Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:47:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình báo VN trong KCCM  (Đọc 116029 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 12:04:14 pm »

“Người hùng” của Cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống

Một buổi sáng nằm trong buồng giam, đang nghĩ một chặng đường mới chưa bắt đầu mà coi như đã hết, ông Ba Quốc bỗng nghe một tiếng "soạt" nhẹ. Một mảnh giấy vo tròn ai đó vứt vào sàn nhà. Ông nhặt lên, mở ra đọc, trong đó có một dòng chữ: "Bọn em bị chúng tra tấn rất tàn bạo. Chúng bắt bọn em khai anh và bọn em nhận lệnh của bác sĩ Tuyến ám sát trung tá Lý Thái Như (xin lỗi bạn đọc, kỳ trước đánh máy nhầm là Lý Thanh Như - PV), Lữ đoàn trưởng An ninh Phủ Tổng thống và đại tá Nguyễn Cao, tham mưu biệt bộ Phủ Tổng thống". Đó là mảnh giấy do người của ông bị giam ở dưới tìm cách ném lên. Ông nhớ lại: “Nhận được mảnh giấy đó tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi biết mình đã rơi vào chỗ mâu thuẫn nội bộ giữa đám tay chân của Ngô Đình Cẩn (trung tá Như) và tay chân của Ngô Đình Nhu (bác sĩ Tuyến). Tôi chờ đợi và nghĩ cách đối phó, nghĩ cách khai thác mâu thuẫn này. Nằm trong phòng giam mà tôi cảm thấy lý thú vô cùng...".

Chừng một tuần lễ sau, đại úy Xích vào phòng giam gặp ông. Xích bảo: "Anh cứ yên tâm. Tôi tuy là Trưởng phòng nhì của ông Như nhưng là người của bác sĩ Tuyến. Bác sĩ Tuyến bảo tôi sẽ lo cho anh ra...".

Nghe đại úy Xích nói những lời như vậy ông nghĩ ngay đây là một thủ đoạn của Lý Thái Như. Chưa biết chúng sẽ bày trò gì đây. Nhưng ông vẫn "lật bài ngửa" với Xích: "Tôi không biết ông là người của ai, nhưng dù anh là người của ai đi nữa thì tôi vẫn kính trọng bác sĩ Tuyến, ông ấy là người có đạo đức. Còn ông Như là người bậy bạ...". Đại úy Xích ra về không nói gì thêm.

Khoảng 10 ngày tiếp đó, cũng vào một buổi sáng, một người lính vào mở cửa buồng giam dẫn ông đi. Ông nghĩ chắc chúng sẽ đưa ông đi tra tấn. Nhưng không phải. Chúng đưa ông đến một căn phòng rộng. Ở giữa có đặt một cái bàn có một người ngồi. Đứng một bên là 3 người đàn em của ông, còn đứng phía bên kia là trung tá Như và những người của ông ta.

Khi ông bước vào, người ngồi giữa bảo: "Tôi là đại diện của tổng thống được giao đến xử vụ này". Nhìn sang ông, người đó hỏi: "Ông có phải là ông Tá không? Ông hãy cho biết hết những gì đã xảy ra, phải khai cho đúng sự thật". Ông kể đúng sự thật, từ chuyện bác sĩ Tuyến giao cho ông đi theo dõi vụ Pháp chuyển vàng từ ngân hàng về Pháp, đến việc bị người của trung tá Như bắt giam trên đường làm nhiệm vụ. Kể xong, ông chỉ vào Lý Thái Như nói “phịa” thêm: "Cách đây 3 ngày, ông Như một mình tới buồng giam đưa tôi lên xe jeep chở đến bên sông Nhà Bè, bắt tôi phải ký vào một biên bản đã đánh máy sẵn với nội dung là: Tôi nhận lệnh của bác sĩ Tuyến đến ám sát trung tá Như và đại tá Cao. Tất nhiên việc đó là bịa đặt sai sự thật nên tôi không ký. Ông Như cho tôi một thời gian suy nghĩ và dọa rằng nếu tôi không ký ông ta sẽ bỏ tôi vào bao bố quẳng xuống sông...". Lý Thái Như nghe đến đó há hốc mồm, rồi nổi xung lên, định xông vào đánh ông. Nhưng người ngồi giữa trợn mắt quát: "Ông không được làm bậy. Tôi là người của tổng thống. Trước mặt tôi mà ông còn có thái độ như vậy, huống hồ... Thôi, ngày mai mời ông và người của ông dẫn ông Tá và người của ông Tá tới Dinh Tổng thống. Tổng thống sẽ trực tiếp xử vụ này". Quay sang ông, người đại diện tổng thống nói tiếp: "Tôi cũng báo cho ông Tá biết là ông hãy yên tâm. Người của ông cũng đã báo hết cho tôi nghe chuyện này rồi". Nhìn nét mặt trung tá Như ông thấy ông ta không giấu được vẻ lo lắng. Ông ta lo lắng tột độ... Sau đó, Lý Thái Như đưa ông về phòng của ông ta, lấy rượu mời ông và tỏ ra rất ân hận. Như bật khóc và nói với ông như năn nỉ: "Mong anh thương tình. Ngày mai vào gặp tổng thống mà anh nói như thế này thì sự nghiệp của tôi sẽ tan thành mây khói". Ông trả lời lấp lửng: "Trung tá làm sao thì tôi cũng làm như vậy mà...". Sáng hôm sau, ông kể: “Lý Thái Như và người của ông ta đưa chúng tôi tới tầng hầm của Dinh Độc lập. Tại đây tôi đã thấy bác sĩ Trần Kim Tuyến và mấy người khác chờ sẵn. Đợi khoảng 1 tiếng, Vũ Văn Hải, Chánh văn phòng của Ngô Đình Diệm xuống, bảo rằng ông Diệm hôm nay bận tiếp khách ngoại quốc không đến được, tổng thống sẽ có quyết định sau, bây giờ ai làm gì thì về làm việc ấy... Phía bác sĩ Tuyến vui như thắng trận. Họ công kênh tôi về cơ quan như một người hùng. Hôm đó bác sĩ Tuyến tặng tôi 1.000 đồng, bảo mang về cho nhà tôi yên tâm rồi tiếp tục làm nhiệm vụ, công việc vẫn chưa xong đâu...". Một tháng sau, trung tá Lý Thái Như bị cách chức. Bác sĩ Tuyến được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở  Nghiên cứu chính trị xã hội (Cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống) thay Vũ Tiến Huân. Ông chính thức được điều về Sở này, với cấp bậc là chuyên viên 3. Cần biết, để trở thành một cán bộ chính thức của Sở Nghiên cứu chính trị - xã hội, phải có đủ 3 điều kiện: Một, phải là đảng viên đảng Cần lao; hai, phải là người Công giáo; ba, phải là người miền Trung. Nhưng vì ông đã "lập công lớn", nên Trần Kim Tuyến bảo: "Anh là trường hợp đặc biệt". Bác sĩ Tuyến chỉ khuyên ông vào đạo Công giáo. Ông Tuyến cũng giao cho linh mục Thụ làm người bồi dưỡng giáo lý và giao cho Hoàng Ngọc Điệp, Phó giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị - xã hội làm "cha đỡ đầu" cho ông. Từ đây ông trở thành người "hoàn toàn tin cậy" của Trần Kim Tuyến...
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #21 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 12:05:52 pm »

“Biết địch, biết ta”

Như mọi người đều biết, Hiệp định Genève được ký kết năm 1954, những người cộng sản và nhân dân Việt Nam vẫn thành thật tin rằng 2 năm sau sẽ tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Nhưng Ngô Đình Diệm thì không quan tâm đến bản Hiệp định và nguyện vọng của nhân dân. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, Diệm phế truất Bảo Đại, xây dựng miền Nam thành “nước Việt Nam Cộng hòa”.

Vì chủ trương nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Genève, nên Đảng Cộng sản chủ trương không đấu tranh vũ trang. Ngay cả khi biết chắc chính quyền Ngô Đình Diệm không thi hành Hiệp định, Đảng vẫn chỉ cho phép tiến hành đấu tranh chính trị, đấu tranh “đòi thi hành Hiệp định Gnenève”. Trong khi đó, Ngô Đình Diệm triệt để thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, lê máy chém khắp miền Nam. Hậu quả là thực lực của cách mạng cũng như phong trào yêu nước của nhân dân đều bị dìm trong biển máu.

Ở Sài Gòn, chính quyền Ngô Đình Diệm một mặt thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, một mặt tiến hành dẹp các giáo phái võ trang thân Pháp. Để củng cố vị trí của mình, chính quyền Ngô Đình Diệm mà người “chèo lái” thực chất là Ngô Đình Nhu, đã dần dần dần biến thành chế độ độc tài “gia đình trị”. Trong đó, người “lãnh đạo tinh thần” bên trên là ông anh ruột Ngô Đình Diệm - Tổng Giám mục Ngô Đình Thục. Điều hành trực tiếp công việc của chính phủ là một ông em ruột – cố vấn Ngô Đình Nhu. Trực tiếp “cai quản” miền trung cũng là một ông em ruột – Ngô Đình Cẩn. Chế độ Ngô Đình Diệm ngay sau khi hình thành đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn và những mâu thuẫn đó ngày càng trở nên gay gắt. Ngay trong gia đình họ cũng bộc lộ mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa Ngô Đình Nhu với Ngô Đình Cẩn. Lâu nay sách báo viết về gia đình họ Ngô thường miêu tả Ngô Đình Cẩn là một anh nhà quê bất tài “chân đi guốc gỗ, miệng nhai trầu”, nhưng tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn thì cho rằng “Ngô Đình Cẩn là một người rất tài giỏi, nếu anh em Diệm – Nhu nghe lời Cẩn thì chưa chắc chế độ Ngô Đình Diệm đã sụp đổ lúc đó”. Nhưng đó là chuyện không liên quan đến thiên ký sự này. Chúng tôi muốn nói lướt qua một chút để bạn đọc hiểu thêm nhân vật chính của chúng ta lúc này đang ở trong một bối cảnh như thế nào.


Tuy là “lãnh chúa miền trung”, nhưng Ngô Đình Cẩn vẫn “thò tay” rất sâu vào hầu hết các vấn đề ở Sài Gòn, nhất là “vấn đề nhân sự”. Ngô Đình Cẩn muốn tìm cách đưa người thân tín gốc miền trung của mình vào các cương vị trọng yếu trong chế độ, còn Ngô Đình Nhu thì thích dùng người Bắc di cư. Ngô Đình Nhu đặc biệt tin dùng Trần Kim Tuyến, còn Ngô Đình Cẩn thì rất ghét Tuyến, muốn đưa người của ông ta thay Tuyến. Vì vậy mới có chuyện đàn em của Cẩn tìm cách hãm hại Tuyến và nhân vật chính của chúng ta đã khai thác một cách ngoạn mục “sự cố” đó để củng cố vị trí của mình trong cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống. Không thấy ông nói về kết quả của “vụ vàng”, chúng tôi thắc mắc. Ông cười : “Sau đó là việc của họ. Được việc của mình rồi, tôi không quan tâm đến vụ ấy nữa”. Nghe ông nói một câu như vậy chúng tôi hiểu rõ hơn về tính cách của ông : Tính mục đích của nhà tình báo này là rất cao. Ông không quan tâm đến những gì không liên quan đến nhiệm vụ của mình.

Trở thành chuyên viên của Sở Nghiên cứu chính trị, ông Ba Quốc tập trung nghiên cứu tất cả những công việc của cơ quan này và bắt đầu khai thác những gì có thể khai thác. Ông nói thành thật : “Tôi không được đào tạo gì nhiều, học vấn cũng vậy mà nghiệp vụ tình báo cũng vậy. Chỉ đến khi vào trong lòng địch tôi mới tự học. Ban đầu tôi hơi lo vì vào đây tiếp xúc với toàn là luật sư, bác sĩ, trí thức... mà mình từ miền bắc vào, trông nhà quê lắm. Nhưng sau một thời gian học hỏi, thích nghi, tôi thấy bọn họ cũng không hơn gì mình, cả về kiến thức, về nghiệp vụ... Từ đó tôi thấy tự tin hơn”. Ông làm việc tận tụy, chu đáo, mẫn cán để tạo lòng tin cho Trần Kim Tuyến.

Vừa thể hiện “tính chuyên nghiệp” trong công việc hàng ngày, ông vừa nhanh chóng tìm hiểu để biết rõ những cái mạnh và cái yếu của cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống, ngoài chức năng, nhiệm vụ và các thủ đoạn của nó. Ông kể : “Năm 1956, Mỹ cấp cho Sở Nghiên cứu chính trị xã hội (Phòng 4) 50 triệu đồng (tiền Sài Gòn lúc đó) để tổ chức biệt kích đánh phá miền Bắc. Biệt kích thì chọn những người công giáo di cư, hầu hết là người Bùi Chu-Phát Diệm để người Mỹ huấn luyện. Còn số tiền đó thì dùng để mua một chiếc tàu viễn dương loại tốt. Nhưng, bác sĩ Tuyến lại quan tâm đến việc khác nhiều hơn, nên ông ta đã dùng 30 triệu dùng để chi cho công việc của Đảng Cần Lao và củng cố Tổng liên đoàn lao động của Bùi Lượng để chống lại Tổng liên đoàn lao công của Trần Quốc Bửu do Mỹ khống chế. Số tiền còn lại đi mua tàu, bị Phòng 4 ăn bớt một ít, người đi mua ăn bớt một ít nữa, nên chỉ mua được một chiếc tàu cũ nát không ra gì. Sau chương trình đó, Mỹ vẫn nhận được tin tức về miền Bắc, nhưng đùng một cái người Mỹ sinh nghi. Bởi họ kiểm tra những tin tức đó, thấy không phải gửi trực tiếp từ Hà Nội mà lấy từ người của Trần Kim Tuyến ở Lào và Campuchia. Năm 1958, người Mỹ yêu cầu kiểm soát chương trình này. Để đối phó, Trần Kim Tuyến tạo sự cố cho tàu nổ luôn ngoài khơi, cho phép thuyền trưởng và thuyền phó nhảy trước khỏi tàu để thoát nạn”. Đó là một trong những câu chuyện cho thấy chính quyền Ngô Đình Diệm và bản thân Trần Kim Tuyến nhận viện trợ của Mỹ mà bắt đầu “qua mặt” người Mỹ như thế nào. Những việc đại loại như thế ông đều theo dõi kỹ, để “biết địch, biết ta”.

Năm 1956, địch bắt đầu đánh phá ác liệt các “cơ sở nằm vùng của Việt cộng”. Người chỉ huy trực tiếp của ông là ông Ba Hội cũng bị bắt. Trong bối cảnh đó, Trần Kim Tuyến bất ngờ giao cho ông thực hiện một kế hoạch đặc biệt. Đó là một vụ án cực kỳ quan trọng mà đích thân Ngô Đình Nhu phải chỉ đạo trực tiếp và theo dõi từng ngày một. Còn đối với ông, đây là một công việc vô cùng gay cấn...
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #22 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 12:09:38 pm »

Giải cứu ông Nguyễn Văn Linh và 9 đặc khu ủy viên SG-GĐ

Ông Ba Quốc kể: "Chuyện là như thế này. Một đặc khu ủy viên Sài Gòn - Gia Định đang hoạt động ở nội thành tên Huỳnh Kim Hiệp, là một tên phản bội, làm tay sai cho địch. Nghề nghiệp công khai của hắn là thư ký bưu điện. Hiệp đã nhiều lần đến Sở Nghiên cứu chính trị của Trần Kim Tuyến báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức cách mạng ở Sài Gòn. Trần Kim Tuyến giao cho tôi phụ trách vụ này.

Tôi được giao quản lý, khai thác Huỳnh Kim Hiệp. Hiệp trực tiếp báo cáo tình hình hằng ngày cho tôi, tôi trả lương cho hắn mỗi tháng 1.000 đồng. Trần Kim Tuyến cũng giao cho tôi 2 đội ngoại tuyến để theo dõi toàn bộ hoạt động của Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Hiệp báo tất cả danh sách đặc khu ủy, gồm bí thư và 9 đặc khu ủy viên, nơi ở và các hoạt động hằng ngày của họ. Tôi dùng 2 đội ngoại tuyến đi trinh sát theo dõi mọi hoạt động của đặc khu ủy. Đây là một vụ án đặc biệt, nên Ngô Đình Nhu trực tiếp theo dõi. Tôi phải làm báo cáo mọi diễn biến hằng ngày của từng thành viên đặc khu ủy trình lên Trần Kim Tuyến hoặc Phó giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị xã hội Hoàng Ngọc Điệp để những người này báo cáo lên Ngô Đình Nhu...".

Đây quả là một vụ hết sức cam go. Chúng tôi hỏi: "Những người trong đặc khu ủy lúc đó đang ở đâu ?". Ông Quốc nói: "Ở trong nội thành Sài Gòn cả. Bí thư tên là Trình Văn Thanh, làm nghề sửa radio ở tiệm radio Nguyễn Văn Ba trên đường Nguyễn Trãi, còn 9 ông kia mỗi ông làm việc và ở mỗi nơi khác nhau, rải rác trong thành phố. Thông qua các đội ngoại tuyến tôi nắm chắc hết, cả lý lịch, hình ảnh, quy luật hoạt động...". "Ông có báo cáo lên cấp trên không ?". "Làm sao mà báo được. Không thể báo tin này về tổ chức của mình được, vì trước hết anh Ba Hội, người chỉ huy của tôi đã bị bắt, tôi không biết liên lạc với ai. Thứ nữa là địch theo dõi vụ này rất chặt, theo dõi từng chút một, tôi không thể và không có thì giờ tìm cách liên lạc, mà nếu tìm cách báo được thì chắc chắn mấy ông này đã bị bắt hết rồi. Vì vậy tôi phải tùy cơ ứng biến... Suốt trong thời gian theo dõi, tôi luôn luôn nghĩ cách tốt nhất để cứu những người này, nhưng tôi hoạt động đơn thương độc mã, nghĩ mãi vẫn chưa tìm ra cách. Nếu để lộ thì tôi sẽ mất mạng. Mạng sống của tôi là chuyện nhỏ, nhưng vấn đề là nếu tôi bị lộ thì chắc chắn những người kia sẽ bị tóm gọn, đó là chuyện lớn hơn nhiều...".

Giữa lúc cam go đó thì có một sự cố xảy ra, cũng hết sức nguy hiểm. Ông nhớ lại: "Khi tôi đang theo dõi vụ này thì có một công văn bên Tổng nha Cảnh sát gửi sang Sở Nghiên cứu chính trị xã hội, kèm theo lệnh truy bắt một người có tên là Thọ...". "Thọ là ai vậy ?". "Thọ là tôi chứ còn ai vào đây nữa... Câu chuyện là như thế này. Khi anh Ba Hội liên lạc với tôi trước đó, thỉnh thoảng chúng tôi có đến nhà một người tên là Tài Luy. Tài Luy làm tài xế bên Bộ Tư pháp. Những lần gặp Tài Luy, anh Ba Hội gọi tên tôi là Thọ. Lúc anh Ba Hội bị bắt thì Tài Luy cũng bị bắt luôn. Anh Ba Hội bị địch tra tấn vô cùng tàn bạo, nhưng anh vẫn kiên trung bất khuất, không những không khai báo mà còn không để lộ bất cứ một dấu hiệu nào để địch có thể lần ra dấu tích của đồng đội. Đó cũng là niềm khích lệ rất lớn đối với tôi trong suốt cả đời hoạt động tình báo của mình. Nhưng Tài Luy thì khác. Anh ta đã khai ra tôi. Anh ấy khai người mang tên Thọ làm ở Tổng nha Cảnh sát kèm theo bản mô tả hình dáng, đúng là tôi. Tài Luy chỉ biết tôi tên là Thọ thôi, không biết tên khác. Bên tổng nha điều tra, căn cứ vào hình dáng, cũng nghi vấn, nên gửi công văn yêu cầu truy bắt...". "Lúc đó ông đối phó như thế nào ?". Ông kể tiếp: "Công văn đó gửi cho văn phòng, văn phòng đưa trực tiếp cho Trần Kim Tuyến. Bác sĩ Tuyến giao hồ sơ đó cho tôi, bảo rằng: Anh điều tra xem đó là thằng nào ? Tôi bảo: Vâng...". "Rồi ông làm thế nào ?". Ông cười: "Tôi giao việc đó cho Phòng 1 của Sở Nghiên cứu chính trị, ém luôn bản mô tả về hình dáng, bảo họ điều tra có ai tên là Thọ từ tổng nha chuyển sang không. Sau khi thẩm tra hồ sơ, Phòng 1 bảo không có ai tên là Thọ từ tổng nha chuyển sang cả. Tôi báo lại cho Trần Kim Tuyến. Bác sĩ Tuyến cũng tin như vậy, không yêu cầu điều tra thêm. Thế là tôi thoát nạn. Thật hú hồn...".

Trở lại vụ đặc khu ủy. Ông kể tiếp: "Sau 3 tháng theo dõi vụ án, Ngô Đình Nhu đột nhiên quyết định phá án. Kế hoạch hốt gọn đặc khu ủy được giao cho Giám đốc An ninh quân đội Nguyễn Văn Thăng. Tôi có nhiệm vụ theo dõi. Tôi phải bàn giao toàn bộ hồ sơ, nhân dạng, địa điểm... của toàn bộ các thành viên đặc khu ủy cho đại úy Nguyễn Văn Thăng để lực lượng An ninh quân đội tiến hành bắt. Kế hoạch phá án hết sức chặt chẽ và bí mật hoàn toàn. Đến nước này thì tôi đành phải liều...".

Trước tình huống này, đúng là ông phải liều, không có cách nào khác. “Ông liều như thế nào ?”, chúng tôi hỏi. Ông kể : “Tôi phải bàn giao cho Giám đốc An ninh quân đội từng người một, bàn giao một cách cụ thể tên tuổi, địa chỉ, nhân dạng, anh này là bí thư, anh kia là đặc khu ủy viên... để nó bắt. Theo kế hoạch là ngày thứ Hai phải bắt. Tôi tính toán phải liều cứu cho được những người này, nên tôi bàn giao cho đại úy Thăng vào ngày thứ Sáu tuần trước. Đại úy Thăng và người của anh ta có 3 ngày để theo dõi, nghiên cứu địa hình ở tất cả những nơi có người của đặc khu ủy. Trong thời gian đó tôi cũng sẽ kịp thực hiện kế hoạch của tôi”.  

“Ông có kế hoạch gì vậy ?”. Ông cười : “Kế hoạch là như thế này. Khi bàn giao xong đâu vào đó, tôi đến ngay tiệm radio Nguyễn Văn Ba trên đường Nguyễn Trãi, nơi ông Trình Văn Thanh đang làm nghề công khai. Tôi phải đến ngay lúc người của tôi đã chấm dứt việc theo dõi và người của đại úy Thăng chưa kịp triển khai kế hoạch theo dõi, như vậy mới bảo đảm an toàn. Lúc tôi đến, tôi thấy ông Thanh đang sửa radio bên trong. Tôi đã nhìn kỹ ảnh của ông nên biết ngay đây là Bí thư Đặc khu ủy. Tưởng tôi là khách hàng, ông hỏi tôi cần gì. Tôi không trả lời mà tranh thủ nói nhanh với ông : Thằng Huỳnh Kim Hiệp đã phản bội. Sáng thứ Hai anh và toàn bộ người của anh sẽ bị chúng bắt hết. Nói xong tôi đi ngay. Ra đường tôi ngoảnh lại thì thấy ông Thanh vẫn còn ngẩn người nhìn theo...”.

“Báo được tin cho ông Trình Văn Thanh ông còn lo lắng không ?”. “Tôi vừa yên tâm vừa lo lắng. Yên tâm là vì tôi biết nhận được tin đó ông Thanh và những người trong đặc khu ủy sẽ có cách thoát nạn. Tuy họ hoàn toàn không biết tôi là ai, nhưng chỉ riêng việc tôi báo cho họ tin đó thì họ phải biết là họ đã bị lộ, họ đang gặp nguy hiểm. Còn lo thì tất nhiên rồi. Khi kế hoạch phá án của Ngô Đình Nhu không thành công, chúng sẽ truy thông tin lộ từ đâu...”. Nhưng đó là chuyện sau này.

Và sau đây là việc “phá án”. Ông kể tiếp : “Sau 3 ngày theo dõi, sáng thứ Hai bọn chúng thực hiện việc bắt người. Từng nhóm được khai đến các địa điểm khác nhau. Nguyễn Văn Thăng dẫn một toán lính đến bắt ông Trình Văn Thanh. Tôi cùng đi với Thăng để theo dõi. Hai chiếc xe Jeep đậu núp sau hàng cây xế cửa tiệm Radio Nguyễn Văn Ba và 5 chiếc mô tô núp quanh đó chờ đợi. Mục đích của chúng là bắt cóc ông Thanh ngay trên đường để tránh “bứt dây động rừng”. Lúc đó tôi rất hồi hộp, nhưng tất nhiên vẫn giữ được khuôn mặt bình thản. Đúng 7h30, tôi thấy ông Thanh lù lù dắt chiếc xe gắn máy từ tiệm Radio lên đường Nguyễn Trãi. Tôi hơi hốt hoảng, bụng bảo dạ : Thôi chết rồi, mình đã nói rõ như thế mà cha này tự dẫn thân vào miệng cọp. Nhưng một thoáng sau tôi lại nghĩ : Chắc là cha này kiêu. Nếu vậy thì cha này sẽ có cách.... Tôi dán mắt vào ông Thanh quan sát. Tôi thấy ông chống chân xe máy lên, đạp cho nổ máy. Cùng lúc đó hai chiếc xe Jeep và 5 chiếc mô tô cũng nổ máy. Ông cho xe nổ máy xong, nhìn lại phía sau nhếch mép cười, rồi chạy thẳng. Khi nhìn ông Thanh nhếch mếp cười, tôi nghĩ : chà chà... chắc là cha này có âm mưu gì rồi. Lập tức hai chiếc xe Jeep và toán mô tô của an ninh quân đội rượt theo. Tim tôi như đứng lại mặc dù tôi vẫn giữ vẻ bên ngoài hoàn toàn bình tĩnh. Ông Thanh chạy được một đoạn, đến chợ An Đông, loáng một cái ông nhắc xe lên vỉa hè. Hai chiếc xe Jeep và toán mô tô cứ thế rượt tới, thắng không kịp, lao ngay vào mấy chiếc xích lô. Lập tức, mấy anh xích lô và một đám đông dân chúng chặn xe của bọn an ninh quân đội lại, đòi bắt đền. Thừa cơ, ông Trình Văn Thanh chạy vào chợ An Đông trốn mất...”.

“Còn 9 người kia thì sao ?”. “9 người kia cũng trốn luôn, chúng không bắt được ai cả. Vụ này tôi thấy lý thú quá”. “Sau đó thì việc gì diễn ra ?”. “Để sổng những người kia, Ngô Đình Nhu lồng lộn lên. Sự việc nghiêm trọng tới mức Nguyễn Văn Thăng bị mất chức Giám đốc An ninh quân đội. Còn tôi thì vô can. Vì tôi đã bàn giao toàn bộ cho An ninh quân đội, không còn trách nhiệm gì nữa”. “Ông có biết Trình Văn Thanh là ai không ?”. “Không. Tôi chỉ biết ông ấy là Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn-Gia Định lúc đó. Sau này tôi mới nghe nói đó là ông Nguyễn Văn Linh”. Chúng tôi giở lại lịch sử Đảng, thấy quả đúng là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh làm Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn-Gia Định vào năm 1955-1957, là thời gian diễn ra sự kiện này. Chúng tôi thắc mắc : “Lúc đó ông đã bàn giao toàn bộ công việc cho An ninh quân đội nên về nguyên tắc thì ông không chịu trách nhiệm gì, nhưng Trần Kim Tuyến có nghi ngờ gì ông không ?”. Ông nói : “Trần Kim Tuyến không tỏ ra có chút nghi ngờ nào. Ngay sau vụ đó, bác sĩ Tuyến giao cho tôi 2 nhiệm vụ hết sức nguy hiểm : Ám sát ông hoàng Norodom Shihanouk và bắt 3 lãnh tụ Hòa Hảo...”.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #23 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 12:12:53 pm »

Một “sứ mạng” nguy hiểm

Lúc mới lên nắm quyền, anh em Ngô Đình Diệm đã bị các giáo phái võ trang Cao Đài, Hòa Hảo và quân Bình Xuyên gây rất nhiều khó khăn. Các nhóm võ trang này trước đây được người Pháp hậu thuẫn, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, họ muốn lập các "lãnh địa", không phục tùng chính quyền Ngô Đình Diệm. Dẹp cho được lực lượng võ trang của các giáo phái là một trong những mục tiêu trước mắt của họ Ngô. Phật giáo Hòa Hảo là một giáo phái có lực lượng vũ trang hùng hậu ở miền Tây Nam Bộ lúc đó. Liên tục trong những năm 1955-1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đã phải mở nhiều chiến dịch truy quét, đồng thời dùng các thủ đoạn để vô hiệu hóa những người cầm đầu, nhằm dẹp cho được lực lượng này.

Trở lại công việc của ông Ba Quốc. Ông được bác sĩ Trần Kim Tuyến giao đi bắt cho bằng được Trịnh Quốc Khánh, một trong các lãnh tụ "Hòa Hảo dân xã" (cùng 2 người nữa là Sỹ Thanh và Văn Phúc). Trần Kim Tuyến nói rằng, nhân vụ lụt ở miền Tây năm 1956, Mỹ có ý định đưa thủy quân lục chiến xuống, danh nghĩa là cứu lụt, để "nắm" quân đội Hòa Hảo. Lại có tin Mỹ sắp đưa Huỳnh Văn Nhứt, em của Huỳnh Phú Sổ (lãnh tụ Hòa Hảo, đã chết) về thay vị trí của Huỳnh Phú Sổ. Như đã nói, anh em Ngô Đình Diệm được người Mỹ "dựng" lên, nhưng lại không muốn người Mỹ "xía" sâu vào nội bộ chính quyền. Biết tin đó Ngô Đình Nhu rất sốt ruột, giục Trần Kim Tuyến sớm "ra tay". Ngô Đình Nhu đã trực tiếp viết thư cho Trịnh Quốc Khánh, mời Khánh về Sài Gòn "để dàn xếp thống nhất lực lượng Hòa Hảo với quân đội quốc gia". Thực chất là lừa để bắt Khánh. Nhưng Khánh vẫn nhận lời. "Sứ mạng" của ông là xuống "mời" Khánh về. Nhưng đây là một "sứ mạng" cực kỳ nguy hiểm. Ông nhớ lại trước đây Nguyễn Ngọc Thơ, tỉnh trưởng Cần Thơ, cũng mời Ba Cụt (Lê Quang Vinh, một trong những người chỉ huy quân sự Hòa Hảo) về tỉnh, với danh nghĩa là mời ra thương thuyết, nhưng rồi bắt Ba Cụt và giết đi. Lần này làm sao mà Trịnh Quốc Khánh có thể tin Ngô Đình Nhu được? Mà Khánh đã không tin Ngô Đình Nhu thì lấy gì đảm bảo rằng Khánh không giết ông? Bởi vậy chuyến đi lần này chết nhiều hơn sống.

Ông kể: "Tôi đi mang theo 3 người, dùng 2 chiếc traction. Đến An Giang, chúng tôi tới Tổ đình nghỉ ngơi, rồi gặp Trịnh Quốc Khánh. Tôi nói lại với Khánh bức thư của Ngô Đình Nhu và bảo rằng tôi được Nhu cử đến mời Khánh về Sài Gòn. Khánh bảo ông ta sẽ đi với tôi về Sài Gòn. Sau đó tôi được Khánh cùng các bô lão Hòa Hảo khoản đãi rất trịnh trọng ngay trong Tổ đình. Tôi tranh thủ gặp riêng Khánh và nói thẳng: Một bên thì rắp tâm muốn bắt, một bên thì nằm im chờ thời cơ. Tôi đến đây là theo lệnh của ông Nhu, nhưng về phía cá nhân thì tôi rất có cảm tình với các ông. Ông hãy nhớ rằng không bao giờ có sự phối hợp giữa quân đội của các ông với quân đội của chính phủ cả. Vì vậy tôi khuyên ông không nên về... Khánh không nghe tôi, ông ta nói: Thôi được rồi, không sao đâu, ông yên tâm đi...". "Khuyên như vậy ông không sợ à? Biết đâu Khánh sẽ báo lại với Ngô Đình Nhu chuyện đó...", chúng tôi hỏi. "Tất nhiên là tôi sợ chứ. Nhưng trong tình thế đó mình phải phá chúng nó. Mà phá chúng nó thì phải chấp nhận nguy hiểm thôi. Tôi vào trong lòng địch, tôi phải thực hiện mấy nguyên tắc...".

Ông nói lại các "chức năng" của người làm tình báo mà ông được giao khi mới nhận nhiệm vụ, trong đó có việc "kích động và khai thác mâu thuẫn nội bộ địch". Ông kể tiếp: "Sáng hôm sau tôi đưa Khánh về Sài Gòn. Tôi đi một xe, Khánh đi một xe, xe của Khánh đi trước, xe của tôi đi sau. Khánh yêu cầu xe ông ta đi để tài xế của ông ta lái, tôi đồng ý. Tôi đã đề phòng trước nên bảo tài xế chạy tốc độ tối đa 70 km/giờ. Nhưng không ngờ lúc vừa ra khỏi thị xã thì đột nhiên xe của Khánh tăng tốc độ, nó chạy vùn vụt tới hơn 100 km/giờ, xe tôi không đuổi kịp. Tôi thầm nghĩ: Chắc cha này mưu đồ trốn đây. Xe của tôi rượt theo, mấy lần suýt lộn nhào mỗi lần qua cầu. Đến bắc Mỹ Thuận thì đuổi kịp, tôi lệnh cho người của tôi còng tay Khánh, đưa về Sài Gòn, đem giam ở trại giam Gia Định".

"Ông khuyên Khánh đừng về, tại sao ông lại bắt Khánh ?". Ông bảo khi Khánh ở trong "căn cứ" của mình mà không đi thì ông không sao, nhưng đã dẫn đi trên đường mà chạy trốn thì ông sẽ "lãnh đủ".

"Sự việc sau đó diễn biến như thế nào ?". "Ngô Đình Nhu rất hài lòng về việc này. Còn Trịnh Quốc Khánh thì rất biết ơn tôi, vì tôi có thiện chí. Tôi bảo với ông ta rằng tôi rất tiếc khi phải hành động như vậy với ông ta, vì tôi không còn cách nào khác. Khánh nói thật là ông ta nhận lời về Sài Gòn là chỉ mượn đường chạy thôi, ông ta biết rõ Ngô Đình Nhu không chỉ muốn bắt ông ta mà còn muốn bắt cả ông Văn Phúc và những lãnh tụ Hòa Hảo khác nữa".

"Sau đó Trịnh Quốc Khánh bị xử lý như thế nào ?". "Bị giam một thời gian".

"Vì sao Ngô Đình Nhu không giết Khánh?". "Giết thế nào được. Giết thì sẽ sinh to chuyện. Hòa Hảo lúc đó là cả một hệ thống, có giáo dân, có quân đội. Giết Khánh, họ nổi loạn lên thì Ngô Đình Nhu lãnh đủ". Đối với lực lượng của Hòa Hảo, cuối cùng Ngô Đình Nhu cũng dẹp được, rồi sáp nhập lực lượng võ trang của giáo phái này vào "quân đội quốc gia".

Sau vụ đó, bác sĩ Trần Kim Tuyến giao cho ông sang Biệt khu thủ đô để "xem bọn tình báo Anh đang làm gì". Ông đi điều tra và báo cho bác sĩ Tuyến rằng họ đang triển khai một kế hoạch, gọi là "chiến dịch thằn lằn" (operation Zecko), phái lực lượng biệt kích ra miền Bắc qua đường Tây Nguyên nhằm "lật đổ chế độ miền Bắc". Ông đề nghị với Trần Kim Tuyến: "Âm mưu của tình báo Anh là gây căng thẳng giữa hai miền. Trong tình hình này, việc gây căng thẳng là không cần thiết và rất nguy hiểm". Trần Kim Tuyến tán thành ý kiến của ông, báo với Ngô Đình Nhu lệnh cho Tổng trưởng sắc tộc Ibrahim dùng thủ đoạn triệt phá kế hoạch đó.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #24 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 12:15:07 pm »

Cứu ông hoàng Norodom Sihanouk và xóa 7 ổ gián điệp Mỹ

Theo yêu cầu của Mỹ, Sở Nghiên cứu chính trị xã hội lúc đó lên kế hoạch ám sát ông hoàng Norodom Sihanouk. Cuộc ám sát hụt này sau đó đã được báo chí Phnom Penh và quốc tế loan tin và được coi là một trong những vụ mưu sát "nổi tiếng thế giới". Một quả bom được đặt trong gói quà gửi tặng Sihanouk đã nổ với sức công phá rất mạnh nhưng ông hoàng đã may mắn thoát chết. Ông Ba Quốc được Trần Kim Tuyến giao tham gia vụ này.

Để bạn đọc dễ theo dõi, chúng tôi xin nói qua một vài nét về bối cảnh chính trị lúc đó. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giành được những thắng lợi vang dội, từ năm 1953, Pháp buộc phải đàm phán với Sihanouk và thừa nhận nền độc lập của Campuchia, nhưng thực tế vẫn còn khống chế nước này. Và cho đến khi thất bại ở Điện Biên Phủ, ách thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương mới chấm dứt. Tại Hội nghị Genève, Campuchia giành được thắng lợi trọn vẹn, không bị chia cắt như Việt Nam. Hội nghị Genève quy định Campuchia giữ nghiêm thế trung lập. Xây dựng Campuchia thành một nước trung lập lâu dài cũng là mục tiêu của Hoàng thân Norodom Sihanouk. Ông muốn biến Campuchia thành một "Thụy Sĩ của châu Á". Do những quy định của Hiệp định Genève về Campuchia hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của mình nên Hoàng thân Sihanouk rất phấn khích và kiên quyết thi hành đường lối trung lập, không để cho Mỹ sử dụng đất Campuchia làm căn cứ xâm lược các nước khác. Bởi vậy Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm rất căm ghét Sihanouk. Mỹ không thuyết phục được Sihanouk, nên một mặt sử dụng viện trợ để lôi kéo các nghị sĩ Quốc hội và các quan chức, tướng lĩnh Campuchia, mặt khác tiếp tay cho chính quyền Sài Gòn đem quân xâm nhập miền Đông Bắc Campuchia, sâu tới 9 km. Hoàng thân Sihanouk yêu cầu Mỹ "khuyên bảo" Ngô Đình Diệm rút quân, nhưng Mỹ không nghe, lý do là Mỹ "không thể can thiệp vào cuộc tranh chấp giữa hai nước láng giềng". Quan hệ giữa Campuchia với Mỹ trở nên căng thẳng.

Dưới sự hậu thuẫn của CIA, Ngô Đình Nhu chỉ thị cho Ngô Trọng Hiếu cùng với cơ quan mật vụ của Trần Kim Tuyến thi hành một nhiệm vụ đặc biệt: Lật đổ Sihanouk. Trước đó, Ngô Đình Diệm sai Ngô Trọng Hiếu làm "thuyết khách", thuyết phục Sihanouk thay đổi chính sách trung lập "thân Cộng", đặc biệt là thay đổi quan hệ với "Bắc Việt Nam", nhưng Sihanouk từ chối. Vì vậy Nhu quyết định thực hiện âm mưu đảo chính lật đổ Sihanouk. Cơ quan mật vụ của Trần Kim Tuyến cùng Ngô Trọng Hiếu mua chuộc được viên tướng Khmer là Dap Chuon phối hợp thực hiện âm mưu này, nhưng cuộc đảo chính bị thất bại. Ngô Trọng Hiếu về lại Sài Gòn. Nhớ lại vụ này, Trần Văn Đôn, cựu trung tướng chế độ Sài Gòn viết trong một cuốn hồi ký: "Sau vụ đó, Sihanouk... ủng hộ Bắc Việt Nam và Mặt trận Giải phóng miền Nam chống lại Sài Gòn. Sihanouk cho quân Bắc Việt dùng lãnh thổ của mình ven biên giới để chuyển quân và vũ khí vào Nam, mỗi lần quân đội Việt Nam cộng hòa tảo thanh các chiến khu Việt Cộng thì quân Mặt trận Giải phóng rút lui qua bên biên giới Miên".

Âm mưu đảo chính bất thành, Ngô Đình Nhu bày tiếp âm mưu ám sát Sihanouk. Chỉ huy chiến dịch này là Hoàng Ngọc Điệp, Phó giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị xã hội. "Hoàng Ngọc Điệp đóng vai một ông chủ lớn từ Sài Gòn sang Phnom Penh ở tại một khách sạn sang trọng để chỉ đạo. Cùng đi với Điệp có một số người nữa do Điệp chọn. Tôi phải đi thuê một cô gái đóng vai vợ của Điệp", ông Ba Quốc nhớ lại. Kế hoạch là bố trí cho hai người Hoa từ Hồng Kông sang Campuchia, mang quà của người bạn thân của Sihanouk đến tặng cho ông hoàng. Bom được đặt trong món quà đó. Phương án được bố trí là đúng giờ Sihanouk nhận quà thì bom nổ. Ông Ba Quốc được giao các nhiệm vụ trọng yếu của kế hoạch này. Một mặt ông được giao liên hệ với hai người Hoa mang quà từ Hồng Kông và liên hệ với các nhân viên lễ tân để thống nhất thời gian tiếp khách. Mặt khác, ông lên biên giới Tây Ninh do cán bộ địa phương dẫn đường sang cột mốc 136 gặp người của tướng Dap Chuon để thống nhất kế hoạch đặt bom.

Còn nhớ, lúc đó Trần Kim Tuyến giao cho ông một lúc 2 nhiệm vụ: Ám sát Sihanouk và đi bắt Trịnh Quốc Khánh. Lợi dụng "nhiệm vụ kép" này, ông vừa cứu được ông hoàng Sihanouk vừa thoát nạn. Ông kể: "Khi thống nhất được thời gian tiếp khách của ông hoàng Sihanouk và kế hoạch đặt bom đâu vào đó, tôi bàn giao tất cả công việc lại cho đại úy Lưu Thành Hữu, người cùng đi với Hoàng Ngọc Điệp. Tôi không sang Campuchia nữa, viện lý do phải đi bắt Trịnh Quốc Khánh cho kịp. Đó là lý do chính đáng, không ai nghi ngờ gì tôi, vì Ngô Đình Nhu cũng rất sốt ruột về vụ này".

"Sao ông hoàng Sihanouk không chết?", chúng tôi hỏi. Ông cười: "Tôi bố trí đặt bom lệch giờ, ví dụ: thời gian Sihanouk nhận quà là 10 giờ, tôi bảo người đặt bom cho nổ lúc 9 giờ”.

"Cuối cùng thì bom có nổ không ?". "Nổ hay không thì tôi không rõ, nhưng tất nhiên ông Sihanouk thì không chết. Khi về bọn chúng không nói gì, chỉ lắc đầu ngao ngán. Đại úy Lê Thành Hữu bị Bộ Nội vụ Campuchia bắt. Sau này Sài Gòn phải chuộc mất 7 triệu đồng (tiền Sài Gòn lúc đó) Hữu mới được thả về".

"Vì sao ông cứu ông Sihanouk ?". "Tôi làm như vậy vì theo dõi đài tôi thấy ta có thái độ tốt với ông Sihanouk".

Thời gian này ông thâm nhập ngày càng sâu vào cơ quan mật vụ của địch. Ông đã phát hiện hồ sơ về 7 ổ gián điệp do Mỹ cài ở miền Bắc. Đó là những hồ sơ mang tên STAY BEHIND IN NORTH VIETNAM. Ông chụp ảnh tất cả những hồ sơ này và gửi về căn cứ. Chúng tôi hỏi ông Mười Nho về việc này. Ông Mười Nho nói: "Những thông tin anh Ba Quốc chuyển về được gửi ra Hà Nội, chuyển qua chỗ anh Trần Quốc Hoàn (Bộ trưởng Công an lúc đó), sau này ảnh còn gửi về hàng chục hồ sơ nữa. Các ổ gián điệp đó bị ta làm sạch hết. Đó là thành công lớn của chúng ta. Ta cài người vào trong các cơ quan của nó thì rất nhiều, còn Mỹ cài vào được bao nhiêu đều bị ta tóm sạch hết".
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #25 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 12:17:45 pm »

Sự vô dụng của máy phát hiện nói dối và cái hữu dụng của nghề... coi tướng số

Chế độ Ngô Đình Diệm ngày càng trở thành “độc tài gia đình trị”. Đến những năm 1959-1960, phong trào yêu nước của nhân dân ở cả nông thôn và thành thị dâng lên mạnh mẽ, bắt đầu cao trào Đồng khởi, chuyển cuộc đấu tranh chính trị thành đấu tranh vũ trang và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Chế độ Ngô Đình Diệm ngày càng trở thành “độc tài gia đình trị”. Đến những năm 1959-1960, phong trào yêu nước của nhân dân ở cả nông thôn và thành thị dâng lên mạnh mẽ, bắt đầu cao trào Đồng khởi, chuyển cuộc đấu tranh chính trị thành đấu tranh vũ trang và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Tại Sài Gòn, nội bộ chính quyền bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt. Những người chống đối chế độ bị đàn áp, Phật giáo bị kỳ thị... Trần Kim Tuyến, người cầm đầu cơ quan mật vụ, mặc dù có công rất lớn trong việc củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng bị Ngô Đình Cẩn tìm mọi cách loại bỏ. Bác sĩ Tuyến bắt đầu chán ghét gia đình họ Ngô. Ông ta không chỉ là trùm mật vụ mà còn có mưu đồ chính trị riêng.

Ông Ba Quốc kể: “Bác sĩ Tuyến không giấu tôi quan điểm chính trị của ông ta. Ông ta không tán thành chế độ gia đình trị và cho rằng Ngô Đình Nhu phạm nhiều sai lầm, đàn áp Phật giáo, không được lòng dân. Ông ta giao cho tôi liên lạc với các lãnh tụ Phật giáo để phát động phong trào chống Diệm-Nhu và lên kế hoạch hoạt động lật đổ. Nhưng kế hoạch bị lộ, bác sĩ Tuyến bị chuyển đi làm đại sứ ở Le Caire (Ai Cập), không còn làm Giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị xã hội nữa, còn tôi được chuyển sang Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo. Tại đây, tôi và 2 người nữa bị đưa vào máy phát hiện nói dối, chúng muốn kiểm tra tôi có phải là người cách mạng cài vào không...”.

“Ông có... run không?”, chúng tôi hỏi. Ông nói: “Nghe nói vậy tôi run chứ. Tôi nghe những người ở đây nói về cái máy này tôi thấy ớn lạnh xương sống. Vào đó, tôi sẽ phải ngồi đối diện với một người Mỹ và một người phiên dịch, hai tay sẽ đặt lên một cái máy đo nhịp tim qua một sợi dây cặp vào cánh tay. Chúng nó bảo: Ông phải coi chừng, nếu ông mà có dính với cộng sản thì không thoát được đâu. Là vì nó sẽ hỏi dông dài, hỏi đông hỏi tây, rồi sẽ hỏi những vấn đề liên quan đến cộng sản, nếu ông là người của cộng sản thì tim ông sẽ đập không bình thường, như vậy ông sẽ... tiêu ngay. Nghe nói thế tôi hoảng quá”.

“Rồi ông đối phó bằng cách nào?”. Ông bảo tối hôm đó ông không ngủ được, tìm mãi cách để đối phó. Ông nghĩ đến các diễn viên điện ảnh hoặc diễn viên kịch người ta “nhập vai” như thế nào. Ông nhớ lại: “Đêm đó tôi tưởng tượng tâm lý của con một địa chủ gian ác bị cách mạng xử lý anh ta ghét cộng sản như thế nào. Rồi tôi nghĩ nếu tôi là anh ta tôi sẽ có thái độ như thế nào đối với cộng sản. Tôi thử nhập vai thành anh ta...”.

“Phương pháp đó có hiệu quả không?”. “Khi vào máy phát hiện nói dối, chúng dựa vào bản khai lý lịch của tôi để hỏi. Tôi nhập được vai và giữ bình thản trong mọi tình huống. Chúng hỏi tôi 13 câu rồi cho qua, không hỏi nữa và tôi đã vượt qua được chiếc máy này. Có người bị hỏi nhiều hơn, nhưng cũng có người chỉ hỏi 4 câu đã bị loại, mặc dù anh ta là Công giáo toàn tòng, không dính dáng gì đến cộng sản. Vấn đề là anh phải giữ được tâm trạng bình thản trong mọi tình huống...”.

Ông kể tiếp: “Vào đây tôi được bồi dưỡng nghiệp vụ tình báo chống cách mạng và trở thành sĩ quan trợ lý cho Cục trưởng Cục Tình báo quốc nội Nguyễn Văn Giàu. Nguyễn Văn Giàu là thiếu tá. Đặc ủy trưởng Đặc ủy Trung ương tình báo lúc đó là Lê Liêm, trung tá. Nhưng Nguyễn Văn Giàu tỏ ra vẫn kỳ thị với tôi...”.

“Ông làm thế nào để được tin cậy?”. “Nếu bị kỳ thị thì tôi sẽ rất khó có điều kiện hoạt động cho hiệu quả, nên tôi phải tìm cách để lấy lòng tin của họ. Vì vậy tôi phải tiếp cận Đặc ủy trưởng Lê Liêm. Để có cớ tiếp cận, tôi phải khai thác cho được những thông tin mà Lê Liêm quan tâm. Một buổi sáng, tôi đến nhà Lê Liêm, ngồi ở phòng khách đợi ông ta. Ông ta từ trên lầu đi xuống, đi qua phòng khách nhưng không thèm nhìn tôi mà đi thẳng. Vợ ông ta cũng từ trên lầu đi xuống. Trông thấy tôi bà ta nghĩ tôi là người chuyên... dắt gái cho Lê Liêm, nên phun ra một tràng lời lẽ chửi mắng hết sức thậm tệ. Nghe những lời xỉa xói của bà ta, tôi vẫn bình tĩnh không nói gì. Tôi nghĩ ra một cách. Tôi nhìn bà ta từ đầu đến chân, mồm tôi lẩm bẩm như nói một mình. Bà ta nhìn tôi ngạc nhiên, rồi lập tức dịu giọng hỏi: Anh biết tướng số hả? Tôi biết cá đã cắn câu, nên ra vẻ khiêm tốn: Thưa bà, tôi cũng biết chút đỉnh. Bà ta ngồi xuống ghế, rất vui vẻ: Anh thấy tướng của tôi có gì lạ? Tôi làm ra vẻ rất quan trọng: Tôi nhìn bà mà bị cuốn hút. Vì tướng của bà rất lạ, rất đặc biệt. Đó là tướng của một bậc mệnh phụ phu nhân. Ông nhà sở dĩ được như ngày nay là nhờ tướng của bà. Nhưng không dừng lại ở đó, với tướng của bà, ông nhà sẽ còn tiến xa hơn nữa... Tôi có đọc qua một số sách vở về tướng số nên phân tích một hồi, làm bà ta hết sức phấn khích. Cuối cùng, bà ta hỏi: Anh đến đây có việc gì? Tôi nói: Tôi có việc rất quan trọng cần báo với Đặc ủy trưởng. Bà ta bảo: Sáng mai anh lại đây.

Sáng hôm sau tôi lại. Tôi rất ngạc nhiên, cả hai vợ chồng Lê Liêm ngồi đợi tôi, thái độ rất vồn vã. Khi tôi ngồi xuống, bà vợ nói mấy câu rồi đứng dậy lên lầu, để tôi ngồi nói chuyện với Lê Liêm. Lê Liêm cũng hỏi thăm tôi rất tử tế. Tôi nói với ông ta tôi ở chỗ thiếu tá Nguyễn Văn Giàu, tôi được tin người Mỹ âm mưu lật đổ chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng vì thiếu tá Giàu tỏ ra kỳ thị với tôi nên tôi không biết báo với ai. Lê Liêm nói: Tôi sẽ bảo với thiếu tá Giàu là anh làm việc riêng cho tôi. Còn những tin tức quan trọng anh nắm được anh cứ bỏ phong bì dán kín lại gửi riêng cho tôi. Thông tin về âm mưu của Mỹ tôi lấy từ những nhân vật đối lập, lúc này tôi đã thiết lập rất nhiều quan hệ với họ, trong đó có luật sư Trần Văn Tuyên. Thông tin cung cấp cho Lê Liêm tôi lấy chủ yếu từ luật sư Tuyên. Kể từ sau hôm đó, Nguyễn Văn Giàu kiêng nể tôi một phép, tôi được tự do ra vào phòng làm việc riêng của Cục trưởng tình báo quốc nội. Tôi đã lợi dụng ngay mọi thời cơ để thâm nhập vào nơi cơ mật của bọn họ. Một hôm, tôi vào phòng làm việc của Nguyễn Văn Giàu, lúc đó ông ta đã đi ra ngoài, tôi đã phát hiện và chụp ảnh toàn bộ hồ sơ những cán bộ của ta làm gián điệp cho địch, đó là 1 bí thư tỉnh ủy, 2 tỉnh ủy viên và 1 cán bộ chỉ huy quân đội hàm cấp tá...”.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #26 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 12:20:08 pm »

Kích động đảo chính

Trong một cuốn hồi ký xuất bản ở nước ngoài, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó tổng thống chế độ Sài Gòn cũ có kể về cuộc đảo chính tháng 10/1960. Ông Kỳ viết: “Cuộc đảo chính do đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, một sĩ quan của quân nhảy dù mà doanh trại nằm bên cạnh căn cứ không quân do tôi chỉ huy.." Ông Kỳ viết tiếp: "Sáng sớm tinh sương ngày 11/11/1960, 3 tiểu đoàn nhảy dù của ông ta chiếm phần lớn các vị trí then chốt ở Sài Gòn, kể cả căn cứ không quân, làm tôi trở thành người tù của họ. Chính lúc bấy giờ Thi đã phạm phải một sai lầm tai hại. Cuộc tiến công sơ khởi không bao giờ được tiếp diễn nữa vì chiều ngày hôm ấy Diệm đã hứa với Thi là ông ta sẽ từ chức và để cho Thi thành lập một chính phủ “đoàn kết quốc gia”. Đối với Thi điều đó có vẻ như là chiến thắng hoàn toàn và sáng hôm sau, Thi công bố kế hoạch của ông trên đài phát thanh do ông kiểm soát. Cùng lúc đó - chắc là do đề nghị của Nhu, con người xảo quyệt - Diệm âm thầm đưa quân trung thành từ phía bắc và phía nam vào thủ đô. Ngay trước khi Thi ý thức được điều gì đang xảy ra thì các lực lượng của Diệm đã chiếm lại được nhiều vị trí then chốt ở Sài Gòn. Cuộc đảo chính đã tan vỡ”.

Còn ông Trần Văn Đôn, cựu trung tướng chế độ Sài Gòn cũ, cũng trong một cuốn hồi ký xuất bản ở nước ngoài đã miêu tả khá sinh động về cuộc đảo chính này. Ông Đôn viết: “Sáng ra tôi đến nhà gia đình vợ tôi ở Chợ Lớn theo dõi tin tức trên đài phát thanh, khoảng 10 giờ tôi nghe tiếng đại tá Nguyễn Chánh Thi kể tội gia đình nhà Ngô... Nghe đại tá Thi lãnh đạo cuộc đảo chánh, tôi hơi ngạc nhiên vì tôi biết ông Diệm cưng quý ông Thi lắm...”. Ông Đôn còn cho biết, chỉ huy cuộc đảo chính này còn có trung tá Vương Văn Đông và trung tá Nguyễn Triệu Hồng, hai người này là anh em bạn rể.

Cũng theo ông Đôn: Quân nhảy dù đã vô được hàng rào của dinh Độc lập, còn cách 50 mét nữa là xâm nhập vô dinh. Lúc đó ông Diệm và ông Nhu lo sợ. Ông Diệm ký ngay sắc lệnh cử thiếu tướng Nguyễn Khánh làm Tổng tư lệnh toàn quyền vì ông Khánh đang có mặt trong dinh. Tình hình nguy ngập, họ định nhượng bộ quân đảo chánh. Bà Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu) không chịu, bà ta đòi chống cự. Nguyễn Khánh tức giận nói: “Nếu bà chỉ huy, thì tôi xin rút lui. Bà rút lui tôi mới chỉ huy”. Ngô Đình Diệm phải dàn xếp, nói với bà Nhu: “Thôi bà mệt, bà vô nghỉ đi, để chúng tôi lo...”. Quân nhảy dù ở ngoài không tiến thêm, vì lúc đó ông Võ Văn Hải, Chánh văn phòng đặc biệt đã đề nghị Ngô Đình Diệm bảo Nguyễn Khánh ra nói chuyện với quân đảo chính. Nguyễn Khánh ra gặp trung tá Vương Văn Đông. Khánh hỏi: “Mấy anh muốn gì ?”. Vương Văn Đông trả lời: “Chúng tôi muốn thay đổi chánh phủ, chánh phủ hiện tại làm việc không hữu hiệu...”. Khánh vào trình lại với Ngô Đình Diệm. Hai anh em ông Diệm bàn với nhau rồi đồng ý chấp thuận. Khoảng 4 giờ chiều, ông Diệm tuyên bố qua đài phát thanh giải tán chính phủ... Trong lúc đó, Nguyễn Khánh đề nghị với ông Diệm gọi điện thoại đến đại tá Trần Thiện Khiêm - chỉ huy trưởng Sư đoàn 21 đóng tại Cần Thơ, phối hợp với đơn vị thiết giáp do thiếu tá Lý Tòng Bá chỉ huy đang đóng ở Mỹ Tho lên giải cứu Dinh Độc lập...

Ông Đôn cũng kể rằng, đến buổi chiều ngày 12/11, các sĩ quan làm đảo chính biết mình đã thua, để rút lui cho chắc chắn, họ đến bắt trung tướng Thái Quang Hoàng, tư lệnh biệt khu thủ đô đem ra phi trường Tân Sơn Nhất đưa lên phi cơ C-47 Dakota bay sang Campuchia. Nguyễn Khánh ra lệnh cho hai máy bay khu trục bay theo “xem họ đi đâu”. Hai khu trục bắt kịp chiếc C-47 Dakota đang tới biên giới Campuchia, gọi về xin chỉ thị. Đứng bên cạnh nghe thấy, bà Nhu la lên: “Hạ chiếc máy bay đó, giết hết tụi nhảy dù phản nghịch đó”. Nguyễn Khánh bực mình: “Tôi là tổng tư lệnh ở đây, quyền là của tôi”. Rồi Nguyễn Khánh ra lệnh cho hai máy bay khu trục bay về. Thuật lại chuyện đó, ông Đôn cho rằng sở dĩ Nguyễn Khánh không cho bắn hạ chiếc máy bay vì muốn chứng tỏ rằng "mình có quyền quyết định".

Về vai trò thực sự của đại tá Nguyễn Chánh Thi trong cuộc đảo chính này, ông Đôn viết: “Theo phúc trình sau này cho thấy nhóm chủ trương đảo chính đến nhà trung tá Ngô Xuân Soạn kêu gọi tham gia đảo chính, trung tá Soạn không chịu nên bị giết. Nhóm này đến nhà mời mọc Nguyễn Chánh Thi nhập cuộc và đưa ông Thi đến Dinh Độc lập. Lúc này dân chúng và sinh viên học sinh tụ tập rất đông, khi thấy Nguyễn Chánh Thi và các sĩ quan đến, họ hoan nghênh nhiệt liệt, Nguyễn Chánh Thi cũng đưa tay hoan nghênh theo”.

Trên đây là những tư liệu sơ lược về cuộc đảo chính ngày 11/10/1960. Người cầm đầu thực chất của cuộc đảo chính không phải là Nguyễn Chánh Thi mà là Vương Văn Đông, lúc đó là chỉ huy quân dù ở Sài Gòn. Vì sao Vương Văn Đông tiến hành đảo chính ? Trong vụ này có bàn tay của ông Ba Quốc. Lúc đó ông vẫn còn làm việc ở Sở Nghiên cứu chính trị xã hội của Trần Kim Tuyến. Ông Ba Quốc kể: “Sau khi làm tổng thống, củng cố được chính quyền, Ngô Đình Diệm bắt đầu thay dần số sĩ quan do Pháp đào tạo bằng các sĩ quan do Mỹ đào tạo. Biết rõ điều đó, tôi phải tìm cách kích động số sĩ quan do Pháp đào tạo chống lại Diệm. Tôi đến gặp ông Lê Thanh Cảnh, nguyên là Chánh văn phòng của Bảo Đại khéo léo nói rõ chuyện đó cho ông ta biết. Ông Cảnh bảo tôi đến gặp Vương Văn Bách, anh ruột của trung tá Vương Văn Đông, lúc đó đang chỉ huy lực lượng dù ở Sài Gòn. Vương Văn Đông là sĩ quan do Pháp đào tạo. Nhân vụ đại úy Koong Le làm đảo chính ở Lào, tôi lại đến kích động Vương Văn Bách, tôi nói anh em Ngô Đình Diệm dự kiến sẽ thay hết các sĩ quan do Pháp đào tạo và nói lại ý kiến của ông Lê Thanh Cảnh. Vì tôi là người trong cơ quan mật vụ Phủ tổng thống nên thông tin này rất quan trọng đối với anh em Vương Văn Bách. Vương Văn Đông vốn đã bất mãn với anh em Ngô Đình Diệm, đặc biệt là Ngô Đình Cẩn, không những không cất nhắc mà còn kỳ thị với mình. Nay biết tin đó, Đông càng trở nên tức tối. Chỉ một tuần sau, Vương Văn Đông sẵn có quân trong tay, đã liên kết với một số sĩ quan khác, đưa lực lượng dù đến bao vây Dinh Độc lập. Ngô Đình Diệm xin đầu hàng. Nhưng bọn Vương Văn Đông lúng túng không biết làm gì tiếp theo nên đã bị viện quân của Diệm kéo về dẹp tan”.

Ông Ba Quốc mô tả thêm về cuộc đảo chính này: “Vương Văn Đông cùng các sĩ quan toa rập với nhau để lật Diệm cho... bõ ghét, còn lật Diệm rồi thì làm gì thì họ không biết. Đến phút chót, Nguyễn Triệu Hồng mới đưa ông cậu vợ là Hoàng Cơ Thụy và thông qua ông Thụy gọi thêm mấy người như Phan Bá Cầm, Bùi Lượng ra bàn kế sách, nhưng chỉ loay hoay cãi nhau như mổ bò... Họ giằng co mãi thì Diệm đã kịp đem viện binh về giải cứu rồi”.

Sau vụ đó, bác sĩ Tuyến giao cho ông Ba Quốc tiến hành điều tra cuộc đảo chính. Yêu cầu của Trần Kim Tuyến là phải điều tra xem trong vụ này có bàn tay của người Mỹ không, nếu có thì thực chất người Mỹ muốn gì...
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #27 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 12:36:43 pm »

Những viên kim cương, "cậu" phù thủy và anh bán giày

Trước khi nói tiếp về những điệp vụ của ông Ba Quốc, xin bạn đọc "thâm nhập" một chút vào nội tâm của con người này. Một trong những điểm khác biệt căn bản giữa tình báo "Việt cộng" trong kháng chiến với tình báo của đối phương là làm tình báo cho "Việt cộng" không được lĩnh lương.

Sự khác biệt này mang rất nhiều ý nghĩa. Đó cũng là một sức mạnh bí ẩn mà những kẻ đi xâm lược không bao giờ lường hết được. Chúng tôi hỏi ông Ba Quốc: "Ông có được cách mạng trợ cấp chi phí gì không?". Trả lời: "Không có. Cách mạng không cấp cho tôi cái gì cả. Tôi chỉ có một niềm tin thôi". Đó là niềm tin vào cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, niềm tin vào cuộc chiến đấu cho chính nghĩa. Nằm trong tổ chức của đối phương, ông đã chứng kiến rất nhiều chuyện khôi hài.

Chuyện thứ nhất: Hồi còn làm ở Sở Nghiên cứu chính trị xã hội, một buổi tối ông đi kiểm tra, ông đến một cơ sở của cơ quan tại số 2 Nguyễn Hậu, tại đó có một phòng dành cho một nhóm công tác (bí số là B42). Đến đó ông vô tình bắt gặp đại úy Lưu Thành Hữu và Tôn Thất Tuế đang đổ một túi hột xoàn ra đếm, định chia nhau. Của quý đó họ bắt của một người buôn kim cương ở đường Hồng Thập Tự. Hai người này, tuy là người của Cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống, nhưng lại có một "thân phận" khá đặc biệt. Lưu Thành Hữu, người quản lý B42, là một sĩ quan chuyên hướng dẫn Ngô Đình Nhu đi săn. Ngô Đình Nhu rất mê người này, đơn giản là vì lần nào Hữu đưa ông Nhu đi săn, ông Nhu cũng bắn được thú rừng. Thực ra những thứ như hổ, nai, heo rừng... mà ông Nhu bắn được đều là những con vật của người dân tộc thiểu số bẫy được. Mỗi lần ông Nhu đi săn, Hữu phải tới trước địa điểm săn bắn vài ngày, để mua những con thú đó và khôn khéo bố trí để cho Ngô Đình Nhu bắn trúng. Còn Tôn Thất Tuệ là chuyên viên... đấm bóp cho ông Nhu.

Suốt trong mấy chục năm sống trong lòng địch, ông luôn luôn "giữ thân", không những phải giữ cho mình trong trắng, không để cho ai khống chế, mà còn không để cho ai ganh ghét, nhất là không để cho những kẻ có chức có quyền và những người thân cận với kẻ đó biết là mình biết được những mặt trái xấu xa của họ. Vì nếu họ biết được mình biết được những "bí mật" đó thì mình sẽ khó tồn tại lâu dài. Đối với hai người này, tuy chức phận địa vị không hơn ông, nhưng lại là những kẻ hầu hạ Ngô Đình Nhu, nếu bị làm khó, chúng sẽ tìm cách trả thù ông, chúng thiếu gì cách. Theo chức năng, ông phải lập biên bản về vụ này để sáng hôm sau trình cho Trần Kim Tuyến. Nhưng ông không thể "gây thù chuốc oán" với những người này được. Song đã lỡ phát hiện rồi, ông không thể làm lơ. Ông bảo với Lưu Thành Hữu gọi điện cho Trần Kim Tuyến báo tin bắt được một vụ buôn lậu hột xoàn có ông chứng kiến. Hữu nghe lời ông, gọi điện cho bác sĩ Tuyến. Mặc dù đã xử lý một cách "tế nhị" như vậy, nhưng mấy bữa sau bác sĩ Tuyến gặp ông và bảo ông không nên đến B42 nữa. Ngạc nhiên về thái độ này, ông nói thật với Trần Kim Tuyến là ông đi kiểm tra bắt quả tang những người đó lấy kim cương chia nhau, vì giữ thể diện cho họ và vì bảo vệ uy tín cho bác sĩ Tuyến nên ông mới bảo họ gọi điện nói như vậy. Trần Kim Tuyến ngẫm nghĩ một lát rồi nói: "Tôi hiểu, nhưng cậu cũng không nên tới đó nữa".

Chuyện thứ hai: Thiếu tá Nguyễn Văn Giàu ở Phủ Đặc ủy trung ương tình báo là một tay "rất ác ôn". Giàu được cố vấn (phối trí viên) Mỹ Thomas Paul Carney dành cho nhiều biệt đãi khiến cho nhiều người ghen ghét. Có người phát giác Giàu sử dụng bằng cấp giả và định tố giác. Giàu rất lo lắng. Một hôm, Giàu đưa ông Ba Quốc đi uống cà phê để "thổ lộ tâm tình". Giàu có ý định mời một thầy phù thủy "triệu âm binh" lên bảo vệ cho mình. Ông Ba Quốc rất tán dương chuyện đó. Ông bịa ra một câu chuyện, rằng hồi trước ở miền Bắc có một người con gái đẹp bị vợ cả của một tri huyện âm mưu ám hại vì ghen tuông, cô ta mời một phù thủy triệu "một sư đoàn âm binh" lên bảo vệ người con gái, viên tri huyện đã cử một người thân cận đến để "giám hộ sư đoàn âm binh" đó, vì vậy mà cô gái được an toàn tuyệt đối. Ông hứa với thiếu tá Giàu, nếu nhờ phù thủy đến ông sẽ làm nhiệm vụ "giám hộ". Giàu rất phấn khích, cùng ông xuống đường Petrús Ký gặp một phù thủy, gọi là "ông cậu". Hai bên thỏa thuận ngày "lập đàn khao quân", người phù thủy hứa sẽ "triệu" cho Giàu... 3 sư đoàn. Ông triệt để khai thác tâm lý mê tín của người này nhằm thắt chặt quan hệ "hữu hảo", mục đích của ông là hướng tới... cái tủ sắt đựng những kế hoạch công tác tuyệt mật. Tuy kế hoạch "lập đàn gọi âm binh" chưa thực hiện vì sau đó Giàu thoát nạn nhờ được Lê Liêm bảo vệ, nhưng ông Ba Quốc không những được gần gũi hơn với Giàu mà còn được kiêm nhiệm thêm việc, làm trưởng một ban công tác...

Đó là hai trong nhiều câu chuyện khôi hài khiến cho ông Ba Quốc nhìn rõ hơn bản chất, trình độ của những người có chức có quyền trong hàng ngũ của đối phương và điều đó khiến cho ông càng tự tin hơn trong cuộc đấu trí vừa âm thầm dai dẳng vừa khốc liệt. Nhưng niềm tin của ông được củng cố một cách chắc chắn hơn từ một hướng khác, thể hiện qua một câu chuyện hết sức giản dị. Đó là khi ông Ba Hội, người chỉ huy trực tiếp của ông bị bắt, một thời gian sau ông có xuống nhà một người bán giày ở đường Tản Đà. Người này là một người dân bình thường làm cơ sở cho cách mạng mà ông Ba Hội đã giới thiệu với ông. Ông đến đó để hỏi han tình hình. Anh bán giày cười nói với ông: "Anh đừng lo. Chú ấy gan lì tướng quân, mưu kế như Tào Tháo, chúng nó không làm gì được chú ấy đâu". Thuật lại chuyện này, ông nhớ lại: "Lúc nghe anh bán giày nói, tôi cảm thấy rất sượng sùng xấu hổ. Tôi biết anh bán giày nghĩ oan cho tôi. Thực ra tôi đến để nắm tin tức thôi chứ có phải đến vì động cơ sợ anh Ba Hội không giữ khí tiết mà khai ra tôi đâu... Anh Ba Hội và anh bán giày đã làm cho niềm tin trong tôi càng thêm mãnh liệt".
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #28 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 12:39:20 pm »

Giữa những cơn bão của 7 cuộc đảo chính  

“Theo Hồng Liên Liên Xuân Giáo, vào đầu năm 1962, sau vụ phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc oanh tạc Dinh Độc lập, ông được mời vào Dinh gặp Tổng thống Diệm, sau gặp ông Nhu, ông được ông Nhu nhờ ra Văn khố Hoàng Triều cũ ở Huế, tìm cho ông những tài liệu về “tiễu phỉ” và dinh điền từ thời Nguyễn Công Trứ. Nửa năm sau, một kế hoạch tối mật được đệ trình trong đó có kế hoạch đánh vào cân não địch.

Hàng ngày, Sở Tình báo in lại báo Nhân Dân hàng tháng in lại báo Học Tập của Cộng sản, với khổ chữ và hình thức y như của Hà Nội. Một số sách của Võ Nguyên Giáp về chiến lược chiến thuật cũng được in lại y như ấn bản chính song chỉ vài trăm cuốn và dăm trăm số báo. Riêng tờ Học tập in khoảng 50 số. Một ban chuyên môn nghiên cứu các bài quan trọng hay đoạn quan trọng trong sách rồi sửa đi một cách khéo léo, như bài bình luận ở báo Nhân Dân sửa một dòng, thêm vào một số chữ hay năm ba câu. Sách của Võ Nguyên Giáp thì them vào năm ba đoạn làm sai lạc ý nghĩa của chiến thuật, chiến lược. Sau đó một cách khéo léo nhất của nghề tình báo, các tài liệu này được phổ biến tận chiến khu hay hang ngũ cán bộ cao cấp cuả Việt Cộng. Đây là một trong những đòn phép tinh vi mà Sở Tình báo Phủ Tổng thống đã tuyệt đối bí mật thực hiện với ngân khoản tài trợ của CIA và phần kỹ thuật do Tình báo Trung Hoa quốc gia” (Cao Thế Dung, Việt Nam ba mươi năm máu lửa, Alpha, Hoa Kỳ, 1991).

Chúng tôi trích dẫn đoạn trên để thấy rằng hoạt động tình báo chống cộng của cơ quan mật vụ thời Ngô Đình Diệm tinh vi đến cỡ nào. Tuy nhiên cơ quan này vẫn dành tài lực nhiều hơn cho các hoạt động nhằm củng cố chế độ mà việc “bớt xén” tiền của Mỹ dành để mua tàu hoạt động gián điệp chống phá miền bắc vào các hoạt động cũng cố lực lượng chính trị như đã đề cập ở phần trước là một minh chứng. Không những thế, bản thân Trần Kim Tuyến cũng phải lo đối phó với Ngô Đình Cẩn tìm cách thay mình. Ông kể, vào năm 1960, vợ ông bị bệnh nặng kéo dài. Hoàng Ngọc Điệp bảo ông nên cho vợ lên Đà Lạt một thời gian để dưỡng bệnh. Ông cử mấy nhân viên của ông lên trước để tìm nhà đưa vợ lên. Khoảng 1 tuần sau, Công an Đà Lạt báo tin về là những người của ông lên đó mạo nhận là người của Mặt trận dân tộc giải phóng tống tiền một tiệm thuốc tây. Bọn tay chân của Ngô Đình Cẩn coi vụ này là thời cơ để hạ bệ Trần Kim Tuyến nên chúng hướng việc điều tra đưa những người của ông vào tội phạm chính trị. Vụ án đó kéo dài suốt một năm trời mới kết thúc. Những chuyện như vậy là rất nguy hiểm đối với ông.

Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Sở nghiên cứu chính trị-xã hội trở thành đối tượng thanh toán của phe đảo chính. Tất cả đều bị điều tra, thẩm vấn, một số khá đông có tài sản bị tịch thu và đưa đi “an trí”. Ông đã may mắn thoát nạn. Những năm tiếp đó, chính trường Sài Gòn rối ren, đảo chính xảy ra lien tiếp. Sở Nghiên cứu chính trị hay Đặc ủy Trung ương tình báo, như đã nói ở trên, đều là công cụ chủ yếu để củng cố quyền lực của những người cầm đầu chế độ nên đều là đối tượng thanh trừng sau đảo chính. Nếu không cảnh giác thì ông không bị bắt cũng bị loại khỏi bộ máy, vì vậy ông tự vệ rất thận trọng. Thời gian này tình hình đảng phái, tôn giáo ở Sài Gòn rối như canh hẹ, các phe phái phân hóa chống đối lẫn nhau mà phe nào cũng có “Mỹ lớn Mỹ nhỏ” đứng phía sau, phe nào cũng tranh nhau nhận viện trợ của Mỹ. Phía công giáo thì Đảng cần lao tập hợp lại bằng hai tổ chức : Mặt trận quốc lực và Đảng Nhân xã. Phật giáo thì chia năm xẻ bảy chống đối, kìm chế nhau : Ấn Quang, Việt Nam quốc tự, Cổ sơn môn, Lục hòa tăng… Cao đài thì chia thành 12 hệ phái. Hòa Hảo thì có 2 đảng : Đảng dân chủ xã hội Việt nam và Việt Nam dân chủ xã hội Đảng. Ngoài ra còn khoảng 70 đảng phái, hiệp hội khác, lớn nhỏ cũng chia thành nhiều phe tranh giành ảnh hưởng…Trên chính trường Sài Gòn, chỉ một năm, từ đầu năm 1964 đến đầu năm 1965 đã diễn ra 7 cuộc đảo chính.

Lúc này ông lại làm ở Sở Giao tế dân sự, một bộ phận của Đặc ủy trung ương tình báo chuyên chống đảo chính. Đó là một công việc cực kỳ nguy hiểm. Ngô Đình Diệm bị lật đổ tháng 11/1963 thì tháng giêng năm sau Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh lên làm thủ tướng, rồi bổ nhiệm Dương Văn Minh làm quốc trưởng. Đến tháng 8/1964, Dương Văn Minh bị phế truất, Khánh lên làm quốc trưởng…Lúc này Mỹ trực tiếp nhúng tay sâu vào Đặc uỷ trung ương tình báo. Ông Ba Quốc kể : “Tháng 8-1964, khi Lâm Văn Phát và Trần Thiện Khiêm đảo chính hụt, Khánh đuổi Dương Văn Minh và tự phong làm quốc trưởng, Trần Văn Hương làm thủ tướng. Phong trào Phật giáo chống Khánh-Hương lại bộc phát. Phan Khắc Sửu thay Khánh làm Quốc trưởng. Đầu năm 1965, Nguyễn Khánh - Nguyễn Cao Kỳ - Nguyễn Chánh Thi lại lật Sửu-Hương đưa Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng… Sở Giao tế dân sự đã biến thành một đơn vị trinh sát chống đảo chính. Sở này phải thường xuyên phân phối nhân viên canh gác các ngã đường tiến vào Sài Gòn. Và chỉ một tin vịt thôi cũng làm cho các nhân viên của Sở mất cả tuần lễ đêm ngày hoạt động…”. Lúc này luật sư Trần Văn Tuyên đang làm Phó Thủ tướng phụ trách kế hoạch. Ông quen thân với luật sư Tuyên từ lúc ông Tuyên là chính khách đối lập thời Ngô Đình Diệm. Ông bảo : “Tôi nghĩ phải khai thác mối quan hệ này để củng cố vị trí của mình. Vì vậy tôi đã hai lần đến gặp Trần Văn Tuyên, mục đích là xin làm công cán ủy viên, để từ đó trở lại Phủ Đặc ủy trung ương tình báo bằng cửa rộng. Nhưng cả hai lần tôi đều về không, vì khi tới nơi tôi lại nghĩ nhận công việc đó rồi nếu một cuộc đảo chính nữa xảy ra thì tôi sẽ mất hết, không còn một chỗ đứng nào, kể cả chỗ đứng trong Đặc ủy trung ương tình báo”.
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #29 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 12:40:26 pm »

Nhãn quan chính trị

Trong lúc ông Ba Quốc đang lúng túng trước những cơn bão của các cuộc đảo chính thì Nguyễn Gia Hiến đến tìm ông. Lúc này Phan Huy Quát đang làm thủ tướng. Ông Hiến là một kỹ sư nông cơ, người của linh mục Hoàng Quỳnh, sau khi di cư vào Nam được cử sang Mỹ học.Thời Ngô Đình Diệm ông Ba Quốc có liên hệ với vị linh mục khét tiếng chống cộng này thông qua bác sĩ Trần Kim Tuyến,  khi Nguyễn Gia Hiến ứng cử vào Hạ nghị viện, bác sĩ Tuyến cử ông Ba Quốc làm cố vấn kế hoạch bầu cử cho ông Hiến, nhưng ông Hiến không trúng cử.  

Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, linh mục Hoàng Quỳnh thành lập "Lực lượng Đại đoàn kết", đưa Nguyễn Gia Hiến làm chủ tịch với mục đích  dựng nhân vật này thành một con bài chính trị. Nguyễn Gia Hiến nói với ông: "Cha Quỳnh thấy rõ nguy cơ mất nước, vì một bên là cộng sản đang tiến gần tới Sài Gòn, một bên Phan Huy Quát vừa dựa vào Phật giáo vừa bán Cam Ranh, Vũng Tàu cho Mỹ để củng cố địa vị...". Ông Hiến đặt yêu cầu là nhờ ông làm trung gian cho sự hợp tác của nhóm Nhân Xã (hậu thân của đảng Cần lao) để "có đủ sức mạnh áp đảo" giới cầm quyền. Ông nhớ lại: "Bề ngoài tôi chấp nhận đề nghị giúp họ, nhưng tôi biết lúc đó người Mỹ đang tiếp tục gây xáo trộn để lựa chọn tay sai, tôi dính vào thì không bể đầu cũng sứt tai".

Tháng 2/1965, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Chánh Thi lật đổ Nguyễn Khánh, trục xuất Khánh khỏi miền Nam. Về quân sự, Mỹ bắt đầu đưa quân ào ạt vào miền Nam. Mỹ cũng nắm chặt hơn Đặc ủy Trung ương tình báo. Cơ quan này lại bị thanh lọc và củng cố để "chống Việt cộng xâm nhập". Việc củng cố đang thực hiện thì Nguyễn Chánh Thi bị "đá" nốt. Nguyễn Văn Thiệu lên làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo quốc gia (ngang tổng thống), Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp trung ương (ngang thủ tướng). Đặc ủy trưởng Trung ương tình báo tất nhiên được thay bằng người của Thiệu. Lúc này ông Ba Quốc được cấp trên chỉ thị phải bám vị trí, nắm chắc các hoạt động của tình báo chống cách mạng, theo dõi những diễn biến chính trị, các kế hoạch quân sự, đồng thời tiếp tục củng cố thế đứng, thâm nhập sâu hơn vào hàng ngũ đối phương. Khi Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ lên cầm quyền, qua những động thái của người Mỹ, nhất là qua Hội nghị Honolulu tháng 2.1966, ông dần dần biết rõ người Mỹ đã chọn được Nguyễn Văn Thiệu và bắt đầu hậu thuẫn mạnh mẽ chính quyền Thiệu - Kỳ. Từ lúc này cho đến khi kết thúc chiến tranh, người Mỹ ủng hộ triệt để Nguyễn Văn Thiệu và dập tắt tất cả những âm mưu đảo chính ngay từ trong trứng nước.

Lúc Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố bầu cử, Trịnh Quốc Khánh tìm gặp ông. Trịnh Quốc Khánh bấy giờ là Tổng bí thư Dân xã đảng của Hòa Hảo. Còn nhớ, thời Ngô Đình Diệm, mặc dù Khánh bị ông bắt về cho Ngô Đình Nhu, nhưng Khánh vẫn chịu ơn ông và hối hận đã không nghe lời ông. Khánh đã bị giam cầm cho đến khi Ngô Đình Diệm đổ mới được thả ra. Giờ đây gặp ông, Trịnh Quốc Khánh ôn lại chuyện cũ và "tham khảo ý kiến" của ông về công việc của mình. Trước khi đi dự Hội nghị Honolulu, Nguyễn Văn Thiệu tập hợp các đảng phái ủng hộ mình thành "Mặt trận quốc gia dân chủ" để làm hậu thuẫn. Trịnh Quốc Khánh là đồng chủ tịch của mặt trận này. Sau đó Khánh được Nguyễn Văn Thiệu chọn làm ứng cử viên phó tổng thống đứng chung liên danh với Thiệu. Đối thủ dự kiến lúc đó là liên danh của Nguyễn Cao Kỳ. Trịnh Quốc Khánh tâm sự thật với ông rằng liên danh của Thiệu yếu thế hơn liên danh của Kỳ rõ rệt, rằng Nguyễn Cao Kỳ không những là đương kim thủ tướng, nắm trong tay các tỉnh trưởng, lại được các tướng lĩnh ủng hộ, do đó Nguyễn Văn Thiệu khó thắng Nguyễn Cao Kỳ. Kể xong, Trịnh Quốc Khánh mời ông Ba Quốc vào Ban bầu cử để giúp ông ta. Qua theo dõi rất chặt chẽ tình hình các tôn giáo, ông biết giới Công giáo, kể cả Công giáo Mỹ, rất bất mãn về việc Mỹ ra lệnh giết anh em Ngô Đình Diệm - một con bài Công giáo đáng giá nhất, trong khi các chức sắc Công giáo là lực lượng chính trị chống cộng mạnh nhất ở miền Nam. Người Mỹ không thể không "rút kinh nghiệm" về việc này. Còn Nguyễn Văn Thiệu, vừa là chân tay duy nhất "còn sót" lại của Ngô Đình Diệm, vừa là người Công giáo, vừa có năng lực thực hiện các yêu cầu của người Mỹ. Vì vậy ông nghĩ Nguyễn Văn Thiệu là nhân vật được Mỹ ủng hộ tập trung nhất. Bởi thế ông vui vẻ nhận lời Trịnh Quốc Khánh, tham gia Ban bầu cử.  Nhưng... ông nhớ lại: "Bữa sau, Trịnh Quốc Khánh đến báo tin cho tôi biết, Nguyễn Văn Thiệu đã khóc trong cuộc họp các tướng lĩnh và để cho Nguyễn Cao Kỳ đứng chung liên danh làm phó tổng thống, Trịnh Quốc Khánh bị Thiệu loại ra ngoài". Nếu Trịnh Quốc Khánh không bị Nguyễn Văn Thiệu bất đắc dĩ loại bỏ thì ông Ba Quốc chắc chắn sẽ tạo thêm được một cánh cửa rộng hơn cho hoạt động tình báo.

Những câu chuyện trên cho thấy nhãn quan chính trị và sự nhìn xa trông rộng của ông trên chính trường của đối phương. Bởi vậy mà ông vừa vượt qua được những cơn bão táp chính trị để tồn tại, vừa tận dụng mọi thời cơ để luồn sâu vào nội bộ kẻ địch. Ông không chịu ở yên để "thâm canh" trên mảnh đất đang đứng mà luôn luôn chủ động "quảng canh" để giành thêm trận địa mới. Nhưng những nỗ lực thâm nhập vào chính trường của ông không chỉ dừng lại ở đó...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM