Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:44:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 389378 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #150 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2010, 11:43:54 pm »

Mr.Ngan, tiểu đoàn 45 đặc công tham gia chiến đấu ở Cao Bằng năm 1979,là quân của bộ tư lệnh đặc công,tôi vừa xem được...chính xác 100%,vì lập công lớn tại CB,nên trong năm đó được phong đơn vị anh hùng.
Bác tunge677 à, tôi xin trích ra đây đoạn nói về d45 đặc công trong trang Web : Bộ đội đặc công xây dựng và trưởng thành 1967-2007.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chiến tranh nổ ra trên suốt dải biên giới từ Móng Cái tới Lai Châu.

Tháng 2 năm 1979, Bộ Quốc phòng lệnh cho Bộ tư lệnh Đặc công điều động Tiểu đoàn đặc công 45 phối thuộc cho bộ tư lệnh Quân khu 1 tham gia chiến đấu.

Tiểu đoàn đặc công 45 nhận nhiệm vụ chiến đấu đêm 17 tháng 2, đến 22 giờ ngày 19 đến vị trí tập kết. Tiểu đoàn lúc đầu do đại úy Phạm Xuân Trường chỉ huy, sau đó do thượng úy Hoàng Mạnh Thời chỉ huy. Cùng đi với tiểu đoàn có đồng chí trưởng phòng đặc công Quân khu 1, một số cán bộ phái viên của Bộ tư lệnh Đặc công và trợ lý đặc công quân khu.

Tại vị trí tập kết, khí thế của đơn vị thật sôi động, mọi người đều hăng hái, hồ hởi chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến đấu sắp tới với quyết tâm chiến đấu rất cao. Tuy nhiên khi bước vào chiến đấu, đơn vị gặp nhiều khó khăn: Tiểu đoàn nhận lệnh chiến đấu gấp, đơn vị đang huấn luyện, phải cơ động hàng trăm ki-lô-mét nên sức khoẻ giảm sút; địa bàn tác chiến mới lạ, chưa quen địa hình, đồi tượng tác chiến mới nên ta chưa rõ trình độ và khả năng chiến đấu của đối phương. Hơn nữa, là đơn vị mới thành lập tiểu đoàn chưa tham gia chiến đấu trận nào nên chưa có kinh nghiệm.

5 giờ sáng ngày 20, toàn bộ lực lượng của tiểu đoàn đã vào vị trí chiến đấu, triển khai lực lượng đào hầm hố, công sự chiến đấu.

Đợt 1 từ ngày 20 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3, tiểu đoàn đã chốt giữ kiên cường tại vị trí được phân công bằng cách đánh phòng ngự chốt giữ mục tiêu kết hợp với phản kích. Các trận chiến đấu của tiểu đoàn đã tạo được thế và địa bàn đứng chân cho toàn tiểu đoàn, chuẩn bị cho đợt hoạt động thứ 2 của tiểu đoàn.

Đợt hai từ ngày 8 tháng 3 đến ngày 14 tháng 3, tiểu đoàn tổ chức đi trinh sát ở 4 điểm, đánh 2 trận, 1 trận phục kích, 1 trận tập kích. Trong đợt hai, trận phục kích trên quốc lộ số 3 là trận đánh đạt hiệu suất cao. Ngày 10 tháng 3 năm 1979, tiểu đoàn tổ chức phục kích nhằm tiêu diệt đoàn xe cơ giới của đối phương trên quốc lộ 3. Trong trận này thiếu úy Đào Văn Quân - chính trị viên phó đại đội vừa chỉ huy vừa trực tiếp chiến đấu, lập công xuất sắc. Trận đánh thắng lợi giòn giã. Tiểu đoàn được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất; nhiều tập thể đại đội và cá nhân được tặng thưởng huân chương và bằng khen.

Tiếp đó tiểu đoàn tổ chức tập kích bí mật đối phương tại khu vực đường số 4.

Từ ngày 15 đến 17 tháng 3, tiểu đoàn tiếp tục bám trụ, đồng thời tổ chức lực lượng truy kích đối phương. Mặc dù đường hành quân xa, công tác bảo đảm khó khăn nhưng đơn vị vẫn kiên quyết chấp hành nhiệm vụ, hành quân liên tục suốt ngày đêm, đến các khu vực được phân công, sẵn sàng chiến đấu theo nhiệm vụ.

Tháng 4 năm 1979, Tiểu đoàn 45 tổ chức hội nghị tổng kết đợt hoạt động tác chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Tiểu đoàn nhận định: Từ ngày 20 tháng 2 đến ngày 19 tháng 3, tiểu đoàn tham gia chiến đấu ở khu vực được phân công, cùng với quân và dân địa phương bảo vệ vững chắc địa bàn ở hướng này. Tiểu đoàn đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh chiến đấu, cơ động lực lượng nhanh, chuẩn bị chu đáo đến chiến trường bước vào chiến đấu ngay và lập nhiều chiến công vang dội.

Cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn đã nêu cao ý chí quyết - chiến quyết thắng, phát huy trí thông minh và lòng dũng cảm trong chiến đấu, bám trụ kiên cường trong phòng ngự, dũng mãnh trong tiến công bảo vệ vững chắc địa bàn được giao. Đơn vị đã phát huy được truyền thống của binh chủng, vận đụng các phương pháp và thủ đoạn chiến đấu linh hoạt, đạt hiệu suất cao, để lại nhiều kinh nghiệm quý cho nhiệm vụ hoạt động chiến đấu bảo vệ biên giới của đặc công.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, Tiểu đoàn 45 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì, 4 đại đội và hơn 70 cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #151 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2010, 11:46:48 pm »

thị xã Cao bằng như là một cô sơn nữ,đẹp đẽ,chất phác ,thật thà...và mến khách,nay cô sau một giấc ngủ dài bỗng tỉnh giấc bước xuống nhà sàn,cô đã vội đi guốc cao gót ngay...tránh sao khỏi chới với,khập khà, khập khiễng...nhưng tôi tin rằng Cao bằng ngày càng đẹp hơn trong con mắt mọi người...tiềm năng du lịch của Cao bằng rất lớn mong rằng các bạn phát huy được thế mạnh của mình?
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #152 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 08:34:47 am »

Thật là cảm động, hầu như những người lính, những người được phân công công tác từ mọi miền của tổ quốc được điều động đến Cao Bằng để sống và chiến đấu bảo vệ và xây dựng mảnh đất biên cương này đều gắn bó và yêu quý coi như quê hương thứ hai của mình. Cảm ơn, cảm ơn nhiều lắm và cũng mong có nhiều ý kiến đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Cao Bằng về mọi lĩnh vực, biết đâu có ai đó trong ban lãnh đạo tỉnh Cao bằng lang thang trên mạng lạc lối vào Quansuvn.net lại tâm đắc với những ý kiến đóng góp đó, được như vậy thì Cao Bằng may lắm lắm.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #153 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 10:14:30 am »

Tôi xin được trích dẫn các bài viết của một số tác giả đăng trên các báo và mạng khác về cuộc chiến t2/1979 tại mặt trận Cao Bằng để các bạn tham khảo :

Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “Việt gian” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn.



Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã.

Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; Chủ tịch Nước ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước.

Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #154 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 11:13:51 am »

ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.
  Thật là dã man tàn bạo,sứng đáng là quan thầy của đám diệt chủng polpot-iêngsary ! chính sách công xã của bọn khmer đỏ cũng là mô hình bắt chước hồi cách mạng văn hóa .
  Nó nói nó đi dậy cho người ta một bài học mà nó lại nêu gương cầm thú như vậy đấy ! không biết cái lũ cầm dao giết phụ nữ và trẻ em không một tấc sắt,không sức phản kháng này ,sau đó chúng có bị quả báo luôn hồi hay không,chứ em nghĩ chúng chả hối hận đâu,vì chúng làm gì có lương tâm con người..!!!
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #155 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 01:24:29 pm »

Trong 43 người bị quân Trung quốc giết hại dã man có ba mẹ con chị dâu của tôi, Chị là công nhân của trại nuôi lợn của xã Trần Hưng Đạo, chị và hai cháu không kịp chạy nên bị giặc bắt và đến ngày 9/3/1979 chúng đem tất cả những người bị bắt tại xã Hưng Đạo ra thủ tiêu để trả thù cho đồng bọn của chúng, vì trước đó Xã Hưng đạo là một trong những địa danh có nhiều cuộc giao tranh đẫm máu, phía tàu bị tổn thất nặng nề tại đây.
Chị dâu tôi lấy anh họ tôi ( Bố anh ấy là anh ruột của bố tôi ), anh ấy cũng là lính năm 1976, thuộc bộ đội địa phương Cao Bằng, trong một chuyến đi công tác tại Lạng sơn năm 1978, anh ấy bị ốm nặng, có điện về quê, bố tôi nhận điện đi xe xuống Lạng sơn nhưng không kịp, anh ấy đã từ trần, mộ của anh ấy được táng ở nghĩa trang Khau Cải, sau đó nhiều năm do bị xói mòn, cỏ dại che lấp, trâu bò đi lại, mộ của anh tôi không còn tìm ra được nữa.
Sau khi bị giặc tàu giết hại, chúng quăng xác xuống giếng, bị phân hủy, nên khi ta phát hiện ra thì cũng không ai nhận diện được ai với ai, chỉ biết được đó là những công nhân trại lợn và một số dân quanh vùng bị giết hại, tất cả được chôn chung vào một nghĩa trang gần đấy.
Vậy là, cả gia đình anh chị tôi không còn một ai cả.! Các mộ phần của Anh, Chị và hai cháu cũng không được biết !
Ôi, chiến tranh !!!
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #156 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2010, 11:15:48 pm »

Quay lại hồi ức về cuộc chạy tàu, trước nói đến đoàn người trong đó có tôi và gia đình sau khi bị hai tên phản động việt gian dẫn sai đường nhằm mục đích làm rối loạn tinh thần của nhân dân và âm mưu đầu độc đoàn người nhưng được sự giúp đỡ của đoàn sơ tán Ty Nông nghiệp, đoàn chúng tôi liền ghép với đoàn Ty Nông nghiệp di chuyển dần ra hướng QL3, lúc này mấy anh dân quân tự vệ đã gặp được nhau và cùng chia tay với đoàn người để trở về gia nhập với lực lượng dân quân tự vệ xã Canh Tân ( hoặc Minh Khai - tôi không nhớ rõ ) tiếp tục ở lại chiến đấu nhằm tiêu hao lực lượng của địch và cũng là để bảo vệ nhân dân của mình trong cảnh cơ cực chạy tàu. Cuộc chia tay ngắn ngủi nhưng thật cảm động, các anh quay trở lại khu vực đang có chiến sự tức là đi vào nơi cái chết và cái sống chỉ trong tích tắc, còn đoàn người lại được đi đến nơi an toàn, tất cả những gia đình còn bánh trái đều đem cho các anh để làm lương khô trên đường quay trở lại, các anh đều là những thanh niên người dân tộc tày, nùng chất phác mộc mạc, trước chiến tranh chỉ biết phát rẫy làm nương, săn bắn và uống rượu, tán gái...Chiến tranh xảy ra, các anh được phát súng, nhận nhiệm vụ bảo vệ xóm làng, đã có nhiều đồng đội của các anh ngã xuống để nhân dân đồng bào của các anh an toàn sơ tán tránh xa vùng chiến sự.
Đoàn người lúc này đông hơn và trật tự hơn hẳn , có sự chỉ đạo sát sao hơn, hướng đi cụ thể và chính xác hơn vì trong đoàn ty Nông nghiệp đã có tổ chức của đoàn thể, trời bắt đầu hửng nắng, sau nhiều ngày âm u giá rét, đoàn người bắt đầu vượt đèo Bản Sẳng, con đèo này chỉ đóc thẳng đứng chứ không cua quanh qeo, qua đèo này là sắp sửa ra đên quốc lộ 3 rồi, khi đến lưng chừng đèo thì nghe thấy tiếng súng nổ chát chúa lắm, có cả tiếng pháo lớn nổ, tiếng xe tăng rú , đoàn người dừng cả lại và ngần ngừ không biết có nên đi hay quay trở lại, lúc đó có một chú xem chừng là cán bộ lãnh đạo của Ty Nông nghiệp đứng ra dõng dạc hô to :" Mọi người cứ tiếp tục khẩn trương đi tiếp, chỉ còn khoảng 2km nữa là ta ra đến đường cái, từ đó xuôi về Bằng Khẩu, Ngân sơn là đến vùng an toàn, yêu cầu mọi người đi nhanh, giúp đỡ nhau, lúc này là lúc một sống hai chết, tất cả các đồ đạc nặng phải bỏ lại, khi ra đường cái mọi người khẩn trương rẽ trái và chạy cho nhanh theo đường cái, từ ngã ba rẽ trái khoảng 5km thì dừng lại để tập trung và chờ nhau ". Tuy rằng mệnh lệnh của chú cán bộ rất rõ ràng và có hy vọng thoát được ra vùng an toàn không phải chui lủi trong rừng sâu nữa, nhưng vẫn có một số gia đình còn ngần ngại không dám liều thân chạy qua vùng chiến sự đang diễn ra ác liệt trước mặt, thế là đoàn người lại chia làm hai, một toán theo lời của chú cán bộ tiếp tục đi thẳng, bỏ hết đồ đạc nặng ở lại, tát cả gọn nhẹ vừa đi vừa chạy thẳng hướng ra đường cái ( QL3 ) tôi cùng gia đình theo quyết định của bố tôi chạy theo toán này, toán còn lại quay ngược về hướng cũ vì trong toán này cũng có người biết đường đi khác qua xã Canh tân có thể ra được Bằng khẩu mà trước hết không bị mất đồ đạc và quan trọng là không phải vượt qua nơi đánh nhau trước mặt. Lúc này đúng là chỉ có thần may rủi mới biết được toán nào sẽ gặp may, toán nào phải chịu rủi ro. Về sau theo lời kể của một người quen trong toán quay lại thì toán này khi quay lại thì gặp ngay một cánh quân của tàu, may mà là toán dân binh đang hành quân làm bia đỡ đạn mở đầu cho bọn quân chính quy, khi gặp toán này bọn dân binh cũng hoảng loạn không kém, chúng không phân biệt được quân ta như thế nào , cứ thấy đoàn người từ xa là chúng la hét tản ra, những tên nào có súng thì bắn loạn xạ, thế là toán người của ta không ai bị thương vong, mà tản được hết xuống một cái thung lũng may mà trong đó có một cái hang để mọi người ẩn nấp, chỉ có điều là bị quân tàu bao vây trên sườn núi mất gần 10 ngày, chỉ khi tàu rút quân thì mới được giải thoát, nhưng lúc đó thì đa phần đã mệt và đói lả vì chỉ được ăn sắn mà ban đêm các thanh niên mò ra nương rẫy gần đấy đào về để ăn, chính trong hoàn cảnh ấy người quen của gia đình tôi là Cô Phương đã sinh ra một bé gái, cô bé này tên là Lan, hiện đang công tác ở Học Viện Y học Cổ truyền - Phùng Khoang - Hà Đông, nay cứ đến ngày sinh nhật của cô bé thì mọi người lại nhắc đến những ngày chạy tàu gian khổ, thương đau. Lại nói về toán người thẳng tiến ra đường cái, vừa đi vừa chạy, trong toán cũng có mấy chị em và mấy cụ già yếu, những người này được mấy anh bộ đội đi cùng đoàn người và các thanh niên khỏe cõng chạy, chạy được khoảng 1km thì thấy phía trước có một toán lính mặc quần áo rằn ri , cầm súng đứng chắn giữa đường, bỏ mẹ, gặp bọn sơn cước tàu rồi, mọi người khựng lại, bỗng có một anh lính kêu to lên rằng : Đặc công của ta đấy, nếu là bọn sơn cước thì mũ của chúng không phải như thế, tiếp tục tiến đi, quả đúng như vậy, khi đến gần, mấy anh lính đặc công ra chặn đoàn người và khuyến cáo không nên liều lĩnh đi qua vùng này vì chiến sự đang diễn ra rất ác liệt ở Km8 và ở Bản Tấn (trên đường vào Nguyên Bình, cách thị xã 8km ), nhưng đã đến nước này thì một hai cũng phải liều thôi, vả lại theo tính toán thì ta vẫn đang chặn đánh chúng ở Km8, còn trước mặt là ngã ba Km13 rồi, chắc là ta chưa thể để chúng tiến thêm 5km nữa trong ngày hôm nay, mấy anh lính đặc công sau khi khuyến cáo thấy mọi người quyết tâm đi tiếp thì cũng mở đường cho đoàn người và nói mọi người nên thật nhanh mà rút về hướng Tài Hồ Sìn, chúng tôi vội vã tháo chạy ra ngã ba Km13, trên quãng đường gần 1km chúng tôi gặp và đếm được khoảng 7 chiếc xe vừa ba đình vừa Hải âu trở toàn lính đặc công mặc áo và mũ rằn ri gọn gàng, súng AK báng gấp, băng đạn gộp hai, lựu đạn quanh người, vừa xuống xe là quẳng ngay ba lô chất thành từng đống, vội vã chạy theo đội hình từng xe một tiến ngay ra hướng đường cái, cũng có toán chạy tản lên những điểm cao gần đấy bắt đầu đào công sự, đoàn người chạy lẫn vào các anh bộ đội đặc công hướng ra đường cái, lại thấy mấy xe tải chở rất nhiều quan tài đỏ chói đổ đống xuống vệ đường, đã có những chiếc xe chở thương binh, có cả liệt sĩ đi đến, các quân y tấp nập làm việc, chúng tôi vừa nhìn vừa cắm cổ mà chạy, tôi và anh tôi thay nhau cõng mẹ vì mẹ tôi rất yếu. Nhìn thấy cảnh các anh lính đặc công còn trẻ măng hăng hái khẩn trương chạy ra chốt đánh nhau với quân xâm lược ở kim8 trong lòng mọi người lúc đó chắc chắn rằng đều dấy lên những tình cảm đặc biệt thân thương và biết ơn coi họ như những anh hùng cứu tinh cho mọi người. Thế mà cũng có khối anh còn đủ thời gian để cuốn những điếu thuốc lá sâu kèn mà người dân vừa đưa cho để hút trước khi dấn thân vào chỗ sinh tử. Nhìn các anh mà rất nhiều người không cầm được nước mắt, sau này về đến Km27 Tài Hồ Sìn thì mới biết đó là tiểu đoàn 45 đặc công vừa được điều từ Quân khu lên phối thuộc với bộ đội ở Cao Bằng chặn hướng tấn công của quân tàu về Bắc Kạn. Trận đánh ngày hôm ấy chính là trận mở màn của lực lượng này, trận ấy ta đã kìm chân được chúng suốt 3 ngày tại khu vực km8 và xã Đề thám....
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #157 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 08:51:59 am »

Tôi vừa điện hỏi mấy chiến hữu ở Cao bằng....họ nói dân thị xã chết trong cuộc chiến năm 1979 theo thống kê chính thức có.....7 người thôi,chủ yếu là tiếc của quay lại lấy mới bị dính đạn....?họ còn nói dân quân ta ở trong pháo đài Cao Bằng có khoảng 1 trung đội ,họ bắn tỉa siêu lắm,Tầu chết nhiều ,mà không làm gì được....cứ tới gần là toi,sau quân ta hết đạn và lương thực thì phải...? rút theo hầm ngầm ra bờ sông...và thoát ra ngoài an toàn,họ hứa sẽ giúp tôi thêm tư liệu....nhưng tôi phải lên trên đó uống rượu với họ thì họ mới cho....eo ơi 5 năm nay lên đó lấy tư liêu.... lấy lần nào say lè lưỡi lần đó....vì họ coi tôi như em mà...họ toàn trêu tôi hôm nay về quê ...được mấy ngày,cứ lên được vài ngày lại vội vàng về ...?
Logged
bichngoc
Thành viên
*
Bài viết: 185


« Trả lời #158 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 09:41:34 am »

Tôi vừa điện hỏi mấy chiến hữu ở Cao bằng....họ nói dân thị xã chết trong cuộc chiến năm 1979 theo thống kê chính thức có.....7 người thôi,chủ yếu là tiếc của quay lại lấy mới bị dính đạn....?họ còn nói dân quân ta ở trong pháo đài Cao Bằng có khoảng 1 trung đội ,họ bắn tỉa siêu lắm,Tầu chết nhiều ,mà không làm gì được....cứ tới gần là toi,sau quân ta hết đạn và lương thực thì phải...? rút theo hầm ngầm ra bờ sông...và thoát ra ngoài an toàn,họ hứa sẽ giúp tôi thêm tư liệu....nhưng tôi phải lên trên đó uống rượu với họ thì họ mới cho....eo ơi 5 năm nay lên đó lấy tư liêu.... lấy lần nào say lè lưỡi lần đó....vì họ coi tôi như em mà...họ toàn trêu tôi hôm nay về quê ...được mấy ngày,cứ lên được vài ngày lại vội vàng về ...?
Có nhầm không bác sao lại chỉ có 7 người vô lí quá
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #159 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 10:02:37 am »

Dù không ở đấy mà cứ theo lý mà suy thì con số 7 quả là khó tin!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM