Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:09:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 389381 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #110 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 05:22:56 pm »

Hóa ra bác menthuong là dân ở Lào Cai à, năm 83 em lên thị xã Phố Lu thấy vẫn hoang tàn lắm. Sau này khi đi thực tập ở viện thị xã Cam Đường thấy bệnh viện đấy khoét cả quả đồi làm thành hầm chạy tít vào bên trong.
Xin chào nguyen dinh thang@, thông tin của bạn vừa đúng vừa có có cái cần nói rõ thêm:

1. Phố Lu chỉ là thị trấn huyện lị của huyện Bảo Thắng, cho đến tận bây giờ chwa thành thị xã. Trong cuộc chiến 02/1979 hướng Lào Cai, Quân đoàn 13 Trung Quốc đã tiến đến Phố Lu (trên tuyến đường sắt), Bến Đền (đường 4E) và Bắc Ngầm (trên tuyến đường 7).

Ngay sau cuộc chiến, Chính phủ có những điều chỉnh địa giới vùng Lào Cai. Theo Quyết định số 61/CP ngày 26/02/1980 “điều chỉnh địa giới một số xã của các huyện Bảo Thắng, Mường Khương và thị xã Lào Cai thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn” thì Bảo Thắng có 16 xã, 2 thị trấn và 1 tiểu khu là: các xã Gia Phú, Xuân Giao, Xuân Quang, Thái Niên, Phong Niên, Trì Quang, Hợp Thành, Tả Phời, Sơn Hà, Sơn Hải, Tàng Loỏng, Phú Nhuận, Phố Lu (Bảo Thắng cũ); Vạn Hoà (tx Lào Cai cũ); Bản Cầm, Bản Phiệt (Mường Khương cũ), thị trấn nông trường Phong Hải, thị trấn phố Lu và tiểu khu Lào Cai.

Thời kỳ này, dù có hoang tàn, Bảo Thắng là nơi đóng quân của nhiều đơn vị chủ lực (Quân đoàn 29) và Sở chỉ huy tiền phương (đặt tại km 4+500, K3 cũ), Ban biên giới tỉnh (lập 1985). Đây cũng là thời kỳ mà thị xã Lào Cai cũ bỏ hoang, vùng Cam Đường (nơi đóng các cơ quan của thị xã Lào Cai mới) giao thông khó khăn (các cây cầu qua sông Hồng, cầu trên đường 7 vào thị xã đều bị đánh sập) nên thị trấn Phố Lu thành trung tâm của các huyện phía Bắc tỉnh, nơi đặt Ban chỉ huy tiền phương và là đầu mối giao thông quan trọng đi các huyện biên giới, sang Lai Châu. Đồng thời nó trở thành điểm xả hơi của bọn làm ăn phi pháp, cán bộ, bộ đội biến chất lắm tiền ở Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát xuống và điểm dừng chân trên đường từ xuôi lên tỉnh Lai Châu. Đây còn nổi tiếng, ví như "Hồng Công" vì đây là điểm trung chuyển hàng nhập lâụ mua từ các chợ âm dương ở biên giới về (máy khâu, vải, phích, pin, nước hoa, dép…) và  ma tuý từ xuôi lên, từ Nghĩa Lộ, Lai Châu sang lén lút đưa sang TQ. Khi tỉnh Lào Cai được tái lập (01/10/1991), Phố Lu trở thành nơi tập kết của một số cơ quan tỉnh. Khi thị xã Lào Cai có bản hoàn thành việc tái thiết cơ sở hạ tầng, các cây cầu, tuyến đường bộ, đường sắt nối thông (1994),  Phố Lu trở lại chỉ còn là thị trấn huyện lị.

2. Giai đoạn đó, không còn tx Cam Đường bởi để thuận tiện cho công cuộc phòng thủ biên giới, một số xã của thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường (lập 11/2/1963) nhập về huyện Bảo Thắng; các xã, phường còn lại của 2 Thị xã này nhập thành Tx Lào Cai mới (từ 17/4/1979). Vùng tx Cam Đường cũ là nơi đóng đô của tx Lào Cai mới còn vùng đất Tx Lào Cai cũ bỏ hoang cho lau sậy gộp lại thành xã Đồng Tuyển. ngày 09/6/1992 Tx Lào Cai tách ra thành Tx Lào Cai và Tx Cam Đường và tới ngày 31/01/2002 thì 2 thị xã này lại nhập lại và lên thành phố vào ngày 30/11/2004.

3, các di tích của thời cách đây 30 năm còn rất ít. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có Nghĩa trang Trung Quốc nhưng là nơi chôn cất các liệt sĩ PLA sang giúp làm đường những năm 1965-1967.

4. Mà bạn thực tập ở viện Cam Đường là Viện nào: BV hay VKS? Nếu BV thì Viện Đập tràn (bây giờ là BVYH Cổ truyền tỉnh) hay Viện Mỏ (bây giờ là BVĐK số 2)?


Logged

GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #111 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 07:41:07 pm »

Pháp, Mỹ, VN vẫn đang đi tìm hài cốt liệt sĩ trên khắp các chiến trường Đông dương.
 Chẳng thấy TQ sang mình tìm hài cốt LS bao giờ các bác nhỉ? Các bác sống gần biên giới có thấy thân nhân LS TQ sang tìm hài cốt bên VN không?
 Em hỏi nghiêm túc đấy, đây không phải quán nước!

Có đấy, nhưng đây là các liệt sỹ thật, họ sang giúp ta từ trước CTBG, xương bánh chè của họ chắc chắn là còn nguyên.
Tức là có hài cốt mà họ cũng không mang về. Có lẽ quan niệm của họ khác ta! Chưa hẳn là họ xấu hổ về cuộc chiến, Mỹ và Pháp có xấu hổ đâu? Vì người chết cũng không sống lại được. Chuyện này để hôm nào em hỏi mấy thằng TQ sang quê em mua tóc dài, đồ mỹ nghệ xem nó nói gì(cũng hơi khó đấy vì bọn này trẻ 7x,8x chúng nó chẳng để ý tý gì về xung đột 79-89 đâu)
 Em nghĩ, nếu tìm hài cốt trong CT BGPB thì sẽ có phát sinh chuyện đi tìm hài cốt của 1.000.000 quân Chí nguyện TQ trong chiến tranh Triều tiên 1950-1953, nan giải quá!
 Chuyện "cao bành trướng" có lẽ là chuyện dân gian thêu dệt,vì ngày đó ta và họ không ưa nhau. Chứ người VN mình tôn trong cái "nghĩa tử là nghĩa tận" lắm chứ!
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2010, 07:50:17 pm gửi bởi Giang.K17 » Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #112 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 09:25:45 pm »

....Đoàn người lặng lẽ mải miết lần mò đi trong đêm tối, ai cũng mong sao đi qua được bản Pác sóa đang bị quân tàu chiếm đóng một cách an toàn, người sau bám sát người trước chỉ cần sơ sẩy một chút là sẽ lạc lối ngay hoặc cũng bị trượt chân lăn xuống khe núi, trước khi đi mọi người đã được quán triệt rồi : im lặng tuyệt đối, không nói chuyện, không hỏi nhau, không gọi nhau..., khi đến đầu bản, theo sự dẫn đường của anh dân quân, đoàn người không đi con đường dẫn qua bản, mặc dù đi đường này dễ đi vì đường rộng và thẳng nhưng dễ đụng tàu, đoàn người rẽ xuống con đường mà theo tôi nghĩ là đường đi của đàn trâu bản thường ngày đi ra rừng kiếm ăn, nó gồ ghề lồi lõm và đặc biệt là những đống phân trâu to như cái nón úp, lúc ấy không có quyền lựa chọn mà phải tuân theo người dẫn đường, đoàn người cứ thế đạp phân trâu mà đi, khổ không biết nói thế nào cho hết. Đến đoạn đường đi sát vào bản, bắt đầu nghe tiếng xì xồ, nỉ nỉ hảo hảo, xoong thủng nồi thủng ủng lia tia..của bọn tàu trong các trại dã chiến vọng ra, quái lạ sao hôm nay chúng đi ngủ muộn như vậy, thì ra chúng đang sinh hoạt Đảng ( có lẽ thế..!! ). Anh dân quân ra hiệu và mọi người bấm tay nhau ra hiệu đi thật khẽ, cố gắng không phát ra tiếng động, đúng lúc ấy thì từ phía nhà Cô Dén có tiếng ọ ọe của thằng cu vừa mới sinh được hai tháng tuổi, chết rồi, thằng bé thức giấc mặc dù nó đã được mẹ nó ủ ấm và cho bú no nê rồi, khổ thân cho Cô Dén loay hoay tìm mọi cách để nó không khóc nữa, hết cách, mọi người nín thở, đã có tiếng thì thào gắt gỏng, chết cả nút bây giờ, Từ trong bản bọn tàu có vẻ như nghe thây tiếng trẻ con chúng đã ngừng nói để nghe ngóng (đoán thế..!!) và cái điều kinh khủng nhất đã diễn ra : dưới áp lực của mọi người, dưới cái sống của cả hàng trăm con người, Cô Dén đã bịt chặt mồm và mũi thằng bé để nó không còn phát ra tiếng kêu nữa, thằng bé dãy dụa, cô Dén cố ôm chặt con và chạy thật nhanh để vượt qua bản với hy vọng thằng con không bị ngạt, qua được bản thì thằng bé đã nhũn ra rồi, nó mới được hai tháng tuổi làm sao chịu đựng được, mọi người đến chia sẻ với Cô, trong đêm tối Cô ôm chặt lấy con mà không nấc lên được tiếng nào, đoàn người vẫn lặng lẽ nặng nề bước đi, một ngôi mộ cỏn con được đắp vội bên đường, Ôi, chiến tranh !!!
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #113 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 09:30:12 pm »

Pháp, Mỹ, VN vẫn đang đi tìm hài cốt liệt sĩ trên khắp các chiến trường Đông dương.
 Chẳng thấy TQ sang mình tìm hài cốt LS bao giờ các bác nhỉ? Các bác sống gần biên giới có thấy thân nhân LS TQ sang tìm hài cốt bên VN không?
 Em hỏi nghiêm túc đấy, đây không phải quán nước!

Có đấy, nhưng đây là các liệt sỹ thật, họ sang giúp ta từ trước CTBG, xương bánh chè của họ chắc chắn là còn nguyên.
Tức là có hài cốt mà họ cũng không mang về. Có lẽ quan niệm của họ khác ta! Chưa hẳn là họ xấu hổ về cuộc chiến, Mỹ và Pháp có xấu hổ đâu? Vì người chết cũng không sống lại được. Chuyện này để hôm nào em hỏi mấy thằng TQ sang quê em mua tóc dài, đồ mỹ nghệ xem nó nói gì(cũng hơi khó đấy vì bọn này trẻ 7x,8x chúng nó chẳng để ý tý gì về xung đột 79-89 đâu)
 Em nghĩ, nếu tìm hài cốt trong CT BGPB thì sẽ có phát sinh chuyện đi tìm hài cốt của 1.000.000 quân Chí nguyện TQ trong chiến tranh Triều tiên 1950-1953, nan giải quá!
 Chuyện "cao bành trướng" có lẽ là chuyện dân gian thêu dệt,vì ngày đó ta và họ không ưa nhau. Chứ người VN mình tôn trong cái "nghĩa tử là nghĩa tận" lắm chứ!

Có lẽ vậy thôi. chứ làm vậy, mất bánh chè run lắm không dám sang như hồi 79 đâu,nên bây giờ "bạn" tính đi tầu chiến cho đỡ run mà,có lẽ ta lại phải nghĩ xem không sẻo bánh chè nó mà sẻo cái gì mà nó cũng phải sợ như trên bộ nhỉ?
à Loại từ biển phàm không nấu được cao ta làm nước mắm,rồi bán bản quyền cho bọn chin su,cũng tốt nhỉ.
Chắc có lẽ căm thù xâm lược nên bà con có câu chuyện cho "ma chiến hữu"nó dậy nhau đừng sang xâm lược VN nữa! kẻo làm ma cũng chẳng có lối về đâu!
Logged
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #114 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 09:44:18 pm »

Truyện của Mr Ngan làm tôi nhớ tới tiểu thuyết "LŨY HOA" của Ng Huy Tưởng. Khi đoàn người rút qua gầm cầu Long Biên, mùa đông năm 46. ôi chiến tranh !
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #115 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 09:53:08 pm »

... và cái điều kinh khủng nhất đã diễn ra : dưới áp lực của mọi người, dưới cái sống của cả hàng trăm con người, Cô Dén đã bịt chặt mồm và mũi thằng bé để nó không còn phát ra tiếng kêu nữa, thằng bé dãy dụa, cô Dén cố ôm chặt con và chạy thật nhanh để vượt qua bản với hy vọng thằng con không bị ngạt, qua được bản thì thằng bé đã nhũn ra rồi, nó mới được hai tháng tuổi làm sao chịu đựng được, mọi người đến chia sẻ với Cô, trong đêm tối Cô ôm chặt lấy con mà không nấc lên được tiếng nào, đoàn người vẫn lặng lẽ nặng nề bước đi, một ngôi mộ cỏn con được đắp vội bên đường, Ôi, chiến tranh !!!

Tội nghiệp thằng bé 2 tháng tuổi, tự dưng nhớ tới 4 câu thơ của cụ Đồ Chiểu:

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ, đàn chim dáo dác bay.


Thảm thương thay cho dân Việt, sau đánh Pháp, đuổi Mỹ lại thế này đây! Angry

Bàn cờ thế lại phải bày ra và không được sa tay để khỏi khổ đàn bà và con trẻ. Đó là mệnh lệnh, là lương tri, là tình cảm yêu nước thương nòi của CCB chúng tôi, không thể nào khoang tay cho giặc đến muốn làm gì thì làm đâu, phải không bác Vợt Muỗi?
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #116 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2010, 05:43:11 am »

30 năm chưa phải là xa những cũng đủ thời gian để chúng ta (người trong cuộc, người chứng kiến, người nghe kể) suy ngẫm, tìm ra nhận thức của mỗi người.

Vĩ nghĩa lớn chúng ta "khép lại quá khứ" nhưng không phải đã quên hết, cần quên hết, phải quên hết. Chúng ta nhớ lại để suy ngẫm, để tìm cách ứng xử tốt hơn trong hiện tại và tương lai. Cần có những câu chuyện, quyển sách, bức ảnh...chép lại trung thực những diễn tiến thời máu lửa đó. Là người con vùng biên, gia đình (bà, bố mẹ, 5 em) phải bồng bế sơ tán về Hải Phòng sống nhờ rồi ngược lên khi nhà lại bị cháy hết đầu tháng 3/1979 phải làm lại từ đầu tôi rất muốn tìm hiểu những sự việc mà hồi đó không được chứng kiến hay đã nghe kể nhưng quên rồi. Song cũng không cần thiết phải có những chuyện, những "tư liệu" do tưởng tượng, nặn ra hay suy diễn...

Người dân biên giới, nơi "phên dậu quốc gia" vẫn phải sống tại đây và chắc chắn sẽ tìm ra cách ứng xử tốt nhất cho đối tác khổng lồ ngay cạnh minh!
Logged

q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #117 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2010, 09:39:01 am »

Truyện của Mr Ngan làm tôi nhớ tới tiểu thuyết "LŨY HOA" của Ng Huy Tưởng. Khi đoàn người rút qua gầm cầu Long Biên, mùa đông năm 46. ôi chiến tranh !
Tình tiết "đứa bé khóc" trong câu chuyện cô Dén của Mr Ngân giống hệt như người đàn bà hy sinh đứa con của mình để đảm bảo an toàn cho đoàn người rút qua cầu Long Biên hồi Thủ đô "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"  Hé hé... Mr Ngân đạo của Nguyễn Huy Tưởng hay cô Dén là em họ của người phụ nữ 60 năm trước đấy! Grin
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #118 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2010, 09:49:12 am »

Người đàn bà đó ném đứa con xuống sông Hồng.
Logged
fx74rc
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #119 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2010, 10:37:44 am »

Truyện của Mr Ngan làm tôi nhớ tới tiểu thuyết "LŨY HOA" của Ng Huy Tưởng. Khi đoàn người rút qua gầm cầu Long Biên, mùa đông năm 46. ôi chiến tranh !
Tình tiết "đứa bé khóc" trong câu chuyện cô Dén của Mr Ngân giống hệt như người đàn bà hy sinh đứa con của mình để đảm bảo an toàn cho đoàn người rút qua cầu Long Biên hồi Thủ đô "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"  Hé hé... Mr Ngân đạo của Nguyễn Huy Tưởng hay cô Dén là em họ của người phụ nữ 60 năm trước đấy! Grin

sao lại nói là đạo hả pác, thế trên đời này chỉ có mỗi 1 lục vân tiên hay sao, xét về hành vi ứng sử thì hầu hết loài người đều hành động giống nhau bất kể thời gian, không gian , địa điểm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM