Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:50:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình báo VN trong KCCM  (Đọc 116042 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 02:20:41 pm »

"Tài liệu của Bộ Tổng tham mưu, Tổng tham mưu trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc rồi"

Sau Hiệp định Paris, Nguyễn Văn Thiệu sang Mỹ gặp Nixon, nhưng không được tiếp như một "quốc khách". Lúc về, Nguyễn Văn Thiệu chỉ trích Mỹ bỏ rơi mình. Đó là chưa kể ông ta đi một loạt nước châu Âu để vận động ủng hộ nhưng cũng bị các nước này khinh rẻ, nhiều nước coi Thiệu như tội phạm chiến tranh. Lúc này Nguyễn Văn Thiệu thi hành chính sách phát-xít, ra lệnh cấm các đảng phái không có "phái lai" hoạt động, đảng phái nào muốn hoạt động phải dồn vào mặt trận ủng hộ Thiệu. Đây là cơ hội để đưa phong trào chống chiến tranh, đòi thi hành Hiệp định Paris lên cao.

Ông Ba Quốc một mặt vẫn giữ một chân trong "Mặt trận quốc gia xã hội" - mặt trận được lập ra để hậu thuẫn cho Nguyễn Văn Thiệu, mặt khác tiếp tục "sát cánh" với ông Nguyễn Văn, người của thượng tọa Thích Trí Quang để thúc đẩy phong trào Phật giáo phản chiến bùng lên. Ông kể: "Nhưng phong trào Phật giáo lúc đó gặp hai trở ngại chính. Thứ nhất là không có tiền, không có gạo. Tôi tính với ông Nguyễn Văn là muốn đưa phong trào lên thì phải tập trung cho được khoảng 600 tăng ni và khoảng 2.000 thanh niên sinh viên Phật tử. Ông Văn vận động với Hòa thượng Thích Trí Thủ cho tiến hành một cuộc lạc quyên toàn thể Phật tử mỗi người góp 1 đồng, nhưng vì mâu thuẫn trong Viện Hóa đạo nên cuộc lạc quyên này chưa thực hiện được. Cái khó thứ hai là sự cản trở của thượng tọa Thích Thiện Minh và Hoàng Văn Giàu. Với tư cách là bạn và là người giới thiệu Hoàng Văn Giàu viết bài trên tờ Lập Trường chống Nguyễn Văn Thiệu, tôi trực tiếp vận động thượng tọa Thích Thiện Minh và Hoàng Văn Giàu thay đổi thái độ đi theo con đường hòa bình chống chiến tranh, nhưng cũng không có kết quả, vì cả hai đều chủ trương không để Phật giáo bị "cộng sản hóa". Ông Nguyễn Văn bàn với một số thanh niên Phật tử gây áp lực với thượng tọa Thích Thiện Minh và Hoàng Văn Giàu để chiếm trụ sở Tổng vụ Thanh niên rồi phát động phong trào chống Thiệu. Tôi lại dàn xếp với ông Văn ngưng vụ này, vì làm như vậy có thể dẫn đến việc một số người trong Viện Hóa đạo quay sang hợp tác với chính quyền thì phong trào sẽ bị dập tắt ngay, mặt khác do tôi đã trực tiếp can thiệp, nếu để việc đổ bể tôi chắc rằng Nguyễn Văn Thiệu sẽ truy ra và không để tôi yên". Đó là phía Phật giáo.

Còn phía công giáo, ông Ba Quốc nói: "Lúc đó Mỹ rút quân nhanh ra khỏi miền Nam, vũ khí đạn dược, máy bay yểm trợ trên chiến trường bị cắt giảm mạnh. Quân đội Sài Gòn ngày càng hoang mang dao động. Về kinh tế, giá cả tăng vọt, giá xăng tăng từ 24 đồng lên 240 đồng/lít, nạn thất nghiệp gia tăng nhanh, đã có hiện tượng người dân bị chết đói ở miền Trung. Lúc đó ngay cả các thế lực chống cộng cực đoan trong Công giáo cũng không thể ngồi yên, họ phát động chiến dịch chống tham nhũng để chứng minh họ không liên quan đến trách nhiệm về sự thối nát của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Phát động phong trào này, họ còn nhằm tập hợp lực lượng để hậu thuẫn cho những người được mệnh danh là trong sạch trong hàng ngũ tướng tá trẻ, dọn đường cho những người này lật đổ Nguyễn Văn Thiệu để lên nắm chính quyền. Một trong những người khai sinh ra phong trào này đến gặp tôi, giới thiệu với tôi một giáo sư từ Mỹ về tên là Trần Văn Nam, bạn của Kissinger. Tôi đến gặp luật sư Trần Văn Tuyên để điều tra về người này nhưng chưa có kết quả thì một sự cố nghiêm trọng xảy ra...".

Ông Ba Quốc kể tiếp: "Đó là ngày 22/5/1974, tại địa điểm giao liên thường trực, tôi được báo tin một giao thông viên khi mang tài liệu trên đường đã bị bắt ở Suối Cụt vào ngày 20/5, tức là đúng vào ngày mà tôi giao tài liệu cho chuyến liên lạc trước. Ngày 23, tôi nhận được chỉ thị phải ra căn cứ gấp. Cấp trên cũng cho quy ước bắt liên lạc tại một rạp chiếu bóng ở Mỹ Tho vào các ngày lẻ 25, 27, 29... Nhận được chỉ thị này tôi thấy rất tiếc là mình không được hoạt động cho đến ngày thắng lợi cuối cùng mà lúc bấy giờ đang là thời kỳ hấp hối của địch. Hôm đó, tôi vẫn tìm hiểu tin tức ở Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo và Bộ Tổng tham mưu, nhưng không thấy động tĩnh gì hết. Buổi tối, tôi còn đến nhà luật sư Đặng Thị Tám trong nhóm của Trần Quốc Bửu gặp một người Israel đến theo lời mời của bà Tám để nghe người này trình bày về dự kiến thành lập làng Kibud (làng tổ chức theo kiểu Do Thái). Hôm sau, tôi lại nhà Vũ Văn Nho, Trưởng phòng 2 Bộ Tổng tham mưu. Ông Nho là chỗ bạn bè mà tôi thường hay lui tới để nắm tình hình. Vũ Văn Nho bảo với tôi: Trong Bộ Tổng tham mưu có phản gián của Việt cộng. Ông ta nói có lẽ vì thấy ông ta là người chống cộng vào loại đáng sợ nên phản gián của Việt cộng muốn thanh toán ông ta bằng cách đưa tài liệu của ông ta ra cho chính An ninh bắt. Đại tướng Cao Văn Viên đã gọi ông ta tới Văn phòng, đập bàn hét: Tài liệu của Bộ Tổng tham mưu, Tổng tham mưu trưởng chưa đọc, mà Hà Nội đã đọc rồi ! Cao Văn Viên nghi thủ phạm chính của vụ này là Vũ Văn Nho. Kể chuyện xong, Nho bảo với tôi: Hai bữa nữa anh lại đây tôi sẽ cho anh biết thủ phạm của vụ này là ai...".
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #41 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 02:23:02 pm »

Chống Mỹ 20 năm mới bắt đầu tập... đi chân đất

Ông Ba Quốc nhớ lại: "Nghe Vũ Văn Nho nói như vậy là sự việc đã về tới Bộ Tổng tham mưu, nhưng chúng chưa tìm ra được thủ phạm. Song chắc chắn chúng sẽ tìm ra tôi. Thực ra tài liệu đó là những hồ sơ trận liệt do trung úy Vũ Văn Mùi đưa cho tôi chứ không phải từ Vũ Văn Nho. Những tài liệu đó do ông Mùi in, cứ in được tới đâu giao cho tôi tới đó chứ không giao luôn một đợt, còn với Tổng tham mưu trưởng thì phải chờ in đủ một đợt mới trình lên, do vậy mà tài liệu tôi bao giờ cũng có trước ông Cao Văn Viên. Tất nhiên ông Mùi không nghĩ tôi là Việt cộng, ông ta chỉ nghĩ tôi lấy tài liệu cho Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo thôi. Hằng tháng tôi trích một phần tiền lương của tôi để trả công cho ông ta. Khi biết bị lộ rồi, tôi tới báo tin cho ông Mùi rằng tôi bận đi miền Tây mấy ngày về vụ Hòa Hảo, dặn ông ta đừng mang tài liệu ra, đợi tôi về hẵng hay".

"Lúc đó ông đi ngay về căn cứ hay còn làm gì nữa ?", chúng tôi hỏi. Ông Ba Quốc: "Chưa. Tôi phải làm hai việc nữa. Thứ nhất là tôi đến gặp một số chính khách có thiện cảm với cách mạng, mục đích là để sau này móc nối làm việc. Đó là các ông Thái Lăng Nghiêm, nghị sĩ; Vũ Văn Vị, lãnh tụ Duy Tân; Phan Bá Cầm, lãnh tụ Dân chủ xã hội, Vương Ngọc Các, con rể nguyên Thủ tướng Lê Văn Hoạch; luật sư Trần Văn Tuyên; Nguyễn Văn, người của thượng tọa Trí Quang, Vũ Công Minh, dân biểu... Khi biết tôi là người của cách mạng, phản ứng của những người này rất có lợi cho dự kiến của tôi. Ông Thái Lăng Nghiêm nói: Cộng sản mà có anh thì cả nước này là cộng sản rồi còn gì. Các anh sẽ thắng ! Việc thứ hai là tối hôm đó tôi dặn vợ con tôi cách khai báo với địch. Trước hết khai rằng tôi báo với gia đình đi công tác 1 tháng. Cả nhà lớn nhỏ người nào thấy tôi làm gì từ trước đến nay đều khai hết và khai đúng sự thật, không giấu giếm bất cứ thứ gì, nhưng chỉ biết tôi làm cho Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, dứt khoát không nói biết tôi làm cho cách mạng".

"Sau đó ông đi luôn ?". "Vẫn chưa. Sáng hôm sau tôi đến Phủ Đặc ủy làm việc bình thường. Đến một lúc, tôi dặn nhân viên của tôi có ai hỏi thì bảo tôi sang chỗ linh mục Hoàng Quỳnh và đi bằng xe của Hoàng Quỳnh đến đón. Dặn xong tôi mới đi đến địa điểm hẹn với giao thông. Sở dĩ tôi phải dặn như vậy là để đề phòng trường hợp tôi không đi được phải trở về. Và bữa đó không bắt được liên lạc, tôi phải trở về thật. Sáng ngày 27/5, tôi lại đến điểm liên lạc thường trực, gặp chị giao thông và chị đã đưa tôi tới Mỹ Tho. 9 giờ đã đến nơi rồi mà quy ước là 5 giờ chiều mới có liên lạc. Chúng tôi phải vào rạp xem ciné từ 9 giờ và ngồi xem mãi cho đến 5 giờ mới ra bắt liên lạc. Đến 8 giờ tối thì tôi được đưa về Cụm H67 (ông Ba Quốc thuộc Cụm Tình báo H67 của cơ quan tình báo miền). Tôi được nghỉ tại đây khoảng 1 tháng để... tập đi chân đất, tập lội bùn, và về đến cơ quan tình báo miền sau 1 tháng 8 ngày bằng đường dây võ trang".

"Vì sao ông phải... tập đi ?". Ông Ba Quốc cười: "Suốt 20 năm hoạt động ở Sài Gòn tôi chưa ra vùng giải phóng lần nào. Lần đầu tiên ngỡ ngàng lắm, phải tập thì mới đi được chứ !".

Anh con trai của ông Ba Quốc kể: "Đợt chụp phim cuối cùng đó tôi còn nhớ, tôi chụp cái hồ sơ trận liệt khoảng hơn 100 tờ, hết 4 cuộn phim, rồi chụp thêm 4 tờ giấy viết tay, rồi một bức thư nữa. Chụp xong, tôi đi đá banh... Mấy hôm sau, buổi chiều bố tôi về, tôi thấy ông có vẻ buồn. Tới tối, tôi nghe mẹ tôi nói: Bố bị lộ rồi. Hôm sau, trước khi đi bố tôi còn leo lên sửa lại mái nhà bị dột, dặn nếu có ai đến thì bảo bố không có nhà. Lúc đó ông Vũ Văn Mùi đến, gõ cửa hỏi : Anh Tá có nhà không ? Tôi bảo bố tôi không có nhà. Sau đó ông Mùi bị bắt. Bố tôi đi bỏ chiếc xe Vespa và khẩu súng ru-lô lại. Chiều hôm đó tôi bắt đầu thấy có hiện tượng nhà tôi bị theo dõi. Cư xá chúng tôi ở lúc đó phần nhiều là dân của Phủ Đặc ủy, nhìn họ ngó ngó nghiêng nghiêng là biết ngay. Mấy ngày sau, vào lúc 12 giờ đêm, khi còi vừa hụ giới nghiêm xong là họ ập vào nhà rất đông. Mặc dù đã chuẩn bị sẵn nhưng cũng thấy rất hoảng vì họ đến đông quá. Họ bắt đầu xét nhà, toàn bộ đồ đạc giấy tờ liên quan đến bố tôi đều bị họ dồn vào giữa nhà. Đến khoảng 4 giờ sáng họ xuống nhà xe lục tiếp và tịch thu chiếc xe, tịch thu súng. Đến 4 giờ 30 sáng họ về. Họ đi rồi mẹ tôi bảo: Thế nào chúng cũng quay lại bắt...".

Anh con trai thứ ba của ông Ba Quốc kể tiếp: "Tôi có ba anh em. Tôi lúc đó chuẩn bị thi tú tài, anh trai tôi là sinh viên Đại học Phú Thọ, còn bé Hạnh, em gái tôi thì còn nhỏ. Trước khi đi, bố tôi bảo với tôi: Chúng sẽ bắt mẹ con và bắt một trong hai đứa, tức là bắt người chụp hình. Con cứ nói thật là con chụp, còn hai ngón tay in dấu trên phim cũng cứ nói thật là của bé Hạnh. Bố tôi dự đoán rất chính xác. Đến 6 giờ sáng, họ quay trở lại. Họ bảo bố tôi đang ở Phủ Đặc ủy, mời mẹ tôi và tôi lên gặp ổng. Xe chạy ra đến đường Trần Quang Khải thì họ đưa băng đen bịt mắt mẹ con tôi lại, khi đến nơi họ tách mẹ con tôi ra...".
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 02:25:07 pm »

Đại họa giáng xuống đầu vợ con

Ngay sau khi ông Ba Quốc lên chiến khu, đại họa đã giáng xuống đầu gia đình ông. Vợ và người con trai thứ ba của ông ở Sài Gòn bị bắt. Bà Ngô Thị Xuân, vợ ông kể: "Suốt hai mươi năm tôi sống trong lo lắng, cứ mỗi lần ông về muộn là tôi lại thấp thỏm không yên, không biết tai họa sẽ giáng xuống vào lúc nào. Và ngày đó đã đến. Ông vừa đi thì mẹ con chúng tôi bị chúng bắt, tra tấn tàn bạo lắm. Con tôi bị đánh mặt mũi sưng vù, chân tay lở lói, ăn uống thì thiếu thốn nên cả người nó bị phù thũng. Tôi nhớ có lần chúng đưa đi thẩm vấn, tôi ngồi đằng này, con tôi ngồi đằng kia mà mẹ con tôi không nhận ra nhau. Thấy nó nhưng tôi không nghĩ đó là con của mình, mãi đến khi nó mở miệng nói thì tôi mới nhận ra nó".

Còn anh con trai thứ ba của ông Ba Quốc thì kể: "Ban đầu chúng bắt mẹ con chúng tôi vào giam ở nhà giam của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, giam riêng mẹ tôi một nơi, tôi một nơi. Người hỏi cung là đại úy Phan Ngọc Sơn. Ngày đầu tiên chúng không hỏi gì hết. Đến tối, chúng đưa cho tôi một tờ giấy bảo làm bản tự khai, bảo tôi khai tất cả những việc tôi làm từ nhỏ đến lớn. Trước khi đi bố tôi dặn đi dặn lại là, tất cả những gì tôi đã làm thì phải khai cho hết, bố bảo không khai là không được vì tất cả những vân tay đều được in trong phim rồi. Tôi khai: Bắt đầu từ năm 1971, thấy bố mang máy chụp hình về, bảo chụp hình giùm bố, đó là những tài liệu về trận liệt, bố nói là chụp tài liệu cho Phủ Đặc ủy. Chúng hỏi những việc bố tôi làm ở nhà, những ai thường đến nhà và địa chỉ những người đó ở đâu... Tôi thấy như thế nào tôi nói ra như thế, những gì không biết tôi nói không biết. Tôi chỉ không khai bố tôi là Việt cộng thôi, vì trước khi đi bố tôi dặn nhất thiết không được khai chuyện đó. Hằng ngày chúng làm cung và làm cung liên tục. Vài hôm sau khi bị bắt, khi tôi đi tắm thì nhìn thấy ông Vũ Văn Mùi, tôi hơi giật mình. Vợ ông Mùi và con trai ông Mùi cũng bị bắt. Trong trại giam, tôi nằm phòng chính giữa, con ông Mùi nằm phía bên phải, ông Mùi nằm phía bên trái, hai phòng ngoài là mẹ tôi và vợ ông Mùi nằm. Ông Mùi bị chúng đánh suốt một tuần lễ, người chỉ còn da bọc xương".

"Ông Mùi khai đã đưa tài liệu cho bố anh?", chúng tôi hỏi. "Ông Mùi là người giữ tài liệu gốc ở Bộ Tổng tham mưu, đưa cho bố tôi, ông ta chỉ biết bố tôi là người của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, tất nhiên là ông ta khai như vậy. Trong trại giam bà vợ ông Mùi còn phàn nàn với mẹ con tôi rằng: Đưa tài liệu cho ông Tá mỗi tháng chỉ được ông Tá cho một bao gạo, mà chồng tôi chỉ biết ông Tá làm cho Mỹ, không ngờ lại ra nông nỗi này".

Anh kể tiếp: "Trong thời gian này tôi đang chuẩn bị thi tú tài. Những người trong Phủ Đặc ủy bảo với tôi: Chúng tôi biết anh đang chuẩn bị thi tú tài, anh khai thì cứ khai, nhưng trong thời gian rảnh, chúng tôi sẽ mang sách vở đến cho anh học thi. Và quả đúng như thế, họ bảo tôi viết thư gửi về nhà và cho người đến gặp anh tôi, cậu tôi để lấy sách vở mang vào cho tôi học thật. Hỏi cung liên tục hơn 2 tháng, một hôm chúng đem những tấm hình tài liệu ra hỏi: Có phải anh chụp những tấm hình này không ? Tôi đáp: Đúng là tôi chụp. Chỉ vào 2 dấu vân tay, chúng hỏi tiếp: Dấu tay này là của ai ? Tôi đáp: Của bé Hạnh, em gái tôi. Sau đó chúng bảo sẽ chở mẹ con tôi đi để thả về. Nhưng mẹ tôi nói với tôi rằng: Chúng sẽ không thả đâu con. Và đúng như mẹ tôi nói. Chúng đưa chúng tôi lên xe chở đi, đến khi chúng mở băng bịt mắt thì tôi thấy nguyên một dãy nhà tù, sau này tôi mới biết đó là Trung tâm Thẩm vấn của Tổng nha Cảnh sát...".

"Tại Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo chúng có đánh mẹ con anh không?". "Tại đây chúng không đánh, chỉ hỏi cung 2 tháng thì kết thúc hồ sơ. Nhưng sang đến trung tâm thẩm vấn thì khác. Mẹ con tôi bị đánh tàn bạo. Người làm cung ở đây là đại úy Nguyễn Văn Hiệp. Gặp tôi là hắn đánh phủ đầu. Hiệp hỏi: Mày có biết bố mày là Việt cộng không? Tôi trả lời: Không biết. Hiệp: Mày mà không biết bố mày là Việt cộng hả? Hắn vừa nói vừa đánh tôi một trận nhừ tử. Chúng đưa tôi đến nhận diện giao thông viên. Hỏi: Có biết người này không? Trả lời: Không biết. Mà thật sự là tôi không hề biết người đó. Lại đánh một trận nữa. Đến hôm khác, hắn lại hỏi: Người đưa bố mày đi là ai? Bây giờ ở đâu? Trả lời: Không biết. Lại bị đánh. Một hôm khác, hỏi: Mày thấy bố mày bắt đầu chụp hình từ khi nào? Tôi khai như khai ở Phủ Đặc ủy. Hắn bắt tôi diễn lại  việc chụp hình, tráng hình... Rồi tiếp tục đánh. Hôm khác lại hỏi: Ngoài tài liệu của bố mày đưa cho mày chụp, còn có ai đưa tài liệu nữa không? Người ấy bây giờ ở đâu? Trả lời: Không có ai nữa hết. Lại đánh tiếp... Chúng thẩm vấn như vậy mãi cho đến hết tháng 11/1974 thì làm xong cung chì, lúc đó mới hết đánh...".
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #43 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 02:27:06 pm »

Chuyện “hàng xóm” và chuyện của người giao liên

Anh con trai thứ ba của ông Ba Quốc kể tiếp: "Trong thời gian mẹ tôi và tôi ở trong nhà giam, ở nhà anh tôi một mình nuôi hai đứa em. Trước anh tôi cũng học Trường Lasan Đức Minh, đỗ tú tài 2 xong, do học giỏi, anh được cấp học bổng đi du học Colombia (Mỹ), Trường Đức Minh có 2 người được học bổng du học đợt đó, nhưng bố tôi không cho đi, nên anh thi và đỗ vào Trường Phú Thọ. (...)

Khi bố tôi bị lộ, mẹ tôi và tôi bị bắt, Trường Phú Thọ chỗ anh tôi học không gây khó dễ gì cho anh tôi cả. Anh tôi vừa đi học, vừa đi làm, vừa đi dạy kèm. Giám học Trường Lasan Đức Minh là fère Bénile, thấy hoàn cảnh gia đình tôi như vậy cũng giúp đỡ bằng cách giới thiệu cho anh tôi đi dạy thêm. Trong những học trò mà anh tôi dạy có cả con của trung tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân đoàn 2. Còn tại cư xá nhà tôi ở, phía dưới là nhà trung tá Ngọ, phi công. Bên cạnh là nhà ông Đán, trợ lý của linh mục Hoàng Quỳnh. Cạnh ông Đán là nhà ông Thụ, thiếu tá Biệt khu thủ đô. Trên lầu là 2 ông ở Bộ Nội vụ, cạnh đó là nhà ông Lộc, ông Phúc, ở Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo. Đối diện cầu thang nhà tôi là nhà đại tá Nguyễn Văn Y, trước là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia thời Ngô Đình Diệm, lúc đó đã về hưu... Xung quanh toàn là những người như vậy cả, nhưng khi biết bố tôi là Việt cộng rồi mà không ai có định kiến gì. Ngay cả những người ở Phủ Đặc ủy cũng kêu anh tôi đến dạy cho con họ. Có lẽ do cách sống, cách ăn ở của bố tôi làm ai cũng có cảm tình, nên khi biết ông là Việt cộng rồi mà không ai sợ liên lụy cả. Chính vì vậy mà anh tôi mới có việc làm nuôi hai đứa em ăn học bình thường...".

Anh con trai thứ ba của ông Ba Quốc sau này cũng trở thành sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam. Anh đúng là con ông Tá "bụt", hiền lành, chân chất, thấy ai tốt thì anh nói tốt, mà những chuyện tốt của người khác thì anh nhớ rất lâu.

"Còn việc bắt giam mẹ anh và anh, sau đó chúng xử lý như thế nào ?". "Giam được 6 tháng, sau khi làm cung xong, một hôm chúng dẫn chúng tôi ra xe đưa qua Nha Cảnh sát đô thành. Hai ngày sau chúng thả mẹ tôi ra, còn tôi chúng cũng thả ra nhưng kèm theo một tờ giấy yêu cầu đến trình diện tại Trung tâm Nhập ngũ 3. Về tới nhà, chúng yêu cầu mẹ tôi phải đăng một mẩu tin trên báo Đại Dân tộc, nội dung chúng viết sẵn như sau: Nhắn bố thằng Q. Gia đình vẫn bình yên. Bố về gấp! Q. là em trai tôi...".

"Rồi anh có trình diện không ?". "Không. Lúc đó tình hình đã rất lộn xộn rồi. Mấy tháng sau thì giải phóng".

"Có đăng báo không ?". "Có chứ. Chúng bắt buộc phải làm như vậy".

"Anh có biết chúng bảo đăng báo như vậy để làm gì không ?". "Có lẽ để dụ bố tôi về".

Suốt 20 năm hoạt động trong lòng địch, trong những tình huống bất đắc dĩ hoặc do yêu cầu bức bách của nhiệm vụ, ông Ba Quốc nhiều phen phải mạo hiểm, phải "liều", nhưng ông vô cùng cẩn trọng. Theo chúng tôi biết, việc ông bị lộ là do một tình huống rủi ro ngẫu nhiên, không phải khiếm khuyết của bản thân ông hay của hệ thống liên lạc. Bà Bảy Anh (Nguyễn Thị Bảy), người giao thông nội đô cho ông kể:

"Tui làm liên lạc cho anh Ba từ năm 1966 đến năm 1974. Tui có nhiều bình phong lắm, nhưng chủ yếu là làm nghề may, cũng có khi tui đóng vai làm mướn cho người ta. Tất cả những chỗ tôi ở đều không gặp nguy hiểm gì hết. Những chỗ tôi ở đều là cơ sở, biết tôi là Việt cộng nhưng không biết tôi làm ngành nào mà không ai hỏi han bao giờ. Có lúc tôi ở nhà một cơ sở của ta là dân biểu Hạ nghị viện, ở nhà đó tôi đóng vai người làm công. Tui lại có giấy tờ tùy thân đầy đủ, mà là giấy căn cước thật chứ không phải căn cước giả đâu. Tôi gặp anh Ba mỗi tuần 1-2 lần, có khi nhiều hơn. Hễ có chỉ đạo gì trong đó gửi cho anh Ba là tui căn cứ trong thư tui gặp, chứ không hề có quy định ngày giờ và địa điểm. Cứ mỗi lúc đến kỳ hẹn gặp giao thông trong cứ ra, tôi mới biết ngày giờ và địa điểm tui sẽ gặp anh Ba. Trong tất cả những lần gặp gỡ anh Ba để trao đổi tài liệu, tôi chưa bao giờ cảm thấy nguy hiểm cả, lần nào hẹn là đều gặp được và rất an toàn. Hồi đó mỗi lần đi gặp anh Ba, tùy theo địa điểm mà tui ăn mặc, ví dụ hẹn gặp ở chợ Sài Gòn hay vào dịp lễ tết thì tui mặc áo dài, còn hẹn gặp ở những địa điểm thường thì tui mặc bà ba bình thường, có khi đi bộ, có khi đi xe lam, xích lô. Nhiều lúc đi đến nơi hẹn phải đi 2 hay 3 chặng xe. Chúng tôi gặp nhau thường chỉ kịp trao đổi tài liệu, không bao giờ kịp nói điều gì hay hỏi thăm hoàn cảnh của nhau. Sau khi nhận tài liệu của anh Ba xong thì các ngày sau tôi mới gặp giao thông trong cứ ra. Tài liệu của ảnh hóa trang rất kỹ và nhỏ gọn lắm, mang về nhà tui hay quăng đâu đó mà chẳng ai để ý. Chuyện anh Ba bị lộ là như thế này. Bữa ấy có một cô giao liên trong cứ ra gặp tôi để lấy tài liệu về. Tôi biết trên đường đi cô ấy không hề bị lộ. Nhưng trong lúc ra đến Củ Chi để đi về căn cứ, trên đường đi thì gặp một cán bộ của mình công tác ở ngành nào đó tui không rõ, tụi nó bắt ông đó trên xe, tất cả những người trên xe đều bị bắt hết, cô giao liên đi trên xe đó cũng bị bắt luôn. Cô ấy bị bắt rồi thì mấy ảnh trong cứ tức tốc cho liên lạc gặp tui tại hộp thư bất thường gọi tôi vào trong cứ. Tui báo với mấy ảnh trong đó rằng cô ấy bị bắt, dù cô ấy có ra đây cũng không biết tui ở đâu, nên tui biết chắc là tôi không thể nào bị lộ được. Nhưng cấp trên đã bảo rút thì tui phải chấp hành. Cô ấy bị bắt và địch đã phát hiện ra chính tài liệu sau cùng mà tôi nhận từ anh Ba giao cho cô ấy, từ tài liệu đó mà địch truy ra". Bà Bảy Anh chính là vợ ông Bảy Anh, người chỉ huy trực tiếp của ông Ba Quốc sau ông Ba Hội. Bà cũng lên căn cứ cùng lúc với ông Ba Quốc. Sau giải phóng bà mang quân hàm trung úy. Bà được thưởng Huân chương Chiến công hạng 3 và 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng 1, 2, 3.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #44 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 02:28:29 pm »

Nhật ký về cuộc "hành quân" đầu tiên

Sau một thời gian "tập đi chân đất, tập lội bùn", ông Ba Quốc được đón về cơ quan tình báo miền trên chiến khu. Sau đây là một đoạn trích trong nhật ký nói về cuộc "hành quân" đầu tiên của ông:

"...Trời dần tối, đoàn người lặng lẽ men theo bờ ruộng ngoằn ngoèo, lồi lõm. Tới ấp chiến lược, tin báo truyền khẩu từng người vừa đủ nghe. Trong ấp khoảng 1 giờ khuya, thỉnh thoảng ánh đèn dầu le lói qua khe cửa. Ra khỏi ấp chừng 2 tiếng là đến điểm bàn giao giữa hai cung giao liên. Dưới vòm trời sao lấp lánh, giữa cánh đồng mênh mông gió thổi, những đốm lửa thuốc lá lập lòe, cán bộ giao liên phổ biến tình hình để phòng tránh địch phát hiện, tránh máy bay, nên yêu cầu đi nhanh tới điểm tập kết trước khi trời sáng. Đoàn người lại nối đuôi nhau rảo bước. Đôi bàn chân vốn chỉ quen đi trong thành phố, dù đã tập luyện cả tháng trời mà lúc này bước thấp bước cao, tê dại tưởng chừng hết chịu đựng nổi, cảm giác như máu đang chảy ướt đẫm lẫn với bùn. Toàn thân dựa vào cái gậy chống, lao đi cho kịp với dòng người, chẳng ai chờ đợi ai. Tới điểm tập trung, toàn thân đau như dần, hai chân sưng húp, vừa đau đớn vừa tê cứng. ...Nghỉ ngơi đến 5 giờ chiều, ăn uống xong, lại chống gậy đeo ba lô lên đường. Leo qua hai chiếc cầu khỉ mà tưởng như muốn rớt xuống lòng kênh sâu thăm thẳm. Bì bõm nương theo bờ ruộng, đến khoảng 8 giờ tối được báo chuẩn bị qua lộ 4. Mọi người tự tìm lấy một chỗ núp chờ để giao liên đi nắm tình hình. Vòm trời sao thưa thớt, tiếng dế kêu như một bản đại hòa tấu vang khắp cánh đồng. Một tấm nilon được trải qua lộ cho mọi người bước đi không để lại dấu vết. Một tiếng cú kêu. Đoàn người ra khỏi những chỗ núp, lần lượt băng qua lộ. Đi một đoạn, lại báo có đèn xe jeep, mọi người lao nhanh lên phía trước. Tư Xệ, cán bộ giao thông vũ trang lùi lại mấy bước ghé vào tai tôi: Chú đi như thế địch phát hiện thì nguy. Phải chúc 5 ngón chân xuống, thế này... thế này... Pháo địch không rõ từ đâu dội tới, phá tan đội hình. Tất cả đều nằm xuống. Hết tiếng pháo, đoàn người lóp ngóp đứng dậy, người nào cũng ướt sũng. ...Sau 10 ngày hành quân, hai chân nát bấy, tứa máu mủ. Bước một bước là đau buốt lên tận óc, toàn thân đè lên chiếc gậy. Cuối cùng cũng không chịu nổi, ngất đi, được cõng vào nhà một đồng bào cơ sở cách mấy cây số. Tư Xệ mỗi ngày phải đi về 12 cây số để đón y tá trong xã ra điều trị. Một tuần sau, tuy chưa khỏi hẳn, vẫn phải lên đường trong tình trạng suy kiệt, bước thấp bước cao, nhìn cảnh vật ngày cũng như đêm, quay cuồng trong đồng nước mênh mông mù mịt... ...Sau khi vượt qua cuộc hành trình gian truân 1 tháng 8 ngày thì về đến cơ quan, tại một khu rừng le thuộc tỉnh Lộc Ninh. Niềm vui tràn ngập như đứa con đi xa lâu năm mới về. Ngây thơ, trong trắng, rộn ràng khí thế cách mạng... Các anh cho biết tình hình trong Sài Gòn - địch đã bắt Xuân và con trai. Ngoài Bắc thì cả gia đình đã biết tin mình ra vùng giải phóng...".

Sau hai mươi năm hoạt động trong lòng địch, ông Ba Quốc chịu đựng những gian khổ ít ai hiểu được. Nhưng đoạn nhật ký trên cũng cho thấy, lần đầu tiên ông Ba Quốc biết đến một sự gian khổ khác của cuộc chiến đấu mà hai mươi năm qua ông chưa từng nếm trải. Gian khổ nhưng đầy chất lãng mạn. Và "ông tướng" này lại hăng hái hướng về Sài Gòn. Con người này không bao giờ bỏ dở nửa chừng bất cứ công việc nào. Không phải ngẫu nhiên mà khi đã bị lộ rồi ông vẫn còn tranh thủ gặp người này người khác. Ông bảo, cuối năm đó (1974) ông lại xuống Củ Chi để "móc nối lại" những người mà ông đã tiếp xúc trước khi đi. Đầu tiên ông cử giao liên vào gặp ông Nguyễn Văn, nhưng thất bại. Người giao liên cho biết vì vợ con ông đã bị bắt, nhà đang bị canh chừng, bạn bè thân thích của ông đều bị theo dõi, phải chờ một thời gian cho lắng xuống rồi mới móc nối lại được.

Liên quan đến chuyện này, anh con trai thứ ba của ông Ba Quốc kể: "Sau khi bố tôi đi, lãnh đạo cơ quan tình báo miền cho giao liên mang xuống Sài Gòn gửi cho gia đình tôi 30 ngàn đồng (tiền Sài Gòn lúc đó). Số tiền này giao liên mang đến nhờ ông Nguyễn Văn chuyển. Ông Nguyễn Văn nhận nhưng sợ bị theo dõi nên không dám mang đến. Không biết làm sao với số tiền ấy, cuối cùng thì ông ấy đem đút vào ống tre, giấu kỹ trên trần nhà. Mãi đến khi giải phóng Sài Gòn rồi, ngày 2/5/1975 ông mới mang số tiền đến gửi cho mẹ tôi và nói thật là lúc ấy sợ quá không dám mang qua nhà tôi". Còn ông Ba Quốc, sau chuyến xuống Củ Chi không thành, ông trở lại cơ quan, đi tham gia khai thác số tù binh bắt được trong trận Phước Long. Và ông bắt đầu nôn nao muốn về thăm gia đình ở Hà Nội. Đúng lúc đó thì cơ quan tình báo quân sự trung ương có lệnh gọi ông ra Bắc. Thế là ông chuẩn bị cho một chuyến đi ra Bắc. Lúc này đã là mùa xuân năm 1975...
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #45 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 02:31:01 pm »

Hai cuộc đoàn tụ

Ông Ba Quốc lên đường ra Bắc bằng ô tô quân sự, dự định sẽ đi trên đường Trường Sơn. Ông viết trong nhật ký:

"... Ra đến Pleiku thì được tin Bình Định đã giải phóng. Xe đi sang phía đèo An Khê rồi xuống đường số 1 về Hà Nội đi thẳng ra Hà Nội. Lúc này tin chiến thắng cứ dồn dập. Quân đội, pháo, tên lửa và các phương tiện chiến tranh rầm rập chuyển vào, khí thế hừng hực, người người nô nức. Đi ba ngày đêm thì về đến Hà Nội, đúng vào lúc tiếng pháo đầu tiên đốt mừng chiếm Dinh Độc Lập. Hà Nội vui như bể tung ra, đâu đâu cũng nghe tiếng reo hò... Tới trạm tiếp đón của cơ quan, nghỉ ngơi một lát rồi được cơ quan đưa xe về nhà bố ở khu tập thể Kim Liên. Từ trên lầu bước xuống, nước mắt dàn dụa, bố nghẹn ngào: Mày đấy ư con...! Rồi bố run rẩy ôm lấy đứa con hơn 20 năm xa cách trước sự xúc động của bà con xung quanh. Dắt tay con lên nhà, bố chỉ tấm bản đồ treo trên tường với những mũi tên bằng chì đỏ, bố nói bố chấm không kịp với tin chiến thắng. Vợ chồng Dung-Hòa (vợ chồng người em trai ông Ba Quốc - PV) cũng về kịp. Cả nhà đông nghẹt người, cười nói thăm hỏi nhộn nhịp...".

Về chuyện ông Ba Quốc gặp người cha già của mình, anh con trai của ông ở miền Bắc kể: "Lúc đó ông nội tôi đang dọn cơm trên nhà, nghe bố tôi về ông bàng hoàng quăng cả mâm cơm xuống đất, chén bát vỡ tan hết cả. Ông nội tôi không thể tin rằng sẽ có ngày còn gặp được con mình".

Ông Ba Quốc viết tiếp: "Chú Dung lên báo cho mẹ con Thanh xuống, lý do là tôi không thể về nhà kịp, vì lúc đó cơ quan có lệnh phải vào gấp Sài Gòn để tiếp quản Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo của địch. Đáng lẽ tôi đã nhận được lệnh trở lại ngay trên đường ra Hà Nội nhưng vì xe rẽ xuống Quốc lộ 1 nên lệnh không truyền tới kịp. Lúc ở cơ quan về lại nhà bố thì Thanh và các con đã xuống. Thanh già đi nhiều, tóc đốm bạc, da nhăn nheo, nhưng nét mặt vẫn dịu dàng hiền hậu như xưa. Lúc ra đi thì các con chưa biết gì, bây giờ thì con gái đã lấy chồng có 2 cháu, chồng là thiếu úy quân đội. Còn con trai bây giờ đã là công nhân xí nghiệp quốc phòng. Chồng vợ, cha con gặp nhau, nước mắt quanh tròng, mừng mừng tủi tủi. Buổi chiều cơm nước xong, khách đã vãn, chỉ còn lại cha con, vợ chồng, ông cháu, anh chị em quây quần hỏi han, chuyện kháng chiến, chuyện của Xuân và các con trong Nam, rồi những chuyện thăng trầm của cuộc sống, của tình người trong hai mươi năm... Đến nửa đêm, Thanh hỏi với ý trách móc: Sao anh lại đi ngay? Nhưng rồi Thanh cũng hiểu công việc và rất thương chồng...".

Ông Ba Quốc đã đoàn tụ với vợ con chỉ một hôm như vậy, hôm sau ông lại vào Sài Gòn. Anh con trai ông Ba Quốc ở miền Bắc nói: "Sau cuộc gặp đó, một năm sau bố tôi mới trở lại". Còn bà Ngô Thị Xuân, vợ ông ở Sài Gòn thì kể: "Vào ngày 5/5/1975 nhà tôi mới về. Lúc ông về thì tôi đang dọn dẹp nhà cửa. Thấy ông bước vào mấy đứa nhỏ bảo: Mẹ ơi, bố về ! Ông chả nói gì cả, chỉ cười và chơi với con một lúc rồi vào cơ quan. Lúc ấy ông mặc đồ bộ đội, đội mũ cối".

Còn ông Ba Quốc thì viết trong nhật ký: "Gặp vợ con ở Hà Nội một hôm, lại một cuộc chuẩn bị "vì nhiệm vụ" đối với cả người ở lẫn kẻ đi. Gần trưa hôm sau xe đón sang sân bay Gia Lâm, lên máy bay quân sự, hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ chiều... Trên đường về nhà, ngang qua một quán phở, một đám trẻ con bu theo: Ê ê... anh bộ đội! Ủa, bộ đội à... Đúng rồi, quần áo, mũ cối, dép râu, ba lô... đúng là anh bộ đội rồi. Hơi đỏ mặt, nhưng trước cái nhìn đầy cảm tình của những người trong quán, trong lòng thấy vui vui... ...Về đến cư xá khoảng 9h tối. Bọn trẻ con đang chơi chạy theo trầm trồ: Bố thằng Q. về, bố thằng Q. về... Có đứa chạy trước gọi Q. Thằng Q., rồi các con chạy ra đón bố. Chưa kịp vào nhà kể những chuyện xảy ra một năm qua... Trong thời gian mẹ và anh trai bị bắt, anh trai lớn đi học và đi làm, Q. ở nhà mỗi khi thò đầu ra cửa là bị một số trẻ con trong cư xá chọc quấy: Ê... con Việt cộng... Có hôm còn  bị chúng xúm lại đấm đá... Nhưng một hôm, Q. giấu một con dao cắt bánh mì vào cạp quần, chờ cho tụi trẻ tới chọc quấy, Q. rút dao ra đâm lia lịa... Thế là từ hôm sau, Q. trở thành "đầu đảng" của đám trẻ con trong cư xá, được bọn trẻ phục tùng. ... Một chuyện khác nghe kể lại: Chỉ sau hai bữa Sài Gòn được giải phóng, anh P., theo yêu cầu của cơ quan tình báo miền, đã đem xe lại đón mẹ con Xuân lên cơ quan (lúc này đặt tại Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo cũ). Trên đường đi, anh P. chỉ chiếc vali trong xe, nói: Chuyến này tôi sẽ để mẹ con nó ở nhà, nhất định đi làm cách mạng. Anh P. hồi trước là bí thư của tướng Lâm Quang Viên (Đặc ủy trưởng Trung ương tình báo trước Nguyễn Khắc Bình). Tôi được giao nhiệm vụ móc nối làm việc cho ta, nhưng anh này sau đó đã bỏ cuộc. ...Các ông Hoàng Văn Giàu, luật sư Trần Văn Tuyên và một số bạn bè tìm gặp. Họ có chung một ý kiến: Giang sơn gấm vóc này từ nay thực sự là của người Việt Nam. Chúng tôi mừng đất nước thoát nạn ngoại xâm...".

Từ đây, ông Ba Quốc lại bước vào một nhiệm vụ mới, một nhiệm vụ cũng dài lâu, gian khổ và ông cũng làm được những chuyện xuất sắc không kém những việc mà ông đã làm trong 20 năm chống Mỹ. Đang nói chuyện với ông, nhìn trên tường, lướt qua những tấm huân chương, chúng tôi thấy có một tấm "Huân chương Chiến công hạng nhất" được Nhà nước tặng cho ông trong nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc...
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #46 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 02:33:20 pm »

Tướng tình báo Ba Quốc dưới mắt tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn

Khi bị lộ lên chiến khu ông Ba Quốc mang cấp bậc là trung đoàn bậc phó, giải phóng xong ông mang quân hàm trung tá. Năm 1977, ông được phong danh hiệu Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam vì những công lao đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ông không nhớ hết những huân chương ông được tặng thưởng, nhưng chúng tôi biết ông được tặng Huân chương Độc lập và nhiều Huân chương Chiến công, trong đó có ít nhất là 3 Huân chương Chiến công hạng nhất. Những năm sau giải phóng, ông đảm nhiệm nhiều trọng trách trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, được thăng quân hàm thiếu tướng năm 1990 và giữ chức cục trưởng trong ngành tình báo quốc phòng. Những hoạt động của ông trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chúng tôi sẽ đề cập sau...

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về con người ông Ba Quốc, không thể không nói đến những quan hệ giữa ông với đồng đội. Nhưng do ông hoạt động đơn tuyến, suốt hai mươi năm ông chỉ biết mặt có 4 "Việt Cộng". Người thứ nhất là ông Văn Tùng, người chỉ huy đầu tiên của ông khi ông vào Sài Gòn. Ông Văn Tùng liên lạc với ông được một thời gian ngắn thì bị địch bắn chết ở ngã ba Chuồng Bò. Người thứ hai, cũng là chỉ huy của ông, là ông Ba Hội, nhưng được một thời gian thì ông Ba Hội bị bắt. Người thứ ba là ông Bảy Anh. Ông Bảy Anh là người chỉ huy trực tiếp sau cùng của ông, người đã đến ở trong nhà ông vào Tết Mậu Thân năm 1968, nhưng sau đó ông bảo là ông Bảy Anh đã "mất tích". Một thời gian dài còn lại ông chỉ gặp người giao liên, đó là vợ ông Bảy Anh, người làm giao liên nội đô cho ông mà chúng tôi đã kể.

"Sau ông Bảy Anh ông có biết những người chỉ huy của ông là ai không ?", chúng tôi tò mò. Ông Ba Quốc: "Không. Tôi không biết ai hết. Tôi chỉ gửi tài liệu, báo cáo về cấp trên và nhận chỉ thị từ cấp trên thôi. Còn cấp trên là ai thì tôi không biết. Khi bị lộ, được rút lên căn cứ tôi mới biết".

"Ở Sài Gòn hồi đó ông có biết ông Phạm Xuân Ẩn (Hai Trung) không?". "Tôi có quen biết với anh Hai Trung, nhưng chỉ biết anh ấy là một nhà báo của Mỹ rất có thế lực và có quan hệ rất rộng mà thôi".

"Là người làm ở Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, bằng con mắt nghề nghiệp của mình, ông có nghi ngờ ông Hai Trung dính dáng đến Việt Cộng không?". "Không, làm sao tôi có thể nghi ngờ được. Vì biết anh ấy là người có thế lực nên tôi muốn quan hệ để khai thác tin tức. Tôi báo cáo lên cấp trên về việc đó, nhưng ở trên cấm không cho tôi làm việc này. Mấy ông ấy còn lưu ý: Phải cẩn thận với thằng đó, nó là CIA đấy!".

Chúng tôi đã gặp tướng Phạm Xuân Ẩn để hỏi chuyện ông Ba Quốc: "Hồi đó ông có biết ông Ba Quốc không ?". Ông Ẩn: "Có chứ. Tôi biết ổng là Nguyễn Văn Tá, sĩ quan của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo. Ổng tên Tá nên không hiểu sao tôi cứ nghĩ ổng là thiếu tá. Cái Phủ Đặc ủy đó tôi cũng được mời tham gia sáng lập. Nhà ông Tá nghèo nhưng sống rất liêm khiết. Ổng làm việc rất cẩn thận. Mỗi khi gặp ai, ổng chỉ nói những điều cần nói và nghe những chuyện cần nghe, chứ không nói năng lung tung vô tội vạ như tôi. Nhiều người bảo tôi: Ông coi ông Tá đó, ổng nói năng nghiêm túc, đâu có ăn nói văng mạng như ông. Tôi cười: Thì ổng là sĩ quan tình báo ổng mới như vậy, còn tôi là nhà báo thì phải khác chứ, tôi có phải làm tình báo đâu mà phải nghiêm túc như ổng".

"Dưới con mắt nghề nghiệp, ông có đoán được ông Tá làm cho Việt Cộng không?". Ông Ẩn: "Không thể biết được".

"Ông biết ổng là Việt Cộng từ lúc nào?". "Khi ổng bị lộ. Nhưng ông này khi bị lộ rồi vẫn còn xớ rớ ở Phủ Đặc ủy mà vẫn còn tham công tiếc việc chưa chịu đi. Đến mức mấy người bên Phủ Đặc ủy, trong đó có ông Chánh văn phòng phải đến nhờ tôi: Thằng Tá là Việt Cộng bị lộ rồi, ông quen nó ông làm ơn bảo nó đi nhanh lên, chần chừ sẽ bị bắt đó".

"Ông trả lời như thế nào?". "Tôi bảo với họ: Nó là Việt Cộng thì liên quan gì đến tôi. Các ông cứ bảo nó đi...".

Chúng tôi thắc mắc: "Vì sao những người đó không muốn ông Tá bị bắt?". Ông Ẩn: "Ông Tá bị bắt sẽ liên lụy đến họ".

"Họ có quan hệ với Việt Cộng đâu mà sợ bị liên lụy?". "Tất nhiên là họ không có quan hệ gì với Việt Cộng, nhưng họ có quan hệ với ông Tá. Nếu ông Tá bị bắt, biết đâu trong những tài liệu mà ông Tá lấy có những tài liệu mà họ đã vô tình cung cấp cho ông. Bởi vậy họ mới sợ bị rầy rà...".

Ông Ẩn vừa vào bệnh viện thăm ông Ba Quốc. Bệnh ông Ba Quốc hiện rất trầm trọng, chắc ông không còn sống thêm được bao nhiêu ngày. Ông Ẩn rơm rớm nước mắt khi nói về bạn mình: "Tội nghiệp cho ông Ba Quốc. Cả một đời ổng sống gian khổ vì đất nước, thanh bạch, liêm khiết cho đến những ngày cuối cùng. Gia đình ngoài Bắc và gia đình trong Nam đều phải chịu nhiều hy sinh. Cả gia đình ai cũng tốt, ai cũng nghe lời ổng. Những năm trước đây, một người con dâu bị kẻ xấu tạt a-xít hỏng cả khuôn mặt, cũng là do nghe lời ổng chống tham nhũng mà ra như vậy đó...".
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #47 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 02:34:52 pm »

Những người chỉ huy ở phía sau

Trong 3 người chỉ huy trực tiếp ông Ba Quốc, ông Văn Tùng và ông Bảy Anh đã mất, riêng ông Ba Hội vẫn còn sống. Chúng tôi vẫn không có tài liệu nào về ông Văn Tùng mà chỉ nghe ông Ba Quốc kể lại vài dòng ngắn ngủi sau đây:

"Đầu năm 1956, theo quy ước tôi đến Sở thú gặp anh Văn Tùng. Sau khi trao đổi về tình hình, anh Văn Tùng dự kiến đưa tôi vào một vị trí khác để có tác dụng tốt hơn cho công tác (lúc đó ông Ba Quốc mới vào Nam, đang làm kế toán ở Nha Công an Nam phần - PV). Bữa sau, tôi lặng người đi khi đọc một cái tin trên báo: Anh Văn Tùng đã bị hạ sát bằng súng sáu trong lúc đang ngủ tại một căn nhà ở xóm Chuồng Bò cùng với mấy người khác... Trên đường tới viếng mộ anh, tôi cũng nghĩ tới bản báo cáo của tôi đưa cho anh bữa trước có thể lọt vào tay địch, nếu như vậy thì địch sẽ biết anh là cán bộ cách mạng và tất chúng sẽ bố trí để bắt những người đến tìm hiểu về cái chết của anh hoặc đến thăm mộ anh, nhưng tôi nghĩ anh chết tôi không đi đưa, mộ anh tôi cũng không dám viếng thì tôi không còn là gì nữa cả. Song tới nơi tôi cũng yên tâm vì người ta đến viếng mộ anh cũng rất đông, địch dù có phục cũng không làm gì được. Khi về, trong lòng tôi tiếc thương lo buồn lẫn lộn. Anh Văn Tùng rất thông minh và còn trẻ quá. Anh mất đi, tôi không biết liên lạc với ai nữa. Tôi thấy như đôi mắt đen láy của anh lúc nào cũng nhìn tôi...". Đó là tất cả những gì chúng tôi biết về ông Văn Tùng.

Còn ông Ba Hội, tức Trần Văn Hội, năm nay gần 90 tuổi, hiện vẫn còn sống tại Hà Nội nhưng đã rất già yếu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là cán bộ Nha Tình báo trung ương, sau năm 1954 ông vào Nam làm chỉ huy điệp báo. Đến cuối năm 1956, ông phụ trách một cụm tình báo quan trọng gồm 18 cơ sở, nhiều lưới tình báo trong cụm của ông hoạt động có hiệu lực cao, trong đó có ông Ba Quốc. Ông bị mật vụ của Ngô Đình Cẩn bắt (năm 1958). Sau đảo chính Ngô Đình Diệm, ông được thả ra cùng lúc với ông Mười Hương vì địch không có đủ chứng cứ kết tội ông là "Việt Cộng".

Ông Sáu Trí (tướng Nguyễn Đức Trí, nguyên Thủ trưởng Cơ quan tình báo miền) kể: "Anh Ba Hội là người chỉ huy tình báo rất giỏi. Anh bị bắt không quả tang, nên sau khi ra tù vẫn ở lại hoạt động trong vùng địch tạm chiếm. Nhà ảnh có mua một chiếc xe hơi, năm 1968, ta đã dùng chiếc xe hơi ấy chở biệt động đi đánh Tòa đại sứ Mỹ. Cơ quan tình báo miền thấy ảnh chắc chắn sẽ bị lộ vì địch truy lùng chủ chiếc xe ấy, nên rút ảnh ra căn cứ làm Cụm trưởng Cụm Tình báo A36. Anh Ba Quốc thuộc cụm tình báo đó. Anh Ba Hội là một cán bộ tình báo cao tuổi, anh mang cặp kính rất dày, đi với ngành tình báo từ Cách mạng Tháng Tám, đã trải qua đủ thử thách với các cảnh ngộ nghiệt ngã và luôn luôn tận tụy với công tác cách mạng, với ngành tình báo. Anh đã có công lớn khôi phục lại các lưới tình báo và cơ sở tình báo mật bị đứt sau vụ bể năm 1957-1958, có người có vị trí cao nằm trong mục tiêu tình báo, có cán bộ mật có năng lực và lập được nhiều thành tích. Trong cuộc sống, anh Ba Hội có thái độ lạc quan đặc biệt. Mỗi lần gặp anh, mọi người bao giờ cũng được nghe những câu chuyện dí dỏm để cười, cười đến đau bụng. Anh ra Bắc trước giải phóng".

Về ông Bảy Anh (tên thật là Nguyễn Văn An), thực ra không hề bị "mất tích" như ông Ba Quốc nghĩ. Sở dĩ ông Ba Quốc nói ông Bảy Anh "mất tích" là vì sau năm 1968 ông Bảy Anh không gặp ông Ba Quốc nữa mà thôi. Ông vẫn là người chỉ huy trong cụm. Chúng tôi hỏi ông Sáu Trí về ông Bảy Anh. Ông Sáu Trí nói: "Anh Bảy Anh là cán bộ quân sự rất giỏi và rất có kỷ luật, được học nghiệp vụ tình báo một cách có hệ thống. Ảnh là Cụm phó Cụm A36. Khi anh Ba Hội ra Bắc, ảnh làm cụm trưởng. Ảnh đã nhiều lần vào thành công tác, tiếp xúc trực tiếp với anh Ba Quốc và bồi dưỡng chính trị cũng như nghiệp vụ cho lực lượng mật trong nội thành. Ảnh là người đã sáng tạo ra cách viết báo cáo bằng tốc ký theo kiểu mật ngữ để bảo mật nội dung báo cáo từ cơ sở gửi về cụm, ảnh cũng tự mã hóa thông tin. Lúc anh Ba Quốc bảo anh Bảy Anh bị mất tích chính là lúc ảnh chuyển sang làm tình báo chiến dịch".

Chúng tôi đã kể với bạn đọc chuyện vợ ông Bảy Anh làm giao liên nội đô cho ông Ba Quốc. Ông Sáu Trí nói thêm: "Anh chị Bảy Anh là một đôi vợ chồng kiểu mẫu. Khi anh tập kết, chị ở lại miền Nam tham gia hoạt động chính trị, bị tù đày nhưng đã giữ trọn khí tiết. Khi chồng vào Nam chiến đấu, chị đã tòng quân cùng đơn vị của chồng, làm giao liên hợp pháp cho lưới tình báo chủ lực của cụm (lưới ông Ba Quốc - PV)". Trong câu chuyện giữa ông Sáu Trí với chúng tôi, có ông Tư Cang (Cụm trưởng phụ trách lưới tình báo Phạm Xuân Ẩn) và vợ ông Sáu Trí tham gia. Đến đoạn nói về vợ chồng ông Bảy Anh, bà Sáu Trí trở nên phấn chấn: "Hai ông bà đó tình tứ lắm nghen. Thư tình họ viết cho nhau cũng toàn bằng mật mã không hà...". Còn ông Tư Cang thì tranh thủ "kể công": "Chính tui đã giúp ông Bảy Anh gặp lại vợ ổng đó. Hồi đó ổng làm cụm trưởng, tui cũng làm cụm trưởng. Trước, ở Phú Hòa Đông bị địch ruồng bố gắt gao, tui phải nhờ đường dây của ổng đưa về Sài Gòn. Sau này, ổng nhờ tui móc nối giùm vợ ổng, hồi đó ổng chưa liên lạc được với vợ. Ổng đã giúp đưa tôi vào Sài Gòn, còn tôi thì giúp ổng gặp lại vợ". Kể xong, ông Tư Cang cười thật vui vẻ. Chúng tôi bỗng nhớ lại những tiếng cười của những "lão tướng" tình báo, họ đều trên dưới tuổi 80, nhưng ai cũng có tiếng cười thật trong trẻo, trong trẻo như trẻ thơ...
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #48 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 02:36:53 pm »

Liều lĩnh và nhân hậu

Chúng tôi hỏi ông Ba Quốc: "Ông có bao giờ thấy căng thẳng không?". Trả lời: "Tôi không bao giờ thấy căng thẳng cả". "Việc gì là nguy hiểm nhất?". "Việc cứu mấy ông cán bộ cách mạng ở Sài Gòn hồi tôi làm chỗ bác sĩ Tuyến là nguy hiểm nhất". "Khi ông bị lộ mà ông chưa đi, ông đã gặp nhiều người như các ông Thái Lăng Nghiêm, Hoàng Văn Giàu, Trần Văn Tuyên..., ông bảo với họ ông là cộng sản, ông có biết điều đó rất nguy hiểm không?". "Biết chứ, nhưng kệ".

Là Thủ trưởng Cơ quan tình báo miền trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất, ông Sáu Trí coi ông Ba Quốc là một "điển hình cơ cán tình báo đi sâu", "tận tụy, cần mẫn, dũng cảm, làm việc hết mình cho kháng chiến với cường độ lao động rất lớn". Nhưng ông Sáu Trí không tán thành cách làm việc mạo hiểm của ông Ba Quốc. Ông Sáu Trí nói: "Một lần ảnh phát hiện một danh sách 12 nội gián làm việc trong tổ chức của ta. Ảnh lấy được danh sách đó là do phục rượu trưởng phòng phản gián của Đặc ủy Trung ương tình báo, khi người này nhậu say mềm rồi ngủ mê, ảnh tranh thủ mở cặp tài liệu để chép lại hồ sơ kế hoạch phản gián. Nhận được tin, tôi viết thư yêu cầu không làm những chuyện như vậy vì rất nguy hiểm. Còn chuyện mở tủ hồ sơ mật trong Phủ Đặc ủy, tôi có gửi điện phê phán cách làm mạo hiểm đó. Tôi đã chỉ thị cho ảnh không được dùng những thủ đoạn như vậy, vì rất dễ bị lộ, rất có nguy cơ bị bắt quả tang".

Là người tham gia tổng kết công tác tình báo miền Nam, ông Mười Nho nhận xét ông Ba Quốc là một trong những điệp viên "xuất sắc", "thành công lớn". Ông Mười Nho nói: "Anh Ba Quốc có nhiều cống hiến, đặc biệt trong thời kỳ 1967-1968-1969, khi các lưới tình báo của ta gặp nhiều khó khăn, một số lưới quan trọng bị bể (ví dụ lưới của ông Vũ Ngọc Nhạ...), ảnh đã đáp ứng được những yêu cầu chiến lược của cấp trên. Từ đầu ảnh không được đào tạo một cách cơ bản, ảnh làm tình báo được là do học của địch, cũng như tôi chủ yếu là học của địch. Ảnh rất trung thành, rất có kỷ luật. Cái đó khó lắm, không phải giỡn chơi được đâu. Cũng có anh làm ăn không được, bí quá nên báo cáo sai hoặc xào nấu thông tin trên báo chí để báo cáo, nhưng anh Ba Quốc thì rất trung thực. Có lúc không có tin tức thì ảnh không báo cáo chứ không báo cáo sai. Làm tình báo rất cần cái này".

Ông Ba Quốc dũng cảm đến mức liều lĩnh, nhưng cũng theo nhận xét của ông Mười Nho: "Anh Ba Quốc trầm tĩnh, ít nói, không nóng giận, không vỗ ngực tự khoe. Những đức tính đó quý lắm, rất phù hợp với công tác tình báo". Chúng tôi hỏi bà Ngô Thị Xuân: "Mấy chục năm sống với bà có bao giờ bà thấy ông Ba Quốc nóng giận không?". Bà Xuân: "Không bao giờ. Đối với con cái cũng vậy, ông ấy nghiêm khắc nhưng chẳng bao giờ la mắng. Chỉ duy nhất một lần trong đời ông ấy quát tôi, chỉ một câu thôi. Đó là khi tôi định đưa bọn trẻ vào học nội trú, vì tôi sợ chúng ở bên ngoài gần bạn bè xấu dễ bị hư hỏng. Nghe tôi bảo thế ông ấy gạt ngay, ông ấy bảo không được làm thế, hãy để chúng sống với gia đình, gần mẹ gần cha...".

Ông tướng "liều mạng" này là người rất trọng tình trọng nghĩa. Cách đây vài tuần, chúng tôi có xuống Bến Tre gặp một người. Đó là người giao liên chỉ gặp ông Ba Quốc duy nhất có một lần. Bà tên là Ngô Thị Mân (Tư Mân), người đã đón ông Ba Quốc từ Mỹ Tho đưa vào căn cứ khi ông Ba Quốc bị lộ. Cùng đi với chúng tôi có ông Bảy Vĩnh (anh hùng quân đội, đại tá tình báo). Bà Tư Mân nói rằng lúc đó bà chỉ dẫn đường cho ông Ba Quốc một đoạn thôi, nhưng 15 năm sau ông đã về thăm lại bà. Sở dĩ phải 15 năm sau mới về thăm được là vì giải phóng xong ông lại tiếp tục đi làm nhiệm vụ, anh con trai của ông bảo rằng mãi đến năm 1987 hay 1988 gì đó ông mới trở lại Sài Gòn. Ông Bảy Vĩnh nói: "Lần về thăm chị Tư Mân là do ảnh giục đó. Lúc ấy công việc của ảnh rất bề bộn nhưng ảnh đòi đi thăm cho bằng được chị ấy. Nhưng gặp chị Tư Mân là chuyện rất khó khăn, vì chị đã lớn tuổi không còn công tác nữa. Chúng tôi phải vừa đi vừa hỏi, hỏi mãi mới tìm được". Bà Tư Mân năm nay đã 83 tuổi, nghe ông Ba Quốc bị bệnh nặng, bà khóc mếu máo: "Tội nghiệp ảnh quá, tôi muốn lên thăm nhưng tôi già quá rồi không đi nổi...". Còn chuyện này nữa. Khi vào bệnh viện thăm ông, chúng tôi gặp một cán bộ cấp dưới của ông. Anh này nói với chúng tôi: "Tôi có may mắn làm việc được một thời gian dài với chú Ba. Trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống đời thường, ông thật sự là chuẩn mực để chúng tôi học tập. Tuy đã là cấp tướng, nhưng cứ mỗi lần đi công tác, dù ở hậu phương hay ở chiến trường (ông Ba Quốc tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam - PV), bao giờ ông cũng giành ngồi ở vị trí chiến đấu bên cạnh tài xế. Vị trí đó bao giờ cũng nguy hiểm đến tính mạng nếu bị tấn công. Chúng tôi còn trẻ, được trang bị vũ khí đầy đủ mà không bao giờ tranh được chỗ đó với ông già. Các anh biết không, chú Ba bắn súng thì hết chê, bắn đâu trúng đó, mà ông chỉ quen sử dụng rulo thôi...".

Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #49 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 02:38:14 pm »

Con người khổ hạnh

Chúng tôi chưa có đủ thông tin về những công việc của ông Ba Quốc từ sau giải phóng đến nay. Tuy nhiên theo ông Mười Nho thì công lao của ông trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của Tổ quốc là "nổi bật hơn và có những công lao đặc biệt".

Ông Ba Quốc đã cống hiến cả cuộc đời vì độc lập, tự do của đất nước theo đúng nghĩa chính xác của những từ đó. Bởi vì ông vẫn làm việc cho ngành tình báo quốc phòng đến ngày ông vào bệnh viện. Ông sống rất kham khổ, hầu như không có ngày nào được nghỉ ngơi. Về những năm làm ở Sở Nghiên cứu chính trị và Đặc ủy Trung ương tình báo, ông kể: "Sáng tôi dậy lúc 5 giờ, tập thể dục 15 phút, đánh răng rửa mặt xong vào ăn cơm rang rồi nghe đài, lo cho các cháu đi học rồi đi làm, 12 giờ về ăn cơm, nghỉ trưa một lát đến 1 giờ đi, 6 giờ về, giặt quần áo cho các cháu, phân công các cháu giúp đỡ mẹ của chúng lau nhà, đi chợ, rửa bát... Cơm tối xong 7 giờ đi, 10 giờ về nghe đài, dạy các cháu học, viết báo cáo đến 1 giờ sáng đi ngủ. Tôi không có ngày nghỉ, không có chủ nhật, không có ngày lễ. Nói thật là hồi đó tôi rất ít khi được ăn một bát phở...". Ông biết tiếng Pháp, tiếng Anh và chữ Hán. Nhưng tiếng Anh thì khi vào Nam ông mới học. Ban đầu ông cũng hơi bảo thủ trong việc học tiếng Anh, ông nhớ lại: "Lúc đó đứng trước làn sóng người đủ mọi thành phần đổ xô đi học tiếng Anh, tôi nóng mặt nghĩ đến trước đây người ta học tiếng Pháp để làm thông ngôn cho Pháp, bây giờ học tiếng Mỹ để làm bồi cho Mỹ. Tuy biết rằng phải học để phục vụ nhu cầu công tác, nhưng nghĩ đến chuyện đó tôi thấy không hứng thú đi học. Tôi kể cho anh Ba Hội nghe tâm trạng của tôi, anh Ba Hội bảo tôi phải học. Từ đó tôi học tiếng Anh và học rất chăm".

Giữa Sài Gòn phồn hoa đô hội hồi đó ông đã sống "như một nhà tu". Còn sau này, một người con của ông ở Sài Gòn kể rằng, sau những ngày bận rộn với công việc tiếp quản Sài Gòn mới giải phóng, ông được cử đi học chính trị tại Hà Nội, nhưng chỉ học được một thời gian rất ngắn, ông lại nhận lệnh đi làm nhiệm vụ. Những tháng đầu tiên sau giải phóng, ông làm việc và ở lại cơ quan, lâu lâu mới về nhà một lần. Và suốt từ năm 1976 cho đến năm 1988, thỉnh thoảng khi 2 tháng, khi 3 tháng ông mới về thăm nhà. Đến năm 1988, ông về làm việc ở TP.HCM nhưng do yêu cầu công việc ông cũng ở luôn tại cơ quan, mỗi tuần về thăm nhà một lần. Từ năm 1990, buổi tối ông mới về nhà. "Anh có thấy bố anh nghỉ phép không?". "Không, tôi chưa thấy ông nghỉ phép ngày nào cả. Cả chủ nhật và ngày lễ ông vẫn đi làm. Còn Tết thì mồng một ông đã đi làm rồi". Người con của ông cũng cho biết tiền lương của ông thì "chia đôi", gửi cho bà ngoài Bắc một nửa, bà trong Nam một nửa. Những năm sau giải phóng bà Xuân mở một quầy bán sách báo và nuôi heo để "cải thiện" đời sống. Ông làm việc cho đến mãi cách đây 1 năm, lúc đã 82 tuổi (ông sinh năm 1922, tuổi "mụ" là 83 tuổi) mới dứt ra khỏi công việc thường xuyên, nhưng mỗi tuần ông vẫn đến làm việc ở cơ quan khoảng 1 hoặc 2 lần.

"Thú vui của bố anh là gì?". "Là đọc sách, nghe đài, coi tivi và đọc báo. Hồi làm ở Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo chế độ Sài Gòn bố tôi hình như còn làm việc kiểm duyệt báo chí nữa, mỗi ngày tôi thấy ông mang về một tập báo dày. Bố tôi đọc báo kỹ lắm, hồi đó ông theo dõi các đảng phái, tôi thấy từng đảng phái một ông đều có hồ sơ riêng, trong đó có tất cả những bài báo viết về đảng phái đó. Ông hay đọc truyện, nhưng ông thích nhất là truyện Tàu. Hôm nào ông cũng coi tivi, nghe đài BBC, đài VOA... Khi vào nằm bệnh viện, ông còn mang cái đài theo. Mấy tuần trước ông đã yếu lắm rồi nhưng vẫn còn mở đài nghe. Khi đã ở trạng thái lúc mê lúc tỉnh, lúc tỉnh dậy ông lại bảo con cháu đọc báo cho ông nghe...".

Cho đến những ngày cuối cùng ông vẫn không tách mình ra khỏi thời cuộc. Năm ngoái, trong một lần trò chuyện với chúng tôi, lúc ấy tòa án đang xử vụ Năm Cam, ông Ba Quốc không giấu được vẻ buồn rầu khi nói đến những cán bộ nhà nước thoái hóa biến chất cam tâm làm "bảo kê" cho tội phạm. Ông bảo một số cán bộ cấp cao tiếp tay cho tội phạm trong vụ này là không thể tha thứ được, nhưng cũng do công tác tổ chức thiếu chặt chẽ. Ông cũng cho rằng nạn tham nhũng, nhận hối lộ, tiếp tay cho tội phạm của một bộ phận cán bộ không chỉ do sự sơ hở của cơ chế chính sách và sự thiếu sót của công tác tổ chức mà còn do "lương của cán bộ ta thấp quá". Người anh hùng sống một cuộc đời khổ hạnh này không bao giờ lấy mình làm chuẩn để phán xét người khác. Ông không bảo thủ, không nhìn cuộc đời theo lăng kính của ông, ông nhìn cuộc đời như nó vốn có...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM