Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:34:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo chân Anh, Tình Nguyện Quân Sư đoàn 7 BB (tt "Mũi chính diện..." - phần 5)  (Đọc 375171 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vinasoldier
Thành viên
*
Bài viết: 32


« Trả lời #170 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 03:17:46 pm »

Thời ấy lệnh gọi nhập ngũ được phát trước giấy báo ĐH,có muốn ngu khôn cũng chả được.Sao lão cứ mãi hành hạ mình thế?
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #171 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 04:09:38 pm »

hơ hơ, có khi giấy báo ĐH đến sau Lệnh gọi chứ Bác!
Nhưng theo quy định thời chiến (?) thì Thủ trưởng QS cao nhất của cơ sở địa phương - thường là Quận, huyện đội, dưng cứ coi như là cấp QK đi - lại "có quyền" yêu cầu "bên giáo dục" có trách nhiệm bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh - đi oánh nhau cái đã, rồi về đi học sau!
Còn "thủ trưởng cao nhất của phía bên... thí sinh" - cụ thể là Bộ trưởng GD-ĐT thì không thể có quyền đề nghị bên QS "bảo lưu" kết quả trúng tuyển NVQS được - ấy là chưa nói, khi đang chờ kết quả thi thì đơn vị chủ quản của thí sinh chỉ là "Ban Tuyển sinh" thuộc phòng đào tạo của Sở mà thôi... thủ trưởng nào to hơn?


- - -
Về việc "nóng tiết" của lão huynh BY, thì SGG em thấy dường như lão ấy "giận cá chém thớt" nhiều hơn, chứ không phải do anh em ném đá đâu ạ!
Chỉ cần chị... gấu bảo: "Người ta đào đồ cổ... làm giàu, còn anh cứ suốt ngày đào mấy chuyện cổ ấy lên để... thay cơm à!" (hic, BY ui... ấy là em chỉ tưởng tượng tương đương thôi ạ - vì với em thì... ở câu trên, nguyên văn của em... gấu có cụ thể hơn: "... anh định lấy mấy bản đồ ấy ra nấu cơm chứ gì!"

Túm lại, theo em, thì ai viết cứ viết - anh em cũng có quyền tranh thủ vào "ném vài viên" cho có lên số bài vậy mà!

Thưa các Anh! Ấy là SGG em tham gia nói đùa cho rôm rả (cho lên số bài)
Chứ thú thật, đừng nói ngạc nhiên gì về trí nhớ của chúng ta - thật tình là, chả hiểu sao, ta có thể quên chuyện hôm qua, tuần rồi... nhưng lại có thể nhớ vanh vách thậm chí đến giờ ngày tháng của nhiều việc từ thuở nào...
Trước đây, em đã từng đi theo các vị CCB Mỹ, các Bác sẽ không thể ngờ được là có khi "Hồi ấy, chỗ này có cái cây này..." hoặc "Ngay trên chỗ này nhìn xuống đó là chỗ cái bar có cô ấy..." (nghĩa là, phải leo lên chỗ đó, nhìn xuống, trước khi bước vào cái nhà kia để hỏi... người ta Huh Shocked)

Rồi kể cả các cụ CCB VN mình nữa - ôi thôi, em còn giữ băng ghi âm cả khối với đủ chuyện "hậu trường các cái..."
Mới năm ngoái đây thôi nè - vì một câu chuyện từ một cuộc giao lưu với các cụ - thế là SGG em có nhiệm vụ thực hiện một chuyến đi "đúng nửa thế kỷ" đưa một Bác, ngày ấy là A trưởng, trinh sát của tiểu đoàn "D101 - xoi đường 559" - đến ngay đúng cái làng dân tộc vùng tề Hướng Việt, Quảng Trị... ông già 85t nhìn hướng, nhìn dáng nhà rồi xăm xăm vào nhà sàn nọ hỏi lớn: "Phải nhà Điểu Re" đây không?" ack, ack... lát sau, có một anh trong chăn chui ra... hai người xì xồ qua lại vài câu... hóa ra, ông già làng Điểu re - cơ sở CM ngày ấy - thì đang ở... trên bàn thờ kìa, là ông nội của chú dân tộc này... anh pv Báo QDND đi theo chỉ biết há hốc mồm với câu chuyện "Sự kiện & Nhân chứng" nóng hổi... với những câu chuyện tuôn ra như suối của người lính già 50 năm trước nhận nhiệm vụ vào làng này cài cắm cơ sở!

hic, ở đây, mình có bschung - không biết lão này có định làm luận án gì về "hội chứng" không nhỉ?
Chỉ biết rằng, như em đây, hôm qua kia, đọc một câu của Bác nào về "những lá thư tình thời chiến..." thế là em nhớ vanh vách ngay nội dung và ngày nhận được lá thư của cô người yêu viết... chia tay - đã múa keyboar viết ngay rồi đó... có điều lại không biết viết vào chỗ nào nên thôi!
ack, giờ thì... không nhớ mình lưu mấy dòng ấy trong thư mục gì... khổ vậy chứ!

- - -
p/s: về cung đường mà BY đang viết - cho đến nay, đọc thêm mấy chỗ khác nữa, em cũng chưa xác định chỗ 5,7 nhà là ngay chỗ nào - cũng như Đèo đá - Đèo Khỉ - Đèo Gà - Bãi Sâm - 20 nhà...
Bác nào giúp giùm nhắc em theo thứ tự địa danh hay là dẫn link ở bài nào cho em xem với đi!
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #172 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 05:00:03 pm »

GiangNH !
 Chuyện " giang hồ " đồn thổi BY không quan tâm đâu . Grin
 Ngày trở về nhìn lại những gì mình đã từng trải nghiệm trên chiến trường , vắt tay lên trán suy nghĩ xem mình đã được gì và mất đi cái gì ở cuộc chiến tranh đó ?
 Chỉ thấy mình là thằng ngu , chỉ là thằng ngu chứ chẳng hay ho gì , vì mình ngu mới phải đi lính rồi lăn lóc chuyện súng đạn còn nếu mình khôn ngoan ra thì đã ngồi ở một trường ĐH hay Cao đẳng nào đó hưởng sự thái bình rồi . Grin
 Giờ đây ngồi chơi viết lại những gì mình cùng đơn vị từng trải qua chẳng để nói lên cái TÔI của mình vì bản thân mình cũng chẳng là cái QUÁI gì giữa một tập thể đơn vị cũ , điều BY muốn nói cũng bởi đồng đội mình , mất mát hy sinh gian khổ ác liệt của một thời như thế mà đơn vị , anh em mình  từng trải qua , thế thôi chứ ăn vàng ăn bạc gì ở đây đâu .
 Và nếu như ai đó trong "giang hồ " đồn thổi như vậy thì ngay chính BY cũng thấy chính mình thật là GIỎI .
 Giỏi đến mức bao nhiêu ông lính CCB ở K về cũng tin đến sái cổ phải há hốc mồm khi nghe chuyện của BY , cái thằng không phải là lính kể chuyện chiến đấu ở K mà không tìm thấy sự vô lý ở đó và bắt bẻ được câu nào . Angry
 Ba cái chuyện trò mèo của mấy thằng trò mèo . Vớ vẩn , GiangNH cũng đừng bận tâm làm gì . Grin
 

Bác Binhyen1960 ơi, gặp những lúc tức khí kiểu ấy nhà Em lại lẩm bẩm "..ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ giành phần ai.." ... Grin Grin Grin
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #173 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 05:17:35 pm »

 Chia tay thằng Diễm cùng anh em vận chuyển khiêng cáng tử sỹ về tuyến sau 4 anh em chúng tôi quay trở lại suối nơi thằng Diễm hy sinh , dọc đường đi anh Tập buồn thiu không nói , từ chiếu hôm qua chỉ thấy anh ấy luôn thở dài , đêm qua nằm gần anh ấy tôi biết anh ấy đã thao thức không ngủ trwor mình liên tục trên võng , mỗi khi tôi trở dậy mặc thêm quần áo hay sửa lại cái võng là một lần lưng anh ấy trùng xuống chạm đất cũng chẳng thấy anh ấy nói năng gì . Tôi biết anh ấy mới mất đi một người đồng hương Hải hưng ở đơn vị và đồng hương mình hy sinh thì ai mà không buồn , thằng Diễm đang chờ kết nạp Đảng nó đã làm xong thủ tục kê khai trích ngang lý lịch và đang chờ xác minh , anh Tập là người giới thiệu nó vào Đảng nay bỗng chốc thằng Diễm hy sinh thì những chuyện kia chẳng còn ý nghĩa gì nữa .
 Chúng tôi về đến suối Diễm hy sinh thì đơn vị đã hành quân đi rồi , anh em chúng tôi khoác vội ba lô tiếp tục đuổi theo đội hình D7 , đường rừng vắng vẻ 4 anh em hành quân gấp đuổi theo , từ lòng suối đi lên dốc đứng thẳng từng bước một mà leo , bám cành cây để vít mà đu người lên thấy thấm mệt ở đoạn đường đi kiểu này , lúc đầu mới vào hành quân đeo nặng thấy gian nan vậy thôi chứ sau này đi nhiều dốc cao khó đi hơn thấy nó cũng quen dần . Chúng tôi mải miết đuổi theo đến tận trưa mới bắt kịp đơn vị , đoạn đường này sau đó là vị trí của D8 tải gạo vào tuyến trong cho D7 , nó chỉ khó khăn khúc ban đầu ở suối Diễm hy sinh và qua đó khoảng 4 5km là khó đi còn về sau này thì đường tốt hơn ít phải trèo đèo lội suối , rừng già rậm rịt 2 bên đường những cây to cổ thụ với những rễ cây bò ngang mặt đường , từng khoảng đất lổn nhổn quanh rễ cây thấy đã ngại đặt chân vào , cứ chắc ăn tôi nhón chân lên rễ cây mà đi , ai mà biết trước được thằng Pốt nào nó gài ở dưới chỗ đất đó quả mìn và nó chỉ chờ mình đặt chân vào đấy là coi như xong .
 Thật lòng để nói , trong chiến đấu tôi sợ nhất gặp mìn , tôi không sợ nằm dưới tọa độ pháo , chẳng sợ đạn địch bắn như mưa cũng chẳng sợ mấy thằng Pốt đêm gác mò vào chốt hay 1 B của địch ngoài chốt mồm hò hét chô chô huýt còi xung trận , vậy mà thấy sợ kẻ gieo rắc cái chết lạnh lùng này , nó luôn chờ đợi những xơ xểnh nhỏ nhất do chính mình gây ra và BÙM , mọi chuyện coi như kết thúc . Thật lạnh lùng và cũng vô cùng tàn nhẫn , có thể phát đạp mìn của thằng Thế ở trận 7.1.1978 diễn ra trước mắt tôi khi nó ngã xuống sau tiếng nổ của quả mìn hơi K58 giơ lên cái chân bay mất bàn chân và cái ống xương trắng hếu thịt tước như dóc mía lên tận đầu gối đã khiến tôi thấy run sợ , rồi hình ảnh thằng Vinh Tôm bạn tôi dính 2 quả mìn hơi K58 một lúc thân xác nó chẳng mấy vẹn toàn , trận Cửa mở lúc vượt qua quyết chiến điểm anh em C2 đạp mìn hất ngược trở lại xuống bờ tường ủi khi đó và hôm qua anh lính C20 với thằng Diễm là một minh chứng nữa khiến tôi thấy ghê sợ loại vũ khí này . Tôi tự nhắc nhở mình nên cận trọng trên từng bước chân đi .
 Khoảng 2h chiều thì chúng tôi hành quân đến một vùng trảng trống giữa trên đỉnh núi cao , mặt  bằng khá rộng to như cái sân bóng đá hơi nghieng nghiêng vào hướng hành quân , chung quanh cây cối rậm xanh rì và con đường mòn tải gạo đi nép về bên trái cái trảng này , từ sát ngoài F bộ F339 vào tới đây luôn là cây rừng cành lá phủ trên đầu vậy mà ở đây có cái trảng trống trên đỉnh núi cao khá phẳng phiu thoáng tầm mắt , thấy nó hơi khác thường tý chút vậy thôi chứ cũng chẳng để ý làm gì nhưng sau này lại chính là vị trí chúng tôi nhận gạo tải vào của D8 ở đây , sau vài ngày đầu tải gạo đơn vị rút kinh nghiệm lại bố trí cho hợp lý đội hình vị trí giao nhận gạo giữa những D trong E209 khi làm nhiệm vụ , D8 tải gạo vào tới suối Chết Trôi giao cho D7 rồi quay ra suối Diễm hy sinh thì quá muộn không kịp thời gian chuẩn bị cho ngày mai tải tiếp , bởi vậy sẽ giao gạo cho D7 ở chỗ cái trảng này , họ sẽ đỡ được 2h đồng hồ đi lại và D7 phải cố gắng hơn nữa thu nhanh thời gian tải gạo từ suối Chết Trôi vào đến E9 .
 Chúng tôi tiếp tục hành quân tiếp thêm khoảng 5km nữa đường rất dễ đi bởi phần lớn là đường mòn bằng phẳng cho đến khi đường đổ dốc xuống lòng một con suối khá lớn nằm sâu giữa 2 khe đồi , cây ven bờ suối thưa thớt chỉ nhiều cây dại , khúc suối nước đọng một khoảng rộng ngay dưới chân đường đi và đường vượt qua để vào E9 bắt buộc phải đi qua khúc này không có con đường nào khác , để qua được bên kia bờ suối phải đi ngược theo dòng chảy khoảng 200m mới có những mỏm đá trên lòng suối để bước qua trên những hòn đá đó và bên kia là đường có thể đi qua dễ dàng nhất .
 Suối Chết Trôi ! Một địa danh , một con suối trên đường vào E9 , là điểm bắt buộc phải đi qua của đường hướng này là nơi chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện đã từng xảy ra trên cung đường này , đứng dưới lòng suối ngửa cổ nhìn lên đỉnh núi trước mặt mình mà ngày mai chúng tôi sẽ phải bắt đầu tải gạo đi qua , nhìn lên , nhìn lên mãi cho đến khi nào rơi cái mũ cối đội trên đầu mình ra phía sau lưng thì lúc đó mới nhìn thấy được đỉnh núi nơi sẽ phải đến phải đi qua , không phải 1 2 3 lần mà là 40 lần trèo qua con dốc này cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ kết thúc chiến dịch tải gạo cho F339 . Gian nan không gì tả xiết đang chờ đón chúng tôi .
 D7 nhanh chóng đi vào ổn định đội hình nơi ăn chốn ở ngay sau đó , D bộ nằm ngay trên đường đi chỗ cắt ngang qua con suối có những tảng đá bước qua bờ bên kia , suối vẫn róc rách chảy dồn nước về cái khúc nước đọng phía dưới , C2 nằm ở cuối nguồn và cuối đội hình , nếu ai đi từ ngoài vào sẽ gặp lính C2 trước , C1 nằm liền theo đó dải dọc cho đến khi gặp D bộ , C3 C5 nằm sau lưng D7 dải dài theo hướng thượng nguồn , tất cả nằm hết bên này bờ suối Chết Trôi . Do D7 từng bị lính Pốt đứng trên cao ném lựu đạn cùng đạn cối 60ly xuống suối lên cảnh giác và D trưởng Xuyến kiên quyết bắt lính phải đào hầm tránh với nắp bằng thân cây phủ đất dày bề mặt , các hố nằm ngủ đêm đào sâu xuống khỏi mặt đất ít nhất 30cm , công việc được chính D trưởng cùng tác chiến D kiểm tra nghiêm ngặt , bất kể ai cãi lệnh hay chây ỳ không chịu đào hầm hố sẽ được bố Xuyến hỏi thăm ngay , bố Xuyến bọ tính tình vui vẻ nhưng mệnh lệnh trong chiến đấu thì đừng thằng dại mà đùa với ông ấy .
 Bố Xuyến đúng là một người lính nhiều kinh nghiệm trận mạc , ngay chiều hôm đó bố dắt theo nhóm tác chiến trinh sát và công binh C20 trèo ngược lên đỉnh núi trước mặt nắm tình hình thực địa cùng chiếm lĩnh cắt đặt lính công binh ở vị trí trên đỉnh dốc , có thể như vậy sẽ khó khăn trong sinh hoạt của anh em C20 nhưng ngược lại thuận lợi cho công tác dò phá mìn cũng như chốt giữ điểm cao trên trục đường tải gạo , điều nữa mà chúng tôi được biết cách suối Chết Trôi khoảng 5km có một trạm công binh của F339 nằm tại đó chốt giữ , nhiệm vụ của họ hàng ngày dò soát mìn đoạn đường vào buổi sáng trước khi lính tải gạo hay anh em khác đi lại trên dọc tuyến đường này .
 Như vậy là công tác tổ chức của ta cũng như của riêng D7 khá chặt chẽ đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh hiện tại .
 Chúng tôi cũng được biết tin lính D8 D9 của E209 cũng đã ổn định đội hình và đã bắt đầu tải gạo vào tuyến trong , hiện nay mọi chuyện rất thuận lợi , riêng cho D7 sẽ được nghỉ ngày mai nằm chờ D8 chuyển gạo vào chuyến thứ nhất xong sẽ bắt đầu chuyến tải gạo đầu tiên vào sáng sớm ngày kia . Như vậy kể từ ngày rời thủ đô Phnom Penh sang ngày thứ 6 chúng tôi mới bắt đầu được những chuyến gạo đầu tiên vào cho E9 F339 , với 4 ngày đi đường , 1 ngày nằm chờ gạo ổn định đội hình và 1 ngày tải gạo , chưa làm được gì chúng tôi đã hy sinh mất 2 người ở những ngày đầu của chiến dịch .
 Khoảng 4h chiều hôm sau lính D8 tải những ba lô gạo đầu tiên vào đội hình D7 , chúng tôi nhận gạo từ anh em D8 đóng dồn vào ba lô của mình , lúc đầu thiếu kinh nghiệm anh em trải tấm tăng rộng ra rồi đổ gạo vào , lính D8 cứ đổ gạo vào đó lính D7 sau đó đóng lại ba lô ruột tượng của mình sau , mất khá nhiều thời gian ở chuyện này , sau này không làm như vậy nữa mà đổi ba lô cùng ruột tượng luôn vừa đỡ mất công vừa tránh rơi vãi , hạt gạo vào đến đây thấm mồ hôi anh em mình để rơi vãi lãng phí thấy tiếc lắm . Lính chúng tôi đóng gạo vào ba lô rất tự giác , dọng thật chặt cái ba lô TQ cho cứng ngắc dùng nylon phủ mặt ba lô rồi buộc chặt lại , lấy túi nylon đã chuẩn bị sẵn bỏ thêm 3kg gạo nữa vào túi nhỏ nhét cóc ba lô , ruột tượng cũng dọng chặt buộc lại sao cho đủ độ cong của ruột tượng vòng qua cổ mình khi hành quân mang vác , 30kg gạo cho một người không thể thiếu được ai cũng cố gắng hết sức mình làm tròn nhiệm vụ , không ỷ lại nhau , từ D trưởng đến chiến sỹ trong D7 mang vác gạo như nhau không có sự phân cấp trong nhiệm vụ tải gạo còn súng đạn mang theo ai vũ khí của người đó , B41 B40 với 3 quả đạn , RPD 1 băng 100 viên , AK và bao xe đạn đầy khi cần thiết thì cung cấp đạn cho xạ thủ RPD .
 Anh nuôi quản lý cũng tham gia tải gạo cùng anh em chỉ 2 người ở lại lo chuyện cơm nước cho đơn vị số còn lại đi hết , chuẩn bị sẵn cơm sáng ăn xong là lên đường , bữa trưa mỗi người nắm cơm nắm ăn dọc đường chiều tối về ăn cơm tại đơn vị .
 Mọi công tác chuẩn bị đã xong , sáng mai chúng tôi lên đường sớm , D7 bắt đầu chiến dịch tải gạo khoảng 5h sáng ngày 13.1.1980 .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #174 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 08:23:26 pm »

 Mời bác BY nhận đồng đội C3-D7-E209-F7-QD4
Logged
taxek9
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 335


« Trả lời #175 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 09:34:58 pm »

tiếp...

Cái hình 1 này thấy quen lắm;nếu nhớ không lầm chỉ từ suối Leck qua vài km mà thôi.
Logged
taxek9
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 335


« Trả lời #176 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 09:41:51 pm »

@binhyen: he... tấm có hình chiếc xe gắn máy là họ chụp ở thị trấn Lếch, cảnh này thì ông taxe339 ăn dầm nằm dề ở đó
Thấy có cây cầu sắt(ngày xưa không có);cám ơn bạn vì mấy tấm hình,gợi nhớ ghê quá!!!!hừmTXk9.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #177 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 09:57:26 pm »

 Theo BY có lẽ tả chính xác nhất cung đường từ Pousat chỗ QL5 vào đến F bộ F339 có lẽ chỉ có bác Taxek9 biết rõ nhất và nói chuẩn nhất . Grin
 Đề nghị bác Taxek9 kể lại về cung đường này đi , anh em khác đi qua vài ba lần và cũng vội vàng trong cảnh thùng xe lắc qua lắc về nên cảm nhận cũng không chính xác bằng . Grin
 Bác Taxek9 hãy nói thêm cho anh em biết về hướng đơn vị bác đi .

 GiangNH ! BY nhận ra ông lính C3 này rồi , mặt quen lắm nhưng không ngờ là lính Đông Anh thôi .
 Lão này cùng đoàn với thằng Trung , Lân , Hào . Lính C2 D7 E209 .
 Bổ sung quân cho D7 vào thời điểm gần ngày 22.12.1978 tại Nam Chóp Svay rieng trước chiến dịch đánh Cửa mở ít ngày .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #178 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2010, 11:45:10 pm »

GiangNH !
 Chuyện " giang hồ " đồn thổi BY không quan tâm đâu . Grin
 Ngày trở về nhìn lại những gì mình đã từng trải nghiệm trên chiến trường , vắt tay lên trán suy nghĩ xem mình đã được gì và mất đi cái gì ở cuộc chiến tranh đó ?
 Chỉ thấy mình là thằng ngu , chỉ là thằng ngu chứ chẳng hay ho gì , vì mình ngu mới phải đi lính rồi lăn lóc chuyện súng đạn còn nếu mình khôn ngoan ra thì đã ngồi ở một trường ĐH hay Cao đẳng nào đó hưởng sự thái bình rồi . Grin
 Giờ đây ngồi chơi viết lại những gì mình cùng đơn vị từng trải qua chẳng để nói lên cái TÔI của mình vì bản thân mình cũng chẳng là cái QUÁI gì giữa một tập thể đơn vị cũ , điều BY muốn nói cũng bởi đồng đội mình , mất mát hy sinh gian khổ ác liệt của một thời như thế mà đơn vị , anh em mình  từng trải qua , thế thôi chứ ăn vàng ăn bạc gì ở đây đâu .
 

Re: Vẫn nhớ mãi !
« Trả lời #542 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2010, 12:03:03 am »
 Quay mặt thấy núi Bà Đen đã xa mờ .
 Xa thật rồi những chiều dạo phố,vang vọng giọng ca của Robentino với trở về suriento hay opladi oplada của Beetel mưa ơi hay ngừng rơi của CCR.Xa thật rồi những tối rạo rực với cốc chè đỗ đen hay sen dừa với tiếng nhạc của Abba,BoNiem,Smoky.Xa thật rồi những chiều mưa tập tọe hút thuốc lá với cafe đắm mình trong giọng ca phai phai của Khánh Ly quện vào lời và nhạc của họ Trịnh trong Sơn ca bẩy. Rồi cũng tập tọe thất tình trong Mười tám ca khúc của Chế Linh,Thanh Tuyền.Xa rồi Tình ca nhạc trẻ 1,2,..
    Ngồi bệt trên sàn xe ,bó gối,cụp mũ xuống,mặc cho xe dằn lắc, thả hồn về nhà với mẹ với các em,về phố ,về bạn ,về nhạc,về phở..bún chả… mà lòng quặn thắt nhớ, chỉ muốn khóc,giá mà dám khóc trước mặt bọn đồng ngũ.
Về ư? Tôi có hai chỉ vàng mẹ cho phòng thân, đủ về tới HN,bộ quần áo dân với quần loe hẳn hoi. Sẽ về được.
Nhưng bố tôi,mẹ tôi sẽ đối diện với thằng con đảo ngũ trước cơ quan của họ ra sao,khu phố thế nào,tôi sẽ không còn hộ tịch sổ gạo không thể về cơ quan cũ,tôi sẽ làm gì!?
Tôi chỉ là lính nghĩa vụ,nếu không bắt, tôi sẽ không đi,nhưng tôi không trốn tránh, đã là nghĩa vụ thì phải làm thôi,nếu có phải chết cũng không thể làm ảnh hưởng tới gia đình ,nghĩ tới đây bỗng trong lòng trào lên một thứ tình cảm nửa như tủi thân vừa như kiêu hãnh của trẻ con…hết trích
VM đã nghĩ như vậy trong ngày đầu làm lính sư 10 . Vào thời điểm đấy(tháng 10/1978) ít nhiều chúng ta cũng đã được nhìn ra thế giới một chút rồi đâu còn u mê quá ! có điều là chúng ta không u mê mà vẫn dám đi vào chỗ chết , nó khác kẻ u mê ! phải không bác BY 1960 Wink
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #179 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 06:59:53 am »

@GiangNH : hehe, em đùa bác chút cho vui thôi chứ có phải em không biết "phum" bác ở toàn CCB gạo cội qua đủ các chiến trường đâu. Ý của e ở đây là có nhiều cái đã rõ ràng không cãi vào đâu được như 1+1=2, thế mà vẫn có người tung tin vịt ra để làm gì thế không biết. Họ cứ tưởng họ khôn lắm còn thiên hạ ngu hết chắc, họ tung tin ra để làm giảm uy tín người này người nọ bằng những việc không có thật nhưng rốt cuộc họ cũng chẳng có lợi lộc gì trong việc này mà còn gây tác dụng ngược lại vì những điều họ nói thì ai cũng biết không phải sự thật. Nên mình không việc gì phải bận tâm đến những điều ấy. Ý của em chỉ có vậy thôi, bác biết là tin vịt rồi thì đưa lên làm gì nữa mất công gián mạch hồi ức của Đại Trưởng em. Làm chân LL thì nhiệm vụ là bảo vệ cả thủ trưởng mà, em sợ thất trách nên mới làm vài loạt AK hù mấy thằng Pốt cho nó chạy đi khỏi quấy thôi . Còn bác đọc vị của em thì chính xác 100% rồi, hôm nào có điều kiện thì cho em kính bác 1 ly nhá
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM