Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 05:43:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên niên vận tải quân sự(1975 - 1995) và E 684 - E 685 của tôi  (Đọc 179355 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hungnguyen0360
Thành viên
*
Bài viết: 218


« Trả lời #70 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 06:51:56 am »


Từ ngày 10 đến 30 tháng 3 năm 1979 thực hiện các quyết định của tổng cục hậu cần kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ:
-   Điều 1 D xe tải có đủ 3 C 108 xe cho Quân đoàn 5
   


  chắc F 5 ?
  Anh Sơn hy sinh do bị đại liên trong bờ bắn ra,ở sông xen biển hồ thì phải?chứ không phải hướng Krache bác ạ.
Logged

Ngoảnh mặt nhìn về nơi xa ấy
một khoảng đời thơ lúc tuổi xanh
bạn bè thủa ấy giờ đâu cả
tiếng thơm danh toại đã ai thành
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 07:12:27 am »

Vetran chào anh Hungnguyen. Vetran tham gia làm công tác tử sĩ đối với các anh hy sinh ngày đó trong đó có anh Sơn D trưởng (Vetran nhớ anh Sơn là người be nhất trong số thi hài anh em khi đưa ra khỏi phòng lạnh) tại nhà đại thể Quân y viện 175 theo lệnh của Trung tá Phạm Ngọc Long lúc ấy là E trưởng 684 thì được các anh ở tiểu đoàn 649 như anh Thà D phó hậu cần, anh Thanh thuyền trưởng , anh Tích, anh Khôi ở đầu kéo và anh Thính bên hành quân, (hiện cư ngụ ở Quận 7) cũng xác nhận là các anh ấy bị phục kích ở tuyến Karatie. bởi vì khoảng 1984 trở đi thì tuyến vận tải thủy  Phnompenh - Biển hố không thể còn tồn tại tàn quân địch phục kích, có chăng trước đó (1980) vận tải thủy của ta dính ở khu vực Komponchonan nhưng không thệt hại nhận mạng

Theo quyết định số 17/QĐ - QH16 ngày 28 tháng 2 năm 1979  là điều một D vận tải Ô tô đủ 3 C 108 xe cho Quân đoàn 5 ( thông tin này ở trang 172 cuốn Biên niên vận tải quân sự năm 1999 - Nhà xuất bản quân đội) không biết có sự nhầm lẫn nào không. Theo thông tin từ bác chanshan:  : Quân đoàn 5 tức Quân đoàn 14 tức Binh đoàn Chi Lăng  thành lập từ các sư đoàn chiến đấu ở mặt trận Lạng Sơn trong chiến tranh biên giới phía bắc 1979.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2013, 06:06:19 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 12:29:09 pm »

Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1979
Sư đoàn 571 ô tô vận tải lần thứ hai cơ động ra Bắc phục vụ quân dân chiến đấu bảo vệ biên giới.
Liên tiếp các ngày 17, 28 tháng 2 và ngày 3 tháng 4 nhận lệnh của Tổng cục hậu cần: Sư 571 rút toàn bộ lực lượng, phương tiện từ biên giới Tây Nam ra Bắc để tham gia chiến dịch.
Chấp hành mệnh lệnh, các đơn vị đang phục vụ ở chiến trường Kampuchea, lần thứ hai cơ động ra miền Bắc
-   Ngày 5 tháng 3 năm 1979 Trung đoàn 11 dùng 162 xe ba cầu từ đường 8 chạy ra Nghĩa Đàn nhận vũ khí chuyển ra Bắc. Từ ngày 3 tháng 3, tiểu đoàn 52 đã có mặt ở Hà Nội nhận lệnh chốt ở Phú Mãng ( trên đường Xuân Mi  - Sơn Tây) để sẵn sàng cơ động Sư 308, sau khi chuyển một chuyến vũ khí lên Cao Bằng
-   Ngày 8 tháng 3 năm 1979 Trung đoàn 512 dùng 162 xe chuyển đạn hỏa lực từ Đông Hà ra biên giới
-   Trung đoàn 13 ở lại đừng 9 thay thế hai trung đàn 11 và 512 hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển gúp bạn ở Sê N6 và Viêng Chăn. Đến tháng 7 thì trung đàn nhận lệnh cơ động ra Tam Điệp sẵn sàng cơ động Quân đoàn 1.
Như vậy từ tháng 3 đến tháng 7 toàn bộ đội hình Sư đoàn 571 đã cơ động ra bắc nhận nhiệm vụ mới, dược bố trí đội hình theo thế chiến lược chung: Sư đoàn bộ và Trung đoàn 11 đóng quân tại khu vực Xuân Mai. E512 đóng quân trên Km 14 đường Xuân Mai – Sơn Tây. Ẻ đóng quân tại Tam Điệp cạnh Quân đoàn 1

Ngày 16 tháng 4 năm 1979 CHUYỂN BINH TRẠM 30 THÀNH TRẠM HẬU CẦN 30
Binh trạm 30 được thành lập từ tháng 10 năm 1978. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và yêu cầu phát triển tình hình. Chủ nhiệm tổng cục hậu cần có quyết định số 56/QĐ-H16 chuyển Binh trạm 30 thuộc Cục vận tải thành Binh trạm hậu cần, trực tuộc Tổng cục với quân số 866 người có 134 sĩ quan. Dừng chân tại Điện Biên đảm nhiệm hậu cần cho mặt trận 379 (Bắc Lào) và các tỉnh biên giới phía Bắc thuộc Quân đoàn 2

Ngày 17 tháng 4 năm 1979 THÀNH LẬP TIỂU ĐOÀN 479 VẬN TẢI Ô TÔ
Căn cứ quyết định của tổng cục hậu cần. Thủ trưởng Cục vận tải ra quyết định thành lập 1 tiểu đoàn vận tải ô tô hoạt động trên đất bạn Kampuchea lấy phiên hiệu D479. Với quân số 277 cán bộ chiến sĩ trng đó có 31 sĩ quan, 108 xe tải, 4 xe chở dầu, 1 xe Commancar chia thành 3 C: 1. 2. 3 và một tiểu tu. Trước mắt D479 trực thuộc BT179 và từng bước củng cố và chuyển giao cho bạn.

Ngày 28 tháng  5 năm 1979 THÀNH LẬP PHÒNG VẬN TẢI ĐƠN VỊ
Để tang cường chỉ đao công tác vận tải đơn vị. Chủ nhiệm tổng cục ra quyết định thành lập phòng vận tải đơn vị trực thuộc Cục vận tải với nhiệm vụ giúp thủ trưởng Cục vận tải trong việc tập trung thống nhất quản lý và công tác xây dựng nghành vận tải đơn vị và chỉ đạo vận tải cho các Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng và các đơn vị trên toàn quân.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2013, 12:47:37 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 02:44:53 pm »

Nhân ngày 7 tháng 1 của 34 năm trước. Vetran tôi còn đang dùi mài kinh sử tại số 78 Thành thái Quận 10 Thành phố Bác. Xin kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ những đồng đội quân tình nguyện Việt nam bỏ mình nơi chiến địa và đồng bào nước việt thiệt mạng vì nghĩa vụ quốc tế và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thiêng liêng. Xin tưởng niệm hàng triệu sinh linh con dân đất nước chùa tháp bị thác oan vì bàn tay đẫm máu của bọn mặt người dạ thú khơ me đỏ. Cầu mong mọi sinh linh siêu thoát...
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2013, 02:59:15 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #74 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 04:16:58 pm »

Chào vetran và các anh em trên VMH.

      Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo bệ biên giới thân yêu của Tổ quốc vừa qua, không chỉ có các "chàng" lái xe đâu nhé, mà còn có các "nàng" xinh đẹp nữa cũng là "tay lái thân yêu" chở hàng hóa và vũ khí ra trận. Ngọn lửa nhiệt tình và trái tim yêu nước của tuổi trẻ của họ đã vượt qua gió mưa, bom đạn và tình riêng để có những chuyến xe an toàn ra tiền tuyến.
      Chúng ta khâm phục và cám ơn họ đã cung cấp kịp thời lương thực, quân trang và vũ khí cho chúng ta đầy đủ ngoài mặt trận. Sẽ rất thiếu sót nếu không biết gì về họ. Thanh Sơn xin post bài viết của tác giả Phùng Văn Khai để anh em cùng đọc.

Chuyện về chiến sĩ nữ lái xe tải Trường Sơn ngày ấy…bây giờ.




Giữa Trường Sơn đạn lửa.Em hát bài ca về Bác.
Tiếng hát em ngân xa.Hòa tiếng chim rừng vui hót.

Chiến trường. Đạn bom. Sự sống và cái chết mong manh, ẩn hiện. Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, những bàn tay, khối óc mười tám, đôi mươi. Tầng tầng lửa, núi cao, vực sâu thách thức, ngang ngửa, trập trùng. Những nữ lái xe tải quân sự Trường Sơn mảnh dẻ những dáng hình con gái, như cánh lan rừng hiện ra mộc mạc.

Dòng dòng những đoàn xe ra trận. Những vô lăng tròn, những vòng quay xuyên đạn bom, xuyên mưa nắng, xuyên thời con gái hướng ra phía trước. Buồng lái xe là buồng con gái, một chút riêng ao ước, đơn sơ. Một chút riêng sâu thẳm. Khoảng trời hương bưởi hương nhu mềm đạn bom, mềm sắt thép. Là Nụ, là Hương, là Thanh, là Viên, là Quy, là Yến… hay là sim, mua, dã quỳ, lau lách ở bên mọi nẻo đường vạn dặm Trường Sơn.

Cứ riêng ra, riêng ra mà tô thắm rồi kết đoàn trong vòng tay của rừng, của núi. “Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng – trổ hoa vàng dọc suối để ong bay” (thơ Phạm Tiến Duật). Các chiến sĩ nữ lái xe tải quân sự Trường Sơn qua bao đạn bom, mưa nắng, vạch ngang một nét son mềm mại, độc đáo và kỳ diệu vào chiến thắng.



Đường Trường sơn cứ heo hút.. xa.. xa
Mịt mù khói bom, B 52 “rải thảm” 2
Xe bạn cháy rồi!! Phải cứu ngay!! Kẻo trễ
Dập lửa xông vào vác đạn dược, cứu xe

Xe thì lớn, người thì nhỏ chỉ thấp thoáng những đôi mắt to tròn con gái. Cái mềm mại thách thức sự hung tàn, cái nhỏ nhắn dường như vượt kích thước cuộc chiến tranh mà bay lên, ngân rung và đánh thức.

Những chiến sĩ nữ lái xe tải quân sự Trường Sơn trong trùng trùng điệp điệp những sư đoàn xe Trường Sơn trong chiến tranh gần bốn mươi năm về trước…

Bây giờ các chị ở đâu, làm gì? Ai còn sống và ai đã khuất? Những cô gái lái xe tải quân sự Trường Sơn năm ấy như sương khói lẫn vào nhân dân? Đạn bom là thế, thân gái mười sáu mười tám còn vào được chiến trường đã khơi gợi và thách thức tôi làm cuộc tìm kiếm các chị, tìm kiếm những cô gái lái xe tải quân sự Trường Sơn ngày ấy. Bây giờ các chị sinh sống ở những đâu?



“Em là cô bộ đội lái xe,
Giặc đuổi bắn dưới bốn bề lửa cháy.
Cái buồng lái là buồng con gái,
 Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang…”.

Cảm ơn thời đại thông tin đã giúp tôi mau chóng tìm ra những người con gái Trường Sơn năm xưa tưởng như đã hòa lẫn vào dòng đời bất tận. Những người biết về các chị cho tôi vài số điện thoại. Một người bảo: “Hay lắm Khai ạ. Thân phận lắm. Chúng ta phải làm cái gì chứ. Bây giờ nhiều người sống khổ lắm. Lam lũ lắm!”. Một nữ nhà văn hí hoáy tìm số điện thoại của Ban liên lạc Trung đội nữ lái xe tải quân sự Trường Sơn rồi bảo tôi: “Khai cứ đi tìm đi, rồi ta kết hợp tổ chức một chương trình giao lưu, mời các chị ấy về, khó khăn gì, chị giúp”.

Tôi lên đường. Trời Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình… những ngày đầu năm mưa rét, ẩm mốc. Có một cái gì xôn xao, réo gọi ở trong tôi. Cứ hiện lên những cô gái mảnh mai căng mắt, rướn người vần vô lăng những chiếc xe tải Jin ba cầu,những Mono,Vọt tiến, Gát ,Giải phóng kềnh càng trong đạn bom, đèo dốc Đông – Tây mấy ngả Trường Sơn trong các thước phim tài liệu tôi như được tiếp thêm sức lực. Chiếc xe máy cà tàng cà rịch của tôi cứ thế lùi lũi bất chấp mưa rét, đường ổ trâu, ổ voi lăn bánh dọc ngang khắp các tỉnh thành.

Đội lái xe tải quân sự Trường Sơn ngày ấy hiện nay còn sống gần trọn vẹn ở các tỉnh phía Bắc. Họ gồm bốn mươi chị do chị Nguyễn Thị Hòa nhà ở sát cổng Học viện Hậu cần – Gia Lâm – Hà Nội làm trưởng ban. Chị Hòa có đời riêng khá đặc biệt. Là chính trị viên đại đội nữ lái xe (1971 – 1972) nghĩa là lo liệu phần hồn cho các “nữ xế” Trường Sơn vốn tinh quái, bướng bỉnh vào bậc nhất. Chị Hòa tiếp tôi ân cần, cung cấp mọi thông tin

 

 Lúc nghỉ chân đèo khi lội suối, ngắm hoa
Gương mặt xinh đẹp lung linh bên suối
Chợt nhớ quê nhà nhớ mẹ già da diết
Chiến thắng trở về mẹ lại được gần con

Nhắc đến chị em, chị khóc. Bản thân chị, người chính ủy, chỗ dựa của chị em, năm bốn mươi tuổi mới lập gia đình và diệu kỳ thay, chị đã có một mụn con ở cái tuổi tưởng như rất khó ấy. Chị khóc khi nói về những Trinh điếc (lái xe bị bom đánh nhiều quá điếc), Phàn còi (nhỏ bé cân nặng chưa đầy bốn mươi kilôgam), Vân hoa lá (buồng lái lúc nào cũng có hoa và lá), Thanh vại (chiến tranh ác liệt thế mà người cứ vại ra), Kim Quy nhè (xe chết ở ngầm là khóc nhè), Ánh người thứ 41 bây giờ còn đang lái xe cho Bộ Tài chính… Giọng chị nhòe đi, đứt nối khi nói về chị Phùng Thị Viên, trung đội trưởng đã mất năm 2000 vì ung thư, và các chị, nghĩa là ba mươi chín chị đã cùng nhận cháu Đoàn Phương Nga, con gái chị Viên làm con nuôi. Ai cũng coi cháu như ruột thịt.

Theo chỉ dẫn của chị Hòa, tôi đến nhà nữ xế Thanh vại tại ngõ 95 Kim Mã. Đón tôi là đức ông chồng vâm váp nhưng hiền hậu, vào đề ngay: “Anh là Hiệp, cùng cánh xế Trường Sơn cả”. Chà chà! “Xế gặp xế nên duyên ư?”. Thì thế. Đụng nhau ở Trường Sơn. Hôm ấy tắc đường, đang chả lùi chả tiến được thì một cái Jin ba cầu ở đâu sấn đến quát: “Anh kia, lùi ra!”. Lại tiếng con gái cơ chứ. Điên tiết vặc lại: “Đường đâu mà lùi!”. Người kia đâu có vừa, sấn sổ: “Lùi ngay không tôi bắn!”. Thế đấy, anh Hiệp phá lên cười.



  Các nữ lái xe Trường Sơn năm xưa trong ngày họp mặt truyền thống đơn vị.

Chị Thanh vại người Hải Phòng, mười sáu tuổi bố ép lấy chồng không chịu. Rồi vào lính. Rồi vào Trường Sơn. Rồi thành tài xế. Nổi tiếng ngang tàng, ương ngạnh, nhưng lì lợm với đạn bom, thương yêu chị em, sống chan hòa và cũng chính chị đã cùng chị Hòa, chị Quy, chị Vân mấy năm qua mở một cuộc đi tìm lại đồng đội. Khó khăn, tốn kém và khóc nhiều trước những cảnh đời đứt gánh giữa đường.

Khó khăn nhất phải kể đến chị Nguyễn Thị Phàn ở Thái Bình. Số chị khổ từ trong bụng mẹ. Người nhỏ bé thế này ngày xưa chị lái xe tải quân sự thế nào nhỉ? Tôi cũng đã gần hai mươi năm lính, đã hai năm lái xe tải và thấm lắm những khúc cua xóc nảy người, vành tay lái nặng như cùm trong cái nóng như rang của buồng ca bin cổ lỗ.

Trò chuyện với tôi, chị nói nhanh, khó nghe và không bao giờ kêu ca mình khổ, cứ luôn miệng cảm ơn Đảng và đồng đội. Chị khoe vẫn còn giữ được chiếc đồng hồ Pôn Jốt của Bác Hồ gửi tặng. Tôi ngắm nghía chiếc đồng hồ, nâng nó lên mà lặng đi. Hóa ra niềm tin của con người mãnh liệt và bền lâu lắm.



Nào đi ngay! Đi thôi! Đồng đội ơi!
Khí phách hào hùng đoàn xe ta.. ra trận
Rừng già ngụy trang ánh trăng mờ đưa lối
Ca bin Tôi ngồi tay lái vững, xe đi

Chị Kim Quy và chị Vân hoa lá ngồi hai bên tôi. Các chị còn phong độ lắm. Tôi trêu: “Chắc chưa hết khấu hao!”, cả hai nữ xế phá lên cười sảng khoái phát tôi đau điếng. Chị Kim Quy quê Kim Động – Hưng Yên, nhập ngũ năm 1965 đến năm 1968 vào trung đội nữ lái xe tải sau khóa học có bốn mươi lăm ngày rồi trở thành tay lái “cứng cựa” nhất nhì trung đội. Chị Vân nhìn tôi nháy mắt: “Nghịch lắm đấy. Ngày xưa ghê gớm lắm!”. Kim Quy phản pháo ngay: “Còn mày đấy. Ghét của nào trời trao của ấy. Rốt

cục lại vớ phải một ông xế Trường Sơn”. Hai chị lại cười. Chuyện tình của Vân hoa lá rất thú vị. Chị chở thương binh ra Bắc. Anh tài xế bị thương một chân còn cưa cẩm được cô nữ lái xe xinh đẹp. Hóa ra cánh xế nam Trường Sơn quả danh bất hư truyền, cũng chả chịu thua kém gì ai, gớm lắm. Và ông xế này cứ như chuẩn bị lực lượng cho một cuộc chiến nữa hay sao mà bốn lần vinh dự làm cha của những năm chiến sĩ. Chị Vân cười cười: “Máy móc lái xe mà lị!”.



Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
gặp mặt và chúc mừng cựu nữ lái xe Trường Sơn

Chuyện về chiến sĩ nữ lái xe tải Trường Sơn ngày ấy, bây giờ thật là lắm chuyện. Cũng có chuyện vui, có chuyện buồn và cả ước nguyện: Được gặp mặt nhau, được giao lưu. Tôi, người em út, người đồng đội nhỏ tuổi của các chị đã cùng các anh các chị thực hiện được điều mong ước ấy. Buổi giao lưu đã diễn ra thân mật, xúc động tại Học viện Hậu cần. Hôm ấy các chị vui lắm. Nụ cười và nước mắt, hoa và huân chương, tóc bạc và tóc xanh, rạng rỡ khuôn mặt ba mươi mấy con người trong tiếng nhạc khải hoàn chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng…

Phùng Văn Khai
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2013, 04:22:17 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #75 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 04:17:48 pm »

Em Anhtho thay mặt Vetran cám ơn anh Dauthanhson về thông tin và hình ảnh của một thế hệ nữ anh hùng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Em còn nhớ câu" Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" và đã từng vinh danh phụ nữ Việt Nam không những "trung hậu đảm đang" mà còn là anh hùng nữa. Vì nước quên thân, vì dân phục vụ như nhiệm vụ của đấng nam nhi, nhưng sự thiệt  thòi đối với người phụ nữ thời nào cũng quá lớn. Thật trân trọng khâm phục các chị lái xe Trường Sơn dũng cảm kiên cường.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2013, 04:27:36 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #76 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 05:04:23 pm »

          Chào các bác! Vâng đúng là Đ.T.Sơn giỏi sưu tầm. Tranphu341 đọc bài về các nữ chiến sỹ lái xe Trường sơn thật sự cảm động và cảm phục các chị. Sao hồi đó Tranphu chưa gặp cô lái xe nào nhỉ hi hi.. Grin Grin Grin

           Xin được chúc các chị luôn khỏe và luôn có nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #77 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 09:56:42 pm »


                                                           Một vùng như thể cây quỳnh cành giao!

                                    Em thấy bức ảnh quá đẹp các bác ạ  Grin

    Đọc bài viết của bác Đậu Thanh Sơn, em chợt nhớ về năm 1970, có một đơn vị nữ lái xe về đóng quân tập lái ở chỗ quê em. Hình như là 1 tiểu đoàn thì phải. Chỉ có vai anh con trai là chỉ huy và thầy dạy thôi, còn lại toàn là các chị bộ đội làm "giặc lái"  Cheesy. Trong đó có nhiều chị đeo quân hàm sỹ quan. Chắc cũng là cán bộ chỉ huy và giáo viên. Nhìn các chị ấy lái xe, bà con cô bác quê em ai cũng trầm trồ thán phục. Những chiếc xe Giải phóng, xe Gat, xe Mono được các chị lái rầm rầm vào sâu các ngóc ngách ở vùng núi quê em để lấy củi về cho các chị nuôi, lấy nứa về làm tấm chắn trên buồng lái để cắm lá ngụy trang. Các chị ấy lái ngầu và phóng cũng ghê lắm. Và cũng rất tinh nghịch, nhí nhảnh nữa . Khổ nhất là các anh trai bản đi xe đạp trên đường. Hễ các anh trai mà không may gặp lúc các chị đang lái xe. Thường mỗi xe có vài chị đứng trên thùng. Nếu gặp các anh con trai đang đi xe đạp, bất kể là cùng chiều hay ngược chiều, thế nào các chị ấy cùng tìm cách ép khéo để các chàng trai phải tránh ra sát vệ đường. Rồi luống cuống lao xuống rãnh ngã chổng vó lên Grin (Tất nhiên là chỉ ở những đoạn đường bằng, ít nguy hiểm thôi). Thế là mấy chị ở trên thùng xe lại cười ré lên, rồi buông lời trêu trọc, làm cho các anh cứ xấu hổ đỏ mặt.  Vừa cười mếu, vừa luống cuống dựng xe, vừa dứ dứ nắm tay về phía các chị: Thật là tức quá, tức quá! Ấy vậy mà em chưa nghe anh nào chửi các chị ấy bao giờ.  Chắc vì ai cũng nghe nói là một thời gian nữa, các chị ấy sẽ lái xe vào Trường Sơn, nơi có bom đạn ác liệt. Cái biệt danh " giặc lái " cũng do các anh trai đặt cho các chị ấy.
     Khoảng 2 tháng sau, một hôm vào khoảng lúc nửa đêm, tôi chợt tỉnh giấc khi nghe có nhiều tiếng xe gầm rú rồi đi xa dần. Sáng ra đi học mới biết là các chị ấy đã chuyển đi. Khi đến trường, tất cả mấy đứa học sinh ở các làng khác cũng nhao nhao kháo nhau. Nhất là mấy đứa ra điều hiểu biết nói  là các chị bộ đội lái xe đã được lệnh đi vào nam rồi. Chắc là như vậy!
     Không biết trong số các chị ngày ấy, nay ai còn, ai mất?!
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #78 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 09:55:24 am »

Em cám ơn anh Tranphu341 và anh DinhLongGiang ghé thăm nhà. Chỉ bằng bài viết ngắn mà anh Giang lột tả được "tâm lý nhóm” nhất là phụ nữ chúng em, thời nào cũng vậy, nếu có ba phụ nữ trẻ, đồng tuổi trở lên thì đố trai làng giám ho he chứ đừng nói là gặp “nữ giặc lái”như các chị bộ đội huấn luyện lái xe ở quê anh. Mà người  ta còn nói "hòn đất ném lên xe còn biết nói năng” nữa là... Cũng như vậy khi Anhtho lái xe chở Vetran trên tuyến Sài Gòn – Bù Đốp, em vẫn lấn Line các đồng nghiệp nam. Thường thì các anh ấy nhường nhưng đôi khi cũng có anh "tay lái lụa" vượt lên trước "bạt tai" hay ép sát rạt vào con lươnphân cách đường. Không giống như hồi về quê Nam Định làm đám cưới, dưới mắt các cụ già ở làng quê mà con gái giám lái xe thì có khi các cụ bà còn chửi lẩm bẩm sau lưng là “đồ Lặc nô”. Ở quê Vetran khi các chị thoát ly đi công nhân hoặc thanh niên xung phong về thăm quê cũng không giám mặc quần tây ra đường làng. Vấn đề quan trọng là thế hệ anh em ta luôn nghiêng mình tôn vinh lòng qủa cảm, ý chí quyết tâm và đức hi sinh vì đất nước của cả một thế hệ các cô, các chị thời xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước phải không anh các anh. Chúc các anh mạnh giỏi. hành quân dẻo dai.
                  
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2013, 02:21:01 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #79 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 02:26:09 pm »

Chào tất cả các bác tham gia topic. Đang trong phòng cách ly phi trường Tân Sơn Nhất. mấy tiếng nữa vetran - Anhtho đáp xuống Nội Bài trở viền quê mẹ. Niêm vui thì lớn nhưng cũng lo canh cánh cái lạnh thấu xương theo dự báo hoàng hôn hôm nay lại có đợt tăng cường không khí lạnh từ phía bắc dưới 7 độ C thì ngán ngẩm thật. Có thể chuyến đi không đúng kế hoạch.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM