Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 06:49:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các Chú Bác quansuvn giúp các cháu bên Lịch Sử Việt Nam với ....  (Đọc 12318 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2013, 11:24:24 pm »



    Không được đâu bác Tuan b5 ơi ! Bác mà đòi mở rộng thế thì bọn em cũng trở thành dân Thủ đô hết à ( Kể ra chỗ em cũng từng mệnh danh là thủ đô cách mạng đấy chứ  Grin ). Em muốn ...Yên bình hơn.


Ơ hay cái nhà chú Linh quany này! Grin
Mở rộng địa giới Thủ đô như vậy là 1 cuộc cách mạng lớn. Mà cách mạng thì gươm kề cổ, súng kề tai cũng vui vẻ nhé. Vậy sao lại bàn lùi, muốn yên bình là sao?

Nói thật, ngoài những lợi ích mà tôi đã kể ở trên, không mở rộng như vậy tôi tiếc lắm. Này nhá, ta đã có chiếc bánh chưng nặng 2 tấn (phải dùng cần cẩu di chuyển), lại có cốc cà phê to (dùng trực thăng không vận) rồi còn hơn 3 ngàn người ... cùng hát dân ca quan họ. Xứng đáng vào ghi nét chưa?

Đừng có can nhé! Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2013, 11:45:30 pm »

Hồi xưa năm 78 Mê Linh nhập vào Hà Nội, rồi HN chê lại tách ra về VP. Đến khi ML có Toyota rồi Honda thì HN lại tiếc hùi hụi. Nay Samsung đang liên tục đầu tư dự án tỷ đô vào Thái Nguyên. Thái Nguyên lại không vướng đàn xã tắc, xây dựng và quy hoạch thoải mái. Vậy nếu cái bộ đội LinhQuany chê thì thủ đô có thể chuyển về Thái Nguyên vậy. Đó đúng là thủ đô CM, thủ đô của giai cấp CN nhé. Cái bộ đội LinhQuany không thương đồng bào xứ Tuyên rồi, chưa có thì xây sẽ có, có thế đồng bào quê hương CM mới sướng lên được chứ, chả nhẽ để thằng miền xuôi nó húp hết cháo à?
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2013, 12:21:13 am »

Từ khi nhà Nguyễn chọn Huế làm Kinh đô, Gia Long đã cho xây đền Xã Tắc (1805), đàn Nam Giao (1806) ở Huế. Vậy thì cái đàn Xã Tắc ở HN nó còn giá trị tâm linh gì nữa đâu mà phải lên gân lên cốt thế? Chưa kể dưới thời Minh Mạng (giữ ngôi 1820 – 1840) nhất là quanh các năm 1832 – 1833, ông đã cho xây đền Xã Tắc, Tiên Nông ở các tỉnh nhằm phổ cập cái tín ngưỡng nông nghiệp này tới các địa phuơng khác. Truy ngược lại 1 tí, Ở Nghệ An, theo Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỉ, q. 4, 14b thì viên trấn thủ của triều Tây Sơn (có phần chắc là Trần Quang Diệu) còn đem đồ lễ tế thần đổ cho chó ăn và bảo “Chó có ích hơn thần Xã Tắc.” chứng tỏ trước lúc Minh Mạng nhân rộng đền Xã Tắc thì Đền/Đàn Xã Tắc đã không còn là của riêng Thăng Long nữa rồi.

Xem tranh luận của các vị lắm chữ thấy ai cũng khăng khăng như thể chỉ mình HN là có cái đàn Xã Tắc vậy.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2013, 12:32:11 am gửi bởi lonesome » Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2013, 12:32:25 am »

...
Đền/Đàn Xã Tắc đã không còn là của riêng Thăng Long nữa rồi.
...
Cái này quan trọng đây!
Bạn Xồm xem giúp xem trong sử Việt thì ngày xưa gọi là Đền hay Đàn Xã Tắc vậy?
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #24 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2013, 12:41:37 am »

...
Đền/Đàn Xã Tắc đã không còn là của riêng Thăng Long nữa rồi.
...
Cái này quan trọng đây!
Bạn Xồm xem giúp xem trong sử Việt thì ngày xưa gọi là Đền hay Đàn Xã Tắc vậy?

Theo Tạ Chí Đại Trường:

"Nhà Lí xây cất chùa tháp thật nhiều, ngay từ ông vua đầu, lúc mới lên nắm quyền bính, để cho các sử quan nho thần theo truyền thống Hàn Dũ phải lên tiếng khá gay gắt. Nhưng các ông sử thần này cũng thấy mà ghi lại các cơ sở thờ cúng thần linh được dựng lên trong khuôn khổ chính quyền mới ở kinh đô Thăng Long từ khi Lí Thái Tổ dời về. Ta có thể liệt kê theo nắm tháng được ghi theo chính sử: đền thần Đồng Cổ (1028), đền thờ Phạm Cự Lượng (đầu 1038), đàn Xã Tắc (1048), đàn Vu phía nam kinh thành ( nhắc đến các năm 1137.1138) các đền Bố Cái, Tản Viên, Ông Nghiêm, Ông Mẫu (1145), đàn Viên Khâu (1154), các đền Hai Bà, Xuy Vưu (1160). Theo VĐULT, đền Hậu Thổ dựng sau chiến thắng Chiêm Thành 1069, còn đền Phù Đổng ở Phú Hương bên Hồ Tây thì không có thời điểm rõ rệt"

Sang đời Minh Mạng thì thành Đền Xã Tắc
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2013, 12:53:50 am »

Hồi xưa năm 78 Mê Linh nhập vào Hà Nội, rồi HN chê lại tách ra về VP. Đến khi ML có Toyota rồi Honda thì HN lại tiếc hùi hụi. Nay Samsung đang liên tục đầu tư dự án tỷ đô vào Thái Nguyên. Thái Nguyên lại không vướng đàn xã tắc, xây dựng và quy hoạch thoải mái.

Năm 2008 Mê Linh lại...quay về Hà Nội rùi, bác qtdc ạ!
Thị xã Phúc Yên đắc địa vậy,(hình như mấy anh ô tô, xe gắn máy đều ở đây) lại không thuộc Hà Nội, thế mới đau! Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2013, 01:14:28 am »

Hi hi, bác tuanb5 nói đúng, đau thật. Grin
Đúng ra bên kia cầu Thăng Long (bờ bắc) thuộc Vĩnh Phúc hết thì phải. Năm 1963 về Hà Nội, thì anh HN chê nghèo không nhận mà đúng ra là nhận 1 phần. Cái phần ấy thuộc về huyện Đông Anh. Cho đến khi có cầu Thăng Long thì bên đó mới khá lên được. Nhưng bây giờ thằng bên trái Đại Độ rồi Võng La có khu CN Bắc Thăng Long khá hơn thằng Hải Bối. Sắp tới xong cầu Nhật Tân thì không còn cảnh "nhất bên trọng nhất bên khinh nữa". Năm 78 mấy ông Mê Linh kêu chẳng được cái gì chỉ khổ suốt ngày lo rau cho thành phố nên năm 83 lại về VP. Thôi số rồi bác ơi. Grin
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #27 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2013, 12:09:21 am »

Thành Nhà Hồ cũng có đàn xã tắc.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Năm Đinh Sửu (1397) mùa xuân, tháng giêng, Lại bộ thượng thư kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh vâng mệnh vua (vua Trần Thuận Tông) đem người vào động An Tôn, huyện Vĩnh Ninh, trấn Thanh Hoá, xem xét, đo đạc đất đai, đào hào xây thành, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, xây cung điện, mở đường phố. Vua có ý dời đô đến đó. Làm 3 tháng thì xong...”

Theo đây
Logged
phuongqt
Thành viên

Bài viết: 0


« Trả lời #28 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2013, 10:56:48 am »

Em quê Quảng Trị, nơi này cũng đã từng có thời là thủ đô của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam  Grin
Trụ sở của Chính phủ LTCHMNVN nằm ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị (nay là Khu phố Tây Hòa, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ).
Hay là e nghĩ thế này: nếu đã có nhiều nơi đã được chọn làm thủ đô trên nước ta như vậy, chi bằng ta cho tổ chức luân phiên nhau mỗi nơi được làm thủ đô vài năm, cho nó zui zẻ cả nhà Grin
Như là kiểu luân chuyển công tác cán bộ ý Kiss
Ý các bác thế nào? Smiley
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #29 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2013, 11:03:42 am »

Em quê Quảng Trị, nơi này cũng đã từng có thời là thủ đô của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam  Grin
Trụ sở của Chính phủ LTCHMNVN nằm ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị (nay là Khu phố Tây Hòa, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ).
Hay là e nghĩ thế này: nếu đã có nhiều nơi đã được chọn làm thủ đô trên nước ta như vậy, chi bằng ta cho tổ chức luân phiên nhau mỗi nơi được làm thủ đô vài năm, cho nó zui zẻ cả nhà Grin
Như là kiểu luân chuyển công tác cán bộ ý Kiss
Ý các bác thế nào? Smiley

Bác ra kế hoạch...tốn kém quá !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM