Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 10:29:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên niên vận tải quân sự(1975 - 1995) và E 684 - E 685 của tôi  (Đọc 179350 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #440 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 06:32:31 am »

Chào bác VeTran, chào chị gái AnhTho nhìn hình thấy anh chị vẫn còn mặc đồ xanh của lính, vậy xin hỏi anh chị trong quân đội anh chị có được kết nạp vào Đảng không ?? Thời kỳ trong quân ngũ ở chiến trường k tôi đã đã nằm trong Ban Chấp Hành Đoàn và cảm tình Đảng, nhưng mọi người nói tôi là Đạo Công Giáo nên không thể được vào Đảng . Tôi thiết nghỉ Đạo nào cũng vậy, Đạo dạy cho con người sống đạo đức lời ăn lẽ phải, sống trong sạch.. Tôi cũng muốn vươn lên cùng anh em đồng đội, cũng muốn đóng góp chất xám và tuổi trẻ của mình cống hiến cho tổ quốc mình những gì có và sẽ.. Nhưng thôi Đảng không chấp nhận Đạo mình cũng đành chấp nhận vậy. (không biết tôi nói vậy có ảnh hưởng gì không ?).
Lần đầu quen biết anh chị mà nói về Đạo không thì cũng mất hay, mong anh chị cảm thông nhé.
Chúc anh chị thật nhiều sức khỏe và thật đều tay trên topic này.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2013, 06:43:09 am gửi bởi LieuDK » Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #441 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 08:47:03 am »

Anhtho, LieuDK! Từ trong cái gì đó mà chúng ta lại gặp nhau nhỉ?, chúng ta đều có liên quan đến vùng TH, NB, NĐ.
 Khi tôi học triết học ở trường ĐH, tôi nhớ mãi một câu: " Nếu còn sống thì Giê Su, Khổng Tử, Các Mác và Hồ Chí Minh họ sẽ là bạn của nhau...".

  Các bạn đọc bài thơ này và cho nhận xét nhé, câu" Chị ơi! quê chị nơi nào? - Yêu người, mến cảnh chi vào quê tôi?" có phải là chúng ta không?

 TÂM SỰ ĐỜI CHỊ

Chị ơi! Quê chị nơi nào?
Yêu người, mến cảnh chị vào quê tôi?
Trầm ngâm, chị mới trả lời
Mắt rơi giọt lệ, làm tôi ngỡ mình…

Chị rằng: “ nghĩ lại mà kinh
Tuổi thơ mưa gió, một mình tha phương
Đêm đông mảnh chiếu, chân tường
Ngày hè cơm hẩm, miếng xương cửa người

Lắt lay, phiêu dạt khắp nơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi
Quê hương nhớ được những gì
Tối tăm, cơ cực biết khi nào về

Một hôm như tỉnh cơn mê
Cờ sao năm cánh kéo về đó đây
Như chim vỗ cánh tung bay
Chị vào đội ngũ, từ đây đổi đời…”

Quê chị xa lắm em ơi
Đền Vua, nghe nói đến nơi cũng gần
Nhà thờ, nhớ tiếng chuông ngân
Quê hương chị nhớ được ngần ấy thôi

Bây giờ vui vẻ được rồi
Nhờ vào đội ngũ cái hồi đó em
Quê hương mái lá, cửa rèm
Mãi trong trí nhớ, chị đem suốt đời

Cám ơn Phật, Thánh, Đất, Trời
Cám ơn cờ đỏ sáng ngời vàng sao
Chị được sống, được tự hào
Nhờ công dìu dắt của bao nhiêu người ./.


« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2013, 09:14:02 am gửi bởi linhnamlien » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #442 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 10:46:36 am »

Chào bác VeTran, chào chị gái AnhTho nhìn hình thấy anh chị vẫn còn mặc đồ xanh của lính, vậy xin hỏi anh chị trong quân đội anh chị có được kết nạp vào Đảng không ??
Chúc anh chị thật nhiều sức khỏe và thật đều tay trên topic này.

Anhtho xin trả lời anh LieuDK câu hỏi thứ nhất bằng hình ảnh. Còn các vế câu hỏi thứ 2 và những trao đổi, trưa Vetran đi làm về, Anhtho sẽ nói lại để Vetran thảo luận với anh trong PM, tránh đi vào chi tiết tại trang, sợ phạm qui anh LiêuDK nha

Kỷ niệm lần thứ 123 sinh nhật Bác. Vetran được vinh dự nhận huy hiệu Đảng Cộng Sản Việt Nam


Anhtho tặng hoa cho Vetran



Em chào anh đồng hương. về nội dung dẫn chuyện của anh với các thông tin về tôn giáo và đạo đức tôn giáo thì em xin trích nhận định này của Bác Hồ Trong cuộc đời hoạt động tư tưởng của mình, đây là lần Bác viết kỹ nhất về Khổng Tử và Khổng giáo, vào thời điểm những tư tưởng cách mạng đang chín muồi trong một nhà hoạt động thực tiễn....
...Về sau này, khi đề cập tới Khổng Tử, Bác đều nhấn mạnh đến những giá trị đạo đức nhiều hơn là chính trị. Bác nhấn mạnh đến đặc trưng: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”. (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951).
Em Thơ cám ơn anh Linhnamliên về bài thơ mang tâm sự sâu thẳm của một nữ nhân vật từ xuất phát điểm của cuộc đời cơ cực, nghèo nàn đắng cay trong một xã hội bị đô hộ và bị trị "một cổ hai tròng" đã vươn lên trong "tổ chức" và trưởng thành dưới ngọn cờ cách mạng cùng những chuẩn mực đạo đức xã hội và cả tôn giáo. Cũng như vậy! Em nghĩ: xã hội ta ngày nay là một xã hội pháp quyền, ngoài hiến pháp và các qui phạm pháp luật, còn có các qui phạm xã hội, chuẩn mực đạo đức và cả đạo đức tôn giáo thì con người phấn đấu gần với giá trị Chân, Thiện Mỹ hơn. Chúc các anh mạnh giỏi!
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2013, 06:44:27 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #443 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 02:54:09 pm »

Chúc mừng vetran nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.
Lại có cả bà xã là Anh Thơ đi "hộ tống" và chúc mừng "ông xã" nữa. Thật là tuyệt.



Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #444 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 03:30:02 pm »

Chào bác VeTran, chào chị gái AnhTho nhìn hình thấy anh chị vẫn còn mặc đồ xanh của lính, vậy xin hỏi anh chị trong quân đội anh chị có được kết nạp vào Đảng không ??

Anhtho xin trả lời anh LieuDK câu hỏi thứ nhất bằng hình ảnh. Còn các vế câu hỏi thứ 2 và những trao đổi, trưa Vetran đi làm về, Anhtho sẽ nói lại để Vetran thảo luận với anh trong PM, tránh đi vào chi tiết tại trang, sợ phạm qui anh LiêuDK nha

Xin cám ơn anh @Linhnamlien & @LieuDK. Sau cuốc điiện thoại của Anhtho trưa nay, bây giờ tôi xin Comment trả lời với bác LieuDK tại PM và cám ơn bác Linhnamlien  đã chia sẻ tình cảm về quan điểm "Chính trị & Tôn giáo" xin được cập nhật cùng hai bác vấn đề:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo
Nước ta là nước đa tôn giáo, song có hai tôn giáo mà số tín đồ đông nhất là Phật giáo và Công giáo.

Là một người cộng sản theo chủ nghĩa Mác - Lê nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ phản đối, bài xích các tôn giáo. Người luôn luôn tỏ thái độ tôn trọng và đề cao vai trò của những vị đã sáng lập ra các tôn giáo. Người nói: "Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và chúa Giê-su đều giống nhau. Thích Ca và Giê- su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng"

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là mẫu mực của sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng. Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo là tư tưởng nhất quán và trở thành chính sách lớn của Bác.

Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, đã khẳng định quyền tự do tín ngưỡng là quyền tự nhiên của người Việt Nam. Người nghiêm khắc phê phán những biểu hiện vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, quan tâm giáo dục cán bộ chính quyền, quân đội và các đoàn thể phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, bảo vệ đền chùa, nhà thờ các tôn giáo.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào lương hay giáo đều là người Việt Nam, đều là người lao động và sự nghiệp cách mạng là việc lớn, 1à sự nghiệp chung không phải chỉ của một hai người. Người kêu gọi: "Lương giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc, và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh".

Người dạy: "Ngày nay, đồng bào cả nước, giáo và lương, đều đoàn kết chặt chẽ, nhất tâm nhất trí như con một nhà, cương quyết giữ vững tự do độc lập..."

Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh rõ ràng nổi lên quan điểm bỏ qua những dị biệt nhỏ để giữ lấy cái tương đồng lớn; vượt qua những khác biệt về đức tin, lối sống… để giữ lấy tình đoàn kết dân tộc, giữ lấy mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc.

Giữa tháng 10 năm 1945, vào ngày lễ hành nguyện Phật giáo, trong một bữa tiệc chay được tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), có tín hữu hai tôn giáo (Công giáo và Phật giáo) tham dự, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Mặc dầu hai tôn giáo có hai giáo lý khác nhau nhưng tôn giáo nào cũng từ bi nhân đạo mà ra, thì không lý gì lúc này cùng là con dân Việt Nam, lại không thể có sự đoàn kết giữa hai tôn giáo được".

Trong bức thư gửi các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngày 14-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Đức Giêsu hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu”

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo không chỉ xuất phát từ thực tế đất nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc, từ tinh hoa văn hóa dân tộc, từ lý luận Mác - Lê nin xem cách mạng là sự nghiệp của quần chúng... mà còn từ tình cảm yêu thương, lòng nhân ái của Người với đồng bào các tôn giáo. Tấm lòng ấy là bản sắc Hồ Chi Minh luôn biết hòa vào quần chúng, hiểu họ yêu gì, ghét gì và mong muốn điều gì.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc có một ý nghĩa rất to lớn. Nó đã trở thành cơ sở cho việc hình thành chính sách tôn giáo của Đảng và Chính phủ ta trong các giai đoạn cách mạng nhằm phát huy được mặt tích cực của đạo đức tôn giáo trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Kể từ luận cương cách mạng tư sản dân quyền năm 1930 đến Nghị quyết Đại hội VII của Đảng năm 1996, từ Nghị quyết đầu tiên của Chính phủ ngày 3-9-1945 đến Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19-4-1999 và trong các bản Hiến pháp của nước ta, Đảng và Nhà nước đều nhất quán tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2013, 06:38:29 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #445 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 03:55:24 pm »

Chào bác VeTran, chào chị gái AnhTho nhìn hình thấy anh chị vẫn còn mặc đồ xanh của lính, vậy xin hỏi anh chị trong quân đội anh chị có được kết nạp vào Đảng không ??

Anhtho xin trả lời anh LieuDK câu hỏi thứ nhất bằng hình ảnh. Còn các vế câu hỏi thứ 2 và những trao đổi, trưa Vetran đi làm về, Anhtho sẽ nói lại để Vetran thảo luận với anh trong PM, tránh đi vào chi tiết tại trang, sợ phạm qui anh LiêuDK nha

Xin cám ơn anh @Linhnamlien & @LieuDK. Sau cuốc điiện thoại của Anhtho trưa nay, bây giờ tôi xin Comment trả lời với bác LieuDK tại PM và cám ơn bác Linhnamlien  đã chia sẻ tình cảm về quan điểm "Chính trị & Tôn giáo" xin được cập nhật cùng hai bác vấn đề:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo
Nước ta là nước đa tôn giáo, song có hai tôn giáo mà số tín đồ đông nhất là Phật giáo và Công giáo.

Là một người cộng sản theo chủ nghĩa Mác - Lê nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ phản đối, bài xích các tôn giáo. Người luôn luôn tỏ thái độ tôn trọng và đề cao vai trò của những vị đã sáng lập ra các tôn giáo. Người nói: "Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và chúa Giê-su đều giống nhau. Thích Ca và Giê- su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng"

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là mẫu mực của sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng. Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo là tư tưởng nhất quán và trở thành chính sách lớn của Bác.

Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, đã khẳng định quyền tự do tín ngưỡng là quyền tự nhiên của người Việt Nam. Người nghiêm khắc phê phán những biểu hiện vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, quan tâm giáo dục cán bộ chính quyền, quân đội và các đoàn thể phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, bảo vệ đền chùa, nhà thờ các tôn giáo.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào lương hay giáo đều là người Việt Nam, đều là người lao động và sự nghiệp cách mạng là việc lớn, 1à sự nghiệp chung không phải chỉ của một hai người. Người kêu gọi: "Lương giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc, và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh"(3).

Người dạy: "Ngày nay, đồng bào cả nước, giáo và lương, đều đoàn kết chặt chẽ, nhất tâm nhất trí như con một nhà, cương quyết giữ vững tự do độc lập..."

Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh rõ ràng nổi lên quan điểm bỏ qua những dị biệt nhỏ để giữ lấy cái tương đồng lớn; vượt qua những khác biệt về đức tin, lối sống… để giữ lấy tình đoàn kết dân tộc, giữ lấy mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc.

Giữa tháng 10 năm 1945, vào ngày lễ hành nguyện Phật giáo, trong một bữa tiệc chay được tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), có tín hữu hai tôn giáo (Công giáo và Phật giáo) tham dự, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Mặc dầu hai tôn giáo có hai giáo lý khác nhau nhưng tôn giáo nào cũng từ bi nhân đạo mà ra, thì không lý gì lúc này cùng là con dân Việt Nam, lại không thể có sự đoàn kết giữa hai tôn giáo được".

Trong bức thư gửi các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngày 14-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Đức Giêsu hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu”(7)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo không chỉ xuất phát từ thực tế đất nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc, từ tinh hoa văn hóa dân tộc, từ lý luận Mác - Lê nin xem cách mạng là sự nghiệp của quần chúng... mà còn từ tình cảm yêu thương, lòng nhân ái của Người với đồng bào các tôn giáo. Tấm lòng ấy là bản sắc Hồ Chi Minh luôn biết hòa vào quần chúng, hiểu họ yêu gì, ghét gì và mong muốn điều gì.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc có một ý nghĩa rất to lớn. Nó đã trở thành cơ sở cho việc hình thành chính sách tôn giáo của Đảng và Chính phủ ta trong các giai đoạn cách mạng nhằm phát huy được mặt tích cực của đạo đức tôn giáo trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Kể từ luận cương cách mạng tư sản dân quyền năm 1930 đến Nghị quyết Đại hội VII của Đảng năm 1996, từ Nghị quyết đầu tiên của Chính phủ ngày 3-9-1945 đến Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19-4-1999 và trong các bản Hiến pháp của nước ta, Đảng và Nhà nước đều nhất quán tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo.

Bài luận hay, chỉ thiếu tên tác giả là ai nữa thì hoàn chỉnh.
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #446 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 06:09:12 pm »

Chúc mừng vetran nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.
Lại có cả bà xã là Anh Thơ đi "hộ tống" và chúc mừng "ông xã" nữa. Thật là tuyệt.

Em chào anh Dauthanhson. Cám ơn anh chia sẻ, việc này từ mãi hồi kỉ niệm lần thứ 123 sinh nhật Bác cơ, hôm nay em trích dẫn trả lời câu hỏi của anh LieuDK đấy anh ạ. Chúc anh mạnh giỏi.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2013, 06:50:59 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #447 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 06:16:49 pm »

Xin chào các bác chào bác VeTran đã đăng tải nội dung ,{ Tư Tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo } qua bài viết tôi rất khâm phục sự sáng suốt của Bác Hồ giữa hai Đạo Phật Giáo và Công Giáo, cũng có thể do những người được cho là " con sâu làm rầu nồi canh" nhưng thực tế ngoài đời cũng có cái khác các bác ạ, cái khác ở đây là ngoài quê tôi ở Quảng Bình phần đông dân số là Đạo Công Giáo khi chiến tranh thời Mỹ Ngụy người dân quê tôi cũng lên đường đi chiến đấu theo tiếng gọi của Bác, thâm niên những người này phải trên 60 tuổi Đảng nhưng họ phải bị bắt buộc bỏ nhà thờ, đơn cữ như ông bác ruột của bà xã tôi, những khi nghe tiếng chuông nhà thờ vang lên chỉ biết ngồi vò đầu ôm mặt, tôi có hỏi sao bác không đi lễ trả lời tôi với vẽ mặt buồn vời vợi, không đi được cháu à, tôi hỏi lý do thì bác nói là trong hai phải chọn một, tôi hiểu ý  và thông cảm cho bác... Chuyện của tôi là vậy đó các bác.  (Ở đây có thể ảnh hưỡng đến trang mạng vậy các bác không góp ý cũng được).
Thân chào và chúc sức khỏe các bác.





Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #448 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 01:22:25 pm »

 Đọc tn của Lieudk gửi bác tôi không tin thủ trưởng đv đó trả lời lý do như vậy.Thực tế quê tôi ở Huyện nghi lộc có xã đoài là thánh địa Vinh,tôi có rất nhiều người bạn thân là công giáo-kể cả hiện nay đang tại ngũ-họ vẫn vào Đảng được cả .vào Đảng là tự nguyện chứ có ai bắt buộc đâu.
 Vào Đảng vẫn có thể đi lễ. không thấy văn bản nào bắt phải bỏ đạo cả.Hiện nay chủ trương của Đảng vẫn khuyến khích kết nạp Đảng vùng giáo đó sao.Có lẽ do nhận thức của thủ trưởng đv đó chưa đầy đủ đó thôi nên mới nói với bạn như
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #449 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 03:51:00 pm »

Xin lỗi Đức Cường!
Năm nay Đức Cường bao nhiêu tuổi, Đức Cường đi bộ đội năm nào ạ?
Mình xa nhà năm 1968 đến năm 1976 thì ra quân. Những điều Đức Cường và LieuDK nói đều đúng cả...
Này nhé
Ông đại đội trưởng của tôi là kỹ sư mà không phải là Đảng Viên
Ông chính trị viên đại đội tôi có hoc lực lớp 4, người đảo Cát Bà
 Ông chủ nhiệm HTX tôi chỉ có biết đọc thôi (phải đánh vần)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM