Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:26:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng tiểu liên AK  (Đọc 780489 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #510 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 11:16:01 pm »

Khi khối bệ khóa nòng chạy lùi kéo theo khóa nòng xoay ngược hướng kim đồng hồ tịnh tiến tại vị trí để tai móc đạn trên khóa nòng vê quanh gờ vỏ đạn như một cách tách vỏ đạn dãn nở do nhiệt khí thuốc khỏi thành buồng đạn trước khi tai móc đạn trên khóa nòng giật vỏ đạn theo quán tính văng ra ngoài.

Có lẽ không phải đâu. Vì CKC không có khóa nòng xoay trong khi đạn của nó như AK. Trừ trường hợp khóa nòng của nó có hơn một cái mấu móc vỏ đạn để phân bố lực móc đều ra. Cấu trúc CKC:


Nhân thể giới thiệu cách nạp đạn bằng kẹp của CKC:
Logged
Kira Nakazato
Thành viên
*
Bài viết: 46


« Trả lời #511 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 11:25:18 pm »


Ah,mấy cái bôi đỏ ấy thì tớ xin giải thích lại thế này.Khi thuốc đạn cháy,áp suất trong vỏ đạn rất cao dẫn đến vỏ đạn bị nở ra và ép rất chặt vào buồng đạn,lôi lúc đó chỉ có đứt đít.Sau khi viên đạn đã rời nòng,áp suất giảm,vỏ đạn có co lại để có thể rút ra dễ dàng bởi cái móc vỏ đạn của khóa nòng với lực đẩy của khí thuốc,tuy nhiên vẫn còn biến dạng dư nên nếu ta dùng vỏ đạn đó mà tống vào buồng đạn lần nữa mà không chuốt lại thì sẽ khó tống vào là do cái biến dạng dư ấy,cái biến dạng dư ấy là minh chứng cho việc vỏ đạn đã bị ép sát vào buồng đạn trong quá trình viên đạn còn ở trong nòng.
Tớ nhìn cái khóa nòng thì chẳng chỗ nào đạt tiêu chuẩn làm mặt gương cả >"<

Còn theo lý thuyết thì chỗ nào có sự thay đổi của tiết diện mặt cắt thì dễ xày ra tập trung ứng suất,như vậy trên vỏ đạn AK là phần côn tóp miệng của vỏ đạn,ngay bên dưới của đầu đạn ấy (khổ,không phải chuyên ngành nên cũng biết gọi nó là cái gì cho đúng)

@huyphongssi : khóa nòng xoay để cài 2 cái "tai" - lug của nó vào thân súng để đàm bảo cái vỏ đạn không bị áp suất cao đẩy tụt ra khỏi buồng đạn thôi mà.
@nhai quai dép : theo như mấy cái clip trên youtube thì phần tiếp xúc với nòng là khoảng đối xứng 2 bên của mũi tên B trong hình của bạn,chú ý sẽ thấy 2 đường ngang mờ mờ trong ảnh đó Cheesy
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2010, 11:35:53 pm gửi bởi Kira Nakazato » Logged

...Alpha one is down,I repeat Alpha one is down...Alpha team,man down,man down...
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #512 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 11:27:40 pm »

Dạo này bác Đoành đắt hàng ghê! Smiley

Chạy sô từ SAM đến AK! Grin
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #513 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 12:01:17 am »


Còn theo lý thuyết thì chỗ nào có sự thay đổi của tiết diện mặt cắt thì dễ xày ra tập trung ứng suất,như vậy trên vỏ đạn AK là phần côn tóp miệng của vỏ đạn,ngay bên dưới của đầu đạn ấy (khổ,không phải chuyên ngành nên cũng biết gọi nó là cái gì cho đúng)


Nhà em có dùng tới Oxy thường xuyên nên biết chỗ đó tương tự như viên đạn và gọi và "vai bình", chỗ này được thiết kế để khi nổ bình thì cả cái đầu bình bung đi mà không toác bình ra thành nhiều mảnh như mảnh bom!  Grin
Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #514 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 01:33:23 am »

Không hiểu cái chốt này dùng để làm gì.Khẩu ak 104, khẩu 103 không thấy
Căn cứ vào tài liệu giới thiệu về AK 104 ở website Worldguns có các hàng tiếng anh sau:
the largest stride forward was made by the USSR, when, in 1943, the Soviet Army adopted a new cartridge - the 7.62x39mm medium-power load.
Như vậy, dòng chữ khắc trên súng phù hợp với cỡ vỏ đạn cũ(1943). Với loại đạn mới sốl lượng đạn bắn ra/m sẽ đạt nhiếu hơn (lý thuyết 600/phút)
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2010, 10:21:06 am gửi bởi Kon tiahien » Logged
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #515 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 02:43:41 am »

Không hiểu cái chốt này dùng để làm gì.Khẩu ak 104, khẩu 103 không thấy
Căn cứ vào tài liệu giới thiệu về AK 104 ở website Worldguns có các hàng tiếng anh sau:
the largest stride forward was made by the USSR, when, in 1943, the Soviet Army adopted a new cartridge - the 7.62x39mm medium-power load.
Như vậy, dòng chữ khắc trên súng phù hợp với cỡ hộp đạn cũ(1943). Với loại băng đạn mới sốl lượng đạn bắn ra/m sẽ đạt nhiếu hơn (lý thuyết 600/phút)
Hehe, cậu T-90s hỏi cái chốt nho nhỏ cơ mà bác Kon tiahien
Cái này AK-102/104/105 và cả AKS-74U cũng có. Nó là................ cái chỗ móc dây đeo thôi bạn  Grin
(nói như bác Đểu mới chính xác  Cheesy)
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2010, 09:45:17 am gửi bởi heavenshield92 » Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #516 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 06:46:09 am »

Không hiểu cái chốt này dùng để làm gì.Khẩu ak 104, khẩu 103 không thấy

Chốt giữ bá xếp thôi. Có chi lạ đâu
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #517 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 08:31:02 am »

Tớ nhìn cái khóa nòng thì chẳng chỗ nào đạt tiêu chuẩn làm mặt gương cả >"<
----------------------------------
 Thế nên tớ mới khuyên bạn nên đi tìm thêm tài liệu để đọc!  Grin

Còn theo lý thuyết thì chỗ nào có sự thay đổi của tiết diện mặt cắt thì dễ xày ra tập trung ứng suất,như vậy trên vỏ đạn AK là phần côn tóp miệng của vỏ đạn,ngay bên dưới của đầu đạn ấy (khổ,không phải chuyên ngành nên cũng biết gọi nó là cái gì cho đúng)
----------------------------------
 - Ờ, đúng rồi! Vậy khi khí thuốc đang cháy chưa đạt áp suất cần thiết để duỗi thẳng "phần côn tóp miệng" của đạn (trong chuyên ngành đạn gọi là cổ đạn) thì áp suất trong vỏ đạn phân bố đều trong lòng vỏ đạn, lúc này vỏ đạn bị biến dạng dẫn đến áp sát vào buồng đạn. Thế đã đúng lý thuyết chưa nhỉ? Wink

 - Khi áp lực đủ lớn (thuốc phóng cháy gần hết) phần cổ đạn bị vuốt thẳng, phần đáy đầu đạn nhận sức đẩy để phóng vào nòng súng. Áp lực này đủ lớn để đầu đạn bị vuốt theo rãnh khương tuyến tạo chuyển động xoay trong lòng nòng súng. Lúc này, trong lòng vỏ đạn do áp suất giảm đột ngột nên vỏ đạn không còn ép sát vào buồng đạn nữa (đây chính là ý của bạn, nhỉ?).  Wink

 Từ hai cái gạch đầu dòng trên, tôi suy ra thế này: Khi vỏ đạn bị áp suất ép chặt vào thành buồng đạn thì chả có cái gì cần làm kín vì lúc ấy chưa có khí thuốc trong buồng đạn. Đến khi có khí thuốc dư trong buồng đạn thì vỏ đạn lại không còn bị ép chặt vào thành buồng đạn nữa. Vậy cái lý thuyết "làm kín bằng vỏ đạn" của bạn nó nằm ở chỗ nào? Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #518 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 08:49:13 am »

Không hiểu cái chốt này dùng để làm gì.Khẩu ak 104, khẩu 103 không thấy

Chốt giữ bá xếp thôi. Có chi lạ đâu
Bổ sung cái hình:
Logged
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #519 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2010, 09:42:51 am »

@Tư lệnh: em nghĩ ý của bác Kira là cái khoá nòng chỉ có tác dụng khoá chặt viên đạn trong buồng đạn, không phải làm kín hoàn toàn buồng đạn như kiểu pít-tông làm kín xi-lanh  Grin. Em nghĩ ý này đúng, còn phần "ép chặt vào buồng đạn" thì tư lệnh nói quá chuẩn, không còn gì phải bàn cãi  Smiley
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2010, 09:51:39 am gửi bởi heavenshield92 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM