Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:20:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 389383 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #160 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 12:33:16 pm »

Dù không ở đấy mà cứ theo lý mà suy thì con số 7 quả là khó tin!
bản thân tôi cũng không tin nhưng khi hỏi lại vẫn vậy...họ nói dân mình sơ tán kịp.tôi hỏi lại họ bảo cái thị xã nhỏ như nắm tay hồi ấy...gia đình nào có người mất là biết ngay....?
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #161 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 01:18:02 pm »

Dù không ở đấy mà cứ theo lý mà suy thì con số 7 quả là khó tin!
bản thân tôi cũng không tin nhưng khi hỏi lại vẫn vậy...họ nói dân mình sơ tán kịp.tôi hỏi lại họ bảo cái thị xã nhỏ như nắm tay hồi ấy...gia đình nào có người mất là biết ngay....?
Họ nói có lý đấy các Bác ạ, tuy nhiên chính xác con số 7 thì cũng phải xét lại vì có thể họ chưa tính đến cả các liệt sĩ người thị xã đi bộ đội hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc ? Đúng là dân thị xã hồi ấy chưa nhiều như bây giờ và họ đi sơ tán được hết, thiệt hại và thương vong chủ yếu là dân ở trong các huyện biên giới không chạy kịp, ví dụ như tại Làng Nà Rụa ( hình như thuộc tiểu khu Tân An thì phải ) khoảng 200 dân thường của huyện Hà quảng, Trà lĩnh sơ tán từ huyện ra chạy đến làng Nà Rụa này thì gặp địch và bọn tàu ra tay bắn chết hàng loạt đoàn người này. Khi tôi được phép về lúc tàu đã rút hết , việc chôn cất và khử trùng nơi này còn chưa hoàn tất, bọn tôi đi qua đấy vẫn còn thấy bộ đội hóa học phun khử trùng các tử thi trước khi chôn, có rất nhiều tử thi đã không còn hình dạng ( nơi này cách nhà tôi khoảng 3km ).
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #162 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 03:39:27 pm »

liệt sĩ thì nói làm gì,đây là dân thường thị xã Cao Bằng,mình điên quá hỏi thêm mấy nguồn họ đều nói dân TX chết ít lắm...có cái là nhà cửa toàn thị xã bị san phẳng.....nếu không chạy kịp thì toi hết chú ạ....?nếu chết nhiều ....là dân các huyện cơ....đấy nguyên văn là vậy?
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2010, 03:45:40 pm gửi bởi tung677 » Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #163 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 04:17:16 pm »

Mà cũng nhiều chuyện lạ không tin cũng phải tin....một cái tăng TQ to như thế giữa ban ngày ( ngày 18-2-1979) lại lọt vào thị xã Cao Bằng....thế là sao...?có khi mình ít bộ đội quá?trong thời điểm đó có mỗi F 346 là chủ lực + thêm E 567 + E852...và thêm mấy D địa phương nữa...thế mà họ anh dũng chống lại được 2 quân đoàn tăng cường của TQ....hơn nữa họ còn phản công làm cho mấy anh Tầu thất điên phát đảo....vậy ai dạy ai một bài học đây...?
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #164 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 04:27:17 pm »

Những ngày chiến trận 1979-1986 tôi không trực tiếp cầm súng tại mặt trận nên không biết vì sao mà tại Nghĩa trang Cam Đường (Lào Cai) có nhiều ngôi mộ Liệt sĩ chưa rõ tên hi sinh ngày đó ! Không hiểu bêm mặt trận Cao Bằng có tình trạng đó không? Tôi nghĩ 2 cuộc kháng chiến trước thời gian dài, không gian rộng và mọi thứ còn lạc hậu chứ giai đoạn CTBVTQ thì khác rồi chứ!

Không biết các bạn sao chứ tôi không muốn dùng cụm từ "Liệt sĩ vô danh" như lâu nay nhiều người vẫn nói!. Các anh đều có danh cả chỉ có mộ các anh là chúng ta chưa rõ tên thôi!
Logged

bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #165 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 07:19:44 pm »

Những ngày chiến trận 1979-1986 tôi không trực tiếp cầm súng tại mặt trận nên không biết vì sao mà tại Nghĩa trang Cam Đường (Lào Cai) có nhiều ngôi mộ Liệt sĩ chưa rõ tên hi sinh ngày đó ! Không hiểu bêm mặt trận Cao Bằng có tình trạng đó không? Tôi nghĩ 2 cuộc kháng chiến trước thời gian dài, không gian rộng và mọi thứ còn lạc hậu chứ giai đoạn CTBVTQ thì khác rồi chứ!

Không biết các bạn sao chứ tôi không muốn dùng cụm từ "Liệt sĩ vô danh" như lâu nay nhiều người vẫn nói!. Các anh đều có danh cả chỉ có mộ các anh là chúng ta chưa rõ tên thôi!
  Bác menthuong à,trong mọi cuộc chiến,trận đánh xảy ra có nhiều tình huống ,khi ta cầm cự giằng co với địch,hoặc chiến thắng thì việc thu dọn chiến trường (thu đồ cổ),làm công tác chính sách đầy đủ,thương binh liệt sỹ được đưa về tuyến sau cứu chữa chôn cất chu đáo,vậy mà khi cất bốc cũng có khi thành "vô danh",nhầm lẫn tên,đơn vị...vì nhiều nguyên nhân khác nhau,trong đó có vấn đề về : trách nhiệm,phương pháp,phương tiện,tấm lòng...của người được phân công làm chích sách đối với đồng đội !
 Trường hợp chúng ta đánh không dứt điểm được,bị phục kích bất ngờ ,hy sinh hết không còn ai,nói thẳng ra là ta thua trận đó,phải rút lui mà không thể mang tử sỹ,thậm trí thương binh nặng cũng đành phải bỏ lại (thật đau xót..)..thì có khi hài cốt còn không có chứ nói gì đến tên tuổi quê quán,trong cuộc CTBGPB và BGTN,những trường hợp như thế không phải ít !
 Em cũng đồng cảm với bác,ai trong chúng ta sinh ra cũng do một bà mẹ,và có tên tuổi đầy đủ cho đên khi ngã suống vì tổ Quốc...vậy sao lại là "vô danh"..!
Nhưng hiên nay ở nhiều nghĩa trang Ls đã sửa lại thành :"Liệt sỹ chưa biết tên" rồi bác ạ ! chắc đã có chính sách và chỉ thị như vậy nhưng chưa thực hiện được rộng khắp đấy bác a/
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
yenthanh
Thành viên
*
Bài viết: 207


Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


WWW
« Trả lời #166 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 07:23:08 pm »

Nhưng hiên nay ở nhiều nghĩa trang Ls đã sửa lại thành :"Liệt sỹ chưa biết tên" rồi bác ạ ! chắc đã có chính sách và chỉ thị như vậy nhưng chưa thực hiện được rộng khắp đấy bác a/
------------------------------------------------------------------------------

 Nhiều NTLS thì đề là : Tên anh gắn với những chiến công bất tử.
Logged
TTH94
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #167 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 08:04:25 pm »

xin xóa bài và xóa luôn nick của tui.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2010, 12:26:01 pm gửi bởi TTH94 » Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #168 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 09:16:20 pm »

Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ xã Cần Yên,huyện Thông Nông có ghi :bia tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ biên giới.sao không ghi như hồi xưa:bia tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh chống quân bành trướng TQ xâm lược...?đoàn CCB chúng tôi lên Cao Bằng về thăm chốn xưa...thấy lạ quá...? Ôi sống cạnh anh láng giềng.... không mấy hữu nghị...thấy mệt quá...?
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2010, 09:35:25 pm gửi bởi tung677 » Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #169 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 10:33:38 pm »

...Đoàn người chạy ra đến ngã ba Km13 ( bây giờ bác nào đi lên Cao bằng qua đường Bắc Cạn khi đi đến gần thị xã cách 13km sẽ nhìn thấy cái ngã ba ấy ) đã thấy rất nhiều bộ đội của ta đang hối hả tổ chức phòng ngự hai bên đường, phía trên mấy quả đồi bộ đội ta đào công sự đất mới đỏ au, trong công sự các anh bộ đội đang trong tư thế chiến đấu với các vũ khí AK, trung liên, Đại liên và cối,B41.. ở phía Km8 tiếng súng vẫn nổ ran, từ hướng đó có rất nhiều xe chạy về đa số là chở thương binh, liệt sĩ. Bên vệ đường có một đám đông bộ đội ta trong đó có rất nhiều sĩ quan ( đeo súng ngắn ) đang hỏi cung hai thằng Tàu bị ta bắt ở Bản Tấn giải về đây, một thằng nữa đang bị thương nằm quằn quại dưới đất, thằng này bị thủng một mảng bụng, mỡ bụng vàng khè lòi cả ra..Chứng kiến cảnh chiến tranh mới thấy sự khủng khiếp của nó. Đang lơ ngơ quanh quẩn tìm nhau thì nghe tiếng chíu chíu rít lên từng hồi và tiếng nổ chát chúa ngay trên quả đồi có công sự của ta vừa đào, tiếng hô nằm xuống, tiếng ra lệnh hỗn loạn, đoàn người lúc này không còn chờ nhau nữa mạnh ai người ấy chạy về hướng phía trái ( về sau tôi mới biết những tiếng chíu chíu ấy là loại súng H12 của quân tàu từ Cao Bình bắn vào quân ta ở Km8 và Km13 ). Cũng may mà tất cả đoàn người đều không ai bị thương và đều chạy xuôi về Tài Hồ Sìn được cả. Từ Km13 đến Tài Hồ Sìn còn khoảng 8-9 Km nữa, lúc này thì chúng tôi coi như đã thoát được ra khu vực an toàn rồi, đường đi bây giờ là đường cái, không phải trèo đèo lội suối nữa, cái ăn cái uống đã có thể mua được. Trên đường từ Km13 đến Tài Hồ Sìn có rất nhiều dân sơ tán cũng như chúng tôi từ những đường mòn xuyên rừng cố lết được ra đến đường cái, lẫn trong các đoàn người cũng có rất nhiều bộ đội quần áo tơi tả, mặt mũi đen nhẻm vì khói lửa thuốc súng, trên người không còn vũ khí mà người nào cũng chỉ còn một quả lựu đạn, các anh bộ đội này kể rằng họ đánh trận ở Km5 Đề thám, quân tàu đông quá, bắn không xuể, hết đạn, ném hết lựu đạn, xông ra đánh tay bo và bỏ chạy rút lui, chết cũng nhiều..Đang vừa đi vừa hỏi han nhau thì mẹ tôi bỗng nhận ra hai anh bộ đội đi đằng trước là hai thằng cháu mình, người ở xã Đồng quang, thành phố Thái Nguyên, lúc đó tôi cũng nhận ra hai ông anh họ, trời ạ, trông như hai thằng quỷ đói, mặt mũi như không có hồn nữa, hai anh đi không vững, hỏi ra thì mới biết nhịn đói đánh nhau từ chiều hôm qua, Mẹ tôi vừa khóc vừa lấy bánh Khảo còn dự trữ được cho hai anh ăn, vừa thấy cái ăn hai anh như vồ lấy nhai ngấu nghiến, tôi phải đưa vội cho hai anh bi đông nước uống , cái thứ bánh khảo này mà ăn vội lại không có nước thì chỉ có chết nghẹn. Sau khi hoàn hồn, hai anh mới kể Tiểu đoàn pháo phòng không 37ly của các Anh ( trước khi xẩy ra chiến tranh đóng ở các điểm cao án ngữ đường bay vào thị xã - hồi ấy tôi cũng thường xuyên đến chơi ) vì không có máy bay địch tham chiến nên được điều về phòng thủ tại Km5 xã Đề thám, đến hôm kia thì bị cánh quân tàu từ Hòa an kéo tới đánh trực diện vào tiểu đoàn, lúc đầu quân ta còn dùng súng cá nhân để phản kháng lại, về sau hết đạn AK, quân ta mới hạ nòng pháo 37ly xuống ngang tầm người và nhả đạn 37ly vào quân thù, vẫn chỉ là muối bỏ bể, hết cả đạn 37ly, lệnh ban ra là các khẩu đội trưởng tháo thước ngắm và cơ bẩm pháo rồi cho phép rút chạy, ai chạy hướng nào mặc ai, miễn là đừng có để kẻ thù bắt được. May mà hai ông anh họ của tôi chạy vào rừng và vòng về hướng Tài Hồ Sìn nên không vướng giặc. Lên đến đỉnh đèo Tài Hồ Sìn thì thấy phía trước dòng người bị ùn lại, bố tôi chạy lên xem sao , về bố tôi nói là có một barie của quân đội, hình như là một trạm thu dung, thế này thì hai anh này không được thoát về nhà rồi, theo ý của họ thì họ muốn chạy về nhà đã, sau đó mới quay lên trạm thu dung để về đợn vị mới. Thế là hai anh lấy quần áo của anh trai tôi mặc vào, nhảy đại xuống vệ đường và mất hút vào rừng cây rậm rạp, chắc là hai anh này lủi vòng qua trạm thu dung này để lỉnh về nhà ở Thái nguyên...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM