Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 08:49:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F5, MT 479, phần 9.  (Đọc 214073 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #450 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2014, 10:49:31 am »

Viết về một lớp lính của tiểu đoàn chúng tôi (tt).

     Ngày đó không biết ở bên nước người ta tổ chức các lớp lính nhập ngủ như thế nào, nhưng cứ vào tầm cuối năm thì thường thường tiểu đoàn chúng tôi được bổ sung vào một đợt. Có thể sự vô tình nầy lại là một lợi thế đối với đơn vị chúng tôi, trong khi một số nơi khác chỉ là chuyện bình thường. Va chạm khá nhiều, gần như đủ mọi hình thức tác chiến với địch. Có lúc mọi yếu tố gây nên thương vong bảo hòa với nhau, nhưng tựu chung lại những yếu tố mìn trái từ những trận phục kích, thông cắt đường vẫn gây ra cho tiểu đoàn chúng tôi nhiều thương vong,thiệt hại nhất. Chính vì thế đây cũng là nỗi ám ảnh nhất mà thông thường anh em trong đơn vị chúng tôi cảm thấy sợ hải nhất mỗi lần thực thi công tác.

    Mùa khô ở rừng, chỉ có nổi ám ảnh thiếu nước sinh hoạt là yếu tố ít nhiều làm chùng tôi phân tâm khi về cuối. Còn lại khung cành, tình hình, những hoạt động của đơn vị phần nào có được sự thuận lợi hơn. Những trận cháy rừng dai dẳng bất ngờ quét qua, để lại một khung cảnh rất trống trải và tầm quan sát tốt khiến tâm lý ai ai cũng dường như trở nên rộng mở, bước chân dọc đường hành quân, công tác mạnh dạn hơn lên. Những trái KP2 địch gài giăng đón dọc trục đường và hai bên theo hướng bắc nam chờ chân người lạc bước bị sức nóng của lửa làm chảy bộ phận bằng cao su thít chặc kim hỏa lại  làm chúng trở nên dể dàng được phát hiện và vô tác dụng. Mặt đất trở nên se khô cứng, khiến những hố đào chôn mìn 652A nếu tinh mắt cũng dể phát hiện hơn. Mặc dù sự lồi lỏm của mặt đất dể làm bong gân khi bước trợt, nhưng nhìn chung so với mùa mưa lầy lội bước chân vẫn dể chịu hơn nhiều Địa hình khô ráo, thông thoáng, kết hợp với quy định nâng đở lính mới trong đơn vị, trong một vài tháng đầu thương vong đối với những lớp lính mới bổ sung vào tiểu đoàn chúng tôi gần như rất hạn chế...

     Nhưng bù lại, khi lớp lính nhập ngủ năm 1982 bổ sung vào đơn vị cũng là báo hiệu một thời kỳ có rất nhiều thay đổi quan trọng trong tiểu đoàn chúng tôi, về tình hình diễn biến của địch, về bố phòng, nhiệm vụ của đơn vị, trong đó có một số diễn biến mang tính cách lịch sử trong truyền thống của tiểu đoàn. Địch bắt đầu có những điều chuyễn trở nên khác biệt về những thủ đoạn, hình thức tác chiến khác hơn trước đây. Chúng thường xuyên tổ chức các đợt tập kích mang tính cách thăm dò từ các hướng, trong đó có những hướng mà từ trước đến nay chúng rất ít tập kích vào như hướng nam đại đội 8. Các đợt tập kích bằng hỏa lực của chúng theo quy luật khác hơn, không ồ ạt rải đều như trước, mà chúng thường bắn tập trung vào một điểm, rót tất cả các loại hỏa lực vào, trận sau chúng lại thay đổi qua một điểm khác. Có vẻ như chúng bắt đầu thăm dò, chọn điểm cho một âm mưu to lớn nào đó. Thường chúng tập kích luân phiên vào đội hình phòng ngự của ta khắp các hướng. Sau đó chúng tổ chức một trận tập kích áp đảo bằng cả xung hỏa lực, chính diện bao cả hơn nửa đội hình phòng ngự của Mo hơn, la hét thỏi còi rất uy hiếp...
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #451 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2014, 11:59:51 am »

    Bên ngoài trục đường chúng bắt đầu phong tỏa bằng mìn. Một số khu vực chúng bố trí giăng ra xa hai bên trục, những nơi nầy chúng ít cắt qua để hoạt động vượt tuyến sâu vào phía trong, lý do là vì đó là những khu vực khá rậm rạp, hành quân qua lại vướng víu hay những nơi ta hay tổ chức phục chốt đường. Tuy nhiên các hoạt động nầy vẫn thường bị ta vô hiệu hóa, là vì một là ta đã xác định trước, hai là những dấu vết lúc nầy trở nên dể phát hiện hơn. Thỉnh thoảng trên đường hành quân ra vào, những tốp hoạt động của ta lại bắt gặp một số dấu vết hành quân xuyên trục lộ qua lại của một lực lượng chúng rất đông, cắt sâu về hướng Kốp túi và Ta'kông Ka'rao để hoạt động hay tập kích. Những lối mòn nầy chúng thướng chỉ sử dụng một lần do sợ ta tổ chức phục kích, gài mìn, nhưng dám cắt qua giữa tuyến hoạt động của ta với một đầu là Mo hơn, một đầu là Kốp, giữa là chốt cầu 20 chứng tỏ chúng vận động bằng một lực lượng rất lớn, lớn đến nổi chúng không cần vòng tránh mà tổ chức cắt ngang qua để đi về phìa sau cho gần. Sự việc nầy dẫn đến các hoạt động của ta trên suốt tuyến trục lộ vốn đã chậm vì phải thông gở mìn giờ càng chậm thêm do lo ngại một cuộc chạm trán tao ngộ với chúng, vì thông thưởng những đoàn tải thương tử, ra vô của ta vốn quân số cao nhất chỉ nhỉnh hơn 15 tay súng.

    Riêng về tiểu đoàn chúng tôi, chỉ một thời gian ngắn sau đợt bổ sung quân 1982, trung đoàn đã giao nhiệm vụ phải đảm nhiệm toàn bộ địa bàn từ Mo hơn ra đến ngã ba con voi. Trong đó có ba điểm chốt lẻ là cầu 20, khu vực cầu Kốp mà sau nầy chúng tôi gọi theo mã quân sự là cầu 30 và một chốt cầu mới là cầu tăng gia, cách ngã ba con voi tầm gần 2km. Như vậy với trên dưới 12 km từ ngã ba con voi đi về hương Cao mê lai, chỉ còn lại tiểu đoàn chúng tôi đảm nhiệm. Mặc dù tiếng là được ưu tiên bổ sung quân số, nhưng cả lính củ và mới toàn bộ tiểu đoàn chúng tôi quân số chiến đấu trực tiếp thường xuyên chỉ nhỉnh hơn 200 quân một chút. Lực lượng chủ yếu vẫn nằm phòng ngự chốt chặn tại căn cứ Mo hơn, còn lại cũng mất đến vài chục quân cho ba chốt cầu trên tuyến. Sau đó xét thấy về bộ binh ta vẫn đủ sức chống đở được với các lực lượng địch bu bám. Duy chỉ có về hỏa lực thì khi hai khẩu pháo 105mm rút ra ta có phần bị động và bị địch áp đảo nhiều hơn do không được trang bị hỏa lực tương xứng. Để tránh bị sát thương nhiều vì hỏa lực địch ngày càng ác liệt, tiểu đoàn liền để xuất một phương án luân chuyển giữa các đại đội. Theo đó về bộ binh chỉ còn để lại hai đại đội làm nhiệm vụ phòng ngự, một đại đội rút ra nằm ở Kốp tổ chức cũng cố và huấn luyện, cứ tuần tự luân phiên nhau. Riêng đại đội 8 hỏa lực bị giải tán, các trung đội hỏa lực trực thuộc về tiểu đoàn, do trợ lý tác chiến tiểu đoàn chỉ huy chung. Đại đội phó đại đội 8 là anh Vinh lên nhận chức trợ lý tác chiến. Sự thay đổi nầy thời gian đầu vẫn không ảnh hưởng gì nhiều. Sức xây dựng, cũng cố đơn vị cũng không hề suy giảm. Bên cạnh đó, khi đơn vị đã phần nào ổn định các mặt, các hoạt động tác chiến của chúng tôi bắt đầu trở nên mạnh mẻ và dầy đặc hơn, nhằm đối trọng lại những hoạt động của địch vốn lúc nầy cũng khá mạnh.

    Có một điều khá kỳ lạ là những hoạt động tác chiến mang quy mô lớn đầu tiên của anh em lính nhập ngủ 1982 không phải là xảy ra ở địa bàn Mo hơn thuộc chúng tôi đảm nhiệm. Còn nhớ là anh em vào chưa được lâu lắm, giữa lúc chúng tôi mới vừa thay đổi đội hình theo yêu cầu tình hình mới, công việc cũng cố còn rất bộn bề. Lúc nầy toàn bộ đại đội 5 đang nằm ở Kốp theo kế hoạch luân chuyễn để cũng cố và học tập chiến thuật. Bất ngờ tiểu đoàn chúng tôi nhận lệnh của trung đoàn là phải tổ chức một lực lượng đến vài chục tay súng, hành quân ra kết hợp cùng một bộ phận trung đoàn, nhanh chóng vận động vào Đăng cum nhằm giải vây cho tiểu đoàn ba đang bị lực lượng pa ra bao vây trong đó. Đoạn đường hơn 20 cây hành quân bộ chi viện không làm cho anh em trong tiểu đoàn chúng tôi, lúc đó với nhiều anh em nhập ngũ 1982 chưa từng nổ súng tác chiến trực tiếp nao núng. Nhưng với tin tức một tiểu đoàn quân số còn khá đông như tiểu đoàn 3, vốn từ khi về hướng nầy không bị thiệt hại gì nhiều khiến một số anh em đã từng trải qua chiến đấu như chúng tôi cảm thấy khá hoang mang. Từ trước đến giờ ở địa bàn Mo hơn chúng tôi vốn chỉ quen tác chiến với đối tượng là lính pot. Tuy rất căng thẳng và ác liệt, nhưng dù sao chúng tôi cũng đã quen. Nay chuyễn qua một địa bàn khác, tác chiến với một đối tượng khác cũng thấy hơi lúng túng. Một điều nửa là dù chưa đối diện đối tượng tác chiến nầy, nhưng một số anh em đi công tác, đi chợ ra trung đoàn nghe đồn đải về kể lại, khiến chúng tôi thấy chuyến tác chiến lần nầy thật khó khăn. Đại loại đối tượng nầy hình thức chiến thuật cá nhân là rất tốt, chuyên về bắn tỉa rất chính xác, khiến một số đơn vị đã từng chạm với chúng bị thương vong khá cao. Địa bàn tác chiến sắp tới lại gần các căn cứ tập trung lớn của chúng. Mà chúng chuyên cơ động bằng hon đa cúp nên chúng vận động rất nhanh. Nếu ta chủ quan sẻ bị chúng bao vây khó thoát...và nhiều tin tức gây nhiểu nữa. Tóm lại cả đơn vị chúng tôi như một học sinh học đã rất thuộc bài các môn học rồi, chỉ là không biết đề thi thế nào nên khá hồi hộp vậy thôi. Nhưng với một lực lượng hành quân chi viện hơn trăm, lại được chỉ huy bởi thủ trưởng trung đoàn phó hiện giờ là đồng chí Năm Gấu, nguyên tiểu đoàn trưởng củ của tiểu đoàn chúng tôi bị thương về vừa được bổ nhiệm lên nên anh em cũng có phần phấn khởi. Lo nhất là rất nhiều lính nhập ngủ năm 1982 đi đợt nầy trong quân số cơ động của đơn vị. Mà chắc chắn với khả năng hiện giờ, số anh em nấy vẫn chưa hình dung ra được mọi chuyện sắp tới...

    
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2014, 12:50:04 pm gửi bởi ducthao » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #452 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2014, 09:50:11 am »

     Rồi trận đánh cũng nhanh chóng xảy ra, khi bộ phận chúng tôi vào đến chốt Đăng cum, nơi được cho là bị bao vây bởi một lực lượng khá lớn của địch. Không biết thật hư trước đó như thế nào, nhưng những gì xảy ra trái với tưởng tượng của chúng tôi khá nhiều. Ngay từ những loạt đạn đầu tiên tiểu đoàn chúng tôi được nhanh chóng điều lên làm mủi chủ yếu, trực tiếp chính diện đánh vào đội hình của địch. Lúc đầu do chúng chủ động nổ súng trước nên các đường đạn khá căng, tiếng chiu chíu cứ vụt qua đội hình chúng tôi liên tục. Lệnh nhanh chóng triễn khai hàng ngang được người chỉ huy đơn vị phát ra, cả đội hình ào ạt vừa triễn khai vừa dâng lên tiếp cận đội hình bao vây của địch. Khi ta bắt đầu những loạt đạn phản kháng trở lại, tiếng súng của chúng cũng trở nên thưa thớt dần. Đội hình chúng tôi cứ thế dâng lên, lính củ kèm lính mới bát đầu dàn đều kiên quyết tiến lên về hướng địch. Ở địa bàn khu vực nầy, do là đường dân đi buôn nhiều, vả lại địch chủ yếu đánh nhau với ta theo hình thức vận động, địa hình lại trống trải và cây cối thưa thớt, nên rất dể vận động và quan sát và địch lại không cài mìn. Mà lính Mo hơn chúng tôi cũng rất sở trường về chiến thuật vận động tiến công. Tuy nhiên đặc điểm của hai khu vực tác chiến thì khác nhau khá xa. Nơi địa bàn Mo hơn chúng tôi vận động dầu sao cũng yếu chân hơn do rất sợ mìn trái. Vì lẻ đó với một địa hình lý tưởng như khu vực nầy, cả đơn vị chúng tôi qua đánh vận động phải nói là rất khí thế.

    Đáng nể nhất là có một số anh em lính nhập ngủ năm 1982, mặc dù đây là lần đầu tiên được trực tiếp nổ súng đánh địch, nhưng vẫn bám rất chặt đội hình, không hề tỏ ra hoang mang, nao núng. Dường như phát hiện một đối tượng tác chiến lạ, bọn pa ra trở nên e dè hơn chứ không như lúc đầu, các loạt bắn của chúng trở nên thiếu chính xác, chỉ còn bay te te trên đầu chúng tôi chứ không còn sát sườn hay thấp như trước. Sau nầy chúng tôi được biết một điều là, anh em tiểu đoàn 3 hay lực lượng của trung đoàn khi tác chiến hướng nầy, khi đụng địch thì thường là nằm im nổ súng. Hai bên cứ nằm đó nổ súng vào nhau, dù cho đối phương có nhiều hay ít. Sau đó một là mạnh bên nào bên đó rút. Còn cầm cự lâu thì bên nào có quân tăng viện sớm nhất sẻ chiếm được thế thượng phong, buộc bên kia phải tháo chạy. Mà thông thường với những phương tiện trang bị là xe hon đa cup, pa ra luôn dành được thế thượng phong. Nhưng thường chúng chỉ tăng cường đẩy đuổi ta xa ra khu vực các tuyến đường buôn, chứ không khi nào dám truy đuổi ta về tới cứ.

   Giờ đột nhiên chạm một đối thủ cứ vừa đánh vừa lừ lừ tiến lên tiếp cận, lực lượng pa ra đang vây lấn trở nên thấy thốn. Chính cái chiến thuật của chúng bây giờ được tiểu đoàn chúng tôi áp dụng để đánh lại chúng. Nhưng thông thường chúng chia ra nhiều tổ nhỏ lẻ, cấp tổ hoặc tiểu đội rời rạc trong đội hình chung. Còn chúng tôi có cả một đôị hình bám chặt nhau với mấy chục tay súng. Rất nhiều anh em lính 1982 chiến đấu rất giỏi, với những đường ngắm rất chính xác. Không có dịp tìm hiểu ở quân trường anh em được huấn luyện và bắn các bài xạ kích kết quả như thế nào, nhưng trong trận đánh chạm mặt nầy, có nhiều nhân tố bất ngờ rất nổi trội. Trong đó thậm chí có vài cá nhân tiến công với tốc độ vượt cả đội hình, bỏ lại đội hình chính ở phía sau.

   Dĩ nhiên là bọn pa ra trong tình huống nầy chỉ còn có nước tốc chạy. Đến lúc nầy thì lính ta chỉ bắn đuổi theo, vì không tài nào chạy nhanh như chúng được. Một điều nửa hạn chế đến năng lực tác chiến của đơn vị chúng tôi là địa bàn quá mới mẻ và xa lạ, nên chỉ huy buộc lòng phải ra lệnh tạm dừng vì sợ anh em bị thất lạc, vả lại đội hình của trung đoàn lúc nầy mãi tít ở phía sau. Quá bất ngờ và không chuẩn bị trước, khoảng hơn tiếng đồng hồ sau địch mới bắt đầu phản ứng lại được. Đúng như những gì chúng tôi nghe đồn đải về chúng. Khởi đầu là nghe tiếng động cơ hon đa rền rỉ ở phía xa xa, từ hướng căn cứ của chúng vọng xuống. Tiếng động cơ to dần như có hàng đàn thú rừng lao về hướng chúng tôi. Đến một khoảng cách khá gần thì đột nhiên dừng lại, sau đó liền lập tức là hàng loạt tiếng hỏa lực ĐKZ, B40 trực xạ nhằm vào khu vực chạm nhau vừa rồi. Thì ra chúng tổ chức chi viện bằng xe hon đa, tầm đến mấy chục chiếc, chở hai chở ba. Có những tên ngồi sau vác cả khẩu ĐKZ 82mm trên lưng nhẩy xuống bắn. Nhưng trước đó lực lượng chúng tôi đã kịp dâng lên về phía trước, tổ chức vừa phòng ngự vừa phục kích dọc theo trục đường chúng xuống. Trong khi chúng cứ loai hoai bắn vào phía sau thì chúng tôi bất ngờ nổ súng xuyên sườn vào đội hình chi viện của chúng khiến chúng phải một lần nửa tháo chạy, bỏ lại nhiều chiếc hon đa còn mới keng. Những chiến lợi phẩm nầy sau đó có một giai thoại nhưng không quan trọng lắm nên xin phép bỏ qua. Quá thốn, cả ngày hôm đó địch không còn dám tổ chức đánh xuống. Chúng tôi liền rút quân về gần căn cứ của tiểu đoàn 3 nghĩ ngơi chờ lệnh tiếp. Cũng trong dịp nầy, được vào căn cứ phòng ngự của D3 thăm mấy đồng hương, chúng tôi thấy có một điều gì đó thật bức xúc. Có lẻ với những gì có được từ những con đường buôn thời kỳ nầy, đơn vị anh em của chúng tôi đã trở nên mềm yếu trước kẻ địch. Sự sinh hoạt của họ lại càng khiến chúng tôi thấy buồn hơn. Đêm hôm đó địch bắt đầu tổ chức bu bám, thăm dò lực lượng chúng tôi bằng các tổ nhỏ lẻ. Thỉnh thoảng chúng bắn đầu nầy vài phát, đầu kia vài phát khiến thủ trưởng trung đoàn cảm thấy như ta đang bị chúng bao vây. Nhưng đến khi trời sáng hẳn thì chúng tổ chức rút mất. Qua một ngày nửa, không để bộ phận chi viện sống quá nhếch nhác so với bộ phận bị vây đang yên ấm thụ hưởng, trung đoàn liền cho đơn vị chúng tôi rút quân.

    Hàng loạt bằng, giấy khen được trung đoàn triễn khai xuống cho tiểu đoàn chúng tôi qua đợt hoạt động nầy. Những cái tên Cao (toác), Tuấn (cồ), Dung, Dũng (xe lam)...tất cả đều là lính nhập ngũ 1982 bổng trở nên nổi trội trong đơn vị. Sau nầy lại đến mấy đợt luân phiên giải vây nữa lại tiếp tục. Khen chê anh em đơn vị chúng tôi cũng không cần. Chỉ cần từ nay anh em biết rằng có một lớp lính kế thừa rất có bản lảnh, tạo được niềm tin sẻ cùng nhau hoàn thành được nhiệm vụ của đơn vị mà thôi...
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2014, 09:59:51 am gửi bởi ducthao » Logged
phamvanminh
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #453 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2014, 08:46:46 pm »

Nghe anhDuc THảo khen lính 82 làm Minh cũng <sướng> lây,bên E8 cũng vậy lớp lính 82 cũng bắt kịp các đàn anh đi trước làm nên chuyện,thể hiện qua chiến dịch đánh cao điểm 175, xong chiến dịch hầu hết ae được thưởng huân huy chương hoặc bằng khen.anh Duc Thảo tiếp tục hành quân đi,chuyện chiến trường nghe không bao giờ chán
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #454 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 11:43:58 am »

    Quay trở lại Mo hơn, lúc nầy tin tức từ Kốp báo vào làm toàn thể đơn vị rất phấn khởi, qua thời gian xây dựng, cũng cố căn cứ đã xong. Tất cả các đơn vị bộ binh và hỏa lực còn lại của tiểu đoàn trong nầy ngoài làm nhiệm vụ đối phó trực tiếp với địch cũng tranh thủ huấn luyện sâu thêm một số hình thức chiến thuật cơ bản, dò gở mìn trái cho số anh em lính nhập ngủ 1982 mới vào. Đặc biệt là các phương án cơ động mà tiểu đoàn chúng tôi đã xây dựng theo các phướng án trước đây đều được quán triệt rất tỉ mỉ và xác thực. Lúc nầy sự sát thương về mìn trái trong đơn vị chúng tôi đã giảm thiểu khá nhiều. Một phần do điều kiện thời tiết, địa hình khá thuận lợi, một phần do anh em đã tương đối nắm được các thao tác dò gở khá thuần thục. Nhưng yếu tố làm nên lợi thế giảm bị mìn trái sát thương nhất có lẻ là do tiểu đoàn chúng tôi đã bỏ hình thức di chuyễn bằng trục lộ củ. Không biết tiểu đoàn có nắm trước về kế hoạch của trên không, nghĩa là từ bắt đầu lúc đó cho đến ngày bàn giao địa bàn tác chiến lại cho bạn vào cuối năm 1984, không còn một đơn vị nào khác ngoài tiểu đoàn chúng tôi đứng chân tại khu vực phòng ngự nầy, nên việc phải đi lại bằng trục lộ đối với đơn vị chúng tôi không còn cần thiết nữa. Toàn bộ các di chuyễn, đi lại của lính Mo hơn chúng tôi lúc nầy chủ yếu là cắt cặp theo đường, tùy theo đồng chí đi đầu có thể là cặp theo hướng nam, hướng bắc hoặc lúc nam lúc bắc trục lộ. Địa hình mùa khô lúc nầy trống trải đến nổi nhiều đồng chí dám một mình một súng đi lại từ Mo hơn ra cầu 20, sẵn sàng chấp nhận tao ngộ với pot mà không sợ.

    Bên trong cứ Mo hơn cũng vậy, sự có mặt của khá đông lính thành phố Bác đã làm không khí sinh hoạt ở căn cứ bị ảnh hưởng và thay đổi khá nhiều. Không phải nói là anh em không cảm thấy sợ các trận tập kích kinh người của địch, nhất là những trận đánh hỏa lực về mùa khô. Mặt đất giờ đã trở nên khô cứng, nên cứ mỗi lần có những trái đạn xuyên phá rơi gần, sức nén của lực xuyên luôn luôn lúc nào cũng làm cho con người cảm thấy hải sợ. Nếu cái đất mềm của mùa mưa nghe như dịu hơn, thì lực xuyên nén của mùa khô nghe rất khó chịu. Dù cho có trải qua cảm giác nầy hàng trăm lần, cứ nghe tiếng rít hỏa lực xuyên phá cuối tầm rớt gần, người nghe vẫn cứ thót ruột, đứt hơi. Có một vài anh em, ở một vài bài trong topic khác nhận định về sức xuyên phá của các loại đạn B như B40, B41, B69  dường như hơi chủ quan, hoặc là trái B nầy do rơi theo phương nằm ngang theo góc bắn nên không thấy rỏ độ xuyên phá của nó. Còn ở Mo hơn chúng tôi, nếu dùng một cây sào tre dài 3 mét chọc xuống lổ xuyên phá vào lòng đất của các loại đạn nầy, thì gần như không chạm đáy của nó. Chính vì thế mùa khô đất cứng, chỉ cần rớt gần hầm trú ẩn chừng vài mét, sức xuyên phá của các loại hỏa lực nầy làm rung rinh cả mặt đất, cảm giác như hầm trú muốn đổ sập đến nơi. Trước đây thường có bao nhiêu người đang trú không biết, anh em chỉ lặng yên nghe tiếng rít để biết đạn rơi gần hay xa mà nén thở chịu đựng. Còn đợt lính thành phố nầy, sợ thì có sợ nhưng thậm chí nhiều anh em vẫn tranh luận ì xèo với nhau trong hầm.

    Không biết ồn ào có phải là một trong những đặc tính của dân thành phố hay không, nhưng cái lớp lính nhập ngũ năm 1982 nầy của tiểu đoàn chúng tôi là ồn ào kinh lắm. Ngay từ lúc chưa bước chân vào đến đơn vị, anh em đã mang cái ồn ào suốt trên quảng đường hành quân vào rồi. Chẳng cần quan tâm cấp trên quán triệt thế nào, đội hình cứ vừa đi vừa nói chuyện. Chỉ cần có lệnh dừng nghĩ ngơi một tí, là có văn hóa văn nghệ cất lên rồi. Bởi thế theo đoàn quân bổ sung vào tiều đoàn chúng tôi vào những ngày đầu là đơn vị có được mấy cây đờn do anh em chịu klhó mang theo rồi. Có khá nhiều anh em biết chơi đờn trong đợt lính nầy, còn không thì những anh em còn lại đa phần anh em nào cũng có vài bài ca ruột, thuộc thể loại nhạc vàng của lính.

    Thời ducthao và anh em lính nhập ngủ năm 1981, nói chung anh em ai cũng thích nghe hát nhạc vàng. Những bài ca về lính trận hay nói về một cuộc tình buồn hoặc đẹp. Lúc đó thường một đại đội mới có một cái đài bé xíu để nghe, trong khi nguồn pin lại không được dồi dào. Mà cái đài nầy lại nằm trên ban chỉ huy đại đội chứ dưới trung đội thì không có. Chỉ thỉnh thoảng có chương trình gì hay, cán bộ trung đội lên năn nỉ gảy cả lưỡi thì đại đội mới cho mượn về nghe tí. Vừa hết giờ đã thấy liên lạc xuống lấy về, lí do sợ anh em mãi tập trung nghe đài xao nhãng cảnh giác rất nguy hiểm. Cái may của duc thao và trung đội cối 82mm của mình là được bố trí gần hầm ban chỉ huy đại đội, nên trưa trưa hay chạy qua nghe ké đài "Trung hoa tự do " phát bằng tiếng Việt của Đài loan. Chả cần quan tâm phần tin tức, cứ hết một đoạn thì đài nầy phát kèm một bản nhạc vàng để thu hút. Ngày đó trẻ tuổi, đi lính xa nhà, nhiều bản nhạc tiền chiến củ cùng tâm trạng khiến anh em lính tráng chúng tôi rất mê. Nhưng nói vậy chứ đâu được nghe nhiều, vi còn phải công tác, gác xách, trực chiến đủ thứ...

    Cho đến lúc lính 1982 vào, trước hết là có thêm mấy cây đàn như đã viết ở trên, sau nữa lại có thêm một số anh em khá tài hoa trong văn nghệ. Nổi bật nhất về đàn thì có Trung (rô), Khánh thông tin quận 11 và vài anh em khác nữa. Nhưng phải nói khi có dịp nghe hai đàn em nầy cùng hòa tấu chơi đàn thì rất tuyệt. Những giọng ca hay lại không thiếu, nên những lúc được tập trung chơi văn nghệ với nhau phải nói là không còn gì sướng hơn với chúng tôi trong mùa khô lúc đó nữa. Mà khu vực đại đội 8, nơi bố trí khẩu cối 82mm của trung đội duc thao lại là địa điểm lý tưởng nhất, một là nó ở phía sau gần cuối đội hình, lúc nầy lại được trung đội tải bố trí thòng ra ngoài vài trăm mét. Từ vị trí nầy vận động về đại đội 7 cũng nhanh, hoặc chạy ra trung đội ĐKZ chạy cặp hào về đội hình đại đội 6, len theo hồ nước chạy về tiểu đoàn bộ cũng an toàn, nên những lúc có điều kiện là anh em tập trung về đây để đàn hát tưng bừng. Nói thế không phải là chúng tôi quá chủ quan, thật ra chúng tôi cũng tùy theo hoàn cảnh mà tụ tập. Thường nhất là vào những tầm trưa trưa hay gần chiều, tốt nhất là khi địch tập kích vừa xong. Vì thường địch tập kích xong thì chúng rút về cứ. Có đôi khi chúng đánh làm mấy đợt nhưng hiếm và như vậy chúng chỉ đánh nhỏ lẻ chứ không lớn. Mà tập trung đàn hát ai cũng phải mang theo vũ khí trang bị bên mình. Có khi đang hát hò thì địch đánh vào, thế là mạnh ai nấy chạy về đại đội của mình, xong lại lò mò ra văn nghệ tiếp. Đó là một thời kỳ và là một điều kỳ lạ ở chốt Mo hơn. Kỳ lạ đến nổi dường như không ai ngăn cản cả, cán bộ tiểu đội thì muốn a dua, còn cấp đại đội dường như không nở ngăn cấm. Tội nhất là dàn xong nồi, chén đủa, có hôm anh em hứng thú gõ móp hết trơn. Chỉ có những lúc như vậy cấp trên mới cho liên lạc xuống truyền lệnh yêu cầu giải tán. Đồng chí Trung Chánh của mình có lẻ bắt đầu thích văn nghệ và học đàn ở giai đoạn nầy....
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2014, 11:52:15 am gửi bởi ducthao » Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #455 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2014, 05:27:58 pm »

   Lính F5 trở về thăm chiến trường xưa.


    Đường vào Cao Ma lai khét tiếng một thời, chỗ này là Mo hơn xung quanh vẫn còn nhiều mìn (2009)


   Những nương sắn.




   Xin chúc bác DucThao mạnh khỏe dành nhiều thời gian trên bàn phím nhớ về ký ức xưa!.
Logged

ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #456 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2014, 10:24:33 am »

    Đã lâu quá không biết có còn nhớ chính xác không, nhưng chắc chắn một điều là lính nhập ngủ 1982 trongthời kỳ nầy đã mang vào chốt Mohơn một dòng nhạc mang âm hưởng rất mới. Nó vừa mang tính chiến đấu, xây dựng nhưng lồng bên trong đã bắt đầu nhen nhúm lên giai điệu của tình yêu. Thời của duc thao và một số anh em cùng nhập ngủ, những bài ca lúc nào cũng mang tính cách mạng rất cao, rất sôi nổi và ồn ào mang đậm nét thanh niên tính. Những bài ca chỉ dành cho giai cấp công nhân, thanh niên xung phong và quân đội. Dù mang tính lạc quan,động viên khá lớn, nhưng những bài hát nầy luôn mang giai điệu cứng nhắc, ồn ào, không hợp với tâm trạng của những người lính trận đang mang trong mình nhiều nổi nhớ trong tim. Thế là những bản nhạc gọi là nhạc vàng, nhạc cấm với giai điệu dịu êm, ca từ nhớ quê hương, nhớ gia đình,người yêu vô tình lại được những người lính yêu chuộng, vì nó vừa hợp tâm trạng mà lại vừa sâu lắng nhẹ nhàng, đảm bảo được yếu tố văn nghệ mà không gây tiếng ồn quá lớn. Nó đi sâu vào tâm trạng đến nổi gần như tất cả những người lính thời kỳ nầy, ai ai hầu như cũng có lúc nghiêu ngao vài đoạn nhạc vàng.

    Cho đến khi anh em 1982 vào, bắt đầu chúng tôi được nghe các bài hát cách mạng theo âm hưởng mới, rất sôi động và thích hợp với tâm trạng chúng tôi. Một trong những bài hát lúc đó anh em hay hát với nhau là bài "Mùa xuân trên những giếng dầu ", "Chuyện ngày xưa, chuyện ngày nay ", " Mặt trời bé con"...Còn trên đài là bài hát " Gởi em ở cuối sông hồng "...Nói chung là bắt đầu những bài ca tiền chiến lúc nầy được xen kẻ với những bài ca cách mạng mới. Tùy theo tâm trạng mà người nghe có cảm nhận rất hay. Cứ vào những đêm sáng trăng, khi vòng ngoài xa các tổ phục chốt đã triễn khai đi làm nhiệm vụ. Gần hơn nữa là các chốt tiền tiêu, rồi các mặt gác đêm đã bố trí xong, anh em còn lại trong đội hình cứ len lén tập trung lại điểm hẹn. Ai công tác, gác xách cứ công tác gác xách, ai có thể cứ tập trung. Nhưng thông thường cũng chỉ được cao lắm là gần chục anh em. Không tị hiềm, so bì gì cả, ngày hôm nay mấy anh em nầy, vài bửa sau thì mấy anh em khác. Súng đạn luôn kè kè bên người, vừa chơi vừa lắng tai nghe ngóng, sẵn sàng cơ động vể đội hình bằng bất cứ giá nào khi có tình huống xảy ra.

    Trời đầu mùa khô không khí ban đêm và sáng sớm ở Mo hơn rất lạnh. Có nhiều lúc ngồi chơi giữa trời mỗi người phải khoác lên người một tấm chăn. Ánh sáng thì có trăng lo liệu, khi mờ khi tỏ theo lúc trăng tròn, trăng khuyết. Anh em ngồi sát bên nhau, kể những câu chuyện làng quê, gia đình, bè bạn. Hấp dẫn nhất là chuyện người yêu, không biết thật giả thế nào, vì có chuyện nghe như đang xem tiểu thuyết. Nhưng mặc kệ có hay không, ai ai cũng say mê theo câu chuyện bạn mình đang kể. Có một thoáng, người nghe còn cảm giác như đó chính là câu chuyện của mình. Rồi chuyện Noel, chuyện tết, chuyện đốt pháo ì đùng, đủ thứ...ai có gì kể nấy. Vậy mà có những anh em nghe xong bật khóc, vì cảm thấy quá nhớ nhà, nhớ người thân xa cách. Thế là tiết mục văn nghệ được bắt đầu,để xua đi nổi nhớ. Trong ánh trăng vàng vọt, giữa tiết trời se lạnh, ngồi sát bên nhau nghe bạn mình đàn ca, những bài hát nói thay tâm trạng...trong tình thần luôn luôn nghe ngóng, cảnh giác, không khí những đêm đông văn nghệ như thế bây giờ không làm sao tìm lại được.

     Có một trò chơi văn nghệ mà ngày đó lính Mo hơn chúng tôi chơi rất phổ biến mà đã rất lâu rồi không nghe thấy. Không biết trò chơi nầy xuất phát ở đâu, có từ lúc nào, từ bên nước anh em mang sang hay chỉ lưu hành trong các đơn vị lính. Khó xác định là vì trò chơi nầy mang sắc thái nửa Việt,nửa K. Đâu tiên anh em cứ ngồi xoay vòng, ai được chỉ định đầu tiên cứ hát lên mấy câu mang vần với nhau như :" Con sâu mà lúc lắc anh đâu có dám bắt...Con sâu mà chết ngắt anh bắt cho em xem...Em ơi em có yêu anh không....Em ơi em có yêu anhn không .." là hoàn thành. Đến người ngồi kế tiếp thì hát : "Chiếc xe mà chết máy anh đâu có dám lái....Chiếc xe mà nổ máy anh lái cho em xem....Em ơi em có yêu anh không...Em ơi em có yêu anh không...". Có thể hát :" Rót rượu mà quá ít anh đâu có thích...Rót rượu mà cả lít anh thích em thật nhiều....Em ơi em có yêu anh không....Em ơi em có yêu anh không....". Nói chung miễn hát làm sao ca từ có vần điệu, anh em chấp nhận là được, cứ thế xoay tua với nhau. Yêu cầu nầy có nghĩa là muốn không bị thua thì trong khi anh em khác đang hát thì mình phải chuẩn bị đoạn ca vần của mình, để đến lượt thì hát lên. Anh em nào tới lượt mà bí vần trù trừ, anh em lập tức xướng lên :" Ôn sa lanh bòng tê...." là kể như thua, phải hát một bài hoặc đưa mũi cho mỗi người búng một cái. Người chiến thắng cuối cùng có khi được thưởng một điếu thuốc rê, một ly trà hay một chung rượu tùy theo điều kiện, có lúc chẳng có gì cũng vui. Trò chơi nầy giúp chung tôi thư giản khá nhiều, làm bớt đi thời gian căng thẳng, khi mà có những lúc ngồi quan sát chốt đường, gác đêm cố suy nghĩ để tìm ra một vần điệu để đó....
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2014, 10:34:39 am gửi bởi ducthao » Logged
sydinh63d8
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #457 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2014, 10:34:16 am »

Theo tôi nhận định thì đợt líng nào thì nó có cái hay của nó , nhưng tất cả tựu trung vào 1 điều là hy sinh cho tổ quốc , tôi chắc rằng những ai đã sống và chiến đấu tại chiến trường K đều có chung 1 suy nghĩ là tuổi trẻ là dấn thân cho đất nước cho những hoài bão khát vọng của tuổi trẻ , nếu không có suy nghĩ đó thì không thể có 10 năm làm NVQT trên đất K được và những lúc nhớ lại tôi vẫn thấy bồi hồi và cảm xúc lắm chứ .
nhớ nhất là tết đến anh em quây quần kể cho nhau nghe mọi chuyện và hát cho nhau nghe những bài hát xuân với nỗi nhớ quê nhà , cám ơn anh ducthao đã kể cho nghe những vui buồn đời lính , xin cám ơn tất cả mọi người .
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #458 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2014, 09:13:47 am »

    Ở đại đội 7 còn có thêm một tay đàn khá nữa là Công (đờn), dân xóm mới Gò vấp. Sau nầy về cầu con rồng, Chi ka ren, Siêm riệp Công lên đến trung đội phó rồi về phục viên. So với Trung rô và Khánh thông tin,  kiểu chơi đàn của Công mang nét trầm lắng hơn, thích hợp với dòng nhạc trử tình, êm ả. Còn ca sĩ thì nói như anh em là bao la. Gần như các buổi văn nghệ tự phát tập trung chúng tôi chỉ thiếu thời gian do điều kiện chứ ca sĩ thì không thiếu. Đôi lúc ngoài căn cứ Kốp phía sau, có những buổi văn nghệ kéo dài đến mấy ngày đêm mới dứt. Ai đến lượt công tác, gác xách cứ đi làm công tác của mình. Một số anh em thích nằm nhà một mình, còn lại cứ tập trung với nhau đàn ca hát hò. Anh em nào cảm thấy mệt thì nghĩ, có khi nằm lăn ra ngủ luôn tại chỗ, thức dậy lại tham gia tiếp. Người công tác, gác xách, ca hát, phục vụ cứ loạn xị cả lên.

    Một trong những ca sĩ nghiệp dư đình đám nhất của đơn vị chúng tôi thời kỳ nầy có lẻ là Thiện đại đội 8. Sở hữu một giọng ca không đặc sắc, Thiện chỉ được anh em thích ở cái chỗ tính siêng hát của mình. Nhưng có lẻ ấn tượng nhất có lẻ là hành động kỳ lạ không tả của anh chàng nầy. Số là vào đơn vị một thời gian, cho đến lúc phong trào ca hát trong đơn vị bắt đầu bộc phát, thì ngoài những lần tham gia với anh em Thiện có một hành động được cho là không thể hiểu nổi ở Mo hơn trong giai đoạn nầy. Một buổi sáng mùa khô trời khá lạnh, sương mù bao phủ địa hình tạo thành một cảnh tượng mờ mờ ảo ảo. Anh em đơn vị chúng tôi gần như đã thức dậy hết sau một đêm dài bình yên. Bổng gần như toàn bộ đội hình chợt nghe một giọng người cất lên lớn hết cở :" Đô...rê...mi...fa...sol...la...si...." Sáng sớm mờ sương, cảnh vật đang tỉnh lặng, tiếng luyện giọng của Thiện vang lên sang sảng vang vọng cả đội hình. Anh em gần như ai cũng choàng tỉnh, lao ra ngoài nhìn về hướng Thiện đang đứng. Trong thời điểm còn nhiều căng thẳng, chẳng ai có thể tưởng tượng được ra tình huống nầy. Một số anh em không kềm được bức xúc la toáng lên, vì sợ địch nghe thấy tập kích vào. Mặc kệ anh em làu bàu, Thiện hít hơi làm thêm mấy lượt nữa mới vào nhà đánh răng,rửa mặt. Ngày hôm đó sự kiện nầy cũng là một đề tài bàn tán trong đơn vị. Thật ra chỉ là một hành động bình thường của một anh chàng mê ca hát thôi, chỉ có điều trong điều kiện và tình hình của Mo hơn như lúc nầy, đó là một hành động không tưởng.

    Sáng ngày thứ hai Thiện lại tiếp tục luyện giọng, mặc dù chiều hôm qua trong giao ban đại đội có nhắc trung đội ĐKZ nhắc nhở anh em không được làm ồn lộ đội hình. Sau đó không thấy gì, anh em cũng thấy hay hay nên không ai nói gì nửa, mọi mặt công tác lại tiếp tục triễn khai bình thường như mọi ngày. Đến sáng ngày thứ ba thì tình huống diễn ra khác hẳn. Khi giọng hét của Thiện vừa cất lên ở ngay nốt nhạc đầu, bất ngờ tiếng B và nhiều loạt đạn nhọn từ bên ngoài phía trước đội hình vang lên rát rạt. Thỉ ra bọn pot đã phát hiện ra tiếng luyện giọng của Thiện nên triễn khai tập kích vào. Tuy nhiên đây chỉ là bọn trinh sát bám nắm nên lực lượng không đông. Chỉ có vài trái B và mấy loạt đạn nhọn bắn vào. Tuy nhiên điều nầy cũng làm ảnh hưởng đến đội hình của đơn vị nên cả ngày hôm đó và nhiều ngày sau nữa, đi đâu  Thiện cũng bị anh em bêu rếu vì cái tật ham chơi nổi. Tội nghiệp, sau đó tinh thần văn nghệ của Thiện sau sự cố nầy bắt đầu mai một đi. Những lần tham gia ca hát cùng anh em Thiện thường hay ngồi yên chứ không còn hát hò sôi nổi như trước. Chiến tranh mà, phải chi không có nó chắc giờ trong danh sách ca sĩ nổi tiếng biết đâu có nhiều anh em trong tiểu đoàn duc thao thời kỳ đó có tên...
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #459 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2014, 06:25:53 pm »

    Phần văn hóa, văn nghệ như vậy coi như tạm ổn đi. Là viết theo kiểu trơn tru cho liền mạch chuyện, chứ thật ra để tạo ra được những buổi ca hát như vậy dối với anh em tiểu đoàn chúng tôi không phải là đơn giản. Hầu như chắc có lẻ ai cũng biết, đối với một đơn vị tác chiến thường xuyên như tiểu đoàn của duc thao lúc đó, việc tập trung một lúc khá đông người là một điều tối kỵ. Vì ngoài yếu tố mất cảnh giác và ồn ào lộ bí mật đội hình, chỉ cần một trái hỏa lực của địch bất ngờ tập kích vào rơi trúng, hậu quả thật là khó lường. Các cấp chỉ huy là những người trực tiếp cảm nhận việc nầy rỏ nét nhất. Nhưng khổ nổi không phải lúc nào cũng bao quát được đội hình, nên chỉ chủ yếu là quán triệt, nhắc nhở thường xuyên, hoặc thỉnh thoảng đi kiểm tra phát hiện thì la cho anh em giải tán.

    Mà cái sự say mê văn nghệ của lính nó kỳ lạ lắm, cứ thôi thúc, dẫn dắt không ngừng, dể khiến dù tư tưởng có khi vẫn ngại, còn chân thì cứ nhằm hướng anh em hay tập trung văn nghệ mà bước đi. Có nhiều lúc thật tình anh em cũng không muốn tập trung đông người làm gì, chỉ muốn vài anh em quây quần với nhau chơi vài bài ưa thích. Nhưng đến khi anh em tập trung nhiều, ai ai cũng thích cái không khí ấm cúng bên nhau, tạm quên đi sự cô độc và căng thẳng, thì không biết nói với nhau thế nào, thôi đành cả nể ra sao thì ra. Thật may mắn là trong những lần tập trung đàn ca với nhau như vậy,  vẫn có nhiều lúc đang chơi địch tập kích vào đội hình khiến anh em chạy tán loạn về vị trí, nhưng lại không có một thương vong nào nên chỉ huy cũng có cảm thông. 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM