Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:32:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tula Việt Bắc  (Đọc 39359 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 10:17:05 am »

Vậy tóm lại chú muốn viết gì trong topic này nào?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #11 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 11:59:39 am »

Mài là máy cắt gọt đầu tiên. Từ mài, có thể làm ra khoan, tiện, phay, đột, dập, cưa.... Tất cả máy móc ngày nay đều có tổ tiên xa xưa là những chiếc máy mài. Máy mài được coi là máy gia công đa năng nhất, có thể làm được mọi thứ, ngày nay được thay thế bởi phay tự động trung tâm, CNC center.

Mài phải dùng đá mài. Loại đá mài thô hiện này được làm công nghiệp, họ dùng một loại keo gốm gắn những hạt ô xít nhôm, rồi nén thành những hình như ý và nung, còn gọi là thiêu kết. Đá mài tự nhiên có nhiều loại, ở nước ta rất phổ biến là loại cát kết, như ở Côn Sơn, loại cát kết ở ta mềm, nhưng rất nhiều. Ở Việt Bắc có nhiều mỏ ngọc tự nhiên, ở đây cũng cho Tula Việt Bắc rất nhiều lưỡi dao gia công vật liệu siêu cứng, như kim hoả chẳng hạn, và các mỏ ngọc này cũng rất nhiều đã mài tốt, tuy hiếm có hơn cát kết, nhưng tốt.

Một máy mài quay đơn đơn giản cũng đơn giản, nó quay như cái guồng xe tơ, chỉ khác là làm bằng sắt gang, làm bằng lò rèn. Đá mài tự nhiên được pha, mài và dùng ốc vít bắt lên đĩa quay, ốc vít của Tula Việt Bắc lấy từ ray tầu hoả và các nhà máy Tây thời 1945-1946, ốc vít không hao nhiều sau những lần thay đã mài. Các lò rèn phôi cho đã mài cũng ràn luôn cái guồng, trục, bạc cho đá mài. Nếu như bắt được một thằng Tây đi xe đạp, một ô tô xe tăng hỏng, một máy bay rơi... thì rất có thể các vòng bi rất hiện đại được lắp cho đá mài. Nhưng có lẽ, chỉ những đá mài quan trọng nhất và nhiều thứ khác được ưu tiên vòng bi hơn là đá mày quay đơn.

Máy mài quay đơn và lò rèn tự nuôi nhau trong 9 năm kháng chiến mà không cần cung cấp gì ngoài than, phôi.


Máy mài phức tạp hơn chút là máy mài phôi quay. Phôi quay chầm chậm vài vòng một giây trong khi đá mài quay nhanh, cũng có khi dùng đá mài cố định phôi quay nhanh nhưng chỉ dùng với phôi nhỏ. Đá quay đặt trên giá đỡ di động bằng vít me, thật ra giống hệt một cái máy tiện, chỉ khác là dao tiện thay bằng đá quay. Loại máy mài này khó làm bằng lò rèn, có thể lấy trộm từ Chủ Tây thời trước 1947, nhưng cũng ít được dùng. Khối lùi của Suomi làm bằng nhưng máy này. Chúng hơn máy tiện ở chố gia công được những vậy liệu rất cứng.



Máy mài quan trọng nhất là máy mài ghi, mà cánh áo xanh lấy được ở Xe Lửa Gia Lâm. Một đoàn tầu hoả kéo theo đến 2 toan than, năm bẩy toa hàng, vừa đi vừa dỡ đường đằng sau nó, và toa hàng quan trọng nhất là cỗ máy mài ghi. Các cần cẩu và xe tải đợi sẵn ở Phố Lu hay Thái Nguyên, nhanh chóng đem cỗ máy quý giá vào rừng, hàng sư đoàn bộ đội bí mật xoá dầu vết dẫn đến quân xưởng Tula Việt Bắc và sẵn sàng chắn chặn địch bảo vệ cỗ máy mài ghi, trong khi đoàn tầu hoả và những hàng hoá còn lại quẳng vội vàng trên đoạn đường sắt cụt. Điện rất thiếu, nhưng một chiếc xe lu hay một ô tô lớn đi theo máy mài ghi và hóa thân thành máy phát điện cho nó. Đây là đoạn phim mơ ước khi có đạo diễn là ông X.

Tại sao máy mài ghi quan trọng thế. Đây là máy mài khổ lớn, đá quay được đặt trên ray hành trình chính xác. Người ta dùng các kích chỉnh vị trí của phôi và ray hành trình đá mài, nhờ đó chế tạo được những chi tiết máy rất lớn, như ghi tầu dài hàng chục mét. Những máy tiện khoan mới sẽ được máy mài ghi chế tạo, nòng pháo hỏng sẽ được máy mài ghi cưa ra thành nòng súng máy. Cỗ máy mài ghi danh giá trên sau này sẽ được đặt trong tủ kính chèn đầy khí trơ ở bảo thàng chiến tranh với các chú thích như là "thủy tổ pháo binh Việt Nam", "Thủy Tổ xe tăng Việt Nam", "Thủy tổ súng trường Việt Nam", nhưng danh giá nhất là "Thủy Tổ của máy cắt gọt Việt Nam".

Với máy mài ghi, thì phần lớn một chiếc máy tiện, máy khoan, máy chuốt nòng được thực hiện dễ dàng. Phần còn lại thì kể cả gia công bằng giũa cũng được, vì khối lượng cắt gọt không còn nhiều. Việc lắp ráp các chi tiết có thể được thực hiện bằng bù loong.
Một cái máy tiện đầu tiên được làm từ máy mài ghi, phôi là ray tầu hỏa, các chi tiết được thiết kế để khớp vào nhau như mộng đồ mộc, bắt phụ thêm là ốc từ đường tầu hỏa, thêm một chút đúc gang. Vít me là ốc từ đường tầu hỏa hàn nối vào nhau. Bắt phôi vào cái máy tiện này rất lâu vì nó không có kẹp đồng tâm mà dùng bù loong thường. Truyền động là hộp số ô tô, khi không còn hộp số thì cái ô tô cũng không cần động cơ nữa và nó hiến nốt động cơ cho máy tiện. Vòng bi cũng vậy, vòng bi nhỏ lấy từ ô tô, loại vòng bi lớn nhất lấy từ tầu hỏa. Cái máy tiện này cũng như cái máy mài phôi quay đầu tiên.
Với một Kỹ Sư giỏi, một ô vơ rơ sẽ mài được toàn bộ một cái máy tiện mà không cần hộp số ô tô. Kể cả một vít me dài cũng mài và giũa được, nhưng có lẽ loại vít me làm từ bù loong sẽ hiệu quả hơn, chiếc máy tiện đầu tiên sẽ làm ra vít me tốt hơn là mài. Từ máy đầu tiên đó, các máy khác dần dần xuất hiện theo yêu cầu.


Mài tinh và đánh bóng thực hiện bằng bột mài mịn. Bột mài mịn không khó chế tạo, nếu không đủ sức làm bột bằng vật liệu cứng như o xit nhôm thì làm bằng đá mềm, như o xít silic, hao hơn nhưng có. Tula Việt Bắc có cách làm bột đá riêng của mình. Đá được đổ lên sàn lát đá, trâu bò kéo các trục cán đá lăn qua lại. Vụn đá được quét dọn rồi sàng sẩy, rồi rây, gõ. Bột đá "cao cấp" có thể làm bằng cách "sang trọng hơn" là giã trong cối giã gạo chạy bằng nước của đồng bào.
Bột đá được trộn với keo da trâu và đúc, tạo hình.


Keo da trâu thì lấy từ trâu bò. Cho đến những năm 199x thì những vùng gần đồng bằng như Lục Ngạn vẫn nuôi trâu bò bằng kiểu nửa thả rông. Đàn trâu có con đầu đàn đeo cái mõ, tự nuôi nhau trong rừng, người chủ chỉ làm cho chúng một cái lều rộng. Mấy tháng mới lên thăm một lần lấy trâu về cày, vực và thịt. Tên đàn ông đan cuối cùng mình chứng kiến nghèo nhất Suối Hấu, mới lập ra đình, ở lại nhà vợ, mà nhà vợ mẹ góa con côi, hắn ta có 8 con trâu. Tula Việt Bắc có thể thiết kế lại những khung dệt của đồng bào cho đỡ tốn nhân công hơn, nhân công dư ra đồng bào chăm chút đàn trâu, và nhiều cách nữa để có đàn trâu kháng chiến dành cho Tula Việt Bắc. Sau này, chúng ta cũng tổ chức nuôi trâu bò lợn kiểu này, nhưng không có Ông X, công việc này có quy mô nhỏ và chỉ để lấy thịt.

Trâu làm được nhiều việc hơn là làm đá mài. Chúng cung cấp thịt sữa cho thành phố bí mật trong hang núi, chúng làm dây đeo súng, bao đạn, dây lưng... Chúng cũng làm găng tay bảo hộ cho Tula Việt Bắc.

Trâu cũng cung cấp mỡ, nhưng có lẽ mỡ lấy được nhiều hơn ở lợn và cây lấy dầu như vừng lạc hay thầu dầu. Mỡ vừa làm mỡ máy, vừa cung cấp glycerin để làm thuốc súng. Các dung môi làm thuốc súng cất từ thông, trẩu. Rất có thể báng súng của ST-1 được sơn mài và không ai cấm khảm trai.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 12:16:56 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #12 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 12:01:20 pm »

Vậy tóm lại chú muốn viết gì trong topic này nào?

Em viết Tula Việt Bắc của ông X. http://www.quansuvn.net/index.php?topic=8859.msg137540#msg137540
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #13 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 12:17:18 pm »

Giũa là "máy cắt gọt chính xác" đầu tiên, sau khi máy mài gia công thô, giũa sẽ gia công tinh. Toàn bộ máy cò của các súng có thể làm từ giũa và lò rèn. Giũa cũng cho ra những công cụ gia công năng suất cao hơn như khuôn rèn dập.

Giũa của Ông Thợ khác với giũa ngày nay. Ngày đó, mỗi lò rèn đều tự làm lấy giũa, khi giũa cùn, người ta "băm" lại trong lò rèn. Như vậy, khôg cần "nhập khẩu" gì, thì lò rèn công nghiệp thời 194x đã có thể gia công được rất nhiều thứ. trừ các lỗ khoan thì toàn bộ quy lát và máy cò của Mosin có thể làm từ giũa và mài. Các lỗ khoan phần này của Mosin đều nhỏ, thực hiện được trên máy nhỏ, thập chí cái máy chỉ là khoan tay kéo dây da, mũi khoan làm từ hồng ngọc bích ngọc ở các mỏ Việt Bắc.

Giũa có thể làm từ gang hay thép mềm, với thép mềm, các ông thợ vất vả hơn vì phải ủ thấm carbon trước khi băm. Gang tốt là ray tầu hỏa, đây là thứ nguyên liệu quý giá mà các sư đoàn bộ đội gánh đến đối lấy súng đạn. Máy cò được làm từ đinh ray, đinh ray được rèn thành phôi cho giũa, sau khi giũa xong, chi tiết được thấm carbon cho bền, rồi có thể đánh bóng.

Cái lỗ bánh răng truyền động, lỗ bắt ốc khung máy tiện có thể được khoan bằng một kiểu đục hay khoan thủ công thô, rồi làm đẹp bằng giũa. Vit me làm bằng giũa và mài tốt. Một bộ kẹp đồng tâm của máy khoan, máy tiện làm được từ ba bù loong, giũa lấy răng và bánh răng đai. Một kẹp đồng tâm của mũi khoan cũng được gũa từ bù loong, cối đai bên ngoài phải tiện hay khoan, hơi khoai, nhưng những máy khoan đầu tiên bắt vít cố định luôn mũi khoan, không cần.

Đường ray là nguồn nguyên liệu vô tận để làm giũa, máy cắt gọt chính xác của Tula Việt Bắc. Cũng không ai cấm các thợ giũa làm ra đồng hồ mang nhãn hiệu Tula Việt Bắc từ vỏ đạn pháo.

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 12:58:19 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #14 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 01:53:57 pm »

Vollmer là chuyên gia gia công tấm mỏng. Ông khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng bằng cách bán một vài phát minh liên quan đến cưa tấm mỏng. Sự đời đưa đẩy ông trở thành nhà phát triển MP Đức, đặc trưng bởi phần lớn các chi tiết là tấm mỏng.

Cưa là khâu đặc biệt quan trọng của Tula Việt Bắc. Các sư đoàn bộ đội được phát "cưa gấp" gọn nhẹ, có cả lưỡi cưa sắt và lưỡi cưa gỗ, dĩ nhiên cũng đóng mác Tula Việt Bắc. Các cưa này dừng để cưa ray tầu hỏa thành từng đọan và gánh về nhà máy bí mật trong lòng núi.

Cưa khó làm hơn là máy tiện và máy khoan nòng của Tula Việt Bắc. Tula Việt Bắc sẽ có một công trình nghiên cứu lớn mang tên "chế tạo lưỡi cưa từ thép mềm", thép mềm lấy ở toa xe, đầu máy, tầu địch, ô tô, nóc nhà của địch, thùng phuy, dát mỏng bằng đinh ray. Những người thợ sẽ tìm ra phương pháp thấm carbon, thấm ni-tơ hiệu quả dưới sự hưỡng dẫn của ông X. có thể, một vài nhà hóa học sẽ được huy động để phân tích thành phần kim loại cho công trình nghiên cứu này.

Bột than củi và bột đá vôi cùng chút muối, nước, được chế tạo từ các "máy giã" chạy nước suối, cộng thêm phoi tiện khoan được lèn vào giữa các tấm tôn mềm, được cho vào các lọ sành tráng men đạy kín và bịt chặt bằng đất sét, có một lỗ thông hơi nhỏ. Lọ được cho vào trong lò kín cách nhiệt bằng đất sét và a mi ăng, các nhà khoa học tìm ra một loại thép không rỉ để đo nhiệt độ qua điện trở, mà làm bằng vàng cũng không đắt, đồng hồ đo điện chạy bằng pin, pin làm từ than chì trong pin cũ và gang ngâm nước muối, loại đồng hồ này yếu, nên được đấu vài chục quả pin, đặt trên một xe cút kít. Có thể đá vôi được thay bằng loại váng hố vôi (bi-carbonat), đương nhiên Tula Việt Bắc có lò vôi, một vài hố vôi nông và rộng sẽ chuyên sản xuất bột carbonat và bi-carbonat. Nước đái sẽ cho ra amoni, thứ này cho ra sunfat amoni, được dùng để thấm ni-tơ. Phân dơi cho ra nitrat, thứ này dùng để thấm NO. Các nguyên liệu cho nhiệt luyện này nhu cầu không nhiều nên dễ kiếm.

Nhờ thiết bị đo hiện đại mà các Kỹ Sư nhanh chóng tìm ra cách chế tạo thép cứng từ tôn mềm. Công trình này sẽ làm các Ông Thợ tin tưởng vào cách mạng hơn của giả Tạ Quang Bửu, đây mới là trí thức, đây mới là Kỹ Sư, Kỹ Sư Cách Mạng giỏi hơn Kỹ Sư Tây, Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Lò rèn và giũa nhanh chóng cho ra khuôn ép tạo hình cưa, máy ép là ê tô. Nếu không có ê tô thì ê tô được chế tạo từ ray tầu hỏa, vít me là bù loong. Thậm chí một vào máy cán quay tay được chế tạo để cán mỏng đinh ray chính xác và năng suất cao.

Phương pháp thấm carbon mới còn được ứng dụng trong nhiều thứ ngoài cưa. Với thấm carbon và bột mài mịn, vòng bi cũng được lò rèn làm thủ công, tuy không tốt lắm và làm rất mất công, nhưng đảm bảo nhu cầu vòng bi. Dĩ nhiên nguồn vòng bi lớn nhất là từ xe pháo hỏng của địch. Các bộ phận của ST-1 sẽ bền hơn vì được nhiệt luyện kiểu này, đặc biệt máy cò được làm từ thép mềm. Phương pháp này cũng biến dây thép mềm thành lò so. Nòng súng nhiệt luyện kiểu này đảm bảo độ bền như súng Tây.

Để làm bi, một máy đo chính xác đến 1/100mm được chế tạo bằng kính lúp. Các thấu kính cần thiết được mài từ thủy tinh, thủy tinh quý hiếm được lấy từ kính hoặc chọn được một ít thạch anh tự nhiên. Nhưng Kỹ Sư sẽ làm một vài con dao nhỏ từ đá cứng như ngọc, vít me nhỏ làm từ bù loong, dao được gá trên ê cu, chia độ cho thước đo dưới kính lúp. Tuy rất chậm, nhưng số lượng vòng bi cần hàng năm cũng không nhiều. Lúc đó, phương pháp mài quay để mài thấu kính cũng được châu Âu áp dụng mấy trăm năm rồi. Những loại thép măng gan quý hiếm như xà beng nhãn hiệu Tây sẽ được dùng làm vòng bi "hàng hiệu", còn bi "hàng chợ" thì làm bằng gang. Bi "hàng hiệu" đã nhiệt luyện xong được mài bằng bột mài bóng quý hiếm, vừa mài vừa đo. Ban đầu ray tầu hỏa làm bằng gang cầu được pha bằng cưa thủ công, được mài thô rồi được mài trên máy mài bi tự chế bằng gỗ, keo da trâu và bột mài mịn. Các bi hình trụ được lắp thành vòng bằng théo mềm rèn từ đinh ray, các lỗ khoan nhỏ đầu bi hình trụ làm từ mũi khoan bằng đá cứng, bi cầu cũng được đóng vòng đai làm bằng đinh ray rèn, gắn bằng tán đinh hay hàn. Ổ vòng bi được mài từ gang đúc, yếu thì làm to một tí, nếu có cái nòng pháo hỏng thì có ngay ổ bi tốt.
Thật ra, đoàn tầu đã chở máy mài ghi lên Phố Lu đã có cả gần trăm vòng bi rồi, đủ cho rất cả các máy công cụ của Tula Việt Bắc, nên việc làm bi chỉ là giải pháp dự phòng. Vòng bi cũng có thể làm mặt hàng ông X mua dự phòng cùng với lưỡi dao cắt gọt trong KH45.

Những vòng bi quý hiếm được sử dụng làm máy cưa đĩa, dĩ nhiên, để tăng tuổi thọ của đĩa cưa quý giá, thì ống tưới nước được làm từ tre nứa. Máy cưa đĩa chạy trên ray mài từ ray tầu hỏa và vi chỉnh chính xác bằng giũa, có vòng bi chính xác, sẽ xẻ ray tầu hỏa thành các chi tiết phức tạp như mũi khoan nòng.

Do thép cán là nguyên liệu quý hiếm, nên Tula Việt Bắc không sản xuất MP38/40/41, mà chơi luôn PPSh hay Suomi nếu cần. Nhưng ban đầu, mặt hàng chủ lực của Tula Việt Bắc là mười vạn khẩu súng trường ST-1 . Có thể làm mũi khoan không dùng cưa, nhưng nếu sản xuất được cưa, thì bộ đội dễ "khai thác nguyên liệu", mũi khoan, mũi tiện, mũi phay làm ra nhanh hơn, tiết kiệm nguyên liệu hơn. Mỗi km đường sắt sẽ cho ra hai ngàn ST-1, thậm chí là bốn ngàn nếu cưa tốt và nhiều nữa nếu dùng loại nòng ngắn mà phôi làm nòng chỉ 70cm thay cho một mét. 100km đường sắt từ Phố Lu đến Lào Cai là đủ cho kế hoạch KH47 của ông X.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 02:09:14 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #15 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 02:35:44 pm »

Trước khi trở thành máy phay công nghiệp, thì các động tác thủ công tên như vậy.

Đục là đục xuyên qua một khối kim loại. Chạm là lấy đi phần mỏng trên mặt-ví như làm một rãnh, bào cũng như thế, nhưng ăn mỏng hơn. Các động tác này không cho kích thước chính xác, nhưng là của lò rèn tự trồng được và làm cho giũa chỉ cần thêm một chút, hiệu quả cao.

Loại lưỡi đục, chạm, bào tốt nhất là làm từ thép hợp kim tốt. Gang cứng nhưng không làm được vì giòn. Nhưng nếu không có hợp kim tốt, thì các công nhân đường sắt ngày nay vẫn làm đục từ đinh ray trong lò rèn. Vào 194x, các động tác thủ công vẫn còn nhiều trong các xưởng công nghiệp châu Âu, nên đại đa số các thợ rèn đều thạo làm các loại búa và lưỡi đục. Để làm đục từ đinh ray, người ta tạo hình lưỡi rồi nhiệt luyện, sau khi thấm rất nhiều carbon thì tôi, những mặt tránh thấm carbon được che bằng đất sét. Lưỡi đục kiểu đó có phần ngoài rất cứng, bên trong lại mềm, nên không gẫy mà vẫn sắc. Khi đục cùn, người ta lại cho vào lò đến khi đục ngắn quá không dùng được nữa thì chuyển sang làm việc khác, như lưỡi bào.

Bào thép thường là loại bào cánh ngắn và có tay nắm rộng, nhờ đó luồn được bào các vị trí hẹp. Lưỡi bào thép rất hẹp so với lưỡi bào gỗ để công nhân đẩy không nặng, chiều ngang lưỡi bào chỉ vài mm. Người ta cũng chỉnh bào thép như bào gỗ, nhưng đa phần các bào thép điều chỉnh bằng ê cu. Bào làm khó hơn đục, nhưng bất cứ cái bào nào cũng chỉ có một vài bột phận rèn, một số cái mài giũa cho đẹp, cho chính xác nhưng đa phần chỉ rèn. Ngày nay bào thép đã gần như mất giống.
Chỉ có thợ "siêu" mới làm được lưỡi bào, nhưng cũng chỉ bằng rèn mài thôi, không cần gì khác. Bào cho độ chính xác cao hơn chạm, thân bào cũng có một vài loại thích hợp với mục tiêu như bào gỗ. Thông thường bào được dùng để gia công tinh các vị trí đục chạm.

Những lỗ đục lớn được đục vòng quanh bằng đục hẹp. Sau đó thành lỗ được chạm bào gọt và cuối cùng là tinh chỉnh bằng giũa. Những khe rãnh được thực hiện bằng chạm, sau đó bào bằng cả bào đáy và bào thành. Một kiểu giũa máy hay được dùng để làm rãnh nhanh hơn bào là loại giũa tròn quay, thường được dùng trong sản xuất lớn, loại này cũng tự chế trong lò rèn.

Ví dụ, các lỗ kết cấu của khung máy cắt gọt làm từ ray tầu hỏa sẽ được đục. Nếu như loại gang này cứng quá thì không ai cấm nướng đỏ lên rồi mới đục, lúc đó, sẽ có 2 thợ đục, mỗi thợ có một cái đục to kẹp bằng tre, mỗi lần đục lại nhúng nước, 2 thợ thay nhau đục cho nhanh không phôi nguội, hai thợ đục ngồi cạnh nhau ở giữa, hai bên là hai thợ phụ quai búa, thợ phụ không quay mặt vào nhau mà hơi chéo về phía trước.

Ngoài lỗ, nhiều điểm lớn cũng dùng đục phá trước, sau mới mài, giũa.

Như vậy, khung giá máy cắt gọt đã được thực hiện, tiếp theo các khung giá bằng ray được bắt xiết lại với nhau bằng bù loong cũng từ đường sắt. Bù loong này ngắn và hình dang đường ray rất củ chuối. Điều này sẽ làm đau đầu các kỹ sư của Tula Việt Bắc, nhưng họ lại có dịp chứng minh rằng bản lĩnh của họ cao hơn Kỹ Sư Tây trong con mắt các Ông Thợ.

Kháng chiến lại nhất định thắng lợi.


« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 03:17:45 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #16 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 02:51:41 pm »

Có một số lỗ không thể đục chạm bào mài giũa được. Ví dụ cái nòng đại bác. Khi đó, người ta khoan phá trước. Khoan phá khác khoan tinh ở chỗ độ chính xác không cao. Ví dụ, cái nòng đại bác được khoan phá một lỗ khoảng 20mm trước, rồi phá lần hai cái lỗ còn cách đường kính thật khoảng 4-5mm, sau đó là máy chuốt làm việc. Cái lỗ khoan đầu tiên có thể dùng các loại mũi nhảm nhí không chính xác.

Trời cho Tula Việt Bắc rất nhiều mỏ ngọc, trong đó có nhiều loại đã cứng cỡ từ vào mm đến hàng cm. Loại tinh thể hồng ngọc bích ngọc cỡ 1-2mm rất nhiều, nay được dùng làm bạc đồng hồ. Ở một căn cứ nữa nếu có, là Tula Nghệ Tĩnh cũng có Phủ Quỳ, Tây Nguyên không những nhiều lưỡi dao gọc cho khu năm mà còn có cả volphram để làm súng máy. Đá cứng được gắn lên mũi khoan bằng cách đục lỗ, tán qua để giữ và sau đó đổ đồng bằng bỏ hàn hoặc đèn cồn. Có thể khi khai thác lưỡi cắt gọt, công nhân tìm được các tinh thể to thì Kháng Chiến lại nhiều tiền mua thuốc men cho thương binh.

Loại lưỡi khoan bằng đá cứng không chính xác như lưỡi khoan hợp kim, nhưng khoan thô thế là đủ. Các lỗi khoan trên quy lát Mosin, Mauser và máy cò đều khoan được bằng loại mũi khoan này mà không cần khoan tinh thêm.

Những lỗ đục trên ray tầu hỏa cũng được khoan phá trước khi dùng giũa và mài làm cho chính xác.

Loại mũi khoan này cũng được dùng khoan đá nếu như các thợ mỏ cho Tula Việt Bắc vào lòng núi. Bộ đội tập trận giả vờ át tiếng nổ mìn, đất đá được xe goòng đổ xuống thung hay sông tránh máy bay phát hiện. Thợ mỏ có rất nhiều, chỉ sau mệt năm, một lò chợ trong lòng núi đã hình thành khoảng ít nhất là 1km, lúc đó các lò nhánh được đào với tốc độ 300 mét một ngày, đủ nhét toàn bột Tula Việt Bắc trong núi đá sau cùng lắm là 2 năm. Một số thứ không để được trong núi như lò rèn, lò vôi thì lại dễ xây dựng lại khi địch nhảy dù phá hủy. Hầm ngầm chỉ là kho và máy cắt gọt thôi.


Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #17 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 03:14:30 pm »

Từ mài, giũa và một vài đoạn ray tầu hỏa, hoàn toàn có thể làm được một máy khoan nòng, nếu có khung gầm đầu máy, toa xe, ô tô, xe tăng nữa thì có cả loại máy đẹp. Các lỗ kết cấu được đục qua ray bằng đục, rồi tạo hình đúng bằng giũa, bắt bằng bù loong. 2 hoặc 3 thanh ray dựng đứng lên và được mài lại chính xác làm ray trượt của đầu khoan. Một đầu khoan thô sơ không cần kẹp đồng tâm, ô vơ rơ rất mất công để chỉnh mũi khoan, nhưng chỉ cần một lần thôi. Mũi khoan phá dài một mét được mài từ ray tầu hỏa, loại gang này cho độ chính xác rất cao . Đầu mũi khoan được cưa ra để lắp vào đó các hạt đá cứng lấy từ mỏ ngọc. Nếu ông X mua được hợp kim crom-nicken thì không cần phức tạp như thế. Rãnh thoát phoi nông được làm từ mài hoặc chả cần, vì mũi hồng ngọc cho ra phoi bột. Bắt chước châu Âu, đặt phôi khoan trong thùng nước, nếu không có nước xà phòng hay glycerin chống rỉ không sao, cho ít rượu vào cũng được, mà không cho thì các ô vơ rơ tăng thêm công lau chùi dầu mỡ một chút.

Động cơ của máy khoan nòng ST-1 là một hoặc hai con trâu, dựng đứng lên vì vậy, trâu được quật để đi vòng quanh học từ lò ép mía, truyền động là các bánh răng được chế tạo từ mài, đục và giũa. Động cơ này cũng được một vài kw, đủ cho khoan và tiện. Đừng cười, các bạn trẻ không biết rằng đến trước WWII thì máy cắt gọt kim loại, máy cắt gọt gỗ, máy dệt, máy gặt.... ở châu Âu vẫn nhiều nơi kéo bằng ngựa. Nếu máy khoan đặt trong hầm ngầm hẹp thì năng suất trâu giảm đi một nửa, vì hai đội trâu kéo dây khoan tiến lui, Ôntg Thợ chuyển chiều truyền động bằng một hộp số nhỏ.

Với sự giúp đỡ của một vài bộ phận từ ô tô, hay tự làm lấy bằng giũa, thì có thể làm ra máy khoan ngang, máy ngang này dễ dàng thực hiện chốt nòng tinh bằng dao đẩy kéo, Lưỡi dao là hợp kim tích trữ được hay lại là đá cứng mỏ ngọc, được lắp vào giữa dao, dao xuyên qua lỗ khoan thô và được kéo căng, phương pháp này nhà ta vẫn dùng để làm nòng 12,7mm bác Đoàn nhỉ.

Dao đẩy kéo là một thanh gang dài 2 mét, xẻ và mài từ ray tầu hỏa, có hình tròn, có hai phần, một phần đường kính 6mm, một phần bằng đường kính trong nòng súng . Phần giữa dao hơi lõm xống để lắp lên một lưỡi dao, là viên đá cứng gắn trên đầu một thanh thép. Lưỡi dao cũng có thể lắp bằng cách xuyên phần ren qua chỗ lõm bên kia dao. Cũng dễ dàng lắp 2-3 lưỡi dao cho cân lực. Cũng có thể phần nhỏ (phần kéo) là thanh thép khác lắp vào đầu dao bằng ốc vít cùng với các lưỡi dao.

Độ chính xác của khoan tinh đạt được bằng cán dao, chạy trên ổ bạc đỡ là chính cái lỗ mà nó vừa tạo ra, nên phương pháp trước đây là khoan từ phía sau nòng ra phía trước, vì lúc mới vào lỗ chưa chính xác dồn cho phần buồng đạn. Người ta bơm dầu qua ống nòng súng để cán dao đỡ mòn và cũng là làm nguội, dầu có thể thay bằng nước xà phòng đặc, xà phòng làm từ mỡ lợn nếu như không muốn lấy luôn mỡ lợn khoan nòng. Các mũi khoan súng hiện đại ngày nay chỉ đẩy, không kéo, năng suất cao, có thể phần cán dao rời lắp vào bằng vặn ren, nhờ đó dễ thay thế đảm bảo chính xác. Thành cán dao xẻ rãnh dọc bằng cưa, mài, chạm, bào... để dầu bôi trơn đi qua.

Dao đẩy kéo của Tula Việt Bắc không như dao hiện đại, nó ít bị biến dạng nên loại kim loại không hợp là gang bền hơn, trong khi lưỡi dao được hiêu chỉnh, ví dụ như các khe lắp nghiêng, trượt dọc rãnh nghiêng làm thay đổi đường kính lỗ khoan.

Ông X cũng chế tạo các giá phôi có vai trò như container tiêu chuẩn. Các giá phôi này được gia công chính xác như ray máy khoan. Các phôi được gá lên đó, khi chuyển máy thì chuyển cả giá phôi và không cần hiệu chỉnh mất thời gian, tận dụng số giờ máy. Cái này cũng được dây chuyền hoàn toàn tự động làm nòng AK ngày nay sử dụng. Chỉ có khác là AK khoan đẩy (khoan đùn) một lần cả phá lẫn tinh bằng lưỡi cắt carbuar volphram, 3 phút một nòng. Không có lưỡi cắt này, nhưng trời cho Tula Việt Bắc sở hữu những mỏ ngọc lớn nhất nhì Thế Giới.

Mỗi nòng 80cm sẽ phải mất một giờ để khoan phá và 10 phút để khoan tinh, thêm 10 phút để chuốt rãnh xoắn, thời gian lắp ráp phôi 3 lần là 10 phút. Cộng lại là một giờ rưỡi. Mỗi ngày trung bình mỗi máy làm được 10 súng, để sản lượng đạt 100 súng một ngày, thì cần 10 máy, trong đó có 6 máy khoan phá, 2 máy chuốt tinh và 2 máy chuốt rãnh xoắn. Cứ 2 tháng, KH47 trang bị súng trường đủ cho một sư đoàn. Kế hoạch KH47 có chỉ tiêu là 10 vạn súng trường tiêu chuẩn ST-1 hoàn thành cuối năm 1949, sau một năm chuẩn bị của KH45 và một giai đoạn trung gian, chưa ổn định đầu KH47. Sau khi đủ máy vào giữa năm 1947, sản lượng đạt mức cao và sản lượng vẫn tăng cho đến năm 1949.

Nhưng mà, nếu như thế thì chúng ta lại phải viện trợ ST-1 cho Tầu Khựa năm 1950, có lẽ vì thế mà Tula Việt Bắc không bao giờ được xây dựng.


Máy khoan nòng này giống hệt của người Mèo. Nhưng ông X là một nhà bác học đi học ở châu Âu về, không phải người Mèo, nên sản phẩm không phải là súng kíp người Mèo, mà là ST-1. Độ chính xác đạt được vì ông X làm được ray trượt chính xác, ray trượt này rất bền vì có độ cứng cao, loại dầu máy quý giá không phải mỡ bò mỡ lợn hay dầu vừng sẽ được cất giữ cẩn thật, ưu tiên cho máy khoan nòng.

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 03:27:54 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #18 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 04:11:06 pm »

Việt Bắc có những mỏ ngọc tầm cỡ Thế Giới để Tula Việt Bắc làm dao. Có thể, Tula Việt Bắc không đặt ở Việt Bắc, mà ở Tây Bắc, trên khoảng từ Lào Cai sang Lai Châu. Ở đây xa địch, đồng bào thưa, tiện cho bí mật. Ở đây cũng nhiều hang núi tự nhiên và núi đã sau đó sẽ che phủ các hầm ngầm. Ở đây cũng có những dòng suối cao, tiện cho các máy công cụ chạy bằng guồng và rất có thể là một vài trạm thủy điện. Bên Cao Bằng-Hà Giang-Lào Cai-Lai Châu có các mỏ đồng, kẽm, chì, thiếc, sắt, than. Rất nhiều thông để lấy nhựa làm dung môi thuốc súng và sơn. Thông còn dùng làm củi khi đàn động cơ trâu chưa phát triển, nhưng tất nhiên điều đó chỉ có nếu Tạ Quang Bửu không lột sạch các nồi hơi, các máy nổ chạy than của Tula Việt Bắc.

Cả Việt Bắc và Mù Cang Chải đều nhiều hang lớn có nhiều phân dơi, để làm đạn cho ST-1 trong giai đoạn đầu khó khăn nhất, khi các cánh đồng đay chưa thu hoạch và các máy nén khí, lò acid chưa hoạt động.

Tula Việt Bắc cũng có thể đặt ở chân núi Yên Tử, mạn huyện Sơn Động, cũng suối cao, rừng thông, thêm vào đó là mỏ than. Ở đây cây sơn nhiều hơn Mù Cang Chải, sơn sẽ là chất kết dính cho loại thuốc viên rắn hiện đại bậc nhất Thế giới của ST-1. Sơn cũng dùng bảo vệ báng súng, phoi tiện khoan có rất nhiều để làm đen sơn, ST-1 chắc là có báng màu đen bóng, rất bền. Ngày nay trong bảo tàng chiến tranh sẽ có vài khẩu ST-1 có seri 0, 1, hay 00000, hay 11111, hay 99999 được khản xà cừ, nạm vàng bạc, ghi chữ đề tặng những danh nhân, như các quân xưởng danh tiếng trên Thế Giới

Tula Việt Bắc cũng có thể đặt ở Cao Bằng, nhiều khoáng sản đa dạng, lại có thác Bản Giốc làm thủy điện. Nhà máy thủy điện đặc biệt của Tula Việt Bắc không hồ, không đập gì cả, những ống gang dẫn nước của Hà Nội, Hải Phòng được dùng làm ống áp lực đặt trên những dòng suối nhỏ lưu lượng độ 1 mét khối một giây, dễ dàng kiếm được một con suối như vậy có độ cao 100 mét, cho công suất lý thuyết 1000kw. Một trạm nhỏ cao 10 mét thì bản nào cũng có, cho 100kw. Một trạm nhỏ nữa chỉ 100 lít một giây, cao 10 mét, cho 10kw, đủ cho một máy công cụ chạy với hiệu suất 50%.

Sản lượng điện quý giá của Tula Việt Bắc không phải hoang phí đến nỗi thay cho tất cả các động cơ trâu. Phần lớn các máy có động lực là dòng nước sẽ phải dùng guồng nước cổ truyền, như các máy bên châu Âu trước WW2. Các máy của Tula Việt Bắc đặt trong một xưởng cỡ một huyện, nhưng người lập kế hoạch siêu đẳng và Bộ Đội đến lấy súng sẽ giúp vận chuyển các bán sản phẩm. Lượng điện ít ỏi có được chủ yếu dùng cho các máy nén khí, điện phân, tia lửa của hóa chất.

Chúng ta đặt Quân Xưởng ở Tuyên Quang là đúng, ở đây có đủ các điều kiện như trên. Nhưng một nhà lập kế hoạch , ông X, sẽ phải dỡ ray tầu hỏa tập kết ở Việt Trì hay Phố Lu, vận chuyển lên Tuyên Quang bằng đường thủy, chất thành hàng ở bờ sông, để quân địch nhảy dù tưởng là một chiến lũy bỏ hoang. Chúng sẽ cười các anh hùng của Tula Việt Bắc, bỏ đi mà không đủ sức phá chiến lũy này. Hay là các bãi vật liệu được gài mìn và đánh dấu vị trí mìn, hoặc một số vật liệu ném xuống đáy sông, cho vào hang núi.... rất nhiều cách để bảo vệ 30km đường sắt của KH47. Sau này, Bộ Đội còn gánh ray tầu hỏa đến bổ sung vật liệu, nhưng một kế hoạch "khai mỏ" ban đầu đảm bảo Tula Việt Bắc sớm ổn định sản xuất. Đường sắt cũng làm luôn ray goòng khi các công nhân mỏ đào hầm ngầm cho Tula Việt Bắc trong lòng núi, cũng không cấm chính ray tầu hỏa này chống trần các hầm máy trước khi nó được xây kiên cố bằng đá và vôi.


Một điều đặc sắc của ST-1 Tula Việt Bắc là nó được gia công phần lớn từ các lưỡi dao bằng ngọc. Chúng ta không có thợ mài ngọc, nhưng điều đó được các Ông Thợ và Kỹ Sư khéo tay thông minh chế tạo cùng với các máy cắt gọt ban đầu làm bằng ray tầu hỏa. Các mũi khoan phá được làm từ loại đá quý nhỏ 1-2mm. Một số loại đá cứng lớn cỡ cm mà không quý được dùng làm lưỡi khoan, tiện, phay. Chúng có tốc độ chậm, nhưng sản xuất của Tula Việt Bắc không phải cạnh tranh với hãng nào hết.

Một lượng lưỡi dao hiện đại cũng có thể được ông X lo xa bỏ vài kg vàng ra mua trong KH45. Một tấn hợp kim-vật liệu làm lưỡi dao phổ biến lúc đó có thể được chở từ châu Âu, như Thụy Điển về năm 1946, đủ dùng làm dao cả 9 năm. Lúc đó trên Thế Giới đã có kỹ thuật làm dao gốm, có thể một cộng sự của ông X cũng đi tây học về sẽ làm được dao gốm từ các lò thiêu kết nhỏ, chúng ta cũng có mỏ volphram để làm carbur volphram, một lò hồ quang nhỏ được đặt tại Hà Nội hay Quảng Ninh để tạo vật liệu làm lưỡi dao. carbur volphram điều chế xong không có coban để làm gốm ?? không sao, làm kết dính sắt cũng được, không cần loại rất tốt, chỉ tốt là đủ. Tuy nhiên, khả năng làm dao gốm trong thời đó hầu như bất khả thi.

Một nguồn lưỡi dao có được từ các nòng pháo hỏng mà địch bỏ lại, nòng súng hỏng không dùng được nữa, phải là súng máy Tây chính hiệu, chúng sẽ được cắt, mài làm lưỡi dao chế ST-1. Loại này khá chịu nhiệt, khá cứng, lại dễ gia công con dao. Mỗi nòng FM hay La Mi sẽ cho ra 50 lưỡi dao, đủ cho việc chế tạo hàng ngàn AT-1. Nếu như có một nòng pháo phòng không 37mm thì có lẽ cả Tula Việt Bắc sẽ mở hội ăn mừng "lễ lưỡi dao". Độ 10 cái nòng xe tăng hỏng là đủ toàn bộ 9 năm một loại dao trung bình.

Để tiết kiệm lưỡi dao gia công tinh, các phần thô sẽ được cắt gọt từ dao không lưỡi làm bắng gang. Những mẩu ray tầu hỏa sau khi đã cắt ra phôi để làm nòng súng, sẽ được tận dụng. Sau này, khi về Hà Nội người ta thấy câu "dụng nhân như dụng mộc" mất tích, mà ngày nay pà con khi trà mạn sẽ nói "dụng nhân như dụng gang ray".

Việc thay dao làm giảm tốc độ sản xuất của KH47, thế thì máy tiện của Tula Việt Bắc sẽ có hai bệ dao hai bên, có thể mỗi bên 2 bệ dao chung một ray và vít me.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 04:18:42 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #19 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 05:16:58 pm »

Bên trong nòng súng. công đoạn 3 là cuốt rãnh xoắn.

Cho đến nay, có một số phương pháp chuốt rãnh. Tula Việt Bắc thò có một tỉ cách chuốt rãnh theo một ti tỷ loại thép mà nó kiếm được.

Phương pháp cổ nhất dùng cho súng trường là dao tam giác, từ 185x đến gần hết tk19, trước khi Mauser và Mosin ra đời, chuốt rãnh tam giác dầy. Dao là một thanh gang, đầu thanh gang này phình to ra hình côn. Đầu côn này được rạch các rãnh tam giác và để lại các cánh hoa nhọn, các cánh hoa này lại được mài ngang thành các dao xếp liên tiếp nhau, mỗi dao cách nhau về độ dầy khi cắt gọt là khoảng 1/10 mm (một rem), Khoảng 10-20 rãnh ngang tạo thành một chỗi 10-20 lưỡi dao trên mỗi cánh hoa. Khoảng giữa các cánh hoa xẻ sâu xuống làm lỗ thoát phoi. Dao dài khoảng 1 mét, cũng làm bằng thép tốt, một đầu dao gập lại trượt trên một ray tạo ra vòng xoắn. Dao được kéo dọc theo nòng bằng vit me, có thể kéo lui keó tiến vài lần thoát phoi. Cán dao hơi bé hơn nòng súng chút, hoặc là đúng bằng nòng súng ở một đoạn độ 10cm sau đó là bé hơn. Người ta kéo dao lùi, cán đi trước, từ miệng nòng về chứ không như khoan từ đuối nòng đi.

Loại dao thứ hai được dùng cuối tk19 là dao hợp kim cứng, rãnh chữ nhật.Ban đầu, dao cũng là thanh thép hình côn phình to ra. Người ta dùng đã mài chính xác khoanh đoạn hình côn thành nhiều khúc, rãnh khoanh sâu 1-2mm các khúc cách nhau 5-10mm. Sau đó cũng bằng máy mài chính xác, các rãnh dọc dao được xẻ sâu làm vùng không rạch nòng và lỗ thoát phoi. Ray quay được đặt trong ống, có thể chỉ có kéo hoặc đẩy kéo.

Loại dao hiện đại ngày nay là dao đẩy, làm rất nhanh, lưỡi dao là gốm, hàn vào cán dao. Máy tự động làm rãnh AK 1 phút một nòng, chỉ đẩy một lần.



ST-1 có loại dao không giống ai, vì nó cũng sản xuất ở nơi không giống ai. Dao chuốt rãnh xoắn của ST-1 làm bằng gang, có cán trượt trên gờ tạo xoáy như kiểu 185x, gờ này được mài theo tính toán của người thiết kế súng. Gờ này có thể đứng, làm bằng thanh ray tầu hỏa xẻ dọc. Cũng có thể làm bằng gỗ, có bánh xe ở cán cho gỗ ít mòn, cũng có thể gỗ phủ một tấm tôn mỏng cũng để bảo vệ. Nếu làm bằng gỗ thì có vạch ngấn, mòn quá vạch ngấn thì thợ mộc bào lại.

Cũng có thể rãnh quay được làm từ một ống tròn như chai khí nén. Nó được cưa giũa, cắt thành các phần, được khoan lỗ bắt ốc vào các giá và đánh bóng, nhiệt luyện.

Cái khác là nó có đầu của loại dao đầu tk20 làm Mosin nhưng dược đẩy bằng kỹ thuật cuối tk20. Vì làm bằng gang cầu chóng mòn, dao ST-1 ngắn, được đẩy cho rẻ khi phải chóng thay thế. Một cách nữa là đoạn dao ngắn được hàn vào cán kéo dài rồi tháo bỏ khi thay đầu. Việc hàn dao cũng tạo thành dao đẩy-kéo chính xác hơn.

Cách mà ST-1 khoan tinh cũng thêm một cách chuốt rãnh nữa, là dao rời, được lắp vào lỗ lõm trên dao ở giữa dao đẩy kéo. Lỗ lõm này cũng nghiêng dốc, tiện việc hiệu chỉnh dao. Với cách này, cán dao được làm bằng thép dẻo dai rất bền, có thể là từ các khung gầm ô tô, tầu hỏa, hay từ cá tấm ốp nối ray tầu hỏa.

Một loại dao chuốt rãnh của Tula Việt Bắc là dao hai cán, hai đầu cán ngắn-khúc giữa làm lưỡi, mỗi đầu chỉ dài 2cm và to đúng bằng đường kính trong nòng. Đoạn giữa phình to, mài khúc và xẻ rãnh dọc, rãnh dọc kéo dài ra chuôi dao thoát phoi. Loại dao này đẩy bằng một phương pháp độc đáo chỉ có Tula Việt Bắc có, là dao và các đoạn đẩy rời có đầu mài chữ V, chữ V lõm lắp vào chữ V lồi để đẩy dao quay, chữ V này có thể thay bằng rãnh dài thành đứng khó gia công hơn nhưng tốt hơn. Các đầu tiếp giáp lưỡi dao và các khúc đẩy được mài vát đỡ hại nòng và các khúc đẩy cũng có thể nối tiếp rãnh thoát phoi theo hình rãnh xoắn. Ray quay bên ngoài quay được, nhưng ngắn. Mỗi khi đẩy hết một khúc 20-30cm thì lùi lại, quay ray cho hợp vị trí mới và tọng thêm khúc đẩy mới. Các khúc đẩy được lắp trong một ống thẳng với nòng. Loại dao này đạt được các yêu cầu về độ bền của thép yếu, dao rời dễ thay, độ chính xác đạt cao nhất có thể dùng làm súng bắn tỉa. Có thể phôi nòng ban đầu dài hơn 4-5cm sau này cắt bỏ, hoặc nối vào đầu nòng một ống làm ray của dao.
Loại dao này cũng được cải tiến để có lưỡi rời thay nhanh. lưỡi được sản xuất bằng bổ chẻ thanh gang đã gọt khúc. Khi lắp lưỡi, người thợ mài đế lưỡi để chiều cao của lưỡi đạt yêu cầu. Lưỡi có thể cố định bằng ốc hay đai, nhưng không cũng được.

Một cách làm sáng tạo với các kim loại yếu là ban đầu cắt một rãnh tam giác hẹp, một thành đứng, loại dao này kéo nhẹ nhàng và gang chịu tốt, sau đó dao cắt ngang có các lưỡi liên tiếp cắt rộng rãnh này bằng phương pháp đẩy, cán dao mài có gờ bám theo rãnh tạo lúc ban đầu, không cần ray quay nữa.


Nhưng có lẽ kết cấu lưỡi rời lắp trên thân dao ngắn có một đoạn gang, hàn vào thanh kéo bằng thép mềm, sẽ là loại dao chuốt rãnh xoắn được ưa chộng ở Tula Việt Bắc. Người ta dễ dàng hiệu chỉnh dao khi nó mòn. Phương pháp hàn ma sát được áp dụng khi khan hiếm đất đèn và điện. Mõi lưỡi dao gang chỉ làm được 10 súng cùng chất liệu, 10 vạn ST-1 của KH47 phải dùng một vạn lưỡi dao, dài 12cm, chiều ngang phôi 1,5cm được phần từ phần đáy của ray tầu hỏa. Sau khi lấy đi phần làm 2 nòng súng bên trên, phần đế của ray được bỏ đi các phần mỏng, có thể chế tạo được 20-30 dao chuốt rãnh. Phôi dao được pha bằng cưa, được mài trên máy mài cả phôi và đá quay như Phần Lan mài Suomi. Sau đó có thể được vi chỉnh bằng lưỡi dao tiện tốt, tốc độ tiện không cần cao vì khối lượng rất ít, phần tiện chỉ là tinh chỉnh chính xác cán dao, không cần nhiều và cũng có thể thực hiện bằng đá mài tốt có kính lúp. rãnh khúc và rãnh dọc thực hiện được bẳng đá mài nhỏ.

Cứ 10 máy trong bộ 3 máy gia công phần trong nòng có một tổ làm dao. Dao chuốt rãnh xoắn loại lưỡi cố định được làm trên máy chuyên dụng, loại máy mài quay có thước đo quang học để luôn luôn theo dõi chính xác kích thước cán dao. Thước đo quang cũng làm đơn giản bằng một thấu kính tạo ảnh từ đèn chiếu, đặt ảnh phóng to trên tường có kẻ sẵn thước ly. Nếu lắp 2-3 đá trên một máy để làm các phần khác nhau của dao thì năng suất rất cao. Máy này chỉ cần 2-3 thợ, trong đó 2 người quay đá và quay phôi, một người chỉnh đá. Chỉ cần một tổ như thế này là đủ 100 dao cho 100 súng xuất xưởng mỗi ngày. Hai tổ làm 2-3 ca thì thừa cũng trên một máy đó. Thông thường, Tula Việt Bắc sẽ sắm 2-3 máy như thế này để công việc không trục trặc. Máy mài này dĩ nhiên được ưu tiên loại vòng bi tốt nhất.

Môt kiểu chuốt kéo bằng dao yếu khác là cắt dần theo chiều ngang rãnh xoắn chữ nhật. Mỗi lần kéo, phôi được quay một góc nhỏ để mỗi lần chốt cắn kim loại thêm một chút. Kiểu này hay hại dao và chắc ít dùng

Nếu như độ bền kéo của cán dao không đủ thì mỗi lần chuốt bằng nhiều dao, mỗi dao cho một độ sâu khác nhau. Với độ sâu dưới 1mm thì chỉ cần 2-3 dao là đủ, mỗi dao có kích thước lưỡi khác nhau.


Cuối cùng, loại dao chuốt rãnh độc dáo làm làm bằng đá mài. Các thanh đá mài đặt hơi nghiêng dọc theo khe xẻ trên cán dao, bên dưới có lò so lá đẩy lên, hoặc đệm bằng miếng cao su. Kéo đi kéo lại độ 100  lần là chuốt xong nòng, nhưng có lẽ lần bơm nước mạnh để trôi bột mài làm hỏng nòng. Những nòng súng quý bằng thép siêu cứng được làm bằng cách này.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 05:43:34 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM