Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:59:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Súng tiểu liên AK  (Đọc 780491 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
kien098
Thành viên
*
Bài viết: 207


« Trả lời #100 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2008, 09:28:10 pm »

Còn đây, liệu có phải 1 chương trình "Chia tay Vàng Anh" trong lĩnh vực vũ khí Smiley

Georgia giải thích việc bỏ AK, thay bằng M4A1

http://www.youtube.com/watch?v=OhGMScrXo28
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #101 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 08:03:47 pm »

tuy đạn ak mạnh, nhưng khi bắn vào người cũng chỉ tạo 1 lỗ 7-8 mm. Còn đạn M-16 tuy yếu, nhưng khi trúng vào xương sẽ vở thành nhiều mảnh, sát thương mạnh hơn.


Lại một chú ngộ độc quảng cáo. Mà chú này bị thành nào ị mà đến nỗi đạn M16 nổ phá Huh? Còng trúng vào xương mà vỡ thành nhiều mảnh thì không gẫy xương Huh?? bắn vào đầu văng ra Huh?  Người ta cần đạn vỡ hay lộn trong phần mềm để nó phá, còn khi chạm xương cần tập trung sức phá vỡ xương. (Câu văng tục này không liên quan đến AK hay M16, mà liên quan đến chuyện bác Huyphuc_nb được lên cột điện 1 ngày). Đạn M16 mà vỡ khi chạm xương thì đó là đạn rởm, chắc dùng gang tồi quá nên mới thế. Thực tế M16 khá rắn chắc, chắc chắn là mấy chú ngu si đần thộn này kiếm được đạn rởm rồi.

Đạn đạn AK là đạn cầu đầu mềm. Nó có phần đầu thường là nhẹ, để cho rẻ người ta không làm rỗng mà kéo dài đầu nhọn ra tác dụng tương tự. Cơ cầu này dồn trọng tâm về sau ổn định đường đi. Một tác dụng của nó là phá rất mạnh. Khi đạn trong phần mềm, phần mềm không làm nó chậm lại trực tiếp mà cơ chế hồi chuyển làm nó ngoáy đảo mạnh. Đạn AK-74 nhỏ có phần đầu rỗng mềm để tạo tác dụng tương tự, lúc này công nghệ phát triển nên đi theo hướng này.

Muốn biết đạn AK thế nào thì đi mà hỏi những thằng đã may mắn biết cảm giác đạn trúng bụng. Lỗ sau lưng bằng cái bát sắt, nó không thổi bay thịt đi mà trộn đều thành một hỗn hợp ....

Lục trên mạng thấy mấy chú không chuyên đem lợn ra thử AK đấy, các chú đo đạc tính toán ghi chép còn hơn cả pờ rồ.
----


Năm 1947 làm gì có ai nghĩ đến ''súng trường tấn công'' assault rifle.  Khẩu MP-44 giống súng ngắn bắn nhanh niều hơn, tuy rằng nó rất gần ''súng trường tấn công'', nhưng khi thiết kế đã ưu tiên nhiệm vụ ''tấn công'' mà bỏ quên nhiệm vụ ''súng trường''.

Khẩu súng trường cần làm tất cả những nhiệm vụ của người bộ binh. Nó cần bánh mạnh khi xung phong, cần mang được nhiều đạn và bắn tiết kiệm khi hành quân, cần bắn xa khi phòng ngự... và nó cũng không quýt sờ tộc như các loại bắn tỉa, đại liên...

Trong khi đó những ''súng trường'' truyền thống như Mauser, Mosin, SVD... lại thiếu khả năng ''tấn công''. Người ta làm rất nhiều súng ngắn bắn nhanh sub machine như PPS. Chả lẽ lại trang bị cho lính hai súng. AK được vẽ kiểu năm 1943 vì yêu cầu chiến trường như vậy. Nó kết hợp ưu thế của súng ngắn bắn nhanh và súng trường. Ngày nay, những thiết kế của AK trở thành tiêu chuẩn: Chọn chế độ bắn, bắn tiết kiệm đạn, tầm hiệu quả 300 mét, tin cậy an toàn...

M16 ra đời sau nhưng lại có hướng thiết kế sai. M16 thậm chí còn không đạt điểm MP-44, nó chỉ có chức năng ''súng ngắn bắn nhanh'', lại còn cực nhanh nữa. Các chú ngộ độc cứ thấy bắnh nhanh là sướng, cáng nhanh càng sướng. Thế nên trận Iadran các chú chỉ gặp một hai xung lực là sức chiến đấu về mo. Liệu mỗi linh mang được bao nhiêu đạn Huh? đủ bắn ''thật cẩn thận'' 20 loạt không (mỗi loạt trung bình 6 viên). Còn nếu tính chỉ hơi đãng trí giật mình là đi một băng thì bắn được mấy phát Huh?
Đây mới chỉ là một chiến lược thiết kế sai nhỏ, sau nó cũng khắc phục bằng loạt bắn 3 viên. Đến lúc đó Mỹ mới có súng trường tấn công, mặc dù chưa thật giống lắm, đấy là thập niên 197x, gần 30 năm sau khi AK được chấp nhận phục vụ. Nhưng những điểm sai lớn khác thì không thể khắc phục được, như độ tin cậy, khả năng cân bằng.

Đặc biệt một điều là Mỹ đến tận bây giờ không thật sự có khái niệm ''súng trường phục vụ''
Súng trường phục vụ điển hình là Mauser và Mosin. Nó không phải là một khẩu cụ thể, mà là một tập hợp các tiêu chuẩn, công nghệ. Bản quyền không phải của nhà thiết kế hay nhà máy nào mà do nhà nước hoặc quân đội giữ. Mỗi hãng sẽ đề xuất phương án của mình và nếu được chấp nhận sẽ được đặt hàng.

Để có tập hợp các tiêu chuẩn đó Huh?
Mosin và Mauser đều ra đời qua một cuộc thi thiết kế rộng, tuyển súng khắp châu Âu. Chúng còn hoàn thiện nhiều cho đến năm 1898, khi chúng có tiêu chuẩn đạn.
Súng trường trang bị được bắt buộc trang bị trong toàn quân, thậm chí các động tác bắn cũng có điều lệnh, nghệ sỹ biểu diễn láo là nằm hầm ngay.


Nhờ vậy, súng có những đặc trưng:
Không phải thiết kế theo ưu thế công nghệ của bất cứ hãng nào, súng được thiết kế sao cho dễ dàng sản xuất nhất trong những điều kiện rộng rãi nhất. Ví dụ, AK có những ''dơ'', khoảng trống dự trữ giữa các chi tiết rất lớn. Khi có điều kiện tốt, người ta chọn vật liệu tốt cho ra khẩu AK xịn rất nhẹ và bền. Nhưng khi nghèo thì đồ địa phương cũng rất sẵn. CŨng ví dụ như Mauser, nó đường tầu nhái trong các xưởng thủ công không thể tồi tệ hơn. Hay như Mosin, nó được đặt hàng khắp Anh Pháp Mỹ, làm thủ công ở Nga... đâu cũng chế tạo được. Và kết quả thật kinh hoàng, nước Nga nghèo đói nhất trong số các nước to đầu hồi đó đến 1904 khi bắt đầu chiến tranh với Nhật đã có 4 triệu súng Huh?? Chất lượng thì thôi rồi, súng vẫn còn thấy ở Iraq sau khi nó ra đời hơn 100 năm. Mà Mỹ là nước sản xuất trộm (không license) Mosin lớn nhất trong hơn 100 năm qua. Ban đầu, sau cách mạng tháng 10, Mỹ quỵt Liên Xô số súng đặt hàng ở đây. Để trong kho mãi rồi bán rẻ. Thế là dân Mỹ nghiện luôn, sau khi hết đồ thì các hãng lại sản xuất ăn cắp license với lý do ''không đội trời chung với bọn đỏ'', license là đinh. Dân Mỹ cũng độ súng ngang trời luôn, không biết bao nhiêu vạn phát minh được đang ký và không đanưg ký quanh khẩu này.
Tất nhiên là các hãng Mỹ luôn cười Mosin là dại, ai đời đi thiết kế quả súng vùa rẻ vừa dễ làm Huh?


Súng Mỹ thì ngược lại. Để đảm bảo lãi lớn, người ta cố gắng thiết kế súng trên bình diện công nghệ cao và rất ít hãng cạnh tranh trong sản xuất. Tuy nhiên, thiết kế một khẩu súng chỉ làm được bằng ''công nghệ cao'' chỉ như muỗi dãn so với thiết kế một khẩu súng xịn nhưng lại làm được ở công nghệ thấp.
Cái kiểu đó tất nhiên được một thứ súng mà đệ tử ruột của Mỹ cũng chả thèm. Ví như tầu tưởng, đệ tử vĩ đại lớn nhất mợi thời đại của Mỹ, nó cứ dùng Mauser-tự chế-đi mua-ăn cướp ăn trộm... bằng mọi giá có Mauser, ném mịe nó Spring Field vào sọt rác.
Thiếu một cuộc tuyển súng cỡ gần chục năm như Mauser hay Mosin, các súng Mỹ không được các lính chiến, thiện xạ, sỹ quan, thợ rèn, thợ sửa... thổi linh hồn vào và những nhược điểm bộc lộ sau đó, khi mà thiết kế đạ được duyệt và đông cứng. Ví như M16, người ta vội đưa vào trang bịmột khẩu súng có yêu cầu làm việ như trong xưởng chứ không phải trong rừng.


Sỹ quan Mỹ thì chưa bao giờ có khái niệm ''súng trường phục vụ'' cả. Về nguyên tắc, lính Mỹ có thể dùng bất cứ súng nào (nếu có đạn là nó dùng AK luôn), và license cũng không bắt buộc súng nào phaỉ trao cho nhà nước Mỹ cả.  Vậy nên một súng của một hãng dù lớn đến mấy cũng không thể là một súng của nhà nước được.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tư, 2008, 10:47:29 am gửi bởi ChienV » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #102 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 08:27:03 pm »

khi lắp loa giảm giật vào đầu nòng súng thì viên đạn có bị mất sơ tốc ko ạ ?

Không hề.

Một vấn đề nữa là ống hãm thanh. Thực ra ống hãm thanh cũng không hề làm giảm sơ tốc đạn. Tuy nhiên, khi dùng hãm thanh hiệu quả cần dùng loại đạn riêng có tốc độ cháy nhanh hơn, làm sơ tốc thấp hơn, nên dễ gây hiểu nhầm.
Khi dùng đạn thông thường, nếu lắp các thiết bị đầu nòng đều không làm giảm sơ tốc đạn.

Trong các ảnh chụp nhanh, viên đạn bao giờ cũng đi trước sóng xung kích đầu nòng, chứng tỏ khi thoát khỏi nòng chính, thuốc súng mất ngay tác dụng đẩy đạn. Mà các thiết bị gắn đầu nòng chỉ tác động vào sóng xung kích đầu nòng (giảm giật, giảm âm...)


Đúng rồi

Loa giảm giật thật ra là loa cân bằng giật. Mỗi khi bắn, súng nào cũng lệch nòng đi một chút và cái loa lệch này bù vào. ban đầu cái này có dạng vát như bị chém nhưng gần đây thay bằng dạng có khoan lỗ hình tuye bên sườn.

Tuy nhiên, nhiều tay súng xịn lại không dùng loa đã quen, nên việc lắp loa gây nhiều tranh cãi. Tất nhiên là phải đào tạo lại mấy ông già này hơn là bỏ loa đi.

Một tác dụng của thiết bị đầu nòng là phân tán ánh lửa. Tuye thoát làm nguội khí rất nhanh và giảm ánh lửa chủ yếu do các phần tử nóng rắn trong khí.

Lục trên nét thấy bọn Mẽo nó phát minh, chế tạo chuyên nghiệp, home made, bán... ty tỷ cái đầu nòng AK.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #103 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 12:44:36 pm »

phiền bác huyphuc phân tích Mauser và Springfield khác nhau về đặc điểm kĩ thuật ở chỗ nào được ko ạ
Logged
minh_mai
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #104 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 11:01:31 pm »

phiền bác huyphuc phân tích Mauser và Springfield khác nhau về đặc điểm kĩ thuật ở chỗ nào được ko ạ

Mịe cái nhà điện, gõ 3 lần rồi.

Chuyện dài dài, ta nói dần. Mỹ thì cho đến nay vẫn có trình độ súng trường tồi tệ. Trình độ Mỹ có chỗ yếu nhất, đó là, không đặt hướng thiết kế và đánh giá đúng.


Từ nửa sau Thế kỷ 19 xuất hiện Súng trường phục vụ.
Ở mức độ thấp nhất, Súng trường phục vụ. được coi là loại súng trường được chọn dùng trang bị cho toàn quân, dễ hậu cần.

Khẩu G88-1888 thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện cả về thiết kế, sự thống nhất, đạn... Nó được thực hiện bởi một hội đồng, không hiểu sao Mauser không tham gia. Sau này Mauser mới hàn thiện súng của mình theo hướng G88 và được chấp nhận trang bị rộng năm 1898. Mặc dù vậy, G88 mang nhiều nét riêng của Mauser, một phần các đặc điểm quan trọng khác lấy từ nhiều loại súng khác ở châu Âu.

Krag-Jørgensen là một thiết kế của Na-uy, sau được Đan Mạch sử dụng. Khẩu này ở châu Âu không được sản xuất nhiều, tổng cộng suốt đời nó chỉ 700 ngàn. Nó mang nhiều nét đặc trưng của G88 và các đời Mauser, tuy nhiên, nó có một cải tiến quan trọng là dùng băng thay cho kẹp đạn. Sau vài lần cải tiến, bang đã thay thế được, riêng phần này là một tiến bộ lớn so với các súng lúc đó. Băng đạn của súng này cắm vào bên cạnh. Đanj côn nhưng vẫn còn gờ.

Ngoài tiến bộ đó ra thì còn rất nhiều điểm để Krag tụt hậu so với G88. Ví dụ cơ cấu khoa nòng rất to và dễ hỏng (cái này là của Mauser cổ, sau Mauser cải tiến rất nhiều), đường đi của đạn lằng nhằng dễ hóc trong thời buổi rèn là chính-phay là quýt sờ toọc (cái này là điểm độc đáo riêng, hậu quả của cái băng đạn), năng lượng đầu đạn rất thấp trong thời buổi thứ đó là quan trọng.

Krag-Jørgensen ra đời năm 1886. Ở Mỹ, nó được chấp nhận trang bị năm 1892 với License của Springfield, chính là Springfield Model 1892.

Tiếp theo là một số cải tiến như chuyển băng đạn xuống dưới, chuyển vị trí que thông nòng... và cho ra model 1899. Nhìn chung là một khẩu chie cỡ đồ chơi đi săn của châu Âu được Mỹ sùng bái, thế thôi.

http://www.okiegunsmithshop.com/lvl25.html
http://www.okiegunsmithshop.com/krag92.jpg
http://patentpending.blogs.com/patent_pending_blog/2005/03/the_krag_jorgen.html
http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Krag_J%C3%B8rgensen_M1892_as_tested.jpg

Đạn
http://www.stevespages.com/page8d.htm
http://stevespages.com/jpg/cd3040krag.jpg

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tư, 2008, 11:13:32 pm gửi bởi minh_mai » Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #105 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 11:10:57 pm »

phiền bác huyphuc phân tích Mauser và Springfield khác nhau về đặc điểm kĩ thuật ở chỗ nào được ko ạ

Mịe cái nhà điện, gõ 3 lần rồi.

Chuyện dài dài, ta nói dần. Mỹ thì cho đến nay vẫn có trình độ súng trường tồi tệ. Trình độ Mỹ có chỗ yếu nhất, đó là, không đặt hướng thiết kế và đánh giá đúng.


Từ nửa sau Thế kỷ 19 xuất hiện Súng trường phục vụ.
Ở mức độ thấp nhất, Súng trường phục vụ. được coi là loại súng trường được chọn dùng trang bị cho toàn quân, dễ hậu cần.

Khẩu G88-1888 thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện cả về thiết kế, sự thống nhất, đạn... Nó được thực hiện bởi một hội đồng, không hiểu sao Mauser không tham gia. Sau này Mauser mới hàn thiện súng của mình theo hướng G88 và được chấp nhận trang bị rộng năm 1898. Mặc dù vậy, G88 mang nhiều nét riêng của Mauser, một phần các đặc điểm quan trọng khác lấy từ nhiều loại súng khác ở châu Âu.

Krag-Jørgensen là một thiết kế của Na-uy, sau được Đan Mạch sử dụng. Khẩu này ở châu Âu không được sản xuất nhiều, tổng cộng suốt đời nó chỉ 700 ngàn. Nó mang nhiều nét đặc trưng của G88 và các đời Mauser, tuy nhiên, nó có một cải tiến quan trọng là dùng băng thay cho kẹp đạn. Sau vài lần cải tiến, bang đã thay thế được, riêng phần này là một tiến bộ lớn so với các súng lúc đó. Bang đạn của súng này cắm vào bên cạnh.

Krag-Jørgensen ra đời năm 1886. Ở Mỹ, nó được chấp nhận trang bị năm 1892 với License của Springfield, chính là Springfield Model 1892.

Tiếp thae là một số cải tiến như chuyển băng đạn xuống dưới, chuyển vị trí que thông nòng... và cho ra model 1899.

Hơi hám lời văn giống của 1 người quá
Logged
minh_mai
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #106 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 11:14:20 pm »

Đúng của người đó đó, đang bị treo.
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #107 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 11:24:39 pm »

Đúng của người đó đó, đang bị treo.
Nhớ trả lời cái vụ AMD 65 nha người đó.Thân
Logged
minh_mai
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #108 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 11:25:21 pm »

Mỹ không thể nào có "Súng trường phục vụ" đúng nghĩa. Vẫn mạnh ai nấy làm , mạnh ai nấy trang bị...

Springfield Model 1892 tỏ ra quá yếu, lắp băng chậm... mà không cải tiến được. Mỹ thuê Mauser thiết kế phiên bản mới, Springfield Model 1903. Tuy nhiên cũng như MBT70 của Thế kỷ 20, bản thiết kế thuê này bị cắt đầu cắt đuôi rồi cũng phò phạch.

Súng có máy khá giống Mauser, nhưng phần giá trị nhất là cái khóa an toàn trên kim hỏa kiểu Mauser lại không có. Động năng đầu đạn (tiêu chí nổi trội hồi đó) yếu hơn Mosin và Mauser. Đạn 03-06 Springfield giống đạn Mauser nhưng dùng thuốc nổ Cordic của Mỹ.

Súng có tuổi thọ phục vụ rất thấp, nó sớm được thay bởi cạc bin nhẹ (bản thân súng Springfield Model 1903 cũng có động năng đầu đạn chỉ như các phiên bản cạc bin nhẹ của Mauser và Mosin). 

Vả lại, súng cũng không bao giờ là Súng trường trang bị, Súng trường phục vụ thật sự, vì còn rất súng khác cạnh tranh cùng thời.

Đạn
http://www.oldammo.com/february05.htm
http://www.inetres.com/gp/military/infantry/rifle/30_ammo.html

Ban đầu, súng dùng đạn 30-45, còn gọi là đạn 30-03 (đạn 0,3 inch năm 1903). Tuy cùng là đạn 0,3 inch nhưng con này thực ra là 7,82mm (0,308 inch) do khác nhau về quy định rãnh xoắn. Sau đạn được cải thành 30-03 (đạn 0,3 inch năm 1906) giống như những cải tiến trước đó của đạn Mauser và Mosin. Kiểu mới có tên thông dụng hơn là Springfield 7,62x63mm .

45-70, 30-40 Krag, 30-03, 30-06.

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2008, 12:19:29 am gửi bởi minh_mai » Logged
minh_mai
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #109 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2008, 10:57:52 am »

Súng trường phục vụ qua nhiều thời kỳ biến đổi khác nhau.

Súng trường phục vụ không hoàn toàn.
Springfield Model 1892 và Springfield Model 1903 và tất cả các súng trường khác của Mỹ, kể cả M16. Chúng không đạt những đặc điểm quan trọng nhát của một Súng trường phục vụ, ví dụ, được thiết kế để sản xuất trong nhiều điều kiện khác nhau, license do các cơ quan nhà nước nắm giữ, bản thiết kế được hoàn thiện trong một quá trình dài, được các thợ làm súng, chiến binh, sỹ quan và kỹ sư thổi hồn vào.

Các phiên bản Springfield 1892 và 1903 đều là những đứa con hoang của dòng Mauser.

Springfield Model 1892 là Krag, phiên bản "tiền Mauser"-"tiền G88", được cải tiến từ các phiên bản Mauser trước G88. Một phát triển riêng của Krag là băng, với mục tiêu là nạp đạn nhanh không cần kéo khóa nòng. Tuy nhiên, sau khi G88 ra đời thì nó lại nạp đạn quá chậm so với khẩu "Súng Hội đồng" G88 vẫn dùng kẹp đạn, điều đó đã chứng minh sức mạnh của các Hội đồng thiết kế súng trường phục vụ.
Một nhược điểm lớn của Krag là kết cấu ổ đạn-khóa nòng không thể tăng được áp suất buồng đạn, đồng thời, thuốc nổ Cordic (thuốc súng thừng, được chế tạo đối phó với các thuốc súng đúc viên điều khiển phản ứng cháy của Đức) chứng tỏ khả năng điều khiển phản úng cháy tồi. CŨng có thể, mỗi loại đạn cần một hình dáng kích cỡ viên thuốc khác nhau mà các nhà khoa học Mỹ không tính toán-thử nghiệm được. Thời điểm đó, động năng đầu đạn lại là hướng phát triển số một, mà Krag (Springfield Model 1892) sau nhiều nỗ lực không thể cải thiện được buồng đốt.

Springfield Model 1903 là phiên bản thuê Mauser thiết kế để khắc phục điều trên. Không hiểu sao, phiên bản này không sao chép Mauser nguyên si mà lại thu nhỏ sức mạnh, yêu cầu lớn nhất thời đó. Lúc này, Mauser đã được chấp nhận trang bị 5 năm với bản 1898 và bản cạc bin K98k. Springfield Model 1903 bắn đạn nhẹ 150 grain đạt 800m/s, trong khi đó, các đạn nhẹ của Mauser và Mosin đều đạt trên 900m/s, các đầu đạn nặng bắn nòng ngắn thông dụng đạt 850m/s. Có lẽ, "tiếp thị quốc gia" đã xuất hiện ngay từ lúc này, bộ máy tuyên truyền giấu biến chuyện đây là phiên bản thuê Mauser thiết kế Springfield Model 1903, cũng như ngày nay giấu biến chuyện M1 là đứa con hoang của Leopard 2, các chú ngộ độc tha hồ tự hào với đặc sản dân tộc, quốc hồn quốc túy Springfield và M1.

Và dĩ nhiên, đệ tử lớn nhất mọi thời đại của Mỹ là Tầu Tưởng nó ném mịe nó con hoang Springfield đi mà tìm G88, G98 dùng. Dù Tầu Tưởng có copy Mauser trong nhưng khu xưởng tồi không thể tồi hơn thì đó vẫn là con đẻ.

Không được thiết kế kỹ và chỉ có thể sản xuất trong những điều kiện cực kỳ tốt, vai trò của Springfield quá mờ nhạt trước Mosin và Mauser. Ví dụ, đến 1904 đã có 4 triệu Mosin được chế tạo, so sánh với 843,239 Springfield model 1903 được chế tạo cho đến đầu Thế chiến 1. Springfield model 1903 được thay thế quá sớm trong thập niên 193x bởi cạc bin nhẹ, trong khi đó, Mauser và Mosin thậm niên này lại hoàn thiện đời mới của mình (chúng cũng được gọi là cạc bin nhưng động năng đầu đạn lại hơn phiên bản súng trường Springfield model 1903). Số lượng sản xuất của Springfield model 1903 chỉ bằng phần chục của Mosin hay Mauser.

Súng trường chiến đấu.
Một súng trường phục vụ phải là một khẩu súng được một hội đồng nhà nhước thiết kế, được tuyển chọn các thiết kế sao cho binh lĩnh và sỹ quan khoái nhất, điều khó nhất là tính năng ưu việt nhưng lại phải sản xuất được trong những điều kiện rất khác nhau. Nhờ đó, huy động được sức mạnh quốc gia cung cấp vũ khí chính cho mặt trận trong những điều kiện rất khác nhau.

Khẩu Súng trường phục vụ đầu tiên là G88 1888. Khẩu này còn được gọi là súng hội đồng, vì được thiết kế từ "Hội đồng vũ khí cầm tay" của Phổ. Nga lập "Hội đồng súng có ổ đạn trong" và cho ra Mosin. Mauser ban đầu không hiểu sao không tham gia "Hội đồng vũ khí cầm tay", nhưng sau đó thiết kế theo hướng G88 và cho ra G98 (Mauser).

Khả năng sản xuất trong những điều kiện khác nhau thì khỏi bàn, Mauser được Tưởng chế tạo trong những điều kiện không thể tồi hơn, kể cả phiên bản mới nhất Trung Chính (những năm 193x).

Những khẩu súng trường phục vụ ban đầu là Súng trường chiến đấu. Phục vụ chiến thuật bắn phát một từ trong hào tương tự súng bắn tỉa ngày nay.

Súng trường hạng nặng.
Kiểu chiến đấu như vậy càng ngày càng cần tầm xa, yêu cầu chính xác và động năng đầu đạn. Vì vậy, những súng trường chiến đấu mạnh đều thuộc hàng Súng trường hạng nặng.

Súng trường tự động.
Kiểu lên cò tay bolt action được thay bởi nạp đạn tự động.

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2008, 02:07:27 pm gửi bởi minh_mai » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM