Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:46:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên niên vận tải quân sự(1975 - 1995) và E 684 - E 685 của tôi  (Đọc 179341 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #400 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 02:46:58 pm »

Lính đường dây nói "thật hay..."
Đời Lê đặt cái chùa này "Đại Bi"
"Nho nhe" ông có mấy bì?
Mau tìm chỗ khác, đi đi khỏi buồn
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2013, 03:02:35 pm gửi bởi linhnamlien » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #401 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 06:05:10 pm »

Em chào anh Linhnamlien và anh Lính đường dây, cám ơn hai anh vào thăm nhà. Theo em, bài thơ của anh Linhnamlien đã khái quát khá đầy đủ bức tranh với những gam màu đa dạng tươi sáng, phản ánh sự hồi sinh, phát triển đi lên của "khúc ruột" miền Trung nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Nếu theo logic thì bài thơ của em là nhắc lại một thời đế quốc Mỹ phá hoại đến điêu tàn nhưng vẫn không khuất phục được dáng hiên ngang của cây cầu Hàm Rồng huyết mạch trên dòng sông Mã anh hùng đã đi vào thơ ca nhạc họa và tiếp theo những hình ảnh qua bài thơ của anh Linhnamlien là tất cả sự sinh sôi phát triển bền vững từ đống đổ nát bom thù.

Trên quan điểm "vui là chính" thì ta có thể bỏ qua những câu cú chưa vần trong thơ của anh em CCB ta anh Lính đường dây ạ. Con chuyện "cháu nội " là đúng đấy anh ạ, mà không phải con của Triệu Sơn vì cháu nhỏ xíu đang đi học mà. Đây là cháu của con Vetran mới tìm được đó anh
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2013, 06:53:03 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
lính đường dây
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #402 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 07:38:38 pm »

Em chào anh Linhnamlien và anh Lính đường dây, cám ơn hai anh vào thăm nhà. Theo em, bài thơ của anh Linhnamlien đã khái quát khá đầy đủ bức tranh với những gam màu đa dạng tươi sáng, phản ánh sự hồi sinh, phát triển đi lên của "khúc ruột" miền Trung nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Nếu theo logic thì bài thơ của em là nhắc lại một thời đế quốc Mỹ phá hoại đến điêu tàn nhưng vẫn không khuất phục được dáng hiên ngang đi vào thơ ca phim ảnh của cây cầu Hàm Rồng huyết mạch trên dòng sông Mã anh hùng và tiếp theo những hình ảnh qua bài thơ của anh Linhnamlien là tất cả sự sinh sôi phát triển từ đống đổ nát bom thù.

Trên quan điểm "vui là chính" thì ta có thể bỏ qua những câu cú chưa vần anh Lính đường dây ạ. Con chuyện "cháu nội " là đúng đấy anh ạ, mà không phải con của Triệu Sơn vì cháu nhỏ xíu đang đi học mà. Đây là cháu của con Vetran mới tìm được anh ạ

Chuyện hay quá nhỉ. Hôm nào tôi vào nói chuyện cho nghe nhé.
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #403 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 08:46:14 am »

Chào Anhtho và đại gia đình hạnh phúc!
 Mình thấy rất vui khi bạn bình bài thơ đúng ý của tác giả. Bài thơ "Một thoáng quê tôi" thì chữ "tôi" là đại diện cho chúng ta (những người đồng hương) chứ không riêng cho cá nhân khi nói với bạn bè không phải là đồng hương.
 Để tiếp sang những chuyện khác mình có vài câu nữa nhé:
 Nhà vui tôi mới vào đây
 Vào đây, tôi có thơ này góp vui
(bài một thoáng quê tôi)
 Nhưng ai đấy, giống con cùi
 Khác hơi, ngớ ngẩn mất vui cả nhà

 Chấp gì, ta vẫn là ta
 Phải thanh, phải lịch để mà dài lâu
 Quê hương chỉ một trên đầu
 Khác hơi, ngớ ngẩn, đằng sau... quẹt vào...
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2013, 02:39:15 pm gửi bởi linhnamlien » Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #404 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 10:32:51 am »

Vetran em xin chào bác @Linhnamlien & bác @Lính đường dây. sáng nay đi làm về nghe Anhtho phân vân về ngôi chùa Đại Bi và những địa danh ở thành phố Thanh Hóa trong thơ bác Linhnamlien  viết mà cho đến nay đối với Anhtho cũng cảm thấy xa lạ vì hơn ba mươi năm trước, mới lớn lên, lần đầu tiên ra khỏi lũy tre làng cũng đồng thời Anhtho đi miết về phương  Nam và qua Kampuchea trong đội quân tình nguyện, rồi bôn ba trong cuộc mưu sinh nơi viễn xứ. Vì lẽ đó chính quê hương Thanh Hóa của mình với bao danh lam thắng cảnh, di tích vật thể đã đi vào thơ ca, biểu trưng, hình tượng gắn với những địa danh trở thành mặc định trong tâm hồn nhân dân xứ Thanh, nhân dân cả nước và cả với bạn bè khách du lịch nước ngoài, nhưng lại trở thành lạ lẫm với chúng tôi vì chưa có dịp đáo lai. Để đáp ứng thắc mắc của Anhtho và cũng để các anh chị tham gia topic tạm thư giãn dừng bước hành quân tìm hiểu hơn về “THANH HÓA NGÀY NAY”, Vetran xin cập nhật một số thông tin:
- Nếu  trên tư cách là một cái tên thì “Đại Bi” là tên của một loại “Kinh, kệ, Chú” đó là “Chú Đại Bi” còn có tênThiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âmcủa phái mật tông, với nghĩa tự: Đại = to lớn, mênh mông ... Bi = lòng thương xót, thấu cảm. Đại Bi: ý nói lòng thương xót bao la, rộng lớn với nội hàm:
Đại bi đại chú thông thiên địa
Nhất bách nhất thiên thập vương hoan
Đại từ đại bi năng khử bệnh
Nghiệt kính nhất chiếu biến cao huyền
.

Nghĩa là:
Thần chú Đại bi có công năng thông cả thiên đường, thấu cả địa phủ. Người nào thường trì niệm chú này mỗi ngày 108 biến, niệm ngàn ngày như thế thì có thể khiến Thập điện Minh vương hoan hỷ.
Năng lực Từ và Bi của thần chú có thể chữa lành tất cả mọi tật bệnh và làm cho đài gương chiếu tội sáng ngời ngời.

Nếu xét khía cạnh một "danh tự"  thì một số nước vùng Đông Nam Á hiện diện Phật giáo Đại Thừa  có những ngôi chùa mang tên này. Ở Việt Nam “Đại Bi” là tên của nhiều ngôi chùa từ Thanh Hóa ra phía Bắc như:
Chùa Đại Bi nằm ở xã Quảng An, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chùa Đại Bi nằm ở phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Chùa Đại Bi nằm ở khu di tích đền Sóc, Sóc Sơn, Hà Nội.
Chùa Đại Bi nằm ở làng Thượng, xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh
Chùa Đại Bi, Thái Bình.
Chùa Đại Bi, Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, Phú Thọ.
Chùa Đại Bi, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, Nam Định.

Còn đây là Đại Bi tự  Thanh Hóa mà anh Linhnamlien nói tới trong thơ:


Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa, chùa được xây dựng bố cục theo hình chữ Đinh (I). Bái đường gồm 5 gian, chính điện 3 gian, cách Kênh Vi chừng 200m. Sân chùa bài trí rất nhiều hiện vật bằng đá như: voi, ngựa, nghê, bia đá, khánh đá. Tam quan xây theo kiểu chồng diêm ba tầng mái cong, phía trên cùng treo chuông đồng nặng 2 tạ. Ở khu vực điện thờ được bài trí gồm: gian thứ nhất (tính từ trong ra ngoài) là ba pho tượng “Tam thế”, gian thứ hai thờ tượng Quan Thế Âm, gian thứ ba chia làm hai: bên phải là tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn, bên trái là tượng vua Lê Thần tông đặt cao, phía trước mặt thấp hơn, xếp theo tả hữu là tượng 6 bà hoàng phi mặc quốc phục. Sáu bà hoàng là 6 dân tộc khác nhau: Kinh - Thái - Mường - Hán - Lào - Hà Lan. Tượng bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ngự trên toà sen hai lớp còn các bà khác đội vương miện trong tư thế toạ thiền. Giáo sĩ Alexandre de Rodes tới Thăng Long đã từng viết về bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc như sau: Bà rất thông chữ Hán, giỏi về thơ, chúng tôi gọi bà là Ca-tê-ri-na vì bà giống Thánh nữ về nhiệt tâm cũng như đạo hạnh, về những đức tính tinh thần cũng như sang trọng về dòng họ. Hiện nay tại chùa Bút Tháp vẫn còn tượng Bà bằng gỗ sơn son thếp vàng vào thế kỷ XVII. Tượng vua Lê Thần tông và các bà hoàng phi tại chùa Đại Bi (TP Thanh Hóa). Dọc theo vào điện thờ chùa Đại Bi là hai dải Tả vu, Hữu vu. Trước kia, trong chùa có hàng trăm pho tượng Phật và các La Hán- những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc quý hiếm vào thế kỷ thứ XVII. Tuy nhiên, hiện nay những pho tượng này phần lớn đã bị thất lạc.
Danh thắng chùa Đại Bi- núi Kỳ Lân không chỉ mang dấu ấn xưa mà còn làm say lòng lớp trẻ bởi phong cảnh nơi này. Trong tiểu thuyết Ngơ Ngác của nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo Trần Mai Ninh đã ghi lại những trang văn hay nhất về lớp học sinh trường Colle Thanh Hóa với những buổi chiều chủ nhật dạo chơi bên bờ sông nông giang hay trèo núi Long, núi Hổ hoặc tắm trong hang núi Long. Cũng tại chùa Đại Bi, sáng ngày 24 -3 - 1927, bất chấp sự nghiêm cấm của thực dân Pháp, khoảng 200 học sinh các trường trong thị xã Thanh Hóa đã hội tụ về đây tưởng niệm cụ Phan Bội Châu. Và ngày 19-8-1945, trên ngọn núi Kỳ Lân, lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn tung bay báo hiệu một kỷ nguyên mới của đất nước độc lập tự do. Hiện nay, quần thể chùa Đại Bi - núi Kỳ Lân đã được Sở Văn hóa - Du lịch và Thể thao Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử - cách mạng cấp tỉnh.Thời gian và sự tàn phá của chiến tranh đã làm nơi đây bị hư hỏng nặng. Dường như ngôi chùa cổ chỉ còn trong tâm thức, tâm linh của Phật tử và người dân Thanh Hóa. Dấu tích còn lại chỉ còn giếng chùa xây từ thế kỷ XVII, đây cũng là công trình văn hóa giao thoa kiến trúc dân gian và bác học. Tượng vua Lê Thần tông và các bà Hoàng phi được gửi sang khu Thái Miếu nhà Lê để khói hương hướng lễ.
Theo nguyện vọng của các phật tử, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa đã trao trách nhiệm cho Đại Đức Thích Tâm Hiền làm trụ trì chùa Đại Bi, Hoằng dương chính pháp. Sau 2 năm, nhờ công sức của các phật tử, ngôi chùa đã được tôn tạo một cách khá bề thế. Các bản hội theo ngày tuần đến ngưỡng Phật, học Phật. Nhiều nhà hảo tâm trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đã cung tiến tài lực, vật lực để dựng lại chùa. Quả chuông hai tạ ngày xưa trên cổng Tam Quan giờ đây đã thay bằng quả chuông cả tấn. Sáng, chiều âm vang tiếng chuông như tiếng vọng ngàn xưa thức lên lòng hướng thiện cao cả trong mỗi con người, cầu mong một xã hội an lành, hạnh phúc.
Như vậy hình  ảnh Đại Bi Tự hôm nay trong bài thơ anh Linhnamlien đưa lên cũng là điểm nhấn của sự hồi sinh phát triển trường tồn sau cuộc bể dâu chinh chiến chống đế quốc xâm lược của nhân dân thành phố Thanh Hóa anh hùng vì cả nước, cùng cả nước không ngừng hoàn thiện phát triển.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2013, 06:09:26 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #405 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2013, 01:40:53 pm »

    xuanv338 chào ve tran - anhtho. chào các bác đang tham gia trang nhà. Mấy hôm nay xuanv338 mải lo việc nhà nên ít đọc được bài trên các trang hàng xóm. Hôm nay vào nhà vetran thấy khách vào ra thơ phú rôm rả quá. Đặc biệt là bài viết của vetran phân tích từ Đại Bi cho mọi người cùng hiểu.  Cảm ơn vetran đã cho khách thập phương đến nhà vetran biết được thêm nhiều các chùa Đại Bi trên nhiều địa danh trong đó có Thanh Hoá và Thái Bình. vậy mà bà chị ở Thái Bình lại mù mờ quá.

    vetran hiểu rất sâu về đạo phật. Hay lắm vetran ạ. Chúc vetran và cả nhà trong đó mạnh khoẻ, tìm hiểu nhiều hơn cho mọi người cùng hiểu biết thêm về đạo phật. Chứ không vào chùa chỉ biết thắp hương, vái ba vái, tượng phật chẳng biết tên và chức sắc các tượng phật trong chùa. Chào và hẹn gặp lại.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2013, 06:34:20 am gửi bởi xuanv338 » Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #406 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2013, 02:37:12 pm »

Chào Vetran
Chào Anhtho
 Các đồng hương, các bạn thật tuyệt vời.
 Mong rằng chúng ta còn gặp nhau nhiều hơn nữa.
 Các bạn thông cảm là hôm nay tôi đang bận, lúc nào rỗi tôi sẽ gửi đến các bạn bài thơ
                           ĐỊA LINH, NHÂN KIỆT QUÊ MÌNH
 Với 4 câu đầu là:
 Lên chùa lễ Phật, ngắm sen
 Tối về ta lại thắp đèn ăn cơm
 Lúa vàng, đẹp rạ, đep rơm
 Trăng lên đi cấy, mùa thơm nối mùa
Bốn câu này được viết theo ý của bai ĐI CẤY và bài KHÚC HÁT SÔNG QUÊ. Các bạn hát hai bàu hát này đi nhé.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2013, 03:11:18 pm gửi bởi linhnamlien » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #407 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2013, 09:02:12 pm »

Vâng! Em cám ơn anh đồng hương về bài thơ ĐỊA LINH NHÂN KIỆT và em chờ đón đọc toàn bộ nội dung. Còn các bài hát về quê hương thì Vetran nhà em nghêu ngao cả ngày, đặc biệt bài hát KHÚC SÔNG QUÊ Vetran rất mê và còn hát theo phong cách của cháu Anh Thơ ca sĩ quê choa, thậm chí ảnh còn bắt con trai đệm đàn cho ba hát nữa đấy anh ạ. Gia đình em hân hạnh đón anh Linhnamlien và gia đình tại Nam Sài Gòn - thành phố vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh trung tâm. Em chào anh!
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2013, 10:06:04 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #408 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2013, 01:38:42 pm »

   xuanv338 chào ve tran - anhtho. chào các bác đang tham gia trang nhà.
vetran hiểu rất sâu về đạo phật. Hay lắm vetran ạ. Chúc vetran và cả nhà trong đó mạnh khoẻ, tìm hiểu nhiều hơn cho mọi người cùng hiểu biết thêm về đạo phật. Chứ không vào chùa chỉ biết thắp hương, vái ba vái, tượng phật chẳng biết tên và chức sắc các tượng phật trong chùa. Chào và hẹn gặp lại.

 Vetran em cám ơn chị Xuanv vào trang chia sẻ. Chị cứ khen làm hư em nhé. Lúc nào rảnh, chị Đọc các cuốn:
- Tôn Giáo Học của Tiến sĩ Đỗ Minh Hợp.
- Phật pháp của Pháp Thông
- Triết học đông phương của M.T. Stepanlanst,  
- Thiền học Trần nhân Tông của Nguyễn Đăng Thục
- và sách "Kinh Dịch-Đạo của quân tử" của Nguễn Hiến Lê,

  để từ đó chị có thể khái quát về các tôn giáo lớn, có bề dày lịch sử trên thế giới  đã du nhập và có ảnh hưởng trong đời sống tín ngưỡng  của các dân tộc Việt Nam trong từng thời đại. Chị sẽ hiểu rất nhanh các thông tin không những về các tông phái của Phật giáo ( Nam tông - Bắc tông)mà còn có cả: Đạo giáo (Lão - Trang), Kito giáo, Hindu giáo, Hồi giáo, chính thống giáo, tin lành giáo. V.V.Và đặc biệt dấu ấn sâu đậm của khổng giáo (Khổng - Mạc) du nhập từ Trung Hoa trong nền chính trị - thống trị của phong kiến ngoại bang và chế độ cai trị của phong kiến Việt Nam trên đất nước và các dân tộc Việt  một thời xa xưa và những nghi phong, nghi thức trong đời sống tâm linh người dân Việt hàng ngày kể cả trong thời đại @ này. Qua đó chị tìm hiểu thông tin trên các  kênh khác nhau để bổ xung thêm một nguồn tri thức về tôn giáo làm cơ sở củng cố niềm tin khoa học từ những giá trị tri thức của các nền văn hóa cổ thế giới , nhất là hai trong ba cái nôi văn hóa thế giới là "Trung Hoa cổ đại " và" Ấn Độ cổ đại", bên cạnh Hy lạp cổ đại , đã và còn tác động đến mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam và các nước "đồng văn" trong vùng Đông Nam Á. Chúc chị trẻ khỏe yêu đời.


« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2013, 10:15:13 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #409 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 02:05:39 pm »

  Chào cả nhà vetran - anhtho. Cảm ơn vetran đã làm sáng góc tồi về đạo phật trong đầu chị xuanv338. Chị chỉ hiểu đựơc nôm na về đức Phật từ bi luôn rộng lòng thương, xá tội xá lỗi cho con người trên dương gian có nhiều lỗi lầm. Có lẽ vì thế mà tuần trước cũng vào hôm 11/9 Thái Bình xảy ra một vụ bắn người vì bức xúc cá nhân. Người gây án đã tìm cái chết cho mình ngay nơi cửa Phật. Trước khi tự sát. Cậu thanh niên 42 tuổi đã xin nhà chùa một bát cơm chay, ăn xong thanh thản chắp tay đứng trước tượng Phật, rồi đi vòng quanh, có lúc quỳ lạy dưới chân tượng đức phật  Adi đà tại một ngôi chùa làng nơi quê cha đất tổ. Tiếng súng nổ cậu ấy đã ngã gục chết ngay dưới chân tượng phật. Nhân chuyện đạo Phật của vetran chị nôm na kể thêm câu chuyện thật của quê mình. Chị tạm dừng ở đây kẻo lại sai quy định của diễn đàn. Chúc em và cả gia đình mạnh khoẻ. Chúc DoRi ngoan bà ngoại đánh máy tiếng anh sẽ vào với con khi điều kiện cho phép. Chào toàn gia đình.

  
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM