Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:13:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 389378 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #510 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 09:21:44 pm »

...Chúng tôi học mà chả ra học, lớp học là nhà bếp của khu giao tế còn sót lại, bàn ghế thì nhặt nhạnh những chiếc ghế bị gãy, những chiếc ghế sofa cháy nham nhở vương vãi khắp thị xã, thầy cô giáo thì không đủ do các thầy cô sau khi chạy tàu chưa lên kịp, hoặc có thầy cô về hẳn ở quê nhà không trở lại nữa, cả trường cũ bây giờ mỗi khối dồn lại chỉ được một lớp, trường chia làm hai, một ở bên này thị xã, một ở trường cũ bên kia sông ( do cây cầu Bằng giang đã bị sập ), thầy trò cố gắng học để cho hết học kỳ 2 này, thầy giáo lên lớp không có giáo án, dạy chay vì sách vở đã bị thiêu trụi rồi..thật là một kỳ học đáng nhớ của chúng tôi vì chúng tôi đã khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn để vượt qua. Kỷ niệm duy nhất mà tôi vẫn còn giữ đến bây giờ đó là quyển học bạ viết bằng tay, học bạ chính đã bị giặc đốt, để hoàn thành thủ tục cho năm học, nhà trường đã phải vận động học sinh tự làm học bạ cho mình, cả trường có khoảng hơn mười quyển gốc còn sót lại, được chia đều cho các lớp để làm mẫu...

Quyển học bạ viết bằng tay năm học 1978-1979


Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
kisilangthang
Thành viên
*
Bài viết: 66


Xe đạp ơi!...đã xa rồi còn đâu


« Trả lời #511 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 10:53:03 pm »


Quyển học bạ viết bằng tay năm học 1978-1979

Chú Ngân vẫn còn giữ tốt quá, chú có điểm thể dục cao thế, còn điểm văn và toán lại hơi không cao Cheesy, chắc hồi đi học chú to lớn, nghịch nhất lớp phải không ạ Grin Chú kể tiếp luôn đến khi nhập ngũ lên đơn vị rồi đến khi ra quân luôn chú nhé.
Logged
KHAUCHIA
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #512 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 04:27:38 am »

Chắc bạn Khauchia lấy nick của tên con đèo Khau chỉa ăn ngữ từ Tà lùng ra Quảng Yên phải không, tại đây, năm 1979, một trung đoàn của ta đã chốt chặn gần một quân đoàn của địch cùng với hàng trăm xe tăng đánh từ Tà lùng định vượt qua đèo Khau chỉa rồi chiếm Quảng
Mr.Ngan anh đoán đúng lắm em theo dõi hồi ức của bác từ đầu nhờ đó mà em được gợi nhớ lại đêm 16/2/1979 trong dòng người sơ tán nhưng ký ức nhạt nhòa vì hồi ấy còn nhỏ
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #513 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 09:39:35 am »

Chú Ngân vẫn còn giữ tốt quá, chú có điểm thể dục cao thế, còn điểm văn và toán lại hơi không cao Cheesy, chắc hồi đi học chú to lớn, nghịch nhất lớp phải không ạ Grin Chú kể tiếp luôn đến khi nhập ngũ lên đơn vị rồi đến khi ra quân luôn chú nhé.
OK, Chú sẽ còn chiến tiếp. Hồi ấy chú không to cao như cháu nghĩ đâu, chỉ được cái chạy nhanh thôi ( quen chạy tàu rồi mà  Grin Grin ), vì môn thể dục không còn sân bãi, học cụ..nên môn này chỉ có thi chạy là đơn giản nhất, thầy trò kéo nhau ra đường cái rồi kẻ vạch và đếm thời gian bằng mồm, cả lớp con trai cũng như con gái đều chạy nhanh cả  Grin, còn các môn khác, với điều kiện học như vậy, chú là khá nhất lớp đấy  Grin Grin Grin
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #514 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 10:58:13 am »


Quyển học bạ viết bằng tay năm học 1978-1979

Chú Ngân vẫn còn giữ tốt quá, chú có điểm thể dục cao thế, còn điểm văn và toán lại hơi không cao Cheesy, chắc hồi đi học chú to lớn, nghịch nhất lớp phải không ạ Grin Chú kể tiếp luôn đến khi nhập ngũ lên đơn vị rồi đến khi ra quân luôn chú nhé.
  Thật là ấn tượng với quyển học bạ viết tay của bác m.ngan,chiến tranh ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống,làm sáo trộn tất cả , quân TQ từ cổ chí kim vì lý do gì mà họ hay đốt sách và tịch thu sách của VN thế các bác nhỉ? chữ nghĩa sách vở là tri thức của nhân loại,nó có tội tình gì mà gét nó thế Grin
  Nhìn học bạ của M.ngan thấy điểm văn,toán thế là khá rồi,tổng kết học kỳ 7.08 là học sinh tiên tiến còn gì,mà văn cao quá cũng mệt lắm các bạn ạ ! học bạ của m.ngan còn sáng hơn của em nhiều Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #515 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 10:46:53 am »

...Thế rồi một kỳ học khó khăn nhất của thầy và trò trường phổ thông cấp III thị xã CB cũng đã hoàn thành, tất nhiên là không có một học sinh nào phải lưu ban cả, năm học kết thúc cũng là lại bắt đầu vào năm học mới vì chúng tôi bị gián đoạn mất hơn hai tháng và phải học đuổi đến cuối tháng 7 mới hết năm học, đầu tháng 9 là bắt đầu khai giảng. Chỉ còn gần một tháng được gọi là nghỉ hè, nhưng chúng tôi không có hè mà thầy và trò phải bắt tay ngay vào việc sửa sang và làm mới lớp học, đóng bàn ghế, làm bảng đen..vv.. để kịp khai giảng năm học mới 1979-1980. Năm học này, tôi là học sinh lớp 10, cuối cấp rồi cho nên mọi công việc phải làm ngoài ra còn phải chú trọng đến học hành hơn vì phải thi tốt nghiệp và thi đại học. Lúc này trường cấp III thị xã đã thu về một mối ở vị trí trường cũ rồi, những tháng đầu năm học, vì Cầu Bằng giang đang được thi công làm tạm vẫn chưa xong cho nên các học sinh chúng tôi ở bên này sông tìm mọi phương tiện để vượt sông đi học, nghĩ cũng khổ , bọn tôi con trai thì không sao, chứ các bạn gái thì thật khó khăn khi phải vượt sông để đi học. Thôi thì đủ kiểu, nào dùng mảng ( bè - làm từ các cây tre ghép lại), nào thì cởi hết quần áo cùng cặp gói gọn rồi bơi qua sông, nào thì chọn chỗ nông để lội qua, các bạn gái thường chọn lối đi này. khổ nỗi chỉ các bạn gái lội thì rất nguy hiểm, chỉ cần trượt chân hay ù té thì "đứt ngay", vì vậy bọn tôi phải phân công nhau dìu các bạn để an toàn. Hồi ấy,bọn con trai chúng tôi học lớp 10 rồi mà vẫn còn "ngây thơ" lắm, về chuyện con gái thì hầu như chưa bao giờ để ý ( bây giờ gọi là chưa dậy thì ), mà các bạn gái ở vùng núi thường lớn nhanh, phổng phao hơn, cho nên cứ mỗi lần đến lượt cặp các bạn gái sang sông là cứ đùn đẩy nhau, vì các bạn ấy khi lội sông phải sắn quần lên gần đến vùng cấm, ngượng quá, nhìn các cặp đùi trắng hồng với các khuôn mặt vô tư của các bạn gái mà bọn tôi vừa dắt tay các bạn vừa run, vừa ngượng chín mặt...( chẳng bù cho bây giờ  Grin Grin Grin ), đến tận bây giờ mỗi khi gặp nhau các bà ấy lại kể lại và trêu tụi tôi " Đồ ngốc", thế mới cay. Cry Cry....
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #516 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 12:07:19 pm »

Xin chào anh Mr Ngạn ! thực ra từ rất lâu tôi đã là độc giả thường xuyên của diễn đàn QSVN, tôi rất háo hức tìm hiểu về những câu chuyện chiến đấu, những kiến thức quốc phòng....trên diễn đàn và trong lòng thực sự trân trọng, cảm phục về những đóng góp của các thế hế CCB xuyên qua các cuộc chiến của đất nước, đôi khi còn ghen tỵ nữa vì mình đã không có mặt trong các cuộc chiến đó Sad...tuy nhiên còn rất ít các câu chuyện về cuộc chiến tháng 2-1979 không rõ vì lý do gì (không rõ diễn đàn có "định hướng" gì không)...vừa rồi đọc được bài của anh, tôi rất thích. Trong câu chuyện này có biết bao điều rút ra để chúng ta cùng suy ngẫm để sống sao cho xứng đáng với những hy sinh của các thế hệ trước...thực sự xúc động với hình ảnh anh dân quân,cô Dén, tình nghĩa mẫu tử mẹ con mèo nhà anh...
... nếu có thể anh hãy viết về chiến công của tiểu đoàn đặc công 45 lừng danh, lâu nay tôi để ý tìm hiểu trong quân sử nhưng chưa thấy ai đề cập...

Bạn lytrietgiang thân ! Cảm ơn bạn đã quan tâm tới topic, cũng như luôn hướng lòng mình về quê hương Cao Bằng. Khi chiến tranh xảy ra, tôi tuy có lớn hơn bạn nhưng vẫn là cậu học trò lớp 9, được cái là vẫn còn nhớ được những gì mà mình trải qua trong chiến tranh, tuy nhiên về các trận đánh, nhất là các trận đánh của một đơn vị cụ thể thì tôi cũng như các bạn cùng trang lứa không được chứng kiến hoặc trực tiếp nghe kể tường tận, mà chỉ thông qua các phương tiện báo đài thôi. Về tiểu đoàn đặc công 45 tác chiến ở Cao Bằng có rất nhiều bài viết ở các trang web, các blog...nói chung các bài viết đều nêu lên được hình ảnh anh hùng của các chiến sĩ đặc công e45, tôi thấy có một bài viết của : Blog.tamtay.vn viết rất chi tiết về trận đánh phục kích tiêu diệt sinh lực địch của một đơn vị thuộc tiểu đoàn đặc công 45 tại địa điểm Km3 đường QL3 từ thị Xã Cao BẰng đi Bắc Cạn. Bài viết mô tả trận đánh với sự kết hợp bộ đội đặc công và các dân quân tự vệ tiểu khu Thanh Sơn. Tôi mạn phép Blog.tamtay.vn chép lại bài viết này để bạn lytrietgiang và các bác ở trong QSVN tham khảo.

LUỐN SÂU ĐÁNH HIỂM


Minh Tiến, ghi theo lời kể của Nguyễn Văn Thành, đại đội 1, tiểu đoàn 45.

Tối hôm đó, đơn vị chúng tôi rời bản Bốc Thượng. Trước lúc xuất kích, có chiến sĩ còn nói đùa : "Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ, các bạn biết rồi chứ. Chúng mình phải đánh một trận thật tuyệt để báo công gửi về cho mẹ, cho vợ và người yêu".
Chúng tôi mang theo bên người lương khô đủ ăn 3 ngày, còn tất cả là súng đạn và thủ pháo. Lực lượng luồn sâu của tiểu đoàn có 3 mũi : mũi 1 có 20 đồng chỉ, anh Đào Văn Quân, chính trị viên đại đội 1 làm chỉ huy trưởng. Anh Quân là cán bộ trẻ trong đơn vị, mới 25 tuổi, quê ở Tứ Kì, Hải Hưng. Đại đội phó Tường Duy Chính là chỉ huy phó. Mũi 2 là mũi phụ, có 19 chiến sĩ. Còn lại là bộ phận cối 82 ly do anh Dương chỉ huy, có nhiệm vụ bắn kiềm chế địch, đề phòng chúng phản ứng vào đội hình của đơn vị. 3 cán bộ chỉ huy của 3 mũi đều là những chiến sĩ đã dày dặn chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2 đêm hành quân, đến bản Na Toòng thì được lệnh dừng lại để trinh sát. Ở đây chúng tôi đã gặp 3 dân quân dẫn đường. Đó là 2 cô gái Phan Thị Hoa, Lã Thị Sự và anh Vương Văn Ngô. Anh chị em này đều là những chiến sĩ thuộc đơn vị dân quân khu Thanh Sơn, đã từng đánh địch từ những ngày đầu khi bọn Trung Quốc xâm lược mới đặt chân vào thị xã Cao Bằng. Theo các chiến sĩ dân quân, chúng tôi đưọc lệnh đi sâu vào khu chiến, nơi địch đóng dày đặc trên các đồi Thiên Văn, Pháo Đài... Riêng ở đồi Thiên Văn có tới 1 trung đoàn, hàng ngày chúng canh gác trên đoạn đường ra vào cửa ngõ thị xã. Nhiệm vụ của tiểu đoàn đặc công chúng tôi là phải đánh nhanh rồi tản nhanh, nếu không sẽ bị hãm trong vòng vây của địch.
Bộ đội ta đào xong công sự thì trời vừa sáng. Bỗng từ đài quan sát báo tới : địch bắt đầu xuất hiện. Nhưng chỉ là 1 chiếc xe tải từ tài Hồ Xìn chạy tới. Đến chân đồi Nả Cay, nó dừng lại. Những tên lính Trung Quốc nhảy xuống xe và đi vào khu giao thông để bôc hàng rồi vào bản cướp bóc. Chốc chốc, chúng lại khiêng ra xe nào gà, nào vịt, nào lợn. Các chiến sĩ căm giận lắm nhưng vẫn phải nén lòng chờ đợi, không đánh vào bọn này mà chờ những đơn vị lớn hơn.
Đến 8 giờ 30, 8 chiếc xe tải khác lại vẫn từ Tài Hồ Xìn chạy về thị xã. Trên xe chúng chất đầy những bao hàng và những chiếc xe đạp hỏng. Đó là những thứ chúng cướp được ở dọc đường. Chiếc xe đầu đã chạy lọt vào đúng trận địa phục kích mà chúng tôi vẫn chưa được lệnh đánh. Hàng chục con mắt và đôi tai chiến sĩ cứ căng ra và đỏ dồn về phía anh Quân và tiểu đoàn trưởng Hoàng Mạnh Thời để chờ đợi, chỉ sợ mình không nghe kịp lệnh để rút nụ xoè tung lựu đạn xuống đầu địch. Và cứ mỗi chiếc xe giặc chạy qua tầm súng, chúng tôi lại một lần hồi hộp, chờ lệnh nổ súng.
Bỗng có lệnh :
- Hãy bình tĩnh, đã có công luồn sâu 3 ngày vào lòng địch thì phải biết nén căm giận để đánh 1 trận thật giòn giã.
Nửa giờ sau, lại có tiếng động cơ râm ran từ thị xã Cao Bằng vọng đến. Đài quan sát báo có 17 chiếc xe chở đầy lính và đạn tên lửa H12 sắp chạy qua trận địa.
Bây giờ thì được đánh thật rồi. Từ hầm súng, chúng tôi như muốn bật cả dậy. Phan Thị Hoa, Lã thị Sự-các cô gái du kích Thanh Sơn tay thoăn thoắt buộc từng băng AK vào nhau, và mở sẵn nắp thủ pháo trao cho từng chiến sĩ.
Chúng tôi nằm trên dốc ta-luy trong xuống mặt đường nhìn rõ từng hòn đá nhỏ. Chiếc xe thứ nhất đã lao qua. Rồi chiếc thứ 2, thứ 3. Ba chiếc đầu chở đạn. Những chiếc sau đều chở lính, chúng đội mũ sắt, xếp hàng bảy đầy ắp.
Khi chiếc xe cuối cùng vào đúng vị trí khoá đuôi thì Nguyễn Văn Sinh được lệnh nổ súng. Trên vai anh, quả đạn B41 vọt ra khỏi nòng, cắm vào thùng xe nổ tung. Trong đám lửa màu da cam hiện rõ từng tên lính bị hất tung lên rồi ném xuống mặt đường. Phát đạn B41 của Sinh cũng là khẩu lệnh của trận đánh. Tiếp đó là tiếng thủ pháo, lựu đạn nổ xen lẫn từng tràng liên thanh của AK dồn dập đánh địch.
Ở vị trí phía trước chặn đầu, Hà Văn Nhạc bắn 3 viên AK báng gấp, đúng vào mặt tên lái. Hắn cúi gập người, buông tay vôlăng, chiếc xe lảo đảo thúc đầu vào vách ta-luy dựng đứng, bật trở lại, xoay nửa vòng chắn ngang đường. Chiếc thứ 2 lách sang trái tìm đường thoát. Đại đội phó Tường Duy Chính đứng vụt dậy, tựa vào thành hào ngắm bắn 1 quả B41. Đạn tên lửa H12 trên xe bị đốt cháy nổ tung liên tiếp. Thế là cả đội hình 14 chiếc còn lại với hơn 500 tên lính nằm gọn trong tầm súng và biển lửa*. Chỉ huy trưởng Đào Văn Quân chỉ huy các chiến sĩ Lợi, Công, Đề và anh dân quân Vương Văn Ngô đánh tạt sườn. Anh Quân bắn luôn 6 phát B41 vào 6 chiếc xe đang nối nhau, bóp còi inh ỏi để tìm đường tẩu thoát. Nhưng chúng còn chạy vào đâu. Bọn lính từ tren xe nhảy xuống chỉ kịp giúi đầu xuống sàn xe hoặc nằm rạp xuống 2 bên rãnh thoát nước. Từ trên cao, chiến sĩ ta chỉ việc bỏ lựu đạn, thủ pháo, bắn AK xuống. Xác địch chết chồng tréo lên nhau trông thật thảm hại.
Bỗng 1 tên xách được khẩu trung liên từ thùng xe lao ra đường chạy đến bụi tre và nằm xuống định bắn trả. Hắn chưa kịp bắn, Hà Văn Triệu đã nhanh hơn, đưa điểm ngắm vào cái đầu trọc của hắn kéo một loạt ngắn AK. Đó là tên lính duy nhất định chống cự trong đám 1 tiểu đoàn giặc đi trên đoàn xe đã bị tiêu diệt gọn.
Chúng tôi đang đánh thì 1 tình huống xảy ra nằm ngoài dự kiến của thủ trưởng Thời. Đó là hàng trăm tên địch chốt trên các đồi Thiên Văn và Yên Ngựa khi nghe tiếng súng nổ và ngọn lửa bốc cao dưới mặt quốc lộ 3 đã bỏ luôn súng, rủ nhau chạy lên đồi cao nhìn xuống nơi đồng bọn bị tiêu diệt. Nắm đúng thời cơ, trung đội trưởng cối 82 ly ra lệnh đánh. Hàng chục quả đạn đã được tính toán kĩ lưỡng phần tử bắn nối đuôi nhau giội lửa xuống đầu địch, tiêu diệt hơn 100 tên nữa. Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Khi bọn địch phản ửng thì đơn vị chúng tôi đã nhanh chóng theo 3 chiến sĩ dân quân thọc qua bản Nà Cay, trở về vị trí tập kết.
Về đến nơi, lúc chia tay đơn vị, cô gái dân quân người Tày Phan Thị Hoa nắm tay anh Đào văn Quân, nói giọng tha thiết :
- Nếu em được vào bộ đội, em sẽ tình nguyện vào đơn vị đặc công của các anh...
Còn chúng tôi nghĩ, nếu lần sau có những trận đánh được phối hợp với anh chị em dân quân như thế này thì đơn vị lập công càng lớn hơn...


Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.


* : thực tế sau này ta xác minh đoàn xe địch có hơn 200 tên. Ngoài ra một bộ phận địch cũng kịp chống trả trước khi bị diệt hoàn toàn. Có thể do đội hình phải trải dài ra để đánh toàn bộ đoàn xe 17 chiếc nên đ/c Nguyễn Văn Thành không nắm được những điều này. Tuy nhiên, đây vẫn là một trận thắng xuất sắc.

Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #517 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 12:53:32 pm »

Tôi xin được trích lại trong một bài của Chiengshan liệt kê các anh hùng lực lượng vũ trang trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc mà Nhà nước ta đã phong tặng, có liên quan đến tiểu đoàn đặc công 45 tác chiến tại Cao Bằng năm 1979.

Anh hùng Đào Văn Quân
Đồng chí Đào Văn Quân sinh năm 1950. Sinh quán tại xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ. Dân tộc Kinh. Nhập ngũ tháng 2 năm 1971. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam,
Khi tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung uý chính trị viên bộ đội đặc công, tiểu đoàn 45 Bộ tư lệnh đặc công. Từ năm 1972-1974, đồng chí chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 1979, trong cuộc chiếu đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, đồng chí cùng đại đội trưởng chỉ huy đơn vị chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, có nhiều cách đánh táo bạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đại đội của đồng chí đã tiêu diệt 640 tên địch, phá huỷ 18 xe, 2 dàn hoả tiễn, 5 tấn đạn, 1 khẩu đại liên. Riêng đồng chí Quân đã diệt 90 tên địch, bắt sống 1 tên, phá huỷ 1 dàn hoả tiễn H12, bắn cháy 8 xe quân sự, thu 1 súng. Ngày 21 tháng 3 năm 1979, đơn vị đồng chí trên đường hành quân vào thị xã Cao Bằng, bị địch phục kích, địch tập trung hoả lực bắn ác liệt vào đội hình của ta. Trong tình huống bị động, đồng chí rất bình tĩnh, động viên đồng đội, nhanh chóng tổ chức đội hình chiến đấu, đánh địch liên tục suốt từ sáng đến chiều, diệt 130 tên, bắt sống 4 tên, phá huỷ 1 đại liên. Trong trận này, riêng Đào Văn Quân diệt 10 tên, bắt sống 1 tên, phá huỷ một đại liên, thu một súng. Ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau 2 ngày kiên trì bí mật phục kích một đoàn xe 18 chiếc, chở đầy lính lọt vào trận địa phục kích của đơn vị. Khi nổ súng, đồng chí đã nhanh chóng diệt chiếc xe đi đầu, cả đoàn xe ùn lại, Đào Văn Quân cùng đại đội trưởng chỉ huy đơn vị đánh mãnh liệt vào đội hình địch. Bị tấn công bất ngờ và thương vong lớn, địch hốt hoảng bỏ chạy, đơn vị đồng chí đã nhanh chóng truy kích, diệt hoàn toàn đoàn xe 18 chiếc, phá 2 giàn hoả tiễn H12, diệt 50 tên (Tham khảo kí sự Luồn sâu đánh hiểm). Đồng chí được thưởng 1 Huân chương quân công hạng III. Ngày 20 tháng 12 năm 1979, được Chủ tịch nước cộng hoà XHCN Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #518 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 01:30:09 pm »

Trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, mục tiêu quan trọng nhất, hướng tiến công chủ yếu của quân xâm lược bành trướng Bắc kinh là ba tỉnh : Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Xét về tính chất ác liệt thì hướng Lạng sơn là chiến sự xảy ra ác liệt nhất và có các cuộc giao tranh giành giật chiến trường giữa ta và địch rất quyết liệt, phía TQ tập trung quân vào hướng này nhiều hơn cả, phía ta cũng xác định hướng này tuyệt quan trọng vì từ Lạng sơn về Hà nội chỉ có 156 Km. Nhưng xét về mức độ tàn phá của cuộc chiến thì Cao Bằng lại là tỉnh chịu nhiều hậu quả chiến tranh nhất. Tôi xin được trích ra đây một đoạn nói khá tổng quan về tình hình chiến sự diễn ra ở hướng Cao Bằng ở một trang Web trong google ( tôi đã chỉnh sửa lại một số câu chữ cho phù hợp với QSVN).

Mời các Bác tham khảo.

Trong những mặt trận Việt Bắc thuộc 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến Việt – Trung năm 1979, có lẽ tỉnh Cao Bằng là tỉnh bị tàn phá nhiều nhất. Theo tài liệu của mạng Quốc Phòng Trung Quốc thì lệnh từ Bắc Kinh là “tàn sát và san bằng, tất cả mọi thứ”. Những huyện sau đây có biên giới chung với tỉnh Quảng Tây của TQ là:  Bảo Lạc , Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hòa, Thạch An. Qua 3 cửa khẩu:
Tà Lùng (VN) - Thủy Khẩu (TC)
Phai Can (VN) - Long Bang (TC)
Sóc Giang (VN)- Bình Mãng (TC)

Đường giao thông chính nối thị xã Cao Bằng và Lạng Sơn là quốc lộ số 4.
Từ Cao Bằng nối với Bắc Cạn và Thái Nguyên qua quốc lộ số 3.
Tháng 11/1978 quân TQ gây rối tại đồi Chông Mu giửa cột mốc 62-63.
Tháng 2/1979 quân TQ lại vượt biên giới qua cửa khẩu Phai Can để khiêu khích.
Lúc bấy giờ các đơn vị tác chiến của TQ ở bên kia biên giới đã ở vào vị trí sẳn sàng tấn công, những toán thám báo, biệt kích đã tiến vào đất Việt.
Lực Lượng phía VN
Sư đoàn 346 (F346) là đơn vị nồng cốt trấn đóng gồm có 3 trung đoàn (E) :
Trung đoàn E246 trấn đóng huyện Hà Quảng.
Trung đoàn E677 lên Trà Lĩnh bảo vệ cửa khẩu Phai Can.
Trung đoàn E851 đóng chốt huyện Hòa An.
Trung đoàn E188 pháo binh yễm trợ toàn vùng.
2 Trung đoàn E567 và E852 là lực lượng dự bị bổ xung.
2 Tiểu đoàn D126, D126 là lực lượng đặc công xung kích.
Lực Lượng phía Trung quốc :
Về phía TQ, lực lượng TQ đưa vào chiến trường được trải từ đông Móng Cái cho tới tây Lai Châu gần 60 vạn quân (600,000) gồm 11 quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập. Tư lệnh đại quân khu Quảng Châu chỉ huy trực tiếp mặt trận Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tư lệnh đại quân khu Côn Minh chỉ huy mặt trận Hà Tuyên, Lào Cai, Lai Châu.
Riêng trận địa Cao Bằng TQ huy động:
3 quân đoàn 41, 42, 50.
2 sư đoàn địa phương Quảng Tây.
4 trung đoàn độc lập.
200 xe tăng.
500 khẩu pháo đủ loại.
Các đơn vị đặc nhiệm trong chiến trận rừng núi.
Hằng chục tiểu đoàn của các công xã giáp biên.
Hằng vạn dân binh.
 
 
Trong mặt trận Cao Bằng TQ huy động 3 quân đoàn 41, 42, 50 tiến theo 3 mủi dùi:
Một cánh từ Thông Nông, Hà Quảng đánh xuống qua cửa khẩu Sóc Giang.
Một cánh từ Đông Khê, Quảng Hòa qua cửa khẩu Tà Lùng đánh lên tạo thành 2 gọng kềm tấn chiếm thị xã Cao Bằng.
Một cánh đánh thẳng vào Trà Lĩnh qua cửa khẩu Phai Can, nếu mũi tiến công này vượt qua được đèo Mã Phục sẽ uy hiếp và tiến chiếm thị Xã Cao Bằng.
Phối hợp với những cánh quân nầy của TQ gồm các toán thám báo cũng như những dân thiểu số tìm cách đóng chốt và chiếm giữ những vị trí quan trọng như: Tài Hồ Sìn, Nà Bao, Cô Lê A mà mục tiêu chính vẫn là tiến chiếm thị xã Cao Bằng trong ngày 18 -19/2/1979.
Đêm 16 rạng sáng 17/2/1979 pháo binh TQ dập nát các huyện Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Hòa, cùng lúc ấy các toán thám báo, biệt kích đánh phá các đường dây liên lạc nối với thị xã Cao Bằng, thế là thông tin liên lạc về thị xã bị mất từ đó.
Mờ sáng 17/2/1979 quân TQ đồng loạt tấn công khắp các mặt trận.
Mặt trận Thông Nông - Hà Quảng
Quân đòan 41 gồm bộ binh, xe tăng đánh vào Thông Nông-Hà Quảng qua cửa khẩu Sóc Giang và chiếm Thông Nông vào lúc 12 giờ trưa cùng ngày 17/2/4979, sau đó đạo quân nầy chia làm hai hướng:
Một mũi vượt Lương Can đánh phá nhà máy điện Tà Sa ( Nguyên Bình)
Mũi thứ hai có xe tăng dẫn đầu vượt đèo Mã Quỷnh xuống ngã ba Dân Chủ đánh phá kho vũ khí của tỉnh đội mờ sáng ngày 18/2/1979.
 
Mặt trận Phục Hòa - Đông Khê
Quân đoàn 42 chia thành hai mũi đánh vào Phục Hòa - Đông Khê qua cửa khẩu Tà Lùng
Mũi thứ nhất TQ tập trung xe tăng, pháo binh yễm trợ tiến theo đường lâm nghiệp Đức Long - Khâu Sung bất ngờ đánh thẳng vào Đông Khê sau đó theo đường số 4 tiến về thị xã Cao Bằng.
Mũi thứ hai cũng có xe tăng và pháo binh yễm trợ đánh vào Phục Hòa nhưng bị trung đoàn E567 đánh chặn nên quân TQ buộc phải dừng lại ở chân đồi Khâu Chỉa nên không thực hiện được ý đồ vượt đèo sang Quảng Uyên, Mã Phục nhằm phối hợp với mũi tiến công ở hướng Trà Lĩnh.

Quân đoàn 50 có nhiệm vụ bổ xung và tiếp ứng.

 Phía VN phòng thủ và phản công.

Trên hướng Sóc Giang - Hà Quảng
 Trên hướng Hà Quảng trung đoàn E246, sư đoàn F346 tổ chức trận địa ở cửa khẩu Sóc Giang để kềm chân TQ.
Tiểu đoàn D2 và D3 chận đánh các mũi tiến của TQ trong suốt 4 ngày liền từ 17/2-1979 cho đến 22/2/1979.
Nhiều lần quân TQ tràn lên các chốt Cốc Ngưu, Cốc Nhu, Cốc Vường đều bị đánh bật trở lại.
Tiểu đoàn D11 thuộc trung đoàn E188 pháo binh đã pháo trúng đội hình quân TQ tại Sóc Giang khiến quân TQ không tiến lên được.
Ngày 22/2/1979 TQ cho quân vượt tiến theo ngả cột mốc 19 rồi theo đường Pác Bó, Nà Mạ, Đôn Chương để tiến chiếm Sóc Giang và đổ quân về hướng Nam Hà Quảng.
Sóc Giang thất thủ quân VN rút về cố thủ.

Trên hướng Trà Lĩnh
 Hai trung đoàn bộ binh TQ có pháo binh yểm trợ đánh chiếm bình độ 700, đồi Quyết Tử, đồi Thanh Niên, cao điểm 815.
Vì cao điểm 815 nằm giáp cửa khẩu Phai Can nên TQ quyết tiến chiếm cho bằng được.
Cao điểm 815 lọt vào tay TQ trưa ngày 17//2/1979.
Trung đoàn E677 cho tiểu đoàn D6 cùng với một đại đội của tiểu đoàn 5 cố lên tái chiếm cao điểm 815.
Chiều 18/2/1979 tiểu đoàn D6 đánh thẳng lên cao điểm 815 và tái chiếm lại cao điểm 815.
Trên hướng Hòa An
Hai đại đội C5, C10 thuộc trung đoàn E851 chốt giử xã Bế Triều, huyện Hòa An

Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #519 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 01:49:58 pm »

( Tiếp )
...

Trên Chốt Đông Khê
 
Đại đội C7, thuộc tiểu đoàn D8 chốt chặn Đông Khê.

Phục Hòa (đồi Khâu Chỉa)
  
Tại Phục Hòa trung đoàn E567 đóng chốt để chặn 2 sư đoàn quân TQ có pháo binh và xe tăng yểm trợ, chính vì thế mà tiểu đoàn D1 đã bị pháo dữ dội. Nếu chiếm được Phục Hòa quân TQ sẽ chiếm được đồi Khâu Chỉa và tiến đến Quảng Yên, Mã Phục. Tiểu đoàn D1 diệt được một số tăng của quân TQ nên trung đoàn E567 giữ vững được 12 ngày đêm.

Tài Hồ Sìn – Nà Bao
 
Chiều ngày 18/2/1979 trung đoàn E852 đã có mặt tại chốt chặn Tài Hồ Sìn. Yểm trợ cho E852 là những đơn vị như tiểu đoàn D126, D127, D734, D735, D737, D45 đặc công, E183 đã tập trung tại Ngân Sơn ngày 20/2/1979.

Nhiệm vụ của các đơn vị này là chốt chặn đứng sức tiến quân của TQ không để cho quân TQ chiếm Cô Lê A, Nà Bao và tiến sâu vào mỏ Tỉnh Túc. Phải giữ vững đèo Tài Hồ Sìn và chặn đánh địch trên hướng Canh Tân, Quang Trọng.
  
Cùng trong ngày 20/2/1979 trung đoàn E852 đã đẩy lui được nhiều đợt tấn công của TQ ở khu vực Tài Hồ Sìn, đại đội D74 pháo binh bố trí tại đèo Cao Bắc để yểm trợ.
 
Ngày 24/2/1979 thị xã Cao Bằng mất vào tay TQ.
  
Sau khi đã chiếm được Cao Bằng quân TQ tìm cách tiến về phía Trà Lĩnh, Phục Hòa để bắt tay với những cánh quân trên các hướng nầy nhưng không vượt qua được hai trung đoàn E567 và E677 ở Phai Can và Khâu Chỉa, mặt dù hai đơn vị nầy đã bị cô lập hoàn toàn và chiến đấu độc lập.
Ngày 28/2/1979 Hai trung đoàn E567 và E677 được lệnh bảo toàn lực lượng để chuẩn bị phản công.
Trung đoàn E567 theo đường Canh Tân – Minh Khai rút về an toàn, riêng trung đoàn E677 vất vả hơn phải vừa đánh vừa rút qua đường Thăng Heng – Hòa An.
Ngày 07/3/1979 pháo binh VN mới phản kích trã đủa, dập pháo xuống tại ngã ba Khâu Đồn, ngã ba Lò Gạch, nơi tập trung quân của TQ.
Ngày 10/3/1979 đại đội D45 đặc công VN đột kích và tấn công quân TQ tại Nà Cáp.
Pháo binh VN vẫn bắn vào các điểm tập trung quân của TQ.
Ngày 18/3/1979 quân TQ rút khỏi Cao Bằng.


« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2010, 02:17:50 pm gửi bởi Mr.Ngan » Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM