Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:56:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 389383 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
sans
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #250 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 01:40:27 pm »

Bài này trên Wikipedia http://en.wikipedia.org/wiki/Sino-Vietnamese_War có nói mấy điểm sau:
1. Đặng Tiểu Bình tuyên bố chiến tranh hạn chế với ta vào ngày 15/2/1979.
2. Lý do chọn ngày này vì đây là ngày Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác Xô-Trung hết hiệu lực.

Các bác xem mấy thông tin này có chính xác không?
Logged
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #251 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 09:53:33 pm »

_F 311 và F 322 trước thàng 2/1979 ở đâu tôi không lắm được còn sau tháng 2/1979 là thuộc về Quân Đoàn 8 (tức 26) của mình chứ Mr.Ngan nếu tôi không nhầm !  Huh
Em thấy mấy bác cựu quê em nói, đơn vị của họ trước khi sang Hà tuyên 1985 là:D5-E567-F322-QD26-QK1
_________________________________________________________________________________________________________
_E 567 như là quả bóng ý  Grin trước tháng 2/1979 thuộc quân tỉnh đội Cao Bằng. Sau thắnh 2/1979 thuộc về F322 QĐ 26 QK 1. Đến năm 1989 ta rút toàn bộ quân chủ lực khỏi Biên Giới về tuyến sau Quân Đoàn 26 giải tán E 567 lại sát nhập vào F 346 tới tận bây giờ !
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #252 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 10:19:42 pm »

Trước t2/1979, tỉnh Cao Bằng về lực lượng chính quy phòng thủ biên giới chỉ có một sư đoàn f346, sư bộ đóng tại Xã Nam Tuấn, Hòa An. Trong cuộc chiến với quân Trung quốc 1979, sư 346 đã anh dũng chống trả quyết liệt với Hai quân đoàn 40 và 41 của địch trên hướng Cao Bằng, tuy có nhiều tổn thất nhưng sư 346 về cơ bản đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng thủ tuyến Biên giới Cao Bằng, chống trả, cản bước, truy kích địch làm cho kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng không thực hiện được. Trong thế trận ta bị mất thị xã Cao Bằng và có nguy cơ quân tàu tràn về Bắc Kạn, Quân đoàn 3 mới được điều ra Bắc và bổ xung cho Cao Bằng, nhưng hình như quân đoàn bộ và các sư còn lại đều ở lại Thái Nguyên, chỉ có sư 311 lên tham chiến vào những ngày cuối cùng khi Bắc kinh tuyên bố rút quân. Sau cuộc chiến, Cao Bằng mới thành lập Quân đoàn 26 ( Chính ra là Quân đoàn 8, nhưng phiên hiệu 8= 2+6, cho nên gọi là quân đoàn 26) cũng như quân đoàn 14 ở Lạng Sơn ( Quân đoàn 5 ). Quân đoàn 26 ( còn gọi là Binh đoàn Pác Bó ) gồm có sư 346 ( cũ ) và sư 311 tách ra từ Quân đoàn 3 đóng và trấn giữ tại Đông Khê. Sau đó mới thành lập thêm sư 322 đóng ở Ngân Sơn...về sự thành lập của f322 tôi không được rõ lắm, nhưng e567 chính là từ f322 chuyển sang chiến trường Vị xuyên, Thanh thủy vào những năm 1985-1989.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #253 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 11:33:44 pm »

...nhưng e567 chính là từ f322 chuyển sang chiến trường Vị xuyên, Thanh thủy vào những năm 1985-1989.
Em bổ sung giúp các bác về E567-F322-QD26-QK1;
-Ăn Tết nguyên đán bên Ngân sơn-Cao bằng, khoảng 2/1985 thì lên ô tô bịt mui kín mít, hành quân đêm sang Hà tuyên với mật danh QT85(các bác vẫn gọi vui là "quan tài 85")
-Sang tới Vị xuyên thì mang tên mới E982(Lê lợi)-F313-QD không biết-QK2. Giai đoạn đầu thì tham gia vận tải, bắn tỉa. Sang 5/1985 đã đòi lại 1 số điểm cao mà TQ chiếm từ 4/1984. Phòng ngự tại đó tới 11/1985 thì được thay ra. Sau đó lại trở về Ngân sơn với nhiệm vụ: Huấn luyện, củng cố, xây dựng doanh trại, khai thác gỗ,...và đóng giường tủ cho...
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2010, 11:41:10 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #254 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 11:41:06 pm »

...nhưng e567 chính là từ f322 chuyển sang chiến trường Vị xuyên, Thanh thủy vào những năm 1985-1989.
Em đính chính giúp các bác về E567-F322-QD26-QK1;
-Ăn Tết nguyên đán bên Ngân sơn-Cao bằng, khoảng 2/1985 thì sang Hà tuyên với mật danh QT85(các bác vẫn gọi vui là "quan tài 85")
-Sang tới Vị xuyên thì mang tên mới E982(Lê lợi)-F313-QD không biết-QK2. Giai đoạn đầu thì tham gia vận tải, bắn tỉa. Sang 5/1985 đã đòi lại 1 số điểm cao mà TQ chiếm từ 4/1984. Phòng ngự tại đó tới 11/1985 thì được thay ra. Sau đó lại trở về Ngân sơn với nhiệm vụ: Huấn luyện, củng cố, xây dựng doanh trại, khai thác gỗ,...và đóng giường tủ cho...


 Giang làm mình tủi thân rồi đấy nhé, E982 lấy lại 6A-6B nhưng không phải là TQ chiếm từ tháng 4-84 đâu nhé. Trước đó F356 đã giành giật với TQ các điểm cao này và nó luôn ở tình trạng nay của ta mai của địch. Nói như Giang thì QK2 để TQ chiếm các điểm cao rồi phải nhờ đến E567 sang mới lấy được à, huhu nếu như vậy thì xấu hổ quá?
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #255 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 12:07:08 pm »


 Giang làm mình tủi thân rồi đấy nhé, E982 lấy lại 6A-6B nhưng không phải là TQ chiếm từ tháng 4-84 đâu nhé. Trước đó F356 đã giành giật với TQ các điểm cao này và nó luôn ở tình trạng nay của ta mai của địch. Nói như Giang thì QK2 để TQ chiếm các điểm cao rồi phải nhờ đến E567 sang mới lấy được à, huhu nếu như vậy thì xấu hổ quá?
Dưới con mắt của lính 567 thì thành công của họ nhờ các yếu tố sau:
-Thứ nhất, nhờ vào kinh nghiệm xương máu của sư 313, 356 trước đó trong các trận tại điểm cao 400, 685...điển hình là 400 tháng 1/1985, đã để cho lính TQ tràn lên phản công từ hầm ngầm, sau khi ta đã chiếm lĩnh trận địa. Nên lính 567 rất chú ý tới hầm 2 ngăn, cứ táng thủ pháo thật lực vào đấy. Không dám bắn B41 vì sợ sập hầm, không có chỗ mà tránh đạn pháo.
-Thứ 2, nhờ vào sự láu cá của TQ trong việc bắn pháo. TQ vẫn có kiểu pháo kích, rồi đột ngột chuyển làn sang hướng khác, lính ta không chú ý phân biệt được nên khi địch tràn lên thì mấy ông nhà mình có khi vẫn đang hút thuốc lào trong hầm. Mất chốt luôn. Lợi dụng chiến thuật này, ta chơi lại: Pháo kích lên đỉnh 6B rồi cũng bất ngờ chuyển làn sang Cây khô, đồi Đài, 400...rồi bộ ta binh xung phong, lên tới miệng hầm địch không kịp phản ứng, đây gọi là bài "gậy ông lại đập lưng ông"
-Thứ 3, là vấn đề tiếp tế: Phải nói lính vận tải quá cao thủ trong việc tiếp tế cho 6B, trong suốt giai đoạn phòng ngự, chỉ có 1 đường duy nhất, bị pháo nó băm suốt ngày, trụi thùi lụi cả cây, trơ ra mỗi đá vôi, thế mà vẫn"lên xuống như đi chợ"-nguyên văn lời của bác LTY.
                   ...
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2010, 12:15:30 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #256 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 01:11:45 pm »

Sau đó lại trở về Ngân sơn với nhiệm vụ: Huấn luyện, củng cố, xây dựng doanh trại, khai thác gỗ,...và đóng giường tủ cho...
Không những thế mà còn rất nhiều chú lính nhà ta đi ăn lẻ cũng có mà theo từng bưởng cũng có vào khu vực Ma nu đãi vàng trúng quả lắm. Từ Sư bộ 322 đóng ở Bản Trang, ngày xưa xe đi Cao Bằng cứ qua chỗ đó là nhìn thấy doanh trại của 322 ngay dưới thung lũng Bản Trang, qua Cổng gác là ra đến QL3, vượt qua QL3 đi sâu vào khoảng hơn chục Km thì đến bãi vàng Ma nu, ngày ấy còn sơ khai lắm, vàng sa khoáng thì nhiều, vàng cám, vàng hạt ở sâu trong lưng chừng núi lại càng nhiều, lính ta dùng bộc phá, thuốc nổ và cả chiến thuật đào hầm ngầm đào sâu vào núi tạo ra những hang, những động khoét vào lòng núi và gùi ra những bao tải đất đá, mỗi bao tải đất đá này nghiền ra và "Cô" lại cũng được khoảng 5-6 chỉ vàng mười. Các chú lính ta mang cả AK vào gác ở cổng hang, sẵn sàng ăn thua đủ với các bưởng trưởng khác tới xâm chiếm. Thời đấy chưa có nhiều thứ ăn chơi như bây giờ cho nên các chú có tiền thì cùng lắm là nằm bàn đèn mỗi ngày chục bi để lên mây thôi, thế nhưng với nàng tiên nâu này cũng khối chú đang là tỷ phú mà trở thành thân tàn ma dại một đồng cũng chẳng có...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #257 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 03:45:45 pm »

Sau đó lại trở về Ngân sơn với nhiệm vụ: Huấn luyện, củng cố, xây dựng doanh trại, khai thác gỗ,...và đóng giường tủ cho...
Không những thế mà còn rất nhiều chú lính nhà ta đi ăn lẻ cũng có mà theo từng bưởng cũng có vào khu vực Ma nu đãi vàng trúng quả lắm. Từ Sư bộ 322 đóng ở Bản Trang, ngày xưa xe đi Cao Bằng cứ qua chỗ đó là nhìn thấy doanh trại của 322 ngay dưới thung lũng Bản Trang, qua Cổng gác là ra đến QL3, vượt qua QL3 đi sâu vào khoảng hơn chục Km thì đến bãi vàng Ma nu, ngày ấy còn sơ khai lắm, vàng sa khoáng thì nhiều, vàng cám, vàng hạt ở sâu trong lưng chừng núi lại càng nhiều, lính ta dùng bộc phá, thuốc nổ và cả chiến thuật đào hầm ngầm đào sâu vào núi tạo ra những hang, những động khoét vào lòng núi và gùi ra những bao tải đất đá, mỗi bao tải đất đá này nghiền ra và "Cô" lại cũng được khoảng 5-6 chỉ vàng mười. Các chú lính ta mang cả AK vào gác ở cổng hang, sẵn sàng ăn thua đủ với các bưởng trưởng khác tới xâm chiếm. Thời đấy chưa có nhiều thứ ăn chơi như bây giờ cho nên các chú có tiền thì cùng lắm là nằm bàn đèn mỗi ngày chục bi để lên mây thôi, thế nhưng với nàng tiên nâu này cũng khối chú đang là tỷ phú mà trở thành thân tàn ma dại một đồng cũng chẳng có...
Ngoài lề cuộc chiến có khối chuyện để nói, tốt, xấu đủ cả. Tỷ dụ những chuyện xảy ra trên đèo Cao bắc ngày ấy?
 Nên khi phệt đít ngồi với các bác CCB, em hay có câu: Chỉ nói chuyện oánh nhau!
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2010, 04:14:41 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
Hoabinh
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #258 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 04:26:15 pm »

Gửi bác Ngan: Được đọc hồi ký của bác rất hay, rất thực tế lúc bấy giờ do bác là người trực tiếp chứng kiến, đặc biệt trong chủ đề chiến tranh biên giới phía Bắc còn ít thông tin. Việc :"Có thật là Trung quốc đã giành được mục tiêu ban đầu đề ra không ? Mục tiêu ban đầu là gì ? Nếu ngon ăn thì tại sao lại dừng lại mà không thẳng tiến xuống hướng nam thôn tính luôn nước VN?". Em nghĩ không nên đưa vấn đề này ra, vì nó liên quan đến vấn đề chính trị phức tạp, quá vĩ mô, xét trong bối cảnh quốc tế, khu vực, các yếu tố lúc đó...


Logged
Hoabinh
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #259 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 04:34:10 pm »

@Mr. Ngan,hồi mùa đông năm 1982-1983,ở một số nơi ở Cao Bằng,xuất hiện nhiều truyền đơn nội dung Tầu Tưởng( Taiwan) chửi....Tầu cộng...tất nhiên bằng tiếng Hoa....nói thì không ai tin...?...sau mới biết một số khinh khí cầu của Đài Loan mang truyền đơn rải vào Hoa lục(Trung Quốc)...bị gió mùa đông bắc thổi bay lạc vào đất ta....đấy nó cũng chơi hàng tâm lý chiến chứ không riêng anh TQ...chơi ta...?

Gửi bác Tung677: Khoảng năm 1984, ở quê em (gần Bắc Ninh) nhiều người dân nhặt được truyền đơn (in màu, ép ni-lon mỏng) in hình một phi công lái máy bay chiến đấu của Trung Quốc trốn sang Đài Loan.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM