Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:26:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tula Việt Bắc  (Đọc 39363 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #20 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 06:17:15 pm »

ST-1 là ám ảnh của một thiếu niên con nhà Nho Giáo. Đó là một gia đình Nho Giáo bình thường như những gia đình Nho Giáo khác. Rất nhiều thiếu niên cùng họ hàng với cậu, và những lớp trước, chỉ học hết cấp một rồi đi làm thợ ở thành phố. Thời bấy giờ, làm một công nhân giỏi khó như làm xiếc, phải luyện tay nghề từ rất nhỏ, nên các gia đình đó đành phải như vậy, bên Tây lúc đó cũng vậy. Những công nhân trí thức này tự học rất vất vả, thường kể cho cậu trò nhỏ về các Kỹ Sư Tây, về sự thần kỳ của họ, về những máy móc phức tạp, cả về những vô dụng ươn hèn của các ký thông phán. Những người thợ cũng sớm có cách trình diễn cho cậu nhỏ về nguyên lý máy móc, họ chỉ vung nồi cơm dềnh lên: đấy, máy hơi nước nó đẩy một cái vung như thế, gọi là pít tông.

Khác với các công nhân họ hàng, cậu nhỏ X của chúng ta sớm học rất giỏi, lại sớm thể hiện ý chí tu thân siêu cường, hứa hẹn rằng đây sẽ là một người học rất cao, kiến thức uyên thâm, làm rạng danh dòng họ. Thế là gia đình và các công nhân thường đến biếu xén gia đình cậu, không nói ra nhưng ai cũng biết rằng đó là đầu tư của họ hàng.

Một điều khác thường là ý chí của cậu X siêu cường, không những tự rèn mình một cách nghiêm khắc nhất, mà điều mọi người không biết là cậu ghét những người công nhân thái độ tôn sùng Kỹ Sư Tây. Con người kiên cường của cậu sớm đã khâm phục những nghĩa quân trong các câu chuyện kể của dân làng. Súng, khẩu Anh Đô Si Noa mà cậu nhìn thấy xa xa ám ảnh mãi mãi cậu bé. Những hình dung đầu tiên của cậu về máy móc khẩy súng là một loại than cháy bùng nhanh như dầu hỏa nhồi trong máy súng, đun một nồi hơi, đẩy một cái vung pit tông thành đạn, trong đầu cậu cứ cái gì mạnh mẽ là máy hơi nước tất. Cậu thử mấy lần nhưng không thành công, và may cho chúng ta, những thí nghiệm dại dột đó chưa giết chết cậu nhỏ X.

Tỉnh quê nhà cậu không có trường cấp III, X phải lên Hà Nội trọ học. Thật may mắn, thành phố hoa lệ và những cô gái duyên dáng chỉ làm được việc là thử thách trái tim cậu thêm sắt đá thôi. Nhà không khá lắm, từng đồng bạc cậu đều phải tính toán, cậu ham học, và từng chút thời gian cũng được cân đong. Cậu có chí lớn, và từng mối quan hệ, từng buổi thăm hỏi cũng được đo đếm, mặc dù với những nhận định còn rất trẻ con, nhưng cậu sử dụng con người cậu như một cỗ máy hơi nước, tất cả chỉ là học, học thật nhiều, thật giỏi, luôn giỏi nhất để có học bổng, luôn luôn thật giỏi để chế súng.

Cậu lớn lên thì khẩu súng ST-1 cũng lớn lên, nó không có nồi hơi, chạy bằng đèn dầu hỏa nữa, nó bắn bằng thuốc nổ, có kim hỏa. Cậu thắc mắc mãi tại sao vỏ đạn không vỡ khi bắn, rồi bất ngời có phát minh đầu tiên về súng đạn: vỏ đạn đàn hồi và co lại khi bắn, đồng thời đuôi vỏ đạn là một phần của buồng đốt, rất dầy và khỏe. X biết một thằng bé đầu phố có một cái vỏ đạn, cậu thương lượng đổi cho nó 3 cái bánh tây chấm dấm, đem về mài vẹt đi một nửa, và quả tim non đập như muốn vỡ lồng ngực, đúng, đuôi vỏ đạn rất dầy. Lúc đó cậu vẫn hình dung là người ta gò cái thành vỏ đạn, rồi mới hàn nó vào cái đáy bằng hàn đồng !! Nhưng một hôm, cậu tự nhiên nhìn thấy một người lính trễ súng đi cạnh trên hè phố. Ô, cái nòng của nó không tròn, không nhẵn, sao thế nhỉ ?? Câu trả lời là quyết tâm thi lấy học bổng Tây, câu trả lợi cụ thể nhất là mỗi máy móc, mỗi chi tiết, đều là kết quả của một nền khoa học lớn, cần học rất nhiều để hiểu được chúng. Cậu X sớm chọn cho mình một con đường đúng nhất, cậu sẽ học cơ khí, làm Kỹ Sư Tây và bí mật nghiên cứu về súng.

Những lúc rỗi rãi sách vở, X cũng dùng các bài toán cấp ba đã học thử tính một khẩu súng trường mà cậu tưởng tượng ra, ô, toán cấp ba không tính được, cần phải có một thứ là tích phân và một thứ là phương trình vi phân. Hai cái tên đó là hôm sau, thầy giáo giải thích cho cậu khi cậu hỏi, đồng thời nở nụ cười thông cảm: con sẽ nắm được chúng ở Paris.
Không phụ lòng thầy, không phụ lòng cha mẹ họ hàng, X thi được học bổng Tây, sau khi đỗ Tú Tài Tây.



6 năm đầu tiên trong 10 năm tuổi trẻ của ông X trôi qua trong trường Cầu Đường Paris. Các nhà khoa học cơ khí lớn trên Thế giới lúc đó thường học Cầu Đường. Ngành kết cấu Paris có Elfel, có cả cầu Long Biên. Ngành Cầu Đường cũng là một ngành phát triển ở xứ thuộc địa An Nam, nếu như về nước, ông X dễ dàng hơn khi chọn một vị trí làm việc có thể đi khắp nơi, có những ô tô, máy lu mà ông có thể mang lên ATK làm động cơ cho các máy cắt gọt ST-1. Ông cũng sẽ được dịp tiếp xúc với những Ông Thợ áo xanh, tuyển chọn ra 200 người yêu nước thương nòi, sẽ cùng ông làm ST-1. Đương nhiên, ngoài việc chân tài thực học, điểm số của ống cũng luôn đứng đầu khóa học, trời đã cho ông riêng một thiên mệnh. Nhưng chuyện điểm số chỉ là một chuyện rất nhỏ, nó chỉ đảm bảo mấy đồng học bổng thêm vào các nhu cầu không ai rõ của chàng trai chẳng ai hiểu, nó cũng tạo một danh tiếng ban đầu để anh sinh viên nhận được một vài công việc tạm thời.

Những năm đầu, chàng trai đem theo những thắc mắc thôi thúc dai dẳng quyết liệt, nhưng đơn sơ về ST-1 tương lai. Chàng cho rằng sẽ học được một loại thuốc nổ cực mạnh làm thuốc súng, tại sao người ta không cho một ít thuốc nổ vào đầu đạn ?? hay là thuốc độc cũng được ?? Chàng tưởng là trọng tâm đi trước khí tâm nên đạn ổn định hướng trục ... Ô, một người bạn cùng lớp cũng tự nhiên khoe khoang những thích thú về đường đạn, người bạn đó rất tốt, không có các thái độ xấu với dân thuộc địa. Chàng X của chúng ta lại hay nói như con rùa, tức là cả ngày chả mở mồm lần nào, lại học giỏi, dễ làm người khác mến bằng ánh mắt sáng ướt, lại chân thành và bạn bè chẳng có gì ngần ngại khi khoe khoang những thích thú riêng lẻ thầm kín với chàng. Thế là những bài học vỡ lòng về súng trường đến với cậu X 19 tuổi trong phòng riêng nhà người bạn, cậu mới sang Tây, còn nhút nhát lắm, người bạn nhiệt tình giới thiệu cho cậu những cuốn sách cần đọc, những bài toán cần giải, và ra ngoài đi kiếm về cho cậu đọc. Bản thân người bạn rất thích người cùng đam mê với mình, và cũng thông cảm rằng X là dân thuộc địa, muốn học hãy giấu kín đam mê súng ống.

Ban đầu, X thần tượng Lebel, người đã đưa ra sớm trước nhất đạn spitzer và thuốc viên dẹt. Nhưng rồi, bạn cậu đổ thuốc từ một viên đạn ra và X say mê mân mó các viên thuốc Mauser, cậu bóp thử độ cứng, ngắm độ bóng mịn, và lần đầu tiên X nghĩ đến nước sơn son, sơn then quê nhà. Người bạn đột nhiên thấy mắt X long lanh khác thường, nhưng không bao giờ biết rằng, lúc đó gã trai bạn thân của anh đã hình dung ra thuốc súng của ST-1, loại thuốc súng hiện đại nhất lúc nó ra đời, được làm từ các dung môi và chất kết dính lấy từ rừng nhiệt đới.

Một vài người bạn có những chiếc mô tô, cũng như những người bạn tốt khác, họ thỉnh thoảng cho X thưởng thức hương vị gió lộng. Một số người bạn không đam mê mô tô kiểu đó, mà lại chăm tìm hiểu về động cơ nổ. Nhờ kinh nghiệm đi trước của họ, X lên được danh sách sách khoa học và sách tham khảo cần đọc. Việc tìm hiểu về động cơ nổ đương nhiên không có gì phải dấu diếm cả. X có tầm nhìn rộng hơn các bạn, anh quan sát các thiết bị dùng động cơ nổ như ô tô, xe máy, máy kéo, tầu thuỷ và nhận ra các giải pháp khác nhau được áp dụng trên đó. ANh đem những điều này san sẻ với bạn bè, làm họ tò mò, lục lọi thư viện, và lại thông báo cho anh nưng phát kiến mới của họ. Sau này, khi đi làm, anh có điều kiện hỏi ông chủ và các kỹ sư cùng nhà máy về các giải pháp truyền động cho các thiết bị khác nhau, cũng như vật liệu làm ra động cơ nổ và kỹ thuật làm chúng.

Máy hơi nước thì chẳng cần bạn bè nào mồi, vừa đến Paris là cậu trai trẻ bỏ một ngày nghỉ ngồi lỳ trong sân ga nhìn ngó say mê tất cả những loại đầu máy toa xe. Hiện tượng này lập tức được mật thám để ý, nhưng báo cáo của họ về trường chỉ tạo thành một trận cười đáng yêu, X trở thành một đề tài chóng trôi qua trong trường, một số bạn bè thì khẳng định đó là người cùng niềm đam mêm máy móc với họ. Một thói quen sau này của X là sưu tầm rất nhiều ảnh và bản vẽ động cơ hơi nước từ cổ chí kim, và dĩ nhiên, với cách tư duy của một nhà kỹ thuật, ông lưu trữ những cái đó cùng việc sưu tầm các công nghệ và vật liệu làm ra chúng.

Ông để tâm đến đồ điện đến mức, xin đi làm thợ phụ cho một cửa hàng sửa chữ quạt điện biến thế ở quận Latinh nghèo. Ông tự tay quấn lại những chiếc quạt và biến thế hỏng, tự tay làm ra từng chiếc biến thế với công thức đơn giản vẫn còn đến ngày nay. Nhờ thời gian ngắn này, X thành thạo việc đấu một động cơ vào một máy phát điện, hay đủ sức tính toán tất cả những gì cần thiết khi cần thiết kế một máy phát hay một động cơ.

Hàn là một trong những công nghệ bắt buộc mà ông phải học. Ông có nghe nói ở Anh, Nga và Đức người ta phổ biến dần hàn điện thay cho hàn hơi, nhưng do không có điều kiện tiếp xúc, nên sau này ST-1 rất vất vả vì thiếu công nghệ hàn tốt. Là một kỹ sư cơ khí, ngoài chuyên môn chuyên sâu, ông được học và đọc thêm về tất cả mọi mặt của gia công kim loại, từ khai thác, nấu luyện, xây dựng, đúc khuôn cho đến rèn mài cắt gọt. X cũng say sưa đọc về các mẻ nấu kim loại cường độ cao, ông bỏt ăn bỏ ngủ ngồi bó gối nghĩ cách nấu một mẻ như thế ở quê nhà, nhiều lần như thế, nhưng đều không thành công. Bạn bè quen với việc chàng trai ít nói, chả giống ai, thường đột nhiên chìm sâu vào suy tư, súng bắn bên tai không tỉnh.

Sang năm thứ 2, thấy rằng khoa cắt gọt và khoa cầu đường có nhiều điểm chung, học một lúc hai bằng không vất vả thêm nhiều, X thi thêm vào khoa cắt gọt-chế tạo máy. Ở đây, ông có điều kiện nghiên cứu kiến thức hiện đại và tìm hiểu toàn bộ lịch sử kỹ thuật cắt gọt. Kiến thức về tổ chức lớn nhất đến với X sau khi anh đi làm, ông chủ, một nhà tư bản trung bình nhưng lâu đời và hiểu biết, đã kể cho anh tiền thân của các nhà máy châu Âu là các xưởng thợ, tiền thân của các nhà tư bản là Thợ cả, ô rơ vơ. Rằng những lò rèn đầu tiên tự làm ra đá mài, tự làm ra giũa, tự làm lấy đục, đó là những máy cắt gọt đầu tiên. Rồi ông cho anh xem ảnh vẽ những máy tiện đầu tiên, nhưng cái làm anh quan tâm nhất là những máy bào đầu tiên, từ những thiết bị thô sơ, người ta dần dần làm ra những máy rất chính xác. Ô, Tây nó đi lên từ lò rèn, lò rèn làm ra tất cả, làm ra máy cắt gọt, máy cắt gọt chính xác.

Chỗ chàng trai đi làm thêm là một điều khó hiểu với bạn bè, cậu chưa tốt nghiệp nhưng điểm số cao, nổi tiếng thông minh, khi cậu đánh tiếng với bạn bè rằng cần chỗ đi làm thêm vì học bổng ít ỏi, thì nhiều xưởng thợ, xưởng vẽ mời cậu làm ở các vị trí vẽ phối cảnh, lúc đó còn rất khó triển khai từ bản vẽ kỹ thuật, với mức lương bằng nửa kỹ sư. Một đội sửa chữa cầu đường thành phố cũng mời cậu làm chức kỹ sư với mức lương một nửa kỹ sư thật, lại có ca là buổi tối, các kỹ sư có gia đình rất ngại, nhưng tiện giờ học. Thế nhưng bạn bè ngạc nhiên khi X nhận việc với mức lương công nhân ở một nhà máy cơ khí, không nhỏ nhưng cũng không lớn, ở một khu ngoại ô nghèo, mất thêm mỗi tiếng một lần đạp xe đi về. Nhà máy gia công các chi tiết động cơ nổ cho các nhà máy động cơ lớn hơn. X kín đáo, không ai biết rằng anh sung sướng như thế nào khi nhận được vị trí đó. Công việc ban đầu của anh là phụ việc các kỹ sư khác, kiểm tra các sản phẩm, hướng dẫn công nhân đọc bản vẽ, theo dõi và ghi chép diễn biến nhiệt độ lò ủ. Một phần công việc mà anh chọn làm một số kỹ sư này ngạc nhiên là làm thợ ở một số công đoạn đơn giản, điều này thì một số kỹ sư và ông chủ không lạ vì các kỹ sư giỏi đều bắt đầu công việc như vậy. X dù kín đáo thì vẫn là một gã trai trẻ, ông chủ thấy cậu có vẻ là thành viên của một gia đình công nhân có học, chí lớn, như tổ tiên của ông, ban đầu là qua ánh mắt sáng, vẻ chăm chú, tính kỷ luật như cỗ máy hơi nước, sau là qua các buổi chủ nhật cậu vẫn cặm cụi trên bàn vẽ và dưới xưởng vắng.

Một lần, ông chủ mượn X chiếc ghế dựa và bàn duy nhất dành cho anh, nửa buổi sau ông quay lại, mặc dù đứng dựa cửa sổ lấy ánh sáng mà đọc, nhưng X không gập gáy sách, mà cầm bằng hai tay có vẻ run run vì mỏi. Thư ký của ông tròn mắt khi ông về phòng nốc một cốc vang to, kha kha kha, đúng là con nhà có học. Chuyện này làm ông tò mò muốn tìm hiểu xem bên An Nam xa xôi chữ vuông người ta học những gì.

Rất giỏi toán và rất thông minh, X nhanh chóng nắm bắt được phần hồn của cắt gọt, cách làm cho máy chính xác lên, các phương pháp mài ra các mặt phẳng, mặt cầu. Ông chủ đã cho anh phần hồn của quản lý, cách để tính toán cần bao nhiêu lò rèn, các lò đó phải tự làm ra bao nhiêu búa đục chạm giũa và bễ cho chính mình, dư lại bao nhiêu thời gian để gia công hàng hoá. Anh cũng hoàn thiện quy trình kỹ thuật của người Tây, cách hướng dẫn công nhân dưới quyền đọc bản vẽ, cách thiết kế để thực hiện nhanh. CŨng như những kỹ sư Tây lúc đó, X tự sắm môt đống đồ mộc nhỏ, anh làm thợ mộc không khéo như tay nghề cơ khí, nhưng cũng đủ đủ làm các mô hình, do đa phần thợ lành nghề hồi đó ít học lý thuyết, không đọc được đủ bản vẽ là một số vị trí cần có mô hình.

 

X có nhiều bạn, nhưng bạn thân nhất vẫn là người cùng đam mê súng ống. Thỉnh thoảng họ cũng cãi nhau, họ cãi vã về đủ thứ. Người bạn chứng minh rằng thuốc Lebel dùng năm 1886 tốt hơn thuốc Mauser, X thì nói thuốc đó mỏng mảnh. Chuyện này không bao giờ kết thúc được. Họ cũng thỉnh thoảng ngồi bờ sông Xen, ngắm đường phố, người bạn thanh niên nói về các cô gái, nhưng X chỉ cười. Anh lớn dần và sự sắt đá lớn dần. Kiến thức của anh đã bao trùm khắp khẩu súng trường, anh đã biết súng thế nào là tốt, là hiện đại, thế nào là tầm bắn hiệu quả... Nhưng càng biết nhiều, anh càng thấy những khó khăn sẽ đến khi làm súng. Trước đây, khi còn nhỏ, có người nói súng làm bằng thép tốt, anh liền ước mơ sẽ nấu ra một loại thép tốt hơn thép Tây. Nhưng bây giờ, ST-1 đã rõ ràng, nó phải làm được từ ray tầu hỏa, nhưng người thiết kế ST-1 bằng ray tầu hỏa sẽ phải giỏi hơn rất nhiều Lebel, Mauser có lò nấu thép. Phải học, phải từng phút học, phải gỏi hơn Lebel, giỏi hơn Mauser.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2009, 01:58:10 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 07:51:39 am »

Chán cái ông Đoàn quá. Hôm nay mới đến nòng ST-1, mất rất nhiều công lập luận với mấy câu hỏi của ông. Mà Tạ Quang Bửu họ hàng gì với ông này
-------------------------------------
 Tất cả những ai không có khả năng tự bảo vệ mình trước cái bàn phím của chú đều có họ với anh! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #22 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 11:02:00 am »

Quyết tâm ST-1 nung nấu tấm lòng và trí tuệ lớn trong thành phố Paris hoa lệ, chàng sinh viên viên nghèo, gầy gò xanh xao vì đói ăn, nhỏ thó như một trẻ em da trắng, đi trên một chiếc xe đap Peugeot cũng xanh xao gầy còm như chủ nó. Buổi sáng chàng lên dự giảng, chiều tranh thủ đến thư viện. 2 năm cuối đại học, buổi tối chàng làm thêm ở một nhà máy cơ khí, chức vụ là công nhân, không phải kỹ sư. Ông chủ quý chàng lắm, chàng phụ trách công việc như một nửa ông kỹ sư lúc đó còn quý hiếm, mà lại hưởng lương công nhân. Làm ca về, hai mắt díp lại, chàng vã lên mặt nước lạnh, chạy bộ trong đêm khua, rồi ngồi tiếp tục trong căn phòng lạnh lẽo im ắng đến gần sáng. Chàng đọc rất nhiều, một kỹ sư chỉ cần nghiên cứu công nghệ hiện đại, còn chàng nghiên cứu công nghệ của 1800, 185x, 189x và 192x, và hiện đại, chàng so sánh chúng với nhau, ước lượng sai số của chúng, độ bền và độ chính xác các sản phẩm của chúng, hao tốn nguyên liệu, những vật tư cần thiết, kể cả những cái nhỏ nhất như giũa hình gì, đá mài hình gì hay là sơn báng mấy ngày thì khô. Chàng phát minh ra hàng loạt các kỹ thuật dựng giá máy và thiết kế hàng loạt các máy công cụ đặc biệt, dùng toán học để chứng minh độ chính xác mà chúng đạt được, các kỹ thuật và thiết kế này không bán được ở bên Tây, vì nó phục vụ cho một điều kiện sản xuất thiếu thốn, vì vậy, X không bao giờ nói cho ai những điều đó.

X hoàn thành toàn bộ công nghệ từ cắt, mài mặt phẳng, gá, đo chỉnh và gia cố các máy khoan, bào, tiện, phay, mài từ phương tiện thô sơ trong năm sau khi ông tốt nghiệp. Ông ở lại nhà máy cũ thêm hơn một năm nữa rồi về nước. Ông vẽ các bản vẽ và ghi chép các tính toán rõ ràng vì chugs trông không liên quan gì đến súng ống cả. Nhưng việc ghi chép cũng khá thừa, vì ông thuộc lòng chúng.

X thực hiện các "thí nghiệm" trong bộ não cực khỏe của anh. Anh tưởng tượng ra chi tiết từng phản ứng khi súng nổ, đạn chuyển động trong băng, đạn chuyển động vào nòng. Có những thứ mà khoa học ngày đó còn bế tắc không tính được, như sức chịu lực của mặt bích sẽ làm bịt đáy nòng, tác động biến dạng của kim loại ròn trong cấu tạo ren chịu lực, X ghi nhận những bế tắc vấp phải đó trong cuốn sách nhật ký nghiên cứu, cũng đặt trong não anh. Anh xây dựng các thử nghiệm trong tương lai sẽ thực hiện để lựa chọn các cấu trúc đó.

Chàng thiết kế sẵn 3 loại súng trường, kiểu 1940, kiểu 1944 và SD-1 năm 1947. Mỗi súng có cả chục mẫu thử, mỗi mẫu thử là một phương án đáp ứng những yêu cầu có thể xuất hiện. Tất nhiên, các mẫu thử này chỉ nằm trong cái đầu khổng lồ của chàng, thời gian học tập bên tây vô cùng quý giá, chàng không thể đánh mất nó khi mật thám phát hiện ra bản vẽ. Nhờ điều kiện làm việc ở xưởng, thỉnh thoảng chàng lại tổ chức được một thử nghiệm về một mặt độ bền của một loại gang thép, một động tác gia công thủ công cho ra một chi tiết có hành dáng củ chuối, một biện pháp mài để có mặt cực phẳng, một cách đo gá để có một giá máy chính xác bằng thủ công.

Cái giá máy đầu tiên siêu chính xác là một khung xe đạp cực nhẹ làm bằng gỗ và nhôm, kết quả của những thí nghiệm bí mật được nguỵ trang, chàng trai trân trọng tặng cho cô con gái xinh xắn của ông chủ. Cô gái trông chàng như một người ngoài hành tinh ngộ nghĩnh và hơi đáng sợ vì lạ lẫm, ô, sao anh ta nhỏ thế hả bố. Đó là một người cần cù con à, một đàn ông kiểu mẫu, bất chấp bề ngoài anh ta chả có gì hấp dẫn, một con người có kỷ luật và sau này sẽ mẫu mực trong trách nhiệm với gia đình và xã hội. Đầu chàng lớn lên bao nhiêu thì cơ thể đang tuổi lớn nhưng luôn thiếu ăn thiếu ngủ nhỏ đi bấy nhiêu. Ông chủ không có con trai, ông biết người đàn ông bé nhỏ kia là một thùng thuốc nổ khổng lồ, có thể sẽ làm sự nghiệp của gia đình ông bùng phát.

Những thí nghiệm thật sự và chu đáo được tiến hành để kiểm tra các phương án khoan nòng và chuốt rãnh xoắn. Gang cầu của ray tầu hỏa, nguyên liệu làm ST-1 là thứ vật liệu rất cứng, làm súng không tồi, nhưng gia công không dễ. Trong khi đó, việc gia công lại thực hiện bằng dao làm từ chính gang cầu. Những tính toán đầu tiên về lý thuyết là công thức tính lực đè lên mũi khoan với đường kính cán dao để cán mũi khoan rất dài có tuổi thọ cao, lâu mỏi mà vẫn khoan nhanh, anh tưởng tượng ra một dây chuyền làm cán dao, thay đổi những chỉ số về hao tổn cán dao và cân đối với dây chuyền này. Thỉnh thoảng mới có điều kiện thử nghiệm, khúc ray anh mua được để ở nhà, rồi thuê người thợ thủ công cắt ra từng đoạn, không có cái máy cưa, họ dùng máy mài xẻ dọc ra cho anh vài thanh. X đo độ cứng, độ bền kéo, độ đàn hồi cẩn thật cả trên mặt ray và trong lòng ray, thử nghiệm các biện pháp tôi, ủ, thấm. Nhân một hôm ông chủ đi vắng, anh mài thành một vài thanh đũa tròn 6mm làm cán dao và thử nghiệm. X cũng thử nghiệm các phương pháp khoan tia lửa điện, nhưng do thiếu nguồn đầu tư nghiên cứu, nên không có kết quả gì, mặc dầu ông hy vọng rất nhiều vào hướng này, một hy vọng đúng đắn, ngày nay được dùng nhiều để gia công kim loại cứng. Kết quả của các thử nghiệm này là việc bắt buộc phải dùng lưỡi cắt gọt tốt cho khoan, nhưng lưỡi chuốt lại làm được từ chính vật liệu này, và phải chia khoan chuốt nòng ra 3 công đoạn, khoan phá, khoan tinh và chuốt rãnh. Sau này, theo phương pháp của Suomi làm khối lùi, X đưa ra một kiểu máy chuyên dụng làm lưỡi chuốt năng suất rất cao, đủ cho mỗi nòng ST-1 được chuốt bằng 2 dao.


X không dám thử nghiệm về thuốc đạn, chỉ đọc lý thuyết thôi. Năm 1936, nước mẹ Đại Pháp có kiểu súng đạn mới MAS-36. Người ta bàn luận về nó nhiều, như một tiêu chuẩn súng trường mới mang tính cách mạng. Chàng sing viên trẻ cảm nhận được những xu thế hiện đại nhất về thuốc nổ, đó là thuốc viên rắn hình dẹt, thuốc làm từ chất nổ không khói và chất kết dính, được tạo hình, cho đồ thị cháy đều, áp suất tối đa thấp, rồi vỏ đạn thuận lợi cho súng tự động, rồi chàng so sánh kiểu đầu đạn hình trụ không cần tính toán và đầu đạn spitzer có phương trình chuyển động phức tạp. Chàng lên các kế hoạch sản xuất hoá chất gốc: acid. Loại cenluloz từ đay nổi tiếng của Ấn Độ và An Nam cũng được chàng để tâm. Nhưng đầu chàng còn có thứ khác người Âu, cánh kiến, sơn tự nhiên (sơn ta), sẽ là những chất kết dính tuyệt vời hơn chất của phương Tây, rồi dung môi từ cây thông, cây sở, cây trẩu. Gllycerin từ dầu dừa, dầu lạc, dầu vừng, mỡ lợn, chất kiềm nhẹ từ lò vôi. A, không thể thiếu máy nén khí và máy phát điện, nhưng nhu cầu không lớn, 3 tấn thuốc súng đủ cho 1 triệu viên đạn kia mà.

X cũng hoàn thiện phương pháp mà người Phần Lan làm ra Suomi, tức là mài chính xác, từ sự khâm phục một dân tộc nhỏ, lạc hậu, làm được một khẩu súng danh tiếng, chàng khẳng định rằng, không có gì là sự nghèo, sự lạc hậu chặn được bước đi của một nhà khoa học chân chính. X phát minh ra máy phóng to ảnh bằng thấu kính có đèn chiếu, mà nay đã thay bằng laser, cho phép công nhân hiệu chỉnh mặt khoan quay tròn đến 1/10mm, nhờ vậy, nhiều thiết bị chuyên dụng bằng vật liệu rất cứng được gia công với giá rẻ. Phát minh này không bán được giá, nhưng cũng cho X một chút vốn liếng và tiếng tăm. Anh tìm hiểu nhiều công ty sản xuất vật tư gốc, điện báo hỏi giá và điều kiện bán của họ.

Anh cũng đặt quan hệ thân tình với một vài thương gia khá cam đảm. Sau này, họ hiểu rằng ông X cần trước một số đầu cầu để nhập lậu vật tư quý hiếm từ châu Âu. Nhưng chiến tranh khốc liệt đến nhanh, ông làm được rất ít mặt đó.


Năm 193x, trước khi WW2 bùng nổ, ông X về nước với 4 tấn sách sẽ dành cho Đại Học Kỹ Thuật Quân Sự Việt Bắc sau này. Những người bạn bật khóc, một số trong học không hiểu ông cho đi đâu khá nhiều tiền, ông keo kiệt đến mức quên cả bản thân mình, nay họ bật khóc khi nhìn hóa thân của sự khắc khổ đó. Ông cũng mang theo những phương tiện rất quý: công cụ, lưỡi dao, máy đo độ cứng, máy thử độ bền kéo nhỏ quay tay, kính lúp, kính hiển vi, một thiết bị phân tích quang phổ gọn nhẹ. Ô, có một thùng to bút vẽ. Tất nhiên có một thùng to hơn nữa gồm cờ lê, mỏ lết các cỡ, tuốc nơ vít các loại, kìm các kiểu. À, lại có kính mầu dùng để ước lượng nhiệt độ sắt nung đỏ. Tất nhiên có nhiều loại thước và bút khắc dấu quý. Con gái ông chủ không ra tiễn, không ai biết cô làm gì trong này hôm đó. Ông chủ cũng bật khóc, ông tặng chàng một vật kỷ niệm, một mề đay cổ có hình một thiên sứ Ai Cập.






Bác thấy em viết tiểu sử được chưa bác Đoàn iu
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2009, 05:36:30 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Mùa Thu
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #23 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 11:52:34 am »

Chào bạn Huyphuc1981, theo mình cảm nhận bạn là người có lập luận và có tài năng, nhưng khi nhận định một vấn đề gì ta nên cân nhắc và nhất là có đường dẫn của thông tin, hoặc như kiểu là nói có sách, mách có chứng.
Những bài viết của bạn rất hay, nhưng theo cảm nhận của mình là chưa dẫn chứng được thông tin xác thực, như vậy chỉ là nhận định cá nhân về một con người về một việc gọi là giả sử.Nói chung điều nó ta nên hết sức thận trọng, và tốt nhất là nên tránh.Một vài góp ý nhỏ với một tài năng như bạn.Mong những ý tưởng của bạn trở thành hiện thực, sáng chế và phát minh ra nhiều vũ khí tối tân phục vụ cho việc bảo vệ Tổ Quốc thân yêu của chúng ta.
Logged

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.[/color]
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #24 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 12:27:07 pm »

4 năm sau là giai đoạn ông X nai lưng ra hầu hạ Tây Nhật đô hộ. Chúng rất tin tưởng cả vào đạo đức và chuyên môn của nhà khoa học trẻ tài năng, học tập chu đáo, biết lo toan mọi nhẽ. Ông X cũng tập hợp quanh mình một nhóm công nhân áo xanh, họ quen biết rộng những người cùng giới, lấy cớ đi tìm nguồn cung cho các công trình, ông tiếp xúc với giới áo xanh, cái đầu cực khoẻ được rèn luyện nghiêm khắc ở trời Tây nay trở thành một quyển sổ khổng lồ, chính xác, ghi danh sách các công nhân áo xanh, máy công cụ, động cơ cần thiết. Một số trong chúng sẽ phải có bằng đánh cướp, cả các kho lưỡi dao mà các ông chủ Tây bí mật cất giữ cũng được xì xào. Những ông Tây yêu khoa học mà dại mồm cũng xì ra những mỏ khoáng mới phát hiện. Những nhà du lịch kể về những thác nước nên thơ có thể đặt máy phát điện.

Ông X có thể là Tạ Đình X, họ hàng với Tạ Đình Đề. Nhà tư bản lớn nhanh chóng cảm nhận ý chí và trí tuệ tiềm ẩn trong con người quắt queo vì nỗ lực. Nhà tư bản kể cho ông về giới tư bản mới, những người đi lên từ áo xanh, làm được lốp xe và xe thồ, hàn được khung xe và dập được moăy ơ, ren được nan hoa và ta rô được mũ nan hoa, đóng được tầu hơi nước, khai thác được mỏ than, làm được ăng ti moan. Tạ Đình Đề đăm chiêu mấy hôm khi Tạ Đình X yêu cầu ông kể về những hang núi Chi Nê, gần đồn điền của ông, nó rộng dài bao nhiêu, nước, đường lối thế nào... đột nhiên Tạ Đình Đề khẳng định chắc chắn rằng, đây sẽ là Lebel của Cách Mạng mà ông hằng mong đợi.

Một tháng sau, Ông X trở thành một nhà cách mạng thật sự qua sự giới thiệu của Tạ Đình Đề. Ông bắt tay vào KH44 lập tức. Kế hoạch năm 1944 hầu hết là chế tạo các mẫu thử và thử nghiệm chúng, cải tiến chúng theo kết quả thử nghiệm. Tạ Đình Đề, một nhà thầu tiềm năng, mời Tạ Đình X, họ hàng và là chủ đầu tư tiềm năng về đồn điền chơi, cứ mỗi chủ nhật, một chiếc ô tô lại chở ông X về căn phòng bí mật ở đồn điền. Trong khi một hình nhân thế mạng giống như ông diện bộ quần áo săn du hí trong rừng nguỵ trang, ông X vội vã thực hiện các bản vẽ, các tính toán, buổi chiều, ông lại vội vã nghe kể về các biến cố trong ngày để ứng phó, và lại về Hà Nội.

Một xưởng bí mật trong Hà Nội thực hiện các thiết kễ mẫu. Hàng tuần, những đoàn du khách lịch lãm lên Tam Đảo, Ba Vì săn bắn, tiếng súng săn nguỵ trang cho tiếng thử súng, kết quả thử nghiệm được các công nhân lành nghề ghi chép cẩn thận. Dần dần, một máy khoan và một bộ hàn acetylen được chở đến đồn điền Chi Nê, có thể nằm trong số sắt thép dùng dựng một biệt thự sang trọng mới của nhà tư bản tài ba. Các thử nghiệm chủ yếu là thử áp lực, để chọn ra kết cấu cổ của SD-1, các nòng thử nghiệm ngắn 25cm, không khương tuyến. Về sau, các thử nghiệm cuối cùng do đích thân tạ Đình Đề và Tạ Đình X thực hiện trong một hầm ngầm bí mật, hầm có hình chữ U, mỗi cạnh 1 mét, súng bắn bằng một máy cò chạy điện. Vỏ đạn là loại vỏ đạn đúc theo kiểu đạn súng săn, dùng nhồi nhiều lần được.

Trong khi Tạ Đinh X chạy đua với các tính toán thời không có máy tính, mất hút theo những chuỗi tính toán khổng lồ của phương pháp giải phương trình vi phân Range-Kuta, thậm chí cả phương pháp tiến bước một, thì Tạ Đình Đề, với chuyên môn là nhà tư bản, thực hiện một bài toán không sâu bằng, nhưng rộng hơn. Qua người bà con Tạ Đình X, ông đã nắm được những yêu cầu tối thiểu và chi tiết, những cái sẽ cần để có 3 tấn thuốc cho 1 triệu viên đạn. Cốt lõi sống còn là acid nitric. Một vườn đay thơ mộng được gieo trái mùa cấp tốc, nhưng xơ đay lập tức có khi gia nhân của ông lùng mua lậu từ các đồn điền của Nhật. Một chục con lợn béo được làm thịt trong một cuộc đãi yến tưng bừng, cho ra 30 kg mỡ nước. Những vùng có nhiều cánh kiến, nhựa thông, cây sơn ta cũng được phát hiện, người Nhật không lạ về tài kinh doanh, tài lặn lội của ông. Giới tư bản Hà Nội xì xào là ống đang có một mối làm ăn lớn về lâm thổ sản.

Một lượng acid ít ỏi có ngay được cho thí nghiệm. Nhưng còn sản xuất ra hàng tấn, phải có máy nén khí, máy phát điện. Tạ Đình Đề cũng già sọm đi, già hơn là chũng ta thấy, già như Tạ Đình X.

KH45 dồn dập các sự kiện và nỗ lực phi thường đến quá sớm, ông X không còn trẻ nữa, khuôn mặt già sọm trước tuổi, mái đầu bạc trắng mặc dù bộ não phi thường trong đó mới hơn 30. Tuổi công hiến của ông đã đến, những năm tháng chiến tranh của Tula Việt Bắc đã đến. Một kế hoạch tháo dỡ, đánh cướp, trộm cắp khổng lồ diễn ra trên toàn miền Bắc. 200 thành viên của tổ chức bí mật TV (Tula Việt Bắc) dồn sức có được những thứ đã lên danh sách. Cuối cùng là hai đoàn tầu hỏa, một từ Lào Cai, một từ Hà Nội, chở theo bộ mài ghi vô cùng quý giá, vừa đi vừa dỡ ray sau chúng, tập kết ở Việt Trì. Các xà lan chở than được huy động để chuyển ray lên và ném vội xuống lòng sông Tuyên Quang. Đinh ray, bù loong và ốp ray được cho vào các bao đay và phân tán trong các hang núi, các hố chôn. Vốn liếng ban đầu của Tula Việt Bắc là 30km đường ray, tức là 3 ngàn tấn vận tải cấp tốc. Ô, ông X có cả cái đầu của Kosygin, có cả cái đầu của Degtriarev.
Địch thu được tin tình báo, Việt Minh dự định đóng cọc ngăn sông Tuyên Quang, nhờ thế mà địch không bao giờ phá hủy nguồn nguyên liệu quý giá nằm dọc đáy sông.

Đội lục lộ của kỹ sư công trình Tạ Đình X giải tán và tập hợp lại, thế là hoàn thành cách mạng với họ, bắt đầu chiến tranh. Những động cơ đầu tiên của Tula Việt Bắc là bốn cái xe lu chạy hơi nước. Các ô tô của Nhật và Tạ Đình Đề được cải tiến lại chạy than. Một loạt các tuốc bin nhỏ được thiết kế vội vã theo kích thước các thác nước dự kiến. Đường phố Hà Nội bị xới tung lấy ống gang, 4 xe lu kéo theo bốn rơ moóc lẽo đẽo lên ATK với tốc độ của rùa.
Ngày nay, trong bảo tàng chiến tranh, một trong 4 xe lu hơi nước đó được trang trọng đặt trong một tủ kính khí trơ, bên cạnh là mô hình của nó để khán giả nhìn gần, bức tường gian phòng trưng bầy treo đầy các bức ảnh về nó: Tạ Đình X chụp ảnh cùng các ông Tây ông Nhật, cảnh giải tán đội lục lộ, một nhà Cách Mạng đứng trên nóc xe diễn thuyết dưới lá cờ đỏ, bên dưới các công nhân áo xanh giơ cao nắm đấm. Rồi cảnh xe lẽo đẽo lên ATK, rồi các công nhân hì hục kích bánh nó lên, lắp vào truyền động. rồi ống khói Hoàng Cầm được thiết kế riêng cho nó, rồi nó được phủ kín bằng một giàn cao cây bìm bìm quanh năm xanh tốt... Và tất nhiên, lần lượt các máy cắt gọt được cưng chiều nhất đến bên động cơ quý giá làm nhiệm vụ.

Những thành viên TV đi sau vội vã vơ vét tất cả những cái gì có thể: kìm búa cưa đục, đất đèn mỏ hàn, dao và lưỡi dao, cả tay vịn toa xe bằng đồng, những van đồng tầu hỏa nặng hàng tạ, và nhất là vòng bi, vòng bi vô cùng quý giá. Những người cuối cùng gồng gánh trên những con đường bị phá nham nhở, bỏ lại sau lưng thành bố ì ùng tiếng súng, nhà máy đã bị phá hủy. Họ đi đường tắt, qua Phúc Yên, vòng qua chân núi Tam Đảo, qua huyện Sơn Dương và biến mất trong rừng núi Tuyên Quang. Những sư đoàn bộ đội tràn ra chuẩn bị kìm bước chân giặc và xóa sạch mọi dấu vết dẫn đến Tula Việt Bắc.

Ông X cũng dùng một cái tên mới. Người kỹ sư trẻ, tài năng của Paris đã hoàn toàn biến mất.



Công việc vất vả làm Tạ Đình X suy nhược, một hôm, ông ngất xỉu khi đang đi tìm một vị trí đặt hầm máy. Người anh hùng mệt mỏi mở mắt ra trên một chõng tre, dưới sân một gia đình đồng bào miền núi. Một người con gái công nhân đắp khăn ướt lên trán và khe khẽ quạt cho ông. Tạ Đình Đề và Phu nhân nghe tin vội vàng cưỡi ngựa lao đến. Ai cũng xanh mặt khi tính mạng của Lebel Kháng Chiến lung lay. Biến cố qua đi nhanh chóng, nhưng bà Phu nhân nghĩ nhiều lắm. Bà bắt Tạ Đình X nghỉ ngơi tẩm bổ mấy ngày, mỗi ngày, ông bị nhồi nhét năm sáu bát cháo, mỗi bát một vị thịt rừng, lúa nương, rồi thuốc sắc, bị cấm làm việc, trong khi công việc bề bộn. Cảm giác vô dụng, buồn chán tràn ngập trái tim sắt thép, làm nó giãn nở thư thái lần đầu tiên sau hai mấy năm quyết chiến với sách vở sắt thép. Sự lo lắng cuồn cuộn vặn xoáy chiến binh chưa bao giờ ngừng nghỉ, bỗng nhiên làm ông cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối, dễ tổn thương.
Có tiếng kẹt cửa, người y tá nghiệp dư bước vào. Cô có cái trán rộng và hói của một gia đình Nho Giáo, cặp mắt đen to của một bộ não khỏe mạnh, mái tóc huyền mượt của một dòng máu thuần chủng, tự nhiên, ông X thấy yếu đuối, muốn dựa dẫm, muốn tìm sự tin cậy trong cái chất công nhân khỏe chắc. Ô, ông X tự nhiên đỏ mặt, ô hay nhỉ, mình hay nhỉ, ông đang xấu hổ với cảm giác của mình. Phu nhân Tạ Đình Đề là người đàn bà tháo vát như mọi bà Phu nhân của các nhà tư bản. Đám cưới ông X diễn ra nhanh chóng và gọn ghẽ. Xong đám cưới, chỉ còn 2 người, ông X khóc, chiến binh sau hai mấy năm chinh chiến quyết liệt không ngừng nghỉ bật khóc. Ông đã làm khổ bố bà, nay lại kéo bà theo sự nghiệp khổ ải không biết ngày nào mới kết thúc.

Chuyện này mãi sau ông mới tâm sự với bà và được bà kể lại lúc ông đã sớm về thiên đường, do những gian lao sớm tàn phá cơ thể ông.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2009, 07:41:54 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #25 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 01:18:00 pm »

Chán cái ông Đoàn quá. Hôm nay mới đến nòng ST-1, mất rất nhiều công lập luận với mấy câu hỏi của ông. Mà Tạ Quang Bửu họ hàng gì với ông này
-------------------------------------
 Tất cả những ai không có khả năng tự bảo vệ mình trước cái bàn phím của chú đều có họ với anh! Grin


Bọn họ đều cùng họ rồi đấy nhé pác Đoàn à.  Grin Grin Grin Grin


Chán quá, đoạn trên đông mất rồi, đành chèn vào đây vậy. Các bạn khi đọc tự lắp ghép nhé. Bác Đoàn có khả năng chèn vào cho iem với.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=8859.msg138484#msg138484
===============================================

X có nhiều bạn, nhưng bạn thân nhất vẫn là người cùng đam mê súng ống. Hai người thường dự giảng một chỗ, cũng hay cùng đi ăn trưa, và cũng hay cùng đi dự những bữa tiệc nho nhỏ của giới sinh viên, mà đồ ăn và đồ uống chủ yếu là trái cây, nước chanh, bánh mì đen, thịt mỡ và vodka. X cũng tự cho phép mình uống một chút cho chan hòa, nhưng con người thép đó còn quý sức khỏe thiếu thốn của mình hơn là sự chan hòa, khỏe để chiến đấu quyết liệt với kiến thức. Thời gian bên nhau nhiều nhất là họ cùng im lặng mọt sách trong thư viện. Đôi khi, người bạn thân thấy X cười một mình, ánh mắt xa xa xăm. Tuổi trẻ bồng bột, người bạn của X thường cho đó là một câu chuyện lãn mạn ở xứ Viễn Đông xa lắc nơi chân trời. X không bao giờ tâm sự với bạn về nụ cười tự giễu mình đó, anh nhớ lại khẩu ST-1 thuở sơ khai, có cái nồi hơi đun đèn dầu. Nhiều đêm trằn trọc, X muốn tâm sự với bạn điều thú vị này, cả về quê hương yêu dấu xa xôi, nhưng trái tim sắt của anh lập tức bóp nghẹt ý đó. Không, không ai được biết rằng anh đang nuôi chí lớn, điều đó sẽ gây ra những nguy hiểm, không phải hôm nay thì 10 năm sau. Ai biết được, khi anh tham gia một cuộc chiến tranh giải phóng chắc chắn sẽ đến trong tương lai, anh có tự bảo vệ được gia đình, họ hàng đã cưu mang anh không. X biết ở Paris hào nhoáng có một số sinh viên An Nam rất giỏi, người An Nam rất thông minh, và có người khá hào hoa nổi tiếng với sự thông minh đó, nhưng anh khác họ, cũng như khác những sinh viên Pháp kia, kể cả người bạn thân. Anh càng ngày càng biết rằng ST-1 rất nặng, nhưng ý chí của anh càng ngày càng rắn, càng khỏe, càng dư sức mang ST-1 đến tương lai mà anh vẫn chưa biết cụ thể ra sao, chỉ biết rằng, tính chất chắc chắn phải có của nó là khổ ải, khốc liệt và tất nhiên là mạnh mẽ.

X nhớ lại cái ngày mà ST-1 đã hơi lớn, đã có thuốc nổ thay cho nồi hơi, nhưng vẫn trẻ con. Ồ, ST-1 lúc đó thật là tồ, khi nghe người lính nói súng làm từ thép tốt, anh liền ước mơ ngày sau sẽ làm được mẻ thép tốt hơn thép Tây cho ST-1. Nay anh đã biết rằng, thép làm súng không phải là thép tốt nhất, mà tốt là những bí quyết công nghệ và thiết kế hình dáng làm mặt trong của nó cứng, nhẵn bóng, chuyển động trơn chu và bền bỉ trong điều kiện làm việc khắc nhiệt. Anh biết ST-1 có thể không cao lớn như người bạn thân của anh, vẫn đam mê với đường đạn chính xác và mạnh mẽ, nhưng ST-1 đã già dặn hơn nhiều đường đạn. Sự thông minh và khả năng tư duy độc lập, khả năng tư duy tỉ mỉ chu đáo giúp anh sớm biết rằng, chỉ cần một khuyết tật nhỏ của buồng đạn cũng tạo thành một vết in trên vỏ đạn gây tắc súng, giải quyết điều đó rất khó, trong khi về đường đạn ST-1 chỉ cần copy nguyên bản của Mauser, Mosin hay Lebel. Anh cũng sớm biết rằng, về khả năng đẩy đạn thì thuốc nổ đen không kém mấy thuốc Pour B, nhưng thuốc Pour B quý giá ở những điểm khác ngoài năng lượng đẩy đạn, khác với trước đây anh từng mơ ước có một thuốc nổ tốt hơn cả thuốc nổ Tây.

X biết rằng bạn anh có thể là nhà chế súng hàng đầu của Pháp, một con người ít được công chúng biết đến, vì lĩnh vực của ông sẽ là nghiên cứu cơ bản, nhưng các nhà khoa học, công nghiệp và chính trị sẽ kính trọng ông, vì ông sẽ đem đường đạn mới ưu việt cho họ. Nhưng ST-1 cần thứ khác, cái mới của anh sẽ là đường đạn cũ của Lebel, Mauser, hay Mosin chạy trong một điều kiện khác, ở một xứ sở khác.   


ST-1 giấu kín bưng bản thân mình, nhưng có nhiều thứ khác để đôi bạn chia sẻ. X và bạn anh biết những nguy hiểm với X thế nào sẽ đến khi có người khác biết, nên những trao đổi của họ chỉ diễn ra trong phòng riêng của bạn anh, một ngôi nhà biệt lập trong một khu phố cổ kính, với những con người cổ kính giữ thói quen lịch sự cổ kính của Paris, không tò mò chuyện người khác. Căn phòng đó cũng chứng kiến rất nhiều cuộc chiến tranh thế giới, trái với sự tĩnh lặng của khu phố bên ngoài.

Một lần, X có nhiều cảm giác ngắm nhìn bức tranh cổ động về Chauchat, anh biết, ST-1 rất khó bắn được liên thanh. Những cảm giác đó tự nhiên trôi tuột, tiếng bạn anh hét toáng: "láo, láo toét, bao nhiêu sinh mạng đổ xuống vì sự lừa dối láo toét". X ngạc nhiên tròn mắt ?? trong khi đó súng máy không ngừng nhả đạn : " chỉ vì mấy đồng tiền lãi mà chúng lừa dối thanh niên, làm bẩn sự trong sạch muôn đời của tâm hồn thần chiến tranh " ?? "một cái quái thai, không ra súng trường cũng không thành súng máy " ?? . Đến giờ thì súng trường mắt tròn mồm cũng tròn , súng máy vẫn chưa hết đạn: "tại sao nước Pháp lại thắng trận cơ chứ, chiến thắng của nước Pháp là đê tiện, là chiến thắng của một tên cho vay nặng lãi đê tiện", nghỉ thay băng chỉ một chút: "ôi, thời đại của những tên dối trá Grăng-đê, chiến thắng đê tiện đã đem đến thời đại của những kẻ cho vay nặng lãi và dối trá". Quay sang mặt chiến tuyến đối diện, cả nước Pháp là nạn nhân của súng máy, cả tốt và cả xấu: "những thanh niên ngu ngốc đem sự dũng cảm cho không bọn đê tiện". Có vẻ như nòng nóng quá, súng máy chiêu một cốc nước chanh và hồng hộc bốc khói. X do dự, hai cái nòng súng máy mở to còn nóng đỏ rõ ràng là chĩa vào Chauchat, khẩu súng thường được nói đến như một vinh quang Pháp.
Súng máy chuyển sang loạt ngắn: cậu thấy nó thế nào.
X: cậu nói cái gì ?
Súng máy: cái quái thai mà tên ngu ngốc bẩn thỉu kia đang ôm xông lên đấy.
X: Chauchat ?
Súng máy: hừ !!! trợn mắt chuyển hướng sang ông bạn, bất ngờ súng máy nòng còn nóng đỏ xả một loạt dài: chả lẽ tớ nói về cậu, cậu có tiền cho vay nặng lãi à ??
X: nhún vai. anh đã học được vài mẩu lịch sự của Paris, cần hoãn minh trước bất cứ một cuộc xung phong trực diện nào. Có thể chọn cách né tránh tinh tế hơn, nhưng lúc này quân địch quá say máu nên tinh tế là thừa. Súng máy chỉ kịp thoáng qua cảm giác bắn trượt, súng trường đã điểm từng nhát: "theo tớ Chauchat là khẩu súng chưa hoàn thiện".
Súng máy: ô, đúng, có điều, cậu làm dáng quá với nó đấy.
X: Nó có máy móc quá khít khao
Súng máy: há hốc mồm.
X: cảm giác bắn trượt thoáng qua, nhưng không thể dừng, súng trường lại điểm phát một: "điều đó không thích hợp với điều kiện dã chiến, nó sẽ hay tắc".
Cả súng máy và súng trường đều ngấm cảm giác bắn trượt, nhưng bi h bóng đang ở bên chân súng máy. Điềm tĩnh, súng máy tìm cách tấn công hiệu quả : "Theo cậu, súng trường dùng để làm gì". Tuy không biết rõ, người bạn cũng biết X quan tâm nhiều đến súng trường, đã bình tĩnh hơn lúc mới thấy người bạn tỏ vẻ khâm phục một thứ mà anh rất ghét, nhưng cũng chưa thật tỉnh táo, anh chọn ngay lô cốt chính.
X chọn những lời có cánh nhất: "đương nhiên là vũ khí chính để chiến đấu, vũ khí mạnh nhất mà mỗi cá nhân mang được, tương đương ngọn thương thời đồ gỗ", họ thường nói về thời chưa dùng súng như vậy. Bất chợt, anh không giấu kịp phát kiến mới về sự thiếu sót của mình, hơi há mồm.
Toàn thắng, súng máy tấn công áp đảo, pha chút tàn nhẫn của kẻ thắng: "khi là súng trường, tên Grăngđê dối trá bắn từ khóa nòng mở". Anh dừng lại xem đối phương có đầu hàng không.
Bằng một miếng riêng của dân An Nam, X thu phục kẻ thắng, anh cười không thành tiếng nhưng nóng cả người bạn anh. Rồi sau là từng chữ nhỏ giọt cho kẻ quên tất cả trừ cảm giác của người đói chờ cơm: "khi... là...", từ đã, "súng... máy...". Sự đồng cảm hiếm hoi nhỏ giọt bị cướp vội không chờ phân phát, bạn anh làm một tràng: "thì có 20 viên đạn và bắn chậm như piston xe lửa". Bất ngờ người bạn Pháp phá ra cười, đối phương chơi anh đúng bằng cái chiêu mà anh đang nói đến, giọng nói lắp lừng danh của Grăng-đê.

Họ say sưa nói với nhau nhiều về súng máy, họ lại tâm đầu ý hợp hơn cả một đôi tình nhân. Súng máy đã làm kỵ binh chìm vào lịch sử khi binh chủng lạc hậu này cố giữ vị trí huy hoàng cổ xưa như một bà già hom hem tưởng mình mười tám. Cậu nói đúng quá, cả đại bác bắn đạn ria nữa. Cậu nói hay quá, tớ thêm này, những thứ sẽ thành vũ khí hiện đại như máy bay không thể thiếu súng máy. Ô, cậu là nhà quân sự tiên phong, súng máy là cỗ máy giết người hiệu quả hơn con người, vì thế, nó làm chiến tranh bế tắc ở Véc Đoong, thần chiến tranh đã sa lầy, và hòa bình sẽ đến. Cậu thật là một thánh nhân, người Đức hay nói "Si vis pacem, para bellum" (giọng phát âm La Tinh ngọng và sai ngữ pháp) là muốn hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh. Ngắt lời cậu chút, bọn Đức không phải là những nhà thiết kế đường đạn tốt, nhưng theo tớ, chúng rất thực dụng, MP18 của chúng không có gì mới về đường đạn, nhưng rất hiệu quả. Ừ đúng, người ta hay nói về khả năng chiến đấu trong hầm hào của MP, nhưng theo tớ, tương lai của nó lớn hơn nhiều như thế, cái chính là càng tầm gần thì MP càng mạnh, khi đó ảnh hưởng của thuật đường đạn giảm đi. Cậu nói không đúng lắm, bao giờ đường đạn cũng là điểm chủ chốt của vũ khí. Cái này thì cậu sai, lựu đạn có cần đường đạn đâu nhưng vẫn hiệu quả. Và thế là một cuộc chiến tranh thế giới mới lại bùng nổ, không ai nhớ là cuộc chiến tranh thế giới thứ mấy nghìn.

Quá say sưa với việc chế tạo bằng được ST-1, X không có điều kiện nghiên cứu nhiều về chiến thuật, tính năng như bạn anh, X cũng không có khả năng tiếp xúc nhiều với những binh lính và sỹ quan cấp thấp đã từng chiến đấu trực tiếp như bạn anh, cũng như quan hệ gia đình với những nhà chiến lược Pháp. Anh khâm phục bạn anh có con mắt nhìn tiên phong. Người thanh niên đầy nhiệt huyết và tài ba đã chỉ rõ những sai lầm của Chauchat và những sai lầm ngược chiều của MP. Anh sớm chỉ ra rằng, cần một đường đạn hoàn toàn mới, đường đạn có khả năng xung phong như MP, có khả năng trợ chiến như Madsen, có tính đối kháng như ST-1. X biết điều đó là hoàn toàn đúng, đúng một cách hiển nhiên, hiển nhiên tài năng của bạn anh sẽ thực hiện được điều đó. Bạn ông X không đặt tên phát minh chiến lược đó là súng trường xung phong như sau này người ta sẽ gọi, nhưng ông X vẫn thường gọi STXF-1 là fusil Pier, tên ông đặt cho người bạn khi nói chuyện ở Tula Việt Bắc.

Sau mấy chục năm trường chinh thiết kế và tổ chức sản xuất nhiều loại súng, các loại súng của chiến thắng, ông X mới biết tin người bạn của ông. Trong năm cuối cùng X ở bên Pháp, bạn anh đi làm, ít gặp anh và không hề nói với anh về việc thật sự ông đang làm, là thực hiện khối lượng tính toán khổng lồ thời không có máy tính để tìm sơ tốc, khối lượng đầu đạn, hình dang đầu đạn, tốc độ xoáy... ưu việt nhất cho loại đầu đạn có động năng đầu nòng 1950 J. Con số này có được khi thử nghiệm sự rung trong loạt liên thanh bắn bởi cỡ nam thanh niên phổ biến nhất ở Pháp. Kết quả cụ thể sau đó là loại đạn súng trường mới, nhưng việc thay đổi súng trường tiêu chuẩn đe dọa vị trí của hàng loạt các thế lực bảo thủ trước khi các thế lực này bại trận cùng nước Pháp. Là người trọng danh dự và kiêu hãnh về nước Pháp, Pier không chạy sang các nước đồng minh, không đem công trình của minh ra khỏi Pháp. Trong thời gian đó, công ty Geco bên Đức rất vất vả mà cũng không thành công súng trường xung phong, các chương trình bên Đức dừng lại năm 1939 và không bao giờ tiếp tục. Sau chiến tranh, Pier trở thành một nhà toán học, trốn sâu trong tháp ngà, không bao giờ đả động đến vũ khí. Các công tình toán học về sử dụng máy tính trong giải tích của Pier được người Đức phát triển tiếp, gọi là "Giải pháp đúng nhất", cả ở Đông Đức và Tây Đức. Liên Xô biết về loại đạn của Pier rất muộn, đến những năm 198x Liên Xô có ý định sử dụng cỡ đạn 6,2mm của ông, nhưng chỉ dừng ở thử nghiệm vài loại súng trường, vì lúc đó Liên Xô đã phổ biến các loại đạn AK, giá phải trả cho việc đổi toàn bộ súng trường và đạn quá đắt.



X như là một mục tiêu nho nhỏ để Pier thử nghiệm khả năng xung phong dũng mãnh của súng trường thế hệ mới. Còn X, anh phòng ngự bằng thế mạnh đối kháng tầm xa của súng trường cổ điển, khả năng tối đa cho ST-1. Không có điều kiện hé lộ những nghiên cứu về súng ống, X chỉ có nguồn đánh giá về chiến thuật duy nhất từ bạn anh. Tuy không say mê với những khả năng xung phong mạnh mẽ của súng cầm tay như Pier, tuy đối kháng cổ điển, nhưng những thông tin về các loại súng xung phong mà Pier mang về cho X có nhiều điều quý giá. Lúc đó, Pier và X không hề biết khả năng bắn chụm loạt cực nhanh do nhà thiết kế Tokarev thử nghiệm bên Nga, điều này làm hai người bạn ngạc nhiên về việc một phát minh chiến lược lại thể hiện lần đầu tiên trong súng của một nước nhược tiểu là Phần Lan, duyên đưa lối, họ lại ngạc nhiên về chất lượng vật liệu và phương pháp gia công thủ công của khẩu Suomi. Những thông tin về chiến tranh Tây Ban Nha càng làm súng xung phong nổi đình nổi đám, làm súng trường và súng máy phát động chiến tranh nhiều hơn, ký được nhiều hiệp ước hơn.

Một lần, X bỏ ăn, không nói, mắt thâm quầng cả tuần nhìn ảnh hai khẩu MP18/I và MP28/II chiến lợi phẩm của quân chính phủ Tây Ban Nha được chụp đăng báo. Pier lờ mờ nghĩa ra cái gì đó, nhưng chưa nghĩ ra hẳn. Cảm nhận hơn về việc bạn anh chỉ có mình anh là nguồn sách báo về súng ống, Pier quan tâm hơn việc thu thập những loại ảnh mà bạn anh thích. Trong căn phòng riêng của anh, X có riêng một bàn học, từ chiến tranh Tây Ban Nha, trên bàn đó luôn có ảnh ba khẩu súng xung phong, là MP18/I hiệu Arsenal Taillinn, MP28/II hiệu Naranjero và Suomi của Phần Lan. Vượt qua nhiệt tình yêu nước điển hình của một người cực kỳ thông minh, Pier nghĩa ra và quý trọng người bạn thân mà ông biết sẽ chế những khẩu súng tốt nhất để đánh lại nước Pháp. Là một người trọng danh dự kiểu cổ điển Pháp, Pier không bao giờ nói điều đó cho ai, hai người bạn vẫn thân nhau, nhưng Pier không bao giờ gặp lại bạn ông sau buổi chia tay trên cảng. Cuối đời ông, người ta thấy trên tường căn phòng cũ chỉ còn 3 bức tranh cũ đó được lồng trong khung kính.
Căn phòng hết hoàn toàn chiến tranh từ trước khi ông X về nước, thời gian cuối, Pier cũng rất bận, ít về nhà. Cho đến cuối tk20, khu phố vẫn cổ kính lặng lẽ, nhà toán học già ngày ngày chống ba toong đi theo một hành trình không đổi. Lúc bác sỹ nói đến ca mổ cắt khối u khó qua, ông mới trăng trối treo thêm bức tranh thứ 4. Đó là bức ảnh vẽ phối cảnh mầu của STXF-1, cỡ đạn 6,5mm, to hơn đạn của Pier 0,3mm.




Thỉnh thoảng họ cũng cãi nhau, họ cãi vã về đủ thứ.
được thay bằng
Họ cãi vã về đủ thứ và nhiều chuyện không bao giờ có ngã ngũ.
...............
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2009, 07:25:29 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #26 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 01:36:47 pm »

Bên Tây, Tạ Đình X chỉ thực thiện được những thí nghiệm về công nghệ gia công. Ông chọn một mẫu đường đạn giống hệt Mauser, dùng chung đạn, với ý định đơn giản là dễ tìm nguồn cung đạn bền Tầu, nhờ đó giảm rất nhiều công thiết kế đường đạn. Còn những thử nghiệm bắn thật chỉ được thử nghiệm sau khi ông đã là một nhà Cách Mạng, được đồng đội hỗ trợ, che chở. Phần lớn những thử nghiệm bắn thuốc nổ thật trong KH44 là thử áp lực để chọn ra mẫu cổ súng hợp lý. Không có phương tiện thử nghiệm hiện đại, Tạ Đình X đã xây dựng dưới hầm biệt thự Tạ Đình Đề ở đồn điền Chi Nê một máy thử bắn, mẫu thử treo trên các dây thừng, điểm hỏa bằng cò điện, hầm thử rất nhỏ, hình chữ U, mỗi chiều một mét, có cửa ngăn với một nhánh chống khí độc thoát rất chậm. Mỗi khi bắn, người ta đậy một cái nắp dầy bằng bùn trộn rơm có khung tre tránh tiếng nổ vang xa. Mỗi khi có dấu hiệu đáng ngại, nhà tư bản thích săn bắn lại đem súng săn ra thử để lập lờ.

Các thử nghiệm ban đầu được thực hiện bởi công nhân nhà máy xe lửa Gia Lâm và một đốc công người Việt ở đó. Theo bản vẽ của Tạ Đình X, họ chế tạo một máy cò dật dây, súng được thử trong một rãnh nông đào nhanh ở Tam Đảo và Ba Vì, sau khi thử, dấu vết thử được xóa sạch và rãnh được làm lại trông như một rãnh đào tê tê của một cuộc đi săn. Các thử nghiệm này có nhiều loại cổ súng, phần nòng dài 25cm, không khương tuyến. Nhiều loại cổ súng trong đó về sau không được đánh số và thử nghiệm tiếp. Sau này, do phát hiện nhiều dấu hiệu nguy hiểm nên thử nghiệm dừng lại. Trong quan điểm của ông X, các thành viên xe lửa Gia Lâm của tổ chức bí mật TV có vai trò đặc biệt quan trọng sau này, họ sẽ đem đi nhưng máy cái quan trọng nhất ngay khi có cơ hội, họ cũng là một tập hợp ăn ý có gần đủ các loại công nhân áo xanh cần thiết nhất.
 
Ban đầu các thử nghiệm ở Chi Nê cũng có nòng dài 25cm, nhưng về sau chỉ có loại nòng dài 10-15 cm, cũng không có khương tuyến, các nòng chưa khoang lỗ và làm buồng đạn được chuyển đến Chi Nê, được đặt làm như một chi tiết máy ở Nhà Máy Điện Yên Phụ bởi các công nhân của ta, như một việc làm ngoài giờ thường được các Xếp nhân nhượng như một đặc ân. Đạn thử áp lực là loại đạn Mauser nhưng thay đầu đạn 16 gram, ban đầu là đầu đạn đồng đỏ đập từ dây điện, được mài cho đúng kích thước, sau là đạn chì.

Do nòng của ST-1 được làm từ gang cầu nên nó rất nặng và không giáp lá cà được, hoặc là lê được lắp vào ốp gỗ kéo dài đến mũi súng. Nhưng, 10 vạn súng trường tiêu chuẩn ST-1 đáng quý, bất chấp nòng nó dễ gẫy. ST-1 nặng khoảng 5-6kg, hơn từ 1 đến 2 kg so với Mauser hay Mosin.

Do gang yếu lên loại răng ren tam giác thường thấy không dùng, mà dùng răng ren chữ nhật rộng 2-3mm, sâu bằng rộng. Loại ren này trông như vít me, nhưng bước ren ngắn hơn để chặt hơn. Bước ren lấy độ 1/10 là đủ, nếu như gang quá cứng ròn không đủ chặt chẽ thì đệm thêm roăng đen đồng. Cũng có thể làm các biện pháp hãm ren như hàn đồng, nhưng đơn giản nhất là nòng có một lỗ khoan sẵn được đánh dấu, sau khi vặn bù loong thật chặt, bù loong được hãm bằng cách khoan một lỗ đúng ở vị trí đánh dấu đó, rồi tán vào đó đinh đồng. Một cách hãm nữa là dùng một ren ngược to hơn, phía trước ren chính, nhưng khá phức tạp không cần thiết.

Gang Cầu là kim loại ròn, một ren làm bằng kim loại đàn hồi hơn sẽ dàn lực đều cho các đoạn ren, nhưng gang cầu không đủ khả năng đàn hồi đó nên ren rất yếu, việc chế tạo ST-1 gặp khó khăn lớn về ren và chỉ đảm bảo chất lượng trong năm 1948.

Vì làm từ gang, nên ST-1 có nhiều đặc điểm khác thường. Nòng cũng khác thường.

ở mấu thử ST-1A, Đoạn ren được bắt vào vỏ máy súng (receiver) thường thấy ở nòng súng trường không có, vì gang cầu yếu, đoạn ren này không chịu nổi lực 6 tấn khi bắn. Vì vậy, nòng của ST-1A được lắp vào vỏ máy súng như cách của súng máy PK, nhưng khác một chút. Đuôi nòng ST-1A có hai tai, đặt nòng ST-1A vào vỏ máy súng từ trên xuống, hai tai lớn này chịu lực rất khỏe, do không ren được phải dùng tai nên cả nòng và vỏ máy nặng thêm một chút. Một đai bắt ốc sẽ cố định nòng ST-1A. Kiểu này còn gọi là kiểu đuối chữ T.

Đầu rồi và giá lắp lê nếu có cũng được lắp vào đầu nòng súng theo cách chả giống ai. Đầu nòng súng không tòn mà cao, giữa là nòng, trên là giá bắt đầu ruồi, dưới là giá bắn lê, hai thứ này được xiết vào nòng ở các lỗ khoan ngang trên và dưới.

Một thiết kế nhẹ nhàng hơn là một ốc dài rỗng có lỗ bên trong hình sao và đầu nòng cũng có một đoạn hình sao, xoay hình sao của ốc dài để luồn qua đầu nòng, rồi vặn bu lông bên ngoài ốc này chống vào một gờ phía sau nòng, kiểu này rất chắc chắn khi các đầu cánh sao được làm hình V, V lồi lắp vào V lõm.

Kiểu vừa gọn vừa chắc chắn là khi vặn chặt thì ốc có lỗ sao được kéo ra trước bằng một bu lông có đáy chỉ cho đầu nòng chui qua được, mắc vào hình sao. Các phương pháp này cũng dùng cho việc lắp nòng ST-1 vào vỏ máy súng, nhưng mẫu thử loịa này không được chế tạo.

Một kiểu dễ chấp nhận hơn là tiện ren không chịu lực ST-1B, có 3 mẫu thử ST-1B đánh số ST-1B1, ST-1B2 và ST-1B3 chủ yếu khác nhau chiều rộng và chiều cao ren. Đuôi nòng hình sao được luồn vào đoạn đầu vỏ máy súng cũng hình sao, xoáy đi nửa cánh sao rồi bu lông được vặn vào đoạn rên phía trước một chút, kéo nòng súng ra trước, ép chặt vào vỏ máy súng, các cánh sao được mài nhọn phía trước, khớp vào các khe chữ V trên vỏ máy súng gây ra các khó khăn khi gia công. Phần chịu lực bắn 6 tấn sẽ là  cánh sao, còn ren chỉ là cái để xiết chặt nòng thôi, cách này làm súng nhẹ hơn hẳn ST-1A và cũng có thể cho vị trí lắp đầu rồi và giá lê. Bu lông này không cần cường độ cao lắm và cũng làm từ một khúc ray. Hoặc là tiện một vài bu lông nối nhau từ các thanh ray xẻ dọc. Đuôi nòng hình sao rất nặng do nó không được trợ lực từ vỏ máy súng như đuôi nòng ren, đồng thời, rất khó sắp 2 phôi ngược nhau trên một đoạn ray, chung nhau phần nòng và riêng phần đuôi nòng. Nếu như chấp nhận tốn nguyên liệu, thì đuôi nòng có đường kính nhỏ 45mm, cho buồng đạn dầy 15mm các cánh sao có đường kính tối thiểu 60mm. Vì làm từ ray tầu hỏa, nên các cánh sao không đều và cõ lẽ chỉ có hai tai hai bên. Việc quyết định làm loại nòng nào phụ thuộc vào kết quả thử áp lực, nòng chỉ cần bé hơn một chút là có thể làm 2 nòng một đoạn ray, rất tiết kiệm. Nhưng nếu thử áp lực cho kết quả xấu, tức nòng phải to, thì các phương án khác được áp dụng.

ST-1C1 là mẫu thử dùng khi nòng cần quá to, thì cái nòng sẽ chỉ có một hướng tai, tức là các răng cắt khúc hướng xuống dưới. Vỏ máy súng cũng có các răng khớp vào, nòng và vỏ máy súng được siết bằng đai bao quanh cả hai, chỗ chúng đè lên nhau được đệm bằng đồng lá để dàn đều lực của các răng. Răng được làm theo chiều ngang của thanh ray. Đai rèn từ đinh ray, cần 4 đai, vì 2 đai là đủ và hai đai dự phòng, nếu kinh nghiệm chiến đấu cho thấy đai tốt thì bới đi còn hai đai. ST-1C1 có đai và bu lông đều rèn từ đinh ray, ủ thấm carbon rồi tôi.


ST-1C2 dùng cách chắc chắn hơn để đóng kiểu nòng răng vào vỏ máy súng là đóng đai vào đoạn côn của nòng. Đai rèn nung đỏ đóng từ phía đầu nòng xuống nòng côn và vỏ máy súng cũng hơi côn. Cả nòng và vỏ máy súng làm nột số nhát cưa nông ngang dễ bám, đóng đai xuống đến mức đai hơi bị kéo dãn, rồi ngâm nước như tôi, đai co lại sẽ xiết nòng vào vỏ máy súng cực chặt. vỏ máy súng làm hình máng, trong có răng.
Đai được làm từ đinh ray, đinh ray dát mỏng thêm còn 5mm, cuốn tròn lại, có thể hàn hoặc tán đinh cho đai chắc, nhưng một đai tóp dát từ đinh ray chắc chắn dài đến 40cm được, dầy 5mm, quấn như hình lò so dễ dàng hàn hoặc tán đinh, hay đơn giản là giũa các gờ, rãnh, cho chúng bám khít vào nhau. Đai trước khi đóng được giũa để làm nhắn mặt bên trong, tăng cường khoẻ mạnh. Thêm nữa, có thể mài các gờ riêng cho đai trên nòng hoặc vỏ máy súng, khi quyết định dùng đai.

Phương án đai là phương án dùng khi kết quả thử áp lực xấu. Vậy ST-1 của Tula Việt Bắc có kết quả thử nghiệm xấu hơn nữa không, tức là tiết diện lớn nhất của thanh ray khi đặt hình tròn không đủ để làm buồng đạn. Ô, thật là may mắn. Mình để các bạn tự đo về kích thước. Về vật liệu, ray tầu hoả làm bằng gang cầu, loại gang làm từ lò Mac-tanh nhiệt độ cao (1800 độ), nó có khả năng chịu áp lực như trong nòng súng cao ngang thép carbon tốt. Về phần áp lực thì OK rồi, phần chịu mài mòn thì nó cao hơn các loại thép nhiều, là loại chịu mài mòn tốt nhất trong gang thép carbon, đặc biệt là mài mòn khi không có dầu vì các tinh thể carbon trong đó đóng vai trò dầu bôi trơn. Chính vì những đặc tính đó mà người ta dùng nó làm đường ray. Gang cầu cũng không rẻ, bằng cớ là ngày nay người ta luyện nó từ thép xây dựng (mác CT như hay dùng ở ta), giá nó cao vì nhiệt độ luyện cao hơn nhiều gang thép thường (1300 độ). Ơn trời, Tula Việt Bắc kiếm được 30km không rẻ đó trong một mỏ lộ thiên.
Kể cả kết quả thử áp lực xấu vì Tây làm loại "gang thuộc địa" chuyên dùng cho Đông Dương chẳng hạn, gang Anh đô si noa chẳng hạn, thì ông X vẫn có cách, format một loại mới, đạn có vỏ  gờ móc hình trụ như 185x đi, đường kính vỏ đạn 7,62mmm chỉ là 10mm đi, thì vẫn dùng được ray tầu hỏa. Khóa nòng nó sẽ dài hơn, nhưng điều đó không thành vấn đề lớn với chiến sỹ Việt Minh mang súng trường ST-1 nặng 6kg.

ST-1D là kiểu dễ làm nhất là nòng có hai tai, vỏ máy súng cũng có hai tai phía trước hai tai nòng, cả bốn tai đều khoan lỗ để bắt ốc xuyên qua. Vỏ máy súng làm từ một đoạn ray tầu hỏa nên hơi tốn nguyên liệu, hai súng sẽ mất 1,4 mét ray.

ST-1E là mẫu thử dùng kiểu nòng lắp bằng cách xỏ từ phía sau vỏ máy súng lên trước, siết bằng ren phía trước điểm nối. Toàn bộ phần buồng đạn nằm trong vỏ máy súng, phía trước bồng đạn, bên ngoài nòng có vai thẳng góc với trục nòng, nhưng đoạn sau phần buồng đạn lại côn nhẹ, đệm đồng được đặt trên cả vai và đoạn côn. Một miếng đồng to dập thành hình cái cốc, đáy có lỗ cho nòng đi qua được dùng làm đệm. Kiểu này cho phôi nòng nòng nhỏ nhất, nhưng lại bó buộc kết cấu của máy súng.

ST-1F là kiểu nòng ren bình thường như Mauser, Mosin. Tuy nhiên, khi vặn ren vào, phải kẹp theo một đệm đồng xoắn trôn ốc theo ren. Thử nghiệm không thành công, ren rất dễ vỡ. Sau này, người ta mạ một lớp đồng mỏng lên ren bằng mạ điện, sau đó mạ thiết nhúng, vặn vào vỏ máy súng rồi nung, hàn liền nòng và vỏ máy súng. Kiểu này chứng tỏ khá bền, nhưng gia công mất thời gian. 

ST-1E và ST-1F là hai kiểu cổ súng được sản xuất nhiều nhất. Sau đầu năm 1948, thì việc mạ đồng đỏ thay cho đệm ren đã phổ biến, nhưng lại phổ biến là mạ phía trong bu lông bắt ren kiểu ST-1E. Sau Việt Bắc Thu Đông thì các cơ sở của Tula Việt Bắc ổn định vị trí, trạm phát thủy điện hoạt động đều cung cấp đủ điện cho công đoạn mạ, việc vận chuyển bu lông nhỏ đến và đi khỏi công đoạn mạ gọn hơn, nên phương án này được ứng dụng nhiều, chiếm sản lượng chỉ yếu từ serial 030000. Nhưng kiểu ST-1F ngày nay hiếm có và được sưu tầm với giá cao gần gấp đôi, nó hiếm vừa là do sản xuất ít, vùa là do hàn liền vỏ máy súng nên vứt cả nòng đi khi bị hỏng.



Bên ngoài nòng không ren được làm hoàn toàn từ mài, trừ ren. Mỗi phần trên của khúc ray tầu hỏa được xẻ chéo thành hai phôi nòng ngược nhau. Phôi được đặt lên một giá quay như máy tiện, nhưng đơn giản hơn vì không chịu lực và truyền động nhiều. Vòng đồng tâm cũng không cần mà chỉ cần một lỗ hình côn, tu đối diện sẽ đẩy phôi chặt vào cối đó, thợ phụ khéo phôi quay bằng thiết bị như quay bễ, nhờ thế không cần bánh răng phức tạp, vòng bi có thì tốt nhưng việc gia công phôi không cần chính xác lắm. Một thợ phục khác quay guồng cho đá mài quay, đá di chuyển bằng vít me như máy tiện. Vít me có thể do máy tiện chế tạo, hoặc nối từ các ốc và bu lông.


Bác Đoàn còn lưu trữ vài mẫu thử ST-1 rất lạ, không hiểu được đánh số là loại gì, bảo bác ấy cho xem nhưng bác ấy giữ như là...
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2009, 05:40:59 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #27 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 05:13:26 pm »

Do có nhiều loại cổ súng khác nhau, nên ST-1 cũng khó ổn địch cấu trúc buồng đạn sớm.
Bên Tây, ông X đã nhiều lần nghĩ đến việc làm đạn có gờ móc. Đạn có gờ móc không cần buồng đạn chính xác lắm, vì gờ móc không cho đạn tụt sâu vào súng. Nhưng rồi, ông X đã quyết định dùng đạn Mauser. Trong các tính toán của ông về một quân xưởng bí mật, khâu làm đạn gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng đạn Mauser là cần thiết cho tính dễ mua.

Việc dùng đạn không gờ móc làm việc gia công buồng đạn trở nên khó khăn hơn nhiều. Đạn không gờ móc định vị chiều sâu vỏ đạn bằng vai, nòng súng bao giờ cũng là thép cứng, gia công cái vai, một bộ phận có hình dáng phức tạp-yêu cầu chính xác cao là việc khó. Nếu như gia công không đúng, đạn sẽ sớm thụt sâu vào nòng sau khi nòng mòn, làm kim hoả không đến nơi, hoặc móc vỏ đạn làm việc không đúng, dẫn đến việc súng không nổ, hoặc bỏ lại vỏ đạn trong nòng.

Một yêu cầu nữa của buồng đạn là phẳng và bóng. Nếu như buồng đạn không phẳng, không bóng, nó sẽ tạo ra hằn trên vỏ đạn lúc đạn nổ, gây khó khăn cho việc kéo vỏ đạn ra và tăng khả năng vỏ đạn kẹt lại trong buồng đạn. Phần cần bóng là thân thân buồng đạn, vai thì không cần bóng bằng thân, nhưng cần chính xác.

Vollmer là nhà khoa học gia công tấm mỏng hàng đầu thế giới, nên MP Đức của ông trông đã thấy toàn dập. PPSh thì ghi chữ rèn thật to. Suomi đeo trên cổ tấm biển mài.

Tạ Đình X sau này, khi đã nổi tiếng khắp thế giới, được coi là một chuyên gia gia công vật liệu cứng, nhưng không chính thức. Tại sao lại không chính thức, vì gang cầu không phải là kim loại siêu cứng. Nhưng Tạ Đình X vẫn là chuyên gia gia công kim loại siêu cứng, vì kim loại này là thứ cứng nhất ông có. Ông phải dùng các biện pháp gia công với kim loại siêu cứng trên 55R để áp dụng cho gang cầu.

Ở Tây, ông đã miệt mài nghiên cứu hưỡng mũi nhọn với cơ khí là tia lửa điện, nhưng các thầy giáo Tây chưa tin lắm về một chuyên gia An Nam, nên trường đại học Cầu Đường Paris đã bỏ lỡ một cơ hội mà hơn 20 năm sau người Liên Xô giành mất. Đó cũng là một phương pháp dùng vật liệu mềm gia công kim loại cứng. Số phận đã đánh mất đi một cách gia công vật liệu cứng tốt nhất để các dân tộc lạc hậu làm súng tốt. Có thể, nếu ông thành công phương pháp cách mạng với công nghệ đó, thì người Tây hay người Đức sẽ giữ chặt ông lại với phú quý, cũng không chắc đã may mắn hơn cho số phận ST-1.

Khi phát triển phương pháp mài phôi quay của Suomi trở thành một phát minh nho nhỏ, bán được và có chân trong giới kinh doanh, ông cũng đã có tiếng tăm về gia công vật liệu cứng. Cách ông gia công buồng đạn ST-1 là một phát triển của các phương pháp này.



ST-1 không phải là súng có buồng đạn bền, gang cầu dù được sử lý hết khả năng, vẫn hay rỗ và sinh ra kẹt vỏ đạn. Tuy nhiên, những khẩu ST-1 không phục vụ lâu, chúng sớm được thay thế bởi sản phẩm chính của KH50 là STTD-1, nên trong đời làm việc ngắn của chúng, chất lượng buồng đạn đảm bảo, tỷ lệ rỗ không đáng kể. Đồng thời, các chiến sĩ Việt Minh cũng biết rõ khẩu súng của họ làm bằng ray tầu hỏa, nên họ càng thương yêu khẩu súng nghèo khó, giữ gìn rất tốt. Hầu như chiến sỹ nào cũng làm một túi cao su chụp đầu nòng tránh nước mưa và bụi. Những lô hàng cuối cùng của KH49 có phần ổ đạn được mạ chrom, quặng chrom lấy được từ mỏ ở Thanh Hóa mới giải phóng, khai thác thủ công, tinh chế thủ công và vận chuyển về Việt Bắc bằng xe đạp thồ, sản lượng điện cũng đã khá lớn để tinh chế đồng, chrom, volphram cho súng máy.



Chúng ta quay trở lại năm 1945 và 1947. Những Kỹ Sư Pháp nhanh chóng có mẫu ST-1, họ kinh ngạc về độ chính xác, độ bóng của buồng đạn và nòng. Nhưng họ không hề biết đó là sản phẩm của X, một kỹ sư trẻ nổi tiếng của Paris, nay đã thay tên đổi họ. Một số sỹ quan người Paris có hỏi nhau về một kỹ sư người Việt, nhỏ thó, trắng trẻo, ít nói, làm nghề cơ khí hoặc lục lộ, họ thực hiện yêu cầu của một cô gái giầu có và xinh xắn dễ thương, kỹ sư việt Nam rất ít, nhưng chiến tranh loạn lạc, tìm một người trên đất nước dài 2 ngàn km không dễ.

Buồng đạn được gia công như rãnh xoắn, dùng nguyên tắc mỗi nòng một dao. Điểm khác của buồng đạn ở chỗ, nó là kết quả của quy trình quản lý công nghệ tuy đơn sơ nhưng hiệu quả. Nhờ đó, mà súng được sản xuất với chất lượng cao nhất. Toàn bộ các khẩu súng được sản xuất đều có các bộ phận lớn ghi seri, hàng ngày, các thợ đều phải viết báo cáo và lý lịch mỗi súng, bao gồm từng cá nhân và tổ sản xuất được lưu lại, cùng những chỉ số chất lượng. Thành phẩm mỗi khâu được lấy ngẫu nhiên 20% đanh giá lại người kiểm tra chất lượng. Thời gian đầu, đích thân ông X tự tay kiểm tra các bộ phận quan trọng như ổn đạn, kim hỏa 20%, còn nhân viên kiểm tra lại phải làm đến 40%. Sau này, khi các triệu chứng lơ là trong kiểm tra ít rồi mất hẳn, ông X mới giảm tỷ lệ tự tay kiểm tra. Cũng chính vì các phương pháp quản lý rất Tây này mà ngày nay chúng ta có các tư liệu lịch sử chi tiết đến từng khẩu súng ST-1.

Những công nhân và bộ đội mới biết ông X thường quá mệt mỏi với những yêu cầu khắt khe của ông, như 500 động tác lên đạn, không ào ào lên nhanh mà mỗi lần lên lại phải ghi chép tỷ mỷ. Nhưng những công nhân nòng cốt, đội thợ áo xanh trong các nhà máy lớn, lại đặc biệt khâm phục ông X khi tự tay chế tạo và sử dụng những máy móc của ông thiết kế, lại làm nòng cốt cho tính kỷ luật, ông X giỏi hơn kỹ sư Tây, thì đương nhiên kỷ luật hơn Tây, họ quen nghĩ như vậy. Tula Việt Bắc không có hầm giam, nhưng ngay năm đầu tiên, năm 1947, có 200 thợ áo xanh, thợ phụ và bộ đội giúp việc đã xung phong ra tiền tuyến vì không chịu nổi kỷ luật khắt khe. Kỷ luật thép từ buổi ban đầu đã tạo ra một đội ngũ công nhân kiên cường, xây dựng nhà máy 300 năm tuổi, trở thành tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất Thế giới ngày nay. ( năm nay là năm 2247).

Về mặt công nghệ, một bí quyết để gia công buồng đạn bóng mịn, chính xác của ST-1 là phương pháp làm dao nhanh. Dao là một cái giũa tròn, có hình dáng của thành buồng đạn, làm bằng gang. Cái giũa này không băm không cán như những cái giũa khác, mà được rèn dập hàng loạt, khuôn rèn dập có hai nửa cũng làm bằng gang, phôi nung nóng trắng đặt vào giữa hai nửa nhưng không tiếp xúc với nửa nào, chỉ bằng một nhát búa nhẹ, người thợ đẩy cả hai nửa khuôn và phôi dập khít vào nhau, sau đó lò xo lại đẩy hai nửa khuôn rời ra, người thợ đang cầm kìm dài gắp phôi đã rời tay ra, phôi rơi ngay xuống nước làm nguội bên dưới. Sau đó đá mải bỏ những phần không đạt trên mặt dao. Nhờ phương pháp đặc biệt này mà khuôn bền, có thể gia công được 100-200 dao mới hỏng. Khuôn được băm bằng cưa tròn từ các miếng gang đã được mài một cách chính xác.

Dao kiểu giũa thu được là một cái giũa thưa, có khoảng cách răng 2mm, răng dầy 1mm, cao 0,5mm, thật ra nó không cắt gọt bằng lưỡi của nó, mà chỉ gạt bột mài cứng mịn. Người ta thực hiện gia công tinh buồng đạn bằng cả phôi quay và dao quay, phôi quay chậm với tốc độ 1-2 vòng /s, dao quay ngược chiều phôi với tốc độ 10-20 vòng /s, con số chính xác khó đạt được do người quay thủ công, nhưng thế là đủ. Phần dao quay có bánh đà để tốc độ quay được ổn định. Phần gia công này chỉ thực hiện phần thành to của buồng đạn, phần vai có yêu cầu chính xác được thực hiện bằng khoan mài hiệu chỉnh liên tục.

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2009, 07:01:25 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 05:24:05 pm »

Phôi được khoan thô bằng mũi khoan gang đường kính 9mm, sâu 46mm, phương pháp khoan mài cát. Mũi khoan được sản xuất hàng loạt và rất nhanh hao, mỗi lần khoan thô một buồng đạn, thì mũi khoan cũng hao đi 40-50mm, 100 khẩu ST-1 mỗi ngày cần 20 thanh gang tròn dài 300mm, rộng 9mm riêng cho công đoạn này. Cát là loại mịn được đãi kỹ, nhưng là cát silic dễ kiếm, chứ không phải bột mài cứng như phần gia công tinh. Mũi khoan thô dựng đứng, nòng cắm đứng xuống, người ta đổ nước và cát qua miệng nòng để tăng tốc độ khoan. Khoan buồng đạn trước khi khoan nòng chậm hơn, nòng dựng chúc đầu nòng xuống đất, mũi khoan được cưa xẻ các rãnh tam giác sâu và ngang 3mm để cát mịn và nước lọt xuống, thợ khoan nhấc nhẹ mũi khoan rồi lại hạ xuống nhịp nhành khoảng 1 phút một lần. Tòan bộ mũi khoan và lỗ khoan đặt trong một ống đựng nước và cát mịn được gắn vào đuôi nòng, chống rò nước bằng cao su. Phương pháp khoan từ trên xuống về sau lại có hiệu quả cao hơn nên về sau các nòng đã khoan rồi cũng bịt lại bằng giẻ để thực hiện cách này. Các nòng khoan thô buồng đạn trước khoan nòng thì sau đó khoan nòng, việc gia công tinh buồng đạn thực hiện sau khi khoan nòng.

Trong khi xảy ra Thu Đông 1947-1948, địch đánh phá ác liệt, việc vớt nguyên liệu ở đáy sông Lô gặp nhiều khó khăn, đã xuất hiện dao đá để khoan phá buồng đạn. Dao đá được đẽo mài thủ công từ đá mài, khi lắp hiệu chỉnh rất lâu, mỗi dao chỉ được một nòng, nhưng tạo ra một niềm tin ngộ ngĩnh, "máy đá thắng máy bay", câu khẩu hiệu ngộ nghĩnh được kẻ trân trọng trên bàn làm việc, cửa hầm máy và trên một số báng súng tặng riêng. Máy đá thắng máy bay, nó không phải là khẩu hiệu, mà là sự thật 100%. Sau đó, các phần khác trên ray khi cắt phôi nòng nhiều, việc dùng dao hiệu quả hơn và sản xuất hàng loạt tốc độ cao, nên dao đá ít dùng

Do có thể thay đổi quy trình, nên Tula Việt Bắc dễ điều chỉnh kế hoạch để tận dụng tối đa số máy ít ỏi mà họ có.

Sau khi khoan nòng và khoan thô buồng đạn, thợ khoan thay dao. Dao mới là dao có hai cạnh mũi nghiêng 18 độ 9 phút để mài vai buồng đạn, dao cũng là thanh gang 9mm dài, nhưng phần đầu xẻ tư một đoạn 20mm. Bí quyết của độ chính xác là dao được hiệu chỉnh liên tục. Mỗi khi khoan xuông 1 mm, dao khoan mài lại được rút lên, một hình vẽ được cho ngay vào khe xẻ và người thợ phát hiện ngay ra sai số. Trên máy khoan có sẵn một đá mài quay, đã dịch chuyển được bằng một ray đặt nghiêng mới trục mũi khoan một góc 19 độ 8 phút, chỉ cần hạ đá xuống trong khi quay là mũi khoan lại đúng kích cỡ. Khi gần đạt yêu cầu, thì chỉ cần mũi khoan nhích 1/4 mm là người ta lại xem lại và mài lại hình dáng của nó.

Một số trường hợp sau khi kiểm tra phát hiện lỗ rỗ ở vai không đạt yêu cầu, một thợ lành nghề được điều động và quyết định sẽ mài thêm một chút cả buồng đạn và đuôi nòng nếu được.
Về sau, kinh nghiệm cho thấy là máy mài thô và làm vai rời nhau, điều đó làm máy mài thô bớt ray dưỡng cho việc mài mũi khoan vai nhanh, rẻ hơn, đồng thời không cần thời gian thay dao. Nhưng ban đầu, quá ít máy móc, Tula Việt Bắc đã làm chung máy.


Thành buồng đạn được thực hiện bằng dao rèn dập. Ban đầu, sau khi làm vai người ta thay dao rèn dập. Phần đầu dao có kích thước khác nhau, nhưng đầu dao rèn dập được các thợ nhỏ bắt vào một cán và hiệu chỉnh theo kích thước tiêu chuẩn, nên thay nhanh. Dao hạ dần xuống nước và cát mịn, gạt cát mài mòn buồng đạn đúng như hình dáng của nó. Phương pháo này rất hao dao, mỗi buồng đạn mất luôn một dao, nhưng máy thì chỉ cần một cho cả ba công đoạn.

Phương pháp cả phôi và dao quay trên được áp dụng sau cuối năm 1947. Dao và phôi quay, dao tiến vào buồng đạn theo hướng thành buồng đạn chứ không phải hướng trục tâm. Phần kim loại lớn được đầu dao cắt gọt, giũa theo chiều từ ngoài vào, mặt cắt gọt vuông góc với thành buồng đạn, nên không ảnh hưởng đến độ bóng, thành buồng đạn đã được mặt đầu dao gia công thô tiếp tục được phần chu vi dao gạt cát mài bóng và chính xác, tròn đều vì phôi luôn quay. Khi dao mòn, người ta mài bỏ phần đầu và dùng đá mài xẻ vài rãnh gạt cát ở phần đầu mới, phần thân dao phía sau chưa bị mòn, vẫn chính xác, điều này làm mỗi dao dài 25cm dùng được cho 4 buồng đạn.

Các thành buồng đạn thực hiện bằng phương pháp mài phôi quay nghiêng có thành rất thằng theo chiều dọc, trong khi phương pháp phôi đứng yên xuất hiện nhiều gờ quay tròn, nên súng phôi quay tốt hơn hẳn. Các súng sau khi chế tạo đều thử áp lực cao và đếm số lần kẹt đạn, nên dù phương pháp gia công thô sơ, không một súng kém chất lượng nào xuất xưởng.




Công đoạn cuối cùng để gia công buồng đạn là doa đánh bóng đoạn cuối nòng, phần phía trước vai đến đầu vỏ đạn. Do thiết bị thiếu, nên công đoạn này ban đầu hoàn toàn được thực hiện bằng các công cụ tre và dây rừng, ngay cả dây thừng Tula Việt Bắc cũng thiếu, đay được tiết kiệm tối đa để làm thuốc súng. Một số loại dây rừng tốt được bà con đồng bào truyền cho Tula Việt Bắc, ban đầu chủ yếu là bà con khai thác tự nhiên giúp quân xưởng, sau đó dây rừng được trồng nhiều như là một thứ cây lấp kín các hố bom địch, dọc các đường mòn. Việc trồng, tính tuổi và khai thác được lên kế hoạch tỷ mỷ. Một thanh tre được chẻ làm tư, độn vào giữa một que tre vót nhỏ để bốn cánh xòe ra, miết bột mài vào thành nòng súng trong khi người thợ dùng cung dây rừng kéo quay như khoan. Một thanh tre tròn luồn từ đầu nòng súng giữ máy doa cuối nòng không thụt sâu, nòng súng buộc vào một giá tre. Một tổ 5 người chuyên làm việc này, khi đầu thanh tre mòn, người thợ chặn bỏ, thường là sau hơn chục lần chặt thì nòng đủ độ bóng, người thợ soi qua bằng mắt thường rồi chuyển lên khâu kiểm tra.   

Cuối năm 1947, việc doa xoay chuyển một nửa thành doa rung. Một nan hoa xe đạp thồ được ta rô xiết chặt một đĩa doa rung làm bằng thép kẹp keo da trâu, máy rung quay tay tuy đơn sơ, nhưng ban đầu quá nhiều việc, Tula Việt Bắc không kịp chế tạo.. Một dáng kiến nhỏ nhưng làm giảm tỷ lkeej phế phẩm rất nhiều là đĩa rung đượng xoáy bằng ngón tay thợ doa, qua một kẹp gang có khe được làm từ hai miếng gang xiết ốc, một miếng gang mòng được bắt chặt vào cán doa, khi mòn tháo bỏ đi. Doa rung cho chất lượng hơn hẳn, được thực hiện sau khi bớt thời gian doa xoay đi một nửa.

Đến năm 1985, khi cải cách mở của, một số công nhân về hưu cua của Tula Việt Bắc đã trở nên giầu có khi gia công cho thị trường mới các khâu doa, nhờ chất lượng doa tuyệt vời của họ mà xi lanh được làm từ kim loại cứng có giá rẻ, đồng thời họ cũng đánh bóng các chi tiết động cơ rất rẻ cho các thương hiệu xe máy. Honda không thể nào cạnh tranh được, cuối cùng đành xuôi theo ý trời bằng cách mua và thuê sản phẩm của họ. Giá cả cạnh tranh vì từ bột mài, máy móc họ đều tự làm. Trong khi dựng máy, họ đã có những công nghệ chế tạo các mặt giá máy chính xác. Trong khi gia công, họ cũng sẵn các công nghệ kiểm tra hoàn hảo.



Hai thiết bị kiểm tra chất lượng đặc biệt được chế tạo để kiểm tra vai. Một là một giá kiểm tra , một bộ phận gồm một thước và một gương được luồn vào để người kiểm tra soi độ chính xác và độ bóng, phát hiện rỗ. Thước có thành sát thành buồng đạn, được mài tỷ mỉ thủ công bằng gang nên rất bền. Thước mỏng, đặt ngăn đôi buồng đạn theo trục nòng, dễ phát hiện ánh sáng lọt lên nửa trên từ nửa dưới được chiếu sáng bởi gương và bóng đèn, người kiểm tra xoay nòng đã gá lên giá một vòng để đánh giá độ hở. Sau đó, thay một gương kiểm tra khác có thấu kính phóng to để phát hiện rỗ. Việc phát hiện rỗ là một quy trình nghiêm ngặt quay đúng 11 vòng, mỗi lần cho gương vào sâu một nấc vạch sẵn. Thứ 3 là một gương soi rỗ trên vai. Thứ tư là gương chuyên soi phần sau nòng súng.  Thiết bị kiểm tra thứ 2 là một trụ tròn được ghép từ 30 tấm xếp theo hình bán kính, trụ tròn này được đặt trong một ống, thành trong ống có khắc sẵn vạch, các tấm được mài thủ công ty mỉ sao cho khi xếp vào nhau nó có hình vỏ đạn và dài hơn ra ngoài. Đặt trụ này vào buồng đạn, đánh giá ngay được một phần sai số của vai. Nếu có một tấm thụt sâu quá mức, vai được mài lại và có thể đánh giá lại để mài lại đuôi nòng.

Công đoạn kiểm tra cuối cùng về buồng đạn là khi súng hoàn thành, cùng với việc bắn thử là 500 lần lên đạn, những tờ giấy in sẵn được phát cho các "nhân viên lên đạn", đánh dấu kết quả từng lần lên đạn, lên đạn không bắn, lên đạn trước khi bắn và lên đạn sau khi bắn. Tất cả các xạ thủ bắn thử, lên đạn thử, bắn thử áp lực trong hầm kín bằng cò giật từ xa... đều được được huấn luyện nghiêm ngặt, cán bộ chính trị quán triệt đến viêm phổi suýt chết về tầm quan trọng của thử nghiệm và ghi chép, và cả những cán bộ chính trị này cũng được biên lại đầy đủ lịch sử công tác. Không hề có súng nào bị loại bỏ khi thử lần cuối vì vai không đạt yêu cầu. Khá nhiều súng, thường là 10 ngày có một súng, xuất hiện rỗ sau khi thử nghiệm và bị loại, chiếm gần một phần ngàn số súng trước khi thử.



Ban đầu, chỉ có duy nhất một máy làm cả ba công đoạn thành buồng đạn. Sau này, có hơn 10 máy cho khâu này, các máy giống nhau, chỉ khác nhau một vài bộ phận rời nhỏ. Gọi là hơn 10 máy vì có 10 giá máy đã lắp đủ, và một chút phụ tùng thay thế làm sẵn. Tula Việt Bắc luôn đảm bảo 2 dây chuyền, mỗi dây 3 máy, đảm bảo sản lượng 100 súng một ngày.

Mỗi ngày 2 dây chuyền tiêu thu 40 thanh gang tròn dài 30cm, đường kính 9mm và 24 dao làm thành rèn. Sau này, các dao làm thành được thay thế bởi mài, do khai thác được nhiều bột cứng ở các mỏ ngọc và keo da trâu nhiều. Dao mài rãnh chính xác hơn dao dập rãnh, nhưng hao hơn, hao hơn nhưng vẫn dễ làm hơn do mài nhanh hơn. Cho đến năm 1948 thì toàn bộ dùng dao mài rãnh.



Năm đó Cán bộ Hậu Cần là Trần Đoàn được biên chế về Tula Việt Bắc. Lúc này, súng đã nhiều, các khâu kho vận phân phối tắc nghẽn liên tục. Cán bộ tài năng này đã thiết kế một hệ thống phân phối râu tôm đặc sắc. Hệ thống này gồm một số tiểu đoạn vận chuyển súng đi theo các con đường dích dắc đến các kho ở chân núi. Vì thế tình báo địch trong một số đơn vị đên nhận súng xác định vị trí của Tula Việt Băc đúng như ý định của ta, chúng đánh phá ác liệt một khu vực gồm nhiều lò vôi và lò rèn nửa thật. máy bay địch vừa đi khỏi, các công nhân lại dựng lại các lò rèn tỏa khói, trong khi trên các đỉnh núi, các "đài ra da" bằng tai lại sẵn sàng báo động.

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2009, 07:03:28 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 06:43:22 pm »

Năm đó Cán bộ Hậu Cần là Trần Đoàn được biên chế về Tula Việt Bắc.
--------------------------------
 Lại luyên thuyên, chọc cả Admin là muốn leo cột nữa à? Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM