Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 12:10:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F5, MT 479, phần 9.  (Đọc 214063 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #470 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2014, 06:03:56 pm »

    Chỉ tính từ lớp lính duc thao vào tiểu đoàn, lớp lính của Sư năm chốt chặn cuối cùng vùng đất dử Cao mê lai, thì sự thương vong phần lớn là bị thiệt hại do công tác thông chốt đường. Còn lớp lính nhập ngủ năm 1981 có quê là hai tỉnh Thanh hóa và Nghệ tỉnh thì lại thương vong nhiều trong các đợt vận động phục kích và đánh xuyên sườn bị địch với quân số đông tổ chức phản kích lại. Riêng lớp lính nhập ngủ năm 1982 thì gần như nếm đủ các trò, vì lúc nầy sau khi kiện toàn lại lực lượng, cả ba phái của lực lượng đối kháng ta và  bạn đã bắt tay ký kết thống nhất hợp đồng tác chiến với nhau. Các căn cứ của chúng xung quanh tiến hành phân vùng, hoạt động đánh ta khá bài bản. Có ba mũi xuất phát hoạt động đánh vào Mo hơn thời điểm nầy. Thứ nhất là căn cứ mỏ vẹt, nằm về hướng đông bắc hoạt động gài mìn, phục kích và đánh phá ta từ khu vực cầu 20 ra đến Kốp. Bọn ở căn cứ nầy chuyên về gài mìn, phục kích, thỉnh thoảng tổ chức một lực lượng cở cấp trung đội tập kích vào chốt cầu 30 ngay đầu phum Kốp. Ngoài ra chúng còn thường xuyên dùng một lực lượng phối hợp đánh vào chốt cầu 20 khi các căn cứ khác tổ chức đánh vào Mo hơn từ nhiều hướng. Thông thường cứ vài ba lần đánh rải đều các chốt cầu của tiểu đoàn chúng tôi, chúng lại tổ chức đánh toàn tuyến cả các chốt của chúng tôi và đại đội hỏa lực của trung đoàn đang chốt chặn giửa Kốp và khu mỏ vẹt. Những lần tổ chức đánh phá như vậy chúng thường huy động một lực lượng khá lớn, rải đều ra đánh cùng lúc vào ba đến bốn chốt. Nhưng thường những chốt lẻ của tiểu đoàn chúng tôi như cầu 20 và cầu 30 phải chịu đựng mức độ ác liệt và kéo dài hơn, vì đại đội 18 ngoài các khẩu 12 ly7 triễn khai, còn được các khẩu pháo 37 ly chi viện trực tiếp khiến bọn địch không dám tiếp cận vào gần. Nói chung lúc nầy tiểu đoàn chúng tôi lại thế bị động tiếp tục, khi về mặt quân số và hỏa lực lại bị địch vượt trội hơn quá nhiều.

     Chính ngay tại thời điểm nầy, địch bắt đầu triễn khai một kế hoạch vây đánh  Mo hơn thật khốc liệt. Mục tiêu của chúng là phải nhổ cho bằng được chốt Mo hơn, và nếu ta không tổ chức rút hai khẩu pháo ra kịp lúc thì có thể bọn chúng tổ chức đánh thu hoặc phá hủy luôn nếu chiếm giử được. Để thực hiện ý đồ nầy, chúng bắt đầu triễn khai từng bước. Đầu tiên là chúng vận chuyễn tiếp liệu và chuyễn quân. Sự đột nhiên chúng gia tăng cường độ các đoàn xe quân sự liên tục ngày đêm khiến cho toàn bộ tiểu đoàn chúng tôi cũng cảm thấy rất lo ngại. Biết địch đang ráo riết thực hiện một âm mưu gì đó mà không hiểu là âm mưu gì, như thế nào khiến tâm lý chúng tôi ai ai cũng bất an. Cho đến khi địch bắt đầu dùng các loại hỏa lực cấp tập đánh vào Mo hơn liên tục, tiểu đoàn mới bắt đầu nhận định là địch đang triễn khai bước đầu dùng hỏa lực đánh tiêu hao, chế áp ta nhằm tiến tới mở rộng bao vây đánh chiếm căn cứ.

     Lúc nầy đại đội 5 theo kế hoạch đã ra nằm ở Kốp nhằm luân phiên tổ chức xây dựng cũng cố huấn luyện lại. Bên trong Mo hơn chỉ còn đại đội 6 và 7 cùng các trung đội hỏa lực (đã giải tán đại đội 8, các trung đội hỏa lực về trực thuộc tiểu đoàn) triễn khai chốt giữ toàn bộ đội hình. Một bất lợi cho tiểu đoàn chúng tôi nửa là thủ trưởng tiểu đoàn Hai Bội lại được cử về Hà nội để báo cáo thành tích, ban chỉ huy tiểu đoàn lại đi phép nên chỉ còn mỗi tiểu đoàn phó phụ trách về chính trị là anh Dung. Nhưng để đối phó với kế hoạch tiêu hao bằng hỏa lực của địch, thêm một nửa quân số của các trung đội hỏa lực lại được rút ra Kốp nhằm tránh tiêu hao. Sau đợt rút bớt nầy, đội hình Mo hơn trở nên vắng lặng vàkhá hở sườn. Khẩu đội ĐKZ82mm còn lại được nâng lên về hướng đại đội 6, sẳn sàng bắn chi viện cho hai đại đội, bắn trực xạ ngăn chặn tối đa nếu địch mở cửa xung phong theo trục đường tiếp giáp giửa đội hinh hai đại đội từ hướng Cao mê lai đánh xuống, còn toàn bộ đội hình của đại đội 8 trước đây gần như bị bỏ ngỏ do không đủ người bố tri. Nói thật là quyết tâm được xây dựng cho các đơn vị như vậy, nhưng sự lỏng lẻo của việc bố trí đội hình khiến lính tráng chúng tôi rất bất an, nhất là về ban đêm, ở vị trí trong ngoài gì ngồi gác xách cảm thấy rất lạnh và sợ.

     Rồi cuộc chiến bắt đầu xảy ra, diễn tiến như duc thao đã có kể chi tiết trong các phần to pic :"Tản mạn ngã ba con voi" với chiến thắng thuộc về chúng ta. Qua trận đánh nầy, vai trò nồng cốt của số anh em nhập ngủ năm 1982 đã được khằng định, tạo thành lịch sử chiến đấu của tiểu đoàn chúng tôi với những đóng góp của anh em lớp lính nầy không hề nhỏ...



Trong hình từ trái qua là Minh (áo xanh), Vàng (áo sọc xám), bị thương nặng ngay dưới vai trái trong đợt bị pot vây đánh 11 ngày đêm, tiểu đoàn phải tổ chức mở đường máu vừa đánh vừa đưa ra trung đoàn. Kế Vàng là Phong, nguyên chủ tịch phường 8, bí thư phường 4 quận Phú nhuận, hiện đã chuyển công tác lên thành phố. Tất cả là lính nhập ngủ năm 1982.
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #471 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2014, 06:10:04 pm »

   Thông thường nói về một khía cạnh  nào đó, tỉ như vấn đề văn hóa văn nghệ hay buôn bán chế biến thì lính thành phố có vẻ am tường và nhỉnh hơn một chút so với những anh em xuất thân từ những khu vực thuần nông. Nhưng trong lao động và một số vấn đề về kỷ năng sống, nhất là kỷ năng trong môi trường sống trong điều kiện rừng núi thì lính thành phố nhiều khi thua trắng vì không biết gì. Đợt lính nhập ngũ 1982 của tiểu đoàn chúng tôi cũng vậy, chỉ có một số anh em là đã trải qua lao động, còn lại rất nhiều anh em xuất thân theo kiểu thư sinh.

   Nhưng được cái là gần như anh em nào cũng rất cố gắng bám nắm theo nhiệm vụ của đơn vị. Khởi đầu từ chổ thấy gì cũng chỉ biết đứng trơ mắt nhìn, gác xách thì quay nhìn vào đơn vị, một thời gian sau có những công việc một nhóm anh em với nhau lớp lính nầy đã có thể đảm đương. Mà đã sống và chiến đấu, công tác ở Mo hơn thì không thể lẫn tránh được. Dù muốn hay không thì đến một lúc nào đó có những công việc sẻ vẫn đến lượt mình phải làm. Tâm trạng nhất là phải làm công tác thương tử, đây có lẻ là một trong những thử thách mà đời lính nếu ai đã từng trải qua thật là khó quên. Từ cái chỗ chưa quen nhìn thấy xác chết, bổng dưng nhận nhiệm vụ phải vệ sinh, khâm liệm rồi tham gia cáng tải anh em, những đồng đội thường xác không còn nguyên lành do chết vì hỏa khí. Đối với những trường hợp anh em bị thương thì có phần đở sợ hơn, nhưng nhiều trường hợp nhìn thấy anh em rên la trong lòng rất đau xót. Anh em nào bản lỉnh một chút thì bình tỉnh băng bó cho đồng đội mình, còn nhiều anh em vừa xử lí vết thương mà tay chân lóng ngóng run lên như cầy sấy.

   Nhân dịp tham gia cái đám cưới con anh Tấm tiểu đoàn phó vừa qua, gặp lại Tha Sơn, một cán bộ trung đội trưởng sau nầy của đại đội 7 đàn em nầy có nói: "Ngày đó ở Mo hơn sao anh em mình nhìn thấy sự thương vong nhiều thế, có những anh em bị hy sinh, bị thương ngay trước mắt của mình, chỉ trong một tích tắc....". Rồi cũng chính Tha Sơn hỏi duc thao về một điều mà Tha Sơn không nhắc duc thao còn không nhớ. Đó là sự thiếu thốn đến cùng cực của cả tiểu đoàn khi bị pot vây đánh suốt 11 ngày đêm ở Mo hơn. Đến một lúc cả đơn vị phải chống chọi với địch trong điều kiện chỉ còn bằng những nắm gạo rang với nước cặn do hồ nước đã khô sệt chứ không còn gì khác. Cơ thể thiếu thốn chất sống khiến từng người phải tự tìm cách tồn tại cho riêng mình. Những lúc địch ngưng một đợt đánh là nhiều anh em cứ luồn tuôn hỏi han nhau để tìm kiếm cái ăn hoặc chia sẻ cho nhau. Đầu óc dành phần lớn tập trung cho đánh địch, nhưng đôi lúc cố tập trung nhớ xem nơi nào đó đang gần vị trí của mình có chút rau xanh. Những cái mầm rau muống mọc hoang, những cái gốc rau dền tăng gia còn sót lại, trong mùa khô thiếu nước chỉ nhú được những mầm lá nhỏ xíu được ngắt vội cho vào miệng nhai ngấu nghiến. Những thân chuối gẩy gục trơ gốc được anh em đào bới lấy khúc lỏi tận cùng nhấm nháp với chút nước đắng chát mà nghe rất ngon. Thậm chí cả những loại lá rừng vốn trước đây qua lại hàng ngày không để ý, giờ chỉ cần thấy lá dầy dầy, nhấm nháp thử thấy không ngây là cũng cho vào mồm nhấm nháp được.

   Có một thứ thực phẩm mà ngày đó ở Mo hơn vốn có khá nhiều, mà bây giờ được gọi là đặc sản là con cắc ké. Trong thời kỳ nầy những con vật trơ xương nầy lại như là một thứ thực phẩm quý giá tạo thành năng lượng chiến đấu cho gần như cả tiểu đoàn chúng tôi. Thật là bi hài khi vừa mới qua một đợt chiến đấu ác liệt, lửa khói vừa tan, từ vị trí chiến đấu đang đứng bổng nghe thoang thoảng trong những lùm cây còn sót lại tiếng huýt sáo đều đều. Đó là lúc anh em tạm quên đi sự ác liệt vừa trải qua trong chiến đấu để đi tìm thực phẩm. Loài vật nầy có một đặc điểm là hể cứ nghe tiếng huýt sáo là đầu cứ ngẩng lên cao gật gù liên tục. Với một nhánh cây dài có một sợi dây làm thành thòng lọng ở phía trước. Khi phát hiện ra cu chàng trong lùm chỉ cần huýt sáo cho nó ngẩng đầu lên rồi hướng thòng lọng vào giật phắc lên như câu cá là bắt được. Chừng vài con đem về, cắt cổ lột da bỏ hết nội tạng, ướp vô một chút muối nướng lên hoặc có dầu mở đem chiên dòn là hai ba anh em đã có bửa ăn ngon lành lắm rồi. Nhưng rồi nguồn nầy cũng cạn kiệt và khó kiếm. Loại thực phẩm mà Tha Sơn nhắc đến với duc thao là một loài nhên nước. Không biết có phải không nhưng vì chúng sống trong những cái hang ẩm hơi sương nên cho là vậy. Ở những khu vực chiến hào ẩm thấp hay xung quanh mặt hồ nước cạn khô là nơi sinh sống của chúng. Không biết nhũng cái hang chúng ẩn nấp có phải do chúng đào không hay chúng sống nhờ vào các hang của những loài vật khác vì thấy chúng khá mong manh, yếu ớt khó có thể đào hang. Thông thường vào lúc sáng sớm ra những khu vực chúng hay sinh sống, thấy trên miệng hang có những lớp tơ giăng kín là biết hang đó có chúng ở bên trong. Thế là cứ hì hụt đào, cái may là hang của chúng thường cũng cạn. Đào gần đến dưới thì phải chậm lại chờ bắt không chúng thoát ra rất nhanh. Một thực thể chỉ chừng vài gam chất tanh với một thân hình bằng một đốt ngón tay út và vài cái chân mỏng mảnh. Nhỏ đến nổi so sánh với công đào thì chẳng bù. Nhưng những thực thể như vậy đối với chúng tôi lúc đó là rất quí giá, là nguồn sống của bản thân vốn rất thiếu chất tươi. Bởi vậy từ lúc đào, lúc bắt và khi chế biến phải gần như nâng niu chúng hết sức nhẹ nhàng. Mới đầu do không lường trước anh em đem chúng ra nướng thẳng, do chúng mỏng mảnh quá nên bị cháy đen thành than không còn gì để ăn. Sau nầy phải dùng một vật kim loại đệm như nắp nồi hay miếng thép của thùng đạn ak đặt lên lửa lấy hơi nóng, bỏ chúng lên cho chín rồi nhón cái chân cho phần bụng vô miệng ngậm lại là xong, beo béo, ngòn ngọt và thơm mùi cháy. Giờ không có dịp nào thử lại , nhưng ngày đó thấy ngon không tả đươc.

    Rồi không hiểu những ngày thiếu thốn đó nó tạo thành ấn tượng với Tha Sơn như thế nào, mà giờ đây về cuộc sống đời thường với đầy đủ mọi điều kiện, Tha Sơn giờ rất thích các món ăn và có vẻ rất sành về ẩm thực. Thỉnh thoảng vẫn gọi duc thao, Trung Chánh và một số anh em khác đi đâu đó thưởng thức vài món ăn cùng với mình. Hôm tham dự đám cưới, mang theo máy ảnh định chụp nhiều ảnh của anh em đưa lên cho vui. Đến chừng gặp nhau đông quá tay bắt mặt mừng, chụp được có mấy tấm rồi quên đi thật tiếc. Tha Sơn tướng tá gầy đen, ôm ốm khắc khổ trong trận đánh 11 ngày đêm ngày nào giờ mặc quần phải có thêm cặp dây hổ trợ mới giử cho không tuột vì số đo vòng hai lớn quá. Ôi, một thời những người lính đã trải qua...

    

   Trong hình là bàn của anh em lớp lính nhập ngũ 1984 quê Long an bổ sung về tiểu đoàn khi về chốt giữ cửa khẩu Poi pet. Tha Sơn ngồi bàn kế bên phía sau, mặc áo trắng có sợi dây màu đen trên vai áo.  
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:20:21 am gửi bởi ducthao » Logged
phamvanminh
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #472 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2014, 11:00:53 pm »

Không ngờ bên anh Dúc thảo lại thiếu thực phẩm đến thế,bên E8 chúng tôi đóng quân dọc theo bờ suối nên bắt được rất nhiều cá tha hồ nấu canh chua hoặc nướng,ăn không hết thì đổ cá ra bãi cỏ phơi khô để ăn dần.đêm ngồi gác nghe tiếng tắc kè kêu thì xác định hướng ở cây nào ,sáng hôm sau mang thông nòng súng và dao găm đi khoét bọng cây bắt được cả bầy tắc kè,nhúng nước nóng cạo vẩy bỏ nội tạng rồi nấu cháo ăn,món này vừa ngon vừa bổ,nhưng không phải lúc nào cũng bắt dược.dần dần chỉ còn những tiếng tắc kè kêu rất xa không biết nó chốn ở chỗ nào,với lại đi xa đội hình rất ngán sợ dính mìn.có lần ae C16 cối gài trái được cả bầy heo rừng,cả đơn vị được bữa say túy lúy.Tuy nhiên cái sung sướng ấy cũng không kéo dài được lâu.
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #473 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 11:01:37 am »

Không ngờ bên anh Dúc thảo lại thiếu thực phẩm đến thế,bên E8 chúng tôi đóng quân dọc theo bờ suối nên bắt được rất nhiều cá tha hồ nấu canh chua hoặc nướng,ăn không hết thì đổ cá ra bãi cỏ phơi khô để ăn dần.đêm ngồi gác nghe tiếng tắc kè kêu thì xác định hướng ở cây nào ,sáng hôm sau mang thông nòng súng và dao găm đi khoét bọng cây bắt được cả bầy tắc kè,nhúng nước nóng cạo vẩy bỏ nội tạng rồi nấu cháo ăn,món này vừa ngon vừa bổ,nhưng không phải lúc nào cũng bắt dược.dần dần chỉ còn những tiếng tắc kè kêu rất xa không biết nó chốn ở chỗ nào,với lại đi xa đội hình rất ngán sợ dính mìn.có lần ae C16 cối gài trái được cả bầy heo rừng,cả đơn vị được bữa say túy lúy.Tuy nhiên cái sung sướng ấy cũng không kéo dài được lâu.

    Thật ra bên hướng tiểu đoàn duc thao về vấn đề thực phẩm cũng không đến nổi nào bạn PhamvanMinh à, tuy đúng là nguồn thực phẩm do trên cung cấp xuống rất hạn chế, nhưng những nguồn rau xanh, thực phẩm tại chỗ nếu chịu khó tăng gia cải thiện thì cũng không đến độ thiếu thốn lắm. Mùa mưa thì nói theo tiếng K là sầm bô (nhiều, đầy đủ) lắm, cá cua, rau ốc nhiều vô kể, anh em tổ chức câu bắt để ăn và phơi khô để dành. Tuy nhiên chủ yếu là ăn tươi chứ điều kiện phơi khô để dành thì hơi khó. Nguồn thực phẩm nầy dồi dào nhất là tầm cuối mùa mưa, đầu mùa khô kế tiếp. Lúc nầy các ao hồ xung quanh và những vũng nước đọng bắt đầu se cạn, nổi lên lúc nhúc cá các loại, chỉ cần mang xô đi bắt về ăn chứ không tốn công tát tí nào. Ở cầu 20 chỉ cần qua một đợt tập kích với 1, 2 trái B rơi xuống nước hay vài loạt đạn nhọn,anh em đã có thể vớt lên vài xô cá để ăn. Rồi nước cạn kiệt dần, những vũng nước còn đọng lại đôi chút với vài đám cỏ lưa thưa bên ngoài đội hình, chỉ cần gài một trái KP2 là có khi trúng một bầy heo rừng cả vài chục con lớn nhỏ. Có thời điểm ở chổ đại đội 8 ducthao trong một ngày anh em gài trúng đến ba con nai hơn tạ và một bầy heo rừng, chia cho cả tiểu đoàn ăn không hết. Còn rau xanh thì khi có điều kiện tăng gia cũng cho thu hoạch rất khá. Đất Mo hơn là một loại đất mùn, được tạo thành bởi những lớp lá cây mục lâu đời dầy hàng mét. Khi đầu mùa khô vừa chớm,anh em vở đất gieo mầm rồi cho hạt xuống tưới nước. Chỉ một thời gian ngắn sau đã thấy có hàng loạt luống rau xanh các loại tươi xanh, nhiều nhất là rau dền, rau muống, các loại cây rau mau phát triển và dể sống. Ngoài ra bầu, mướp cũng nhiều, có lúc ăn còn không hết. Đất ở Mo hơn tốt lắm, nếu không nói là cực kỳ tốt. Rau xanh trồng thậm chí chỉ cần tưới nước, không cần phân vẫn tốt rất nhiều. Những loại cây rau thân lá như rau dền, có lúc anh em nói đùa thân của nó to đến độ còn có thể mắc võng ngủ được. Tuy nhiên điểm hạn chế của Mo hơn về mùa khô vẫn là nguồn nước, thông thường nước sinh hoạt của chúng tôi thiếu khoảng hơn tháng tầm cuối mùa khô, lúc nầy không còn nước để tăng gia cải thiện gì nửa, anh em phải đi xa ra khỏi đội hình tìm những cái hồ cón lại chút ít nước để tranh thủ tắm táp rồi mang về vài can để dành uống.

    Khi Mo hơn bị pot vây đánh suốt 11 ngày đêm cũng vào tầm nầy. Kết thúc đợt đánh cả khu vực Mo hơn không còn đâu ra giọt nước, trung đoàn phải tổ chức đoàn tải nước vào cho chốt Mo hơn và cho quân chiếm lấy hồ đá nằm về hướng bắc đông bắc Mo hơn tầm hơn 4km để làm nguồn nước sinh hoạt. Chính vì trong điều kiện như vậy, lại bị pot vây đánh liên tục nên điều kiện hậu cần lúc đó rất khó khăn. Cả kho gạo và kho quân khí tiểu đoàn đều mở khóa bỏ ngỏ, anh em có như cầu gì về đạn, gạo cứ bò lên vác về sử dụng trong điều kiện hỏa lực chúng bắn rơi đầy. Vì không có nước nấu anh em phải rang gạo lên nhai cho đở đói. Sự ăn uống khô khan như vậy khiến anh em tiểu đoàn chúng tôi lúc đó trở nên thiếu chất tươi và rau xanh kinh khủng...
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2014, 11:06:48 am gửi bởi ducthao » Logged
phamvanminh
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #474 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 12:49:31 pm »

Có thời kỳ tụi tôi may mắn đóng quân trong cái phum bỏ hoang sơ re lơ-o<giành từ tay Pốt>,phum này rất nhiều cây trái như ổi,đu đủ,thốt nốt khi mưa xuống thì bầu bí mướp đua nhau đâm trồi ra hoa kết trái,lính tha hồ cải thiện rau xanh,ngặt nỗi mỗi lần chui vào lùm bụi để hái rau luôn có cảm giác ớn lạnh sợ còn xót mìn KP2,phải dò dẫm từng bước chân ngó nghiêng từng sợi dây leo cảnh giác.Khoái nhất là những trưa nắng nóng ae trèo lên chặt những buồng thốt nốt rơi xuống đất,trừ người gác không được tham gia,còn lại ae xúm vào,một thằng dùng búa bổ thật mạnh trái thốt nốt vỡ đôi văng ra lập tức 2 thằng ngồi bên vồ lấy múc ruột ăn hơi giống cùi dừa non,rồi thay nhau người này bổ cho người kia ăn đến khi chán thì thôi.Có khoảnh khắc cũng thanh bình ra phết,cũng có lần pháo kích đạn bay qua đầu kêu rong róc rồi nổ oành phía sau,kệ, cứ ăn đã,nó bắn sai tọa độ rồi,lính chốt là thế,lỳ lắm.Chẳng bao lâu sau nhổ chốt chuyển cứ hành quân,lại những ngày nhọc nhằn,rau xanh lại thiếu.
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #475 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2014, 12:11:14 pm »



Xin được gởi hình ảnh vị trí đứng chân chốt Mo hơn và những chốt cầu do D2E2F5MT479 đảm nhiệm từ cuối những năm từ 1980 đến 1984 tại khu vực Mo hơn _Cao mê lai. Lần lượt từ ngã ba con voi (Ni mit) đi vào khoảng hơn 1 km là cầu tăng gia ( bố trí tầm năm 1983 gồm 6 tay súng, bị thất thủ sau khi bố trí chừng vài tháng cùng với 1 trung đội thiếu của đại đội 5 tăng cường)_ Tiếp theo là khu vực Kốp với chốt cầu 30 bên kia suối vào Mo hơn ( nơi nầy tạm gọi là hậu cứ của tiểu đoàn trước khi xảy ra trận bị pot vây đánh 11 ngày đêm gần cuối mùa khô năm 1983 không lâu, có gần nửa quân số được rút ra nằm cũng cố huấn luyện và cơ động chi viện cho chốt Mo hơn và cả tiểu đoàn 3 mãi tận Đăng cum theo lệnh trung đoàn, nằm cách ngã ba con voi tầm trên dưới 4 km )._Vào tiếp chừng 4 km nữa,cách ngã ba con voi chừng 8 km là chốt cầu 20 (quân số thời gian đầu chỉ tầm 7 tay súng, sau nầy khi pot từ mỏ vẹt gây sức ép lớn quân số tăng cường lên đến một trung đội với hơn 20 tay súng. Với lực lượng như vậy nhưng có lúc pot dùng một lực lượng lớn đánh bứt một bên cầu hướng ra Kốp, lực lượng từ Mo hơn phải tổ chức ra đánh phản kích lấy lại )_ Và cuối cùng là khu vực phòng ngự chốt Mo hơn, nơi tiểu đoàn chúng tôi đứng chân chủ yếu. Quân số thường xuyên có hơn 100 tay súng, tổ chức phòng ngự chặn địch trên một địa hình có chiều dài chừng hơn 700m, bề ngang hai bên trục lộ khoảng gần 400m.

Về lực lượng pot, kể từ lúc ta rút bỏ Cao mê lai một thời gian, với chỉ một tiểu đoàn chúng tôi lui về chốt giữ Mo hơn chúng bắt đầu lấn xuống, xây dựng hình thành các căn cứ dọc biên Thái để hoạt động đánh phá và tìm cách đánh chiếm chốt Mo hơn nhằm phát triển ra hướng trục lộ 5, uy hiếp các khu vực khác. Chúng hoạt động rộng khắp trên toàn bộ địa bàn hoạt động của tiểu đoàn, đôi lúc phát triển xuyên qua trục lộ của tiểu đoàn về phía sau, tấn công các khu vực khác. Cho đến tầm giửa năm 1982, theo ghi nhận của chúng tôi từ các đợt hoạt động đối phó lại chúng, có ít nhất 4 căn cứ của chúng có quy mô lớn trực tiếp tác chiến với tiểu đoàn chúng tôi gồm : căn cứ chính quy mô rất lớn khu vực cao điểm Cao mê lai mà trong chiến dịch C81, C82 tiểu đoàn chúng tôi đảm nhiệm một mủi độc lập làm nhiệm vụ tiến đánh nhưng không phát triễn lên nổi._ Căn cứ hướng tây bắc Mo hơn, đây là căn cứ chính mà tiểu đoàn chúng tôi đối phó trực tiếp thường xuyên, nơi nầy chúng thường bố trí các loại hỏa lực hạng nặng, pháo tầm xa bắn vào Mo hơn ngày đêm liên tục, là nơi xuất phát một lực lượng bộ binh rất lớn quy mô đến vài trăm tên thường xuyên tổ chức bao vây tập kích vào tiểu đoàn chúng tôi với một cưởng độ ác liệt. Đây cũng là nơi xuất phát lực lượng chủ yếu bao vây đánh lấn chốt Mo hơn suốt 11 ngày đêm._ Căn cứ hướng bắc : cũng là một căn cứ có quy mô lớn và cận sườn tiểu đoàn chúng tôi nằm bên đất Thái, làm đệm bảo vệ cho trận địa pháo Thái từ phía sau sâu trong đất Thái để bắn vào trận địa của tiểu đoàn chúng tôi. Căn cứ nầy là nơi thường xuyên tổ chức đánh quấy rối tiểu đoàn chúng tôi liên tục, có ngày đến 7, 8 lần do cự ly gần. Ngoài ra địch nơi căn cứ nầy thường xuyên phối hợp với căn cứ từ hướng tây bắc để đánh Mo hơn. Nhưng quan trọng nhất là bọn địch từ căn cứ nầy có nhiệm vụ hợp đồng với bọn ở căn cứ mỏ vẹt cơ động ra suốt tuyến trục lộ của chúng tôi để tổ chức phục kích, cài mìn nhằm tiêu hao lực lượng._ Cuối cùng là căn cứ mỏ vẹt, một căn cứ rất gần các lực lượng ta ở hướng phum Diêng và Poi pet, tồn tại dai dẳng gần suốt cuộc chiến tranh vì nằm bên đất Thái. Căn cứ nầy được lính Thái lan bảo vệ rất nghiêm ngặt bằng một lực lượng hợp thành lớn nơi khu vực nầy mà ta không thể vượt biên giới để đánh sang. Nơi nầy là nơi duy nhất bọn địch tổ chức được lực lượng để đánh vào đại đội 18 của trung đoàn tổ chức chốt chặn về hướng chúng và phía sau Poi pet, vào một đại đội của tiểu đoàn 1 chốt chặn đường lên Poipet ở cự ly gần. Tuy nhiên do người Thái không muốn chiến tranh ảnh hưởng đến dân cư nên mọi hoạt động của chúng về những hướng nầy khá hạn chế. Thế là chúng lại tập trung hoạt động về hướng đông nam, nơi các chốt cầu 20, 30 do tiểu đoàn chúng tôi đảm nhiệm. Những trận tập kích vào các chốt cầu, gài mìn phục kích, phong tỏa toàn bộ trục lộ vào Mo hơn là do bọn pot ở căn cứ gọi là mỏ vẹt nầy thực hiện.



-
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Một, 2014, 08:43:20 pm gửi bởi ducthao » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #476 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2014, 10:27:04 am »

Xin được giới thiệu thêm sơ khởi về đội hình phòng ngự của D2E2F5 MT479 tại khu vực Mo hơn năm 1982.



Do trình độ có hạn nên vẻ không đẹp lắm, mong người xem thông cảm.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2014, 03:53:36 pm gửi bởi ducthao » Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #477 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2014, 03:53:12 pm »

             HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG SƯ ĐOÀN NĂM KHU VỰC PHÍA NAM (QK 7)
                      

                                            Mừng ngày họp mặt Sư đoàn
                                       Khắp nơi tề tựu quây quần bên nhau
                                             Những lời nồng ấm đổi trao
                                        Ngày vui chợt nhớ đến bao bạn bè
                                            Lắng lòng một chút mà nghe
                                      Còn nhiều đồng đội không về hôm nay
                                                Thời gian dù có đổi thay
                                        Thâm tình chiến hữu như ngày mới lên
              
                                                                                       Thơ Duck8d5, ngày 16/11/2014




















  


« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2014, 06:19:26 pm gửi bởi sudoan5 » Logged

sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #478 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2014, 06:21:05 pm »

    Chương trình giao lưu văn nghệ thật vui.










  Xin chúc mừng ngày hội ngộ của CCB Sư đoàn thành công tốt đẹp!
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2014, 06:29:15 pm gửi bởi sudoan5 » Logged

ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #479 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2014, 03:36:23 pm »



Xin được thuyết minh về bản đồ địa bàn đảm nhiệm của tiểu đoàn 2, trung đoàn 2, Sư đoàn 5, Mặt trận 479 từ cuối năm 1980 đến tháng 10 năm 1984 tại khu vực Cao mê lai_ Mo hơn.

Tính từ ngã ba con voi đi vào khoảng 2km là chốt cầu tăng gia, có 6 tay súng chốt giữ. Tầm hơn 4km là khu vực phum Kốp, hai bên trục đường đoạn nầy là khá trống trãi vì là những ruộng luá của dân bỏ hoang không canh tác. Riêng khu vực phum Kốp, vốn là một phum được hình thành bởi một rừng cây ăn trái, có một con suối sâu có nước quanh năm nên địa hình bên trong rất rậm rạp và mát mẻ, xung quanh tiếp giáp với những trảng tranh và các loại cây dầu, bụi rậm thưa thớt và ụ mối lớn, được bố trí luân phiên thường xuyên 1 đại đội và một số bộ phận của tiểu đoàn. Cuối phum Kốp đi về hướng Mo hơn, tiếp giáp cây cầu bắc qua suối là chốt cầu 30, có trên dưới thường xuyên 10 tay súng chốt chặn. Bắt đầu từ cầu 30 đi vào cầu 20 địa hình trở nên rậm rạp hơn, hai bên đường tiếp giáp là rừng cây dầu xen kẻ trảng tranh, các bụi rậm có diện tích lớn và những ụ mối to kéo dài liên tục, từ ngã ba con voi đi vào cầu 20 khoảng cách tầm hơn 8km, chốt cầu nầy giai đoạn đầu chốt chặn bởi 7 tay súng, sau nầy lên đến một trung đội tăng cường một khẩu cối 60mm. Sau cùng là từ cầu 20 vào đến chốt Mo hơn phải đi thêm 4 km nửa. Đoạn nầy có một đặc điểm là ở đoạn đầu, khoảng cách 2km là trục lộ nằm trên con đê chắn lủ khá cao nên có tầm quan sát khá rộng và thông thoáng. Nhưng ở 2km còn lại con đê bị cụt mất, phải đi xuống phía dưới, giữa hai mí rừng nên rất rậm rạp, nhất là vào mùa mưa. Đoạn nầy là nơi đã gây sát thương cho tiểu đoàn chúng tôi vì bị mìn bẩy, phục kích rất nhiều, dù tiểu đoàn chúng tôi vẫn thường xuyên tổ chức phục kích chốt chặn. Cuối cùng là vị trí phòng ngự của tiểu đoàn chúng tôi tại cứ điểm Mo hơn, với chiều dài bố trí khoảng 700m và ngang 400m. Tính từ hướng tây đại đội 6 kéo qua đại đội 5 đến hết đại đội 7 là giáp mí rừng, rậm rạp khó quan sát cho ta nhưng dể triễn khai tiếp cận tập kích cho địch. Từ cuối đội hình đại đội 6 giáp đại đội 8 là một đoạn rừng tre rậm bỏ ngỏ khoảng 200m, được bố trí phòng thủ bằng bải mìn. Chỉ có khu vực đại đội 8 là tương đối quang. Toàn bộ khu vực nầy thời điểm đó là hoàn toàn không có dân cư sinh sống.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2014, 05:42:30 pm gửi bởi ducthao » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM