Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:31:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tula Việt Bắc  (Đọc 39362 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #30 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 07:03:14 pm »

Rất nhiều mẫu thử nghiệm được thiết kế sẵn từ bên Tây, chúng được ghi chép đầy đủ trong đầu ông X. Để thực hiện một việc phi thường, là làm một kho bản vẽ và công thức toán học trong đầu, ông có sẵn một quyển sổ nhỏ có vài trang giấy. Quyển sổ ghi ằng V1 có 12 mục, trong đó mục con thứ nhất là V1.1 có 14 muc, V1.1.1 có 6 mục... Hàng ngày, theo kế hoạch, ông lại nghiên cứu phát triển tiếp các vấn đề. Chỉ có cách đó mới đảm bảo tuyệt đối việc ông không bị mật thám dòm ngó. Những năm học của ông bên trời Tây xa xôi vô cùng quý giá với ông và với Tula Việt Bắc, ông không thể khinh suất đánh mất. Một số bộ phận được gia công và thử nghiệm trong nhà máy nơi ông làm việc, tất nhiên không ai hình dung đó sẽ là một bộ phận chịu lực khó tính toán kết cấu, hay một bộ phận rất khó gia công thủ công, đang tìm công nghệ.

Ông cũng hay tặng người quen đồ kỷ niệm bằng gang cầu. Một người được tặng một chiếc chuông gió, các thanh gang dài ngắn khác nhau cho âm mẫu khác nhau, thành một bản nhạc lấp lánh bên cửa sổ, người được tặng khâm phục ông, mà không hề biết rằng ông đang chứng minh rằng có thể mài rất tròn các thanh gang cầu rất dài, ông cần biết các thanh đó dài bao nhiêu thì chúng ít hao nhất. Một người bạn cùng học cơ khí được tặng một chiếc cán bút vạch dấu mảnh cũng bằng gang cầu, một đống các "mẫu thử" hỏng của chiếc cán bút xếp trong một góc xưởng, mà không ai biết rằng, chúng không hề có ý định trở thành cán bút dấu bao giờ cả. Mọi người cảm động và khâm phục người bạn nghèo nhưng không vì thế mà không có những món quá tặng rất ấn tượng.

Tạ Đình X không bao giờ hoàn thành hoàn toàn, và cũng không bao giờ tặng ai một đồ vật kỳ dị, là một cái bật lửa hoàn toàn bằng gang, bình bấc gang, bánh xe gang, trục gang, chắn gió gang. Nó có hình dáng kỳ dị vì bánh xe to, đường kính 3cm, chính vì thế nên nó rất khó đánh lửa, bất chấp mọi người nói rằng bật lửa cần bánh xe nhỏ, ông chỉ cười. Có người bảo không bao giờ hút thuốc sao ông lại thích bật lửa, ông cũng cười. Chỉ có ông chủ, đã một thời gian ông ta để ý rằng X làm rất nhiều bánh răng bật lửa, làm chưa xong cái này đã làm cái khác, cái dập, cái băm, cái tôi, cái ủ, cái lại mài, thậm chí chưa làm xong X đã lấy bánh răng mài xiết vào gang... Ông biết rằng bật lửa chỉ là một cớ để người thanh liên chí lớn thử nghiệm những cái gì đó, chưa thành hình nên người thanh niên này không muốn mang tiếng là ham phát minh, việc này tổ tiên ông và bạn bè ông đã có, ông chờ đợi xem đó là cái gì, nhưng công việc cuốn hút và ông quên đi mất. Vật này X bỏ quên trong xưởng cùng túi "mẫu thử" của nó khi về nước. Không hiểu sao, tất cả được ngâm dầu bảo quản và như là bỏ quên trong hầm lâu đài quê nhà ông chủ. Một số bạn bè cũ của ông X thường nhắc đến vật kỳ dị đó khi ông đã nổi tiếng, một người còn trưng được ra một tập ảnh chụp kỹ vật nổi tiếng đó. Năm 2009, tình cờ và nhờ tập ảnh trên, một hậu duệ của dòng họ phát hiện ra thùng đồ này, tất cả đều còn như mới.

Thùng đồ được chuyển về nhà truyền thống của hãng gia công cơ khí XYZ, sau khi đã xin phép bà Tạ Đình Mùa Thu, con cả, người thừa kế tự nhiên của Tạ Đình X, như là một kỷ niệm về một người nổi tiếng đã từng là thành viên của hãng. Bà Tạ Đình Mùa Thu sinh năm 1948, và còn có biệt danh là TD, khẩu STTD-1, còn được gọi trên internet là STTD M1950, có nick name chính thức là Mùa Thu. Năm 2007, nhân ngày Tula Việt Bắc, và cũng là ngày ký một hợp đồng quan trọng giữa Tập đoàn Cơ khí TV- tên dân sự của Tula Việt Bắc ngày đó, với Hãng Gia công Cơ khí XYZ, bà cựu chủ tịch đã đã gần trăm tuổi của XYZ tặng bà Mùa Thu một bản sao của bộ khung xe đạp bằng gỗ và nhôm. Bà lão cựu chủ tịch đã yêu cầu Kỹ sư trưởng của hãng tự tay dựng lại theo đúng các cách đo dựng nguyên bản.





Một số các mẫu thử được thiết kế từ bên Tây là để thực hiện khi thực tế thử nghiệm cho thấy những dự định ban đầu không thể thực hiện dược, hoặc chưa kịp thử nghiệm những mẫu tốt hơn. Các kiểu súng dự phòng của ST-1 đó được gọi chung là ST-0. Đoạn này nói về một kiểu trong đó là ST-0A. ST-0A là tên được sử dụng trong các nghiên cứu phát triển tại Tula Việt Bắc từ năm 1948, ban đầu, súng có tên "Sừng hươu". Cái tên thú vị này không liên quan gì đến hình dáng hay tính chất của súng, nó được đặt như một bí danh bí mật.

Ngày nay, ST-1A là đồ cổ rất có giá, ngay cả ông Trần Đoàn, một nhà sưu tập danh tiếng về các loại sản phẩm của Tula Việt Bắc cũng chưa có. Thậm chí, không một mẫu nào lưu lại còn đầy đủ. Một số mẫu trước đây được coi là đầy đủ, nhưng sau khi so lại toàn bộ các sêrial, nay đã được số hóa lưu trữ thành data base trên máy tính, thì hóa ra là ông nọ bà kia, hay có đồ độ. Nó hiếm đơn giản là vì nó được sản xuất rất ít, tính năng cũng kém, nên Bộ đội sớm bỏ đi, chiến tranh loạn lạc, không ai nghĩ đến việc giữ gìn một kỷ niệm cồng kềnh nặng 6kg bên ba lô khi hành quân.

Một điểm đáng quan tâm làm ST-0A trở nên có ý nghĩa lớn với các nhà sưu tầm, mặc dù với ông X không lớn, là nó là súng trường tự động đầu tiên do Quân Giới sản xuất. Với ông X, đó chỉ là một giải pháp củ chuối về máy súng. Là một nhà nghiên cứu thâm sâu về vũ khí, ông biết súng ngắn liên thanh tuy được quan tâm và sản xuất rầm rộ bên Tây, nhưng sức mạnh của nó đơn giản chỉ là sức mạnh công nghiệp mới, sản xuất được rất nhiều đạn, còn máy súng đó là một cơ cấu tệ hại. Việc chọn các giải pháp cho ST-0A chưa kỹ càng, nhưng do những khó khăn riêng mà nó được sản xuất bằng một quyết tâm kỳ lạ.


ST-0A là mẫu súng trường, nhưng máy súng ngắn liên thanh và chỉ bắn phát một. Thậm chí, nó không có băng đúng nghĩa, hay là một cái băng rất tồi. Để chế tạo ST-0A không cần chờ đợi nhiều, không cần chờ thử nghiệm nòng, khóa nòng, băng đạn, kim hỏa và đương nhiên cả đạn. ST-0A cũng là khẩu súng không làm toàn bộ bằng ray xe lửa, như nhiều kiểu súng trước năm 1947. Nhưng ST-0A cũng là khẩu súng làm bằng các công đoạn đơn giản, thật ra thì nó còn đơn giản hơn ST-1, cả cấu tạo hình học và công nghệ.

Nòng ST-0A bắn đạn Lebel D, đạn bắn yếu, có gờ móc. Ông X cũng đã dự tính một số thiết kế dùng loại đạn này. Khi thử nghiệm ST-1 trong KH44 tại Chi Nê, có một số ý kiến là ST-1 sẽ bắn đạn Lebel. Các ý kiến này dựa trên việc có một số thành viên Cách Mạng trong các đội lính khố đỏ, khố xanh, sẽ cung cấp một lượng đạn đáng kể. Trong năm 1945, việc có ngay các máy doa chất lượng cao khá khó thực hiện, nên ông X đã chấp nhận đề nghị đạn Lebel 8mm như một trong nhiều giải pháp sẽ thử nghiệm tiếp. Thiết kế dễ dãi về công nghệ này nhanh chóng thực hiện được.

Buồng đạn của ST-0A được gia công gần giống như của ST-1, nhưng bằng những phương tiện thô sơ hơn. Nòng súng cũng làm bằng gang cầu. Súng không làm ở Hà Nôi, hay chiến khu, mà làm trong một mỏ than Quảng Ninh. Một người thợ cách mạng đã tìm ra một vị trí vắng vẻ, có thể đặt một số máy công cụ nhỏ. Trước cách mạng, nòng súng được khoan trong một xưởng như đơn đặt hàng dân sự. Các lỗ khoan dọc một thanh ray còn nguyên bản chưa pha, chưa làm buồng đạn, được đặt hàng như là một giải pháp tận dụng các đoạn ray vụn phế thải. Hợp đồng này tránh cho chủ xưởng người Việt một số trách nhiệm nếu vỡ lở. Toàn bộ công nghệ khoan, mài cán khoan được người thợ học thuộc lòng và thực hiện cùng với một tốp thợ phụ. Sau Cách Mạng, súng vẫn dược sản xuất như thế để che mắt nhiều thế lực xấu, nhưng tốc độ cao hơn. Việc khoan phá nòng thực hiện bằng khoan mài như những lô sau của ST-1 từ cuối năm 1948, thực hiện khoan từ hai đầu bằng mũi khoan trơn đường kính 6mm, không bột mài. Mũi khoan được lắp chính xác chắc chắn vào thẳng động cơ điện, và hiệu chỉnh rất kỹ bằng kính lúp, phôi đặt trên một xe gòong lắp từ các bánh goòng mỏ, ray đặt nghiêng làm xe ấn mũi khoan vào phôi ổn định, đổ nước bên ngoài bằng vòi treo. Cứ 10 phút, thợ khoan lại rút ra, kiểm tra. Do nòng ST-0A ngắn nên phần cán khoan nhỏ chỉ 22cm.

Đạn Lebel 8mm là đạn có những thuộc tính rất hiện đại vào năm nó ra đời, 1886. Nhưng nó lại mang những nét thiếu kinh nghiệm thực tế. Gờ móc và độ côn rất lớn, gờ móc rộng 16mm, đường kính đuôi vỏ 13mm, đường kính cổ vỏ 8,9mm, đường kính viên đạn có vỏ 8,1mm. Súng  bắn tốt trên các nòng có rãnh xoắn với đường kính trong ( chưa rạch ) từ 7,9mm đến 8,3mm. Nếu bé nữa, đạn tăng khả năng tắc. To nữa tất nhiên không hợp, tốt nhất là doa đường kính trong nòng ban đầu 7,9mm, để súng mòn dần, rãnh xoắn ban đầu sâu 0,3mm. Một điều khó khăn là hình dáng vỏ đạn rất khó thực hiện buồng đạn khít klhao, nhưng một điều thuận tiện là có gờ móc nên chả cần khít khao. Thuận tiện nữa là gờ móc dầy 1mm, tha hồ bền. Phần cổ nòng (phần đầu đạn) được doa đến 9mm. Phần vỏ đạn tiêu chuẩn dài 51mm, phần cổ đến đỉnh đầu đạn 19mm.

Vỏ đạn quá côn lại thêm gờ móc là một thảm hoạ khi dùng đạn này cho súng tự động. Nhưng cấu tạo vỏ đạn lại cho phép dùng nhiều lần.

Phần khoan tinh cũng là khoan mài,  cán thép 6mm, mũi gang hình trụ bé hơn đường kính nòng 0,4mm, dài 30mm, thành xẻ hoa khế dọc bằng mài. Phôi đã khoan phá được bịt một đầu để đổ nước, đổ đầy bột mài. Cứ khoan 5 phút lại rút mũi khoan lên, đổ thêm bột mài. Mòn hết mũi khoan lại thay. Các mũi khoan hàn vào cán bằng giá tạo bởi hai ê tô. Thêm một công đoạn khoan nữa trước khi chuốt rãnh là rà tinh, một hình trụ bé hơn đường kính nòng 0,2mm được kéo dọc nòng đặt đứng, khéo lên xuống mà không quay, trên đổ một ít bột mài. Ban đầu, được lắp bên dưới, sau kéo dần lên, các đoạn mắc thì người thợ quay cán, rút lên rút xuống.  Các phương pháp này không chính xác lắm, nhưng bóng hơn phương pháp năm 1947 của ST-1. Tốc độ rất chậm. Sau một thời gian chiến đấu, nòng của ST-1 biểu hiện một số nhược điểm của phương pháp khoan phá năm 1947, nên ông X đã hoàn thiện phương pháp dùng cho ST-0A, để áp dụng cho ST-1.

Buồng đạn cũng thực hiện bằng mài, nhưng là đá mài rắn chứ không phải dao mài định hình. Sau khi khoan nòng, đá mài hình tròn không quay được đưa dần vào theo phương thành buồng đạn, trong khi phôi quay rất nhanh. Phần vai được mài đơn giản bằng cách kiểm tra kích thước đầu đá mài rắn, rộng hơn vỏ đạn 1mm đường kính và dài hơn vỏ đạn chút. Sau đó doa trơn hai lần cổ và thành+vai. ST-0A không có vết lõm đặt vành vỏ đạn như cá súng bắn đạn có gờ móc khác.

Rãnh chuốt bằng dao giống loại 2 cán 2 đầu của ST-1, nhưng có hai ray xoắn để thực hiện hai lần từ hai đầu và thanh đẩy 7mm hàn liền dao. Khâu chuốt được làm hoàn toàn thủ công, trừ việc gia công dao, được thực hiện ngay trong kho súng, là một khu mỏ bỏ hoang ở vị trí nay là bến 1 càng Cái Lân.

đọc tiếp bên dưới
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2009, 04:09:23 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #31 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 07:46:32 pm »

Bài viết của anh huyphuc1981_nb (kém em 1 tuổi  Cheesy lận) hay lắm, dưng có nguồn không ợ??
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #32 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 08:02:29 pm »

Bài viết của anh huyphuc1981_nb (kém em 1 tuổi  Cheesy lận) hay lắm, dưng có nguồn không ợ??

Ô , phần lớn các nguồn bạn có thể tìm thấy ở Bảo Tàng Tula Việt Bắc và Bảo tàng Chiến tranh. Một số tư liệu quý do mình tìm kiếm. Một số tư liệu chưa được công bố do gia đình mình lưu trữ mình cũng trình bầy ra đây.

Nhân đây mình nói thêm. Tập sách nhỏ về lịch sử này mình đang viết dở. Một số dẫn chứng có thể mình hiểu sai, hoặc cần đính chính lại. Mình post lên đây trước khi in để nhờ các bạn bàn luận cho đầy đủ, chính xác.

Ngày 30-4-2245, cách đây hơn bốn năm, mình có đến gặp Người quản lý các di sản của Tạ Đình X, một người do họ Tạ Đình cử ra để quản lý các tài sản giầu giá trị tinh thần của ông. Ông Tạ Đình Miker, người quản lý lúc đó đã xem và ký một xác nhận vào bản thảo. Bản thảo hiện nay hơi khác bản ký đó, nhưng những phần cần xác nhận không đổi.

Dần dần mình sẽ đưa lên ảnh chụp toàn bộ các bản vẽ, các ảnh chụp tư liệu, vi phim các báo cáo lưu trữ trong bảo tàng... đó là một khối lượng rất lớn. Tuy lớn, nhưng mình hứa đến ngày kỷ niệm 300 năm KH50, mình sẽ hoàn thành cuốn sách.

À, thêm chút, mình định đề tặng cuốn sách cho bà Mùa Thu, các bạn xem có nên ko ??
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2009, 12:19:13 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #33 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 11:50:48 pm »

ST-0A

Không phải ông X đã thiết kế khẩu súng này. Một nhóm thợ học được truyền miệng mà chưa thực hành các bí quyết làm nòng của ông, và chỉ có thế, họ đã hoàn toàn độc lập thử nghiệm, hoàn thiện các cách làm nòng và  thiết kế toàn bộ những gì còn lại của khẩu súng theo một công thức hết sức đơn giản mà ông X truyền cho họ. Nhóm thợ này không cùng tổ chức bí mật TV, họ học được các kỹ thuật trên sau khi ông X đã thử nghiệm xong các phương pháp làm nòng đạn có gờ móc-có độ côn vỏ cao Lebel 8mm, lạc hậu nhưng yêu cầu buồng đạn không cần chính xác.

Súng không có khóa nòng, nguyên lý máy lùi thằng tự do blowback. Đuôi nòng hình hộp tiết diện vuông rất dài, 12cm, mỗi chiều tiết diện 4cm, trong khi đoạn trước đó được mài tròn toàn bộ bên ngoài. Vai hình hộp mài vát hai bên một góc 45 độ. Các cạnh hình hộp đuôi nòng được mài vát 45 độ ăn vào cạnh 2mm chống nứt phát triển.

Toàn bộ vỏ máy súng là một máy súng hình hộp chữ nhật, nó làm bằng thép công cụ, vật liệu mà ST-1 không dám mơ. Hình hộp vỏ máy súng có kích thước trong thiết diện 5x5cm, được lắp vào nòng qua một đệm bít tất là một hình hộp có kích thước trong 4x4cm, dầy 10mm bao lấy phần đuôi nòng như là một cái áo tăng kích thước.

Ban đầu, hình hộp làm áo không đáy dưới được rèn từ một tấm thép dẹt dài dầy 5mm, gập hình chữ U, sườn chữ U này dài hơn đoạn 12 cm của đuôi nòng 3cm. khoan lỗ đáy chữ U để xỏ nòng từ phía sau, cạnh vát ở vai cổ nòng được thực hiện bằng rèn và giũa. Nòng được xiết bằng ren phía trước, ren chữ nhật, rộng bằng sâu 2mm. Người ta lót miếng đồng thau mỏng 0,5mm và mài nhẵn vai nòng để giảm chấn gây nứt vỡ, nòng được lắp ướm thử trước, rồi đo tính lấy dấu nắp trên dưới ngay trên phần trước vỏ máy súng, vị trí đuôi nòng. Người ta tháo nòng ra, dùng giũa xẻ một số rãnh dứng trên thành vỏ máy súng giáp với nòng, rãnh đối diện trên thành đuôi nòng được mài. Các vị trí tạo lỗ được đánh dấu. Khi lắp lần cuối, đóng đinh vào đây rồi tán cho chắc.

Cũng trong khi lắp ướm, thợ rèn được hỗ trợ của đèn hàn nung nóng đỏ đuôi chữ U bít rất, đập búa cho nó gập vào, để nguội, giũa máng chuyển động của đạn, sau đó cứ đặt bít tất ở đó khi tháo ren hãm ra cho các công đoạn sau.

Phần thành chính của vỏ máy súng cũng được rèn chữ U dài dầy 5mm, sau khi gia công các lỗ tán đinh của bít tất và đuôi nòng, vỏ máy súng được lắp vào vòng cùng bít tất, xiết ren cố định. Cuối cùng cổ súng gồm cả bít tất và vỏ máy súng được đóng đai dầy 5mm, đai là tấm sắt cuộn tròn, tán đinh, nung nóng, xỏ từ đầu nòng và nện. Ban đầu đai hơi nhỏ, nện vào đai rộng ra, nguội đi co lại xiết chặt. Khoan lỗ trên đai đến lỗ tán đinh rồi đóng đinh vào cố định nòng.

Đáy vỏ máy súng là tấm sắt lập là phẳng 5mm, xẻ lỗ cho băng đi qua. Lỗ băng được đục mồi trước một lỗ đường kính 15mm, rồi dùng cưa xẻ rộng ra và giũa đúng kích thước. Gờ móc vỏ đạn bằng thép công cụ, hàn đồng vào một khe xet dọc từ lỗ băng. cổ cắm băng và lẫy hãm băng rèn gò từ sắt dầy 5mm, giũa trong cho chính xác và hàn đồng vào đáy vỏ máy súng. Băng nhái theo một mẫu băng Chauchat duy nhất mà cánh thợ có, đến nay vẫn không tìm ra nguồn gốc cái băng này.

Súng có một lấy lắp vào qua một lỗ ở thành bên phải, phía sau, khi khối lùi về đó, lẫy tự động hãm khối lùi lại, muốn nhả khối lùi ra, phải bẻ cán lẫy ra một chút, lẫy là miếng lim loại đàn hồi bắt vít vào lỗ ta rô trên thành vỏ máy súng. Còn đơn sơ cũng bắt vít vào tấm đáy. Khi bắn, khối lùi lùi lại, mắc vào lấy hãm, nhả cò, bật lẫy hãm mới bắn được phát tiếp, chốt an toàn đơn giản chỉ là thanh thép xỏ ngang hãm khối lùi ở vị trí sẵn sàng bắn, xỏ qua hai lỗ hìh chữ nhật hai bên thành vỏ máy, khi tháo chốt an toàn", nó treo bởi một dây thừng đỡ thất lạc và giắt vào một lỗ trong ốp lót.

Khối lùi có hai phần, phần to 5x5cm, hàn vào một cái cán làm tay kéo. Nắp trên vỏ máy súng hàn đồng, cũng dầy 5mm, nhưng chỉ có ở nửa bên trái và phía sau. Phần đối diện với băng để hở, lỗ hở rộng hơn về sau 3cm để văng vỏ đạn. Tay kéo khối lùi thò ra ở bên phải mặt trên vỏ máy súng, được uốn cong sang phải.

Cả hai phần đều khối lùi gia công từ một cục sắt công cụ nguyên khối. phần trước có chiều ngang 19mm, cao 34mm. Móc đạn từ băng bên dưới, có xẻ rãnh ở giữa cho mấu hất vỏ đạn đi qua. Ống cắm băng nhô cao trong hộp vỏ máy súng. Kim hỏa cố định là một vít thép tôi rất cứng, rèn thành hình lục giác ở đầy, sau đó ren để vặn vào lỗ ren. Lỗ đáy vỏ đạn trên khối lùi ban đầu có đường kính 16mm, sau được mài vát thành góc so với trục nòng 30 độ. Toàn bộ khối lùi làm bằng thép dễ gia công cắt gọt, phôi rèn cũng dễ, nên kích thước phôi chuẩn, khối lượng cắt gọt nhỏ. Sau đó được tôi. Phần to của khôi lùi dài 18cm, phía dưới vát chéo về sau cho băng lùi vào đó, phần nhỏ  dài 8cm.

Phần nhỏ trước của khối lùi còn gọi là "thanh bịt đáy nòng", lỗ lọt đáy vỏ đạn còn gọi là "lõm đạn".

Móc vỏ đạn đặt trong Một lỗ khoan 4mm nghiêng góc 30 độ so với trục đứng, từ sau ra trước, hướng từ trên lưng thanh bịt đáy nòng xuống cạnh lõm đạn, phía trên lõm đạn. Cán móc vỏ đạn tròn, cuối cán có lỗ ta rô ren 3mm để vặn ví vào một lò xo lá, lò xo lá được vít vào lưng thanh bịt đáy nòng.

Đuôi vỏ máy súng là cục thép 30mmx 50mm, 2 lỗ trong 20mm, lỗ trong dùng xỏ bu lông bắt ngang thành vỏ máy súng. Lò xo đẩy về cuốn bằng thép 2mm, đường kính vòng cuốn 45mm.

Báng súng ngắn và cao, đường sống giữa báng súng thẳng với trục nòng. Thước ngắm đầu ruồi đều cao. Súng có tay cầm súng ngắn như súng trường hiện đại chỉ vì báng quá ngắn, cổ báng ốp thép mỏng 4mm vít cùng với đuôi bỏ máy súng. Súng không có ốp trên, chỉ có ốp dưới đóng đai thép kéo dài đến tận đầu nòng.

Súng bắn từ khóa nòng mở, nên mới làm cái báng kỳ dị vậy, máy súng quá dài, trong khi nòng chỉ 40cm, sơ tốc 580 m/s, tầm bắn hiệu quả 300 mét. Sơ tốc và tầm bắn hiệu quả là kết quả phân tích sau này khi nghiên cứu ở Việt Bắc.  Những người làm ra súng chỉ có một thử nghiệm là dựng thước ngắm, nhưng số phát đạn bắn thử cho việc này không bao nhiêu, kiêm luôn chức năng thử máy súng, nên độ chính xác thì phải biết.

Tầm bắn và sơ tốc thấp, nhưng súng nặng đến 6,2kg. Súng nặng do vỏ máy súng rất nặng, khối lùi 2kg. Tuy khối lùi nặng, nhưng số lượng vỏ đạn vỡ do lùi quá nhiều lúc đang nổ vẫn không ít, tuy nhiên, sự cố này lại không gây hai nhiều, đa số vẫn rút vỏ đạn ra được.


Súng hết sức thô sơ, sản xuất rất chậm. Quảng Ninh là vùng cơ khí phát triển nhất nước ta lúc đó, số lượng thép các loại khá lớn trong các xưởng mỏ, nhà máy đóng tầu, các nhà máy sửa chữ thiết bị mỏ. Khá đông công nhân cắt gọt và máy cắt gọt được cơ khí hóa. Súng được một nhóm công nhân sản xuất với môt quyết tâm kỳ dị là làm được súng. Mục đích của họ là minh chứng cho lời họ rỉ tai đồng đội: "người An Nam ta có kỹ sư chế súng, tôi là học trò ông ấy", để động viên nhau tin tưởng vào Kháng chiến. Chỉ có khoảng hơn 100 khẩu được sản xuất, số súng không đánh theo thứ tự, mà theo một mã đặc biệt được ghi chép lại và cuốn sổ này đem về Tula Việt Bắc năm 1949.

Súng rất không tin cậy, hỏng hóc chủ yếu do ống cổ lắp băng lệch, các lẫy cò không hoạt động, móc vỏ đạn bỏ lại vỏ, băng kẹt. Nhưng khi còn mới cũng không đến nỗi, nhất là băng 8 viên chỉ nên lắp 3 viên thì lúc cò còn chưa mòn cũng kha khá, súng là một lực lượng quan trọng trong những ngày đầu của các lực lượng vũ trang địa phương.









ST-0A được  sản xuất bởi nhóm thợ mỏ, thợ cơ khí mỏ và cơ khí đóng Tầu ở Hồng Gai, Bãi Cháy và Cẩm Phả. Trong thời gian ở Quảng Ninh, ông X có chữa một bộ cò cho một khẩu súng ngắn liên thanh Nhật, đây là khẩu súng ngắn liên thanh của khẩu đội pháo binh bờ biển Nhật, cả đơn vị này có duy nhất một khẩu loại đó. Khi nó bị gãy máy cò, người sỹ quan vũ khí đã mang đến kỹ sư cơ khí duy nhất còn ở lại vùng này là ông X nhờ tìm cách chữa giúp. Ông X và hai người thợ đã làm một bộ máy cò khác cho khẩu súng. Để thưởng công cho hai người thợ, ông đã cho mỗi người bắn một viên duy nhất. Công thức duy nhất mà ông nói cho cánh thợ khi những người này hỏi, tại sao đạn súng bé thế. Ông giảng giải ràng, loại máy súng này đạn càng nhẹ thì khối lùi càng nhẹ, và cách tính tương quan chiều dài nòng, khối lượng lùi và loại vỏ đạn. Một người thợ láu cá hỏi, thế đạn mút nặng bao nhiêu. Họ không ngờ ông X liền tươi cười, dặn họ giữ bí mật, và sau đó nói chuyện với họ cả một buổi trên bờ biển, cả cách khoan và chuốt nòng. Buổi tối, hai người thợ bí mật ghi lại toàn bộ những gì họ học được, bàn bạc, thắc mắc và lên những câu hỏi cho ngày mai, rồi lại mai nữa.... Cho đến năm 1947, khi biết ông X là ai thì họ mới biết tại sao người kỹ sư này lại am hiểu về súng và giảng cho họ như vậy.



Kho súng ở nơi ngày nay là bến 1 cảng Cái Lân. Kho súng và một phần công việc nằm trong một khu mỏ hầm lò bỏ hoang, được che bởi rừng thông.

Khu mỏ này trước đây không đánh giá đúng trữ lượng, nên sau khi đào một số đường hầm, bị bỏ hoang. Mỏ nằm trên lưng chừng một quả núi ven vịnh, nó bị ngăn cách với Cái Răm của Bãi Cháy bằng một đầm lầy rộng 3km, một lối mòn ngoằn nghèo theo thế nghèo ngoằn của dãy núi thấp dẫn đến Giếng Đáy, dài gần 10km. Ven biển là bãi đá xen kẽ sú vẹt, ven một đường biển hẹp đông đúc thuyền đánh cá nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi để cất dấu súng vận chuyển qua vịnh từ chân mỏ than Đèo Nai. Súng bán thành phẩm từ Hồng Gai được vận chuyển bằng các goòng chở than và công nhân đến vị trí nay là đầu cầu Bãi Cháy, được cất giấu tản mát trong xóm thợ và chuyển dần bằng thuyền đánh cá nhỏ sang bên kia vịnh cách 3km.


Trong Kháng chiến chống Mỹ, ta dùng điểm này làm một cảng cho tầu không số. Khu hầm mỏ cũ đã đổ nát không được sử dụng mà cảng xây kho trên bờ biển thấp hơn. Đến Giải phóng thì quân cảng hẻo lánh bị bỏ hoang, chỉ còn nhà kho và một cái bến không bao giờ hoàn thành xây dựng, cọc chỏng chơ. Chân núi phía Cái Răm về sau dân đào than thổ phỉ biến thành một vật thể kỳ dị rộng khoảng 10 ha, tác phẩm này được làm từ năm 1986 đến 1993. Trước đây tất cả đều là rừng thông, Tây cho trồng để dự phòng gỗ chống lò. Năm 1993 thì khu mỏ cũ được phá hẳn, quả núi thấp bị bạt đi làm kho, trước khi san, người ta cho nổ mìn phá sập các hầm lò hoang cho an toàn. Trước khi nổ mìn, các công nhân điện chuẩn bị trạm điện cho xây dựng bến còn bắt được 5 con trăn sinh sống trong những hầm hoang không ai dám bước vào. Tổ tiên người viết chuyện này, là ông Phúc Huy, xơi hết một khúc 1,2 kg thịt trăn đó, lấy từ nồi cao toàn tính của ông bô, 2 ông bô nhậu tiết xong nhờ 2 ông con trông, gửi trăn cho ác.


Nhóm thợ này sau khi quân Pháp đánh rộng ra toàn vùng Quảng Ninh thì rút về chiến khu Đông Triều nằm sâu trong đất liền hơn. Trong một lần vượt qua Bắc Giang về Việt Bắc nhận súng trường, một người trong số họ được gặp viên kỹ sư kỳ dị hồi trước. Ông X mừng lắm, ông hỏi cặn kẽ họ đã làm súng, chọn các giải pháp thiết kế thế nào, thử bắn ra sao, sơn báng bằng gì, đến cả ren và ta rô bằng gì, thậm chí bôi trơn bằng gì, bảo quản bằng gì. Ông đang cực kỳ bận và vẫn yếu, xanh xao, vẫm thức trắng đêm nói chuyện không mệt. Ông hỏi cả gia đình họ ra sao... cho đến việc tại sao tham gia Kháng chiến. Người thợ tài hoa mừng rơn khi nghe ông đề nghị cả nhóm về Tula Việt Bắc, ông còn dặn họ đi làm nhiều chuyến thế nào, giữ bí mật thế nào, đưa cả gia đình về Hải Dương rồi giả vờ như thế nào vượt qua vùng đich. Tất nhiên, đi xa thì ông X không giỏi bằng cánh thợ kia, nhưng thận trọng, ông vẫn dặn.

Trong vòng hơn 1 năm, lần lượt từng người trong nhóm lần mò về đến Tula Việt Bắc bằng những cách khác nhau. Ông X rất chú ý đến những động tác, những kỹ thuật mà họ tự phát triển. Lúc đó, sau một thời gian sử dụng, cách khoan nỏng của ST-1 biểu hiện làm giảm tuổi thọ nòng. Sau một thời gian tiếp tục hoàn thiện, ST-1 áp dụng cách làm nòng của ST-0A.

Khu mỏ bỏ hoang về sau được gọi là Tula Cái Răm, như là một anh em của Tula Việt Bắc. Khi trở thành một đốc công lớn của Tula Việt Bắc, và sau đó những hầm ngầm cũ của Tula Cái Răm đã bị san lấp, ông Trường Sơn, một người trong nhóm chế tạo ST-0A gọi phân xưởng của ông là Tula Cái Răm. Tula Cái Răm về sau không gia công cơ khí giai đoạn cuối, họ đi dần vào gia công lưỡi dao, ngành ngọn, cao quý và có lãi nhất của các khâu cơ khí. Ban đầu, phân xưởng mang tên Tula Cái Răm của Tula Việt Bắc xuất khẩu các lưỡi dao gia công chính xác, nhỏ, được mài từ đá khoáng cứng, truyền thống ra đời trong vòng vây của Tula Việt Bắc. Sau năm 1999, sau khi cổ phần hóa trở thành một hãng nửa tư nhân mà ông Trường Sơn có ảnh hưởng lớn, Tula Cái Răm là một thương hiệu uy tín trong ngành sản xuất carbite, nguyên liệu làm lưỡi dao siêu cứng.




Ý nghĩa lớn nhất của việc sản xuất ST-0A giống như ông X và những người làm ra ST-0A mong muốn. Vùng Quảng Ninh là vùng rất nhiều thợ cơ khí, thép các loại, máy công cụ. Có rất nhiểu mỏ lớn nhỏ, mỏ nhỏ cũng có một vài lò rèn sửa chữa công cụ, mỏ lớn thì có cả xưởng máy. Rất nhiều động cơ hơi nước các loại, nhà máy đóng tầu, và cả những nhà tư bản yêu nước như gia đình Bạch Thái Bưởi. Ông X và những người làm ST-0A rất hiểu công nhân lành nghề nghĩ gì, hầu như mỗi người trong họ đều khinh loại trí thức vô dụng, trong đầu họ chỉ có kỹ sư bác sỹ là trí thức, mà dân An Nam không có ai là Kỹ sư. Khẩu súng ra đời là một minh chứng rõ ràng nhất về tin đồn lan truyền trong giới thợ vùng mỏ: "dân An Nam ta có kỹ sư rồi". Sau khởi nghĩa, nhiều người khăn gói lần mò tìm gặp bằng được khẩu súng, sờ vào, nhiều người xòe nắm tiền lớn ra xin mua chỉ một viên đạn bắn thử, họ hỏi nhau xem Kỹ sư An Nam là ai.
Tuy nhiên, do chiến tranh đến quá nhanh, nên đa phần thợ lành nghề vẫn chưa thực mục sở thị "sản phẩm của Kỹ sư An Nam". Nhưng dó không phải là nguyên nhân chính của việc đa phần thợ lành nghề bỏ về quê. Nguyên nhân này chúng ta đề cập đến sau, nó xuất phát từ sự giả dối huyênh hoang mà những người thợ lâu năm, lành nghề rất nhậy cảm.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2009, 04:31:45 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #34 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 10:32:08 am »

Trước khi về nước, trên bàn học của Tạ Đình X luôn có ba bức ảnh về ba khẩu súng mà ông thần tượng. Đó không phải là ba khẩu súng mà ông quyết chí phát triển, chúng là súng ngắn liên thanh (SNLT), loại súng không có khả năng đối kháng tầm xa, chuyên dùng xung phong, có thời ngắn trên chiến tuyến như là một giải pháp tạm thời khi súng trường xung phong chưa hoàn thiện. Việc thực hiện một súng chỉ có thể mạnh ở tầm gần khi bắn như đổ đạn là điều mà ông X không ưa cho một đội quân du kích nghèo. Nhưng ba khẩu súng đó ông kính phục vì đó là biểu tượng chế súng của các đội quân nghèo.

Ba ảnh đó là MP18/I hiệu Arsenal Taillinn, MP28/II hiệu Naranjero. Cuối cùng là tác phẩm xuất sắc của Aimo Lachti người Phần Lan: Suomi, SNLT tốt nhất thế giới trong WWII, được thiết kế và sản xuất ở một nước nhược tiểu, lạc hậu. Ba bức ảnh này, không được mong như thế, nhưng trở thành tín hiệu để người bạn thân, ngưởi mà ông X hay gọi là Pier, hiểu được ông, và từ đó đôi bạn xa nhau. Sau khi Pier mất, theo lời trăn trối của ông, người ta thêm một ảnh nữa cạnh 3 bức đó, là STXF-1, bức tranh được vẽ bằng sơn mài, lối mà người Tây cho là hội họa đặc trưng của cổ truyền An Nam. Khi Pier mất sau một ca phẫu thuật cắt khối u không thành công, căn phòng trong biệt thự Paris của dòng họ trí thức lâu đời chỉ còn hai vật duy nhất ngoài ba bức tranh, là bàn riêng của X thời trai trẻ, bên cạnh là một giá gỗ, trên đó chỉ có một viên đạn 6,2mm, loại đạn được phát triển ở Pháp trước WW2 nhưng không bao giờ được công bố và sản xuất lớn.


Loại SNLT được du kích nhái nhiều nhất trên thế giới là Sten, nhưng ông X coi thường khẩu súng đó, vừa ra đời nó đã quá lạc hậu, là một bản sao giảm chất lượng của MP28/II. PPSh là khẩu súng được xuất khẩu và chuyển giao công nghệ, cũng như nhái nhiều nhất ở cấp nhà nước, nhưng không may cho ông X và ST-1, ông không được tiếp xúc với các kiến thức về hàn điện, một công nghệ quan trọng tạo lên thế mạnh của PPSh.

MP18/I hiệu Arsenal Taillinn chỉ có tổng cộng hơn 560 khẩu được sản xuất từ năm 1923 đến năm 1931 ở Quân xưởng Taillinn, Estonia. Lúc này MP18 đã lạc hậu. Nhưng khẩu súng như là một biểu tượng của công nghệ thủ công lạc hậu. Tschudnowski là một lái súng Pháp gốc Nga đã ký hai hợp đồng lậu mua súng chở đến Bankok năm 1937, nhưng về sau được biết, toàn bộ số súng này được chở đến Cách mạng Tây Ban Nha.

MP28/II hiệu Naranjero là súng của cách mạng Tây Ban Nha năm 1936. Năm 1937, ông X được người bạn thân thời trai trẻ mà ông hay gọi là Pier (tránh rắc rối), đưa cho một tờ báo chụp hai khẩu súng. Ban đầu, Cách mạng Tây Ban Nha mua được 3000 MP28 từ Ba Lan. Sau đó, quân Cách Mạng nhái theo và đặt tên là Naranjero, sau này, những ngừi thợ và quân xưởng bị phát xít chiếm, ho vẫn sản xuất nhưng với hiệu Coruña, chuyển dần theo thiết kế VMP của Vollmer Đức. Ngắm nhìn 2 bức ảnh, X bỏ ăn bỏ ngủ một tuần, Pier không hiểu ý bạn, tưởng bạn thích 2 khẩu súng đó hoặc suy tư về chúng. Cả 3 bức ảnh trên đều được Pier lùng kiếm cho X.

Cho đến nay, không ai biết nguồn gốc của bức sơn mài STXF-1. Năm 2100, nhờ một kỹ thuật mới phát minh, các nhà cổ sử đã phân tích mẫu ADN và khoáng chất trong đó, khẳng định chắc chắn bức tranh được vẽ từ sơn tự nhiên, nước sơn được khai thác từ cây đang sống trước 1954 và sau 1944, ở lưu vực sông Cầu của Việt Bắc. Nhưng không có bất cứ thông tin nào nói đến việc Pier nhận được bức tranh từ đâu.




Trong số các SNLT được Đức thiết kế trong WW1 có hai khẩu thực tế nhất, là MP18 Schmeisser và MP19 mang tên hãng Rheimetall, có thể nói là hai khẩu hàng chợ và hàng quý tộc. MP19 làm bằng vật liệu tốt, khối lùi rất cứng và hợp kim đắt, cổ khối lùi nhỏ, làm việc tin cậy. Tuy nhiên, MP19 ra không kịp chiến tranh, sau đó Đức bị cấm sản xuất súng máy. MP19 sau được cải tiến một chút thành MP34 Áo, là SNLT tốt nhất mà Đức trang bị cho quân đội. Tuy vậy, súng đắt do giá gia công các mặt phức tạp trên vật liệu rất cứng.

Suomi  Aimo Lachti cũng dùng vật liệu cứng và cấu tạo cải tiến từ MP19, nhưng có khả năng vượt trội nhờ thoả mãn một số tiến bộ về chiến thuật từ nhà chế súng Nga Tokarev, yêu cầu tốc độ bắn rất cao. Những phát triển riêng của Suomi đi trước thời đại là giảm rung piston khí và có đầu nòng bù giật, bắn liên thanh rất chụm. Tuy là súng của nước mới mọc, lạc hậu và rất nghèo, nhưng Suomi lại là SNLT tốt nhất của WWII. Kết quả có được nhờ súng tìm ra phương pháp chế tạo rất riêng, các khâu khó nhất hầu hết thủ công, nhờ đó một nước siêu lạc hậu gia công được loại kim loại siêu cứng. Suomi có khối lùi làm từ hợp kim chrom-nickel độ cứng 55R, đạt hàng siêu cứng (từ 55R đổ lên), dùng làm dao cắt gọt được. Trước khi về nước, ông X đã làm quen với một số thương gia cam đảm, ông dự tính nếu huy động được tiền trong cách mạng, sẽ bỏ ra vài kg vàng mua vật tư quý hiếm từ châu Âu, trong đó có hợp kim làm khối lùi của Suomi để về làm lưỡi dao cắt gọt. Chiến tranh khốc liệt đến quá nhanh, ông không thực hiện được điều đó. Vỏ máy súng và khối lùi của Suomi được gia công bằng các máy móc đơn giản, máy cò hoàn toàn thủ công. Ban đầu Suomi nhập nòng từ Anh, nhưng sau Phần Lan tự chế tạo được nòng. Nòng Suomi không tốt lắm, nhưng súng có nhiều nòng hiệu chỉnh sẵn và cơ cấu thay nhòng nhanh, nòng lại nhẹ nên mỗi lính mang hai súng. Băng của Suomi là mẫu mực cho băng PPSh và các băng súng khác sau đó trên toàn thế giới.

Ông X rất kính phục Suomi. Ông đã thiết kế một loạt các súng tương tự, mỗi súng thích nghi với một điều kiện vật liệu và đạn dược khác nhau, đương nhiên đi kèm công nghệ chế tạo và ghi trong đầu ông, đợi thử nghiệm. Cho đến khi sắp về nước, ông X biết rằng khó mua được cả sắt mềm chứ đừng nói hợp kim siêu cứng, và hiệu quả chiến đấu không làm ông thích, nên các mẫu súng này không được ưu tiên thử nghiệm.



Mới về nước, hai năm liền ông X không liên lạc được với Cách mạng. Ông tự tổ chức các công nhân áo xanh mà ông cho là có chí hướng vào một tổ chức bí mật mang tên TV. Các công nhân rất kính phục ông vì ông là Kỹ Sư An Nam duy nhất mà họ biết. Theo các công nhân lành nghề, phải là ai biết làm việc mới là người, người mới là trí thức, vậy thì ký thông phán chỉ là hầu bàn giấy, không phải trí thức. Vậy nên trong đầu các công nhân áo xanh thì cả toàn bộ dân tộc An Nam, ngoài các bác sỹ chỉ ông X là trí thức. Nhiều trí thức rởm lòe bịp được nhiều lớp người An Nam về cái mác đi Tây học về, nào là toán, nào là lý (mặc dù chưa bao giờ tốt nhiệp đại học), nhưng những kẻ đó thợ áo xanh khinh ra mặt, với họ, chỉ cần thử nhìn bản vẽ là đủ. Âu thợ áo xanh mới xứng là hàng trí thức thượng thặng, ông X biết thế nên ông tin cẩn ô vơ rơ áo xanh lắm. Những người áo xanh không biết họ hàng nuôi ông ăn học cũng toàn áo xanh, nhưng thấy gần gũi ông lắm, thấy hông hiểu họ lắm.

Một số chuyện hài hước ngộ nghĩnh bí mật trong đội thợ lục lộ của ông X. Thấy đồn có một kỹ sư trẻ, cần cù, giỏi giang, giữ khoảng cách nhưng không khinh rẻ thợ, rất thạo cơ khí, lại hình như biết chút súng ống, nhiều nhà cách mạng trong cánh áo xanh lân la tìm cách "giác ngộ" ông. Họ từ nhiều nhóm cách mạng khác nhau, nhiều sở làm khác nhau, lần tìm đến xin làm thợ áo xanh trong đội lục lộ, mà không hề biết nhau. Ông X cảnh giác lắm, ông mới về nước, mật thám nó cử người đến điều tra thì không ổn, nên ông giữ cái vỏ bọc bền vững như bên Tây.

Là thợ áo xanh, những nhà cách mạng này hiểu rõ một khó khăn lớn với cách mạng là thiếu trí thức. Họ nhiểu sự hèn hạ và dốt nát của ký thông phán. Họ hiểu sự dối trá của những kẻ giả danh trí thức đi Tây về, những kẻ xuất thân từ những gia đình giả trí thức nhưng thật nô nệ, sang Tây phét lác nhảy đầm, được Tây nuôi, tẩy não và cho về giúp tây truyền bá dịch liệt não cho nô lệ. Chả cần đưa bản vẽ xem thử có đọc được không, đọc được đến đâu, thợ áo xanh hết sức nhậy cảm với những lời lẽ công tử nhẹ dạ. Người thợ áo xanh trong sâu tâm khảm khó tin tưởng vào cách mạng, vì họ mang ơn và khâm phục các kỹ sư Tây, chủ Tây, mà họ chưa thấy người An Nam nào được như thế, chưa thấy môt trí thức An Nam nào quần áo dầu mỡ quai búa giỏi như Kỹ sư Tây, lại hướng dẫn được thợ sửa máy chế máy. Thợ áo xanh có tấm lòng yêu nước, nhưng nếu có một trí thức, một kỹ sư dẫn đầu họ, thì lòng yêu nước của họ mới chắc chắn, họ mới tin tưởng được An Nam thắng Pháp.

Một vài thợ áo xanh là những nhà cách mạng bí mật đã tìm ra một cách, không nói, không biết nhau, nhưng cách của họ giống nhau. Lúc này, đội lục lộ càng ngày càng nhiều việc, các kỹ sư Tây phần sợ Nhật, phần đoán ra sắp có đảo chính, nên bỏ việc rất nhiều, nếu không bỏ việc thì cũng từ chối đi đến những nơi xa vắng, trong khi quân Nhật cần đảm bảo giao thông hơn vì gia tăng các nguy cơ chiến sự. Những người thợ áo anh này muốn gần gũi Tạ Đình X trong các cơ hội đi làm xa, lân la hỏi ông một số khâu kỹ thuật có thể áp dụng vào việc chế súng. Nếu không "giác ngộ" được ông, thì họ cũng có thể làm súng, hoặc chí ít có cái để động viên đồng đội: An Nam ta có người giỏi như Tây, biết cắt gọt ra máy bay, tầu hỏa như Tây, biết làm súng như Tây, chứ không vô dụng như ký thông phán. "An Nam ta có kỹ sư rồi", tin đồn này như ngọn lửa bén gianh khô, "Kỹ sư gì, Kỹ sư canh nông à", "không, Kỹ sư cắt gọt", không, chưa đúng lắm: "Kỹ sư súng trường đang làm việc cho MAT về nước đánh Tây", !!! "bịa",  ... , "tôi biết ông ấy", "nói đùa, thế bác hỏi xem cái nòng súng làm thế nào", "chả phải bảo, tôi hỏi rồi", "đùa à", "bác chả tin, thế này có đúng không...", "ờ... nhưng để tôi xem thử đã"... "chả nhẽ An Nam mình có Kỹ Sư... thế thì độc lập đến nơi rồi"... "thế thì Tây đổ đến nơi rồi"... "Ơ, thế làm sao Tây nó cho ông ấy làm ở MAT". "Thế mới tài chứ lị". "Ờ, An Nam ta tài thật"... "Thằng Tây kia, mày chết đến nơi rồi".
Cho đến sau Giải Phóng 1975, nhiều cựu chiến binh vẫn hỏi ông X: "làm sao mà đồng chí được chúng nhận vào làm ở MAT", ông chỉ cười: "tôi lắp một khẩu súng trường có hai cát tút bắn một đầu đạn để tầm cao gấp đôi, nên chúng khoái lắm". "Thế sao chúng mù mắt không nhìn ra". "Cái đó là bí mật quân sự không nói được".

Nhiệt tình, và không thấy hại gì qua cách này, ông X hướng dẫn họ tỷ mỉ. Trong thâm tâm, ông nghĩ rằng, nếu họ không là cách mạng thì cũng có thể có ích cho quân xưởng Tula Việt Bắc sau này, mặc dù một số người chưa đủ làm ông tin cậy để kết nạp vào TV. Lúc đó, tổ chức bí mật TV ngoài lời nguyền kết nghĩa anh em, vẫn chưa có hành động gì, và cũng chỉ bắt đầu từ vài người họ hàng mà ông tin được. Một số người chỉ hỏi ông đơn giản, như người ta khoan bào cắt gọt kim loại cứng thế nào, một số người lại hỏi taọi sao thép tôi lại cứng, ông đều tìm cách trả lời. Một số người lại hỏi khoan một lỗ nhỏ dài trong kim loại cứng thế nào, ông chỉ cho họ cách khoan mài. Một số người lại hỏi, máy cắt gọt làm ra máy cắt gọt, thế cái gì làm ra máy cắt gọt đầu tiên, vẫn nụ cười ấm áp, ông nói, lò rèn và đá mài, lời nói chân thành nhất vì ông chứng kiến điều đó. Một người dũng cảm hỏi ông thông thái An Nam, thế súng chạy thế nào. Không từ chối, nhưng cẩn thận hơn, lúc ít người nghe nhất, ông kể về kim hỏa, về vỏ đạn, về bịt đáy nòng, về độ nhẵn bóng, về rãnh xoắn. Người nghe vốn ước mơ lâu ngày chế súng, hiểu ngay rằng đang nói chuyện với một người đồng chí, nhưng chí rất cao sâu mà mình quá thấp để "giác ngộ". Người nghe này dự định báo cáo với tổ chức lúc có dịp về điều đó, nhưng không kịp thực hiện như chúng ta đã biết, ông X đột nhiên biến mất và xuất hiện trở lại với một nhà cách mạng lão thành và lá cờ đỏ.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tám, 2009, 03:32:20 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
danghoc
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #35 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 11:15:20 am »

Bác Huyphuc81nb. Bác viết hay lắm, nhưng thỉnh thoảng nói về mẫu súng nào đó hoặc về thiết bị chế tạo. Bác có thể cho thêm mấy cái hình minh họa cho bon em xem cho dễ tưởng tượng.Thank
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #36 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 11:36:49 am »

Bác Huyphuc81nb. Bác viết hay lắm, nhưng thỉnh thoảng nói về mẫu súng nào đó hoặc về thiết bị chế tạo. Bác có thể cho thêm mấy cái hình minh họa cho bon em xem cho dễ tưởng tượng.Thank

Có, nhưng mình chỉ có 2 ngày trước khi thuyết minh bản vẽ đông lại, nên phải vẽ một nơi thuyết minh một post thui. đợi nhé.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #37 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2009, 01:10:46 am »

Suomi được phát triển từ năm 1922. Mẫu Suomi hoàn chỉnh đầu tiên xuất hiện trên Tạp chí Dân Quân Phần Lan năm 1925. Aimo Lachti được nhận việc cung cấp vũ khí cho một trung đoàn dân quân để có điều kiện thiết kế súng. Các sỹ quan trung đoàn này lập ra một công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn để tìm nguồn kinh phí cho súng. 100 mãu thử ban đầu được chế tạo chào hàng, nòng đặt hàng bên Anh. Đến năm 1931 thì một công ty Phần Lan hoàn thiện toàn bộ công nghệ chế súng.

Đặc tính chiến thuật của Suomi thừa kế một thử nghiệm của Tokarev năm 1927. Thử nghiệm của Tokarev là một mẫu SNLT sao chép các đặc điểm thiết kế của VMP, SNLT của Vollmer sau này trở thành MP38/40/41 Đức. Điểm khác biệt của SNLT Tokarev là phát minh chiến thuật "chụm loạt ngắn", lúc này chỉ được thực hiện trên trung liên DP, chưa thực hiện trên súng bắn ở tư thế không giá càng nào, đặc trưng bởi loạt bắn tốc độ cực nhanh, chụm đạn, nhờ đó tăng tầm bắn hiệu quả. Sau thử nghiệm, Tokarev đi đến kết luận là cần một loại đạn mới, ông phát triển tiếp đạn Mauser 25x7,63 mm, trước đây được dùng cho súng ngắn Mauser C96, phát triển của Tokarev là kéo dài đồ thị áp suất bằng kỹ thuật thuốc mới, cho phép tăng hiệu quả nòng dài. Tuy nhiên, Tokarev bận bịu với nhiều chương trình quan trọng hơn, như đại liên và đặc biệt là SVT, nên phiên bản được chấp nhận sau đó lại là PPD. Thật ra, PPD chỉ là một thỏa hiệp, giảm bớt chút đặc tính của Tokarev cho một súng dễ thiết kế, dễ được chấp nhận sản xuất.


Suomi được chế tạo tại Phần Lan, đất nước rất nghèo và lạc hậu, nhưng lại sử dụng những hợp kim tốt, rất khó gia công. Ống vỏ máy súng được khoan từ một phôi đặc, phần khoan phá chủ yếu là khoan mài, được làm từ hợp kim nickel. Khối lùi được làm từ hợp kim chrom-nickel siêu cứng, độ cứng 55R, bằng mài phôi quay. Tốc độ bắn giảm hơn một chút so với Tokarev (từ 1100 phát phút xuống 900 phát phút), nhưng lại bổ súng tính năng bắn chụm loạt bằng đệm khí giảm rung súng. Suomi thừa kế thiết kế của MP19 Rheinmetall, có kim hỏa cố định, những súng này điểm hỏa khi khối lùi chưa đập rung, nên phát đầu tiên rất cân.

Việt Bắc sẽ không thể giống Phần Lan, vì một liên minh Thụy Điển, Phần Lan được xác lập để bảo đảm tính trung lập của hai nước, Thụy Điển cung cấp cho Phần Lan hợp kim rất tốt, đổi lấy súng. Hà Nội và Việt Bắc không thể có mua được hợp kim như thế.

Suomi đã gợi ý cho chàng thanh niên X về những yêu cầu của thép, đưa đến một quyết định về gang cầu, quyết định quan trọng nhất của ST-1. X và bạn ông, người mà ông gọi là Pier khảo sát các đặc điểm sử dụng ưu việt của dòng MP19 so với MP18, họ phân tích những hỏng hóc của BMP35. Cuối cùng, họ đi đến kết luận, dòng MP18, 28, BMP35... sử dụng loại thép sai yêu cầu, trong khi đó, MP19 và Suomi có kim loại đạt yêu cầu. Trong khi cần kim loại dai để chịu va đập lâu dài, thì BMP chọn kim loại quá cứng nhưng không dai-nứt vỡ, còn MP18,28 thì lại quá mềm, không nứt vỡ nhưng méo, mòn, biến dạng. Nhưng ST-1 không thể có hợp kim chrom-nickel.
Gang cầu là hợp kim rất dai và cứng, người ta thường dùng nó làm đe, đe rất cứng, nhẵn mặt bất chấp các thợ rèn đặt lên những khối thép nóng trắng và đập vô hồi kỳ trận bằng búa tạ hàng năm ròng, không nứt vỡ. Một loại thép nữa thích hợp với việc chế tạo nòng và các bộ phận chuyển động của súng là thép công cụ. Thép công cụ cũng là loại thép đen, nhiều carbon, chỉ dưới gang. Loại thép công cụ Pháp sản xuất cũng được làm từ gang cầu, giầu măng gan, dai hơn gang cầu, nhưng  không giòn, là mặt hàng lừng danh, bán rất chạy, niềm tự hào của nước Pháp có lò Mac-tanh. Thời bình, thép công cụ rất dễ kiếm vì nó rẻ nhất trong các loại thép, chỉ đắt hơn gang, được bán rộng rãi để làm kìm búa và chi tiết máy. Các mỏ Quảng Ninh rất nhiều các khối thép này, dùng pha ra để rèn các dụng cụ mỏ như kìm, búa, cuốc chim, xà beng, choòng (xà beng ngắn). Hầu hết nòng các súng trường được sản xuất lớn làm từ loại thép công cụ giầu carbon, 2%. Tuy vậy, ST-1 không thể làm từ thép công cụ vì ở trong vòng vây Việt Bắc sẽ khác ở Quảng Ninh thời bình. Ngoài ST-0A, Tula Cái Răm còn một số sản phẩm súng trường mà chúng ta sẽ tham khảo sau, ở đây, chúng ta quay lại Hà Nội hào hoa thời kỳ chuẩn bị chiến tranh ngắn ngủi.



Thiết kế Suomi M1931 được ông X nhớ thuộc lòng. Ông không biết về một tiến bộ mới mà Suomi M1931 có được sau kinh nghiệm chiến đấu, là chụp đầu nòng bù giật. Còn lại, toàn bộ thiết kế Suomi ông chở về nước trong một thư viện siêu phàm, đặt trong mái tóc sớm bạc nhiều sợi. Ông không nỗ lực thử nghiệm Suomi nhiều, vì ông biết rằng, Tula Việt Bắc không bao giờ có hợp kim chịu nhiệt làm súng liên thanh, đồng thời, Suomi có đường đạn yếu, chỉ hệu quả khi bắn như đổ đạn, điều mà đội quân giải phóng khó có được. Thế nhưng một chút hoa Hà Nội đã đưa đến việc ông sản xuất khẩu súng đáng yêu đó.

Năm 1945 ông X rất bận với KH45, hàng loạt các nỗ lực dồn dập để có được nguyên liệu, động cơ, máy công cụ và quan trọng nhât là 200 thợ lành nghề cho Tula Việt Bắc. Trong khi đó, các tính toán và thử nghiệm ST-1 cũng dồn dập nỗ lực, vì thời gian rất ngắn, nếu không kịp, sẽ không còn cơ hội cho ST-1 nữa. Tất cả các vấn đề được đưa ra xem xét, dự tính và bàn luận với người đồng chí quan trọng nhất lúc đó là Tạ Đình Đề. Nhà tư bản tháo vát kiếm được gần như mọi thứ Tạ Đình X yêu cầu, nhưng riêng một thứ thì ông tắc. Đó là vấn đề y tế, phụ nữ và trẻ em. Tula Việt Bắc là một thành phố nhỏ, nó cần có tất cả những mặt của cuộc sống để duy trì ý chí của nó trường kỳ trong một cuộc trường chinh mà không ai dự tính được đến bao giờ kết thúc.
Ban đầu là y tế, là một người từng trải, Tạ Đình Đề chỉ cần xem xét qua đã mở rộng vấn đề ra phụ nữ, trẻ em, trường học, chăn nuôi, thực phẩm, văn hóa phẩm. Càng tính toán, vãn đề càng nở rộng, càng bế tắc.

Một ngày, chiếc xe hơi ngập bùn từ nóc của Tạ Đình Đề chở ông X đến Xe lửa Gia Lâm, rồi vội vã quay về Hà Nội. Ông X cần xem xét và họp bàn với các đồng chí công nhân về công cụ cầm tay, còn ông Đề cần gặp Phu nhân hiện đang ở Hà Nội với một số đồ thủy tinh bà mới lùng được, những thứ cần thiết cho một phòng thí nghiệm thuốc súng. Hai ông hẹn nhau buổi tối, ông X sẽ được các đồng chí chở sang Hà Nội cùng một vài mẫu thử nghiệm ông đặt từ trước, và đêm họ về Chi Nê.

Bất ngờ, đến trưa, hai người quen đi hai chiếc xe đạp, thở hồng hộc vào điểm hẹn Gia Lâm, ông Đề nhắn ông X thu xếp sang hà Nội ngay trước 5 giờ chiều. Lo lắng, ông X sang ngay từ 3 giờ. Trong biệt thự, ông Đề chải chuốt lịch sự khác thường: xong vụ. Gì cơ. Xong cái vụ y tế anh đặt cho tôi rồi. Thế nào. À, việc của anh là nghỉ ngơi, tắm giặt, tối nay ta gặp yếu nhân. Ai vậy. Yếu nhân là nhân yếu, gặp khắc biết. Ông X không có ý kiến gì, nghỉ ngơi, cái thú vui đó lâu ngày rồi không xuất hiện, ô, tắm nước khoáng nóng cơ à, có cả một chai bia. Nửa giờ sau thì ông đã ngủ say như chết.

À, yếu nhân là nói tiện thể, không đúng ngữ pháp cho lắm. Trời chưa tối hẳn, 5 nhân yếu xuất hiện với một bó hoa tươi, 5 cô gái Hà Nội sang trọng áo dài, ô, ông X chợt tình hẳn, đúng rồi, có thế mà không nghĩ ra, chắc là bà Phu nhân làm vụ này. Đúng như thế, bà mời mọi người ăn cơm trong phòng kín trên gác. Cửa phòng vừa khép, bà đã khai mạc cuộc họp của những nhà các mạng trẻ bằng lời giới thiệu, đây là đồng chi này nọ, đã là đồng chí, thì không còn phải e dè. Các nữ đồng chí, sẽ gian khổ lắm đấy. Chiến tranh mà, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần. Thế các nữ đồng chí biết trồng rau không. Thế bên Tây đồng chí cũng tự trồng rau ăn à. Ô, sao đồng chí biết tôi đi Tây. À, đồng chí không phải ngại, đồng chí bà chủ đã kể hết rồi. Ông Đề xen vào, buổi sáng tôi và nhà tôi cùng các nữ đồng chí này đã họp qua ở đây rồi, đây là các nữ tự vệ Cứu Quốc, đây là đồng chí Ly, hay gọi là Lizz, y tá tổ trưởng, các đồng chí này và gia đình đều đã chuẩn bị lên chiến khu, họ đã từng làm y tá và giáo viên, cần cho chúng ta. Ông X trầm ngâm, thế các đồng chí có biết chúng ta làm gì không. Chúng tôi chưa biết nhiều, đồng chí bà chủ chỉ nói là cần chúng tôi trong việc hậu cần cho một xưởng máy. Tôi nói thẳng nhé, chúng ta sẽ làm súng, công việc rất khó khăn, đòi hỏi mọi người hết sức vất vả. Súng ư, họ nhìn nhau, cả 5 người mắt sáng rực. Chúng tôi làm mọi việc các đồng chí chỉ huy sai khiến, 5 người vẫn quen cách nói cũ. Ông X phì cười, lại còn có thứ đồng chí ông chủ, đồng chí bà chủ, thế các đồng chí có biết tổ chức một trạm xá phải như thế nào không. Chúng tôi quen rồi, tôi là y tá và đồng chí này nấu ăn trong xưởng cũ của đồng chí ông chủ, các đồng chí này đều là ý tá và giáo viên. Ồ, đồng chí tổ trường Lizz, thế tôi hỏi chút, anh nhà công tác ở đơn vị nào. Đỏ mặt, tôi chưa có gia đình. Hơi xấu hổ, à, đồng chí cho tôi xin lỗi. Đồng chí lịch sự quá, Tây có khác. Đồng chí quá khen, tôi vụng quá. Ông Đề xen vào, thôi, họ đã thỏa thuận nhà tôi lo vụ này rồi, đàn ông chúng ta không nên để tâm nữa, tôi với anh thiếu gì việc. Ông X vẫn chưa dừng suy nghĩ, đồng thời tự phong chức chỉ huy rất tự nhiên, thói quen thời chiến: lên rừng thiếu thuốc tây, các đồng chí có thể lên kế hoạch chuẩn bị một chút chứ, tôi sẽ xem xét tài chính sau khi nhận được báo cáo. Đã bảo thôi mà, việc này các nữ đồng chí lo. Phu nhân cũng cười, các nam đồng chí tham việc quá đấy, chúng tôi là hoa, nhưng hoa thời chiến. Họ cười và nói chuyện về hoa. Được vài câu trao đổi vui vẻ, bên tây đồng chí có hay tặng hoa phái nữ không. Chị này, đương nhiên là có chứ. Không, tôi chỉ tặng một bộ khung nhôm. Thật à, khung gì thế, tôi biết được không. À, có gì phải giấu đâu, khung xe đạp nữ. Ừ nhỉ, xe đạp có nam nữ, thế súng có súng nữ không, chúng tôi tập dân quân súng nam, dài là, nặng là. Có chứ, ông bốc phét cho vui vẻ. Thế à, thế đồng chí làm cho chúng tôi mỗi người mười khẩu nhé. Thôi đi các cô, súng có dễ làm đâu mà nhiều thế, "đồng chí bà chủ" can. Bất ngờ, ông X trầm ngâm, có, chúng ta sẽ có rất nhiều súng, có cả súng nữ. Thật hả đồng chí, súng nữ hiệu gì đồng chí, hiệu mút hai hiệu mát. Phì cười: Su ô mi. Ô, như là tên Nhật ấy nhỉ. Không, của nước Phần Lan. Nước Phần Lan ở đâu hả đồng chí, chắc gần nước Nhật lắm, tên nghe hay nhỉ. Không, Phần Lan xa lắm. Ông X thầm nghĩ, các nữ đồng chí thật thông minh, đúng rồi, cần một loại súng nhẹ nhỏ cho các lực lượng hậu cần, công pháo... không còn gì thích hợp hơn Suomi, nhưng dòng suy nghĩ của ông bị cắt ngang. Thế nước Phần Lan có xa bằng nước Tây không. Chị này, nước Pháp chứ, làm gì có nước Tây. Đúng là các phụ nữ, ông X nghĩ trong khi nói : Phần Lan Xa lắm, đến nước Pháp còn phải vượt biển đi nữa. Đồng chí đến nước Phần Lan chưa. À, tôi chưa bao giờ đi quá nước Pháp đâu. Họ cứ nói chuyện vui vẻ.


Chúng tôi sẽ trồng nhiều hoa, ngày ngày thay hoa trên bàn đồng chí, đồng chí nhận chúng tôi làm hậu cần nhé, đồng chí làm súng nữ Suomi cho chúng tôi nhé. Các nữ đồng chí tranh nhau nói sau khi "đồng chí bà chủ" tuyên bố bế mạc. Tất nhiên mọi chuyện kết thúc trước khi cửa phòng mở.

Khẩu Suomi đầu tiên của Tula Việt Bắc ra đời nhanh chóng chỉ vài ngày sau đó, khẩu "súng nữ" đầu tiên có một chút trang trí, báng súng sơn màu xanh đen khá đẹp, trong toàn bộ lô Suomi của Tula Việt Bắc, chỉ khẩu đầu tiên sơn màu đó. Ống vỏ máy súng có dòng chứ bằng đồng, đồng thau nạm bằng mỏ hàn hơi rồi khắc, mài khá đẹp: Tặng đồng chí Lizz.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tám, 2009, 02:29:13 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #38 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2009, 03:18:16 am »

"Súng nữ" Suomi là loại súng ngắn có báng, dùng cho các lực lượng hậu cần. Súng được sản xuất ở Hà Nội hào hoa, bằng nguyên liệu tốt và máy công cụ chính xác. Một đặc điểm của Suomi Hà Nội là tất cả các khẩu súng đều có hình một bông hoa loa kèn bằng đồng, được dập hàng loạt và hàn dát lên vỏ máy súng. Riêng khẩu Lizz có bông hoa y hệt như thế nhưng bằng bạc.

Thép công cụ của Xe lửa Gia Lâm bị ăn trộm, loại thép đúc dùng để pha ra làm phôi rèn búa, đục, kìm... trong các công xưởng. Súng có cấu tạo như Suomi Phần Lan, nó minh chứng một thực tế về lý thuyết của ST-1: gang cầu rất dai, cứng, hoàn toàn xứng đáng với một khẩu súng trường chủ lực. Súng có thiết kế y hệt phiên bản KP M31 Suomi, vì Suomi được thiết kế dành cho công nghệ lạc hậu, nên Suomi Hà Nội không cần thay đổi bất cứ thứ gì trừ nguyên liệu và ren lắp nòng, bỏ đi van khí. Suomi M31 có nòng thay nhanh, do bắn liên thanh, còn Suomi Hà Nội bắn phát một nên dùng ren vặn vào cổ súng như Mosin, Mauser. Cũng vì phát một nên van khí cho chức năng đệm không khí cũng bỏ. Một điểm khác là Suomi Hà Nội có lò xo đẩy về to như của MP28/I và Sten, do khó kiếm lò xo nhỏ. Ống vỏ máy súng kiêm cổ súng, phía trước cổ súng có ren trong lắp nòng, ren ngoài lắp ống bao nòng, phía sau có ren nắp. Ống vỏ máy súng được khoan từ thép công cụ, hình trụ, xẻ khe bằng cưa thủ công sau khi mỏ hàn mở một lỗ mồi. Máy cò rèn và giũa, sau đó được tôi, đánh bóng, chỉ có chế độ bắn phát một. Khối lùi làm bằng gang cầu, được gia công y như Suomi: mài phôi quay, cấu tạo cũng y hệt, kim hỏa cố định, khác Suomi là liền chứ không rời lắp vào. Băng thẳng hai hàng 20 viên, súng bắn đạn 9x19 Luger. Khác Suomi M31, thước ngắm Suomi Hà Nội là loại lật 2 mức 100, 200 mét đơn giản, thước ngắm có chỉnh ngang bằng ốc trục, đầu ruồi cố định. Ống cách nhiệt bao nòng đục thủ công, cuốn lại và hàn đồng, rồi ren.

Ống vỏ máy súng dũng được khoan từ phôi đặc, nhưng là thép công cụ, cũng ram non rồi mới gia công, sau đó tôi lại trong nước. Ban đầu khoan lỗ nhỏ 12mm, rồi khoan rộng ra dần bằng 2 lần, đường kính trong 37mm, vách dầy 4mm. Cổ băng được rèn và giũa vi chỉnh vên trong, hàn đồng vào cổ súng. Sau này các công nhân cải tiến công nghệ bằng cách đóng một đinh 10mm hết phần ống to thay khoan mồi.

Nòng súng khoan bằng máy khoan công nghiệp từ loại thép già 2% carbon. Phôi được ram kỹ, khoan, làm rãnh xoắn như ST-1 rồi ủ thấm trong và tôi trong dầu hỏa. Ủ thấm trong bằng bột than củi trộn dầu cặn. Hỗn hợp thấm nhét đầy nòng súng, sau đó vặn nắp đậy tạm hai đầu nhờ ren có sẵn, rồi ủ. Nhìn chung, do nguyên liệu tốt nên súng rất dễ làm. Duy nhất có khối lùi gang cầu thì đã chỉ cần mài và một chút giũa.

Súng có sơ tốc 360m/s với đạn súng ngắn thường, 410m/s đạn quá áp chỉ dùng cho súng ngắn có báng. Súng có tầm bắn hiệu quả 200 mét, nặng 3,5kg khi cân có băng và không đạn. Súng cực kỳ tin cậy, được đánh giá là tin cậy nhất trong các sản phẩm của Tula Việt Bắc.


Suomi Hà Nội dành cho các nữ đồng chí tập quân sự, có một chức năng hết sức lớn lao về thử nghiệm thực tế, súng được định kỳ kiểm tra, ghi chép lại tỷ mỉ tình trạng. Đây là lần "thực tập" lớn của gang cầu trước khi phục vụ chính thức quy mô lớn. Chỉ có 141 Sumoni Hà Nội xuất xưởng trong đợt sản xuất duy nhất mùa hè năm 1946, sau đó vì thiếu thép nên súng không được sản xuất nữa. Sau này, khi ST-1 chưa kịp sản xuất, hầu hết Suomi Hà Nội ra tiền tuyến với Bộ đội, chỉ khẩu Lizz và 2 khẩu nữa được Tula Việt Bắc giữ lại. Chữ trên khẩu Lizz được viết hoa, mềm mại, bằng đồng, và bông hoa loa kèn bằng bạc, như một thứ đồ quý lạ lẫm với chiến tranh.


« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tám, 2009, 06:28:48 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #39 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2009, 04:54:43 pm »

Ông X không biết một chút lịch sử tham chiến của Suomi. Sau khi ông về nước, Phần Lan và Liên Xô xảy ra chiến tranh, Suomi đã gây tiếng vang lớn. Người Phần Lan nghèo, rất ít súng, trận chiến bất lợi, Phần Lan phải ký hiệp ước thiệt thòi. Tuy nhiên, Liên Xô hoàn toàn tâm phục khẩu phục Suomi về mọi mặt, trừ mặt Suomi dùng hợp kim quá tốt, khi sản xuất lớn gặp nhiều khó khăn cả về nguyên liệu và gia công. PPSh là câu trả lời của Liên Xô cho sự thiếu hụt này của họ, phần băng và tốc độ bắn hoàn toàn copy của Suomi. PPSh làm bằng nguyên liệu rẻ tiền, chủ yếu là công nghệ rèn và hàn điện. Sau này, ông X đã cải tiến một chút để giảm bớt phần hàn mà ông thiệt thòi không được tiếp xúc, trở thành súng ngắn liên thanh (SNLT) tiêu chuẩn cho xung kích phá vây Việt Bắc. Cũng sau cuộc chiến Mùa Đông, Suomi có thêm đầu nòng bù giật, cũng là một đặc điểm tiên phong. Suomi làm toàn bằng hợp kim cứng và trơn, trừ nòng thì không rỉ.


Suomi Hà Nội hơi khác Suomi M31 Phần Lan.

Đây là sơ đồ Suomi Phần Lan


26,27,47,22,32 là nắp đuôi khá phức tạp. Có một van một chiều cho cơ cấu đệm không khí.

5,44 là tay kéo khối lùi, xuyên qua ống vỏ máy súng ở khe xẻ chính giữa bên dưới, điều này chặn bụi bẩn làm hỏng súng. 7 là lò xo tay kéo.

33 là ống vỏ máy súng

17 là buồng đạn 31 là thành nòng, 28 là ống cách nhiệt bao quanh nòng

3 là lẫy tháo băng, 1 là băng

4,41 là khối lùi, 18 là kim hỏa cố định
8,42 ld lò xo và cần đẩy về


Khối lùi Suomi M31, hoàn toàn làm từ mài phôi quay, xẻ thêm một vài rãnh. Phần nhỏ có cho mấu hất vỏ đạn và móc vỏ đạn, hai khe rộng cho cửa băng đi qua tạo thành mấu móc đạn trong băng bên dưới. Móc vỏ đạn của Suomi Hà Nội có phần sau là một lò xo lá, vặn ren vào thân khối lùi, khi hỏng thay thường đóng đinh tán bằng thép mềm
Ở phần to có một khe trên để khí thoát tăng tốc độ bắn, khe này mài bằng đá quay. Phần ưới có một số mặt phẳng, các mặt phẳng này tạo thành gờ để máy cò làm việc. Cũng được mài bằng đá quay.

Phần to khối lùi chỉ cần hai đai trước sau đánh bóng chính xác dưới 1mm, còn phần thân thắt nhỏ chỉ đánh bóng cho đẹp, không quan tâm đến độ chính xác. Tuy súng phát một chỉ cần độ chính xác 1mm (Suomi Phàn Lan chính xác để giảm lưu thông không khí, làm đệm êm), nhưng ông X khi chuẩn bị công nghệ bên Tây đã phát minh ra một máy mài chính xác đến 1/10mm, bán được chút tiền để ông có chân trong giới kinh doanh và phát minh chính thức. Máy này nguyên lý rất dễ hiểu, một đèn chiếu chiếu ngang bề mặt phôi đang quay nhanh, chùm sáng đi qua ống kính và tạo ảnh trên tường, trên tường đã có sẵn vạch thước, nhờ đó công nhân quan sát độ chính xác được phóng to 20 lần, hiệu chỉnh đá. Đá mài vừa mài vừa chuyển động dọc trục phôi, làm đường sinh thành phôi thẳng tắp. Đá của Tula Việt Bắc đơn giản không chuyển động dọc, nhưng cũng khá đạt yêu cầu.

Phát minh của ông X cho phép gia công những vật liệu siêu cứng hình trụ với giá rẻ mà vẫn chính xác cao, được áp dụng cho các vòng bi gốm và bi hợp kim cứng cho động cơ phản lực mới xuất hiện. Ông bán không được giá lắm vì nước Pháp đi sau Đức nhiều. Nhờ vòng bi chính xác, các vật thể quay tốc độ cao không rung, trước đây rất đắt. Sau này, Tula Việt Bắc tự làm khá nhiều vòng bi, vít me... nhưng một thành phần quan trọng đảm bảo chất lượng ST-1.

Ban đầu, MP19 có nhiều mặt gia công mà nước Phần Lan lạc hậu không thể gia công vật liệu siêu cứng. Cải tiến này vừa hiện đại, vừa êm, vừa bền, và đương nhiên mài phôi quay thì Việt Bắc và Phần Lan đều có.



Phần nắp đuôi của Suomi Hà Nội rất đơn giản, không khác gì cái nắp bơm xe đạp, súng bắn phát một nên chả cần đệm không khí.

Phần cò của Suomi Hà Nội có hai loại, một loại về sau mới có, dùng với nòng tốt, bắn liên thanh. Loại cò ban đầu chỉ bắn phát một, rất đơn giản, chỉ có hai chi tiết cứng là cò và lẫy ngược. Khi bóp cò, cần đằng sau cò nhấc cao lên, cho phép lẫy ngược đàn hồi nhắc cao lên, lẫy này làm mắc khối lùi khi nó chuyển động về sau, không cho đẩy về bắn phát thứ hai. Khi nhả cò, lẫy ngược này lại được cần sau cò đẩy xuống, nhả khối lùi chuyển động đẩy về một chút mắc tiếp và cần trước cò. Khi bóp cò phát tiếp, cần trước cò hạ xuống trong khi cần sau co dâng lên, lẫy ngược lại chuyển sang trạng thái hoạt động trong khi khối lùi đẩy về hoàn toàn thực hiện phát bắn. Thêm một chi tiết thứ 2 là lò xo cò bố trí như Suomi Phần Lan trong hình.
Loại cò bắn liên thanh có chọn chế độ bắn bằng một khóa vặn, xuyên qua ngang phía trước vòng cò, khi vặn, cam của nó đẩy lẫy ngược xuống, luôn ở trạng thái không hoạt động, bắn liên thanh. Khi vạn về sau, cam này dâng lên, lẫy ngược chuyển trạng thái cấm và chạy theo cần sau cò. Chuyển sang loại liên thanh mới chỉ cần thêm một số động tác gia công và một chi tiết.

Bắn phát một không cần ống cách nhiệt, mà chỉ cần một bao da bao quanh nòng như nhiều khẩu đơn giản. Nhưng ông X làm sẵn ống cách nhiệt để dễ chuyển sang liên thanh. Tuy nhiên, khi chuyển sang liên thanh thì Suomi Hà Nội không thay nòng nhanh được.

Suomi Hà Nội có thêm một đệm cao su phía sau làm súng bền hơn, đệm này được cắt từ lốp ô tô bằng dao sắc. Do làm bằng thép đen, nên Suomi Hà Nội đen xấu, gỉ. Ông X muốn kiếm hợp kim không rỉ làm khẩu tặng Lizz, nhưng không có.



Dưới đây là khẩu đề tặng Lizz. Nhà sưu tập Trần Đoàn không cho chụp phía bên kia, nơi có dòng chữ đề tặng và bông hoa trắng. Lizz về sau trở thành biệt danh của súng, được các đồng chí Bộ đội phát âm hơi bồi là Lizzy. Mỗi người lính cầm súng thường thấy ấm lòng, họ thường đoan chắc với đồng đội là chính Lizzy đã dùng khẩu súng của họ, mặc dù khẩi Lizz chưa bao giờ rời tổ hậu cần nữ của Tula Việt Bắc trong hai cuộc chiến tranh.

Khi lên Việt Bắc, nàng Lizz mới 18 tuổi, nữ y tá trẻ thạo tiếng Tây, tiếng Tầu, tiếng Nhật trở thành thư ký đắc lực cho ông X, sức làm việc của nàng phi thường, nàng dịch ít nhất 1 trong số 4 tấn sách ban đầu của Đại Học Kỹ Thuật Quân Sự Việt Bắc mà ông X mang về.




Đẹo Trai Đểu, biệt hiệu của Dũng Cận, giáo viên Vũ Khí đang chụp ảnh cùng Lizz, nhưng đã sơn ống vỏ máy súng để che đi dấu hiệu, súng lắp thêm đầu nòng bù giật sau này mới có, loại nòng liên thanh.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tám, 2009, 06:20:58 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM