Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 08:02:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F5, MT 479, phần 9.  (Đọc 214061 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
c24giangthuyen
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #480 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2014, 05:43:17 pm »

      Cùng chiến trường,chỉ nhập ngũ sau anh Thảo chừng…….7 năm,đọc topic này cùng vài topic khác trong những năm 77-79 thời điểm bvbg thật ác liệt,gian khổ biết bao sự hi sinh mất mát mà những người lính phải chịu đựng….
    Cám ơn những người đã sáng lập và duy trì  trang này để những người lính lưu lại những ký ức….
    Luôn đón đọc....   
     ọt cun chờ rờn
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #481 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2014, 06:22:02 pm »

    Vài hình ảnh gặp mặt truyền thống Sư đoàn5 các tỉnh phía Bắc tại nhà khách Bộ quốc phòng số 51 phố Phan đình Phùng Hà nội.


   Đón đại biểu CCB Sư đoàn5 tỉnh Thái nguyên do anh Ngô hồng Mưu (Nick Honghai123) trưởng đoàn.




   Từ trái qua anh Ngô hồng Mưu và anh Nguyễn thanh Hà, nguyên cán bộ E4.


  Cùng nhớ lại một trận đánh ác liệt trên chiến trường CPC.


   Đồng đội cùng C thời chống Mỹ.


   Cùng bạn đồng ngũ Tuấn Pơluya K8-D5 tham chiến BGTN.


    Bạn đồng ngũ C81 – D74 – E59 Bộ tư lệnh Thủ đô lính E3 – F5 miền Đông Nam bộ.


   Những đồng đội F5 mọi miền (phía Bắc) về hội tụ.








  




« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2014, 08:05:31 pm gửi bởi sudoan5 » Logged

ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #482 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2014, 05:49:42 pm »



   Tầm trung tuần tháng 3 năm 1983, giửa mùa khô pot bất ngờ tăng cường các hoạt động quân sự thật dử dội trên toàn khu vực đứng chân của tiểu đoàn chúng tôi. Một kế hoạch chắc có lẻ chúng hoạch định vào cuối mùa mưa bắt đầu được bọn chúng thực hiện. Lúc nầy Sư đoàn cũng đạng tập trung quân để mở chiến dịch lớn đánh vào các căn cứ địch ở bắc lộ 5, vốn đang phát triển ngày một lớn mạnh, uy hiếp các trung đoàn đang đứng chân và hoạt động hướng đó. Một phần các khẩu pháo đang bố trí ở khu vực ngã ba con voi cũng được rút đi để tăng cường cho hướng chiến dịch nầy.

   Đầu tiên địch dùng hỏa lực tầm xa các cở, kết hợp với bộ binh liên tiếp mở những đợt tấn công qui mô lớn đánh mạnh vào chốt Mo hơn. Chủ yếu địch dùng các loại ĐKZ 75mm, cối 120mm và các khẩu pháo 85 nòng dài bố trí từ căn cứ hướng tây bắc liên tục ngày đêm nả dử dội vào vị trí chốt. Sau đó dùng lực lượng bộ binh có khi cấp trung đoàn triển khai áp sát tập kích . Có khi pháo vừa bắn, bộ binh chúng nổ súng tấn công luôn. Nhưng thông thường ở giai đoạn đầu nầy chúng dùng hỏa lực các cở đánh phá, hòng tiêu hao sinh lực ta là chủ yếu. Khu vực chúng bắn tập trung dầy đặc nhất là đoạn trảng trống tiếp nối giửa đại đội 6 và đại đội 8, vốn rất trống trải từ xa chúng leo cây quan sát được. Các loại pháo 85mm nòng dài chúng bắn cặp theo hai bên trục đường khá dầy, khiến mặt đất trên trục lộ nhiều đoạn trở nên lởm chởm. Còn loại ĐKZ 75mm bắn đạn xuyên phá chúng rải vào khu vực xung quanh hầm ban chỉ huy tiểu đoàn. Riêng cối 120mm thì chúng ưu tiên bắn vào khu vực đứng chân của đại đội 5. Loại đạn xuyên phá hầm của loại hỏa lực hạng nặng nầy, anh em trong đơn vị chúng tôi gọi là đạn " Ục", khi xuyên sâu xuống đất nổ nghe đánh ục một tiếng, trong hầm cách vài trăm mét vẫn thấy rung rinh. Đó là chưa kể các loại hỏa lực nhỏ hơn như cối 60mm, 82mm, ĐKZ82mm phụ họa theo. Lúc nầy ở một số điểm chốt như cầu 20, Kốp hay tận trung đoàn, nghe hướng Mo hơn cứ ùng ình...vang dội suốt. Ngay tại trận địa phòng ngự của chúng tôi, đơn vị bắt đầu chịu một sức ép mỗi ngày một lớn dần, kèm theo một nổi sợ hải cứ ngày càng tăng rất căng thẳng. Mọi hoạt động thường nhật gần như bị xáo trộn hết, việc sinh hoạt trở nên một là rón rén, hai là thật khẩn trương. Thường thì mỗi khi đi đâu, làm việc gì anh em cũng phải căng hết hai tai để nghe ngóng tiếng đề pa của pháo và nhanh chóng chạy về vị trí mỗi lần bộ binh địch tập kích vô.

   Để đối phó với tình hình nầy, tiểu đoàn đã mạnh dạn đưa đại đội 5 ra Kốp, sau đó đưa tiếp một bộ phận các trung đội trực thuộc ra theo nhằm giữ lực lượng tránh bị sát thương vì hỏa lực địch, khi địch dùng bộ binh quyết định sẻ đưa trở lại Mo hơn. Do vậy trong giai đoạn đầu, đại đội 7 sẻ dâng lên đảm nhiệm bao trùm cả đội hình đại đội 5, cụ thể đảm nhiệm phòng ngự toàn bộ đội hình bên hướng bắc trục lộ. Đội hình đại đội 6 vẫn giử nguyên, làm nhiệm vụ phòng ngự bên hướng nam, sẳn sàng chống trả địch từ hướng tây đánh xuống đồng thời cùng các bộ phận cơ động đánh vào sườn đội hình tiến công của bộ binh địch khi cần. Toàn bộ đội hình đại đội 8 củ (đã bị giải tán) bị bỏ ngỏ do không còn đủ lực lượng để bố trí, như vậy suốt dọc chiến hào mấy trăm mét về hướng nầy không có bố trí quân. Một khẩu cối 82mm được bố trí khu vực gần hồ nước tiểu đoàn, một khẩu ĐKZ 82mm được đưa lên bố trí gần ban chỉ huy đại đội 6, nằm giửa trảng trống trong lô cốt, có lổ bên trên để pháo thủ thò đầu lên bắn, đảm nhiệm khống chế khu vực trục lộ giáp giửa đội hình đại đội 5 và đại đội 6, khu đại đội 8 củ và hướng nam đại đội 6. Trong tình hình căng thẳng và ác liệt như vậy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn chúng tôi lại về Hà nội để báo cáo thành tích, chỉ còn lại tiểu đoàn phó chính trị Dung, nên trung đoàn phải điều đồng chí Thành vào phụ trách chỉ huy đơn vị. Nhưng bù lại đơn vị lúc đó lại có được dàn cán bộ chỉ huy ở các đại đội rất cứng, dủ làm chỗ dựa tinh thần cho anh em. Tiếc rằng dàn cán bộ nầy sau trận đánh bị thiệt hại, tiêu hao khá nặng, nhất là cán bộ của đại đội 5.

    Về phía địch, có lẻ sau thời gian cũng cố xây dựng lực lượng, được hà hơi tiếp sức bởi các nguồn viện trợ rất lớn, chúng bắt đầu hoàn chỉnh hơn về mọi mặt. Lại bắt đầu hợp đồng ăn ý với nhau nên đã tạo ra cho ta khá nhiều khó khăn, ác liệt. Cụ thể ngoài các căn cứ trung tâm ở xa như Cao mê lai, Nam sấp không tính đến, còn lại các căn cứ cận biên trực tiếp của chúng tập trung đánh ta hết sức bài bản và có hợp đồng chặt chẻ. Căn cứ hướng tây bắc được đơn vị chúng tôi xác định là đối tượng đối phó chủ yếu. Là nơi bố trí các loại hỏa lực đánh phá vào đơn vị thường xuyên. Ngoài ra bọn bộ binh xuất phát từ căn cứ nầy cũng là bọn chủ yếu tổ chức những trận tập kích lớn lên cở trung đoàn vào đơn vị. Trong trận vây đánh 11 ngày đêm nầy, lực lượng chủ yếu cũng xuất phát từ căn cứ tây bắc xuống. Chúng tổ chức xây dựng cả hầm chỉ huy, đào chiến hào bao vây bên ngoài căn cứ Mo hơn. Căn cứ phía bắc thì làm nhiệm vụ hổ trợ một mủi đánh, xen kẻ bọn phía trên. Ngoài ra chúng còn tổ chức cài mìn, nổ phá trục lộ, ngăn chặn phục kích ta từ trong ra, từ ngoài vào, tập kích đánh phá cầu 20 kết hợp. Riêng bọn ở căn cứ mỏ vẹt, một căn cứ vốn tiếp cận các lực lượng ta gần nhất, được hổ trợ phía sau bởi một lực lượng quân đội Thái lan rất hùng hậu, khiến ta chưa hề dám đánh bao giờ, thì hoạt động có tính chất mạnh mẻ hơn. Chúng là nơi duy nhất xuất phát lực lượng đánh vào vị trí xe đổ phía sau tiểu đoàn 1 ở Poi pet, chốt đại đội 18 của trung đoàn. Nhưng chủ yếu lực lượng bọn chúng là lực lượng khống chế trục lộ của tiểu đoàn chúng tôi từ Kốp vào Mo hơn. Chúng thường xuyên tổ chức lực lượng đánh vào chốt cầu 30, cầu 20, tổ chức trinh sát thăm dò cài mìn, phục kích suốt trục lộ, gây cho tiểu đoàn chúng tôi khá nhiều thiệt hại. Chúng đã gây ra rất nhiều vụ nổ mìn, trong đó có 3 vụ mỗi vụ thương tử hơn chục ca. Nghiêm trọng nhất là vụ chúng tổ chức phục kích định bắt sống tiểu đoàn trưởng Hai Thanh chúng tôi trên đường ra trung đoàn họp về, được bảo vệ bởi 20 tay súng nhưng bị thất bại...  
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2014, 06:00:25 pm gửi bởi ducthao » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #483 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2014, 12:22:57 pm »

SỰ KIỆN VÀ THỜI GIAN.

   Một thời những người lính Việt Nam làm nhiệm quốc tế tại chiến trường Cam pu chia chỉ quan niệm thời gian bằng khái niệm ngày và đêm_tối và sáng. Ngày đó cả đơn vị chúng tôi, cả quan đến lính thường xuyên hầu như không có lấy một cái đồng hồ để xem giờ giấc. Thi thoảng có đợt lính mới qua, một vài anh em gia đình và bản thân có điều kiện thì mang theo một cái đồng hồ. Nhưng rồi một là anh em mượn gác chỉnh vặn lung tung trở thành hỏng hóc không thể sử dụng được, hai là đến lúc bí quá, thì cái đồng hồ được gởi ra Kốp túi cho dân xài, đổi lại chủ đồng hồ được lại quả mớ thuốc rê, cây thuốc thơm hoặc là bột ngọt, gia vị xài dần đến hết. Giờ giấc, ngày tháng lúc nầy chỉ còn dựa vào mấy cái đài của ban chỉ huy tiểu đoàn và đại đội, mà lính tráng không phải ai hàng ngày cũng được nghe. Nhưng lính chỉ cần biết rỏ giờ giấc khi cần, còn ngày tháng thì hầu như không quan tâm lắm. Thông thường chúng tôi căn cứ vào mặt trời lên xuống vào ban ngày, trăng mọc lặn vào ban đêm để canh giờ giấc sinh hoạt. Còn vào những ngày xấu trời do mưa bảo, chỉ còn cảm nhận thời gian theo kiểu tối sáng mà thôi. Mới đầu còn siêng năng một chút, vả lại còn được vài quyển tập mang theo để viết thư thì còn chịu khó ghi chép vài dòng ngày tháng. Sau nầy do công tác nhiều đâm lười, rồi thiếu giấy quấn thuốc rê, tất cả những quyển vở, rồi thư nhà, thư tình gì đều được đem ra quấn thuốc hút hết nên rồi khái niệm thời gian cũng bị mai một theo. Mà cần gì ngày tháng chính xác, nước sông công lính, sống nay chết mai, những quan niệm nầy làm cho chúng tôi không còn cảm thấy quan tâm nhiều về thời gian nửa. Thi thoảng có ai đó cần như báo tử bạn bè về gia đình qua thư từ thì chạy hỏi nhau thời gian như bây giờ lên mạng tìm một thông tin gì quí giá lắm vậy.

    Cái hay nửa là hầu như những sự kiện gì của đơn vị xảy ra, anh em gần như thảy đều nhớ chính xác đến từng chi tiết nếu có ở trong cuộc. Nhưng để xác định cho đúng xảy ra trong tầm thời gian ngày tháng năm nào, thì mổi người lại nhớ theo một kiểu, thậm chí có anh em còn không thể nhớ nổi. Bởi chính vì vậy nhiều khi sự kiện thì đúng vậy hoàn toàn, nhưng mà trí nhớ cứ lẩn lộn, chồng chéo nhau chỉ mỗi cái chuyện sự kiện nào xảy ra trước, sự kiện nào xảy ra  sau. Vì vậy khi người lính kể chuyện, thường thì thời gian để xác minh nhớ lại rồi tiền cạc để gọi nhau hỏi han tốn kém cũng không ít, có khi lại không được gì vì hỏi qua, hỏi lại ai cũng không thể nhớ chính xác giống nhau.

    Trong trận tiểu đoàn duc thao bị vây đánh suốt 11 ngày đêm ở chốt phòng ngự ở Mo hơn cũng vậy. Về mặt trí nhớ là khi nick "Hai kinh tế " ( Thái pháo 37 ly) viết bài để hỏi, duc thao chỉ nhớ nó xảy ra vào tầm cuối mùa khô năm 1983, khi tiểu đoàn vừa được giải vây xong thì hồ nước của Mo hơn cũng cạn sạch, nên trung đoàn phải tổ chức đoàn tải nước vào cho đơn vị có nước dùng, còn ngày tháng cụ thể thì cứ mù mờ không rỏ lắm. Khi đó qua một đàn em nhập ngũ năm 1982, duc thao xác định cái mốc chưa được chính xác lắm. Sau nầy có nhiều dịp hỏi han lại thì mới biết rằng mình cũng hơi lầm về cái mốc thời gian nầy. Cụ thể là ở giai đoạn trước đây, có anh em cho là sự kiện nầy bắt đầu bằng một trận hỏa lực dử dội nhất bắt đầu kể từ lúc đơn vị lùi từ Cao mê lai về Mo hơn vào đêm 8 tháng 3 năm 1983. Đó cũng là một giai đoạn của đầu mùa khô, nhưng bây giờ xác định lại thì tầm đó hồ chưa thể cạn khô nước, vẫn còn một lượng nước dùng để uống dù khá đục, phải ngồi canh cứ mỗi lần nước trong trở lại thì dùng chén múc vào can, rồi tiếp tục ngồi chờ. Ngay cả khi ducthao gặp đồng hương Chánh cũng vậy, hai thằng ngồi cố nhớ vẫn không dám khẳng định đúng một ngày chính xác.

    Mù mờ nhưng vẫn cố tìm cách nhớ chính xác ngày mở đầu. Mới đầu qua điện thoại, gặp Phong lính nhập ngủ 1982 đang ngồi cùng vài anh em khác nhập ngủ cùng vốn lính gốc Phú nhuận, Phong vẫn cho là đêm 8 tháng 3. Sau khi phân tích tình hình nước nôi, thời điểm một hồi thì nghe im re. Chợt nhớ điện thoại cho Tha Sơn, cũng lính nhập ngủ 1982 gốc Gò vấp, thì nghe Tha Sơn trả lời là không nhớ nổi cụ thể ngày nào. Thời điểm trước trận bị vây 11 ngày đêm, khi đại đội 5 được đưa ra Kốp nhằm phân tán bớt lực lượng, tránh bị tiêu hao sinh lực vì lúc nầy pot bắt đầu dùng hỏa lực đánh rất mạnh và thường xuyên. Thì trung đội của Tha Sơn thuộc đại đội 7 phải dâng lên đảm nhiệm địa hình của đại đội 5, vốn được xác định là hướng phòng ngự chủ yếu của tiểu đoàn. Cũng chính tại vị trí nầy,Tha Sơn cùng một số anh em khác chạm trán đầu tiên với lực lượng bộ binh của pot bắt đầu triển khai đánh vào chốt Mo hơn sau mấy ngày bắn hỏa lực dồn dập. Sáng hôm đó, sau một đêm trực chiến dài đến khi trời sáng hẳn, qua thời điểm pot hay bất ngờ triển khai nổ súng tấn công mà không có gì, nên anh em ai cũng nghĩ chúng vẫn tiếp tục đánh bằng hỏa lực như mọi khi. Chờ một thời gian nửa, chổ Tha Sơn anh em mới tổ chức dò ra trước chiến hào khoảng 100m để tổ chức bắt cá. Số là trước chiến hào đại đội 5 về hương tây tây bắc có một hồ nước nhỏ. Nếu không bị uy hiếp, anh em đã ra tát cạn bắt cá từ rất lâu rồi. Thời điểm nầy anh em không dám mạo hiểm dò ra vì sợ pot bất ngờ đánh vào. Nhưng do bức bách về mặt thực phẩm quá, vả lại đinh ninh với kinh nghiệm thường đánh lớn pot chỉ bất ngờ áp sát từ đêm và nổ súng vào lúc sáng sớm nên anh em cũng hơi chủ quan. Thế là trong trung đội Tha Sơn có vài anh em mạo hiểm dò ra ngoài bắt cá. Mới đầu anh em cũng đi dò dẩm, vừa đi vừa quan sát từ từ. Ra đến nơi cũng tổ chức cho một người ngồi ôm súng cảnh giác, còn lại mới mang thùng xuống bắt cá. Điều không ngờ là lúc nầy hồ nước đã gần khô cạn, cá lúc nhúc trong bùn sệt, không cần be bờ tát, chỉ cần lội xuống lượm cá bỏ vào thùng. Chừng một chập, cá nhiều quá khiến anh cầm súng cảnh giới trên bờ thấy mê quá cũng leo xuống tham gia. Lúc nầy có lẻ pot cũng nhận định ta sẻ nghĩ giờ nầy chúng sẻ không tổ chức đánh lớn, nên sau lúc cảnh giác tầm sáng sớm không thấy gì sẻ chủ quan, phân tán. Nên bộ binh chúng bắt đầu dàn ngang triển khai chậm rải tiến vào tiếp cận. Cả trung đoàn chúng triển khai bao bọc từ cuối đội hình đại đội 6 bên hướng nam, kéo dài đến cuối đội hình đại đội 7 cứ lừng lửng tiến vào. Và thực sự bên trong đội hình lính ta cũng bắt đầu phân tán để làm các nhiệm vụ khác.

    Khi bọn đi đầu của hướng đại đội 5 đi vào sát hồ nước, có lẻ do chúng căng thẳng quan sát về hướng chiến hào ta nên không phát hiện tốp lính đang loay hoay bắt cá dưới hồ. Còn lính ta do mê cá quá nên anh em cũng chẳng phát hiện ra chúng. Do khu vực nầy cũng tương đối rậm, đến chừng chúng đến sát mép hồ mới phát hiện ra lính ta. Lúc nầy lính ta cũng ngước lên và nhìn thấy chúng. Sau nầy anh em chuyện trò với nhau về tình huống nầy đều mang một nhận định: một là bọn pot nầy quá nhát, hai là sau nhiều lần chạm nhau có lẻ chúng cũng hơi kiêng dè. Nên ngay trong tình thế có lợi như vậy, tưởng chừng như có thể bắt sống hay tiêu diệt hết tốp lính ta với một lực lượng đông đúc, quyết tâm hùng hổ như thế, bọn pot đã cùng nhau ù té chạy tháo lui. Chính trong khoảng khắc nầy, lính ta lập tức bỏ hết nhẩy lên bờ hồ chạy vào đội hình, vừa chạy vừa quay lại bắn trả. Chừng được nửa đường bọn pot mới hoàn hồn tổ chức bắn theo, khiến một anh em lính 1981 bị thương, được Tha Sơn kè vào tới đơn vị. Đó gần như là đợt chạm súng đầu tiên giửa bộ binh hai phía, khiến bọn pot phải bộc lộ sớm khi chưa kịp áp sát chiến hào. Nếu không có đợt chạm súng nầy, thì có lẻ cục diện của đợt bị pot vây đánh 11 ngày đêm ở Mo hơn đã thay đổi. Thật là may mắn với tiểu đoàn chúng tôi, khi mà nhờ cuộc chạm súng nầy,anh em phía trong đã kịp thời triễn khai ra chiến hào ngăn địch. Nhờ yếu tố nầy mà cả tốp đi cải thiện hôm đó không bị kỷ luật khi vi phạm quy định của tiểu đoàn. Vậy mà Tha Sơn không thể nhớ nổi thời gian một cách chính xác, thật lạ...

    Cuối cùng duc thao sực nhớ ra trường hợp của Vàng, cũng lính nhập ngũ 1982 quê Gò vấp, là lính thuộc quyền trung đội ĐKZ82 mm của duc thao. Cũng chính ngay ngày hôm đó, đánh tới tầm gần trưa thì Vàng bị thương khá nặng ngay trên vai trái. Vàng cho biết ngày bị thương của mình là ngày 4 tháng 4 năm 1983, sau ba ngày địch dùng hỏa lực đánh phá ác liệt. Như vậy có nghĩa ngày nổ súng đầu tiên là ngày 1 hoặc 2 tháng 4 năm 1983. Chính xác, thường những anh em bị thương luôn nhớ về ngày bị thương của mình. Thêm nữa là chỉ gần tầm giửa cuối tháng 4 thì hồ nước của đơn vị mới bị cạn kiệt.

     Bởi vậy một điều hiểu ra rằng, ngoài những khó khăn về làm quen với máy tính để có thể viết bài, sự lơ mơ về ngày tháng cũng cản trở anh em muốn viết bài kể chuyện về đời lính không ít...
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2014, 04:24:14 pm gửi bởi ducthao » Logged
phamvanminh
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #484 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2014, 04:39:19 pm »

Anh Dức Thảo ơi,lính BP cắm chốt ngày này qua ngày khác cứ triền miên đằng đẵng,hơn nữa lại ở rừng sâu giáp biên cương với Thái,mọi thông tin mù tịt,ngày nào cũng tiếng súng nổ đây đó lúc thưa lúc cấp tập,vì thế sự kiện thì nhớ rất rõ nhưng thời gian chỉ nhớ mang máng vào khoảng đầu mùa,giữa mùa hay cuối mùa mưa hay mùa khô thôi.Không biết ae khác thế nào riêng tôi cả quãng thời gian bên K là chuỗi ngày không đêm nào ngủ trọn vẹn.Vốn dĩ tính khó ngủ cộng với hay  cẩn thận lo xa,cắt gác cho ae rồi vẫn không yên tâm chỉ sợ ae ngủ quên nên mình cứ chập chờn xem ae có đổi gác không?Bởi chốt BP bất cứ chỗ nào pốt cũng có thể mò vào được,chẳng thế mà có lần chúng luồn sâu đánh vào tận C23 quâny nằm sát E bộ? Cơm chiều phải nấu ăn trước khi trời chưa tối để còn dập lửa,mọi thứ lại chìm vào màn đêm ẩn chứa đầy sự rình rập.Sự kiện thì không bao giờ quên,thời gian thì chỉ áng chừng mang máng
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #485 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2014, 08:47:53 pm »

Anh Dức Thảo ơi,lính BP cắm chốt ngày này qua ngày khác cứ triền miên đằng đẵng,hơn nữa lại ở rừng sâu giáp biên cương với Thái,mọi thông tin mù tịt,ngày nào cũng tiếng súng nổ đây đó lúc thưa lúc cấp tập,vì thế sự kiện thì nhớ rất rõ nhưng thời gian chỉ nhớ mang máng vào khoảng đầu mùa,giữa mùa hay cuối mùa mưa hay mùa khô thôi.Không biết ae khác thế nào riêng tôi cả quãng thời gian bên K là chuỗi ngày không đêm nào ngủ trọn vẹn.Vốn dĩ tính khó ngủ cộng với hay  cẩn thận lo xa,cắt gác cho ae rồi vẫn không yên tâm chỉ sợ ae ngủ quên nên mình cứ chập chờn xem ae có đổi gác không?Bởi chốt BP bất cứ chỗ nào pốt cũng có thể mò vào được,chẳng thế mà có lần chúng luồn sâu đánh vào tận C23 quâny nằm sát E bộ? Cơm chiều phải nấu ăn trước khi trời chưa tối để còn dập lửa,mọi thứ lại chìm vào màn đêm ẩn chứa đầy sự rình rập.Sự kiện thì không bao giờ quên,thời gian thì chỉ áng chừng mang máng

    Nghĩ rằng tâm lý chung ngày đó lính tráng như anh em mình chắc cũng giống nhau thôi phamvanminh ơi, chỉ rất ít số anh em có điều kiện để ghi nhận mốc thời gian chính xác. Cám ơn Minh đã đồng cảm...
Logged
phamvanminh
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #486 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2014, 09:49:05 pm »

Anh Dức Thảo,tôi vẫn luôn theo dõi từng bài viết của anh,có một điểm chung rất dễ đồng cảm đó là hoàn cảnh,không gian và điều kiện sống chiến đấu của 2 trung đoàn BP tương đối giống nhau.thành ra những gì anh Thảo viết cứ như là viết cho tôi,càng đọc thì những kí ức năm xưa cứ hiện về rõ rệt như mới vài ngày qua thôi.Một mong ước lại trỗi dậy muốn một ngày nào đó được trở lại thăm đúng cái nơi mình đã trải qua muôn vàn khó khăn đầy kỉ niệm.Dặc biệt có một thứ luôn âm ỉ cháy trong tôi đó là tình đồng đội,kể cả những đ đội chưa hề gặp mặt như anh Thảo,anh Poipet,liệudk,anh C2D1E4<Nẫm>,vv  người đi trước người đi sau nhưng cùng chiến tuyến thậm chí cùng chiến dich năm nào,nhớ vô cùng các anh.Vào những ngày này hơn 30 năm trước những đêm gác chốt lạnh thấu xương,mỗi tiếng động dù nhỏ cũng làm cho người lính phải căng mắt xuyên thấu vào màn đêm cảnh giác,hồi hộp.Thời gian cứ chầm chậm trôi thử thách tinh thần chịu đựng của người lính.
Logged
Ampil E689
Thành viên
*
Bài viết: 130


« Trả lời #487 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2014, 10:48:26 pm »

Lâu lắm rồi vicông việc nên không co tham gia viết bài ,thật ra những kỷ niệm còn nhiều lắm làm sao maˋ quên được phải kg anh Thảo và Minh,nay xem bài viet của anh Thảo e nghi˜ về thời gian đó F5 mình đang đánh chiến dịch cao điểmm 175 và đánh căn cứ F 519 pot ở praymo´n là E8 đánh tiếp , viˋ E8 e nhớ hành quân ngày 26 tháng 3 năm 83 và C2D1E4 bị vây 3  ngày  , rồi sau đó E8 cùng D1 đánh chiếmm 175 ,rồi tối đó hình như ngày 31 thiˋ E8 hành quân tiếp cận căn cứ f519 pot vaˋ chiều tối e8 vào tới , trước đó bộ phận tụi e đã nằmchiếm rồi, vậy theo tình hình địc h muónkéo giảnđội hình f  về hướng mohon, đúng là thời gian mà nhớ chính xác thiˋ kho´ qua´ phải không mấy anh , viết bằng điện thoại chán không tả nỗi , Minh có nhớ ngày này 30 năm trước E8 cùng các E  khác đang chuẩn bị cho chiến dịch S4 ngày 24 thang 12 và S5 7 thá́ng 1 năm 85 hay không , mình cũng muốn viết những ky˜ niệm ngày  này để cùng nhau nhớ lại ,nhưng ra tiệm internet xa quá, công việc lại ap lực
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #488 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 09:32:58 am »

   Tự xóa do lổi.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 10:43:48 am gửi bởi ducthao » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #489 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 10:41:05 am »

Lâu lắm rồi vicông việc nên không co tham gia viết bài ,thật ra những kỷ niệm còn nhiều lắm làm sao maˋ quên được phải kg anh Thảo và Minh,nay xem bài viet của anh Thảo e nghi˜ về thời gian đó F5 mình đang đánh chiến dịch cao điểmm 175 và đánh căn cứ F 519 pot ở praymo´n là E8 đánh tiếp , viˋ E8 e nhớ hành quân ngày 26 tháng 3 năm 83 và C2D1E4 bị vây 3  ngày  , rồi sau đó E8 cùng D1 đánh chiếmm 175 ,rồi tối đó hình như ngày 31 thiˋ E8 hành quân tiếp cận căn cứ f519 pot vaˋ chiều tối e8 vào tới , trước đó bộ phận tụi e đã nằmchiếm rồi, vậy theo tình hình địc h muónkéo giảnđội hình f  về hướng mohon, đúng là thời gian mà nhớ chính xác thiˋ kho´ qua´ phải không mấy anh , viết bằng điện thoại chán không tả nỗi , Minh có nhớ ngày này 30 năm trước E8 cùng các E  khác đang chuẩn bị cho chiến dịch S4 ngày 24 thang 12 và S5 7 thá́ng 1 năm 85 hay không , mình cũng muốn viết những ky˜ niệm ngày  này để cùng nhau nhớ lại ,nhưng ra tiệm internet xa quá, công việc lại ap lực

   Bạn phamvanminh, Ampil E 689 và các anh em khác thân mến !

   Những nghĩ suy của các bạn và các anh em cũng là một cái mong muốn hiện thời của duc thao. Topic nầy mang lời tựa là " Chúng tôi lính F5, MT 479", có nghĩa đây là một topic đại diện cho lính F5 đang kể về những câu chuyện của lính F5 trong các giai đoạn, tập trung về thời kỳ làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia của toàn Sư đoàn. Không có điều kiện để lập riêng topic cho từng trung đoàn trong F như một số đơn vị anh em khác, nên anh em chỉ trao đổi, kể chuyện về đơn vị của mình chỉ trong một topic nầy. Một điều hơi bất lợi là anh em dể mang tâm lý xen vào chuyện của đơn vị khác nên ngần ngại không dám tham gia viết bài. Nhưng nếu ta tập trung viết về hoạt động các đơn vị trong cùng một thời điểm, sẻ thấy không phải riêng một trung đoàn hay một tiểu đoàn nào, trong một giai đoạn đơn thân độc lập làm nhiệm vụ, mà các hoạt động của toàn bộ các đơn vị trong Sư đoàn đều liên quan, tương hổ với nhau. Tuy từng đơn vị chỉ viết lên từng khia cạnh riêng mình, nhưng người đọc sâu chuỗi lại sẻ dể hình dung diễn biến toàn bộ cục diện của toàn đội hình trong Sư đoàn giai đoạn đó.

   Cũng như Mo hơn trong trận bị vây 11 ngày đêm, nếu duc thao chỉ kể riêng về tiểu đoàn duc thao, người vào đọc sẻ thắc mắc là tại sao Sư 5 lúc đó với một lực lượng như vậy, trong thế mạnh như vậy mà để 1 tiểu đoàn trong đội hình bị vây đánh suốt 11 ngày mới có lực lượng giải vây. Sự thật thì lúc đó toàn bộ lực lượng Sư đoàn đã bị căng mỏng hết sức cho các chiến dịch đồng lúc đánh vào các căn cứ cận biên với lực lượng và quy mô vô cùng lớn của địch, với một địa hình trải dài cả trăm cây số. Nhiệm vụ chiến lược lúc đó là các căn cứ địch tập trung về hướng bắc lộ 5, địa bàn đảm nhiệm của E 8 và một số đơn vị khác. Các căn cứ nầy lúc đó được quan thầy ra sức giúp đở trang bị và huấn luyện ngày càng lớn mạnh. Nếu ta không giải quyết đánh phá sớm thì sẻ ngày càng bất lợi cho các đơn vị đang đứng chân.

    Ta thì quyết tâm dồn toàn lực đánh, các đơn vị bộ binh được huy động tối đa cho mục tiêu giải quyết dứt điểm các căn cứ chiến lược nấy của địch. Tăng, pháo phối thuộc các đơn vị trên các hướng khác đều lần lượt bị rút đi để tăng cường vào các hướng đánh nầy. Riêng địa bàn thuộc trung đoàn 2 (688 BP) trong giai đoạn nầy cũng khá bất lợi. Vị trí chiến lược của trung đoàn ở ngã ba con voi không thể bỏ lỏng, cửa khẩu Poi pet với tiểu đoàn 1 đang chốt giữ còn quan trọng hơn, vị trí Đăng cum với tiểu đoàn 3 đang đứng chân lại là một địa bàn quan trọng không kém. Hơn nửa các tiểu đoàn lại cách nhau quá xa, không thể làm công tác đảm bảo để điều quân chi viện.

    Trong tình thế cả hai bên đều tập trung cao điểm nầy, để cứu nguy cho các căn cứ bị các lực lượng Sư đoàn đang tập trung đánh chuẩn bị dứt điểm, pot chỉ còn cách dùng một lực lượng lớn đánh mạnh vào vị trí phòng ngự Mo hơn, vốn lúc đó đang nằm trong một tư thế rất bất lợi, nhằm căn kéo bớt lực lượng Sư đoàn về hướng nầy, không thể tập trung hướng đang đánh, và như vậy kế hoạch đánh phá, chiếm giữ các căn cứ chúng của ta không thể thành công.

    Tinh thần là nếu Mo hơn bị thiệt hại, thương vong 2 phần 3 lực lượng, tiểu đoàn chúng tôi sẻ phải bỏ căn cứ Mo hơn để rút ra Kốp tiếp tục tổ chức phòng ngự ngăn chặn không cho pot có thể tiến nhanh ra lộ 5 để khống chế trục lộ nầy. Khi Sư đoàn giải quyết xong hết các nhiệm vụ chiến lược, sẻ điều lực lượng về tổ chức chiếm lại căn cứ Mo hơn. Cả tiểu đoàn chúng tôi điều hiểu rỏ nhiệm vụ và quyết tâm như vậy, nhằm để Sư đoàn có thể tập trung lực lượng đánh chiếm trên hướng bên kia. Bởi vậy với tâm trạng trong cuộc, cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn cảm thấy cực kỳ căng thẳng vì nhiệm vụ hy sinh quan trọng trực tiếp đến sinh mạng của mình, còn đối với trên thì chưa đến mức. Như các thủ trưởng nhận định, nếu cần thì tạm cho nó chiếm, sau đó đánh lấy lại là bình thường. Nhưng có cái may là tiểu đoàn chúng tôi đã chống trả được cho đến ngày Sư đoàn điều quân về ứng cứu, giải vây kịp lúc.

    Như vậy nếu anh em mình cùng kể chuyện trong đơn vị mình về một thời điểm chung, sẻ làm toát lên được diễn biến chung của toàn Sư đoàn ngay tại thời điểm đó, giúp người vào đọc hiểu rỏ hơn thì càng hay. Rất mong các bạn và các anh em vào tham dự...
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 10:53:56 am gửi bởi ducthao » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM