Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:25:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 2 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 373549 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngoclanhp
Thành viên
*
Bài viết: 89



« Trả lời #580 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 07:57:47 pm »

D406 đặc công QK V hả, 6/6/1970 hả? Đây chăng: http://tintuc.xalo.vn/001186344564/tim_than_nhan_cac_liet_si_tai_chien_truong_b1_quan_khu_v_quang_ngai.html và đây nữa nè: "Ban liên lạc của D 406 thực hiện (đ/c Nguyễn Đức Vân Trưởng ban, đ/c Đặng Minh Hoằng là Phó ban hiện ở Hà Nội, ĐT đ/c Hoằng : 0913 387607".
Cảm ơn Bác Quang, em sẽ liên lạc với đ/c Hoằng ngay
Logged

CỬA SỐ HAI NHÀ CUỐI PHỐ<br />CHẲNG HIỂU VÌ SAO KHÔNG KHÉP BAO GIỜ...
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #581 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 11:02:38 pm »

...
Theo chỉ dẫn của các Bác em về ngay Huế trong nhịp lễ 02 tháng 9 để tìm hiểu về căn cứ Động tranh và cao điểm 372 tại xã Hồng tiến, huyện Hương trà. Nhờ các bác cựu chiến binh ở xã như bác Cao, bác Hít đã nhiệt tình chỉ dẫn cho biết căn cứ Động tranh nằm ở phía tay phải ( Bostol ) và cao điểm 372 năm phía tay trái của đường 49 đi từ Huế lên A lưới, cách ủy ban xã Hồng tiến khoảng 1km, đi về phía A lưới 5km là gặp Suối máu. Động tranh và cao điểm 372 cách đương 49 khoảng 1km.
Em đã nhờ nhà ngoại cảm ở Huế chỉ cho hài cốt của Liệt sỹ Hồ Sỹ Minh năm dưới cao điểm 372 về phía tây, vài hôm nữa Em lại về Huế đễ đưa Anh về Nghệ an.
...
Thành thật chúc mừng cho kết quả tốt đẹp!
Đúng như em nói "việc binh như việc lửa" nên đã đưa ra kết quả địa chỉ xã Hồng Tiến trước - và đã hoàn tất!
Bác tantruongsd4 ạ! Đồi Bostol tức là căn cứ Bastogne - gọi là căn cứ Động tranh đó
Nhưng cái trảng tranh (vượt động tranh - chiến địa xưa) thì phủ ba mặt bắc tây nam cho tới cực tây của cặp cao điểm này
Vị trí "nằm dưới cao điểm 372 về phía tây" cũng là lạ - vì nghe chừng, ở mặt đông nam 372 thì mới có hang, dốc đá để làm cơ sở trú ẩn an toàn!

@Minhnam1803: Coi như có kết quả của cao điểm 372 rồi nhé!

Nhưng SGG em cũng xin phép sẽ tiếp tục... kể lể lại về đề tài "Đi tìm Động tranh" này - vì một vài lý do khác nữa!

Bastogne và Birmingham mà người dân Hồng tiến gọi nôm na là đồi Bostol và đồi Bia hem trong hệ thống bố phòng các căn cứ hỏa lực của địch kéo từ phía tây nam Huế đến đồi Hamburger (hill) theo trục đường 12 (QL49 bây giờ)



Dòng "Ngọc Kê trai" - cùng với khe núi dẫn thẳng vào mặt bắc của căn cứ Động Tranh!
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
vannam68
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #582 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 11:00:31 am »

Cháu xin chào tất cả các bác, các cô , các chú và các bạn thân mến  !
Cháu tên là Nguyễn Văn Nam- Cháu của Cậu Liệt sỹ Nguyễn Văn Sỹ ( Quê ở Đại Lộc -Tỉnh Quảng Nam ) nhờ  tìm giúp thông tin !
( Nhờ  may mắn có được cuốn Nhật Ký của Ông Cậu )như sau :
* Liệt Sỹ  Nguyễn Văn Sỹ ( Nguyễn Văn Sỉ )
- Sinh : 17/08/1933
-Nhập ngũ : 27/04/1954
- Kết nạp Đảng Lao động Việt Nam : 02/12/1959
                *Các mốc thời gian như sau :  
-06/1954 : Vào bộ đội ở Gia Cốc, sau đó bổ sung vào Liên khu 5( Quân chủ lực) tại Bình Dương( Quảng Ngãi )
- 02/9/1954 :Tham gia thành lập Sư đoàn 305 tại sân bay Quãng Ngãi
- 09/11/1954 : Cậu Sỹ lên tàu ( của Quốc gia NAUY) lên đường tập kết ra Bắc, lên Cửa Hội ( Sông Lam - Nghệ An ) 11/11/1954.
- 12/11/1954 : Xem văn công của Tổng cục chính trị biểu diễn( được Bác hồ và Đại tướng tặng quà ! )
-15/11/1954 : Hành quân ra Thanh Hóa ăn Tết Nguyên Đán.
- Tháng 01 đến tháng 5 /1955 : học chỉnh huấn cải cách ruộng đất .
-26/05/1955 : Hành quân từ Thanh hóa ra Nam Định .
- 10/10/1955 : Bổ sung về  CB. E210( Trung đoàn 210)  tiếp tục hành quân qua Thái Bình .Sau đó học Badôka ở 108 tại cánh đồng Đức Cơ.
- 05/05/1956 : Hành quân từ Thái Bình ra Phú Thọ , học 2 tháng, về ở Lỗ Trì 1 năm rưỡi , học quân sự.
-1/1957: Học quân sự , chính trị tham gia văn nghệ được Cấp Trung Đoàn cấp giấy khen .
- 22/04/1958 : Về đội quân sản xuất.
- 1/5/1958    :  Hành quân ra nông trường Vân Lĩnh ,lao động sản xuất
-3/1959   :  Đi học Lò Đúc tại Nhà máy Cơ khí Hà Nôi.
-16/8/1959 :  Đi phép về Bến Thủy ( nghệ An )
-18/8/1959 : trên đường đi vào Nam 200Km, vào Quảng Bình , Quảng Trị ...
- 02/12/1959 : Vinh dự được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam.
-22/12/1959 : đi thuyết minh triển lãm cho Trung đoàn...
- 21/1/1960 : được đơn vị cử đi học lớp bồi dưỡng giáo viên của Trung Đoàn...
- 03/06/1960 :  Họp Chi Bộ để nghe tình hình thời sự ở  nước Lào ...
- 8/4/1961 : Chụp hình chung với các anh Khóa , Thành ( ở  Xưởng cơ khí Vân lĩnh -Phú Thọ ) .....
- 15/8/1961 : Họp Đại Hội Tỉnh Đoàn Phú Thọ , Nông trường chè Đất Phú.
- 16/8/1962 : Có chụp hình với Cô gì đó Huh có ghi trên tấm hình là chữ X ( Cô tên là X , viết tắt chữ cái đầu  ).
- Năm 1963    :  Có tờ giấy ghi thông tin cá nhân  của Ông Cậu NGUYỄN VĂN SỸ - Đơn Vị là  :   CI D22 HT3275b NGHỆ AN  !!!  Cấp bậc :Trung sỹ, Chức vụ : A phó . Sau đó ,Ông cậu cháu đi theo hướng nào , đơn vị nào , ở đâu , hy sinh thế nào , cháu & gđình không rõ ... Huh
  
 Các Bác à ! Cháu có 1 số thông tin như vậy !!! ,  xin nhờ Các Bác quan tâm và giúp đỡ  cho !
  Xin chân thành cám ơn !
               Kính Chào Trân trọng !
Cháu  NAM và Giađình
Đchỉ :  Đường  Ông Ích Khiêm - Phường Thanh Bình -Thành phố Đà Nẵng
          
Đt : 0905.145.027
  
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 09:51:55 am gửi bởi vannam68 » Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #583 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 12:38:41 pm »

Thưa cả nhà!
Việc tìm ra căn cứ Động Tranh và nhất là kết quả cụ thể là Bác tantruongsd4 đã tìm ra nơi mai táng của người thân - là LS, đồng đội thế hệ đàn anh, đã trải mình cho những ngày tươi đẹp hôm nay của chúng ta - hôm qua nay, SGG luôn có tâm trạng vui lâng lâng khó tả khi có những đóng góp nhỏ nhoi của mình vào thành công chung.

Vậy thì có thể coi như "hồ sơ đã khép".

Nhưng như đã nói, SGG muốn kéo dài câu chuyện này vì một số lẽ riêng. Xin phép cả nhà cho em tranh thủ "gói nó" trong những bài cuối cùng trước khi topic khép lại theo số trang quy định nhé!
Cũng nói trước là không phải SGG muốn kể lể về việc đã phải ngồi dính hàng chục giờ trên máy tính trong trường hợp này, nhưng thực tế là vậy - Chính xác là vì sự hấp dẫn từ một chuỗi câu chuyện liên quan khi theo đuổi tiến trình đó các Bác ạ!

"Động tranh và cao điểm 372 là ở đâu" - thật bất ngờ khi thấy sự góp sức bằng những trả lời từ các Bác lixeta, tai_lienson... là những cái nickname của những người anh đáng kính, tưởng các Bác này đang bận bịu với những câu chuyện ở topic bên kia - ai dè các bố cũng quan tâm rất kỹ bên này và sẳn sàng góp sức ngay khi có thể - kể cả mod rồng, thủ kho bản đồ Wink, cũng trĩu lòng vương vấn...
Cuốn hút vì khí thế chung, nhưng SGG em thì nặng lòng theo hướng khác...

Chính từ trả lời trong bài viết #479 của Bác lixeta đã làm em đưa đến mảnh bản đồ này...



Cụm từ địa danh "Ngọc kê trai" thật không giống những cách đặt địa danh như những nơi xung quanh... mà ngay cả trong Đại Nam Nhất thống chí cũng không có nói đến. Có điều, ở phần miêu tả "nguồn Sơn Bồ" và "nguồn Hữu trạch" thì lại nhắc đến Khe Trái, mà Khe Trái thì... lại là một thông tin vốn quen thuộc với chuyên ngành của mình từ link trang web Festival Huế http://huefestival.com/index.php?cat_id=183&id=244



rồi thì cũng từ ngay trên trang nhà QSVN mình một topic "đọc chuyện"...

...
Chừng ba mươi phút sau cả tổ lại tiếp tục tiến ra đường 12. Mộc giải hai tù binh đi sau. Cường cùng với Tân tiến lên phía trước, cách nhóm của Mộc chừng ba chục thước. Con đường rừng mới đạp, càng ra gần đường lộ càng khó đi. Nhiều đoạn con đường chạy ngược lòng khe suối. Lá dứa sắc cứa vào đùi vừa ngứa vừa rát. Chốc chốc máy bay trực thăng vận tải bay lướt trên đỉnh đầu. Cường vẫy tay ra hiệu cho cả toán dừng lại, đợi chiếu máy bay bay qua. Tiếng xe ủi vọng lại lúc gần lúc xa.
Hơn một tháng trước đây, Cường đã có dịp đưa ông Triều và ông Đang sang họp ở bên trung đoàn đi cùng với tổ trinh sát của tiểu đoàn. Cường vẫn còn nhận ra cả vết dao anh phát vào thân cây nhỏ đánh dấu đường. Lá non bị bẻ mới kịp khô đầu cuống. Đường mới mở thường là an toàn hơn so với những con đường trục cũ. Tụi thám báo, và các đơn vị lính ngụy đi càn rừng hay nhằm vào những con đường trục để gài mìn và phục kích.
Còn cách bìa rừng chừng trăm mét. Cường cho đội hình dừng lại. Anh lặng lẽ cầm súng đi ra ngoài đường 12, sau lúc dặn dò Mộc và Tân trông chừng hai gã tù binh. Anh nằm xuống một bên gốc cây đổ. Vạt đất trồng rộng thênh thang cách xa con đường gần năm bảy chục mét. Cây rừng bị đánh bật gốc. Các triền đồi tranh lửa liếm cháy đen loang thành từng vạt nhỏ như tấm da báo khổng lồ. Hai bên đường đều bị máy ủi cày sới lên như vậy. Con đường rải đá nhiều đoạn láng nhựa, lỗ chỗ những hố pháo bắn trúng tim đường phơi trần giữa nắng. Phía bên kia ngọn đồi tranh âm vang tiếng xe ủi gầm gừ đào cây, vẳng lại cả tiếng của tụi lính công binh ngụy la hét, gọi nhau. Có hai chiếc xe chở đầy gỗ chạy chậm trên đường; lắt lẻo ngồi trên những khúc gỗ lớn, mấy gã thanh niên đứng níu tay vào thành xe ngênh mặt giữa nắng. Trông cách ăn mặc, cũng đủ biết đấy là những người dân lên thầu lại số gỗ do tụi công binh ngụy đốn hạ mở rộng phạm vi cảnh giới tuyến đường xe.
Lại một chiếc xe Jeep vùn vụt lao qua. Trên xe chỉ có ba tên lính Mỹ. Trời nắng. Chúng cởi trần để lộ ra khouoonn mặt và mảng da lưng đỏ lựng.
-   Tụi địch chủ quan gớm. – Cường lẩm bẩm.
Giá như được phép đánh, chỉ cần một trái B40 anh sẽ tiêu hủy chiếc xe ra tro. Tụi Mỹ ỷ thế có căn cứ Động Tranh và các đơn vị lính gác dọc đường.
...

Không chỉ góp phần cho việc cụ thể xác nhận "Động Tranh - là cái tên trong chiến tranh" mà còn dẫn đến hình dung địa lý hóa được một không gian chiến trường xưa... trong đó, còn có cả những cái chết của người lính chiến!

...
Phong chiếu bản đồ, đường đạp dài chưa tới ba chục cây số lên tới địa đạo 310. Toán tải thương đi mãi tới khi trời tối vẫn chưa gặp lại con đường trục giao liên dẫn ra trạm phẫu, năm ở nam sông Bồ. Tuyến đường Dốc Đoác lên Khe Trái, Mỹ đỏ quân chốt giữ và đang càn lớn. Điểm cao nào cũng có địch. Trinh sát tiểu đoàn hai lần vấp phục kích tụi Mỹ, hy sinh mất một người, bị thương một.
Một loạt cối 81 địch bắn bất tử từ trên cứ điểm Chóp Nón xuống khu vực Dốc Đoác. Nhiều chiến sĩ, cán bộ đại đội 1 và tiểu đoàn bộ móc võng nằm rải rác trên mặt hầm khi quả đạn cối nổ gần, không ai bị gì. Mảnh đạn lại nhằm trúng Nhàn. Vết thương vào bụng khá nặng và một mảnh nhỏ xuyên vỡ mắt trái. Nhàn ra nhiều máu, có nguy co nhiễm trùng...
...
*
*   *
Nhàn mất sau khi ca mổ của Nhô tiến hành được ba giờ. Vết thương nhiễm trùng nặng. Ruột bị thủng ba đoạn. Nhô ngồi thẫn thờ trên chiếc ghế băng ngay cạnh bàn mổ, gương mặt anh trắng bệch dưới ánh sáng của cây đèn pin treo lơ lửng phía trên đầu dùng làm đèn mổ.
Phong bắt gặp cái nhìn tuyệt vọng của Nhô. Anh không nói gì lặng lẽ quay ra. Trên nhà trống vắng. Những chiến sĩ đại đội 1 đã ra mé sau đồi đào huyệt.
Vẳng lên tiếng cuốc bập vào lớp đất bình bịch, nặng nề ở mé sườn đồi.
“Vậy là vĩnh viễn mất Nhàn ?” Phong chua xót nhìn bầu trời trĩu nặng những tảng mây. “Chả lẽ cuộc đời một con người kết thúc vậy sao?”. Nhưng với Nhàn, nó đột ngột quá. Dường như là sự phi lý. Phi lý đến trơ tráo. Một quả đạn lạc vu vơ, riêng Nhàn gánh chịu. Hai ngày đạp đường khốn khổ, vừa lo gặp địch phục kích, vừa phát cây tìm đường. Đêm qua Nhàn vẫn còn nằm bên anh rỉ rả chuyện trò. Hình như Nhàn đã tiên định thấy cái chết, còn Phong không tin. Bàn tay vàng của Nhô hy vọng sẽ giúp Nhàn qua cơn hiểm nghèo. Bây giờ, Nhô cũng chịu, đành khuất phục số phận. Lúc tiêm thuốc gây mê, Nhàn đã kêu: “Phong ơi, cho B1 vòng trái… Diệt ụ đại liên… Cường ! Bay nện cho tao một trái B40 vào gò mả kia”. Rồi Nhàn nhắc tên mấy đứa con, giọng Nhàn ngọng líu. “ – Phải, anh ấy đã nhớ đến trận đánh về Văn Xá bữa trước!...”
-   Anh Phong, anh Nhô kêu anh. – Cô Hoa y tá chạy ra chỗ anh Phong đang ngồi, gọi.
Anh quay lại nhìn cô y tá trạm phẫu nửa như buồn, nửa như trách móc.
-   Chuyện chi vậy ?
-   Huyệt mấy anh đào xong rồi. Anh vô giúp anh Nhô một tay đưa tử sĩ ra.
Xác Nhàn đã được bó gọn gàng trong tấm năng ni-lông màu xám. Nhàn chỉ để lộ ra mỗi khuôn mặt cũng được đậy bằng một miếng vải màn. Phong cúi xuống ôm bạn lên tay. Thân thể Nhàn nhẹ bẫng. “Răng lại là tử sĩ?”. Vừa bwocs anh vừa soi khuôn mặt Nhàn, hiện mờ ảo sau lớp vải thưa, không rõ đường nét. Giây phút ấy chẳng hiểu sao anh lại nhớ tới cái phố Trần Đăng Ninh ở đất Thành Nam xa lắc. Anh hình dung ra cả những ngôi nhà lá, nhà ngói đứng kèn nhau, nóc nhà lởm chởm những cây tre, cây nứa giằng néo chống bão. Những ngôi nhà ba bốn tầng, tường tróc nham nhở vì miểng bom chém vào. Kỳ lạ thay, anh nghe được cả tiếng còi tàu hỏa kéo lên rảnh rót, đơn điệu giữa đêm khuya. Tiếng còi tàu bị trùm bở màn đêm. Thành phố đêm chiến tranh mất điện. Anh sáng duy nhất là ngọn đèn hiệu của nhân viên nhà ga. Và tiếng đứa trẻ rao “ai lạc rang nóng giòn…đây”…
Đôi chân Phong muốn khuỵu xuống . Nhô phải đỡ vội lấy xác Nhàn.
Sáu người chiến sĩ đại đội một, vẫn tiếp tục moi đất cho lỗ huyệt sâu thêm. Đấy là vạt đất bên sườn đồi, đã có năm sáu ngôi mộ của những người chiến sĩ hy sinh từ trước. Mộ được chôn lẩn quất dưới gốc những cây lá nón phủ xanh rợp. Tấm bia ghi tên người chiến sĩ, quê quán, cắt ra từ những thùng sắt tây đựng lương khô. Dòng chữ đục bằng đinh xuyên thủng lỗ. Một vài tấm bia đã ngả màu tróc sơn nhưng tên tuổi liệt sĩ vẫn dọc được rõ ràng. Tấm bia nào cũng có ngôi sao vàng đóng khung trong một vòng tròn.
Cuối cùng thì tảng đá nằm sâu trong hố đất cũng bị lưỡi xẻng Mỹ đánh bật lên. Phong bước xuống đỡ Nhàn từ tay Nhô đặt xuống. Anh lật tấm vài màn nhìn gương mặt bạn lần cuối cùng rồi mới đặt những cây lèn chặt cho đến khi phủ kín xác.
“- Vĩnh biệt…Vĩnh biệt anh, Nhàn ơi !”.

Vậy đó... Như SGG đã trình bày ngay từ đầu - ở đây, topic này, không chỉ là những con số, hình ảnh, câu hỏi, cái tên... khô khốc, đau buốt... mà còn phải nên là "như một dịp" làu thông quân sử, để chúng ta cùng thế hệ đàn em cùng biết đến truyền thống... Cũng như càng hiểu thêm tính nghiêm túc của chính topic này.

@quangcan: Một chút "chèn" để "mềm hóa" và tăng cường hấp dẫn ấy cho topic này, cũng chính là sự "thu hút cần" để chúng ta sẽ càng thêm nhanh chóng có câu trả lời từ chính những thành viên khác và cả các... Guest xem QSVN
Đôi khi lại từ chính những "cốt chuyện hóa sự kiện" mà ngay trong chúng ta thật vô tình tìm ra đáp số ngay ở... ông hàng xóm mới dọn về gần nhà mình!
Điều này, xuất phát từ chính kinh nghiệm bản thân của SGG đấy mod quangcan ạ!

@TrungUy: Cố gắng dành thời gian đọc tiểu thuyết Giáp Ranh của nhà văn QĐ Đỗ Kim Cuông theo link trên đi nhé - rồi cho tớ vài phát biểu coi nào


(còn tiếp)

- - -
Note: điều chỉnh bổ sung từ bị thiếu (màu đỏ) - SGG
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 10:46:13 am gửi bởi SaigonGuider » Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #584 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 12:48:11 pm »

Đôi khi lại từ chính những "cốt chuyện hóa sự kiện" mà ngay trong chúng ta thật vô tình tìm ra đáp số ngay ở... ông hàng xóm mới dọn về gần nhà mình!

Hơ hơ! nhờ có đưa lên thông tin CCB D403 QK V đi tìm gia đình LS mà mới ra bác mig21-58 có quen biết với nhiều CCB D403.  Grin. Đời nhiều lúc cũng lạ.  Grin
Logged

vannam68
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #585 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 03:03:41 pm »

Chào các Bác .... !!!
Thưa với các Bác rằng là trường hợp Cậu tôi là NGUYỄN VĂN SỸ  (Sư đoàn 305- sau đó có chuyển qua đơn vị gì không rõ ...Huh ) nhà nước đã công nhận Liệt sỹ. Đơn vị báo tử là :  Bộ chỉ huy quân sự tỉnh  QNĐN (cũ ) nay là Tỉnh Quảng Nam , người ký là Thiếu Tá LÊ HẢI LÝ , ngày ký 13/08/1978.Nhưng thực chất giấy báo tử này là mang tính chất làm thủ tục để Bà Ngoại của Cháu hưởng chế độ Liệt sỹ mà thôi !!!
Vậy Giấy báo tử  chỉ ghi chung chung thôi ...,không mang tính Xác thực  để căn cứ tìm thông tin và hài cốt liệt sỹ đâu Huh!!!
 Gia đình chưa liên hệ với Cục Chính Sách nào cả ?
Cháu Nam
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2010, 04:02:13 pm gửi bởi quangcan » Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #586 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 04:25:15 pm »

Đôi khi lại từ chính những "cốt chuyện hóa sự kiện" mà ngay trong chúng ta thật vô tình tìm ra đáp số ngay ở... ông hàng xóm mới dọn về gần nhà mình!

Hơ hơ! nhờ có đưa lên thông tin CCB D403 QK V đi tìm gia đình LS mà mới ra bác mig21-58 có quen biết với nhiều CCB D403.  Grin. Đời nhiều lúc cũng lạ.  Grin

Vâng, có nhiều chuyện ngẫu nhiên trên đời góp phần cho cuộc sống của ta thêm nhiều màu sắc phong phú và thêm nhiều trải nghiệm hơn - nhất là khi, từ những chuyện dưng không được biết... lại có lúc được mang ra dùng với niềm hân hoan trong lòng.

Ví như, cũng từ những ngày lang thang trong rừng núi Ba tơ với bà con H're (theo dấu chân và tìm ra nơi hy sinh của chị ĐTTrâm, để ngày nay Quảng Ngãi có thêm trên bản đồ du lịch một điểm tham quan lịch sử) - mới biết là người H're cùng người Tà ôi (pako, vân kiều, cờ tu) sống trải dài trên một dãi Trường Sơn thường gọi các nơi có phát xuất một khe suối nguồi là "Ngók"... bãi rửa bên cạnh dòng chảy có thể lấy được nước uống sạch là "hóc" - và càng về phía nam, người H're còn gọi là "Chăm Rê" rồi cái từ "hóc" ấy dính dáng sang đến tiếng Stiêng, Kh'mer... là... "Sóc"
Vốn dĩ cả nước ta và miền Đông dương này nằm gọn trong vùng ngữ hệ Môn-Kh'mer mà!

Úi chào... Ngok Linh, Ngok Ring Lang, Ngok Rinh Rua... Hóc Nghì, Sóc siêm, Sóc Bombo... đầy cái tên quen thuộc...

Vậy thì "Ngọc Kê trai" kia chính là "Khe trái" mà ta đang quan tâm chứ còn gì nữa (không chừng theo mô tả sông núi của ĐNNTC thì còn có cả một Thác Gà Lôi chảy ra đâu đó gần chỗ này nữa là...)

Khe Trái có nhánh rẽ thành Suối Máu, chạy thẳng vào mặt bắc căn cứ Động Tranh - Điểm cao 310, 347, 372, 378... khoan hãy quan tâm vì vốn dĩ giữa hai loạt thời kỳ bản đồ 1961 sang 1966, người ta cũng đã chật vật trong chuyện quy đổi "cốt gốc" từ một đỉnh trong Everest sang Mũi Nai Hà tiên, làm sao mà hiệu đính kịp chứ...

Vâng, cũng thật ngẫu nhiên mà từ những tư liệu góp nhặt về chiến tranh qua những tháng ngày lăn lóc trên đường Trường Sơn, nay ta nhặt ra được chút hình hài của căn cứ Động Tranh ấy! Khi biết nó chính là Bastogne (mà cũng từ đó giải thích được cái từ "đồi Bolton" "Bia hem" trên trang web địa phương)

Này là căn cứ Bastogne và Birmingham trong "những ngày tái cấu trúc" trước mùa mưa 1969 (e rằng Việt Cộng sẽ làm thêm một phát nữa như Mậu Thân thì khốn... Cheesy)

 

Và đây là một góc nhìn khác về phía "căn cứ Động tranh" ở một cao điểm cao hơn... ảnh chụp năm 1971



Điểm cao này xung yếu hơn, nhưng địch không thể chọn đặt làm căn cứ được... vừa vì con đường tiếp vận hậu cần sẽ rất khó khăn mà theo SGG thì chắc lý do lớn nhất là ở chỗ, nó, "sát nách vùng hoạt động của VC quá"

Vâng, nói là sợ đường tiếp vận thì kỳ quá với những kẻ có giàu có hỗ trợ không vận...
Nhưng thực tế, bởi khu vực này lại thuộc quyền trách nhiệm của Sư đoàn 1 BB ngụy quyền Saigon chứ không phải của Qđ Mỹ Grin - có lẽ cũng chính vì thừa biết yếu điểm về sự "phân biệt hỏa lực và quân vận" ngay trong những người gọi là "đồng minh của TG tự do" mà các bộ não của phe ta đã thực hiện được nhiều trận đánh giòn giã bất ngờ... mà những người "lính thường" chúng ta không sao hiểu được... huống chi những kẻ quan sát từ xa bên ngoài. Sự "thần thánh" trong quân sử của chúng ta đôi khi chỉ đơn giản như vậy thôi (ậy, nhưng nhìn thấy và thực hiện được như thế không là đơn giản - lính ta thì chỉ biết xuýt xoa sau này mà thôi)

Trở lại với câu chuyện...

Từ giữa năm 1969, Phạm văn Phú, khi vừa được thăng cấp chuẩn tướng "nóng" tại mặt trận miền Tây (Thiệu đã tháo "mượn" quân hàm trung tướng của Vĩnh Nghi, bỏ bớt một sao để gắn cho Phú) được chuẩn y về làm tư lệnh sđ1BB, xương sống chủ lực của Vùng 1 chiến thuật ngụy quân.
Tay "cựu tù binh ĐBP với cấp bậc trung úy nhảy dù" này đã từng là tư lệnh những đơn vị biệt kích, hiểu rõ vị trí chiến lược của trục đường 12 này, nên đã nhanh chóng biến ba điểm tam giác Bastogne, Birmingham và Checkmate 378 (cao điểm 372 còn có tên là checkpiont) trở thành khu vực gọi là "BCH tiền phương sđ1BB" - mỗi khi bởi mỗi khi có "động dao thớt" gì ở vùng này thì máy bay của Phú cứ xoành xoạch qua lại giữa điểm này và một địa điểm nữa về hướng Tây tên là Airbore - mà cái tên địa phương hay dùng là... Đồi Máy bay

Chính vì những điều đó mà làm cho cái cao điểm 372 ấy cũng như những con đường - băng ngang trảng tranh - dẫn đến nó, trở thành nơi ác liệt trong chiến tranh đối với quân chính quy cũng như quân chủ lực miền QK trị thiên trong thời gian đó!



Vậy là đã tìm ra những chấm nhỏ ven đường QL49 ngày nay! Không thấy trong bản đồ có cao điểm 372?
Biết nó có còn không hay là đã mất tiêu theo kiểu "nơi đây ngày trước có núi và căn cứ Đầu mầu" trên đường 9 Quảng trị
Lâu nay, các trường ở Quảng trị dạy tụi nhỏ về "chiến thắng Đầu Mầu oanh liệt 1972" chắc là khó khăn cho thầy cô lắm nhỉ? Grin



-o0O0o-
Từ chuyện tìm Động Tranh này, với phần trích tiểu thuyết Giáp Ranh nêu ra cái tên tác giả là nhà văn Đỗ Kim Cuông (có vẻ như vị này đã có nhiều thời gian sống và chiến đấu ở đây, tiểu thuyết mà thông tin sử liệu như là Hồi ký Grin)

Theo link trang web Tạp chí Sông Hương - giới thiệu tiểu thuyết "Phòng tuyến Sông Bồ" của cùng tác giả. SGG trích được những đoạn:

Trích dẫn từ:  Chương 15(phần 1) tiểu thuyết Phòng Tuyến Sông Bồ của Đỗ Kim Cuông
...
“-Tôi đi bắt con Lý. Có khả năng nó lấy cắp khẩu K54 của tôi bỏ trốn về đồng bằng”.

Cầm được khẩu súng và hai băng đạn, cứ vậy là Phong chạy như một kẻ phát điên, phát cuồng. Linh tính mách bảo cho anh, Lý chỉ có một con đường là tìm cách lọt qua tuyến giáp ranh để về đồng bằng. Đi tới ba giờ chiều, tới ngã ba đường, một ngả rẽ về Phong Điền, một ngả rẽ qua Khe Trăng để ra sông Bồ, Phong phải đắn đo mất vài phút, vừa ngồi ăn đỡ khúc nõn chuối lót lòng, vừa tính toán. Lý người Hương Mai, cô ta không thể về Phong Điền. Con đường về đồng bằng Phong Quảng phải vượt qua dốc Chuối, Một Mái, núi Ông Đôn, vượt qua đỉnh Đức Mẹ ra vùng đồi trọc, còn phải vượt qua một cửa ải nữa là dốc Ông Già mới xuống được đồng bằng. Mỹ đang càn mạnh Phong Điền. Cô ta không dám liều với tụi thám báo Mỹ. Trong khi qua ngả Hương Trà, Lý chỉ cần vượt qua được sông Bồ về khu vực địa đạo 310. Từ đấy ra đường 12, chưa tới hai giờ đồng hồ. Nếu không muốn đi ra đường 12, Lý sẽ từ địa đạo, vượt qua Khe Trái về ngã ba Hương Trà. Chưa tới nửa ngày, Lý đã có thể ung dung ngồi uống rượu với tụi lính nguỵ ở ấp Long Hồ.

Phong quyết định đi theo con đường Khe Trăng để vượt sang Khe Lu. Từ một dòng suối mẹ đổ xuống từ chân dốc Chè, dãy núi đá chắn giữa chẻ dòng suối thành hai nhánh đổ nước cho sông Bồ. Cả hai con suối đều lắm vực nhiều khe. Tuyến đường giao liên chạy ra sông Bồ để chuyển gạo đạn cho ngả Hương Trà, những người lính vận tải ai cũng biết. Đã có vài lần Lý gùi gạo theo trung đội ông Mịch đổ cho kho của huyện và trạm phẫu Nhô, Lý rành rẽ đường đất. Chả vậy đã có lần cô ta dừng lại bên sông (sau chuyến Phong giáp mặt với thằng Lân), nhìn thẫn thờ sang phía bờ nam, bảo với Phong.

- Bên kia là đất quê em rồi đó anh Phong.

Gương mặt Lý lúc ấy đượm buồn, khiến cho anh hơi mủi lòng. Lý còn kể: một lần Thoan đã cho Lý đưa ba người trong đại đội vận tải về tận hậu cứ của huyện gửi tiền về đồng bằng mua hàng.
Chính điều đó đã củng cố cho Phong rẽ ra sông Bồ.
...

Địa bàn của nơi chung quanh cái tên "Động Tranh" đã khá là rõ ràng...

Trích dẫn từ: Chương 15 tiểu thuyết Phòng Tuyến Sông Bồ của Đỗ Kim Cuông
...
Phong và Phưởng xách súng bước vào khu hậu cứ của đại đội 4, đồng hồ chỉ ba giờ sáng. Nhô đưa cho Phong cây đèn pin. Suốt đoạn đường, men theo con suối để tới địa đạo, cây rừng bị bom chém trơ trụi cành lá. Từ sau Mậu Thân 1968, đồi 310 có tên là đồi Địa Đạo, trong ruột quả đồi có hầm ngầm mở ra ba cửa. Hai tiểu đoàn công binh của quân khu đã phải làm việc cật lực suốt một tháng trời đào vét đất đá lát đà gỗ, dựng nhà hầm để chuẩn bị nơi đây thành cứ điểm chỉ huy tiền phương của quân khu Trị Thiên trong chiến dịch tấn công về Huế. Vẫn còn vô khối dây điện, dây cáp ngầm trong các lòng hầm. Bộ phận quân khu rút đi. Tiểu đoàn 10, giao cho C4 đại đội hoả lực làm hậu cứ, đón gạo, đạn từ bờ bắc sông Bồ chuyển qua. Có thể coi vùng địa đạo 310 là đầu mối để đổ về Huế, qua các xã của huyện Hương Trà. Đường 12, con đường huyết mạch vào Huế do địch trấn giữ. Cánh cửa sắt cuối cùng giữ Huế là cứ điểm Động Tranh, Bình Điền. Đường chim bay về thấu Huế chưa tới hai mươi cây số. Mỹ thường chiếm điểm cao 360, kế cận địa đạo và thỉnh thoảng đưa một mũi xục vào hậu cứ đại đội 4. Tiếng là đại đội hoả lực của tiểu đoàn 10, trên thực tế lính C4 đã bộ binh hoá. Hai khẩu đại liên Cơrimốp bất lực trước rừng dầy nhiệt đới, địa hình đồi núi hiểm trở. Bộ đội hàng ngày vác B40, B41 đi lùng sục cảnh giới, chốt chặn Mỹ trên các ngả đường dẫn vào địa đạo.

Nhà cửa ngày trước ở khu vực địa đạo rất nhiều, nay đã hư nát cả. Dường như chỉ còn lại ba tuyến hầm ngầm là nguyên vẹn. Bom pháo bất lực, không đủ sức khoét sâu vào lòng núi.
Hơn một năm mới trở lại vùng này, Phong không quên lối. Anh xục xạo, đi tắt cắt đường như trên đất nhà mình. Ba cậu lính trinh sát của K11 thuộc đơn vị đặc công quân khu, treo súng trên đầu cọc thả sức kéo gỗ trong một ngôi nhà hầm đã bị sập một bên mái, Phong bấm đèn tới lay võng từng người. Họ tỉnh dậy rất nhanh, Phong xin lỗi và đề nghị được gặp người chỉ huy của nhóm trinh sát. Anh ta còn trẻ, ngoài hai mươi tuổi, dân Hà Nội tự giới thiệu tên là Hoàng, chức vụ trung đội trưởng.
...

Lại càng rõ thêm nữa về "khu vực thép" của Núi Mái Nhà nằm cạnh cái tên Ngọc Kê trai trên mảnh bản đồ địa hình làm chiếm mất tâm trí của SGG trong những ngày qua - khi tìm thấy ở link trang web địa phương Huyện Hương Trà

Trích dẫn từ: trang web huyện Hương Trà
Địa đạo Khu ủy Trị Thiên-Huế bao gồm 02 địa đạo:

Địa đạo thứ nhất nằm ở gần ngay Khe Trái. Đây là địa đạo của Thành ủy Huế và cũng là địa đạo Khu ủy Trị Thiên, Thường vụ Khu ủy đã sử dụng trong suốt thời gian chuẩn bị chiến dịch và sau chiến dịch.

Ngoài cửa địa đạo có làm nhà của Văn phòng và một số nhà nhỏ, có các hầm chữ A kiên cố, các chính sở ở đó làm công tác bảo vệ và tiếp khách.

Địa đạo gồm 3 cửa, cấu tạo theo chữ Y, nằm trên lưng chừng núi Mày Nhà, địa đạo gần suối nên thuận lợi cho quan sát và sinh hoạt. Xung quanh địa đạo nhà cửa dựng 2 bên suối, rãi rác trên các sườn đồi. Địa đạo dài khoảng 70 mét.

Địa đạo gồm có 3 cửa: Cửa thứ nhất theo hướng chính Bắc, dài 4m, rộng 3m và cao 4m. Nối với cửa số 1 có 1 giao thông hào chạy theo hướng Đông Bắc, dài 20m, rộng 1m và cao 1,5m dùng làm đường đi xuống địa đạo và để thoát nước vào mùa mưa.

Cách cửa số 1 về phía Tây khoảng 10m là cửa số 2, cửa số 2 nằm theo hướng Tây Bắc, kích thước cũng tương đương với cửa số 1, cửa này không có giao thông hào, vì thực tế cửa số 2 cao hơn cửa số 1 khoảng 0,5m nên muốn đi vào cửa số 2 thì phải đi qua cửa số 1. Cả hai cửa trên đều bị Mỹ đánh sập vào khoảng tháng 6/1968. Cửa thứ 3 hiện tại chưa được tìm thấy...

Để rồi chính từ đây - trang web huyện Hương Trà - SGG đã tìm thấy thông tin Xã Hồng Tiến có số điện thoại và coi như có chính thức nhắc đến địa danh Động Tranh - để post bài viết #488, nhằm đưa thông tin kết quả trước, trên kia.

(còn tiếp)
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #587 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 11:20:38 pm »

Kể chuyện Đi tìm Động tranh (bài cuối)

SaigonGuider xin cả nhà cho phép được viết vội nốt một bài nữa về câu chuyện khề khà mang tên Đi tìm Động tranh - nhằm kịp "khép lại hồ sơ" cho gọn trước khi đạt giới hạn số trang để mở topic mới!
Bởi cũng thật phải vội - vì chỉ còn vài mươi giờ đồng hồ nữa thì SGG em phải lên đường đi công tác, có thể tạm xa vắng nhà QSVN đến hơn hai tuần - không chắc được những nơi mình đến có được "vào Net" hay không nữa!

Bởi dẫu chỉ là một hướng xử lý thông tin - mà kết quả cụ thể là trên hết! Việc coi như đã xong từ những bài trước rồi!
Nhưng SGG muốn trình bày tiếp nối dài thêm - như đã nói trên kia - là vì một số ý kéo theo khác, mà SGG sẽ từ từ trình bày đây!

-o-

Qua câu chuyện về cái hình tam giác ngược là "BTL tiền phương" của tướng Phú, tư lệnh sđ1BB ngụy quân (gọi là FOB - Forward Operation Base - căn cứ hành quân tiền phương) - quả thật đặt đúng chỗ "xung yếu" và việc tung hoành của nó trong đoạn từ sau Mậu thân đến gần đầu năm 1974 (thời điểm mà chính nhờ vào những hoạt động trong thời gian này, ở đây, mà tướng Phú được thăng chuyển làm TL Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên).
Nhất là thời gian đầu cận sau Mậu Thân, tuyến này đã gây khá nhiều khó khăn không chỉ cho quân chính quy lẫn quân chủ lực miền mà còn tạo áp lực nặng nề đến quân du kích địa phương.

Mà có lẽ tình hình "địa bàn sau Mậu thân" đó không chỉ có ở QK4 Trị Thiên này (câu này viết riêng cho Trunguy nhé!)

Rồi cũng vì thế mà nhiều năm liền cận trước ngày 30.4.75 - ta có thể hình dung được một mũi tên dài theo trục Đông Bắc-Tây Nam được đặt ra từ phía nam cầu Đắkrông chéo xuống núi Mỏ Tàu, sát vùng bắc đèo Hải Vân - xuyên thủng cái FOB này tiếp cận trục huyết lộ QL1 - đó là địa bàn và nhiệm vụ chiến đấu của F324
(ấy, nêu cứ liệu này để chúng ta nhớ và chú ý đến những tuyến địa danh cần quan tâm trong "nghiệp vụ" tham gia tư vứn ở topic này:D)

Tới đây, thì xin bổ sung thêm một kết quả ngoài lề nữa, theo link trên Xa Lộ.Tin tức tháng 5/2010: Phát hiện địa đạo của Sư đoàn 324

Một tâm tình thật xa xôi nữa, nhưng chắc cũng không thừa, xuất phát từ tâm ý riêng của SGG đối với mảnh đất Hồng Tiến...
"Nhìn vào trang web địa phương Hương Trà, Hồng Tiến - mà những lúc gần đây được nhà nước hỗ trợ tối đa về tin học hóa hành chính!
Chỉ cần nhìn vào cách gọi tên "Bostol" và "Bia hem" - mà còn đưa vào mục mong muốn phát triển du lịch... thì cảm thấy thật đáng buồn với công tác tư liệu lịch sử (cho phục vụ tham quan, tiếp khách DL) tại chỗ, nếu có - Họ sẽ nói gì đây nhỉ? Về cái giá trị ác liệt của vị trí của ngõ, hay rồi cũng chỉ là trưng bày những bi-đông, vỏ đạn, hầm hào cũ...
Trên thực tế, SGG có biết, đã từng có cả một đường dây "mua bán" các thẻ bài lính Mỹ ở khu đồi Bastogne kia! Grin Có thực đấy, chỉ có điều, người ta đã làm điều đó mà không biết là... số lượng lính Mỹ từng qua căn cứ Động tranh ấy có đáng là bao so với những tên lính của trung đoàn 45 sđ1BB ngụy chứ? Mà thẻ bài ở đâu ra nhiều vậy nhỉ? (haha... Đó từng là một mode của các tour "chiến trường xưa" vùng Phong Quảng này của thập kỷ trước)
Cũng như cái tên Suối Máu, một thời rộn rịp chứ chơi đâu! “Suối Máu” Sự thật thế nào? Đôi khi, luôn là cái kiểu "Quân ta chỉ chết có 2 người...", Chắc chắn Bác tantruongsd4 cũng sẽ được nghe câu chuyện này rồi nhỉ!;D)
Tin rằng, với mối quan hệ đang có với địa phương, Bác tantruongsd4 sẽ "góp ý nhỏ" hoặc giới thiệu họ vào đây đọc - đó cũng là cách tỏ trách nhiệm "quan hệ quân dân" của người lính chúng ta, cũng như là cách tỏ tình đáp lễ với mảnh đất mà người thân mình đã nương nhờ suốt mấy chục năm qua!
Cũng vì "cái kiểu tâm tình" ấy - mà cho đến nay, có thể nói SaigonGuider em luôn tự hào với mối quan hệ bạn bè đồng chí trên khắp nẻo đường tổ quốc đó Bác ạ!

Cuối cùng, riêng với Bác Trunguy - SGG nghe rằng Bác đã liên hệ từ đơn vị cấp QK đến các tỉnh đội ở đoạn QK5 - mà ngay cả đơn vị gốc F2 cũng đã "không có tên anh trong danh sách"
Thế Bác đã liên hệ với các huyện đội "vùng đất lửa" chưa? Ví dụ như ở Đại Lộc, người ta còn ghi chú và làm cả sổ truyền thống từ thời... Pháp nữa đó nghen, có cả tên của những chiến sỹ "quốc tế" - mà trong khi đó, cơ quan chức năng cũng "không mò đâu được" ấy!
Thật ra, công tác sử từ địa phương cơ sở cũng có cho nhiều thông tin hay lắm (mà có lẽ, khi càng trở về cấp cao hơn, ở mức tổng hợp, thì người ta đã... tinh giản bớt cho "đủ trang" hay là vì do "cứ na ná nhau" không hiểu được!)
Thế đấy...
Và cũng phải tính đến trường hợp - như thấy khi đọc trong Giáp Ranh của tác già Đổ Kim Cuông - có những lúc quân chính quy được phiên về đến cấp xã lận (nhất là đoạn thời gian sau Mậu Thân, mà cũng khá là trùng hợp gần với thời gian hy sinh của người thân Bác đó chứ!)

Mong rằng bạn TrungUy cứ giữ niềm tin để tìm đến kết quả cuối cùng!
Bác có ý định, thử "phá cách", tìm sang QK4 không nào? Grin
Vâng, thực tế đã có trường hợp, chuyển quân trên đường Trường Sơn, mà xe bị đánh hỏng, số quân trên xe được giao ngay cho đơn vị tại chỗ... hoặc bệnh binh từ quân y trạm, trên đường đuổi theo đơn vị gốc... đã tham gia chiến đấu cùng với các đơn vị bạn... hình như những mẫu chuyện này SGG đọc trong hồi ký Trường Sơn của... Lưu trọng Lư thì phải!
Ta thử nghĩ: Chiến đấu và hy sinh như thế - quân lực nào kịp làm chính sách cho rõ ràng?
"Tên anh không có trong danh sách" là một cụm từ nhức nhối lắm Bác ơi!

Thôi, đến đây em xin "khép lại hồ sơ" nhé!
Trong những ngày đi vắng, chúc các Bác ở nhà cùng vui khỏe, thành công!
Có gì cần kíp, cứ PM cho SGG em (PM sẽ được tự động chuyển thành email và... SMS mà!)

Bổ sung cái link Xa lộ.Tin tức về địa đạo F324
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #588 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 12:07:21 am »

Chào các Bác .... !!!
Thưa với các Bác rằng là trường hợp Cậu tôi là NGUYỄN VĂN SỸ  (Sư đoàn 305- sau đó có chuyển qua đơn vị gì không rõ ...Huh ) nhà nước đã công nhận Liệt sỹ.Đơn vị báo tử là :  Bộ chỉ huy quân sự tỉnh  QNĐN (cũ ) nay là Tỉnh Quảng Nam , người ký là Thiếu Tá LÊ HẢI LÝ , ngày ký 13/08/1978.Nhưng thực chất giấy báo tử này là mang tính chất làm thủ tục để Bà Ngoại của Cháu hưởng chế độ Liệt sỹ mà thôi !!!
Vậy Giấy báo tử  chỉ ghi chung chung thôi ...,không mang tính Xác thực  để căn cứ tìm thông tin và hài cốt liệt sỹ đâu Huh!!!
 Gia đình chưa liên hệ với Cục Chính Sách nào cả ?
Cháu Nam

Thưa với bạn Nam rằng
dòng chữ màu xanh ở phía dưới đã làm mất đi ý nghĩa của dòng chữ màu đỏ phía trên rồi ạ!
Có lẽ bạn đã không kịp dành nhiều thời gian để đọc và tìm hiểu cách thức đề nghị xử lý thông tin cũng như nhiệt tình quan tâm của các anh em tham gia trong mục "Giúp đỡ tìm người" này!

Xin phép hướng dẫn cụ thể hơn chút nữa cho bạn nhé! Bằng vài câu hỏi như sau:
1- (Nhờ  may mắn có được cuốn Nhật Ký của Ông Cậu): May mắn như thế nào hoặc có được nó ở thời điểm nào?
2- Đúng như Bác quangcan nói đó: nếu gia đình chưa liên hệ Cục chính sách thì nên tiến hành sớm - còn trước mắt cũng nên scan gửi lên đây, hoặc PM cho mod quangcan, cái "Giấy báo tử" từ cơ quan Quân sự hay cơ quan chính sách, như có nói trên
Cho hỏi thêm, "Giấy báo tử" - hay chỉ là "Giấy xác nhận có biết hy sinh hoặc mất tích khi làm nhiệm vụ?"

Chính cái việc "câu màu xanh chõi lại câu màu đỏ" ở trên - sự tự đánh giá "cho có thủ tục" cũng như khái niệm của Bạn về đơn vị của người nhà - Sư đoàn 305 hay E210 (như trích nhật ký) - sẽ làm cho mọi việc rối ren hơn!

SaigonGuider có thể nói thêm cho Bạn một số thông tin như sau:
Đối với vùng Trung Bộ giáp ranh vĩ tuyến 17, hầu như các phiên hiệu đơn vị có trước thời điểm "tập kết" hầu như không còn được sử dụng lại.
Chỉ chiếu theo nhật ký (mà Bạn chỉ tóm tắt thời điểm, chứ SGG chưa thấy hình ảnh thật hoặc đọc rõ những chi tiết khác nữa) thì người ông của Bạn có tham gia vào "đoàn 559 - Sau này là Binh đoàn Trường Sơn"
Sau đó, do một số lý do về ngôn ngữ - được rút về học tập để rồi sau đó chuyển sang công tác chuẩn bị cho mở đường Trường Sơn sang đất bạn (hoặc có khi vẫn tham gia công tác chiến đấu tại hậu phương lớn, miền Bắc)

À! Gia đình có giữ hình ảnh cũ xưa gì của ông cụ chứ?
Mong bạn nhanh chóng thực hiện các yêu cầu trên!
Thân,
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #589 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 12:40:53 am »

Bác SGG:
- bản đồ 42-85 Bản Konghang và hướng dẫn của bác (và minhnam), chiều nay em đã chuyển cho gđ LS rồi. Hy vọng là chuyến đi sẽ có kết quả.
- đọc lời nhắn của bác, em đã đọc lại truyện Giáp Ranh, trong đó nói thằng K10 chia về các địa phương làm du kích hehe em hiểu là bác vẫn trăn trở đặt các giả thiết cho trường hợp ông cậu nhà em. Đúng là em chưa hỏi đến cấp huyện đâu. Em cũng đang "nghi" là cái GBT đó chỉ là "báo tử theo tọa độ": GBT do các tỉnh đội báo tử năm 1976, 77 cho diện "mất tin, mất tích" nhưng không có "đầu hàng, vượt biên". Có khi phải mở rộng sang các QK khác như bác nói, chứ trước nay em vẫn chỉ tìm theo hướng F2 và QK5 - kết quả vẫn zero.
Thôi, Bác đi công tác Plây-
-Ku daì dằng dặc sớm về với anh em hehe Grin
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM