Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 08:54:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên niên vận tải quân sự(1975 - 1995) và E 684 - E 685 của tôi  (Đọc 179349 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 08:35:47 am »

  xuanv338 chào vetranChúc cho người dẫn chương trình của đoàn xe vào trận hãy viết nhiều hơn về 304 nhé! Cảm ơn vetran đã nói đến sư đoàn 304 của quân đoàn II. xuanv338 cứ đang thắc mắc rằng quân đoàn II có cả sư đoàn, và cả một đội Điều trị 78 sang giải phóng CamPuChia mà trên trang chưa thấy có ai nói đến. Hôm nay xuanv338 mới được nghe vetran nhắc đến tên họ trên bài viết này. vetran viết tiếp đi nhé!

Vâng! Chị Xuanv388 sẽ được theo dõi bước hành quân của Quân đoàn II nói chung và f304 nói riêng trên chiến trường Kampuchea
Chiến dịch phản công biên giới Tây Nam bắt đầu. Các đơn vị vận tải của Sư vận tải 571 tiếp tục tham gia chiến đấu và vận chuyển phục vụ chiến dịch:
-   Hướng Hà Tiên – Cam pốt trong đội hình 94 xe của D 964. C3 của D77. Một phân đội của D101 tham gia cơ động bộ binh Quân Đoàn II do thượng tướng Nguyễn Hữu An, chính ủy Lê Linh chỉ huy gồm các Sư đoàn 304, 325, được bổ sung Trung đoàn bộ binh 8, cũng từ Tịnh Biên (An Giang - Hà Tiên) đánh theo hướng tây để hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 đánh về Phnom Penh, chiếm Kampot và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia. Sư đoàn 306 mới thành lập không kịp tham gia chiến dịch vì chưa hoàn thành công tác huấn luyện. Sư đoàn 304 được dùng làm dự bị,  khi cần thiết sẽ dùng tăng cường trong trường hợp Quân đoàn 4 tấn công Phnom Penh gặp khó khăn. tiến đánh Cam Pốt, Takeo. Thọc sâu xuống cảng Xi Ha Nuc Vin quét sạch bọn địch ở ven biển Tây Nam.
-    Tại chốt của D6 thuộc f304, anh em phát hiện một xe Zeep của ta chạy lạc sang bên địch. Nguyễn Chí Tuệ, lái xe của C3 có mặt kịp thời xung phong lái xe đưa bộ đội đi cứu đồng đội. Khi chiếc xe Zeep trúng đạn cũng là lúc xe của Tuệ sa vào ổ phục kích của chúng. Trong làn hỏa lực xối xả về phía ta. Tuệ lao xuống đường sử dụng cả AK và B-40 cùng đồng đội đánh trả. Lực lượng của địch đông gấp bội xông lên khi xạ thủ sung máy của ta hy sinh, chiến sĩ bộ đàm bị thương nặng, xung quanh đông ngịt màu áo đen và tiếng hô hét cách đó chừng 100m. trước tình huống “ngàn cân treo sợi mành” Tuệ bình tĩnh vừa sử dụng vũ khí chiến đấu, vừa dùng bộ đàm gọi về cứ, yêu cầu pháo binh dùng xe anh làm chuẩn lã pháo vào đầu giặc rất chính xác, đồng thời bộ binh kịp tới chi viện. Kết quả địch phải rút lui để lại xác chết ngổn ngang trên trận địa. Sau trận này Tuệ được bộ tư lệnh Quân đoàn 2 đề nghị tặng thưởng huân chương chiến công hạng 2 và Sư đoàn 304 phát động phong trào học tập gương chiến đấu Nguyễn Chí Tuệ.
-  Trong quá trình vận chuyển, lực lượng lái xe luôn sát cánh cùng bộ binh  mưu trí, dũng cảm chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2013, 06:38:30 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 05:34:38 pm »


NĂM 1979
Căn cứ quyết định của Bộ quốc phòng và chỉ thị của Tổng Cục hậu Cần. Trong khi chờ quyết định chính thức của trên. Từ ngày 4 tháng 1 năm 1979. Thủ trưởng cục vận tải ra quyết định 03/QĐ lâm thời thành lập binh trạm vận tải ở Phnompenh, lấy phiên hiệu là Binh trạm 22 ( là tiền thân BT 179. Đơn vị Vetran – Anhtho phục vụ trong những năm 80) với biên chế đầu tiên 274 người, có một binh trạm bộ gồm chỉ huy,  các ban chức năng và thông tin. Đóng quân  trong một tu viện công giáo hoang phế, tại cây số 5 quốc lộ 5 bên dòng Tonlesap. Các đơn vị vận tải có 1D vận tải thủy. 1 C xếp dỡ và hai B xe tải. Với nhiệm vụ khảo sát cầu đường, tổ chức tiếp nhận hàng từ Binh Trạm 21 Tân Cảng vận chuyển bằng đường thủy và đường bộ cho bộ đội chiến đấu trên chiến trường Căm Pu Chia

Ngay từ những tháng cuối năm 1978, với tư thế sẵn sàng vận chuyển phục vụ chiến đấu  trong chiến dịch “Phản công biên giới” cho Quân đoàn 4 trên hướng Tây Ninh thì cũng đồng thời ba tiểu  đoàn với 224 xe của trung đoàn 33 xe tải của Cục vận tải lần lượt được tung vào cơ động lực lượng theo kế hoạch tác chiến của mặt trận.
Mở đầu chiến dịch từ ngày 4 tháng 1 năm 1970 tiểu đoàn 53 nhận lệnh chỉ sau 1 giờ với  đội hình 62 xe, thần tốc cơ động Sư 302 của quân khu 7 phối hợp với các đơn vị tiến công dọc quốc lộ 3 giải phóng Takeo, tiếp tục tới đánh chiếm sân bay Pochenton. Sau một ngày một đội hình lớn gồm 170 xe của tiểu đoàn 51, tiểu đoàn 55 cùng số xe còn lại của tiểu đoàn 53 có nhiệm vụ đảm bảo cơ động cho f9. F7. F341 thuộc Quân đoàn 4 làm mũi đột kích tiến công chính diện dọc Quốc lộ 1 giải phóng Soài Riêng và đánh chiếm trung tâm đầu não địch ở Phnompenh. Suốt ba ngày đêm với 232 xe và 300 cán bộ chiến sĩ vận tải, trung đoàn liên tục bám sát đội hình chiến đấu của bộ binh. Đến cuối ngày 06 tháng 1 khi đại quân ta tới phà Niếc Lương thì phía trước có những phân đội chững lại. Lợi dụng địa hình và mật độ xe pháo dày đặc, bọn địch lập phòng tuyến ngăn chặn, đánh phá quyết liệt. Lực lượng công binh của các sư đoàn có mặt hỗ trợ kịp thời cầu phà để bộ đội vừa chiến đấu tiêu diệt địch vừa tổ chức cho xe qua sông an toàn…
-   12 giờ trưa ngày 7 tháng 1 năm 1979 từ tất cả các hướng, các mũi, các cánh quân của ta và bạn theo đoàn xe “thần tốc” đã ào ạt tiến vào thủ đô Phnompenh giữa tiếng hò reo chiến thắng của nhân dân và quân giải phóng Căm Pu Chia.
-   Trong cuộc tổng tiến công chiến lược biên giới Tây nam tổ quốc, cùng với cac lục lượng vận tải quân sự được huy động vào chiến dịch X. Đoàn 125 gồm các tàu vận tải đổ bộ của hải đội 813 – Quân chủng Hải Quân dứơi sự yểm trợ của tàu chiến Hải Quân 171 và Lữ đoàn 127 (vùng 5 Hải Quân) và lực lượng pháo binh đã chở quân của Lữ đoàn 126 từ Phú Quốc đánh trận mở màn lập công xuất sắc giải phóng quân cảng Ream và cảng Komponsom. Ở hướng tấn công chính diện, hai tàu kéo 9703 và 9713 của đoàn đã nhanh chóng cơ động phương tiện đổ bộ đến bến phà Niếc Lương kết hợp với đoàn 962 đưa bộ đội cùng xe pháo vượt sông an toàn tiến vào giải phóng Phnompenh đúng thời gian qui định.  Tiếp theo ngay 16 tháng 1 năm 1979 Các tàu của đoàn 125 chở quân và xe tăng đổ bộ và giải phóng thị xã Cô Công
Trong suốt chiến dịch, đòan 125 đã huy động 131 lượt chuyến tàu đảm bảo tiến nhận vận chuyển hàng hóa vũ khí đạn dược và cán bộ, bộ đội vào tham gia chiến dịch góp phần giải phóng thành phố cảng Komponxom, thị xã Cô Công,  thủ đô Phnompenh và vùng biển, hải đảo, cứu nhân dân Căm Pu Chia thoát khỏi họa diệt chủng. Xứng danh lịch sử đoàn tàu không số - đường HỒ CHÍ MINH trên biển năm xưa
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2013, 07:24:25 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 06:54:36 am »

Ngày 13 tháng 1 năm 1979 ĐỊCH ĐÁNH VÀO ĐỘI HÌNH VẬN CHUYỂN Ở TAKEO
Sau chiến dịch X, một đội hình gồm 70 xe của tiểu đoàn 51 và 55 trung đoàn 33 Cục vận tải TCHC được lệnh phối thuộc Cục hậu cần quân khu 9 xuất phát từ Phnompenh theo quốc lộ số 3 về thị trấn Takeo để nhận hàng. Khi đội hình 70 xe của E 33 và 50 xe Ca của xí nghiệp nhà nước đến km 70 gần căn cứ Tà Mốc thì bị lọt vào ổ phục kích của địch
Lợi dụng địa hình hiểm trở, đường hẹp, có hai cầu xi măng nhỏ, mật độ xe lớn, kéo dài. Địch dùng DKZ. B-40, B-41 va đạn cối, mìn từ nhiều phía hò hét tung hỏa lực vào ta dữ dội. Chỉ huy đoàn hành quân bình tĩnh triển khai đội hình chiến đấu đánh trả quyết liệt nhưng do chênh lệch lực lượng, bị bất ngờ và không có chi viện nên trong trận này chúng ta bị địch đốt cháy, phá huy hơn 60 xe trong đó có 40 xe của E33. Tuy nhiên sau hai ngày đêm bám sát trận địa chiến đấu. Lái xe D51, D55 cùng các đ/c bộ binh theo xe hộ tống đã đẩy lùi nhiều đợt phản công của địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí khí tài của chúng. Trong trận tập kích bất ngờ này chiến sĩ lái xe Nguyễn Văn Hảo cùng đồng đội trước vòng vây quân thù đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh bên cạnh chiếc xe thân yêu của mình.
Rút kinh nghiệm từ trận chiến mang nhiều tổn thất này ở Takeo. Các đội hình vận chuyển của trung đoàn nhanh chóng củng cố đội hình, tăng cường trang bị hỏa lực, phối hợp lực lượng hộ tống bảo vệ, xây dựng phương án chiến đấu, chủ động phòng tránh và đánh địch để bảo đảm an toàn tính mạng, hàng hóa phương tiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mặt trận giao.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2013, 05:04:56 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #53 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 06:15:17 am »

          Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 1 năm 1979
   HỘI NGHỊ VẬN TẢI TOÀN QUÂN LẦN THỨ 4
-   Trên cơ sở quán triệt nghị quyết của Quân ủy TW và nghị quyết của Đảng ủy Tổng cục hậu cần về nhiệm vụ vận tải quân sự năm 1979. Hội nghị xác định phương hướng vận tải quân sự trong giai đoạn mới là “ Xây dựng lực lượng vận tải quân sự cách mạng chính qui hiện đại với hành động cụ thể là không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng vận tải, nhanh chóng xây dựng nhiều đơn vị vận tải tinh nhuệ, thiện chiến”
-   Về phương châm sử dụng và phát triển lực lượng vận tải phải “Hết sức tận dụng phương tiện vận tải nhà nước, phát triển mạnh phương tiện thủy và thô sơ. Dùng ô tô vận chuyển hàng khi không thể dùng các phương tiện khác được”
-   Trươc mắt, trong năm 1979 cần tiếp tục thực hiện ba chủ trương lớn là : Phân cấp vận tải, xây dựng lực lượng vận tải trong tình huống mới, thực hiện chế độ ba quản lý trong vận tải.

Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 10:15:13 am »

                                              
              TRUNG ĐOÀN 685 CỤC VẬN TẢI CHIẾN TRƯỜNG K THÂN YÊU VỚI BAO KỈ NIỆM TÌNH YÊU CỦA CHÚNG TÔI HAI NGƯƠI LÍNH QUÂN Y

Căn cứ vào yêu cầu vận tải quân sự. Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra quyết định số 25/QĐ – QP ngày 23 tháng 1 năm 1979 về việc thành lập binh trạm vận tải quân sự trực thuộc Tổng cục hậu cần lấy phiên hiệu là BINH TRẠM 179 với binh trạm bộ tại Phnompenh cạnh bờ Tonlesap gần cầu Okhnha Kleang (cầu sập)
•   Tổ chức biên chế gồm:
-   Binh trạm bộ
-   Các phân đội trực thuộc, thông tin, kho xưởng
-   3 phân trạm trực thuộc
-   1 D vận tải thủy 2000 tấn
-   1D – 4C xe tải
-   4 C bảo vệ binh trạm bộ và 3 trạm ở các tỉnh
-   Chỉ huy đầu tiên của binh trạm là Trung tá Nhất Lang binh trạm trưởng. Trung tá Huỳnh Cao Sơn làm chính ủy.
•   Ngày 28 tháng 3 năm 1979 Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần xác định tổ chức biên chế tổng quát như sau:
+ Tổng quân số 1221 người, có 171 sĩ quan.
+ Cơ quan gồm 83 người trong đó có 50 sĩ quan tại ban chỉ huy 5 đ/c còn lại ban tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật và tiểu ban
+ Các đơn vị cơ sở:tài ụ, tiểu ban hành chính (B5 nơi gắn bó công tác quân y E bộ của Anhtho cho tới lúc hoàn thành nhiệm vụ chuyển nghành)
-   Phân trạm 1 Komponcham ( đơn vị đầu tiên Anhtho làm quân y trạm) có nhiêm vụ tiếp nhận cấp phát 4.000 tấn hàng/tháng cho mặt trận
-   Phân trạm 2 SiemReeap (đơn vị đầu tiên Vetran nhận nhiệm vụ quân y khi sang K) tiếp nhận hàng qua vận tải thủy từ bên nước và từ Phnompenh tại cảng Biển Hồ, cấp phát 4.000 tấng hàng/ tháng cho mặt trận. Thường xuyên bảo quản tại kho 1.000 tấn hàng
-   Phân trạm 3 Batdomboong với biên chế tổ chức, nhiệm vụ như phân trạm 2
-   Phân trạm 4 Karatie. Tiếp nhận cấp phát 3.000 tấn hàng/tháng cho mặt trận
-   Kho Phnompenh, tiếp nhận, cấp phát 10 – 12.000 tấn hàng/tháng. Thường xuyên dự trữ 2.000 tấn hàng hóa
-   Tiểu đoàn 479 ô tô vận tải 180 xe và 4 xe xì téc nhiên liệu
-   Tiểu đoàn 24 vận tải thủy gồm 5 cano 10 xà lan
-   Đội sửa chữa cấp 2 ô tô và phương tiện thủy
-   Đại đội cảnh vệ và bốc vác cơ động
-   Đại đội thong tin
-   Bệnh xá khu vực kiêm chuyển thương (đơn vị gắn bó một thời để nhớ của Anhtho)

Ngày 29 tháng 1 năm 1979 THÀNH LẬP TRẠM KARATIE
Thực hiện quyết định của Cục trưởng Cục vận tải thành lập trạm  Karatie thuộc Binh trạm 21 với quân số 70 người, 18 cán bộ khung, hai trung đội xếp dỡ, một đại đội xe tải 30 xe thực hiện nhiệm vụ
-   Tiếp nhận hàng từ Phnompenh lên bằng đường thủy hoặc từ thành phố Hồ Chí minh lên bằng đường bộ
-   Tại kho Karatie giao hàng cho Quân khu 5 và các đơn vị khác theo lệnh của Cục VT
-   Bảo đảm vận chuyển trên tuyến bằng đường bộ và đường thủy Karatie – Stungtreng khi khẩn cấp
-   Làm công tác bảo vệ và dân vận tại khu vực đóng quân.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2013, 05:42:59 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #55 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 10:33:29 am »


 Ở hướng tấn công chính diện, hai tàu kéo 9703 và 9713 của đoàn đã nhanh chóng cơ động phương tiện đổ bộ đến bến phà Niếc Lương kết hợp với đoàn 962 đưa bộ đội cùng xe pháo vượt sông an toàn tiến vào giải phóng Phnompenh đúng thời gian qui định.
   
      Bác vẫn lặng lẽ theo giõi bài viết của vetran-anhtho từ khi cô chú mở topics mới nhưng không có bài tham gia. Hôm nay đọc tới đoạn trên đây bác mới hiểu được rằng các đơn vị bộ binh vượt qua sông Niek Lương tiến vào giải phóng PnomPenh là nhờ tàu kéo của những đơn vị vận tải này.
      Vetran có bức ảnh đẹp và rất nét. Bác đã được xem hai bức ảnh của vợ chồng em ở hai topics khác nhau, đẹp đôi lắm. Chúc hai em hạnh phúc. Viết tiếp đi nhé!
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 08:12:05 pm »

,

 
 
      Bác vẫn lặng lẽ theo giõi bài viết của vetran-anhtho từ khi cô chú mở topics mới nhưng không có bài tham gia. Hôm nay đọc tới đoạn trên đây bác mới hiểu được rằng các đơn vị bộ binh vượt qua sông Niek Lương tiến vào giải phóng PnomPenh là nhờ tàu kéo của những đơn vị vận tải này.
    
Em Vetran xin kính chào anh, người cán bộ chính trị dạn dày kinh nghiệm.
Dạ thưa anh Vanthang341! Trong lúc nước sôi lửa bỏng của cuộc hành quân. Từ vị trí từng cá nhân ,kể cả chỉ huy tác chiến  đơn vị lúc đó mấy ai hình dung ra những gì theo quân cờ đã đi. Em nhớ lại, không biết từ Topic nào của anh em VMH ta kể lại: Trong một cuộc gặp mặt ở Hải Phòng hay Thái Bình gì đấy có một vị thiếu tướng đương nhiệm nào đó nói là hướng chính diện của các anh , trong đó có f341 và các đơn vị khác kể cả tăng thiết giáp qua Niec lương bằng cầu phao kia mà. Cho nên nhiều khi ta không động vào thực tế mà suy diễn theo giáo khoa thì lịch sử sẽ lệch lạc anh ạ. Em sẽ cố gắng ghi lại những đúc kết gần nhất với thục tế để anh em minh trên VMH, mỗi người một cây cọ vẽ lên bức tranh "gần" hoàn chỉnh hơn về cuộc chiến mà chúng ta là một trong những chủ thể. Chúc anh vui khỏe.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2013, 05:45:54 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 08:40:37 pm »


Từ 30 tháng 1 đến ngày 15 tháng 2 năm 1979
TỔ CHỨC CHỦ HUY HỢP ĐỒNG BINH CHỦNG TRONG KẾ HOẠCH VẬN CHUYỂN “SR1” VÀ “SR2”
Đó là hai trong những kế hoạch vận chuyển lớn của vận tải quân sự sau khi giải phóng Phnompenh đảm bảo cho ta và bạn liên tiếp mở những đợt truy quét tàn quân ở các tỉnh. Đơn vị chủ lực tham gia kế hoạch này là trung đoàn 33 CVT – TCHC cùng với tiểu đoàn 57 thuộc  E 13 f571 được tiền phương bộ TTM và Tổng Cục hậu cần giao nhiệm vụ vận chuyên khẩn cấp 1.300 tấn hàng cho Quân đoàn 3, Quân khu 7, lấy từ kho Tân Cảng BT 21 tp HCM giao tại SiemReap trong vòng 15 ngày

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ trên. Trước đó trung tuần tháng 1 năm 1979, tại cuộc họp hỗn hợp ở Long Bình – Biên Hòa do Đ/c Nguyễn An Cục trưởng Cục vận tải chủ trì có sự hiện diện của cục tác chiến, cục quân lực , Tổng cục chính trị, Quân chủng phòng không không quân, Quân đoàn 3, Bộ tư lệnh thông tin, Sư đoàn 571… Quyết định động viên toàn bộ lực lượng xe ô tô tốt nhất hiện có của trung đoàn 33 gồm 166 xe tải. cùng với số xe của tiểu đoàn 57 trung đoàn 13 đuộc tổng cộng 200 xe. Tang cường them 6 xe GAT66 chở bộ binh, 4 xe bọc thép, một số xe đặc chủng và 6 xe Commangca chỉ huy… Đặc biệt có cả lực lượng không quân của Bộ QP phối thuộc.

Trong điều kiện phải tổ chức vận chuyển trên chặng đường 500km trong đó có 360 km trên đất Căm Pu Chia, vượt qua phà Công  Pông Chàm, đường xấu có nhiều cầu hẹp, địa hình phức tạp, làng mạc thưa thớt, cây cối um tùm mà địch đang hoạt động mạnh, thường xuyên gài mìn và phục kích, phá cầu rồi dùng B41 bắn từ xa vào các đoàn xe của ta. Đó là những khả năng xấu bắt buộc ta phải tổ chức những đội hình hành quân lớn.
Đội hình vận tải của E3 được bố trí xếp hàng xen kẽ giữa gạo, đạn dược, xăng dầu theo đại đội gọn và tập trung.
-   Chuyến SiemReap 1 có 162 xe xuất phát ngày 31 tháng 1 năm 1979 do đ/c Võ Thắm chính ủy E và đ/c Trương Khắc Thành chỉ huy
-   Chuyến SiemReap 2 có 197 xe xuất phát ngày 10 tháng 2 do đ/c Lê Đình Mậu E trưởng và đ/c Đặng Văn dụng phó chính ủy E chỉ huy
Tất cả các xe trong đội hình được đánh số, xe chỉ huy có cắm cờ theo kí hiệu phân cấp. thời gian, địa điểm nhận hàng, giờ xuất phát được thống nhất chặt chẽ, phương án tác chiến và tư thế sẵn sàng chiến đấu được phổ biến kĩ càng tới từng chiên sĩ lái xe. Phía trước có thiết giáp, công binh mở đường, phía sau có pháo binh và bộ binh hộ tống, trên không có máy bay IL-19 trinh sát dẫn đường và có chỉ huy vận tải theo dõi điều phối thường xuyên liên lạc với chỉ huy đội hình dưới đất để kịp thời xử lý tình huống.
Qua sự chuẩn bị triệt để kĩ càng đến từng chi tiết cho chiến dịch vận chuyển, kế hoạch vận chuyển SR1 và SR2 và các chuyến vận tải SiemReap khác thành công mỹ mãn, đập tan mọi ý đồ cản trở phá hoại của địch. Kịp thời đáp ứng yêu cầu chiến đấu của mặt trận phía trước

Ngày 2 tháng 3 năm 1979 thành lập công trường xây dựng cảng Dụ Nghĩa

Ngày 12 tháng 3 năm 1979 Nâng cấp Hải đoàn 125 thành Lữ đoàn 125 vận tải biển
Từ một đơn vị vận tải biển tương đương cấp trung đoàn thuộc Quân chủng Hải quân thành lập từ 1964 trên cơ sở đoàn 759 cũ
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới. Bộ quốc phòng quyết định tăng cường lực lượng phát triển nâng cấp thành Lữ đoàn 125 đảm bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ vận tải trên tuyến đường biển.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2013, 05:58:14 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 06:27:21 am »

Từ ngày 19 tháng 2 đến 25 tháng 2 năm 1979
Trong đợt tấn công của đối phương vào tỉnh Cao Bằng, cụm 1 thuộc kho T1 là mục tiêu đánh phá dữ dội với đủ loại vũ khí của địch với thủ đoạn tác chiến là đanh nhanh, bất ngờ, đánh sâu vào phía sau để ta không trở tay kịp.
Trước âm mưu của địch, cụm 1 kho T1 nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu nên đã kịp thời ngăn chặn địch, bảo vệ dân, bảo vệ kho an toàn. Suốt một tuần lể, các đ/c đã chiến đấu 5 trận, có hai trận vận động đánh địch từ xa, tiêu diệt nhiều tên, thu 2 đại liên, 1 B41, 1 cối 60ly. 3AK, 3CKC cùng nhiều đạn dược, thuốc nổ và đồ quân dụng bổ sung cho anh em. Nhờ vậy sức chiến đấu ngày càng tăng, nhiệm vụ bảo vệ kho càng vững chắc hơn
Nhờ nắm được ý đồ của địch và tinh thần cảnh giác cao lúc 20h ngày 20 tháng 2 năm 1979 hai đ/c nữ chiến sĩ Hòang Thị Lục và Thân Thị Thảo đã phối hợp với dân quân địa phương  bắt sống một tên sĩ quan thám báo dịch, thu vũ khí và các tài liệu quan trọng của chúng, làm cho lực lượng theo sau của chúng như rắn mất đầu vì mất người hướng dẫn phải co cụm lại cũng là lúc ta kịp thời cất giấu hàng và triển khai tác chiến
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2013, 08:09:01 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 04:15:56 pm »

Ngày 21 tháng 2 năm 1979 được tin địch luồn rừng tiến đến kho, đ/c Lê Văn Hanh chính trị viên  chỉ huy một tiểu đội vận đông lên phía trước chủ động đánh địch, để an hem ở lại phân tán hàng. Bị đánh bất ngờ, địch bỏ chạy tán loạn bỏ lại vũ khí, quân ta thu hồi và bảo vệ kho an toàn.

Nghiên cứu quán triệt nghị quyết V TW và chỉ thị của thường vụ đảng ủy cục vận tải về nhiệm vụ kinh tế năm 1979 với những điểm nhấn mạnh sau:
•   Đẩy mạnh tăng gia sản xuất lương thực, thực phẩm, thực hiện bằng được chỉ tiêu
-   Lương  thực qui ra gạo đạt 40,4 kg/người = xấp xỉ 500 tấn
-   Thực phẩm qui ra thịt 8,52kg/người = xấp xỉ 100 tấn
-   Rau xanh bình quân 100kg/người = xấp xỉ 1.200 tấn
-   Còn thêm đậu các loại.
Tổng diện tích trồng trọt đạt xấp xỉ 400ha.
•   Sản xuất vật liệu xây dựng
•   Sản xuất công nghiệp
•   Tận dụng các nguồn thu cho ngân sách
-   Thu vận chuyển kinh tế đường biển
-   Thu vận chuyển kinh tế đường sông
-   Thu vận chuyển kinh tế bằng ô tô và các loại thu khác đạt hơn 2.000.000 đồng (trong đó có 80.000 đ vận chuyển quá cảnh bằng ô tô)

Ngày 5 tháng 3 năm 1979 THÀNH LẬP BINH TRẠM 20
Theo quyết định của chủ nhiệm TCHC tại xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc để đảm bảo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc do đ/c Nguyễn Tuy và Nguyễn Bá Cừ chỉ huy cùng các ban tiểu ban chức năng. Tổng quân số gần 400 đ/c và có tiểu đoàn 972 ô tô, kho 201. Từng bước ổn định biên chế tổ chức, quán triệt nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, ki thuật, ổn định nơi ăn ở khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ Cục VT giao là  tiếp nhận hàng hóa vật tư từ BT23 chuyển tới bằng đường thủy và bộ. rút kho phân phối tới cac đơn vị tiền tiêu. Tổ chức vận chuyển thương bệnh binh về tuyến sau. Theo dõi tình hình địch, tình hình cầu đường, chỉ huy đảm bảo an toàn hành lang vận chuyển ứng cứu vận tải phục vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên cương.

Ngày 9 tháng 3 năm 1979
Can cứ nhu cầu bảo đảm chiến đấu, chủ nhiệm tổng cục hậu cần ra quyết định thành lập binh trạm 22 trực thuộc cục vận tải hoạt động trên địa bàn Bắc Thái, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn và Cao bằng với trục đường vận chuyển là đường số 3. 13A. dường số 2. HN7. HN11. Quốc lộ 1B với nhiệm vụ:
-   Tổ chức nhận vật tư hàng hóa từ binh trạm 23 chuyển lên bằng đường sắt, đường bộ, đường sông hoặc rút hàng từ kho  của các cục nghiệp vụ để vận chuyển giao cho các đơn vị theo kế hoạch của tổng cục hậu cần.
-   Tổ chức vận chuyển thương bệnh binh và những vật tư cần chuyển về tuyến sau bằng các phương tiện và ba loại đường giao thông sẵn có.. Bảo quản giữ gìn vật tu ang hóa còn tồn
-   Nắm tình hình địch, tình hình giao thông, bảo vệ hành lang vận chuyển thông suốt.
Với quân số binh trạm 865 người có 98 sĩ quan và chủ lực là 1 D ô tô vận tải. 1 C thông tin. 3 trạm vận tải (5. 6. 7). 1 C bốc vác. 1 D công binh và điều tiết giao thông đã cố gắng phấn đấu hoàn thành xuât sắc nhiệm vụ được giao ngay thời gian đầu.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM