳ hạm cũng như chiến hạm đối với trận chiến), thiếu sự vận động quyết đoán trong trận chiến, không linh hoạt trong đội hình chiến đấu, di chuyển ở tốc độ thấp, mất chỉ huy kiểm soát trong trận chiến v.v. Điều này liên quan chặt chẽ đến việc thiếu đào tạo đầy đủ cho các thủy binh Nga nói chung và đặc biệt là các chiến sỹ pháo hạm, vốn chưa một ngày chiến đấu.
    
Ngược lại, các kỳ hạm Nhật Bản kể từ loạt đại bác đầu tiên, đã chiếm lĩnh ngay tuyến đầu trận chiến, hành động dứt khoát, được chủ động một cách tương đối, các thủy thủ đoàn của tàu Nhật đã chiến đấu hơn một năm và có được rất nhiều kinh nghiệm tác chiến, đặc biệt, kinh nghiệm tập trung xạ kích theo nhóm, xạ kích trên khoảng cách lớn (lớn theo quan niệm thời đó). Tất cả điều này đã cho phép phía Nhật Bản đạt được mật độ tập trung hỏa lực pháo binh chưa từng thấy vào thời gian ấy.

3. Về kỹ thuật - đặc tính chiến đấu rất thấp của đạn pháo Nga, cũng như những nhược điểm của hệ giáp thép bọc ngoài các tàu chiến Nga. Việc đầu tiên thể hiện ở chỗ thiếu đạn nổ phá và đặc tính nổ, liên quan đến tỷ lệ các chất nổ nhỏ đến mức tội lỗi, sự đánh giá thấp vai trò của đạn nổ phá, giảm nhẹ sức công phá của đạn pháo, bằng các ngòi nổ "điếc". Vấn đề thứ hai làm tăng thêm sự quá tải khi đóng tàu và khi khai thác sử dụng của các tàu chiến, mặc dù việc kéo dài bắn phá các thiết giáp hạm Nga đã đẩy vấn đề quá tải và hệ thống bọc thép xuống hàng thứ hai: trong hoàn cảnh như vậy bất cứ tàu chiến nào vào thời kỳ ấy cũng sẽ bị phá hủy.
4. Về tâm lý – quân nhân hạm đội Nga được chuẩn bị về tâm lý yếu hơn so với hạm đội của đô đốc Togo. Sự không vững chắc về thể chất và mệt mỏi về tinh thần đã lộ rõ , nhất là sau khi đã biết cách dẫn dắt cả một hạm đội lớn gồm đủ các loại tàu khác nhau đến nơi chiến trận mà không có thiệt hại đáng kể nào .. Tin tức về sự đầu hàng của Port Arthur, cũng như các cuộc bạo động bắt đầu nổ ra ở Nga đã gây tác động vô cùng tiêu cực đến tinh thần chiến đấu của các thủy binh. Ý thức về sự vô nghĩa của chuyến thám hiểm, về sự cô đơn và bị bỏ rơi bao trùm lên tất cả mọi người.
    
Nhật Bản có quyền gặt hái thành quả từ sự can đảm của các thủy thủ của họ và sự khôn ngoan của các chỉ huy của họ, nhưng sau khi giành chiến thắng, Nhật Bản đã dần dần đứng lại trên con đường ấy, con đường từng dẫn nó đến chiến thắng rồi thất bại trong Thế chiến II.
    
Liên Xô, sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, đã buộc phải ở trong tình trạng chiến tranh – cuộc "chiến tranh lạnh" và đối đầu với các quốc gia mà vừa mới gần đây đã là đồng minh của nhau trong cuộc chiến chống phát xít Đức. Kinh nghiệm chiến tranh, thực tế sau chiến tranh trong việc sử dụng lực lượng hải quân dựa trên những bài học của quá khứ đã buộc lãnh đạo hạm đội, các cấp lãnh đạo quân sự và chính trị cao nhất của Liên Xô phải xây dựng một Hạm đội Hải quân mới, xuyên đại dương, trang bị vũ khí tên lửa-hạt nhân.

.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Tám, 2011, 12:25:22 am
(tiếp)

Tổng kết của chúng ta

Trong ánh sáng của các vấn đề nêu trên, cần lưu ý rằng trong những năm 70 của thế kỷ trước, đề nghị của  Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết Đô đốc hạm đội Liên bang Xô Viết S.G. Gorshkov thành lập các đơn vị hợp thành hoạt động tại các khu vực chiến lược quan trọng của các đại dương thế giới – binh đoàn tác chiến số 5 (Địa Trung Hải) trực thuộc BTTL Hải quân LX, binh đoàn tác chiến số 7 (Đại Tây Dương) thuộc hạm đội Biển Bắc, binh đoàn tác chiến số 8 (Ấn Độ Dương) trực thuộc BTTL Hải quân LX và binh đoàn tác chiến số 17 thuộc hạm đội Thái Bình Dương tại “Biển Nam Trung Hoa”, cũng như các điểm cung cấp hậu cần-kỹ thuật cho các đơn vị trên nằm xa bên ngoài đất nước mình không phải là vô lý, đề nghị đó được hỗ trợ bởi các quyết định cụ thể và hiện thực hóa trong hành động. Đó là một phản ứng hợp lý trước tình hình quân sự-chính trị phức tạp và cuộc "chiến tranh lạnh" mà phương Tây đã ép buộc cho chúng ta, và nó cũng là một minh chứng cho sự sẵn sàng của Liên Xô thách thức sự thống trị của Hoa Kỳ trên các đại dương thế giới, sự thống trị gần như không có giới hạn vào thời kỳ trước những năm 80 của thế kỷ vừa qua.

Hoạt động phục vụ chiến đấu cho đến trước những năm 80 của thế kỷ trước là rất căng thẳng và đầy thách thức trên mọi khía cạnh. Ở giai đoạn ban đầu, nhiệm vụ đó rất nặng nề chủ yếu là do sự xa xôi của các khu vực phải tuần tra, và thiếu sự hỗ trợ hậu cần thích hợp, nhưng với sự ra đời của các PMTO ở nước ngoài đã có thể làm tăng đáng kể phạm vi không gian của các chiến dịch truy tìm và các hoạt động khác của các lực lượng phục vụ chiến đấu ở vùng Đông Bắc và Tây Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Căn cứ hải quân Liên Xô tại vịnh Cam Ranh vào thời điểm đó đóng một vai trò nhất định trong các kế hoạch của Hạm đội Hải quân Xô Viết vì nó cung cấp khả năng hiện diện cho các tàu chiến của chúng ta ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, khu vực vịnh Ba Tư và bản thân nó là một cứ điểm quan trọng, căn cứ quân sự chính trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Các căn cứ đảm bảo vật chất-kỹ thuật trong các khu vực chiến lược quan trọng trên các đại dương thế giới những năm 70 và 80 của thế kỷ 20 theo quyết định của lãnh đạo quân sự và chính trị tối cao của Liên Xô đã được thành lập (xây dựng) tại các điểm: "Cuba (cảng Cienfuegos), CHXHCN Việt Nam (Kam Ranh) , Guinea (cảng Konakri), Angola (cảng Luanda), Ethiopia (đảo Dahlak), Somalia (cảng Berbera), Yemen (CHDCND Yemen, cảng trên đảo Sokotra), Ai Cập (vịnh Mersa Matruh), Syria (Tartous và Latakia). Ngoài ra, để đảm bảo hậu cần và sửa chữa tàu còn sử dụng các cảng Split và Tivat (Nam Tư), cảng Alexandria (Ai Cập), các cảng Tripoli, Tobruk (Libya), Bizerte và Sfax (Tunisia). "(M.S.Monakov. Tổng tư lệnh. Cuộc đời và hoạt động của Đô đốc hạm đội Xô Viết S.G.Gorshkov. NXB Kuchkovo Polie. Moskva.2008. Trang 618 - 619).
 
Đánh giá hoạt động của Hạm đội Hải quân Liên Xô trong các tình huống khủng hoảng và trong thời gian làm nhiệm vụ chiến đấu, bây giờ có thể khẳng định rằng vào cuối kỳ "chiến tranh lạnh", nó đã đảm bảo việc bảo vệ lợi ích quốc gia của đất nước và duy trì điều kiện hoạt động thuận lợi tại các khu vực chiến lược quan trọng của các đại dương thế giới, có khả năng tạo ra bầu không khí chính trị thích hợp, ngăn chặn sự bùng nổ cuộc chiến tranh tên lửa-hạt nhân bất ngờ của đối thủ tiềm tàng bằng những đòn tấn công từ phía đại dương và phía biển. Ưu thế tuyệt đối của Hoa Kỳ trên biển đã không phải là không chống lại được.

Kinh nghiệm tích lũy được vào cuối thế kỷ trước về chuyên môn-kỹ thuật và đảm bảo hậu cần cho các tàu chiến của các binh đoàn tác chiến thuộc hạm đội Hải quân Liên Xô, đối với các thế hệ thủy thủ Nga tương lai vẫn sẽ còn cần thiết. Thiếu kiến thức, thiếu sự tổng hợp khái quát, và đồng hóa các kinh nghiệm về hoạt động phục vụ chiến đấu như một hình thức sử dụng lực lượng hải quân hoạt động trong thời bình, ta sẽ phải bắt đầu từ đầu.

Hải quân Liên Xô trong những năm thập kỷ 70 - 80 thế kỷ trước đã kết thúc sự thống trị của hạm đội Mỹ trên các biển và đại dương và trở thành một thế lực thực sự để thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào đề ra cho mình. Thời kỳ đó, thời đại của S.G.Gorshkov - kỷ nguyên của hạm đội hạt nhân-tên lửa xuyên đại dương, có quyền được coi là thế kỷ vàng của hạm đội NGA.
 
Các nhà sử học, tâm lý học, các nhà phân tích vẫn chưa giải thích được tại sao thế kỷ hai mươi hải quân Nga đã tìm thấy sức mạnh trên biển của chính nó – chưa từng có trong suốt ba trăm năm ngành hàng hải quân sự quốc gia. Không có cường quốc biển nào từng có hạm đội tàu ngầm như Liên Xô đã có thời "chiến tranh lạnh" - không hề nếu tính trên số lượng tàu, không hề cả về tốc độ hành trình, về độ sâu lặn, về sức chịu đựng của các thủy thủ đoàn.

Để tổng kết, người đọc có thể quan tâm đến những dữ kiện như sau (chỉ tính lực lượng tàu ngầm).

Số lượng tàu ngầm lớn nhất - 74 tàu chiến đấu - được bàn giao vào năm 1955
(2 chiếc – đề án 611, 67 chiếc – đề án 613, 5 chiếc – đề án 615A).

Số lượng tàu ngầm hạt nhân lớn nhất - 12 chiếc - được bàn giao vào năm 1971
(6 chiếc – đề án 667A, 3 chiếc – đề án 670, 2 chiếc – đề án 671, 1 chiếc – đề án 705).

Số lượng lớn nhất các tàu ngầm, được đóng chỉ bởi một nhà máy trong một năm, -37 chiếc (đề án 613). Kỷ lục này ghi nhận cho Nhà máy đóng tàu "Krasnovo Sormovo" thành phố Gorky vào năm 1955.

Số lượng lớn nhất của tàu ngầm hạt nhân bàn giao cho Hải quân bởi một nhà máy trong 1 năm - 6 chiếc. Thành tựu này thuộc về Liên hiệp các xí nghiệp Nhà nước "Xí nghiệp liên hợp Sevmash" (năm 1969 – 5 chiếc tàu ngầm đề án 667A và 1 chiếc đề án 661, vào năm 1970 - 6 tàu ngầm đề án 667A).

Số lượng lớn nhất các tàu ngầm được đóng cho một đề án, bàn giao bởi nhà máy "Krasnovo Sormovo" - 113 chiếc thuộc đề án 613 trong các năm từ 1951-1956.

Lớp tàu ngầm có số lượng lớn nhất trong lịch sử lực lượng tàu ngầm Nga -215 chiếc tàu ngầm diesel cỡ trung của đề án 613 (Văn phòng thiết kế trung ương về thiết bị kỹ thuật biển "Rubin" - ЦКБ МТ «Рубин» - CDB ME "Rubin").

Lớp tàu ngầm diesel cỡ lớn có số lượng nhiều nhất -75 chiếc tàu ngầm diesel đề án 641 (CDB ME "Rubin").

Lớp tàu ngầm hạt nhân lớn nhất - 34 chiếc đề án 667A (tàu ngầm hạt nhân tuần dương mang nhiệm vụ chiến lược) (CDB ME "Rubin").

Lớp tàu ngầm hạt nhân lớn nhất mang tên lửa hành trình - 29 chiếc thuộc đề án 675 (CDB ME "Rubin").

Lớp tàu ngầm hạt nhân đa mục đích (trang bị ngư lôi) lớn nhất - 26 chiếc thuộc đề án 671 RTM (SPMBM "Malakhit" - Санкт-Петербургское морское бюро машиностроения «Малахит»).

Ngày 07 tháng 7 năm 1998 thủy thủ đoàn của SSBN "Novomoskovsk" (tàu ngầm hạt nhân tuần dương chiến lược mang tên lửa đạn đạo “K-407” đề án 667 BRDM - РПКСН «Новомосковск» проекта 667БДРМ «Дельфин») từ tư thế ngầm dưới nước đã thực hiện phóng vệ tinh nhân tạo "Tubsat-N" («Тубсат-Н») bằng tên lửa RSM-54S(РСМ-54С).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/image002.jpg)
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Tám, 2011, 12:33:06 pm
(tiếp)

Tháng 10 năm 2004, tại xưởng đóng tàu Admiralty đã hạ thủy tàu ngầm thế hệ thứ tư kiểu "Lada". Đó là loại tàu ngầm phi hạt nhân hoàn hảo nhất. Nó nổi bật bởi đặc điểm có độ bí mật cao về thủy âm, được trang bị vũ khí tên lửa ngư lôi mạnh, hệ thống sonar hiệu suất cao, sử dụng tế bào nhiên liệu hydro-oxy (Водородно-кислородный топливный элемент - fuel cells) để tạo ra năng lượng điện (dự kiến trong tương lai)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/1/1b/Fuel_Cell_Block_Diagram.svg/800px-Fuel_Cell_Block_Diagram.svg.png)
Sơ đồ khối một tế bào nhiên liệu


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/800px-U-Boot_U31.jpg)
Tàu ngầm phi hạt nhân kiểu 212A (U-Boot-Klasse 212 A) của Hải quân Đức, trong hệ thống năng lượng sử dụng tế bào nhiên liệu cùng với động cơ diesel (Siemens proton exchange membrane (PEM) hydrogen fuel cells). Trong ảnh: U-31 tại cảng Kiel, CHLB Đức (9 HDW/Siemens PEM fuel cells, 30–40 kW each (U31); HDW - Howaldtswerke-Deutsche Werft)). Nguồn ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/Type_212_submarine.


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/B-585_Sankt-Peterburg_in_2010.jpg)
B-585 đề án 677 "Lada" tại Saint-Petersburg trong ngày Hải quân Nga năm 2010 (ru.viki).

Tàu ngầm "Lada" được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và các loại tàu khác của đối phương, bảo vệ căn cứ hải quân, bảo vệ bờ biển và giao thông trên biển, làm nhiệm vụ trinh sát. Lớp tàu này được phát triển từ đề án 877 "Paltus". Độ ồn thấp đạt được thông qua việc sử dụng động cơ đẩy chính nam châm vĩnh cửu ở chế độ toàn phần và ứng dụng công nghệ lớp phủ chống định vị thủy âm thế hệ mới "Molnya".

Tàu ngầm lớp "Amur-950" - phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm đề án 677 "Lada", là sự tiếp nối hợp lý của các tàu ngầm đề án 877 "Paltus" / 636 "Varshavyanka".

Các tàu ngầm lớp "Amur-950" được trang bị 4 ống phóng ngư lôi và mười bệ phóng tên lửa chống hạm theo phương thẳng đứng.

Ba chiếc tàu ngầm của đất nước đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness:

tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới với lượng choán nước tiêu chuẩn 23 200 T  - TK-208 đề án 941 lớp "Akula". Bàn giao vào năm 1981 bởi Liên hiệp xí nghiệp đóng tàu "Sevmash";

tàu ngầm hạt nhân hoạt động ở mức nước sâu nhất thế giới với độ sâu lặn 1000m. - K-278 đề án 685. Bàn giao năm 1983 bởi "Sevmash";

tàu ngầm hạt nhân tốc độ cao nhất thế giới với tốc độ bơi ngầm dưới nước 44,7 hải lý - K-162 dự án 661. Bàn giao vào năm 1969 bởi "Sevmash".

Theo hiện trạng tính đến ngày 1 tháng 1 năm 1991 trong thành phần Hải quân Liên Xô có:

"59 tàu ngầm tuần dương tên lửa (đạn đạo) chiến lược (SSBN- РПКСН),186 tàu ngầm tấn công, trong đó có 97 tàu ngầm hạt nhân, 111 tàu chiến mặt nước lớn có tầm hoạt động ở vùng biển xa, 309 tàu hoạt động ven biển và 351 tàu (xuồng) cao tốc chiến đấu có các mục đích khác nhau, 1656 máy bay và 571 trực thăng thuộc lực lượng hàng không hải quân. Tổng quân số hải quân khoảng 450 nghìn người ...... xây dựng được một cơ sở mạnh mẽ của ngành đóng tàu và sửa chữa tàu biển, bao gồm hơn 50 xí nghiệp có sản lượng 4,4 tỷ rúp, sử dụng đến 350.000 lao động.
     
Nhiệm vụ chính mà Hải quân Liên Xô, cùng với các quân binh chủng khác của lực lượng vũ trang giải quyết được  - là phòng chống chiến tranh, và trong trường hợp có xâm lược - đẩy lùi cuộc xâm lược đó, bảo vệ các công trình của đất nước và quân đội trước các cuộc tấn công từ hướng đại dương và hướng biển, tước bỏ của kẻ thù khả năng tiến hành các hoạt động tấn công và tạo ra các điều kiện để khôi phục hòa bình. Để giải quyết những nhiệm vụ này, Hải quân có lực lượng hải quân chiến lược và các lực lượng phục vụ mục đích chung."
(I.M.Kapitanets. Phục vụ hạm đội xuyên đại dương 1946 - 1992. Bút ký của người chỉ huy hai hạm đội. Moskva. NXB "Ngọn cờ Thánh Andrei" Phông hồ sơ Andrei Pervozvannyi. Năm 2000.)
   
Đến tháng 7 năm 1997, rút khỏi thành phần chiến đấu của Hải quân Nga để đưa về bảo quản (tháo dỡ và kết tủa lò phản ứng) với mục đích sử dụng lâu dài (phá dỡ tận dụng phế liệu) về sau có 156 tàu ngầm hạt nhân, trong đó có 20 tàu ngầm hạt nhân tuần dương chiến lược. Nhìn chung, từ 1992 đến 1997, biên chế đội tàu của Hải quân Nga đã bị cắt giảm một nửa, còn lực lượng hàng không hải quân - giảm 78%. Trong tháng ba năm 2004, đã có quyết định loại bỏ tất cả các tàu ngầm hạt nhân tuần dương hạng nặng "Akula".

Từ những năm 90 của thế kỷ 20 đã có một khoảng ngừng lặng khá lâu trong sự nghiệp đóng các con tàu lớn cho Hạm đội Hải quân, và khoảng lặng này đã kéo dài hơn 20 năm. Nhà nước ngừng tiếp nhận các chương trình đóng tàu và ngừng cung cấp tài chính cho những chương trình đó. Phạm vi chi tiêu cho quốc phòng hàng năm của Nga "được xác định ở mức 2,8% GDP và rất khó để tăng. Trong năm 2009, chi phí quân sự của Nga là 37, 8 tỷ đô la còn chi phí quân sự của Mỹ - 547 tỷ đô la. Tính theo dự toán ngân sách quốc phòng, chúng ta chỉ chiếm vị trí thứ bảy trên thế giới." Lực lượng tiền phong, thê đội cấp chiến lược thứ nhất đảm bảo an ninh quốc gia cho đất nước - các binh đoàn tác chiến hoạt động ở biển Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương, "Biển Nam Trung Hoa", Thái Bình Dương - đã chấm dứt sự tồn tại của mình. Họ đã bị giải thể. Hạm đội của nước Nga đã phải trở lại bờ biển của mình, sự phát triển của nó đã một lần nữa dừng lại trong tiến trình 300 năm vừa qua  ".... những nỗ lực siêu nhân duy trì sự cân bằng chiến lược với thế giới phương Tây ... đã trở về số không ... "(«…. нечеловеческие усилия по поддержанию стратегического паритета с западным миром… сведены к нулю…»)(Chủ tịch Hiệp hội thủy thủ-chiến sỹ tàu ngầm Hạm đội Hải quân, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô và Liên bang Nga những năm 1985 - 1992. Anh hùng Liên Xô, Đô đốc hạm đội V.N.Chernavin. "Tập san hải quân" № 6 , 2011, trang 49).
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Tám, 2011, 10:14:37 pm
(tiếp)

Kết luận

Ngày 3 tháng 3 - ngày thành lập binh đoàn tác chiến số 17 Hạm đội Thái Bình Dương, đơn vị có 9 năm đồn trú tại quân cảng và trên bán đảo Cam Ranh. Thời gian dù ngắn ngủi nhưng những gì mà binh đoàn đã làm được cho Hải quân Liên Xô là không nhỏ, và còn biết bao nhiêu việc binh đoàn đã có thể làm để tăng cường sức mạnh và sự vĩ đại của Hải quân Xô Viết ..... Triển vọng phát triển của binh đoàn rất to lớn.
     
23 năm có mặt của hải quân của chúng ta trên lãnh thổ nước ngoài - một trang tươi sáng trong lịch sử Hải quân Liên Xô và Hải quân Nga. Chúng tôi rời vịnh và bán đảo Cam Ranh một cách tự nguyện, theo quyết định chung của hai chính phủ Nga và Việt Nam, không từ bỏ danh dự và nhân phẩm của mình. Sự đồn trú chung của một binh đoàn hợp thành từ các lực lượng binh chủng khác nhau, của một trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập, các chiến sỹ thủy quân lục chiến, các kỹ sư công trình quân sự, tổ hợp xây lắp trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô và căn cứ hậu cần đảm bảo cho các đơn vị đồn trú - điều đó chưa hề có trong lịch sử hạm đội của chúng ta.
     
Trong biên chế Tổ hợp xây lắp Xô Viết, bệnh viện Hải quân, chi nhánh thương mại quân sự, văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước, trường trung học và các đơn vị khác - có các cư dân của các thành phố Nga từ Kaliningrad đến tận Kamchatka, đại diện cho rất nhiều quốc tịch khác nhau trong Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết cũ và đất nước Nga đã đến đây làm việc theo hợp đồng. Việc tạm trú của một đội ngũ quân nhân, các sỹ quan, hạ sỹ quan, gia đình của họ, nhân viên phục vụ, các nhà xây dựng trong những điều kiện sống tuyệt vời và được xây dựng chuyên biệt, ở nơi mà hiện nay phía Việt Nam đã và đang tạo nên những tổ hợp du lịch và văn hóa-giải trí mới thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, sự đồn trú của một binh đoàn tác chiến binh chủng hợp thành trong vịnh Cam Ranh đòi hỏi sự nghiên cứu và tổng kết kỹ lưỡng. Hôm nay, các cựu chiến binh Cam Ranh với sự ấm áp tuyệt vời nhớ lại thời gian từng sống tại đất nước Việt Nam mến khách, và chia sẻ với nhau cuộc sống của họ trong những giai đoạn "trước Cam Ranh" và "sau Cam Ranh."


Trong 9 năm tồn tại của binh đoàn 17, trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 và 23 năm tồn tại của căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật số 922 và trung tâm truyền tin, đã có hàng chục ngàn thủy thủ, thủy thủ trưởng, hạ sỹ quan, sỹ quan, người lao động và nhân viên phục vụ của SovSMO, của chi nhánh Thương mại quân sự "trải qua" Cam Ranh, Đối với nhiều người, những năm tháng này đã trở thành một trường huấn luyện kỹ năng chiến đấu, nhiều người đã thu nhận được kinh nghiệm lãnh đạo các đơn vị ở các cấp độ khác nhau. Những năm tháng trải qua ở Cam Ranh trong điều kiện phức tap của khí hậu nhiệt đới đã trở thành lò thử thách nghiêm khắc khả năng phục vụ, sống và làm việc một cách trung thực vì lợi ích của Tổ quốc. Đó là một gia đình duy nhất, được hợp thành bởi những mục tiêu chung, nhiệm vụ chung và lợi ích chung. Không có gì đáng ngạc nhiên là nhiều "người Cam Ranh", thể hiện được phẩm chất chuyên môn cao và khả năng quản lý tốt, sau này đã trở thành những nhân vật tiêu biểu, giữ những vị trí quan trọng trong Hạm đội Hải quân, trong các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp.


Phó đô đốc Anatoly Alekseevitch Kuzmin - tư lệnh binh đoàn trong những năm từ 1984 đến 1987. Quá trình phục vụ đi theo sơ đồ kinh điển đào tạo đội ngũ chỉ huy của Hải quân Xô Viết. Học tập tại Trường Cao đẳng Hải quân (Высшее Военно-Морское Училище - ВВМУ- VVMU), bổ túc tại Khóa Sỹ quan Chuyên ngành Cao cấp Hải quân, học tập tại Học viện Hải quân và phục vụ qua bốn hạm đội: hoa tiêu tàu quét mìn tại Hạm đội Baltic, chỉ huy trưởng ban hoa tiêu tác chiến trên tàu ngầm thuộc binh đoàn tàu ngầm số 4, trợ lý thuyền trưởng, trợ lý chính thuyền trưởng, thuyền trưởng tàu ngầm, Tham mưu trưởng Lữ đoàn, Tư lệnh lữ đoàn tàu ngầm, Tham mưu trưởng binh đoàn tàu ngầm số 4 Hạm đội Biển Bắc, Tư lệnh binh đoàn tàu ngầm số 6 Hạm đội Thái Bình Dương. Tổng tư lệnh Hải quân Đô đốc hạm đội Liên bang Xô Viết S.G. Gorshkov, biết rất rõ bước đường sự nghiệp của A.A. Kuzmin, đã phái ông đến chỉ huy binh đoàn tác chiến số 17 Hạm đội Thái Bình Dương tại quân cảng Kam Ranh, bởi tin rằng ông sẽ làm cho binh đoàn trở thành một đơn vị chiến đấu thực sự. Ông đã thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng đó trong cuộc đời của mình và nhận được vị trí xứng đáng hơn - Phó tư lệnh Hạm đội Biển Đen. Trên tất cả các vị trí công tác ông đều thể hiện: khả năng làm việc cao nhất, táo bạo, quyết đoán, tự chủ, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm rất cao. Một thủy thủ Trời sinh! Ông sẽ là chỉ huy hạm đội, nhưng ... Ở một nơi nào đó, có một cái gì đó trong sơ đồ đào tạo thành phần chỉ huy hàng ngũ cao cấp này làm việc không đúng sự thật, hoặc tuổi tác, hoặc âm mưu của người khác, hay một việc gì khác .... Anatoly Alekseevitch đã trở thành Phó Tổng tư lệnh Hải quân phụ trách huấn luyện chiến đấu - Cục trưởng Cục Huấn luyện Chiến đấu Hải quân. Trong cương vị này, ông đang tích cực tham gia soạn thảo và chỉnh sửa các tài liệu, xác định cấp độ mới cho công tác huấn luyện lực lượng trong những điều kiện của sự nghiệp cải cách Hải quân, lãnh đạo một cách rất chuyên nghiệp công tác huấn luyện chiến đấu tại các hạm đội và phân hạm đội. Qua 43 năm phục vụ quân đội ông đã tạo cho mình - một "trường phái Kuzmin" các thuyền trưởng - các chiến sỹ tàu ngầm, đào tạo được một chùm sao sáng các sỹ quan, tướng lĩnh, đô đốc thuộc hàng ngũ lãnh đạo chỉ huy cao cấp. Ông đã được trao tặng các huân chương của Liên Xô và CHXHCN Việt Nam, và nhiều huy chương.   

- Phó Đô đốc Nikolai Nikitovich Beregovoy - Tư lệnh binh đoàn 17 từ tháng 6 năm 1987 đến ngày 01 Tháng 11 năm 1991; Từ Tháng 11 năm 1991 - đến tháng giêng năm 1992 - Tư lệnh binh đoàn tác chiến số 8 trục thuộc BTL Hải quân. 1992-1994. - Phó Tham mưu trưởng thứ nhất Hạm đội Thái Bình Dương. Ngày 17 Tháng 11 năm 1994 - về hưu. Ông đến vịnh Cam Ranh từ cương vị chỉ huy phó binh đoàn tác chiến 8 thuộc Hạm đội Hải quân, nơi ông đã có được kinh nghiệm đáng kể trong việc chỉ huy tác chiến các lực lượng hợp thành, kinh nghiệm huấn luyện đội ngũ chỉ huy trong các điều kiện khác nhau của tình hình, trong đó có các hoạt động chiến đấu tại các nước có xung đột trong vùng Vịnh Ba Tư (Somalia, Ethiopia, Yemen). Trong vai trò chỉ huy binh đoàn số 17, ông đã tập trung vào việc nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng binh đoàn, nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ trong khu vực hoạt động, hoàn thiện kỹ năng cho các kíp thủy thủ tàu ngầm, tàu mặt nước, các phi hành đoàn trung đoàn không quân 169, huấn luyện cho các thuyền trưởng chiến hạm hoạt động hợp đồng với không quân. Trực tiếp lãnh đạo các hoạt động huấn luyện tác chiến chiến dịch-chiến thuật, hoàn thiện cơ cấu tổ chức chỉ huy các lực lượng binh đoàn trên biển và công tác đấu tranh sinh tồn trên các tàu chiến thi hành nhiệm vụ chiến đấu. Đóng quân tại một hải cảng nước ngoài, ông đã chủ động và kiên quyết bảo vệ lợi ích của binh đoàn, đồng thời duy trì quan hệ hữu nghị với Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam và Bộ chỉ huy Hải quân vùng 4 Hải quân nước CHXHCN Việt Nam.

- Chuẩn Đô đốc Victor Vasilevitch Devyataykin - Tham mưu trưởng binh đoàn năm 1982 và 1984 trở thành cố vấn quân sự cho Tư lệnh Hải quân CHXHCN Việt Nam;

- Đại tá hải quân Krasnikov Alexey Grigorievitch - Tham mưu trưởng binh đoàn năm 1984-1988, sau khi tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng tham mưu, ông trở thành cố vấn quân sự cho Tư lệnh Hải quân Syria, hàm chuẩn đô đốc;

- Đại tá hải quân Alekseev Oleg Viktorovitch - Chủ nhiệm chính trị binh đoàn năm 1984 - 1987, trở thành Phó chủ nhiệm chính trị Hạm đội Biển Đen, chuẩn đô đốc;

- Đại tá Aistov Victor Fedorovitch - Tổng Giám đốc SovSMO năm 1987 - 1989, trở thành trung tướng, được vinh danh Nhà xây dựng Công huân CHLB Nga, tiến sĩ khoa học kỹ thuật. Hiện tại - Phó Cục trưởng thứ nhất Cục Xây dựng đô thị thành phố Moskva;

- Đại tá Vladimir Ivanovitch Shiryaev - Tổng Giám đốc SovSMO năm 1989-1991. Năm 1992-1997.- Giám đốc nhà máy. Năm 2005 ông tốt nghiệp học viện tư pháp Nga . Năm 1997 - 2010. - Cục trưởng thuộc Tòa án tối cao Liên bang Nga, cố vấn tư pháp Quốc gia LB Nga bậc 2, hội viên danh dự ngành tư pháp;

- Đại tá hải quân Anatoly Pivak Ignatievitch - Phó tư lệnh binh đoàn phụ trách cơ điện hàng hải năm 1986 - 1989, trở thành giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học Hải quân số 40, Chuẩn Đô đốc (40НАУЧНО-ИССЛЕДОВАТЕЛЬСКОГО ИНСТИТУТА АВАРИЙНО-СПАСАТЕЛЬНОЙ СЛУЖБЫ ВМФ - Viện nghiên cứu chuyên ngành công tác cứu nạn trên biển; Trong năm 1983 Viện đã tham gia tìm kiếm mảnh xác máy bay "Boeing-747" của Hàn quốc xâm phạm không phận và bị không quân Xô viết bắn rơi xuống biển bằng các thiết bị lặn sâu đặc chủng, tham gia trục vớt tàu ngầm đề án 670A "K-429" bị chìm tại vịnh Sarannaia, Kamchatka);

- Đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Sergeyev - tư lệnh thứ nhất lữ đoàn tàu mặt nước 119 tiếp tục phục vụ trong các cương vị sau: Tham mưu trưởng, tư lệnh binh đoàn tác chiến số 8, tư lệnh căn cứ hải quân Kerchshensko-Feodossiskaia, trở thành phó đô đốc, hiệp sĩ huân chương "Phục vụ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang Liên Xô" cả ba hạng, được ghi danh trên bảng kỷ niệm tại Bảo tàng Trung ương Hải quân tại thành phố St Petersburg;

- Đại tá hải quân Ustimenko Yuri Gavrilovitch - tư lệnh lữ đoàn tàu mặt nước 119 năm 1984 - 1987, trở thành Phó tư lệnh thứ nhất Hạm đội Biển Bắc, sau đó - Trưởng khoa đào tạo cao cấp sỹ quan chuyên ngành Hải quân, phó đô đốc. Hiệu thính viên danh dự LB Xô Viết, Hội viên danh dự Hạm đội Hàng hải Liên Xô. Tiến sỹ khoa học quân sự, giáo sư;

- Đại tá hải quân Sysuev Yuri Nikolaevitch- Tư lệnh sư đoàn tàu ngầm 38 năm 1989 - 1991.
1991-1993. - Phó tư lệnh, tư lệnh binh đoàn tác chiến số 5 Hạm đội Biển Đen. Từ năm 1992 - Chuẩn Đô đốc.
1993-1999. - Tư lệnh căn cứ hải quân Kerchshensko-Feodossiyskaia - Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm-Khoa học Hải quân số 31(31-й НИЦ ВМФ - Trung tâm thử nghiệm các mẫu vũ khí mới cho hàng không hải quân, tên lửa hạm và pháo hạm ở Biển Đen; từ đây các tổ hợp tên lửa "Storm", "Shuka-A", "Shuka-B", KSSh, P-15U, "Kolchan", "Strela", "Sopka", P-25, "Ametist", "Malakhit", "Moskit", "Granat","Uran" đi vào cuộc sống). Từ năm 1996 - Phó Đô đốc.
1999-2003. - Trưởng khoa đào tạo cao cấp sỹ quan chuyên ngành Hải quân - Học viện Đào tạo bổ túc chuyên ngành.
2003-2009 - Giám đốc Học viện Hải quân mang tên Đô đốc N.G.Kuznetsov.
Ngày 12 tháng 6 2004 - Đô đốc. Từ năm 2009 - về hưu.

- Trung tá hải quân Poboziy Aleksandr Aleksandrovitch - thuyền trưởng tàu ngầm diesel đề án 877 "B-260" ("Varshavyanka") phục vụ chiến đấu trong đội hình binh đoàn số 17 năm 1984-1985, trở thành Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Hải Quân (1997 - 2003.), phó đô đốc. Kể từ tháng 2 năm 2003, về hưu. Chủ tịch tổ chức xã hội liên vùng các cựu chiến binh Hải quân Nga;

- Đại tá hải quân Floryak Vasily Ivanovich - tư lệnh lữ đoàn tàu mặt nước 119 năm 1990-1991, trở thành tư lệnh sư đoàn tàu huấn luyện số 4 thuộc căn cứ Hải quân Leningrad, chuẩn đô đốc;


- Đại tá hải quân Yuri Eryomin Prokopievich - năm 1982 thành viên thủy thủ đoàn  tàu ngầm hạt nhân đề án 671 đến cảng Kam Ranh. Năm 1999 đến 2002. - Tư lệnh căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật 922. Năm 2002 đến 2006. - Chủ nhiệm hậu cần, phó tư lệnh phụ trách hậu cần bộ đội vùng Đông - Bắc. Từ năm 2006 - Viện trưởng Viện đào tạo Sỹ quan Hải quân St Petersburg, Chuẩn Đô đốc (Морской корпус Петра Великого - Санкт-Петербургский военно-морской институт; Viện là hợp nhất của 2 trường Cao đẳng Hải quân mang tên M.V.Frunze- Высшее военно-морское училище им. М. В. Фрунзе- và Cao đẳng tàu ngầm hải quân mang tên Đoàn viên thanh niên cộng sản Lê nin- Высшее военно-морское училище подводного плавания им. Ленинского Комсомола-năm 1998; Viện đào tạo sỹ quan hải quân theo 5 khoa: hoa tiêu, thủy hải văn, vũ khí quét mìn và chống ngầm, tên lửa hành trình và đạn đạo trên tàu ngầm cũng như các vũ khí chuyên ngành khác.). Kể từ ngày24 tháng 12 năm 2008 - Giám đốc chi nhánh Trung tâm Khoa học-Đào tạo Hạm đội Hải quân Nga, "Học viện Hải quân mang tên Đô đốc hạm đội LB Xô Viết N.G.Kuznetsov" (ВУНЦ ВМФ ВМА, г.Санкт-Петербург, Chi nhánh 1 - Tòa nhà Bộ Hải quân của Piotr Đại đế - Viện đào tạo Sỹ quan Hải quân St Petersburg). Phó tiến sỹ Khoa học quân sự, phó giáo sư.

- Đại úy hải quân Andrey Nikolaevitch Baranov - Thuyền trưởng tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ MPK-155 làm nhiệm vụ chiến đấu trong đội hình binh đoàn năm 1987. Tháng Tám năm 2010 về hưu trên cương vị Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga, Chuẩn Đô đốc;

- Đại tá hải quân Piotr Grigorievitch Premyak - Trưởng chi nhánh Cục đặc biệt thuộc Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) tại binh đoàn 17. Sau đó được bầu là Chủ tịch Xô viết đại biểu nhân dân vùng Kamchatka, Phó Thống đốc vùng Kamchatka. Ông từng làm Phó Cục trưởng Cục chính sách nhân sự trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga, trưởng phòng hỗ trợ pháp lý thuộc Ban Thư ký Hiệp ước An ninh tập thể, Chuẩn đô đốc. Hiện tại - Trợ lý Đại biểu Duma Quốc gia Nga.

- Đại tá không quân Volchkov Vyacheslav Alekseevitch - Trung đoàn trưởng trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169, trở thành Tư lệnh Không quân Hạm đội Thái Bình Dương, Thiếu tướng không quân;

- Trung tá Valery Ivanovitch Nizovtsev - Chánh án Tòa án quân sự Liên Xô tại căn cứ đồn trú quân sự Cam Ranh năm 1989 - 1991, trong những năm 90 trở thành Chánh án Tòa án quân sự quân khu Moskva, thiếu tướng Tư pháp, Luật gia Công huân CH Liên bang Nga;

- Trung tá hải quân Vladimir Arkadievitch Khorkov - Tham mưu trưởng lữ đoàn tàu mặt nước 119, tốt nghiệp Học viện Hải quân mang tên Đô đốc hạm đội LB Xô Viết N.G.Kuznetsov. Hoàn thành sự nghiệp phục vụ quân đội trên vị trí Cục trưởng Cục giám sát công tác an toàn hàng hải, công tác thợ lặn và lặn biển sâu của Hải quân Nga, đại tá hải quân. Chuyên gia quân sự Công huân CH Liên bang Nga;

- Đại úy hải quân Astapov Alexandr Sergheevitch - trợ lý thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí hành trình SSGN "K-48" và "K-108" làm nhiệm vụ quân sự năm 1980 và năm 1983 trong đội hình binh đoàn 17. Năm 1995 - Thuyền trưởng, chỉ huy tàu ngầm nguyên tử tuần dương mang tên lửa hành trình "K-186" đề án 949A. Tàu ngầm "K-186" dưới sự chỉ huy của ông đã di chuyển từ Biển Barents dưới lớp băng Bắc Cực đến Hạm đội Thái Bình Dương. Được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga ngày 23.7.1996. Hiện tại - Phó chủ tịch Tổ chức Quỹ Anh hùng Liên Xô và Anh hùng nước Nga;

- Đại úy hải quân Vasily Ivanovich Baev - Thuyền phó chính trị tàu ngầm diesel "B-427" thi hành nhiệm vụ quân sự trong đội hình binh đoàn 17. Tiếp sau đó đảm nhiệm các vị trí công tác: thuyền phó chính trị tàu ngầm đề án 971 đầu tiên, phó trưởng ban công tác giáo dục Trung tâm Nghiên cứu vùng nước sâu Bộ Quốc phòng Nga, Trợ lý công tác giáo dục cho Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vùng nước sâu Bộ Quốc phòng Nga, Phó trưởng phòng thứ nhất Phòng giáo dục khu Đông-Nam thành phố Moskva, Tiến sỹ khoa học sư phạm, đại tá hải quân;

- Thượng úy quân y Oktai Ibrahimov Serghoevich - bác sỹ chuyên khoa thể lực đội tàu cứu hộ số 62 thuộc tiểu đoàn tàu hậu cần của binh đoàn 17. Phó bác sỹ trưởng ngành thần kinh Bộ Quốc phòng LB Nga, Bác sĩ trưởng ngành thần kinh Bệnh viện thực hành quân đội mang tên Viện sĩ N.N.Burdenko, đại tá quân y, bác sĩ cấp cao;

- Thiếu tá hải quân Mikhail Nikolayevich Ivanov - thuyền trưởng tuần dương hạm tên lửa "Vladivostok" thực hiện nhiệm vụ quân sự trong đội hình binh đoàn, trở thành đại tá hải quân. Hiện nay - Phó chủ tịch thứ nhất Chủ tịch đoàn Hội đồng Chuyên gia chống độc quyền "Uỷ ban Quốc gia Khoa học và Công nghiệp", Tiến sĩ Kinh tế;

- Thiếu tá hải quân Danilchenko Alexandr Sergheevitch - nhạc trưởng dàn quân nhạc binh đoàn (1985 -1989), năm 1997 - 2007 - Giám đốc nghệ thuật và nhạc trưởng  chính dàn nhạc trung ương Hải quân Nga mang tên N.A.Rimsky-Korsakov, nghệ sĩ nhân dân Nga, nhà hoạt động nghệ thuật Công huân LB Nga, đại tá hải quân. Hiện tại - Giám đốc nghệ thuật và nhạc trưởng chính dàn nhạc của Công ty cổ phần "Đường sắt Nga", giáo sư;

- Đại úy Igor Kokorinov Veniaminovich - Nhạc trưởng Quân nhạc binh đoàn 17 từ tháng Hai năm 1989 đến tháng 6 năm 1992. Từ năm 1992 đến năm 1994 - nhạc trưởng dàn quân nhạc 81 Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương. Từ 1994-2006 - trưởng phòng quân nhạc, nhạc trưởng dàn quân nhạc phân hạm đội Caspian. Năm 2006 (tháng hai-Tháng Tám) - nhạc trưởng dàn quân nhạc trung ương Hải quân Nga mang tên N.A. Rimsky-Korsakov, trung tá. Từ tháng 8 năm 2006 đến tháng năm 2007 công tác biệt phái tại Cộng hòa Namibia trên cương vị cố vấn - nhạc trưởng dàn nhạc của Tổng thống;

- Đại úy hải quân Kudashkin Vladimir Vasilevitch - phó thuyền trưởng chính trị tàu ngầm diesel "B-39". Về hưu từ quân đội, ông tiếp tục học tập và hiện nay - Trưởng ban tư pháp Tổng công ty Nhà nước "Công nghệ Nga", tiến sĩ Luật;

- Thượng úy hải quân Shesterkin Alexandr Viktorovitch - Đội phó đội tàu cứu hộ 62 tiểu đoàn tàu đảm bảo hậu cần số 255, kết thúc đời quân ngũ trên cương vị Trưởng phòng 4 Cục công tác tìm kiếm và cứu nạn Hải quân Nga, đại tá hải quân;

- Đại úy hải quân Shishkin Dmitri Gheorghievitch - Chỉ huy ban 5 tàu công binh xưởng PM-5 phục vụ trong đội hình binh đoàn 17 năm 1997 - 1998. Từ ngày 23 tháng 3 - ngày 02 tháng 5 năm 2002 công tác tại căn cứ  922 ở Cam Ranh trên cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban thanh lý phụ trách công tác chuyển giao các hạng mục công trình cho phía Việt Nam. Kết thúc phục vụ tại Tổng cục Công binh Hải quân Nga với cương vị Chánh thanh tra Phòng kiểm soát (thiết bị) năng lượng, đại tá hải quân. Tại thời điểm hiện tại - trưởng phòng Moskva thuộc Cục thanh sát Liên bang về sinh thái và công nghệ và an toàn hạt nhân (Rostekhnadzor);

- Trung tá hải quân Vasily Anatolievitch Yuzhakov - sỹ quan trưởng chuyên ngành Bộ tham mưu binh đoàn 17. Tiếp tục phục vụ trên các vị trí sau: sỹ quan trưởng ngành phân hạm đội tàu ngầm số 2, Trưởng chi nhánh Viện nghiên cứu khoa học Hải quân Nga, đại tá hải quân. Ông được bầu làm người đứng đầu khu vực hành chính thị trấn Kupavna, tỉnh Moskva. Tại thời điểm hiện tại - Giám đốc dự án "Altair".



.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Tám, 2011, 11:31:55 am
(tiếp)


Những người đã mất:
- Chuẩn Đô đốc Ronald Aleksandrovitch Anokhin, tư lệnh đầu tiên của binh đoàn năm 1982 - 1984;.
- Phó Đô đốc Valery Nikolaevitch Sergeyev, tư lệnh đầu tiên lữ đoàn tàu mặt nước 119;
- Chuẩn Đô đốc Devyataikin Victor Vasilevitch, tham mưu trưởng đầu tiên binh đoàn 17 năm 1982 - 1984. Là cố vấn quân sự cho Tư lệnh Hải quân Việt Nam, ngày 8 tháng 7 năm 1989 trước khi tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, đã hy sinh trong một tai nạn máy bay tại sân bay Cam Ranh khi máy bay hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu;
- Đại tá hải quân Anatoly Romanovich Prisyajnyuk, Chủ nhiệm chính trị đầu tiên binh đoàn 17 năm 1982 - 1984;.
- Chuẩn Đô đốc Anatoly Pivak Ignatievich, phó tư lệnh phụ trách cơ điện hàng hải năm 1986 - 1989;
- Đại tá hải quân Vyacheslav Nikolaevitch Nikonov, tham mưu trưởng binh đoàn 17 năm 1988 - 1991;.
- Đại tá hải quân Yuri Melentevich Polyakov, tư lệnh Lữ đoàn tàu mặt nước 119 năm 1988-1990, Tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga năm 1992;
- Đại tá Mikhail Andreevitch Titenok, chỉ huy trưởng căn cứ 922;
- Trung tá hải quân Peregudov Yuri Semenovitch, giảng viên cao cấp về tuyên truyền cổ động phòng chính trị binh đoàn, chết tại bệnh viện vì nhiễm bệnh sốt rét nhiệt đới và bệnh sốt "dengue";
- Trung tá hải quân Motrich Evgeny Dmitrievitch - sỹ quan chuyên ngành trưởng;
- Đại úy hải quân Rubis Alexandr Nikolaevitch, thuyền phó chính trị MPK-143;
- Thiếu tá hải quân Chernov SA. - Thuyền trưởng MPK "Tsyklon";
- Thiếu tá hải quân Rekish V. - Thuyền trưởng MRK "Gió mùa", ngày 16 Tháng Tư năm 1987 tại Biển Nhật Bản đã hy sinh cùng với con tàu sau khi không may bị trúng tên lửa-mục tiêu RM-15M trong khi tập bắn trên biển;
- Đại tá hải quân Guberniev Mikhail Ivanovich - Thuyền trưởng tàu công binh xưởng phục vụ chiến đấu trong đội hình binh đoàn 17 từ 1985-1991.

 
Kinh nghiệm xây dựng căn cứ của chúng tôi sẽ còn cần thiết
     
Thật không may, các hoạt động quân sự, cuộc sống hàng ngày của các đơn vị binh chủng hợp thành của Hải quân - Binh đoàn tác chiến số 17, SovSMO, căn cứ 922 và Trung tâm truyền tin từ mùa xuân năm 1980 đến ngày 02 tháng 5 năm 2002, trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, trong suốt 23 năm hiện diện của Hải quân Xô Viết và Hải quân Nga trên một lãnh thổ nước ngoài, cho đến giờ chưa được tổng kết và nói chung những ấn phẩm về hoạt động của binh đoàn vẫn còn ít đến mức xấu hổ. Chỉ có một lý do: tính bí mật rất cao trong điều kiện cuộc đối đầu thế kỷ và "chiến tranh lạnh". Hồi đó không có ai được ghi chép để lưu trữ riêng cho mình, và dần dần thông tin trở nên lỗi thời, không còn được giữ trong bộ nhớ. Chỉ còn những ấn tượng, các hình ảnh lưu trữ gia đình. Ví dụ: Tổ chức xây dựng quân sự của Liên Xô - SovSMO chỉ một thời gian ngắn xây dựng trên bán đảo, phải bảy lần thay đổi tên công trình của nó: RS-3, Moskva - 400, Vladivostok - 100, và v.v. Những loại cấu trúc độc đáo ở vùng khí hậu nhiệt đới được xây dựng với nhiệt độ ban ngày đến 45-50 độ, độ ẩm cực cao! Biết bao nhiêu cái mới, các giải pháp sáng tạo và ý tưởng cách tân táo bạo đã được thực hiện!
     
Trên các phương tiện truyền thông, các ấn phẩm chuyên ngành là những câu khô khan ngắn gọn về việc hình thành, giải thể các đơn vị này, sự tồn tại của PMTO tại Cam Ranh, tàu «N» vừa ghé vào vịnh Cam Ranh, không hề có sự phân tích chuyên sâu phục vụ cho tương lai của Hải quân Nga.

Có vẻ là có một binh đoàn, có một PMTO, SovSMO .... Nhưng cũng có vẻ là họ chưa bao giờ tồn tại. Mà ở đó, trên bán đảo Cam Ranh, đã có nhiều người, hàng chục ngàn người từng phục vụ và làm việc trong điều kiện khó khăn miền nhiệt đới, không màng đến sức khỏe của chính họ. Họ bay về nghỉ phép và trở lại, trẻ em đi học trường tại chỗ, và còn nghỉ hè ở ngay đây.

Có một thống kê đáng buồn:
Mỗi năm có người nào đó chết vì các bệnh nhiệt đới hoặc rắn cắn, người thì chết vì đau tim hoặc do chấn thương, ai đó được gửi máy bay về Vladivostok do mắc bệnh nhiệt đới và đột quỵ vì nắng nóng. Vì thế, các cựu chiến binh Kam Ranh có nhiệm vụ trong bản tổng quan lịch sử này, nhớ lại bức tranh cơ bản các hoạt động của binh đoàn, căn cứ 922, trung tâm truyền tin, SovSMO, trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 ,  nhớ lại những con người để cho những sự kiện và con người không đi vào quên lãng.

Điều này đã xảy ra với nhiều đơn vị quân đội Liên Xô, giải tán vội vàng vào thời kỳ "perestroika" và thời kỳ hậu Xô Viết. Cũng như vậy, sau tháng 10 năm 1917 thế kỷ 20, khi đi vào lãng quên các trung đoàn nổi tiếng của quân đội Sa hoàng, các đơn vị Cossacks, bằng niềm tin và sự trung thành đã phục vụ Tổ quốc ở các vùng ngoại vi của nước Nga vĩ đại. Hoặc, ví dụ, các sư đoàn tàu ngầm 26 và 29 của hạm đội Thái Bình Dương, đã bồi dưỡng rất nhiều chiến sỹ tàu ngầm xuất sắc cho hạm đội chúng ta: các đô đốc, tư lệnh phân hạm đội và hạm đội. Trong số đó: Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Khvatov G.A, các Phó Đô đốc Beregovoy N.N., Dorogin V.F., Ilyin V.A., Kaisin Yu.A, Kozhevnikov V.A., Kondakov V.G., Ryazantsev V.D., Slavsky A.M., Shumanin Yu.I., Usenko N.V. - các Anh hùng Liên Xô, các Chuẩn Đô đốc M.B. Abramov, Averkiev V.A., Agafonov G.D., Belousov A.A., Eremin Yu.P., Katyshev A.P. - Anh hùng Liên Xô, Kozlov I.N., - Anh hùng nước Nga, Kondrashov A.V, Matyushin N.F., Stepanov A.M., Yakovlev G.S., và nhiều, nhiều những người phục vụ tại các thời điểm khác nhau tại các sư đoàn tàu ngầm số 26 và 29.

Ngày nay, các đơn vị này đã bị giải thể. Câu chuyện của họ - các bản ghi lịch sử lưu lại trong các kho lưu trữ. Và trong một tạp chí lịch sử, chúng ta chỉ có thể biết về "hoạt động" của đơn vị (căn cứ đồn trú, biên chế lực lượng, biên chế thường trực chiến đấu, phục vụ chiến đấu), thông tin về ban chỉ huy và các phần thưởng nhà nước trao tặng. Biên niên sử đầy đủ từ ngày thành lập đến ngày giải thể trong các báo chí công khai là không có. Nhưng những cựu chiến binh các đơn vị vẫn còn sống và có thể nói rất nhiều.
     
Hồi ký của Chuẩn Đô đốc Victor Ananyevich Dygalo "Hồi ức của Chuẩn Đô đốc" đưa ra một lịch sử đầy đủ và khách quan của sư đoàn 29, nhưng .. chỉ trong thời gian chỉ huy của ông, còn "trước đó" và "sau đó" là không. Câu hỏi để ngỏ cho các chỉ huy sư đoàn, các cán bộ chính trị, sỹ quan tham mưu, các nhà sử học, các chiến sỹ tàu ngầm-các nhà chuyên môn. Hãy tham khảo những hồ sơ lưu trữ, khám phá những kho lưu trữ, và bổ sung tài liệu lưu trữ bằng thông tin của những chứng nhân của những sự kiện này vẫn còn đang sống.

Để công bằng, tôi phải nói rằng trong thập kỷ qua, khoảng cách này trong lịch sử của hạm đội Liên Xô và Nga đã được dần dần loại bỏ. Sắp tới sẽ đến cuốn sách về lịch sử của binh đoàn tác chiến số 5 (Địa Trung Hải) thuộc Hạm đội Hải quân, binh đoàn tác chiến số 7 (Đại Tây Dương) thuộc Hạm đội Hải quân, phân hạm đội tàu ngầm số 4, và v.v.

Trong tháng 11 năm 2010, đã xuất bản cuốn sách ghi lại lịch sử của binh đoàn tác chiến số 8 thuộc Hạm đội Hải quân "Binh đoàn tác chiến số 8 thuộc Hạm đội Hải quân".Ký sự lịch sử hoạt động phục vụ chiến đấu. 1974 - 1992. Tác giả biên soạn - chuyên gia quân sự công huân Liên bang Nga, Phó Đô đốc đã nghỉ hưu N.N.Birillo. Dưới sự biên tập chung và hiệu đính của Tổng tư lệnh Hải quân Nga (1992 - 1997) Đô đốc Hạm đội Gromov F.N. Cuốn sách mô tả các sự kiện chủ yếu trong khu vực hoạt động trên Ấn Độ Dương mà binh đoàn 8 tham gia trong giai đoạn 1974-1992. Kinh nghiệm phong phú trong thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu sẽ luôn luôn cần thiết cho quốc gia và Hạm đội Hải quân Nga. Những người trẻ, đang chọn con đường của mình trong cuộc sống, cần phải biết đến vai trò của Hạm đội Hải quân trong lịch sử sau chiến tranh (Vệ quốc vĩ đại) của Tổ quốc.
     
Thế nào là "phục vụ chiến đấu", vì mục đích gì, ở những khu vực nào của các đại dương Thế giới và nó được thực hiện thế nào, công chúng khác xa so với người phục vụ quân đội, sẽ không biết, hoặc chỉ một số ít biết và biết một chút gì thôi ... Trong thời Xô Viết, một lần nữa vì lý do bí mật, các ấn phẩm nghiêm túc về loại hình hoạt động này của hạm đội hải quân không được phổ biến cho công chúng. Và khoảng cách này có thể được giải quyết bằng cách nhờ đến các cựu chiến binh của hạm đội và các tổ chức cựu chiến binh hạm đội hải quân.
     
Lấy ví dụ, tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 675 "K-10", nhiều lần được đề cập trong bản tổng quan lịch sử này. Là người của sư đoàn 10 và sư đoàn 29, đã đọc bản ghi lịch sử tàu ngầm, đọc các báo cáo thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, và bắn đạn tên lửa. Có những bức tranh thú vị xứng đáng với sự mô tả của một nhà văn - một chuyên gia về tàu ngầm. Tôi đã phát biểu ý tưởng này với nhà văn nổi tiếng -nhà đi biển Vladimir Vilenovich Shigin. Tôi hy vọng rằng lịch sử "K-10" khi nào đó sẽ được đề cập đầy đủ từ ngày thành lập thủy thủ đoàn, hạ thủy tàu, kéo cờ hải quân, đưa vào tuyến 1, đến thời điểm phá dỡ và tận dụng phế liệu. Trả lời từ Shigin V.A. không có, vì vậy tôi đưa ra ý kiến của mình về những hoạt động của tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-10" vào các năm 1968, 1979, 1983.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/image001.jpg)
K-10, từng phục vụ tại binh đoàn 17 năm 1982, sau khi tháo xong lò phản ứng, được phá dỡ tận dụng, năm 1994-1996.Nguồn ảnh: trên hình.
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Tám, 2011, 11:20:18 am
(tiếp)

PLARK (SSGN) "K-10" là con tàu thứ tám trong số tất cả những con tàu được đóng tại nhà máy  Komsomolsk-na-Amur. Đến thời điểm đóng nó nhà máy đóng tàu đã có đủ kinh nghiệm, chất lượng đóng rất cao, và 26 năm phục vụ của tàu ngầm cho thấy điều đó. Tính năng kỹ-chiến thuật tàu ngầm đề án này được liệt kê trong những phần trướcbản tổng quan lịch sử này. Giờ của "sao chiếu mệnh" với thủy thủ đoàn tàu ngầm này đã đến vào năm 1968 khi thi hành nhiệm vụ chiến đấu tại Biển "Nam Trung Hoa". Thuyền trưởng con tàu lúc đó - trung tá hải quân Ivanov N.T.

Đấy đang là tháng thứ hai thực hiện nhiệm vụ quân sự. Các nhà cơ khí đang chăm chú trong phiên trực, tổ chức công tác kiểm tra định kỳ theo quy chế, giám sát sự làm việc của hệ thống, các cơ cấu máy, làm công tác đảm bảo chế độ hành trình cần phải có của con tàu ngầm, cung cấp điện cho tất cả các nơi yêu cầu, và không quên cuộc sống sinh hoạt thường ngày của các chiến sỹ thủ tàu ngầm - bếp, nhà tắm và hệ thống vệ sinh. Bộ phận phòng hóa đang theo dõi nồng độ các nguyên tố độc hại (phóng xạ) trong các khoang, các chiến sỹ ban tên lửa và ngư lôi làm công việc bảo trì thường xuyên, tiến hành các giờ huấn luyện chuyên ngành tại chỗ của họ. Bác sĩ (trưởng ban quân y) đang giám sát chất lượng nấu ăn trong bếp, bảo đảm việc thực hiện các chỉ tiêu vệ sinh trong các khoang và chấn chỉnh vệ sinh cá nhân của mọi người. Các hiệu thính viên, các chiến sỹ radar chuẩn bị trang thiết bị của họ, các ăng ten kéo xếp đựoc phục vụ cho phiên liên lạc sắp tới trên độ sâu kính tiềm vọng. Trợ lý thuyền trưởng kiểm kê khẩu phần thực phẩm còn lại trong kho thực phẩm (xem xét có đủ chất tươi và đồ khô cho đến lúc kết thúc nhiệm vụ phục vụ chiến đấu hay không, v.v).

Thuyền trưởng tầu ngầm, như mọi khi, ở tại buồng trung tâm - đây là vị trí chính yếu của anh ta khi thi hành nhiệm vụ quân sự. Theo tin tình báo, trong biển "Nam Trung Hoa", nhóm tàu sân bay xung kích (AUG - АУГ - Авиано́сная уда́рная гру́ппа = Carrier battle group (CVBG)) do tàu sân bay xung kích chạy bằng năng lượng hạt nhân "Enterprise" chỉ huy sẽ giáng các đòn tấn công vào lãnh thổ Bắc Việt Nam. Hoa tiêu báo cáo chỉ huy rằng thời tiết "trên đó" đang xấu đi, một cơn bão mạnh đang đến gần khu vực tuần tra. Phương pháp chỉ thị mục tiêu cổ điển bị loại trừ vì Tu-95RTS và Tu-16RTS trong thời tiết này không bay được. Do đó, việc tiếp cận nhóm AUG và ra khỏi cuộc tấn công tên lửa (phóng giả định) sẽ thực hiện qua biện pháp chỉ thị mục tiêu tự chủ bằng phương tiện riêng của bản thân tàu ngầm ... ....
    
Sau khi nhận báo cáo của đội thủy âm về tiếp cận nhóm AUG, thuyền trưởng chỉ huy tiếp tục xích lại gần nhóm AUG, vượt qua tuyến phòng thủ chống ngầm (ПЛО) và bước vào cuộc tấn công bằng ngư lôi lên tàu sân bay. Với mục đích này nó cần vòng  qua đuôi con tàu hộ vệ gần nhất để đạt đến cự ly phóng một loạt ngư lôi vào tàu sân bay xung kích. Mọi thứ diễn ra bình thường. Sau khi tiến hành phóng ngư lôi mô phỏng, tàu ngầm chuyển hướng và thoát ly. Theo báo cáo của đội thủy âm, không quan sát được  thay đổi nào trong chế độ làm việc của đài thủy âm đối phương. Có nghĩa là, đối phương không phát hiện được tàu ngầm. Xuất hiện một ý tưởng táo bạo, đến gần hơn, bơi dưới đáy tàu sân bay hạt nhân và bám theo nó từ phía dưới. Thành công! Thuyền phó chính trị tuyên bố qua máy truyền thanh nội bộ: "Các đồng chí sĩ quan, hạ sỹ quan và thủy thủ! Chúng ta đang đi dưới tàu sân bay hạt nhân của Mỹ "Enterprise" - chúng ta là duy nhất trên thế giới"... Trong các khoang rền vang tiếng "Ura!".
    
PLARK "K-10" đi ở giữa nhóm AUG, bên dưới tàu sân bay xung kích, bám theo tàu sân bay suốt 13 giờ và ghi lại những tiếng ồn của chân vịt tàu. Sau đó, khi cơn bão giảm nhẹ và nhóm AUG tăng tốc độ, PLARK bơi chậm lại và thoát khỏi tàu sân bay.

Hồi đó, thủy thủ đoàn PLARK "K-10" không biết rằng 2 năm trước dịp họ theo dõi tàu sân bay "Enterprise", Bộ Tổng tham mưu Hải quân Hoa Kỳ phối hợp với Lầu Năm Góc, Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ với mục đích đảm bảo an ninh cho nhóm AUG, đồng ý ra quyết định "tiêu diệt trong thời bình các tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô bị phát hiện và không nổi lên mặt biển trong vòng bán kính 100 dặm cách các tàu sân bay Mỹ". Đầu năm 1968, Bộ chỉ huy NATO đã phê duyệt "Quy định về điều kiện bước vào chiến đấu", trong đó hướng dẫn rằng trường hợp phát hiện tàu ngầm không xác định trong vòng bán kính 100 dặm cách nhóm AUG, được sử dụng cảnh báo bằng các vụ nổ, buộc các tàu ngầm đó nổi lên mặt nước. Nếu tàu ngầm không nổi, nó phải bị tấn công bởi các loại vũ khí chống ngầm và phải bị tiêu diệt. Nhưng ngay cả khi chỉ huy của PLARK "K-10" trung tá hải quân Ivanov N.T được biết, ông sẽ không dừng lại và sẽ vẫn làm những gì ông đã làm cùng với thủy thủ đoàn. Tôi chắc chắn như vậy!
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Tám, 2011, 05:40:53 pm
(tiếp)

Mười năm sau, vào năm 1978, PLARK "K-10" thực hành sát hạch phóng đạn tên lửa trong kỳ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô kiểm tra hạm đội Thái Bình Dương. Năm 1979, thuyền trưởng PLARK "K-10" là trung tá Medvedev Valery Nikolaevitch (khi đó anh 34 tuổi, đã 2,5 năm trên cương vị thuyền trưởng) là một trong những thuyền trưởng ưu tú và có tiềm năng nhất  mà Bộ tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 10 gửi đến Vladivostok dự kỳ thi tuyển vào Học viện Hải quân. Kỳ thi đã xong. Anh đang chờ đợi lệnh của Tổng tư lệnh Hải quân gọi nhập học vào học viện. Thuyền trưởng chính thức - Medvedev V.N. còn chưa bàn giao các công việc và trách nhiệm của người thuyền trưởng tàu ngầm. Và ... trong thời gian này đã xảy ra một sự cố trên tàu ngầm của anh với một thuyền trưởng biệt phái khác : do lỗi của người chỉ huy tiểu đoàn 2 trong khi nạp ắc quy đã gây ra vụ nổ trong khoang số hai. Trưởng ban quân y đại úy Vasily Vasylievitch Yastrebob bị thương và mù mắt. Anh được cho về hưu.
    
Trung tá hải quân V.N. Medvedev đến tận nơi, tiếp nhận lại con tàu, chuyển cứ cho nó về vịnh Vladimir huyện Olginsky khu Primorsky và tiếp tục phục vụ trong sư đoàn tàu ngầm số 29. Phục vụ một cách tự tin và có trách nhiệm.. Anh đã xoá bỏ được tất cả các lời khiển trách. Bộ tư lệnh sư đoàn lại đưa anh vào danh sách các ứng cử viên cho kỳ thi vào Học viện Hải quân năm 1983. Và anh sẽ được trở thành học viên của Học viện, chỉ huy sư đoàn, đô đốc ... nhưng một lần nữa ở chân trời sự nghiệp của anh lại xảy ra "việc lớn" (nhưng bất lợi) - một vụ va chạm với một đối tượng không xác định ở  tư thế ngầm dưới nước trong khi đang di chuyển ra khỏi  khu vực thực  hiện  nhiệm vụ chiến đấu về lại vịnh Vladimir (Từ Cam Ranh trở về căn cứ cơ bản).     Theo kết quả điều tra cho thấy lỗi trực tiếp không phải của người chỉ huy tàu ngầm. Hướng dẫn điều khiển tàu ngầm nguyên tử  khi di chuyển không bị vi phạm. Tất cả các biện pháp đề phòng trong đạo hàng của  chuyến hành quân chuyển căn cứ  đều được thực hiện đúng. Theo dõi thủy âm các mức rất kỹ lưỡng. Nhưng thuyền trưởng tàu ngầm chịu trách nhiệm về sự cố đã xảy ra - người ta không gọi anh tham dự kỳ thi vào học viện nữa. Anh tiếp tục ở lại - 9 năm làm thuyền trưởng tàu ngầm. Tiếp tục công việc khó khăn nhất, chịu trách nhiệm nhiều nhất. Sau này anh được bổ nhiệm làm giảng viên tại Trung tâm Đào tạo Hải quân. Tôi viết về Valery Medvedev với nỗi buồn và hối tiếc về những khả năng mà anh chưa thực hiện được để nắm giữ những vị trí phù hợp với kiến thức, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân trong công việc của mình; tôi viết với lòng kính trọng đối với người chỉ huy, đã có 9 năm làm công tác chỉ huy đầy phức tạp, khó khăn: 2 lò phản ứng, 8 đạn tên lửa, 20 ngư lôi bao gồm cả đạn có lắp đầu đạn hạt nhân, và hơn 100 quân nhân dưới quyền, vì phẩm chất của mỗi người - đó là trách nhiệm cá nhân; tôi viết với tình cảm yêu mến, bởi vì tôi đã phục vụ cùng anh trong đội hình sư đoàn 10 và sư đoàn 29 và vì anh là bạn cùng trường của tôi - Trường Hải quân Nakhimov (anh ra sau tôi một năm). Cảm ơn bạn, Valery Nikolaevitch, vì thái độ nghiêm túc, thận trọng, lòng tốt và tình người trong quan hệ với cấp dưới, vì sự phục vụ tận tuỵ cho Tổ quốc.   Những chuyện thú vị, hấp dẫn như vậy tại hạm đội không phải là quá nhiều ... nhưng cũng không ít. Chúng đang chờ đợi giờ của chúng ... .. và một nhà nghiên cứu nhiệt tình, khách quan. Đằng sau các sự kiện như vậy - là những con người. Con cái chúng ta, những người thân, người quen, bạn bè cũng nên biết Hải quân của chúng ta trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" đã làm những việc gì, khó khăn thế nào mà chúng ta phải vượt qua để đạt được quân bình với Mỹ và khối NATO. Vô cùng biết ơn các đồng nghiệp của tôi - các cựu chiến binh Cam Ranh vì chúng ta đã cùng nhau phục vụ, về những kỷ niệm về những gì chúng ta đã sống qua và tự hào; vì mối giao tiếp đầy tình người và chân thành trong những điều kiện khắc nghiệt và phức tạp xa bến bờ của Tổ quốc chúng ta. Biết ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của các bạn cùng Trường Cao đẳng Sý quan Chỉ huy Hải quân Biển Đen mang tên đô đốc Nakhimov (Черноморское Высшее военно-морское ордена Красной Звезды училище имени П. С. Нахимова (ЧВВМУ) — военно-морское училище, основанное в 1937-м году в городе Севастополь.): đại tá hải quân nghỉ hưu Reznik Nikolai Nikolaevitch - Phó tư lệnh chính trị sư đoàn tàu ngầm số 38 , tôi và ông cùng phục vụ trong hạm đội Biển Bắc và Thái Bình Dương (binh đoàn tàu ngầm số 4 Hạm đội Biển Bắc, sư đoàn tàu ngầm số 10 và 29 Hạm đội Thái Bình Dương), 11 tháng 5 năm 1987 ông đến Cam Ranh trên một chuyến máy bay và ngày 01 tháng 11 năm 1991 rời khỏi sân bay Kam Ranh trên một chuyến máy bay khác; đại tá hải quân nghỉ hưu Furlet Yuri Nikolaevich - thuyền trưởng BPK "Vasily Chapaev"; Chuẩn Đô đốc, đã nghỉ hưu Romanyuk Anatoli Iosifovitch - sĩ quan cao cấp Cục Hải quân Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Liên Xô, hiện nay - Chủ tịch Hội cựu chiến binh các chính ủy của thành phố Moskva, thành viên của "Câu lạc bộ các đô đốc" (với những kỷ niệm về Cam Ranh có thể thấy trong bản tổng quan lịch sử này), đại tá hải quân nghỉ hưu Shcherbatyuk Grigory Mikhailovitch trong quá khứ - chỉ huy một  tàu ngầm nguyên tử tuần dương chiến lược (SSBN = РПКСН- Ракетный подводный крейсер стратегического назначения - RPKSN),  Phó Tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 29, Phó tư lệnh phụ trách hậu cần phân hạm đội tàu ngầm số 4 - Chủ nhiệm hậu cần phân hạm đội, người có trách nhiệm cung cấp tất cả các vật chất cần thiết cho các tàu ngầm của sư đoàn tàu ngầm 26 và 29 đi phục vụ tại binh đoàn 17, cũng như đại tá hải quân nghỉ hưu Khalimon Nikolai AlekseevitchTerentiev Leonid Konstantinovitch những người đã chuẩn bị và gửi các con tàu của phân hạm đội tàu hỗn hợp Kamchatka đi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong khu vực hoạt động của binh đoàn 17.

Các lãnh đạo quân sự của quân đội Nga luôn luôn khuyến khích những tìm tòi nghiên cứu khoa học liên quan đến văn bản ghi chép lịch sử của các đơn vị quân đội, bảo tồn các truyền thống chiến đấu vinh quang và sử dụng các ví dụ từ lịch sử anh hùng của các trung đoàn, các con tàu vào các mục đích giáo dục. "Theo thống kê chưa đầy đủ, đến năm 1917 đã có khoảng 650 lần xuất bản các loại lịch sử các trung đoàn lên đến hơn 750 tập. Số lượng lớn nhất lịch sử các trung đoàn được xuất bản là vào cuối những năm 90 của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mỗi đơn vị cận vệ đều có một số xuất bản phẩm lịch sử, và tất cả các đơn vị cận vệ có đến hơn 200 tập đã được xuất bản. Đã xuất bản lịch sử các trung đoàn thủ pháo (Régiment des Grenadiers de la Garde - Лейб-гвардии Гренадерский полк), đa số các trung đoàn và tiểu đoàn bộ binh và súng trường, và một phần đáng kể các trung đoàn kỵ binh và trung đoàn Cossack " (Encyclopedia quân sự Moskva. Voenizdat.1995, Str.407)..

Lịch sử trận hải chiến Tsushima được mô tả bởi các nhà sử học theo các quy tắc của khoa học lịch sử từ người thủy thủ (theo tên) đến vị đô đốc. Chúng tôi cũng sẽ ghi lại lịch sử mới gần đây thôi các đơn vị của mình như vậy. Thật không may, lịch sử đơn vị của mình chúng tôi không biết, tôi còn chưa kể đến con người. Các phân hạm đội tàu ngầm hạt nhân, các binh đoàn tàu chiến tác chiến theo khu vực, các sư đoàn tàu chiến đều đã giải thể, các con tàu thì ngừng hoạt động và đưa vào tháo dỡ tận dụng, bán làm phế liệu ở nước ngoài. Và 20 năm tới liệu chúng ta còn biết sự thật gì về họ nữa không?

Việc cải tổ trong các cơ cấu chỉ huy quân sự đang được tiến hành hết tốc lực. Tài liệu lưu trữ mà do việc cắt giảm các cơ quan nhân sự và các chuyên gia-tố chức nguồn nhân lực, sẽ hoặc bị phá hủy, hoặc bị xếp chồng lên nhau trong các hộp hồ sơ và gửi đến các cơ quan mới hình thành. Ai đó trong số các nhà lịch sử học không chính thức của đơn vị được bổ nhiệm vào vị trí mới hoặc chuyển sang hưu trí, mà chưa hoàn thành được việc ghi chép miêu tả lại con đường lịch sử của con tàu và đơn vị. Tất nhiên, trách nhiệm duy trì công việc viết sử sẽ được giao phó cho các thuyền trưởng và tham mưu trưởng của binh đoàn, tư lệnh phân hạm đội. Và nếu họ thờ ơ với lịch sử của đơn vị của mình, con tàu của mình? Mọi việc sẽ bị quên đi. Sẽ không kịp nữa... Mọi lời bổ sung và phân trần ngày nay có thể nghe được không ít. Trường hợp không có thời gian để điền vào các phiếu hồ sơ lịch sử, sẽ không ai và sẽ không bao giờ trở lại vấn đề này. Trong chương 8, "Trích yếu nhân sự" vì lý do này nên không có dữ liệu toàn diện về quá trình phục vụ của Nikonov V.N, Polyakov Yu.M., Murdasova L.P., Davydochkin V.A., và nhiều sĩ quan khác, không có cả các tấm ảnh. Thiết lập các thông tin liên lạc với người thân là không thể. Cha mẹ của tư lệnh lữ đoàn Polyakov Yu.M., ví dụ, sống ở Kishinev (ngày nay - có nghĩa là "ở nước ngoài"), vợ của ông - tại Moskva. Họ không còn sống trên đời nữa. Vì chính lý do đó mà "vẫn còn trong bóng tối" các đơn vị như VSO - đoàn xây dựng công trình quân sự (ВСО – военно-строительный отряд),  đội PDSS (отряд ПДСС - морской спецназ - подводных диверсионных сил и средств - Đội đặc nhiệm hải quân - lực lượng biệt kích và phương tiện lặn ngầm) - một tập thể quân nhân có trình độ trang bị tốt về phương tiện kỹ thuật, được rèn luyện và đào tạo chuyên ngành đặc biệt; Văn phòng Kiểm sát Quân sự và Tòa án Quân sự, Chi nhánh Thương mại quân sự Voentorg, công việc của Đoàn Phiên dịch. Tất cả những người từng phục vụ trong các đơn vị trên xin hãy nhận của tôi lời xin lỗi sâu sắc nhất.

Hội Cựu chiến binh Cam Ranh, trong đó bao gồm đại diện của binh đoàn tác chiến số 17 Hạm đội Thái Bình Dương, căn cứ 922, SovSMO, trung đoàn không quân 169, trong tháng hai năm 2010 đã đề xuất sáng kiến xuất bản tập sách đầu tiên về sự hiện diện của Hải quân Xô Viết và Nga trong vịnh và bán đảo Cam Ranh. Với mục đích này, một ban chỉ đạo được lập ra mà chủ trì là Phó Đô đốc A.A.Kuzmin - Tư lệnh binh đoàn trong những năm từ 1984 - 1987, Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh; đại tá hải quân V.A.Khorkov - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Cam Ranh; một kế hoạch đã được vạch ra trong đó dự kiến: trình bày và làm sáng tỏ sự hiện diện của Hải quân Liên Xô-Nga trong vịnh và trên  bán đảo Cam Ranh, duyệt huy hiệu kỷ niệm "binh đoàn tàu chiến số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương", viết bài Tổng quan lịch sử về sự hiện diện của hải quân Liên Xô và Nga ở "Biển Nam Trung Hoa". Không phải tất cả đã kịp thực hiện và hoàn thành, nhưng chúng tôi hiện đang trong giai đoạn cuối cùng của việc viết một cuốn sách và tất cả các nỗ lực của chúng tôi đang ở thời kỳ khởi đầu.


Ban tổ chức nhắc lại yêu cầu của mình cho các cựu chiến binh, cho tất cả những người đã từng ở trong thời gian 23 năm ấy tại bán đảo Cam Ranh, trên tư cách là biên chế thường xuyên hoặc thuộc các lực lượng phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, những người đã từng trên công trình xây dựng, chia sẻ ký ức của mình cho kỳ phát hành tập thứ hai của Bản Tổng quan lịch sử này, sửa các lỗi đã mắc phải, đồng thời ghi nhớ rằng đây là nỗ lực đầu tiên để làm sáng tỏ những gì xảy ra trong 23 năm qua ở vịnh và trên bán đảo Cam Ranh, một cố gắng để hợp nhất với nhau trong một tổng thể tất cả các sự kiện và nhân chứng đã tham gia.

Tuy nhiên, tôi chỉ muốn có một điều: tính khách quan và trung thực trong việc trình bày những kỷ niệm và kinh nghiệm của họ, bởi vì dù sao nó vẫn  là "Lịch sử". Tôi nói điều này không phải là ngẫu nhiên. Trong tháng 11 năm 2010, đã xuất bản cuốn sách "Binh đoàn tác chiến số 8 Hải quân Liên Xô" (tác giả-biên soạn - Birillo N.N.) - hồi ký của những người tham gia các sự kiện ở vùng Vịnh Ba Tư, ở Ấn Độ Dương thời kỳ 1974-1992. Nững tài liệu rất tuyệt vời. Cuốn sách mô tả các sự kiện trong vùng hoạt động trên Ấn Độ Dương mà các tàu chiến của binh đoàn số 8 tham gia. Ở giữa thời "chiến tranh lạnh" binh đoàn hoạt động trong bối cảnh có các mối đe dọa ngày càng tăng đối với an ninh quốc gia Liên Xô từ hướng Ấn Độ Dương .. Thật không may trong cuốn sách, có chi tiết không chính xác. Ví dụ, ở trang 350, chúng ta đọc thấy: một "chuyến thăm chính thức của BPK "Đô đốc Tributs" (thuyền trưởng trung tá hải quân V. Masko) đến cảng Penang (Malaysia) được tổ chức từ ngày 17-21 tháng 5 năm 1990. Người lãnh đạo chuyến đi thăm này - tư lệnh phó binh đoàn, Chuẩn Đô đốc N. N. Beregovoy .... "
    
Tại sao lại hạ quân hàm và chức vụ N.N.Beregovoy năm 1990 xuống như vậy?
Vào tháng 5 năm 1990, N.N.Beregovoy đang là tư lệnh binh đoàn tác chiến số 17 được 3 năm rồi, quân hàm của ông là Phó đô đốc.
    
Tàu chống ngầm cỡ lớn "Đô đốc Tributs" thời điểm tháng 5 năm 1990 đang ở trong quân số của binh đoàn 17 và chỉ sau chuyến thăm chính thức Malaysia mới chuyển sang trong biên chế binh đoàn tác chiến số 8 thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu ..
      
Tôi tha thiết đề nghị: không chấp nhận những điều như vậy. Tài liệu về binh đoàn 17 được trình bày trên trang "Câu lạc bộ các đô đốc". Chúng tôi cung cấp cơ hội làm quen với các sự kiện về sự hiện diện của Hải quân Liên Xô và Nga trong vịnh và trên bán đảo Cam Ranh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1979-2002 cho những người đã tham gia các sự kiện ấy. Đã có nhiều bức thư gửi đến với các tài liệu bổ sung, chỉnh sửa một số lỗi. Xin các bạn hãy nhận cho sự trân trọng của chúng tôi (từ Hội Cựu chiến binh Cam Ranh) về tất cả những sự hỗ trợ và giúp đỡ ấy. Những nỗ lực cộng đồng như thế nhằm chuyển các tài liệu này sang xuất bản sẽ còn tiếp tục.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Tám, 2011, 12:08:01 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/d96a77763daced0ac205593c3ba36490.png) 


Tháng 11 năm 2010. Thảo luận về việc viết tổng quan lịch sử binh đoàn 17. Chúng tôi đang nghiên cứu cuốn sách "Binh đoàn tác chiến số 8 Hải quân Liên Xô". (Từ trái sang phải: đại tá hải quân đã nghỉ hưu Khorkov V.A. - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh binh đoàn, Chuẩn Đô đốc đã nghỉ hưu Spirin Yu.F. - Tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 38, Chuẩn Đô đốc đã nghỉ hưu Matyushin N.F. - tác giả biên soạn Bản Tổng quan lịch sử binh đoàn 17).


Bằng cách này, khi mới  được đưa lên trang web "câu lạc bộ các đô đốc', dự án tổng quan lịch sử về binh đoàn 17 vào đầu tháng 7 năm 2010 mơí  chỉ có 284 trang. Trong 11 tháng đã nhận được hơn 200 lá thư có các đề nghị, sửa chữa và bổ sung về sự đồn trú của các tàu chiến Liên Xô và Nga trong vịnh Cam Ranh, các bức ảnh của thời kỳ đóng quân ban đầu. Hôm nay Bản Tổng quan Lịch sử này - đã là hơn 550 trang định dạng A-4. Điều này cho thấy các cựu chiến binh Kam Ranh đã đọc và rất quan tâm đến sự kiện 20 năm trước. Những sự kiện này - mốc quan trọng trong lịch sử của mỗi con tàu cũng như từng con người riêng lẻ. Đồng thời, đáng tiếc là một số "người Cam Ranh" mặc dù có rất nhiều yêu cầu từ các thành viên Hội Cựu chiến binh Cam Ranh, đề nghị cung cấp thông tin về thời gian đóng quân của mình trên đất Việt Nam, đã dứt khoát trả lời "không". Có những người, đã ba lần trong 23 năm đó, được gửi đến công tác tại vịnh và bán đảo Cam Ranh, đi qua cả một giai đoạn quân ngũ từ thượng úy lên đến đại tá hải quân. Bên cạnh đó là những người khác: trưởng bộ phận và người dưới quyền, bạn bè và đồng nghiệp, thủy thủ đoàn tàu chiến và phi hành đoàn chuyến bay. Có bao nhiêu sự kiện và ấn tượng !.... Có bao nhiêu là tài liệu có thể khai thác? Bao nhiêu tài liệu không thể có !..... Sẽ phải hồi tưởng tất cả mọi thứ và sắp xếp những hồi ức ấy của mình vào trong tập thứ hai của Bản Tổng quan lịch sử.... Nhưng chúng tôi sẽ không nhấn mạnh nữa. Hãy để họ ở lại với các ý kiến của mình ... ...

Chúng tôi chuyển yêu cầu đặc biệt sang cho Ban chỉ huy, các cựu chiến binh căn cứ 922, Trung tâm truyền tin "Klubotchek" («Клубочек»), đã tồn tại như một tổ chức quân sự chính thức trên bán đảo Cam Ranh kể từ mùa xuân năm 1980 đến 02 tháng 5 năm 2002.

Ngoại trừ các Bạn - các cựu chiến binh, sẽ không ai, và không bao giờ có thể tổng kết được kinh nghiệm của các bạn, những kinh nghiệm duy nhất trong Hạm đội Hải quân, - kinh nghiệm đồn trú trên một lãnh thổ nước ngoài của cả một binh đoàn tác chiến lớn của Hải quân bao gồm các lực lượng binh chủng hợp thành khác nhau, trung đoàn hàng không hải quân đang có triển vọng phát triển tốt hơn nữa cho họ, và đặc biệt là kinh nghiệm hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần, cung cấp tất cả mọi thứ cần thiết cho các tàu của binh đoàn 17 và các tàu khác đi qua khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, rồi lại trở về căn cứ cơ bản của họ ở Hạm đội Thái Bình Dương. Vào những năm đó đã lập nên một sơ đồ đảm bảo cung cấp thường xuyên mọi phương tiện vật chất - kỹ thuật cho các tàu chiến, cho các phân đội trên bờ và trong các đơn vị phòng ban, sơ đồ đó đã nhiều lần được kiểm chứng thực tế trong các cuộc tập trận cũng như trong các điều kiện hàng ngày ....Bộ tư lệnh binh đoàn, phòng cơ điện hàng hải, căn cứ 922, tất cả các đơn vị phòng ban nghiệp vụ của căn cứ, đã làm mọi thứ có thể để cho sự trú đóng của các tàu chiến trong vịnh Cam Ranh là hữu ích và thuận tiện nhất.
 
 Nếu cuốn sách đọc được và có nhu cầu, Hội Cựu chiến binh Kam Ranh có quyền tiếp tục làm việc để có kế hoạch ra mắt tập thứ 2 của Bản Tổng quan lịch sử. Có lẽ chủ đề khó khăn này sẽ do những nhà nghiên cứu khác chịu trách nhiệm - những người đam mê. Khi đó,  Bản Tổng quan lịch sử sẽ được bổ sung với các ĐỀ XUẤT mới, các hồi ức cá nhân và các nhận xét mới. Chúc Các Bạn may mắn!
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Tám, 2011, 01:26:55 pm
(tiếp)

Những nhà xây dựng chủ chốt của căn cứ Cam Ranh

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/c5dbc7b0680a62a6747624f61ec3a323.png)
Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô S.G.Gorshkov và thiếu tướng Giáp Văn Cương. Vịnh Hạ Long. 1979.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/64fcfc1bfda5421840bae5c7834e3617.png)
Thượng tướng Chu Huy Mân trao tặng phẩm cho Đô đốc Hạm đội LB Xô Viết S.G.Gorshkov. Tất cả những vấn đề về hợp tác và hoạt động chung giữa Hải quân Việt-Xô đều đã được Gorshkov điều hòa. Căn cứ Cam Ranh sẽ được xây dựng.1979. (Ảnh từ bộ sưu tập gia đình con gái Đô đốc S.G.Gorshkov).

Anikanov Oleg Karpovich - Thượng tướng - Chủ nhiệm Tổng cục Công binh Hải quân, Phó Tổng tư lệnh Hải quân phụ trách xây dựng, phân phối nhà và công trình kỹ thuật đảm bảo (1983 - 1993).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image028.jpg)
Sinh 19.7.1933 tại Moskva.

1951 - 1956 - sinh viên chuyên ngành khoa xây dựng căn cứ hải quân Trường Bách Khoa Kỹ thuật Viễn Đông.

1956 - 1966 - Chỉ huy trưởng công trường, Trưởng đơn vị, Trưởng ban quản lý xây dựng căn cứ hải quân Yokanga (thị trấn Gremikha), Hạm đội Biển Bắc. Trong những năm này, ông đã xây dựng và đưa vào hoạt động lần đầu tiên trong cả nước ụ tàu khô dùng để nạp liệu và sửa chữa tàu ngầm hạt nhân, nhờ vậy ông đã được trao tặng huân chương Lenin năm 1965.

1966 - 1968. - Kỹ sư trưởng của một đơn vị đặc biệt thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô.

1968 - 1973. - Kỹ sư trưởng "Severovoenmorstroya" thuộc Hạm đội Biển Bắc. Trong những năm này, hải quân Liên Xô đẩy mạnh xây dựng và trang bị căn cứ chính của Hạm đội Biển Bắc ở Severomorsk, phân hạm đội tàu ngầm nguyên tử, xây dựng các công trình phục vụ việc cất giữ và bảo trì các vũ khí tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

1973-1981. - Phó Tư lệnh Hạm đội Baltic phụ trách công tác xây dựng cơ bản, hàm Thiếu tướng.

1981 - 1983. - Phó Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc phụ trách công tác xây dựng cơ bản, quân hàm Trung tướng. Cùng với việc xây dựng công trình chuyên dụng, ông đã đặc biệt chú ý đến xây dựng nhà ở trong các thị trấn quân sự ở các vùng xa xôi.

1983 - 1993. - Chủ nhiệm Tổng cục Công binh Hải quân, Phó Tổng tư lệnh Hải quân phụ trách xây dựng, phân phối nhà và công trình kỹ thuật đảm bảo, Thượng tướng. Trong những năm này, lãnh đạo việc xây dựng và đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô hệ thống căn cứ mới để tiếp nhận từ ngành công nghiệp đóng tàu các tàu ngầm nguyên tử tuần dương chiến lược mang vũ khí tên lửa.

Tại hạm đội Biển Bắc và Thái Bình Dương đã xây dựng các tổ hợp bến tàu và các căn cứ kỹ thuật tên lửa, xây dựng căn cứ hải quân tại Cam Ranh (CHXHCN Việt Nam) và Tartus (Syria), và các căn cứ khác. Hai lần một năm: trong tháng 6 và tháng 12 ông tới  kiểm tra tiến độ xây dựng căn cứ Cam Ranh và ông là thành viên của Ủy ban Nhà nước nghiệm thu và tiếp nhận công trình xây dựng căn cứ cùng với các chuyên gia Việt Nam.

Từ năm 1993, ông nghỉ hưu và chuyển sang làm cố vấn cho Tổng tư lệnh Hải quân Nga.

Ông đã được trao tặng Huân chương Lenin (1965), "Lao động Cờ Đỏ", "Phục vụ Tổ quốc trong Lực lượng vũ trang Liên Xô" hạng 3 và nhiều huy chương.... Hai lần đoạt giải thưởng Nhà nước Liên Xô và Liên bang Nga.

Thành viên HĐQT, thành viên Hội đồng Nguyên lão Tổ chức xã hội theo khu vực của các đô đốc và tướng lĩnh Hải quân, "Câu lạc bộ các Đô đốc". Thường xuyên tiến hành các công tác lớn lao trong sự nghiệp giáo dục về tri thức quân sự và lòng yêu nước cho thanh niên các trường học phổ thông và đoàn thiếu sinh quân hải quân thành phố Moskva.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Chín, 2011, 01:01:12 am
(tiếp)

Tổng Giám đốc thứ hai SovSMO (1987 -. 1989).
Đại tá AISTOV Victor Fedorovitch.
Được phong quân hàm "Trung Tướng" vào năm 1995.

 (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image029.jpg)
Sinh 27.7.1945 tại làng Malyi huyện Alabukhi khu Gribanovsky tỉnh Voronezh.
Tổng giám đốc Tổ hợp xây lắp Xô Viết thuộc Tập đoàn xây dựng ở nước ngoài số 22 - Zagrantehstroya - Bộ Quốc phòng Liên Xô tại Cam Ranh, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1987 -. 1989), Trung tướng (1995), Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật.

1962 - 1963. - Công nhân nhà máy "Sibselmash", Novosibirsk.

1963 - 1968. - Sinh viên Học viện Kỹ thuật Novosibirsk mang tên V.V. Kuibyshev ngành "xây dựng công nghiệp và dân dụng" tốt nghiệp bằng "Kỹ sư - Xây dựng".

1968 - 1970. - Phục vụ có thời hạn hai năm trong lực lượng vũ trang Liên Xô: Đại đội phó chính trị thuộc Đoàn xây dựng công trình quân sự 573 Lực lượng Phòng không Quân khu Moskva, Trung úy - Kỹ sư.

Từ năm 1970 - phục vụ trong quân số thường trực của Các lực lượng vũ trang Liên Xô.

1970 - 1973 - Đốc công, chỉ huy trưởng đơn vị xây dựng thuộc Văn phòng Giám đốc Công trình số 188, thượng úy - kỹ sư.

1973 - 1977. - Trưởng Phòng kỹ thuật sản xuất của Văn phòng Giám đốc Công trình số 188, đại úy - Kỹ sư.

1977 - 1982. - Kỹ sư trưởng của Văn phòng Giám đốc Công trình số 188, Thiếu tá - kỹ sư.

1982-1987. - Trưởng phòng sản xuất và quản lý xây dựng bộ đội Phòng không quân khu Moskva, Trung tá - kỹ sư.

1987-1989. - Tổng giám đốc Tổ hợp xây lắp Xô Viết trong thành phần Tập đoàn xây dựng ở nước ngoài số 22 - Zagrantehstroya- Bộ Quốc phòng Liên Xô đóng tại Cam Ranh, CHXHCN Việt Nam, Đại tá.
1989 - 1993. - Phó Tư lệnh bộ đội Phòng không quân khu Moskva phụ trách xây dựng và phân phối quản lý nhà, quân hàm thiếu tướng.

1993-2003. - Phó Tư lệnh, Phó Tư lệnh thứ nhất binh chủng xây dựng và phân phối quản lý nhà trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, quân hàm Trung tướng.

Một cột mốc quan trọng trong cuộc đời Aistov V.F. là những năm tại Cam Ranh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cương vị Tổng giám đốc Tổ hợp xây lắp Xô Viết. Làm việc tự chủ, với lòng nhiệt tình và sự vui vẻ, gây được uy tín xúng đáng với đội ngũ quân nhân và tập thể chỉ huy binh đoàn số 17, trung đoàn Không quân Hải quân số 169 Hạm đội Thái Bình Dương cũng như với toàn thể quân nhân và cán bộ công nhân viên của SovSMO. Dưới sự lãnh đạo của ông, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đã xây dựng nên các công trình chính yếu và cơ sở hạ tầng xã hội của một căn cứ hải quân. Nó cho thấy tài năng của V.F.Aistov trên cương vị một nhà tổ chức quản lý sản xuất, quản lý hàng ngàn lao động xây dựng của Liên Xô và Việt Nam.

Trong giai đoạn khó khăn của công cuộc cải cách lực lượng vũ trang LB Nga, ông đang tích cực tham gia vào soạn thảo và chỉnh sửa các chương trình xây dựng quân sự, soạn thảo các tài liệu pháp lý để tạo ra các cấu trúc xây dựng mới, xây dựng chúng theo pháp luật, như được phản ánh trong Nghị định của Tổng thống LB Nga. Với cấu trúc công ty cổ phần của các đơn vị xây dựng quân sự trong lực lượng vũ trang, đã xuất hiện 19 doanh nghiệp nhà nước đơn nhất. Sự đánh giá cao các hoạt động của ông đã dẫn đến việc Tổng thống LB Nga kéo dài (hai lần) thời hạn phục vụ của ông, Trung tướng V.F.Aistov, trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga (trước 59 tuổi).
    
Từ năm 2004 - ông nghỉ hưu. Trước 04.08.2008. - Phó Cục trưởng Cục chính sách xây dựng đô thị, phát triển và tái thiết Moskva - Trưởng ban kiểm soát hoạt động và phối hợp thực hiện chương trình phát triển đô thị.

Kể từ tháng Tám năm 2008. - đến tháng 4 năm 2011 - Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị của Moskva - Trưởng Ban kiểm soát hoạt động và phối hợp thực hiện chương trình xây dựng đô thị;

Ngày 26 tháng tư năm 2011 - Phó Cục trưởng Cục Xây dựng thành phố Moskva.

Aistov V.F. được phong tặng danh hiệu "Nhà xây dựng Công huân LB Nga" (Nghị định № 215 của Tổng thống 27.02.95.). Tiến sĩ Khoa học kỹ thuật (1999), giáo sư và là thành viên của Học viện các vấn đề an ninh, quốc phòng và pháp chế. Ông đã được trao huy hiệu danh dự "Nhà xây dựng danh dự của nước Nga" (1998), " Nhà xây dựng danh dự Moskva" (1998), " Nhà xây dựng danh dự tỉnh Moskva" (1999), "Công dân danh dự thành phố Solnechnogorsk, tỉnh Moskva" (1999). Cố vấn quốc gia thường trực cấp ba (2009). Giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga (2010). Cựu chiến binh hoạt động chiến đấu. Viện sỹ thông tấn thường trực của 5 Viện hàn lâm Quốc tế.
    
Ông đã được tặng thưởng các huân chương "Danh dự" (1982), "Quân công" (1999), các huân chương của Giáo Hội Chính Thống Nga (hai huân chương), và huy chương của Liên Xô, Liên bang Nga và các nước ngoài (hơn ba mươi nước).

Tổng Giám đốc thứ ba SovSMO (1989 - 1991.)
Đại tá Vladimir I. Shiryaev -
danh hiệu đặc biệt - Cố vấn quốc gia về pháp lý bậc 2.

 (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/93995e6e30cb4dbf4a72a39909d7e699.png)

Tổng giám đốc Tổ hợp xây lắp Xô Viết trong thành phần Tập đoàn xây dựng ở nước ngoài số 22 - Zagrantehstroya- Bộ Quốc phòng Liên Xô đóng tại Cam Ranh, CHXHCN Việt Nam, (1989 - 1991:.) Đại tá.
Sinh ngày 10 tháng 3 năm 1951 ở tỉnh Rostov.
1969 - 1997. - Phục vụ trong lực lượng vũ trang Liên Xô và Nga.

Năm 1978 tốt nghiệp "kỹ sư-xây dựng" tại Học viện Kỹ thuật quân sự V.V.Kuybyshev.

Năm 2005 tốt nghiệp Học viện tư pháp LB Nga chuyên ngành "luật học".

Năm 1997 - 2010. - Trưởng phòng thuộc Tòa án tối cao Liên bang Nga.

danh hiệu đặc biệt - Cố vấn quốc gia về pháp lý bậc 2.

Phục vụ ở nước ngoài:
1978 - 1980. - Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.

1989 - 1992. - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng giám đốc Tổ hợp xây lắp Xô Viết trong thành phần Tập đoàn xây dựng ở nước ngoài số 22 - Zagrantehstroya- Bộ Quốc phòng Liên Xô, Đại tá.

1992 - 1997. - Giám đốc nhà máy.

Giải thưởng: Huân chương Danh dự (Nghị định Tổng thống LB Nga № 1240 của ngày 04 tháng 11 năm 2006), Huy hiệu "Người lao động danh dự của hệ thống tư pháp", 17 huy chương.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Chín, 2011, 06:18:35 pm
Sư đoàn tàu ngầm số 38
(tiếp theo trang 39)

Thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-10" đề án 675 đại tá hải quân Medvedev Valery Nikolaevitch

(Trích hồi ức về những người tốt nghiệp Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân mang tên F.E.Dzerjinskii phân hiệu Sevastopol, ngày nay sau khi sát nhập với  Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân mang tên V.I.Lenin được đổi tên thành Viện Kỹ thuật Hải quân tại St Petersburg, bài của A.N.Safonov trên trang andreeva.1gb.ru)

Mỗi khoảnh khắc - có lý do của nó,
Có những quả chuông,
Có điềm báo hiệu,
Cùng một khoảnh khắc,
Mang đến cho người này - sự xấu hổ,
Người kia - sự ô nhục,
Còn cho người khác - sự bất tử!
"R.Rozhdestvensky"


Thuyền trưởng tàu ngầm - cương vị có trách nhiệm nặng nề và khó khăn nhất trong quân chủng hải quân. Thuyền trưởng tàu ngầm - nhân vật cơ bản để từ đó tổ chức và duy trì hạm đội tàu ngầm. Thuyền trưởng tàu ngầm - tài sản quốc gia của bất kỳ Nhà nước văn minh nào. Theo lệ thường, họ là những cá nhân xuất sắc, phi thường, có khả năng tự chủ giải quyết những nhiệm vụ quan trọng cho Tổ quốc. Thuyền trưởng tàu ngầm - trước hết là người yêu nước của Đất nước mình!  Nhiều chiến sỹ tàu ngầm của chúng ta đã làm cho tên tuổi họ thành bất tử bởi đã đóng góp lớn lao cho sự nghiệp xây dựng nền tảng cũng như tiếp tục phát triển và duy trì an ninh trên biển của đất nước ta.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/medv1L.jpg)
Đại tá hải quân V.N.Medvedev và vợ Tatiana Sergheevna.

Trao đổi với các bè bạn của các chiến sỹ tàu ngầm, tôi được biết rằng đang sống trong thành phố (Sevastopol) của chúng ta là một chiến sỹ tàu ngầm có tài năng huyền thoại, đã thực hiện rất nhiều chuyến hành quân phục vụ chiến đấu độc lập và không chỉ một lần, ở trong những tình huống kịch tính trên biển. Như ta đã biết, không có những tài năng lớn mà lại thiếu ý chí lớn. Nếu tài năng - trời ban cho, thì ý chí sắt đá - đó là sự chiến thắng duy trì được từng phút từng giây đối với những bản năng, đối với những ham muốn, mà ý chí chế ngự và ngăn chặn được, đối với những trở ngại và mối nguy khó lường, mà ý chí khắc phục được, đối với mọi khó khăn mà ý chí đã vượt qua một cách anh hùng. Chính bằng sự kết hợp của tài năng và ý chí vững vàng đã cho phép Valery Nikolaevitch có những quyết định duy nhất đúng đắn trong những hoàn cảnh nặng nề trên tàu ngầm.

Người chiến sỹ tàu ngầm xuất sắc đó đã đóng góp lớn vào việc nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Liên Xô và Nga. Đại tá hải quân Medvedev Valery Nikolaevitch là người yêu nước của đất nước mình, ông đã suốt đời phục vụ tận tụy cho đất nước. Tình yêu của ông với đất nước thường xuyên thể hiện trong việc thực hiện các nghĩa vụ phục vụ một cách mẫu mực trên nhiều cương vị đặc biệt khó khăn trên các con tàu ngầm. Chẳng phải điều gì bí mật, đối với nhiều thành viên trong xã hội hiện nay của đất nước ta, những lời nói như: "Chủ nghĩa yêu nước, nhận thức về nghĩa vụ, sự tự nguyện hy sinh, tinh thần trách nhiệm đối với vận mệnh tương lai của Tổ quốc" - cho đến hôm nay vẫn mang tính chất trừu tượng.

Mới gần đây, trên truyền hình, chúng tôi nghe thấy tiếng hú cuồng loạn, như tiếng rít của loài rắn độc-chính trị gia cơ hội rằng "Lòng yêu nước - nơi ẩn náu cuối cùng của những nhân vật phản diện khét tiếng"! Theo tôi, những kẻ ngông cuồng đó là kẻ thù quyết liệt nhất của nhân dân và đất nước ta. Napoleon Bonaparte có nói: "Lòng yêu nước là đức tính tốt nhất của con người văn minh"! Về lòng yêu nước ngày hôm nay dù người ta có những niềm tin khác nhau nhưng về cơ bản - đều có thiện ý: rằng, cần phải giáo dục để thành người yêu nước, phải suy nghĩ về ý thức yêu nước. Vâng, gió đã đổi chiều. Nhưng đây không phải là gió, đó chỉ là những rung động khá nhỏ trong bầu không khí, không mang đến những kết quả tích cực như mong đợi. Điều gì đang xảy ra trong những thập kỷ gần đây với những giải thích về lịch sử của chúng ta - đó là sự vô lương tâm và chống lại chủ nghĩa yêu nuớc. Bởi lẽ, tất cả những gì là tiêu cực - được khẳng định, còn các trang anh hùng trong lịch sử Nga và dân tộc Nga bị loại bỏ, hoặc san bằng. Không ai, ngoại trừ những con người thù địch, có thể làm như thế. Nghĩa là, có sự chống lại lòng yêu nước, như đã cài đặt. Ai đã cài đặt? Hãy để chúng tai quay về với lịch sử. Nhớ lại những lời của Lev Trotsky: "Hãy cứ nguyền rủa lòng yêu nước đi". Đó là gốc rễ của những gì mà sau đó đã cố gắng phát triển với lý do "chủ nghĩa quốc tế", và cái mà cuối cùng đã bị bác bỏ bởi lịch sử. Bởi nếu không có lòng yêu nước sẽ không có quốc gia hay dân tộc. Bây giờ bạn có thể nghe thấy những lời: "Tình yêu với Tổ quốc, nơi có miếng bánh béo bở hơn." Những phát biểu như vậy rất nguy hiểm vì chúng liên quan đến sự phá hủy các nguyên tắc tinh thần trong con người.
Lòng yêu nước - cũng không phải là một "thói quen". Trên hết nó là điều vô hình mà quan trọng nhất, kết nối mọi con người với lịch sử của đất nước mình, đất nước mà anh ta cung kính gọi là Tổ quốc. Lòng yêu nước-nền tảng để xây dựng trên đó tòa nhà của quốc gia! Trong một số quốc gia mức độ giáo dục lòng yêu nước đem lại sự cố chấp! Tình hình nghiêm trọng của sự giáo dục lòng yêu nước ở nước ta đã đưa tôi đến chỗ tìm hiểu những chiến sỹ tàu ngầm nổi bật nhất. Gọi điện đến ông qua điện thoại, tôi giới thiệu bản thân mình, mô tả lý do cuộc gọi và đề nghị ông cho gặp mặt. Người chiến sỹ tàu ngầm danh tiếng, khi biết mục đích cuộc gặp gỡ, vui vẻ đồng ý. Đúng giờ hẹn tôi bấm chuông căn hộ, nơi mà người chiến sỹ tàu ngầm nổi tiếng đang sống. Cánh cửa mở ra. Và tôi thấy một người đàn ông cao lớn đẹp đẽ mặc dù tuổi đã cao. Dù cho gánh nặng tuổi tác, trong hình dáng của ông ta vẫn thấy rõ ràng phong thái của một sĩ quan quân đội. Khuôn mặt Nga cởi mở thân thiện có đôi mắt thông minh và tò mò. Từ đó tỏa ra sự ấm áp và thiện chí. Thái độ và cử chỉ của ông cho thấy rõ ràng ý nghĩa của phẩm giá và sự cao quý bẩm sinh. Từ giây đầu tiên của cuộc trò chuyện của chúng tôi, tôi đã bị sự quyến rũ phi thường của ông cuốn hút.

Tôi phải nói rằng, khi tiến về phía trước, những người như đại tá hải quân V.N.Medvedev luôn cống hiến cho công việc một cách hoàn toàn, không bao giờ tiết kiệm sức mạnh của mình. Đây là loại người có ý chí mạnh mẽ có thể lôi cuốn những người khác tuân theo ý chí của mình, và lôi cuốn cả bản thân mình. Thói quen chịu trách nhiệm làm cho ông trở thành người thuộc tầng lớp lãnh đạo cấp trung lý tưởng  - lên cấp cao nhất thì những người như họ vẫn chưa đạt được, do có xu hướng thẳng thắn quá mức. Đối với Medvedev V.N. ta có thể tin tưởng, có thể dựa vào ông. Thông thường, những người như vậy có thế giới tinh thần rất hài hòa và một nhân cách mạnh mẽ. Nó được đặc trưng bởi cách dẫn dắt cuộc trò chuyện đúng mực và chính xác. Thái độ của ông với các vấn đề được thảo luận được bộc lộ thẳng thắn. Trong suốt cuộc trò chuyện, ông luôn giữ được sự chăm chú và nhạy cảm. Đối với các câu hỏi, câu trả lời của ông rất thân thiện, tinh tế và chính xác. Tôi giao tiếp với ông rất dễ dàng và dễ chịu. Ngay cả trong cách giao tiếp ông cũng thể hiện được sự phi thường của mình.

Hỏi: - Valery, cho chúng tôi biết về cuộc sống của ông?
Đáp: - Tôi, Valery Nikolaevitch Medvedev sinh ngày 31 Tháng Năm năm 1944 tại thành phố Igarka khu Krasnoyarsk.
Cha tôi - Nikolai Mikhailovich Medvedev là phi công bay trong miền Cực Bắc. Năm 1946, cuộc sống của ông kết thúc bi thảm trong một tai nạn khi thi hành công vụ.
Mẹ Anastasia Cherkashina khi đó vẫn còn hai đứa con non dại trên tay.
Một thời gian sau mẹ tôi kết hôn với một phi công vùng Cực Bắc - Vladimir Vasilevitch  Mikhailov. Chẳng bao lâu gia đình có thêm hai em được sinh ra. Năm 1960, cha dượng ông nghỉ hưu. Năm 1961 gia đình chuyển đến Odessa, nơi mua lại một ngôi nhà khiêm tốn để ở. Tình hình tài chính của gia đình là khó khăn. Năm 1962, sau khi tốt nghiệp bậc giáo dục trung học, tôi quyết định ghi danh vào trường hàng không quân sự. Sau khi khám sức khỏe,  tôi biết rằng trong kỳ thi tuyển sinh vào truờng không quân, người ta chỉ chấp nhận các học sinh trung học đã trải qua chương trình huấn luyện bay gần đây nhất của DOSAF. Safonov thêm vào: "Do yêu cầu này, chúng ta có thể đã đánh mất một phi công hoặc phi hành gia vũ trụ xuất sắc, nhưng lại có được một chiến sỹ tàu ngầm rất tài năng!" Medvedev: - Trong khi đó, tôi không hề có mơ ước phục vụ trên tàu ngầm. "Ngài Cơ hội" đã can thiệp. Bạn tôi quyết định thi vào Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy Hải quân Biển Đen mang tên P.S.Nakhimov và yêu cầu tôi cùng thi vào. Lý lẽ đối với chuyến đi thật đáng kể, "Nếu chúng ta vào được trường, sẽ tha hồ mà tắm Biển Đen và nhìn ngắm thành phố Sevastopol." Chẳng bao lâu chúng tôi đã trải qua kỳ thi tuyển vào Học viện Hải quân có uy tín này. Tôi may mắn vượt qua kỳ thi một cách xuất sắc, nhưng bạn tôi lại không thể chứng minh mình là người xứng đáng được thu nhận kiến thức .. Sau một thời gian, ứng viên vượt qua kỳ thi tuyển sinh được gửi tới các tàu chiến của Hạm đội Biển Đen để phục vụ. Bước vào trường, nhiều người không biết những gì đang chờ mình ở phía trước. Sự phục vụ toàn thời gian trên tàu chiến là một kiểu định hướng chuyên ngành độc đáo cho các sỹ quan của hạm đội hải quân trong tương lai. Sau một năm phục vụ trên các tàu chiến của hạm đội Biển Đen, nhiều ứng viên sĩ quan đã từ chối ràng buộc cuộc sống của mình vói sự nghiệp phục vụ trong Hải quân. Một nửa trong số các ứng cử viên đào tạo tại Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy kỹ thuật hải quân Sevastopol (SVVMIU- СВВМИУ) không nhận học ở trường này nữa. Trong khi đó chỉ có hai người từ chối học tập tại Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy hải quân Biển Đen mang tên P.S.Nakhimov (CHVVMU P.S. Nakhimov-ЧВВМУ имени П.С. Нахимова).
Tôi đã học tập một cách tận tâm và kiên trì. Tôi rất vui mừng được nghiên cứu những vấn đề khoa học được giảng dạy trong trường. Trong thời gian rảnh rỗi, tôi say mê luyện tập thể thao. Tôi biết rằng khi phục vụ trên các tàu chiến của Hải quân thời gian rảnh rỗi để luyện tập tăng cường sức khỏe cho mình sẽ không có. Đời phục vụ trong hải quân không thêm gì cho sức khỏe của ta.
Tôi đọc nhiều và có hệ thống các nhà kinh điển của văn học Nga-Xô Viết cũng như của nước ngoài, và tôi quan tâm đến thơ ca. Theo thời gian, tôi bắt đầu làm thơ. Nhà trường có tất cả các điều kiện cho sự phát triển hài hòa của sinh viên. Năm năm đào tạo tại một trong những cơ sở tốt nhất thuộc hệ thống các trường hải quân Liên Xô đã qua lúc nào không hay. Sau khi tốt nghiệp tôi được gửi đến bán đảo Kamchatka. Tại phòng cán bộ, tôi được gửi đến phục vụ trong căn cứ kỹ thuật-tên lửa, nhưng tôi thực sự muốn phục vụ trên tàu ngầm (các tàu ngầm hạt nhân). Việc bổ nhiệm có cơ sở bởi việc thiếu chức trách thuộc chuyên ngành của tôi trên tàu ngầm. Phục vụ trong các tàu ngầm trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân được coi là rất có uy tín. Thông thường, các vị trí trong ban 2 được dành cho các trung úy có người đỡ đầu cao cấp. Phục vụ trên bờ, tôi hoàn toàn không thích, và tôi đã "làm thất bại" bộ phận nhân sự với các báo cáo về việc chuyển sang tàu ngầm. Sáu tháng sau, sự kiên trì bền bỉ của chàng trung úy trẻ đã "làm mủi lòng" phòng cán bộ, và tôi được bổ nhiệm phục vụ tại tàu ngầm nguyên tử "K-48" đề án 675 làm kỹ sư ban tác chiến 2. Đời phục vụ trong hải quân của tôi bắt đầu như thế đấy. Tôi sẽ nói một chút về tàu ngầm nguyên tử đề án 675.

 (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/medv2L.jpg)
Trung úy V.N.Medvedev.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Chín, 2011, 02:42:13 pm
(tiếp)

Tàu ngầm nguyên tử đề án 675

PLARK được thiết kế cho nhiệm vụ giáng đòn tấn công bằng tên lửa P-6 vào các tàu chiến và các loại tàu khác của đối phương hoạt động trên các tuyến đường biển và đại dương, cũng như để hủy diệt (bằng tên lửa hành trình P-5D) các căn cứ hải quân, bến cảng, trung tâm công nghiệp và hành chính của kẻ thù.

Trên PLARK đề án 675, lần đầu tiên trên thế giới đã có khả năng thi hành phóng đạn tên lửa theo loạt bắn, đồng thời bắn trúng mục tiêu có chọn lọc trong đội hình một đơn vị hợp thành gồm nhiều tàu chiến của đối phương. Sau khi phát hiện được mục tiêu từ các dữ liệu mà nguồn chỉ thị mục tiêu bên ngoài tàu cung cấp, PLARK nổi lên mặt nước để phóng đạn tên lửa, đạn được phóng thành 2 loạt, bốn đạn phóng đi trong một loạt. Sau khi nâng thùng chứa tên lửa và mở nắp đậy, loạt bắn được thực hiện và động cơ hành trình của tên lửa sẽ làm việc đưa tên lửa vào chế độ bay. Đồng thời ăng ten của hệ thống radar "Argument" có nhiệm vụ điều khiển và dẫn đường cho tên lửa hành trình chống hạm, lắp đặt ở vị trí phần mũi trước đài chỉ huy tàu ngầm, sẽ quay về vị trí làm việc (180 °) để dẫn đạn tên lửa hướng tới mục tiêu.
 
Để nhận thông tin về các mục tiêu từ hệ thống trinh sát hàng không và thông tin chỉ thị mục tiêu, có hệ thống radar định vị "Uspekh-U" (việc tiếp nhận có thể thực hiện cả trong tư thế nổi trên mặt biển cũng như tư thế lặn ngầm dưới mặt biển của PLARK).

Vũ khí ngư lôi gồm 4 ống phóng đằng mũi đường kính 533-mm (độ sâu bắn tối đa -100 m) và hai ống phóng ngư lôi đằng lái đường kính 400 mm (độ sâu bắn tối đa - 250 m). Tổng số đạn ngư lôi - 10 quả.

Thiết bị năng lượng chính (công suất danh nghĩa - 35000 mã lực) so với các con tàu thuôc các đề án 627, 658 và 659 không thực sự có thay đổi gì nhiều.

Tàu ngầm đề án này được trang bị hệ thống sonar "Arktika-M", hệ thống đạo hàng phức hợp "Sila-N-675," con quay hồi chuyển "Mayak", hệ thống đạo hàng thiên văn "Lir-11" và các thiết bị khác.

Tàu ngầm đề án 675 được đóng trong các nhà máy ở Severodvinsk và Komsomolsk-na-Amur. Chiếc tàu đầu tiên đóng tại Severodvinsk đã được gia nhập Hạm đội Biển Bắc vào năm 1963. Con tàu đó đã vượt qua các thử nghiệm kiểm tra cấp nhà nước, sau khi thực hiện thành công loạt bắn tên lửa 4 đạn một loạt.

Tàu ngầm đề án 675 được sử dụng một cách tích cực trong các hạm đội Biển Bắc và Thái Bình Dương. Chúng đã tiến hành hoạt động phục vụ chiến đấu trong vùng biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Mặc dù vậy, hiệu quả của những chiếc tàu ngầm loại này là thấp vì phải phóng tên lửa hành trình chống hạm trong tư thế nổi và phải có điều khiển từ xa cho tên lửa, ngoài ra nó dễ tổn thương trước các phương tiện phòng thủ chống tên lửa của các nhóm tàu mặt nước lớn. Ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của PLARK đề án 675 còn bởi tiếng ồn đáng kể do các cơ cấu cơ khí của thiết bị điện hạt nhân thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử đầu tiên có có độ rung lắc cao, cánh quạt chân vịt của tàu ngầm cũng có tần số quay lớn, cũng như các ống thoát khí hướng dòng có các tấm chắn bố trí kém.


Thiếu sót lớn của P-6 là tư thế phóng nổi trên bề mặt biển. Thêm vào đó, thời gian làm việc của PLARK với đạn P-6 nếu so với các tàu ngầm trang bị đạn P-5D lại tăng lên, vì bây giờ cần phải điều khiển đạn bay từ tàu cho đến tận lúc đầu tự dẫn của tên lửa khóa được mục tiêu. Mặc dù nhược điểm này là rất rõ ràng, các tên lửa P-6 cũng cho hạm đội Liên Xô một ưu thế đáng kể trong cuộc chiến chống các tàu mặt nước lớn của đối phương. Kết quả là Hải quân nhận được từ 1963-1968, 29 tàu ngầm đề án 675 (16 - tại Liên hợp Xí nghiệp chế tạo máy Phương Bắc ở Severodvinsk, 13 - tại Nhà máy đóng tàu mang tên Người đoàn viên thanh niên Cộng sản Lênin ở thành phố Komsomolsk-na-Amur).
 
 
Trong quá trình phục vụ, tôi đã trải qua các cấp chỉ huy trên nhiều tàu ngầm. Các giai đoạn phục vụ: "K-48" - kỹ sư ban-2, thủy thủ đoàn 273 cũng kỹ sư ban-2 ", K-175" chỉ huy ban-2 ", K-10" - trợ lý thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử, "K-34" - trợ lý chính của thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử. Năm 1977 tôi được bổ nhiệm thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-10". Ở vị trí này, tôi đã dành cho nó quãng thời gian 8,5 năm. Bất kỳ vị trí trách nhiệm nào của tôi trên tàu chiến đều có yêu cầu: - có tình yêu lao động, chăm sóc cho cấp thuộc quyền, sự tận tâm, tận lực cho công việc của mình và sự tự nguyện cống hiến. Chỉ với một thái độ như vậy mới có thể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình, có khả năng khai thác đặc tính kỹ thuật và vật chất của tàu để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Bảo dưỡng kỹ thuật cần phải làm hàng ngày, phải siêng năng chăm sóc con tàu. Tại thời điểm đó nhà nước rất chăm lo cho hải quân của mình. Chúng ta chưa có kinh nghiệm về việc thiếu phụ tùng dự trữ cho các trang thiết bị kỹ thuật và vũ khí. Người ta chỉ yêu cầu chúng tôi có một việc - hãy thi hành nhiệm vụ chiến đấu. Các thủy thủ đoàn của tàu ngầm đã được đào tạo đến mức tự động hóa. Đã có nhiều trường hợp tàu ngầm nguyên tử đột ngột ra khơi trong một chuyến hải trình lâu dài và độc lập tác chiến. Đầu tiên chúng tôi bơi độc hành trong thời gian 55-60 ngày đêm. Tiếp theo đó, thời gian độc hành đã được tăng lên đáng kể và lên đến 6-8 tháng.

Thực tế là chúng tôi ngày đó hay đi đến các nước thân thiện. Cơ sở của việc này là sự cần thiết phải bổ sung vật chất đã tiêu hao và sửa chữa nhỏ về trang thiết bị kỹ thuật. Thủy thủ thì phải học trên biển. Biển - là người thầy tốt nhất! Thủy thủ đoàn "K-10" đã được giáo dục tốt và đã giữ cho phần vật chất của con tàu và vũ khí của nó luôn ở trong tình trạng hoàn hảo. Dưới đây là một ví dụ. Năm 1980 người ta bắt đầu tháo dỡ tên lửa P-5D, vì lúc đó sử dụng nó để bắn các mục tiêu trên bờ không còn hiệu quả. Người ta quyết định sử dụng chúng như là tên lửa-mục tiêu để thử nghiệm bắn hạ nó bằng các phương tiện phòng không trên tàu mặt nước, và đồng thời để kiểm tra sự sẵn sàng chiến đấu của thủy thủ đoàn "K-10". Trong thời gian quy định, chúng tôi đã thực hiện thành công một loạt bắn đầy đủ 8 đạn tên lửa! Điều này có thể được thực hiện chỉ với một đội ngũ quân nhân của con tàu, mà trên đó nguời ta luôn nắm vững chuyên môn của mình đến mức thành thục và điêu luyện!

Hỏi: "Valery Nikolaevitch, tôi quan tâm tới đội ngũ kỹ sư tốt nghiệp Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật hải quân Sevastopol SVVMIU. Ông có thể nói gì về việc đào tạo chuyên ngành cho các sinh viên tốt nghiệp của trường này?
Đáp: - Tôi cho rằng các giáo viên SVVMIU đã chuẩn bị đầy đủ cho các học trò của họ. Suốt thời quân ngũ của tôi, tôi đã gặp rất nhiều cựu sinh viên cực kỳ hiểu biết và tận tâm phục vụ xuất thân từ ngôi trường này ..
Hỏi: - Làm thế nào mà ông chịu được gánh nặng thuyền trưởng chỉ huy trong suốt thời gian 8 năm rưỡi như vậy.
Đáp: - Bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên. Khi cường độ làm việc căng thẳng như thế, vị trí thuyền trưởng thường được thay đổi 5 năm một lần! Tôi cảm thấy mình như trái chanh đã vắt kiệt sau bảy năm ở cương vị thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử. Trên biển, tôi không bao giờ cho phép bản thân mình có thời giờ lơi lỏng.
Hỏi: - Cuộc đụng chạm của "K-10" với một đối tượng ngầm dưới nước đã xảy ra trong những hoàn cảnh như thế nào?
Đáp: - ngày 22 tháng 1 năm 1983 "K-10" đang ở trong "biển Nam Trung Hoa". Công việc diễn ra tuần tự như thường lệ, và không có gì báo hiệu sẽ có sự cố. Chúng tôi đang ở trong không gian hoạt động rộng rãi, dưới chúng tôi là độ sâu 4500 mét (năm phút đi xe buýt). Đó là một ngày thứ Bảy. Sau khi tắm các quân nhân đang xem phim truyện trong khoang thứ nhất. Chúng tôi đã đến biên giới của khu vực quy định sớm tám giờ. Khu vực này yêu cầu ra vào phải theo một thời gian quy định rất nghiêm ngặt. Tôi quyết định kiểm tra sự theo dõi của các lực lượng chống ngầm của Mỹ và Nhật Bản. Khi quay về hướng ngược lại, tôi nhận được báo cáo tương ứng từ đội thủy âm. Tất cả các hướng đều sạch! Chiều sâu lặn -54 mét. Ba phút sau, tàu ngầm va chạm với một chướng ngại nào đó. Cú va chạm tưởng êm mà khá mạnh! Toàn thân con tàu ngầm nguyên tử rung chuyển từ cú va chạm này. "K -10" dường như bị gắn chặt với một đối tượng chưa được biết một vài giây, chúng cùng nhau di chuyển. Sau đó, chúng tự tách ra. Ngay lập tức trên tàu tuyên bố báo động khẩn cấp. Ba khoang mũi đầu tiên được đóng kín cùng với những người đang ở trong đó. Qua hệ thống liên lạc "Kashtan" tôi điện hỏi khoang đầu tiên, trả lời tôi là sự im lặng váng óc. Tàu đang đi đúng hướng và đúng độ sâu, có giảm tốc độ một chút. Độ chênh mớn mũi hơi tăng. Tôi liên tục điện hỏi khoang đầu tiên. Do cú va chạm, các thủy thủ đã bị choáng và chỉ sau một thời gian mới hoàn hồn. Hai phút sau mà đối với tôi dường như vô tận, báo cáo đầu tiên về tình hình trong khoang đã truyền đến tôi. Khoang vẫn kín! Lúc 21 giờ 31 phút chúng tôi nổi lên mặt biển. Trên đó một cơn bão biển đang hoành hành. Sức mạnh kinh khủng của gió và những đợt sóng khổng lồ đã ném con tàu qua lại như ném một mảnh ván nhỏ. Đêm ở những vĩ độ này rất tối, và quan sát mặt biển qua kính tiềm vọng quang học, tôi không thấy có gì. Tôi cho lệnh trở về điểm va chạm. Về đến nơi va chạm (thật là bi kịch), tôi, cùng với hoa tiêu và người đánh tín hiệu đã nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy màu cam của một chiếc tàu ngầm. Sau khoảng 30-40 giây, ngọn lửa biến mất. Lần đầu tiên tôi nói về ánh đèn nhấp nháy nhìn thấy của một chiếc tàu ngầm. Tác giả - Theo quyết định của Chính phủ Liên Xô ngày 01/09/1959, từ tháng Ba đến tháng 12 năm 1959 tại Phòng thiết kế TSKB-16 đã chuẩn bị bản vẽ thi công và tài liệu kỹ thuật của đề án 629 với tổ hợp D-1 và tên lửa R-11FM để chuyển giao cho CHND Trung Hoa. Vào mùa thu năm 1960, tại nhà máy đóng tàu Đại Liên (CHND Trung Hoa, trước đó thuộc vùng Viễn Đông Nga) đã đặt ky cho tàu ngầm Trung Quốc đầu tiên đề án 629.  Để tăng tốc độ đóng nó đã sử dụng rộng rãi các kết cấu, chế tạo tại nhà máy đóng tàu số 202, cũng như thiết bị máy móc trong chiếc tàu ngầm K-139 (hạ thủy tháng 5 năm 1960). Việc đóng tàu ngầm đã hoàn thành vào cuối năm 1961 và tàu nhận số boong là 200. Đồng thời, tại Komsomolsk-na-Amur người ta đặt ky tàu ngầm với số xuất xưởng là 138. Sau khi đóng xong, con tàu được vận chuyển từng phần sang CHND Trung Hoa, và cuối năm 1962 đưa vào biên chế hoạt động dưới số 208. Năm 1983, con tàu ấy hy sinh cùng toàn bộ thủy thủ đoàn và một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư trong quá trình thử nghiệm các tên lửa đạn đạo JL-1 của Trung Quốc, rất có thể là trong vụ va chạm với tàu ngầm đề án 675 "K -10" trong "biển Nam Trung Hoa". Khi tính đến thủy thủ đoàn trên con tàu đề án này là khoảng 100 người và còn có một nhóm các chuyên gia dân sự thì ta có thể đoán số nạn nhân, mà hoàn toàn có thể cao hơn so với trên tàu ngầm "Thresher" của Mỹ năm 1963, nhưng phía Trung Quốc kiên quyết giữ im lặng.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/medv3L.jpg)
Thuyền trưởng "K-10" đại tá hải quân Medvedev trên cầu điều hướng đài chỉ huy. Hướng vào Cam Ranh.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Chín, 2011, 09:07:47 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/211046538.jpg)
BPK "Petropavlovsk" đề án 1134B trên biển. Đây là con tàu đã hộ tống "K-10" về Cam Ranh sau khi va chạm với vật thể ngầm không xác định tháng 1 năm 1983 tại điểm 15 độ 34,4 phút vĩ Bắc và 115 độ 21 phút kinh Đông trên Biển Đông.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/984757089.jpg)
Sỹ quan thuyền viên BPK "Petropavlovsk" đề án 1134B tại Cam Ranh năm 1980 trong dịp đi hộ tống tàu sân bay "Minsk" đến vùng biển Đông Nam Á.

Bây giờ bạn có thể chắc chắn gần như 100% rằng tàu ngầm Trung Quốc đã hy sinh trong vụ va chạm với "K-10". Nếu tàu ngầm "K-10" xuất hiện tại điểm va chạm năm giây sớm hơn, có lẽ bây giờ nó sẽ nằm lại ở độ sâu 4500 mét cùng với phần còn lại của thủy thủ đoàn hào hiệp của mình. Lần này họ đã cực kỳ may mắn. Sau khi một báo cáo tương ứng được gửi đến các cơ quan cấp cao của hạm đội, họ được lệnh tiếp tục ở trong tư thế nổi quay về căn cứ Cam Ranh, nằm ở phía Nam Việt Nam. Hộ tống cho họ là tàu săn ngầm cỡ lớn BPK "Petropavlovsk". Khi xem xét con tàu với độ chênh mớn rõ rệt đằng lái, có thể thấy phần mũi của con tàu bị hư hỏng khá nặng. Giữa phần mũi bị xoắn của "K-10" người ta đã tìm thấy một mảnh kim loại không thuộc về nó. Đường sống tàu bằng thép của "K-10" đã bị cắt một dải rộng 30 mm, dài khoảng 32 m trong vụ va chạm, cứ như người ta dùng dao cạo râu vậy. Sau khi kiểm tra tàu ngầm Bộ tư lệnh hạm đội đã quyết định rằng trong tình trạng khẩn cấp con tàu sẽ không đủ sức vượt qua 4.500 km đến căn cứ trong tư thế bơi ngầm, nó sẽ buộc phải vượt qua eo Bashi, eo biển Okinawa và eo biển Triều Tiên trong tư thế nổi. Sau khi biết điều này, đại tá hải quân Valery Medvedev đã không hề nao núng. Ông đã quen nhìn thẳng vào đôi mắt của sự nguy hiểm chết chóc! Thật đáng ngạc nhiên, con tàu ngầm đã vượt qua 4500 km đó, mà không hề có đài thủy âm, gần như đi mò! Tổ quốc đã không nhận thấy kỳ tích mà những thủy thủ "K-10" đã hoàn thành trong một chuyến đi biển vô tiền khoáng hậu, còn ông cũng không được sự quan tâm của Tổng tư lệnh Hải quân S.G.Gorshkov và đảng ủy sư đoàn tàu ngầm số 29. Thay vì xứng đáng nhận được giải thưởng cao của nhà nước, người chỉ huy con tàu chỉ nhận được những hình phạt nghiêm khắc. Valery Nikolaevitch kể cho tôi nghe về nhiều tình huống cực kỳ nghiêm trọng, trong đó ông và cấp thuộc quyền đã vượt qua và trở thành người chiến thắng. Về những điều này tôi sẽ phải viết một cuốn sách, dành tặng cho người chiến sỹ tàu ngầm xuất chúng. Rời khỏi căn hộ nhỏ bé của người chiến sỹ tàu ngầm phi thường, tôi cảm thấy xấu hổ về nhà nước chúng ta, đã không có ý muốn cảm ơn cho đúng cách những người đã làm rạng danh đất nước như một cường quốc vĩ đại trên biển. Ở những nước mà thức ăn cơ bản là châu chấu chiên, lương hưu quân đội nhận được còn lớn hơn nhiều so với ở nước chúng ta. Và điều kiện sống của người quân nhân về hưu ở đó cũng tốt hơn nhiều. Tại Đức, đã có thời kỳ khi các thủy thủ tàu ngầm đến nơi công cộng, tất cả mọi người có mặt đều đứng dậy để tỏ lòng kính trọng đến nghề nghiệp nguy hiểm cận kề cái chết của họ.

Bằng cách đó, người ta đã nâng cao tầm quan trọng và uy tín của nghề phục vụ trên tàu ngầm. Còn chúng ta? Một trong những yếu tố xác định sự vĩ đại của một quốc gia, không phải là số lượng các tên lửa đạn đạo và số lượng ngày càng tăng của các tỷ phú, mà là thái độ đối với đồng bào của nó. Trước hết, là thái độ với người già và trẻ em! Để kết luận tôi muốn nói thêm rằng đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev dạy tại Trung tâm Đào tạo Hải quân mang tên L.G.Osipenko từ 1986-1994. Sau khi xuất ngũ, trong suốt bảy năm ông tiếp tục làm việc ở đó. Ông hiện đang làm việc tại một trong những viện đại học của thành phố Obninsk. Với mức lương hưu quân đội tượng trưng trong đất nước của chúng ta, không có một công việc làm là không thể!

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/medv4L.jpg)
Phần mũi tàu mạn trái "K-10" bị hư hại. Trên ụ tại Tchazhma. Ảnh công bố lần đầu.



(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/medv5L.jpg)
Phần mũi tàu mạn phải "K-10" bị hư hại. Trên ụ tại Tchazhma. Ảnh công bố lần đầu.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/medv6L.jpg)
Trang số 1 báo cáo của Medvedev gửi Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/medv7L.jpg)
Trang số 2 báo cáo của Medvedev gửi Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/medv8L.jpg)
Trang số 3 báo cáo của Medvedev gửi Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Chín, 2011, 02:01:48 am
(tiếp)

Tàu ngầm diesel-điện đề án 629 (NATO - Golf I, Golf II) mang tên lửa đạn đạo
(deepstorm.ru)

Số lượng chế tạo: 23 chiếc + 1 (cho hải quân CHND Trung Hoa)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image001.jpg)
Đề án 629.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image002.jpg)
Đề án 629A.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/629_a.jpg)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image006.jpg)
Đề án 629A với anten kéo thả di động "Paravan".

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image005.jpg)
Hình vẽ miêu tả phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm diesel-điện đề án 629A.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Chín, 2011, 09:59:23 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/629.jpg)

Ghi chú cho sơ đồ:
1. Thiểt bị phóng ngư lôi đằng lái; 2. Khoang ngư lôi (ở) đằng lái; 3.Cửa nạp đằng lái; 4. Khoang motor điện; 5. Khoang diesel; 6. Rào chắn của người điều khiển máy diesel; 7. Khoang acquy (ở) đằng lái; 8. Hầm chứa và phóng đạn tên lửa đạn đạo; 9. Khoang tên lửa (số 4); 10. Đạn tên lửa R-13; 11. Thiết bị nâng hạ chỉnh sửa sai số thiên văn (lắp đặt trong quá trình trung tu hoặc hiện đại hóa con tàu); 12. Thiết bị nâng hạ anten đài radar định vị "Flag"; 13. Thiết bị nâng hạ máy tầm phương vô tuyến PR-1; 14. Thiết bị nâng hạ anten radar trinh sát vô tuyến điện tử VAN; 15.Thiết bị nâng hạ anten radar "Nakat" và "Khrom-K" (Станция госопознавания "Хром-К"); 16. Ống nâng hạ thiết bị chế độ RDP có van phao; 17. Kính tiềm vọng PZN-9; 18. Kính tiềm vọng "Lira-1"; 19. Buồng bền; 20. Khoang số 3 (Trạm trung tâm); 21. Hệ bình khí nén áp suất cao; 22. Khoang acquy (ở) đằng mũi; 23. Cửa nạp đằng mũi; 24. Khoang ngư lôi (ở) đằng mũi; 25. Thiết bị phóng ngư lôi đằng mũi; 26. Chụp thông gió  rẽ dòng của anten đài thủy âm "Sviyaga"; 27. Chụp thông gió  rẽ dòng của anten đài thủy âm "Svet"; 28. Anten đài thủy âm MG-10; 29. Anten đài thủy âm "Artika-M"; 30. Hộp dây xích; 31. Máy nén khí chạy điện của hệ thống khí nén áp suất cao; 32. Acquy; 33. Con quay hồi chuyển; 34. Vị trí trung tâm; 35. Cơ cấu quay và nâng mâm khởi động; 36. Máy diesel 37D; 37. Trục ly hợp thanh dẫn điều khiển bằng khí nén; 38. Động cơ đẩy chính trên trục truyền động giữa PG-101; 39. Động cơ đẩy chính chế độ hành trình tiết kiệm PG-104; 40. Cabin hoa tiêu; 41. Cabin radar; 42. Cabin sinh hoạt chung; 43. Cabin sỹ quan.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Chín, 2011, 02:19:21 pm
(tiếp)

Trang báo cáo thứ nhất:

KÍNH GỬI TỔNG TƯ LỆNH HẠM ĐỘI HẢI QUÂN
ĐÔ ĐỐC HẠM ĐỘI LIÊN BANG XÔ VIẾT
S.G.GORSHKOV

GỬI TỪ THUYỀN TRƯỞNG TÀU NGẦM NGUYÊN TỬ MANG TÊN LỬA HÀNH TRÌNH "K-10"
MEDVEDEV V.N.




BÁO CÁO




Tôi xin báo cáo tình hình hiện tại, vào ngày 22 tháng 1 năm 1983, lúc 21 giờ 28 phút (giờ Moskva), tại điểm có tọa độ: Vĩ độ = 15 độ 34,4 phút bắc, Kinh độ = 115 độ 21 phút Đông; tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-10" đã va phải một vật thể ngầm chưa xác định được ở chiều sâu 54 (năm mươi tư) mét. PLARK "K-10" đi theo hành trình trên tuyến quy định trong khu vực thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu. Tại thời điểm xảy ra va chạm, tàu đang ở khoảng giữa điểm số 22 và 23 trên hành trình. Tàu đang vận hành ở tốc độ tổng quát 4 hải lý, hướng tổng quát 202 độ. Trên thực tế, tại thời gian trước khi xảy ra va chạm, kể từ lúc 19 giờ 39 phút đến 21 giờ 15 phút, tàu nằm trên hướng tức thời 247 độ và tốc độ thật là 9 hải lý.

Vào 21 giờ 15 phút tàu bẻ lái sang trái hướng 89 độ theo luồng tức thời kế tiếp.
   
Vào 21 giờ 22 phút, tàu đã ở trên hướng 89 độ. Các đài thủy âm "MG-10" liên tục trực chế độ SHP,  "MG-13" chế độ OGS. Đài thủy âm "MG-200" đã ngắt. Chiều sâu 54 m.

   Chế độ hành trình:
- tại cả hai thân, công suất làm việc của thiết bị năng lượng chính như sau: - mạn phải 20%, mạn trái 30%; - máy tuabin bánh răng chính mạn phải - chế độ "TG"; - máy tuabin bánh răng chính mạn trái - "Vận tốc nhỏ" - 265 vòng tại trục chân vịt. PLARK được điều chỉnh cân bằng tại độ sâu 40 m với độ chênh mớn dọc 05 độ đằng mũi. Điều khiển độ sâu bằng các bánh lái lớn phương ngang. Tư thế của bánh lái đứng 10 độ theo chỉ số đồng hồ điện.

Lúc 21 giờ 23 phút có báo cáo của sỹ quan trực đài thủy âm về tình hình kiểm tra nghe các góc hướng vùng lái mạn trái và đồng mức đường chân trời. Chân trời sạch.

Lúc 21 giờ 28 phút, tôi cảm thấy một cú va chạm mềm kép với gián cách quãng 3 đến 6 giây vào mũi tàu và mức chênh mớn dọc lên tới 3 độ. Tôi nhận thấy vận tốc tàu ngầm giảm xuống qua bộ lặp của máy đo vận tốc 34s trong cabin hoa tiêu. Tôi phát lệnh báo động sự cố khẩn, ra lệnh cho thủy thủ trực vị trí chiến đấu số 45 thổi khí balat khẩn cấp.

Lúc 21 giờ 29 phút tôi ra lệnh cho thủy thủ trực lái - về hướng 202 độ - hướng nổi lên an toàn.



Trang báo cáo thứ hai:

Lúc 21 giờ 30 phút tôi ra lệnh - kiểm tra các khoang. Tôi nhận được báo cáo của chỉ huy khoang thứ nhất về nước ngoài mạn rò vào qua van khóa các ống phóng ngư lôi 1-4. Tôi ra lệnh dùng sức người ép lại nắp che các ống phóng ngư lôi 1-4.

Lúc 21 giờ 31 phút tàu ngầm nổi lên mặt nước. Tôi cho nâng kính tiềm vọng, nâng các cột anten "Uspekh-2", các anten vô tuyến "Iva", "Styr". Tôi kiểm tra đường chân trời bằng mắt thường và thiết bị kỹ thuật vô tuyến của trạm "Nakat" - chân trời sạch.

Lúc 21 giờ 32 phút tôi đưa tuabin trái sang chế độ "TG".

Lúc 21 giờ 33 phút tôi tăng tốc các motor - cho cả hai motor chạy hết tốc lực.

Tôi nhận báo cáo sự cố từ chỉ huy các khoang. Không có vấn đề gì, vỏ bền vẫn kín. Không có hiện tượng nước ngoài tàu rò và thấm vào các khoang.

Lúc 21 giờ 35 phút tôi tiếp nhận báo cáo từ chỉ huy các bộ phận tác chiến và trưởng các bộ phận phục vụ tác chiến, báo cáo có các hư hỏng gây ảnh hưởng đến việc thi hành nhiệm vụ được giao. Tôi nhận được báo cáo của trưởng ban kỹ thuật liên lạc vô tuyến - trở kháng của các đài thủy âm "MG-200", "MG-26", "MG-10", "Plutoni" bằng không. Các đài thủy âm mất khả năng làm việc. Gương anten bị kẹt ở vị trí trung gian, không quay bằng điện được nữa. Các bánh lái phương ngang bị nghẽn lại.  

Lúc 21 giờ 38 phút, tôi mở nắp đài chỉ huy. Tình hình thời tiết: - biển động - cấp 5, mây - cấp 10, tầm nhìn xa - 30 kaben, gió nam - 20 m/giây. Chúng tôi đang ở trên hướng 202 độ.

Lúc 21 giờ 50 phút tôi kiểm tra các ống phóng ngư lôi 1-4. Qua ống phóng ngư lôi thứ nhất, nước theo áp lực rò vào sitec khe hở vòng. Nắp che trước của ống phóng ngư lôi thứ nhất không còn kín. Tôi ra lệnh hàn kín ống phóng ngư lôi thứ nhất lại đối với khoang này.

Các biện pháp và thao tác sử dụng để ép kín lại nắp che ống phóng ngư lôi thứ nhất không mang lại kết quả. Nắp sau ống phóng ngư lôi thứ nhất bị kẹt không mở được. Ép lại bằng tay các nắp che phía trước các ống phóng ngư lôi 2,3,4, hiện tượng dò nước chấm dứt. Tôi cho mở họng tiêu thủy của các ống phóng ngư lôi 2,3,4 rồi cho máy bơm hoạt động để tiêu nước cho sitec khe hở vòng. Theo báo cáo của trợ lý chính và chỉ huy ban tác chiến 3, mực nước trong các ống phóng ngư lôi 2,3,4 không vượt quá 6-8 cm.

21 giờ 58 phút. Không có khả năng xác định vị trí theo phương pháp chính xác nhất. "Loran-C" - không có tín hiệu đài dẫn đường, mây cấp 10, không có ánh sao, pha đèn biển vô tuyến do khoảng cách quá xa sẽ sai sót lớn. Để tiến hành các bước tiếp theo, tôi chuẩn y tọa độ: Vĩ độ = 15 độ 27,8 bắc, Kinh độ = 115 độ 20,5 đông. Vị trí cuối cùng được xác định lúc 15 giờ 56 phút ngày 22 tháng 1 năm 1983 theo hệ thống "Loran-C", bằng trạng thái của hai đường thẳng. Sai số vị trí - 2,2 dặm.

23 giờ 30 phút. Chuyển điện tín từ nhóm 30 đến địa chỉ Sở chỉ huy Trung tâm Hạm đội Thái Bình Dương báo cáo về vụ va chạm với vật thể ngầm chưa xác định được. Việc xác định vị trí đầu tiên sau khi va chạm diễn ra lúc 01 giờ 30 phút ngày 23 tháng 1 năm 1983 bằng phương pháp thiên văn theo trạng thái bốn đường thẳng. Sai số vị trí - 3,3 dặm. Sai số khép kín tại thời điểm định vị về vị trí - 13,4 dặm, về hướng - 13,5 độ.



Trang báo cáo thứ ba:

Tọa độ đúng của điểm va chạm với vật thể ngầm chưa xác định được: Vĩ độ = 15 độ 44,5 phút bắc, Kinh độ = 115 độ 24,2 phút đông. Chiều sâu theo bản đồ tại điểm này - 4200 m. Trong bán kính 30 dặm không có các chỗ sâu nguy hiểm. Từ đầu chuyến vượt qua eo biển Bashi và trước lúc xảy ra va chạm, máy đo tiếng vọng NEL-6 được sử dụng ngắt quãng như sau: - 2 giờ làm việc, 10 phút - ngừng.

Trên hải trình phát triển tiếp từ điểm 22 và đến trước khi va chạm, tôi có điều chỉnh sớm các điểm cơ động của mình 12 tiếng. Tốc độ quy định chung - 4 hải lý, tốc độ thực tế - 9 hải lý. Tôi cơ động theo dải chiều rộng 30 dặm theo các hướng thay đổi, gần với hướng chung và chỉnh hướng chống lại sự đẩy giạt do cơn bão nhiệt đới đang đi qua và dòng hải lưu tại khu vực này gây nên. Trong tính toán tôi đưa vào hướng: - 300 độ, vận tốc không quá 3 hải lý. Thống kê tính đến 10 giờ 44 phút ngày 21 tháng 1 năm 1983.

Vào 21 giờ 44 phút ngày 21 tháng 1 năm 1983 tôi chấm dứt tính toán dòng chảy, bởi vì theo quan sát phát hiện ra rằng tại khu vực này độ lệch 300 độ - tốc độ 3 hải lý không được xác nhận, nhưng do cơn bão đang đi qua tôi tính rằng độ trôi dạt là có thể xảy ra nên tôi đã chọn các hướng tương ứng, khi sắp xếp chúng trong dải bên trái của hải trình. Sự vượt sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng và bắt buộc phải có vì lý do hoàn cảnh thực tế và các điều kiện của việc đi biển đặc trưng tại khu vực này - vấn đề đạo hàng ở đây rất phức tạp. Việc tính toán xây dựng trên cơ sở vượt thật nhanh qua khu vực nguy hiểm về đạo hàng ở khu vực đá ngầm Macclesfield Bank  của biển Nam Trung Hoa và tạo độ dự trữ về thời gian để thực hiện cơ động kiểm tra xem có sự theo dõi tàu ngầm từ phía lực lượng chống ngầm của Hoa Kỳ và Nhật Bản hay không trước khi chiếm lĩnh khu vực có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, cũng như trong trường hợp thiết lập sự theo dõi để đưa lực lượng chống ngầm của đối phương vào các hướng nghi binh.

Các hư hại hiện tại do vụ va chạm:
1. Ống phóng ngư lôi thứ nhất mất độ kín, đạn ngư lôi 53-65K bị ngập nước và hỏng.
2. Các đài thủy âm sau không còn làm việc được:
 - MG-10;
 - MG-200;
 - MG-26;
 - "Plutonii"
3. Vỏ nhẹ thân tàu bị xé ở khu vực Sitec Balat chính 1-4 mạn phải phía dưới đường mớn nước.

Để tiếp tục kiểm tra chất lượng phần ngầm dưới nước cần phải kiểm tra bằng thợ lặn, hoặc đưa tàu ngầm lên dok của tàu vận tải ụ nổi. Tại thời điểm va chạm, tôi đang trực chỉ huy trong cabin hoa tiêu tại vị trí trung tâm.  

Thuyền truởng PLARK "K-10"

V.N.Medvedev

23 tháng 1 năm 1983.



Ghi chú:
- SHP hay ШП theo chữ cái Nga tức “ШП” (шумопеленгование) - chế độ tầm phương theo thủy âm hay định hướng âm.  
- OGS hay ОГС theo chữ cái Nga (обнаружения гидроакустических сигналов - ОГС), dò tìm và phát hiện tín hiệu thủy âm (của đối phương chẳng hạn)
- TG hay ТГ- турбогенератор, chế độ tuabin phát.



(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Macclesfield.png)
...Bãi Mac trên ảnh chụp của NASA, dẫn theo wiki...
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Chín, 2011, 01:23:46 pm
(tiếp)

Về một trường hợp xảy ra trên tàu ngầm nguyên tử "K-10"

Trong thời gian tháng 9-tháng 10 năm 1978, tàu ngầm "K-10", đang ở trong khu vực trung tâm Thái Bình Dương, thực hiện một nhiệm vụ quân sự độc lập. Ngày thứ 20 của tháng 10, thuyền trưởng tàu ngầm đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev nhận được lệnh của Bộ Tổng tham mưu Hải quân cho tàu trở về bờ biển quê hương. Mới một thời gian ngắn trước khi nhận được mệnh lệnh đáng vui mừng này đối với toàn bộ thủy thủ đoàn, thiết bị "DUK" trên chiếc tuần dương hạm ngầm bị hỏng. Cơ cấu máy đó chỉ có một bản duy nhất và được thiết kế làm công tác gạt bỏ ra xa khỏi vỏ bền tàu ngầm nguyên tử bất kỳ loại rác nào ở tốc độ hành trình của tàu đến 18 hải lý và độ lặn sâu không quá 200 mét. Nó khác với ống dẫn rác thông thường trong các ngôi nhà ở sự tương đối phức tạp trong thao tác thực hiện. Ta có thể hình dung một ống thép độ bền cao đường kính 400 mm, có nắp đóng kín mặt trước và sau. Nó được dẫn động bằng thủy lực. Sau khi chất rác đựng trong các túi nhựa đặc biệt vào đầy đường ống, ống sẽ bắn rác thải xuống biển bằng khí nén hoặc bằng áp lực nước. Thiết bị "DUK" chỉ phức tạp hơn một chút so với kết cấu búa tạ, tuy nhiên, nó đã trở thành nguyên nhân gây rắc rối không ít lần cho các tàu ngầm nguyên tử.

Tháng 10 năm 1960, trên tàu ngầm "K-19" khi đang xả ra ngoài mạn một miếng ván hòm chứa thực phẩm qua DUK tại khoang số 9, nắp thiết bị này đã bị kẹt làm nước tràn vào ngập đến 1 phần 3 khoang.

Năm 1969, tại căn cứ, hầm tàu khoang số 9 của một tàu ngầm đề án 675 cũng bị nước ngập thông qua thiết bị DUK. Do ngập quá nhiều nước biển, các cơ cấu và thiết bị điện của khoang không còn làm việc được. Chỉ huy tiểu đoàn 3 trên "K-10", phân đội quản lý thiết bị "DUK" - một sĩ quan rất hiểu biết tốt nghiệp Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật hải quân Sevastopol SVVMIU, có khả năng giải thích rõ ràng lý do tại sao trên tàu của bạn trong bồn rửa áp lực nước yếu hoặc nước từ đâu chảy trên mặt boong vào trong cabin của bạn. Cũng như trấn an bạn rằng nước trong bồn rửa mặt hoặc trong bếp không phải luôn luôn có chất lượng tốt nhưng nó không đến nỗi như bạn nghĩ đâu. Tuy nhiên, tự tin, và am hiểu công việc, anh ta sẽ cung cấp cho bạn hàng chục lý do đáng kính, thế nên không thể nhanh chóng giải quyết tất cả các lỗi và các điều phiền nhiễu nhỏ như vậy, và an ủi là bạn đang may mắn, sau khi chứng minh rõ ràng trên các tàu ngầm nguyên tử khác vẫn còn tồi tệ hơn ...

Các sĩ quan - nhà cơ khí có trình độ đào tạo cao có thể dễ dàng giải thích cho bạn hiểu một cơ cấu bất kỳ trên tàu làm việc như thế nào. Sự việc sẽ tồi tệ hơn nữa khi phải giải thích cho người chỉ huy con tàu lý do tại sao giờ đây cơ cấu đó không làm việc và khi nào sẽ giải quyết được vấn đề. Thiết bị kỹ thuật hoạt động theo các quy luật của nó, và người kỹ sư thông thái nhất âm thầm ngộ ra rằng, anh ta chỉ nghĩ đến cái mà anh ta biết (các luật khai thác phần vật chất được giao phó cho bạn). Nếu thiết bị có một xác suất bất ổn, phải tìm một chuyên gia, người tạo mọi điều kiện cần thiết để cho no hoạt động ... Một chi tiết rơi vào trong hầm tàu, chắc chắn nó rơi vào nơi khó tiếp cận nhất. Xác suất phát hiện và lấy nó ra càng nhỏ, càng ít có sẵn nó trong danh mục phụ tùng dự trữ. Sửa chữa bất kỳ thiết bị nào gồm hơn ba chi tiết - cũng giống như bản năng giới tính, một công việc tẻ nhạt, nhưng rất khó dứt ra theo ý chí. Tuy nhiên, việc sửa chữa đòi hỏi nhiều hơn nữa trí tưởng tượng, kiến thức và kinh nghiệm thực hành, và cũng cho phép hỗ trợ cho đồng nghiệp và những người bạn lớn tuổi. Trong trường hợp kết thúc công việc thành công, bạn sẽ cảm thấy niềm vui và sự nhẹ nhõm trong lòng. Thường thì thiết bị "DUK" bị hư hại do các vật bên ngoài rơi dưới nắp chắn trước. Vì vậy "ống dẫn rác" trở thành không kín. Đó chính là việc đã xảy ra khi chiếc tàu ngầm "K-10" đang thi hành nhiệm vụ có tầm quan trọng quốc gia. Do chất thải sinh hoạt hàng ngày và các chất thải khác tăng lên quá nhanh, các quân nhân tiểu đoàn đảm bảo sự sống trên tàu ngầm nguyên tử lâm vào tình trạng như bị mọc "sừng". Việc thường xuyên "dập" nắp phía trước thiết bị "DUK", tăng tốc độ hành trình của con tàu một cách định kỳ, đều không cho kết quả tích cực. Trong nhiều ngày tất cả những chỗ trống trên tàu ngầm đều xếp kín các túi rác. Chỉ huy chiếc tàu ngầm tên lửa, đại tá hải quân V. N. Medvedev đề nghị trưởng ban tác chiến mìn-ngư lôi lấy đạn cỡ nhỏ ra khỏi ống phóng ngư lôi khoang số 10 và bắn lượng rác thải tích lũy đã quá lớn ra ngoài thông qua ống phóng đó. Trên nhiều tàu ngầm nguyên tử đó được coi như một cách thực hành để loại bỏ rác thường xuyên khi hư hỏng "DUK" và đã được hoàn thành rất chính xác. Lần này, chỉ huy ban tác chiến 3 đã cương quyết phản đối , vì sợ hư hại các chi tiết ống phóng ngư lôi. Chỉ huy ban cơ điện tác chiến (BCH-5) đề nghị thuyền trưởng tàu ngầm cho nổi hẳn lên mặt nước và nhanh chóng ném rác ra qua cửa nắp đài chỉ huy, đồng thời hít một hơi thuốc trong không khí trong lành. Đề xuất này của các nhà cơ điện được chấp nhận. Vào ban đêm, tàu ngầm nổi lên mặt biển, nhưng một cơn bão mạnh đã làm cho việc thi hành nhiệm vụ đặt ra thất bại. Chiều cao sóng đạt đến tám mét và hoàn toàn áp đảo chiếc tàu ngầm. Lặn sâu xuống, con tàu lại tiếp tục hướng hải trình của mình. Sáng sớm hôm sau tàu ngầm nguyên tử "K-10" nổi lên mặt nước. Để tránh những câu hỏi không cần thiết từ cơ quan chỉ huy cấp cao của Hải quân Xô Viết, Valery Nikolaevitch trước khi tàu nổi lên đã cấm ghi sự việc này vào nhật ký trực ban hải trình của con tàu. Thuyền trưởng hướng dẫn hiệu thính viên báo cáo ngay cho anh nếu phát hiện tín hiệu radar của máy bay trinh sát chống ngầm "Orion". Biển vẫn đang gầm gào bão tố, nhưng vì tuyệt vọng, họ quyết định phải làm vậy để thải rác ra khỏi tàu.

Con tàu của họ đang nằm nương theo chiều sóng. Sau khi kỳ cọ cửa nắp thượng tháp chỉ huy, họ nhanh chóng ném số rác tích lũy ra khỏi tàu. Một phút sau có báo cáo của hiệu thính viên: "Tôi nghe thấy tín hiệu yếu của radar máy bay". Ba phút sau, máy bay "Orion" với tiếng réo của nó bay qua đầu họ ở độ cao 40-50 mét. Radar máy bay mở ở công suất thấp đã đánh lừa được hiệu thính viên. Rác đã được ném ra và con tàu nhanh chóng lặn xuống, lấy hướng về căn cứ. Sau vài ngày đêm, tàu ngầm đã về đến vịnh Rybatchii. Valery Nikolaevitch nhìn thấy trên bến tàu một nhóm sĩ quan, trong số đó có Chuẩn Đô đốc Tham mưu trưởng phân hạm đội Avdokhin. Sau khi thuyền trưởng có báo cáo phù hợp cho Chuẩn Đô đốc, một sỹ quan trinh sát phân hạm đội đến gần chỉ huy "K-10". Ông hỏi: "Các anh nổi lên ở vị trí nào?" Đại tá hải quân V.N.Medvedev báo cáo với ông ta vị trí và hoàn cảnh khi tàu ngầm nguyên tử nổi lên. Người sỹ quan trinh sát cho biết máy bay "Orion" rơi trong khu vực đó. Rõ ràng, các phi công đang tìm kiếm "K-10" trước khi trên máy bay xảy ra một tai nạn, và khi nó còn chưa rơi xuống đại dương. Về vấn đề này, chính phủ Mỹ thông qua các kênh ngoại giao, yêu cầu người đứng đầu các quốc gia trong khu vực giúp đỡ các quân nhân trên máy bay bị rơi. Chiếc tàu đánh cá lưới quét Liên Xô là tàu đầu tiên đến nơi có tai nạn. Trên hai chiếc bè cứu sinh của phi hành đoàn Mỹ mà tàu đánh cá "Mũi Senyavin" vớt được có mười thành viên phi hành đoàn còn sống và ba thành viên đã thiệt mạng. Hai người, gồm cả chỉ huy của chiếc "Orion", đã chìm xuống đáy biển cùng máy bay. Bác sĩ của tàu đánh cá thực hiện những công tác cứu trợ đầu tiên. Họ được mặc áo choàng khô, được ủ ấm trong chăn. Một đoạn trích từ cuộc phỏng vấn của phi công thứ hai trên "Orion" Edward Keylor, mà báo giới nước ngoài đã đăng tải. "Khi chúng tôi thấy động cơ bên cánh trái máy bay bị cháy, và không thể đối phó với ngọn lửa đó nữa, chúng tôi có hai lựa chọn: hoặc tiếp tục bay, và sau đó là một vụ nổ, hoặc là đáp xuống, chúng tôi đã chọn cách sau - anh ta nói...Chiếc máy bay nổi được một vài phút rồi chìm. Độ cao sóng đạt 8 mét, bão gió đang giật, nhiệt độ nước 4-5 độ Celsius. Mưa xối xả. Chúng tôi chờ cứu hộ khẩn cấp trên những chiếc bè đến 12 tiếng".

Các phi công được chuyển đến một bệnh viện quân sự. Người ta bố trí cho họ chỗ ở, như sau này kể lại, trong các phòng đôi, trang bị TV màu, được cho ăn no. (Đặc biệt là người Mỹ thích món súp bắp cải). Và một vài ngày sau, trong trang phục mùa hè ấm áp xô viết, các phi công trên được gửi máy bay đến Khabarovsk, và sau đó qua Nhật Bản trở về Hoa Kỳ.

PS:
- Tại thời điểm 1978, tàu ngầm "K-10" thuộc quân số sư đoàn tàu ngầm số 10, phân hạm đội tàu ngầm số 2 Hạm đội Thái Bình Dương, đóng căn cứ tại vịnh Krashennikov, thành phố Vilioutchinsk (còn gọi là Rybatchii Kamchatka, phân biệt với Rybatchii trên bán đảo Kolskii, biển Barentsev là căn cứ thuộc Hạm đội Biển Bắc), bán đảo Kamchatka, vùng Viễn Đông Nga Xô viết.
- Các chỉ huy sư đoàn và phân hạm đội thời điểm đó:
   + Sư đoàn trưởng sư đoàn tàu ngầm số 10 (là sư đoàn tàu ngầm thứ hai mang số hiệu 10 thành lập tháng 6 năm 1967): A.S.Berzin, cấp bậc cuối cùng chuẩn đô đốc;
   + Tư lệnh phân hạm đội tàu ngầm số 2: B.I.Gromov, cấp bậc cuối cùng phó đô đốc;
   + Tham mưu trưởng phân hạm đội tàu ngầm số 2: G.F.Avdokhin, cấp bậc cuối cùng chuẩn đô đốc;


......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Chín, 2011, 01:32:19 am
(tiếp)

Lịch sử tóm tắt hoạt động của tàu ngầm nguyên tử đề án 675, 675MKV "K-10"

(deepstorm.ru)

24.10.1964
Đặt ky tại sân đóng nhà máy đóng tàu mang tên Người đoàn viên thanh niên cộng sản Lê nin ở thành phố Komsomolsk trên bờ sông Amur;

29.9.1965
Hạ thủy (ra khỏi xưởng đóng tàu);

2-11.10.1965
Tiến hành thử nghiệm tại nhà máy (thử nghiệm neo);

12.12.1965 - 14.6.1966
Tiến hành ra khơi để hiệu chuẩn theo chương trình thử nghiệm của nhà máy;

15.7 - 15.10.1966
Thực hiện hành trình thử nghiệm cấp quốc gia;

31.10.1966
Nhập biên chế Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương. Thuộc quân số sư đoàn tàu ngầm số 26  đóng căn cứ tại vịnh Pavlovskii;

1967 (?)
Chuyển sang quân số sư đoàn tàu ngầm 10, binh đoàn tàu ngầm số 15 Hạm đội Thái Bình Dương;

1967 - 1970
Thực hiện 3 chuyến hành quân độc lập phục vụ chiến đấu có độ dài tổng cộng 163 ngày;

1968
Khi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa" theo lệnh của Bộ tham mưu hành quân, tàu ngầm mang tên lửa hành trình đã tiến ra ngăn chặn nhóm xung kích tàu sân bay (AUG) Mỹ do tàu sân bay nguyên tử "Enterprise" cầm đầu, được 3 tàu hộ tống chạy bằng năng lượng nguyên tử bảo vệ - tuần dương hạm tên lửa "Long Beach", frigate "Bainbridge" và "Truxtun". Tàu ngầm mang tên lửa hành trình đã bí mật chọc thủng đội hình bảo vệ AUG, đi ngầm dưới đáy tàu sân bay "Enterprise" và bám theo nó trong 13 giờ liên tục, sau đó cũng rời khỏi đội hình đối phương bí mật như khi đến. Quân nhân đội thủy âm đã biết cách lấy phương vị đến tất cả các tàu trong đội hình AUG và thuyền trưởng tàu ngầm trung tá hải quân N.T.Ivanov đã thực hiện hàng loạt cuộc xạ kích ngư lôi giả định vào tất cả các tàu chiến trong AUG - cho đến khi "hết sạch ngư lôi". Ngoài ra, các chiến sỹ thủy âm còn ghi lại được trên băng từ âm thanh đặc trưng của toàn bộ các tàu trong AUG. Sau khi nổi lên, tàu ngầm mang tên lửa hành trình còn thực hiện đòn tấn công tên lửa giả định theo sơ đồ toàn phần và sơ đồ rút gọn.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/749px-USS_Truxtun_CGN-35.jpg)
USS Truxtun CGN-35, 1989.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Bainbridge_in_Suez_8x9x.jpg)
USS Bainbridge CGN-25 trên kênh Suez thời 198x-199x.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/C2-CG09Underway.jpg)
USS Long Beach CGN-9.

1.1970 - 12.1971
Sửa chữa trung tu;

1972 - 1973
Thực hiện 2 chuyến hành quân phục vụ chiến đấu có độ dài tổng cộng 92 ngày đêm;

7.1976
Khi nạp acquy tại căn cứ, do ngắn mạch đã bị chảy hai bình acquy một bên mạn tàu;

8-10.1976
Thực hiện nạp lại vùng hoạt động của các lò phản ứng nguyên tử;

28.2.1977
Khi đang trên biển bị hỏng bộ giảm tốc tuabin phát mạn phải (редуктор ТГ ПБ);

25.7.1977
Phân loại sang tàu ngầm cỡ lớn (БПЛ - Большая подводная лодка);

15.1.1978
Phân loại sang tàu ngầm mang tên lửa hành trình (Атомная подводная лодка с крылатыми ракетами - КрПЛ);

1978
Thực hiện chuyến hành quân độc lập làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong 46 ngày đêm cùng thủy thủ đoàn dự bị 273. Xảy ra vụ cháy hộp lọc FMT-200 (кассеты фильтра ФМТ-200Т) tại khoang số 5, để dập tắt đám cháy đã sử dụng hệ thống chữa cháy VPL-70 (ВПЛ-70);

9.1978
Vượt qua kỳ sát hạch của Thanh tra Bộ Quốc phòng Liên Xô. 14.9 tham gia vào cuộc tập trận chiến thuật cùng các tàu ngầm mang tên lửa hành trình K-201K-429. Tiến hành xạ kích thành công hạ được bia mục tiêu trong một loạt phóng tên lửa;

1979
Chuyển biên chế sang sư đoàn tàu ngầm số 29 thuộc phân hạm đội tàu ngầm số 4 Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, đóng quân trong vịnh Vladimir;

1.6.1979
Rời căn cứ thực hiện chuyến đi chuyển cứ sang nơi đóng quân mới trong vịnh Vladimir khu Primorie. Tàu bơi trong tư thế ngầm và tiến hành nạp acquy. Chỉ huy tiểu đoàn 2 ban 5 lẽ ra phải trực tiếp lãnh đạo và giám sát quá trình nạp thì lại nốc đẫy rượu và lăn ra ngủ. Việc nạp acquy diễn ra với dòng bậc 4, các quạt thông gió bị ngắt (cháy cầu chì vì 1 lý do nào đó), do những hành động phi kỹ thuật tiếp theo của Trưởng nhóm điện-kỹ thuật, xảy ra vụ nổ bộ acquy số 1 mà kết quả làm hỏng cục bộ 25 két acquy. Vụ nổ phá vỡ cửa phòng bác sỹ, mảnh vỡ làm hỏng mắt phải của Trưởng ban quân y thượng úy Yastrebov, gây chấn thương nhẹ và trầy xước cho một số thành viên. Tàu phải nổi lên, quay về căn cứ cũ để điều tra và khôi phục lại bộ acquy.

23.6.1979
Bắt đầu chuyến đi chuyển cứ tới nơi đóng quân mới trong vịnh Vladimir khu Primorie mà không xảy ra sự cố nào;

7.1980-6.1981
Tiến hành sửa chữa định kỳ hàng năm;

21.1.1983
Do hậu quả va chạm với một tàu ngầm nước ngoài đã làm hư hại phần chóp mũi "K-10", Tàu ngầm mang tên lửa hành trình đang tiến hành chuyến hành quân liên căn cứ xuất phát từ PMTO Cam Ranh. Đột nhiên tàu va phải một vật thể ngầm. Khi nổi lên mặt nước tàu không phát hiện được gì ngoài mấy vệt dầu. Khi về tới vũng Pavlovskii, tàu được đưa lên ụ. Các đại diện của phòng đặc biệt (tức văn phòng KGB tại Hạm đội Thái Bình Dương) đã lấy được từ phần mũi tàu hư hại một mảnh kim loại không phải chủng loại  vật liệu dùng chế tạo "K-10". Không có quốc gia nào tại khu vực Thái Bình Dương tuyên bố tai nạn tàu ngầm của mình. Nhưng hai năm sau, báo chí Trung quốc có đăng tải cáo phó nhân việc hy sinh trên biển năm 1983 của một nhóm các nhà khoa học Trung quốc chết trên một tàu ngầm bị nạn không rõ lý do, khi đang tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo do chính họ thiết kế. Về mặt chính thức, các hoàn cảnh tai nạn này không trùng hợp nhau;

26.9.1984
Theo quyết định của Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Công nghiệp đóng tàu, tàu ngầm mang tên lửa hành trình được trang bị lại theo đề án 675MKV và được sửa chữa và thực hiện tái trang bị tại Nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển vùng Viễn Đông "Ngôi Sao" (Дальневосточный завод «Звезда»).

31.5.1989
Theo nghị quyết của UBTU ĐCS Liên Xô và HĐBT Liên Xô (ЦК КПСС и СМ СССР) việc sửa chữa và tái trang bị tàu ngầm bị chấm dứt, đồng thời theo chỉ thị của Tổng tư lệnh Hải quân đã ra các tài liệu nhằm loại tàu ngầm này khỏi quân số chiến đấu của Hải quân;
  
1989
Loại khỏi biên chế chiến đấu của Hải quân Liên Xô theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang CHXHCN Xô Viết;

1991
Chuẩn bị xong cho việc chuyển sang chế độ bảo quản tạm thời trong tư thế nổi (vũng Pavlovskii);

1.9.1994
Đơn vị được giải thể;

1994 - 1996
Tại nhà máy "Ngôi Sao", sau khi cắt khoang lò phản ứng, tàu được xẻ thành kim loại rời để tận dụng.

Tính từ thời gian tàu đóng xong, "K-10" đã đi qua 193 547 dặm biển với 22 966 giờ hành trình.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Chín, 2011, 05:11:03 pm
(tiếp theo post 433)

Thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-10" đề án 675 đại tá hải quân Medvedev Valery Nikolaevitch

(Trích hồi ức về những người tốt nghiệp Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân mang tên F.E.Dzerjinskii phân hiệu Sevastopol, ngày nay sau khi sát nhập với  Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân mang tên V.I.Lenin được đổi tên thành Viện Kỹ thuật Hải quân tại St Petersburg, bài của A.N.Safonov trên trang andreeva.1gb.ru)


Khía cạnh tâm lý và tinh thần trong chiến công của tập thể quân nhân tàu ngầm nguyên tử "K-10"


Để đảm bảo an toàn cho các chiến sỹ tàu ngầm thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu - thao luyện quân sự, cần phải có công tác huấn luyện chuẩn bị về tâm lý hàng ngày một cách chuyên nghiệp. Sự an toàn về tâm lý và tinh thần của các thủy thủ tàu ngầm - theo ý kiến của tôi, là thành phần quan trọng nhất trong công tác huấn luyện chiến đấu cho tập thể quân nhân trên tàu ngầm. Vào thời điểm đó, việc chuẩn bị tâm lý của thủy thủ tàu ngầm đã được thay thế bởi "hoạt động" của các cán bộ công tác chính trị. Về cơ bản công việc của họ là để sản xuất ra các giấy tờ quân sự và sự tụ họp làm ảnh hưởng đến những con người không phù hợp. Sỹ quan các ban tác chiến trên tàu ngầm nguyên tử tiến hành sinh hoạt chính trị để giáo dục các chiến sỹ tàu ngầm tình cảm của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Chủ nghĩa Quốc tế - chất độc đầu độc tâm thức các đồng bào của tôi! Nó được xây dựng trong hàng ngũ các nhà chính trị lãnh đạo quốc gia. Đây là một chất độc cực kỳ độc hại đã giết và làm bị thương hàng chục ngàn đồng bào của tôi khi thực hiện "nhiệm vụ quốc tế" không cần thiết cho bất cứ ai, trên các phần khác nhau của địa cầu. Về việc này tôi muốn dẫn ra bài thơ của Yevgeny Yevtushenko:

CON KIẾN AFGHANISTAN

Chàng trai Nga ngã xuống đất Afghanistan.
Con kiến theo đạo Hồi bò trên gò má.
Kiến bò rất khó khăn ... người chết đã quá lâu râu không cạo,
và kiến nói với anh những lời lặng lẽ:
"Bạn không biết chính xác vì vết thương mình đã chết nơi nào.
Bạn chỉ biết một điều - nơi nào đó gần Iran.
Tại sao bạn đến với chúng tôi cùng khẩu súng
Ở đây lần đầu tiên bạn nghe được từ "Islam"?
Bạn mang lại gì cho đất nước chúng tôi - những người nghèo, chân đất,
Nếu ở nơi bạn - phải xếp hàng mua xúc xích?
Lẽ nào bạn ơi còn ít người bị giết - để một lần nữa
Phải thêm bạn vào cho hai mươi triệu con người? "

Chàng trai Nga ngã xuống đất Afghanistan.
Con kiến theo đạo Hồi bò trên gò má,
Với con kiến theo chính giáo Nga anh muốn hỏi,
anh có được lên trời cao, có được phục sinh,
Nhưng trên Quê hương phía Bắc nơi có những trẻ mồ côi và góa phụ
đâu còn nhiều loài kiến như vậy.

Năm 1983.
    
Е.Евтушенко

АФГАНСКИЙ МУРАВЕЙ

Русский парень лежит на афганской земле.
Муравей-мусульманин ползёт по скуле.
Очень трудно ползти... Мёртвый слишком небрит,
и тихонько ему муравей говорит:
«Ты не знаешь, где точно скончался от ран.
Знаешь только одно — где-то рядом Иран.
Почему ты явился с оружием к нам,
здесь впервые услышавший слово «ислам»?
Что ты дашь нашей родине — нищей, босой,
если в собственной — очередь за колбасой?
Разве мало убитых вам, — чтобы опять
к двадцати миллионам ещё прибавлять?»
 Русский парень лежит на афганской земле.
Муравей-мусульманин ползёт по скуле,
и о том, как его бы поднять, воскресить,
муравьёв православных он хочет спросить,
но на северной родине сирот и вдов
маловато осталось таких муравьёв.

1983 год.


Trong lực lượng vũ trang Liên Xô có hai trong số các nhà trường và học viện, thông qua đó người ta gây ảnh hưởng quy mô lớn đến ý thức của quân nhân: - thuộc KGB và Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô. Phương pháp làm việc của các cơ quan chính trị này mang tính chất vụng về nguyên thủy và khắc khổ yếm thế không mang lại được những kết quả tích cực. Thời đó, thời hoạt động của tam thức đạo đức sau : "Nói một đằng, nghĩ một nẻo, làm một kiểu!". Người ta không dự kiến cho các thủy thủ tàu ngầm sự tiếp xúc gần gũi với các nhà tâm lý học và tâm thần học, ngoại trừ tình trạng mê sảng rối loạn tinh thần do uống rượu quá mức trong đội ngũ sỹ quan và hạ sỹ quan. Rõ ràng cấp lãnh đạo Hải quân làm đúng theo câu nói nổi tiếng của Vladimir Mayakovsky: "Nếu rèn được đinh từ những con người này, trên thế giới sẽ không có loại đinh nào cứng hơn thế nữa!". Tất nhiên, một sản phẩm đinh tốt, dù có sản xuất bởi một công nghệ cụ thể nào đi nữa, nó vẫn bị uốn cong và bẻ gẫy! Có lẽ họ được hướng dẫn bởi câu nói quen thuộc: "Trong hạm đội không có người ốm, chỉ có người sống và kẻ chết". Tuy nhiên, tôi tin rằng để bảo đảm sức khỏe tâm thần của thủy thủ tàu ngầm, cần phải có công tác thường xuyên của các bác sĩ có tay nghề cao. Ở những căn cứ tàu ngầm nguyên tử đóng quân thường trực nên thành lập cho các thủy thủ tàu ngầm văn phòng cứu trợ tâm lý. Trong phân hạm đội đầu tiên của Hạm đội Cờ Đỏ Biển Bắc, một nơi đóng quân như vậy giống như là trại giam! Trong cái nhà tù này, các thủy thủ tàu ngầm đã bị lạm dụng về thể xác và tâm lý kinh khủng đến nỗi khi trở về tàu ngầm, các điều kiện phục vụ dường như là thiên đường đối với họ. Trên thế giới tất cả chỉ là tương đối! Trên tàu ngầm có một bác sĩ theo biên chế, nhưng ông ta không thể một mình thực hiện hiệu quả chức năng thuộc chuyên ngành các bác sĩ khác. Kozma Prutkov nói: "Chúng ta không thể nắm bắt cái không nắm bắt được!". Đối với những trường hợp này, hoạt động chính huấn luyện và chuẩn bị tâm lý cho các chiến sỹ tàu ngầm, tạo ra những đức tính cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quân sự phải được tổ chức trước hết cho thuyền trưởng tàu ngầm và đội ngũ sỹ quan. Hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào khả năng, chất lượng và mong muốn của các phạm trù nói đến ở trên. Vai trò chính trong quá trình cực kỳ quan trọng này được giao cho thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử. Dân gian có câu: "Cha đạo thế nào, giáo xứ như thế ấy".

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Chín, 2011, 12:31:07 am
(tiếp)

Thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-10" đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev liên tục làm việc để phát hiện và phòng chống sự mệt mỏi của các thủy thủ tàu ngầm, hình thành cho họ sự sẵn sàng thực hiện một cách an toàn nhiệm vụ chiến đấu - huấn luyện trong điều kiện hoạt động khác nhau, phát triển và nâng cao tính bền vững ổn định của chức năng tâm lý để đối phó lại các yếu tố tinh thần và tâm lý xảy ra trong mọi thời kỳ của chuyến đi biển. Để thực hiện công việc này từ người thuyền trưởng tàu ngầm mang vũ khí tên lửa cần phải có: "kiến thức sâu rộng về tâm lý con người nói chung và thủy thủ tàu ngầm - nói riêng. Nhạy bén, thân thiện, có thái độ quan tâm chăm sóc với cấp dưới của mình. Tận tâm, lương thiện, trung thực, có sức mạnh tinh thần và niềm tin vào mỗi chiến sỹ tàu ngầm "K-10". Những phẩm chất đó tự nhiên đã hào phóng ban tặng cho Valery Nikolaevitch. Những kiến thức tốt về tâm lý của các thủy thủ quân sự ông đã nhận được trong thời gian phục vụ lâu dài trên các con tàu ngầm ở các vị trí chỉ huy khác nhau. Ông đã trả bài thi sát hạch theo công việc đã làm với các thành viên của con tàu, khi va chạm với một tàu ngầm của Trung Quốc tại biển "Nam Trung Hoa" ngày 22 Tháng 1 năm 1983. Như chúng ta biết từ câu chuyện trước về thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-10", trong sự kiện kịch tính này, các chiến sỹ tàu ngầm cảm thấy một nỗi kinh hoàng mạnh mẽ (nỗi khiếp sợ bản năng của sinh vật). Đây là nỗi sợ hãi mãnh liệt nhất, gây ra bởi hoàn cảnh khó khăn và cực kỳ nguy hiểm, làm tê liệt một thời gian khả năng hành động tự do. Tôi nghĩ rằng mỗi người chúng ta sẽ cảm thấy như vậy. Một điều nữa là để khắc phục sự sợ hãi bản năng của động vật, các chiến sỹ tàu ngầm khoang đầu tiên trên "K-10" chỉ mất một vài phút. Thực tế này cho thấy sự ổn định tâm lý to lớn của các thủy thủ tàu ngầm! Và đây cũng là công lao lớn của người chỉ huy của họ, đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev! Mỗi người có một giới hạn riêng biệt về sự căng thẳng tâm thần, sau đó các phản ứng phòng vệ bắt đầu thống trị dưới các hình thức cố tình trốn tránh, ngụy trang, mong muốn tránh xa nguy hiểm, thoát khỏi tình huống đáng sợ đang đe dọa.


Cảm thấy sợ hãi kinh hoàng, các chiến sỹ tàu ngầm hoặc cứng đờ hoặc không thể nhúc nhích, hoặc chạy, nhiều khi lại bổ vào hướng nguồn nguy hiểm. Được biết, người tâm thần bình thường không tồn tại tâm lý "không sợ". Tất cả mọi việc diễn ra chỉ trong những khoảnh khắc, cần phải khắc phục sự hoảng hốt lúng túng, đòi hỏi ra được quyết định hợp lý về những hành động thích hợp.
Phản ứng sợ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ thần kinh, và mức độ huấn luyện tâm lý của các thủy thủ tàu ngầm.

Ngay cả một "sói" biển có nhiều kinh nghiệm, như thuyền trưởng "K-10" trong thời điểm xảy ra thảm kịch trên biển, cũng cảm thấy trạng thái căng thẳng. Valery Nikolaevitch Medvedev nói với tôi: "Tại thời điểm va chạm với tàu ngầm Trung Quốc, lần đầu tiên tôi cầu xin Chúa! Tôi cầu xin Chúa hãy cứu sống các quân nhân tàu ngầm nguyên tử "K-10". May mắn thay, Chúa đã nghe tiếng cầu khẩn của linh hồn của mình. Thật đáng thương, thủy thủ đoàn bị chấn thương đến chết trên tàu ngầm Trung Quốc đã không cứu được. Nếu họ có, ít nhất một cơ hội để được cứu thoát, đại tá hải quân V.N.Medvedev sẽ không do dự, sẽ cứu các thủy thủ từ con tàu chìm! Sau thảm kịch, tâm lý của tất cả các thành viên của tàu ngầm nguyên tử "K-10" đã ở trong trạng thái "khẩn cấp". Thủy thủ đoàn tàu ngầm nguyên tử cần được chăm sóc khẩn cấp về tâm lý và tinh thần. Tuy nhiên, Bộ Chỉ huy Hải quân coi đó là một sự xa xỉ không được phép! Và thực sự tại sao? Ở nước ta, cuộc sống con người không bao giờ có giá trị! Một điều nữa là thể hiện sự trợ giúp anh em không hoàn lại cho các bộ tộc ăn thịt người chỉ vì một lời hứa đi theo con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội! Để quan tâm và chăm sóc đến các quân nhân thành viên của "K-10", Bộ chỉ huy Hải quân gửi BPK "Petropavlovsk" đến hộ tống họ về Kam Ranh. Tại căn cứ ở Nam Việt Nam, các thủy thủ "K-10", dưới ảnh hưởng rõ ràng của sự kiện kinh hoàng vừa trải qua còn bị từ chối những chăm sóc y tế. Theo tôi, ngay cả những kẻ ngu ngốc nhất đeo cầu vai đô đốc cũng thấy rõ ràng rằng các thành viên của "K-10" cần phải có sự phục hồi chức năng qua chăm sóc y tế. Ngu dốt - không phải là thiếu trí tuệ, mà là trí tuệ, được tổ chức theo các phương pháp đặc biệt điên rồ.

Sau khi kiểm tra bề ngoài sự biến dạng khủng khiếp phần mũi của "K-10", ban "lãnh đạo rất thông minh" của Hải quân sẽ gửi con tàu ngầm nguyên tử trong tình trạng khẩn cấp về bờ biển quê hương, cách xa Cam Ranh 4.500 km. Ban lãnh đạo Hải quân đã mạo hiểm bằng cái gì, khi ra một mệnh lệnh tội ác như vậy cho đại tá hải quân V.N.Medvedev? Tuyệt đối không có gì! Nếu như trong quá trình thực hiện chuyến đi biển xa xôi vô tiền khoáng hậu, gần như đi mò đó, mà tàu ngầm mang vũ khí tên lửa "K-10" chìm, đồng nghĩa với việc kẻ có lỗi trong cái chết của nó chính là người đang có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy nó. Những thông tin đáng để suy nghĩ. Ngày 24 tháng 6 năm 1983 ngoài khơi bờ biển Kamchatka tàu ngầm hạt nhân K-429 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương bị chìm, thuyền trưởng của con tàu đó là đại tá hải quân N.M.Suvorov. Tòa kết án chính anh ta, mặc dù, bên cạnh anh, và trên tàu và trên bờ có nhiều chỉ huy khác, những người đã làm khá nhiều việc để đến nỗi tàu ngầm bị chìm. Tuy nhiên, tòa án quân sự của Hạm đội Thái Bình Dương đã quyết định rằng trách nhiệm về cái chết của 16 thủy thủ trong số 120 người trên tàu, phải thuộc về Nikolai Mikhailovitch Suvorov. Ông phải nhận bản án tù  giam mười năm. Cuộc sống của Suvorov N.M. và gia đình của mình hoàn toàn bị hủy hoại bởi bản án bất công. Cho đến những ngày cuối cùng của đời mình, ông đã cố gắng để phục hồi cho bản thân nhưng, than ôi! Thuyền trưởng Medvedev V.N. có thể từ chối thực hiện mệnh lệnh cực kỳ nguy hiểm này được không? Tôi nghĩ rằng - không! Nhờ sự trung thực của ông, nhờ danh dự của người sỹ quan, được giáo dục tốt, nhờ sức mạnh tinh thần và đạo đức, cũng như sự tin tưởng trong mỗi chiến sỹ tàu ngầm "K-10", Valery Nikolaevitch muốn chết hơn là để cho số phận các thủy thủ của mình trôi theo tùy tiện! Trước khi tàu ngầm nguyên tử ra đi trong một chiến dịch hành quân anh hùng, một nhóm lớn các thủy thủ trong trạng thái hậu stress, đã từ chối ra khơi. Cán bộ làm công tác chính trị đã nói chuyện rất lâu với các thủy thủ tàu ngầm, cố gắng thuyết phục họ về sự an toàn của một chiến dịch hành quân chưa từng có về bờ biển quê hương. Kết quả của cuộc đàm thoại - tiêu cực! Chỉ sau khi trò chuyện với thuyền trưởng của họ, họ tin tưởng vào anh và đồng ý cùng anh ra đi trong một chuyến đi biển có hành trình dài và vô cùng nguy hiểm. Quyết định của họ là hình thức thể hiện cao nhất của sự tin tưởng và khen ngợi người chỉ huy tàu ngầm nguyên tử xuất sắc. Không phải mọi người chỉ huy đều có thể tự hào về một cảnh tượng tương tự như vậy trong đời quân ngũ của mình! Thủy thủ đoàn tàu ngầm dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev đã thực hiện được điều không thể. Không có thiết bị thủy âm còn hoạt động tốt trên tàu, chiếc tàu ngầm mang vũ khí tên lửa đã bị mù, nhưng lại vượt qua được một khoảng cách rộng lớn dưới mặt nước đại dương, mà không có bất kỳ một tai nạn nào, an toàn về đến căn cứ ở quê hương. Theo tôi, đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev, vì lòng can đảm và chủ nghĩa anh hùng đã thể hiện cần được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, và toàn bộ thủy thủ đoàn cần được đề nghị trao giải thưởng cao của nhà nước. Nhưng than ôi, "người ta đã thưởng" những hình phạt! Nhưng có biết bao nhiêu anh hùng giả ở Liên Xô, và tiếp tục là ở nước Nga ngày hôm nay!

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/smena1.jpg)
Tác giả (hàng đứng ngoài cùng bên phải) và kíp trực - đơn vị quân đội Xô viết 90299 tại vịnh Andreev, bán đảo Kolskii Tây Bắc LB Nga ngày nay, vốn là nơi cất giữ chất thải hạt nhân các tàu ngầm nguyên tử Liên Xô và Nga trước đây thuộc Hạm đội Biển Bắc. Ảnh chụp trong quãng 1983-1989 (andreeva.1gb.ru).
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Chín, 2011, 11:25:09 pm
(tiếp)

Vụ nổ Hydro trên tàu ngầm nguyên tử "K-10"

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/675_26.jpg)
PLARK đề án 675 - "mụ bò rống" (theo cách gọi vui) của Hải quân Liên Xô trên biển. Ảnh chụp từ các máy bay NATO thời chiến tranh lạnh.

Tháng 5 năm 1979, đã biết căn cứ đóng quân thường trực của tàu ngầm nguyên tử "K-10" sẽ là Primorie. Thuyền trưởng "K-10" đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev tại thời điểm này đã vào học viện. Bộ chỉ huy phân hạm đội, nhân sự vắng mặt của anh, điều động biệt phái sang tàu ngầm nguyên tử một thuyền trưởng khác trong quá trình hành quân chuyển sang căn cứ mới. Về anh ta, ta có thể nói rằng anh ta nổi bật ở thái độ vô trách nhiệm với việc thi hành nhiệm vụ của mình. Thông thường, các biện pháp tương tự như vậy được sử dụng bởi bộ chỉ huy sư đoàn để loại bỏ các chiến sỹ tàu ngầm không thích hợp. Thuộc phạm trù này bao gồm: - người nghiện rượu mãn tính, các chiến sỹ tàu ngầm không tìm được tiếng nói chung với các cán bộ chính trị, các quân nhân không thống nhất với cha chú của họ - các chỉ huy về lý do này hay lý do khác. Các thủy thủ tàu ngầm những người đã phục vụ một thời gian tại Kamchatka, không muốn rời khỏi khu vực yêu thích và sử dụng mọi cách để ở lại chỗ cũ phục vụ. Vì thế trên tàu ngầm nguyên tử "K-10" xảy ra tình trạng thiếu các chuyên gia chính thức, tình trạng này nhanh chóng được loại bỏ bằng cách điều biệt phái các chiến sỹ tàu ngầm từ các đơn vị quân sự khác tới. Đã biệt phái khoảng 35% số lượng chính thức theo biên chế đội ngũ quân nhân tất cả các loại. Trong số đó có những người trình độ chuyên môn được huấn luyện rất  yếu, và điều này là một thực tế rõ ràng không có gì bí mật với các sỹ quan bộ tham mưu sư đoàn tàu ngầm. Theo tôi, gửi một chiếc tàu ngầm nguyên tử ra khơi với một đội ngũ quân nhân chưa qua đào tạo xứng đáng - đó là một tội ác ghê ghớm xứng đáng với hình phạt hình sự nghiêm trọng nhất. Tôi không nghĩ mình nhầm, nếu tôi nói rằng vụ nổ hydro trên tàu ngầm nguyên tử "K-10" đã được hoạch định trước bởi các sỹ quan bộ tham mưu sư đoàn.

Lập kế hoạch - đó là tạo ra tổ hợp một loạt các biện pháp liên tiếp đã được suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể, nhằm đạt được các kết quả xác định trong một thời gian xác định phù hợp với các yêu cầu của các tài liệu về phương pháp và tổ chức, bằng các lực lượng và phương tiện có sẵn.
Nhiệm vụ đặt ra mà không đơn nghĩa và không rõ ràng mạch lạc sẽ cho cả một loạt giải pháp. Như vậy - sẽ không ít hơn những giải pháp mơ hồ và nhầm lẫn!
Để thực hiện các kế hoạch bất tài lại rất cần những người thực hiện tài năng! Nhưng lấy ở đâu đây? Bộ Tham mưu - không phải là cái máng cho ăn, mà là một cánh đồng trên đó những ý tưởng của các cấp trưởng (trong cơ quan tham mưu) nảy mầm. Rõ ràng, mùa xuân 1979 đến trên bán đảo Kamchatka rất khô hạn và ý tưởng của các sỹ quan bộ tham mưu nảy mầm dưới "hình thức" nghèo nan và ốm yếu.

Từ lâu ta đã biết rằng tình trạng khẩn cấp trên tàu ngầm nguyên tử không tự nó xảy ra, chúng chỉ xuất hiện hoặc do lỗi của đội ngũ thành viên, hoặc gây ra bởi một ai đó trong các cơ quan cấp cao hơn. Sỹ quan bộ tham mưu được yêu cầu phải thường xuyên đến thăm các con tàu, và đôi khi thậm chí theo chúng ra khơi, để không quên đi lý do tại sao người ta chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi tàu lên bờ phục vụ. Tôi có ấn tượng rằng chuyến ra khơi của tàu ngầm nguyên tử "K-10" đã được lên kế hoạch bởi các cán bộ tham mưu hoàn toàn không có am hiểu gì về chuyên môn, lại có khuynh hướng của chủ nghĩa phiêu lưu. Phiêu lưu chủ nghĩa - đó là sự đánh giá về một quyết định táo bạo, sự thất bại của nó sẽ mang lại những hậu quả rất khó chịu vì sự trùng hợp ngẫu nhiên của hoàn cảnh. Nếu thành công, quyết định đó sẽ được gọi là "sáng tạo và không cứng nhắc". Sự kiện để chuẩn bị cho kế hoạch chuyển cứ cho tàu ngầm nguyên tử "K-10" đến căn cứ đóng quân thường trực được phát triển theo một kịch bản tồi tệ nhất. Người ta đã để cho một đội ngũ sỹ quan và hạ sỹ quan trong trạng thái nửa say nửa tỉnh vì rượu leo lên trên chiếc tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí tên lửa này.

Người ta nói rằng để giảm bớt stress cần ít nhất là 30 gram vodka cho một lính thủ pháo cao hai mét. Giá mà tôi có thể nhìn thấy anh lính thủ pháo đó xem anh ta có thể dừng lại với liều này hay không!
Máy đếm của người nhậu nhẹt bắt đầu nói dối rất cừ về thời gian ngồi sau bàn nhậu, rồi thì sau mỗi giờ lại thêm nữa, thêm nũa và thêm nhiều nữa. Bạn chỉ hiểu ra mọi điều vào sáng hôm sau.

"Lướt sóng" - cơn bệnh đi biển này có cả ở trên bờ. Các sĩ quan điều khiển lò phản ứng hạt nhân cả hai mạn tàu trong trạng thái "lướt sóng" ngủ ngay trên bàn điều khiển Thiết bị năng lượng chính bởi một giấc ngủ nặng nề và mê mệt. Ngày 01 tháng 6 năm 1979 tàu ngầm nguyên tử "K-10" với một thủy thủ đoàn nửa tỉnh nửa say trên tàu, đã ra biển để hành quân đến Primorye. Tàu ngầm vừa bơi trong tư thế ngầm đồng thời vừa sạc acquy. Trong quá trình khi acquy (AB) làm việc, một nguồn nguy hiểm chính là hydro thoát ra, ở một nồng độ nhất định, khi kết hợp với oxy trong không khí sẽ hình thành một "hỗn hợp gây nổ".
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Chín, 2011, 01:57:41 pm
(tiếp)

Điều kiện cần thiết để xảy ra vụ nổ là sự sẵn có nguồn phát lửa (tia lửa, ngọn lửa hở, v.v.). An toàn của acquy được đảm bảo,về cơ bản, bởi hệ thống thông gió, trong đó bao gồm các quạt gió (chính và dự phòng), bếp đốt hydro, máy phân tích khí (cố định và di động), hệ thống kiểm soát tự động, hệ thống điều khiển từ xa. Việc không tuân thủ quy tắc an toàn cơ bản trong vận hành và bảo trì AB đã dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Tai nạn trong hạm đội là tự nhiên, vô tình-định mệnh, và được tổ chức tốt. Chúng xuất hiện thường xuyên nhất khi mà ở một nơi, có đủ "vô tâm, cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp" trong một việc nào đó. Khi có ít nhất một trong những yếu tố kể trên, các yếu tố còn lại rồi cũng sẽ xuất hiện. Tổng số những sai lầm nhỏ và bất cẩn cũng sẽ tạo nên một tai nạn lớn. Tất cả những tai nạn do con người đều xảy ra do hành vi vi phạm quy định chính yếu trong kỹ thuật an toàn ở hạm đội: "Trước khi làm cái gì - hãy nghĩ kỹ!", còn phần lớn thiệt hại và chấn thương - do vi phạm quy tắc thứ hai: "! Không phải của anh - không được động vào!" Hệ luỵ: Nếu trước khi làm điều gì đó không như dự kiến, như tất cả vẫn nghĩ như vậy, thì chắc chắn rằng đó không phải những việc cần làm! Hoặc không phải những gì cần thiết...

Ta biết rằng bất cẩn của thủy thủ đoàn càng lớn, xác suất tai nạn càng cao. Sự thiếu vắng các tình huống khẩn cấp một thời gian dài cũng làm tăng tính tự mãn và làm tăng khả năng xuất hiện tai nạn. Kiến thức lý thuyết của một số chiến sỹ tàu ngầm về nguồn gây nguy hiểm và các cơ chế khác nhau gây tai nạn cho họ một sự thèm muốn không thể cưỡng lại để tiến hành các thí nghiệm "khẳng định" bằng các phương tiện có trong tay, nhưng lại có sức tàn phá đáng kinh ngạc! Nếu có quy định kỹ thuật an toàn, cũng sẽ có những ngoại lệ. Kiến thức về kỹ thuật an toàn gây ra cho kẻ phá hoại nỗi cắn rứt trong lương tâm, nhưng chỉ sau đó, khi đã có một điều gì nghiêm trọng và không thể khắc phục được xảy ra. Nếu bạn không biết trong kỹ thuật những gì sẽ xảy ra sau khi ấn một cái nút hoặc chuyển vị trí một cái tay gạt cần điều khiển - tốt nhất đừng có động vào nó - có thể gặp rắc rối! Kể cả rắc rối đó - nhỏ, hay là - lớn! Trong Hải quân có một truyền thống cũ nhưng tốt - nguyên nhân gây ra bất kỳ tai nạn nghiêm trọng nào đều "đổ đầu" cho nhà máy đã ra phế phẩm hoặc lỗi thiết kế chưa hoàn chỉnh nên dẫn đến hệ thống không làm việc. Công nghiệp sẽ không bao giờ tạo ra được một kỹ thuật, mà thủy thủ trên tàu không thể phá vỡ. Ngay cả chiếc giường bằng gang anh ta cũng có khả năng phá.

Hai thủy thủ ở lại trong năm phút mà không có giám sát, có thể phá hủy các thiết bị thiết kế cho ném trực tiếp quả bom nguyên tử. Hãy xem xét các hành động của đội ngũ quân nhân dẫn đến bùng nổ hydro trong thùng chứa của acquy Khoang 2 tàu ngầm nguyên tử "K-10". Chính trong khoang này, trên sàn thấp có đặt khối acquy (AB - АБ). Tại khoang đó còn có: - phòng sinh hoạt chung (кают- компания), cũng như chỗ ở cho sỹ quan. Tại thời điểm này dòng nạp AB đang ở giai đoạn thứ 4. Chỉ huy tiều đoàn 2 ban 5 đại úy hải quân Solovyov, người đáng ra phải chỉ huy công tác nạp điện cho acquy, say (rượu) và đi ngủ. Trước khi "trăm phần trăm" («принять на грудь») rồi chìm vào một giấc mơ sảng khoái, ông đã không kiểm tra việc lắp ráp hệ thống thông gió AB chính xác hay chưa. Thủy thủ tiểu đoàn kỹ thuật điện lắp ráp hệ thống đốt hết khí hydro không đúng cách. Hố AB được mở ra để thực hiện phép đo mật độ điện phân trong ngăn AB № 1. Do vậy, khí hydro được hình thành khi AB làm việc đã tích tụ lại trong không gian tự do của hố và trong không khí ở khoang tàu ngầm số 2.
Kiểm soát nồng độ khí hydro trong hố chứa AB và trong không khí của khoang tàu ngầm không được thực hiện, mặc dù để làm việc này có: - máy phân tích khí cố định và di động. Tất cả mọi thứ đã được thực hiện theo lối "cầu may" (русское «авось») kiểu Nga. Tại sao không làm theo các quy tắc cơ bản của kỹ thuật an toàn? Có lẽ rằng các thủy thủ bảo trì bảo dưỡng AB, theo tấm gương chỉ huy tiểu đoàn của mình rồi thì họ cũng đã say xỉn nốt.

Ai cũng biết: "Một chai rượu trên tàu ngầm còn nguy hiểm hơn một chiếc tàu ngầm trong chai rượu. Đội ngũ quân nhân bí tỉ trên một chiếc tàu ngầm cũng có thể so sánh như một hỗn hợp kích thích cháy nổ - xét về những hậu quả có thể xảy ra bởi các hành động của họ". Đột nhiên quạt thông gió AB dừng lại ((do bị cháy cầu chì bởi "định luật đểu cáng"); chú thích tại chỗ: đây là cách diễn tả một nguyên lý triết học vui: nếu như có một xác suất xảy ra của một điều gì đó không hay, thì nó sẽ nhất định xảy ra; trong tiếng Anh còn gọi là luật Murphy hay Murphy's law, tương ứng trong tiếng Nga gọi là luật đểu cáng hay «закона подлости»). Kết quả của hành động không hiểu biết của người chỉ huy nhóm kỹ thuật điện, đại úy hải quân Ostaplyuk, đã hình thành trong không gian hố chứa acquy một "hỗn hợp nguy hiểm". Chỉ cần một tia lửa nữa là "xong phim", mà chẳng phải chờ lâu.

Vụ nổ đã xảy ra trong hố acquy. Theo hậu quả vụ nổ, khối AB số 1 bị hư hại đáng kể về mặt kỹ thuật. 25 ngăn thùng chứa của khối bị phá hủy một phần hoặc hoàn toàn. Vụ nổ phá vỡ cánh cửa vào cabin bác sỹ trên tàu ngầm và mảnh của nó đập vỡ con ngươi mắt phải trưởng ban quân y, thượng úy Yastrebov. Nhiều thủy thủ và sĩ quan bị dính các vết thương nhỏ, thâm tím hoặc trầy xước. Sau khi vụ nổ xảy ra, tấm mộc bảo vệ khẩn cấp các lò phản ứng hạt nhân cả hai mạn tàu ngay lập tức làm việc dẫn đến ngắt mạch hoàn toàn con tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình. Thiếu nguồn cung cấp đã dẫn đến mất thông tin liên lạc. Tàu ngầm, bị mất chuyển động, bắt đầu chìm xuống đáy sâu. Nhờ có những hành động lành nghề của đội ngũ quân nhân của Medvedev, đã kịp thời thổi khí sitec balat dằn chính từ bàn điều khiển không khí nén. Hành động của họ thực sự đã cứu con tàu khỏi cái chết cầm chắc! Con tàu ngầm đã nổi lên và sử dụng nguồn dự phòng để di chuyển, trở lại căn cứ, tại đó nó được điều tra về sự cố xảy ra và phục hồi acquy. Vậy là kết thúc nỗ lực đầu tiên mà thực chất là không đủ năng lực một cách tội lỗi và cực kỳ nguy hiểm, nỗ lực nhằm chuyển căn cứ cho tàu ngầm nguyên tử "K-10" đến nơi đóng quân mới. Tôi xin nhắc lại một lần nữa, lúc đó thuyền trưởng tàu ngầm "K-10," đại tá hải quân V.N.Medvedev đang trong kỳ thi tuyển đầu vào học viện hải quân. Tôi tin rằng đại tá hải quân Medvedev V.N. sẽ không cho phép chấp nhận đội ngũ "đệ tử lưu linh" của các sỹ quan bộ tham mưu sư đoàn, mà hậu quả sau đó là đã gây ra tai nạn. Đi biển trên tàu ngầm - đó là một nghề đặc biệt trong các hình thức phục vụ của hải quân. Không có nghề nghiệp nào tương tự. Đó là một thế giới riêng biệt. Nếu một người lính hoặc một sỹ quan bộ binh có thể được đào tạo nên mà không qua trực tiếp chiến đấu, cái mà người ta vẫn nói, đào tạo trên các ngón tay và, nói chung - không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, thì với các chiến sỹ tàu ngầm, mọi việc phức tạp và khó khăn hơn nhiều.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/aes.jpg)
Một vụ nổ khí hidro: xảy ra tại tổ máy số 3 nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản hồi 12h30 chiều ngày 14 tháng 3 năm 2011.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Chín, 2011, 05:03:24 pm
(tiếp)

Yếu tố con người

Chuẩn đô đốc A.S.Berzin,
nguyên tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 10 Hạm đội Thái Bình Dương (1977-1982).


Bài đăng trên tạp chí kỹ thuật quân sự "Taifun" của CHLB Nga số 9 năm 2001.

Ngay trước khi xảy ra tai nạn tàu ngầm "Kursk" tôi đã nói chuyện với một trong những thuộc cấp cũ của tôi về kinh nghiệm đi biển trên tàu ngầm. Anh ta nói với tôi rằng kinh nghiệm của tôi tại thời điểm hiện tại chẳng ai cần nữa, bởi từ khi có những chiếc tàu ngầm như "Kursk", trên đó mọi thứ đều đã được tự động hóa và tính trước hết rồi. Thông thường người ta hay thần thánh hóa kỹ thuật công nghệ hiện đại: họ quên rằng trong kỹ thuật dữ liệu ban đầu cũng do con người đặt ra, những con người bản thân họ cũng có thể sai lầm và không thể lường trước được mọi tình huống trong cuộc sống. Vậy tại sao tai nạn nghiêm trọng lại xảy ra trên tàu ngầm?


Những lý do này có thể sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Yếu tố con người, tức là tai nạn hoặc thảm họa xảy ra do (con người) không hoàn thành nghĩa vụ của mình, không tuân thủ theo các yêu cầu của tài liệu kỹ thuật, bỏ qua kinh nghiệm đi biển trên tàu ngầm, không biết phòng xa, do cả việc được đào tạo kém và thực hành kém.

2. Thiết bị kỹ thuật và vũ khí chưa hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết.

3. Các yếu tố tự nhiên và khí hậu: bão, băng giá nặng nề, sự phun trào của núi lửa ngầm dưới biển, sóng thần, sương mù, v.v...

4. Những thiếu sót có thể có trong việc thiết kế và chế tạo tàu ngầm. Có thể nói rằng các điểm 2-4 cũng lại có thể coi là có liên quan đến yếu tố con người - một sự phòng ngừa và lo xa.

Ta có thể ngăn ngừa tai nạn và thảm họa tàu ngầm được không? Kinh nghiệm của Mỹ cho chúng ta biết sau cái chết của các tàu ngầm "Thresher" (10 tháng 4 năm 1963) và "Scorpion" (tháng 5 năm 1968), và có biện pháp thích hợp, tại nạn tàu ngầm của họ đã chấm dứt. Mặc dù các điều kiện tiên quyết cho tai nạn vẫn tiếp tục diễn ra: các vụ va chạm với tàu ngầm của chúng ta, tàu hàng Nhật Bản chìm do đụng tàu ngầm Hoa Kỳ, và (tàu ngầm Mỹ) vẫn tiếp tục theo dõi các tàu ngầm của chúng ta. Nhưng tai nạn do hỏa hoạn hoặc nước tràn vào bên trong vỏ bền của tàu, những vụ nổ tên lửa hoặc ngư lôi, tai nạn bức xạ hạt nhân (của người Mỹ), thì trong thời gian này chúng ta không biết. Chính chúng ta lại vẫn đang tiếp tục có các thảm họa:

1. Ngày 11 tháng 4 năm 1970: tàu ngầm K-8, đề án 627A. Nguyên nhân: Hỏa hoạn, chìm trong vịnh Biscay tại chiều sâu 4680 m.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image001-1.jpg)
K-8, "Cá voi" - tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 627A trên vịnh Biscay ngày 9.4.1970 với các quân nhân tập trung trên mặt boong. Ảnh chụp từ máy bay trinh sát Mỹ. Tại thời điểm tai nạn, K-8 đang trên đường tập trung đến địa điểm tham gia cuộc tập trận "Đại dương-70" - cuộc tập trận lớn nhất trong cả thời LB Xô Viết tồn tại của Hải quân Liên Xô, với sự tham gia của tất cả các hạm đội mà Liên Xô có thời bấy giờ. Ngoài một số lớn thành viên thủy thủ đoàn được một tàu thủy Bulgarie cứu, con tàu hy sinh cùng 52 thủy thủ và thuyền trưởng, 4 ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân, nằm ở độ sâu 4680m về phía Tây Bắc CH Tây Ban Nha khoảng 490 km. Đây là tổn thất đầu tiên (công khai) của hạm đội nguyên tử xô viết. Do xử lý chính xác, không để tai nạn biến thành thảm họa hạt nhân và thể hiện được lòng dũng cảm quên mình, thuyền trưởng trung tá hải quân V.V.Bessonov đã được truy tặng danh hiệu anh hùng Liên Xô.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/2000px-Celtic_Sea_and_Bay_of_Biscay_bathymetric_map-frsvg.png)
Bản đồ độ sâu (bathymetric) biển Celtic và vịnh Biscay trên Đại Tây Dương.

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Chín, 2011, 07:12:15 pm
(tiếp)


2. Ngày 24 tháng 6 năm 1983: tàu ngầm K-429, đề án 670A. Nguyên nhân: Ngập khoang số 4, chìm trong vụng biển Sarannaia, vịnh Avachinskii, Thái Bình Dương.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/0006bb20.jpg)
K-429 đề án 670A trên biển.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/-429.jpg)
Cờ khen thưởng K-429 năm 1977.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/3ff861c0981c.jpg)
6 năm sau ngày vinh danh K-429 như con tàu ngầm và thủy thủ đoàn tốt nhất Hải quân Liên Xô là sự việc đáng buồn này: Trục vớt K-429 bằng ponton trong vịnh Sarannaia ngày 6.8.1983.Lỗi dẫn đến tai nạn hoàn toàn do con người mà không phải là kỹ thuật. Con tàu chưa được kiểm tra độ kín nước, nó lặn xuống với cửa nắp thông gió vẫn còn mở và nước biển ồ vào khoang số 4 cực mạnh.Thay vì biên chế đúng 87 người, trong cuộc hành quân này, người ta gửi đi 120 người, và khi tai nạn, ở căn cứ trên bờ rất lâu không lập được danh sách những người đang có mặt trên tàu. Sau khi vớt tàu, người ta phải sấy khô lò phản ứng và làm sạch thủ công gối tựa dưới của hệ thanh điều khiển (khi tai nạn xảy ra, hệ thống phong tỏa bảo vệ làm việc, các thanh điều tiết phản ưng hạ xuống, tuy nhiên đầu mút các thanh hấp thu còn phải đi một đoạn 70 mm nữa mới hết hành trình, vì vậy trong quá trình tàu chìm, lò phản ứng vẫn làm việc ở mức 0,5% công suất).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/e1bfe71b4ab9.jpg)
Đưa thiết bị lặn cứu hộ xuống vị trí K-429.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/infogr-1.jpg)
Sơ đồ giải thích diễn biến tai nạn ngày 24.6.1983 khi ra khơi tập bắn ngư lôi của K-429 tại vịnh Sarannaia. 1-Tàu ngầm chuẩn bị xong và đã sẵn sàng vào vị trí; 2-Bất ngờ nước biển tràn qua nắp cửa thông gió vào khoang số 4; 3-Hai thủy thủ được gửi lên mặt biển qua ống phóng ngư lôi mũi (theo lệnh của Gusev chỉ huy cuộc hành quân trên tàu); 4-Tàu của bộ đội biên phòng vớt được hai thủy thủ và thông báo về Bộ tham mưu Hải quân, nhờ đó trên bờ biết được K-429 đã bị tai nạn.Phiên tòa mở sau đó đã kết án tù giam 2 sỹ quan: N.M.Suvorov thuyền trưởng "K-429" - 10 năm và Boris Likhovozov trưởng ban tác chiến 5 - 8 năm.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/7574f944d7b363eeec8d75ec9e8.jpg)
Người anh hùng trong tai nạn: chuẩn úy Vasili Baev, người vốn từng được đào tạo thành biệt kích hải quân, đã từng là huấn luyện viên lặn, đã chỉ huy cuộc cứu nạn trong các khoang đuôi thành công.Anh đã trang bị và gửi tất cả các đồng đội của mình ra thoát. Khi còn lại một mình, người ta chuyển cho anh lời yêu cầu của Tổng tư lệnh Hải quân: hết sức có thể, không để ngập khoang tàu.Các chuyên gia đều khẳng định: nhiệm vụ bất khả thi. Nhưng Baev đã làm được. Cuộc đấu tranh trong khoang tàu trống được anh tiến hành trong 6 giờ liền, đầu bị đập mạnh, nhiều lần bị ngất. Và cuối cùng khi được kéo lên mặt nước trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, anh nghe thấy tiếng của nhân viên cứu hộ:" Không động đậy, chắc là chết rồi!" Nhưng Baev vẫn sống. Khi đã ở trên mặt boong tàu cứu hộ, anh lắc đầu rồi bước đến chỗ tổng tư lệnh và báo cáo rằng nhiệm vụ đã được hoàn thành. Trong những năm 80, các chiến sỹ tàu ngầm được phòng đặc biệt KGB khuyên hãy quên chuyện đã xảy ra.Riêng chuẩn úy V.Baev được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ nhưng không được các động viên vật chất như các đô đốc đã hứa. Khi Baev cố gắng thử phơi bày sự thật, người ta ép anh vào nhà thương điên. Cuối cùng công bằng cũng được lập lại và V.Baev đã được bầu làm công dân danh dự Vilioutchinsk, mà thị trưởng A.Markman chính là người chỉ huy chiến dịch  cứu hộ cho K-429 tại khoang thứ nhất năm 1983.

3. Ngày 13 tháng 9 năm 1985: tàu ngầm K-429, đề án 670A. Nguyên nhân: Ngập nước vào vỏ bền, chìm bên tường ngăn nhà máy trong vụng biển Sendevaia.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/0006c2e4.jpg)
V.P.Baev (qua đời năm 2000) công dân danh dự thành phố "cấm" Vilioutchinsk.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/0006f47b.jpg)
Tham mưu trưởng sư đoàn 10 năm 1983, AHLX Gusev, người chỉ huy chuyến đi ngầm xuyên băng Bắc Cực của K-212 cùng K-325 từ Hạm đội Biển Bắc sang Hạm đội Thái Bình Dương năm 1978. Sau vụ tai nạn người ta đã định tước danh hiệu AHLX của ông, nhưng nhờ nhiều đồng sự bảo vệ, ông đã thoát nhưng không ở lại được sư đoàn 10 mà phải chuyển lên Bộ tham mưu phân hạm đội.Tham mưu trưởng phân hạm đội Oleg Erofeev sau này là Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, dưới thời của ông, năm 1989 đã xảy ra tai nạn tàu ngầm "Người đoàn viên Thanh niên Cộng sản".

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Chín, 2011, 12:44:59 am
(tiếp)

4. Ngày 6 tháng 10 năm 1986: tàu ngầm K-219, đề án 667A. Nguyên nhân: Hỏa hoạn, do cháy tên lửa đạn đạo, chìm trong khu vực quần đảo Bermuda ở chiều sâu 1600 m.  

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/K219a.jpg)
K-219 với hầm chứa tên lửa bị hư hại vì vụ nổ.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/K-219_Karte.jpg)
Vị trí xảy ra tai nạn.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/K219-DN-SC-87-00808.jpg)
K-219, có thể thấy khói màu cam do hơi acid nitric từ vụ nổ hầm chứa tên lửa đạn đạo ngay sau đài chỉ huy.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Preminin_sa.jpg)
Thủy thủ Sergey Preminin, người đóng được (bằng tay) tấm điều khiển thứ tư, tấm điều khiển cuối cùng của buồng phản ứng lò VM-4 trước khi hy sinh.

5. Ngày 7 tháng 4 năm 1989: tàu ngầm K-278, "Người đoàn viên Thanh niên Cộng sản", đề án 685. Nguyên nhân: Hỏa hoạn, chìm trong biển Nauy ở chiều sâu 1600 m.  

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-DN-SN-87-07042-Mike_class_submarine-1_Jan_1986.jpg)

K-278 "Plavnik" đề án 685 ngày 1 tháng 1 năm 1986.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/663px-___svg.png)

Sơ đồ tai nạn chìm K-278.

6. Ngày 12 tháng 8 năm 2000: tàu ngầm K-141, "Kursk", đề án 949. Nguyên nhân: Nổ ngư lôi, chìm trong biển Barentsev ở chiều sâu 108 m.    

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pics_1.jpg)
Trái sang: đại tá hải quân thuyền trưởng K-141 Liatchin, Tổng thống Nga Putin và đô đốc tư lệnh Hải quân Nga Kuroedov.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Kolesnikov_note.jpg)
Bức thư của đại úy Dmitrii Kolesnikov, chỉ huy khoang 9.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/03.jpg)
Trên dok nổi sau khi được liên danh các công ty Hà Lan Mammoet và Smit International trục vớt thành công.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Chín, 2011, 12:14:30 am
(tiếp)

Nếu chúng ta biết điều gì đó về các thảm họa tàu ngầm ở Nga (Liên Xô), thì tài liệu về các vụ tai nạn này chúng ta lại rất khó tiếp cận được. Sau chiến tranh (1941 - 1945) đã xuất bản một bộ tuyển tập tài liệu hoạt động chiến đấu của các tàu ngầm của chúng ta và thống kê các thiệt hại của tàu ngầm do vũ khí đối phương, nhưng là tài liệu phổ biến kín. Phổ biến rộng rãi trong phạm vi toàn bộ các sỹ quan thì không, chúng chỉ nằm trong két sắt của các ban tham mưu. Từ 1945 - 2000 bộ sưu tập thống kê về tai nạn và thảm họa tàu ngầm không được xuất bản, và nếu có xuất bản, nó cũng không bao giờ đến được rộng rãi trong hàng ngũ các sĩ quan. Trong các nhà trường hải quân, tại các khóa đào tạo bổ túc cao cấp chuyên ngành cho sỹ quan VSOK của Hải quân và trong Học viện Hải quân cần phải có chủ đề nghiên cứu tai nạn và thảm họa tàu ngầm của Nga (Liên Xô và các nước khác), bao gồm tai nạn và trục trặc của vũ khí và trang thiết bị cho tất cả các ban tác chiến chuyên ngành. Chủ đề này nên được dạy không chỉ về cung cấp thông tin mà nhất thiết phải phân tích hoạt động của đội ngũ thành viên trên tàu: những dự tính sai lầm, những sai sót trong hành động, và cần phải hành động như thế nào để các tai nạn hoặc thảm họa không xảy ra. Trong quá trình huấn luyện chiến đấu tại các hạm đội, tất cả các bộ phận trong đội ngũ quân nhân thành viên cần phải nghiên cứu bộ tuyển tập thống kê các tai nạn và thảm họa, về các tai nạn và sự cố vũ khí và trang thiết bị, và cần phải có các bài kiểm tra hàng năm về các vấn đề đó. Điều tương tự cũng nên được thực hiện tại các trung tâm đào tạo. Tôi có thể mạnh dạn nói rằng các hành vi vi phạm khác nhau quy trình đi biển trên tàu ngầm, quy trình sửa chữa tàu ngầm diễn ra kể từ Tổng tư lệnh Hải quân đến người thủy thủ. Hãy xem xét trường hợp của K-429 xem những nguyên nhân dẫn đến hai lần thảm họa trên cùng một chiếc tàu ngầm.

Lần đầu tiên K-429 (chỉ huy đại tá hải quân Suvorov N.M) bị chìm ở vịnh Sarannaia 24 Tháng Sáu năm 1983. Tham mưu trưởng Phân Hạm đội Chuẩn Đô đốc O.A.Erofeev khăng khăng đòi K-429 ra biển thực hành phóng ngư lôi, mặc dù một phần thủy thủ đoàn đã đi phép, phần còn lại cũng đang chuẩn bị đi phép tiếp nhưng chưa kịp đi. Thủy thủ đoàn đã bị biến đổi, phải lắp ghép miễn cưỡng. Trong một thời gian rất ngắn (12 giờ) họ đã phải tiếp nhận chiếc tàu ngầm và ban đêm ra khơi thi hành kế hoạch - hai đợt phóng đạn ngư lôi, tất cả thực hiện trong một bầu không khí vội vã, có tất cả các loại hành vi vi phạm và sự mệt mỏi cùng cực của đội ngũ thành viên. Phải nói rằng K-429 chỉ vừa mới thực hiện xong nhiệm vụ quân sự tại Ấn Độ Dương về (và trở về từ Cam Ranh). Kế hoạch thực thi với bất cứ giá nào!

Lần thứ hai, K-429 bị chìm tại bến tàu của nhà máy vào lúc 05.30 ngày 13 tháng 9 năm 1985, được trục vớt lên sau 10 ngày. Tại thời điểm vụ chìm tàu ngầm, trên con tàu đó tất cả vách ngăn ngang đã bị hở và mất độ kín nước, các tấm thép tháo được trên vỏ bền con tàu đã bị tháo dỡ tại ba khoang, tháo đường ống chính lấy nước ngoài mạn tại một trong các khoang mà không đặt đai ốc lấp kín lại. Ngoài ra, trên vỏ bền còn hàng loạt các lỗ hở, vi phạm trầm trọng các hướng dẫn trong tài liệu quy định về đấu tranh sinh tồn và bảo đảm tính không chìm. Vụ chìm tàu ngầm xảy ra do một loạt yếu tố:
1. Nhà máy sửa chữa tàu biển được chỉ định một thời hạn sửa chữa không thực tế;
2. Việc biên soạn một loạt các văn bản tài liệu đã thực sự góp phần tạo khả năng làm chìm tàu ngầm;
3. Việc vi phạm có hệ thống trong quá trình sửa chữa của các tài liệu hiện có và các tài liệu được ban hành cụ thể cho trường hợp sửa chữa này;
4. Thiếu giám sát thích hợp quá trình sửa chữa, đặc biệt an toàn phòng chống cháy nổ và bảo đảm tính không chìm cho tàu ngầm;
5. Vi phạm có hệ thống quy trình công nghệ sửa chữa, kỷ luật trong tổ chức sửa chữa, các quy tắc và trình tự cơ bản;
6. Mức độ rất thấp trong tay nghề được đào tạo của đội ngũ quân nhân thành viên, công nhân viên, làm công tác trực ban của ban đấu tranh sinh tồn và đảm bảo tính không chìm cho tàu ngầm;
7. Phương tiện trang bị cho đấu tranh sinh tồn và bảo đảm tính không chìm rất nghèo nàn và tồi tàn;
8. Quan niệm việc sửa chữa với bất cứ giá nào.


Trước khi bắt đầu việc sửa chữa sau khi tàu chìm lần đầu tiên đã tiến hành công tác phát hiện lỗi của tàu ngầm K-429. Đã soạn thảo "Đồ thị mạng lưới mở rộng công nghệ sửa chữa K-429" (sơ đồ PERT), có chữ ký của Phó tư lệnh Hải quân phụ trách khai thác trang bị - Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Hải quân - Đô đốc Novikov, Chủ nhiệm Tổng cục quản lý các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển Hải quân - Phó Đô đốc Gevorkov, có phê duyệt chấp thuận của Tổng tư lệnh Hải quân - Đô đốc Hạm đội LB Xô viết Gorshkov và Thứ trưởng Bộ công nghiệp đóng tàu Liên Xô Rezunov, đã xác định thời hạn sửa chữa bảo trì K-429 trong 18 tháng. Trong thực tế, việc sửa chữa K-429, có tính đến tình trạng thực tế của bản thân nó, phải tiến hành trong 32-34 tháng. Như vậy, việc thực hiện khối lượng công việc cần thiết về công nghệ để phục hồi tàu ngầm K-429 bằng sức của riêng nhà máy sửa chữa tại vịnh Sendevaia trong thời gian 18 tháng là không thể. Các lời khai của nhân chứng, các bằng chứng cho thấy Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô Đô đốc Hạm đội LB Xô Viết Gorshkov báo cáo với Ủy ban Trung ương ĐCS Liên Xô về vụ chìm tàu đầu tiên của K-429 coi đó là trường hợp nước ngập một phần các khoang riêng biệt. Căn cứ vào báo cáo này người ta đã đề ra thời hạn sửa chữa không tưởng cho tàu ngầm trong 18 tháng.


17 tháng hai năm 1984 đã soạn thảo xong "Giải pháp phối hợp hành động", trong đó cho phép bắt đầu kéo đường cáp chính trên K-429 ở tư thế nổi trên mặt nước, vi phạm thô bạo các tài liệu: "Công nghệ cơ bản trong sửa chữa tàu ngầm K-429 khi thay thế cáp", "Hướng dẫn đảm bảo sinh tồn cho tàu ngầm K-429 khi thực hiện sửa chữa", trong đó quy định rằng "... khi cần tháo hở đồng thời một số lượng lớn các vách ngăn trung gian giữa các khoang, việc kéo cáp và gút chặt dây cáp thành các hộp cáp phân theo nhóm phải được thực hiện trong tình trạng tàu ngầm ở trên dok nổi". Những hành vi vi phạm trên đã được phê duyệt bởi: giám đốc nhà máy đại tá hải quân G.M.Pirvel, tư lệnh phân hạm đội chuẩn đô đốc Baltin E.D, phó tư lệnh phân hạm đội đại tá hải quân Selishchev N.N và một loạt nhân vật có trách nhiệm khác. Họ đã cho phép K-429 được rời tàu dok. 14 Tháng Ba 1985 tàu ngầm rời tàu dok với các vách ngăn khoang không kín nước, làm công tác kéo đường cáp chính và cố định trong các nhóm hộp cáp tiếp tục trên tư thế nổi, trong khi đai ốc neo thân tàu với tàu đok đã bị cắt. Như vậy, đã thực hiện tất cả mọi việc để cho tàu ngầm chìm, mà thậm chí còn áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm đẩy nhanh sự kiện này. Tổng tư lệnh Hải quân Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô viết Gorshkov đã phê duyệt đề nghị của Phó Tổng tư lệnh Hải quân - Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Hải quân đô đốc Novikov, trong đó Tổng cục quản lý các nhà máy đóng và sửa chữa tàu Hải quân và nhà máy ở vịnh Sendevaia yêu cầu áp dụng ngay lập tức biện pháp bổ sung lực lượng đang làm việc trên tàu ngầm. Trước khi có những đề nghị này, trên tàu ngầm hàng ngày có đến gần 600 người làm việc, và Đô đốc Novikov đề xuất tăng số lượng công nhân lên 1200 người. Tuyến công việc lớn như vậy sẽ tạo ra những điều kiện phức tạp cho đội ngũ quân nhân K-429 trong giám sát và đảm bảo cho tuyến công việc này. Như vậy chúng ta có thể nói rằng tập thể quân nhân K-429 do việc "sửa chữa bằng bất kỳ giá nào" và sự coi thường các yêu cầu đảm bảo sinh tồn và tính không chìm của tàu ngầm từ các cơ quan chỉ huy cấp trên, đã được đặt trong những điều kiện khó khăn cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của bộ phận có trách nhiệm đảm bảo tính không chìm cho tàu ngầm. Tôi không phân tích hành động của tập thể quân nhân trên tàu vì rõ ràng là cá bắt đầu ươn luôn luôn từ đầu cá.
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Chín, 2011, 07:11:05 pm
(tiếp)

Tôi xin tập trung vào một số quyết định của các thuyền trưởng tàu ngầm và các chỉ huy cấp trên. Tại Hạm đội Biển Bắc tàu ngầm hạt nhân K-21 (Thuyền trưởng Đại tá hải quân V. N. Chernavin) tiến hành thử nghiệm ngư lôi đặc biệt để phá lớp băng hình thành khoảng nước mở giữa biển băng. Sau khi ngư lôi nổ, tàu ngầm nổi lên, chỉ huy và một nhóm sĩ quan (bao gồm cả hoa tiêu) rời tàu ngầm đi tìm khoảng nước mở. Điều kiện thời tiết thay đổi rất nhanh (tuyết bắt đầu rơi, trời sầm tối). Hoa tiêu rơi xuống một khe băng nứt, khó khăn lắm mới lôi anh ta lên được. Có điều tốt là trên tàu ngầm người ta đã kịp thời áp dụng các biện pháp kịp thời: bắn pháo hiệu, bao gồm cả báo bão và rú còi báo động. Mọi việc rồi cũng xong, nhóm đã trở về an toàn. Tầm nhìn xa trường hợp này là ở đâu? Những tiền đề dẫn đến cái chết cho con người, tàu ngầm sẽ bị mất thuyền trưởng và hoa tiêu, và tiếp theo cái gì sẽ chờ đợi con tàu - ta có thể thấy trước. Khi đi xuyên dưới lớp băng Bắc cực, trong mệnh lệnh chiến đấu cho thuyền trưởng tàu ngầm, theo quy định, người ta khuyến cáo chỉ nên nổi lên trong khoảng nước mở 1 - 2 lần (theo ý kiến xử lý của đích thân thuyền trưởng hoặc người chỉ huy cuộc hành quân trên tàu ngầm). Tôi nhắc lại -  khuyến cáo, bởi vì tàu ngầm không phù hợp cho việc nổi lên trong khoảng nước mở, đó là một thao tác cơ động tiềm tàng mối nguy hiểm. K-42 (chỉ huy hành quân Đô đốc Mikhailovskii) do kết quả thực hiện những thao tác này đã bị một lỗ rách vào phần vỏ nhẹ 1,5-2 mét, tức là một chút nữa thôi ống dẫn không khí áp suất cao sẽ bị phá hủy, mà tàu ngầm vẫn còn phải đi tiếp dưới băng. Nhưng điều đó không ngăn được người chỉ huy chuyến đi có quyết định kỳ lạ hơn nữa. Tàu ngầm nổi lên ở vị trí chỉ 4 km cách trạm trôi "SP-16", từ trên tàu ngầm một nhóm chiến sỹ tàu ngầm do Đô đốc Mikhailovskii dẫn đầu đã đi xuống mặt băng và đi đến tận trạm "SP-16", nhóm khi đó chìm trong lớp nước băng tan ngập đến tận thắt lưng. Và lần đó số phận đã xót thương họ. Mặc dù người ta thường nói: "Đừng thách thức số phận!"
 
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/9.jpg)
Nổi lên trong khoảng nước mở: K-320 đề án 670 trong thời gian hành quân từ Hạm đội Biển Bắc sang Hạm đội Thái Bình Dương gia nhập đội hình sư đoàn tàu ngầm số 10, tại một vị trí trên vĩ tuyến 85 độ Bắc, tháng 8 năm 1979. Giữa các chiến sỹ tàu ngầm là trưởng ban tác chiến 3 Leonov B., trưởng ban tác chiến 2 Saltykov A., trợ lý thuyền trưởng Terenov A.I., ảnh của đại tá hải quân A.I.Terenov.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/21-1.jpg)
Nổi lên trong khoảng nước mở: K-456 đề án 949A trong thời gian hành quân xuyên Bắc cực năm 1993 từ sư đoàn tàu ngầm số 11 Hạm đội Biển Bắc sang sư đoàn tàu ngầm số 10 Hạm đội Thái Bình Dương.

Xin nói một vài lời về thảm họa K-219 (đề án 667A). Nguyên nhân - cháy một quả đạn tên lửa đạn đạo, mà có thể là do va chạm với một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Độ ồn của tàu ngầm đề án 667A và tầm phát hiện của hệ thống sonar của nó là nhỏ hơn so với các tàu ngầm hạt nhân Mỹ loại "Los Angeles". Nhiên liệu và chất oxy hóa của tên lửa đạn đạo thuộc vào loại có nguy cơ cháy nổ. Có một vài trường hợp hỏa hoạn khi đang chất tải các tên lửa này lên tàu ngầm, kết quả của cháy và nổ là đầu đạn bay đi và chìm xuống trong vịnh Avachinskii, còn các chuyên gia thì bối rối: nó phát nổ hay không phát nổ. Vậy trong hoạt động chiến đấu thì tính ổn định tác chiến sẽ như thế nào? Thậm chí là khi có tác động của sóng xung kích từ vũ khí thông thường, không dẫn đến phá hủy vỏ bền, cũng có thể gây rò rỉ nhiên liệu tên lửa và phát cháy.

Đôi lời về tàu ngầm K-278, "Komsomolets" (đề án 685). Đó là một đề án duy nhất không cần phải tham gia hành quân chiến đấu, chỉ sử dụng tàu ngầm để thử nghiệm các vũ khí và thiết bị tiếp theo. Nó cần phải được bổ sung đội ngũ các chuyên gia có trình độ cao, trên biển và trong tất cả các khoang cần phải tổ chức trực gác liên tục suốt ngày đêm. Giữ gìn chiếc tàu ngầm này cần phải giống như giữ con ngươi của mắt mình.
Trên truyền hình và báo chí, có thông báo rằng nguyên nhân của vụ tai nạn tàu ngầm "Kursk" là nổ đạn ngư lôi trong ống phóng ngư lôi. Về việc nổ đạn ngư lôi (mà một trong những thành phần cấu tạo của nó- hydrogen peroxide) trên tàu ngầm "Kursk" tôi muốn lưu ý đến thực tế sau đây. Không có quốc gia nào trên thế giới sử dụng đạn ngư lôi có hydrogen peroxide. Một số nỗ lực đã được các quốc gia thử nghiệm, nhưng cuối cùng họ bỏ không dùng vì tính dễ cháy nổ. Chúng ta lại không bỏ - và đó là kết quả. Hydrogen peroxide (H2O2) trong môi trường có hiện diện kim loại nặng và các ion của kim loại nặng sẽ bị phân hủy thành H2O và O2. Đặc biệt hiệu quả phân hủy cao khi các chất xúc tác là các hợp chất muối của sắt, đồng, mangan. Phản ứng phân tách hydrogen peroxide - một quá trình hóa học toả nhiệt và có thể diễn ra với vụ nổ. Hydrogen peroxide nồng độ cao phân hủy trong chất xúc tác oxit sẽ làm nóng hỗn hợp nước oxy đến những nhiệt độ cao (7000 C) (B.S.E., ed. 1975), Có lẽ không cần thêm bình luận.


Trên một tàu ngầm đề án 675 của Hạm đội Thái Bình Dương khi hành quân trên biển, máy bơm của máy làm lạnh bị hỏng. Nhiệt độ nước ngoài mạn + 270. Đã tổ chức công tác sửa chữa, nhưng không mang lại kết quả. Trong con tàu  nhiệt độ bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Trong khoang tuabin, nhiệt độ lên đến + 700, quân nhân trực ban chỉ vận quần short, thay ca mỗi 15 - 20 phút một lần, một số thành viên thủy thủ đoàn bị ngất. Khi đã rõ rằng máy bơm của máy làm lạnh không thể sửa chữa bằng sức mình, thuyền trưởng đã cho lệnh tàu ngầm nổi lên, ngắt hoạt động lò phản ứng và chuyển sang dùng nguồn dự trữ để di chuyển, gửi điện tín báo cáo tình hình về bộ tham mưu hạm đội. Một vài ngày sau, lực lượng cứu trợ đã đến và giúp họ. Những trường hợp như vậy không còn xảy ra tiếp nữa, vì từ giờ trở đi, khi hành quân họ luôn mang theo máy bơm dự phòng. Có trường hợp, các kết luận rút ra, trong tương lai tỏ rõ sự nhìn xa.
Vài lời về chiến dịch của tàu ngầm K-7 (675, hạm đội TBD), thuyền trưởng trung tá hải quân Khvatov G.A., chỉ huy chiến dịch hành quân - phó tư lệnh đơn vị đại tá hải quân Golubev D.N., người đã cấm thuyền trưởng sử dụng máy đo tiếng dội, sonar và radar từ những ngày đầu tiên. Thuyền trưởng không muốn mâu thuẫn với chỉ huy hành quân và làm phức tạp các mối quan hệ, anh quyết định đi trên các thủy lộ dẫn vào eo biển đảo Okinawa bằng tốc độ có tiếng ồn thấp để lực lượng chống ngầm nước ngoài không thể phát hiện họ, xác định vị trí chính xác theo các thiên thể và hệ thống đạo hàng vô tuyến nước ngoài. Sau này mới phát hiện ra hoa tiêu có kiến thức lý thuyết khá tầm thường về hệ thống đạo hàng vô tuyến của nước ngoài và ít kinh nghiệm thực tế sử dụng nó. Bầu trời kéo đầy mây u ám, loại bỏ khả năng sử dụng ánh sáng sao để xác định vị trí chính xác. Ngoài ra, hoa tiêu, do sơ suất, đã không tính toán đúng vận tốc dòng hải lưu Kuro-Sivo, đạt tốc độ đến hai hải lý và hơn nữa tại những nơi này. Trên đường vào đảo Okinawa, tàu ngầm đã chạm đất, lỗi vị trí là 40 dặm. Trường hợp này đi vào lịch sử đi biển trên tàu ngầm như là một biểu hiện sinh động của sự sơ suất và thiếu trách nhiệm của con người. Đây hoàn toàn là yếu tố con người!


Cái chết của "Kursk" đã chỉ ra rằng công tác cứu hộ cứu nạn của Hải quân ở trong tình trạng rất thê thảm, nó không có khả năng làm được gì. Ta hãy có một cái nhìn ngắn gọn về sự hình thành, phát triển, và tan rã của nó. Năm 1923 tổ chức EPRON (ЭПРОН - экспедиция подводных работ особого назначения - tổ chức đặc nhiệm khảo sát các hoạt động dưới nước) được thành lập, tham gia trục vớt các tàu bị chìm (bao gồm cả tàu ngầm) và thực hiện các hoạt động cứu hộ. Năm 1941 tổ chức EPRON được chuyển giao cho Hải quân, nơi nó được chuyển thành đơn vị phục vụ cứu hộ khẩn cấp của Hải quân, và trong khoảng 1941-1945 nó đã giúp đỡ cho 745 tàu, cứu cạn 840 tàu, trục vớt 1920 loại tàu, thuyền với tổng lượng choán nước hơn một triệu tấn. Năm 1976 - 1979 tại "Nhà máy đóng tàu Amur" đã đóng hai tàu ngầm diesel đề án 940 ("Lenok"), được thiết kế để làm công tác cứu nạn khẩn cấp và cứu hộ thủy thủ đoàn từ các tàu ngầm bị chìm. Theo như tôi biết, những chiếc tàu ngầm này đã bị loại bỏ do thiếu kinh phí từ phía Hải quân để sửa chữa, tiếp tục khai thác, còn việc phát triển tiếp đề án này đã không được cho phép cũng vì cùng một lý do. Trong giai đoạn 1990 - 1999 đơn vị công tác cứu hộ khẩn cấp của Hạm đội Biển Bắc đã bị cắt giảm đáng kể, cho về hưu các chuyên gia và đội thợ lặn nước sâu, loại khỏi biên chế (bán tống bán tháo) các phương tiện kỹ thuật. Những gì xây dựng được bằng lao động của những người dân chúng ta sau những năm dài, trong mười năm qua đã bị tàn phá khủng khiếp và đưa đến một tình trạng thảm kịch. Ngày 25 tháng 8, chúng ta được biết rằng có một cuộc họp của Tổng thống Nga, xem xét vấn đề thành lập Trung tâm Cứu hộ tại các hạm đội Biển Bắc, Thái Bình Dương, Baltic và Biển Đen. Trước tiên thì phá bỏ nó, sau đó lại làm lại - không cần trí tuệ!

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Chín, 2011, 01:26:38 pm
(tiếp)

Khi có trường hợp khẩn cấp và thảm họa xảy ra nhiệm vụ trước nhất là cứu thủy thủ đoàn.
Nga đã bị mất chiếc tàu ngầm vô song "Kursk", tàu ngầm đề án này trên báo chí và truyền hình gọi là "sát thủ tàu sân bay" vì chúng có khả năng tiêu diệt nhóm xung kích tàu sân bay, trong đó tàu sân bay đóng vai trò chính. Làm thế nào để họ (ví dụ như Mỹ) hộ tống và bảo vệ tàu sân bay của họ? Để làm điều này trong nhóm AUG phải có đến 20 tàu hộ vệ, 1-2 tàu ngầm nguyên tử đa mục đích, rồi đến máy bay tuần biển của căn cứ trên bờ tham gia, cùng hoạt động có hệ thống trinh sát và giám sát trên bờ và từ trên không gian vũ trụ, cũng như các hệ thống AWACS và SOSUS.

Vậy còn chúng ta yêu mến gìn giữ "sát thủ tàu sân bay" thế nào? Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc trong những ngày này cho biết trên truyền hình rằng trong nhiệm kỳ của ông tại Biển Barents đã được tìm thấy và phá hủy 9 trái mìn từ cuộc chiến tranh đã qua. Có tiến hành quét mìn ở khu vực bơi của tàu ngầm "Kursk" không? Tôi có thể nói rất chắc chắn rằng chẳng có việc gì tương tự như thế được thực hiện đâu. "Kursk" đã tiêu tốn chi phí của nhà nước 1 tỷ USD. Khi bơi dù trong khu vực huấn luyện chiến đấu, những tàu ngầm như vậy cần có cả tuyến cảnh vệ gần và xa: các tàu nguyên tử chống tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay, các tàu tên lửa - pháo; phương tiện trinh sát và giám sát của hạm đội phải làm việc phục vụ lợi ích của chúng. Trong khu vực chúng bơi, không cho phép tàu ngầm của nước ngoài kể cả tàu ngầm Nga và các tàu khác được đến gần.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image001-2.jpg)
Thiết bị lặn sâu cứu hộ AS-36 đề án 18270 của Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga, năm 2000 đã tham gia cứu hộ K-141 "Kursk" từ khoang số 9 nhưng không kết quả.
Thiết bị khi đó thuộc lữ đoàn tàu cứu hộ số 88 Hạm đội Biển Bắc. Ngày 17 tháng 8 nó đã có mặt trong khu vực tiến hành chiến dịch cứu hộ và ở trên tàu kéo cứu hộ SB-253. Ngày 18 tháng 8 vào lúc 11 giờ 24 phút khi đang lặn ở độ sâu 110 m thì dưới áp suất nước 10 at, nước biển rò vào thiết bị do  tính không kín của van hệ thống làm khô, thay thế và cân bằng chênh mớn. Lúc 11 giờ 28 phút thiết bị nổi lên khẩn cấp để sửa chữa trong tư thế nổi. Từ 13 giờ 45 phút đến 17 giờ 50 phút ngày 19 tháng 8 có 5 lần thiết bị cố gắng thực hiện hạ xuống cửa cứu nạn khẩn cấp của tàu ngầm "Kursk" (trước khi acquy hết điện), 3 lần thiết bị cố gắng bám hút - nghĩa là hạ cánh xuống sàn tấm quây và hút nước ra khỏi buồng thiết bị bơm hút. Mọi nỗ lực đều không thành công.


Có thể đề nghị một cách tổ chức cứu hộ thủy thủ đoàn tàu ngầm như sau đây. Phân theo khu vực bơi giả thiết của các tàu ngầm:
 - khu vực gần (khu vực làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu);
 - khu vực xa (khu vực làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu trên đại dương).
Khi tàu ngầm bơi trong khu vực gần, các tàu cứu hộ cao tốc tại căn cứ phải sẵn sàng trực chiến, và phải được trang bị tất cả các trang bị cần thiết cho cứu hộ tàu ngầm và thủy thủ đoàn của nó.
Khi tàu ngầm bơi trong khu vực xa, các tàu cứu hộ cao tốc, được trang bị tất cả các trang bị cần thiết cho cứu hộ tàu ngầm và thủy thủ đoàn của nó phải ở trong các khu vực liền kề với khu vực tuần tra của tàu ngầm, và phải có khả năng nhanh chóng đi đến chỗ chiếc tàu ngầm gặp nạn hoặc nơi mà thủy thủ đoàn đang ở trên các bè cứu sinh. Sau cái chết của K-278 ("Komsomolets") đã có cuộc trao đổi về việc trang bị lại các thủy phi cơ ekranoplan sang phiên bản cứu hộ, có thể bay trên bề mặt nước biển ở độ cao khoảng năm mét với tốc độ 500 km / h, nhưng rồi công việc này không được phân bổ kinh phí cần thiết . Tôi muốn, muốn tất cả những điều này, để trên các tàu ngầm có nhiều hơn nữa các bè cứu sinh có độ tin cậy cao hơn, có dự trữ thực phẩm cho trường hợp khẩn cấp, nước ngọt, phương tiện thông tin và báo hiệu, có một lớp mái phủ bè che đỡ cho con người khỏi tiếp xúc trực tiếp với gió và sóng. Mỗi tàu ngầm có nhiệm vụ hàng năm hoạt động chung với các tàu cứu hộ. Tính đến việc mất các tàu ngầm K-8, K-219, K-278 do hỏa hoạn, Hạm đội Hải quân cần phải soạn thảo nhiệm vụ kỹ - chiến thuật, tổ chức theo đề án thiết kế để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các hệ thống dập tắt hỏa hoạn và phòng chống cháy. Từ lâu chúng ta đã ký với các quốc gia khác Hiệp ước chống va chạm giữa các tàu ngầm trong tư thế bơi ngầm, cũng như hỗ trợ tàu ngầm trong trường hợp khẩn cấp và bị tai nạn trên biển.

Tình trạng của tàu ngầm đề án 949 giống như ví dụ sau. Bạn được cho tiền tậu một chiếc xe "Mercedes" mô đen mới nhất và bạn đã mua nó, nhưng sau khi mua bạn "phát hiện ra" rằng bạn không có: tiền mua xăng dầu, phụ tùng thay thế, bảo trì và sửa chữa, bạn không có nhà để xe và căn hộ, không có tiền mua thực phẩm hàng ngày, bạn đang mặc quần short và áo thun, và trước mắt bạn là mùa đông đang tới.
Nếu chúng ta không thận trọng và khôn ngoan, thời gian tới chúng ta chỉ có nước đi cào cỏ, một đất nước trải qua những cú sốc cứ tuần tự mà đến rồi sẽ lại tuần tự mà trải qua các thảm họa tiếp theo. Sau năm 1945 thế giới đã mất 27 tàu ngầm. Không có gì là đắt hơn và giá trị hơn cuộc sống con người, chúng ta phải thường xuyên ghi nhớ điều này và xây dựng cuộc sống của chúng ta một cách hợp lý, kể cả trong lĩnh vực quân sự. Một trong những cấp trên của tôi nói với tôi, một chàng trung úy trẻ khi ấy: "Chúng ta phải học hỏi từ những sai lầm của người khác, chỉ có những thằng ngốc mới học mãi trên sai lầm của chính mình".

Trên tuần báo "Bình luận Quân sự độc lập " № 31 (253) từ 24 - 30/08/2001, tôi đọc được một bài viết của Đô đốc E.D.Baltin "Hạm đội dư thừa", trong đó khi đề cập những lý do dẫn đến sự hy sinh của tàu ngầm "Kursk", ông nói:" ... đầu tiên có thể nói là yếu tố con người". Ông cũng viết:". ... Nghề của các chiến sỹ tàu ngầm là một nghề nghiệp có nguy cơ rủi ro cao, và điều đó phải được chấp nhận .. " , " ... để đảm bảo rằng, trong tương lai nói chung chúng ta sẽ tránh được những thảm họa tương tự, là không thể, kể cả chỉ là trong lý thuyết". Cũng trên tuần báo này № 16 (238) từ 11-17/05/2001, Đô đốc O.A.Erofeev có bài viết nhan đề "Nguyên nhân thực sự cái chết của tàu ngầm vẫn còn nằm trong im lặng" đã viết: "... để khắc phục tình hình có thể phân tích khách quan các tai nạn và thảm họa trước...", thêm nữa:" Chúng ta nên chấm dứt những lời trách cứ, tố cáo lẫn nhau, và nỗ lực chung để không phải là phát hiện rõ ràng mối quan hệ giữa các phòng ban cơ quan có trách nhiệm, mà hãy tập trung vào tạo ra một môi trường thật sự an toàn cho việc phục vụ của các thủy thủ tàu ngầm của chúng ta".

Về các phát hiện rõ ràng kia, tôi có nhận xét của riêng tôi:
1. Đương nhiên, trong các tai nạn và thảm họa, yếu tố con người đóng vai trò rất thường xuyên và có ý nghĩa cơ bản và quyết định.
2. Tất nhiên, nghề nghiệp của các chiến sỹ tàu ngầm là nghề nghiệp có nguy cơ rủi ro cao, nhưng không thể thỏa hiệp với điều này.
3. Chỉ có phân tích khách quan các vụ tai nạn và thảm kịch xảy ra trước và có biện pháp phòng ngừa (hành động), mới có thể làm giảm nguy cơ này xuống mức tối thiểu, nếu không nói là loại bỏ nó.
4. Những lời cáo buộc và trách cứ lẫn nhau, tất nhiên, nên ngưng. Nhưng khi phân tích hãy gọi đúng tên người có lỗi và quan trọng nhất, họ đã làm hay không làm những gì để cuối cùng dẫn đến tai nạn hoặc thảm họa tàu ngầm.
5. Những phân tích như vậy sẽ phát hiện ra lỗi của các cơ quan, ai và những gì họ đã làm hay không làm để cuối cùng dẫn đến tai nạn hoặc thảm họa tàu ngầm.

Chỉ khi thực hiện xong những biện pháp này mới có thể có được nỗ lực chung nhằm tập trung vào việc tạo ra những điều kiện phục vụ thực sự an toàn cho các thủy thủ tàu ngầm của chúng ta.

PS:
Alfred Semenovitch Berzin sinh ngày 19 tháng 6 năm 1933 tại thành phố Krasnogorsk, tỉnh Moskva.

Các bậc đào tạo: Tốt nghiệp năm 1955 Trường cao đẳng tàu ngầm hải quân VVMUPP tại Leningrad (ВВМУПП - Высшее военно-морское училище подводного плавания) -  (khoa hoa tiêu, chuyên ngành "sĩ quan-hoa tiêu tàu ngầm"); năm 1963 - khóa 6 Lớp Bổ túc Cao cấp Chuyên ngành cho Sỹ quan Hải quân VSOK 6 (khoa chỉ huy, chuyên ngành "thuyền trưởng tàu ngầm"); năm 1974 - AKOS (Академические курсы офицерского состава - bổ túc chương trình học viện cho thành phần sỹ quan) VMA (chuyên ngành "tham mưu-chỉ huy, tác chiến-chiến thuật Hải quân").

Quá trình phục vụ: học viên khóa 1 Cao đẳng tàu ngầm hải quân VVMUPP (08.1951); nhóm trưởng  nhóm bánh lái ban hoa tiêu tác chiến  (ban 1) tàu ngầm "S-264" đề án 613 hạm đội Baltic (10.1955); Chỉ huy các ban tác chiến 1-4 tàu ngầm "S-264" đề án 613 hạm đội Baltic (06.1957); thuộc quyền trực tiếp của tư lệnh lực lượng tàu ngầm hạm đội Baltic (11.1958); trợ lý thuyền trưởng "S-163" đề án 613 hạm đội Baltic (07.1960); trợ lý chính của thuyền trưởng "S-279" đề án 613 hạm đội Baltic (09.1961); học viên VSOK Hải quân (12.1962), trợ lý thuyền trưởng "K-56" hạm đội Thái Bình Dương  đề án 675 (07.1963); trợ lý chính thuyền trưởng "K-31" đề án 675 hạm đội Thái Bình Dương ( 10.1965), thuyền trưởng "K-184" đề án 675 hạm đội Thái Bình Dương (02.1969); học viên AKOS VMA (10.1973); thuộc quyền Tổng tư lệnh Hải quân, Leningrad (07.1974); Tham mưu trưởng-Phó tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 26 hạm đội Thái Bình Dương (08.1974); Phó tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 10 hạm đội Thái Bình Dương (09.1976); Tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 10 hạm đội Thái Bình Dương (08.1977); Chủ nhiệm khoa Hệ Bổ túc Cao cấp Chuyên ngành cho Sỹ quan Hải quân VSOK (08.1982).

Khen thưởng: Huân chương Sao Đỏ (1972), "Phục vụ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang Liên Xô" bậc 3 (1988) và các huy chương "40 năm lực lượng vũ trang Liên Xô" (1957), "Phục vụ gương mẫu" bậc 3 (1962), "20 năm ngày Chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941-1945" (1965), "Phục vụ gương mẫu" bậc 2 (1967), "50 năm lực lượng vũ trang Liên Xô" (1967), "Vì lòng dũng cảm của quân nhân nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Lenin" (1970), "Phục vụ gương mẫu" bậc 1 (1971), "60 năm lực lượng vũ trang Liên Xô" (1978), "Cựu chiến binh lực lượng vũ trang Liên Xô" (1984), "70 năm lực lượng vũ trang của Liên Xô" (1988).
Tham gia vào các nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại: Bắc Đại Tây Dương, Biển Philippine, "Biển Nam Trung Hoa", Bắc Băng Dương, Bắc Thái Bình Dương, Biển Baltic. Có giấy phép điều khiển tàu ngầm các đề án 613, 675, 675MK, 670.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Chín, 2011, 04:06:13 pm
(tiếp theo post #435)

Thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-10" đề án 675 đại tá hải quân Medvedev Valery Nikolaevitch

(Trích hồi ức về những người tốt nghiệp Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân mang tên F.E.Dzerjinskii phân hiệu Sevastopol, ngày nay sau khi sát nhập với  Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân mang tên V.I.Lenin được đổi tên thành Viện Kỹ thuật Hải quân tại St Petersburg, bài của A.N.Safonov trên trang andreeva.1gb.ru)

Thiên sử thi học viện

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/picture1.jpg)
Trang 1 báo cáo của V.N.Medvedev gửi Đô đốc Gorshkov.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/picture2.jpg)
Trang 2 báo cáo của V.N.Medvedev gửi Đô đốc Gorshkov.

Vấn đề chuyển căn cứ đóng quân các tàu ngầm đề án 675 chưa tái trang bị lại theo đề án 675MK từ Kamchatka về Primorie nổi lên vào năm 1978. Tính đến thời điểm này, trong biên chế quân số sư đoàn tàu ngầm số 10 có bốn tàu ngầm như vậy - "K-10", "K-48", "K-34", "K-108" (tất cả các con tàu này, trừ "K-34", đã luân phiên phục vụ trong thành phần binh đoàn 17 tại Cam Ranh). Ngoài "K-34" - đang sửa chữa tại nhà máy sửa chữa tàu biển số 49 (SRZ-49), tất cả các tàu ngầm còn lại đều đang ở trong thành phần thường trực sẵn sàng chiến đấu, trong tình trạng đã được hiệu chỉnh kỹ thuật, thủy thủ đoàn có mặt đầy đủ và đã giải quyết xong vấn đề riêng của họ. Tất cả các thuyền trưởng tàu ngầm hiểu rõ các quyết định sắp tới.

Vào cuối năm 1978 tại sư đoàn có hai chỉ tiêu nhập học Học viện Hải quân mang tên Nguyên soái Grechko cho hai thuyền trưởng tàu ngầm. Tôi và Sasha Kopiev được nhận thông báo chuẩn bị nhập học vào năm 1979.
Báo cáo của chúng tôi, sau khi đi qua tất cả các cấp trên, đã nhận được sự đồng thuận và trong tháng 4 năm 1979 kết quả sẽ được tuyên bố.
Vào thời điểm đó, kỳ thi tuyển sinh vào Học viện được một ủy ban công tác lưu động tổ chức tại cơ sở của Trường Cao đẳng Sỹ quan Hải quân mang tên đô đốc S.O.Makarov của Hạm đội Thái Bình Dương tại Vladivostok. Những thí sinh chuẩn bị thi vào Học viện được cho thời gian một tháng (tháng Năm) để nâng cao trình độ kiến thức và kỳ thi tuyển sinh sẽ diễn ra vào tháng Sáu.
Tất cả các ứng cử viên thi tuyển đều rời phân hạm đội trước 1 tháng 5 tới Vladivostok.
Tôi rời Vladivostok vào ngày 15, đó là do quyết định kéo dài thời gian của bộ tư lệnh sư đoàn để chuyển giao các bộ phận vũ khí đặc biệt.

Sau khi chuyển giao xong vũ khí đặc biệt cho Alkaev Nikolai Nikolaevitch (sư đoàn phó tham mưu trưởng sư đoàn 10 lúc đó, sư đoàn trưởng là A.S.Berzin), tôi khẩn khoản yêu cầu ông nếu có vấn đề di chuyển đến nơi đóng quân mới, hãy gọi tôi về đi hành quân. Tại thời điểm tôi rời sư đoàn đi thi, vấn đề này còn chưa đặt ra.
01 tháng sáu năm 1979 tôi được triệu tập đến Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương và được thông báo rằng tại chuyến hành quân chuyển căn cứ trong tư thế bơi ngầm đã xảy ra một vụ nổ acquy và làm bị thương nặng trưởng ban quân y Yastrebov. Tàu ngầm đã trở lại quân cảng Rybachiy. Lúc đó tôi hiểu ra rằng việc vào Học viện của tôi thế là đã quyết định xong. Tuy nhiên, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc E.N.Spiridonov ra quyết định không gọi tôi về và tiếp tục cho thi.
Nghịch lý thay, vụ nổ đã diễn ra ngày 31 tháng 5 - ngày sinh nhật của tôi.
Sau khi vượt qua thành công kỳ thi tuyển - các nhà lãnh đạo Ủy ban công tác lưu dộng Chuẩn Đô đốc Dmitriev và đại tá hải quân Viktorov chào mừng chúng tôi đã được ghi danh vào học viện, và 29 Tháng Sáu tôi rời trường về quân cảng Rakushka, đến nơi đặt căn cứ sư đoàn tàu ngầm 29 phân hạm đội tàu ngầm số 4. Bức tranh xuất hiện trước mắt tôi, mang những nét đặc tả đáng sợ.
Sau cuộc họp đầu tiên với ban lãnh đạo sư đoàn, cả một xô nước lạnh những biểu hiện xấu được đổ lên đầu thủy thủ đoàn của tôi, và tôi đã nhìn thấy sự thay đổi bổ sung không thể tránh được của nó.
Trong thời gian hai tuần tôi vắng mặt ở Kamchatka, thủy thủ đoàn của tôi đã gần như hoàn toàn bị thay thế và thay máu.
Tôi sẽ cố gắng chỉ ra điều đó.
Trợ lý thuyền trưởng - Zhenia Zakharov - điều chuyển sang thủy thủ đoàn khác.
Chỉ huy ban tác chiến 3 - phân công sang thủy thủ đoàn khác.
Chỉ huy ban tác chiến 4, Trưởng ban Kỹ thuật thông tin vô tuyến - bổ nhiệm vào cương vị công tác mới.
Chỉ huy ban tác chiến 5 - vắng mặt trong chuyến hành quân chuyển cứ vì đang bị bệnh.
Chỉ huy tiểu đoàn kỹ thuật điện - đã đi làm nhiệm vụ chiến đấu trên tàu ngầm "K-48".
Chỉ huy nhóm tuabin - điều chuyển sang thủy thủ đoàn khác.
Trưởng ban phòng hóa - điều chuyển sang đơn vị mới thành lập.
Trong 50 hạ sỹ quan, đến nơi dóng quân mới chỉ có dưới 10 người và chủ yếu họ là những người đã kết thúc hợp đồng phục vụ vào năm 1979. Nhưng đó lại chính là trụ cột đáng tin cậy của thủy thủ đoàn. Tất cả các cương vị hạ sỹ quan đảm nhận nay được lấp đầy bằng các quân nhân nghĩa vụ.
Thủy thủ đoàn được bổ sung 5 sỹ quan mới từ các đơn vị khác nhau của phân hạm đội số 2, trong đó xét phẩm chất chuyên nghiệp và đạo đức của họ thì bản thân họ đã hoàn toàn bị tổn hại và có xu hướng nghiện rượu quá mức.
Thế nghĩa là bằng cách đó, phân hạm đội và sư đoàn muốn giải quyết vấn đề tăng cường kỷ luật quân sự.
Khi đến Rakushka, nhóm này nhanh chóng tìm thấy tiếng nói chung và tìm hiểu điều kiện ở địa phương rồi lặng lẽ trốn đi la cà trong các làng xung quanh - Vesely Yar, Olga, Timofeevka.
Đối với thủy thủ đoàn đã có những thời gian khó khăn khi phải tìm kiếm họ.
Tất cả những điều đó làm mối quan hệ với ban lãnh đạo sư đoàn trở nên phức tạp, tác động tiêu cực đến mối quan hệ nội bộ trong thủy thủ đoàn.
Cuối cùng, theo đề nghị của tôi, chỉ huy sư đoàn lên gặp ban lãnh đạo hạm đội và quyết định gửi toàn bộ nhóm đó về Kamchatka - đơn vị cũ của họ.
Đó là cả một chiến dịch nhằm bắt ép và đưa họ xuống tận tàu thủy dân sự với sự chia tách các sỹ quan rồi gửi về Vladivostok. Vậy là kết thúc thiên sử này.
Tôi nghĩ rằng đây không phải là yếu tố ít quan trọng góp phần vào số phận tiếp theo của tôi. Quan hệ với ban chỉ huy sư đoàn đã căng thẳng tới hạn rồi và không còn nằm trong giới hạn khu vực cảng Rakushka nữa, mà đã đến tai bộ chỉ huy hạm đội.
14 tháng 8 năm 1979, một ủy ban của Tổng cục kỹ thuật Hải quân đến đơn vị. Đứng đầu ủy ban tại phân hạm đội số 4 là đại tá hải quân Bisovka. Dẫn đầu nhóm sỹ quan đến sư đoàn tàu ngầm số 29 là đại tá hải quân Kalistratov.

Trong ba tàu ngầm hạt nhân và ba tàu ngầm diesel người ta đã lôi "K-10" ra để mổ xẻ. Tôi nghĩ rằng đây không phải chuyện tình cờ.
Sau khi nói chuyện với tôi và một loạt sỹ quan một cách bình tĩnh, tại cuộc bình giá kết quả kiểm tra đã ra phán quyết về mức sẵn sàng thấp về kỹ thuật của con tàu và kiến thức yếu kém của một số sỹ quan về các tài liệu hướng dẫn.
Sau đó lần đầu tiên tôi nghe chỉ huy sư đoàn nói rằng, tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy Học viện.
Ngày 12 Tháng Tám 1979 tôi bàn giao tàu và đã có lệnh gọi tôi tới Leningrad. Để giải quyết một số vấn đề tôi phải trở lại cảng Rybachiy.
Đến Rybachiy vào buổi tối, tôi nhận được một cuộc gọi của Tolia Chernyshov chỉ huy tàu ngầm "K-204" và thông báo yêu cầu đến ngay bộ tham mưu sư đoàn.
Khi tôi đến, anh thông báo cho tôi biết rằng có một quyết định gạch tên tôi khỏi học viện và tôi cần phải trở lại cảng Rakushka.
Đến tận bây giờ tôi vẫn không thể hiểu tại sao sứ mệnh này được giao cho một thuyền trưởng tàu ngầm, trong khi đó trên bờ vẫn đang có mặt người chỉ huy sư đoàn - một người đàn ông mà tôi kính trọng với tư cách một thủy thủ-chiến sỹ tàu ngầm, và cả với tư cách là một người chỉ huy. Nỗi đau này vẫn ở trong tôi cho đến tận bây giờ. Tôi nghĩ rằng nếu có cuộc gặp gỡ vào ngày hôm đó, chúng tôi đã có một cuộc đối thoại.
Tôi quyết định bay đến Moskva để gặp riêng Tổng tư lệnh Hải quân, đồng chí S.G. Gorshkov.

Sau khi đến Moskva và vào Bộ Tổng tham mưu Hải quân đăng ký cuộc hẹn, lúc đó thậm chí tôi mới nhận ra vấn đề này phức tạp thế nào và gần như không tưởng. Tổng tư lệnh đã đi nghỉ ở thành phố Sevastopol. Tại thời điểm này Chuẩn Đô đốc Dmitriev phải bay đến gặp tư lệnh báo cáo danh sách thí sinh đạt chuẩn vào học viện và xin chữ ký vào mệnh lệnh của ông. Tôi có một cuộc gặp với chuẩn đô đốc và giải thích tình hình. Ông đã tiếp tôi khi vẫn làm việc và giải thích thẳng thắn rằng báo cáo lên Tổng Tư Lệnh về cá nhân tôi do đại tá hải quân Bisovka làm, anh ta là người đã đích thân kiểm tra tàu ngầm của tôi. Đáp lại phản ứng của tôi rằng Bisovka không hề xuống tàu của tôi, ông yêu cầu tôi đi ra khỏi văn phòng của ông và ông sẽ liên lạc riêng với anh ta. Sau cuộc trò chuyện, ông mời tôi vào văn phòng của mình và đề nghị tôi viết một báo cáo cho đồng chí S.G. Gorshkov, xin phép để cho tôi vào học tại học viện. Ông nói tôi hãy liên lạc với ông sau đó hai ngày. Khi liên lạc lại với ông hai ngày sau, tôi nhận được trả lời - đồng chí S.G. Gorshkov đã không thay đổi quan điểm của mình và báo cáo có quyết nghị của Tổng tư lệnh Hải quân ông đã không chuyển lại cho tôi.
Việc trở lại cảng Rakushka trong khu vực biên phòng với các thành viên gia đình cũng là một vấn đề. Tôi yêu cầu viết cho tôi một công vụ lệnh đi lại, nhưng yêu cầu của tôi đã không được lắng nghe. Tôi đã phải nhận thẻ nghỉ phép với con dấu của đơn vị quân sự, điền vào đầy đủ và bay về Vladivostok.
Thiên sử thi vào học viện của tôi kết thúc như vậy đấy.
Phía trước vẫn còn sáu năm rưỡi đằng đẵng với trách nhiệm chỉ huy con tàu.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Chín, 2011, 11:02:33 am
(tiếp)

Trang 1:

KÍNH GỬI TỔNG TƯ LỆNH HẠM ĐỘI HẢI QUÂN
ĐÔ ĐỐC HẠM ĐỘI LIÊN BANG XÔ VIẾT
Đồng chí GORSHKOV S.G.


BÁO CÁO


Trên chiếc tàu ngầm được giao phó cho tôi, mà tôi chỉ huy từ tháng Tám năm 1977, do vi phạm nghiêm trọng quy chế AB-64 ngày 1 tháng Sáu năm 1979 đã xảy ra vụ nổ acquy.
Tại thời điểm đó tôi đang dự kỳ thi vào Học viện Hải quân. Tạm thời chỉ huy tàu ngầm là đại tá hải quân SMIRNOV A.G.

Sau sự cố nặng nề này tôi không được gọi về đơn vị. Sau khi trả bài thi thành công, ngày 30 tháng Sáu tôi đã có mặt ở đơn vị và bắt tay vào chỉ huy con tàu.

Ngày 12 tháng Tám, tôi bàn giao tàu ngầm và nhận chỉ thị về thành phố Leningrad để học tập. Tôi đã gửi một container và gia đình tôi về Leningrad.

Ngày 14 tháng Tám, một ủy ban dẫn đầu là Phó Tổng tư lệnh Hạm đội Hải quân phụ trách khai thác trang bị đô đốc-kỹ sư NOVIKOV V.G. đã xác định trên tàu ngầm có một loạt các vấn đề nghiêm trọng thuộc nội dung thiết bị điện và đã được chỉ rõ, kiến thức kém cỏi của một loạt sỹ quan về các tài liệu hướng dẫn khai thác sử dụng trang bị kỹ thuật và tổ chức đấu tranh chống hỏa hoạn.

Thủy thủ đoàn và bản thân tôi đã nỗ lực thật nhiều về vấn đề này nhằm giữ cho tàu ngầm và cơ sở vật chất của nó trong trạng thái sẵn sàng cần thiết. Tuy nhiên ở đây không thể không tính đến sự vắng mặt lâu dài của tôi do phải dự kỳ thi vào học viện. Chúng tôi chưa đủ thời gian khắc phục một cách hoàn toàn.


Trang 2:

Hiện nay tất cả các sai sót đều đã được khắc phục.

Đồng chỉ Tổng tư lệnh!
Với tư cách một sỹ quan của hạm đội, tôi đã trực tiếp phục vụ trên các tàu ngầm 11 năm, cống hiến tất cả sức mình cho trách nhiệm mà tôi đang và sẽ gánh vác vì sự sẵn sàng chiến đấu, quy tắc phục vụ và cuộc sống của tập thể quân nhân trên tàu ngầm được giao phó cho tôi.

Tôi không chối bỏ trách nhiệm của mình về vụ nổ acquy và sẵn sàng chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào. Tôi đã rút ra cho mình những kết luận nghiêm túc từ sự cố đã xảy ra và xin hứa với Đồng Chí, sẽ tiếp tục mang hết sức lực gánh vác một cách tận tụy và đúng đắn những nhiệm vụ phục vụ và nghĩa vụ theo điều lệnh đặt ra cho tôi.

Tôi kính đề nghị Đồng Chí, dưới hình thức một trường hợp ngoại lệ, giải quyết cho tôi được học tập tại Học viện Hải quân.

TRUNG TÁ HẢI QUÂN


MEDVEDEV

29 tháng Tám 1979.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Chín, 2011, 01:42:21 am
(tiếp theo post 140 trang 15 và clubadmiral.ru)

Lữ đoàn tàu mặt nước số 119

Các tàu phục vụ chiến đấu trong thành phần binh đoàn 17

Tuần dương hạm tên lửa "Vladivostok" đề án 1134 (đến trước 1977 - xếp loại BPK)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Vladivostok.jpg)
RKR đề án 1134 "Vladivostok" tháng 3 năm 1987, ảnh chụp của lực lượng phòng vệ Nhật Bản (navsource).

- thuyền trưởng - thiếu tá hải quân Ivanov M.N.
- thuyền phó chính trị thiếu tá hải quân Kuznetsov V.G.    

Ngày 1 tháng 8 năm 1969 hạ thủy tại nhà máy đóng tàu mang tên A.A.Zdanov (Xí nghiệp đóng tàu Phương Bắc - Северная верфь), gia nhập quân số hạm đội Baltic. Ngày 1 tháng 10 năm 1969 chuyển biên chế sang hạm đội Biển Bắc, từ 10 tháng 2 năm 1970 - thuộc biên chế hạm đội Thái Bình Dương.

Theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, từ ngày 24 tháng 4 năm 1977, tàu được chuyển loại sang lớp tàu tên lửa - pháo.

- Lượng choán nước, tấn
• tiêu chuẩn - 5 340
• toàn tải -7 130

- Kích thước chủ yếu, м
• chiều dài lớn nhất (theo đường mớn nước tiêu chuẩn - по КВЛ - Конструктивная ватерлиния) - 155,6 (148)
• chiều rộng lớn nhất (по КВЛ) - 16,8 (16,2)
• mớn nước (trung bình) lớn nhất - 6,2 (н/д)


-Thiết bị năng lượng chính:
• 4 nồi hơi КVN-98/64, 2 thiết bị tuabin hơi dạng xoắn ТV-12,
  tổng công suất, mã lực (кW) - 90 000 (66 150)
• máy phát diesel АSDG-500/1, công suất (кW)- 4 Х 500
• máy phát tuabin ТD-750, công suất (кW) nồi hơi tuabin-2 Х 750;
- 2 trục truyền; 2 chân vịt đẩy


- Tốc độ hành trình, hải lý:
• lớn nhất - 33
• kinh tế -14

 - Tầm bơi xa, dặm (ở tốc độ, hải lý) 2400 (32)
- Thời gian bơi độc lập không cần tiếp tế, ngày đêm - 15
- Thủy thủ đoàn, người (bao gồm cả sỹ quan là) - 312 (30)


- Vũ khí pháo hạm: 2x2 57 mm tháp pháo AK-725 (cơ số tác chiến - 4400 phát bắn).
- Vũ khí đối hạm: 2x2 bệ phóng tên lửa chống hạm P-35 (cơ số tác chiến - 4 đạn P-35);
- Vũ khí chống ngầm: 2x5 dàn ống phóng ngư lôi PTA-53-1134 mỗi dàn 5 ống phóng (10 đạn ngư lôi SET-65), 2x12 dàn phóng mỗi dàn có 12 ống phóng bom chìm RBU-6000 "Smerch-2" (cơ số tác chiến - 144 đạn rocket RGB-60), 2x6 dàn phóng bom chìm RGB-1000 mỗi dàn 6 ống phóng (cơ số tác chiến 48 đạn rocket RGB-10);
- Vũ khí tên lửa phòng không: Tổ hợp "Volna-M" (64 đạn tên lửa phòng không có điều khiển V-601);
 - Nhóm hàng không: 1 máy bay trực thăng Ka-25tS (trinh sát chỉ thị mục tiêu) hoặc 1 Ka-25PL (săn ngầm);

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/kamran_3_87_KreicerVladi.jpg)
Phi công Ka-25 tuần dương hạm tên lửa "Vladivostok" tại Cam Ranh tháng 3 năm 1987.

Trang bị vũ khí điện tử
- Hệ thống thông tin chỉ huy (БИУС): "Planset-1134";
 - Radar công dụng chung: 1 х МR-310 «Аngara-А» (Head Net C)
                                        1 х МR-500 «Кliver» (Big Net)
-Radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu mặt nước: 1 х «Volgа» (Palm Frond)
-Radar đạo hàng: 1 х «Vaigatch» (Don-II)
- Sonar:
•МG-312 «Тitan» (Bull Nose)
• МG-311 «Vytchegda»
- trang bị tác chiến điện tử
• «Gurduf А/Б» (8 Side Globe) nhiễu chủ động
• МRР-15-16 «Zaliv» đài trinh sát điện tử
• МRP-11-12, МRP-13-14 «Оgrada»
(Bell Clout; 2 Bell Slam; 2 Bell Tap; 2 Bell Strike; 2 Bell Crown) --  
- Tổ hợp phóng nhiễu: 2 Х 2 thiết bị phóng nhiễu PK-2
- Thiết bị quang điện tử: 2 х МТ-45 (Tee Plinth)
- Radar điều khiển hỏa lực:
•1 Х 4R-44 «Binom» (Scoop Pair) dành riêng cho tên lửa hành trình chống hạm P-35
•2 Х «Uspekh-U» (Plinth Net) để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa hành trình chống hạm
•2 Х 4R-90 «Yatagan» (Peel Group) để điều khiển tổ hợp TLPK «Volna»
•2 Х МR-103 «Bаrs» (Muff Cob) điều khiển pháo 57-мм
•2 Х МR-123 «Vympel» (Bass Tilt) điều khiển pháo 30-мм (AK-630 trên ba chiến hạm)
- Phương tiện truyền tin: bộ thiết bị (R-613, «Grafit», «Тioulpan» và một số khác nữa)
- Radar nhận dạng : • «Nikel-КМ» и «Khrom-КМ» (High Pole A и B)

Sơ đồ các thành phần chức năng đề án 1134:

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1134_4.gif)
Ghi chú:1.Trực thăng Ka-25; 2. Dàn phóng bom chìm RBU-1000; 3. Thiết bị phóng ZiF-102; 4. Radar điều khiển pháo AK-725; 5. Anten radar "Yatagan"; 6. Trạm anten kết hợp của radar MR-500 và máy hỏi của anten nhận dạng "Nikel-KM"; 7. Anten radar dẫn bắn tên lửa hành trình chống hạm P-35 "Binom-1134"; 8. Buồng tiếp đạn cho pháo AK-725; 9. Thiết bị phóng KT-72; 10. Thiết bị phóng nhiễu thụ động ZiF-121; 11. Dàn phóng bom chìm RBU-6000; 12. Sân CHC máy bay trực thăng; 13. Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm PTA-53-1134 với dàn 5 ống phóng; 14. Xuồng công tác; 15. Xuồng 6 mái chèo; 16. Xuồng chỉ huy; 17. Các kubrik (buồng thủy thủ); 18. Các vị trí chiến đấu; 19. Khối ở của thuyền trưởng và đội ngũ sỹ quan; 20. Đài chỉ huy hành trình; 21. Khoang tời trục đứng; 22. Kho chứa thực phẩm; 23. Hầm mũi tàu; 24. Hố chứa xích tời; 25. Khoang máy bơm tiêu nước; 26. Hầm đạn phản lực chống ngầm RGB-60; 27. Sitec chứa dầu; 28. Khoang các cơ cấu máy dẫn động ZiF-102; 29. Hầm đạn tên lửa phòng không V-600; 30. Giếng POU-16; 31. Khoang máy nồi hơi đằng mũi tàu (MKO); 32. Hầm MKO; 33. Khoang các cơ cấu phụ trợ nồi hơi và cơ cấu chống rung lắc; 34. Trạm điện mũi tàu; 35. Khoang nồi hơi đuôi tàu; 36. Hầm MKO đuôi tàu; 37. Trạm điện đuôi tàu; 38. Hầm đạn phản lực chống ngầm RGB-10; 39. Hầm đạn cho máy bay trực thăng; 40. Khoang bánh lái; 41. Anten dùng chung kết hợp của radar MR-310 và "Nikel-KM".

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1134_3.gif)
Ghi chú:1. Thiết bị phóng lôi 533 mm PTA-53-1134 với dàn 5 ống phóng;  2. Tời kéo; 3. Anten radar điều khiển pháo MR-103; 4. Máy tầm phương vô tuyến (radar định hướng) "Vizir-1"; 5. Anten kết hợp; 6. Anten kết hợp của radar "MR-500" ("Kliver") và "Nikel-KM"; 7. Sàn đạo bảo dưỡng anten; 8. Anten máy phát vô tuyến R-613; 9. Anten radar phát hiện mục tiêu chung MR-310A ("Angara"); 10. Anten hệ thống trao đổi thông tin "More-U"; 11. Anten radar dẫn đường hàng hải "Volga"; 12. Anten "Binom-1134"; 13. Anten MRP-11-12; 14. Anten trạm gây nhiễu chủ động "Gurzuf"; 15. Đài anten MRP-13-14; 16. Anten hệ thống "Uspekh-U" thu nhận chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài để dẫn bắn tên lửa hành trình chống hạm P-35; 17. Loa phóng thanh; 18. Đài anten "Zaliv-15-16"; 19.  Kamera truyền hình; 20. Bè cứu sinh PSN-10; 21. Xuồng chỉ huy; 22. Anten "Grafit"; 23. Anten "Tiunpan".


Tuần dương hạm tên lửa "Vladivostok" đã hoàn thành nhiều chiến dịch hành quân xa tới Somalie, Sudan, Mavrikii, Ấn Độ, đã đoạt giải của Tổng tư lệnh Hải quân về huấn luyện tên lửa. Năm 1995 tàu được bán cho một công ty trung gian của Anh rồi bán tiếp sang Australia làm sắt vụn.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Chín, 2011, 10:11:38 pm
(tiếp)


Tàu săn ngầm cỡ lớn "Kronshtadt" - tàu đầu tiên đề án 1134A. Sau khi đóng 4 tàu đề án 1134, mà các tàu này là lớp trung gian chuyển tiếp trước khi đóng loạt tàu BPK đề án 1134A ("Berkut") do sự chưa sẵn sàng của một trong những tổ hợp vũ khí chính - tên lửa phòng không M-11 "Shtorm", việc đóng 5 tàu săn ngầm cuối theo đề án đã chỉnh sửa 1134A. Vào lúc này TLPK M-11 "Shtorm" đã được đưa vào biên chế vũ khí.

Tổ hợp tên lửa chống hạm P-35, được lắp đặt trên 4 tàu chiến đầu tiên, đã được thay thế trên 5 tàu đóng sau cùng bằng tổ hợp tên lửa chống ngầm có điều khiển "Metel": thay cho 2 thiết bị phóng đôi nay là thiết bị phóng cố định cặp 4, có nghĩa là cơ số tác chiến của nó được tăng lên gấp đôi. Cả hai tổ hợp - cả TLPK và tên lửa chống ngầm - đều có một hệ thống điều khiển duy nhất "Grom-M", bao gồm các trạm anten phía mũi và phía lái. Vũ khí chống ngầm, không kể tên lửa chống ngầm có điều khiển, còn có hai dàn phóng ngư lôi 533-mm với 5 ống phóng một dàn, 2 dàn phóng bom chìm RBU-6000 và RBU-1000.  

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/3662f250945a4c3c9b00e8f74550b2ac.png)
Sơ đồ bố trí thiết bị đề án 1134A:
 1 - dàn phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000;  
 2 – bệ phóng dầm kép của tên lửa phòng không "Shtorm";
 3 – thiết bị phóng nhiễu PK-2;
 4 – thiết bị phóng 4 ống tên lửa chống ngầm «Меtel»;
 5 – súng bắn pháo hiệu;
 6 – trạm anten hệ thống điều khiển TLPK và tên lửa chống ngầm "Grom-M";
 7 – pháo phòng không 30-мм 6 nòng АК-630;
 8 – radar đạo hàng;
 9 – radar tọa độ 3 chiều МR-600  «Voskhod»;
10 – đài tác chiến điện tử;
11 – radar  «МR-310А»  «Аngara»;
12 – trạm anten hệ thống điều khiển TLPK «Grom-М»;
13 – radar МR-103 «Bars» điều khiển bắn pháo 57-мм;
14 – thiết bị phóng ngư lôi 533-мм;
15 - pháo đa năng  57-мм АК-725;
16 – dàn phóng bom phản lực chống ngầm RBU- 1000;
17 – hangar máy bay trực thăng;
18 -  sân đỗ - cất hạ cánh trực thăng;
19 – trực thăng chống ngầm Ка-25 PLO.


Tất cả các tàu đề án này với các phiên bản khác nhau đã ở trong biên chế vũ khí Hải quân Liên Xô và Nga từ năm 1969. Trong quá trình phục vụ trên một số BPK đề án 1134A có trang bị lại vũ khí. Trong đó, TLPK "Shtorm" được thay thế bằng tổ hợp "Storm- M" hoàn thiện hơn, còn TL chống ngầm "Metel" - thay bằng tổ hợp đa năng "Rastrub" với đạn tên lửa 85 RU.
BPK "Kronshtadt" (tàu đầu tiên trong số 10 tàu) đi vào hoạt động năm 1969. Tất cả các con tàu trên đã loại khỏi trang bị Hải quân trong những năm 1992-1993. Bốn trong số đó, năm 1994 được kéo sang Ấn Độ để phá dỡ tận dụng lấy phế liệu kim loại.

    
BPК đề án  1134-А:
«Кronshtad» -đặt ky 30.11.1966,vào biên chế tác chiến 29.12.1969,loại khỏi biên chế Hải quân 24.06.1991, năm 1994 bán cho một công ty Ấn Độ để phá dỡ;
«Đô đốc Ysakov» - đặt ky 15.01.1968,hạ thủy 22.11.1968,vào biên chế tác chiến 28.12.1970, thời kỳ 1986-90 tiến hành sửa chữa lớn tại Murmansk,loại khỏi biên chế Hải quân 30.06.1993;
«Đô đốc Nakhimov» - đặt ky 15.01.1968, hạ thủy 15.04.1969, vào biên chế tác chiến 29.11.1971, thời kỳ 1989-90 sửa chữa lớn tại Мurmansk, loại khỏi biên chế Hải quân 31.01.1991;
«Đô đốc Makarov» - đặt ky 23.02.1969, hạ thủy 22.01.1970,vào biên chế tác chiến 25.10.1972,thời kỳ 1983-85 sửa chữa lớn tại Мurmansk, loại khỏi biên chế Hải quân 3.07.1992, năm 1994 bán cho một công ty Ấn Độ phá dỡ;
«Khabarovsk» (trước 1989 – «Nguyên soái Voroshilov») - đặt ky 20.03.1970, hạ thủy 8.10.1970, vào biên chế tác chiến 15.09.1973, loại khỏi biên chế Hải quân 29.10.1992;
«Đô đốc Окtiabrskii» - đặt ky 2.06.1969, hạ thủy 21.05.1971, vào biên chế tác chiến 28.12.1973, loại khỏi biên chế Hải quân 30.06.1993;
«Đô đốc Ysatchenkov» - đặt ky 30.10.1970, hạ thủy 28.03.1972, vào biên chế tác chiến 5.11.1974, thời kỳ 1982-86 sửa chữa lớn tại Кronshtad, loại khỏi biên chế Hải quân 20.10.1992, năm 1994 được bán cho một công ty Ấn Độ để phá dỡ;
«Nguyên soái Timoshenko» - đặt ky 2.11.1972, hạ thủy 21.10.1973, vào biên chế tác chiến 25.11.1975, thời kỳ 1988-91 sửa chữa lớn tại Кronshtad, loại khỏi biên chế Hải quân 3.07.1992;
«Vasili Chapaev» - đặt ky 22.12.1973, hạ thủy 28.11.1974, vào biên chế tác chiến 30.11.1976, loại khỏi biên chế Hải quân 30.06.1993;
«Đô đốc Yumashev» - đặt ky 17.04.1974, hạ thủy 30.09.1974, loại khỏi biên chế Hải quân 13.07.1992, , năm 1994 được bán cho một công ty Ấn Độ để phá dỡ.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1134a_20.jpg)
Hangar mở. BPK "Nguyên soái Timoshenko".

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1134a_22.jpg)
BPK "Nguyên soái Timoshenko".Tên lửa phòng không "Shtorm" với đạn V-611.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1134a_23.jpg)
BPK "Đô đốc Ysakov" tại cầu tàu. Tháp pháo 57-mm và 30-mm bên mạn trái tàu.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Chín, 2011, 07:03:52 pm
(tiếp)

Tàu chống ngầm cỡ lớn "Nguyên soái Voroshilov" đề án 1134A.

- thuyền trưởng - trung tá hải quân Martynov V.V.
- thuyền phó chính trị - trung tá hải quân Bulgakov A.V.
                                 - trung tá hải quân Rasskazov S.V.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1134a_03.jpg)
Từ tháng 8 năm 1988 đến tháng 5 năm 1989, tàu Voroshilov thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong biển "Nam Trung Hoa" và Ấn Độ Dương, căn cứ trú đóng tại quân cảng Cam Ranh, Trong ảnh tàu đang dự lễ kỷ niệm Ngày Hải quân tại vịnh Sừng Vàng, Vladivostok, tháng 7 năm 1990.

Gia nhập biên chế Hải quân Liên Xô ngày 7 tháng 3 năm 1970.Thủy thủ đoàn được thành lập theo chỉ thị của Bộ TTM Hải quân trên cơ sở quân số của binh đoàn tác chiến số 7 hạm đội Biển Bắc. Khi kết thúc thử nghiệm quốc gia cuối 1973, tàu thực hiện hành quân liên hạm đội từ căn cứ hạm đội Baltic về Vladivostok. Trong thời gian hành quân từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 3 năm 1974 đã tổ chức chuyến thăm chính thức của BPK "Nguyên soái Voroshilov", tàu chở dầu "Groznyi" vào cảng Port-Louis (Mavrikii - tức đảo Mauritius thuộc địa cũ của Pháp tại Ấn Độ Dương). Tàu ghé đậu làm việc đồng thời thăm viếng cảng Malabo (Ghi nê Xích đạo-Guinée Equatorial) và Berber (Somalie). Tất cả các nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu đều được hoàn thành thắng lợi.
Theo mệnh lệnh của Tư lệnh Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương №0450 ngày 11.06.1974, tàu được chuyển thuộc biên chế lữ đoàn tàu chống ngầm số 201 binh đoàn tác chiến số 10 Hạm đội Thái Bình Dương đóng quân trong vịnh Sừng Vàng.

Tổng kết 1975, tàu hai lần được giải thưởng của Hải quân Liên Xô. Năm 1975 và 1976 hai lần tàu hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại Ấn Độ Dương.
Năm 1976, BPK được đánh giá xuất sắc và năm thứ 2 tàu đoạt được danh hiệu "Tàu chiến xuất sắc nhất Hải quân Liên Xô".
Ngày 7 tháng 4 năm 1978, tàu tham gia vào cuộc tập trận đối kháng của các tàu chiến Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương chung với các BPK "Đô đốc Oktiabrskii", "Sposobnyi", tàu tuần tiễu "Raziashii". tàu tuần dương tên lửa "Vladivostok". Quan sát cuộc tập trận từ trên mặt boong tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin" là L.I.Brezhnev và D.F.Ustinov.
Ngày 7 tháng 7 năm 1979 (thuyền trưởng trung tá hải quân G.D.Ilin, thuyền phó chính trị đại úy hải quân N.I. Аndrotsuk) ra khơi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại Ấn Độ Dương. Sáng 25 tháng 7 thuyền trưởng BPК trung tá hải quân G.D.Ilin bị tai nạn ô tô tại cảng Maputu (Mozambique), bị chấn thương không còn khả năng thực hiện trách nhiệm thuyền trưởng đang thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu và được máy bay chở về Liên Xô. Việc chỉ huy tàu được đảm nhiệm bởi trợ lý chính thuyền trưởng - thiếu tá hải quân V.I.Floriak (sau này trong những năm 1989-1991 là tư lệnh cuối cùng lữ đoàn tàu mặt nước 119), trách nhiệm trợ lý chính được giao cho chỉ huy ban tác chiến 2 đại úy hải quân I.S.Kalashnikov. Ngày 8 tháng 12 năm 1979 BPK thực hiện chuyến thăm hữu nghị cảng Viktoria (quần đảo Seychell). Từ 27 tháng 12 năm 1979 đến 28 tháng 1 năm 1980 «Nguyên soái Voroshilov» thực hiện nhiệm vụ trực tiếp theo dõi nhóm xung kích tàu sân bay Mỹ do tàu sân bay "Nimitz" dẫn đầu. 20 tháng 2 năm 1980 tàu thăm chính thức cảng Colombo trên đảo Ceylon. 14 tháng 3 năm 1980 tàu trở về Vladivostok.
Tổng kết năm 1980 tàu lần thứ 3 (thuyền trưởng thiếu tá hải quân V.I.Floriak) được biểu dương xuất sắc.
Năm 1986 và 1989 con tàu chiếm giải của Tổng tư lệnh Hải quân về huấn luyện chống ngầm.
Từ tháng 8 năm 1988 đến tháng 5 năm 1989, tàu thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trên biển "Nam Trung Hoa" và Ấn Độ Dương, đặt căn cứ đóng quân tại quân cảng Cam Ranh. Trong thời gian này trung tá hải quân V.V.Martynov chỉ huy tàu.
20 tháng 11 năm 1990 BPK «Nguyên soái Voroshilov» va chạm với tàu đông lạnh "Gorets" khi đi vào eo biển Bosphor Đông.

24 tháng 1 năm 1991 một sắc lệnh của TTL Hải quân Liên Xô đổi tên tàu sang «Khabarovsk». Ngày 3 tháng 7 năm 1992 tàu được đưa vào biên chế dự trữ. 29.10.1992 do bị hư mòn các cơ cấu cơ khí, các hệ thống, vũ khí và sự không phù hợp trong sửa chữa, tàu bị loại khỏi biên chế Hải quân để chuyển giao cho ORVI (отдел реализации военного имущества-ОРВИ) phá dỡ tận dụng.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/KomandirBch1_Voro_trungten_CR_87_88.jpg)
Chỉ huy ban 1 (ban hoa tiêu tác chiến) BPK "Voroshilov" trong vịnh Cam Ranh 1987-1988.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Marshal_Voro_CR_87_88_Verkhnia_Palub.jpg)
Trên boong thượng BPK "Nguyên soái Voroshilov" giữa vùng biển Đông Nam Á 1987-1988.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Chín, 2011, 10:55:36 pm
(tiếp)

 Tàu chống ngầm cỡ lớn "Đô đốc Oktiabrskii" đề án 1134A.

       -  thuyền trưởng  - trung tá hải quân Volkov V.F.
       -  thuyền phó chính trị - thiếu tá hải quân Коrybko R.А.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/949422607.jpg)
BPK "Đô đốc Oktiabrskii" năm 1990 trong vịnh Ba Tư. Từ tháng 8 năm 1990 đến tháng 2 năm 1991 BPК «Đô đốc Oktiabrskii» thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong vịnh Ba Tư và biển "Nam Trung Hoa" trong thành phần binh đoàn tác chiến số  8 và số 17 với căn cứ đóng quân tại cảng Cam Ranh.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/681884242.jpg)
Ngày 6 tháng 11 năm 1990. Vịnh Ba Tư. Phó đô đốc Tư lệnh binh đoàn tác chiến số 8 Sergeyev (nguyên tư lệnh đầu tiên lữ đoàn tàu mặt nước 119 từ 1982-1984) chúc mừng thủy thủ đoàn "Đô đốc Oktiabrskii" nhân 73 năm ngày Cách mạng tháng Mười Nga.

Đặt ky ngày 2 tháng 6 năm 1969 tại nhà máy đóng tàu mang tên А.А.Zhdanov (Северная верфь) tại Leningrad. Gia nhập biên chế tàu chiến Hải quân Liên Xô ngày 14 tháng 9 năm 1969.  Ngày 7 tháng 2 năm 1974 tàu thuộc lữ đoàn tàu chống ngầm số 201 binh đoàn tác chiến số 10 hạm đội Thái Bình Dương.
Ngày 30 tháng 6 năm 1993 BPK «Đô đốc Оktiabrskii»  bị loại khỏi trang bị chiến đấu của hạm đội và chuyển giao để phá dỡ tận dụng. 10 tháng 3 năm 1994 thủy thủ đoàn «Đô đốc Оktiabrskii» được giải thể.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/960906854.jpg)
BPK "Đô đốc Oktiabrskii":Trời rất nóng, oi bức không chịu nổi. Tổng tư lệnh (tức đô đốc Gorshkov) cũng vậy thôi. Ảnh của chuẩn úy hải quân V.A.Bobryshev. Aden, CHDCND Yemen, năm 1980.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/293791109.jpg)
Căn cứ tại Việt Nam năm 1991. Một nhóm thủy thủ ban 7- BPK "Đô đốc Oktiabrskii".
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Chín, 2011, 01:43:24 am
(tiếp)

Tàu chống ngầm cỡ lớn «Vasili Chapaev" đề án 1134А.

-  thuyền trưởng  - trung tá hải quân Furlet Yu.N.
-  thuyền phó chính trị - thiếu tá hải quân Khlupin N.F.
Từ tháng 9 năm 1985 đến tháng 4 năm 1986 thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong thành phần binh đoàn 17.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/065eea792bb81666cbeaaea0717a8d6f.png)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/b1fd9c4f4b57aab9d6a8176705fd4b04.png)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/452e213126b8d4f79d4221ae64fa0976.png)
 
BPK « Vasilii Chapaev »  ghi tên vào danh sách các tàu chiến Hải quân Liên Xô ngày 11 tháng 6 năm 1970. Đặt ky tại nhà máy đóng tàu mang tên А.А.Zhdanov 22 tháng 12 năm 1973. 28 tháng 11 năm 1974 hạ thủy. 30 tháng 11 năm 1976 chính thức vào biên chế.

Vũ khí.   Pháo hạm: 2х2 АК-725, 4х6  АК-630М; vũ khí ngư lôi-mìn: 2х5 thiết bị phóng ngư lôi PTL-53-1134,  2x12 dàn phóng bom chìm RBU-6000, 2x6 RBU-1000; vũ khí tên lửa: 2x4 dàn phóng tên lửa chống ngầm "Rastrub"; vũ khí phòng không: 2 bệ phóng tên lửa phòng không "Shtorm-М". Máy bay:  1 trực thăng Ка-25.

Đầu tiên tàu ở trong biên chế quân số sư đoàn tàu tên lửa số 12 thuộc Hạm đội hai lần được tặng thưởng huân chương Cờ Đỏ Baltic (ДКБФ). 31 tháng 3 năm 1978 tàu được chuyển sang biên chế lữ đoàn tàu chống ngầm số 201 thuộc binh đoàn tác chiến số 10 Hạm đội Тhái Bình Dương.
Năm 1982 tàu thực hiện phục vụ chiến đấu 9 tháng trên Ấn Độ Dương, trong thời gian đó tàu ghé đậu tại các cảng thuộc các quốc gia: Моzambique, Nam Yemen, quần đảo Seychell, Ấn Độ, Việt Nam.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/chap082.jpg)
BPK "Vasili Chapaev": Làm hàng xóm với các chiến sỹ tàu ngầm trên cùng một cầu tàu. Cam Ranh 1986. Năm mới và cây thông Noen.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Chín, 2011, 01:33:22 pm
(tiếp)

Tàu chống ngầm cỡ lớn «Đô đốc Tribush» đề án 1155:

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/03b788481be9b3258afda647f4412060.png)
                                                
                                 -  thuyền trưởng  - trung tá hải quân Маsko V.P.
                                 -  thuyền phó chính trị - thiếu tá hải quân Коlesnikov R.А.
                                 -  trợ lý chính của thuyền trưởng thiếu tá hải quân Fеdоseev  S.М.
Năm 1991 thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong thành phần binh đoàn 8 và binh đoàn 17 với căn cứ đóng quân tại vịnh Cam Ranh.

Đặt ky tại nhà máy mang tên А.А.Zhdanov (Северная верфь) tại Leningrad 2 tháng 6 năm 1969. Vào biên chế chính thức 28 tháng 12 năm 1973. 7 tháng 2 năm 1974 gia nhập đội hình Hạm đội Thái Bình Dương.  30 tháng 7 năm 1993 BPK «Đô đốc Тribush» giải trừ vũ khí trang bị, loại khỏi biên chế Hải quân Nga.

Vũ khí: 2x4 dàn phóng tên lửa chống ngầm "Меtel" (8 ngư lôi-tên lửa), 2x2 bệ phóng TLPK "Shtorm" (48 đạn tên lửa), 2x2 pháo 57-мм ZIF-72 và 4x6 pháo 30-мм АК-630, 2x5 dàn phóng ngư lôi 533-мм, 2х12 RBU-6000 (144 đạn RGB-60), 2х6 RBU-1000 (48 đạn RGB-10).

Tàu chống ngầm cỡ lớn «Đô đốc Zakharov» đề án 1155:

 (http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/78516ce561a55a25116dc127988ae4eb.png)

-  thuyền trưởng  -  trung tá hải quân  Piskunov А.V.
-  thuyền phó chính trị -  thiếu tá hải quân Оkhotnikov А.А.

Năm 1988-1990 BPK «Đô đốc Zakharov» thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong thành phần các binh đoàn số 8 và số 17 đóng quân trong vịnh Cam Ranh.
 
16 tháng 10 năm 1981 đặt ky tại nhà máy đóng tàu Pribantic "Yantar" ở Kaliningrad.  4 tháng 1 năm 1982 hạ thủy và 30 tháng 12 năm 1983 chính thức nhập biên chế.
  
18 tháng 1 năm 1984 gia nhập đội hình Hạm đội Thái Bình Dương. Tàu có các chuyến thăm năm 1987 trong thời gian hành quân về Hạm đội Thái Bình Dương: cảng Luanda (Аngola), Маputu (Моzambique), Viktoria (quần đảo Seychell), Bоmbei (Ấn Độ),  Каm Ranh (СРВ).  Tại vịnh Ba Tư tàu đã dẫn đường hộ tống cho 21 tàu trong 8 đoàn convoie đi qua an toàn.

17 tháng 2 năm 1991 tàu bị cháy lớn do hỏa hoạn, sau đó không được khôi phục lại. Năm 2002 BPK « Đô đốc Zakharov »  bị loại khỏi biên chế hạm đội.

Vũ khí: 2x4 dàn phóng tên lửa chống ngầm "Rastrub" (8 đạn ngư lôi-tên lửa), 8x1 bệ phóng TLPK "Кinzhal" (64 đạn tên lửa), 1х2 pháo 100-мм АК-100 và 4х6 pháo 30-мм АК-630, 2х4 dàn phóng ngư lôi 533-мм, 2х12 RBU-6000 (96 đạn RGB-60).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/1155_draw7.gif)
Ghi chú:1. Mái che anten kéo thả của tổ hợp thủy âm; 2. Thiết bị phóng TLPK "Osa"; 3. Thiết bị phóng của hệ thống đối kháng vô tuyến điện tử thụ động; 4. Thiết bị phóng TLPK "Fort"; 5. Pháo 30 mm 6 nòng AK-630; 6. Pháo 130 mm A-218 (AK-130); 7. Thiết bị phóng tên lửa hành trình chống hạm "Bazalt"; 8. Thiết bị phóng TLPK "Uragan"; 9. Thiết bị phóng tên lửa hành trình chống hạm "Moskit"; 10. Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm 2 ống phóng kép; 11. Thiết bị của hệ thống tiếp nhận xăng dầu trong hành trình; 12. Thiết bị phóng RBU-1000; 13. Thiết bị phóng TLPK "Kinzhal"; 14. Pháo 100 mm AK-100; 15. Thiết bị phóng TL chống ngầm "Rastrub"; 16. Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm 4 ống phóng; 17. Thiết bị phóng RBU-6000.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/1155_draw6.gif)

Bố trí vũ khí trên tàu săn ngầm cỡ lớn đề án 1155 các tàu đóng sớm (trên) và đóng sau (dưới)

1 – bầu chứa anten hệ thống thủy âm "Polinom" ; 2 – thiết bị phóng tổ hợp gây nhiễu PK-2; 3 – không gian dành riêng dưới ống phóng TLPK «Кinzhal»; 4 – thiết bị phóng theo phương thẳng đứng (Установка вертикального пуска -УВП, англ. Vertical Launching System, VLS) dưới mặt boong của tổ hợp TLPK "Kinzhal"; 5 – tổ hợp pháo 100-мм đa năng АК-100; 6 – dàn phóng 4 ống của tên lửa chống ngầm «Меtеl»/«Rastrub»; 7 – anten «Мusson» của hệ thống điều khiển TL chống ngầm; 8 – không gian dành riêng dưới đài anten TLPK «Кinzhal»; 9 – anten của radar 3R95 điều khiển bắn cho TLPK «Кinzhal»; 10 – radar МR-142 «Lev» điều khiển bắn pháo 100-мм; 11 – radar phát hiện mục tiêu chung «Тоpaz»; 12 – radar phát hiện mục tiêu chung «Тоpaz-V»; 13 – radar phát hiện mục tiêu tầm thấp «Podkat»; 14 – radar tọa độ 3 chiều phát hiện mục tiêu chung «Fregat-МА»; 15 -аnten hệ thống vô tuyến dẫn đường hàng hải «Privod-V»; 16 – pháo phòng không 30-мм 6 nòng АК-630; 17 – radar МR-123 «Vympel» dẫn bắn pháo phòng không 30-мм; 18 – dàn phóng ngư lôi 533-мм 4 ống phóng; 19 – dàn phóng bom chìm RBU-6000; 20 – Sân CHC máy bay trực thăng; 21 – trực thăng săn ngầm Ка-27; 22 – hаngar chứa 2 trực thăng; 23 – mái che nơi bố trí anten kéo thả di động của hệ thống thủy âm «Polynom»

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/740px-Soviet_Udaloy_class_destroyer_Admiral_Vinogradov_-_3K95_Kinzhal.jpg)
"Đô đốc Vinogradov" đề án 1155 lớp "Udaloy": hầm phóng dưới mặt boong TLPK 3K95 "Kinzhal" ("Dao găm").

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/799px-AAW_Kinzhal_3R95_Radar_BPK_Adm_Vinogradov_2009-07-16.jpg)
"Đô đốc Vinogradov" đề án 1155 lớp "Udaloy": radar 3R95 của tổ hợp TLPK "Kinzhal" ("Dao găm")

Đặc tính kỹ - chiến thuật chủ yếu đề án 1155

Lượng choán nước , tấn
• tiêu chuẩn: 6930
• toàn bộ: 7570
Kích thước chính
• chiều dài lớn nhất (theo đường mớn nước): 163, 5 (145)
• chiều rộng lớn nhất (theo đường mớn nước): 19 (17,2)
• mớn nước lớn nhất (trung bình): 7,8 (5,2)
Thiết bị nămg lượng chính: GGTU M-9
• 2 động cơ hành trình tua bin khí M-5, tổng công suất, mã lực (kW): 16 000 (11 760)
• 2 động cơ tua bin khí đốt sau GTU-12, tổng công suất, mã lực (kW): 45 000 (33 080)
• 4 máy phát tua bin khí, công suất, kW: 4 x 1250
2 trục truyền, 2 chân vịt đẩy;
Tốc độ hành trình, hải lý:
• lớn nhất: 29....30
• tiết kiệm: 18
Tầm bơi xa, dặm (tại tốc độ, hải lý): 5700 (18)
                                                           2600 (29)
Bơi độc lập, ngày đêm: 30
Thủy thủ đoàn (trong đó sỹ quan là): 220 (29)

Vũ khí:
Tên lửa chống ngầm:
• thiết bị phóng KT-R-1134A TL chống ngầm RPK-3 "Metel" hoặc thiết bị phóng KT-100M-115 tên lửa đa năng "Rastrub-B": 2x4
- đạn chống ngầm có điều khiển 85-R hoặc 85-RU (SS-N-14 "Silex"): 8
Tên lửa phòng không:
• thiết bị phóng thẳng đứng từ dưới mặt boong SM-9 của TLPK "Kinzhal" không phải có trên tất cả các tàu đề án 1155: 8x8
- đạn TLPK có điều khiển 9M330-2 (SA-N-9 "Gauntlet"): 64
Pháo hạm:
• pháo 100 mm AK-100: 2 x 1
• pháo PK 30 mm AK-630: 4 x 6
Ngư lôi:
• Dàn phóng đạn ngư lôi CHTA-53-1155: 2 x 4
- đạn 53-65K và SET-65: 8
Chống ngầm:
• Dàn phóng bom chìm RBU-6000 ("Smerch-2"): 2 x 12
- đạn RGB-60: 96
Thủy lôi:
• Có thể mang theo thủy lôi trên mặt boong thượng: 6.....26
Hàng không:
• Máy bay trực thăng Ka-27 PL/RtS (Helix A/C): 02

Vũ khí vô tuyến điện tử:
- Hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu BIUS: "Lesorub-55"
- Radar phát hiện chung - 2xMR-320/320M "Topaz(-V)" (Strut Pair) hoặc 1 x MR-760 "Fregat-MA" (Top Plate) hay 1xMR-360 "Podkat"  
  - Radar phát hiện mục tiêu trên mặt nước: 3 x "Volga" (palm front).        
Hệ thống thủy âm:
- Tổ hợp thủy âm "Polinom" với anten hình bướu sống mũi tàu (Horse Jaw) và anten kéo (Horse Tail) phía đuôi tàu
Thiết bị tác chiến điện tử:
- "Start-2" (2 Bell Shroud; 2 Bell Squat; 4 Foot Ball)
Tổ hợp phóng nhiễu:
- 2 x 2 thiết bị phóng ZiF-121 PK-2
- 8 x 10 thiết bị phóng PK-10 "Smelyi"
Dụng cụ quang điện tử: 2
Radar điều khiển hỏa lực:
- 2 x "Musson" (Eye Bowl) điều khiển tên lửa chống ngầm
- 2 x 3R95 (Cross Sword) điều khiển tên lửa PK "Kinzhal"
- 1 x MR-142 "Lev-215" (Kite Screech) điều khiển pháo 100-mm
- 1 x MR-123 "Vympel" (Bass Tilt) điều khiển pháo phòng không 30-mm
Phương tiện đạo hàng vô tuyến:
- 2 x "Privod-V" (Roud House) dùng cho máy bay trực thăng
- 1 x (Fly Screen B)
Thiết bị liên lạc: - "Taifun-2S" hay "Buran-5"
Radar nhận dạng: -(Salt Pot A và B)

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Chín, 2011, 06:34:08 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pk-10_03.jpg)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/PK-10.jpg)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/PK-2.jpg)
Phóng nhiễu từ PK-10;
Thiết bị phóng PK-10;
Thiết bị phóng PK-2.


Đề án 1155, thiết kế chung:

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_32.jpg)


Ghi chú cho sơ đồ - Sơ đồ bên ngoài BPK đề án 1155:
1 – Trực thăng săn ngầm Ка-27PL; 2 – Đài chỉ huy xuất phát; 3 –Hình nón chỉ thỉ hướng gió tháo lắp được; 4 – Modul đi kèm  hệ thống điều khiển TLPK «Кilzhal»; 5 – Cảm biến của hệ thống thông báo bằng phép chiếu lazer; 6 – Trạm anten hệ thống GLONASS (hệ thống đạo hàng toàn cầu bằng định vị vệ tinh); 7 – Thiết bị truyền tải (xăng dầu) trong hành trình  «Struna»; 8 – RBU-6000; 9 – Thiết bị phóng thẳng đứng (từ hầm phóng dưới mặt boong) TLPK «Кilzhal»; 10 – Thiết bị phóng của hệ thống gây nhiễu thụ động PK-10 (систем постановки пассивных помех- ПУ НУРС СППП); 11 –Cần trục tải; 12 – Pháo 30-мм  АК-630М; 13 –Trạm anten radar hệ thống điều khiển hỏa lực pháo hạm «Vympel-А»; 14 – Trạm anten radar «Fregat-МА»; 15 – Trạm anten hệ thống đạo hàng «Privod-V»; 16 – Trạm anten tổ hợp thiết bị tác chiến điện tử «Start-2»; 17 – Tháp ngắm của hệ thống điều khiển hỏa lực pháo hạm (визирная колонка СУАО)  «Vympel-А»; 18 – Trạm anten radar dẫn đường hàng hải  «Vaigatch-Naiada»; 19-Trạm anten radar «Podkat»; 20- Anten truyền hình; 21 -Trạm anten radar định hướng vô tuyến điện; 22-Trạm anten radar điểu khiển hỏa lực pháo  «Lev»; 23-Máy ngắm theo nguyên lý kính tiềm vọng quang học của đài chỉ huy hành trình; 24 – Trạm anten radar (АП РЛС КСУС - корабельная система управления стрельбой) «Мusson»; 25 –Buồng lái và chỉ huy hành trình; 26 –Pháo 100-мм  АК-100; 27 – Thiết bị phóng của hệ thống gây nhiễu thụ động PК-2; 28 –Bầu chứa dưới sống mũi tàu anten sonar «Polynom»; 29 – Thiết bị phóng tổ hợp tên lửa chống ngầm-tên lửa hành trình (ПУ ПЛР-ПКР) «Rastrub-B»; 30 – cầu điều hướng hành trình; 31 –Trạm anten tổ hợp phương tiện tác chiến điện tử «Start»; 32 – xuồng chỉ huy; 33 – cầu điều hướng đuôi tàu; 34 – Thiết bị phóng ngư lôi 533-мм PTA-533-1155; 35 – Máy chiếu; 36 –Cầu bốc dỡ ( лацпорт помещения) anten kéo thả di động sonar «Polynom»; 37 – Xuồng tải.



(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/pic_33.jpg)


Ghi chú cho sơ đồ:Cắt dọc BPK đề án 1155:
1 – Khoang để anten kéo thả của tổ hợp thủy âm «Polynom» иthiết bị thu-thả anten; 2 –Vị trí chỉ huy xuất phát; 3 –Sitec chứa xăng máy bay; 4 –Modul đồng hành hệ thống điều khiển TLPK «Кinzhal»; 5 – Hangar chứa máy bay trực thăng; 6 – RBU-6000; 7 – Hầm phóng thẳng đứng TLPK «Кinzhal» (ВПУ ЗРК «Кинжал»); 8 –Pháo 30-мм  АК-630М; 9 –Trạm đặt và rào chắn các blok tần số cao của vũ khí vô tuyến điện tử (РТВ – радиотехническое вооружение); 10 – Trạm anten radar «Fregat-МА»; 11 –Trạm anten hệ thống «Privod-V»; 12 –Hành lang tránh bão; 13 –Trạm anten radar «Podkat»; 14 –Trạm anten radar hệ thống điều khiển hỏa lực pháo «Lev»; 15 – Trạm radar hệ thống điều khiển bắn trên hạm «Musson» (dành cho tên lửa chống ngầm); 16 –Buồng hoa tiêu và rào chắn hệ thống đạo hàng; 17 –Buồng lái và điều khiển hành trình; 18 –Hành lang các cabin sỹ quan; 19 –Trạm điều khiển bắn trên hạm  «Мusson»; 20 – Vị trí chỉ huy chính và vị trí thông tin tác chiến (ГКП и БИП); 21 –Các kubrik cho tập thể quân nhân trên tàu; 22 –Pháo 100-мм  АК-100; 23 – Khoang dưới tháp pháo 100-мм; 24 – Trạm thủy âm «Polynom»; 25 –Khoang máy tời đứng; 26 –Các kho chứa đồ khác nhau; 27 –Bầu chứa anten dưới sống mũi tàu của tổ hợp thủy âm «Polynom»; 28 – Hầm chứa xích tải; 29 – Các sitec nhiên liệu; 30 – Khoang máy mũi tàu; 31 – Khoang các cơ cấu cơ khí  hỗ trợ và chống lắc tàu; 32 –Khoang các cơ cấu cơ khí hỗ trợ; 33 –Hầm máy đuôi tàu; 34 –Sitec nhiên liệu máy bay; 35 –Ngăn bánh lái.


(Dẫn theo bản tiếng Nga: Yuri Apalkov "Tàu chiến Hải quân Xô Viết" 4 tập)
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Chín, 2011, 09:09:45 am
(tiếp)

Tàu chống ngầm cỡ lớn "Stroghii" đề án 61

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/12558886709.jpg)
BPK "Stroghii" đề án 61 tại Ấn Độ Dương tháng 10 năm 1985.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/12558886707.jpg)
BPK "Stroghii" đề án 61 tại biển Nhật Bản  sau khi va chạm với BPK "Nikolaev" đề án 1134B, 15 tháng 7 năm 1986.

Phục vụ dưới cờ quốc gia: Liên bang CHXHСN Xô viết
Năm loại khỏi biên chế: 1993
Lượng choán nước : 4390 т
Kích thước:
dài - 144 м
rộng - 15,8 м
mớn nước - 4,6 м
Tốc độ hành trình : 34 hải lý
Tầm bơi xa: 3500 dặm
Thiết bị năng lượng: Thiết bị sức kéo chính 4х 18 000 mã lực.
Vũ khí: 2x2 bệ phóng TLPK "Volna", 2x2 pháo 76,2-мм АК-726, thiết bị phóng ngư lôi 1x5 533-м, 2x12 dàn phóng bom chìm RBU-6000 (90 đạn RGB-60), 2 dàn phóng bom chìm RBU-1000 (24 đạn RGB-10), 1 trực thăng Ка-25
Thủy thủ đoàn: 266 quân nhân, trong đó có 22 sỹ quan
BPK "Stroghii" đề án 61 được đặt ky tại nhà máy mang tên 61 chiến sỹ Công xã ở Nikolaev (số nhà máy № 1709), hạ thủy 29 tháng 4 năm 1967 và 12 tháng 1 năm 1968 được ghi tên vào danh sách tàu chiến Hải quân Liên Xô, chính thức nhập biên chế 24 tháng 12 năm 1968 và 8 tháng 1 năm 1969 gia nhập đội ngũ Hạm đội Thái Bình Dương. Từ 7 đến 15 tháng 12 năm 1969 thực hiện viếng thăm Berber, Моgadishu và Кismaiu (Somalie), từ 4 đến 8 tháng 2 năm 1972 - đến Маssaua (Ethiopie), từ 2 đến 7 tháng 6 năm 1978 - đến Viktoria (quần đảo Seychell), từ 5 đến 10 tháng 11 năm 1978 - đến Hải Phòng (Việt Nam) và từ 22 đến 26 tháng 6 năm 1985 - đến Маputu (Моzambique). 1 tháng 11 năm 1990 ra khỏi biên chế chiến đấu, chuyển sang chế độ bảo quản, còn ngày 30 tháng 7 năm 1993 giải trừ vũ khí trang bị, loại khỏi biên chế Hải quân để chuyển giao cho ОFI tháo dỡ và tận dụng và ngày 11 tháng 2 năm 1994 giải tán thủy thủ đoàn. Tàu được bán cho một công ty Ấn Độ năm 1995, tàu bị chìm khi kéo trong thời gian bão cách Singapore 80 dặm.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Project61_pic_12.jpg)
Ghi chú: Sơ đồ bên ngoài các BPK đề án 61, vào biên chế trang bị sau 1966:
1 – trực thăng chống ngầm Ка-25PL; 2 – buồng trực ban trên tàu và vị trí chỉ huy xuất phát; 3 – pháo 76-мм АК-726; 4 – cơ cấu hình nón chỉ thị gió tháo lắp được; 5 – thiết bị phóng TLPK «Volna-М»; 6 – trạm anten radar điều khiển hỏa lực pháo hạm «Тurel»; 7 – trạm anten hệ thống điều khiển «Yatagan»; 8 – thiết bị phóng ngư lôi 533-мм PТА-53-61; 9 –trạm anten radar  «Кliver»; 10 –trạm anten radar «Volga»; 11 –trạm anten «Аngara-А»; 12 –trạm anten đài «Bizan-4B»; 13 –trạm truyền hình ổn định của hệ thống quan sát cảnh quan mặt nước gần MT-45; 14 –trạm anten đài «Кrab-11» và «Кrab-12»; 15 –trạm anten radar định hướng АRР-50; 16 –cầu đánh tín hiệu; 17 –buồng hoa tiêu và chỉ huy hành trình; 18 – máy ngắm kính tiềm vọng quang học của vị trí chỉ huy hành trình; 19 – vị trí hành trình; 20 –cảm biến hệ thống phát hiện ảnh nhiệt ( датчик СОТС- система обнаружения теплового следа); 21 –bầu đựng anten trạm thủy âm «Тitan» và «Vychegda»; 22 –RBU-6000; 23 – máy ngắm kiểu kính tiềm vọng quang học của vị trí chỉ huy tổng quát GKP; 24 –cầu điều hướng hành trình; 25 –xuồng chỉ huy; 26 –RBU-1000; 27 –xuồng công tác.



(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Project61_pic_11.jpg)
Ghi chú:Cắt dọc các BPK đề án 61 vào biên chế trang bị sau năm 1966:
1 – các kho chứa đồ các loại; 2 –trực thăng chống ngầm Ка-25PL; 3 –buồng trực ban trên tàu và vị trí chỉ huy xuất phát; 4 –pháo 76-мм АК-726; 5 –hầm dưới tháp pháo 76-мм; 6 –các kubrik cho tập thể quân nhân thủy thủ đoàn; 7 –thiết bị phóng TLPK «Volna-М»; 8 –hầm chứa đạn TLPK có điều khiển; 9 –trạm anten radar điều khiển hỏa lực pháo «Тurel»; 10 –các vị trí chiến đấu hệ thống điều khiển hỏa lực pháo «Тurel»; 11 –trạm anten radar hệ thống điều khiển «Yatagan»; 12 –các vị trí chiến đấu và rào chắn các khối cao tần hệ thống điều khiển «Yatagan»; 13 –thiết bị phóng ngư lôi  533-мм PТА-53-61; 14 –trạm anten radar «Кliver»; 15 –trạm anten radar «Volga»; 16 –trạm anten radar «Аngara-А»; 17 –các vị trí chiến đấu và rào chắn các khối cao tần của vũ khí điện tử (РТВ); 18 –phòng sinh hoạt chung của các sỹ quan; 19 –buồng hoa tiêu và chỉ huy hành trình; 20 –vị trí hành trình; 21 –cabin các sỹ quan; 22 –buồng chỉ huy trung tâm GKP;23 –RBU-6000; 24 –buồng tời đứng; 25 –cảm biến vết nhiệt ( датчик СОТС- система обнаружения теплового следа); 26 – hố chứa xích tải; 27 –các sitec hệ thống balat; 28 –các vị trí chiến đấu của đội viên đội thủy âm; 29 –buồng máy và dẫn động thiết bị phóng TLPK «Volna-М»; 30 –hầm chứa trạm thủy âm ổn định chống nhiễu (помехоустойчивость) "Titan" và "Vychegda"; 31 – аnten đài thủy âm «Тitan»; 32 – bầu chứa anten các trạm thủy âm «Тitan» и «Vychegda»; 33 –anten trạm thủy âm «Vychegda»; 34 – hầm chứa đạn RGB-60; 35 –sitec nhiên liệu; 36 –hành lang tránh bão; 37 –hầm máy mũi tàu; 38 – khoang các cơ cấu cơ khí hỗ trợ và chống lắc tàu; 39 –hầm máy đuôi tàu; 40 –hầm chứa đạn 76-мм; 41 –buồng bánh lái.


Đặc tính kỹ - chiến thuật chủ yếu đề án 61
Lượng choán nước , tấn
• tiêu chuẩn: 3400
• toàn bộ: 4390
Kích thước chính, m:
• chiều dài lớn nhất (theo đường mớn nước): 144 (132)
• chiều rộng lớn nhất (theo đường mớn nước): 15,8 (14)
• mớn nước lớn nhất (trung bình): 4,6 (н/д = không có số liệu)
Thiết bị nămg lượng chính: tuabin khí
• 2 máy М-3 (4 tuabin khí М-8Е), tổng công suất, mã lực (kW): 72 000 (52 900)
• Máy phát điện tua bin GTU-6, công suất, kW: 2 x (н/д)
2 trục truyền, 2 chân vịt đẩy;
Tốc độ hành trình, hải lý:
• lớn nhất: 35,5
• tiết kiệm: 18
Tầm bơi xa, dặm (tại tốc độ, hải lý): 3500 (18), 3000 (23), 2600 (34)
Bơi độc lập, ngày đêm: 10
Thủy thủ đoàn (trong đó sỹ quan là): 266 (22)

Vũ khí:
Tên lửa phòng không:
• thiết bị phóng ZIP-101 TLPK M1 "Volna": 2 x 2
- đạn tên lửa phòng không V-600 (SA-N-1 «Goa»): 32
Pháo hạm:
• pháo 57 mm ZIF-75: 2 x 1
• pháo PK 30 mm AK-230: 2 x 2
Ngư lôi:
• dàn phóng 533-мм PТА-53-61: 1 x 5
Chống ngầm:
• Dàn phóng bom chìm RBU-6000 ("Smerch-2"): 2 x 12
- đạn RGB-60: 96
• Dàn phóng bom chìm RBU-1000 ("Smerch-3"): 2 x 6
- đạn RGB-60: 24
Mìn: có thể mang theo mìn chất trên boong thượng
Hàng không:
• Máy bay trực thăng phòng thủ chống ngầm Ka-25 PLO («Hormone A»): 01 (tại sân CHC)
Vũ khí vô tuyến điện tử:
- Hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu BIUS: "More-U" trên hai tàu đóng đầu tiên hoặc "Planshet-61" trên các tàu còn lại
- Radar phát hiện chung: 2xMR-300 "Angara" (Head Net A) trên tàu đóng đầu tiên
                                         1xMR-310 "Angara-A" (Head Net C) và
                                         1xMR-500 "Kliver" (Big Net) trên các tàu còn lại
- Radar phát hiện mục tiêu mặt nước:
•2 х «Vaigatch» (Don 2 hoặc Don Kay) hoặc 2 х «Volga» (Palm Frond) trên các tàu đóng sau cùng
Hệ thống thủy âm:
• «Тitan» (Bull Nose hay Bull Horn)
• «Vytchegda»
Thiết bị tác chiến điện tử:
• «Zаliv»
• «Кrab-11»; «Кrab-12» (2 Bell Shroud; 2 Watch Dog ) hoặc
• МR-262 «Оgrada-1» (Guard Dog)
• thiết bị bảo vệ thủy âm (2)
Tổ hợp phóng nhiễu: 4x16 thiết bị phóng PK-16 trên một số tàu
Dụng cụ quang-điện tử:
•3 х МТ-45 (Tee Plinth)
•4 х (Tilt Pot)
Radar điều khiển hỏa lực:
•2 Х 4R-90 «Yatagan» (Peel Group) cho TLPK «Volna»
•2 Х МR-105 «Тurel» (Owl Screech) cho pháo
Thiết bị liên lạc: tổ hợp các thiết bị
Radar nhận dạng: н/д

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Chín, 2011, 08:32:45 pm
(tiếp)

Tàu chống ngầm cỡ lớn "Gnevnyi" đề án 57 - 1984

1957 - 1988
16 tháng 11 năm 1957 đặt ky tại nhà máy mang tên 61 chiến sỹ Công xã tại Nikolaev (số nhà máy № 1401) và 17 tháng 12 năm 1957 ghi tên vào danh sách tàu Hải quân, hạ thủy 30 tháng 11 năm 1958, gia nhập biên chế quân số ngày 10 tháng 1 năm 1960 và 22 tháng 8 năm 1960 đứng trong đội hình hạm đội Biển Đen, từ 21 đến 26 tháng 1 năm 1967 và từ 9 đến 15 tháng 1 năm 1969 thực hiện các chuyến viếng thăm Маssaua (Ethiopie), từ 15 đến 20 tháng 11 năm 1968 và từ 20 đến 25 tháng 4 năm 1972 - Каsablanka (Маrocco), từ 2 đến 7 tháng 1 năm 1969 - Аden (Nam Yemen), từ 5 đến 9 tháng 4 năm 1969 - Nairobi (Мauritius), từ 22 đến 27 tháng 11 năm 1975 - Bombei (Ấn Độ) và từ 25 đến 30 tháng 8 năm 1976 - Vancouver (Каnada).
Từ 1 đến 31 tháng 6 năm 1967 và từ 1 tháng 4 đến 31 tháng 12 năm 1968, ở trong khu vực chiến sự, thi hành nhiệm vụ chiến đấu hỗ trợ cho lực lượng vũ trang Ai Cập, còn từ 5 đến 30 tháng 6 năm 1967 - hỗ trợ lực lượng vũ trang Syrie, 13 tháng 3 năm 1969 chuyển quân số sang Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương.
Trong thời kỳ từ 1972 đến 30 tháng 12 năm 1973 được hiện đại hóa, đóng sửa lại theo thiết kế đề án 57-A tại Nikolaev và 7 tháng 3 năm 1974 chuyển phân loại sang BPK. 8 tháng 4 năm 1988 giải trừ vũ khí trang bị, loại khỏi biên chế Hải quân chuyển giao cho OFI để phá dỡ tận dụng, và 17 tháng 6 năm 1988 thủy thủ đoàn giải tán.


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/57a_11.jpg)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/57a_07.jpg)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/03463008.jpg)
BPK đề án 57A hiện ra trong kính tiềm vọng của tàu ngầm nguyên tử Mỹ "Guardfish" SSN-612;
Cấu trúc boong trên BPK và các tháp thiết bị chính đề án 57A; 
BPK "Gnevnyi" trên biển Nhật Bản ngày 10 tháng 2 năm 1983.


Đặc tính kỹ - chiến thuật chủ yếu đề án 57-A
Lượng choán nước , tấn
• tiêu chuẩn: 3750
• toàn bộ: 4500
Kích thước chính, m:
• chiều dài lớn nhất (theo đường mớn nước): 140,6 (130)
• chiều rộng lớn nhất (theo đường mớn nước): 14,8 (13,9)
• mớn nước lớn nhất (trung bình): 4,65
Thiết bị nămg lượng chính: tuabin nồi hơi
• 4 nồi hơi KV-76, 2 tuabin bánh răng chủ TV-8, tổng công suất, mã lực (kW): 72 800 (53 500)
• Máy phát điện tua bin, công suất, kW: 2 x
• Máy phát điện diesel, công suất, kW: 2 x 300
2 trục truyền, 2 chân vịt đẩy;
Tốc độ hành trình, hải lý:
• lớn nhất: 32
• tiết kiệm: 18
Tầm bơi xa, dặm (tại tốc độ, hải lý): 3100 (18)
Bơi độc lập, ngày đêm: 10
Thủy thủ đoàn (trong đó sỹ quan là): 297 (21)

Vũ khí:
Tên lửa phòng không:
• thiết bị phóng ZIP-102 TLPK M1 "Volna": 1x2
- đạn tên lửa phòng không V-601 (SA-N-1A «Goa»): 32
Pháo hạm:
• pháo 57 mm ZIF-75: 2 x 1
• pháo PK 30 mm AK-230: 4 x 2
Ngư lôi:
• dàn phóng 533-мм PТА-53-57А: 2 x 5
Chống ngầm:
• Dàn phóng bom chìm RBU-6000 ("Smerch-2"): 2 x 12
- đạn RGB-60: 144
Hàng không:
• Máy bay trực thăng phòng thủ chống ngầm Ka-25 PLO («Hormone A»): 01 (tại sân CHC)
Vũ khí vô tuyến điện tử:
- Hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu BIUS: "Planshet-57"
- Radar phát hiện chung: 1xMR-310 "Angara-A" (Head Net C) 
 - Radar phát hiện mục tiêu trên mặt nước/đạo hàng: 2 x "Volga" (palm front).       
Hệ thống thủy âm:
- Tổ hợp thủy âm: МG-332Т «Тitan-2»
Thiết bị tác chiến điện tử:
- "Zaliv" (trinh sát điện tử)
- "Krab-11" (nhiễu chủ động)
- "Krab-12" (nhiễu chủ động)
- BOKA (bảo vệ thủy âm)
Thiết bị liên lạc: tổ hợp các thiết bị
Radar nhận dạng: "Nikhrom"

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Prec57A_pic_7.jpg)
Ghi chú:Sơ đồ bên ngoài BPK đề án 57А:
1 –trực thăng Ка-25; 2 –vị trí chỉ huy xuất phát; 3 –thiết bị phóng TLPK «Volna-М»; 4 –pháo 30-мм АК-230; 5 –trạm anten điều khiển hỏa lực pháo «Rys»; 6 –trạm anten radar hệ thống điều khiển «Yatagan» của TLPK «Volna-М»; 7 –trạm anten radar «Volga»; 8-trạm anten radar «Аngara-А»; 9-trạm anten đài radar «Zaliv» và «Кrab»; 10-trạm anten radar định hướng АRР-50; 11 –máy ngắm của kính tiềm vọng trong buồng chỉ huy hành trình (buồng lái); 12 –trạm anten radar hệ thống  điều khiển hỏa lực pháo hạm «Fut-B»; 13-buồng chỉ huy hành trình; 14-pháo 57-мм ZIF-75; 15- RBU-6000; 16-cảm biến hệ thống phát hiện vết nhiệt (датчик СОТС); 17 –xuồng chỉ huy; 18 –dàn phóng ngư lôi 533-мм PТА-53-57A; 19 –tháp ngắm hệ thống điều khiển hỏa lực pháo hạm «Rys»; 20 –thiết bị bảo vệ BОКА-Du; 21 –xuồng công tác.


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Prec57A_pic_8.jpg)
Ghi chú:Cắt dọc BPK đề án 57А:
1 –sàn đặt thiết bị bảo vệ BОКА-Du; 2 –khoang bánh lái; 3 –trực thăng Ка-25; 4 –hầm dự trữ đạn dược cho máy bay; 5 –vị trí chỉ huy xuất phát; 6 –thiết bị phóng TLPK «Volna-М»; 7 –hầm đạn TLPK có điều khiển và các chi tiết phần đầu đạn; 8 –trạm điện; 9 –pháo 30-мм АК-230; 10 –trạm anten radar điều khiển hỏa lực pháo «Rys»; 11 –các vị trí chiến đấu vũ khí vô tuyến điện tử và rào chắn các khối cao tần; 12 –trạm anten radar hệ thống điều khiển «Yatagan» cho TLPK «Volna-М»; 13 –các vị trí chiến đấu của hệ thống điều khiển «Yatagan»; 14 –trạm anten radar «Volga»; 15 –trạm anten radar «Аngara-А»; 16 –trạm anten đài radar trinh sát điện tử «Zaliv» и «Кrab»; 17 – buồng hoa tiêu; 18 –máy ngắm kính tiềm vọng quang học cho vị trí chỉ huy trung tâm GKP; 19 –trạm anten radar điều khiển hỏa lực pháo hạm «Fut-B»; 20 –buồng chỉ huy hành trình; 21 –vị trí  chỉ huy trung tâm GKP; 22 –cabin sinh hoạt chung của các sỹ quan; 23 –hành lang cabin sỹ quan; 24 –pháo 57-мм ZIF-75; 25 –các kubrik ở cho tập thể quân nhân trên tàu; 26 –RBU-6000; 27 –buồng tời đứng; 28 –các kho chứa đồ khác nhau; 29 –anten đài hủy âm «Тitan-2»; 30 –hố chứa xích tải; 31 –hầm chứa đạn rocket RGB-60 cho máy phóng bom chìm; 32 –các vị trí chiến đấu của các đội viên thủy âm; 33 –hầm chứa đạn pháo 57-мм; 34-các sitec chứa nhiên liệu; 35-khoang máy nồi hơi đằng mũi; 36-nồi hơi chính KV-41; 37-khoang các cơ cấu cơ khí hỗ trợ và chống lắc tàu; 38 – cabin điều khiển từ xa thiết bị nằng lượng chính; 39 –máy tuabin bánh răng TV-8 đằng đuôi tàu; 40 –khoang máy nồi hơi đuôi tàu; 41 –khoang năng lượng; 42 –buồng máy và thiết bị dẫn động cho thiết bị phóng TLPK «Volna-М».

.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Chín, 2011, 02:49:39 pm
(tiếp)

(sposobnyi.narod.ru, clubadmiral.ru)

Tàu chống ngầm cỡ lớn "Sposobnyi" đề án 61 - 1986

Các chiến dịch phục vụ chiến đấu 1986-1987

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/0071.jpg)
Phóng đạn TLPK từ thiết bị phóng "Volna" ở đuôi tàu.

Từ 10 tháng 12 năm 1986 đến 1 tháng 2 năm 1987 gia nhập biên chế binh đoàn 17 với căn cứ đóng quân tại Cam Ranh (Việt Nam).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Soviet_Cam_Ranh_Bay_Docks.jpg)
Bức ảnh này chụp căn cứ Cam Ranh từ vệ tinh trong tháng 12 năm 1986. Tôi (người trong cuộc và là người biên soạn lịch sử hành quân tác chiến BPK "Sposobnyi") có thể khẳng định rằng khi đó  ngoài "Sposobnyi" thì không có BPK đề án 61 nào ở đó. Như vậy, con tàu đang neo đậu ở góc trái phía trên của tấm ảnh chính là BPK "Sposobnyi".
«This image was reportedly made in December 1986. It appeared in Aviation Week and Space Technology in early 1987. The image, according to AW&ST includes " a Foxtrot diesel-powered attack submarine and an Echo nuclear powered cruise missile attack submarine tied up alongside deep-water piers. Also included are a Kashin-class destroyer and a Grisha-class frigate anchored offshore.” (trích tạp chí Mỹ "Aviation Week and Space Technology 1987")

Tại Cam Ranh:
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Camran86_4.jpg)
Trên cầu tàu Mỹ.
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Camran87_3Ed.jpg)
Quân nhân ban 2 thăm một ngôi chùa ở địa phương. Ngôi chùa bỏ hoang vì nằm trong khu quân sự.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Camran87_9.jpg)
Năm mới trên cầu cảng, đằng sau là cây thông Noen.


............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Chín, 2011, 06:50:01 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/viet05.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/viet04.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/viet01.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/70.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/69.jpg)
Tập thể sỹ quan đi tham quan thành phố Hồ Chí Minh, đây là các bức ảnh Sài Gòn 1986 chụp trong cuộc đi chơi.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Chín, 2011, 08:54:48 pm
(tiếp)

Quay về với Cam Ranh đón năm mới 1987

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Camran87_6.jpg)
Hòa nhạc mừng năm mới.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Camran87_5.jpg)
Thuyền trưởng tham gia đêm văn nghệ.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Camran87_4.jpg)
Quà tặng cho ai đây? Ông già Tuyết và nàng Bạch Tuyết.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Camran87_7.jpg)
Các thủy thủ trong đêm văn nghệ.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Ed_Gl_9.jpg)
Lội nước ra bãi biển.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Camran87_10.jpg)
Năm mới trên bãi biển. Năm mới này suốt đời chúng tôi sẽ không bao giờ quên vì đây là năm ra quân, năm cuối cùng chúng tôi phục vụ.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/100dpr_1.jpg)
100 ngày nữa phục vụ tại binh đoàn 8 và binh đoàn 17. Các quân nhân nghĩa vụ sẽ ra quân chụp ảnh trên sân boong mũi. Đằng sau là cầu cảng Cam Ranh.
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Chín, 2011, 09:17:29 pm
(tiếp)

Ngày 1 tháng 2 năm 1987, chúng tôi rời quân cảng căn cứ Cam Ranh.
Ngày 4 tháng 2 năm 1987 vượt qua eo biển Singapore.
Ngày 6 tháng 2 tiếp dầu từ tàu chở dầu "Akhtuba".

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Sing86_03.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Sing86_04.jpg)
Rất nhiều tàu các loại đi qua eo biển này

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Sing86_05.jpg)
Có cả những kẻ tò mò.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Sing86_06.jpg)
Tiến lại gần, họ chụp ảnh chúng tôi và chúng tôi cũng chụp họ.


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/zapr_t63.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/zapr_t64.jpg)
Gặp tàu chở dầu "Akhtuba" và nạp dầu.


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/buoy2-1.jpg)
Gặp máy bay "Orion" hải quân Mỹ thả phao báo hiệu.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/buoy3.jpg)
Thủy thủ trưởng (botsman) vớt phao tín hiệu.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/buoy5.jpg)
Trợ lý chính thuyền trưởng (starpom) và chiếc phao tín hiệu máy bay Mỹ thả xuống.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Chín, 2011, 10:21:30 pm
(tiếp)

Ngày 15 tháng 2 năm 1987 neo đậu trong biển Arab tại vũng cảng trên đảo Sokotra, gia nhập biên chế binh đoàn số 8 (Ấn Độ Dương) của Hải quân Xô viết.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/505_my1986.jpg)
BPK "Sposobnyi" đề án 61 trong biển Arab năm 1987, phía sau là các sườn núi dốc đảo Sokotra, CHDCND Yemen.

Cán bộ công tác chính trị từ binh đoàn 8 triệu tập các cán sự đoàn Коmsomol và các chỉ huy sơ cấp và kể về perestroikagladnost, đường lối mới của đảng, chúng tôi khi ấy chẳng biết gì về những điều đó cả.
Ngoài công tác quân sự thường ngày, huấn luyện và tập trận, chúng tôi ra biển bằng xuồng, ca nhạc tự biên tự diễn nhân ngày lễ 23 tháng 2 (ngày Quân đội và Hải quân Xô Viết), đánh bóng chuyền trên boong thượng đằng lái - bóng làm bằng các cuộn dây cước, và tất nhiên rồi, câu cá.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Soc_87_21.jpg)
Trong phiên gác chống biệt kích và phương tiện lặn ngầm.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Soc_87_19.jpg)
Ra biển Sokotra.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Soc_87_17.jpg)
Ngày 23 tháng 2 năm 1987.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Soc_87_14.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Soc_87_18.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Soc_87_Ed14.jpg)
Câu cá. Có mẻ cá nhỏ. Và cũng có mẻ cá to.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Soc_87_108_Ed.jpg)
Tất nhiên, bãi biển Sokotra cũng là tuyệt đẹp.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Chín, 2011, 11:01:53 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/image002-1.gif)
Bản đồ vịnh Ba Tư 1987-1991. Nơi đây là chiến trường "chiến tranh tàu chở dầu" Iran-Iraq.

Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1987 - Vịnh Ba Tư. BPK "Sposobnyi" kiêm nhiệm thực hiện dẫn dắt và hộ tống các đoàn tàu xô viết đi qua kênh Suez. Trong thời gian này các xuồng cao tốc Iran chặn và khám xét các tàu đi qua để tìm kiếm hàng quân sự chở cho Iraq. Tàu chiến của chúng tôi hộ tống các tàu hàng khô xô viết, các hàng hóa chuyên chở trên tàu đi theo tuyến Tổng cục công trình kỹ thuật của Ủy ban Nhà nước về quan hệ kinh tế đối ngoại trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (главного инженерного управления Госкомитета по внешним экономическим связям Совмина СССР - ГИУ ГКС), và việc khám xét các tàu này là không được phép. Một lần xảy ra biến cố với đoàn "karavan" của chúng tôi. Các xuồng cao tốc Iran tiến ra cắt ngang đoàn convoie.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Pers_124.jpg)
Xuồng cao tốc Iran.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Pers_123.jpg)
Chúng đến gần.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Ed_25.jpg)
Tàu chở hàng mà chúng tôi hộ tống: "Vera Khorunzhaia".

Trên BPK lập tức báo động, đội hình các tàu chuyển từ "vệt rẽ nước" sang hàng ngang, nhằm đẩy xuồng ra khỏi "karavan". Khẩu đội pháo quay tháp pháo chĩa nòng vào người Iran. Họ bèn giảm tốc độ, chạy lên boong, xua tay, ra dấu kiểu "chúng tôi sẽ không thế nữa" và rút lui. Thường thì khi chúng tôi quay ngược trở về điểm đón các tàu ở eo biển Hormuz, các siêu tàu chở dầu khổng lồ của Nhật chứa đầy dầu cũng ghé xếp hàng liền kề và đã thực sự đi dưới sự bảo vệ của chúng tôi.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Pers_122.jpg)
Chứng kiến cuộc "chiến tranh tanker".

Về những công việc vinh quang này, người ta đã đăng trên báo "Sao Đỏ", sự thật chậm hơn rất nhiều so với các biến cố xảy ra - bài báo của thượng úy V.Nesterov và chuẩn đô đốc R.Paramonov.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Chín, 2011, 12:20:15 am
(tiếp)

Trong vịnh BaTư, chúng tôi nhớ nhất những trận bão cát, khi tàu chúng tôi bị phủ một lớp bụi và cát mỏng do gió thổi qua sa mạc mang lại, sau đó phải thu xếp rất khó khăn mới rửa sạch được. Chúng tôi gặp các tàu Mỹ và tàu của các quốc gia khác.

Một lần vào sáng sớm, frigate USS "Reid" (FFG 30) chậm rãi vượt qua chỗ "Sposobnyi" thả trôi ở khoảng cách chừng 50 m. Lúc này, sỹ quan trực ban đánh thức tập thể hạ sỹ quan sớm 30 phút, theo thói thường mọi người kéo lên boong thượng tập hợp đội ngũ một cách miễn cưỡng. Nhưng lần này, khi từ trên đó người ta kêu "Người Mỹ bên cạnh kìa!", chỉ một phút sau, cả người có phận sự lẫn không đều trèo lên hết. Tại boong trên đằng lái chiếc tàu Mỹ có hai người đang đứng, một người vận đồ đen vẫy tay cho chúng tôi. "Đi vòng", theo lệ thường khi các tàu quân sự gặp nhau, người ta không đùa chơi. Vừa vặn, còi lệnh nổi lên, 15 phút sau chúng tôi nghe thấy còi tín hiệu báo thức từ tàu "Reid".

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Pers_125.jpg)
USS Reid (FFG 30).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Pers_127.jpg)
Người Anh.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Pers_128.jpg)
Người Pháp.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/97.jpg)
Thuyền đánh cá của dân địa phương.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Chín, 2011, 12:41:16 pm
(tiếp)

Tôi vẫn nhớ tiếng những loạt đại bác nổ đằng xa vọng lại - vào các buổi chiều, khi tàu đang thả trôi về vị trí và thủy thủ đoàn xem phim trên sân thượng đằng lái, - cạnh chúng tôi đây, cuộc chiến tranh Iran-Iraq vẫn đang diễn ra. Tàu xuồng Iran của lực lượng "vệ binh cách mạng hồi giáo" bắn đạn phản lực và cả súng bộ binh vào những chiếc tàu dân sự không được bảo vệ, đồng thời họ còn thả mìn phong tỏa đường biển.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/boat06.jpg)
"Hạm đội Moskit" của Iran tại căn cứ của họ.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/boat05.jpg)
Họ tấn công tàu chở hàng trong vịnh Ba Tư.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/boat15.jpg)
"Nguyên soái Tchuikov" vấp mìn trong vịnh Ba Tư trên thủy đạo dẫn vào Kuweit ngày 16 tháng 5 năm 1987.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/boat02.jpg)
Thêm một tanker nữa là nạn nhân của một trong hai bên xung đột.

16 tháng 5 năm 1987 tanker "Nguyên soái Tchuikov" bị vấp mìn nổ trong vịnh. Tàu quét thủy lôi biển MTS "Zariad" dẫn tanker Tchuikov đến giáp lãnh hải Kuweit. 3 giờ sau, khoảng gần 20.00 h thì có thông báo tàu đã vấp mìn. Vẫn mang lỗ thủng do mìn, tàu tự mình đi đến được cảng đã định. Ngày hôm sau, 17 tháng 5 năm 1987 xảy ra sự cố với frigate "Stark" của Hoa Kỳ, tàu bị trọng thương sau khi trúng 2 trái "Exocet" phóng "nhầm" từ phi cơ "Mirage" của Iraq, dẫn tới cái chết của 37 quân nhân và làm bị thương 21 thành viên khác của thủy thủ đoàn. Họ bắn nhầm không phải chỉ có vào người Mỹ. Hoàn cảnh khi ấy nghiêm trọng như vậy đấy.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/boat27.jpg)
Máy bay Iraq "Mirage" F1EQ-5 phóng AM-39.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/boat21.jpg)
USS "Stark" FFG-31 sau khi trúng 2 trái "Exocet" ngày 17 tháng 5 năm 1987 trong vịnh Ba Tư.

Cuộc ghé đậu vào Aden không thành chắc chắn do những sự kiện tháng Giêng năm 1986, khi xảy ra cuộc xung đột vũ trang tại đó. Mật độ tập trung có thể thấy rõ - đã 6 tháng không hề có cuộc ghé đậu vào bất kỳ cảng nào (tính cả căn cứ hải quân Cam Ranh), từ ngày 3 đến 5 tháng 6 năm 1987 BPK "Sposobnyi" thực hiện chuyến ghé thăm làm việc tại cảng Djibouti (Bắc Phi). Nhiệt độ ở đó rất nóng, lên đến +45. Chúng tôi bỏ neo bên cạnh tường bến cảng gần một mái che dưới đặt những conteiner nào đó.

Trong chương trình có cuộc tiếp đón trọng thể lãnh sự xô viết trên boong tàu, có đội tiêu binh danh dự đeo tất trắng, có dây đeo danh dự và lễ phục. Ngài lãnh sự chắc chắn sẽ mụ người khi tiếp nhận một cuộc tiếp đón hoành tráng như thế. Đội tiêu binh này được người ta chọn từ những anh chàng cao nhất và tập luyện "bồng súng, chào!" với những khẩu carabin có tuốt lê trần sáng quắc từ một tháng trước.

Sau đó là "tham quan" các cửa hiệu và kinh tế thị trường địa phương. Gần như toàn bộ thủy thủ đoàn đều lao vào đóng gói các loại đồ dùng khan hiếm. Về việc không có các bức ảnh của mình - các bạn hãy xem hình ảnh chuyến đi thăm Djibouti cùng khoảng thời gian đó của BPK "Tallin".
Djibouti - không chỉ là một hải cảng, nó còn là một căn cứ quân sự Pháp. Đậu gần chúng tôi có các tàu chiến Pháp. Thường thường có vài chiến binh của họ lảng vảng gần đó, chỉ là ngồi ngắm hoặc chơi một loại bài cricket nào đó. Họ cũng đang tìm các tên lửa hành trình trên "Sposobnyi".

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/djibouti-map2.gif)

6 tháng Sáu chúng tôi đi vào Biển Đỏ. Trong những ngày đó, khi đang còn đi đến kênh đào Suez, nhiệt độ giảm từ +45 xuống +35, trên tàu bùng phát một đợt cảm lạnh, hắt hơi và ho. Trong thời gian chuyến đi tôi nhớ những ngọn lửa giếng dầu đốt cháy bừng bừng, ban đêm nhìn tuyệt đẹp.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/boat17.jpg)
Một giàn khoan dầu Iran bốc cháy ngày 18 tháng 4 năm 1988 sau khi trúng đạn trả đữa của Hải quân Mỹ do người Iran tấn công đoàn công voa các tanker.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Chín, 2011, 04:49:13 pm
(tiếp)

12 tháng 6 năm 1987 – chúng tôi đi qua kênh Suez. Trên hai bờ kênh Suez - những chiếc xe tăng cháy đã rỉ sét, những cỗ pháo bị phá hủy, các công sự, các đồn bốt quân sự - dấu vết cuộc chiến cách đây chưa lâu. Chiếc máy ảnh "Zenit" của tôi lại mới hỏng - nắp che bảo hiểm bong ra vì cái nóng tại Sokotra. Vì vậy ảnh của tôi không có, đây là những thứ tương tự mà tôi tìm thấy trên internet.


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Port-Said-05.jpg)
BPK "Sposobnyi" tại Port-Said, Ai Cập.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Dynamap_suez.png)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Pers_gulf_Halul_1986.jpg)
Supertanker khi chở đầy dầu.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/suez_016_m-1.jpg)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/suez_008_m.jpg)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/T-64_DN-ST-84-05065.jpg)
Cảnh các đoàn tàu được hộ tống trên kênh Suez và cảnh trên hai bờ kênh.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/800px-Suez_Canal_Bridge.jpg)
Kênh Suez và cầu dây văng vượt qua kênh do người Nhật viện trợ phần lớn và xây dựng, khánh thành năm 2001.
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Chín, 2011, 12:19:01 pm
(tiếp)

Chúng tôi đi vào biển Địa Trung Hải, chúng tôi đã đến đúng chỗ gặp với Binh đoàn Địa Trung Hải của Hải quân Liên Xô và đi tiếp.
19 tháng 6 năm 1987 chúng tôi bắt đầu qua eo biển Bosphor, đã nhìn thấy bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, thấy Stambul - nguyên là Constantinopol. Chúng tôi đi vào eo Bosphor buổi sáng, biển và trời mù sương, bởi vậy các bức ảnh không được rõ.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bosf_37.jpg)
Cầu treo tại Stambun (Thổ Nhĩ Kỳ) qua eo biển Bosphor nối liền 2 bờ Âu-Á.

Chúng tôi đã đi vào Biển Đen, Ngày Giải Ngũ đã gần hơn...
22 tháng 6 năm 1987 chúng tôi đã neo tại tường bến trong vịnh của thành phố Sevastopol.
Chúng tôi ra khơi đi thử nghiệm hành trình với các chuyên gia – trước khi vào nhà máy, tàu được tăng đến tốc độ cực đại. Chờ đợi mệt mỏi lệnh ra quân từ Vladik.
Và đây rồi - đội hình của những "chàng dân sự" (đã mặc quần áo "dân thường") sau chưa đầy 5 phút, tạm biệt con tàu. Đó là ngày 27 tháng 6 năm 1987, đúng 3 năm trước tôi "cùng với đồ đạc" đến ủy ban quân sự địa phương - ngày 27 tháng 6 năm 1984).

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Emel_dmb.jpg)
Ngày ấy chúng tôi sẽ nhớ mãi. Và cũng như Zioma (Oleg Zemliakov) người đầu tiên phóng như bay xuống từ cầu thang lên xuống tàu mà gào tướng lên rằng cậu ấy là người đầu tiên ra quân trong năm 87, khi mà chúng tôi vượt qua tường rào trường thủy thủ tàu ngầm, và khi trong phiên trực của họ quả cầu đã được treo lên thì khi đó cả đám giải ngũ chúng tôi đã đi qua cổng kiểm soát.
Ba ngày sau tôi đã ở nhà.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Chín, 2011, 02:01:33 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/109_Uraevsk1972_.jpg)
BPK "Sposobnyi" đề án 61 năm 1972. Tại căn cứ Hạm đội Thái Bình Dương tàu neo đậu ở cầu tàu số 3 cùng với Tuần dương hạm Chỉ huy của hạm đội - Tuần dương hạm đề án 68 "Đô đốc Senyavin", các BPK "Odarennyi", tuần dương hạm tên lửa "Varyag". Tàu thuộc quân số lữ đoàn tàu tuần dương tên lửa số 175 Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương.

Các chiến dịch phục vụ chiến đấu thời kỳ 1972-1975

Tháng 11 năm 1973 - tháng 3 năm 1974. BPK "Sposobnyi" (số mạn № 109) - Nhiệm vụ Quân sự trong Ấn Độ Dương (Cảng Port Louis, Аden, Bombei).
Theo truyền thống, trong thời gian mỗi chuyến hành quân, trên thủy đạo dẫn vào eo Đối Mã, thường tổ chức mit tinh và thả các vòng hoa tưởng nhớ các thủy thủ Nga hy sinh năm 1905.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/011.jpg)
Tháng 11 năm 1973. Chúng tôi đang đến gần eo Đối Mã. Thuyền trưởng Kolesnikov và đội thủy thủ. Mit tinh tưởng nhớ các thủy thủ Nga.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/012.jpg)
Tháng 11 năm 1973. Vượt qua đường xích đạo. Thần biển Neptune - chỉ huy ban tác chiến 2 thượng úy hải quân Butenko.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/equator73.jpg)
Chứng nhận "Vượt qua đường xích đạo", ảnh của thủy thủ V.M.Uraevskii.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/109.jpg)
Tháng 12 năm 1973. Neo ở quần đảo Chagos. Chúng tôi chuẩn bị vào Port Louis.Ảnh của V.N.Panasenko.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/019.jpg)
Tập luyện: Ngư lôi mạn trái.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/018.jpg)
Tập luyện: Ngư lôi mạn phải.

Về nhiệm vụ quân sự phục vụ chiến đấu giai đoạn này của BPК "Sposobnyi", thủy thủ Uraevskii V.М. kể lại như sau:
Tôi phục vụ trên BPK «Sposobnyi» từ tháng 11 năm 1972 đến tháng 5 năm 1975. Tôi đã được đào tạo ở Sevastopol, sau đó đáp tàu hỏa đến nhận nhiệm vụ ở Hạm đội Thái Bình Dương tại vịnh Strelok. Con tàu mấy tháng sau mới về nhập quân số Hạm đội Thái Bình Dương. Tàu đến từ Sevastopol, nơi nó tiến hành tất cả các thử nghiệm, đi vòng qua Châu Phi, băng qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nó còn mới như "nguyên dầu mỡ". Tôi được phân về tàu sau khi nó được ghi tên vào quân số tàu chiến Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương. Đó là thủy thủ đoàn thứ 2 sau khi tàu được tiếp nhận vào biên chế trang bị. Tôi phục vụ tại ban kỹ thuật vô tuyến (RTS) làm trắc thủ radar «Тurel». (Tôi được đào tạo về chuyên ngành này trong trường).
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Chín, 2011, 07:15:42 pm
(tiếp)

Đầu tiên tôi là trắc thủ vận hành, sau đó là trung sỹ chỉ huy khẩu đội, rồi cả hai khẩu đội radar «Тurel». Đây là một ê kíp sống với nhau rất thân ái, các cha chú hầu như không có. Và dẫu sao tất cả vẫn kính trọng các bậc cha chú. Họ đã hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của mình trong thời gian chuyến đi biển xa đầu tiên. Đến giờ tôi vẫn nhớ "ông chú" của mình, một anh chàng rất cừ khôi. Thỉnh thoảng tôi sửa sang các bộ quân phục, đánh sạch sàn tàu trong buồng máy.Chúng tôi tham gia vào các chiến dịch quan trọng. Hơn 2 tháng chúng tôi rời xa cầu bến, đi thực hiện nhiệm vụ, lúc tới đảo Guam, lúc về phương Bắc. Lúc tham gia thử nghiệm các tàu ngầm nguyên tử trang bị vũ khí tên lửa, lúc lại thi hành các nhiệm vụ khác. Tôi đã tham gia vào 3 nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, mỗi chiến dịch kéo dài nửa năm. Chúng tôi đã đến khắp nơi trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng tôi đã ở trên đảo Sokotra, đã đến Aden, Bombei, Port-Louis và những nơi khác. Từ tháng 11 năm 1972 đến tháng 5 năm 1975, thuyền trưởng của chúng tôi là thiếu tá hải quân Kolesnikov, một chỉ huy xuất sắc và trẻ - 28 tuổi, (khi chúng tôi ra quân, anh ấy cũng vào Học viện Quân sự và tạm biệt con tàu cùng chúng tôi). Chúng tôi cùng nhau chia tay con tàu, cúi chào và ra đi. Cho đến tận hôm nay, trong mắt tôi vẫn thấy hiển hiện buổi sáng đầy nắng và 14 quân nhân được giải ngũ cùng thuyền trưởng tạm biệt "Sposobnyi". Một chiến hạm vinh quang.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/z_rocket_45.jpg)
Đạn V-600 của tổ hợp tên lửa phòng không "Volna" sẵn sàng tại bệ phóng và anten radar "Turel" điều khiển hỏa lực pháo 76,2 mm AK-726 trên boong BPK đề án 61.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Ed_Gl_23.jpg)
Nạp đạn ngư lôi vào thiết bị phóng PTA-53-61 trên BPK đề án 61.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Ed_Gl_52.jpg)
Bầu chụp rẽ dòng dưới sống tàu của đài thủy âm. BPK đề án 61.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Ed_Gl_38.jpg)
Các chân vịt chính của tàu.

Ngày 10 tháng 7 năm 1973 tàu được đổi số mạn từ №561 sang số №109 và ngày hôm sau 11 tháng 7 tàu ra khơi hành quân vào biển Philippin tới đảo Guam tham gia một chiến dịch chống ngầm tại biển Philippin. Chúng tôi đi qua eo biển Tsugaru (Sangarskii). Trước khi đi ra Thái Bình Dương, chúng tôi kéo một chiếc tàu ngầm diesel và một công đôi việc tham gia thử nghiệm trạm thủy âm kéo thả (có thể đó là lý do mà khi tu sửa hiện đại hóa "Sposbnyi" người ta đã sửa lại phần đuôi). Tàu trở về căn cứ ngày 20 tháng 8 năm 1973.

2 tháng 11 năm 1973 BPK "Sposobnyi" (số mạn № 109) đi thực hiện nhiêm vụ phục vụ chiến đấu trong Ấn Độ Dương.

21 tháng 11 năm 1973 con tàu cắt qua đường xích đạo tại vị trí kinh tuyến 75º Đông. Tất cả các thủy thủ đều được trao chứng nhận "Đã vượt qua đường xích đạo".

17 - 27 tháng 12 năm 1973 - thăm chính thức Port-Louis (đảo Mauritius), trong thành phần một biên đội tàu chiến cùng với tuần dương hạm chỉ huy (KRU) «Đô đốc Senyavin» và một tàu ngầm đề án 641, dưới cờ của Phó tư lệnh thứ nhất Hạm đội Thái Bình Dương chuẩn-đô đốc Maslov V.P.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Mavriki.jpg)
Lenin tại Port-Louis.

7 tháng Giêng- 14 tháng Giêng 1974 - ghé vào cảng Aden trong một chuyến viếng thăm và làm việc.
9 tháng 2 - 15 tháng 2 năm 1974 BPК "Sposobnyi" trong thành phần một biên đội tàu chiến dẫn đầu là KRU «Đô đốc Senyavin» ghé thăm và làm việc tại Bombei (Ấn Độ).

7 tháng 3 năm 1974  tàu trở về căn cứ. Cuối tháng 4 năm 1975  số mạn tàu được đổi sang №544.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/013.jpg)
Tháng 3 năm 1974. Trở về căn cứ sau khi hoàn thành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Smirnov và thuyền trưởng BPК "Sposobnyi" Коlesnikov. Cuộc đón tiếp trọng thể diễn ra trên KRU "Đô đốc Senyavin".

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Chín, 2011, 12:09:36 am
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Port_Lui.jpg)
Tại bến cảng Port-Louis năm 1973.

Quá trình phục vụ trong những năm đó đầy ắp sự kiện, và trong trí nhớ các thủy thủ chúng chỉ là một chuỗi liên tiếp không ngừng các chuyến ra khơi. Tại bến gần như tàu không có mặt - chỉ khi tiếp nhiên liệu mà thôi, thậm chí lương thực cũng tiếp tế trên biển.
Từ 25 đến 30 tháng 8 năm 1976 - thăm chính thức cảng Vancouver (Canada), trong thành phần một biên đội tàu chiến (BPК "Gnevnyi", tanker "Ylim"), dưới cờ tư lệnh binh đoàn tác chiến số 10 chuẩn đô đốc Varganov V.F.

Người Mỹ đã viết về cuộc viếng thăm này khá thú vị :
"17 tháng 8 năm 1976 Hải quân Каnada phát hiện ra một tên lửa sôviet bị chìm gần Vancouver, bãi biển Crescent Beach, nhưng không thể vớt nó lên được. Thủ tướng Trudo khi đó không cộng tác với chính quyền Hoa Kỳ mà triệu đại sứ Liên Xô, ông Nikolai Makarov đến Ottawa và chính thức yêu cầu Liên bang Xô Viết phải có mặt tại chỗ và trục vớt rồi đem nó đi..
Và họ đã làm điều đó. 25 tháng 8, ba tàu sô viết tới thăm Vancouver - trong đó có hai khu trục hạm Sposobnyi và Gnevnyi, cùng tàu chở dầu Ylim. Chuẩn đô đốc Vladimir Varganov có mặt trên một trong hai chiếc tàu đó và sử dụng chuyến thăm "thân thiện" làm bình phong. Ngày hôm sau các thợ lặn Canada khẳng định rằng quả tên lửa đã không còn ở đấy nữa."


Đầu năm 1977 tàu nằm tại nhà máy Viễn Đông, 26 tháng 8 cùng năm đó, tàu tham gia cuộc tập trận kiểm tra chống ngầm trong sự hợp đồng cùng máy bay hải quân và lực lượng phòng thủ chống ngầm.

1979 - BPК «Sposobnyi» cùng các con tàu khác của binh đoàn tác chiến 10 Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương: Tuần dương hạm chỉ huy «Đô đốc Senyavin», tuần dương hạm tên lửa «Đô đốc Phokin», các BPK «Vasili Chapaev» và «Stroghi» thực hiện trợ giúp Việt Nam trong thời gian xung đột vũ trang với CHND Trung Hoa.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/0070.jpg)
BPK "Sposobnyi" năm 1975.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Chín, 2011, 01:49:16 am
(tiếp)
Phục vụ chiến đấu trong những năm 1982-1985

1982 - BPК "Sposobnyi" gia nhập đội hình lữ đoàn tàu chống ngầm số 201 Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, trú đóng tại bến số 33, ở trung tâm thành phố Vladivostok.

Năm 1982 tàu (số mạn № 544) hai lần ra khơi trên biển Nhật Bản thực hành theo dõi các tàu chiến Mỹ.
Trong năm 1982 từ 9 đến 13 tháng 6 - thăm chính thức cảng Colombo (Shri Lanka) trong thành phần một biên đội tàu chiến của binh đoàn tác chiến số 8 Hải quân Liên Xô (tàu tuần tiễu "Groziatsii" và tàu chở dầu "Petchenga") dưới sự chỉ huy của Phó tư lệnh binh đoàn tác chiến số 8 chuẩn đô đốc Semenov G.I.

Từ 17 tháng 12 năm 1982 đến 23 tháng 6 năm 1983 - Nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong Ấn Độ Dương, tàu mang số mạn № 544. Tàu ghé đậu tại các căn cứ và các cảng Кam Ranh (СHXHCN Việt Nam), Коlombo (đảo Ceylon - Shri Lanka), Аden (CHDCND Yemen - Nam Yemen).
Trong thời gian thăm cảng Аden tàu đã đưa xuống một số thủy thủ - hiệu thính viên, những người mà sau đó đã 3 năm phục vụ sứ mạng quân sự của chúng ta tại đây. Rất thú vị là năm 1985, BPK "Sposobnyi" lại chở các thủy thủ đó từ Aden trở về, bây giờ là giải ngũ.

Tháng 3 năm 1983 tàu tham gia vào chiến dịch thu hồi thiết bị "BOR-4" đã hạ cánh xuống mặt nước Ấn Độ Dương, đó là mẫu thử cho tàu vũ trụ "Buran" (tên gọi chính thức "Kosmos-1445").
Thiết bị đã hạ cánh xuống mặt nước Ấn Độ Dương ngày 16.03.1983 tại vị trí cách quần đảo Dừa 556 km về phía nam sau khi thực hiện xong một vòng bay theo quỹ đạo, việc thu hồi diễn ra dưới sự quan sát của các máy bay trinh sát hải quân Australia.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Cocos_Keeling_Islands-CIA_WFB_Map.png)
Cocos (Keeling) Islands.


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-15.gif)
Sơ đồ cấu trúc BOR-4.
Ký hiệu quy ước:
1 - phần mũi tàu chế tạo từ vật liệu tổng hợp bền nhiệt "các bon - dẫn xuất các bon" có tên gọi "Gravimol" - (носовой теплозащитный обтекатель из жаропрочного "углерод-углеродного" композитного материала "Гравимол" - viết tắt các chữ cái đầu của 3 đơn vị khoa học tham gia chế tạo vật liệu này: НИИ "Графит", ВИАМ и НПО "Молния"); 2 - nguồn dòng điện hóa học (acquy) -(электрохимический источник тока (аккумулятор));
3 - thùng chứa nhiên liệu của động cơ phản lực nhiên liệu lỏng có thành phần nhiên liệu gồm nitrogen tetroxide + unsymmetrical dimetylhydrazine - (топливный бак для газореактивных ЖРД с компонентами топлива азотный тетраксид + несимметричный диметилгидразин); 4 - hệ thống dù cứu nạn - парашютная система спасения; 5 - blok hệ thống tự động tính toán điều khiển (và dẫn đường) - блоки автономной бортовой системы управления (и навигации); 6 - các blok hệ thống đo đạc vô tuyến từ xa - (блоки радиотелеметрической системы); 7 - các thiết bị khoa học - (научная аппаратура); 8 - hệ truyền động quay các tấm consol cánh - (силовой привод поворотных консолей крыла); 9 - các tấm consol quay (xếp) cánh thiết bị bay vũ trụ BOR-4 - (поворотные (складывающиеся) консоли крыла); 10 - bộ ổn định đuôi (sống) thiết bị bay vũ trụ BOR-4 - (хвостовой стабилизатор (киль)); 11 - hai blok các động cơ phản lực khí (trên hai động cơ phản lực nhiên liệu lỏng) của hệ thống điều khiển chuyển hướng (độ nghiêng cánh, quỹ đạo?) thiết bị bay vũ trụ BOR-4 - (два блока (по два ЖРД) двигателей газореактивной системы для управления по крену); 12 - các khối trung tâm từ 4 động cơ phản lực khí của động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng có nhiệm vụ điều khiển độ chòng chành và đảo lái cho thiết bị bay vũ trụ BOR-4 - (центральных блок из четырех газореактивных ЖРД для управления по тангажу и рысканью); 13 - khung sườn chịu lực phía đuôi tàu, nhờ đó thiết bị bay được liên kết với tầng cuối tên lửa mang - (хвостовой силовой шпангоут, по которому аппарат крепится к последней ступени ракеты-носителя).


(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-6.gif)    (http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-7.gif)  (http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-8.gif)


Thu hồi "Kosmos-1445", ảnh chụp của Hải quân Australia.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-16.jpg)(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-17.jpg)(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-15-1.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-13.jpg)(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-12.jpg)(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-14.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-11.jpg)(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-10.jpg)(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-9.jpg)

Ghi chú:
hàng ảnh trên từ trái qua phải:
1. Trực thăng tìm kiếm-cứu nạn Ka-26 phát hiện ra BOR-4 và ném phao báo hiệu vô tuyến bổ sung.
2. BOR-4 bơi trong khi chờ đợi tàu thu hồi và vận chuyển tới gần, phía sau là phao tín hiệu vô tuyến bổ sung
3. BOR-4 đang được móc kéo bằng cần cẩu ở phía ngoài boong tàu. Hãy chú ý đến người đàn ông trên boong mặc đồ chống khí gaz.

hàng ảnh giữa từ trái qua phải:
4. Nâng BOR-4 lên. Đằng sau có thể thấy lưới quét hình vuông dự trữ chuẩn bị cho trường hợp nếu phải nâng thiết bị vũ trụ lên trong điều kiện có bão.
5. "BОR-4" treo phía trên tàu tìm kiếm-cứu nạn.
6. Nâng "BОR-4". Từ boong tàu người ta đang phun nước để rửa sạch những thứ độc hại còn lại của nhiên liệu AT+NDMG (АТ+НДМГ) trên thiết bị bay vũ trụ này.

hàng ảnh cuối từ trái qua phải:
7. Hạ BOR-4 xuống boong tàu, đằng sau là người đàn ông mặc quần áo bảo vệ hóa học chống khí ga độc.
8. Giằng néo BOR-4 trên boong. Năm người đàn ông ngắm đối tượng của máy ảnh kẻ thù.
9. Giai đoạn chung cuộc của chiến dịch khi cố định được "BOR-4" trên boong tàu. Bình hình nón - máy phương vị đã được tháo dỡ.



(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-14-1.gif)(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/bor4-1.gif)

Ghi chú cho sơ đồ:
Thiết bị bay kiểu "BOR-4"
1. Phần chóp mũi rẽ dòng từ vật liệu GRAVIMOL có lớp phủ chống oxy hóa M-46; 2. Các tấm bảo vệ chống nhiệt TZMK-10 có lớp phủ màu đen EVTCH-4M1U3; 3. Các tấm bảo vệ chống nhiệt TZMK-10 có lớp phủ màu trắng EVS-4; 4. Lớp bảo vệ chống nhiệt dẻo ATM-19 có lớp phủ màu trắng UF-11; 5. Cảm biến đo nhiệt lượng; 6. Lớp sơn màu chỉ thị nhiệt bề mặt ngoài phía trên và phía dưới; 7. Các cặp nhiệt ngẫu trên mũi rẽ dòng, trên các tấm TZP và thân chịu lực; 8. Chỉ thị nhiệt trong các khe hở giữa các tấm.


PS: ảnh BOR-4 dẫn từ nguồn buran.ru
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Chín, 2011, 03:24:31 pm
(tiếp)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Sahalin201983-2.gif)
Bản đồ vị trí xảy ra sự kiện rơi chiếc KAL 007 của Korean Airlines ngày 1 tháng 9 năm 1983. Dẫn theo: http://clubs.ya.ru/polit/replies.xml?item_no=170618

Năm 1983 BPК "Sposobnyi", (cùng một tàu đề án 61 khác của Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương BPК "Оdarennyi") ra khơi đến vị trí rơi chiếc máy bay Hàn Quốc bị bắn hạ - Boeing «Race 007».
Từ 26 tháng 3 đến 23 tháng 4 năm 1984 - một nhiệm vụ phục vụ chiến đấu ngắn tại Việt Nam, thực hiện cứu kéo một tàu ngầm nguyên tử bị nạn về cảng Cam Ranh, rồi sau đó trở lại Vladivostok.

Cuộc viếng thăm bất thành

Lúc đầu kế hoạch tác chiến được lập có cuộc thăm viếng chính thức Ấn Độ, tại cảng Bombei. Trên tàu ngoài các hàng hóa sản phẩm cần thiết còn mang theo các sách báo tuyên truyền bằng các thứ tiếng khác nhau (tiếng Anh, Pháp, Ả rập, Hindu và một số ngôn ngữ khác), một loạt các quan chức cấp bậc các loại cũng như cả đoàn ca múa của Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, đoàn mà sau đó đã trực tiếp biểu diễn trên boong thượng đằng lái trong thời gian chuyến đi trên biển làm các thủy thủ rất hài lòng.
Nhưng chuyến thăm đã không thành. Ngày 31 tháng 10 năm 1984 xảy ra vụ mưu sát dẫn đến cái chết của Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi. Tin được biết khi tàu đang trên đường đến Việt Nam. Bởi vậy khi tới Cam Ranh, tất cả hành khách và đoàn văn công được chuyển sang tàu quân y "Irtysh" của Hải quân Xô Viết lúc đó đang đậu tại chỗ, - để chờ chuyến về nhà.

Những chiếc tàu bệnh viện "tàu thủy trắng của Hải quân" này phục vụ tại hạm đội để làm chỗ ở và nghỉ ngơi cho các thủy thủ đoàn tàu ngầm, trở về sau chuyến thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, để chăm sóc y tế và phục hồi sức khỏe các thủy thủ đoàn các tàu đang làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu.
Có những cuộc nói chuyện không chính thức nhưng lại rũ bỏ được trạng thái stress cho các thủy thủ sau sự chịu đựng dài ngày, bởi thế trong các cuộc trò chuyện như vậy các cô y tá trẻ trung xinh đẹp tha hồ tán dóc. Thủy thủ đoàn "Sposobnyi" cũng tiến hành khám sức khỏe trên tàu quân y "Irtysh", nhưng dường như với các em gái y tá mọi yêu cầu tán tỉnh thêm chút nữa cũng như kiểu xin thêm một chút vodka sẽ chẳng đi đến đâu.

Việt Nam

Từ lịch sử: với sự cuốn gói của quân đội Mỹ ra khỏi đất nước này năm 1974, để có sự hiện diện của lực lượng Hải quân trên các biển phía Nam Thái Bình Dương, Hải quân Xô Viết đã thành lập binh đoàn tác chiến số 17 đóng quân tại cảng Cam Ranh (Việt Nam). Từ 1980 một PMTO đã bắt đầu thực hiện chức năng của mình ở Cam Ranh, nơi diễn ra sự đảm bảo hậu cần và sửa chữa nhỏ tàu thuyền. Thực tế tất cả các tàu từ Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương đi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu đều nhất định sẽ ghé vào Cam Ranh.
Việt Nam trong những năm này còn phải chịu những quan điểm thù địch.
Chỉ mới 9 năm từ khi kết thúc cuộc chiến tranh với người Mỹ (tính đến thời điểm 1984), còn trong năm 1979 đã xảy ra cuộc xung đột với Trung Quốc. (Khi nhìn thấy những người Uzhbek trong số các thủy thủ xô viết, người Việt Nam ném đá vào họ và kêu lên "tàu, tàu!" - vì bề ngoài họ giống  với kẻ thù - quân trung quốc).
Cam Ranh - căn cứ hải quân cũ của Mỹ, được Việt Nam cho Liên Xô thuê. Tại cầu tàu đứng trên các cọc đúp mà "Sposobnyi" neo đậu có gì đó theo kiểu "made in USA". Gần căn cứ là một bãi bừa bộn các khí cụ tàn tích của chiến tranh đã gỉ sét – trực thăng cháy, xác xe tăng gỉ hoen, hàng rào dây thép gai trên những bức tường đã đổ nát. (Những người có trách nhiệm thu dọn phế liệu còn chưa lai vãng tới đây). Các ngôi nhà nhỏ mà người Mỹ trước đây dùng ở và nghỉ ngơi trên bờ biển căn cứ Cam Ranh nay đã hoang tàn.

Sau khi chiến thắng người Mỹ, người Việt Nam sống rất nghèo khổ, các túp lều của họ có mái lợp lá dừa, trẻ con lem luốc không áo quần chạy khắp nơi. Nói chung là cảnh nghèo đói và hoang tàn về kinh tế. Trong thời gian đến phiên đổ các loại thực phẩm và đồ ăn bỏ đi từ các tàu Liên Xô đang đóng quân trong vịnh Cam Ranh, các cư dân địa phương kéo đến với các xe đẩy tay thô sơ và xe rùa. Sau khi xắn cao ống quần, họ trèo lên chiếc xe có rơ mooc, đi trong đống phế phẩm ngập đến đầu gối để tìm khoai tây, bánh mì và thực phẩm cho vào những xô và thùng của mình. Nếu như có một con vật nuôi trong nhà, có lẽ họ sẽ không ngừng tìm kiếm. Tuy nhiên, các "korifan" Việt Nam vừa mỉm cười với các thủy thủ Liên Xô, vừa vui vẻ thì thầm cái gì đó với nhau, sự lạc quan của mìmh họ không thể ghìm được. Chắc chắn sự lạc quan đó đã giúp họ sau 20 năm xây dựng lại đất nước của mình, và cũng với cùng một tốc độ như vậy mà cuộc cải tổ "perestroika" của chúng ta đi về đâu.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/505_Glaz1985.jpg)
"Sposobnyi" năm 1985.

Từ 23 tháng 10 năm 1984 đến 1 tháng 7 năm 1985 - Nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại Ấn Độ Dương. Con tàu (số mạn № 505) thực hiện 3 chuyến thăm tại cảng Аden (Yemen), trực chiến ở đảo Sokotra, Аbd-El-Кuri, Pirim (CHDCND Yemen), thi hành nhiệm vụ tại eo biển Bab-el-Мandev và tại quần đảo Dakhlak, Notra (Ethiopie). Điểm đánh giá chung cuộc về thực hiện nhiệm vụ của chúng tôi là điểm "tốt" - "хорошо".
Năm 1985 tàu kỷ niệm 15-năm ngày thành lập. Trong thời gian tàu sửa chữa ở nhà máy Viễn Đông, theo sáng kiến của ban chỉ huy tàu, đã phát hành kỷ niệm chương được trao tặng cho tất cả các thủy thủ của BPK "Sposobnyi".

1985 - sau khi ra khỏi nhà máy sửa chữa, tàu lại ra khơi ngoài biển Nhật Bản để theo dõi tàu sân bay Mỹ RANGER (số mạn №61), hằng đêm tăng tốc độ cực đại, truy tìm kẻ thù đang mưu toan tránh né sự đeo bám của đối thủ.
Tại Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương từ đầu những năm 1980 có tất cả 4 tàu thuộc "đề án 61": các BPК «Оdarennyi», «Stroghi» và «Sposobnyi», và một tàu dự trữ là BPК «Steregushii». Các tàu lớp này đã được khai thác sử dụng với cường độ cao. Tới giữa những năm 198x, «Sposobnyi» đòi hỏi phải sửa chữa cơ bản. Năm 1986 đã có quyết định cử nó tới nhà máy Sevmorzavod tại Sevastopol để hiện đại hóa, còn "tiện thể" thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, mà có lẽ là nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cuối cùng.

PS: bãi rác Nga này ở cổng vùng 4 ngày xưa các "mệ" vùng 4 thầu đấy ạ.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Chín, 2011, 12:11:33 pm
(tiếp)

"Bức màn sắt"

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Sposobny_15.jpg)
Kỷ niệm chương 15 năm thành lập con tàu - đơn vị quân đội 26823.

Chúng tôi lưu lại Việt Nam không lâu. Vào một trong những ngày đẹp trời nhất bắt đầu chuyến đi của chúng tôi vào Ấn Độ Dương, tới nơi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu. Việc thường ngày là các cuộc gặp gỡ đủ loại tàu thủy nước ngoài và các phương tiện bay tò mò của các kẻ thù tiềm năng.

Khi đi qua eo Sìngapore có một trường hợp báo động tập - tăng tốc toàn phần, vượt qua đoạn eo biển hẹp. Trên boong thượng (tôi không khẳng định vì không tận mắt nhìn thấy) là các sỹ quan của tàu mang theo vũ khí. Hồi đấy người ta không tin các thủy thủ - nếu bỗng nhiên có ai đó, một tên suy đồi – ví như có một kẻ bất đồng chính kiến đáng nguyền rủa nào đó , cải trang và lọt qua lưới sàng lọc của các nhân viên đặc biệt trong chuyến đi thi hành nhiệm vụ chiến đấu, nhảy xuống biển bơi về phía cuộc sống ngọt ngào bị cấm đoán ở nước ngoài, mà nó thì đang hiển hiện ở đây - những dãy đèn quảng cáo và những du thuyền của các triệu phú. Và khi đó - súng sẽ nổ tiêu diệt ngay - không cho lũ phản bội Tổ quốc thoát khỏi bức màn sắt! Một ngày trước khi đi qua eo biển - lệnh cho toàn tàu - bàn giao tất cả các TV, không xem truyền hình tư bản chủ nghĩa. Chúng tôi đi qua eo biển vào buổi tối, nhưng bất chấp lệnh cấm, chúng tôi vẫn nhìn qua cánh cửa nặng nề khép hờ những ánh đèn sặc sỡ muôn màu, những tòa nhà chọc trời, giống như trong các bức ảnh hiện đại của Singapore.

Tiện dịp. thuyền phó chính trị kể chuyện ở Cam Ranh có một thủy thủ mưu toan chạy trốn khỏi một con tàu. Ban đêm, hắn ta đập vào đầu một đồng chí của mình - một người lính gác chống biệt kích và phương tiện lặn ngầm, rồi hắn bám dây neo tụt xuống nước bơi vào bờ. Các chiến sỹ biên phòng Việt Nam đã bắt được hắn ở một nơi khá xa Cam Ranh và trao trả cho chúng ta. Hắn ta mang theo người, ngoài quần áo là bản đồ, sách học tiếng Anh - đã chuẩn bị từ trước. Ai biết rõ hãy kể chi tiết câu chuyện thú vị này xem.

Đi vào Ấn Độ Dương

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/sea3_014_m.jpg)
Hoàng hôn trên biển vùng nhiệt đới.

Sau màu vàng đục của biển "Nam Trung Hoa", lập tức ta thấy ngay sự thay đổi - nước trở nên trong suốt chuyển sang màu xanh biếc, đêm về biển lấp lánh - những sinh vật phù du phát sáng. Không khí trong và sạch, nhưng ban ngày rất nóng, +40, +45. Hoàng hôn và rạng đông - những cảnh tượng đẹp đẽ hiếm có. Bạn hãy trèo lên boong thượng đằng lái vào buổi chiều tối hút thuốc sau bữa ăn chiều - và hãy ngắm hoàng hôn trên biển.

Các phiên trực trên đường đi trôi qua nhanh chóng, cuộc hành quân chấm dứt tại đảo Sokotra, nơi con tàu gia nhập đội hình binh đoàn tác chiến số 8 Hải quân Xô Viết.

Từ lịch sử: Binh đoàn "Ấn Độ Dương" - binh đoàn tác chiến số 8 ra đời từ 1968. Năm 1971 trong thời gian xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, binh đoàn số 8 (Ấn Độ Dương) của Hải quân Liên Xô  trong đội hình một nhóm các tàu ngầm và tàu mặt nước do chuẩn đô đốc Krugliakov chỉ huy được gửi đến biển Arab nhằm biểu dương sự hiện diện và giám sát sự phát triển các sự kiện trong vùng biển Arab, cũng như tại khu vực vịnh Ba Tư. Vị trí căn cứ đóng quân thường trực của binh đoàn là vũng cảng trên đảo Sokotra (CHDCND Yemen cũ), tại đó đã xây dựng một điểm cung cấp hậu cần - kỹ thuật (PMTO) cho các lực lượng đồn trú cơ động của Hải quân Xô Viết. Còn có các PMTO khác nữa dành riêng cho "các lực lượng Biển Đỏ" - trên đảo Dakhlak (Ethiopie); dành riêng cho binh đoàn tác chiến số 8 - tại Berber (Somalie).
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Chín, 2011, 03:09:28 pm
(tiếp)

Nhiệm vụ phục vụ chiến đấu

Trong thời gian luyện tập chiến đấu chúng tôi đã hoàn thành các bài tập khác nhau - tập bắn, dàn dựng những màn nhiễu radar, và tiếp dầu từ các tàu chứa trong tư thế hành trình song song, hợp đồng tác chiến cùng trực thăng và hoạt động hạ cánh của nó khi tàu đang chạy trên biển.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/ka-25_84.jpg)
Hạ cánh xuống sân đỗ.

Và tất nhiên là có các hoạt động tuần tự hàng ngày. Sắp xếp trật tự, trực nhật theo phiên, trực canh các cơ cấu máy đang trong hành trình và v.v. Đôi khi chúng tôi "vui vẻ" một chút, chẳng hạn bạn đã bao giờ nướng "khoai tây không đạt chuẩn" trên các ống sưởi bằng điện chưa? Không phải là chúng tôi muốn ăn, trái lại người ta nuôi chúng tôi trong thời gian thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu không hề tồi, đơn giản chỉ là ý thích của mình mà thôi.

Một lần, do nhiệt độ quá cao (trong phòng ăn không thể thở nổi), có lệnh bày bàn ăn (một cái thùng lộn ngược) trực tiếp trên boong lái tầng thượng. Một chiếc tăng che nắng được dựng lên (chuẩn bị sẵn từ lâu cho những trường hợp như vậy). Sau khi điểm danh buổi tối trên boong thượng đằng lái chúng tôi được xem phim. Trên thân tháp pháo đuôi tàu màn ảnh được treo lên, và nhân viên chiếu bóng bắt đầu chiếu các cuộn phim của mình. Trong thời gian phục vụ quân đội chúng tôi đã xem được rất nhiều phim hay, không chỉ từ kho dự trữ phim trên tàu, được cấp từ hồi ở Vladivostok, mà thường thường chúng tôi nhận được các băng mới từ các tàu đảm bảo hậu cần của hạm đội và các tàu chở dầu.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/zapr_24.jpg)
Tiếp dầu trên biển.

Mỗi lần nạp nhiên liệu từ các tàu chở dầu trong thời gian thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu - đó không phải chỉ là việc bơm đầy nhiên liệu vào sitec, mà còn cả thực phẩm tươi sống, bưu phẩm (ôi những bức thư!), phim mới và dĩ nhiên, một ngày tắm rửa (ngay cả khi không phải Thứ Bảy cũng vậy, - "lệnh tắm rửa cạo râu và chỉnh đốn trang phục!"), nước ngọt - dù có lâu. Dự trũ nước ngọt trên tàu đề án 61 khá nhỏ, các thiết bị khử muối làm việc yếu và nhanh chóng bị tắc vì muối. Đôi khi chúng tôi phải sống trong chế độ tiết kiệm đến khắc khổ. Chúng tôi phải khéo xoay xở sao cho có thể lau giường, và giặt trang phục nhiệt đới của mình chỉ bằng một xô nhỏ nước ngọt - ngưng tụ từ các máy điều hòa và thông gió. Chúng tôi tắm rửa bằng xà phòng với nước mặn, thậm chí điều đó lại tốt cho sức khỏe.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bs_84_23.jpg)
Việc thường ngày.

Аden - thủ đô CHDCND Yemen

Ngoài việc huấn luyện và công việc thường nhật, trong thời gian chuyến hành quân thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, chúng tôi thường ghé thăm cảng Aden – thăm thủ đô của đất nước Nam Yemen thân thiện với Liên Xô (CHDCND Yemen).
Tất cả có 3 chuyến viếng thăm như vậy nhưng thực tế không thấy tài liệu ghi chép lại.

....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Chín, 2011, 04:08:29 pm
(tiếp)

Trong cảng Аden

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/aden_map1.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Aden_1.jpg)
Aden năm 1984.

Con tàu của chúng tôi đậu trong cảng Aden tại tuyến phao nổi, ca nô từ bờ chạy tới thông báo - thực phẩm và nước ngọt sẽ do các thủy thủ Ả rập đưa bằng các sà lan địa phương đến tàu.

Những kẻ khủng bố cũng áp dụng cách tiếp cận như vậy tại Аden ngày 12 tháng 10 năm 2000 với khu trục hạm Mỹ USS Cole. Chúng đưa sà lan chứa thuốc nổ cặp sát mạn tàu và điểm hỏa cho nổ tung cả sà lan.

Trong các phi vụ quân sự thời ấy, dù đỗ ở bất cứ đâu chúng tôi cũng tổ chức bố trí các trạm gác chống biệt kích và phương tiện lặn ngầm (ПДСС - подводные диверсионные силы и средства) quanh chu vi tàu với vũ khí là súng АК-47 và lựu đạn. Còn những người Ả rập và Nam Yemen khi ấy đang có quan hệ hữu nghị với Liên bang Xô Viết.

Quy định bảo vệ môi trường sinh thái trong khu mặt nước của cảng rất nghiêm khắc, vì thế có lệnh nghiêm cấm bơm nước từ hầm tàu ra và nghiêm cấm vứt rác ra ngoài tàu. Đối với con tàu như thế là không tốt cho sức khỏe bởi vì hầm tàu sẽ dần dần bị nước thấm đầy (đến gần sàn mặt boong hạ), nước lại hòa lẫn bùn trong hầm tàu, và trong các nhà vệ sinh phía sau trong các thùng chứa được bố trí đặc biệt đã tích lại một lượng đáng kể thực phẩm bỏ đi và các chất thải khác, tất cả những thứ này thối rữa và lên men trong cái nóng chí mạng - bạn sẽ không thể đến gần. Đương nhiên, ngay sau khi con tàu vượt ra ngoài khu vực cấm vi phạm quy định bảo vệ môi trường, người ta sẽ bơm từ hầm tàu ra bất kỳ cái gì mà không hề thấy cắn rứt lương tâm, còn các thùng chất thải được đội trực vệ sinh quẳng xuống biển sau khi đã lấy tay bịt mũi.
Nhưng dù sao đi nữa, đối với bất kỳ thủy thủ đoàn nào mỗi khi được cập cảng - đó đương nhiên là một kỳ nghỉ.

Hàng hóa ở nước ngoài
 
Trong mỗi chuyến đi thăm nhất định phải sắp xếp một chuyến vào bờ mua sắm cho đội ngũ thành viên.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Aden_22.jpg)
Aden.Trong một cửa hàng địa phương.

Tất cả mọi người tuân theo truyền thống Xô Viết - một nhóm năm người, trưởng nhóm - sỹ quan, hạ sỹ quan ban tài vụ làm nhiệm vụ đổi tiền địa phương cho mọi người. Chính khả năng sắp được bước vào một vùng đất kỳ lạ ở nước ngoài đã dấy lên không khí vui vẻ, trong thời kỳ trì trệ của Liên Xô khả năng ấy đâu có nhiều. Các thủy thủ không thiết tha mấy với việc đi tham quan du lịch, về cơ bản họ chỉ đảo quanh các cửa hiệu.
Các siêu thị không có ở Aden, nhưng ngay cả trong phạm vi các cửa hàng của các tư thương thôi cũng là tuyệt vời sau khi chỉ biết đến các cửa hàng của Liên Xô. Các sĩ quan thì mua đồng hồ Orient và máy ghi băng từ tính Panasonic, hồi đó ngay cả tại cửa hàng "Cây Bạch Dương" để mua những thứ đó cũng cực kỳ nhiêu khê. Các thủy thủ, lính nghĩa vụ lại mua quà lưu niệm giá rẻ, dép để đi trên bãi biển, bút viết có đồng hồ và bật lửa. Chỉ được cấp một ít tiền - quãng 6-7 dinar là nhiều nhất và đó không phải là cho ai cũng như ai, nhưng giá thì nhảy nhót như điên - bút có gắn đồng hồ giá 1,5-2 dinar, dép bãi biển kiểu "việt nam" (tức là dép xốp kiểu tông Thái) - 1 dinar.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Aden_8.jpg)
Aden. Các thủy thủ "Sposobnyi" ở trạm hải quan.

Chương trình văn hóa

Có một lần chuyến viếng thăm của con tàu được thu xếp vào ngày lễ nào đó tôi không còn nhớ rõ, có vẻ là ngày 23 tháng Hai. Nhóm kỹ thuật điện ban tác chiến 5 đã dựng lên một lễ hội ánh sáng - quanh chu vi con tàu họ treo đèn kết hoa, ban đêm trông rất ấn tượng.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Sev-16.jpg)

Để phục vụ các chuyên gia Liên Xô bấy giờ làm việc ở Yemen, chúng tôi đã tổ chức biểu diễn bằng dàn hợp xướng và ca múa nghiệp dư của "Sposobnyi". Bạn chỉ có thể ghen tị với các thành viên trong ca đoàn, một chuyến xe đi đến thị trấn ở của các chuyên gia xô viết chắc chắn nhiều thú vị. Các thành viên dàn đồng ca sẽ bổ sung thêm nhiều cho câu chuyện này.

Cây nhà lá vườn

Hoạt động âm nhạc quần chúng khá phong phú. Tất cả bắt đầu từ khi có mặt thuyền phó chính trị mới - đại úy hải quân V.L.Litarenko. Khi áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết thời ấy phù hợp với kế hoạch của ban chính trị, anh ấy vẫn tìm ra thời gian giải trí cho thủy thủ đoàn.

Nhớ lại một chút: anh trực tiếp bố trí thử nghiệm khả năng âm nhạc cho tập thể quân nhân toàn chiến hạm, tức là có tai nghe - và có khả năng chơi nhạc trên bất kỳ nhạc cụ nào. Từ đó anh chọn ra một đội đồng ca và tập dượt biểu diễn thường xuyên, nhưng lúc đầu việc đó cũng làm dấy lên những cảm xúc khác nhau - sự ấm ức, ghen tị vì rằng ai đó có thể nghỉ ngơi một cách hợp pháp mà không phải có trách nhiệm với công việc hàng ngày. Người ta đã mua nhạc cụ và lập một ban nhạc, biểu diễn các bài hát của các nhạc sĩ và các đoàn ca múa Xô Viết.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Chín, 2011, 11:09:12 pm
(tiếp)

Sokotra

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/socotra_map.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Socotra_31.jpg)

Tại Sokotra trong những ngày nghỉ và ngày lễ người ta sắp xếp cho tập thể quân nhân đi tắm biển. Họ đi thành từng nhóm, trên xuồng công tác, chiếc xuồng dừng lại cách bờ 10 – 20 м (do vướng đá nổi và đá ngầm), sau đó nhảy xuống nước và bơi vào bờ biển hoang sơ. Bãi biển mênh mông rộng rãi và đẹp tuyệt trần toàn một loại cát trắng tinh, tắm gội trong những lớp sóng xanh ngắtt của Ấn Độ Dương.
Đảo Sokotra chính là một địa điểm tự nhiên có một không hai. Trong thời gian đó có một đoàn khảo sát nghiên cứu có lẽ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô làm việc tại đảo, và một vị giáo sư trong đoàn, tiếc là tôi không còn nhớ tên, đã giảng giải một buổi cho các thủy thủ chúng tôi về thiên nhiên nơi đây, khi mà các thành viên đoàn nghiên cứu làm khách của chúng tôi theo lời mời của ban chỉ huy chiến hạm.

(http://farm7.static.flickr.com/6127/5989661035_7a3fc7bafb_b.jpg)
(http://farm6.static.flickr.com/5134/5421984996_ef489a2d4a_b.jpg)
Socotra, Yemen.

Có những chuyến đi lặn của tập thể sỹ quan với chân nhái và mặt nạ để săn tôm hùm và các loại sò ốc cho vỏ đẹp. San hô thu hoạch được, có lẽ đến hàng tạ. Trong nhà vệ sinh đằng lái họ đặt một thùng tắm và tẩy trắng san hô bằng clor, sau đó tất cả được sấy khô và phân phát đến các cabin của họ.
Những người dân địa phương (Ả Rập) chủ yếu làm nghế đánh bắt cá. Đôi khi họ đến gần chúng tôi trên những chiếc xuồng của họ (nhưng động cơ xuồng - động cơ "Yamaha") và yêu cầu trao đổi những vỏ ốc to đẹp và những tảng san hô lớn lấy dầu diesel hoặc những súc thịt bò.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/98.jpg)


Đảo Dаkhlак

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Ed_Gl_48.jpg)
E.Glazunov trên xuồng.

Một trong những nhiệm vụ phục vụ chiến đấu là hành quân tới đảo Dakhlak, tới PMTO trong Biển Đỏ. Con tàu thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào, chúng tôi không được biết. Từ boong tàu không nhìn thấy bất kỳ điều gì ngoài một bờ biển đá hoang vắng, một chiếc sà lan tự hành tiến đến gần tàu, chiếc xuồng công tác của chúng tôi đi đến căn cứ. Ở đâu đó không xa đang diễn ra chiến sự giữa quân đội chính phủ các bên Eritrea và Ethiopie, mà Liên Xô đang giúp xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách công khai (bây giờ thì chúng ta biết rằng chẳng có gì hay ho được xây lên từ điều đó).
Đây là những gì nhớ về Dakhlak của E.Glazunov:

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/95.jpg)
Xuồng công tác.

"Tôi là người điều khiển chiếc xuồng công tác và chúng tôi chở các sỹ quan đi đến căn cứ nơi mà họ đang thực hiện một bí mật quân sự (bí mật gì thì tôi không biết), nhưng trên đường trở về đã có một câu chuyện buồn cười. Cách con tàu khá xa, có một con rùa nổi lên bên cạnh xuồng, chúng tôi chưa hề thấy con rùa biển nào to như vậy - kích thước phải đến 1,5 -2 mét, chỉ huy khẩu đội của tôi (chỉ huy khẩu đội tên lửa phòng không № 2 (phía lái) Kaplunov Sergei bắt đầu thuyết phục thuyền trưởng cho bắn con rùa. Anh ấy muốn ăn món súp rùa, nhưng thuyền trưởng ngần ngừ, không dám cho sử dụng vũ khí. Mà con rùa vẫn cứ bơi bên cạnh xuồng như thể trêu đùa, khoảng cách chỉ ba mét. Các sĩ quan cũng đã bắt đầu kỳ kèo và thuyền trưởng đầu hàng. Vậy mà, khi Kaplunov rút được súng lục ra, con rùa đã quẫy mình lặn xuống chổng mỗi cái đuôi lên rồi mất hút. Khẩu đội trưởng của chúng tôi xanh mặt vì giận dữ.".

Cũng như trên đảo Socotra, vào ngày nghỉ thủy thủ "Sposobnyi" đến thăm bãi biển Dakhlak (ảnh).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Dahlak_112.jpg)
Thủy thủ ban tác chiến 5 trên bãi biển đảo Dakhlak.

Đảo Аbd-El-Кuri

Nhân danh sự giúp đỡ hữu nghị cho người Nam Yemen chúng tôi đã chở các chiến sỹ biên phòng Nam Yemen tới đảo Abd-El-Kuri. Вuổi tối trên sân thượng đằng lái của con tàu người ta chất lên một nhóm độc đáo, khoảng 50 người Ả rập trẻ vận quân phục, một số trông chỉ khoảng 15 tuổi là cùng, họ đi cùng chỉ huy của mình và những đồ đạc lặt vặt. Họ xếp bừa bãi trên sàn boong thượng các balo, các rương gỗ sặc sỡ có treo những cái khóa (mỗi người đều có những vật riêng tư của mình), họ cắt đặt trạm gác để bảo vệ đống đồ đạc ấy. Các kubrik của ban 7 và ban 2 được giải phóng để dành riêng cho các chiến binh Nam Yemen (tập thể quân nhân ngủ đêm ngay tại vị trí chiến đấu). Họ cư xử khá lạ lùng. Họ trèo lên giường mà vẫn mặc quần áo, vẫn cầm vũ khí (những khẩu súng phóng lựu tự động còn nguyên dầu mỡ bảo quản của nhà máy), đó là những tấm drap trải giường mới tinh và sạch sẽ, được người quản lý chia cho (một lần trong năm người ta mới cấp), nhai lá vệ mao (кат - catha edulis, một loại lá cây mà năm 1973 - tổ chức chăm sóc sức khỏe thế giới đã xếp vào loại ma túy gây nghiện, nhưng lại là loại lá cây được người Yemen nhai một cách quen thuộc), vứt rác bừa bãi xuống dưới sàn, hút thuốc mà thực ra phải đi ra nơi thích hợp – sân boong thượng. Chuyến đi tới các đảo này chiếm mất một đêm, chúng tôi cho đổ bộ các nhóm quân Yemen xuống một vài hòn đảo, họ xuống bằng xuồng công tác của chúng tôi.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/efaebf5476134de43f230590d808a563.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/385f83ba5539a6e3548799790b78b81e.jpg)
Những người đàn ông Yemen và cây vệ mao (catha edulis).


Điều thú vị là trên một trong những hòn đảo này chúng tôi đã nhìn thấy xe tăng Т-34, xe đang hành tiến – bốc bụi mù mịt trên bờ biển và thậm chí khẩu pháo còn một lần khạc đạn, tất nhiên không phải về phía chúng tôi.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Socotra-Tank.jpg)
Xe tăng T-34 quân đội Xô Viết bỏ lại trên đảo Socotra, Yemen.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Chín, 2011, 02:20:54 am
(tiếp)


Câu cá ở phao

Đâu đó ở eo biển Malakka trên hướng tàu đi chúng tôi thường gặp phải các phao nổi. Thủy thủ trưởng, được sự chấp thuận của ban chỉ huy tàu, quyết định dùng cần trục móc lên một trong những chiếc phao trên đường đi của tàu. Dự định đã thành công - trên sân thượng đằng lái người ta kéo lên được một cái giỏ dài đến hai mét trong đó có con cá đã đánh bắt, và không phải chỉ một con. Mẻ cá bắt được đến tai đội thủy thủ. Người chủ lưới có lẽ đã không lường được điều này, không ai than phiền gì.


Con sâu làm rầu nồi canh

Con tàu đã hoàn thành thắng lợi tất cả các nhiệm vụ được giao và sau một nhiệm vụ phục vụ chiến đấu dài 6-tháng được trở về nhà, về Vladik (tức Vladivostok).

Trong eo biển Triều Tiên trên tàu xảy ra một trường hợp khẩn cấp. Hai thủy thủ đã không dàn xếp được với nhau (nói thế là còn nhẹ), họ đâm nhau - bằng con dao (dùng để cắt bánh mì và phết bơ). Mô tả về các lý do bất hòa của họ tạm thời tôi bỏ qua, nhưng người đã cho phép mang dao khi đi đã hoảng sợ đến nỗi cứa tay đến chết và ngã xuống biển - điều đó xảy ra khi tàu đang di chuyển. Chẳng mấy chốc mọi thứ đã khuất sau chân vịt. Ba ngày liền, hai chiếc tàu tìm kiếm bất cứ điều gì trên mặt nước, cày xới toàn bộ khu vực sự cố, theo mệnh lệnh, tất cả các thủy thủ chưa phải trực lên boong thượng tập trung các con mắt tìm kiếm uổng công trong những làn sóng màu xám.

Tất cả nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu "xuất sắc" đã trở nên hỏng bét. Rõ ràng trước mắt là chuyến trở về Vladik không vẻ vang gì, lại thời kỳ củng cố tổ chức và áp dụng cac biện pháp khác.

Bộ Tư lệnh đã có quyết định không công bằng và rất xúc phạm là không trao huy hiệu "Vì chuyến hành quân xa" («За дальний поход») cho thủy thủ đoàn "Sposobnyi".
Các thủy thủ tất nhiên tìm cách để có được huy hiệu này, thậm chí tự tạo, sao chép rất giống thật, và gắn chúng trên giải mũ, vì nghĩ rằng mình xứng đáng được quyền làm như vậy. Các thủy thủ giải ngũ của "Sposobnyi" có một tập hợp bắt buộc các "tặng thưởng" bao gồm các phù hiệu, "loại 1", "đơn vị xuất sắc của Hải quân", "15 năm BPK Sposobnyi" và huy hiệu được đánh giá cao nhất - "Vì chuyến hành quân xa" ("ЗДП"- («За дальний поход» - ZDP - Za dalnii pakhod).

Cá nhân tôi sau đó đã mua lại "ZDP" từ các thủy thủ trên bờ (lái xe bộ tham mưu) - bằng một đồng tchervonets (đồng tiền vàng tương đương 10 rup), họ có thể có được những điều thực tế. Và việc tôi mua như vậy là đúng đắn, bởi vì huy hiệu cho chuyến đi thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu thứ hai của chúng tôi cũng không có được - do việc hoàn thành muộn nhiệm vụ phục vụ chiến đấu - vào cuối tháng Sáu (trong khi họ làm thủ tục, chúng tôi đã ở nhà từ lâu).


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1st_class.jpg)  (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Otl_VMF.jpg)  (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/ZDP.jpg)

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Chín, 2011, 11:28:06 am
(tiếp)

Khu trục hạm đề án 956

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/956_11.jpg)
Khu trục hạm đề án  956...

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/956_01.jpg)
...và 956 A

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/956_02.jpg)
Khu trục hạm đề án  956 A phóng tên lửa hành trình "Moskit" 3M-82.

Khu trục hạm đề án 956, được biết như là khu trục hạm lớp «Sovremennyi» — lớp khu trục hạm thế hệ thứ ba, lớp cuối cùng trong số các đè án được soạn thảo và thực hiện tại Liên bang Xô Viết của các tàu loại "khu trục hạm".

Khu trục hạm đề án 956 được đóng tại nhà máy đóng tàu № 190 mang tên А.А.Zhdanov trong thời kỳ 1976 đến 1992 chủ yếu cho Hải quân Xô Viết. Sau khi Liên Xô tan rã, việc đặt đóng mới các tàu và hoàn thiện nốt một số tàu đã đặt ky của đề án này đã bị ngưng lại vì lý do tài chính.
 
Vũ khí của khu trục hạm đề án 956:  Vũ khí chống hạm của khu trục hạm đề án 956 là tổ hợp tên lửa chống hạm "Моskit" (bắt đầu từ khu trục hạm "Bespokoinyi" đã trang bị tổ hợp hoàn thiện hơn «Моskit-М» với đạn tên lửa ЗМ-82 thay cho 3M-80. Theo phân loại của NАТО là Sunburn (англ. "Солнечный ожог") — tên lửa hành trình tốc độ siêu thanh độ cao quỹ đạo bay thấp với động cơ hành trình là động cơ phản lực không khí dòng thẳng (сверхзвуковая  низковысотная  противокорабельная крылатая ракета с прямоточной воздушно-реактивной двигательной установкой).


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/lun.gif)
Phóng tên lửa "Moskit" từ ekranoplan "Lun".

Sau khi được phóng, tên lửa làm một thao tác kiểu "dốc gù" (делает «горку»), rồi hạ xuống độ cao của quỹ đạo hành trình khoảng 20 м, khi gần tới mục tiêu thì hạ tiếp xuống 7 м (trên lớp đỉnh sóng). Tên lửa có thể thực hành các thao tác cơ động mạnh mẽ nhằm chống đạn phòng không với mức quá tải lên đến 10 g (g - gia tốc trọng trường).

Rắn biển Su-32FN
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/p39.jpg)

Tránh «Моskit» là không thể. Đối phương chỉ nhận biết được tên lửa 3-4 giây trước khi đạn tiếp mạn tàu của chính mình. Do có động năng rất lớn «Моskit» sẽ xuyên sâu vào thân trong của bất kỳ con tàu nào. Một cú đánh như vậy có khả năng nhấn chìm không chỉ con tàu cỡ trung mà còn cả tuần dương hạm. Còn 15-17 «Моskit» - có khả năng đánh chììm toàn bộ nhóm tàu. Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, «Моskit» là tên lửa chống hạm tốt nhất trên thế giới. Hệ thống điều khiển tên lửa trên hạm (Корабельная система управления - КСУ) cho phép thực hiện phóng loạt 8 đạn tên lửa chỉ trong 30 giây.
Phiên bản hàng không của 3М-80 - Kh-41 với tư cách là tên lửa «không-đối-hải» được thiết kế để sử dụng từ máy bay tiêm kích hạm (палубного истребителя) Su-33 (Su-27К) và , cũng có thể, máy bay ném bom (бомбардировщика) Su-32FN (Су-32ФН - Su-32 Fighter Navy - tên gọi phiên bản xuất khẩu đánh biển của máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 - фронтового бомбардировщика Су-34). Ở máy bay trên hạm Su-27К (Su-33) dưới thân giữa các cửa hút khí động (между мотогондолами) có thể bố trí một tên lửa chống hạm không đối hải 3М-80.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Su32_Moskit.jpg)

Ảnh: Sơ đồ sử dụng tên lửa "Moskit" 3M-80 phiên bản cho máy bay Kh - 41 từ máy bay Su-32FN "Rắn biển" ("Морской змей"). Dẫn theo Rollan Martirosov, tổng công trình sư OKB "Sukhoi" trên trang aviapanorama.narod.ru năm 1998.
1-2 - tìm kiếm, phát hiện mục tiêu và phi công chọn mục tiêu để công kích (поиск, обнаружение и выбор летчиком цели на атаку)
2-3 - đưa nhiêm vụ bay (đến mục tiêu công kích) vào tổ hợp tính toán điều khiển tên lửa trên thân đạn (ввод в бортовой комплекс управления ракеты полетного задания)
3-4 - công tác chuẩn bị phóng đạn (подготовка ракеты к пуску)
4 - phóng (пуск)
4-5 - quá trình bay tự hành tới mục tiêu của tên lửa (автономный полет ракеты к цели)
5-6 - tìm kiếm, phát hiện và khóa mục tiêu được giao bằng đầu radar định vị chủ động (поиск, обнаружение и захват заданной цели радиолокационной активной головкой)


........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Chín, 2011, 06:10:35 pm
(tiếp)

Vũ khí tên lửa phòng không của khu trục hạm đề án này là tổ hợp TLPK đa kênh M-22 “Uragan” (bắt đầu từ tàu đóng thứ 14 người ta đã lắp đặt tổ hợp TLPK «Uragan-Тоrnado»). Tổ hợp trên được thiết kế để bảo vệ một tàu hoặc một nhóm tàu hỗn hợp khỏi các phương tiện tấn công đường không hiện đại. Cơ số đạn tổng cộng là 48 đạn tên lửa phòng không có điều khiển (48 ЗУР), được cất giữ trong hai hầm đạn đặt trên hai thiết bị hình trống quay được (mỗi hầm chứa 24 đạn).

Tổ hợp TLPK «Uragan» có khả năng bắn đồng thời vào 4-6 mục tiêu trên không tại độ cao từ 10 đến 15 000 m và tầm xa từ 3 đến 25 km (với tổ hợp «Uragan-Тоrnado», tầm bắn trúng được nâng lên đến 70 km, còn độ cao bay tối thiểu được hạ xuống đến 5 m). Tốc độ bắn – 1 lần phóng trong 6 – 12 giây. Xác suât bắn trúng máy bay bằng loạt hai tên lửa đạt đến 0,81 – 0,96.

Khu trục hạm đề án 956 được trang bị tổ hợp pháo hạm hai nòng AK-130 đường kính 130 mm. Tốc độ bắn của một tháp pháo – từ 20 đến 90 phát trong một phút, tầm bắn xa tối đa – 24,1 km. Dự trữ đạn cho một nòng – 500 phát bắn, trong đó 180 phát bắn luôn luôn sẵn sàng được nạp cho máy bắn tự động. Bốn nòng pháo của khu trục hạm đề án 956 có khả năng phóng ra trong một phút 6012 kg kim loại.
Theo sức mạnh của loạt bắn pháo hạm, khu trục hạm đề án 956 đã vượt trội tuần dương hạm tấn công cỡ lớn của Đức thời Thế Chiến thứ Nhất.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/956_75.jpg)
AK-130.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/SMS_Seydlitz_mit_Zeppelin.jpg)
Tuần dương hạm “khét tiếng” của Đức SMS Seydlitz và khí cầu Zeppelin trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/956_6.gif)

Bố trí vũ khí trên các khu trục hạm đề án 956
(Размещение вооружения на эсминцах проекта 956)

1 – Tổ hợp pháo hạm cỡ 130 mm hai nòng AK-130 (130-мм спаренные артустановки АК-130); 2 – Thiết bị phóng kiểu dầm đơn TLPK M-22 "Uragan" (однобалочные пусковые установки ЗРК М-22 «Ураган»); 3 – Thiết bị ngắm - đo xa DVU-2 (дальномерно-визирное устройство ДВУ-2); 4 –Thiết bị phóng tổ hợp 4 ống phóng cho tên lửa hành trình chống hạm "Moskit" (счетверённые пусковые установки ПКРК «Москит»); 5 – Pháo phòng không 30 mm 6 nòng AK-630 (30-мм шестиствольные ЗАК АК-630); 6 – Đài anten radar MR-700 điều khiển bắn cho TLPK "Uragan" (антенные посты РЛС МР-700 управления стрельбой ЗРК «Ураган»); 7 – Thiết bị phóng ngư lôi 533 mm hai ống phóng đôi (533-мм двухтрубные торпедные аппараты); 8 – Radar chỉ thị mục tiêu cho tên lửa hành trình chống hạm "Mineral" (РЛС целеуказания ПКРК «Минерал»); 9 – Radar MR-184 "Lev" điều khiển bắn cho pháo 130 mm AK-130 (РЛС МР-184 «Лев» управления стрельбой 130-мм АУ); 10 – Radar phát hiện mục tiêu mặt nước "Volga" (РЛС обнаружения надводных целей «Волга»); 11 – Radar tọa độ 3 chiều phát hiện mục tiêu chung "Fregat-M" ( трёхкоординатная РЛС общего обнаружения «Фрегат-М»); 12 – Radar MR-123 "Vympel" điều khiển bắn pháo phòng không 30 mm (РЛС МР-123 «Вымпел» управления стрельбой 30-мм ЗАК); 13 – hangar di động được dành cho trực thăng săn ngầm Ka-27 (сдвижной ангар для противолодочного вертолёта Ка-27); 14 – Sân CHC cho trực thăng (взлётно-посадочная площадка); 15 – Dàn phóng bom chìm RBU-1000 (реактивные бомбомёты РБУ-1000); 16 – Cơ cấu ray dẫn hướng phục vụ rải thủy lôi biển ( рельсовые направляющие для морских мин); 17 – Tổ hợp phóng PK-2 dùng để phóng nhiễu (пусковые установки комплекса выстреливаемых помех ПК-2)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/BALTIJ1.jpg)
Baltisk nhìn từ vũ trụ.

Khu trục hạm đề án 956  "Osmotritelnyi" («ОСМОТРИТЕЛЬНЫЙ»): [số xuất xưởng 864]. Biên chế vào trang bị Hải quân Liên Xô 14.4.1974; đặt ky 27.10.1978 tại nhà máy đóng tàu №190; hạ thủy 24.4.1982; đưa vào biên chế sử dụng 30.9.1984; gia nhập đội hình Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương 7.12.1984 ; năm 1985 hoàn thành chuyến hành quân từ Baltisk (trước 1946 là Pillau, tỉnh Kalinỉngrad, nơi có căn cứ hải quân lớn trên biển Baltic thuộc Hạm đội Baltic của Hải quân Liên Xô và Nga) sang Vladivostok, thực hiện ghé đậu và công tác tại Luanda (Аngola), Аden (Nam Yemen) và Cam Ranh (Việt Nam); trong những năm 199х đưa vào bảo quản, nhưng không có kế hoạch sửa chữa và vì thế được đưa ra khỏi biên chế hạm đội và giải tán; phá dỡ thành sắt vụn.

Đặc tính kỹ - chiến thuật chủ yếu đề án 956

Lượng choán nước , tấn
• tiêu chuẩn: 6500
• toàn bộ: 7940
Kích thước chính, m
• chiều dài lớn nhất (theo đường mớn nước): 156,37 (145)
• chiều rộng lớn nhất (theo đường mớn nước): 17,19 (16,8)
• mớn nước lớn nhất (trung bình): 7,79 (5,96)
Thiết bị nămg lượng chính: tuabin nồi hơi
• 4 nồi hơi KVN-98/64-11, 2 tuabin hơi, tổng công suất, mã lực (kW): 99 500 (73 100)
• Máy phát diesel, công suất (kW): 4 x 600
• Máy phát tua bin, công suất, kW: 2 x 1250
2 trục truyền, 2 chân vịt đẩy, 2 thiết bị trợ lái;
Tốc độ hành trình, hải lý:
• lớn nhất: 33,4
• tiết kiệm: 18,4
Tầm bơi xa, dặm (tại tốc độ, hải lý): 2400 (32)
                                                           4500 (18,4)
Bơi độc lập, ngày đêm: 30
Thủy thủ đoàn (trong đó sỹ quan là): 344 (31)

Vũ khí:
Vũ khí tấn công:
• Bệ phóng КТ-190 tên lửa hành trình chống hạm «Моskit» : 2 x 4
  Tên lửa hành trình chống hạm 3М80 «Моskit» (SS-N-22 «Sunburn»): 8
Tên lửa phòng không:
• thiết bị phóng MS-196 TLPK M-22 "Uragan": 2 x 1
- đạn TLPK có điều khiển 9M38M (SA-N-7 "Gatfly"): 48
Pháo hạm:
• pháo 130 mm AK-130: 2 x 2
• pháo PK 30 mm AK-630: 4 x 6
Ngư lôi:
• Dàn phóng đạn ngư lôi DTA-53: 2 x 2
Chống ngầm:
• Dàn phóng bom chìm RBU-1000 ("Smerch-3"): 2 x 6
- đạn RGB-10: 48
Thủy lôi:
• Có thể mang vượt tải trên mặt boong thượng: đến 40
Hàng không:
• Máy bay trực thăng: Ka-27 (Helix A): 01

Vũ khí vô tuyến điện tử:
- Hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu BIUS: "Sapfir-U"
- Radar phát hiện chung:
     •  1 х «Fregat-М» (Top Steer) trên các tàu 1-3 hoặc
     •  1 х «Fregat-М2» (Plate Steer) trên các tàu 4-5 hoặc
   • 1 х MR-750 «Фрегат-МA» (Top Plate) trên các tàu còn lại
- Radar phát hiện mục tiêu trên mặt nước: 3 x "Volga" (Palm front).
- Radar đạo hàng: 1 х «Vaigatch» (Don-II) trên tàu đề án 956-А        
Hệ thống thủy âm:
   • «Platina-S» (Bull Horn, Steer Hide)
   • МG-7
Thiết bị tác chiến điện tử:
- "Start-2" (4 Foot Ball Shroud; trên một số tàu 2 Bell Shroud và 2 Bell Squat)
Tổ hợp phóng nhiễu:
   • 2 Х 2 PК-2
   • 8 Х 10 PК-10 «Smelyi»
Dụng cụ quang điện tử: 1 х DVU-2 (Squeeze Box)
Radar điều khiển hỏa lực:
- 1 Х «Мineral» (Band Stand) cho  Tên lửa hành trình chống hạm «Моskit»
- 6Х МR-700 (Front Dome) điều khiển TLPK «Uragan»
- 1 x MR-184 "Lev" (Bass Tilt) điều khiển pháo 130-mm
- 1 x MR-123 "Lev" (Bass Tilt) điều khiển pháo PK 30-mm

Phương tiện đạo hàng vô tuyến:
- 2 x "Light Bulb" (Roud House) dùng cho máy bay trực thăng
Thiết bị liên lạc: - tổ hợp các thiết bị
Radar nhận dạng: -(Salt Pot A và B; High Pol A; Long Head)

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Chín, 2011, 01:00:23 am
(tiếp)

Khu trục hạm Xô Viết cuối cùng

Kỹ sư А.Nikolskii. Tạp chí kỹ thuật quân sự của CHLB Nga "Bão tố" («Тайфун») №2 / 2000.


(http://www.atrinaflot.narod.ru/2_mainclassships/05_em_956/956_56.jpg)
"Sovremennyi" Hạm đội Biển Bắc những năm 1989-1991.

Vào cuối những năm 196х, rồi người ta cũng nhận ra rằng pháo hạm cỡ nòng trung bình có tương lai – dù trong tư cách phương tiện hủy diệt các mục tiêu kích thước nhỏ trên bờ khi thực hiện duy trì hỏa lực yểm trợ quân đổ bộ đường biển, – trong thành phần Hải quân Liên Xô đã có các tàu trang bị pháo cỡ nòng 130...152-мм (các khu trục hạm đề án 30-bis, 5656-A, tuần dương hạm đề án 68-bis) đã "cứng tuổi" và cần phải thay thế những lớp tàu mới. Khi tính đến hoàn cảnh này, vào cuối những năm 196x-đầu những năm 197x, các chuyên gia bắt đầu đề án nghiên cứu "tàu yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ".
    
Tổ hợp pháo 130 mm có tháp pháo tự động hóa được thiết kế chuyên biệt cho loại tàu này. Ban đầu người ta chế tạo hai phiên bản: tháp pháo một nòng và hai nòng. Mặc dù kích thước lớn và phức tạp - rõ ràng là như vậy, khi chỉ tính đến hiệu suất hỏa lực phải lớn, - Tổng tư lệnh Hải quân Đô đốc Hạm đội LB Xô Viết S.G.Gorshkov đã chỉ thỉ tiếp tục thiết kế tàu theo hướng có tổ hợp pháo hai nòng, mà sau này ký hiệu là AK-130. Phiên bản tháp pháo một nòng, lúc bấy giờ chiếm ưu thế trên tất cả các lớp tàu tương tự ở nước ngoài tạm thời bị bỏ qua.

Nhiệm vụ thiết kế (ТТЗ) loại «tàu yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ» của Hải quân Liên Xô được giao cho Phòng Thiết kế Phưong Bắc (СПКБ - Северное проектно-конструкторское бюро - phòng thiết kế nổi tiếng chuyên về các tàu mặt nước) năm 1971. Đồ án nhận số 956 và mã số "Sarytch" («Сарыч»). Tổng công trình sư đồ án là I.I.Rubis, giám sát chính từ phía Hải quân Xô Viết – ban đầu là đại tá hải quân I.М.Stetsiur, sau đó là trung tá hải quân V.G.Basov.
    
Đồ án thiết kế tàu trở nên rất phức tạp bởi lẽ trong quá trình làm việc có nhiều thay đổi các mục tiêu  lựa chọn cho bản thân đồ án. Ở đây có tác động lớn do việc Hoa Kỳ đã bắt đầu chương trình xây dựng thế hệ khu trục hạm mới kiểu DD963 «Rymond D. Spruance»-lớp tàu đa nhiệm đầu tiên của Hải quân Mỹ (tàu đầu tiên đặt ky năm 1972). Trong đề án 956, ngoài vũ khí pháo binh gồm hai tổ hợp pháo cõ 130 mm AK-130, còn có sự tăng cường đáng kể thành phần phòng không, sau khi tiếp nhận hệ thống TLPK phòng thủ khu vực "Uragan" thay cho tổ hợp TLPK tự vệ trong kế hoạch ban đầu, cũng như vũ khí tên lửa có điều khiển mạnh hơn (эсминец УРО - эсминец управляемым ракетным оружием - guided missile destroyer - DDG) – tổ hợp mới «Моskit» thay thế cho tên lửa hành trình chống hạm P-15М.

Để đạt mức khả năng phòng thủ chống ngầm (ПЛО) như trên lớp tàu tương tự của nước ngoài là không thể vì đặc tính gabarit-khối lượng quá lớn của tổ hợp thủy âm "Polinom" và sự thiếu vắng độ dự trữ trên tàu đã tiêu tốn trước đó cho vũ khí pháo hạm hùng mạnh (trọng lượng hai tổ hợp pháo cỡ nòng chính và hệ thống tiếp đạn cho nó đã ngốn mất gần 300 tấn).

Bởi vậy, về pháo và TLPK các tàu đề án 956 đương nhiên vượt trội lớp "Spruance" của Mỹ, nhưng về vũ khí chống ngầm của "Sarytch" lại yếu: hai RBU-1000 và dàn phóng ngư lôi hai ống 533 mm, sân CHC với hangar kéo xếp di động cho trực thăng săn ngầm Ka-25 (sau này-Ka-27) đỗ tạm thời và trạm thủy âm không lớn "Platina-S" với anten nằm trong bầu che thủy động học hình bướu phía mũi tàu (носовом бульбовом обтекателе). Như thế phương tiện chống ngầm chỉ đảm bảo cho con tàu tự vệ chống ngư lôi tấn công từ tàu ngầm.

Tính đến điều kiện trên, đã có quyết định xây dựng hệ thống từ hai con tàu. Tàu trang bị vũ khí tên lửa có điều khiển và vũ khí phòng không - tàu đề án 956, và tàu chống ngầm được thiết kế chuyên biệt, xây dựng bằng cách phát triển BPK đề án 1135 và nhận được số hiệu đề án 1155. Về thực chất, người ta đã lên kế hoạch hợp đồng tác chiến giữa tàu đề án 956 và BPK đề án 1155 trong thành phần một nhóm tàu và một đơn vị tàu chiến.

Kế hoạch ban đầu là đóng 50 tàu cả hai đề án (956 và 1155), nhưng sau đó chương trình đã bị cắt giảm.
Về thiết bị năng lượng chính (ГЭУ-GEU) cho tàu đề án 956, lúc đầu định dùng tuabin khí (ГТУ- GTU), nhưng Tổng tư lệnh Hải quân sau khi tham vấn với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Đóng tàu B.E. Butomo, ra quyết định lựa chọn tuabin nồi hơi (КТУ-KTU). Luận cứ của ông như sau: Nhà máy tuabin Phương Nam "Zaria" (ЮТЗ -YUTZ) - nhà cung cấp chính tua bin khí cho Hải quân Liên Xô - không thể cung cấp toàn bộ tuabin khí cho chương trình đóng tàu mới, còn để mất xưởng tua-bin hơi nước tại nhà máy Kirov là không hợp lý. Ngoài ra, trong trường hợp gặp khó khăn với nhiên liệu diesel trong hạm đội sẽ luôn luôn có các con tàu sử dụng được dầu mazut hoặc thậm chí cả dầu thô. Các giải pháp, như chúng ta thấy, đã được luận cứ hẳn hoi, nhưng nó được thực hiện mà không tính đến nhiều đặc tính khai thác sử dụng của các KTU, trong đó phải dùng đến các nồi hơi chịu áp suất lớn hơn cả nồi hơi ở tàu khu trục đề án 56. GEU đề án 956 đòi hỏi sự chăm sóc bảo dưỡng có chất lượng, mà tại hạm đội không phải lúc nào cũng có thể đảm bảo.
Tại thời đó, khi tại các GEU của các tàu đề án 56 áp dụng các tham số sinh hơi (параметры пара) cao, việc cung cấp không khí cho nồi hơi đã được "đóng lại". Bây giờ, khi làm bước tiếp theo  trong xu hướng nâng cao áp suất của nồi hơi, rõ ràng, cần có bước đi thích hợp trong thay đổi toàn bộ chế độ của thiết bị, tức là "đóng" toàn bộ hệ thống nước cấp. Nhưng điều này đã không xảy ra.
Theo phân loại mới nhất áp dụng trong Hải quân Xô Viết vào năm 1977, tàu được gọi là khu trục hạng 1 (эскадренным миноносцем 1-го ранга). Chức năng chung cuộc của nó được xác định là giáng đòn tấn công tên lửa vào tàu mặt nước của đối phương, yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ, cũng như phòng thủ chống tấn công từ trên không (ПВО), phòng thủ chống hạm (ПКО) cho các tàu chiến và tàu vận tải.

Con tàu đóng đầu tiên của đề án 956, nhận tên gọi "Sovremennyi" được đặt ky tại nhà máy đóng tàu (ССЗ-SSZ) Leningrad mang tên Zhdanov ngày 3 tháng 3 năm 1976, hạ thủy ngày 18 tháng 11 năm 1978 và gia nhập biên chế ngày 25 tháng 12 năm 1980. Các thử nghiệm cuối cùng trên tàu diễn ra tại Biển Đen đến tận tháng 8 năm 1982.
Trước năm 1991, nhà máy đã đóng và chuyển giao 14 tàu đề án 956 cho hạm đội. Việc đóng tàu còn tiếp tục sau năm 1991, sê ri này được giới hạn ở số lượng tàu là 19 đơn vị. Cho đến năm 1995, đã chuyển giao thêm được bốn khu trục hạm, hai tàu cuối cùng đóng nốt tại SSZ "Severnaya Verf" (trước đây gọi là SSZ mang tên A.A.Zhdanov) cho Trung Quốc (Đề án 956-E).

Việc bố trí vũ khí chính cho tàu đề án 956 ở một mức độ nhất định đã lặp lại sơ đồ được áp dụng trong đề án 6161-ME.
Một trong những sự khác biệt là cách bố trí sân bay trực thăng trên mái boong thượng (надстройки) và gần với tâm lắc dọc (центру килевой качки) của tàu, cho phép cải thiện các điều kiện hạ cánh của máy bay trực thăng khi sóng lớn. Tuy nhiên, do thiếu hệ thống hạ cánh bắt buộc và vận chuyển máy bay trực thăng vào hangar, lợi thế này lại bị mất (so với đề án.1155). Theo lời các phi công lái máy bay trực thăng, hạ cánh trên sân đằng lái là dễ dàng hơn so với hạ cánh ở sân trung tâm (trong trường hợp có lỗi của phi công, máy bay trực thăng sẽ không đụng phải boong thượng, mà chỉ "quẹt" («чиркнет») trên mặt nước). Vì vậy, vấn đề đặt sân CHC ở nơi nào là tốt nhất vẫn còn để mở.
    
Hangar tạm thời - không phải là một giải pháp bắt buộc. Theo các nhà thiết kế con tàu, sau khi quyết định sử dụng thiết bị năng lượng KTU việc bố trí một hangar bình thường thay vì đặt hầm che là hoàn toàn có thể, nhưng vấn đề này đã không ai đặt ra.
Tất cả đội ngũ sĩ quan và hạ sỹ quan được bố trí chỗ ở trên tàu trong các cabin diện tích 10 mét vuông, thuyền trưởng - trong blok ở (cabin + WC), nằm bên cạnh các chỉ huy các bộ phận hàng hải chuyên ngành. Đội thủy thủ được bố trí trong các cabin 10-25 người. Sĩ quan ăn trong cái gọi là "cabin-sinh hoạt chung lớn" («большой кают-компании»), nằm ở boong thượng dưới buồng điều khiển hành trình (vị trí chỉ huy trung tâm - GKP - ГКП), còn các hạ sỹ quan ăn trong  - "cabin-sinh hoạt chung-nhỏ" nằm dưới sân đậu trực thăng. Buồng ăn cho đội thủy thủ có ba phòng, nằm trong các ngăn liền kề.
Trên tàu có các thiết bị sinh hoạt hàng ngày cả ở phía mũi và lái (nhà vệ sinh cộng với nhà tắm), có các nhà vệ sinh riêng biệt - cho sỹ quan và hạ sỹ quan. Việc tắm rửa của đội ngũ thành viên thực hiện trong các nhà tắm có vòi hoa sen, hạ sỹ quan - trong phòng tắm hương sen riêng biệt, các sỹ quan - có cả phòng tắm hơi.
    
Khi đánh giá việc sắp xếp nội bộ không gian của tàu, cần lưu ý rằng, mặc dù kích thước xấp xỉ bằng với BPK đề án 1155, các hành lang và lối đi, cũng như một số vị trí chiến đấu trên khu trục hạm đề án 956 chật hẹp hơn. Đặc điểm này là do sự hiện diện trên tàu khu trục thiết bị KTU nhiều "gabarit" hơn, so với thiết bị năng lượng GTU nhỏ gọn của đề án 1155, vốn được "mượn" gần như không thay đổi gì từ tàu tuần tiễu (SKR- СКР) đề án 1135, cũng như các vũ khí chiếm nhiều "thể tích" hơn (pháo 130-mm thay vì 100 mm và TLPK "Uragan" thay vì "Kinzhal").

....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Chín, 2011, 04:46:58 pm
(tiếp)

Vũ khí tấn công

Việc phát triển tên lửa chống hạm "Moskit", được tiếp nhận vào biên chế vũ khí năm 1984, đã bắt đầu tại Văn phòng thiết kế hàng hải (МКБ) "Raduga" từ năm 1973 dưới sự lãnh đạo của Tổng công trình sư Igor Seleznev. Dự kiến rằng tên lửa mới sẽ thay thế cho tên lửa chống hạm P-15 trên các tàu và xuồng cao tốc có lượng choán nước cỡ trung bình.
Hệ thống động cơ sử dụng động cơ phản lực không khí dòng thẳng (hay trực tiếp - Ramjet - прямоточный воздушно-реактивный двигатель - ПВРД - PVRD), kết hợp với động cơ khởi động nhiên liệu rắn RDTT (РДТТ — ракетный двигатель твёрдого топлива) (theo nguyên lý búp bê Nga "Matrioshka"). Trong 3-4 giây đầu tiên sau khi phóng, động cơ khởi động sẽ cho phép đạn tên lửa thực hiện thao tác "dốc gù" («горку»), đạn sẽ nhận được sự ổn định về khí động lực học trên quỹ đạo, sau đó nó (động cơ khởi động) sẽ cháy hết và được đẩy ra khỏi động cơ hành trình PVRD bởi chính dòng không khí chảy vào động cơ đó.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/609px-Accuracy_of_Navigation_Systems_svg.png)
Độ chính xác của các hệ thống dẫn đường (2 chiều - en.wiki).
 
Tại cao độ 10 m đạn tên lửa có tốc độ hành trình M = 2,5.
Hệ thống điều khiển đạn tên lửa gồm có INS (ИНС - инерциальные навигационные системы - hệ thống dẫn đường quán tính - Inertial Navigation System) và radar đầu tự dẫn chủ động có cơ chế bảo vệ chống nhiễu RLGSN (помехозащищённой активной РЛГСН). Trong khu vực phòng thủ trên không của mục tiêu, tên lửa chống hạm ("Moskit") sẽ thực hiện các thao tác chống vũ khí phòng không.
Tuy nhiên, các đặc tính bay xuất sắc, đạt được trong khi vẫn duy trì một khối lượng đầu nổ (БЧ) mạnh (300 kg) dẫn đến làm gia tăng đáng kể trọng lượng và gabarit kích thước so với đạn P-15 - lớn hơn 2 lần.
Trọng lượng xuất phát của tên lửa - 3950 kg, trọng lượng đầu đạn - 300 kg, tầm bay xa - 120 km, tốc độ hành trình - 3000 km / h.
Trên các tàu khu trục đề án 956 tên lửa chống hạm "Moskit" được đặt trong thiết bị phóng 4 ống có hai lớp giáp bọc chống mảnh.
Hệ thống điều khiển bắn trên hạm (КСУ - KSU) cho phép thực hành phóng một loạt 8 tên lửa trong vòng chưa đến 30 giây.

Vũ khí phòng không

TLPK M-22 "Uragan", nằm trong thành phần vũ khí trang bị của đề án 956, được xây dựng từ đầu những năm 197x trên cơ sở tổ hợp TLPK của lục quân. Để thử nghiệm nó một trong những BPK đề án 61 được hiện đại hóa sang đề án 61-E với việc bố trí một bệ phóng ở mũi tàu. Sau một quá trình thử nghiệm khá dài diễn ra trong giai đoạn 1976-1982, tổ hợp "Uragan" cuối cùng đã được chấp nhận vào biên chế trang bị năm 1983.
Thời gian thử nghiệm kéo dài là do phải hoàn thiện tổ hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản của Hải quân: "TLPK cần phải tiêu diệt một cách thực sự hiệu quả các mục tiêu nhóm trên không có độ cao bay thấp và kích thước nhỏ như tên lửa chống hạm « Harpoon »hoặc« Tomahawk ». Các bài kiểm tra cuối cùng đã xác nhận việc hoàn thành các yêu cầu này: theo các câu chuyện của nhữngngười tham gia thử nghiệm, trong thời gian của một trong những đợt phóng thử nghiệm, đạn tên lửa có điều khiển (ZUR- ЗУР) đã bắn trúng đạn RBG-60 phóng từ dàn phóng bom chìm phản lực diệt ngầm RBU-6000, mà vốn có độ khuếch tán bề mặt hiệu dụng (эффективной поверхностью рассеяния- ЭПР -EPR) thấp hơn 5-6 lần so với tên lửa chống hạm «Harpoon».

Trên khu trục hạm đề án 956 người ta bố trí phương án chính thức 2 thiết bị phóng (PU- ПУ) TLPK, một ở phía mũi, trên boong thượng, và cụm thứ hai - trên boong thượng đằng lái, trên sân CHC.
Trọng lượng hệ thống TLPK - 96 tấn (KSU - 36 tấn, PU - 60 tấn); trọng lượng đạn (ZUR) - 690 kg; cơ số đạn - 2x24 ZUR; tốc độ bắn - 6 giây, số lượng các mục tiêu đồng thời có thể xạ kích - 4-6; tầm bắn xa - khoảng 25 km.
Số lượng tính toán các tên lửa chống hạm «Harpoon» bị bắn trúng bởi tổ hợp ("Uragan") tại thời điểm thiết kế của nó được xác định là 14-15 đơn vị.

Nhờ sự đơn giản của hệ thống điều khiển (SU-СУ), bao gồm một hệ thống máy tính và các pha radar chiếu xạ mục tiêu (небольших прожекторов подсвета цели) không lớn (để cho đầu tự dẫn bán chủ động của đạn tên lửa có điều khiển làm việc - для работы полуактивной радиолокационной ГСН ЗУР), TLPK "Uragan" có thể đặt trên tàu có lượng choán nước tiêu chuẩn khoảng 3000 tấn. Sự đơn giản và trọng lượng khá nhẹ của SU đã thường xuyên thu hút các chuyên gia Hải quân chú ý đến việc hiện đại hóa tổ hợp nhằm tránh được thiết bị phóng nặng nề, * [* Từ tổng khối lượng của phiên bản hai kênh của TLPK (không kể đạn) khối lượng của PU chiếm tới 61%] nhưng tất cả đề xuất về việc nhanh chóng xây dựng hệ đạn tên lửa có điều khiển khởi động theo phương thẳng đứng trong các conteiner vận chuyển-phóng (Транспортно-пусковой контейнер - ТПК) và các thiết bị phóng theo chiều thẳng đứng kiểu tổ ong (УВП-UVP) cho tổ hợp này đều bị từ chối, mặc dù không có khó khăn gì về nguyên tắc trong việc áp dụng hệ thống dẫn đường quán tính (INS) vào tên lửa (để làm đầu ra sơ cấp trong khu vực khóa mục tiêu của đầu radar tự dẫn bán chủ động - ПАРЛГСН - PARLGSN).

Lý do nằm trong cách tiếp cận truyền thống đối với việc cải tiến TLPK, trong đó luôn đặt lên hàng đầu việc nâng cao hiệu quả, còn việc giảm các đặc tính gabarit-trọng lượng xuống (ví dụ, vấn đề tính phổ biến) nói chung không được xem xét đến, mặc dù tính phổ biến của tổ hợp ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của Hải quân nói chung. Một lý do cho thái độ thờ ơ với loại TLPK này là lợi thế nhỏ của nó trên tầm bắn xa so với các loại tên lửa phòng không tự vệ (ЗРК СО - зенитный ракетный комплекс самообороны) mới nhất. Tuy nhiên, các hệ đó sử dụng SU tinh vi với đạn tên lửa được điều khiển từ xa, mà về nguyên tắc, gây khó khăn trong việc nâng cấp để tăng tầm bắn.
     
Thật thú vị khi lưu ý rằng trong các tên lửa trên máy bay dùng để không chiến trong tất cả các nước, bao gồm cả ở Liên Xô,  ngay trong những năm 196x đã chỉ sử dụng tên lửa tự dẫn đường. Ví như, tại OKB của M. Bisnovat (sau này - SKB "Vympel") vào cuối những năm 195x, đã phát triển tổ hợp tên lửa đối không làm vũ khí cho máy bay tiêm kích phòng không tầm xa Tu-128. Nền tảng của nó là tên lửa R-4RR được thu nhỏ tổng thể với đầu tự dẫn bán chủ động (PARLGSN) lần đầu tiên đạt được tầm bắn xa 12-16 km (sau này đã đạt đến 40 km) và hệ thống radar điều khiển "Smerch". Từ đây trở đi, theo một hệ tư tưởng khác, ngay trong những năm 196x. đã có khả năng xây dựng hệ tên lửa phòng không đa kênh, vượt trội tất cả các hệ tương tự ở nước ngoài thời gian đó. Bước vào những năm 198x, trong điều kiện sự tăng trưởng liên tục mối đe dọa từ trên không, có cơ sở do sự vũ trang số lượng lớn tên lửa chống hạm cho các tàu chiến Hải quân NATO, ý tưởng về tên lửa giá rẻ có điều khiển từ xa đã phải bỏ cuộc và chấp nhận hệ thống SSN phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Tuy nhiên, thời gian đã mất, và trong việc xây dựng hệ thống tên lửa phòng không trên hạm có hiệu quả cao, "đối thủ cạnh tranh" của chúng ta tại Mỹ đã vượt xa chúng ta (hệ thống vũ trụ đa chức năng «Aegis», 1983, МФКС «Aegis» - многофункциональной космической системы).
   
Sự lạc hậu này là hậu quả phương pháp tiếp cận của các cá nhân hoặc các ban ngành hẹp, mà trong cuối những năm 195x đã hình thành nên tư tưởng phát triển hệ thống tên lửa phòng không trên hạm của hạm đội của chúng ta. Có thể đóng một vai trò ở đây là sự mất lòng tin truyền thống của Bộ Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết với tất cả các đề án phát triển hàng không (cũng như đối với hàng không nói chung).

Pháo cỡ trung

Việc phát triển pháo 1 nòng 130-mm tự động AU-217 được bắt đầu tại KB "Arsenal" vào tháng Sáu năm 1967 Sau đó, KB bắt đầu phát triển pháo 2 nòng A-218 có cùng đặc tính đạn đạo. Cả hai loại pháo này đều đã trình diễn tại trường bắn trước  Tổng tư lệnh Hải quân Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết Sergei Gorshkov, người đã quyết định cho phép sản xuất A-218. Sự lựa chọn được cắt nghĩa bởi mong muốn tiếp nhận một thiết bị pháo binh tốc độ bắn lớn hơn (90 phát bắn / phút với A-218-45 phát bắn ở A-217). Bởi lẽ điều này được "mua" bằng một trọng lượng lớn hơn, sự lựa chọn không phải là không thể tranh cãi - nhất là khi bắn trên bờ biển (mà đó là nhiệm vụ chính của A-218), tốc độ bắn không còn quá quan trọng bằng yếu tố chính là cơ số đạn (mà như chúng ta biết, không phụ thuộc vào số nòng).
Lần đầu tiên pháo A-218 được gắn trên khu trục hạm "Sovremennyi" sau khi tàu hoàn thành thử nghiệm hành trình trên biển. Cùng với hệ điều khiển (SU) hỏa lực "Lev" và các cơ cấu bốc xếp và nạp đạn các hầm đạn, tất cả tham gia vào thành phần tổ hợp pháo hạm AK-130.
Trọng lượng A-218 - 98 tấn, SU "Lev" - 12 tấn, các cơ cấu hầm đạn - 40 tấn, đầu đạn - 32 kg, phát bắn - 53 kg, sơ tốc của đạn - 850 m / s, tầm bắn xa - đến 23 km, tốc độ bắn AK-130-90 phát bắn / phút.
Sự tồn tại của cơ chế tải và nạp đạn cho phép tiến hành bắn đến hết sạch cơ số đạn mà không cần tiếp đạn bằng tay - khác hẳn với pháo cùng loại nước ngoài cỡ 127-mm. Trong thành phần SU  sử dụng một trạm quan trắc pháo đặc biệt và rất hiệu quả khi triển khai bắn phá các mục tiêu ven biển.
Xét các thông số của nó (đặc biệt là tốc độ bắn và trọng lượng chiến đấu của đạn), A-218 vượt hơn hẳn các đối thủ nước ngoài của nó, tức hệ pháo hạm 127 mm của Mỹ và Italy. Tuy nhiên, nó đã đánh đổi điều này bằng một trọng lượng khá lớn, dẫn đến việc thiết bị chỉ bố trí được tại các tàu có lượng choán nước trên 6.000 tấn

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Chín, 2011, 12:17:58 pm
(tiếp)

Pháo phòng không cỡ nhỏ
 
(http://www.atrinaflot.narod.ru/81_publications/sovremenny/pr956_ak630.jpg)    

Trên các tàu khu trục đề án 956 trang bị hai khẩu đội pháo phòng không cỡ nòng nhỏ AK-630 (mỗi khẩu đội cho mỗi bên mạn), bao gồm hai tổ hợp pháo và một hệ điều khiển hỏa lực "Vympel".
Pháo 30-mm AK-630 được phát triển vào năm 1974 dựa trên pháo phòng không tự động AO-18 với một blok quay sáu nòng, mà bản thân nó, đến lượt mình, được xây dựng từ pháo lắp trên máy bay. Nhờ đó pháo có tốc độ bắn hơn 4.000 vòng / phút. Để tăng chiều dài, lần lượt các nòng pháo được liên tục làm mát bằng nước từ bên ngoài.
Khối lượng của AK-630 (không có đạn) - 3,8 tấn, khối lượng của đầu đạn (снаряд-shell) - 0,39 kg, phát bắn (выстрел - gunshot) - 0,83 kg, tầm bắn - lên đến 4 km, tốc độ bắn - 4000 phát bắn / phút.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2e/Uss_iowa_bb-61_pr.jpg/800px-Uss_iowa_bb-61_pr.jpg)
Phát bắn từ pháo hạm. Hình vòng tròn - vết sóng xung kích từ hơi thuốc súng tỏa ra. Tàu trên ảnh là Iowa (BB-61) đang bắn tập mục tiêu gần từ các cỗ pháo 9 nòng 16"/50 và 6 nòng 5"/38 (ru.viki).

Sự xoay của thân súng được thực hiện không phải do dẫn động từ bên ngoài, như thường thấy trong các pháo tự động ở nước ngoài có kết cấu tương tự (pháo tự động của Mỹ cỡ 20-mm «Vulcan» M-61, v.v), mà do năng lượng của khí thuốc súng phát ra luân phiên từ mỗi nòng, cho phép có một cỗ pháo nhỏ gọn nhẹ - với một cơ số đạn chính thức có số lượng 2000, khối lượng pháo vẫn nhỏ hơn khối lượng đạn dược.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/ak630-2.jpg)
Sơ đồ AK-630. Chú thích: 1. Pháo tự động AO-18; 2. Tháp che; 3. Băng đạn; 4. Sàn treo; 5. Cơ cấu hãm khi hành quân; 6. Thiết bị dẫn động điện; 7. Hầm đạn.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/028_1_1.jpg)
Bên tháp ngắm (визирной колонки).


Dẫn bắn cho AK-630 được thực hiện từ xa bằng radar của hệ thống điều khiển "Vympel" hoặc tháp ngắm.
Số lượng tính toán các tên lửa chống hạm «Harpoon» bị bắn trúng bởi một đại đội AK-630 trong thời gian giữa những năm 197x được đánh giá khoảng 0,4-1,0 đơn vị.
Trong khi có các đặc tính xuất sắc của mình, một đại đội gồm hai khẩu đội AK-630, do tính năng tồi tệ của các trạm radar và việc bố trí nó ở một khoảng cách khá xa so với trục hỏa lực, nó đã thua kém về độ chính xác xạ kích trước một khẩu pháo 20-mm «Vulcan / Phalanx» Mk.15 (USA, 1977).

Vũ khí chống ngầm

Vũ khí chống ngầm trên khu trục hạm đề án 956 có thiết bị phóng ngư lôi hai ống 533 mm (ở phần giữa boong trên của tàu, cặp mạn), có thể sử dụng nhiều đạn ngư lôi 533 mm khác nhau, bao gồm cả đạn phổ dụng USET-80 (УСЭТ-80).
So với vũ khí tương tự - đạn ngư lôi MK.48 của Hoa Kỳ - ngư lôi của nước ta có dữ liệu hành trình đặc trưng gần như giống nhau, nhưng nó được trang bị một động cơ chạy điện (электрическая силовая установка- ЭСУ-ESU) - do đó, nó giữ được tất cả các phẩm chất hành trình xuất sắc ở tất cả các độ sâu sử dụng nó chiến đấu.
Bổ sung vũ khí chống ngầm cho con tàu còn có hai dàn RBU-1000, nằm ở phía sau trên thượng tầng (trong khu vực sân CHC). Chúng được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm ở phạm vi gần và độ sâu nông, cũng như sẽ phá hủy các ngư lôi đang hướng đến tàu.

Vũ khí vô tuyến điện tử

Khu trục hạm đề án 956 trang bị radar thế hệ mới nhất phát triển vào những năm cuối 197x. với khả năng phát hiện mục tiêu kích thước nhỏ, độ cao quỹ đạo bay thấp, chẳng hạn như tên lửa chống hạm «Harpoon». Đó là radar dải sóng-cm "Fregat-M", "Fregat-M2" và "Fregat-MA" (từ tàu đóng số 1 đến số 3 gắn radar "Fregat-M", và sau đó - "Fregat-M2", rồi đến "Fregat-MA").

Tổ hợp "Mineral" được sử dụng như một phương tiện chỉ thị mục tiêu cho vũ khí tên lửa hạm có điều khiển. Tổ hợp có cả kênh radar chủ động với khả năng phát hiện mục tiêu mặt nước ngoài đường chân trời và kênh radar thụ động. Ngoài ra, có một kênh chỉ thị mục tiêu cho máy bay trực thăng và máy bay có cánh cố định.
Để phát hiện tàu ngầm và ngư lôi, trên tàu có sonar "Platina-S"được thiết kế vào những năm 197x, và để phát hiện biệt kích ngầm dưới nước - có trạm đặc biệt MG-7.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Chín, 2011, 12:10:53 am
(tiếp)

Thiết bị năng lượng

Một số sơ đồ nguyên lý tuabin hơi và tuabin khí (Đại bách khoa toàn thư Xô viết)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/516150.jpg)
Sơ đồ tuabin hơi.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/combined.jpg)
Sơ đồ trạm điện tuabin khí chu trình hỗn hợp.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/gtu1.jpg)
Sơ đồ tuabin khí động cơ một trục chu trình đơn: 1- máy nén; 2- buồng đốt; 3- tuabin; 4- tải.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/gtu2.jpg)
Sơ đồ tuabin khí động cơ một trục chu trình tái sinh: 1- Buồng hoàn nhiệt hoặc thu hồi nhiệt; 2-máy nén; 3- buồng đốt; 4- tuabin; 5- tải.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/gtu3.jpg)
Sơ đồ tuabin khí động cơ nhiều trục chu trình đơn có thiết bị phát động lực tự do: 1 - buồng đốt; 2 - máy nén; 3 - tuabin; 4 - tuabin phát lực; 5 - tải. Ghi chú: Mũi tên chỉ hướng tới tổ hợp 2 cấp xoay chiều của động cơ tuabin khí.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/gtu4.jpg)
Sơ đồ tuabin khí động cơ nhiều trục chu trình phức hợp có công đoạn làm lạnh và làm nóng: 1 - buồng đốt chính; 2 - máy nén áp lực cao; 3 - tuabin áp lực cao; 4 - công đoạn làm lạnh trung gian;
5 - buồng đốt công đoạn làm nóng trung gian; 6 - máy nén áp lực thấp; 7 - tuabin áp lực thấp; 8 - tải.

Ghi chú - Trích công suất từ động cơ tuabin khí thực hiện từ trục rotor áp lực thấp.



(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/gtu5.jpg)
Sơ đồ tuabin khí động cơ một trục có trích không khí và trích khí nóng: 1 - buồng đốt; 2 - máy nén; 3 - tuabin; 4 - tải.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/gtu6.jpg)
Sơ đồ tuabin khí động cơ một trục chu trình kín: 1 - thiết bị làm nguội sơ bộ; 2 - máy làm nóng hoạt chất; 3 - máy nén áp lực thấp; 4 - máy nén áp lực cao; 5 - tuabin; 6 - tải; 7 - máy làm lạnh trung gian.

Khu trục hạm đề án 956 là loại tàu duy nhất thuộc thế hệ thứ ba trên thế giới-có thiết bị động lực là tuabin nồi hơi.
Thiết bị khai thác-sửa chữa hai-trục (REU) của nó bố trí sẵn trong hai buồng máy nồi hơi (МКО). Mỗi khoang đặt một nồi hơi và một tuabin hơi (GTZA) với các cơ cấu hệ thống và cơ cấu bảo dưỡng.
Việc kéo dài việc sử dụng các nồi hơi đầu tiên thế hệ thứ 2 KV-76 trên tàu, do các tham số hơi tính toán cao (64 atm, 450 ° C), đã xác nhận phầm chất sử dụng cao của chúng.
Để tăng hiệu quả kinh tế của nồi hơi, làm giảm trọng lượng và kích thước trong các thiết bị thế hệ thứ 3, đã thực hiện bằng cách chuyển đổi sang nồi hơi áp suất cao với không khí đã được đốt nóng sơ bộ một cách đáng kể. Như kinh nghiệm khai thác với cường độ lớn các tàu có nồi hơi áp lực cao, sự chuyển đổi sang sử dụng loại nồi hơi như vậy trong Hạm đội chúng ta về mặt kỹ thuật và tổ chức là chưa được chuẩn bị.

KTU thế hệ thứ ba đã trở thành hình mẫu xây dựng cho các tàu đóng trong những năm 196x. Tuy nhiên, mỗi thiết bị của các thiết kế tàu khác nhau đều có đặc điểm riêng vốn có của nó. Việc sử dụng các thiết bị nồi hơi áp suất cao so với các thiết bị nồi hơi KV-76 thuộc thế hệ thứ 2 đã cho phép đạt đến một loạt ưu điểm:
     - Khối lượng cụ thể của nồi hơi đã giảm 1,4 lần;
     - Hiệu suất sử dụng (Коэффицие́нт поле́зного де́йствия - КПД) của nồi hơi ở tải trọng tối đa đã tăng 11%;
     - Ứng suất nhiệt trong thể tích buồng đốt tăng 3 lần;
     - Ứng dụng máy quạt tuabin (ТНА- турбонаддувочный агрегат - ) làm giảm nhiệt độ của khí thải xuống mức 100-110 ° C.
Tất cả những điều này đã làm giảm thể tích buồng máy nồi hơi 2 lần đối với 1 tấn hơi nước sản xuất ra, và làm giảm thời gian đầu vào hoạt động của nồi hơi đến 15 phút.  
Những khuyết điểm của nồi hơi áp suất cao là:
     - Giảm nhiệt độ của hơi quá nhiệt ở một phần tải, làm giảm hiệu quả kinh tế thiết bị năng lượng;
     - Tăng cường quá trình ăn mòn bề mặt và giảm tuổi thọ bề mặt chịu nhiệt do ứng suất nhiệt cao của thể tích buồng đốt;
     - Trị số tương đối cao của hệ số thừa không khí ở tải thấp và trung bình của nồi hơi, làm giảm hiệu quả của thiết bị năng lượng.
Máy tuabin hơi bánh răng hai thân có tua bin áp lực cao và áp lực thấp. Tuabin chạy lùi nằm trong thân động cơ máy quạt tuabin (ТНД). Khi chạy tiến, hơi từ động cơ tuabin cánh quạt(ТВД-турбовинтовой двигатель) qua bộ thu đi vào động cơ máy quạt tuabin và tiếp tục đi vào bình ngưng chính.

Để cung cấp điện cho tàu chiến, có hai máy phát điện tua bin hơi nước công suất 1.200 mã lực và 4 máy phát điện diesel dự trữ công suất 600 kW. Các máy phát điện cung cấp cho tất cả các phụ tải cần thiết trên tàu bằng dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50 Hz và điện áp 400 V.
Để bù đắp cho sự rò rỉ nước cấp, cũng như cho việc cung cấp nước uống và tắm rửa trên khu trục hạm có hai máy khử muối. Để duy trì hệ thống điều hòa không khí có bốn máy lạnh phun hơi nước làm mát, công suất làm lạnh 300 nghìn kcal / h.
Để đảm bảo cho chế độ đỗ tại chỗ của tàu và khởi động cho các thiết bị năng lượng bước vào làm việc, có thiết bị nồi hơi phụ trợ gồm một nồi hơi phụ trợ công suất sinh hơi 12 tấn / h.

 .......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Chín, 2011, 06:20:22 pm
(tiếp)

Bảng 1: Các thông số kỹ-chiến thuật cơ bản của tàu khu trục Xô Viết và tàu khu trục Mỹ

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Bang1_SoSanhKTH_Xo_My-Model.jpg)

Ghi chú: vận tốc đo bằng hải lý, công suất đo bằng sức ngựa.

Bảng 2

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Bang2_KTH_Xo_My_2.jpg)

Ghi chú: * cần nhớ tên lửa chống hạm "Moskit" vượt trội "Harpoon" về tính hiệu quả, theo nhiều nguồn đánh giá khác nhau, từ 3 - 3,5 lần.
......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Chín, 2011, 09:10:24 pm
(tiếp)

Đánh giá chung về con tàu

(http://www.atrinaflot.narod.ru/81_publications/sovremenny/destroyer_03.jpg)
Khu trục hạm trang bị vũ khí tên lửa có điều khiển kiểu "Kidd" của Hải quân Mỹ.

(http://www.atrinaflot.narod.ru/81_publications/sovremenny/destroyer_02.jpg)
Khu trục hạm trang bị vũ khí tên lửa có điều khiển kiểu "Spruance" của Hải quân Mỹ.

(http://www.atrinaflot.narod.ru/82_gallery/pic_destroyer2-.jpg)
Khu trục hạm trang bị vũ khí tên lửa có điều khiển kiểu "Arley Byrke" của Hải quân Mỹ.
      
Đánh giá tàu đề án 956 so với tàu khu trục Mỹ «Spruance» - con tàu mà, để đáp lại nó, khu trục hạm của chúng ta đã ra đời, theo nhiệm vụ thiết kế đã điều chỉnh, có thể kết luận (Bảng 1 và 2) khu trục hạm đề án 956  vượt trội «Spruance» rất nhiều khi thực hiện nhiệm vụ phòng không, cũng như nhiệm vụ tấn công, thua kém về chống ngầm (trong đó, như đã nói, BPK đề án 1155 sẽ giải quyết thay).

Khi so sánh tàu đề án 956 với tàu khu trục Mỹ «Kidd» ưu việt được bảo tồn, nhưng phần nào bị cào bằng trong việc giải quyết các nhiệm vụ phòng không và tấn công bằng vũ khí tên lửa có điều khiển. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng «Kidd» đã được xây dựng thời đó cho Hải quân Iran và "tình cờ" mà nhập vào Hải quân Hoa Kỳ (sau khi chấm dứt hợp đồng vì xảy ra cuộc cách mạng Hồi giáo Iran), do đó nó chỉ có 4 chiếc tàu tất cả mà thôi.* (khu trục hạm kiểu «Spruance» - 31 chiếc).[* chú thích của người biên tập. - Năm 1999, Hoa Kỳ đã có ý định chuyển tất cả bốn tàu khu trục loại «Kidd» cho Hải quân Hy Lạp thuê]  

So sánh tàu của chúng ta với các tàu khu trục Anh, Pháp và Ý đóng thời kỳ 1970-1990 là vô ích, bởi vì khả năng chiến đấu của tàu khu trục đề án 956 ở ngoài các cuộc ganh đua (theo nhận xét chuẩn xác của các chuyên gia, "nó chỉ là con chó con so với con chó săn sói.") Tất nhiên, về một loạt khả năng chiến đấu, "Sarytch" thua kém so với khu trục hạm cuối cùng của Mỹ loại «Arleigh Burke», nhưng chỉ một chút.

Như thế, các khả năng của hệ thống TLPK «Aegis» đã được kiểm chứng trong việc chống lại đòn tấn công của tên lửa chống hạm "Moskit" (Mỹ đã mua một số tên lửa chống hạm loại này), và (những khả năng này) là  khá buồn cho người Mỹ - hầu hết các tên lửa "đã vượt qua hệ thống «Aegis». Chúng ta hãy nhớ rằng, hệ thống TLPK của chúng ta có thể bắn trúng mục tiêu kích thước nhỏ và bay với vận tốc siêu âm, do đó so với các khu trục hạm mới của Mỹ, tàu của chúng ta xem ra khá an toàn.
Tuy nhiên, so sánh này không hoàn toàn chính xác. Thực tế là tất cả các chiến hạm mặt nước của nước ngoài được xây dựng sau Chiến tranh Thế giới thứ hai (ít nhất cho tới giữa những năm 1980), tương ứng với loại BPK của chúng ta hơn là khu trục hạm. Nhiệm vụ chính của chúng là bảo vệ "biên giới cuối cùng" (đặc biệt là chống ngầm) cho tàu sân bay, tất cả những việc khác do máy bay trên tàu sân bay giải quyết. Khu trục hạm của chúng ta tạo ra chủ yếu để "chống tàu khu trục". Vì vậy, nếu vào cuối những năm 197x, Bộ Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô quyết định bắt tay vào việc xây dựng một hạm đội đại dương cân bằng (tức là, hạm đội có tàu sân bay), vị trí trong hạm đội dành cho các tàu đề án 956 sẽ không có, và Hạm đội Hải quân sẽ bị hạn chế bởi đề án 1155.

Cần thêm một "con sâu trong nồi canh". Khu trục hạm đề án 956 được tạo ra như một sự chạy đua với Hoa Kỳ, mà không có sự vượt trước cần thiết về phương diện khoa học và kỹ thuật. Kết quả là, sau 10 năm, người Mỹ đã không chỉ làm giảm được sự tụt hậu của họ, mà còn vượt qua chúng ta bằng cách đưa vào trong thành phần hạm đội của họ tàu khu trục đa năng «Arleigh Byrke».
Ưu thế của chúng ta trong việc giải quyết các vấn đề phòng không, tấn công bằng tên lửa có điều khiển, các tàu của chúng ta thuộc đề án 61-M đã giữ được trong gần 20 năm - cho đến khi có sự xuất hiện của khu trục hạm loại «Kidd». Và điều nây xảy ra, bất kể thực tế là chúng ta đã có cơ hội để tạo ra một đề án tàu chiến đa năng thay vì đề án "956", tương xứng với các khả năng của «Arleigh Burke», sớm trước 11 năm so với Hoa Kỳ!  

Con tàu như vậy cần có tuabin khí "lai" - "956+1155", nhưng với một tổ hợp thủy âm "cắt gọn" hơn một chút, và TLPK kiểu "Fort" (cũng gọi là "FAL"). Và nếu tại thời điểm đó mà quyết định đặt thiết bị phóng kiểu tổ ong thay cho thiết bị phóng kiểu ống trống (cuối những năm 199x rồi người ta cũng phải đi tới giải pháp này), chúng ta đã có thể nói đến việc chuẩn hóa thống nhất các PU (tương tự như Mk.41). Vậy là, ngay cả lúc đó cũng đã có thể tạo ra một loại tàu "giống như" BPK "Đô đốc Chabanenko", nhưng với vũ khí phòng không hùng mạnh hơn. Nghiên cứu về loại tàu này (đề án 11560) được tiến hành vào cuối những năm 197x song song với đề án 956 và 1155.

Tuy nhiên, con tàu này không phù hợp với "tư tưởng" về hạm đội của Liên Xô, nơi các tàu chiến được thiết kế theo kiểu chuyên biệt hóa một cách quá thuần túy. Sai lầm cũng đã được nhận ra 15 năm sau, nhưng thời gian thì đã bị bỏ lỡ ...
Tôi xin lưu ý rằng mặt "tiêu cực" nên được quy cho hệ tư tưởng thời đó, hay đúng hơn là CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA HẠM ĐỘI HẢI QUÂN LIÊN BANG CHXHCN XÔ VIẾT. Phòng thiết kế phương Bắc PKB cũng đã ứng phó với nhiệm vụ của mình một cách hoàn hảo: họ không chỉ xây dựng thành công một loại tàu được vũ trang tốt và vượt trội các đối tác nước ngoài về một loạt các nhiệm vụ phải đảm đương (trừ chống ngầm), mà đó còn là con tàu thế hệ thứ ba duy nhất trên thế giới dùng tuabin nồi hơi, có khả năng đi biển tuyệt vời.

CÔ HÊU.
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Chín, 2011, 01:40:01 pm
(tiếp)

Tàu tuần tiễu «Razumnyi»  đề án 1135
Tàu tuần tiễu «Rеvnostnyi»  đề án 1135М:    
                                          -  thuyền trưởng  -  thiếu tá hải quân  Коlomeitsev А.G.
Tàu tuần tiễu «Rеzkii»  đề án 1135М:              
                                          -  thuyền trưởng  -  trung tá hải quân Каrghin V.N.
SКR - 3    đề án 159               -  thuyền trưởng  -  thiếu tá hải quân  Sokolov А.N.
SКR - 43 đề án 159М            -  thuyền trưởng  -  đại úy hải quân  Boiko S.I.
SКR - 46 đề án 159М
 
Tàu tuần tiễu «Letuchi» đề án 1135:

Ngày 7 tháng 5 năm 1975 tàu được đăng ký vào danh sách tàu chiến Hải quân Liên Xô và ngày 9 tháng 3 năm 1977 chính thức đặt ky tại nhà máy đóng tàu mang tên А.А.Zhdanov ở Leningrad, hạ thủy 19 tháng 3 năm 1978, nhập biên chế 10 tháng 8 năm 1978 và 20 tháng 9 năm 1978 sau cuộc hành quân liên hạm đội vòng quanh châu Phi từ căn cứ Baltisk tới Pеtropavlovsk-Каmchatskii gia nhập đội hình phân hạm đội hỗn hợp Каmchatka Hạm đội Thái Bình Dương. Tuy nhiên skr "Letutchi" đến 1994  vẫn ở trong đội hình binh đoàn tác chiến số 10 của hạm đội.
Năm 2005 tàu bị loại khỏi biên chế hạm đội và đưa ra bán đấu giá thanh lý.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/175RKbrigade_10_Opesk.jpg)
Tại căn cứ lữ đoàn tàu tên lửa số 175, một đơn vị của binh đoàn 10 trong vịnh Strelok.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/ab8980ac866b.jpg)
Vịnh Abrek, cầu tàu số 3, binh đoàn 10. Tuần dương hạm chỉ huy "Đô đốc Senyavin" và tuần dương hạm cận vệ mang vũ khí tên lửa hành trình "Variag".

Lượng choán nước lớn nhất 3436 t, toàn thể 3191 t, trung bình 3013 t, tiêu chuẩn 2835 t; dài 122,9 m, rộng 14,19 m, mớn nước 7,21 m.   Công suất GTU 2x26 000 mã lực; tốc độ lớn nhất 32 hải lý, tốc độ hành trình 20 hải lý; tầm bơi xa 4600 dặm.
Vũ khí: 1x4 thiết bị phóng tên lửa chóng ngầm (4 ngư lôi-tên lửa "Меtеl"), 2x2 thiết bị phóng TLPK "Оsа-М", 2x2 pháo 76-mm АК-726, 2x12 RBU-6000,  2x4 ống phóng lôi 533-mm, mang theo mọt cơ số thủy lôi phong tỏa. Thủy thủ đoàn 180 người, trong đó có 22 sỹ quan.
Tàu được thiết kế với nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các tàu ngầm đối phương, đảm bảo phòng thủ chống hạm và chống ngầm cho các tàu chiến và tàu vận tải trên biển, giáng đòn tấn công vào các tàu chiến và tàu vận tải trên biển và trong căn cứ của kẻ thù, yểm trợ tác chiến cho lục quân, đảm bảo cho sự đổ bộ của thủy quân lục chiến và giải quyết một số nhiệm vụ khác.

Tàu tuần tiễu «Letuchi» đã 5 lần vào cảng Cam Ranh:
1. -   tháng 9 năm 1979   -   hành quân liên căn cứ từ Baltisk sau khi đóng xong tới căn cứ cơ bản - cảng Vladivostok với chuyến ghé đỗ tại cảng Cam Ranh để bổ sung vật chất dự trữ và cho các thành viên nghỉ ngơi.    
                                                 -  thuyền trưởng  -  thiếu tá hải quân Zozul А.G.
                                                 -  thuyền phó chính trị đại úy hải quân Khlupin N.F.
                                                 - trợ lý chính thuyền trưởng đại úy hải quân Boikov B.G.
                                                -  chỉ huy ban tác chiến 5  - thượng úy hải quân Uzarevitch А.I.
2. -  tháng 1 – tháng 6 năm 1980  - thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại cảng Cam Ranh.
                            -  thuyền trưởng  -  thiếu tá hải quân Zozul А.G.
                                                 -  thuyền phó chính trị đại úy hải quân Khlupin N.F.
                                                 - trợ lý chính thuyền trưởng đại úy hải quân Boikov B.G.
                                                -  chỉ huy ban tác chiến 5  - thượng úy hải quân Uzarevitch А.I.
3. -  tháng 9 năm 1980  - tháng 2 năm 1981  -  thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại cảng Cam Ranh.
                            -  thuyền trưởng  -  thiếu tá hải quân Zozul А.G.
                                                 -  thuyền phó chính trị đại úy hải quân Khlupin N.F.
                                                 - trợ lý chính thuyền trưởng đại úy hải quân Boikov B.G.
                                                -  chỉ huy ban tác chiến 5  - thượng úy hải quân Uzarevitch А.I.

4. -  tháng 5 năm 1982   - bổ sung dự trữ vật chất và cho phép các thành viên nghỉ ngơi sau khi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong thành phần binh đoàn tác chiến số 8 Hải quân Xô Viết.
                                              –  thuyền trưởng    -  thiếu tá hải quân  Khorkov V.А.
                                               -  thuyền phó chính trị thượng úy hải quân Моroz S.S.
                                               -  trợ lý chính thuyền trưởng thiếu tá hải quân Boikov B.G.
                                               -  chỉ huy ban tác chiến 5 - thiếu tá hải quân Uzarevitch А.I.                             
Chỉ huy trực tiếp trên chiến hạm trong cuộc hành quân này -  Chủ nhiệm chính trị binh đoàn tác chiến số 10 - đại tá hải quân Kаlinin V.G.
5. -  tháng 5 – tháng 9 năm 1985  -  thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong đội hình binh đoàn số 17.
                                                -  thuyền trưởng  - thiếu tá hải quân Volk М.Yu.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Chín, 2011, 10:35:17 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/5499634770800ff3fc3ed48b95bb972a.png)
SKR "Letutchi" trong thời gian phục vụ tại Cam Ranh.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic_62.jpg)
Đề án 1135, sơ đồ nhìn từ bên ngoài. Ghi chú:1 –thiết bị bảo vệ BOKA-Du (охранительное устройство БОКА-Ду-быстроходный охранитель корабельный акустический); 2 –hầm chứa hoạt chất và thiết bị nâng-thả sonar "Vega" (ангар рабочего тела и ПОУ ГАС «Вега» - подъемно-опускное устройство ); 3 –thiết bị phóng đạn phản lực không điều khiển của hệ thống đặt nhiễu thụ động PK-16 (ПУ НУРС(НУРС – неуправляемый реактивный снаряд) СППП (систем постановки пассивных помех) ПК-16); 4 –pháo 76 mm AK-726 (76-мм АУ АК-726); 5 –thiết bị phóng TLPK "Osa-M" (ПУ ЗРК «Оса-М»); 6 –trạm anten radar thuộc hệ thống điều khiển hỏa lực pháo hạm "Turel" (АП РЛС СУАО «Турель»); 7 –trạm anten radar hệ thống điều khiển hỏa lực TLPK 4R-33 "Osa-M" (АП СУО 4Р-33); 8 –trạm anten radar định hướng ARP-50R (АП радиопеленгатора АРП-50Р); 9 –trạm anten radar "Angara-A" (АП РЛС «Ангара-А»); 10 –các anten truyền dẫn của tổ hợp trang thiết bị tác chiến điện tử "Start" (передающие антенны комплекса средств РЭБ «Старт»);
11 –trạm anten radar "Volga" (АП РЛС «Волга»); 12-trạm anten radar hệ thống điều khiển bắn trên hạm "Musson" (АП РЛС КСУС «Мусон»; 13-đèn chiếu 45 mm (45-мм прожектор); 14 –máy ngắm kính tiềm vọng quang học buồng lái và chỉ huy hành trình (оптический перископический визир ходовой рубки); 15-buồng lái và chỉ huy hành trình (ходовая рубка); 16-trạm anten radar "Don-2" (АП РЛС «Дон-2»); 17 –RBU-6000 (РБУ-6000); 18 –thiết bị phóng tên lửa chống ngầm "Metel" (ПУ ПЛРК «Метель»); 19 –bầu chụp rẽ dòng anten sonar "Titan-2" (обтекатель антенны ГАС «Титан-2»); 20 –anten thu của tổ hợp phương tiện tác chiến điện tử "Start" (приемная антенна комплекса средств РЭБ «Старт»); 21 –cầu điều hướng đài chỉ huy hành trình (ходовой мостик); 22 –thiết bị phóng ngư lôi 533 mm PTA-53-1135 (533-мм ТА ПТА-53-1135); 23 –xuồng tải (грузовой катер); 24 –ray dẫn hướng rải thủy lôi (минные рельсы); 25 –xuồng 6 tay chèo (шестивесельный ял).


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic_63.jpg)
Đề án 1135, cắt dọc. Ghi chú:1 – chất sinh công của đài thủy âm "Vega" (рабочее тело ГАС «Вега»); 2 – tời của thiết bị nâng-thả di động đài thủy âm "Vega" (лебедка ПОУ (ПОУКБ-1) ГАС «Вега» - подъемно-опускное устройство ); 3 – pháo 76 mm AK-726 (76-мм АУ АК-726); 4 – buồng dưới tháp pháo 76 mm AK-726 (подбашенное отделение 76-мм АУ АК-726); 5 – thiết bị phóng TLPK "Osa-M" (ПУ ЗРК «Оса-М»); 6 –hầm chứa đạn tên lửa có điều khiển và thiết bị nạp đạn cho bệ phóng TLPK "Osa-M" (погреб ЗУР и устройство перезаряжания ПУ ЗРК «Оса-М»); 7 – các kubrik (ca bin) quân nhân (кубрики личного состава); 8 –các trạm  TLPK "Osa-M" ( посты ЗРК «Оса-М»); 9 –ống khói (дымоходы); 10 –trạm anten radar của hệ thống điều khiển hỏa lực pháo hạm "Turel" (АП РЛС СУАО «Турель»);11 - trạm anten radar hệ thống điều khiển hỏa lực TLPK "Osa-M" ( АП РЛС СУО ЗРК «Оса-М»); 12 –các trạm vũ khí vô tuyến điện tử và rào chắn các khối cao tần (посты РТВ и выгородки высокочастотных блоков); 13 –hành lang tránh bão (штормовой коридор); 14 –thiết bị phóng ngư lôi 533 mm PTA-53-1135 (533-мм ТА ПТА-53-1135); 15 –trạm anten radar "Angara-d" (АП РЛС «Ангара- д»); 16 –trạm anten radar "Volga" (АП РЛС «Волга»); 17 –trạm anten radar hệ thống điều khiển bắn trên hạm "Muson" (АП РЛС КСУС «Мусон»); 18 –buồng hoa tiêu (штурманская рубка); 19 –buồng chỉ huy hành trình ( ходовая рубка); 20 –hành lang cabin sinh hoạt chung  sỹ quan (коридор офицерских кают (кают-компании)); 21 –cabin-sinh hoạt chung (кают- компания); 22 –trạm chỉ huy trung tâm (ГКП); 23 –RBU-6000 (РБУ-6000); 24 –buồng thiết bị thông gió (отделения вентиляторов); 25 –thiết bị phóng tên lửa chống ngầm "Metel" (ПУ ПЛРК «Метель»); 26 –các trạm của hệ thống điều khiển bắn trên hạm "Muson"  (посты КСУС «Мусон»); 27 –khoang chứa các cơ cấu máy và cơ cấu dẫn động của thiết bị phóng tên lửa chống ngầm "Metel" (помещение агрегатов и приводов ПУ ПЛРК «Метель»); 28 –buồng tời đứng (шпилевое отделение); 29 –các kho chứa có nhiệm vụ khác nhau (кладовые различного назначения); 30 –hầm mũi (форпик); 31 –hầm chứa xích (цепной ящик); 32 –rào chắn anten đài thủy âm "Titan-2" (выгородка антенны ГАС «Титан-2»); 33 –các trạm làm việc của các đội viên thủy âm (посты гидроакустиков); 34 –các sitec nước ngọt (цистерны пресной воды); 35 –hầm chứa đạn phản lực chống ngầm RGB-60 (погреб РГБ-60); 36 –sitec nhiên liệu (топливные цистерны); 37 –buồng các cơ cấu cơ khí phụ trợ (khoang năng lượng) và đặt thiết bị chống lắc tàu (отделение вспомогательных механизмов (энергоотсек) и помещение успокоителя качки); 38 –buồng máy đằng mũi tàu (носовое МО); 39 –cabin điều khiển từ xa hệ thống thiết bị năng lượng chính (кабина дистанционного управления ГЭУ); 40 –buồng máy đuôi tàu (кормовое МО); 41 –buồng chứa thiết bị bánh lái (румпельное отделение) .

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười, 2011, 10:37:21 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic_66.jpg)
Sơ đồ nhìn từ bên ngoài SKR đề án 1135М:1 – thiết bị bảo vệ BOKA-Du (охранительное устройство БОКА-Ду-быстроходный охранитель корабельный акустический); 2 – hầm chứa hoạt chất và thiết bị nâng-thả sonar "Vega" (ангар рабочего тела и ПОУ ГАС «Вега»); 3 – thiết bị phóng đạn phản lực không điều khiển của hệ thống đặt nhiễu thụ động PK-16 (ПУ НУРС(НУРС – неуправляемый реактивный снаряд) СППП (систем постановки пассивных помех) ПК-16); 4 –pháo 100 mm AK-100 (100-мм АУ АК-100); 5 – thiết bị phóng TLPK "Osa-M" (ПУ ЗРК «Оса-М»); 6 –trạm anten radar hệ thống điều khiển hỏa lực pháo "Lev" (АП РЛС СУАО «Лев»); 7 – trạm anten radar hệ thống điều khiển hỏa lực TLPK 4R-33 "Osa-M" (АП СУО 4Р-33); 8 – trạm anten radar định hướng ARP-50R (АП радиопеленгатора АРП-50Р); 9 –trạm anten radar "Angara-A" (АП РЛС «Ангара-А»); 10 –các anten truyền dẫn của tổ hợp trang thiết bị tác chiến điện tử "Start" (передающие антенны комплекса средств РЭБ «Старт»);11 –trạm anten radar "Volga" (АП РЛС «Волга»); 12-trạm anten radar hệ thống điều khiển bắn trên hạm "Musson-U" (АП РЛС КСУС «Мусон-У»); 13-đèn chiếu 45 mm (45-мм прожектор); 14 –máy ngắm kính tiềm vọng quang học buồng lái và chỉ huy hành trình (оптический перископический визир ходовой рубки); 15-buồng lái và chỉ huy hành trình (ходовая рубка); 16-trạm anten radar "Don-2" (АП РЛС «Дон-2»); 17 –RBU-6000 (РБУ-6000); 18 –thiết bị phóng tên lửa chống ngầm-tên lửa chống hạm "Rastrub-B"  (ПУ ПЛР-ПКР «Раструб-Б»); 19 – bầu chụp rẽ dòng anten sonar "Titan-2T" (обтекатель антенны ГАС «Титан-2T»); 20 –pháo hiệu 45 mm (45-мм салютная пушка); 21 – anten thu của tổ hợp phương tiện tác chiến điện tử "Start" (приемная антенна комплекса средств РЭБ «Старт»);22 - cầu điều hướng đài chỉ huy hành trình (ходовой мостик); 23 –thiết bị phóng ngư lôi 533 mm PTA-53-1135 (533-мм ТА ПТА-53-1135); 24 –xuồng tải (грузовой катер); 25 –ray dẫn hướng rải thủy lôi (минные рельсы); 26 –xuồng 6 tay chèo (шестивесельный ял).


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic_67.jpg)
Cắt dọc SKR đề án 1135М:1 – chất sinh công của đài thủy âm "Vega" (рабочее тело ГАС «Вега»); 2 – tời của thiết bị nâng-thả di động đài thủy âm "Vega" (лебедка ПОУ (ПОУКБ-1) ГАС «Вега»; 3 – pháo 100 mm AK-100 (100-мм АУ АК-100); 4 –hầm dưới tháp pháo 100 mm AK-100 (подбашенное отделение 100-мм АУ АК-100); 5 – thiết bị phóng TLPK "Osa-M" (ПУ ЗРК «Оса-М»); 6 – hầm chứa đạn tên lửa có điều khiển và thiết bị nạp đạn cho bệ phóng TLPK "Osa-M" (погреб ЗУР и устройство перезаряжания ПУ ЗРК «Оса-М»); 7 – các kubrik (ca bin) quân nhân (кубрики личного состава); 8 – các trạm  TLPK "Osa-M" ( посты ЗРК «Оса-М»); 9 –ống khói (дымоходы); 10 –trạm anten radar hệ thống điều khiển hỏa lực pháo "Lev" (АП РЛС СУАО «Лев»); 11 –trạm anten điều khiển hỏa lực TLPK "Osa-M" (АП РЛС СУО ЗРК «Оса-М»); 12 – các trạm vũ khí vô tuyến điện tử và rào chắn các khối cao tần (посты РТВ и выгородки высокочастотных блоков); 13 –hành lang tránh bão (штормовой коридор); 14 –thiết bị phóng ngư lôi 533 mm PTA-53-1135 (533-мм ТА ПТА-53-1135); 15 –trạm anten radar "Angara-d" (АП РЛС «Ангара- A»); 16 –trạm anten radar "Volga" (АП РЛС «Волга»); 17 –trạm anten radar hệ thống điều khiển bắn trên hạm "Muson-U" (АП РЛС КСУС «Мусон-У»); 18 –buồng hoa tiêu (штурманская рубка); 19 –buồng chỉ huy hành trình ( ходовая рубка); 20 –hành lang cabin sinh hoạt chung  sỹ quan (коридор офицерских кают (кают-компании)); 21 –cabin-sinh hoạt chung (кают- компания); 22 –trạm chỉ huy trung tâm (ГКП); 23 –RBU-6000 (РБУ-6000); 24 –buồng thiết bị thông gió (отделения вентиляторов); 25 – thiết bị phóng tên lửa chống ngầm-tên lửa chống hạm "Rastrub-B"  (ПУ ПЛР-ПКР «Раструб-Б»); 26 –các trạm hệ thống điều khiển bắn trên hạm "Musson-U" (посты КСУС «Мусон-У»); 27 –buồng các cơ cấu máy và dẫn động thiết bị phóng tên lửa chống ngầm-chống hạm "Rastrub-B" (помещение агрегатов и приводов ПУ ПЛР-ПКР «Раструб-Б»); 28 –buồng tời đứng (шпилевое отделение); 29 –các kho chứa có nhiệm vụ khác nhau (кладовые различного назначения); 30 –hầm mũi (форпик); 31 –hầm chứa xích (цепной ящик); 32 –rào chắn anten đài thủy âm "Titan-2" (выгородка антенны ГАС «Титан-2T»); 33 –các trạm làm việc của các đội viên thủy âm (посты гидроакустиков); 34 –các sitec nước ngọt (цистерны пресной воды); 35 –hầm chứa đạn phản lực chống ngầm RGB-60 (погреб РГБ-60); 36 –sitec nhiên liệu (топливные цистерны); 37 –buồng các cơ cấu cơ khí phụ trợ (khoang năng lượng) và đặt thiết bị chống lắc tàu (отделение вспомогательных механизмов (энергоотсек) и помещение успокоителя качки); 38 –buồng máy đằng mũi tàu (носовое МО); 39 –cabin điều khiển từ xa hệ thống thiết bị năng lượng chính (кабина дистанционного управления ГЭУ); 40 –buồng máy đuôi tàu (кормовое МО); 41 –hầm chứa đạn của pháo 100 mm (погреб 100-мм выстрелов); 42 – buồng chứa thiết bị bánh lái (румпельное отделение).

.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười, 2011, 04:00:22 pm
(tiếp)

Đề án 1135-21 tàu.
Các yếu tố kỹ chiến thuật cơ bản


Lượng choán nước, т:
– tiêu chuẩn 2810 hoặc 2960(73*) hoặc 3160(74*)
– toàn bộ 3200 hoặc 3455(73*) hoặc 3550(74*)
Kích thước chính, м:
– chiều dài lớn nhất (theo đường mớn nước) 123,0 (113,0)
– chiều rộng thân lớn nhất (theo đường mớn nước) 14,2 (13,2)
– mớn nước trung bình 4,51 hoặc 4,57(74*)
Thủy thủ đoàn, người (sỹ quan) 194 (22)
Khả năng bơi độc lập theo cơ số thực phẩm dự trữ, ngày đêm: 30
Thiết bị năng lượng:
– kiểu tuabin khí với sự cùng làm việc của các động cơ hành trình tuabin khí đốt sau (форсаж)
– số lượng x kiểu động cơ tuabin khí đốt sau (tổng công suất, sức ngựa) 2 x DK59 (36 000) hoặc DT59 (45 400) (75*)
– số lượng x kiểu động cơ hành trình tuabin khí (tổng công suất, sức ngựa) 2 х М-62 (10 000) hoặc DS71 (18 000) (75*)
– số lượng trục truyền lực x kiểu cơ cấu dẫn tiến 2 x chân vịt bước cố định (ВФШ – винт фиксированного шага - VFSh)
– số lượng x kiểu (công suất riêng của các nguồn dòng của hệ thống năng lượng điện, kW) 5 x DG - tức máy phát diesel (bằng 500)
Tốc độ hành trình, hải lý:
– lớn nhất 30-32
– kinh tế 14
Tầm bơi xa, dặm:
– ở tốc độ 14 hải lý 3950
Vũ khí:
Tổ hợp tên lửa chống hạm:
– kiểu «Uran»(76*)
– số lượng bệ phóng x hướng (kiểu bệ phóng) 2 x 4 (TPK- ТПК- dẫn hướng theo cơ chế kiểu conteiner vận chuyển-phóng)
– cơ số đạn 8 đạn tên lửa chống hạm 3M-24
Tổ hợp tên lửa chống ngầm:
– kiểu «Мetel» hoặc «Rаstrub-B»(77*)
– số lượng bệ phóng x hướng (kiểu bệ phóng) 1 x 4 (KT-106U)
– cơ số đạn 4 đạn tên lửa chống ngầm có điều khiển 85-R hoặc 85-RU
– Hệ thống điều khiển bắn trên hạm "Musson" hoặc "Musson-U" (77*)
Tổ hợp TLPK:
– số lượng х kiểu 2 х «Оsа-М» hoặc «Оsа-МА»(76*)
– số lượng bệ phóng x hướng (kiểu bệ phóng) 2 x 2 (ZIF-122)
– cơ số đạn 40 đạn tên lửa có điều khiển 9М-ЗЗМ
– số lượng х kiểu hệ thống điều khiển hỏa lực 2 x 4R-33
Tổ hợp pháo hạm:
– số lượng tháp pháo x số nòng (kiểu pháo) 2 x 2 - 76/60 (AK-726)
– cơ số đạn dược 1600 phát bắn
– hệ thống điều khiển hỏa lực pháo "Turel" (MR-105)
Chống ngầm:
– số lượng thiết bị phóng x số ống phóng (kiểu thiết bị phóng) 2 x 4 - 533 mm (PTA-53-1135)
– cơ số đạn 8 đạn ngư lôi 53-65K hoặc SET-65
– hệ thống điều khiển bắn trên hạm "Drakon-1135"
– số lượng dàn phóng RBU x số nòng (kiểu RBU) 2 x 12 - 213-mm (RBU-6000) (78*)
– cơ số đạn 96 đạn RGB-60
Vũ khí vô tuyến điện tử:
– hệ thống thông tin chỉ huy "Planshet-35"
– radar phát hiện chung "Angara-A" (MR-310A) )(79*)  hoặc "Fregat-MA"(76*)
– radar dẫn đường hàng hải «Volga» (МR-310U) + «Don-2»(80*)
– hệ thống cảnh báo và ngăn ngừa chiếu xạ laser «Spectr-F»(76*)
– tổ hợp phương tiện tác chiến điện tử «Start» (МP-401)
– thiết bị truyền tin vô tuyến: tổ hợp phương tiện truyền tin hoặc "Buran-6"(76*)
– số lượng bệ phóng x ống phóng (kiểu thiết bị phóng) đặt màn nhiễu thụ động 4 x 16 - 82 mm (PK-16) hoặc 2 x 16 - 82 mm (PK-16) + 8 x 10 - 122 mm (PK-10)(76*)
– trạm thủy âm với anten bố trí trong bầu che rẽ dòng dưới sống tàu "Titan-2" (MG-332)(81*)
– trạm thủy âm với anten bố trí trong bầu che rẽ dòng dạng thủy động học kéo theo "Vega" (MG-325)
– tổ hợp thủy âm "Zvezda-M1"(82*)

( 73* ) dùng cho đề án 11352.
( 74* ) đề án 11353.
( 75* ) sau khi tiến hành trung tu.
( 76* ) đề án 11352.
( 77* ) sau khi hiện đại hóa.
( 78* ) trừ đề án 11352.
( 79* ) dùng cho đề án 1135 và 11353.
( 80* ) Trên một số tàu khi bổ sung cho các trạm radar nhắc tới ở trên, đã lắp đặt trạm radar "Tesla" sản phẩm của Tiệp Khắc.
( 81* ) đề án 1135.
( 82* ) đề án 11352 và 11353 với các anten bố trí trong bầu che kéo theo tại cả phía mũi và dưới sống tàu.

Ghi chú về các biến thể của đề án 1135:
• 1135 (Krivak-I class) – đề án cơ sở tàu tuần tiễu dùng tuabin khí hoạt động trên khu vực đại dương (1970)
• 1135-М (Krivak-II class) – thay АК-726 bằng АК-100, thay mới sonar «Тitan-2Т» (1975)
• 11351 (Krivak-III class) – tàu tuần tiễu biên phòng với thành phần vũ khí mới (1984)
• 11352 (Cải tiến Krivak-I class) – thay RBU bằng tổ hợp tên lửa chống hạm «Uran», đổi mới vũ khí vô tuyến điện tử (РЭВ -1980)
• 11353 (Cải tiến Krivak-I class) – hiện đại hóa SKR với tổ hợp thủy âm mới «Zvezda-МG» (1984)

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười, 2011, 09:22:09 pm
(tiếp)

SKR đề án 159

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/159_04.jpg)
Tàu tuần tiễu (SKR) đề án 159 trên biển.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic_37.jpg)
Đề án 159, sơ đồ bên ngoài. Ghi chú:
1 – thiết bị bảo vệ BOKA-Du (охранительное устройство БОКА-Ду-быстроходный охранитель корабельный акустический); 2 –ống mìn khói ngụy trang (морские дымовые шашки (МДШ)); 3 –thiết bị nạp bom phản lực chống ngầm RGB-25 (устройство перезаряжания РГБ-2500); 4 –Dàn phóng bom chìm phản lực chống ngầm RBU-2500 (РГБ-2500); 5 –pháo 76 mm AK-726 (76-мм АУ АК-726); 6 –thiết bị phóng ngư lôi 400 mm PTA-40 (400-мм ТА ПТА-40); 7 –bè cứu nạn (спасательный плотик); 8 –trạm anten đài phóng nhiễu chủ động "Tiunpan" (АП станции постановки активных помех «Тюльпан»); 9 –trạm anten radar "Fut-N" (АП РЛС «Фут-Н»); 10-trạm anten đài radar "Nikhrom" của hệ thống nhận dạng "địch-ta" (АП станции «Нихром» системы опознавания «свой-чужой»); 11 –trạm anten đài trinh sát vô tuyến điện tử "Bizan-4B" (АП станции РТР «Бизань-4Б»); 12 –trạm anten radar "Neptun-M" (АП РЛС «Нептун-М»); 13 –trạm anten radar định hướng ARP-50 (АП радиопеленгатора АРП-50); 14 –cầu điều hướng hành trình (ходовой мостик); 15 –trạm anten radar hệ thống điều khiển hỏa lực pháo "Fut-B"  (АП РЛС СУАО «Фут-Б»); 16 –buồng lái và chỉ huy hành trình (ходовая рубка); 17 –cảm biến hệ thống phát hiện vết nhiệt MI-110R (датчик СОТС МИ-110Р); 18 –bầu chụp rẽ dòng anten đài thủy âm "Titan" và "Vytchegda" (обтекатель антенн ГАС «Титан» и «Вычегда»); 19 –bánh lái chủ động với motor điện đặt chìm trong nước (активный руль с водопогружным электромотором); 20 –ray dẫn hướng thả thủy lôi (минные рельсы); 21 –xuồng sáu mái chèo (шестивесельный ял)



(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic_38.jpg)
Đề án 159, cắt dọc. Ghi chú:
1 –bom chìm (глубинные бомбы); 2 – trạm thả bom (пост бомбосбрасывания); 3 –các kho chứa đồ khác nhau (кладовые различного назначения); 4 –RBU-2500 (РБУ-2500); 5 –trạm ngắm bắn của RBU-2500 (пост наводки РБУ-2500); 6 –các cabin quân nhân chứa được 26 người (+thêm 13 chỗ dự trữ) (кубрик личного состава на 26 человек (+ 13 запасных мест)); 7 –cabin hạ sỹ quan và quân nhân chuyên nghiệp 6 người (каюта мичманов и старшин на шесть человек); 8 –pháo 76 mm AK-726 (76-мм АУ АК-726); 9 –hầm dưới tháp pháo 76 mm AK-726  (подбашенное отделение 76-мм АУ АК-726); 10 –buồng máy tàu đằng lái (кормовое МО (ДД)); 11 –thiết bị phóng ngư lôi 400 mm PTA-40 (400-мм ТА ПТА-40); 12 –trạm điện đằng lái (кормовая электростанция); 13 –buồng máy tàu đằng mũi (носовое МО (ГТД)); 14 –trạm radar đài phóng nhiễu chủ động "Tiulpan" (АП станции постановки активных помех «Тюльпан»); 15 –trạm anten radar "Fut-N" (АП РЛС «Фут-Н»); 16 –trạm anten đài trinh sát vô tuyến điện tử "Bizan-4B" (АП станции РТР «Бизань-4Б»); 17 –trạm anten radar "Neptun-M" (АП РЛС «Нептун-М»); 18 –cầu điều hướng (ходовой мостик); 19 –trạm anten radar điều khiển hỏa lực pháo "Fut-N" (АП РЛС СУАО «Фут-Н»); 20 –buồng hao tiêu (штурманская рубка); 21 –buồng lái và chỉ huy hành trình (ходовая рубка); 22 –buồng chứa các quạt thông gió và lò gió nóng (помещение вентиляторов и калориферов); 23 –hành lang (коридор); 24 –cabin dự trữ điều khiển thiết bị năng lượng chính (запасная кабина управления ГЭУ); 25 –cabin sỹ quan hai người (каюта офицеров на два человека); 26 –buồng vô tuyến điện (радиорубка); 27 –cabin quân nhân 26 người (кубрик личного состава на 26 человек); 28 –cabin quân nhân 21 người (+3 chỗ dự trữ) (кубрик личного состава на 21 человека (+ три запасных места)); 29 –tời trục đứng (шпилевая); 30 –trạm khử khí độc (дегазационный пост); 31 –khoang hầm mũi (форпик); 32 –hầm chứa xích tời (цепной ящик); 33 –kho thực phẩm tươi (кладовая мокрой провизии); 34 –cabin quân nhân 8 người (кубрик личного состава на восемь человек); 35 –buồng máy lạnh (помещение холодильной машины); 36 –sitec nước ngọt (цистерна пресной воды); 37 –buồng radar (агрегатная РЛС); 38 –hầm đạn 76 mm chứa dự trữ đạn dược cho 700 phát bắn (погреб на 700 76-мм выстрелов); 39 –các trạm đặt thiết bị điều khiển bắn "Smerch-159" và thiết bị "Dozor" (посты ПУСБ «Смерч-159» и аппаратуры «Дозор»); 40 –buồng máy điều hòa không khí (помещение машины кондиционирования воздуха); 41 –trạm thiết bị trung tâm điều khiển hỏa lực pháo hạm (центральный артиллерийский пост (ЦАРП)); 42 –các sitec chứa nhiên liệu топливные цистерны; 43 –buồng đặt con quay hồi chuyển (гиропост); 44 –hầm chứa đạn RGB-25 (погреб РГБ-25); 45 –các trạm làm việc của đội thủy âm (посты гидроакустиков); 46 –anten đài thủy âm "Titan" (антенна ГАС «Титан»); 47 –anten đài thủy âm "Vychegda" (антенна ГАС «Вычегда»); 48 –hầm đặt vận tốc kế (шахта лага); 49 –Máy phát diesel (ДГ); 50 –động cơ tuabin khí (ГТД); 51 –buồng đặt thiết bị giảm lắc (помещение успокоителя качки); 52 –động cơ diesel chính (главный ДД); 53 –buồng đặt cơ cấu thay đổi bước thiết bị dẫn tiến (помещение механизма изменения шага (МИШ)); 54 –hành lang chân vịt đẩy (коридор гребного винта); 55 – buồng bánh lái (румпельное отделение); 56 –bánh lái chủ động có motor điện đặt chìm trong nước (активный руль с водопогружным электромотором).



(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/pic_39.jpg)
Đề án 159. Các mặt bằng khác mức. Ghi chú:
а – mặt bằng lớp cấu trúc thượng tầng thứ 2 (bên trái), cũng như mặt bằng buồng lái và cầu điều hướng đài chỉ huy hành trình (план второго яруса надстройки (слева), а также план ходовой рубки и мостика (справа); б –mặt bằng sân boong thượng (план верхней палубы); в –mặt bằng sàn (план платформы); г –mặt bằng hầm tàu (план трюма):
1 –buồng hoa tiêu (штурманская рубка); 2 –buồng đặt quạt thông gió và lò gió nóng (помещение вентиляторов и калориферов); 3 –trạm ngắm bắn của RBU-2500 (пост наводки РБУ-2500); 4 –cầu điều hướng hành trình (ходовой мостик); 5 –buồng lái và chỉ huy hành trình (ходовая рубка); 6 –RBU-2500 (РБУ-2500); 7 –pháo 76 mm AK-726 (76-мм ' АУ АК-726); 8 –thiết bị phóng ngư lôi 400 mm PTA-40 (400-мм ТА ПТА-40); 9 –kho thủy thủ trưởng (боцманская кладовая); 10 –ống khói (дымоходы); 11 –tấm thép tháo lắp được (съемный лист); 12 –hầm hút không khí vào động cơ tuabin khí  (шахта забора воздуха к ГТД); 13 –buồng ở hàng ngày cho tập thể quân nhân, sỹ quan (бытовые помещения личного , состава); 14 –buồng thiết bị cao tần radar "Fut-N" (помещение высокочастотных блоков РЛС «Фут-Н»); 15 –buồng sỹ quan trực chiến (помещение дежурного офицера); 16 –bếp (камбуз); 17 –buồng cứu hộ (помещение СПС); 18 –máy thả bom chìm (бомбосбрасыватели); 19 –buồng bánh lái (румпельное отделение); 20 –cabin quân nhân (кубрик личного состава); 21 –buồng máy tàu đằng lái (кормовое МО); 22 –máy phát diesel (ДГ); 23 –động cơ diesel chính (главный ДД); 24 –trạm điện đằng lái (кормовая электростанция); 25 –sitec tuần hoàn dầu máy (цистерна циркуляционного масла); 26 –buồng máy tàu đằng mũi (носовое МО); 27 –động cơ tuabin khí (ГТД); 28 –trạm điện đằng mũi (носовая электростанция); 29 – trạm thiết bị trung tâm điều khiển hỏa lực pháo hạm (ЦАРП); 30 –kho chứa đồ đi biển (шкиперская кладовая); 31 –hầm dưới tháp pháo 76 mm ( подбашенное отделение 76-мм АУ); 32 –chưa rõ ( масляные (Прим: страница скана обрезана на тексте)


............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Mười, 2011, 03:28:01 am
(tiếp theo post 446 trang 45)

Sư đoàn tàu ngầm số 38  

(Trích hồi ức thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-23" và "K-305" Bondarenko Viktor Konstantinovitch, do A.N.Safonov ghi lại trong loạt bài về các cựu học viên Sỹ quan Kỹ thuật Hải quân Sevastopol)

VỀ CÁC VỊ CHỈ HUY

(http://clubadmiral.ru/images/f78f22c4bc6f9ef859addb63196e275f.png)
Tháng 3 năm 1982. Quân cảng Cam Ranh. Tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM số hiệu "K-305" thuộc sư đoàn tàu ngầm số 45  Hạm đội Thái Bình Dương ghé quân cảng trong đợt nghỉ ngơi bổ sung dự trữ vật chất giữa chuyến hành quân thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu.
Thủy thủ đoàn trên tàu là thủy thủ đoàn thứ hai thay thế thủy thủ đoàn thứ nhất đi nghỉ phép. Thuyền trưởng trung tá hải quân V.V.Afonin. Thuyền phó chính trị thiếu tá hải quân G.F.Burlai, trợ lý chính cho thuyền trưởng thiếu tá hải quân P.V.Kotelnikov. Đứng trong hàng quân có chỉ huy nhóm đạo hàng điện tử thuộc ban hoa tiêu tác chiến, trung úy hải quân Yu.P.Eryomin, mà sau này trong những năm 1999-2002 trở thành đại tá hải quân, chỉ huy trưởng cuối cùng căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật số 922 tại Cam Ranh.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/holland25_clip_image002.gif)
V.K.Bondarenko.
Sinh ngày 3 tháng Tư năm 1945 tại Ucraina. Tháng 6 năm 1953 gia đình chuyển về tỉnh Irkutsk tại công trường xây dựng thành phố mới của khu công nghiệp hóa dầu Angarsk. Năm 1963 tốt nghiệp lớp 11, năm 1964 nhập học và 1969 tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sỹ quan Hải quân mang tên S.O. Makarov, khoa thủy lôi-ngư lôi. Từ tháng 8 năm 1969 bắt đầu phục vụ trên các tàu ngầm nguyên tử trong thành phần sư đoàn tàu ngầm số 26 có căn cứ cơ bản đóng trong vịnh Strelok. Chức trách sỹ quan đầu tiên – chỉ huy ban tác chiến thủy lôi-ngư lôi tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình «К-57» đề án 675. Tháng 4 năm 1973 nhận nhiệm vụ trợ lý thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí ngư lôi «К-45» đề án 659 Т. Tháng 12 năm 1973 nhận nhiệm vụ trợ lý chính thuyền trưởng PLARK «К-23». Tháng 9 năm 1976 – tháng 7 năm 1977 học tập tại khóa 6 lớp bồi dưỡng cao cấp chuyên ngành VSOK của Hải quân Xô Viết. Tháng 8 năm 1977 – tháng 5 năm 1978 trợ lý chính thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí hành trình «К-23», còn từ tháng 5 năm 1978 đến tháng 8 năm 1979 – thuyền trưởng PLARK «К-23». Từ tháng 9 năm 1979 đến tháng 10 năm 1987 là thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử «К-305» đề án 671 RТМ trong thành phần sư đoàn tàu ngầm nguyên tử số 45 đóng căn cứ tại bán đảo Кrashennikov, Каmchatka. Tháng 8 năm 1987 do tình hình sức khỏe được đưa ra khỏi thành phần sỹ quan trực tiếp hành quân và được trao trách nhiệm giảng viên chính Trung tâm Đào tạo Hải quân, thành phố Opninsk. Năm 1996 về hưu, nhưng còn tiếp tục làm việc trong Trung tâm Đào tạo trên cương vị giảng viên. Đã có vợ và hai con, - 1 con trai và một con gái, một cháu trai và một cháu gái.
   

Cuối tháng 11 tôi nhận lệnh sẵn sàng đến trung tâm đào tạo. Trong thời gian đó chúng tôi đang sửa soạn thắt lưng buộc bụng. Chúng tôi bay đi không vướng măc gì. Khi đến Moskva, tôi thả cho các sỹ quan 3 ngày về thăm gia đình - có người nhà tận Ural. Hôm phải có mặt là thứ hai. Gặp nhau tại ga Kiev vào lúc 8 giờ sáng. Tôi dừng lại nhà người bạn trung tá hải quân Sarafanov Viktor Мikhailovitch, người đã cùng tôi mở đầu đời phục vụ của các chàng trung úy trên tàu ngầm «К-57». Vào lúc đó anh vừa tốt nghiệp học viện. Khi ủy ban y tế kiểm tra sức khỏe, người ta phát hiện rằng anh chỉ có một quả thận. Kỳ lạ thật-anh ấy sống đến 35 tuổi mà không biết mình đang sống chỉ với một quả thận, đã nhiều lần vượt qua các kỳ kiểm tra y khoa. Anh là người gốc Moskva chính hiệu và được về phục vụ tại Moskva.
Ngày hôm sau tôi đến Obninsk, báo cáo Giám đốc Trung tâm về sự có mặt của mình. Cần giải quyết vấn đề chỗ ở cho các sỹ quan và gia đình của họ. Với các chàng độc thân thì đơn giản nhất - nhà chung cư tập thể. Với những người có gia đình thì phức tạp hơn. Người ta phân cho tôi một căn hộ. Dần dần cũng đâu vào đấy.

Xin nói một chút về lịch sử trung tâm đào tạo. Nó được thành lập năm 1956 để đào tạo các kíp thủy thủ tàu ngầm nguyên tử. Từ 12.1959 đến 8.1979 giám đốc trung tâm đào tạo hải quân số 510 là thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Hải quân Xô viết «K-3» chuẩn đô đốc Anh hùng Liên Xô Оsipenko Leonid Gavrilovitch. Người thế anh trên cương vị này là đại tá hải quân Abbasov Abdulikhat Umarovitch sau này trở thành chuẩn đô đốc Anh hùng Liên Xô. Trung tâm là đơn vị mật. Tất cả những người đến học tập đều đổi sang quân phục bộ đội của Bộ Nội vụ (МВД ), nhưng riêng đôi giày vẫn là đôi bốt đen. Đến tận bây giờ tôi cũng không thể cắt nghĩa kiểu "ngụy trang" ấy có tác dụng gì. Tại các hạm đội thời ấy có chuyện tiếu lâm thế này. Ấy là khi Tổng tư lệnh của chúng ta sang Pháp, tư lệnh hạm đội đất nước này nói với Đô đốc hạm đội LB Xô viết Gorshkov S.G. rằng ông ta muốn xây dựng cho mình một trung tâm đào tạo như thế, như trung tâm của chúng ta tại Obninsk. Vậy mà chúng tôi vẫn tiếp tục "ngụy trang" như vậy cho đến tận giữa những năm 198x.

Tôi đã đến xem phòng. Thời đó tại trung tâm có hai khu ký túc xá - một cho người độc thân, một cho người có gia đình. Tôi đến trước cửa ra vào. Tại sân hành lang có hai cánh cửa, tôi gõ cửa rồi bước vào một trong hai cánh cửa đó. Có tất cả năm phòng, một nhà bếp với hai bếp gas và hai bồn rửa, nhà vệ sinh. Tiếp tôi là mấy người phụ nữ, chồng của họ đang đi học trên giảng đường. Tôi tự giới thiệu, họ cũng vậy. Sống ở đây có thiếu tá hải quân Vyacheslav Matsyura - trợ lý thuyền trưởng một trong những thủy thủ đoàn và ba trung úy. Chúng ta sẽ sống thân thiện với nhau nhé? tôi hỏi những người phụ nữ. Không ai phản đối.
Đúng thời gian quy định tất cả mọi người đã tập hợp xong, đổi quân phục và có mặt đầy đủ trong trung tâm đào tạo. Các giáo viên hướng dẫn tại thủy thủ đoàn của tôi là:
- Đại tá hải quân Henrix Petrovitch Onopko
- Đại tá hải quân Pustovit Rudolph Vasilevitch
- Đại tá hải quân Segen Rem Viktorovich
- Đại tá hải quân Mikhail Mikhailovitch Temyakov
- Đại tá hải quân Anatoly Mikhailovitch Tazin
- Đại tá quân y Yuri Ivanovich Vinogradov
- Đại tá hải quân Victor Petrovitch Prossu
- Trung tá hải quân Permyakov Yuri Gavrilovitch
- Trung tá hải quân Matveev Vladimir Yakovlevich
- Trung tá hải quân Sergey Ivanovitch Parakhin
- Trung tá hải quân Vladimir Viktorovitch Komarov
- Trung tá hải quân Vladimir Aleksandrovitch Fetisov
- Trung tá hải quân Maslennikov Yacob Sergeevitch
- Trung tá hải quân Marchenko Anatoly Semionovitch
- Thiếu tá hải quân Puzanov Anatoly Tikhonovitch
- Thiếu tá hải quân Protsenko Victor Nikolaevitch
Chỉ huy trưởng - cố vấn - đại tá hải quân Vladimir Konstantinovitch Yakovlev.
Các đồng chí Yakovlev, Onopko và Pustovit đã từng là các thuyền trưởng tàu ngầm.
Cho đến nay, tiếc thay, một số đồng chí đã qua đời - chúng tôi vẫn nhớ mãi đến các anh.

Quá trình đào tạo diễn ra theo kế hoạch. Lịch trình học tập rất bận rộn. Lớp học bắt đầu lúc 8.00 sáng cho đến 17,00 giờ và giữa buổi là bữa ăn trưa. Từ 17,00-18,00 - thời gian để làm việc với các thành viên của chỉ huy trưởng, từ 18,00-20,00 ăn tối và tự học. Thứ Bảy đến 11.00 giờ - ngày dạo chơi công viên làm việc nhà và trực nội vụ. Thuyền trưởng các con tàu từ thứ bảy đến Chủ Nhật và ngày nghỉ lễ bắt buộc phải thực hiện nhiệm vụ trực ban tại trung tâm đào tạo. Mỗi buổi thứ Sáu, giám đốc trung tâm đào tạo tập trung tại văn phòng của ông tất cả các thuyền trưởng để nghe báo cáo. Đó lả một loại xê mi na của các thuyền trưởng. Người ta tiến hành phân tích các thiếu sót mà trực ban phát hiện ra trong tuần, tìm nguyên nhân thiếu sót và đề ra các biện pháp ngăn chặn chúng trong tương lai. Bởi lẽ các chỉ huy chiến hạm có những kinh nghiệm phục vụ khác nhau, cho nên đối với các thuyền trưởng trẻ tuổi đây chính là một trường học tốt.
Một khi kiểm tra thẻ phục vụ của các sỹ quan, tôi chú ý đến số tiền phạt tương ứng với lỗi phát hiện ra. Tôi tập hợp các chỉ huy phân đội và giải thích cho họ rằng phải làm việc với mọi người chứ đừng xuê xoa ve vẩy quân cờ. Trong trình tự thi hành mệnh lệnh đòi hỏi các chỉ huy - trước khi trừng phạt một cấp dưới, phải cùng người có lỗi đến chỗ tôi và chúng tôi sẽ cùng phân tích và điều tra. Điều này có tác động của nó.
    
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Mười, 2011, 01:02:13 am
(tiếp)

Trong ký túc xá cuộc sống cũng được cải thiện, mọi người sống vui vẻ, tất cả các ngày nghỉ lễ tổ chức vui chơi cùng nhau, thậm chí cùng với cả các thủy thủ đoàn khác. Một lúc nào đó cánh nam giới trong công xã chúng tôi đã được tôi soi bằng cái nhìn ngờ vực. Chuyện là như sau. Sau khi gia đình tôi ăn xong, tôi là người rửa đồ. Chúng tôi có 7 năm chung sống mà không có nước nóng và đôi tay vợ tôi do nước lạnh mà bắt đầu bị tổn thương - việc giặt khăn trải bàn trong nước lạnh đã gây ra "hậu quả". Thấy vậy, những người phụ nữ hàng xóm đã buộc các ông chồng của họ phải rửa chén bát. Và họ đã tìm ra cách giải quyết vấn đề. Các tấm lọc rác, được sử dụng để rửa bát và giặt thường bị tắc, phải làm sạch bằng sức mình - bằng chính bàn tay của tôi. Cuối cùng, ai cũng phát ngán vì nó. Lần tắc sau tôi bèn bảo - hãy gọi thợ sửa ống nước. Sau đó, nhóm phụ nữ đã gọi. Đến sửa là một bác thợ sửa ống nước đã luống tuổi, bác thông đường ống xong thì bảo mở van nước nóng để rửa đường ống cho thật sạch. Và khi biết trong nhà này không có nước nóng cả thời gian dài rồi, bác đứng như trời trồng miệng há hốc. Trước khi đi, bác nói, "Phải chăng đó là cách sống trong thành phố nguyên tử hòa bình?" (thành phố này một trung tâm vật lý hạt nhân và năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Nga). Hóa ra là bạn có thể. Khi tôi lần đầu tiên đến ký túc xá, tôi cũng ngạc nhiên bởi điều này. Ngạc nhiên nữa là xung quanh có cùng những ngôi nhà vẻ ngoài như vậy, mà bên trong lại khác xa nhau. Bộ Quốc phòng không có tiền cho phòng tắm và vòi hoa sen. Bất cứ ở nơi nào tôi từng phục vụ, thị trấn quân sự của chúng tôi đều giống nhau. Ít nhất có nồi đun nước nóng, nhưng ở đây ... đồ lót thì đưa vào buồng giặt, tắm rửa thì trong phòng tắm. Tôi đã 2 lần đến ở trung tâm đào tạo tại thành phố Paldisk (Estonia; một trung tâm đào tạo lớn cho hạm đội tàu ngầm nguyên tử Liên Xô, đồng thời ở đây có căn cứ của hạm đội Baltic). Ở đấy cũng chung cư ký túc xá, nhưng trong mỗi hộ đều có thùng ngâm chân, cabin tắm vòi hương sen và phòng giặt ủi trong tầng hầm. Tất cả đều được trang bị khá tốt. Tôi dừng lại hơi tỉ mỉ trên chủ đề về các điều kiện hàng ngày của cuộc sống chúng ta, vì bạn thường nghe thấy, đặc biệt là từ phụ nữ, về những người vợ của chúng ta, rằng họ là những kẻ lười biếng, không bao giờ chịu làm việc, và mập ú do tiêu tiền lương của chồng. Tôi biết nhiều phụ nữ sau khi sống trong điều kiện như vậy một thời gian ngắn, đã chạy trốn khỏi người chồng để về sống trong đôi cánh chở che của mẹ mình, trong khi vẫn bày đặt chê bai chồng.

Chỉ huy công tác huấn luyện tấn công bằng ngư lôi là đại tá hải quân Rudolf Vasilevitch Pustovit. Một lần trong thời gian nghỉ hút thuốc, tôi kể với ông một sự cố liên quan đến xạ kích ngư lôi đã khắc sâu trong trí nhớ của tôi.

(http://navsource.narod.ru/photos/02/090/02090001.jpg)
Tuần dương hạm hạng nhẹ "Dmitri Pozharskii" đề án 68-bis tại Vladivostok năm 1978.

"Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, chúng tôi tiến hành lễ tuyên thệ của chiến sỹ trẻ, và người ta gửi chúng tôi tới tàu tuần dương" Dmitry Pozharsky". Tàu tuần dương này giống như một chi nhánh của nhà trường. Trên đó có trang bị đầy đủ cho lớp học hoa tiêu, nơi chúng tôi làm thực hành công tác dẫn đường hàng hải. Nhưng lần này người ta chỉ định để cho chúng tôi thấy những điều cơ bản của công tác phục vụ trên tàu. Khi gần đến Sovgavan, trên tàu thông báo rằng một tàu ngầm diesel sẽ tiến hành (tập) bắn ngư lôi với mục tiêu là tàu tuần dương. Tất cả mọi người tăng cường quan sát bên mạn phải. Trời đang ngả tối. Biển lặng. Tàu tuần dương đang đi ở tốc độ 24 hải lý. Đột nhiên, chúng tôi thấy từ bên phải vệt đi của 4 đạn ngư lôi. Cảnh tượng là không diễn tả nổi. Như nghịch đảo của vệt máy bay trên bầu trời, vết ngư lôi trên mặt nước là như vậy. Việc xạ kích tiến hành bằng đạn ngư lôi đi trực tiếp, nghĩa là ngư lôi không có thiết bị tự dẫn. Trên chiều dài hơn 200 mét của tàu tuần dương - tất cả các ngư lôi đều đi qua dưới mục tiêu. Tôi nghĩ, giá mà lúc ấy nhìn thấy người thuyền trưởng này".
- "Thế thì nhìn đi, anh ta đang đứng trước mặt anh đây này. Tôi cũng nhớ cuộc tấn công đó", Rudolph Vasilevitch nói. Thường có những cuộc gặp gỡ kiểu ấy. Những giáo viên của chúng tôi là thế. Nói thêm, một bậc thầy bắn ngư lôi như vậy là chỉ huy của tôi, đại tá hải quân Yuri Fedorovitch Shipovnikov.

Tháng sáu chúng tôi đi nghỉ phép. Tôi nhận được một vé 2 người đi nghỉ tại nhà điều dưỡng Maiory. Tại nhà điều dưỡng có nhà nghỉ nội trú cho trẻ em, phiếu nghỉ mua ngay tại chỗ. Cô phụ trách nhà nội trú không muốn nhận con trai tôi, còn con gái không có vấn đề gì. Con trai tôi chưa đầy sáu tuổi, chưa bao giờ đi trường mẫu giáo, - đó là lý do chính. Cô phụ trách sợ rằng sẽ phải khó nhọc với nó, dạy nó cách sống trong tập thể, cho ăn bằng muỗng v.v. Quan trọng nhất - không có thông tin xác nhận cháu không có tiếp xúc với các trẻ em bị bệnh truyền nhiễm. Theo đường điện tín của chúng ta, người ta gửi đến chúng tôi một giấy chứng nhận như vậy. Khó khăn lắm con trai tôi mới được nhận, và hai ngày sau đó cô phụ trách nói với chúng tôi một câu: "Nếu tất cả trẻ em đều như con trai anh, tôi sẽ là người phụ trách hạnh phúc nhất".
Tháng Tám, sau kỳ nghỉ, tôi, thuyền phó chính trị, chỉ huy ban tác chiến 5 phải về Kamchatka để thành lập thủy thủ đoàn từ đội ngũ quân nhân nghĩa vụ và các hạ sỹ quan chuyên nghiệp. Trước khi đi nghỉ, tôi đã viết thư đề tên gửi các chỉ huy trưởng các trường hạ sỹ quan và trường đào tạo kỹ thuật viên tại Vladivostok, Severodvinsk và Kronstadt, trong mọi trường hợp, hãy gửi các học sinh sắp tốt nghiệp đến thực tập trong thủy thủ đoàn của tôi nhằm hoàn thành tổ chức thủy thủ đoàn. Tại Kamchatka, trong vòng một tháng, chúng tôi lựa chọn xong đội ngũ quân nhân nghĩa vụ và một hạ sỹ quan chuyên nghiệp. Ngày trở về Obninsk, tôi đã thấy 50 hạ sỹ quan tương lai. Lá thư của tôi đã làm được việc. Họ đã học tập cùng chúng tôi trong ba tháng. Trong thời gian này, các chỉ huy phân đội đến xem họ, chọn những người khá nhất, và cũng nhận được sự đồng ý của họ. Sang năm mới họ đã đến thủy thủ đoàn của tôi để tiếp tục quá trình phục vụ. Trong cùng thời gian, từ số quân nhân phục vụ có thời hạn, chúng tôi tiếp tục ký hợp đồng với những người muốn tiếp tục phục vụ như quân nhân chuyên nghiệp. Có 6 người như thế. Theo sắc lệnh của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, họ được trao danh hiệu "chuẩn úy hải quân".

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Mười, 2011, 10:29:18 am
(tiếp)

Trong quá trình huấn luyện tại trung tâm đào tạo tất cả các sĩ quan đã hoàn thành khóa học ở trường lái xe. Nhiều người đã kết hôn, chỉ huy tiểu đoàn hành trình thượng úy hải quân Shcherbakov S.M. đã thu xếp để xây dựng xong một căn hộ tập thể, thế đấy! Con trai tôi đã được mổ thành công trong bệnh viện đa khoa mang tên Helmholtz. Các sỹ quan đến niên hạn, được phong quân hàm tương ứng. Dựa trên nguyên tắc "không thể ngăn chặn tệ rượu chè - hãy quản lý nó", những quân hàm này, tất nhiên, cũng phải được rửa. Tôi cho rằng việc huấn luyện thủy thủ đoàn đã kết thúc với kết quả không tồi và ngày 6 tháng 3 tàu hỏa chở chúng tôi về Komsomolsk-na-Amur. Đến đây tôi chợt nhớ lại một chuyến đi công tác ở Kazan. Tất nhiên, bây giờ không phải 1200 người, nhưng vẫn là một thử nghiệm nghiêm túc. Tại Khabarovsk có chuyến đổi tàu. Phải chờ tàu một thời gian. Komsomolsk-na-Amur, đón chúng tôi bằng gió mạnh và băng giá. Người ta bố trí chỗ ở trong doanh trại và chung cư của lữ đoàn xây dựng tàu ngầm độc lập số 80. Chỉ huy lữ đoàn là đại tá hải quân Khaitarov Victor Dmitrievitch.

Tôi đã từng đến các nhà máy đóng tàu trước đó, nhưng những gì tôi thấy ở Komsomolsk-na-Amur làm tôi choáng váng. Phân xưởng có chiều dài hơn 200 mét và chiều cao không thể tưởng tượng. Bên trong có vài đà tàu của những con tàu đang đóng - thật khổng lồ. Chúng tôi bắt đầu làm quen với con tàu, với các chuyên gia hàng đầu. Nhà xây dựng chính của con tàu là một kỹ sư vĩ đại, một người đàn ông rất có khiếu hài hước tên là Vyacheslav Ivanovitch Uvarov. Theo thời gian, trước khi đoàn tàu thủy di chuyển, thủy thủ đoàn phải hoàn thành các bài tập huấn luyện lặn thiết bị nhẹ, tập thể sỹ quan ban tác chiến 5 phải trả bài sát hạch trước một ủy ban của nhà máy về các thiết bị trên tàu và các trường hợp khẩn cấp của lò phản ứng hạt nhân, tuabin hơi nước và hệ thống năng lượng. 16 tháng 5 năm 1980 - một sự kiện trang trọng trong đời sống của con tàu - tàu được hạ thủy. Thủy thủ đoàn trong đồng phục đại lễ xếp đội hình trên thượng tầng phía lái. Chỉ huy ban tác chiến 3, tôi, chỉ huy tiểu đoàn số 1 và chỉ huy ban tác chiến 5 tiến hành nghi thức đập chai sâm banh. Sau một cuộc mit tinh ngắn, người ta bắt đầu hạ thủy tàu. Tời làm việc và con tàu bắt đầu chuyển động từ từ xuống một cái hố. Đó thực ra là một cái hồ trước cổng nhà máy. Người đầu tiên đập vỡ chai sâm banh là chỉ huy trưởng ban tác chiến 3 thượng úy hải quân Khodyrev Vladimir Evghenevitch, khi buồng lái cắt qua cổng phân xưởng thì đến lượt tôi, đập tiếp chai sâm banh vào khoang lò phản ứng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn hành trình thượng úy Sergey Mikhailovitch Shcherbakov và hoàn tất các sự kiện là chỉ huy trưởng ban 5 thiếu tá hải quân Zainullin Florid Sagitovich bằng cách đập chai sâm banh vào chân vịt của tàu. Con tàu nổi lên hoàn toàn từ keelblocks và đứng vững trên keel bằng. Cùng với đội kỹ thuật nhà máy chúng tôi kiểm tra các khoang. Mọi thứ đều bình thường. Trong đêm người ta kéo tàu đến tường bến của nhà máy, tới chỗ tàu kiểm tra liều lượng bức xạ PKDS (Плавучая контрольно-дозиметрическая станция «ПКДС-60») để chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo. Sau đó, quần dài của tôi, ngay cả sau khi tẩy hấp, trông cứ như thể trong vải có có chất lạ. Từ giờ phút này, từ một chỉ huy con tàu tôi đã trở thành thuyền trưởng nhận bàn giao thuộc quyền Giám đốc nhà máy về mọi mặt, hay như người ta nói, từ đầu đến chân.


Các sự kiện tiếp theo cũng rất quan trọng - sự khởi động vật lý lò phản ứng, tức là lần đầu tiên đưa lò phản ứng vào hoạt động ở mức công suất tối thiểu có thể kiểm soát. Từ đây bước vào việc kiểm tra bằng nguồn hơi bên ngoài các cỗ máy làm việc khi có sự truyền hơi nước vào các tua-bin của chúng. Đó là các tuabin trục chân vịt và tuabin phát điện. Kết thúc các công tác này sẽ bắt đầu giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho chuyến đi.

Người ta tiếp lên tàu nhiên liệu diesel, thực phẩm, thư viện của tàu, các trang thiết bị hàng hải và nhiều thứ khác nữa. Bộ phận quản lý hành chính của nhà máy hoàn chỉnh nốt đội ngũ tham gia bàn giao. Đội bao gồm người của nhà máy và các nhà thầu phụ từ các xí nghiệp khác. Về tổng thể thì người ta tập hợp một thủy thủ đoàn thứ hai. Hoạt động cuối cùng là đưa tàu lên dok. Vào cuối tháng Sáu, tất cả đã sẵn sàng, mực nước trong sông Amur cho phép đoàn caravan bắt đầu di chuyển. Chỉ huy chuyến đi là lữ đoàn trưởng đại tá hải quân Khaytarov V.D. Bộ tham mưu hành quân hình thành từ các sỹ quan bộ tham mưu của lữ đoàn. Trong đoàn lữ hành có ba tàu kéo và dock. Một tàu kéo ở phía trước và hai tàu kéo ở phía đuôi.

Tất cả mọi thứ đi theo đúng kế hoạch cho đến khi chúng tôi nhận được tin báo bão, và sau đó điện của Tham mưu trưởng hạm đội ra lệnh chọn chỗ neo đậu và sẵn sàng thả neo. Cơn bão đến gần. Tìm thấy một nơi thích hợp, đoàn tàu đã thả neo. Sau đó, đột nhiên có vấn đề về sạc ắc quy cho tàu. Tình huống này, không có gì phức tạp. Nhưng vấn đề lại trở nên phức tạp bởi thực tế các máy phát điện diesel trên tàu dok không sẵn sàng cho công tác này. Một hội đồng được triệu tập và bắt đầu nghĩ phải làm gì? Nếu không sạc được ắc quy, khi đưa tàu ra khỏi dok, việc cho thiết bị năng lượng chính hoạt động sẽ có vấn đề.

Thực hiện chuyến đi chỉ với nguồn phát diesel của con tàu là không đáng tin cậy. Chỉ có  một cách - cho dìm tàu dok đến lúc van thu kingstone của hệ thống làm mát máy diesel được ngập trong nước. Tôi phải quyết định trong khi không phải chỉ huy chuyến đi mà chỉ là thuyền trưởng nhận bàn giao. Điều gì sẽ xảy ra, và - "Tôi không phải tôi và túp lều cũng không phải của tôi" - thuyền trưởng nhận bàn giao đã ra quyết định. Những câu hỏi như: tại sao mức độ sẵn sàng của ắc quy người ta lại để như vậy? Tại sao máy phát điện diesel không sẵn sàng làm việc, v.v? - Không cần bận tâm. Hơn thế, tất cả đã báo cáo sẵn sàng cho chuyến đi.

(http://www.gazeta.lv/images/Dolgorukij_APL_3.jpg)
"Yuri Dolgorukii" đề án 955 trên dok tại "Sevmash"...

(http://www.gazeta.lv/images/Dolgorukij_APL_24.jpg)
...và trên hành trình thử nghiệm.
...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Mười, 2011, 12:10:59 pm
(tiếp)

(http://www.gazeta.lv/images/Transshelf1.jpg)
11 tháng 7 năm 2009. Một tàu vận tải dok nổi cỡ lớn "Transshelf" chở 2 tàu ngầm "Shuka" của Hải quân Nga từ Kamchatka về Primorie để bảo quản và tận dụng trong chương trình trợ giúp "Hợp tác toàn cầu" cho nước Nga dự định kéo dài đến 2012.

(http://www.gazeta.lv/images/Transshelf2.jpg)
Tàu vận tải dok nổi "Transshelf" thuộc công ty vận tải Hà lan "Dockwise Shipping B.V.", lượng choán nước – 46 379 tấn, dài – 173 m, diện tích mặt boong chứa tải – 5 100 m2, được đóng năm 1984 theo đơn đặt hàng của LBCHXHCN Xô Viết tại Nhà máy đóng tàu Phần Lan, sau đó được bán cho công ty Hà Lan trên. Năm 2006 tại Hạm đội Biển Bắc, lần đầu tiên trên thế giới đã chạy thử nghiệm công nghệ chuyển giao tàu ngầm nguyên tử không cần tàu ngầm phải tự hành, không cần tàu kéo lai dắt, mà là trên boong tàu vận chuyển tự dìm cỡ lớn "Transshelf".

Không có gì để làm nữa, tôi phải đồng ý, và bắt đầu hoạt động cho dìm tàu dok. Tâm trạng chẳng ra sao. Có thể xảy ra bất cứ điều gì. Khi đạt tới độ sâu cần thiết, người ta cho khởi động máy phát điện diesel của tàu và bắt đầu sạc ắc quy. Quá trình này kéo dài. Cứ hai giờ một lần chúng tôi nhận bản tin dự báo thời tiết của Nhật Bản thể hiện trên bản đồ dự báo thời tiết và theo dõi đặc tính di chuyển của cơn bão. Tất cả mọi thứ có vẻ bình thường. Kiến trúc sư trưởng của con tàu Uvarov Vyacheslav Ivanovich tới gần tôi và nói:
- Thuyền trưởng, vào đây, tôi sẽ thết anh món gỏi cá tala.
- Món đó thế nào?
- Anh cứ vào sẽ biết.
Chúng tôi bước vào cabin sinh hoạt chung của tàu dok. Trên bàn chia là một con cá Kaluga dài cỡ một mét đã cắt - nó thuộc họ cá tầm. Cá chủ yếu sống ở sông Amur. Đầu bếp cắt thịt cá thành những miếng vuông nhỏ và cho vào một nồi gốm, ở Ukraine gọi nó là Makitra. Khi nồi đã đầy, người ta thêm hành tây thái lát, muối và hạt tiêu và thêm tinh giấm. Tất cả được đảo đều kỹ càng rồi sẵn sàng... rót ra và uống .... Tôi đã quen thuộc món ăn này từ lâu. Bố vợ tôi đã 50 năm đánh cá trên sông Angara. Kỳ nghỉ phép của tôi chủ yếu về mùa đông. Khi chúng tôi đến thăm ông, chúng tôi thường có bữa ăn nhẹ raskolot - cá thyman đông lạnh đến thành đá, đã mổ bỏ ruột, bọc trong khăn, dùng búa để phá đá lạnh, và tiếp theo tất cả được làm như trên tàu dok. Đầu tiên luôn là món súp cá kiểu Angara. Sau khi chén món tala, môi ta sẽ trắng vì giấm, nhưng cũng chẳng là gì so với sự hài lòng mà ta có. Bây giờ bạn có thể thường xuyên nghe thấy một người đàn ông trẻ hoặc một người phụ nữ ba hoa trong công ty rằng anh ta (bà ta) khi đi nhà hàng, thường xuyên nếm món sushi. Nhửng kẻ ngốc, tốt hơn họ nên thử món raskolot Siberia hoặc món tala Viễn Đông. Ở đây ta tự tay bắt cá, tự mình chuẩn bị, - đó chính là sushi! Còn trong nhà hàng chúng được bọc trong tấm lá rong thôi mà họ đã vui mừng.

Mối đe dọa của cơn bão đã qua đi, việc sạc ắc quy thành công, tàu dok đã nổi lên và chúng tôi tiếp tục di chuyển theo tuyến đã định. Tại cửa sông Amur tàu dok hạ chìm xuống, tàu ngầm nổi lên khỏi keelblocks, tời làm việc và từ từ thả tàu rời khỏi dok. Tôi hiệu chỉnh các motor một cách từ từ và chẳng mấy chốc chúng tôi ra đến vùng nước mở. Chúng tôi mở máy phát diesel và bắt đầu khởi động thiết bị năng lượng chính, để lò phản ứng hạt nhân phát ra công suất. Lò phản ứng 1 bên mạn đã được vận hành, đã có tải trên máy phát điện tua-bin và tua-bin đã cho con tàu vận tốc. Có sự trì hoãn vận hành lò phản ứng thứ hai trên tàu. Tàu quét mìn dẫn đầu đoàn chúng tôi. Cứ như vậy, tốc độ 11 hải lý, mọi người bắt đầu thích nghi với cuộc sống trên tàu, và chúng tôi đi đến Primorskii Krai, tới cơ sở hoàn thiện của nhà máy đóng tàu.
Khi đến nhà máy sửa chữa tàu biển "Vostok" - cơ sở hoàn thiện của nhà máy đóng tàu Komsomol - tàu ngầm ngay lập tức được đưa lên giá khử từ SBR (СБР - стенд безобмоточного размагничивания). Con tàu vẫn chưa lên trụ giá đỡ mà giám đốc nhà máy đã bắt đầu kêu la rằng ông ta sẽ bỏ tù tất cả, kể cả tôi. Chúng ta có quyền gì để nhấn chìm tàu dok, trong thực tế hành nghề của ông ta đây là lần đầu tiên, v.v v.v. Không hề có một lời về lý do tại sao lại bắt đầu hành trình mà không có sự chuẩn bị thích hợp, mặc dù chính ông ta đã thúc vào lưng mọi người. Đối với ông ta quan trọng là thời hạn bàn giao tàu. Đó là trường hợp va chạm đầu tiên của tôi với giám đốc nhà máy đóng tàu. Cũng có trường hợp thứ hai, nhưng tôi sẽ nói sau. Chúng tôi đã đến lữ đoàn xây dựng và sửa chữa tàu ngầm độc lập số 72 như thế đấy. Chỉ huy lữ đoàn là đại tá Kuznetsov Yu.G.

Vào đầu tháng bảy, bắt đầu chính thức quá trình thử nghiệm quốc gia cho con tàu. Chương trình gồm có hai giai đoạn - trên mặt nước, và dưới mặt nước. Chúng tôi đã hoàn tất việc cân và điều chỉnh chênh mớn, hoàn thành chương trình hành trình đo tốc độ tư thế nổi trên tuyến đo đạc (МЕРНАЯ ЛИНИЯ - Tuyến đo đạc - Phần mặt nước ven biển được thiết kế sử dụng để đo tốc độ tàu trong giai đoạn hành trình thử nghiệm. Độ dài hành trình tuyến đo đạc thường từ 3 đến 5 đôi khi đến 10 dặm biển). Bước tiếp theo - điều chỉnh hệ thống sonar. Để làm điều này, trên boong thượng phần mũi người ta dựng lên một kết cấu hình mũi tên giống như cánh tay cần cẩu nâng. Cuối dầm ngang đó người ta treo một thiết bị. Tàu ngầm lặn xuống, dừng lại trên các cánh ổn định chiều sâu, không hành trình, và các kỹ thuật viên thủy âm bắt đầu làm việc. Thanh dầm ngang này được dẫn động điện bắt đầu di chuyển từ mạn này sang mạn kia. Dường như không có gì phức tạp, nhưng cái thanh ngang nổi tiếng này có nhược điểm - nó định kỳ dừng lại ở một vị trí nào đó và để đẩy nó ra khỏi vị trí đó cần phải nổi lên. Đây là một sự lãng phí lớn về thời gian. Tất nhiên, chúng tôi cũng không ngoại lệ. Do điều này, chương trình thử nghiệm đã tốn mất vài ngày. Một đôi lần nữa, mới thấy rõ rằng cần phải làm gì đó. Đến lần treo tàu dưới nước tiếp theo, tôi đề nghị với công trình sư trưởng hãy thử kiểm tra một phương án - không bỏ tư thế ổn định độ sâu, cho hoạt động trục phụ trợ bên phía mạn mà thanh ngang kẹt, quay tàu trở lại. Con tàu sẽ bắt đầu vòng quay chậm chạp và dòng chảy lưu thông sẽ kéo thanh ngang khỏi tư thế kẹt. Từ trước tới nay, không ai làm điều đó, mà chỉ nói với tôi - anh là thuyền trưởng, hãy ra quyết định. Một lần nữa tôi đang cực đoan. Nào cứ thử xem. Chúng tôi làm bước lùi nhỏ nhất - thanh dầm ngang vẫn ì ra, tốc độ nhỏ - đồ quỷ đó đã chịu đi! Sau một lúc, đại diện ban cơ điện hàng hải lữ đoàn bước vào trong buồng điều khiển trung tâm, tiếp tục treo tại chỗ. Tôi cho dịch chuyển bằng động cơ, và người đại diện này lồng lên - anh làm gì vậy, anh là tội phạm, tôi sẽ báo cáo lên trên, hãy dừng ngay lập tức! Nhớ lại những lời của Shota Rustaveli, trong trường ca Hiệp sĩ khoác da hổ, "mọi người đều nghĩ rằng mình là nhà chiến lược, khi đứng ngoài nhìn trận đấu" tôi chuyển sang dùng "ngoại ngữ" - bằng giọng chỉ huy - tôi gửi ông đại diện về chỗ cũ. Tôi không còn thấy ông ta trong phòng điều khiển trung tâm nữa. Trong vòng một ngày rưỡi chúng tôi đã khép được vấn đề này và khi tin báo về đến nhà máy thì ở đó không ai tin. Như vậy, chúng tôi đã được lợi một vài ngày.

Ngày bàn giao con tàu là 30 tháng 9. Thông thường việc ra biển hay bị trì hoãn vì những vấn đề trong tổ hợp đạo hàng. Một lần chuyến ra khơi bị vỡ kế hoạch. Tại cuộc họp có giám đốc nhà máy. Sau khi nghe các nhà thầu, ông đưa ra quyết định - cứ cho tàu ra biển dù với hệ thống đạo hàng còn đang bị lỗi. Tại cuộc họp này có sự tham dự của ban chỉ huy lữ đoàn. Tôi chờ đợi phản ứng của lữ đoàn trưởng, đại tá hải quân Kuznetsov Yu.G. Ông im lặng. Khi đó tôi nói với giám đốc nhà máy:
- Với một hệ thống đạo hàng còn bị lỗi như vậy tôi sẽ không ra biển đâu.
- "Không đi" có nghĩa là làm sao. Anh phá nát kế hoạch thử nghiệm rồi, mà sẽ còn kéo theo cả việc thực hiện kế hoạch của khu Khabarovsk nữa. Giai cấp công nhân sẽ không có bánh mì.
- Bây giờ đang kỳ sương mù, ngoài biển lại có rất nhiều tàu đánh cá. Với sự căng thẳng như vậy trong khu vực, không có một hệ thống định hướng và truyền dẫn dữ liệu cho  radar và tổ hợp thủy âm thì không thể đi ra biển.
Ở đây cần giải thích một chút. Trên tàu có la bàn cảm ứng từ. Nhưng khi đó, các thao tác viên sẽ chỉ được nó cho góc hướng mà không phải là phương vị. Nếu chỉ một mục tiêu thì chưa quan trọng, nhưng khi trên màn hình có hàng chục, hàng trăm mục tiêu, đó không phải chuyện đùa.
- Thuyền trưởng, anh là kẻ hèn nhát.
- Anh hãy rút đội vận hành bàn giao của anh xuống khỏi tàu, khi đó tôi sẽ đi ra biển với thủy thủ đoàn của tôi.

Không trả lời, giám đốc yêu cầu cho nói chuyện với Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, điện thoại ở bên cạnh, trong cabin. Nhấc điện thoại lên, ông ta nói với Tư lệnh hạm đội rằng thuyền trưởng bên đặt hàng từ chối ra biển, phá vỡ kế hoạch đưa con tàu vao biên chế chiến đấu của hạm đội. Về kế hoạch của khu Khabarovsk và về giai cấp công nhân đói khổ, ông ta đã không nói - chưa đến mức độ ấy. Vài phút sau, ông ta đóng cửa đánh rầm một cái, và trong cuộc trò chuyện kia có những gì tiếp theo tôi không biết. Cánh cửa mở ra và giám đốc nhà máy, đỏ như tôm luộc, hỏi các chuyên gia, cần bao nhiêu thời gian để sửa chữa các vấn đề. Nhận được trả lời, ông ta kết luận - hai ngày nữa sẽ ra biển, rồi ông ta bỏ đi. Hãy tha lỗi cho tôi, nếu tôi nói đó là đồ rác rưởi. Tôi hỏi lữ đoàn trưởng tại sao ông không nói gì. Và nhận được câu trả lời: "Anh là thuyền trưởng, anh ra quyết định rồi thì tôi còn nói gì được?". Rồi lại kêu thuyền trưởng cực đoan. Đến giờ tôi đã rõ tất cả. Chỉ huy lữ đoàn đứng về phía nhà máy, cũng giống như các đại diện quân sự, nhiều việc phải phụ thuộc vào giám đốc nhà máy - sửa chữa doanh trại, nơi ăn ở, và nhiều lợi ích khác. Hệ thống của chúng ta là thế đấy.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Mười, 2011, 11:08:21 pm
(tiếp)

Tôi xin dẫn ra hai trường hợp khi tàu ngầm bơi trong mùa đánh bắt cá. Trường hợp đầu tiên khi tôi đang là trợ lý chính thuyền trưởng tàu ngầm "K-23" nhận lệnh của hạm đội trở về căn cứ, tốc độ tàu 12 hải lý. Đêm. Đột nhiên tàu chúi mũi như mắc câu rồi bắt đầu chìm xuống, tốc độ tụt hẳn hai hải lý. Cũng rất nhanh chóng con tàu thoát ra khỏi tình trạng trên và chiếm lĩnh lại chiều sâu của nó, khi kiểm tra các khoang - tất cả đều bình thường. Chúng tôi biết rằng trong các khu vực này người Nhật Bản đang đánh bắt cá mỏ dài (сайра).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/80/Sanma01.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/09/Saira_v_konservah.jpg/800px-)

Hai giờ sau tàu ngầm nổi lên. Thuyền trưởng cọ sạch nắp tháp chỉ huy, và tôi nghe tiếng ông kêu lên kinh ngạc. Tôi nhìn lên, và không tin vào mắt mình - trên đầu chúng tôi là bầu trời màu trắng, nhưng mới hai giờ sáng. Thuyền trưởng cho thả treo tàu (лечь в дрейф), ra lệnh sẵn sàng neo lái để lên trên mặt boong. Tôi bước lên cầu điều hướng. Dường như tôi đang ở trong một cái mái rạp xiếc. Toàn bộ tháp chỉ huy bị phủ bằng vải trắng, và do các cột thiết bị kéo xếp được đã nâng lên, nên đã tạo thành một mái vòm phủ trên con tàu. Hạ các cột thiết bị kéo xếp xuống, một thứ giống như tấm vải dãn ra, chiếu sáng thân tàu như từ đèn chiếu. Toàn bộ thân tàu từ mũi đến đuôi, được bọc trong một lưới dây nhiều màu sắc và có độ dày của dây 15-20 mm, như trên giá SBR. Chúng tôi bắt đầu cắt dây. Lưới đánh cá rải từ mạn phải của tàu - chúng tôi cắt bỏ. Tất nhiên, chúng tôi cuộn lại rất nhiều dây, vớt lên 30 quả cầu chất dẻo xốp có kích thước bằng quả bóng đá. Chúng tôi về đến căn cứ. Evghenii Matveevich Mazulnikov rất lo lắng và luôn miệng hỏi tôi - liệu chúng ta có làm chìm tàu của người Nhật không. Đó là một ngày thứ Bảy. Tại bến cảng, đón chúng tôi là tham mưu trưởng sư đoàn Berzin Alfred Semenovitch. Nhìn thấy ông, thuyền trưởng còn lo sợ hơn nữa. Câu hỏi đầu tiên ông hỏi Tham mưu trưởng - đồng chí chỉ huy có thấy lời phản đối nào từ phía Nhật Bản không. Sau khi nghe câu trả lời phủ định, ông mới bắt đầu lấy lại sự bình tĩnh. Tất cả đã kết thúc tốt đẹp, không có ai bị chết đuối cả.

Trường hợp thứ hai - trong khi thử nghiệm tàu. Sau khi hoàn thành các đề mục lần lượt trong chương trình, tàu chuẩn bị nổi lên. Chân trời sạch. Từ khoang thứ hai chúng tôi nhận được báo cáo có một số âm thanh khó hiểu từ phía bên mạn phải, như thể một người nào đó đang cạo vỏ tàu. Mất năm phút trôi qua. Quyết định vẫn cho tàu nổi. Trong thời gian tàu nổi lên, hoa tiêu báo cáo vận tốc kế thủy âm không làm việc. Sau khi ra lệnh tìm hiểu, tàu tiếp tục thao tác nổi lên. Khi kính tiềm vọng nhô lên khỏi mặt nước, tôi đã rõ tất cả.
Tàu ngầm nổi lên giữa trung tâm một tập đoàn tàu đánh cá của ngư dân. Tất cả các tàu đánh cá đang thả treo (лежали в дрейфе), không ai có mặt trên boong.

(http://www.clubfd.ru/777.files/image868.gif)
Sự dịch chuyển vị trí tàu khi thả nổi tại chỗ. I. III, V, VII — vị trí tàu tại các điểm giới hạn bằng các khoảng chia bàn độ theo thứ tự giảm dần (1 khoảng chia bằng 1/32 đường tròn); II, IV, VI, VIII — vị trí tàu tại các điểm giới hạn bằng các khoảng chia bàn độ theo thứ tự tăng dần.

Khi balast bắt đầu thổi khí nén, trên boong xuất hiện các ngư dân đang mê mụ. Tiếng ồn khi thổi dằn có thể nghe thấy được từ xa. Tôi đã dễ dàng nhận ra. Khi vận động tàu mắc phải dây cáp thép kéo lưới đánh bắt cá (ваер трала), nó đã giật mất "chân" vận tốc kế thủy âm. Và điều đó báo trước tàu sẽ phải lên dok.

(http://geo2006-sch113.narod.ru/lag.files/image002.gif)
Sơ đồ nguyên lý vận tốc kế thủy âm Doppler.1,2 - đường đặc tính hướng trong chế độ phát. 3,5 - đường đặc tính hướng trong chế độ thu. 4,6 - các điểm (chung) của hình quạt đặc tính hướng. Trên các tàu quân sự thường dùng vận tốc kế doppler thủy âm để đo vận tốc tuyệt đối.

(http://geo2006-sch113.narod.ru/lag.files/image001.gif)
Sơ đồ nguyên lý vận tốc kế thủy động. 1 – miệng hở cố định. 2 – ống thu áp lực. 3, 7 – các ống dẫn áp lực tĩnh và toàn thể. 4 – tấm ngăn. 5 – thanh trượt gắn cứng với tấm ngăn. 6 – cơ cấu hộp xếp. 8 – miệng thu áp lực tổng (toàn thể). Trên các tàu quân sự thường dùng vận tốc kế thủy động để đo vận tốc tương đối.

Chúng tôi đã xử lý ổn vấn đề này. Chúng tôi thực hiện xong bắn ngư lôi và phóng tên lửa, mọi thứ đều bình thường. Giai đoạn cuối cùng là mục mà theo đó tàu ngầm phải đi hết tốc lực trong vòng vài giờ. Cùng với nó sẽ kiểm tra hệ thống và các cơ cấu máy móc ở chế độ tham số tối đa, xác định tốc độ cực đại trong tư thế ngầm của con tàu.
Chúng tôi bắt đầu tăng tốc. Ở đâu đó khi vận tốc 18 hải lý bắt đầu có sự rung động của tàu trong mặt phẳng ngang. Tốc độ lớn hơn, độ rung lớn hơn. Rồi đến lúc nếu không có điểm tựa bạn không thể đứng vững trên đôi chân mình. Có thể thấy rằng góc cân bằng của các bánh lái lớn theo phương ngang, khi chuyển sang điều khiển các bánh lái nhỏ theo phương ngang đằng lái, là lớn hơn tính toán. Sau nhiều nỗ lực chúng tôi đành chấm dứt chế độ trên, gửi điện báo về hạm đội và nhận được sự đồng ý cho trở về căn cứ. Khi đến nơi tàu ngầm liền được đặt lên dok. Các nhà thiết kế đã đến. Và bắt đầu một loạt các nghiên cứu. Đúng thời điểm này, tại Hạm đội Thái Bình Dương đang có mặt Chủ nhiệm Tổng cục Huấn luyện chiến đấu Hải quân, người trùng họ với tôi, Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa Đô đốc Bondarenko G.A. Ông đã được thông báo về vụ việc. Ông đã đến lữ đoàn và gọi tôi tới gặp. Cùng đến với tôi có một số sĩ quan, nhưng ông không tiếp họ. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau nửa giờ. Ông hỏi về quá trình phục vụ, về các kế hoạch của tôi và, tất nhiên, về sự rung động của con tàu. Chúng tôi tin rằng có một sự không phù hợp giữa vị trí của bánh lái đuôi và chỉ thị trên thước đo góc lái (аксиометр), có nhầm lẫn trong việc tính toán ballast dằn rắn. Khi cho phép tôi đi, ông nói, "Đừng ngần ngại". Đến lần thử tiếp theo, hiện tượng này không còn nữa. Nhưng nguyên nhân không được khám phá đến cùng, bởi vì trong quá trình phục vụ, hiệu ứng này đã xuất hiện nhiều lần. Vẫn còn một trở ngại không ngờ tới. Tời mang ăng-ten radar "Paravan" đôi khi làm việc không dứt khoát. Nhiều lần người ta tháo ra, sửa chữa, rồi thay cái mới, và mọi người được đảm bảo rằng các vấn đề với nó không còn xảy ra nữa. Tôi cũng tin vậy, nhưng vô ích. Các thử nghiệm đã kết thúc, và vào cuối tháng Mười, tàu ngầm đã được chuyển sang giai đoạn hoàn thiện và sơn trang trí cuối cùng.

(http://visualrian.ru/ru/images/zooms/RIAN_184950.jpg)
Trong thời gian lễ kéo cờ Hải quân Nga trên chiến hạm "Steregushi" đề án 20380 năm 2008 (Ria-Novosti).

Ngày 7 tháng 11 năm 1981, theo mệnh lệnh của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đã tổ chức trọng thể lễ kéo cờ hải quân Xô viết trên con tàu. Trên mặt boong tàu ngầm toàn bộ thủy thủ đoàn xếp hàng ngay ngắn trong trang phục đại lễ tham dự một cuộc mit tinh ngắn. Lữ đoàn trưởng đại tá hải quân Kuznetsov Yu.G. trao cho tôi lá cờ hải quân xô viết, tôi mang đến trước hàng quân và tự tay mình kéo cao lá cờ đó lên trên tàu ngầm. Kể từ thời điểm đó, tàu ngầm "K-305" đề án 671 RTM đã trở thành một đơn vị chiến đấu của sư đoàn tàu ngầm 45, phân hạm đội tàu ngầm hạt nhân số 2 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Trước đó, chúng tôi bơi dưới lá cờ quốc gia, như các nhà buôn.
Trong tháng mười hai, diễn ra lễ ký kết các thủ tục bàn giao. Phát biểu trước các thành viên của nhà máy, giám đốc nhà máy cho biết: "Tổng tư lệnh Hải quân đã đến gặp chúng ta và quyết định ký biên bản bàn giao ngày 30 tháng 9." Gì vậy? Đó là giải thưởng, huân chương, và v.v. Nhưng, tiếc thay, nó không ảnh hưởng đến tất cả mọi người lao động của nhà máy. Đối với giai cấp công nhân điều chủ yếu - có bánh mì cho họ.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Mười, 2011, 07:06:26 pm
(tiếp)

5 ngày trước năm mới, vào buổi tối, trực ban tác chiến lữ đoàn gọi cho tôi. Anh ta thông báo rằng Tham mưu trưởng Sư đoàn 45 cùng các sỹ quan của mình đã tới để tham gia giai đoạn chuẩn bị cuối cùng của con tàu và thủy thủ đoàn cho chuyến đi về Kamchatka. Buổi sáng tôi có mặt tại ban tham mưu lữ đoàn. Cũng buổi sáng, khi đến ban tham mưu, tôi đã vào phòng của Tham mưu trưởng trình bày mọi việc.

(http://andreeva.1gb.ru/story/holland25_clip_image005_0001.jpg)
Chuẩn đô đốc I.I.Gordeev.

Trong cuộc trò chuyện tiếp theo tôi xin gọi ông ta là Gordeev theo tên họ cha. Chúng tôi đã làm quen nhau một thời gian ngắn vào năm 1980 khi tôi thành lập đội ngũ các quân nhân phục vụ có thời hạn cho thủy thủ đoàn. Chúng tôi đã cùng đi trên chiến hạm. Trước khi tới trạm kiểm soát, Gordeev lệnh: "Dừng lại". Và bằng một giọng đều đều ông ta tuôn ra một tràng như sau: "Chẳng có Igor Ivanovich nào ở đây, tôi với anh đều không phải con bò, tôi không uống vodka với anh, anh hiểu chứ?" Rồi ông ta bước đi. Tôi vô cùng kinh ngạc. Chúng tôi đi tiếp. Câu hỏi tiếp theo là về quân hàm của tôi, khi mà đã quá niên hạn. Khi đó ông lưu ý tôi rằng ở Kamchatka việc lên quân hàm là rất khó khăn, đặc biệt là quân hàm "đại tá hải quân". Ở sư đoàn 45 người theo dõi việc này gắt gao là sư đoàn phó sư đoàn 45 trung tá hải quân Komaritsyn. Tôi nhận ra rằng ông ta đang thổi phồng. Lúc cao điểm, tôi trả lời ông ấy rằng tôi và Komaritsyn cùng ở một thành phố, là bạn cùng trường cùng khóa với nhau ở trường hải quân, nhưng chúng tôi tốt nghiệp các khoa khác nhau - anh học hoa tiêu, còn tôi học thủy lôi. Chúng tôi đã đến nhà máy. Trong hai ngày đêm, các sỹ quan tham mưu làm việc trên tàu, kiểm tra sự sẵn sàng của đội ngũ quân nhân và trang thiết bị cho chuyến đi. Chúng tôi cho thiết bị năng lượng chính hoạt động và ngày 29 tháng 12 rời khỏi bến tàu nhà máy. Tàu kéo đưa tàu ngầm tới lối ra có các trụ đá rồi kéo tàu ngầm ra chỗ nước sâu. Trên cầu điều hướng có tôi và Gordeev, hoa tiêu và thủy thủ trưởng trên tay cần điều khiển bánh lái theo phương đứng. Gordeev, ra lệnh cho đội trưởng đội neo lái trả cáp tàu kéo. Anh ta trả lời "Rõ". Tôi hỏi sỹ quan chỉ huy thủy lôi:
- Ai chỉ huy con tàu ".
- Thuyền trưởng
- Đã hỏi chưa?
- Rõ, xin dừng trả cáp.
Tại thời điểm đúng tôi cho dỡ cáp kéo và bắt đầu tự hành độc lập. Gordeev, ra lệnh cho thủy thủ trưởng chuyển hướng, anh ta làm theo lệnh, một lần nữa tôi hỏi:
- Thủy thủ trưởng, ai chỉ huy tàu?
- Thuyền trưởng
- Thủy thủ trưởng, trên bàn độ đang để bao nhiêu?
- .....…..độ
- Giữ nguyên như vậy
- Rõ, giữ nguyên.
Chúng tôi đã ra khỏi khu mặt nước thuộc nhà máy và bắt đầu di chuyển vào vịnh Pavlovsky để nạp đạn dược. Chúng tôi đã đi qua cửa bãi chướng ngại nổi lối vào vào vịnh Strelok, lấy hướng vũng Pavlovski.

(http://www.alrosa.net/photos/_1991_01.jpg)
Tàu ngầm "B-871" đề án 877 (Kilo class) thuộc hạm đội Biển Đen đang đi qua cửa chướng ngại nổi vào vịnh Sevastopol năm 1991, ảnh của A.Kuzenkov (alrosa.net). Thủy thủ đoàn tập hợp đội ngũ trên mặt boong.

Lối vào vịnh hẹp, giới hạn bởi hai đê chắn sóng. Trực ban tác chiến phân hạm đội chỉ chỗ neo tàu - bến tàu đầu tiên kể từ phía bắc. Đối với tàu ngầm có một trục truyền động đơn, vấn đề neo đậu khá phức tạp. Đi qua đê chắn sóng, tôi chỉ cho thủy thủ trưởng và hoa tiêu cột điện cao thế làm chuẩn, ra lệnh vòng trái. Hoa tiêu lấy phương vị về điểm chuẩn và tôi đặt hướng cho thủy thủ trưởng. Một vài phút sau Gordeev lệnh cho thủy thủ trưởng thay đổi hướng một chút. Thủy thủ trưởng quay đầu về phía tôi và được đáp lại "giữ nguyên hướng". Một tàu kéo đi hơi chếch bên mạn trái.

(http://flot.sevastopol.info/photos/photo_submarines/sub_b871_18.jpg)
Tàu ngầm "Alrosa" B-871 đề án 877 (Kilo class) thuộc hạm đội Biển Đen đang vào bến Sevastopol ngày 26 tháng 7 năm 2007, ảnh của A.Britchevskii (alrosa.net). Các tàu kéo sẵn sàng hai bên.

Tàu thả neo, không cần sự trợ giúp của tàu kéo. Tôi ra lệnh cho chỉ huy ban 5 kéo điện từ bờ xuống, chỉ huy ban 4 thiết lập đường liên lạc điện thoại với trực ban tác chiến phân hạm đội. Gordeev trèo lên bến, đi dọc theo thân tàu, xem xét xem nó đậu thế nào. Ông ta nói với tôi, "ngày mai hãy sẵn sàng nhận đạn dược từ buổi sáng và anh hãy coi chừng tôi, nếu có điều gì không được như vậy", rồi ông ta đi về ban tham mưu. Tôi nhận được sự "đồng ý" («добро») của trực ban tác chiến hạm đội cho hạ AZ (сброс АЗ – аварийная защита), tức là cho phép ngắt hoạt động của thiết bị năng lượng chính (lò phản ứng).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image024a.jpg)
Vịnh Strelok, vũng Pavlovskii, ở giữa là các cầu tàu, phía xa bao bên ngoài là các đê chắn sóng. Đây là căn cứ phân hạm đội tàu ngầm nguyên tử số 4 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Xô Viết.

Sáng ngày 30 tháng 12, tôi được thông báo về sự xuất hiện của Tham mưu trưởng sư doàn 45. Tôi chưa có đủ thời gian mở miệng báo cáo thì đã nghe ông ta đặt câu hỏi về sự sẵn sàng của tàu để nhận vũ khí. Tôi bắt đầu báo cáo:
- Báo cáo đồng chí đại tá hải quân, đạn đã bốc lên tàu có số lượng ...
- Anh sao vậy, cho tôi là đứa trẻ con chắc?
- Chỉ huy ban 3 lên cầu tàu!
Chỉ huy ban tác chiến 3 thượng úy hải quân Khodyrev V.E. bước ra. Hãy báo cáo Tham mưu trưởng số đạn dược đã nạp. Anh ấy bình tĩnh báo cáo. Rất nhiều câu hỏi đổ lên đầu trưởng ban 3 nhưng đều nhận được câu trả lời tích cực. Không tin anh, tham mưu trưởng đi vào khoang đầu tiên. Khi ông ta leo lên cầu tàu, tôi giải thích cho ông ta hiểu tất cả. Tôi bắt đầu bằng cách nói rằng tại sư đoàn tàu ngầm 26, tôi phục vụ từ anh trung úy quèn lên tới thuyền trưởng. Tôi biết điều kiện bơi tại các địa phương như biết rõ năm ngón tay mình. Sử dụng quan hệ của mình, tôi đã thỏa thuận  với chủ nhiệm căn cứ kỹ thuật - ngư lôi phân hạm đội về việc phái đi công tác hai tuần ở chỗ anh ta các khẩu đội ngư lôi do trưởng ban tác chiến ngành dẫn đầu. Bản thân tôi đã từng là chỉ huy ban tác chiến ngư lôi-thủy lôi, và tôi biết cần phải chuẩn bị thế nào cho đội ngũ quân nhân. Kết quả của sự huấn luyện này đã có tác dụng. Hôm qua, sau khi đồng chí rời khỏi đây, trực ban phân hạm đội gọi điện cho tôi và cho biết, theo kế hoạch hàng ngày, cần trục được gửi đến cho tôi và sau đó sẽ bốc đạn lên tàu. Mệnh lệnh không được phép thảo luận, mà chỉ có thi hành và nó đã được thực hiện. Đáp lại tôi chỉ có im lặng. Có vẻ như là Igor hiểu và đi về ban tham mưu. Vào nửa sau ngày đó, trực ban gọi điện chuyển lệnh của Tư lệnh phân hạm đội cho tàu chuyển sang neo tại bến số 5. Tại sao lại bến số 5? Bến này bắt đầu xây dựng vào năm 1979. Người ta bồi đắp nền bến và đặt lên đó 2 ponton lớn (cầu tàu nổi). Không có nước, không có khí nén, không điện, không điện thoại. Cộng thêm gió mạnh đang nỏi lên. Khi tôi hỏi trực ban tác chiến có tàu kéo không, tôi nhận được câu trả lời tiêu cực, theo đó tôi từ chối chuyển bến neo. Lý do thay đổi bến neo, nằm ở chỗ cần bốc dầu mazut cho nồi hơi từ tàu vận tải cuối cùng trong năm. Điều này chỉ có thể được thực hiện ở bến tàu đầu tiên. Sau một lúc chuông điện thoại reo lần nữa:
- Thuyền trưởng sao anh không thực hiện lệnh chuyển bến?
- Tôi đang nói chuyện với ai đây ạ?
- Anh đang nối máy với Tư lệnh phân hạm đội
- Đồng chí Tư lệnh, nếu không có tàu kéo, tôi sẽ không đi
- Tàu kéo hiện nay không và sẽ không có, hãy thi hành lệnh ngay
- Đồng chí Tư lệnh, vài ngày trước, tôi đã ký biên bản bàn giao tàu mà chi phí dự toán cho nó tính đến ... triệu rúp. Tôi xin phép đến chỗ Đồng Chí mang theo nhật ký con tàu để có được một mệnh lệnh bằng văn bản.
Đáp lại - tiếng bíp ngắn. Vị tư lệnh này tôi chưa biết và chưa bao giờ nhìn thấy. Sau một thời gian, chuông điện thoại lại đổ  - tàu kéo đang trên đường đến gần, hãy chuẩn bị chuyển bến. Chúng tôi đã chuyển bến neo. Suốt đêm trước gió lạnh thấu xương, tập thể quân nhân sưởi bằng lửa đốt từ các thùng dầu diesel. Tại sao lại có chuyện này? Dầu tại nhà máy không đáp ứng tiêu chuẩn, và do đó theo thỏa thuận với phân hạm đội số 4, chúng tôi nhận dầu từ họ. Người ta chở đến trước khi chuyển bến neo. Đã quyết định - đưa tàu đến bến số 5 và đổ dầu từ thùng vào bể dầu diesel máy phát điện. Tới sáng gió đã giảm, dầu được giao xong. Tôi hỏi trực ban tác chiến xem lúc nào tôi chuyển bến neo về bến tàu số 1. Tôi nhận được trả lời rằng dầu đã nhận xong, nhưng chưa tìm thấy thuyền trưởng tàu chở dầu.
Tôi tập trung các sỹ quan không phải trực lên bến tàu và giao nhiệm vụ: dù chết hay còn sống, tỉnh táo hay đã say mềm cũng phải tìm ra thuyền trưởng, đưa anh ta lên tàu chở dầu, sau khi chỉ ra những nơi có thể tìm thấy anh ta. Một giờ sau tôi nhận được báo cáo: thuyền trưởng đã được tìm thấy trong trạng thái say khướt và đã đưa anh ta lên tàu chở dầu, vì việc đó đội thủy thủ tàu chở dầu rất cảm ơn. Tuy nhiên, đã là ngày 31 tháng 12 và mọi người đều muốn được về nhà.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Mười, 2011, 02:02:05 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image001-3.jpg)
K-305 trên tuyến duyệt binh tại cảng Vladivostok tháng 7 năm 1996 nhân ngày Hải quân Nga.

Tôi bước lên tháp tầng trên, tàu chở dầu đã rời khỏi bến tàu, và đã đi ... đến nơi mà nó muốn. Tôi yêu cầu trực ban "đồng ý" cho tôi chuyển bến neo. Trả lời - không có tàu kéo. Tôi nói với trực ban rằng, bây giờ biển lặng và không cần phải có tàu kéo. Chúng tôi chuyển bến neo và bắt đầu chuẩn bị cho năm mới. Trợ lý chính thuyền trưởng ghi địa chỉ các sỹ quan và hạ sỹ quan mà tôi cho về nghỉ lễ, buổi tối tôi cũng về nhà. Ba gia đình đón năm mới - chúng tôi và bạn bè của chúng tôi, Nikolai Petrovich Proskurjakov. Đồng thời nó như dịp cuối cùng của tôi trước chuyến đi Kamchatka. Trước khi ăn tối một chiếc xe đến đón Proskuryakov. Một sĩ quan, ghi nhận năm mới, gõ cửa ra vào rồi ngó đầu vào cửa sổ. Tư lệnh cần gấp dữ liệu về "anh lính nhảy dù" này. Tôi quyết định đi với anh. Sau bữa ăn trưa, tôi phải khởi động thiết bị năng lượng chính.
Sau bữa trưa, theo kế hoạch, con tàu bắt đầu công tác chuẩn bị cho chuyến hành quân thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và đưa lò phản ứng vào hoạt động. Thời gian ra khơi được ấn định vào đêm 2 tháng 1. Tham mưu trưởng sư đoàn 45 đến đơn vị. Chúng tôi chúc mừng ông ta nhân ngày sinh nhật, một sự trùng hợp lý thú. Gần nửa đêm, Tư lệnh phân hạm đội triệu tập tôi và Gordeev.


(http://andreeva.1gb.ru/story/holland25_clip_image009_0001.jpg)
Phó đô đốc Khramtsov V.M. Tư lệnh phân hạm đội số 4.

Chúng tôi đi vào văn phòng ông. Nhìn thấy tư lệnh, tôi mỉm cười. Ông cũng mỉm cười, bước đến gần chúng tôi. Khi đến bên tôi, ông nói, "nói chuyện với anh qua điện thoại, tôi hình dung anh là tên tướng cướp cao gần hai mét. Với tôi không ai nói chuyện như vậy, còn anh chỉ cùng một chiều cao với tôi. Khá lắm, anh bạn thuyền trưởng trẻ". Đáp lại, tôi trả lời rằng tôi nghĩ về ông cũng giống như ông nghĩ về  tôi. Mọi người cười rộ. Ông hỏi Igor Ivanovich có đồng ý bảo đảm cho một trong những tàu ngầm của phân hạm đội hay không. Nó mất một vài ngày. "Thế nào Victor Konstantinovitch. chúng ta thỏa thuận nhé?". Tôi đồng ý. Ở đây, không có gì phụ thuộc tôi cả, quyết định do chỉ huy hành quân trên tàu thực hiện. Sau khi nhận được sự đồng ý, tư lệnh phân hạm đội goi điện cho trực ban tác chiến hạm đội, đưa các sửa đổi vào kế hoạch của chúng tôi và chúng tôi đi ra. Vào đúng giờ đầu tiên của buổi đêm, ngày 2 tháng 1 năm 1982, chúng tôi rời khỏi bến tàu. Về phía nam có một tàu ngầm chiến lược đang đứng cặp bến, và phần thân dài của nó vượt xa ra khỏi chiều dài của bến tàu, làm khó khăn cho thao tác cơ động con tàu của tôi. Sử dụng trục truyền động chính và phụ, tôi đã "rón rén" thành công đưa con tàu thoát ra. Và đây là lần đầu tiên tôi nghe Igor nói những lời tốt đẹp vào địa chỉ của mình. Ông nói, đại khái, như sau: "Ở đây, tại chính cầu tàu này đã nhiều lần chúng tôi đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, nhưng mà thế đấy, lại còn vào ban đêm nữa ....". Trong câu chuyện của mình, tôi thường đề cập đến từ "đại khái". Thời gian đã trôi qua nhiều, do đó tôi không thể diễn tả được từng lời, tôi cố gắng truyền đạt bản chất của những gì đã nói. Kể từ đó, dù Igor không bơi cùng với tôi, ông không bao giờ can thiệp vào các hoạt động của tôi nữa. Về điều này tôi rất biết ơn ông. Ông hiện đang sống tại Moskva, vẫn đang làm việc. Chúng tôi gọi điện cho nhau, nhưng rất tiếc, hiếm khi nhìn thấy nhau.

Sau khi kết thúc công tác đảm bảo, chúng tôi bắt đầu chuyến đi theo kế hoạch. Khi đang đi chúng tôi nhận được kế hoạch sửa đổi. Vì lý do gì thì tôi không nhớ, chúng tôi phải đi vào vịnh Rakushka. Chúng tôi ở đó trong nhiều giờ rồi lại tiếp tục chuyến đi. Trước khi vượt eo biển La Perouse, tàu chuyển lên tư thế nổi từ độ sâu nhỏ, chúng tôi làm điều đó theo một thỏa thuận song phương giữa Liên Xô và Nhật Bản, theo đó các tàu ngầm qua eo biển La Perouse chỉ trên tư thế nổi. Có một cơn bão mạnh. Nó lắc chúng tôi rất dữ. Sau khi đạt đến đường đẳng sâu (isobath) 100 mét, và đã ở biển Okhotsk, chúng tôi lặn xuống. Trước khi vượt eo biển Kuril thứ tư, chúng tôi nổi lên ở độ sâu kính tiềm vọng để xác định vị trí của tàu. Sau đó, tiếp tục chuyến đi. Ngày 16 tháng 1 tàu ngầm đã neo tại một trong những cầu tàu của phân hạm đội số 2 trong vịnh Krashennikov. Tư lệnh phân hạm đội số 2 Phó Đô đốc A.I.Pavlov ra đón. Tôi báo cáo đã có mặt. Và được nghe ông chúc mừng về việc "nghiệm thu tiếp nhận" đã hoàn tất. Từ phía sư đoàn 45 chỉ có sư đoàn phó phụ trách cơ điện trung tá hải quân Nikolai Ivanovitch Lysenko. Về con người này Igor Ivanovitch đã kể với tôi rằng đó là một sĩ quan có sự đòi hỏi trách nhiệm rất cao, ít khi chịu thỏa hiệp. Sau này tôi được biết rằng các sỹ quan chuyên ngành cơ điện gọi ông là "Nicholas đẫm máu". Tư lệnh sư đoàn 45 đại tá hải quân Erofeev O.A. và Tham mưu trưởng trung tá hải quân Komaritsyn A.A. đang ở ngoài biển. Sau khi tư lệnh phân hạm đội đi khỏi, một trung tá hải quân nào đó quay về phía tôi hỏi:
- Thuyền trưởng, hãy báo cáo về tình trạng trang bị vật chất kỹ thuật
- Nhưng anh là ai?
- Sư đoàn phó sư đoàn 45 phụ trách cơ điện trung tá hải quân Lysenko
- Đồng chí gác boong thượng hãy gọi chỉ huy ban 5 đến gặp tôi!
- Rõ.
Chỉ huy ban 5 thiếu tá hải quân Zainullin Florid Sagitovich đến.
- Hãy báo cáo chủ nhiệm ngành cơ điện về tình trạng trang bị vật chất của chúng ta.
Tôi thấy Gordeev lắc đầu tỏ vẻ chê bai. Nhưng giao tiếp kiểu như vậy, tôi không quen.
Sau đó, cách giao tiếp ấy lại được chủ nhiệm ngành cơ điện lặp lại với tôi một lần nữa. Khi ấy tôi bèn nói với ông như sau: "Đồng chí trung tá, trong hạm đội hải quân, khi giao tiếp với sỹ quan, người ta gọi hoặc quân hàm hoặc chức vụ hoặc họ anh ta sau từ "đồng chí", hoặc đơn giản là tên cha. Giao tiếp của đồng chí, "thuyền trưởng, hãy lại chỗ tôi" có vẻ như giao tiếp của ông bá tước với người hầu của mình. Tôi hy vọng đồng chí hiểu hết". Kể từ đó giữa chúng tôi và ông không còn nghi kỵ hoặc hiểu lầm nào nữa.

...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Mười, 2011, 07:35:28 pm
(tiếp)


(http://andreeva.1gb.ru/story/holland25_clip_image002_0008.jpg)
Chuẩn đô đốc Khaitarov V.D. lữ đoàn xây dựng tàu ngầm độc lập số 80 tại nhà máy đóng tàu Komsomolsk na Amur.

Đôi khi, ông thậm chí còn thảo luận với tôi về biện pháp kỷ luật sỹ quan ban 5 của tôi phạm lỗi, hay đề nghị trừng phạt bằng chính quyền hạn của tôi. Sau này, ông nhận được quân hàm "Phó Đô đốc". Ở đây chúng ta cần phải hiểu một đặc điểm. Trong sư đoàn 45, ngoại trừ Komaritsyn A.A., tôi không biết bất cứ ai và người ta cũng không biết tôi. Vì vậy, nếu bạn không tự điều chỉnh mình ngay lập tức - sẽ bị làm tình làm tội, có rất nhiều ví dụ về chuyện này. Thật kỳ lạ, nhưng như thế đấy, đó là ý thức của chúng tôi.
Vợ con tôi bay đến ngày 8 tháng Một và ở nhà em gái tôi, họ là bạn gái với nhau ở trường phổ thông, còn chồng em gái tôi, lại là bạn cùng lớp của tôi ở trường hải quân. Căn hộ hai phòng chứa 8 người - không phải đài phun nước để mà vạ vật. Ngày hôm sau, tôi đến ban chính trị sư đoàn. Tôi đến chỗ chủ nhiệm chính trị và trời ơi, một khuôn mặt quen thuộc - nguyên phó chủ nhiệm chính trị sư đoàn tàu ngầm 26 trung tá hải quân Yuri Nikolaevitch Gornostaev. Chúng tôi gặp nhau như những người bạn cũ. Kết quả cuộc gặp - không có căn hộ trống. Tôi "ngắm" một căn hộ ba buồng của một thuyền phó chính trị, đang đi học tại trung tâm đào tạo ở Obninsk. Phải chờ đợi. Tôi đến làm quen với vị thuyền phó chính trị này. Điều đầu tiên anh ta nói với tôi - tôi phải trả tiền mà anh ta vừa mới chi ra để sửa chữa căn hộ này. Tôi trả lời rằng tôi không phản đối việc trả tiền, nhưng anh bạn phải đợi. Tôi chỉ mới trở lại sau một chuyến đi vòng quanh dài ngày, trong túi tôi nói như người Latvia - "chỉ còn mỗi củ cải ngựa và linh hồn" mà thôi. Liệu gom góp thì trong ba hoặc bốn tháng tôi sẽ có đủ để đưa anh. Anh ta không đồng ý, sau đó tôi đề nghị anh ta phương án khác: hãy cung cấp cho ban quản lý nhà (КЭЧ) tài liệu chứng minh chi phí sửa chữa và người ta sẽ trả lại anh ấy. Câu trả lời cũng là không. Được rồi, chúng ta hãy sống đi và chờ xem.

Tôi đến trình diện sư đoàn trưởng mới trở về từ chuyến hành quân trên biển. Ông báo cho tôi biết kế hoạch sử dụng thủy thủ đoàn của tôi. Tôi phải bàn giao tàu ngầm cho thủy thủ đoàn của trung tá hải quân Vladimir Viktorovitch Afonin, đang chuẩn bị đi làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, còn thủy thủ đoàn của tôi - đi nghỉ phép theo định kỳ hai năm một lần. Thời điểm này tôi đang bị bệnh trĩ vì vậy tôi khó có thể đi được. Có vẻ , tôi còn đang bị suy nhược thần kinh. Tôi quay lại phòng khám. Bác sĩ trực đang là chủ nhiệm khoa phẫu thuật của bệnh viện. Sau khi khám cho tôi, ông đề nghị phẫu thuật ngay. Tôi từ chối. Sau khi nhận được lời khuyên phù hợp tôi quay lại sư đoàn trưởng xin phép về nhà nghỉ vài ngày. Đáp lại, ông gọi chủ nhiệm quân y sư đoàn, ngay lập tức ra lệnh cho tôi phải nhập viện, hội chẩn và điều trị thông qua hội đồng bác sỹ quân y (ВВК - военно-врачебная комиссия). Các thuyền trưởng tàu ngầm hàng năm đều phải nằm viện để theo dõi và kiểm tra sức khỏe thông qua ủy ban quân y này. Trong bệnh viện tôi phát hiện ra thế nào là chiếc ghế khám phụ khoa (Гинекологическое кресло) - mà Thiên Chúa cấm - tất cả lòng ruột của anh người ta có thể nhìn được hết.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/220PX-1.jpg)

Trực tiếp phẫu thuật là chủ nhiệm khoa phẫu thuật, trợ lý là bác sĩ của tôi, trung úy quân y Mizin Oleg. Trước khi phẫu thuật, tôi nói với anh "nếu bị đau, tôi sẽ xé anh bạn ra từng mảnh". Cuộc phẫu thuật được thực hiện với việc gây tê tại chỗ. Tôi nghe cô y tá nói với bác sĩ của tôi "Oleg đủ novocaine đấy, anh đã tiêm nửa bình nửa lít". Anh ấy nói với cô - "Tôi không muốn bị cắn nát, cô không biết thuyền trưởng của tôi rồi -. Nếu ông ấy nói rằng sẽ cắn nát, thì chắc chắn sẽ làm". Một vài giờ sau tôi quyết định hút thuốc và đi vào nhà vệ sinh. Thấy vậy, cô y tá la lên mắng tôi và lôi tôi trở lại phòng. Trong phòng cùng ở với tôi vẫn còn tám thủy thủ. Họ mở cửa sổ và tôi hút thuốc. Ngày hôm sau em gái tôi đến thăm và bảo tôi lên gặp chủ nhiệm khoa.

Tôi bước vào, trên bàn là một bình rượu sil ba lít còn một nửa và một bình dưa bắp cải. Chủ nhiệm khoa nói với tôi:
- Ngồi xuống và ông rót ra ly.
- Uống đi
- Sau khi mổ tôi không thể uống được
- Ai mổ cho anh?
- Chính bác sỹ chứ ai
- Một khi là tôi, nghĩa là anh có thể, chỉ có điều sau khi ra khỏi đây, anh hãy bảo em gái cho uống  viên 300amm magnesium.
Không có việc gì để làm, phải uống. Còn magnesium, biến tất cả trong dạ dày thành một khối đồng nhất, và tác động như một loại thuốc nhuận tràng. Phụ nữ chắc chắn biết điều này.
Tôi biết ơn Tư lệnh sư đoàn về quyết định này, bởi vì đã không còn biết bệnh trĩ là gì cho đến tận ngày nay.
Trong tháng hai, chúng tôi giao tàu cho thủy thủ đoàn khác và đi nghỉ phép 3 tháng. Gia đình tôi không đi đâu cả. Đây là lần đầu tiên trong suốt quá trình phục vụ từ trước đến nay, khi chúng tôi nghỉ phép mà không đi đâu xa. Chúng tôi không đi đâu cả. Ở lại chờ căn hộ. Thuyền phó chính trị, mà đáng nhẽ chúng tôi chuyển vào căn hộ của anh ta sống, đã gửi container của mình đi, căn phòng bây giờ trống rỗng. Vậy là anh ta đã ra đi, sống ở nhà đồng chí của mình, nhưng chìa khóa căn hộ  trống không vẫn giữ. Container của tôi đã đến và tôi chật vật thuyết phục anh ta giao lại chìa khóa cho tôi. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy nhà ở tương lai của mình. Căn hộ tiêu chuẩn ba buồng, mới được sửa chữa về mỹ thuật. Tôi dỡ container, trao chìa khóa. Anh chàng bịp bợm này nói trao chìa khóa cho tôi ngày 7 tháng 3, khi lên phà. Tôi như thằng ngốc, dậy sớm và chờ đợi ở cửa sổ. Những bông tuyết nhẹ và xốp đang rơi. Tôi thấy họ đi, nhưng lại đi vượt qua ngôi nhà. Nhanh chóng mặc quần áo, tôi đuổi kịp họ. Hãy đưa tôi chìa khóa. Tôi được họ cho biết rằng đồng chí của họ phải mang chìa khóa đến, sau khi tiễn họ. Tới căn hộ tương lai của tôi, tôi mở cửa và, oh, kinh quá. Trong nhà bếp cửa sổ mở toang hoang, các bức tường đầy vết bàn tay, gồm cả bàn tay trẻ em trước đây bôi lên đó dầu hướng dương. Gạch lát phòng tắm bị lấy đi hết, chạt vữa và gạch vỡ chất đống trong phòng tắm, ống khói trên lò đun nước được lấy xuống và quẳng đi. Về chuyện lộn xộn này, tôi đã báo cáo chủ nhiệm chính trị, nhưng .... Chúng ta đã có những cán bộ chính trị đốn mạt như vậy đấy. Tôi không muốn vơ đũa cả nắm, nhưng trong số họ, những kẻ bỏ đi như vậy khá nhiều - từ trên xuống dưới. Tôi hiểu tại sao người ta không đưa tôi chìa khóa ngay lập tức, họ sợ. May mắn trong container của tôi có dự trữ giấy bồi tường, và chúng tôi nhanh chóng lập lại trật tự trong căn hộ.
Tôi được cấp một phiếu nghỉ hai người cho tôi và vợ đến nhà an dưỡng "Paratunka" sử dụng. Khu nghỉ mát này nằm gần thị trấn Rybachy.

Vào cuối tháng 5, toàn bộ thủy thủ đoàn đã có mặt, và chúng tôi bắt đầu huấn luyện chiến đấu lại từ đầu. Theo kế hoạch của hạm đội, hai thủy thủ đoàn của sư đoàn, cuối tháng bảy phải rời Sevastopol lên tàu quân y đi theo tuyến phía Nam tới Việt Nam, tới căn cứ Cam Ranh Bởi vậy việc huấn luyện chiến đấu có cường độ rất cao và gấp gáp. Chúng tôi trả bài sát hạch trên con tàu khác. Đến giữa tháng Bảy, thủy thủ đoàn đã được đưa vào tuyến 1 và nằm trong lực lượng sẵn sàng trực chiến. Nhưng kế hoạch lại thay đổi. Thủy thủ đoàn của trung tá hải quân Rybalko Valeri Ivanovitch đã bay tới Cam Ranh, và chúng tôi tới trung tâm đào tạo để huấn luyện chương trình giữa chiến dịch hành quân. Tại thời điểm này, thủy thủ đoàn của trung tá hải quân Tsariov Vladimir cũng đang huấn luyện tại đây, trong thủy thủ đoàn này có thuyền phó chính trị mà tôi đã chuyển đến ở trong căn hộ của anh ta. Về Tsariov tôi sẽ nói sau, một số phận rất thú vị.

............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Mười, 2011, 02:36:49 pm
(tiếp)

Sau khi mổ cho con trai tôi một năm, cần phải đưa cháu đến kiểm tra tại phòng khám. Vợ tôi đã mua vé và đã bay tới Moscow trước tôi, nhưng chuyến bay thường xuyên bị trì hoãn. Tại thời điểm này chiếc máy bay của chúng tôi đã sẵn sàng, hơn nữa trong tay tôi đã có vé của hãng Aeroflot. Chuyến bay đặc biệt này, ngoài thủy thủ đoàn của tôi còn có những vị sau bay cùng: Tham mưu trưởng phân hạm đội Chuẩn Đô đốc Avdokhin, Tư lệnh Sư đoàn 45, Chuẩn Đô đốc Erofeev O.A., Tham Mưu Trưởng Sư đoàn 45 đại tá hải quân Gordeev I.I. Tất cả họ bay đến trình diện Ban kiểm tra Trung ương trước khi nhận bổ nhiệm vào các vị trí sau: Avdokhin làm Hiệu trưởng Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật vô tuyến điện tử Hải quân mang tên A.Popov tại Leningrad (ВВМУРЭ им. А.Попова), Erofeev O.A. thế vị trí của Avdokhin, và thay cho Erofeev - Gordeev.

(http://www.vvmure1987.ru/files/20060922130553.jpg)
Tàu huấn luyện đề án 887 "Smolny" của Trường Popov năm 1984. Ảnh chụp khi tàu đang tham gia thực hiện chuyến thực tập hoa tiêu đi biển xa tuyến Sevastopol-Kronshtad.

Nhưng cùng bay với chúng tôi đi nghỉ phép còn có Chuẩn Đô đốc Ambarov - Ủy viên Hội đồng Quân sự Hạm đội Thái Bình Dương. Chúng tôi bay đi nghỉ cũng giống như những người chỉ huy của chúng tôi, như Ambarov, tôi sẽ cố gắng mô tả việc này. Chiếc xe GAZ - 66 đến gần máy bay, trên xe chất đầy đến nóc đủ các loại tay nải, bao gói, v.v. Trên sân bay có một cái cân lớn. Tất cả tài sản của thủy thủ đoàn đã đi qua cân kiểm tra này, còn đồ của ông ấy chất như vậy - ông phải thương lượng với chỉ huy trưởng thủy thủ đoàn.

Tôi phải giải quyết vấn đề vợ và con trai mình. Tôi hỏi Erofeev xem liên hệ với ai để đưa vợ và con tôi vào danh sách chuyến bay. Ông hất đầu trỏ sang Avdokhin, ông này lại chỉ sang Ambarov. Nhận được trả lời: Hãy tham khảo ý kiến chỉ huy máy bay. Tôi đi đến chỗ cơ trưởng, và nhận được câu trả lời không được, tất cả các lý do của tôi, vợ con tôi có vé, con trai tôi cần khám bác sỹ đều vô ích. Vấn đề ở chỗ sau khi xảy ra tai nạn tại Leningrad, mà tôi đã viết trước đó, việc này bị kiểm soát rất nghiêm ngặt (Tai nạn năm 1981 tại sân bay Leningrad khi máy bay cất cánh không bình thường, rơi tại chỗ và nổ ở cuối đường băng, làm chết gần hết Bộ tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương trên đường trở về sau khi từ Viễn Đông về họp. Một trong những lý do chính là máy bay chở quá tải quá nhiều hàng. Tại trang 38 topic này, cựu trợ lý thuyền trưởng "K-42" Kalinitchenko đến Cam Ranh năm 1983 có nhắc tới chuyện đó.). Nhờ xe sư đoàn trưởng, vợ tôi trở về Rybatchii. Chúng tôi bay đi. Tại (sân bay) Novosibirsk, cần tiếp nhiên liệu. Chỉ huy quân khu ra điều kiện - cho con gái tôi đi nhờ máy bay - anh sẽ nhận được nhiên liệu nếu không - cứ ngồi đấy mà chờ đến xanh mặt thì chờ. Không có cuộc trao đổi về Moskva nào của cơ trưởng, không có lời cầu xin nào của tư lệnh (sư đoàn) làm ông ta thay đổi. Họ đã cho con gái ông ta lên máy bay, rồi chúng tôi bay tiếp. Tới nơi, về chỗ thủy thủ đoàn để thay quần áo, Ambarov giao việc cho chính trị viên của tôi đưa xe ô tô chở quà tặng đi khắp Moskva, nhưng đầu tiên mang đồ về nhà ông ta đã. Thế nhưng, ông ta không hề đưa một lít xăng nào, cũng chẳng có đồng kopek nào cho lái xe. Thuyền phó chính trị của tôi về đến trung tâm đào tạo chỉ vào ngày hôm sau. Về chuyến bay đến Moskva, tôi được biết rằng mình phải liên hệ với chỉ huy phi đội. Ông đang kiểm tra khả năng bay của phi hành đoàn IL-62. Chẳng ai nói với tôi điều này. Tất cả mọi thứ đều có thể giải quyết, nhưng ...

Một ngày sau đó vợ và con trai tôi đến nơi. Vợ tôi gần như hoảng loạn - những chuyến đi liên tục đến sân bay hoặc đã làm cô bị mất, hoặc người ta lấy của cô đến 2.000 rúp, mà những người quen của cô đưa cho nhờ mua nhiều thứ hàng khác nhau. Rất lâu sau cô ấy mới bình tĩnh lại.
Tôi bắt đầu học tập. Tôi nhấn mạnh rằng kế hoạch đào tạo đã được soạn thảo có tính đến ý kiến của tôi. Không ai biết tốt hơn tôi lúc đó là cần quan tâm đến gì hơn cả trong thời gian huấn luyện.
Với con trai của tôi mọi việc cũng tốt. Còn đây là câu chuyện của vợ tôi. Khi cô ấy đến thăm vợ Tsariov, họ đã quen nhau sẵn, bởi ở thị trấn Thái Bình Dương, chúng tôi sống cùng trong một ngôi nhà. Cánh cửa vừa mở, ai mà nghĩ ra được? Tất nhiên, đó chính là vợ thuyền phó chính trị người đã bày rác ra căn hộ chúng tôi. Bị bất ngờ, cô ta suýt ngã. Rõ là cô ta nghĩ vợ tôi đến để bắt đền. Nhưng chúng tôi không màng những điều ấy. Thời gian trôi qua nhanh chóng, đã đến ngày khởi hành về đơn vị. Đột nhiên có điện đánh đến kêu khẩu đội xạ kích trên hạm của thủy thủ đoàn chúng tôi tập trung huấn luyện biện pháp thi đấu tranh giải của Tổng tư lệnh Hải quân về tìm kiếm, theo dõi và tấn công tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSBN. Hầu hết thủy thủ đoàn đã bay về, còn chúng tôi tiếp tục quá trình huấn luyện khẩn trương của mình. Đến thời gian đã định, chúng tôi trả xong bài sát hạch rồi cũng ra về. Chẳng bao lâu, trung tá hải quân V.V.Afonin cũng trở về từ chuyến hành quân thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu. Anh ấy có đủ sự tự tin để bảo vệ danh dự của hạm đội trong cuộc so tài giành giải thưởng của Tổng tư lệnh Hải quân cho cuộc tấn công một biên đội tàu chiến (по атаке Отряда боевых кораблей).

Sau khi nhận xong cơ số đạn dược, anh cho tàu ra khơi. Tôi, như "kỵ sỹ không ngựa" đi trên xuồng phóng lôi cao tốc để đảm bảo cho anh ấy xạ kích. Tôi chiếm lĩnh xong vị trí và chờ đợi cuộc tấn công. Từ xa chúng tôi đã nhìn thấy biên đội tàu chiến đi qua thế nào, nhưng ngư lôi thì không thấy. Tôi đã bắn pháo hiệu về khoảng cách thực hành bắn ngư lôi theo các gián cách thời gian đều đặn. Con tàu tấn công, do đó, không có quyền thay đổi chế độ di chuyển. Ngư lôi tác chiến - không hề thấy một dấu vết nào. Chúng tôi chờ đợi, vẫn không thấy gì. Chúng tôi lấy theo hướng mà OBK (biên đội tàu chiến - Отряда боевых кораблей) đang đi, ép tốc độ tới 24 hải lý. Tôi đang đứng trên cánh phải cầu điều hướng của xuồng phóng lôi. Đột nhiên, từ phía mạn phải, góc hướng 10 độ, khoảng cách 15 kabelt, trồi lên một "hàng rào" các cột thiết bị kéo xếp (của tháp chỉ huy tàu ngầm),  tàu ngầm đang nổi lên. Chúng tôi đánh mạnh cần điều khiển ngoặt gấp tàu về bên trái. Sau khi đưa tàu về góc hướng phía lái, tàu được thả treo tại chỗ. Mở máy liên lạc sóng cực ngắn, thuyền trưởng hỏi tôi, "OBK ở đâu?". Thật là dở cười dở khóc. Ngay sau đó chúng tôi nhận lệnh trở về căn cứ. Vậy là, trung tá hải quân V.V.Afonin, trong suốt lịch sử của các cuộc đua tranh này, phải mang về căn cứ toàn bộ cơ số đạn dược mà hoàn toàn chưa dùng được. Nào là danh dự của hạm đội, bạn thấy rồi đấy. Tại cuộc bình giá, trong đó có mặt các thành viên của Ủy ban Trung ương, tất cả các chỉ huy tàu ngầm, các sỹ quan bộ tham mưu, tư lệnh hỏi :
- Đồng chí Afonin hãy báo cáo, tại sao đồng chí không tấn công?
- Đồng chí hứa với tôi để bên mạn trái, và tôi cứ chờ đợi, và sau đó toàn thân tàu bắt đầu rung động.
Câu trả lời này của thuyền trưởng gây ra tràng cười như pháo rang của tất cả những người có mặt. Giá mà bạn nhìn thấy khuôn mặt của tư lệnh.


........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Mười, 2011, 10:05:28 pm
(tiếp)

Chẳng mấy chốc chúng tôi tiếp nhận lại con tàu của mình và bắt đầu chuẩn bị cho nhiệm vụ phục vụ chiến đấu. Phó chính trị của tôi, đại úy hải quân Valery Mikhailovitch Glushkov, lúc này đến kỳ bước vào phiên học hàm thụ hàng năm của Học viện Quân sự-Chính trị, và đã đi học theo phiên đã định. Vào cuối năm anh ấy được bổ nhiệm phó chủ nhiệm chính trị một lữ đoàn tàu ngầm diesel, và đến nơi thi hành nhiệm vụ mới tại Betchevinka. Về Betchevinka, các chiến sỹ tàu ngầm đã sáng tác ra một câu cách ngôn - "Tổng tư lệnh trừng phạt lính tàu ngầm và xây dựng Betchevinka cho họ". Vào cuối năm, chúng tôi được biết giải thưởng của Tổng tư lệnh về tìm kiếm, theo dõi và tấn công SSBN được quyết định trao cho tàu ngầm của chúng tôi. Đó là đồng tiền bỏ ống đầu tiên cho bộ sưu tập thành tích của sư đoàn! Sau lễ năm mới, chúng tôi hoàn tất công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, và ngày 22 tháng 2 năm 1983 xuất phát rời cầu cảng.
 
________________________________________

Nhật ký sự kiện ngắn gọn về quá trình theo dõi  

Theo mệnh lệnh tác chiến của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, tàu ngầm "K-305" đề án 671 RTM, dưới sự chỉ huy của trung tá hải quân Bondarenko V.K. ngày 23.2.1983 ra khơi thi hành nhiệm vụ được giao.

6.03.1983 tại biển Okhot, phát hiện một tàu ngầm nước ngoài, theo phân loại tàu ngầm nguyên tử Hải quân Hoa Kỳ nó thuộc lớp "Los Angeles", và thiết lập sự theo dõi tàu ngầm này. Sử dụng tổng hợp các phương tiện chế áp thủy âm (средств гидроакустического подавления - ГПД), lợi dụng các tàu đánh cá và các biện pháp cơ động tích cực, sau 42 giờ tàu ngầm nước ngoài đã cắt được sự theo dõi này. Lặp lại tìm kiếm không mang đến cho chúng tôi kết quả. Khi phân tích đặc tính cơ động của nó trong quá trình theo dõi, tôi cảm thấy đã gặp nó ở đâu rồi. Giở một trong những sổ tay về Hải quân NATO, tôi tìm ra nó. Uy tín của tài liệu được nâng lên.
Ngày 3 tháng 4, tôi tròn 38 tuổi, vào 18h00 nhận được lệnh của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu vào theo dõi nhóm tàu sân bay đa chức năng (авианосных многоцелевых групп - АМГ) "Enterprise" đã ra khỏi cảng Yokoshuka, và thiết lập sự theo dõi lâu dài.

 (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/USN_Yokosuka.jpg)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/holland25_clip_image002_0009.jpg)
Nó đây, ảnh chụp qua kính tiềm vọng, tàu sân bay hạt nhân đa chức năng "Enterprise".    

Số liệu dẫn đường đã được cho. Số liệu chỉ ra rằng về phía Nam 100 dặm so với "Enterprise" là nhóm tàu sân bay đa chức năng "Midway". Ở đây cần một giải thích nhỏ: khi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, sau khi lặn, tất cả đồng hồ trên tàu được chuyển sang giờ Moskva. Tàu ngầm nguyên tử được chuyển sang phiên liên lạc 4 giờ một lần. Trước khi ra khơi chúng tôi đã được biết tàu sân bay hạt nhân đa chức năng "Enterprise" đang trở về từ Ấn Độ Dương nơi nó vừa thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/YokosukaConstruction.jpg)
Công trường xây dựng căn cứ Yokosuka năm 1870.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/220px-Louis-mile_Bertin.jpg)
Kỹ sư hải quân Pháp Louis-Emile Bertin người tổ chức lại căn cứ Yokosuka từ năm 1886.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Mười, 2011, 01:20:50 am
(tiếp)


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-___.png)
Eo biển Bussol (Буссоль).

Tôi giả thiết rằng tàu sân bay đa chức năng (АВМ - авианосец многоцелевой) "Midway" sẽ đi theo sau "Enterprise" đến kinh tuyến 180 sau đó quay về căn cứ. Bằng dữ liệu từ các phương tiện trinh sát vô tuyến điện tử và radar chúng tôi đã theo dõi được hoạt động liên lạc vô tuyến điện tử tích cực của nhóm tàu mặt nước tại khu vực căn cứ hải quân Yokosuka. Tôi quyết định: vượt eo biển Bussol để ra Thái Bình Dương, sử dụng số liệu dẫn đường và số liệu của phương tiện trinh sát của tàu ngầm để tiến ra điểm dự kiến gặp nhóm tàu sân bay đa chức năng. Sang ngày đêm thứ hai, sau khi nhận tin tình báo vô tuyến về tìm kiếm nhóm tàu sân bay đa chức năng "Enterprise", chúng tôi cũng bắt được góc phương vị vô tuyến theo sự làm việc của thiết bị truyền tin vô tuyến điện của các tàu chiến hải quân Hoa Kỳ trong lưới nhóm tàu tuần dương-khu trục hạm hộ tống. Tiếp theo chúng tôi hiểu rằng đó là các tàu chiến thuộc nhóm săn tìm - tấn công KPUG (Корабельная поисково-ударная группа  - сокращённо КПУГ).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/holland25_clip_image006_0001.jpg)

Sau một thời gian, từ một hướng khác đến vị trí giả định của nhóm tàu chiến trên, chúng tôi phát hiện sự làm việc của ba đài thủy âm, còn trên chiều sâu kính tiềm vọng cũng ở hướng đó đã xác định được tham số của ba đài radar. Đối chiếu số liệu, chúng tôi đi đến kết luận rằng các đặc tính tần số radar và tham số làm việc của radar thuộc về các tàu chiến nhóm KPUG của Hải quân Hoa Kỳ - các khu trục hạm kiểu "Spruance". Bức tranh sáng lên một chút trên bình diện thứ tự đội hình hành quân của nhóm tàu sân bay đa chức năng (AMG- АМГ). Tư lệnh đơn vị này quy định hướng bố trí nhóm KPUG từ hướng nguy hiểm nhất, hướng mà các tàu ngầm của chúng ta có thể tác động, hướng dãy đảo Kuril. Cần giảm tốc độ, thay đổi hướng và chiều sâu, để nhóm KPUG lọt qua rồi sau đó tiếp tục tiếp cận nhóm AMG. Vào lúc 3.00 ngày 4.04 trên sonar "Skat" đã phát hiện một mục tiêu nhóm, phân loại là biên đội tàu chiến. Tiếp đó, tôi khẳng định dứt khoát sự phân loại - AMG "Enterprise", bởi vì, chúng tôi đã tiến hành trinh sát vô tuyến điện tử vào sâu các lưới khu trục hạm phía trong của nhóm AMG và có được bức tranh toàn thể đội hình hành quân theo thứ tự, nhờ trinh sát thủy âm, trinh sát vô tuyến (радиоразведка - РР) và kỹ thuật (định vị) vô tuyến điện tử (радиотехническая разведка - РТР).  Trong quá trình cơ động để chiếm lĩnh vị trí theo dõi, đã phát hiện ra "cửa sổ", không bị quét bởi nhóm tàu chiến bảo vệ,  tại góc hướng = 1400 - 1800 mạn trái (КУ = 1400 – 1800  л/б). Tại sector này tàu ngầm chiếm lĩnh vị trí cách tàu sân bay 30 kabelt. Về điều này, đã báo cáo Sở chỉ huy hạm đội bằng kênh liên lạc vệ tinh. Tính từ thời điểm nhận được mệnh lệnh tìm kiếm và thiết lập theo dõi không hề có bức điện dẫn đường nào chuyển đến cho tàu ngầm.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/holland25_clip_image007_0001.jpg)

Về việc bắt đầu theo dõi "Enterprise", tôi đã tuyên bố qua mạng truyền thanh đi toàn tàu, sau khi báo trước rằng sẽ phải có các thay đổi mạnh cả về tốc độ, chiều sâu, lưu ý các quân nhân của tàu cảnh giác khi trực chiến.  

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/holland25_clip_image009_0002.jpg)
Tàu sân bay hạt nhân đa chức năng "Midway", và "Coral Sea" cũng như vậy.

 
Hoa tiêu được lệnh chuẩn bị và lắp máy ảnh vào kính tiềm vọng. Anh ta phân trần rằng không có phim trong máy ảnh. "Hỏi thuyền phó chính trị". Anh kia cũng chẳng có. Tôi chỉ muốn lộn tiết lên. Nhiệm vụ thiêng liêng của phó chính trị là phải có trên tàu phòng ảnh và tập hợp tất cả những gì cần thiết cho nó. Phải tìm bằng được phim ảnh trên tàu. Cuối cùng các thủy thủ tìm thấy một hộp có phim, bác sỹ có một máy phóng và hóa chất. Bài học tất nhiên rất nghiêm trọng. Cuốn phim này đã cứu uy tín thủy thủ đoàn. Như cách đây không lâu, đại tá hải quân về hưu Kisil I.S. kể rằng sau khi nhận điện báo của tôi về việc bắt đầu theo dõi, các sỹ quan tham mưu phân hạm đội đã cười rộ "...xem nào, hắn ta (Bondarenko) kể và cho chúng ta ngồi đây xem cái gì thế". Còn ảnh - đó chính là bằng chứng. Bởi vì trước đó không có ai từng thực hiện cuộc theo dõi tương tự, xui khiến lòng ganh tị cho mọi người.
Khi nổi lên độ sâu kính tiềm vọng mới phát hiện rằng lúc đó nhóm AMG đang tiến hành bổ sung dự trữ vật chất theo phương pháp song hành ở tốc độ 12 hải lý - từ mạn phải tàu sân bay đa chức năng là tàu đảm bảo hậu cần kiểu "Sacramento", chếch bên phải thêm nữa, với nhiệm vụ che chở cho hoạt động này là tuần dương hạm nguyên tử trang bị tên lửa có điều khiển "Bainbridge" cũng với tốc độ 12 hải lý. Cũng thời gian đó radar thụ động trên tàu ngầm bắt được hoạt động của hai đài radar: AN/BPS-9 và AN/SPS-10, từ hướng mà tàu ngầm đi tới.      

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/holland25_clip_image013.jpg)
Tàu vận tải và hậu cần tổng quát tốc độ cao kiểu "Sacramento".

Tôi đi tới kết luận trong thành phần đội hình nhóm AMG có tàu ngầm đa chức năng hoạt động cùng với tàu tiếp sức và truyền dẫn thông tin liên lạc vô tuyến điện tử (корабль-ретранслятор), mà chúng tôi thường xuyên tiến hành trinh sát điện tử, và cũng ở trên hướng nguy hiểm đó. Sau khi kết thúc tiếp tế dự trữ vật chất, nhóm AMG bắt đầu các hành động cơ động phòng ngừa, tăng tốc độ lên 26 hải lý. Tôi quyết định lặn xuống độ sâu 200 m, đi dưới tàu sân bay và cơ động theo nó. Trong khi đó các tàu trực tiếp bảo vệ đi một cách độc lập, còn từ mỗi bên mạn tàu sân bay hạt nhân đa chức năng (авма) có các máy bay trực thăng làm việc với các thiết bị thủy âm kéo-thả di động (ОГАС- опускаемая гидроакустическая станция) theo phiên làm việc hai giờ một lần. Sau một thời gian tàu sân bay hạt nhân đa chức năng đột ngột chuyển về bên trái sang hướng 900. Sự thay đổi này chúng tôi cũng đã biết. Bằng hành động cơ động ấy, nó tính rằng tàu ngầm đang theo dõi nó sẽ mất tiếp xúc và vẫn sẽ tiếp tục đi theo hướng giả định của tàu sân bay, phía mà sẽ có tàu ngầm hoặc nhóm KPUG trong đội hình hành quân mai phục đón lõng. Nhưng mất làm sao được tiếp xúc với một mục tiêu như vậy khi mà không cần là các quân nhân đội thủy âm cũng nghe được tiếng hú của 4 trục truyền động đang làm việc. Đã đến phiên liên lạc tiếp theo. Chúng tôi bắt đầu nổi lên độ sâu kính tiềm vọng. Trong thời gian này, trưởng ngành kỹ thuật vô tuyến điện tử đại úy hải quân Tchmyr Sergei Ivanovitch báo cáo tôi rằng giữa chúng tôi và tàu sân bay có một con tàu nào đó đang cơ động, có đặc tính âm thanh giống với tàu sân bay. Sau khi tiến hành cơ động để nổi lên độ sâu kính tiềm vọng, tiếp xúc với tàu sân bay hạt nhân đa chức năng bị mất trong vài phút.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Mười, 2011, 05:20:10 pm
(tiếp)

  
Trên độ sâu kính tiềm vọng thấy rõ những ánh đèn trên boong tàu sân bay hạt nhân đa chức năng đang dần xa và tiếp xúc thủy âm được khôi phục lại. Cùng với việc lặn xuống chúng tôi bắt đầu cơ động để rút ngắn khoảng cách và chiếm lĩnh vị trí của mình. Sau 2 giờ, trong tôi nổi lên mối ngờ vực với mục tiêu đang theo dõi, các đội viên thủy âm cũng nghi ngờ, bởi vì tiếng ồn hơi khác tiếng ồn trước khi tàu ngầm nguyên tử nổi lên trong phiên liên lạc. Lại nổi lên chiều sâu kính tiềm vọng, tôi phát hiện ra tàu ngầm nguyên tử ở trong vòng vây của các tàu chiến đang thả trôi, còn với con tàu mà chúng tôi tưởng là tàu sân bay hạt nhân đa chức năng, hoạt động thông tin vô tuyến chủ động đang diễn ra tích cực. Thế là rõ rằng, trong thời gian thu tin của phiên liên lạc định trước, tàu sân bay hạt nhân đa chức năng đã rẽ sang hướng khác, còn thế vào chỗ nó là một tàu chiến có các đặc tính tiếng ồn gần giống vậy. Đánh giá tình huống và giả thiết rằng tàu sân bay hạt nhân đa chức năng "Enterprise" đã tới nhóm AMG "Midway", tôi quyết định đi theo hướng ấy. Nổi lên chiều sâu kính tiềm vọng 2 giờ sau để tiến hành trinh sát điện tử và kỹ thuật vô tuyến điện tử, chúng tôi phát hiện ra một tín hiệu vô tuyến ngắn trong các mạng vô tuyến của tàu sân bay hạt nhân "Enterprise", góc phương vị vô tuyến trùng với vị trí tính toán của nhóm AMG "Midway", tín hiệu đó đã khẳng định giải pháp của tôi là đúng.  Hai giờ nữa qua, tàu ngầm nguyên tử đã chiếm lĩnh vị trí theo dõi bên trong tuyến bảo vệ gần của nhóm AMG "Midway", tại đây cũng có tàu sân bay hạt nhân đa chức năng "Enterprise". Tại một thời điểm, khi nổi lên độ sâu kính tiềm vọng trong phiên liên lạc, tôi phát hiện ra máy bay lên thẳng chống ngầm "Sea King", thực tế đang ở ngay trên đầu tôi. Chiếc trực thăng này đang bay đi đâu không rõ, nhưng khi phát hiện ra kính tiềm vọng, nó liền bay treo tại chỗ. Cơ động để tránh nó thì tôi không làm, bởi lẽ rõ ràng tàu ngầm đã bị phát hiện, hơn nữa đây là thời bình. Tôi đã quyết định như vậy. Tất nhiên đó không phải là quyết định thông minh. Ở đây, việc người Mỹ cho mình là không thể bị thương tổn, và chỉ có họ mới là ông chủ của đại dương, đóng vai trò chính. Sự theo dõi kéo dài đến 10 tháng 4. Nhưng chúng tôi cũng "biết người biết ta" (не лаптем щи хлебаем).

Khi nổi lên trong phiên liên lạc kế tiếp tôi phát hiện thấy trên màn hình hệ thống truyền hình, ngay góc thấp bên phải có một bóng đen đang tiến tới, Khả năng cá mập hay cá heo. Nhưng cùng thời gian ấy, kim chỉ của các thiết bị và dụng cụ đường cáp dẫn chính bị ghìm lại, các đèn báo hiệu xanh đỏ nhấp nháy làm tôi chợt hiểu. Nhìn vào máy đo sâu - 30 mét. Trong buồng trung tâm - sự im lặng rùng rợn. Tôi ra lệnh cho thủy thủ trưởng hạ trên sống bằng (погрузиться на ровном киле) xuống độ sâu 40 mét.  Tôi hiểu rằng trên đầu là một khối sắt, có nghĩa là tàu chiến. Sau 10 phút nổi lên độ sâu kính tiềm vọng, phía góc hướng 1500 mạn trái tôi phát hiện ra khu trục hạm kiểu "Spruance". Đại dương yên tĩnh. Các đội viên thủy âm vẫn còn chưa nghe thấy gì, chưa đeo ống nghe, trên màn hình tổ hợp thủy âm cũng không có gì. Đó là ví dụ về một chiến hạm không tiếng ồn. Có vẻ như hoa tiêu sau quá trình chuẩn bị chiến đấu cho tàu và chuẩn bị cho cuộc hành quân đã quên lấy nguồn nuôi ra khỏi thiết bị cáp dẫn chính. Nhờ sự cẩu thả của anh ta chúng tôi tránh được cú va chạm trực diện. Tôi đã không kỷ luật anh ta.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/holland25_clip_image015.jpg)
Khu trục hạm kiểu "Spruance".

Sau 3 ngày đêm kể từ khi bắt đầu theo dõi, tôi liên lạc với Tham mưu trưởng Hạm đội Thái Bình Dương với yêu cầu chuyển sang phiên liên lạc khác, vì tốc độ theo dõi lớn, nhưng cái chính - nó vắt kiệt sức thủy thủ đoàn và công việc tiếp theo với chương trình liên lạc như cũ là không an toàn. Đến phiên kế tiếp, tàu ngầm nguyên tử đã được chuyển sang chế độ liên lạc dễ thở hơn.
Ngày 10 tháng 4, chúng tôi nhận được bức điện ký tên Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trong đó chỉ thị trong 8 giờ liền từ tàu ngầm không được gửi điện. Lệnh chấm dứt theo dõi, thông báo địa điểm và hành động, chiếm lĩnh khu vực từ các tọa độ.....
Sự theo dõi được chấm dứt, tàu ngầm nguyên tử chiếm lĩnh khu vực được giao và tiếp tục tiến hành giám sát đối phương bằng cách sử dụng các phương tiện trinh sát điện tử và kỹ thuật vô tuyến điện tử của mình. Từ trên bờ chúng tôi nhận được điện vô tuyến chỉ ra nhóm AMG "Coral Sea" từ bờ biển phía tây nước Mỹ đang tiến về phía "Enterprise" và "Midway".  Chúng sẽ gặp nhau ở khu vực có bán kính 90 dặm với tâm là điểm có các tọa độ kinh độ =..., vĩ độ = .... Phân tích tình huống, chúng tôi đi đến kết luận theo tất cả những gì đã thấy, nhóm AMG "Coral Sea" sẽ đến thay phiên nhóm AMG của tàu sân bay hạt nhân đa năng "Enterprise". Sau một thời gian qua số liệu trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện tử chúng tôi đã phát hiện các tàu chiến thuộc nhóm AMG tàu sân bay hạt nhân đa năng "Coral Sea", rồi điện báo về Sở chỉ huy hạm đội.  Sau hai ngày đêm, tàu ngầm nguyên tử "K-305" được giao trách nhiệm khu vực mới - đảo phía nam Atta thuộc dãy đảo Aleutska  

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười, 2011, 01:14:49 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/map.gif)
Hệ thống SOSUS. Bản đồ.

Cho đến bây giờ tôi cũng không thể hiểu, tại sao khu vực ấy có gì đó làm tôi không thích. Sau khi với lấy cuốn sô ghi chép và tìm thứ tôi cần, tôi đã hiểu tất cả. Người ta giao cho tôi trách nhiệm khu vực  trong đó có lưới ghi thủy âm của hệ thống "SOSUS". Sau khi chiếm lĩnh rìa phía nam của khu vực trách nhiệm, tàu ngầm nguyên tử tiếp tục giám sát nhóm tàu đối phương. Cùng với việc có mặt ở khu vực trách nhiệm, sau đúng vài giờ chúng tôi đã phát hiện tàu khảo sát hải văn, mà trong vài ngày đêm đã cơ động từ rìa phía tây khu vực tôi phụ trách sang phía đông. Sự cơ động có dạng răng cưa chữ V với sườn dốc hướng về rìa phía nam. Khi đó mới thấy rõ người Mỹ hình thành đơn vị hợp thành xung kích tàu sân bay trong thành phần có 3 tàu sân bay và hơn 28 tàu chiến các loại khác, và đang bắt đầu di chuyển về phía bán đảo Kamchatka, tôi lập tức gửi điện báo về Sở chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương. Tuy nhiên trong một thời gian dài, từ Sở chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương không có tin tức gì tới. Ở đây cần lùi lại một chút và quay về một tháng trước, bởi vì các sự kiện sau đó sẽ không hiểu được.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/holland25_clip_image018.jpg)
Frigate kiểu "Charles Adams".

Ngày 7 hoặc 8 tháng 3, nhân viên trực ban bộ phận đặc biệt (KGB), thiếu tá hải quân, họ anh ta tôi không còn nhớ, đến chỗ tôi yêu cầu cho anh kiểm tra thiết bị bí mật. Tôi gọi chỉ huy ban tác chiến truyền tin đại úy hải quân Fedorov Evghenii Ivanovitch tới và nói với anh ta về yêu cầu của nhân viên đặc biệt (оперативный работник особого отдела), anh ấy mang đến cho tôi hai mệnh lệnh của: Bộ trưởng Quốc phòng LBCHXHCN Xô Viết và Tổng tư lệnh Hải quân, nghiêm cấm phổ biến cho tập thể quân nhân về thiết bị bí mật và tài liệu đề cập đến nó. Sau một lúc nhân viên ban đặc biệt lại đến chỗ tôi với một báo cáo viết tay trên đó tôi ghi lời từ chối dựa vào các tài liệu hướng dẫn trên.  Khi đó anh ta nói với tôi rằng, anh ta không đề cập đến các tài liệu then chốt về một trong các kênh truyền tin. Tôi hiểu rằng tại ban tác chiến truyền tin có một "con chuột" nằm vùng. Tôi bắt đầu thảo luận chuyện này với trưởng ban tác chiến truyền tin. Bây giờ mới vỡ lẽ rằng cùng với chuyến đi, sổ ghi khóa mã không chuyển sang tài liệu thời vụ. Khi tôi hỏi tại sao không báo cáo, anh ta trả lời như sau. Việc như thế xẩy ra ở một vài tờ trong sổ ghi, do nhầm lẫn từ khi ở trên bờ lúc thành lập sổ ghi mà xuất hiện những tờ ghi khóa mã thiết bị ấy và anh không muốn làm tôi lo lắng. Tất nhiên anh ta nhận lỗi về mình. Do kênh liên lạc này là dự trữ nên tôi không điện báo về Sở chỉ huy hạm đội, mà chỉ ghi vào sổ nhật ký kiểm kê sự kiện. Sang ngày theo dõi thứ hai, nhân viên đặc biệt lại vào buồng trung tâm gặp tôi và nhếch mép cười bảo tôi rằng trên tàu tại ban 5 đã nảy nòi một cái mặt mo phải giải quyết khẩn trương, còn tàu sân bay chẳng ai cần đâu. Tôi gọi tới buồng trung tâm chỉ huy ban 5 thiếu tá hải quân Zainullin Florid Saghitovitch và ra lệnh giải thích việc gì đã xảy ra. Thế mới vỡ lẽ ra có một thủy thủ trẻ bộ phận máy tuabin biệt phái từ thủy thủ đoàn khác sang để học tập chuyên môn, luôn tìm cách tránh né nghĩa vụ của mình. Theo định kỳ cũng như các thủy thủ khác, cậu ta được phân công phụ bếp. Sau khi đổi phiên cậu ta cần phải trở về vị trí tác chiến của mình và học tập chuyên môn trang thiết bị. Cậu ta không thích nó và bằng mọi cách lẩn tránh lúc này rồi lúc khác. Chúng tôi phân tích sự việc. Đương nhiên ở đây có sự không đến nơi đến chốn của cả chỉ huy phân đội và thuyền phó chính trị, người mà tại thời điểm này chẳng nắm được gì về sự việc đó. Sau 8 tiếng đồng hồ, khi mà đơn vị hợp thành tàu sân bay xung kích (AUS- АУС) đi qua khu vực hoạt động của tàu ngầm nguyên tử, chúng tôi đã nhận được lệnh - thiết lập sự theo dõi nó. Tôi quyết định mở hết tốc lực, định kỳ nổi lên để tiến hành trinh sát điện tử và kỹ thuật vô tuyến điện tử, đuổi cho kịp nhóm tàu trên. Sau một giờ chúng tôi đã phát hiện tiếng ồn của một mục tiêu nhóm. Tôi phát hiện bằng mắt tàu vận tải kiểu "Sacramento" và bên cạnh là tàu khu trục - bằng phương pháp song hành đang bổ sung dự trữ vật chất ở tốc độ 12 hải lý. Một giờ nữa rồi tôi phát hiện ra bằng mắt qua kính tiềm vọng một chiếc trực thăng "Sea Night".

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/holland25_clip_image021.jpg)
"Sea Night".

Do trực thăng loại này đặt căn cứ chỉ trên các tàu sân bay và tàu vận tải đảm bảo cho nó, mà lần này tàu vận tải ở đằng sau chúng tôi, có nghĩa là trực thăng đang bay trên một tàu sân bay nào đó. Sau khi xác định góc hướng của máy bay lên thẳng, chúng tôi tính toán hướng của nó, hướng này trùng với phương vị radar trỏ tới nhóm tàu. Sau 4 giờ AUS đã bị phát hiện và sự theo dõi cũng được thiết lập. Bão đang hoành hành (biển động cấp 7), AUS giảm tốc độ xuống 6 hải lý. Trong thời gian bão toàn bộ đội hình chiến đấu của AUS phân tán - các tàu chiến tự mình chịu bão biển. Nhưng mặc dù điều đó tôi vẫn quan sát bằng mắt thường các chuyến bay của máy bay trên hạm. Trong tiến trình theo dõi đã phát hiện ra rằng trong thành phần nhóm AMG "Sea King" có các tàu đóng từ thập kỷ 40 của Canada. Chúng được trang bị các máy thủy âm đời cũ. Mỗi tàu sân bay có một trục truyền động tiếng ồn rất lớn, cho phép theo dõi từ xa và tính toán vòng quay không nhầm lẫn, mà, điều đó có nghĩa là biết được chính xác tốc độ.
Ngày 17 tháng 4 chúng tôi nhận lệnh chấm dứt theo dõi và trở về căn cứ. Trên đường trở về một lần nữa tôi phân tích lại dữ kiện liên lạc. Suốt thời gian theo dõi, tàu ngầm đã 50 lần chuyển điện ra không trung khi chỉ sử dụng kênh liên lạc vệ tinh.       

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười, 2011, 12:35:33 pm
(tiếp)

Trên tất cả các bức điện chuyển giao từ vệ tinh đều có dấu biên nhận kỹ thuật, nó nói lên rằng vệ tinh đã nhận được thông tin tôi gửi. Còn biên nhận chung cuộc có nghĩa là sự khẳng định báo cáo điện báo của tôi đã đến được địa chỉ cần nhận, chỉ xác nhận nhận được có 25 bức điện mà thôi. Sau khi lưu ý điều đó trong thời gian theo dõi, tôi bắt đầu kết hợp hình thức bức điện, một bức khép lại bằng một chữ số, bức khác khép bằng máy. Những bức điện gửi đi khép lại bằng chữ số - ký hiệu biên nhận từ căn cứ trên bờ đã tới, còn những bức điện kia thì không thấy có dấu hiệu ấy. Ngày hôm nay thì có ký hiệu biên nhận, mai lại không và đại loại thế. Tôi chia sẻ kết luận và mối hoài nghi của mình với thuyền phó chính trị và nhân viên ban đặc biệt, sau khi nói với người sau rằng điều đó nghĩa là gì và anh ta chú ý rất nghiêm túc đến vấn đề này.

Tàu về đến căn cứ và trên bến tàu tôi báo cáo Tư lệnh phân hạm đội, Anh hùng Liên bang Xô Viết, phó đô đốc Pavlov A.I. về việc hoàn thành nhiệm vụ đặt ra và trường hợp thủy thủ đội máy tuabin. Ngày hôm sau tôi trình ký tư lệnh phân hạm đội báo cáo khẩn gửi Tư lệnh Hạm đội về các kết quả chuyến hành quân vừa qua. Đi cùng tôi là Tham mưu phó bộ tham mưu phân hạm đội đại tá hải quân Gontarev Valerii Pavlovitch. Chúng tôi bước vào văn phòng tư lệnh. Trong phòng tư lệnh đang có mặt Ủy viên Hội đồng Quân sự phân hạm đội chuẩn đô đốc Ambarov. Tư lệnh bắt đầu nói về việc tôi không biết cách làm việc với các nhân viên an ninh đặc biệt, để đến nỗi nhân viên an ninh hành quân cùng tôi đã báo cáo lên hạm đội chuyện lùm xùm trên con tàu của tôi. Ủy viên Hội đồng Quân sự phân hạm đội chuẩn đô đốc Ambarov khi nghe nói thì nhún vai và bĩu môi. Càng nói giọng tư lệnh phân hạm đội càng vang to gay gắt hơn. Ông bắt đàu nói về năm 1937 khi những người còn cao cấp và cứng đầu hơn tôi đã bị người ta bóp nát thế nào và v.v và vân vân. Tôi cũng lên giọng. Nhưng Gontarev đã la tôi làm tôi chợt tỉnh. Tôi bắt đầu giải thích và cùng lúc chủ nhiệm tiểu ban an ninh đặc biệt chuẩn đô đốc Sidenko đi vào. Tôi bắt đầu giải trình lại từ đầu đến cuối. Nghe xong, chuẩn đô đốc rút từ cặp hồ sơ ra bản báo cáo mà trực ban tác chiến đặc biệt đã viết, xé nó đi rồi nói với tôi. "Nếu anh quyết định cho đồng sự của tôi kiểm tra thiết bị khóa mã điện báo, khi ấy chúng tôi sẽ làm việc với các anh. Tôi không có vấn đề gì với anh nữa. Hãy bình tĩnh mà làm việc. Tự tôi sẽ trực tiếp báo cáo Tư lệnh Hạm đội". Khi tàu ngầm hoàn thành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trở về tới căn cứ, sư đoàn trưởng còn ở ngoài biển và hai ngày đêm sau ông ấy mới trở về. Gặp tôi xong ông nói như sau: "Tôi đây thì sao nào, phải liếm đít anh vì mấy cái tàu sân bay của anh à?".

Bức tranh nhận được thật thú vị: các nhân viên đặc biệt cóc cần sự theo dõi, tư lệnh sư đoàn thì cũng vậy, tựu trung là, chỉ có tôi cần cái đó mà thôi, chính tôi gây ra và chuốc lấy những "rắc rối kiểu Mỹ" («американские горки») này. Thật là cuộc gặp gỡ dễ chịu sau hai tháng (hành quân). Ngày hôm sau ông gọi tôi tới phòng mình. Tôi đến trụ sở. Tại hành lang bộ tham mưu ông ngăn lại một thượng úy hải quân nào đó, ra khẩu lệnh cho tôi "nghỉ!". Ông trao cho tôi huân chương và nói: "cậu hãy lên gặp trưởng phòng cán bộ nhận giải thưởng là ống nhòm của Tổng tư lệnh" (tức S.G.Gorshkov). Cần trao lại cho ông những thứ cần thiết, sau khi đã soát xong các tài liệu tổng kết báo cáo hành quân, ông chúc mừng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này. Tôi cũng đã hiểu ông, nhưng dẫu sao hồi ấy thâm tâm vẫn thấy tức giận. Từ đó về sau giữa chúng tôi đã có mối quan hệ công tác tốt đẹp. Sau đó đến lượt chủ nhiệm thông tin phân hạm đội trung tá hải quân Vdovin I.F., sau này là chuẩn đô đốc, quầ n tôi đến nơi đến chốn. Anh ta được bổ nhiệm sau khi tốt nghiệp học viện. Hồi đó chúng tôi chỉ mới bắt đầu quá trình làm chủ kênh liên lạc từ vũ trụ, nhưng tôi không nghi ngờ kiến thức của mình, dù kinh nghiệm còn ít ỏi, thêm vào đó chủ nhiệm truyền tin sư đoàn 45, trung tá hải quân Arkhipov chẳng hề có tư tình gì, vẫn ủng hộ tôi, mà anh ấy có nhiều kinh nghiệm hơn người cấp trên theo ngành dọc. Chẳng qua là thử thách cho tôi thêm khỏe. Vào tháng 5 có thông báo tiến hành tổng kết hoạt động huấn luyện đào tạo mùa đông và đặt nhiệm vụ cho mùa hè tới. Ở đây tôi lại gặp cả anh truyền tin cả gã "mặt trơ" trên con tàu của mình. Nói về tôi, tư lệnh bảo "chúng tôi muốn đề cử Bondarenko vào danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô Viết, còn hắn ta thì sáng tác ra trên tàu những chuyện vậy đấy". Chung cuộc, tư lệnh trao cho tôi cầu vai sỹ quan, sau khi nhận được quyết định phong quân hàm theo niên hạn. Thật bất ngờ với tôi khi người ta trao cho tôi quân hàm đại tá hải quân. Muốn sao cũng được. Vấn đề ở chỗ, quân hàm của tôi đã được quyết định ngày 22 tháng 2 năm 1983. Trước khi ra khơi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, tôi được mời đến phiên họp hội đồng quân sự phân hạm đội để trao đổi về lý do phong cấp quân hàm theo niên hạn cho tôi.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười, 2011, 06:55:39 pm
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Naval_Base_Kitsap_logo.png)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/250px-Canada_location_map_svg.png)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/800px-Vancouver_Island_Map-fr_svg.png)
Vịnh và eo biển Juan De Fuca, bán đảo Olimpic, nơi phân chia biên giới giữa Hoa Kỳ và Canada. Nơi đây có căn cứ tàu ngầm Bangor của tàu ngấm lớp Ohio và căn cứ của Lực lượng Phòng thủ bờ biển Hoa Kỳ, hiện đã nhập vào căn cứ hải quân Kitsap từ 2004.

Khi đó tư lệnh phân hạm đội nói với tôi rằng tôi đã phục vụ cả năm tại phân hạm đội này và ông còn biết về tôi rất ít. Hội đồng quân sự sẽ ra quyết định căn cứ vào kết quả cuộc hành quân của tôi. Dù đóng góp của tôi vào sưu tập thành tích của phân hạm đội còn khiêm tốn, nhưng tôi đã đóng góp khi đoạt giải của Tổng tư lệnh Hải quân năm 1982 về tìm kiếm, theo dõi và tấn công SSBN, nhờ đó đã được Tổng tư lệnh tặng thưởng ống nhòm Zeiss. Đương nhiên người ta coi đó vẫn là nhỏ. Như sau này mọi người nói với tôi rằng sau khi nhận được điện của tôi từ ngoài biển báo về đang theo dõi tàu ngầm nước ngoài, đã có quyết định đề cử tôi được phong quân hàm theo niên hạn. Có thể thấy thế giới cũng không thiếu gì người tốt. Tôi cho rằng người đề cử việc ấy là tư lệnh sư đoàn 45, chuẩn đô đốc Gordeev Igor Ivanovitch.
Sau một tháng rưỡi tôi lại lên đường hành quân thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên tư cách chỉ huy hành quân trên tàu với thủy thủ đoàn của trung tá hải quân Kapshuk Viktor Petrovitch. Tàu ngầm nguyên tử tham gia vào chiến dịch săn tìm chống ngầm "Gió tươi" gần bờ biển nước Mỹ, trong khu vực vịnh Juan de Fuca.
 
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/2000px-Trident-Ohio_class_submarine_3D_drawing_svg.png)
Cắt dọc "Ohio" (ru.viki). Chú thích: 1. Bầu hình cầu chứa anten tổ hợp thủy âm; 2. Các sitec ballast chủ; 3. Buồng máy tính; 4. Buồng tích hợp radar; 5. Buồng thủy âm; 6. Buồng chỉ huy và điều khiển trung tâm; 7. Buồng hoa tiêu trung tâm; 8. Buồng điều khiển xạ kích tên lửa đạn đạo; 9. Buồng máy; 10. Gian thiết bị phản ứng hạt nhân; 11.Buồng máy phụ trợ số 1; 12. Lối đi cho thủy thủ đoàn; 13. Buồng máy phụ trợ số 2; 14. Khoang ngư lôi; 15. Cabin thủy thủ; 16. Cabin sỹ quan; 17. Khoang tên lửa.


Chúng tôi phải phát hiện một SSBN lớp "Ohio" theo thường lệ ra khỏi căn cứ thực hiện tuần tra chiến đấu và thiết lập sự theo dõi nó. Thuyền trưởng là người có kinh nghiệm, mọi việc diễn ra bình thường. Cùng hoạt động với chúng tôi là tàu trinh sát RZK "Phương Bắc" (разведывательный корабль - РЗК «Север»). Trong thời gian tính toán chúng tôi đã phát hiện SSBN đi ra khỏi vịnh, và sự phát hiện này xảy ra với cả hai phía trên khoảng cách 8 kabelt, chúng tôi đo khoảng cách bằng thiết bị chủ động của tổ hợp thủy âm. Chỉ có điều không hiểu, tại sao khi thoát đi, thuyền trưởng SSBN lại quay tàu về hướng chúng tôi, khoảng cách như vậy là cực nhỏ. Khi đưa tàu ngầm chúng tôi vào góc hướng phía đuôi của mình, SSBN tăng tốc độ lên 17 hải lý và bắt đầu thoát vào vùng lãnh hải Canada, sau khi phóng thiết bị thả trôi gây nhiễu chế áp thủy âm (дрейфующий прибор помех).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/053055052051049049.jpg)
Thiết bị chế áp thủy âm "Sprut" của Hải quân Nga.

Màn hình tổ hợp thủy âm trắng xóa chừng nào chúng tôi chưa bỏ thiết bị thả trôi gây nhiễu lại đằng sau lái. Tiếp xúc bị mất ở khoảng cách 42 kabelt. Có thể thấy rằng, khi đi vào lãnh hải Canada, SSBN đã tăng gấp tốc độ, cộng thêm đó là bãi đá ngầm La Perouse trải dọc bờ biển Canada từ vịnh Juan De Fuca lên phía bắc ở độ sâu nhỏ. Chúng tôi báo cáo về việc phát hiện SSBN và việc theo dõi nó về Sở chỉ huy hạm đội. Tiếp tục thi hành nhiệm vụ, tàu ngầm vài lần nổi lên phát tin vào không gian. Chúng tôi chỉ làm việc trên kênh vệ tinh. Và ở đây bức tranh cũ lặp lại - ký hiệu biên nhận lúc có lúc không. Bỗng nhiên từ bờ chúng tôi nhận được điện, trong đó nói rằng phát hiện ra bỏ sót chín nhóm địa chỉ, có nghĩa là căn cứ bờ không nhận được từ chúng tôi chín bức điện. Điều đó cực kỳ xấu, bởi vì giữa những bức điện đó có điện báo về phát hiện SSBN. Tôi đề nghị thuyền trưởng sử dụng kênh liên lạc siêu nhanh SBD (СБД - сверхбыстродействующим каналам), chuyển điện nội dung đại thể: "bức điện của tôi №... báo cáo về việc phát hiện SSBN". Thuyền trưởng đã làm như vậy. Sau vài phút trong kênh nghe đã nhận được dấu hiệu biên nhận chung cuộc (окончательная квитанция). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, chúng tôi trở về căn cứ  

Trên đường về tôi lại ngồi phân tích quá trình liên lạc và lại nhận được bức tranh đã thấy trong chuyến đi trước trên tàu của tôi - 25 lần lên sóng truyền tín và 50% các bức điện không có biên nhận chung cuộc. Tôi nói điều này với thuyền trưởng. Ngày hôm sau thuyền trưởng gửi về bộ tham mưu hạm đội một điện khẩn. Sau một ngày đêm, tư lệnh sư đoàn gọi chúng tôi và nói ngày mai sẽ có một ủy ban của hạm đội đến đây họp bàn với chúng tôi. Tư lệnh hạm đội sau khi tìm hiểu bức điện khẩn đã nổi giận. Không nhận được điện báo của thuyền trưởng từ ngoài biển về phát hiện SSBN. Trong điện khẩn lại chỉ ra tiếp xúc. Nghĩa là thuyền trưởng và chỉ huy hành quân trên hạm đã ngụy tạo tiếp xúc. Ủy ban được gửi đến và sẽ phân tích sự việc. Chúng tôi vô cùng sửng sốt. Các sỹ quan tham mưu hạm đội đã đến và bắt đầu kiểm tra. Khi ấy tôi nhớ rằng chúng tôi sử dụng kênh SBD để truyền điện báo về phát hiện SSBN và lúc ấy đã nhận được ký hiệu biên nhận chung cuộc. Họ đã kiểm tra, đã tin tưởng. Ai đó trong số sỹ quan đã đề nghị các thành viên ủy ban đi tới trung tâm thu nhận- truyền tin ở Petropavlovsk-Kamchatka. Khi đó tất cả đã sáng tỏ. Tại đây đã phát hiện ra tất cả các bức điện gửi từ tàu ngầm của tôi và trung tá hải quân Kapshuk V.P. Vì một nguyên nhân nào đó mà chúng không được chuyển về bộ tư lệnh hạm đội thì tôi không biết, nhưng điều chủ yếu là tôi và trung tá hải quân Kapshuk V.P. đã được minh oan, và tôi cũng được gỡ bỏ những cáo buộc rằng không có hiểu biết gì về tổ chức thông tin liên lạc.   
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Mười, 2011, 12:49:29 am
(tiếp)


Tôi thấy thoải mái khi yêu cầu lời xin lỗi từ chủ nhiệm thông tin liên lạc phân hạm đội và lựa lúc thuận tiện châm chích ông ta. Tôi rút ra kết luận nữa là nhân viên tác chiến ban đặc biệt sẽ không tìm thấy ở đấy những tên gián điệp. Theo linh cảm riêng, tôi cho rằng nhân viên đặc biệt của tôi đã báo cáo theo lệnh về những khoảnh khắc khó hiểu trong truyền tin, mà anh ta cũng chẳng nghĩ như vậy. Cần trao tài liệu cần thiết cho chủ nhiệm ban đặc biệt phân hạm đội, ông đã tống khứ tay "tcheka" này về Primorie. Tôi vẫn hiểu ở bất kỳ tập thể nào cũng có những con người như vậy, nhưng tập thể của họ là tập thể đặc biệt và cần phải hiểu điều đó (không thể chấp nhận).

Năm 1987, do tình trạng sức khỏe tôi được cho ra khỏi quân số đi biển và được bổ nhiệm vào vị trí giảng dạy tại Trung tâm Đào tạo Hải quân Liên Xô. Vào đầu những năm 199x tôi được mời về phòng trinh sát Hải quân. Có mặt tại Bộ TTM Hải quân, tôi tìm thấy phòng nói trên và đi vào. Ngồi sau bàn là một người đàn ông mặc thường phục, dễ hiểu là ông ấy đã về hưu. Chúng tôi làm quen. Ông đề nghi tôi nhớ lại cuộc hành quân của tôi. Tôi lần lại từ đầu, còn ông bình luận theo tiến trình sự kiện của câu chuyện. Ông không khẳng định tiếp xúc với tàu ngầm nước ngoài ở biển Okhot.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/0868877.jpg)
USS "Los Angeles " (SSN-688) tại Cape Canaveral ngày 27 tháng 5 năm 1977. Đệ nhất phu nhân Mỹ và TT Mỹ Jimmy Carter bên kính tiềm vọng của con tàu.

Tôi thử chứng minh cho ông ấy rằng phổ phân tích tiếng ồn, thực hiện trên đa giác thủy âm 100% khẳng định đó là tiếng ồn của một tàu ngầm nước ngoài. Tôi không tranh cãi nữa vì hiểu rằng danh dự bộ quân phục cao hơn tất cả. Chúng tôi chuyển sang chuyện theo dõi AUS. Ở đây, lần đầu tiên tôi biết rằng tàu ngầm nguyên tử "K-305" đã bị (đối phương) phát hiện ba lần:
-  lần thứ nhất - một tiếp xúc thời gian ngắn, 1 phút, khi tàu ngầm nguyên tử đi tốc độ lớn tiến lên chặn nhóm AMG "Enterprise", chỉ huy nhóm AMG đã điện báo về Sở chỉ huy của họ. Đó là một tàu ngầm mà sự làm việc của radar của nó chúng tôi đã phát hiện ra;

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/df/A-6E_Intruder_VA-52.JPEG/800px-A-6E_Intruder_VA-52.JPEG)
A-6E Intruder.

- lần thứ hai - máy bay "Intruder" tại vị trí cách tàu sân bay hạt nhân đa chức năng 6 dặm đã xác đinh được cột thiết bị kéo xếp (trên tháp chỉ huy) của tàu ngầm nguyên tử và chỉ khi ấy, sau khi so sánh hai bức điện, bộ chỉ huy nhóm AMG tin chắc có tàu ngầm theo dõi. Nhưng tới thời điểm ấy tàu ngầm nguyên tử đã có 2 ngày đêm ở trên vị trí sử dụng được vũ khí ngư lôi: Trích nguồn người Mỹ - từ sổ kiểm kê sự kiện:
"4.04. tàu ngầm nguyên tử "Los Angeles" đã báo cáo về tiếp xúc ngắn ngủi với một tàu ngầm lúc 8.15h và 8.45h theo phương vị 2600. Điện báo không được quan tâm";
"6.04. máy bay "Intruder" từ tàu sân bay hạt nhân đa chức năng "Enterprise", bằng radar của mình đã phát hiện cột thiết bi kéo xếp của một tàu ngầm ở khoảng cách đến tàu sân bay là 60 kabelt. So sánh hai bức điện báo trên, đã khẳng định có tàu ngầm Xô Viết trong đội hình hành quân của mình". Ở đây người Mỹ cần 18 giờ để đạt được tiêu chí tấn công giả định tàu ngầm;

 "7.04. lúc 11.50 máy bay trực thăng "Sea King" từ tàu sân bay hạt nhân đa chức năng "Enterprise", tại vị trí cách tàu sân bay 6 dặm phát hiện một tàu ngầm nguyên tử vào lúc 12.05h; 12.14h và  12.34h đã giáng đòn tấn công giả định lên nó.Lúc 12.44h trực thăng giáng đòn tấn công giả định thứ hai. Lúc 13.05h - mất tiếp xúc, lúc 13.20h thiết lập lại tiếp xúc nhờ phao thủy âm "Difar", lúc 13.28h - mất tiếp xúc. Vào 13.38h - tiếp xúc được thiết lập lại nhưng nhanh chóng bị mất".

Người Mỹ rất cừ nhưng họ không viết gì về việc tàu ngầm đã bị phát hiện khi nổi lên thu tin trong phiên liên lạc của nó. Còn việc trong suốt hai ngày đêm khi nó không bị phát hiện bởi các phương tiện kỹ thuật mà họ khoe khoang, nó đã ở trên tư thế và vị trí sử dụng vũ khí ngư lôi, việc đó thì họ im lặng. Ở họ thường có cái mà người ta hay nói trong đoạn mào đầu chuyện cổ tích: "cải bắp thì khen ngon, còn cắn phải củ cải đen - cứ như không biết".
Điều đó đã được khẳng định thêm bởi vụ va chạm của tàu ngầm nguyên tử "K-314" với tàu sân bay "Kitty-Hawk" ngày 21.04.1984 tại biển Nhật Bản. Trích từ báo chí: "Sự kiện xảy ra gây nên nỗi kinh hoàng trong giới hải quân tại Washington - ở đó người ta không thể ngờ tàu ngầm của đối thủ tiềm năng lại có thể ở dưới sống tàu sân bay Mỹ một cách trực tiếp và vô hình  Tai nạn xảy ra trong tiến trình tập trận hàng năm của Hải quân Hoa Kỳ ở duyên hải Nam Triều Tiên". Tất nhiên, trong trường hợp này cả thuyền trưởng chúng ta tài nghệ cũng không cao. Cứ theo dõi, theo dõi và rồi tự làm mình vấp ngã. Về sự kiện trực thăng "Sea King" phát hiện ra tàu của tôi qua việc lộ kính tiềm vọng và tôi không lảng tránh nó, ghi chép của họ nói đại thể như sau: "thuyền trưởng tàu ngầm xô viết quyết định một cách xấc xược nhằm chứng tỏ sự hiện diện của mình trong đội hình nhóm AMG".  

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Mười, 2011, 12:56:01 pm
(tiếp)


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/P-3C-Orion.jpg)
P3C Orion, con cú vọ phiền toái.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/an-ssq-53b.gif)
Phao thủy âm - AN/SSQ-53 Directional Frequency Analysis and Recording Sonobuoy (DIFAR) - của Hải quân Mỹ.

- lần thứ ba - ngày 16.04 lúc 15.00h khu trục hạm "Hill", qua anten "Tass" đã thiết lập được tiếp xúc với tàu ngầm nguyên tử. Sau 35 phút máy bay tuần tra duyên hải "Orion" đóng căn cứ trên quần đảo Aleutska đã có mặt trên không phận khu vực này, và sau khi sử dụng phao thủy âm loại "Difar", tiến hành theo dõi mục tiêu trong thời gian 2 giờ, cuối cùng hội đủ tiêu chuẩn tấn công lúc 17.30h và lúc 19.35. Tuy nhiên lần này tàu ngầm nguyên tử đã có 8 giờ ở trên vị trí sử dụng được vũ khí ngư lôi, trước khi bị phát hiện.

Tất cả những điều trên xảy ra trong thời gian cuộc tập trận của Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương dưới tên mã "Flytecs 81-1".
Từ ngày 4 đến 17 tháng 4 tàu ngầm nguyên tử ở trong khu vực không ngừng có sự hoạt động của các radar và sonar trên hạm cũng như trên máy bay, đã 114 lần nổi lên độ sâu kính tiềm vọng để sử dụng các thiết bị kéo xếp di động ( kính tiềm vọng PZNG, "Anis", "Sintez", "Ramka", "MRP-21"), trong đó 62 lần thực hiện tại vị trí ở bên trong tuyến bảo vệ gần (của tàu sân bay).  

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/nv10-_2.gif)
Phi công Hải quân Mỹ trên trực thăng "Sea King" thao tác đưa phao thủy âm AN/SSQ-904 vào vị trí chuẩn bị thả.

Sau khi phân tích cuộc tập trận "Flytecs 81-1", người Mỹ rút ra kết luận rằng những khó khăn lớn trong việc phát hiện và nhận dạng tàu ngầm nguyên tử đã tạo nên bởi vô số các bức xạ băng tần hẹp phát ra từ các tàu trong đơn vị hợp thành tàu sân bay xung kích (AUS), chúng sinh ra một số lớn các tiếp xúc giả tạo, việc trinh sát bổ sung cho chúng tốn khá nhiều sức lực và phương tiện phòng thủ chống ngầm. Từ 09-14 tháng tư đã ghi nhận 300 báo cáo tiếp xúc với tàu ngầm nguyên tử, nhưng chỉ có 7 trong số đó có một phần xác suất nhất định, có thể liên quan đến tiếp xúc với tàu ngầm nguyên tử.              
Đánh giá hoạt động của tàu ngầm nguyên tử đề án 671 RTM của Hải quân Xô Viết trong quá trình cuộc tập trận trên, người Mỹ đi đến kết luận rằng đây là tàu ngầm nguyên tử hoạt động êm nhất và thực sự là một thách thức cho hệ thống «SOSUS». Tầm xa được dự báo phát hiện được tàu ngầm nguyên tử đề án này bằng ăng ten «TASS» không nhỏ hơn 20 dặm, và trong thực tế chỉ 3-5 dặm. Anten «TAK TASS» đã tỏ ra kém hiệu quả ngay cả khi có mặt trên tầu các chuyên gia trinh sát thủy âm từ Trung tâm hỗ trợ tình báo Hải quân. Các kết quả cũng tương tự như thế đối với hệ thống «LEMPS».
Chiến dịch hoạt động phục vụ chiến đấu này cho thấy thủy thủ đoàn tàu ngầm, mặc dù tuổi đời còn trẻ của mình, đã được huấn luyện chu đáo để giải quyết các nhiêm vụ trong những điều kiện dù đơn giản hay phức tạp. Tôi muốn lưu ý đặc biệt đến chất lượng cao trong hoạt động của trưởng ban kỹ thuật vô tuyến điện tử (ban tác chiến 7, theo điều lệ tổ chức chiến hạm Hải quân Liên Xô năm 1978. Cũng theo điều lệ trên ban 6 là ban hàng không, ban 1 là hoa tiêu) đại úy hải quân Tchmyr Sergei Ivanovitch, chỉ huy đội thủy âm (thuộc ban 7) thượng úy hải quân Ovsiutchenko Victor Petrovich, chỉ huy đội trinh sát vô tuyến thượng úy hải quân Kisil Ivan Stepanovich, chỉ huy ban tác chiến 5 (ban cơ điện hàng hải) thiếu tá hải quân Zainullin Florid Sagitovich - tất cả trong số họ sau này đều trở thành đại tá hải quân, chỉ huy ban tác chiến 4 (ban thông tin liên lạc) đại úy hải quân Evgeny Ivanovitch Fedorov. Các sỹ quan trực ban - trợ lý thuyền trưởng đại úy hải quân Victor Alekseevitch Troshin, chỉ huy ban tác chiến 3 (ban ngư lôi - thủy lôi) thượng úy hải quân Vladimir Evghenevitch Khodyrev, chỉ huy đội ngư lôi-tên lửa (thuộc ban 3) thượng úy hải quân Vladimir Leonidovich Kostyuk đã thu nhận được những kinh nghiệm tốt.
Trên các bức ảnh đen trắng chụp qua kính tiềm vọng có:
- Tàu sân bay hạt nhân đa chức năng "Enterprise" trong thời gian bổ sung dự trữ vật chất (CVN-65)
- Khu trục hạm "Hewitt" lớp "Spruance" trong thời gian bổ sung dự trữ vật chất (DD-966)
- Khu trục hạm hạng nhẹ "Waddell" lớp "Charles F. Adams" (DDG-24; đã tham gia chiến tranh Việt Nam)
- Tàu sân bay "Midway" và "Coral Sea" cũng tương tự.  
________________________________________

 ......  


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười, 2011, 12:43:37 am
(tiếp)

Như đã nói ở trên, sau khi hoàn thành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trở về vào cuối tháng 4, ngày 17 tháng 6 tôi lại đi chiến dịch với trung tá hải quân Kapshuk Viktor Petrovitch. Chúng tôi trở về vào cuối tháng 8. Trên bến tàu chúng tôi được biết thảm kịch xảy ra với tàu ngầm "K-429" của sư đoàn 10. Chỉ huy cao nhất trên tàu ngầm là Tham mưu trưởng sư đoàn 10,  bạn đồng lớp của tôi ở trường hải quân Anh hùng Liên Xô đại tá hải quân Gusev Aleksei Alekseevitch. Ở đây tôi được biết về cái chết của trợ lý của tôi đại úy hải quân Aristov Aleksandr Aleksandrovitch, một sỹ quan tuyệt vời, rất có khiếu hài hước, mọi người trong thủy thủ đoàn rất kính trọng anh, dù anh ở trên cương vị này không lâu... Tôi không hiểu anh sẽ thế nào trên tàu ngầm của một sư đoàn khác. Nhưng anh không chết trên "K-429". Trước đây tôi đã viết về hội đồng lừng danh các chủ nhiệm chính trị - "anh hãy tìm một căn hộ trống - nó thuộc về anh" - đã mang đến "hậu quả" của nó.  

Cùng với chủ nhiệm ban kỹ thuật vô tuyến điện tử, họ quyết định kiểm tra một căn hộ bỏ trống trên tầng năm của một ngôi nhà. Trưởng ban KTVTĐT canh phòng anh ấy trên mái nhà, còn anh tụt xuống theo đường dây thừng bện bằng quần áo lót. Mái các ngôi nhà được phủ bằng các tấm sắt. Dây thừng, tấm sắt, thế là chuyện dây bị cắt như bằng lưỡi dao cạo xảy ra và kết quả là - một cái xác. Bạn nghĩ xem ai chịu trách nhiệm đây. Ơn Chúa tôi đã đi thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, nếu không tôi sẽ bị người ta xếp ngang bằng với loại đó. Trong thời gian tôi hành quân cùng thủy thủ đoàn khác, thủy thủ đoàn của tôi cùng với người chỉ huy khác, cũng đi làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu.

Đầu năm 1984, thủy thủ đoàn đi nghỉ phép năm 1983. Tôi và vợ tôi đã đi đến nhà điều dưỡng "Solnechnogorsk". Đầu tiên, chúng tôi đến thăm cha mẹ mình ở Angarsk. Mặc dù mùa đông, chúng tôi cũng đã nghỉ ngơi tốt, cũng thường đến Moskva. Trước chuyến đi của chúng tôi, cổ họng của tôi có vấn đề. Không để ý điều đó, tôi đã ăn đồ lạnh. Chúng tôi đến nhà ga trung tâm. Họ bắt đầu đăng ký cho chúng tôi, và ở đây tôi mới biết rằng mình không đủ tiền trả phụ phí hành lý. Trước khi đi về, chúng tôi đã mua rất nhiều thực phẩm không có ở bán đảo Kamchatka: giò, thịt hun khói, xúc xích, phô mai, cá trích hộp, mua cả cho gia đình em gái tôi. Nản quá, tôi không biết phải làm gì. Người phụ nữ làm nhiệm vụ đăng ký xoa dịu tôi : "Đừng lo, anh đang ở Moskva".
Quả thực là như vậy. Tôi đi dọc theo dòng người xếp hàng, hỏi mượn tiền. Một thanh niên đưa cho tôi 50 rúp, và nói rằng anh ấy cũng ở trong tình trạng tương tự tại Kiev. Tôi muốn ghi lại địa chỉ của anh ấy, và anh ta nói, "Đồng chí chỉ huy, tôi đang phục vụ trong sư đoàn 10, tôi sẽ tìm được đồng chí". Đăng ký đã hoàn thành, chúng tôi chờ đợi giờ khởi hành tại  sân bay Domodedovo. Người ta thông báo chuyến bay của chúng tôi bị trì hoãn hai ngày do thời tiết ở Kamchatka. Còn có 10 rúp. Tôi bảo vợ tôi đi sắp xếp phòng khách sạn, khi mà còn chỗ. Tôi không thể nói được, bênh viêm họng chết tiệt đã làm công việc của nó. Đêm trôi qua lặng lẽ, nhưng phải cần tiền. Tôi gọi chỉ huy đại đôi và cũng là bạn cùng lớp của mình, phát tin SOS. Tôi đi ra đường, một chiếc UAZ lại gần, từ cánh cửa xe mở, một cánh tay mặc áo capot thò ra đưa cho tôi 50 rúp. Đó là Gennady Mitrofanovich, sau đó Slava Bakhtin cũng lái xe đến.

Vào buổi tối những phụ nữ đội tiếp viên mang lại cho vợ tôi các loại cồn khác nhau để tẩm gạc lau rửa họng. Nhưng tình hình vẫn xấu đi. Tôi phải đến trạm y tế nhà ga hàng không. Các cố gắng của các cô y tá trẻ, ôi một que kem, việc kiểm tra họng không mang lại thành công. Chúng tôi đến phòng khám gần đó. Vô dụng, không ai tiếp nhận. Chúng tôi đến khách sạn. Chúng tôi đi ngang qua Học viện hàng không Zhukovsky, bộ phận y tế. Có hy vọng rồi. May cho chúng tôi, phòng trưởng khoa tai mũi họng ở tầng đầu tiên. Chúng tôi bước vào. Cô thư ký ngồi sau bàn. Vợ tôi, tay cầm chứng minh thư của tôi nói về rắc rối của tôi. Đúng lúc này cửa mở ra, đại tá trưởng khoa bước vào. Vợ tôi xin ông giúp tôi. Ông lập tức phẩy tay, viện cớ rằng tất cả các bác sĩ của ông đang bận rộn, còn tôi cần phải nhập viện. Ông cúi xuống cô thư ký của mình và đã nói điều gì đó vói cô ấy. Tôi thì bắt đầu mở nút áo khoác của mình và cởi áo khoác ra.
Sau đó, đại tá quân y quay đầu về phía tôi và thay đổi thái độ. Quay sang tôi, ông nói: "Sao lại im lặng, đồng chí thuyền trưởng. Anh và tôi đều là đại tá, bây giờ chúng ta quyết định tất cả". Nhấc điện thoại ông nói rằng bây giờ sẽ có một thuyền trưởng tàu ngầm lên chỗ chị và cần chị giúp đỡ. Viên đại tá rất am hiểu thể thức. Tôi đi lên phòng được chỉ định. Bác sĩ - một tiến sĩ khoa học y học. Bà lập tức chọc amidale, cho tôi một bình ba lít furutsillin - "anh hãy rửa sạch họng. Trong điều kiện này, anh không thể bay được đâu. Hãy trở lại vào ngày mai". Trong khách sạn, tôi gặp chỉ huy ban 5 của mình. Chúng tôi đến cửa hàng và mua một chai vodka và tiếp tục "rửa" họng. Vậy là, hình thức bộ quân phục và những người tốt đã cứu tôi, cảm ơn họ. Chúng tôi chờ đến một tuần, tất cả đồ thực phầm bị thiu và phải mua mới. Chúng tôi bay đi Kamchatka lúc 9:00h và rồi cũng đã về đến nhà. Tuyết đang bao phủ vạn vật.

Vào cuối tháng 3 năm 1984 tư lệnh sư đoàn nói với tôi rằng tôi sẽ đi với tư cách chỉ huy trưởng hành quân trên tàu ngầm "K-492". Thuyền trưởng là thiếu tá hải quân Oleg Mikhailovitch Lobanov cách đây không lâu được bổ nhiệm vào vị trí này và cần "kèm cặp" anh ta. Ở đây lại cần lạc đề một chút và quay trở lại năm 1983.

............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười, 2011, 11:54:11 am
(tiếp)


Sau khi xảy ra thảm họa tàu ngầm "K-429", tại phân hạm đội có một ủy ban từ Moskva đến làm việc. Trong buổi họp tổng kết tại cung sỹ quan, có mặt các sỹ quan tham mưu và các thuyền trưởng tàu ngầm.của phân hạm đội. Khi phát biểu cùng với báo cáo, một đô đốc tôi không còn nhớ họ, chủ nhiệm cục chính trị hải quân, đã nêu tên Ủy viên Hội đồng quân sự của chúng tôi chuẩn đô đốc Ambarov và gọi ông ta là tên trộm cắp. Ông cũng cho biết, trong quá trình kiểm toán đã phát hiện những hành động lèm nhèm của người cán bộ chính trị này. Ví dụ, vợ ông ta sống ở Moskva mà lại tính vào biên chế nhân viên thư viện của câu lạc bộ sỹ quan (доме офицеров). Ambarov vẫn nhận tiền lương thay mặt bà ta và đóng tiền đảng phí cho vợ. Những tấm rèm và màn che, trên danh nghĩa là CLB sỹ quan nhận được, lại nằm ở Mokva. Chuyện này là các thuyền trưởng có mặt tại cuộc họp nói cho tôi biết. Ông UVHĐQS này đã ra lệnh sa thải một chuẩn úy hải quân, khi người ta tìm thấy trong cặp xách của anh ấy một bình sữa đặc, mà anh hỏi xin sỹ quan quân lương của mình cho đứa trẻ đang bị bệnh. Cùng kể cho tôi những chuyện đó về ông ta khi chúng tôi gặp nhau, là cựu đại đội trưởng đại đội học viên của tôi, đại tá hải quân Ivanov G.M.

Anh ấy đã phục vụ cùng với ông ta trong cơ quan lưu trữ tài liệu, ở đó ông ta làm trưởng ban chính trị. Ông ta được bổ nhiệm đến Kamchatka, chẳng qua để nhận danh hiệu chuẩn đô đốc. Kết quả làm việc của ủy ban như sau: đại tá hải quân thuyền trưởng Suvorov và chỉ huy ban tác chiến 5 - ra tòa án binh, tư lệnh phân hạm đội, phó đô đốc A.I.Pavlov và chuẩn đô đốc Ambarov - cách chức. Tư lệnh phân hạm đội mới là Anh hùng Liên Xô, chuẩn đô đốc Baltin Eduard Dmitrievitch. Với việc ông ấy đến nhậm chức mọi việc bắt đầu thay đổi tốt hơn. Trong bệnh viện, tất cả các tên lười biếng đã bị đuổi khỏi các phòng đôi mà từ bây giờ trở đi nó chỉ dành cho các thuyền trưởng tàu ngầm. Trong các phòng bệnh đã trang bị ti vi, điện thoại, tủ lạnh, tủ treo áo khoác. Mỗi thuyền trưởng có thể chọn giải pháp nói chuyện qua điện thoại để báo cáo và trao đổi với tư lệnh phân hạm đội thay vì việc nhất định phải đăng ký gặp trực tiếp. Ông đã lập lại trật tự trong lĩnh vực kỷ luật và khen thưởng.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/holland25_clip_image002_0011.jpg)
Anh hùng Liên Xô, đô đốc E.D.Baltin.

Ông đã rất ngạc nhiên khi các thuyền trưởng tàu ngầm, phải đến gần 80% số họ, chưa bao giờ được trao tặng huân chương, nhưng cán bộ tham mưu và chính trị - ai cũng có. Không thể nói rằng Baltin là một nhà dân chủ trong xương tủy. Nhưng trong cách làm việc với mọi người ông không bao giờ cho phép sự thô bạo, rất nghiêm khắc, nhưng ông cũng rất công bằng. Với ông ấy chỉ có công việc. Tôi nói điều này trên quan điểm riêng của mình. Có lẽ với người khác ông cũng sẽ khác - hãy viết về nó nếu anh biết. Ông là một con người có tầm cỡ quốc gia. Điều này được chứng minh bởi thực tế là trong hồi ký của mình, cựu Tổng thống Ukraina là Leonid Kutchma kể lại rằng theo yêu cầu của ông ta, Yeltsin đã cách chức Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của đô đốc Baltin E.D. Đối với Kutchma, ông ấy như khúc xương mắc trong cổ họng.
        
Trước khi ra biển, tư lệnh sư đoàn đã cho tôi ba ngày nghỉ ngơi tích cực. Hai ngày trước khi khởi hành, chuông điện thoại từ tư lênh sư đoàn réo vang ra lệnh cho tôi ngay lập tức đến chỗ ông, xe ô tô đã đến đón. Đến nơi tôi mới biết tin. Hôm qua thiếu tá hải quân O.M.Lobanov bị gãy chân và, thay vì là chỉ huy cao cấp trên tàu, tôi đảm nhiệm chức vụ thuyền trưởng, lệnh của chỉ huy phân hạm đội đã ký. Tôi xuống bến tàu nhận vũ khí đặc biệt (vũ khí hạt nhân), đại diện ban vũ khí đặc biệt cũng đã có mặt.

Sau bữa tối, tôi bắt đầu họp với tập thể quân nhân. Hành quân trên cương vị chỉ huy cao cấp là một chuyện còn làm thuyền trưởng với một thủy thủ đoàn không quen thuộc lại là chuyện khác. Tất nhiên, tôi biết thủy thủ đoàn này, nhưng không "thuộc" như với thủy thủ đoàn của mình. Tôi biết rằng ở đây có người chỉ huy thông minh của ban tác chiến 5 trung tá hải quân Posara Nicholai. Thêm vào đó, người chỉ huy cao cấp đối với tất cả, mới được bổ nhiệm cho cuộc hành quân này là sư đoàn phó đại tá hải quân Mikhaliov V.M., bạn cùng lớp của tôi ở trường hải quân, anh được giao chức vụ đó cũng chưa lâu. Khi tôi hỏi "bố trí chỉ huy hành quân cho tôi làm gì?" Anh nói rằng, tình huống này do tài liệu hướng dẫn thi hành điều lệnh quy định. Tôi không biết điều đó. Các tài liệu hướng dẫn hành quân tôi đã quen thuộc. Cần lưu ý, tàu ngầm "K-492" - tàu của Gordeev, đó là thuyền trưởng đầu tiên của con tàu. Thế chân Gordeev là trợ lý chính của ông, đại tá hải quân Dudko Vladimir Yakovlevich, ông này từng "kèm cặp" tôi trong chuyến phục vụ chiến đấu đầu tiên của tôi. Ông tốt nghiệp cùng khoa với tôi, nhưng sau một năm. Dudko là người đầu tiên đi vào eo biển "Juan De Fuca" theo dõi các SSBN "Ohio", người ta muốn đề cử cho ông danh hiệu Anh hùng Liên Xô, nhưng ... Khi chúng tôi đã ở ngoài khơi, ông nói với tôi: "anh là thuyền trưởng, tôi không có ý định can thiệp vào hoạt động của anh". Trên tàu chúng tôi thường nhìn thấy nhau tại buồng sinh hoạt chung, nhưng không phải thường xuyên. Khi tôi ở trên vị trí theo dõi "Enterprise", ông đến bên kính tiềm vọng để quan sát nó. Tất cả là như vậy. Thật không may, những sĩ quan như vậy rất ít. Có lẽ vì thế, sau khi nhận quân hàm chuẩn đô đốc, ông được chuyển ngạch dự bị sớm. Thay ông trên cương vị chỉ huy tàu ngầm là Lobanov.
Cùng với Mikhaliov tôi có mặt ở phòng tư lệnh phân hạm đội để nhận chỉ thị. Sau khi truy tôi một số vấn đề về nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, ông đặt thêm nhiệm vụ bổ sung vì lợi ích của phân hạm đội. Ông thường làm như thế, và xin nói thêm nó luôn được hình thức hóa bằng văn bản, sau đó ông ký vào văn bản. Với Mikhaliov, ông nói đại loại như thế này," trong hành động không được làm phiền thuyền trưởng, nhưng phải giúp đỡ. Tôi gửi anh đi để học cách đi biển, anh mới có kinh nghiệm thử nghiệm tại nhà máy". Ông chúc chúng tôi may mắn và chúng tôi tạm biệt ra tàu.
Theo các nhiệm vụ đề ra, chuyến hành quân này có vẻ không có khó khăn gì. Tất cả mọi thứ đều đi theo đúng kế hoạch, nói chung là êm ả. Một lần, sau khi thực hành cơ động để xác minh xem có sự theo dõi của đối phương đối với nhà chiến lược của chúng tôi hay không (tức tàu ngầm hại nhân tuần dương chiến lược), chúng tôi đã xuống đến độ sâu cần thiết. Tôi đi vào cabin. Sau một lúc tôi được báo cáo rằng đã phát hiện một tàu ngầm nước ngoài. Tôi vào buồng trung tâm, đi đến bên các đội viên thủy âm - xem thực sự có tiếp xúc với tàu ngầm hay không. Ánh mắt của tôi chạm đến một trong các thiết bị. Tôi hỏi đội viên thủy âm:
             - Khi nào có tiếp xúc?
             - Báo cáo, 5 phút trước đây
             - Đây là gì? và tôi trỏ vào thiết bị
Trên chiếc tàu này các đội viên thủy âm được coi là cứng cựa nhất sư đoàn, và nói chung tất cả mọi thứ ở đây tốt hơn, kể cả con tàu, so với trong toàn sư đoàn. Và những kẻ bợ đỡ trong đội ngũ chúng tôi vẫn luôn có rất nhiều. Các thiết bị, mà tôi chỉ vào, trong nghề chúng tôi thường gọi là "semiorka" ("thứ bảy"). Tôi đã quen thuộc nó từ hồi phục vụ trên "K-57." Đây là một dụng cụ rất nhạy, nó ghi lại vết tiếp xúc. Trong đó vết ghi của tàu mặt nước khác với vết ghi của tàu ngầm. Tuy nhiên, ngay từ khi còn là một thượng úy hải quân, tôi đã được tham dự các buổi giảng bài do các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Khoa học (НИИ) giảng về vấn đề này. Nhưng đó là từ lâu rồi, và các thần đồng hiện đại hoài nghi với điều đó. Tôi gỡ băng từ máy ghi âm ra và đưa cho hoa tiêu. Bắt đầu các thao tác cơ động để chiếm lĩnh vị trí theo dõi. Tôi không thể hiểu làm thế nào con tàu này có thể đến từ hướng mà nhà chiến lược của chúng tôi đang tới? Nếu đó là tàu của người Mỹ, nó phải theo dõi tàu ngầm chiến lược, mà không phải là chúng tôi.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười, 2011, 11:55:45 pm
(tiếp)


Tôi bắt đầu chuẩn bị nội dung bức điện để truyền về Sở chỉ huy hạm đội và thực hiện việc phân loại cuối cùng. Tàu nổi lên độ sâu kính tiềm vọng để các đội viên truyền tin sẵn sàng làm việc, tôi lấy dữ liệu đo đạc vị trí trong khu vực cần thiết, duyệt việc phân loại cuối cùng và chuyển điện báo. Chúng tôi bắt đầu theo dõi. Sau một thời gian, đội thủy âm báo cáo rằng đó là tàu ngầm của chúng ta và đọc số hiệu chiến thuật của tàu. Đó là con tàu, mà chúng tôi kiểm tra xem nó có theo dõi mình hay không. Nhưng con tàu đó không thể ở đây! Nó đang đi tuần trên tuyến đường biển được giao trách nhiệm, và chúng tôi không thể gặp nó ở đây được. Nếu tại khu vực này có một tàu ngầm khác, hạm đội nhất thiết phải tách vùng chúng tôi ra. Sử dụng thiết bị phân tích phổ, đội thủy âm cho tôi thấy hai phổ giống hệt nhau.

Việc trùng khít về thủy âm của hai tàu ngầm trên nguyên tắc không thể có được. Các đội viên thủy âm có tiếng ồn của chiếc tàu ngầm này, được ghi lại khi cùng nhau hoàn thành bài huấn luyện chiến đấu. Tôi nên làm gì bây giờ? Dù sao đi nữa tôi cũng tăng khoảng cách giữa chúng tôi lên. Tiếp tục theo dõi, tôi đồng thời soạn điện báo về hạm đội, nội dung cần ngắn gọn và trình bày rõ ràng được tình hình. Hóa ra điện soạn rất dài và khó hiểu. Cuối cùng có điều gì đó tôi chợt nhận ra: có thể trình bày thành hai bức điện. Để chắc chắn hơn, sao cho trên bờ họ hiểu điều tôi muốn nói một cách đúng đắn, tôi gọi từ hầm máy lên một thủy thủ, và đưa cho cậu ta đọc điện. Bây giờ, tôi nói với anh ta, đồng chí hãy báo cáo đồng chí hiểu thế nào. Người thủy thủ đã hiểu một cách chính xác. Một khi người thủy thủ bình tường cũng hiểu thì (đương nhiên) trực ban hạm đội sẽ nắm được.

Chúng tôi chờ đợi phiên liên lạc vệ tinh kế tiếp, tàu nổi lên chiều sâu kính tiềm vọng và nhìn thấy chiếc máy bay chống ngầm "Be-12" của chúng ta, tôi ghi vào nhật ký quyết định của mình, lý do tại sao không tránh, và khi có tín hiệu từ vệ tinh, lập tức cho truyền điện. Sau khi nhận được dấu biên nhận, tôi cho tàu lặn ngay. Tôi biết rõ phản ứng với báo cáo của tôi sẽ đến rất nhanh. Hai giờ sau, một lần nữa tôi cho tàu nổi lên và nhận được mệnh lệnh của Tư lệnh hạm đội, về bản chất như sau. Tôi phải tính toán giữ khoảng cách đến tàu ngầm đó tối thiểu là 15 dặm, đi cùng nó tới eo biển Kuril thứ nhất. Chờ cho con tàu ấy nổi lên, sau đó tiếp tục công việc được giao. Sau một thời gian, đội thủy âm nghe tiếng ồn thổi dằn của con tàu đó, và thế là chúng tôi tiếp tục công việc của mình. Hóa ra sau này mới được biết, hạm đội thúc giục tàu ngầm chiến lược và đã cho nó thay đổi hải trình. Sau đó tôi bắt đầu phân tích với các đội viên thủy âm. Theo băng ghi của thiết bị "semiorka" tiếp xúc với tàu ngầm chiến lược kéo dài 30 phút, và họ đã phát hiện ra con tàu khi xuất hiện một dấu vết trên màn hình tổ hợp thủy âm. Tôi phải giải thích cho trưởng ban kỹ thuật vô tuyến điện tử và cấp dưới thuộc quyền anh ta rằng không thể bỏ qua máy móc kỹ thuật cũ như họ vẫn coi như vậy được.

Trường hợp không vui sau đây xảy ra trong việc thông tin liên lạc. Tôi cho tàu nổi lên vào phiên liên lạc, thinh không hoàn toàn im lặng, nổi lên lần thứ hai, thứ ba - vẫn như vậy. Tôi gọi thuyền phó chính trị và nói với anh: "phiên nổi lên kế tiếp hãy cắm đài thu vô tuyến "Volna" và hãy lắng nghe". Trước khi nổi lên, nhân viên bảo mật đến bên tôi và nói khẽ rằng, chỉ huy ban tác chiến 4 đã nhận được từ anh ta tài liệu gì đó. Lập tức trong đầu tôi một ý nghĩ thoáng đến. Tàu nổi lên - tất cả bình thường - trong thinh không, như thường lệ, chúng tôi nhận được một bức điện gọi, không có thông tin. Lại lặn xuống. Tôi bắt đầu việc phân tích sự kiện với các thành viên đội truyền tin. Rõ ràng là người chỉ huy ban tác chiến 4 đã quên tần số làm việc thay đổi theo mùa. Đau khổ ở chỗ tất cả trách nhiệm của mình, anh ta chuyển sang cho chỉ huy nhóm liên lạc vệ tinh, một trung úy trẻ, còn các tài liệu của kênh liên lạc bí mật anh ta chuyển cho viên trung sĩ của nhóm. Như vậy, anh ta sẽ không trả lời được việc gì. Và đó là một thiếu tá hải quân. Anh ta cảm thấy mình không bị trừng phạt. Tại sao?

Bởi vì ở thành phố Petropavlovsk-Kamchatsky anh ta có một kênh phân phối sách. Anh ta phân phối sách cho các sếp lớn. Đó là những gì mang đến thói xu nịnh và sự dung túng cho anh ta. Tất cả điều tệ hại này, thất bại của các phiên liên lạc, tôi đều ghi vào sổ nhật ký kiểm kê sự kiện, tôi ra văn bản ngay về việc miễn nhiệm anh ta khỏi phải thi hành nhiệm vụ. Tôi ra lệnh cho viên trung úy không cho chỉ huy cũ của anh ta được vào cabin liên lạc nữa. Mệnh lệnh được công bố trên toàn con tàu. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ngày 24 tháng 5 tôi trở về tới căn cứ. Ra đón là Tham mưu trưởng Sư đoàn đại tá hải quân Komaritsyn A.A. Đó là một ngày tuyệt đẹp. Kéo tôi sang một bên, anh chúc mừng tôi về chiếc huân chương, mà dẫu sao sau 6 tháng đã đến với tôi. Và tiếp theo....Hãy can đảm, đồng chí thuyền trưởng, ngày 10 tháng 5 cha tôi đã qua đời. Trên đường về nhà tôi ghé đến nhà em gái của mình, chúng tôi cùng khóc. Trường hợp tương tự như thế, nhưng còn nhẫn tâm hơn trong quan hệ người với người đã xảy ra với Komaritsyn. Là chỉ huy của con tàu ngầm, ông đã đi làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu. Đã di chuyển ra khỏi bến tàu và bắt đầu cơ động trên đường ra khỏi căn cứ, bất ngờ nhận được lệnh của trực ban cho thả treo tàu (лечь в дрейф).

Người ta giữ tàu lại trong sự vô tri hai giờ liền và rồi ra lệnh "chấp thuận" để con tàu đi tiếp theo kế hoạch. Hóa ra có điện tín phải gửi cho anh báo cái chết của cha mình. Ban chỉ huy suy nghĩ phải làm gì - báo hoặc không báo. Không báo. Mẹ anh khi hấp hối, không tha thứ cho anh vì tội anh đã không về dự đám tang cha mình. Có phải thực sự không thể dời chuyến tàu mười ngày, để cho phép người sỹ quan về tiễn cha mình lần cuối. Không phải vì chiến tranh. Mọi thứ đều có thể, chỉ vì các chỉ huy sợ phải gọi lên trên, báo cáo tình hình. Cái ghế của mình là trên hết. Điều tương tự lại xảy ra với tôi. Biết kế hoạch cấp trên sử dụng thủy thủ đoàn của tôi, chúng tôi cần đi nghỉ phép, có thể đặt vé cho gia đình. Nhưng ... tôi đã gặp sư đoàn phó, chuẩn đô đốc Ivanov N.T ông cho biết, sẽ giúp tôi chuyên vé. "Vâng họ đã giúp". Bởi vì mẹ một hoa tiêu của tôi làm việc tại sân bay, hết sức khó nhọc mới kiếm được cho tôi hai vé đến Bratsk vào ngày 15, mà tôi cần phải đến Irkutsk nữa. Vợ và con trai của tôi chỉ có vé cho ngày 22 tháng 6. Gặp tôi tại bộ tham mưu Ivanov hỏi rất ngạc nhiên "sao cậu vẫn còn ở đây?"
Về tất cả các chuyện không hay trong thời gian chiến dịch, tôi đã báo cáo với tư lệnh sư đoàn. Số phận kẻ kiếm chác này ra sao tôi không biết, tôi thấy anh ta nhiều lần tại một công trường xây dựng trong vai trò đội trưởng. Những người như vậy không bao giờ hết.           
Các phi công thường xuyên báo cáo trong buổi bình giá tập trận rằng họ quan sát được các cột thiết bị kéo xếp của tháp chỉ huy tàu ngầm. Về việc này, tư lệnh phân hạm đội đã nói với họ: "miễn là tôi còn làm tư lệnh, chỉ có hình ảnh mới xác nhận được sự tiếp xúc trực quan với tàu ngầm".

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Mười, 2011, 11:12:27 am
(tiếp)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f4/Orthographic_projection_centred_over_the_Galapagos.png/220px-Orthographic_projection_centred_over_the_Galapagos.png)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/77/Galapagos-satellite-esislandnames.jpg)
Quần đảo Galapagos, khu dự trữ sinh quyển thế giới hiện nay.


Khi ghé tư lệnh phân hạm đội để ký báo cáo khẩn cấp, tôi thấy trên bàn, dưới tấm kính có ảnh của một chiếc tàu ngầm ở độ sâu kính tiềm vọng. Tôi hiểu cả, đó là bức ảnh được thực hiện bởi phi hành đoàn máy bay "Be-12", tức tàu ngầm đó là "K-492". Chỉ vào bức ảnh, ông hỏi, "anh nhận ra chứ?" Và tiếp: "Tất nhiên, tôi không thích khi các phi công trình cho tôi bức ảnh này với một nụ cười. Tôi không cần phải giải thích bất cứ điều gì, anh đã hành động đúng, nhưng đôi khi, đó chính là bãi lầy của mình, anh biết điều đó chứ?". Tôi biết. Ở trường hàng hải chúng tôi có một giáo viên trung tá hải quân Kautsky, ông kể chúng tôi nghe cha của ông, chỉ huy tàu ngầm "U-402", thiếu tá hải quân Kautsky A.M. đã hy sinh bởi ngư lôi phóng ra từ một chiếc máy bay của quân mình. Đây là chiếc thuyền cuối cùng hy sinh tại Hạm đội Biển Bắc trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Buổi sáng, con gái tôi và tôi đã bay tới Bratsk. Tôi gọi cho anh trai tôi ở Angarsk, và nói rằng chúng tôi sẽ bay đến trên chuyến bay đầu tiên. Nhưng hóa ra chúng tôi chỉ bay đến nơi lúc 13 giờ. Kỳ nghỉ phép, tất nhiên, không vui vẻ gì.
            
Trở về rồi, chúng tôi lại bắt tay chuẩn bị cho chuyến phục vụ chiến đấu tiếp theo. Phải thực hiện một nhiệm vụ phức tạp ở rất xa quê hương. Khu vực này nằm về phía bắc quần đảo Galapagos, không xa kênh đào Panama. Với việc này, tôi có cơ hội để bảo vệ danh dự của hạm đội – thực hành bài tập tác chiến tranh giải thưởng của Tổng tư lệnh Hải quân là tấn công biên đội tàu chiến. Sau khi bốc xong đạn dược, chúng tôi ra khơi. Ở khoảng cách giới hạn của radar, tôi đo tầm đến mục tiêu nhóm và bắt đầu cơ động để xác định các thông số chuyển động của đội hình này và chiếm lĩnh vị trí xạ kích. Loạt bắn đầu tiên tôi phóng ra duy nhất một quả đạn mà không nhiều hơn, đạn đi tầm xa, khoảng cách 92 kabelt, hai loạt tiếp theo – từ một vị trí tốt hơn. Theo số liệu đội thủy âm, tất cả các ngư lôi đều hướng đúng vào mục tiêu chính của đội hình.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/50/KneelingSeal.jpg/220px-KneelingSeal.jpg)
Sư tử biển trên quần đảo Galapagos có tính tò mò.

Sau khi nổi lên mặt nước, tôi được tư lệnh phân hạm đội gọi đến qua máy liên lạc sóng cực ngắn, ông chúc mừng cuộc tấn công tuyệt vời và nói thêm "ít khi người ta quan sát thấy pháo hiệu đạn ngư lôi rơi trên boong tuần dương hạm này". Sau đó tôi vẫn còn ở lại trong khu vực cho đến sáng, nhằm thực hiện một số khoa mục theo chương trình kiểm tra trên biển. Một trong các khoa mục này - kiểm tra sự làm việc của ăng-ten “Paravan” ("Rái cá"). Ăng-ten này được thiết kế để nhận được thông tin trên tần số siêu thấp (СНЧ - сверхнизкочастотный) và nó như là một chiếc máy bay nhỏ. Nó được tàu ngầm kéo cách xa thấn tàu, và mất tín hiệu radio. Chúng tôi hầu như không sử dụng nó vì những nội dung thông tin thấp. Vào ban đêm chúng tôi đặt ăng-ten, kiểm tra xem có tín hiệu chưa rồi bắt đầu chọn lọc.

Ba lần cố gắng kéo ăng-ten vào hangar không thành công – đó là giá tôi phải trả cho độ thiếu tin cậy trong sản phẩm của nhà sản xuất. Quyết định – cứ bơi với ăng ten đến sáng. Trong buổi sáng, sau khi làm một vòng ngoặt nhẹ tôi cho tàu nổi lên chiều sâu kính tiềm vọng và phát hiện thấy vật mang nằm vuông góc với mạn phải. Tôi cho thổi ballast và dùng lực lượng đội neo vớt vật mang lên tàu rồi và đi về căn cứ. Các đại diện nhóm giám sát bảo hành đặt ăng-ten vào hangar, tháo tời, làm ảo thuật và một lần nữa đảm bảo rằng tất cả mọi thứ sẽ trỏ về loại top. Sau khi phân tích vụ xạ kích, không ai có bất kỳ nghi ngờ nào về giải thưởng của chúng tôi. Các sỹ quan tham mưu hạm đội có mặt, trao cho tôi lệnh tác chiến và tôi lại bắt đầu sẵn sàng hành quân. Chúng tôi đọc các tài liệu. Họ làm tôi phân vân vì hai câu hỏi - chế độ bơi của tàu trong khu vực này và nhiệt độ nước biển ngoài mạn. Tôi giở atlas Thái Bình Dương, một cái gì đó lóe lên - nhưng không hoàn toàn rõ. Khi tôi dán mắt vào bản đồ công tác và đánh dấu lên đó bằng các màu khác nhau đường đẳng nhiệt (isotherms) của nước, sau đó đột nhiên phát hiện ra một cái "lưỡi" nhỏ có thể cho tôi thu nhận được nhiệt độ nước. Tại sao điều này quan trọng như vậy?
Thực tế là một số hệ thống không đảm bảo đủ làm mát khi đi biển trong những vĩ độ này, còn tôi đã đi xuống cung thứ hai của vĩ độ bắc. Cần lập tức đặt chế độ làm mát tự động trên các hệ thống này, nhưng nó phải đi kèm với kinh nghiệm khai thác sử dụng các tàu này. Hình thành xong ý đồ của giải pháp, tôi lệnh cho trợ lý chính thể hiện giải pháp trên bản đồ. Ở đây tôi muốn đề cập với các thuyền trưởng trẻ - không bao giờ được buông thả cho trợ lý chính quyền quyết định. Bạn phải tạo ra ý đồ của giải pháp, còn việc vẽ bức tranh mới là việc của trợ lý chính làm với các sỹ quan. Thành công trong giải quyết nhiệm vụ đặt ra nói riêng, cũng như sự sống của con tàu và thủy thủ đoàn nói chung phụ thuộc vào quyết định của thuyền trưởng. Anh ta phải chính mình thong qua quyết định, và khi báo cáo quyết định của mình không được cầm giấy. Nếu thuyền trưởng, khi báo cáo quyết định của mình mà không thoát ra khỏi tờ giấy, nghĩa là không phải anh ta chuẩn bị nó, anh ta không sẵn sàng để đi biển. Đó là ý kiến cá nhân của tôi.
          
Sau khi báo cáo quyết định của mình về chuyến hành quân với tư lệnh phân hạm đội, và ký xong nhiệm vụ bổ sung, tôi chuẩn bị ra về. Trả lời câu hỏi của tư lệnh xem tôi đã nhận được tất cả các vật chất đảm bảo từ tuyến hậu cần chưa, tôi nói không nhận được thịt lợn – căn cứ không có. Ông lập tức triệu tập chủ nhiệm hậu cần thiếu tướng A.I.Krasavin và hỏi ông này tại sao tàu của tôi không được cấp thịt tươi. Ông ấy trả lời: "nhưng thuyền trưởng có liên hệ với tôi đâu". Tư lệnh đáp lại ngay: "Arkady Ivanovich này, đấy không phải là việc của vua. Anh ta đã có trợ lý chính thức của thuyền trưởng lo việc đó". Arkady Ivanovich liền hỏi tôi trên tàu hiện giờ có đủ người để giết và lột da 5 con lợn hay không. Nếu có thì nửa giờ sau đến hậu cần và vấn đề sẽ được giải quyết. Người thì thoải mái, vượt cả yêu cầu. Vào cuối tháng mười chúng tôi ra khơi vào chiến dịch, và tàu trở về ngày 05 Tháng Một năm 1985 - đó là chiến dịch đi biển phục vụ chiến đấu dài nhất với tôi.

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Mười, 2011, 09:32:52 pm
(tiếp)

Chuyến đi biển diễn ra một cách êm ả, nhiệm vụ đã giải quyết xong. Tàu ngầm từ từ di chuyển về hướng đường xích đạo. Khí hậu ấm hơn. Sau khi vượt qua vĩ tuyến kế tiếp, tôi phát hiện ra việc quan trắc thiên văn vị trí trong vũ trụ không thực hiện được, tại sao? Chừng nào mà tôi chưa đặt vấn đề cho các hoa tiêu đến nơi đến chốn vài lần thì vẫn không rõ ràng. Và đây hoa tiêu, đại úy hải quân  Zhurkov Pavel Petrovich, nhớ rằng trong mệnh lệnh có một điểm sửa đổi mà theo đó cần phải có thủ tục báo hẹn để đảm bảo việc quan sát thiên văn qua các thiết bị vũ trụ. Chúng tôi điều chỉnh ngay. Khi làm việc trong khu vực này, để phục vụ cho các hệ thống làm mát, tàu lặn xuống độ sâu lớn đạt được nhiệt độ cần thiết nhờ sự trao đổi nhiệt với nước rồi bơi theo đường xoắn ốc mà nổi lên vào phiên liên lạc. Sau khi xác định vị trí và tiếp nhận phiên liên lạc, chúng tôi lại lặn xuống. Và cứ như thế trong một thời gian dài. Khi trở về, có một sự cố khó chịu. Tại một nơi giữa Thái Bình Dương, tàu nổi lên trong phiên liên lạc. Đại dương yên lặng. Trên biển, một đàn cá heo nhào lộn trong những lớp sóng bạc đầu nhấp nhô bên cạnh những cột thiết bị kéo xếp tháp chỉ huy. Tôi quan sát chân trời, không trung, rồi hạ lệnh dương ăng-ten. Hiệu thính viên báo cáo khởi đầu phiên liên lạc. Đặt trợ lý chính vào vị trí sau kính tiềm vọng, tôi đi vào buồng hoa tiêu. Báo cáo từ cabin liên lạc "Đồng chí thuyền trưởng, trở kháng ăng ten bằng không". Các đội viên đài vô tuyến đã nhận được bức điện – hẹn (принять телеграмму -  повестку), trong đó thông tin tại địa chỉ của chúng tôi là không có. Người trợ lý chính nhìn lên ăng ten và nói rằng ăng-ten bị bẻ cong, cao su nứt. Những gì nhìn thấy đưa tôi vào thế ở trong ngõ cụt. Ăng-ten bị uốn cong sang trái 45 độ trên trục của nó và hướng bị uốn cong là 60 độ so với trục dọc của tàu. Để uốn cong một trục thép được tôi cứng, bọc cao su bảo hiểm, dày 40 mm cần một cú đánh cực sắc, rất khó tưởng tượng. Nếu chúng tôi “húc” vào một cái gì đó đàn hồi, chẳng hạn một súc gỗ lớn, cột ăng ten kéo xếp được này mới bị uốn cong như thế chứ không thể là cột sắt. Tôi giả định rằng, một con cá heo đã nhảy qua từ góc hướng bên mạn phải 120 độ mà không tính toán chiều cao cú nhảy, hoặc nó nhảy trong lúc tàu nổi lên. Không thể khác được. Trên đường về nhà chúng tôi bắt đầu chuẩn bị đón năm mới. Tại thời điểm này, tôi có một thuyền phó chính trị mới, người thứ ba theo thống kê từ trước đến giờ, một chàng Cossacks, thiếu tá hải quân Soliarnoi Vladimir Vasilevitch.

Là một người đàn ông cao lớn, râu tóc rậm rạp, anh đã kết hôn. Phụ nữ trong thị trấn quân sự này ngắm nhìn anh chàng như con cáo ngắm chùm nho trong truyện ngụ ngôn của Krylov. Anh đi đến khắp nơi trên tàu, tập hợp các đề xuất để chuẩn bị cho bàn tiệc ngày lễ. Thật ngạc nhiên là món đầu tiên mà tất cả yêu cầu là mằn thắn. Một tuần liền chúng tôi nặn những túi mằn thắn. Tôi quay sang thủy thủ trưởng. Bằng cách đặt bánh lái về chế độ điều khiển tự động, anh ta đang bện cái gì đó bằng cuộn dây dứa. Mười phút trước khi năm mới đến, tôi xuống phòng ăn tập thể quân nhân, chúc mừng các thủy thủ và hạ sỹ quan, rồi leo lên cabin sinh hoạt chung của sỹ quan, rót rượu vang, trên biển rượu vang dành cho tất cả tập thể thành viên. Vào thời điểm này có cả ông già Noel và Nàng Bạch Tuyết tóc tết bím dài tới sàn, và một cô nàng Ấn Độ. Quả thực, tôi có chếnh choáng. Rõ là thủy thủ trưởng đã bện đồ hóa trang. Sau đó đến cuộc hòa nhạc. Cứ để ai đó nói với tôi rằng những chàng mujik khỏe mạnh, hơn hai tháng không nhìn thấy đất liền, không thể tự tổ chức nghỉ ngơi, và tôi cũng vậy ... tôi sẽ viết thêm về nó khi viết về thủy thủ đoàn.
          
05 tháng Giêng năm 1985 chúng tôi về đến căn cứ. Băng phủ rất dày. Còn cách bến tàu 10 mét, mà không thể tiếp cận. Trực ban yêu cầu tôi chờ cho đến sáng. Bây giờ ở đây rồi. Nhà ngay gần đó, và chúng tôi sẽ chờ đợi đến sáng hay sao. Sau khi trao đổi với chỉ huy ban 5, chúng tôi cho phun nước từ sitec mũi tàu. Không khí thoát ra từ đó, phá vỡ lớp băng và chúng tôi lách, lách bằng các cú đâm nhẹ, áp vào cầu tàu.

Tâm trạng này đã được diễn tả rất phù hợp bởi tác giả phần lời bài hát "Trở về" («Возвращение») bài hát được thực hiện bởi A. Viktorov:

Chuyến độc hành đã vào giờ cuối,
Tàu quay lái hướng căn cứ, về nhà.
Đây tâm hồn sôi sục reo vang,
Trong niềm vui rạng rỡ huy hoàng.

Tâm trí tràn đầy hình ảnh quê hương,
Đất liền yêu dấu, gia đình thân thương.
Đừng lau lệ mừng vui mong ngày gặp lại,
Ôi nước mắt long lanh bừng sáng mặt con người  

Giờ khắc hỡi sao lê thê,
Ngày như rùa bò mãi.
Những vòng tay đang khao khát yêu đương,
Muốn bay về bên vợ hiền yêu thương.

Tàu tăng tốc đua nhanh,
Xé sóng lao hối hả
Những anh hùng đang trở về từ biển cả
Những thủy thủ tàu ngầm gan dạ.

Con người mệt mỏi - thiên thần mệt mỏi,
Những thủy thủ kiệt sức vì đại dương.
Con đường ngầm dưới trùng khơi biết bao gian khó,
Chia tay nhau sao chẳng thể dễ dàng.

Hằng đêm mơ không khí trong lành,
Hằng đêm mơ mái nhà êm ấm.
Chán ngấy những dông tố đại dương,
Muốn về thăm ngôi nhà quê hương.

Tàu ngầm - sức mạnh kinh hoàng,
Tàu ngầm - anh hùng gặp gỡ,
Tàu ngầm - chủ nhân trên vực thẳm đại dương,
Những người đàn ông chân chính phục vụ người.


К концу подходит автономка,
На базу курс лежит домой.
Душа кричать готова громко
От светлой радости такой.

Рисуют в мыслях сцены встречи
С родной землёй, с родной семьёй,
И слёзы радости, как свечи
Блестят, их не смахнуть рукой.
Как долго тянутся минуты,
Ползут, как черепахи, дни
Уже хотят нагрузки руки,
Хотят добраться до жены.

И мчится лодка самым полным,
Кромсая море на куски,
Идут с морей герои
Отважные подводники.

Устали люди – полубоги,
Устали в море моряки.
Трудны подводные дороги,
Разлуки тоже не легки.

Ночами снится свежий воздух,
Ночами снится дом родной.
Им надоело быть угрозой,
Им хочется побыть собой.

Подводная лодка – грозная сила
Подводная лодка – героев сплотила,
Подводная лодка – хозяйка пучины,
Тебе настоящие служат мужчины.

Hiểu một cách đầy đủ chỉ có thể là các chiến sỹ tàu ngầm và gia đình họ. Hiểu ở một mức độ nào đó là những người dù chỉ mới một lần đi công tác biệt phái hàng tháng.
Những người vợ đã chuẩn bị cho chúng tôi một ngày lễ, - toàn bộ thủy thủ đoàn và gia đình cùng chào đón lại ngày lễ năm mới và tiễn năm cũ trong nhà hàng xinh xắn thuộc thị trấn quân sự nhỏ của chúng tôi. Mọi người bắt đầu bàn tán về chiếc ăng-ten bị cong. Mọi người bắt đầu bàn tán rằng tôi đã húc tàu vào cái gì đó. Chủ nhiệm ngành thông tin phân hạm đội, tôi đã nhắc đến trước đây, đã phát tán tin đồn rằng sau khi nổi lên mặt nước, tôi đã "vặn tháo" phần đầu ăng-ten và đặt nó theo ý tôi muốn. Chỉ khi tôi nói với họ rằng trong vòng ba ngày làm việc, những người công nhân cũng không thể tháo được các đai ốc trên mặt bích đầu ăng-ten thì họ mới không đuổi theo tôi.
Trên biển, tôi đã chờ đợi điện tín báo kết quả xét giải thưởng. Bây giờ thôi không chờ nữa. Khi tôi lên phòng ông ký báo cáo khẩn, tư lệnh phân hạm đội cho biết rằng Tổng tư lệnh Hải quân đã ra một quyết định chính trị. Tại Hạm đội Biển Bắc kết quả xạ kích còn tồi tệ hơn, cộng thêm việc bị mất ngư lôi. Tại hạm đội vào mùa đông 1984, khu thị trấn quân sự chìm trong băng giá, nhưng tháng Năm - một đám cháy và vụ nổ tại kho vũ khí mìn và ngư lôi. Để nâng đỡ tinh thần các thủy thủ phương bắc, Tổng tư lệnh đã quyết định - giải thưởng về cuộc tấn công bằng ngư lôi trao cho Hạm đội Biển Bắc, còn tấn công bằng đạn tên lửa - Hạm đội Thái Bình Dương. Chuyện như vậy vẫn thường xảy ra.

..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười, 2011, 01:09:44 am
(tiếp)

Phóng thiết bị vũ trụ
(Космический старт)


(Về chuyến bay của “BOR-4”, nguyên mẫu cho tàu con thoi “Buran”)
“Tập san Hàng hải”, tháng 11 năm 2004, số 11
("Морской сборник", ноябрь 2004 года, N 11)
Bài đã đăng trên site “Buran”

Dmitriev Vladimir Vasilevitch
Đại tá về hưu,
Tốt nghiệp Trường dự bị sỹ quan Hải quân Nakhimov Leningrad năm 1966 (ЛНВМУ),
và Trường Sỹ quan Kỹ thuật vô tuyến điện tử Hải quân mang tên A.S.Popov năm 1971 (ВВМУРЭ им. А.С. Попова);
kết thúc đời phục vụ quân đội năm 1997 trên cương vị trợ lý chính của Đô đốc Trực ban Sở chỉ huy Trung tâm Hải quân LB Nga với quân hàm đại tá hải quân, được tặng thưởng huân chương “Danh Dự” ("Знак Почета") và 9 huy chương.


(http://vpro24.narod.ru/mix/p10/dmitri30.jpg)
Thiếu tá hải quân Dmitriev Vladimir Vasilevitch.
Ảnh chụp năm 1982.

 
Vào đêm trước của một trong những ngày kỷ niệm, các đồng nghiệp cũ khẩn thiết kêu gọi tôi chia sẻ những hồi ức về những sự kiện đáng nhớ nhất trong quá khứ vẻ vang của Hải quân chúng ta, mà tôi đã trực tiếp tham gia.
Tôi đã may mắn phục vụ trong Hạm đội Hải quân trên các cương vị khác nhau liên quan trực tiếp đển việc đảm bảo hoạt động thông tin liên lạc quân sự nhanh chóng trên tầm xa của hải quân hơn ba mươi năm và đã không chỉ chứng kiến mà còn tham gia nhiều sự kiện ở Liên Xô, Nga và thế giới.

Suy nghĩ về những gì sẽ viết, khi ở nhà tôi thường đến bên các tủ kính nơi tôi đã cẩn thận giữ gìn quà lưu niệm từ các nước khác nhau. Nào là san hô và vỏ trai từ các khu vực của quần đảo Dahlak, Socotra, quần đảo Chagos, Cuba, Ấn Độ và những vùng miền khác, và đây một mảnh vỡ, mặt cạnh vỡ giống như nhựa xốp màu trắng, còn mặt kia thì được đánh bóng và đen như than, như thể bị đốt cháy. ..
Ngày lịch sử của mảnh vật liệu này sẽ được thảo luận sau đây trong bài tường thuật này.
Tôi quyết định viết về một số khía cạnh nhất định của một hoạt động phức tạp, do Hải quân Xô Viết thực hiện, mà việc đảm bảo cho hoạt động đó vốn đã được lên kế hoạch và thực hiện bởi tập thể Trung tâm thông tin liên lạc tác chiến tầm xa Hải quân Xô Viết số 109 (109 TSUDOS - 109 Центра дальней оперативной связи ВМФ - 109 ЦУДОС ВМФ), và trong đó tôi đã có vinh dự phục vụ suốt 14 năm.

Trong những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước, Liên Xô đã đi gần đến việc xây dựng trong thực tế tàu vũ trụ có người lái sử dụng nhiều lần "Buran", được thiết kế để thăm dò không gian và để đảm bảo vị thế quân bình chiến lược của Liên Xô trên thế giới.
Trên cơ sở nguyên mẫu "Buran" người ta đã làm một bản copy quy mô nhỏ và bên ngoài có dáng vẻ không giống – đó là sản phẩm "BOR" ("Tàu tên lửa quỹ đạo không gian không người lái" - "Беспилотный орбитальный ракетоплан"), trên con tàu đó trong điều kiện khắc nghiệt của không gian vũ trụ bên ngoài phải kiểm nghiệm trên thực tế các giải pháp kỹ thuật khác nhau của các nhà khoa học của chúng ta (thử nghiệm về plasma, về tính cơ động, v.v.).

"Bor" – đó là sản phẩm hiện đại hóa của một trong những phiên bản nâng cấp của chiếc máy bay vũ trụ có người lái sử dụng vào mục đích quân sự, mà việc sản xuất đã bị đình chỉ.
Cuộc thử nghiệm đầu tiên thiết bị vũ trụ này, sản phẩm "Bor-4", trên quy mô hạn chế được thực hiện thành công vào năm 1980 tại trường bắn của binh chủng tên lửa chiến lược, trường bắn và thử nghiệm "Kapustin Yar" với việc tiếp đất của thiết bị trên tại trường bắn "Balkhash" mà không có sự tham gia của các lực lượng cũng như các phương tiện kỹ thuật của Hải quân Xô Viết.
Để thử nghiệm trên quy mô đầy đủ các giải pháp kỹ thuật của "Bor", cần cho sản phẩm thực hiện bay ít nhất đủ một vòng quay trên quỹ đạo xung quanh trái đất.

Khi tính đến độ rủi ro quốc tế trong việc thực hiện trên quy mô đầy đủ cuộc thử nghiệm "Bor", có một thực tế sẽ xảy ra khi thiết bị đi vào bầu khí quyển dày đặc của Trái đất và hạ cánh bằng dù xuống một khu vực được xác định trước thuộc lãnh thổ Liên Xô, các động cơ hãm của "Bor" sẽ được đưa vào hoạt động trên không phận các khu vực đông dân cư của Tây Âu và trong trường hợp không hay, rất có thể do tính chất mới mẻ trong các giải pháp của thiết bị vũ trụ này mà làm nảy sinh những vấn đề nghiêm trọng cho chính sách đối ngoại của nước ta.
Có tính đến hậu quả có thể, Ủy ban Trung ương ĐCSLX và chính phủ Liên Xô quyết định tiến hành thử nghiệm quy mô đầy đủ cho thiết bị "Bor" với việc tính toán để nó hạ cánh xuống mặt nước trong một khu vực tương đối vắng vẻ ở Nam bán cầu trên Ấn Độ Dương - khoảng 1.000 km về phía Tây Úc (phía nam của quần đảo Cocos). Địa điểm tiếp nước nói trên ở phía bên kia của địa cầu – gần như là điểm đối ảnh (antipode) với Moskva (khoảng cách không gian khoảng 20 000 km).

Năm 1981, Hải quân Liên Xô đã được giao nhiệm vụ:
• Thứ nhất – tổ chức các nhóm có lực lượng và phương tiện cần thiết để trục vớt, canh phòng, bảo vệ đối tượng, thu hồi thiết bị vũ trụ đã tiếp nước tại khu vực trách nhiệm;
• Thứ hai - tổ chức quản lý các hoạt động tìm kiếm-cứu nạn và đảm bảo không chỉ với các lực lượng Hải quân trên biển, mà còn với các sở chỉ huy điều khiển hiệp đồng của các Lực lượng vũ trang Liên Xô và các tổ chức dân sự.
Ngoài ra, mục tiêu chính không chỉ là các biện pháp tìm kiếm-cứu nạn được Hải quân thực hiện, mà còn là việc (đảm bảo) tiếp nhận các kết quả làm việc sơ bộ của thiết bị vũ trụ một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất, ngay tại chỗ trên đại dương cho đại diện các ngành công nghiệp và viện nghiên cứu khoa học (НИИ), gửi các kết quả đó cho lãnh đạo của họ theo các kênh liên lạc của Hải quân, để sau đó báo cáo với ban lãnh đạo cấp cao Liên Xô.

Về bản chất, gánh nặng chính và trách nhiệm chính trong đảm bảo các hoạt động tìm kiếm-cứu nạn và đảm bảo cho cuộc thử nghiệm thiết bị "Bor" từ lúc thiết bị cất cánh đến khi thu hồi đưa nó về lãnh thổ Liên Xô đã được trao cho Hải quân Xô Viết.
Những vấn đề tương tự về độ lớn của quy mô, độ phức tạp của vấn đề trong quản lý chỉ huy và duy trì thông tin liên lạc thường xuyên liên tục trong thời gian thực với một nhóm tàu Hải quân cũng như với từng tàu trong nhóm, hoạt động tại một khu vực đại dương xa xôi như vậy, trong những điều kiện rất khó khăn cho việc lan truyền sóng vô tuyến, (cho đến bấy giờ) không thường xuyên được đặt ra với Hải quân Xô Viết.

Giải pháp cho những vấn đề này là phức tạp bởi yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc chuyển các luồng thông tin lớn, gồm thông tin chỉ huy điều khiển, thông tin quỹ đạo (vị trí của thiết bị trong không gian) và thông tin đo đạc từ xa (về hoạt động của các hệ thống trên thiết bị), thông tin về tìm kiếm và trục vớt tàu vũ trụ, thời tiết, tình báo, và còn cả các thông tin về an toàn hóa chất, quét mìn cho khu vực thiết bị hạ cánh, thông tin tư vấn từ các đại diện ngành công nghiệp, các vấn đề khác và tất cả những điều đó – phải nhanh chóng và kịp thời.
Bên cạnh đó, việc truyền tải trên các kênh điện thoại dữ liệu quỹ đạo và dữ liệu đo xa từ các tàu biển về Tổ hợp Đo lường-Chỉ huy Trung ương, nằm ở Posmoskovie (ngoại ô Moskava), trong quy mô thời gian thực thời bấy giờ Hải quân Xô Viết chưa hề áp dụng (thiết bị này trên các tàu của Hải quân Xô Viết không có và việc truyền tải các thông tin trên kênh điện báo được tiến hành sau khi đã có xử lý thủ công một cách thích hợp ngay trên tàu đo đạc - chỉ huy (корабле - командно-измерительном комплексе - кик) của Hải quân Xô Viết.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười, 2011, 02:49:24 pm
(tiếp)


Tất cả các nhiệm vụ quản lý điều khiển cần được giải quyết trong quy mô thời gian thực, và việc thông tin liên lạc đòi hỏi được tổ chức với sở chỉ huy bộ tham mưu hành quân của nhóm tàu đặc nhiệm này, cũng như vào đúng thời điểm cần thiết với một con tàu riêng trong nhóm ở trên biển không chỉ từ Bộ Tổng Tham mưu Hải quân, mà còn từ một loạt các sở chỉ huy: các binh chủng của Lực lượng vũ trang Liên Xô, bãi phóng "Kapustin Yar", các trạm viễn trắc và trạm theo dõi quỹ đạo, các điểm điều khiển quản lý khác nhau của các ngành công nghiệp và các viện nghiên cứu. Tình hình phức tạp hơn bởi thực tế là mỗi bên tham gia có các biện pháp của riêng mình, và coi nó là quan trọng nhất.
Yêu cầu là xây dựng một tổ chức thông tin liên lạc nằm dưới sự chỉ huy quản lý duy nhất bởi Hải quân Xô Viết, để cho phép nó có khả năng giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra.

Có kinh nghiệm trước đó về các biện pháp đặc biệt phức tạp trên quy mô lớn của Hải quân, đã từng là người tham gia trực tiếp vào các sự kiện đó chính là tôi, chẳng hạn như đảm bảo thông tin liên lạc cho Tổng bí thư UBTU ĐCSLX trong chuyến bay từ Moskva sang Mỹ đến Cuba và trở lại trong những năm 1973-1974 (sự kiện "Kavkaz-6" "Kavkaz-6K"), cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973, khi phải đồng thời đảm bảo thông tin liên lạc giữa Sở chỉ huy Trung ương Hải quân Liên Xô với 50 tàu chiến thuộc binh đoàn tác chiến cơ động số 5 của Hải quân Xô Viết (5 Опэск ВМФ) trong biển Địa Trung Hải và các khu vực chiến tranh và xung đột khác trên thế giới, khu vực xảy ra tai nạn, tập trận, trinh sát, cũng như đảm bảo thông tin liên lạc cho khu vực thử nghiệm tên lửa, vũ khí hạt nhân, và các thiết bị kỹ thuật vũ trụ mới, các chuyến bay của các phi hành gia và những người khác, giúp phát triển một tổ chức thông tin liên lạc độc nhất vô nhị vào thời gian đó, chuẩn bị các lực lượng, phương tiện để giải quyết các vấn đề tổ chức và kỹ thuật.

Trực tiếp chịu trách nhiệm chuẩn bị, điều phối và tiến hành các biện pháp này từ ngành thông tin liên lạc Hải quân, theo đề cử của Chủ nhiệm Thông tin liên lạc Hải quân Xô Viết, theo mệnh lệnh của Tổng Tham mưu trưởng Hải quân Liên Xô đã bổ nhiệm thiếu tá hải quân Vladimir Vasilevitch Dmitriev khi ấy mới chỉ là sĩ quan cao cấp ban tác chiến ứng dụng các hệ thống thông tin liên lạc vũ trụ và tự động hóa của Hải quân thuộc Trung tâm TSUDOS số 109 Hải quân Liên Xô (109 ЦУДОС ВМФ – Trung tâm điều khiển thông tin liên lạc tác chiến tầm xa), người đã có những kinh nghiệm thực tế lớn về tổ chức thông tin liên lạc vô tuyến với các trung tâm thông tin liên lạc trên bờ biển, với các tàu mặt nước và tàu ngầm của hải quân hoạt động trên các biển và đại dương.

(http://space.skyrocket.de/img_sat/raduga__1.jpg)
Raduga (Gran) 11F638. Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh Xô Viết thế hệ đầu tiên. Những vệ tinh này tạo thành Hệ thống Thông tin Liên lạc Vệ tinh Duy nhất (Единую систему спутниковой связи - ЕССС) được tiếp nhận vào biên chế vũ khí trang bị năm 1979. Ngoài việc đảm bảo liên lạc điện thoại điện báo cho các LLVT Liên Xô, nó còn được sử dụng cho mục đích dân sự: một vệ tinh truyền dẫn tiếp sức phục vụ kinh tế quốc dân Liên Xô và được tổ chức quốc tế "Intersputnik" (Intelsat) sử dụng.

Tôi xin lưu ý rằng trong sự phát triển, huấn luyện đào tạo và chuẩn bị và ngay trong chính việc tiến hành những hoạt động đó, tham gia vào tuyến thông tin liên lạc của Hải quân, có hàng trăm con người thông minh, danh sách của họ, rất tiếc không thể kể nổi, cũng như không thể kê hết danh sách hàng ngàn quân nhân và nhân viên dân sự thuộc Bộ Tổng Tham mưu, các quân binh chủng khác nhau trong Lực lượng vũ trang Liên Xô, các đơn vị quân sự, các viện và trung tâm nghiên cứu, các trung tâm truyền thông, các chuyên gia dân sự từ các Bộ, ngành, tổ chức khác.
Nhiệm vụ quản lý chỉ huy bằng lực lượng của Hải quân trong khu vực xa xôi như vậy, nếu không có thông tin liên lạc sẽ không có chỉ huy quản lý, nhiệm vụ đó chỉ có thể được giải quyết bằng cách sử dụng toàn diện, trên số lượng và quy mô lớn các kênh vũ trụ (đó là biện pháp thông tin liên lạc chủ yếu), và kênh liên lạc vô tuyến truyền thống (dự trữ), và phải có độ dự trữ lớn gấp nhiều lần.

(http://www.iss-reshetnev.ru/images/Image/ka/ka_molnia-1_2_3_b.png)
Molniya (11F637).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bf/Molniya.jpg)
Minh họa quỹ đạo quét của hệ thống "Molniya".

Tuy nhiên, tại thời điểm lịch sử đó (1981), hệ thống truyền thông vũ trụ của Hải quân Xô Viết để đảm bảo làm việc thường xuyên trong quy mô thời gian thực nhằm cung cấp thông tin liên lạc điện thoại và điện báo của các tàu hải quân ở bất cứ đâu trên các đại dương của thế giới nằm trong một hệ thống thông tin liên lạc vũ trụ duy nhất (ESKS - Единой системе комической связи - ЕСКС) thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô thông qua vệ tinh địa tĩnh "Gran" và thiết bị vũ trụ "Molniya-3" có quỹ đạo ellipse cao, chỉ mới được tạo ra, dù cho tại các căn cứ thông tin liên lạc trên bờ biển của Hải quân Liên Xô ở trong và ngoài nước, hệ liên lạc vũ trụ này đã được sử dụng rộng rãi.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/12/NASA_molniya_oblique.png)
Quỹ đạo tiêu biểu (высокоэллиптические) của "Molniya". Các điểm màu đỏ đánh dấu thời gian chuyển động của vệ tinh trên quỹ đạo.

Tính toàn bộ các tàu được trang bị các đài thông tin liên lạc vệ tinh để làm việc trong hệ thống ESKS của Bộ Quốc phòng Liên Xô, ở tất cả các hạm đội Hải quân Xô Viết mới chỉ có 5 đơn vị mà thôi. Tất cả các trạm thông tin liên lạc không gian này là các mẫu đã có kinh nghiệm (đã thử nghiệm), được chăm sóc bởi các đại diện ngành công nghiệp, và không thể đảm bảo được việc duy trì thông tin liên lạc trong suốt ngày đêm. Ngoài ra, để thực hiện các nhiệm vụ ấy trong điều kiện thời tiết khó khăn và trong một khoảng thời gian dài, các tàu này vì nhiều lý do không thể ra biển theo thời gian như dự kiến.

Quá trình tiếp nhận vào biên chế trang bị, sản xuất công nghiệp hàng loạt và trang bị với số lượng và quy mô lớn các trạm liên lạc vũ trụ như vậy cho các tàu Hải quân Xô Viết, cũng như việc liên lạc vũ trụ chiếm vị trí dẫn đầu trong hệ thống liên lạc của Hải quân Xô Viết, diễn ra muộn hơn và lấy mất thời gian nhiều năm (14 năm phục vụ của tôi trong trung tâm TSUDOS Hải quân số 109).
Giúp ra khỏi tình thế thông tin liên lạc khó khăn này là quan hệ riêng của Trung tâm TSUDOS Hải quân số 109 với phi công - nhà du hành vũ trụ Liên Xô số 2, Trung tướng Titov Gherman Stepanovitch, Phó Chủ nhiệm Tổng cục trang bị Vũ trụ Bộ Quốc phòng Liên Xô, Chủ tịch Ủy ban Nhà nước về thử nghiệm thiết bị vũ trụ không người lái raketoplan.

PS1:
Ракетоплан (rocket-powered aircraft or rocket plane) – thiết bị bay dùng động cơ tên lửa:
Thiết bị bay mà quỹ đạo của nó bao gồm từ lấy đà, chiếm lĩnh độ cao được thực hiện nhờ trợ giúp của động cơ tên lửa và quá trình bay có việc hãm các động cơ này theo tính toán lực nâng khí động học của cánh hoặc thân chịu lực. Vì tiêu tốn nhiên liệu lớn cho động cơ tên lửa nên phase hoạt động tích cực của chuyến bay khi các động cơ này hoạt động diễn ra tương đối ngắn (vài phút), nhưng đổi lại tốc độ và độ cao đạt được, tùy thuộc loại động cơ lấy đà, có thể rất lớn, kể cả trên quỹ đạo. Do vậy, phạm vi bay có độ dài lớn, đạt đến tầm xuyên lục địa. Để tăng tốc độ và độ cao vào cuối giai đoạn hoạt động tích cực, raketoplan có thể có các bộ phận bỏ đi (thùng nhiên liệu, khối lấy đà tên lửa); thêm vào đó việc xuất phát từ mặt đất có thể sử dụng cách phóng raketoplan từ máy bay mẹ (с самолёта-носителя).


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/73/Newton_Cannon.svg/240px-Newton_Cannon.svg.png)
Phân tích tốc độ vũ trụ thứ nhất và thứ hai theo Isac Newton. A và B – đạn rơi xuống trái đất, C- đạn vào quỹ đạo tròn, D – vào quỹ đạo ellipse, E – bay ra vũ trụ mở.

Tư tưởng chế tạo raketoplan nổi lên từ những năm 20-30 thế kỷ trước trong các công trình nghiên cứu các mẫu khả thi cho tàu vũ trụ (K.E.Siolkovsky, F.E.Sander và những người khác). Năm 1944 E. Zenger (Đức) đã phát triển đề án raketoplan-ném bom siêu thanh, bay trên biên giới khí quyển với tốc độ quỹ đạo tiểu hành tinh (суборбитальной скоростью – suborbital speed, tốc độ này nhỏ hơn tốc độ vũ trụ thứ nhất để thiết bị bay không ra khỏi quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo của trái đất, hay còn gọi là tốc độ elliptic).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/82/X-15.jpg/739px-X-15.jpg)
Raketoplan X-15 của Mỹ.

Trong khi đó có đề xuất nâng cao tầm xa chuyến bay, sử dụng sự chuyển động trong khí quyển theo quỹ đạo hình sóng lượn mà không giảm bay.
Trong những năm 195x Công ty Hoa Kỳ “North American” đã chế tạo thiết bị raketoplan siêu thanh (hypersonic) thử nghiệm X-15, phóng từ máy bay mẹ B-52. Năm 1959 – 1967 ba bản mẫu raketoplan này đã thực hiện 199 chuyến bay có người lái. Đồng thời trong các chuyến bay khác nhau đã đạt tới tốc độ 7297 km/giờ (Trị số Mach của chuyến bay M(() = 6,72) và độ cao là 107 960 m.
Trong những năm 1957 – 1963, công ty “Boeing” và Không quân Hoa Kỳ đã tiến hành làm việc với đề án máy bay quỹ đạo raketoplan X.20, thiết kế để ra khỏi quỹ đạo và cơ động rộng rãi với việc sử dụng lực khí động khi hạ xuống trong bầu khí quyển. Hàng loạt các đề án raketoplan (rocket plane) đã được phát triển ở các quốc gia khác nhau.


PS 2:

Tàu đo đạc tổng hợp (Корабль измерительного комплекса – КИК - KIK) — lớp tàu đặc biệt của Hải quân Xô Viết, được thiết kế để kiểm tra các tham số chuyến bay của tên lửa trên các đoạn quỹ đạo khác nhau, cũng như tiếp tục công việc của các trạm quan trắc mặt đất (наземных измерительных пунктов – НИП - NIP) và đảm bảo cho công tác thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa - Межконтинентальная баллистическая ракета МБР – MBR - ICBM) trên tầm xa tới hạn. Theo phân loại của NATO — Missile Range Instrumentation Ship.

.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: quangcan trong 18 Tháng Mười, 2011, 07:21:40 pm
Đọc "sơ-ri" của bác càng ngày càng thấy thú,  ;D; vỡ ra nhiều cái quá,  ;D.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười, 2011, 08:03:29 pm
(tiếp)


Tôi có yêu cầu chọn một chiếc tàu làm tàu – truyền dẫn tiếp sức vô tuyến của Hải quân Xô Viết trong số 3 chiếc tàu thuộc Tổ hợp chỉ huy-đo đạc độc lập số 3 (đóng căn cứ tại Leningrad) và trang bị cho chúng tôi trạm thông tin liên lạc vũ trụ cần thiết, và yêu cầu này đã được thỏa mãn.
Các con tàu, thêm vào đó, còn được trang bị chính thức các máy móc: thiết bị thu nhận quỹ đạo, thiết bị đo đạc từ xa và truyền tự động các thông tin này về Tổ hợp Chỉ huy-Đo đạc Trung ương ở Posmoskovie (TSKIK- Центральный командно-измерительный комплекс - ЦКИК) thông qua kênh thông tin liên lạc vệ tinh.

Tất cả dẫn đến những hoạt động theo kế hoạch của trung tâm TSUDOS 109 Hải quân Xô Viết tại Leningrad, chúng tôi cùng một lúc bắt tay vào chuẩn bị 3 tàu, mà chủ yếu là các tàu nghiên cứu khoa học (nis - нис) "Nhà du hành vũ trụ Georgy Dobrovolsky" ("KGD" - "Космонавт Георгий Добровольский" -"КГД"), Nis "Nhà du hành vũ trụ Viktor Patsayev" còn Nis "Nhà du hành vũ trụ Pavel Belyaev" – tàu dự bị.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/mix_bw_300.jpg)
Nis “Nhà du hành vũ trụ Georgy Dobrovolsky”.

Đến thời điểm này, đã xác định được trong Hải quân biên chế nhóm tàu ở hướng Ấn Độ Dương, số lượng là sáu tàu (hai trong số đó đã trang bị phương tiện thông tin liên lạc vệ tinh và số khác có hệ thống liên lạc vệ tinh):
• tàu trang bị tổ hợp chỉ huy-đo đạc (KIK) thuộc Hạm đội Thái Bình Dương "Chumikan" (thành phố Petropavlovsk-Kamchatka) – đặt Sở chỉ huy của Bộ Tham mưu hành quân;
• tàu tìm kiếm-cứu hộ (PSK) Hạm đội Biển Đen: "Yamal" – tàu chính, "Absheron" và "Baskunchak" – dự bị (thành phố Donuzlav, tỉnh Crimea);
• tàu chống ngầm cỡ lớn (BPK) thuộc Hạm đội Thái Bình Dương "Chapayev" (Vladivostok) - tàu bảo vệ và hộ tống;
• Tanker Hạm đội Thái Bình Dương (thành phố Vladivostok).

Nis "KGD” được trang bị một trạm viễn thông vệ tinh "Crystal", cho phép làm việc trong hệ thống thông tin liên lạc thống nhất qua vệ tinh (ESKS) của Bộ Quốc phòng Liên Xô trong dải sóng xăng ti mét thông qua vệ tinh địa tĩnh và thiết bị vũ trụ quỹ đạo ellipse cao và đảm bảo hoạt động cho ba kênh điện thoại và hai kênh điện báo thông tin liên lạc mở (không bí mật) hoạt động cùng một lúc. Trên các tàu của Tổ hợp chỉ huy-đo đạc độc lập số 3 không có các thiết bị liên lạc bí mật và không thể lắp đặt lên đó được (nếu không chúng sẽ mất tính chất tàu dân sự), mà sự phát triển một tổ chức thông tin liên lạc độc nhất vô nhị tại thời điểm đó yêu cầu phải đáp ứng các thủ tục chế độ mật.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/DN-SN-87-07263_chumikan.jpg)
Kik “Chumikan”.

......
Đọc "sơ-ri" của bác càng ngày càng thấy thú,  ;D; vỡ ra nhiều cái quá,  ;D.
Các bạn đọc hãy góp ý phê bình nhé. Kiến thức là của tất cả mọi người.


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Mười, 2011, 12:59:54 am
(tiếp)


Trong thời hạn sớm nhất đã soạn thảo, phối hợp đồng bộ, phê duyệt tại các cấp thẩm quyền khác nhau các bộ tài liệu sau: Mệnh lệnh về Thông tin liên lạc của Bộ Tổng Tham mưu Hải quân chỉ thị các biện pháp và kế hoạch khác nhau để đào tạo, chuyển đổi trang bị (tái trang bị vũ khí) sang các trang thiết bị kỹ thuật mới, tổ chức biên chế quân nhân, phương tiện thông tin liên lạc và đảm bảo của các sở chỉ huy, các trung tâm thông tin liên lạc, và các tàu trên tuyến truyền tin, độc lập với quyền sở hữu thiết bị của các ngành nào tham gia vào tuyến thông tin liên lạc này. Hoạt động của các thành phần tham gia bắt đầu ngay lập tức.

Mệnh lệnh về các biện pháp thông tin liên lạc đã lên kế hoạch thông qua tàu-truyền dẫn tiếp sức để hệ thông tin liên lạc vũ trụ tác động theo các hướng:
• Bộ Tổng tham mưu Hải quân - NIS "KGD" – thông tin liên lạc tác chiến trên đường thoại sử dụng bảng mã thoại được phát triển một cách đặc biệt;
• TSKIK - NIS "KGD" - chuyển giao thông tin quỹ đạo và quan trắc từ xa;
• TSKIK - NIS "KGD" – phục vụ thông tin liên lạc điện thoại (không mã thoại đặc biệt);
• TSKIK - NIS "CHD" - phục vụ thông tin liên lạc điện báo;
• Bộ Tổng Tham mưu Hải quân - KIK "Chumikan" - thông tin liên lạc điện báo mã hóa theo 2  lần.
Liên lạc điện báo mã hóa 2 lần (телеграфная засекреченная связь по двум кратам) - thực chất là hai đường liên lạc điện báo, một trong số đó qua tổng đài được chuyến đến sở chỉ huy cục tìm kiếm-cứu hộ Hải quân Xô Viết (PSS VMF), còn đường kia được dành để truyền chuyển tiếp tới các sở chỉ huy khác hoặc (và) để liên lạc với PSK "Yamal", đang làm việc trên kênh vô tuyến cùng KIK "Chumikan".

Đường liên lạc điện báo mã mật trên thiết bị ZAS T-206 đã tổ chức cho Bộ Tổng tham mưu Hải quân sử dụng kết hợp cả kênh liên lạc vũ trụ, từ NIS "KGD", và kênh vô tuyến, từ KIK "Chumikan." Kênh vô tuyến "KGD - Chumikan" được nhân đôi ở ba tần số của băng song tần số ngắn KV (HF) và cực ngắn UKV (VHF và UHF); do đó NIS "KGD" tự mình hoạt động như một tổng đài chuyển mạch cho kênh liên lạc vũ trụ và tổng đài chuyển mạch có chất lượng tốt vào loại nhất của kênh vô tuyến, thực hiện chuyển tiếp – tiếp sức thông tin liên lạc theo các hướng nói trên. Ví dụ, theo lần thứ nhất liên lạc điện báo mã hóa trực tiếp được tổ chức qua Cục tìm kiếm-cứu nạn Hải quân (PSS VMF) - PSK "Yamal" theo kênh thành phần thông qua tuyến " KGD " - "Chumikan" - "Yamal", đồng thời lần thứ hai - liên lạc TSKIK - "Chumikan" hoặc với các sở chỉ huy khác và được tổ chức khi cần thiết.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/yamal_01.jpg)
PSK "Yamal".

Chính bản thân NIS "Nhà du hành vũ trụ Gheorgy Dobrovolski," là tàu tiếp sức vô tuyến (кораблю-ретранслятору), được dự kiến làm việc trong hệ thống liên lạc vũ trụ thống nhất của Bộ Quốc phòng Liên Xô thông qua thiết bị vũ trụ có quỹ đạo địa tĩnh (KA) với một trong những trung tâm thông tin ven biển của Bộ Quốc phòng Liên Xô ở Viễn Đông và sau đó truyền dẫn chuyển tiếp theo  không gian vũ trụ với Moskva đó là hai bước nhảy vào không gian vũ trụ, bởi vì do các khoảng cách rất lớn giữa tàu biển và Moskva nên sự có mặt đồng thời của chúng trong vùng tầm nhìn vô tuyến (liên lạc; hay còn gọi là vùng phủ sóng) của một vệ tinh địa tĩnh (nằm trên đường xích đạo ở độ cao 36 000 km) là không thể xảy ra.
Ngoài ra, cũng đạt được thành công trong việc lên kế hoạch và tổ chức liên lạc điện thoại qua vũ trụ trực tiếp giữa KIK "Chumikan" và Sở chỉ huy Cục tìm kiếm – cứu nạn Hải quân theo một hệ thống liên lạc vũ trụ khác trong dải sóng đề xi mét, qua thiết bị vũ trụ quỹ đạo ellipse cao "Molniya-1" bằng các phiên liên lạc trong chế độ mở. Việc liên lạc được lên kế hoạch thực hiện theo các phiên vì khoảng cách rất xa, bởi vậy khu vực tầm nhìn vô tuyến (liên lạc) tương hỗ thông qua các thiết bị vũ trụ này xảy ra giữa Moskva và KIK "Chumikan" chỉ ở các góc thấp của đường bay của thiết bị vũ trụ, khi đã ở trên đường chân trời, và nó kéo dài không lâu.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/gordelivy.jpg)
SKR “Gordelivyi”.


Ngoài ra, kế hoạch dự kiến sử dụng như là một hệ thống dự bị hoạt động liên lạc vũ trụ thuộc Hải quân Xô Viết thông qua thiết bị vũ trụ quỹ đạo thấp để liên lạc với BPK "Chapaev" trong chế độ "chuyển giao thông tin", nhưng vào phút cuối, khi đang trên biển, con tàu này đã được thay thế bởi một tàu hộ tống khác (SKR "Gordelivyi", đề án 1135M, lữ đoàn tàu chống ngầm 201 Hạm đội Thái Bình Dương. Nói thêm, vào năm 1983, trong khi làm việc tại cùng một địa điểm để thu hồi Bor-4 "Kosmos-1445", tham gia hộ tống và bảo vệ là BPK "Sposobnyi").

Tổ chức phát triển thông tin liên lạc trên biện pháp này dự kiến cả sự sử dụng rộng rãi các phương tiện liên lạc vô tuyến của các tàu trong biên đội. Việc liên lạc vô tuyến theo kế hoạch sẽ tổ chức thông qua các trung tâm truyền tin ven biển theo khu vực lãnh thổ: Trung tâm truyền tin trung ương Hải quân Xô Viết (Moskva), trung tâm truyền tin Hạm đội Thái Bình Dương (Vladivostok), trung tân truyền tin khu vực (ZUS) - 3 (Yemen), ZUS - 5 (Cam Ranh, Việt Nam), ZUS - 1 (thành phố Frunze), Sở chỉ huy binh đoàn tác chiến cơ động số 8 Hải quân Xô Viết (tại thời điểm đó là khu vực đảo Socotra - Ấn Độ Dương), và các trung tâm truyền tin khác trên khắp thế giới. Trong số này có triển vọng nhất về điều kiện thuận lợi cho vấn đề truyền dẫn sóng vô tuyến là các trung tâm truyền tin khu vực của Hải quân Xô Viết ở Việt Nam và thành phố Frunze thuộc nước CHXHCN Xô Viết Kirghizi.

Kênh vô tuyến điện báo được tổ chức từ KIK "Chumikan" và PSK "Yamal" trên thiết bị ZAS T-206 (thiết bị mã hóa điện báo) được lên kế hoạch truyền chuyển tiếp theo các kênh liên lạc vũ trụ hệ thống ESKS thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô từ các trung tâm truyền tin đó của Hải quân Xô Viết về Bộ TTM Hải quân để dự trữ liên lạc vũ trụ cho Bộ Tổng tham mưu Hải quân từ KIK "Chumikan" thông qua NIS "KGD" (đường liên lạc chính), và tổ chức truyền dẫn chuyển tiếp đến các sở chỉ huy khác. Liên lạc mã hóa đường thoại trên thiết bị mã hóa ZAS T-600 được lên kế hoạch là đường liên lạc "nóng" dự phòng cuối cùng. Liên lạc điện thoại vô tuyến mã hóa trên thiết bị ZAS T-222 đã không được xem là khả thi, nếu chỉ xét theo các điều kiện thuận lợi nhất về truyền sóng vô tuyến trong các phiên liên lạc ngắn ngủi.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Mười, 2011, 12:57:25 pm
(tiếp)

Quyết định tổ chức cụ thể liên lạc vô tuyến với các trung tâm truyền tin nào của Hải quân Xô Viết cần phải được đưa ra trên các tàu của biên đội một cách tập trung ngay tại nơi tiến hành chiến dịch tìm kiếm – cứu nạn, dựa trên các điều kiện thuận lợi nhất cho việc lan truyền sóng vô tuyến ngay khi tàu tiếp cận khu vực hoạt động hoặc có độ tin cậy cao hơn nữa - ở ngay trong khu vực hoạt động.
Vì mục đích này, đã có hoạt động thể theo yêu cầu bổ sung, ngay sau khi các con tàu ra biển, những con tàu được xem là lỗi thời và xếp về thê đội dự bị, nhưng lại đã chứng minh hiệu quả của nó, khi đó hệ thống sẽ truyền đồng thời đến tất cả các trung tâm truyền tin ven biển được phân bố theo khu vực địa lý trên toàn thế giới, một loại tín hiệu điều khiển - đánh dấu (mốc vô tuyến) trên toàn bộ băng tần số KV có thể thiết lập được. Hệ thống cho phép xác định chất lượng tín hiệu nhận được trên các tàu của biên đội, nghĩa là, theo các điều kiện lan truyền sóng vô tuyến, trung tâm truyền tin nào của Hải quân Xô Viết trên thế giới mà con tàu cần kết nối liên lạc tại thời điểm đó, việc này nhằm đảm bảo thông tin liên lạc suốt ngày đêm theo các kênh vô tuyến với các con tàu đang ở trong những khu vực bất kỳ của các đại dương thế giới (tất nhiên trừ khi không có bão từ và nhiễu loạn khác).

Toàn bộ tổ chức truyền tin phức tạp này và thậm chí là duy nhất tại thời điểm đó, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, đòi hỏi soạn thảo vô số tài liệu độc đáo về tổ chức và sử dụng nó, chỉ đạo và hướng dẫn tiến hành tái trang bị các phương tiện và thiết bị kỹ thuật truyền tin đặc biệt cho các tàu chiến (tàu thường), cho các trung tâm truyền tin, bao gồm cả trung tâm không thuộc biên chế Hải quân, phân bố theo địa lý khắp Liên Xô và ở nước ngoài, cũng như soạn thảo các tài liệu tác chiến và hướng dẫn kỹ thuật. Tất cả đều đã được bàn thảo, đồng ý, thực hiện rồi thử nghiệm trong thời hạn ngắn nhất - chỉ một vài tháng và phù hợp với thời điểm trước khi tàu ra khơi.

Nói chung, có không biết bao nhiêu "máu đã đổ" trong giai đoạn chuẩn bị nhằm soạn thảo các tài liệu, đặc biệt là trong việc lấy thỏa thuận của Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Liên Xô, Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tham mưu các quân binh chủng, v.v, áp dụng những công nghệ mới tại các trung tâm truyền tin, các con tàu, giảng dạy, thực tập, tập trận và biệt phái công tác khắp miền đất nước - chỉ có Chúa mới biết, nhưng khắp nơi luôn có sự giúp đỡ của mọi người. Lời cảm ơn đặc biệt của tôi dành trước hết cho ban Mã hóa thông tin liên lạc (ZAS) thuộc Cục Thông tin Liên lạc Hải quân Xô Viết, các nhà cung cấp sản phẩm, và tất nhiên các cục (phòng, ban) thông tin liên lạc thuộc các Hạm đội Thái Bình Dương, phân hạm đội Kamchatka, Hạm đội Biển Đen, căn cứ hải quân Leningrad, các sỹ quan và quân nhân, nhân viên truyền tin trên hạm và trên các căn cứ truyền tin trên bờ của Hải quân và các lực lượng vũ trang Liên Xô đã tham gia sự kiện này.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/84679205.jpg)
Khu vực chiến dịch thu hồi BОR-4.
4 tháng 6 năm 1982. (bản đồ của А.Sytchiov. NIS КGD).


Cuối cùng, sau nhiều lần hoãn thời hạn phóng thiết bị vũ trụ "Bor" bởi ngành công nghiệp, biên đội ba tàu tìm kiếm-cứu hộ Hạm đội Biển Đen rời Sevastopol ngày 12 tháng Tư năm 1982. Trên PSK "Yamal" có bộ tham mưu hành quân của chiến dịch. Các tàu trong nhóm tàu từ các hạm đội khác cũng ra biển gần như cùng thời điểm.
Thiếu tá hải quân Vladimir Vasilevitch Dmitriev được điều động biệt phái sang bộ tham mưu hành quân làm đại diện Bộ Tổng tham mưu Hải quân Liên Xô tại đây để đảm trách công tác phối hợp và chỉ huy quản lý hệ thống thông tin liên lạc của Hải quân trên các đơn vị tàu trong chiến dịch hoạt động này.

Trên đường vào Ấn Độ Dương trước khi đến đường xích đạo ở Bắc bán cầu – trời nóng, nhiệt độ không khí và nước 32 độ, ở thành phố Madras thuộc Cộng hòa Ấn Độ, nơi chúng tôi ghé vào nạp bổ sung dự trữ vật chất, dương 55 độ trong bóng râm, và sau khi tàu vượt đường xích đạo vào bán cầu Nam – không khí lạnh, ở đây đang mùa đông, những cơn bão dữ dội gầm rú, tốc độ gió đạt 30 m / giây. Bão biển mạnh đến nỗi, để cuộc nói chuyện của tôi với đất liền qua đường điện báo hoặc điện thoại thực hiện được, tôi phải ngồi tựa lưng vào một vách ngăn và chân thì đạp vào vách ngăn khác – nếu không sẽ bị ném ra khỏi ghế ngồi còn thiết bị phải giằng lấy như "giằng miếng thịt" vậy. Chúng tôi đã ở trong khu vực hoạt động gần kề bên khu vực "tuổi hồi xuân bốn mươi gào rú" nổi tiếng, nơi trên thực tế không bao giờ thấy thời tiết tốt trong năm tại thời gian này.

Bám theo cuộc hành trình của chúng tôi vào khu vực hoạt động là các máy bay trinh sát P-3C "Orion" của Hải quân Hoa Kỳ và Australia, đặc biệt là trước sự xuất hiện của tàu tại điểm hẹn, máy bay của họ thường xuyên quần đảo trên tàu chúng tôi, thả các chướng ngại chống tàu ngầm bằng cách thả các phao có khả năng đặc biệt để phát hiện tàu ngầm.
Cơ quan tình báo nước ngoài không thể hiểu tại sao có một nhóm lớn các tàu Hải quân Liên Xô từ các hạm đội khác nhau mang bảy loại cờ hiệu đến tập trung tại đây. Họ nhận ra điều này chỉ sau khi có thông báo của Cơ quan Thông tấn Liên Xô (TASS) về việc cấm các tàu thuyền và máy bay qua lại và hoạt động trong khu vực diễn ra hoạt động thử nghiệm kỹ thuật vũ trụ của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết.

Cuối cùng, sau nhiều lần phải ghìm bước trên đường, vì sự dời đi dời lại liên tiếp thời điểm phóng thiết bị vũ trụ bởi ngành công nghiệp tàu vũ trụ, gần hai tháng sau khi ra khơi, các tàu đã đến khu vực chiến dịch. Cuộc hội quân của các con tàu xảy ra ngày 30 tháng 5 năm 1982.
Những sự chậm trễ thời gian phóng thiết bị nhiều như vậy tự nhiên đã dẫn đến việc giảm điều kiện thời tiết thuận lợi cho chiến dịch hoạt động tại khu vực này, suýt nữa dẫn tới việc làm chậm thời hạn phóng thiết bị vũ trụ sang hẳn năm sau. Việc này sẽ được thảo luận sau.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Mười, 2011, 03:18:38 pm
(tiếp)


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/06.jpg)
PSК "Yamal" hoặc "Аpsheron", SКR "Gordelivyi", và NIS "Nhà du hành vũ trụ Gheorghy Dobrovolsky"
tại điểm làm việc về BOR-4. Ảnh chụp từ KIK "Chumikan" (ảnh từ site ТОГЭ).



Các sự kiện phát triển tiếp như sau:

Bộ tham mưu hành quân chuyển từ PSK "Yamal" sang KIK "Chumikan". Bão cũng khá lịch sự, chiếc xuồng bên mạn lúc thì ở phía dưới cách đến ba tầng boong, lúc thì ở ngay trước mặt bạn mấp mé boong thượng, và bạn cần nhảy vào nó ngay trong giây lát khi tàu dừng ở điểm cao nhất, nếu không muốn như hòn đá rơi xuống. Nước trên đại dương rất trong và tất nhiên gần xuồng lúc nào cũng quanh quẩn vài chú cá mập. Nói chung, mọi việc vẫn như thường lệ.

Các tàu bắt đầu chiếm lĩnh vị trí được chỉ định trong cái gọi là "hình elip phân tán" có diện tích 1.000 km vuông, trong kế hoạch được tính toán là khu vực hạ cánh xuống mặt nước của tàu vũ trụ, tất cả bận rộn với những công việc chuẩn bị cuối cùng.
Sau khi bộ tham mưu chuyển sang tàu KIK, hầu như không kịp xem xét lại, tôi nhanh chóng tổ chức và phối hợp công tác thông tin liên lạc chiến dịch-chiến thuật, thông tin liên lạc tương hỗ ở các cấp độ, và ngay lập tức bắt đầu công tác tổng duyệt - đào tạo hàng ngày theo hướng dẫn của Bộ Tổng Tham mưu Hải quân Xô Viết. Tất cả mọi việc tất nhiên đã thành công, nhưng còn phải chờ đợi một ngày đêm nữa trước khi phóng tàu vũ trụ.

Ngày thứ hai - chỉ tập luyện về truyền tin, bây giờ là theo sáng kiến của tôi. Lần này mọi thứ dường như bình thường, không uổng công bao lần tập luyện trước khi ra khơi và cả trên đường đi tới đây. Điều duy nhất cần phải theo dõi đặc biệt – đó là quản lý sự phân phối tần số một cách tập trung, bởi vì trên thực tế các máy phát vô tuyến trên các tàu chính của biên đội sẽ đồng thời hoạt động cùng các trung tâm truyền tin phân bố theo lãnh thổ trên toàn thế giới cũng như giữa các tàu trong nhóm với nhau. Không điều phối được việc sử dụng tần số cho máy phát và máy thu sẽ dẫn đến sự cố mất liên lạc và phá hỏng việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu (tự gây nhiễu cho chính mình).

Hôm nay, về đêm, theo kế hoạch sẽ phóng thiết bị vũ trụ, chỉ còn một vài giờ nữa, thời tiết – còn chịu được (không thể tìm thấy từ cần thiết để gọi tên loại thời tiết không hấp dẫn này), chưa thấy có chiều hướng cải thiện, trong thực tế dự báo thời tiết trong vài giờ tiếp theo và triển vọng vẫn còn rất đen tối, chưa thấy có chiều hướng tốt lên.
Liên tục chúng tôi nhận qua fax bản đồ khí tượng khu vực chúng tôi từ Úc, bản đồ khí tượng khu vực đảo Diego Garcia và các điểm khác, chúng tôi ngồi phân tích, và thấy rằng theo bản đồ trong khu vực của chúng tôi – đang có một cơn bão nhiệt đới hình thành và phát triển ...
Chúng tôi hỏi Trung tâm Khí tượng Hải văn Hải quân Xô Viết. Họ xác nhận rằng các số liệu đó là có – tất cả đều là số liệu theo Trung tâm Thời tiết Thế giới (Washington DC, Mỹ), Trung tâm Quốc gia Khí tượng Hải văn biển Liên Xô không có bất kỳ lực lượng và tài nguyên nào tại khu vực đó, ở đây chỉ có lực lượng của chúng tôi mà thôi.

Bộ Tổng tham mưu Hải quân ra lệnh: quyết định tiến hành phóng "Bor" hãy tự mình đề ra, hoặc cho các tàu đi tránh bão trong khu vực khác ở phía bắc, hoặc ở lại trong khu vực này (mà cũng có thể dời đi), nhưng chờ đợi trong khi trên thực tế cơn bão nhiệt đới đang đến có thể dẫn đến việc chìm tàu và, trong bất kỳ trường hợp nào tất cả những điều này sẽ dẫn đến sự thất bại của nhiệm vụ chiến đấu và dẫn tới việc dời thời gian phóng tàu vũ trụ chậm lại một năm.
Bộ chỉ huy tham mưu hành quân ngay lập tức họp bàn về triển vọng tiến hành thử nghiệm thiết bị vũ trụ trong các điều kiện thời tiết, về các kế hoạch cho tàu tránh bão tại một khu vực an toàn. Theo báo cáo của Chủ nhiệm Khí tượng hải văn Hạm đội Biển Đen, biệt phái công tác tại bộ tham mưu hành quân, và theo những quan sát của riêng tôi (bởi vì tất cả các máy bay "Orion" từ Úc và đảo Diego Garcia vẫn đang bay), theo thông tin tình báo, bộ chỉ huy tham mưu hành quân kết luận rằng việc truyền tải các thông tin được cố tình làm sai lạc về thời tiết trong khu vực của chúng tôi là ý đồ của đối phương nhằm ép Liên Xô hủy bỏ việc thử nghiệm kỹ thuật vũ trụ mới và phá vỡ việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của các lực lượng Hải quân Xô Viết.

Theo kết quả cuộc họp đã ra quyết định duy nhất đúng, mặc dù có nguy hiểm, quyết định phù hợp và có trách nhiệm - hành động theo đúng kế hoạch, khởi động phóng "Bor" sẽ thực hiện ngày hôm nay vào đêm 04 tháng 6 năm 1982.

Ghi chú:
1. Nếu tại thời điểm đó và tiếp sau đó không có thông tin liên lạc, tôi sẽ không viết được những hồi ức này.
2. Ý kiến cá nhân của tôi mà tôi vẫn bảo lưu cho mình, "theo thời tiết không thể phóng" bởi rủi ro là quá lớn, nhưng người ta không phán xét kẻ chiến thắng.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor13_11.gif)
Chuẩn bị và thử nghiệm tại nơi chế tạo (buran.ru).

Và cuối cùng – việc phóng thiết bị vũ trụ được chờ đợi từ lâu đã được tiến hành. Các con tàu đang ở tại các vị trí được phân công trên "hình elip phân tán", tất cả các kênh liên lạc đang làm việc, như những chiếc đồng hồ. Sau một thời gian, bắt đầu thu nhận được thông tin quỹ đạo và thông tin đo đạc từ xa, xuất hiện các tín hiệu pha vô tuyến của thiết bị vũ trụ, nghĩa là dù đã mở ra và bắt đầu quá trình tiếp nước của thiết bị vũ trụ trong khu vực của chúng tôi. Toàn bộ các con tàu mở hết tốc lực chạy đến điểm hạ cánh của thiết bị vũ trụ, thực hiện dẫn đường theo các tín hiệu tầm phương vô tuyến, các máy bay trực thăng trên tàu khẩn trương cất cánh lên không trung. Thời tiết cứ mỗi giờ lại trở nên tệ hơn và tệ hơn nũa.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor13_10.gif)
Kosmos-1374, BOR-4. Chuẩn bị lần cuối và phóng tại bãi phóng vũ trụ "Kapustin Yar" (buran.ru).
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Mười, 2011, 09:15:53 pm
(tiếp)


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor4_17.gif)
Lênh đênh trên mặt đại dương (buran.ru).

Cuối cùng, chúng tôi đã nhìn thấy "BOR": trên mình nó nổi bật lên cột tín hiệu hình nón bơm hơi cao ít nhất đến vài mét với các vệt sọc ngang màu đỏ và trắng trên thân tàu, có thể nhìn thấy từ xa. Gần đó là PSK "Yamal". Gần hơn nữa là xuồng cao su bơm hơi trên có hai thợ lặn. Tất cả các đối tượng này thường xuyên biến mất khỏi tầm nhìn sau những con sóng lớn: lúc thì xuồng, lúc thì "Yamal", lúc là "Bor" hoặc tất cả biến mất cùng một lúc. Vô tình chúng tôi bắt đầu lo lắng.
Trên không trung có một số máy bay trực thăng hải quân của chúng ta, những chiếc "Ka-25" (tổng số 5 trực thăng). Thật là đáng sợ khi thấy chúng thay phiên nhau đáp xuống mặt boong tàu đang chúi xuống trong sóng nhồi để tiếp nhiên liệu. Lượn phía trên "Bor", rất thấp, gần như ngay trên đầu họ, trong một vòng lượn tròn bán kính nhỏ là máy bay trinh sát Hải quân Hoa Kỳ "Orion" với một máy ảnh rất lớn (ống kính) trên bụng và cản trở công việc của chúng tôi (máy bay trinh sát hải quân Úc "Orion" đã bỏ đi trước đó, có lẽ đã hết nhiên liệu) . Một trong những phi công trực thăng không thể chịu được sự "khiếm nhã" của người Mỹ và phóng một tên lửa pháo hiệu cắt ngang hướng bay của "Orion". Hắn cuối cùng đã "hiểu" và bỏ đi, bắt đầu chuyển sang bay trong một vòng lượn bán kính lớn.
PSK "Yamal" đến gần "BOR" và dùng một cần cẩu đặc biệt cố gắng móc vào nó một tấm lưới, đặt lưới luồn xuống dưới "Bor", nhưng không thành công.

Lại tiếp tục tiếp cận. Nhưng lại gió, dòng chảy ngầm, sóng lớn, và "Yamal", "trống rỗng", nghĩa là, nhiên liệu, nước, thức ăn tiêu thụ hết dần và thân tàu nổi hẳn lên khỏi mặt nước, mặt cản gió lớn, không cho phép thuyền trưởng PSK "Yamal" tiến đến đúng mục tiêu, việc này không có trong quá trình thực tập tại Biển Đen khi biển lặng.
Tất cả những điều này là rất nguy hiểm, có thể mất thiết bị vũ trụ và hy sinh con người, bởi vì sau khi va vào mạn PSK "Yamal", thiết bị "BOR" đã bị vỡ mũi (nói thêm, bộ phận này gọi là "mỏ", thời đó ở Liên Xô, nó được chế tạo trong hai năm mới được hai mảnh đó) và có thể mất tính nổi của thiết bị vũ trụ, ngoài ra việc tự động cháy nốt lượng nhiên liệu còn lại trong động cơ "BOR" trong thời điểm tiếp nước đã không xảy ra và tại bất kỳ thời gian nào cũng có thể tự phát làm việc lại, nhiên liệu bản thân nó rất độc hại, sản phẩm có thể "bốc hơi" - cái chết đến tức thời, mà thợ lặn lại không có mặt nạ phòng độc, mà không thể đeo mặt nạ loại đó để hoạt động trên sóng, còn chính thiết bị lại được gài mìn – tại hai điểm có 6 kg chất nổ thuộc hệ thống tự hủy, và còn một hệ thống tự đánh chìm..., biển động dữ dội - có thể gây tử vong hoặc thương tích nặng cho các thợ lặn.
Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra khi thiết bị vũ trụ bị sóng biển trong cơn bão lắc mạnh và đập vào thân tàu.

Ảnh chụp của Hải quân Xô Viết:
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor4-6.jpg)  (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor4-5.jpg)
Xuồng với các chuyên gia dân sự thận trọng tiến đến gần "BOR".
Raketoplan "vô hại" đang được nâng lên khỏi mặt nước Ấn Độ Dương.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor4-4.jpg)  (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor4-2.jpg)
Nâng "BOR-4" lên mặt boong. Phía sau là khu trục hạm xô viết.
"BOR-4" đã trong tay chúng ta. Phía sau là một chiếc "Orion" bay thấp của hải quân Úc.

Lần tiếp cận tiếp theo của "Yamal". Thợ lặn với một chiếc xuồng bơm hơi đã hạ cánh xuống trên đầu "BOR" và mạo hiểm cuộc sống của mình, họ đã dùng chân đẩy nó xa ra khỏi mạn tàu. Thiết bị được cứu, nhưng việc cẩu nó lên vẫn thất bại thêm một lần nữa.
Ban tham mưu biên đội tàu cố gắng nghĩ ra một giải pháp tối ưu để vớt "BOR", đặt "Chumikan" (lượng choán nước là 20 ngàn tấn) và các tàu khác trên đường đi của sóng, chắn "BOR" lại..., khuyến nghị cho thuyền trưởng "Yamal", đồng thời báo cáo tình hình về Bộ Tổng tham mưu Hải quân. ..
Lần tiếp cận tiếp theo của "Yamal" và cuối cùng một nửa của "BOR" đã lọt trong lưới. Tại thời điểm này sóng nâng cả con tàu chuyển động cùng với lưới và cùng với nó là "BOR" lên cao đến vài mét (khoảng bằng tòa nhà hai tầng), thiết bị vũ trụ nằm trên các viền lưới thép trong không trung và đang cân bằng ... vài giây, rồi phút, rồi nhanh hơn nữa... Mọi người chết lặng ... nếu nó rơi xuống biển, hậu quả sẽ khó lường. Cuối cùng, cả sóng, con tàu, lưới, "BOR" cùng hạ xuống và "BOR" ...

Đồng thời, trên màn hình radar của tàu của chúng tôi xuất hiện hai mục tiêu. Đó là các frigate của Hải quân Hoa Kỳ từ căn cứ hải quân của họ ở đảo Diego Garcia, nhưng họ nhận ra rằng đã quá muộn và quay trở lại, cản trở công việc của chúng tôi, họ không thể.

... "BOR" đã trườn một cách an toàn  và "ngoan ngoãn" vào giữa lưới ...

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor4_10.gif)
Thu hồi "BOR-4" (Kosmos-1374) năm 1982 (buran.ru).

"BOR" được nhấc lên boong PSK "Yamal" và ngay lập tức được cố định các ống phun động cơ hãm trên biển trên một bệ máy đặc biệt tại mặt boong. Sau đó tiến hành điều khiển từ xa việc đốt hết nhiên liệu. Ấn tượng về nó, nhìn từ KIK "Chumikan" chẳng hạn thấy dường như PSK "Yamal" đang bùng nổ. Quả cầu lửa bùng lên phủ trùm hết toàn bộ hình ảnh con tàu có lượng choán nước 6.000 tấn.
Mọi thứ còn lại khác chỉ là vấn đề kỹ thuật.

Tất cả những sự kiện này xảy ra trong điều kiện lao động quên mình của các chuyên gia thông tin liên lạc trên tàu  - sỹ quan, hạ sĩ quan, thủy thủ, hoạt động trơn tru liên tục của tất cả các kênh liên lạc dự kiến không có bất kỳ ngoại lệ nào. Các hệ số hoạt động tốt của các kênh truyền tin trong giai đoạn hoạt động lên tới 100%. Thậm chí còn lập kỷ lục kỳ lạ và độc đáo – đường liên lạc xa nhất (đến 20.000 km) trong lịch sử truyền dẫn thông tin liên lạc điện thoại mật của Hải quân Xô Viết giữa Bộ Tổng tham mưu Hải quân và PSK "Yamal" qua kênh vô tuyến, mà sự thực chỉ phục vụ có một phiên liên lạc vô tuyến ngắn.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Mười, 2011, 12:13:16 am
(tiếp)


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor4-7.jpg) (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor4-8.jpg)
Ảnh chụp từ máy bay hải quân Mỹ, do phi đội trưởng phi đội trinh sát P-3C "Orion" N.Cooper thực hiện. Ảnh trái: "Kosmos-1374" được nâng lên trên sàn boong "Petropavlovsk" sau khi tiếp nước thành công ngày 4 tháng 6 năm 1982. Ảnh phải: Hai ngày sau kể từ ngày đầu tiên, ngày 6 tháng 6 năm 1982. Kosmos-1374" trên sàn boong "Petropavlovsk".


Việc tổ chức thông tin liên lạc được thừa nhận trong chiến dịch này, được phát triển bởi tập thể Trung tâm thông tin liên lạc tác chiến tầm xa số 109 (TSUDOS) Hải quân Liên Xô đã chứng tỏ hiệu quả của nó. Những nền tảng đã qua thử thách của tổ chức này tiếp tục được sử dụng trong những năm tiếp theo trong hoạt động tác chiến hàng ngày của Hải quân Liên Xô và đảm bảo cho các hoạt động phức tạp khác mà Liên bang Xô Viết thực hiện với sự tham gia của các lực lượng Hải quân Liên Xô.

Chỉ có một điều cần phê bình, và nó đây - sự lãnh đạo của bộ tham mưu hành quân. Các kênh truyền tin có chừng ấy, vậy mà thường chẳng có ai qua chúng báo cáo về các sở chỉ huy bờ tình hình một cách kịp thời. Ban tham mưu biên đội chỉ huy tình huống thế mà bất cứ điều gì phải báo cáo cũng lại thường đến lượt tôi. Sự việc nhiều khi đưa đến chỗ người ta yêu cầu tôi trao đổi đồng thời với ba kênh gồm truyền tin vũ trụ, kênh vô tuyến điện báo mật và kênh sóng đề xi mét của hệ thống điện thoại vũ trụ mở, trong khi bản thân tôi đồng thời cũng phải tự cá nhân mình thực hiện công tác quản lý và phối hợp tất cả các hệ thống thông tin liên lạc của biên đội tàu.

Như vậy kết thúc ngày thứ ba không ngủ của tôi.

Không phải tất cả đã hết, được sự cho phép từ trước đây của Bộ Tổng tham mưu Hải quân, tôi đã đóng kênh thông tin liên lạc không gian với Bộ Tổng tham mưu Hải quân và cho NIS "Nhà du hành vũ trụ Gheorghy Dobrovolski" tới Singapore bổ sung vật chất và tiếp tục công việc của mình phục vụ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, cảm ơn sự cộng tác xuất sắc trong thực hiện sự nghiệp chung.

Đón chúng tôi (hay đúng hơn là "Bor") tại Sevastopol với vẻ rất hài lòng là phi công vũ trụ số 2 của Liên Xô, Trung tướng Gherman Stepanovitch Titov (mặc quần áo dân sự).

Những năm sau đã có 4 cuộc thử nghiệm "Bor" phiên bản này, mỗi năm một: một ở Ấn Độ Dương vào đêm 16 tháng 3 năm 1983, trong thời gian, theo tôi nhớ như trong năm 1982, và ba tại Biển Đen, nhưng có không có gì mới về nguyên lý. Có lẽ là lần thử nghiệm cuối cùng, thiết bị vũ trụ đã phát nổ khi tiếp nước. Các con tàu sục sạo nhưng không tìm thấy mảnh vỡ nào. Lãnh đạo các hoạt động theo đường thông tin liên lạc được tôi thực hiện từ Bộ Tổng Tham mưu Hải quân với Sở chỉ huy Cục tìm kiếm-cứu nạn Hải quân và Trạm điều khiển truyền tin Hải quân hoặc từ văn phòng mình tại Trung tâm thông tin liên lạc tác chiến tầm xa số 109 Hải quân Xô Viết.

Bản thân "Buran" trong chế độ không người lái đã được thử nghiệm chậm hơn nhiều sau này trong đêm 15 tháng 11 năm 1988, chiếc máy bay không gian đã được xây dựng như vậy và chưa hề có. Trong việc này không có lỗi của chúng tôi, bởi vì tất cả những gì phải làm để chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt sản phẩm vũ trụ có tầm quan trọng chiến lược này, sản phẩm vẫn rất cần thiết cho đất nước kể cả trong thời điểm gần 25 năm sau những sự kiện ấy, chúng tôi đã hoàn thành xong từ lâu.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor4-3.gif)
Chú thích:Bố trí tấm bảo vệ nhiệt ở mặt dưới thân con tàu vũ trụ. Phần có màu vàng thể hiện chỗ bôi keo dán:
1 - tấm thạch anh; 2 - lớp phủ chống xâm thực mặt cạnh; 3 - lớp sơn phủ; 4 - lớp phủ chống xâm thực mặt ngoài; 5 - lớp keo dán; 6 - vỏ kim loại; 7 - tấm bền nhiệt (PKT-FL); 8 - khung kim loại.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/bor4-4-1.gif)
Chú thích:Bố trí tấm bảo vệ nhiệt ở cánh quay dạng consol tàu vũ trụ:
1 - tấm thạch anh; 2 - lớp phủ chống xâm thực mặt cạnh; 3 - lớp sơn phủ; 4 - lớp phủ chống xâm thực mặt ngoài; 5 - lớp keo dán; 6 - vỏ kim loại; 7 - phớt làm lạnh bằng nước.



Trong hồi ức của tôi – tất cả là sự thật, thế nhưng mọi thứ trong cuộc sống đều khó khăn hơn rất nhiều, kịch tính hơn, nhưng không vì thế mà vui vẻ và dễ dàng, như tôi đã giải thích trong câu chuyện này.
Đây là những kỷ niệm mà một mảnh nhỏ tấm lợp tốt nhất thế giới bọc thân "Bor" đã gợi cho tôi, nó được các nhà khoa học của chúng ta chế tạo từ sợi thạch anh sản xuất trong nước, đã chịu được áp lực vô cùng lớn và nhiệt độ trên 800 độ C khi thiết bị vũ trụ đi qua các lớp khí quyển dày đặc, mảnh nhỏ đó đã tồn tại trên vũ trụ, không bị sóng cuốn ra ngoài boong tàu và tôi nhặt lên từ sàn tàu PSK "Yamal" ở Ấn Độ Dương tại Nam bán cầu và hiện đang được lưu giữ trong nhà của tôi.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/dmitri10.jpg) (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/dmitri20.jpg)

Sự thật thì tôi vẫn còn một kỷ niệm tuyệt vời hơn liên quan đến sự kiện này. Trong thời gian chiến dịch, nhà tôi đã sinh con gái thứ hai, Nina Vladimirovna Dmitrieva, mà lần đầu tiên tôi được nhìn thấy và bế cháu trên tay chỉ khi tôi được trở về nhà, lúc đó cháu được ba tháng.
Tôi viết những dòng này vào năm 2002, chỉnh sửa ngày 7 tháng 9 năm 2006.
CÔ HÊU
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Mười, 2011, 07:27:04 am
(tiếp)


Quần đảo Dừa của tàu cứu hộ “Chumikan”. 1982-1983

(http://vpro24.narod.ru/img/cover/06.jpg)
Кurotchkin А.М., Shadrin V.Е.
"Khu vực cấm tàu thuyền qua lại.
Lịch sử các chiến dịch thám hiểm bí mật",
NXB "Sách quân sự", 2008
Trích các chương trong sách


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/90/Kosmos-3M_1.svg/87px-Kosmos-3M_1.svg.png)(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/spiral_1a.jpg)
Tên lửa mang 2 tầng hạng nhẹ KOSMOS-3M. Máy bay quỹ đạo "Spiral".

Ai trong chúng ta thời thơ ấu không mơ ước về những cây cọ, những đại dương và những đảo dừa? Đối với "Chumikan" những hòn đảo đã trở nên hoàn toàn thực tế. Chúng đã trở thành đỉnh cao vinh quang, trang thú vị nhất trong lịch sử của con tàu.

Những năm bảy mươi của thế kỷ trước đặc trưng bởi thực tế là cả hai chương trình không gian của Liên Xô và Mỹ đã tích cực tìm kiếm những cách thức mới để đi vào vũ trụ. Các tác giả tin rằng Liên Xô đã thành công trong việc không bị cuốn vào cuộc chạy đua công nghệ không gian chinh phục mặt trăng bằng con người, chúng ta chuyển giao vai trò này cho các cỗ máy tự động hóa. Điều này, không nghi ngờ gì nữa, đã xác định hướng phát triển của chương trình chinh phục vũ trụ của chúng ta hơi khác so với người Mỹ. Tuy nhiên, nhiều tư tưởng chung được sinh ra và thực hiện cả ở Mỹ và Liên Xô. Một trong những ý tưởng đó – xây dựng các phi thuyền không gian tái sử dụng nhiều lần. Cả hồi đó và bây giờ, hàng thập kỷ sau, một nhiệm vụ thiết kế như vậy vẫn được các nhà bác học toàn thế giới xem như là biểu hiện cao nhất của khả năng công nghệ của một quốc gia.

Sự phát triển đầu tiên công nghệ sử dụng lại nhiều lần ở nước ta bắt đầu cuối những năm 1960. Đó là khi bắt đầu công việc chế tạo raketoplan không người lái (Bor). Tất nhiên, thời kỳ 1960-1970 đó là  công việc rất bí mật và ngay tại TOGE-5 (ТОГЭ = Тихоокеанская океанографическая экспедиция – ТОГЭ = Hải đoàn tàu thám hiểm hải dương Hạm đội Thái Bình Dương; thành lập năm 1958: TOGE-4, thành lập năm 1962: TOGE-5) hầu như không ai biết về đề án. Bây giờ thì đã rõ Bor là nguyên mẫu máy bay quỹ đạo (орбитального самолёта – ОС – OS- spaceplane) "Spiral", câu trả lời của chúng tôi đáp lại thiết bị vũ trụ X-20 của Mỹ "Dyna Soar" – lúc làm nhiệm vụ trinh sát, lúc đảm nhiệm đánh chặn, khi thì làm máy bay ném bom. Các kỹ sư, của nước ta cũng như của Hoa Kỳ đã thực hiện các bước đầu tiên không đều đặn và thiếu quả quyết trong việc tìm kiếm hướng phát triển tiếp theo của ngành chinh phục không gian và, giống như mọi khi trong lịch sử nhân loại, mục đích quân sự đã đóng vai trò hàng đầu ở đây. Mục tiêu số một - tạo ra một con tàu vận chuyển, còn con tàu sẽ chở những gì sau đó – là vấn đề hàng thứ hai.

Các tác giả muốn báo trước để người đọc khỏi lẫn lộn giữa hai đề án khác nhau của Liên Xô, "Bor" và "Buran". Tất nhiên, ngành công nghiệp không gian phát triển trong phức tạp, đôi khi khó có thể nói ai là người đầu tiên đề xuất ý tưởng này hay nọ, ai là người đầu tiên thực hiện nó. Tuy nhiên, có một sự tách biệt rõ ràng về các hệ thống tên lửa-vũ trụ ấy, cả về mặt chủ trương – nghiên cứu, cả về  mục đích chung cuộc của nó. "Buran" là một hệ thống đắt tiền hơn, chắc chắn là như vậy, nó được coi là ưu tiên hơn trong nội bộ giới tướng lãnh, tổng công trình sư và tổng bí thư. Rất nhiều các sản phẩm tồn dư trong các phòng thí nghiệm khác đã được sử dụng tích cực trong thiết bị này. Chính như vậy mà nổi lên vấn đề, khi nào cần không phải chỉ là chế tạo một lớp vỏ cách nhiệt cho "Buran", mà còn phải thử nghiệm nó trong một chuyến bay thực sự. Lớp vỏ bọc này không đơn giản: mỗi khoang của tàu chịu một tải nhiệt khác nhau, còn phần mũi và đường biên bao cánh cần phải có kết cấu chịu nhiệt cao nhất làm từ một loại vật liệu composite đặc biệt.
Một trong những giai đoạn thử nghiệm hệ thống là thử nghiệm trên mô hình thiết bị bay quỹ đạo trong không gian Bor-4, thử nghiệm này phải xác nhận được hiệu quả làm việc của vật liệu bảo vệ chống nhiệt trong một chuyến bay thực sự theo một quỹ đạo gần với quỹ đạo của "Buran". "Bor" và "Buran" giống nhau trong nhiều điểm, đặc biệt là đường viền của phần mũi và thân dưới.

Bor-4 là một thiết bị thử nghiệm không người lái, là bản sao thu nhỏ của máy bay quỹ đạo "Spiral" với tỷ lệ 1:2. Thân dài 3,859 m, sải cánh 2,8 mét (ở vị trí trung gian mở của bản consol cánh), trọng lượng xuất phát khoảng 1450 kg, trọng lượng trong quỹ đạo 1074 kg và trọng lượng sau khi trở về 795 kg. Thiết bị bay này được trang bị một tổ hợp máy đo đạc và hệ thống điều khiển sử dụng động cơ phản lực và bản cánh nghiêng kiểu consol. Nó được lên kế hoạch phóng dưới mã số "Kosmos-1374". Thiết bị bay được đưa vào quỹ đạo gần trái đất bằng tên lửa đẩy K-65M-RB5 (К-65М-РБ5: một biến thể của tên lửa hạng nhẹ hai tầng "Kosmos-3M" -"Космос-ЗМ") từ bãi phóng Kapustin Yar và phải thực hiện đủ một vòng quay quanh trái đất (виток) ở độ cao khoảng 225 km.

Các sự kiện ngày 03 tháng 6 năm 1982 có lẽ là một trong số những va chạm đầu tiên trong công cuộc chinh phục vũ trụ của các kẻ thù tiềm năng của chúng ta và Liên Xô. Trước đó nhiều việc không như vậy: các cuộc phóng tên lửa là bí mật, nhưng theo kế hoạch, mọi người đều biết, trừ các công dân thường của chúng ta. Bây giờ, tại Ấn Độ Dương tập trung rất nhiều vấn đề: chính sách quốc gia về giải trừ quân bị, trên tuyên bố và hoạt động thực tế, viễn cảnh việc bị vượt qua trong không gian vũ trụ và cơ hội để có được một "bất ngờ từ kẻ thù tiềm năng" - thuật ngữ bây giờ đã bị lãng quên, chúng ta dùng ám chỉ Hoa Kỳ. Mức độ tập trung của các lực lượng hải quân và không quân rất quy mô. Về phía chúng ta, có sự tham gia của một số tàu chiến và tàu biển của các bộ ngành khác nhau, "Phi hành gia Viktor Patsayev" và "Phi hành gia Georgy Dobrovolski", SKR và, tất nhiên, KIK "Chumikan". Nhiệm vụ của KIK - tiếp nhận và truyền các số liệu đo đạc từ xa về bãi phóng và tiếp theo tham gia vào hoạt động tìm kiếm - cứu hộ. Gánh nặng chính của các hoạt động tìm kiếm đặt lên các tàu của Lữ đoàn tàu cứu hộ số 3 Hạm đội Biển Đen với các máy bay trực thăng Ka-25 trên hạm: PSK "Absheron", "Donbass", "Yamal". Chỉ huy hoạt động tìm kiếm và cứu hộ của các tàu lữ đoàn này là đại tá hải quân Yuri Gomon.

Tất cả có bảy tàu từ phía chúng ta hoạt động trong bán kính vài trăm dặm. Thực hiện chức năng "giám sát" là các máy bay Úc loại tuần tra biển P-3C "Orion" từ căn cứ Williams của không quân Hoàng gia Úc (RAAF - base Williams) với các phi hành đoàn thay phiên và máy bay trực thăng trên hạm.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Mười, 2011, 10:02:23 pm
(tiếp)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ac/Cocos%28keeling%29_76.jpg)
Cocos Islands thuộc Úc.

"Kosmos-1374" tiếp nước ở điểm 560 dặm cách quần đảo Cocos: nó lượn trong một quầng lửa plazma từ không gian khí quyển dày đặc xuống đến chiều cao 4 km, buông dù và hạ xuống mặt sóng. Phần phía trên thân Bor-4 sau khi tiếp nước thì bình-phương vị giác hình nón được thổi khí bung lên và trên đầu chóp nón có đèn nhấp nháy. Nó làm tăng tính nổi của thiết bị bay, và đẩy lộ hẳn ra bên ngoài anten của hệ thống tìm kiếm. Anten hình nón của pha vô tuyến dẫn đường trên mặt sau của thiết bị bắt đầu phát sóng vô tuyến vào không trung chỉ dẫn vị trí của nó. Nhưng sai số của điểm hạ cánh xuống mặt nước so với vị trí tính toán là gần 200 km! Cuộc tìm kiếm thiết bị của chúng ta được cả các thủy thủ chúng ta và người Úc khẩn trương tiến hành. Lần này, vinh dự đã bỏ qua "Chumikan" - nó không phải con tàu đến đầu tiên , nó cũng không phải là người ngắt hệ thống tự hủy BOR.

Trong giai đoạn thứ hai nó chỉ làm nhiệm vụ yểm hộ cho chiến dịch đó. Mọi thứ với nó vẫn còn ở phía trước. Nhưng đây là nhiệm vụ không dễ dàng. Nhiều người lưu ý rằng thực tế rất có khả năng thiết bị bay bị đối thủ tiềm năng đánh cắp. Thiết bị bay đã được PSK "Yamal" (thuyền trưởng PSK trung tá hải quân Victor Chupakov) vớt lên mà không có bất kỳ thiệt hại nào. Tất cả các thuyền viên trên các con tàu đã hành động hoàn hảo, các con tàu này đã định được phương vị đi đến điểm mô hình hạ cánh, tính toán ra theo vết plazma cháy trên quỹ đạo và vị trí tiếp nước và trong khoảng thời gian không nhiều hơn một giờ kể từ khi tiếp nước đã đưa được nó lên tàu. Đó là một thành công.

Gần một năm trôi đi. Có vẻ như, thủy thủ đoàn "Chumikan" đề án 1130 được "nghỉ ngơi" trong khoảng giữa năm 1982 và 1983, nó đảm bảo hai chiến dịch cho "Saliout-7" rồi về đứng bình yên trong căn cứ và trong nhà máy sửa chữa tàu biển SRZ-49 tại vịnh Sendevaia (Cá Trích). Trong khi đó "Malysh" - con tàu đề án 1128 - "cày ải", còn nó, đã có kinh nghiệm làm việc với Bor, chờ đợi lệnh đặc biệt.

16 tháng 3 năm 1983 KIK "Chumikan" được tái sử dụng để phục vụ việc phóng Bor-4. Một lần nữa khu vực tiếp nước được chọn là Ấn Độ Dương - quần đảo Cocos Islands. Bor-4 lần này được đặt tên là "Kosmos-1445". Trong chuyến bay này, làm công tác đảm bảo là NIS "Phi hành gia Vladislav Volkov", "Phi hành gia Pavel Belyaev", và vẫn ba tàu cứu hộ trước của Hạm đội Biển Đen. Việc đảm bảo an ninh quân sự được trao cho một tàu SKR thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Học được kinh nghiệm đã qua, các tàu được phân tán rộng hơn. Chiến dịch này dự tính diễn ra trong một thời gian dài và một tàu chở dầu của đội tàu đảm bảo Hạm đội Thái Bình Dương đã được gửi đến khu vực này để đảm bảo việc tiếp nhiên liệu cho các tàu làm nhiệm vụ. Về phía Úc chỉ có một vài tàu và máy bay tham gia. Đặc biệt, hoạt động tích cực nhất là HMAS "Moresby" và các máy bay trinh sát "Orion".

(http://users.qld.chariot.net.au/~dialabull/confrontation_images/moresby.jpg)
HMAS Moresby năm 1965 gần Indonesia.

Nhưng lần này KIK "Chumikan" thực hiện một nhiệm vụ kép: bên cạnh việc thực hiện các đo đạc quan trắc theo quy định và truyền tải thông tin, nó là tàu tiếp cận gần nhất vị trí thiết bị vũ trụ tiếp nước. Trên tàu đặt trụ sở bộ tham mưu tìm kiếm. Sau khi phát hiện ra thiết bị vũ trụ, một chiếc trực thăng từ trên tàu "Chumikan" cất cánh, bảo vệ BOR vừa tiếp nước tránh những người khách tò mò cho đến khi PSK "Yamal" xuất hiện. Và chính xác là như sau: ở bên ngoài vùng lãnh hải của mình thì bất kỳ tàu nào cũng có quyền vớt vật nổi này. Máy bay trực thăng bay treo trên điểm rơi và, nếu như không cố gắng dọa nó, "Orion" sẽ không bay đi. Chính thời đó KIK "Chumikan" đã lộ sáng trên các trang báo nước ngoài. Có rất nhiều bức ảnh chụp tàu, BOR, và toàn bộ chiến dịch. Các bức ảnh đầu tiên về con tàu siêu bí mật này đã xuất hiện trên báo chí, và do đó, công khai thừa nhận một cuộc đối đầu giữa hai cường quốc trong một mức độ kỹ thuật lớn hơn, tinh vi hơn và chi tiết hơn. Tiếng đồn trong giới quân sự về BOR khá lớn. Không ai trong số những kẻ thù của nước ta có thể tưởng tượng được mức độ phát triển của công cuộc chinh phục không gian như thế, và không biết những gì sẽ diễn ra tiếp theo.

Đây là tạp chí Mỹ "Scientific American" bình luận về chuyến bay: "Một sự bổ sung vào tổ hợp các phương tiện vũ trụ của Liên Xô là việc sử dụng tàu con thoi cỡ nhỏ sử dụng nhiều lần. Các quan chức Liên Xô chưa thừa nhận thực tế là Liên Xô đã có máy bay kiểu như vậy". Đó là một sự thách thức.

Phóng "Buran". Năm 1988

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/buran.jpg)
“Buran” trên lưng AN-225.

Cuối những năm 1970, Liên Xô và Hoa Kỳ đều nghiêm túc tập trung vào việc chế tạo các tàu con thoi sử dụng nhiều lần, loại tàu được công nhận là bước phát triển vang dội của kỹ thuật vũ trụ ứng dụng trong quân sự. Toàn bộ ngành công nghiệp của nước ta từ điện tử, toán học đến luyện kim được tập trung vào những công nghệ này. Các tác giả tin rằng mức độ chất lượng của chuyến bay duy nhất của tàu con thoi "Buran" của chúng ta thì Hoa Kỳ vẫn chưa đạt được. Từ góc nhìn thể thao, chiến thắng ở cấp độ áp dụng công nghệ, chất lượng các tính toán cũng như các thuật toán vẫn thuộc về chúng ta, những người chạy đua khác còn phải chạy ít nhất cả cuộc đời vòng quanh sân vận động.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Mười, 2011, 12:21:42 am
(tiếp)


Một chút lạc đề sang lý thuyết. Tên lửa đẩy sử dụng một lần (ракеты-носители) - phương tiện vận tải truyền thống để đưa tải vào không gian. Cấu trúc hợp thành của phương tiện vận tải vũ trụ được bổ sung vào những năm 1980. Tàu không gian con thoi "Space Shuttle". Với sự vận hành của tàu con thoi, các chuyên gia Mỹ đề nghị từ bỏ việc sản xuất và sử dụng tên lửa đẩy dùng một lần. Tuy nhiên, thực tế sử dụng ít hơn đáng kể so với kế hoạch dự kiến, nhịp độ phóng "Space Shuttle" (25 lần trong 6 năm thay vì 40-60 lần một năm theo kế hoạch) và chi phí cao của một lần phóng (khoảng 100 triệu USD) trong khi nhu cầu rất lớn phải phóng các vệ tinh của Mỹ đã dẫn đến việc sửa đổi các kế hoạch ban đầu. Và mặc dù việc sản xuất các tên lửa mang sử dụng một lần vào thời điểm đó ở Mỹ đã được quay trở lại, họ vẫn tiếp tục cho sử dụng song song phương thức đó cùng với "Space Shuttle" - ba phần tư lần phóng tiến hành bằng tên lửa dùng một lần.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3f/Challenger_flight_51-l_crew.jpg/200px-Challenger_flight_51-l_crew.jpg)
Trước chuyến bay cuối cùng của "Challenger". 7 thành viên, trong đó có: 2 phụ nữ, 1 người Nhật, 1 người da đen.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9f/Challenger_explosion.jpg/220px-Challenger_explosion.jpg)
Phút định mệnh.Giây thứ 73 của chuyến bay STS-51-L (at 11:38 am EST (16:38 UTC), ngày 28 tháng 1 năm 1986, bờ biển Đại Tây Dương, miền trung Florida.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/49/Zlacze_miedzysegmentowe_rakiety_SRB_promu_kosmicznego.jpg/220px-Zlacze_miedzysegmentowe_rakiety_SRB_promu_kosmicznego.jpg)
Vòng ngăn (O-ring) của bộ tăng tốc nhiên liệu rắn (SRB): thủ phạm trực tiếp dẫn đến thảm họa (trên hình: B và C).

Thảm họa "Challenger” tháng 1 năm 1986 đã đẩy nước Mỹ tới việc thiếu trầm trọng phương tiện đưa tải trọng vào quỹ đạo. Trong thời gian này, để phóng các vệ tinh của Mỹ đã phải xem xét việc sử dụng tên lửa đẩy "Ariane" của Tây Âu và ngay cả những chiếc tên lửa mang của Trung Quốc. Và trên "Shuttle" - chỉ những tải trọng vượt quá khả năng hiện có của tên lửa đẩy hoặc cần bảo trì trên quỹ đạo hay phải mang trở về Trái đất.

Trái ngược với Mỹ, hệ thống sử dụng nhiều lần "Energya-Buran" được xây dựng nên và chứng tỏ ngay khía cạnh chất lượng rất mới và rất quan trọng – khả năng bảo trì và đưa trở về Trái đất của các vật thể nặng và cồng kềnh. Đó là do hệ thống này được bao gồm các tàu quỹ đạo có cánh và có người lái. Để đưa vào không gian tải trọng có ích "thông thường" chúng ta có tên lửa đẩy giá rẻ dùng một lần. Hơn nữa, ngay từ khi bắt đầu phát triển, chương trình đã dự kiến rằng tên lửa đẩy "Energya" trong hệ thống này chỉ là một mô-đun sản phẩm cơ bản. Điều này cho phép với các cải tiến nhỏ chi phí thấp tạo ra được các loại phương tiện mới để đưa các tải trọng khác nhau lên không gian.

Sự khác biệt về nguyên tắc là hiển nhiên. Theo quan điểm khối lượng lớn hơn và tài nguyên nhỏ hơn của các vệ tinh ứng dụng cho mục đích trong nước, tại Liên Xô đã triển khai không chỉ một xê ri, mà là cả một số lượng rất lớn các loại tên lửa đẩy khác nhau.

Chi phí trên trời của vận tải trong không gian vũ trụ bắt đầu giảm, mà độ tin cậy – tăng lên. Kết quả là, đến giữa những năm 1970, Liên Xô đã tập hợp được các tàu vận chuyển vũ trụ (космических носителей), cho phép giải quyết trên các quỹ đạo gần trái đất và các tuyến liên hành tinh bất kỳ vấn đề khoa học và thực tế có tính chất quan trọng sống còn nào. Nghiên cứu của các viện khoa học quân sự và dân sự cho thấy, tàu con thoi không gian tái sử dụng chỉ đạt hiệu quả ở một điều kiện xác định - số lượng hàng hóa cần mang từ Trái đất vào không gian là lớn và rất lớn.

Các tác giả muốn thu hút sự chú ý của bạn đọc vào tên lửa đẩy dùng một lần, mà theo ý kiến của nhiều khoa học gia rằng, do kết hợp được hài hòa các yếu tố năng xuất - giá thành - tải trọng sẽ một thời gian dài nữa vẫn là phương tiện chính phóng thiết bị vũ trụ.

Tại lữ đoàn, sự tồn tại của một đối tượng bí mật như vậy người ta đã biết từ lâu, mặc dù cố gắng không lớn tiếng về chuyện đó. KIK "Chumikan" đã tham gia thử nghiệm các mẫu thử, mà chúng ta gọi dưới cái tên Bor. Sau các thử nghiệm này, "Chumikan" đã lọt vào vòng ngắm của báo chí phương Tây. Một trong những tác giả của cuốn sách này tại một trong các khóa đào tạo ở Severodonetsk tình cờ ở giữa một nhóm các chuyên gia, họ bong gió ý rằng họ đang làm việc tại chương trình này.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/de/Columbia_landing_on_Rogers_dry_lake.triddle.jpg/800px-Columbia_landing_on_Rogers_dry_lake.triddle.jpg)
Tàu con thoi đầu tiên "Columbia" hạ cánh trên hồ muối cạn Roger tại căn cứ không quân Edwards ngày 14 tháng 4 năm 1981.

Phần khó nhất trong đồ án lý thuyết là một sự đáp ứng phù hợp đối với việc hạ cánh với độ chính xác đòi hỏi cao: cộng hoặc trừ 30 m. Người Mỹ đã may mắn - họ có một bình nguyên lớn tại Salt Lake – đáy của một hồ muối cũ trước đây có chiều rộng và dài hàng km. Bạn hãy ngồi xuống và yên tâm không phải quá lo lắng, rằng mình sẽ bị trật. Họ tự cho phép mình giải quyết vấn đề hạ cánh "Shuttle" trên bình nguyên đó chính xác đến cấp cây số. Ở Liên Xô không có sự thoải mái như vậy. Chúng ta cần đảm bảo một sự phù hợp với độ chính xác không quá 3 m sang hai bên và 30 mét tới - lui. Tàu quỹ đạo đã được nhận mã 11F35.

Sơ đồ cơ động trước hạ cánh của “Buran”.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/shelb2.jpg)
Đường ống tính toán quỹ đạo chuyến bay thứ nhất của "Buran" trên phân đoạn lượn vòng vào tuyến hạ cánh và hạ cánh (thể hiện toàn bộ đường CHC, gồm cả đường băng an toàn bằng đất nện - 259 m từ mỗi mặt mút:


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/algor7-1.jpg)
1 - "điểm khóa" Н=4км; 2 - khu vực tính toán dẫn trên độ cao Н=4 км; 3 - khu vực dự kiến tiếp xúc với đường CHC; 4 - khu vực dự kiến các điều kiện bắt đầu cho phép; 5 - khu vực tính toán tiếp xúc đường CHC trong chuyến bay thứ nhất; 6 - quỹ đạo chuyển động của "Buran" trong chuyến bay thứ nhất; 7- điểm tiếp xúc đường CHC trong chuyến bay thứ nhất; 8 - khu vực dừng tàu con thoi trên đường CHC; КPB - đường băng an toàn đất nện ở đầu mút cuối chiều dài 50 m.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/algor2.jpg)
Khu vực các điều kiện bắt đầu cho phép tàu vũ trụ đi vào bầu khí quyển (ODNU-ОДНУ).
1 - ОDNU; 2 - tuyến tính toán (ngắm) dẫn trên chiều cao H=100 км; 3 - các biên giới khu vực tính toán của quỹ đạo chuyến bay từ ODNU dự tính vào khu vực sân bay Baikonur; 4 - quỹ đạo hạ (về Trái đất) và hạ cánh trong chuyến bay thứ nhất.

Đi vào bầu khí quyển từ độ cao Н=100 км trong chuyến bay thứ nhất diễn ra trong những điều kiện sau:
•    tốc độ bay                                     27330 км/h;
•    góc nghiêng của quỹ đạo                        -0,910;
•    điểm vĩ tuyến địa lý khi vào                       14,90;
•    điểm kinh tuyến địa lý khi vào                   340,50;
•    tầm xa đến đường CHC                          8270 км.


Vì vậy, khi KIK "Marshall Nedelin" vào đầu mùa thu đáng chú ý trên, ngày 05 tháng 10 năm 1988 đi ra biển, gần như mọi người đều biết đi đâu và để làm gì, mặc dù mức độ bí mật vẫn còn rất cao. Mặc dù vậy với thủy thủ đoàn, chuyến đi biển này không phải không bất ngờ - gần như cả năm 1988 sau khi sửa chữa tại nhà máy "Dalzavod" chúng tôi đã không ra khỏi đại dương. Thủy thủ đoàn đã tham gia vào các cuộc phóng các vệ tinh, đảm bảo liên lạc cho các phi hành gia, đã trải qua hai đợt công tác rất quan trọng về các tên lửa "Skalpel" và "Sa-tan". Chuyến đi tới điểm đảm bảo cho tàu "Buran" khá dễ dàng, mọi thứ xảy ra rất điển hình với một thủy thủ đoàn có kinh nghiệm. Chỉ có điểm gợi nên sự kinh ngạc – khá xa về phía Nam Thái Bình Dương và khá xa về phía Đông của New Zealand, các vùng biển đó, cho đến hôm nay chưa được đặt tên. Bản đồ biển rất rõ ràng – biển trắng như tờ, có vài dòng nhắc đến chuyến viếng thăm những nơi ấy 100 năm trước đây. Chúng tôi hiểu rằng các nhà phát triển tàu "Buran" đã cố gắng đưa quỹ đạo chuyến bay tránh xa nhất đến mức có thể khỏi tuyến đường hàng không quốc tế. Dù sao, ngày 25 tháng 10, tàu "Marshall Nedelin" đã chiếm lĩnh xong nơi quy định.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Mười, 2011, 10:14:51 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/map11.jpg)
Bản đồ hải trình chuyến đi số 11 của NIS "KGD".

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/24.jpg)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/0_25ac3_c21b1da8_orig.jpg)

KIK "Nguyên soái Nedelin" ảnh trên và NIS "KGD" ảnh dưới, chụp cùng thời điểm.

Cạnh "Marshall Nedelin" là đồng nghiệp của chúng tôi trở về từ cuộc thám hiểm Đại Tây Dương "Phi hành gia George Dobrowolski". Chúng tôi không "kết bạn hai nhà", nhưng thật dễ chịu khi vẫn nhìn thấy nhau. Mặc dù việc phóng hoãn đi rồi hoãn lại, chúng tôi vẫn tập trung bắt mực ống, cá mập, còn "Phi hành gia George Dobrowolski" lẳng lặng bỏ đi đến một trong những hải cảng Nam Mỹ.

Đến giữa tháng mười một lại có thông tin về việc tràn nhiên liệu từ tên lửa "Energyia". Chúng tôi chúi đầu "tham mưu con" các phương án: hoặc về nhà, hoặc kẹt ở đây sang đến năm mới. Nhưng thật bất ngờ, ngày 15 Tháng Mười Một có lệnh: sẵn sàng phóng, và trước khi đó lại một lần nữa, "Phi hành gia George Dobrowolski" đến kịp.

..............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Mười, 2011, 03:15:03 pm
(tiếp; buran.ru)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/ru/thumb/3/32/Buran.jpg/220px-Buran.jpg)
Khởi động tổ hợp “Energya-Buran” ngày 15 tháng 11 năm 1988 từ sân bay vũ trụ Baikonur.

(http://www.buran.ru/images/gif/t-off.gif)
Phóng tổ hợp “Energya-Buran”.

(http://www.buran.ru/images/gif/scr-nn2.gif)
Mô hình hóa các giai đoạn và hoạt động động lực cơ bản của chuyến bay.

Sự căng thẳng là nghiêm trọng, tất cả mọi người cùng tham gia làm việc, và những người rảnh được chuyển sang đội dự bị. Các thông số đo đạc từ xa cả hai tàu cùng dong hành tiếp nhận và nhân bản cho nhau. Phải nói rằng, tính theo số lượng các đơn vị và các cơ sở liên quan, sơ đồ đảm bảo chương trình liên lạc của chuyến bay là rất phức tạp. Ví như, "Marshall Nedelin" truyền thông tin lên vệ tinh địa tĩnh-tiếp sức "Raduga", "Phi hành gia George Dobrowolski" - trạm quỹ đạo "Orbit" và vệ tinh truyền tin "Molniya-1". Như mọi khi, những giờ phút trước "Start - 2" bắt đầu, trôi đi vô cùng khổ sở, thời điểm khi đối tượng xuất hiện trong khu vực nhìn thấy của của chúng tôi. Những phút đo đạc lướt qua mà chẳng ai để ý.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/connect-1.jpg)
Sơ đồ trao đổi thông tin giũa tổ hợp điều khiển trên tàu vũ trụ và tổ hợp mặt đất điều khiển "Buran".

Theo kế hoạch chuyến bay, con tàu "Buran" khi trở về từ quỹ đạo được dự kiến hạ với động tác cơ động cạnh bên để đi vào khu vực hạ cánh khí động, điều phối vòng cơ động trước hạ cánh, tàu được dẫn đến đường băng hạ cánh, bay vào quỹ đạo tiếp cận hạ cánh và hạ cánh. Vì vậy, trong khi hạ và cơ động, tốc độ tức thời của con tàu được kiểm soát và điều khiển, sao cho tốc độ đó là đủ để đưa nó tới sân bay. Máy tính trên tàu, căn cứ theo tín hiệu vô tuyến điều khiển, tính toán ra độ lệch thực tế so với quỹ đạo dự kiến, và tự mình kiểm soát và điều khiển chuyển động của tàu "Buran".

(http://www.buran.ru/images/gif/shema.gif)
Sơ đồ quỹ đạo bay của "Buran": 1- khởi động; 2 - tách các khối lấy đà tầng thứ nhất; 3 - tách các khối lấy đà tầng thứ hai khỏi "Buran"; 4 - điểm đưa vào hoạt động các động cơ của hệ thống cơ động trên quỹ đạo; 5 - quỹ đạo làm việc; 6 - quỹ đạo hạ cánh.


(http://www.buran.ru/images/gif/land.gif)

(http://www.buran.ru/images/gif/mbur103.gif)
Hạ cánh.

Các kết quả thu được, sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của "Buran" kéo dài hơn 3 giờ trong không gian vũ trụ và trong bầu khí quyển, đã vượt quá mọi dự đoán: độ lệch của chương trình về thời gian tại thời điểm dừng tàu trên đường băng hạ cánh là 1 giây, và độ lệch của tàu so với trục đường băng - chỉ 1,5 m.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/algor8-1.jpg)
Sơ đồ chạy đà của "Buran" tại đường cất hạ cánh sân bay "Yubileinyi".Chỉ thể hiện phần đường CHC bê tông. Khác với đường thẳng vẽ trên hình, quỹ đạo thực tế chuyển động trên đường CHC là một đường cong, giống đường sinusoid với sự "suy giảm" biên độ, do lô gic làm việc của hệ thống điều khiển chạy đà trên thân tàu (càng trước rất bền chắc của con tàu).

Thủy thủ đoàn chúc mừng người lãnh đạo chương trình, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi điện cảm ơn. "Marshall Nedelin" và "Phi hành gia George Dobrowolski," nhanh chóng tăng tốc độ - dự báo thời tiết cực kỳ xấu. Từ tây, từ đông và đông-bắc, các cơn bão đang dồn về. Tránh xa hoặc "xuống đáy" là không thể: đây là vùng xuất xứ các núi băng trôi, lốc xoáy và các loại "rác rưởi" khác. Thuyền trưởng V.F Volkov chỉ ra có một quyết định, có lẽ là duy nhất - kịp thời trượt giữa các cơn lốc. Như các thủy thủ già dặn nói một cách chính xác: Thuyền trưởng có thể chẳng làm gì hàng năm trời ngoài một trường hợp duy nhất, khi anh ta cần phải đưa ra một quyết định đúng!

(http://www.buran.ru/images/jpg/landg4.jpg)
Quỹ đạo hạ cánh "Buran" chiếu xuống mặt đất, được miêu tả nằm bên trong đường ống tính toán các quỹ đạo có xác suất xảy ra. Các điểm đánh dấu vị trí trên đường bay có ghi chú cao độ chuyến bay tại điểm đó (các ký hiệu quy ước dẫn trong phần nói về thuật toán hạ cánh).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/shemalb.gif)
Sơ đồ cơ động trước hạ cánh.
1 - hình trụ tiêu hao năng lượng phía tây; 2 - khu vực chính thức dẫn tại độ cao H=20km khi hướng sang hình trụ tiêu hao năng lượng phía tây; 3 - cũng như trên nhưng với hình trụ tiêu hao năng lượng phía đông; 4 - hình trụ tiêu hao năng lượng phía đông; 5 - hình trụ hiệu chỉnh hướng phía đông; 6 - đường băng cất - hạ cánh; 7 - hình trụ hiệu chỉnh hướng phía tây; 8 - đường bay theo quỹ đạo của tàu vũ trụ quỹ đạo Trái đất; AH - đường xoắn ốc mép gấp lên; HE - đường xoắn ốc mép gấp xuống; EC - đoạn tiếp xúc hình trụ điều chỉnh hướng; CG - cung bao hình trụ điều chỉnh hướng; GK - đoạn thẳng đích cuối cùng; KT - điểm khóa; Đường màu đỏ biểu diễn quỹ đạo lượn tiếp cận trước khi vào đúng tuyến hạ cánh trong chuyến bay đầu tiên.


Tình thế trên biển rất căng thẳng: bão xoáy trên cầu điều hướng, thổi bay toàn bộ theo chiều ngang nó quét qua, tất cả những gì không chằng buộc cố định đều bị phá hỏng hoặc quăng mất. Một đợt sóng đã bẻ gẫy cột buồm mũi. Mọi người trên tàu hầu như không dịch chuyển đi đâu được. Không hề phóng đại, con tàu dường như treo trên đầu sợi tóc của thần chết. Một sự cố nhỏ trong đội máy tàu (như đã xảy ra một năm sau khi ở quần đảo Fiji), và toàn bộ con tàu sẽ không ai sống sót. Mặc dù tất nhiên vẫn có, diesel dự phòng, nguồn điện dự phòng như V.F.Volkov đã tính trước. Và mọi người: những thủy thủ giàu kinh nghiệm và can đảm. Đôi khi con tàu treo tại chỗ hàng ngày đêm liền trong bóng tối mịt mùng!

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b8/Iceberg_A22A%2C_South_Atlantic_Ocean.jpg/220px-Iceberg_A22A%2C_South_Atlantic_Ocean.jpg)
Núi băng trôi (Iceberg A22A in the South Atlantic Ocean) trên Nam Đại Tây Dương, hiểm họa của các con tàu thám hiểm.

Việc tính toán của các nhà máy đóng tàu trong nước là rất đáng tin cậy: sau ba ngày bị quần đảo tơi bời - danh dự và niềm tự hào của hạm đội đã là người chiến thắng!

Theo tướng Vladimir Evghenevitch Gudilin, người lãnh đạo công tác chuẩn bị và phóng tên lửa đẩy "Energyia", trong chương trình "Buran", qua thời gian 18 năm, đã có 1 triệu 2 trăm ngàn người tham gia. Và tôi cũng đã ở đấy ...

Ngày 12 Tháng Năm năm 2002, vào khoảng 9 giờ 40 phút sáng, mái nhà tổ hợp lắp ráp - thử nghiệm MIK - 112, nơi lắp ráp các thành phần của hệ thống "Energiya-Buran", bị sập. Vụ tai họa giết chết tám người làm việc và chôn vùi cả "Buran".

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/land.jpg)
Mô tả chi tiết quỹ đạo chuyển động thực tế tàu vũ trụ trên quỹ đạo trái đất "Buran" 15.11.1988 theo số liệu đo đạc quỹ đạo của hệ thống "VYMPEL".
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười, 2011, 12:56:50 am
(tiếp)


Đô đốc hạm đội V.N.Tchernavin
(Адмирал флота В.Н. Чернавин)
Nguyên Tổng tư lệnh cuối cùng Hải quân Xô Viết
Nguyên Tổng tư lệnh đầu tiên Hải quân CHLB Nga

(http://www.warheroes.ru/content/images/heroes/1hero/Chernavin_VlNik1.jpg)

Tập san kỹ thuật - quân sự “Bão tố” của CHLB Nga số 6 năm 2000
(Военно-технический альманах «Тайфун» №6/2000 (25))


http://www.youtube.com/watch?v=SNnOc0r7lsQ

Chiến dịch “Atrina”
(Операция «Атрина»)


(http://atrinaflot.narod.ru/81_publications/atrina_1.jpg)

Chúng ta đã làm tất cả các biện pháp có thể để giảm bớt sự ngạo mạn ở những người quá thừa thãi đặc tính đó. Và chiến dịch sẽ được thảo luận dưới đây, được soạn ra và tiến hành, không phải để cảnh báo đùa cợt với Lầu Năm Góc và gây ra chất vấn tại Quốc hội Hoa Kỳ. Tôi không biết người Mỹ gọi cuộc hành quân cơ động của chúng ta như thế nào, nhưng trong các văn bản chính thức của chúng ta, chiến dịch hoạt động này diễn ra dưới tên mã "Atrina" .* [* Lưu ý. tác giả. "Atrina" – một từ nhân tạo, nó không có trong bất kỳ từ điển nào. Chúng tôi không muốn thậm chí có một nghĩa bóng nào đó của từ mã này nói được điều gì về chiến dịch đã được khai thác. Theo nguyên tắc này, người ta đã đặt tên gọi cả cho một giai đoạn khác của nó - "Fermatsit", và v.v.]

Nó được nghĩ ra khi tôi đang chỉ huy Hạm đội Biển Bắc, còn việc chuẩn bị để thực hiện nó bắt đầu ngay khi tôi vừa được phê chuẩn làm Tổng tư lệnh Hải quân Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết. Thế nhưng vấn đề sẵn sàng về kỹ thuật, tính đơn trị của thủy thủ đoàn một số tàu không cho phép tiến hành nó ngay lập tức. Phải hoãn nó đến đầu năm 1987.

Ý nghĩa của "Atrina" là gì? Người Mỹ đã quen với thực tế là các tàu ngầm của chúng ta luôn được đưa ra khu vực phục vụ chiến đấu - mà trước hết là Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải - trong cùng một hướng với độ lệch nhỏ, hoặc là giữa các đảo Faeroes và các đảo của Scotland, hoặc giữa Iceland và Greenland. Vâng, rất khó tìm thấy con đường biển nào khác có điều kiện đi biển tối ưu (tôi không nói về mặt chiến thuật của sự vật) dẫn từ bờ bán đảo Kola (Kolskii) tới biển Địa Trung Hải.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d0/Faroe_map_with_villages%2C_streets%2C_straits%2C_firths%2C_ferry_harbours_and_major_moutains.png/220px-Faroe_map_with_villages%2C_streets%2C_straits%2C_firths%2C_ferry_harbours_and_major_moutains.png)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c3/Map_of_faroe_islands_in_europe_-_danish_caption.png/800px-Map_of_faroe_islands_in_europe_-_danish_caption.png)
Quần đảo Faroe

Vì vậy, sau nhiều năm chúng ta thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, lực lượng chống ngầm của NATO đã học được cách đánh chặn tàu ngầm Liên Xô trên các tuyến đường biển triển khai chính. Chúng tôi đã phải tìm và kiểm tra trong thực tế khả năng làm thế nào triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của mình mà không lộ bí mật, đồng thời dạy bài học nhẹ nhàng cho những "kẻ thù tiềm năng" tự phụ biết rằng nếu cần thiết chúng ta vẫn có thể giáng đòn tấn công đáp trả.

Sự thành công của cuộc biểu dương này ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến giọng điệu tại các cuộc đàm phán quốc tế, mà trong nửa sau của những năm 198x người Mỹ đã theo đuổi xu hướng trong khi gây áp lực ngoại giao mạnh mẽ, vẫn tăng cường củng cố hạm đội và thỉnh thoảng giở “trò chơi cơ bắp", nói cách khác, chúng ta cần phải đặt "chính sách tàu ngầm tuần dương" đáp trả "chính sách ngoại giao pháo hạm" một cách đích đáng.

Sự thành công của chiến dịch này làm tăng giá trị và uy tín quốc tế của Hải quân chúng ta lên rất nhiều. Các nhà chiến lược NATO cần phải thấy rằng với sự ra đi của cựu Tổng tư lệnh - Đô đốc hạm đội Liên bang Xô Viết S.G.Gorshkov, người đã làm rất nhiều việc cho hạm đội và đưa các tàu của chúng ta tiến ra các khoảng không gian đại dương bao la của thế giới - người kế nhiệm ông sẽ không để mất vị thế đã có, nhưng cũng sẵn sàng tiếp tục xu hướng cứng rắn và độc lập của người tiền nhiệm.

Như vậy, chiến dịch "Atrina", trong một mức độ, đã trở thành cuộc ra mắt trên cương vị Tổng tư lệnh của tôi, nó không thể thất bại trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Lựa chọn của tôi rơi vào sư đoàn tàu ngầm nguyên tử số 33 Hạm đội Biển Bắc, được trang bị vào thời điểm ấy những con tàu hiện đại nhất, được biên chế những sỹ quan – chiến sỹ tàu ngầm có kinh nghiệm nhất. Trên thực tế, đây là đơn vị tàu ngầm hạt nhân lâu đời nhất, biểu tượng của nó - con gấu trắng Bắc cực, bẻ gãy tàu ngầm của đối phương trong nanh vuốt của nó, tự đào tạo cho bản thân và cho các đơn vị khác cũng như cho hạm đội những thuyền trưởng tàu ngầm, đã được tôi luyện trong những điều kiện khó khăn nhất của vùng Bắc Cực.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image001-4.jpg)
K-524 giữa biển băng tại Bắc Băng Dương, tháng 8 năm 1984.


....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười, 2011, 11:22:32 am
(tiếp)


Nhưng quan trọng nhất - các thủy binh của sư đoàn này có nhiều kinh nghiệm độc đáo về hợp đồng tác chiến ở Đại Tây Dương, giống như những người được kế hoạch trù tính sử dụng trong chiến dịch "Atrina". Tháng sáu năm 1985 tại dãy đá ngầm New Founland, họ đã tiến hành một chiến dịch có tên mã là "Aport", trong đó có hai mục tiêu chính: phát hiện khu vực tuần tra của các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa của kẻ thù tiềm năng, và xác định các thủ đoạn chiến thuật mới của các lực lượng chống ngầm của NATO.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/db/Grand_Banks.png/701px-Grand_Banks.png)
Đá ngầm New Foundland.

Vấn đề tính tự chủ và khả năng độc lập tác chiến của các thuyền trưởng tàu ngầm trong đại dương luôn luôn làm tôi lo lắng. Ngay khi còn là sư đoàn trưởng, tôi luôn ghen tị nhìn sang các đồng nghiệp của tôi trong quân đội. Các tư lệnh sư đoàn bộ binh cơ giới, tư lệnh sư đoàn xe tăng chính họ tạo ra các trận chiến, tự mình phát triển những phương cách hành động và chỉ huy kiểm soát toàn bộ lực lượng của mình, tức là mặc dù đơn vị nhỏ, nhưng họ là người chủ soái của nó.

Tại Hạm đội Hải quân của chúng ta lại có một hệ thống khác. Chúng tôi, những tư lệnh sư đoàn hải quân trên biển - là "đô đốc chủ soái" chỉ khi ở trong căn cứ và trong phạm vi huấn luyện chiến đấu. Kể từ khi ra khơi, hoạt động của các tàu ngầm được chỉ huy từ Sở chỉ huy hạm đội của mình hoặc từ Moskva - từ Sở chỉ huy trung ương Hạm đội Hải quân Xô Viết.

Tôi đã nghĩ và đang còn nghĩ rằng đó là điều cần thiết, nhưng lại không hoàn toàn có tính thực tế. Trong điều kiện một cuộc chiến tranh hạt nhân trên các đại dương, các chỉ huy đơn vị tàu chiến và các thuyền trưởng dù vô tình hay hữu ý, sẽ có được tự do hành động lớn hơn trong thời bình, do đó họ sẽ phải biết cách độc lập đưa ra quyết định của riêng mình và không sợ làm như vậy. Nói ngắn gọn hơn, họ phải biết chế ngự mối hiểm nguy và nỗi sợ hãi của riêng mình, có lúc không cần đợi mệnh lệnh từ bộ chỉ huy cấp cao, mà trong điều kiện tác chiến điện tử và chế áp điện tử khốc liệt, không phải luôn luôn đến được với con tàu. Ở đây chỉ nói đến chỉ huy quản lý các lực lượng tàu ngầm, còn lực lượng tàu mặt nước có một hệ thống khác.

Tôi chưa hề quên những kinh nghiệm và suy tư của các tư lệnh sư đoàn mình từ xưa, và theo thói quen kinh nghiệm tôi trao trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch của chiến dịch trên đại dương này cho bộ tham mưu sư đoàn. Hơn nữa, tôi đề nghị việc chỉ huy các tàu ngầm hoạt động không phải chỉ từ Moskva mà còn từ người sư đoàn trưởng có mặt trong khoang một con tàu ngầm đang ở trên biển.

Nhưng trước tiên hãy dành vài lời về chiến dịch "Aport". Xây dựng kế hoạch là bộ tham mưu sư đoàn 33 cùng người lãnh đạo là tư lệnh sư đoàn - một sư đoàn trưởng trẻ, tràn đầy năng lượng, người thủy thủ tàu ngầm giầu kinh nghiệm nếu so với tuổi đời của mình, đại tá hải quân Anatoli Ivanovitch Shevchenko (hiện là Phó đô đốc). Nhận thức rõ rằng sự thành công của bất kỳ chiến dịch quân sự nào nằm trong tính bất ngờ và sự đảm bảo cho tính bất ngờ đó - bí mật trong huấn luyện chuẩn bị, Shevchenko đã giới hạn chỉ trong một nhóm người chọn lọc và thực hiện một loạt các biện pháp tung thông tin sai lạc. Ngay cả chủ nhiệm ban đặc biệt, người sỹ quan phản gián chuyên nghiệp, cũng không nghi ngờ rằng sư đoàn đang chuẩn bị cho một hoạt động quy mô lớn. Một ngày trước khi các con tàu ra biển, Shevchenko mời trưởng ban đặc biệt ký tên dưới ngày tháng bản viết tay báo cáo của mình về sự kiện bắt đầu chiến dịch.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c2/Currents.svg/330px-Currents.svg.png)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6b/Anguillamuk.jpg)
Biển Sargasso, giới hạn bởi các dòng hải lưu Gulfstream, Canada, North Atlantic, North Atlantic Equatorial. Rìa phía tây của nó là Bermuda. Hệ các dòng hải lưu trên góp phần hình thành vực xoáy cận xích đạo Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Subtropical Gyre).

...........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười, 2011, 01:49:13 pm
(tiếp)


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Bol_emblema_Krasnoznamennogo_SF.png)
Biểu tượng của Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/400px-Map_of_Northern_Fleet_bases_RUSsvg.png)
Các căn cứ của Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga.

- Tôi tìm ở đâu ra cho anh trong một ngày từng ấy người để ủy thác như vậy? - Anh ta rất ngạc nhiên.
Tuy nhiên, đã tìm thấy, và ngày 29 tháng 5 năm 1985 sư đoàn bắt đầu triển khai. Từ Zapadnaya Litsa ra khơi là bốn tàu ngầm đa mục đích: K-299 (đề án 671RTM), K-324 (đề án 671RTM), K-488 (đề án 671RT)  và K-502 (đề án 671RT, RTMK). Tầu ngầm thứ năm, K-147 (đề án 671) - với một hệ thống phát hiện vệt rẽ nước sống tàu mới (theo dấu vết bất thường tương tự) đến từ Gremikha.

Bộ tham mưu hành quân, dẫn đầu là đại tá hải quân Shevchenko đã đến khu vực chiến dịch sẽ hoạt động từ trước (biển Caribbean) - trên tàu trinh sát cỡ lớn BRZK "Lira". Ở phía Đông Cuba, Shevchenko và các sĩ quan của anh ta đã chuyển sang tàu khảo sát hải văn GISU "Kolguev", từ trên boong tàu này, qua đường liên lạc vũ trụ, anh dẫn dắt, sau đó chỉ huy các tàu ngầm nguyên tử.

Chiến dịch bắt đầu ngày 18 tháng Sáu về phía tây dải đá ngầm New Foundland. Hai tàu ngầm nguyên tử di chuyển so le nối nhau theo chiều kim đồng hồ, và hai tàu kia - hướng tới chúng theo chiều ngược lại. Trong vòng đua ngựa gỗ cặp đôi này còn có 4 máy bay hải quân Tu-142M cất cánh từ sân bay San Antonio - Cuba tham gia.

Người Mỹ nhốn nháo. Các máy bay tuần tra chống ngầm bay lên không trung từ căn cứ Brunswick (khu vực Bermuda), Lagens (khu vực Azores) và Greenwood (khu vực Canada). Họ tìm kiếm tàu ngầm của chúng ta ngày cũng như đêm, thực hiện 3-4 phi vụ cho một ngày.

Họ chỉ phát hiện được K-488, lúc đó đang ở tại khu vực Iceland, trên đường trở về.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image001-5.jpg)
K-488 đề án 671RT (đơn vị quân đội 95465) tại nhà máy sửa chữa tàu biển "Nerpa" trong vũng Kut, vịnh Olenhia, khoảng 1989.

"Mẻ cá" của chúng tôi bắt được nhiều hơn: K-324 (đề án 671RTM)  có ba tiếp xúc với SSBN và SSGN của Mỹ, tổng thời gian theo dõi chúng đến 28 h. Xuất sắc hơn cả là K-147 (thuyền trưởng - V.V. Nikitin). Thủy thủ đoàn của tàu ngầm nguyên tử này, năm ngày liền theo dõi một SSBN Hoa Kỳ, bám theo vệt rẽ nước của tàu Mỹ. Sau đó, theo mệnh lệnh của Tổng tư lệnh, K-147 (đề án 671), khi đến gần hơn và sau khi bước vào tiếp xúc thủy âm, tiến hành theo dõi trong chế độ sonar thụ động một ngày đêm nữa.
.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười, 2011, 05:31:49 pm
(tiếp)

Phải chú ý chú ý đến thời gian (ngày) theo dõi  SSBN Hoa Kỳ một cách thích hợp. Tôi nhấn mạnh điều đó chỉ bởi vì một số "chuyên gia-học giả" vẫn đang cố gắng chứng minh rằng tàu ngầm của chúng ta - vừa "mù dở" vừa "điếc dở", còn tàu của người Mỹ thì ...

01 Tháng Bảy năm 1985 chiến dịch "Aport" đã hoàn thành. Kết quả đã khám phá ra hai vùng tuần tra của SSBN Hoa Kỳ loại «James Madison» (James Madison-class submarine fleet ballistic missile submarine), hai khu vực hoạt động của tàu ngầm nguyên tử đa mục đích Mỹ, cũng như các thủ đoạn chiến thuật của máy bay Mỹ khi tìm kiếm các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đang triển khai trên biển. Tất cả các tàu của chúng ta đã trở về căn cứ một cách an toàn.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/00/USS_James_Madison_SSBN-627.jpg/800px-USS_James_Madison_SSBN-627.jpg)
USS James Madison (SSBN-627), trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược phóng từ tàu ngầm Triden-C4, trên biển.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7f/Trident_C-4_montage.jpg/750px-Trident_C-4_montage.jpg)
Cảnh ghép phóng tên lửa đạn đạo chiến lược Triden-C4 từ tàu ngầm.

Khi xây dựng kế hoạch chiến dịch "Atrina" chúng ta có tính đến các kinh nghiệm của chiến dịch  "Aport". Tất nhiên, người phù hợp hơn với vị trí chỉ huy thê đội tàu ngầm như đại tá hải quân A.I. Shevchenko, * [* - một chi tiết thú vị. Năm 1992, các sứ giả của Lực lượng Phòng vệ Ucraina đã thuyết phục phó đô đốc Shevchenko rời khỏi hạm đội Nga về lãnh đạo Hải quân Ucraina. Tuy nhiên, Anatoliy từ chối thay đổi lời tuyên thệ. Suốt cả một thời gian dài, tôi đã và đang biết Anatoly Ivanovich, và một hành động khác ở anh ta tôi chẳng hề chờ đợi] là rất khó tìm thấy. Sỹ quan trưởng ngành hạm đội cấp dưới (Младшим флагманом), như trước kia người ta gọi, hoặc người chỉ huy biên đội tàu ngầm hạng 2 (bao gồm 2 chiếc), đại tá hải quân Ravkat Zagidullovich Chebotarevsky đã được bổ nhiệm làm người chỉ huy thê đội này * [* - Chuẩn Đô đốc Chebotarevsky vào cuối những năm 198x được bầu làm đại biểu nhân dân của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga và tích cực bảo vệ lợi ích của Hải quân. Sau cuộc khủng hoảng tháng Mười năm 1993 (tức vụ khủng hoảng giữa phái Tổng thống và phái Quốc hội Nga dẫn đến sự kiện nã pháo vào nhà Quốc hội Nga năm 1993), người thủy thủ giàu kinh nghiệm nhất, người có thể mang lại nhiều điều tốt đẹp cho hạm đội tàu ngầm Nga, tiếc thay, đã bị chuyển sang ngạch dự bị. Tin rất buồn và không thể tin nổi: ở tuổi 47 Chebotarevsky không còn nữa. Ông qua đời ở Serbia, trong một chuyến công tác quan trọng, tháng tư 1994] cũng là một sỹ quan rất đáng tin cậy và có khả năng, mà sau này nhiều năm tôi không chỉ giữ quan hệ tốt, mà còn có sự cộng tác rất hiệu quả cho Hải quân Nga, đặc biệt khi ông là đại biểu nhân dân và làm việc tại Moskva. Thật không may, cuộc sống của ông quá ngắn ngủi và ông đã sớm rời xa chúng ta.

Như vậy, năm tàu ngầm nguyên tử đa mục đích, năm thuyền trưởng, năm đoàn thủy thủ phải nhanh chóng chuẩn bị cho chiến dịch hợp đồng bơi biển thi hành nhiệm vụ vô cùng quan trọng ở bán cầu Tây của địa cầu. Để giữ bí mật công tác chuẩn bị trước mọi dạng trinh sát tình báo của khối NATO, mà chúng tôi - tôi nói đến lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Biển Bắc - lại là trung tâm chú ý của các phương tiện tình báo có thể tưởng tượng và không thể tưởng tượng nổi, vì thế tại Sư đoàn tàu ngầm số 33, cũng như trước chiến dịch "Aport", đã tổ chức một hoạt động nghi binh mạnh mẽ. Ngay cả các thuyền trưởng tàu ngầm, chỉ tại thời điểm cuối cùng mới biết được các chi tiết của chiến dịch này, tàu của họ sẽ đi đâu và nhằm mục đích gì.

Cùng với các tàu ngầm hạt nhân, tham gia trong chiến dịch còn có hai chiếc tàu mặt nước với ăng-ten kéo thả linh hoạt "Kolguev" và một sư đoàn hàng không hải quân. Theo kế hoạch, các máy bay sẽ cất cánh không chỉ từ các sân bay bán đảo Kola và trung tâm nước Nga, mà còn từ các sân bay của Cuba.

Cần tổ chức sao cho đạt được sự hiểu nhau rõ ràng của các lực lượng binh chủng khác nhau. Tham gia tích cực vào vấn đề này là Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, đô đốc I.M.Kapitanets. Không hề nhầm lẫn nếu tôi nói rằng một cuộc huấn luyện chuẩn bị hợp đồng có định hướng chọn lọc kỹ lưỡng như vậy giữa các chỉ huy tàu ngầm và máy bay trong hạm đội chúng ta đến lúc đó còn chưa diễn ra. Đó là một cuộc tập huấn được nghiên cứu và lên kế hoạch tốt ...

Vào đầu tháng ba năm 1987, từ Zapadnaya Litsa chiếc tàu ngầm đầu tiên của thê đội tương lai ra khơi. Sau một thời gian đã định, chiếc thứ hai rời bến tàu, rồi chiếc thứ ba, thứ tư, thứ năm ... Chiến dịch "Atrina" bắt đầu ...


..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười, 2011, 08:12:04 pm
(tiếp)


(http://k-244.ru/images/stories/demo/sam-16.jpg)
Biểu tượng của sư đoàn tàu ngầm nguyên tử số 33 Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga, một sư đoàn hoàn toàn trang bị các tàu ngầm nguyên tử đề án 671RT, RTM, RTMK là những tàu ngầm đa mục tiêu hiện đại thời điểm đó. Năm 1987 đóng căn cứ tại Zapadnaya Litsa trên bán đảo Kola. Sư đoàn giải thể năm 2001.

(http://k-244.ru/index.php?view=image&format=raw&type=img&id=109&option=com_joomgallery&Itemid=106)
Tại Bắc Cực, trong một chuyến đi của K-244.

(http://k-244.ru/images/IMG_2461.jpg)
Đại tá hải quân về hưu V.I.Alikov, thuyền trưởng đầu tiên K-244, người đã cùng con tàu và thủy thủ đoàn tham gia chiến dịch "Atrina".

(http://k-244.ru/index.php?view=image&format=raw&type=img&id=432&option=com_joomgallery&Itemid=106)
K-244 đề án 671RTM (RTMK), sư đoàn 33 trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương.

Tôi phải nói rằng các tàu ngầm hạt nhân đi làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu thường hoạt động một mình. Hiếm hơn - chúng đi theo cặp. Còn ở đây gần như toàn bộ một sư đoàn tàu ngầm nguyên tử đã tiến vào đại dương: K-299 (thuyền trưởng trung tá hải quân Kliuev M.I.), K-244 (thuyền trưởng trung tá hải quân Alikov V.I.), K-298 (thuyền trưởng trung tá hải quân Popkov), K- 255 (thuyền trưởng trung tá hải quân Muratov B. Yu), và K-524 (trung tá hải quân Smelkov).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image001-6.jpg)
K-298 đề án 671RTM.

Tới "góc nhỏ" - tên các thủy binh biển Bắc vẫn thường gọi bán đảo Scandinavia - sư đoàn vẫn đi theo lối thông thường. Do đó, đối thủ tiềm năng, mà tất nhiên, sự biến mất khỏi căn cứ của năm "chú cá măng" không phải họ không nhận thấy, không quá lo lắng. Chúng đi theo con đường mòn đã quá nổi tiếng - và ok. Các nhà phân tích ở Lầu Năm Góc thậm chí có thể dự đoán "tàu ngầm xô viết" sẽ đi vào khu vực nào trên Đại Tây Dương.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Atrina1a.jpg)
Tuyến chống ngầm của NATO.

Nhưng lần này đó là tính toán sai lầm lớn. Vào ngày đã tính, vào giờ đã định tất cả các "tàu ngầm tuần dương nguyên tử" quay ngoắt "đột ngột". Từ đội hình hành quân tuần tự - trải khá dài trong thời gian và không gian - tập hợp thành thê đội, nhanh chóng chuyển về hướng W. ..

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Atrina1.jpg)
Xuất phát lần lượt.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Atrina2.jpg)
Vòng qua "ugolok".

Trừ những nhiệm vụ khác, đặt ra cho thê đội này là mục tiêu khám phá tình hình đi lại của tàu ngầm và tàu mặt nước trong khu vực này của đại dương, mục tiêu rất khó hoàn thành được bằng các phương tiện trinh sát hải quân khác. Đi trước một chút, tôi lưu ý: nhiệm vụ này đã được thực hiện hoàn toàn trọn vẹn. Tôi đã nhận được báo cáo về nhiều tiếp xúc với tàu ngầm của Mỹ và Anh, được triển khai trong những ngày đó tại không gian chiến trường Đại Tây Dương.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Atrina3a.jpg)
Ra gần đến điểm tập hợp.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Atrina3.jpg)
Tập hợp thành thê đội.

Tất nhiên, tàu của chúng tôi không thoát được sự chú ý. Rất đáng lo ngại, khi toàn bộ một sư đoàn tàu ngầm hạt nhân tuần dương của Liên bang Xô Viết với những mục tiêu không ai biết đang di chuyển tới bờ biển nước Mỹ, di chuyển bí mật, và các đồng nghiệp-đối thủ cạnh tranh của tôi từ Lầu Năm Góc đã ném vào cuộc săn tìm thê đội tàu ngầm này hàng chục máy bay tuần biển và lực lượng chống ngầm hùng mạnh.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Atrina3b.jpg)
...và biến mất như trêu ngươi...

Sau này, các thuyền trưởng báo cáo tôi rằng đôi khi không thể nổi lên chiều sâu kính tiềm vọng để vào phiên liên lạc hoặc dương ống RKP để hút không khí vào các bình khí nén áp lực cao. Đó là một cuộc đi săn thực sự với việc sử dụng tất cả các phương tiện săn tìm và phát hiện tàu ngầm. Các đài ra dar và máy tầm phương vô tuyến hoạt động, các đài định vị thủy âm trên tàu mặt nước phát sóng siêu âm sục sạo các vực thẳm trên Đại Tây Dương. Máy bay tuần biển từ các căn cứ và các tàu sân bay quay cuồng trên đại dương suốt ngày đêm, dựng nên các hàng rào chống ngầm bằng sonobuoy, sử dụng tất cả các chế độ của thiết bị tìm kiếm trên hạm: máy đo từ trường, máy tầm phương nhiệt, chỉ thị kế vết sinh học ...
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười, 2011, 11:30:46 pm
(tiếp)

(http://atrinaflot.narod.ru/81_publications/atrina_3.jpg)

Các hydrofon của hệ thống dò tìm thủy âm từ xa và phương tiện trinh sát từ vũ trụ không ngừng làm việc. Nhưng nhiều ngày đêm trôi đi, ngày một rồi ngày hai, mà các dấu vết của cả một sư đoàn tàu ngầm hạt nhân vừa biến mất không phát hiện ra ở bất cứ nơi nào. Thực sự - sư đoàn đó đã biến mất trong làn nước đại dương.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Atrina4.jpg)
...một sư đoàn tàu ngầm lặng lẽ tiến vào khu vực biển Sargasso, tới gần Bermuda, cách bờ biển nước Mỹ không còn bao xa, nếu đó là những tàu ngầm tuần dương chiến lược mang vũ khí tên lửa đạn đạo thì các cơ sở công nghiệp và quân sự của "đối thủ tiềm năng" đã ở trong tầm bắn quá gần....

Trong suốt tám ngày, lực lượng chống ngầm của Mỹ không biết các con tàu của chúng tôi ở nơi nào. Trong khi đó, những tàu ngầm đó đã đi vào vùng biển Sargasso, trong Tam giác Bermuda nổi tiếng, nơi mà một năm trước đây chiếc tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân K-219 (đề án 667 A “Navaga”) bị đắm, và, chỉ còn cách một vài chục dặm nữa là đến căn cứ hải quân Hamilton của Anh (từ năm 1940 các tàu chiến hải quân và máy bay không quân Mỹ đóng tại căn cứ này), một lần nữa, chúng đột ngột đổi hướng.

(http://www.bermuda-online.org/milquitbdamap.gif)

(http://www.bermuda-online.org/usabdamilstamp.jpg)

(http://www.bermuda-online.org/NOBfromAir.jpg)
Căn cứ Hamilton 1941-1950

(http://www.bermuda-online.org/eisenhower.jpg)
Tổng thống Mỹ Eisenhower tại Bermuda năm 1945.

Ngay sau đó chủ nhiệm trinh sát Hải quân Xô Viết báo cáo tôi rằng để tìm kiếm biên đội tàu ngầm Shevchenko, sáu chiếc tàu ngầm hạt nhân đã ra khỏi căn cứ Norfolk. Đó là chưa kể những tàu chiến vẫn đang tuần tra chiến đấu bình thường ở Đại Tây Dương. Để tìm kiếm tàu ngầm hạt nhân của chúng tôi, họ đã gửi thêm ba phi đội máy bay chống ngầm, ba nhóm KPUG (một trong số đó là nhóm của người Anh, dẫn đầu là tàu sân bay «Invincible»), ba tàu trinh sát thủy âm tầm xa loại «Stalwart».

(http://www.cnic.navy.mil/navycni/fragments/skin_norfolksta/images/logo_main.png)
(http://www.cnic.navy.mil/navycni/groups/public/@cnrma/documents/image/cnicd_a115460.jpg)
Căn cứ hải quân Mỹ Norfolk, Vifginia.

Người Mỹ không hoàn toàn phân loại đúng các tàu ngầm của chúng ta, họ xác định chúng hoàn toàn gồm các tàu tên lửa. Đó chính là những gì đã được báo cáo lên Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan: tàu ngầm tên lửa của Nga đang ở trong khu vực cận duyên rất nguy hiểm bên bờ biển nước Mỹ. Đó là lý do tại sao chống lại chúng tôi ho đã phái đến cả một lực lượng săn tìm - tấn công lớn. Họ đeo đuổi biên đội của đại tá hải quân A. Shevchenko gần như suốt đường về.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Atrina5.jpg)
...nhưng thê đội tàu ngầm của sư đoàn này lại đột ngột đổi hướng....

(http://flot.com/history/interesting/images/mi2.jpg)
A.Shevchenko trên đài chỉ huy tàu ngầm tại biển Bắc.Trong chiến dịch "Atrina", A.I.Shevchenko chỉ huy chung từ trong khoang tàu ngầm K-524.

Để thoát khỏi hạm đội này, tránh sự phát hiện của các phương tiện tìm kiếm chủ động của nó, tôi cho phép các thuyền trưởng sử dụng công cụ chế áp thủy âm nằm trong trang bị của tàu ngầm. Chúng phóng ra những tiếng ồn giả dạng giống như của tàu ngầm hạt nhân, đưa sự đeo bám của kẻ thù ra xa hướng thật. Sử dụng cả LDTS (ЛДЦ - ложно-дезинформационные цели) – các mục tiêu giải thông tin - giả , ngụy trang hoạt động cơ động của tàu ngầm. Áp dụng cả những khả năng và phương tiện khác nữa để đưa kẻ thù đến nhầm lẫn.

(http://k-244.ru/index.php?view=image&format=raw&type=img&id=101&option=com_joomgallery&Itemid=106)
K-244. Phút căng thẳng trong buồng trung tâm.

(http://k-244.ru/index.php?view=image&format=raw&type=orig&id=100&option=com_joomgallery&Itemid=106)
Một trang báo của Hạm đội Biển Bắc trong dịp này.

Tôi thừa nhận, tôi đã quan sát tất cả những sự kiện này không chỉ trên cương vị Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, mà còn với một số sự quan tâm cá nhân, nếu có thể nói như vậy. Thực tế là sỹ quan trọ lý chính cho thuyền trưởng K-524 là chồng của con gái tôi, đại úy hải quân Sergei Kurov (sau này là chuẩn đô đốc Sergei Ghermanovitch Kurov, người có mặt trong đoạn video về chiến dịch "Atrina" với vai trò nhân chứng thuật lại sự kiện trên). Mặc dù tôi đảm bảo với người nhà rằng đó là chuyến đi biển huấn luyện bình thường, tất cả vẫn nhận thức rõ rằng những cuộc hành quân trên đại dương nhẹ nhàng và an toàn là không bao giờ có. Nhất là ký ức vốn không thôi ám ảnh bởi thảm kịch tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chiến lược K-219, đã nổ bùng trong chính khu vực mà các con tàu của chúng tôi hoạt động.

May mắn thay, lúc này thời gian lại tỏ ra nhân từ với chúng tôi. Tất cả tàu ngầm hạt nhân đã an toàn trở về căn cứ. Tôi nghĩ vấn đề ở đây không chỉ là may mắn. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kỹ năng điêu luyện của các thủy thủ đoàn đã xác định sự thành công cho chiến dịch.

.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 23 Tháng Mười, 2011, 01:47:36 am
(tiếp)

(http://svpressa.ru/photo/37252.jpg)
A.Shevchenko (đứng giữa, chỉ tay) với các thủy binh biển Bắc.

Các chỉ huy tàu ngầm được trao huân chương Cờ Đỏ. Các sỹ quan, hạ sỹ quan khác tỏ ra xuất sắc trong chuyến đi biển 3 tháng này cũng nhận được phần thưởng của chính phủ.

Ngoài các thông tin quan trọng về lực lượng và phương tiện chống ngầm trên Đại Tây Dương của đối thủ tiềm năng, thu được từ kết quả chiến dịch "Atrina", cuộc hành quân này còn có một ý nghĩa tâm lý-tinh thần lớn cho các thủy thủ của chúng ta, đã phải trải qua chấn động bởi sự hy sinh mới gần đây của tàu ngầm hạt nhân chiến lược K-219. Từ cuộc ra khơi định mệnh của "Komsomolets" cách chúng ta hai năm, và giờ đây với niềm tự hào chính đáng, chúng ta cử hành lễ mừng chiến thắng trong "trận chiến nhỏ giành Đại Tây Dương", như lúc đùa vui những người tham gia gọi chiến dịch "Atrina" như vậy.

Phân tích kết quả chiến dịch, tôi lại một lần nữa khẳng định: để hoàn toàn kiểm soát các đại dương trong trường hợp một lực lượng đông đảo các tàu ngầm ra khơi, khả năng của người Mỹ còn chưa đủ. Trong mọi trường hợp, Lầu Năm Góc không có được một đảm bảo nào rằng trước khi chiến sự bùng nổ các tàu ngầm tên lửa hạt nhân của Liên Xô sẽ bị phát hiện trước khi giáng đòn đáp trả.

Chính người Mỹ cũng chưa từng tiến hành cuộc tập trận nào như vậy. Với sự hiện diện của các căn cứ hải quân rải rác khắp thế giới, nhu cầu hành động như vậy của họ là không. Chúng ta, như người ta nói, địa lý bắt buộc chúng ta phải làm như vậy.

Tuyên bố hồi đó của Tổng Bí thư UBTU ĐCS Liên Xô Yu. Andropov rằng, mặc dù việc hệ thống «Trident» phóng từ tàu ngầm đã được triển khai chống lại chúng ta, chúng ta vẫn có cơ hội để tấn công trả thù trên đất Mỹ, đã được xác nhận, bao gồm cả kết quả hoạt động của chiến dịch vừa kết thúc. Yuri Vladimirovitch Andropov đã không còn sống khi trao huân chương cho các thủy thủ tàu ngầm. Người trao là M.S.Gorbachev, người mà trong đầu ông ta từ hồi ấy đã nảy nở và đặt ra luận đề về "học thuyết phòng thủ" mới. Nhưng ai trong số những người đang đứng trên boong các tàu ngầm trong những phút huy hoàng đó có thể nghĩ rằng, tất cả những nỗ lực siêu nhân vượt quá sức con người nhằm duy trì cân bằng chiến lược với thế giới phương Tây sẽ được đưa về không bởi nỗ lực ngay từ đầu của những nhà cải cách nhiệt thành, và sau đó chỉ đơn giản là những kẻ phản bội nhân dân ta?

Ngày nay, nhiều năm sau, ai đó trong số các "học giả lớn - người am hiểu tàu ngầm" đang cố gắng giảng giải những hành động tương tự này không nhỏ hơn hay lớn hơn (trong chừng mực nhãn quan quân sự khiêm tốn của mình), như một chuỗi những sự lừa dối kế tiếp, thực hiện chỉ với một mục tiêu: "để báo cáo lên cấp trên". Tranh luận, tất nhiên, vô nghĩa. Nhưng chúng tôi muốn làm một giải thích nhỏ cho những người xa lạ với công việc quân sự của chúng tôi, và để trả lời câu hỏi, vì mục đích gì chúng tôi thực hiện chiến dịch này và những chiến dịch tương tự khác (mà chúng không phải là ít)?

Thực tế là công tác quân sự đòi hỏi thường xuyên tìm kiếm các phương thức hành động mới, các thủ đoạn chiến thuật, hình thức và phương pháp chỉ huy lực lượng mới. Cần phải biết khả nằng của đối thủ tiềm năng, chiến lược và chiến thuật của nó. Và các cuộc tập trận như "Atrina" khi các bên đang hoạt động gần nhau một cách trực tiếp, tiếp xúc với nhau, cung cấp cho ta những tài liệu phong phú để phân tích. Thử nghiệm không chỉ thủ đoạn chiến thuật, mà còn quy tắc và hướng dẫn hiện hành. Và quan trọng nhất – phát hiện những con người có tư tưởng khoáng đạt, có óc sáng tạo và sang kiến. Đó là những người mà chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ và khuyến khích. Hạm đội được duy trì bởi chính những con người như vậy.

(http://atrinaflot.narod.ru/1_submarines/03_pla_671/rtm/671rtm_39.jpg)
K-254 với thiết bị phóng ngư lôi bổ sung bầu rẽ dòng để thử tên lửa hành trình chiến lược "Granat".
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười, 2011, 12:09:09 am
(tiếp)

Chiến dịch "Behemoth"
(Операция "Бегемот")


Không cần huân chương, vì đó là Tổ quốc
(Не надо орденов, была бы Родина)



http://www.youtube.com/watch?v=A73dlbJhp9M




(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/55/Behemoth.jpg)
"Behemoth" - con vật thần thoại trong một bức tranh của nhà thơ, họa sỹ Anh William Blake (1757-1827).

Nikolai Tcherkashin
(flot.com)

Mười ngày trước cái chết của cường quốc Xô viết là một sự kiện phi thường: từ đáy biển Barentsev lần lượt vọt lên 16 tên lửa đạn đạo và bay vút về phía bờ! Quan sát cảnh tượng vô song này chỉ có một vài người trên một chiếc tàu tuần tra, đang thả trôi trên biển hoang vắng ... Chỉ có họ biết rằng ngày 6 tháng 8 năm 1991 sẽ đi vào lịch sử của Hải quân Liên Xô và toàn thể hải quân Nga nói chung, như ngày của một kỳ tích quân sự vĩ đại.

Khi người ta đề nghị Viện sĩ Korolev phát triển các tên lửa được phóng từ dưới nước, ông coi đó là một ý nghĩ kỳ quặc. Tuy nhiên, Nikita Khrushchev đấm tay xuống bàn: các tên lửa sẽ bay, đó là tất cả! Đúng, và Korolev thích nắm lấy những ý tưởng dường như không thể thực hiện. Tổng công trình sư và văn phòng thiết kế của ông đã tạo ra những tên lửa như vậy!

Nguyên Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết, Anh hùng Liên Xô, Đô đốc hạm đội Vladimir Chernavin nhớ lại:

- Trong những năm cuối của công cuộc "perestroika" nổi tiếng buồn thảm, tại Bộ Quốc phòng Liên Xô ngày càng vang lên thường xuyên những tiếng nói về sự không đáng tin cậy của những chiếc tàu ngầm mang vũ khí tên lửa (đạn đạo). Rằng chúng chỉ có khả năng thực hiện không quá 2-3 phát phóng, và do đó chúng ta nên loại bỏ chúng. Rõ ràng cần phải thể hiện loạt phóng tên lửa đầy đủ từ dưới mặt nước. Công việc này rất tốn kém và phức tạp, nhưng cần phải bảo vệ danh dự của vũ khí, và tôi trao sứ mệnh này cho thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tuần dương chiến lược mang tên lửa đạn đạo "Novomoskovsk" (đề án 667 BDRM "Delfin", hay "Delta-IV" theo NATO), chỉ huy bởi thuyền trưởng trung tá hải quân Sergey Egorov.

- Phóng tên lửa từ các hầm trên đất liền là một việc, nhìn ra bãi phóng từ bunker bê tông cách hàng km. Còn phóng nó như chúng tôi - là việc khác hẳn! - Egorov gõ vào cổ. - tên lửa ở ngay sau gáy.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/36/Coat_of_Arms_of_Olenya_Guba.png)
Biểu tượng của Olenia Guba, nơi trú đóng của K-407.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/f/fa/Novomoskovsk%2C_Russian_Submarine%2C_on_duty.jpg)
K-407 "Novomoskovsk đề án 667 BDRM "Cá heo".

Đúng, điều đó từng xảy ra với tên lửa, nạp nhiên liệu cực độc, và thủy thủ đoàn có mà chạy đằng trời. Tai nạn trong hầm chứa tên lửa số 6 trên tàu ngầm nguyên tử xấu số K-219 kết thúc bằng cái chết của một số thủy thủ, và của chính con tàu.

Ít bi thảm hơn, nhưng gây thiệt hại rất lớn đến môi trường xung quanh là kết cục của cố gắng đầu tiên phóng loạt tên lửa (đạn đạo) đầy đủ vào năm 1989.

Thời đó trên tàu có hơn năm mươi người đủ loại thủ trưởng, - Egorov cười không vui - Chỉ riêng cán bộ chính trị cũng đã năm người. Nhiều người đi chỉ vì muốn huân chương. Nhưng khi con tàu rơi tụt xuống vực sâu và sức nước ép muốn nát tên lửa, ai đó rất nhanh chóng chuyển sang tàu kéo cứu hộ. Trong chương trình này vào năm 1991, với chúng tôi vấn đề đã nhẹ hơn: ra khơi cùng với tôi là hai thủ trưởng - Chuẩn Đô đốc Salnikov và đại tá hải quân Makeev. Vâng, còn Tổng công trình sư của con tàu Kovalev cùng với Phó Tổng công trình sư phụ trách vũ khí tên lửa Velitchko, cả hai đều làm việc vì danh dự. Hồi xưa người ta làm việc như thế, các kỹ sư chứng minh độ bền công trình của mình bằng cách: họ đứng dưới cây cầu cho đến chừng nào đoàn tàu chưa đi qua... Nói chung, những người lạ trong khoang tàu là không có.

Ngay cả trên những nét chung cơ bản nhất cũng thấy rõ rằng loạt phóng tên lửa từ dưới nước đòi hỏi hoạt động siêu đồng bộ của toàn bộ thủy thủ đoàn. Sơ xuất nhỏ của chỉ một trong trăm rưởi con người cũng sẽ trả giá cho thành công chung. Vì vậy hơn một năm Egorov đã cử người của mình đi các trung tâm huấn luyện, năm lần ra biển, đã cùng thủy thủ đoàn thao luyện nhiệm vụ chính. Trong đó có khối lượng lao động chỉ huy khổng lồ và chiến công to lớn của anh.

..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười, 2011, 11:33:21 am
(tiếp)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6a/SLBM_Comparison.jpg/640px-SLBM_Comparison.jpg)
Các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Trái sang phải: R-29 hay SS-N-8 Sawfly (USSR/Russia, 1977); R-29R hay SS-N-18 Stingray (USSR/Russia, 1977); Р-39 hay SS-N-20 Sturgeon (USSR/Russia,1984-2004); Р-29РМ hay SS-N-23 Ski (USSR/Russia, 1986): phóng loạt 16 đạn ngày 6.8.1991 từ K-407 "Novomoskovsk";  JL-1 hay CSS-NX-3 (China, 1986); JL-2 hay CSS-NX-4 (China, 1990s).

Và đã đến ngày ... Nhưng ngay từ ban đầu, các thủy thủ tàu ngầm cần vượt qua vô số các cuộc kiểm tra nối tiếp bao trùm lên nhau, nhằm tìm hiểu một cách tỉ mỉ sự sẵn sàng của con tàu cho chuyến ra khơi. Người từ Moskva đến sau cùng là cục trưởng cục huấn luyện chiến đấu lực lượng tàu ngầm Hải quân Xô viết chuẩn đô đốc Yuri Fedorov. Anh đến với một lệnh ngầm - "hãy kiểm tra và ngăn chặn". Quyền Tổng tư lệnh Hải quân (временно исполняющий обязанности - ВРИО главнокомандующего), người ở lại trong tháng Tám thay cho Tổng tư lệnh đã đi nghỉ phép, căn dặn anh như vậy. Ông ấy không muốn mình phải gánh lấy trách nhiệm về kết quả của chiến dịch "Behemoth" - như người ta gọi cuộc phóng thử tên lửa của "Novomoskovsk" (tại thời điểm này, K-407 còn chưa mang danh hiệu "Novomoskovsk", mà phải đến 1996). Ký ức xấu về thất bại của cuộc thử nghiệm đầu tiên còn quá mạnh. Nhưng Yuri Fedorov, đảm bảo rằng thủy thủ đoàn đã được chuẩn bị không chê vào đâu được, hoàn toàn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, và đã gửi một điện báo được mã hóa về Moskva báo cáo trung thực tình hình: "Tôi đã kiểm tra và cho phép". Bản thân anh,  để không phải nhận những cú điện thoại giận dữ, lập tức chuyển sang doanh trại khác.

- Tất cả những cảm xúc biến mất nhường chỗ cho trật tự. - Sergey Egorov kể. - Trong đầu tôi chỉ còn độc sơ đồ cuộc bắn thử. Tất nhiên trong cuộc sống của tôi, mọi thứ phụ thuộc vào kết quả của chiến dịch "Behemoth" rất nhiều. Thậm chí người ta đã giữ nhẹ quân hàm đến niên hạn của tôi lại. Rằng, tùy vào kết quả ... Và Học viện cũng chỉ bật đèn xanh theo kết quả tổng kết của chiến dịch.


Nửa giờ trước khi bắt đầu phóng - có trục trặc. Đột nhiên mất liên lạc truyền âm ngầm với tàu mặt nước, chịu trách nhiệm ghi kết quả cuộc tập bắn của chúng tôi. Chúng tôi nghe được họ, họ thì không. Con tàu tuần tra này đã cũ, thiết bị thu âm trên tàu đến lúc bỏ đi. Chỉ thị cấm cuộc tập bắn mà lại không có liên lạc hai chiều. Nhưng biết bao người đã sẵn sàng công phu như vậy! Và Chuẩn Đô đốc Salnikov, chỉ huy cao cấp trên tàu, đã nhận trách nhiệm về mình: "Bắn đi, thuyền trưởng!"

Tôi tin vào con tàu của mình, tin vào người của mình, đặc biệt là trợ lý chính, sỹ quan chỉ huy tên lửa, sỹ quan phụ trách cơ điện. Tin tưởng vào kinh nghiệm của người tiền nhiệm mình - đại tá hải quân Yuri Beketov. Đúng, ông ấy mới chỉ bắn tám đạn tên lửa, nhưng tất cả các quả đạn đều được phóng đi không hề có một trục trặc nhỏ nào. Chính người ta cũng nói với tôi rằng nếu chúng tôi phóng được 13 đạn thì đó cũng là thành công rồi. Còn chúng tôi đã nện đến 16 phát! Không có một phát nào hỏng. Các quả đạn như thể tuần tự từ máy tự động phóng lên. Nhưng "đạn" - đó là thằng ngốc. Còn nói gì về những quả tên lửa đạn đạo nặng hàng tấn đây? Không đơn thuần là tên lửa - đó là một thứ rất thông minh, phải dùng trí tuệ để làm việc với nó.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/K-407c.jpg)
Giờ khắc lịch sử.

Quân hàm đại tá hải quân được Salnikov trao cho tôi ngay trong buồng điều khiển trung tâm. Người ta đón chúng tôi tại căn cứ thân thương với một dàn quân nhạc. Theo truyền thống người ta tặng cả heo quay. Nhưng không có thời gian đủ để quay chín như cần thiết. Sau đó trên bếp trong tàu ngầm, chúng tôi làm tiếp cho thật ngon và cắt ra thành 130 suất - để mỗi thành viên thủy thủ đoàn đều có phần. Người ta đề cử các phần thưởng cho chúng tôi: với tôi là danh hiệu Anh hùng Liên Xô, trợ lý chính - huân chương Lenin, sỹ quan cơ điện huân chương Cờ Đỏ ... Nhưng chỉ một tuần sau - Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp, Liên bang Xô Viết bị thủ tiêu, huân chương xô viết cũng chung số phận.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Egorov_K-407.jpg)
Sergei Egorov (1956-2007) thuyền trưởng đầu tiên K-407.

... Tôi đã thấy cuốn băng video lịch sử này rồi. Trên bảng đồng hồ bấm giờ của nó - 21 giờ 09 phút ngày 06 tháng 8 năm 1991. Đó, quả tên lửa đầu tiên, xuyên thủng các tầng nước đi lên, để lại trên mặt biển một đám mây hơi nước, bay vút lên cao và biến mất vào bầu trời cực bắc; vài giây sau quả đạn thứ hai vội vã vụt lên cùng tiếng hú, quả thứ hai, ba ... năm ... tám ... mười hai ... mười sáu! Đám mây hơi nước kéo dài dọc theo đường đi của tàu ngầm. Tiếng gầm rú khủng khiếp vang trên biển hoang vu u ám. Đột nhiên tôi nghĩ thế giới sẽ như thế này trong một vài phút trước khi điểm chuông Khải Huyền. Một người nào đó đã gọi cuộc tập bắn này là "buổi tổng duyệt của ngày tận thế hạt nhân" (“генеральной репетицией ядерного апокалипсиса”). Nhưng không, đó là lời chào vĩnh biệt, mà hạm đội tàu ngầm vĩ đại gửi tới cường quốc vĩ đại không thể cứu vãn được của mình. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã lao xuống vực thẳm của thời gian, như con tàu "Titanic" đâm vào núi băng trôi.

"Novomoskovsk" ngay cả trong thập kỷ không hành quân và ô nhục hiện nay đối với hạm đội, cũng đã vài lần biết gầm vang khắp đất nước. Năm ngoái, con tàu đã hoàn thành một công việc mà chưa ai làm được trên thế giới - phóng tên lửa bắn trúng một mục tiêu từ Bắc Cực, từ trên đỉnh của thế giới. Năm nay, tên lửa, phóng từ tàu ngầm tuần dương này, đã đưa vào vũ trụ một vệ tinh nhân tạo của Trái đất! Sự kiện đã ở tầm toàn cầu thực sự. Hãy để chúng tôi vinh danh người chỉ huy đầu tiên của con tàu lịch sử này, người sỹ quan, cho đến ngày nay vẫn đang phục vụ như một nhà thơ chiến sỹ ngoài mặt trận đã nói: "Đâu cần huân chương, vì đó là Tổ quốc".

Moskva - Saint Petersbourg - Severomorsk.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/K-407_model.jpg)
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười, 2011, 10:37:29 pm
(tiếp)

«АТRINА»chưa được biết đến

А.М. Мagaznov (flot.com)

Xin kính cẩn nghiêng mình trước tất cả những người đã cùng tham gia chiến dịch hải quân «АТRINА» và trợ giúp để chúng ta giành thắng lợi trong trận chiến giành ĐAI DƯƠNG.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/671rtm_13a.jpg)

Tôi, một người Moskva gốc, đã về hưu, cựu lập trình viên chuyên nghiệp, chưa bao giờ phục vụ trong quân đội. Tình cờ được làm quen với cựu thuyền trưởng tàu ngầm, đại tá hải quân E.P.Sozanskii. Ông nói cho tôi biết một sự thật kỳ diệu trong chiến dịch vinh quang của các chiến sỹ tàu ngầm chúng ta ở thời kỳ đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh dưới mặt nước Trung tâm Đại Tây Dương.

Chúng tôi nhớ đến trận đánh trên sông Nêva và trận lưu huyết trên băng, đã chặn được cuộc Thập Tự Chinh vào nước Nga (những trận đánh trong lịch sử các công quốc Nga thời thế kỷ 13 do đại công tước các công quốc Kiev và Vladimir là Aleksandr Nevskii lãnh đạo chống cuộc xâm lăng của quân Đức và quân Thụy Điển). Chúng tôi nhớ chiến thắng của vũ khí Nga trên cánh đồng Kulikovo, đã thống nhất chúng ta lại trong một quốc gia duy nhất. Chúng tôi nhớ trận chiến Borodino, đặt dấu chấm khởi đầu cho sự sụp đổ của Napoleon. Chúng ta cũng phải nhớ và tự hào như thế về chiến dịch ít được biết đến «АТRINА», trong đó lần đầu tiên suốt lịch sử Hải quân Liên Xô, HẠM ĐỘI đã nghĩ ra và chế tạo được một loại vũ khí giúp chúng ta giành thắng lợi vinh quang trong cuộc chiến giành ĐẠI DƯƠNG.

Mùa xuân 2007, đã gần 20 năm diễn ra chiến dịch trinh sát chống ngầm xuất sắc «АТRINА», thực hiện tại Bắc Đại Tây Dương bằng lực lượng của sư đoàn tàu ngầm nguyên tử số 33 Hạm đội Biển Bắc, dưới sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội V.N.Chernavin. Nhưng ít ai đoán được còn bao nhiêu điều chưa biết ẩn sau từ hư cấu «АТRINА», được ra đời từ trong lòng Hạm đội Hải quân Liên Xô. Nhưng sự chuẩn bị cho chiến dịch này đã được bắt đầu từ trước đó khá lâu. Bài báo này dành nói đến một sự thực chưa biết đến của chiến dịch này.     

Е.P.Sozanskii kể về chiến dịch trên biển dưới tên gọi «АТRINА», khi 5 tàu ngầm nguyên tử Liên Xô, đề án 671RTM, năm chàng «HOÀNG TỬ ĐEN» như người ta goi chúng vì vẻ đẹp và sự hoàn thiện kỹ thuật, «chọc thủng» tuyến phòng thủ chống ngầm của Hải quân Hoa Kỳ, phá tan huyền thoại về sự bất khả trừng phạt của Hoa Kỳ khi mưu toan giáng đòn tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Liên Xô. Đó là trận đánh trên biển thắng lợi trong cuộc chiến giành ĐẠI DƯƠNG. Người Mỹ không thích nhớ đến chuyện này. Nhưng tất cả đều có trật tự của nó.

Ông nhắc đến tên chiến sỹ tàu ngầm V.E.Kuryshev, người chế ra cơ cấu hỗ trợ thủy âm «RITSA» (гидроакустическая приставка «РИЦА»), thiết bị này rõ ràng đã thúc đẩy ý tưởng đề ra kế hoạch và thực hiện chiến dịch trên. Tôi đã được tiếp cận những bản thảo chi tiết và ý kiến từ những người trực tiếp tham gia vào ý đồ, soạn thảo và đảm bảo cho chiến dịch, nhưng vì lý do này khác vẫn còn trong bóng tối. Nhưng để soi sáng hoàn toàn rõ ràng giai đoạn chuẩn bị chiến dịch này, tôi đã nghiền ngẫm ý kiến của các cá nhân sau. Trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc thời gian đó đại tá hải quân V.V.Gavrilov, một trong những người chủ chốt tham gia vạch kế hoạch chiến dịch «АТRINА»; Cục trưởng Cục tác chiến chống ngầm Hải quân Liên Xô phó đô đốc Е.I.Volobuev, ông là một trong những người đầu tiên đã nghĩ ra ý tưởng chiến dịch, cũng như thế là đô đốc hạm đội I.М.Kapitanets, Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc trong thời gian tiến hành chiến dịch này.

Bản thân chiến dịch đã được miêu tả rất hay bởi người lãnh đạo nó, Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết đô đốc hạm đội V.N.Chernavin.

Trong chừng mực tài liệu thu thập được, đã xảy ra những điều kỳ lạ, chân dung chiến sỹ tàu ngầm V.E.Kuryshev, đồng thời là một nhà toán học, một người rất am hiểu kỹ thuật vi xử lý, người chế ra thiết bị “RITSA” mờ dần và biến mất, còn tại chỗ đó xuất hiện vô số người, đó là BỆ HẠ CỦA ANH, khối hiển hách các sỹ quan tàu ngầm Hạm đội Biển Bắc. Bắt đầu từ ban lãnh đạo cao cấp Hải quân Liên Xô, đã dùng quân hàm lớn của mình che chở công việc ấy trước rất nhiều kẻ ác ý cho đến những thủy thủ nghĩa vụ Gortchak Gheorghi và Lanets Aleksandr bất chấp có thể sa vào tiểu đoàn trừng giới, đã cứu được tập vở ghi nổi tiếng của V.E.Kuryshev với các công thức tính toán của “RITSA”. HẠM ĐỘI đã cố gắng bảo vệ chính mình trong trận đánh ngầm dưới mặt nước, bởi vì nền công nghiệp và khoa học trong nước, các tổ hợp thủy âm trong nước đã làm việc tồi hơn so với của người Mỹ. Vào cuối thập kỷ bảy mươi của thế kỷ hai mươi, tại hạm đội tàu ngầm tình thế rất phức tạp cần được giải quyết. Tổ hợp thủy âm của “kẻ thù tiềm năng”, hoàn thiện hơn nhiều nếu so với tổ hợp trong nước. Các chiến sỹ tàu ngầm của chúng ta không có một cơ may nào đi ra khỏi trận đấu tay đôi với tàu ngầm đối phương trong tư cách người chiến thắng. 

Một nhóm sỹ quan trẻ tốt nghiệp Trường Sỹ quan Chỉ huy Kỹ thuật Vô tuyến điện tử Hải quân mang tên Popov hiểu rằng họ cần bắt tay vào giải quyết, nhưng họ phải được giúp đỡ về mặt tổ chức. Tại giai đoạn đầu, trợ giúp họ là Chủ nhiệm chính trị binh đoàn tàu ngầm số 4 Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân V.P.Tkachiov, tư lệnh binh đoàn tàu ngầm số 4 chuẩn đô đốc V.A.Paramonov, chuẩn đô đốc G.I.Shalyghin, chuẩn đô đốc V.P. Larionov, còn có các thuyền trưởng tàu ngầm trung tá hải quân G.N.Nuzhin, trung tá hải quân E.P.Sozanskii, trung tá hải quân G.А. Sutchkov, trung tá hải quân Е.V.Tchernov. Sau đó lao động của nhóm đã gây được sự quan tâm của Phó tư lệnh thứ nhất Hạm đội Biển Bắc phó đô đốc V.K.Korobov. Với bàn tay nhẹ nhàng của ông và chỉ thị của Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội N.I.Smirnov, đã thành lập một nhóm ngoài biên chế chính thức với thành phần như sau.

Lãnh đạo là thượng úy hải quân V.Е.Kuryshev, thiếu tá hải quân V.М.Khlamkov sỹ quan tình báo, thượng úy hải quân Yu.V.Bukovskii sỹ quan thủy âm, và thượng úy hải quân А.М.Sumatchiov kỹ sư tính toán. Để tiến hành một loạt các công tác nhằm xây dựng thiết bị thủy âm, người ta đã chia cho họ một chỗ trong phòng thí nghiệm tiếng ồn của thành phố Poliarnyi, bảo trợ công việc của nhóm là tư lệnh binh đoàn tàu ngầm 4 chuẩn đô đốc V.А.Paramonov. Thượng úy V.Е.Kuryshev và thiếu tá hải quân A.N.Kudimov trưởng phòng thí nghiệm tiếng ồn được quyền trong hoàn cảnh không lường trước, gọi điện trực tiếp cho Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội N.I.Smirnov hoặc Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Hải quân Liên Xô đô đốc V.I.Panin. Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội LBXV S.G.Gorshkov cũng biết những công việc này, và một tháng trước khi về nghỉ ông ra lệnh cho người phó của mình đô đốc hạm đội N.I.Smirnov bảo trợ cho các công việc đó.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Mười, 2011, 01:53:01 am
(tiếp)


Khi nhóm đã viết được cơ sở toán học của phương pháp thủy âm mới phát hiện tàu ngầm, phó đô đốc V.K.Korobov báo cáo lên Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội N.I.Smirnov. Ông ấy liền đề nghị chuyển những công thức toán học ấy đi thẩm định ở Viện nghiên cứu chuyên ngành của Hải quân Liên Xô, kết quả nhận được sự phê bình thẳng tay do 18 tiến sỹ và phó tiến sỹ khoa học cùng ký tên. Nhưng những kết luận khoa học không thuyết phục được Ban lãnh đạo Hải quân Liên Xô thời ấy và họ, qua phó đô đốc V.K.Korobov gửi thượng úy hải quân Kuryshev và 3 người khác nữa đi khắp Liên bang Xô Viết “xem xét” phải làm gì theo hướng ấy. Kuryshev tình cờ gặp được Chủ tịch VHLKH Ucraina viện sỹ V. М.Glushkov. Ông ấy chăm chú lắng nghe anh, và gửi họ tới Trường Bách khoa Lvov gặp giáo sư А.М.Аghizim, dưới sự lãnh đạo của giáo sư đã chế tạo được chiếc máy phân tích kỹ thuật số đầu tiên phổ tiếng ồn «CHARYSH-2М». Ngay tại đó họ được biết đã chế tạo tất cả 2 mẫu thử theo quyết định của UB Công nghiệp-Quốc phòng thuộc UBTU ĐCSLX, dành cho ngành công nghiệp. Khi tới Moskva V.Кurуshev được gặp viện sỹ А.N.Коlmogorov (nhà toán học rất nổi tiếng của Liên Xô về lý thuyết xác suất), nhờ ông mà anh tìm ra lời giải cho phương pháp ấy, được sử dụng trong phần chương trình hóa thiết bị “RITSA”.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/df/Kolmogorov-m.jpg)
A.N.Kolmogorov (1903-1987).

Ở đây, anh gặp được Viện sỹ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô B.F.Vysotskii (1909-1999; chuyên gia trong lĩnh vực radar và vi điện tử đặc biệt trên thiết bị bay), người sáng lập Trung tâm điện tử Zelenograd. Từ ông họ biết được rằng ở Liên Xô đã chế tạo được 8 máy tính cá nhân “DVK-2M” («ДВК-2М»), một trong số đó để cho phòng thí nghiệm tiếng ồn. Theo chỉ thị riêng của đô đốc hạm đội N.I.Smirnov, hai máy phân tích «CHARYSH-2М» cũng được đưa vào phòng thí nghiệm đó. Nhóm Kuryshev trong một thời hạn rất ngắn đã biết ghép nối “DVK-2M” với «CHARYSH-2М» thành một thể toàn vẹn. Đã viết nên một hệ thống phức tạp, tách tín hiệu sạch của mục tiêu, sau đó phân loại theo mẫu tiếng ồn “chân dung” của các tàu ngầm, đang có trong cơ sở dữ liệu, và xác định góc phương vị (азимут) của mục tiêu. Thiết bị được đặt tên “BPF-DVK” («БПФ-ДВК»). Tháng hai năm 1985 đô đốc I.M.Kapitanets được bổ nhiệm tư lệnh Hạm đội Biển Bắc thay thế đô đốc V.N.Chernavin lên làm Tổng tham mưu trưởng Hải quân Liên Xô. Cũng trong ngày đầu tiên (tác giả có nhầm lẫn: từ tháng 12.1981 V.N.Chernavin đã là TTMT Hải quân Liên Xô, AHLX đô đốc A.P.Mikhailovskii là tư lệnh hạm đội Biển Bắc thay V.N.Chernavin giai đoạn 12.1981 – 2.1985 cho đến khi I.M.Kapitanets được bổ nhiệm.), phó đô đốc V.K.Korobov báo cáo  tư lệnh mới của Hạm đội Biển Bắc về thiết bị-bảo bối này. Ông đã trao cây gậy tiếp sức vào những cánh tay trẻ vì bản thân cũng đã sắp đến tuổi hưu. Chẳng bao lâu phó đô đốc Yu.Patrushev trở thành Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc, còn đại tá hải quân V.V.Gavrilov được bổ nhiệm Trưởng ban tác chiến chống ngầm hạm đội Biển Bắc (PLB-ПЛБ), và tư lệnh mới Hạm đội Biển Bắc đô đốc I.M.Kapitanets ngay lập tức đặt cho họ trách nhiệm quan tâm đến thiết bị này.

Tháng 9 năm 1985 đã tiến hành các thử nghiệm bước đầu. Không được thành công cho lắm. Máy tính “DVK-2M”  hỏng liên tục, nhưng bằng cách nào đó, thượng úy Yu.D.Siniakin đã hồi sinh được cho nó, đến lúc đó nó hoàn toàn chưa  “thở hắt ra”, trên khoảng cách 75 kаbelt tới tàu-mục tiêu. Nhóm rất không hài lòng với các kết quả dù cho hệ thống thủy âm chính tắc “RUBIKON” («РУБИКОН») mất mục tiêu ngay từ khoảng cách 20 kаbelt. Thượng úy V.Е.Kuryshev nói rằng tiếp tục tiến hành thử nghiệm mà không có máy tính “DVK-2M” thứ hai là vô nghĩa. Vào tháng 12 cùng năm, thử nghiệm chính thức theo chỉ thỉ ngày 18 tháng 3 năm 1985 của Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội N.I.Smirnov đã được tiến hành. Thiết bị được trang bị 2 máy tính cá nhân “DVK-2M”  (làm thế nào lấy thêm được một máy tính “DVK-2M” thì tôi sẽ kể sau). «BPF-DVK» được lắp đặt trên tàu ngầm disel B-517 do thiếu tá hải quân Yu.A.Moghilnikov chỉ huy. Người ta đã tách 2 tàu mục tiêu, một là tàu ngầm nguyên tử, tàu khác là diesel. Bắt đầu thử nghiệm, bước đầu thiết bị phát hiện được tàu mục tiêu diesel trên khoảng cách hơn 140 kabelt (gần 28 km), còn tàu ngầm nguyên tử trên khoảng cách 300 kabelt (gần 60 km), trên tổ hợp chính tắc “RUBIKON” tương ứng là 5 lần nhỏ hơn, còn lúc hạ màn thiết bị phát hiện được tàu ngầm nguyên tử Mỹ ở khoảng cách gần 300kabelt. Dữ liệu về tàu ngầm nguyên tử Mỹ được chuyển về Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc.

(http://flot.com/upload/blog/369//kapitanec1.jpg)
I.M.Kapitanets.

Buổi sáng, tư lệnh Hạm đội Biển Bắc đô đốc I.M.Kapitanets qua radio chúc mừng thuyền trưởng và thủy thủ đoàn về việc phát hiện tàu ngầm Mỹ, tiếp xúc được khẳng định bởi máy bay chống ngầm và hai khu trục hạm, cũng như chúc mừng cuộc thử nghiệm kết thúc thành công. Kết quả thử nghiệm được Yu.А.Moghilnikov trực tiếp báo cáo Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội N.I.Smirnov trước sự rất không hài lòng của  các đại diện ngành công nghiệp và khoa học. Sau khi nghe báo cáo, đô đốc hạm đội N.I.Smirnov đã phát biểu gạt bỏ yêu sách của các đại diện đó. Do tiến hành thử nghiệm thắng lợi, thiếu tá hải quân Yu.А.Moghilnikov được thưởng huân chương Cờ Đỏ. Chẳng mấy chốc có chỉ thị ngày 7 tháng 2 năm 1986, ký tên đô đốc hạm đội N.I.Smirnov về việc lắp đặt 100 tổ hợp «BPF-DVK» trên các tàu ngầm của Hải quân Liên Xô.

Sau một thời gian, thiếu tá hải quân Yu.А.Moghilnikov với sự trợ giúp của «BPF-DVK» lại tiếp xúc được với tàu ngầm nguyên tử nước ngoài, trong khu vực lãnh hải nước ta. « Nhưng lần này anh ấy tin chắc đó là tàu ngầm Mỹ, theo phương vị đang tiến lại gần, một bức điện được gửi về bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc, bộ tham mưu im lặng. Đúng lúc đó thiết bị chính tắc bắt đầu “nghe” thấy tàu ngầm Mỹ. Tiếng ồn của con tàu đó được ghi lại. Lệnh tấn công ngư lôi được tuyên bố, một bức điện được báo về Moskva. Tôi kêu lên  «Yuri Aleksandrovitch hãy mở gói mật» (hướng dẫn cho phép thuyền trưởng tàu ngầm có quyền mở chỉ khi trường hợp cực kỳ khẩn cấp (ghi chú. tác giả)). Cặp mắt nhỏ của thuyền phó chính trị mở to và xám đi vì sợ hãi. Anh ta lắp bắp gì đó về chiến tranh thế giới thứ ba và cố gắng ngăn Moghilnikov mở phong bì mật. Nhưng đồng thời do không khéo lùi lại nên ngã lăn xuống dưới chân thang giữa những tràng cười rộ và tiếng rên rỉ.

Trong khoang trung tâm bao trùm lên một bầu không khí im lặng đến nghẹt thở. Trong thời khắc ấy trong tôi bùng lên một ý nghĩ nếu giờ đây vang lên khẩu lệnh của tàu ngầm nước ngoài, đó sẽ là cuộc tấn công ngư lôi chiến đấu đầu tiên mà tên của nó sẽ được đặt là “RITSA”. Nhưng trả lời từ Moskva đến “không tấn công, tiếp tục giám sát”. Thực sự mà nói người Mỹ đã gặp may, bởi vì với thuyền trưởng Yu.А. Моghilnikov tốt nhất là gặp nhau để uống tách “trà”, trong những tình huống nào khác đó. Là một chiến sỹ bẩm sinh, chiến sỹ tàu ngầm dày dạn kinh nghiệm, ông có rất nhiều kinh nghiệm làm việc với «BPF-DVK». Thế là người thì sinh ra cái mới, người khác được thưởng, người thứ ba ngậm miệng. Cuộc sống thật muôn màu muôn vẻ. Sau một thời gian bản giải mã âm ghi được gửi tới đã khẳng định đó là tàu ngầm Mỹ, và tôi mới được hé môi.» (trích hồi ức của V.Е.Кurуtshev).

 
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 25 Tháng Mười, 2011, 02:18:22 pm
(tiếp)

«BPF-DVK» thường xuyên chỉ ra rằng có tàu ngầm nước ngoài hiện diện tại một vùng lòng chảo vịnh Motovskii, lúc đó Hạm đội quyết định tiến hành một chiến dịch và phái tàu ngầm nguyên tử tới đó. Lãnh đạo chiến dịch là đại tá hải quân Е.I.Ibraghimov trưởng ngành hàng hải phân hạm đội tàu ngầm thứ nhất Hạm đội Biển Bắc. Ngay từ đầu nhờ sự sự trợ giúp của «BPF-DVK», còn sau đó nhờ trợ giúp của máy định vị thủy âm đã phát hiện tàu ngầm đối thủ. Sau đó, bộ chỉ huy hạm đội ra lệnh định kỳ xử lý lòng chảo này từ trên bờ bằng hệ thống GRAD với đầu đạn nổ chìm trong nước (ПРС-60 - PRS-60 122-mm).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/GRAD_PRS-60.jpg)       (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/PRS-60.jpg)
Đạn phản lực không điều khiển PRS-60 - sử dụng để chống lực lượng biệt kích và phương tiện lặn ngầm bằng cách sử dụng đầu nổ phá được định nổ ở chiều sâu phù hợp.

Vào tháng 7 năm 1985 chiến dịch «АРОRТ» («АПОРТ») kết thúc. Theo lời đại tá hải quân V.V.Gavrilov trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc, người đề ra ý tưởng chiến dịch này là đô đốc E.I.Volobuev Cục trưởng Cục tác chiến chống ngầm Hải quân Liên Xô và đô đốc G.А. Bondarenko phó thứ nhất cho Tổng tư lệnh S.G.Gorshkov về huấn luyện chiến đấu. Kết quả chiến dịch này không làm họ thỏa mãn, trong thời gian đó, thông tin về thử nghiệm tháng 9 thiết bị hỗ trợ thủy âm «BPF-DVK» đến tai họ.

Vào một trong những ngày đầu tháng 10 năm 1985 họ bay đến thành phố Polyarnyi, gặp thượng úy V.Кurуtshev. Các đô đốc trong trang phục áo khoác dài màu tối để giữ bí mật. Câu hỏi đầu tiên, được đặt ra, tại khoảng cách nào thì thiết bị “nghe thấy” tàu ngầm. «Hơn một trăm km» V.Кurуtshev trả lời, đồng thời đưa ra biên bản thử nghiệm. Е.I.Vоlоbuеv kêu lên với anh, «cậu ở đâu với cái thứ phụ tùng này của cậu trong suốt nửa năm qua». Sau đó ông quay sang G.А.Bondarenko và nói một câu bí ẩn «chúng ta sẽ đặt chúng ở khoảng 100 km», sau vài năm thì rõ rằng đó là nói về khoảng cách giới hạn kiểm soát được giữa các tàu ngầm nguyên tử trong chiến dịch tương lai «АТRINА». Trong cuộc trò chuyện V.Е.Кurуtshev vô tình nhận xét rằng dù những thử nghiệm chứng tỏ kết quả tốt nhưng thực ra chúng đã bị phá hỏng vì không có được chiếc máy tính “DVK-2M” thứ hai. Các đô đốc rõ ràng ở trong tâm trạng rất vui vẻ. Họ yêu cầu mang cô nhắc đến, sau đó vừa đi vừa hát, họ xuống chiếc tàu cao tốc đợi sẵn về thành phố Severomorsk.  

Đô đốc G.А.Bondarenko , khi trở về Moskva, kể cho bạn mình là SERIOZHA (tức Gorshkov), về những khó khăn mà nhóm của thượng úy hải quân V.Е.Кurуtshev gặp phải. Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội liên bang Xô Viết Sergei Gheorghievitch Gorshkov, đầu tiên gọi điện cho tư lệnh Hạm đội Biển Bắc đô đốc I.М.Каpitanets, còn sau đó là gọi tiếp cho tư lệnh binh đoàn tàu ngầm số 4 chuẩn đô đốc V.P.Lаrionov. Những cú điện thoại đó gây nên phản ứng thế nào, sau đây là những gì được V.E.Kurytshev nhớ lại. «Ngày 4 tháng 10 năm 1985, tôi và Kudimov được gọi khẩn cấp lên phòng chuẩn đô đốc Larionov. Ông đang “nói chuyện” với ai đó rất hăng, và chủ đề chính cuộc “nói chuyện” của ông là tại sao Gorshkov lại biết về những khó khăn của chúng tôi trước cả ông, khi đó tóc trên đầu ông rung lên một cách hoàn toàn không tự nhiên». Trong thời hạn ngắn nhất đã nhận được từ Zelenograd máy tính “DVK-2M”. Trong những lần sau Bondarenko tới cùng Cục trưởng Tổ chức – Động viên Hải quân Liên Xô (Организационно-Мобилизационного Управления главного штаба ВМФ СССР - ОМУ ВМФ СССР) phó đô đốc Matveev và cũng như lần thứ nhất, họ đều trong trang phục áo khoác dài màu tối để ngụy trang.

Sau này khi đã nghỉ hưu phó đô đốc E.I.Volobuev nhớ lại việc ông nhận được bức thư từ ủy ban quân sự thuộc BCHTU ĐCSLX, trong thư yêu cầu ông viết báo cáo gửi M.S.Gorbachov trong đó phải “xin” triệu hồi các tàu ngầm nguyên tử của chúng ta đang trực chiến gần bờ biển Hoa Kỳ. Bức thư ấy đến tay ông trước chuyến đi của M.S.Gorbachov đến Reykjavik không lâu. Cục trưởng tác chiến chống ngầm Hải quân Liên Xô phó đô đốc E.I.Volobuev từ chối làm điều đó. Chẳng mấy chốc người ta đã tìm ra lý do để đưa ông về hưu. Nhưng chúng ta hãy quay lại câu chuyện của mình.

Hạm đội quan tâm đến các công việc về thiết bị này đến mức Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc đô đốc I.М.Каpitanets gửi  phó thứ nhất của ông là chuẩn đô đốc F.N.Gromov đến trực tiếp xem xét nó làm việc thế nào (từ 1992 F.N.Gromov là Tổng tư lệnh Hải quân Nga). Thử nghiệm tiến hành trên tàu ngầm nguyên tử đề án 671RТМ. V.Е.Кurуtshev nhớ lại «Bắt đầu thử nghiệm tôi rất lo lắng. Bởi chuẩn đô đốc F.N.Gromov vốn là chiến sỹ tàu mặt nước, ông không thích tàu ngầm, ông không thể chống lệnh, thế nên mọi việc chỉ làm ông tức giận. «BPF-DVK» chỉ ra phương vị của 3 đối tượng, hai trong số đó đã biết, đó là các tàu làm mục tiêu, còn một đối tượng rất xa thì chưa biết. Khi đó F.N.Gromov nói. «Này Кurуtshev tất cả chân trời của anh chỉ toàn tàu ngầm mà thôi». Nhưng F.N.Gromov lại là người rất thiện tâm, nên ông ra lệnh nổi lên và qua radio hỏi bộ tham mưu hạm đội «ai có thể ở trong ô vuông này?». Câu trả lời nhận được là đối tượng thứ ba – tàu ngầm nguyên tử «Plavnik» (đó chính là «Коmsomolets»), xuất hiện hoàn toàn tình cờ trong khu vực này. Sau đó chuẩn đô đốc F.N.Gromov đã có thái độ rất tốt đối với «BPF-DVK»». Nhưng sự việc không phải lúc nào cũng vậy, không phải lúc nào cũng chỉ toàn bạn bè.

Chiến sỹ tàu ngầm, đại tá hải quân đã về hưu Кlemekhin Sergei Aleksandrovitch vào thời đó là lãnh đạo Đoàn Komsomol Hải quân Liên Xô. Anh không chỉ tích cực giúp đỡ trực tiếp trong các công việc về «BPF-DVK», mà còn thuyết phục các sỹ quan trẻ tin tưởng chuyện này. Nhưng một lần anh nhận được lời mời tới ủy ban quân sự BCHTU ĐCSLX. Lãnh đạo Hải quân hốt hoảng, chính Chủ nhiệm TCCT Hải quân Liên Xô đô đốc V.I.Panin, khuyên nhủ anh, ở TRÊN ĐÓ phải xử sự ra sao. Tại ủy ban quân sự BCHTU ĐCSLX, người hướng dẫn viên đang có cuộc nói chuyện về  «BPF-DVK», và S.А.Кlemekhin nhớ lời căn dặn của đô đốc V.I.Pаnin cố gắng tảng lờ, nhưng rồi hướng dẫn viên lấy ra một bức thư, trong đó nói rằng thiết bị «BPF-DVK» là trò bịp bợm, mục đích duy nhất của nó là đẩy các chiến sỹ thủy âm xô viết chệch khỏi con đường đúng đắn. Cuối thư có chữ ký của ba viện sỹ tên tuổi mà tên họ bây giờ đều đặn xuất hiện trên báo chí. Đến đây S.А.Кlemekhin không ghìm được và nói «Có thể đó là trò bịp bợm đi nữa, nhưng chính nó lại đang làm việc». Sau đó người ta chuyển anh đi một nơi hẻo lánh nào đó, không còn triển vọng thăng tiến nữa. Sau nhiều năm anh được biết và ngạc nhiên một cách vui vẻ rằng «RITSА» không chết và còn tham gia một cách thành công trong chiến dịch «АТRINА» và rất mừng rỡ vì điều đó, đồng thời anh bộc lộ một chi tiết thú vị. Số là sau khi trở về từ ủy ban quân sự BCHTU ĐCSLX, I.М.Каpitanets đã gọi anh đến và hỏi rất tỉ mỉ về các chi tiết trong chuyến đi của anh. Khi đó Sergei Aleksandrovitch không chú ý đến điều đó, không hề một chút nào. Nhưng đối với Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, thông tin về kết quả cuộc nói chuyện mà ông nhận được không phải là vì tò mò vô ích, chúng ta sau này sẽ hiểu.
 
Vào đầu năm 1986 theo sáng kiến của đại tá hải quân V.V.Gavrilov trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc đã quyết định trang bị thiết bị phụ trợ trên cho 5 tàu ngầm nguyên tử và bắt đầu chuẩn bị cho chúng tham gia chiến dịch tại Trung tâm Đại Tây Dương. Suốt năm 1986 diễn ra công tác chuẩn bị cho chiến dịch, người ta huấn luyện các thủy thủ đoàn tàu ngầm nguyên tử, nhóm các chiến sỹ tàu ngầm binh đoàn tác chiến cơ động số 4 giúp họ trong việc này, các bộ thiết bị phụ trợ cũng làm việc. Lãnh đạo sư đoàn tàu ngầm nguyên tử số 33, sư đoàn trưởng đại tá hải quân A.I.Shevchenko, hướng dẫn công tác huấn luyện cho các thủy thủ đoàn, làm việc với «RITSA» là đại tá hải quân sư đoàn phó М.V.Моtsak. Chủ nhiệm chính trị sư đoàn đại tá hải quân Т.А.Bаrkulakov cất giữ các blok thiết bị «RITSA» khan hiếm ngay dưới giường ngủ trong doanh trại ban tham mưu sư đoàn.

Là UV BCHTU ĐCSLX đô đốc hạm đội I.М.Каpitanets, thông qua UVBCT BCHTU ĐCSLX L.Zаikov, nhận được các cấu kiện điện tử khan hiếm mua qua Bộ Ngoại thương. Tất nhiên, đô đốc hạm đội I.М.Каpitanets biết rõ rằng ủy ban quân sự BCHTU ĐCSLX, và một vài viện sỹ đang làm việc trong lĩnh vực hệ thống thủy âm có thái độ rất không thân thiện với «BPF-DVK». Và cần phải cân nhắc tất cả, có thái độ dũng cảm công dân rất lớn (ông khẳng định lại điều đó một lần nữa vào tháng 8 năm 1991) và tin tưởng 100% vào thiết bị phụ trợ này nên ông mới hành động như vậy. Vì thế vấn đề ở chỗ trong tình hình này, quân hàm trên cầu vai ông có thể bay mất rất đơn giản. Nhưng gánh nặng chủ yếu đè lên vai cả nhóm, họ làm ra thiết bị, huấn luyện thủy thủ đoàn tàu ngầm nguyên tử và tất nhiên tiếp tục hoàn thiện «BPF-DVK». Thiết bị được chế tạo tại phòng thí nghiệm tiếng ồn binh đoàn tàu ngầm số 4 Hạm đội Biển Bắc cạnh vũng Ekaterina thành phố Poliarnyi. Bởi vì tất cả được làm trong những điều kiện rất bí mật, nên mọi người cứ tưởng rằng các thiết bị hỗ trợ này do ngành công nghiệp làm ra.

Tới mùa hè 1986, theo lời đô đốc hạm đội I.М.Каpitanets «..chiến dịch «АТRINА» đã chuẩn bị xong, nhưng do 2 thuyền trưởng tàu ngầm chưa có kinh nghiệm làm việc với thiết bị này, chiến dịch được hoãn sang tháng 3 năm 1987». Soạn thảo kế hoạch chiến dịch «АТRINА» do đại tá hải quân V.V.Gavrilov trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc tiến hành với sự tính toán đến đặc tính kỹ - chiến thuật của «RITSA».

Tổng tư lệnh mới của Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội V.N.Chernavin tham gia trực tiếp một cách tích cực vào công tác chuẩn bị chiến dịch  «АТRINА». Ông ra mệnh lệnh ngày 12 tháng 12 năm 1986 cho tất cả các tàu ngầm tham gia chiến dịch đều phải lắp đặt thiết bị hỗ trợ thủy âm này.

Ngay trước chiến dịch, ông quyết định thử nghiệm nó một lần nữa, để giữ bí mật, nó được gọi tên mới là «RITSA». Thử nghiệm không diễn ra thành công và có quyết định gỡ hết thiết bị này ra khỏi các con tàu tham gia chiến dịch, nhưng chuẩn đô đốc V.P.Senin Chủ nhiệm ngành kỹ thuật VTĐT hạm đội Biển Bắc chống lại nó. Ông nói rằng tất cả các lần thử nghiệm trước đều thành công và kết quả thử nghiệm lần cuối này chẳng qua là trường hợp hãn hữu, người thì đã đào tạo, thiết bị thì đã lắp. Nhưng căn bản nhất vẫn là các tổ hợp 3348 của Nhật và Briun-Kerr 2031 của Hà Lan mà các nhà khoa học sắp sửa lắp vào còn tồi hơn nhiều so với «RITSA». Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội V.N.Chernavin nói  «cứ để tất cả như nó đang có, nhưng các phát hiện kẻ thù bằng «RITSA» không được báo cáo». Trước đô đốc hạm đội V.N.Chernavin có một vấn đề không hề đơn giản, ngành khoa học đều một giọng nói rằng phải gỡ bỏ thiết bị đó ra, còn hạm đội với Chủ nhiệm ngành Kỹ thuật VTĐT Hạm đội Biển Bắc chuẩn đô đốc V.P.Senin lại nói ngược lại.

Rất thú vị là tháng 8 năm 1985, một tháng trước thử nghiệm «BPF-DVK», chính vị chuẩn đô đốc V.P.Senin này ra lệnh lấy một bộ phận rất quan trọng của thiết bị tại nhóm Кurуshev bộ phân tích phổ «CHАRYSH-2М» và trường hợp này cuộc thử nghiệm sẽ bị vỡ, nhưng tư lệnh binh đoàn tàu ngầm số 4 chuẩn đô đốc V.P.Larionov đã ngăn chặn điều đó. Sau thử nghiệm, Chủ nhiệm ngành Kỹ thuật VTĐT Hạm đội Biển Bắc chuẩn đô đốc V.P.Senin trở thành người ủng hộ «BPF-DVK». Cũng phát biểu chống lại việc gỡ bỏ thiết bị trên là, Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc đô đốc I.М.Каpitanets, Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc phó đô đốc Yu. Patrushev và đại tá hải quân V.V.Gavrilov trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc.

Để đạt độ tin cậy lớn, trên mỗi tàu ngầm nguyên tử người ta đặt 2 tổ hợp «RITSA». Mặc dù Hạm đội Biển Bắc thực hiện chiến dịch, bằng lực lượng sư đoàn 33, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội V.N.Chernavin lãnh đạo trực tiếp chiến dịch «АТRINА»thông qua bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc.
 
Theo kế hoạch được duyệt của chiến dịch, tất cả các tàu ngầm nguyên tử của chúng ta sẽ đi lần lượt chiếc này nối chiếc kia. Khoảng cách giữa chúng trong đội hình là 100 km. Vào giờ đã định chúng phải chuyển hướng về phía bờ biển châu Mỹ, sau khi hình thành đội hình răng lược với chiều dài 500 km trên Đại Tây Dương, đồng thời, không làm mất tiếp xúc với nhau.
 
Trước khi chiến dịch bắt đầu, Chủ nhiệm Trinh sát Hải quân Liên Xô phó đô đốc I.K.Khurs phát biểu với đại tá hải quân V.V.Gavrilov trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc (người soạn thảo chính của chiến dịch «АТRINА»), mối e ngại của mình về khả năng rò rỉ thông tin. Kết quả cuộc nói chuyện này là có thêm biện pháp phòng ngừa và phát hiện sự rò rỉ thông tin.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0d/Nordkapp_map.png/800px-Nordkapp_map.png)
Nordcap (Na Uy) -  ru.viki.

Nhưng xét tổng thể, thông tin đã rò rỉ, bởi lẽ tất cả 5 tàu ngầm nguyên tử đã bị phát hiện trên tuyến Nordcap - Medvedzhii (tuyến chống ngầm đầu tiên của hệ thống SОSUS), về vấn đề này phó đô đốc I.K.Khurs đã thông tin cho V.V.Gavrilov bằng điện báo điện thoại.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/50/Bj%C3%B8rn%C3%B8ya_map-en.svg/496px-Bj%C3%B8rn%C3%B8ya_map-en.svg.png).
Medvezhi (Na Uy) - ru.viki.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Mười, 2011, 12:49:59 am
(tiếp)


Có vẻ chiến dịch «АТRINА» đã thua ngay từ khi chưa bắt đầu. Nhưng sau khi phân tích tình hình bởi: Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc đô đốc hạm đội I.М.Каpitanets, Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc phó đô đốc Yu. Patrushev và đại tá hải quân V.V.Gavrilov trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc, đã tìm ra quyết định cho phép tiến hành thắng lợi chiến dịch này. Một số thay đổi được đưa vào kế hoạch chiến dịch. Một trong số đó là tăng khoảng cách giữa các con tàu, điều người Mỹ không chờ đợi, còn hệ thống chống ngầm SОSUS chưa sẵn sàng cho việc đó. «RITSA» cho phép làm điều này, bởi vì nó có dự trữ “độ bền” rất lớn.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f7/GIUK_gap.png)
SOSUS - ru.viki. Tuyến Greenland - Iceland - United Kingdom, viết tắt GIUK gap.

Tất nhiên những mẫu «RITSA» đầu tiên chưa thật hoàn thiện nhưng theo lời đô đốc hạm đội I.М.Каpitanets «đó là thiết bị trong nước đầu tiên hoạt động theo nguyên tắc xử lý tín hiệu số, mà các đặc tính kỹ - chiến thuật của «RITSA» đã được tính đến trong ý đồ và trong phát triển kế hoạch chiến dịch «АТRINА»».

Ngày 11 tháng 4 năm 1987 đã diễn ra trận đại thắng của «RITSA». Trên tàu ngầm nguyên tử К-298, thuyền trưởng là trung tá hải quân N.А. Pоpkоv, còn trắc thủ «RITSA» là chuẩn úy hải quân I.V.Shildiyaev, ngày hôm đó đã bắt được tiếp xúc với tàu ngầm Mỹ gần 11 giờ đồng hồ. Tàu ngầm Mỹ bị phát hiện ở khoảng cách 400 kabelt và các con tàu đã đi trong 8 giờ, chỉ tuân theo chỉ thị của «RITSA», cho đến tận khi nào mà thiết bị chính tắc còn chưa nghe thấy tàu ngầm Mỹ (đã có lệnh cấm báo cáo việc phát hiện bằng «RITSA»).

Chủ tịch phân ban biển của Viện Hàn lâm khoa học quân sự đô đốc hạm đội I.М.Каpitanets nói về điều đó như sau «sự thật nói trên đặt dấu chấm hết cho ưu thế độc quyền của các tàu ngầm Mỹ về tầm xa phát hiện được bằng thiết bị thủy âm các tàu ngầm nguyên tử Xô viết».

Sau đó, đô đốc hạm đội I.М.Каpitanets nhiều lần nhận xét đánh giá «RITSA» «…trong lĩnh vực phát triển thiết bị nội địa của hệ thống phát hiện bằng thủy âm các tàu ngầm có độ ồn nhỏ, đó là một trong những thành tựu xuất sắc nhất trong lịch sử Hải quân cuối thế kỷ 20».

Cuộc chiến giành Đại Tây Dương đã thắng lợi. Chiến dịch đã chỉ ra chỗ yếu trong hệ thống phòng thủ chống ngầm của Mỹ, và chứng minh rằng khi sử dụng số lượng lớn tàu ngầm nguyên tử, được trang bị các tổ hợp thủy âm hiện đại, chúng ta có thể xuyên thẳng tới bờ biển Hoa Kỳ và giáng đòn đáp trả. Người Mỹ vẫn tức giận khi nhớ về chiến dịch tàu ngầm duy nhất, đó là  chiến dịch «АТRINА». Lá cờ Tổ quốc đã được biểu dương ở mức độ cao nhất. Hòa Bình đã ngồi vào sau bàn đàm phán.

Ngày hôm nay giới khoa học tinh hoa đang cố gắng làm cho sự kiện lịch sử  «АТRINА» và  «RITSA» đi vào quên lãng. Chuẩn đô đốc hồi hưu Vladimir Dmitrievitch Yamkov nói với tôi chuyện trên một cách đau xót, ông từng là một sư đoàn trưởng tàu ngầm nguyên tử, áp dụng các thiết bị phụ trợ thuỷ âm trên các tàu ngầm sư đoàn mình. «Bằng cuộc bỏ phiểu  – hội đồng các chuyên gia khoa học cao cấp đã nhất trí ra nghị quyết năm 2006 rằng, điều đó là không có và không thể có».
Có lẽ chuyện này có lợi cho ai đó, như người Mỹ chẳng hạn, để quên đi sự kiện không vui này trong thời chiến tranh lạnh, còn để xoá nhoà "ATRINA" và "RITSA" - thành tựu của Hạm đội Biển Bắc trong cuộc chiến chống lại tàu ngầm ít tiếng ồn của nước ngoài thì không ai có thể làm được. Sự thực rất cứng đầu. Có hay không - người đọc sẽ phán xét, công việc với các thiết bị thuỷ âm "RITSA" đã được tiến hành tại Hạm đội Biển Bắc trong 10 năm. Đây không phải chuyến đi biển duy nhất, mà cả một kỷ nguyên. "RITSA" đã đoàn kết hạm đội, và do đó làm cho nó mạnh mẽ hơn và cần cảm ơn nó về điều ấy. Hiện còn rất nhiều mệnh lệnh, chỉ thị, hướng dẫn về "RITSA". Tiện dịp, tôi chỉ kể thêm một chuyện về nó. Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc có sự đóng góp của nó đã tổ chức thành công một loạt các cuộc tập trận và chiến dịch. Nhưng nói về việc này hãy để lần sau. Vì Hạm đội Biển Bắc không làm công tác nghiên cứu khoa học mà chỉ hoạt động quân sự có sử dụng thiết bị đó, hạm đội tự mình phát minh và chế ra thiết bị này, họ không có nghĩa vụ phải chia sẻ bí mật với giới khoa học, hãy ghi nhớ những lời của Phó Đô đốc V.K.Korobov, "Hãy làm vì HẠM ĐỘI, không phải làm để bảo vệ luận án và hãy giữ tất cả trong vòng bí mật."

Khi sử dụng kinh nghiệm trên, Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc phó đô đốc М.V.Моtsak phối hợp với «Phong trào Ủng hộ Hạm đội» của М.P. Nenashev năm 1999, khi dừng sử dụng "RITSA", đã tổ chức chương trình hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật điện tử của Hạm đội Biển Bắc. М.V. Моtshak còn đi xa hơn. Năm 2000 tại Hạm đội Biển Bắc, trong khuôn khổ chương trình đó, đã thử nghiệm thiết bị «Spolokh», tương tự "RITSA", nhưng dùng cho máy bay của Hạm đội Hải quân Nga. Tuy nhiên tai nạn thảm khốc của tàu ngầm «Кursk» mà M.V.Motshak phải gánh trách nhiệm chính trong sự hy sinh của nó đã cản trở công việc trên.

Cố vấn Chủ tịch VHLKH Nga viện sỹ VHLKH Nga Yu.Е.Nesterekhin nói về sự phát triển tiếp theo của "RITSA" «Ở nước ngoài, xu hướng xử lý tín hiệu số hoá và xử lý số dữ liệu mà Kurytshev V.E. đã phát triển được gọi là công nghệ COTS. Nó được biết như xu hướng hiệu quả nhất trong quân sự cũng như các ứng dụng chuyên ngành khác. Кurуtshev V.Е. – là người tiên phong trong xu hướng ấy». Năm 1996 người Mỹ đã một phen hoảng sợ vì cuộc đột phá bí mật của tàu ngầm “Con Hổ” đề án 971 (tức K-154 “Shuka-B” đề án 971) do đại tá hải quân A.V.Burilitchev chỉ huy, tới bờ biển nước Mỹ. Vì lý do này họ đã thành lập một uỷ ban đặc biệt thuộc Hội đồng các Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, và gần như lập tức quyết định chương trình hiện đại hoá US Navy SBIR –ARCI (Small Business Innovation Research (SBIR) - Acoustic Rapid COTS Insertion (ARCI)) về trang bị lại cho tất cả các tàu ngầm Hải quân Hoa Kỳ, các thiết bị hỗ trợ tương tự "RITSA", trên cơ sở công nghệ COTS (Commercially available Off-The-Shelf ).  Người Mỹ đã chọn con đường mà HẠM ĐỘI chúng ta đã đi qua 10 năm trước.

(http://submarines.narod.ru/Substory/Fotos/6_971_154_f03vi.jpg)
K-154 "Con Hổ" đề án 971 "Shuka-B" trong vịnh Saida năm 2006. (submarina.narod.ru)

[Phương pháp mà các sỹ quan hải quân Nga mở ra có ích trong mọi lĩnh vực cần phát hiện các tín hiệu yếu trên nền nhiễu mạnh, bất kể đó là các tàu ngầm độ ồn thấp, ánh sáng các  thiên hà xa xôi (V.Yu.Terebizh năm 2006) hay các đối tượng khác


Viktor Ecghenevitch Kuryshev hôm nay là người hưu trí, không còn trẻ, đã ở tuổi 60, đại úy hải quân dự bị, hiện sống tại thành phố Severomork.  Trả lời câu hỏi của tôi – thiết bị đó giá bao nhiêu – đáp: «400 rup phó đô đốc V.K.Korobov  chi cho chuyến đi khắp Liên bang, và còn 400 rup từ quỹ của các đô đốc chi cho một chi tiết rất hiếm, còn lại là tiền các sỹ quan và hạ sỹ quan tiết kiệm khi đi công tác». Đó là tất cả cái giá của CHIẾN THẮNG. Viktor Ecghenevitch Kuryshev đã quá nhũn nhặn – đó còn là phẩm chất mà với nó, anh ấy cùng các chiến hữu của mình đã dời được núi.

Chúng tôi cũng biết rằng trong tiến trình toàn bộ lịch sử tồn tại của nước Nga trong những giờ phút kịch tính nhất của nó luôn luôn có những con người thực hiện được những điều phi thường cho Vinh quang của Tổ quốc.


Danh sách được tặng thưởng bao gồm nhiều người đã nuôi nấng ý tưởng và hun đúc nên chiến thắng này. Bởi thế tôi coi là cần thiết nhắc độc giả  về họ, mà đồng thời, liên quan đến dịp 20 năm tiến hành chiến dịch "ATRINA" tôi xin chúc mừng người lãnh đạo chiến dịch  Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội V.N.Chernavin; Tổng tư lệnh Hải quân Nga đô đốc F.N.Gromov; những người tham gia chuẩn bị và tiến hành chiến dịch: Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội I.М. Каpitanets, cục trưởng cục tác chiến chống ngầm Hải quân Liên Xô phó đô đốc E.I.Volobuev, phó đô đốc В.I.Pаnin, phó đô đốc М.V.Моtshak,  đại tá hải quân V.V.Gavrilov trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc, đại tá hải quân Yu.А.Моghilnikov, chuẩn đô đốc V.D.Yamkov, chuẩn đô đốc V.P.Тkatchev, phó đô đốc V.P.Larionov, chuẩn đô đốc G.I. Shalyghin, chuẩn đô đốc V.P.Senin, đại tá hải quân S.А.Кlеmekhin, đại tá hải quân А.А. Semin, đại tá hải quân G.N.Nuzhin, đại tá hải quân Е.P. Sozanskii, đô đốc hạm đội G.А.Sutchkov, đại tá hải quân D.V.Eliseev, chỉ huy biên đội tàu ngầm nguyên tử trong  chiến dịch "ATRINA" phó đô đốc А.I.Shevchenko, thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử К-299 đại tá hải quân М.I.Кliouev và thủy thủ đoàn, thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử К-244 đại tá hải quân V.I.Аlikov và thủy thủ đoàn, thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử К-298 đại tá hải quân N.А.Popkov và thủy thủ đoàn, thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử К-255 đại tá hải quân B.Yu.Мuratov và thủy thủ đoàn, thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử К-524 đại tá hải quân А.F.Smelkov (nay là phó đô đốc) và thủy thủ đoàn, các trắc thủ "RITSA" trong  chiến dịch: đại tá hải quân I.А.Sapozhnikov, trung tá hải quân М.М. Еfimov, trung tá hải quân М.N.Lyzhov và đặc biệt chuẩn úy hải quân I.V.Shildiyaev.

Những người phát triển và xây dựng nên "RITSA" các sỹ quan và hạ sỹ quan Hạm đội Biển Bắc:  đại úy hải quân V.E.Kuryshev, đại tá hải quân V.М.Khalamkov, thiếu tá hải quân Yu.V.Bukovskii (và là trắc thủ "RITSA" trong "ATRINA"), trung tá hải quân А.P.Кudimov, thiếu tá hải quân А.I.Chоbitko, thiếu tá hải quân А.Е.Salmin, trung tá hải quân А.М. Sumatchev, trung tá hải quân V.G.Mitkin, thiếu tá hải quân Yu.А.Voevodin, chuẩn úy hải quân М.R.Ziyangulov, chuẩn úy hải quân А.I.Zharkov, hướng dẫn viên BCH Trung ương Đoàn TNCS Lê nin toàn Liên bang S.V.Viughin, thiếu tá hải quân А.V.Feighin, đại úy hải quân S.Yu.Strelenko, đại úy hải quân S.B.Stulov, đại úy hải quân V.М.Liapin, сhuẩn úy trưởng V.G.Kotchetov.

Chúng ta hãy nhớ đến những người tham gia mà không còn sống đến ngày hôm nay:

Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội Liên bang Xô Viết S.G. Gorshkov, Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Liên Xô đô đốc hạm đội N.I.Smirnov, đô đốc G.А. Bondarenko Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Liên Xô phụ trách huấn luyện chiến đấu, đô đốc V.К.Коrоbоv, đại tá hải quân Т.А.Barkulakov, đại úy hải quân Yu.D.Sinhiakin, không có các bàn tay vàng của những con người ấy "RITSA" không thể có được.

Phụ lục
Thiết bị phụ trợ BPF-DVK (БПФ-ДВК) năm 1985 (từ năm 1986 gọi là RITSA)

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/index-sssr.jpg)
Tổ hợp thiết bị số hóa và xử lý tín hiệu thủy âm “RITSA-85” (Цифровой гидроакустический приставочный комплекс «РИЦА – 85»)


(http://magaznov.hotmail.ru/index-sssr_1.jpg)
Thiết bị phụ trợ số hóa và xử lý tín hiệu số kèm với tổ hợp thủy âm “Magniy” để thay thế “RITSA”, BPF-2M + Thiết bị điện tử-NTS-80. Người thiết kế GS Aghizim A.M. Đại học Bách khoa Lvov. Chế tạo tại nhà máy "Etalon", Kiev 1988 (Цифровая приставка к ГАК «Магний» на замену «Рицы», БПФ-2М+Электроника-НЦ-80. Разработчик Агизим А.М. ЛПИ.Львов.Изготовитель завод «Эталон», Киев 1988 г)


.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Mười, 2011, 12:33:01 am
(tiếp)


«… V.Е.Kurytshev trong ghi chép này mô tả nguyên lý hoạt động của “Ritsa”, cũng như bổ sung các sự kiện về việc sử dụng thiết bị hỗ trợ thủy âm tại Hạm đội Biển Bắc trong những năm chiến tranh lạnh. Tạp chí «Tập san hàng hải», mà V.E.Kurytshev chuẩn bị cho bài báo này đã từ chối đăng. Khi đó V.E.Kurytshev đề nghị tôi đưa bài báo lên site của tôi. Tôi tin rằng, thông tin là hữu ích và sẽ hữu ích cho cả các chiến sỹ tàu ngầm và các chuyên gia…».
А.М.МАGAZNOV (magaznov.hotmail.ru/index.htm).



Những huyền thoại với thiết bị RITSA



V.Е.Кurуtshev.

Trong số ra tháng mười một tập san "Morskoi Sbornik" năm 2007, đại tá hải quân M.Golubev trong bài viết về triển vọng của các loại sonar phát hiện thụ động đã bảo vệ quan điểm về tính chưa chín muồi trong các kết luận của các nhà khoa học nổi tiếng, ghi trong các tài liệu chính thức của Hải quân về sự không có triển vọng của sonar thụ động khi làm việc với các đối tượng có tiếng ồn thấp.

Đại tá hải quân M.Golubev nói đúng. Nó giúp loại bỏ sự nhầm lẫn về sự không phát hiện được tín hiệu, nếu tín hiệu nhỏ hơn so với tiếng ồn (nhiễu, tạp âm) của biển. Xét điều kiện cần về toán học để phát hiện nó (tín hiệu) là điều kiện (tỷ số) công suất của hỗn hợp tín hiệu với nhiễu trên (/) công suất nhiễu phải vượt một mức sao cho tín hiệu không còn nhỏ nữa. Thiết bị phát hiện chỉ bị áp đặt những hạn chế về mặt kỹ thuật dưới dạng điều kiện chưa đủ để phát hiện tín hiệu yếu. Về mặt lý thuyết, không có nguồn ít tiếng ồn – chỉ có thiết bị phát hiện chưa tối ưu.

Hai mươi lăm năm trước đây, các chiến sỹ tàu ngầm binh đoàn tàu ngầm diesel Hạm đội Biển Bắc đã thiết kế và sản xuất thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ BPF-DVK (Ritsa. БПФ: Быстрое Преобразование Фурье - дискретного преобразования Фурье (ДПФ), thuật toán tính nhanh biến đổi Fourier rời rạc;FFT-DFT: Fast Fourier Transform - Discrete Fourier Transform) cho tổ hợp thủy âm tàu ngầm "Rubicon". Nó cho phép phát hiện, phân loại và theo dõi các tàu ngầm ít tiếng ồn ở khoảng cách lớn hơn nhiều so với khả năng của tổ hợp thủy âm không có thiết bị phụ trợ trên. Các chuyên gia cấp phép thẩm định Hội đồng chuyên gia bên cạnh Tổng tư lệnh Hải quân về thiết bị thủy âm, năm 2001 kết luận rằng điều đó không có và không thể có về mặt lý thuyết. Việc áp dụng các thiết bị phụ trợ trong Hạm đội Hải quân được họ coi là trò bịp bợm và không thích hợp đối với Hạm đội Hải quân.
Tuy nhiên, các kết quả làm việc của thiết bị phụ trợ này có thể tìm thấy trong các sách báo đã xuất bản "Chuyến đi biển đơn độc", "Atrina chưa được biết đến", "Chuyến đột kích của các Hoàng tử Đen", "Những sự kiện bất thường trong Hạm đội Xô Viết", và những tài liệu khác.

Tháng 8 năm 2006, Học viện Hải quân mang tên N.G.Kuznetsov, bằng phát ngôn của người đứng đầu, thông báo về thế quân bằng đạt được của các thiết bị thủy âm của Hải quân Nga so với các thiết bị của Hải quân Hoa Kỳ. Điều này rất đáng tự hào. Đó là ngày hôm nay, còn trong thời Chiến tranh Lạnh thì khác.

Các chuyên gia Hải quân sẽ thú vị với các vấn đề về nguyên lý kỹ thuật mà không được kịp thời thực hiện trong các hệ thống sonar tàu ngầm đời cũ "MG-10", "Kerch", "Rubin", "Rubicon", "Skat-KS". Chính vì vậy, tầm xa mà chúng phát hiện được các tàu ngầm tiếng ồn nhỏ trong chế độ thụ động là thấp.

Trong những năm 80 thế kỷ trước, các kỹ sư tàu ngầm binh đoàn tàu ngầm diesel số 4 Hạm đội Biển Bắc đã thấy lý do rõ ràng trong sự yếu kém của hệ thống sonar trong nước khi gặp phải tàu ngầm ít tiếng ồn của NATO. Các thượng úy kỹ sư của binh đoàn Kuryshev V.E, Bukovsky Yu. năm 1981đã phát minh ra, còn năm 1985 đã thử nghiệm thiết bị kỹ thuật số trợ giúp hệ thống sonar "Rubicon" - BPF-DVK. Có những tin đồn trái ngược nhau về hiệu quả của nó.

Theo yêu cầu của nhiều chuyên gia tôi giải thích nguyên lý hoạt động của thiết bị. Thiết bị này kết nối với Sonar, với các kỹ năng thích hợp, sẽ giúp ta phát hiện tàu ngầm ít tiếng ồn khi ở chế độ thụ động trên các tầm xa lớn hơn Sonar  không có thiết bị phụ trợ này. "Giới Khoa học" thuộc Trung ương cùng với các nhà cung cấp truyền thống sonar cho Hải quân hồi đó đã nói và ngày hôm nay còn nói - không có và không thể. Và để thuyết phục Hạm đội Biển Bắc và binh đoàn, rằng đó là một ý tưởng điên rồ của các chàng trung úy, bất kỳ công tác xử lý tín hiệu bổ sung nào, gồm cả xử lý kỹ thuật số, sẽ làm giảm tầm hoạt động của thiết bị xuống 30%. Có một kết luận của các chuyên gia thủy âm Hải quân tại cuộc họp mở rộng Viện nghiên cứu Hải quân số 14 tháng 10 năm 1983 với chỉ dẫn dấu hiệu suy giảm.

Thái độ thù địch của Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân với ý tưởng của các thượng úy trẻ giải thích thực tế là ở giai đoạn giữa thập niên 70 thế kỷ trước, theo nhiệm vụ mà Ủy ban Trung ương ĐCSLX giao cho, theo ủy nhiệm của Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân đã tổ chức công trình nghiên cứu khoa học "Griyada" với sự tham gia của Viện Thủy âm mang tên Andreev (АКИН -AKIN), viện nghiên cứu Hải quân số 14 (nay Trung tâm NCKH về vũ khí VTĐT), Liên hiệp NPO "Morphyzpribor", kết quả của nó là trong Hải quân người ta không khuyến khích đặt máy phân tích phổ trên tàu ngầm vì kết quả công trình nghiên cứu "Griyad" chỉ ra hệ thống sonar tàu ngầm là tối ưu và không cần bổ sung thêm vào thành phần hệ thống đó máy phân tích phổ để phát hiện các nguồn tiếng ồn thấp.

Vì vậy, trong hệ thống sonar của tàu ngầm thời gian đó không có máy phân tích phổ theo các nguyên tắc phát hiện tự động các thành phần rời rạc, nén nhiễu nội tại, có hệ thống tích hợp vầ nhận dạng mẫu phổ tín hiệu. Không có thiết bị phân tích phổ có kiến trúc mở với các chương trình xử lý tín hiệu có khả năng cấu hình linh hoạt. Thiếu sót này đã được nhóm sỹ quan tiên phong  binh đoàn số 4 Hạm đội Biển Bắc tìm hiểu và khắc phục, bất kể kết quả công trình nghiên cứu "Griyad".

Trong quá trình phát triển thiết bị trên mới thấy rằng hệ thống sonar "Rubicon" không thực hiện các nguyên tắc cơ bản của Lý thuyết Phát hiện Tín hiệu (Теория Обнаружения Сигнала -  Signal Detection Theory): không dịch chuyển, đồng dạng, bất biến (несмещённости - unbiasedness, подобия - similarity,  инвариантности - invariable). Vì vậy, tuyên bố của các quan chức Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân, chuyên gia Viện nghiên cứu 14 và “Morphyzpribor” về sự "tối ưu" của hệ thống sonar là không thuyết phục. Sonar thời đó được coi là "bộ lọc tối ưu", trong đó đã tối đa hóa tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu ở đầu ra kênh xử lý, nhưng, than ôi, không giống như một máy dò. Trong sonar, người ta không thực hiện theo lý thuyết phát hiện. Đây là lý do hiệu suất kém. Máy phân tích phổ mà không có phương pháp phát hiện tự động nhằm mục đích phát hiện các đối tượng tiếng ồn thấp và chế áp tiếng ồn của riêng nó - không hữu ích bao nhiêu. Đến cuối những năm 70 đã xuất bản khá đủ các công trình lý thuyết về tín hiệu nhỏ nhất phát hiện được bằng máy phân tích phổ. Không có phương pháp nào trong số này được khuyến khích và thực hiện với Hải quân. Đối với một số sonar Skat-KS người ta đã lắp một máy phân tích phổ rất lớn, "Melody" với một máy tính "Ataka". Nhưng họ đã không giải quyết được vấn đề, bởi vì họ chuyển giao mà không có phần mềm xử lý thích hợp và phương pháp phát hiện mục tiêu tự động.

Trong lý thuyết phát hiện, phương trình quan hệ giống thật (уравнение отношения правдоподобия - Likelihood Equation) mới là cơ bản, chứ không phải là phương trình giống thật lớn nhất (уравнение максимального правдоподобия - maximum likelihood method) của lý thuyết đánh giá (теории оценок).

Không thể nhầm lẫn giữa lý thuyết phát hiện với lý thuyết đánh giá. Trung bình hóa phổ - là hoạt động có căn cứ khoa học của việc đánh giá phổ hiệu quả và khách quan, nhưng phương pháp có căn cứ khoa học xác đáng phát hiện các thành phần tín hiệu phổ yếu không phải như vậy. Do đó, quá trình tìm kiếm thành phần rời rạc sử dụng máy phân tích phổ đã dựa vào và có lẽ vẫn bây giờ vẫn phải dựa vào đặc điểm tâm lý-vật lý của con mắt các thao tác viên khi phân tích phổ trung bình. Đối với mục tiêu tiếng ồn thấp đó là một huyền thoại, bởi vì con người có thể đồng thời theo dõi các thông số không nhiều hơn 5-7 tham số độc lập (trung bình là 3) khi mà màn hình của máy phân tích giới thiệu hơn 200 giải pháp phổ, và còn phải tính ở các góc hướng khác nhau nữa chứ. Nó sẽ làm mệt mỏi các thao tác viên. Kết quả, máy  phân tích phổ được sử dụng như một thiết bị kiểm tra và bổ sung phân loại sau giai đoạn phát hiện vết của máy định hướng truyền âm (трактом ШП).

....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Mười, 2011, 08:57:57 pm
(tiếp)

Cơ sở tính toán của hệ thống sonar thời bấy giờ là lý thuyết về lọc tối ưu theo giả định tín hiệu có tính cố định và tuân theo biến đổi Gauss. Tuy nhiên, tín hiệu và tiếng ồn là ngẫu nhiên, không đẳng hướng trong không gian và không cố định. Mô hình toán học tính toán hệ sonar là không phù hợp với thực tế. Trong thiết bị BPF-DVK đã đưa vào các tính toán để sửa chữa thiếu sót này.

Thiết bị BPF-DVK gồm có máy phân tích phổ số hóa kích thước nhỏ gọn và mới nhất thời điểm ấy "Charysh-2M", kết nối với ăng-ten sonar thông qua bộ đấu cáp "tới máy phân loại" và máy tính kích thước nhỏ "DVK-2M".

Sáng kiến của nhóm sỹ quan là phát triển một giao diện chương trình đặc biệt kết nối máy phân tích với máy tính và xử lý tín hiệu, cho phép trong thời gian thực đưa phổ trong tầm quét vòng vào máy tính và trong điều kiện các đồ thị định hướng sonar thiết lập không tự động.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/21/Chi-square_distributionPDF.png/800px-Chi-square_distributionPDF.png)
Hàm mật độ khả năng (xác suất) cho phân bố khi – bình phương (Probability density function for the chi-square distribution).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/cb/Chi-square_distributionCDF.png/800px-Chi-square_distributionCDF.png)
Hàm mật độ tích lũy cho phân bố khi – bình phương (Cumulative density function for the chi-square distribution).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/de/Comparison_mean_median_mode.svg/512px-Comparison_mean_median_mode.svg.png)
So sánh median, mean, mode trên 2 đường cong phân bố logarit-thường với vi phân độ xiên.

Trong thiết bị "Ritsa", thành phần rời rạc đã được phát hiện tự động. Ngưỡng của báo động giả và của sự phát hiện chính xác được tính toán lại dựa trên giả thuyết sự phân bố mỗi số đo phổ là phân bố xác suất không tập trung khi-bình phương (χ2). Thuật toán tự động chạy 1300 số đo mẫu phổ thu được, và kiểm tra chúng có hay không vượt ngưỡng, tính từ cấp địa phương của phổ bằng phương pháp đánh giá trung bình (методом медианной оценки - Medians of probability distributions), nhân với hệ số ngưỡng thích hợp. Tần số của các số đo vượt quá ngưỡng được tự động ghi lại trong một bảng giá trị mức decibel vượt quá ngưỡng của số đo này trên nền mức phổ địa phương. Chương trình còn xử lý tự động bổ sung với việc loại bỏ tiêu hao sai và loại tiếng ồn (nhiễu) nội tại.

Tuy nhiên, mô hình toán học phù hợp hơn khi mỗi số đo quang phổ được mô tả bằng phân bố Wishart (khi-đa chiều bình phương – Wishart distribution - phân bố mang tên nhà thống kê học người Scotland John Wishart (28 November 1898 – 14 July 1956)), trong việc đánh giá tính đồng nhất nguồn của các số đo phổ so với nền địa phương. Điều đó cho phép phát hiện và phân loại tiếng ồn thủy âm với tỷ lệ "tín hiệu-nhiễu" thấp đến mức "không tưởng". Trong khi đó, một lý thuyết thống nhất kết hợp trong thiết bị phụ trợ việc phát hiện, chế áp nhiễu một cách thích hợp, phân loại và xác định phương vị của mục tiêu, chính là lý thuyết thông tin.

Năm 1982, Viện sĩ A.N.Kolmogorov trong một cuộc trò chuyện với chúng tôi, sau khi hiểu vấn đề của chúng tôi, bất ngờ đề xuất việc đặt căn cứ toán học của ý tưởng không dựa trên khung lý thuyết xác suất hoặc lý thuyết thủy âm nữa mà là khung lý thuyết thông tin (теории информации - Information theory). Tuy nhiên, sự hiểu biết này rất lâu về sau mới tới được, trên cơ sở thực hành, và áp dụng vào thiết bị dưới tên phương pháp thông tin-thích nghi. Cha đẻ lý thuyết lọc tối ưu ở đây đã đúng. Những ý tưởng của lý thuyết thông tin đã cho phép giảm tác động nhanh bắt buộc xuống hai cấp. Phương pháp phi tuyến này giải quyết một vấn đề phổ biến: phát hiện, chế áp nhiễu nội tại, thu hẹp đặc tính XH (đặc tính hướng của anten), phân loại nguồn. Phương pháp này cho phép trong phạm vi tần số I định hướng chính xác nguồn tiếng ồn thấp như trong phạm vi tần số III.

Trong quá trình chuyển việc phát hiện nguồn độ ồn thấp sang tần số thấp hơn tại các hệ sonar đời cũ – thiết bị chủ yếu có tính "vật lý". Thiết bị tự động hóa phát hiện các thành phần rời rạc, nhưng chưa bao giờ trình ra cho thao tác viên. Không giống như tất cả các thiết bị phát hiện vào thời điểm đó, thiết bị phụ này phát hiện và theo dõi các mục tiêu chỉ gồm có ba loại tàu ngầm nguyên tử của Liên Xô, Mỹ và tàu vận tải. Các thành phần nhiễu nội tại rời rạc không ảnh hưởng. Ảnh hưởng của nó bị chế áp khi xử lý sơ bộ một cách thích ứng, cũng như trong thủ tục phân loại tự động. Hệ số ma trận của bộ phân loại tương ứng với nhiễu nội tại rời rạc bị đưa về không. Chúng tỷ lệ với logarit quan hệ (tỷ số) của số chung của các mục tiêu luyện tập, với số các phân tán rời rạc ấy trong những lớp (tàu) khác nhau. Vì nhiễu chưa chế áp thường có ở khắp mọi nơi, các hệ số ma trận đó sẽ đưa nó về không và không làm ảnh hưởng đến phiếm hàm chỉ thị thông tin (индикаторный информационный функционал - một hàm trong lý thuyết thông tin - functional indicator information;chức năng hiển thị thông tin).

Thao tác viên thiết bị phụ trợ không bao giờ (cần) quan tâm đến quá trình đánh giá phổ trên màn hình máy phân tích phổ và tìm kiếm các thành phần rời rạc. Máy phân tích phổ "Charysh-2M", đôi khi để thuận tiện và không chiếm chỗ, được người ta đặt dưới đôi chân mình, trong buồng máy thủy âm, bởi vì trên màn hình nhỏ bé của nó, chẳng ai và chẳng khi nào người ta cần tìm kiếm thành phần rời rạc nữa. Phục vụ thao tác viên trong quá trình chỉ thị trên màn hình không phải là các thành phần rời rạc, mà là hàm số thông tin tương hỗ, khi quan sát (quét) đường chân trời, giữa nhiễu và mục tiêu của lớp ta đang xem xét, đồng thời cả về tiếng ồn và các thành phần rời rạc. Thao tác viên chỉ ghi lại phiếm hàm cho một lớp. Báo cáo gửi tới phòng điều khiển trung tâm chỉ nói về phương vị và lớp (loại) mục tiêu. Vẫn có những lầm lẫn. Thiết bị "thích" sai lầm trên các tháp khoan. Tầm xa phát hiện được, theo đánh giá của ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc đạt tới 500 km. Từ năm 1986 tôi không tham gia làm việc với thiết bị này nữa. Tôi phục vụ trong biên đội đào tạo tại thành phố Arkhangelsk.

Tôi biết Hạm đội Biển Bắc đã sản xuất khoảng 15 thiết bị phụ trợ này, còn thiết bị khác được mua là 40. Lãnh đạo việc chế tạo thiết bị phụ trợ ở Hạm đội Biển Bắc là Cục trưởng Kỹ thuật VTĐT đại tá hải quân AA.Baranenko. Lập kế hoạch sử dụng và phân tích các kết quả của thiết bị phụ trợ là nhiệm vụ của ban tác chiến chống ngầm thuộc Bộ Tham mưu Hạm đội Biển Bắc dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân Gavrilov V.V. Các thiết bị phụ trợ được sử dụng tại Hạm đội Biển Bắc 6 năm, đến năm 1991. Thực tế này được phản ánh trong các mệnh lệnh, chỉ thị của Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc vào thời điểm đó.

Các quan chức của Uỷ ban khoa học biển và Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân hôm nay khẳng định rằng các thiết bị phụ trợ đã tiêu tốn số tiền đáng kể và tuổi bền của động cơ, nhưng không cho kết quả tương xứng. Tốt nhất là xua tan huyền thoại đó đi - thiết bị được phát triển như một sáng kiến chủ động, trong thời gian rảnh không phải đi phục vụ chiến đấu. Không có bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học hay nghiên cứu và phát triển chính thức nào của Hạm đội Hải quân về đề tài BPF-DVK được tiến hành và tiêu tốn tiền bạc. Tất cả các tính toán khoa học đã được tôi thực hiện trong khoảng 1979-80 và được báo cáo cho chủ nhiệm ngành kỹ thuật liên lạc VTĐT phân hạm đội tàu ngầm số 11 Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân Bureg G.N. Các cấu kiện điện tử riêng lẻ do các sĩ quan tiết kiệm tiền của họ để mua. Sự đóng góp quan trọng nhất vào thời đó do Phó Đô đốc V.K.Korobov thực hiện - 400 rúp. Với số tiền này đã mua được trở loại hiếm I2 tại thành phố Voronezh.

Mười một đĩa BASF bổ sung cho máy tính DVK trị giá một thùng rượu "shil" thời ấy. Số "chi phí hoang tàn" này chúng tôi đã quyên góp từ các thuyền trưởng tàu ngầm và các kỹ sư cơ khí. Với nụ cười và lời bông đùa họ chuyển số vàng dự trữ để uống rượu sang cho cái thiết bị kỹ thuật số mà chẳng ai hiểu của chúng tôi (một loại cháo đặc nào đó). Phần mềm chính đảm bảo làm việc của DVK được viết trong một chuyến đi biển độc lập năm 1984. Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân chỉ cung cấp khởi đầu cho nhóm thiết bị kỹ thuật số mới nhất với Liên Xô thời ấy và các phụ tùng bổ sung mà chúng tôi không thể trả bằng tiền túi của mình được. Máy phân tích phổ "Charysh-2M" giá 36.000 rúp, còn máy tính "DVK-2M" -15 600 rúp. Đối với tuổi thọ của động cơ, thì không phải là chúng tôi - các thượng úy hải quân quyết định các con tàu ra khơi với những thiết bị phụ ấy để làm gì. Thêm vào đó người ta giao cho các con tàu có thiết bị phụ trợ đó nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu chứ không phải nghiên cứu khoa học.

Các thông số kỹ thuật của thiết bị phụ trợ này có thể thú vị đối với các chuyên gia. Máy phân tích phổ hai kênh "Charysh-2M" có một bộ biến đổi tương tự - số ADC 12-bit, tính toán đồng thời hai biến đổi Fourier theo 4096 điểm trong 0,7 giây. Máy tính DVK có tốc độ tính toán là 200.000 phép tính mỗi giây, 64 Kbytes RAM và 217 Kbytes trên một đĩa từ mềm. Ổ cứng không có. Trong máy tính DVK hệ điều hành được sử dụng là "Phobos". Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ "Pascal". Với khả năng khiêm tốn như vậy hiệu quả đạt được là nhờ các thủ thuật khéo léo trong lập trình và xử lý kỹ thuật số.

Thiết bị này có hai nhược điểm lớn - xử lý chậm và độ tin cậy thấp, điều này đã dẫn đến việc bỏ qua các mục tiêu gần, do sự không phù hợp của chuyển vị góc của mục tiêu với tốc độ làm việc của thiết bị. Điều đó gây nên hoài nghi và thất vọng khi sử dụng nó.

Để thay thế thiết bị "Ritsa", vào năm 1988, theo sáng kiến của Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc Đô đốc Kapitanets I.M., Văn phòng Thiết kế của Đại học Bách khoa Lvov nhận được đơn đặt hàng phát triển một thiết bị phụ trợ nhanh hơn là "Magnii", tại một thân máy kết hợp cả máy tính và một máy phân tích phổ. Trong " Magnii " việc tăng tốc độ tính biến đổi Fourier nhanh thực hiện bằng cách sử dụng thuật toán Winograd (Coppersmith–Winograd algorithm; Don Coppersmith - nhà mật mã học và toán học Mỹ, Shmuel Winograd - nhà khoa học máy tính Mỹ). Năm 1990 đã chế tạo hai mẫu thử nghiệm tại nhà máy "Etalon" ở Kiev, nhưng chúng vẫn còn nằm tại đó, sau các sự kiện cách mạng năm 1991.

Năm 2007, tại một phiên họp của các chuyên gia hàng đầu của Viện HLKH Nga trong lĩnh vực xử lý tín hiệu người ta đã công nhận rằng "Ritsa" không mang cái gì mới vào lý thuyết phát hiện tín hiệu và lý thuyết thủy âm thời đó, nó chỉ kết nối các lý thuyết phát hiện tín hiệu, lý thuyết xử lý tín hiệu kỹ thuật số, xử lý dữ liệu thống kê và lý thuyết thông tin.

Tuy nhiên, sự khéo léo về kỹ thuật và thuật toán, xuất phát từ khả năng hạn chế của công nghệ, chính là bí quyết của thiết bị này, làm cho nó có khả năng xử lý dữ liệu thống kê trong thời gian thực, có thể đảm bảo nâng cao phạm vi hoạt động, và hệ thống sonar trước đó không làm được điều này.

Thiết bị đã tập trung tiềm năng công nghệ và khoa học của Liên Xô (thời ấy). Giúp đỡ bằng quan hệ cá nhân trong những năm 1980-85 là các nhà khoa học lớn: V.M.Glushkov (hướng dẫn cho các nhà phát triển thiết bị kỹ thuật số tại Đại học Bách khoa Lvov), A.N.Kolmogorov, Prokhorov Yu.V. (hai nhà toán học này quan tâm đến các phương pháp thống kê về phát hiện, nhận dạng và lý thuyết thông tin), N.N.Moiseev (than vãn một thực tế là các thủy thủ quân sự rất kém chú ý đến mô hình toán học của các vấn đề thủy âm), V.A.Kotelnikov (chỉ dẫn về các tiêu chí của lý thuyết thông tin trong phát hiện tín hiệu), Nisterikhin Yu.E (đề xuất module bộ xử lý tín hiệu trong nước cho máy tính DVK-2M), các viện sỹ-thông tấn của VHLKH Liên Xô Zhuravlev Yu.I. (hướng dẫn cho nhóm của giáo sư Mazurov V.D. tại trung tâm khoa học Uran của VHLKH Liên Xô), Vysotsky B.F (chỉ dẫn về DVK-2M), Kaliayev A.V., những sự giúp đỡ đó cho phép tìm thấy con đường đúng đắn và kinh tế để làm giảm đáng kể thời gian phát triển. Trung tâm Ural của VHLKH Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Khoa học kỹ thuật V.D.Mazurov đã giúp chương trình phân loại tín hiệu làm việc. Tất cả các tính năng công nghệ của máy tính DVK được người đứng đầu bộ phận thuộc Liên hợp Khoa học-Công nghiệp NPO "Trung tâm nghiên cứu" Khokhlov M.M. từ thành phố Zelenograd giải thích cho chúng tôi qua sách hướng dẫn chuyên ngành. Với nhà thiết kế chính máy phân tích phổ "Charysh-2M" từ Đại học Bách khoa Lvov - Tiến sĩ Khoa học kỹ thuật Aghizim A.M. chúng tôi đã thành lập một mối quan hệ cộng tác sâu sắc - không có nó sẽ không xây dựng được thiết bị phụ trợ. Tất cả sẵn sàng chia sẻ kiến thức của họ cho các chàng thượng úy lập dị của binh đoàn tàu ngầm, khi có yêu cầu giúp đỡ việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười, 2011, 10:18:34 pm
(tiếp)


Bộ Tư lệnh Hải quân đã có tác động lớn hỗ trợ việc cung cấp các phụ kiện thành phần thông qua Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Liên Xô, vì đó không phải các thiết bị sản xuất hàng loạt, mà là các mẫu thử nghiệm của công nghệ kỹ thuật số trong nước.

Kết luận của "giới khoa học" về việc giảm phạm vi hoạt động của sonar có gắn thiết bị phụ trợ xuống 30% đã bị Bộ Tư lệnh Hải quân tại thời điểm đó nghiêm khắc bác bỏ. Đúng một năm sau khi "đánh bại" đề xuất của các thượng úy hải quân, các nhà khoa học, đứng đầu là Giám đốc Viện AKINA F.I.Kryazhev trong văn phòng Phó TTL thứ nhất HQXV đô đốc hạm đội Smirnov N.I., tuyên bố về sự nhầm lẫn trong các kết luận của các chuyên gia - các nhà thủy âm Hải quân, và chính S.G.Gorshkov cho thiết bị hoạt động. Để khắc phục những cản trở từ Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân, người ta đã có chỉ lệnh về công tác huấn luyện tương ứng trao trách nhiệm chỉ đạo cho Phó Đô đốc Tynyankin I.I. Vào mùa hè năm 1984 tôi được tư lệnh binh đoàn G.I.Shalygin triệu tập và cùng với chủ nhiệm chính trị binh đoàn V.P.Tkachev đề nghị tôi tiếp tục công việc.

Giai đoạn cuối cùng chế tạo và thử nghiệm thiết bị vào năm 1985, BTL Hải quân đã phái bổ sung cho nhóm thiếu tá hải quân Kudimov A.N., các thượng úy hải quân Sumachev A.M, Chobitko A.I, Salmin A.E., Yu.D. Sinyakin, các trung úy hải quân Efimov M.M., M.N.Lyzhov, các chuẩn úy hải quân Ziyangulov M.R., Zharkov A.I. Giúp đỡ rất lớn là tư lệnh binh đoàn Phó Đô đốc V.P.Larionov cùng với chủ nhiệm chính trị, Chuẩn Đô đốc V.P.Tkachev.

Về các thử nghiệm thiết bị phụ trợ thủy âm ở biển Barentsev năm 1985, cuốn sách của N.Cherkashin, "Solitary Voyage" đã mô tả một cách sinh động, trong đó chỉ rõ sự cải thiện việc phát hiện các tàu ngầm tiếng ồn thấp tăng đến vài trăm phần trăm, chứ không phải là xấu đi 30%, như các "khoa học gia" dự đoán. Huyền thoại của các chuyên gia thủy âm "Morphyzpribor" về  tính "tối ưu" của sonar tàu ngầm những năm xa xưa ấy và sự vô ích của thiết bị phân tích phổ đã bị xua tan.

Tôi rất hài lòng vì Đô đốc hạm đội Smirnov N.I. tại một cuộc họp của Hội đồng kỹ thuật- quân sự Hải quân, ngày 04 Tháng Hai năm 1986 xem xét kết quả thử nghiệm thiết bị, đã cười nhạo "giới khoa học" thuộc Trung ương và công bố chỉ thị ngày 7 tháng 2 năm 1986 về việc áp dụng hàng loạt các thiết bị BPF-DVK này cho các tàu ngầm của Hạm đội Biển Bắc. Chuẩn Đô đốc Popov G.P. Cục trưởng Kỹ thuật VTĐT Hải quân đã đặt tay làm quan trọng hóa thêm niềm vui của tôi tại cuộc họp này trước sự chế nhạo giới "khoa học" của hạm đội.

Thiết bị (được thử nghiệm) mâu thuẫn với kết luận khoa học chính thức trong đề tài nghiên cứu "Griyad" và là khúc xương mắc họng đối với Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân và do đó cơ quan quản lý này của Hải quân (RTU), khi có thể, phá hoại việc thực hiện chỉ thị lắp đặt hàng trăm các bộ thiết bị này trên tàu ngầm, và các quan chức RTU tại các cuộc thử tiếp theo trên biển đã không từ cả việc dứt phá dây dẫn để thí nghiệm "khoa học". BTL Hạm đội Biển Bắc quyết định không mời các chuyên gia thuộc Trung ương tới giúp làm chủ các thiết bị phụ trợ thủy âm và phân tích kết quả tại Hạm đội Biển Bắc nữa.

Từ năm 1986 bắt đầu các cuộc tập trận thường xuyên của các tàu ngầm của Hạm đội Biển Bắc với thiết bị xử lý phụ trợ. Trong giai đoạn 1986-88, Hạm đội Biển Bắc đã đủ kinh nghiệm để đạt được tiếp xúc thủy âm với các con tàu bằng hệ sonar chính thức kèm theo thiết bị phụ trợ.. Trong tháng 9 năm 1988 một quyết định chung giữa Hội đồng khoa học - kỹ thuật Hải quân, Bộ Công nghiệp Tàu biển và BTL Hải quân công nhận thực tế khả năng làm việc của thiết bị hố trợ xử lý,  và có văn bản ký kết chung về xu hướng phát triển thiết bị thủy âm Ritsa-1 của Hải quân. Lãnh đạo việc phát triển được giao cho Viện nghiên cứu khoa học số 14 của Hải quân (Trung tâm vũ khí VTĐT), còn thiết kế mẫu mã kiểu dáng công nghiệp thì trao cho NPO "Morphyzpribor". Viện nghiên cứu 14 đã phát triển một cách thất bại. "Morphyzpribor" - tiền đã ăn mà không làm gì.

Tháng 3 năm 1988 Hạm đội Biển Bắc bắt đầu đưa vào hoạt động hệ thống di động chiếu sáng khung cảnh. Hai tàu gắn thiết bị, ở một khoảng cách đáng kể so với nhau, chuyển về bộ tham mưu cùng một phương vị về các nguồn tương tự như tàu ngầm. Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc thực hiện xác định vị trí chung cuộc và phân loại. Theo quy định, tất cả các tàu tham gia tập trận đều đi qua vật cản lớn ấy - chúng đều bị phát hiện.

Năm 2000, chúng tôi cùng cựu thuyền trưởng I.A.Britanov của K-219 quyết định tài trợ cho con tàu đỡ đầu của tỉnh Sverdlovsk "Verkhoturye" thiết bị phụ trợ "Ritsa-2000".Và hứa sẽ làm như vậy trước hàng quân thủy thủ tàu ngầm. Sau khi đến, tôi cùng chiến hữu G.Kh.Gorchag giải quyết các vấn đề kỹ thuật, chúng tôi gặp phải sự từ chối của thuyền trưởng đại tá hải quân Bannykh đối với món quà này (đây chính là người thuyền trưởng đã chở Tổng thống Liên bang Nga V.V.Putin đi trên biển vào năm 2000). Chủ nhiệm ngành kỹ thuật VTĐT Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân Belykh V.D. dứt khoat cấm đưa thiết bị phụ trợ trên lên tàu. "Ngành Công nghiệp" đe dọa sẽ rút khỏi nghĩa vụ bảo hành tàu. Thuyền trưởng viện cớ năm nay cần phải vào Học viện: "... và cái tầm xa hoạt động này đúng là đồ chết tiệt".

Cho đến hôm nay, họ vẫn gọi điện cho tôi, các chuyên gia vẫn đang viết, họ - những cựu thuyền trưởng tàu ngầm. Cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, Đô đốc hạm đội Kapitanets I.M. đã tặng tôi cuốn sách của ông. Sự việc với "Ritsa" vẫn đang được quan tâm. Người ta chưa quên. Mặc dù tôi đã quá mệt mỏi với cái thứ tự này rồi. Dù có sự cố gắng thế nào đi nữa của HVHQ mang tên N.G.Kuznetsov, Ủy ban Khoa học biển, Cục KT VTĐT Hải quân, Trung tâm nghiên cứu khoa học vũ khí VTĐT "Morphyzpribor" nhằm chôn vùi "Ritsa" vào quên lãng - trong lịch sử của hạm đội, chiến thắng thực tế của các chàng trung úy - thủy thủ tàu ngầm đối với các "khoa học gia" thuộc Trung ương cũng không bị gạch bỏ. Thiết bị đã xua tan huyền thoại thủy âm về tiếng ồn thấp của các tàu ngầm nước ngoài. Chúng tôi đã không tuân theo những kết luận của "các khoa học gia" làm đề tài "Griyad" và đã làm tất cả mọi thứ ngược lại.

Tôi tin rằng - những kết luận sai trái của đề tài nghiên cứu "Griyad" về sự vô vọng của thiết bị phân tích phổ đối với hệ thống sonar của các tàu ngầm Liên Xô, sẽ có giá bằng chính mạng sống của các thủy thủ tàu ngầm xô viết, trưởng thành qua cuộc chiến tranh lạnh với biết bao cay đắng. Các kết luận của công trình này, mà phần lý thuyết, được viết bằng một trình độ toán học thấp kém, đã chính thức làm dừng sự phát triển phương pháp phát hiện các nguồn tiếng ồn thấp nhờ trợ giúp của thiết bị phân tích phổ tại Hạm đội Hải quân. Các thủy thủ tàu ngầm đã buộc phải chỉnh sửa "món quà" như vậy của giới khoa học bằng lực lượng của chính mình. Do kết luận không chính xác của công trình nghiên cứu "Griyad" đã truyền lan tin đồn rằng các tàu ngầm nước ngoài "không là" các thành phần rời rạc, và tiếng ồn của chúng còn thấp dưới cả tiếng ồn của biển. Do đó sinh ra huyền thoại về sự vô vọng của các phương tiện phát hiện thụ động.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Mười, 2011, 02:13:36 pm
(tiếp)


Thiết bị phụ trợ này là đứa con đầu lòng của loạt sản phẩm kỹ thuật số dùng cho dân dụng được áp dụng vào quân sự (nay được công nhận - không chỉ ở Liên Xô, mà còn trên toàn thế giới (COTS-công nghệ) cho phép nhanh chóng sản xuất nó với số lượng lớn, trang bị bổ sung cho hệ thống sonar tàu ngầm và đi vào trận chiến trên thế bình đẳng.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/ARCI.jpg)
http://www.lockheedmartin.com/ms2/123/AcousticRapidCOTSInsertion/video.html

Các nhiệm vụ khoa học- kỹ thuật và công nghệ đặt ra trong sáng kiến của các sỹ quan tàu ngầm đã được hoàn thành. Vấn đề này được ghi lại trong nhiều tài liệu của Hạm đội Hải quân thời kỳ đó.

Tàu ngầm tiếng ồn thấp chỉ ít tiếng ồn đối với các phương pháp phát hiện không phù hợp một cách thích đáng. Than ôi, các chuyên gia thủy âm cũng như giới khoa học đều biết, tín hiệu truyền trong nước biển ra sao, nhưng không biết làm thế nào để phát hiện nó. Các thuật toán phát hiện, trước tiên, cần phải phù hợp với tín hiệu, mà không phải với hệ thống sonar. Hệ thống sonar của tàu ngầm thời gian đó chỉ là các hydrophone định hướng, và sự phát hiện tín hiệu của chúng chỉ dựa vào chất lượng nghe nhìn của các trắc thủ vận hành, chứ không phải sự xử lý tín hiệu thích hợp dựa trên các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết phát hiện và các nguyên tắc hiện đại của kỹ thuật số xử lý tín hiệu (thu được từ) anten.

Thiết bị đã xua tan huyền thoại về các tàu ngầm NATO không có ảnh thành phần rời rạc. Trong lý thuyết đánh giá, xác suất chung "chân dung" của sự phát hiện thành phần rời rạc tiệm cận tới không và bức ảnh đó sẽ không có. Trong lý thuyết phát hiện và lý thuyết thông tin, tồn tại phương pháp toán học để tránh những trường hợp này và những bức ảnh trên là có. Đã xua tan huyền thoại của các nhà khoa học thủy âm về ảnh hưởng mức độ cao của nhiễu nội tại (nó được chế áp một cách thích hợp), về sự bất lực của các trắc thủ vận hành, về kỹ thuật tính toán tồi, về sự không có khả năng phát hiện được mục tiêu và không có khả năng định phương vị được tới chúng tại các tần số thấp, do hạn chế hình học của ăng-ten.

Dựa trên ý tưởng của lý thuyết thông tin, thiết bị đã bổ sung vào phương trình định vị thủy âm thụ động 20-30 dB. Sau khi tiếp bổ sung cho sự mất mát cho phép trong lan truyền (tín hiệu) đối với hệ thống sonar 20-30 dB nữa, các chuyên gia có thể tính toán lại phạm vi hoạt động của thiết bị phụ trợ để phát hiện các tàu ngầm tiếng ồn thấp và trả lời câu hỏi liệu 25 năm trước đây có cần thiết đặt thiết bị phụ trợ trong hệ thống sonar tàu ngầm cho các tàu ngầm của Liên Xô hay không.

Khoảng mười năm trước, tôi đề nghị Tổng tư lệnh Hải quân tiến hành thử nghiệm tàu ngầm cũ độ ồn lớn có tổ hợp (sonar) analog (nay lắp thêm) thiết bị phụ trợ hiện đại hơn "Ritsa 2000", so sánh với tàu ngầm nguyên tử độ ồn thấp với sonar kỹ thuật số TSGAK Skat-3 (ЦГАК) hoặc sonar kỹ thuật số "Irtysh-Amphora". Năm 2001, Hội đồng chuyên gia trực thuộc Tổng tư lệnh Hải quân thẳng thừng từ chối đề nghị của tôi bằng việc cho rằng thiếu căn cứ khoa học xác đáng về khả năng tăng tầm xa phát hiện mục tiêu (lịch sử lặp lại chính nó, như năm 1983). Đồng thời các chuyên gia Hải quân biểu quyết "nhất trí" từ chối sự áp dụng công nghệ COTS vào Hải quân như một khuynh hướng có thể để hiện đại hóa hệ thống sonar (nói chung) và các tổ hợp sonar cho tàu mặt nước và tàu ngầm của Hải quân Nga. Điều lo sợ của giới khoa học hải quân được Tổng tư lệnh Hải quân hỗ trợ, cấm các cơ quan quản lý của Hải quân từ năm 2004 trao đổi các thư từ với tôi về vấn đề này. Trong năm 2005, sau khi đổi tên "Ritsa- 2000", tại tiểu ban AP-10, tôi đã giới thiệu thiết bị phụ trợ trên trước Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 về Xử lý tín hiệu kỹ thuật số DSPA -2005, như là một bộ phân loại các nguồn tiếng ồn thủy âm. Trong số hàng trăm công trình, thiết bị phụ trợ này đã được hội nghị trao bằng chứng nhận đặc biệt.

Trong tháng 5 năm 2006, Ủy ban Khoa học biển khởi xướng, còn Tham mưu trưởng Bộ TTM Hải quân đã ra lệnh cho các chuyên gia kiểm định độc lập của Hội đồng chuyên gia bên cạnh Tổng tư lệnh Hải quân bỏ phiếu nhất trí việc từ chối các bài thử nghiệm so sánh, viện lẽ các kết quả của thiết bị phụ trợ này chưa từng có. Dù sao, Hải quân Nga đã đạt quân bằng (trong vấn đề) với các hệ thống sonar của tàu ngầm nguyên tử Hải quân NATO.

Thành thật mà nói, bản thân tôi, với tư cách một chiến sỹ tàu ngầm như muốn nổ tung mình lên nếu có một cơ hội thử nghiệm thiết bị được chế tạo từ kỹ thuật điện tử hiện đại. Thật thú vị - một chiếc tàu ngầm ồn ào và già như bà lão với một thiết bị phụ trợ thủy âm, trọng lượng chỉ có 9 kg, sẽ có bao nhiêu lần cảnh báo trong tầm phát hiện thụ động, khi "so tài" dưới nước, trong một trận đấu tay đôi ngư lôi giả định với chiếc tàu ngầm trẻ trung độ ồn thấp, một loại quái vật Leviathan dưới nước kiểu "Vladimir Monomakh" có hệ thống sonar "quân bằng".

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5d/K-535_Yuri_Dolgorukiy_at_sea_trials.jpg/799px-K-535_Yuri_Dolgorukiy_at_sea_trials.jpg)
Con quái vật "Leviathan" - Tàu ngầm tên lửa tuần dương chiến lược lớp "Borei" đề án 955 "Yuri Dolgoruki" trên biển (ru.viki).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/955201.jpg)
Đề án 955. Chú thích (theo paralay.com được deepstorm.ru dẫn lại): 1- Thiết bị phóng ngư lôi cỡ 650 mm; 2- Thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533 mm; 3- Anten chủ của tổ hợp thiết bị thủy âm; 4- Thiết bị phóng ngư lôi tự hành chế áp thủy âm SGPD; 5- Cửa nạp ngư lôi; 6- Bánh lái bằng phía mũi; 7- Sitec phục vụ bắn đạn ngư lôi; 8- Sitec chênh mớn mũi; 9- Khoang ngư lôi; 10- Cụm ắc quy mũi; 11- Phao cứu nạn phía mũi tàu; 12- Buồng chỉ huy trung tâm và ngăn chắn hệ tự động điều khiển tác chiến ASBU; 13- Các cabin ở và y tế; 14- Anten tổ hợp thủy âm; 15- Cầu điều hướng đài chỉ huy; 16- Các ngăn chắn khu vũ khí vô tuyến điện tử và cơ cấu hỗ trợ; 17- Ngăn chắn hệ thống phục vụ chung trên hạm; 18- Cửa nắp phần mũi; 19- Các cột thiết bị nâng hạ đài chỉ huy; 20- Cabin tác chiến trong phòng vũ khí VTĐT; 21- Khoang tên lửa đằng mũi; 22- Các hầm chứa tên lửa đạn đạo; 23- Khoang tên lửa đằng lái; 24- Các sitec thế; 25- Các bình khí nén áp lực cao; 26- Buồng nổi cứu nạn; 27- Thiết bị sinh hơi; 28- Khoang đặt lò phản ứng nguyên tử; 29- Ngăn chắn khu máy bơm của thiết bị sinh hơi; 30- Nhóm sitec balat chính đằng lái; 31- Các bình chứa hệ thống khí nén áp lực cao; 32- Máy chủ của thiết bị sinh hơi; 33- Phao cứu nạn đằng lái; 34- Khoang tuabin; 35- Bộ cảm ứng phụ trợ; 36- Cửa nắp đằng lái; 37- Khoang các cơ cấu hỗ trợ; 38- Buồng bámh lái; 39- Trục truyền động; 40- Sitec chênh mớn đằng lái; 41- Bộ dẫn tiến kiểu phụt nước; 42- Thiết bị thả anten kéo của tổ hợp thủy âm.        


Lại một lần nữa (như năm 1985), bùng nổ sự chế nhạo của các nhà khoa học thông thái, đẩy Hải quân trượt dài đến các văn bản chính thức về tính vô vọng của các phương tiện bị động đối với các tàu ngầm có tiếng ồn thấp.

Trái lại trong khi đó, tất cả các hệ thống cơ bản nhất phát hiện tàu ngầm của NATO - hệ thụ động. Đó là IUSS - Hệ tích hợp quan sát dưới nước, trong thành phần của nó bao gồm các hệ thống con thụ động: hệ nổi tiếng đã biết SOSUS, hệ giám sát cố định FSS (Fixed Surveillance System), hệ phân tán cố định FDS (Fixed Distributed System), hệ khai triển nâng cao ADS (Advanced Deployable System). Việc thực hiện chương trình hệ đa tuyến - đa mảng (Multi - Line Array Systems) đang diễn ra hết tốc lực: các lưới anten theo phương đứng và anten kéo thụ động của tàu nổi - (Surtass Twin - Line) và VLA (Vertical Line Arrays), các anten kéo thụ động chùm đôi, chùm ba của các tàu ngầm TV-29, lưới anten thụ động các phao sonar (Sonobuoys Arrays), kết nối theo sóng vô tuyến thành một mạng lưới. Cơ quan DARPA không hề thôi quan tâm đến hệ thống phát hiện thụ động, vẫn đang dẫn dắt tích cực một loạt nghiên cứu chuyên sâu về biện pháp nâng cao năng lực hệ thống thụ động hiện tại lên 10-15 dB (tình cờ, chương trình nghiên cứu được khởi xướng bởi các đồng hương của chúng ta, di cư sang Hoa Kỳ), bằng cách cải thiện việc xử lý tín hiệu theo các hướng: xử lý tín hiệu tiên tiến (Advanced Signal Processing), xử lý theo trường thích ứng (Adaptive Match Field Processing), và đồng thời hiện đại hoá phương tiện phát hiện thụ động của tàu mặt nước và tàu ngầm theo chương trình ARCI (Acoustical Rapid COTS Insertion).

http://www.youtube.com/watch?v=hUnbDbbyJ6g
Hình dung trực quan về hydrofone tự động của một hệ SOSUS (uploaded by dif0t0 ).

Sự tồn tại các tài liệu nói về tính vô vọng của các phương tiện phát hiện thụ động trong Hải quân như công trình nghiên cứu "Griyad" là minh chứng cho hoặc là - một sự phản bội công khai (một số nhân vật tham gia công việc này, hiện đang sống ở Mỹ) hoặc là sự ngu dốt của các "khoa học gia" về thủy âm của Hải quân.

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga năm 2006, đã đề nghị Hải quân thành lập một ủy ban nhà nước về vấn đề sonar quân sự, tập hợp các chuyên gia lớn - giúp Hải quân phân tích tình hình hiện tại của vấn đề trên. Hội đồng chuyên gia bên cạnh TTL Hải quân, đứng đầu là Giám đốc Học viện Hải quân, kịch liệt bác bỏ đề nghị trên và trả lời bằng việc công bố đã đạt được sự quân bằng giữa các phương tiện thủy âm của Hải quân Nga với các phương tiện thủy âm của tàu ngầm và tàu mặt nước Hải quân khối NATO.

Bộ Quốc phòng LB Nga trong năm 2007, tiếp tục đề nghị Tổng tư lệnh Hải quân giao cho Hội đồng chuyên gia bên cạnh TTL Hải quân tổng kết đánh giá về 20 - năm kinh nghiệm sử dụng sonar kỹ thuật số "Skat-3". Đánh giá sự "quân bằng" của nó và sự "quân bằng" triển vọng của sonar "Irtysh-Amphora". Đề nghị này cũng bị các nhà khoa học-chuyên ngành thủy âm của Hải quân bỏ qua.

Trong Hải quân vấn đề không phải là máy thủy âm, mà vấn đề ở xử lý tín hiệu. Để hiểu được các vấn đề về xử lý tín hiệu và thực hiện các kết luận ở tầm chuyên gia thì nên hiểu sâu về toán học. Trong Hải quân không có các nhà toán học và các chuyên gia tầm cỡ trong lĩnh vực xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Với những chuyên gia thủy âm cao tuổi - các chuyên gia bằng cấp khoa học cỡ tiến sỹ, đơn giản là không cần nói gì cả. Những người trẻ thì quá yếu.

Hệt như Hội đồng chuyên gia trực thuộc TTL Hải quân được thành lập cho những mục đích khác. Dịch vụ Tư vấn cua Hội đồng chuyên gia - được trả tiền. Họ không được trả tiền cho cuộc bỏ phiếu biểu quyết - họ bỏ phiếu "chống" theo chỉ thị của cấp trên, thậm chí họ bác bỏ mà không cần có bất kỳ nỗ lực nào nghiên cứu các tài liệu và cơ sở toán học.
 
Severomorsk, 2007

(hết phần 1 bài báo "Những huyền thoại với RITSA" của V.E.Kurytshev)
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười, 2011, 02:07:37 pm
(tiếp)

(forum RPF; tức diễn đàn Hạm đội tàu ngầm Nga: http://nvs.rpf.ru/nvs/forum/archive/92/92962.htm)

RITSA-2000
Re: РИЦА-2000

________________________________________

Tôi đã đọc bài báo của đại tá hải quân về hưu V.G.Sugrobov (sẽ đăng sau), tôi nhận thấy vài điểm chưa chính xác trong đó, vì vậy tôi quyết định làm sáng tỏ một số chi tiết.

Thứ nhất. Nhóm của Kurytshev đã được biết đến từ năm 1981. Đã có những mệnh lệnh tương ứng chỉ thị việc thành lập nhóm này.

Từ 1981 đến 1983, cơ sở toán học đã được xây dựng. Họ đã đến tất cả các trung tâm vùng của VHLKH Liên Xô, nơi người ta nghiên cứu các vấn đề nhận dạng các mẫu (tín hiệu), họ đã tìm được thứ họ cần. Họ đã lên danh sách trang thiết bị cần thiết mà cần phải mua sắm. Để làm việc này họ phải đi gần như khắp Liên Xô. Song song với nó, họ còn cần tiến hành thử nghiệm trên biển, kiểm tra tính đúng đắn trong những kết luận của mình. Danh sách đến tay Cục trưởng KTVTĐT Hải quân chuẩn đô đốc Popov V.P. Ông ấy hiểu giá của nó và quyết định lấy thiết bị trong cơ quan mình.

Tình thế rất giống với tình thế khi mà nhà kinh doanh trẻ sau lúc làm xong một cuộc mua bán hời và anh phải đặt món tiền đầu tiên mà lại chẳng có. Anh ta lập kế hoạch kinh doanh, mang nó đến ngân hàng nhằm vay được tín dụng, còn ở đó những chú lùn trên vùng núi địa phương đang quay chính cái kế hoạch đó khi sử dụng thông tin từ các kế hoạch kinh doanh. Và bằng cách nào đó giật nó khỏi nhà doanh nghiệp, nhìn vào đôi mắt đầy nghị lực, nhưng hơi ngây thơ của anh ta, chỉ ra việc thiếu một dấu phẩy trong kế hoạch kinh doanh và trên cơ sở đó từ chối anh ta. Vai trò của dấu phảy sẽ dẫn đến các sự kiện tiếp theo.

Tháng 10 năm 1983 tại Viện nghiên cứu hàng đầu về thủy âm ở thành phố Pushkin, Hội đồng Khoa học kỹ thuật mở rộng tiến hành đánh giá chuyên đề về đề án thiết bị phụ trợ thủy âm do nhóm Kurytshev phát triển. Tại sao quan niệm sai lầm này thường chỉ có ở Nga, nó cho rằng vấn đề phát hiện các đối tượng ít tiếng ồn dưới nước là việc nghiên cứu của các nhà thủy âm, không phải việc của các nhà toán học. Tại Hội đồng Khoa học Kỹ thuật này, các chuyên gia thủy âm quân sự đại diện tham dự tạo thành một đội ngũ rất đông đảo, các nhà toán học cũng có một số gương mặt, nhưng nói về họ thì để sau. Người có quân hàm thấp hơn thiếu tá hải quân không có mặt tại đây.

Rất nhiều sỹ quan đủ các cấp bậc, mà câu chuyện lại nói về đề án do các chú nhóc phát triển, các chàng thượng úy. Khi Kurytshev bắt đầu báo cáo, tôi rất hoảng khi nhận thấy ngay rằng nói chung cử tọa chẳng lĩnh hội được gì thậm chí là những vấn đề sơ đẳng của lý thuyết thông tin, lý thuyết xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Các câu hỏi sau đó được đưa ra, chỉ liên quan đến các vấn đề cơ bản về xử lý tín hiệu tương tự (analog). Tôi dẫn ra đoạn trích từ bức thư của Kurytshev gửi chuẩn đô đốc Lavritchenko, trong đó anh nói về các nhà toán học có mặt tại Hội đồng này.

"Trong khi đó, tôi đã nghiên cứu công việc của trung tá hải quân Kovalenko về cùng một kiểu đề tài và thẳng thắn nói rằng chúng chứa rất nhiều sai sót gây phiền nhiễu, mà có lẽ duy nhất dễ hiểu với các chuyên gia thôi. Và tôi đã có cơ hội để gợi ý cho anh ấy về điều đó. Thời mình, trong một cuộc nói chuyện với giáo sư Saprykin (đại tá hải quân) tôi đã bảo vệ ý nghĩ về các khả năng không vô hạn như thế của các biến đổi Fourier-Mellin. Bằng cách đó tôi gợi nên sự khó chịu với mình của con người này. Trong khi đó, việc sử dụng các biến đổi trên trong các cơ sở lý thuyết đó, sự xác định EDTS (ЭДЦ - элементы движения цели - các yếu tố chuyển động của mục tiêu) được chấp nhận trong những trường hợp rất hạn chế. Vì vậy, giáo sư thì coi đó gần như là thuốc chữa bách bệnh, còn tôi hoài nghi và cho đến nay vẫn từ chối áp dụng các công cụ toán học của nó vào các phương án lý thuyết của mình. ..... "

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Fourier_Transform.png)       (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Mellin_Transform.png)
Biến đổi Fourier và biến đổi Mellin.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/420px-Fourier2_1768_1830.jpg)      (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Robert_Hjalmar_Mellin_0_1854-1933.jpg)
Nhà toán học Pháp Joseph Fourier (1768-1830) và nhà toán học Phần Lan Robert Hjalmar Mellin (1854-1933).

Tiếc thay, những con người đó không thể vượt quan những giận dỗi nhỏ nhặt và dẫu chỉ cần cố gắng một chút để thấy cái mới đặt ra trong đề án.

Người Mỹ đang đầu tư tiền của rất lớn vào hệ thống sonar kỹ thuật số của mình, ở Liên Xô cũng vậy, người ta cố gắng, làm sao giảm càng nhiều càng tốt giá trị của công việc xử lý tín hiệu kỹ thuật số trong thủy âm học. Một ví dụ nhỏ là cuốn sách của John Urick "Các cơ sở của thủy âm học". Một tài liệu rất tốt, viết sáng sủa, dễ hiểu, đối với nhiều chiến sỹ tàu ngầm Liên Xô nó đã trở thành một cuốn sổ tay gối đầu giường. Đúng vậy, với đại tá hải quân, Yu.F.Tarasyuk trưởng bộ môn thông tin về thủy âm của một trường kỹ thuật quân sự, có một nghi ngờ nhỏ đã phát sinh, sau đó được xác nhận đầy đủ.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/CoSoThuyAm_JoeUrik.jpg)
Cơ sở của thủy âm (Principles of Underwater Sound). Robert John Urick. NXB "Đóng tàu". Moskva, 1978. Những người dịch: N.Gusev, Yu.Tarasiuk, L.Steiman, Vera Yakhontova. Sách của "địch" được "ta" xuất bản.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười, 2011, 10:47:01 pm
(tiếp)


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/JohnUrick.jpg)

Đó là việc Robert John Urick một chuyên gia lớn về xử lý thông tin, đặc biệt trong lĩnh vực định hướng âm thụ động, lại không bao giờ viết về điều đó. Ông ta và một số nhà khoa học Mỹ tập trung phát triển hệ thống «REPLOC» cho các tàu ngầm nguyên tử Mỹ. (Bề ngoài hệ thống này nhìn thấy như sau. Theo 3 anten đặc biệt từ trên mỗi tàu ngầm nguyên tử, nhờ sự giúp đỡ của nó, người ta sẽ xác định được các tọa độ mục tiêu, trong chế độ thụ động). Trong các hệ thống tương tự «REPLOC», thủy âm học cũng như khoa học, chiếm không quá 5 phần trăm, hoàn toàn các khoa học khác sẽ chiếm phần còn lại.. (Theo thống kê của Kurytshev tất cả có 19 môn khoa học).

Lập tức nảy sinh ra câu hỏi, J.Urick có động cơ gì khi viết sách "Cơ sở thủy âm học"?

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d1/SCM4_fig11.jpg)
Một giả lập thủy âm trong môi trường biển đơn giản, thể hiện trên máy tính


Nhu cầu về việc gì, nỗi sầu nhớ về cái gì đó xa xôi hay đơn giản là ý muốn kiếm tiền, trên những tài liệu chứa đựng những kiến thức tốt đến như vậy.

Nhưng hãy quay lại với Hội đồng KHKT của chúng ta, tại đó đã ra kết luận rất xấu về toán học với thiết bị phụ trợ thủy âm này. Trong kết luận của Hội đồng KHKT có nói rằng thiết bị làm xấu đi 30% phạm vi phát hiện mục tiêu khi so sánh với thiết bị chính thức. Kết luận được 18 tiến sỹ và phó tiến sỹ cùng ký. Còn về những điều họ lo ngại, họ khuyến cáo trừng phạt nhóm Kurytshev vì những gì nhóm đã làm. Nửa năm sau, giám đốc viện thủy âm học mang tên viện sỹ N.N.Andreev (thành lập năm 1953 trên cơ sở Phòng thí nghiệm thủy âm học thuộc Viện Vật lý mang tên Lebedev thuộc Viện HLKH LX) là Kryazhev nói rằng các nguyên tắc đặt ra trong thiết bị phụ trợ này là tuyệt đối đúng. Và nửa năm tiếp theo chính những nhà khoa học đã ký vào biên bản thử nghiệm "RITSA", trong đó nói rằng nó "nghe" được xa hơn 500% so với tổ hợp chính thức. Nhưng không nên nghĩ rằng họ sau khi đọc xong một loạt sách toán học, đã hiểu, thiết bị làm việc thế nào dù chỉ trên cấp độ ý tưởng.


Đơn giản là mỗi người trong số họ đã mang trong danh thiếp cá nhân lời cảm ơn của Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, vì đã "tham gia" vào cuộc thử nghiệm "RITSA" được tiến hành một cách thành công,  trong đó hai tàu ngầm - mục tiêu của chúng ta đã bị phát hiện, tàu ngầm diesel và tàu ngầm nguyên tử. Và trước chứng kiến của nhiều người, tàu ngầm nguyên tử tiếng ồn thấp của Mỹ cũng bị phát hiện, con tàu đã ghi lại ảnh tiếng ồn của các tàu ngầm nguyên tử chúng ta. Chuyện nhỏ đáng mến đó, đã thúc các nhà khoa học của chúng ta ký vào biên bản thử nghiệm. Dù cho trước khi bắt đầu thử nghiệm họ đã thề rằng dù có ăn thịt họ, họ cũng không ký, thậm chí cả trong trường hợp thử nghiệm diễn ra thành công. Họ không che giấu điều đó. Một anh thiếu tá hải quân Mashoshin A.I. nào đó, cộng tác viên Viện NCKH số 54 thuộc Hải quân đã bị Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc đuổi cho đến khi bắt đầu thử nghiệm trên biển.

Đọc các tài liệu hội nghị, tôi hiểu rằng khi thiếu thông tin, không thể ra các kết luận đúng, cũng như không thể có được váng sữa từ sương mù.

Thiết bị phụ trợ thủy âm «RITSА», về thực chất đó là tổ hợp thủy âm đa xử lý gồm có hai phần. Phần thứ nhất, đó là máy phân tích kỹ thuật số phổ tiếng ồn «CHARYSH-2М», (người phát triển giáo sư Aghizim Aron Markovitch, trưởng phòng thí nghiệm Đại học Bách khoa Lvov), người đến lượt mình chia nhiệm vụ cho bộ ADC trong đó tín hiệu tương tự được biến đổi  sang mã kỹ thuật số 12 bậc (theo yêu cầu của Kurytshev). Và trong bộ xử lý chuyên dụng cho biến đổi Fourier với 4096 phần tử, với 1300 phép lọc số, nhờ những điều đó người ta đã xử lý được số lượng cực lớn thông tin analog được số hóa.Và chỉ sau khi xử lý sơ bộ như vậy, thông tin đã chuẩn bị lại được xử lý trong phần thứ hai của thiết bị phụ trợ "RITSA", trên máy tính cá nhân «DVК-2М». Khai triển hàm số này cho phép tiến hành xử lý thông tin trong quy mô thời gian thực. Nhưng cần hiểu rõ rằng "DVK-2M" đó là một máy tính trường phổ thông với tất cả những khiếm khuyết của nó, chủ yếu trong đó là tốc độ nhỏ đến khó chịu. (Bộ vi xử lý ANALOG DEVICE 2007, tính ra nhanh hơn đến 105 lần so với gã thọt chân này).

Việc xử lý thông tin tiếp theo diễn ra như sau. Từ tiếng ồn số hóa nhận được tín hiệu có ích (mục tiêu) sẽ được tách ra. Có một cách diễn tả theo kiểu thơ ca quá trình này đã được khẳng định. «Đằng nào cũng thế thôi, theo tiếng xào xạc của những bông tuyết đang rơi gắng "nghe" tiếng rít của tuyết ở đầu bên kia Trái Đất». Để có thể «nghe» tiếng rít ấy đã phát minh ra một phương pháp thông tin thích ứng, và đã tìm ra sự hiệu chỉnh đặc biệt của Kurytshev, nó làm sâu sắc thêm hiểu biết về một vài công thức rát quan trọng. Sau đó cần phải định danh được mục tiêu, nghĩa là xử lý, tách thông tin, bằng các chương trình nhận dạng mẫu (đánh lừa các gói này trên thực tế là không thể). Sau đó so sánh nó với các ảnh tiếng ồn hiện có trong cơ sở dữ liệu và nếu không thành công thì ghi nó lại trong cơ sở dữ liệu ấy.

CSDL mục tiêu có thể lưu trữ đến 600 đối tượng. Thậm chí tôi đã mô tả sơ đồ để có thể sử dụng nó thực sự hiệu quả trong các tình huống chiến đấu, nó đòi hỏi lập trình vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận. Ban đầu hệ thống được viết bằng ngôn ngữ "FORTRAN" và sau đó được viết lại hoàn toàn bằng ngôn ngữ "PASCAL", bởi vì bộ biên dịch này cho tại đầu ra, một mã máy có độ nén lớn hơn. Các phiên bản mới nhất của hệ thống được viết lại bằng ngôn ngữ "C", bởi vì đó là ngôn ngữ viết để tối ưu hóa trình biên dịch, 1-1, ngoài ra mỗi ngôn ngữ chỉ dành cho bộ vi xử lý của mình. Nhưng cú sốc thực sự tại các Viện Nghiên cứu Khoa học Hải quân, Cục Kỹ thuật Vô tuyến Điện tử Hải quân Liên Xô và Bộ Công nghiệp đóng tàu Liên Xô là thiết bị phụ trợ được kết nối với hệ thống định hướng âm của tổ hợp thủy âm tàu ngầm, mà không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong tổ hợp thủy âm đó.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Mười, 2011, 07:14:43 pm
(tiếp)


Và "trên các tần số sử dụng bởi thiết bị phụ trợ, máy định hướng thủy âm thực tế không có khả năng làm việc, đường đặc tính hướng của ăng-ten gần với vòng tròn và việc thực hiện định phương vị mục tiêu là không thể". Trái với tuyên bố của các "khoa họcgia", thiết bị vẫn luôn luôn định được phương vị mục tiêu, với độ chính xác 10 ở khoảng cách 50-60 dặm hoặc lớn hơn. Kỷ lục tầm xa phát hiện được mục tiêu của "RITSA" là 500 km.

Điều đó xảy ra trong trường hợp thế này, các nhân viên của ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc sau khi đặt lên bản đồ những dữ liệu phương vị nhận được trong các thời điểm khác nhau, phát hiện ra chúng đều trỏ tới một điểm. Người ta xác định rằng điểm này là một tháp khoan đang khoan vào đáy biển. Do đó, có một tuyên bố rất chính xác. "Các tác giả (nhóm Kuryshev) chưa bao giờ không "dựa vào" thủy âm học một cách thực sự. Toàn bộ  bí quyết ở trong việc xử lý tín hiệu đã có, nghĩa là bí quyết đó nằm trong toán học, mà phải nói rằng các "chuyên gia điển hình của Viện Nghiên cứu Khoa học Hải quân" không hiểu chút nào, chính vì họ là các chuyên gia về thủy âm, không phải trong lĩnh vực toán học". Tốt hơn bạn đừng nói.

Tất cả những điều trên, đặc trưng cho tư tưởng kỹ thuật quân sự Nga, khi với ba cái đinh và một sợi thép gai cũng tạo ra một vũ khí nguy hiểm. Trong quá trình xây dựng thiết bị phụ trợ này, Kuryshev và Agizim đã nảy sinh ý tưởng làm một thiết bị hỗ trợ 2 trong 1, nhưng vì thiếu thời gian, nó bị hoãn lại. Một thời gian sau, giáo sư Agizim A.M. trở lại ý tưởng của mình, ông liên lạc với Kuryshev và nói rằng có thể chế tạo một thiết bị đơn khối duy nhất. Viktor chuyển thông tin này đến Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc Đô đốc hạm đội Kapitanets I.M., vào thời điểm đó, đã có đủ thông tin về hoạt động tốt của "RITSA". Đô đốc đã đưa hai tay đón ý tưởng này, và khi ông được đề bạt lên cao nữa, làm Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Xô Viết, và Tổng tư lệnh là Đô đốc hạm đội Chernavin V.N. Ông đã khai thông bằng đơn đặt hàng qua Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân Liên Xô với Agizim A.M. thiết kế và chế tạo hai bộ thiết bị trên.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/DinhlysoduTQ.png)
Định lý số dư Trung Quốc, hay bài toán Hàn Tín điểm binh: giải hệ phương trình đồng dư bậc nhất.

Đơn đặt hàng được phân về nhà máy "Etalon" ở Kiev, và công việc này là hoàn toàn do Agizim A.M. chịu trách nhiệm theo dõi và giúp đỡ, ông ấy thay máy tính "DVK-2M" sang "ELEKTRONNIKA-NTS-80", cũng như áp dụng một phương pháp nhanh hơn của nhà khoa học Mỹ Winograd, để tính giá trị Chuỗi Fourier, phương pháp này lại sử dụng Định lý Số dư, mà những người Trung Quốc đã chứng minh 3.000 năm trước đây. Kết quả thiết bị được đặt tên là "MAGNII" chạy nhanh hơn thiết bị trước năm lần, trong một thân máy nó có 2 màn hình, một bàn phím, kích thước nhỏ tạo thuận tiện cho công việc của các trắc thủ thao tác, dễ học, dễ cài đặt và bảo trì. Đó là một sản phẩm rất cạnh tranh. Xu hướng này đã chết, bởi vì năm 1991 đã đến và hai bản mẫu vẫn ở nhà máy "Etalon" Kiev. Và thế là không thể tận dụng lợi thế của thiết bị này nữa, vì không có toán học (ý nói software của Kurytshev), và không có nó thì khác gì buổi triển lãm trong bảo tàng.

Một hướng triển vọng hơn được phát triển song song với "MAGNII", đề xuất bởi Viện sĩ Nesterikhin, giám đốc Viện Đo lường thuôc Chi nhánh Novosibirsk Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Viện làm thành hai bảng chính. Trên một bảng mạch là bộ điều khiển đồ họa hiển thị nhanh kết quả ra màn hình, trên bảng kia là bộ vi xử lý "SP-12" (do trong nước phát triển) theo tiêu chuẩn "DVK-2M", có một bộ nhớ đủ lớn để xử lý tất cả các thông tin trước khi đưa nó vào "DVK-2M". Nó không chỉ thay thế "CHARYSH-2M", mà còn vượt trội khả năng của thiết bị phân tích phổ này. Người đọc chú ý có thể nhận thấy rằng hai bảng mạch được sản xuất bởi một tổ chức bên ngoài nước theo tiêu chuẩn " DVK-2M".

Và sau khi chúng được lắp vào trong "DVK-2M", chiếc máy tính trường học yếu ớt đã trở thành một con ngựa chiến mạnh mẽ. Đây chính là một ví dụ hoàn hảo của công nghệ COTS. Đó là khi những thiết kế phục vụ quân sự sử dụng cái gọi là công nghệ nền tảng mở (công khai). Kỹ thuật tính toán mục đích kép này, khi phát triển mà có sự xuất hiện bộ vi xử lý mới mạnh hơn, thì trong máy tính chỉ cần thay thế bảng mạch có bộ vi xử lý yếu hơn, mọi thứ khác vẫn không thay đổi, trong đó gồm cả toán học. Hoặc ngược lại toán học thay đổi, còn "phần cứng" («железо») vẫn không thay đổi, bạn chỉ cần biên dịch lại phần mềm tính toán toán học. Và trong toàn bộ tổ hợp, những thay thế này ta không cảm thấy, mà điều này cũng không quan trọng với nó. Máy tính cá nhân "DVK-2M" và bộ phân tích phổ kỹ thuật số "CHARYSH-2M" đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này. Sau khi nâng cấp, như mô tả ở trên, tổ hợp bắt đầu làm việc nhanh hơn nhiều, và cơ sở toán học vẫn không thay đổi. Nó cũng tạo cơ hội để mô hình hóa những phương pháp "khó", nhưng có nhiều tài nguyên hơn.

Thứ hai. Người ta chưa nói cuộc thử nghiệm "RITSA" được mô tả trong bài viết (sẽ post sau) xảy ra năm nào. Chỉ có thể giả định rằng cuộc thử nghiệm xảy ra năm 1986 trước khi tiến hành chiến dịch "ATRINA" khi, trên thực tế, cuộc thử nghiệm không thành công, nhưng nó có những lý do riêng rất xác đáng. Hai thành viên của Ủy ban từ đầu đến lúc họ chưa nhìn thấy mục tiêu trên màn hình thiết bị phụ trợ, họ cư xử khá đúng mực. Nhưng chỉ cần mục tiêu xuất hiện, ngay lập tức họ gây trở ngại cho các trắc thủ "RITSA" và sau khi bị đuổi ra khỏi cabin, họ đi vào khoang đầu tiên, lặng lẽ cắt đứt dây, khi họ bị phát hiện, người ta bắt giữ họ và đặt một người lính giám sát cạnh cabin họ ở, sau đó khi người ta hỏi tại sao họ làm vậy. Họ trả lời họ làm một thí nghiệm khoa học. Thuyền trưởng tàu ngầm, trên đó tiến hành thử nghiệm "RITSA" trước khi diễn ra "ATRINA" là trung tá hải quân Vadim Konoplev. Tất cả những điều trên đã được ghi lại trong nhật ký của con tàu này. Tên của các sĩ quan đó đều đã được biết. Đã 22 năm trôi qua kể từ thời điểm đó và không biết bây giờ những con người đó quan hệ đến điều này ra sao. Sau vụ việc dứt đứt dây, đã có quyết định, không cho các "khoa học gia" tham gia vào kết quả làm việc của thiết bị phụ trợ này nữa.

Và kể từ mùa hè năm 1987 HẠM ĐỘI bắt đầu sử dụng vào chiến đấu thiết bị phụ trợ trên, và nó đã được tiếp nhận vào biên chế vũ khí của Hạm đội Biển Bắc, thông qua một mệnh lệnh đặc biệt của vị tư lệnh hạm đội. "... ... Tôi đã ở trên tàu ngầm có thiết bị "RITSA" và đã tham gia vào công tác này". "Cần lưu ý rằng trong suốt thời gian thử nghiệm không hề thấy sự trục trặc nào trong sự làm việc của thiết bị "RITSA" ... ... ..". .....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2011, 12:33:00 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/K-244.jpg)
Một bức tranh báo tường của các thủy thủ tàu ngầm Xô Viết, trong bộ sưu tập của S.G.Ermolaev đội trưởng đội ngư lôi tàu ngầm nguyên tử K-244 đề án 671RTM, năm 1983-84.

Khi người ta báo cáo Chernavin rằng thử nghiệm "RITSA" thất bại, và đã có quyết định loại bỏ các thiết bị này khỏi các con tàu tham gia chiến dịch, nhưng Chủ nhiệm ngành KTVTĐT Hạm đội Biển Bắc Chuẩn Đô đốc V.P. Senin đã chống lại. Ông nói rằng tất cả các thử nghiệm trước đều thành công và kết quả cuộc thử nghiệm cuối cùng chỉ là cá biệt, người đã đào tạo, thiết bị đã được cài đặt. Ngoài ông, "RITSA" còn được bảo vệ bởi những người khác như đô đốc hạm đội Kapitanets I.M. Phó thứ nhất của Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết Chernavin, trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân V.V.Gavrilov. Chernavin nói, "Hãy để tất cả nguyên như vậy", nhưng cấm không được báo cáo phát hiện bằng thiết bị "RITSA". Đó là một chỉ dẫn làm cho thiết bị "RITSA" thành một thiết bị cấp hai, và thái độ đối với nó như thế là thích hợp.


Chiến dịch "ATRINA" bắt đầu tháng ba năm 1987. Mỗi tàu ngầm được trang bị hai bộ "RITSA". Có năm tàu ngầm đề án 671RTM. Thuyền trưởng tàu ngầm K-299 trung tá hải quân M.I.Kliuev, thuyền trưởng tàu ngầm K-244 trung tá hải quân V.I.Alikov, thuyền trưởng tàu ngầm K-298 trung tá hải quân N.Popkov, thuyền trưởng tàu ngầm K-255 trung tá hải quân B.Yu. Muratov, thuyền trưởng tàu ngầm K-524 trung tá hải quân A.F.Smelkov (nay là Phó Đô đốc). Chỉ huy biên đội tàu ngầm nguyên tử trong chiến dịch "ATRINA" là Chuẩn Đô đốc A.I.Shevchenko.


11 tháng tư 1987, một ngày không khác gì với chuỗi ngày từ đầu chiến dịch đến giờ. Tàu ngầm K-298, giờ Moskva 7.56, phiên trực của thuyền trưởng trung tá hải quân N.Popkov đã kết thúc bốn phút. Anh vui mừng vì mọi thứ vẫn như thường lệ, không có sự cố. Đột nhiên chuẩn úy hải quân trắc thủ "RITSA" I.V.Shildyaev, thông báo đã phát hiện mục tiêu, thiết bị của anh ta xác định đó là một tàu ngầm nguyên tử Mỹ. Dường như có một luồng điện chạy suốt con tàu. Hoa tiêu lập tức đánh dấu vào bản đồ vị trí của K-298, nơi tàu ngầm nguyên tử Mỹ bị phát hiện. Theo hướng dẫn, thuyền trưởng không có quyền rời phòng điều khiển trung tâm, khi sỹ quan thủy âm báo cáo đã phát hiện tàu nổi, hoặc tàu ngầm. Nhưng "RITSA" không phải thiết bị tiêu chuẩn, mà ở đây đã có lệnh của Tổng tư lệnh. Popkov, sau phiên trực đã quá mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi.


Thế mà bỗng nhiên lại là người Mỹ, có cái gì đó nhỏ giọt xuống cầu vai. Thiết bị có thể nói dối. Tất cả những bất ổn này, nó làm ta tức giận làm sao. Anh đến bên Shildyaev yêu cầu "hãy chỉ xem, người Mỹ đâu nào". Anh ta ngay lập tức chỉ vào màn hình "RITSA". Hình ảnh Shildyaev cho anh thấy, không thuyết phục. Nhưng anh biết Shildyaev như một chuyên gia rất cẩn thận và chính xác. Sự đơn điệu chiếm lĩnh con tàu, ngay lập tức đã biến đi đâu mất. Bản năng săn mồi thức dậy trong mọi người. Cũng như con mèo, khi bắt được chuột, không ăn thịt nó ngay, mà tiếp tục vờn mồi, và rất phấn khích vì trò chơi này.


Thuyền trưởng nghĩ rằng sẽ không quá kéo dài, và do đó quyết định đi theo phương vị "RITSA" chỉ ra. Lần đầu tiên kể từ khi được tạo ra, thiết bị dẫn dắt niềm đam mê cháy bỏng của các thủy thủ tàu ngầm trong cuộc săn mồi tự do này. Thật tiếc rằng vào thời điểm này không thể đưa lên khoang trung tâm con tàu, các nhà khoa học xx... từ Hội đồng Khoa học xa xăm ở thành phố Pushkin năm 1983, nơi họ cho rằng thiết bị sẽ không làm việc, tiếc, rất tiếc. Cuộc truy đuổi tiếp tục, như hướng dẫn của Chernavin, cần phải xác nhận tiếp xúc chỉ bằng các phương tiện chính thức. Đội thủy thủ vui vẻ nhìn cảnh Popkov với Shildyaev cãi nhau, người nói đó hoàn toàn là xx...và tàu không có ở đấy, người kia trả lời rằng đó không phải xx... chính đó là tàu ngầm, đồng thời chỉ phương vị mục tiêu, sự việc kéo dài đến 15.25. Viên chuẩn úy tuyệt đối tin vào thiết bị và không một chút nghi ngờ sự làm việc đúng đắn của "RITSA" ("MA TRẬN"). Thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử K-298 trung tá hải quân N.Popkov rất mạo hiểm, bởi vì họ đã ra khỏi khu vực được phép di chuyển. .


Đột nhiên vào lúc 15.25 ở khoảng cách 9 kabelt, bà cô già nghễnh ngãng "Skat-KS" cho thấy dấu hiệu đầu tiên đã sống lại. Các thủy thủ tàu ngầm hào hứng còn truy đuổi "người Mỹ" năm giờ nữa, không ngần ngại áp dụng các phương pháp chủ động duy trì tiếp xúc. Khi họ còn chưa chán chuyện "vui vẻ" này, thì được lệnh phải trở lại khu vực được phép di chuyển. Popkov lao ngay vào buồng hoa tiêu, và 2 người họ bắt đầu tính ngược trở lại. Từ điểm lần đầu tiên "Skat-KS" làm việc đến điểm mà "RITSA"  lần đầu tiên phát hiện được mục tiêu. Trên bản đồ, họ đã tính toán ra khoảng cách đó là 40 dặm. (Mô tả chi tiết hơn về "hiện tượng" này có thể tìm thấy trong nhật ký hải trình tàu ngầm nguyên tử K-298). Và chẳng ai ngờ rằng trung tá hải quân N.Popkov và chuẩn úy hải quân I.V.Shildyaev đã tặng cho các thủy thủ tàu ngầm một ngày lễ mới. Ngày ra đời thủy âm học kỹ thuật số của đất nước, 11 tháng 4 năm 1987.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/ed/Russian_submarine_Delfin.jpg)
Tàu ngầm chính thức đầu tiên của Hải quân Nga trên một tấm thiệp năm 1904. Lữ đoàn tàu ngầm đầu tiên của Đế quốc Nga thành lập năm 1911 gồm 10 tàu.

Vì vậy, mà các thủy thủ tàu ngầm Nga có cơ hội để ăn mừng 2 ngày lễ chuyên nghiệp. Đó là ngày 19 tháng 3 theo nghị định của Sa hoàng Nicholas II ra ngày 19 tháng 3 năm 1906 và ngày 11 tháng tư năm 1987, nhờ nhóm Kuryshev và lòng can đảm của trung tá hải quân N.Popkov và chuẩn úy hải quân I.V.Shildyaev. Shildyaev vì thiết lập được tiếp xúc thủy âm trong thời gian dài như thế, đã được trao tặng đồng hồ bởi chính Chernavin. Nhưng thủ phạm việc đó là "RITSA", người ta không nói với ông. Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitrievitch Yamkov sư đoàn trưởng sư đoàn 3 tàu ngầm nguyên tử, sau khi làm chủ được thiết bị "RITSA" và kiệt sức trong tưởng tượng các cuộc lựa chọn theo dõi tàu ngầm của đối thủ "giả định" ở khoảng cách 60 dặm, quyết định kiểm tra, tại tốc độ nào thiết bị "RITSA" sẽ mất tiếp xúc với tàu ngầm của kẻ thù "giả định" do mức độ nhiễu lớn (độ ồn cao). Thiết bị chính thức chỉ cho phép đến 6 hải lý. Thử nghiệm đã diễn ra trên một tàu ngầm nguyên tử lớp cũ VICTOR 1. Khi tốc độ tăng lên đến 17 hải lý, tiếp xúc với tàu ngầm-mục tiêu vẫn chưa bị mất. Tiếp theo kỹ sư máy trưởng trên tàu nói: "đó giới hạn tốc độ phù hợp của bà lão này, ép quá nữa là không hợp lý". Thí nghiệm dừng lại ở điểm này. Có các tài liệu chính thức về việc đó.

Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitrievich Yamkov đã phát biểu như sau. "Nhờ "RITSA"  mà đôi cánh của tôi được dang rộng và tôi cảm thấy mình thật sự là chủ nhân của biển."


Kết thúc "ATRINA", khi ấy cơn mưa vàng đổ xuống đầu những người tham gia chiến dịch. Tất cả trừ các nhà phát triển "RITSA". Ở đây có một thời điểm rất thú vị. Vài tháng sau chiến dịch, khi người ta bắt đầu phân tích kết quả thu được. Trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân V.V.Gavrilov nhận thấy "RITSA" đã tìm ra vị trí tàu ngầm hạt nhân Mỹ trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa "TRIDENT". Đô đốc hạm đội Kapitanets I.M., chỉ sau thực tế đó mới thực sự tin tưởng "RITSA". Tình báo Hải quân cũng quan tâm đến "RITSA" và sử dụng nó tiến hành một chiến dịch, mà theo ý nghĩa của nó và các thông tin đã thu được, không hề kém cạnh "ATRINA".

Đã gần một phần tư thế kỷ kể từ khi chế tạo bộ "RITSA" đầu tiên và cô cháu gái xinh đẹp của nó "RITSA-2000" không thua kém các mẫu thiết bị thủy âm tốt nhất thế giới.


Khi được hỏi, tại sao "RITSA", thật sự là một vũ khí thông minh và tuyệt vời mà nước Nga có quyền tự hào, cho đến nay, chẳng hề có tiếng vang nào, mà Hải quân Nga cũng không đòi chủ quyền. Vấn đề đó, nhà vật lý người Đức Max Planck, người sáng lập cơ học lượng tử đã trả lời rất đúng, mặc dù khá ảm đạm:
"Thông thường, các chân lý mới của khoa học chiến thắng không như điều mà các đối thủ của chúng tin. Nhưng thường thấy hơn là khi các đối thủ đó chết đi, các thế hệ mới sẽ lĩnh hội chân lý ngay tức khắc".

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Một, 2011, 12:20:40 pm
(tiếp)


RITSA
________________________________________

Xin gửi lời chúc tốt lành đến tất cả.

Bức thư này mới tới chưa lâu:

Thưa LAA! Tôi là một độc giả thường xuyên của forum Hạm đội tàu ngầm Nga, bản thân tôi trong quá khứ đã phục vụ 10 năm trên các tàu ngầm. Thật không may, vì một lý do mà tôi không thể đăng ký tham gia như một thành viên trên diễn đàn này, do đó tôi gửi thư này qua bạn.

Tuần trước có một nhánh đề tài về thiết bị phụ trợ cho tổ hợp thủy âm "RITSA" và người phát minh Viktor E. Kurytshev, do thành viên 142 bắt đầu công bố lên diễn đàn hai đoạn từ cuốn sách của N. Cherkashin. Cuối câu chuyện có thông tin cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc O.Erofeev dọa sẽ kiện Kuryshev ra tòa vì làm thất thoát công quỹ mà không cần giải thích.

Tôi có thể làm rõ vấn đề này, vì là một trong những người tham gia phân tích để đánh giá khách quan năng lực của thiết bị "RITSA".  Tôi nghĩ rằng những ký ức của tôi sẽ có ích trên diễn đàn cũng như cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này. Bài viết được chuẩn bị cho chủ đề của diễn đàn. Về các câu hỏi, tôi sẽ cố gắng trả lời thông qua bạn, nếu có thể.

Trân trọng.



Về bài viết của Kuryshev

Cuối thập niên tám mươi, Hạm đội Hải quân bắt đầu được trang bị các máy tính cá nhân đầu tiên. Nhưng họ mới chỉ có những máy tính còn sơ khai nếu xét theo các tiêu chuẩn ngày nay. Tuy nhiên, trong tay những sinh viên sỹ quan có tay nghề, vốn tốt nghiệp Trường Chỉ huy Kỹ thuật Vô tuyến Điện tử Hải quân mang tên Popov, chúng là một công cụ tốt để giải quyết các ứng dụng thực tế.

Vào thời điểm đó tôi là trợ lý Chủ tịch Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật Hải quân, trước đó đã là sỹ quan cao cấp và phó trưởng ban trang bị thủy âm tàu ngầm thuộc Cục Kỹ thuật Vô tuyến điện tử Hải quân. Trước khi giảng dạy tại Học viện Hải quân tôi từng là trưởng ban kỹ thuật vô tuyến điện tử - chỉ huy ban tác chiến truyền tin trên một tàu ngầm hạt nhân đề án 661 của Hạm đội Biển Bắc (1965 tới 1974).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1c/Papa_class_submarine_2.jpg/772px-Papa_class_submarine_2.jpg)
Đề án 661, tàu xô viết đầu tiên có vỏ titan. Ảnh chụp năm 1987.

Nhóm sĩ quan Hạm đội Biển Bắc dẫn đầu là V.Kuryshev đã phát triển thiết bị phụ trợ cho sonar tàu ngầm, bắt đầu nổi tiếng khoảng năm 1986. Sau khi xem xét thiết kế, các chuyên gia Viện NCKH Hải quân nhận thấy nhóm tác giả có trình độ cao trong các vấn đề khoa học máy tính và lập trình cho nó, nhưng vẫn cho kết luận tiêu cực. Trong lĩnh vực thủy âm học các tác giả có kiến thức khá hạn chế, thiếu các dữ liệu khách quan về sự làm việc của thiết bị trong những điều kiện thực, không muốn tiết lộ các nguyên tắc của thiết bị phụ trợ này.

Tuy nhiên, nhóm Kuryshev được sự ủng hộ mạnh mẽ bởi ban tác chiến chống ngầm Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc, vẫn tiếp tục công việc. Năm 1988 trong bối cảnh làn sóng thời thượng bấy giờ, ở Severomorsk đã thành lập Trung tâm Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật Thanh niên, dẫn đầu là thượng úy hải quân Kuryshev - các trung tâm "Lear" và "Vega" mà tôi không nhớ chính xác tên. Và thế là từ các trung tâm này, từ Hạm đội Biển Bắc, Trung ương Đoàn TNCS Lê Nin (hỗ trợ chính thức trung tâm Kuryshev), các loại thư từ tới tấp gửi đến Bộ Tổng tư lệnh Hải quân, với yêu cầu cung cấp trang bị, tài chính, bao gồm cả việc tạo ra tại Severomorsk trên cơ sở các trung tâm này một chi nhánh mới của viện nghiên cứu Hải quân, chuyển sang cho cơ sở mới các tòa nhà, thiết bị máy tính, máy phân tích phổ, xe hơi và các tài sản khác, rồi cả tàu ngầm hạt nhân, chuyển giao tại thời điểm đó nhằm thử nghiệm các hệ thống sonar mới.

Tất cả những điều này, tất nhiên, không được thực hiện, mặc dù các khoản yêu cầu về thiết bị tính toán và đo đạc cũng đã được Cục Kỹ thuật vô tuyến điện tử Hải quân sắp xếp và dành cho Hạm đội Biển Bắc phục vụ mục đích trên.

Vào năm 1991 có báo cáo của Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc gửi đến Bộ Tổng tham mưu Hải quân nói rằng Trung tâm của Kuryshev đã xây dựng được thiết bị "RITSA" dựa trên máy tính cá nhân DVK-2M  nâng cao đáng kể phạm vi phát hiện các tàu ngầm nước ngoài cho tổ hợp sonar chính thống. Các thử nghiệm mà hạm đội đã tiến hành, bao gồm cả trong điều kiện làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, đã cho thấy hiệu quả cao (trình bày các số liệu về phạm vi phát hiện các tàu ngầm nước ngoài, cao gấp nhiều lần phạm vi phát hiện của các tổ hợp thủy âm mới nhất của chúng ta mà không có thiết bị phụ trợ kèm theo) và Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc yêu cầu Tổng tham mưu trưởng Hải quân chỉ thị cho Cục trưởng Kỹ thuật VTĐT Hải quân đảm bảo việc mua số máy tính cá nhân DVK-2M cần thiết để trang bị cho tất cả các tàu ngầm của Hạm đội Biển Bắc  thiết bị phụ trợ của Kuryshev.

Căn cứ hướng dẫn của lãnh đạo Bộ TL Hải quân, cục đã cùng với các cục và phòng ban khác có liên quan của Hải quân, tổ chức nghiên cứu toàn diện về vấn đề này và đưa ra đề nghị cho cách thực hiện tiếp theo.

Cuộc nói chuyện với tác giả có sự tham gia của các chuyên gia Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân và Viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành Hải quân, Bộ Công nghiệp đóng tàu đã không làm sáng tỏ được vấn đề. Thiết bị của Kuryshev kết nối với hệ thống định hướng âm của tàu ngầm, mà không thực hiện bất kỳ thay đổi nào. V.E.Kuryshev kiên quyết từ chối giải thích các nguyên tắc của thiết bị "RITSA". Đây là "bí quyết"của tôi, và tôi sẽ không tiết lộ nó. Kuryshev không nhận thức được bất kỳ luận cứ nào về chuyện tại các tần số mà thiết bị hỗ trợ sử dụng, hệ thống định hướng âm thực tế không có khả năng làm việc, rằng đặc tính hướng ăng-ten tiếp cận với đường tròn và việc tìm kiếm mục tiêu là không thể thực hiện. "Nhưng thiết bị của chúng tôi làm việc!".

Họ chỉ đồng ý về việc tiến hành thử nghiệm chung trên hai tàu ngầm trang bị hệ sonar "Skat".

Đã có chỉ thị của Tổng tham mưu trưởng Hải quân về tiến hành thử nghiệm ngoài trời trong khu vực huấn luyện chiến đấu của Hạm đội Biển Bắc, phương pháp thử nghiệm thỏa thuận với Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc. Ủy ban liên ngành do Phó Chủ nhiệm ngành chống ngầm Hải quân Xô Viết, Chuẩn Đô đốc I.I.Gordeev đứng đầu, tôi là một trong hai người phó của ông. Trong thành phần ủy ban, ngoài các đại diện các phòng ban quản lý thuộc BTL Hải quân và Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc, còn có các nhà khoa học - chuyên gia thủy âm học hàng đầu của các Viện nghiên cứu Hải quân, Bộ Công nghiệp đóng tàu (Viện Thủy âm, Liên hiệp KHSX "Oceanpribor").

Hạm đội Biển Bắc đã dành riêng phục vụ thử nghiệm hai tàu ngầm hạt nhân đề án 671RTM trang bị sonar "Skat". Trên một trong hai tàu có thiết bị "RITSA", việc chăm sóc cho nó được thực hiện bởi Kuryshev và các sỹ quan của anh ta. Chiếc tàu thứ hai là một chiếc tàu ngầm - mục tiêu, nó cần phải dùng tất cả các hành động bí mật, cắt qua phạm vi trường bắn trên biển đã lựa chọn, nhưng không vượt ra quá giới hạn của nó. Kích thước của khu vực được giao trên cơ sở phạm vi thiết bị "RITSA" phát hiện được tàu ngầm đề án 671RTM do Kuryshev tuyên bố (cạnh hình vuông bằng hai lần pham vi phát hiện). Cả hai tàu ngầm đều không bị hạn chế cơ động, chỉ yêu cầu phải tuân thủ các biện pháp an toàn đã biết. Việc vượt ra ngoài đa giác đó trong tổng thời gian thử nghiệm 10 ngày là không được phép. Nhiệm vụ của tàu ngầm trang bị "RITSA" - phát hiện tàu mục tiêu và theo dữ liệu của "RITSA" đi tiếp để đạt được tiếp xúc thủy âm bằng tổ hợp chính thức "Skat". Để đạt được mục tiêu này, hướng và chế độ chuyển động của tàu ngầm có "RITSA" được thiết lập theo các khuyến nghị của các thao tác viên điều khiển "RITSA".

Với mục đích nhận được kết quả thử nghiệm khách quan cần giải quyết vấn đề chính - đảm bảo bí mật thông tin về vị trí ban đầu của các tàu ngầm. Những thông tin này trước khi thử nghiệm không ai được biết.

Theo đề nghị của ủy ban đã thông qua thuật toán sau đây để phân bố cho các tàu ngầm vị trí xuất phát ban đầu. Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc ký lệnh cho các thuyền trưởng tàu ngầm, ông phải tự tay viết tên các cạnh hình vuông mà các tàu ngầm xuất phát thử nghiệm từ đó, nhưng vị trí chính xác trên cạnh được giao sẽ do trưởng đại diện ủy ban trên mỗi tàu ngầm cho biết vào lúc đã định khi mở phong bì.

Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc Phó Đô đốc Patrushev đã đồng ý với đề nghị này, ông tự tay viết mệnh lệnh, và phong bì được niêm phong trước sự hiện diện của Chủ tịch Ủy ban.

Trong ủy ban, chúng tôi đồng ý rằng, để tránh tai nạn tàu ngầm, vị trí tàu ngầm nên được chỉ định trên các cạnh hình vuông cách nhau ít nhất là hai lần phạm vi hoạt động của sonar "Skat" trên tàu ngầm đề án 671RTM tính từ góc hình vuông.

Kết quả như sau này giải trình thì được biết, vào thời gian bắt đầu cuộc thử nghiệm đã định, các tàu được phân bố trên các đường chéo của hình vuông - tàu ngầm-mục tiêu ở cạnh phía nam, tại góc phía đông của hình vuông, tàu ngầm có "RITSA" - ở cạnh phía bắc gần với góc phía tây.

Đại diện của Ủy ban trực suốt ngày đêm trong cabin thủy âm, nơi bố trí "RITSA" và ghi lại tất cả các dữ liệu nhận được và ghi các báo cáo. Tôi ở trên tàu ngầm có "RITSA"  và đã tham gia vào công tác này.

..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Mười Một, 2011, 01:27:21 am
(tiếp)

V.Kuryshev chỉ đạo công tác của trắc thủ của mình trên thiết bị "RITSA", chọn cung quét, đánh giá kết quả mà "RITSA" cung cấp và quyết định việc phát hiện và phân loại các mục tiêu phát hiện được. Thiết bị chỉ đảm bảo chế độ hoạt động gián đoạn: quan sát trong một cung quét vòng hạn chế, sau một khoảng thời gian nhất định, thu thập thông tin từ sonar "Skat" và sau đó xử lý thông tin và xuất ra các kết quả. Thay thế V.Kuryshev trong thời gian nghỉ ngơi là trưởng ban tác chiến chống ngầm Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân Vladimir Vladimirovitch Gavrilov, họ thường cùng nhau đánh giá tình hình và đưa ra quyết định về việc phân loại mục tiêu bị "phát hiện" bởi "RITSA".

Cần lưu ý rằng trong suốt thời gian kiểm tra không quan sát được các hỏng hóc "RITSA". Nhưng những dấu hiệu của "mục tiêu" trong cung được quét lại được thiết bị đưa ra rất thường xuyên, có lẽ phải đến 70 - 80% các cung được quét. Quyết định rằng đã phát hiện tàu ngầm được đưa ra sau ba lần xuất kết quả đầu tiên, và sau đó, sau một loạt thất bại, là năm lần xuất kết quả kế tiếp mà thiết bị "RITSA" cho thấy các dấu hiệu mục tiêu theo yếu tố nào đó của giải pháp về phương vị, hoặc theo yếu tố nào đó liên quan trực tiếp đến nó.

Quyết định đầu tiên về sự phát hiện một tàu ngầm do Kuryshev cùng V. V. Gavrilov đưa ra sau bốn giờ đầu tiên quan sát. Nhưng cung "phát hiện" lại nằm về phương vị 330 °, và Gavrilov quyết định rằng đó là một tàu ngầm nước ngoài đang ở bên ngoài đa giác kiểm tra.

Đến cuối ngày đầu tiên, theo dữ liệu của "RITSA" đã có sự "phát hiện" đầu tiên của tàu ngầm-mục tiêu, và theo lệnh của V.Gavrilov, con tàu tăng tốc độ tới 16 hải lý để tiếp cận mục tiêu. Sau một nửa giờ duy trì tốc độ, không phát hiện được mục tiêu trên  cả "RITSA" lẫn "Skat".

Một lần nữa lại bắt đầu cuộc tìm kiếm. Một vài giờ sau tình hình cứ lặp đi lặp lại với kết quả tương tự. Và cứ thế chúng tôi lùng sục đa giác thử nghiệm trên biển trong thời gian mười ngày, và đều không có kết quả. Tàu ngầm-mục tiêu vẫn không bị phát hiện.

Về đến căn cứ, theo đề nghị của Trưởng phân ban Viện Nghiên cứu Hải quân trung tá hải quân G.Bozhchenko, người ta bắt "RITSA" làm việc ngay ở căn cứ. Sự phát hiện "tàu ngầm" của "RITSA" liên tục diễn ra một cách ổn định ngay ở căn cứ tại cầu cảng, mặc dù các sector quét đã được định hướng vào bờ biển hoang vắng.

Khi cả hai chiếc tàu ngầm đều về đến căn cứ, người ta tiến hành phân tích kết quả kiểm tra. Sau khi áp bản giấy can đường cơ động của các tàu ngầm lên, đã phát hiện ra rằng suốt cả 10 ngày đêm, không hề có bất kỳ trường hợp nào khi thiết bị "RITSA" xác định "phát hiện" tàu ngầm-mục tiêu mà tàu ngầm-mục tiêu này có mặt trong khu vực cung quét vòng của "RITSA".

Bộ Tham mưu hạm đội Biển Bắc, lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu Hải quân buộc phải đồng ý với những kết quả thử nghiệm và kết luận của ủy ban chúng tôi về sự không có khả năng làm việc theo nhiệm vụ trực tiếp được thiết kế cho thiết bị "RITSA" do V. Kuryshev phát triển, đồng ý với chúng tôi còn có cả  đô đốc hạm đội Kapitanets I.M., người ủng hộ Kuryshev khi  là Tư lệnh hạm đội Biển Bắc và cả sau này khi đã là Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Xô Viết.

Nhưng huyền thoại tạo ra trong Hạm đội Biển Bắc về nhà phát minh thiết bị kỳ diệu "RITSA" vẫn còn sống đến tận hôm nay, bằng chứng là các trích đoạn do thành viên 142 trình bày từ tác phẩm của  Cherkashin trên diễn đàn trang mạng "Hạm đội tàu ngầm Nga" («Российский подводный флот»).

Đó kết quả "đạt được" của V. Kuryshev 15 năm trước đây là như vậy. Tất nhiên, đã qua đi một thời gian rất dài, và trong thời gian này sự phát triển của công nghệ máy tính đã đạt tới những kết quả vô cùng đáng kinh ngạc. Dựa trên những thành tựu này người ta đã tạo ra và tiếp tục tạo ra các hệ thống sonar mới với việc xử lý dữ liệu bằng kỹ thuật số.

Trao đổi với các đồng nghiệp cũ cùng phục vụ, tôi nhận ra rằng trong công tác này, ngay cả các xí nghiệp nhỏ cũng đã tích cực tham gia và cho được những kết quả không tồi.

V.Kuryshev đã thay đổi thế nào sau chừng ấy thời gian, hiện giờ ông ấy đang làm gì, tôi không biết. Chỉ có nội dung và phong cách bài viết của ông ấy trong "Bình luận quân sự độc lập" (НВО - Независимое военное обозрение) các số 2005-10-21/6 bắt tôi phải nhìn lại kinh nghiệm quá khứ. Rõ ràng hiểu thấu vấn đề này sẽ rất hữu ích đối với tất cả những ai đang phục vụ trong lĩnh vực phát triển các hệ thống sonar cho Hạm đội Hải quân.

Đại tá hải quân đã về hưu V.G.Sugrobov

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Mười Một, 2011, 05:41:40 pm
(tiếp)

Thiết bị phụ trợ thủy âm "Ritsa". Lịch sử xây dựng.
________________________________________
Xin chào tất cả các bạn viếng thăm diễn đàn!

Đọc một số bài viết và thảo luận chọn lọc về thiết bị "Ritsa" tôi thấy rất thú vị. Là người tham gia trực tiếp trong các sự kiện, và một trong những người xây dựng thiết bị này, tôi sẽ nói rất ngắn gọn về các giai đoạn phát triển trong công việc của chúng tôi, và sau đó là các nguyên tắc hoạt động đặt ra trong thiết bị này (tất nhiên chỉ trên những nét chung và trong giới hạn cho phép). Nhưng trước tiên là một vài lời giới thiệu về bản thân mình.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/image001-1.jpg)
Các tàu ngầm diesel đề án B-290, B-503, B-319 đang bảo quản tại thành phố Kronshtadt tháng 6 năm 1995. Ảnh đăng trên số đặc biệt tạp chí "Taifun" số 7 năm đó.

Tôi là thiếu tá hải quân đã nghỉ hưu Bukovsky Yuri Vladimirovich, vào năm 1976 tôi tốt nghiệp Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật vô tuyến điện tử Hải quân mang tên Popov, lớp kỹ thuật thủy âm và được phân công về phục vụ tiếp tại Hạm đội Cờ Đỏ Biển Bắc ở thành phố Polyarny làm chỉ huy nhóm thủy âm trên tàu ngầm diesel B-290 (đề án 641B), con tàu có thủy thủ đoàn mới thành lập, vào khoảng tháng Hai năm 1977, được gửi tới nhận (tàu) tại thành phố danh tiếng Gorky (tức nói đến nhà máy đóng tàu "Krasnoe Sormovo" mang tên Zhdanov tại thành phố Gorky). Các chuyên gia đội vận hành bàn giao về trang bị vũ khí thủy âm trên tàu ngầm là những giáo viên đầu tiên của tôi trong việc làm chủ trên thực tế tổ hợp thủy âm "Rubikon" MGK-400. Tôi là một trung úy có tính cách tỉ mỉ, còn các kỹ sư đội bàn giao - những chàng trai tốt bụng, vì vậy, khi tàu ngầm ra khỏi nhà máy, tôi đã biết cặn kẽ hệ thống thủy âm này như 5 ngón tay trên bàn tay mình. Tiếp theo là ba chiến dịch quân sự phục vụ chiến đấu, không kể những chuyện thường nhật, như thường xuyên ra khơi đến khu vực huấn luyện chiến đấu để trau dồi các bài tập khác nhau, trong đó có những bài tập tìm kiếm và phát hiện tàu ngầm đối phương, các tình huống thực hành đấu tay đôi, xạ kích vào mục tiêu tàu ngầm và tàu mặt nước, và đại loại như vậy. Nhìn chung, tới năm 1981, tôi đã là người chỉ huy khá thành thạo của đội thủy âm. Nhưng với kinh nghiệm khai thác vũ khí thủy âm trên tàu ngầm tôi nhận ra rằng không phải tất cả mọi thứ êm xuôi như trong "Vương quốc của Nữ hoàng Đan Mạch". Về nền tảng cơ bản mà nói hệ thủy âm MGK-400 được xây dựng không tồi, nhưng về phạm vi phát hiện tàu ngầm trong tư thế ngầm và phân loại mục tiêu là yếu, và nói chính xác hơn là chẳng có gì.

(http://militaryrussia.ru/i/284/206/qOnX2KPTYb.jpg)
Tháp chỉ huy đề án 641 và các thiết bị (nâng hạ) RDP, radar định vị, máy tầm phương vô tuyến, radar liên lạc "Iva". Tàu đang nằm trên dok tại Kronshtadt - (tshushima.su).

(http://militaryrussia.ru/i/284/206/Axoff.jpg)
(http://militaryrussia.ru/i/284/206/NmJAA.jpg)
Anten hệ thống thủy âm trên tàu ngầm đề án 641.

(http://militaryrussia.ru/i/284/208/4SBOwoXG2L.jpg)
Tháp chỉ huy B-396 chứa các cột thiết bị nâng hạ tại Viện Bảo tàng hải quân Moskva.

(http://militaryrussia.ru/i/284/208/0rFn5XFTKX.jpg)
Khoang ngư lôi B-396 đề án 641B.

(http://militaryrussia.ru/i/284/208/rbKPU7cMZ4.jpg)
Chân vịt và bánh lái B-396 đề án 641B.

(http://deepstorm.ru/DeepStorm.files/45-92/dts/641b/641b.gif)
Cắt dọc tàu ngầm diesel cỡ lớn đề án 641B - Продольный разрез БПЛ пр. 641 Б:

1 – Anten chủ của hệ thủy âm "Rubikon" - основная антенна ГАК «Рубикон»; 2 – các anten của hệ thủy âm "Rubikon" - антенны ГАК «Рубикон»; 3 – Thiết bị phóng ngư lôi 533mm - 533-ммТА; 4 – Bánh lái bằng đằng mũi có cơ cấu dẫn động và chống kẹt - носовой горизонтальный руль с механизмом заваливания и приводами; 5 – Phao cứu nạn đằng mũi - носовой аварийный буй; 6 – Các bình khí nén áp lực cao - баллоны системы ВВД; 7 – Khoang ngư lôi mũi - носовой (торпедный); 8 – Ngư lôi dự trữ với thiết bị nạp nhanh - запасные торпеды с устройством быстрого заряжания; 9 – Cửa nạp ngư lôi đằng mũi - торпедопог- рузочный и носовой люки; 10 – Buồng ngăn chứa hệ máy thủy âm "Rubikon" - агрегатная выгородка ГАК «Рубикон»; 11 – Khoang 2 ở và chứa ăc quy đằng mũi - второй (носовой жилой и аккумуляторный) отсек; 12 – Các buồng ở - жилые помещения; 13 – Nhóm ăc quy thứ nhất và thứ hai - носовая (первая и вторая) группа АБ; 14 – Ngăn chắn các avtomat ăc quy - выгородка батарейных автоматов; 15 – Cầu điều hướng đài chỉ huy - ходовой мостик; 16 – Bộ lặp của la bàn con quay - репитер гирокомпаса; 17 – Kính tiềm vọng tấn công - перископ атаки; 18 – Kính tiềm vọng PZNG-8M - перископ ПЗНГ-8М; 19 – Cột nâng hạ thiết bị RDP - ПМУ устройства РДП; 20 – Cột nâng hạ anten radar định vị "Kaskad" - ПМУ антенны РАК «Каскад»; 21 Cột nâng hạ anten máy tầm phương vô tuyến "Ramka" - ~~ ПМУ антенны радиопеленгатора «Рамка»; 22 – Cột nâng hạ anten hệ thống dò tìm phát hiện tín hiệu anten MRP-25 - ПМУ антенны СОРС МРП-25; 23 – Cột nâng hạ anten "Topol" - ПМУ антенны «Тополь»; 24 – Buồng tác chiến - боевая рубка; 25 – Khoang số 3 chứa buồng điều khiển trung tâm - третий (центрального поста) отсек; 26 – Buồng điều khiển trung tâm - центральный пост; 27- Buồng ngăn thiết bị tác chiến vô tuyến điện tử  ~ агрегатные выгородки РЭВ; 28 – Ngăn chắn thiết bị phụ trợ và hệ thống hàng hải chung trên tàu (các máy bơm hầm tàu, máy bơm hệ thống thủy lực chung toàn tàu, các bộ biến đổi điện và điều hòa nhiệt độ) - выгородки вспомогательного оборудования и общесудовых систем (трюмных насосов, насосов общесудовой системы гидравлики, преобразователи и кондиционеры); 29 – Khoang số 4 khoang ở đuôi và ăc quy - четвертый (кормовой жилой и аккумуляторный) отсек; 30 – Các buồng ở - жилые помещения; 31 – Nhóm ăc quy đuôi nhóm 3 và 4 - кормовая (третья и четвертая) группа АБ; 32 – Khoang số 5 khoang máy diesel - пятый (дизельный) отсек; 33 – Các cơ cấu hỗ trợ - вспомогательные механизмы; 34 – Động cơ diesel - ДД;35 – Sitec nhiên liệu và sitec nhiên liệu-dằn - топливные и топливно-балластные цистерны; 36 – Khoang số 6 khoang động cơ điện - шестой (электромоторный) отсек; 37 – Bộ chắn cách điện - электрощиты; 38 – Động cơ đẩy chính trục giữa - ГГЭД средней линии вала; 39 – Tời neo đằng lái - кормовой якорный шпиль; 40 – Khoang số bảy - седьмой (кормовой) отсек; 41 – Cửa nắp đằng đuôi - кормовой люк; 42 – Động cơ đẩy chính ở chế độ tiết kiệm - ГЭД экономического хода; 43 – Trục giữa - средняя линия вала; 44 – Phao cứu hộ đuôi - кормовой аварийный буй; 45 – Dẫn động bánh lái đuôi - приводы кормовых рулей.


(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/pic_63.jpg)
Tàu ngầm diesel đề án 641 - ПЛБ пр. 641

I – Cột anten radar liên lạc "Iva-MV" - ПМУ «Ива-МВ»; 2 – Ống thoát khí máy diesel - газовыхлоп ДА; 3 – Cột nâng hạ hệ thống trinh sát điện tử VAN - ПМУ ВАН; 4 – Cột nâng hạ anten radar định vị "Flag" - ПМУ АП РАС «Флаг»; 5 – Cột nâng hạ anten máy tầm phương vô tuyến "Zavesa" - ПМУ АП радиопеленгатора «Завеса»; 6 – Cột nâng hạ anten hệ thống dò tìm phát hiện tín hiệu radar định vị "Nakat" - ПМУ АП СОРС «Накат»; 7 – Ống RDP - РДП; В – Kính tiềm vọng thiên đỉnh và đạo hàng - перископ зенитный и навигационный; 9 – Kính tiềm vọng tấn công - перископ атаки


(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/pic_64.jpg)
Tàu ngầm đề án 641B - ПЛБ пр. 641Б

1 – Ống thoát khí cho máy diesel - газовыхлоп ДА; 2- Cột anten "Topol" (của hệ thống kỹ thuật liên lạc vô tuyến điện tử, sau này là trạm liên lạc vô tuyến vệ tinh) - ПМУ «Тополь»; 3 – Cột nâng hạ anten hệ dò tìm phát hiện tín hiệu radar định vị MRP-25 - ПМУ АП СОРС МРП-25; 4 – Cột nâng hạ anten hệ thống trinh sát điện tử VAN (Комплекс радиотехнической разведки - STOP LIGHT) - ПМУ ВАН; 5 – Cột nâng hạ anten máy định hướng vô tuyến "Zavesa" - ПМУ АП радиопеленгатора «Завеса»; 6 ПМУ АП РАС «Каскад»; 7 – Ống RDP - РДП; 8 – Kính tiềm vọng thiên đỉnh và đạo hàng - перископ зенитный и навигационный; 9 – Kính tiềm vọng tấn công - перископ атаки.


(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/pic_65.jpg)
Tàu ngầm diesel đề án 877 - ПЛБ пр. 877

I – Cột nâng hạ anten hệ thống dò tìm tín hiệu radar định vị MRP-25 - ПМУ АП СОРС МРП-25; 2 – Cột nâng hạ anten máy định hướng vô tuyến "Zavesa" - ПМУ АП радиопеленгатора «Завеса»; 3 – Cột nâng hạ anten radar định vị "Kaskad" - ПМУ АП РАС «Каскад»; 4 – Ống RDP - РДП; 6 – Cột nâng hạ anten "Kiparis" - ПМУ «Кипарис»; 6- Kính tiềm vọng thiên đỉnh và đạo hàng - перископ зенитный и навигационный; 7 – Kính tiềm vọng tấn công - перископ атаки

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Mười Một, 2011, 12:27:44 am
(tiếp)

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/mgk400.gif)
Mô hình MGK-400 trên tàu ngầm dề án 641B. Tổ hợp có nhiệm vụ soi sáng khung cảnh chiến trường trên mặt nước và dưới mặt nước, xuất dữ liệu sang hệ thống chỉ thị mục tiêu để điều khiển vũ khí. Tổ hợp có các nhiệm vụ chính:
- Định hướng âm tới các mục tiêu ngầm và mục tiêu nổi;
- Đo khoảng cách tới mục tiêu trong chế độ ECHO;
- Phát hiện tín hiệu hoạt động của các phương tiện sonar chủ động;
- Đảm bảo liên lạc ngầm dưới mặt nước.
 

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/mgk500.gif)
Mô hình MGK-500 trên tàu ngầm đề án 671RTM. Tổ hợp được thiết kế để phát hiện mục tiêu, phân loại mục tiêu, xác định dữ liệu đầu vào cho hệ chỉ thị mục tiêu, đảm bảo an toàn khi bơi. Tổ hợp dược bố trí trên các tàu ngầm có độ choán nước cỡ trung và cỡ lớn. Trong thành phần tổ hợp có:
- Thiết bị định hướng âm;
- Thiết bị định hướng bằng tiếng dội;
- Thiết bị phát hiện tín hiệu thủy âm;
- Thiết bị liên lạc và nhận dạng;
- Thiết bị phát hiện mục tiêu trong khoảng tần số hạ âm;
- Trạm cơ sở thống nhất phát hiện mìn neo và mìn băng;
- Máy đo tiếng dội Echoledomer dùng cho các tàu ngầm lặn sâu MG-518, thiết kế để đo bề rộng và mặt cắt phần chìm của băng, đo chiều sâu lặn của tàu ngầm;
- Trạm đo tốc độ âm thanh trong nước MG-553;
- Trạm phát hiện lỗ nước trên băng và các khoảng băng tan (разводий), các tảng băng trôi độc lập với cảnh báo về hướng NOR-1 (НОР-1);
- Trạm đảm bảo an toàn khi nổi trong khoảng băng tan và lỗ nước trên băng NOK-1 (НОК-1);
- Dụng cụ xác định khởi đầu xâm thực chân vịt đẩy MG-512.


Cuộc gặp gỡ với Kuryshev V.E. xảy ra vào tháng 5 năm 1981, đột ngột thay đổi cuộc đời tôi bởi vì tôi đã thấy một người đàn ông hoàn toàn chia sẻ quan điểm của tôi, và hơn nữa, có lòng cương quyết muốn có một điều gì đó thay đổi trong vấn đề này. Đóng một vai trò không kém quan trọng là việc Kuryshev rất am tường các vấn đề lý thuyết liên quan đến toán xác suất thống kê, lý thuyết phát hiện, lý thuyết thông tin, kỹ thuật tính toán, trình bày tín hiệu dưới dạng số, lý thuyết lan truyền  sóng âm, lập trình, vân vân và v.v. Thế là, theo đề nghị của anh ấy, trong khi chưa chính thức, tại thành phố Polyarny, ở binh đoàn tàu ngầm diesel số 4 đã thành lập một nhóm sáng tạo bao gồm hai sỹ quan chuyên ngành thủy âm Kuryshev V.E. và Yu.V.Bukovsky, thống nhất bởi một ý tưởng: làm một cái gì đó để các tàu ngầm của chúng ta nghe được xa hơn, phân loại các mục tiêu phát hiện được một cách chính xác hơn.

Trong cùng năm đó Kuryshev đã viết ra công trình lý thuyết đầu tiên: "Hệ thống tính toán kỹ thuật số" (TSVK - ЦВК) và gửi đến phòng thí nghiệm nghiên cứu các vấn đề chung của Tổng tư lệnh Hải quân. Từ nơi đó người ta gửi lại một hồi đáp, công nhận triển vọng xây dựng TSVK, nhưng với những điều kiện nhất định. Được cổ vũ bởi thành công ban đầu, chúng tôi tiếp tục sáng kiến của chúng tôi. Năm 1982, nhóm được bổ sung thêm một thành viên- đam mê sáng tạo khác, anh là chỉ huy nhóm máy tính điện tử (EVG- ЭВГ - электронная вычислительная техника)  Sumachev A.M., người cộng tác với Kuryshev viết công trình lý thuyết "Máy tính chuyên ngành-máy phân tích quang phổ để phân tích tín hiệu âm thanh". Công trình này được gửi đến để xem xét tại đơn vị quân đội số 10729 ở thành phố Pushkin và đơn vị 30809 ở Severomorsk. Trong tháng 9 năm 1982 các kết luận về công trình đã được gửi đến: từ đơn vị 10729 - kết luận tích cực, từ đơn vị 30809 - tiêu cực.

Vào cuối tháng 7 năm 1982 nhóm sáng kiến của chúng tôi nhận được lời mời từ Đô đốc Chernov (đơn vị quân sự  95153) đến làm quen với những kinh nghiệm tổng quát trong việc sử dụng các thiết bị phân tích phổ tại đơn vị quân đội 95153 và ngày 19 tháng 8 năm 1982, chúng tôi đã đi đến phân hạm đội tàu ngầm nguyên tử số 3. Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng máy UPA (УПА- một loại thiết bị đồng bộ hóa và điều khiển bức xạ thuộc tổ hợp các thiết bị thủy âm, nằm trong hệ thống dẫn đường cho vật thể ngầm dưới nước sử dụng trường thủy âm) tại phân hạm đội, bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này, chúng tôi đã tìm thấy sự hiểu biết trên gương mặt ban chỉ huy và các chuyên gia phân hạm đội. Nhân thể, tôi muốn nhấn mạnh rằng tất cả sáng kiến của chúng tôi không giải thoát chúng tôi khỏi các công tác phục vụ tại hạm đội và tất cả các vấn đề lý thuyết và kế hoạch cho công việc tiếp theo được chúng tôi thảo luận tại nhà bếp, sau 21 giờ, chiếm mất thời gian nghỉ ngắn ngủi với gia đình của chúng tôi. Có vẻ như với tôi, các nhà ăn Liên Xô, vào thời điểm đó, hoạt động như một cái nôi phôi thai cho các công viên công nghệ hiện đại, nơi cá tính sáng tạo được châm ngòi, nơi người ta phát biểu những ý tưởng tự do trong suy nghĩ, lật đổ những giáo điều đang già cỗi, đưa ra và lập luận cứ cho những lý thuyết mới, nhìn xuống tất cả từ trên cao và với một sự khinh miệt nhẹ nhàng, tuôn ra một đống thuật ngữ, đội khi quay cuồng và đảo lộn từ vựng ngữ nghĩa học chuyên ngành, đến nỗi sau khi phát ngôn, còn hồi lâu kinh ngạc không hiểu điều mà mình vừa nói ra. Người ta đã nghe được biết bao nhiêu điều mới mẻ và đáng ngạc nhiên giữa những đống nồi và chảo trong tất cả các bếp ăn của đất nước rộng lớn của chúng ta.

..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Mười Một, 2011, 04:46:33 pm
(tiếp)

Cuối cùng, vào cuối tháng Chín, chính xác là 26/9/1982, đã ban hành lệnh của Tư lệnh binh đoàn tàu ngầm số 4 về việc thành lập tại binh đoàn nhóm sáng kiến của các sỹ quan nhằm phát triển máy tính chuyên dụng. Đó là ngày khai sinh chính thức nhóm sáng kiến của chúng tôi. Công việc tiến triển tốt. Chúng tôi đã gặp Bộ chỉ huy Hạm đội Biển Bắc, đại diện Cục KTVTĐT, chứng minh tính xác đáng của việc bổ sung cho tàu ngầm thiết bị kỹ thuật tính toán chuyên dụng, mà khi kết hợp với hệ thống định hướng âm của tổ hợp thủy âm chính tắc, có thể nâng cao đáng kể hiệu quả của nó trong phát hiện và phân loại các mục tiêu trên mặt nước và dưới mặt nước. Ngoài ra, việc kết nối thiết bị bổ sung vào tổ hợp thủy âm MGK-400 không hề gây ra khó khăn nào.

Các nhà thiết kế tổ hợp trong trường hợp này đã tính trước những khe cắm chính thức, có thể kết nối với bất kỳ thiết bị nào. Kết nối được thực hiện tại điểm sau bộ tạo đồ thị định hướng anten (Диаграмма Направленности - ДН - Radiation pattern), trước khi truyền tín hiệu vào kênh khuếch đại chính. Song song với các công việc thực hiện tại hạm đội, Kuryshev V.E. gặp gỡ với các nhà khoa học đang nghiên cứu giải quyết những vấn đề tương tự.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/ru/f/f6/Uplink3.ru.png)
Đồ thị định hướng của một anten định hướng tiêu biểu (ru.viki).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/ru/2/2e/Cosecans_pattern.png)
Đồ thị định hướng theo góc vị trí (ru.viki).


Đầu năm 1983, Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc ký lệnh thành lập nhóm sáng kiến tại binh đoàn tàu ngầm số 4 để áp dụng các phương tiện tính toán kỹ thuật số trên tàu ngầm nhằm mục đích làm tăng hiệu quả cho nó trong nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm.

Tháng Chín năm 1983, tại Viện Nghiên cứu Khoa học Bộ Quốc phòng ở thành phố Pushkin,, Hội đồng Khoa học mở rộng đã tiến hành xem xét đề xuất về phương pháp xử lý kỹ thuật số tín hiệu thủy âm. Nhóm sáng kiến: Kuryshev V.E., Sumachev A.M. và Bukovsky Yu.V. trình bày để thảo luận và đánh giá công trình lý thuyết trong việc xử lý kỹ thuật số tín hiệu thủy âm và cải thiện khả năng của  hệ thống thủy âm về tầm xa phát hiện và phân loại mục tiêu, ủy ban đáng kính gồm các chuyên gia hàng đầu thuộc các Viện chuyên ngành kỹ thuật quân sự và các tổ chức khoa học dân sự (khoảng 30 người), chăm chú lắng nghe và đặt câu hỏi trong quá trình Sumachev và Kuryshev báo cáo. Kết quả: các chàng trai là các sĩ quan tốt, nhưng không làm đúng việc của mình, chúi mũi vào chỗ người ta không yêu cầu, họ mắc tay vào cái cày nhưng chẳng ai kéo cho, tất cả những gì các anh tặng chúng tôi, hoàn toàn vô nghĩa, không có một chút căn cứ vật lý nào. Hợp lý nhất đối với họ là quay trở lại Polyarny, quên mọi thứ đi, tiếp tục phục vụ trên vị trí của mình và đừng có kéo giới khoa học ra khỏi các nghiên cứu khoa học nghiêm túc của người ta.

Tuy nhiên, Bộ tư lệnh hạm đội đã ra một quyết định khôn ngoan. Công trình được lệnh vẫn tiếp tục tiến hành, Cục KTVTĐT được chỉ thị đảm bảo cung cấp cho nhóm phát triển các máy phân tích phổ trong nước BPF-2M và máy tính DVK-2M, để Kuryshev phát triển thuật toán và phần mềm, xây dựng từ máy phân tích phổ và máy tính điện tử một thiết bị có khả năng làm việc, và trong thời hạn sớm nhất, chuẩn bị cho anh ấy tiến hành thử nghiệm hiện trường trên các tàu ngầm của binh đoàn số 4. Sau khi nhận được sự phê chuẩn của Bộ tư lệnh hạm đội, những người tin tưởng chúng tôi mà không quan tâm đến bất kỳ kết luận tiêu cực nào từ Hội đồng KHKT mở rộng trên, chúng tôi hiểu rằng mình có trách nhiệm rất lớn khi hứa với bộ chỉ huy sẽ thúc đẩy công việc của mình đạt đến kết quả thực tế. Với một năng lượng được nhân đôi, chúng tôi lao vào công việc. Nếu như chúng tôi biết chúng tôi đã động vào một cỗ máy không thể lay chuyển được như thế nào. Nhưng ngay cả khi chúng tôi biết, chúng tôi cũng vẫn không rút lui! Tuổi trẻ có những sự liều lĩnh và ngông cuồng, mà bạn phải trả giá sau này. Nhưng điều này khi ấy chúng tôi không nghĩ tới, bởi lẽ chúng tôi đâu có thần lực nhìn thấu hàng chục năm sau.

Đầu tháng Tám năm 1985, Cục trưởng KTVTĐT thời đó, chuẩn đô đốc Popov thực hiện một nỗ lực tuyệt vọng nhằm làm gián đoạn công việc của chúng tôi. Ông gửi tới địa chỉ Phó tư lệnh thứ nhất Hạm đội Cờ Đỏ Biển Bắc một bức điện nói rằng thiết bị kỹ thuật chuyển cho Kuryshev đã không còn hoạt động và, do đó, nó phải được lấy lại, và các thủ phạm phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Hạm đội Cờ Đỏ Biển Bắc không mắc lừa và ra lệnh tiếp tục làm việc.

Ngày 16 tháng 9 năm 1985 đã chế tạo xong hoàn chỉnh thiết bị đầu tiên BPF-2M-DVK-2M, sau này được gọi là "RITSA". Bản thân thiết bị này được chế tạo như một tổ hợp từ hai thiết bị hoàn toàn khác nhau, nay hoạt động như một thực thể duy nhất, khi đó chính là một cuộc cách mạng kỹ thuật nhỏ, cũng đủ nói lên chất lượng của các sỹ quan trong nhóm sáng kiến. Về bản chất, trong đất nước ta đã tạo ra chiếc máy tính mi ni để bàn đầu tiên có kiến trúc mở, cho phép trên hai kênh đồng thời, trong thời gian thực, đưa các tín hiệu analog làm tín hiệu đầu vào bộ ADC 12-bit để chuyển đổi sang mã dạng kỹ thuật số, xử lý bằng bộ xử lý chuyên dụng và chuyển sang một máy tính để xử lý tiếp, xuất kết quả thu được ra màn hình hoặc máy in. Giữ vai trò đặc biệt trong sự ghép nối máy phân tích phổ với máy tính DVK là thượng úy hải quân Sinyakin Yu.D. và Chobitko A.I., những người rất thành thạo trong kỹ thuật vi xử lý và lập trình.

Xét một thực tế là định dạng số do BPF xuất ra không phù hợp với định dạng số sử dụng trong DVK, các chuyên gia sẽ hiểu những khó khăn phải khắc phục trong quá trình kết nối phần "cứng”.  Các chương trình kết nối được viết bằng ngôn ngữ ASSEMBLER. Thế cũng đủ nói rằng chiến công này, ở nước ta khi đó, sẽ không ai khác có thể lặp lại, và những người tài tử sẽ không làm được. Kết quả của những nỗ lực khủng khiếp trên đã tạo ra một bộ máy duy nhất cho phép xử lý các tín hiệu đầu vào tại điểm kết nối và hiển thị thông tin thu được trên màn hình dưới dạng các thông tin phương vị tại các tọa độ. 27 Tháng Chín năm 1985 hai tàu ngầm diesel ra khơi tại biển Barentsev, lặn xuống cách nhau 20 kabelt và bắt đầu phân tán đội hình, phù hợp với kế hoạch bài tập. Sau khi mất tiếp xúc trên tổ hợp chính thức MGK-400 và sỹ quan thủy âm báo cáo về thực tế không may này cho buồng điều khiển trung tâm được biết, tiếp xúc với tàu ngầm-mục tiêu chỉ còn duy trì được theo số liệu thiết bị  "RITSA" cho đến khi nào nó còn làm việc. Tôi muốn nhận xét rằng máy phân tích phổ, trải qua quá trình được quân đội chấp nhận, trong suốt thời gian hoạt động của tất cả các thiết bị "RITSA"  không lần nào hỏng. Người ta chế tạo nó bằng lương tâm của mình! Còn với máy tính DVK-2M, không được như vậy. Liên tục bị hỏng hóc, bộ vi xử lý của nó, khi xử lý một số lượng lớn các số dấu chấm động, dường như định kỳ có lỗi. Vì vậy, máy tính chỉ làm việc ổn định với số học các số nguyên. Làm thế nào để biết? Đây là cả một câu chuyện riêng. Rất thú vị, tôi sẽ kể sau, bởi vì tôi là người phát hiện ra khiếm khuyết này.

Trở về căn cứ sau cuộc tập trận, gỡ giấy can ra, kiểm tra phương vị và mọi người rất ngạc nhiên. Phương vị thu được theo "RITSA" trùng với phương vị của hoa tiêu tại các thời điểm báo cáo, và khoảng cách duy trì được tiếp xúc ba lần cao hơn so với khoảng cách mất tiếp xúc trên tổ hợp MGK-400. Có thể là còn lớn hơn nữa nếu như máy tính DVK không phản thùng. Vâng, và tiếp sau đó là vòng xoáy chóng mặt! Các cuộc ra khơi, hoàn thiện các thuật toán và chương trình phần mềm, sửa chữa và thay thế bảng mạch DVK bị trục trặc, tìm kiếm vật tư thay số đã tiêu hao, giảng lại cho người chưa biết và huấn luyện lại cho người chưa thành thạo, sự tán thành của những người đồng cảm, mưu mô của những kẻ không thiện ý, những lời rủa xả từ ban lãnh đạo trực tiếp, những chỉ thị từ cấp cao hơn, những phiên trực, những ca gác, chứng minh sự hiển nhiên và nhận được kỷ luật vì sự không hoàn thành nhiệm vụ. Nói chung, một cuộc sống bình thường tại hạm đội với tất cả các sự việc vốn có, đủ cả trật tự, hỗn loạn và hài hước.

Khắp nơi dồn vào chúng tôi. Bộ Tư lệnh thì do công việc chúng tôi làm quá chậm, giới khoa học thì vì những gì chúng tôi làm chính chúng tôi không biết và không hiểu và không thể được nếu xét về nguyên tắc, các cô vợ của chúng tôi thì vì chúng tôi đã tham gia vào một cuộc phiêu lưu mà không ai biết sẽ kết thúc ra sao, và trong tư tưởng của họ, chúng tôi đã đặt cây thập tự lên trên đời phục vụ và sự nghiệp của chúng tôi mất rồi. Nhưng bất chấp tất cả những khó khăn trên, chúng tôi đã không rút lui. Kinh nghiệm, kiểm chứng rồi thử nghiệm như thể vô tận, những cơ sở lý thuyết nghiêm túc, thuyết phục chúng tôi rằng chúng tôi đang đi đúng hướng. Và công việc khó khăn của chúng tôi cuối cùng đã được tưởng thưởng. Bộ Tư lệnh Hạm đội quyết định tiến hành các cuộc luyện tập thường xuyên để xác định và phát hiện các tàu ngầm nguyên tử đi qua các khu vực được giao trách nhiệm. Việc săn tìm các con tàu đi qua như vậy sẽ thực hiện bởi các tàu ngầm nguyên tử đề án 671RTM với tổ hợp thủy âm "Skat-KS" có gắn "RITSA". Bản chất của bài luyện tập như sau. Trong biển Barentsev người ta khoanh ra liên tiếp vài hình vuông mà hai chiếc tàu ngầm phải vượt qua đó theo một "góc", và tương ứng cả hai tàu trở lại căn cứ "từ đó". Trong mỗi hình vuông người ta phái tới một tàu có nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm đi qua bằng thiết bị "RITSA", và sau đó tiếp tục bám theo cho đến khi có tiếp xúc thủy âm bằng tổ hợp "Skat-KS". Trên một trong những chiếc tàu tiến hành công tác săn tìm đó có tôi, ở cương vị điều hành thiết bị "RITSA". Để có đánh giá khách quan về khả năng của thiết bị, đã thành lập một ủy ban liên ngành, các nhà quan sát thuộc ủy ban ở ngay trên con tàu đang thực hành công tác tìm kiếm. Con tàu mà tôi có mặt trên đó đã ở trên biển nhiều ngày đêm. Trong thời gian này, khi khảo sát đường chân trời, tôi đã hai lần thấy dấu hiệu của hai chiếc tàu ngầm nguyên tử và báo cáo với thuyền trưởng tàu ngầm.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Mười Một, 2011, 12:52:01 am
(tiếp)

Trường hợp đầu tiên theo ba phương vị thu được từ "RITSA", thuyền trưởng bắt đầu cho tàu mình vận động để xác định các yếu tố chuyển động của mục tiêu (ЭДЦ - Элементы Движения Цели) và chiếm vị trí theo dõi. Theo tính toán của hoa tiêu khoảng cách phát hiện ban đầu là khoảng 150 kabelt. Thuyền trưởng phản ứng với thông tin này bằng sự hoài nghi. Tại các khoảng cách như vậy, "Skat" chỉ có thể phát hiện mục tiêu mặt nước mà thôi. Nhưng không mất đi đâu cả, báo cáo về việc phát hiện tàu ngầm nguyên tử đã vang lên, được ghi nhận trong tất cả các nhật ký trên tàu và người chỉ huy quyết định thay đổi hướng tàu mình để tính toán hướng và tốc độ của mục tiêu vừa phát hiện. Theo phương vị thu được từ "RITSA", hoa tiêu và tổ hợp thông tin chỉ huy tác chiến BIP đã tính toán ra hướng sơ bộ, tốc độ mục tiêu và khoảng cách hiện tại đến nó, khoảng 90 kabelt. Tàu chúng tôi nằm trên hướng song song với hướng mục tiêu đó. Thuyền trưởng quyết định tăng tốc độ  để đạt tới tiếp xúc thủy âm bằng tổ hợp "Skat". Khi tăng tốc độ đồng thời mức ồn nội tại đối với sự làm việc của tổ hợp thủy âm đã tăng cao và "RITSA" mất tiếp xúc với mục tiêu, như đã báo cáo với thuyền trưởng, sau đó thuyền trưởng dừng bám mục tiêu.

Trường hợp phát hiện tàu ngầm thứ hai là sau đó khoảng một ngày, báo cáo cũng vang lên trong buồng chỉ huy trung tâm và cũng cho phương vị để hoa tiêu đánh giá các yếu tố chuyển động của mục tiêu. Theo phương vị nhận được và theo tính toán của hoa tiêu, mục tiêu đã được phát hiện ở khoảng cách khoảng 300 kabelt. Thuyền trưởng từ cabin hoa tiêu đi đến buồng thủy âm với một nụ cười châm biếm, nhìn tôi, xoay ngón tay vào cổ ông ta rồi trở về buồng điều khiển trung tâm. Một phút sau, tôi được chỉ thị không báo cáo về mục tiêu đó nữa, tôi cảm thấy vui mừng. Thành thật mà nói, việc phát hiện mục tiêu ở khoảng cách đó cũng làm bản thân tôi lúng túng. Chắc chắn tôi không nghi ngờ khả năng của thiết bị, nhưng trong giới hạn hợp lý thôi. Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của tôi khi vài ngày sau, lúc phân tích các bài tập tại Bộ tham mưu Hạm đội, tôi thấy sơ đồ đường cơ động tàu ngầm của tôi và các hướng đi qua khu vực đa giác tập của các tàu ngầm-mục tiêu. Cả hai lần phát hiện tàu ngầm là hai lần thực sự phát hiện, phương vị báo cáo đã trùng hợp với thực tế, và khoảng cách phát hiện trong trường hợp đầu tiên, tính ra là 136 kabelt. Trong lần thứ hai là 260 kabelt. Nếu người khác nói tôi sẽ không tin. Tuy nhiên, Ủy ban đã thảo luận các tài liệu nhận được từ các tàu khác, mà các kết quả tích cực là không được thật rõ ràng. Kết quả thu được trên tàu chúng tôi, không ai nhận thấy, ngoại trừ các sỹ quan của hạm đội, nhưng họ không ở trong thành phần ủy ban và ý kiến của họ không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của ủy ban về khả năng của thiết bị.

Chỉ sau đó tôi bắt đầu nhận ra rằng những kết quả tích cực thu được từ thiết bị "RITSA", do kết quả lớn, không làm ủy ban thích thú, rằng đã có một phương châm xác định trước và quyết định cũng đã được định trước của lãnh đạo ủy ban không ủng hộ "RITSA". Rõ ràng, bằng hành động và kết quả của mình, chúng tôi đã dẫm lên ngón chân của ai đó. Bởi vì tất cả giới khoa học chuyên ngành của chúng ta, lãnh đạo Cục KTVTĐT, biết rõ hiệu quả thấp của hệ thống thủy âm của chúng ta, vẫn cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị của đất nước rằng chúng ta không tụt lại phía sau người Mỹ trong việc thiết kế và xây dựng các phương tiện quan sát  thủy âm được lắp đặt trên các tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay của chúng ta. Đồng thời lãnh đạo Hải quân viện dẫn lập luận rằng việc xử lý tín hiệu thủy âm của họ và ta đã gần như nhau, tức là cùng những thuật toán tương tự (xử lý tín hiệu kết hợp theo không gian-đối sánh : пространственно-кореляционная обработка когерентного сигнала : spatial - correlation coherence signal processing) và mức hiệu quả khác hơn là không thể có được. Nào là các giải pháp kỹ thuật được sử dụng trong việc thiết kế ăng-ten, các bộ biến đổi, máy phát, xây dựng hệ thống thủy âm cũng như nhau cả, và chúng tôi có phần đang vượt trội so với người Mỹ. Rằng chi phí của hệ thống thủy âm của chúng ta tương xứng với đặc điểm kỹ chiến thuật, thậm chí còn thấp hơn, và sự chuyển sang xử lý bằng kỹ thuật số sẽ đòi hỏi những chi phí không cần thiết và làm giảm độ nhạy của thiết bị thủy âm xuống mức tín hiệu đầu vào, do đó làm giảm tỷ lệ S/P (tín hiệu/tạp âm) ở đầu vào kênh thủy âm, tức là làm cho hệ thống của chúng ta thậm chí còn kém nhạy hơn nữa.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/v18_170210-1.jpg)
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Mười Một, 2011, 04:48:45 am
(tiếp)

Và hãy đi kiểm tra, bạn sẽ thấy không phải hoàn toàn như vậy, trong những điều kiện độc quyền quốc gia tuyệt đối. Trong lĩnh vực thủy âm chúng ta không có bất kỳ sự cạnh tranh nào và nó đã đem lại kết quả tiêu cực. Các thiết bị kỹ thuật số đã không đáp ứng cho tổ hợp Công nghiệp - Quân sự hùng mạnh (Вое́нно-промы́шленный ко́мплекс - ВПК) với số lượng cần thiết, và trong nước ta sự phát triển của nó diễn ra ở một tốc độ chưa đủ tầm. Tình hình ở lĩnh vực này giống như tình hình trong ngành công nghiệp ôtô của chúng ta. Sáng tạo cái mới làm gì, khi mà sản phẩm vốn được độc quyền nhiều năm liên tiếp. Kết quả là trong lĩnh vực thủy âm chúng tôi nhận được đúng những thứ giống như trong ngành công nghiệp ô tô. Một đằng là "Zhiguli" và "Moskvitch" còn một đằng là "Mercedes" và "BMW". Cũng chỉ là ô tô. Cũng bánh xe, khung xe và động cơ. Cùng hoạt động trên một nguyên tắc vật lý. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các xe của chúng ta và họ rõ ràng là đáng kể. Nếu tổ chức cuộc thi ai chiến thắng chúng ta có thể dự đoán được. Và bởi vì "xe ngoại" tăng tốc đến 100 sau năm hay sáu giây, thì Zhiguli mất 13 giây. Nhưng nếu lắp động cơ siêu nạp cho Zhigulenka thì nó cũng sẽ tăng tốc độ lên 100 sau 5 giây, và sau đó mới có thể đua tranh cùng "xe ngoại". Nhưng điều khó chịu nhất trong tình huống này là chúng ta đang tụt lại phía sau trong vấn đề phát triển công nghệ mới cho xử lý thông tin. Sự vắng mặt công nghệ kỹ thuật số mở và những ý tưởng mới gây ra sự trì trệ trong lĩnh vực này.

Nhưng hãy trở lại với ủy ban của chúng ta.
Kết quả tích cực đã thu được khi thử nghiệm thiết bị "RITSA" đã làm nảy sinh ở bộ chỉ huy hạm đội những câu hỏi mà giới khoa học giáo điều đã không có câu trả lời rõ ràng. Vì vậy, tất cả các kết luận về các cuộc thử nghiệm, trong đó có ủy ban liên ngành của hạm đội tham gia, nhìn chung đều tiêu cực. Một số nhà khoa học và quan chức của Hải quân chúng ta không thể thảo luận trên quan điểm những phương pháp mới đầy triển vọng, được đề xuất bởi các sĩ quan hải quân thuộc nhóm sáng kiến. Nhưng bất chấp những kết luận tiêu cực của Ủy ban, bộ tư lệnh hạm đội đã ra lệnh tiếp tục làm việc về đề tài thiết bị "RITSA". Công việc vẫn cứ tiếp tục.

Trong năm 1987, tại Severomorsk, trong Trung tâm nghiên cứu khoa học số 5, đã thành lập một ban và chuyển tất cả nhóm sáng kiến từ Polyarny tới đây. Ban này có nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện thiết bị "RITSA", thu thập và phân tích kết quả hoạt động của thiết bị trên các con tàu của hạm đội, đào tạo cán bộ làm việc với thiết bị. Tiện thể nói thêm, trước đó, xuất phát từ ban lãnh đạo Viện 14 ở thành phố Pushkin đã có đề nghị thành lập một phòng thí nghiệm cho cùng mục đích như vậy, họ sẵn sàng thu nhận tất cả các sỹ quan của nhóm sáng kiến. Vậy là, đối thủ của chúng tôi, mặc dù họ goi chúng tôi là lang băm, nhưng họ biết rằng trong công việc của chúng tôi có điều tích cực và nếu không thể thực sự bảo vệ nó, tốt nhất là để họ lãnh đạo. Tuy nhiên, chúng tôi đã từ chối lời đề nghị hấp dẫn này, bởi hiểu sự sáng tạo sẽ kết thúc, và chúng tôi sẽ rơi vào sự phụ thuộc kế hoạch gắn bó của Viện với những đề tài và thời hạn thi hành khắc nghiệt. Sự từ chối này đã bắt chúng tôi trả giá. Một vài tháng sau khi chúng tôi được bổ nhiệm, Kuryshev V.E. bị cách chức Phó ban và được đày đi  "solovki", tức là đến một trung tâm huấn luyện không quan trọng với cương vị thuyền trưởng, ở đâu đó gần Arkhangelsk.

Những người còn lại được người ta khuyến cáo quên nó đi và hãy làm việc trên các đề tài được phê duyệt. Thiếu anh ấy người lãnh đạo khoa học về đề tài do Sumachev A.M. đảm nhiệm. Nhưng trong cuộc sống này không phải mọi việc dễ dàng như vậy! Bộ tư lệnh Hạm đội Cờ Đỏ Biển Bắc đã kéo Kuryshev từ nơi tối tăm về và phái đến ban tác chiến chống ngầm của hạm đội, đứng đầu vào thời gian đó là đại tá hải quân V.O.Gavrilov. Sau khi Kuryshev ổn định tại ban tác chiến chống ngầm, tôi lại được bộ chỉ huy hạm đội gửi đến đó cùng tiếp tục làm việc chung. Tại đây, chúng tôi tổ chức một phòng thí nghiệm nhỏ nhưng được trang bị tốt, cho phép chúng tôi thực hiện đầy đủ cả hai công trình lý thuyết và thực tiễn về "RITSA".

Đầu tháng Bảy năm 1989 đến phòng thí nghiệm của chúng tôi là 2 công trình sư trưởng của NPO "Leninets" (Liên hiệp Khoa học Sản xuất), họ là các nhà phát triển hệ thống thủy âm cho máy bay để phát hiện tàu ngầm, trong thành phần hệ thống tìm kiếm-ngắm bắn mục tiêu (PPS- ППС - поисково-прицельная система - tức hệ "Berkut-38") chính thức, trang bị trên máy bay tuần tra duyên hải IL-38. Tìm hiểu thành tựu của chúng tôi trong lĩnh vực phát hiện tàu ngầm, lãnh đạo NPO quyết định xem liệu có đạt được ích lợi gì cho việc tăng phạm vi phát hiện khi xử lý tín hiệu thông tin thu nhận từ các phao thủy âm bằng phương pháp điều chỉnh thích ứng, so với phương pháp cổ điển, hiện đang được sử dụng trong PPS hiện có của máy bay IL-38. Đã thực hiện kiểm tra trên các băng ghi từ tính thu được từ các thử nghiệm mới nhất của hệ PPS của nó, nhưng không thấy có gì.

Bản chất của bài tập như sau. Tàu ngầm nguyên tử - mục tiêu chiếm lĩnh vị trí xuất phát từ một điểm trong đa giác huấn luyện. IL-38 thả xuống điểm quy định hai phao thủy âm. Theo lệnh từ trên máy bay, tàu ngầm nguyên tử lặn xuống độ sâu quy định, sau đó bơi qua điểm giữa các phao theo hướng và tốc độ  quy định cho đến điểm nổi lên. Nghĩa là trên máy bay sẽ biết chính xác khi nào tàu đi cắt qua đường nối hai phao. Song song với hệ thống chính thức xử lý dữ liệu và hiển thị dữ liệu,đã thực hiện ghi âm trên máy thu từ tính đa kênh trực tiếp từ máy thu radio. Vì cả trên máy bay và trong phòng thí nghiệm khi phân tích tiếp tục đều không phát hiện được mục tiêu, chúng tôi quyết định kiểm tra các băng từ trên thiết bị "RITSA" trong hệ tọa độ thông tin - thời gian.

Trong trường hợp này các nhà thiết kế hoàn toàn không quan tâm đến các thuật toán cài đặt trong phần "cứng", hay cơ sở toán học mà dựa vào đó các thuật toán này được tạo ra. Họ chỉ quan tâm đến kết quả cụ thể, có phát hiện hay không mục tiêu. Để thí nghiệm được thuần túy khác quan họ tự mình ngồi ở bàn điều khiển và đã tự tay mình làm mọi thứ. Chúng tôi đứng cạnh, không can thiệp vào công việc của họ. Khi nhận được những đặc tính thông qua rõ ràng trên các phao thủy âm, mà các tàu ngầm nguyên tử - mục tiêu đã đi qua giữa chúng (nói thêm, các tàu ngầm lớp này được xem là lớp tàu có tiếng ồn thấp nhất tại thời gian đó), giữa các nhà thiết kế bùng lên một cuộc tranh luận ngắn nhưng gay gắt. Tại thời điểm này, họ không chú ý gì đến chúng tôi. Một người cho rằng, điều này là không thể, bởi lẽ khoảng cách phát hiện cao hơn khoảng 5-6 lần so với phạm vi phát hiện tối đa của hệ thống chính tắc, và nói chung, trái với các tính toán tiêu chuẩn.

Người thứ hai cố gắng thuyết phục người thứ nhất tin những gì nhìn thấy trên màn hình và trên bản in. Sau khi xem xét kỹ lưỡng các kết quả thử nghiệm cả hai đi đến kết luận rằng kết quả này là rất nghiêm túc và được ghi nhận trong một biên bản thích hợp. Từ đó về sau, việc này dẫn đến sự hợp tác chặt chẽ với NPO "Leninets". Giữa các bên đã ký kết thỏa thuận nghiên cứu khoa học chung (НИР — «научно-исследовательская работа») và thỏa thuận nghiên cứu khoa học, thiết kế thử nghiệm và chuyển giao công nghệ (НИОКР - Научно-исследовательские, опытно-конструкторские и технологические работы - Research and Developpment) phát triển phương pháp luận toán học, chương trình phần mềm (Програ́ммное обеспе́чение), các thuật toán và áp dụng mẫu có hiệu lực của thiết bị phụ trợ thủy âm vào thành phần hệ thống PPS trong tương lai.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6c/Il-38_May.jpg/800px-Il-38_May.jpg)
Il-38 ảnh chụp năm 1986 (ru.viki).

Một phần công việc của chúng tôi đã được thực hiện trong khuôn khổ thỏa thuận đã ký, chủ yếu là lập cơ sở lý thuyết, nhưng rồi như là tiền định, thực sự người ta đã chấm dứt tài trợ chúng tôi, và đối với tất cả không còn sonar gì nữa. Năm 1991 Kuryshev được cho ra quân để cắt giảm biên chế, và năm 1992, đến lượt tôi ra đi cũng vì giảm quân số biên chế. Nhưng ba năm sau, đến năm 1995, bằng nhiệt tình trần trụi và sáng kiến của riêng mình, không hề có tiền bạc hay đơn đặt hàng, chúng tôi đã đưa phần mềm vào trạng thái làm việc. Chúng tôi đã tìm được những thuật toán độc đáo để xử lý thông tin thủy âm, hoàn thành thiết bị phụ trợ thủy âm "RITSA" kiểu mới (dựa trên nền tảng cơ bản khác) và phát triển một phương pháp thể hiện thông tin hoàn toàn mới. Năm 1995 tôi rời khỏi Severomorsk đến St Petersburg, Kuryshev thì mãi sau này mới đến Moskva. Các sĩ quan khác, những người đã tham gia trực tiếp và tích cực vào việc chế tạo và sử dụng thiết bị phụ trợ thủy âm "RITSA" tại Hạm đội Biển Bắc, thực tế không còn làm điều đó nữa. Không ai trong số họ có khả năng tự mình làm việc, có lẽ không đủ trí tuệ như anh ấy để có thể tiếp tục công việc mà Kuryshev đã bắt đầu. Tất cả đã phân tán đi nhận các cương vị mới được đề xuất và tiếp tục nhiệm vụ phục vụ quân đội phù hợp với nhiệm vụ họ được giao.

Đối với chúng tôi (tôi và Kuryshev) công việc về đề tài này không chấm dứt, nhưng những kết luận tiêu cực mà ủy ban liên ngành đưa ra khi tiến hành thử nghiệm kiểm tra thiết bị phụ trợ thủy âm "RITSA", cũng như kết luận tiêu cực của Hội đồng KH Hải quân, thực tế đã cắt đứt con đường để áp dụng nó tại hạm đội.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Mười Một, 2011, 12:37:41 am
(tiếp)

Tất nhiên, tôi đã vạch ra rất sơ lược các giai đoạn chính trong công việc của chúng tôi. Nhưng để miêu tả chi tiết hơn nữa thì cần phải viết hẳn một cuốn tiểu thuyết. Lịch sử xây dựng nhóm sáng kiến tại binh đoàn tàu ngầm diesel số 4 Hạm đội Biển Bắc và công việc của nó trong giai đoạn 1981 đến 1995 là một tiền lệ rất độc đáo. Tại hạm đội chưa từng có hiện tượng nào tương tự và có lẽ sau này cũng sẽ không.

Đó là việc liên quan đến lịch sử. Bây giờ, ta nói về các nguyên tắc thể hiện trong thiết bị "RITSA". Thiết bị phụ trợ được thiết kế như một thiết bị độc lập có thể kết nối với tổ hợp thủy âm MGK-300, 400,500 tại các điểm tương ứng, do các nhà phát triển thiết kế một cách chuyên biệt để kết nối thiết bị UPA, trực tiếp ngay sau bộ tạo đặc tính hướng (KHN - XH - характеристика направленности антенны ГАК) trong mặt phẳng đứng và mặt phẳng ngang. Tín hiệu thủy âm đầu vào được số hóa qua bộ ADC 12-bit, biến đổi sang dạng phổ năng lượng, sau đó được tích lũy và lấy trung bình (усреднялись). Tiếp tục thực hiện chuẩn hóa tín hiệu đầu vào (tự nhiên mà không sử dụng điều khiển tự động khuếch đại - Автоматическая Pегулировка Усиления), tách các thành phần thông tin, các thành phần này được tổng hợp và lựa chọn theo không gian, thêm vào đó trong tín hiệu tổng chỉ đưa vào những thành phần có trong nội dung ảnh mẫu, đã được ghi trong bộ nhớ máy tính.


Tiếp theo các thông tin nhận được dưới dạng các thành phần biên độ được hiển thị trên màn hình trong hệ tọa độ biên độ-góc phương vị. Đó là quan niệm tổng quát của thiết bị. Chắc chắn người đọc sẽ tò mò hỏi, thế thì lợi ích là những gì? Chính là các hệ thống thủy âm hiện đại làm việc theo sơ đồ như thế. Cũng như vậy, mà lại không hẳn vậy. Nguyên tắc làm việc được mô tả hoàn toàn sơ giản. Có rất nhiều sắc thái mà tôi sẽ không tiết lộ chi tiết. Một trong số đó là chúng tôi đã phát triển được thuật toán để nhận được bất biến tối đa có thể của không gian dấu hiệu (đặc trưng) của mục tiêu. Không gian dấu hiệu (đặc trưng) lý tưởng, có thể được sử dụng trong các bài toán phân loại tự động và (hoặc) như là một bộ lọc phù hợp cho việc lựa chọn các thông tin theo đường chân trời. Vâng, đã có một điều kỳ diệu như vậy được phát minh ra, khi mà dải kênh đầu vào tự động thích ứng với dải tín hiệu đầu vào. Trong tổ hợp (thủy âm) thông thường thì dải tín hiệu đầu vào là cố định. Tín hiệu lớn nhất ở đầu ra kênh xử lý đạt được khi các tín hiệu đầu vào điền đầy toàn bộ băng thông kênh đầu vào.

Và nếu các tín hiệu đầu vào quá yếu đến nỗi trong các dải kênh chỉ chứa các thành phần độc lập của nó, thì ngay cả với một tỷ lệ tốt S/P, quá trình xử lý của tổ hợp sẽ không cho phép tách nó dưới mức độ mà trắc thủ thao tác ra quyết định. Nhưng ngài chuyên gia sẽ nói ngay với tôi rằng mục đích như thế đã có thiết bị UPA, được kết nối chính thức vào hệ thống sonar hiện đại và đã sử dụng thành công trong những năm 80 cho các tàu ngầm của chúng tôi, tức là thực hiện nguyên lý Brüel & Kjaer khét tiếng và tương tự như vậy. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh với các chuyên gia đáng kính, đồng thời không chỉ các chuyên gia, rằng cố gắng phân loại các đối tượng trong một "biển sạch" trên cơ sở của phổ năng lượng, ngay cả khi phổ trung hòa, nước tinh khiết nhất, chỉ là sự điên rồ, chẳng mấy chốc sẽ qua ngay, khi mà thao tác viên được thỏa thích chơi. Tiện thể nói thêm, vị tiến sỹ khoa học kỹ thuật đáng kính giáo sư Mashoshin A.F. luôn nói đến điều này, và trong bài báo của G.Sugrobov đã nhắc đến ông ta một cách lịch thiệp. Ngoài ra, thưa ông V.G.Sugrobov đáng kính, nếu ông đọc bài viết này, ông có thể nhận ra rằng những nhà phát minh "thiết bị-phù thủy "RITSA" mà một trong số đó là tôi còn xa với từ huyền thoại lắm, từ mà ông đã nói.

Và tôi nghĩ rằng một sai lầm rất lớn là bộ chỉ huy hạm đội đã không biết nhìn ra trong công việc này tinh thần độc đáo mang tính cách mạng của nó, vì sự lạc hậu và thiếu hiểu biết các ý tưởng tiên tiến, đã không thể xây dựng cho nhóm sĩ quan những điều kiện hoàn toàn chấp nhận được cho công tác nghiên cứu khoa học, đảm bảo cho nhóm tất cả các trang thiết bị cần thiết. Bởi lẽ tất cả chỉ cầu xin công tác khoa học, chứ đâu phải nghỉ ngơi. Hoặc ông nghĩ rằng trên khắp đất nước chúng ta có rất nhiều người sẵn sàng và có khả năng giải quyết các vấn đề của thủy âm học hiện đại? Hãy đi và hãy tìm! Ông sẽ phải đề nghị những món tiền lớn hơn nhiều, mà vẫn không tìm thấy. Tham gia thì họ sẽ đồng ý, thỏa thuận tiền bạc cũng sẽ đồng ý, nhưng kết quả thì không ai hứa hẹn. Bởi họ sẽ không biết làm thế nào để đạt được điều đó. Nhận về mình trách nhiệm, xin nói thêm, phải có lòng can đảm rất lớn. Còn phê phán người khác một cách vô nghĩa thì không cần nhiều trí tuệ đến vậy. Người ta có thể nói với tôi, kết quả là không được chính thức công nhận.

Tôi xin trả lời rằng, người này không công nhận, nhưng người khác lại công nhận.
Cá nhân tôi từ lâu không còn băn khoăn vấn đề khả năng làm việc của thiết bị phụ trợ nũa, bởi tôi đã kiểm tra hiệu suất làm việc của nó trên giá bằng các máy móc của phòng thí nghiệm (máy phát tiếng ồn và máy phát âm thanh), kiểm tra trên mô hình, trên bến tàu tại căn cứ, trên biển với các mục tiêu ngẫu nhiên và sử dụng các nguồn hiệu chỉnh được. Ở khắp nơi thiết bị phụ trợ đều làm việc đúng đắn và thể hiện hoàn toàn đầy đủ chức năng. Tôi đau buồn và lo lắng vì thứ khác. Chúng ta, vào thời kỳ cuối những năm 198x, đã bỏ lỡ cơ hội áp dụng vào Hạm đội  Hải quân hệ thống kỹ thuật số cấu trúc mở, hệ thống cho phép các sỹ quan hiểu biết mà số đó không phải là ít, nâng cao hiệu quả cho tổ hợp thủy âm của hạm đội. Nỗi sợ hãi của nhiều sĩ quan cao cấp trước những điều mới mẻ, khác thường, vượt ra ngoài khuôn khổ phục vụ thông thường, đã không cho phép thực hiện đầy đủ công trình phát triển sáng tạo đã được đề xuất.

Mà không chỉ trong lĩnh vực thủy âm thanh, mà còn cả trong các vấn đề xạ kích ngư lôi. Nhiều chuyện đã đến mức phi lý! Một lần ban lãnh đạo cấp cao gọi tôi và Kuryshev lên bắt đứng nghiêm, rồi sau khi lần lượt xạc từng người vì đã có thái độ "thiếu tôn trọng người trên", họ cảnh báo: nếu để xảy ra việc đó một lần nữa, chúng tôi sẽ bị đuổi khỏi nhóm sáng kiến và người ta sẽ chỉ định các sĩ quan khác, những người xứng đáng và tính tình đúng mực vào vị trí của chúng tôi. Lúc đó nhóm chỉ có đúng ba người. Chúng tôi đứng đó và không biết nên cười hay khóc, bởi vì biết đó là việc rất nghiêm trọng. Ra khỏi phòng, chúng tôi cười đến rơi nước mắt, tưởng tượng khuôn mặt các sỹ quan được gọi lên bộ chỉ huy và được giao nhiệm vụ mới: anh được bổ nhiệm vào nhóm sáng kiến thay  Kuryshev và Bukovsky, và phải, trong thời gian ngoài giờ làm việc chính, phát triển cơ sở toán học cho lý thuyết thông tin và phát hiện thích ứng đối với các tín hiệu yếu, trên cơ sở đó tạo ra thuật toán, viết phần mềm nhằm chế tạo một mô hình hoạt động của thiết bị phụ trợ thủy âm, nhét tất cả các công cụ này vào trong đó, sao cho cải thiện được hiệu quả của MGK-400 trên phương diện phạm vi phát hiện của các loại tàu ngầm hiện có, thêm vào đó, không được quên bộ phân loại tự động. Nào, nếu các cậu vô tình, các cậu hãy xin lỗi đi, nếu không người ta sẽ trảm các cậu. Đó là suy nghĩ của cấp trên của chúng tôi.

Để kết luận tôi xin lưu ý một chi tiết không chính xác trong bài viết của V.G.Sugrobov. Ông ấy viết rằng "... không có các dữ liệu khách quan về sự làm việc của thiết bị trong các điều kiện thực tế". Tuy nhiên, các chuyên gia Viện nghiên cứu KHKT Hải quân đã đưa ra một kết luận phủ định về tổng thể. Một lầm lẫn lớn. Thông thường, các kết luận chỉ được đưa ra khi có đủ các dữ liệu khách quan, chứ không phải khi không có.

Tôi xin lỗi trước vì một số điều có thể không chính xác, sự việc đã lâu, tôi viết theo trí nhớ. Tôi chấp nhận với lòng biết ơn mọi sự bổ sung, lời chúc hoặc ý kiến nhận xét về vấn đề này. Tôi muốn nghe quan điểm của các thành viên của diễn đàn, đặc biệt là những người có liên quan với hệ thống thủy âm.

Trân trọng, thiếu tá hải quân  Yu.V.Bukovsky.

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Mười Một, 2011, 01:36:47 am
(tiếp)


Huyền thoại với thiết bị RITSА

(phần tiếp theo)  



V.Е.Kurytshev.

Trong những năm chiến tranh lạnh, các tàu ngầm xô viết thua kém đáng kể về tầm xa phát hiện tương quan của hệ thủy âm trước người Mỹ. Điều đó dẫn tới cái chết cho tàu ngầm chúng ta trong hoàn cảnh cuộc đấu tay đôi ngầm dưới mặt nước, nếu chiến tranh bắt đầu nổ ra. Tất cả các sự kiện tích lũy dần một cách có dụng ý để nhằm làm suy yếu hạm đội tàu ngầm của chúng ta. Điều đó xảy ra bởi chính bàn tay của người xô viết hoặc do ngu ngốc hoặc vì tiền. Trình độ khoa học kỹ thuật chung của Liên Xô trong những năm 197x-198x cho phép khắc phục được sự gián đoạn trong công nghệ này. Xã hội chưa biết về điều đó và có lẽ đến bây giờ vẫn chưa biết.

Minh chứng cho điều đó là các nghiên cứu phát triển độc lập của các chuyên gia xô viết, mà xác tín và sự tự do của họ xét ra không phụ thuộc các chỉ thị của các cơ quan đảng cũng như học thuyết khoa học – kỹ thuật về phát triển phương tiện thủy âm để phát hiện các tàu ngầm được áp đặt tại Liên Xô thời đó.

Thậm chí trong những điều kiện thiếu thốn thiết bị các sỹ quan tàu ngầm xô viết từ những năm xa xôi thời chiến tranh lạnh vẫn biết cách tự mình phát triển một thiết bị số hóa cần thiết và áp dụng nó trên tàu ngầm nhằm bảo vệ mình và chiến thằng trước các tàu ngầm Mỹ trong cuộc đấu ngầm dưới nước.

Tình trạng thủy âm quân sự đối với các tàu ngầm xô viết thời gian ấy phải gọi đúng tên – sự phản bội quốc gia. Không thể tin được một cường quốc có bom hạt nhân lại không khắc phục nổi vấn đề hệ thủy âm nghèo nàn.

Theo tài liệu chúng ta có, tại Hoa Kỳ thủy âm học được gọi là yếu tố của chính sách răn đe hạt nhân chiến lược. Sự vượt trội của các tàu ngầm Mỹ về phương tiện phát hiện thủy âm so với các tàu ngầm xô viết trang bị tên lửa đạn đạo đã đổi chiều đến chỗ ngay từ khi bắt đầu xung đột quân sự - tất cả các tàu ngầm tên lửa của Liên Xô sẽ đồng thời bị tiêu diệt. Và điều đó chỉ cần 4 phút đồng hồ.

Phải là mù và điếc mới để đối phương, vốn gọi thủy âm học của họ là một yếu tố răn đe hạt nhân và yếu tố chiếm ưu thế hạt nhân đối với người xô viết, không quyết định bắt tay thực hiện nỗ lực đẩy thủy âm học xô viết đi vào đường cụt. Điều gì đã xảy ra. Nghiên cứu thủy âm học, mà cần phải nghiên cứu cách phát hiện tàu ngầm bằng thủy âm học, có nghĩa là xử lý tín hiệu và thủy âm học như là một chi nhánh của vật lý, thì không để làm gì cả. Trong vấn đề này không có tội phạm rõ ràng. Tội phạm cố tình lẩn tránh vào rất nhiều sự kiện nhỏ trong không gian và thời gian. Còn khi tập hợp lại chúng sẽ gây hậu quả phá hoại lớn cho nền quốc phòng của đất nước. Không có kẻ phạm tội, và tội phá hoại an ninh quốc gia cũng không có nốt. Và rõ ràng, không chỉ trong thủy âm học. Mà lại ở khắp mọi nơi trong các khuynh hướng chiến lược khoa học và kỹ thuật quan trọng đối với an ninh quốc gia. Đã đến lúc người dân Nga phải tìm hiểu để học cách chống lại điều này.

Tất cả những gì được viết ở đây - không phải là huyền thoại. Thực tế chính là như thế mà thôi. Các sỹ quan phân hạm đội tàu ngầm của Hạm đội Biển Bắc trong năm 1985, đã phát triển được thiết bị phụ trợ kỹ thuật số cho hệ thống sonar tàu ngầm, làm tăng đáng kể khả năng các tàu ngầm chúng ta phát hiện được tàu ngầm của người Mỹ. Từ năm 1986 bắt đầu các cuộc tập trận thường xuyên của tàu ngầm Hạm đội Biển Bắc với thiết bị phụ trợ thủy âm. Trong giai đoạn 1986-88 Hạm đội Biển Bắc đã đạt được đủ kinh nghiệm để đạt được tiếp xúc thủy âm bằng hệ sonar chính tắc có trợ giúp bởi thiết bị phụ trợ thủy âm. Vấn đề những tàu ngầm nước ngoài kiểu Los Angeles và Sturgeon, lảng vảng thường xuyên trong biển Barentsev và vịnh Motovsky, đã được các tàu ngầm của chúng ta có thiết bị phụ trợ thủy âm giải quyết. Năm 1986, người ta suýt nữa đã phóng ngư lôi vào tàu ngầm nước ngoài kiêu ngạo bị phát hiện bởi thiết bị phụ trợ ở vịnh Motovskii, gần khu vực trường bắn nước sâu. Và điều đó là cần thiết. Việc này xảy ra trên một chiếc tàu ngầm diesel, do thiếu tá hải quân Yu.A. Mogilnikov chỉ huy. Tàu của ông ấy đang thực thi nhiệm vụ trong vịnh Motovskii. Đột nhiên, thiết bị BPF-DVK bắt đầu cho thấy dấu hiệu của tàu ngầm nước ngoài theo hướng bờ biển. Tàu của Yu.A. Mogilnikov đang hướng ra biển. Thuyền trưởng ngạc nhiên, nhưng tin vào chỉ dẫn của thiết bị. Ông chuyển hướng con tàu sang phương vị phát hiện được tàu lạ.

Ngay sau đó, đột ngột trắc thủ - thủy âm phát hiện tiếng ồn của một tàu ngầm nước ngoài và phân loại được nó trên hệ thống định hướng âm chính tắc của tổ hợp thủy âm, còn thuyền trưởng không phát hiện được mục tiêu nào khác trên phương vị đó. Bất ngờ là ở chỗ tàu ngầm nước ngoài đang ở trong vùng lãnh hải của chúng ta, thậm chí xét theo các tiêu chí thì nó thuộc Hải quân Hoa Kỳ. Các hành vi của con tàu bị phát hiện cho thấy nó không biết mình đã bị lộ. Hãy ghi nhớ thuyền trưởng Yu.A.Mogilnikov, ông quyết định tấn công ngư lôi tàu ngầm nước ngoài đó. Thủy thủ đoàn, kíp chỉ huy chiến đấu đã sẵn sàng với lệnh báo động, chuẩn xác như đồng hồ. Tất cả tập trung nghe lệnh chỉ huy. Không ai nghi ngờ tính đúng đắn trong quyết định của thuyền trưởng. Trong trường hợp này, khi thuyền trưởng ở bên cạnh, tôi khuyến khích anh tấn công ngư lôi. Trong buồng trung tâm mọ người hành động chính xác, ta cảm thấy rõ sự thuần thục của thủy thủ đoàn. Chính trị viên nhiều lần gọi tôi là kẻ điên và lầm bầm điều gì đó về thế chiến III. Chúng tôi buộc phải có hành động không thân thiện nhằm yêu cầu ông ta rút khỏi phòng điều khiển xuống tầng bên dưới.

Trên đài vô tuyến, đáp lại thuyền trưởng về quyết định của anh ta xin phóng ngư lôi vào tàu ngầm nước ngoài trong vùng lãnh hải - Hạm đội Biển Bắc im lặng. Tư lệnh phân hạm đội tàu ngầm số 4 Hạm đội Biển Bắc lúc ấy là Larionov V.P., 23 năm sau khẳng định rằng nhiệm vụ chuẩn y quyết định phóng ngư lôi vào tàu ngầm nước ngoài trong vùng lãnh hải là nhiệm vụ khó khăn với ông. Nhưng điện đến từ Moskva - "dừng cuộc tấn công ngư lôi, tiếp tục theo dõi". Và chỉ hoài công. Khoảng ba năm trước tại Viễn Đông, không quân xô viết đã bắn rơi chiếc máy bay của Hàn Quốc trên lãnh thổ Liên Xô. Vùng lãnh hải cũng chính là lãnh thổ Liên Xô. Tôi nhớ đến người chỉ huy này. Không quân đã thể hiện mình, lẽ nào Hải quân tệ hơn? Mogilnikov đánh đắm tàu ngầm trong vùng lãnh hải xem nào, người ta sẽ không lao ngay đi tìm kiếm nó ở các bang (nước Mỹ). Tất cả sẽ uổng công. Ngày nay, trong các tài liệu đã được công bố về các hành động của thủy thủ tàu ngầm Mỹ trong vùng biển duyên hải nước ta, Bộ tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ không khuyến khích sự quá nhiệt thành của các chỉ huy tàu ngầm của họ, bất chấp các thỏa thuận quốc tế, bao gồm các điều ước về vùng lãnh hải, ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh. Thủy thủ tàu ngầm Mỹ thừa nhận rằng bản thân họ khi phải đi vào vùng lãnh hải Nga họ rất lo sợ. Và trong trường hợp Mogilnikov – việc đó không vô ích. Thời bấy giờ Bộ Tư lệnh Hải quân không đủ sức (xử lý) so với Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân Liên Xô. Đáp lại hành động cương quyết của người chỉ huy, anh ta đã được khen thưởng, còn tôi – trừng phạt (bởi hành vi không tế nhị với sĩ quan chính trị). Nhưng một tháng sau băng ghi từ đã xác nhận âm thanh đó của tàu ngầm nước ngoài, và tôi đã được minh oan.

Sau đó, khi thiết bị "BPF-DVK" xuất hiện trên các tàu ngầm hạt nhân, đã có nhiều chiến dịch tìm kiếm ở vịnh Motovskii. Đã tìm thấy nơi hiện diện thường xuyên của tàu ngầm nước ngoài trong một vũng sâu thuộc vịnh Motovsky. Một trong các chiến dịch này do đại tá hải quân E.I.Ibragimov, chuyên gia trưởng ngành hàng đầu của phân hạm đội tàu ngầm thứ nhất Hạm đội Biển Bắc chỉ đạo. Đầu tiên, với trợ giúp của "BPF-DVK" tàu ngầm nước ngoài bị xác định vị trí bằng phép giao hội. Ibragimov không ngần ngại yêu cầu thuyền trưởng không chờ cho đến khi có tiếp xúc thủy âm, cho radar định vị phát ngay theo phương vị phát hiện của "BPF-DVK" (khi này đã là RITSA). Chiếc tàu ngầm bị phát hiện ở khoảng cách 5,4 km. Qua vài lần phát của radar định vị đã thấy rằng ngay từ đầu khoảng cách là không thay đổi (rõ ràng tàu ngầm kia giữ chúng tôi trên khoảng cách mà hệ thủy âm chính tắc của chúng ta không phát hiện ra), nhưng sau đó khoảng cách bắt đầu tăng. Điều ngạc nhiên là tốc độ rút chạy tính toán của tàu ngầm nước ngoài gần đến 20 hải lý.

Tên gọi " RITSA " đã được đặt cho thiết bị BPF-DVK, một năm sau khi khai sinh, tháng Chín năm 1986 một cuộc điện thoại từ Moskva, từ Cục KTVTĐT Hải quân, đề nghị gọi nó bằng một cái tên nào đó, chẳng hạn như Ritsa (?). Người ta cho suy nghĩ 2 giờ. Chúng tôi không thể nghĩ ra điều gì, ngoài cái tên chán ngắt hàng ngày - "mandulla", và do đó chúng tôi đồng ý với tên họ đề nghị.
Tháng 3 năm 1988 tại Hạm đội Biển Bắc bắt đầu đưa vào hoạt động hệ thống di động chiếu sáng cảnh quan chiến trường. Hai tàu ngầm có thiết bị phụ trợ thủy âm, ở cách xa nhau một khoảng cách đáng kể, chuyển về bộ tham mưu chỉ một phương vị của các nguồn tiếng ồn thủy âm, giống như tàu ngầm. Việc xác định vị trí cuối cùng và phân loại tàu ngầm được Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc thực hiện. Theo quy định, tất cả các tàu ngầm tham gia tập trận, sau khi đi qua rào cản lớn này – đều bị phát hiện. Để làm việc đó, ban truyền tin Hạm đội Biển Bắc, đứng đầu là chuẩn đô đốc Golinyi B.N. và các trợ lý của ông đại tá hải quân S.Trufanov và đại tá hải quân B.N.Kolodkin đã phát triển chương trình liên lạc đặc biệt với các tàu ngầm, khi đi vào hệ thống này. Bản chất của chương trình chung quy là lệnh cho nổi lên các tàu ngầm trong thê đội tại một thời điểm và cứ bốn giờ một lần,  đồng thời gửi phương vị về tàu trong thê đội và các đối tượng có thuộc tính của các tàu ngầm hạt nhân Liên Xô cũng như tàu ngầm hạt nhân Mỹ.

Theo số liệu của các tàu ngầm, tại Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc, một đội trắc thủ trong đó có đại tá hải quân V.I.Asriyan và trung tá hải quân Yu.F.Polzikov sẽ so sánh phương vị trên bản đồ và khi theo dõi các dấu vết xác định – sẽ ra quyết định phát hiện đối tượng hoặc gạt sang một bên các phương vị sai rồi đưa vào các báo cáo tình báo. Phải nói thêm rằng, ý tưởng chiếu sáng khung cảnh chiến trường bằng hai tàu ngầm được Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc I.M.Kapitanets nghĩ ra trên cơ sở chiến dịch "Atrina". Khi phân tích kết quả "Atrina", ban tác chiến chống ngầm đã phân tích kỹ tất cả các phương vị tàu ngầm nước ngoài và tàu ngầm quân mình. Tầm xa phát hiện bằng thiết bị phụ trợ của các tàu ngầm quân mình, trong một số trường hợp, vượt quá 1000 kabelt. Hóa ra là hầu hết các phương vị báo cáo của các tàu ngầm của mình đều đã được khẳng định, còn về phía nước ngoài họ đã bị phát hiện các khu vực biển có sự cơ động rõ ràng của các tàu ngầm nước ngoài. Đô đốc I.M. Kapitanets thời đó phàn nàn rằng sẽ là không tồi nếu các tàu ngầm báo cáo phương vị về từ Đại Tây Dương trong thời gian thực, mà không phải là rất lâu sau đó khi tàu ngầm đã trở về căn cứ.

Một cách ngẫu nhiên trong thời gian báo cáo, ủng hộ nó là Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc Yu.N.Patrushev, có mặt Chủ nhiệm chính trị Hạm đội Biển Bắc S.Vargin, Chủ nhiệm ngành tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân V.V.Gavrilov. Tôi cũng có mặt tại thời điểm báo cáo. Ngay lập tức người ta quyết định đầu năm 1988 sẽ tiến hành ít nhất 3 bài tập trận với hệ thống chiếu sáng chiến trường di động bằng hai tàu ngầm có thiết bị phụ trợ thủy âm để báo cáo lên Tổng tư lệnh Hải quân. Lãnh đạo về mặt khoa học của hệ thống người ta trao cho tôi. Mặc dù nghĩ ra có vẻ đơn giản, song thực hiện suy nghĩ ấy lại không dễ dàng. Theo lời một trong những thuyền trưởng tàu ngầm sư đoàn tàu ngầm số 24 Hạm đội Biển Bắc, được đóng vai trò như một tàu ngầm trong thê đội, đại tá hải quân A.A.Semin - sau ba ngày đêm liên tục lặn và nổi cứ mỗi phiên 4 giờ một lần, thủy thủ đoàn đã cạn kiệt sức lực. Các kỹ sư cơ khí rên rỉ và hàng ngày đêm liền không được ngủ, liên tục phải điều chỉnh chênh mớn dọc cho tàu ngầm. Trên bờ lại là vấn đề với truyền tin. Người thủy thủ chạy đua với các dữ liệu được giải mã chỉ sau 2 giờ sau khi nhận điện từ tàu ngầm, mất đi 2 giờ xử lý số liệu, do không có bất kỳ máy móc tự động hóa nào.


.............


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Mười Một, 2011, 07:09:25 pm
(tiếp)

Một báo cáo tổng quan về các kết quả soi sáng khung cảnh chiến trường đã nằm trên bàn Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc gần 6 giờ sau khi nhận được các thông tin phương vị. Chiến thuật phát hiện tàu ngầm sử dụng hai tàu ngầm của hệ thống “chiếu sáng” di động đã được thử thách và chứng minh. Tuy nhiên, do vấn đề về truyền tin và thiếu một sự tự động hóa nhỏ trong xử lý dữ liệu tại bộ tham mưu, do thiếu quy mô thời gian thực khi ấy còn chưa có hiệu lực. Giữ lại đến 6 giờ, đó là thời gian trễ quá lớn để cho ra các quyết định tiếp theo đối với quy mô thời gian thực. Xử lý dữ liệu từ hệ thống di động hoàn toàn bị đắm trong thời gian một cuộc tập trận vào tháng Tư năm 1988, khi năm tàu ngầm "quân xanh" và 4 tàu ngầm "quân đỏ" chọc thủng tuyến Nordcap-Mezhvezhii hướng tới nhau. Thời đó tôi vật nài trước đại tá hải quân V.V.Gavrilov (để đưa) các báo cáo phát hiện tàu ngầm của hệ thống di động vào Sở chỉ huy tập trận, ngay từ khi cuộc tập trận bắt đầu để tập cho Sở chỉ huy quen với các dữ liệu trong hệ thống chiếu sáng khung cảnh. Tuy nhiên, một báo cáo chậm trễ của V.V.Gavrilov tới lãnh đạo cuộc tập trận, Đô đốc G.A.Bondarenko và Trưởng ngành chống ngầm Hải quân Xô Viết, Chuẩn Đô đốc N.Ya.Yasakov không tạo được ấn tượng. Bởi vì báo cáo về những phát hiện của V.V.Gavrilov công bố chậm 2 giờ sau khi cuộc tập trận đã vượt qua cao trào, khi tàu ngầm "quân xanh" và "quân đỏ" đến khoảng cách bị phát hiện rồi mà lại không thể tìm thấy nhau. Dường như tôi thấy, vì sự chậm trễ này, các đô đốc, bị tra tấn bởi các sáng tác của "người chiến thắng" trong mối tương quan đến những cuộc tập trận "thành công", do báo cáo của V.V.Gavrilov đã cắt ngang đòi ông đi đến một đề tài kiểu như vậy, khi đó đã tỏ thái độ vừa dữ dội, vừa đơn giản và cộc lốc. Sau đó V.V.Gavrilov quyết định không tiếp tục báo cáo việc hệ thống phát hiện được gì gì nữa.

Đáng chú ý là phương vị giữa các tàu ngầm với nhau được báo cáo một cách chắc chắn 100%, mà khoảng cách giữa chúng như vậy đã cho phép kiểm soát toàn bộ tuyến Nordcap - Mezhvezhy chỉ bằng hai tầu ngầm. Sau cuộc tập trận này ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc đã dành nỗ lực lớn vào việc so sánh các phương vị báo cáo về từ các tàu ngầm của hệ thống với vị trí phân bố thực tế của các tàu ngầm tham gia tập trận và đi đến kết luận rằng tất cả các tàu ngầm tập trận đều bị hệ thống di động phát hiện và theo dõi. Tuy nhiên, báo cáo về vấn đề này chi đến tay Tư lệnh Hạm đội 1,5 tháng sau khi kết thúc tập trận. Kết luận cho đến lúc này thật đáng thất vọng – vẫn chưa đạt được quy mô thời gian thực. Thời đó - thời 20 năm trước, thông tin liên lạc chưa đáp ứng được.


Đã thấy được một tính năng phát hiện thú vị của "Ritsa". Tầm phát hiện lớn một cách đặc biệt và khả năng tìm phương vị đã được chứng minh ở cả các tàu ngầm đề án 971, lớp tàu được coi là có tiếng ồn thấp nhất. Thêm vào đó việc phát hiện diễn ra trên đặc điểm hành vi các dấu hiệu ngụy trang thể hiện rất mạnh. Tầm xa phát hiện các tàu ngầm loại này còn tăng lên, khi chúng di chuyển từ vùng nước nông tại biển Barentsev vào vùng lòng chảo nước sâu Lofoten ở Bắc Đại Tây Dương, mặc dù các tàu ngầm thuộc hệ thống chiếu sáng di động vẫn còn trong vùng nước nông.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/58/Norway_-_Lofoten.PNG)
Vị trí Lofoten trên bản đồ Na Uy.

Việc phân tích một số cuộc tập trận với việc sử dụng hệ thống di động đã chỉ ra rằng sự làm việc của hệ thống hai tàu ngầm có thiết bị phụ trợ thủy âm qua bộ tham mưu cho đến lúc đó chưa thể thực hiện được các tầm phát hiện lớn hơn nhằm phục vụ việc sử dụng vũ khí, vì các tàu ngầm có tốc độ thấp, mà bộ tham mưu không thể dẫn đường cho các lực lượng hỗn hợp do thiếu quy mô thời gian thực, xuất phát từ vấn đề thông tin liên lạc.

Người ta yêu cầu tôi xem xét việc áp dụng "Ritsa" trên máy bay chống ngầm IL-38, khi máy bay với phao vô tuyến thủy âm được phái đến điểm phát hiện do tàu ngầm thuộc hệ thống di động chỉ ra, trước đó nó đã nhận được các đặc tính chân dung sơ bộ (của mục tiêu) từ các tàu ngầm của hệ thống. Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc bằng mật mã đặc biệt đề nghị Tư lệnh Không quân thuộc Hải quân nghiên cứu khả năng như vậy. Từ năm 1988, chúng tôi bắt đầu phát triển một phiên bản cho máy bay của thiết bị "Ritsa" – hệ thống vô tuyến thủy âm hàng không "Splokh".  Chúng tôi sau đó nhanh chóng tìm thấy điểm chung với các nhà phát triển của hệ thống vô tuyến thủy âm hàng không "Zaretchie", "Yzumrud" từ NPO "Leninets". "Ritsa" đã thử nghiệm thành công với các bản ghi từ tính từ phao thủy âm, mà các tàu ngầm tiếng ồn thấp đi qua, nhưng phao với sự xử lý thông tin thông thường không phản ứng lại các tàu ngầm đó. Sau cuộc kiểm tra thực hiện tại Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc, đã ký kết một thỏa thuận với sự phê duyệt của Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc Yu.N.Patrushev về việc nâng cao nhiều lần phạm vi phát hiện của phao vô tuyến thủy âm với trợ giúp của thiết bị "Ritsa". E. S. Elinson, tổng công trình sư các hệ thống tìm kiếm-ngắm bắn mục tiêu trên máy bay, trong cuộc trò chuyện thân thiện, thừa nhận rằng ông đã sẵn sàng để nuốt hết cả mũ (với điều kiện nó đang ở trên đầu ông), khi chính mắt nhìn thấy phản ứng của "Ritsa" trên các tín hiệu tiếng ồn từ phao thủy âm gửi về, mà trước đây thì im lặng với xử lý thông thường.

Đầu tháng hai năm 1986, tại hội trường lớn Bộ Tổng tham mưu Hải quân, trên tầng của Tổng tư lệnh Hải quân và các cấp phó của ông, đã tiến hành họp Hội đồng kỹ thuật- quân sự Hải quân về thử nghiệm thiết bị BPF-DVK (Ritsa) tại Hạm đội Biển Bắc năm 1985. Lãnh đạo Hội đồng là Phó Tổng tư lệnh Hải quân Đô đốc hạm đội N.I.Smirnov. Tham dự có các trưởng phòng ban BTL Hải quân, đại diện của Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc, Viện nghiên cứu Hải quân số 54, đại diện giới khoa học và công nghiệp,tất cả khoảng 30 người.

Thuyền trưởng tàu ngầm thiếu tá hải quân Yu.A.Moghilnikov báo cáo quá trình thử nghiệm và các kết quả. Anh báo cáo nhanh và rõ ràng các kết quả vượt trội hệ thống sonar chính tắc vài trăm phần trăm. Vẻ mặt của lãnh đạo Hải quân tỏ rõ sự hài lòng. Vẻ thờ ơ lãnh đạm, giới khoa học và công nghiệp nhìn sang phía khác, hai năm trước đó họ dự đoán sự thất bại hoàn toàn của thiết bị phụ trợ thủy âm và giảm hiệu suất tìm kiếm tầm xa của sonar có kèm thiết bị này đến 30%, do việc thiết bị sử dụng phương pháp xử lý tín hiệu kỹ thuật số mà bấy giờ chẳng ai hiểu. Sau báo cáo của Yu.A. Mogilnikov người ta cho tôi, một thượng úy, được nói. Chúa không cho tôi khả năng để kết những từ ngữ bình thường thành những câu nói làm phật lòng giới khoa học. Tôi nói hoàn toàn theo cảm xúc của mình. Theo cách báo cáo của tôi, mặt N.I.Smirnov đỏ dần lên (một năm rưỡi trước đây, ông đã hoàn toàn đứng ra gánh trách nhiệm cho việc xây dựng và thử nghiệm thiết bị này). Nhưng "ngành công nghiệp" khom lưng xuống và "giới khoa học" thì xám mặt lại. Trong thời gian báo cáo của tôi có thể nghe từ gian dành cho "giới khoa học" thời đó những tiếng kêu: "... đó là sự thô lỗ, phải chặn lại ngay !!!». Nhưng đột nhiên tôi được N.I.Smirnov ủng hộ, ông không kìm được và đổi sang giọng Nga mạnh mẽ, nhát gừng cắt đứt những tiếng kêu của "giới khoa học" và chế nhạo họ suốt một phút, đồng thời gật đầu với tôi và "nhổ" sang hướng của họ.

Cục trưởng Kỹ thuật Vô tuyến điện tử Hải quân (RTU) chuẩn đô đốc G.P.Popov tiếp tục chế nhạo "giới khoa học". Để bắt đầu, ông bịt miệng một người dưới quyền mình, sau đó "dạo chơi" qua mặt các đại diện "chưa hoàn thành" của Trung tâm nghiên cứu số 54 (Trung tâm nghiên cứu vũ khí vô tuyến điện tử), cư xử trong cuộc họp vẻ rất lo lắng, và trước mặt những ai hai năm trước đây chống lại ý tưởng này. Tôi nhớ những gương mặt "các nhà khoa học" của họ tại phiên họp mở rộng Hội đồng khoa học và kỹ thuật Hải quân vào năm 1983 tại Viện nghiên cứu 54, đã tưới đẫm bùn lên tôi và các chiến hữu của tôi. Dưới cái nhìn hài lòng của N.I.Smirnov, G.P.Popov hứa sẽ hợp tác đầy đủ để đưa thiết bị vào sử dụng. Tôi đang hồi hộp. Mới nửa năm trước đây, Chuẩn Đô đốc G.P.Popov đã bay ra khỏi phòng N.I.Smirnov trước sự hiện diện của tôi, khi ông cố gắng để luồn lách tránh phải cung cấp các thành phần dùng xây dựng thiết bị này. G.P.Popov viện dẫn các kết luận của Hội đồng khoa học năm 1983, tuyên bố rằng không có sự khác biệt giữa xử lý tín hiệu analog và xử lý tín hiệu kỹ thuật số (ngày hôm nay, tôi hy vọng, chẳng ai cần phải được thuyết phục về những lợi thế của xử lý các tín hiệu kỹ thuật số nữa). Đồng thời, N.I.Smirnov ba lần tiễn ông ta bay khỏi phòng lần lượt với các luận cứ cha chú. Bất chấp sự thù địch cá nhân đối với công việc của chúng tôi, tại hội nghị này G.P.Popov công nhận các kết quả của BPF-DVK. Ông ta làm điều đó với tất cả trái tim , hoặc trên cơ sở tình hình tạm thời trong Hội đồng? - Bí mật của ông ta. Nhưng đã xảy ra như vậy đấy.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Mười Một, 2011, 05:03:59 pm
(tiếp)

Chiến thắng tinh thần của tôi trước hội đồng kỹ thuật-quân sự Hải quân là tuyệt đối. Ngay sau vụ bê bối này là thời gian tạm nghỉ. "Giới khoa học" gập người, ra khỏi phòng hội nghị (họ lấy làm tiếc không kịp thời có mặt tai tỉnh Magadan để nghiên cứu các đặc điểm truyền sóng âm trong nước ở cửa sông Kolyma), và sau khi hết giờ nghỉ họ không quay trở lại, trong đó có đại diện của Viện Vật lý từ Gorky, và đại diện của "Oceanpribor" từ Leningrad, và N.I.Smirnov cũng không trở lại hội trường. Trong giờ nghỉ một người đứng tuổi đến bên tôi tự giới thiệu mình là viện sỹ Nesterikhin và siết chặt tay tôi: "Tôi đã không thể làm như vậy, mặc dù thực tế, tôi đứng về phía anh, đồng chí thượng úy ạ" và mời tôi đến chỗ ông ấy, ở thành phố hàn lâm Novosibirsk. Hội đồng đã kết thúc họp mà không có N.I.Smirnov và "giới khoa học". Trách tôi nhiều lần còn cả Yu.E.Nesterikhin: "... với những người cao tuổi không nên như vậy, họ không xứng đáng bị như thế". Còn theo ý kiến của tôi, thế mới là xứng đáng. Tôi coi việc “quất roi” những tiến sỹ và phó tiến sỹ thủy âm học ốm yếu này là sự dũng cảm và bây giờ vẫn tự hào về việc đó. Sự bất lực (hay cố ý) của họ làm cho các thủy thủ tàu ngầm Liên Xô trở thành bất lực trước các tàu ngầm đối phương, vì hiểu biết yếu kém của họ về thủy âm học và lý thuyết phát hiện. Mặc dù tất cả các điều kiện tiên quyết về khoa học và kỹ thuật cho việc xây dựng thủy âm học và thiết bị thủy âm hạng nhất bấy giờ ở Liên Xô đã có. Thiết bị kỹ thuật số được một anh chàng thượng úy làm ra tại một nơi nào đó ở thành phố vùng Bắc Cực Polyarny, trong phòng thí nghiệm tiếng ồn của binh đoàn tàu ngầm số 4 Hạm đội Biển Bắc là một ví dụ.

Sau cuộc họp Hội đồng, ngày 7 tháng 2 năm 1986, N.I.Smirnov bằng chỉ thị của mình, "Về việc đưa vào áp dụng 100 bộ thiết bị phụ trợ thủy âm tại Hạm đội Biển Bắc", cuối cùng đã xác nhận hành động đánh giá tích cực cuộc thử nghiệm và cho tiến hành áp dụng thiết bị trên tại Hạm đội Biển Bắc.

Với sự xuất hiện các tàu ngầm hạt nhân Los - Angeles II và Trident II, Bộ tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, trên cơ sở chỉ thị và mệnh lệnh của Tổng tư lệnh Hải quân, quyết định tăng cường các chiến dịch trinh sát về đặc tính tiếng ồn của các tàu ngầm loại đó, sử dụng thiết bị BPF-DVK (Ritsa). Tại một cuộc họp của Bộ Tổng tham mưu Hải quân, khi chúng tôi báo cáo các công việc liên quan đến "Ritsa», Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân N.I.Smirnov, mời tất cả đứng dậy và để một phút im lặng mặc niệm hai điệp viên Liên Xô của chúng ta trong lĩnh vực thủy âm học. Người cha và người con, cả hai tình báo viên đó vừa từ giã cuộc đời trên ghế điện ở Mỹ. Người ta xem xét vấn đề kiểm tra lại thông tin thu được từ hai điệp viên trên, cụ thể bao gồm cả việc sử dụng thiết bị BPF-DVK. Để làm điều này cần phải trang bị thiết bị phụ trợ thủy âm cho một số tàu ngầm Hạm đội Biển Bắc. Tại cuộc họp không có đại diện Cục Kỹ thuật VTĐT. Tôi đưa ra lời giải thích cần thiết. Mệnh lệnh mật không bao lâu đã đến vào đầu tháng 12 năm 1986. Tuy nhiên, vấn đề với Trung tâm NCKH số 5 và các vấn đề tổ chức khác đã đẩy thời hạn các công việc ấy dãn thêm ra. Còn các tàu ngầm được trang bị thiết bị phụ trợ của sư đoàn số 33 phân hạm đội tàu ngầm số 1 Hạm đội Biển Bắc chuyển hướng sang chiến dịch "Atrina".

Công việc thu thập những chân dung thủy âm tại các căn cứ của đối phương, theo mệnh lệnh của Tổng tư lệnh Hải quân và chỉ thị của Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc, do Phòng Trinh sát Hạm đội Biển Bắc phụ trách. Trực tiếp lãnh đạo – Chủ nhiệm Trinh sát Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân S.P.Bodrikov. Các tàu trinh sát Hạm đội Biển Bắc "Kh.Laptev", "Lira" và "Biển Trắng" được trang bị thêm "Ritsa". Tranh cãi một hồi, rồi chúng tôi lập ra một kế hoạch cụ thể. S.P.Bodrikov đôi lúc than thở với tôi rằng thiếu bằng sáng chế cho thiết bị “Ritsa”. Tôi bác ngay – bằng sáng chế kiểu gì đây? Sự bí mật của công tác quan trọng hơn. Bộ tư lệnh Hạm đội Biển Bắc  nhấn mạnh khía cạnh bí mật của công tác này.

(http://navysite.de/ssbn/ssbn734coa.jpg)
(http://navysite.de/ssbn/ssbn734_1.jpg)
SSBN-734 Tennessee Ohio-class submarine - trang bị 24 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Triden-II.

Bản chất của kế hoạch rất đơn giản - đó là các tàu trinh sát Hạm đội Biển Bắc được trang bị thiết bị phụ trợ thủy âm BPF-DVK cần phải luôn luôn trực ở vị trí gần các căn cứ của đối phương. Chúng tôi thay đổi chương trình cho thiết bị, đơn giản hóa việc quản lý đến mức tối đa, và phân tích hoàn toàn tự động. Để sao cho các hạ sỹ quan-trắc thủ trên tàu trinh sát hoàn toàn có thể định hướng công việc của họ không phải dán mắt vào màn hình thiết bị phụ trợ, mà để chú mục vào "bắt" bằng thị giác các tàu ngầm và tàu chiến khi chúng đi ra từ căn cứ. Thiết bị phụ trợ thủy âm đã làm mọi thứ một cách tự động. Từ cuối năm 1989 thiết bị BPF-DVK bắt đầu làm việc thường xuyên trên các tàu trinh sát Hạm đội Biển Bắc ở kề các căn cứ bờ phía Đông của Hải quân Hoa Kỳ. Cơ quan trinh sát Hạm đội Biển Bắc đã tổ chức tốt công việc này. Tại Goriachie Rutchie, nơi đóng căn cứ các tàu trinh sát và ở gần thành phố Polyarny, tôi luôn luôn là khách “danh dự”. Đến năm 1991, đã theo dõi được rất chi tiết hơn một nửa tá khu trục hạm kiểu "Madison", một vài loại tàu ngầm cỡ lớn Los - Angeles, khoảng 20 tàu chiến các loại và rất nhiều tàu vận tải và tàu cá. Nhưng đại tá hải quân S.P.Bodrikov quan tâm đặc biệt đến việc phải hoàn thành nhiệm vụ phân tích trên thiết bị phụ trợ thủy âm các đặc điểm tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân mới nhất Tennessee thuộc hệ thống mang tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident- II.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3a/NSuBaseKBlogo.jpg/200px-NSuBaseKBlogo.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/53/Kingsbay.jpg/300px-Kingsbay.jpg)
Căn cứ của tàu ngầm lớp Ohio ở Kings Bay, bang Georgia, bờ biển phía Đông nước Mỹ, trên bờ Đại Tây Dương (en.viki).

Chiến dịch đã thực hiện thử nghiệm trên biển trong các khu vực ở phạm vi gần Cape Canaveral, cũng như đối diện căn cứ Kings Bay trên bờ biển phía đông của Hoa Kỳ. Tàu ngầm (Ohio-class submarine) bị tàu trinh sát của chúng tôi có thiết bị "Ritsa" theo dõi liên tục trong 4 tháng liền. Bất biến lớn nhất trong đặc điểm chân dung tiếng ồn đã bị xác định, đồng thời đã phát hiện các lượng tử phát lộ (демаскирующие дискреты ) và các đặc điểm hành vi của tàu ngầm (Mỹ). Không có bất kỳ mánh khóe bóp méo tiếng ồn nào có thể giúp đỡ (tàu ngầm Mỹ khỏi bị phát hiện). Nói cách khác, ở nơi mà bây giờ bạn không nhìn thấy chiếc tàu ngầm này, nó sẽ bị phát hiện từ xa và theo dõi thành công nhờ có thiết bị phụ trợ thủy âm. Thực hiện nhiều cú nhào lộn “cool beats” khác nhau với các đợt lặn xuống rồi nổi lên, tàu ngầm Tennessee đáng thương không biết rằng đặc tính tiếng ồn của nó trong tất cả các chế độ hành trình đã nằm trong bộ nhớ của "Ritsa". Các hạ sỹ quan, các chuẩn úy hải quân, những con người cần mẫn đã làm công việc đó, xứng đáng với lời cảm ơn của Bộ tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, còn S.P.Bodrikov là người đã sử dụng thiết bị "Ritsa" cung cấp thêm cho các tàu ngầm Hạm đội Biển Bắc các đặc điểm chân dung tiếng ồn mới, để cho các tàu ngầm chúng ta trong những chuyến hành quân xa tới bờ biển châu Mỹ, không bị phụ thuộc vào thời gian làm việc với số liệu analog mà kém hiệu quả của Cục Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân.

Các chiến dịch trinh sát với "Ritsa" trên tàu trinh sát Hạm đội Biển Bắc gần bờ biển nước Mỹ tiếp tục cho đến khi xảy ra sự sụp đổ của Liên Xô. Sự thành công của ngành tình báo hải quân do Bodrikov S.P. phụ trách ngay lập tức được phản ánh trong sự tăng cường chất lượng làm việc của thiết bị phụ trợ khi theo dõi tàu ngầm nước ngoài ở biển Barentsev. Sau khi được “làm tươi” dữ liệu nhờ bộ phận trinh sát hải quân Hạm đội Biển Bắc, thuyền trưởng tàu ngầm diesel, thiếu tá hải quân A.P.Ushakov thuộc binh đoàn tàu ngầm số 4 Hạm đội Biển Bắc  nói với tôi anh đã phát hiện ra bằng thiết bị phụ trợ, rồi tiếp tục đi khá lâu để đạt được tiếp xúc thủy âm với tàu ngầm nước ngoài bằng hệ thủy âm chính tắc từ khoảng cách đến 60 dặm. Và anh đã theo dõi nó hơn 3 ngày đêm.

Người ta nói trong thời gian đó, sau "công việc" của S.P.Bodrikov, đã có sự tăng vọt rất mạnh hiệu quả của các tàu ngầm chúng ta có trang bị "Ritsa”. Còn rất nhiều chuyện và tôi cũng khó mà tin hết những điều ấy. Các sổ tay chính thức của Hải quân về các thành phần phổ tiếng ồn là "sách vỡ lòng" nếu so với "Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô" về tiếng ồn, được tập hợp và xử lý bằng "Ritsa" trong quy mô thời gian thực ngay tại các căn cứ của đối phương dưới sự lãnh đạo của S.P.Bodrikov.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười Một, 2011, 01:02:41 pm
(tiếp)

Các tín hiệu rời rạc của tàu Mỹ chỉ "nhấp nháy", tức là không liên tục. Trên máy phân tích phổ nó được coi như nhiễu, vì đặc điểm của mắt người gắn liền với loại tế bào thần kinh gọi là "tế bào gậy", tức là đối với sự rời rạc liên tục, nó đối xử như nhiễu nội tại. Nếu xét trên mô hình - khoa học, sự phân bố tín hiệu không phải là phân bố Gaussian, mà các bộ não thủy âm học thích thoa kem đánh phấn (vì không biết gì khác hơn thế), mà là phân bố Poisson, với sự phân bố biên độ tín hiệu rời rạc tuân theo các phân bố Rayleigh-Rice trong các quảng cách thời gian xuất hiện ngắn ngủi của chúng. Ngoài ra, các tham số của dòng chảy Poisson cho các (tín hiệu) rời rạc khác nhau cũng khác nhau. Nếu không có máy tính và xử lý tín hiệu kỹ thuật số, chỉ bằng mắt người ta không thể nhìn thấy và đánh giá chúng, và như thế có nghĩa là ta sẽ không phát hiện và phân loại được (tín hiệu, mục tiêu).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/28/Cone2.svg/491px-Cone2.svg.png)
Giải phẫu tế bào cảm thụ ánh sáng hình gậy (Rod cell - Палочки (сетчатка)).

Đã xác định được "cửa sổ" tần số của bất biến lớn nhất, mà tất cả các lớp tàu ngầm Mỹ đồng thời sở hữu. Hệ thống định hướng âm của các tàu ngầm Liên Xô được xây dựng trên một mô hình không chính xác, không phù hợp với "bản thể vật lý" của (tín hiệu) rời rạc của các tàu Mỹ, cũng như “bản thể vật lý” của sự ngụy trang bởi nhiễu bản thân của chúng, do đó nó là một hệ điếc. Tình hình cần được hiệu chỉnh bằng cách sử dụng thiết bị phụ trợ kỹ thuật số kiểu như "Ritsa" trong thành phần tổ hợp thủy âm nhằm loại bỏ sự không phù hợp trên. Tuy nhiên, trong thời Xô Viết không thực hiện được khối lượng công việc đó trên quy mô lớn. Các nhà thủy âm học của Liên hiệp KHSX Morphyzpribor tuyên bố rằng (tín hiệu) các tàu Mỹ không có thành phần rời rạc. Cơ quan trinh sát Hạm đội Biển Bắc đã xua tan huyền thoại này. Nhưng dựa trên cơ sở các phương pháp toán học mới. Và tiếng kêu của nó đã chết chìm trong cuộc khủng hoảng chính trị thời đại ấy. (Tín hiệu) rời rạc và những chân dung (nhận dạng) là có – nhưng các thiết bị phù hợp với "bản thể vật lý” của sự phát hiện tại Hải quân (thời bấy giờ) là không có.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/74/Normal_Distribution_PDF.svg/350px-Normal_Distribution_PDF.svg.png)   (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/ca/Normal_Distribution_CDF.svg/350px-Normal_Distribution_CDF.svg.png)

Phân bố chuẩn hay phân bố Gauss.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b7/Simeon_Poisson.jpg/511px-Simeon_Poisson.jpg)

Siméon Denis Poisson (1781-1840).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c1/Poisson_distribution_PMF.png/325px-Poisson_distribution_PMF.png)    (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a2/PoissonCDF.png/325px-PoissonCDF.png)
Phân bố Poisson (Распределение Пуассона - Poisson distribution), nền tảng của lý thuyết phục vụ đám đông (Теория массового обслуживания (теория очередей) - Queueing theory), một loại lý thuyết xác suất.


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6a/Rayleigh_distributionPDF.png/325px-Rayleigh_distributionPDF.png)   (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/92/Rayleigh_distributionCDF.png/325px-Rayleigh_distributionCDF.png)

Phân bố Rayleight.


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a0/Rice_distributiona_PDF.png/325px-Rice_distributiona_PDF.png)   (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/41/Rice_distributiona_CDF.png/325px-Rice_distributiona_CDF.png)

Phân bố Rice. Các hình minh họa : ru.viki.

Nghiến răng trèo trẹo mà công nhận còn có cả Cục Kỹ thuật vô tuyến điện tử Hải quân với Cục trưởng mới, Chuẩn Đô đốc A.V.Kuzmenko. Cục KTVTĐT Hải quân quyết định đặt hàng nhóm sỹ quan sáng chế hạm đội thông qua NTTM “Nevod” (научно-технического творчества молодежи – hội thi sáng tạo khoa học – kỹ thuật thanh niên) nghiên cứu và phát triển chính thức đầu tiên (Опытно-конструкторские работы – ОКР - OKR) về sản phẩm BFT-DVK theo đề tài "Bespreryvnost-3 '. Nhưng OKR chính thức về Ritsa này đã không diễn ra, tôi sẽ nói trường hợp đó sau một chút .

Tôi ngạc nhiên bởi trong những ngày đó, tôi không gặp nhà khoa học chính thức nào được Bộ Tư lệnh Hải quân cử tới nhằm kiểm tra Kuryshev về "tính khoa học", mà bất cứ ai trong số họ cũng đều đã có một trình độ giáo dục toán học đủ để đánh giá ý tưởng. Ở tất cả bọn họ đều có một "nhất thể" bền vững. Trước đây, tôi không hiểu được điều đó. Bây giờ, tôi cắt nghĩa được rõ ràng rằng Bộ chỉ huy Cục KTVTĐT  đã đặc biệt gửi các tiến sỹ và phó tiến sỹ kém hiểu biết tới chỗ tôi để họ báo cáo "... chẳng làm sao mà hiểu được cái gì, vì Kuryshev là gã lang băm". Để họ rũ bỏ khỏi bản thân trách nhiệm chính thức vì tình trạng khủng hoảng trong lĩnh vực thủy âm học quân sự về phát hiện các tàu ngầm tiếng ồn thấp. Còn thiết bị phụ trợ thủy âm - đây là dụng cụ thủy âm kỹ thuật số đầu tiên trong Hải quân với công nghệ mở. Mặc dù chất những câu chửi tục thành một lớp dày và nặng nề lên đầu chúng tôi, vì sự "ăn không ngồi rồi" của chúng tôi với thiết bị "Ritsa", hạm đội vẫn bí mật tự hào về những thành tựu mà nhóm đạt được.

Lãnh đạo Hải quân đã chứng kiến sự trở lại thực tế và sự quan tâm của các quan chức cao cấp hải quân thậm chí còn cao hơn. Điều này thể hiện sự sẵn sàng hoàn toàn của giới lãnh đạo hải quân trong việc cho phép các tàu ngầm tham gia các thí nghiệm của chúng tôi. Trong sở hữu của tôi có các báo cáo về công việc với "Ritsa" thực hiện trong khoảng chừng 40 chuyến ra khơi. Những dữ liệu thực nghiệm này thì không có nhà khoa học thủy âm quân sự nào hồi xưa có được và bây giờ cũng sẽ không bao giờ có. Các kết quả nhận được cho phép lặp đi lặp lại việc cập nhật chương trình xử lý tín hiệu cài đặt trong "Ritsa". Và thủy âm học của biển hoàn toàn không phải nằm trong các sách giáo khoa và các sổ tay tham khảo. Phải từ bỏ lý thuyết về tia sáng (Ray theory - лучевая теория).Đã phải từ bỏ các phương trình về tầm xa, chỉ đơn giản bởi nó quá ngây thơ và không phản ánh được tính khả thi kỹ thuật của sự chế áp nhiễu thích ứng, các hiệu ứng hình thành tia sáng thích hợp và tính chất ngẫu nhiên của tín hiệu.

Dí trán vào các phương trình tầm xa trong điều kiện tiêu chuẩn, như dí mặt vào bức tường - lý do cho sự bế tắc của các nhà thủy âm học hải quân. “Tính khoa học" trên hết phải là sự thống nhất giữa lý thuyết và thực nghiệm. Chỉ có Hạm đội Biển Bắc có khả năng thực hiện yêu cầu này và đảm bảo công tác thực sự khoa học về Ritsa. Chỉ có hạm đội mới có thể trên cơ sở của tất cả các thông tin chúng tôi có mà phân tích các kết quả nhận được một cách chính xác. Chỉ có hạm đội có khả năng dạy cho các thuyền trưởng, rằng âm thanh có thể lan truyền ra ngoài các cạnh của đa giác. Thiết bị phụ trợ thủy âm - đó đã là một nửa trận chiến. Có ở đâu khó khăn hơn sự chuẩn bị cho các thuyền trưởng và thủy thủ đoàn trong việc áp dụng vào tác chiến thiết bị này. Các tham số phát hiện của thiết bị không phù hợp với PBI RES (побочные излучений (ПБИ) радиоэлектронных средств (РЭС) – bức xạ thứ yếu của phương tiện kỹ thuật VTĐT), và đây là nguyên nhân không chấp nhận thiết bị phụ trợ thời kỳ đầu tiên. Toàn bộ nề nếp tác phong trên tàu ngầm chúng ta và công việc của chu trình điều khiển nó không sẵn sàng cho việc tiếp xúc dài hạn với tàu ngầm (đối phương). Bằng các hướng dẫn đặc biệt tạm thời Hạm đội đã kiên nhẫn dạy các quy tắc mới cho các thuyền trưởng tàu ngầm. Nhiều lần các thuyền trưởng bằng thiết bị "Ritsa" đồng thời quan sát thấy tàu ngầm (đối phương) trong phạm vi lân cận các khu huấn luyện chiến đấu, nhưng không thể ngay lập tức tin vào điều ấy. Phải mất một thời gian đáng kể để quen với nó. Các cộng tác viên ban tác chiến chống ngầm Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc đã biệt phái đến với các thuyền trưởng tàu ngầm và xác nhận tiếp xúc với các tàu ngầm của chúng ta.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười Một, 2011, 04:17:29 pm
(tiếp)


Thành thật mà nói, các thông tin về tình hình chiến trường – đó là những thông tin hoạt động mà bất kỳ học giả nào, thậm chí từ Viện Hàn Lâm Khoa học cũng không tiếp cận được. May mắn thay, việc phân tích dữ liệu trên "Ritsa" thực tế diễn ra thường xuyên, mặc dù việc hoàn thành tính toán với thông tin này được thực hiện khá chậm trễ. Và hạm đội tin tưởng vào thiết bị phụ trợ và không có nghĩa vụ chia sẻ thông tin với bất cứ ai. Đặc biệt với giới khoa học thuộc Trung ương, đó là nguyên nhân chính gây rò rỉ thông tin. Vì bí mật của công việc, tôi ủng hộ ý tưởng này ở cấp lãnh đạo. Nói cách khác, giải quyết vấn đề tăng hiệu quả của hệ thủy âm chỉ có thể là chính hạm đội, mà không thể chờ các viện nghiên cứu và ngành công nghiệp. Họ có nhiệm vụ khác – bóc lột hạm đội để duy trì sự tồn tại của mình, và một giải pháp giải quyết được vấn đề sẽ đem lại cho họ cái chết. Thiết bị với kiến trúc mở, như Ritsa, cho hạm đội một cơ hội ngay lập tức xem xét một cách thực sự các quan điểm cũ của ngày hôm qua, và thay đổi chương trình làm việc và không phụ thuộc vào thói đỏng đảnh của ngành công nghiệp chúng ta. Từ đây phát triển cả tầm xa (phát hiện mục tiêu), và đưa đến vấn đề xây dựng một hệ thống di động. Tôi muốn lưu ý rằng ngành công nghiệp không cung cấp được cái gì như vậy. Chính hạm đội đã "vẽ ra" điều ấy.

Bởi lẽ không chỉ các nhà phát triển có thể lập trình được cho "Ritsa" mà là tất cả những ai quan tâm đến việc giải quyết vấn đề, không cần tiêu tiền từ nhà nước. Vì vậy, người sĩ quan hải quân có óc tìm hiểu có thể nhanh chóng giải quyết một vấn đề với thiết bị như Ritsa, hơn bất kỳ viện sỹ Viện HLKH nào. Có vẻ như giới khoa học hải quân xô viết của chúng ta lo ngại điều đó và cố tình không cho phép áp dụng công nghệ nguồn mở vào hạm đội. Những người Mỹ cũng thấy được lợi ích của thiết bị "mở", nhưng chậm trễ hơn "Ritsa" của Hạm đội Biển Bắc khoảng mười đến mười hai năm. Chúng tôi phát minh ra, nhưng áp dụng lại là những người khác. Công Nghệ Mở - COTS đã trở thành một công nghệ quan trọng trong khoa học thủy âm của Hải quân Hoa Kỳ. Thông qua các bạn bè tôi, những người nói tiếng Nga đã di cư đến Mỹ trong những năm 199x, họ truyền tụng rằng Kuryshev - cha đẻ của công nghệ COTS, nhưng trong Hải quân Nga người ta vẫn cười chế giễu các tổ chức áp dụng công nghệ này. Thậm chí hôm nay, vẫn còn người đứng đầu Cục KTVTĐT Hải quân hỏi – đó là cái quái gì thế?

Ngay với tôi, ngày hôm nay vẫn thấy thật kỳ lạ khi các báo cáo, các thống kê số liệu, nhật ký ghi chép sự kiện của các thuyền trưởng tàu ngầm - đối với giới khoa học chẳng có ý nghĩa gì. Không thể hiểu được cả Ban lãnh đạo Hải quân, mà với họ, các ý kiến ngớ ngẩn và ngu ngốc của giới khoa học có bằng tiến sỹ lại quan trọng hơn báo cáo các sự kiện có thật của các thuyền trưởng tàu ngầm (!?). Những câu chuyện về thủy âm học thông qua kinh nghiệm phát hiện tàu ngầm bằng tổ hợp thủy âm của các tiến sỹ và phó tiến sỹ "bàn giấy", không gắn bó hàng ngày bằng các thí nghiệm với đối tượng nghiên cứu của mình, tôi dù chỉ là một kỹ sư cũng coi đó là điều vớ vẩn. Vấn đề không phải thủy âm học, mà là các phương pháp xử lý tín hiệu. Các nhà thủy âm học không biết đến xử lý dữ liệu sẽ có cách tiếp cận khi thảo luận các vấn đề phát hiện rất ngây thơ và vô lý. Chừng nào Hải quân chưa khắc phục được lỗi lầm này trong quan niệm về vai trò của thủy âm học, việc phát hiện tàu ngầm trong khoa học thủy âm quân sự của Hải quân sẽ tồn tại nhiều vấn đề và sẽ còn bế tắc. Để tăng phạm vi phát hiện thì phải tăng tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu. Sự gia tăng này được đạt tới bằng cách sử dụng phương pháp lọc tối ưu.

Tại sao không có "ngôi sao" thủy âm học nào hồi đó đề xuất áp dụng vào xử lý tín hiệu cho tổ hợp thủy âm các bộ lọc tối ưu Wiener-Kolmogorov và Wiener-Hopf từng được phát minh ra bốn mươi năm trước "Ritsa"? Câu trả lời mới đơn giản làm sao - không có "ngôi sao" thủy âm học nào biết các công thức đó. Chính các công thức ấy đã chỉ ra rằng xử lý tối ưu phụ thuộc vào kiến thức hiểu biết được về phổ của nguồn và phổ của tiếng ồn nội tại. Khoa học về xử lý tín hiệu và dữ liệu từ lâu đã đề nghị phải làm gì để phát hiện các tín hiệu yếu. Việc cần thiết chỉ là thực hiện những ý tưởng kỹ thuật đã có từ lâu và áp dụng một cách có tổ chức trong Hải quân. Điều gì đã không được thực hiện và có thể ngay cả bây giờ cũng không được thực hiện. Vào giữa những năm 197x, tạp chí khoa học nước ngoài của Hiệp hội các kỹ sư tư vấn IEEE đã dành số đặc biệt cho vấn đề trên. Trong phiên bản tiếng Nga, nó có tên "Chế áp nhiễu một cách thích ứng". Thậm chí các học sinh sỹ quan trường hải quân cũng tiếp cận được vấn đề. Không hề có điều gì trong đó đã và đang có trong các hệ thống sonar tàu ngầm của Hải quân chúng ta. Đó là cái đập ngay vào mắt tôi, chàng học sinh sỹ quan mới hôm qua, nay là trung úy đến nhận nhiệm vụ tại hạm đội vào năm 1977. Không hề có các bộ lọc Wiener-Kolmogorov, Wiener-Hopft trong các kênh xử lý tín hiệu của hệ sonar tàu ngầm Liên Xô, nhưng nó đã được sử dụng trong sonar tàu ngầm Hải quân NATO. Cả cha đẻ các thuyền trưởng cũng có lỗi. Thay vì phải thảo luận về chuyện đó, với từ "thủy âm học" người ta đã và đang gửi tất cả các cây sáng kiến kiểu như tôi tới gặp các nhà thủy âm học. Và họ thì vui mừng vị sự quan tâm. Tiền của hạm đội không hút vào việc phát hiện tàu ngầm bằng sonar, mà vào nghiên cứu thủy âm học, như một bộ phận của vật lý. Và sau đó mình tự an ủi mình tại các Hội thảo quốc tế về "ánh sáng", "các chế độ", "bao hình khúc xạ", "hỗn độn động lực" và các trò màu mè khác. Một tình trạng ốm yếu.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4d/Norbert_wiener.jpg)
Norbert Wiener (1894-1964), nhà toán học Mỹ gốc Do Thái Ba Lan nổi tiếng, một trong những cha đẻ của điều khiển học. Bộ lọc mang tên Wiener-Kolmogorov do hai nhà khoa học độc lập phát triển và đề ra trong những năm 40-41 của thế kỷ 20.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/37/Eberhard_Hopf.jpg)
Eberhard Hoft (1902-1983), nhà toán học Mỹ gốc Áo-Hung nổi tiếng, cha đẻ lý thuyết ergodic trong toán học, một ngành toán học nghiên cứu các vấn đề hệ động lực (dynamical system) với độ đo bất biến (invariant measure) nó xuất phát từ các vấn đề của vật lý thống kê (statistical physic). Phương pháp Wiener-Hopft là một phương pháp sử dụng rộng rãi trong toán học ứng dụng để giải hệ phương trình tích phân, các phương trình vi phân 2 chiều với điều kiện biên hỗn hợp trên cùng một biên. Về tổng quát phương pháp này khai thác các đặc trưng giải tích phức của các biến đổi hàm. Tiêu biểu là biến đổi Fourier chuẩn, nhưng các mẫu tồn tại lại sử dụng biến đổi khác như biến đổi Mellin. Đó là các vấn đề ứng dụng trong xử lý tín hiệu.

Đối phương giải quyết vấn đề bằng cách tổ chức "bắt" phổ tiếng ồn của các tàu ngầm và tàu mặt nước của chúng ta, sử dụng phao thủy âm thả từ máy bay và các chiến dịch đặc biệt của các tàu ngầm bên ngoài căn cứ chúng ta, theo chỉ đạo của tình báo Hải quân Hoa Kỳ. Những loại xử lý "tối ưu" mà Viện nghiên cứu Hải quân 14 và "Oceanpribor" làm ra không có tổ chức công tác trinh sát như vậy và không có khả năng sử dụng trở lại các kết quả của nó vào tổ hợp thủy âm tàu ngầm trong quy mô thời gian thực. Về mặt kỹ thuật, hệ thủy âm các tàu ngầm chúng ta không được thiết kế cho việc này. Tại sao các nhà thủy âm học đã chín chắn và có uy tín chính thức của Hải quân không đề xuất từ 25 năm trước với hạm đội chế tạo các bộ biến đổi analog-digital (ADC- АЦП - аналого-цифровые преобразователи) cho các hydrofone ăng-ten của tổ hợp thủy âm kỹ thuật số với số bit thông tin cao lên? Bộ ADC có số bit nhỏ của hydrophone tổ hợp thủy âm kỹ thuật số sẽ "nuốt" toàn bộ dự toán kênh truyền và giảm thấp phạm vi hoạt động về mặt năng lượng của tổ hợp thủy âm và dự trữ năng lượng của tổ hợp thủy âm. Đây là một trong những lý do chính dẫn đến phạm vi hoạt động thấp của sonar kỹ thuật số tàu ngầm Hải quân chúng ta. Trong đầu những năm 198x, tôi đã đi những chuyến đặc biệt đến Riga, đến nhà máy chế tạo thiết bị vô tuyến điện và đã đấu tranh để đạt bằng được bộ chuyển đổi tương tự - số có dự trữ bit cao dành cho thiết bị phụ trợ thủy âm.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Mười Một, 2011, 01:59:18 pm
(tiếp)


Mới gần đây tại  Cục KTVTĐT Hải quân, hai đại tá hải quân “hàng đầu”, một là phó tiến sĩ khoa học và từng được giải thưởng, đã nói với tôi rằng cấp (số bit biểu diễn) của ADC là không cần thiết phải quan tâm - vì tín hiệu là ergodic (?!). Từ "phát hiện" như vậy của các đồng sự Cục KTVTĐT Hải quân có thể đồng thời lật nhào trong các ngôi mộ những nhà khoa học nổi tiếng thế giới L.Boltzmann, N.Wiener và nhà toán học Liên Xô A.Ya. Khinchin những người phát minh ra và chứng minh tính ergodict (ergodicity- эргодичность) trong nửa đầu của thế kỷ trước. Không nghi ngờ gì, bản thân cha đẻ lý thuyết thông tin, Shannon K.E. cũng sẽ không hài lòng mà quằn quại trong ngôi mộ của ông, "sau khi nghe" từ thế giới bên kia các tuyên bố của các phó tiến sỹ khoa học Cục KTVTĐT Hải quân, các chuyên gia thẩm định trong lĩnh vực thủy âm học trực thuộc Tổng tư lệnh Hải quân. Một tình trạng ốm yếu.

Vậy tại sao các "ngôi sao" thủy âm học không đề xuất với Hạm đội Hải quân đưa vào biên chế hệ thống sonar tàu ngầm hải quân một hệ con loại «Reploc»? Hệ thống con này (AN BQG / -3,4,5), đã được đưa vào thành phần tổ hợp thủy âm của Mỹ AN BQQ / -2,5,6,10, cũng như đưa vào thành phần các tổ hợp thủy âm cả ở Pháp (TSM 2233), Đức, Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Pakistan, Argentina, Australia, - ở khắp mọi nơi, chỉ không có trên các tàu ngầm của Liên Xô và Nga. Hệ con này cho phép bạn xác định rất chính xác phương hướng và khoảng cách tới tàu ngầm theo tiếng ồn của nó, trong chế độ thụ động, tức là bí mật và nhanh chóng tính ra các tọa độ để áp dụng vũ khí ngư lôi mà không làm lộ sự hiện diện của bản thân mình. Nhưng chỉ vì thực tế là việc xử lý tín hiệu trong các hệ thống phụ đó cho đến nay các nhà thủy âm học Hải quân vẫn còn chưa hiểu rõ. Năm 1982 chúng tôi, cùng với Yu.F.Tarasyuk (biên tập viên chính rất có trách nhiệm của tủ sách "Thư viện kỹ sư thủy âm học"), xuất bản một báo cáo đặc biệt về các nguyên tắc hoạt động của một hệ thống như vậy. Nhưng thông tin không được tiếp nhận.

Lý do cho sự lạc hậu của ngành thủy âm học quân sự là ở tình trạng độc quyền chân lý và độc quyền sản xuất phương tiện kỹ thuật. Độc quyền, được bảo vệ nghiêm ngặt bởi Ủy ban Hàng hải của Hạm đội Hải quân, Cục KTVTĐT Hải quân, Trung tâm NCKHKT Vũ khí VTĐT Hải quân. Các anh chàng từ các tổ chức này, "chăm chăm kiếm" một nơi cho mình sau khi rời khỏi chức vụ, chủ yếu là trong khu vực St Petersburg. Còn với "công việc" không quan tâm. Các quan chức thậm chí còn phát minh ra một thuật ngữ không cho phép cạnh tranh: "để tránh trùng lặp công việc, các công việc trong lĩnh vực này không để các xí nghiệp khác làm". Trong suốt triều đại của V.I.Kuroyedov các quan chức và giới khoa học gia thủy âm, để biện minh cho sự yếu kém của mình và tiếp tục khai thác tham lam khoản ngân sách béo bở, đã gắn cho hạm đội một ý tưởng nguy hiểm, và củng cố bằng tài liệu cho ý tưởng đó, ý tưởng bảo đảm về sự vô ích của các phương tiện phát hiện thụ động. Giờ đây khi đặt cược vào sự phát triển của các phương tiện phát hiện chủ động, người ta mang niềm vui đến cho kẻ thù. Lý do – sự ngu xuẩn toàn diện (và có lẽ có dụng ý) của các nhà thủy âm học về các nguyên tắc hiện đại trong xử lý và phát hiện các tín hiệu yếu.

Đóng vai trò đặc biệt tiêu cực trong chuyện này bây giờ là hội đồng chuyên gia trực thuộc Tổng tư lệnh Hải quân. Nếu Tổng tư lệnh Hải quân quyết định trên cơ sở kết luận của hội đồng chuyên gia của mình có một trình độ đào tạo khoa học kỹ thuật xuống cấp như vậy trong lĩnh vực phát hiện tàu ngầm bằng sonar, thế thì khi ấy sao mà chiến đấu được. Sự thiếu hiểu biết, ngu dốt, lừa dối và tham lam – đó là phong cách của hội đồng này. Nói ngắn gọn, bây giờ quyết định của Tổng tư lệnh Hải quân đã được mua. Hội đồng chuyên gia tư vấn thuộc Tổng tư lệnh Hải quân là một cơ cấu tham nhũng tiện dụng để quyết định các vấn đề tiền bạc cho các thành viên của nó và các khách hàng tiềm năng của Hải quân và cũng là công cụ gây ảnh hưởng từ bên ngoài. Hội đồng tham nhũng thuộc Tổng tư lệnh là sự ô nhục của Hải quân. Có thể nói đến tầm xa phát hiện nào đây, nếu ở đó cần phải sợ sự rò rỉ thông tin, nếu không ngay lập tức coi kẻ thù tiềm năng bên ngoài, như với đối thủ cạnh tranh - chính xác phải như vậy. Ngày nay, các hoạt động của Hội đồng chuyên gia thuộc Tổng tư lệnh Hải quân mâu thuẫn với luật pháp của nước Nga "Về bí mật thương mại", "Về cạnh tranh", "Về Thông tin", phần IV của Bộ luật Dân sự LB Nga về quyền tác giả, v.v… Một hội đồng tội lỗi, tham nhũng như vậy không hề cần thiết cho Hải quân, đó là sự ô nhục của Hải quân và chắc chắn sẽ chấm dứt sự tồn tại của nó, sau khi đã làm mất uy tín của chính mình.

Cùng với thời đại khó khăn xáo trộn đã đến, công việc với thiết bị Ritsa tại Hạm đội Biển Bắc cũng dừng lại. Ngày 18 tháng 8 năm 1991 trong ngày đầu tiên của GKTCHP, Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Hạm đội Biển Bắc, đại úy hải quân Kolabashkin, cùng với tiếng hét: "hôm nay chúng tôi sẽ cho tất cả các anh các nhà sáng tạo và các doanh nhân biết, ai chúng tôi sẽ đuổi, ai chúng tôi sẽ tống giam" bắt đầu cuộc thanh tra Trung tâm sáng tạo khoa học và kỹ thuật thanh niên "Nevod" trực thuộc Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc, mà ở đó tôi là người lãnh đạo. Phó Đô đốc O.A.Erofeev Tư lệnh mới của Hạm đội Biển Bắc là người ra lệnh thanh tra. Các tuyên cáo như vậy của kiểm sát viên rõ ràng xuất phát từ một thực tế là trong những ngày tồn tại Ủy ban tình trạng khẩn cấp (GKTCHP - ГКЧП), Hải quân đã ủng hộ Ủy ban. Tình cờ, người bảo trợ của tôi, Đô đốc hạm đội I.M.Kapitanets, trong những ngày này đang chèo lái Hải quân, đã không che giấu điều đó. Có lẽ từ trung tâm các nhân viên an ninh chê ka mới "gkachepista" đã đưa ra các mệnh lệnh nhằm bắt đầu cuộc đàn áp các cấu trúc kinh tế mới ở khắp mọi nơi.

Trung tâm sáng tạo KHKT thanh niên đầu tiên (và cuối cùng) trong lực lượng vũ trang, trung tâm "Nevod" khai trương công việc của mình bên cạnh Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc trên cơ sở chỉ thị D-40 tháng 10 năm 1986 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô về "Hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật của tuổi trẻ trong quân đội và Hải quân Liên Xô". Nhiệm vụ của trung tâm là bằng cách tự mình trang trải về tài chính, thực hiện trang bị các thiết bị phụ trợ thủy âm cho các tàu ngầm. Ý tưởng được ủng hộ bởi Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân I.M.Kapitanets và  Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân V.I.Panin, và giúp đỡ thực hiện là Ủy ban Trung ương Đoàn TNCS Lê nin toàn Liên bang. Hướng dẫn viên của UBTU Đoàn Komsomol, S.V.Vyugin nghiên cứu tỉ mỉ các vấn đề tại Hạm đội Biển Bắc, đã nói chuyện với các thuyền trưởng tàu ngầm, với Bộ tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, và sau chuyến đi của mình, cùng với Bí thư Đoàn Komsomol Hải quân S.A.Klemekhin báo cáo khách quan lên tất cả các cấp lãnh đạo về sự lựa chọn để hỗ trợ ý tưởng sáng tạo tại Hạm đội Biển Bắc. Tạo điều kiện cho vấn đề này là các trường hợp sau đây.

Trong tháng mười năm 1986, để tiếp tục công việc về thiết bị phụ trợ một cách có tổ chức, theo sáng kiến của chủ nhiệm ngành huấn luyện chiến đấu Hải quân Đô đốc G.A. Bondarenko, Tổng tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh thành lập một bộ phận riêng biệt tại Trung tâm NCKHKT số 5 của Hải quân ở thành phố Severomorsk. Nhưng tôi không thuộc bộ phận đó. Chuyển sang bộ phận này có một số thành viên của nhóm ngoại trừ tôi, vì xu hướng tính cách, chưa phải thành viên Đảng Cộng sản Liên Xô (tôi chưa bao giờ là đảng viên), và vì sự phản kháng của mình đối với việc lãnh đạo các công việc của ban này lại do Viện nghiên cứu KHKT Hải quân số 54 đảm nhiệm, đơn vị luôn chống lại thiết bị phụ trợ thủy âm. Cán bộ tổ chức cho rằng không xứng đáng giao trách nhiệm cấp phó cho một thượng úy kỹ sư như vậy. Bằng việc gạt bỏ tôi khỏi "công việc" họ đã tạo điều kiện cho việc thử nghiệm không thành công thiết bị tại cuộc tập trận một tháng trước khi diễn ra chiến dịch "Atrina". Khi đó Cục trưởng KTVTĐT Hải quân G.P.Popov yêu cầu loại bỏ các thiết bị phụ trợ khỏi các tàu ngầm. Hạm đội đã không nghe Popov và vẫn để lại thiết bị phụ trợ trên các tàu ngầm tham gia  "Atrina".

Khi tôi đang trang bị cho các tàu tham gia "Atrina" các thiết bị phụ trợ thủy âm, người ta lại phái tôi đến phục vụ tại Arkhanghelsk, còn các thành viên còn lại của nhóm thì Trưởng Trung tâm NCKHKT số 5 N.I.Yaretenko yêu cầu họ viết một báo cáo rằng họ bằng lòng không cần có Kuryshev, "nói khác đi, người ta giải tán ban này, và họ sẽ không được xếp vào thứ hạng nào, không thuộc loại phục vụ nào và cũng chẳng có căn hộ nào tại Severomorsk". Một viễn cảnh như vậy của các chàng trai đến từ thành phố Polyarny còn trở nên u ám hơn thế nhiều và họ đã viết báo cáo rằng "sẽ bằng lòng và không cần có Kuryshev".

Thật khó khăn phải ra đi khi chàng trung úy M.N.Lyzhov của bạn, người đã được mời vào nhóm làm việc đã "rũ bỏ" khỏi các hồ sơ của bạn, tất cả mọi thứ có thể liên quan đến thiết bị phụ trợ thủy âm. Tôi không tha thứ cho sự phản bội và lặng lẽ tước khỏi các thiết bị phụ trợ còn để lại trong Trung tâm NCKHKT phần "lập trình mạnh mẽ" (robust programming - «робастности»). Tôi sẽ giải thích, trong thời kỳ đó, các bộ vi xử lý không làm việc ổn định (và kể cả ngày nay cũng thế). Tất cả đều cần sự hỗ trợ của phần mềm, bằng cách nào đó duy trì sự làm việc ổn định của toàn bộ sản phẩm xử lý tín hiệu kỹ thuật số trong điều kiện đặt trên các con tàu. Các chàng trai kia đã không hiểu điều này, và giới khoa học thủy âm nói chung cũng không thể hiểu điều này. Tôi đã loại bỏ các chương trình này. Ngày nay trong các hệ thống máy tính xây dựng theo công nghệ COTS-nhằm để chúng không "treo" nhiệm vụ này sẽ do các hệ thống hoạt động với thời gian thực hoàn thành. Lúc bấy giờ người ta không biết và cũng không có khả năng làm điều đó. Tại ban, điều đó kết thúc trong nước mắt. Thiết bị phụ trợ của ban không muốn làm việc trên biển. Sáu tháng sau, mới thấy rõ ràng rằng các chàng trai của ban không thể sửa chữa tình thế. Sự việc kết thúc đến nỗi người ta bắt đầu xua đuổi họ ra khỏi các tàu ngầm. Trong khi đó, các tàu ngầm đã trở về từ chiến dịch “Atrina", trong chiến dịch này một số thuyền trưởng đã biết sử dụng thành công thiết bị phụ trợ để phát hiện tàu ngầm Mỹ. Cấp trên bắt đầu phân tích chiến dịch và nhớ đến tôi. Họ gọi tôi về từ Arkhanghelsk, sắp đặt nhóm thượng úy vị trí chính thức trong trung đoàn thông tin liên lạc và đề nghị một lần nữa tiếp tục công việc về thiết bị phụ trợ thủy âm. Một lần nữa lại thành lập nhóm hải quân, đã thành công trong việc cải thiện đáng kể thiết bị phụ trợ thủy âm. Các kết quả của thiết bị phụ trợ mới (phần mềm mới), giới khoa học đến ngày nay cũng không biết. Có lệnh phải giữ mọi thứ trong bí mật. Cục trưởng KTVTĐT Hải quân G.P.Popov, khi biết rằng tôi một lần nữa lại ở Severomorsk, đã nhiều lần phàn nàn với Bộ Tổng tư lệnh Hải quân và Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc. Nhưng không có ai lắng nghe ông ta nữa.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Mười Một, 2011, 09:19:48 am
(tiếp)


Công việc của nhóm đã được tiếp tục như vậy ở trung tâm Sáng tạo KHKT Thanh niên "Nevod" do tôi đứng đầu. Chúng tôi đã có phương tiện tài chính đáng kể. Chúng tôi đã xoay xở đươc thiêt bị  kỹ thuật số tiên tiến hơn.

Phó Đô đốc O.A.Erofeev Tư lệnh mới của Hạm đội Biển Bắc đã nhiều lần triệu tập tôi lên với gợi ý rằng sẽ tốt hơn nếu ông điều hành chi trả tiền lương của trung tâm. Nhưng theo điều lệnh, tôi đã buộc phải chi trả tiền không phải cho tiền lương mà là cho thiết bị. Nói chung, tôi không muốn dính vào cuộc phiêu lưu tài chính và bị giữ làm con tin theo ý thích của một ai đó. O.A.Erofeev không tha thứ việc này.

Nỗi khổ của niềm đam mê đã bùng cháy, khi một thành viên trong đội của tôi dưới áp lực của công tố viên cho biết, thiết bị chúng tôi đã mua bằng tiền mặt. Bởi vì sự thiếu hiểu biết về thuật ngữ kế toán, nên bằng sự ngây thơ của mình: "làm gì có sự khác biệt nào ở đây - tiền mặt hay chuyển khoản ngân hàng" anh ta đã làm chúng tôi trả giá đắt.

Chi phí thiết bị cũng rất đắt tiền - hơn 300 000 rup. Một số lượng tiền mặt như vậy hồi ấy gây ra sự nghi ngờ tính hợp pháp khi nhận được thiết bị. Trong tài liệu điều tra người ta đưa ra vấn đề chúng tôi đã mua các trang thiết bị bằng tiền mặt. Đây là lý do. Và việc gì đến rồi phải đến. Cuộc chính biến kết thúc. Thanh kiểm tra - không đạt. Trong quá trình thẩm vấn, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Hạm đội Biển Bắc Trung tá V.V.Vasiliev yêu cầu tôi thú nhận những thiệt hại gây ra cho nhà nước trên quy mô lớn. Tôi nói điều này, ông ta viết lại trong biên bản thẩm vấn điều khác rồi bắt tôi ký. Tôi từ chối. Khi đó, ông ta đưa vào văn phòng thẩm vấn hai trong số các thủy thủ đội bảo vệ và tự ký tờ biên bản thẩm vấn. Tóm lại, người ta buộc tội tôi theo luật hình sự nước CHXHCN Xô Viết LB Nga, điều 93 có đoạn "... trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, 15 năm tù giam hoặc xử bắn". Một ý tưởng mà người ta cố gắng nhồi nhét cho tôi, và tôi phải ký đó là Trung tâm chúng tôi đã tạo ra đầu mối cho việc rửa tiền thông qua Bộ Tổng tư lệnh Hải quân. Rằng thiết bị phụ trợ thủy âm là chuyện mờ ám bẩn thỉu, dựng lên nhằm ngụy trang các hành động ăn cướp của mình. Điều tra viên V.V.Vasiliev là kẻ ranh mãnh đểu cáng, gợi lên cho tôi chỉ một mong muốn được giáng cho ông ta một cú đấm vào đầu. Ngoài ra, ông ta là người đàn ông rất khiêu khích. Trong quá trình ghi chép biên bản thẩm vấn đơn điệu, tôi "đọc lệnh" cho anh ta như thế như thế ... đến nỗi nhiều lần sau khi choàng tỉnh, ông ta la hét xé trước mắt tôi những gì chính ông ta đã viết. Mà đã xé gì - đó là yêu cầu gửi ban lãnh đạo về việc bắt giữ và tống giam chính ông ta, V.V.Vasiliev, vào tù và không phải chỉ một lần. Rõ ràng ông ta cảm thấy được tinh thần của tôi đãvô tình phá vỡ đi những tàn tích còn lại của bộ não ông ta và chuyển sang sợ tôi. Ngoài cánh cửa văn phòng trong suốt quá trình thẩm vấn luôn có hai thủy thủ vạm vỡ. Nhiều lần ông ta kiến nghị bắt giữ tôi. Nhưng cấp trên của ông ta không quyết.

Sự việc được quyết định ngày 15 Tháng 3 năm 1992. Vào lúc 7 giờ sáng bắt đầu chiến dịch "Cú nhẩy của con hổ" («Прыжок тигра»), khi đồng thời các kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Hạm đội Biển Bắc, cùng với các nhân chứng, xông vào nhà tôi và nhà của tất cả nhân viên của trung tâm, cũng như tất cả các đối tác tại thành phố Moskva và thành phố Leningrad.

Trong quá trình khám xét họ cố tình tìm kiếm tiền mặt, chìa khóa xe, mà tôi chưa bao giờ "...mua một cách không đúng đắn bằng những đồng tiền dành dụm được". Việc tìm kiếm diễn ra mất bảy giờ. Tôi đã buộc phải ký tất cả biên bản khám xét, và không vô ích. Đồ đạc trong ngôi nhà khiêm tốn của tôi làm các nhân chứng lúng túng. Điều tương tự cũng được thực hiện với tất cả mọi người. Giáo sư V.Yu.Zavadski không thể hiểu thực chất cuộc thẩm vấn, được sắp xếp bởi các kiểm sát viên ở Moskva trong văn phòng của Giám đốc Học viện Thủy Âm mang tên Andreev. Đồng thời trong ngày cũng diễn ra cuộc thẩm vấn tại văn phòng Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Xô Viết I.M. Kapitanets. Bây giờ chuyện đó thấy thật buồn cười. Nhưng lúc đó hoàn toàn không phải chuyện đùa. Họ ra lệnh cho tôi ăn một cái gì đó sau 7 giờ khám xét. Họ còng tay và dẫn tôi vào "chuồng quạ" (xe tù - «воронок»). Lãnh đạo chiến dịch là Phó Kiểm sát viên trưởng Viện kiểm sát quân sự Hạm đội Biển Bắc Đại tá Khlupin. Tuy nhiên, xe "chuồng quạ" đã không đưa tôi vào tù mà chở đến văn phòng của Khlupin. Ở đó bày ra một đài vô tuyến, mà tôi bắt gặp trong quá trình khám xét ở những người đồng sự. Khlupin dọa tôi rằng vì tôi cứ cứng đầu nên đã dẫn Viện Kiểm sát Hạm đội Biển Bắc đến quyết định này. Họ đang chờ đợi báo cáo về các bằng chứng được tìm thấy. Đến tận 8 giờ tối bằng chứng vẫn không tìm thấy. Các báo cáo không chỉ tới từ Severomorsk, từ khu vực Murmansk, mà còn từ Moskva và Leningrad. Khlupin không hề giấu diếm mà tiếc rằng các căn cứ tống tôi vào tù không tìm thấy, nhưng ông ta hứa rằng bằng chứng sẽ tìm được trong quá trình thẩm vấn. Điều tra viên mới Trung tá Vladimir Milovanov là kẻ thông minh hơn V.V.Vasiliev. Nhưng bài hát vẫn là bài hát cũ. Như đã dự kiến được với các sỹ quan thời bấy giờ, những người đang tiếp tục bị theo dõi, sau hai tuần có lệnh đến về việc sa thải tôi khỏi quân đội.

May mắn thay, sự việc tôi bị bắt giữ và vụ án hình sự của tôi không vượt qua được chú ý của công chúng. Về trường hợp này Xô viết tối cao LBCHXHCNXV Nga đã biết. Một ủy ban được gửi đến Viện Kiểm sát Hạm đội Biển Bắc. Đứng đầu Ủy ban theo lệnh của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Đại tá A.M.Purik, mang theo các chuyên gia và kiểm toán viên. Trong số các thành viên của ủy ban có Tổng công trình sư E.S.Elinson. Chính ông ấy là người muốn nhai luôn chiếc mũ của mình sau khi thử nghiệm với Ritsa. Ủy ban đã làm việc trong một thời gian dài. Biên bản của Viện Kiểm sát Hạm đội Biển Bắc đã hoàn toàn bị bác bỏ. Ủy ban công nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật quan trọng của Trung tâm Sáng tạo KHKTTN "Nevod", còn các kiểm toán viên Bộ Quốc phòng, dẫn đầu là Đại tá Chugunov D.N. không hề tìm thấy bất thường nào để có thể buộc tội về tài chính. Vụ bê bối này đã được lên kế hoạch đầy đủ. Các kết quả của Ủy ban thường xuyên được báo cáo với Moskva.

Nhưng không đơn giản. Một sự thất bại như vậy thì Viện Kiểm sát Hạm đội Biển Bắc không mong đợi. Và họ đã lồng lộn trong văn phòng của thành viên ủy ban tổng công trình sư E.S.Elinson (nhà thiết kế chính của hệ thống săn tìm-ngắm bắn mục tiêu của các máy bay săn ngầm Tu-142-M3 và IL-38). Rõ ràng lời khai của ông về thiết bị "Ritsa" đã làm Viện Kiểm sát tức giận hơn tất cả những điều khác. Ông già trở lại Ủy ban trong nước mắt và kể ông vừa bị tra khảo trong cuộc thẩm vấn được định trước bởi V.V.Vasiliev và V.V.Milovanov. Chủ tịch Ủy ban, Đại tá A.M.Purik đã hành động với tốc độ rất nhanh. Ủy ban ngay lập tức kết thúc công việc. Tất cả mọi thứ trở nên rõ ràng. Sau một thời gian người ta chuyển trường hợp này đến văn phòng kiểm sát doanh trại đồn trú. Một thượng úy điều tra viên mới nói với tôi rằng sự việc được xếp loại bí mật và đã gửi đến văn phòng Viện Kiểm sát quân sự trung ương thuộc Bộ Quốc phòng ở Moskva. Và dài cổ chờ ngày kết thúc. Đó là mùa thu năm 1992, vụ việc đã được đóng lại với lý do thiếu bằng chứng. Đại tá Khlupin bất ngờ nhận được bổ nhiệm mới tại Primorye. Trung tá V.V.Milovanov được cử đi khỏi Severomorsk "kiểm sát" tại Zapadnaya Litsa. V.V.Vasiliev ở lại làm Kiểm sát viên trưởng chi nhánh tại Hạm đội Biển Bắc. E.S.Elinson đi khỏi đất nước. Tôi nghĩ rằng trong một quốc gia nơi mà niềm tin vào chân lý khoa học đã bị đập cho vỡ mặt trong Viện kiểm sát, điều ấy không giúp gì cho danh tiếng của đất nước và tương lai của nó. Vụ việc được “chế tạo" này, sau đó đã ngăn việc mở chính thức Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Hải quân "Bespreryvnost-3 '. Tôi không nghĩ rằng "vụ việc" được đưa ra chống lại tôi một cách tình cờ. Nó trùng hợp với những thành công của ngành trinh sát Hạm đội Biển Bắc. Một người nào đó rất quyết tâm tìm cách đình chỉ các hoạt động này và dùng bàn tay của tư lệnh hạm đội, lúc đó đang phấn đấu để kiếm được luận án phó tiến sĩ. Tôi nghĩ rằng khơi dậy một vụ án hình sự vào đúng ngày của Ủy ban tình trạng khẩn cấp - đó là một công cụ sắp đặt trước nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ cộng sản thời đó.

Tất cả điều này làm tổn thương uy tín của Trung tâm Sáng tạo KHKTTN "Nevod". Cho tận đến ngày nay tôi vẫn chưa tháo cặp hồ sơ tài liệu của tôi bị tịch thu trong thời gian khám xét, nhưng đã trả lại tôi sau “vụ việc” này – thật ghê tởm. Và trong những thứ được xổ ra sẽ thấy rằng đó chỉ là các ghi chú nghiên cứu và tính toán của tôi mà họ đã làm bản sao. Họ đưa bút chì gạch dưới những khoảnh khắc toán học, mà các nhà điều tra V.V.Vasiliev và V.V.Milovanov rõ ràng là không hiểu, và các công thức toán học gạch dưới chẳng hề có liên quan gì đến vụ việc.

Từ năm 1991, các nhà bảo trợ cho tôi đã nhanh chóng ra đi. Năm 1992 đô đốc hạm đội N.I.Smirnov qua đời và chẳng bao lâu sau đến lượt đô đốc V.К.Коrоbоv. Năm 1990 đại tá hải quân V.V.Gavrilov về hưu. Năm 1992, đô đốc hạm đội I.M.Kapitanets rời khỏi chức vụ. Trước đó năm 1988 người đứng đầu Tổng cục Quân huấn Hải quân đô đốc G.А.Bоndarenko đột ngột qua đời (cùng ra đi năm đó là đô đốc hạm đội Liên bang Xô Viết S.G.Gorshkov. Tại nghĩa trang Novodevitchi ở thành phố Moskva mộ của hai nhà chỉ huy hải quân vĩ đại này nằm cạnh nhau. Chỉ cách một chút là nơi yên nghỉ của đô đốc hạm đội N.I.Smirnov).

Chỉ một tháng trước khi qua đời, G.A.Bondarenko đến thăm Severomorsk và nghiên cứu kỹ lưỡng công việc của hệ thống di động, mà ông không lập tức hiểu ngay tại thời điểm V.V.Gavrilov báo cáo. Tìm thấy tôi, ông trách mắng tôi hồi lâu trong văn phòng Trưởng Phòng Huấn luyện chiến đấu Hạm đội Biển Bắc vì tôi không chịu phục vụ tại Trung tâm Nghiên cứu số 5. Ông than thở mãi rằng hồi ấy tôi đã không cho ông biết việc không được bổ nhiệm tại Trung tâm 5. Nếu không tôi sẽ cho Viện Nghiên cứu số 54 bay khỏi đó "... như là một thứ..., và nói chung, Kuryshev, bộ phận đó tôi đã lập ra cho anh. Chúng tôi cần một sự thay thế. Chúng tôi tin vào anh. Và anh đã không đáp ứng mong đợi của chúng tôi". Tuy nhiên, người đứng đầu ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc V.V.Gavrilov khi đó đề nghị G.A.Bondarenko cho thực hiện tại ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc phòng thí nghiệm soi sáng hiện trường đứng đầu là tôi. Được mời dự thảo luận có Trưởng phòng Tổ chức Động viên Hạm đội Biển Bắc Chuẩn Đô đốc V.N.Kuznetsov, người nhận lệnh chuẩn bị các tài liệu liên quan. Đến năm 1991, biên chế của phòng thí nghiệm đã được phê duyệt. Nhưng năm 1991 chứng kiến sự cắt giảm lớn các vị trí cán bộ trong biên chế. Và Tư lệnh Hạm đội O.A.Erofeev đã cho vào danh sách giảm biên phòng thí nghiệm chưa tổ chức xong. Vụ việc hình sự và cắt giảm phòng thí nghiệm đã tiếp tục cắt nốt các con đường phục vụ của tôi trong hàng ngũ Hải quân. Và đó là sự việc "Ritsa" ở Hạm đội Biển Bắc.

Và, phải nói thêm rằng đã có nhiều việc được hoàn thành. Thiết bị phụ trợ thủy âm "Ritsa" - không phải đơn giản là một công thức, nó là một tư tưởng và một thời đại trong cuộc đời của Hạm đội Biển Bắc. Đó là những năm Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến dưới mặt nước đại dương có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Đầu những năm 90 hồi kết của Chiến tranh Lạnh đã tới - không cần thiết nữa, cả những thiết bị phụ trợ thủy âm, cả người phát minh ra chúng. Bộ Tư lệnh Hải quân bấy giờ chỉ quan tâm đến việc bán các hạm đội, và không quan tâm đến việc phát hiện tàu ngầm bằng sonar. Mọi thứ đều có thời của mình.

Các chiến sỹ tàu ngầm đã phải gánh chịu gánh nặng chủ yếu của cuộc đối đầu lạnh giữa các cường quốc. Giới công nghiệp bấy giờ đã phản bội mà chẳng làm được gì hơn để nâng cao trình độ thủy âm, ngoài việc tỏ rõ sự bất lực (hoặc cố ý) của mình, và bằng bàn tay Cục KTVTĐT Hải quân đã gây phương hại cho công việc của "Ritsa". Ngày nay, gần hai thập kỷ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, các chiến sỹ tàu ngầm đã có hiểu biết về sự phi lý của cuộc đối đầu dưới mặt nước. Và cũng chẳng cần giấu diếm làm gì - tính phi lý của đời phục vụ của mình, sự xấu hổ trước những người gần gũi, vì sáng kiến của mình và công việc của mình tại Hạm đội Biển Bắc. Nhưng bấy giờ đó là yêu cầu của thời đại. Phải rèn cho được vũ khí bảo vệ chính mình. Ngày nay, khuynh hướng xây dựng trang thiết bị quân sự, mà tiên phong là thiết bị "Ritsa", được gọi là công nghệ COTS, và phương pháp để tách các tín hiệu yếu, lần đầu tiên được nghĩ ra và thử nghiệm trong thiết bị phụ trợ trên, đang được phát triển rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực khoa học đòi hỏi việc phát hiện các tín hiệu yếu từ thiên văn học đến kỹ thuật gen di truyền . Ở phương tây, phương pháp này được gọi là phương pháp entropy. Tôi gọi phương pháp phát hiện này là phương pháp thông tin-thích nghi, nhưng bản chất công thức của nó không thay đổi. Entropy - thước đo của sự hỗn loạn. Giảm sự hỗn loạn - đó là thông tin. Ritsa đưa ra biện pháp giảm độ bất định trên đường chân trời về loại mục tiêu xác định, tức là đồng thời cả thông tin phân loại và thông tin phát hiện, nhưng trong một biện pháp mới so với thời kỳ đó, không phải trong các tham số "V" (điện thế) hoặc "dB" (đề xi ben), mà là trong các bit thông tin.

Một đặc tính nổi bật của phương pháp này, không bị ảnh hưởng ở mức cao bởi nhiễu nội tại trong việc phát hiện các tín hiệu tiếng ồn thấp. Thời đó điều này rất quan trọng đối với các tàu ngầm xô viết. Cuối những năm 198x trên một tàu ngầm đề án 671RT của sư đoàn tàu ngầm nguyên tử số 3 Hạm đội Biển Bắc đã có một cuộc thử nghiệm thú vị trong việc tìm kiếm phương vị tàu ngầm-mục tiêu bằng thiết bị "Ritsa" khi tàu ngầm di chuyển ở tốc độ cao. Phương vị không bị mất dù tốc độ tàu của mình đã khoảng 17 hải lý. Thuyền trưởng và các trắc thủ thủy âm say sưa đếm các bit thông tin trên màn hình thiết bị phụ trợ, mà vì lý do nào đó, họ gọi chúng là các "bít hình que". Chạy vào cabin hoa tiêu, thuyền trưởng so sánh phương vị chỉ ra bởi trị cực đại của hàm chỉ thị bằng "các bit hình que" bí ẩn này với phương vị tính toán được trên thực tế của tàu ngầm-mục tiêu. Sau đó ông rời cabin, đăm chiêu vì nhận ra tầm xa của việc xác định phương vị vừa rồi. Ông xòe bàn tay mình ra: "... với "ebit" trong Hải quân mọi thứ đều rõ ràng, nhưng "bit" thay vì "volt", điều đó thật khó nhận thức....". Trong buồng chỉ huy trung tâm mọi người đều đồng cảm với thuyền trưởng. Thợ máy run lên vì con tàu bà lão già nua. Nhưng thuyền trưởng bước vào một lần nữa "Khi nào "Ritsa" sẽ mất mục tiêu vì tiếng ồn quá lớn?". Thật không may với con tàu cũ này thì tốc độ 17 hải lý đã là tốc độ đến ngưỡng phô trương rồi. Nhưng "Ritsa" vẫn không hề bị mất phương vị. Và tầm xa cùng phạm vi duy trì được tiếp xúc thủy âm thật đáng kinh ngạc. Các trắc thủ thủy âm đi cùng trên con tàu ngầm có gắn Ritsa này là thượng úy hải quân S.V.Novikov, chuẩn úy hải quân S.P. Aleinikov và chuẩn úy hải quân Ziyangulov M.R.

Mới đây, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã gọi công việc về thiết bị phụ trợ thủy âm là công việc có tính tiên phong trong lĩnh vực công nghệ COTS, họ đã hiểu và chấp thuận các nguyên tắc toán học đề ra trong nó.

Nếu hôm nay tại Hải quân không phát hiện ra các tàu ngầm nước ngoài trong chế đô thụ động ở khoảng cách không ít hơn 300 kabelt, tôi có quyền đặt câu hỏi - TẠI SAO?

Ủy ban khoa học biển Hải quân, Cục kỹ thuật VTĐT Hải quân, Viện nghiên cứu khoa học vũ khí điện tử Hải quân đã và đang làm tất cả mọi thứ để không cho phép áp dụng công nghệ mở "Ritsa" trên các tàu ngầm. Năm 2000, tôi đề nghị Tổng tư lệnh Hải quân tiến hành một thử nghiệm so sánh Ritsa-2000 chống lại các tàu ngầm có hệ thống thủy âm mới nhất, để một lần nữa chế nhạo "giới khoa học" thủy âm nghèo nàn, như trong năm 1986. Tổng tư lệnh Hải quân, năm 2001, đã triệu tập Hội đồng chuyên gia tư vấn và Hội đồng chuyên gia tư vấn thuộc Tổng tư lệnh Hải quân đã bác bỏ đề nghị này: "thiết bị phụ trợ thủy âm không có tính khoa học và thiếu cơ sở và bằng chứng khoa học để khẳng định sự làm việc của nó".

Năm 2001, toàn bộ Severomorsk từ trên các ngọn đồi âm thầm tiễn đưa tàu ngầm hạt nhân đã mất "Kursk" đi ngang qua vịnh Kola. Với những giọt lệ trong mắt mình, chúng tôi đứng bên  nhau và tiễn con tàu ra đi trong cuộc hành trình cuối cùng của nó cùng với thủy thủ đoàn. Thuyền trưởng của con tàu, Lyatchin là người đồng niên của tôi. Tôi từng chào mừng ông tại Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc, khi ông còn là một trợ lý thuyền trưởng đến trả bài sát hạch trước V.V.Gavrilov. Cảm giác tội lỗi cứ đeo đẳng tôi. Hãy gắn cho tàu ngầm thiết bị "Ritsa", hoặc hệ thống chiếu sáng hiện trường di động, mà Hạm đội Biển Bắc từng có trong thời cuối thập niên 80, bộ tư lệnh sẽ không bị lẫn lộn trong thực tế bởi sự có mặt hay vắng mặt của tàu ngầm nước ngoài trong khu vực tập trận.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười Một, 2011, 03:46:32 pm
(tiếp)


Thật kinh ngạc - làm sao mà đến ngày nay Tổng tư lệnh Hải quân vẫn đang bảo vệ thông qua Ủy ban Khoa học Biển và Hội đồng chuyên gia tư vấn của mình, giới tiến sỹ khoa học bất tài, bị điều khiển chống lại thiết bị phụ trợ thủy âm và bằng sự kém hiểu biết của họ đã dồn Hải quân vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về thủy âm học, dường như sợ hãi và bảo vệ danh tiếng cho họ. Nhưng lại không lo sợ cho số phận của các chiến sỹ tàu ngầm của cả một cường quốc, những người cho đến nay có thể còn đang đi biển như mù và như điếc và không thể phát hiện tàu ngầm tiếng ồn thấp của kẻ thù ở khoảng cách đủ để chống lại chúng. Vâng, cũng như nhau cả nếu đó là sự kém hiểu biết, hoặc nếu là cố ý, hoặc có động cơ này khác. Khi ấy nó là SỰ PHẢN BỘI QUỐC GIA, và các kiểu thời hạn hiệu lực sẽ không thể có ở đây được. Công nhận cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực thủy âm quân sự sẽ giúp tập trung năng lực khoa học-kỹ thuật và tài chính của đất nước để loại bỏ nó sau một thời gian ngắn. Nhưng ai đó đang được sưởi ấm bàn tay trên vấn đề này. Một cấu trúc có tên gọi của Hải quân trong vấn đề đó rõ ràng đáng quan tâm.

Năm 2006, thiết bị phụ trợ thủy âm được Giám đốc Học viện Hải quân đặc biệt mang ra phỉ báng tại Hội đồng chuyên gia tư vấn thuộc Tổng tư lệnh Hải quân. Hội đồng tuyên bố rằng thiết bị phụ trợ thủy âm chẳng dùng vào việc gì, nó là một công cụ hoàn toàn vô dụng - chúng ta đã đạt tới sự quân bình hoàn toàn đầy đủ với người Mỹ về thủy âm học và thiết bị thủy âm(!?).

Vâng, nếu đúng như vậy, phải nên vui mừng vì thời của thiết bị phụ trợ thủy âm và tư tưởng của nó đã trôi qua. Nhưng 20 năm trước đó lại là chuyện khác.

Chúng tôi các thượng úy hải quân-thủy thủ tàu ngầm của những năm 80 thế kỷ 20 không nghĩ như vậy, và đã phải làm mọi thứ để có thể đứng vững trên vị trí của mình. Còn bây giờ, đã thực sự có quân bằng hay chưa ...?

Toàn bộ hoạt động của "Ritsa" tại Hạm đội Biển Bắc mang tính sáng kiến, nhưng có tổ chức và quy tắc. Công việc được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Bộ tư lệnh Hạm đội Biển Bắc và trực tiếp là ban tác chiến chống ngầm Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc trong thời gian 1982-1992 theo chỉ đạo của V.V.Gavrilov, và sau ông tiếp đến chủ nhiệm mới ngành chống ngầm Hạm đội Biển Bắc là B.Sannikov. Chỉ có hạm đội mới thống nhất được nỗ lực của các ngành huấn luyện chiến đấu, trinh sát, tác chiến chống ngầm, thông tin liên lạc và hoạt động của phòng tác chiến trong một tổ hợp hành động duy nhất dưới cái tên "Ritsa" và  các tàu ngầm có trang bị "Ritsa" đã sẵn sàng chiến đấu để nhận chìm các tàu ngầm NATO trong khu vực trách nhiệm của mình, sẵn sàng phát triển cuộc chiến tranh lạnh sang chiến tranh nóng. Cơ sở toán học phát hiện trong "Ritsa" là tốt hơn so với cơ sở trong tổ hợp thủy âm của các tàu ngầm Mỹ.

Bây giờ ta nói về nhóm các sĩ quan tạo ra thiết bị hỗ trợ thủy âm. Trong binh đoàn tàu ngầm số 4 Hạm đội Biển Bắc ở thành phố Polyarny nơi tôi đến vào năm 1980, người ta đã có ý thức tạo ra và áp dụng một thiết bị phụ trợ thủy âm cho các tàu ngầm. Giải pháp này còn phát triển ở Gremikha. Năm 1979, tôi đã báo cáo ngành trưởng phân hạm đội tàu ngầm số 11 đại tá hải quân G.N.Bureg về khả năng cải thiện đáng kể phạm vi phát hiện bằng cách áp dụng xử lý kỹ thuật số. Nhưng chuyến ra khơi đầu tiên trên tàu ngầm nguyên tử theo đề tài của tôi, lại được trưởng ngành thông tin liên lạc VTĐT phân hạm đội tàu ngầm số 1 Ibragimov E.I. tổ chức tháng Tư năm 1980, trên con tàu của đại tá hải quân Loschenkov. Khi đó, tôi đang phục vụ trên các con tàu bảo vệ lãnh hải và con tàu tuần tra (SKR) của tôi được gửi đến Zapadnaya Litsa bảo đảm cho một công tác nào đó. Tôi không mất chút  thời gian nào cả. Trưởng ngành TTLL VTĐT phân hạm đội tàu ngầm số 1 E.I.Ibragimov đã trình bày bản chất của ý tưởng. Chuyến ra biển đầu tiên trên tàu ngầm của Loschenkov đã không bắt tôi phải chờ lâu.

Việc chuyển sang tàu ngầm đáng giá nhiều báo cáo, và đã có tiếng không tốt. Nhờ phó tư lệnh thứ nhất Hạm đội Biển Bắc phó đô đốc Kruglikov, năm 1980 tôi chuyển từ đơn vị tàu tuần tra bảo vệ lãnh hải Gremikha sang đơn vị tàu ngầm diesel ở thành phố Polyarnyi. Tại binh đoàn tàu ngầm, trong giai đoạn đầu, tôi trợ giúp về thông tin cho đại úy trinh sát hải quân V.Khlamkov (Larin). Sau đó anh ấy trở nên say mê và đi tiên phong trong việc phát triển thiết bị. Năm 1981, tại binh đoàn, tôi gặp một người cùng tư tưởng là Yu.V.Bukovsky. Trợ giúp kiên trì cho công việc còn có hai thuyền trưởng tàu ngầm G.N.Nuzhin và đặc biệt E.P.Sozansky. Năm 1982, sự sáng tạo được phát triển lên một bước nhờ mệnh lệnh về tổ chức của tư lệnh binh đoàn V.A.Paramonov. Chủ nhiệm chính trị binh đoàn V.P.Tkachev giúp đỡ bằng một mệnh lệnh dưới dạng khẩu hiệu: ". ... Hỡi Đức Chúa Trời!-Hãy làm bất cứ điều gì có ích chỉ để không uống". Năm 1984, Sozansky E.P. và tôi đề nghị Đô đốc hạm đội N.I.Smirnov cho thành lập và biệt phái đến công tác dưới quyền tôi một nhóm các sĩ quan và hạ sỹ quan binh đoàn nhằm hoàn thành công việc về thiết bị phụ trợ thủy âm. Hồi đó, tôi chỉ biết có lý thuyết, nhưng biết còn ít về lĩnh vực kỹ thuật tính toán và lập trình, còn hàn (bảng mạch) - đơn giản là không biết và cũng không muốn làm điều đó. Một chỉ thị bí mật đã được chuẩn bị. Tất cả các chuyên gia tôi cần đã được gửi đến thuộc quyền tôi.

Yu.V.Bukovsky, theo chuyên ngành đào tạo là một nhà thủy âm, đồng nghiệp, bạn bè và đồng chí của tôi, một nhà thông thái cực đoan (педант), kiệt sức làm việc để thí nghiệm, trong bụi bặm đã lăn lộn phá vỡ được các "lỗi" ban đầu của tôi, rồi bằng trực giác anh đi đến phương pháp phát hiện mà sau này được áp dụng thực tế. Anh từ chối hợp tác với Trung tâm nghiên cứu Hải quân số 5 và chuyển ngạch dự bị vào năm 1992.

A.M.Sumachev, chuyên ngành là nhà khoa học tính toán, có khả năng và là một đối thủ xứng đáng, uyên bác, có khiếu hài hước tuyệt vời, tiếp thu các công thức toán học rất tốt. Thích cùng nhau uống và khi có hơi men say sưa nói về các chủ đề khoa học và các công thức. Nhưng anh yêu thích sự quan tâm, là người "trong trắng và măng tơ" trong mắt bộ tư lệnh, mà không phải là một kẻ "đen tối và râu ria xồm xoàm". Điều này dẫn đến sự đổ vỡ và sụp đổ sau này của nhóm.

A.N.Kudimov, người đứng đầu phòng thí nghiệm dao động và tiếng ồn binh đoàn tàu ngầm số 4 Hạm đội Biển Bắc, thiếu anh ấy sẽ không có khả năng tổ chức và đảm bảo công việc, hạn chế ảnh hưởng hoàn cảnh bên ngoài mà nếu không, thiết bị sẽ không được tạo ra. Người bạn và đồng chí cũ.

A.I.Chobitko, chuyên ngành khoa học tính toán. Một chuyên gia hạng nhất trong lĩnh vực công nghệ tính toán. Anh tự thân và quên mình giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo lập trình hệ thống. Một người bạn tốt.

Yu.D.Senyakin, một chuyên gia khoa học tính toán, một kỹ thuật viên vô tuyến điện tử tuyệt vời. Với bộ não và kỹ năng của mình, khi cần hàn bảng mạch hoặc sửa chữa cái gì đó, anh luôn làm tôi cảm thấy như đang có Chúa Kitô bên cạnh che chở. Chỉ anh mới có trực giác hiểu biết để "tính ra" và khắc phục sự cố của thiết bị trong các tình huống gần như vô vọng. Một người bạn tốt và đồng chí trung thành. Họ đã cùng nhau trang bị cho các tàu ngầm tham gia chiến dịch "Atrina". Trong việc chế tạo về mặt kỹ thuật thiết bị phụ trợ thủy âm, tôi gắn bó rất nhiều với anh. Anh chấm dứt hợp tác trong Trung tâm nghiên cứu số 5 còn trước cả Yu.V.Bukovsky.

A.E.Salmin, chuyên gia khoa học tính toán, nhà hành động không thể thay thế. Làm công việc lập trình hệ thống và lập trình ứng dụng cho thiết bị. Một người bạn tốt. Tôi tôn trọng "sự điên rồ" của anh ấy và cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết các vấn đề quan trọng trong kỹ thuật và đời sống.

M.R.Ziyangulov, chuyên ngành kỹ thuật viên thủy âm. Đồng nghiệp. Nếu không có chuyên ngành này về các đặc tính kỹ thuật của tổ hợp thủy âm, việc ghép nối thiết bị phụ trợ với hệ thống thủy âm sẽ không thể có được. Cùng phối hợp với nhau trang bị cho các tàu tham gia "Atrina". Người đồng chí, người bạn và người trợ giúp trung thành. Từ chối hợp tác với Trung tâm nghiên cứu số 5 Hải quân.

A.I.Zharkov, kỹ thuật viên thủy âm, có kinh nghiệm kỹ thuật và cuộc sống của anh, tôi luôn yên tâm. Anh chứng tỏ mình là không thể thay thế trong việc giải quyết các vấn đề "chính trị" khi ghép nối các thiết bị phụ trợ với hệ thủy âm. Xin cảm ơn anh. Anh ngay lập tức từ chối hợp tác với Trung tâm nghiên cứu số 5. Anh là người đã tiên đoán sự rối loạn của nhóm. Và nó đã xảy ra như vậy.

M.M.Efimov, chuyên gia máy tính. Đồng nghiệp. Xuất hiện trong nhóm sau khi thiết bị đã được xây dựng. Một người thông minh. Khi tranh luận với anh, ta thường thảo luận các vấn đề khoa học sâu sắc, quan trọng và cấp thiết. Tham gia vào việc áp dụng các thiết bị trên các tàu ngầm Hạm đội Biển Bắc. Một người bạn và người đồng chí. Từ chối hợp tác với Trung tâm nghiên cứu số 5 Hải quân.

M.N.Lyzhov, chuyên gia máy tính, cũng như M.M.Efimov xuất hiện trong nhóm sau khi đã có thiết bị. Nhanh chóng nắm bắt tất cả các vấn đề kỹ thuật. Tham gia vào việc áp dụng thiết bị trên các tàu ngầm Hạm đội Biển Bắc.

Hôm nay, tôi thong thả đi bộ dọc theo đường bờ biển của Severomorsk, vô tình để ý đến các chàng thượng úy, và bản thân tôi cũng không thể tin vào những gì đã kể trong câu chuyện này, những việc mà chúng tôi đã làm trong chiến tranh lạnh trong cùng thời tuổi trẻ như vậy. Chúng tôi, các thượng úy binh đoàn tàu ngầm số 4 Hạm đội Biển Bắc đã cung cấp cho các chiến sỹ tàu ngầm Hạm đội Biển Bắc khả năng phát hiện tàu ngầm Mỹ ở một khoảng cách bình đẳng, có nghĩa chiến đấu một cách bình đẳng.

Tôi gửi lòng biết ơn tới nhà sử học Magaznov A.M., người kiên trì tìm kiếm các hồ sơ ghi chép để viết bài bút ký về các chiến sỹ tàu ngầm. Nếu không có sự kiên trì của ông ấy, tôi sẽ không viết bài này.
 
Trân trọng,

Quân nhân đã về hưu V.E.Kuryshev,


Thành phố Severomorsk, 2008.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Mười Một, 2011, 09:36:46 pm
(tiếp)


Liên bang Xô Viết, tổ quốc của công nghệ COST


A.M.Magaznov

Tôi đã đọc bài báo của nhà đi biển nổi tiếng, đại tá hải quân về hưu, chiến sỹ tàu ngầm Nikolai Cherkashin "Cuộc đột kích của các Hoàng tử Đen" («Рейд "чёрных принцев"»), về chiến dịch huyền thoại của các thủy thủ tàu ngầm xô viết.

Trong đó kể rằng đô đốc hạm đội V.N.Chernavin đã dẫn dắt chiến dịch trinh sát chống ngầm lớn nhất từ trước đến nay «АТRINA», được tiến hành để duy trì sự quân bằng chiến lược của Liên Xô với thế giới phương tây. Mà để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ấy cần phải tăng cường cho thiết bị thủy âm của biên đội tàu ngầm nguyên tử yếu nhất của chúng ta, thiết bị đã được lắp đặt trên các tàu ngầm này. Và “thiết bị còn thiếu sót trong trình tự thử nghiệm đó đã được bù trừ lại bởi một dụng cụ được phát triển bởi một sỹ quan-thủy thủ tàu ngầm còn trẻ Viktor Kurytshev…, được tác giả gọi là BPF-DVK, cuối cùng là – “Ritsa””. Còn trên diễn đàn HẠM ĐỘI  TẦU NGẦM NGA tôi đã đọc một bài báo khác của đại tá hải quân về hưu V.G.Sugrobov, cũng về thiết bị phụ trợ “RITSA” này, nhưng được viết dưới một âm điệu khác.

Hai bài báo này thúc đẩy tôi kể về số phận kỳ lạ và bất thường của nhóm sỹ quan tàu ngầm trẻ đứng đầu là thượng úy hải quân Viktor Kurytshev. Bài báo xét trên cái nhìn ban đầu dường như chứa quá nhiều chi tiết kỹ thuật. Nhưng phải làm vậy để độc giả thời nay có thể trở về 25 năm trước, trong thế giới của những chiếc computer đầu tiên và hiểu được chiến công mà nhóm sỹ quan ấy đã làm được.

Họ đã phát triển và chế tạo bằng bàn tay của mình một hệ thống phụ trợ thủy âm kỹ thuật số mới về nguyên tắc. Nó cải tiến về mặt PHƯƠNG PHÁP cho sự làm việc của thiết bị thủy âm analog đối với tàu ngầm. Đó là một giải pháp có tính cách mạng đến mức nhiều nhà khoa học cũng không hiểu được làm sao họ có thể nhận được điều này. Thiết bị phụ trợ vì thế trở thành khúc xương mà chẳng  hiểu sao mắc ngang họng với tất cả. Sự việc đi đến nỗi, ba viện sỹ hàn lâm nổi tiếng vốn nghiên cứu chuyên về cùng đề tài, thậm chí đã viết một bức thư gửi Ủy ban Trung ương ĐCS Liên Xô, trong đó họ yêu cầu bảo vệ ngành thủy âm học trong nước khỏi sự vi phạm của những "kẻ tay ngang gian xảo". Nhóm đã biết cách để không chỉ đứng vững, mà còn tiến lên, họ luôn làm trái với ý kiến của cộng đồng khoa học, đồng thời nhóm đã biết cách xây dựng tại Liên Xô một cách tiếp cận hoàn toàn khác cho vấn đề phát hiện các tàu ngầm có tiếng ồn thấp. Nhưng cũng đồng thời chúng ta không được quên rằng tại Liên Xô đã có mọi thứ để xây dựng khuynh hướng ấy trong thủy âm học. Nhóm Kuryshev có thể chỉ tìm thấy và kết nối một cách tài năng những gì đã có. Khi tạo ra thiết bị phụ trợ thủy âm, họ đã là những người đầu tiên trên thế giới phát triển công nghệ mới nhất trong việc xây dựng thiết bị quân sự, mà bây giờ đã phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, tại tất cả các hạm đội và các lực lượng vũ trang và công nghệ đó được gọi là công nghệ COTS.

Nhóm Kuryshev được biết đến từ năm 1981. Từ 1981-1983 họ phát triển lý thuyết của một phương pháp mới về nguyên tắc trong việc phát hiện các đối tượng dưới nước có tiếng ồn thấp và dựa trên phương pháp này họ viết cơ sở toán học cho nó. Nhóm đã đi tới tất cả các trung tâm khu vực của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, những nơi nghiên cứu vấn đề nhận dạng mẫu, và đã tìm thấy thứ cần thiết. Họ làm một danh sách các thiết bị cần phải mua. Để làm điều này, họ đã đi gần như khắp Liên bang Xô Viết. Song song với nó, họ đã thực hiện thí nghiệm trên biển, kiểm tra trong thực tế tính chính xác các kết luận của mình. Trong khi đó, danh sách rơi đến tay Chủ nhiệm ngành Kỹ thuật VTĐT Hải quân Liên Xô Chuẩn Đô đốc Popov.

Ông ấy hiểu được giá trị của danh sách và quyết định nhận các thiết bị kỹ thuật về sự quản lý của đơn vị mình. Nhưng để cho nó trông lịch thiệp một chút, ông ta làm như sau. Tháng mười năm 1983, tại một Viện thủy âm học hàng đầu ở thành phố Pushkin, diễn ra một hội nghị KHKT mở rộng (Hội đồng khoa học và kỹ thuật) thảo luận về đề án thiết bị phụ trợ thủy âm (проекта цифровой гидроакустической приставке) do nhóm Kuryshev phát triển. Không hiểu sao thường có một ý kiến sai lầm, chỉ có ở nước Nga, rằng vấn đề phát hiện các đối tượng dưới nước có tiếng ồn thấp là nhiệm vụ của các nhà thủy âm học, chứ không phải toán học. Tại hội nghị của Hội đồng KHKT này, các nhà thủy âm học quân sự được đại diện bởi một hàng ngũ dày đặc, phía toán học có một só, nhưng nói về họ thì để sau. Tại đó chẳng có ai quân hàm thấp hơn thiếu tá hải quân.

Rất nhiều sĩ quan đứng đắn và đứng tuổi, nhưng cuộc hội thảo chỉ nói về đề án được phát triển bởi các chú nhóc, các chàng thượng úy. Khi Kuryshev bắt đầu báo cáo, chẳng mấy chốc ah hoảng sợ nhận thấy rằng khán giả không tiếp nhận được ngay cả những vấn đề cơ bản nhất của lý thuyết thông tin, lý thuyết xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Các câu hỏi đưa ra chỉ đề cập đến xử lý tín hiệu tương tự. Dưới đây là một đoạn trích từ một lá thư Kuryshev gửi Chuẩn Đô đốc Lavrichenko, trong đó anh nói về các nhà toán học ở trong Hội đồng này: "... Trong khi đó, tôi đã nghiên cứu công việc về cùng một đề tài của trung tá hải quân Kovalenko và xin thẳng thắn nói rằng chúng chứa rất nhiều sai sót đáng trách, phải chăng chỉ dễ hiểu duy nhất với các chuyên gia. Và tôi đã có cơ hội gợi ý cho ông ấy về điều đó. Đến lượt mình trong một cuộc trao đổi với giáo sư Saprykin (đại tá hải quân) tôi đã bảo vệ suy nghĩ không phải về những khả năng vô hạn như thế của các biến đổi Fourier-Mellin. Bằng cách ấy tôi đã gây ra cho mình sự hằn học của con người này. Trong khi đó, việc sử dụng các biến đổi đó trong các cơ sở lý thuyết, định nghĩa EDTS (các yếu tố chuyển động của mục tiêu - ЭДЦ - элементы движения цели) được chấp nhận trong những trường hợp rất hạn chế. Vì vậy, cái mà Giáo sư coi gần như là một thuốc chữa bách bệnh, tôi lại đặt thành mối nghi ngờ, và đến giờ nói chung vẫn từ chối áp dụng công cụ toán học của ông ấy trong những phát hiện lý thuyết của mình. ..... "

Thật không may, những con người này không thể bỏ qua những than phiền nhỏ nhặt để cố gắng chí ít là xem xét cái mới trong đề án được đề xuất. Ở đây cần lưu ý rằng người Mỹ đang đầu tư tiền của rất lớn trong việc phát triển các tổ hợp thủy âm kỹ thuật số của họ. Ở Liên Xô, người ta đã cố gắng phóng đại quá mức tầm quan trọng của thủy âm học và hạ thấp càng nhiều càng tốt giá trị của công tác xử lý kỹ thuật số thông tin để tìm kiếm các đối tượng dưới nước ít tiếng ồn. Một ví dụ nhỏ là cuốn sách của John Urik "Các cơ sở của thủy âm học". Nó là cuốn sách mà trong đó đưa ra các tài liệu rất tốt, cách viết rõ ràng, dễ hiểu, trở thành sách gối đầu giường đối với nhiều thủy thủ tàu ngầm Liên Xô. Đúng là với đại tá hải quân Yu.F.Tarasyuk, trưởng khoa thông tin thủy âm của một trong những học viện và nhà trường quân sự, một nghi ngờ nhỏ đã phát sinh, sau đó đã được xác nhận đầy đủ.

Đó là trên thực tế, John Urik, một chuyên gia lớn trong xử lý thông tin, chuyên sâu trong lĩnh vực định hướng âm thụ động, không bao giờ viết trên báo chí về vấn đề này. Ông ta và một số nhà khoa học Mỹ khác tham gia vào việc phát triển hệ thống «REPLOC», dành cho các tàu ngầm hạt nhân Mỹ. (Xét bề ngoài, hệ thống này thấy như sau. Bằng 3 ăng-ten đặc biệt trên mỗi mạn tàu ngầm nguyên tử, nhờ chúng họ xác định được tọa độ mục tiêu, trong chế độ thụ động). Trong các hệ thống như «REPLOC», thủy âm học với tư cách một khoa học chiếm không quá năm phần trăm, còn lại là các ngành khoa học hoàn toàn khác nhau. (Theo ước tính của Kuryshev khoảng 19 ngành). Câu hỏi được đặt ra ngay lập tức, những gì thúc đẩy R.J.Urik khi viết cuốn sách "Các cơ sở thủy âm học"? Yêu cầu của ai đó, nỗi sầu nhớ một cái gì đã xa xăm hoặc đơn giản chỉ mong muốn kiếm được tiền trên một loại tài liệu quen thuộc.

Trở lại với Hội đồng KHKT, tại đây đã cho ra một kết luận rất xấu về cơ sở toán học của thiết bị phụ trợ thủy âm. Trong các kết luận của Hội đồng KHKT nói rằng thiết bị phụ trợ thủy âm làm giảm đến 30% tầm xa phát hiện mục tiêu so với các thiết bị tiêu chuẩn (không lắp thêm thiết bị phụ trợ). Ký vào kết luận là 18 tiến sỹ và phó tiến sỹ. Mặt khác, họ băn khoăn, và kiến nghị trừng phạt nhóm Kuryshev vì những gì nhóm đó đã thực hiện. Một năm sau, giám đốc Viện thủy âm mang tên Andreev, Kryazhev F.I., sẽ buộc phải công nhận rằng các nguyên tắc đề ra trong thiết bị phụ trợ thủy âm là hoàn toàn chính xác. Và sáu tháng sau đó, các nhà khoa học cũng sẽ ký vào một biên bản thử nghiệm "RITSA", trong đó nói rằng nó "nghe" xa hơn 500% so với các hệ thống chính tắc. Nhưng đừng nghĩ rằng họ đã đọc rất nhiều tài liệu toán học, hiểu thiết bị phụ trợ làm việc thế nào, ít nhất là ở cấp độ ý tưởng.

Đơn giản là mỗi người trong số họ đã mang một thiếp cá nhân có lời cảm ơn của Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, vì đã "tham gia" vào cuộc thử nghiệm thành công thiết bị "Ritsa", trong đó đã phát hiện hai tàu ngầm-mục tiêu của chúng ta, một tàu ngầm diesel và một tàu ngầm nguyên tử. Và cho đến khi phát hiện được tàu ngầm nguyên tử có tiếng ồn thấp của Mỹ, con tàu đó đang ghi lại những chân dung tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân Liên Xô (trong vùng lãnh hải của chúng ta). Những tàu ngầm đó được phát hiện ở khoảng cách 28 km - tàu ngầm diesel, 60 km - tàu ngầm nguyên tử, và tàu ngầm hạt nhân của Mỹ - 60 km. Điều nhỏ nhặt dễ chịu này, đẩy các nhà khoa học của chúng ta tới chỗ ký báo cáo thử nghiệm. Mặc dù trước khi thử nghiệm, họ đã long trọng hứa sẽ dự, nhưng không ký biên bản, ngay cả khi thử nghiệm thành công. Họ không giấu diếm điều đó. Một thiếu tá hải quân Mashoshin A.I. nào đó thuộc Viện nghiên cứu số 54 của Hải quân đã được bị Bộ tư lệnh Hạm đội Biển Bắc cách ly trước khi bắt đầu thử nghiệm trên biển.

Tôi muốn kể ngắn gọn cho các bạn tự hình dung được thiết bị phụ trợ thủy âm "Ritsa", trên thực tế là một hệ thống sonar có nhiều bộ vi xử lý bao gồm hai phần. Phần đầu tiên là máy phân tích phổ tiếng ồn kỹ thuật số "Charysh-2M" (được phát triển bởi giáo sư Aaron Agizim Markovic, người đứng đầu phòng thí nghiệm tại Đại học Bách khoa Lviv), mà bản thân nó được phân thành bộ biến đổi tương tự số ADC, nơi diễn ra quá trình biến đổi analog-to-digital 12-bit. (Các tổ hợp có ít hơn 12 bit sau ADC, đứa trẻ của mình, "các chân dung thủy âm của các tàu ngầm có tiếng ồn thấp của đối phương" sẽ gạt nó vào thùng rác. Và bởi vậy, dùng phương pháp nào xử lý thông tin, mà trong đó hoàn toàn không có gì thì không quan trọng. Đó là lý do tại sao Kuryshev yêu cầu 12-bit).

Và bằng bộ xử lý chuyên dụng dùng cho biến đổi Fourier nhanh FFT với 4096 điểm (phần tử), với các bộ lọc kỹ thuật số 1300, nhờ chúng mà xử lý được khối lượng lớn như vậy các thông tin tương tự được số hóa. Và chỉ sau quá trình xử lý sơ cấp này, thông tin đã sơ chế được xử lý trong phần hai của thiết bị "Ritsa", trên máy tính "DVK-2M". Việc phân tách về chức năng trên cho phép xử lý thông tin trong quy mô thời gian thực. Nhưng cần hiểu rằng "DVK-2M" là một máy tính trường học với tất cả các sai sót của nó, chủ yếu là tốc độ thấp. Việc tiếp tục xử lý dữ liệu diễn ra như sau. Từ kết quả tiếng ồn số hóa nhận được, tín hiệu hữu ích (mục tiêu) được tách ra. Có một cách mô tả theo kiểu thơ ca cho quá trình này. "Tất cả là như nhau khi qua tiếng xạc xào của bông tuyết đang rơi ta gắng "nghe" tiếng réo của tuyết ở bên kia Trái đất" (trích dẫn từ diễn đàn này). Để có thể "nghe" tiếng rít này đã phát minh ra phương pháp thích ứng thông tin, và Kuryshev đã tìm ra một hiệu chỉnh đặc biệt, làm sâu sắc thêm sự hiểu biết về một số công thức rất quan trọng. Sau đó, cần xác định mục tiêu, nghĩa là xử lý thông tin được lựa chọn bằng các chương trình nhận dạng mẫu (đánh lừa các gói phần mềm này hầu như là không thể). Tiếp theo, so sánh nó với bức chân dung tiếng ồn có trong cơ sở dữ liệu và trong trường hợp thất bại, hãy ghi nhớ nó lại trong đó. Cơ sở dữ liệu mục tiêu có thể lưu trữ đến 600 đối tượng. Thậm chí dù là tôi đã mô tả khái lược cách sử dụng nó thực tế trong các tình huống chiến đấu, việc lập trình đòi hỏi rất cẩn thận. Ban đầu hệ thống được viết bằng ngôn ngữ "Fortran", sau đó viết lại hoàn toàn bằng ngôn ngữ "PASCAL", bởi vì trình biên dịch này cho tại đầu ra, các mã máy có độ nén cao hơn. Các phiên bản mới nhất của hệ thống đã được viết lại bằng ngôn ngữ "C", bởi vì đó là ngôn ngữ viết nhằm tối ưu hóa trình biên dịch, đối ứng 1-1, ngoài ra mỗi ngôn ngữ đều có bộ vi xử lý của mình.

Lý thuyết toán học cho Ritsa, được viết bởi các sỹ quan tàu ngầm, những người hơn ai hết hiểu rằng cuộc sống của họ là hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Đầu tiên là do độ tin cậy của máy tính và thứ hai là  thực hiện điều kiện chính "ai phát hiện đầu tiên, người đó bắn đầu tiên". Do chú ý đến những vấn đề tối ưu hóa liên quan, mà trên thực tế DVK-2M có 64 KB bộ nhớ RAM, hoặc 0,064 MB và tốc độ của nó chỉ là 200 000 phép tính trong một giây, hoặc 0,2 MHz. Đĩa cứng kiểu Winchester chưa có. Các chương trình tách mục tiêu, chương trình nhận dạng mẫu, cơ sở dữ liệu mục tiêu chứa chân dung tiếng ồn của 600 đối tượng đều được nạp vào bộ nhớ. Tất cả chỉ trong 64 KB bộ nhớ RAM trong môi trường hệ điều hành thời gian thực "Phobos" (операционная система реального времени - ОСРВ «ФОБОС»). Do đó, thuật toán của chương trình và bản thân các công thức toán học được họ soát rất cẩn thận. Chỉ trong những điều kiện như vậy mới có thể tìm thấy tàu ngầm ít tiếng ồn của đối phương trong vòng 50-60 dặm. Các nhà khoa học thủy âm chắc chắn không thể đánh giá được điều kỳ diệu này. Tất cả những người bằng cách này hay cách khác, từng va chạm với "RITSA" bị phân thành hai phần không bằng nhau.

Phần đầu tiên là những người sử dụng trực tiếp. Đó là các thủy thủ tàu ngầm đã làm việc trực tiếp với các thiết bị "RITSA", trong đó ý kiến được chia ra từ trạng thái hoàn toàn thỏa mãn khi mà các mục tiêu ở tương đối xa, và chuyển vị góc của nó vì thế tương đối nhỏ. Khi mục tiêu là tương đối gần, và chuyển vị góc của nó tăng lên, các thiết bị "RITSA" không phải luôn luôn đủ thời gian để xử lý mục tiêu. Do đó, người ta không hài lòng. Tuy nhiên, lỗi trong trường hợp này không phải là "RITSA" mà là "DVK-2M", chiếc máy tính trường học này thiếu bộ vi xử lý mạnh hơn để có thể kịp xử lý. Bởi không ai trong đầu có thể nghĩ đến việc đưa các động cơ trên các xe chở khách cỡ nhỏ lên xe tăng.

Phần thứ hai, các đại diện của giới thủy âm học quân sự, không đồng nhất, một số khi mái tóc ngả bạc họ cũng mất khả năng chấp nhận bất cứ cái gì mới, thậm chí chỉ trên mức độ ý tưởng. Nhưng nghịch lý là ở chỗ ý kiến của những người này đôi khi lại được lắng nghe. Bây giờ hãy tưởng tượng một tình huống thế này. Tới báo cáo Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Mỹ, một chỉ huy tiểu đoàn tàu ngầm, kể về những thử nghiệm thành công một công cụ rất hữu ích, mà anh ta đích thân tham dự và yêu cầu cài đặt thiết bị này trên tất cả các tàu ngầm của tiểu đoàn anh ta. Và đáp lại thông báo đáng mừng trên, tư lệnh hạm đội trả lời rằng mới đây ông ta đã đọc một bài báo của Giáo sư Khren mà đối với giáo sư không phải mọi thứ của thiết bị này đều được hiểu hết, và chính vì lý do này mà ông (tư lệnh hạm đội), không thể cho phép cài đặt nó. Họ có một cơn ác mộng, còn với chúng tôi hoàn toàn là tình huống rất thực tế.

Một phần khác các nhà khoa học hiểu ngay từ bên trong rằng thiết bị được xây dựng đúng, nhưng họ tức giận đến phát khóc vì miếng mồi béo bở bị vuột mất. Và họ buộc tội Kuryshev, vì anh ta đã giấu phát kiến "Nova Khava" của mình và không chịu đưa các công thức của mình ra thảo luận công cộng. Đầu tiên, đề xuất này thổi ra hơi lạnh của "chủ nghĩa cộng sản thời chiến" («военного коммунизма»), mà chúng ta lại đang ở trên thềm năm 2008, năm của gia đình, năm của sự phát triển sáng tạo của ngành công nghiệp Nga, của liên kết tài chính và hỗ trợ đầy đủ cho các doanh nghiệp nhỏ. Thứ hai, nhiều người nhầm lẫn tin rằng các công thức là bí quyết chính của Kuryshev, thực ra không phải thế. Ở đây tôi nghĩ rằng sẽ có ích nếu ta tiến hành các quan sát sau đây.


.....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Mười Một, 2011, 06:15:31 pm
(tiếp)


Khi xây dựng bất kỳ đề án nào, chẳng hạn như tàu vũ trụ, tàu ngầm, phân bón hóa học cho nông nghiệp, v.v. đòi hỏi một kiến thức tích lũy của một số ngành khoa học liên quan trực tiếp hoặc không trực tiếp. Vì vậy, các kiến thức tích lũy tổng hợp S, của đề án nào đó có thể được biểu diễn bằng công thức S = N 1 + N 2 + .... Ni (1), trong đó N - một số lượng tuyến tính của các kiến thức tích lũy  được dưới dạng dữ liệu của một ngành khoa học cụ thể , và vật mang khối kiến thức ấy có thể là một người hoặc nhiều người. Vì vậy, để thực hiện đề án bất kỳ nào đó cần có số lượng người i hoặc tập hợp người i. Năm 1928 một nhà khoa học người Mỹ, cha đẻ của lý thuyết thông tin Hartley đã chứng minh rằng việc tích lũy kiến thức của con người không phải theo quan hệ tuyến tính mà là quan hệ logarit. Vì vậy, mà (1) có dạng như sau: S = Log N1 + Log N2 + .... Log Ni (2), và do các tính chất của logarit, mà tổng các logarit thừa số sẽ bằng với logarit của tích số, đó là, S = Log (N 1 * N 2 * ....* Ni) (3).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/01/Hartley_ralph-vinton-lyon-001.jpg/225px-Hartley_ralph-vinton-lyon-001.jpg)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/math/4/3/6/4361180be5cf6e9ed2342345332e2a48.png)

Ralph Hartley (1888-1970) và công thức của ông.

Công thức này dẫn đến những ý nghĩ rất đáng buồn là nếu bạn xây dựng bất kỳ đề án nào, khi đang hình thành khối kiến thức tích lũy, sẽ chưa được tính đến kiến thức dù ít nhất đó là của một ngành khoa học cụ thể (Ni -1 = 0), khi đó công thức (3) có giá trị sau S =  0. Điều đó nghĩa là, đề án sẽ thất bại hoặc khởi đầu của nó sẽ không thành công cho đến khi tình huống ấy với ngành thứ (Ni -1) cũng sẽ chưa được sửa chữa. Như sau đó Kuryshev V.E tính toán để xây dựng thiết bị phụ trợ thủy âm này đòi hỏi kiến thức của 19 ngành khoa học. Tất cả các lập luận trên dẫn tới điều chủ yếu rằng khối lượng tổng hợp các kiến thức, đó không phải là các chuỗi kệ sách đều đặn. Trước hết nó là các liên lạc chéo và kỳ lạ xảy ra chỉ với một sự hiểu biết sâu sắc tất cả các ngành. Toàn bộ những điều này cho phép tìm thấy những giải pháp hết sức bất ngờ. Xin lỗi các bạn vì tôi đã đưa ra những lý luận có vẻ trừu tượng, nhưng chúng giúp hiểu được nhóm Kuryshev đã có thể giải quyết một nhiệm vụ phức tạp đến cỡ nào.

Hãy trở lại câu chuyện của chúng ta. Luôn luôn gây ra một cú sốc thực sự cho các thành viên Viện Nghiên cứu Hải quân, Cục KTVTĐT Hải quân Liên Xô và Bộ Công nghiệp đóng tàu Liên Xô là thiết bị phụ trợ thủy âm được kết nối với hệ thống định hướng âm (SHP - ШП - тракта ШумоПеленгования) của tổ hợp sonar tàu ngầm, mà không phải thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Và việc "trên các tần số mà thiết bị phụ trợ thủy âm sử dụng, thực tế hệ thống định hướng âm không làm việc, rằng đặc tính hướng của ăng-ten tiệm cận vòng tròn và sự định hướng âm tìm kiếm mục tiêu là không thể thực hiện được " (phát biểu của Sugrobov V.G.). Và điều đó là trái với khẳng định "khoa học" này, rằng tất cả mục tiêu đều định phương vị được, với độ chính xác 1.0 ở khoảng cách 50-60 dặm hoặc hơn. Kỷ lục về tầm phát hiện mục tiêu bằng "RITSA" là 500 km. Sự việc như sau, các cán bộ ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc, đại tá hải quân Polzikov và đại tá hải quân Asriyan V.I., sau khi đặt các phương vị thu được vào các thời điểm khác nhau từ "RITSA" lên bản đồ và đột nhiên phát hiện ra rằng tất cả các phương vị đó đều hướng đến cùng một điểm. Họ đã phát hiện ra rằng điểm này là một tháp khoan đang khoan xuống đáy biển vì nhu cầu nào đó.

Có một phát biểu rất chính xác, ngay tại diễn đàn này "Các tác giả (nhóm Kuryshev) chưa bao giờ không "tựa" bản thân vào thủy âm học. Toàn bộ bí quyết nằm trong việc xử lý tín hiệu đã có, nghĩa là, trong toán học, mà trong đó, xin nói thêm rằng chính "những chuyên gia điển hình của Viện Nghiên cứu Hải quân" không hiểu một chút nào, bởi vì họ là các chuyên gia về thủy âm học, mà không phải về toán học ". Tốt nhất ta không nói nữa.

Tất cả những điều đã nói ở trên, đặc trưng cho tư tưởng kỹ thuật quân sự Nga, khi với ba cây đinh và một đoạn dây thép gai cũng tạo ra được một vũ khí nguy hiểm. Trong quá trình xây dựng thiết bị phụ trợ, Kuryshev và Agizim nảy ra ý tưởng tạo nên một thiết bị tích hợp đơn khối duy nhất, nhưng vì thiếu thời gian, việc đó bị hoãn lại. Một thời gian sau, giáo sư Agizim A.M. quay trở lại ý tưởng của mình, ông liên lạc với Kuryshev và nói rằng có thể chế tạo một thiết bị phụ trợ thủy âm đơn khối tích hợp. Victor chuyển thông báo này đến Đô đốc hạm đội I.M.Kapitanets Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, mà đến thời điểm đó, đã nắm được đầy đủ thông tin về sự làm việc tốt của "RITSA". Đô đốc đã đón ngay lấy ý tưởng bằng cả hai bàn tay, và khi ông lên chức vụ cao hơn, Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Xô Viết, mà Tổng tư lệnh là Đô đốc hạm đội Chernavin V.N. Ông đã khai thông bằng cách cho đặt hàng Agizim A.M. thông qua Cục KTVTĐT Hải quân Liên Xô phát triển và sản xuất hai mẫu thiết bị trên.

Đơn đặt hàng được phân về nhà máy "Etalon" ở Kiev, và công việc này là hoàn toàn do Agizim A.M. chịu trách nhiệm theo dõi và giúp đỡ, ông ấy thay máy tính "DVK-2M" sang "ELEKTRONNIKA-NTS-80", cũng như áp dụng một phương pháp nhanh hơn của nhà khoa học Mỹ Winograd, để tính giá trị Chuỗi Fourier, phương pháp này lại sử dụng Định lý Số dư, mà những người Trung Quốc đã chứng minh 3.000 năm trước đây. Kết quả thiết bị được đặt tên là "MAGNII" chạy nhanh hơn thiết bị trước năm lần, trong một thân máy có 2 màn hình, một bàn phím, kích thước nhỏ tạo thuận tiện cho công việc của các trắc thủ thao tác, dễ học, dễ cài đặt và bảo trì. Đó là một sản phẩm rất cạnh tranh. Xu hướng này đã chết, bởi vì năm 1991 đã đến và hai bản mẫu vẫn ở nhà máy "Etalon" Kiev. Và thế là không thể tận dụng lợi thế của thiết bị này nữa, vì không có toán học (software của Kurytshev), và không có nó thì khác gì buổi triển lãm trong bảo tàng.

Một hướng có triển vọng hơn được phát triển song song với "MAGNII", do Viện sĩ Nesterikhin, giám đốc Viện Đo lường thuôc Chi nhánh Novosibirsk Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đề xuất. Viện chia thành hai bảng chính. Trên một bảng mạch là bộ điều khiển đồ họa hiển thị nhanh kết quả ra màn hình, trên bảng kia là bộ vi xử lý "SP-12" (do trong nước phát triển) theo tiêu chuẩn "DVK-2M", có một bộ nhớ đủ lớn để xử lý tất cả các thông tin trước khi đưa nó vào "DVK-2M". Nó không chỉ thay thế "CHARYSH-2M", mà còn vượt trội khả năng của thiết bị phân tích phổ này. Người đọc chú ý có thể nhận thấy rằng hai bảng mạch được sản xuất bởi một tổ chức bên ngoài nước theo tiêu chuẩn " DVK-2M". Và sau khi chúng được lắp vào trong "DVK-2M", chiếc máy tính trường học yếu ớt đã trở thành một con ngựa chiến mạnh mẽ.

Đây chính là một ví dụ hoàn hảo của công nghệ COTS. Đó là khi những thiết kế phục vụ quân sự sử dụng cái gọi là công nghệ nền tảng mở (công khai). Kỹ thuật tính toán mục đích kép này, khi phát triển mà có sự xuất hiện bộ vi xử lý mới mạnh hơn, thì trong máy tính chỉ cần thay thế bảng mạch có bộ vi xử lý yếu hơn, mọi thứ khác vẫn không thay đổi, trong đó gồm cả toán học. Hoặc ngược lại toán học thay đổi, còn "phần cứng" («железо») vẫn không thay đổi, bạn chỉ cần biên dịch lại phần mềm tính toán toán học. Và trong toàn bộ tổ hợp, những thay thế này ta không cảm thấy, mà điều này cũng không quan trọng với nó. Máy tính cá nhân "DVK-2M" và bộ phân tích phổ kỹ thuật số "CHARYSH-2M" đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này. Sau khi nâng cấp, như mô tả ở trên, tổ hợp bắt đầu làm việc nhanh hơn nhiều, và cơ sở toán học vẫn không thay đổi. Nó cũng tạo cơ hội để mô hình hóa những phương pháp "khó", nhưng có nhiều tài nguyên hơn.

Năm 1986, giới khoa học quân sự đã đòi hỏi tiến hành thử nghiệm bổ sung thiết bị "RITSA" trước khi bắt đầu chiến dịch "ATRINA" mặc dù họ không có nhu cầu. Nhưng họ đã chọn đúng thời điểm. Tổng tư lệnh mới của Hải quân Xô Viết V.N.Chernavin chỉ vừa mới nhận chức vụ này, đang toàn tâm tập trung cho công tác chuẩn bị chiến dịch, và công việc về "Ritsa" tạm thời ra khỏi sự quan tâm của ông, hơn nữa, ông không tưởng tượng được rằng giới khoa học muốn lặp lại sự việc năm 1983. Vì vậy, mà không cho việc thử nghiệm bổ sung có ý nghĩa gì đặc biệt. Ông đã cho phép họ.

Các thử nghiệm này, đã không thành công như mong đợi. Nó có lý do của nó, những lý do rất xác đáng. Hai thành viên của Ủy ban từ đầu đến lúc họ chưa nhìn thấy mục tiêu trên màn hình thiết bị phụ trợ, họ cư xử khá đúng mực. Nhưng chỉ cần mục tiêu xuất hiện, ngay lập tức họ gây trở ngại cho các trắc thủ "RITSA" và sau khi bị đuổi ra khỏi cabin, họ đi vào khoang đầu tiên, lặng lẽ cắt đứt dây, khi họ bị phát hiện, người ta bắt giữ họ và đặt một người lính giám sát cạnh cabin họ ở, sau đó khi người ta hỏi tại sao họ làm vậy. Họ trả lời họ làm một thí nghiệm khoa học. Thuyền trưởng tàu ngầm, trên đó tiến hành thử nghiệm "RITSA" trước khi diễn ra "ATRINA" là trung tá hải quân Vadim Konoplev. Tất cả những điều trên đã được ghi lại trong nhật ký của con tàu này. Tên của các sĩ quan đó đều đã được biết. Đã 22 năm trôi qua kể từ thời điểm đó và không biết bây giờ những con người đó quan hệ đến điều này ra sao. Sau vụ việc dứt đứt dây, đã có quyết định, không cho các "khoa học gia" tham gia vào kết quả làm việc của thiết bị phụ trợ này nữa. Và kể từ mùa hè năm 1987 HẠM ĐỘI bắt đầu sử dụng vào chiến đấu thiết bị phụ trợ trên, và nó đã được tiếp nhận vào biên chế vũ khí của Hạm đội Biển Bắc, thông qua một mệnh lệnh đặc biệt của vị tư lệnh hạm đội.

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Mười Một, 2011, 02:08:53 am
(tiếp)


Khi người ta báo cáo Chernavin rằng thử nghiệm "RITSA" thất bại, và đã có quyết định loại bỏ các thiết bị này khỏi các con tàu tham gia chiến dịch, nhưng Chủ nhiệm ngành KTVTĐT Hạm đội Biển Bắc Chuẩn Đô đốc V.P. Senin đã chống lại. Ông nói rằng tất cả các thử nghiệm trước đều thành công và kết quả cuộc thử nghiệm cuối cùng chỉ là cá biệt, người đã đào tạo, thiết bị đã được cài đặt. Ngoài ông, "RITSA" còn được bảo vệ bởi những người khác như đô đốc hạm đội Kapitanets I.M. Phó thứ nhất của Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết Chernavin, trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân V.V.Gavrilov. Chernavin nói, "Hãy để tất cả nguyên như vậy", nhưng cấm không được báo cáo việc phát hiện bằng thiết bị "RITSA". Đó là một chỉ dẫn làm cho thiết bị "RITSA" thành một thiết bị cấp hai, và thái độ đối với nó như thế là thích hợp.

"Mục tiêu của cuộc hành quân - tổ chức ba chiến dịch tìm kiếm chống tàu ngầm để khám phá quang cảnh chiến trường dưới mặt nước ở bờ biển phía Đông Hoa Kỳ, ở Đông Bắc Đại Tây Dương và vùng biển Na Uy, trong các khu vực tuần tra chiến đấu của các SSBN. Chiến dịch tìm kiếm được thực hiện cùng với tàu khảo sát hải văn "Vaigach", các máy bay Tu-142M (từ các sân bay của Cuba) và tàu trinh sát cỡ lớn "Zakarpatchie". (Từ hồi ký của cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc Đô đốc hạm đội I.M.Kapitanets. Từ một bài viết của N. Cherkashin "Cuộc đột kích của các "Hoàng tử Đen"")

Chiến dịch "ATRINA" bắt đầu tháng ba năm 1987. Mỗi tàu ngầm được trang bị hai bộ "RITSA". Có năm tàu ngầm đề án 671RTM. Thuyền trưởng tàu ngầm K-299 trung tá hải quân M.I.Kliuev, thuyền trưởng tàu ngầm K-244 trung tá hải quân V.I.Alikov, thuyền trưởng tàu ngầm K-298 trung tá hải quân N.Popkov, thuyền trưởng tàu ngầm K-255 trung tá hải quân B.Yu. Muratov, thuyền trưởng tàu ngầm K-524 trung tá hải quân A.F.Smelkov (nay là Phó Đô đốc). Chỉ huy biên đội tàu ngầm nguyên tử trong chiến dịch "ATRINA" là Chuẩn Đô đốc A.I.Shevchenko.

11 tháng tư năm 1987, một ngày không khác gì với chuỗi ngày từ đầu chiến dịch đến lúc đó. Tàu ngầm K-298, giờ Moskva 7.56, phiên trực của thuyền trưởng trung tá hải quân N.Popkov đã kết thúc bốn phút. Anh vui mừng vì mọi thứ vẫn như thường lệ, không có sự cố. Đột nhiên chuẩn úy hải quân trắc thủ "RITSA" I.V.Shildyaev, thông báo đã phát hiện mục tiêu, thiết bị của anh ta xác định đó là một tàu ngầm nguyên tử Mỹ. Dường như có một luồng điện chạy suốt con tàu. Hoa tiêu lập tức đánh dấu vào bản đồ vị trí của K-298, nơi tàu ngầm nguyên tử Mỹ bị phát hiện. Theo hướng dẫn, thuyền trưởng không có quyền rời phòng điều khiển trung tâm, khi sỹ quan thủy âm báo cáo đã phát hiện tàu nổi, hoặc tàu ngầm. Nhưng "RITSA" không phải thiết bị tiêu chuẩn, mà ở đây đã có lệnh của Tổng tư lệnh.
 
Popkov, sau phiên trực đã quá mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi. Thế mà bỗng nhiên lại là người Mỹ, có cái gì đó nhỏ giọt xuống cầu vai. Thiết bị có thể nói dối. Tất cả những bất ổn này, nó làm ta tức giận làm sao. Anh đến bên Shildyaev yêu cầu "hãy chỉ xem, người Mỹ đâu nào". Anh ta ngay lập tức chỉ vào màn hình "RITSA". Hình ảnh Shildyaev cho anh thấy, không thuyết phục. Nhưng anh biết Shildyaev như một chuyên gia rất cẩn thận và chính xác. Sự đơn điệu chiếm lĩnh con tàu, ngay lập tức đã biến đi đâu mất. Bản năng săn mồi thức dậy trong mọi người. Cũng như con mèo, khi bắt được chuột, không ăn thịt nó ngay, mà tiếp tục vờn mồi, và rất phấn khích vì trò chơi này.Thuyền trưởng nghĩ rằng sẽ không quá kéo dài, và do đó quyết định đi theo phương vị "RITSA" chỉ ra. Lần đầu tiên kể từ khi được tạo ra, thiết bị dẫn dắt niềm đam mê cháy bỏng của các thủy thủ tàu ngầm trong cuộc săn mồi tự do này. Cuộc truy đuổi tiếp tục, như hướng dẫn của Chernavin, cần phải xác nhận tiếp xúc chỉ bằng các phương tiện chính thức.

Đội thủy thủ vui vẻ nhìn cảnh Popkov với Shildyaev cãi nhau, người nói đó hoàn toàn là xx...và tàu không có ở đấy, người kia trả lời rằng đó không phải xx... chính đó là tàu ngầm, đồng thời chỉ phương vị mục tiêu, sự việc kéo dài đến 15.25. Viên chuẩn úy tuyệt đối tin vào thiết bị và không một chút nghi ngờ sự làm việc đúng đắn của "RITSA" ("MA TRẬN"). Thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử K-298 trung tá hải quân N.Popkov rất mạo hiểm, bởi vì họ đã ra khỏi khu vực được phép di chuyển. Đột nhiên vào lúc 15.25 ở khoảng cách 9 kabelt, bà cô già nghễnh ngãng "Skat-KS" cho thấy dấu hiệu đầu tiên đã sống lại. Thật tiếc rằng vào thời điểm này không thể đưa lên khoang trung tâm con tàu, các nhà khoa học xx... từ Hội đồng Khoa học xa xăm ở thành phố Pushkin năm 1983. Tại hội nghị đó họ cho rằng thiết bị sẽ không làm việc, tiếc, rất tiếc.

Các thủy thủ tàu ngầm hào hứng còn truy đuổi "người Mỹ" năm giờ nữa, không ngần ngại áp dụng các phương pháp chủ động duy trì tiếp xúc. Khi họ còn chưa chán chuyện "vui vẻ" này, thì được lệnh phải trở lại khu vực được phép di chuyển. Popkov lao ngay vào buồng hoa tiêu, và 2 người họ bắt đầu tính ngược trở lại. Từ điểm lần đầu tiên "Skat-KS" làm việc đến điểm mà "RITSA"  lần đầu tiên phát hiện được mục tiêu. Trên bản đồ, họ đã tính toán ra khoảng cách đó là 40 dặm. (Mô tả chi tiết hơn về "hiện tượng" này có thể tìm thấy trong nhật ký hải trình tàu ngầm nguyên tử K-298).

Và chẳng ai ngờ rằng trung tá hải quân N.Popkov và chuẩn úy hải quân I.V.Shildyaev đã tặng cho các thủy thủ tàu ngầm một ngày lễ mới. Ngày ra đời thủy âm học kỹ thuật số của đất nước, 15.25 ngày 11 tháng 4 năm 1987. Vì vậy, mà các thủy thủ tàu ngầm Nga có cơ hội để ăn mừng 2 ngày lễ chuyên nghiệp. Đó là ngày 19 tháng 3 theo nghị định của Sa hoàng Nicholas II ra ngày 19 tháng 3 năm 1906 và ngày 11 tháng tư năm 1987, nhờ nhóm Kuryshev và lòng can đảm của trung tá hải quân N.Popkov và chuẩn úy hải quân I.V.Shildyaev. Shildyaev vì thiết lập được tiếp xúc thủy âm trong thời gian dài như thế, đã được trao tặng đồng hồ bởi chính Chernavin.

Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitrievitch Yamkov sư đoàn trưởng sư đoàn tàu ngầm nguyên tử số 3, sau khi làm chủ được thiết bị "RITSA" và kiệt sức trong việc tưởng tượng các cuộc lựa chọn theo dõi tàu ngầm của đối thủ "giả định" ở khoảng cách 60 dặm, quyết định kiểm tra, tại tốc độ nào thiết bị "RITSA" sẽ mất tiếp xúc với tàu ngầm của kẻ thù "giả định" do mức độ nhiễu lớn (độ ồn cao). Thiết bị chính thức chỉ cho phép đến 6 hải lý. Thử nghiệm đã diễn ra trên một tàu ngầm nguyên tử lớp cũ VICTOR 1. Khi tốc độ tăng lên đến 17 hải lý, tiếp xúc với tàu ngầm-mục tiêu vẫn chưa bị mất. Tiếp theo kỹ sư máy trưởng trên tàu nói: "đó giới hạn tốc độ phù hợp của bà lão này, ép quá nữa là không hợp lý". Thí nghiệm dừng lại ở điểm này. Có các tài liệu chính thức về việc đó.

Kết thúc "ATRINA", khi ấy cơn mưa vàng đổ xuống đầu những người tham gia chiến dịch. Tất cả trừ các nhà phát triển "RITSA". Ở đây có một thời điểm rất thú vị. Vài tháng sau chiến dịch, khi người ta bắt đầu phân tích kết quả thu được. Trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân V.V.Gavrilov nhận thấy "RITSA" đã tìm ra vị trí tàu ngầm hạt nhân Mỹ trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa "TRIDENT". Đô đốc hạm đội Kapitanets I.M., chỉ sau thực tế đó mới thực sự tin tưởng "RITSA". Tình báo Hải quân cũng quan tâm đến "RITSA" và sử dụng nó tiến hành một chiến dịch, mà theo ý nghĩa của nó và các thông tin đã thu được, không hề thua kém "ATRINA".

Đã trôi qua gần một phần tư thế kỷ kể từ ngày, mà nhờ các tổ hợp thủy âm kỹ thuật số "RITSA", đã tổ chức chiến dịch trinh sát chống ngầm lớn nhất, dưới tên mã "ATRINA". Và kể cả vào thời kỳ đầu tiên khi mà "RITSA" chưa  phải là hoàn hảo, nhưng đó là bệnh của tuổi đang lớn. Bản thân thiết bị phụ trợ được sinh ra, nhờ mệnh lệnh của người tư lệnh binh đoàn tàu ngầm diesel ngày 25/05/84. "Về việc tổ chức công tác khoa học quân sự để thực hành áp dụng xử lý tín hiệu kỹ thuật số trong tổ hợp thủy âm" do Chuẩn Đô đốc Shalygin G.I. ký. Mệnh lệnh này có tầm nhìn xa  của các chỉ huy hạm đội, về mặt pháp lý đã xác định ngôi quán quân thế giới của Liên Xô trong việc phát triển công nghệ COTS trong lĩnh vực phát hiện bằng thủy âm các đối tượng dưới nước có tiếng ồn thấp. Còn chỉ thị của Phó Tư lệnh thứ nhất Hải quân Liên Xô Đô đốc hạm đội Smirnov N.I. ngày 07/02/86. "Về việc thực hiện áp dụng 100 thiết bị phụ trợ thủy âm" đã xác định tính quy mô trong sử dụng công nghệ COTS cho các tàu ngầm Liên Xô. Chỉ thị này củng cố thực tế rằng Liên Xô là nơi khai sinh của công nghệ COTS.

Trong vấn đề này chúng ta đã vượt trước người Mỹ đến 12 năm. Năm 1996, người Mỹ hoảng hốt vì sự kiện tàu ngầm nguyên tử "Tiger" đề án 971, chỉ huy bởi đại tá hải quân A.V.Burilichev đột phá tới bờ biển nước Mỹ. Vì lý do đó, một ủy ban đặc biệt được thành lập tập hợp các tham mưu trưởng quân binh chủng thuộc Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Hầu như ngay lập tức họ thông qua một chương trình hiện đại hóa của Hải quân Mỹ US Navy SBIR - ARCI nâng cấp trang bị tất cả các tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ, và họ từ chối các dịch vụ của nhà thầu chính của Hải quân Hoa Kỳ, tập đoàn IBM. Chương trình hiện đại hóa được thiết kế để thu hút các doanh nghiệp nhỏ. Việc hiện đại hóa được thực hiện trên cơ sở các thiết bị phụ trợ, sử dụng công nghệ COTS.

COTS (Commercial Off The Shelf) - sẵn sàng sử dụng thiết bị có mục đích thương mại vào các mục đích quân sự.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Mười Một, 2011, 08:38:24 pm
(tiếp)


Các công nghệ mở trong các ứng dụng quân sự

Alexey Rybakov. Tạp chí "Các hệ thống mở" số 4 năm 2000.

Sự phát triển hiệu quả của nền kinh tế Nga ngày nay khó có thể hình dung được nếu không có sự phát triển tương ứng của các lĩnh vực quân sự trong nền kinh tế cả trên phương diện các yếu tố bảo tồn tiềm năng khoa học - kỹ thuật và sản xuất của đất nước, cũng như một yếu tố bảo vệ các lợi ích quốc gia. Sự tiến hóa của các vũ khí hiện đại là không thể tưởng tượng nếu không sử dụng những thành tựu của ngành công nghiệp máy tính, còn câu trả lời về nguyên lý cho câu hỏi đâu là khuynh hướng công nghệ và kinh doanh trong sự phát triển các phương tiện kỹ thuật tính toán dùng cho các ứng dụng quân sự trong vòng 15-20 năm tới, là vô cùng quan trọng và thú vị.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/750px-Global_Hawk_NASAs_New_Remote-Controlled_Plane_-_October_2009.jpg)
RQ-4 Global Hawk đang bay.

Sự khởi đầu thành công của máy bay không người lái Global Hawk của công ty Teledyne Ryan Aeronautical, chuyến bay giật gân lên sao Hỏa của tàu vũ trụ tự động «Pathfinder», việc thực hiện trên thực tế các đề án quân sự chuyên ngành cao cấp và phức tạp như M1M2 Abrams, M2A3 Bradley, F / A 18, Tornado, các lớp tàu ngầm Trident và Los Angeles, hệ thống điều khiển kiểm soát phòng thủ trên không, các trạm radar cố định và di động và các đề án khác liên quan đến sự phát triển và sản xuất các hệ thống quân sự hiện đại, cho phép nói đến bước đột phá quan trọng trong những cách tiếp cận truyền thống đối với sự hình thành chính sách kinh doanh và kỹ thuật trong việc xây dựng các máy tính tích hợp trên phương tiện (on board - бортовые) hoặc các hệ thống chuyên ngành điều khiển ở mặt đất. Tại sao lại như vậy?

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/654px-Sojourner_on_Mars_PIA01122.jpg)
MarsPathfinder Sojourner.


Xét từ quan điểm các công nghệ máy tính quân sự có một điểm thống nhất những dự án có tên trên - để xây dựng chúng người ta sử dụng rộng rãi công nghệ các phần cứng và phần mềm làm sẵn theo kiểu mở, trước đó đã được thử nghiệm chuẩn y và / hoặc tiêu chuẩn hóa rộng rãi cho thị trường công nghiệp nói chung và cho các ứng dụng dân sự. Đó gọi là công nghệ COTS (Commercial Off -The Shell - «sẵn sàng sử dụng"). Đặc biệt cần nói đến việc sử dụng trong các ứng dụng trên máy bay, tàu vũ trụ, kiến trúc máy tính kiểu mô-đun - xương sống mở có độ tin cậy cao đối với hệ thống thời gian thực VME (821 IEC, IEEE / ANSI 1014). Lấy ví dụ về các công nghệ COTS ở cấp hệ thống mở cho các ứng dụng cần độ tin cậy cao, bạn có thể chỉ ra một loạt các giao diện tiêu chuẩn hóa mô-đun - xương sống: VMEbus, CompactPCI, PCI, IndustryPack, PMC, PC-MIP, PC-104, các giao diện mạng và truyền thông: Ethernet, FDDI, RMN, MIL1553, RS422/485, ARINC 429/629, E1, v.v...

Cơ sở tiêu chuẩn của công nghệ COTS đang được phát triển và hỗ trợ trong các khuôn khổ của các tổ chức quốc tế (IEC / IEC, ISO) và quốc gia (ANSI, DIN, IEEE, GOST) về tiêu chuẩn hóa, và cũng như vậy trong phạm vi các tập đoàn quốc tế chuyên nghiệp lớn (ARINC, PCISIG, VITA, PICMG , GroupIPC v.v...). Tiêu chuẩn hóa diễn ra bằng nỗ lực chung của một số lớn các công ty cạnh tranh: Motorola, HP, IBM, SUN, đang sản xuất ra thiết bị kỹ thuật theo xê ri tương thích chung. Yếu tố chính của sự khởi đầu quá trình tiêu chuẩn hóa một công nghệ máy tính mở cụ thể là sự chấp nhận rộng rãi của nó bởi thị trường - một số lượng lớn các xí nghiệp - nhà sản xuất và người tiêu dùng, đang làm việc trong các lĩnh vực dọc và ngang khác nhau: các hệ thống công nghiệp, viễn thông, chế tạo máy và kỹ thuật người máy, các hệ thống nhúng (встраиваемые) trong quân sự trên bản thân phương tiện và cố định v.v .

Ta có toàn quyền để có thể gọi là công nghệ COTS mở, cái mà là chuẩn de-facto - được phổ biến rộng rãi trên các thị trường mục tiêu khác nhau và / hoặc được tạo ra bởi một nhà sản xuất hùng mạnh. Ví dụ, có một số hệ điều hành mục đích chung: Windows NT, UNIX, AIX, Solaris và các hệ điều hành nhúng thời gian thực (ОС РВ - Операционная система реального времени - RTOS - Real-Time Operating System): VxWorks, OS9, PSO, VRTX +, QNX, OSE, LynxOS, và, tương ứng, một lớp rộng các công nghệ công cụ để phát triển trong khuôn khổ của các hệ điều hành trên : C / C + +, ADA, v.v...

Dưới sự bảo trợ của COTS có các kiến trúc bộ xử lý, các mạng, đồ họa, công nghệ phần mềm công cụ, hệ điều hành, các chương trinh đảm bảo (Програ́ммное обеспе́чение - ПО - Computer Software) ứng dụng và công cụ, công nghệ bán dẫn  và v.v., cho đến các hệ tư tưởng của sản phẩm (các thuật toán, các phương pháp luận, các kiến trúc). Bởi vì ngay cả đến ngày hôm nay, sản phẩm thương mại đã được thử nghiệm, được thị trường rộng rãi chứng minh ý tưởng của mình cũng có giá rất đắt. Nhằm các mục đích làm rõ định nghĩa cơ bản, hãy thử trả lời các câu hỏi: "một đề án quân sự cụ thể có giá bao nhiêu từ đầu, "từ số không", để phát triển và thử nghiệm những sản phẩm công nghệ COTS "toàn cầu", như Windows NT, VxWorks, OS-9, OSE, AIX? Để phát triển "từ số không" và "test" kiến trúc (bao gồm cả sản phẩm bán dẫn và cơ khí) PCI / VME / CompactPCI? Phát triển kiến trúc "dưới nhiệm vụ đặc biệt" và làm chủ việc sản xuất các loại bộ xử lý Pentium II, AMD K7, PowerPC 750, MIPS 10 000, SHARC, TMS320C6701 ...?

Vì vậy, hôm nay, để thực hiện các hệ thống có chức năng chuyên biệt, trong đại đa số trường hợp, vấn đề đặt ra là lựa chọn và THÍCH ỨNG, nếu cần thiết, của một loạt các công nghệ máy tính COTS cụ thể, chứ không phải vấn đề sinh ra một công nghệ MỚI.

Trong hoạt động người ta đưa vào nguyên tắc phổ biến NDE (Non-Developmental Item) -  sử dụng "các công nghệ không phát triển mới từ đầu". Đây không phải là một nguyên tắc kỹ thuật. Đây là nguyên tắc của quản lý và kinh doanh.

Ví dụ về các phương pháp tiếp cận như vậy để sản xuất "trang thiết bị kỹ thuật chuyên nhiệm" có thể dẫn ra không ít. Cách tiếp cận này, đôi khi có khiếm khuyết thấy rõ (ví dụ, rất có thể một số "dư thừa" trong các hệ thống máy tính tác chiến cụ thể), hoàn vốn lại cho chính nó một cách thoải mái trong hầu hết các ứng dụng quân sự do cắt giảm đầu tư trong phát triển mới, giảm thời gian xây dựng hệ thống và giảm được tham số đã được chấp nhận ở Nga: "Thời gian để hoàn thành sản phẩm đưa ra thị trường. Nói một cách trần trụi, điều này nghĩa là sản phẩm cuối cùng, ví như "S-300" càng nhanh xuất hiện trên thị trường bao nhiêu, chu kỳ sống mang lại thu nhập của nó càng lâu dài bấy nhiêu. Khái niệm đặt ra cơ bản đó đang hoạt động trong thị trường chúng ta hiện nay, với lĩnh vực quân sự, Nga - một đối thủ cạnh tranh nghiêm túc và có thẩm quyền đầy đủ trong thị trường vũ khí thế giới toàn cầu.

Quy mô của việc áp dụng công nghệ COTS trên các thị trường khác nhau của các hệ thống nhúng có thể được minh họa bằng ví dụ nhỏ sau đây của các phân đoạn VMEbus: hệ thống quân sự - 30%, truyền thông - 29%, công nghiệp - 24% trong tổng doanh số chung của các thành phần mô-đun là 1 tỷ rưỡi US $. Các hợp đồng mới của Motorola với Hải quân / Không quân Hoa Kỳ dự kiến khối lượng cung cấp các mô-đun nhúng thành phần theo công nghệ COTS có trị giá hơn 1 tỷ USD vào năm 2001. Lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành đặc biệt và phục vụ các kiến trúc mới có độ tin cậy cao đang phát triển cực kỳ nhanh chóng - CompactPCI. Đây trước hết là một ứng dụng chủ yếu liên quan với các hệ thống thông tin liên lạc và viến trắc khác nhau, các hệ thống I / O và xử lý hình ảnh, với việc thực hiện các chức năng (hệ) điều hành.

PS: - Đây là bài viết của tác giả từ năm 2000, nên một số thiết bị và một số chuẩn đề cập đã bị vượt qua, nhưng ý nghĩa của những vấn đề bài viết đặt ra vẫn còn tính thời sự.
....


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Mười Một, 2011, 10:46:26 pm
(tiếp)

Chúng tôi lưu ý những mô típ và xu hướng chính trong quá trình hình thành chính sách-kinh doanh và kỹ thuật hiện nay trên thị trường công nghệ máy tính dùng cho mục đích quân sự:

• giảm ngân sách quân sự cho đất nước-nhà sản xuất và người tiêu dùng;

• tăng cạnh tranh trong nước và quốc tế giữa các nhà cung cấp cho các đơn đặt hàng quân sự, đặc biệt, dẫn đến nhu cầu tăng nhanh tốc độ đưa sản phẩm hoàn tất ra thị trường và giá cả thấp hơn;

• ưu thế áp đảo trong tốc độ và chất lượng phát triển công nghệ của công nghệ máy tính dân sự nói chung so với công nghệ máy tính quân sự, dẫn đến dòng vốn sản xuất từ  thị trường quân sự chuyển sang thị trường dân sự. Trong 10-12 năm qua, theo các ước tính khác nhau, thị phần toàn cầu các linh kiện bán dẫn điện tử quân sự đã giảm từ 17% đến dưới 3%;

• tăng cường các quá trình thị trường của sự đa dạng hoá sản phẩm, dẫn đến chuyên môn hóa và phát triển các lợi thế cạnh tranh của nhà cung cấp trong phân khúc thị trường cụ thể với việc phát triển hợp tác tương ứng tại địa phương và / hoặc quốc tế với các nhà sản xuất chuyên ngành độc lập tất cả các linh kiện cơ bản OEM (Original Equipment Manufacturer - nhà sản xuất thiết bị gốc) ngày càng phức tạp hơn hoặc các nhà cung cấp dịch vụ chuyên ngành;

• định hướng của các nhà sản xuất độc lập về phần mềm cơ sở (các hệ thống điều hành nhúng thời gian thực và phục vụ mục đích chung, các phương tiện công cụ để phát triển chương trình phần mềm ứng dụng) và phần cứng (аппаратное обеспечение - hardware) mô đun cơ sở (các mô-đun thành phần trong các chuẩn mô đun - xương sống khác nhau), không chỉ trên thị trường các khách hàng quân sự OEM, mà còn trên thị trường cho các ứng dụng công nghiệp, khoa học, y tế, truyền thông và các ứng dụng dân sự tương tự;

• Tăng số lượng tổng cộng các ứng dụng của công nghệ máy tính vào giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quân sự, cùng với sự gia tăng nhanh chóng mức độ phức tạp / hàm lượng khoa học và độ bão hòa thông tin của thiết bị kỹ thuật quân sự;

• Giảm chi phí phần cứng trong chi phí của các hệ thống máy tính quân sự mới và tăng phần quản lý dự án  / công nghệ phần mềm ứng dụng và phần "chi phí sở hữu", xác định chi phí duy trì và nâng cấp môi trường phần mềm và phần cứng phức tạp.

Những yếu tố này sẽ đương nhiên đẻ ra kết luận chính như sau:

Thời gian khi mà "công nghệ máy tính quân sự ", dù từ quan điểm tài chính cũng như từ điểm nhìn công nghệ, luôn xác định diện mạo toàn bộ thế giới máy tính, đã trôi qua. Ngày nay, "thị trường dân sự" các thiết bị kỹ thuật tính toán, như một định chế tài chính hùng mạnh, áp đặt các quy tắc-kinh doanh, tổ chức, và công nghệ chung nhất của mình cho cuộc sống của thị trường "quân sự".

Đây là nguyên tắc "toàn cầu" nền tảng và xu hướng quan trọng trong sự phát triển của các công nghệ máy tính quân sự tiên tiến. Sự không hiểu hoặc đánh giá không đúng nó chỉ có thể đưa đến một hậu quả: tăng nhanh khoảng cách trên nền các chi phí thời gian và tài chính nặng nề với kết quả cuối cùng đạt được là tối thiểu hoặc bằng không. Cuối cùng, sự đánh giá thấp nguyên tắc toàn cầu này chắc chắn dẫn đến việc mất các lợi thế cạnh tranh cơ bản hiện có, và hệ quả là sự triệt thoái của đất nước khỏi thị trường.

Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, việc hình thành nên nguyên tắc này không hề có màu sắc "quốc gia" và theo nghĩa chung, nó được áp dụng bình đẳng với bất cứ đất nước nào.


Một kết luận quan trọng nữa được rút ra từ kết luận trước:

Tuyệt đại đa số các hệ thống máy tính "quân sự" mới nhất ngày nay đại diện cho các tiến bộ công nghệ tốt nhất, các chuẩn de-facto và de-jure ổn định của thế giới các công nghệ dân dụng, công nghiệp phần cứng và phần mềm chung nhất. Trong tương lai xu hướng này sẽ chỉ càng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Sự phức tạp của các hệ thống máy tính quân sự hiện đại, sự đa dạng của chúng, sự cần thiết phải giảm đầu tư trực tiếp và gián tiếp, các đòi hỏi tăng cường quá trình tạo ra các thế hệ công nghệ mới, sự phát triển cơ sở hạ tầng hợp tác để sản xuất - bán hàng - bảo hành, trong đó gồm cả các công ty nước ngoài sẽ bắt buộc một cách khách quan các nhà phân tích quân sự bước lên con đường sử dụng các công nghệ máy tính tiêu chuẩn hóa, có tính chất mở, phổ biến nhất, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để xây dựng được một phạm vi rộng rãi các ứng dụng hoàn chỉnh, trong đó có cả loại ứng dụng quân sự thuần túy và khắc nghiệt.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/057.jpg)
Hình 1: Ví dụ về các mô đun tương hợp trong các vai trò khác nhau.

Một trong những tư tưởng NDI đầu tiên đã được công ty Anh Radstone thực hiện khoảng 10 năm trước, đó là một nhà cung cấp lớn các mô-đun cơ bản thiết bị VMEbus cho công nghiệp nói chung và cho các ứng dụng quân sự. Nói theo cách đơn giản hóa, NDI là như sau.
 
• Chính phủ (tức Bộ Quốc phòng) không nhất thiết mỗi lần lại tài trợ từ đầu cho sự phát triển các thành phần mô-đun phần cứng và phần mềm, hơn nữa, công nghệ xây dựng chúng đắt hơn nhiều. Vẫn chỉ là một thành phần ấy, chẳng hạn máy tính đơn tấm (одноплатный компьютер - single-board computer) với một hệ điều hành cụ thể có thể được sử dụng để thực hiện một loạt các đề án khác nhau - từ hệ máy huấn luyện mô phỏng đến điều khiển radar, từ hệ thống sonar đến hệ tự động hóa điều khiển hệ thống phòng không hoặc điều khiển hỏa lực.

• Sự ưu tiên, nhằm giảm chi phí, việc sử dụng các mô đun phần cứng sản xuất hàng loạt được tiêu chuẩn hóa và tương thích hóa, cơ chế chấp hành phù hợp cho việc xây dựng trang thiết bị quân sự.

• Sự tương thích về phần mềm hoàn toàn của các mô-đun thực hiện trong thương mại, công nghiệp và quân sự, cho phép giảm thiểu chi phí của quá trình tạo ra sản phẩm tác chiến cuối cùng nói chung (Hình 1).

Ngày nay, khái niệm NDI đã trở thành cơ sở cho việc hình thành chính sách công nghệ để xây dựng các hệ thống chức năng quân sự hiện đại, được chấp nhận bởi tuyệt đại đa số các nhà thầu lớn khi xây dựng các hệ thống cuối cho các binh quân chủng khác nhau của quân đội nước ngoài. Ví dụ, chỉ một công ty DY4 nhưng phục vụ 80 khách hàng công nghiệp và quân sự lớn các đơn hàng-tích hợp tại 14 quốc gia, còn công ty Tây Đức PEP Modular Computers cung cấp khoảng 25% các thành tố mô-đun VME theo định dạng 3U cho các  nguồn thành phần của nó cho khách hàng quân sự Mỹ và châu Âu, trong tư cách là nhà cung cấp chính thức của NATO. Khái niệm NDI ngày càng được công nhận không chỉ bởi các công ty máy tính chuyên nghiệp thuần túy, mà cả các nhà phân tích của các cơ quan quân sự, chịu trách nhiệm về sự hình thành các chương trình dài hạn và phát động các chính sách công nghệ thích hợp.

Phân loại thiết bị kỹ thuật dùng trong các môi trường khác nhau

Khái niệm NDI ngụ ý tồn tại một sự khác nhau, nếu chúng ta nói về phần cứng, sự chấp hành cơ học của các thành phần mô-đun được sử dụng trong các hệ thống nhúng quân sự. Trong sách vở quân sự chuyên ngành ngày hôm nay có các tên viết tắt phổ biến, cho phép giới thiệu những sự phân loại thích hợp đối với thiết bị kỹ thuật của các thiết kế khác nhau được sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Đối với các mô đun quân sự cơ sở hiện đại, chẳng hạn như các thành tố VME và CompactPCI, khái niệm NDI được diễn ta như sau.

Dòng sản phẩm COTS. "Sẵn sàng sử dụng các mô-đun thương mại» (Commercial Off-The Shelf). Nhiệt độ 0? 70? C. Các module được thực hiện bằng cách sử dụng linh kiện bán dẫn thương mại và thiết kế làm mát đối lưu theo tiêu chuẩn IEEE1101.1. Theo lệ thường, thiết bi kỹ thuật cố định có chức năng trụ cột hoặc dùng trong văn phòng. Có thể sử dụng thiết bị trong các hệ thống di động với sự cải biên thích hợp.

Dòng sản phẩm ROTS. ROTS - «sẵn sàng sử dụng mô-đun có độ tin cậy cao» (Rugged-Off-The Shelf). Nhiệt độ -40? đến +85? C. Các module được thực hiện bằng cách sử dụng linh kiện bán dẫn độ tin cậy cao, được làm mát đối lưu phù hợp với IEEE 1101.1 với việc kim loại hóa bề mặt của bảng mạch và thêm nhiều đặc tính cơ học nghiêm ngặt hơn nữa. Những module này cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng bên ngoài và trong bản thân thiết bị. Một ví dụ về các thành tố mô-đun hiện đại nhất thuộc loại này được thể hiện trong hình 2.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/057_1.jpg)
Hình 2. Máy tính đơn tấm CP302 theo chuẩn CompactPCI trên cơ sở bộ xử lý Intel Pentium III Mobile. Nó được định hướng từ thiết kế đến chế tạo để làm việc trong các điều kiện khai thác khắc nghiệt như trong tiêu chuẩn đề ra, cũng như trong dải nhiệt độ mở rộng hơn.

Dòng sản phẩm MOTS. "Sẵn sàng sử dụng các module cho môi trường quân sự» (Military-Off-The-Shelf). Nhiệt độ danh nghĩa -55? 105?? C. Các mô-đun được thiết kế trù tính làm mát tiếp xúc "trực tiếp" («на корпус») theo IEEE 1101.2. Chúng nổi bật ở các đặc tính cơ học vô cùng nghiêm ngặt. Thông thường, các mô-đun được sử dụng rộng rãi trong bản thân các thiết bị có nhiệm vụ quan trọng cần độ tin cậy rất cao - gồm có các ứng dụng trong hàng không - vũ trụ và xe tăng, trong các hệ thống công nghiệp phức tạp.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Mười Một, 2011, 11:11:01 pm
(tiếp)

Thực tế của chúng ta

Công nghệ máy tính mở quân sự, công nghiệp và thương mại, ngày càng bén rễ vững chắc trên đất Nga. Lý do chính thật đơn giản - các nhà sản xuất trong nước đang ngày càng phải đối mặt với các quy luật thị trường trong việc tạo ra các thế hệ mới của các hệ chuyên dụng cuối cùng, sự cần thiết phải giảm đầu tư trong phát triển các tiêu chuẩn định mức mới trong nội bộ xí nghiệp sản xuất, sự cần thiết xây dựng các tiêu chuẩn mới hiện đại, gồm cả các tiêu chuẩn quốc tế, sự hợp tác để tổ chức sản xuất và bảo trì các thiết bị kỹ thuật mới, sự cần thiết để giảm thời gian đưa thành phẩm ra thị trường.

Thật không may, theo thời gian, việc hiểu sai nguyên tắc của cái gọi là điều kiện "Nga" bởi các nhà sản xuất cụ thể hoặc mong muốn chính đáng làm ra một thiết bị máy tính đặc biệt vừa "rẻ hơn", đồng thời "hiện đại hóa" các kiến trúc đã biết, mà ta có thể nói rằng, thuộc hệ thống mô-đun - xương sống, sẽ dẫn đến tạo ra những môi trường chuyên ngành máy tính không tương thích với bất cứ điều gì. Điều đó có nghĩa là sự phức tạp của hiện đại hóa, sự ít khả năng lựa chọn các thành tố mô-đun phần cứng và phần mềm và "độc quyền", được phản ánh trong giá cả, đặc tính làm việc của nhà sản xuất với tất cả các hậu quả tiêu cực tiếp theo cho người tiêu dùng. Tất cả những điều này, cuối cùng, chắc chắn dẫn đến sự thất thoát tài chính hữu hình. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn luôn luôn bị trừng phạt.

Có thể hoạt động trên thị trường nếu các tiêu chuẩn được đáp ứng không? Dĩ nhiên có. Có thể hưởng lợi từ việc không tuân thủ chúng hay không? Cũng có. Tuy nhiên, xác suất chiến thắng nếu tiêu chuẩn được đáp ứng (đặc biệt là nếu "đấu thủ" không có vốn lưu động như Intel, IBM, Motorola, v.v.) là cao hơn nhiều so với trong trường hợp hưởng lợi khi từ chối các tiêu chuẩn đó.

Công nghệ COTS phần cứng và phần mềm hiện đại - đó là nền tảng thực tế nhất, xung quanh nó ngày nay người ta xây dựng nên tòa nhà công nghệ "kép", có khả năng làm việc hiệu quả trong các hệ thống công nghiệp, truyền thông và các hệ thống thử nghiệm / đào tạo, cũng như trong các ứng dụng quân sự nghiêm ngặt bằng cách sử dụng một công cụ phần mềm duy nhất. Công nghệ COTS - đó là các thành tố cơ bản của phần cứng và phần mềm sản xuất hàng loạt, được thiết kế để tích hợp duy nhất các hệ thống theo đơn đặt hàng có mục tiêu nhất định, cũng như để hoàn tất loạt xê ri sản phẩm riêng của thiết bị có mục tiêu ban đầu.

Đây là công cụ tạo ra hệ thống, một nền tảng công nghệ nào đó, chứ không phải là một hệ thống cuối cùng. Chúng cho phép bạn sử dụng số lượng khổng lồ sẵn có các thành phần phần cứng và phần mềm mua được, khi cần phát triển và sản xuất các module nguyên thủy riêng của mình và chương trình phần mềm đảm bảo, tập trung vào vấn đề quan trọng và tốn kém nhất: thiết bị kỹ thuật hệ thống, quản lý, kỹ thuật, áp dụng và hỗ trợ hệ thống có mục tiêu riêng của mình, phát triển chương trình phần mềm ứng dụng và thực hiện bí quyết công nghệ của mình trong thời gian ngắn nhất có thể. Và đây chính là những yếu tố rất mạnh mẽ, giúp các chuyên gia trong nước xây dựng các hệ thống quân sự có các nhiệm vụ khác nhau nhất.

Thông tin về Tác giả
Alexey Rybakov - chuyên viên công ty RTSoft.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười Một, 2011, 03:16:35 am
(tiếp)

Vấn đề thu tín hiệu của hệ thống thông tin liên lạc với tàu ngầm

Bài của kỹ sư người Italia R.Romero và kỹ sư Phần Lan  V.Lehtoranta (tải lên vlt.it ngày 22/11/1999)

Các tín hiệu hướng tới các tàu ngầm nguyên tử đang bơi trong tư thế ngầm. Mỹ và Nga phát sóng đi trong băng tần số vô cùng thấp ELF (ELF - Extremely low frequency;КНЧ - Крайне низкие частоты: tần số từ 3 - 30Hz, bước sóng 10 000 - 100 000 km; trong thực tế 2 cường quốc này sử dụng băng tần siêu thấp SLF có tần số trong khoảng 30 - 300 Hz, bước sóng 1000 - 10 000 km) tạo ra một mã nhị phân chậm. Hệ thống của Mỹ sử dụng tần số 76 Hz (chiều dài sóng 3656 km, băng tần SLF: tần số siêu thấp - Сверхнизкие (СНЧ)), còn hệ thống của Nga sử dụng tần số 82 Hz (chiều dài sóng 3944,64 km, băng tần SLF: tần số siêu thấp - Сверхнизкие (СНЧ)); công suất năng lượng bức xạ hiệu quả E.R.P. (Effective Radiated Power) là nhỏ, có thể chỉ một vài Watts, nhưng tín hiệu có khả năng thu được trên toàn thế giới. Kiểu thu tin đặc biệt này đòi hỏi có các bộ lọc thông thấp (low-pass filters - Фильтр ни́жних часто́т (ФНЧ)) để tránh quá tải đầu vào với các môi trường khu vực. Tất cả các ảnh phổ tín hiệu trong phần này nhận được với ăng-ten Marconi T và vòng lặp theo phương ngang (2100 m2). Xem chi tiết trong phần TRẠM, GIẤY PHÉP ITU VÀ CÁC DỊCH VỤ DƯỚI 22 kHz, tại mục "76 Hz".

________________________________________

160999-2022
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Capture_09161999_222248.jpg)

Điện trường theo phương đứng và điện trường theo phương ngang. Trong điện trường phân cực đứng, ta có thể nhìn thấy cộng hưởng Schumann (Schumann resonance; mang tên nhà vật lý Đức Winfried Otto Schumann, tìm ra năm 1952). Đồng thời, điện trường theo phương ngang cho thấy các tín hiệu không xác định ở mức 26 và 74 Hz (xem mục "dưới 150 Hz ") và một âm 76 Hz yếu từ hệ thống của quân đội Mỹ (tôi đoán vậy). Ta quan sát thấy rằng những sự phân cực khác nhau cho ra các tín hiệu hoàn toàn khác nhau. Các khu vực được lựa chọn ở phần cao nhất của ảnh phổ bên phải được phân tích trong hình ảnh tiếp theo.

160999-2022
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/210999-2009spettro76Hz.jpg)

Bức ảnh này được tạo ra khi thử nghiệm phần mềm CoolEdit 96 bởi Syntrillium Software. Phiên bản Shareware có sẵn tại http://www.syntrillium.com. Chương trình này không tạo ra biến đổi Fourier nhanh FFT trong thời gian thực, nhưng xử lý các file sóng để đo đạc, tạo các ảnh phổ tín hiệu vô tuyến điện từ (spectrograms) và phổ âm thanh (sonograms). Đường màu tím biểu diễn điện trường theo phương đứng và đường màu xanh biểu diễn điện trường theo phương ngang. Có thể nhìn thấy cộng hưởng Schumann ở 7-14 - 21 Hz trong vết điện trường theo phương thẳng đứng, âm (tiếng ồn) của tàu ngầm tại tần số 76 Hz trong điện trường ngang. Chúng cùng ở mức 10dB dưới mức nhiễu nền theo phương đứng. Tín hiệu tại tần số 85 Hz đến từ màn hình máy tính.

121099-1250
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/121099-1250h.jpg)

Điện trường theo phương ngang, nhận được với (anten) vòng lặp theo phương ngang. Trong phần cao của ảnh phổ, tín hiệu âm 82 Hz yếu nhưng rõ ràng, xuất hiện trong mã nhị phân một thời gian ngắn. Nó có lẽ có nguồn gốc Nga.
Bất kỳ thông tin nào về tín hiệu này (vị trí, công suất, loại điều chế ...) đều được hoan nghênh!
 ________________________________________

Cám ơn Väinö Lehtoranta, OH2LX, Phần Lan. Ông đã viết một bài báo về ELF trên tạp chí SHRS (trong ngôn ngữ Phần Lan). Đây là đóng góp của ông ấy, về các trạm "lắng nghe" tàu ngầm. Các hình ảnh này rất thú vị.

Hình ảnh này cho thấy sơ đồ truyền dẫn trong băng tần ELF: trạm phát, sự truyền tín hiệu và kỹ thuật thu nhận trong tàu ngầm đang ở tư thế lặn.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/subtxf.jpg)

Hình ảnh này, ở kích thước đầy đủ rất rõ ràng, cho thấy tất cả các hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng trong tàu ngầm. Các băng tần VLF và ELF chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ các tuyến thông tin liên lạc đến và đi từ các tàu ngầm. Các căn cứ mặt đất, các trạm trên không trung và vệ tinh đều tham gia vào quá trình liên lạc.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/subcomf.jpg)

Bức ảnh này trình bày một sự cài đặt đặc trưng của trạm liên lạc sóng ELF với tàu ngầm, giữa các bang Michigan và Wisconsin. Hai trạm lắp đặt cách nhau 148 dặm (238 km). Tín hiệu vô tuyến được tạo ra tại điểm trung tâm giữa hai trạm.
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/subWMTFf.jpg)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3d/Clam_Lake_ELF.jpg/750px-Clam_Lake_ELF.jpg)
Ảnh chụp từ trên không trạm vô tuyến tần số vô cùng thấp ELF của Hải quân Mỹ tại CLAM LAKE, WISCONSIN (WI) UNITED STATES OF AMERICA (USA). Date of Shot: 1 Feb 1982 (ru.viki).

(nguồn vlf.it - của hội chơi vô tuyến điện tài tử - Amateur Radio)
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 09:26:16 am
(tiếp)

Các trạm vô tuyến, giấy phép ITU và các dịch vụ dưới 22 kHz

Danh sách dưới đây là tổng hợp dữ liệu về các trạm và các dịch vụ hoạt động ở tần số dưới 22 kHz. Giới hạn tần số này là của card SoundBlaster hoạt động ở tần số lấy mẫu 44.1 kHz, vậy nên việc giám sát phần phổ này là không đắt và chỉ đòi hỏi việc kết nối trực tiếp anten tới đầu vào S/B - không có bộ thu nào hết!
________________________________________

Danh sách rút gọn có thể tìm thấy ở http://moondog.astro.louisville.edu/flares/stations.html.
Sự đóng góp phù hợp nhất là từ Rick Warnett, người thu thập được các cuộc nghe cá nhân và dữ liệu từ các nguồn khác, bao gồm cả LWCA (Longwave Club of America). Cám ơn Rick đã cho phép xuất bản dữ liệu của mình ở đây. Các ghi chú dài và các báo cáo s / n là lấy từ ông. Tín hiệu được đánh dấu bằng -mb đã được kiểm tra bởi Marco Bruno, IK1ODO (Amateur Radio QTH locator), từ Torino, Italy.
Tín hiệu đánh dấu bằng DG4BAS được kiểm tra bởi Manfred Kerckhoff, DG4BAS, từ Bremen, Đức.
Paul Hawkins là G4KHU.
Klaus Betke là DL4BBL.
Danh sách này là dự kiến Bất kỳ bổ sung, chỉnh sửa nào đều được chào đón. Dữ liệu đến từ các nguồn khác nhau và qua kiểm tra chéo đôi khi hơi lộn xộn.

Những màu sắc hiển thị tần số trong một danh sách đại diện cho các băng tần được dẫn ra dưới đây (về bản chất không khác nhau, nhưng tên gọi thì khác quy định của ITU một chút).

VLF    Very Low Frequency    3 kHz    30 kHz
VF    Voice Frequency    300 Hz    3 kHz
ELF    Extremely low Frequency    30 Hz    300 Hz
ULF    Ultra Low Frequency    3 Hz    30 Hz

21,4 kHz
Tín hiệu gọi NPM (Call sign NPM), trạm Lualualei ở Hawaii - trạm của Hải quân Mỹ (USN station). Băng thông nghe được MSK (minimum-shift keying (MSK) - частотная модуляция с минимальным сдвигом) - Lowdown 2/99- 566kW ERP
12/7/98 1334, 4T untuned loop-95dbm noise floor (mức sàn tiếng ồn) @ 23K <-110dbm tỷ số S / N> 15dB
28/8/98 2116, V40 L202 350Hz -400-87dbm.

(http://wikimapia.org/p/00/00/09/39/16_big.jpg)
Cột anten trạm liên lạc sóng VLF với tàu ngầm của Hải quân Mỹ tại (Toạ độ: 21°25'13"N   158°9'14"W) thung lũng Lualualei, đảo O'ahu, quần đảo Hawaii.

21,1 kHz
Tín hiệu gọi 3SB, trạm Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc. (Toạ độ: 39°56'43"N   113°15'7"E)
28/12/95 0540, HF1000 LW7 CW (continuous wave) 200Hz -400-65dBm, kêu như máy fax!
21/4/96 2208, CW nghe được tới -80, khoảng 10 wpm.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/ad/Pi-by-O-QPSK_Gray_Coded.svg/575px-Pi-by-O-QPSK_Gray_Coded.svg.png)
Sự thay đổi ánh xạ trong điều chế pha liên tục (CPM - Continuous phase modulation).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4f/MSK_modulation.gif)
(http://www.dsplib.ru/content/gmsk/gmsk/GMSK_html_m393e9e7.gif)
Một ví dụ về điều tần với độ di tần π/2 .

20.9 kHz
unid (không định danh được) – 11/9/99, msk 50 Bd (-mb-)
________________________________________
20.6 kHz
3SB, xem thêm mục 19.5 KHz. Longwave ID định danh là 3SA chỉ vào dịp 2/99.
UTR3/UQC3, không có thông tin gần đây, xem mục 25.0 KHz
RAB99, RHJ77 và RHJ66, trạm của người Ngatại Khabarovsk, Arkhangelsk và Bishkek (Kirghizii). Số liệu từ Longwave 2/99. (Longwave Club of America).
23/7/99 2131, V40 L202 CW 500Hz cần tách các tín hiệu RTTY (Radioteletype) -86dbm.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/bd/Samuel_Morse_plaque.jpg/800px-Samuel_Morse_plaque.jpg)
Biển kỷ niệm Samuel Morse, cha đẻ mã Morse. Old Post Office Bldg, 7th Sts between F and G NW, Washington D.C.
________________________________________
20.5 kHz
3SA/3SB căn cứ hải quân Đại Đồng (Datong), Trung Quốc.
________________________________________
20.3 kHz
ICV, Tavolara, ITALY, 20kW ERP (or 100kW?).
Oct./99 1015 nhận được bởi DG4BAS trong dạng msk (minimum-shift keying)
________________________________________

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 07:17:35 pm
(tiếp)

19.8 kHz
NSW, Harold E. Holt, Australia, 1MW ERP
Không định danh được! Longwave 5/98 100Hz 200 baud RTTY.
Longwave Tháng Hai 99 cho rằng đó là North West Cape (ở miền Tây Úc, tại đây có một trạm truyền tin dải tần VLF của hải quân Úc phục vụ các tàu mặt nước và tàu ngầm của hải quân Mỹ và Úc trong phạm vi Tây Thái Bình Dương và Đông Ấn Độ Dương)?
NWC được định danh bởi Longwave SWL tại Nhật Bản - 8/98
23/9/95 2329, HF1000 LW7 CW 100Hz -800Hz offset S4, fax?
28/8/98 2113, V40 L202 500Hz -60dbm. Noise floor -91dbm. S:N 31db
27/2/99 1553, V40 VLF CW 500Hz -500 -68dbm.
23/7/99 2134, V40 L202 CW 500Hz -66dbm, noise -90dbm S:N 24db
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d1/Harold_E_Holt_Naval_Base.jpg/800px-Harold_E_Holt_Naval_Base.jpg)
Trạm truyền tin sóng rất dài VLF Harol.E.Holt tại bán đảo North West Cape, Australia. Đây hiện là trạm VLF công suất 1MW lớn nhất bán cầu Nam.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/d/d1/NAVELEX0101-113%2CFig3-14.png)
Sơ đồ các tháp vô tuyến (radio tower) tại VLF station Harol.E.Holt.
________________________________________
19.6 kHz
GBZ, Criggons, UK, 30kW ERP. MSK, 50 Bd
Tháng 10/99 2030 nhận được bởi DG4BAS trong dạng msk
________________________________________
19.4 kHz
UGE, Arkhanghelsk, Nga, 105kW OP
________________________________________
19.0 kHz
GQD, Anthorn, Vương quốc Anh, 25kW ERP
________________________________________
18.5 kHz
Rhauderfehn, Đức, 500kW ERP
________________________________________
18.2 kHz

VTX3 là trạm truyền tải của hải quân Ấn Độ. Hoạt động tại Vijananarayanam. Nghe được nó từ Mỹ và Anh.
23/7/95 1832, HF1000 CW 200Hz LW7 S2. CW nghe được lần nữa, ghi lại bằng công cụ PL, khẳng định định danh gọi callsign VTX3 và lưu thông một loạt các chữ số và các ký tự alpha. Ngừng với ký tự II. Một loạt các định danh trạm, các ký tự v và II sau một quãng ngừng. Tín hiệu lên tới mức S2 vài lần rồi mất.
27/6/99 1925z, tín hiệu VTX3 nghe được từ 19.30, mã Morse chuẩn. V40 CW 100Hz BW -550 Hz -90dbm cộng hưởng.
11/7/99 2059z, VTX3 V40 CW 600Hz cộng hưởng -86dbm
23/7/99 2137z, VTX3 V40 l202 CW 500Hz truyền Morse -87dbm
11/7/99 1530z, VVV DE VTX3 và tfc (telefax communication), sau đó là RTTY -mb-
Oct./99  1021 nhận được bởi DG4BAS trong dạng msk
________________________________________
18.1 kHz
UFQE, Matotchkinchar, Nga, 100kW OP rtty 50 hz shift (dịch tần)
Oct./99 1309 nhận bởi DG4BAS trong dạng cw (continous wave)
________________________________________

17.2 kHz
17.2 KHZ SAQ đặt địa điểm tại Grimeton Thụy Điển. Máy phát xoay chiều Alexanderson được chế tạo bởi công ty GE của Mỹ và thiết kế bởi tiến sỹ Alexanderson tại Thụy Điển. Trạm Grimeton dùng để nối Thụy Điển với Mỹ và chính thức khai trương bởi NhàVua Thụy Điển vào ngày 2 tháng 7 năm 1925 - G4KHU-.
Nó vẫn chạy hàng năm – xem tại http://www.telemuseum.se/grimeton/Grimeen.HTML.  Ký hiệu tiếng gọi cũ (Old call) là SAQ và nó nguyên thủy hoạt động ở tần số 16.7KHz để liên lạc điện tín tới Hoa Kỳ và 16 địa điểm khác trên nước Mỹ và thế giới.
7/98 Các báo cáo dạng text được gửi tới tạp chí Longwave. Không nghe thấy tại nhiều bang nước Mỹ nhưng nghe được nhiều ở châu Âu dù nhiễu cũng là vấn đề lớn. Bây giờ là di sản quốc gia. Thao tác viên thông báo rằng khi có mưa trong ngày phát sóng, vấn đề tinh chỉnh trở nên khó khăn, bởi nó đã được cài sẵn trước chế độ khi trời khô ráo.

 (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/dc/Alexanderson_Alternator.jpg/800px-Alexanderson_Alternator.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c0/Grimeton_VLF_transmitter_2004.jpg/758px-Grimeton_VLF_transmitter_2004.jpg)
Trạm VLF Grimeton chụp ngày 15.7.2004. Tại đây có máy phát xoay chiều phát minh từ 1904 (ảnh trên) bởi Ernst Alexanderson vẫn còn làm việc được, vốn được dùng để phát dòng xoay chiều tới 100 kHz và sử dụng như một máy phát vô tuyến (radio transmitter.), đó là một trong những máy phát có khả năng phát sóng radio liên tục phục vụ điều biên sóng radio (phát thanh), được sử dụng đến những năm 192x như đài phát radio đầu tiên, cho đến khi được thay bằng đèn điện tử phát xạ chân không (vacuum tube, electron tube). Từ 1960 đến 1996 trạm phục vụ lực lượng tàu ngầm hải quân Thụy Điển. Hiện nay nơi đây được UNESCO xếp vào danh sách di sản thế giới.
________________________________________
17.0 kHz
VTX2: Trạm Vishayanarayanam hải quân Ấn Độ, cuối tháng 10 năm 2000, CW đã đánh dấu kiểm  (bởi Trond Jacobsen)
________________________________________
16.8 kHz
FTA, St.Assise, Pháp, 23kW ERP
________________________________________
16.4 kHz
JXN, Noviken, Na Uy, 45kW ERP
________________________________________
16.3 kHz
VTX1: Trạm Vishayanarayanam hải quân Ấn Độ, 01/11/2000 08:20 UTC, CW maker (by DL4BBL)
________________________________________
16.0 kHz
GBR, Rugby, Vương quốc Anh, 45Kw ERP. Trạm của Hải quân Hoàng gia Anh, mã MSK. Tần số thực trung tâm là 15.980 kHz (-mb-)
________________________________________
15.1 kHz
Bombay, India
HWU, Rosnay, Pháp, 400kW ERP
________________________________________
15.0 kHz

UIK, Vladivostok, Nga, 100kW OP
________________________________________

14.881 kHz
Alpha, hệ thống dẫn đường vô tuyến USSR. Ba trạm trải ra trên lãnh thổ USSR cũ. Không phải lúc nào cũng phát hiện thấy. Được liệt kê tháng 5 năm 98 bởi Longwave với tần số 14.881KHz
26/7/96 2132, HF1000 LW8 SAM 4K một loạt các âm sau mỗi khoảng 10s, có thể là băng dưới (LSB) của băng thông (passband) gồm cả các âm OMEGA trên các tần số 13.6, 13.1, 13 và 12.9KHz. Khi tần số CW là 500Hz -400 .5s âm sau mỗi 3.5s nghe lại được.
18/6/97 2100, sử dụng Spectra-Plus để phân tích quãng cách âm (tone spacing) và độ dài. Có ba xung âm (tone pulses) tại khoảng lặng 3.6 s với ký tự a .6 s quảng cách xung (inter-pulse spacing). Thiết lập HF1000 hoàn thành trên mức và tín hiệu vào khoảng -97dbm.
10/99 2030 thường xuyên nhận được bởi DG4BAS
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fd/Am-sidebands.png)
Lower sideband (LSB) và upper sideband (USB).
________________________________________
14.6 kHz
UVA, Batumi, Nga, 100kW OP
________________________________________
12.649 kHz
Alpha. Krasnodar, USSR 500KW. Komosomol'sk na Amure USSR 500KW. Novosibirk, USSR 500KW.
2/99 đưa vào danh sách Lowdown như định danh căn cứ hải quân. Novosibirisk. 27/2/99 1547, V40 VLF CW không nghe thấy gì.
Oct./99 2030 thường xuyên nhận được bởi DG4BAS
________________________________________
11.905 kHz
Alpha, Krasnodar, USSR 500KW. Komosomol'sk na Amure, USSR 500KW. Novosibirsk, USSR 500KW.
2/99 đưa vào danh sách Lowdown như định danh căn cứ hải quân. Komosomolkamur.
27/2/99 1546, VLF V40 không nghe thấy gì.
Oct./99 2030 thường xuyên nhận được bởi DG4BAS
________________________________________
9.999 KHz
Các tần số dưới giới hạn này là KHÔNG CẤP PHÁT bởi International Telecommunications Union. Việc phát xạ mà sinh ra các sản phẩm điều chế tần số dưới 10KHz phải được ITU phê chuẩn.
________________________________________
8.999 kHz
Không có bình luận của ITU hay ghi chú áp dụng dưới tần số này. Không có giới hạn thực hiện cho hoạt động trên tần số này.
________________________________________
1280 Hz
Test được thực hiện tại Kaford, Na Uy năm 1979/80. ERP là 29W.
________________________________________
1200 Hz
MIDAC là hệ thống được sử dụng bởi các nhà hang động học để liên lạc với trên mặt đất. CW được sử dụng xuống tới độ sâu 1200' (feet) dưới mặt đất.
________________________________________

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 08:52:55 pm
(tiếp)

1025 Hz
Tín hiệu nhị phân trên các trạm điện chính, để thay đổi tỷ lệ tính toán trong các máy tính tiền ở gia đình (ví dụ thường được dùng ở Thụy Sỹ).
Kiểu điều chế OOK (On-off keying (OOK)).
________________________________________
983 Hz

Pha vô tuyến sóng ULF dùng cho mục đích thử nghiệm tại Hoa Kỳ. John Wright chạy chương trình này từ Durant Oklahoma khi được yêu cầu.
Tín hiệu gọi định danh là "R"
________________________________________
874 Hz
Tần số liên quan đến thủ tục BREAK-IN khi đề cập một cuộc thám hiểm hang động dưới lòng đất. Không có chi tiết nào nói về thiết bị hay nhà sản xuất được đưa ra. Đã đưa vào trang VLF.
________________________________________
470 Hz
Tín hiệu nhị phân trên các trạm điện chính, để thay đổi tỷ lệ tính toán trong các máy tính tiền ở gia đình, giống như mục 1025 Hz
________________________________________

76 Hz
SANGUINE hay Project ELF. Mạng liên lạc tàu ngầm hải quân Mỹ, ban đầu thử nghiệm nhưng hoạt động (chính thức) vào năm 1993 theo các báo cáo mới nhất. Hiện nay có hai hệ thống máy phát, cả hai phải hoạt động để đảm bảo vùng phủ sóng trên toàn thế giới. Cả hai đều có các dây dẫn dài phát xạ (long wire radiators - chiều dài dây khoảng 20 dặm và ở độ cao 20-30 feet so với mặt đất). Bây giờ đã là một hệ thống thiết lập xong hoàn chỉnh - xem: http://www.fas.org/man/dod-101/navy/docs/scmp/part07.htm

Các máy phát 76 Hz bình thường giới hạn trong loại các máy phát băng tần hẹp công suất cực lớn, với hiệu quả ăng-ten thấp một cách rõ ràng. Có ba trạm trên toàn thế giới, một được đặt tại Maine, nhưng đã chuyển tới Michigan. Trạm thứ hai ở Puerto Rico (chấm dứt nhiệm vụ < 1997) và thứ ba ở Panama (chấm dứt nhiệm vụ <1998). Một trạm đang hoạt động toàn thời gian, những trạm khác đang nghỉ trong chế độ chờ hoặc bảo trì. Greg (VGC) đã làm việc tại trạm phát Maine một thời gian, "bạn có thể đi bộ xuyên qua các cuộn dây tải với một người khác trên lưng của bạn" tức là cuộn dây có đường kính 10 foot. Trạm phát Maine đã di chuyển và hiện tại nó đặt tại rừng quốc gia sông Escanaba trên phần bán đảo phía trên của bang Michigan. Một ăng ten dài 56 dặm, được gắn trên các đỉnh cột cao 55 ' (feet). Địa điểm thứ hai tại Clam Lake, Wisconsin có anten dài 28 dặm. GTE là nhà thầu. Các máy phát được chế tạo bởi Continental Electronics. Không có máy thu nào tại các địa điểm đó. Các bản tin có thể được gửi đến các tàu ngầm đang ở độ sâu 300-400 feet dưới mặt nước biển. Tốc độ truyền dữ liệu là rất thấp, nhưng điều này không có vấn đề gì khi hệ thống chỉ nhằm mục đích gửi bản tin "đến được" tàu ngầm nhận tín hiệu truyền qua sóng VLF. Công suất được trích dẫn bởi Longwave là 6W, nhưng điều này cũng có thể sai. Tần số kiểm tra thay thế là 45Hz.

(http://www.fas.org/man/dod-101/navy/docs/scmp/b-1.gif)

________________________________________
75 Hz
Được dùng trong các thử nghiệm của Hoa Kỳ thập niên 1970. Được thay thế bởi tần số 76Hz. Xem thêm mục 45Hz.
________________________________________
70 Hz
Liên lạc với tàu ngầm
________________________________________
60 Hz  
Dùng cho ngành điện (Bắc Mỹ và các quốc gia khác)
________________________________________
50 Hz
Dùng cho ngành điện (Châu Âu)
________________________________________

50 Hz - 7.04 kHz
Dải tần số thu phát bởi phi vụ tàu con thoi Space Shuttle mission STS-45 giữa tháng 3 năm 1992. Một máy gia tốc hạt chùm tia sẽ trực tiếp bơm năng lượng điện từ vào giữa tầng điện ly (ionosphere). Năng lượng đó sẽ truyền xuống, được xử lý và dẫn hướng bởi trường điện từ của trái đất. Nó có thể nhận được bằng các trạm mặt đất đang dùng các máy thu tần số ELF. Chi tiết về một trạm máy thu được xây dựng có trong tạp chí "73" tháng 12 năm 92.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/72/Sts-45-patch.png/201px-Sts-45-patch.png)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7a/Sts-45_crew.jpg/744px-Sts-45_crew.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0d/STS045_Landing1.jpg)
Biểu tượng của phi vụ. Đội bay. Atlantis hạ cánh (bánh chủ tiếp đất) hoàn thành phi vụ lúc 6:23:06 am (Eastern Standard Time (EST)) trong sương sớm Florida ngày 2 tháng 4 năm 1992 tại đường băng bê tông số 33 Trung tâm vũ trụ Kennedy (en.wiki).
________________________________________

PS: 1 foot = 30,48 cm
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 11:57:30 pm
(tiếp)

45 Hz
Tần số test của hải quân phục vụ liên lạc với tàu ngầm từ các địa điểm trên đất Mỹ. Nhưngz năm đầu thập niên 1970 các test thường sử dụng tần số 45 hoặc 75 Hz và thực hiện tại Clam Lake Wisconsin và Cộng hòa MI = Michigan/Minnesota. Kể từ đó các test này được chuyển sang tần số 76Hz theo khuyến cáo của Hải quân. Các anten được coi một cách gián tiếp như là "chôn ngầm dưới đất" thực ra là các vòng lặp kín rất lớn, trông giống các dãy dây tải điện dài nhiều dặm với 1, 2, hoặc 3 kim thu lôi trên các cột gỗ. Các thí nghiệm kiểm tra này đã bị công chúng phản đối ở Clam lake. Gọi tắt là "Project ELF" các phương pháp điều chế lạ nhất đã được HAARP (High Frequency Active Auroral Research Program - Chương trình nghiên cứu cực quang gồm phân tích, điều tra nghiên cứu tiềm năng để phát triển các phương pháp liên lạc và khảo sát sử dụng tầng ion hóa này; chương trình thực hiện với sự phối hợp tài trợ của KQ và HQ Mỹ, Đại học Tổng hợp Alaska và Cơ quan quản lý các đề án nghiên cứu tiên tiến Bộ QP Mỹ (DARPA)) cố gắng thử nghiệm nhằm tạo vòng lặp quanh cực trong tầng điện ly. Chưa hiệu quả (năm 99), nhưng có thể phát hiện thấy tại mặt đất.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/f/f0/AuroraAustralisPaulMoss.JPG)
Hiện tượng cực quang nam bán cầu (aurora aurealis) quan sát và ghi lại được ở New Zealand ngày 29 tháng 11 năm 1994 từ điểm cực nam Bluff tại đảo Nam New Zealand.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/aa/Polarlicht_2.jpg/800px-Polarlicht_2.jpg)
Hiện tượng cực quang bắc bán cầu (aurora borealis) quan sát và ghi lại được ở Hồ Gấu, căn cứ không quân Mỹ Eielson Air Force Base, Alaska, ngày 1 tháng 2 năm 2007 (en.wiki).
________________________________________
16.6667 Hz
Tần số năng lượng điện ngành đường sắt (Na Uy). Cũng còn gọi là tần số công nghiệp (‘industrial frequency’).
________________________________________
13 Hz
Cộng hưởng Schumann thứ hai
________________________________________
10 Hz
Bức xạ từ trạm MIR của Nga, chương trình INSPIRE Project của EU
________________________________________
7 Hz
Cộng hưởng Schumann thứ nhất đối với lỗ hổng tầng ion của trái đất. Mức tín hiệu đỉnh cũng tìm thấy tại vài sóng hài (harmonics), nhưng các sóng hài (bậc) cao hơn bị che lấp bởi nền nhiễu ngẫu nhiên.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/22/Schumann_resonance_01.gif)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d5/Schumann_resonance_spectrum.gif)
Dao động điện từ tần số vô cùng thấp trong khoang cộng hưởng giữa bề mặt Trái Đất và tầng điện ly (cộng hưởng Schumann). Dạng phổ tiêu biểu của các dao động điện từ tần số vô cùng thấp với cộng hưởng Schumannn, các tần số sóng hài ghi màu xanh lam. Cộng hưởng bùng nổ ở tần số 50 Hz có cơ sở bởi các dao động tần số điện công nghiệp. Lân cận tần số bằng không, sự tăng nhanh của đường đặc tính gây ra bởi các dòng chảy chậm chạp trong từ quyển của Trái Đất.
________________________________________


1 Hz
Các tần số trong dải này có thể chỉ liên quan đến các cơn động đất và địa chấn. Sự gia tăng thông lượng sub-Hertz báo trước những trận động đất lớn và từ 1991 được theo dõi chặt chẽ tại California với tư cách hệ thống cảnh báo sớm đối với hoạt động sai lầm có thể có của (trung tâm) San Andreas. Các "Anten" dài nhiều dặm được đặt ngay trên mặt đất và các tín hiệu được chuyển giao lại điểm trung tâm bằng đường cáp quang để phân tích.

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 10:23:36 pm
(tiếp)

ZEVS, MÁY PHÁT TẦN SỐ ELF 82 Hz CỦA NGA
Một hệ thống-truyền phát tần số vô cùng thấp sử dụng sóng dài thực sự

Bài viết của Trond Jacobsen tại phòng thí nghiệm ALFLAB, Halden, Na Uy
________________________________________
TẠI SAO SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ CÙNG THẤP NHƯ VẬY ĐỂ LIÊN LẠC VỚI TÀU NGẦM?
  
Lý do chính của việc này là tín hiệu tần số vô cùng thấp có khả năng xâm nhập sâu xuống dưới bề mặt đại dương. Các tần số ELF sẽ không chỉ thâm nhập sâu vào trong nước, mà còn thâm nhập qua lớp băng dày trên biển, khiến cho các tàu ngầm có thể nhận được các mệnh lệnh khi chúng đang đi qua dưới miền cực đóng băng của địa cầu.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image002-1.jpg)

Dưới các đại dương ở độ sâu thường là dưới 300 mét có cả một hạm đội tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân, từ cả hai phía đông và tây, chơi trò chơi trốn tìm với nhau và giám sát quốc gia "kẻ thù" tương ứng bằng các thiết bị tinh vi.

Tàu ngầm hạt nhân có thể chạy ở độ sâu này trong nhiều tuần, mà không cần phải nhô lên mặt biển lấy không khí trong lành hoặc vì các nhu cầu tiếp tế khác.

Vấn đề chính là để có được thông tin về những gì đang xảy ra từ trên mặt biển cho đến tận tàu ngầm. Trong vùng biển nơi tàu ngầm tuần tra một cách thường xuyên, có nhiều khả năng một số trạm cố định gần đáy phục vụ liên lạc thủy âm. Hệ thống này liên kết các tàu ngầm với các điểm chuyển tiếp tín hiệu vô tuyến ven biển. Liên lạc thủy âm dưới nước là khá hiệu quả đối với các hành động chiến thuật chung của tàu ngầm này với các tàu ngầm khác và / hoặc tàu mặt nước.
Như một hệ thống liên lạc qua âm thanh dưới nước, nó được thiết kế cho hoạt động trong khoảng cách tương đối ngắn, khoảng 10-30 km, các vấn đề sẽ phát sinh khi tàu ngầm hoạt động ngoài các khu vực bình thường, xa vùng lãnh hải hẹp được bảo vệ bởi hệ thống quốc phòng và được phủ sóng bởi hệ thống thông tin liên lạc.

Ra tới vùng không có người chủ tại vùng biển quốc tế, phương tiện liên lạc duy nhất với các tàu ngầm là sử dụng đài phát trong phạm vi tần số VLF hoặc ELF. Khả năng tín hiệu vô tuyến thâm nhập vào sâu trong nước phụ thuộc tần số và độ mặn của nước. Ở giữa Đại Tây Dương, với độ mặn 3,2%, một tín hiệu VLF sẽ thâm nhập xuống độ sâu 10-20 mét, vừa vặn với độ sâu kính tiềm vọng của các tàu ngầm hiện đại cỡ lớn.

Tại các khu vực có độ mặn ít hơn, chẳng hạn biển Địa Trung Hải hoặc trong vùng nước lợ của biển Baltic, cùng một tín hiệu nhưng có thể nhận được ở độ sâu hơn 40 mét. Đối với các tàu ngầm hoạt động sâu hơn, chỉ có giải pháp duy nhất để liên lạc một chiều với trên mặt biển là sử dụng sóng vô tuyến dải tần ELF, dải tần số vô cùng thấp, dưới 3 kHz. Ngày nay, cả Hải quân Nga và Hải quân Hoa Kỳ đều đang vận hành các máy phát tần số ELF có khả năng liên lạc với tàu ngầm của mình ở tốc độ và chiều sâu hoạt động của chúng.
________________________________________

VỊ TRÍ CỦA ZEVS
Trạm phát Zevs tần số ELF của Nga, nằm ở phía tây bắc Murmansk tọa độ - 69 ° N 33 ° E, tại bán đảo Kola miền tây bắc Nga.


(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image004-1.jpg)

Trong khu vực Murmansk trên bán đảo Kola có cảng nhà của Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga và nhiều công trình quân sự khác, như Trung tâm chỉ huy không quân vùng Bắc Cực của Nga hoạt động tại sân bay Olegonorsk. Người ta cho rằng các máy bay Tu-142 MR (Bear J) "đài tiếp sóng" trên không đóng tại sân bay này, cùng với ZEVS và các máy phát tần số VLF RDL 18,1 / 21,10 kHz làm thành xương sống của đường thông tin liên lạc dải tần ELF / VLF giữa Trung tâm chỉ huy tại điện Kremlin với lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga.

Xây dựng và vận hành một trạm phát tần số ELF không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và cũng không phải nhiệm vụ có giá rẻ về cả kinh tế và kỹ thuật. Các hệ thống ăng-ten cần rất nhiều không gian và đài phát đòi hỏi một nhà máy điện cho riêng nó, còn các điều kiện địa chất tại nơi đặt ăng-ten phải được kiểm tra ngặt nghèo trước khi việc xây dựng bắt đầu.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image006-1.jpg)

Quy tắc số một đối với hoạt động của một trạm phát dẫn sóng ELF thành công như Zevs và cơ sở tương ứng của Mỹ hoạt động ở tần số 76 Hz từ trạm truyền phát dual-antenna WMT (Wisconsin Transmitter Facility) và MTF (Michigan Transmitter Facility), đó là độ dẫn điện của mặt đất rất thấp. Đây là một tính năng cần thiết, đặc biệt với nền đất đặt máy phát ELF, trái ngược với tất cả các loại thiết bị phát sóng vô tuyến điện khác, cần mặt bằng nền tốt để kết nối cho ăng-ten. Một vị trí thích hợp cho một máy phát sóng ELF sẽ có được trong những khu vực không có gì hơn ngoài một lớp khá mỏng, chỉ có một vài mét cát, sỏi moréne, phủ lớp đá gốc (baserock) như đá granit hóa thành (đá macma núi lửa - igneous granite) và gơnai dạng biến chất (metamorphic gneiss - đá phiến ma). Khu vực tìm kiếm là những tàn tích của các vành đai núi rất cổ của thời kỳ Tiền Cambri (Precambrian), được tìm thấy gần bề mặt của trái đất.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/World_geologic_provinces.jpg)
Phân vùng địa chất trái đất, bản đồ của Hội địa chất Hoa Kỳ USGS.

Tại Canada và miền Bắc Hoa Kỳ có cùng đặc điểm (địa chất) của lớp mộc Canadien, còn được gọi tên là lớp mộc Laurentian, bao trùm một diện tích 4790000 km ², phần rìa lớp mộc phía Nam hiện hữu tại phía bắc Michigan và Wisconsin. Một vị trí thích hợp khác ở Mỹ là Adirondacks ở New York. Trong (lục địa) Europa có những địa điểm tương tự như vậy, thích hợp để đặt các trạm máy phát sóng ELF, được tìm thấy trong các khu vực bao quanh bởi biển Baltic và mộc Caledonian. Giống như các nước vùng bán đảo Scandinavia, các phần hiện hữu này của vùng lõi lục địa châu Âu có thể dễ dàng tìm thấy ở phía tây nước Nga, trên bán đảo Kola. Các địa điểm khác phù hợp làm nền đặt các ăng-ten phát sóng ELF là những quốc gia có các tàn dư địa chất thời đã qua lâu, các dãy núi thời Tiền Cambri đã bị xói mòn, như ở Scotland.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image008-1.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/620px-Geo_map_Balt_shield1.png)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/770px-Canada_geological_map.jpg)
Phân vùng địa chất lớp mộc Caledonian (hay Baltic) và mộc Canadian (hay Laurentian).

Khu vực GlenGarry Forrest ở Scotland đã được dự định làm địa điểm để cho máy phát sóng ELF tần số 72 Hz của Hải quân Hoàng gia Anh hoạt động, nhằm thông tin liên lạc với các tàu ngầm Trident. Đề án này đã được thử nghiệm, nhưng giá chi phí so với hiệu quả quá cao và sau một cuộc tranh luận chính trị thì đài thông tin sóng ELF GlenGarry đã trở thành lịch sử.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 11:16:43 am
(tiếp)

TẦN SỐ TRUYỀN VÔ CÙNG THẤP

Với một tín hiệu được truyền tải có tần số thấp như 82 Hz hoặc 0,000082 MHz (tương đương với chiều dài sóng 3.658.536,5 mét hoặc 3.658,5 km), chúng ta đang nói đến longwaves thực sự. Tại tần số hoạt động quân sự của Zevs, bước sóng lớn hơn ¼ đường kính trái đất. Nếu bạn nghĩ rằng sân sau của bạn là quá nhỏ đối với một ăng-ten - dipol (anten lưỡng cực) nửa bước sóng tại băng sóng radio 80 m, hãy thử tưởng tượng dipol-ăng ten nửa bước sóng ở tần số thấp như 82 Hz sẽ ra sao. Tại tần số vô cùng thấp này, dipol ăng-ten nửa bước sóng, sẽ cần phải có độ dài 1829,25 km, dài hơn cả khoảng cách Moscow-Berlin, London-Napoli tại châu Âu. Và dipol 82 Hz sẽ cần phải dài hơn cả khoảng cách giữa Miami-St.Louis hoặc New York-New Orleans ở Bắc Mỹ. Ngay cả khoảng cách giữa đài vô tuyến nghiệp dư QTH của Renato tại Cumiana - Ý và đài của tôi ở đây, tại Halden - Na Uy, cũng chỉ gần 1660 km, ngắn hơn một nửa dipol sóng 82 Hz.

Nhưng may mắn cho các nhà thiết kế trạm phát sóng ELF Zevs, không cần phải thiết kế và xây dựng ăng-ten khổng lồ giống như các ăng-ten dipol cực lớn trên lý thuyết, để có được một tín hiệu hữu ích từ địa điểm truyền phát ở cao trên vùng vòng tròn Bắc Cực gần Murmansk.gửi tới các tàu ngầm của Nga đang lặn sâu bên dưới những lớp sóng đại dương. Giải pháp cho vấn đề ăng-ten khổng lồ sóng tần số ELF này, trên thực tế, lại nằm ngay dưới chân bạn.
________________________________________
TRẠM TRUYỀN PHÁT TÍN HIỆU TRÊN BÁN ĐẢO KOLA

(Tín hiệu) của đài phát Zevs sóng ELF của Nga, trong thời gian đầu những năm 199x đã được phát hiện trên toàn cầu, bởi một số hệ thống đo tiếng ồn vô tuyến do Đại học Stanford vận hành. Các tín hiệu 82 Hz thậm chí còn nhận được tại một căn cứ ở Arrival Height Nam Cực (78 ° S 167 ° W).

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/NGilbert067.jpg) (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/BAH138.jpg) (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/BAH18.jpg) (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/BAH78.jpg)
Trạm Arrival Heights của New Zealand tại Nam Cực (Antartica), ảnh chụp năm 2007.

Vào thời điểm đó đã có không có các thông tin khả dĩ về các đài phát sóng ELF khác, ngoài hệ thống của Mỹ ở tần số 76 Hz. Và sự tương phản có được không thể lớn hơn, đã có những sách nghiên cứu công phu về đề tài sự phát triển và triển khai các hệ thống ăng-ten truyền dẫn kép WTF / MTF của Mỹ.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Zevs.jpg)
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Zevs2.jpg)
Zevs trên Google Earth và Wikimapia.

Các nhà khoa học Đại học Tổng hợp Stanford nhanh chóng cho rằng nguồn gốc tín hiệu 82 Hz là từ Nga. Các suy luận loại trừ hợp lý dựa trên cường độ tín hiệu tương đối lớn của sóng mang 82 Hz  tại Søndrestrømfjord - Greenland, một trạm khoa học, và các tham khảo về một máy phát sóng ELF của người Nga trong một cuốn tiểu thuyết (!!!) của Tom Clancy, người nổi tiếng về độ chính xác trong các vấn đề liên quan đến quốc phòng. Họ cũng dự đoán việc xây dựng và định hướng của ăng-ten truyền dẫn như một lưỡng cực điện dài theo phương ngang, định hướng theo hướng gần đúng là đông / tây (EW).

Điều này sau đó đã được xác nhận bởi các nguồn Nga; máy phát bao gồm hai máy phát điện tần số quét điện áp hình sin và hai ăng-ten nền song song theo phương ngang, mỗi cái dài khoảng 60 km. Các máy phát điện cung cấp dòng 200-300 ampe trong các ăng-ten, trong phạm vi tần số từ 20 Hz đến 250 Hz.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/Matching_Feed_Line_22.jpg)
Ví dụ về Feedline.

Nhưng đã có một sự điều chỉnh được thực hiện; hai ăng-ten song song dài 60 km không phải hoàn toàn là ăng-ten đúng nghĩa, mà là đường feedline. Các ăng-ten thực tế chính là trái đất. Bằng cách xây dựng ăng-ten tại địa điểm có hiệu quả dẫn điện của mặt đất là thấp, và bằng cách tiếp đất điểm cuối của feedline / ăng-ten, tín hiệu bị ép xuống sâu lòng trái đất, làm cho trái đất tự nó trỏ thành phần tử bức xạ hiệu quả.

Xem xét thực tế phần nhìn thấy được, đường feedline của ăng-ten khổng lồ này, nó rất giống đường dây điện báo cũ treo trên các cột điện báo. Đi xuống từ cột cuối cùng, tại điểm cuối mỗi chân ăng-ten, có một sợi dây đồng dày nối xuống mặt đất và chôn sâu trong một lỗ khoan, làm nên một kết nối trái đất. (Xem trong bài viết của phòng thí nghiệm mở "Vấn đề tiếp nhận (thu) tín hiệu các hệ thống thông tin liên lạc với tàu ngầm" của IK1QFK và OH2LX  bản sơ đồ phác thảo chính một hệ thống ăng-ten sóng ELF).

Các tính toán thực hiện trên dữ liệu thu thập vào năm 1990, cũng cho chúng ta thấy rằng đài phát sóng ELF 82 Hz Zevs mạnh hơn 10 dB so với đài phát của Hải quân Mỹ ở tần số ELF 76 Hz truyền đi từ hai trạm kép WMT / MTF. Chúng tai sẽ không nghiên cứu quá sâu và cũng không loại trừ một ai đó nếu họ có những lời giải toán học phức tạp, nhưng đây là một số sự kiện:

Momen từ M (Am ²) của một từ trường lưỡng cực ngang (HMD) được thể hiện như sau:
M = ILW
L là chiều dài ăng-ten (m)
I là cường độ dòng điện trong ăng-ten (A)
W là phạm vi hiệu quả theo phương đứng, hoặc theo chiều sâu của ăng-ten (m)
W sẽ được tìm ra bằng cách sử dụng một công thức dựa trên hằng số truyền và chiều sâu lớp mặt tương ứng (corresponding skin depth) của các lớp dẫn điện riêng biệt của mặt đất bên dưới các ăng-ten sóng ELF. Để đơn giản chúng ta khai báo rằng W = h1 với h1 là chiều sâu của lớp dẫn điện đầu tiên.

Nếu chúng ta so sánh với máy phát 76 Hz sóng ELF của Mỹ:
Độ dẫn hiệu quả trung bình của trái đất bên dưới các ăng-ten WTF / MTF là khoảng 2,4 x 10 exp (-4) S / m, nó cung cấp độ sâu hiệu quả của W ~ 2,6 km ở tần số 76 Hz.
Đối với khu vực dẫn điện rất thấp của bán đảo Kola, có một lớp đầu tiên với độ dẫn khoảng 10 exp (-5) S/m / m xuống đến độ sâu (h1) gần 10 km, bên dưới lớp đó là lớp thứ hai với độ dẫn khoảng 10 exp (-3) S / m.
Đối với các ăng-ten kết hợp WTF / MTF, hoạt động tại tần số 76 Hz, chúng ta có:

M ~ 2x300 (A) x 22,5 (km) x 2,6 (km) = 3,51 x 10 exp 4 (A km ²)

Bởi vì momen từ trường của đài phát Zevs tính trở lại năm 1990 đã được ước lớn hơn khoảng 10 dB so với cặp kết hợp WTF / MTF, do đó nó phải bằng 1.1 x 10 exp 5 (A km ²)

Đối với một ăng-ten có chiều dài 55 km, dòng điện yêu cầu I sẽ là 200 A. Như vậy tại tần số 82 Hz:

M ~ 200 (A) x 55 (km) x 10 (km) = 1,1 x 10 exp 5 (A km ²)

Vì hiệu quả rất thấp, công suất bức xạ hiệu dụng chỉ là một vài Watt (!!), nhưng thế là đủ đảm bảo gần như phủ sóng toàn cầu với tần số này, trong khi trên thực tế trái đất tự thân nó là một ăng-ten.
________________________________________

PS: đơn vị đo độ dẫn điện trong hệ đơn vị quốc tế SI là siemens (S) trên mét (S/m)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/math/d/4/1/d41e825cfa330f236524adc2e6fd773f.png)

Trong đó Ω đo bằng ohm, A đo bằng ampere, và V đo bằng volt.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 06:27:01 pm
(tiếp)

PHƯƠNG THỨC TRUYỀN

Việc truyền dẫn 82 Hz của Zevs nếu ta nói về mặt kỹ thuật, hiện sử dụng sóng mang dịch tần tối thiểu - phương thức MSK. Đây là loại phương thức truyền dẫn, được sử dụng bởi gần như trong tất cả các máy phát của hệ thống thông tin liên lạc tàu ngầm hiện đại tại băng sóng VLF, 3 - 30 kHz. Điều làm cho chế độ truyền dẫn của ZEVS và các máy phát sóng ELF tương tự trở nên rất độc đáo, đó là độ dịch tần (frequencyshift) rất hẹp của sóng mang, trong pha thông điệp truyền dẫn.

Sự thay đổi tần số rộng nhất quan sát thấy được ở trong phạm vi hẹp 81 Hz đến 83,3 Hz, lúc bắt đầu của một thông điệp được truyền! Sóng mang chỉ dịch tần có 2,3 Hz. tạo nên sự khác biệt trong dấu nhãn hiệu (a mark) và dấu cách (a space) của tín hiệu MSK.

Các cuộc gọi rõ ràng đó đối với một số phần mềm giải mã khá tinh vi được sử dụng bởi hệ thống máy tính thông tin liên lạc cài đặt trực tiếp (onboard) trên tàu ngầm. Tần số sóng mang ELF chuyển từ tần số sóng mang cơ bản (the normal carrier frequency) là 82 Hz, xuống tới 81,6 Hz và lên đến 82,7 Hz, trước khi (truyền) thông điệp. Điều này rất có thể là chức năng "tin nhắn chờ đợi" (“message waiting”) của cuộc gọi của đài phát ZEVS của người Nga.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image009-1.gif)
  
Một cuộc truyền dẫn của Zevs được ghi nhận tại Italia bởi Renato Romero ngày 08 tháng 12 năm 2000 lúc 08:40 UTC. Tín hiệu "tin nhắn chờ đợi", tín hiệu thấp 81,6 Hz trong 8 phút, tín hiệu cao 82,7 Hz trong 4 phút có thể dễ dàng phát hiện thấy trên spectrogram. Sau 16 phút chuỗi bản tin dài của việc truyền dữ liệu được truyền một lần nữa tại tần số 82 Hz. Do sự phát lộ lâu dài, các băng sóng cộng hưởng Schumann dễ dàng nhìn thấy được ở phần phía dưới của ảnh phổ.

________________________________________


MÃ HÓA VÀ GIẢI MÃ TÍN HIỆU CỦA ZEVS

Ngay cả sau khi Nga và Mỹ đã giảm số lượng vũ khí hạt nhân, các đầu đạn hạt nhân còn lại gắn trên các tàu ngầm nguyên tử, vẫn đủ để quét sạch chúng ta khỏi hành tinh này một lần và mãi mãi. Khi bạn đang kiểm soát số phận thế giới, bạn không muốn một cách tình cờ - bắt đầu cuộc chiến ragnarock bằng vũ khí hạt nhân, dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba và cũng là cuộc chiến cuối cùng trên hành tinh ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Bởi vậy máy tính thông tin liên lạc trên tàu được thiết lập để tìm kiếm những thông điệp ưu tiên. Tư tưởng xuyên suốt là xây dựng các bộ mã mà không gây ra thiệt hại nhiều, nếu thông điệp bị hiểu lầm. Rất ít thông tin về các bộ mã thực tế được sử dụng bởi máy phát sóng ELF của Nga trên bán đảo Kola.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/90/Urnes_animals.jpg/364px-Urnes_animals.jpg)
Cổng phía bắc nhà thờ từ thế kỷ 11 Urnes stave church (Nhà thờ bằng ván gỗ tại Urnes) ở Na Uy trình bày các họa tiết và phù điêu bao gồm sự miêu tả các loài rắn và rồng tượng trưng cho Ragnarök. Cuộc chiến Ragnarok là thời điểm tận thế trong thần thoại Bắc Âu (thần thoại của các bộ tộc Giec-manh trên bán đảo Scandinavian) xảy đến sau cái chết của thần quang minh Balder. Tại đây, các vị thần chiến đấu với kẻ thù của mình là bọn khổng lồ trên cao nguyên Vigrid rộng mỗi chiều 1000 dặm. Kết quả là gần như hai bên đều bị tiêu diệt chỉ duy có tên khổng lồ Surtr (người khổng lồ lửa) là sống sót sau khi đã phóng lửa thiêu trụi mọi thứ. Thần Odin vĩ đại đứng đầu các vị thần bị con sói Fennir nuốt nhưng nó cũng bị một người con của Odin giết. Thần Thor sau khi giết Jörmungandr thì bị hơi độc của nó ngấm vào người. Heimdall và Loki giết lẫn nhau. Thần Freyr bị tấn công bởi tên khổng lồ Surtr. Tuy nhiên vẫn có một số vị thần sống sót qua cuộc chiến này tiêu biểu là Frigg và Freya. Sau khi kết thúc cuộc chiến, Vali là người báo thù cho các vị thần, bởi vậy vai trò của anh là rất quan trọng. Hai người con của thần Thor nhặt được cây búa của cha và trở thành thần sấm sét. Một cặp vợ chồng, họ cũng đã sống sót qua trận chiến. Các vị thần như Balder hay Höðr (thần mù) được trở về từ địa ngục. Như vậy, Ragnarok không chỉ là một ngày tận thế mà đó còn là một sự khởi đầu của một trật tự thế giới mới, đẹp đẽ hơn và hoàn thiện hơn.(en.wiki và vi.wiki).

Nếu tôi biết bộ mã hiện tại, tôi sẽ không cho thông tin trong bất cứ hoàn cảnh nào, người nghiện giải mã không ngừng nghỉ cũng sẽ phải hạ nhiệt. Còn gì thú vị hơn bộ mã thực tế, cách làm thế nào mà hệ thống truyền dẫn rất chậm chạp này chuyển giao thông điệp đến máy thu.

Các máy phát Zevs gần như phủ sóng trên toàn thế giới, làm cho nó có thể gửi các bản tin đến các tàu ngầm Nga đang lặn trong cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Với sự trợ giúp của các máy phát sóng ELF như hệ thống Zevs của Nga, các tàu ngầm hạt nhân có thể lặn dưới nước ở độ sâu hoạt động với tốc độ hoạt động trong hàng tuần và hàng tháng, thoát khỏi tầm ngắm của "kẻ thù".

Cách thô sơ nhất để liên lạc với một tàu ngầm đang lặn sâu, là sử dụng sóng mang của máy phát sóng ELF như một "chuông báo". Cũng giống như trong các bộ phim gangster cổ điển, "không được gọi cho chúng tôi mà chúng tôi sẽ gọi anh". Các thuyền trưởng được lệnh thi hành nhiệm vụ, nhận lệnh tại cầu cảng căn cứ, lệnh giao anh ta đưa tàu ngầm đến một vị trí quy định và ở lại đó trong một thời gian cụ thể, nếu không có một tín hiệu sóng ELF với tần số đúng được máy tính trên tàu ngầm phát hiện. Nếu tín hiệu như vậy được phát hiện, sẽ có một số hành động tiếp theo được thực hiện. Một kịch bản có thể là đưa tàu ngầm từ vùng nước sâu an toàn tới vùng nước nông hơn, để nhận các mệnh lệnh mới về các tần số thông tin liên lạc tiêu chuẩn, trong phạm vi sóng VLF và từ đó trở lên trên nữa.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image012-1.jpg)
Trong một tàu ngầm Nga, tàu đang ở trên độ sâu kính tiềm vọng.

Điều này có thể thực hiện bằng cách phóng ra các phao thông tin liên lạc sóng ELF / VLF, làm cho nó có thể nhận các bản tin radio, dữ liệu chỉ thị mục tiêu và tín hiệu dẫn đường vệ tinh trong khi vẫn ở độ sâu an toàn hợp lý. Tàu ngầm Nga như loại 667 "DELTA" có hai phao thông tin liên lạc nổi. Hoặc với nguy cơ bị phát hiện gia tăng, thuyền trưởng có thể đưa tàu ngầm lên độ sâu kính tiềm vọng và sử dụng liên lạc vệ tinh hoặc đường truyền tin tốc độ cao. Để sử dụng tiềm năng đầy đủ của Zevs như là một công cụ thông tin liên lạc một chiều (one-way), nhưng có phạm vi trên toàn thế giới, đòi hỏi một số kiểu mã hóa bản tin phức tạp hơn một chút.
Việc phát sóng ELF sử dụng tốc độ truyền dữ liệu rất chậm, điều này kết hợp với mức nhiễu tự nhiên cao tại các tần số được sử dụng, đặt ra nhu cầu đặc biệt về phương thức mã hóa sử dụng cho bản tin.

Thông điệp sử dụng các mệnh lệnh trực tiếp kiểu như: "phóng tên lửa đạn đạo số 2,4,6,8 với địa chỉ được lập trình sẵn và tên lửa đạn đạo 1,3,5,7 chuyển hướng đến 59 ° 8'12''N 11 ° 23'55''E" (tọa độ QTH của tôi) là hoàn toàn chẳng có khả năng gì giống như vậy, khi mà điều đó chắc chắn sẽ gây ra một hiệu ứng không thể đảo ngược (!) nếu nó KHÔNG PHẢI là thông điệp dự kiến, nhưng có một điều gì đó được giải mã không chính xác bởi các máy tính thông tin liên lạc đặt trên tàu ngầm.
Với một định dạng truyền dẫn bằng cách sử dụng chỉ một mã ba chữ cái và lặp đi lặp lại mã này duy nhất cho phân khúc bản tin 15 phút của phiên truyền sóng ELF, vẫn có thể tạo tín hiệu cho một số trong số 35937 mã khác nhau có thể có (33x33x33 = 35937) khi bảng chữ cái với 33 chữ cái tiếng Nga đều được sử dụng.

Thông điệp đã mã hóa được gửi đi là một mã sửa lỗi lặp lại. Tốc độ bit là một vài bit mỗi phút lặp đi lặp lại cho đến khi đủ dữ liệu được tích lũy để cho máy thu quyết định xem có phải một chữ cái đã được nhận thành công hay không. Vào cuối phân đoạn thông điệp, nó hy vọng sẽ có ba ký tự chính xác trong từ mã (báo) đã hoàn tất "hành trình" từ máy phát ZEVS tới tàu ngầm.
Vào đầu những năm 199x, đài phát Zevs nhiều lần được người ta quan sát thấy đang sử dụng mã điện báo và mã Morse. Nếu người Nga vẫn còn sử dụng chế độ này và mã loại này, các quy tắc tương tự sẽ đang được áp dụng cho loại hình truyền tin đó. Chiều dài của mỗi dấu gạch ngang hoặc dấu chấm đương nhiên rất dài, khi so với tốc độ morse bình thường - như nghe được trên các băng tần chơi radio-amateur. Thay vì kích hoạt sóng mang on và off, sẽ là có lợi cho chất lượng truyền tin khi sử dụng sự dịch tần sóng mang được phát. Lấy ví dụ về cách công việc này được điều chỉnh thế nào khớp với MKL (Mckellar-5lpes Regional Airport), một máy phát dải tần LF, hoạt động ở tần số 82,75 kHz từ Kinloss tại Scotland, MKL sử dụng chế độ và mã này cho việc truyền tin (Terminal Aerodrome Forecast) TAFs (dự báo thời tiết / báo cáo) trên giờ đã định, hoặc hàng giờ.

Một số nguồn liệt kê các loại phương thức hoạt động cho các máy phát sóng ELF như Zevs, một số trong đó rõ ràng đã được theo dõi trong suốt quá trình thử nghiệm truyền dẫn. Tuy nhiên, chế độ đơn giản nhất trong tất cả các chế độ này và đáng sợ nhất, là chế độ "truyền liên tục". Một mã số cụ thể, "tình hình bình thường" liên tục được gửi đi, sau đó các dấu ngắt dự kiến và đã lập trình trong chuỗi này gồm OK, tín hiệu báo rằng "tình hình khẩn cấp" đã được thiết lập.
Tín hiệu break in này, và sự mất mát toàn bộ các dữ liệu từ trên bề mặt, là một mệnh lệnh bắt đầu một chuỗi các hành động dựa trên tình hình mới trên đất liền. Rõ ràng đó là một chế độ thông tin liên lạc cho một quốc gia, đã cảnh báo một cuộc tấn công hạt nhân đầy đủ. Hãy để nó không bao giờ xảy ra.
________________________________________

......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 12:55:59 am
(tiếp)

VIỆC SỬ DỤNG MÁY PHÁT SÓNG ELF ZEVS VÀO MỤC ĐÍCH PHI QUÂN SỰ
 
Trái với đài phát sóng kép WTF / MTF của Mỹ, đài phát Zevs của hệ thống thông tin liên lạc tác chiến (CIS) sóng tần số vô cùng thấp ELF tại bán đảo Kola, không chỉ được sử dụng cho các mục đích thông tin liên lạc quân sự. Các sóng điện từ ELF không chỉ thâm nhập vào nước mà còn thâm nhập qua mặt đất tới các độ sâu lớn. Đặc tính này được sử dụng cho công tác nghiên cứu địa vật lý.
Sóng điện từ đã được dùng để thăm dò và theo dõi lớp vỏ trái đất vào năm 1994 bởi Viện Lớp vỏ Trái đất St Petersburg và Viện nghiên cứu địa chất của Trung tâm Khoa học Kola. Tần số sử dụng trong dải 31-166 Hz và độ phân giải cao của các tín hiệu có thể đo được lên đến vài nghìn cây số kể từ nguồn.

Từ năm 1995 và tiếp theo, đài phát Zevs được sử dụng trong các đề án nghiên cứu khác nhau kết nối với việc giám sát các hoạt động địa chấn. Các dấu hiệu tiền phát như việc biến đổi độ dẫn điện trong các tầng đá và sự xáo trộn tầng điện ly là tín hiệu cảnh báo sớm rất quan trọng sắp diễn ra trận động đất.

Việc sử dụng sóng mang tần số 82 Hz của hệ thống Zevs đã cung cấp cho các phép đo độ chính xác cao hơn, giúp nó có khả năng trích xuất dữ liệu từ các độ sâu thăm dò rất lớn mà không thể có trước đó bằng cách sử dụng các nguồn tiêu chuẩn của xung điện từ trường. Tại Bắc Caucasus, cách bán đảo Kola 2700 km, trường điện từ 82 Hz vẫn đủ mạnh để thực hiện những phép đo tin cậy bằng cách sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn băng rộng ACF-2 cho việc thăm dò bằng phương pháp địa từ âm (audiomagnetotellurics - AMT).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6d/LEMI405.jpg)     (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/15/Tikhonov_Andrei.jpg)
Một trạm quan trắc địa từ trường. Andrei Tikhonov (1906-1993) viện sỹ VHLKH Liên Xô, người khai sinh ra kỹ thuật địa từ (Магнитотеллурическое зондирование (МТЗ) - magnetotellurics (MT)) cùng với nhà khoa học địa vật lý người Pháp Louis Cagniard trong thập niên 50 thế kỷ 20. Đây là một phương pháp khảo sát địa vật lý (geophysical method) không phá hủy cấu trúc, sử dụng trường điện từ để chụp ảnh các lớp vỏ trái đất bằng cách đo các biến đổi tự nhiên của điện trường và từ trường tại bề mặt trái đất. Độ sâu khảo sát từ 300 - 10 000 m hoặc sâu hơn với quá trình thăm dò lâu dài. Hiện là một ngành khoa học hàn lâm quốc tế và được sử dụng để thăm dò khảo sát khắp thế giới; đang được các nhà khoa học Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc tiếp tục đóng góp và phát triển. Các ứng dụng thương mại gồm có thăm dò dầu khí, thăm dò địa nhiệt (geothermal), thăm dò mỏ khoáng sản, giám sát tình trạng nước dưới đất và theo dõi khai thác dầu khí. Các ứng dụng nghiên cứu gồm có thử nghiệm để tiếp tục phát triển kỹ thuật địa từ, thăm dò thời gian lâu và vào sâu lớp vỏ trái đất, nghiên cứu các yếu tố tiền phát báo trước động đất.
Audio-magnetotellurics (AMT - địa từ âm) là kỹ thuật địa từ tần số cao hơn nhằm vào các thăm dò nông hơn. Trong khi có chiều sâu thăm dò nhỏ hơn kỹ thuật địa từ (MT), kỹ thuật AMT có các phép đo tốn ít thời gian hơn, thường chỉ mất một giờ đồng hồ để hoàn tất (dù các phép đo AMT sâu khi mà cường độ tín hiệu thấp có thể mất đến 24 giờ) và sử dụng các cảm biến (sensors) nhỏ và nhẹ hơn. Kỹ thuật AMT nhanh (Transient AMT) là biến thể AMT ghi lại qua các giai đoạn các tín hiệu tự nhiên mạnh hơn một cách tạm thời (các xung có độ dài xung ngắn), tăng cường tỷ số tín hiệu trên nhiễu sử dụng mức phân cực tuyến tính mạnh.


Gần Kola, ở khoảng cách "chỉ" 950 km, tại eo đất Karelia tín hiệu ELF 82 Hz được sử dụng để thu thập dữ liệu tương quan đối với sự biến dạng thủy triều theo phương đứng trên bề mặt trái đất. Biến dạng này cũng gây ra những thay đổi trong tính dẫn điện của trái đất, cùng một kiểu như trước một trận động đất.

Dữ liệu về biến dạng ở mức bình thường đã hiệu chỉnh này, lên đến 20 cm tại địa điểm thử nghiệm ở Karelia (nhưng biến dạng thủy triều bình thường tại đường xích đạo lên đến 60 cm), là cần thiết để phân tích có hiệu quả các tín hiệu cảnh báo sớm trước khi một trận động đất có thể diễn ra.
Ở Trung Quốc, đây là phương pháp đầy hứa hẹn để phát hiện động đất, được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm và hợp tác giữa Viện Địa chất, Cục địa chấn Trung Quốc ở Bắc Kinh và Đại học Tổng hợp Quốc gia St Petersburg của Nga, tại một số địa điểm thử nghiệm trong vùng lân cận Bắc Kinh, Bảo Dĩ và Tập Hiền ở miền bắc Trung Quốc.
________________________________________

ELF, MỘT CỤM TỪ THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀ LẠM DỤNG

Tìm ELF trên web và bạn nhận được một số kết quả, dẫn bạn từ các nàng tiên nhỏ và elfs, qua một công ty dầu khí Pháp, tới những câu chuyện hoang đường nhất về các tia chết chóc, kiểm soát tâm trí và chiến tranh điện tử.
Bức xạ điện từ trong phạm vi tần số vô cùng thấp ELF, dĩ nhiên cũng giống như tất cả các bức xạ điện từ, có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Nếu trường có cường độ đủ mạnh, nếu bạn tiếp xúc với một trường điện từ quá lâu. Nếu ...

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image014.jpg)

Tôi không nói rằng các nhà tiên tri ngày tận thế ELF và các nhà hoạt động cho nó là sai. Cơ thể con người chứa đầy các tín hiệu điện có các tần số khác nhau, tất cả các trường (điện từ) phi tự nhiên, như truyền hình, điện thoại di động, truyền tin quân sự, truyền tải điện và các điện trường từ tất cả các tiện ích điện khác mà tất cả mọi người chúng ta quen sử dụng và "nghiện", tất nhiên sẽ tương tác với những tín hiệu sinh ra tự nhiên. Một người nổi tiếng có thẩm quyền trong lĩnh vực này đã một lần được trích dẫn như sau: "Cơ thể con người là một chất lỏng dẫn điện - nó chính là một cái bao lớn chứa nước muối. Bất kỳ từ trường nào dao động trong một chất lỏng dẫn điện đều sinh ra dòng điện". Đây được cho là có ảnh hưởng đến các tín hiệu điện sinh học tự nhiên trong cơ thể con người. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến nhân loại trong thời gian dài, chúng ta còn chưa biết.  
Đâu là điều mà chắc chắn trong thực tế rất nhiều người viết không có chuyên môn kỹ thuật thích nói đến; HAARP, một thứ chim gõ kiến không có gương mặt Nga, và các thiết bị tiêu chuẩn phát sóng VLF cho sóng ELF. Một câu bí ẩn thích hợp lại là điều "tai hại" cho tất cả. Các máy phát sử dụng tần số truyền HF, nhưng có sự điều chế tín hiệu trong phạm vi ELF, như một số radar ngoài đường chân trời tần số cao (HF Over The Horizon Radar), OTHR, hoàn toàn không phải là máy phát sóng ELF.
Điều tương tự này cũng có thể áp dụng đối với việc làm nóng tầng điện ly như các chương trình Eiscat và HAARP, tín hiệu tần số vô cùng thấp ELF chỉ là sản phẩm phụ của việc phát sóng HF.
Với các máy phát như trong chương trình HAARP, những cỗ máy điều chỉnh dòng phóng điện cực quang (electrojet) vùng cực địa cầu bằng các sóng điện từ tần số ELF, cũng có vấn đề về chiếc ăng-ten khổng lồ, một vấn đề của quá khứ. Bây giờ, không chỉ trái đất, mà cả bầu khí quyển nữa, cũng đóng vai trò như một yếu tố bức xạ. Trạm truyền phát HAARP tại Gakona ở Alaska hiện sử dụng hiệu ứng này (để thử nghiệm) việc truyền tin tại tần số 2,2 Hz đến các tàu ngầm Mỹ.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/image015-1.gif)
Tín hiệu 2,2 Hz của một cuộc liên lạc tàu ngầm không định danh được mà Renato  Romero thu được tại Italia.

Một tiêu điểm chú ý trong tương lai và đáng giá rất nhiều nỗ lực để nghiên cứu, đó là các thông tin rất thú vị về các loại truyền phát sóng tần số vô cùng thấp ELF khác do con người tạo ra, giống như vô số các thử nghiệm ăng-ten ELF cưỡng bức, cả trong và ngoài trái đất. Ngoài ra còn có một số tin đồn, mà một trong số đó là Hải quân Ấn Độ rất quan tâm đến một cơ sở phát sóng ELF để truyền tin liên lạc với tàu ngầm lớp Kilo của họ do người Nga chế tạo.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Mười Hai, 2011, 12:21:17 pm
(tiếp)


VỀ CÁC VỊ CHỈ HUY - CÁC THUYỀN TRƯỞNG (PHẦN 28)
(Hồi ức của thuyền trưởng K-305 V.K.Bondarenko - tiếp theo)  

Theo yêu cầu của độc giả, tôi giải nghĩa một số từ viết tắt. Kế hoạch của tôi là sẽ đưa ra khi kết thúc các bài viết, nhưng như ngạn ngữ đã nói, "Phi công mà yêu cầu - phải cho ngay" nên tôi xin đưa ra luôn:

Các từ viết tắt quy ước

авм - многоцелевой авианосец - tàu sân bay đa nhiệm (đa chức năng)
авма - многоцелевой авианосец атомный - tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm, ngày nay trong thành phần tác chiến người Mỹ có 10 tàu sân bay như vậy.
амг – авианосная многоцелевая группа - nhóm tàu sân bay đa nhiệm
аус – авианосное ударное соединение – đơn vị tàu sân bay tấn công gồm 2 hay nhiều hơn tàu sân bay trong đội hình
ОБК – отряд боевых кораблей - biên đội tàu chiến
кр – крейсер - tuần dương hạm
эм – эсминец - khu trục hạm
фр – фрегат - hộ tống hạm, frigate
брзк– большой разведывательный корабль - tàu trinh sát cỡ lớn
ОД – оперативный дежурный - trực ban tác chiến
КП – командный пункт - sở chỉ huy
пларб – ат. подводная лодка с баллист. ракетами - tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí tên lửa đạn đạo
пла – ат. подводная лодка - tàu ngầm nguyên tử
пл – подводная лодка - tàu ngầm
вмб - военно-морская база - căn cứ hải quân
УБП – управление боевой подготовки - cục (phòng) huấn luyện chiến đấu
КД – командир дивизии - tư lệnh sư đoàn (sư đoàn trưởng)
ЗКД – заместитель комндира дивизии - phó tư lệnh sư đoàn (sư đoàn phó)
НШ – начальник штаба - tham mưu trưởng
ФВК - фарватеры военных кораблей - luồng (trên sông, biển) tàu quân sự
ФПП - фарватеры подводного плавания - luồng tàu ngầm
УРО – управляемое ракетное оружие - vũ khí tên lửa có điều khiển    
АПП - аппаратура предстартовой подготовки - thiết bị chuẩn bị phóng (đạn ngư lôi, đạn tên lửa)
БКГР - большие кормовые горизонтальные рули - bánh lái lớn theo phương ngang đuôi tàu
МКГР - малые кормовые горизонтальные рули - bánh lái nhỏ theo phương ngang đuôi tàu
НГР - носовые горизонтальные рули - bánh lái theo phương ngang mũi tàu
РГР - рубочные горизонтальные рули - các bánh lái theo phương ngang khu buồng lái - trên các tàu ngầm nguyên tử chiến lược
КПУГ - корабельная поисково-ударная группа - nhóm tàu sân bay săn tìm-tấn công
МГК - морской гидроакустический комплекс - tổ hợp thiết bị thủy âm hàng hải
ГАК - гидроакустический комплекс - tổ hợp thủy âm
ГЛС - гидролокационная станция - trạm radar định vị thủy âm (trạm định vị thủy âm)
РЛС - радиолокационная станция - trạm radar định vị (trạm định vị vô tuyến)
РЛК - радиолокационный комплекс - tổ hợp radar định vị
МРП - морская радиолокация пассивная - radar định vị thụ động
БИП – боевой информационный пост - trạm thông tin tác chiến
БИУС - боевая информационная управляющая система - hệ thống thông tin chỉ huy tác chiến
РПДУ - радипередающее устройство - thiết bị truyền tin
РГАБ - радиоакустический авиационный буй - phao vô tuyến thủy âm thả từ máy bay
РДО - переданная или полученная телеграмма по радио или космическим каналам связи - điện báo nhận hoặc phát qua đài thu phát vô tuyến hay qua kênh liên lạc vũ trụ (vệ tinh)
Квитанция окончательная - подтверждение от адресата о получении телеграммы - mã báo nhận xong - (tín hiệu, mã) từ địa chỉ nhận khẳng định đã nhận xong bức điện báo
Квитанция техническая - подтверждение спутником  приёма информации от корабля - báo nhận kỹ thuật - (tín hiệu, mã) của vệ tinh xác nhận đã thu được thông tin từ tàu biển      
СБД - сверхбыстродействие - tác động siêu nhanh
РТР - радиотеническая разведка - trinh sát kỹ thuật vô tuyến
РПКСН - ракетный подводный крейсер стратегического назначения, в обиходе "стратег" - tàu ngầm tuần dương chiến lược mang vũ khí tên lửa (đạn đạo), thường nói và viết tắt "tàu ngầm chiến lược" ("стратег")
БПА - базовая патрульная авиация - máy bay tuần duyên từ căn cứ bờ
СПК – старший помощник командира - trợ lý chính của thuyền trưởng
ПК –  помощник командира - trợ lý thuyền trưởng
ЗКПЧ – зам. командира по политической части - phó thuyền trưởng phụ trách công tác chính trị (thuyền phó chính trị)
БЧ-1 – штурманская боевая часть - штурман - ban (ngành) 1 - ban (ngành) hoa tiêu tác chiến - hoa tiêu
БЧ-2 – ракетно-артиллерийская - ракетчик - ban (ngành) 2 - ban (ngành) vũ khí pháo hạm - tên lửa hạm - ban (ngành) tên lửa
БЧ-3 – минно-торпедная -  минёр - ban (ngành) 3 - ban tác chiến (ngành) ngư lôi - thủy lôi
БЧ-4 – связь- радист, «космонавт» - ban (ngành) 4 - ban tác chiến (ngành) truyền tin-vô tuyến
БЧ-5 - электромеханическая в составе: - механик - ban (ngành) 5 - ban tác chiến (ngành) cơ điện hàng hải - ban máy tàu. Trong thành phần ban này có: - phần cơ - tiểu đoàn cơ
-  Д-1 - дивизион движения (атомный реактор, ППУ, ПТУ) - tiểu đoàn 1 - tiểu đoàn hành trình (lò phản ứng nguyên tử, thiết bị sinh hơi (lò hơi, buồng hơi), máy tuabin hơi)
-  Д-2 – электротехнический дивизион - электрик - tiểu đoàn 2 - tiểu đoàn kỹ thuật điện - tiểu đoàn điện
-  Д-3 – дивизион живучести - tiểu đoàn 3 - tiểu đoàn đấu tranh sinh tồn
РТС – радиотехническая служба - ban kỹ thuật vô tuyến điện
Сл. М – медицинская служба  -доктор - ban quân y - bác sỹ
Сл. Х – химическая служба – химик - ban hóa học - hóa học
ЦП – центральный пост - trạm (chỉ huy, điều khiển) trung tâm
ГЭУ – главная энергетическая установка - thiết bị năng lượng chính
ППУ – паропроизводительная установка - thiết bị sinh hơi
ПТУ – паротурбинная установка - máy tuabin hơi
ТГ – турбогенератор - máy phát điện tuabin
ОКС – общекорабельные системы - hệ thống máy hàng hải chung
АЗ – аварийная защита реактора - mộc (thanh) bảo vệ khẩn cấp lò phản ứng  
ВВД  - воздух высокого давления - khí nén áp lực cao
ВАН, РАМКА, ИСКРА, ПАРАВАН, КИПАРИС – радиоантенны разного назначения - VAN, RAMKA, ISKRA, PARAVAN, KIPARIS - các anten vô tuyến chức năng khác nhau              
СИНТЕЗ – антенна для связи с КА - SINTEZ - anten để liên lạc với thiết bị vũ trụ (KA)
КА – космический аппарат, - KA - thiết bị vũ trụ (vệ tinh, tàu vũ trụ, tàu quỹ đạo)
СБР – стенд безобмоточного размагничивания - giá khử từ
СФП  – судно для замера физ.полей - tàu chuyên dùng đo trường vật lý
ВВК – военно-врачебная комиссия - hội đồng thầy thuốc quân y
«шило» - спирт - đồ uống có cồn (rượu)
омис – отдел морской инженерной службы - tiểu ban kỹ thuật hàng hải  
гису – гидрографическое судно - tàu thủy văn

Nếu so sánh các chức vụ, được nhắc đến trong văn bản, với các chức vụ khác nhau của quân chủng lục quân - nhóm trưởng (командир группы) - đại đội trưởng, trưởng ban (ngành) tác chiến (командир БЧ) - tiểu đoàn trưởng, thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử (командир пла) - trung đoàn trưởng, tư lệnh phân hạm đội (командующий флотилией) - tư lệnh tập đoàn quân (командующий армией), còn các chức vụ còn lại cũng giống như trong tất cả các quân binh chủng của lực lượng vũ trang. Các chuyên viên trưởng ngành hàng hải (Флагманские специалисты) – các sỹ quan tham mưu phụ trách các ngành chuyên môn hàng hải nói trên. Tại hạm đội, các chuyên gia trưởng ngành trên sẽ đứng đầu phòng (ban) của mình. Ở đây tôi không giữ hình thức chính tả như tài liệu điều lệnh yêu cầu (chỗ nào viết nghiêng, chỗ nào viết theo mẫu), cái chính là để hiểu được.

........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Mười Hai, 2011, 01:02:10 am
(tiếp)

Năm 1985 đã đến. Vào cuối tháng 3 tôi bàn giao tàu ngầm cho thủy thủ đoàn thứ 2. Vào đầu tháng 4 bắt đầu tập trận kiểm tra chiến thuật của phân hạm đội. Tại cuộc tập trận này tôi ra khơi trên cương vị sỹ quan cao cấp trên hạm của tàu ngầm "K-242" dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng trung tá hải quân SAPRYKIN V.V. Tôi chỉ biết điều này 8 giờ trước khi ra khơi. Ngày 3 tháng 4 đánh dấu sinh nhật lần thứ 40 của tôi. Lúc nửa đêm người ta thông báo cho tôi biết rằng sáng hôm sau tôi cần có mặt trước tư lệnh phân hạm đội để nhận lệnh và chỉ thị. Thú vị nhất là hôm trước người ta đã nói ngụ ý rằng sẽ không triệu tập tôi, vậy nên nói có Chúa chứng giám, tôi và vợ đã thu xếp một buổi lễ sabantui (lễ dân gian vùng nam Ural) nhỏ để mừng sinh nhật.

Buổi sáng, sau khi nhận chỉ thị, chúng tôi ra khơi. Tàu ngầm được giao một khu vực trong biển Okhot với nhiệm vụ bảo vệ khu vực đó, nơi có một tàu ngầm chiến lược đang hoạt động. Tôi đi vào buồng trung tâm. Đang diễn ra đổi phiên trực – thuyền trưởng trao tàu cho trợ lý chính. Đó là điều làm tôi ngạc nhiên, vì phiên trực đêm – phiên trực của thuyền trưởng, hơn nữa tàu đang đến gần eo biển Kuril, mà chúng tôi phải vượt qua. Tôi hỏi trợ lý chính, anh ta nhận được chỉ thị gì từ thuyền trưởng. Và nghe câu đáp ngắn gọn: «vượt qua eo biển». Cậu ta sẽ thực hiện điều đó thế nào – tôi không nhận được câu trả lời hợp lý. Thời gian trôi qua, tàu đã tới tuyến chính xác hóa vị trí. Tôi ra lệnh cho trợ lý chính báo động tập để nổi lên vào phiên liên lạc và xác định vị trí. Trong buồng trung tâm thuyền phó chính trị lao vào và, bọt xà phòng đánh răng vẫn còn trên mồm, anh ta bắt đầu gào tướng lên xem ai cho phép phá vỡ sự nghỉ ngơi của các thành viên, những người suốt đêm không ngủ khi chuẩn bị cho tàu ra khơi và v.v. và vân vân. Lại phải dẹp yên "nỗi khổ của thủy thủ" («горе - моряка»). Trước sự kinh ngạc của tôi, thuyền trưởng cũng không hiểu tại sao phải chính xác hóa vị trí của tàu ngầm làm quái gì - eo biển rộng vô tư. Lại phải giảng giải. Hoàn thành xong tất cả những hành động cần thiết, chúng tôi lặn xuống và vượt qua eo biển (trong tư thế đi ngầm). Tôi ngạc nhiên hơn nữa vì thuyền phó chính trị tổ chức xem phim trong cabin sinh hoạt chung. Lại phải áp dụng các biện pháp thẳng thừng.

(http://k-244.ru/index.php?view=image&format=raw&type=orig&id=332&option=com_joomgallery&Itemid=106)
Con tàu không thể bị chìm nhất, bích báo của các thủy thủ tàu ngầm Liên Xô.

Một biên đội tàu chiến đại diện cho các tàu của binh đoàn tác chiến số 10. Tư lệnh binh đoàn phó đô đốc DYMOV R.L tuyên bố các tàu ngầm của phân hạm đội không phát hiện ra biên đội và binh đoàn đang tiến gần bờ biển Kamchatka mà không hề bị phát hiện.

Trong một lần nổi lên độ sâu kính tiềm vọng, các chuyên gia trinh sát điện tử đã phát hiện ra một tín hiệu ngắn trong mạng vô tuyến của binh đoàn DYMOV. Phản ứng của thuyền trưởng – không có gì, mà ở đây đường đi đang tính từng giây. Tôi ra lệnh chuẩn bị điện báo vào địa chỉ tư lệnh phân hạm đội về việc phát hiện ra tín hiệu. Điện đã gửi. Tại cuộc họp bình giá tập trận mới biết rằng tín hiệu đó cũng bị tàu ngầm «К-507» do đại tá hải quân POZNIAKOV A.A. chặn bắt được, tàu của anh khi đó đang ở khu vực quần đảo Aleutian. Sau khi nhận được hai điện báo này, tại bộ tham mưu phân hạm đội người ta đưa ngay vị trí biên đội tàu của binh đoàn lên bản đồ, chuyển tọa độ đội hình tới địa chỉ trung tá hải quân ZAKHARENKO M.G., tàu ngầm của anh đang ở phía bắc quần đảo Hawaii, kèm theo mệnh lệnh trong thời hạn ngắn nhất phải tấn công tiêu diệt "kẻ thù", nhiệm vụ này anh ấy đã kịp thực hiện thành công. Phó đô đốc DYMOV R.L. thì hoài nghi «chỉ có một tín hiệu ngắn mà mọi việc lại  thất bại».

Chẳng bao lâu trung tá hải quân SAPRYKIN V.V. vì tình hình sức khỏe bị gạch tên khỏi danh sách đi biển và thay thế anh ta là MATSIURA V.A. Viatcheslav tôi biết đã lâu. Từ bài học trong cuộc tập trận trên anh đã rút ra được những kết luận đúng đắn cần thiết. Anh đã chỉ huy tàu ngầm một cách hiểu biết, trong thủy thủ đoàn người ta kính trọng anh. Nhưng… Sau chuyến phục vụ chiến đấu đầu tiên, đã xảy ra một sự vụ với anh và anh đã ra khỏi quân đội trắng tay luôn. Tôi dừng lại tỉ mỉ trường hợp này chỉ bởi vì trên biển chẳng có eo biển nào là eo biển rộng và chuyện nhỏ nhặt kiểu như vậy chính là chuyện cái tín hiệu không đáng kia.

Để độc giả hiểu đúng những gì sẽ nói tiếp, tôi xin sử dụng một số đoạn trích từ bài viết của cựu Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội CHERNAVIN Vladimir Nikolaevitch, tư lệnh sư đoàn tàu ngầm đa chức năng số 45 Hạm đội Thái Bình Dương GORDEEV Igor Ivanovitch và bách khoa toàn thư mở «Vikipedia».
Về chương trình xây dựng các tàu ngầm chiến lược mới của Hoa Kỳ, Vikipedia viết thế này -  «…đã lên kế hoạch đóng mới 10 tàu ngầm. Tới 1981 chương trình tăng số lượng tàu được đóng lên 15 chiếc, và có kế hoạch mở rộng đến 20 chiếc vào trước 1985. Trong năm 1989 Hải quân Hoa Kỳ đặt hàng 21 chiếc, và dự tính tăng đơn hàng đến 24 chiếc tàu ngầm nguyên tử chiến lược mang vũ khí đạn đạo. Tuy nhiên năm 1991 Quốc hội Mỹ đã hạn chế chương trình đóng mới ở mức 18 chiếc ». - Loạt tàu ngầm này đã được đưa vào biên chế từ 1976 đến 2002. Những tàu ngầm đó trang bị 24 tên lửa đạn đạo thuộc hệ thống «Тrident» có tầm bắn xa đến 11 000 км. Loạt đầu tiên 8 SSBN đóng quân tại căn cứ hải quân Bangor, bang Washington trên bờ biển Thái Bình Dương của nước Mỹ. Số 10 tàu ngầm còn lại, thuộc loạt thứ 2, được bố trí tại căn cứ hải quân Кings-Base, bang Georgia – Đại Tây Dương.

Danh sách dưới đây gồm các SSBN lớp «Оhio», trong giai đoạn 1981 – 1985 thuộc quân số hải đoàn tàu ngầm số 17 (Submarine Squadron 17) đóng tại căn cứ «Bangor», trong đó có 5 tàu ngầm loại mới nhất.

Các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp « Ohio » – 10
 SSGN-726 « USS Ohio », 1981
 SSGN-727 « USS Michigan » 1982
 SSGN-728 « USS Florida » 1983
 SSGN-729 « USS Georgia » 1984
 SSBN-730 « USS Henry M. Jackson » 1984
 SSBN-731 « USS Alabama » 1985
 SSBN-732 « USS Alaska » 1986
 SSBN-733 « USS Nevada » 1986
 SSBN-734 « USS Tennessee » 1988
 SSBN-735 « USS Pennsylvania » 1989


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a6/Mich_1a.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/be/USS_Michigan_%28SSBN-727%29.jpg/800px-USS_Michigan_%28SSBN-727%29.jpg)
SSBN-727 USS Michigan trên dok bảo hành tại căn cứ Bangor ngày 14 tháng 11 năm 2002. Năm 2007 tàu được cải loại sang SSGN-727. Từ tháng 12 năm 2009 trú đóng tại căn cứ hải quân Kitsap, bán đảo Kitsap, bang Washington, sau khi căn cứ hải quân Bremerton sát nhập với căn cứ tàu ngầm Bangor.

Trước Hạm đội Thái Bình Dương đặt ra nhiệm vụ phải đối phó với các tàu ngầm này. Nhiệm vụ đó được giao cho sư đoàn tàu ngầm chống ngầm số 45. Từ 1982 các tàu ngầm của sư đoàn bắt đầu lướt đến mòn vẹt con đường mòn trên biển tới đó, tới Bangor. Tàu ngầm đầu tiên khai phá con đường này là «К-492» do trung tá hải quân DUDKO Vladimir Yakovlevitch chỉ huy. Anh đã có khả năng phát hiện SSBN và theo dõi nó. Ngôi sao Anh hùng đã chiếu trên đầu anh, nhưng … con tàu thứ 2 là «К-507» dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân POZNIAKOV Anatolii Alekseevitch, tàu ngầm thứ 3 - «К-412» do trung tá hải quân KAPSHUK Viktor Petrovitch chỉ huy. Ngoài ra đó là chiến dịch săn tìm chống ngầm sử dụng biệt đội có lực lượng ít nhất, dưới tên mã "Gió tươi" («Свежий ветер»). Đó là vào năm 1983. Tôi đã viết về điều đó ở phần trên. Khi đó đã phát hiện ra một SSBN đang trên đường tuần dương chiến đấu, và chúng tôi đã biết cách ép những nét "chỉnh sửa" vào trong kế hoạch của nó. Năm 1984 tôi vẫn tiếp tục đến đấy trên tàu ngầm «К-360» cùng với thủy thủ đoàn của trung tá hải quân BUTAKOV Grigorii Lukitch, người đã biết cách phát hiện, thiết lập sự theo dõi và ghi âm (tiếng ồn) của SSBN «Мichigan».  Ngôi sao Anh hùng đã lấp lánh, nhưng …. Tuổi trẻ.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/28_chetvero.jpg)
Từ trái sang: chuẩn đô đốc DUDKO V.Ya, đại tá hải quân POZDNIAKOV A.A., đại tá hải quân KAPSHUK V.P., chuẩn đô đốc BUTAKOV V.L.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Mười Hai, 2011, 08:46:57 pm
(tiếp)

Vậy là, 4 tàu ngầm của sư đoàn 45 trong khoảng thời gian 3 năm đã biết tạo ra vấn đề cho hải đoàn tàu ngầm số 17 Hải quân Hoa Kỳ. Thời ấy, tại Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương nảy sinh ý tưởng tiến hành chiến dịch chống ngầm quy mô lớn sử dụng một số tàu ngầm hiệp đồng cùng các lực lượng khác của hạm đội. Ở đây tốt nhất ta nhường lời cho người lãnh đạo chiến dịch này, tư lệnh sư đoàn 45 chuẩn đô đốc GORDEEV Igor Ivanovitch. Ông đã cho phép tôi sử dụng bài phát biểu của ông tại cuộc tập huấn các chỉ huy đơn vị Hải quân Liên Xô vào tháng 4 năm 1986 ở thành phố Leningrad.

Đây là câu chuyện của ông:

« Vào năm 1985 một trong những nhiệm vụ mà kế hoạch phục vụ chiến đấu của sư đoàn 45 đặt ra là:
            -bằng lực lượng bản thân của sư đoàn và lực lượng phối thuộc tiến hành tập trung tìm kiếm các SSBN của Hải quân Hoa Kỳ một cách trực tiếp cạnh lãnh hải vùng bờ biển phía tây Hợp chủng quốc trong khu vực vịnh Juan de Fuca (nơi đóng quân của hải đoàn tàu ngầm số 17 của Hoa Kỳ).
Khi soạn thảo kế hoạch huấn luyện và chuẩn bị, người tham gia tích cực nhất là phó ban (chống ngầm) Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương đại tá hải quân KONAREV N.A. sau này là phó đô đốc. Ông làm việc rất căng với ban tham mưu sư đoàn. Phải thừa nhận một cách công bằng, cơ quan tham mưu cấp trên tức bộ tham mưu phân hạm đội, túi bụi trong những việc hàng ngày, tỏ ra khá thờ ơ với công tác chuẩn bị cho chiến dịch. Tôi cho rằng, chúng tôi đã có khả năng, xin phép nói thật, trong lần duy nhất, che mắt được tình báo của đối thủ tiềm năng về thời gian, hướng và mục tiêu các chuyến ra khơi của của các con tàu. Kinh nghiệm chiến tranh thế giới thứ 2 trên Thái Bình Dương đã được sử dụng, trong đó có kinh nghiệm của Nhật Bản – khi chuẩn bị tấn công Trân Châu Cảng. Vậy là, các ký hiệu thực hành của cơ quan hậu cần nỗ lực chuẩn bị cho một trong các tàu ngầm đi biển ở khu vực Ấn Độ Dương. Sỹ quan các tàu ngầm khác nêu yêu cầu trong các báo cáo của mình trả họ về Kamchatka sau khi chuyển tàu ngầm xuyên dưới băng Bắc Băng Dương sang cho Hạm đội Biển Bắc và v.v. Kết quả của những chiến dịch ngụy trang như vậy là chúng tôi làm rối trí cả các "cơ quan có thẩm quyền", làm cho họ tức giận và phiền lòng »
.

(http://fokart.net/_ph/163/2/768561829.jpg)
Usataya Sinitsa - «Усатая синица» - Chim sơn tước lông dài.

Mùa hè 1985 bắt đầu công tác chuẩn bị và huấn luyện theo kế hoạch trước khi tiến hành chiến dịch săn tìm chống ngầm dưới tên mã "Chim sơn tước lông dài" («Усатая синица»). Trong chiến dịch này tham gia có các tàu ngầm: «К-492» do trung tá hải quân LOBANOV Оleg Мikhailovitch chỉ huy, «К-412» do thiếu tá hải quân GOLOBOKOV Sergei Аnatolievitch chỉ huy, «К-360» do trung tá hải quân KULISH Viktor Petrovitch chỉ huy, «К-242» với thủy thủ đoàn của tàu ngầm «К-305» dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân BONDARENKO Viktor Коnstantinovitch, tàu trinh sát cỡ lớn «Аzia», tàu hải văn «Phương Bắc» và 4 máy bay chống ngầm tầm xa Тu-142М. Trong số các thuyền trưởng tàu ngầm, chỉ có tôi đã từng ở trong khu vực này. Thiếu tá hải quân GOLOBOKOV S.А. mới được bổ nhiệm thuyền trưởng chưa lâu, còn LOBANOV và KULISH đã chỉ huy tàu ngầm sang năm thứ ba.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/28_kulish_lobanov.jpg)
Từ trái sang: đại tá hải quân Kulish V.P., đại tá hải quân Lobanov O.M.
          
Bộ tham mưu hành quân được hình thành từ các sỹ quan tham mưu sư đoàn - trưởng ngành hoa tiêu trung tá hải quân BORMOTOV Аleksei Аndreevitch, trưởng ngành truyền tin trung tá hải quân ARKHIPOV Vladimir Petrovitch, trưởng ngành gây nhiễu vô tuyến điện tử (радиоэлектронные помехи - РЭП) trung tá hải quân TCHEPIK Vladlen Ivanovitch, hoa tiêu đại úy hải quân BONDAREV Ghennady Renaldovitch.
 
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/28_grup_1S.jpg)
Trên ảnh hàng đứng từ trái sang phải: BORMOTOV, TCHEPIK, BONDAREV, một chuẩn úy trên tàu trinh sát cỡ lớn, АRKHIPOV, một hiệu thính viên trung sỹ hải quân, hàng ngồi – thuyền trưởng tàu trinh sát cỡ lớn «Аzia», GORDEEV, trưởng ban kỹ thuật vô tuyến tàu trinh sát cỡ lớn thiếu tá hải quân TIMOSHENKO.

Trong quá trình chuẩn bị chúng tôi thường ra biển để hoàn thiện việc hợp đồng tác chiến. Các thuyền trưởng tàu ngầm cần phải được thực hành tìm kiếm và theo dõi SSBN. Tại một chuyến ra khơi tư lệnh sư đoàn lệnh cho tôi kế hoạch cơ động, chỉ thị độ sâu lặn 100 m, và nhấn mạnh biện pháp an toàn. Cần phải tạo khả năng cho thiếu tá hải quân GOLOBOKOV S.А. theo dõi. Chúng tôi chiếm lĩnh vị trí của mình, lặn xuống, bắt đầu làm việc. Sau 2 giờ dồng hồ, trong khu vực khoang tàu ngầm thứ nhất vang lên tiếng đùng đoàng. Sau đó là một cú đập, một chuỗi cú đập, thân tàu rú lên. một loạt cú đập rất mạnh nữa. Tôi ra lệnh báo động, đổi hướng, tức tốc cho tàu nổi lên. Ý nghĩ đầu tiên – có chuyện gì đó với tàu ngầm đang theo dõi. Chưa kịp trèo lên cầu điều hướng tháp chỉ huy hành trình, tôi đã nghe hiệu thính viên báo cáo rằng sư đoàn trưởng gọi liên lạc. Các câu hỏi là trùng hợp – «chuyện gì xảy ra vậy?». Tại đó cuộc «thao luyện» kết thúc. Sư đoàn trưởng đi về căn cứ, còn tôi ở lại thêm một ngày đêm nữa trong khu vực này. Sau chấn động như thế mà không hiểu cái gì xảy ra, thủy thủ đoàn suốt đêm không ngủ. Chúng tôi đi khắp con tàu lờ đờ uể oải. Lúc về tới căn cứ mới rõ là cách chúng tôi 40 dặm (72 км.), máy bay tiến hành hủy các quả bom chìm cũ. Tôi hình dung ra các thủy thủ tàu ngầm trong thời gian chiến tranh cảm thấy điều gì, khi những quả bom chìm đang thực sự rơi xuống đầu họ.

Trong những ngày 20 của tháng 7 các tàu ngầm lại bắt đầu hành trình. Lần này đến lượt tôi. Tôi khởi động thiết bị năng lượng chính, chờ lệnh "đồng ý" («добро») cho xuất phát, nhưng thay vào đó tôi được lệnh thả thanh AZ (ngừng, giảm hoạt động lò phản ứng). Ba lần như vậy. Chỉ sau lần thứ 4 tàu của tôi mới ra biển. Thì ra tại Моskva trong thời gian ấy đang diễn ra Liên hoan Thanh niên Thế giới. Đó, cũng là nguyên nhân quan trọng.

Chuyến đi của các tàu ngầm tới khu vực của mình diễn ra bình thường. Thực tế thì trện tàu ngầm của tôi, hệ thủy âm đã không làm việc. Nguyên nhân ở phế phẩm của nhà máy trong chế tạo bánh răng chất dẻo tổng hợp. Bằng cách nào đó, chúng tôi đã tìm được chi tiết bằng thép ít nhiều phù hợp hơn, chúng tôi sửa và điều chỉnh lại - tất cả lại chạy. Do tàu ngầm được bảo hành, nên khi trở về họ muốn khởi tố hình sự chống lại tôi, nhưng tư lệnh phân hạm đội điều chỉnh việc đó ngay, sau khi ông hỏi tôi: «anh đã hoàn thành nhiệm vụ chưa?, đã ạ. Vậy đi đi, làm việc đi, còn nhóm giám sát bảo hành này thì để tôi trực tiếp giải quyết ».
Ông ấy đã giải quyết xong. Khi tôi gặp các đại diện ấy thì nghe họ nói: «Sao cậu lại lôi tư lệnh vào, thế không thể dọa một chút à?».

Сhiếm lĩnh khu vực xong, chúng tôi bắt đầu làm việc. Từng bước, biệt đội chống ngầm bắt đầu tăng lực lượng trong khu vực mà người ta nói rằng sắp đến thời gian SSBN ra khơi hoặc về căn cứ. GORDEEV: «Các tàu ngầm và lực lượng phối thuộc chúng đã triển khai trên một mặt trận rộng lớn, chiếm toàn bộ mặt nước phần bắc Thái Bình Dương. Theo kế hoạch đã được Tổng tư lệnh Hải quân phê chuẩn vảo cuối tháng Tám năm 1985, một con tàu chỉ huy chở bộ tham mưu săn tìm đã có mặt trong khu vực chiến dịch. Tới thời gian này các lực lượng trực thuộc dưới quyền theo mệnh lệnh tác chiến đã chiếm lĩnh xong khu vực của mình. Suốt hai tuần lễ trước khi hành động chủ động, đường liên lạc ổn định (giữa các tàu ngầm và căn cứ chỉ huy) đã hoàn thành  bằng cách sử dụng kênh liên lạc vũ trụ. Điều này cho phép trong thời hạn ngắn nhất có thể trao đổi được thông tin.
Những sự kiện kịch tính nhất diễn ra trong những ngày 26-27 tháng 8, khi các tàu ngầm của chúng tôi, chặn trên tất cả các thủy đạo dẫn vào căn cứ hải quân, cũng không phát hiện ra các tàu ngầm tên lửa đạn đạo ra ngoài căn cứ. Hồi ấy chúng tôi đã không đánh giá được thật nghiêm túc ý nghĩa và tầm quan trọng mà bộ chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ dành cho vấn đề đảm bảo ra khơi tuần tra chiến đấu của các con tàu như SSBN. Chúng tôi đã tiếp cận vấn đề đó theo quan điểm chưa phù hợp của mình.
Tàu ngầm «К-242» với thủy thủ đoàn сủa đại tá hải quân BONDARENKO V.K. hoạt động trên hướng chính, rõ ràng đã bị các máy bay của lực lượng chống ngầm Hoa Kỳ phát hiện, trên đầu con tàu thường xuyên có 2 – 3 máy bay «Оrion» bay treo suốt ngày đêm. Các phao thủy âm được thả xuống biển. Hoạt động của các thủy thủ tàu ngầm còn phức tạp bội phần vì vô số các con tàu đánh cá trong khu vực - khoảng 3 trăm «tàu ngư phủ». Đến tận bây giờ tôi vẫn ngả mũ trước tài nghệ và lòng dũng cảm của thuyền trưởng tàu ngầm đại tá hải quân BONDARENKO Viktor Konstantinovitch, đã thực hiện cùng với thủy thủ đoàn anh hùng của mình việc săn tìm các chuyến xuất phát khỏi căn cứ của các tàu ngầm tên lửa đạn đạo Hoa Kỳ. Rất nhiều chuyến nổi lên độ sâu kính tiềm vọng để chính xác hóa vị trí, bởi lẽ cạnh lãnh hải (Mỹ) độ sâu không lớn - dải đá ngầm La Perouse - khu vực sôi động các tàu đánh cá – đó là việc không hề đơn giản. Thậm chí đôi khi cần phải cho thủy thủ đoàn giảm bớt căng thẳng, tôi cho họ ra vùng nước sâu hơn. Vậy là trong thời gian tính toán trước đã không phát hiện ra SSBN của Mỹ. Ai có lỗi – chúng tôi hay ngành trinh sát đã báo tình hình chưa chính xác? Làm gì đây?

Tôi, với tư cách chỉ huy lực lượng săn tìm, phải quyết định mà không chờ Bộ Tổng tham mưu Hải quân, - thời gian được tính từng phút - một quyết định mạo hiểm bố trí lại lực lượng. Kết quả là đã thành công, và còn được củng cố chắc chắn thêm bởi những hoạt động sáng tạo của thuyền trưởng tàu ngầm «К-492» trung tá hải quân LOBANOV О.М. Nhờ liên lạc ổn định giữa các tàu ngầm và lãnh đạo lực lượng săn tìm, LOBANOV đã nắm vững tình hình, và hiểu rằng khu vực trong đó đang có tàu ngầm «К-242», đã bị lộ trước đối phương rồi. Nghĩa là, SSBN sẽ vòng tránh khu vực đó, đi dọc theo bờ biển lên phía bắc và sẽ đột phá ra đại dương ở chiều sâu lớn theo một trong các khe ngầm (canones) trong khu vực quần đảo Charlotte (bờ biển tây Canada). Sau khi phân tích kỹ tình hình anh ấy ra quyết định chiếm lĩnh trước thời hạn vị trí thuận lợi đó để "săn mồi".


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/15/Canada_location_map.svg/300px-Canada_location_map.svg.png)       (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c1/Queen_Charlotte_Islands_Map.png/300px-Queen_Charlotte_Islands_Map.png)
Khu vực đảo Charlotte - Canada.

Kết quả không phải chờ lâu.Ban đầu phát hiện được tiếng ồn của frigate hộ tống, còn trên nền tiếng ồn đó là tiếng ồn của tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo. Tiếp theo – việc của các kỹ thuật viên. Đã thiết lập được sự theo dõi với SSBN.
Chẳng mấy chốc tàu hải văn «Phương Bắc» phát hiện ra dấu vết của SSBN, và bắt đầu theo dõi nó. Lệnh truyền cho tàu ngầm «К-360» tiếp nhận tiếp xúc từ tàu hải văn và, trung tá hải quân КULISH V.P. nhanh chóng thiết lập được tiếp xúc thủy âm với SSBN và bắt đầu tiến hành sự theo dõi một cách ổn định và chắc chắn. Đó là một SSBN, đang trở về từ chuyến tuần dương chiến đấu. Anh ấy theo dõi được nó đến tận lúc nó chủ động cơ động cắt đuôi đeo bám và sử dụng thiết bị thủy âm đối phó, kể cả dàn dựng giả mục tiêu tàu ngầm. Tôi đã báo cáo quá trình thực hiện chiến dịch này tại cuộc tập huấn các chỉ huy đơn vị hợp thành Hải quân Xô Viết vào cuối tháng 4 năm 1986 ở thành phố Leningrad. Lãnh đạo đã ra quyết định ban hành chỉ thị của Tổng tư lệnh Hải quân, trong đó hoạt động của các thành viên tham gia chiến dịch được dẫn làm ví dụ cho toàn bộ cán bộ chiến sỹ Hạm đội Hải quân …»

Đô đốc hạm đội CHERNAVIN V.N.:
«Chúng tôi áp dụng tất cả các biện pháp có thể để giảm bớt sự ngạo mạn ở những người quá thừa thãi đặc tính đó. Và chiến dịch sẽ được thảo luận dưới đây, được soạn ra và tiến hành, không phải để cảnh báo đùa cợt với Lầu Năm Góc và gây ra chất vấn tại Quốc hội Hoa Kỳ. Tôi không biết người Mỹ gọi cuộc hành quân cơ động của chúng ta như thế nào, nhưng trong các văn bản chính thức của chúng ta, chiến dịch hoạt động này diễn ra dưới tên mã "Atrina". Nó được nghĩ ra khi tôi đang chỉ huy Hạm đội Biển Bắc, còn việc chuẩn bị để thực hiện nó bắt đầu ngay khi tôi vừa được phê chuẩn làm Tổng tư lệnh Hải quân Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết..… (Theo sắc lệnh của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ngày 29 tháng 11 năm 1985 đô đốc hạm đội Chernavin Vladimir Nikolaevitch được bổ nhiệm chức vụ Tổng tư lệnh Hải quân - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô). … Thế nhưng vấn đề sẵn sàng về kỹ thuật, tính đơn trị của thủy thủ đoàn một số tàu không cho phép tiến hành nó ngay lập tức. Phải hoãn nó đến đầu năm 1987.
Sự thành công của cuộc biểu dương này ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến giọng điệu tại các cuộc đàm phán quốc tế, mà trong nửa sau của những năm 198x người Mỹ đã theo đuổi xu hướng trong khi gây áp lực ngoại giao mạnh mẽ, vẫn tăng cường củng cố hạm đội và thỉnh thoảng giở “trò chơi cơ bắp", nói cách khác, chúng ta cần phải đặt "chính sách tàu ngầm tuần dương" đáp trả "chính sách ngoại giao pháo hạm" một cách đích đáng.
Tháng sáu năm 1985 tại dãy đá ngầm New Founland, các tàu ngầm của sư đoàn 33 đã tiến hành một chiến dịch có tên mã là "Aport", trong đó có hai mục tiêu chính: phát hiện khu vực tuần tra của các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của kẻ thù tiềm năng, và xác định các thủ đoạn chiến thuật mới của các lực lượng chống ngầm của NATO. Ngày 1 tháng 7 năm 1985 chiến dịch «Аport» đã kết thúc. Chiến dịch đó cùng loại và là khúc dạo đầu cho chiến dịch «Аtrina».


V.CHERNAVIN tiếp tục: «… Vào đầu tháng ba năm 1987, từ Zapadnaya Litsa chiếc tàu ngầm đầu tiên của thê đội tương lai ra khơi. Sau một thời gian đã định, chiếc thứ hai rời bến tàu, rồi chiếc thứ ba, thứ tư, thứ năm ... Chiến dịch "Atrina" bắt đầu ...
gần như toàn bộ một sư đoàn tàu ngầm nguyên tử đã tiến vào đại dương: K-299 (thuyền trưởng trung tá hải quân Kliuev M.I.), K-244 (thuyền trưởng trung tá hải quân Alikov V.I.), K-298 (thuyền trưởng trung tá hải quân Popkov), K- 255 (thuyền trưởng trung tá hải quân Muratov B. Yu), và K-524 (trung tá hải quân Smelkov)».

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Mười Hai, 2011, 09:52:30 pm
(tiếp)

Chẳng bao lâu chúng tôi được lệnh trở về căn cứ. Mỗi tàu ngầm được chỉ định một hành trình. Tôi đưa hành trình lên tấm bản đồ tác chiến của mình và chợt phát hiện ra cả hai tàu ngầm đi cùng một thời gian trên cùng một chiều sâu qua điểm kiểm tra. Tôi kiểm tra những bức điện nhận được theo một kênh khác - cũng như vậy. Tôi gửi một bức điện thông báo sự việc vào địa chỉ Tham mưu trưởng hạm đội. Sau 2 giờ tại địa chỉ một trong hai tàu ngầm đã nhận được một bức điện thay đổi hành trình. Sau một lúc nữa có một bức điện ký tên Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết gửi tới địa chỉ của tôi chỉ dẫn hành trình thay đổi của tàu ngầm của tôi. Tôi được lệnh đi lối eo biển Amtchik vào biển Bering, vượt từ hướng đông-bắc và theo một đường cong thoải, vòng qua phía bắc đảo Pribylov, qua eo biển Kamchatka đi ra Thái Bình Dương. Hải trình này rất khó vì độ sâu biển ở phía đông-bắc và phía nam đảo Pribylov khá nhỏ. Chúng tôi đã trở về căn cứ, phúc trình về chuyến hành quân và im lặng.


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0e/800x598_Carte_Alaska_R3.jpg)(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/dc/Rat_Islands_II.jpg)
Eo biển hẹp Amtchik trong quần đảo Aleutian giữa các đảo Delaroff và các đảo Rat.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/59/800x598-Carte-Alaska-R.jpg) (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/20/PribilofIslands.jpg/494px-PribilofIslands.jpg)
Vị trí đảo Pribylov tại Alaska.

Chúng ta hãy đọc tiếp xem đô đốc hạm đội CHERNAVIN V.N. nói gì: «…Các thuyền trưởng tàu ngầm được tặng thưởng huân chương Cờ Đỏ. Các sỹ quan và hạ sỹ quan khác cũng nhận được phần thưởng của chính phủ vì đã tỏ rõ sự xuất sắc trong chuyến đi biển căng thẳng 3 tháng này » - đó là những lời nói về các thủy thủ tàu ngầm Hạm đội Biển Bắc, sau khi hoàn thành chiến dịch «Аtrina» năm 1987.

Còn tại Hạm đội Thái Bình Dương – không một người nào được thưởng, thậm chí không cả lời cảm ơn. Thực ra, Igor Ivanovitch GORDEEV đã cố gắng đề đạt lên trên, nhưng Ủy viên Hội đồng Quân sự, vẫn con người đó, đã cắt cánh của ông.

GОRDEEV: «Đến tận bây giờ trong tai tôi vẫn còn vang lên những lời nói xúc phạm những con người đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu một cách dũng cảm quên mình, những lời nói ra từ miệng Uỷ viên Hội đồng Quân sự phân hạm đội tại cuộc họp mở rộng Hội đồng Quân sự: «…họ đã đến đấy, dùi lỗ để đeo huân chương, họ cứ thế mà đi, rung rung lắc lắc những cái bụng, các anh xem có tìm được anh hùng không…».


Bức tranh nhận được thật thú vị. Ý tưởng hình thành từ Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc cuối những năm 197x, đầu những năm 198x các thủy binh Thái Bình Dương thực hiện, còn tất cả vòng nguyệt quế thì thuộc về các thủy binh Biển Bắc. Ngoài ra, cho đến tận bây giờ, về các chiến dịch của Hạm đội Thái Bình Dương như «Gió tươi», khúc dạo đầu cho chiến dịch «Chim sơn tước lông dài», cũng như  «Аport» đối với «Аtrina», người ta không hề nói một lời nào. Các độc giả hãy hiểu tôi, không phải là tôi ghen tỵ, mà là tôi muốn sự công bằng. Tôi, với tư cách một thủy thủ tàu ngầm, hiểu rất rõ rằng, сác thuyền trưởng vấp phải vấn đề thế nào – các thủy binh Biển Bắc. Đương nhiên, phần thưởng của họ là xứng đáng, nhưng câu chuyện không nói về điều đó. Phải chăng Tổng tư lệnh không thể nào bất công như vậy đối với mọi người. Tất cả chúng ta cùng phục vụ một sự nghiệp. Để khẳng định điều đã nói, tôi dẫn ra chỉ một ví dụ quá rõ ràng. Khi hành quân chuyển căn cứ cho các tàu ngầm, những tàu đã cũ, từ Hạm đội Biển Bắc sang Hạm đội Thái Bình Dương 90% các thuyền trưởng tàu ngầm và không chỉ các thuyền trưởng tàu ngầm đều được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô Viết. Còn vào thời kỳ 1981- 1983, khi có 3 tàu ngầm mới nhất hành quân chuyển cứ từ đội hình sư đoàn 45 sang Hạm đội Biển Bắc, chỉ có một thuyền trưởng được thưởng huân chương Lê nin. Đồng thời tư lệnh sư đoàn 45 ЕRОFЕЕV và GОRDЕЕV là sỹ quan chỉ huy cao cấp trên chuyến hành quân một lần, còn sư đoàn phó phụ trách cơ điện hàng hải của họ đại tá hải quân LYSHENКО -  thực hiện 3 chuyến hành quân tương tự mà chẳng có phần thưởng nào, như thể ông ta đi du lịch trên tàu thủy chở khách. Chúng tôi đã phục vụ như vậy đấy, tất nhiên, không phải vì phần thưởng.

Chúng ta hãy đọc tiếp CHERNAVIN: các phần thưởng « M.S.Gorbachev trao, trong đầu ông ta từ hồi ấy đã nảy nở và đặt ra luận đề về "học thuyết phòng thủ" mới. Nhưng ai trong số những người đang đứng trên boong các tàu ngầm trong những phút huy hoàng đó có thể nghĩ rằng, tất cả những nỗ lực siêu nhân vượt quá sức con người nhằm duy trì cân bằng chiến lược với thế giới phương Tây sẽ được đưa về không bởi nỗ lực ngay từ đầu của những nhà cải cách nhiệt thành, và sau đó chỉ đơn giản là những kẻ phản bội nhân dân ta?» – ở đây tôi gạch đậm dưới từng lời của ông.
Tôi quyết định viết về chiến dịch này bởi vì chưa có ai viết về nó, về những con người xứng đáng để mọi người biết đến họ, còn «Аtrina» đã được nói đến phát ngán rồi.

Vào tháng 9, tôi và GORDEEV chờ điện đến, những bức điện rất quan trọng với chúng tôi – con gái ông ấy và con gái tôi vào đại học. Kết quả thi chúng tôi đang nóng lòng chờ đợi. Nhưng, như chúng tôi đã đoán, chúng tôi không nhận được điện. Tôi hiểu rằng, tại sao người ta không gửi đến cho tôi, nhưng sư đoàn trưởng thì họ có thể gửi chứ – ông ấy ở trên tàu mặt nước. Tôi về nhà và nghĩ, ai sẽ mở cửa đây – vợ hay con gái? Vợ tôi mở cửa, còn tôi đảo mắt tìm con gái, nhưng chỉ thấy con trai. Qua cặp mắt của vợ mà tôi hiểu, con gái đã vào đại học. Cả hai đều cùng vào. Vợ tôi kể cho tôi rằng, họ làm việc với ban chính trị về việc này – người ta hứa hàng núi vàng, nhưng kết cục - chẳng có gì.

Sau khi kết thúc nhiệm vụ trở về, chúng tôi trao tàu cho thủy thủ đoàn khác và đi nghỉ phép. Thời gian này, tư lệnh sư đoàn chuẩn đô đốc GORDEEV И.И. do tình trạng sức khỏe đã ra khỏi danh sách đi biển và nhận nhiệm vụ tại Moskva. Thay ông làm chỉ huy sư đoàn người ta bổ nhiệm đại tá hải quân VОDОVАТОV Viktor Аlekseevitch, nguyên Tham mưu trưởng sư đoàn trước đó. Ông ấy tốt nghiệp sau tôi một khóa tại cùng một Trường Hải quân, tôi biết ông ấy khi còn là sinh viên sỹ quan. Tôi chưa biết ông ta trên thực tế khi là thuyền trưởng thế nào, ông đến đơn vị này trước tôi. Năm 1982 ông ta vào Học viện và khi trở về năm 1984 đã được bổ nhiệm Tham mưu trưởng sư đoàn 45.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/28_Vodovatov.jpg)    (http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/28_grup_2S.jpg)
Sư đoàn trưởng sư đoàn 45 V.A.Vodovatov. Ảnh phải: Nhóm khẩu đội tác chiến trên hạm giành được giải thưởng xạ kích của Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô năm 1986. Hàng ngồi từ trái sang phải: đại úy hải quân SIMONOV V.V., đại úy hải quân PОLUEKТОV Е., trung tá hải quân ТRUSHKIN А.N., tôi, đại úy hải quân CHUVАЕV YU.А., đại úy hải quân RUKHLIADА V.А., hàng đứng: đại úy hải quân PLЕТNIOV А.А., chuẩn úy hải quân КLОTCHКОV А.F., đại úy hải quân АКSIONОV S.B., thượng úy hải quân SТЕPАNTCHENKO S.I., đại úy hải quân GRАDОBОЕV I.А., thiếu tá hải quân КISIL I.S., thượng úy hải quân ТАТКАLО V.V.

Nghỉ phép xong, khi về tôi nhận lại con tàu và rèn luyện qua một khóa huấn luyện chiến đấu theo quy định. Trong một chuyến ra biển, vào lúc gần nửa đêm, VODOVATOV đi vào buồng trung tâm,  và đề nghị tôi cho kiểm tra tổ chức hoạt động có dùng anten «PАRАVАN». Các lý do tôi đưa ra chứng minh không cần làm điều đó không được ông chấp nhận. Dương anten lên, hiệu thính viên báo cáo có tín hiệu và bắt đầu xếp anten vào hầm chứa. Ba lần cố gắng đều không thành công. Qua camera từ xa đằng đuôi tàu có thể thấy rõ phần đuôi tàu ngầm, còn tiếp nữa thì không. Tôi đề nghị với VОDОVАТОV nới cáp kéo về cuối rồi để thế đến sáng mai. Nếu độc giả còn nhớ – tình thế như vậy đã xảy ra năm 1984. Ông ta đồng ý. Một giờ rưỡi sau, ông lại vào buồng trung tâm và đề nghị thử kéo lại một lần nữa. Tại sao con người ta không nhất quán thế nhỉ? Chúng tôi thử lại và …    cáp treo đứt. Vâng, đó không phải là GORDEEV. Tìm kiếm, tất nhiên không cho kết quả tích cực, cuối cùng thì thủy thủ đoàn bị buộc tội không có kỹ năng và tổ chức kém, và nhiều thứ khác nữa. Người ta lại tháo tời, sửa chữa lại, nhưng sau đó kết thúc thế nào tôi cũng chẳng còn nhớ.

Trong toàn bộ năm 1986, thủy thủ đoàn của tôi vô cùng nhàn rỗi – không có kế hoạch thực hiện bất kỳ nhiệm vụ phục vụ chiến đấu nào và mùa hè chúng tôi đi nghỉ phép. Chắc các bạn cũng biết đó là năm xảy ra thảm kịch tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Chúng tôi nghĩ rằng ban chính trị gắn một ẩn ý nào đó với sự kiện này. Nhưng không có gì như thế cả. Tôi yêu cầu Vladimir Vasilevitch nói chuyện với các sỹ quan về việc giúp đỡ vật chất cho các nạn nhân thảm họa - bao nhiêu tùy khả năng. Thế mới biết mọi người đang chờ đợi một đề nghị tương tự. Nhưng chủ yếu là toàn bộ thủy thủ đoàn đã tham gia vào công việc này. Sau khi tập hợp số quyên góp, thuyền phó chính trị trao nó cho ban chính trị. Và ở đây bắt đầu.....danh tiếng công tác của ban chính trị.

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Mười Hai, 2011, 01:03:34 am
(tiếp)


Khi đang làm giấy tờ đi nghỉ phép thì bác sỹ trên tàu ngầm đến chỗ tôi và đề nghị một phiếu an dưỡng kép đi nghỉ ở nhà an dưỡng «Divnоmоrskoie» (Gelendzhik, ở Biển Đen). Vì món xổ số này mà tôi đã sẵn sàng "giết chết" ông thần y của tôi – sao mùa hè không có phiếu nghỉ hai người?. Mùa đông cần gì đến đấy. Nhưng dù sao vẫn đúng là như vậy. Tôi chẳng hiểu gì cả. Tại sao lại có phiếu – đó là một câu chuyện riêng. Về tấm phiếu đi nghỉ tôi đã vỡ lẽ tất, khi chăm chú xem xét nó trong chuyến tàu hỏa «Моskva – Nоvоrоssisk». Trên mặt sau phiếu nghỉ có nét bút chì đã tẩy nhưng còn đọc được. Phiếu nghỉ lúc đầu dành cho phó tư lệnh phụ trách hậu cần phân hạm đội thiếu tướng КRАSАVIN А.I.  Bởi lẽ «ông tướng tác chiến» này sợ đi nghỉ ở vùng có khả năng nhiễm phóng xạ, thì cứ để thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử đi đi, với hắn ta dù sao cũng thế– hắn còn ngủ cạnh hai lò phản ứng nguyên tử cơ mà. Chúng tôi đã đi và nghỉ ngơi rất tuyệt.

Sau khi nghỉ phép về, một bất ngờ không có trong kế hoạch của chúng tôi đó là khẩu đội tác chiến hạm của tôi cần phải đến thành phố Sоsnоvyi Bor để tranh tài giành giải thưởng của Tổng tư lệnh Hải quân giữa Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Biển Bắc, về các công tác săn tìm, theo dõi và tấn công SSBN. Bên phía Hạm đội Biển Bắc thi đấu với chúng tôi là khẩu đội tác chiến hạm của trung tá hải quân КОRОPЕTS V.P. Chúng tôi đã đi đến tận nơi, đã thi đấu, đoạt giải và quay về.

Khi trở về từ chuyến công tác biệt phái, chúng tôi tiếp nhận lại con tàu của mình và bắt tay vào huấn luyện chuẩn bị cho chuyến đi làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu kỳ tới. Đầu tháng 12 chúng tôi đi vào vịnh «Моkhovаia» để đo từ trường cho tàu ngầm. Chúng tôi đã đến nơi, đưa tàu lên 3 trụ – trụ đỡ đuôi bên trái không có.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/28_pl_1Big.jpg)

Chúng tôi đo từ trường và phát hiện ra phải quấn lại cuộn dây. Đó là một công việc khổ ải như dưới địa ngục, nhất là làm dưới băng giá và gió mạnh. Tất cả đều làm việc – các sỹ quan, hạ sỹ quan và toàn bộ các quân nhân phục vụ theo thời hạn. Bắt đầu ta phải khởi động xích tải. Xích được quấn vòng, nó được thả xuống nước từ phần mũi tàu bằng cách sao cho tạo thành một vòng đi quanh thân tàu. Sau đó xích được mở ra và nhờ một đai ốc nó được dây cáp xoắn lại giữ một đầu. Một vài người nắm lấy đầu xích thứ hai kéo cáp dưới thân tàu, nối nó thành một vòng, và cứ thế hết vòng này đến vòng kia phủ quanh thân con tàu ngầm từ mũi tàu đến đuôi tàu – đó chính là cuộn dây. Số lượng cuộn dây phụ thuộc độ lớn của từ trường con tàu. Lần này phải đặt nhiều cuộn dây. Sau đó các cuộn dây được nối với nhau theo sơ đồ đã xác định và con tàu chuyên dùng sẽ phóng dòng bù qua cuộn dây. Cái mà các bạn thấy trên tấm hình – đó là một phần nhỏ việc chúng tôi phải làm. Công việc gặp trở ngại bởi tuyết ướt, mặt boong trơn trượt. Phải rắc muối để tuyết tan nhanh. Trên tàu rất lạnh, chẳng có chỗ nào để làm khô quần áo ẩm.

Sau hai giờ một lần lại thay phiên kíp làm trên boong, kíp trước uống trà nóng với bánh nướng và đi ngủ. Cuối cùng nhiên liệu diesel đã cạn, muối và bột mì cũng hết. Việc bổ sung dự trữ được tôi dự định sau khi rời giá khử từ. Chúng tôi tin rằng trường từ của con tàu là bình thường. Tôi trao đổi với trực ban tác chiến phân hạm đội, để anh ta gọi cho tư lệnh sư đoàn, chuyển yêu cầu của tôi xin được giúp đỡ cung cấp bột mì và muối. Một phần nhiên liệu đã được tàu phóng lôi đi gần đó cung cấp cho chúng tôi. Người ta nói rằng sẽ chẳng có vấn đề gì đâu. Chúng tôi nhận được tin báo bão, trực ban tác chiến phân hạm đội Kamchatka yêu cầu tôi cho tàu kéo đến kéo tàu kiểm tra trường vật lý Sarannaia (Саранная СФП - судно контроля физических полей) vào vịnh. Tại phân hạm đội không tìm thấy tàu kéo. Điều này phải mất ít nhất hai ngày. Tôi ở vào tình thế khó khăn. Thiếu mất một trụ, con tàu bọc các cuộn dây giống như một cây Thông Giáng sinh, đứng ngay gần bờ và đang có báo bão. Tôi phải đưa ra quyết định thôi. Tôi liên lạc với trực ban, yêu cầu chấp thuận cho chạy lò phản ứng.

Một giờ sau tôi được mời vào phòng vô tuyến điện. Trên đầu dây kia là Tham mưu trưởng phân hạm đội chuẩn đô đốc ЕRIOМЕNКО А.P. – cháu một nguyên soái. Tôi sẽ không kể chi tiết cuộc nói chuyện, nhưng tất cả bắt đầu bằng những câu chửi tục. Đầu tiên từ việc (tôi kêu ca) tàu không được bổ sung dự trữ vật chất, và kết thúc với lời châm chọc – cậu lại còn đòi chấp thuận chạy lò phản ứng. Tôi lặng lẽ nghe, báo cáo tình hình, đôi lần cũng nhún nhường và cuối cùng nói rằng nếu gió lôi tàu ra khỏi các trụ đỡ quẳng xuống bờ – người có lỗi sẽ là bộ tham mưu phân hạm đội. Các chân vịt đẩy hỗ trợ của tôi sẽ chẳng làm được chuyện gì. Và tôi nhắc trước rằng cuộc nói chuyện của chúng tôi đã được ghi vào băng từ. Sau một giờ nữa tôi nhận được chấp thuận cho chạy thiết bị năng lượng chính. Khi thông báo cho toàn tàu báo động chiến đấu ban 5 và ban hóa để khởi động lò phản ứng – khắp con tàu vang rền tiếng "Ura". Với việc đưa thiết bị vào hoạt động, trên tàu không còn phải hạn chế dự trữ điện năng, nước và, cái chính, sưởi ấm. Gió mỗi giờ càng mạnh lên. Chúng tôi cho hoạt động tuabin (trục truyền động chính) để phân đều tải trọng trên cáp neo. Tổng thể, chúng tôi phải ở trên giá khử từ 2 tuần lễ.

Xin nói vài lời về cái giá này. Nó được bố trí đối diện với một trong các nhà máy cá hộp của thành phố Petropavlovsk. Có một chú hải tượng (Морж -walrus - voi biển (лат. Odobenus rosmarus)) quen sống ở đây. Nó không cần tìm cá - chỉ cần xơi các phế phẩm từ nguồn cá chế biến của nhà máy. Nếu trên giá có một con tàu nào đó, thể nào nó cũng trèo lên boong thượng đằng đuôi nằm sưởi ấm dưới mặt trời. Nó cũng bò lên con tàu ngầm của tôi. Tôi trưng ra đây một tấm ảnh lấy từ internet. Khoảng trên dưới một năm trước trên báo chí đã có thông báo rằng những kẻ cặn bã nào đó đã bắn chết nó. Có lẽ với con người chẳng có gì là thiêng liêng. Con vật như thể một kỳ quan của thành phố.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/28_morgh.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/800px-PolarBearWalrusTuskCarving.jpg)
Một đồ thủ công mỹ nghệ làm khoảng 1940 miêu tả cảnh gấu trắng bắc cực đánh nhau với voi biển, trưng bày tại bảo tàng Magadan, Nga.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/Siberian-eskimo-Nabogatova-.png)
Người Eskimo và cặp ngà voi biển.

Đại úy hải quân, chỉ huy nhóm trinh sát vô tuyến điện tử КISIL Ivan Stepanovitch (ảnh dưới) đến gặp tôi đề nghị ký báo cáo cho anh xin chuyển lên làm việc trên căn cứ bờ. Trong chức trách trên hạm anh đã phục vụ hết cả rồi. Tôi không phản đối, nhưng đề nghị anh một phương án khác, dù vẫn ký. Vấn đề ở chỗ mới đây Quân đội Xô Viết đã ra sắc lệnh về phong quân hàm theo niên hạn cho các sỹ quan mà chức vụ chính thức của những sỹ quan đó thấp hơn quân hàm đến hạn. Tôi đã chuẩn bị đề xuất  phong quân hàm đến hạn cho đại úy hải quân КISIL, trong thủy thủ đoàn chỉ có anh ấy phù hợp nhất với sắc lệnh này. Nếu tôi ký đơn cho anh, người ta sẽ trả đề xuất lại cho tôi, bởi lẽ sỹ quan mà lên bờ, nghĩa là, anh ta đến đó mà nhận quân hàm.

(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/28_Kisil.jpg)

Vậy đó. Liên quan đến vấn đề lên sỹ quan cao cấp, chỗ phục vụ mới sẽ tốt hơn nhiều. Về điều đó tôi đã nói với anh. Anh ấy đồng ý với đề nghị của tôi. Chẳng bao lâu, tôi đã trao được cho Ivan Stepanovitch cầu vai quân hàm mới theo niên hạn, và sau vài tháng anh chuyển đến nơi phục vụ mới thuộc phần châu Âu của Liên Xô. Tiếp theo người ta đề nghị anh ấy làm việc tại một cơ quan khác. Anh đồng ý với một điều kiện - vẫn giữ quân phục hải quân. Lãnh đạo cơ quan cực chẳng đã phải đồng ý. Thủy thủ vẫn cứ là thủy thủ, cừ lắm Ivan Stepanovitch!

Тhủy thủ đoàn đã kết thúc năm 1986 như vậy đấy. Sang năm mới chúng tôi vẫn tiếp tục thao luyện các bài tập cho thuần thục và chuẩn bị hành quân. Tháng 2, thủy thủ đoàn thực hành xong bài tập LVD (задач ЛВД - легководолазное дело; легководолаз - scuba [skin ] diver - lặn có khí tài nhẹ, lặn nông có khí tài) tại trung tâm đào tạo của phân hạm đội. Một hôm bỗng có điều gì đó không thể hiểu nổi xảy ra với tôi. Bỗng nhiên tôi chảy nước mắt. Lệ cứ chảy thành 2 hàng mà tôi chẳng sao hiểu được. Thuyền phó chính trị gọi điện cho sư đoàn trưởng. Xe con đến chở tôi về bộ tham mưu.

(http://i668.photobucket.com/albums/vv46/qtdc/CR_1987_K313_1.jpg)
(http://i1119.photobucket.com/albums/k631/qtdc4/LegkovodolazIDA-1_1934.jpg)
Ví dú về lặn nhẹ có khí tài. Ảnh trên: Chuẩn bị lặn kiểm tra bánh lái, trung tá Temnov (mặc đồ lặn giữa hình) thuyền trưởng K-313 đề án 670 trên biển Đông, và thiếu tá Yarosh. Tháng 2 năm 1987, ảnh chụp khi K-313 đến thi hành nhiệm vụ trong đội hình sư đoàn tàu ngầm 38, binh đoàn 17 tại Cam Ranh. Ảnh dưới: Lặn nhẹ có khí tài với bộ đồ IPA-1 trang bị cho lực lượng Hải quân của Hồng quân Công nông Liên bang Xô Viết năm 1934.(ảnh từ nguồn: СПАСАТЕЛЬ ВМФ).

Tôi đi vào văn phòng. Trước mặt sư đoàn trưởng và chủ nhiệm chính trị tôi lại bắt đầu chảy nước mắt. Người ta cuống cà kê lên và đưa ngay tôi vào bệnh viện. Tôi được tiêm thuốc gì đó và ngủ thiếp đi. Vào buổi tối, Tham mưu trưởng phân hạm đội, Chuẩn Đô đốc ЕRIOМЕNКО  mang tôi đi và cho xe chở đến khu nghỉ mát Paratunka, nơi Đại tá quân y MARAKULIN đang nghỉ ngơi, ông ấy là bác sỹ trưởng ngành thần kinh của Hải quân. Sau khi nói chuyện với tôi, ông nói rằng không có gì nghiêm trọng - chỉ là suy nhược thần kinh. Cần bay tới Vladivostok nhập bệnh viện hải quân đầu mối chính của hạm đội. Một vài ngày sau, tôi bay đến Vladivostok. Tại khoa thần kinh không còn chỗ. Một tuần liền tôi quay cuồng trong khoa răng hàm mặt. Làm các xét nghiệm, đi đến các bác sĩ, dùng một số thuốc. Tôi nhớ lần đến thăm người đứng đầu khoa tim mạch. Tôi đi vào văn phòng, ngồi sau bàn là một vị đại tá đeo cặp kính gọng lớn và có mái tóc màu xám bạc. Ông trễ kính xuống nhìn lên và hỏi tôi chức vụ gì và ở chức vụ đó bao nhiêu năm rồi. Câu trả lời của tôi: "thuyền trưởng tàu ngầm hạt nhân đã 9 năm". "Và anh vẫn còn sống cơ à?" câu hỏi của ông thật bất ngờ. Điều trị tiếp tục. Việc sẽ gạch tên tôi khỏi danh sách đi biển là không còn nghi ngờ gì nữa. Ngày 12 hoặc 11 tháng ba, cô y tá mời tôi đến văn phòng chủ nhiệm khoa. Trong văn phòng, ngoài ông ấy còn một người đàn ông nữa - thành viên ủy ban bác sỹ quân y. Họ cho tôi lời phán quyết - không thích hợp với việc tiếp tục phục vụ trong quân số thường trực đi biển. Tôi ngẩn người ra. Suy nghĩ ngay lập tức đưa tôi đến Kamchatka và sự vui mừng một cách độc địa của các "đối thủ" của tôi - sợ đi làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu nên đóng vai một kẻ ngốc, nhưng chẳng đạt được điều gì. Còn chủ nhiệm khoa  bắt đầu nói rằng trong quý này họ đã gạch tên 5 thuyền trưởng khỏi danh sách đi biển, và nếu tôi là người thứ 6 thì.... Tôi ra khỏi văn phòng. Bác sĩ của tôi đặt tay lên vai tôi và nói với tôi một cách bình tĩnh: "Đừng lo, thuyền trưởng. Anh sẽ phải quay lại chỗ chúng tôi một vài tháng nữa, và khi đó chúng ta sẽ tính". Sao vậy, lại còn thế nữa! Năm phút sau, tôi được gọi lên một lần nữa. Chủ nhiệm khoa quay về phía tôi, gọi theo tên cha, xin lỗi và nói rằng người ta chỉ vừa mới mang đến cho ông lịch sử bệnh án của tôi trong đó các bác sĩ tim mạch bệnh viện ghi như sau: "theo các Điều số ... mệnh lệnh số ... của Bộ Quốc phòng Liên Xô không thích hợp cho việc phục vụ trong quân số đi biển, không thích hợp làm việc với môi trường có sóng tần số siêu cao (СВЧ). Chỉ thích hợp để phục vụ trong thời bình bên ngoài biên chế".

.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Mười Hai, 2011, 09:57:42 pm
(tiếp)

Tôi bay tới Kamchatka ngày 14 tháng 3. Trời ấm, tuyết tan rất nhanh. Dưới tuyết đầy nước. Tôi đi vào bộ tham mưu sư đoàn. Nửa đường tôi gặp chủ nhiệm chính trị sư đoàn đại tá hải quân GORNOSTAEV YU.N. và giữa chúng tôi diễn ra cuộc đối thoại này:
- Victor Konstantinovitch, xin chào, chúng tôi đang chờ cậu. Nhanh mà đi biển nhé.
- Xin chào Yuri  Nikolaevitch. Tôi sẽ không đi biển nữa đâu - "quá muộn để uống nước khoáng khi không có dạ dày". Tôi đã bị cấm đi biển rồi.
- Cấm khi nào vậy? Sư đoàn trưởng Viktor Alekseevitch, đang ở Vladivostok và người ta cho ông ấy biết rằng cậu vẫn thích hợp để tiếp tục phục vụ.
- Giấy tờ của tôi đã gửi đi Moskva để trình Hội đồng Bác sỹ Quân y Trung ương phê duyệt kết luận của Bệnh viện Hải quân Hạm đội Thái Bình Dương.
Làm thế nào sau đó có thể nói chuyện được với tư lệnh sư đoàn? Đã ở Vladivostok, đã ở trong bệnh viện, thế mà người thuyền trưởng tàu ngầm dưới quyền mình, người đã đóng góp lao động của anh ta cho cầu vai đô đốc trong tương lai cho mình, ông ấy lại không đến thăm anh ta. Phải chăng đó là người sư đoàn trưởng chân chính? Đây không phải là GORDEEV I.I. Ông ấy sẽ không bao giờ cho phép xảy ra một điều như vậy.
Tôi ra biển một ngày trong tháng Sáu. Cần phải xác nhận tính tuyến tính của con tàu. Việc đã xong. Tôi chuyển sang chờ đợi lệnh bổ nhiệm làm giảng viên cao cấp tại Trung tâm Đào tạo Hải quân ở thành phố Obninsk.

Một buổi sáng đầu tháng mười, tôi được gọi lên bộ tham mưu. Container của một sỹ quan được phân căn hộ của tôi đã chuyển đến, lần này là một thuyền trưởng trẻ, và cần phân chia ở mức diện tích tối đa để cậu ta để tài sản của mình. Tư lệnh sư đoàn quyết định tôi phải giải quyết các vấn đề liên quan đến lô hàng chứa trong container sắp chuyển đi của tôi.

Trong văn phòng của Tham Mưu Trưởng, có Tư lệnh sư đoàn và chủ nhiệm chính trị. Chủ nhiệm Chính trị hỏi tôi về hai chuẩn úy của tôi - thủy thủ trưởng, chuẩn úy hải quân KLOTCHKOV Alexandr Fedorovitch và thủy thủ trưởng đội tuabin chuẩn úy hải quân BURMISTROV Yuri Pavlovich. Họ phải ở trên tàu. Và tiếp ngay sau đó ông ta nói với tôi rằng trên tàu không có họ. Theo lệnh của tôi, họ đi đánh cá để lấy cá cho tôi gửi đi cùng với container. Quay lại phía sư đoàn trưởng, ông nói, "mọi thứ đều rõ ràng và không có gì là không thể. Đó người thuyền trưởng "danh giá" của chúng ta là thế đấy". Tôi không thể hiểu ông ta nói đến những con cá nào, cá của ai và gửi đi đâu. Rõ ràng người "kỹ sư của tâm hồn con người" này phán xét theo ý mình. Con người ấy luôn chỉ tìm một cái cớ để buộc tội tôi. Một lần nào đó ông ta từng cố gắng giáo dục tôi, khi thấy hai thủy thủ trên tàu của tôi, mang về nhà cho tôi hai bó gỗ để đun nước nóng. Dự kiến cuộc đi biển không theo kế hoạch sắp xếp, tôi vào khu nồi hơi và hỏi xin người trực hai bó củi. Khi mà tôi còn chưa nói với ngài "kỹ sư" điều này, rằng tôi không có xe ô tô riêng như ông ta có, để người ta chở gỗ về cho ông ta, thì ông ta chưa chịu thôi. Tôi không bao giờ hiểu được những người thủ trưởng, không chịu hiểu một sự thật rằng hành vi của họ, cấp dưới vẫn theo dõi rất chặt chẽ. Ta quay trở lại chuyện hai chuẩn úy hải quân.


Hóa ra sáng nay, vợ của đội trưởng đội turbin gọi điện đến ban tham mưu và cho biết chồng cô ta mất tích. Buổi chiều hôm qua anh ta đi hái nấm và bây giờ chưa trở về. Tôi được mượn một chiếc xe và phải đi tìm kiếm hai cậu chuẩn úy ở nơi nào có thể nghĩ ra. Tất nhiên, họ nghĩ đến sông Viluy. Đi cùng tôi là một sĩ quan. Trên đường đi ông ta nói với tôi cấm tôi tiếp xúc với hai chuẩn úy của tôi. Đó là một người hẹp hòi và thực sự tin rằng sẽ tìm thấy họ đang đi đánh cá. Chỉ vừa qua vọng gác đầu làng, chúng tôi đã thấy đang đi về phía mình là 2 chiếc mô tô trên đó có hai chuẩn úy của tôi - hai người bạn chia ngọt sẻ bùi cả "xúc xích và cái đuôi chó sói". Không ra khỏi xe, tôi đề nghị viên sỹ quan ra lệnh cho hai kẻ lãng du này đến ngay ban tham mưu vào phòng sư đoàn trưởng. Điều gì thực sự xảy ra? Hai người bạn quả thực đã vào rừng. Thủy thủ trưởng mang theo cả vợ. Không thuộc địa hình khu vực, họ lạc vào một khu đầm lầy, một mô tô chết máy. Khởi động mãi không được. Sau đó, thủy thủ trưởng đưa vợ về nhà, vì đêm xuống rồi và quay trở lại. Họ dắt chiếc xe thứ hai và kéo về làng lúc đã 11 giờ đêm. Khi chúng tôi về đến ban tham mưu, ở đây diễn ra một cuộc kiểm điểm tình hình rất căng. Chủ nhiệm chính trị chỉ quan tâm đến hai câu hỏi - có bao nhiêu cá đã được đánh bắt cho các chỉ huy và nó được để ở đâu. Thật là một "buổi hòa nhạc"  đau đớn và buồn cười. Nhưng tôi đã rất ngạc nhiên vì thái độ của Tư lệnh sư đoàn. Ông ngồi im lặng. Cầm cây gậy Giáng sinh, ông đang chỉ huy sư đoàn, ông hãy chấm dứt trò hề này! Kết quả là, - phóng thích những anh chàng đi hái nấm thất bại kia. Tất nhiên, tôi vẫn có cá - ở Kamchatka, cá không phải là vấn đề. Vợ chồng tôi mua bốn lô cá hồi tại bến cá, đặt người ta sấy khô rồi nạp vào container. Nhưng chúng tôi không may mắn. Container đi đường rất lâu, tất cả đều đóng băng, và lô cá hình như được bắt từ hồi năm ngoái và chúng tôi bắt nó ... Nhưng dẫu sao tôi vẫn giành chiến thắng. Đầu tiên, tôi hỏi đồng nghiệp của tôi cho tôi một vài người để chất tải, trong bất kỳ trường hợp nào - họ cũng sẽ thấy những gì được nạp vào container. Tôi đề nghị một sĩ quan ngày mai hãy nói với chủ nhiệm chính trị rằng trong căn hộ của tôi vẫn còn một thùng cá - không nạp vào container. Sau đó họ viết cho tôi, con người này đã lên xe đi lấy cá ngay với sự hân hoan độc ác thế nào, mà tại đó người chủ mới đã dọn dẹp giải quyết. Khi được hỏi thùng cá để ở đâu, anh chủ nhà mới kia, rất ngạc nhiên hỏi lại "cá nào?". Vẫn còn một chuyện nữa về việc này.

Trước lối vào cửa nhà tôi là nơi ở của bí thư đảng phân hạm đội. Khi ông đi khỏi Kamchatka, container được chất hàng vào ban đêm. Sự việc là như vậy, tiện thể tôi nói thêm.
Mệnh lệnh tới nơi vào tháng Tám, còn người ta cho tôi đi vào cuối tháng Mười - không có người nào để chuyển giao lại vũ khí đặc biệt (vũ khí hạt nhân). Thời gian cứ trôi qua và mệnh lệnh có thể bị thu hồi nếu không thực hiện. Ở đây cần thể hiện sự kiên trì của mình và cuối cùng, Tham mưu trưởng sư đoàn đại tá hải quân ZAKHARENKO M.G. đã buộc phải tiếp nhận con tàu ngầm của tôi để tôi có thể đi được.
 
TẠI ĐÂY QUÁ TRÌNH PHỤC VỤ CỦA TÔI TRONG ĐỘI HÌNH ĐI BIỂN ĐÃ CHẤM DỨT
Tổng kết quá trình phục vụ này như sau:
- Hơn 18 năm phục vụ trên tàu
- 9,5 năm làm thuyền trưởng
- 6 chuyến hành quân thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong đó có 5 chuyến trên cương vị thuyền trưởng tàu ngầm hạt nhân
- Hai lần đoạt giải thưởng của Tổng tư lệnh Hải quân
- Đã hai lần đạt được tiếp xúc thủy âm với tàu ngầm Mỹ
- 14 ngày đêm liên tục theo dõi ba tàu sân bay Mỹ
- Ba sĩ quan từng phục vụ dưới quyền tôi, đã trở thành thuyền trưởng tàu ngầm
- Quãng đường trên biển đã đi qua bằng hơn bảy lần vòng quanh thế giới dọc theo đường xích đạo
- Gần sáu năm sống xa gia đình
- Đã nhìn thấy chòm sao Thập tự Phương Nam
- Không để mất bất cứ người nào

Kết thúc đời phục vụ trong quân số đi biển nhưng chưa kết thúc đời phục vụ Hải quân.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Giêng, 2012, 03:06:05 am
(tiếp theo: clubadmiral.ru)

Bức thư-tâm tình

Bản tổng quan lịch sử về quá trình trú đóng của hải quân Liên Xô và hải quân Nga trên bán đảo và trong vịnh Cam Ranh của nước CHXHCNVN, không chỉ hé lộ về các hoạt động quân sự và các cơ quan và đơn vị đóng quân ở căn cứ Cam Ranh, công cuộc xây dựng tất cả các hạng mục của căn cứ, mà còn soi sáng đời sống riêng tư của các cựu chiến binh Cam Ranh. Thật thú vị, ví dụ như câu chuyện kể của Gnilyakov A.A về các cộng sự của ông tại Phòng quản lý xây lắp số 7 SMU-7 và gia đình của mình. Bạn sẽ hài lòng khi đọc nó.

Không kém phần thú vị, là lá thư-tâm tình của thủy thủ Shamil gửi đến, anh thi hành nghĩa vụ quân sự tại căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật số 922 (922 PMTO) năm 1984. Tại PMTO, anh đã gặp và đem lòng yêu cô gái Việt tên Trang. Các cơ quan giám sát của Liên Xô và CHXHCNVN đã làm tất cả để tách rời những người yêu nhau. Trang được cử đi khỏi bán đảo vào đất liền chuyển sang bộ phận khác, và Shamil thì chuyển đến phân đội xăng dầu căn cứ đảm bảo hậu cần-kỹ thuật số 922.

Và đây, sau 20 năm bặt tin xa cách họ đã gặp lại nhau. Điều đó xảy ra thế nào, Bạn sẽ biết từ lá thư của Shamil, gửi tới chúng tôi qua hộp thư điện tử. Và với sự đồng ý của ông, chúng tôi xuất bản lá thư - tâm tình này mà không hề cắt xén và cũng không bình luận. Như thế sẽ tốt hơn. Một câu chuyện tuyệt vời và kỳ lạ! Tôi chắc chắn Bạn sẽ không hững hờ với nó.   
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Giêng, 2012, 11:38:44 pm
(tiếp)

«Здравствуй, чужая милая,
Та, что была моей,
Как же тебя любил бы я,
До самых последних дней.
Прошлое не воротится,
И не поможет слеза,
Поцеловать мне хочется,
Дочки твоей глаза…»

"Hỡi em, người xa lạ thân yêu,
Cô gái của anh ngày xưa,
Giá anh có thể yêu em,
Đến giờ phút cuối cùng.
Dĩ vãng không trở lại,
Nước mắt giúp gì cho ta,
Anh chỉ muốn được hôn,
Đôi mắt con gái em..."

Sin Trào (Синь тяо)! Tôi quyết định viết một lá thư cho các bạn và kể lại câu chuyện của mình về một Việt Nam không thể nào quên, câu chuyện này hệt như một câu chuyện cổ tích, mà tính xác thực của nó đôi khi ngay bản thân tôi cũng không thể nào tin nổi.

Năm 1984-1986, tôi phục vụ tại CHXHCN Việt Nam trong căn cứ hải quân ở Cam Ranh. Tôi hiểu rằng đây là một thời điểm khá trễ sau thời kỳ cuộc sống hừng hực các sự kiện chiến tranh của các bạn. Nhưng nhiệm vụ phục vụ quân đội của tôi do hoàn cảnh quy định cũng không hề kém thú vị và sôi động như khi mới nhìn nó một cách thoáng qua. Trong những ngày đó, Liên bang Xô Viết vẫn còn là một cường quốc vĩ đại trên biển, các tàu chiến và máy bay của nó ngang dọc khắp các đại dương thế giới và sự hiện diện của chúng trên bất kỳ khu vực nào của trái đất không phải là chuyện gì đó quá đặc biệt, các phương tiện truyền thông đại chúng không rùm beng như bây giờ về mỗi chuyến bay của các máy bay ném bom chiến lược của chúng tôi hoặc về các chuyến tàu của chúng tôi ghé vào cảng này hay cảng nọ. Căn cứ tại Cam Ranh chiếm lĩnh một vị trí địa chính trị quan trọng và các chuyến bay của không quân chiến lược và các chuyến tuần dương của các con tàu thuộc binh đoàn đóng căn cứ tại Cam Ranh, trong thời kỳ trước perestroika ấy là công việc diễn ra hàng ngày, nói theo "phong cách cao quý", đó là chúng ta đang phục vụ Tổ quốc và cảm thấy tự hào về đất nước chúng ta, cảm thấy sức mạnh cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng của mình.

Mùa xuân năm 1984, mặc đồ "dân sự" với hộ chiếu công vụ màu xanh, không hiểu vì lý do gì visa được mở sẵn 7 năm, trên boong một con tàu dân sự tôi đã đến vịnh Cam Ranh. Tại thời điểm tôi đến, căn cứ có không quá 300 chuyên gia quân sự, không kể các thủy thủ đoàn các tàu chiến. Nhân viên dân sự nói chung có thể đếm trên đầu ngón tay. Trong thời gian này, căn cứ đang được khẩn trương xây dựng. Số lượng nhân viên phục vụ vào thời gian tôi ở đây đã tăng lên nhiều lần. Các nhà xây dựng dân sự của SovSMO (Tổ hợp xây lắp Xô Viết) đã có mặt. Quan hệ ở cấp lãnh đạo chính trị giữa hai nước trong thời kỳ này có phần lạnh nhạt. Tại Liên bang Xô Viết perestroika chưa bắt đầu, còn ở Việt Nam cũng chưa bắt đầu công cuộc cải cách "đổi mới". Việt Nam đang ở ngã ba đường của sự lựa chọn chính trị cho con đường phát triển, khắp đất nước lan truyền các tâm trạng khác nhau, đặc biệt là ở miền Nam. Băng đảng FULRO còn ẩn náu trong các vùng rừng núi, các nhóm biệt kích phá hoại khác nhau cố gắng xâm nhập lãnh thổ miền Nam Việt Nam từ Lào và Campuchia, đang chuẩn bị tấn công khủng bố chống lại các chuyên gia Liên Xô của XNLD "Vietsovpetro", cũng như những chuyên gia khác tại Đà Nẵng và Phan Rang.

Điều này không thể không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh căn cứ, mối quan tâm đến nó không phải chỉ luôn luôn, như người ta nói trước kia, từ phía "tình báo đế quốc", mà còn từ cả tình báo quân sự Việt Nam. Chẳng có gì thực sự đáng ngạc nhiên bởi vì họ không thể và cũng không nên bỏ lỡ một cơ hội nghiên cứu căn cứ của chúng ta từ bên trong. Tại các căn phòng khác nhau, ví dụ như "phòng Lênin", nơi diễn ra các hội nghị hoặc các cuộc họp của các chỉ huy và các tòa nhà nơi "người của ta" sống, trên các đường dây điện thoại, chúng tôi đã nhiều lần tìm thấy thiết bị nghe lén. Đồng thời ở thị trấn PMTO, các tòa nhà của phía Việt Nam và Liên Xô nằm xen kẽ nhau, cho phép người Việt Nam quan sát các dịch vụ nào phục vụ cho những mục đích gì, ai chỉ huy đơn vị nào, mối quan hệ giữa các chỉ huy và cấp dưới, nói chung là tiến hành giám sát thường xuyên cuộc sống của chúng ta.

Một trong những tòa nhà của Việt Nam tại trung tâm thị trấn PMTO được trao nhiệm vụ quay phim và chụp ảnh bí mật. Tất cả các vọng gác và lối ra vào dọc theo chu vi bên ngoài các công trình của Liên Xô là của người Việt Nam bất chấp thực tế là việc bảo vệ bên trong các hạng mục của chúng tôi do bản thân chúng tôi thực hiện. Nói cách khác, số lượng, mọi di chuyển của các nhân viên xô viết trong căn cứ trên bán đảo, có bao nhiêu tàu ra-vào xuất nhập bổ sung dự trữ vật chất từ các kho nguyên nhiên liệu v.v..., không phải là cái gì bí mật đối với tình báo quân sự Việt Nam. Phòng không trên bán đảo và tiểu đoàn bảo vệ bờ biển trên đảo Bình Ba, bảo vệ các mục tiêu trong vịnh, nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam. Nghĩa là, nếu muốn, không một chiếc tàu nào được ra biển, không chiếc máy bay nào cất cánh được lên trời. Nói chung, giống như trong câu chuyện ngụ ngôn: "Tình bạn đương nhiên là tình bạn, còn giám sát vẫn cứ là giám sát". Thời đại đã khác, và chúng ta đang sống trong một quốc gia khác. Nhưng không phải tôi muốn nói với các bạn về điều này, đó chỉ là một lời giới thiệu ngắn gọn nhưng cần thiết để hiểu rõ hơn về bầu không khí ngờ vực giữa hai nước chúng ta, đã ảnh hưởng đến số phận của hai con người gặp nhau tình cờ gần một phần tư thế kỷ trước ...

Nói chung, do đặc điểm quân sự mà quan hệ giữa cư dân địa phương và các thành viên của căn cứ quân sự xô viết không được cả hai bên khuyến khích. Mặc dù vậy không được tiếp xúc, khi đang sống giữa họ... hoặc họ đang sống giữa chúng ta, điều đó đối với bất kỳ ai đi nữa, dẫu lệnh cấm cực kỳ nghiêm khắc của các cấp chỉ huy, cũng là không thể, ít nhất trong giai đoạn trước perestroika.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Giêng, 2012, 07:52:53 pm
(tiếp)

Thời điểm tôi đến vịnh Cam Ranh, tại thị trấn PMTO, chỉ có ba trong sáu tòa nhà ở được bàn giao cho phía Liên Xô sử dụng. Các tòa nhà còn lại do người Việt Nam dùng, hai tòa nhà trong số đó bố trí để ban phục vụ chuyên gia làm việc (đó là tên dịch ra tiếng Nga của phân đội QDNDVN này), trưởng ban đầu tiên là đại úy Ấm, sau đó là thượng úy Lân. Tòa nhà thứ ba người Việt Nam không ở, mà nó dành cho nhiệm vụ như tôi viết ở trên. Như thế là các tòa nhà thuộc quyền sử dụng của chúng tôi được dùng làm nhà ăn, nhà bếp và nướng bánh, nhà tắm và giặt đồ, nhà kho. Khi đó, các nhà xây dựng quân sự của chúng tôi đã có mặt, dựng lên các ngôi nhà mới bằng gỗ theo kiểu mô-đun dành riêng cho mình trên khoảnh đất người Việt Nam chia cho bên cạnh PMTO. Trong ban phục vụ có khoảng 30-35 người Việt Nam làm việc, trong đó 6,7 "ko gai" (cô gái). Tại miền Bắc, người ta thường dùng từ "kon gai" (con gái), ở miền Nam thường gọi là "ko gai" (cô gái). Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết, nhưng hóa ra tôi đã rất nhanh chóng có một nhóm quen biết rộng rãi trong số những người Việt Nam phục vụ tại căn cứ, cũng như những người sống trong các làng gần đó. Sau chừng 2-3 tháng tôi lưu trú tại Cam Ranh, trong thị trấn PMTO xuất hiện một cô gái lạ tôi chưa quen. Cô gái ấy bé nhỏ và rất mảnh mai, có vẻ ngoài không quá 14 tuổi, có đôi tai nhỏ hơi vểnh kiểu trẻ con, giống như hai tai của chú sóc nhấp nháy vì ánh nắng mặt trời đốt nóng.

Với mái tóc đen dài tết thành bím và đôi mắt đen tinh nghịch, trông cô rất dễ thương và tự nhiên. Dáng vẻ cô ấy thật thân thiện và cởi mở. Giọng nói của cô cũng trong trẻo như tên của cô Tran-n-ng, như thể tiếng chuông ngân. Tôi không thể không nhận thấy rằng mỗi khi gặp tôi, cô ấy bối rối và cụp mắt xuống. Đôi khi tôi thấy cô ngồi trên một tảng đá gần nơi tôi làm nhiệm vụ và nhìn tôi từ xa. Tháng đầu tiên kể từ khi cô có mặt tôi đã vài lần thấy cô ấy đi cùng một chàng trai tên là Hiền và họ nắm tay nhau. Điều này, theo tôi nhớ, gây cho tôi một chút ngạc nhiên, xin lỗi vì chi tiết thú vị này, vì tôi biết anh ta như một người đàn ông có một khuynh hướng phi truyền thống, mà anh không đặc biệt che giấu các "korefan" (chúng tôi vẫn gọi người Việt Nam như vậy) khác, những người vẫn vừa cười vừa nói với tôi rằng họ chỉ là "bạn gái". Tôi đề nghị Hiền giới thiệu tôi với cô ấy. Từ đó tôi mới biết tên cô. Trang ngày càng hay tới mỗi khi tôi đổi phiên trực. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ cô ấy thường mặc một chiếc áo sáng màu xanh lá cây khoác ngoài bộ áo dài, dường như là trang phục yêu thích của cô. Tôi nhớ khi đến thay ca, các đồng nghiệp của tôi nói với tôi:
- Người "của cậu" đến kìa!
Tôi trả lời: - Sao các cậu lại nghĩ cô ấy là của tôi?
- Vì cô ta vẫn thường kêu "Samil! Samil ". Chúng tôi ra dấu cho cô ấy (áp bàn tay dưới má), ám chỉ rằng anh ta đang ngủ, anh đang nghỉ ngơi, thế là cô ta bỏ đi.

Có lần tôi gặp một tốp các cô gái trên đường phố, trong số đó có Trang. Họ vừa cười vừa kêu lên với tôi, "Trang iu Samil" («Чанг ию Самил» - Чанг любит Шамиля), và cô đã đấm tay vào lưng họ, giận dỗi vì đã trao niềm tin tưởng của mình khi san sẻ những bí mật của phụ nữ cho họ.

Không cần phải giải thích những đau khổ về thể xác nào đã giày vò bạn khi thiếu vắng cá thể khác giới, khi bạn xa Tổ quốc và khi bạn mới chỉ 19 tuổi. Nói chung, mọi thứ đã được sắp đặt để sao cho tôi không thể, và tất nhiên cũng không muốn, bỏ qua sự chú ý của một cô gái trẻ đẹp, mà rất tự nhiên đòi hỏi tôi có phản ứng đáp lại phù hợp. Dù sao chăng nữa, trong một lần đến lượt thay phiên, tôi đi đến gần cô ấy và hỏi (mà bỗng nhiên không hiểu sao lại là câu hỏi liên quan đến vụ lợi?), "Banh mi mong?" (bạn có muốn bánh mì không?). Cô buồn bã nhìn tôi, đứng dậy và dợm bước bỏ đi. Tôi cảm thấy rằng điều vừa nói làm tổn thương cô ấy, "Một phu" (Chờ một phút!), rồi lao vào cabin lấy đưa ra cho cô xem bức ảnh chụp gia đình, người thân, một tấm bưu thiếp về Kazan. Cô rất vui mừng, chạy về chỗ mình rồi mang lại những bức ảnh của cô. Kể từ ngày đó lịch sử mối quan hệ của chúng tôi đã bắt đầu như thế đấy. Cô ngày càng hay đến trong thời gian tôi trực và nếu tôi và cô ấy có thời gian rảnh, chúng tôi "tán chuyện" nếu tôi có thể gọi như vậy bằng một hỗn hợp các thứ tiếng Anh, tiếng Việt Nam và cử chỉ. Nhờ có cô, dù cho sự phức tạp của ngôn ngữ và sự đa dạng của các vùng phương ngữ, tôi đã nói được một ít tiếng Việt, và đôi khi thậm chí hiểu được ý nghĩa một số cuộc nói chuyện của họ. Chúng tôi cố gắng che giấu mối quan hệ của chúng tôi trước những người khác, chúng tôi thỏa thuận hò hẹn thông qua Hiền "bạn gái" của cô ấy về các cuộc gặp gỡ của chúng tôi ngoài phạm vi thị trấn PMTO, và thường là chúng tôi hay "chạy" tới tu viện thiên chúa giáo cũ của người Pháp, nằm gần thị trấn PMTO, hoặc ở khu vực thôn Mỹ Ka bên bờ vịnh Cam Ranh. Đôi khi chúng tôi gặp nhau trong tòa nhà trống thứ tư trong thị trấn. Khi có cơ hội di chuyển tự do quanh bán đảo, tôi có thể cho phép mình đôi khi biến mất khỏi cặp mắt theo dõi của các chỉ huy trong một thời gian nhất định, tôi đã có một thời kỳ có khả năng như vậy cho đến trước khi bắt đầu năm 1985.

Tôi nhớ những cuộc gặp gỡ của chúng tôi, tràn đầy sự dịu dàng và quan tâm lẫn nhau. Theo truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện sự quan tâm mọi mặt đến người đàn ông của mình, khi đi đến các cuộc hẹn hò của chúng tôi cô không bao giờ quên mang theo một vài món quà mà ban đầu làm tôi hơi bối rối, nó có thể thậm chí là một chai bia "33" hoặc một gói thuốc lá Bông Sen. Thời đó, chúng tôi còn trẻ, chúng tôi mới có 19 tuổi, bởi thế sự trong sáng, chân thành và vị tha trong những cảm xúc của chúng tôi cho đến bây giờ đối với tôi vẫn lạ lùng và kỳ diệu như chưa từng thấy. Như những đứa trẻ nhỏ che giấu "bí mật" của mình, chúng tôi cố gắng bảo vệ thế giới tinh tế nhỏ bé của mối quan hệ của chúng tôi trước những bậc cha chú xa lạ đang đeo đẳng gánh nặng chính trị khó khăn, trước những suy nghĩ toát mồ hôi nảy sinh trong đầu họ, trước những cấp phó chính trị vô tích sự, chỉ duy nhất quan tâm đến việc theo dõi "bộ mặt đạo đức" của các quân nhân Liên Xô, để ngăn chặn trong hàng ngũ Hồng quân chính cái gọi là sự tha hóa đạo đức chỉ thỏa mãn niềm vui của bè lũ tư sản đáng nguyền rủa.

Ngay cả chiếc giường tình yêu chúng tôi cũng là biểu tượng đặc trưng của kỷ nguyên đó - đống đổ nát của các cánh máy bay trực thăng Mỹ bị rơi trong rừng rậm Nam Việt Nam. Trang cẩn thận đặt chiếc chiếu phủ lên chúng, cố gắng bằng bàn tay phụ nữ của mình tạo ra ít nhất một tiện nghi gia đình. Nơi mà thể xác của chúng tôi được nhất thể hóa cũng giống như một ngã tư của thời gian, của một thời đại, của các nền văn hóa và các hệ thống chính trị. Dường như mọi đường kinh tuyến của Trái đất cùng hòa làm một tại nơi giao nhau của thể xác, cuốn chúng tôi vào lỗ đen của sự lãng quên. Tôi được tắm mình trong sự dịu dàng của cô ấy và tận hưởng sự âu yếm vuốt ve của người phụ nữ châu Á, được giáo dục theo truyền thống cách chăm sóc cho người đàn ông của mình. Tôi không thể nào quên sự động chạm của bàn tay cô, giống như hơi thở của làn gió tươi mát trong cái nóng bức ngột ngạt miền nhiệt đới. Và mùi hương nồng nàn của làn da trong như hổ phách được mặt trời sưởi ấm?!... thoảng mùi trái dừa. Trang không bao giờ hỏi một câu hỏi nào, không cự cãi, không quấy rầy vô lối, khi cố gắng tất cả chiều lòng tôi. Trong cô ấy là cả niềm đam mê khao khát tình yêu của người phụ nữ và lòng chung thủy vô biên. Tôi nghĩ rằng rất nhiều người đàn ông muốn có một người phụ nữ đặc biệt như vậy và sự đối xử cũng đặc biệt như thế. Trong số các phụ nữ kế tiếp nhau đi vào cuộc đời tiếp theo của tôi, khó mà tìm thấy điều gì tương tự. Tôi không thể nói thế về tất cả phụ nữ Việt Nam, nhưng ấn tượng về họ còn lại trong tôi là ấn tượng về những sinh vật do tạo hóa sinh ra vô cùng dễ thương, dịu dàng, bẽn lẽn mà ngọt ngào và tràn đầy nữ tính. Trên thực tế thông qua cô ấy và nhờ cô mà tôi yêu mến đất nước huyền thoại tuyệt vời này với những con người bé nhỏ và tốt bụng của nó. Mặc dù, tôi có thể hơi lý tưởng hóa mọi thứ liên quan đến Việt Nam, nhưng nó là cảm xúc chân thành và ấn tượng của tôi. Tôi muốn viết ngắn hơn, nhưng kết quả lại là một tác phẩm kiểu văn-triết về những kỷ niệm lãng mạn.

Câu chuyện cổ tích này kéo dài được 9 tháng, như một tiếng thở dài. Vào những ngày cuối tháng Ba năm 1985, gặp cô tình cờ trên đường phố, tôi đột nhiên gặp phải ánh mắt tối sầm của cô ấy tràn đầy khinh miệt và thù hận. Cô tránh sang phía khác ... như thể muốn bỏ đi. Bầu trời đổ sụp xuống mặt đất dưới chân tôi. Cái nhìn kia sẽ đốt cháy tâm can tôi suốt 22 năm. Đó là cuộc gặp cuối cùng của chúng tôi trong cuộc đời đã qua ấy ...

Trái tim đau nhói mà không thể hiểu gì. Tôi vội vã bổ đi tìm Hiền, hỏi cho ra nhẽ nguyên nhân sự việc. Ngập ngừng một lúc anh ta nói với tôi rằng cô ấy được thượng úy Lân (trưởng ban phục vụ chuyên gia) gọi lên, ông la mắng cô, ông nói rằng các cô gái Việt Nam không nên gặp gỡ "Tây" (người nước ngoài), rằng ông biết mối quan hệ của cô với Shamil do đồng chí "lenso sikvan" (sĩ quan xô viết) Vova đến báo, (Hiền lấy ngón tay "vẽ" lên vai áo của mình hình hai ngôi sao và hai vạch). Tôi hiểu rằng đó chính là người phó chỉ huy về chính trị của chúng tôi (tôi đang kể như nguyên thủy nó được dịch sang tiếng Nga), chính ông ấy đã nói với thượng úy Lân như thể rằng bản thân Shamil yêu cầu ông ấy bảo vệ anh ta trước Trang, rằng nói chung anh ta rất đểu cáng và là một kẻ "khom tot" (không tốt - tức rất xấu), v.v.., và không đáng để cô ấy gặp gỡ hắn (tức là tôi) và ông đã phái cô ấy đến một đơn vị đâu đó ở Kamphu (Cam Phúc), mà tên gọi của nó làm tôi nhớ đến một từ đồng âm với võ thuật (kungfu). Sau đó trong quá trình trình bày của tôi, cái tên đó lại bật lên. Tôi cố gắng thuyết phục anh ta để anh ấy nói với cô rằng điều đó là không đúng sự thật (nói điêu), nhưng anh ấy chỉ lắc đầu buồn bã khi cho tôi biết rằng đó là việc không thể làm được.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Giêng, 2012, 10:44:39 pm
(tiếp)

Từ đó cho đến tận gần đây tôi đã không còn thấy cô ấy. Nhưng tôi đang đi quá nhanh về phía trước mất rồi. Sau đó, người ta đã "phái" tôi sang phục vụ ở kho nhiên liệu. Tất cả các lối vào tòa nhà số 4 được người ta lấy dây thép gai rào lại. Và còn những sự kiện khác diễn ra sau đó gián tiếp liên quan đến mối quan hệ của tôi với Trang, tôi sẽ viết về điều đó cho đến khi có điều kiện thích hợp. Thật không may, không phải tôi không muốn chia sẻ, nhưng cho đến nay tôi vẫn đang kiềm chế vì những người tham gia các sự kiện đó vẫn còn sống và khỏe mạnh cho đến ngày nay và cầu Chúa, thậm chí tôi không muốn làm gì có hại cho họ, ở vài chỗ tôi thay thế tên thật của họ bằng những cái tên hư cấu. Tôi sẽ chỉ phát biểu một giả thiết, cho đến mãi ngày nay vẫn giày vò tôi. Bây giờ khi đã có một số kinh nghiệm cuộc sống và sự hiểu biết về các phương pháp hoạt động của các cơ quan đặc biệt, có vẻ như tôi thấy rằng mối quan hệ của tôi với Trang, các cuộc gặp gỡ của chúng tôi, cũng như sự vu khống ám chỉ đối với tôi, chính là một phần của một kịch bản trò chơi nhiều giai đoạn giữa công an (cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam) và các nhân viên đặc biệt của chúng tôi.

Nói chung, tôi đã trải qua 22 năm sống với sự xúc xiểm không hoàn hảo này về sự phản bội của tôi và gánh nặng cay đắng của mối quan hệ không được làm sáng tỏ. Vợ và cả các bạn gái đã gặp tôi trên con đường đời về sau đã khóc vì câu chuyện này, họ nói rằng chúng ta phải tìm bằng được cô ấy, viết thư cho cô ấy để chuyển giao thông điệp "Đợi anh về", anh và cô ấy thể nào cũng sẽ gặp nhau và anh hãy giải thích tất cả với cô ấy. Nhưng cuộc sống trôi theo dòng chảy tuần tự của nó, chàng thanh niên đầy nhiệt huyết tên Shamil đã trở thành Shamil Talgatovitch với sự lão hóa bất khả kháng hiện ra trong cái bụng bia, được những thành công nuông chiều, hư hỏng vì phụ nữ và không còn tin vào sự vị tha của họ. Ở đây không cần phải thể nghiệm bất kỳ ảo tưởng hay cảm xúc nào, mà không may, tôi đã không giữ được với cô - tạo hóa đã xây dựng người đàn ông như vậy. Điều duy nhất còn lại của cuộc đời kia đó là ký ức về một cô gái nhỏ nhắn dịu dàng, từ một đất nước xa xôi và huyền diệu như cổ tích. Đôi khi, lúc đã say mềm, tôi lôi từ ký ức như từ một chiếc hộp ra những cảm xúc chưa từng biết đến mà bây giờ đã bị lãng quên, nâng niu nó như một kho báu chưa từng có và vô giá đối với tôi rồi đặt chúng trở lại, đóng nắp hộp ký ức của mình, cố gắng để quên chúng đi ngay, vì chúng khuấy lộn cuộc sống của tôi, gây mâu thuẫn với sự tồn tại hiện tại và cảm nhận thế giới hiện tại của tôi. Xác suất gặp lại cô ấy là bằng không. Không có tên họ đầy đủ, và tôi cũng không biết địa chỉ của cô. Và những điều đó nếu có cũng chẳng để làm gì. Phải chăng điều đó làm thỏa mãn cái tôi ích kỷ của nam giới và chứng minh rằng tôi không phải "như thế" như em nghĩ về tôi, rằng tôi chỉ là một kẻ "mặt trắng và đầy lông măng".

Tuy nhiên cuối cùng thì mùa hè năm 2007 tôi đã quyết định bay đến Việt Nam để thăm lại vị trí từng đặt căn cứ hải quân cũ tại Cam Ranh.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/62973935f94ccaf3da4386ba433598fd.png)
Trang.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/8f6972eda47aa451b6d96d0dd0ffc733.png)
Shamil (bên phải).
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: tuaans trong 31 Tháng Giêng, 2012, 11:53:27 pm
Thank bác,
Có tí yêu đương, trai gái vào cái căn cứ quân sự này thì hấp dẫn hẳn lên!  ;D


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Hai, 2012, 12:53:52 pm
(tiếp)

Bây giờ, khi đã biết hồi kết thúc của thiên truyện này, nhiều phụ nữ vừa lau những dòng nước mắt tràn đầy cảm xúc vừa âu yếm hỏi tôi: "Thế là anh đã đến tận đó để tìm cô ấy ư?" Than ôi ... Trung thực mà nói, tôi cũng không sao ngờ nổi cuộc gặp gỡ của chúng tôi lại có thể xảy ra. Quá khó tin. Theo lời người thông dịch viên-hướng dẫn viên du lịch dân số Việt Nam qua một số báo cáo năm 2007 đã đạt gần 100 triệu người. Có nghĩa đó không còn là việc tìm kiếm một cây kim trong đống cỏ khô nữa. Kế hoạch của tôi chỉ gắn với một chuyến viếng thăm bán đảo Cam Ranh, địa điểm thiên đường này nơi tôi sẽ có thể chạm viên đá lửa quý giá ấy vào trái tim của tôi và cảm thấy sự ấm áp tỏa ra từ những hồi ức của trái tim tôi về dĩ vãng xa xôi. Và trong cả giấc mơ và thực tại, trong tâm trí tôi luôn dội lên những hình ảnh gắn với những nơi này. Nostalgia - đó là những giấc mơ về quá khứ.

Nhưng tất cả đều có trật tự của nó. Tôi cho rằng chuyến thăm của tôi đến nơi đặt căn cứ hải quân của Liên Xô cũ ở bán đảo Cam Ranh sẽ gặp khó khăn, bởi vì bây giờ tất cả các hạng mục của căn cứ cũ đã nằm trong thành phần cơ sở hạ tầng của Hải quân Việt Nam và ở đây, như trước kia, vẫn là trụ sở của Vùng 4 Hải quân CHXHCNVN.


Về vấn đề này, tôi quay sang nhờ sự giúp đỡ tác động của bà Côi (Đào Thị Côi) - lãnh đạo xí nghiệp liên doanh "Vitarus", hiện sống ở Kazan. Tôi biết rằng bà được kính trọng và có uy tín lớn trong giới ngoại giao, và cái mà có lẽ với tôi rất quan trọng, đó là giới quân sự Việt Nam, đặc biệt là tùy viên quân sự CHXHCNVN ở Moskva. Khi quen biết bà, tôi đã ngạc nhiên bởi sự quan tâm của bà ấy với yêu cầu của tôi, và bà sẵn sàng giúp đỡ tôi. Trong cuộc trò chuyện dài hai giờ của chúng tôi, bà ấy ngay lập tức đã liên lạc với lãnh sự qua điện thoại. Bà khuyến khích tôi, nói rằng khi đến nơi tôi cần liên hệ ngay với chính quyền địa phương và tôi có thể nhận được sự cho phép vào thăm căn cứ. Con người cứ đề xuất và Thiên Chúa sẽ định đoạt.

16 Tháng Sáu 2007, buổi tối tôi đã bay từ Moskva trên chiếc Boeing 747 của hãng Việt Nam Airlines. Khi đến Hà Nội vào sáng hôm sau tại sân bay tôi hoàn thành thị thực nhập cảnh, và bắt đầu chuyến du lịch trên đất nước kỳ diệu này, nơi phép lạ vẫn thường xảy ra. Sau hai ngày tại Hà Nội ngày 19 tháng 6 vào buổi sáng tôi bay tới thành phố nghỉ mát Nha Trang, nằm cách bán đảo Cam Ranh15 km. Trong vé máy bay và tại quầy đăng ký, đích đến là thành phố Nha Trang. Chuyến bay diễn ra mất hơn một giờ. Hãy tưởng tượng sự bàng hoàng của tôi khi máy bay hạ độ cao trước khi đáp xuống hạ cánh, tôi đã nhìn thấy qua cửa sổ những cảnh quan của bán đảo từng quen thuộc đến đau đớn đối với tôi. Tôi không hề tưởng tượng được rằng sân bay vào thành phố Nha Trang lại là sân bay quân sự cũ "của chúng tôi" tại Cam Ranh, nơi trước đây các máy bay Tu-16 và Tu-95 của trung đoàn không quân hỗn hợp 169 đóng quân. Cảm xúc lớn khiến máu chạy rần rật đập thành tiếng trong màng nhĩ. Ngay khi vừa bước ra khỏi cabin đặt chân trên bậc thang máy bay, tôi ngửi ngay thấy mùi của nắng hun bê tông trên đường băng cất hạ cánh, và làn gió biển nhẹ phả dến một mùi hương đậm đà và rất quen thuộc với tôi từ cỏ cây thực vật miền nhiệt đới, bất ngờ cuốn tôi vào cơn bão của những kỷ niệm, đưa tôi trở lại thời quá khứ. Tôi hoàn toàn chìm vào trong một niềm xúc động mạnh mẽ. Người phiên dịch viên và hướng dẫn du lịch tên Bá và người lái xe đón tôi ở sân bay, nhìn tôi rất hoang mang. Theo yêu cầu của tôi, chỉ có thể sánh với một lời thỉnh nguyện, họ đồng ý lái xe qua thị trấn PMTO, không dừng lại cho đến chỗ cây cầu Mỹ Ka (tức cầu Long Hổ) rồi trở lại, vì thành phố nằm ở phía đối diện, và chương trình lưu trú ba ngày của tôi ở Nha Trang chỉ gồm chuyến đón khách tại sân bay và trung chuyển đến khách sạn. Trên đường chúng tôi đi qua có những biển báo hiệu đề dòng chữ Cam vao (Cấm Vào). Nhưng đã có khi nào đấy từng có những điều cấm chúng tôi dừng lại? Sự ngứa ngáy thiếu kiên nhẫn giằng xé tôi từ bên trong. Ai đã từng phục vụ ở đó, họ sẽ hiểu tôi. Bá nói rằng nếu không có sự cho phép, tôi sẽ không thể đi vào bên trong bán đảo và xung quanh chu vi của nó, như tôi đã lên kế hoạch. Sau khi thống nhất với Bá rằng anh ta sẽ chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề, chúng tôi chia tay với anh ta và hẹn gặp lại vào buổi tối ngày hôm sau. Ba ngày tiếp theo tôi dành để khám phá những điểm danh thắng hấp dẫn trong và xung quanh Nha Trang. Định kỳ gọi cho Bá qua điện thoại để biết về tiến trình "chiến dịch", tôi bắt đầu nhận ra rằng giấc mơ của tôi đến thăm nơi từng thi hành nghĩa vụ quân sự đã dính vào mớ phức tạp của bộ máy quan liêu của chính quyền địa phương sở tại, của cảnh sát và quân đội, và thỏa thuận đồng ý với yêu cầu của tôi sẽ cần thời gian giải quyết ít nhất là mười ngày, mà tôi không thể có. Ngày 23 tháng 6 tôi đã đặt vé máy bay đi Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), và ngày 25 - bay về Moskva. Trong một buổi tối Bá nói với tôi rằng anh ấy đi đón một nhóm du khách từ Nga và kể cho họ nghe trên xe buýt câu chuyện của tôi về Trang và họ yêu cầu anh ta chuyển đến tôi lời động viên cùng lời chúc thành công và may mắn.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Hai, 2012, 05:48:58 pm
(tiếp)

Với niềm tin vào "vận may" Nga của chúng tôi và "nơi mà chúng ta đã không gục ngã", vào ngày thứ tư, khắc phục nỗi sợ hãi và nguy hiểm, tôi quyết định thử một "chuyến thăm" căn cứ, mang theo anh bạn đồng hành Bá một cách miễn cưỡng, trước khi "động viên" anh ta và người lái xe. Không gì có thể ngăn chặn tôi được nữa. Sau khi thả tôi xuống cổng thị trấn cũ của PMTO, Ba đi về hướng tòa nhà văn phòng mới đặt trong khu vực này nhằm tìm kiếm ai đó có thể cho phép chúng tôi vào thăm thị trấn. Sốt ruột, tôi bắt đầu quay phim và đã bước chân vào lãnh thổ của thị trấn. Trong những tòa nhà cũ của chúng tôi chẳng còn lại gì ... Tôi cứ thế đi ...chụp ảnh ... và bật khóc ... tôi hồi tưởng lại trong tâm những hình ảnh như những tờ thư cũ ố vàng bởi thời gian. Rồi từ khi nào đó Bá đã đến bên tôi, đi cạnh tôi một cách âm thầm. Thế là tôi biết anh ta không tìm thấy ai có thể cấp phép. Đi vòng quanh chu vi thị trấn, tôi đã hoàn thành việc chụp ảnh, tôi thu hết can đảm và đi vào tòa nhà duy nhất còn nguyên vẹn trong thị trấn. Những tấm lát trên sàn nhà, phòng tắm hoa sen, cầu thang, lan can, tất cả là những lời nhắc nhở về những năm tháng đã trải qua ở nơi này. Tôi thấy đi lại phía chúng tôi có một nhóm ba người Việt Nam theo bề ngoài có thể giả định rằng đó là các quân nhân (đối với việc mặc đồng phục hàng ngày các quân nhân Việt Nam cho phép bản thân mình có thể không tuân thủ một số quy định cụ thể của nó), mặc dù họ không mang vũ khí. Một trong số đó, tách khỏi nhóm đến gần chúng tôi mà không mỉm cười? (người Việt Nam rất thân thiện với người nước ngoài và trước đó tôi chỉ thấy những vẻ mặt chan hòa nụ cười). Toàn bộ vẻ ngoài của ông cho thấy sự tức giận sâu sắc và phải thừa nhận ngay không cần nêu lý do. Bá nói cái gì đó bằng tiếng Việt, ông ta ra hiệu, "Hãy lại đây!", rất dễ hiểu mà không cần lời, ông ta mời tôi vào một phòng trong tòa nhà này. Đến lượt mình Bá vội vàng giải thích với anh ta một điều gì đó, gật đầu trỏ về hướng của tôi. Ông yêu cầu xem giấy tờ của tôi và tôi đã lấy ra bức ảnh mang theo mình từ những ngày xa xưa ấy. Tôi giải thích với ông rằng tôi đã phục vụ ở đây thời kỳ 1984-1986.     

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/1433dc61a3ee2a733a7a20c18ac8678d.png)
Bên cổng vào thị trấn PMTO xô viết cũ.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/76cc56f485d8a0e28bfb448ebddfd2c8.png)
Cạnh căn nhà cũ duy nhất còn giữ lại trong khu PMTO ngày xưa.
..........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Hai, 2012, 12:14:45 am
(tiếp)

Nhìn vào bức ảnh ông dường như đã quyết định "kiểm tra" tôi, ông cho biết cũng phục vụ ở đây năm 85 với cấp bậc thiếu uý, nhưng không nhớ có tôi. Đến lượt mình, tôi cũng nghĩ mãi mà không nhớ ra ông, bao nhiêu thời gian đã trôi qua, và tất cả chúng ta đã thay đổi, cần phải suy nghĩ và không phải chỉ theo hướng tốt nhất. Sau đó tôi bắt đầu gọi ra tên một số sĩ quan Việt Nam mà tôi quen biết và chức vụ mà họ nắm giữ vào thời điểm đó, cũng như tên các vị chỉ huy của chúng tôi. Qua ánh mắt và vẻ mặt thay đổi có thể thấy rằng ông đã "nguôi giận" và đã "có thiện cảm hơn", chúng tôi xem xét bức ảnh và nhớ lại các bạn bè chung và ông bắt đầu nói về số phận tiếp theo của họ sau này. Nhìn vào bức ảnh Trang lần đầu tiên, ông đặt nó sang một bên và không nói gì. Chỉ cho ông ta bức ảnh của Hiền và địa chỉ cũ của anh ấy, mà tôi đã lưu giữ từ thời xưa, tôi nuôi một hy vọng nhỏ nhoi có thể tìm thấy anh ta, và Hiền, đến lượt mình, có thể cho tôi biết cách làm thế nào để tìm thấy Trang. Người sĩ quan, có tên Vũ nói rằng theo địa chỉ tôi hiện có, tôi không thể tìm thấy Hiền, rằng anh ta hiện đang sống ở Huế, cụ thể nơi nào thì ông ta cũng không biết, vẫn độc thân và chưa lấy vợ (điều này không có gì đáng ngạc nhiên và không hề có sự mỉa mai nào). Bá chỉ vào bức ảnh nhỏ của Trang và bắt đầu kể cho ông ta nghe câu chuyện tình yêu của tôi một cách sôi nổi. Người sĩ quan bắt đầu xem xét bức ảnh kỹ lưỡng hơn và nói điều gì đó rất nhanh bằng tiếng Việt với Bá, người như chợt tỉnh lại và nhìn tôi rất bằng lòng. Trong khi lắng nghe cuộc đối thoại diễn ra với tốc độ rất nhanh của họ, nhiều lần tôi bắt gặp từ "Kamphu" (các bạn nhớ chứ?). Kết nối nó vào cùng chuỗi logic với cái từ Trang nghe ngân vang (như là một chìa khóa mở một ngăn bộ nhớ), trong tâm trí của tôi bỗng bật lên cảnh Hiền hồi đó có nói với tôi rằng cô ấy được gửi đến Kamphu. Ngắt lời họ, tôi hỏi Bá Kamphu là gì. Bá cho biết là Vũ đã nhớ ra cô ấy, đại loại là cô sinh trưởng ở ngôi làng nhỏ Cam Phúc và đưa ra giả định rằng có thể những người thân của cô vẫn đang sống ở đây. Vũ nói rằng cô kết hôn với một chàng trai tên là Phạm, có thể tôi cũng biết vì anh ấy cũng phục vụ trong ban phục vụ chuyên gia với cấp bậc binh nhì và họ đã chuyển đi một nơi nào đó rất xa ở phía nam. Tôi nhớ là có hai anh Phạm, và hỏi: "Phạm nào, có phải cái cậu người nhỏ, mặt tròn, tính tình rất vui vẻ, cứ đùa cợt suốt ngày không ?" Vũ cười to vỗ tay xuống bàn và nói: "Đúng rồi! đúng Phạm đấy, nhưng không phải cậu Phạm này, mà là cậu Phạm cao và gầy cơ". Tôi cố gắng một cách vô ích nhằm nhớ lại hình ảnh của anh Phạm đó trong đầu mình, nhưng khi đã có chỗ bấu víu thì rất khó dừng lại và cuộc săn tìm bắt đầu. Biết rằng ngôi làng chỉ cách đây có hai mươi dặm, tôi đề nghị lái xe đến ngôi làng đó và hỏi hàng xóm xung quanh xem có tìm kiếm được thân nhân của Trang không. Vũ cũng quyết định tham gia với chúng tôi và bốn người chúng tôi (Tôi, Vũ, Ba, và người lái xe) cùng lên xe đi đến thôn Cam Phúc.

Các thôn làng ở Việt Nam trông không giống các thôn làng ở sâu trong nội địa nước Nga - một vài con phố, dọc theo phố có những ngôi nhà có khu vườn bao quanh. Trong ngôi làng Việt Nam, các ngôi nhà bé nhỏ thường nằm rải rác trong một lãnh địa khá lớn giữa các cánh đồng lúa đầy nước tưới và bạn có thể không phải lúc nào cũng nhận ra chúng bởi các triền đê hẹp.
      
Để lại tôi và tài xế trong xe, Vũ và Bá phân tán theo các hướng khác nhau mang theo mình mỗi người một bức ảnh của Trang. Sau hai giờ, tôi nghe thấy tiếng kêu và thấy Bá từ xa vẫy tay gọi tôi. Khi tôi đến gần, Bá hào hứng khoe với tôi rằng "Vũ đã tìm thấy cha và mẹ của Trang". Chúng tôi đến bên một ngôi nhà một tầng nhỏ bé nằm trong bóng râm của một khu vườn cây cối sum suê. Bước vào nhà, nơi Vũ đang chờ đợi chúng tôi, tôi thấy một cặp vợ chồng già. Họ nhìn tôi một cách cảnh giác. Tôi cảm thấy lúng túng, cảm giác được một câu hỏi câm lặng, có thể đọc được trong mắt họ: "Anh tìm kiếm gì ở đây hả con người ngoại quốc xa lạ kia?" Người đàn ông đưa tay ra và mời ngồi vào chiếc bàn trên đó có đặt bức ảnh của Trang. Người phụ nữ mang trà xanh ra mời mọi người. Họ nói rằng cô gái trong bức ảnh là con gái họ. Tôi ráng chọn từ ngữ của mình một cách cẩn thận, và cho họ biết, trong thời gian phục vụ tại đây, tôi đã gặp cô ấy và tôi với Trang là những người bạn thân thiết và tôi muốn thăm lại cô ấy. Cha mẹ cô cho biết Trang hiện đang sống với chồng và hai con - một con trai và một con gái - ở tỉnh Cà Mau, phía cực Nam Việt Nam. Họ lấy ra một bức ảnh "còn mới" cách đây 5 năm, trong đó có hình cô với người chồng tên Phạm. Nhìn vào bức ảnh, tôi không thể tìm thấy bất kỳ một nét quen thuộc nào với tôi cả ở cô và anh ấy. Từ trong bức ảnh những khuôn mặt hoàn toàn xa lạ đang nhìn tôi. Hình ảnh người phụ nữ không có gì gắn với hình bóng đẹp đẽ được giữ gìn trong tâm trí của tôi, mặc dù tôi hiểu rằng với độ tuổi bây giờ tất cả chúng ta đều đã thay đổi.
  
Nhìn thấy sự hoài nghi trên khuôn mặt của tôi, cha mẹ cô đề nghi nối liên lạc và nói chuyện với Trang qua điện thoại. Nói chuyện với cô một mình, quả tình tôi không dám. Tiếng Việt của tôi không tốt như trước đây, đã 22 năm qua, không có bất kỳ cơ hội thực hành ngôn ngữ nào, khi  nghe mà không thấy được biểu hiện của gương mặt sống động, chỉ trên điện thoại, đối với tôi, đang ở trong cơn rối loạn tâm thần trước sự hiện diện của cha mẹ cô, về mặt thể chất đó là điều không thể. Họ quay số của cô và Bá cầm ống nói. Sau khi nói chuyện với cô, anh nói với tôi rằng cô ấy không tin. Anh ta truyền đạt lại cho tôi: "Shamil ư? Từ chính nước Nga sao? Không thể như thế được. Đây là một hành động khiêu khích" (Tại sao cô nói từ đó, sau này trong quá trình diễn biến sự việc, các bạn sẽ hiểu). Sau đó, cha cô cầm ống nghe, ông một chốc lại quay về hướng tôi, có lẽ để giải thích với cô con gái rằng "đúng, anh ta đang ngồi đối diện với cha đây và anh ta có bức ảnh của con". Sau khi hoàn thành cuộc trò chuyện với cô, ông chuyển lời cô ấy rằng cô muốn nhìn thấy tôi, nếu tôi có thể sắp xếp. Bá đã tìm thấy địa chỉ nơi cô cư trú. Trong quá trình trò chuyện, tất cả đều đi đến kết luận rằng tự bản thân tôi không thể tìm ra cô ấy và họ đề nghị Khoa, người anh trai lớn của cô đi theo làm người đồng hành-dẫn đường, người đã đi xe máy đến từ lúc nào không biết. Nhận thấy một chút láu lỉnh kiểu phương đông trong mong muốn của cha mẹ cô để anh trai có cơ hội gặp gỡ với em gái của mình, tôi không hề băn khoăn, đồng ý trả tất cả các chi phí đi lại, hơn thế nữa tương lai sau này cho thấy rằng tôi không nhầm và không có anh ta có lẽ tôi sẽ khó mà tìm thấy cô ấy. Bá khẩn khoản đề nghị tôi mang cậu ta theo, nhưng điều này không có ý nghĩa, vì ngày mai ở Sài Gòn tôi đã phải tìm một hướng dẫn viên khác rồi.

Trở lại Nha Trang, tôi mua một vé máy bay cho Khoa đi Sài Gòn trên cùng một chuyến bay với tôi theo lịch sẽ phải khởi hành vào ngày 23. Tôi mua cả quà tặng cho gia đình Trang. Vào buổi tối Bá gọi điện cho tôi kể rằng ông đã nói với đoàn khách du lịch của chúng tôi rằng dẫu sao tôi cũng đã tìm thấy Trang, chuyện đó gây ra một cơn phấn khích tràn đầy niềm hân hoan, và tôi hiểu các đồng bào túy lúy của tôi đã nâng cốc chúc mừng tôi với lời chúc "người Nga khôngbao giờ đầu hàng!" (theo lời Bá). Thành thật mà nói, mặc dù tôi không phải là người dân tộc Nga, nhưng quỷ tha ma bắt nó đi, tôi vẫn vô cùng hãnh diện khi được nghe như vậy.
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Hai, 2012, 12:04:49 pm
(tiếp)

Về đến khách sạn, tôi lấy từ tủ lạnh ra chai vodka Smirnoff, mua ở cửa hàng miễn thuế, và uống "theo kiểu chúng tôi", như thường nói, vì những cảm xúc tràn đầy và ký ức như những lằn roi liên tiếp quất xuống. Các sự kiện trong ngày vừa qua là nhiên liệu cho cỗ máy "phân tích của trí não". Các chuỗi sự kiện trùng hợp thật quá khó tin. Cuộc gặp gỡ tình cờ với viên sỹ quan, xuất hiện đúng thời điểm và đúng chỗ - cùng phục vụ với tôi trong thời kỳ đó - ngẫu nhiên ông ta nhớ ra cô - ông ấy đã đặt ra giả định về nơi ở của cha mẹ cô - tình cờ mà ta đã tìm thấy cha mẹ cô ... Nhưng tấm ảnh cha mẹ cô có dường như lại không phải là cô. Đơn giản là có một số người cho rằng người tôi đang tìm kiếm - chính là con gái của họ. Và đột nhiên có vẻ  đây là một vụ áp phe với một người nước ngoài đa cảm đang tìm kiếm xyz ... trong cuộc phiêu lưu của anh ta. Tôi vẫn không thể tin đến cùng vào thực tế những gì vừa diễn ra. Nói chung, sau khi pha chế rượu vodka với ly cocktail đầy nghi ngờ này, tôi uống cạn một hơi, rồi phó mình cho dòng xoáy sự kiện, đào bới trong đó để tìm kiếm lời giải thích cho những gì đang xảy ra, việc đó thật là vô nghĩa.

Sáng hôm sau, gặp Khoa tại sân bay Cam Ranh, rồi chúng tôi cất cánh lúc 8:00 cùng anh ta đi Sài Gòn. Khi đến nơi, đón chúng tôi là một cô gái có tên gọi gợi tới kỳ nghỉ lễ mùa xuân - cô Mai, người luôn luôn líu lo như chim hót những câu văn thường trực kể từ khi kết thúc chuyến bay, dù cô phát âm một cách khó khăn tên họ của tôi "Tôi vui mừng chào đón ngài, thưa ngài Galyautdinov tại Paris của phương Đông - như người ta thường gọi thủ phủ của miền Nam Việt Nam. Bây giờ chúng ta sẽ có một chuyến tham quan theo chương trình, kế hoạch ngày mai của chúng ta là đi thăm đồng bằng sông Cửu Long .... "

Tôi: "Dừng lại! Stop! Stop! Tất cả đã thay đổi. Đây là Khoa anh trai của Trang", và tóm tắt toàn bộ câu chuyện. Cô nàng, nói theo ngôn ngữ xì tin, bị "choáng". Khoa chỉ dẫn cho người lái xe lộ trình tuyến đường đi Cà Mau và chúng tôi đi đến kết luận rằng một ngày đi đến đó và quay trở về là không thể. Anh lái xe lúc đầu không hiểu tại sao anh ta phải đi đến tận Cà Mau và ngủ đêm lại đó, thẳng thừng từ chối không đi vì sáng hôm sau anh ta phải trả xe Jeep lại cho bà chủ. Cô Mai, mặc dù bản thân rất mong muốn tham gia vào sự kiện bất thường này, không thể đi với chúng tôi bởi vì cô không biết phải gửi con nhỏ cho ai trông giúp.

Nhìn chung, chúng tôi đã mất đứt bốn giờ đồng hồ để tìm kiếm ô tô, tìm người giữ trẻ, hoặc thông dịch viên. Không có tài xế hoặc thông dịch viên không thể đi Cà Mau được. Họ cố gắng giải thích cho tôi hiểu rằng đây là vùng rất xa và hoang vu mà ngay những người Việt Nam, dù đã sống toàn bộ cuộc đời mình ở miền Nam, cũng có thể chẳng bao giờ đi đến đấy. Mặc dù, theo tiêu chuẩn Nga 400 km không phải là khoảng cách có ý nghĩa gì và theo khái niệm của tôi, vượt qua quãng đường ấy chỉ ba hoặc bốn giờ là cùng.

Người lái xe, cuối cùng bất ngờ đồng ý, sau khi được Khoa cho biết anh ta đang có cơ hội tham gia vào một công việc vô cùng tình nghĩa,  và sau khi biết được tổng mức thù lao cho anh. Cô Mai không tìm được người giữ trẻ cho con nhỏ của cô ấy, và đã tìm một thông dịch viên thay thế. Đâm về khách sạn, tôi tắm rửa, thay quần áo, mang theo những đồ nhẹ và vật dụng tối thiểu, nhẹ dạ để lại bộ sạc cho máy quay video của mình vì nghĩ rằng hai cặp pin sạc đầy đã đủ rồi.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Hai, 2012, 01:50:01 pm
(tiếp)

Ở vùng ngoại ô của thành phố lúc 13 giờ 30, trên đường đi chúng tôi đón người phiên dịch thay thế, anh ta tự giới thiệu mình và yêu cầu gọi tên anh bằng tiếng Nga là Sasha. Chúng tôi đi xe mất đến 10 giờ! Và tôi hiểu tại sao. Trên đường đi quá nhiều xe máy, người đi xe đạp và các điểm dân cư nơi người dân đi tứ tung ngang dọc trên các con đường và giới hạn tốc độ tối đa không quá 60 km / h. Sasha suốt dọc đường toàn kể về nước Nga và Kazakhstan, nơi ông từng sống và học tập. Còn tôi thì nói về Việt Nam, nói về tất cả những gì tôi biết về lịch sử và văn hóa của đất nước này.

Trang gần như từng giờ gọi điện cho chúng tôi, tinh chỉnh vị trí của chúng tôi, lo lắng cho chúng tôi có thông cảm với hoàn cảnh thực tế được hay không, cô ấy quan tâm đến Sasha hơn là tôi xem anh ta có được ăn uống đầy đủ không. Qua sông Hậu chúng tôi đi bằng phà. Trên đường đi mỗi chốc lại phải tránh người qua đường và điều chỉnh tuyến đường đi tiếp theo của chúng tôi. Có vẻ như Khoa sau năm năm đã phần nào quên đường.

Trời đã tối. Đèn pha trước của xe hơi soi rọi con đường trong bóng tối. Chúng tôi chìm vào bóng đêm lúc nào không hay. Tôi bị say xe và mơ màng thiếp đi, ảnh hưởng của một đêm mất ngủ và sự  căng thẳng tinh thần ... Một tiếng gõ vào cửa kính xe hơi, cánh cửa xe mở rộng và cánh tay của một ai đó kéo tôi ra khỏi xe và lắc mạnh. Và sau đó tôi đột nhiên nhận ra Phạm. Đúng rồi! Từ sâu thẳm bên trong trí nhớ của mình đột nhiên hiện ra các đường nét quen thuộc của khuôn mặt của chàng thanh niên hồi ấy - Phạm. Chính là anh ấy! Mối nghi ngờ cuối cùng đã được xua tan. Hình ảnh hai chiều bằng phẳng của tấm ảnh không thể truyền đạt nổi nét mặt của một người đang sống, mặc dù đã thay đổi sau 22 năm. Anh ta bóp chặt tay tôi, lặp đi lặp lại "Shamil! Shamil !" Anh ta ôm chặt nách tôi và cố gắng nâng cái thân thể nặng đến 90 kg của tôi lên. Đối với một người miền Nam, tầm vóc ông khá cao, thậm chí còn cao hơn tôi một chút. Cùng với Phạm đi đón chúng tôi là con trai của anh ấy, cậu tên là Hà. Hóa ra đường đã hết và chúng tôi phải chuyển xuống một chiếc tam bản (xuồng máy), và tiếp tục cuộc hành trình của mình qua các sông đào và các con kênh. Tỉnh Cà Mau, nằm ở phía nam của Việt Nam, là cực đông nam của lục địa Á-Âu, mũi đất nhô ra của nó chia tách Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đến đường xích đạo chỉ còn 200 dặm, gần trong gang tấc. Tôi đã tìm thấy cô ấy ở nơi tận cùng thế giới, gần như đúng theo nghĩa đen của câu này.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/4829aa7aa6a82ba0e09462eeec4eaf5f.png)
Sasha - người phiên dịch.

(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/d3afc8f44ef2c9287fbd6d3537f43883.png)
Shamil.

PS: câu chuyện này từng được đăng trên site nhat-nam.ru năm 2008, trước hết là từ 2007 trên forum về trung đoàn không quân 169 của các CCB Nga tại Cam Ranh, trước khi tác giả chuyển nó cho site clubadmiral.ru vào năm 2011, và cũng đã từng phát trên đài phát thanh Việt Nam nhưng không thật đầy đủ.

.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Hai, 2012, 05:57:17 pm
(tiếp)

Tại lề đường có một túp lều, mà người chủ nhà đã đồng ý cho gửi lại xe hơi và người lái xe. Nhưng Sơn, dù mệt mỏi, vẫn muốn tiếp tục cuộc hành trình với chúng tôi. Trong suốt mười giờ giao tiếp trên đường đi,giữa  chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ thân thiện, và tôi thấy anh ta đã tò mò thế nào về câu chuyện này - anh ta muốn thấy đoạn kết có hậu của một câu chuyện tuyệt vời. Trước cuộc gặp gỡ của tôi với Trang còn hơn một giờ đi nữa. Bấy giờ đã là 12:00 giờ đêm.

Ngồi vào thuyền, chúng tôi trôi trong một thế giới u ám. Bầu trời màu đen thẫm ánh xanh. Qua những tán lá cây đan dệt vào nhau trên đầu ta có thể nhìn thấy những ngôi sao sáng phương Nam, phản chiếu xuống mặt nước êm đềm, tạo nên một đường hầm được soi sáng. Đó là một vẻ đẹp mê hồn, như thể trong vũ trụ: chúng tôi bơi qua những túp lều đứng cô độc, thắp sáng bên trong bằng một loại ánh sáng trắng, như thể bơi ngang các hành tinh, nơi trôi chảy nhịp đời khoan thai đều đặn của các cư dân thuộc nền văn minh của chúng, dường như không thay đổi trong hàng thiên niên kỷ. Bị cuốn đi trong khung cảnh cổ tích của thực tại vây quanh, tôi chìm sâu vào trong suy nghĩ về những thăng trầm của số phận và nghĩ rằng bây giờ dòng nước của con sông này đang dẫn tôi đến với Trang, như thể bàn tay của Thiên Chúa hay đức Allah dẫn dụ tôi đi... hoặc giả như đang dẫn dắt một người nào khác đến đấy?... thật là kẻ tội lỗi, nếu tôi không tin vào điều này hoặc điều kia.

Hà, ngồi ở đuôi thuyền, rút ra chiếc đèn pin từ bóng tối đen đặc soi và truyền lệnh điều khiển con thuyền vào các chỗ lượn và ngả quẹo nơi giao nhau của các con kênh mà chỉ mình cậu biết. Theo tiếng rồ đột ngột rồi tắt lịm của động cơ và theo đám đông những người đi đón trên bờ, đang đứng thành dãy trong ánh sáng của những ngọn đèn đốt sáng rực, tôi nhận ra rằng con đường dẫn đến cuộc gặp gỡ của chúng tôi kéo dài đằng đẵng 22 năm nay đã kết thúc. Mắt tôi lướt theo tìm kiếm những bóng người, cảm giác được hình dáng của họ. Cái nhìn của chúng tôi, đang đi tìm kiếm nhau, chợt gặp nhau....Trong phút chốc chân cô khuỵu xuống bất ngờ như quá tải bởi dòng thác những kỷ niệm đổ xuống dồn dập, ý thức đã rời khỏi cơ thể cô ấy. Mệt mỏi vì nghi ngờ và kiệt sức vì lo nghĩ qua một đêm mất ngủ, Trang không chịu nổi trạng thái căng thẳng suốt hai ngày chờ đợi cuộc gặp gỡ của chúng tôi. Tôi hốt hoảng vì phản ứng của cô ấy đối với cuộc gặp gỡ. Những người dân (hàng xóm và họ hàng), đang đứng bên cạnh, vội vã đưa cô vào nhà và đặt cô nằm xuống tấm phản (như chiếc ghế dài). Chúng tôi, bước ra khỏi thuyền, nhanh chóng đi theo. Mọi thứ xảy ra hệt như trong một bộ phim nào đó, khán giả và người tham gia cùng một lúc là tôi.

Đó là chuyện cực kỳ bất thường, bởi vì sự biểu hiện ra bên ngoài cảm xúc của những con người Việt Nam, ngay cả lúc tốt nhất, thường gây nên một sự hiểu lầm. Người đàn ông không giữ được thể diện trong mọi tình huống, là người đáng khinh. Về sau này một chút, dường như tôi mới vỡ lẽ ra Trang không hoàn toàn khỏe mạnh. Lao động nặng nhọc của người nông dân tại Việt Nam không phù hợp với phụ nữ. Bây giờ tôi thấy khó mà tìm được từ ngữ mô tả nổi trạng thái của tôi lúc ấy, tất cả như trong sương mờ. Sự xa lạ siêu thoát giống như một phản ứng bảo vệ của trạng thái tâm lý. Mọi thứ là những mảnh vỡ rời. Vẻ tất bật trong ngôi nhà toàn người lạ đang nói với tôi những điều không hiểu được, những cú vỗ lưng và vai không ngừng, khuôn mặt trắng bệch như sáp của Trang, nước mắt của những người phụ nữ. Và tôi phải kiềm chế bản thân mình, bởi vì các quy tắc của nghi thức và nguyên tắc bên trong đạo đức phương đông không cho phép tôi tỏ ra một dấu hiệu quan tâm nào đến người vợ khi có mặt một người đàn ông - một người chồng - anh Phạm và quan trọng nhất là những người vô tội, sao cho không xúc phạm niềm tự ái của họ. Một trong những nguyên tắc của phương Đông "lễ phép và tương kính lẫn nhau là trước hết". Phải hiểu nghĩa vụ và hiến dâng cho nó chính bản thân mình. Về phần anh ấy đã có sự hiểu biết những gì đã xảy ra, có sự tôn trọng tình cảm của hai con người từng gắn bó với nhau thời xa xưa, lòng quan tâm đến con người gần gụi với anh ấy. Đó chắc chắn là điều chúng ta đáng phải học hỏi ở những con người Việt Nam, đó là sự rộng lượng và khoan dung đối với những người xung quanh mình. Anh ấy rất chân thành mừng rỡ bởi cuộc hội ngộ của chúng tôi.

Tôi đã được hộ tống đến nhà tắm, nơi tôi được tắm rửa sạch bụi đường và đã có thể đưa những suy nghĩ và cảm xúc của mình trở lại trật tự. Mặc dù đó không thể gọi là nhà tắm, theo nghĩa mà chúng tôi quen gọi. Một tấm rèm quây lại một khu vực trong nhà bếp với một lỗ thoát nước trên sàn nhà, vài lu nước và một cái xô mà tôi dùng để tắm rửa sạch sẽ. Thay vì khăn tắm lớn là một tấm khăn bông.

Ngôi nhà được chia thành ba phần - phòng khách, phòng ngủ và kho chứa đồ. Cảnh tượng trong nhà, phải nói là rất nghèo nàn; hai rương dài đồ gỗ, tủ quần áo, một tủ bàn có chỗ đặt chiếc máy vô tuyến truyền hình, một cái bàn và những chiếc ghế dài. Trên các bức tường là các tấm áp phích in hình các nghệ sĩ Việt Nam và quảng cáo đồ nội thất. Trang lẩn tránh trong nhà bếp, nơi cô đang bận rộn với những phụ nữ khác. Trong những phút đầu tiên, cô cố gắng tránh tôi, có lẽ cô cảm thấy xấu hổ vì việc đã ngất đi, và có thể vì sự nhút nhát vốn ẩn chứa bên trong người phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ Việt Nam cực kỳ khiêm tốn và nhút nhát. Sau màn nghỉ tay hút thuốc theo "truyền thống" của phái nam, trong lúc chờ đợi đồ ăn, chúng tôi ngồi vào bàn. Tôi trao cho Trang, Phạm, con gái Tú và con trai Hà quà tặng mà tôi đã chuẩn bị sẵn từ trước.

Như Sasha-người phiên dịch nói với tôi sau này, Trang la mắng anh ta rất dữ: "tại sao, người ta nói, cậu "gà" cho ông ấy cách mua quà tặng, ông ấy có thể nghĩ rằng chúng tôi mời ông ấy đến thăm để nhận quà". Sasha đã đáp lại rất đúng rằng "anh không biết và Shamil đã mua quà tặng khi còn ở Nha Trang, trước khi chúng tôi quen nhau". Thật cảm động.    
 
(http://i1185.photobucket.com/albums/z356/qtdc2/9f1e0d9fc1a8ddc47f7244c1baef1969.png)
Làm khách, từ trái sang phải: Trang, Shamil, Phạm, thứ 5 là lái xe Sơn, sau đó là một hàng xóm (có thể là thế), anh trai cả Khoa, em trai. con trai của em trai, phía trước họ là bà mẹ của anh Phạm.
.......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Hai, 2012, 12:04:47 am
(tiếp)

Ngồi tại bàn có anh trai và em trai của Trang, mẹ của Phạm (mẹ chồng!), người lái xe tên Sơn, phiên dịch Sasha và một vài người hàng xóm định kỳ thay đổi nhau mỗi lúc cho đến khi trời sáng để sang xem mặt tôi. Tôi hiểu rằng sự đánh giá gia đình anh Phạm đã lớn lên đáng kể trong mắt họ. Trên bàn là gà chiên, trứng chiên, tôm chiên dầu, khoai tây nấu (thực phẩm phi truyền thống đối với người miền Nam (đó không phải là khoai sọ hay khoai lang), bởi vì ở miền Nam nó không phát triển được, nó thường được nhập khẩu từ các vùng khí hậu ôn đới miền Bắc), trái cây, trên chiếc đĩa được Phạm đẩy sang phía tôi có một trái táo đã cắt thành từng miếng (một trái cây kỳ lạ đối với Việt Nam) và bia đá. Trong tôi dấy lên một mối nghi ngờ rằng thực đơn đã được chuẩn bị theo lời khuyến nghị của Sasha đưa ra cho Trang qua điện thoại trên đường ở đây. Có vẻ như để chuẩn bị bàn ăn thế này, họ đã phải đi chợ. Tôi nhớ đến một so sánh mà Sasha dẫn ra, người giống như một "chuyên gia" trong quan hệ Nga-Việt khi nói rằng ở đây người ta "giết một con gà đãi khách cũng giống như bạn làm thịt một con cừu ở Nga" (nhiều khả năng, anh ta nói điều đó, do ảnh hưởng bởi hai năm sống ở Kazakhstan hơn là ở Nga). Nói chung, rõ ràng là ngân sách gia đình của họ khi tiếp khách nước ngoài sẽ bị thâm hụt. Họ luôn luôn tiếp khoai tây cho tôi, mà tôi đã cố gắng không ăn, bởi vì tôi không thích nó, và họ ngạc nhiên tự hỏi tại sao tôi không ăn.

Ngược lên phía trước một chút, trong chủ đề tôi sẽ kể cho bạn biết làm thế nào mà vào buổi sáng, Phạm đã đưa cho tôi một ly sữa ngọt. Khi tôi hỏi tại sao lại là sữa ngọt, Phạm nhắc tôi nhớ rằng khi tôi cùng với anh ta phục vụ tại Cam Ranh, chúng tôi (người lenso) vừa ra khỏi phòng ăn vừa nhai lúc thì táo, lúc thì quả trứng, hoặc tu sữa đặc. Thời đó, đối với tiêu chuẩn thực phẩm cho người phục vụ ở vùng nhiệt đới, người ta phát sữa, kiểu như bồi dưỡng cho những công việc nguy hiểm, mỗi ngày một bình sữa đặc. Chúng tôi đã thêm nó vào cháo ngũ cốc, vào súp, vào bơ, nhưng vẫn còn rất nhiều mà chúng tôi thường đổi lấy hoặc vodka hoặc thuốc lá, và đôi khi vì lòng tốt cho những người anh em đang cầm súng. Vì vậy, theo sự hiểu biết của họ - người Nga (Russkii) phải ăn như vậy? - Khoai tây và sữa (đó là lý do vì sao ngọt!)

Nhưng chúng ta hãy trở lại bàn ăn. Sasha, đỡ lấy ly bia đá của tôi, khuyên tôi không dùng nó, và yêu cầu rót cho tôi một ly khác, lo lắng cho những hậu quả có thể xảy ra với cái dạ dày chưa qua thử thách của tôi. Điều đó làm tổn thương Phạm và anh cho biết nước đá làm từ nước mưa. Có lẽ tôi hơi quá chi tiết khi mô tả tất cả, tôi chỉ muốn truyền tải không khí tinh thần ấm áp và sự chăm sóc chân thành bao quanh tôi.

Cuộc trò chuyện diễn ra theo các chủ đề khác nhau: mối quan hệ giữa các dân tộc và các nền văn hóa, về cuộc sống của mình, về con cái, chúng tôi cùng Phạm nhớ lại thời phục vụ của chúng tôi và các bạn bè chung, về người Mỹ (tôi không thích người Mỹ và ở đây chúng tôi tìm thấy một ngôn ngữ chung, như người ta nói, thấm vào xương tủy của họ). Tôi đã ở Hoa Kỳ, đã học tập ở đó, vì vậy tôi có thể đánh giá thói đạo đức giả của họ không phải là tin đồn. Sự tự tin cực đoan vào tính đúng đắn của họ trên toàn cầu, như chiếc kẹo cao su bị mắc kẹt trong miệng của chính mình. Vì vậy, có cái để chê cười sự "ngu ngốc" của người Mỹ (cười sự "ngớ ngẩn" của họ có nghĩa là stupid theo tiếng Anh) không tệ hơn Mikhail Zadornov, nói chung, các chủ đề của cuộc trò chuyện rất khác nhau và không giống như của chúng ta.

Tôi chỉ muốn nhận xét rằng những người có mặt hiện tại nằm trong đa số người Việt Nam, mặc dù họ được giáo dục ít, nhưng ta có thể cảm thấy rằng họ có văn hóa cao, đại diện cho một nền văn minh cổ đại được tính không chỉ một ngàn năm. Không ai trong số họ bày tỏ sự quan tâm không lành mạnh đến của cải vật chất của tôi, không ai có câu hỏi "Tôi kiếm được bao nhiêu? Tôi có bao nhiêu nhà hoặc bao nhiêu xe hơi? " v.v..., không có sự tò mò loanh quanh trục lợi như kiểu "anh ta sẽ có ích gì cho tôi?", nếu như có điều đó xuất hiện trên bàn ăn của chúng tôi.

Trong trò chuyện, người Việt Nam hiếm khi trình bày suy nghĩ của họ một cách thẳng thắn. Đó sẽ là biểu hiện của sự thiếu tế nhị và tinh tế. Họ luôn nói rất hình tượng và văn hoa. Người Việt Nam khác với cách chúng ta suy nghĩ và ý kiến của họ không phải luôn luôn phù hợp với thế giới quan của chúng ta. Và tôi đã phải căng não ra, để thể hiện những lời nói của mình trong một hình thức xứng đáng với nội dung cuộc hội thoại. Nếu tôi xoay sở thành công với một cách nói đẹp hay diễn tả thành công một vấn đề rắc rối, họ gật đầu trong im lặng, như thể tán thưởng vẻ đẹp trong những từ ngữ được chọn của tôi. Nhưng tôi nghi ngờ rằng Sasha "chơi" bên phía tôi. Anh ta, phải nói rằng, có khó khăn hơn tất cả chúng tôi vì anh phải dịch cho cả hai phía và không có phút nào im lặng. Tôi cảm thấy như người bay đến từ một hành tinh khác, còn tất cả xung quanh tôi là đại diện của một nền văn minh cổ xưa chưa từng thấy. Sasha nói rằng một người đàn ông da trắng ở những nơi này người ta chưa gặp, chúng tôi ở xa những con đường mòn của khách du lịch, và rằng "bạn đã đến thăm họ, thể hiện sự tôn trọng họ với sự quan tâm của bạn, như hồng ân đưa xuống từ trên trời" (tuy nhiên, trên thực tế tôi đã thay đổi một từ trong câu diễn đạt "điều chỉnh chính sách", để không cố đạt lấy vòng nguyệt quế của người nhà trời, quan trọng nhất là ý nghĩa của lời dịch phải sát ý nguyên bản). Và nếu không phải tôi, mà ông ta đến đây - trong cái góc nhỏ bị Chúa trời quên lãng, góc bé nhỏ thiên đường của châu lục này - chẳng để làm gì và ông ta sẽ không đến.

Tôi cố gắng để phân chia đồng đều sự quan tâm của mình đối với tất cả mọi người tham gia, không phân biệt Trang hay là ai, và như có thể, tách mình khỏi cô ấy trước mọi người - tôi đã đến và đi, còn cô sẽ sống ở đây. Ở lại một mình với cô ấy để giải thích, đó là điều không thể. Đôi khi Trang kín đáo chạm nhẹ bàn tay vào tôi, như thể sợ rằng tôi là một ảo ảnh, và bóng ma của tôi giờ đây sẽ nhanh chóng biến mất vào không trung.

Tại một thời điểm, cuộc nói chuyện đều đặn của chúng tôi bỗng chuyển thành một cuộc tranh luận kịch liệt vì một điều gì đó. Tất cả mọi người đã nói chuyện rất tình cảm, Phạm mặt mũi đã đỏ lên và nói cái gì đó rất hào hứng. Sasha đột ngột phát biểu đáp lại gay gắt và cuộc tranh chấp ngưng lại, tất cả liếc xéo sang tôi. Khi tôi hỏi anh ta họ đang nói những gì vậy, Sasha nói với tôi không được lịch sự lắm, "tôi sẽ nói với anh sau". Tôi lại trở về, như người ta nói, trong tình trạng "mù mờ". Sự thật, sau đó tất cả mọi người làm ra vẻ không có gì xảy ra. Hồi đó, tôi cũng không cho nó ý nghĩa gì đặc biệt và chỉ một năm sau cuộc gặp gỡ của chúng tôi, tôi mới hiểu ra được nhiều điều.
    
Tới 4:00 giờ các vị khách và hàng xóm giải tán, chỉ còn lại những người thân trong nhà. Tài xế Sơn gần như bị tôi bắt đi ngủ, bởi vì anh ta mải thích thú tham gia cuộc trò chuyện và không muốn đi ngủ, mà tôi thì đã lên kế hoạch ra đi lúc 8 giờ và chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài để trở lại Sài Gòn. Ai trong chúng tôi cũng cần phải quan tâm đến an toàn. Từ lúc nào đó không ai để ý và cũng không nói lời tạm biệt cô con gái tên Tú đã ra khỏi nhà. Tôi lấy làm tiếc không kịp chụp ảnh cho cháu (kế hoạch chụp ảnh được sắp xếp vào buổi sáng, khi bình minh), mặc dù thực ra tôi cũng đã quay video được một số cảnh. Tôi được giải thích rằng Tú đã đi ra thành phố Cà Mau, vì buổi sáng cháu phải bắt đầu tiết học tại trường học nơi người ta dạy sử dụng vi tính.
.........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Hai, 2012, 07:34:14 pm
(tiếp)

Rất tai hại là việc tôi lắp cả hai cục pin vào máy quay video. Tôi không tính đến độ ẩm cao ở khu vực phía nam này, tất cả các tiếp điểm nhanh chóng bị oxy hóa, góp phần xả pin rất nhanh. Vậy mà tôi lại đang muốn quay video, khi chúng tôi trở lại đường về qua các con sông và các con kênh vào buổi sáng! Nhưng pin trong máy ảnh vẫn còn "sống". Chúng tôi ngồi trên hàng hiên của ngôi nhà để nói chuyện (thương cho Sasha, chúng tôi đã không cho cậu ấy được một giấc ngủ ngắn) cho đến bình minh. Bây giờ, theo nghi thức, khi không có người lạ tôi có thể hỏi họ về điều kiện sống của họ, và họ đã như là những người thân yêu và gần gũi để có thể chia sẻ với tôi gánh nặng và các vấn đề của họ.

Người Việt có lòng tự trọng và họ thường không chấp nhận chia sẻ nỗi đau buồn của mình với người lạ, khi cố gắng khơi dậy ở họ những điều than van đáng tiếc. Họ chỉ có thể cho phép điều đó với các thành viên trong gia đình. Rên rỉ và than phiền về cuộc sống là đặc tính cố hữu của chúng ta hơn là của họ. Điều này một phần được giải thích bởi thực tế là trong Phật giáo, khi người ta thể hiện sự thông cảm với người thân, bạn sẽ gánh lấy một phần nghiệp chướng của người đó, tương ứng là các vấn đề đã qua sẽ trở thành của bạn.

Họ không phàn nàn, chỉ đơn giản trả lời các câu hỏi của tôi. Một chiếc thuyền có gắn động cơ (ghe máy), Phạm rất tự hào vì nó, như đó là chiếc Mercedes vậy, theo lời anh ấy nó trị giá $ 500. Chính xác hơn, đối với anh nó giống như một chiếc xe tải. Ở đây mạng lưới các con sông và các kênh rạch rất rộng lớn và có rất nhiều chợ nổi trên sông. Do đó, khách hàng của anh thường xuyên thuê anh vận chuyển hàng hóa của mình ra chợ. Việc này giúp anh kiếm được 60.000-70.000 đồng một ngày (trung bình khoảng $ 5), hầu như không đủ để nuôi một gia đình (với ba người phụ thuộc – bọn trẻ và bà mẹ Phạm, người sống cùng với họ). Trước đây, họ từng có một ruộng lúa thế chấp một khoản vay ngân hàng, nhưng do mất mùa liên tục và thiệt hại nhiều, họ đã bị phá sản. Bên cạnh đó làm việc trên đồng lúa suốt cả ngày, người cúi xuống, chân ngập sâu trong nước đến đầu gối, dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời - đó là một công việc rất nặng nhọc, và Trang đã bị suy nhược cơ thể, và như tôi nghĩ, suy nhược cả tâm thần. Trong cố gắng để tồn tại, họ vay tiền mua một vuông nuôi tôm nước ngọt. Bây giờ sau khi bán các loại hoa lợi, mà cứ ba tháng một lần họ thu hoạch, họ có thể thu được 2.000 USD, quy ra trung bình thu nhập chỉ xấp xỉ 700 $ một tháng, mà chủ yếu dùng để trả dần nợ, học phí cho trẻ em và cho phép họ bằng cách nào đó có thể sống được.

Khi cho rằng "chúng tôi không cần gì nữa" trong cuộc nói chuyện "về cuộc sống", chúng tôi đồng ý rằng tất cả các bậc cha mẹ đều muốn có một cuộc sống tốt hơn cho con cái. Họ không yêu cầu tôi về bất cứ điều gì, bản thân tôi thì đề nghị khi tự thấy mong muốn hơn bao giờ hết được giúp đỡ gia đình này và cảm thấy có nghĩa vụ với bạn bè trước cơ hội này khi trở về sẽ giải quyết vấn đề học tập của Tú ở nước Nga.

Bây giờ là thời điểm chia tay. Cần phải sửa soạn cho đường về. Những người chủ nhà mến khách thuyết phục tôi ở lại thêm 2-3 ngày. Phạm, cố gắng giữ tôi, rủ rê tôi đi câu cá biển bằng thuyền. Tôi hứa sẽ đến vào năm tới 2008. Phạm cho biết bây giờ tôi đã có một ngôi nhà thứ hai, tôi có thể đến và sống ở đây bất cứ lúc nào tôi muốn. "Không có khách sạn, cơ quan du lịch, anh hãy mua vé máy bay và đến đây với chúng tôi". Thành thật mà nói, một ý tưởng điên rồ đã khuấy đảo trong đầu tôi là ở lại, nhưng lý trí đã thắng thế, và không nên lạm dụng lòng mến khách. Đến khi phải xuống thuyền, Sasha lại gần tôi bảo rằng, chúng tôi nên ngồi cùng với Trang ở phía trước thuyền và lúc đó tôi sẽ có thời gian ít nhất một giờ để nói chuyện một mình với cô ấy, cậu ta xin lỗi rằng cậu sẽ là một nhân chứng bất đắc dĩ trong cuộc trò chuyện của chúng tôi, nhưng mà nếu không việc sẽ không thành.

Với sự đồng ý một cách thầm lặng của những người đi tiễn khác, chúng tôi vào đúng chỗ của mình trên thuyền theo đề nghị của Sasha và lên đường trở về. Có vẻ như tôi thấy rằng họ đã tạo cơ hội cho chúng tôi nói ra mọi điều với nhau. Tôi ngồi xuống cùng Trang trên một chiếc ghế dài và Sasha ngồi trước mặt chúng tôi. Do tiếng ồn của động cơ, chúng tôi nghiêng đầu vào nhau để nghe được rõ hơn. Chỉ có bây giờ tôi mới có thể rửa sạch bùn nhơ của những gì bất công và vu khống, phỉ báng danh dự và nhân phẩm của tôi. Cởi bỏ gánh nặng của tội lỗi cho sự phản bội chưa hoàn thành của tôi. Cô ấy nói rằng lúc đầu, do tuổi trẻ, cô cảm thấy vô cùng oán giận và cay đắng, nhưng rồi với tuổi tác và sự từng trải việc đời, cô đi đến nhận thức rằng tôi không thể cư xử như vậy với cô ấy. Tôi nói rằng chính trị đã can thiệp vào mối quan hệ của chúng tôi, xui khiến đặc biệt việc chia rẽ chúng tôi. Cô kể như để xác nhận lời nói của tôi rằng cha cô là một sĩ quan trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa (quân đội chiến đấu chống lại quân đội Bắc Việt Nam và các du kích thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam), vì thế gia đình cô được coi là không đáng tin cậy, nhưng ông chú của cô giữ một chức vụ quân sự tại Vùng 4 Hải quân CHXHCN Việt Nam tại căn cứ Cam Ranh (Sasha dịch là "trưởng ban cán bộ") , đã thu xếp giúp cô làm việc tại ban phục vụ chuyên gia tại thị trấn PMTO. Trong bối cảnh có tiểu sử "không trong sạch", mối quan hệ với lính liên xô (quân nhân xô viết) làm dấy lên những nghi ngờ của cơ quan đặc biệt Việt Nam (Như Sasha nói: "KGB của chúng tôi") trong sự "quan tâm" đến mối quan hệ của tôi với cô ấy (tôi cố tránh những từ quá cụ thể). Cô bị "những người chỉ huy khiển trách rất dữ dội" và sau vô số cuộc xét hỏi, cô đã buộc phải kết hôn và cùng chồng đi về phương Nam, bỏ lại cha mẹ mình (mà không theo tập quán truyền thống, gia đình Việt Nam trẻ tuổi trong 4 năm đầu tiên thường sống chung với cha mẹ vợ). Bây giờ các bạn đã biết tại sao trong cuộc điện đàm đầu tiên, cô ấy đã thốt lên những từ "đó là một sự khiêu khích”?! Nỗi sợ hãi của cô là dễ hiểu, cô vẫn sợ mình còn đang bị theo dõi. Tôi nói với cô rằng tôi vẫn còn giữ những quà tặng của cô (hơi láu lỉnh một chút, nhưng thực sự, cho đến gần đây, khi sửa chữa căn nhà của mẹ tôi, chúng vẫn còn giữ được), tôi vẫn nhớ khi cô đi đến hẹn hò cùng tôi, cô thường diện chiếc áo khoác ngắn "thanh lịch" màu xanh lá cây ngoài áo dài của mình. Tôi hiểu rằng tất cả phụ nữ không phân biệt dân tộc đều vui sướng khi được nhớ lại những chi tiết như vậy sau từng ấy năm. Cô ấy bật khóc ...
........


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Hai, 2012, 09:22:53 pm
(tiếp)

Tôi thật là ngu ngốc khi nói với cô ấy: "Con gái của em rất giống em, cháu cũng đẹp như em khi 19 tuổi". Cô ấy có lẽ lo ngại về vẻ ngoài của mình, bất giác sửa lại những lọn tóc vô hình nào đó, mà dường như với cô ấy "chưa được", và hỏi lại một cách ngây thơ và chân thành theo kiểu phụ nữ: "Bây giờ tôi già rồi, và chắc không còn xinh đẹp như trước nũa phải không? "

Câu trả lời cho niềm hy vọng đang ngân lên trong giọng nói của cô, về phần tôi chỉ có thể là một. "Em vẫn đẹp như 20 năm trước, nhưng tôi cũng đâu còn trẻ. Tóc đã ngả màu xám và không còn cân đối như năm 19 tuổi" (tôi trỏ cho cô thấy mái tóc trên đầu và cái bụng đẫy ra vì bia của mình). Đáp lại cô nhìn vào mắt tôi và chạm vào bụng tôi, nói: "Tôi có thể xoa cái bụng này như xoa bụng Đức Phật, rồi tôi sẽ có thể hạnh phúc và giàu có" (các Phật tử tin rằng nếu xoa bụng Đức Phật sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc và rất nhiều tiền). Nói chung, trong khóe mắt của mọi người đều rớm lệ, kể cả Sasha và cho đến nay mỗi khi nhớ lại tôi cũng thường ứa nước mắt.

Lúc 9:00 giờ chúng tôi đến chỗ để xe. Chúng tôi ôm nhau và nói lời tạm biệt. Như thường thấy trong trường hợp này, một lần nữa họ thuyết phục tôi ở lại. Người anh trai Khoa nhân cơ hội này ở lại thêm vài ngày để thăm em gái. Một lần nữa, tôi ngạc nhiên về cách xử sự của của họ với chúng tôi, tôi nhớ cái cách mà họ tránh đi sang chỗ khác để lại chúng tôi một mình với nhau và tôi thì thầm với Trang những từ "của chúng tôi", những từ mà hồi xưa cô từng dạy tôi: "toi nhơ" (tôi buồn nhớ). Cô nhớ ra và hiểu, mỉm cười ép má vào tay tôi. Sasha sau này nói rằng với người Việt đó là biểu hiện của lòng biết ơn.

Chúng tôi có tất cả ba người trên đường về. Buổi tối, cần phải có mặt ở Sài Gòn. Sáng hôm sau là chuyến bay về Moskva. Trên đường về, khi dừng ăn trưa tại một trong những quán cà phê bên đường, tôi nhắc Sasha rằng anh ta đã hứa sẽ giải thích với tôi sự việc xảy ra trong cuộc gặp gỡ của chúng tôi, khi có điều gì đó làm Phạm tức giận. Sasha miễn cưỡng bắt đầu kể rằng những người hàng xóm với tính tình chất phác và thẳng thắn của người nông dân, nói rằng Tú rất giống với Shamil, ám chỉ về nguồn gốc dòng máu có thể có, nên đã gây ra sự phẫn nộ của Phạm. Sasha can họ ra và nói rằng họ không nên bàn chuyện đó trong lúc Shamil có mặt. (Họ nghi ngờ rằng tôi có thể hiểu tiếng Việt). Sasha xin lỗi và nói thêm rằng anh cảm thấy lúng túng vì các đồng hương của mình, rằng đó là do điều kiện nặng nề trong cuộc sống của họ, họ đều muốn tin điều không thể tin được, rằng họ (hàng xóm) cho rằng bằng cách nào đó có thể khai thác chuyện này cho có lợi, rằng Shamil sẽ có thể làm gì đó giúp đỡ gia đình Trang và v.v…Để tôi không hiểu nhầm về vấn đề này, anh ta thừa nhận rằng khi ở trên thuyền, theo sáng kiến riêng của mình, anh ta đã hỏi Trang liệu cha của Tú có phải là Shamil không, và cô ấy trả lời là không (khi đó cậu ta không dịch điều đó cho tôi biết). Bây giờ khi cố gắng giải quyết vấn đề nan giải này, tôi nhận ra rằng trong những lời của Sasha thể hiện một phần sự thật, và cũng cùng một thời gian đó ... còn Trang phải trả lời như vậy với một người lạ (người phiên dịch), thêm vào đó họ đến giờ vẫn sợ công an (KGB). Tất nhiên, tôi biết tính toán, và khi biết ngày sinh của Tú, ngay từ trong thời gian chúng tôi đang gặp gỡ, ở đâu đó sâu trong tâm trí của tôi, một ý nghĩ chợt lóe... nhưng ý nghĩ đó không được mong đợi, tôi sợ nó và xua đuổi nó. Nói cách khác Trang đã có một cái gì đó ...

Hay nói khác đi không phải tất cả đều ăn khớp ... Và bởi không muốn phá tan những gì trong sáng còn lưu giữ trong ký ức về những cuộc gặp gỡ của chúng tôi, bởi vì chúng tôi khi đó còn quá non dại, gần như những đứa trẻ và những cảm xúc và suy nghĩ của chúng tôi còn rất tinh khiết.


Một lần nữa tôi rời đất nước này với một gánh nặng ưu tư chưa nói ra được. Thời gian đã quay ngược lại. Cỗ máy thời gian bắt đầu vòng đếm ngược của nó, khi đưa tôi trở về từ một chuyến phiêu du vào quá khứ. Ngày hôm sau, ngày 25 tôi đã trở về Moskva. Câu chuyện cổ tích kết thúc.

... Nếu các bạn quan tâm đến lá thư của tôi, tôi sẽ rất vui lòng trả lời tất cả các câu hỏi của các bạn. Năm mới! Chúc các bạn những điều tốt lành.
 
Trân trọng, Shamil.
Kazan


(http://clubadmiral.ru/images/45a4b67a1a75d02165048efad4c01f17.png)
Con trai Hà, Phạm, Shamil, Trang, mẹ anh Phạm.
 .......


Tiêu đề: Re: Căn cứ quân sự Cam Ranh
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Hai, 2012, 12:58:26 pm
(tiếp theo và hết Bức thư - tâm tình)

Lá thư thứ hai
     
Thật không may, tôi không thực hiện được các kế hoạch thăm lại Cam Ranh năm 2008 của mình. Nhưng tôi không định từ bỏ các kế hoạch đó và khi có thể sẽ thực hiện ngay. Hơn nữa những người thân yêu và gần gũi của tôi đang mời và chờ đợi tôi đến thăm Cà Mau. Thư Trang gửi đến chứa chan sự dịu dàng, mối quan tâm chăm sóc, thấm đậm nỗi buồn trong trái tim. Chúng tôi trao đổi thư từ qua con gái Tú, người biết truy cập vào Internet. Đôi khi Sasha giúp tôi dịch, người mà tôi chuyển tiếp qua email cho cậu ấy các bức thư của chúng tôi.

Những sự kiện không thể tin được liên quan đến cuộc gặp gỡ của chúng tôi đã không kết thúc ở đó. Vào tháng tám năm vừa qua (hơn một năm sau cuộc gặp gỡ), Phạm thừa nhận trong lá thư của ông rằng Tú chính là – CON GÁI CỦA TÔI!!! Tất nhiên, khi tôi vẫn còn thấy khó để mà tin được vào điều ấy, tôi hiểu rằng những người tham gia cuộc gặp gỡ của chúng tôi rất muốn tiếp tục câu chuyện cổ tích này và tôi sợ chuyện này không phải là kết quả trí tưởng tượng của họ. Điều kiện sống của họ khá nặng nề đối với họ, và có lẽ tôi – chính là cơ hội để họ thay đổi cho nó tốt hơn. Nói chung, tôi không quá ngây thơ và cố gắng xử sự với những tin tức kiểu ấy một cách tỉnh táo. Tôi nghĩ rằng các bạn hiểu mối nghi hoặc của tôi ... nhưng, nếu không phải như vậy, khi đó tôi sẽ chỉ có thể vui mừng vì tôi đã có một cô con gái lớn. Tú gọi tôi trong các bức thư của mình là Ba (cha). Trang, trong bất kỳ bức thư nào đều không hề hàm ý chút nào về quan hệ cha con của tôi. Thật đáng sợ. Trong một lá thư cô thú nhận rằng khi ở trên thuyền và cả bây giờ cô không thể nói nhiều điều mà cô muốn, bởi vì e ngại người phiên dịch. Đến lượt mình, tôi hiểu rằng không nên dồn phụ nữ vào đường cùng bằng những câu hỏi không thể trả lời, mà cách tốt nhất là chỉ ra lối thoát khỏi tình thế khó khăn, nhưng ai biết lối thoát đó ở đâu?

Và bây giờ, ngay các bạn bè của tôi và, khi xem xét các bức ảnh và video, bắt đầu nói rằng Tú giống tôi. Nói chung, tôi cố gắng chừng nào còn chưa bị "phỉnh phờ" về chủ đề này, mà nó đối với tôi, như dân gian thường nói, như mái nhà đã được dỡ đem đi, tạm thời cứ để ngỏ. Và, các bạn biết chứ, bây giờ tôi không còn có lý do nào để lần lữa xếp chuyến đi của tôi xuống đáy hòm được nữa và hơn thế tôi còn mong muốn nhiều hơn trước đặt dấu chấm dứt trong thiên truyện này. Trong bất kỳ trường hợp nào, bất kể Tú có là con gái của tôi hay không, tôi vẫn cảm thấy nghĩa vụ như trong quan hệ với gia đình này, gia đình đã mang đến cho tôi cơ hội gặp lại bạn bè và làm mọi thứ có thể để nhận Tú đến nước Nga, cho cháu một cơ hội học tập tại một trường đại học của nước Nga. Về yêu cầu của các bạn xin phép cho phổ biến trên trang web của các bạn bức thư kể lại câu chuyện của tôi, tôi không phản đối.

Tôi hiểu rằng câu chuyện rất khó tin và mọi người thì lại muốn tin rằng chuyện không thể cũng là có thể. Đến chừng nào mà chúng ta còn tin vào ông già Noel, chừng ấy phép lạ vẫn xảy ra. Cần phải tin điều đó. Một lần nữa xin cảm ơn các bạn đã quan tâm đến câu chuyện của tôi. Chúc các bạn may mắn! Và hãy có nhiều hơn nữa những giây phút tươi sáng và hạnh phúc cho tất cả mọi người trong những chủ đề phong phú và chưa từng nghĩ ra được như vậy của chúng ta, những câu chuyện của cuộc đời. Khi ấy, mỗi người chúng ta đều có một câu chuyện kỳ diệu của riêng mình.

Trân trọng, Shamil.
     
P.S.

Khi đồng ý công bố bức thư của mình trên site này, tôi nhận thức được hậu quả của việc người ta biết đến nó rộng rãi, bởi thế, đối với các quý độc giả mà tôi dự đoán về phản ứng của họ theo kinh nghiệm riêng của mình, tôi muốn cảnh báo rằng tôi đã không cố gắng để nói không thành có theo kiểu - "chuyện tếu của các chàng lính nghĩa vụ" («дембельские байки»). Câu chuyện này không phải là kết quả trí tưởng tượng của tôi. Những sự kiện được miêu tả trong thư đã thực sự diễn ra, để cố gắng trình bày với độc giả các sự kiện một cách chính xác, tôi đã sử dụng nhật ký ghi chép của mình về thời gian đó, những nhân vật của câu chuyện – họ vẫn còn sống đến ngày nay, chính vì vậy điều duy nhất mà tôi cho phép bản thân mình, là thay đổi tên gọi của họ. Tôi ráng không sa vào cái bẫy muốn trình bày các sự kiện như những gì người ta muốn thấy, mà cố gắng để trình bày chúng như chúng đã thực sự diễn ra trong thực tại.

Mục tiêu duy nhất mà tôi theo đuổi, khi kể về những sự kiện khó tin lạ thường, đó là khi nào trong tôi đã nảy sinh tình yêu đối với đất nước nhỏ bé nhưng kỳ diệu như cổ tích, với các cư dân của đất nước này, đó còn là ta có thể học hỏi được từ họ sự khoan dung đối với những nguyên tắc và quan điểm xa lạ của những người khác. Tôi không tự tin đến nỗi nghĩ rằng tôi sẽ làm được điều đó. Hé mở sự độc đáo của họ, tôi muốn các bạn có thể thay đổi thái độ của mình đối với đất nước ấy và con người ấy, xua đi cái huyền thoại kinh sợ rằng họ ăn cá trích chiên (chẳng có gì giống như vậy), họ rất bẩn (không đúng sự thật, ngay cả người ăn xin quần áo rách rưới của họ cũng còn sạch hơn chúng ta, những người đầy mồ hôi và mùi hôi), và có thể bạn sẽ yêu đất nước ấy cũng nhiều như tôi đang yêu. Tuân thủ các quy tắc và tập quán cơ bản đã giúp tôi xây dựng mối quan hệ, tìm được một ngôn ngữ chung với họ. Nhận thức – cũng chính là vũ khí. Có thể câu chuyện tình yêu này có ích với ai đó trong số các bạn và giúp bạn tránh được những sai lầm.

Tôi không lý tưởng hóa người Việt Nam, họ có cách đặt vấn đề riêng của họ về cuộc sống và đất nước nhỏ bé này có những vấn đề không hề nhỏ, đơn giản là họ chỉ khác nhau trong quan hệ đối với người khác, đặc biệt với chúng ta, những người nước ngoài. Không cần phải phán xét họ, hay so sánh họ với mình, chúng ta quá khác họ, chỉ cần nhận thức và tôn trọng truyền thống, nếu bạn đang ở trong đất nước của họ.

Đôi khi tôi cảm thấy tôi là người Việt Nam và tôi có thể nhìn thấy chúng ta qua đôi mắt của họ, và tôi nghĩ rằng chúng ta có ít sự hài hòa hơn họ, chúng ta có vẻ gì đó kỳ quặc và rời rạc. Chúng ta sống trong một bầu không khí của các cuộc xung đột liên miên, trong các tham vọng của mình, trong sự vĩ đại của riêng mình, trong  tầm quan trọng của sự hão huyền thoáng chốc và không còn thấy biểu cảm trừu tượng của những người đang sống, mà có vẻ như tôi thấy, họ vô cùng khoan dung với quan điểm của người khác cũng như với sự đa dạng của thế giới quan con người. Từ kinh nghiệm phiêu du khắp thế giới của mình, tôi có thể khẳng định rằng Việt Nam gần như là nước duy nhất mà những người Nga chúng ta vẫn còn được yêu mến. Có thể đó là vì chúng ta chưa kịp có thời gian vấy bẩn ở đây. Hãy cẩn thận với đất nước này, vâng và hãy thực sự như vậy với tất cả xung quanh chúng ta.

Nhà thơ Stephan Balakin có những lời thế này: "Những nơi ta vĩnh viễn chia tay, là nơi tươi đẹp, ở đấy đâu còn gì xảy ra nữa với ta!" («Места, которые покинул навсегда, прекрасны и тем, что там с тобой уже ничего не случится!») Và tự tôi muốn thêm rằng "chúng còn đẹp hơn nữa, dẫu cho với ta có gì đó đã xảy ra" («они становятся еще прекраснее, если с тобой там что-то все же случается»).

Tôi iu Việt Nam.( Той Ию Вьетнам.)
Trân trọng, Shamil.


(http://clubadmiral.ru/images/a75087b59a4fb5defe2385035aafba59.png)
Buổi sáng trở lại Sài Gòn: đằng trước là Shamil và Trang, phía sau theo thứ tự là em trai của Trang, anh trai Khoa, phía sau họ bên phải là lái xe Sơn, bên trái là Phạm, đứng lái điều khiển máy ghe là con trai Hà, ảnh do phiên dịch Sasha chụp.

(http://clubadmiral.ru/images/c1a0eacbb471e38ff28506ba50b32bc4.png)
Phạm, Shamil, sau anh là con gái Cẩm Tú, Trang.

PS: - Còn nhiều ảnh liên quan đến bức thư này, các bạn có thể xem ở đây (http://clubadmiral.ru/camranh/)
     - Các bạn mod khóa hộ phần 1 này, tôi sẽ mở phần 2 sau. Rất cám ơn.
..........