Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 03:08:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 389384 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #470 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2010, 10:11:52 pm »

Mr.ngan@:hồi còn quan hệ anh em thân thiết như môi với răng ,những năm 196x,có một đơn vị công binh TQ đóng quân ở quê ngoại em (Yên Dũng-Hà Bắc),họ đào hầm xuyên suốt dãy núi NEO ngay thị trấn NEO,sau này khi về quê đi ra thị trấn chơi,tụi nhỏ bọn em hay rủ nhau chui vào hầm TQ chơi,hầm có 5 cửa mở ra 5 hướng quanh dãy núi dài mấy km,có những cửa thông nhau,nhưng trong đó còn những tầng cửa sắt dày ở sâu chưa mở được (bây giờ không biết mở đựơc chưa),hầm rất lớn,cửa ngoài gần bằng hầm chui của tầu hỏa,tà âm đi xuống theo các bậc thang,nghe nói trong các của ở sâu chưa mở là các hầm chứa vũ khí,và không ai biết đường hầm ăn sâu tới đâu ! không biết nó có nằm trong ý đồ lâu dài của "Anh ba bụng phệ" hay không?
  Con khuyếch nhà bác cũng có tình nghĩa và chung thành như mọi đồng loại của chú (khuyển mã chi tình mà), chẳng thế mà có câu : "người còn có khi chê cha mẹ khó,nhưng chó không chê chủ nghèo",và câu đầu của cuốn "Đắc nhân tâm .." cũng khuyên người ta "...Hãy quan sát và...học theo cách của con chó.."Grin
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2010, 10:25:46 pm gửi bởi bschung » Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #471 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2010, 11:00:01 pm »

...khổ thân con Mèo nhà tôi, nó là con vật mà Tôi gắn bó nhất, nhớ hồi trước mỗi khi đến bữa là nó chỉ ngồi cạnh tôi và dũi đầu vào chân tôi đòi ăn, thế mà bây giờ nên nông nỗi này, tuy thời gian có hạn và còn rất nhiều việc phải làm, tôi cũng đào một cái hố ở vườn và chôn bốn mẹ con con Mèo xuống đấy. Lúc này trời cũng đã bắt đầu tối, Bố con tôi phải ngủ lại để sáng hôm sau ra chỗ xe đón sớm, các loại đồ đạc đã được gói gọn gàng, cũng chẳng còn nhiều nhặn gì, cái chăn cái màn còn sót lại, bộ huân huy chương của bố tôi bị vứt tung tóe được gom lại, may cái hộp đựng những tài kiệu gia đình như giấy khai sinh, sổ gạo, sổ hộ khẩu vẫn còn nguyên vẹn...Vấn đề trước mắt là bữa cơm tối, tranh thủ còn sáng tôi xuống vườn hái rau, rau cỏ tốt um, các mẩu xương vung vãi ở trong vườn, chắc là con Khuếch tha về, đang đi tôi chợt vấp phải một đống gì rất to xuýt ngã lộn, đống ấy kêu ủn ỉn và vùng chạy, hóa ra là một chú lợn nhà ai đến ẩn ở đây, con lợn này cũng rất to, bụng béo sệ xuống đất chạy lê bụng sền sệt..hồi ấy ở quê tôi mọi nhà chỉ nuôi giống lơn ỉ thôi, ít nuôi lợn lai, thế mà con lợn này to hơn cả lợn lai, tôi nghĩ chắc nó lại như con Khuếch nhà tôi, không có thức ăn nên đi ăn thịt lung tung..béo phị..( về sau ở khu sơ tán có một vài nhà bán mỡ lợn nước, lúc đầu có rất nhiều nhà mua về ăn, nhưng sau khi biết chuyện mỡ này là của những con lợn còn sống sót trong chiến tranh thì mọi người đều tránh xa..). Hai Bố con nấu cơm ăn với rau và một ít muối thịt băm, đang ăn thì thấy tiếng ư ử ở ngoài cửa, ngửi thấy mùi cơm con Khuếch lủi đi từ chiều mon men về trực ăn, tội nghiệp nó, cả tháng trời không được một bát cơm, nhìn nó béo nung núc tôi cũng thấy hơi ghê, nhưng ánh mắt của nó nhìn tôi như cầu cứu, tôi súc cho nó một bát cơm, nó mừng rối rít và ăn sùng sục, chắc là ngon lắm, ăn hết phần cơm của mình cu cậu rón rén nằm cạnh đống lửa để sưởi, Bố tôi cũng không đuổi nó đi nữa. Hai bố con ăn xong thì trời cũng vừa tối, không đèn điện nên sẵn có đống củi tôi đốt suốt đêm, trời vừa chập tối thì tiếng súng cũng bắt đầu rộ lên, đỏ rực trời toàn đạn lửa, lúc đầu cũng thấy sợ, mọi người hỏi nhau thì mới biết đấy là súng của bộ đội, dân quân tự vệ ta bắn lấy vui, cũng thỉnh thoảng có một vài phát pháo hiệu bắn vút lên từ những quả núi phía xa thị xã, nhiều người nói đó là bọn tàn quân tàu bắn liên lạc với nhau..Thấy nhà tôi có lửa đốt, nên cũng có vài bác và chú hàng xóm sang nhà tôi nằm nhờ chờ sáng, thành ra cũng đông vui hơn và đỡ sợ hơn về đêm...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #472 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2010, 12:48:22 am »

Mr.ngan@:hồi còn quan hệ anh em thân thiết như môi với răng ,những năm 196x,có một đơn vị công binh TQ đóng quân ở quê ngoại em (Yên Dũng-Hà Bắc),họ đào hầm xuyên suốt dãy núi NEO ngay thị trấn NEO,sau này khi về quê đi ra thị trấn chơi,tụi nhỏ bọn em hay rủ nhau chui vào hầm TQ chơi,hầm có 5 cửa mở ra 5 hướng quanh dãy núi dài mấy km,có những cửa thông nhau,nhưng trong đó còn những tầng cửa sắt dày ở sâu chưa mở được (bây giờ không biết mở đựơc chưa),hầm rất lớn,cửa ngoài gần bằng hầm chui của tầu hỏa,tà âm đi xuống theo các bậc thang,nghe nói trong các của ở sâu chưa mở là các hầm chứa vũ khí,và không ai biết đường hầm ăn sâu tới đâu ! không biết nó có nằm trong ý đồ lâu dài của "Anh ba bụng phệ" hay không?
  Con khuyếch nhà bác cũng có tình nghĩa và chung thành như mọi đồng loại của chú (khuyển mã chi tình mà), chẳng thế mà có câu : "người còn có khi chê cha mẹ khó,nhưng chó không chê chủ nghèo",và câu đầu của cuốn "Đắc nhân tâm .." cũng khuyên người ta "...Hãy quan sát và...học theo cách của con chó.."Grin
Không chỉ ở Bắc Giang bọn tàu mới đào hầm đâu mà ở khắp mọi nơi trên miền bắc này đều có những cái hầm như vậy, thời đấy quân Trung quốc sang giúp ta làm đường, xây các công trình quân sự và đem cả quân phòng không cùng súng Cao xạ sang bảo vệ các cây cầu của ta như cầu Bằng giang quê tôi, Cầu Gia Bẩy ở Thái Nguyên, Cầu Đa Phúc...nghe nói ngoài đào những hầm bí ẩn đấy họ còn tích cực tìm những ngôi mộ , ngôi đền có trong các gia phả từ thời Phong Kiến mà trong đó có dấu Vàng Bạc, châu báu nữa..Ở Thị xã Cao Bằng có ngọn núi tên là Vàng Ngà, trên đỉnh núi có một cái đền thờ cổ, nghe người lớn kể là thời đấy, quân Trung quốc có chừng 1 đại đội với 4 khẩu pháo bảo vệ cầu Bằng Giang, ngoài thời gian trực chiến họ hay lần mò lên núi Vàng Ngà để ngắm nghía đo đạc, một thời gian sau cách ngôi đền khoảng vài trăm mét trên một cái rẫy có hòn đá khá lớn bị lật đổ đào bới và dưới chân hòn đá có 6 cái lỗ, mỗi lỗ to như cái chum. Người ta bảo bọn lính tàu đã lấy đi 6 chum vàng ...chắc thời đấy ta còn đang "bận" dồn tất cả cho việc Đánh Mỹ nên không thấy đả động gì đến việc này.Kể từ đó đến 1979 thỉnh thoảng lại có một chỗ bị đào bới theo kiểu ấy.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #473 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2010, 04:13:20 pm »

Ông Ngan kể chuyện mấy thằng Tầu hay thật...?ờ nó có đưa quân sang làm đường cho mình thật ,nó cũng đưa bộ đội phòng không của nó sang để bảo vệ những công trình nó đang xây nhưng chủ yếu ở phía bắc nước ta ,tôi hồi bé có đi sơ tán tại Thái Nguyên cùng gia đình,nhge các cụ kể lại,khi máy bay Mỹ đến ném bom thì các ông này đâu có bắn, nó bay rồi mới bắn vuốt đuôi, mấy thằng Mẽo thấy cay mắt quay lại quẳng cho mấy mớ bom...chết cả lũ...ai lại trước khi bắn lại cầm quyển sách Mao tuyển giơ lên trời thùm thụp hô hét đế quốc Mỹ là con hổ giấy..mấy .thế là nó quay lại nó chứng minh nó là Hổ thật...mấy thằng này này cũng dân vận một cách ngớ ngẩn....chiếu phim TQ cho dân mình xem nào là phim....cờ hồng trên núi Thúy...nào là Lưu hồ Lan...vv...và...vv...ưu tiên dân mình ngồi phí trước,họ ngồi phía sau...ở cổng ra vào họ kéo một xe téc chở nước trà pha đường...có mấy cái ca sắt để cạnh đấy ...ai khát đến đâu uống ...giải...khát đến đó...tất nhiên là miễn phí rồi...?mấy ông bà...cùng các cháu nhà ta xem mãi cũng chán....thế là đi xem phim mang theo ấm tích đựng nước...ai không có ấm to thì dùng nồi...mang nước trà đường của đất nước Trung HOa vĩ đại về cả ...làng uống....được mấy bữa như vậy mấy anh Tầu sợ mất dép....vẫn chiếu phim nhưng không có nước...mà dân ta sống rất thực tế....? không trà đường...là không xem phim..,.?đúng là các bác có lòng...thì em có bụng...?nhưng xem kiểu đấy...thì pó tay rồi....đúng là dân mình có truyền thống...tay không bắt giặc...
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #474 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2010, 05:55:02 pm »

 Ông chú, đồng thời là bố thằng bạn em từng là cựu pháo 37mm của E58-F308 đã từng sống với bộ đội TQ những năm 1965-1971(sau  đó ông vào Quảng trị 1972), ông đánh gia rất cao hành động nghĩa hiệp của TQ ngày ấy:
 Giúp đỡ ta làm các công trình giao thông rất vô tư. Chuyện bắn máy bay Mỹ năm 1964,1965 ở Phả lại, phía bạn rất anh dũng kiểu "duy ý chí"-trận địa pháo không thèm ngụy trang, thậm chí rất hớ hênh chờ máy bay Mỹ tới ném bom rồi bắn trả, không có chuyện cầm chước tác của bác Mao đọc, cũng không có chuyện xích chân pháo thủ vào mâm pháo khi sắp và đang đánh nhau đâu.
Hiệu quả của việc bắn máy bay chẳng ăn thua gì. Hậu quả thì trận địa pháo thì bị đánh tung tóe cả pháo lẫn người. Ta thấy "ngại" quá, bảo bạn đừng dùng chiến thuật ấy, bạn tự ái không nghe, nhưng rồi họ cũng đồng ý cho pháo F308 trực tiếp đánh chính, bạn chỉ là phụ.
 Các bác ghét TQ 1979-1989 quá nên cứ "nghĩ xấu" về họ!
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #475 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2010, 08:47:50 pm »

Giangk17@. Đừng vội võ đoán, mọi người đang kể lại những chuyện  họ biết, không hẳn là vì gét Tầu vì sau 79 đâu, tôi không cần nghe kể cũng có lý do để biết các câu chuyện mọi người nói ở đây đều đúng cả, và còn chưa hết, mục đích của việc xung phong đưa quân vào miền Bắc 'giúp đỡ" ta trong những năm 65-66 còn nhiều điều đáng bàn mà lịch sử sẽ dần dần sáng tỏ, ý đồ từ cấp cao của họ không thể nói là trong sáng, tuy nhiên không phủ nhận những người lính của họ vì tin vào chủ nghĩa cộng sản quốc tế thực sự mà có những hành động tốt, cũng như một bộ phận nhân dân TQ có cảm tình đúng đắn với nhân dân ta, thực tế là lợi dụng việc làm đường, họ làm khá nhiều điều mờ ám, từ việc đào bới của chìm từ đời trước cho đén cấu trúc những công sự chuẩn bị sẵn cho việc xâm lược, chưa nói đến việc điều tra địa hình, cài đặt nội gián, tất cả những hành động xấu không thể hiện tình bạn bè đều có cả. Chuyện dân nước họ còn nghèo đói nhưng sang VN ăn thịt bỏ lòng, thủ là có thật, đào hầm pháo có hướng chĩa vào trung tâm Hà Nội là có thật, làm đường đánh dấu để chiếm đất biên giới là có thật, dùng cao xạ bắn máy bay thì chờ đến khi máy bay bay ngang mới bắn, còn khi nó bổ nhào vào trận địa thì giơ Mao tuyển lên dọa nên chẳng bắn rơi được cái máy bay Mỹ nào cũng là điều có thật, và còn nhiều điều có thật nữa. Chúng ta không manh động nhưng không bao giờ được mất cảnh giác với những loại bạn bè như vậy, đó là điều tôi muốn nói.
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #476 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2010, 09:47:48 pm »

Giangk17@. Đừng vội võ đoán, mọi người đang kể lại những chuyện  họ biết, không hẳn là vì gét Tầu vì sau 79 đâu, tôi không cần nghe kể cũng có lý do để biết các câu chuyện mọi người nói ở đây đều đúng cả, và còn chưa hết, mục đích của việc xung phong đưa quân vào miền Bắc 'giúp đỡ" ta trong những năm 65-66 còn nhiều điều đáng bàn mà lịch sử sẽ dần dần sáng tỏ, ý đồ từ cấp cao của họ không thể nói là trong sáng, tuy nhiên không phủ nhận những người lính của họ vì tin vào chủ nghĩa cộng sản quốc tế thực sự mà có những hành động tốt, cũng như một bộ phận nhân dân TQ có cảm tình đúng đắn với nhân dân ta, thực tế là lợi dụng việc làm đường, họ làm khá nhiều điều mờ ám, từ việc đào bới của chìm từ đời trước cho đén cấu trúc những công sự chuẩn bị sẵn cho việc xâm lược, chưa nói đến việc điều tra địa hình, cài đặt nội gián, tất cả những hành động xấu không thể hiện tình bạn bè đều có cả. Chuyện dân nước họ còn nghèo đói nhưng sang VN ăn thịt bỏ lòng, thủ là có thật, đào hầm pháo có hướng chĩa vào trung tâm Hà Nội là có thật, làm đường đánh dấu để chiếm đất biên giới là có thật, dùng cao xạ bắn máy bay thì chờ đến khi máy bay bay ngang mới bắn, còn khi nó bổ nhào vào trận địa thì giơ Mao tuyển lên dọa nên chẳng bắn rơi được cái máy bay Mỹ nào cũng là điều có thật, và còn nhiều điều có thật nữa. Chúng ta không manh động nhưng không bao giờ được mất cảnh giác với những loại bạn bè như vậy, đó là điều tôi muốn nói.
Mấy tay TQ,giúp ta làm cái này cái nọ thời 65-70,họ cũng tranh thủ tuyên truyền cách mạng văn hóa...?như chiếu phim...vv....và...vv.,nhưng từ thời đó ta đã cảnh giác rồi...dân ta mà đi xem phim TQ ai mà dám cản như thế bạn xẽ nói ta là không hữu nghị...?nhưng cán bộ cơ sở của ta nói với dân ta là các bác đi xem phim...tập trung đông người đèn đuốc sáng trưng...nhỡ khi máy bay Mỹ đến ném bom thì chạy sao kịp...?nghe thấy chết ai mà chả sợ...?có cho kẹo cũng chả dám đi...?đúng là ta cư xử với bạn khéo thật.....không mất lòng bạn....mà bạn muốn tuyên truyền cũng không được...?vỏ quýt dầy...thì có móng tay nhọn mà..?
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #477 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2010, 10:07:52 pm »

hehe hồi đó em có xem 1 tập truyện ký nói về cuộc chiến đấu của quân và dân các tỉnh biên giới phía bắc  thời kỳ 79 . Trong đó em ấn tượng nhất là truyện ngắn có tựa : " Mưa bóng mây " nói về 1 em bé người dân tộc bị liệt 2 chân . Em bé này chơi rất thân với 1 chú bộ đội TQ sang giúp ta làm đường đánh Mỹ . Đường làm xong chú ấy về nước cậu bé thương nhớ lắm . Khi chiến sự nổ ra cậu bé được người nhà cõng trên lưng chạy trốn quân bành trướng nhưng không may bị địch phát hiện . Cậu bé mừng rở nhận ra kẻ truy đuổi là người quen cũ nhưng nụ cười chưa kịp tắt trên môi đã nhận được 1 nhát lưỡi lê xuyên táo . Một cơn mưa bóng mây thoáng qua trước khi cậu bé nhắm mắt .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #478 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2010, 10:25:22 pm »

hehe hồi đó em có xem 1 tập truyện ký nói về cuộc chiến đấu của quân và dân các tỉnh biên giới phía bắc  thời kỳ 79 . Trong đó em ấn tượng nhất là truyện ngắn có tựa : " Mưa bóng mây " nói về 1 em bé người dân tộc bị liệt 2 chân . Em bé này chơi rất thân với 1 chú bộ đội TQ sang giúp ta làm đường đánh Mỹ . Đường làm xong chú ấy về nước cậu bé thương nhớ lắm . Khi chiến sự nổ ra cậu bé được người nhà cõng trên lưng chạy trốn quân bành trướng nhưng không may bị địch phát hiện . Cậu bé mừng rở nhận ra kẻ truy đuổi là người quen cũ nhưng nụ cười chưa kịp tắt trên môi đã nhận được 1 nhát lưỡi lê xuyên táo . Một cơn mưa bóng mây thoáng qua trước khi cậu bé nhắm mắt .
Tôi cũng xem một phim cũng có nội dung tương tự....cậu bé đóng vai cõng em bị liệt chạy giặc Tầu ấy ở gần nhà tôi...cảnh đó đóng ở Lương Sơn,tỉnh Hòa Bình.....bây giờ cậu ấy khá lắm chuyên đi buôn hàng ...Tầu...thời thế đổi thay không biết đâu mà lường...theo tôi cảnh giác với anh hàng xóm lắm thủ đoạn này đâu có thừa.
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #479 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2010, 12:34:37 am »

Bạn Mr.Ngan à,đừng quên kể về số phận con Khuyếch của nhà bạn nhé!
Thế bạn nữ người tàu mà có bố làm chỉ điểm có tin tức gì không?Sự đời thật phước tạp bạn nhỉ.
Từ khi kết thúc cuộc chiến 1979 đến nay, đã hơn 30 năm rồi, không cứ gì tôi mà bạn tôi cùng học phổ thông hiện đang công tác ở khắp miền đất nước, kể cả ở nước ngoài đều có tâm nguyện là được gặp lại người bạn Dương Lệ Mẫn ấy, nhưng cho đến hôm nay chúng tôi mới chỉ có được một tin rất mơ hồ qua một người họ rất xa của bạn ấy sống ở Hải Phòng là Bạn gái ấy hiện là một trưởng văn phòng đại diện của một công ty lớn ở Hồng Công, nhưng cũng không có một thông tin gì về địa chỉ cũng như số điện thoại.
Nói thực với các Bác chứ, tình bạn dù có bị can thiệp bởi những bối cảnh ác nghiệt, éo le vẫn không thể nào quên được nhất lại là bạn gái vả lại chúng tôi đã học và chơi thân với nhau từ nhỏ, nào đâu có biết được ý đồ của người lớn phải không ? Tôi chợt nhớ tới một bộ phim dành cho thiếu nhi của Wandisnay nói về tình bạn của một chú Cáo con ( Mẹ chú bị tay thợ săn bắn chết ) và Chú chó con ( Chủ của chú là tay thợ săn đã bắn chết Mẹ cáo )....
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM