Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:34:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo chân Anh, Tình Nguyện Quân Sư đoàn 7 BB (tt "Mũi chính diện..." - phần 5)  (Đọc 375157 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #130 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 01:55:59 am »


Phải mua của ông chủ quán này không bác?



Tiếc là khi bác Binhyen vào thì ông giáo cùng bộ sậu đã cao chạy xa bay rồi.
Mong bác tiếp mạch chuyện.


 Nhìn lão này sao giống lão Duch thế NC ? hay là chính lão đây ?
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #131 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 03:10:51 pm »

 Từ chợ ngã 3 QL4 đi về mấy anh em chúng tôi bám bên trái đi về hướng đơn vị , dòng người ngược suôi hối hả trên đường trước ngày lễ lớn , xe QTN VN , xe LHQ , xe QD và chính quyền lính bác Hênh rồi cả những chiếc xe con sang trọng chở quan khách chính phủ các nước có quan hệ ngoại giao với Campuchia lúc đó từ hướng sân bay đi ra , có lẽ những chuyến chuyên cơ trong sân bay đưa đón những yếu nhân chính phủ nước nào đó sang tham dự buổi lễ mừng 1 năm GP đất nước Chùa tháp này .
 Từ phía sau lưng chúng tôi đi cùng chiều một chiếc xe Jeep chạy vượt lên rồi dừng lại tạt đỗ vào sát bên kia đường , một người lính bác Hênh trên xe bước xuống , tác phong nhanh nhẹn gọn gàng trong bộ quân phục khẩu K59 trắng bóng nhỏ xíu bên hông , dáng chắc khỏe nước da nâu và mái tóc hơi xoăn và một vầng trán rộng , anh bước vội qua đường tránh dòng người đang đi lại rồi tiến gần đến phía chúng tôi miệng nói :
- H...hả ?
 Tôi hơi giật mình , không biết là ai trong lính Quân đội bác Hênh bỗng dưng gọi đúng tên tôi như vậy ? Vì quá bất ngờ nên tôi chưa kịp nhớ thì người đó tiến lại gần ôm trầm lấy tôi , anh ấy ôm tôi rất chặt rồi lắc lắc vai tôi mà tôi chưa kịp nhận ra anh ấy là ai ?
 Ngước mặt nhìn lên ( anh ấy cao hơn tôi cả 10cm ) Trời ơi ! Anh đại đội phó lính bác Hênh từ những ngày đầu vào GP Phnom Penh , trước anh ấy ở bên kho đông lạnh còn chúng tôi ở bên kho vải bên kia đường hàng ngày tôi vẫn chạy qua chơi nói chuyện với anh em lính bác Hênh bên đó rồi quen anh ấy , sáng nào tôi cũng qua ngồi uống trà cùng với anh ấy cạnh cái góc nhà tròn tròn chỗ kho đông lạnh , chỗ đó khuất ánh mặt trời buổi sáng nên rất mát anh em tôi hay vác ghế ra đó nhâm nhi ly trà buổi sáng rồi anh nói tiếng K tôi nói tiếng Việt với nhau , nghe nói trước 1977 anh ấy là lính của đơn vị tiểu đoàn trưởng Penxovan từng phản chiến Pôn Pốt chạy qua tỵ nạn tại VN và ngày 5.1.1979 ở bến phà Neck Luong anh ấy theo QTN VN về GP quê hương mình giữ cương vị đại đội phó lính bác Hênh chốt giữ khu vực kho đông lạnh này còn người đại đội trưởng nằm trong sân bay Puchentong .
 Cũng chính anh ấy , đơn vị của anh ấy đã từng đánh phối thuộc cùng D7 chúng tôi trong trận bên ngã tư đường tàu đường 51 cánh phải núi Novea , lúc đó đơn vị lính bác Hênh dưới sự chỉ huy của anh ấy đi giữa đội hình C1 và C2 chúng tôi , tận mắt tôi thấy anh ấy chỉ huy lính bác Hênh tham chiến sát cánh cùng lính D7 lúc đó , sau trận đó đơn vị anh ấy tách khỏi E209 và không gặp nhau nữa cho đến hôm nay . Mừng quá chúng tôi ôm khoác vai nhau giữa đường hỏi chuyện nhau luyên thuyên cả , lúc này anh ấy nói được nhiều tiếng Việt rồi còn tôi cũng 5 3 câu tiếng K khi nào hết vốn ngoại ngữ thì dùng tiếng Việt anh ấy cũng hiểu . Tôi hỏi :
- Sao anh vẫn nhớ tên và nhận ra em đi trên đường ? gần 1 năm rồi không gặp nhau từ sau trận đánh bên ngã tư đường tàu núi Novea .
- H... thì anh không bao giờ quên vì em là chú lính VN be bé da trắng hay cười , gặp là anh nhận ra ngay .
- Đơn vị em đóng quân ở kia . Anh bây giờ làm gì ? ở đâu ? ( tôi chỉ về hướng đơn vị đóng quân )
- Nhà anh cũng ở đấy , hiện anh là Binh đoàn phó binh đoàn 1 QD Campuchia đang chuẩn bị duyệt binh .
 Ôi ! Lính bác Hênh nhanh làm to quá mới ngày nào mà bây giờ anh ấy đã là binh đoàn phó binh đoàn 1 của Campuchia rồi , nhưng điều đó không quan trọng anh ấy làm gì cũng được trong quân đội bác Hênh , điều quan trọng nhất giữa quan hệ của chúng tôi là anh ấy vẫn nhớ được tên tôi một cách chính xác và thật xúc động nếu ai đó lâu ngày gặp mình mà vẫn nhớ được tên mình thì đó là điều đáng quý , mình đã làm được điều gì đó để họ luôn nhớ về mình nhớ đến cái dáng đi , khuôn mặt và cả tên tuổi mình nữa . Anh ấy vội vã chia tay chúng tôi đi làm việc hẹn chiều về nhà anh ấy sẽ qua đơn vị tìm tôi sau .
 Chiều tối hôm đó anh ấy về nhà thật , xe đưa về ngang cửa hóa ra nhà vợ 4 của anh ấy cũng ở ngay cái sân rộng nơi C2 chúng tôi đóng quân , gian nhà lá mới dựng cuối sân chung quanh che bằng lá thốt nốt , cái cô vợ to cao đẫy đà mặt mũi khá xinh khoảng gần 30 tuổi rồi hàng ngày vẫn đi ra đi vào sân kia lại là vợ của anh ấy , lính bác Hênh hay thật đấy , làm to tý chút là cưới vợ tràn lan , vợ chính vợ phụ vợ sơ cua lấy thoải mái , con chung con riêng con tây vô tư miễn lo đủ cho chúng có ăn có mặc . Lúc anh ấy về đến ngang sân thì tôi đang ngồi ở võng , giơ tay chào tôi anh ấy đi vào nhà thay quần áo rồi quấn khăn cà ma đi tắm ngoài cái ruộng ở xa ngoài kia nơi lính chúng tôi vẫn hay ra đó tắm , tôi hơi thắc mắc phó TL một binh đoàn lính bác Hênh mà chẳng khác anh nông dân tý nào , chẳng biết mấy bà vợ 1 2 3 kia thế nào cuộc sống ra sao chứ bà vợ 4 này thì cũng chẳng hơn dân thường bao nhiêu .
 Đêm đó anh ấy ngủ lại nhà cùng đơn vị chúng tôi sáng ra có xe đến đón đi từ rất sớm , tối đó anh ấy ngồi chơi nói chuyện với anh em tôi rất muộn  , nhiều người không biết mối quan hệ giữa chúng tôi không hiểu chúng tôi quen nhau từ bao giờ , mọi người quên mất một chi tiết nhỏ là tôi bị ong đốt vào đầu khi đi nghịch phá trong Phnom Penh nên ở lại cứ ít ngày sau khi đơn vị đã theo chiến dịch đánh Udong lúc đó , đơn vị đi gần hết chẳng còn ai bao nhiêu nên tôi có điều kiện gần và quen biết lính bác Hênh lúc đó nhiều hơn , thêm nữa trước trận bên ngã 4 đường tàu tôi là người móc nối dẫn đường cho đơn vị của anh ấy vào vị trí tác chiến khi 2 lực lượng cùng phối thuộc đánh vận động khi đó .
 Từ đó cho đến mãi tận sau này chưa bao giờ tôi gặp lại anh ấy nữa , thời gian cũng đã là quá lâu ngay tên của anh ấy tôi cũng không thể nhớ ra nhưng kỷ niệm về người lính bác Hênh đó thì tôi mãi không bao giờ quên .
 Cả ngày 6.1.1980 chúng tôi được nghỉ ngơi tắm rửa tự do sinh hoạt trong phạm vị đơn vị quản lý , cũng chẳng ai muốn đi đâu cả ngoài ra chợ đầu ngã 3 QL4 , ra chợ thì cũng chẳng để làm gì , chẳng có tiền để mua hay đồ để đổi trác những thứ cần thiết nên mang tiếng là tự do thì cũng đồng nghĩa với lên võng mà ngủ đến bữa chờ cơm anh nuôi nấu nướng ăn uống chờ đến giờ đi làm nhiệm vụ .
 Đúng 10h đêm là giờ xuất kích đi làm nhiệm vụ bảo vệ cho ngày lễ duyệt binh mừng 1 năm đất nước Campuchia hoàn toàn GP . Chúng tôi thay quần áo mới như đã định , ngày lễ của bạn mình lính con nhà nghèo nhưng cũng nên tươm tất tý chút cho ra dáng chứ để ăn mặc như trước thì nhìn lính chúng tối chán lắm .
 Theo kế hoạch C2 chúng tôi sẽ bắt đầu làm nhiệm vụ tuần tra canh gác đoạn đường từ đầu ngã 3 QL4 đến cuối sân bay , những vị trí khác còn lại sẽ do các đơn vị khác trong D7 đảm nhiệm , từng tốp chia lẻ 3 người một nhóm thay nhau tuần tra 2 bên đường dải dọc đoạn đường khoảng 3km đó , thực ra nhiệm vụ cũng chẳng có gì ghê ghớm , cứ tuần tra đi lại thế thôi , lúc đó đêm tối rồi có ai đi lại ngoài đường nữa đâu , ngày đó thủ đô Phnom Penh có lệnh giới nghiêm không cho dân ra ngoài đường phố sau 12h đêm bởi vậy khá vắng vẻ nhất là khu vực sân bay đơn vị chúng tôi làm nhiệm vụ thì lại càng vắng vẻ . Trong ngày lễ và kết thúc buổi duyệt binh tại trung tâm thành phố khoảng 10h sáng 7.1.1980 thì 12h trưa chúng tôi cũng kết thúc nhiệm vụ này , hy vọng sẽ không có chuyện gì xảy ra và nhiệm vụ này sớm kết thúc .
 Chúng tôi ra đường và nhận vị trí , ai cũng có vị trí hay nhóm của mình còn tôi thì chẳng thuộc nhóm nào cả , luôn là loong toong muốn ở chỗ nào cũng được . Anh em vào vị trí trong cái cảnh đi lại lang thang trên đường , đứng không ra đứng , đi cũng chẳng ra đi đến là sốt ruột , trong kia sân bay đèn điện lờ mờ làm lính buồn ngủ nhìn nhau gật gù lên kế hoạch tìm chỗ ngả lưng . Đến khoảng 12h đêm thì anh Phượng thấy chán lắm rồi , đường vắng hoe thỉnh thoảng vài chiếc xe quân sự chạy đi chạy lại rồi cũng thưa dần chơ chọi chỉ còn lại mấy thằng lính chúng tôi cầu bơ cầu bất dưới đường đi lại canh gác . Anh Phượng bảo tôi :
- Em gọi mấy thằng về đơn vị bảo chúng nó mang hết áo mưa ra mà dải xuống vệ cỏ nằm nghỉ để chúng nó thay nhau gác chứ tất cả cùng gác thế này mai chịu không nổi đến 12h trưa đâu .
 Chúng tôi nhanh chóng mang áo mưa ra đường cho anh em dải ra kiếm chỗ ngả lưng chờ trời sáng , những bãi cỏ bên phía sân bay khá sạch sẽ , cỏ dày tôi cùng anh Phương cua 1 vòng toàn đơn vị nhắc nhở anh em canh gác xong là mò về đó ngả lưng ngủ , tổ 3 người thì 2 ngủ 1 gác , ngay người gác cũng chẳng cần đi đâu xa cứ ngồi cùng 2 thằng đang ngủ cũng được .
 Cái đêm đó sao nó dài thế không biết , chúng tôi mong trời nhanh sáng , mong cải buổi lễ duyệt binh này nó nhanh qua đi cho nhẹ nợ .
 Khoảng 4h sáng là bắt đầu thấy có người đi lại trên đường rồi , ngày đó ở K dân còn nghèo , các phương tiện đi lại không có gì đâu , ở nông thôn thì có xe bò kéo chứ ở thành phố thì lấy đâu ra thứ đó còn xe cộ khác thì làm gì có , chỉ có xe quân sự hoặc dân đi bộ trên đường vậy thôi , những người dân K phụ nữ đàn ông già trẻ lớn bé từng tốp đi trên đường , hôm nay họ ăn mặc tươm tất hơn bình thường , màu đen huyền thoại từ đầu đến chân biến mất đi đâu ở họ , có thấy những bộ xà rông truyền thống kiểu hoa văn Thái lan sơ mi trắng đầu quấn khăn cà ma và tay ai cũng cầm theo cái cờ 5 tháp bằng giấy nho nhỏ trên cái que tre . Họ bắt đầu vào thành phố dự lễ mừng 1 năm GP , họ hình như đi theo tổ chức của một địa phương nào đó ở quanh thủ đô , họ đi ngang đội hình chúng tôi khi trời còn chưa sáng và chắc họ cũng ngạc nhiên lắm khi thấy những thằng lính chúng tôi ăn mặc cũng khá tươm tất nằm lăn quay ra bãi cỏ mà ngủ súng gối ngang đầu .
 Khoảng 5h sáng thì anh Phượng dậy lượn 1 vòng kiểm tra đôn đốc anh em bắt đầu thực thi nhiệm vụ , theo kế hoạch là phải thường xuyên túc trực tuần tra canh gác 12h liên tục , vậy là chúng tôi đã ăn gian được 5h , cũng đỡ lắm đấy chứ . Lúc này trên đường bắt đầu người đi lại đông lắm rồi , từng đoàn dân K hàng trăm hàng ngàn người kéo vào thành phố , họ đi lũ lượt đi rào rào chỉ duy nhất một chiều , dòng người cứ thế cuồn cuộn nhắm hướng trung tâm thành phố họ đi . Tôi mắt nhắm mắt mở nhìn dòng người đang đi kia , họ đông như thế kiểm tra làm sao cho hết dù chỉ nhìn bằng mắt , gần như người dân họ không cầm theo vật gì ở tay trừ cái cờ 5 tháp bằng giấy . Vài chiếc xe chạy qua nhìn là biết ngay xe dùng trong buổi diễu hành duyệt binh rồi , lốp xe sơn trắng cạnh vỏ vế bên ngoài , biết vậy nhưng trên nguyên tắc vẫn phải kiểm tra giấy tờ nếu không nhỡ có chuyện gì họ đổ lỗi cho mình không kiểm tra , chặn xe lại lái xe chìa ngay cho chúng tôi cái giấy được phép đi lại trong thành phố ngày 7.1 .1980 , vậy là đủ xin mời các anh đi cho khuất mắt , khi kiểm tra mới biết toàn là xe của lính VN mình cả chứ có phải của Campuchia đâu .
 Chúng tôi canh gác tuần tra đoạn đường đó giữa dòng người dân K cuồn cuộn vào thành phố đến khoảng 7h sáng thì họ thưa dần đi lại cho đến 8h thì gần như hết người đi vào , chẳng phát hiện ra cái gì cả , người nườm nượp như vậy thì kiểm tra cái gì ở họ , lính thì cứ đứng đó mà nhìn thôi , chán lắm . Đúng lúc đó anh Phượng nói nhỏ với tôi :
- Mày về đi ngủ đi em ở đây làm gì , anh thì không trốn tránh được phải chịu chứ mày ai giữ .
 Được lời như mở tấm lòng , tôi biến luôn về đơn vị từ 8h sáng , cũng cỡ 10h anh em lác đác về dần và 11h trưa lính về đủ coi như kết thúc buổi chốt đường bảo vệ cho buổi lễ duyệt binh mừng 1 năm Campuchia hoàn toàn GP .
 Buổi lễ duyệt binh thành công rực rỡ như đài báo TV đã đưa tin trước sự chứng kiến của quan khách Quốc tế , những đơn vị chính quy của QD K diễu hành qua lễ đài , hàng loạt các binh chủng hùng hậu , xe tăng thiết giáp ầm ầm rú ga trên trời cao máy bay Mic lướt trên bầu trời trung tâm thành phố . Lực lượng gìn giữ an ninh trật tự không có bất kể chuyện gì xảy ra , an toàn tuyệt đối cùng sự thành công trọn vẹn .
 Cả Thế giới chứng kiến một đất nước Campuchia đã hồi sinh sau nạn diệt chủng của chế độ Pôn Pốt .
 Và 5h sáng ngày hôm sau 8.1.1980 tất cả những người lính E209 chúng tôi lại ngay tức khắc phải lao vào một nhiệm vụ mới . Xe ô tô xuống đón chúng tôi từ sáng sớm , mỗi C mỗi xe tải chúng tôi chất đồ lên xe ngay sau đó rồi đi luôn khi trời còn tờ mờ sáng , xe chạy nhanh trên QL4 về ngang đường QL51 thì rẽ đi hướng Udong chạy ngang qua căn cứ Novea của chúng tôi cho vài anh em ốm đau được nghỉ về cứ xuống xe , ngày mới gió mát thổi trên những khuôn mặt lính trẻ đứng dọc 2 thành xe , bụi đường đất đỏ cuộn lên đỏ quạch và phía trước là những gian nan , vất vả cùng khó khăn đang chờ đợi chúng tôi với một quyết tâm thực hiện hoàn thành nhiệm vụ vận tải đủ 100 tấn gạo cho E9 F339 trên đoạn đường khoảng 50 60km đường rừng núi trong thời hạn cả đi và về trước Tết Nguyên đán 1980 .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #132 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 11:21:04 pm »

 Xe chuyển bánh về hướng Udong chạy ngang qua cứ E bộ E209 lấy thêm đồ cùng anh em của đơn vị về nhận nhiệm vụ mới chờ tại đó , chúng tôi không còn điều gì nữa phải chuẩn bị ngoài lên đường tiến thẳng về rừng Pousat hướng sư đoàn bộ binh F339 nằm giáp biên giới Thái lan .
 Ngã 3 Udong vắng vẻ trơ chọi như mọi khi vài ba nóc nhà bên đường xập xệ , khúc đường xấu lồi lõm ổ voi ổ trâu giữa đường khiến lái xe vất vả đánh lái bên này đưa xe qua bên kia lựa đường phẳng mà lăn bánh , những ổ voi ổ trâu trên đường này chắc do pháo binh của ta hoặc của địch nã trên mặt đường cách đây gần 1 năm khi QTN VN tiến chiếm Udong để lại , lính chúng tôi trên thùng xe lắc lư theo nhịp dồn góc này quăng góc kia của xe , súng ống nghiêng ngả , kinh nghiệm nhiều lần đi xe kiểu này rồi nên chúng tôi tập trung hết đồ đạc ba lô ở giữa thùng xe còn người thì dải dọc thành xe mà đứng súng ống dựng chung quanh , trên đường đi nếu có sự cố cần tác chiến thì có thể xe vừa chạy lính trên xe vừa bắn trả địch dưới đường được.
 Theo QL5 đi lên , một con đường nhựa nhỏ tẹo cũ rích nát bét loang lổ chỗ dải nhựa cũ chỗ đất đá lổng chổng khó đi , 2 bên đồng ruộng và những cánh rừng tre gai cây gỗ dầu hay thốt nốt mọc gần cạnh đường , ruộng đồng hoang phế bờ thửa điêu tàn gần như không có sức sống , nắng mới trên trời bắt đầu đổ lên đầu những thằng lính đứng trên thùng xe trên đường lên tuyến trước . Xe không đi được nhanh cứ ỳ ạch chạy xả khói đen ngòm phả vào mặt chúng tôi đứng phía sau , xe trước chạy cuốn bụi lên lính xe đi sau không thấy cái xe trước đâu chỉ thấy một cuộn bụi đỏ trước mặt .
 Trưa hôm đó chúng tôi dừng lại nghỉ ăn cơm trưa , mọi thứ cũng đã được chuẩn bị khá chu đáo , mỗi người mỗi nắm cơm với ít cá kho mặn là xong bữa , bãi nghỉ bên đường là cánh rừng cây chắc nơi đây có nhiều đoàn xe chở lính QTN VN từng dừng lại đây nghỉ ngơi rồi hành quân tiếp nên để lại nhiều rác thải rất lính , quanh đó có vài chiếc giày vải xanh QK7 lật mõm rách đế nằm chỏng trơ bên ụ mối gốc cây , ngoài đường kia thỉnh thoảng những đoàn xe 5 7 chiếc trắng toát mới tinh sương với nhãn hiệu LHQ dán quanh thành xe và cái cờ màu xanh hòa bình luôn phần phật bay trên đầu xe , trên thùng xe của họ là những bao gạo đầy ắp , họ là lực lượng cứu trợ của LHQ đi nhận gạo hay nhu yếu phẩm khác từ cửa khẩu Thái lan về qua đây , với chúng tôi họ là những người vô hại còn đối với họ chúng tôi là những con ngáo ộp .
 Xe chạy tiếp đến khoảng 3h chiều thì đến thị xã Pousat , chúng tôi không vào trong thị xã mà rẽ trái ngay từ bên ngoài khi chưa tới cầu qua sông , từ đó toàn đường đất đỏ , có đoạn phẳng đẹp dễ đi nên xe phóng khá nhanh , đồi núi trơ trọc bình độ lên xuống , rừng cây 2 bên đường cùng những thửa ruộng khô cằn như những vùng mà chúng tôi đi qua chỉ có điều cây cối ở đây nhỏ hơn và rừng cũng thưa hơn , trên suốt dọc đường từ QL5 vào đây thỉnh thoảng vẫn gặp những tốp nhỏ lính QTN VN đi lại trên đường , đường dây thông tin hữu tuyến cũng được buộc trên những thân cây ven đường hay được chống bằng những cọc cây bên vệ đường . Nắng vẫn nóng bụi vẫn cuốn phủ đầy đỏ từ đầu đến chân những thằng lính như chúng tôi đứng trên thùng xe , lính bị quần 1 ngày từ sáng đến giờ ai cũng mệt nhoài vì lắc lư đưa đẩy chẳng còn đủ sức để đứng nữa nên ngồi dựa vào nhau trên thùng xe thành 1 khối gà gật ngủ , vài người lên cơn hâm hấp nóng trên đầu và cũng đã có người mở ba lô của mình tìm tấm đắp dù vì cơn sốt rét bắt đầu mò đến , tôi cũng nằm trong số đó người hơi mệt hơn bình thường hơi thở nóng hôi hổi người ngây ngấy , tôi không hay kêu ca về sức khỏe của mình nhưng thằng Diễm y tá của C2 biết điều đó nó thỉnh thoảng vẫn sờ đầu kiểm tra nhiệt độ của tôi lo lắng , vẫn biết chẳng giúp được gì cho nhau lúc này nhưng thấy nó quan tâm đến mình thì cũng thấy phần nào được an ủi đỡ thấy tủi thân hơn , nó liên tục nhắc tôi uống nhiều nước cố gắng uống nhiều nước và có lẽ lúc đó nước sẽ là liều thuốc tăng lực tốt nhất cho tôi cùng anh em khác .
 Khoảng 6h chiều khi ánh mặt trời nằm khuất sau dãy núi xa xa kia chỉ còn lại ánh chiều tà đang ngả dần về bóng tối thì chúng tôi dừng xe .
 Leck ! Thành phố 20 nhà của lính , nơi phồn hoa đô hội của lính , cái nơi mà chúng tôi mất cả một ngày đường vất vả mới đến được đây giữa cái vùng rừng núi bạt ngàn này lại là nơi đầy ước mơ của lính F339 và 1 trung đoàn CAVT đang làm nhiệm vụ tại tít những cánh rừng phía sâu trong kia giáp BG Thái lan , ở đây sẽ là sự sống là rời xa hòn tên mũi đạn là đầy đủ vật chất hơn hoàn cảnh mà họ đang phải chịu đựng gấp nhiều lần .
 Khoảng 20 nóc nhà lá dọc theo một con đường nằm lưng chừng sườn bình độ hơi nghiêng nghiêng , chúng quanh cây cối thoáng thưa thớt , chắc cây bị QTN VN chặt làm nhà làm đường hết rồi và ở đó có rất nhiều lính chúng ta ăn ở sinh hoạt tại đó , nhiều chiếc xe tải đỗ dọc theo đường và một quang cảnh nhốn nháo toàn lính cùng súng ống đạn dược . Lệnh nghỉ lại đây đêm nay , tôi xuống xe đứng ngắm nhìn cái thành phố 20 nhà giữa chốn rừng hoang , cái tên TP 20 nhà tôi nghe mấy ngày nay rồi cũng cứ tưởng một TP nhỏ ai ngờ đâu 20 căn nhà lá xập xệ này cũng mang danh TP , thì ra đây là cái tên mà lính chúng ta đặt cho nó vậy thôi , 20 căn nhà là quá đông quá đủ cho những niềm vui của lính ở chốn thâm cùng thủy tận này và cái tên thành phố 20 nhà là do lính tự nghĩ ra tự sướng với nhau không mang tính địa lý .
 Cuối dãy nhà 2 bên đường chỗ dãy tre gai phía xa kia đi sâu vào trong theo đường là con suối , mùa này nước ngập cỡ trên nửa bánh xe tải nên tất cả chúng tôi đổ dồn về đó tắm rửa sau 1 ngày đường gian nan , lính ở đây chỉ đường cho chúng tôi đến đó , họ hướng dẫn rất nhiệt tình và cặn dặn anh em giữ kỷ luật chiến trường trong thời gian ở TP 20 nhà , cũng chẳng có gì nhiều , tránh đi lại lộn xộn gây mất trật tự khó quản lý dẫn đến đánh nhầm phải nhau , không đi xa khỏi xe của mình không vào những chỗ chưa biết rõ vì sợ đạp phải mìn của địch còn sót lại , vệ sinh thì tự giác cầm cái xẻng kiếm chỗ nào gần mà ngồi xong lấp lại là xong .
 Trời tối nhưng ánh lửa bếp vẫn phải bập bùng vì chuẩn bị cơm nước cho buổi tối hôm nay và ngày mai tiếp tục chặng đường còn lại cho đến F bộ tiền phương của F339 . Cơm bê về chẳng ai thiết tha chuyện ăn uống vì một ngày mệt mỏi , chúng tôi loanh quanh tìm chỗ mắc võng nhưng chẳng có chỗ nào nên đành dải nylon nằm dưới đất sau xe ô tô của C mình , muỗi , muỗi nhiều vô kể khiến chúng tôi không ngủ nổi luôn tay xua muỗi , thằng Diễm chịu không nổi lên lục đục leo lên xe kiếm ba lô của mình tìm cái màn móc lên tránh muỗi kiếm giấc ngủ qua đêm , tôi nằm ké cùng với nó đêm hôm đó , cái màn dúm dó đầu căng đầu trùng nhưng cũng đỡ muỗi nhiều .
 Lúc này thì khổ nhất là đám anh nuôi , đi đường cả ngày như anh em khác vừa đến nơi là lo chuyện nước củi nấu cơm cho anh em có cái ăn xong xuôi lo chuyện cơm nước sáng và trưa mai để anh em ăn còn lên đường sớm , họ chẳng có phút nào hở tay để lo cho cá nhân mình nữa đến rửa cái mặt cũng chẳng có thời gian , khi xong việc họ cũng mệt nhoài rồi còn đâu , người thì quá mệt nên chẳng thiết tha gì chuyện ăn uống rửa qua cái mặt là họ tìm chỗ ngả cái lưng và quên hết tất cả trong nháy mắt .
 Sáng hôm sau chúng tôi dậy đi sớm , anh em vệ sinh cá nhân xong ăn quáng quàng nắm cơm là lên xe đi liền , lái xe giục đi sớm cho mát khi vượt qua đèo đá đi muộn trời nắng lắm , xe chuyển bánh lại tiếp tục cuộc hành trình đi sâu về hướng tây của tỉnh Pousat , chúng tôi phải lội bộ qua suối bên kia chờ xe sang bởi đầu bên kia hơi quá dốc sợ lính ngồi trên xe không an toàn hơn nữa nặng tải chưa chắc đã vượt qua được , lại những cánh rừng thưa 2 bên đường vẫn bụi mù mịt và cũng vẫn những con người ấy những thằng lính ấy .
 Đi khoảng đến 8h sáng được cỡ trên 10km thì chúng tôi đến đèo đá , địa danh này khá nổi tiếng mà bất kể ai đã từng bước chân đến vùng đất này chắc chắn suốt đời sẽ không thể quên , con đường chúng tôi đang đi vào bắt buộc phải đi qua đây không còn một con đường nào khác , đèo đá chắn ngang với độ dốc cao cùng đường khó đi vô cùng , lái xe tâm sự : Nếu chỉ cần dốc thêm 2 độ nữa thôi thì xe không thể đi được qua , nó sẽ lật xe vì mất độ ma sát bám mặt đường , trên mặt đường là những tảng đá to bằng cỡ cái bàn lỏng trỏng giữa đường khiến lái xe cực kỳ vất vả phải lựa từng bánh xe căn từng tý một để lách xe qua dốc hay xuống đèo , may mắn nhất là cái đèo đá này rất ngắn nó vẹn vẹn chỉ 5 6km chứ nó dài khoảng 2 30km chắc đi qua đây phải mất 1 ngày đường , mọi khó khăn đều có thể khắc phục được nhưng nghe nói trước đây lính Pốt chuyên mai phục tại đây gài mìn tăng , chặn đánh những chuyến xe hay đơn vị của chúng ta lúc vượt đèo , ngày đó rừng còn ở quanh đèo đá ngay sát mặt đường nên lính F339 đã phải dùng công binh chặt phá cây thật rộng quanh đèo đá cho thoáng tầm nhìn , hàng ngày có những tổ tuần tra chốt giữ đèo đá chống những nhóm địch phục kích , lính chúng tôi xuống xe mang theo vũ khí của mình lội bộ vượt đèo , để an toàn cho mình bởi ngồi trên thùng xe đã có trường hợp xóc văng ra khỏi thành xe , điều nữa là bộ binh càn luôn trước mặt bảo vệ xe khi vượt đèo đá , càng lên cao càng thấy đường khó đi cùng nhưng địa hình bất lợi nếu có địch mai phục , xe chạy nghiêng có lúc tôi có cảm giác nó sắp muốn lật khỏi đường . Trên đèo còn sót lại nhiều xác xe ô tô tải của chúng ta từng bị địch phục kích bắn cháy còn để lại , theo lái xe kể nơi đèo đá trước kia là nỗi lo ngại đáng kể của cánh lái xe mỗi lần phải đơn thương độc mã qua đây , dù 5 3 xe cùng đi mà không có bộ binh áp tải thì coi như đang vào cửa tử , nhưng hôm nay tình hình đã khác trước , địch đã bị dồn về sát hướng biên giới Thái lan song thỉnh thoảng vẫn có những nhóm địch lẻ tẻ luồn sâu vào nội địa đến khu vực đèo đá này , cảnh giác cao độ vẫn là cái thiết thực nhất cho sự sinh tồn của người lính trong mọi hoàn cảnh .
 Nhưng rồi cũng qua , khoảng 11h trưa thì chúng tôi qua khỏi đèo đá an toàn không gặp bất kể chuyện gì khác lạ , lính lại lên xe tiếp tục lên đường , đoạn này rừng dày hơn cây cối nhiều hơn và đường thì khá phẳng , có đoạn tôi thấy xe còn chạy khá nhanh đằng khác , đỉnh những ngọn đồi ngay bên cạnh trong nắng trưa mùa khô cảm giác còn vài bước chân nữa sẽ lên tới đỉnh đồi cao kia đang nằm bên trái đường , gần lắm . Từ đèo đá đi tiếp cũng cỡ trên dưới 10km nữa thì đến thị xã 5 nhà , cái thị xã của lính vẹn vẹn 5 nhà lá bên đường , nơi đô hội nơi thị thành cho ai đó từ trong rừng đi ra và vẫn lính là những ông chủ thực sự của cái thị xã chết tiệt này , đường dây hữu tuyến vẫn chạy qua đây tôi thấy ai đó đang đi trên đường cầm theo cái xẻng bộ binh chôn lại những chân cột chống dây điện lên cao , anh em đứng dưới đường dừng tay nhìn đoàn xe chúng tôi lướt qua và họ biết điểm chúng tôi sẽ đến vì đây là con đường độc đạo .
 Từ đoạn này đi tiếp lái xe nhắc nhở chúng tôi hết sức cảnh giác trên dọc đường đi , đoạn này hay gặp địch mai phục mặc dù hàng ngày đã có công binh đi già phá mìn hay tuần tra thường xuyên trên đường , cảnh giác luôn là điều không bao giờ thừa cả và cũng chạy khoảng trên dưới 10km nữa chúng tôi đến cầu treo , thêm một địa danh nữa cho bất cứ ai từng bước chân đến địa danh này không thể không nhắc đến cái cầu treo nơi đây , từ trên đỉnh đồi cao đổ thoai thoải xuống lưng chừng đồi là chiếc cầu treo vắt ngang sang bên kia quả đồi dài khoảng trên 100m , chiếc cầu là kỳ công của lính công binh QTN VN chúng ta xây dựng lên cho tuyến đường này vào sát gần hơn BG Thái lan , từ mặt cầu nhìn xuống lòng suối sâu thẳm đến 5 70m , nước suối bên dưới chảy rào rào , và tầm thời gian này mùa khô rồi mà nước vẫn cuồn cuộn chảy bên dưới , chẳng biết mùa mưa con suối này nó hung giữ đến cỡ nào , ngay từ đỉnh đồi bên kia bắt buộc lính phải xuống xe hành quân bộ qua cầu vì từ vị trí này xe lăn bánh xuống mặt cầu treo rất nguy hiểm nhất là những ngày trời mưa đường chơn xe mất lái dễ gây tai nạn đáng tiếc , mỗi lúc xe xuống cầu đều có người của cầu treo đi theo từng bước với những khúc gỗ trên tay sẵn sàng chèn bánh xe lại khi sự cố xảy ra , mặt cầu được kết nối bằng những tấm gỗ dày khá chắc chắn cho những chiếc xe trở nặng đi qua , thành cầu có lan can bằng gỗ chắc chắn .
 2 điều làm tôi thấy ấn tượng nhất ở đây mà khắp đất nước Campuchia nơi tôi từng đặt chân đến chưa từng thấy đó là khi tôi đi bộ qua đến giữa cầu treo quay đầu nhìn lại đoạn đường mới đi qua bên phải đầu cầu có mấy cây gỗ thông cực kỳ to mọc lưng chừng đồi , cây thông cao vút ngửa cổ nhìn mãi mới thấy ngọn cùng những cành cây xèo lá , chẳng dám ước lượng cây to đến mức nào vì ở khoảng cách xa chỉ biết rằng nó to đến mức chưa từng thấy , lúc đó tôi có ý nghĩ rất trẻ con dớ dẩn như thế này : Nếu cái cây thông kia nó đổ sang bên này đồi thì sẽ có ngay cái cầu bằng gỗ , có thể do đầu óc tôi lúc đó nó phong phú quá lắm chăng ? Nhưng quả thật khi đó tôi đã nghĩ như vậy , thêm điều nữa theo bên phải cầu khi gần sang hết bên kia cầu treo , những lùm cây rậm của sườn đồi bên kia vươn ra lòng suối với những dây leo chằng chịt um tùm hàng búi hàng đống , một chiếc xe ô tô Hồng Hà (TQ ) nước sơn xanh còn mới nguyên của lính QTN VN mình đầu xe hướng đi ra khi qua cầu bị tai nạn lật xe xuống suối , chiếc xe mắc lại lưng trừng giữa cầu và lòng suối nó treo toòng teeng trên những sợi dây rừng chổng 4 bánh lên trời trong tư thế nghiêng nghiêng thùng xe , mọi người nói xe đó bị tai nạn lật xe khỏi cầu treo lâu rồi nhưng không kéo lên được thôi đành bỏ , tôi thấy thật lạ , một chuyện lạ ít có , một chiếc xe ô tô tải nặng tới trên 5 tấn rơi khỏi cầu mà không rơi xuống được lòng suối nó cứ treo lơ lửng đó giữa trời đất bao la , nó cứ nằm đó không tới trời mà cũng chẳng tới đất mặc cho mùa mưa mới đi qua với suối nước cuồn cuộn bên dưới và nó sẽ còn nằm đó thêm bao nhiêu mùa mưa nữa , ấn tượng khó quên trong con mắt người lính .
 Chúng tôi lên xe tiếp tục đoạn đường cuối về F bộ tiền phương của F339 , rừng cây 2 bên đường xèo lá đập vào thành xe , những cành lá thấy đè lên đầu lính đứng trên thùng xe , vài khúc cua uốn lượn trên con đường khá phẳng cùng vết bánh xe tải chi chít trên đường , cũng cỡ 10km nữa tính từ cầu treo chúng tôi đã đến nơi cần đến . F bộ tiền phương của sư đoàn bộ binh 339 trong rừng Pousat .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Hieu6x
Thành viên
*
Bài viết: 52


« Trả lời #133 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 11:51:54 am »

  Ngước mặt nhìn lên ( anh ấy cao hơn tôi cả 10cm ) Trời ơi ! Anh đại đội phó lính bác Hênh từ những ngày đầu vào GP Phnom Penh , trước anh ấy ở bên kho đông lạnh còn chúng tôi ở bên kho vải bên kia đường hàng ngày tôi vẫn chạy qua chơi nói chuyện với anh em lính bác Hênh bên đó rồi quen anh ấy , sáng nào tôi cũng qua ngồi uống trà cùng với anh ấy cạnh cái góc nhà tròn tròn chỗ kho đông lạnh , chỗ đó khuất ánh mặt trời buổi sáng nên rất mát anh em tôi hay vác ghế ra đó nhâm nhi ly trà buổi sáng rồi anh nói tiếng K tôi nói tiếng Việt với nhau , nghe nói trước 1977 anh ấy là lính của đơn vị tiểu đoàn trưởng Penxovan từng phản chiến Pôn Pốt chạy qua tỵ nạn tại VN và ngày 5.1.1979 ở bến phà Neck Luong anh ấy theo QTN VN về GP quê hương mình giữ cương vị đại đội phó lính bác Hênh chốt giữ khu vực kho đông lạnh này còn người đại đội trưởng nằm trong sân bay Puchentong .
 

Mình không chắc lắm, nhưng hình như BY1960 nhầm tên bác Pensovan này. Theo mình biết thì có bác Hunxen là  tiểu đoàn trưởng của Khơ me đỏ chạy sang VN tỵ nạn. Còn bác Pensovan làm tổng bí thư Đảng NDCM Campuchia thời 1979 thì vốn đã là thiếu tá của .... từ trước rồi. Hóng hớt một chút. Mình nghiện chuyện của các bác mất rồi.
Logged

Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #134 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 01:38:52 pm »

 Vâng ! Cám ơn bác Hieu6x .
 Quả thật việc này BY không biết chính xác đâu , ngày đó là thằng em liên lạc của đơn vị thỉnh thoảng hóng hớt các anh cán bộ C D nghe lỏm được và nhớ như vậy thôi , chứ chẳng biết ai tên gì giữ cương vị gì trong chính phủ bác Hênh lúc đó .
 Có thể bác Hieu6x nói đúng bởi đàn anh của BY lúc đó trình độ cũng ấm ớ lắm , toàn cán bộ đi lên từ thằng lính nên hiểu biết chắc cũng giới hạn .
 Ngày đó đài radio không có , báo QD hay ND đến tay lính chậm cả tháng trời , ở rừng cả năm , đánh nhau bù đầu chẳng có thời gian đâu mà để ý đến xem ai là nhà lãnh đạo .
 Chuyện vui thôi nhưng là chuyện có thật ở đơn vị BY lúc đó :
 Giao thừa đêm 30.12.1978 Âm lịch , đúng lúc đó BY theo đơn vị lên tuyến trên thì bị chặn đánh giữa đường phải dừng lại chờ giải phóng đường , ngồi dưới hố chiến đấu đúng cái giây phút thiêng liêng nhất chuyển giao năm mới , lúc đó mở cái radio chiến lợi phẩm lấy được trong Phnom Penh ra nghe . Bác Tôn Đức Thắng thều thào chúc Tết đồng bào chiến sỹ cả nước , nghe hơi thở xì xẹt trên loa cái radio là biết bác Tôn yếu lắm rồi .
 Sau đó ít ngày nghe tin bác Tôn Đức Thắng đã mất , rồi những cuộc hành quân dài ngày kéo theo biết bao nhiêu sự kiện khác nữa chẳng còn đầu óc đâu quan tâm thêm điều gì nữa .
 Bỗng một hôm trong cuộc họp đơn vị một thằng nào đó hỏi :
- Ơ ! Chúng mày ơi , bác Tôn mất rồi thế chủ tịch nước nhà mình bây giờ là ai nhỉ ?
 Tất cả chúng tôi đều ngớ hết cả ra , từ CTV đại đội đến thằng lính mới toe mấy tháng tuổi quân . Chịu .
 Thêm chuyện nữa .
 Hỏi một thằng trong đơn vị :
- Bố mẹ mày tên gì ?
 Thấy nó im im không nói lên phải hỏi lại thì nó nói :
- Im đã nào để tao còn phải nhớ đã chứ .
 Đấy bác xem lính nhà ta khi đó thế đấy , ngay tên bố mẹ mình mà cũng không nhớ nổi . Grin Grin Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #135 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 02:33:40 pm »


  chuyện có thật ở đơn vị BY lúc đó :
 Giao thừa đêm 30.12.1978 Âm lịch , đúng lúc đó BY theo đơn vị lên tuyến trên thì bị chặn đánh giữa đường phải dừng lại chờ giải phóng đường , ngồi dưới hố chiến đấu đúng cái giây phút thiêng liêng nhất chuyển giao năm mới , lúc đó mở cái radio chiến lợi phẩm lấy được trong Phnom Penh ra nghe . Bác Tôn Đức Thắng thều thào chúc Tết đồng bào chiến sỹ cả nước , nghe hơi thở xì xẹt trên loa cái radio là biết bác Tôn yếu lắm rồi .
 Sau đó ít ngày nghe tin bác Tôn Đức Thắng đã mất , rồi những cuộc hành quân dài ngày kéo theo biết bao nhiêu sự kiện khác nữa chẳng còn đầu óc đâu quan tâm thêm điều gì nữa .
 
Bác @BY, đây:
+ nếu theo dương lịch thì 31.12.1978 mới tính là giao thừa chứ? còn Bác viết thế này "Giao thừa 30.12.1978 Âm lịch" Roll Eyes. Còn theo âm lịch nhé, do tháng Chạp năm Mậu Ngọ không có ngày 30 (nên thực chất là 29 tháng chạp Mậu Ngọ là "30"). Ngày "30 Tết Mậu Ngọ" chính là 27/1/1979 và ngày "mùng một Tết Kỷ Mùi" là ngày 28/1/1979. Đến 27/1 là đúng nghe đài radio chiến lợi phẩm lấy trong PNP thật Grin. (tra theo cuốn LỊCH TÚI Nhà xuất bản Phổ thông năm 1979, vẫn còn lưu giữ từ đó)
+ Chủ tịch TĐT có ngày mất 30/3/1980. Thời điểm chúc tết 27/1/79 đến khi cụ Chủ tịch mất 30/3/1980 là 14, 15 tháng khá lâu, không thể "Sau đó ít ngày..." như bác viết. Wink
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2010, 06:59:37 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #136 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 05:42:36 pm »

Theo chân binhyen đoạn này một chút:
Từ thị xã Puocsat theo đường 146 vào đến thị trấn Lech ( Kravanh ) khoảng 30km, đi tiếp khoảng 18 km là Veal, khu vực đèo đá theo BY là ở đoạn này, đến Veal Angkrong khoảng 15 km là khu vực cầu treo và khoảng cách 10km nữa là đến F bộ tiền phương 339 thì chính là Trapong Pung.
Theo ước lượng khoảng cách mà BY kể thì tra bản đồ hiện nay có những địa danh trên và cũng trên bản đồ thấy vào Trapong Pung ( TP F bộ 339 ) có 2 đường vào là 146 và 148 cũng từ TX Puocsat, đường 148 xa hơn khoảng 10 km gặp đường 146 tại ngã 3 cách thị trấn Lech 3-4km, nhưng đoạn đường này đi qua toàn đồng trống, còn đường 146 gần hơn nhưng có đi gần với dãy núi phnum Kravanh bên trái với cao độ 351m, theo lời BY có lẽ là đi theo đường 146.
Nếu đúng như các địa danh trên bản đồ thì F bộ TP 339 còn cách biên Thái đường chim bay cả 100km và cũng chưa phải là nơi có vị trí chiến lược vì đi tiếp khoảng 30 km mới đến vùng giao lộ giữa Puocsat vào gặp đường từ Ko kong lên và từ Batdombong xuống.
He... tra ké đường đi vào khu 20 nhà địa danh được nhắc nhiều trên trang này giờ mới rõ một chút và để lão binhyen nắm được để còn... đi thăm lại khu 20 nhà ( không khó đi lắm với hiện nay nhẩy?!  Cheesy )
 
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #137 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 06:56:17 pm »

Bác BY còn nhớ, chứ 3 bác cựu 209 có nhớ gì đâu? Tết chỉ là có thêm thuốc lá, trà, bánh, kẹo...chứ làm gì biết bánh chưng là gì đâu?

 Tin tức thì chỉ bập bõm qua cái Véc 206 của Liên xô, trang bị tới tận đại đội, không xịn bằng đài thu được của địch(toàn Nhật xịn).

 Họ cũng chẳng nhớ bác TDT mất khi nào, họ cũng chẳng nhớ có bao nhiêu cái Tết không được ăn bánh chưng nữa?
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #138 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 07:48:42 pm »

Bác DKsaigon !
 Theo chủ quan của BY thì khi đi vào F bộ F339 chắc chắn đơn vị BY đi đường 146 rồi , có thể thành phố 20 nhà là khu vực Phnum Karavanh , đèo đá ở khoảng Veal và cầu treo ở khoảng Trapong Pung còn F bộ F339 sẽ nằm ở điểm Peam Prus thì chính xác hơn bởi khi đó BY được biết là hết đường xe chạy .
 Từ đó hành quân bộ hoàn toàn trèo đèo lội suối mà đi cho đến giáp BG thái lan , E9 của F339 cùng 14 CAVT nằm chốt tại đó . trên đường vào công binh đang mở đường để cho xe tải của ta có thể chạy vào được E9 , công trình mới bắt đầu khởi công , tiếng mìn chặt cây nổ ầm ầm ngay gần F bộ , lần sau E209 phối thuộc cùng F339 lần 2 thì đã có đường không còn cảnh tải gạo bằng lưng người lính nữa .
 Khi đó ngồi trên xe cũng chỉ là ước lượng vậy thôi còn chính xác bao nhiêu km từ Pousat vào đến F bộ F339 thì không rõ lắm , lúc đi ra mất nguyên 1 ngày , sáng đi sớm chập choạng tối mới ra đến Pousat . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hp10/76
Thành viên
*
Bài viết: 135

Bị treo nick vì thô tục!


« Trả lời #139 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 09:38:32 pm »

Bác BY còn nhớ, chứ 3 bác cựu 209 có nhớ gì đâu? Tết chỉ là có thêm thuốc lá, trà, bánh, kẹo...chứ làm gì biết bánh chưng là gì đâu?

 Tin tức thì chỉ bập bõm qua cái Véc 206 của Liên xô, trang bị tới tận đại đội, không xịn bằng đài thu được của địch(toàn Nhật xịn).

 Họ cũng chẳng nhớ bác TDT mất khi nào, họ cũng chẳng nhớ có bao nhiêu cái Tết không được ăn bánh chưng nữa?
- Giang viết rất đúng những gì mà  những người lính cựu nói ra đấy . Đến mình bây giờ cũng không còn nhớ được ngày mình ra quân là ngày nào nữa mà . Chỉ nhớ được khoảng cuối tháng 3 năm 1980 là giỏi rồi . Nhiều bác siêu thật , nhớ cả sáng , chiều , tối , rồi còn ngày giờ tháng , âm , dương , năm , trời mưa ngày gió . Kim ngâu nữa chứ . Mình cũng thật lòng xin bái phục . Nhiều bác cựu ghi nhật ký rõ ràng cả ngày tháng năm sinh của đơn vị mình thì khiếp thật , Mình chỉ biết đơn vị mình là . Lữ đoàn pháo cao xạ 241 . LỮ ĐOÀN XUNG KÍCH , quân đoàn 1 . Hết và chấm hết . xin chào các thành viên của qsvn
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM