Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:38:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 389377 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #80 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 08:06:50 am »


... Địch đánh đến tận Tài Hồ Sìn ( sâu trong đất ta khoảng 120 km )...
...ở Nalipho..vvv làm chúng không yên, lúc nào cũng phải lo đối phó với các nhóm quân này của ta.
-Nhắc đến Tài hồ sìn, em nhớ tới đèo Tài hồ sìn của D45 đánh cho cả xe tăng và bộ binh TQ kinh 3 đời. Nhưng Cao bằng-Bắc cạn là 120 km. Thế TQ nó đánh tới gần Bắc cạn rồi hả bác Mr.Ngân?
-Malipo(Tức Ma lật hay Ma lật pha, địa danh nổi tiếng bởi kho hậu cần của TQ trong xung đột 1979-1989, nó cũng nổi tiếng bởi...nghĩa trang liệt sĩ Ma lật) thuộc Vân nam-TQ. Nó nằm bên kia biên giới hướng Thanh thủy-Hà tuyên?
 Bác cứ kể chuyện Cao bằng 2/1979 đi, ngày càng hấp dẫn. Ngày xưa em ở mãi trong làng Tà pình(nổi tiếng với "Hai làng Tà pinh và Động hía") của huyện Nguyên bình rồi đấy. Rồi mỏ thiếc Tĩnh túc, rồi những "chuyến xe bão táp"vào Bảo lạc. Mấy cậu CABP của huyện Bảo lạc ngày ấy cứ chửi bọn Tàu 1979 đôm đốp.  Nhớ Cao bằng quá!
_____________________________________________________________________________________________________________
_Ở hướng Cao Bằng năm 1979 Quân Trung Quốc tiến xuống đến Tài Hồ Sìn khoảng 120km là tính từ đường Biên Giới Giang k17 ạ . Đấy là do cầu Tài Hồ Sìn ta đã tự đánh sập để cản không cho chúng tiến sâu hơn nữa lên chúng bị dồn ứ lại trên đèo Tài Hồ Sìn thì D 45 (đặc công) mới có một trận cho quân TQ kinh 3 đời như bạn nói. Chứ không phải 120 km là về đến Bắc Cạn rồi đâu ? tôi nhắc lại cho bạn nhớ nhé . Từ thị xã Bắc Cạn lên thị xã Cao Bằng là 186 km . Từ thị xã Cao Bằng lên xã Cần Yên (chốt 800 đông thuộc cột mốc Biên Giới Việt Trung số 119 cũ của bọn tôi dóng quân khoảng 80 km) nũa bạn đã hình dung ra chưa ? Chào  bạn !
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #81 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 11:28:31 am »

VM có nghe chuyện của một chị giáo viên và một anh làm ở sở điện(hồi đấy gọi thế)kể rằng:
-bắn không xuể,ném lựu đạn mỏi tay quá,mà nó thì đông như rạ,mọi người mới chặt bương ,vầu hay nứa,miễn có ống đường kính nhét vừa quả lựu đạn và mỏ vịt,rút chốt rồi nhét độ năm sáu quả vào một ống,chỉ để quả trên cùng còn mỏ vịt cài.Chúng nó rùng rùng dưới ke đèo,quăng cái ồng đó xuống,qủa đầu ống nổ văng ra năm sáu quả nổ như pháo bầy trong độ hình nó.Nghe thấy sướng quá! Mr Ngan có nghe thấy chuyện đó không?
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #82 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 12:20:02 pm »

 Xem ra để về HN có 2 hướng thuận tiện là Lạng sơn và Cao bằng. Cả 2 hướng ta đều đánh sập cầu(ngày ấy ta tuyên truyền là TQ đánh sập-kể ra cũng...điêu). Từ biên giới vào thị xã CB khoảng 80-90km, từ thị xã xuống đèo Tài hồ sìn khoảng 30-40km. Nếu là "chiến tranh có giới hạn" như họ vẫn tuyên truyền thì chúng mò xuống tận đây làm gì? Nếu không muốn xuống "ăn kem 4 mùa Tràng tiền, uống cà phê ở Hàm cá mập". Cũng muốn có "Mũi chính diện giải phóng...HN" lắm nhưng bất lực!

 May cho nó, xuống tới Bắc cạn mà gặp bác Tai_lien son, votmuoi thì chạy đâu cho thoát, từ Bắc cạn lên Cao bằng có mà mửa mật ra toàn đèo với dốc. Bây giờ anh em mình ngồi ô tô, điều hòa vo vo còn lừ đừ như chuột say khói nữa là mấy thằng xâm lược mắt la mày lém.

 Nói nhỏ với các bác, TQ làm cầu, đường cho ta và Lào giỏi lắm, nhưng không biết làm cầu, đường khi đánh nhau với ta. Lạ chưa? Thế mới biết công binh nhà mình siêu, bộ binh đánh vào Nông pênh cứ ào ào chẳng bị ùn tắc chỗ nào.

 Bác Mr. Ngân cứ chiến tiếp đi, em đang hóng. Còn Malipo là của Vân nam đấy
Logged
Piccolo
Thành viên
*
Bài viết: 17



« Trả lời #83 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 12:36:31 pm »

Bác Giang.K17 này không sang ttvnol nhỉ.
Logged
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #84 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 01:03:42 pm »

VM có nghe chuyện của một chị giáo viên và một anh làm ở sở điện(hồi đấy gọi thế)kể rằng:
-bắn không xuể,ném lựu đạn mỏi tay quá,mà nó thì đông như rạ,mọi người mới chặt bương ,vầu hay nứa,miễn có ống đường kính nhét vừa quả lựu đạn và mỏ vịt,rút chốt rồi nhét độ năm sáu quả vào một ống,chỉ để quả trên cùng còn mỏ vịt cài.Chúng nó rùng rùng dưới ke đèo,quăng cái ồng đó xuống,qủa đầu ống nổ văng ra năm sáu quả nổ như pháo bầy trong độ hình nó.Nghe thấy sướng quá! Mr Ngan có nghe thấy chuyện đó không?

Ô... chiêu này hay... học tập... học tập

Còn một kiểu nữa là Cuốn dây cao su xăm Xe đạp vào mấy quả mỏ vịt ... xong thả xuống... hê hê... dây chun nhả đến đâu thì... niềm vui ở đó.

Chào thân ái & Quyết thắng
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #85 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 01:42:18 pm »


... Địch đánh đến tận Tài Hồ Sìn ( sâu trong đất ta khoảng 120 km )...
...ở Nalipho..vvv làm chúng không yên, lúc nào cũng phải lo đối phó với các nhóm quân này của ta.
-Nhắc đến Tài hồ sìn, em nhớ tới đèo Tài hồ sìn của D45 đánh cho cả xe tăng và bộ binh TQ kinh 3 đời. Nhưng Cao bằng-Bắc cạn là 120 km. Thế TQ nó đánh tới gần Bắc cạn rồi hả bác Mr.Ngân?
-Malipo(Tức Ma lật hay Ma lật pha, địa danh nổi tiếng bởi kho hậu cần của TQ trong xung đột 1979-1989, nó cũng nổi tiếng bởi...nghĩa trang liệt sĩ Ma lật) thuộc Vân nam-TQ. Nó nằm bên kia biên giới hướng Thanh thủy-Hà tuyên?
 Bác cứ kể chuyện Cao bằng 2/1979 đi, ngày càng hấp dẫn. Ngày xưa em ở mãi trong làng Tà pình(nổi tiếng với "Hai làng Tà pinh và Động hía") của huyện Nguyên bình rồi đấy. Rồi mỏ thiếc Tĩnh túc, rồi những "chuyến xe bão táp"vào Bảo lạc. Mấy cậu CABP của huyện Bảo lạc ngày ấy cứ chửi bọn Tàu 1979 đôm đốp.  Nhớ Cao bằng quá!
_____________________________________________________________________________________________________________
_Ở hướng Cao Bằng năm 1979 Quân Trung Quốc tiến xuống đến Tài Hồ Sìn khoảng 120km là tính từ đường Biên Giới Giang k17 ạ . Đấy là do cầu Tài Hồ Sìn ta đã tự đánh sập để cản không cho chúng tiến sâu hơn nữa lên chúng bị dồn ứ lại trên đèo Tài Hồ Sìn thì D 45 (đặc công) mới có một trận cho quân TQ kinh 3 đời như bạn nói. Chứ không phải 120 km là về đến Bắc Cạn rồi đâu ? tôi nhắc lại cho bạn nhớ nhé . Từ thị xã Bắc Cạn lên thị xã Cao Bằng là 186 km . Từ thị xã Cao Bằng lên xã Cần Yên (chốt 800 đông thuộc cột mốc Biên Giới Việt Trung số 119 cũ của bọn tôi dóng quân khoảng 80 km) nũa bạn đã hình dung ra chưa ? Chào  bạn !
Cảm ơn bạn thinhe677f346, bạn giải thích quá là chuẩn, thông cảm cho bạn Giang.K17 có thể bạn Giang chưa nắm rõ được hình thế địa lý của tỉnh Cao bằng bằng những người lính trực tiếp cầm súng bảo vệ vùng biên cương này trong một thời gian khá dài của tuổi thanh xuân, mà nhiều khi còn phải đổ cả mồ hôi xương máu hay để lại một phần thân thể của mình cho chốn biên thùy này như chính bản thân Bạn, như bác Tunge677 và nhiều người nữa, đúng không bạn Thinhe677f346 ?
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #86 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 02:24:07 pm »

Xem đoạn sau thấy Giang.K17@ từng trải và có biết về Cao Bằng và cuộc chiến 2/1979 đấy chứ
Xem ra để về HN có 2 hướng thuận tiện là Lạng sơn và Cao bằng. Cả 2 hướng ta đều đánh sập cầu(ngày ấy ta tuyên truyền là TQ đánh sập-kể ra cũng...điêu). Từ biên giới vào thị xã CB khoảng 80-90km, từ thị xã xuống đèo Tài hồ sìn khoảng 30-40km...
... Còn Malipo là của Vân nam đấy
Logged

Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #87 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 03:05:54 pm »

Tôi xin được tiếp tục hành trình chạy tàu nhé.
Trước nói đến đoạn sau khi bộ đội ta cùng với trung đội DQTV bản Pác sóa thất thủ chạy khỏi chốt phòng ngự Pác sóa do quân tàu tràn vào đông quá, chúng ào ạt xông lên chốt mà không cần đếm xem tổn thất về lực lượng là bao nhiêu, Quân ta chống trả mãnh liệt nhưng sức người có hạn, lực lượng lại dàn quá mỏng cho nên phải bỏ chốt mà chạy, bỏ cả các đồng đội bị thương không kịp chuyển về tuyến an toàn nữa...Đây nói, cả buổi chiều hôm ấy, khu dân sơ tán tấp nập người người chuẩn bị đồ đạc, xe thồ, cơm nước ...tất nhiên là tấp nập trong im lặng, giữ bí mật vì bọn tàu chưa phát hiện có dân ẩn trú tại đây, nếu chúng phát hiện thì chắc chắn là sẽ xảy ra thảm họa vì trong trận bản Pác Sóa ta đã tiêu diệt một lượng lớn quân địch, hiện chúng rất "cay cú" tìm cách trả thù ( bọn này là như vậy, hễ bị phản kháng là chúng trả thù nơi ấy một cách không thương tiếc ). Trong mấy anh bộ đội ở lại để cùng với dân tối nay vượt bản Pác sóa có một anh nhà ở tiểu khu ( đơn vị hành chính thời bấy giờ, nay tương đương như Phường ) Nà Phía, cùng tiểu khu với tôi, đi lính năm 1978, sau một vài câu chuyện chúng tôi nhận ra nhau, thế là anh em trở thành thân cận luôn, qua anh ấy tôi biết được thêm nhiều chuyện của tiểu khu chúng tôi khi chạy tàu : Chuyện về Ông Nghiêm cắt tóc ở ngay ngã ba đường vào Mỏ Muối, từ trước đến nay không ai biết được gốc tích của Ông này, chỉ biết là hàng ngày Ông ấy có một túp lều tại ngã ba và có bộ đồ cắt tóc để hành nghề phục vụ cho cả phố Lò Lợn và các vùng quanh đấy., nhà ông ta ở tít trên đồi cao đường đi vào Dốc Dài, thường ngày Ông ta chỉ lúi húi cặm cụi cắt tóc cho lũ trẻ, không giao du với ai thế mà đùng một cái, tàu đánh, không biết bằng cách nào Ông ta trở thành một sĩ quan tàu khựa "xịn" dẫn đầu một cánh quân đánh vào thị xã, một anh dân quân phát hiện ra đúng là Lão Nghiêm cắt tóc, thế là lòng căm thù nổi lên, cùng một lúc vài tay súng bắn tỉa của ta cùng chĩa vào và tay gián điệp này toi đời, nhưng cũng vì điều này mà ta cũng phải trả giá vì bị lộ điểm mai phục, trận ấy chỉ có dân quân tự vệ Nà Phía và Nà Đoỏng tham gia phục kích ở dốc bản Pác Cuổi, cách thị xã 4km, ta bị thiệt 3 đ/c và đội hình cũng bị tan tác mỗi người một nơi. Rồi chuyện bắn nhầm bà Bích Ngựa, bà này nổi tiếng là hay ngoa ngoắt và xông xáo như đàn ông, khổ thân bà ta, khi chạy tàu thì cứ tưởng là chỉ đi một hai ngày, ai ngờ đi mãi không trở về được, ở nơi ẩn nấp thì thiếu thốn không có gì để ăn, thế là bà đánh liều quay trở về thị xã để lấy đồ đạc và cái ăn, đến ngã ba đường mòn đi Nà Rụa và Nà Mẩn thì gặp phải chốt phục kích của dân quân, không may cho bà trước đó nhóm dân quân này được tin báo là sẽ có một cánh quân tàu hành quân qua đây nên đã triển khai mai phục đánh để tiêu hao lực lượng địch, đúng lúc đó thì bà Bích ngựa lò dò lấm lét đi qua ngã ba phục kích này, thời đó việc tiêu diệt những tên chỉ điểm hay dẫn đường là việc làm ưa thích của dân quân, vì vậy cũng chẳng hỏi han gì, một loạt CKC vang lên, bà Bích ngựa thiệt mạng và mang tiếng là chỉ điểm, mãi về sau này mới được minh oan khi có một anh dân quân tham gia phục kích hôm đó chứng kiến từ đầu đến cuối chứng minh cho việc bà bị oan, vì sau khi bắn bà xong mọi người sẽ đoán là quân tàu kéo qua ngay nhưng phải đến xế chiều chúng mới tò tí te thổi kèn hành quân qua, trận đấy ta cũng tiêu diệt được kha khá. Tuy rằng biết bị bắn nhầm nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt như thế, trong tình thế phục kích quân giặc kéo đến bất cứ lúc nào thì việc bắn nhầm hơn bỏ sót là điều mà ai cũng có thể hiểu được. Chuyện cô giáo Nhàn bị nguyên một quả mìn chống tăng của ta nổ tung không còn một mảnh xác ( thật là bi thương - cầu cho linh hồn cô được ngậm cười nơi chín suối ), cũng vẫn lại là chuyện khi đi sơ tán vì không nghĩ là sẽ phải đi mãi như thế nên chủ quan không đem gì đi, sau đó một là thấy tiếc của, hai là không có gì ăn nên phải quay về lấy cái ăn ( khổ thế đấy các bác ạ ), sau khi có một chiếc xe tăng chạy một mình từ Đông Khê lên thị xã mà tôi đã viết ở phần đầu không bị một lực lượng nào của ta ngăn chặn, bộ đội thị xã mới bắt đầu chôn mìn chống tăng ở các tuyến đường đi vào thị xã, ở hướng Đông khê lên là cửa ngõ Nà Phía của thị xã, quân ta chôn mìn ở đoạn cầu nhà Ông Nhí cách thị xã 1km đường xuống bệnh viện tỉnh, bãi mìn này cách nhà cô Nhàn khoảng 20m, bãi mìn được bố trí chôn theo hình quả trám nối tiếp nhau, loại mìn này chỉ cần một trọng lực khoảng 1kg đè lên là nổ, tối hôm ấy cô Nhàn đi xe đạp về nhà, vì buổi tối mà lại là chiến tranh nên phố xá không còn một ai cảnh báo, bộ đội sau khi cài mìn cũng rút đi, thế là vừa xuống xe để vào nhà thì cô giáo dẫm phải mìn ( bãi mìn này sau khi cài thì chỉ nổ đúng một quả mà cô Nhàn đạp phải, còn những quả khác vẫn y nguyên vì sau đó cả cuộc chiến không có một chiếc xe nào chạy qua, sau chiến tranh khi tôi về vẫn còn những hố chôn mìn đã tháo mìn chi chít trên đường ), sau đó nhiều tháng người ta đồn rằng cứ mỗi tối không có trăng lại có một khối lân tinh ( dạng ma trơi ) lăn từ chỗ bãi mìn vào sân nhà cô giáo Nhàn..Chuyện của những người bị tàu bắt  trong đó có chuyện Ông Bình Ba Toác vì hô khẩu hiệu " Hồ chủ tịch muôn năm " mà được tha không bị tàu bắn ( tôi đã viết ).
Tối hôm ấy, mệnh lệnh được truyền đi là khoảng 11 giờ đêm là sẽ hành tiến, các gia đình cần phải khẩn trương, các đồ đạc mang theo phải gọn nhẹ, những đồ cồng kềnh bị vứt lại và quan trọng nhất mà các nhà phải quán triệt là tuyệt đối giữ im lặng vì sự sống còn của cả đoàn người. Đúng 11 giờ khuya đoàn người lặng lé xuất phát, những nhà có thanh niên trai tráng cùng với anh dân quân biết đường đi tiên phong mở đường, ưu tiên nhà có con mọn, cụ già đi giữa đoàn để được giúp đỡ, đi sau cùng là những nhà có người đã từng tham gia quân đội và cùng mấy anh bộ đội có vũ khí chặn hậu. Từ chỗ ẩn nấp ra đến đường qua bản Pác sóa khoảng chừng 3 km, đoàn người đi mất khoảng tiếng rưỡi, đêm tối không trăng sao, không đèn đuốc dò dẫm từng bước cứ thế im lặng mải miết đi...
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2010, 03:14:18 pm gửi bởi Mr.Ngan » Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #88 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 03:08:43 pm »

Cũng như bao người lính khác,dùng sức trai trẻ gìn giữ biên cương,bao nhiêu kỷ niệm chợt đến, rồi chợt đi,nhưng ký ức, kỷ niệm mãi trào dâng,với tôi mảnh đất Cao Bằng như là quê hương thứ 2 của tôi vậy....?với tôi cuộc chiến 17/2/1979 ai quên tôi không rõ, nhưng với tôi vẫn còn mang tính thời sự lắm....? điều thứ nhất cuộc chiến bảo vệ vệ biên giới phía bắc của dân tộc ta là hoàn toàn chính nghĩa....? còn ai mang chiến tranh đến tổ quốc ta...đều là phi nghĩa...?họ là anh thì nên đối sử quân tử,thì em nó mới tôn trọng và nể...(không có nghĩa là sợ...),đang này cậy là anh lại đi bắt nạt em....nó lớn rồi nó phải hiểu thế nào là đúng thế nào là sai...? đàng này ...chưea đâu ...vào đâu ,...đã muốn dậy em nó thế nào ...là đúng thế nào là ...sai...?áp đặt quá,... em nào nó nghe...em nào nó nể...?.....nhưng anh TQ phải hiểu,,.....VIỆT NAM...là một đất nước có chủ quyền....?
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #89 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 03:25:01 pm »

VM có nghe chuyện của một chị giáo viên và một anh làm ở sở điện(hồi đấy gọi thế)kể rằng:
-bắn không xuể,ném lựu đạn mỏi tay quá,mà nó thì đông như rạ,mọi người mới chặt bương ,vầu hay nứa,miễn có ống đường kính nhét vừa quả lựu đạn và mỏ vịt,rút chốt rồi nhét độ năm sáu quả vào một ống,chỉ để quả trên cùng còn mỏ vịt cài.Chúng nó rùng rùng dưới ke đèo,quăng cái ồng đó xuống,qủa đầu ống nổ văng ra năm sáu quả nổ như pháo bầy trong độ hình nó.Nghe thấy sướng quá! Mr Ngan có nghe thấy chuyện đó không?
Ha ha,đúng đấy bạn ạ...? ở chốt 815 Trà Lĩnh- Cao bằng năm 1979...?cụ thể là D6 ,E 677...F 346....?các đồng chí đi trước kể lại ,mãi 1981 tôi mới nhập ngũ cụ thể thế nào ,tôi sẽ hỏi lại....?
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2010, 07:03:40 pm gửi bởi tung677 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM