Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:14:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình báo VN trong KCCM  (Đọc 116042 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TroiDanh
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #10 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 02:22:05 pm »

Kỳ 11: Tin tức tối quan trọng

Đến đầu tháng 3.1964, Johnson thông qua một kế hoạch quân sự mới - kế hoạch McNamara - Taylor với các nội dung chính: Tăng cường sự chỉ huy trực tiếp của các cố vấn Mỹ, tăng viện trợ quân sự và tăng quân số quân đội Sài Gòn; đẩy mạnh các chiến dịch bình định nông thôn, đặc biệt là các khu vực quanh Sài Gòn; dùng không quân đánh phá miền Bắc và Lào, buộc miền Bắc phải ngưng tăng viện cho "Việt cộng".


Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cả ba nhà tình báo "Việt cộng" gắn với bác sĩ Trần Kim Tuyến đều an toàn. Ông Phạm Ngọc Thảo bắt đầu lao vào những cơn bão táp khuynh đảo chính trường. Ông Ba Quốc được "đưa vào máy kiểm tra nói dối" trước khi chuyển sang làm ở Đặc ủy Trung ương tình báo. Còn Phạm Xuân Ẩn thì tiếp tục phát huy các lợi thế chiến lược...

Anh em Ngô Đình Diệm chết, nhóm tướng lĩnh Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim... được người Mỹ ủng hộ, lên cầm quyền. Một số sĩ quan từ Pháp cũng lần lượt về giữ các vị trí trong quân đội, trong đó có những người quen cũ của Phạm Xuân Ẩn như Nguyễn Huy Lợi, Nguyễn Chánh Thi... và có cả ông Phạm Xuân Giai, người anh họ của Phạm Xuân Ẩn.

Những người mới lên cầm quyền rất cần "sự hợp tác" của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài. Do đó ông Ẩn được họ ân cần săn đón. Một loạt các quan hệ "nguồn tin" mới được thiết lập, qua những người như Phạm Văn Đổng (là sĩ quan được người Mỹ tín nhiệm), Nguyễn Huy Lợi (là "cánh tay mặt" của tướng Nguyễn Văn Vỹ ở Bộ Tổng tham mưu), Nguyễn Bé (tham mưu trưởng lực lượng đặc biệt), Nguyễn Chánh Thi... Song ông Ẩn không quên duy trì các quan hệ cũ, với những người có vai vế thời Ngô Đình Diệm nay đã bị thất thế, như nhóm đàn em của bác sĩ Tuyến. Điều đó không đơn giản là ông "tính chiến lược" lâu dài vì có thể sau này họ sẽ trở lại cầm quyền, mà còn vì tình nghĩa bạn bè. Bạn bè cũ của họ ai cũng "sợ liên lụy" không dám đến gần, còn ông thì không ngại, ông vẫn thăm viếng bình thường, ông an ủi và làm những gì có thể làm được để giúp đỡ họ, bởi vậy ai cũng yêu mến nể phục ông.

Về phía Mỹ, thông qua các mối quan hệ đặc biệt, ông kết thân thêm với Robert Shaplen, một nhà báo Mỹ (làm cho tờ NewYorker) nổi tiếng và có thế lực. Ông cũng quen với Lucian Conein, trùm CIA ở Sài Gòn. Shaplen và Conein là hai bạn thân và hai người đều trở thành bạn thân của ông Ẩn. Conein từng đóng vai trò liên lạc giữa CIA và các tướng lĩnh Sài Gòn, và thông qua Conein, các tướng này nhận được sự đồng ý ngầm của Mỹ khi họ lên kế hoạch đảo chính Ngô Đình Diệm ngày 1.11.1963. Conein "lừng danh" đến mức Stanley Karnow, tác giả cuốn sách Vietnam - a History từng dành 70 tiếng đồng hồ phỏng vấn với dự định viết tiểu sử, là người được Karnow nhận xét là "một người lính đánh thuê đầy chất giang hồ hảo hán, một nhân vật chỉ chết trong tiểu thuyết". Còn Robert Shaplen, theo đánh giá của New York Times, "là một tượng đài của báo chí Mỹ". Ông có mặt khắp nơi, từ những chiến trường trong chiến tranh thế giới thứ hai, từ Triều Tiên, Việt Nam đến những khu rừng già ở Lào, Campuchia, đến những khu phố đông người ở Hồng Kông, Singapore... Đối với các phóng viên trẻ, "việc đến thăm Robert Shaplen được xem như bắt buộc trước khi đến châu Á". Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, ngòi bút của ông ôn hòa, ít chỉ trích chính quyền Mỹ so với các đồng nghiệp, mặc dù rốt cuộc ông cũng phê phán gay gắt cuộc chiến do người Mỹ gây ra.

 

Lính Mỹ tham chiến tại VN được máy bay trực thăng sơ tán khỏi một vị trí quân sự năm 1965 - Ảnh: AFP
 

Giới thiệu đôi dòng như vậy để thấy mối quan hệ của ông Ẩn với hai nhân vật này không chỉ quan trọng về tin tức mà thông qua hai người này, ông có thể mở rộng và thắt chặt quan hệ sâu rộng với rất nhiều người trong giới chức Mỹ cũng như giới cầm quyền mới ở Sài Gòn.

Thời gian sau đảo chính, cấp trên chỉ thị cho ông đi sâu vào các kế hoạch quân sự, kế hoạch ấp chiến lược và tình hình biến động chính trị nội bộ giữa Mỹ và giới cầm quyền mới ở Sài Gòn.

Nhóm tướng lĩnh cầm quyền mới chưa làm được gì mà nội bộ lủng củng triền miên. Không bao lâu sau, vào cuối tháng 1.1964, nhóm tướng lĩnh do Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm đứng đầu đã đảo chính lật đổ Dương Văn Minh (gọi là "Chỉnh lý I"), Nguyễn Khánh lên làm Thủ tướng kiêm Tổng tư lệnh quân đội. Tiếp đó, ngày 27.8.1964, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm tiến hành cuộc "Chỉnh lý II", lập "tam đầu chế" với Dương Văn Minh làm Quốc trưởng, Nguyễn Khánh làm Thủ tướng, Trần Thiện Khiêm làm Tổng trưởng Quốc phòng. (Phạm Ngọc Thảo lúc đó cũng được Nguyễn Khánh tin cậy kéo vào làm Giám đốc báo chí Phủ Thủ tướng).

Phạm Xuân Ẩn tận dụng các quan hệ rất khôn khéo gián tiếp chứng minh cho Nguyễn Khánh thấy mình chỉ là một ký giả chứ không làm chính trị. Và đặc biệt thông qua Conein và các đàn em của ông ta để thiết lập thế đứng của mình trong quan hệ với nhóm Nguyễn Khánh.

Trong khi đó, cũng vào tháng 1.1964, Tổng thống Mỹ Johnson cử tướng William C.Westmoreland sang miền Nam thay Harkins làm Tư lệnh MACV. Trước đó, vào giữa tháng 12.1963, Johnson đã cử McNamara và Taylor sang Sài Gòn để khảo sát tình hình thực tế, với một kết quả bi quan rằng các tướng lĩnh mới lên cầm quyền "chỉ muốn làm chính trị ở Sài Gòn hơn là tham gia các chiến dịch trên chiến trường". Đến đầu tháng 3.1964, Johnson thông qua một kế hoạch quân sự mới - kế hoạch McNamara - Taylor với các nội dung chính: Tăng cường sự chỉ huy trực

tiếp của các cố vấn Mỹ, tăng viện trợ quân sự và tăng quân số quân đội Sài Gòn; đẩy mạnh các chiến dịch bình định nông thôn, đặc biệt là các khu vực quanh Sài Gòn; dùng không quân đánh phá miền Bắc và Lào, buộc miền Bắc phải ngưng tăng viện cho "Việt cộng". Tháng 7.1964, Cabot Lodge bị triệu hồi về nước, đại tướng Maxwell Taylor, Tổng tham mưu trưởng liên quân được cử sang làm Đại sứ ở Sài Gòn.

Trên chiến trường, Quân giải phóng đang tấn công tới tấp. Câu hỏi cấp bách mà cấp trên đặt ra với Phạm Xuân Ẩn lúc bấy giờ là: "Mỹ có đem quân sang cứu nguy cho chế độ Sài Gòn hay không?".

Tình hình của đối phương ông Ẩn nắm hết. Ông báo cáo nội dung kế hoạch McNamara - Taylor, những ý đồ của Mỹ và nguyên bản các tài liệu quan trọng:

+ Chương trình biệt chính.
+ Kế hoạch bổ sung xây dựng biệt kích dù.
+ Kế hoạch tình báo dân ý vụ.
+ Chương trình bình định vùng ven Sài Gòn và vùng xung yếu (PICA).
+ Kế hoạch quân sự mùa khô 1964-1965 mang tên "Anh dũng 8" (AD8)...

Tin tức tối quan trọng mà ông Ẩn báo về trên là: Mỹ sẽ đem quân sang Việt Nam...

Logged
TroiDanh
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #11 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 02:23:52 pm »

Kỳ 12: Trở thành nhà báo Mỹ

Yêu cầu khẩn thiết của cấp trên lúc này là: Phải nắm được ý đồ mở rộng chiến tranh, các biện pháp chiến lược, các kế hoạch quân sự của Mỹ trong từng thời gian, trên các chiến trường Việt Nam và Đông Dương... Và Phạm Xuân Ẩn đã gửi về nguyên bản Kế hoạch quân sự của Mỹ do tướng Westmoreland ký, tiếp đó là nguyên bản Kế hoạch bình định mới mang tên Kế hoạch "Ấp tân sinh"...


Trong những tài liệu nguyên bản gửi về thời điểm này, hầu hết là do Phạm Xuân Ẩn tự lấy thông qua giới chức cao cấp Mỹ và những người cầm quyền mới. Riêng tài liệu AD8, do em ruột ông Ẩn lấy giúp. Người em của Phạm Xuân Ẩn làm việc tại Văn phòng của Hoàng Xuân Lãm, sư trưởng Sư đoàn 2 đóng ở Kontum, nhân lúc trực đêm thấy tài liệu này, biết là anh mình rất cần giao cho cách mạng, nên đã chép nguyên văn rồi mang về Sài Gòn giao cho Phạm Xuân Ẩn.

 "Không báo cáo theo khẩu vị cấp trên", là nhận xét của thiếu tướng Nguyễn Đức Trí (Sáu Trí) nguyên Thủ trưởng cơ quan tình báo miền về Phạm Xuân Ẩn mà chúng tôi đã đề cập trong loạt bài trước đây. Thời kỳ này (1964) trên chiến trường, Quân giải phóng phát triển ngày càng mạnh sau chiến thắng Ấp Bắc. Địch ngày nào cũng mất một vài đồn bót, tuần nào cũng mất một quận lỵ hoặc ít nhất 1 tiểu đoàn bị loại khỏi vòng chiến đấu. Ở Sài Gòn, các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ. Theo ông Sáu Trí, do đà thắng lợi trên chiến trường, nên việc chỉ đạo công tác tình báo hồi đó có khuynh hướng nhấn mạnh đến việc Mỹ thua, nhưng Phạm Xuân Ẩn trong các báo cáo của mình, đã thẳng thắn nói rằng ông không thấy dấu hiệu gì là Mỹ chịu thua cả.

Ông khẳng định dứt khoát trong báo cáo gửi về cấp trên: Mỹ sẽ đưa quân sang. Thông tin này ông đã lấy được từ Rufus Philips và các sĩ quan CIA trong Bộ Chỉ huy MACV, có phối kiểm qua các nguồn tin cao cấp khác của Bộ Tổng Tham mưu quân đội Sài Sòn. Thông tin này ban đầu cũng có người chưa tin, nhưng những tài liệu tiếp theo ông gửi về đã chứng minh chắc chắn.

Nội bộ chính quyền Sài Gòn lúc này hết sức lủng củng, giới cầm quyền bị thay đổi xoành xoạch. Sau hai cuộc "Chỉnh lý" của Nguyễn Khánh, ngày 13.9.1964, tướng Dương Văn Đức tiến hành đảo chính lật đổ Nguyễn Khánh nhưng thất bại, tạo thêm cơ hội cho Nguyễn Khánh thâu tóm luôn 3 ghế quyền lực cao nhất: Chủ tịch Hội đồng quân lực, Thủ tướng Chính phủ và Tổng trưởng Quốc phòng.

 

Thẻ hoạt động báo chí của Phạm Xuân Ẩn do Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ (MACV) cấp



Nhưng do sức ép của người Mỹ, ngày 1.11.1964, Nguyễn Khánh buộc phải thành lập chính phủ dân sự do Trần Văn Hương làm Thủ tướng, Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng.

Tiếp đó, ngày 19.2.1965, thiếu tướng Lâm Văn Phát và đại tá Phạm Ngọc Thảo tiến hành đảo chính nhưng không thành công. Các tướng Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ chống lại đảo chính. Sự thất bại của cuộc đảo chính này đã đưa trung tướng Nguyễn Văn Thiệu nắm chức Chủ tịch Hội đồng quân lực và đưa bác sĩ Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng thay Trần Văn Hương...

Sở dĩ các cuộc đảo chính, các biến cố xảy ra triền miên và tất cả các biến cố đó đều có bàn tay của CIA, là do người Mỹ vẫn chưa chọn được một nhân vật có thể "bình ổn" được chính trường để thực hiện các kế hoạch của Mỹ. Về phía ta, các điệp viên (như Phạm Ngọc Thảo) được chỉ thị tham gia khoấy động chính trường nhằm làm suy yếu cơ quan đầu não chính quyền Sài Gòn để hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân, tạo thế tấn công cho Quân Giải phóng trên chiến trường. Nói về sự biến động hồi đó, ông Ẩn bảo nếu người Mỹ không muốn thì không có cuộc đảo chính nào diễn ra được, bằng chứng là sau này khi đã "chọn được Nguyễn Văn Thiệu" thì tất cả các cuộc đảo chính đều bị "bóp chết trong trứng nước".

Rút kinh nghiệm những biến cố xảy ra dồn dập, Phạm Xuân Ẩn thấy rằng nếu đi sâu vào một phe nhóm nào đều hết sức nguy hiểm, mặc dù ông có "bình phong" khá an toàn. Đồng thời ông cũng nhận thấy rằng, khi Mỹ đưa quân xâm lược vào thì "bình phong" Reuters của ông sẽ không còn thích hợp, vì lúc đó thế lực của truyền thông Mỹ sẽ mạnh áp đảo. Nếu ông làm báo Mỹ thì điều kiện tiếp cận với các tướng lĩnh Mỹ cũng như với giới cầm quyền Sài Gòn sẽ tốt hơn, không chỉ đối với tin tức mà cả với việc mở rộng quan hệ. Vì vậy, ông chuyển sang làm phóng viên cho nhật báo The NewYork Herald Tribune, cùng với một đồng nghiệp người Mỹ - nữ ký giả Bervely Deepe.

Vừa nhận việc với tờ The NewYork Herald Tribune thì Giám đốc Quỹ Á châu Thomas Howard thuyết phục ông Ẩn về làm phụ tá cho ông ta. Ông Thomas Howard nói với Phạm Xuân Ẩn rằng cơ quan này đang mở rộng phạm vi hoạt động và rất cần một người cộng sự tin cậy như ông Ẩn. Ông Ẩn biết cơ quan này được CIA yểm trợ, nên hẹn sẽ nghiên cứu rồi trả lời. Mấy hôm sau, Howard mời ông đi ăn để thảo luận, nhưng trước giờ hẹn, ông ta đã bị thương nặng do một cuộc đánh bom của đặc công ta vào Sài Gòn, cuộc đánh bom đó được coi là "món quà dành cho Westmoreland" mới sang nhậm chức chỉ huy quân đội Mỹ.

Trở thành một nhà báo Mỹ, hoạt động của Phạm Xuân Ẩn thuận lợi hơn nhiều so với trước, nhất là trong quan hệ đối với những người cầm quyền mới đang bị "thay đổi xoành xoạch". Chẳng hạn như đối với Nguyễn Khánh. Khi còn làm Chủ tịch Hội đồng quân lực, Nguyễn Khánh "rất tín nhiệm" ký giả Bervely Deepe, do đó cũng tín nhiệm ông Ẩn. Ông Ẩn bảo những bài viết của nữ ký giả này là "rất chính xác" nên có ảnh hưởng trong dư luận Mỹ, được Quốc hội Mỹ quan tâm. Nguyễn Khánh coi trọng bà vì ông ta cần tiếng nói của báo chí Mỹ bênh vực quan điểm của ông ta đối phó lại tướng Maxwell Taylor. Khi cần, Nguyễn Khánh đích thân gặp bà Deepe hoặc sai Phạm Quang Tước, người chỉ huy tình báo đến gặp bà Deepe hoặc ông Ẩn để cung cấp tin tức.

Sau khi dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ", ngày 7.8.1964, Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết cho phép chính quyền Johnson leo thang chiến tranh, ném bom miền Bắc. Và ngày 8.3.1965, 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn viễn chinh thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, mở đầu việc Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam, đánh dấu việc chuyển từ chiến lược chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ. Những tin tức mà Phạm Xuân Ẩn gửi về là hoàn toàn chính xác.


Lính Mỹ đổ bộ vào bờ biển Đà Nẵng năm 1965 - (Nguồn: talkingproud.us)



Yêu cầu khẩn thiết của cấp trên lúc này là: Phải nắm được ý đồ mở rộng chiến tranh, các biện pháp chiến lược, các kế hoạch quân sự của Mỹ trong từng thời gian, trên các chiến trường Việt Nam và Đông Dương... Và Phạm Xuân Ẩn đã gửi về nguyên bản Kế hoạch quân sự của Mỹ do tướng Westmoreland ký, tiếp đó là nguyên bản Kế hoạch bình định mới mang tên Kế hoạch "Ấp tân sinh"...
Logged
TroiDanh
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 02:28:37 pm »

Kỳ 13: Phạm Xuân Ẩn dưới mắt một cựu phó Thủ tướng chính quyền Sài Gòn cũ

"Ẩn là một nhân tài. Ảnh chọn chính nghĩa đi theo và lúc nào cũng trọng nhân cách. Ảnh không bao giờ làm hại ai và luôn làm người ta cảm thấy yên lòng" - (lời tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo).


Trước khi tiếp tục đề cập đến các điệp vụ của Phạm Xuân Ẩn, xin trở lại câu chuyện về nhân cách của ông. Trong loạt bài trước đây, lần đầu tiên Báo Thanh Niên gọi Phạm Xuân Ẩn là nhà tình báo vĩ đại. Sự vĩ đại đó bao hàm tài năng và nhân cách.

Trả lời những người bạn Mỹ, ông Ẩn nói ông không bao giờ ân hận về những gì ông đã làm. Sở dĩ ông Ẩn phải khẳng định như vậy vì sách báo nước ngoài có những đánh giá khác nhau về cuộc đời ông, họ chưa hiểu hết chân lý giản dị của người dân ở một đất nước bị ngoại bang xâm lược. Phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc thì dĩ nhiên không có gì phải ân hận, bất cứ người Việt Nam yêu nước nào cũng đã làm và sẽ làm khi có ngoại xâm. Mỗi người làm theo mỗi cách, tùy theo điều kiện, tùy theo hoàn cảnh.

Trong dịp về xã Điện Tiến (Điện Bàn, Quảng Nam) để viết bài về anh hùng Mười Khôi, tôi đã nghe nhiều câu chuyện về hành động yêu nước của những người dân bình thường nhất, trong đó có câu chuyện huyền thoại về một người phụ nữ. Đó là chuyện của bà Đặng Thị Dũng. Đầu năm 1971, lúc đó nhiều chiến sĩ đặc công đang ở trong nhà bà. Bất ngờ một toán lính Mỹ xuất hiện. Chúng xả súng bắn chết chồng bà và cô con gái lớn 13 tuổi ngay tại chỗ. Bà Dũng lúc này đang mang thai, nhưng vẫn xông lên ôm chặt khẩu trung liên mà tên lính Mỹ đang bắn, bà dùng hết sức bình sinh đẩy nòng súng chĩa lên trời để các chiến sĩ giải phóng nhân đó mà chạy thoát. Chúng bắn bà bị thương vỡ một mảng đầu. Chúng bắt bà, tra tấn dã man, rồi thả bà ra. Bà vẫn sinh con, 5 mẹ con tiếp tục về quê trụ bám. Bà Dũng giờ đây đã ngoài 80 tuổi, trên đầu bà vết sẹo vẫn còn lõm sâu... Bà Dũng đã "chống Mỹ, cứu nước" như vậy đó.


TS Nguyễn Văn Hảo - ảnh: H.H.V

Kết thúc chiến tranh, mặc dù chồng con bị giặc giết, mặc dù bản thân bị thương tật vì súng đạn giặc, vì những đòn tra tấn của giặc, nhưng bà Dũng và những người như bà Dũng không còn thù oán ai, miễn là được hồn nhiên lam lũ trên đồng ruộng là tốt rồi. Tất nhiên Phạm Xuân Ẩn không biết bà Dũng, nhưng ông biết rõ mình đang chiến đấu trong thế trận chiến tranh nhân dân với rất nhiều những người dân hiền lành và quật cường như bà Dũng. Ông Ẩn không muốn ai đề cao mình, một mặt do bản tính ông khiêm tốn, mặt khác ông ý thức được đằng sau ông còn có rất nhiều người như bà Dũng và gần ông hơn là hàng chục chiến sĩ đã thầm lặng hy sinh để bảo vệ sự an toàn của cụm tình báo mà ông là trung tâm.

"Không ân hận", điều đó còn hàm chứa một ý nghĩa khác. Do đặc điểm nghề nghiệp và công việc của ông, ông có nhiều bạn bè ở "phía bên kia", gồm cả người Mỹ và các tướng tá, chính khách chế độ Sài Gòn. Theo chúng tôi, ông Ẩn biết rõ rằng nếu tất cả những bí ẩn của cuộc đời ông đều được công khai hết thì cũng không có bất cứ điều gì khiến ông phải xấu hổ trong quan hệ với bạn bè. Vì ông là nhà phân tích quân sự - chính trị sắc sảo, lại có quan hệ sâu rộng, nên họ cần tham khảo ý kiến, tranh thủ chất xám của ông. Họ giao tài liệu cho ông là vì mục đích của họ. Ông giúp họ những gì ông có thể, miễn là sự giúp đỡ đó không có hại cho cách mạng. Ông thu thập những tài liệu đó gửi về Tổng hành dinh kháng chiến để có đối sách thích hợp nhằm bẻ gãy ý đồ xâm lược, làm thất bại các kế hoạch chiến tranh. Không có ai "phía bên kia" bán tài liệu cho ông, ông cũng không "lấy cắp", không lợi dụng để làm hại bạn bè. Sau này biết việc ông làm, những bạn bè của ông "phía bên kia", những người hiểu được những sai lầm của người Mỹ khi gây ra cuộc chiến phi nghĩa chống Việt Nam, không ai phiền trách gì ông. Họ đều nể phục ông Ẩn.

Người ta thường gọi nghề báo là một "vỏ bọc" của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, người ta cũng gọi ông có cuộc đời "hai mặt". Nhưng sự thật thì ông đã làm báo một cách chuyên nghiệp, làm báo một cách chính trực. Nếu nói "hai mặt" thì mặt nào trong cuộc đời ông cũng chính trực cả. Sự chính trực đó làm nên tầm vóc của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn và tầm vóc của ký giả Phạm Xuân Ẩn.


Thẻ hoạt động báo chí của Tổng cục Chiến tranh chính trị quân đội Sài Gòn cấp cho Phạm Xuân Ẩn

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, cựu Phó thủ tướng chính quyền Sài Gòn cũ, là một trong những người bạn thân của Phạm Xuân Ẩn. Ngày 30.4.1975 ông Hảo quyết định không ra đi, mặc dù ông là một quan chức cấp rất cao của chế độ cũ và không có một mối liên hệ nào với cách mạng. Ông sẵn sàng chờ đợi điều xấu nhất xảy ra với ông, nhưng không có điều xấu nào xảy ra cả...

Nói chuyện với chúng tôi về Phạm Xuân Ẩn, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo cho biết: "Tôi quen anh Ẩn khi tôi làm Phó thủ tướng chế độ cũ. Sau 30.4.1975, tôi và ảnh gặp nhau thường xuyên với tư cách bạn bè, hầu như tuần nào cũng gặp, mãi cho tới lúc tôi rời khỏi Việt Nam năm 1982...".

Ông Hảo đã dành những lời thật tốt đẹp để nói về Phạm Xuân Ẩn: "Chúng tôi quen nhau bắt đầu từ một cuộc phỏng vấn. Hồi đó ảnh là ký giả Báo TIME, gặp tôi để phỏng vấn về kinh tế. Gặp con người này, tôi vừa tò mò vừa thích thú: Sao Việt Nam có thể có một người đủ trình độ và uy tín làm phóng viên một tờ báo tầm cỡ của Mỹ, lại được người Mỹ nể trọng như vậy! Trong câu chuyện trao đổi, anh Ẩn cởi mở, thoải mái, thỉnh thoảng lại chen một chuyện trào phúng, rất dễ thông đạt. Tôi cảm nhận được con người ảnh ngay thật, không có thủ đoạn, không có hậu ý gì. Sau đó ảnh viết một bài trên Báo TIME, tuần đó có chuyên đề về Việt Nam. Hồi đó khi tiếp xúc với Phạm Xuân Ẩn, không có ai nghi ngờ ảnh là tình báo cho bên kia hết. Ảnh có nghệ thuật ẩn giấu vai trò bí mật của mình một cách tuyệt vời. Ảnh chân thành, thân thiện thực sự, không hề giả dối" .

Về quan hệ với Phạm Xuân Ẩn sau giải phóng, ông Hảo kể: "Sau 1975, tôi với anh Ẩn thân thiết lắm. Chúng tôi rất hợp tánh nhau, mở hết lòng ra chơi với nhau, không có giới hạn. Cho đến khi rời khỏi Việt Nam năm 1982 tôi vẫn không biết anh Ẩn là tình báo. Ra nước ngoài rồi tôi mới nghe nói. Lúc đó tôi mới hỡi ôi... Tôi tự hỏi, anh ta làm tình báo, có phải là từ 1975 đến lúc đó anh ta đã nhận nhiệm vụ theo dõi tôi hay không. Tôi ấm ức đến mức độ 10 năm sau khi trở về Việt Nam, tôi mời ảnh đi ăn cơm để hỏi cho ra lẽ. Anh Ẩn nói: Moa có thể lấy danh dự nói với toa là không bao giờ moa làm chuyện đó. Bạn là bạn, không thể nào moa làm chuyện đó được. Nghe Ẩn nói, tôi tin ngay. Sau này tôi cũng biết chắc chắn là không có chuyện đó".

"Ẩn là một nhân tài. Ảnh chọn chính nghĩa đi theo và lúc nào cũng trọng nhân cách. Ảnh không bao giờ làm hại ai và luôn làm người ta cảm thấy yên lòng", tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo nhận xét...

Logged
TroiDanh
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #13 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 02:34:19 pm »

Kỳ 14: Giữa thời điểm lịch sử

Trong thời điểm lịch sử đó, sau khi gửi nguyên bản kế hoạch quân sự của tướng Westmoreland và kế hoạch bình định mới về Tổng hành dinh kháng chiến, tức là nội dung của hai gọng kìm chiến lược "tìm diệt" và "bình định", Phạm Xuân Ẩn đã tiếp tục cung cấp những tin tức hết sức quan trọng...


Sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đánh dấu bằng chiến thắng Bình Giã của Quân giải phóng, trận đánh mà chính tướng Westmoreland sau này cũng thừa nhận là "thất bại có tính báo trước rõ nhất của quân đội Nam Việt Nam" (Westmoreland, A Soldier Reports). Cựu tham mưu phó lục quân Mỹ, tướng Bruce Palmer cũng khẳng định: "Nếu trong năm 1965, Mỹ không đưa các lực lượng chiến đấu trên bộ vào tham chiến thì chắc chắn Nam Việt Nam đã sụp đổ và Bắc Việt Nam đã chiếm lấy nó ngay rồi" (Bruce Palmer, Vai trò quân sự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, dẫn theo quansuvn.net). Smiley

Chiến lược "chiến tranh cục bộ" được Mỹ triển khai ở Việt Nam trong bối cảnh như vậy. Đến cuối năm 1965 đã có hơn 20 vạn quân Mỹ và chư hầu, trong đó có hơn 18 vạn quân Mỹ, cộng với quân đội Sài Gòn, hợp thành một đội quân trên 72 vạn. Đội quân này vào cuối năm 1967 đầu năm 1968 lên tới hơn 1 triệu, gồm 486.000 lính Mỹ, 58.800 lính các nước chư hầu và 650.000 lính quân đội Sài Gòn. Các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất được đem ra sử dụng, trong đó lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom B52. "Tìm diệt" và "bình định" là hai gọng kìm được áp dụng ở miền Nam, đồng thời leo thang chiến tranh ra miền Bắc với cường độ dữ dội (chỉ tính riêng năm 1965, Mỹ đã sử dụng 55.000 phi xuất đánh ra miền Bắc). Vừa triển khai lực lượng và bố trí chiến trường, Mỹ mở ngay chiến lược phản công mùa khô 1965-1966 nhằm "tìm diệt" quân giải phóng tại hai chiến trường trọng điểm là khu V và Đông Nam bộ với 450 cuộc hành quân càn quét, trong đó có 20 cuộc hành quân quy mô lớn...

Trích dẫn

Năm 1967, sư đoàn bộ binh số 1 của Mỹ mang tên Anh Cả Đỏ (Big Red One) tham gia một cuộc hành quân lớn đánh vào Khu Tam Giác Sắt Củ Chi. Đó là cuộc hành quân Cedar Falls. Cuộc hành quân đã bị thất bại, không thể tiêu diệt được chủ lực của Quân giải phóng mà ngược lại quân Mỹ còn bị thiệt hại nặng nề trước cách đánh khôn khéo, chủ động của Quân giải phóng. Phạm Xuân Ẩn đã báo trước cuộc hành quân này.

Ngày 17.7.1966, trong lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sắt đá: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do!".

Trong thời điểm lịch sử đó, sau khi gửi nguyên bản kế hoạch quân sự của tướng Westmoreland và kế hoạch bình định mới về Tổng hành dinh kháng chiến, tức là nội dung của hai gọng kìm chiến lược "tìm diệt" và "bình định", Phạm Xuân Ẩn đã tiếp tục cung cấp những tin tức hết sức quan trọng:

+ Báo trước các cuộc hành quân lớn của Mỹ và quân đoàn 3 quân đội Sài Gòn, như các cuộc hành quân Cedar Falls, Birmingham...

+ Báo cáo chi tiết về bố trí, sử dụng lực lượng Mỹ và chư hầu.

+ Kế hoạch xây dựng quân đội Sài Gòn.

+ Kế hoạch quân sự AB142 (1966).

+ Kế hoạch quân sự AB 143 (1967).

+ Diễn biến trước cuộc bầu cử tổng thống năm 1967, tranh chấp giữa các phe nhóm trong chính quyền Sài Gòn...

Những tin tức từ Phạm Xuân Ẩn đã giúp cho Tổng hành dinh kháng chiến đánh giá đúng ý đồ của Mỹ.

Để thấy hết ý nghĩa của hoạt động tình báo kháng chiến nói chung và của Phạm Xuân Ẩn nói riêng, cần biết qua về hoạt động tình báo của Mỹ vào thời điểm này. Theo tướng B.Palmer thì: "Hoạt động hành quân không đạt kết quả nếu tin tức tình báo thiếu chất lượng". Mặc dù Tổng thống Mỹ và các nhà hoạch định chính sách ở Washington "có quá thừa các bản nghiên cứu và ước tính tình báo về Việt Nam", nhưng hệ thống tình báo Mỹ trong chiến tranh Việt Nam có quá nhiều nhược điểm. Ông Palmer cho rằng, trong thời chiến, tư lệnh chiến trường thường là viên tư lệnh thống nhất, có quyền điều khiển tất cả các nguồn cung cấp tình báo, tuy nhiên chiến trường Việt Nam là trường hợp duy nhất mà tổ chức thời chiến nói trên không được áp dụng. Hậu quả là 1 tỉnh lỵ hoặc 1 huyện lỵ mà có đến 2 trung tâm thẩm vấn, 1 dành cho cơ quan tình báo trung ương (CIA), một dành cho MACV. MACV quan tâm đến các khía cạnh tình báo trực tiếp cho cuộc chiến, CIA lại chú ý đến khía cạnh chiến lược dài hạn. Nhưng vấn đề mà tướng Palmer cho là đặc biệt phức tạp và gây tranh cãi trong cộng đồng tình báo Mỹ suốt cuộc chiến tranh là “ước tính số quân và xác định thành phần các đơn vị lớn của địch”. "Đó là sự xét đoán về tình báo quân sự khó khăn nhất, nhất là trong chiến tranh nhân dân ở Việt Nam, một cuộc chiến mà quân chính quy rất khó phân loại các lực lượng trực tiếp chiến đấu với các lực lượng gián tiếp. Lại còn rất khó ước tính thương vong của bộ đội địch vì lực lượng tham chiến có cả dân thường, quân chính quy, quân địa phương và dân quân. Ước tính giữa CIA và MACV về số đơn vị địch tham chiến phải trải qua thời gian lâu dài mới nhích lại gần nhau, còn với lực lượng quân du kích thì khác xa nhau một trời một vực" (tài liệu đã dẫn). Liên quan đến vấn đề này là hội chứng "đếm xác". Tướng Palmer viết tiếp: "Phân biệt được số quân trực tiếp tham chiến là chính quy hay không chính quy rất khó khăn nên có xu hướng gây thương vong cho dân thường để làm tăng số "địch" bị chết. Nó (hội chứng "đếm xác") khuyến khích các đơn vị chiến đấu vừa thổi phồng con số và thêm thắt vào báo cáo số địch thương vong làm cho hội chứng "đếm xác" gay gắt thêm".

Đề cập đến những yếu kém về phản tình báo của Mỹ, tức là những nỗ lực để ngăn chặn không cho đối phương biết về các kế hoạch quân sự và các vấn đề quân sự khác, tướng Palmer cho rằng việc bảo đảm an toàn thông tin liên lạc của Mỹ ở Đông Nam Á là không hoàn hảo. "Do thói quen cẩu thả, nói thẳng (không dùng mật mã) qua máy điện thoại hoặc máy vô tuyến không an toàn, nên địch thường biết trước kế hoạch của Mỹ rất rõ, kể cả các cuộc ném bom của Bộ Tư lệnh không quân chiến lược nên đã có biện pháp báo động cho bộ đội và người của họ. Hậu quả là Mỹ đã bỏ mất nhiều cơ hội và lợi thế quý giá gây bất ngờ cho địch".

Nhận xét đó là đúng trên lý thuyết, nhưng thực tế thì khác. Việc dò được những thông tin rò rỉ do sự "cẩu thả" của đối phương là có, nhưng rất ít. Trường hợp của Phạm Xuân Ẩn có lẽ là rất khó hiểu đối với các nhà phân tích quân sự phương Tây...
Logged
TroiDanh
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #14 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 02:54:05 pm »

Kỳ 15: "Việt Nam hóa chiến tranh" - Hà Nội biết trước Nguyễn Văn Thiệu

Năm 1969, Nixon lên làm Tổng thống Mỹ, kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh" mà các nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị từ năm 1968 được Nixon chấp nhận trên căn bản. Ông Ẩn đã có được một bản dự thảo kế hoạch. Ông đã tiến hành xác minh rất công phu, sau khi biết chắc chắn đó chính là tài liệu về căn bản đã được Nixon duyệt ông mới gửi về trên.


Năm 1966 nhật báo New York Herald Tribune bên Mỹ phải đóng cửa. Nữ ký giả Berverly Deepe và ông Ẩn có một thời gian cộng tác cho một số tờ báo, cho Hãng truyền hình NBC, sau đó làm chính thức cho tờ Christian Science Monitor. Đây cũng là một tờ báo có uy tín của Mỹ.

Lúc này đồng thời với việc đưa quân vào miền Nam, người Mỹ đã gạt tướng Nguyễn Khánh, gạt luôn các ông Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát, tạo điều kiện cho các tướng Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ dùng quân đội nắm chính quyền, tiếp tay cho quân đội Mỹ tiến hành các chiến dịch "tìm diệt" và "bình định". Từ đây nội bộ chính quyền Sài Gòn tuy vẫn còn mâu thuẫn đấu đá nhau, nhưng không còn xảy ra đảo chính, vì người Mỹ đã "chọn được" Nguyễn Văn Thiệu.

Phạm Xuân Ẩn tiếp tục thắt chặt quan hệ sâu hơn, rộng hơn với giới chức có thế lực Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn. Lúc này ngoài Phạm Xuân Ẩn, nhiều lưới tình báo chiến lược khác cũng phát huy hiệu lực, tin tức các lưới bổ sung cho nhau, phục vụ một cách toàn diện yêu cầu của kháng chiến.

Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 của Mỹ thất bại. Mùa khô 1966-1967, Mỹ huy động 20 sư đoàn, 10 lữ đoàn và trung đoàn cùng 4.000 máy bay, 2.500 xe bọc thép, 2.540 khẩu pháo, 500 tàu chiến lớn nhỏ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai quy mô lớn hơn với 895 cuộc hành quân càn quét (nhiều gấp đôi cuộc phản công lần trước). Cuộc phản công tập trung chủ yếu vào chiến trường Đông Nam Bộ với mưu đồ tiêu diệt các cơ quan đầu não của quân giải phóng, trong đó lớn nhất là cuộc hành quân Junction City với 45.000 quân tham chiến đánh đi đánh lại chiến khu Dương Minh Châu (bắc Tây Ninh) và tam giác sắt Củ Chi suốt hơn 50 ngày. Cuộc phản công chiến lược này cũng thất bại.

Về phía quân giải phóng, đến cuối năm 1967 bộ đội chủ lực có 7 sư đoàn, 15 trung đoàn, 50 tiểu đoàn độc lập, bộ đội địa phương có 55 tiểu đoàn, 17 đại đội, 144 trung đội độc lập cùng 300.000 dân quân du kích. Lực lượng này kết hợp với phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân đã bẻ gãy hai cuộc phản công chiến lược của Mỹ, tạo thế trận vững chắc cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy lịch sử Tết Mậu Thân 1968.

Những năm 1966, 1967, 1968 công việc của Phạm Xuân Ẩn rất căng thẳng. Lúc này ông không chỉ cung cấp tin tức tình báo chiến lược mà còn cung cấp các tin tức chiến dịch, những điều tra cụ thể phục vụ chiến đấu. Liên lạc mỗi tháng tăng lên đến 4-5 lần.

Trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân, cả đợt 1 và đợt 2, ông đều cung cấp những tin tức về diễn biến ở mặt trận và tình hình nội bộ của đối phương.


Mỹ phản công vào mùa khô 1965 - 1966 - Ảnh: tư liệu
 

Sau đợt 2 chiến dịch Mậu Thân, tướng Westmoreland bị mất chức và bị triệu hồi về nước, tướng Abrams lên thay. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đưa sang Sài Gòn 3 nhóm nghiên cứu chiến lược:

- Nhóm của Donald Marshall với khoảng 25 sĩ quan, có 7 tiến sĩ nhiều ngành khác nhau.

- Nhóm của giáo sư Guy Pauker, Giám đốc Á châu của Rand Corporation.

- Nhóm của giáo sư Hermann Kahn của Hãng nghiên cứu Hudson Institute.

Ông Ẩn được bạn bè đồng nghiệp giới thiệu với các nhóm nghiên cứu đó, bản thân ông cũng có một số người bạn Mỹ là thành viên các nhóm này, nên ông có dịp tham gia trao đổi nhiều vấn đề. Qua đây ông nắm được những nội dung của kế hoạch xuống thang chiến tranh mà sau này gọi là kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh". Một báo cáo chi tiết về kế hoạch này đã được ông viết gửi về trên. Những nội dung của nó đã được ông xác minh từ ba nhóm nghiên cứu. Như vậy là ông Ẩn đã cho lãnh đạo kháng chiến biết trước ý đồ của Mỹ trong giai đoạn này.

Năm 1969, Nixon lên làm Tổng thống Mỹ, kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh" mà các nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị từ năm 1968 được Nixon chấp nhận trên căn bản. Ông Ẩn đã có được một bản dự thảo kế hoạch. Ông đã tiến hành xác minh rất công phu, sau khi biết chắc chắn đó chính là tài liệu về căn bản đã được Nixon duyệt ông mới gửi về trên.

Cần biết, cũng trong năm 1969, Nixon đã gặp Nguyễn Văn Thiệu ở đảo Midway để thuyết minh cho Nguyễn Văn Thiệu về kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh", điều thú vị là nội dung đó Hà Nội đã biết trước.

Cuối năm 1969, xảy ra một chuyện phức tạp. Hai vụ địch đem xử cán bộ tình báo của ta là Trần Ngọc Hiền và Huỳnh Văn Trọng. Ông tìm cách tiếp cận các tài liệu của vụ án và thấy những người này nằm trong một lưới tình báo chiến lược, trong tài liệu mà lưới này thu được có kế hoạch quân sự AB144. Tài liệu này chính ông cũng đã gửi một bản về trên vào cuối năm 1968. Biết việc này ông Ẩn rất lo lắng. Việc lưới tình báo kia để lộ ra một tài liệu như vậy sẽ ảnh hưởng đến ông, vì nếu biết tin này thì người đưa cho ông tài liệu đó sẽ rất ngán không dám đưa nữa, dù họ không hề nghĩ ông có liên quan gì đến cộng sản.

Đối với ông Huỳnh Văn Trọng, ông nhớ lại đã có ăn cơm với vợ chồng ông Trọng hai lần, cả hai lần đều có các quan chức Mỹ và Việt dự, riêng lần thứ hai có chụp hình kỷ niệm. Ông Huỳnh Văn Trọng là cố vấn chính trị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đương nhiên cả ông Trọng và ông Ẩn người này không thể biết người kia là tình báo của ta. Qua người quen, ông Ẩn biết bức ảnh kỷ niệm này đã được đưa lên Phủ Tổng thống. Ông lo không biết bọn an ninh có đưa bức ảnh này cho bọn chiêu hồi và tù binh nhìn mặt không và những người cho nhìn mặt không biết có ai biết ông hay không. Suốt thời gian này ông phải bám sát để theo dõi bên an ninh để nghe động tĩnh. Do vậy mà ông đã bị hạn chế mất một thời gian, cho đến khi ông biết chắc là mình an toàn.

Vì hạn chế đó nên đến cuối năm 1969 ông vẫn chưa lấy được kế hoạch quân sự AB145, cho đến đầu năm 1970 ông mới chép được nội dung kế hoạch này và 1 tháng sau mới lấy được nguyên bản. Khi ông chụp phim xong chuẩn bị gửi về thì được lệnh hủy phim vì tài liệu này lưới tình báo khác đã gửi về rồi. Chúng tôi nêu chi tiết này để thấy tính kỷ luật cao và sức làm việc phi thường của Phạm Xuân Ẩn...
Logged
TroiDanh
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #15 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 03:15:16 pm »

Kỳ 16: Giữa những cuộc săn đón của tình báo quốc tế

CIA và tình báo Anh, tình báo Đài Loan... đều đề nghị Phạm Xuân Ẩn làm cho họ. Ông báo cáo cấp trên. Cấp trên bảo: "Nếu thấy có lợi cho cách mạng thì cứ làm !".




Vào đầu năm 1969, lúc này Phạm Xuân Ẩn đã chuyển hẳn sang làm cho báo TIME, một loạt các tổ chức tình báo quốc tế "săn đuổi", lôi kéo ông làm cho họ.

Trước hết là CIA. Mặc dù ông Ẩn có mối quan hệ thân tình với các nhân vật CIA đầy thế lực như Lansdale và Conein..., song những người này không bao giờ đề nghị ông làm việc hoặc cộng tác với CIA. Nhưng cấp dưới của họ thì có hai người đề nghị.

Thứ nhất là một trùm CIA ở miền Trung tên là Harper, đề nghị ông vừa làm việc cho báo TIME vừa làm việc cho CIA với mức lương rất hậu. Ông hỏi nếu ông nhận lời thì ông hoạt động theo hướng nào, Harper đề nghị ông thâm nhập vào tổ chức công đoàn của Trần Quốc Bửu để "phát hiện những phần tử Việt cộng" trong tổ chức này. Ông báo cáo với cấp trên chuyện này. Ý kiến của cấp trên là: "Nếu xét thấy làm cho CIA có lợi cho cách mạng thì cứ làm". Tuy nhiên, ông Ẩn đã từ chối Harper.

Người thứ hai là David Hudson, phụ tá của Lansdale. Người này đề nghị ông Ẩn bỏ nghề làm báo để chuyển sang kinh doanh. Ông ta đề nghị ông Ẩn mở một trang trại nuôi bò sữa ở Bình Long. CIA sẽ cho ông Ẩn mượn tiền đầu tư, "lời thì trả, lỗ thì thôi", với một điều kiện là trang trại của ông Ẩn phải nhận một số nhân viên người Kinh và người Thượng vào làm. Ông Ẩn từ chối, lý do là ông không thể bỏ nghề báo - nghề mà ông say mê theo đuổi. Ít lâu sau người này lại đề nghị ông Ẩn đứng ra làm chủ một nhà máy cá hộp, cũng với phương thức như trên. Ông từ chối nốt.

Đối với tình báo Đài Loan.  Francis Cao, trùm tình báo Đài Loan ở Sài Gòn đề nghị ông làm tình báo cho "Trung Hoa dân quốc". Cao giới thiệu với ông Ẩn tướng Wang Tchen, người từ Mỹ sang sắp thay thế ông ta. Ông Ẩn vẫn làm quen với tướng Tchen, chứ ông không nhận lời làm tình báo.

Đối với tình báo Anh. Trùm tình báo Anh ở Sài Gòn lúc đó là Fordaz, người từng đóng vai trò quan trọng của cơ quan tình báo Anh cộng tác với CIA lật đổ Mossadegh ở Iran, đến gặp ông để đề nghị cộng tác bằng cách "trao đổi tin tức hai bên cùng có lợi". Fordaz nói với ông Ẩn: "Nhân viên tình báo thường méo mó nghề nghiệp, nhiều báo cáo không khách quan bằng tin tức của các ký giả. Các ký giả có uy tín thường có đủ các loại tin tức rất phong phú, nhưng không bao giờ sử dụng hết, ngoại trừ ký giả đó có tham vọng viết sách. Chúng tôi sẽ trả tiền thù lao cho ông về những tin tức chúng tôi cần chứ không phải mướn ông làm tình báo cho Anh quốc. Tôi biết, nhiều ký giả không thích làm tình báo". Đứng trước một chuyên gia tình báo già dặn như Fordaz, ông Ẩn hết sức cảnh giác và khéo léo từ chối. Đến cuối năm 1969, người này đã đổi đi nơi khác...

Tất cả những lời mời nói trên đều được ông Ẩn báo cáo về trên nghiêm túc và cấp trên để ông tự quyết định có nên làm hay không. Vì vậy câu chuyện về cuộc đời "hai mang" của ông Ẩn mà một số tác giả nước ngoài phỏng đoán là không đúng sự thật.


Máy bay Mỹ bị bắn rơi tại Khe Sanh trong chiến dịch “Bình định cấp tốc” năm 1968 - Ảnh: AFP

Thời kỳ này Mỹ áp dụng "học thuyết Nixon", đang tiến hành "Việt Nam hóa chiến tranh". Quân Mỹ triệt thoái dần, quân Sài Gòn được tăng cường, từ 1969 đến 1971 quân chính quy tăng từ 700 ngàn lên 1,1 triệu, lực lượng bán vũ trang tăng từ 1,5 triệu lên 2 triệu. Địch vừa đẩy mạnh chiến tranh với một quân đội hùng hậu được trang bị vũ khí và phương tiện hiện đại nhất Đông Nam Á. Mặc dù viện trợ Mỹ vẫn giữ vị trí số 1, nhưng chính quyền Sài Gòn đã áp dụng một loạt các biện pháp nhằm phát triển kinh tế để thực hiện chính sách "bình định", coi bình định là biện pháp then chốt của "Việt Nam hóa chiến tranh".

Mặc dù Phạm Xuân Ẩn có quen với Nguyễn Văn Thiệu từ trước, nhưng cho đến năm 1969 ông vẫn "có khoảng cách" với các thuộc hạ thân tín của Nguyễn Văn Thiệu. Lúc này lại xảy ra một sự cố. Giữa năm 1970, ký giả Larsen, con của chủ báo TIME, được phái qua làm Trưởng văn phòng báo TIME ở Sài Gòn. Mặc dù là con của một triệu phú, nhưng có đầu óc phản chiến, Larsen viết bài chỉ trích Nguyễn Văn Thiệu và có xu hướng bênh những người chủ trương hòa bình như Dương Văn Minh. Bộ máy của Nguyễn Văn Thiệu bực tức, Hoàng Đức Nhã đổ tội cho Phạm Xuân Ẩn xúi Larsen chống Thiệu. Hoàng Đức Nhã đâm ra ghét Phạm Xuân Ẩn. Phải mất một thời gian, qua nhiều mối quan hệ giải thích, Hoàng Đức Nhã mới thay đổi thái độ, chuyển sang tin cậy ông. Mối quan hệ này được thắt chặt. Phạm Xuân Ẩn đã giúp rất nhiều tướng tá, chính khách trong việc thiết lập quan hệ với người Mỹ và giới cầm quyền mới để họ củng cố địa vị. Bởi vậy họ đều coi ông là "người nhà", sẵn sàng tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ cho nghề báo của ông. Đối với các tướng lĩnh, chính khách chống Thiệu, ông vẫn giữ thái độ hòa nhã, mực thước.

Bước vào "Việt Nam hóa chiến tranh", sau khi lấy được từ trong trứng nước chiến lược này cũng như các kế hoạch quân sự hằng năm, ông đã cung cấp về trên nhiều tài liệu quan trọng, đặc biệt là:

+ Báo trước kế hoạch đưa quân đội Sài Gòn lên Campuchia đánh vào vùng Ba Thu và dùng không quân yểm trợ cho cuộc hành quân này.
+ Báo trước thời điểm rút quân Mỹ khỏi Campuchia.
+ Báo trước kế hoạch tấn công Hạ Lào mùa khô 1970 -1971 từ đường 9.
+ Kế hoạch bình định.
+ Kế hoạch cải tổ quân đội Sài Gòn.
+ Ý đồ của Mỹ xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Sài Gòn 1971.
+ Báo trước tin Mỹ ném bom trở lại miền Bắc năm 1972...

Thời điểm này có vài tin tức quan trọng ông biết nhưng không báo cáo kịp thời, chủ yếu là do đánh giá thấp nguồn tin.  Quan trọng nhất là Mỹ âm mưu đảo chính lật đổ hoàng thân Sihanouk. Tin này ông biết lúc ăn cơm tại nhà một tướng lĩnh quân đội Sài Gòn, có ký giả Shaplen và Sơn Ngọc Thành (Campuchia) dự nhân dịp tất niên. Tại đây, Sơn Ngọc Thành nói ông Sihanouk đang đi Paris chữa bệnh, đây là dịp tốt để lật đổ. Ông ta còn hứa sẽ ưu tiên dành mọi tin tức cho Shaplen - Phạm Xuân Ẩn và đề nghị hai ký giả ủng hộ ông ta. Tại cuộc gặp này, Phạm Xuân Ẩn tập trung chú ý đến một tin tức khác, đó là tin Mỹ thuyết phục Sihanouk không để phía ta sử dụng cảng Sihanoukville. Ông đã không coi trọng tin về âm mưu lật đổ Sihanouk, vì ông coi thường Sơn Ngọc Thành, không nghĩ là Sơn Ngọc Thành được người Mỹ trọng dụng. Vì vậy mà tin tức quan trọng này ông đã lơ đi không báo cáo...

Logged
TroiDanh
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #16 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 03:26:23 pm »

Kỳ cuối: Di sản

Ông quang minh chính đại và tận tình tận nghĩa với bạn bè, dù họ là đồng đội hay trong hàng ngũ đối phương. Ông bảo ông không bao giờ ân hận những gì mình đã làm, nghĩa là ông không có ảo tưởng làm vừa lòng tất cả.


Trong thời kỳ từ 1973 đến kết thúc chiến tranh, bên cạnh các lưới tình báo khác, Phạm Xuân Ẩn vẫn cung cấp những tin tức chiến lược quan trọng. Sau khi ký Hiệp định Paris, trên chiến trường có xu hướng cả tin, rằng đối phương thi hành hiệp định, nên mất cảnh giác để địch lấn chiếm nhiều nơi. Trong báo cáo về trên, Phạm Xuân Ẩn khẳng định dứt khoát rằng đối phương không thi hành hiệp định, kèm theo nhận định đó là các kế hoạch quân sự tấn công vùng giải phóng mang tên Kế hoạch Lý Thường Kiệt 73, 74 và 75. Các kế hoạch này đều được Mỹ tán thành thông qua cơ quan DAO (Defence Attache Office). Tiếp đó, ông cung cấp nhiều tài liệu quan trọng:

+ Tài liệu cải tổ quân đội Sài Gòn.

+ Kế hoạch bình định dài hạn.

+ Kế hoạch "hậu chiến phát triển trường kỳ" của Vũ Quốc Thúc - David Lilienthal

+ Kế hoạch bảo vệ Sài Gòn. Kế hoạch này được Nguyễn Văn Thiệu bàn với Đặc ủy trưởng Trung ương tình báo Nguyễn Khắc Bình và Tư lệnh biệt khu thủ đô kiêm Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định Nguyễn Văn Minh cùng một số tướng thân tín ở Bộ Tổng tham mưu. Thời gian này Nguyễn Văn Thiệu không muốn các đơn vị quân đội tập trung nhiều ở Sài Gòn vì sợ đảo chính, nên đây thực chất là kế hoạch chống đảo chính nhiều hơn là đối phó với sự tấn công của quân giải phóng.

+ Tin về việc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn đã lấy được tài liệu về quyết tâm của ta chấm dứt chiến tranh năm 1975.

+ Tin về Đại sứ Mỹ Martin tìm cách thương thuyết để đi đến một giải pháp chính trị về việc viện trợ khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn và Mỹ sẽ không viện trợ trong trường hợp quân đội Sài Gòn thua.

+ Tin về nội bộ chính quyền Sài Gòn ép Nguyễn Văn Thiệu từ chức để mở đường cho thương thuyết...

Hai tin tức có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng trong thời gian này là: Đối phương không thi hành Hiệp định Paris và Mỹ sẽ không tham chiến nếu quân đội Sài Gòn thua (nhiều lưới tình báo khác cũng khẳng định tương tự). Sự khẳng định này đã củng cố quyết tâm mở chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975 lịch sử.
Liên tục hơn hai mươi năm sống trong hoàn cảnh cực kỳ căng thẳng để làm tất cả những gì mà mình có thể làm được cho Tổ quốc, Phạm Xuân Ẩn không có mong muốn nào hơn là trở thành một người bình thường.

Câu chuyện "giải cứu" bác sĩ Trần Kim Tuyến vào ngày cuối cùng của chiến tranh chúng tôi công bố chi tiết trên Thanh Niên năm 2002 với việc phỏng vấn Phạm Xuân Ẩn và các cấp trên của ông. Làm chuyện này ông không báo cáo, chuyện xảy ra rồi cũng không ai hỏi ông, không ai bắt ông phải "kiểm điểm", "giải trình", càng không có chuyện "gây khó dễ" cho ông như một số tác giả nước ngoài phỏng đoán.

Ngày xưa khi Lưu Bị còn yếu thế, Quan Công nhận lệnh mai phục bắt Tào Tháo sau trận Xích Bích. Quan Công vì nghĩa mà vi phạm quân lệnh, tha cho Tào Tháo. Khổng Minh cảm động với cái nghĩa đó mà không bắt tội Quan Công, để cho Quan Công có dịp trả ơn Tào Tháo. Tất nhiên chuyện ông Ẩn với Trần Kim Tuyến không giống câu chuyện này, nhưng cái nghĩa thì giống nhau. Vì thế mà khi chúng tôi hỏi đến sự kiện Phạm Xuân Ẩn "giải cứu" bác sĩ Tuyến, Đại tướng Mai Chí Thọ không ngần ngại nói ngay: "Nhân Trí Dũng!". Đó cũng là đánh giá chung của các nhà lãnh đạo cấp trên về ông Ẩn.

Giáo sư Larry Berman, tác giả cuốn Điệp viên hoàn hảo, đã dành những lời thật tốt đẹp ca ngợi Phạm Xuân Ẩn, ca ngợi các hoạt động tình báo của Phạm Xuân Ẩn phục vụ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, ông Larry đã có những phỏng đoán không đúng thực tế về nhiều chi tiết liên quan đến cuộc đời Phạm Xuân Ẩn sau chiến tranh. Chẳng hạn: "Thật trớ trêu, khi cuộc chiến tranh đã chấm dứt và Việt Nam không còn bị chia cắt nữa, thì lại có một số người trong cơ quan công an Việt Nam tin rằng quan hệ của Phạm Xuân Ẩn với người của tình báo Mỹ và CIO (Đặc ủy Trung ương tình báo chế độ Sài Gòn cũ - HHV) vẫn còn quá thân thiết. Và rằng, người anh hùng tình báo của họ tồn tại được lâu như vậy là vì đã làm việc cho các bên khác nhau nên rất có thể Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên đồng thời cho cả ba cơ quan tình báo. Sự rắc rối đối với Phạm Xuân Ẩn bắt nguồn từ việc ông luôn luôn dùng những lời lẽ thân thiết để nói về những người bạn của mình từng làm việc cho CIA và CIO" (Larry Berman, Điệp viên hoàn hảo, bản tiếng Việt, NXB Thông tấn, Hà Nội 2007, tr.34-35). "Trong thời kỳ 1975 - 1986, khi Phạm Xuân Ẩn đang bị theo dõi chặt chẽ..." (sđd, tr.468). Chuyện ông đi học ở học viện quân sự cao cấp, được lý giải là (một phần của lý do) "vì ông đã sống quá lâu với người Mỹ" (sđd, tr.406)...

Như chúng tôi đã trình bày, tất cả những quan hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài và của chế độ Sài Gòn cũ ông Ẩn đều báo cáo đầy đủ, cấp trên của ông đã ghi nhận. Ông Mười Nho, người tổng kết toàn bộ hoạt động của Phạm Xuân Ẩn, nhớ lại nhận xét của cơ quan tình báo quốc phòng về ông Ẩn như sau: "Là một cán bộ trung thực, báo cáo rõ ràng, đầy đủ trong quan hệ rất phức tạp với người Mỹ và tướng tá, chính khách chính quyền Sài Gòn cho tổ chức hiểu rõ và tin cậy đồng chí". Chúng tôi chưa thấy bất cứ biểu hiện nào của bất cứ ai gây "rắc rối" cho ông Ẩn cả.

Trong những lần trao đổi với chúng tôi, giáo sư Larry Berman có đề cập đến những "rắc rối" đó. Tôi nói với ông Larry: Việt Nam có những quy định rất nghiêm ngặt đối với việc phong anh hùng và việc thăng quân hàm. Dù anh có công lớn, nhưng nếu như anh có những biểu hiện không đáng tin cậy thì anh cũng không được phong danh hiệu anh hùng. Dù anh có tài, có công nhưng anh không có đức, nghĩa là anh không đáng tin cậy, anh vẫn không được thăng cấp. Ông Ẩn đã được phong anh hùng đợt đầu tiên sau ngày kết thúc chiến tranh. Và hồi đó cấp bậc ông chỉ là trung tá, sau đó thăng dần lên đến thiếu tướng. Điều đó chứng minh không ai nghi ngờ hay làm khó gì cho ông Ẩn.

Còn việc ông Ẩn phải đi học, theo quy định của quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan mỗi cấp phải qua các trường đào tạo tương ứng, nếu không đi học thì không được phong quân hàm. Ông Ẩn là trung tá mà chưa học trường lớp sĩ quan nào cả thì việc ông đi học là lẽ đương nhiên. Những chuyện tưởng như đơn giản dễ hiểu đó lại hóa thành rắc rối.

Phạm Xuân Ẩn là một nhân cách lớn. Ông là đảng viên cộng sản đến trọn đời và sự trung thành là thuộc tính của nhân cách Phạm Xuân Ẩn. Ông quang minh chính đại và tận tình tận nghĩa với bạn bè, dù họ là đồng đội hay trong hàng ngũ đối phương. Ông bảo ông không bao giờ ân hận những gì mình đã làm, nghĩa là ông không có ảo tưởng làm vừa lòng tất cả.

Phạm Xuân Ẩn là sản phẩm của chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm. Không có những người lãnh đạo kháng chiến tầm vóc, không có những bà Ba anh hùng và những người dân anh hùng thì không thể có sự vĩ đại của Phạm Xuân Ẩn. Và ông trở thành một trong những di sản vô giá của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Hoàng Hải Vân
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 11:22:12 am »

Loạt bài về thiếu tướng Đặng Trần Đức (Ba Quốc), Anh hùng LLVTNDVN.
Nguồn: thanhnien.com.vn
Ebook: http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=12312


Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng

Trong những nhà tình báo siêu hạng của chúng ta, có 2 điệp viên vừa được phong quân hàm cấp tướng vừa được phong danh hiệu anh hùng. Đó là Phạm Xuân Ẩn và ông. Tên của vị lão tướng này cho đến nay vẫn chưa hề xuất hiện trên sách báo. Cuộc đời ông là một chuỗi dài những chuyện hào hùng gay cấn xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới của Tổ quốc, trong đó có hơn 20 năm hoạt động đơn độc giữa Sài gòn. Bằng lòng yêu nước vô bờ bến và tài năng bẩm sinh, ông đã thực hiện nhiều điệp vụ siêu hạng, trong đó có việc cứu ông hoàng Norodom Shihanouk và cứu ông Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng Bí thư Đảng)... Ông là ai vậy ? Đồng đội gọi ông là Ba Quốc, còn trong giấy tờ, ông là Đặng Trần Đức, thiếu tướng anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam... Năm nay đã 83 tuổi, ông vẫn chưa được nghỉ hưu. Và khi chúng tôi khởi đăng loạt ký sự này thì ông đang nằm bệnh viện vì một căn bệnh hết sức hiểm nghèo...

Bước chân vào nghề Hai năm trước, khi thu thập thông tin để viết thiên ký sự về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, chúng tôi có dịp “thâm nhập” vào các mạng lưới tính báo và được gặp nhiều điệp viên siêu hạng. Chúng tôi bị cuốn hút bởi các chiến công và những câu chuyện ly kỳ của họ, đã đành là như vậy rồi. Nhưng càng thâm nhập sâu, càng hiểu nhiều hơn về họ, chúng tôi càng bị một sức cuốn hút khác, mạnh mẽ hơn. Đó là những nhân cách lớn được tạo ra từ lòng yêu nước và tâm hồn trong trẻo của họ. Ai trong số họ cũng có một cuộc đời đầy sóng gió nhưng tất cả đều sống thầm lặng. Họ không hiếu danh. Đức tính đó cuốn hút mạnh mẽ chúng tôi, nhưng cũng gây cho chúng tôi không ít khó khăn, bởi họ không muốn nói về mình.

Lần đầu tiên chúng tôi biết về ông Ba Quốc là từ câu chuyện với ông Mười Nho, một cán bộ chỉ huy tình báo lão thành. Trong những lần nói chuyện với chúng tôi về Phạm Xuân Ẩn, ông Mười Nho có kể chuyện về ông Ba Quốc vâ “hứa” sẽ giới thiệu chúng tôi gặp ông – người mà ông Mười Nho cho là cũng rất “lừng lẫy”. Nhưng đến lần gặp sau thì ông Mười Nho lắc đầu, ông nói ông đã “cố gắng hết sức mình” để thuyết phục, nhưng ông Ba Quốc không đồng ý để ai viết về mình. Chúng tôi đem câu chuyện này nói với một sĩ quan tình báo quân đội, người hay lui tới chỗ ông. Anh này cũng lắc đầu : “Khó lắm. Ông ấy sống âm thầm, vĩnh viễn không muốn ai biết về những chuyện của ông ấy”.

Cuối cùng, chúng tôi phải nhờ đến người chỉ huy cao nhất của cơ quan tình báo quốc phòng. Đó là một vị tướng trẻ, từng làm trợ lý cho ông Ba Quốc. Vị tướng trực tiếp dẫn chúng tôi đến giới thiệu với ông Ba Quốc bằng một lời “bảo lãnh” khiến chúng tôi hơi bất ngờ : “Thưa chú, Báo Thanh niên là tờ báo nổ phát súng đầu tiên vào tập đoàn tội ác Năm Cam và những kẻ bảo kê cho Năm Cam, chú có thể yên tâm”. Và hoàn toàn không giống như chúng tôi hình dung. Thiếu tướng anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam Đặng Trần Đức không phải là một ông già nghiêm nghị, khó tánh và lập dị. Ông trả lời vị tướng trẻ bằng một nụ cười cực kỳ hiền từ. Trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn nhưng đầy thần sắc của ông vừa lộ rõ khí phách, vừa ẩn chứa những nét bao dung đôn hậu. Sau này chúng tôi mới biết, ngày xưa khi làm sĩ quan trong Đặc ủy Trung ương tình báo Sài gòn, ông mang tên Nguyễn Văn Tá, biệt hiệu là Tá “bụt”.

“Anh Ba Quốc thâm nhập vào cơ quan an ninh địch lúc Pháp còn chiếm Hà Nội. Sau Hiệp định Genève, anh theo Pháp di cư vào Nam, làm việc rất sớm ở Sở Nghiên cứu chính trị xã hội (cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn thời Ngô Đình Diệm- PV), sau đó là sĩ quan tình báo của Phủ đặc uỷ Trung ương tình báo... Mỗi tháng anh có 2 lần báo cáo, mỗi báo cáo có khoảng 50-70 tin chính trị, có khi trên 100 tin. Đồng chí viết tin ra xong rồi mã hóa bằng chữ tốc ký. Phải nói cường độ lao động của anh rất lớn, hoạt động trong vùng địch với tinh thần tận tụy, dũng cảm... Anh Ba Quốc là một điển hình cơ cán tình báo đi sâu làm việc trong cơ quan an ninh tình báo cấp trung ương của địch là mục tiêu tình báo lý tưởng của bất cứ tình báo quốc tế nào, vì cơ quan này tập trung nhiều cơ mật cấp cao và đa dạng của địch. Nhờ bình phong này, anh tồn trại trong cơ quan an ninh địch từ 1950 đến 1974...”. Đó là lời nhận xét của thiếu tướng Nguyễn Đức Trí, nguyên thủ trưởng cơ quan tình báo miền về ông. Nhưng đó là chuyện sau này.

Còn sau đây là vài dòng tiểu sử trước khi ông “thâm nhập vào cơ quan an ninh dịch” : Tháng 5-1945 ông là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cách mạng xã Thanh Trì (Hà Nội). Sau khi củng cố chính quyền xã, ông huy động nhân dân lên tham gia cuộc mítting ngày 19/8 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Sau đó được điều về Hà nội làm công an, tham gia phá một số vụ án, trong đó có vụ án Ôn Như Hầu. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông là đoàn trưởng mặt trận Khâm Thiên, đánh nhau với Pháp 1 tháng, sau đó được lệnh rút vào Đô Lương (Nghệ An), làm trưởng khu Đức Hòa. Tháng 5/1949, ông chuyển sang ngành tình báo quân sự và được giao nhiệm vụ vào hoạt động tại Hà Nội. Ông vào Hà Nội với danh nghĩa là đi tìm vợ con bị thất lạc. Và ông đã tận dụng tất cả các quan hệ để tìm chỗ đứng trong lòng địch. Ông nhờ một người quen, là con rễ của một nhân vật rất có thế lực ở Hà Nội. Người này đưa ông đến giới thiệu với bố vợ của ông ta là Đàm Y, quận trưởng quận 1 (Hàng Trống) và là tay chân đắc lực của Tổng trấn Bắc Việt Nghiêm Xuân Thiện. Ông đã thiết lập được mối quan hệ thân tình đặc biệt với Đàm Y và chính mối quan hệ này đã tạo một bước ngoặt cho cuộc đời hoạt động tình báo của ông sau này. Từ đây, ông bước chân vào cơ quan công an của Pháp....
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2008, 03:00:15 pm gửi bởi Tunguska » Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 11:27:38 am »

Bài học đầu tiên: Lòng dân

Ông Ba Quốc nhớ lại: "Theo quy ước, sau khi thiết lập quan hệ với ông Đàm Y, tôi phải bắt liên lạc với cấp trên. Hộp thư mật đặt tại 80 Hàng Bạc. Nhưng khi tôi đến gặp cô gái cần gặp thì có một chuyện lạ. Cô ta trông thấy tôi lập tức quay vào nhà. Tôi biết ngay là có người đang theo dõi. Hộp thư coi như bị hủy bỏ...

Tôi mất liên lạc. Mà mất liên lạc, không có chỉ đạo thì tôi không biết tiếp theo phải làm gì. Suốt cả một tuần lễ tôi rủ em vợ của ông Đàm Y và người lái xe lấy ô tô của ông ta đi chơi la cà các phòng trà và quán bia, hết nơi này đến nơi khác, đi đâu tôi cũng được giới thiệu là cháu của Đàm Y ở quê ra. Mục đích của tôi là tìm người quen để nối liên lạc. Nhưng làm cách này không được. Tôi làm quen một người phụ nữ làm công ở nhà Đàm Y, quan sát tôi biết người này có cảm tình với kháng chiến. Đó là bác Năm Gái. Tôi liều nói thật với bác và quả đúng như nhận định của tôi. Tôi nhờ bác ra căn cứ bắt liên lạc cho tôi. Bác đi, nhưng không hiểu sao mất tích luôn, không bao giờ trở lại nữa. Hết cách. Cuối cùng tôi phải xin ông Đàm Y đưa tôi vào làm công an và sau đó xin làm luôn Đồn trưởng Công an Từ Sơn, với lý do là làm ở vị trí đó tôi mới có điều kiện tìm được vợ con. Ông Đàm Y rất có thế lực, nên việc của tôi được chấp nhận dễ dàng. Đây là đồn kiểm soát bắt hàng lậu trên các chuyến xe tuyến Hà Nội - Bắc Giang. Mục đích của tôi lúc này là tìm cho được người tin cậy để bắt liên lạc. Tôi quan sát, phát hiện trong xóm phía sau đồn có một cô gái, tên là Quỳ, có thể là người liên lạc của ta, nhưng không dám tiếp cận.

Tôi dùng một phương pháp khác. Từ khi làm đồn trưởng, tôi lệnh cho nhân viên không được bắt hàng, tất cả hàng lậu cho đi hết. Không ai hiểu vì sao tôi làm như vậy. Dân buôn thấy tôi dễ quá, đâm ra sợ, đến mức họ phải mang hàng vào đồn bảo tôi phải làm biên bản, họ sợ tôi dễ quá sẽ bị cấp trên chuyển đi nơi khác. Thời gian này tôi tập trung nghiên cứu những tay trùm chở hàng lậu qua đây, phát hiện thấy vợ tên Đồn trưởng Bảo an (đóng cách đồn của tôi khoảng 1,5 km) cũng là trùm buôn lậu. Đến một hôm, tôi ra lệnh bắt toàn bộ hàng của tên Đồn trưởng Bảo an".

Thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông cười, nói tiếp: "Các anh có biết tôi làm như vậy để làm gì không ? Là để tạo ra một sự cố, may ra tìm được người của mình, vì tôi đợi lâu quá. Và quả như tôi dự đoán. Hôm sau, tên đồn trưởng dẫn một tốp lính tấn công đồn của tôi. Quân của tôi chỉ có mấy người thì làm gì được nó, nên bỏ chạy hết. Còn một mình tôi, chúng đánh tôi một trận tơi bời. Tôi không chạy, vì mục đích của tôi là để cho chúng đánh mà. Lúc ấy nhiều dân buôn đè lên người để đỡ đòn cho tôi, nhưng tôi cũng bị một trận đau ê ẩm, cả người bê bết máu. Khi chúng bỏ đi, cô Quỳ mà tôi đã kể ở trên đến đưa tôi về nhà, lấy lá thuốc rịt các vết thương cho tôi. Nhờ chuyện đó tôi mới biết chắc cô Quỳ là người tốt, nhưng cũng không biết chắc cô ấy có phải là người bên mình hay không. Tôi đành phải liều một lần nữa. Tôi nói với cô tôi là người của cách mạng, cần phải bắt liên lạc gấp. Tôi nhờ cô ra căn cứ tìm cách liên lạc với anh Văn Tùng, lúc đó là người chỉ huy của tôi. Cô Quỳ nhận lời đi theo đề nghị của tôi. Ba ngày sau cô trở lại, bảo tôi đến số 3 Hàng Khoai gặp người cần gặp. Tôi đến gặp anh Văn Tùng, báo cáo tình hình và nhận chỉ thị. Anh Văn Tùng yêu cầu tôi ra lại vùng giải phóng một thời gian để bàn cụ thể cách thức hoạt động lâu dài sau này, thời gian và địa điểm đón tôi được hẹn trước. Tôi giao công việc cho đồn phó, nói rằng tôi phải dành một thời gian đi đón vợ con. Đến giờ hẹn, tôi được cậu giao thông ra đón. Lúc tôi và cậu ấy đang đi trên đê Đáp Cầu của sông Đuống để ra vùng giải phóng thì phát hiện một toán lính Pháp đi tuần bên kia bờ đê. Cậu ta đưa tôi xuống vệ đê để tránh toán lính, vừa đi một đoạn thì cậu giao thông dẫm phải một quả mìn, mìn nổ làm cậu ta chết tại chỗ, còn tôi thì bị ngất đi. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy có bàn tay đụng vào người. Mở mắt ra, tôi nghe ngay giọng một cô gái: "U ơi, u ơi... Anh ấy tỉnh rồi!". Tôi chưa hiểu gì cả, thì một cụ già chạy vào ôm lấy tôi khóc nức nở: "Ôi con ơi... con của mẹ sống rồi, ơn trời phật...". Điều gì vậy ? Tôi vẫn không hiểu. Tôi có quen bà này đâu... Nhưng khi tỉnh hẳn, tôi lập tức hiểu ngay, thì ra là người dân đã cứu tôi. Bà cụ biết chắc tôi là Việt Minh, nên đã nhận tôi là con, nói với bọn địch rằng con của bà ngẫu nhiên đi gần chỗ nổ mìn, không quen biết người vừa chết. Nhờ lòng dân mà tôi thoát nạn. Sau đó bà cụ đưa tôi vào bệnh viện điều trị vết thương. Một tháng sau tôi trở lại nhà ông Đàm Y và nói dối rằng trên đường đi tìm vợ con tôi đã bị bệnh sốt rét...".

Câu chuyện ông kể thật là giản dị. Bác Năm Gái làm công, cô Quỳ, hai mẹ con bà cụ... Họ ở khắp nơi, bây giờ kẻ mất người còn, nhưng thế hệ kế tiếp thế hệ, tấm lòng của dân là biển cả, là thiên la địa võng. Bất kể anh là ai, hễ anh chống ngoại xâm, anh yêu nước, anh làm những chuyện ích nước lợi dân thì được đùm bọc chở che, ngược lại thì anh không có đường thoát. Dân tộc Việt Nam này là như vậy, thời nào cũng vậy. Bài học đó đã thấm tự nhiên vào máu thịt của người chiến sĩ tình báo.

Nhưng mọi chuyện chưa phải đã thuận buồm xuôi gió. Ông Đàm Y có thể tin ông, nhưng cơ quan mật vụ của Pháp thì không đơn giản. Vũ Đình Lý, Trưởng Công an Hà Nội lúc đó biết rõ ông là Việt Minh được "đánh" vào Hà Nội để hoạt động nên muốn ra lệnh bắt ông...
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 12:02:46 pm »

Câu chuyện về kho vàng

Xung quanh câu chuyện quan hệ với gia đình ông Đàm Y có nhiều uẩn khúc, liên quan đến những vấn đề riêng tư nhạy cảm của gia đình ông sau này. Đó là một bí mật, nhưng không phải là bí mật của ngành tình báo, mà là bí mật về số phận của những người thân của ông, có lẽ “người ngoài” không nên biết. Ông chỉ nói rằng , ông Đàm Y không có con trai, ông ta muốn lo mọi chuyện cho ông Ba Quốc để sau này ông Ba Quốc lo cho ông ta lúc tuổi già.

Câu chuyện đó mang nhiều tình tiết hết sức tế nhị, nhưng đại khái là hai bên có một sự thỏa thuận... Trở lại chuyện rắc rối từ cơ quan công an Hà Nội. Mặc dù ông Đàm Y có nghi ngờ ông Ba Quốc là Việt Minh, nhưng ông ta vẫn can thiệp không cho Vũ Đình Lý ra lệnh bắt ông Ba Quốc. Vì vậy ông mới được yên ổn.

Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết. Địch tổ chức một đợt di cư ào ạt vào Nam. Ông được lệnh theo theo quân Pháp vào Nam tiếp tục hoạt động. Nhưng có một vấn đề gay cấn không biết làm sao giải quyết được. Đó là hồ sơ nghi vấn ông làm Việt Minh vẫn đang ở chỗ Vũ Đình Lý. Với hồ sơ đó, khi vào Nam chắc chắn ông sẽ bị bắt ngay. Chỉ có cách duy nhất là nhờ ông Đàm Y. Và ông Y đã giúp ông. Với thế lực của mình, ông Đàm Y đã nói với Bạch Văn Luy, là Chánh án tòa án tối cao lúc đó, rút toàn bộ hồ sơ nghi vấn của ông ra khỏi cơ quan công an, chỉ để lại hồ sơ hành chánh. Và ông đã vào Nam với tư cách là người trong ngành công an của Pháp cùng một bản lý lịch hoàn toàn “trong sạch”, không dính đến Việt Minh.

Ông bảo, khi nhận nhiệm vụ làm tình báo quân sự, khi vào hậu phương của địch ông phải làm hai chức năng : Thứ nhất là báo tin tức về địch, thường xuyên và đột xuất. Thứ hai là “hành động cách mạng”, bằng cách : vô hiệu hóa âm mưu thủ đoạn của địch chống phá ta, phát hiện cán bộ của ta làm tay sai cho địch và kích động, khai thác mâu thuẫn nội bộ địch. Muốn làm được “hai chức năng” đó, phải “chui” thật sâu, “leo” thật cao vào các cơ quan cơ mật của đối phương.Đó là việc hoàn toàn không dễ chút nào. Ông nghĩ mãi chuyện đó trong đầu. Khi xuống Hải Phòng để lên tàu vào Nam, ông tìm cách làm quen với những người “có máu mặt”. Tình cờ ông gặp được một người Tây lai, đó là Ginard, Trưởng phòng nhì của Pháp. Anh ta nói với ông rằng anh ta biết người Pháp đang có kế hoạch chuyển một số vàng rất lớn về Pháp. Anh ta gợi ý : “Nếu ông quen ai có thế lực, tôi sẽ cho biết cụ thể về kế hoạch đó. Tôi muốn có tiền hoa hồng”. Thế là tự nhiên ông có được một “bửu bối”.

Vào Sài Gòn, ông làm việc ở Nha Công an Nam phần, nhiệm vụ là làm kế toán. Tất nhiên ông không hài lòng với việc đó. “Làm kế toán thì không thể có điều kiện làm đại sự được”, ông nghĩ. Ông cố tìm cách làm sao có thể vào sâu các cơ quan cơ mật của địch. Và ông nhớ đến “vụ vàng” của Ginard. Để khai thác được vụ này, việc đầu tiên là phải tìm xem ở đây ai là người có thế lực nhất bên cạnh gia đình Ngô Đình Diệm. Qua nhiều người, ông biết người đó là Trần Kim Tuyến, là Trưởng ban công tác đặc biệt Phủ Tổng thống (Sở Nghiên cứu chính trị xã hội) . Nhưng tiếp cận với Trần Kim Tuyến không phải dễ. Ông lại phải tìm hiểu những ai là người thân của Trần Kim Tuyến. Biết được Kiều Văn Lân, chủ nhiệm báo Tự Do là bạn thân của Trần Kim Tuyến. Ông đến làm quen với ông Lân. Khi quen biết rồi, ông nói với ông Lân về “vụ vàng”. Và ông Lân báo ngay việc đó với Trần Kim Tuyến. Ngay ngày hôm sau, Trần Kim Tuyến gọi ông cùng ông Lân đến.

Ông nhớ lại : “Sau khi nghe tôi nói chuyện này, bác sĩ Tuyến bảo tôi dẫn Ginard đến gặp ông ta. Tôi tới cư xá Pháp tìm Ginard và đưa Ginard đến gặp bác sĩ Tuyến. Kết quả là, sau khi nghe Ginard nói cụ thể, bác sĩ Tuyến báo cáo với Ngô Đình Nhu, rồi giao nhiệm vụ cho tôi cùng với Ginard tới Ngân hàng tìm hiểu và theo dõi xem bao giờ thì người Pháp chuyển vàng xuống tàu và vàng sẽ được chuyển như thế nào. Tôi mang theo 3 “đàn em” - những người người lính comando cũ, theo tôi từ Hà Nội, đó là Châu “gối”, Quạ “đen” và Thạch Sanh. Lúc đó lại xảy ra một sự cố...”.

Ông kể tiếp : “Trên đường đi tới Ngân hàng, tôi và 3 người của tôi đột nhiên bị bắt. Người bắt chúng tôi là đại úy Nguyễn Đức Xích, trưởng phòng nhì của Lữ đoàn an ninh Phủ Tổng thống. Người ra lệnh bắt là trung tá Lữ đoàn trưởng Lý Thái Như. Tôi bị giam ở một buồng trên lầu, còn 3 người của tôi bị giam ở dưới trại giam. Tôi rất phân vân, không hiểu vì sao mình bị bắt. Tôi đi làm việc cho Phủ Tổng thống mà bị người của Phủ Tổng thống bắt. Tôi nghĩ thế là hết rồi, chắc là địch đã phát hiện ra tung tích, tôi đã bị lộ...”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM