Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:47:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức người lính 356 ( phần 4 )  (Đọc 207007 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #140 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2014, 08:01:50 pm »

Hành quân lên 685 ( tiếp theo)





hang Suối cụt lúc nửa đêm (tiếp theo)...tôi ngồi dậy quay mặt lại phía Phi. Phải một lúc tôi mới chấn tĩnh lại được . Một tay vẫn nắm chặt quả lựu đạn đã dút chốt  một tay vẫn giữ cái vòng chốt đưa cho Phi:
- Anh cài lại cái chốt lựu đạn đi
-Đâu rồi để anh gài lại cho - nói rồi Phi lần tìm tay tôi trong bóng tối. Bấy giờ mà tôi vẫn còn run, anh cầm chặt vào tay tôi để cho cái mỏ vịt khỏi bung ra  rồi giơ lên ánh chớp gài cái chốt vào .
- Anh làm em sợ hết hồn suýt nữa thì cả hai cùng chết rồi
-Anh không ngủ được định ra đây cùng gác với em cho giết thời gian. Thấy em đang nhoài người nhìn xuống dưới, anh nhảy vào ôm em để trêu thôi, ai ngờ, người em mềm như thân con gái,  làm cho anh nhớ tới cô bạn gái ở nhà, thế là anh không làm chủ được nữa, cứ ôm chặt thôi và cũng chắng nhớ em đã giãy giụa hay kêu gào như thế nào nữa.
 - Trời ơi suýt chết vì cái cô bạn gái  của anh đấy.
Thấy anh nói vậy thì tôi không còn giận anh nữa. Anh thấy tôi vẫn còn run nên anh quay trở lại hang lấy cái gì đó. Vừa lúc đó phía dưới đám vỏ hộp lại long lên sòng sọc cùng tiếng chuột đánh nhau chí chóe, thì ra là chuột.

Một lúc sau Phi quay lai bảo tôi vào ngủ để anh gác cho. Tôi bảo tôi cũng không ngủ được và sẽ cùng anh gác để đợi đến giờ hành quân. Thế là chúng tôi ngồi dựa vào nhau căng mắt nhìn theo ánh chớp. Lúc này, pháo của chúng càng bắn nhiếu hơn. Sau mỗi ánh chớp anh lại thì thào kể về các cuộc chiến mà anh đã từng tham gia. Nào là trận 12/7 đồng đội hy sinh phải đi lấy hàng tuần mà vẫn chưa tìm hết xác đồng đội . Nào là trận trước tết phải đi vận tải cho 685 như thế nào. Đồng đội anh cứ rơi dụng dần theo từng trận đánh. Rồi hôm nay nữa sẽ thế nào đây? Ông Trời cho mình may mắn bao nhiêu trận rồi, bây giờ còn cho mình may mắn nữa không?...cứ thế, rồi chúng tôi kể cho nhau nghe về gia đình về bạn bè,về quê hương  về cả người thầm yêu mà chưa kịp ngỏ thì cuộc chiến này đã cuốn chúng tôi đi. Anh kể quê anh ở Nam cường thị xã Yên bái tỉnh Hoàng liên sơn, anh kể anh học xong lớp 9 (9/10) do hoàn cảnh nên phải nghỉ học,  đi làm thủy sản ở hồ Thác bà, đang làm thì phải đi bộ đội... rồi cứ thế, cứ thế- chuyện của hai chàng trai hơn nhau 5 tháng tuổi quân- trước khi vào trận.

                       

tb câu chuyện tưởng chỉ tôi và Phi biết thôi thế mà sau này ầm ĩ cả đơn vỵ, và trở thành một bài học để nhắc nhở nhau trong chiến đấu




Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #141 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2014, 08:34:14 pm »

     -  Bác Như C7 cứ tiếp tục leo 685 đi nhé ,bên cạnh Bác vẫn có các đồng đội dõi theo !

-   Cảm ơn Bác Đapxichlo đã động viên em !

   Bác cứ tiép tục đi. Yên chí có em , vừa chuyển sang đội chặn hậu của KGB với khẩu Mac xim, bác có lùi cũng không được nữa .

    Hình như cái hình ảnh con suối Cụt của bác đưa lên, vẫn thấy thấp thoáng hình bóng những người lính trẻ đang hành quân lên chốt 30 năm trước !



Chú Linhquany lấy đâu ra bức ảnh này thế ? Anh bủn rủn chân tay khi nhìn thấy bức ảnh này ....hình ảnh anh em đồng đội in hình soi bóng dưới suối đang hiện về trong mắt tôi !!!!!

Vâng bác Như cứ hành quân tiếp đi đã đến hang suối cụt không sợ bị mất giày bác ạ
D3 chúng em cũng có phối thuộc với các bác đêm 11/3 đấy bác kèm theo một số anh em vận tải nữa
Có lẽ bácQuyền được lính d3 mang xuống đấy bác em thường phải theo tốp vận tải lên e 2 có mấy lần lên e 2 và 3 trên đó mỗi e chỉ có 3-4 người chốt thôi chỗ chật hẹp lắm chúng em phải xuống mau nếu có thương binh hay tử sỹ thì phải đi xuống chỗ có cái hang cái hốc anh em trên đưa xuống giấu chờ đêm lính vận tải lên mang xuổng đêm tối mò mẫm từng bước chân một mỗi bước chân đặt xuống phải chắc rồi mới bước tiếp chỉ sơ suất nhỏ thôi thì đi luôn dốc đá tai mèo pháo giặc bắn vai mang vác đồng đội lặng lẽ trong đêm tối đưa được một đồng đội xuống vất vả gian lao đêm tối chỗ nào cũng như chỗ nảo chỉ định hướng mà đi nói thật với các bác nếu cho vận tải ban ngày không dám đi nhìn thấy hốc đá cheo leo nguy hiểm sẩy chân toi mạng mà hãi không dám bước .đêm tối che hết vượt qua nỗi sợ hãi rồi pháo giặc bắn chặn đường chúi đầu vào hốc đá giữ
Gáo còn phần thân mặc cho đạn pháo thù muốn sao cũng được cảm thấy an tâm có chỗ núp ai ngờ rằng trên đó toàn đá trống tơ hơ hở hết toàn thân  đưa được anh em vào hang làng lò là sướng lắm rồi mệt nhọc tan biến hết
Rồi ngày qua đi đêm đến tiếp tục   Cứ thế bám trụ ăn cùng đá ngủ cùng đá đi trên đá bám vào đá dựa vào đá
Giờ ngồi đây lại nhớ đá ....đá nhớ rừng nhớ anh em nhớ đồng đội
Một thời chinh chiến ...



Bác Vixyen-Hagiang thân mến ! em đã hỏi KIMd3f356 nhiều lần rồi cũng không xác định được . Đúng là D3 các bạn có vào vận tải hôm 11/3 bên cạnh đó có cả D1 vì vậy KIM cũng không xác định được ? KIM đi qua bãi trống rồi tiến lên một đoạn rẽ sang phải qua E5 sang khu bốn hầm . còn ai rẽ trái sang E2 thì kim cũng không xác định được ?(Chỉ duy nhất có lính vận tải của  D1 và Lính D3 e876 f356 là có mặt thời điểm này tại E2 E5 -685 còn tất cả các đơn vị vận tải khác chỉ hoạt động từ hang Làng Lò trở ra )
Nhưng dù sao cũng phải cảm ơn đồng đội đã miêu tả đúng 685 và chỉ có người lính 685 mới là những người thấm "Sống bám đá - Chết hóa đá - Thành bất tử "


« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Hai, 2014, 08:40:52 pm gửi bởi ngocquyen C6 » Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #142 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2014, 08:42:36 pm »

Cũng nhờ trang mạng mà mình biết được bác Kim là đồng hương của Phi. Hôm 100 ngày Cây hương 468 mình đã lặn lội từ quê Hưng yên lên Hà giang để thắp hương cho những đồng đội đã khuất và cũng để gặp Phi. Mình rất mong chờ cuộc gặp này. Nhưng khi ở bến xe Hà giang mình điện cho bác Kim và hỏi Phi có lên không thì nhận được câu trả lời rằng: Phi không còn nữa. Mình đã chết nặng cả người và thất vọng vô cùng. Mình xin chia sẻ những bút tích còn lại của anh ấy mà mình đã lưu giữ suốt 30 năm qua


Đây là bài thơ mình đã chép trong sổ của anh ấy

 


Và đây là bút tích của anh ấy nhân tết Đinh Mão 1987


 
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #143 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2014, 11:22:02 am »

Hành quân lên 685 (tiếp theo)

Câu chuyện của chúng tôi rồi cũng thưa dần. Thời gian cũng trở về khuya lắm. Pháo giặc bắn ngoài cửa hang vẫn không dứt. Có lẽ chúng cũng đề phòng giờ cao điểm cho các cuộc hành quân nên chúng càng ngày càng bắn mạnh hơn. Thỉnh thoảng  một quả pháo sáng lại bắn lên làm sáng rực cả khu cửa hàng trong vài phút rồi lại trở về tối om để lộ những ánh chớp nhằng nhằng. Còn ở trong hang vẫn tối đen lạnh lẽo. Tôi và Phi ngồi dựa vào nhau nhìn và nghe pháo bắn mà không nói với nhau câu gì.
Lúc này tôi cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng. Hôm chuẩn bị hành quân tôi đã vội vã xé bức họa toàn cảnh 772,685,300,400...với khói đạn mịt mù cho vào phong bì thư gửi về cho em trai. Chắc giờ này bố mẹ tôi và các em lo cho tôi lắm. Mẹ ơi thứ lỗi cho con. con không muốn làm vậy đâu nhưng vội quá :anh em xuống Là cáy để lấy nhu yếu phẩn bổ xung cho đêm hành quân nên con không thể kịp viết thư cho mẹ được - mà đêm nay con vào trận rồi-con chỉ kịp gửi về cho mẹ bấy nhiêu thôi- bức họa ấy. Thôi chết rồi: dưới bức họa tôi lại đề hàng chữ  ĐÊM NAY TÔI VÀO ĐÂY VÀ CÓ LẼ TÔI SẼ GỤC NGÃ Ở NƠI NÀY. Mà chẳng đúng vậy sao, lúc đó tôi nghe nói đơn vị đang ở trên 685 tổn thất nhiều lắm và c7 chúng tôi đang phải vào thay đây sao. Nhưng dù sao tôi cũng không nên gửi bức họa ấy về cho mẹ. Mẹ ơi mẹ lo cho con lắm phải không?...




bức ấy thất lạc mất rồi vậy em tải lên bức này để minh họa vậy



 



Và căn hầm này ở Là Toong tôi đã vẽ bức họa trước khi dời đó để vào trận.  Trước khi đi đạị trưởng Văn ( Nguyễn Tất Văn- Nam anh -Nam đàn - Nghệ tĩnh) cũng đã ra sau hầm bắn một loạt đạn AK hướng về 685 như thế này. Và ở căn hầm này tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm


 
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2014, 02:40:54 pm gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #144 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2014, 11:42:03 am »

Cũng vì bức họa trước khi vào trận đó cộng thêm lời đồn thổi của mấy bác bỏ ngũ. có bác ở 313 nghe đồn ở trên chốt thằng Như chết rồi thậm chí là đã chính tay chôn nó nên về nhà nói đến tai mẹ tôi làm mẹ tôi phải khóc mấy tháng trời, cái làng quê bé nhỏ ấy cứ ồn ào hết cả lên


Và ngày 2/4/1986 tôi nhận được tin người ta lại đồn tôi chết 1 lần nữa


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2014, 02:11:32 pm gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #145 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2014, 11:54:43 am »

 mẹ tôi đó - lạy mẹ con đi




 



http://nhacso.net/nghe-nhac/lay-me-con-di.V11XWkNd.html
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2014, 12:01:26 pm gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #146 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2014, 03:06:57 pm »

Hành quân lên 685 (tiếp theo)

Câu chuyện của chúng tôi rồi cũng thưa dần. Thời gian cũng trở về khuya lắm. Pháo giặc bắn ngoài cửa hang vẫn không dứt. Có lẽ chúng cũng đề phòng giờ cao điểm cho các cuộc hành quân nên chúng càng ngày càng bắn mạnh hơn. Thỉnh thoảng  một quả pháo sáng lại bắn lên làm sáng rực cả khu cửa hàng trong vài phút rồi lại trở về tối om để lộ những ánh chớp nhằng nhằng. Còn ở trong hang vẫn tối đen lạnh lẽo. Tôi và Phi ngồi dựa vào nhau nhìn và nghe pháo bắn mà không nói với nhau câu gì.
Lúc này tôi cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng. Hôm chuẩn bị hành quân tôi đã vội vã xé bức họa toàn cảnh 772,685,300,400...với khói đạn mịt mù cho vào phong bì thư gửi về cho em trai. Chắc giờ này bố mẹ tôi và các em lo cho tôi lắm. Mẹ ơi thứ lỗi cho con. con không muốn làm vậy đâu nhưng vội quá :anh em xuống Là cáy để lấy nhu yếu phẩn bổ xung cho đêm hành quân nên con không thể kịp viết thư cho mẹ được - mà đêm nay con vào trận rồi-con chỉ kịp gửi về cho mẹ bấy nhiêu thôi- bức họa ấy. Thôi chết rồi: dưới bức họa tôi lại đề hàng chữ  ĐÊM NAY TÔI VÀO ĐÂY VÀ CÓ LẼ TÔI SẼ GỤC NGÃ Ở NƠI NÀY. Mà chẳng đúng vậy sao, lúc đó tôi nghe nói đơn vị đang ở trên 685 tổn thất nhiều lắm và c7 chúng tôi đang phải vào thay đây sao. Nhưng dù sao tôi cũng không nên gửi bức họa ấy về cho mẹ. Mẹ ơi mẹ lo cho con lắm phải không?...




bức ấy thất lạc mất rồi vậy em tải lên bức này để minh họa vậy



 







Bác Như ai ! có lẽ Bác cũng giống tôi và giống tất cả các đồng đội khác ,khi chuẩn bị bước vào trận giữa cái sống với cái chết chỉ trong gang tấc ,thì một thoáng bùi ngùi nhớ về người thân trong gia đình ,đặc biệt là Người Mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng ta ....! đó cũng là quy luật của con người thôi Bác ạ ? ngay cả những người ko qua chiến đấu mà phải đối mặt với bệnh tật trước khi từ giã cõi đời cũng có một chút suy tư ,cũng có thể ân hận một điều gì đó ? cũng có thể trăn trối điều này điều nọ .....âu cũng là quy luật

Thế nhưng nếu vào trận thứ hai trở đi thì nó không còn chỗ cho những suy nghĩ đó nữa ( ở đây tôi chỉ nói tới vào trận trên cao điểm 685)? với địa hình hiểm trở ,với mật độ pháo bắn dày đặc mà vẫn phải chuyển động dưới làn đạn pháo và súng bắn thẳng ? rồi căng đầu mở to mắt quan sát ,theo dõi  quân địch di chuyển gần đến công sự ...v..v.. thì hẳn trong đầu mỗi chiến sĩ trên cao điểm 685 là không có chỗ suy nghĩ đến MẸ !!! nó chỉ hồi về khi bị thương thoi thóp chờ tắt thở mà thôi !!!!

Bác có bức họa nào vẽ toàn cảnh 5 E của 685 thì cho tôi xem với ! nếu đầy đủ 685 không phải có 5E như nhiều người tưởng đâu ? nó có tới 7 E và 3 C tất cả bác ạ !!!!

Nhìn bức họa và câu " LẠY MẸ CON ĐI " sao mà súc động quá !!

Xin cảm ơn Bác ! mong Bác tiếp tục leo 685 .


mẹ tôi đó - lạy mẹ con đi




 



http://nhacso.net/nghe-nhac/lay-me-con-di.V11XWkNd.html





Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #147 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2014, 06:34:32 pm »





Bác Như ai ! có lẽ Bác cũng giống tôi và giống tất cả các đồng đội khác ,khi chuẩn bị bước vào trận giữa cái sống với cái chết chỉ trong gang tấc ,thì một thoáng bùi ngùi nhớ về người thân trong gia đình ,đặc biệt là Người Mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng ta ....! đó cũng là quy luật của con người thôi Bác ạ ? ngay cả những người ko qua chiến đấu mà phải đối mặt với bệnh tật trước khi từ giã cõi đời cũng có một chút suy tư ,cũng có thể ân hận một điều gì đó ? cũng có thể trăn trối điều này điều nọ .....âu cũng là quy luật

Thế nhưng nếu vào trận thứ hai trở đi thì nó không còn chỗ cho những suy nghĩ đó nữa ( ở đây tôi chỉ nói tới vào trận trên cao điểm 685)? với địa hình hiểm trở ,với mật độ pháo bắn dày đặc mà vẫn phải chuyển động dưới làn đạn pháo và súng bắn thẳng ? rồi căng đầu mở to mắt quan sát ,theo dõi  quân địch di chuyển gần đến công sự ...v..v.. thì hẳn trong đầu mỗi chiến sĩ trên cao điểm 685 là không có chỗ suy nghĩ đến MẸ !!! nó chỉ hồi về khi bị thương thoi thóp chờ tắt thở mà thôi !!!!








Chào bác quyền. Cảm ơn bác đã luôn bên cạnh trên bước đường hành quân cùng em, làm em mừng và yên tâm lắm . Những người lính Vị xuyên cùng chung nhau một kí ức, cùng một vạch xuất phát đó là: anh lính binh nhì và chúng ta chỉ nói về chuyện đó viết về chuyện đó . 30 năm qua con người trưởng thành rất nhiều ,lớn lên rất nhiếu,  có người đã trở thành kĩ sư, bác sĩ có người đã chở thành giáo sư, tiến sĩ hay những cán bộ cao cấp trong quân đội, nhưng cũng có người đi thụt lùi. Nếu cứ lấy sự hiểu biết bây giờ áp đạt cho kí ức thì đâu còn là kí ức nữa . Anh em mình cứ chia sẻ những gì mà chàng trai 18-20 tuổi lúc bấy giờ cảm nhận mà thôi .Thử hỏi xen một thằng lính 18 - 20 tuổi lúc bấy giờ thì bàn chuyện tác chiến cái gì?... anh em mình cứ kể chuyện cái suy nghĩ của lúc bấy giờ - cái thời 18 đôi mươi ấy nếu nó quá ngô nghê cũng mặc. Nếu bác nào cười thì thử hỏi một bác ngoài 50 tuổi cười người 18-20 tuổi thì ....?  hì ..hì.. Grin Grin Grin


Em tản mạn một tý mong các bác đừng ném đá ạ Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2014, 06:58:45 pm gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #148 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2014, 09:48:20 pm »



Chào bác quyền. Cảm ơn bác đã luôn bên cạnh trên bước đường hành quân cùng em, làm em mừng và yên tâm lắm . Những người lính Vị xuyên cùng chung nhau một kí ức, cùng một vạch xuất phát đó là: anh lính binh nhì và chúng ta chỉ nói về chuyện đó viết về chuyện đó . 30 năm qua con người trưởng thành rất nhiều ,lớn lên rất nhiếu,  có người đã trở thành kĩ sư, bác sĩ có người đã chở thành giáo sư, tiến sĩ hay những cán bộ cao cấp trong quân đội, nhưng cũng có người đi thụt lùi. Nếu cứ lấy sự hiểu biết bây giờ áp đạt cho kí ức thì đâu còn là kí ức nữa . Anh em mình cứ chia sẻ những gì mà chàng trai 18-20 tuổi lúc bấy giờ cảm nhận mà thôi .Thử hỏi xen một thằng lính 18 - 20 tuổi lúc bấy giờ thì bàn chuyện tác chiến cái gì?... anh em mình cứ kể chuyện cái suy nghĩ của lúc bấy giờ - cái thời 18 đôi mươi ấy nếu nó quá ngô nghê cũng mặc. Nếu bác nào cười thì thử hỏi một bác ngoài 50 tuổi cười người 18-20 tuổi thì ....?  hì ..hì.. Grin Grin Grin


Em tản mạn một tý mong các bác đừng ném đá ạ Grin Grin Grin


Chào bác Như C7 !

Bác đã có suy nghĩ cho hành động của mình như vậy thì còn phải lăn tăn điều gì ? ai như thế nào thì mặc xác họ ,diễn đàn này lập ra để mọi người vào chia xẻ, chứ KHÔNG PHẢI VÀO ĐÂY ĐỂ THI THỐ HAY KHOE KHOANG VIẾT BÀI.

 Bác đừng nghĩ tất cả bạn đọc người ta ngu hết đâu ? bài dài ,xuýt xoa ,xoắn xuýt, lươn lẹo….Thì bạn đọc người ta nhìn thấy người ta ngoảnh mặt đi ,nếu người ta cần đọc văn học thì người ta không cần phải vào đây để đọc mấy cái “tác phẩm rởm “này,người ta tìm đến những tác phẩm văn học nổi tiếng ,có nhiều giá trị hợp với người ta ,nó đã được cả xã hội công nhận .

Còn họ đã vào đây tìm đọc trang nhật ký hay ký ức một thằng lính thì họ cần ở cái THẬT THÀ,họ cần cái ĐƠN GIAN MỘC MẠC THEO CÁCH KỂ CHUYỆN họ muốn TÌM THÊM CÁC THÔNG TIN CHÍNH XÁC CỦA CUỘC CHIẾN ……

Vì vậy Bác cứ kể ,cứ viết theo đúng những gì bác chứng kiến ,bản chất câu chuyện đúng với CON NGƯỜI CHÂN THẬT ở nơi Bác đã có ….Thì Bác không phải ngần ngại họ không xem ? họ sẽ cổ vũ cho Bác ,họ không bao giờ ném đá Bác đâu .

Là người lính đã từng ở 685 sao Bác lại bị mắc lừa rễ thế ? bản lĩnh trận mạc sẽ giúp Bác rễ dàng nhận ra “TÂM LÝ CHIẾN BẨN THỈU CỦA BỌN TÀU KHỰA “Bác cũng đừng ủy mỵ thế mà bọn khốn tàu khựa vốn dĩ THÂM ĐỘC ,NHIỀU MƯU MÔ ….nó sẽ lừa phỉnh ,ngon ngọt rồi nó dìm chết Bác đấy .

Trước đây tôi với Bác đã chẳng còn gì để mất ,ngày này tôi với Bác nhờ “MÀI ĐÁ “năm xưa thì phải “TRƠ NHƯ ĐÁ” để cảnh giác với “NHỮNG THẰNG BẠN SỐNG THỦ ĐOẠN “chứ đừng để đến lúc “RÙA VÀNG HIỆN LÊN NÓI GIẶC Ở SAU LƯNG MÀ NHÀ NGƯƠI KHÔNG BIẾT À “….

 Chúc Bác mạnh khỏe ,bình tĩnh ,tỉnh táo …trong lúc hành quân !
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #149 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2014, 11:01:43 pm »

 Chào các bác cựu Ha giang :

Hai bức tranh vẽ " Lạy mẹ con đi' và " chào xuân chiến trường " của bác nhuC7 d2 E876  thật ấn tượng .

Duccuong không quan tâm đẹp hay xấu mà cái quan trọng là ý nghĩa nội dung bức tranh thể hiện . Nếu không phải là lính trải qua chiến đấu thì không có thêm hoạ tiết có hai quả lựu đạn để mép chiến hào. Cành đào nở bên chiến hào lại có cả chim én nữa thì đúng là Xuân chiến trường rồi.

Bác vẫn lưu giữ được cuốn nhật ký thì phục bác đấy. Bởi thời gian đã quá lâu mà lính thì di chuyển liên tục rồi còn chống chọi với mưa lũ...Nhũng dòng nhật ký viết bằng mực cửu long đã hoen ố bởi thời gian đã minh chứng nhiều điều thay lời.

Chúc các bác cựu Ha giang mạnh khoẻ . Cùng chung tay xây nên một bức tranh hùng tráng về những người lính trên mặt trận Vị xuyên.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM