Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Năm, 2024, 01:10:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (phần 3)  (Đọc 303077 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #580 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2012, 03:41:46 pm »

 Grin Phải thông cảm với họ thôi; Vì thời các ông tổ sáng lập của môn bùa, ngải, xã hội chưa có bệnh này; Nên chương trình quét virus của bùa, ngải không diệt được Sida là đúng thôi. Grin
Logged
luongalon
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #581 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2012, 03:53:57 pm »

e chỉ nghe nói về pailin và đi qua pailin nên không dám ho 1 tiếng
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #582 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2012, 03:59:17 pm »

Tiếp tục với câu chuyện của lính; Lần D1 được phân công chốt đường 58 để F chuyển địa điểm (hình như từ Battambang về hồ Pinhpuoi ), lần ấy cả tháng trời ăn, ở dọc theo trục đường, đây là khu vực có nhiều rừng tre, rừng khộp, và bãi tranh, nên ngoài việc phục kích địch, còn phục kích cả mang ,nai; Trong những địa bàn đã đóng quân ,chưa có nơi nào nhiều mang ,nai đến thế. Chỉ khoảng 1 tháng , mà cả D đã hạ gục gần cả trăm con mang, và lính ta đã đưa ra một kinh nghiệm; Đó là khi hạ gục một con mang, thấy nó chết, nằm thè lưỡi, ngẹo qua một bên, thì người ấy còn có cơ hội hạ con tiếp theo; Còn nếu con mang chết không thè lưỡi, hoặc thè lưỡi thẳng trước mồm, thì anh xạ thủ đó khó có cơ hội để hạ tiếp con nữa .
Logged
Dkz75
Thành viên
*
Bài viết: 86


« Trả lời #583 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 05:03:18 am »

Năm 1978 ,E812 làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới Đắc-min, Đắc-nông đ/c Phạm Tấn Thịnh tham gia trinh sát địa hình phía bên đất K giầm phải mìn K58 bị thương mất 1 chân.nhớ lại những ngày nằm ở BX e, sáng nào a e cũng trêu các đ/c ơi ra xem đ/c Thịnh cho voi uống nước.Vì lúc bây giờ cũng cả tuần lễ xe mới chuyển viện hoặc đi BMT nhận hàng,do đó mà sáng nào y tá cũng lấy nước muối,thuốc tím đổ vào thâu nhôm đựng cơm rồi bắt đ/c Thịnh đưa đầu chân cụt vào ngâm cho nó sát trùng nhưng nó vẫn bị nhiểm trùng mặc dù sau này chuyển về QYV13 Qui nhơn vẫn phải cưa thêm 2 lần nữa nên bị cụt lên sát háng.Nhưng với nghị lực của người línhBĐ,CCB đ/c tiếp tục học trở thành KTS nay đang c/t tại Viện qui hoạch TP.HCM.Lúc mới vô lính các thủ trưởng nói 1 viên ak bằng 3 kí thóc,còn sau này về dk thì QKV bảo bằng 3 tấn gạo nên khi cần lắm các đ/c dk mới được phép nhấn nút bắn,hỏa lực chi viện khi nào có fep  của BS812.
Logged
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #584 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 04:42:25 pm »

Có mấy người bạn tham quan Kampuchia về tăng em mấy cái clip coi cũng dí dỏm, em tải lên cho các bác xem thử:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=zhw-78wCn-o" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=zhw-78wCn-o</a>
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Sáu, 2012, 04:47:36 pm gửi bởi Quân khí viên » Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #585 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 08:57:08 pm »

Bác Dkz75 ơi, mong bác bớt viết tắt, vì để cho anh em đoán mò thì nguy hiểm lắm. Pailin sắp hết đất rồi, nếu bác không chịu kể chuyện đời lính của bác để em bán vé kiếm tiền mua đất mới ,thì coi như dẹp tiệm đó bác  Cry.
Logged
Dkz75
Thành viên
*
Bài viết: 86


« Trả lời #586 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2012, 07:06:54 pm »

Năm 1978 mình & Duệ được nhận nhiệm vụ làm liên lạc cho C Dkz trực thuộc E. Mình lo cho C trưởng còn Duệ thì lo cho lão Đáng chính trị viên mà lão ta o thích mình lắm cũng hên ở đời cũng có người thương.Lúc còn học lớp 12 sao không biết bài thơ" Núi đôi " của VŨ CAO, mà đi bộ đội lên biên giới đọc tạp chí Văn nghệ Quân đội lại găp những vần thơ sao mà hay thế : Anh đi bộ đội sao trên mũ, mãi mãi là sao sáng dẩn đường , Em sẽ là hoa trên đỉnh núi , bốn mùa thơm mãi cánh hoa xinh......mình cũng có cảm xúc nên cũng sáng tác mấy câu gọi là thơ thẩn suy tư : Ở đây trên đồi hoa vẫn nở , Rừng núi tây nguyên khung trời biên giới , bảo vệ biên cương giữ trọn lời thề , ba năm nghĩa vụ anh về với em . Ai ngờ cuộc chiến tranh bắt buộc xảy ra kéo dài như vậy, bao nhiêu hoài bảo ước mơ gửi vào nồng súng với chiến hào ,đào vội vã rồi lại di chuyển cứ thế ... bây giờ may mắn còn sống sót mình mong mấy đồng hương hãy yêu thương nhau như ngày nào, sao cứ mãi tranh hơn tranh thua với nhau vài câu chữ có nghĩa lí gì đâu? Hai tiếng đồng hương trên đất bạn sao nó mặn nồng da diết,mong các bạn kể thật nhiều kỉ niệm về đồng hương thời trận mạc nghe cho thêm tình cảm.
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #587 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2012, 05:33:18 pm »

...bây giờ may mắn còn sống sót mình mong mấy đồng hương hãy yêu thương nhau như ngày nào, sao cứ mãi tranh hơn tranh thua với nhau vài câu chữ có nghĩa lí gì đâu? ...
Hơ! Hơ! Bác Dkz trách nhầm em rồi  Cry , em chỉ nói với bác là " bớt viết tắt" thôi mà, chứ có ai tranh với bác về câu chữ gì đâu; Ví dụ, bác viết "dk" thì em không biết nên hiểu là dkz, hay nên hiểu là "diên khánh"  Huh .
Khi ở dakmil, đơn vị DKZ của bác có đóng quân gần đồn điền chè không?
 Lâu quá không thấy bác Đại, D2 bắt liên lạc. Bác Đại cố thu xếp,đăng ký thành viên, vào kể chuyện của D2 cho anh em nghe với.
Logged
Dkz75
Thành viên
*
Bài viết: 86


« Trả lời #588 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2012, 06:57:53 pm »

Lại hiểu nhầm rồi QKV ơi. mình muốn chia xẻ với các bác Dũng t s d1 & anh chàng họa sĩ đất Thành- Diên khánh ( gần tiệm chụp hình Đình chí).Ngày xưa mình lăn tăn lắm, cả tổ 3 đ/c đi đến chỗ ngã 3 điểm giao nhau đường về e bộ, đường qua d2, đường rẻ đến các C trực thuộc E. Nhiệm vụ là quan sát canh giữ đường để các quan anh đi cho an toàn đồng thời cũng phát hiện K xâm nhập, cứ 1 tổ canh 24 tiếng thay , khi đi làm nhiệm vụ mang theo tăng võng mắc cách đường 10-15m, 3 anh thay phiên nhau gát, hên xui trời mưa thì vất vả ,chán nhất là mấy con vắt mà loại vắt lá nó bún cái rẹt là dính vô áo quần mình liền. Cũng nhờ cái việc gát ấy mới biết D2 ở  Đồi chè, mình mò qua gặp bác Rồi mời ăn cơm thịt hộp, uống nước chè xanh, ăn quen hôm nào đi chốt thì năn nĩ bác Duệ canh dùm mình qua đồng hương có hôm qua chứng kiến cảnh các đ/c cáng võng về mấy anh em ta dẩm phải mìn, vì tại D2 có trạm phẩu thuật, nghe tiếng quay è è để có điện sáng cưa xẻ gì đó, rồi bay mùi ê-te... nhưng cái mùi trà xanh búp non nó hấp dẫn mình về nói với C trưởng Vịnh bên D2 chè búp nhiều lắm thế là thủ trưởng cho một số anh em qua tàn sát mang về kêu anh nuôi rang chè, rang chè xong vò cho trắng cái chót nó cong lại gọi là chè móc câu,mong các bác đồng hương thông cảm nhé.
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #589 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2012, 10:40:03 am »

Ngày đó, D1 ở tận đồn 8 biên phòng, cũng dắt nhau đi hái chè về uống, quần bó ống, và phải đi thật nhanh để vắt không đuổi kịp, nhưng những con vắt lá thì quá láu cá, chúng phục sẳn trên cây, chỉ đợi người đi ngang qua là phóng cái tách, dính ngay vào người; Trên đồi chè, một tay hái lá, tay kia phải vuốt người liên tục để phủi nhanh những con vắt lá, không để chúng kịp hút máu; Tối lại, sao chè khô bỏng cả tay, lúc ấy mới biết là người ta phải làm thế nào để có chè khô xoăn tít, để bán ở chợ. Thời gian ở đây, thích nhất là được điều đi mang nhu yếu phẩm từ E về D, tuy trên đường có sợ mìn K58, nhưng bù lại, có thể chôm đường để uống nước, vì đường đi có băng qua suối, nên chỉ cần "sơ ý" do bao đường nặng quá, nên khi khiêng "lỡ chạm vào nước", vậy là sau khi "rút ruột" ,về đến D cân lên vãn đủ cân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM