Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:34:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số kỷ niệm trên chiến trường K (phần 3)  (Đọc 288209 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #200 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 04:36:48 pm »

Chào các bác . Trung đoàn của em đánh từ hướng Mondon QK5 ( đầu chiến dịch )  sau lại được ưu ái về QĐ4 (giữa tháng 2/79 đến cuối tháng 6/79 ) bước một cái qua sư 399 (tháng 6/79 đến cuối tháng 12/79 ) tống một cái từ sư 339 Qk9 về sư 309 mặt trận 479 cho đến ngày về nước .
Em nghĩ đây là một ký ức ( mình không phải là sử gia làm sao mà nhớ hết được ) trung đoàn em lại đi quá nhiều nơi nhiều khi quên mất có bác nào khỏ khỏ vài cái lại sáng ra.
Mà phải có tranh luận bác ạ ( đừng có nói thắng thua mà gây căng thẳng ) Man lâu lâu còn thua đội chót bảng , Chese có hồi bó giò với đội hạng 2 phải không các bác.
Các cụ Điện Biên còn lên truyền hình nói về chiến thắng , các bác chống Mẽo còn cầu truyền hình một thời hoa lửa , một thời Trường Sơn . Còn thời mình có bác nào đã được phỏng vấn chăng họa chăng có phim tư liệu những năm tháng và hoa chung chung , chủ yếu lên án bọn Pôn và ca ngợi đất nước Campuchia hồi sinh sau này.
Như các trận đánh ở đường 5 hay 56 bây giờ em mới biết bác Trungsy và bác Tai cũng tham gia như khu 20 nhà cũng có dấu chân của 2 bác , nếu em nói hướng Monđon các bác ấy có biết đâu thế là em lại nói chuyện với bác Vovanha .
Em chỉ hy vọng 20-30 năm nữa nó vẫn còn mình thì cũng có đứa đã ra đi và lâu hơn nữa là chuyện cổ tích chiến tranh .
Kính các bác
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #201 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 05:02:05 pm »

Chào các Bác.
Cái tên Rôviêng gắn với khá nhiều các trận chiến đấu của các đơn vị khác nhau, có lẽ đây là địa điểm khá quan trọng trên tuyến hành lang của Pốt vào nội địa nên qua các bài viết của các Bác thấy khá nhiều đơn vị.... Các Bác đều nói đúng là chỉ có 1 khu 20 nhà, nhưng sau này tiến ra BG CPC- TL thêm 5 nhà, 7 nhà. Chốt lâu nhất tại BG là TĐ20 CAVT (khổ nhất, sốt rét nhiều nhất, bám trụ kiên cường nhất). Theo trí nhớ của tôi là lính của f339(có tham khảo thêm LS QĐ4, F330, F9) thì có thể chia thời gian như sau:
 - 1/1/79 đến 3/79 thì khá nhiều đơn vị thuộc QĐ4, QK9, QK5 đều đánh vào giải phóng Lếch (Pốt dự địnhlàm thủ đô KC).
 - 3/79 đến 7/79  chủ yếu F341, có một số các đơn vị cấp E của các F khác  làm nhiệm vụ tại địa bàn này qua cả Rôviêng cho tới 20 nhà.
 -7/79 trở đi thì f339 (tính luôn cả TĐ 20 CAVT làm nhiệm vụ chủ yếu tại địa bàn lộ 56  từ Puốc sát qua Lếch, Rô viêng, đèo đá, 20 nhà, 7 nhà, ra đến BG.
 Hậu cứ của f339 đóng tại Lếch (gần chợ Lếch)Tất nhiên trong từng chiến dịch thì lại có các đơn vị khác cùng hoạt động( ví dụ f9 của TS1 đi tải gạo cho 339 đấy).
 Xin ý kiến các Bác, nếu có gì chưa chuẩn, các Bác bổ xung.


Toét.............to....étttt......không có Manchet....Chesy ...gì ở đây hết.Lạc đề,lão Quyenh nhớ gì viết nớ,thiếu mai lại bổ sung,không bóng đá thượng hạng,ngoại hạng ở đây được....bậy quá chừng,hồi ký,ký ức mà cứ nói chuyện hồi nãy,bây giờ..... Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

Đây em quăng dây cho các bác dễ nhớ chút...

  Lực lượng hai bên

Việt Nam
Chỉ huy trực tiếp chiến dịch là tướng Lê Trọng Tấn, lực lượng được huy động bao gồm:

Quân đoàn 2 của thượng tướng Nguyễn Hữu An, chính ủy Lê Linh, gồm các Sư đoàn 304, 325, được bổ sung Trung đoàn bộ binh 8, cũng từ Tịnh Biên (An Giang - Hà Tiên) đánh theo hướng tây để hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 đánh về Phnom Penh, chiếm Kampot và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia. Sư đoàn 306 mới thành lập không kịp tham gia chiến dịch vì chưa hoàn thành công tác huấn luyện[4]. Cũng như tại mặt trận Tây Ninh, tại An Giang, quân Việt Nam cũng chia quân tấn công hai hướng. Hướng thứ nhất theo Quốc lộ 2 tiến về hướng Bắc đánh về Phnom Penh. Hướng thứ hai tiến theo duyên hải về hướng Tây đánh chiếm hải cảng Kompong Som, Sư đoàn 304 được dùng làm trừ bị, cố thể được dùng tăng cường trong trường hợp Quân đoàn 4 tấn công Phnom Penh gặp khó khăn.
Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn, gồm các Sư đoàn 10, 31, 320, được bổ sung Sư đoàn 302, đánh từ Tây Ninh, vượt qua tỉnh Kampong Cham đến sông Mê Kông và vùng lãnh thổ đông bắc Campuchia.
Quân đoàn 4 của thượng tướng Hoàng Cầm, gồm các Sư đoàn 7, 9, 341, được bổ sung thêm Sư đoàn 2, cùng Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh và 3 tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam (UFNSK), hướng tấn công từ hướng tây và tây nam Tây Ninh, sau khi đã tái chiếm những vị trị trên tỉnh lộ 13, theo đường 1 qua tỉnh Svay Rieng nhắm đánh bến phà chiến lược Neak Luong để đến Phnom Penh.
Quân khu 5: gồm hai Sư đoàn 307, 309 và Lữ đoàn đặc công 198, đánh từ Pleiku theo đường 19 về hướng Tây để tiêu diệt quân Khmer Đỏ ở Đông Bắc Campuchia.
Quân khu 7: gồm hai Sư đoàn 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117, được tăng cường thêm một số đơn vị của Quân đoàn 3 như Lữ đoàn 12 thiết giáp, những trung đoàn chủ lực các tỉnh Tây Ninh, Long An, Sông Bé, Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, 3 tiểu đoàn Khmer UFNSK từ phía bắc tỉnh Tây Ninh và khu căn cứ của UFNSK quanh Snuol tiến quân dọc theo Quốc lộ 13 và Quốc lộ 7 đánh chiếm Kratié và Kampong Cham.
Quân khu 9: gồm các Sư đoàn 4, 330, 339, tấn công từ khu vực Tịnh Biên ở hướng Bắc, qua tỉnh Ta Keo, hướng về Phnom Penh
Lực lượng đổ bộ đường biển gồm Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 đổ bộ vào vùng duyên hải Đông Nam Campuchia để chiếm Ream và cảng Sihanoukville trên bán đảo Kampong Som.
Đoàn 901 không quân: gồm Sư đoàn không quân 372 được trang bị máy bay F-5, A-37, máy bay trực thăng UH-1, máy bay vận tải C-130, C-119, C-47, và một phân đội[5] MiG-21 từ Trung đoàn 921.
Các sư đoàn Việt Nam đều có các đơn vị cơ hữu thiết giáp, pháo binh, pháo phòng không và một lữ đoàn công binh. Theo phía Việt Nam, có 10.000 - 15.000 quân UFNSK tham gia chiến dịch, tuy nhiên theo các phân tích viên quốc tế, đây là con số phóng đại, chỉ có chừng vài trăm quân UFNSK trực tiếp tham gia chiến dịch, còn lại đại bộ phận làm công tác liên lạc, đảm bảo hậu cần, phiên dịch...


« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2009, 05:57:02 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #202 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 05:03:29 pm »

Tiếp--
Campuchia
theo phía Việt Nam, lực lượng Khmer Đỏ gồm có 19 sư đoàn, theo tác giả Steven Heder, quân Khmer Đỏ gồm chừng 15 sư đoàn. Các sư đoàn này được trang bị tốt bằng vũ khí của Trung Quốc, được chỉ huy bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh vừa qua, gồm nhiều binh lính trung thành đến cuồng tín, nhưng các sư đoàn này cũng đã bị nhiều hao tổn trong những lần giao tranh trước, và quân số mỗi sư đoàn chỉ chừng dưới 4.000 người, gần bằng nửa quân số của sư đoàn Việt Nam.
Các sư đoàn: 164, 170, 290, 310, 450, 703, 801, 902

Một số máy bay chiến đấu T-28.
Một phân đội MiG-19 do Trung Quốc sản xuất, số Mig-19 này không kịp tham chiến vì không có phi công và rơi vào tay quân Việt Nam khi họ chiếm Phnom Penh[6]
Một sư đoàn thủy quân lục chiến
Một sư đoàn hải quân
Một sư đoàn không quân, nhưng chiến đấu như bộ binh khi giao tranh nổ ra.
Nhiều đơn vị xe tăng và trọng pháo.

 
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #203 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 05:05:13 pm »

Tiếp--

Đã thấy thấp thoáng bóng dáng lão Trung Sỹ 1 và lão LETHAITHO,TAILIENSON

Chiến dịch phản công

Diễn biến chiến dịch
Tới đầu tháng 12 năm 1977, quân đội Việt Nam được hỗ trợ bởi một số tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam đã kiểm soát một vùng đệm dọc biên giới trong lãnh thổ Campuchia, từ Mimot đến Snuol ở các tỉnh Kampong Cham và Krati9] bắn yểm trợ, Sư đoàn 7 của Quân đoàn 4 mở cuộc tấn công vào quân Khmer Đỏ ở Don So. Tuy nhiên sau hai ngày giao chiến với nhiều tổn thất, Sư đoàn 7 vẫn chưa chọc thủng được tuyến phòng phủ của Khmer Đỏ. Tới đêm ngày 1 tháng 1, tướng Hoàng Cầm hạ lệnh cho Sư đoàn 7 tung hết lực lượng dự bị vào trận.

Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị đánh thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần, hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hoả lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều, nên quân Khmer Đỏ bị tan rã. Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân Khmer Đỏ phải rút về Prey Veng và Neak Luong, chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4.

Tới ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục đường số 1, 7 và 2 ở lối vào Phnom Penh. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4 tháng 1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong. Tới ngày 5 tháng 1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong.


Đánh chiếm Phnom Penh
Ngày 6 tháng 1, các đơn vị Việt Nam vượt sông Mekong qua ngả Neak Luong và bắc Kompong Cham. Chín sư đoàn quân Việt Nam làm thành hai gọng kìm tiến vào Phnom Penh từ phía Đông Nam và phía Bắc: Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 di chuyển theo quốc lộ 1, Sư đoàn 9 tiến song song bảo vệ sườn phía nam và Sư đoàn 341 bảo vệ sườn phía bắc. Một toán đặc công nhảy dù xuống Phnom Penh để giải cứu Hoàng thân Sihanouk, nhưng bị Khmer Đỏ phát hiện và tiêu diệt hết, chỉ duy nhất một người sống sót.

Tại Kompong Cham, Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn cũng giao tranh quyết liệt với quân Khmer Đỏ để vượt sông. Quân Khmer Đỏ thiết lập trận địa phòng ngự dọc bờ tây sông Mekong với nhiều ổ súng máy, súng cối bắn trùm lên mặt sông để ngăn thuyền chở quân Việt Nam đổ bộ. Xa hơn một chút, quân Khmer Đỏ bố trí xe tăng, xe bọc thép, pháo 105mm, 122mm và 155mm để bắn vào quân Việt Nam đang tập trung ở bờ đông sông Mekong. Đêm ngày 5 tháng 1, một toán quân gồm lính trinh sát, công binh và bộ binh định vượt qua bờ sông chiếm một đầu cầu nhỏ, nhưng quân Khmer Đỏ đánh bật họ lại. Tướng Kim Tuấn quyết định dùng hỏa lực áp đảo bắn vào trận địa phòng thủ của quân Khmer Đỏ, rồi cho thả khói mù, dùng thuyền chuyển quân sang bờ tây. Mặc dù rất nhiều thuyền bị trúng đạn của quân Khmer Đỏ, Quân đoàn 3 cuối cùng cũng đã thiết lập được một đầu cầu. Một đại đôi xe lội nước vượt sông và tỏa ra để đánh vào thị trấn; hai tiểu đoàn bộ binh cũng vượt được sông, đến 8:30 sáng, Kampong Cham thất thủ.

Ngay trong sáng ngày 6 tháng 1, lực lượng đột kích Phnom Penh, gồm Trung đoàn 28 của Sư đoàn 10 và các đơn vị phối thuộc, dẫn đầu bởi 6 xe lội nước và một số xe thiết giáp M-113 vượt sông, tổng cộng lực lượng lên đến 120 xe quân sự. Lực lượng đột kích vừa hành quân vừa giao chiến với các ổ phục kích của quân Khmer Đỏ, tới chiều tối đã tới bờ sông Tongle Sap và tổ chức đánh vượt sông để tiến vào Phnom Penh[10].

Trong khi đó, ngày 6 tháng 1 năm 1979, những đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 7 Quân đoàn 4 được một tiểu đoàn UFNSK hỗ trợ chiếm được bờ phía đông của bến phà Neak Luong. Quân Campuchia trong khi rút lui vội vã đã không kịp thiết lập công sự phòng thủ. Trong đêm, cách bến phà khoảng hai cây số về phía nam, Trung đoàn 113 cùng Trung đoàn 14 của Sư đoàn 7 được tàu đổ bộ đưa sang bên kia sông, tiến chiếm bờ phía tây của bến phà. Ngày 7 tháng 1, toàn bộ đội hình Quân đoàn 4 tiến hành vượt sông. Do sự tan rã nhanh chóng của lực lượng phòng thủ biên giới và sự chủ quan của Pol Pot, quân đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh từ Neak Luong mà không gặp sức chống cự đáng kể nào. Trưa ngày 4 tháng 1, Quân đoàn 4 đã có thể bắt tay với Quân đoàn 3 ở ngoại ô phía bắc Phnom Pênh. Tuy nhiên Quân đoàn 3 đã đến muộn, không kịp chặn đường Chính phủ Polpot rút chạy khỏi Phnom Penh.

Ngày 7 tháng 1, quân Việt Nam chiếm sân bay Kampong Chhnang và bắt được mười máy bay A-37, ba C-123K, sáu C-47, ba Alouette III cùng một số T-28. Ngày 8 tháng 1, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia do Heng Somrin làm chủ tịch đã được thành lập với sự hậu thuẫn của Việt Nam.

Ở phía Bắc, các sư đoàn của Quân đoàn 3 cũng tiến xuống Phnom Penh, sau đó Sư đoàn 320 theo quốc lộ 4 xuống bình định các tỉnh phía nam. Các sư đoàn còn lại theo các quốc lộ 5 và 6 tiến về hướng Tây và hướng Bắc. Họ gặp sức chống cự đáng kể của quân Khmer Đỏ tại Battambang và Siem Reap.


 Hướng nam, Sihanoukville
Tại mặt trận phía nam, từ An Giang, quân Việt Nam bắt đầu vượt biên giới vào ngày 3 tháng 1 năm 1979 và tấn công theo hai hướng. Hướng thứ nhất, Sư đoàn 325 và Sư đoàn 8 tiến về phía Tây, dọc theo quốc lộ số 2. Ngày 5 tháng 1 năm 1979, trong khi lực lượng Quân khu 9 tiến đánh Takéo, sư đoàn 325 bắt đầu hành tiến theo hướng Tây Bắc. Lực lượng Khmer Đỏ của Quân khu Tây Nam do Ta Mok chỉ huy khét tiếng cuồng tín đã chuẩn bị công sự phòng thủ ở Tuk Meas trên đường 16, ở khoảng giữa biên giới và Chhuk. Phải mất hai ngày giao chiến, Sư đoàn 325 mới có thể đánh tan tuyến phòng ngự của Khmer Đỏ và chiếm được khu vực Tuk Meas. Cùng lúc đó tướng Nguyễn Hữu An cũng tung Sư đoàn 8 theo hướng tây để đánh chiếm quận lỵ Kampong Trach, nằm ở giao điểm với đường quốc lộ ven biển.

Nắm quyền chỉ huy trực tiếp trung đoàn xung kích 24, tướng Nguyễn Hữu An dẫn trung đoàn tiến từ Tuk Meas về Chhuk. Các quân xa của Việt Nam gồm xe tăng hạng nặng, xe tải và trọng pháo di chuyển khó khăn trên đường đất và ruộng lúa nên đã bị quân Khmer Đỏ phục kích phá hủy một số xe và pháo, sở chỉ huy của tướng An cũng bị tổn thất và tạm thời mất liên lạc với các lực lượng còn ở phía sau. Tới chiều ngày 7 tháng 1, lực lượng xung kích đã ra đến đường số 3, và trong quá trình tiến công đã đánh tan sư đoàn quân Khmer Đỏ phòng ngự Chhuk.

Trong hai ngày 4, 5 tháng 1 năm 1979, từ đảo Phú Quốc, hai phân đội Hải quân Việt Nam gồm một số tàu tuần tiễu loại lớn của Mỹ, hai tàu khu trục Petya của Nga, cùng nhiều tàu chiến nhỏ chuẩn bị chuyển Lữ đoàn Hải quân 101 và 126 đổ bộ. Hải quân cũng lập trận địa pháo 130mm ở mũi đảo Phú Quốc để yểm trợ cho lực lượng đổ bộ.

Sẩm tối ngày 6 tháng 1, toán quân đặc công gồm 87 người bí mật đổ bộ và tấn công chiếm một trận địa pháo Khmer Đỏ bảo vệ bờ biển, cùng lúc, pháo 130mm bắt đầu bắn phá các vị trí quân Khmer Đỏ. Lập tức các thuyền tuần tiễu loại nhỏ của Khmer Đỏ xuất kích từ quân cảng Ream và các bến cảng nhỏ tấn công vào Hải quân Việt Nam. Sau một trận giao chiến trên biển, do có ưu thế về số lượng và hỏa lực, Hải quân Việt Nam đẩy lùi hoặc đánh chìm hầu hết các tàu Khmer Đỏ, nhưng một tàu của Việt Nam cũng bị trúng đạn, khiến nhiều thủy thủ bị thương vong. Số tàu phóng lôi Khmer Đỏ chạy thoát khỏi cuộc hải chiến và các cuộc không kích của không quân Việt Nam, đến ngày 16 tháng 1 lại bị Hải quân Việt Nam chặn đánh trong vịnh Thái Lan và bị tiêu diệt gần hết.

Tối ngày 7 tháng 1, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 tiến hành đổ bộ ở chân núi Bokor, nằm ở khoảng giữa thị xã Kampot và cảng Sihanoukville. Lữ đoàn đổ bộ được toàn bộ 3 tiểu đoàn và số xe lội nước, xe bọc thép, nhưng do thủy triều lên cao, không có đủ chỗ triển khai đội hình, nên không đổ bộ được số xe tải, và đến tối, 3 tiểu đoàn nữa theo dự định cũng sẽ đổ bộ lại phải rút ra ngoài.

Theo kế hoạch, lực lượng Hải quân đánh bộ phải triển khai một lực lượng lớn, theo vùng ven biển đánh chiếm cùng lúc hai cây cầu quan trọng và giao điểm Veal Renh dẫn về bán đảo Kampong Som. Tuy nhiên, một chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ do nóng vội, đã tập hợp tiểu đoàn của mình, chở trên 12 xe tăng và xe bọc thép tiến về Sihanoukville trước khi trời sáng. Đơn vị này bị một lực lượng lớn Khmer Đỏ vây đánh từ chiều, qua đêm đến suốt ngày hôm sau và cuối cùng bị tiêu diệt gần như hoàn toàn. Đến đêm ngày 7 tháng 1, Hải quân mới đổ bộ thêm được 3 tiểu đoàn của Lữ đoàn 126 và 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 101 lên bãi biển, nhưng số xe tải phải đến ngày 8 tháng 1 mới lên bờ được.

Sư đoàn 304 vốn được dùng làm dự bị để tham gia đánh về Phnom Penh, nhưng do Quân đoàn 3 và 4 đã đánh được Phnom Penh từ ngày 7 tháng 1, nên tướng An dùng sư đoàn này để nhanh chóng giải cứu lực lượng lính thủy đánh bộ và đánh chiếm Sihanoukville. Dẫn đầu bởi một đơn vị xe M-113, Trung đoàn 66 của sư đoàn, kế tiếp là Trung đoàn 9 hành quân suốt đêm ngày 9.

Ngày 9 tháng 1, Trung đoàn 66 sau khi gặp lực lượng Hải quân đánh bộ, chuẩn bị giao chiến: không lặp lại sai lầm của Hải quân, Trung đoàn 66 tổ chức chiếm cao điểm xung quanh thành phố trước khi phối hợp với hải quân đánh bộ đánh vào thành phố. Sau khi đánh tan được Sư đoàn 230 Campuchia, quân Việt Nam chiếm được Kampot. Trung đoàn 9 không đến kịp vì một cây cầu sụp đổ khi xe tăng dẫn đầu trung đoàn đi qua. Khi Trung đoàn 9 và Lữ đoàn xe tăng 203 đến thành phố thì Kampot đã rơi vào tay quân Việt Nam, nên lực lượng này được đưa đi đánh quân cảng Ream. Được sự trợ lực của pháo hải quân bắn từ bến cảng lên, cánh quân này chiếm được quân cảng Ream và hải cảng Kampong Som. Tuy nhiên, vì không chuẩn bị kịp về tiếp liệu, quân Khmer Đỏ đã có thể phản công chiếm lại Kampong Som ngày 14 tháng 1, nhưng quân Việt Nam tái chiếm lại vào ngày hôm sau.

Hướng thứ hai, Quân khu 9 phụ trách, tiến về phía Bắc đánh chiếm hai thị xã Tan và Takéo. Các sư đoàn Khmer Đỏ trấn giữ quân khu Tây Nam như Sư đoàn 2, 210, 230, 250, bị tan rã và rút lui vào rừng.

Cuối tháng 1 năm 1979 cuộc phản công kết thúc thắng lợi. Đến ngày 17 tháng 1 thị xã cuối cùng là Ko Kong rơi vào tay quân đội Việt Nam và chính quyền mới của Campuchia. Cho tới cuối tháng 3, quân đội Việt Nam coi như chiếm được hết những thành phố và tỉnh lỵ quan trọng của Campuchia và tiến sát tới biên giới Thái Lan. Tuy nhiên tàn quân Pol Pot vẫn tiếp tục chống cự và quấy nhiễu, gây ra nhiều thương vong cho quân đội Việt Nam đồn trú tại Campuchia.


Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #204 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 05:06:27 pm »

Tiêp-
và đây là bóng dáng Angko krao,hai ruong,quyenh.....haanh  v...v.

Truy quét tàn quân Khmer Đỏ

 Đánh Siem Reap và Battambang
Trên chiến trường Campuchia, vì quân Việt Nam tiến quá nhanh chóng, nên quân Khmer Đỏ chỉ bị tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hẳn. Nhiều đơn vị đã tập trung lại thành những đơn vị nhỏ, tiếp tục đánh du kích và quấy phá.

 

Xe tăng T-54 của VN rút về nước năm 1988
Sau khi Quân đoàn 4 chiếm được Phnom Penh, các đơn vị của Quân đoàn 3, Quân khu 5 và Quân khu 7 cũng vượt sông Mekong tiến chiếm và bình định lãnh thổ phía bắc Biển Hồ và sông Tonlé Sap. Quân Khmer Đỏ đã cố gắng kháng cự gần tỉnh Battambang nhưng cũng chỉ có thể làm chậm đà tiến quân của Việt Nam. Họ đã phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích.

Quân đoàn 2 và các sư đoàn của Quân khu 9 sau khi chiếm được vùng duyên hải cũng tiến dọc theo quốc lộ 4 về hướng Bắc. Mấy ngày sau khi Trung Quốc tiến đánh biên giới Việt-Trung, Quân đoàn 2 rút về bảo vệ Hà Nội. Việt Nam bắt đầu tổng động viên, một số các trung đoàn độc lập được tăng cường lên thành cấp sư đoàn, như các trung đoàn Gia Định 1 và 2, Quyết Thắng 1 và 2, trở thành các Sư đoàn 317, 318 để gửi sang tăng cường mặt trận Campuchia. Trách nhiệm chính trong công tác hành quân vẫn là các đơn vị của Quân đoàn 4.

Ngày 8 tháng 1, Sư đoàn 10 theo lệnh của tướng Kim Tuấn thực hiện cuộc hành quân chớp nhoáng truy kích quân Khmer Đỏ. Tới ngày 9, Trung đoàn 24 đã chiếm được Kampong Thom, Trung đoàn 26 cũng đã kiểm soát được đường 6 nối Kampong Thom và Phnom Penh, Trung đoàn 66[13] được lệnh vượt lên trước hai đơn vị này đánh chiếm thành phố Siem Reap ở phía tây bắc biển hồ Tongle Sap. Dùng 36 xe tải chở quân, được xe tăng yểm trợ, trung đoàn nhanh chóng hành quân, tiến được 100km chỉ trong vòng 2 giờ, đồng thời đánh tan các trạm kiểm soát của Khmer Đỏ dọc đường. Trên đường đi, một đoàn xe chở quân Khmer Đỏ cũng nhập vào đội hình trung đoàn do tưởng nhầm là tàn quân Khmer Đỏ tháo chạy. Do trời tối, không ai phát hiện ra sự nhầm lẫn này. Mãi đến khi hai bên nhận ra nhau thì một trận đánh khốc liệt mới nổ ra, quân Việt Nam tiêu diệt và chiếm toàn bộ đoàn xe gồm 23 xe tải chở quân Khmer Đỏ. Rạng sáng ngày 10, quân Việt Nam đến Siem Reap, quân Khmer Đỏ bị bất ngờ, phải tháo chạy ra bốn phía. Tới khi trời tối thì Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 và Sư đoàn 5 của Quân khu 7 cũng đã tới nơi.

Ngày hôm sau, Trung đoàn 24 lại hành quân 100km nữa đánh chiếm thị xã Sisophon nằm cách biên giới Thái Lan 50km. Ngày 12 tháng 1, (sau khi trao lại thị xã cho lực lượng Quân khu 5) trung đoàn 24 một tiểu đoàn của Trung đoàn 66 cùng một đại đội xe M-113, pháo phòng không và trọng pháo theo theo đường 5 phía nam Sisophon đánh vào các lực lượng Khmer Đỏ đang tập trung về Battambang và chiếm thành phố ngay trong ngày hôm đó.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, tướng Kim Tuấn di chuyển Bộ chỉ huy Quân đoàn 3 đến Battambang để trực tiếp chỉ huy chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot tập trung ở vùng tây nam gần biên giới Thái Lan. Ba ngày sau, ông rời Battambang để đi Siem Reap, trên đường đi khoảng 40km về hướng bắc Battambang, đoàn xe của ông bị một lực lượng lớn Khmer Đỏ phục kích. Phần lớn đoàn xe bị phá hủy, tướng Kim Tuấn bị tử thương và mất ngày hôm sau, ngày 17 tháng 3. Ông là sỹ quan cao cấp nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh khi tham chiến ở Campuchia. Ba tháng sau, tháng 6 năm 1979, Quân đoàn 3 của ông rời Campuchia để tham gia phòng thủ biên giới phía bắc với Trung Quốc.


Khu vực Tây Nam
Trận đánh quan trọng đầu tiên trong chiến dịch bình định diễn ra tại Kampong Speu, nằm trên quốc lộ 4 nối hải cảng Kampong Som với Phnom Penh, cách Phnom Penh khoảng 50 km. Thị xã này, sau khi quân Khmer Đỏ di tản vội vã, do Trung đoàn 10 thuộc Sư đoàn 339 Việt Nam chiếm đóng. Nhưng ít ngày sau, các lực lượng còn lại của các Sư đoàn 703, 340, 221 từ tuyến phòng thủ Svay Rieng chạy về đã tập trung lại và dự định tái chiếm thị xã. Được tin, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 điều động Sư đoàn 341 đến tăng cường. Trận đánh bắt đầu ngày 21 tháng 1 năm 1979 đến ngày 7 tháng 2 mới kết thúc. Dù bị tổn thất nặng, quân Việt Nam vẫn giữ được Kampong Speu, các lực lượng của 3 sư đoàn Campuchia bị tan rã, chỉ còn là những nhóm nhỏ hoặc tiếp tục đánh du kích, hoặc rút về biên giới Thái Lan.

Giữ vững được Kampong Speu, bảo đảm được giao thông trên quốc lộ 4, quân Việt Nam tiến đánh căn cứ Amleng, nơi mà bộ chỉ huy quân sự của Pol Pot từ Phnom Penh rút về trú đóng. Căn cứ này nằm trong một vùng rừng núi hiểm trở, cách Phnom Penh khoảng 100 km về phía tây nam. Lực lượng tấn công gồm Sư đoàn 2, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 341 của Quân đoàn 4, được tăng cường thêm Sư đoàn 5 của Quân khu 7. Vì lực lượng tấn công quá hùng hậu, quân Khmer Đỏ rút lui, bỏ lại căn cứ Amleng, nhưng họ tìm đủ cách để gây khó khăn và tổn thất cho quân Việt Nam khi họ rút lui khỏi căn cứ bằng đủ mọi cách như phục kích, bắn tỉa, gài mìn, đốt rừng...

Chiếm xong được Amleng, quân Việt Nam mở chiến dịch đánh chiếm thị xã Leach. Leach là một thị xã nhỏ nằm gần quốc lộ số 5 là con đường từ Phnom Penh đi Battambang, cách biên giới Thái Lan khoảng 80 km. Trước ngày 7 tháng 1, Leach được Khmer Đỏ sử dụng làm căn cứ tiếp liệu. Sau khi Phnom Penh thất thủ, khi quân Việt Nam chưa có đủ thì giờ để chiếm đóng hết các vị trí, Khmer Đỏ dự định biến Leach thành một căn cứ phản công. Một phần lớn những lực lượng còn lại được tập trung tại đây. Tuy quân số gồm nhiều sư đoàn (104, 210, 260, 264, 460, 502), nhưng trên thực tế, mỗi sư đoàn chỉ còn chưa tới một ngàn quân[cần dẫn nguồn]. Lực lượng phòng thủ cũng có vài khẩu pháo 105 ly và vài xe thiết giáp.

Để tấn công Leach, quân Việt Nam đã sử dụng một lực lượng lớn và tấn công làm bốn hướng. Hướng thứ nhất, do Sư đoàn 341 thay thế Sư đoàn 330 đã bị hao hụt quân số quá nhiều khi giải toả quốc lộ số 5, đánh chiếm thị xã Pursat để từ đó đánh vào mặt bắc của Leach. Hướng thứ hai do Sư đoàn 9 từ căn cứ Amleng mới chiếm được đánh vào phía đông. Hướng thứ ba do Quân khu 9 phụ trách được tàu đổ bộ chở đến tỉnh Kokong, rồi từ đó, tấn công mặt nam. Hướng thứ tư, do Sư đoàn 31, Quân đoàn 3, từ biên giới Thái Lan theo tỉnh lộ 56 đánh ngược về mặt tây của Leach.

Vì đây là một trận quyết định, nên trận đánh đã kéo dài trên một tháng. Tất cả các sư đoàn tham chiến đều bị tổn thất nặng. Cuối cùng, vì hoả lực thua kém, bệnh tật, bị hao hụt lực lượng mà không được bổ sung nên căn cứ Leach của Khmer Đỏ bị Sư đoàn 9 chiếm được ngày 29 tháng 4 năm 1979. Trận đánh tại căn cứ Leach là trận đánh có quy mô lớn cuối cùng trên đất Campuchia. Sau khi Leach bị mất, các đơn vị còn lại của Khmer Đỏ rút về các mật khu ở Pailin và Taxang sát biên giới Thái Lan. Một số khác phân tán thành những đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích.

Các đơn vị của Việt Nam bắt đầu phân nhiệm để hành quân bình định. Nhiều sư đoàn thiện chiến đã bị hao hụt nặng được rút về nước. Những sư đoàn tân lập được gửi qua tăng cường hay thay thế. Phía Việt Nam cho biết, tới cuối tháng 1 năm 1979, quân Việt Nam đã có tới 8.000 thương vong. Về phía quân Khmer Đỏ dù bị thiệt hại nặng vẫn còn khoảng 30.000 quân có còn khả năng quấy phá, phục kích, gây mất ổn định khiến Việt Nam phải duy trì một lực lượng quân sự lớn tại Campuchia.
Trích  wikipedia.de

Đấy các bác bồi đắp mổ sẻ thêm cho nó rõ mười ra ạ,kính các bác.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #205 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 06:01:29 pm »

   Cảm ơn khanh huyên và các bác , như tôi đã nói tôi vào QS là để nói leo ,nói leo dễ hơn nhưng ai đó gán cho tôi top pich  này ,vả lại chỉ có mình tôi là lính làm fkinh tế đi đánh nhau nên tôi kể cho có  “trốc” có đuôi để các bác hiểu thêm Q Đ ta

                   HAI LẦN ĂN TẾT MẬU NGỌ

 Mấy ngày về lại An tức chúng tôi chỉ làm mõi việc là trả cuốc xẻng  và chờ đợi ,.Thằng Trọng  và thằng Tám cũng đã về  đơn vị ,Trọng xanh như tàu lá ,đi khập khiễng nó về thanh toán giấy tờ  để ra Bắc , Năm thằng  chúng tôi lại được bên nhau chuyện trò đủ thứ, có lần chúng tôi hè nhau vật Trọng  ra để xem chim còn đến đâu , ai ngờ vừa cởi cúc quần nó òa khóc thế  là mấy   thằng buông tay  ứa nước mắt với nó .Tay thằng Tám hơi khoèo co duỗi  khó khăn,giấy ra viện ghi   về đơn vị bố trí việc nhẹ  (bộ đội biết việc nào là nhẹ ?) chúng tôi khuyên nó nên tự tập để trở lại bình thường  và hắn cũng  rất  chăm tập luyện .  Lúc ấy  đó là lời khuyên đúng vì chúng tôi trong sáng quá . sau này lắm lúc nhớ lại  tôi cứ  day dứt : Giá như khi đó bọn tôi đừng khuyên thế , giá như  thằng Tám  không tự   tập ,cái tay cứ khoèo chắc nó là thương binh và không phải đi đánh  nhau , nó sẽ không phải hy sinh
  Ngày 3/2  mặc dù mới là 26 tháng chạp nhưng chúng tôi  tổ chức ăn Tết trước để hành quân  ,thuốc lá trên cấp mỗi người 2 gói  còn các thứ khác  các đơn vị tự túc Huh Mấy hôm trước C đã cho người mang mỳ tôm đi đổi được 1 con lợn độ 30 kg , và vài  chục cân nếp  cùng  mấy lít rượu nên bữa  ăn Tết đó có đủ rượu thịt và  hương vị cơm nếp (không gói bánh ) .Lần đầu ăn tết xa nhà như vậy mấy anh mới nhập ngũ 77  buồn lắm , thằng Sao cứ sụt sịt dỗ mãi không  được  làm cả a phát cáu.
  Ngày 4/2 chúng tôi hành quân  bằng ô tô theo con đường vòng quanh  núi Cô Tô về Long xuyên chứ không đi đường Châu đốc như khi ở bắc vào .Hôm sau  đoàn xe dừng   tại ngã ba Phú nhuận,  Trọng  xuống  xe về trạm giao liên để ra bắc ,  không ai  baỏ  ai  nhưng mỗi đứa đều  viết thư tay nhờ Trọng cầm về .Tôi dặn hắn đừng nói gì về chuyện đơn vị đi chiến đáu kẻo mọi người ở nhà lo và cho hắn cái áo pha  lon trắng mà hồi ở Vinh tôi hay diện ,Trọng không nói lời nào chỉ khóc , ba năm  tròn sướng khổ với nhau  chứ  ít ỏi gì đâu,mai sau biết ai còn ai mất ? hắn đi dọc đoàn xe bắt tay từng người tạm biệt .  Xe chạy cả tiểu đoàn   vẫy tay chào hắn , hắn  đứng đó  một mình xiêu vẹo giữa phố phường nhộn nhịp xe cộ ngược xuôi
  .Chập tối  chúng tôi được đổ xuống một khu rừng   phía sau Lò gò và khẩn trương đào hầm ,tuy muộn nhưng mỗi a cũng căng được  chiếc lán bằng tăng tươm tất ,mệt mỏi mọi ngươi lăn ra ngủ . Hôm sau ( 6/2) anh Thống bắt đầu phân chia  khu vức bố trí công sự  phòng ngự   cho  từng b .Lại chặt cây ,đào hầm cả ngày, ở đây xa tiền duyên  ,dân làm nương vẫn đi lại thường xuyên 
   7/2  chúng tôi   nhận vũ khí , suốt ngày lo lau chùi  những khẩu  AK ,M79, b41 còn nguyên dầu mỡ bảo quản   .gần chiều  bỗng quản lý gánh vè một gánh bánh chưng và nhu yếu phẩm ,mọi người mới nhớ đã là 30 tết ,  mỗi a được phân 1 gói trà Blao , mỗi người được thêm 1 bao thuốc lá và 3 ngươi chung một bánh chưng của nhân dân thành phố HCM  gói tặng , có bánh đã mốc nhưng không ngăn được sự háo hức của anh em . Thế là chúng tôi lại được ăn Tết lần nữa , buổi tối các lán nhộn nhịp hẳn , tiếng mời uống nước , tiếng hát  nhạc vàng ,nhạc đỏ đủ thứ râm ran  cả khu rừng .Tám , Thiêm  bên  C5 cũng  mò sang lán tôi ngồi .Cả 4 đứa Tết này là tết thứ ba xa nhà (tết ở Lào ,tết ở Vinh và tết này ) .Tôi vẫn may mắn hơn chúng ,năm ngoái ở Vinh   mồng 2 tết  tôi vẫn xin được C cho về mấy ngày còn chúng thì không 
       .Đã khuya không ai chịu ngủ  nghe  anh Quyền vẫn nghêu ngao : Con biết xuân này mẹ chờ tin con … khi ánh …..tôi  nhớ nhà quá ….
        Gần  một  tháng di chuyển đào hầm loanh quanh trong rừng Lò gò Ngày 3/3  chúng  tôi  rút ra Bàu Cỏ gần núi  Bà đen   Cùng   với d7 , d924  chúng tôi. được biên chế về lại đội hình của E866 và đổi thành các d 1,2,3,.Như vậy f31 lúc này chỉ có E866 còn các e977,922,và các đơn vị đang bắt đầu thành lập mà khung chủ yếu rút ra từ f10 và f320.
   Một tháng ổn định biên chế , chúng tôi được nhận lớp xạ thủ b40,b41, và các laoị hỏa lực khác được đào tạo cơ bản ở quân trường Dục Mỹ ,đồng thời san cán bộ cho e922, thằng Việt cũng sang đó làm atr ,  ,anh Mùi,anh  Hồng btr sang làm Cphos ( cả 2 anh đều hy sinh tại suối Đà ha năm 78, ) Như vậy chúng tôi còn 3 thằng ở  lại D cũ , thằng Tám đã lành tay được phân làm a tr cối C5, thằng Thiêm sang C tôi làm atr cối
     .Phải nói rằng quyết định phục hồi E866 trên cơ sở các đơn vị cũ của nó hồi ở Lào là một quyết định sáng suốt , Mặc dù đã 2 năm chỉ làm kinh tế nhưng E đã phát huy được truyền thống nhanh chóng trở thành E cơ động mạnh  cho f và của cả quân đoàn ,chỉ 1 năm chiến đấu đã được tuyên dương Anh hung lần 2 . Vì vậy Q Đ hay giáo dục truyền thống là đúng
     
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #206 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 06:18:46 pm »

Vì vậy Q Đ hay giáo dục truyền thống là đúng

Bác và một số bác vào sau này như bác Hai Ruộng,trungdoangiadinh,angko krao..v...v....
còn nhắc đến,đơn vị mạnh là phải có và học truyền thống.
em nhỏ tuổi quân,bé về quân hàm,chỉ được cái chỉ đâu chắc chắn em sẽ đánh đó và hoàn thành rất tốt,xuất sắc nhiệm vụ....khổ lúc trước chưa có các bác em nói ra lại bị đa số qui cho thành phần đặc biệt,có một số mém đá,dưng em nói em ở 1100 cao lắm ném vậy bao giờ cho tới.....hi...hi... Grin Grin  em chưa nói thẳng ý thôi... Grin Grin Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #207 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 06:31:01 pm »

Lão khanhhuyen này giờ định buôn xi Kiwi, ý lộn - Wiki ở đây hả? Roll Eyes
Bài lão post lên chỉ cần đưa đường link dẫn là đủ, không có thế nào cũng bị chỉnh !  Grin
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #208 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 06:39:28 pm »

Thấy nó gần gũi với các câu chuyện của các bác,em trích qua luôn cho tiện theo dõi.Em không muốn đưa đường link vì có lý do đới,ví dụ như em khi đọc trên trang nào đó,khi có trích dẫn đường link,đương nhiên em cập nhật vào và lặn lội trong đó rất nhiều thời gian.Có khi lại gặp đường link nào khác lại lạc mất mấy ngày,lúc đó mới trở về link cũ nếu thấy còn ưa thích.

Em đến với quansuvn.net,đầu tiên là chơi ở Web chào cờ Viêt Nam,nó dẫn đến link Cafenet rồi mất tiêu ở quansuvn.net.Từ đó em quên luôn hai ông bạn kia,bác ạ.

Vậy ý kiến em nên trích,ngắn ngọn hơn là dẫn đường link nếu có thể. Huh
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2009, 06:41:41 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #209 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2009, 09:55:32 pm »

Các bác cứ vào các trang tư liệu trên mạng thì ai mà nói được , ngày ấy em mới là binh nhất vác súng chạy vã mồ hôi nào biết tướng này tá kia , trung đội trưởng bảo đào hầm thì em đào bảo xung phong thì em cứ lao tới mà bắn dù không thấy địch . Nếu em đi hành quân mà có vệ sỹ đi theo lâu lâu lấy một miếng sâm bỏ miệng cầm ba tong chỉ hướng này hướng kia mà nói sai các bác bắn thì em cũng chịu .
Các cụ ấy thì tổng hợp từ dưới lên còn em chỉ biết một tý còn lại thì tao nghe thấy ...........
Bây giờ em vẫn nhớ lúc đóng chốt ở khu 20 nhà , anh tiểu đội trưởng còn bắt em tưới rau bằng phân Bắc sống ( nếu ở nhà có chết em cũng không làm ) trong đây mà không làm thì kiểm điểm phê bình cho mà chết, không biết có bác nào biết món đó không ( vừa thúi vừa dòi bò lúc nhúc ) nhưng công nhận rau mau tốt thật.
Tiểu đội nhận một thau cơm vơi vơi tụi em kèm theo hai thau rau luộc , lúc đó làm gì có nước mắm chỉ là nước gạo rang thêm ít mì chính cộng vài giọt dầu Liên Xô ( có bác nào thấy dấu chân bộ đội mà lại là phân heo không ) .
Em còn nhớ một hôm tiểu đội đi công tác chỉ còn thằng Vinh ba toác sốt rét ở nhà , có nhiệm vụ cải thiện cho anh em dến trưa về trời thì mưa tầm tã đứa nào cũng đói canh cải bẹ xanh thêm vào ít mì gói do thằng Vinh đảm nhiệm , đến lúc ăn gần cạn nồi thì ôi thôi xác dòi nằm dầy dưới đáy nôn ra cũng không xong .
Những kỷ niệm của em rất mộc mạc đúng theo cấp bậc binh nhì , mới 19 tuổi làm gì đã biết lo này lo nọ cho mệt óc , lúc súng nổ thì gốc cây to là lăn vào ấm đầu xong rồi mới tính sau .
Kính các bác có gì sai mong góp ý đừng giáng cấp của em , em rất mến các CCB dù các bác ở đơn vi7 nào cũng được .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM