Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:28:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo chân Anh, Tình Nguyện Quân Sư đoàn 7 BB (tt "Mũi chính diện..." - phần 5)  (Đọc 375152 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
yenthanh
Thành viên
*
Bài viết: 207


Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


WWW
« Trả lời #190 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 01:02:44 pm »

1. Các LS của c2d7 nằm ở NTLS Bến Cầu Tây Nĩnh:


1. Bùi Xuân Hùng, 1957; Liên bản, Vụ bản, Nam hà; B1, AT; c2,d7, e209;  HS: 26.9.1978
2. Phạm Đình Lữ, 1956; Đông giang, Đông hưng, Thái Bình; B2, Chiến sĩ; c2,d7, e209; HS: 26.9.1978
3. Hoàng Đức Lựa, 1960; Đông hà, Đông hưng, Thái Bình; B2, Chiến sĩ; c2,d7, e209; HS: 25.9.1978.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #191 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 01:43:27 pm »

 Vậy là lòi ra C2 có thêm Hùng nữa  . Đoàn Vụ bản HNN lúc đó là đúng rồi , cùng đoàn với Hồng A trưởng .
 2 lính Thái bình đoàn này về đơn vị không quá nổi 24h đồng hồ , cùng đoàn với thằng Thanh ụ mối và thằng Bích , sau này chỉ còn duy nhất 2 thằng của đoàn Thái bình đó .
 9h tối ngày 25.9.1978 về đến đơn vị , 12h đêm nhận lệnh đi đánh vận động , 5h sáng ngày 26.9.1978 nổ súng 8h sáng trở đi là nằm đó chịu chết cho đến 6h tối ngày 26.9.1978 khi mò về được đến chốt C1 mới biết là mình còn sống .
 Toàn số anh em hy sinh trước ngày BY về đến đơn vị cả , trong số hy sinh cùng ngày 26.9.1978 có vài 3 anh em nữa người Huế yenthanh có thấy tên ai nữa không ?
 Ngày đó lính C2 hy sinh bị thương đi viện loạn hết cả lên không còn biết anh em sống chết ra sao , hy sinh ngay thì biết chắc rồi nhưng nếu là bị thương nặng nhẹ chưa biết đi viện rồi bặt vô âm tín cũng nhiều , người có thể hy sinh khi trên đường đưa về tuyên ssau , người bị thương đưa ra Bắc rồi ra quân hay chuyển đơn vị khác công tác , người ở viện QD4 rồi giải quyết chế độ thương binh ra quân luôn , người chữa khỏi về trại ăn dưỡng sư đoàn chờ giám định kết quả rồi ra quân , người quay lại đơn vị chiến đấu tiếp . Khi đó nếu quân số còn ở viện E thì không cắt khỏi đơn vị , nếu ở viện F thì phải cắt quân số cắt lương thực hay quân trang nên cũng chẳng còn đầu óc đâu mà nhớ hay biết được ai còn ai mất ai đã ra quân .
 Mà nhiều người cũng thật tệ , bị thương là vậy , anh em dìu cõng nhau chạy về đưa đi viện , lo lắng cho anh em từ khi bị thương đến khi giao lên trên chuyển viện các cấp , vậy mà cũng chẳng lỡ viết về đơn vị lá thư báo tin cho anh em ở lại biết tình hình mình hiện ra sao để anh em lo lắng bán tính bán nghi thằng này còn hay thằng kia đã mất . Đi học gì đó cũng vậy , nhiều thằng xách ba lô đi là biến luôn đến lá thư hỏi thăm cũng chẳng có , hình như ra khỏi những nơi như vậy là quên hết tất cả anh em ở lại và chúng nó đâu có hiểu những anh em ở lại thì vẫn luôn nhớ về chúng nó .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #192 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 02:27:09 pm »

...hình như ra khỏi những nơi như vậy là quên hết tất cả anh em ở lại và chúng nó đâu có hiểu những anh em ở lại thì vẫn luôn nhớ về chúng nó .

Có quá lời lắm không anh?
Nhiều khi, đang ở một góc diễn đàn nào đâu đó - cũng có một pa cựu lính nào đó - cũng đang rỉ rả về thằng bạn H. của mình, rồi cũng có lời than trách y chang như... lão BY nhà này, thì sao nhỉ?

Còn nói về "thư từ" thời chiến... thì SGG em cho rằng, chỉ ưu tiên cái hướng từ "hòm thư" về "bưu cục hậu phương" và ngược lại - chứ từ "hòm thư" đến "hòm thư" thì chắc là... khó à!
Trước hết thì phải chắc chắn rằng cái đường "đi công văn" là không rảnh để mang thư giùm rồi đó

Chuyện đưa thư từ "hòm thư" tới "hòm thư" - thì cao lắm là tới cấp mặt trận, nhánh, khu... chứ làm sao mà trên... toàn quân được chứ?
Làm sao mà bố trí được hết "bưu cục tổng" để chia thư về các hướng?

Bởi, lẽ đơn giản, nếu làm được chuyện ấy - có một bưu cục tổng - thì đâu có chuyện đến bây giờ còn ngồi đó mà chờ... "giải mã hòm thư"

Ấy là chưa nói đến chuyện, đương nhiên, "lính mà gửi cho lính" thì chỉ có "kể lể, tán tám từa lưa" - vừa dễ lộ bí mật mà có khi "ảnh hưởng tinh thần chiến đấu" - nấht là nếu khác tuyến mặt trận(!)

SGG em nói thế - có pa nào lính quân bưu cấp cao, nóng mũi, nhảy vào "phản biện" giùm cái - thì em... cảm ơn nhiều nhiều! Grin

p/s: mà cũng là, tranh thủ ném đá dàn anh cái cho... đỡ buồn nhen!
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
yenthanh
Thành viên
*
Bài viết: 207


Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


WWW
« Trả lời #193 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 06:56:24 pm »


  Toàn số anh em hy sinh trước ngày BY về đến đơn vị cả , trong số hy sinh cùng ngày 26.9.1978 có vài 3 anh em nữa người Huế yenthanh có thấy tên ai nữa không ?
 

 NTLS Trà Võ Gò Dầu Tây Ninh nhiều anh em f7, f9 và f2 nằm ở đó lắm các đàn anh ạ. Ngặt nỗi bia mộ ở đó quá         " RÕ " nên sắp đọc tên, quê quán, phiên hiệu đơn vị được Angry
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #194 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 08:54:26 pm »

Trích dẫn từ: binhyen1960 link=topic=18057.msg256093#msg256093
date=1284350869
http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=9907.0;attach=7778;image

 GiangNh !
 Bạn hỏi xem lão Thắng lính C11 D9 E209 F7 QD4 có nhận ra 2 người anh cán bộ C11 và CTV D9 của E209 không ?
1- Người thứ nhất từ trái bức hình sang là : Anh Phắng đại đội trưởng C11 D9 lính 1974 HP , một thời là B trưởng của BY khi ở Nam Chóp sau này anh ấy chuyển qua D9 làm C trưởng trước trận đánh Cửa mở GP thủ đô Phnom Penh .
2- Người đứng thứ 2 từ trái sang là : Anh Vĩnh , CTV D9 E209 cũng lính 1974 HP .
 Anh Vĩnh là người có câu nói vào trước ngày 26.9.1978 :
 Nếu chúng ta đem số lính mới HN và HNN này tham dự trận 26.9.1978 ngay thì mấy thằng lính này đem làm phân bón gốc cây thốt nốt phí quá .
 Nhờ câu nói này mà chúng tôi đoàn HN và HNN lúc đó được hoãn chờ huấn luyện thêm cách sử dụng súng hỏa lực bộ binh , cọ sát dần với tình hình chiến trường . Grin .
 Lính chúng tôi vẫn luôn nhớ về lớp đàn anh của mình vì chính họ là những người dìu dắt cho chúng tôi những bước đi đầu tiên của cuộc đời lính chiến .

 -Bác Phắng, thiếu úy Ctr C11, Pốt kinh bác này 3 đời luôn, cho tới cuối 1979 bác ấy bị E cáo buộc tội "Xa rời ý chí chiến đấu" vì bác dẫn quân đi đánh nhau chểnh mảng, không máu bằng trước đó. Sau đó bác được điều về K bộ công tác. Không phải đi càn nữa. Khi rút quân mang quân hàm thiếu úy.

-CTV D9-E209-F7 là bác Chanh đến cuối 1979. Sau đó là bác Giáp, Ctr C15 thay. Tiếp sau là bác Dĩu(Thái bình) Ctr C13 cho tới khi rút quân.
-Bác Vĩnh là thiếu úy, tác chiến tiểu đoàn 9. Bác này đàn ca sáo nhị khá hay, trắng trẻo, to cao. Đạn Pốt không làm gì được bác, nhưng khẩu K54 của bác ấy đang nằm trên giường mà chẳng hiểu tại sao nó lại "đòm" 1 phát trúng tay của chính bác ấy, rồi phải đi viện 1 thời gian. Khi rút quân, bác ấy mang quân hàm thiếu úy.

 Cả 2 bác đều là lính từ KCCM, hình như đều là người Hải phòng.
                                                       (Nguyên tác từ Trần Kinh cựu 2w D9-E209-F7-QD4)
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #195 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 09:13:51 pm »

 Trước ngày D7 chúng tôi rút ra khỏi suối Chết Trôi có thêm một chuyện cảm động nữa xảy ra bên con suối đầy kỷ niệm này .
 Chiều hôm đó cũng như mọi ngày lính D7 sau 1 ngày tải gạo về tắm giặt bên bờ suối , lúc đó đông người có mặt tại khúc suối thì bỗng giữa dòng suối phần cuối đội hình C2 nghe ục một tiếng gần đoạn cây là là mặt suối nơi mấy con vọc khỉ hay leo trèo , tăm sủi lên cùng một vật màu nâu nâu lờ đờ nổi trên mặt suối , mọi người thì nghĩ là con gì đó ở dưới suối nổi lên , có người tưởng tượng ra có thể là con cá sấu ở rừng , chắc đầu óc tiêm nhiễm những câu chuyện như thỏ và cá sấu của thời học cấp I cũng nên , anh em bảo nhau vác súng ra bắn , cũng có người can đừng bắn vội để xem là cái gì đã , thế rồi vài người trèo qua bên kia bờ suối đi dọc lại chỗ lùm cây là là mặt suối đứng ngó nghiêng , mặc dù ở khoảng cách gần nhưng cũng chưa ai khẳng định là cái gì , con gì đang nổi lờ đờ cái cục nâu nâu trên mặt nước . Mấy thằng lính HNN dân miền biển bơi thuộc loại siêu của D7 mỗi thằng 1 khẩu AK bơi lại gần xem là cái gì cho đến khi vào sát thật gần còn khoảng 5 7 m cũng vẫn chưa dám khẳng định nó là cái gì và cái vật anh em lôi được vào bờ là cái ba lô của lính , trên nắp ba lô vẫn còn buộc chặt khẩu AK , mở ra trong ba lô có khoảng 300 viên đạn AK rời cùng nhiều thứ khác nữa , khẩu AK rỉ toe rỉ toét với phần gỗ ở báng và ốp che tay mủn hết rồi chỉ cần bấu nhẹ là ra hết .
 Thật vô lý hết sức với sức nặng của khẩu súng và 300 viên đạn AK cùng quân tư trang trong một cái ba lô của lính như vậy sau nhiều ngày tháng nằm dưới lòng suối bỗng chốc nổi lên lờ đờ trên mặt nước . Vậy mà tự nhiên nó nổi lên trước mặt anh em D7 chúng và nó đi ngược lại hẳn mọi định luật của vật lý , chúng tôi tự tìm hiểu và đi đến nhận định về số tài sản này là của anh lính CAVT đã bị chết trôi tại đây hồi tháng 3 4.1979 lúc vượt suối , sau một thời gian nằm dưới lòng suối hôm đó nó nổi lên còn tại sao nó nổi được lên để lính D7 chúng tôi tìm thấy thì ngay chúng tôi có mặt tại đó lúc đó không thể lý giải nổi . Một chút duy tâm , người lính CAVT kia sống khôn chết thiêng anh ấy mừng vui khi chúng tôi đóng quân ở suối Chết Trôi , ngày mai chúng tôi trở ra khỏi khu vực đó anh ấy muốn theo về bên những người đồng đội nên đã tự nổi lên để chúng tôi biết mà mang anh ấy cùng về .
 Phải chăng cái tình của người sống đối với người đã hy sinh cũng có cả cái tình của người đã hy sinh đối với người còn sống , cái tình đó lẩn khuất đâu đây mà mắt thường không nhìn thấy đó là tình đồng đội , chúng tôi luôn ở bên họ và họ cũng luôn ở bên chúng tôi trên từng chặng đường từng bước chân và cả ở từng hơi thở .
 Thằng Bình không biết bơi nhưng lại biết lặn , nín hơi nhảy ùm xuống suối chỗ tảng đá giữa dòng lặn sâu xuống dưới rồi nó xách lên vài khẩu súng nữa cũng rỉ toe toét cả , lính mình trước đây vượt suối mùa mưa đoạn này chắc vất vả lắm lên mới để mất súng như vậy hoặc cũng có thể lính Pốt từng bị hạ ở đây lính mình chưa kịp thu súng thì nó rơi xuống suối .
 Lính chiến có nhiều chuyện lạ đến khó tin đến ngay người trong cuộc cũng thấy khó tin nổi đó là sự thật .
 Sáng hôm đó chúng tôi bắt đầu hành quân ra , súng đạn quân tư trang gọn nhẹ nhiều rồi , bữa sáng ăn xong rồi đi bữa trưa cơm nắm bữa chiều sẽ có cơm nóng anh nuôi nấu nướng dọc đường , lúc này chỉ còn 2 ngày gạo trên lưng đạn 1 cơ số nên chẳng có gì đáng ngại . Chúng tôi đi khoảng đến 10h sáng thì bắt đầu có những anh em sốt rét tụt lại phía sau đội hình , những bước chân chậm dần chậm dần cùng nhiệt độ cơ thể tăng dần tỷ lệ nghịch với những bước chân hành quân , lúc này quân số sốt rét của D7 đến một nửa đội hình , tôi cũng nằm trong số đó , 39,5 độ 40 độ sốt mà vẫn phải đi hành quân là chuyện bình thường , khi cơn lạnh hoành hành cơ thể phải mặc hết 2 bộ quần áo của mình cùng cái áo trấn thủ ngoài cùng quấn cái vải dù tấm đắp mà lê từng bước chân trong cái lạnh run người từ bên trong cơ thể người lính , mắt đỏ ngầu miệng ngậm chặt mà vẫn phải bật ra tiếng rên cho nhẹ bớt cảm giác nóng lạnh đang thiêu cháy từng tế bào thằng lính , ai cũng cố bước cố tự đi tự lo cho bản thân mình vì biết rằng ai cũng như mình cả , anh Phượng đại đội trưởng C2 sau 2h mặt đỏ như gấc vì sốt chuyển qua tái ngắt toát mồ hôi chảy dòng dòng vậy mà vẫn phải lộn sau tiến trước kiểm tra đội hình sợ lính tụt lại , anh Tập CTV cũng lờ đờ từng bước chân nặng trịch bước hơi thở nặng nhọc và mỗi lần qua được con dốc nào đó thì chỉ còn nước đứng mà thở , nhiều người không còn bước nổi nữa báo cáo đại đội thì nhận được câu trả lời hết sức vô trách nhiệm của anh Thao :
- Bây giờ ai cũng ốm hết cả rồi , không còn ai có thể khiêng được ai nữa , thằng nào muốn sống thì tự đi ra , thằng nào muốn chết thì cứ nằm lại .
 Thêm một lần nữa anh em C2 chúng tôi rất bất bình bởi cách nói của CTV phó về chuyện này , bao nhiêu việc khó khăn anh em chúng tôi đồng lòng đều hoàn thành ở chiến dịch tải gạo , anh em báo cáo cán bộ C không phải là để trông chờ ai đó khiêng vác mình đi ra mà muốn báo để cấp trên biết mà bố trí anh em bảo vệ nhau trên đường ra , người khỏe bảo vệ cho người ốm những lúc sốt cao không thể đi được nữa bắt buộc phải nằm lại thì cần người khỏe ở bên cạnh , lúc những người lính cần nhất sự động viên khuyến khích cùng sự quan tâm của cấp trên thì lại nhận được những lời nói có tính thách đố nhau như vậy làm gì lính tráng không điên lên mà có những phản ứng lại . Y tá của C2 thì hy sinh mất rồi đành lấy tạm y tá của D xuống lo chuyện sốt rét của lính nhưng thuốc Quinin cũng chẳng có nhiều để tiêm , nếu có thì lính cũng sợ tiêm thuốc bởi tiêm xong thì làm sao mà đi nổi , tiêm thuốc Quinin sốt rét xong đau lắm bại hết cả một bên mông và thằng y tá lo cho cả lính D bộ cùng lính C2 một mình nó không xuể , ngay chính nó cũng đang sốt rét thì nói gì đến chuyện chữa chạy lo lắng cho ai thêm được .
 Cho đến trưa hôm đó thì lính sốt rét của D7 đi tụt lại đội hình rất nhiều trong đó có tôi , sau những cơn lạnh run cầm cập khoảng 3h đồng hồ liền thì đến nóng , nóng rực người cởi bằng hết quần áo mặc trên người ra rồi toát mồ hôi hạt chảy dòng dòng lúc đó thì chỉ có nằm mà thở mắt trợn ngược nhìn lên ngọn cây chứ đừng nói cử động chân tay hay lê được chân bước đi nữa , sau khoảng 2h như vậy là tỉnh dần và lại khoác ba lô ôm súng hành quân tiếp , lính chúng tôi tụt lại từng nhóm như vậy trên đường đi ra , thằng này bảo vệ cho thằng kia khi cơn sốt đùng đùng ập đến .
 Chiều hôm đó đúng lúc tôi sốt nặng nhất nằm lại bên vệ đường cùng nhóm lính D7 khoảng gần chục người , lúc này thì lộn xộn lắm rồi giữa lính C này C kia trong D7 chẳng còn đội hình gì nữa thì một cáng tử sỹ của lính F339 đi ra cùng chiều với chúng tôi , anh em cáng đến đó cũng dừng lại nghỉ , thường họ rất ít khi nghỉ dọc đường trừ khi trời tối , họ luôn có 3 cặp cáng tử sỹ cùng đi thay nhau cáng tử sỹ trên đường , tử sỹ nằm đó chúng tôi nằm đây mùi tử khí thoang thoảng đưa lại tôi vẫn nhận được ra , mở mắt nhìn tử sỹ tôi thấy thèm được chết như tử sỹ , lúc đó muốn mình được chết đi cho yên thân mình bởi thấy mình khổ quá , cứ nghĩ đến đoạn đường còn lại đến F bộ F339 đã thấy rùng mình rồi nỗi khổ này sẽ còn kéo dài mãi đến bất tận chưa biết bao giờ sẽ có điểm dừng , cuộc chiến tranh này sẽ còn kéo dài tới bao giờ nữa và những người lính như chúng tôi sẽ còn phải tiếp tục gian khổ nhiều hơn nữa , lúc nào cũng chỉ nghe thấy nói đến những khó khăn phải khắc phục chẳng bao giờ được nghe cái gì là thuận lợi cả , luôn là cố gắng cùng cố gắng và lúc này là lúc sức chúng tôi đang cạn kiệt đang tàn lụi ở cái tuổi chưa đến 20 cũng bởi sự cố gắng quá sức . Một chút yếu đuối , một chút mềm lòng nghĩ quẩn vì cái cảm giác bị bỏ rơi khi đang ốm đau nhưng thực tế đã kéo tôi trở lại với đường hành quân ra khỏi rừng Pousat , mình phải sống để đi ra khỏi đây , bên mình còn có anh em khác cũng giống mình , không phải chỉ có một mình mình khổ , anh em khác cũng thế cũng vậy và họ thế nào mình như thế và chúng tôi dìu nhau từng bước đi ra , 5 10 bước chân mà cố được vẫn phải cố , một khúc đường đi được vẫn phải đi cho đến khoảng 5h chiều thì chúng tôi nhóm tụt tạt lại khỏi đội hình D7 đã dứt cơn sốt rét và đi lại được khá hơn . Khoảng 9h tối chúng tôi về đến suối thằng Diễm hy sinh , anh em đơn vị cử người lộn lại tìm đón những thằng sốt rét như chúng tôi tụt lại phía sau đội hình , từ đây ra tuyến ngoài an toàn hơn lính D7 những người khỏe đi ngày hôm sau đã ra đến F bộ F339 nhưng những thằng lính sốt rét như chúng tôi lúc đó đi mất 2 ngày đường , ngày hôm sau chúng tôi cố gắng lắm mới mò ra đến suối cây cầu gỗ đêm hôm đó ở lại , hơn chục người chia nhau dưới lòng suối chẳng ăn chẳng uống gì được bởi chẳng có nồi mà nấu lấy bát cháo chia nhau trong khi ba lô thì có gạo , lính đang ốm cũng chẳng thiết gì chuyện ăn , sáng ra đi sớm đến trưa thì gặp anh em lính F339 đang trên đường hành quân vào thì hỏi mượn nồi nấu cơm ăn được anh em cho luôn cái nồi với lời dặn nấu xong để nồi ở đó khi nào đi ra nữa anh em sẽ ghé lấy lại sau , ăn uống vớ vẩn xong chúng tôi đi ngay và chiều gần tối hôm đó chúng tôi về đến F bộ F339 .
 Thằng Bình chờ tôi bên ngoài F bộ gần ngày trời nó sốt ruột quá khoác súng một mình vòng lại đón tôi trên đỉnh con dốc cách F bộ F339 khoảng 4 5km , khoác hộ tôi cái ba lô nó dìu tôi về đến con suối ngay bên đường nơi mà hơn 1 tháng trước khi đi vào đây chúng tôi đã nghỉ lại một đêm . Cơm gạo dính trắng phau thằng Bình rán lên như miếng cháy cơm nó để phần tôi một miếng , ăn xong ngồi uống nước một lúc thấy tỉnh lại dần , lúc này tôi lại không muốn được chết như tử sỹ nữa , ham sống sợ chết vẫn là bản năng của con người .
 Sáng hôm sau anh Thi tổ chức anh em C2 lên đồi trước mặt ghé thăm mộ thằng Diễm , anh em muốn chia tay nó trước lúc quay ra , anh Thi hôm đó phụ trách khiêng cáng nó cùng công binh hy sinh bên trong suối ra nên biết nghĩa trang của lính F339 , thì ra quả đồi trước mặt chúng tôi với phần phát quang lên dần trên cao kia là nghĩa trang của lính F339 , tôi đang ốm nên anh em khuyên không nên đi để người khác đi được rồi , tôi ân hận mãi chuyện này , giá như mình đừng nghe anh em cứ đi thăm nó một lúc cố gắng đi vẫn được , đành để lần sau vào F339 mới ghé thăm mộ nó cũng được . Anh em C2 đi khoảng 1h đồng hồ thì về , nghĩa trang F339 sau mùa mưa đất sạt lở xuống dưới còn trơ bọc nylon phần chân tử sỹ nổi lên khỏi mặt đất , lính làm công tác tử sỹ mùa này hàng ngày phải đắp lại mộ cho anh em , một quả đồi nhỏ phải phát dần cây đi để lấy chỗ làm nghĩa trang cho lính F339 và lần sau tôi vào thì quả đồi này đã trọc lốc chẳng còn tý cây cối nào nữa .
 Lính F339 chịu đựng ác liệt hy sinh của những trận đánh hướng BG Thái lan và họ cũng chịu đựng bởi bệnh tật sốt rét rừng và ăn uống thiếu chất suốt một thời gian dài , nhiều người đã ngã gục bởi sốt rét ở chốn thâm sơn cùng cốc này . Lính F339 chịu đựng gian khổ ác liệt hơn mức mà chúng tôi từng biết , họ là những người Hùng của cánh rừng Pousat F339 .
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
HungD25F5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 255


« Trả lời #196 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 10:41:06 pm »

Bên " Ngã 3 con voi " với Ducthao 11 ngày đêm giữ chốt với áp lực sống còn khủng khiếp . Còn nơi đây những bước chân binhyen đã nói lên được tất cả sự khốc liệt của cuộc chiến khi tiếng súng không còn dồn dập nữa mà là sức chịu đựng của những con người trong sự gian khổ của một giai đoạn phục vụ cuộc chiến chưa ngừng tiếng súng , mồ hôi và máu của người lính VN vẫn tiếp tục đổ xuống trên đất K . Cuộc chiến đâu chỉ có tiếng súng hòa nhịp cùng tiếng hô xung phong đầy khí thế mà còn song hành những bước chân hành quân thầm lặng đầy gian khổ phục vụ cho cuộc chiến còn tiếp diễn bằng sức lao động , tận cùng của sức người mà đôi lúc thoáng qua trong tư tưởng người lính " cái chết lại có thể là sự giải thoát cho một kiếp người " . Một hồi ức đong đầy những thương cãm và anh dũng của người lính VN .Một lần nữa tôi xin trân trọng và chia sẽ những xúc cãm chân thành nhất với những dòng hồi tưởng thể hiện qua những lời kể của binhyen .
Logged

Tận nhân lực , tri thiên mệnh
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #197 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 05:45:01 pm »

D7 chúng tôi được nghỉ lại F339 thêm 1 ngày nữa cho đến sáng hôm sau có xe vào đón đưa ra tuyến ngoài , không gặp không thấy lính D8 và D9 chắc họ ở ngoài gần F bộ nên khi xong việc trước rút ra sớm hơn D7 nên cũng được chuyển ra tuyến ngoài sớm hơn .
 Sáng hôm đó tôi theo thằng Lộc đi vào F bộ F339 , chúng nó rủ vào con suối bên trong tắm rửa nghe nói suối đó sạch lắm nước trong veo còn ngoài này suối đã cạn phải đào sâu xuống thành giếng như ở trong Amleeng mới có nước bẩn toàn lá cây mục , tôi chẳng muốn đi nhưng thằng Lộc cứ lôi đi , nó muốn tôi đi lại cho khỏe người chứ nằm mãi người nó bết ra sốt càng cao càng lâu khỏi , kinh nghiệm tự chữa sốt rét cho mình là không được nằm một chỗ mà phải hoạt động , khi ngây ngấy sốt càng phải ngồi dậy đi lại loanh quanh cho đến khi không còn chịu nổi nữa thì mới phải nằm , khi dứt cơn rồi là phải ngồi dậy tiếp tục đi lại và lúc đó thì ăn khỏe như voi 3 4 bát cơm cũng ăn hết bay , cố mà ăn cho có chất bù lại số hồng cầu trong máu mới bị ký sinh trùng sốt rét phá hủy , hoạt động để tăng sức đề kháng của cơ thể cho cơ bắp không bị teo tóp sau cơn sốt cho máu lưu thông và cho tư tưởng đừng chán nản .
 Nhóm chúng tôi 5 6 thằng đi ngược vào suối trong F bộ F339 , lúc đi ngang cái sân bay trực thăng thì thấy một lính phi công người Liên xô to con lực lưỡng dầu mỡ đầu tay với cái tuốc lê vít cắm ở túi quần sau đang lúi húi chọc chọc ngoáy ngoáy gì đó , gần đó có mấy cái nhà lá và lính QTN VN mình ở đó khá đông . Chúng tôi nhìn nhau .
-Ơ ! Có cả lính Liên xô ở đây chúng mày ơi .
 Tất cả quay ra nhìn tôi chắc chúng nó nghĩ tôi biết tiếng Nga , chúng nó có biết đâu tôi thì lại chúa ghét cái môn ngoại ngữ từ ngày còn đi học phổ thông , cứ giờ ngoại ngữ là trốn hay ngủ gật , học được chữ nào thì học không học được bí quá về nhà hỏi bố , bố tôi tiếng Nga không giỏi lắm nhưng chắc khá hơn cả thày dạy tiếng Nga cho tôi lúc đó , bởi vậy sinh lười ỷ lại không chịu học hơn nữa ngoại ngữ học rồi để đấy thì coi như bằng không quên hết ngay , nhưng tôi cũng kịp nhớ ra vài từ chào hỏi anh lính Liên xô kia , thằng Lộc thấy tôi nói tiếng Nga dở quá nên nói chen vào :
- Úi giời ơi ! Tưởng mày biết tiếng Nga thế nào ? Nói sai bét cả để tao nói cho .
 Thế rồi nó xì xà xì xồ nói chuyện với anh lính phi công Liên xô kia ( chẳng biết có phải phi công lái máy bay không nữa chỉ thấy anh ấy đang sửa cái gì đó còn chưa thấy anh ấy lái máy bay ) , thằng Lộc có vẻ có năng khiếu ngoại ngữ nó nói tiếng Nga khá lưu loát mặc dù chẳng qua trường lớp gì ghê ghớm chỉ là học được từ thời còn đi học phổ thông mà tiếp thu được như vậy là khá lắm rồi , anh lính Liên xô kia có vẻ vui bởi có nhóm lính QTN VN biết tiếng của dân tộc anh ấy , có người nói chuyện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của anh ấy cũng làm anh ấy thấy bớt đi nỗi nhớ nhà nhớ quê hương . Lúc đó chúng tôi mới được biết trên trận tuyến này không chỉ có QTN VN chúng ta mà có cả những người lính QTN Xô Viết cũng cùng kề vai sát cánh chiến đấu cùng ta trong thời điểm khó khăn ác liệt đó .
 Trưa hôm đó về lại sốt xình xịch lại những cơn nóng lạnh đến tê người , lính C2 quá nửa lờ vờ như những người không hồn đi lại trong đội hình dừng chân tìm chỗ chuẩn bị nằm rên ư ử , bệnh sốt rét rừng thật ác bình thường không sao có người còn khỏe đằng khác nhưng chỉ vài phút sau đúng giờ đó là bắt đầu lên cơn sốt rồi , cứ như người giả vờ ốm tư tưởng vậy , mới cười đùa nói chuyện như pháo rang đó vài phút sau kêu ốm ngay được , đã vậy dứt cơn sốt là ăn , ăn bằng 2 bình thường , nhiều người không tâm lý thiếu hiểu biết chưa trải qua cái sốt rét thì ác mồm ác khẩu nói anh em ốm cơm ốm ăn nên đã có những xích mích từ chuyện sốt rét này , nói ẩu như vậy với anh em khi họ ốm đau như thế đâu phải là hay không động viên giúp đỡ thì thôi nói thế khác nào đổ dầu vào lửa , người đồng đội đang ốm nó tủi thân và những lời nói kiểu đó nó luôn để trong bụng chỉ chờ có dịp là nó chẳng nể nang phang thẳng vào mặt thằng nói ẩu nói càn , muốn biết nó ốm thật hay không thì ít nhất cũng sờ thử lên trán nó mà ước lượng xem nhiệt độ của nó lúc đó khoảng bao nhiêu rồi hãy nói , cả người nó lúc đó khác gì cục than hồng ngồi còn chẳng vững thì giả vờ ốm làm quái gì .
 Sáng sớm hôm sau chúng tôi có xe vào đưa ra tuyến ngoài , dọc đường đi vẫn như vậy của hành trình ngược lại trên tuyến đường , lúc sáng sớm lính vẫn khỏe vì thường những cơn sốt của lính phải bắt đầu từ 10h sáng , xe gì tôi không còn nhớ nhưng trên ca bin xe có thể ngồi được 4 người , lái xe 1 và 1 người của đơn vị nào đó đi cùng tôi không biết , anh Phượng và anh Tập cùng vào ngồi trong ca bin xe , lúc đó ca bin xe chật chội lắm nhưng cũng còn hơn đứng ngồi trong thùng xe như lính , anh Tập thấy vướng víu quá nên cởi cái thắt lưng đeo khẩu K54 đưa ra ngoài nhờ tôi giữ hộ , để cùng đống súng trên sàn xe thấy bất tiện nên tôi đeo vào người , anh Thao có vẻ khó chịu khi không có chỗ cho mình cùng ngồi trong ca bin xe .
 Xe chạy qua nhiều đoạn đường khó đi ngả nghiêng hết bên này đến bên kia xóc lắc nhảy tưng tưng trên đường cho tới cầu treo , lại xuống đi bộ qua bên kia đỉnh đồi lại khu Thị xã 5 nhà cho đến khi qua khỏi tới Đèo đá thì cũng đã trên 3h chiều rồi , lúc này thì lính sốt rét gần hết cả trên thùng xe , lính ngồi ngả dựa vào nhau dồn đống không ai còn sức để đứng bám thùng xe nữa chỉ còn vài người khỏe đứng ngay sau ca bin xe và trên trời thì nắng như đổ lửa ai đó úp lên đầu tôi cái mũ cối cho khỏi nắng , tôi thì chẳng mấy khi đội mũ nhưng trong hoàn cảnh có mũ cối cũng đỡ nắng rất nhiều , tôi ngồi giữa đám lính sốt rét dựa vào anh em lúc ngả góc này lúc nghiêng góc kia , xe chạy dồn lính xô ngã đè lên nhau dưới thùng xe , người bi dồn ép ngồi trong cùng kêu oai oái và chẳng còn ai có đủ sức để tự biết mình đang ngả về đâu . Lâu lâu lại một thằng bỗng hét lên vì bị chèn cứng về góc thành xe , rồi súng dựng đó đổ nghiêng ngả đè lên nhau xe xóc xô súng thúc vào người , sau mỗi lần như vậy những thằng lính ốm lại ngồi thẳng lên dựa vào nhau ngay ngắn hơn nhưng chẳng được bao lâu lại xô lại đè vào nhau theo chiều lắc của thân xe hết bên này sang bên kia , chúng tôi như những con chim cánh cụt Nam cực dựa vào nhau trong những cơn bão tuyết . Thế rồi thằng nào đó ngồi trong góc thành xe không thể chịu hơn được nữa vì nó liên tục bị anh em đè người vào theo nhịp xô của xe , nó hét ầm lên trong cơn mê man mệt mỏi :
- Sao chúng mày cứ đè vào tao mãi thế này .
 Rồi nó đạp nó đẩy cố gắng thoát khỏi tình cảnh bẹp ruột do mấy thằng chúng tôi nghiêng ngả ép về phía nó , đúng lúc đó tôi thấy trên đầu tôi có cái gì đập mạnh vào cái mũ cối , giật mình ngước lên mở mắt nhìn thì tiếp theo là một phát nữa đập giữa đỉnh mũ cối , theo cánh tay nhìn lên tôi nhận ra ngay là anh Thao đã dùng tay đấm vào đầu mũ của tôi miệng quát tháo :
- Chúng mày không tự ngồi được hay sao mà toàn đè vào chúng nó .
 Lúc này thì tôi không còn chịu đựng hơn được nữa ở cách cư xử của CTV phó C2 này , nhiều chuyện đã xảy ra tất cả anh em trong C2 đều nhịn , họ nhịn không phải do họ sợ CTV phó mà họ nhịn bởi họ nể mấy năm hơn tuổi quân , nể vì là lớp đàn anh trong đơn vị , tôi cũng nghĩ thế nhưng khi đã động chạm đến cá nhân tôi thì chắc chắn tôi sẽ không nể và bây giờ là lúc tôi không cần nể nang nữa , thu hết sức trước mặt toàn thể anh em C2 lúc đó tôi đứng bật dậy trên thùng xe , điềm tĩnh móc khẩu K54 của anh Tập gửi trong bao da ra tôi trở báng súng đập 2 phát vào mũ cối của anh Thao rồi nói :
- Tôi cảnh cáo anh , nếu lần sau mà động đến tôi thêm một lần nữa thì chắc chắn tôi sẽ không tha anh đâu .
 Anh Thao thì không thể ngờ sự phản ứng gay gắt của tôi đến như vậy nhưng khi thấy tôi kiên quyết thì có vẻ chờn và sau lần đó thái độ hách dịch hống hách coi thường cấp dưới của anh Thao cũng bớt dần , chúng tôi là quân nhân phục vụ quân đội không phải là đầy tớ người ăn kẻ ở nhà anh để anh thoải mái sai khiến hay cư xử bất công cũng phải nghiến răng chịu đâu .
 Xe chạy qua TP 20 nhà rồi ra đến đường QL5 , bỏ lại sau lưng những con đường đất bụi mù đến con đường nhựa ổ gà ổ trâu san sát trên đường , tới đây xe rẽ phải sẽ đi về Udong và về căn cứ Novea của chúng tôi nhưng nó lại rẽ trái , lính chúng tôi lúc này đã đỡ hơn nhiều rồi , tầm này là nhiều thằng đã dứt cơn sốt rét , lính chúng tôi đá mắt nhìn nhau như muốn hỏi :
- Gì nữa đây ? Lại nhiệm vụ gì nữa đây ?
 Xe chạy về hướng thị xã Pousat , một con sông chắn ngang trên đường QL5 và chiếc cầu sắt qua sông , nước sông đỏ ngầu như dòng sông Hồng quê tôi và bên kia sống là thị xã Pousat với những dãy nhà gạch mái ngói xây dựng đã nhiều năm , qua khỏi cầu thì xe rẽ phải chạy dọc theo sông khoảng 500m thì dừng lại , cả D7 chúng tôi xuống xe , đêm nay chúng tôi nghỉ lại đây , dọc bờ sông những luống cây trồng của lính QTN VN rất nhiều , số anh em này đang gánh nước tưới cây họ trồng cây gì chứ không phải rau xanh , họ là đơn vị nào chúng tôi không rõ chúng tôi chỉ tá túc ở đây đêm nay mai đi tiếp chẳng quan tâm làm gì , BCH D7 chọn vị trí dừng chân ở dọc sát bờ sông cho cả đội hình D , cứ đi qua những luống cây lính mình mới tưới vào sát sông rồi tự tìm chỗ nằm nghỉ đêm nay , lính gần như 90% đêm đó nằm đất bởi không có cây mà móc võng , một đêm nằm bụi bờ ven thị xã Pousat .
 Một lần nữa lính rừng về thị xã , chỉ 10 phút sau cái chợ chiều ở trên con đường ngang thị xã Pousat thấp thoáng bóng lính D7 , gạo được mang ra đổi lấy rau xanh chứ lính làm gì có gì để hòng mong có được những thứ xa xỉ khác và lúc đó Pousat hàng Thái lan tràn qua rất nhiều rồi .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
taxek9
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 335


« Trả lời #198 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 10:56:25 pm »

Theo BY có lẽ tả chính xác nhất cung đường từ Pousat chỗ QL5 vào đến F bộ F339 có lẽ chỉ có bác Taxek9 biết rõ nhất và nói chuẩn nhất . Grin
 Đề nghị bác Taxek9 kể lại về cung đường này đi , anh em khác đi qua vài ba lần và cũng vội vàng trong cảnh thùng xe lắc qua lắc về nên cảm nhận cũng không chính xác bằng . Grin
 Bác Taxek9 hãy nói thêm cho anh em biết về hướng đơn vị bác đi .
Hì hì,bữa trước còn cái nick ĐạiDươngF339 viết "tiếp lửa" BY rồi, có nói rất rõ con đường từ Leck vào Cứ F339 tiền phương (20,5 nhà);định viết theo dạng "hồi kí" những kỉ niệm chiến trường thì bị...........leo cột điện;đến chừng tụt xuống chân cột điện kiểm tra lại "trang phục" thấy "aikia" -Nick không tồn tại....mất hứng và không viết được nữa.
 Theo Taxek9 con đường"tơ lụa" ấy mãi mãi không quên ........các Anh tải gạo !!!!!!!!
 Binhyen cứ viết tiếp nhé(Con đường đau khổ ấy)!
Logged
kidboa
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #199 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 11:36:33 pm »

Chú BY mấy hôm nay bận gì hay có chuyện gì ko viết tiếp nhỉ, ngày nào cháu cũng vào kiểm tra vài lượt mà ko có bài mới hành quân  Cry

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2010, 11:43:02 pm gửi bởi dongadoan » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM