Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 02:30:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 389382 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #550 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 10:11:07 pm »

NHà máy đông lạnh do Bungari giúp đỡ xây dựng tại Cao Bằng bị phá hủy



Nhà máy nhiệt điện Lào Cai công suất 10.000 KW bị phá hủy




Nhà máy Apatit Lào Cai bị phá hủy



Cầu Kỳ Cùng trên đường Hà Nội - Lạng Sơn (ảnh trên) và đường sắt Lào Cai - Hà Nội (ảnh duới)

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2010, 10:27:03 pm gửi bởi minhnam1803 » Logged
minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #551 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 10:11:29 pm »

và hết.








Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #552 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 10:26:57 pm »

Cảm ơn bạn minhnam1803, bạn đã sưu tầm và pót lên rất nhiều ảnh được chụp ngay sau khi chiến tranh 1979 kết thúc, những bức ảnh này chúng tôi đã được xem ở triển lãm về cuộc chiến tranh 1979 được trưng bày vào tết năm 1980, thời gian qua tôi cũng đã có ý đi tìm chúng để minh họa cho các bài viết trong topic này nhưng không tìm thấy. Bạn đã pót lên rồi thì tôi xin được phép thuyết minh hoặc kể sơ qua bức ảnh trước khi chiến tranh xảy ra để mọi người hiểu thêm, bạn đồng ý không ? Grin Grin Grin
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #553 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 10:31:57 pm »

Cảm ơn bạn minhnam1803, bạn đã sưu tầm và pót lên rất nhiều ảnh được chụp ngay sau khi chiến tranh 1979 kết thúc, những bức ảnh này chúng tôi đã được xem ở triển lãm về cuộc chiến tranh 1979 được trưng bày vào tết năm 1980, thời gian qua tôi cũng đã có ý đi tìm chúng để minh họa cho các bài viết trong topic này nhưng không tìm thấy. Bạn đã pót lên rồi thì tôi xin được phép thuyết minh hoặc kể sơ qua bức ảnh trước khi chiến tranh xảy ra để mọi người hiểu thêm, bạn đồng ý không ? Grin Grin Grin

Hồi ức bác kể ra thuộc loại hiếm đấy Grin Một cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề các tỉnh biên giới phía Bắc, làm đảo lộn cuộc sống của biết bao nhiêu nguời. Câu chuyện  bác kể rất thú vị, 1 góc nhìn của 1 người vẫn còn tý trẻ con, 1 tý nguời lớn Grin (em nói thế bác đừng giận nhé).

Bác cứ sử dụng tự nhiên, được bác thuyết minh chi tiết thì còn gì bằng nữa?

Logged
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #554 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 10:42:19 pm »

Cảm ơn bạn minhnam1803, bạn đã sưu tầm và pót lên rất nhiều ảnh được chụp ngay sau khi chiến tranh 1979 kết thúc, những bức ảnh này chúng tôi đã được xem ở triển lãm về cuộc chiến tranh 1979 được trưng bày vào tết năm 1980, thời gian qua tôi cũng đã có ý đi tìm chúng để minh họa cho các bài viết trong topic này nhưng không tìm thấy. Bạn đã pót lên rồi thì tôi xin được phép thuyết minh hoặc kể sơ qua bức ảnh trước khi chiến tranh xảy ra để mọi người hiểu thêm, bạn đồng ý không ? Grin Grin Grin

Hồi ức bác kể ra thuộc loại hiếm đấy Grin Một cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề các tỉnh biên giới phía Bắc, làm đảo lộn cuộc sống của biết bao nhiêu nguời. Câu chuyện  bác kể rất thú vị, 1 góc nhìn của 1 người vẫn còn tý trẻ con, 1 tý nguời lớn Grin (em nói thế bác đừng giận nhé).

Bác cứ sử dụng tự nhiên, được bác thuyết minh chi tiết thì còn gì bằng nữa?



hi hi ! có lẽ không phải đâu ! Bởi Mr ngan lúc sẩy ra cuộc chiến xâm lăng của Trung Quốc năm 79 vẫn còn đi học mà.Nên Mr ngan viết theo giọng văn đấy mới thấy hết được cái nhìn của một học trò nhìn cuộc chiến . Phải không ạ ! Grin
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #555 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 11:00:33 pm »


Kho bách hóa?



Chính xác hơn đây là "cửa hàng bách hóa tổng hợp thị xã Cao Bằng", được xây dựng từ thời Pháp, có hai tầng, hình vòng cung, Tác giả đứng ở vị trí "Nhà Công An vũ trang" (cũ) chụp lấy toàn bộ cảnh, phía bên trái đối diện là vườn hoa thị xã, phía bên phải là đường đi xuống chợ thị xã. Trước 1979, nơi đây bán đủ các hàng hóa phục vụ bà con các dân tộc Cao bằng , tầng trên bán các loại hàng từ chăn màn, vải vóc, xe đạp, lốp..và tầng dưới bán các đồ dùng gia đình bát đũa, ấm chén,..  mắm muối, dầu hỏa. Cửa hàng bán theo chế độ tem phiếu và phân phối cho những mặt hàng vải vóc, xe đạp, lốp xe đạp...Rất ít khi bán tự do, khi nào mà có bán tự do thì người xếp hàng mua dài dằng dặc..Khi tôi về sau khi tàu rút, đây là điểm rất nhiều người đến để xem cũng như là để đào bới nhặt nhạnh những thứ mà tàu đốt phá nhưng vẫn còn dùng được. Tôi nhớ nhất là cùng với mấy thằng bạn bới được mấy hộp sữa bò, cầm lên nhẹ bẫng, lắc kêu lộc cộc, thì ra các hộp sữa này bị đốt nóng nên sữa cô đọng lại thành một viên đường cháy, bổ ra ăn khét và đắng, nhưng mỗi thằng cũng làm hết vài hộp, có gì ăn đâu mà chả "khạp" cơ chứ  Grin Grin Grin
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #556 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 11:21:15 pm »


Bệnh viện tỉnh Cao Bằng...




Đây là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, nằm ở Km số 2 đường QL4A tính từ thị xã Cao Bằng, xung quanh Bệnh Viện là các vị trí quan trọng khi chiến sự xẩy ra như : Bãi tha ma ( ngay trên bệnh viện ), quả núi Hoàng Ngà bên kia Sông Bằng, Khu Đồi Mát cách 1 km...các vị trí này bộ đội thị xã và dân quân tự vệ tiểu khu Nà Phía đã giáng trả và làm thiệt hại rất nhiều sinh lực địch. Nhưng tôi cho rằng bệnh viện bị phá là nằm trong ý đồ phá sạch các cơ sở y tế của bọn bành trướng chứ không phải vì ta lấy bệnh viện làm nơi lập chốt đánh chúng, vì bệnh viện nằm ở vùng thấp nhất trong khu vực, chẳng ai dại gì lấy nơi đó để phòng ngự. Cũng có thể, sau khi chiếm được khu vực này, bọn lính tàu dùng bệnh viện làm mục tiêu để chúng bắn cối vào tiêu khiển...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #557 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 10:24:04 am »


TRường Cấp II? Cao Bằng (Có thể nhìn thấy bộ xương người học cụ)




Đây có thể là một trong 4 trường cấp I,II của thị xã Cao Bằng. Năm 1979, về hệ thống trường học, thị xã Cao Bằng có 1 trường cấp III ( Trường phổ thông cấp 3 thị xã ) nằm ở Xã Nà Cạn (nhiều khi chúng tôi vẫn gọi là Trường cấp 3 Nà Cạn ) và 4 trường cấp I,II gồm : Trường cấp I,II Nà Phía ( thuộc tiểu khu Nà Phía, nằm ở đoạn Km3 trên đường QL4A đường đi Đông Khê ); Trường cấp I,II Tân An ( thuộc tiểu khu Tân An, nằm trên đường từ dốc Pháo đài đi lên "Đông Y" cũ, dọc theo Sông Hiến ) Ngôi trường này Bác Votmuoi nhà ta đã từng "tác chiến" sau khi tàu rút quân; Trường cấp I,II Thanh Sơn (thuộc tiểu khu Thanh sơn, nằm trên đường từ đầu cầu Sông Hiến đi lên hướng Nà Lắc, Nà Chướng ); Trường Cấp I,II Tam Trung ( thuộc tiểu khu Tam Trung, trường này nằm dưới chân đài Liệt Sĩ ). Cả bốn trường đều nằm trên những quả đồi cao xung quanh thị xã, cho nên đánh tàu năm 1979, tại các khu vực này chiến sự xảy ra ác liệt, nhất là sau khi chúng chiếm được thị xã Cao Bằng, chúng chả dại gì nằm ở trung tâm thị xã để cho Pháo ta dội vào mà chúng tản ra các quả đồi xung quanh thị xã đào công sự lập hệ thống chốt phòng ngự, bộ đội và dân quân tự vệ các tiểu khu tích cực hoạt động chiến tranh du kích, tập kích bất ngờ, nhất là vào ban đêm làm cho bọn tàu ăn không yên, ngủ không ngon...tiêu hao nhiều sinh lực của địch. Do nằm trong khu vực chiến tranh xảy ra ác liệt nên cả 4 ngôi trường đều bị phá hủy hoàn toàn. Sau khi chiến tranh kết thúc, thầy và trò Cao Bằng đã vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ, thiếu trường thiếu lớp, thiếu thầy thiếu cô, thiếu sách vở và đồ dùng học tập..vv..để đảm bảo học đúng học đủ chương trình năm học 1979-1980.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #558 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 02:20:19 pm »


Di tích lịch sửa Pac Bó bị phá hủy, có thể nhìn thấy tấm bia đề hang Cốc Bó (ảnh trên) và bảo tàng Pác Bó bị phá hủy nặng nề (ảnh dưới)






Theo như dân bản ở Pác Bó, Trường Hà thì ngày 17/2/1979, ở hướng Hà Quảng, quân Trung quốc không đánh vào khu vực hang Pác bó, mà đánh vào khu vực cửa khẩu Sóc Giang cách ngã ba Thị Trấn Sóc Giang 8km, ý định của chúng là ở hướng này giao thông thuận tiện có đường cái nối từ cửa khẩu ra thi trấn huyện và thẳng tiến được ra thị xã Cao bằng, tác chiến phối hợp xe tăng, bộ binh và pháo binh, đánh nhanh thắng nhanh, kế hoạch của chúng là ngay trong ngày 17/2/1979 là chiếm xong Hà Quảng, kéo quân xuống hợp với cánh quân đánh từ Thông Nông ra tại ngã ba Nậm Thoong ( xã Nam Tuấn, Hòa An ) rồi tiến đánh Nước hai và kéo quân xuống thẳng thị xã CB. Tuy nhiên đó chỉ là ý định và kế hoạch, tại cửa khẩu Sóc Giang chúng bị bộ đội và dân quân Hà quảng chặn đánh quyết liệt, rất nhiều xe tăng và binh lính bị tiêu diệt, sau hai ngày mà vẫn không chiếm được mục tiêu. Hướng cửa khẩu Sóc Giang "khó nhai" nên chúng mở hướng tiến công khác qua khu vực Pác Bó, theo người dân ở đây kể thì quân Trung quốc không biết bằng cách nào cẩu xe tăng qua các núi đá cao tiến vào phá tuyến phòng ngự của Công an vũ trang ta đóng chốt bảo vệ khu vực hang Pác Bó, tuy bị bất ngờ nhưng lực lượng công an vũ trang và biên phòng phối hợp đánh trả tiêu diệt sinh lực địch, bắn cháy xe tăng địch...bị thua đau, chúng điên cuồng đốt phá nhà cửa của dân, phá hoại không thương tiếc di tích lịch sử hang Pác Bó và nhà bảo tàng Pác Bó. Nhà Bảo tàng này năm 1979 nằm ở phía ngoài bản Trường Hà, cách hang Pác bó  khoảng 5-6 km chứ không nằm sát khu vực hang như bây giờ.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #559 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2010, 09:53:08 am »

NHà máy đông lạnh do Bungari giúp đỡ xây dựng tại Cao Bằng bị phá hủy


Vào những năm 1976 - 1978, thị xã Cao Bằng còn nghèo nàn và lạc hậu lắm, vì trước đấy tất cả mọi nguồn lực kinh tế đều dồn hết cho sự nghiệp giải phóng Miền Nam rồi, thị xã CB nhà cao tầng nhất chưa có đến 3 tầng, cuộc sống của bà con thị xã dựa vào bao cấp là chủ yếu, các thú vui chơi giải trí không có gì, chưa có nhà máy làm nước đá đông lạnh, chỉ có duy nhất một máy làm kem ở cửa hàng kem thị xã đầu Phố Thầu, mỗi mẻ kem được khoảng hơn một trăm que gì đấy, Kem thị xã CB chủ yếu là bột mỳ + nước + đường và một chút hương vani. giá bán 1 hào, mỗi tuần đâu chỉ có hai đến ba buổi làm, mỗi lần nghe có kem bán là cả thị xã đổ xô đi xếp hàng mua kem về ăn..cầm que kem sau một hồi vất vả chen lấn mới mua được ăn sao mà mát lòng mát dạ, thơm tho đến thế  Grin, Chuyện thật : Mấy bà con dân tộc H'mong ở bản xa ra thị xã bán hàng thổ sản địa phuơng, có tiền mua kem ăn thấy ngon, giữa trời nắng bức sao lại có cái gì ăn vào lạnh như mùa đông, thích quá mua liền chục que để về nhà làm quà, cho vào Lấu gùi về đem ra khoe thì ..Ôi thôi..chỉ còn cái que...quay về hướng thị xã chửi..cái bọn người kinh nó xấu bụng.. Grin Grin. Thời đấy, Cao bằng nuôi nhiều Trâu bò, cứ mỗi lần họp Hội nghị Trung ương gì đấy, lại có một xe đông lạnh chở đá từ Hà nội lên chở thịt trâu và thịt bò mổ ở Ba toa về Hà Nội...Năm 1978, Bulgari mới viện trợ xây cho Cao Bằng cái nhà máy làm đá này, vừa xây xong, chưa kịp làm mẻ đá mẻ kem nào cho dân ăn thì chạy tàu và bị phá hủy như thế này đây. Nhà máy này ( nghe nhà máy có vẻ to nhưng thực ra chỉ là một xưởng sản xuất đá đông lạnh ) nằm đối diện với rạp chiếu bóng trong nhà của thị xã cũ ( Bây giờ là đối diện với trụ sở Công An thị xã )..
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM