Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 06:44:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo chân Anh, Tình Nguyện Quân Sư đoàn 7 BB (tt "Mũi chính diện..." - phần 5)  (Đọc 375157 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #180 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 11:20:06 am »

 Bác Votmuoi @ !
 Vậy là BY và bác Votmuoi cùng vào BGTN một thời điểm chênh nhau ít ngày , BY bước chân qua BG vào ngày 23.9.1978 để lại phía sau cuộc sống bình yên và một tương lai tươi sáng , trước mặt là trận tuyến với khí thế hừng hực của sự chuẩn bị trận đánh toàn tuyến BG 26.9.1978 .
 Đứng trên bờ đê cao của BG , nhìn lại sau lưng núi Bà Đen , cánh đồng lúa trên đất Tây ninh cùng những cánh rừng sát biên giới , bước chân những người lính Lục quân sang Tây không tránh khỏi những suy nghĩ lẫn lộn như bác Votmuoi đã từng .
 Nói ra thì dễ nhất là khi cuộc chiến đã trải qua nhiều năm và là những người may mắn trở về nhưng lúc đó thì bước chân cuối cùng rời khỏi đất mẹ VN để rồi mấy năm sau mới có điều kiện quay về thì quả thật lúc đó không hề đơn giản tý nào , ai chẳng có chút riêng tư vấn vương trong lòng , ai chẳng có chút lo lắng cho bản thân mình ở cái nơi sống hay chết chỉ còn là khoảng cách nhỏ và ai là người đủ dũng khí để bước chân đi .
 Trách nhiệm và nghĩa vụ là sợi dây trói buộc những người lính chúng ta phải lao vào cuộc chiến bởi chúng ta sinh ra đã là trai thời loạn , lịch sử đặt tận tay cho những người trai vào thời điểm đó đủ 18 tuổi .
 Song nói vậy không có nghĩa rằng chúng ta không có sự lựa chọn nào khác cho riêng mình . Có , có rất nhiều sự lựa chọn bằng nhiều cách nhiều kiểu để đạt được mục đích của mình , sau lưng chúng ta vẫn là ABBA BONEM SMOKING với Thanh Tuyền Chế Linh và những ca khúc khiến ai đó nghe xong cũng muốn ném hết súng đạn cùng trận chiến mà đắm mình vào Giã từ vũ khí , Rừng lá thấp , Thư của lính , Biển mặn , Thành phố buồn .
 Điều quan trọng là Votmuoi BY TS1 lethaitho nvanlebinh cùng nhiều nhiều anh em khác chúng ta đã bước qua được giây phút mềm lòng đó , không phải chúng ta u mê không định được hướng đi cho mình mà chúng ta không bước trượt ra khỏi con đường mà cả Dân tộc VN đã lựa chọn .
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #181 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 03:41:50 pm »

 Suối Chết Trôi , một con suối với đầy dãy những kỷ niệm của lính , nơi chứng kiến biết bao nhiêu sự kiện của cung đường từ E9 đi ra F339 tiền phương và cái tên suối Chết Trôi được bắt đầu bằng câu chuyện của những người lính CAVT khi lần đầu tiên hành quân vào con suối này .
 Chuyện này chúng tôi được nghe kể lại .
 Khoảng tầm tháng 3 4.1979 khi những đơn vị của ta tập trung đánh căn cứ Leck của Pôn Pốt xong rồi truy đuổi địch về hướng này , E14 CAVT lúc đó có một mũi đánh đến vị trí con suối , có thể E14 là đơn vị đầu tiên đánh tới đây .
 Khi đó họ có lệnh vượt suối qua bên kia để vào giáp BG Thái lan làm nhiệm vụ , không rõ sự tổ chức vượt suối như thế nào , hoàn cảnh khi đó ra sao nước suối thời gian đó như thế nào nhưng có một người lính CAVT đã hy sinh do nước suối cuốn mất xác cùng súng đạn tư trang cá nhân .
 Từ đó con suối mang tên suối Chết Trôi , không ai biết tên người lính CAVT đó tên gì để đặt cho con suối được mang tên anh ấy mãi mãi đành lấy sự hy sinh của anh ấy đặt tên cho con suối đó , như một kỷ niệm nhắc mãi về sự hy sinh của người lính CAVT đó từ những ngày đầu .
 Từ đây hàng ngày lính F339 hàng ngày đi qua khu vực này để ra vào E9 , biết bao nhiêu bước chân lính từng hành quân qua đây , tuyến đường vận tải duy nhất cho 1 E bộ binh nằm cách đó khoảng 20km nữa và con suối Chết Trôi này cũng chứng kiến nhiều thương binh tử sỹ của E9 từ tuyến trước chuyển về qua đây , suối Chết Trôi cũng là trạm dừng chân sau 1/2 ngày đường hành quân vất vả của tất cả những ai đi ra hay đi vào tuyến đường khi đó , nấu cơm nửa buổi hay ăn vội bữa trưa cũng dừng lại đây và ai từng qua đây ít nhiều cũng có kỷ niệm với nó .
 Đối với lính D7 chúng tôi thì có quá nhiều kỷ niệm ở suối Chết Trôi , hơn 1 tháng ở đây hàng ngày tải gạo ra vào E9 rồi trở lại , mọi sinh hoạt tắm rửa cơm nước ăn ngủ nghỉ cũng loanh quanh bên con suối Chết Trôi này .
 Sáng sớm ngày 13.1.1980 chúng tôi bắt đầu tải gạo vào tuyến trước , lính đã chuẩn bị rất kỹ về ba lô ruột tượng gao chỉ việc khoác lên vai là có thể hành quân được ngay , theo sự phân công thứ tự từng C trong D7 thay phiên nhau dẫn đầu đội hình tải gạo , cùng nhau chia sẻ rủi ro lần lượt thay phiên nhau dẫn đầu đội hình trên đường giữa những đại đội trong D7 , buổi đầu tiên C1 đi trước tiếp theo sau là C2 rồi D bộ cùng các C khác nối tiếp nhau cùng bước , chúng tôi đi dần lên cao theo sườn núi đứng , từng bước đi lên , phía trên đã có trính sát D7 và lính C20 công binh án ngữ chẳng ngại địch ở tầm trên cao bất thần suất hiện mà điều quan trọng là phải chờ công binh F339 thông đưởng rồi  mình mới đi qua . Nhìn là vậy nhưng khi leo mới thấy hết những gian nan , chân mỏi nhừ đường mới đi lần đầu còn lạ bước chân lên lính đi rất chậm , người sau chờ người trước bước lên mới có chỗ cho mình đi lên , có khúc phải dẫm 2 chân chung một vị trí rồi từ đó chuyển chân bước lên rất vất vả , bên vách núi đất đá cùng cây dại và 1 bên là sâu thẳm xuống lòng suối , không bảo hiểm hay lan can trên đường chỉ có con đường nhỏ 60cm men theo vách núi , cứ leo lên cao vài chục mét là đã đứt hơi chân chùn rồi không leo nổi nữa , lại nghỉ , một người nghỉ thì gần như tất cả phải nghỉ chẳng có chỗ để bước qua vượt đi lên . Tôi nhớ ngày đầy vượt qua đoạn này chúng tôi đã phải nghỉ ở lưng chừng núi đó 5 lần và mất rất nhiều thời gian , thế rồi nó cũng qua khi lên hết con dốc ngược trên đỉnh lại là đoạn đường khá phẳng trước mặt , giờ đây bắt buộc phải dừng lại chờ công binh thông đường , lính túm 5 tụm 3 ngồi chờ , cũng chẳng lâu ít phút sau một nhóm anh em công binh F339 đi ngược lại , họ khoảng 5 người với chiếc 1 máy dò mìn có chiếc cần một đầu có cái vòng hình vuông khua khua trên mặt đường . Thông đường rồi các đồng chí ạ , họ dừng lại nghỉ và thông báo với D7 như vậy , họ chờ chúng tôi đi qua rồi đi dò mìn nốt đoạn tiếp theo phía sau suối Chết Trôi còn chúng tôi thì bắt đầu chuyến tải gạo đầu tiên và cũng mới vượt qua được khúc đường khó khăn nhất .
 Dọc đường đi vẫn vậy cây khá lớn của rừng nguyên sinh , dây leo chằng chịt ăn mãi lên đỉnh ngọn đồi , sườn dốc thoai thoải của vế trái đường đi cây cối rậm rạp hơn vùng bên ngoài nhiều , mặt đường mòn tải gạo cũng chỉ nhỏ cỡ đó 60cm không hơn nhẵn sạch không cỏ cây , vết chân lính F339 đã đi lại tới mòn nhẵn cung đường này , thỉnh thoảng trên mặt đường để lại những hố mìn chôn sau khi bị lính công binh F339 tháo dỡ để lại cái hố nho nhỏ trên mặt đường , vết mìn đã bị tháo chi chít nơi đây và địch thường xuyên vào gài đặt mìn trên đường , cũng ở khúc này nơi bãi khá thoáng cây vết tích để lại cho thấy ở đây từng xảy ra những điều đáng sợ nhất , mảnh vải quân trang cùng bông băng bỏ lại vương vãi cỏ cây bị dẫm đạp chưa mọc ngóc cổ lên , nhiều chuyện về anh em lính F339 từng bị địch phục kích trên đoạn đường này và hy sinh mất mát luôn là điều không tránh khỏi , tôi thấy rùng mình khi tưởng tượng trong đầu ở đây đã từng có những vụ nổ liên tiếp của 20 30 trái mìn KP2 khi 1 B của lính mình đi lọt vào ổ phục kích của địch , những sợi dây thép sơn xanh lá cây nhỏ như sợi chỉ sau vụ nổ rối tung rối mù vào với nhau vương vãi nơi bãi đất cách mép đường vài mét , một khoảng lá cùng cây rừng xác xơ . Thật là tàn nhẫn cho sự sống con người ở cái thời khắc đó đi trên con đường này .
 Từ suối Chết Trôi đi vào khoảng 5 7 km có một trạm lính mình ở đó , chắc là nhóm lính công binh đi dò đường ban sáng ở đây rồi , một nếp nhà lá nho nhỏ trên khoảng đất cao ngay sát đường đi , phên đan che lán bằng những cành trúc cành tre cỡ ngón tay , vài hố chiến đấu mới đào đất mới vàng ruộm , 1 2 anh lính ra đứng sát mép đường hỏi thăm chúng tôi và điều gây cho tôi có nhiều ấn tượng nhất về nhóm công binh F339 này là mảnh vườn trồng rau của họ , một ô đất nhỏ cỡ 2 chiếc chiếu to được trồng rau cải xanh , rau mới gieo cây ngắn cỡ 5cm mới mọc lên với chiếc lá cải bé tẹo xinh xinh dày chi chít , một anh đang ngồi vạch từng khóm lá cải tìm bắt sâu trên thân lá , cây giống của anh em ươm chờ đủ lớn sẽ trồng theo luống lấy rau cải thiện , tôi thấy cảm phục tinh thần của họ trước cuộc sống lính , dù khó khăn ác liệt cỡ nào cũng cố gắng tìm cho mình có được niềm vui hay cải thiện cuộc sống , F339 ác liệt như vậy mà vẫn nghĩ chuyện trồng rau tăng gia sản xuất tự cung tự cấp cho mình cải thiện cuộc sống , người lính là phi thường kể cả những lúc hoàn cảnh khó khăn nhất , hình ảnh người lính công binh F339 bắt sâu bên luống rau hôm đó đọng mãi trong ký ức của tôi .
 Đoạn tiếp theo của cung đường tải gạo bằng phẳng hơn lúc xuống khe lúc trèo lên nhưng không quá vất vả như đoạn suối Chết Trôi nhưng mang vác nặng trên đường khó đi khiến lính thấy thấm mệt , dù gì lính D7 cũng đã rèn luyện nhiều rồi , quá quen với chuyện mang vác nặng hành quân đêm nhưng trèo đèo lội suối kiểu này thì có lẽ đây là lần đầu khó khăn nhất , chúng tôi đi đến khoảng 9h sáng thì nghỉ giữa đường , lệnh cho nghỉ giải lao từ dưới đưa lên ai ngồi đâu ngồi đó cứ giữa đường mà ngồi cấm ngồi lệch ra khỏi đường , ai có nhu cầu đi vệ sinh cứ đứng nguyên đó mà giải quyết , rất trật tự 1 tiểu đoàn ngồi theo hàng 1 trên đoạn đường đó ba lô dưới đất ngồi lên trên súng gác ngang đùi trong tư thế sẵn sàng chiến đấu , tranh thủ uống nước hút thuốc rì rầm nói chuyện nhỏ to với nhau nhưng được nhắc nhở không nói chuyện lúc này nên mọi người cũng giữ trật tự , nghỉ 15 phút xong là đi tiếp , mọi người đỡ cho nhau đeo ba lô lên vai , quàng ruột tượng gạo lên cổ cho nhau xốc lại ba lô súng đạn , tượng gạo phải quàng lên cả 2 vai để cho gối đầu lên nóc ba lô như vậy sức nặng sẽ dồn hết lên lưng và vai không phải giữ tượng gạo để 2 tay luôn thảnh thơi chỉ để ôm khẩu súng và đôi chân trùng xuống lưng hơi cúi dồn bước đi lên , những chiếc cầu gỗ trên đường được làm bắc ngang qua những khúc khó đi giữa sườn đồi này sang sườn bên kia , thân cây tròn lan can vịn chắc chắn và thường ở đây là khe những con suối nhỏ nước róc rách chảy xuống từ những mỏm đồi trên cao , rừng vẫn xanh ngắt trong nắng lung linh và lính chúng tôi vẫn bước với khối nặng ngày một nặng thêm , mồ hôi ướt lưng áo chảy xuống ướt cả cạp quần , khăn mặt buộc nơi dây súng thỉnh thoảng lấy ra lau những giọt mồ hôi đang đọng dần nơi mi mắt lấm tấm trên mặt .
 Khoảng 12h trưa khi ánh mặt trời đã đứng bóng thì có lệnh nghỉ ăn cơm trưa trên đường , lúc này đội hình C1 đã đến cây cầu gỗ cuối cùng trước khi lên đến cái đỉnh cao nhất của đường đi vào E9 , từ đây vào tới E bộ E9 còn khoảng 5km nữa chưa được nửa cung đường nhưng lại là đoạn khó khăn nhất đã gần vượt qua , chỉ còn 5km nữa chúng tôi sẽ bàn giao gạo cho đơn vị bạn rồi đi ra kết thúc chuyến tải gạo đầu tiên và cũng từ đó rút ra kinh nghiệm cho ngày mai nên như thế nào để hiệu quả nhất .
 Lại cơm nắm ăn vội vàng thêm ngụm nước tráng miệng là xong , bữa cơm trưa của lính chẳng gì giản tiện hơn nghỉ ít phút là lại có thể lên đường ngay được , lúc này tiếng máy bay trực thăng phành phạch lượn trên đầu , nó bay ngang trên đỉnh đầu giơ cái bụng ngay sát đầu chúng tôi , nó lướt nhanh qua cùng tiếng gầm rú của động cơ nhỏ dần rồi mất hẳn , ngày nào cũng có 1 2 chuyến bay ra bay vào giữa F339 và E9 .
 Tiếp tục hành quân , vượt qua chiếc cầu gỗ dài nhất của đoạn đường này có đến 20m thì leo ngay lên đỉnh của một ngọn núi đá , một vùng trơ đá tảng cùng cây dại nhỏ thấp , từ đây có thể phóng tầm nhìn về bốn phương trời xa , những cánh rừng già xanh bạt ngàn ngút tầm mắt , đỉnh núi mờ xa chuyển màu xanh xẫm và bên trái chúng tôi lúc đó một khoảng xanh da trời sẫm ở tít nơi xa kia . Vịnh Thái lan , anh em lính F339 bảo thế , từ đây qua vịnh Thái lan chẳng còn bao xa nữa , chốt của E9 cách BG Thái còn 2 3km nữa và qua khỏi khoảng đó là tới vịnh Thái lan , khu vực này đất Thái lan chiếm dọc theo biển với chiều ngang bé tẹo ôm sâu xuống phía nam của thềm lục địa , một vị trí quá lý tưởng cho lính Pốt nhận vũ khí lương thực từ hướng vịnh Thái lan xâm nhập vào nội địa Campuchia , nhận hàng hóa trên cảng của Thái lan quá an toàn cho lính Pốt và đó là lý do tại sao địch có nhiều mìn và vũ khí ở đây đến như vậy .
 Qua khỏi đỉnh núi cuối cùng chúng tôi men theo sườn đồi vào sâu trong E9 từ đây lác đác gặp anh em lính mình rồi , 1 tổ vài 3 người đi lại tuần tra canh gác , họ đứng nép bên đường nhường đường cho chúng tôi đi , lính tranh thủ hỏi thăm nhau quê quán địa chỉ nhận đồng hương tìm bạn rồi hỏi thăm nhau chuyện đường còn xa hay gần , vẫn là 5km nữa đường dễ đi , 5 thì 5 chứ 10km nữa cũng phải tới , biết cho vui vậy thôi chứ 5 hay 10km ăn nhằm gì . Khoảng 2h chiều chúng tôi vào đến E bộ E9 lúc đó , cái sân bay trực thăng nằm trên đỉnh đồi cao gần đường đi vào nó được lính chúng ta xây dựng để làm điểm đỗ cho máy bay , cây cối phát quang một vùng rộng đến sát đất , cây gỗ đường kính 20cm được xếp theo lớp mỗi chiều cũng cỡ 10X10m , gỗ xếp 2 lớp đóng buộc chặt lại với nhau như một cái bệ bằng gỗ vậy , chiếc trực thang mới cất cánh khỏi đó trước lúc chúng tôi vào , đi qua khỏi sân bay 200m có những căn hầm nửa chìm nửa nổi trên lợp lá cây đánh thành tranh tấm làm mái nghiêng về một bên , hầm được đào sâu xuống đất khoảng 50cm vách gỗ cây tròn đóng dựng chung quanh , lần trong cùng giải vải mưa nylon tấm rộng , đó là vị trí chúng tôi trút gạo vào hầm dự trữ cho đơn vị bạn , khi mới vào anh em hậu cần E9 yêu cầu cân thử để nhận số lượng cho đủ nhưng sau một hồi nói chuyện giữa bố Xuyến cùng anh em hậu cần thì thống nhất đếm người tải gạo cùng ba lô ruột tượng của từng người sẽ ra số lượng gạo tải vào , nếu cần cân thì cân luôn ba lô ruột tượng túi nylon gạo của bố Xuyến sẽ biết có đủ 30kg / người không ?
 Không ai nỡ ăn bớt gạo của anh em lính F339 , không ai nhẫn tâm vứt bớt gạo cho nhẹ vai mình trong khi anh em ở trong này đang thiếu ăn , hạt gạo vào đến suối Chết Trôi đã thấm mồ hôi công sức của anh em mình rồi không ai làm cái việc thiếu nhân cách như vậy cả , lính D7 cũng không đói để rồi đói ăn vụng túng làm liều chuyện gạo làm gì nên phương án đếm người tải gạo nhân với 30kg/ người là ra tổng số gạo tải vào trong ngày , làm vậy vừa nhanh và cũng khá chính xác . Chúng tôi đổ gạo vào hầm dự trữ , rất nhiều hầm gạo ai muốn đổ hầm nào cũng được , đổ gạo xong rũ sạch ba lô cố gắng không còn sót 1 hạt gạo nào mới thu dọn đồ đi ngược ra . Trút bỏ được 30kg gạo trên lưng bước chân chúng tôi nhẹ bẫng .
 Đoạn đường về trời dâm mát hơn cảnh rừng về chiều thơ mộng hơn , chim lao xao về tổ , sóc chồn thập thò trên những cành cây , tiếng lạo xạo trên lá khô làm chúng tôi giật mình quay về với thực tại , đây là chiến trường chứ không phải sở thú , đừng quá mộng mơ với quang cảnh thiên nhiên mà nhãng quên đi hàng dây mìn vài chục quả sẵn sàng dọn sạch cả C lính QTN VN đi trên đường nếu mất cảnh giác .
 Người về muộn nhất trong đội hình D7 sau chuyến tải gạo khoảng 7h tối , anh em D8 mới giao gạo xong khoảng 3h trước , khó khăn mới đã nảy sinh trong đội hình tải gạo của E209 , D8 quay về quá xa nên cần điều chỉnh lại cung đường sao cho các đơn vị đều về vị trí của mình trước khi trời tối , D7 chưa rút ra được kinh nghiệm gì nhiều sau chuyến tải gạo đầu tiên nhưng trên tinh thần tương trợ đơn vị bạn cùng hoàn thành nhiệm vụ đòi hỏi sự cố gắng thêm nhiều hơn nữa , D8 không hoàn thành nhiệm vụ thì D7 cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình .
 Bằng sức lực và đôi chân của người lính , mỗi ngày E209 chúng tôi tải gạo vào tuyến trong cho E9 được khoảng 5 tấn gạo trên suốt cung đường khoảng 50 60km đường rừng núi vào giáp BG Thái lan thuộc tỉnh Pousat Campuchia . Lính F339 có đủ gạo ăn no yên tâm chiến đấu như lời hứa của sư đoàn trưởng F339 : Chỉ sau 12 tháng sẽ quét sạch bọn lính Pốt ở khu vực này .
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2010, 04:10:40 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #182 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 04:12:26 pm »

 Ngày hôm sau chúng tôi lại tiếp tục hành trình như ngày hôm trước và hôm nay đến lượt C2 dẫn đầu đội hình , có khác chút ít là chúng tôi khởi hành sớm hơn chút thời gian , cũng có sự hợp đồng chặt chẽ với công binh F339 để anh em thông đường sớm hơn ngày hôm trước , chúng tôi cần tranh thủ thời gian cho đỡ vất vả do trời nắng nóng cùng rút ngắn bớt thời gian để hỗ trợ cho D8 trên cung đường xa của họ , cũng cần rút kinh nghiệm sau vài ngày vì địa hình mới , công việc và như nhiệm vụ cũng khác xa những gì chúng tôi từng trải qua từ trước đến nay .
 Khi vượt qua con dốc đứng ngay đầu suối Chết Trôi một điều tôi thấy trong chuyến tải gạo thứ 2 cũng như sau này những ngày kế tiếp đó là sự rèn luyện từ những lần trèo núi gian nan đeo vác nặng , hôm sau chúng tôi cố gắng nghỉ ít hơn ở đoạn này , không còn nghỉ 5 lần như hôm qua mà rút xuống 4 lần , người đi trước cố gắng đi nhanh để người sau đỡ ùn tắc , nếu cần hỗ trợ thêm đã có anh em trinh sát hay công binh ở trên đỉnh đồi tụt xuống đứng ở những vị trí khó đi nhất kéo đỡ lôi lên , bởi vậy D7 vượt qua cũng bớt nhiều thời gian và giữ được sức cho anh em trong chuyến tải gạo đường xa của ngày thứ 2 .
 Ngày thứ 2 giống như ngày hôm trước chúng tôi không gặp bất kể chuyện gì trên dọc đường đi vào và đi ra , cũng đã quen với chuyện giao nhận gạo nên cũng bớt nhiều thời gian ở đây , vào tới nơi việc ai người đó làm , làm bằng sự tự giác của mình rồi giúp nhau thu dọn đồ quay ra ngay , ai cũng nhìn thấy trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ chung cái gì cố gắng làm được là dốc sức hết mình không cần ai phải nhắc nhở .
 Trong ngày tải gạo thứ 2 đó người về sớm nhất tới suối Chết Trôi của D7 khoảng 3h chiều và người về sau cùng khoảng 5h , như vậy là chúng tôi đã rút ngắn được khoảng 2h đồng hồ trên cung đường tải gạo , 2h đồng hồ cho gần 200 con người đồng lòng tương trợ giúp đỡ nhau sẽ làm được khối việc có ích ở đây . Trong khi đó anh em D8 vẫn giữ nguyên tiến độ không có gì khả quan hơn , họ đã cố gắng hết mình song cũng chỉ dừng lại ở mức độ như hôm trước , 3 4h chiều họ mới bàn giao xong và trên đường quay ra từ suối Chết Trôi .
 Ngay chiều tối hôm đó BCH D7 có cuộc họp với quyết tâm thúc nhanh tiến độ hơn nữa về thời gian tải gạo trên tuyến đường dành thời gian đó hỗ trợ đơn vị bạn cùng hoàn thành nhiệm vụ , quấy động phong trào các C đăng ký tham gia thi đua rút ngắn thời gian trên đường , các C nhận kế hoạch với quyết tâm thực hiện cho chiều ngày mai khi tải gạo về đến suối Chết Trôi sẽ quay lại phía sau khoảng 5km nữa nơi cái trảng rộng hơi nghiêng để nhận gạo của D8 tại vị trí đó . 5km đi về cả nhận gạo đóng gói sẽ mất khoảng trên 2h đồng hồ , D7 sẽ mất thêm 2h đồng hồ cùng 10km đi lại nhưng đỡ cho anh em D8 về muộn rồi lại nhận gạo của D9 chuẩn bị cho ngày mai khoảng 3h đồng hồ , anh em có thêm thời gian nghỉ ngơi có sức khỏe để tiếp tục công việc nhiều ngày tiếp theo . Lính D7 hưởng ứng sự phát động của phong trào này , vẫn biết nếu dùng mệnh lệnh chiến đấu để thực hiện thì cũng phải là như vậy nhưng nếu biết dùng công tác chính trị tư tưởng động viên binh sỹ trước nhiệm vụ bằng thúc đẩy tính tự giác cùng trách nhiệm của người lính thì hiệu quả công việc luôn cao hơn nhiều lần . Thực tế đã như vậy , D7 chúng tôi cũng đã làm như vậy .
 Sang ngày thứ 3 thì chúng tôi đã khá thông thạo và quen dần với chuyện tải gạo , thấy sự gian nan vất vả cũng đã quen theo và thấy cũng bình thường dần , dốc núi đầu suối Chết Trôi không còn là trở ngại lớn nữa , leo lên đến đỉnh cũng chỉ còn dừng lại nghỉ 1 lần giữa chừng và sau đó cũng không còn phải nghỉ lấy sức nữa mà leo một hơi lên đỉnh luôn rồi nghỉ một thể , những ngày cuối của chiến dịch tải gạo thì lính gần như không cần phải nghỉ mà lên vai đi một lèo tới E9 rồi quay ra luôn , cách leo núi vào sáng sớm cùng đeo nặng cũng là cách rèn luyện thể lực rất tốt , lính D7 ai cũng đùi to săn chắc bắp vế giò to gần bằng bắp đùi , cuồn cuộn cơ và theo tôi cũng chính bởi sự rèn luyện đó nó át hết bệnh tật của lính chúng tôi lúc đó , lúc nào cũng thấy cơ thể mình phải căng ra để chống đỡ với tất cả từ bên ngoài lẫn bên trong cơ thể người lính .
 Khoảng trên 3h chiều của ngày thứ 3 thì chúng tôi về đến suối Chết Trôi , đoạn này an toàn hơn nên anh em bò bớt súng đạn ở nhà nên cũng đỡ nhiều , 2 3 người chung nhau 1 khẩu súng , từng đó đủ để bảo vệ nhau trên dọc đường đi , chúng tôi lộn lại cái trảng trên núi , nơi bàn giao gạo là cuối trảng đầu cánh rừng bên kia , lúc đầu anh em thiếu kinh nghiệm nên cứ trải tấm nylon to ra đổ gao vào , bên D7 lại mất công xúc lại vào ba lô đóng vào ruột tượng nên mất nhiều thời gian , sau này chúng tôi đổi ba lô và ruột tượng cho nhau đỡ mất công đổ ra đóng lại , xong việc quay về suối Chết Trôi cũng là lúc trời vừa tối , D7 vất vả hơn tý chút nhưng D8 đỡ hơn rất nhiều . Về độ dài của cung đường hay chướng ngại vật khó vượt qua hay thời gian đi lại đã được điều chỉnh hợp lý phù hợp với hoàn cảnh chung của E209 chúng tôi lúc đó .
 Những ngày sau lính D7 có thêm sáng kiến để dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn , phù hợp với thời tiết cùng sức khỏe của từng người mà vẫn bảo đảm theo kịp anh em khác khi tải gạo , sau khi nhận gạo của D8 về đến suối thì vác luôn lên đỉnh núi bên kia gửi chỗ công binh và trinh sát rồi lộn xuống tắm rửa nghỉ ngơi dưới suối , sáng mai dậy đi tay không lên núi rồi vác ba lô gạo đi , có người thì làm khác đi một chút cơm nước tối xong xuôi vác súng đạn cùng ba lô tượng gạo túc tắc leo núi , lên đến nơi móc võng ngủ cùng anh em mình chốt trên đó sáng mai đi sớm cùng nhóm đầu tiên , anh em C này C kia rủ nhau làm như vậy có những lúc hàng C lính ngủ lại trên đó , cán bộ các C hay D cũng biết nhưng kệ để họ tự sắp xếp sao cho hợp lý nhất , ở trên đó hàng C lính càng tốt càng yên tâm , túm tụm dưới suối làm gì cho khổ ra .
 Cho đến một ngày cũng gần mấy ngày đầu của chiến dịch tải gạo cho F339 , lúc đó tôi không nhớ rõ rằng C nào trong đội hình D7 đi đầu nhưng C2 thì đi sau , có thể là C1 hoặc C3 vì C5 và D bộ không bao giờ đi đầu cả , hôm đó chúng tôi vượt qua đoạn đường có công binh F339 chốt giữ khoảng 3km , đường nằm ngang lưng đồi bên phải sườn đồi thoai thoải lên cao cây to bóng mát phủ kín và bên trái dốc xuống thưa cây to hơn nhưng bụi rậm thì nhiều , mặt đường hơi dốc vì chỉ còn khúc nữa sẽ bước qua quả đồi bên kia , nếu so sánh với những chỗ khác thì ở đây thoáng và rộng tầm nhìn hơn chỗ khác nhiều và hình như đã có lần tôi cũng dừng chân ở đây nghỉ 1 lần , đội hình chúng tôi đang đi trong buổi sáng hôm đó cũng như mọi lần và lúc đó cũng cỡ 8h sáng rồi , mắt thường có thể thấy được tất cả , sương mù trên núi giờ đó cũng đã tan những tia nắng mới trong ngày cũng đã bắt đầu gay gắt thì bất chợt trên đầu bên trái đội hình có tiếng súng nổ từ dưới lên .
 Đ.o.à.n.g ....đ.o.à.n.g ! Tiếp theo nữa đoàng đoàng mấy tràng AK liên tiếp bắn vào đội hình D7 từ hướng cánh trái con đường mòn , tất cả chúng tôi nhanh chóng hạ ba lô tượng gạo không hoảng loạn nhảy ra khỏi vị trí con đường mà nằm ngay xuống vệ đường trong tư thế chiến đấu , tiếp ngay sau đó liên tiếp 3 4 quả mìn KP2 nổ rầm rầm phía trên đầu đội hình , tiếng la hét ầm ỹ phía trước , vừa hay khi đó tôi phát hiện bên cánh trái ở cự ly trên 20m thoáng có bóng người lao xuống sườn núi bước chân chạy trên lá khô dẫm lên cành củi khô gẫy nghe giăng rắc , trong tư thế nằm sát đất lúc đó rất dễ nhận ra những biến động này , thật nhanh tôi nổ súng về hướng đó , lính C2 cũng đồng loạt nổ súng bắn đuổi theo , 3 bóng lính Pốt chạy về hướng đó bị bắn truy đuổi của nhóm anh em chúng tôi ở đó , khoảng hơn tuần sau trinh sát D7 tụt xuống dưới vị trí này phát hiện ra xác 1 thằng lính Pốt chết nằm đó không biết có phải do lính C2 chúng tôi hạ được hay không ?
 Tiếng gọi phía trước Y tá đâu ? Vận tải D7 đâu ? khẩn trương lên cấp cứu thương binh .
 Đội hình D7 tắc đường nằm lại chờ giải quyết tạm thời tình hình trước mắt cái đã rồi tính sau , và cũng chi 10 phút sau thì cáng thương binh đã chay lại tuyến sau vượt qua chúng tôi đang nằm giữa đường , hình như lính C3 thì phải bởi anh Thành Mèng C phó C3 tay chân máu me be bét khi băng bó cho thương binh chạy đi chạy lại xua anh em gọn đường cho lính vận tải khiêng cáng , chúng tôi nằm đó không giúp được gì bởi đi lại lộn sộn lúc này sẽ gây ra nguy hiểm hơn nữa , nằm im là thượng sách và ai làm gì ở tuyến trước sẽ lo chu toàn mọi chuyện .
 Lúc này chúng tôi mới quan sát vị trí gần mình ngay bên đường vào vài ba mét , ai đó phát hiện ra những sợi dây thép bé tí ti được sơn màu xanh lá cây lằng nhằng từ vị trí này qua vị trí khác ngay gần bên cạnh chúng tôi , suốt dọc cả 2 bên đường đều có chạy vào gần sát những gốc cây to cạnh đường , một dây mìn KP2 của địch bẫy lính D7 khi nãy nếu ai đó quá khích diệt địch hay hoảng loạn từ loạt súng đầu tiên của địch mà nhảy ra khỏi con đường vô phúc đá phải sợi dây mìn này thì có lẽ giờ đây khúc đường này đã là tử địa của lính D7 , lính tráng chúng tôi hò hét thông báo cho nhau nằm im chờ lệnh cấm hoảng loạn , báo gấp cho công binh để có kế hoạch tháo dỡ mìn , giờ đây nhìn đâu đâu cũng thấy nghi vấn , nhìn đâu cũng thấy quả mìn KP2 xanh lè sẵn sàng nhảy nổ .
 Chúng tôi nhanh chóng lên đường rời khỏi đó , số gạo của thương binh hay những người làm công tác thương binh tử sỹ được chia đều cho anh em các C vác thay , lính tải gạo đã nặng lại càng thêm nặng , nhưng cố gắng , cố gắng vẫn làm được , thay nhau vác thêm tượng gạo đưa súng của mình cho đồng đội vác cứ thể chuyển đổi mà đi nên mới có chuyện một thằng lính vác gạo lại còn ôm theo 2 khẩu súng ngày hôm đó .
 Ngày hôm đó chúng tôi về đến suối Chết Trôi muộn hơn mọi ngày , công binh đã tháo và mang về để ngay đầu dốc số mìn của địch gài trên đường ngày hôm đó , con số cùng đống mìn khiến bất kể ai nghe xong cũng thấy hồn vía lên mây , 72 quả mìn KP2 được gài ở đó của lính Pốt định chào mừng lính D7 từ những ngày đầu vào rừng F339 tải gạo ( không rõ có tính 3 4 quả nổ kia chưa ) .
 Cũng ngay đêm hôm đó nhóm nhỏ lính Pốt đánh vào đội hình C3 hướng thượng nguồn nhưng lính C3 cũng rất cảnh giác bảo đảm gác xách đầy đủ luôn ở tư thế cảnh giác cao độ nên chỉ sau vài loạt đạn chúng rút khỏi lòng suối lên đồi cao rồi từ đó bắn vu vơ xuống suối Chết Trôi , chúng cũng có khá nhiều mưu mẹo gây cho ta những bất lợi khi mới chân ướt chân dáo vào đây , ở được ít ngày đi lại quen địa hình nắm bắt được thủ đoạn của địch BCH D7 tổ chức những ổ phục kích địch và diệt gọn những nhóm địch quấy phá ở hướng này giữ bình ổn cung đường cho lính tải gạo an toàn cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ  .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #183 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 08:58:56 pm »

 Nửa tháng đầu trong suốt thời gian tải gao của D7 ở suối Chết Trôi khá yên ổn , chúng tôi hàng ngày lo chuyện tải gạo trên cung đường từ suối vào E9 không gặp thêm chuyện gì khác , đây là thời điểm cao trào nhất của cả chiến dịch tải gạo , sau khi hoàn thành công việc trong ngày lính về tụ tập bên con suối đầu vị trí C2 tắm giặt chuẩn bị cơm nước bữa chiều tối .
 Hôm đó một chuyện cảm động xảy ra trước mắt lính D7 chúng tôi khiến ai ai cũng ghi nhớ mãi .
 Lính tắm dưới suối Chết Trôi đông lắm người bơi ra người bơi vào thỏa trí tắm mát sau một ngày hành quân mồ hôi ướt áo , bên kia bờ suối ở khoảng xa cỡ hơn 70m trên sát bờ suối có cái trùm cây với cành lá ngả xuống lòng suối , một đàn vọc (khỉ ) đang đùa dỡn đuổi nhau trên cành chúng chí chóe rung cây cùng cành lá rào rào , một người xách súng ra bờ suối ngắm bắn một con trên cành cây , sau phát súng đàn vọc khỉ đó bỏ chạy toán loạn tiếng kêu la choe chóe , con vọc trúng đạn lộn xuống suối nhưng 1 tay vẫn treo trên cành cây , tay còn lại của nó vẫn đang ôm theo con vọc con trên tay , nó cố gắng giữ chặt cái tay kia cho khỏi ngã nhào xuống suối cố gắng chờ con vọc trong đàn lao ra đầu cành cây đỡ con vọc con cho nó , sau khi trao con cho con vọc trong đàn nó mới chịu thả tay lộn nhào xuống suối .
 Sự việc diễn ra trước mắt tất cả chúng tôi không bỏ sót một hành động nhỏ của con vọc mẹ , tình mẫu tử đã giúp nó thu sức lực tàn bảo vệ con nhỏ của mình khiến chúng tôi thấy cảm động  , từ đó đàn vọc ít đến cái cây đó đùa nghịch mỗi lần đến chúng dụt dè hơn và chúng tôi cũng bảo nhau đừng bắn nó nữa hãy để nó sống trong sự bình yên của núi rừng .
 Rồi lính D7 chúng tôi bắt đầu thấy thèm rau xanh , lá chua rừng thì nhiều , anh nuôi tài lắm biết cây nào lá chua loại cây nào lá không chua lấy về mà nấu canh cho anh em ăn , kinh nghiệm ở rừng cây nào cho quả hay lá chua thì cây đó thuộc loại ăn được , ở rừng thiếu rau xanh thì chỉ có mỗi một cách ăn lá chua để tăng vitamin C cho cơ thể và món này thì anh nuôi C2 chúng tôi thuộc loại chịu khó nên cũng đỡ lắm , chiều về suối Chết Trôi tắm rửa sạch sẽ ngồi ăn cơm có bát canh chua đưa đẩy vừa đỡ thấy thiếu rau xanh lòng ruột mình đỡ thấy sót , rồi anh nuôi cũng mò mẫm lội xuôi theo mép suối ( không dám đi trên bờ sợ dính mìn ) đi xuống một khúc xa phía dưới nguồn mang về hàng ôm cây môn thục , thân cây như cây khoai nước dọc thân bẹ màu tim tím lá xanh sẫm màu , tước lớp vỏ ngoài cọng lá sẽ được khúc thân như dọc mùng nhưng là của rừng nên không được ngon như dọc mùng nhà trồng , cũng vò sát vắt cho kiệt nước để bỏ đi vị ngứa khi ăn rồi mang thả vào nồi canh lá chua nấu với đầu đuôi cá khô , bát canh rau xì xụp , đưa cọng môn thục vào miệng nó cứng như que tre nhưng vẫn thấy ngon thấy cái tình của anh nuôi đã hết lòng vì đồng đội , họ chẳng ngại vất vả chẳng sợ gặp mìn mò mẫm lần tìm cải thiện bữa ăn cho anh em trong điều kiện khó khăn ở rừng Pousat . Tôi được ăn môn thục cùng rau tàu bay lần đầu tiên ở thời kỳ này , chẳng phải đồ quý hiếm gì chỉ là đồ ăn của rừng núi và nó là kỷ niệm đời lính từng trải qua .
 Thuốc lá lính cũng hết dần , trước ngày 7.1.1980 mỗi người mỗi bao xả láng lắm vào để bây giờ treo mồm với nhau hết cả , lính D7 nghiện thuốc lá nhiều gần như ai cũng hút có lẽ cả D chỉ có vài người đếm trên đầu ngón tay không hút thuốc lá , cảnh lính thèm thuốc hơn thèm cơm thấy mà thương , chỉ cần thấy thoang thoảng đâu đây có mùi thuốc lá là cái mũi hích hích mò đến xin hút ké một hơi rồi và lúc này những nắm thuốc rê ươn ướt bên bết của chúng tôi đổi trác được ở đầu chợ ngã 3 QL4 là vàng 10 giữa cánh rừng xanh thẳm này , quấn sâu kèn bằng giấy báo Nhân dân chứ báo Quân đội nhân dân hút không ngon bằng , vò cho giấy mềm đi quấn đầu to đầu nhỏ liếm qua chút nước bọt châm lên điếu thuốc khối anh ngồi ngoài thèm dỏ dãi ra ngồi chờ xin bập bập vài hơi cho đã cơn thèm thuốc lá , mang tiếng là mấy thằng chúng tôi có lạng thuốc rê nhưng cũng chia cho anh em cùng hút chứ có giữ cho riêng mình đâu , có cùng dùng hết cùng chịu với nhau chứ ai sống kiểu bi bi bom bỏm làm gì , sống thế anh em họ khinh ngay và khi đã để anh em họ khinh thường mình rồi thì quả thật là khó sống , mỉa móc rỉa róc và cả chửi thẳng tận mặt không cần nể nang ấy chứ , lính là vậy thương nhau thì thật là thương chia nhau sống chết chia nhau miếng ăn chia sẻ cả tình cảm , thẳng thắn vô tư điên lên mắng mỏ chửi bới nhưng xong rồi là thôi không để bụng .
 Rồi lớp đàn anh từ thời KCCM lôi ở đâu về một cành cây phơi nắng lá heo héo nói :
- Lá cò ke chúng mày ơi , quấn vào hút thay thuốc lá được đấy , nó gần giống thuốc lá hút tạm .
 Khói thuốc bằng lá cò ke ngai ngái đăng đắng khê khê hút không thể vào nổi , tôi đã ho sặc sụa lần đầu nếm thử thứ khói thuốc cò ke này , nhiều người lắc đầu thất vọng vì chuyện thuốc lá cò ke vì đang tràn trề hy vọng lá cò ke có thể thay thế trong điều kiện hết thuốc lá , nhưng vẫn thấy anh em quấn hút với nhau , chắc cũng chẳng thấy thơm ngon gì đâu chẳng qua có tý khói cho đỡ nhớ thuốc lá thôi chứ bổ béo gì của đó , tôi thì có hút thêm một lần nữa , cố gắng làm quen với lá cò ke nhưng xét thấy không thể quen nổi nên không bao giờ hút cái của nợ đó nữa .
 Cũng khoảng thời gian đó tôi hay lên tiểu đoàn bộ lúc việc này lúc việc kia nên quen dần với bố Xuyến bọ , chắc bố cũng đã từng nghe về tôi thằng liên lạc thọ nhất lịch sử đánh Pốt của C2 từ xưa đến nay nên bố Xuyến có tình cảm , thỉnh thoảng vẫn hỏi thăm nói chuyện bông đùa dăm ba câu , có lúc dảnh bố Xuyến hỏi thăm chuyện gia đình quê quán , thấy tôi nói chuyện hiểu biết hơn anh em khác nên bố khoái vậy thôi , thời đó anh em lính mình toàn con cái nhà nông có người chưa từng bước khỏi lũy tre làng nên trình độ hiểu biết cũng có phần giới hạn , bố Xuyến xuất thân từ người lính rồi làm giảng viên trường quân chính QD4 , trải qua suốt cuộc chiến tranh KCCM những năm gần đây ở gần thành phố của miền Nam sau ngày GP , ít nhiều tầm hiểu biết cũng mở mang hơn người khác và nhất là với đám choai choai chúng tôi thì chuyện của bố Xuyến kể gần như chuyện lạ đó đây , nhiều người nghe xong cứ tưởng bố Xuyến kể chuyện bịa , lính lúc đó còn ngu ngơ lắm , ngây thơ lắm và cả trình độ cũng hạn hẹp lắm .
 Một hôm sau chuyến tải gạo về tắm rửa sạch sẽ mà trời vẫn còn sớm , lúc này chúng tôi đã quá quen với công việc tải gạo rồi , đi nhanh về nhanh 3 4h chiều đã xong xuôi công việc và chuẩn bị cho ngày mai gọn gàng rồi , thằng liên lạc D7 xuống tìm tôi nói lên bố Xuyến gặp có việc cần , tôi hơi thắc mắc : Có chuyện gì nhỉ ? Nếu là công việc tải gạo thì tôi cũng giống như anh em khác , 30kg cho 1 chuyến tải vào , sinh hoạt như anh em , nếu là chiến đấu thì thiếu gì người , B trưởng B phó các C trong D rồi C trưởng C phó kinh nghiệm cùng mình . Sao lại là thằng liên lạc C2 tôi nhỉ ?
 Thắc mắc vậy nhưng tôi vẫn lên ngay D bộ , bố Xuyến không có ở D bộ , hỏi anh em thì mọi người nói bố Xuyến mới leo qua mấy hòn đá giữa suối đi ngược lên hướng C5 C3 , tôi đi lên hướng thượng nguồn thì thấy bố Xuyến đang ngồi trên hòn đá giữa suối phía dưới nước róc rách chảy , mặt bố trầm ngâm buồn buồn , tôi lại gần chào bố , bố Xuyến chỉ tôi hòn đá bên cạnh bảo ngồi đi , tôi chẳng hiểu mô tê gì ngồi chờ bố nói xem chuyện gì . Bố Xuyến móc túi ngực lôi ra gói thuốc lá mỏng dính chắc bên trong cũng gần hết thuốc rồi , rút thò đầu ra 1 điếu bố mời tôi , thật là mừng hết lớn giữa chốn rừng hoang này thuốc lá quý hơn vàng mà tôi được bố Xuyến mời cho điếu thuốc lá mà lại là thuốc Hoa Mai Đà Lạt hay Vàm Cỏ gì đó tôi không nhớ lắm chứ không phải thuốc rê , hàng sang lúc bấy giờ của lính , bố Xuyến cũng rút 1 điếu rồi châm lửa hút , bố chìa cái bật lửa cho tôi để tôi châm thuốc nhưng tôi từ chối xin được cất đi mang về cùng hút với anh em khác , bố không nói gì chuyện tôi đề nghị được mang thuốc về hút chung cùng anh em , rồi bố buồn buồn kể chuyện gia đình của mình , chuyện quê hương của bố , chuyện vợ con chuyện nhà cửa và kể cả chuyện cô chị nuôi bếp ăn của trường quân chính QD4 bụng to cứ đổ cho tác giả của cái bụng đó là do bố Xuyến khiến bố phải xin chuyển về đơn vị chiến đấu cho dảnh nợ , tôi ngồi nghe thỉnh thoảng phụ họa vào câu chuyện cho có phần khuyến khích người kể , dẫn chuyện trong nói chuyện cũng là một nghệ thuật , nếu khéo dẫn chuyện người kể sẽ nhiệt tình hơn hăng hái hơn và cũng nói thật hơn , bố Xuyến không có người bạn bên cạnh để chia sẻ để dốc bầu tâm tình và bố đã chọn tôi làm người để nói những điều thầm kín chôn dấu trong lòng , tôi lắng nghe không làm đứt mạch chuyện bố muốn nói một chút a dua lên án kẻ đổ lỗi cho bố chuyện bụng to của cô chị nuôi kia , không truy cứu đặt câu hỏi bố có dính dáng tý nào chuyện đó không mà nhân đó trách chị kia không biết cách giải quyết gây cho bố những hậu quả không nên có ..vv
 Bố Xuyến như trút được gánh nặng sau buổi tâm tình cùng với tôi , bố không nhắc nhở chuyện này tôi đừng kể với ai nhé , tôi cũng chẳng nói với bất kể ai chuyện của bố Xuyến ngày đó cho đến tận hôm nay , từ ngày đó tôi đã ý thức được rằng đó là chuyện riêng chuyện của cá nhân 1 người không liên quan đến ai khác và không nhất thiết phải mang chuyện người ta tin tưởng mình mà tâm sự và mình lại đi mang ra nói năng lung tung phán xét bậy bạ làm gì .
 Trời tối dần bố con tôi ra về bước trên những tảng đá dưới lòng suối , bố về D bộ tôi về C2 , sau bữa cơm chúng tôi ngồi uống nước trà dưới gốc cây sát bờ suối , trà bằng gạo rang cháy đen thành than rồi đổ nước vào đun sôi lên chắt lấy nước vàng sẫm như trà ngồi nhâm nhi cũng thấy như đang uống nước trà vậy , lúc đó tôi mới nói đùa với mấy anh cán bộ C2 :
- Giá bây giờ mà có điếu thuốc lá các anh nhỉ ?
- Đào đâu ra ? Thuốc rê còn chẳng có mà mày mơ thuốc lá , thằng này đúng con nhà lính mà tính nhà quan toàn mơ hão . ( anh Tập nói đùa vậy )
- Thế nếu em có thì sao ?
- Mày mà có điếu thuốc lá bây giờ thì thiên hạ đi bằng đầu hết , có cái gì cũng xả láng cho bằng hết giờ đòi thuốc lá .
 Tôi móc túi đưa ra điếu thuốc lá cho anh Tập châm thuốc trước sự trố tròn mắt của tất cả anh em ngồi đó , rồi mọi người cùng à lên khi nhớ ra chiều nay tôi lên D bộ theo lời gọi của bố Xuyến và chắc tôi kiếm trác được từ trên đó mang về . Anh em tôi truyền tay nhau mỗi người một hơi thuốc , hút nhanh quá cái đầu lửa nó cháy dài một khúc trên đầu điếu thuốc .
 Ngày mai lại bắt đầu chuyến tải gạo tiếp theo , kế hoạch 100 tấn gạo chuyển vào từ F339 đến E9 sắp hoàn thành , lại thêm một nhiệm vụ mới cho cả E209 lúc đó . Nếu là định mức chỉ tiêu cho riêng E209 thì coi như đã xong phần tiếp theo sẽ là đơn vị khác sẽ tiếp tục vào tải gạo thay cho E209 quay ra , việc chuyển quân ra vào rồi sắp xếp đội hình lại phải dò dẫm từ đầu như E209 đã từng có những khó khăn bước đầu nên cấp trên quyết định giữ lại E209 tiếp tục làm nhiệm vụ tải gạo cho đơn vị bạn thêm một thời gian nữa , định mức 100 tấn gạo tải vào E9 đã bị phá vỡ giờ đây định mức thêm cho cả E209 là 35% nữa ( trên 30 tấn nữa ) , những ngày cuối cùng hoàn thành trong suốt chiến dịch tải gạo cho F339 của E209 đã vận chuyển được khoảng trên 135 tấn gạo cho E9 , ngay số gạo của D7 cùng cơ số đạn thừa phải vận chuyển ra chúng tôi cũng được lệnh chuyển vào bằng hết giao cho E9 chỉ giữ lại 2 ngày gạo ăn và 1 cơ số đạn mang theo trên đường , nhất cử lưỡng tiện vừa đỡ công chuyển ra vừa có thêm gạo cùng đạn cho anh em E9 .
 

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
chiencsb
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #184 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:57:10 pm »

Có lẽ bác Trung sy 1 với bác Binhyen và nhiều bác khác trên này làm nhầm nghề hay sao ấy Roll Eyes. Nghề các bác là nhà văn mới phải, mà cũng không phải nhà văn nhà văn giờ viết chả mấy ai buồn đọc toàn đa số các câu chuyện chuyện trả có ăn nhập gì, nửa nạc nửa mỡ không thì nhạt phèo Grin... Có cách nào để các bác thể hiện được hết khả năng của mình nhỉ, mong có cái gì đó để cho mai sau hiểu về thế hệ cha ông đầy gian lao, thử thách nhưng rất đáng trân trọng tự hào trong khi làm nhiệm vụ quốc tế.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #185 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2010, 08:49:42 pm »

 Sau lần lính D7 chúng tôi bị địch phục kích trên dọc tuyến đường tải gạo vào E9 BCH D7 có những phương án kế hoạch riêng để chủ động tấn công địch bảo vệ an toàn nhất cho anh em làm công tác tải gạo , tôi cho rằng đây là phương án rất hay , không thể cứ lấy nhiệm vụ tải gạo làm chủ yếu rồi chờ địch chủ động tấn công ta rồi ta lo giải quyết hậu quả hay bị động trên từng đoạn đường như vừa mới xảy ra trong đội hình D7 , phải có những phương án ngăn chặn , chủ động tấn công hay chủ động phòng ngự trên từng đoạn đường có như thế mới bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công tác tải gạo .
 Chúng tôi nằm ở con suối Chết Trôi và tải gạo trên suốt tuyến đường hàng ngày chứng kiến những chuyến tải tử sỹ của F339 đi ngang , gần như ngày nào cũng có tử sỹ được khiêng ra đi qua đây, có ngày 3 4 cáng tử sỹ , họ là số anh em chiến đấu giáp BG Thái lan hy sinh được chuyển về E bộ rồi từ đó chuyển ra F bộ tiền phương , chúng tôi chỉ mới đến E bộ E9 chứ chưa từng bao giờ đi xa hơn vị trí đó , chưa từng tận mắt chứng kiến nỗi gian lao vất vả cùng hy sinh mất mát của anh em E9 hướng đó nhưng những cáng tử sỹ đi ngang đội hình D7 chúng tôi hàng ngày nói lên tất cả , khổ nhất là lúc cáng anh em về đến suối Chết Trôi , đường đi dựng đứng từng tốp 6 người cáng 1 tử sỹ là thành 7 , con số 7 người cho một chuyến đi ra lúc đó vì theo anh em vận tải tử sỹ là con số may mắn , tử sỹ chúng ta khi hy sinh chưa chôn cất vẫn tính là người còn sống , một chút duy tâm cũng là chút tình đồng đội không muốn chấp nhận một thực tế rõ ràng rằng đồng đội mình đã hy sinh , vẫn còn đi trên đường dù bằng gì đi chăng nữa họ vẫn đang sống bên những đồng đội khác .
 Một chuyện cảm động giữa những người làm công tác thương binh tử sỹ và người đã hy sinh trên đường đi ra .
 Hôm đó khoảng 6h tối trời nhá nhem rồi thì từ trên đỉnh dốc cao nhóm anh em vận tải E9 chuyển tử sỹ về đến suối , họ dò dẫm xuống suối , đường khó đi anh em phải thay nhau xoay cáng lựa đường từng bước tụt xuống rất khó khăn , ai cũng cố nhẹ tay cố giữ thăng bằng không làm tử sỹ trong cáng xô lệch , thế rồi cũng xuống đến suối Chết Trôi họ khiêng tử sỹ đi về cuối đội hình D7 chúng tôi ngay gần C2 thì dừng lại , chắc nơi đây anh em này từng ngủ lại nhiều lần rồi nên họ mang tử sỹ ra gần mất gốc cây sát đường buộc võng treo lên để đó , đêm nay số anh em này nghỉ lại đây sáng mai đi ra sớm , họ đi đường chuẩn bị khá đầy đủ , nhanh chóng nhóm bếp nấu cơm trên vai họ đủ cả đồ dùng , chúng tôi giúp họ cơm nước hỏi thăm anh em có cần gì thêm nếu chúng tôi có sẵn sàng mang ra cho anh em dùng , họ cũng rất thân tình khi thấy chúng tôi quan tâm hỏi thăm nên khoảng cách không quen biết nhau chỉ một lúc đã như người cùng đơn vị . Cơm nấu một lúc là xong họ nhanh chóng dọn cơm ăn , trước khi ăn cơm một anh xới bát cơm đầy rồi mang ra cho tử sỹ , không hương khói không gì cả chỉ có bát cơm cùng thức ăn đạm bạc đặt vào võng cho tử sỹ , họ đối với tử sỹ như người đang còn sống và bữa cơm ăn không thể thiếu phần của tử sỹ . Tất cả chúng tôi có mặt ở đó hôm đó đứng lặng trước tình đồng đội của những người lính F339 , giữa chỗ sống chết họ vẫn sống chan hòa tình người tình đồng chí thật đáng trân trọng .
 Vậy là nhiệm vụ đó được BCH D7 phân công cho bộ phận trực thuộc D và C5 chia nhau cắt cử người lo chuyện chốt giữ phục kích địch trên đoạn đường này , địch thì ban ngày gần như không có chúng hoạt động cơ bản vào ban đêm và cách đánh của chúng là gài mìn là chủ yếu , chúng ngồi chờ những nhóm của lính QTN VN đi lại trên đường rồi giật mìn kích nổ hoặc bắn cho lính mình nhảy vào bãi mìn đã gài sẵn .
 Vậy thì địch phục kích ta , ta chia nhiều tổ nhỏ lẻ phục kích lại chúng , quân số không cần nhiều trang bị vũ khí đầy đủ gọn nhẹ trước khi trời tối lủi vào rừng nằm dọc theo con đường tải gạo tìm những vị trí nghi ngờ địch có thể phục kích chui sâu khỏi đường vài chục mét rồi nằm im chốt giữ tại đó , địch lâu nay quen thói phục kích trên đường và lính QTN VN không mấy khi rời khỏi con đường lên chủ quan , xưa nay lính F339 chưa từng tổ chức giữ đường chủ động kiểu này nên địch rất nhờn chúng cứ nghĩ bên ngoài con đường thì chúng có thể làm mưa làm gió nên BCH D7 quyết định sử dụng phương án này và tổ chức bảo vệ đường cho đến khi kết thúc chiến dịch tải gạo .
 Chuyện do anh em D7 đi phục kích địch kể lại :
 Hôm đó nhóm anh em đi phục kích từ chiều cách suối Chết Trôi khoảng chục km , đoạn này cây cối rậm và đường đi thì cắt ngang lưng chừng núi , đường đoạn này nhỏ bên dốc cao lên đỉnh bên thoải xuống rất sâu , cây cối nhiều khuất tầm mắt , trước khi đến khúc này là khoảng đất khá thoáng rộng , đường gần giống như thắt cổ chai , nếu địch phục kích đoạn trống thoáng kia thì không xong với lính D7 đang tải gạo bởi dễ phát hiện nên chúng chọn vị trí chỗ thắt cổ chai , lính đến đấy sẽ ùn tắc lại vì đường nhỏ khó đi đoạn này sẽ đi sát nhau hơn nên chúng đã điều nghiên kỹ nắm bắt quy luật đi lại của lính D7 mà lên kế hoạch phục kích bẫy mìn trên đường .
 Chẳng hiểu vô tình hay đã có kế hoạch từ trước nhưng đêm hôm đó lính đi phục kích đường của D7 lại chọn vị trí đó mà chốt lại , anh em mình hôm đó ở đấy có 4 người chọn vị trí hướng trên cao sườn đồi nhìn xuống gác con đường , sau khi kiểm tra mìn toàn khu vực thấy an toàn rồi lính đi phục chui vào bụi ngủ cắt đặt 1 người thay nhau gác qua đêm , khi trời gần sáng thì phát hiện ra địch từ hướng dưới chân đồi đi lên , thấy chúng đi lại trên đường bình thường thì mấy thằng đi phục kích sợ đánh nhầm vào quân ta nên lặng lẽ đánh thức nhau dậy nằm im theo dõi , đêm tối có nhìn được rõ đâu chỉ thấy bóng người vậy thôi , hợp đồng với F339 rồi không đi lại lung tung trong đêm trên cung đường và lính D7 chỉ đi khi công binh đã thông đường nhưng anh em đi phục kích vẫn nghi ngại chưa dám nổ súng ngay sợ nhầm lẫn .
 Chúng bắt đầu gài mìn vì những thằng tải mìn trong ba lô lúc đó mới từ dưới đồi đi lên thì anh em mình khẳng định chỉ có địch không phải lính ta , 3 thằng lính Pốt cõng cái ba lô căng phồng đặt giữa đường ngồi nghỉ chờ 2 thằng lên trước lo đi gài , lúc đó anh em ở trên mới bắt đầu bò xuống sát đường , thằng Pốt ngồi trên ba lô cách còn 5m trước mũi súng của anh em đi phục kích mà nó vẫn không phát hiện ra , chúng quá chủ quan vì xưa nay trên đoạn đường này chỉ có chúng nó đi phục kích lính mình chứ làm gì có chuyện lính mình phục kích nó trong đêm . Nổ súng không thằng nào chạy đi đâu nổi 1 bước chân , cả 5 thằng gục ngay trên đường ta thu được 3 cái ba lô mìn KP2 , mỗi thằng lính Pốt khi đó cõng 20 quả mìn , 2 thằng mò lên đường trước chỉ có 2 khẩu AK với vài chục viên đạn , bọn này là bọn chuyên đi gài mìn chúng không thèm chơi bằng đạn nhọn mà sở trường của chúng là gài mìn KP2 .
 Thêm chuyện nữa của lính đi phục kích diệt địch gài mìn trên đường . Sau một vài lần bị chặn đánh khi địch từ dưới chân đồi đi lên chúng đổi kế hoạch chuyển lên trên đỉnh đồi mò xuống gài mìn , ta sẽ mất cảnh giác từ hướng trên đồi xuống , ở những địa hình nay fthif chúng đi lên từ hướng bên kia qua đồi sang , một lần lính D7 cũng bị dính mìn , chúng buộc lỏng mìn ngang thân cây kết nói vài quả vào với nhau rồi nằm chờ trên đồi khi lính ta đi qua thì giật dây kích hỏa , mìn phóng song song với mặt đất rồi nổ gần đường , cách đánh này không mấy hiệu quả vì nếu gài xa đường liều phóng không đủ đẩy mìn vào giữa đường mới phát nổ , gài gần đường thì bị công binh phát hiện ngay nhưng đó cũng là một cánh đánh của địch gây cho ta nhiều khó khăn , nhóm trinh sát D7 cũng nằm phục kích cách suối Chết Trôi 2km diệt một nhóm 3 thằng lính Pốt với 30 quả mìn KP2  chúng mang theo .
 Sau vài lần địch bị lính D7 chúng tôi phục kích diệt gọn chúng không còn phục kích gài mìn lính tải gạo nữa , cho đến ngày rút ra khỏi F339 lính D7 chúng tôi không có thêm thương vong nào nữa ở chuyện mìn của lính Pốt .
 Mệnh lệnh trên giao cho E209 tiếp tục tải gạo cho E9 thêm hơn 30 tấn gạo nữa rồi mới được rút ra , điều thuận lợi là hiện E209 đang ở đây , từ địa hình đến công tác tải gạo hay chiến đấu trên dọc đường đã rất quen , nếu đơn vị khác vào tải thay thì gần như bắt đầu lại từ đầu , lại những bước dò dẫm rút kinh nghiệm , rồi quân ra quân vào vận chuyển xe cộ khó khăn , trong khi đó E209 chỉ cần cố gắng thêm 10 ngày là xong toàn bộ , vì vậy các cấp động viên anh em cố gắng hết mình để hoàn thành nốt phần công việc .
 Lúc này lính D7 chúng tôi nhiễm sốt rét rừng nhiều rồi , nhiều anh em không còn mang vác nổi khối lượng 30kg gạo nữa đành tụt định mức xuống 20kg cho anh em đang sốt rét đỡ vất vả , những người này thường sốt theo giờ khoảng gần trưa thì lên cơn sốt và lúc đó thì không thể đi nổi nữa , chúng tôi động viên nhau cố gắng tải vào đến nửa đường thì cho số anh em này quay lại để trưa về đến suối Chết Trôi là vừa lên cơn sốt , số gạo bỏ lại giữa đường có anh em khác lộn lại mang vào lần 2 trong ngày , tuy số này không nhiều nhưng cũng là bước khó khăn của D7 chúng tôi những ngày cuối cùng trong rừng Pousat .
 Chúng tôi tải gạo như vậy cho đến khoảng trước Tết Nguyên đán năm 1980 gần chục ngày thì coi như hoàn thành kế hoạch tải gạo với khối lượng tổng kết là 135 tấn gạo chuyển vào cho E9 , trước ngày rút ra khỏi vị trí suối Chết Trôi chúng tôi thu gom hết đạn dược chỉ giữ lại 1 cơ số đạn số dư thừa chuyển vào hết cho E9 , gạo ăn của D7 cũng chuyển vào giao cả chỉ giữ lại 2 ngày gạo ăn còn lại ra F bộ F339 nhận sau .
 2 ngày đường trở ra của chúng tôi gian nan hơn lúc đi vào nhiều vì lính D7 sốt rét tới 50% quân số mặc dù không còn mang vác nặng nữa nhưng lính tráng không còn sức để đi ra .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
vinasoldier
Thành viên
*
Bài viết: 32


« Trả lời #186 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2010, 02:23:32 pm »

Thế có ai thay cho anh Diễm để chăm sóc anh em mình không?Nghĩ thương anh em mình hồi ấy quá.SR thì hủy hồng cầu làm thiếu máu,hoa mắt chóng mặt,táng Quinin vào là váng đầu ù tai.Ăn uống thì kham khổ,thuốc bổ thì chả có gì,kiệt sức hết
Logged
yenthanh
Thành viên
*
Bài viết: 207


Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


WWW
« Trả lời #187 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 10:21:58 am »

Phạm Đình Lữ , Bùi Xuân Hùng: C2 D7 E 209
Hy sinh ngày  : 26/9/1978.

 Hiện 2 LS trên nằm tại NTLS Bến Cầu Tây Ninh. Ngày 26/9 là ngày đầu đàn anh BY ngửi mùi thuốc súng trên đất K thì phải? Đàn anh nhận ra đồng đội không?

Còn những anh em trong danh sách đàn anh PM cho em thì chưa thấy :

1- Ngãi người Huế , thằng này lúc nằm chốt ở bờ mương Nam Chóp ở chung hầm với BY .
2- Thung hay Thoa gì đó , lính Thái bình .
3- Hùng móc cống lính HN ( lúc đó mất xác ) sau này đơn vị có cử người về tìm kiếm .

 Và :

 1- Anh Lương văn Mười A trưởng cối 60 của C2 lính 1974 . lính Hải Hưng .
2- Thằng Hoài người Huế .
 Trận sau ngày 17.2.1979 bên cánh trái Novea .
 Ở chốt đó khoảng 5 thằng hy sinh .
1- Huy lính Vĩnh phú bị đạn bắn tỉa chết ngồi sau 1 ngày đánh vận động giải vây lung tung cả .


Có thể các bác ấy đã hồi hương rồi đàn anh ạ.


 

 
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2010, 12:59:37 pm gửi bởi yenthanh » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #188 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 11:55:28 am »

 Như BY đã nói ở những topic trước trận 26.9.1978 lúc đó BY vẫn đang còn nằm ở trên E bộ E209 vì mới qua Svay riêng Nam Chóp được 2 ngày , nhờ các anh cán bộ D xét thấy lính còn lớ ngớ quá nếu mang số quân này tham dự ngay trận 26.9.1978 thì khả năng làm phân bón gốc Thốt nốt nhiều hơn hy vọng trở về sau trận đánh bởi vậy đoàn HN và HNN lúc đó được giữ lại trên E phục vụ cho trận đánh trên toàn tuyến BGTN .
 Thông tin cũng được nghe khi học chính trị trên E bộ thôi .
 Ngày 27.9  là ngày thành lập Đảng của chế độ Pôn Pốt , chúng định tổ chức đánh ta trên toàn tuyến BG chào mừng ngày thành lập Đảng của Pốt , ta quyết định sẽ đánh trước 1 ngày với sự hợp đồng các binh chủng , không quân , TTG , pháo binh và bộ binh bên hướng F7 .
 Lúc đó BY ở trên E bộ làm công tác vận chuyển đạn dược lên chốt và tuyến trên hướng chốt D9 ở Chóp , tải thương binh tử sỹ sau trận đánh 26.9.1978 . Đúng 5h sáng lúc đó BY đang trên đường rút về E bộ sau 1 đêm tải đạn , trận đánh mở màn , pháo binh các cấp bắn đỏ trời , những viên đạn bắn từ hướng VN qua bay trên đỉnh đầu nổ tăng tốc lao vào hướng thị xã Svay riêng từ rất nhiều hướng , TTG cơ động trên hướng đường 29 Nam Chóp gặp sự chống trả của địch ác liệt không lên nổi qua chốt Bờ mương ngang , chiếc xe T54 đi đầu bị bắt trúng đạn DKZ bay mất khẩu 12.8ly , 1 quả đạn cối 82ly của địch rơi tọt vào tháp pháo , chỉ huy xe hy sinh ( sau này mới biết anh ấy là bạn bác Lixeta ) .
 Không quân VN bay qua bay về suốt cả ngày hôm đó , ném bom chi viện cho bộ binh rút ra khỏi trận địa khi trưa và chiều ngày hôm đó .
 Nói chung trận đó ta không thu được kết quả gì từ hướng F7 nếu như không muốn nói rằng ta đã thua trận đó vì thương vong quá nhiều . Chúng ta đã thua về mặt quân sự trận đó , không chiếm được bất kể vị trí nào của địch bên hướng E209 nhưng lại thắng ở cả trên toàn tuyến chốt chặn BGTN ; Dập tắt ý định đánh lớn chào mừng ngày thành lập Đảng của Pôn Pốt đẩy chiến tranh qua bên kia BG Việt nam .
 Sau trận đánh 26.9.1978 đúng 1 ngày BY mới về chính thức đứng trong đội hình C2 D7 E209 .
 Cũng chỉ được nghe anh em tham dự trận đánh 26.9.1978 kể lại trận đó :
 Bên hướng D7 lúc đó có 2 chốt nằm kẹp con đường 29 hướng Nam Chóp cách thị xã Svay riêng 7km , chốt bờ mương ngang bên trái đường do C3 đảm nhiệm , chốt bên phải đường do C1 chốt giữ ( nó là cái chốt mà sau này C2 đánh trận 12.12.1978 ) .
 Lúc đó C2 nhận nhiệm vụ sẽ đánh vận động chiếm chốt địch bên cánh phải của C1 tiến sát sông Svayrieng , đó là vị trí cái gò cao gần sông , TTG đánh thẳng trục đường 29 , C3 đánh thẳng mặt chốt của mình bám cùng TTG tiến vào thị xã , C1 đánh cầm chân địch chờ thời cơ khi địch bỏ chạy sẽ đánh thốc theo đội hình D7 ( địch ở chốt C1 cực kỳ rắn nên kế hoạch của ta tránh đối đầu ở chốt C1 ).
 Trước đó ta cũng đã trinh sát điều nghiên khá kỹ nhưng không rõ để lộ hay có sự tắc trách gì ở đây nên đêm 25.9.1978 đưa bộ binh vào trận địa thì bị lệch hướng , lính tân binh đoàn Thái bình người về C2 muộn nhất là 9h tối chỉ kịp nhận súng đạn xong là đi đánh ngay đêm hôm đó , ngay B trưởng còn chưa rõ mặt thuộc tên lính mới tân binh .
 Sáng ra giờ nổ súng lính C2 bị lệch đội hình nên giơ sườn cho Pốt ở trên gò cao phang xuống , phía dưới nước ngập ngang bụng mặc dù cấp trên chi viện hết cỡ cũng không nhích nổi đội hình trước 2 họng hỏa lực mạnh 12.8ly và đại liên của địch , 1 B trưởng của C2 bắn 1 quả B41 chưa kịp tìm vị trí ẩn nấp đã bị chúng dập 3 quả DKZ75 ly vào khóm thốt nốt gần đó hy sinh ngay tại trận (hình như tên Quẹn ) , C trưởng C2 Hoàng trung Động bị thương nặng ở trận này và ra quân luôn sau đó , lính C2 bị dìm dưới đồng nước bám bờ ruộng thò được mỗi cái mũi lên thở suốt một ngày chịu để địch tàn sát , E cử 2 lính bắn tỉa là anh An và Quế nằm ngoài chốt C1 liên tục tỉa bằng súng Dragunov dìm cổ địch xuống cứu lính C2 , không quân bay qua thả 2 quả bom vào giữa đội hình cả ta và địch rồi lượn về mất . Khoảng 6h tối thì C2 rút ra khỏi được vị trí đó sau 1 ngày ăn đạn nhọn , pháo cối của địch no luôn , thiệt hại C2 mất 12 người , 10 người hy sinh phần lớn trúng đạn vào đầu , trong 10 người này thì B trưởng là lính cũ còn lại toàn lính mới của 3 đoàn tân binh .
1- Hà Nam Ninh nhập ngũ 5.1978 và vào BGTN cuối tháng 7.1978 .
2- Thái bình 5.1978 vào BGTN 9.1978
3- Bình Trị Thiên ( Huế ) 5.1978 vào BGTN 8.1978 .
 Vào cùng đoàn với số anh em hy sinh ở trận 26.9.1978 vẫn còn một số anh em sau này ra quân vào năm 1983 .
 BY mới điện hỏi lại anh Quân quản lý C2 thời kỳ đó anh Quân khẳng định :
 LS C2 D7 E209 Phạm văn Lữ lính đoàn Thái bình .
 Bùi Xuân Hùng chính là Hùng móc cống ( BY không nhớ họ của Hùng móc cống ) . Nếu đúng là Hùng móc cống thì nó hy sinh ở trận 12.12.1978 chứ không phải trận 26.9.1978 , theo anh Quân nói lính C2 chỉ có 2 thằng tên là Hùng từ thời nằm ở BGTN , 1 thằng Hùng bị thương 6.1978 lính Vĩnh phú rồi ra quân anh em vẫn gặp nhau , vậy thì người còn lại chỉ còn là Hùng móc cống của C2 .
 Điều này có thể tin được bởi anh Quân cũng có bộ nhớ rất tốt , đến tận bây giờ vẫn đọc vanh vách tên tuổi nhiều người , ngay cả quê quán địa chỉ anh em cũ vẫn nhớ , có thể do ngày xưa chuyên lo chuyện cơm áo gạo tiền ăn uống quần áo cho lính C2 nên tên tuổi nắm rõ hơn .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #189 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 12:05:56 pm »

Phạm Đình Lữ , Bùi Xuân Hùng: C2 D7 E 209
Hy sinh ngày  : 26/9/1978.

 Hiện 2 LS trên nằm tại NTLS Châu Thành Tây Ninh. Ngày 26/9 là ngày đầu đàn anh BY ngửi mùi thuốc súng trên đất K thì phải? Đàn anh nhận ra đồng đội không?

Còn những anh em trong danh sách đàn anh PM cho em thì chưa thấy :

1- Ngãi người Huế , thằng này lúc nằm chốt ở bờ mương Nam Chóp ở chung hầm với BY .
2- Thung hay Thoa gì đó , lính Thái bình .
3- Hùng móc cống lính HN ( lúc đó mất xác ) sau này đơn vị có cử người về tìm kiếm .

 Và :

 1- Anh Lương văn Mười A trưởng cối 60 của C2 lính 1974 . lính Hải Hưng .
2- Thằng Hoài người Huế .
 Trận sau ngày 17.2.1979 bên cánh trái Novea .
 Ở chốt đó khoảng 5 thằng hy sinh .
1- Huy lính Vĩnh phú bị đạn bắn tỉa chết ngồi sau 1 ngày đánh vận động giải vây lung tung cả .


Có thể các bác ấy đã hồi hương rồi đàn anh ạ.


 

 

 Các bác đã về quê thì bia mộ vẫn còn đó chứ bác yenthanh?

 Đề phòng spam phát: Bác Bê C1, lính 73 vẫn cay cú cái trận nằm giữa cánh đồng ngập nước đó, bị đạn Pốt nó bắn chiu chíu ấy?
Không hiểu bác ấy cay cú vì cái gì? Trận ấy bác này bị 1 viên M16 nó xuyên qua tay, bác vẫn khà khà "Nếu đạn AK thì hỏng nặng rồi,may mà đó là khẩu súng...nhựa". Thậm chí bác ấy còn mắng cả bác T.Hưng E42F9 can tội " Chi viện pháo kém, để bọn tôi cứ phải chúi mũi xuống ruộng"(Em nghĩ trận này chưa chắc pháo E42 tham gia)

 Bác Btr ấy là lính 74, người Hà tây, bị thương vào đầu, suýt...rơi óc ra ngoài(Bác Bê xé áo may ô, băng bó cho) Ai cũng tưởng sẽ chết. Nào ngờ, năm ngoái bác ấy cho thằng con trai mang cái ảnh 2 người chụp ở Sài gòn từ 1976, không khó khăn lắm, nó đã tìm ra T.Bê-bạn bố nó.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2010, 12:55:24 pm gửi bởi GiangNH » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM