Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Từ cây giáo đến khẩu súng... => Tác giả chủ đề:: huyphuc1981_nb trong 24 Tháng Giêng, 2008, 03:06:27 pm



Tiêu đề: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 24 Tháng Giêng, 2008, 03:06:27 pm
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.0

Bên đó là B40, còn đây là B41.

B41 là tên Việt Nam của súng chống tăng cầm tay РПГ-7, РУЧНОЙ ПРОТИВОТАНКОВЫЙ ГРАНАТОМЕТ РПГ-7. Phiên bản Việt Nam hay dùng là đạn RPG-7V, xuyên lõm chống tăng.

Viết là B41, nhiều người viết là B-41, nhưng tớ thấy trên khẩu súng ngày trước tớ dùng là B41.

Mịe cái bọn wiki. Trước đây mình viết là РУЧНОЙ ПРОТИВОТАНКОВЫЙ ГРАНАТОМЕТ РПГ-7 . Mịe, thằng nào cũng thể hiện khôn.
thằng nào nó sửa là реактивный противотанковый гранатомёт
Không chú ý, lại copy về đây, lại còn dịch ra tiếng việt nữa chứ. Xếp nào sử hộ bên B40 cái, tớ hết hạn sửa rùi.


Úp lên đây một số sách vở của nó.
http://minhmai.quansu.book.googlepages.com/huong_dan_sau_dung_b41_tieng_nga.pdf
http://minhmai.quansu.book.googlepages.com/manual_rpg.pdf
http://minhmai.quansu.book.googlepages.com/SovietAntitankGrenadeLauncher.UNITED.pdf


Súng B41 và kính ngắm cơ sở OPG-7 thông dụng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/rpg-7-launcher.gif)

Thông thường, quân ta hay tháo không dùng giá hai chân.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/chung_chung/Rpg701SUNGSCOCANG.gif)


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/th_rpg-7-launcher.gif) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/rpg-7-launcher.gif) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/th_rpg-7-ammo.gif) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/rpg-7-ammo.gif) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/th_631628.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/631628.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/th_631633.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/631633.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/th_631631.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/631631.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 24 Tháng Giêng, 2008, 04:04:50 pm
РУЧНОЙ ПРОТИВОТАНКОВЫЙ ГРАНАТОМЕТ РПГ-7 и РПГ-7Д
RPG là súng phản lực phóng lựu chống tăng cầm tay
Tiếng Anh là ống phóng tên lửa mang trái phá "Grenades rocket launcher", hay ống phóng tên lửa chống tăng, "anti tank rocket launcher".

Sản Xuất
Đây là một trong những súng được sản xuất rộng nhất, tuy nhiên, đạn của nó hơi khó làm.
RPG-7 là loại súng do Liên Xô thiết kế và sản xuất, được chấp nhận trang bị năm 1959. Ban đầu súng bắn đạn PG-7, loại đạn ở Việt Nam sử dụng là PG-7V ra đời ở Liên Xô năm 1961. Sau này, Liên Xô cũng thiết kế nhiều loại đạn với tính năng khác nhau, trong đó có đạn sát thương, đạn cháy, đạn xuyên chống ERA. Ở Liên Xô, súng còn được dùng chung trong tổ chiến đấu 3 người dùng đạn chống tăng có điều khiển Bé Con Малютка (Tên Việt Nam là B72, mã NATO là AT-3), làm đạn tầm gần, B72 không đánh được tầm gần. Tuy nhiên ngày nay ở Nga đã có nhiều súng mới tốt hơn, bên cạnh đó B41 cũng có nhiều loại đạn mới nặng hơn và gần hơn, những sức xuyên tốt.
РПГ-7Д, RPG-7D, RPG-7Đ là kiểu súng tháo ra thành hai đoạn cho ngắn, dùng cho đổ bộ đường không.
Tên Việt Nam là B41, gọi như thế nhưng súng vẫn có được kính nòng 40mm. B41 có lẽ là nối tiếp từ B40. B40 trước đó thì có thể hiểu là Bazooka 40mm, nhưng B41 thì không, chỉ khác nhau để phân biệt. HP đã được cầm khẩu B41 do Việt Nam sản xuất, nhưng không hiểu đạn dược thế nào, Việt nam có sản xuất không, phải hỏi bác Đoành.
Trung Quốc không được chuyển giao công nghệ súng này, nhưng cũng cố gắng sao chép các phiên bản gần giống, tuy vậy, không loại nào thật sự giống. Khó khăn lớn nhất mà tầu không đạt được là phần liều phóng và đầu đạn cùng cơ chế điểm hỏa.
Paskitan trước đây có thể dùng đạn Trung Quốc. Nước này liên minh gắn bó với các phe phái Hồi Giáo Cực Đoan Apganistan, được Tầu viện trợ, có cả hai nguồn súng kiểu Liên Xô và Tầu. Sau này, Pakistan bỏ hẳn kiểu tầu và chế tạo kiểu Liên Xô, có thể họ tự nhái, cũng có thể do Ucraina chuyển giao.
IsraelIran (trước đây) cũng là hai nước làm nhái không chuyển giao công nghệ. Sau này, rất có thể Nga có trao đổi kỹ thuật với Iran.
Rất nhiều nước sản xuất có và không bản quyền, chỉ sản xuất súng hoặc sản xuất cả súng và đạn, giống hoàn toàn hay súng đạn hơi khác. Những phiên bản súng hơi khác biệt, thậm chí không dùng chung đạn xuất hiện do súng rất hiệu quả nhưng cũng tương đối khó gia công đạn, nhất là với số lượng lớn và rẻ trong điều kiện ngặt nghèo. Trong những nước này có cả những nước không nằm trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa cũ, như Pakistan, Iran (súng có tên Saghegh), Israel (nước này sử dụng B41 rất sớm, từ năm 1967, súng đã là trang bị chính thức của lính Do Thái). Tiệp Khắc đưa vào sử dụng muộn vì họ dùng một loại súng riêng do họ sản xuất (nhiều khả năng, kiểu này chính là kiểu làm mẫu cho kiểu trung gian B40 và B41 của Tầu).
Súng ở Việt Nam chủ yếu dùng chống tăng, nhưng cũng có các công dụng chống bộ binh hay đạn cháy.

Hiện nay, súng vẫn được sản xuất quy mô lớn, chỉ tính những nơi có bản quyền hoặc bản quyền hạn chế là Bulgaria, IraqRomania và nhiều nước khác tốc độ sản xuất thấp hơn. Trung Quốc vẫn sản xuất quy mô lớn kiểu súng của họ.

Tiến Bộ
[/b] Nhắc lại một chút, RPG-1 là phiên bản sao chép Panzerfaust 150, nhưng tính năng quá kém, không được trang bị rộng. RPG-2 là phiên bản Liên Xô thiết kế lại, khác biệt thể hiện rõ, RPG-2 là vũ khí tin cậy, được phổ biến rộng, trái hẳn với Panzerfaust 150.
Những khó khăn nhất với các nhà kỹ thuật Liên Xô khi phát triển RPG-2 là hình dáng đầu đạn, tỷ khối và độ dầy tấm lõm (tấm kim loại ốp trước phần lõm thuốc nổ), ngòi nổ. Tấm lõm thực chất là đạn xuyên giáp. Nó tích năng lượng của thuốc nổ lõm, trở thành đạn chính xuyên giáp. Nhờ tấm lõm này, đạn có thể xuyên giáp dầy hơn khi chạm mục tiêu với góc nghiêng lớn. Tấm lõm và hình dáng đầu đạn cần được thiết kế chọn lựa kỹ càng. Phần ngòi nổ là một trong những điểm nan giải. Panzerfaust 150 dùng ngòi chạm nổ thông thường. Đạn lõm cần có thời điểm điểm hỏa chính xác, ở khoảng cách  vừa phải với giáp, sớm và muộn quá đều làm đạn giảm sức xuyên. B40 dùng ngòi nổ quán tính, một sáng kiến cách mạng thời đó. Gia tốc đạn trong nòng làm  ngòi chuyển từ trạng thái an toàn sang sẵn sàng, kim hỏa nhoi lên khi đạn đập mục tiêu, gòn gọi là ngòi nhoi.
Tuy nhiên, súng RPG-2 vẫn còn nhiều nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất vận tốc đầu đạn thấp, đạn dễ mắc trong bao cát và lưới, chặn bởi các vách chắn đơn giản. Lưới chống Panzerfaust được dùng trong Thế chiến 2, được đan bởi dây thép 8mm. Hồi Kháng chiến chống Mỹ, Mỹ ngụy dùng lưới tương tự, loại lưới phổ biến trong xây dựng, từ đó dân Việt Nam gọi loại lưới mạ kẽm này là lưới B40. Tuy nhiên, cái sáng kiến này không phổ biến, mất dần từ đầu thập niên 1970 do ĐKZB41.
Phần đóng góp lớn nhất vào vận tốc B40 vẫn là thuật phóng trong nòng, đây là thuật phóng phản lực, dùng thuốc nổ đen, giống Panzerfaust 150. Thuật phóng này không phải tên lửa-rocket, nhưng phương Tây vẫn thường gọi là rocket, ở phương Tây, ngôn ngữ thường được phát triển từ những người tò mò kém văn hóa.
Tầm B40 đạt 150 mét quá gần, thấp hơn tầm bắn hiệu quả của các súng bộ binh khác.

B41 là một lớp súng mới với thuật phóng, phần tên lửa, thuốc nổ, liều lõm và ngòi nổ khác biệt, đạt hiệu quả cao nhất.  Yêu cầu gia công cũng khá khắt khe, ngay cả với ngày nay.  Nó hoàn hảo đến mức cho đến nay vẫn là hình mẫu cho súng chống tăng cầm tay. RPG-7 là súng phóng lựu trong tiểu đội bộ binh được trang bị chính thức ở Khối Xã hội Chủ nghĩa cũ. Ngoài ra, nó được nhái và dùng rộng khắp trên toàn thế giới.
Súng RPG-7 được chấp nhận trang bị thay thế cho phiên bản tiền nhiệm là RPG-2 (B40). Từ RPG-2 đến RPG-7, rất nhiều loại súng đạn mới được thiết kế, nhưng không đạt những yêu cầu quá khắt khe của Hồng Quân: tầm xa, bắn chính xác, xuyên mạnh, tin cậy. Súng B41 RPG-7 có cấu tạo đơn giản, nhưng đạn được gia công chính xác, tỷ mỷ, vật liệu đặc biệt, công nhệ cao. Súng có có phần thước ngắm hiện đại, đi kèm đèn chiếu, máy đo gió (bộ thông thường). Ngoài ra, có các bộ kính ngắm đặt biệt như kín nhìn đêm, kín hồng ngoại và đền chiều hồng ngoại, đều là những đồ kỹ thuật cao.
Đạn được đẩy bởi hai nguồn lực, trong nòng và tên lửa. Thuật phóng trong nòng cải tiến xa so với B40, áp suất rất cao nhưng tăng chậm, dùng thuốc súng không khói, điều này làm súng nặng và có hình dáng phức tạp. Phần tên lửa có cấu tạo đặc biệt, đóng góp phần lớn vận tốc tối đa. Vận tốc tối đa của đầu đạn lên tới 300m/s, đạn chưa nổ đã có sức xuyên như đạn đại bác, xuyên qua những tấm thép dày tới cm. Cộng thêm ngòi nổ ưu việt cho phép đạn xuyên qua những lưới, vách, cát... điểm hỏa chính xác trước giáp.
Quá trình thiết kế súng vượt qua nhiều vấn đề với độ chính xác. Độ chính xác của đường đạn và khả năng xuyên tin cậy của đầu đạn là những điểm đưa súng vượt xa các kiểu súng đương thời.

Súng có tầm bắn xa hơn, xuyên khỏe hơn B40. Tầm bắn của súng đạt ngang và cao hơn tầm bắn các súng bộ binh khác, đạt yêu cầu làm súng phóng lựu cấp tiểu đội. Sức xuyên vượt qua tất cả những xe tăng ngày nó ra đời và phần lớn xe tăng ngày nay. Đặc biệt, đầu đạn có các lưỡi dao thép cứng, tốc độ lớn, cơ cấu điểm hỏa hoàn thiện cho phép vượt qua những lưới chống B40 thô sơ. Kiểu công sự cát làm đạn B40 cắm vào không nổ chịu thua B41: đạn cắm ngập vào, ngòi hủy đạn kích nổ thổi bay công sự. Súng hầu như không có khói, tiếng nổ trầm hơn B40, như có ánh lửa đầu nòng (thực ra là ánh lửa đuôi nòng), chấn động khi bắn mạnh nên mỗi xạ thủ chỉ bắn được 5-6 viên.


Sử Dụng
Đây là loại súng chống tăng cá nhân đạt thành công lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. Nó đạt thành công như vậy do kết hợp tính ổn định, tin cậy, rẻ tiền và công nghệ cao. Súng và đạn được gia công rất chính xác bằng các vật liệu đặc biệt. Khẩu súng diệt được nhiều xe nhất sau Thế Chiến 2 nằm trong nhóm B40 (RPG-2), B41 (RPG-7), B-10 (ĐKZ-82), SPG-9 (ĐKZ-75). Súng được ít nhất 50 nước chính thức sử dụng, hiện vẫn đang được sử dụng trên các vùng nóng như Iraq, Apganistan, châu Phi và Nam Mỹ. Súng đã tham gia những chiến tranh lớn nhất từ khi nó ra đời.
Súng được thiết kế ban đầu làm hỏa lực tiểu đội. Ngày nay vẫn là súng chủ lực ở vị trí này trong quân đội nhiều nước lớn. Tuy nhiên, trong Kháng chiến chống Mỹ hay ở Nam Á, Trung Đông, xuất hiện nhiều tổ chống tăng mạnh trang bị 2-3 người một khẩu, hoặc một đội săn tăng có đến cả chục tay súng.
B41 có mặt ở Apganistan cả hai nguồn, kiểu Liên Xô và Tầu. Đây là liên minh ma quỷ của Tầu và CIA nhằm làm suy yếu Liên Xô với Ấn Độ. Thời kỳ này, Tầu hợp tác với Pakistan để chọc ngoáy Liên Xô và Ấn Độ. Ngày nay, kiều súng đạn Tầu ở đây đã tiệt giống, trong các đoạn thời sự chỉ nhiên thấy kiểu Nga.
B41 có mặt và tham chiến nhiều cuộc xung đột nữa ở Á, Phi, Mỹ, Âu... Ở đây cũng thể hiện bản lĩnh số 1. Trận đánh lớn của tổ chiến đấu AT-3 tháng 10-1972, Ai Cập tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đơn vị xe tăng trên XiNai của Israel, kể cả tướng, có 800 xe quân sự bọc thép các loại, rất nhiều xe tăng. Cuộc chiến tháng 6/2006 giữa Israel Hezbollah, Israel bại trận tháo lui. Một trong những chiến tích lớn của Hezbollah là bắn rụng rất nhiều xe tăng. Chính phủ Do Thái công bố 22 xe mất, nhưng báo chí nước này nói ít ra 50 chiếc. Kiểu súng dùng ở đây có thể là B41 105mm. Súng B41 cũng là nhân vật chính của câu chuyện BlackHaw Down, bắn trụng trực thăng Mỹ, đẩy quân Mỹ té ra hạm đội.
Một lượng kha khá M1A1 M1A2 hỏng và cháy ở Iraq, Apganistan ngày nay, súng này thật sự trở lại vai trò là nỗi kinh hoàng của quân Mỹ.

B41AK-47 đã trở thành biểu tượng của chiến tranh du kích, của đấu tranh giải phóng, của tự do. B41 là nỗi kinh hoàng của quân đội phương Tây đã gần 50 năm nay.

Mỹ xuất bản cuốn "Soviet Anti tank Grenade Launcher. UNITED STATED ARMY TRAINING AND DOCTRINE COMMNAD. 20010803 107, November 1976". Tuy nhiên, do khoa học quân sự của Mỹ kém hơn, nên không hiểu được những ưu thế của súng, trong khi đó lại tưởng tượng ra những uy lực mà súng kém hay không có. Điều này làm nhiều nhà quân sự phương Tây nhầm lẫn. Đồng thời, cuốn sách lại được các nhà chế súng Mỹ bơm vá phần quảng cáo, chê bai súng bừa bãi, điều này góp phần làm cho nước Mỹ đến nay, 2008, vẫn không đối phó được với súng này.
Một trong những điểm khuếch trương quá đáng của quân đội Mỹ (xuất hiện sau khi quá kinh sợ súng từ 1966-1973), là chiến thuật dùng súng như pháo. Kỳ thật, súng không thể được cung cấp nhiều đạn và nhiều loại đạn ngoài chiến trường, đó là điểm trái ngược với pháo. Còn điểm mà người Mỹ chê bai không đúng, là súng có tầm bắn hiệu quả thấp và sức xuyên kém. Thực tế, họ (Mỹ lúc 1970) không được huấn luyện đầy đủ nên mới đánh giá như vậy. Sau này, các thử nghiệm của phương Tây cho thấy đạn RPG-7V dùng trong Kháng chiến chống Mỹ có tầm bắn tin cậy 500 mét, sức xuyên 330mm, theo tiêu chuẩn thử nghiệm phương Tây, trong khi tham số đó ở Liên Xô thấp hơn. Sức xuyên này ngày nay vưỡn đốt M1A2Merkava đều đều. Trong cuốn sách trên, hình mẫu ngắm bắn còn sai.

Ở Việt Nam. Súng vào Việt Nam khoảng năm 1965 (hỏi lại bác Đoành). Đến năm 1966 đã thấy trang bị hạn chế ở những đơn vị mạnh. Những năm 1970, súng dần thay thế B40, tuy nhiên, chỉ đến sau năm 1979, những đơn vị mạnh nhất mới hết B40. Việc thay thế hết B40 trong quân chính quy chỉ được thực hiện vào thập niên 1990. Đến nay, B41 vẫn là súng chống tăng, súng phóng lựu chủ yếu ở cấp tiểu đội.

Người Việt Nam đã dùng súng xuất sắc nhất quả đất, không còn nghi ngờ gì nữa. Từ cuộc chiến này, các cường quốc đã phải nhìn nhận lại vai trò của xa tăng và thay đổi kết cấu giáp tăng. Nếu như súng B40 là khẩu súng duy nhất có mặt trong những thời điểm khó khăn đánh Mỹ, khi quân Mỹ mới vào, thì B41 là khẩu súng ưu thế, thực hiện việc chứng minh sự phá sản của "Thiết Xa Vận" trên chiến trường.
Tất cả các loại xe pháo Mỹ lúc đó, kể cả những điểm tốt nhất, đều bị B41 đập chết. Chỉ có một số thế chạm hiếm gặp mới làm đạn văng, như khiên M60 (tấm này lắp trên nòng, tách xa giáp chính). Thiết xa vận dựa vào M113, giáp mỏng và dựng đứng, mục tiêu lại to tướng và cao, mỗi phát chết cả tiểu đội. Các công sự thì quá ngon, đạn PG-7V bắn công sự có thể không trúng phát đầu, nhưng kính ngắm có các vạch chia để hiệu chỉnh lại, tiếp tục bắn trúng sau 2-3 phát ở cự ly xa, 500 mét và hơn.

So Sánh
Cùng lúc, Mỹ ở Miền Nam vẫn có M72. 25/1/2008, đang xem chương trình kỷ niệm 40 năm Làng Vây (6/2). M72 bắn vào PT-76 không nổ, đạn không được thử nghiệm kỹ, văng ra khi gặp giáp nghiêng của tiểu đoàn 198. M72 chỉ lập được công đáng kể tại cửa ngõ Sài Gòn, lúc này, nhờ vào địa hình thành phố, tổ lái T-54 không kịp phát hiện ra xạ thủ M72, tầm rất gần, M72 nhắm được vào những chỗ hiểm yếu trên T-54. M72 có thuận lợi là súng dùng một lần, không mất công lắp đạn như B41, nên có thể bắn nhanh mà không cần phụ. Nhược điểm của M72 là độ chính xác thấp và không chống được giáp nghiêng, phụ thuộc nhiều vào góc chạm nên xác suất khoan giáp thấp.
Điều này giải thích hiện tượng, M72 ở Miền Nam rất nhiều, bộ đội du kích ta có thể dùng M-16, AR-15, M-79... nhưng không bao giờ dùng M72, kể cả trong Kháng chiến chống Mỹ và sau đó là chiến tranh biên giới. Say này ta có tận dụng chiến lợi phẩn, nhưng chỉ dùng bắn đạn cháy. Thậm chí, ta vẫn còn phải dùng rất nhiều B40, nhưng không bao giờ dùng M72 cả.
Về lý thuyết, các đặc tính M72 ngang hoặc hơn cả B41. Nhưng sau chiến tranh này, Phương Tây phải đánh giá lại chính các cách thử nghiệm của họ. Đến lúc đó thì mới thấy, nếu theo cách tính phương Tây thì B41 trội hơn rất nhiều. Trong khi đó, số liệu Liên Xô đưa ra thấp hơn bằng cách tính của họ. Đồng thời, phần quảng cáo (chuyện thường thấy ở Mỹ) trong M72 cũng kha khá. Ví dụ nhỏ, Liên Xô nói đạn RPG-7V chỉ có tầm bắn hiệu quả 350 mét, trong khi đó, M72 độ chính xác thấp hơn nhưng thường chỉ ghi tầm bắn 1000 mét. Điều này làm người ta nhầm lẫn, cũng làm cho xạ thủ Mỹ không hiểu được "tầm bắn hiệu quả", dẫn đến việc sử dụng rất tồi.
B41 có các bộ phận thích hợp với một xạ thủ chuyên nghiệp, chứ không phải anh lính vác súng trường tấn công amateur, tiện tay vớ lấy M72 bắn. Ví dụ, xạ thủ B41 dùng thước ngắm đo độ lệch viên đạn để hiệu chỉnh và bắn tiếp. Hay như B41 được trang bị các phương tiện như kính ngắm, đèn chiếu thước ngắm đêm, thước ngắm đo xa, phương pháp ước lượng sức gió... để cho một xạ thủ tính toán kỹ càng.
Châu Âu lúc đó  sử dụng Panzerfaust 44 Lanze (viết tắt PzF 44 Lanze), phát triển bởi công ty Dynamit-Nobel AG, cỡ nòng 44 mm, các tính năng đều thua kém B41, súng này vì thế mà không phổ biến. Cùng thời với súng này là bản nhái B41 ngắn bắn đạn B40 của tầu.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Ngocvancu trong 24 Tháng Giêng, 2008, 10:33:31 pm

Vậy người VN ta hết sức cố gắng bắn được mấy viênB41,B40 có bị tình trạng bắn bị chảy máu lỗ tai không vậy huyphuc?
----------------------------------------------------
  Có cần thiết quote cả đoạn dài sọc vậy để hỏi mỗi một câu không?


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Giêng, 2008, 10:07:51 am

Vậy người VN ta hết sức cố gắng bắn được mấy viênB41,B40 có bị tình trạng bắn bị chảy máu lỗ tai không vậy huyphuc?
----------------------------------------------------
  Có cần thiết quote cả đoạn dài sọc vậy để hỏi mỗi một câu không?

có thể đúng đấy, bắn liên tục 6 viên của tổ 2 người có thể ung sủ, Người Việt vốn nhỏ yếu mà. 
Tuy vậy, vưỡn nhiều trường hợp bắn nhiều viên xảy ra. Như đánh pốt, đánh tầu, đối phó với chiến thuật biển người, trận đánh kéo dài.
Có lẽ trường hợp trên chỉ tùy người thôi, có thể xạ thủ không đủ sức khỏe.
----------------------------------------------------


Vài chỉ số cơ bản.
Vài tham số cơ bản.
Tên: B41, RPG-7
Đường kính nòng: 40mm
Đường kính đạn: từ 70mm-105mm
Chiều dài súng: 950mm
Khối lượng không đạn và có thướng ngắm PGO-7: 6,3kg
Kính ngắm thường
Tên PGO-7
Kiểu w/II
Tầm nhìn (mục trường) 2,7x13°
Tầm ngắm (m) 500
Các kiểu kính nhìn đêm NSP-3, NSP-2(IR), NSPU, PGN-1 (II), IPN58(II)

Súng có giá 2 chân nhưng không hiểu tại sao không ai dùng ?????

Đạn PG-7V Việt Nam hay dùng
Tên: PG-7V ; Đường kính (mm) 85 ; Kiểu HEAT (Nổ xuyên chống tăng) ; Khối lượng 2,2kg.
Tầm: 1100mét tối đa, 900 mét ngòi nổ huỷ đạn, 500 mét thước ngắm, 350 mét hiệu quả.
Sức xuyên thép cán tiêu chuẩn 260mm.
(Sức Xuyên và Tầm bắn hiệu quả này được phương Tây ghi hơi khác do tiêu chuẩn đánh giá của họ. Ví như Mỹ ghi là tầm bắn hiệu quả 500 mét và sức xuyên 330mm)

Đạn OG-7V có tầm sát thương 150 m (qua áo giáp)

Súng ban đầu bắn đạn PG-7, sau đó có các đạn PG-7V, PG-7VM, PG-7VL, PG-7VR, TBG-7V là các đạn xuyên phá (HEAT). Đạn OG-7, OG-7A nổ phá sát thương (APER, nhưng phương Tây thường cho là đạn HE. APER là đạn nhồi một ít thuốc nổ mạnh, chủ yếu khối lượng là mảnh sát thương, còn HE là đạn nhiều thuốc nổ để phá công trình). Ngoài ra còn có đạn cháy, đạn khói. Từ những năm 1970, kiểu kính ngắm dùng cho nhiều loại đạn được Hồng Quân dùng.

PG-7VL được chấp nhận trang bị 1977 tăng sức xuyên một tầng.
Đạn PG-7VM là đạn không có đầu phá ERA nhưng áp dụng kỹ thuật liều lõm nhiều tầng, được áp dụng trong nhiều loại đạn pháo Liên Xô cuối thập niên 1960 trở đi. Đạn có liều lõm phụ sau liều lõm chính, tăng vọt sức xuyên.
Đạn PG-7VR 1988 có thêm tầng công phá giáp phản ứng nổ ERA.
TBG-7V là đạn cháy thừa nhiên liệu đa năng (FAE), có thể dùng để bắn công sự hặc diệt sinh lực bằng cách hút oxy trong hầm ngầm kiên cố.

(này, làm bảng thế nào nhỉ bác đoành)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/than_so_dan_nga.jpg)


Iraq, xe tăng hiện đại nhất của Mỹ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/chung_chung/tank.gif)

Súng B41. Kính ngắm thông dụng PGO-7 và đạn xuyên PG-7VM (đạn đã lắp liều).
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/world_guns_ru/RPG-7VantitankgrenadelauncherwithPG.jpg)

Súng RPG-7D, bản đổ bộ đường không. Súng đã được tháo gọn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/world_guns_ru/rpg-7d_disasm.jpg)

OG-7V, đạn sát thương.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/world_guns_ru/rpg-7_og7v.jpg)

TBG-7V Đạn cháy.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/world_guns_ru/rpg-7_tbg7v.jpg)

PG7VR. Đạn hai tầng xuyên ERA
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/world_guns_ru/rpg-7_pg7vr.jpg)

Đạn một tầng xuyên mạnh PG-7VM bổ dọc.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/world_guns_ru/rpg-7_pg7vm.jpg)

Đạn một tầng xuyên mạnh PG-7VL
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/world_guns_ru/rpg-7_pg7vl.jpg)



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Giêng, 2008, 11:11:30 am
Trung Quốc không được chuyển giao công nghệ súng này, nhưng cũng cố gắng sao chép các phiên bản gần giống, tuy vậy, không loại nào thật sự giống. Phiên bản gần giống là Type 69 69式40毫米火箭筒Ⅲ型破甲弹(69 thức 40 hào mễ hỏa tiễn đồng, ống phóng tên lửa 40mm kiểu 69). Còn có Kiểu 69 nhưng lại bắn đạn B40, kiểu này hơi ngắn. Kiểu 69 phổ biế cũng hơi ngắn hơn B41, mà không rhiểu tại sao rất chăm lắp giá 2 chận, trong khi đó B41 hay bỏ đi.

Các khác biệt lớn nhất của Trung Quốc là đạn, Trung Quốc không đạt như nguyên bản. Kiểu 69 có các cải tiến kiểu 69-1, Kiểu 69-1984, Kiểu 69-2004 (còn có thể có cách viết là Kiểu 2004-69). Súng này của Tầu ban đầu do 中国北方工业集团 (Trung Quốc Bắc Phương Công Nghiệp Tập Đoàn) sản xuất tại xưởng 9373厂. Tập đoàn này còn có tên là Trung Quốc Bắc Phương Công Nghiệp Tổng Công Ty 中国北方工业总公司, NORINCO, Tập đoàn công nghiệp quân sự Hoa Bắc. Đạn xuyên Tầu gọi là hình phá giáp đạn 型破甲弹.

Ban đầu, người Tầu chế ra một khẩu súng trông giống như B41 nhưng ngắn hơn, một tay cầm, bắn đầu đạn B40 bằng liều phóng kiểu khác. Tiếp theo, kiểu 69 dài ra (nhưng chiều dài hơi khác B41) được chấp nhận trang bị. Kiểu này còn được thiết kế lại thành các kiểu 69-1984 và 69-2004. Hai phiên bản sau (84 và 2004) đạn na ná như nhau. Tầu dùng liều phóng đặt phía sau, đạn ngắn. Phiên bản 1984 ra đời với yêu cầu giảm ảnh hưởng của gió.
Các súng 1984 và 2004 không vượt qua khó khăn về độ chính xác và thời điểm phát nổ, xuất phát từ cấu tạo liều phóng và quá trình thử nghiệm ngòi nổ điện.

Các loại đạn tầu.
Kiểu 69: HEAT (nổ mạnh chống tăng) , nay đã bỏ. Được chấp nhận trang bị năm 1969.
Kiểu 69-I: HEAT (nổ mạnh chống tăng), cải thiện thời điểm phát nổ, xuất hiện đầu những năm 1970.
Kiểu 69-II: HEAT (nổ mạnh chống tăng). Như Kiểu 69-I, ngoại trừ tăng khả năng đâm xuyên qua lưới và vách chống B40.
Kiểu 69-III: HEAT (nổ mạnh chống tăng). Như Kiểu 69-II, tăng tầm.

Trong chiến tranh biên giới, súng tầu cũng như quân tầu thể hiện sự kém cỏi, sau đó tầu thiết kế kiểu 1984-69. Đạn nhẹ hơn, ngắn hơn, sức xuyên giảm đi nhưng tránh ảnh hưởng gió. Đạn bắn trên Kiểu 69-I. Kiểu này giống Kiểu 2004-69.
Kiểu 84 có những biến thể lẻ.
HE Đạn nhảy sát thương, khi chạm đất, ngăn kéo trong đạn tách ra nhảy lên 2 mét, nổ vvăng 800 bi thép, bán kính sát thương dầy đặc 15 mét. Loại này được thiết kế chông chiến hào.
HE/HEAT, đạn lõm nhưng được bọc vỏ tạo mảnh, kết hợp sát thương.
Đạnh cháy sát thương, khi nổ có 900 bi thép sát thương và các mảnh thuốc cháy, bán kính 15 mét.
Đạn hai tầng phá ERA.
Đạn chiếu sáng, có thể bắn lên rồi rơi bằng dù từ trên không, tầm bắn 1500 mét, nếu dùng vòng hãm 600 mét.

Kiểu có thể là kiểu 69-1 Tầu.
Súng nặng 5,6kg. Dài không đạn 910mm. Đạn nặng 2,1kg. Tầm 300 mét.
Xuyên thép cán tiêu chuẩn 380mm, yêu cầu thử nghiệm: 100mm 65°
Ngoài ra Tầu ghi thêm vòng tròn trúng đích nhiều ở 300 mét là 0,45 mét (300lập bá mật tập độ 0,45mm, 300mm 立靶密集度 0,45m).
Thực chất, đạn của tầu có khả năng xuyên thấp, khả năng xuyên giảm nhiều theo góc chạm. Ở Pakistan và Paganistan, người ta bỏ súng tầu đạn tầu, thay toàn bộ bằng súng đạn kiểu Liên Xô. Các số liệu trên có nhiều vấn đề.

Trước năm 1991, và rất có thể trong giai đoạn 1991 đến 2003, Tầu xuất rất nhiều vũ khí sang Iraq. Trong số đó có cả xe tăng và Kiểu 69. Tuy nhiên, những tính năng vũ khí tầu thể hiện rất kém, những vũ khí này có bệnh quảng cáo còn hơn cả súng Mỹ và được thiết kế từ những người trong một quân đội hễ đánh là thua. Hiện tại, Tầu vẫn đang xuất hàng cho một vài nước châu Phi và, rất có thể là một vài lực lượng Trung Đông. Tầu cũng có thể đạt được những thỏa thuận với Brasil, nhưng điều này khó xảy ra, người tầu cũng đã chán cái Kiểu 69 của họ và chuyển sang Kiểu 89, cũng là một loại hàng nhái.

Ảnh súng Tầu.
TYPE-69 được tầu chấp nhận trang bị năm 1969, đây là thời kỳ thể hiện rõ nét tính dốt nát điên cuồng của người tầu. Những anh nông dân băm nhỏ khu công nghiệp thép ra cho các làng xã chế tạo súng này và quảng cáo đây là súng tốt hơn súng "xét lại Liên Xô". Giống như họ quảng cáo CF-1 thiên thần hơn MiG-23. Thực tế, kiểu 69 chứng minh tồi tệ trong chiến tranh Việt Nam, Tầu từ đó cho ra Kiểu 69-1984. Tiếp theo, gần đây tầu cho ra Kiểu 69-2004. Các kiểu này dùng đạn rất khác đạn B41. Kiểu 2004 đạn ngắn lại, dùng thuật phóng cháy nhanh (thuật Bazooka), giảm yêu cầu chính xác và sức xuyên. Tầu không bao giờ chế tạo được B41 đạt yêu cầu.

Bên dưới là súng giống B41 bắn đạn giống B40, bên trên là súng trông giống B41 bắn đạn B41. Bên dưới có thể là TYPE 56 cải tiến, một dạng súng thì na ná như B41 nhưng bắn đạn B40. Bên trên có thể là TYPE 69-1, bản cải tiến TYPE 69 ra năm 1970. Những súng này tầu viện trợ cho quân phiến loạn Apganistan.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Rpg69.jpg)

Ảnh trên đống đá là Kiểu 69-I
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/20060829210528159.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/kieu69nhocodan.jpg)

Đây là phiên bản đạn kiểu 1984-69. Đạn này cũng na ná như đạn 2004-69.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/Dankieu84dangbay.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/U1335P27T1D337031F3DT20051212071043.jpg)

Súng kiểu 2004.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/dung20469taukhua2.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/dung20469taukhua.jpg)


Ngay cả chiến thuật và tập bắn tầu cũng không đạt. Nhìn một nhóm lính tầu sẵn sàng bắn nhưng mỗi tên cầm tay một kiểu. Hay là kiểu 69 không có yếu lĩnh ?????.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/13609945_200609071216024889900.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/__end_key__.jpg)

Một khẩu Kiểu 1984-69 với đạn sát thương.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/rpg1.jpg)

Lưới tính trong kính ngắm tầu.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/kinh_ngam_xe_tau.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Ngocvancu trong 25 Tháng Giêng, 2008, 02:28:52 pm
Cậu vào chỗ nào mà có nhiều tài liệu về B40 và B41 thế hả,chỉ cho biết với huyphuc.Đào sâu thêm về các trang bị của quân dù nữa huyphuc ạ.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Giêng, 2008, 04:00:36 pm
Yêu cầu con người cao
Súng ra đời đặt ra một yêu cầu huấn luyện khá cao cho lính. Theo biên cế Liên Xô, mặc định xạ thủ B41 là tổ trưởng một tổ 2 người. Trong tổ chiến đấu dùng B72 thì cả tổ đều được huấn luyện kỹ càng.
Người ta yêu cầu lính học thuộc nhiều kỹ năng chiến đấu, từ các kỹ thuật đến chiến thuật. Kể cả từ cấu tạo và sửa chữa súng, tư thế bắn, phương pháp trốn tránh, tiếp cận. Huấn luyện phương pháp ước lượng tầm, tốc độ, tốc độ gió, học thuộc lòng các bảng bắn. Huấn luyện cả các đặc tính của xe cộ, mục tiêu. Những điều này lúc đó khá cao với lính thường.
Những yêu cầu đó ngang với một khẩu độ trưởng pháo binh. Những kinh nghiệm của các xạ thủ trên chiến trường về truyền lại được tích lũy trở thành những chiến thuật hết sức hiệu quả.
Yêu cầu con người cao là một trong những đặc điểm làm súng càng ngày càng nổi trội theo thời gian, khi những khẩu súng cùng thời với nó đi vào quên lãng từ rất lâu, như M72 (Mỹ) hay PzF 44 Lanze.

Các giai doạn hoạt động của đầu đạn
Liều phóng và đạn thường để rời nhau, trước khi lắp đạn, xạ thủ vặn hai thứ đó vào nhao và lắp vào súng. Liều phóng có kém các ánh ổn định xếp gập lên và turbine xoáy.

Súng bắt đầu hoạt động bằng liều phóng trong nòng, liều phóng đẩy đạn RPG-7V đến sơ tốc đầu nòng 115m/s. Đồng thời, tuye sau liều phóng tác động vào luồng khí, làm đạn xoáy mạnh trong nòng.
Một đọan 11 mét sau khi ra khỏi nòng tên lửa không hoạt động để an toàn xạ thủ, liều phóng xòe ra các cánh ổn định.
Tên lửa đẩy đạn đến tốc độ tối đa 295 mét/giây (RPG-7V)
Đạn bay tiếp theo quán tính và tự hủy.

Thuật phóng.
Với súng không giật, vẫn đề tầm bắn không quan trọng, mà quan trọng nhất là độ chính xác. Chúng ta biết rằng không ai lấy Katyusa BM-13, BM-21 đi bắn xe tăng cả. Súng không giật có sơ tốc thấp, tốc độ tăng lên ở ngoài nòng hay ray phóng, điều này làm cho đạn có độ tản mát cao. B41 sử dụng thuật phóng trong tăng áp chậm, dùng thuốc nổ cháy chậm, chứ không như B40 dùng thuốc nổ đen cháy rất nhanh. Ở B41, tên lửa góp phần lớn vào tốc độ tối đa, chứ không như B40, có thể coi không có tên lửa.

B41 có một buồng đốt, đường kính rộng hơn đường kính 40mm của nòng, buồng đốt là một đoạn phình ra giữa nòng, hai đầu nòng tóp lại. Phía sau nòng có tuye thoát khí, có tác dụng chắn chấn động và đẩy súng lên trước một chút. Trước khi bắn liều phòng nằm trong buồng đốt, ống bé phía sau có turbine. Khí thóat ra ống sau qua turbine đẩy đạn xoáy mạnh và tiến lên trước.
Thể tích buồng đốt lớn và thuốc cháy chậm làm áp suất tăng dần, chứ không đột ngột như B40, điều này làm tiếng nổ B41 trầm mạnh. Áp suất được thiết kế để tăng đều, nhờ đó đạn được đẩy với động năng khá lớn, đạn nặng hơn 2kg ra khỏi đầu nòng với vận tốc 120m/s. Sơ tốc thẳng và xoáy lớn làm đường đạn chính xác.

Thuốc phóng và nhiên liệu tên lửa làm bằng thuốc súng không khói, tránh bị lộ như B41. Khi bắn đêm, đuôi súng có một chớp nổ sáng nhỏ.

Tên lửa được thiết kế đặc biệt. Đạn có 6 tuye nằm ở cổ đạn, nhiên liệu cháy, đẩy khí thuốc lên trước, ngoặt lại qua tuye thoát ra ngoài, nhờ cơ chế này mà giảm được chiều dài đạn, giảm lệch gió.

Các cánh ổn định và tuye tên lửa đều được làm hơi nghiêng đẩy đạn xoáy mạnh hơn.

Đạn PG-7V có sơ tốc đầu nòng 127m/s, đạn PG-7VM có sơ tốc 140m/s. Đạn PG-7 có tầm hiệu quả 250 mét, các đạn PG-7VM có tầm bắn hiệu quả với mục tiêu di động 350 mét, mục tiêu cố định 500 mét. Đạn hạng nặng PG-7VR tầm hiệu quả 200 mét.
Phần chóp đầu đạn chóp chụp cứng vững, dưới chụp là các thanh kim loại cứng. Phần chóp này cắt ngọt các vật cản đường như lưới hay vách chống B40. Ngòi nồ được thiết kế cùng yêu cầu tránh phát nổ không đúng lúc.
Tốc độ chuyển động lớn cộng thêm cấu tạo phần chóp đầu đạn đặc biệt giúp đạn vượt qua các vật cản mạnh, kể cả tường mỏng, tấm thép hay lưới thép, những thứ đó trước đây dùng ngăn đạn RPG. Vì điều đó mà đến những năm 1970, lưới B40 thường được Mỹ Ngụy quây bảo vệ xe và công sự được tháo đi, chúng phá sản cùng với chiến thuật Thiết Xa Vận.

Sơ đồ các bộ phận của đạn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/rpg-7-ammo.gif)

Hình chụp biểu diễn, lắp liều vào đạn
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/lap_lieu_vao_dau__dan.jpg)

Đạn chứa bắn và đã bắn, cái dải đầu đạn là chốt an toàn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Ddanjb41dalaplieuvatrongkhibay.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Sowddofddanjb41ddangbay.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Giêng, 2008, 04:16:48 pm
Sơ đồ đường đạn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Dothithoigianbayb41.jpg)



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Giêng, 2008, 05:04:16 pm
Khi đạn bắn trên 200 mét, tốc độ gió quá 20km/h thổi ngang thì cần hiệu chỉnh gió. Cũng như các đạn phản lực khác, đạn lệch theo hướng ngược gió. Gió thổi vào cánh đuôi à cánh đuôi chuyển động theo phương xuôi chiều gió, lực tác động của tên lửa làm đạn chuyển động về hướng đầu gió.
Súng có một dây đo gió đơn giản, kính ngắm có chia vạch hiệu chỉnh gió.

Xạ thủ được huấn luyện đầy đủ các phương pháp tính gió, ví như nhìn bằng cây lay động, bằng khói bếp... Phương pháp bắn cần tính nhanh và đơn giản. Người ta chia tốc độ gió ra những khoảng 2-3m/s, 4-6m/s, 8-12m/s. Ứng với mỗi tốc độ gió, xạ thủ hiệu chỉnh theo bảng tính học thuộc. Mỗi loại đạn có một bảng lệch gió riêng, 3 tốc độ gió nhân với 5 tầm bắn là 15 giá trị.
Ví dụ. Với đạn PG-7V.
Độ lệch tỷ lệ với hình xe tức là cần lệch đường ngắm đi 1, 2, 1,5... hình xe trên lưới chia độ.

tầm bắn      độ lệch ngang(mét)     Độ lệch tỷ lệ với hình xe đang nằm ngang (6,9 mét) và dọc (3,6 mét)   
100          1,4                    0         1/2
200          2,7                    1/2       1
300          4,1                    1/2       1
400          5,5                    1         1,5
500          6,9                    1         2

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/dan_lech_theo_gio.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Giêng, 2008, 06:27:34 pm
Đầu nổ lõm của đạn B41 hoàn thiện hơn các đầu nổ lõm trước đó. Đến ngày nay, phần tên lửa và đầu nổ B41 vẫn là hàng công nghệ cao, kể cả các nước lớn cũng không phải ai cũng làm được. 

Liều nổ lõm làm bằng thuốc nổ mạnh, phía sau liều nổ lõm có tấm chắn sóng nổ, phía trước có loa chụm sức nổ. Góc mở hẹp hơn các đầu nổ B40 nhưng thuốc nổ tập trung vào phần tạo hình, tại loa của liều lõm và phần tâm. Cấu tạo liều nổ được tính toán và thử nghiệm rất kỹ và tiếp tục được hoàn thiện.
Góc mở đầu nổ này tuy hẹp hơn B40 nhưng vẫn thuộc nhóm góc mở rộng. Cấu tạo rất phức tạp của đầu đạn này làm nó có sức xuyên mạnh và không phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Đây là một trong những mấu chốt tạo nên xác suất diệt mục tiêu rất cao của B41.
Liều nổ của của PG-7VM có tầng phụ, giống như các đạn pháo Liên Xô hồi đó, tầng phụ này kích nổ trước tiên, tạo thành luồng khí vận tốc rất lớn thổi xuyên giáp.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Oonghoitub41.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/CumulativeHeadvn.png)

Cát ngang đầu đạn
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/sach_nga/dau_dan_B41_den_trang.jpg)

Các thành phần đạn
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/sach_nga/4phandan.jpg)



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Giêng, 2008, 06:30:17 pm
Để đảm bảo điểm hỏa chính xác, đầu đạn được kích nổ bằng một đầu sinh điện. Chóp đầu đạn có tinh thể sinh điện, khi gặp áp suất đủ lớn trong thời gian đủ lâu, nó sinh điện kích nổ đầu đạn. Tinh thể này được nối với kíp điện bằng hai cơ chế. Một là màng an toàn được rút ra khi bắn, màng này ngăn mạch điện, không rút ra đạn không nổ. Một là cơ chế chống kích nổ sai vị trí, cơ chế này làm chập cực tinh thể sinh điện.

Đạn lõm cần được kích nổ rất đùng thời điểm, sớm hay muộn đều làm sức xuyên giảm đi nhiều. Chỉ cần nổ sớm hay muộn phần 3 ngàn giây đã mất gần hết sức xuyên. Yêu cầu cần điểm hỏa đúng thời điểm chính xác đến phần vạn giây.
Đồng thời, ngòi nổ cũng đảm bảo đạn không nổ khi xuyên qua những vật cản thông dụng như lưới, tấm thép, tường mỏng... hay được sử dụng chắn đạn B40.

Ngòi nổ này là một kết cấu rất đơn giản nhưng đạt những yêu cầu thiết kế cao như trên và rất tin cậy. Hiện nay, ngay cả những nước công nhiệp lớn, không được Nga hay một nước nào đó chuyển giao công nghệ cũng không thể sản xuất đạt yêu cầu hoạt động, đừng nói là rẻ. Một số nước sản xuất đạn vẫn nhập từng phần hay cả gói cái cục dưới đây.

Đạn có một ngòi nổ tự hủy ở 900 mét, ngòi nổ này được đốt cùng với tên lửa. Trong trường hợp đạn bắn vào công sự bao cát, ngòi nổ điện không kích, đạn chui vào trong cát đơi ngòi nổ chậm tự hủy kích nổ bay công sự.
Một số người đã kể về chuyện Apganistan dùng ngòi nổ tự hủy, bắn quá tầm, như một thứ hỏa lực mạnh sát thương, nhưng điều này hiệu quả không đáng kể.

Sơ đồ máy sinh điện. Cái này lắp ở chóp đầu đạn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Mayssinhddieenjb41.jpg)

Sơ đồ máy kích nổ, cái này là mục 9 trên sơ đồ đầu đạn trên, hoặc mục 3 đuôi đầu đạn trên sơ đồ cả đạn. Lắp giữa liều lõm và tên lửa.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/sach_nga/so_do_ngoi_no.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Giêng, 2008, 09:52:36 pm
Phía sau đuôi đầu đạn chứa kíp nổ là tên lửa.
Tên lửa có mục đích tăng tốc độ đầu đạn trong khi bay. Tên lửa gồm có ống, tuye phụt khí, chỗ lắp liều phóng và chỗ lắp vào đầu đạn. Trong ống có nhiên liệu rắn, ngòi, móc, phần tử làm chậm dùng để kích cháy tên lửa. Tên lửa được kích cháy sau khi đạn ra khỏi nòng 11 mét để lửa không phụt về xạ thủ. 6 tuye phụt được bịt kín khi đạn chưa hoạt động.
Liều chính là phẩn tử liên kết gữa đạn và súng, đầu súng có một rãnh,  xạ thủ phải đạn vào xong, móc kẹp chặt đạn lại, kể cả chúc súng xuống không rơi.
Đuôi tên lửa có mũ chụp, khe vòng tròn và lỗ khoan. Trên lỗ khoan đặt hạt nổ, có mũ chụp bảo vệ. Đuôi tên lửa có ren vặn liều phóng. Trên hạt nổ có tấm chặn các áp lực ngẫu nhiên xuất hiện. Kim hỏa đâp vào đó.
Liều phóng có xương liều làm bằng nhôm hình chữ thập, mỗi cạnh chữ thập có khe, trong khe đặt cánh ổn định xòe ra khi bay. Thuốc phóng được đặt trong ống giấy. Liều được đặt trong ống nhựa khi vận chuyển.

Súng B41 có bộ phận cò khá giống B40.
Búa có hai khe, một khe để hãm cò trong tư thế lên cò. Một khe nữa sẽ giữ búa lại ở vị trí xa kim hỏa trong tư thế chưa lên cò. Khi búa đập vào kim hỏa xong, một lò xo đẩy búa và kim hỏa ra để đạn dễ hoạt động. Lò xo này đẩy búa bật về, mắc vào hãm ở khe chưa lên cò, đứng yên ở vị trí đó cho đến khi lên cò.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/sach_nga/tay_cam_co.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/sach_nga/cac_bo_phan_co_1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/sach_nga/cac_bo_phan_co.jpg)

Búa
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/sach_nga/bua.jpg)

Kim hỏa
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/sach_nga/kim_hoa_trong_khoang.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/sach_nga/kim_hoa_roi.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Giêng, 2008, 10:27:11 pm
Khi lau chùi bảo dưỡng, lính dược dậy rằng thân súng chi làm 4 khối.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/sach_nga/4_ohan_sung.jpg)

Chi tiết cái khối cò thì ở trên, đây là khối thân.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/sach_nga/phanthansung.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Giêng, 2008, 11:28:07 pm
B41 thông thường mang kính ngắm quang học PGO-7V, Trước đó, kính ngắm nguyên thủy chưa có đo xa.
Kính ngắm PGO-7V có đèn chiếu đêm chạy bằng quả pin nhỏ, chỉ dùng để chiếu sáng lưới tính. Trên lưới tính có kẻ ô dể tính độ lệch tầm, hướng. Lưới tính B41 dựa tên đơn vị đo cơ sở là mét, lấy kích thước xe tăng Đức làm tiêu chuẩn, do phương Tây sử dụng de tăng Đức. Hình xe tăng chuẩn này cao 2,7 mét, dài 6,9 mét, rộng 3,6 mét. Lưới có 2 thang đo xa dựa vào chiều cao và dựa vào chiều dài xe tăng. Tầu có 4 thang đo xa: chiều dài tăng 6,9 mét, chiều cao tăng liên xô, chiều cao tăng Đức và chiều cao xe bọc thép. Thang ngang của lưới phục vụ việc đo lệch hướng do chuyển động, mỗi vạch 10km/h. Thang đứng chỉnh tầm, mỗi vạch 100 mét. Thước cũng dùng để đo độ lệch đường ngắm, Khác với các súng khác, sau khí bắn, xạ thủ quan sát mục tiêu và đường đạn qua kính ngắm, rồi từ đó dùng thước lưới tính ra độ lệch, nạp đạn và bắn tiếp. Khi ngắm bắn, xạ thủ thuộc lòng phương pháp ước lượng và tính nhanh, phương pháp này lấy đơn vị "thân xe", tức chiều dài ảnh thân xe trên lưới đo.
B41 được thiết kế và hoàn thiện song song cả cấu tạo súng và chiến thuật, trong đó có cánh ngắm. Cách ngắm dựa trên các phương pháp ước lượng, tính nhẩm nhanh chóng.

PNG-1 là kính ngắm nhìn đêm tầm xa 400 mét dùng cho khối Ả-rập. Trên thân súng còn có bộ thước ngắm cơ khí, gồm đầu rồi, thước ngắm gập lên được. Thước ngắm cũng có thang chia dịch chuyển được bằng cái hãm bóp tay như súng bộ binh thường.

Kỹ thuật ngắm bắn B41 rất phức tạp. Việc làm chủ nó đòi hỏi trình độ huấn luyện cao, chuyên nghiệp. Điều này hoàn toàn khác biệt với M72, kiểu sử dụng tiện ai vớ lấy bắn. Điều này tạo nên một ưu thế của B41. Những thế hệ xạ thủ truyền lại kinh nghiệm trở thành những bài học chiến trường quý báu.
Một số ví dụ: xạ thủ không những học chiến thuật kỹ thuật, nhiều đoạn học thuộc lòng. Ví như phương pháp nhận định tốc độ gió, hướng gió qua hình ảnh những cây cối, khói bếp, mặt nước... Nhận ra hướng di chuyển của xe dụa vào tỷ lệ chiều dài chiều rộng.
Mỗi loại đạn gồm một bản tính nhanh kha khá. Ví như bảng tính gió gồm 3 mức gió (2-3, 4-6, 8-12), 5 mức tầm (1, 2, 3, 4, 5) là 15 phần tử mỗi đạn. Hay bảng lệch tốc độ ngang có 25 phần tử. Kẻ thiện chiến cần học thuộc cả hai loại đơn vị là "thân xe" và "độ chia" thì số bảng tăng lên. Đấy là chưa kể những bản tính "quan quan trọng lắm" như bản ước lượng hướng. Tất nhiên, các bản tính đó không khó học lắm, nhưng rõ ràng, hoàn toàn khác kiểu bắn amateur của M72, vớ được súng là nện liền. Bùn cừi, nhiều người hỏi, sao không làm kính ngắm xịn cho M72, tớ cười bò ra, các cậu nhét cái bút xịn vào tay em bé lớp mầm thì cũng chỉ ra giun bò chứ sao có chữ đẹp được.

Ngắm bằng kính cho phép bắn đêm, bắn xa với độ chính xác cao. Tuy nhiên, việc không dùng kính khá phổ biến. B41 cũng có một thang tính cơ hỗ trợ ngắm đêm, nhưng ít dùng. Với tầm bắn 200 mét đổ lại thì cứ nã cho nhanh, xác suất trúng rất cao.

Thước ngắm cơ khí
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/thuoc_ngam/cac_bo_phan_co.jpg)
Thước ngắm cơ khí đang để thang 400 mét
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/thuoc_ngam/thuoc_ngam_co_khi_400_met.jpg)

PGO-7V và nguyên lý
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/thuoc_ngam/kinh_ngam.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/thuoc_ngam/he_thong_quang.jpg)

Lưới tính
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/thuoc_ngam/Thuwowcsngawmb41.jpg)

Ví dụ về bảng tính cho ung đầu, xạ thủ M72 nhìn vào đây khác nào bắt các em đi trẻ đọc sách.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/thuoc_ngam/bang_do_lech_ngang_90.jpg)

Ví dụ về ước lượng hướng đi, từ đây xác định được tốc độ chuyểm động ngang
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/thuoc_ngam/uocluonghuong.jpg)

Cách dùng đơn vị "thân xe":
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/thuoc_ngam/don_vi_than_xe.jpg)

Ví dụ về đo xa, trong ảnh là đo được 600 mét.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Doxaxetawngm60cao27metxa600met.jpg)

Ví dụ về ngắm bắn xe chỉ có tốc độ, không có gió, chú thích là tốc độ quy ra ngang (đã nhân với độ chéo). Tốc độ thật của xe trong trường hợp này là 40-60km/h
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Viduvengambanxetawng.jpg)

Kính ngắm hàng tầu.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/kinh_ngam_xe_tau.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 26 Tháng Giêng, 2008, 02:15:25 am
Mỗi lính dùng súng đeo một ba lô chưa 3 đạn và một hộp bảo quản kính. Thông thường, tổ chiến đấu 2 người mang 2 ba lô đạn B41 (mỗi người một bao đeo lưng). Phụ mang một súng trường tấn công AK và bao đạn AK đeo ngực. Chính mang bao kính ngắm bên sườn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Baodasn3vienlung.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Baodanb413vienLienXo.jpg)

B41 bắn được trong những điều kiện thoải mái. Chỉ cần một yêu cầu là tránh luồng phụt sau súng loe ra 30 độ và sau súng 2 mét không có vật cản. Đạn có bán kính 20 phân nên cũng không chui được qua những lỗ nhỏ và bắn sát đất.
Súng bắn được trong các tư thế đứng bắn, quỳ bắn, nằm bắn, bắn được trong hào, trên xe và trong phòng rộng trên chục mét vuông.
Tốc độ bắn trung bình 4 phát/phút

Quy trình bắn (không đúng lắm) như thế này:
Trước khi bắn, xạ thủ phải xác định hướng gió và tốc độ gió, hướng di chuyển và tốc độ mục tiêu. Đo xa xác định tầm.
Bù gió và bù tốc độ mục tiêu.
Bắn nhưng giữ nguyên súng, quan sát độ lệch đạn nếu trượt.
Bắn tiếp có bù độ lệch.

Bằng quy trình này, B41 diệt khá tốt mục tiêu cố định đến 500 mét. Các mục tiêu di động tăng khả năng bị diệt khi áp dụng các chiến thuận tốt, ắp sát, bắn đồng thời từ nhiều hướng.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Banb41tubmp.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Banb41tronghao.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/B41tochieensddaaushainguwowifdduwng.jpg)

Súng nổi trội đặc điểm săn tăng, nhưng cũng dùng tốt để diệt bộ binh. Liên Xô và Tầu đều có đạn chuyên diệt bộ binh. Ở Việt Nam, việc tiếp tế nhiều loại đạn vào chiến trường gặp nhiều khó khăn, nên hầu như chỉ có đạn xuyên chống tăng. Tuy vậy bộ binh Việt Nam sử dụng rất sáng tạo. Ví dụ, bắn viên đạn xuống đất, đạn lõm nổ quét theo đất đá làm mảnh sát thương diện rộng. Một cách khác là bắn đạn vào vách đá, bật ra mảnh đá dầy đặc. Hoặc bắn xuyên tường, đạn thổi lượng khí nóng lớn sát thương trong phòng.

Trong cuốn "Soviet Anti tank Grenade Launcher, UNITED STATED ARMY TRAINING AND DOCTRINE COMMNAD, 20010803 107, November 1976" Mỹ có nói đến dùng B41 bắn trực thăng. Đây chỉ là kết quả tưởng tượng của kẻ sợ phát rồ sau Kháng chiến chống Mỹ. Súng chỉ may mắn bắn được trự thăng nếu máy bay treo lơ lửng ngay sát điểm phục kích. Phần lớn trực thăng My rơi ở đây đều do 12,7mm và các loại súng bộ binh khác, một phần kha khá do pháo phòng không và A72. Cũng trong cuốn sách này. Mỹ cũng "dựng đứng" chuyện dàn B41 ra phòng tuyến, đánh chặn Mỹ tấn công, dùng B41 như pháo. Đây là chuỵện nhảm nhí vì VC không thể có nhiều đạn nã như thế được. Chúng ta khi chiến đấu đều phân tán, áp sát, tập trung hỏa lực... là những chiến thuật ưu việt nhất của B41.

Ở Liên Xô, B41 được dùng như hỏa lực của tiểu đội, cũng được dùng trong một tổ 2 người. Tổ 2 người mang 2 bao đạn, 1 B41, 1 AK. Bao giờ xạ thủ cũng ở bên phải khi chiến đấu, ngang với phụ. Phụ đi theo bắn cảnh giới, phụ lắp đạn. Nếu có phụ lắp đạn tốc độ bắn đạt đên 6 phát phút, thông thường tốc độ bắn tối đa chỉ 4 phát phút.
Việt nam bộ binh đi bộ biên chế khá giống Liên Xô, mỗi tiểu đội 1 B41 và 1 trung liên, còn lại là AK. B41 và trung liên có thể tập trung quanh tiểu đội trưởng thành hỏa lực tiểu đội. Trung đội cũng có thể tập hợp hỏa lực về thành lập các tổ hỏa lực mạnh như bắn yểm trợ, diệt công sự, săn tăng...Bộ binh cơ giới trang bị đồng đều hơn, từ năm 1979, bộ binh cơ giới đã thay hết B40 thành B41, trước bộ binh đi bộ gần 20 năm.
Do ưu thế quá đỉnh của B41, có xu thế tăng tỷ lệ súng này trong trang bị bộ binh. Trong Kháng chiến chống Mỹ, có những trận ta tập trung cao độ B41 và B40, sử dụng chiến thuật "bám thắt lưng địch mà đánh", diệt nhiều xe cơ giới. Khi bắn đồng loạt từ nhiều hướng, khả năng diệt mục tiêu rất cao do bù sai tốc độ xe địch và gió. Cho đến năm 1971 thì địch chỉ co cụm, chiến thuật "thiết xa vận" phá sản. Tuy nhiên, do điều kiện đánh lâu dài trên địa bàn rộng, những lần sử dụng mật độ cao B41 như vậy không kéo dài.
Tầu biên chế tổ 3 người mang 2 AK và 1 Kiểu 69. Cách biên chế này cũng giống một vài nước Đông Âu như Nam Tư. Tổ này nằm trong tiểu đội hay độc lập săn tăng.
Ở Afghanistan, tiểu đội Mujahideen 10-12 người mang 1 khẩu (năm 1983) và tăng lên 2-3 khẩu (năm 1987). Cái đám Hồi giáo cực đoan này thành lập những trung đội 15 khẩu B41 (một nửa số lính), tập trung bắn thành loạt. Tuy nhiên, ở chiến tranh này, phương Tây do tuyển truyền thổi phồng quá đáng Mujahideen. Thực chất tổng kết chiến tranh cho thấy, tổng số lượng, trung bình thiệt hại tăng trong mỗi trận... đều rất thấp (trong 8 năm chiến tranh, chỉ có khoảng 140 xe tăng hỏng cháy cộng thêm vài trăm xe quân sự). Mujahideen thường tập trung hỏa lực, nhưng lại không phân tán lực lượng, bắn đồng loạt chứ ít áp dụng bù sai phát bắn tiếp sau, "hit and run" chứ không "bám thắt lưng định mà đánh". Bộ máy tuyên truyền cũng dựng lên chuyện Mujahideen sử dụng B41 săn trực thăng, bằng ách bắn đồng loạt, dùng ngòi tự hủy, đây là chuyện nhảm nhí. Thực chất, trong cuộc chiến này, B41 hiệu quả nhất khi đột kích bất ngờ công trình hay phục kích đoàn tiếp tế kém vũ trang.
Cũng trong chiến tranh này, Liên Xô đưa vào sử dụng APS (Active Protection System) Dzorp, đây là hệ thống đánh chặn đạn chống tăng đầu tiên. Sau một số cải tiến, hệ thống này đánh chặn hơn 70% số đạn B41 bắn tới. Đồng thời, các cải tiến giáp T-80 làm giảm phần lớn thương vong.
Trong chiến tranh Checnia. Lầm 1 năm 1996, có 60 xe tăng cháy, phần lơn ởi RPG các đời, nhưng chỉ 1 xe hiện đại T-80 bị hỏng khi có ERA. Thiệt hại lớn được đánh giá do: chiến tranh đường phố và hẻm núi, bắn từ trên cao vào nóc xe. Thiếu tiền trang bị APS và ERA, giáp phụ hạn chế. Đến lần 2, số lượng xe tăng hỏng khôngg đáng kể. Chiến tranh đường phố và hẻm núi là một thế mạnh của B41, súng có thể bắn thoải mái ở các điều kiện khác nhau như phòng, hầm hào, hố bắn cá nhân hẹp...

Ngoài ra, B41 là một thành phẩn của tổ chiến đấu dùng đạn chống tăng có điều khiển Bé Con "Малютка" (tên phương Tây AT-3, tên Việt Nam B72). B72 có khoảng cách điếc, phải bắn ra trên 500 mét mới điều khiển dược. B41 bù vào khoảng đó. Có lẽ những lần xuất trận đầu tiên của Bé Con "Малютка"-B72 là Quảng Trị 1972. Ngụy hốt lắm, trong quân ngụy đồn ầm lên là VC có đạn "ngửi", chạy theo xe tăng Ngụy. Nhưng trận thắng lớn nhất của tổ săn tăng B72 là tháng qo năm đó ở Sinai, Ai Cập chiến Israel.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/thuoc_ngam/2_nguoi_baodan_baokinh.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/B41tochieensddaaushainguwowifdduwng.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Tochiendauhainguoiquyban.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Granatomet.jpg)



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: rongxanh trong 26 Tháng Giêng, 2008, 09:01:59 am
Nghe bác HP nói về độ khó của ngòi đạn B41
Vậy VN đã sản xuất đựoc ngòi nổ đạn B41 chưa?
Cỡ năm 2000 em có dịp nghe 1 bác lãnh đạo 1 cty điện tử quân đội nói, năng lực sản xuất của công ty bác ấy khoảng 1 - 1,5 triệu ngòi nổ cho đạn B41 (thời chiến). Còn thời bình thì chuyển sang làm hàng dân dụng.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ChienV trong 26 Tháng Giêng, 2008, 10:07:21 am
Góp ý với bác HP: ngòi B-41 liệt vào dạng "ngòi nổ áp điện" bác ạ.

Cái cục "sinh điện" của bác làm việc theo nguyên lý áp điện: áp lực lên tinh thể gây ra hiệu điện thế.

Cái tinh thể này tháo trong bật lửa của Tầu đầy ra  :-*


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 26 Tháng Giêng, 2008, 10:41:14 am
Góp ý với bác HP: ngòi B-41 liệt vào dạng "ngòi nổ áp điện" bác ạ.

Cái cục "sinh điện" của bác làm việc theo nguyên lý áp điện: áp lực lên tinh thể gây ra hiệu điện thế.

Cái tinh thể này tháo trong bật lửa của Tầu đầy ra  :-*

Em cũng nghĩ cái giống này chắc chẳng đến nỗi hai tếch quá như bác Phúc nói. Quả đạn rẻ bèo như thế mà cái ngòi lại khủng quá sao được. Mà đồ Tầu bác Phúc chê kinh quá, đành rằng trông không thật sự giống, nhưng cho em hỏi nó lắp đạn Nga vào có bắn đc không, hoặc súng Nga lắp đạn Tàu bắn có được không, và đạn Tàu bắn từ bất kỳ súng nào bắn có xuyên không ạ. Nhà em thấy nó xuất khẩu rầm rầm như thế, nếu đạn không xuyên chắc không ai dám mua mất.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 26 Tháng Giêng, 2008, 03:31:06 pm
To ChienV
Vậy hả. Thế ra là ngòi nổ áp điện. Cái tinh thể đó thì nhiều. Ngòi áp điện được áp dụng nhiều trên các vũ khí chống tăng.
Mình không hiểu Vịt đã sản xuất được đầy đủ đạn B41 chưa. Cái kiểu coi dự án nghiên cứu cũng như mâm cỗ, mỗi người nhón tí thì sản xuất máy bắn đá cũng không xong. Hiện tại một số nước được chuyển giao công nghệ B41, nhưng không hiểu có sản xuất được đầy dủ không.
Ngòi nổ có một mạch điện nhỏ, gồm một dây dẫn ở tâm đạn và lấy vỏ đạn làm một dây dẫn. Điều quan trọng nhất đối với RPG bắn đầu đạn lõm có lẽ là vấn đề điểm hỏa. Nếu điểm hỏa sớm, đạn nổ ngay trên các lưới chắn, vách chắn. Nếu điểm hỏa muộn, tầm của liều lõm không đúng.  B41 yêu cầu điểm hỏa chính xác đến phần vạn giây, khá cao.

To bác MiG.
Đồ tầu thì chính nó chế bai. Sau 1979, nó chán cái của nó quá nên mới cải tiến thành kiểu 1984, nhưng cũng chưa bao giờ hay ho cả, rùi nó sớm thay bằng kiểu 1989, cũng hàng nhái nhưng không nhái RPG-7. Thiết kế RPG-7 không những phải đạt yêu cầu chiến đấu cao mà phải rẻ. Yêu cầu chiến đấu là điều hơi khó kiếm khi nhái, bởi đây là kinh nghiệm chiến trường. B41 có độ tin cậy cao đạt được bởi hai thứ, một là đường đạn chính xác và nhiều thuận lợi để xạ thủ bắn trung, như thước ngắm. Hai là đạn có khả năng diệt mục tiêu cao. Đạn B41 có góc mở rộng, điều này làm nó không phụ thuộc nhiều vào góc chạm như M72, nhưng lại yêu cầu thời điểm điểm hỏa quá cao, 1/vạn giây. Đây là điểm khó khăn.
Vị trí, kích thước, mũ chụp... của đầu sinh điện, kích thước dây, kích thước kíp... đều được thử nghiệm kỹ. Việc thay đổi vị trí đặt dây, kích thước dây một chút là thay đổi trị số điện dung-điện cảm dẫn đến thời điểm nổ không đúng, điều này làm giảm tỷ lệ phá hủy mục tiêu khi bắn đã trúng. Việc thử nghiệm những cái này yêu cầu khá gay gắt với trình độ và trang bị của người thiết kế.

Đạn Tầu kém chính xác nên nó làm đầu đạn nhẹ hơn, đạn ngắn lại, liều phóng nhỏ đi, để giảm chiều dài đuôi đạn (chống lệch gió ngang) và tăng tốc độ đầu đạn (tăng xác suất bắn trúng). Thật ra, 1979, Tầu đạt hiệu quả trúng thấp vì một phẩn bởi súng, một phần bởi xạ thủ tồi. Hiệu quả trúng đã thấp, hiệu quả nổ cũng thấp, đây mới là bắn công sự chơi, chưa có xe tăng. Vì đạn ngắn lại nên tốc độ quay trong nòng thấp, đạn chỉ đạt độ chính xác ở tầm thấp. Đồng thời, sức xuyên cũng tồi hơn nhiều. Sức xuyên tồi hơn do đạn bé hơn và điểm hỏa tồi. Nhắc lại một chút, ta chưa dùng tăng đánh nhau ở biên giới phía Bắc đâu nhé, chỉ là công sự bán kiên cố thôi.
Còn biên giới Tây Nam ????? Thôi, không bàn nữa, đổ cho đầu pốt bằng trái nho là được. Chỗ này đầy đủ tăng, súng, đạn, người vân vân vân tầu, nên đổ hết cho Kiểu 69 tầu hơi oan. Tuy không đổ, nhưng nhắc lại điều kiện chiến tranh: nhiệt đới cây rậm rì, địch vô cùng nhiều Kiểu 69, ta vưỡn chưa đủ B41, tăng pháo na ná nhau, ta hơn máy bay. (Nhưng không ai lái máy bay đánh B41 hay Kiểu 69 cả).
Mình cũng không hiểu Kiểu 69 có bắn được đạn B41 không. Chí ít là có kiểu 69 nguyên thủy không bắn được một vài đạn Kiểu 69 sau này. Nhưng theo mình, có thể bắn được chăng nữa cũng không nên bắn vì liều B41 to hơn.
Đồ tầu xuất thì nhìn Iraq mà xem, phần lớn các xe tăng cháy ở đó là đồ tầu đấy. Thậm chí có những con Kiểu 69 bị đạn AP bắn.


Trang bị và dùng ở Vịt.
Tiến tình trang bị B41 có vẻ như chậm. Đến năm 1966, các sư đoàn mạnh đã có súng này, nhưng rất ít. Số lượng B41 lúc này còn thấp hơn cả số lượng ĐKZ. Đến sau năm 1970, số lượng B41 bắt đầu tăng lên, nhưng cho đến hết Kháng chiến chống Mỹ thì trong các đơn vị chính quy chủ lực Trung ương, chỉ một phần là B41, vân chủ yếu à B40. Đến năm tớ đi lính, sư đoàn 325 luyện quân vẫn còn 1/2 B40. Nhưng các sư đoàn cơ giới mạnh đã tranh bị đồng loạt B41, có vẻ như tiến trình thay thế B40 thành B41 gần ngang RPD thành RPK. Có vẻ như đến gần năm 2000 thì mới hết B40. (Cái này lại hỏi cụ Đoành rùi).
Các sư đoàn mạnh có vẻ như được thay thế vũ khí mới đồng loạt năm 1979, khi chuẩn bị phản công tầu. Nhưng trận phản công không xảy ra, lũ thân tầu thế nào mà lại nhận điều đình của chúng, để chúng rút quân. Quân tầu biết chắc chắn là ta không phản công, liền tụ tập dân chúng chăng cờ hoa vẫy chào ầm ỹ "đoàn quân chiến thắng" trở về. Vừa thoát chết về bên kia biên giới là chúng ngoạc mồm chửi ta ngay, bọn mất dậy.

Như vậy, vào năm 1979 và quá trình đánh nhau to trước sau gai đoạn này, quân ta thua kém pốt, Tầu vũ khí này. Tầu tất nhiên không thể chế tạo được B41 như ý, nhưng thời điểm này, các kiểu súng B41 bắn đạn B40 hay các kiểu Kiểu 69 chắc chắn là tốt hơn B40 phổ biến trong quân ta. Trước đây, hồi ở lính tớ cũng đã được nghe kể, các anh thường gọi là Bxx, ví như B63 gì đó, cũng có thể là B69. Các đơn vị tiền tuyến sau năm 1979 có thể được trang bị đồng loạt B41, nhưng chiến tranh cả hai biên giới 1979 thì chưa.

Quân ta sử B41 thì thôi rồi.
Ở ta, ban đầu, vào khoảng thời điểm Mỹ đổ quân vào miền nam thì súng chủ yếu vẫn là B40. Chúng ta cũng trang bị B40 như là hỏa lực tiểu đội, mỗi tiểu đội có một "trung liên cá nhân" như RPD (sau là RPK) và một phóng lựu B40.

Tác dụng như dã pháo, bắn trái phá tầm gần sát thương.
Trong kháng chiến chống Mỹ, ta thiếu hẳn loại phóng lựu sát thương như "cối cá nhân M79". B40 nếu đảm nhiệm vai trò "dã pháo tiểu đội", bắn trái phá chống bộ binh gặp nhiều trở ngại: không mang được nhiều đạn và rất khó khăn khi cung cấp nhiều loại đạn ra chiến trường. Ta cũng đã tự sản xuất đạn B40 nổ phá sát thương, nhưng ít gặp. Do đó, quân ta cả chính quy và địa phương, trang bị phổ biến "dã pháo" cối cá nhân M79, vai trò này của B40 lu mờ. Sau này, B41 cũng vậy.
Tuy nhiên, trong các tình huống cần "dã pháo B41", quân ta sử cũng rất sáng tạo. Phương pháp phổ biến là ngắm bắn sao cho đạn nổ trước địch, liều nổ định hướng quét theo đất đá làm mảnh sát thương, hoặc bắn vào vách đá, thường dầy, văng ra hàng khối mảnh sát thương. Số lượng mảnh kiểu này còn chụm hơn cả mìn Claymore. Về sau, quân giới nhà ta cũng chế ra chú mìn định hướng kiểu Việt Nam. Mìn này góc chụm giống như  viên đạn súng pháo không giật chống tăng chứ không mở rộng hẳn như Claymore, nó cũng được đặt sát đất để kéo theo đất đá cùng mảnh vốn có. Mìn này có từ đánh Mỹ, đến đánh Tầu thì dùng rộng rãi, trông như viên đạn B41 (lại hỏi bác Đoành xem còn cái ảnh nào không).

Công dụng lớn nhất của B41 trong quân ta là dùng chống công sự, công sự kiên cố (như lựu pháo, howitzer) hay chống tăng (anti tank gun).
Chỉ Bazzoka và vài khẩu sơn pháo đã công phá những vòng đai lô cốt quanh Việt Bắc, quanh Đồng Bằng, ở Điện Biên... đủ thấy ba cái lô cốt lằng nhằng khiếp sợ B41 thế nào. Trước đây, quân ta dùng chủ yếu B40 và ĐKZ, chắc là loại SPG-9 Tầu hay BM-10 Liên Xô nhẹ hơn. B40 thì có nhược điểm như đã nói, dễ dàng bị chặn bởi lưới, vách đơn giản. ĐKZ thì quá nặng, súng cộng đồng, đại bác không giật mà. Hồi tớ đi lính, vưỡn còn trang bị thế này. Một tiểu đoàn có một trung độ 3-4 khẩu ĐKZ-82mm (cái này không rõ là gì, trông thì giông giống BM-10). Một trung đoàn có một đại đội ĐKZ-75mm, cái này thì chính là SPG-9. Với công sự, như đã nói, tầm bắn hiệu quả của B41 tăng lên đến 500 mét và hơn nữa. Điều này chính là điểm Liên Xô tính đến khi thiết kế B41 sau những chiến tranh Triều Tiên, Kháng chiến chống Pháp... Tầm bắn hiệu quả khi diệt công sự của B41 vượt qua tầm bắn hiệu quả của những súng bộ binh cầm tay, kể cả đại liên. Nếu chỉ tính riêng về tầm bắn thì B41 chỉ thua kém trọng liên 12,7mm và nhường ĐKZ khi đối đầu trực diện khẩu này. Nhưng lợi thế hơn của B41 so với ĐKZ là luồn sâu, đánh hiểm, ví như các góc chết, hướng phụ của công sự...Nếu so với thời đánh Pháp, mỗi đại đội mang 9 B41, một trung đoàn công đồn mang cả trăm khẩu, 200-300 đạn thì đồn tây nát bét. Chính vì vậy, trong kháng chiến chống Mỹ không thấy đồn bốt dày đặc như hồi 9 năm. Sức xuyên thì không bàn, tất cả các loại công sự nổi kiên cố nhất ở Vịt đều bị B41 làm thịt tuốt tuột. Một nhược điểm của B40 là bị chặn lại bởi các lưới đơn giản, phải nhường ĐKZ. Các lưới này đến sau những năm 1970 vắng bóng cùng chiến thuậT "thiết xa vận".
Khác với đánh Pháp, đánh Mỹ, địch không dựng đồn rải ra, mà phải tạo thành chiến tuyến như Đường 9 Quảng Trị đến Cửa Việt (hàng rào Mac). Cả phòng tuyến dài, hàng rào, vành đai trắng... rộng nhiều chục km, dài cũng hàng chục hàng trăm km. Các cứ điểm không phân tán khắp phòng tuyến mà co cụm, được một lực lượng hỏa lực khổng lồ hỗ trợ. Chúng ta biết sau chiến tranh, ngụy đứng 3 thế giới về máy bay, mà toàn máy bay ném bom. Pháo định cũng loại hàng nhiều nhất nhì ba thế giới, chưa kể Mỹ. Riêng 1972, Mỹ ném xuống hàng rào này 420 ngàn tấm bom... Khủng khiếp như vậy, nhưng ở vùng núi thì hàng rào này chưa bao giờ dựng lên được, Tây Quảng Trị, Nam Lào luôn là hậu phương của Miền Nam, công này phần lớn ở B41. Hồi đó, rừng chưa bị chặt trụi thùi lụi như bi giờ, "rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Trong phim Cuộc chiến 100 ngàn ngày, đạo diễn chọn một đoạn phim tư liệu miêu tả những hiểm họa mà xe tăng Mỹ gặp, một chiếc xe tăng phải vượt qua một quãng đường rừng nhiệt đới, thậm chí, tầm nhìn rút xuống còn có một mét. Mà kể cả trong điều kiện rừng bị chặt trụi như ngày nay, hay miền đồng bằng không có rừng, thì chỉ cần những hố, mô đất, tảng đá, gốc cây, bụi lúp xúp, bờ ruộng, căn lều, tòa nhà hay lỗ cống đều có thể trở thành ổ bắn B41 hiệu quả. Ở tầm 350 mét, kính ngắm, lưới tính cho phép bắn trúng mục tiêu đường kính 1 mét khi điều kiện tốt (vòng tròn xác suất một nửa đạn rơi vào trong, đo xa sai số 20%). Khi có gió khá mạnh hay tốc độ chuyển động ngang của địch cao chẳng hạn, khả năng  trúng ở viên đạn thứ 2,3... vẫn rất cao (độ lệch chỉ 10 mét). Như vậy, với mục tiêu đứng yên 350 mét, một xạ thủ huấn luyện tốt bắn B41 chính xác vào những chỗ hiểm trên xe tăng ở tất mọi hướng. Sau Làng Vây, có lẽ quá ấn tượng PT-76 trước M72, Mỹ đã chọn thiết kế giáp trước M1 có độ nghiêng rất giống PT-76, điều này gây khó khăn kha khá cho các xạ thủ Trung Đông và Nam Á sau này khi bắn phía trước, nhưng ơn Thánh Ala, du kích không khoái lắm phòng ngự bảo vệ trận địa, bắn trực diện. Còn ở Việt Nam, giáp M48, M60 thì chỉ có cái khiên là gây kho khó cho B41 một diện tích bé tí tẹo.
Điều này cũng giải thích rõ rệt sự phá sản của Thiết Xa Vận dùng M113, xe này giáp mỏng, hỏa lực yếu xìu (mới là APC, chưa là IFV). Tầm chiến đấu của xe này là tầm súng bộ binh, nằm trong tầm bị B41 thịt. Nếu như thời Vạn Tường, quân ta phải men theo mương rãnh, đê, lũy tre... mang B40 áp sát xe địch trong tầm 150 mét, thì sau này, B41 khừ chết M113 ở tầm 500 mét, vì con xe này là một mục tiêu rất to, giáp mỏng và dựng đứng, tầm này lớn hơn tầm hiệu quả của lính bộ binh đi M113 bắn M16. M113 là xe tiểu đội, trước đây hơn phân B40, chỉ thua ĐKZ, nhưng ĐKZ lại là vũ khí tiểu đoàn, điều này giải thích sự phá sản của Thiết Xa Vận đầu những năm 1970 khi B41 phổ biến dần với vai trò "lựu pháo" và "pháo chống tăng" cấp tiểu đội.
Các chiến thuật "bám thắt lưng địch mà đánh", nâng cao tỷ lệ B41 thành "tổ săn tăng", bắn một mục tiêu từ nhiều hướng để bù sai ước lượng... đã được quân ta áp dụng rộng rãi từ đánh Mỹ. Huyphuc đã được nghe kể về một trận đánh tăng cường B41 đến cấp tổ 3 người (một tiểu đội có 3-4 khẩu, 20-30 đạn), tiêu diệt gọn cả tiểu đòan xe bọc thép và xe tăng địch. Chiến thuật phục kích nghi binh thừa kế Bazooka đánh tây. Trong phim "Cuộc chiến 10 ngàn ngày", còn đoạn phim tư liệu, đáng tiếc là không rõ B40 hay B41, bắn cháy M113 khi xe này đang lao rất nhanh. Mong mỏi mãi anh em bót lên những trận đánh hay hay cho xôm, mà các bác lười quá đấy, những trận đánh ấy nhiều vô kể.

Đánh Biên giới Bắc 1979 thì ta chưa dùng tăng. Vũ khí chống tăng chủ yếu là ĐKZ và B41. Hồi mình đi lính vẫn còn dẫy xe tầu dài đằng đẵng ở Đình Lập, mấy năm sau mới bán sắt vụn. Một nhóm xe địch xông vào được Cao Bằng, chả hiểu thế nào bị bắt sống ???. Ở Lào Cai, có chuyện buồn cười, một tiểu đoàn chốt giữ chặn đánh cả mũi tiến quân địch, vẫn bị kiểm điểm vì hiệu quả kém (mũi tiến công này là một trong hai mũi chủ lực của địch: Lào Cai và Lạng Sơn).

Cũng không hiểu sao, hồi đánh Mỹ dài đằng đẵng nhưng Mỹ không hề nghĩ đến chuyện chống B41. Có lẽ chán quá chăng ????? Đức thiết kế cho Mỹ con MBT70, có nhiều giáp phụ chống B41 tốt lắm, nhưng Mỹ nó chán không dùng. Thế nên đến nay M1 vẫn cháy đều. Thực chất, mãi sau này mới có đạn B41 như PG-7VR hai tầng chống ERA, giáp rỗng, giáp hộp... Mỹ nó làm giáp hộp hồi đó thì ta cũng quá đau đầu chứ chẳng chơi. Tuy nhiên, có vẻ như người Mỹ không hiểu lắm về qua học chiến đấu của Lục Quân. Sau chiến tranh, Mỹ xuất bản cuốn "Soviet Anti tank Grenade Launcher. UNITED STATED ARMY TRAINING AND DOCTRINE COMMNAD. 20010803 107, November 1976", nhưng chứa đựng nhiều đánh giá chủ quan sai lầm. Ngay cả ảnh chụp các tư thế bắn mẫu của lính Mỹ cũng không đúng yếu lĩnh.

Sau năm 1971 thì Mỹ ngụy chỉ co cụm, không dám tung tăng ra đánh lớn nữa. Chiến thuật Thiết Xa Vận thực ra chết nghéo từ 1969-1970. Đến Đường 9 Nam Lào, ho he lần cuôí, nhưng đây không phải là "thiết xa vận" trong bình định, mà là cuộc chiến của binh chủng hợp thành chính quy, có lẽ là chiến dịch tấn công chính quy duy nhất Mỹ ngụy tổ chức được. Thật ra, trận này là một trận nướng quân, Thiệu động viên các tướng, đánh lấy Sê-pôn vài ngày rồi về. Lấy tiếng để thầy Thiệu bên Mỹ xin được tiền viện trợ Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Kinh nghiệm chiến trường cho quân ngụy thấy, đánh vào Tây Quảng Trị là điều không thể.
Khẩu súng gọn nhẹ góp phần lớn vào việc làm chủ vùng rừng núi.

Tuy nhiên, thời diểm này cũng thể hiện một điều, M41 nói riêng và súng chống tăng không điều khiển nói chung đã có kẻ đứng trên. Với địa hình trống trải vành đai trắng, ta đã phải dùng xe tăng. Còn năm 1972, lần đầu tiên ta đã dùng đạn chống tăng có điều khiển B72. Tầm bắn của đạn này vượt trội, khả năng diệt tăng cao gấp đôi pháo 100mm, 115mm... trên xe tăng hồi đó.

Có ai biết nguồn gốc bức ảnh này không nhỉ ????
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/rpg7_vietnam.jpg)

Đạn cháy-sát thương tầu. Iraq đây. Không biết đạn này đến đây từ bao giờ, hay là anh tầu anh ấy đi đêm với du kích Iraq.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/dan_sat_thuong_tau.jpg)

Ha mat và súng Yasin, mộ kiểu B40, cho vào đây vì nhiều báo chí phương Tây nhầm là giống B41. Điều đáng nói, súng này được Palestin chế tạo đấy, cả súng lẫn đạn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/Yasin_RPG.gif)

B41 đến nay vẫn là niềm tự hào, 30 năm sau khi rút khỏi Việt Nam, Mỹ tậu B41 cho Afgan. Tiến trình thay xe M113 bằng IFV của ngay quân chính quy Mỹ cũng rất chậm. Ở đây, đội M113 Mỹ-ngụy Afgan mang "dã pháo", "lựu pháo", "pháo chống tăng" B41.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/M113GAVINSkickass001.jpg)

Lính Mỹ và đồng minh, ngày đêm luyện tập.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/lap_lieu_vao_dau__dan.jpg)



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ChienV trong 26 Tháng Giêng, 2008, 05:26:39 pm
Góp ý với bác HP: ngòi B-41 liệt vào dạng "ngòi nổ áp điện" bác ạ.

Cái cục "sinh điện" của bác làm việc theo nguyên lý áp điện: áp lực lên tinh thể gây ra hiệu điện thế.

Cái tinh thể này tháo trong bật lửa của Tầu đầy ra  :-*

Em cũng nghĩ cái giống này chắc chẳng đến nỗi hai tếch quá như bác Phúc nói. Quả đạn rẻ bèo như thế mà cái ngòi lại khủng quá sao được. Mà đồ Tầu bác Phúc chê kinh quá, đành rằng trông không thật sự giống, nhưng cho em hỏi nó lắp đạn Nga vào có bắn đc không, hoặc súng Nga lắp đạn Tàu bắn có được không, và đạn Tàu bắn từ bất kỳ súng nào bắn có xuyên không ạ. Nhà em thấy nó xuất khẩu rầm rầm như thế, nếu đạn không xuyên chắc không ai dám mua mất.

Cái này cũng phải tìm hiểu thêm mig19 ạ, đồ Nga thường đặc trưng bởi cấu tạo đơn giản nhưng nguyên lý thì phức tạp.

Đạn lõm đúng như bác HP nói, rất cần điểm chạm nổ chính xác, vì quyết định điểm nung chảy vật liệu. Với vỏ tăng, cần điểm hội tụ luồng xuyên đặt đúng vào vỏ để nung chảy điểm đầu, vật liệu điểm đầu có chảy được mới bị thổi ra và tạo 1 hốc để luồng xuyên tập trung nhiệt lượng nung chảy tiếp vật liệu tạo thành lỗ xuyên. Nếu điểm hỏa lệch, điểm hội tụ lệch thì vùng bị nung chảy lớn ra, hốc lớn, luồng xuyên không đủ năng lượng để thổi xuyên vỏ.

Cái này nôm na như cái việc cắt bằng đèn xì, điểm hội tụ của đèn xì chính là điểm phá họai mà người thợ hàn phải chỉnh, nếu không thì tốn ga và mạch cắt rộng tóac.

Với cái "đèn xì" cháy nhanh như đạn lõm, điểm đặt cực kỳ quan trọng. Và yếu tố thời gian truyền nổ cũng phải được tính kỹ: thời gian có điện áp đánh lửa, thời gian truyền nổ, độ cứng đầu đạn và độ móp của vỏ đạn trước khi phát nổ, tốc độ nổ và thời gian sóng nổ đầu tiên hội tụ.... phải chính xác. Cái này tớ nghĩ là dùng tóan lý hóa tính nát đầu, chứ chỉ dùng thực nghiệm thì rất khó cho ra sản phẩm hiệu quả (ảnh hưởng của sai số trong chế tạo). Việc copy cũng do vậy mà khó khăn hơn rất nhiều.

Nói vậy không phải đồ copy không xuyên được, nhưng khả năng xuyên thấp hơn đầu đạn "chính hãng", do vùng nung chảy lớn hơn, mạch xuyên lớn hơn chả hạn.

Mớ huyên thuyên trên chỉ áp dụng cho đạn nổ lõm xuyên giáp, còn đạn nổ phá, nổ mảnh... thì không phức tạp đến vậy  ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Trungsy1 trong 27 Tháng Giêng, 2008, 09:05:36 am
''.....Tuy nhiên, trong các tình huống cần "dã pháo B41", quân ta sử cũng rất sáng tạo. Phương pháp phổ biến là ngắm bắn sao cho đạn nổ trước địch, liều nổ định hướng quét theo đất đá làm mảnh sát thương....''
    Trong trận phục kích địch ( Pôn pốt) ở bờ suối ngoại vi thị trấn P'lây tỉnh Kampong Ch' Nang tháng 10 năm 1979, xạ thủ B.41 Bạch Đại Nghĩa (quê Thanh Hoá) tiểu đoàn 4 trung đoàn 2 sư 9, bằng cách bắn quét đất như trên - bằng đúng 1 quả đạn diệt 7 thằng địch đang đi chụm. Không bắt sống được thằng nào. Chán chết !
     


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 11:54:30 am
B41 cả về sử dụng, thiết kế đều đơn giản, rất dễ làm nhái. Nhưng đạt được như B41 thật thì khó lắm. Tớ chỉ lấy một ví dụ dễ hiểu, cái này là đồ "đại cổ" chứ không như B41 thuộc loại "trung cổ" như B41. Đấy là pháo chống tăng Đ-44 85mm.

Pháo Đ-44 85mm được thiết kế trong Thế Chiến 2, cùng với nó là phiên bản đặt trên xe tăng T-34 85mm mà nhà ta dùng kha khá. Đ-44 85mm được thiết kế như là pháo tiền tuyến, đa năng nhưng ưu tiên một năng, cái năng được ưu tiên ấy đảm bảo cho nó sống sót để thực hiện các năng khác, cái năng số một đó là chống tăng. Khác với pháo chống tăng chuyên nghiệp, Đ-44 cũng có thể dễ vận chuyển theo lính để dùng như dã pháo[ cổ bắn đạn sát thương, cũng có thể câu cầu vòng từ xa theo phần tử như dã pháo hiện đại-pháo gọi, cũng có thể bắn đạn xuyên phá chống công sự như lựu pháo-pháo tấn công. Thế hệ tiếp theo của Đ-44Đ-30 122mm, pháo đa năng tiền tuyến.

Để ưu tiên cái năng chống tăng, pháo có bộ giá hãm đẩy về như một pháo chống tăng chuyên nghiệp, có tính năng giống pháo trên tăng. Những bộ phận này đảm bảo yêu cầu bắn rất chính xác của pháo. Ở trên đã nói đến lợi thế của việc bắn chính xác, thậm chí bắn chính xác của phát thứ 2, 3, n... Khi xe tăng địch bị bắn phát đầu xong mà không chết, thông thường là trận đấu tay bo vì địch đã phát hiện ra ta, ai bắn trúng, trúng chỗ hiểm trước là sống sót.

Ở đây chỉ nói đến cái hãm của pháo chống tăng Đ-44. Cái hãm này là loại hãm kiểu lỗ tiết lưu được điều chỉnh theo hành trình, đảm bảo lực hãm đều nhẹ. Nhưng nó được thiết kế đặc biệt để không hãm khi đạn đang bắn trong nòng, điều này đảm bảo nòng không tác động lên giá pháo lực nào quá khác so với điều kiện đứng yên, đảm bảo giá pháo không đổi hướng máng pháo khi đạn đang bắn. Điều này hơi tế nhị, nó cùng được thiết kế với AK-47, cơ chế khác biệt nhưng yêu cầu giống hệt. Cái yêu cầu quá khắt khe của những chiến binh được các nhà thiết kế Đ-44 thỏa mãn bằng một biện pháp đơn giản đến mức nó không được biết đến như một "chi tiết" nào đó. Người ta hút hết không khí ra khỏi mãy hãm đã lắp xong rồi mới đổ đầy chất lỏng vào hãm, rồi lại lấy bơm hút ra một lượng chính xác, rồi đóng vào trước khi tháo van bơm ra. Trong máy hãm khi đó có một khoảng trống tạo bởi hơi của chính chất lỏng, không lẫn không khí. Buồng hơi này dễ dàng co thể tích lại bằng không hay tăng lên chỉ bởi năng lượng nhỏ, nó không hãm pháo khi đạn xuyên tăng đang cần nòng pháo cái chức năng ray phóng chính xác.

Mình tình cờ đọc một cuốn sách (giáo khoa) tầu. Người ta giải thích sai hoàn toàn về cấu tạo trên. Người ta nói rằng, buồng trống trên được dùng để chống dãn nở chất lỏng khi bắn nhiều nóng lên. ????? . Cũng có thể buồng chân không trong hãm Đ-44 có chức năng đấy, nhưng điểm giải thích của tầu làm lính tầu chế tạo và sửa chữa Đ-44 sai. Họ đổ đầy dung dịch máy hãm vào, lắc lắc mấy cái để nó với đi rồi đóng nắp lại. Cái buồng không khí thể tích thuộc loại "lắc lắc" ấy có thể làm ở đâu cũng được, chỉ bằng cái cốc cái phễu, không cần bơm, vòi chân không phức tạp... nhưng làm sai đường chuyển động của nòng pháo, giá pháo. Những điểm này "không quan trọng lắm", "ai cũng chế được"... Để chứng minh chất lượng của chúng cần kinh nghiệm chiến trường của Thế chiến 2, cần những máy ghi được đồ thị gia tốc, tốc độ, vị trí, nhiệt độ, áp suất.... chính xác trong chu kỳ phần ngàn phần vạn giây, cần một số lượng lớn chuyên gia và tiền thử nghiệm nghiên cứu, và cần chất lượng khổng lồ của những chuyên gia dẫn đầu. Những điểm đó thì tiền nhiều cũng không mua được, người biết thì người ta không mất công đâu giải thích cho các "lão sư cù lăng của chẻo" tiên ông tiên chỉ.

Thật đáng buồn, điều về hãm Đ-44 trên lại được truyền đến chuồng Vịt. Không hiểu các chuyên gia pháo tốt nghiệp Pen-da (Пенза) có truyền lại những đúng đắn cho ai không, nhưng trong một cơ quan nghiên cứu quan trọng thì quan điểm tầu phổ biến, được các "lão sư cù lăng củ chẻo" truyền bá, vì uy của các "lão sư cù" này nên điều đó chuyển thành tiên đề, miễn bàn luận. Mình hơi lạ, tìm những sách liên quan đến vấn đề này thì thấy sự việc còn đi xa hơn nhiều. Không chỉ riêng sách về Đ-44 mà còn là sách chuyên môn về hãm, đồ thị và thuật giải đều sai, nếu triển khai đúng các phương pháp tính đó trên máy tính thì sẽ ra kết quả âm, vì cái sai rất lớn, sai về phần "toán đố", phần đặt công thức, chứ không phải phần giải phương trình. Nhưng một điều lạ, rất nhiều sách vở sao lại điều đó và luận văn luận án các chú các anh đều áp dụng công thức đó rồi đưa ra cái hình đồ thị... giống sách. Tìm hiểu nữa, mới phát hiện rằng, các "lão sư cù" 60-70 năm sống trên đời chưa từng biết viết chương trình máy tính, nhưng đặt ra cái "tiên đề kết quả tính toán". Tức là, phần toán đố họ sai về buồng chân không, coi như không có buồng đó. Nhưng xuất phát từ quan điểm buồng chân không của họ, họ đặt tính toán cũng sai, sai to, dẫn đến kết quả âm.

Một điểm hài hước, do không hiểu được điều đó nên khá khá ý kiến đánh giá cơ cấu piston trôi của lựu pháo cao cấp hơn Đ-44 ???? Cơ cấu piston trôi không thể hút chân không vì mất chất lỏng, khí nén từ đẩy về thoát vào dung dịch hãm. Không chỉ đánh giá hãm lựu pháo và hãm pháo chống tăng không đâu. Một số ý kiến nghiêm chỉnh chê cơ cấu hãm và đẩy của Đ-44 hơi ... phức tạp cồng kềnh, không một ai đánh giá ưu điểm tối quan trọng của pháo tiền tuyến có trên Đ-44, đó là máy nó thụt ra rồi co vào rất nhanh, giảm hẳn khả năng hỏng pháo khi bị bắn đạn trái phá hay sát thương (đấu dã pháo , Đ-44Đ-30 đều dùng được với tư cách dã pháo tầm xa). Để có điều đó thì một cái vỏ giáp sẽ nặng nề cồng kềnh hơn nhiều. Giải thích những ưu nhược điểm kiểu đó cho nhiều người khó khăn không khác gì giải thích về giải tích cho sinh viên nhóm bột nhóm cháo, lớp lá lớp mầm.

Đấy không phải là một điểm cá biệt. Mình tiếp tục tìm hiểu về các loại súng không giật được họ tính toán thì giật mình phát hoảng. Họ dùng thuật giải áp suất đồng đều của lựu pháo cổ để tính súng không giật. Mà đặc trưng của thuật giải súng không giật là vận tốc và áp suất không đồng đều. Thậm chí, phương pháp phóng khí động ngược cũng được tính bằng thuật giải tĩnh của lựu pháo cổ. Mà tiên đề của phương pháp lựu pháo cổ là áp suất và vận tốc khí đồng đều, tức không thể có hiệu ứng khí động ngược, hiệu ứng đẩy khí động ngược dựa vào sự thay đổi vận tốc và áp suất.

Mở ngoặc lại một chút, phương pháp khí động ngược là phương pháp bắn không giật hiệu quả cao nhất, khí thuốc sinh ra từ buồng đốt phía sau áp suất cao, qua một tuye tăng tốc giảm áp chuyển động về phía trước, đập vào đít đạn tăng áp giảm tốc, quay lại phía sau qua một tuye khác giảm áp tăng tốc. Lực đẩy súng về sau của tuye buồng đốt được cân bằng với tuye thoát. Toàn bộ ưu thế, hiệu quả, hiệu ứng.v.v.v của phương pháp này là áp suất, vẹctor tốc độ thay đổi liên tục.

......,
Quá khủng luôn, những điểm đó đã tồn tại không biết từ bao giờ, nhưng ít ra là 20 năm !!!!

Hóa ra, có một thời, trí thức tầu ai nghiên cứu, khám phá... thì bị đi chăn bò hết (đấy là những người còn sống sót)  ????. Ở lại các nơi làm sách vẽ pháo là những đại trí thức đã chứng mình rằng: chin sẻ cần chết để người đủ ăn, băm nhỏ lò caomac-tanh đưa vầ các làng xã để toàn dân làm gang thép sẽ thắng Tư Bản Hổ GiấyLiên Xô Xét Lại. Văn hóa của đám đó thì dạng cực giầu có, hàng triệu chữ cho một cái đánh rắm của Mao, tung hô rắm Mao quý bằng vạn nước hoa Pháp hàng hiệu (có một cái chuông ở Bắc Kinh, trước chỉ đánh khi có sự kiện văn hóa kha khá, sau chỉ dùng để đánh khi có thơ Mao).

Nguyên nhân thế này. Sau 1949, các lực lượng hiểu biết tiến bộ Tầu được Liên Xô giúp đỡ đã xây dựng công nghiệp, khoa học, kỹ thuật tầu với tốc độ trên chóng mặt. Từ một quân đội sâu quảng, rách rưới 1949 đã phát triển rực rỡ. Đến 1959-1960, Tầu đã trang bị phổ biến AK-47, RPD, SKS và B-40 (đều là kiểu 56), cũng như đãn đóng được MiG-19 (động cơ Liên Xô) và đang xây dựng dây chuyền đóng MiG-21 (cũng ta cần hiểu, MiG-21 được thiết kế năm 1956, đến 1958 mới đưa vào trang bị).

Đáng ra, Mao hay ai đó phải nắm phát triển mới lưu mới và lớp người mới, nhưng những người lãnh đạo tầu đã sợ mất chỗ đứng, họ sợ những công nhân và kỹ sư vẽ pháo vẽ súng này. Những người này đáng thương quá, các kỹ sư và công nhân này không hề có ý định tranh chỗ ai và cũng không hề có cái gì để thực hiện việc tranh chõ ai nếu có muốn????. Thế là Mao đập chết những công nhân lành nghề, trí thức, như người tầu thường cẩn thận đập chết những gì có thể đập chết được, không biết có cần đập hay không.
Và thế là, nước tầu có một nền khoa học nông dân "diệt chim sẻ", "toàn dân làm gang thép". Cái nền khoa học đó đã giải thích buồng chống hãm của Đ-44 bằng "dãn nở". Tầu chưa nhận được nhiều khoa học kỹ thuật sau một số năm quá ngắn, ngoài các phương pháp sửa chữa, thực hành chế tạo... nhưng đã tống cổ các thầy mình đi.

Có thể, phần đông dân tầu vẫn tin rằng tận diệt chim sẻ là sai khoa học, vậy nên phải có những luận cứ khoa học xác thực, uyên thâm, quảng bác, phải có vũ khí tư tưởng vĩ đại dùng làm phương pháp nghiên cứu tối ưu việt. Phương pháp đã có, đó là "phàm là", phàm là ai bênh chim sẻ, thiết kế lò cao, lò mac-tanh, lò luyện kim bột là chống nhân dân hết, Hồng Vệ Binh đến đập chết ăn thịt. Thế là khoa học luôn đúng. Mở ngoặc rằng, chính thời điểm tầu băm lò cao ra đưa về thôn xóm, bên Liên Xô và Đông Đức đang phát triển luyện kim bột, phương pháp làm nên cách mạng luyện kim ngày nay.

Một ví dụ hài hước về tầu "toàn dân làm gang thép" là cái FC-1, First ChiNa Fighter, máy bay chiến đấu đầu tiên của người Trung Quốc. Chuyện thế này, sau khi Liên Xô rút về thì tầu có dầy chuyền đóng MiG-21 dở dang, nhưng họ cũng chế được bản MiG-21 rút ngắn chức năng năm 1964. Chuyện cái MiG-21 tầu đó nhái đến đâu thì xem FC-1 rõ hơn. Sau MiG-21, bọn xét lại Liên Xô nó đưa ra MiG-23, dây là máy bay chiến đấu thế hệ mới, điểm hoàn toàn khác MiG-21 là máy bay này quan sát, dẫn bắn bằng điện tử, fire beyond vision, FBV. Trong khí đó MiG-21 là dogfight, máy bay ngắm bắn bằng mắt thường (hay radar nhưng quan sát màn hình mắt thường), góc bắn nhỏ 30 độ, tầm ngắn. Sức mạnh MiG-21 dựa vào độ linh hoạt, nhỏ gọn... còn thế hệ sau sức mạnh dựa vào cái đồ điện tử lớn chứa trong khoang mũi. Tầu chế ra con J-7 caỉ tiến có cửa hút gió sau như MiG-23, có khoang mũi rộng. Nhưng không có phần điều áp trong cửa hút gió và đồ điện nhét trong khoang mũi như MiG-23, đồng thời dùng động cơ áp suất thấp cho máy bay tấn công mặt đất ( nay loại này dùng làm động cơ đạn có điều khiển có cánh chống hạm). Năm 1985, tình cảm Mỹ tầu ấm áp, lúc đó Tầu rửa hờn cho Mỹ, hai mặt gọng kìm, quyết tâm bóp chết con vịt cồ đã từng đá ngã Mỹ, Mỹ lấy làm khoái lắm. Sau 20 năm bay với cái mũi rỗng, tầu định sắm đồ điện Grumman tổng giá $550 000 000. Nhưng tầu đen, đánh mãi vị chẳng ngã, lại còn đá lại tầu nhục nhã. Thế rồi xảy ra bị Thiên An Môn, Mỹ ức vì chẳng được gì trong cái thằng tầu sâu quảng, mới làm lạnh cái tình đương nồng đượm. Cương trình cancel, Tầu thông báo lý do thông thường, hàng quá đắt. Cái máy bay đáng lý ra đời có tên dự định là Siêu-7 "Super-7". Thời gian tình đượm trước Thiên An Môn được báo chí quân đội tầu gọi là thời "tạm hòa hoãn với phương Tây". Trong thời điểm đó, Tầu cũng đi lại với Israel, nước đang chào hàng khắp nơi hàng công nhhiệp quân sự. Một mẫu đồ điện mới được ký kết rồi cũng bị làm lạnh tình cảm (đồ công nghiệm quân sự các nước Israel, Đài, Hàn... có nhiều thành phần hàng Mỹ, phải tuân theo thái độ và luật lá Mỹ). Tiếp sau đó là Liên Xô đổ, Tầu tìm cách cải tiến J-7 lần nữa, nhưng các kỹ thuật viên Liên Xô cũ lắc đầu, họ khuyên tầu nên thiết kế lại cái mới đi. Sau rất nhiều nỗ lực, có lẽ ngày nay J-7 mũi to đã có đồ điện, dự định bán cho Pakistan (bị cả Nga Mỹ cấm vận vũ khí), được đặt tên kêu hơn cả siêu là FC-1. Tuy nhiên, cái mẫu máy bay đó, 40 năm tuổi tầu, gần 50 năm tuổi Nga Mỹ đã quá cổ mà Pakistan đã ấm tình đồng chí với Mỹ.



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 01:56:38 pm
Phương pháp Phàm Là .  , đẻ ra
69式40毫米火箭筒, 69 thức 40 hào mễ hỏa tiễn đồng.

B41 được tầu nhái, thế nào, chắc chắn được nhái không phải bằng các lực đẩy đã thúc ép các nhà kỹ thuật Liên Xô thiết kế RPG-7. Động lực duy nhất người Tầu sử dụng có lẽ là tầm bắn của B41 chứ không phải độ chính xác và khả năng diệt mục tiêu cao khi bắn trúng. Có thể xem ở trang trước bản "B41 ngắn ngắn bắn đạn B40" thì biết. Điều đó giải thích tại sao tầu nó chán lè Kiểu 69 của nó. (Tất nhiên là sau khi đem ra chiến thật, chứ trước khi đấy thì vẫn "bố thổi kèn, mẹ hát con khen lấy").
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13715#msg13715 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13715#msg13715)

Mình được kể về chiến tranh đánh pốt. Trước mình, các chú các anh đơn vị mình chiến pốt có 7 ngày là vào Phnông-pênh. Xe cộ vưỡn còn nhiều vết đạn. Kỳ thật, trong trận chiến này Kiểu 69 tầu đã thể hiện quá rõ nhược điểm nhưng chắc lúc đó người tầu đổ cho cái đầu pốt "bằng trái nho", còn tầu vẫn chắc chắn là "đầu to", chỉ mấy tháng sau, sau 2/1979 thì cái "đầu to" tầu mới có "óc bằng trái nho". Với số quân đông hơn ta, lính chính quy pốt có vài trăm ngàn khẩu Kiểu 63Kiểu 69 trực chiến (chỉ tính số đang trang bị, không tính số đắp chiếu). Xe tăng nó cũng kha khá. Còn người thì khỏi bàn, nó thiện chiến gần bằng ta vì cũng bao năm đán Mỹ đánh Non-Non, nhưng điều này thì tầu "trái nho" lại không hề nghĩ đến. Với số lượng B41 như thế và trình độ quân ta thì có lẽ đốt được vài chục ngàn xe, gấp vài chục lần số xe ta đánh pốt. Nhưng chỉ gặp thương vong đáng kể khi bị phục kích ở tầm rất gần, hoặc ở cảng và ở núi biên giới Thái. Ở trận đổ bộ cảng và trận đánh căn cứ biên giới Thái, địch tập trung một lượng lớn Kiểu 69, bắn rất gần, tập trung vào xe bọc thép M113. Những tác động đáng kể Kiểu 63Kiểu 69 có lẽ là chống công sự. Theo các cựu binh kể, đạn địch khoan đất rất dài, từ thềm vào giữa nền nhà (ai mà biết nền nhà bao nhiêu, chỉ cần hiểu là hơn B41).

Sức khoan đất thành vệt dài chính là điểm tế nhị, chính nó chứ không gì đã làm khả năng diệt mục tiêu khi bắn trúng của đạn tầu tồi. Cũng như cái phương án đạn ngắn, đạn kiểu B40... cho thấy khả năng ngắm bắn và bắn trúng tồi. Dưới đây ta xem về nguyên lý đạn lõm để thấy điều đó.

Tại sao mà tầu nó chán đạn Kiểu 69 của nó ????? Điểm dưới đây tầu nó không biết, hay người biết tầu không thể thuyết phục trái nho là điều đó đúng, nên không phải là điểm dưới đây. Qua thực tế, tầu nó thấy súng nó kém, nhưng rốt cuộc, nó không biết tại sao. Chỉ biết rằng là, khả năng diệt tăng của các kiểu này chán rõ rệt. Đạn phân tán, không nhắm được vào các chỗ hiểm yếu, đã thế lại cần bắn vào chỗ thật hiểm mới chết tăng, thế là chỉ những tên pốt mai phục rất sát mới hạ được tăng. Về tên súng tầu, mình nhe các anh các chú kể lại thấy có B63B69, theo những gì kể lại, có thể B63 là "B41 ngăn ngắn bắn đạn B40", còn B69 có thể là Kiểu 69. Bác nào biét rõ hơn đính chính hộ cái.

Còn kỹ thuật nhà ta. Thật đáng buồn, một số lượng khá khá các tiên ông tiên chỉ là các thành phần đại trí thức đã dược du học ở tầu thời toàn dân làm gang thép. Sau vài năm sang đó ca "Đông phương hồng" nhiệt tình, hăng hái đánh bọn lò cao lò mac-tan theo "Xét lại Liên Xô", các đại trí thức này về dịch nguyên sách chữ vuông của con cháu nhà Mao và lấy đó làm tiên đề cho đến nay. Một đặc điểm khá phổ biến của các tiên ông tiên chỉ này là rất coi khinh toán học và không thèm biết viết chương trình máy tính. Phương pháp nghiên cứu của họ hết sức ưu việt, đó là phương pháp "phàm là" nổi tiếng của Trung Hoa Vĩ Đại, với phương pháp này thì toán họcmáy tính có ý nghĩa chi đây ?????.

Chúng ta nhìn qua cấu tạo đạn lõm để hiểu hơn về cái đèn xì này. Đạn lõm là đạn có vết lõm, đơn giản như vậy, những cũng có điểm phức tạp. Đạn lõm thường có 2 cơ chế khoan, có kha khá chủng loại và phương pháp thiết kế dựa vào hai cơ chế này.



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 03:00:31 pm
Đạn Lõm Góc Mở Rộng, đạn khoan bằng nhiệt độ và áp suất hội tụ.

Đây là những đạn lõm dùng thuốc nổ cháy nhanh (như các thuốc nổ nhanh như HMX, RDX, PENT hay hỗn hợp thuốc nổ cứng TNT, thuốc nổ không khói với các chất trên). Đạn lõm có kiểu này có thời gian truyền phản ứng nổ nhanh hơn nhiều thời gian truyền sóng nổ, điều này làm cho phản ứng nổ bắt đầu coi như cùng lúc trên toàn bộ khối thuốc nổ lõm. Đạn cũng có thể được làm từ thuốc nổ chậm như TNT nhưng có phương pháp kích nổ đặc biệt.

Khối thuốc lõm tạo thành mặt gương hội tụ sóng chấn động. Thuốc nổ cháy xong ở áp suất thường có nhiệt độ khoảng trên 1000 độ C(yếu) và vài ngàn độ (mạnh). Ở diểm hội tụ, từ điều kiện gặp mục tiêu, có áp suất tăng lên đến hàng ngàn atm và nhiệt độ lên đến 4000-6000 độ C.

Góc mở của liều nổ lên đến trên 60 độ. Để tăng khả năng xuyên, người ta dặt sau lièu lõm khối chấn sóng nổ. ở đạn PG-7V, khối này chính là khối sau của đầu đạn, nơi có ngòi tự hủy, ngòi điện, trạm truyền nổ... Khối chấn sóng nổ làm vùng hội tụ kéo dài ra một chút, vết xuyên hẹp mà sâu hơn do động năng khí cháy thiên về phía trước hơn.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_nguyen_ly_dan_lom_nhor_thuoc_.jpg)

Liều lõm có góc mở rộng khoan giáp bằng nhiệt độ và áp suất hội tụ này cần được điểm hỏa đúng thời điểm. Yêu cầu về độ chính xác của thời điểm điểm hỏa rất cao. Như hình dưới đây thể hiện.

Chỉ cần lệch điểm hỏa 3cm đạn đã gần như không còn sức xuyên, với tốc độ 300m/s, 3cm tương ứng với bao nhiêu, 1/vạn giây. Để đạn xuyên tốt giáp dầy cần phải điểm hỏa chính xác hơn nữa.

Đạn lõm góc mở rộng khoan bằng nhiệt độ áp suất cao ít bị ảnh hưởng bởi góc chạm. Nhìn trên sơ đồ, dù góc chạm có thay đổi khá mạnh thì tại điểm hội tụ, nhiệt độ và áp suát không thay đổi nhiều. Chủ yếu, việc thay đổi góc chạm ảnh hưởng chủ yếu đến sức xuyên gián tiếp: nó làm thay đổi thời điểm phát nổ của ngòi, mặt giáp cứng không đúng ở tâm hội tụ.

Bí quyết là làm được ngòi nổ đúng với các cách chạm khác nhau, góc chạm khác nhau. Điều này trở nên vô cùng khó khăn khi tính toán cho đạn vượt qua những vật cản rất khác nhau như bao cát phủ ngoài công sự, lưới và vách chắn B40...

Một ưu nhược đáng kể nữa của liều lõm góc mở rộng xuyên bằng nhiệt độ và áp suất là đường kính đầu đạn lớn. Phải đường kính đầu đạn lớn thì điểm hội tụ mới tập trung được năng lượng mạnh. Đường kính lớn làm nòng to, cản gió...

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/thoi_diem_diem_hoa_anh_huong_cua_da.jpg)

Liều lõm có góc mở rộng  ảnh ưởng mạnh bởi tốc độ truyền phản ứng nổ.
Nếu các điểm trên "gương cầu lõm" phát nổ không đồng đều thì các sóng nổ "hội tụ theo không gian" nhưng không "hội tụ theo thời gian", rõ hớn là không đến tiêu điểm cùng lúc, điều này làm áp suất nhiẹt độ không tập trung cao.
Người ta có thể kích nổ ở nhiều điểm. Với đạn lớn như bom, người ta dùng nhiều kíp điện đặc biệt.
Với một số đạn nhỏ, người ta thiết kế đạn hơn dài ra, làm khoảng cách từ "miệng cối lõm" đến tiêu điểm gần hơn từ "đáy cối lõm" đến tiêu điểm.
B41 sử dụng thuốc nổ hỗn hợp có độ bền cơ học cao, năng lượng cao và tốc độ truyền phản ứng nổ rất nhanh. B41 thừa kế B40 trạm truền nổ chữ U đặc biệt, nhưng được tính toán khoa học hơn để loại bới thuốc nổ thừa vốn chỉ tác dụng truyền nổ. Khác với B40, ngoài trạm truyền nổ có mặt cắt chữ U truyền phản ứng nổ vào cạnh chữ V, B41 kích nổ luôn đỉnh chữ V bằng kíp nổ phát triển. Khác với kíp nổ thường, ở kíp nổ thường toàn bộ kíp cùng nổ một lúc, do kíp mang vỏ chắc và thuốc nổ nhanh. Kíp nổ B41 có tác dụng như một trạm truyền phụ.
Phản ứng nổ B41 thế này. ban đầu, phần đỉnh chữ V tạo thành một liều lõm nhỏ (cỡ 3/4 cả liều). Liều này được phát động cùng lúc bằng đồng thời điểm hỏa từ tâm (kíp truyền) và cạnh (mạch truyền). Nửa còn lại (miệng lõm, khỏng 1/3 chiều sâu vết lõm) phát nổ sau chút. Điều này hạn chế được nhược điểm của đường kính nhỏ của đạn PG-7VPG-7VM. Điểm này cũng hạn chế nhược điểm phân tán nhanh sau khi qua điểm hội tụ của khối góc mở lớn.

Bôi vài đường về các hướng truyền phản ứng nổ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/PG-7V_cat_ngang_truyen_no.jpg)

PG-7 ra năm 1959, sau đó 2 năm, 1961 thì có PG-7V. Kiểu này coi như liều chính được kích bởi một kíp tròn đều xung quanh, giữa cạnh V, bằng một "mạch truyền phản ứng nổ". Đồng thời, một liều nổ mồi tạo ra "đạn khí nén nóng" như PG-7VM sau này, nhưng nhỏ hơn.
Ngoài ra, PG-7V còn có nhiều cải tiến về kính ngắm, kiều, tên lửa, điểm hỏa. Đây là kiểu phổ bién nhất nhà ta dùng.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/RPG-7B.jpg)

Có copy thì cũng chỉ copy được thành phần và hình dáng thuốc, sao mà copy được tốc độ truyền phản ứng nổ, thời điểm kích nổ. Ròi những bộ phận không ai có và chẳng giống ai, như cái phễu rót sóng nổ này.

Đạn PG-7 và các đạn tiếp theo có một thiết bị đặc biệt mà các đạn có rất ít có, đó là phễu hội tụ luồng. Một số nhà thiết kế cho rằng, liều nổ xuyên giáp thì phễu chịu thế nào được, nhưng thực tế, nó rất có tác dụng trước khi bị phá huỷ: người ta lái luồng trước khi nó quá tập trung đến mức phễu hỏng. Một số nhà thiết đánh giá đổi khối lượng phễu lấy thuốc nổ trong liều ???? họ quên rằng, cần làm cái chóp đầu đạn rất vững chắc để làm lưng cho tính thể áp điện hoạt động chính xác. Ngoài ra, lưng phễu còn được tận dụng để đặt các thanh thép cứng, nó chống chóp đạn vững và cắt vật cản như các lưới, vách chống B40.
Phễu này cho phép các đạn B41 có yêu cầu điểm hỏa nhẹ hơn một chút, tăng khả năng diệt mục tiêu.

PG-7V
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/PG-7V_cat_ngang.jpg)


Liều lõm mở rộng có tấm tích năng lượng.
Một biến thể của liều lõm góc mở rộng là kiểu đạn lõm mở rộng có tấm tích năng lượng. Phần lõm của liều nổ được phủ bằng một tấm vật liệu nặng, có thể là thép, đồng, volphram hay thậm chí uran. Tấm này có thể làm bằng vật liệu dễ nóng chảy như đạn chống tăng hay bi bắn xa như phòng không. Tấm này làm chậm tốc độ truyền sóng nổ do tỷ khối của nó. Điều này làm phản ứng nổ diến ra đồng đều trên toàn bộ liều, thường liều súng pháo nhỏ đơn giản được kích nổ từ tâm.
Khối vật kiệu này hấp thụ năng lượng của sóng nổ và chính nó là "đạn" xuyên giáp. Nhờ tích năng lượng vào vật liệu nặng, nên năng nượng chậm bị phân tán hơn và khoan được giáp sâu hơn, ít bị ảnh hưởng bởi thời điểm kích nổ hơn. Người ta có thể đặt tiếp điểm ngòi nổ ra xa tâm điểm, tùy từng vật liệu giáp, điều kiện gặp giáp mà thời điểm kích nổ thay đổi. Khi đạn chuyển động nhanh hay chóp đầu đạn biến dạng, thời điểm kích nổ có thể lùi chậm một chút. CÒn kích nổ sớm một chút cũng không bị phân tán.

Một nhược điểm của kiểu liều này là tốn khối lượng cho tấm. Nhược điểm nữa là tốc độ truyền phản ứng nổ và tỷ khối, khối lượng, cơ tính nhiệt tính của tấm phải được thử nghiệm kỹ càng. Gặp phải đồ rởm, khí nóng vượt trước tấm nặng, cản tấm lại. Trần Đại Nghĩa đã rất vất vả để làm được tấm này, tròng điều kiện không có đồ đo và gia công chính xác. Ông làm tấm này bằng đồng.

Ưu điểm của loại này là có thể làm đạn lớn bằng thuốc nổ cháy chậm rẻ tiền như TNT.
Các kiểu đầu lõm góc mở hẹp nyư duwis đây cũng áp dụng tấm này nhưng khó khăn hơn, thường chỉ dùng cho đạn nhỏ.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_nguyen_ly_lieu_no_lom_co_tam_.jpg)


Kiểu liều nổ lõm hoàn toàn khác biệt là dạng liều nổ lõm ống nòng súng, hay còn gọi là kiểu liều nổ lõm góc mở hẹp, kiểu liều nổ lõm này khoan giáp bằng động năng luồng khí. Cũng có thể có tấm tích năng lượng làm đạn, nhưng ít dùng.

Đây là liều nổ lõm có hình chữ V lõm kéo dài làm cho góc hai cạnh chữ V rất nhỏ (đỉnh chữ V thường gọi là sau). Đạn được áp dụng cho những loại đạn pháo lớn, nặng hay dùng thuốc nổ chậm. Vụ nổ bắn đầu từ một khối thuốc nổ mạnh đặt trên đỉnh chữ V (thường gọi là khối sau). Phản ứng nổ truyền theo thành chữ V lên miệng khối lõm. Người ta tính toán tốc độ truyền phản ứng nổ sao cho nó mằng tốc dộ truyền sóng nổ từ khối thuốc đỉnh (thường gọi là khối sau). Nhờ đó, chữ V lõm tạo thành một cái ống dài, một lượng khí nén chạy dọc ống như trong nòng súng, liên tục được bổ sung năng lượng. Khối khí nén này có áp suất hàng ngàn atm, nhiệt độ rất cao khi dùng thuốc nổ mạnh, nhưng nhiệt độ áp suất của nó không đạt cao như dạng góc mở rộng. Năng lượng được tích vào viên "đạn luồng khí" này là tốc độ lên đến hàng ngàn m/s của nó, được tăng lên trong suốt chiều dài "nòng súng". Nhờ khoan bằng động năng như vậy nên sức xuyên không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời điểm kích nổ, nhưng sức xuyên giảm rất nhanh khi góc chạm (góc giữa trục đạn và bề mặt giáp) giảm đi. Đạn thường văng ra khi góc chạm đến 40 -30 độ. (Một số người dùng góc chạm là góc giữa trục đạn và pháp tuyến, giảm phải thành tăng, 30 phải thành 60 và 40 phải thành 50).

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_nguyen_ly_lieu_no_lom_dang_og.jpg)

Loại đầu nổ này được áp dụng nhiều cho pháo chống tăng. Pháo khác súng không giật ở chỗ nó có lực đẩy rất mạnh, loại đầu nổ này thường khá nặng. Mặt khác, pháo chống tăng có đường đạn chính xác nên nhắm bắn giữa xe tốt. Hồi những năm 1970, Liên Xô phát triển những đầu lõm có nhiều tầng ống hoặc kết hợp tầng ống và tầng hội tụ. Ngoài các tầng công phá chính được thiết kế két hợp trên, vẫn có đầu nối dài chống ERA. 3BK-31 chẳng hạn, đạn có 2 tầng chính và một tồng nối dài phá ERA. Đạn có tốc độ gần 1km/h, vượt qua các giáp hộp ngoài, công phá ERA trước khi hai liều lõm nối nhau phá giáp chính. Liều sau nổ trước, "đạn" khí nén nóng do liều này tạo ra tiếp tục được liều phía trước tăng tốc.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/x_heat.jpg)

Liều lõm có cấu tạo phức tạp.
Từ khi có máy tính, người ta vẽ vời ra nhiều loại đạn HE có những kiểu liều nổ quái chiêu. Ví như đạn PG-7VM (M=hiện đại hóa). Đạn này giống như đạn chống tăng 3BK-31 của pháo, có nhiều liều nổ lõm kết hợp, (chưa tính liều thêm ở đầu phá ERA). Tuy cùng được tính măng máy, nhưng đạn PG-7VM khác 3BK-31, vẫn là góc mở rộng. Khác biệt lớn nhất là liều nổ lõm ở sau liều chính. Liều này được kích nổ chính và nó kích nổ liều chính. Cơ cấu này tạo một kết hợp ưu việt của đạn vận tốc và đạn áp suất. Khối khí do liều mồi taọ ra, hội tụ được liều chính tăng tốc gần giống nòng súng, rồi lại được nén kỹ hơn nữa. Nhờ đó, đạn PG-7VM chỉ tăng chút khối lượng nhưng tăng mạnh sức xuyên.


Nó giữ khả năng chịu đựng góc nhạm nhỏ như liều mở rộng nhưng xuyên sâu hơn nhờ lai lai chút hiệu ứng động năng.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13712#msg13712

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/So_do_nguyen_ly_dan_b41_RPG7_VM.jpg)


Ta có thể thấy ưu thế của đầu đạn B41. Nó dùng đầu đạn góc rộng điểm hỏa cức chính xác, độ chính xác cơn phần vạn giây. Nó cũng dùng trạm truyền nổ chẳng giống ai, đảm bảo phát nổ đổng đều. Tuy góc chạm 90 độ thì M72 như B41, nhưng PT-76 mỏng tang thi M72 văng ở Làng Vây, 1968. Sau này, có thể thấy M1 có hướng nghiêng giáp trước rất giống PT-76, có lẽ bài học Làng Vây quá đắng và để lại ấn tượng quá sâu đậm. Ban đầu, người Mỹ đã không đủ trình dùng góc rộng, thì phải chấp nhận văng khi gặp giáp nghiêng bởi dùng nòng súng. Sau này, người Mỹ đầu tư nghiên cứu cải tiến mạnh phần đầu nổ và ngòi nổ.

Cơ chế phóng của B41 làm đạn xoáy rất mạnh trong nòng và đạt được vận tốc đầu nòng rất lớn trước khi tên lửa bật. Nhớ lại là, đạn phản lực kiểu tên lửa như Katyusa BM-13 hay BM-31 không thể chống tăng được như pháo tiền tuyến Đ-44 chỉ vì độ chính xác. Chỉ những đạn nào trước khi ra khỏi ray phóng là cái nòng có sơ tốc thẳng và xoáy lớn mới đạt độ chính xác cao. PG-7V có sơ tốc 120m/s còn PG-7VM là 140m/s. M72 có sơ tốc kha khá nhưng thiết kế tên lửa của nó rất khó làm vận tốc xoáy tăng. Chính vì điều đò mà khả năng bắn trúng của M72 giảm rất nhanh theo tầm. Nếu lấy M72 thử theo kiểu Nga mới rõ được "tầm bắn hiệu quả" bao nhiêu. Tuy nhiên, anh Mỹ ưa quảng cáo thường nói về M72 bẳng vận tốc tối đa (1000 mét) còng nói về B41 bằng "tầm bắn hiệu quả". Hơn nữa, người Nga có khái niệm "tầm bắn hiệu quả phát đầu", tức là khả năng diệt mục tiêu ngay phát đạn đầu, thì anh Mỹ rất hay nói đến con số đó, tảng lờ không giải thích kỹ quên béng cụm từ dài dòng "hiệu quả phát đầu". Anh thường ít nhắc đến tầm bắn tốt đa của B41 1100mét và nó xoáy mạnh ngay trong nòng. Ró ràng, thực tế chứng minh, B41 thì phát triển khắp thế giới, còn nhà ta có hàng đống M72 cũng vứt xó.

Kiểu 69 dùng góc rộng nhưng không bao giờ có thời điểm điểm hỏa đạt yêu cầu, mặc dù qua nhiều lần cải tiến, tuy thế, quan tướng tàu đều tự hào rằng đây là sản phẩm ưu việt hơn đồ chả ra gì của "Xét Lại Liên Xô". Sau 2/1979 thì tầu đã hiểu là cái đầu nó to nhưng óc cũng chỉ bằng trái nho. Nhưng, phản ứng của nó thì tiêu cực. Thay cho việc cố công ngâm cứu tìm ra kíp nổ tốt thì tầu dùng biện pháp châm cứu. Họ thu bé rút ngắn đạn để tăng khả năng bắn trúng chỗ hiểm, "tiến trình còi hóa" kéo dài 20 năm nối tiếp bài ca "mẹ hát con khen" hơn 20 năm.
Cái Kiểu 1984/69, kết quả của chiến tranh biên giới phía Bắc đó đối đầu với B41 được vài năm, thì đến năm 1989 có lọai hàng nhái không B41Kiểu 89 xuất hiện. Kiểu 1984/69 thu bé đầu đạn lại chút, cũng rút ngắn đuôi và giảm liều. Đến năm 2004, Kiểu 2004/69 ra đời, cải tiến đáng chú ý là giảm tác động của liều, do thu ngắn đuôi lắp liều chống lệch gió (tiếp tục xu hướng còi hóa), tăng cường tên lửa tăng tốc, tăng sơ tốc và vận tốc để dễ bắn vào chỗ hiểm.Cả Kiểu 1984/69 hay Kiểu 2004/69 đều là bản nhái đầu đạn còi, cả còi thời điểm kích nổ là còi khối lượng, trong khi xu thế chung là đạn chống tăng cầm tay tăng khối lượng, như PG-7VL, PG-7VR...
Trên kia, tớ có nói đến chuyện đạn Kiểu 63Kiểu 69 khoan nền nhà thành vệt rất dài, điều đó chứng tỏ một cách tế nhị người tầu dùng phương án thu hẹp góc mở từ trước Kiểu 1984/69, dĩ nhiên điều này có nguyêh nhân là ngòi và có hậu quả là góc chạm. Có thể thấy, sự phát triển của B41 tầu rất giống sự phát triển bàng môn tả đạo, cãi thầy. Liều nổ của Kiểu 69 không bao giờ được điểm hỏa đúng, đánh nhẽ phải luyện nội công nhất dương chỉ, hoàn thiện tinh thể áp điện, thì họ lại thu bé góc mở. Thu bé góc mở dẫn đến góc chạm, vậy là tăng tốc thu bé khối lượng... Đi ngược xu thế chung của đầu đạn chống tăng.
Thế nhưng, cái kẻ khoe mẽ lại thêm cớ khoe: súng đạn của ông nhẹ hơn khối thằng !!!.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ChienV trong 28 Tháng Giêng, 2008, 03:27:00 pm
Bác HP, một số post của bác lạc đề sang vấn đề pháo nòng dài D-44 hay sự còi của người TQ, bác xem nên tách làm chủ đề mới để phát triển tiếp hay sửa bài cho phù hợp với topic này. Nếu tách bác PM cho em.

Em có quyển hướng dẫn sử dụng, sửa chữa pháo nòng dài D-44, bác có cần để phát triển tiếp ý tưởng về pháo thì PM em, em chuyển cho!


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 03:57:26 pm
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg12789#msg12789
Không hiểu cái súng ngắn đó tên gì, tớ chỉ đoán mò là B63 theo lời kể của đại trưởng. Ai giúp với. Nhìn hìng dáng khối thuốc của đạn B40 thấy rằng nó cổ hơn B41 một bước xa, "mạch truyền phản ứng nổ" không tạo thành liều lõm khởi động. Phần sau liều lõm thì dầy nặng để truyền phản ứng nổ đều. Hiệu quả thể tích chỉ bằng nửa B41. Tầu nó lấy đạn B40 lắp vào B41 bắn ?????, rồi khi tốc độ đạn quá cao, ngòi B40 không đạt thì bắt đầu phát triển "bàng môn tả đạo". Tốc độ đạn quá cao, ngòi B40 cổ không cho phép điểm hỏa liều góc rộng, ta dùng liều góc hẹp. Liều góc hẹp thì cần bắn chỗ hiểm, ta tăng tốc. Tăng tốc thu ngắn đạn gì giảm khối lượng đạn... và cứ thế "bàng môn tả đạo" phát triển. "Quá trình còi hóa" 40 năm được chia thành 2 giai đoạn, thu hẹp chỗ cõ thể bắn và thu hẹp đầu đạn. ??????
Chúng ta càng thấy, thiết kế "ưu việt mà đơn giản" như AK-47B41 khó khăn quý giá thế nào.


Hê hề hề hề.
B41 là thứ mà tầu không bao giờ nhái được, mặc dù rất "đơn giản". Mình đang định làm một topic về pháo thật đáy, ChiếnV send chơ tớ được không ????

Đ-44 sang ta thất nghiệp. Lúc này đã có nhiều ĐKZ và B41. Tầm bắn hiệu quả các loại này thấp hơn Đ-44 nhưng Đ-44 chỉ bắn được mộ số loại giáp tăng. Vả lại, tầm bắn Đ-44 chống tăng cỡ 1km thì cũng không vượt hẳn lên được, so với khối lượng hàng tấn.

B41 có tầm bắn rất gần, nhưng ưu thế là nhẹ, thuốc nổ không đẩy đạn tới được xe thì người mang. Ở đây có so sánh tầm bắn hiệu quả vũ khí. Trong phòng ngự chính quy, xe tăng đến được B41 đã khó. Bảng này không nói được rằng, đến tầm B41 thì xe tăng vấp phải hỏa lực đột nhiên tăng vọt số lượng. Số lượng B41 gấp hàng chục lần xe tăng, pháo, đạn có điều khiển khác...

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/Sosanhtambanb41.jpg)

Đánh cá
http://video.i.ua/user/198879/1032/4873/

M48A3, Miền Nam. Không biết, có thể tìm được ai chế tác phẩm này không nhỉ. ?????
Mặt trước tháp pháo nhé.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/m48_5.jpg)

M113, cái này ở Iraq đã được hiện đại hóa rồi đấy. Bên B40 có vết đạn B40 vào xe này, vết đạn tròn đẹp lắm.
Còn B41, hình như nó không cần hội tụ áp suất đã phá tan vỏ M113 rồi hay sao, vỡ toác chứ không gọi là thủng được. Mỗi phát thế này nếu may mắn thì đi một tiểu đôi, nếu không may thì để cho con cháu vài tấn nhôm.
Tiếc quá, mất cái ảnh BTR Nga bị Chechen cho phát, cũng vỡ toan thế này.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/49_6_3.jpg)

Cũng như M113, khẩu dã pháo tự hành này cũng giáp mỏng.
Parvan Province, Panjshir Valley, Afghan Mujahedeen đang đứng trên nạn nhân Liên Xô của B41 đồng hương.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/Parvan_Province_Panjshir_Valley_clo.gif)

Sự ưu việt của ngòi B41 đây, đạn xuyên qua tấm chắn ngoài rồi mới phát nổ. Các loại đồ rởm khác không thể làm được phát tương tự. Kể ra, phát này cũng có chút may mắn, thấp hơn chút nữa thì chỉ đứt xích thôi. (chú lính chắc ghép thêm quảng cáo).
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/a97de459629537bb7d5c172bd85aaf7d_fu.jpg)

Phát không may đây, hay là tấm chắn xích M1 dùng cũng được. Mấy thằng trong này chắc về phải mổ bò.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/f6852d4dfd505196d2e55c1c52b5ec90_fu.jpg)

Đi ma cao
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/49_6_2.jpg)

Afghan Mujahedeen guerilla và ĐKZ-82, phải không bác đoành ơi, trông hơi lạ lạ. Có điều, bọn Mỹ nó quăng Mujahedeen lên mây xanh, nhưng lại bảo đây à RPG-7. Bọn này ngu thật.
http://www.rugreview.com/stuf/afgwar3.htm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/rpg1.jpg)

Đoàn xe Liên Xô ở Afghan. Những tin đồn về chiến thuật với chiến lược săn tăng của Mujahedeen đa phẩn nhảm nhí, địa hình thế này thì vài chú vác B41 là lập được công to.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/18mail-2.jpg)

Tất nhiên là đất đỏ nhà ta rồi, cu này không biết về được Mỹ hay sang Nhật thập niên 1980. Không tìn được cái ảnh rừng rậm nào, bác nào xem "Cuộc chiến 10 ngàn ngày", tất B41 nguy hiểm với tank thế nào. Vậy mà đánh nhau bao lâu, Mỹ nó không khoác được cái áo cho Mxxx.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/m-48-TANK1.jpg)

B41
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/49_6_2.jpg)

Chê tăng M1 thì có mà đến sang năm. M1 có cái bình dầu bắt chước T-34. Trước đây, T-34 có bình nhiên liệu đặt ở góc xe trước. Mỗi lần trúng đạn vào đó, dầu bắn tưới khắp xe và cháy trụi thùi lụi. 2  ảnh trên là những ngày đầu M1A2 tham chiến 27/9/2003, Hồi tháng 3 năm đó, M1A2 bị Thổ lừa đảo, không kịp đánh.
Ảnh thứ 3 là mấy năm sau, gầm cầu trong thủ đô nước Rắc, trúng thùng nhiên liệu phải trước.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/225895bfa497092a0558b4fd1a3d054d_fu.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/3b50a04fceb456987821bf08ab02e1a0_fu.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/4020a20304a9d3a03924e11ae938c915_fu.jpg)


Còn đây, trúng máy phát điện, cháy động cơ, cũng đi ráo.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/e68e4370ee994722ce795f0e8b681651_fu.jpg)

Còn đây, Mỹ hồi này khôn nhẩy, hồi kháng chiến, nó tuyền vứt lại xe cháy, hồi 198x anh em mình mới có chút sắt bán cho Nựt làm vốn. Nó làm thế này khi dân Iraq sau này ăn cám thôi.
M1 có tốc độ quá chậm, nó có tỷ lệ công suất và khối lượng thấp, hẹ thống treo lại không thể sánh với T-80. Tốc độ chậm và phải chậm nữa nữa trên đường gồ ghề là nguyên nhân xe này bị B41 bắn rất nhiều.
Số đọc được:  3-1, B-1-185ARM1. Nổ buồng đạn.
Có điều, một số nguồn tin cho là cái này bị kích nổ đạn khi di chuyển. M1 rất xóc và nạp đạn thủ công, có thể thế lắm.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/4fc8ee53a3d38f47e97a09e1ae65fda5_fu.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/c6336ed9b06ad306a7e3a1d4376da7cb_fu.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 07:22:07 pm
Từ Kháng chiến, nếu Mẽo nó có năng lực thì 30 năm qua đã làm được cái giáp hộp, giáp rỗng cho xe tăng ngon ngon rồi. ??????? Còn cái lồng thường thấy ở Iraq. Mấy ông mẽo này phải học tiếng Việt rồi vào topic này đọc về đầy đạn B41.

Đạn bắn trúng một tấm sắt ngoài, đúng chỗ "Nan Lồng", phát nổ ở xa giáp chính. May cho viên đạn này là M1A2 đi có giáp ở đây hơi mỏng, tuy đạn pháo nổ xa giáp chính nhưng cũng đủ phá buồng đạn.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/B41banM1A1.jpg)


Nhắc lại lần nữa rằng, ảnh trên chụp xe tăng chiến đấu chủ lực M1.
Thế nhưng hiện nay ở Iraq thấy rất nhiều xe car, xe bọc thép chở quân APC (BTR), xe bọc thép hạng nhẹ... có lồng này. Nhưng mấy nhà thầu Mỹ rất khéo, họ hô rằng lồng chống được đạn RPG, không mở ngoặc cho các nạn nhân trong lồng điều này: "ở Iraq và Afghan chỉ toàn RPG-7 thôi". Anh nào biết mà kiện thì họ bảo "lồng này chống mìn ven đường". Có anh kiện nữa bảo: "lồng càng không chống mìn ven đường được", thì nhà thầu bảo "hạn chế thương vong", hạn chế 0, n 00 phần trăm thì kệ họ.

Thật ra, trước đây các nha kỹ thuật quân sự Nga thường cười vào mũi cái M1, nhưng nhiều người không tin. Thủy tổ của M1 là MBT70 Đức thiết kế cho Mỹ. Đức bố trí rằng, xe này có mặt trước để đấu tăng, dầy như sơ đồ dưới đây. Còn các mặt khác MBT70 có rất nhiều thứ phụ chắn quanh giáp đúc. Tuy nhiên, Mỹ chế đắt và thay bằng giáp hàn với ném hết ba cái giáp hộp phụ đi. Thế là Nga và Đức khụt khịt cố giấu nụ cười. Đức thì tôn trọng đồng minh, cười lịch sự. Nga thì buồn cười một mình vì không thể thuyết phục được dân Mỹ là niềm tự hào M1 của họ bị bắn thủng bằng đạn 30mm trên xe BMP-2 của Nga, trong hầu hết các điểm trừ mặt trước.
Câu chuyện này trở thành sự thật nhanh chóng khi cuộc chiến của M1 diễn ra. Mà không cần đạn 30mm trên xe BMP-2 Nga. Thế nèo thế nì ????? một anh M1 Brandly hết sức tin tưởng giáp M1 vô địch, nã thử một viên trọng liên 25mm vào sau M1, ôi trời, động cơ nổ cái ùm. Mình nhớ mãi cái cảnh bọn lính Mỹ trình bầy việc này. Nó chờ cho đám cháy kết thúc, xe nguội hẳn, nó dàn cảnh. Chú trưởng xe mặc nguyên áo giáp đi vòng quanh xe ngó nghiêng, ý nó trình bầy cảnh "bị sao ấy nhẩy". Cảnh cuối gây ấn tượng là chú mắt chữ o mồm mím chặt nhìn vết đạn 25mm.
Vết đạn 25mm làm nổ động cơ M1 đây, điều này cho thấy B41 còn đắc dụng lắm, chưa về hưu ngay được. Điều này cũng có nghĩa, ở Iraw và Afghan có hàng triệu khẩu B41 gây nguy hiểm cho M1, chứ không phải chỉ vài khẩu RPG-29 đời mới.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/M1/chay_hong/d47.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 08:33:13 pm
Quân ta có rất nhiều trận đánh trên mức xuất sắc bẳng B40, B41 hay ĐKZ. Nhưng bộ đội giỏi đến đâu thì phòng viên tồi đến đấy. Lũ phóng viên chỉ thích ngồi viết tụng ca. Có tên nào vào đến chiến trường thì cũng chúi hết xuống hầm. Bao nhiêu năm, chỉ còn lại rất ít hình ảnh.

Còn đây, 10/1973. Ai-Cập chặn đánh đơn vị Xe Tăng Israel trên bán đảo Sinai bằng B41 và Bé Con (Малютка, B72, AT-3). Ai Cập bố trí xe BMP-1, BRDM-2 mang đạn có điều khiển Малютка làm lực lượng cơ động, xe ẩn nấp sau các đụm cát tránh pháo lớn trên xe địch. B-41 và các đạn có điều khiển khác đi bộh bố trí trên những điểm cao xen kẽ. Họ bố trí rất tốt, đảm bảo địch bị bắn từ nhiều hướng.
Quân Ai Cập tiêu diệt và bắt sống toàn bộ  mũi tiễn công xe tăng Israel từ Sinai, kể cả chỉ huy trưởng.

Ai-Cập không giữ được chiến thắng lâu. Trong khi thiết giáp nhẹ thắng lớn thì xe tăng của họ sai lầm, Quân Ai Cập đưa xe tăng tiến sâu vào đất địch, xem nhẹ phòng không. Trong lúc này, Mỹ lập cầu hàng không viện trợ khẩn cấp đồ chống tăng và vũ khí máy bay cho Israel. Đoàn xe tăng Ai-Cập bị cắt hậu cần, bị bắt sống rất nhiều.
Tuy nhiên, Ai-Cập cũng đạt kết quả chiến tranh. Các nước lớn yêu cầu Israel ngừng tiến công Ai-Cập, trả lại đất mà Ai-Cập muốn chiếm. Syria thì lại mất đất.

Chiến tranh kết thúc, Nhưng chiến công của B41 thì tiếp tục gây chấn động giới quân sự kỹ thuật lâu dài. Những xe tăng Israel tham chiến đều là đỉnh thế giới phương Tây ngày đó, bị thịt như rạ. Có đến 800 xe quân sự, trong đó có rất nhiều xe tăng chết bới B41 và Bé Con.

Sưu tập vài ảnh về tháng 10/1973

Centurion, 14/9/1973
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/Centurion_Beital-Inglisi_14_9_1973_.jpg)

M-60A1. Cái này thì do mìn. Mìn là một đồng minh tuyệt văn vời của B41 trong chiến tranh, nhìn chung, tất cả những phức tạp của địa hình đều làm B41 dễ tiếp cận mục tiêu tầm gần của nó. Đây lại là vật cản chết người không nhìn thấy. Những bãi mìn, đòn dứ, đòn dọa... mà nhử được xe địch dồn cục vào thế hiểm thì lập công rất to.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/Burned_result_mine_M_60A1_ba0bc375e.jpg)

Lữ đoàn Xe tăng Centurion số 7 Israel, 7/10/1973
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/Centurion_7_Armoured_Brigade_destro.jpg)

M60A1
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/M60A1_899bc4e40414f8d7c64cd74a6780b.jpg)

M48A3 bị phục kích, lữ đoàn Gaby, 3 Battalion 1 company, gần  Suez.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/M48A3_Patton_Gaby_Brigody_destroyed.jpg)

Gần, Ismailiya bờ kênh Suez M60A1
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/Israeli_M60A1_Suez_Canal_Egiptyanam.jpg)

M60A1 anh một chưởng của Bé Con B72. Nhìn chung, giáp diếc thế hệ M60 trông thấy Bé Con thì thế này đây, khác gì bằng giấy. Thế mà M60 cùng thời với Bé Con, M60A1 thì sau nhiều.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/601_ATGM__5916d0cb4c0c4e65e39a3339c.jpg)



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 09:03:20 pm
chẳng hỉu sao, cái nước Mỹ luôn tôn sùng xe tăng, 10 lính Mỹ thì có 9 nói Xe tăng là lực lượng mạnh dùng đánh thọc sâu ????
Trong khí đó, thật ra, xe tăng là lực lượng chống lại xe cơ giới đối phương. Dùng nó chống bộ binh công sự là sai sách chết người.

Thế nhưng, lúc sắt kết thúc tấn công, Mỹ dùng xe tăng "thọc sâu" Baghdad. Từ phía Nam, xe tăng Mỹ thọc sâu vào sân bay Quốc Tế. Hôm đó xem thời sự, mình nhìn thấy Mỹ quay cảnh "đoàn xe chiến thắng" xếp hàng dọc di chuyển như duỵệt binh trên đường cao tốc, mình đã cười bò ra. Không sai, chỉ mấy tiếng sau, đoàn xe kiêu hùng này tháo chạy, bỏ lại vài xác xe cháy tan tành bởi B41, tin truyền đi khắp thế giới nhanh chóng. Chưa bao giờ xe tăng thắng được bộ binh. Thế nhưng từ khi có B41 thì những trận đấu bộ binh-xe tăng hiệu quả hơn nhiều.
Hơn cả thế, trận này chững tỏ B41 diệt được xe hiện đại, chưa lạc hậu lắm. Một số người thường bị bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Mỹ nhồi sọ một điều rằng, chỉ một vài loại, hoặc không có loại vũ khí gì khoan được M1. Thế nhưng, B41 cổ lỗ khoan đây này. B41 bắn được M1, tức là số lượng nguy cơ tăng lên khủng khiếp, vì B41 nhiều kinh khủng.
Ở đây thiếu cái ảnh một chiếc cháy nổ trụi thùi lụi và tên phóng viên đi xe ôm.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/M1A1TankknockednearBaghdadairport_d.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/M1A1TankknockednearBaghdadairportd1.jpg)



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 28 Tháng Giêng, 2008, 11:08:51 pm

Afghan Mujahedeen guerilla và ĐKZ-82, phải không bác đoành ơi, trông hơi lạ lạ. Có điều, bọn Mỹ nó quăng Mujahedeen lên mây xanh, nhưng lại bảo đây à RPG-7. Bọn này ngu thật.
http://www.rugreview.com/stuf/afgwar3.htm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/rpg1.jpg)

Khẩu này là RPG-16 bác ạ





Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 28 Tháng Giêng, 2008, 11:17:15 pm

Liều lõm mở rộng có tấm tích năng lượng.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_nguyen_ly_lieu_no_lom_co_tam_.jpg)


Tặng bác quả ảnh khác cho máu.

Bác phân tích tá lả quá, em trình còi chả hiểu nổi mấy kiểu phân loại nhà bác. Em chỉ biết cái giống EFP này nguyên lý khác hẳn cái giống HEAT của RPG. Bác cho em hỏi đầu đạn của ĐKZ-82 (B-10) là góc rộng hay hẹp. Và tại sao bác xếp đầu đạn M-72 vào lớp góc nòng súng gì gì đó của bác. Em dốt nát nhưng thấy nó có khác quái B-41 gì đâu.






Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 11:32:28 pm
Trời đất.
Đạn M72 mình nhớ không nhầm thì có góc mở 40-50 độ, bạn thử lấy thước đo độ ra đo cái hình cắt đi. Đạn B40, B41, PanzerFaust lên đến 75-90 độ. Mình vẫn bảo người ta quan niệm góc 60 độ là phân biệt rộng hẹp mừ.

M72 có cơ chế truyền phản ứng nổ thô sơ hơn cả B40. Cơ chế này của B40 đã gần giống B41, chỉ có điều mạch truyền phản ứng nổ của B40 chưa trở thành liều nổ lõm khỏi động như RPG-7VRPG-7VM thôi. Tuy nhiên, M72B41 dùng thuốc nổ tiên tiến hơn B40 nhiều. Nếu bạn xem lại mặt cắt của M72 thì thấy thành chữ V của nó rất dầy, đây là cơ chế ống nòng súng hay dùng cho đạn pháo. M72 có kiểu ống nòng súng rất điển hình.
Nói đùa chút thôi, đã là kiểu nòng súng như M72 thì không lắp trạm truyền nổ như B40. Điểm khác biệt về yêu cầu truyền nổ như mình đã nói, liều lõm kiểu nòng súng kích nổ dần từ đỉnh chữ V lên, kiểu mở rộng như B40B41 mới cần trạm truyền nổ đặc biệt để toàn bộ mặt chữ V kích nổ cùng lúc.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.50

Trong số các đạn B41 có đạn PG-7VR, PG-7VL là có góc mở lớn nhất. Đạn PG-7VM mới trông thì có thể đánh giá nó là góc mở hẹp, nhưng thực ra là kiểu kết hợp, mình đã nói trên. Góc mở của liều chính có thể hơi hẹp, nhưng có liều phụ làm phản ứng của nó ngắn lại bằng khối khí vận tốc lớn do liều mồi tạo ra. Kiểu nhiều tầng này được áp dụng khá nhiều trong các đạn Liên Xô hồi 1970, kể cả đạn pháo. Đạn PG-7VR có sức công phá gần như RPG-29, nhưng tầm bắn hiệu quả thấp (200 mét so với 450 mét).

Mấy cái nữa bạn ví dụ có cơ chế nổ kiểu mìn claymore. Nó là một mặt phẳng hơi lõm truyền sóng nổ đi xa, sát thương phá nhẹ chứ không hội tụ khoan. Cũng như mìn claymore, đội này dùng làm mìn ven đường tốt phết, chống được car.
Một số hình thì mình không rõ, hình như là mìn lõm chống xe cộ gì đó, hay là mìn ven đường ?????



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 29 Tháng Giêng, 2008, 12:13:11 am
Mấy cái nữa bạn ví dụ có cơ chế nổ kiểu mìn claymore. Nó là một mặt phẳng hơi lõm truyền sóng nổ đi xa, sát thương phá nhẹ chứ không hội tụ khoan. Cũng như mìn claymore, đội này dùng làm mìn ven đường tốt phết, chống được car.
Một số hình thì mình không rõ, hình như là mìn lõm chống xe cộ gì đó, hay là mìn ven đường ?????

Mìn vệ đường đấy ạ. Vậy cái giống góc rộng có tấm chắn nặng của bác không phải cái giống này ạ. Em nghe bác tả em cứ tưởng chính là nó chứ. Cũng là văng tấm chắn nặng ra mà.

Mà sao người ta lại chôn con này vệ đường nhỉ, sao không đào đất chôn chổng ngược đánh gầm có tốt không, xe giời thì gầm cũng không thể chịu được. EM thấy ngạc nhiên là chưa tìm thấy tài liệu nói về mình phóng đánh gầm xe (chỉ có đánh sườn xe). Tưởng tượng 1 đầu đạn RPG-2 lắp đuôi và liều đạn cối 82, đặt trong 1 ống thép mỏng, kích hoạt bằng ngòi cảm ứng từ khi có xe bò trên đầu, đầu đạn phóng ngược lên đánh gầm xe. Loại này chắc chắn nhẹ hơn nhiều mìn đè nổ (10kg đổ lại) mà khả năng diệt xe cao hơn nhiều do giáp gầm xe nào cũng mỏng hơn sức xuyên đạn RPG-2 nhiều, góc chạm đạn lại luôn luôn gần như vuông góc=> xuyên tối đa. Đạn có nên có 1 ngòi định thời tự hủy sao cho vọt lên tầm 1m (cao hơn bất kỳ gầm xe cơ giới nào) mà không chạm mục tiêu (tức nôm na là trượt) thì sẽ tự hủy để vớt vát phần nào với hi vọng có chú bộ binh nào le ve ở gần.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 29 Tháng Giêng, 2008, 12:28:36 am
Không, cái tấm vật liệu nặng khác cái mìn ven đường của cậu là nó được tính toán, thử nghiệm, gia công kỹ để tích đủ năng lượng, nhưng vẫn không tụt sau khí nóng, mình nói rùi thui. Còn cái của cậu giống mìn claymore, chỉ là mảnh sát thương thôi, tác dụng như pháo bắn đạn ria ấy.
Đạn xuyên giáp thì hội thụ, còn mìn claymore sát thương thì không hội tụ, chỉ đẩy bắn đi xa. Với một số kiểu đạn, tấm tích năng lượng có khả năng đâm xuyên tăng vọt do nó bị nén mật độ cao. Bác Trâần Đại Nghĩa mất nhiều công phết mới làm được tấm ấy diệt xe tăng đấy.

Mìn ven đường thuận tiện hơn mìn dưới đường chứ, dễ ngụy trạng không dò được, không phải ai đến cũng nổ.

mìn phóng chứ chứ, trong các đoạn phim trên youtube đầy, nó to như quả bom ấy. Chả hỉu bọn nó lấy gì để làm quả ấy.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 29 Tháng Giêng, 2008, 01:52:30 am
Gần đây, thấy Palestin thông báo tự sản xuất được một kiểu súng phóng lựu Yasin. Mà lại còn nghe nói chính loại súng này đánh trận 6/2006. Nhưng thông tin thì mù mờ lắm. Việc Iraq chế tạo kiểu "súng phóng lựu dùng một lần", dùng như mìn chống tăng thì mình đã thấy. Vậy, theo mình, chế tạo được khẩu súng chống tăng không khó, Palestin hoàn toàn có thể làm được. theo các hình ảnh mình có thì Yasin dùng thân súng và đạn giống như B40, nhưng có loa sau dúng như B41. Có thể, đây là kiểu đơn giản giống "B41 ngăn ngắn bắn đạn B40" của tầu. Cơ chế B40 nếu dùng thuốc nổ cháy ổn định (có thể lấy từ cối), khối lùi rắn thì cũng có thể tăng tầm bắn lên chút. Nhưng theo những gì mình được biết, Yasin hoàn toàn giống như B40.

6/2006 tất nhiên là chấn động Trung Đông. Sau Iraq 2003, đây là lần đầu tiên liên minh phương Tây bại trận rõ ràng ràng trước du kích, chứ không bại trận từ từ như trong Iraq. Thật ra, Merkava cũng không có gì hay ho cả. Nhìn từ góc độ quan điểm về vai trò của xe tăng, mục tiêu thiết kế thì Merkava là xe tầm tường. Nhìn về góc độ công nghệ thì xe này càng không có gì đặc sắc cả. Có điều, đây là xe tiền tuyến của phương Tây nên được thổi lên đến mây xanh thôi. Tuy vậy, B41 nguyên thủy gặp xe thế kỷ 21 chắc chắn nhiều khó khăn. Nếu là giáp trần xì thì B41 xơi tái Merkava, nhưng xe tăng này áp dụng kỹ thuật giáp rỗnggiáp composite. Giáp rỗng, giáp hộp là tạo khoảnh trống ở giữa, phân tán đạn HE. Merkava có lớp giáp composite lớp thành cái lều quanh giáp thép chính, giữa là khoang rỗng. Tuy nhiên, cái lều này quá yếu, nó chỉ giảm sức xuyên của B41 khi đầu đạn bị lệch chút, chứ sức lao 300m/s hoàn toàn vượt qua được tấm này. Hơn nữa, cái lều này khi trúng viên đầu thì tan tành, bóc trần xì giáp chính cho viên thứ 2. Ngoài ra, còn rất nhiều điểm B41 bắn thẳng vào giáp chính, cái lều này chỉ có ở trước và phần trước hai bên tháp pháo.

Xe tăng hiện đại nhất của Anh thì cúi đầu trước B41. Phần giáp dầy gần nhất xe, dốc trước thân, bị bắn trực diện, gẫy chân lái xe năm 2003.

B41, sát thủ của M1.
Trong số xe tăng phương Tây, M1 được tăng cường giáp trước tháp pháo. Có kha khá ảnh chụp xe này thủng giáp chỗ đó bởi đạn HE, nhưng các comment đều chú thích khác, thậm chí là bị đạn chống tăng có điều khiển AGM-65 Maverick bắn để phá hủy xe ???? Tuy nhiên Cái đầu đạn của loại đạn có điều khiển này nặng từ nửa tạ đến tạ ba, thì tháp pháo chắc chắn là bay tít mù khơi, cho dù không ... thủng !!!!. Cũng có thể, tay phóng viên nhầm AGM-114 Hellfire, trình độ phóng viên chiến trường Mỹ thì phải biết.
Thật ra, M1 cũng trở thành xe tăng tiền tuyến của phương Tây, nên cũng được thổi cao hơn mây xanh một chút, chứ xe này cũng không có gì mạnh. Nguyên bản ban đầu, MBT70 được thiết kế cùng với Leopard 2, nhưng sau này, phương án này được đánh giá là Đức ăn nhiều quá, quá đắt. Mỹ thiết kế lại mẫu thử M1 trên cơ sở MBT70. Những thay đổi cơ bản là thay tháp pháo đúc bằng hàn, bỏ toàn bộ giáp phụ. (MBT70 có rất nhiều thiết bị, ô trống... được bố trí quanh tháp pháo, tạo thành giáp phụ tất tốt, rút kinh nghiệm trên chiến trường Việt Nam). Sau này, M1A1, M1A2 có cải tiến chút nhưng về cơ bản không thay đổi gì. M1A2 bố trí có "ví dụ một chút" ERA, như một người học trò làm bài tập giả dối đối phó với cô giáo, có thể nhìn thấy tấm đó bé tí xíu hai bên tháp. Từ phiên bản nguyên thủy, hiện nay M1 đã tăng cường tấm giáp trước nhiều lần. Nhưng khối lượng M1 đã đạt giới dạn của kích thước động cơ. Tuy tăng cường, nhưng đến nay, giáp trước M1 vẫn là giáp khối, không ERA hay ô rỗng. Về độ dầy thì M1 có quảng cáo giáp dầy tương đương 1,4 mét RHA. Nhưng có vẻ điều này sao giông giống T-90, thấy T-90 nói thế thì cũng 1,4 mét RHA cho ngang cơ. Thứ giáp không áp dụng công nghệ hiện đại nào đáng kể không thể đạt được như thế, nếu không thì phải đúc đúng 1,4 mét thép CT3 hay 80cm thép crom (và nặng 200 tấn). Người Nga đánh giá giáp trước M1 chỉ có độ dầy nhất tương đương 770mm thép cán RHA, nhỉnh hơn một nửa T-90 một chút. Từ thủa ban đầu, M1 có độ nghiêng giáp rất tồi, gần như dựng đứng, những điểm này hết sức lợi cho B41.

Vấn đề B41 (bản phổ biến RPG-7V) có bắn thủng được tấm trước tháp pháo hay không ???? Đạn PG-7VR hạng nặng cũng khó, xác suất diệt mục tiêu rất thấp, đừng nói là PG-7V. Đây là nói hai tấm trán tháp pháo và dưới dốc trước. Phần này M1 được thiết kế để đấu tăng, chống đạn APFS.

Phần dầy thứ 2 là tấm dốc trước trên, tấm này có góc nghiêng rất tốt, nếo bắnn cùng độ cao thì B41 không làm gì được. Nhưng nếu bắn từ trên cao xuống phì phần này quá mỏng so với B41 và mục tiêu lớn. Đây là điểm nguy hiểm. M1 rất sợ trong chiến tranh đường phố.

Phần đạn PG-7V, PG-7VM khó xuyên là hai bên xích, vướng cái riềm xích, thành giáp hộp như đã nói trước. Phần này lại quá yếu khi bắn đạn PG-7VR và PG-7VL. Tuy nhiên, như đã có kinh nghiệm từ Kháng chiến, việc cung cấp cho du kích nhiều loại đạn ngoài chiến trường rất khó.

Còn tất cả các điểm khác đều dưới phân B41 hết, như cái ảnh bắn bị phát nổ từ xa vẫn xuyên quan buồng đạn.

Dễ dàng lục tìm trên nét nhiều ảnh M1A1, M1A2 thủng bởi đạn lõm cỡ B41. Có thể phân biệt dễ dàng vết này bằng một lỗ nhỏ cỡ vài 1/2/3 cm, xung quanh là tia tóe ra. Phía sau M1 có một lồng tôn, có thể Mỹ dự tính là giáp rỗng (lồng này bình thường khó nhìn). Nhưng lồng này quá sát giáp chính nên không tác dụng, đồng thời giáp chỗ này rất mỏng. Phía ngoài lồng này là "chuồng gà" bằng thép cây. Trên rất nhiều ảnh thấy rõ, đạn bắn gãy "chuồng gà" thép cây, thổi bay mảng to lồng tôn và khoan một lỗ vừa đủ nhỏ. Đây là buồng đạn, lỗ vừa đủ nhỏ này thường đi kèm cảnh nắp tháp pháo bắn mất (đi kèm mạng lính).
Phiên bản B41 ở Iraq chắc chắn là RPG-7V, đã dùng ở Việt Nam, có thể thấy điều đó qua các video trên nét. Đạn VL, VM dầy hơn (trông phấn giữa đạn dài như đạn B40), đạn VR thì quá dễ phân biệt.
Ngoài tiêu diệt trực tiếp, B41 ở Iraq còn tác động phần lớn hơn, gây phản ứng thứ cấp to lớn hơn nhiều, đến mức... Mỹ mất gấp nhiều lần số tăng tham chiến và mất một nửa lượng tăng trực chiến. Do phải đi đông, đi vòng vèo đường dài, hoạt động liên miên... cộng với thiết kế ẩu, đến giữa năm 2006, riêng số tăng nợ đọng trong xưởng chưa sửa xong là hàng ngàn chiếc (Time). Điều này gây chấn động nước Mỹ, quân đội Mỹ được "thiết kế" để đánh Nga, Tầu... mà đánh có du kích Iraq đã mất nửa tăng ???????
Quan sát các xe bộ binh ở Iraq ngày này, như xe bọc thép, xe con lính... thường thấy cái chuồng gà quanh xe. Nhưng cái chuồng này không thể sánh như cái chuồng M1 được. B41 khi chưa nổ đã có tốc độ 300m/s, nặng 2kg, cỡ này khác gì đạn đại bác. Mà ngay cả đạn có bắn trúng cái xương chuồng nào to to đủ kích nổ đạn, thì B41 vẫn thừa súc khoan thủng xe bọc thép, như M113. Cái chuồng này như một điểm trấn an binh lính, "dối cô giáo" như ERA của M1A2. Cũng may cho Mỹ là nguồn cung đạn B41 của Iraq có hạn.
Tuy nhiên, Huyphuc đã nhìn thấy loại đạn có cái loa chụp ngược ở đầu xuất hiện tại đây ???? đây là loại đạn cháy, xuất xứ tầu ????

Đây là cái ảnh cho thấy, đạn thường PG-7V, PG-7VM thừa khả năng bắn hạ M1 trong chiến tranh du kích, từ trên cao, hai bên, phía sau. Hai loại đạn này đành chào thua 2 tấm vai tháp pháo và tấm dưới dốc trước. Chỉ có đạn hạng nặng PG-7VR mới cắn được các tấm này với xác suất diệt mục tiêu sau khi bắn trúng thấp. Phần xích thì đạn PG-7VL ăn được.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/image005-2.gif)

Người ta tổng kết kinh nghiệm săn M1 như thế này.
    
1. tổ chức một đội săn tăng đặc biệt, đội này bao gồm lính mang súng máy và súng trường hạng nặng, những lính này chống lại bộ binh tùng thiết hay đi quanh xe tăng... Thông thường nhất, đội này có thể mang đại liên nhẹ như PK hay trung liên RPK, súng trường tấn công AK, đảm bảo tạo được ưu thế trước khoảng một trung đội bộ binh tùng thiết. (tất nhiên nếu địch không có xe tăng).
2. chnj địa điểm phục kích sao cho tăng khó di chuyển. Địa điểm phục kích trên mặt đất nên chọn chỗ tăng không đi được.
3. Sắp xếp chỗ phục kích sao cho cắt được đường rút lui của xe tăng. Chỗ phục kích phải có tầm nhìn để theo dõi và ngắm bắn xe tăng trước khi phá huỷ.
4. chiến tranh thành phố cần ưu tiên độ cao. Nếu cần thì có thể thành lập vài tổ săn tăng làm việc gần nhau. Đặt các tổ săn tăng sao cho chúng có độ cao kháng nhau, ví như chú ở mặt đất, chú tầng 2 và cao hơn. Để đảm bảo chắc chắn diệt mục tiêu từ loạt đạn đầu, cần bắn 5-6 phát đạn từ các hướng khác nhau cùng lúc. Ví dụ, bố trí 3 tòa nhà xung quanh ngã ba ngã tư. Mỗi nhà 2 B41, một ở tầng trên một ở dưới, tất cả bắn đồng loạt.
5. Bắn từ trên cao là tốt nhất, nếu không thì hai bên sườn và phía sau. Bắn từ trước đạn PG-7V thì dễ chỉ nổ mỗi đạn, đạn VR có khả năng diệt mục tiêu cũng không cao.

Như vậy, để đánh hiệu quả cao chiến tranh đường phố, cần 6 súng. Mõi sũng ít nhất là một tổ 2 người, cần 12 người. Trong số 6 phụ phải có ít nhất một đại liên hoặc một vài trung liên. Như vậy, số lượng hỏa lực mạnh ngang 2 trung đội. Một cách bố trí tốt là đua cả 2 trung đội, 6 súng, tăng cường thêm đạn (thông thường có 6x6=36 đạn). 2 trưng đội này dễ dàng đạt ưu thế trước một tiểu đội hay 1 trung đội mang súng nhẹ đi kèm xe tăng, tất nhiên là sau khi xe tăng đã diệt. Để đạt ứu thế bộ binh, cần có hỏa lực mạnh tầm bắn lớn, như các súng trường chiến đấu, súng bắn tỉa... có tầm xa như SKS, RPK hay đại liên PK.
Bố trí ổ bắn cần hướng vào hai sườn và sau. Nếu bắn trượt dọc theo thành xe thì góc chạm nhỏ, 50-0 độ. Đạn B41 có yêu cầu góc chạm thoải mái, góc giữa pháp tuyến và đường đạn đạt 40 độ với giáp dầy, với giáp sau và hai bên M1 đạt đến hơn 60 độ. Khae năng diệt mục tiêu cao như đã ví dụ, trúng lồng chuồng gà vẫn nổ xe. Nếu được bẳntừ trên cao vào tấm ttrên dốc trước thì trang trước đã nói, bắn thủng thùng nhiên liệu, xe cháy trụi thùi lụi.

Để đánh hiệu quả cao khi phục kích đường giao thông cần có địa điểm mà xe khó đi, như đường hẻm, hào rộng...Bố trí ít nhất 3 tổ ở 3 hướng khác nhau bắn đồng loạt. Tuy nhiên, nếu sử dụng đồng loạt đạn PG-7VR mới đủ bắn trúng xe mọi hướng, nhưng đạn này có tầm bắn rất thấp, 200 mét. Có thể dùng đạn PG-VL tầm bắn tốt, nhưng chỉ có 1 tầng, khả năng chống riềm xích thấp, thông thường trúng đạn ở đây xe chỉ đứt xích, vẫn nổ máy bắn được. Tất nhiên không thiếu cảnh đạn nhỏ cũ PG-7V bắn vào khe tung riềm xích, cháy đen thui, nhưng nguy hiểm.

Những hạn chế này của B41 cho thấy các thế hệ sau như RPG-29 cần phải thay thế nó. Vai trò của B41 trong chiến tranh ngày nay cũng như Bazooka hồi đánh Tây, chỉ dùng khi thiếu thốn đánh du kích được thôi, chỉ đánh M1 bằng phục kích lừa trộm. Chứ đánh chính quy, phòng ngự tấn công đối đầu xe tăng thì B41 không đủ sức vì không đủ bắn thủng giáp trước địch.

Với M1, chắc chắn đánh được B41 trong xung lực tấn công trực diện. Nhưng về lâu dài, lực lượng B41 dàn tiêu hao M1 trong trận đánh mà M1 không bao giờ dủ sức để thắng. Mỗi chiếc M1 mỗi ngày cần hàng tấn hậu cần và vài ngày phải bảo dưỡng một lần. Công đó đủ để đối phương dù có yếu hơn nhiều nhưng cũng đảm bảo duy trì hàng chục, hàng trăm B41. Hao mòn đến bại trận thật sự, xe tăng M1 đang chứng minh nó là loại xe tăg chủ lực yếu kém bậc nhất hiện nay.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 29 Tháng Giêng, 2008, 09:08:27 am
Không, cái tấm vật liệu nặng khác cái mìn ven đường của cậu là nó được tính toán, thử nghiệm, gia công kỹ để tích đủ năng lượng, nhưng vẫn không tụt sau khí nóng, mình nói rùi thui. Còn cái của cậu giống mìn claymore, chỉ là mảnh sát thương thôi, tác dụng như pháo bắn đạn ria ấy.
Đạn xuyên giáp thì hội thụ, còn mìn claymore sát thương thì không hội tụ, chỉ đẩy bắn đi xa. Với một số kiểu đạn, tấm tích năng lượng có khả năng đâm xuyên tăng vọt do nó bị nén mật độ cao. Bác Trâần Đại Nghĩa mất nhiều công phết mới làm được tấm ấy diệt xe tăng đấy.

Mìn ven đường thuận tiện hơn mìn dưới đường chứ, dễ ngụy trạng không dò được, không phải ai đến cũng nổ.

mìn phóng chứ chứ, trong các đoạn phim trên youtube đầy, nó to như quả bom ấy. Chả hỉu bọn nó lấy gì để làm quả ấy.


Đám EFP ấy ứng dụng nhiều lắm bác ạ, không chỉ có mìn vệ đường đấy đâu. Ngay cả bọn bom vệ đường đấy nó cũng được tính toán khá cẩn thận đấy bác ạ, dù cùng nguyên lý claymo nhưng nó không văng mảnh đạn ria đâu mà chỉ ra 1 thanh xuyên duy nhất với tốc độ tầm 1700m/s đấy.Ưu của bọn này là sức xuyên không bị ảnh hưởng nhiều bởi khoảng cách đến giáp nên nếu xài space amour (tức đặt 1 tấm thép mỏng xa giáp chính) thì nó vẫn xuyên như thường, cự ly điểm nổ đến giáp chính giao động từ 1 đến vài chục mét cũng không thay đồi nhiều lắm sức khoan giáp. Nhược là xuyên kém xa bọn xuyên bằng khí.

Mìn phóng thì em biết, nhưng toàn đánh sườn xe hết nên chả khác quái gì RPG điều khiển từ xa cả. Cái giống đấy mà đánh gầm có phải diệt xe chắc ăn không, đạn bé xíu, nhẹ tọp, 1 lính vác vai phải được 3 quả để chôn.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 29 Tháng Giêng, 2008, 12:13:09 pm
Đây là cơ chế của mìn định hướng claymore. Góc mở có thể khoảng từ 90-140 độ (rất rộng) và trên 150 độ (cực rộng).
Một biến thể của kiểu cực rộng là thuốc nổ hình tấm kích thước lớn, thậm chí còn có mặt hình ngược (lồi). Nhưng tấm lớn được điểm hỏa điện từ xung quanh, chứ khôngt ừ giữa. Phản ứng nổ đi từ xung quanh vào giữa, phát triển chậm trên tấm lớn, có hiệu ứng như liều lõm nổ đồng đều.

Liều lõm góc mở rất rộng không thể chụm năng lượng nổ mạnh để xuyên thiết giáp dầy với kích thước nhỏ. Ưu thế của nó không phải phải sự tập trung năng lượng. Người ta dùng tấm lớn để bắn đi một chùm năng lượng dịnh hướng, phát triển xa. Không như khối thuốc hình cầu thông thường, nổ xòe ra xung quanh, tản năng lượng nhanh.
Liều nổ lõn xuyên giáp hạng nặng như B40, B41 có điểm hội tụ, qua điểm hội tụ này sóng nổ phân tán nhanh, không thể tạo hiệu ứng ở xa. Đạn kiểu ống nòng súng như đạn M72 có vận tốc luồng khí rất lớn, nhưng lồng khí này áp suất cao, tuy phân tán không nhanh như B40, B41, nhưng cũng hết sức khoan giáp nặng ở vài chục phân, giáp nhẹ độ mét.

Như vậy, liều lõm góc rất rộng giống như khẩu pháo bắn đạn ria. Người ta cũng áp dụng tấm tích năng lượng mỏng, hay mảnh sát thương dầy đặc. Năng lượng tuy không tập trung xuyên giáp dầy của xe tăng, nhưng tầm xa, diệt bộ binh, xe nhẹ. Tấm tích năng lượng mỏng vừa phải có khả năng chống giáp trội hơn, còn tấm nặng vụn có khả năng sát thương tốt hơn.

Hồi đánh Mỹ, Mỹ dùng mìn claymore điểm hỏa điện sát thương, tác dụng như khẩu dã pháo bắn đạn ria thông dụng đầu thế kỷ 19. Mìn được bầy quanh công sự, quét một phát sạch bách cả một mảng quân tấn công ở tầm gần vài chục mét. Quân ta thấy mìn đó rất tác dụng tốt, nên áp dụng khá nhiều. Mìn claymore có các chân thép cắm xuống đất để đặt mìn hướng về mục tiêu.

Loại mìn định hướng ta sản xuất nhẹ hơn, rất dễ mang vác, nhiều chức năng. Lại có nhiều biến thể  như gài, ném tầm gần. Mình của ta có góc chụm nhỏ, mảnh sát thương ít, để có thể sử dụng như liều lõm khoan phá công sự kiên cố. Để sát thương, quân ta bố trí mìn sát mặt đất, hướng về địch, sử dụng đất đá kéo theo vụ nổ làm mảnh sát thương, tương tự như cách dùng đạn xuyên của B40, B41 bắn sát thương.

Ở Iraq, thuật ngữ IED Improvised Explosive Devices, thiết bị nổ tự tạo, càng ngày càng nổi tiếng. Nhưng IED bao gồm nhiều thứ, chứ không chỉ mìn lõm sát thương này. Mặt khác, báo chí Mỹ thường không thích nói chính xác. Thuật ngữ "Mìn Ven Đường" được lạm dụng. Cứ bất cứ cái gì là mìn đều được đăng tải là IED hết. Họ coi IED như là một thương hiệu trên báo chí, mặc dù nó không đúng tí nào. Đọc lại những tin về IED trên BBC hay CNN, phần lớn là mìn chôn, nhưng lại được mô tả là mìn ven đường.

Loại mìn lõm góc rất rộng được dùng làm IED ở Iraq là loại đường kính lớn, đa năng. "Dã Pháo lõm" này không khó khăn về ngụy trang như mìn chôn, nên có kích thước lớn. Người Iraq cũng có tấm tích năng lượng. Ở mìn loại này, tấm tích năng lượng không bị luồng hội tụ nén lại thành đạn xuyên giáp hạng nặng. Tấm này ở IDE có góc cực rộng, gần như phẳng, bắn ra như một loại đạn xuyên giáp hạng nhẹ, ưu thế là không bị phân tán như sau khi chụm. Chắc chắn là loại này dù có to đến cỡ hàng chục cân thì cũng chỉ khoan được giáp nhẹ thôi.
Mục tiêu chủ yếu của các mìn định hướng này là car, humvee, có thể M113. Tuy nhiên, trên xe M1 có rất nhiều điểm, tuy không thủng giáp những cũng àm xe ngừng hoạt động, điều này dĩ nhiên là hết sức nguy hiểm trong khi trận đánh diễn ra, những nên bàn luận cái đó ở chỗ khác.
Humvee. xe cháy luôn.
http://www.youtube.com/watch?v=4t4rcfJBF9k&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=gK5tqXk7hRE



Đây là ví dụ về IDE chống tăng hạng nặng. Nó không phải là mìn lõm như trên. Đây là một quả bom lớn lấy từ đâu đó.
Đọan ngắn gọn
http://www.youtube.com/watch?v=mmvhALbN7m8
Dài
http://www.youtube.com/watch?v=mmvhALbN7m8&feature=related

Một quả mìn ven đường chống thiết giáp hạng nặng khác. Vụ này lãi rồi, một M1A2. Éo mịe, càng ngày càng tức. Hồi thế chiến 2 người ta đã chụp biết bao nhiêu là ảnh. Thế mà bọn phóng viên nhà ta chae để lại mấy. Mịe ba đời mấy thằng phóng viên chiến trường nhà ta, phóng viên chiến trường gì chỉ rúc vào hầm viết tụng ca.
http://www.youtube.com/watch?v=Vn7JxCjWYUM



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 29 Tháng Giêng, 2008, 01:48:42 pm
Loại mìn định hướng ta sản xuất nhẹ hơn, rất dễ mang vác, nhiều chức năng. Lại có nhiều biến thể  như gài, ném tầm gần. Mình của ta có góc chụm nhỏ, mảnh sát thương ít, để có thể sử dụng như liều lõm khoan phá công sự kiên cố. Để sát thương, quân ta bố trí mìn sát mặt đất, hướng về địch, sử dụng đất đá kéo theo vụ nổ làm mảnh sát thương.

Vậy tóm lại là bác nên tổng kết thành mấy loại: rất rộng, rộng, trung bình và hẹp cho nó đủ  ;D

Mìn định hướng nhà ta thời đánh Mỹ toàn gò thép, mảnh bằng sắt vụn gắn lại bằng vữa xi măng nên em tuyệt đối chưa thấy cái giống nào nhẹ hơn và dễ mang vác như cái giống Claymo bác ạ. Nhưng uy lực và tầm sát thương thì khủng hơn nhiều (tất nhiên, nặng gấp 3-4 lần). Nhà ta có 1 loại nhái nguyên mẫu mã Claymo nhưng tất nhiên không thể có vỏ nhựa, bi tungsten, C4 như thế được mà vỏ tôn, bi sắt (chắc chôm  bên làm bi xe đạp 8) ) và TNT đúc nên dù kích cỡ y hệt nhưng vẫn nặng hơn. Và để tăng tính sát thương em thấy sách hướng dẫn là treo cao trên cây chụp xuống vùng cần đánh sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, nổ quét đất thì chỉ tăng tính sát thương trong cự ly ngắn nhưng tầm xa thì giảm tiệt, mà tầm gần thì chả cần thêm mảnh đất đá thì người trong đó đã như cái rây bột rồi.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 29 Tháng Giêng, 2008, 03:22:06 pm
Bác MiG nói về M72, có cái ảnh, tiện thể phê phán nó cái.
M72 LAW (Light Anti-Tank Weapon), nặng 2,3kg (A2), đến 2,5kg (A2), tên lửa nặng 1,8kg, sơ tốc 145m/s(A3). Súng liền đạn dùng một lần, trước khi bắn, kéo dài súng ra phía sau. Đường kính nòng 66mm.
Đây là đối thủ trực tiếp của B41, được phát triển sau B41 gần chục năm. Tuy nhiên, quá ít người biết đến nó.

Nhược điểm lớn nhất của M72 lại không ở trong ảnh. M72 được thiết kế không phải cho một xạ thủ chuyên nghiệp, được huấn luyện kỹ càng. Xạ thủ B41 là một "ông quan" có hẳn một quân (Liên Xô) hay 2 quân (tầu, Đông Âu), chí ít cũng là trợ lý giám xếp lớn (Vịt, khi co B41 về tiểu đội thành lập tổ hỏa lực mạnh).  M72 được thiết kế để làm một đạn dự trữ cho tất cả mọi người, ai tiện thì vác ra bắn. Vì vậy, người bắn M72 khó mà có những kiến thức không dễ học lắm, như ước lượng gió, loại xe-hình dáng-chiều cao để ước lượng tầm, góc hình học để ước lượng hướng... Ngay cả cái tác dụng của các vạch kính cũng không phải cầm súng lên mà biết ngay. Đấy là chưa nói, M72 mà lắp kính thì tiêu mất cái lợi thế dễ dùng bắn nhanh của nó, thời gian lắp kính khác gì B41 lắp đạn. Nếu không có kính ngắm ???? thì rõ ràng chỉ bắn rất gần và không có ưu thế của phát thứ 2 sau khi hiệu chỉnh.

Đấy cũng là một ưu thế của M72, xạ thủ "rẻ" hơn.

Phần phóng đạn. B41 là một súng không giật, còn M72 là tên lửa. M72 nố trí một liều khởi động mạnh, có tốc độ đầu nòng kha khá. Tuy nhiên, kết cấu này rất khó tạo ra lực xoáy ngay từ trong nòng. Nhìn chung, tên lửa thì không thể sánh với súng được. Cơ cấu phóng của M72 có thể áp dụng với các súng lớn, chứ súng nhỏ nó tạo phân tán lớn.
Tầm bắn hiệu quả ban đầu được người Mỹ đưa ra rất chung chung, 165-200 mét (có thể hiểu là cố định và di động được chăng). Sau Kháng chiến chống Mỹ, người ta phải nhìn nhận lại B41. Đánh giá theo những tiêu chí thử nghiệm B40B41 thì M72 chỉ có tầm bắn chống tăng hiệu quả như B40, thậm chí được đánh giá thấp hơn B40 do đầu đạn yếu.

Nhược điểm lớn nhất của M72 là phần liều lõm.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_nguyen_ly_lieu_no_lom_dang_og.jpg)

Đạn M72 là đạn có liều lõm kiểu ống nòng súng điển hình. Chính đây là nguyên nhân làm nó văng ra ở Làng Vây 1968, khi bắn PT-76 mỏng tang. Cũng chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất làm cuộc đời M72 mờ nhạt dặt dẹo, khác hẳn sự nghiệp hoành tráng huy hoàng của B41.

Có thể thấy, liều lõm trên đạn M72 có kết cấu điển hình, không áp dụng kỹ thuật riêng đặc biệt gì, rất tốn chất nổ và hiệu quả kém, phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Liều nổ này có một tấm tích sóng nổ bằng đồng, sử dụng thuốc nổ mạnh được làm chậm bằng chất liên kết. Đây là kiểu liều lõm khoan giáp cổ điển nhất của Mỹ, được áp dụng trên bản Bazooka 1944, rất hay: đó là nguyên mẫu của Bazooka Trần Đại Nghĩa.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/dau_dan_M72.gif)
Đã có thiết kế đầu lõm thô, M72 lại không có kích cỡ to cao hơn ai. Đạn còi, đường kính 66mm (đạn lõm nhỏ nhất của B41 là 85mm), nhẹ (cả tên lửa 1,8kg bao gồm liều và động cơ chính, B41 riêng phần đạn đã 2,2kg (cổ) và 2,6kg(thông dụng).  Đạn yếu và yêu cầu góc chạm tốt, việc này thu nhỏ diện tích mục tiêu lại và làm giảm nhiều tầm bắn hiệu quả. Với mục tiêu là xe tăng M60&T55, diện tích hiệu quả của M72 chỉ bằng một nửa so với B41, đặc biệt với xe tăng sau này thì M72 nhanh chóng tỏ ra lạc hậu.

Mức độ phân tán lớn, đạn có khả năng diệt mục tiêu thấp, xạ thủ tồi... là những gì mà M72  kém so với B41. Điều này làm giảm khả năng diệt mục tiêu rất nhanh theo tầm xa. Để bắn chính xác chống tăng, M72 chỉ hơn B40 có tí chút (165 mét), nhưng đầu đạn nhẹ hơn B40, vậy là tầm bắn diệt tăng hiệu quả tụt xuống thấp. Lợi thế của M72 dùng một lần là bắn rất nhanh và nhiều ở tầm gần. Cả tiểu đội có thể vác M72 ra bắn, trong khi bên kia thì dù có nhiều đạn vẫn chỉ một súng.

Như vậy, M72 giống như một thứ dã pháo hay lựu pháo hơn là pháo chống tăng. Nó có thể ưu thế khi cố thủ trong chiến tuyến ở tầm gần với số lượng lớn. Nhưng xạ kích, phục kích, săn tăng... những cách đánh cần đến những thợ săn chuyên nghiệp thì M72 không đủ trình.

Ở ta, M72 khá nhiều nhưng không được dùng mấy. Đáng kể là giàn phóng cải tiến bắn đạn cháy. Đạn cháy thì không cần chính xác lắm, tận dụng được tầm bắn tối đa gần một km của M72. Trong Kháng chiến chống MỹChiến tranh Biên giới, ta còn phải dùng rất nhiều B40, nhưng không ai nghĩ đến việc thay M72 cho B40 cả. Để dùng tầm gần dưới 150 mét thì M72 quá nặng mà lại yếu so với B40, ở tầm xa hơn thì có B41, ĐKZ, hơn nữa M72 cũng không tác dụng gì khi chống tăng ở tầm xa hơn. Để làm dã pháo, nhà ta có cối cá nhân M79 và những súng liên thanh bắn chung đạn với M79 hay mìn định hướng. Sau này, nhà ta có những ống phóng lựu hàng loạt khá tốt. Trong khi đó, bằng trình độ công nghiệp thấp, việc chế tạo M72 không đạt yêu cầu.
Thêm một điểm nữa, nhà ta có rất nhiều M79 và một loại súng bắn liên thanh chung đạn với nó. Thứ "dã pháo" này quá nhẹ nhàng ưu việt hơn là M72 trong phần lớn trường hợp. Kỳ thật, cho đến ngày nay, quân đội ta vẫn thiếu dã pháo cấp tiểu đội, thường lấy B41 ra thay nhưng không mang được nhiều đạn. Vì có M79 mà quân ta cũng không bao giờ nghĩ dùng M72 làm dã pháo tiểu đội trang bị rộng.

M72 chỉ bắn được xe tăng T-54, T-55 đáng kể (vài chiếc) ở cửa ngõ Sài Gòn. Ở đây, chiến tranh đường phố, lính tăng không kịp phát hiện xạ thủ địch, tăng bị bắn vào những chỗ hiểm ở tầm rất gần. Với đầu đạn nhỏ yếu, phụ thuộc góc chạm, diện tích mục tiêu của T-54 trước M72 rất thấp. M72 buộc phải bắn vào thành đứng của sau xe hay tháp pháo, còn mặt trước diện tích bắn được rất nhỏ. Với các xe tăng hiện đại hơn thì M72 còn rất ít tác dụng.

Sáng kiến một khẩu súng đóng kín, dùng một lần, ít bảo dưỡng, dễ dùng... của M72 quý hơn nhiều cuộc đời nó. Rõ ràng, dùng cho thợ săn không được nhưng cả 9 anh lính mới phang 9 đạn cùng lúc thì cũng to chuyện, trong trường hợp phòng thủ. Tốc độ bắn mỗi lính rất cao, nếu hết cỡ thì tiểu đội 9 người nã được ...  40 phát/phút !!! Kiểu nã này có thể chống tăng tồi, nhưng rõ ràng, với tầm bắn 1000mét, dã pháo giàn này rất nguy hiểm. Quan điểm này cũng được cuốn sách hay nói đến trang trước gán cho B41, điều đó thì lại sai. Người Mỹ rất khoái dã pháo, có thể điều đó ảnh hưởng đến tư tưởng thiết kế súng chăng.
Liên Xô trước đây, Tiệp cũng phát triển một loại đạn gần giống. Kiểu Nga là RPG-18, tính năng nhỉnh hơn M72 một chút. Tiếp sau có RPG-26 nặng 2,9kg. Nhưng rõ ràng, các loại súng này ít được biết đến. Chúng cũng được trang bị các đầu đạn sát thương và cháy-nổ-sát thương để dùng như dã pháolựu pháo.

Đứng trên các quan điểm trên, M72dã pháo của nhà giầu chứ không phải khẩu súng săn voi của nhà nghèo, vậy nên nó có cuộc đời mờ nhạt, khi phần lớn nhu cầu là dùng các súng này để chống tăng.



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 29 Tháng Giêng, 2008, 03:40:18 pm
Loại mìn định hướng ta sản xuất nhẹ hơn, rất dễ mang vác, nhiều chức năng. Lại có nhiều biến thể  như gài, ném tầm gần. Mình của ta có góc chụm nhỏ, mảnh sát thương ít, để có thể sử dụng như liều lõm khoan phá công sự kiên cố. Để sát thương, quân ta bố trí mìn sát mặt đất, hướng về địch, sử dụng đất đá kéo theo vụ nổ làm mảnh sát thương.

Vậy tóm lại là bác nên tổng kết thành mấy loại: rất rộng, rộng, trung bình và hẹp cho nó đủ  ;D

Mìn định hướng nhà ta thời đánh Mỹ toàn gò thép, mảnh bằng sắt vụn gắn lại bằng vữa xi măng nên em tuyệt đối chưa thấy cái giống nào nhẹ hơn và dễ mang vác như cái giống Claymo bác ạ. Nhưng uy lực và tầm sát thương thì khủng hơn nhiều (tất nhiên, nặng gấp 3-4 lần). Nhà ta có 1 loại nhái nguyên mẫu mã Claymo nhưng tất nhiên không thể có vỏ nhựa, bi tungsten, C4 như thế được mà vỏ tôn, bi sắt (chắc chôm  bên làm bi xe đạp 8) ) và TNT đúc nên dù kích cỡ y hệt nhưng vẫn nặng hơn. Và để tăng tính sát thương em thấy sách hướng dẫn là treo cao trên cây chụp xuống vùng cần đánh sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, nổ quét đất thì chỉ tăng tính sát thương trong cự ly ngắn nhưng tầm xa thì giảm tiệt, mà tầm gần thì chả cần thêm mảnh đất đá thì người trong đó đã như cái rây bột rồi.



Thứ nhất. Tớ nói dến đạn xuyên. Các thức Claymore đó là mìn định hướng. Nó chỉ định hướng thôi, chứ không hội tụ. Đạn xuyên HEAT thì cần hội tụ.
Thứ 2. Còn mìn định hướng nhà ta. Cái này thì bác nhầm to rồi. Ta có làm mìn claymore, nhưng đó không phải kiểu mìn định hướng nhà ta. Mìn nhà ta là loại góc mở rộng như B40, B41, nặng hơn chút, có thể sát thương như claymore, có thể phá công sự như bộc phá. Mìn lõm nhà ta làm từ những năm đầu đánh tây kia. Mìn claymore không dùng tí C4 nào, thuốc nổ của nó là hỗn hợp RCX và TNT, tính năng na ná như thuốc nổ trong B41 nhưng yếu hơn.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Giêng, 2008, 10:07:59 pm
Liên Xô trước đây, Tiệp cũng phát triển một loại đạn gần giống. Kiểu Nga là RPG-18, tính năng nhỉnh hơn M72 một chút. Tiếp sau có RPG-26 nặng 2,9kg. Nhưng rõ ràng, các loại súng này ít được biết đến.
-----------------------------------------------------
  Hồi Afgha war, quân dù LX được trang bị hàng loạt loại RPG-18/26 này. Thế nhưng khi thực chiến, chúng tỏ ra rất kém hiệu quả nên sau đó đã nhanh chóng được thay thế bằng RPG-7. Điều này đọc được trong một cuốn sách viết về đội Alfa của LX ở Afgha. ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 29 Tháng Giêng, 2008, 11:39:47 pm
Thứ nhất. Tớ nói dến đạn xuyên. Các thức Claymore đó là mìn định hướng. Nó chỉ định hướng thôi, chứ không hội tụ. Đạn xuyên HEAT thì cần hội tụ.
Thứ 2. Còn mìn định hướng nhà ta. Cái này thì bác nhầm to rồi. Ta có làm mìn claymore, nhưng đó không phải kiểu mìn định hướng nhà ta. Mìn nhà ta là loại góc mở rộng như B40, B41, nặng hơn chút, có thể sát thương như claymore, có thể phá công sự như bộc phá. Mìn lõm nhà ta làm từ những năm đầu đánh tây kia. Mìn claymore không dùng tí C4 nào, thuốc nổ của nó là hỗn hợp RCX và TNT, tính năng na ná như thuốc nổ trong B41 nhưng yếu hơn.

Bác Phúc.

Mìn M18A1 Claymore chính xác là xài C4 bác ạ.
Còn tất cả mìn định hướng nhà ta thì đều xài TNT tất, không có tí "RCX" nào cả.

Về kích thước và khối lượng của các loại mìn định hướng "gọn nhẹ" của nhà ta thì như sau:

- MĐH5: 0,85 kg
- MĐH7: 3,5 - 3,9 kg
- MĐH10 (phổ biến nhất thời này): 6,7 đến 7 kg
- MĐH20: 26 kg  ;D (khủng dã man)
- MĐHC40: 2kg

So với trái M18A1 Claymore nặng 1,36 kg thì chỉ có mỗi MĐH5 là nhẹ hơn. Em là em phản bác cái ý "Loại mìn định hướng ta sản xuất nhẹ hơn, rất dễ mang vác, nhiều chức năng" của bác vì như em biết mìn định hướng nhà ta tuy uy lực kinh khủng nhưng to nặng cũng hãi hùng do chế tạo thủ công với vật liệu kém và thuốc nổ yếu.

Và tuy cùng là mìn định hướng nhưng MĐH10 dùng nguyên lý khác hẳn Claymore, nó là liều nổ lõm góc rộng có gắn mảnh vụn trực tiếp lên liner để lợi dụng hiệu ứng nổ lõm để văng mảnh ra xa.

EFP cũng vậy, nó là liều nổ lõm với liner dạng đĩa nông để khi nổ sẽ biến dạng thành thanh xuyên giáp. Nó không liên quan gì đến nguyên lý Claymore.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 12:47:38 am
Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze
Đường kính nòng: 44mm,
Đường kính kính đầu đạn: 67mm.
Kiểu súng: súng không giật có khối lùi, bắn đạn tên lửa
Súng dài: 880mm;
Đã lắp đạn dài: 1162mm
Súng đã lắp kính ngắn nặng: 7,8kg.
Đã lắp đạn nặng: 10,3kg
Tầm bắn hiệu quả: 300 mét.
Xuyên: 370mm.


M72 thực chất chỉ nhỉnh hơn B40 chút về tầm bắn hiệu quả chống tăng (165 so với 150), nhưng lại quá yếu. Nó không hay ho gì trong tư cách súng chống tăng, chỉ nổi trội với tư cách là súng bắn sát thương hay đạn cháy, nhanh chóng rơi vào quên lãng. Đó là vũ khí đối đầu trực tiếp với B41, thậm chí ra sau cỡ gần chục năm, cho thấy trình của của B41.
Thật ra, cùng thời với B41 có một khảu súng được dùng ở châu Âu, khá chuẩn, đó là Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze, do công ty Dynamit-Nobel AG thiết kế chế tạo từ 1958-1960, được chất nhận sử dụng trong quân Đức giữa những năm 1960. Thật ra, M72 chỉ được cái khỏe quảng cáo, chứ chưa so với B41, chỉ so với khẩu này cũng đã quá còi.

Súng có cấu tạo gần giống B41. Tuy nhiên, vẫn l dùng ống thép trụ như B40, chưa có buồng tích áp phình ra. Kích nổ đã khá tốt, nhưng đầu đạn vẫn là đầu đạn góc mở hẹp truyền phản ứng nổ từ sau ra trước. Tầm bắn xa nhất cũng cỡ 1000 mét, kích cỡ đầu đạn cũng như B41. Do dùng liều góc hẹp nên sức xuyên tối đa nhỉnh hơn B41. Pzf 44 là 370mm so với B41 330mm, còn theo cách tính Liên Xô thì B41 chỉ đạt 280mm, tuy nhiên, không có số liệu thử nghiệm Liên Xô về đầu đạn Pzf 44. Pzf 44 phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Phần liều lõm đầu đạn được động cơ tên lửa nhường cho chút khối lượng.

Súng Pzf 44 Lanze có điểm nổi trội về thuật phóng có tên Davis counter-recoil. Thuật phóng này dùng một khối lùi rắn. Kiểu này được áp dụng lần đầu trên một khẩu súng Mỹ hồi thế chiến là Davis gun. Hồi đánh tây thì khẩu Bazooka Khu 5 cũng vậy. Tuy nhiên, khác với súng Mỹ, súng Pzf 44 Lanze được thiết kế lại theo kiểu Panzerfaust mà Đức dùng trong thế chiến 2, đầu đạn to hơn cỡ nòng.

Khối lùi làm bằng kim loại, nhờ khối này mà lượng thuốc nổ dùng giảm đi, giảm chán động âm thanh và khoảng an toàn sau súng. Tuy nhiên, thuật phóng vẫn là thuốc nổ đen. Sơ tốc đầu đạn đạt đến 170m/s, tên lửa đẩy đầu đạn lên đến vận tốc tối đa 210m/s.
So với thuật phóng B41 thì Pzf 44 Lanze có điểm nổi trội là chấn động âm thanh nhỏ hơn. Nhìn chung về thuật phóng thì Pzf 44 Lanze vẫn còn kém xa B41. B41 đã có buồng tích áp và thuốc nổ cháy chậm. Khối lùi giảm được chấn động âm thanh tốt hơn nhiều B41. Nếu so với b40 thì khối lùi làm giảm khoảng cách nguy hiểm sau súng. Khoảng cách nguy hiểm thì rõ là Pzf 44 Lanze chưa bằng B41, B41 cần khoảng cách vật chắn 2 mét, còn cái khối lùi mà đập vào tường 2 mét rồi bật lại thì chưa biết ai vỡ đầu. Điểm thua nhất là Pzf 44 Lanze chưa thể làm đạn xoáy mạnh trong nòng.

Điểm giống B41 nhất là súng cũng có thước ngắm đàng hoàng và chương trình huấn luyện xạ thủ kỹ càng. Dưới đây có ảnh T-62 trong cuốn huấn luyện của súng, chỉ rõ những điểm dễ bắn và nguy hiểm cho xe khi trúng đạn. Súng cũng có kính nhìn đêm, kính hồng ngoại và đèn chiếu hồng ngoại. Tuy vậy, chương trình nghiên cứu phương pháp sử dụng và huấn luyện cũng chưa hoàn chỉnh như B41. Ví dụ cụ thể nhất có lẽ là chưa lên được biên chế một tổ dùng súng cũng như biên chế súng trong quân đội.
Còn B41 thì như đã nói trong các trang trước, súng là hỏa lực chống tăng cấp tiểu đội-tức mỗi tiểu đội bộ binh trong toàn quân đội có một khẩu, người dùng súng là "quan tổ trưởng". B41 có lịch sử chiến đấu lâu dài, có nhiều chiến thuật, cách dùng, cách bắn, biên chế của nhiều quân đội được đúc kết ghi lại. Pzf 44 Lanze không được dùng nhiều nên tất nhiên thiếu hẳn điều đó.

Panzerfaust 3 (Pzf 3) nhanh chóng thay thế cho Pzf 44 Lanze. Tuy nhiên,  Panzerfaust 3 (Pzf 3) khá nặng và ngoài châu Âu ra cũng không phổ biến. Cả hai loại súng này không được coi trọng trong chính quân đội nó (Tây Đức). Họ quan niệm rằng đây là những vũ khí phụ, dùng trong trường hợp đặc biệt là bộ binh phòng thủ thiếu hỗ trợ cấp trên. Hoàn toàn khác quan điểm dùng B41 là một trong 3 súng chủ lực (AK, RPK, B41). Mặt này thì Pzf 44 Lanze giống như M72.

Về tầm hiệu quả, Pzf 44 được công bố có tầm hiệu quả 300 mét. Tuy vậy, Liên Xô đánh giá thấp hơn. Theo Liên Xô, Pzf 44 có tầm hiệu quả khi bắn trúng phát thứ 2 là như vậy. Do kết cấu đầu đạn góc hẹp, tốc độ thấp, đường đạn cong... có thể hình dung tầm bắn hiệu quả bằng nửa B41.

Một điểm nữa giống B41 là liều cũng rời và được lắp vào đạn trước khi bắn.

Về chống tăng. Rõ ràng là Pzf 44 hơn đứt M72 ở điểm không quảng cáo. Trong tài liệu huấn luyện, người ta nói rõ khả năng diệt mục tiêu sau khi bắn trúng của Pzf 44 với T-55, T-62 Liên Xô. Họ nói rõ về tỷ lệ thủng xe thấp khi bắn phía trước, có thể nắn được hai bên tháp pháo và nên bắn những điểm khác. Như ảnh dưới đây lấy từ sách huấn luyện Pzf 44, đen là không nên bắn, đỏ là tốt. Nếu M72 mà không có những điểm quảng cáo lằng nhằng thì có lẽ không mất Làng Vây trước PT-76. Ở những vùng đen dưới đây có giáp cũng không đến 370mm, nhưng người Đức nhiều kinh nghiệm chiến tăng Nga quá hiểu giáp nghiêng đẩy đầu đạn góc hẹp thế nào, không cho lính bắn vào như Mỹ quảng cáo M72.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Panzerfaust44Lanze/Panzer5.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Panzerfaust44Lanze/Panzer13.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Panzerfaust44Lanze/Panzer12.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Panzerfaust44Lanze/Panzer11.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Panzerfaust44Lanze/Panzer7.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Panzerfaust44Lanze/pzf2-44-4.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Panzerfaust44Lanze/pzf2-44-3.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Panzerfaust44Lanze/pzf2-44-2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Panzerfaust44Lanze/pzf2-44-1.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 01:08:33 am
Thứ nhất. Tớ nói dến đạn xuyên. Các thức Claymore đó là mìn định hướng. Nó chỉ định hướng thôi, chứ không hội tụ. Đạn xuyên HEAT thì cần hội tụ.
Thứ 2. Còn mìn định hướng nhà ta. Cái này thì bác nhầm to rồi. Ta có làm mìn claymore, nhưng đó không phải kiểu mìn định hướng nhà ta. Mìn nhà ta là loại góc mở rộng như B40, B41, nặng hơn chút, có thể sát thương như claymore, có thể phá công sự như bộc phá. Mìn lõm nhà ta làm từ những năm đầu đánh tây kia. Mìn claymore không dùng tí C4 nào, thuốc nổ của nó là hỗn hợp RCX và TNT, tính năng na ná như thuốc nổ trong B41 nhưng yếu hơn.

Bác Phúc.

Mìn M18A1 Claymore chính xác là xài C4 bác ạ.
Còn tất cả mìn định hướng nhà ta thì đều xài TNT tất, không có tí "RCX" nào cả.

Về kích thước và khối lượng của các loại mìn định hướng "gọn nhẹ" của nhà ta thì như sau:

- MĐH5: 0,85 kg
- MĐH7: 3,5 - 3,9 kg
- MĐH10 (phổ biến nhất thời này): 6,7 đến 7 kg
- MĐH20: 26 kg  ;D (khủng dã man)
- MĐHC40: 2kg

So với trái M18A1 Claymore nặng 1,36 kg thì chỉ có mỗi MĐH5 là nhẹ hơn. Em là em phản bác cái ý "Loại mìn định hướng ta sản xuất nhẹ hơn, rất dễ mang vác, nhiều chức năng" của bác vì như em biết mìn định hướng nhà ta tuy uy lực kinh khủng nhưng to nặng cũng hãi hùng do chế tạo thủ công với vật liệu kém và thuốc nổ yếu.

Và tuy cùng là mìn định hướng nhưng MĐH10 dùng nguyên lý khác hẳn Claymore, nó là liều nổ lõm góc rộng có gắn mảnh vụn trực tiếp lên liner để lợi dụng hiệu ứng nổ lõm để văng mảnh ra xa.

EFP cũng vậy, nó là liều nổ lõm với liner dạng đĩa nông để khi nổ sẽ biến dạng thành thanh xuyên giáp. Nó không liên quan gì đến nguyên lý Claymore.


Mìn ta: bác thử xem các mìn lõm chống lô cốt thế nào.  Còn mìn sát thương dương nhien là nhẹ. Mình đang nói là mìn góc mở rộng xuyên giáp, khác hoàn toàn mìn claymore.

Về thuốc nổ. Không mìn sản xuất công nghiệp nào nhồi C4 cả. C4 được thiết kế để sử dụng cho lính thường. Ưu thế của nó là dễ nặn như đất sét làm bộc phá. CÒn thuốc viên trong mìn càng rắn càng tốt chứ ai đi nặn mìn. Thuốc Claymore M18A1 là loại thuốc cứng, dẫn phản ứng nổ nhanh trên cơ sở RDX, hỗn hợp này còn có tên là C3, 340gram.
Claymore M18 ban đầu dùng ở Vịt dùng hỗn hợp B ( nhà ta thường gọi là a-ma-tôn, không hiểu viết thế nào). Đây là hỗn hợ RDX và TNT, một cách hóa cứng RDX trước khi có C3. Loại mình này có lẽ là phổ biến ở Vịt. Theo lính chiến kể lại, thường lấy thuốc mìn ra đun nước, có dạng thỏi cứng, thì đúng là a-ma-tôn.
Sau này thấy có nói M18A1 đến vịt, nhưng không hiểu 2 loại thế nào.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 30 Tháng Giêng, 2008, 08:46:08 am
Về thuốc nổ. Không mìn sản xuất công nghiệp nào nhồi C4 cả. C4 được thiết kế để sử dụng cho lính thường. Ưu thế của nó là dễ nặn như đất sét làm bộc phá. CÒn thuốc viên trong mìn càng rắn càng tốt chứ ai đi nặn mìn. Thuốc Claymore M18A1 là loại thuốc cứng, dẫn phản ứng nổ nhanh trên cơ sở RDX, hỗn hợp này còn có tên là C3, 340gram.
Claymore M18 ban đầu dùng ở Vịt dùng hỗn hợp B ( nhà ta thường gọi là a-ma-tôn, không hiểu viết thế nào). Đây là hỗn hợ RDX và TNT, một cách hóa cứng RDX trước khi có C3. Loại mình này có lẽ là phổ biến ở Vịt. Theo lính chiến kể lại, thường lấy thuốc mìn ra đun nước, có dạng thỏi cứng, thì đúng là a-ma-tôn.
Sau này thấy có nói M18A1 đến vịt, nhưng không hiểu 2 loại thế nào.

- Em đã bảo bác là M18A1 là nhồi C4 mà lại.
- M18 xài composit B nhưng loại này không hề phổ biến ở VN.
- Amatol là hỗn hợp TNT và ammonium nitrate bác ạ, giống này rẻ tiền dùng để tiết kiệm TNT, làm giảm tốc độ truyền nổ thê thảm nhưng bù lại thì rẻ hơn nhiều. Bác nhầm lẫn đâu rồi.
- Cứ thấy thuốc thỏi cứng mà bác phán ngay là amatol thì em thua, TNT và các loại thuốc nổ phức của nó đều dạng thỏi cứng hết ạ. Kính bác.

PS: Nhà em nghe thấy cái gì không hợp lý là hay ngứa tai, bác thông cảm nhá.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 30 Tháng Giêng, 2008, 09:10:20 am
Súng có cấu tạo gần giống B41. Tuy nhiên, vẫn l dùng ống thép trụ như B40, chưa có buồng tích áp phình ra. Kích nổ đã khá tốt, nhưng đầu đạn vẫn là đầu đạn góc mở hẹp truyền phản ứng nổ từ sau ra trước. Tầm bắn xa nhất cũng cỡ 1000 mét, kích cỡ đầu đạn cũng như B41. Do dùng liều góc hẹp nên sức xuyên tối đa nhỉnh hơn B41. Pzf 44 là 370mm so với B41 330mm, còn theo cách tính Liên Xô thì B41 chỉ đạt 280mm, tuy nhiên, không có số liệu thử nghiệm Liên Xô về đầu đạn Pzf 44. Pzf 44 phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Phần liều lõm đầu đạn được động cơ tên lửa nhường cho chút khối lượng.

Nghe nhà bác nói nhiều về việc phụ thuộc góc chạm của đạn góc hẹp, nhà em xin thỉnh giáo. Vấn đề đạn chạm góc nghiêng giáp lớn văng ra không nổ thì góc mở liner liên quan gì ở đây ạ.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 10:42:32 am
Súng có cấu tạo gần giống B41. Tuy nhiên, vẫn l dùng ống thép trụ như B40, chưa có buồng tích áp phình ra. Kích nổ đã khá tốt, nhưng đầu đạn vẫn là đầu đạn góc mở hẹp truyền phản ứng nổ từ sau ra trước. Tầm bắn xa nhất cũng cỡ 1000 mét, kích cỡ đầu đạn cũng như B41. Do dùng liều góc hẹp nên sức xuyên tối đa nhỉnh hơn B41. Pzf 44 là 370mm so với B41 330mm, còn theo cách tính Liên Xô thì B41 chỉ đạt 280mm, tuy nhiên, không có số liệu thử nghiệm Liên Xô về đầu đạn Pzf 44. Pzf 44 phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Phần liều lõm đầu đạn được động cơ tên lửa nhường cho chút khối lượng.

Nghe nhà bác nói nhiều về việc phụ thuộc góc chạm của đạn góc hẹp, nhà em xin thỉnh giáo. Vấn đề đạn chạm góc nghiêng giáp lớn văng ra không nổ thì góc mở liner liên quan gì ở đây ạ.

Cái này cậu không đọc, tớ đã post liền ngay trang trước. Tại sao cậu không thèm đọc lại hỏi vặn vậy ????
A ma tôn: Ờ, tớ nói là tớ nghe nói thế thôi, các cự binh có thể đã nhầm a ma tôn và hốn hợp B.

Cái kiểu ba toác nhưng không thèm đọc của cậu nó thế này.

Về C4: tớ đã nói là cậu hoàn toàn chả hiểu gì về thuốc nổ hết. C4 Mỹ hay Semtex XHCN là thuốc nổ dẻo. Thuốc nổ dẻo là thuốc nổ dễ tạo hình, nôm na là dễ nặn như đất sét. Dễ nặn để lính chế mìn tự tạo, bộc phá... nặn theo hình dáng yêu cầu. Tính dẻo được tạo bởi cao su nhân tạo.

Thuốc mìn là thuốc bột-cứng, bao gồm những hặt bột nhỏ mịn được bao bởi chất thuốc keo hay dẻo liên kết. Mìn công nghiệp không bao giờ được nhồi bởi thuốc nổ dùng cho mìn tự chế cả. Cậu quá tôn sùng C4 với Claymore mine nên cậu tưởng tượng hai thứ này chung sống với nhau thành một loại mìn kinh khiếp lắm lắm.  Thuốc nổ dẻo có nhiều nhược điểm: dễ biến chất, dễ chảy lung ung sau hàng năm trời chôn, dễ bị kích nổ không mong muốn (như địch nã pháo vào trận địa), đặc điểm lớn nhất là cơ tính yếu (không có thì đúng hơn) không tham gia vào khả năng chịu lực của mìn. Hơn nữa, thuốc nổ dẻo cũng không phải là loại thuốc nổ mạnh hay là thuốc nổ nhanh đỉnh cao, vì chúng nhường những yêu cầu đó cho tính dẻo. Thuốc nổ dẻo nổi tiếng chỉ vì chúng rất thông dụng, là thuốc nổ chính được sử dụng ngoài bom mìn đầu đạn, là nguyên liệu chính để làm mìn tự tạo quân dụng.

Tại sao phải có thuốc nổ cứng và thuốc nổ dẻo ??? RDX hay một số chất nổ khác có dạng không dễ gia công. RDX kết tinh như đường, không ai đi gia công đường thành hình này hình nọ cả. Người ta nghiền mịn đường RDX, rồi trộn với TNT để đúc hay trộn với cao-su để ép. Trộn TNT là hóa cứng, dạng Hỗn hợp B. Còn trộn cao-su hóa dẻo là Hỗn hợp C.

Claymore được phát triển từ thế chiến 2, cái tên Claymore mine M18 được đặt cho một trong rất nhiều loại mìn tương tự đã được chế tạo. Nhà ta gọi tất cả những loại mìn có cấu tạo tương tự là "mìn cờ lay mo" tuốt. M18 được phát triển và sản xuất trong thập niên 1950, đâu như 1952 thì phải, cái này tớ nhớ không kỹ lắm, nói trước thế để cậu khỏi kiện.
Mìn M18 nhồi hỗn hợp B, đây là loại thuốc nổ chứa RDX và TNT theo tỷ lệ 63/36. Đây là cách hóa cứng thuốc nổ thông dụng từ đầu thế kỷ 20. Mìn M18 được chấp nhận trong quân đội và được đem đến Việt Nam. Trong thập niên 1960, Mìn M18A1 được chấp nhận thay thế vai trò của M18. Số lượng sản xuất M18A1 tăng vọt sau năm 1969 và cũng bắt đầu xuất khẩu mạnh. Từ 1969 đến 1992 là thời gian xuất khẩu chủ yếu của mìn này, 1,36 triệu quả, 28 nước. M18A1 nhồi hỗn hợp C3, đây là thuốc nổ gốc RDX hóa cứng, năng lượng cao.
Các hỗn hợp C là các hỗn hợp thuốc nổ dẻo mạnh. C4 là dẻo dùng cho mìn tự chế, rất dẻo. Còn C3 là dẻo cho mìn công nghiệp, so với tay người nó còn cứng chán. Độ dẻo của nó đủ đảm bảo để người ta ép thành bánh bằng máy chứ không đủ để nặn tay (với cậu tớ dùng đơn vị đo là độ dẻo cỡ xà phòng và độ dẻo cỡ đất sét).

Như vậy, ở Việt Nam, chủ yếu là loại M18 nguyên thủy dùng Hỗn hợp B, chứa RDX và TNT theo tỷ lệ 63/36. Có thể sau này, M18A1 được đem đến Việt Nam dùng C3, nhưng không có loại nào ở Việt Nam có C4 cả. Có thể C4 được nhồi cho loại M18 nào đó ????? tớ không biết nhưng chưa dùng trong Kháng chiến chống Mỹ.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 30 Tháng Giêng, 2008, 12:19:49 pm
Súng có cấu tạo gần giống B41. Tuy nhiên, vẫn l dùng ống thép trụ như B40, chưa có buồng tích áp phình ra. Kích nổ đã khá tốt, nhưng đầu đạn vẫn là đầu đạn góc mở hẹp truyền phản ứng nổ từ sau ra trước. Tầm bắn xa nhất cũng cỡ 1000 mét, kích cỡ đầu đạn cũng như B41. Do dùng liều góc hẹp nên sức xuyên tối đa nhỉnh hơn B41. Pzf 44 là 370mm so với B41 330mm, còn theo cách tính Liên Xô thì B41 chỉ đạt 280mm, tuy nhiên, không có số liệu thử nghiệm Liên Xô về đầu đạn Pzf 44. Pzf 44 phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Phần liều lõm đầu đạn được động cơ tên lửa nhường cho chút khối lượng.

Nghe nhà bác nói nhiều về việc phụ thuộc góc chạm của đạn góc hẹp, nhà em xin thỉnh giáo. Vấn đề đạn chạm góc nghiêng giáp lớn văng ra không nổ thì góc mở liner liên quan gì ở đây ạ.

Là vì em thấy bác nói góc rộng cơ cấu điểm hỏa cần phức tạp tinh xảo quá trong khi góc hẹp thì xuyên lại được nhiều hơn nên em mới nghĩ sao không xài luôn góc hẹp cho nhanh. Cái gọi là phụ thuộc góc chạm đạn tức là góc chạm lớn quá thì không nổ văng ra hay sức xuyên giảm ạ, bác viết dài quá em đọc loạn cả lên. Nếu là văng ra không nổ thì là do cái ngòi chứ đâu phải là do góc rộng hẹp gì, vậy nếu M72 lắp cái ngòi siêu đẳng của B41 vào thì chắc là bắt sống B41 rồi vì đạn nhẹ hơn nhiều, dễ mang vác hơn hẳn


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ChienV trong 30 Tháng Giêng, 2008, 01:15:17 pm
Súng có cấu tạo gần giống B41. Tuy nhiên, vẫn l dùng ống thép trụ như B40, chưa có buồng tích áp phình ra. Kích nổ đã khá tốt, nhưng đầu đạn vẫn là đầu đạn góc mở hẹp truyền phản ứng nổ từ sau ra trước. Tầm bắn xa nhất cũng cỡ 1000 mét, kích cỡ đầu đạn cũng như B41. Do dùng liều góc hẹp nên sức xuyên tối đa nhỉnh hơn B41. Pzf 44 là 370mm so với B41 330mm, còn theo cách tính Liên Xô thì B41 chỉ đạt 280mm, tuy nhiên, không có số liệu thử nghiệm Liên Xô về đầu đạn Pzf 44. Pzf 44 phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Phần liều lõm đầu đạn được động cơ tên lửa nhường cho chút khối lượng.

Nghe nhà bác nói nhiều về việc phụ thuộc góc chạm của đạn góc hẹp, nhà em xin thỉnh giáo. Vấn đề đạn chạm góc nghiêng giáp lớn văng ra không nổ thì góc mở liner liên quan gì ở đây ạ.

Là vì em thấy bác nói góc rộng cơ cấu điểm hỏa cần phức tạp tinh xảo quá trong khi góc hẹp thì xuyên lại được nhiều hơn nên em mới nghĩ sao không xài luôn góc hẹp cho nhanh. Cái gọi là phụ thuộc góc chạm đạn tức là góc chạm lớn quá thì không nổ văng ra hay sức xuyên giảm ạ, bác viết dài quá em đọc loạn cả lên. Nếu là văng ra không nổ thì là do cái ngòi chứ đâu phải là do góc rộng hẹp gì, vậy nếu M72 lắp cái ngòi siêu đẳng của B41 vào thì chắc là bắt sống B41 rồi vì đạn nhẹ hơn nhiều, dễ mang vác hơn hẳn

Theo tớ hiểu thì là thế này:
Góc rộng, năng lượng nổ tích tụ vào 1 "điểm" trong thời gian ngắn
Góc hẹp, năng lượng nổ tích tụ theo 1 "đọan" thời gian dài hơn.
Thế là cả về nhiệt độ và áp lực tại điểm khoan giáp, góc rộng ưu thế hơn, nó phá giáp kiểu "xung", còn góc hẹp phá kiểu "hành trình" (hơi khó diễn tả nhỉ).
Dẫn tới kiểu góc rộng phá vỏ thiên theo đường yếu nhất của vật liệu, trong khi góc hẹp phá thiên theo hướng xuyên của dòng khí, nghĩa là góc hẹp phụ thuộc góc chạm vỏ nhiều hơn góc rộng.

Hơi khó diễn tả, tớ diễn tả kiểu khác xem sao:

Góc rộng, năng lượng tích vào điểm hội tụ, sau đó tòan bộ cục này cùng chạy qua giáp
Góc hẹp, năng lượng cấp dần theo hướng chạm (trục đạn), do vậy khi dòng khí phá họai 1 đường lệch khỏi trục hội tụ thiết kế, sẽ không cấp được thêm năng lượng cho điểm đột phá, dẫn tới khả năng xuyên giảm.

Tiện thể làm chức năng quản trị luôn:
Các đề tài ta đang bàn mở rộng quá phạm vi B41 từ lâu, em có dự định
PA1: cắt ra làm 4: Giữ B41 lại đây, tách riêng M72, Panzefaust ra làm 2, và cơ bản về khối nổ lõm, nổ định hướng thì đưa sang box kiến thức quốc phòng.
PA2: Giữ cả 3 súng B41, M72, Panz... lại và đổi tên topic, tách cơ bản về khối nổ lõm sang bên Kiến thức Quốc phòng


Đề nghị các bác cho biểu quyết trong vòng 1 tuần, em sẽ chờ "lòng dân" (còn "ý Đảng" thì đề xuất kia rồi :))


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 02:21:46 pm
ChienV nói đúng quá.
Vì là hội tụ ở một điểm, nên đạ góc rộng cần điểm hỏa đúng khi giáp xuất hiện ở điểm hội tụ. Ở mấy trang trước có ảnh cái riềm xích M1 bị thủng, thấy rõ mức độ hội tụ năng lượng của đạn B41. Điểm thủng chỉ cỡ 1-2cm, nhỏ xíu. Do hội tụ nên năng lượng được nhồi vào trong lỗ tỷ lệ cao kể cả khi giáp nghiêng. Có thể mô tả dễ hiểu thế này, viên đạn B41 vứt một nửa đi (sóng nổ bay ra ngoài), còn một nửa năng lượng nó hội tụ lại. Một liều nổ hình cầu đường kính 1cm mang nửa năng lượng đầu đạn, đặt sát giáp. Khi đó giáp có xoay sở thế nào thì sức nổ của cái liều 1cm ấy vưỡn thế.

Đạn góc hẹp đã biến nhiệt độ và áp suất thành động năng đầu đạn. Đạn góc hẹp hay được ứng dụng trong đạn đại bác, do khối lượng thuốc nổ lớn và đường kính hạn chế, gặp khó khăn khi truyền phản ứng nổ. Luồng khí nén nóng tốc độ cao của đạn góc hẹp bị phân tán khi va đập vào thành nghiêng của giáp, giảm năng lượng. Việc làm giáp nghiêng để chống đạn động năng đã có từ lâu, như giáp T-34.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/danlomnghieng.jpg)

Rõ ràng, góc rộng yêu cầu điểm hỏa (ngòi) tốt hơn và truyền phản ứng nổ (mạch) tốt hơn. Đạn B41 phát triển hơn đạn B40 ở cơ  cấu điểm hỏa và mạch truyền phản ứng nổ. Còn riêng đạn B40 đã là một cuộc cách mạng về đầu đạn lõm, chính nó đưa ra khái niệm "mạch truyền phản ứng nổ". Điều này đảm bảo thuốc nổ phát nổ đồng đều trên bề mặt lõm. Trước đây, các PIAT, Bazooka, Panzerfaust... đều có đầu đạn góc mở rộng nhưng cả ngòi nổ và truyền nổ đều thô sơ. Không tính ngòi nổ thì các đạn góc rộng trên đều phát nổ từ đuôi khối lõm, truyền phản ứng nổ lên đầu, như cách ngày nay kích nổ đạn góc hẹp kiểu nòng súng xuyên bằng động năng.

Cơ chế truyền phản ứng nổ thì B41 lại tiến một chút. Kết cấu thuốc hiệu quả hơn và có thêm một phần miệng mỏng được bao bởi đai sắt nặng. Đây là cơ cấu kết hợp hiệu ứng ống nòng vào đầu đạn mở rộng, phần này phản ứng nổ chậm hơn một chút. Đạn B40 và B41 ban đầu đều tốn thuốc cho cái trạm truyền nổ phức tạp như mạch điện này. Trong kỹ thuật điện, sau này có một khái niệm "mạch điện B41", là một mạch điện tử ứng dụng, lấy cảm hứng từ mạch truyền phản ứng nổ của B41. Đến đạn PG-7V và VM thì người ta tận dụng cái trạm truyền nổ đó, biến nó thành một liều lõm nối tầng phát nổ trước như kết cấu đạn đại bác 3BK-31.
Truyền nổ đạn B40 đã có bên B40, chép lại về đây chút. Hình dưới là cơ chế truyền phản ứng nổ thô sơ nhất của M72. Mình không vẽ B41 chi tiết ở đây vì mình chưa mô phỏng được đầy đủ phản ứng nổ của nó, mới chỉ vẽ được những nét chính. Có vấn đề vướng là chưa mô tả được hết sự biến dạng của chóp đầu, việc tăng áp lực lên tinh thể phát điện và việc làm chậm kích nổ. Còn đạn B40 thì mô phỏng tương đối đơn giản.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.50
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/tuyennodanb40_m72.jpg)

Đây là sơ đồ đan bắn vào cái tháp pháo. Đạn không phụ thuộc góc có diện tích mục tiêu lớn hơn. Điều đó làm tăng khả năng diệt mục tiêu sau khi trúng, tăng "tầm bắn hiệu quả".
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/dientichmuctieu-1.jpg)

Về chuyên môn của ChienV. Theo mình, cứ để thế này đi, lộn xộn chút là cái duyên của Open Source. Về sau này, đọc lại vừa thấy nhiều thông tin gần giống SGK, vừa xanh đỏ tím vàng muôn mầu muôn vẻ của truyện quán nước, đó là lợi thế là truyện quá nước mà SGK không có. Mình vẫn post theo một mạch ấy chứ.
Các topic khác thì từ từ, rồi sẽ mở. Nếu copy từ đây sang chưa chuẩn bị thì quá quán nước.
Theo mình, nên làm một mục lục ở đầu topic và yêu cầu các thành viên phải đặt tên cho bài viết. Con ai nấy đặt tên, để rồi còn đi search chứ.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 30 Tháng Giêng, 2008, 02:35:57 pm
Vấn đề là em chưa đọc được ở đâu nói về cách phân loại cực rộng, rộng, hẹp và cực hẹp thế này cả. Liều nổ lõm có mấy kiểu HEAT, SFF (Self-Forging Fragment) và EFP (Explosively Formed Projectile)

- HEAT thì có góc lõm "nhỏ" và đều xuyên bằng luồng khí (jet) hết, góc càng hẹp thì điểm hội tụ càng gần và ngược lại. Nếu điểm chạm đạn không chính xác ở tâm hội tụ thì đều bị phân kỳ dẫn đến sức khoan sụt nhanh, góc rộng thì do điểm hội tụ xa hơn nên nếu điểm chạm này dao động chút ít cũng không thay đổi nhiều lắm sức xuyên, góc hẹp thì điểm hội tụ rất gần nên chỉ thay đổi chút xíu khoảng cách là độ phân kỳ đã khác hẳn.

- EFP thì liều nổ dạng đĩa nông, điểm hội tụ coi như ở vô cùng nên hất tung luôn đĩa chắn sóng nổ về phía trước. Bọn này thì điểm chạm chả còn quan trọng lắm nữa. Đĩa làm nặng để động năng lớn
- SFF cũng có góc cực rộng để hội tụ ở rất xa, trên đĩa gắn đầy mảnh vụn để lợi dụng động năng hất đám này đi về phía trước.

Các bác xem thử đầu đạn loại này thì xếp vào loại nào, hay lại mọc thêm loại góc siêu hẹp nữa.



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 02:48:55 pm
Vấn đề là em chưa đọc được ở đâu nói về cách phân loại cực rộng, rộng, hẹp và cực hẹp thế này cả. Chỉ đơn giản là có 2 loại liệu nổ lõm và HEAT và EFP.

- HEAT thì có góc lõm "nhỏ" đều xuyên bằng luồng khí (jet) hết, góc càng hẹp thì điểm hội tụ càng gần ngược lại. Loại này nếu điểm chạm đạn không chính xác ở tâm hội tụ thì đều bị phân kỳ dẫn đến sức khoan sụt nhanh, góc rộng thì do điểm hội tụ xa hơn nên nếu điểm chạm này dao động chút ít cũng không thay đổi nhiều lắm sức xuyên, góc hẹp thì điểm hội tụ rất gần nên chỉ thay đổi chút xíu khoảng cách là độ phân kỳ đã khác hẳn.

- EFP thì liều nổ dạng đĩa nông, điểm hội tụ coi như ở vô cùng nên hất tung luôn đĩa chắn sóng nổ về phía trước. Bọn này thì điểm chạm chả còn quan trọng lắm nữa.

Các bác xem thử đầu đạn loại này thì xếp vào loại nào, hay lại mọc thêm loại góc siêu hẹp nữa.



À, cái HEAT ấy thì là cái tớ đang nói đến, tức là liều nổ lõm xuyên, ở đây tớ chỉ nói đến cái ấy thôi. HEAT của cậu chia ra làm 3 kiểu: rộng, hẹp và phức tạp. Mỗi kiểu dó lại chia ra một số kiểu con. Mỗi kiểu con lại có mộ số kiểu cụ thể: B40, B41, M72, Pzf 44....
Còn đĩa, đó không phải là liều xuyên, mà là liều định hướng. Ban đầu cũng có chống tăng bằng thứ đó đấy, nhưng đó là loại xe tăng mỏng như máy cày. Ở đây tớ không nói đến các liều liểu tấm phẳng đó, nhứng câu cứ thích lôi vào. Tó đã trả lời cậu mấy lần rồi, đó là kiểu liều nổ tấm phẳng dùng sát thương. Nó có thể được tính là góc lõm rất rộng (cỡ 150 độ) để khoan giáp nhẹ kết hợp sát thương, hay cực rộng (180 độ hoặc hơn nữa) để định hướng cho tấm kích thước lớn.
Cái ảnh của cậu là ĐKZ, như tớ đã nói nhièu lần. Đạn ĐKZ nặng, nhiều thuốc nổ mà đường kính lại hạn chế. Người ta hạn chế đường kính vì tầm vắn xa, vận tốc lớn, đường kính lớn cản gió. Hầu hết các đạn lõm của đại bác đều là đạn dạng ống. Sức xuyên của đạn giản theo góc chạm, nhưng sức xuyên của đạn páo rất lớn nên coa giảm theo gcs chạm thì cũng thủng xe.

Cậu thấy ChiếnV nó tức rồi kìa, cứ lấy chuyện đạn sát thương nói trong topic xuyên giáp.


- EFP thì liều nổ dạng đĩa nông, điểm hội tụ coi như ở vô cùng nên hất tung luôn đĩa chắn sóng nổ về phía trước. Bọn này thì điểm chạm chả còn quan trọng lắm nữa.

Cậu hiểu sai từ nên cứ hỏi vặn tớ: EFP phông phải "thì liều nổ dạng đĩa nông", nó là Explosively Formed Projectile, đạn có cấu trúc, đạn có hình, đạn được tạo hình.... Nó phân biệt với bộc phá nhưng chưa phải lõm. Như ảnh dưới này, nó chả lõm tí nào. Tất nhiên, tất nhiều mìn kiểu này là lõm, tấm phẳng. Nhưng nhiều mìn không như thế.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/efd.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 03:27:31 pm
Cần đánh giá đúng đắn Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze.

Các nhà kỹ thuậ đã đạt được tiến bộ kha khá. Một số hạn chế của súng có lẽ do hướng đặt ra để thiết kế. Có thể hiểu là người ta dự định chế tạo khẩu súng với nhiệm vụ cơ bản là dùng cho bộ binh chống tăng trong những trường hợp đặc biệt chứ không phổ biến. Ví dụ là bộ binh bất ngờ bị xe tăng tiến công, chưa có tiếp viện. Vì vậy, súng thiên về phòng thủ, khá nặng. Phiên bản cải tiến Pzf 3 nặng hơn nữa, cỡ nó thì nhà ta gọi là ĐKZ (Đại bác Không Giật). Sau này, AT-4 (một phát triển tiếp nữa) thiên về gọn nhẹ cho du kích, tầm quá gần.
Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze cũng như các hậu duệ không bao giờ dự định thành vũ khí chủ lực nên những đặc điểm cơ sở của vũ khí chủ lực không hoàn thiện. Có thể thấy, súng này không được may mắn như B41, không có đầu tư nhiều để phát triển. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze không mạnh.

Những nhà thiết kế Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze có quá thừa thãi kinh nghiệm thiết kế súng chống tăng cầm tay và kinh nghiệm chiến đấu. Họ nhìn thấy rất rõ khó khăn khi bắn xe tăng, về góc chạm, điểm hỏa... và nỗ lực để đạt "tầm bắn hiệu quả cao". Những nỗ lực lớn đạt được để giảm phát bắn hỏng: sơ tốc lớn và đường kính đầu đạn nhỏ để giảm tản mát, tăng khối lượng liều lõm để tăng sức xuyên.
Và điều quan trọng nhất là họ đưa được chương trình huấn luyện và những kinh nghiệm chiến tăng vào trong đó. Chính vì vậy, Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze có khái niệm "trúng phát thứ 2" như B41. Những điểm này đưa tầm bắn hiệu quả mục tiêu di động lên cao, đạt bằng tầm bắn hiệu quả các súng tiểu đội khác. Như vậy, tiểu đội có thể chiến với tiểu đội địch, tức là đạt yêu cầu.
Như vậy, nếu không tính góc độ kỹ thuật và biên chế thì Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze được thiết kế trên những yêu cầu và kinh nghiệm không kém B41. Có thể thấy rõ tính chuyên nghiệp cao của bức ảnh (trang trước) trong tài liệu huấn luyện. Hình vẽ T-55 hay T-62 gì đó, với màu đen chỉ điểm không nên bắn (tấm giáp khỏe trên tăng hạng trung, starke panzerung an einem mittleren kampfpanzer) và những điểm nên bắn (vùng nhậy cảm trên tăng hạng trung, Empfindliche Stellen eines mittleren kampfpanzer). Có thể thấy, người ta khuyên xạ thủ không nên bắn vào hầu hết những điểm trước mặt tăng hạng trung (T-55, T-62) . Như vậy, khẩu này không dùng bắn tăng hạng nặng, ý người ta như vậy.

So sánh với M72 thấy ngay kinh nghiệm chiến trường ảnh hưởng thế nào. M72 về lý thuyết là bắn xa xuyên sâu. Người ta dậy dỗ lính Mỹ rằng M72 bắt trụi thùi lụi xe tăng nặng nhất của đối phương. Người ta động viên lính rằng, xe tăng địch trước M72 mất điện...Nhưng thực tế cho thấy, về yêu cầu đánh tăng nó không đạt được như đồ cổ B40. Quá yếu kém trong kinh nghiệm chiến xe tăng, đối đầu với xe tăng được thiết kế bởi những người thiết kế tăng tốt nhất thế giới !!! Kết quả rõ ràng nhất là M72 văng ra khi bắn PT-76 ở Làng Vây, 1968. Cũng cần nhắc thêm rằng, PT-76 là xe lội nước, tăng bơi, rất mỏng nhẹ. Thông thường xe này được thiết kế để vượt sông chiếm đầu cầu, chứ không phải để đánh cứ điểm kiên cố như Làng Vây.
Sau này, M72 cũng được cải tiến nhiều thứ, nhưng cuộc sống của nó lay lắt rồi lụi tàn sớm. Ngày nay, khi B41 hoành tráng khắp nơi thì M72 vắng bóng. Ngay cả các xe cộ nhẹ của Iraq cũng không thấy M72 góp được công nào.
Ra đời sau B41 và Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze khá lâu, nhưng M72 lại mang nhiều những nhược điểm lớn mà hai súng trên đã nỗ lực vượt qua, đó là tản mát quá lớn và diện tích mục tiêu hữu ích hẹp. Trong khi đó, người ta nỗ lực tăng điểm lý thuyết có M72, đó là khả năng xuyên cao nhất và tầm bắn xa nhất. Trong khi cả B41 và Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze khuyên con người ta đừng bắn mặt trước xe, Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze cẩn thận hơn còn khuyên thêm con cháu: kể cả tăng hạng trung...  thì M72 vỗ ngực xưng là vô địch. Đó là bài học của kinh nghiệm chiến trường.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ChienV trong 30 Tháng Giêng, 2008, 03:32:14 pm
Vấn đề là em chưa đọc được ở đâu nói về cách phân loại cực rộng, rộng, hẹp và cực hẹp thế này cả. Chỉ đơn giản là có 2 loại liều nổ lõm là HEAT và EFP.

- HEAT thì có góc lõm "nhỏ" đều xuyên bằng luồng khí (jet) hết, góc càng hẹp thì điểm hội tụ càng gần và ngược lại. Nếu điểm chạm đạn không chính xác ở tâm hội tụ thì đều bị phân kỳ dẫn đến sức khoan sụt nhanh, góc rộng thì do điểm hội tụ xa hơn nên nếu điểm chạm này dao động chút ít cũng không thay đổi nhiều lắm sức xuyên, góc hẹp thì điểm hội tụ rất gần nên chỉ thay đổi chút xíu khoảng cách là độ phân kỳ đã khác hẳn.

- EFP thì liều nổ dạng đĩa nông, điểm hội tụ coi như ở vô cùng nên hất tung luôn đĩa chắn sóng nổ về phía trước. Bọn này thì điểm chạm chả còn quan trọng lắm nữa.

Các bác xem thử đầu đạn loại này thì xếp vào loại nào, hay lại mọc thêm loại góc siêu hẹp nữa.



Ừ, cái chết của internet là chỉ có how stuff work chứ không đi sâu, nên nhiều khi phiến diện, hoặc dễ gây lầm lẫn.

Tính khối nổ lõm cho đạn khá phức tạp. Đơn giản lý tưởng hóa thì ít nhất có 2 lọai tốc độ được coi là hằng số khi tính: tốc độ truyền nổ (trong khối nổ) và tốc độ truyền sóng nổ. Tốc độ truyền nổ lan theo mặt offset (nói theo kiểu autoCAD) từ biên ngòi nổ, từ các điểm nổ trên mặt truyền nổ này, sóng nổ hình cầu truyền đều ra, giao hội các mặt này tạo nên các mặt đầu sóng nổ. Các mặt đầu sóng này hợp lại thành cái gì thì là chuyện của tóan.

Khối nổ lõm xuyên, mặt đầu sóng phải hợp thành 1 mặt hình búp (cái búp này thường là mặt biểu hiện hàm nhiệt độ-thời gian hoặc áp suất-thời gian, vì trong phản ứng nổ thì nhiệt và áp liên hệ đồng biến).

Tuy nhiên, tốc độ truyền nổ và tốc độ sóng nổ lại là một hàm có ít nhất 2 biến áp suất và nhiệt độ, nên bài tóan phức tạp lên nhiều.

Chính vì phức tạp thế, nên người giỏi tóan lý hóa và có điều kiện thực nghiệm nhiều, moi ra được hàm thực nghiệm chuẩn về liên hệ tốc độ cháy/truyền nổ - áp suất - nhiệt độ mới có khả năng thiết kế đầu đạn xuyên lõm tốt, chứ với các sai số sản xuất cộng với sai số đo trên thực nghiệm  sẽ biến việc cải tiến đạn theo hướng thực nghiệm thành bất khả thi hoặc cực kỳ đắt đỏ.

Với trình hóng hớt của tớ, tớ cho rằng quan tâm tới khối nổ lõm có các điểm cần xem xét:

- Biên dạng mặt lõm
- Profile cắt dọc khối thuốc
- Điểm đặt, biên dạng ngòi nổ (và các tuyến dẫn nổ, trạm truyền nổ nếu có)
- Lọai thuốc nổ.


Mà theo tớ, cái rộng hay hẹp ta đang nói, có lẽ phải nói chính xác lại là : góc mở của khối thuốc (chứ không phải góc lõm), đồng ý không?

Và có vẻ Mig19 đang hiểu giống như internet cần: tưởng là có 1 dòng khí hội tụ ở tiêu điểm và sau đó, phân kỳ ra giống như quang hình ;D
Cái chóp đó là hơi "hội tụ" của các cầu khí phát từ tâm là phân tố thuốc nổ, tạo trạng thái áp suất và nhiệt độ cao.  Do vậy nếu nổ trong không khí, cái dòng khí tạo bởi khối nổ lõm (chỉ đang xét dòng khí đặc trưng, dòng trung tâm nhé, các sóng nổ ra xung quanh thì không tính) sẽ càng xa càng to ra về đường kính, tù dần về độ nhọn, giảm về giá trị áp suất và nhiệt độ, chứ không bị "phân kỳ" theo kiểu quang hình qua gương cầu đâu. Tất nhiên nói cảm tính là thế, còn thực sự nó thế nào thì phải dùng cái đống tóan lý hóa rất nhức đầu và thực sự là ... tớ cũng chả biết ;D

Còn tác dụng xuyên thì tớ hiểu như thế này: tại điểm hội tụ (hiểu theo nghĩa điểm có áp suất-nhiệt độ lớn nhất tạo ra được) vật liệu sẽ bị nóng chảy và bị "thổi" tạo thành 1 hốc, "dòng" khí nóng chui vào được (lúc này khỏi cần hội tụ nữa, cứ chui vào hốc là OK) tiếp tục dùng nhiệt nung chảy, dùng áp ép vật liệu chảy sang 2 bên để chui.
Như vậy, việc chống xuyên phải dùng các vật liệu khó nóng chảy (bền nhiệt) và nhiệt dung nóng chảy cao (ngốn hết năng lượng khi dòng khí chưa kịp chui vào thăm cán bộ). Gốm được dùng tốt, vì đáp ứng nhiều yêu cầu, đặc biệt với tính vô định hình, cường độ không bị sụt giảm nhiều nếu tăng nhiệt/áp như kim lọai hay vật liệu dạng tinh thể, dẫn tới luồng xuyên phải "nung" một tiết diện rộng hơn (nói cách khác là nó hóa dẻo dần và "ôm" chặt lấy luồng xuyên, ngốn năng lượng của nó), cái này chính là hiệu ứng "phân kỳ" mà bác HP hay nói!



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 30 Tháng Giêng, 2008, 04:55:09 pm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/danlomnghieng.jpg)

Em không thay đổi quan điểm về HEAT, góc rộng hay hẹp đều có luồng jet xuyên phá hết. Bác cho em hay theo bác từ bao nhiêu độ thì sẽ là ống khí và jet bắt đầu xuất hiện với. Bác đưa cho em tài liệu dẫn chứng gì bác nói về phân loại đi, còn không thì em không tin đâu. Xin lỗi bác, bác ngó thử cái luồng jet ở góc 120 độ nhá.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 30 Tháng Giêng, 2008, 05:10:38 pm
Cậu hiểu sai từ nên cứ hỏi vặn tớ: EFP phông phải "thì liều nổ dạng đĩa nông", nó là Explosively Formed Projectile, đạn có cấu trúc, đạn có hình, đạn được tạo hình.... Nó phân biệt với bộc phá nhưng chưa phải lõm. Như ảnh dưới này, nó chả lõm tí nào. Tất nhiên, tất nhiều mìn kiểu này là lõm, tấm phẳng. Nhưng nhiều mìn không như thế.

EFP cũng như SFF đều là shaped charge hết, bác cứ Gúc ra định nghĩa đi. Bác cần em post mặt cắt của MĐH10 lên cho bác coi xem phân biệt nó với hình HEAT bác vẽ thế nào không.

Còn M18A1 nhồi cái gì thì bác cũng cứ Gúc đi, chỗ nào bảo dùng C3 thì chỉ cho em tin. Em thấy đâu cũng ghi C4 nên chả biết làm thế nào được. Sách của mấy bác bên công binh xuất bản cũng ghi C4, chả lẽ họ kém đến nỗi không phân biệt được cứng và dẻo hay sao.

PS: Em thấy bác nắm nhiều bí mật quốc phòng then chốt quá, Tàu nó ăn cắp 40 năm không được đạn RPG-7 như mẫu LX mà bác cứ nói thao thao trên này, bác đi lại cẩn thận kẻo bị nó thủ tiêu thì mệt đấy.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 05:21:34 pm
Trong trận đánh Làng Vây và các trận đánh thời gian quanh đó, quân ta sử dụng PT-76 và phiên bản tầu K-63. M-72 đã bắn vào PT-76 và bị văng ra, đây có thể là trận đánh đầu tiên M72 tham chiến với tư cách chống tăng, tiếng để không thiên thì cũng bách thu.
Cái xe lai thuyền máy PT-76 mỏng hơn cả xe trợ chiến bộ binh BMP-1.


Loại: Xe tăng lội nước hạng nhẹ
Nước Sản xuất:Liên Xô
Nặng: 14 tấn với PT-76
15,4 tấn với PT-76B
Chiều dài(ko tính súng chính): 6,91m
Cao: 2,26 m
Rộng: 3,15m
Tổ lái: 3 người
Giáp trước : dày nhất 14mm
Giáp tháp pháo:dày nhất 20mm, mỏng nhất 17mm
Vũ khí: SÚng chính 76mm D-56T 40 viên
1 súng máy đồng trục 7,62mm loại SGMT hoặc PKT
Động cơ: V-6B Diesel 240 mã lực
Tầm hoạt động:260 km trên cạn và 60 km dưới nước
Tốc độ: 44 km/h trên cạn và 10,2 km/h dưới nước


Một ngày nào đó con cháu M72 sẽ kể cho nhau nghe: ..... ngày tháng năm... một chiếc PT-76 giáp dầy nhất 20mm tiến đến....



To MiG.
Đúng đấy, nhưng ưu thế của các loại HEAT như tớ nói là nó tập trung năng lượng thành điểm (góc rộng) hay dòng (góc hẹp), vì vậy lỗ khoan của nó bé tí. Còn cái thứ của bạn nó chẳng hội tụ cái gì cả, nên cần nhiều chục cân thuốc nổ mới khoan được tăng nhẹ, thứ nhiều chục cân đó không bắn được bằng M72 hay B41. Người ta cần nhẹ vẫn khoan được thì mới kỹ thuật này nọ, chứ có một tạ thuốc chôn trong gầm xe thì chẳng cần tính toán thiết kế gì cho mất công.
Mà cậu thích search thì thấy, các IED chống tăng đều có góc lõm thuộc nhóm góc rộng, chứ không dẹt chút nào đâu. Chúng thuộc nhóm "góc rộng có tấm tích năng lượng" để làm đạn. Tuy bắn xa, kiểu này không dùng được thuốc nổ mạnh và khoan được giáp dầy, như tớ đã nói trang trước.
Còn người ta coi bao nhiêu độ thì là cái gì tớ đã post rồi đó, cậu không đọc cứ hỏi vặn mãi.

EFP cũng như SFF đều là shaped charge hết Cậu dùng từ sai, tớ bảo bao nhiêu lần rồi không nghe. Trên kia tớ đã post ảnh lên ví dụ.

Còn Claymore. Thế là cậu đã biết cái hạn chế của internet rồi đấy. Tất cả đều copy cái sai của trang fas. Ở điểm này, không phải kiến thức nhân đều mà sai lầm nhân đều. C3 và C4 đều là thuốc nổ dẻo, nhưng một thứ là dẻo cho máy, một thứ là dẻo cho tay người. C4 thực ra là thuốc nổ dùng thủ công thông dụng nên nhiều người biết. Phổ biến thì báo chí Mỹ cho rằng C4 là thuốc nổ tốt nhất trên đời, do vậy cái gì hay hay đều dùng C4 tuốt tuồn tuột.

Thực chất, C4 đã hi sinh kha khá cho tính dẻo. Nó được làm từ phần lớn RDX (90%), trộn thêm các phụ gia, chất kết dính cao su và chất tạo dẻo, có thể coi là bột RDX hóa dẻo đơn giản. Tốc độ truyền nổ 8000m/s, thấp hơn các thuốc nổ tiên tiến khác (9000-1000m/s). Năng lượng nổ của RDX không lấy gì làm cao. Đó là chưa kể những nhược điểm như không chịu được lực ép mạnh, dễn bị kích nổ không mong muốn...Nó chỉ có một lợi điểm duy nhất là dễ nặn như đất sét để làm bộc phá tự chế.
XHCN thì chê, họ dùng Semtex, thuốc nổ kinh hoàng với phương Tây.

Tớ không hiểu có loại Claymore nào nhồi C4 không, nhưng loại xuất khẩu thông dụng nhồi C3 ép (M18A1), còn loại ở Vịt là hỗn hợp TNT và RDX đúc (M18 nguyên thủy). Cậu có thể đọc nhiều truyện ký của lính, thuốc mìn claymore có thể được họ gọi tên không đúng, nhưng thanh thuốc dùng đốt nấu nước thi đúng là thuốc đúc.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 30 Tháng Giêng, 2008, 06:25:05 pm
Tớ không hiểu có loại Claymore nào nhồi C4 không, nhưng loại xuất khẩu thông dụng nhồi C3 ép (M18A1), còn loại ở Vịt là hỗn hợp TNT và RDX đúc (M18 nguyên thủy). Cậu có thể đọc nhiều truyện ký của lính, thuốc mìn claymore có thể được họ gọi tên không đúng, nhưng thanh thuốc dùng đốt nấu nước thi đúng là thuốc đúc.

Em nghe các bác cựu tả cảnh đun bằng thuốc mìn Claymo là "xé từng nhúm thuốc mìn claymo" nên chắc là thanh thuốc đúc thì không chơi vậy rồi. Em không biết đâu đúng đâu sai, tất cả nguồn em biết đều ghi C4, bác cứ kiếm chỗ nào viết khác hoặc ảnh chụp cho em thì em tin ngay, nói nhiều làm gì.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ChienV trong 30 Tháng Giêng, 2008, 06:55:25 pm
Đề nghị các đồng chí đọc kỹ bài nhau trước khi pót nhé.

@HP: theo em bác cần viết sâu hơn đi.

@Mig19: có 2 chuyện, chuyện C3 thì trong này  (http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/m18-claymore.htm) có. Còn chuyện shaped charge thì hiện bác HP (và tớ) đang phân 2 dòng: dòng xuyên chuyên dụng và dòng định hướng (không tạo luồng xuyên đặc trưng).

Các thứ shaped charge (khối nổ có tạo dáng ;D) còn gồm cả các lọai khối nổ như FT vịt ming (khối phá tường), nó là 1 thỏi thuốc lớn vét rãnh trên 1 mặt để tăng sức công phá phía đó. Tuy nhiên, nó không có tính xuyên.
Xét về không gian, khối shaped charge là khối nổ tạo được sự phân bố lại năng lượng nổ trong 1 góc nào đó (các hướng khác vẫn bị tác dụng của nổ nhé). Trong góc ấy, phổ năng lượng theo không gian được phân bố lại, tạo nên đặc tính của vũ khí. Cao điểm của nó là năng lượng tập trung trong một không gian hẹp, nó trở thành khối nổ lõm xuyên.


Lưu ý điều kiện thực hiện của các ảnh trên net, để có phân tích chuẩn nhé.


Thôi, hiệp 1 tạm dừng, 2 bên nghỉ tý để kiếm hàng cho hiệp 2!


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 30 Tháng Giêng, 2008, 09:21:10 pm
Em nói ra các bác đừng giận nhưng cái mà em cần là tài liệu khoa học có dẫn nguồn nghiêm chỉnh chứng minh những kiến thức cao siêu mà các bác viết. Còn dân đen dốt nát chỉ biết đọc Web như em thì chỉ biết có thế thôi.

Trong các bài viết của bác Phúc có nhiều sạn mà em đọc qua không thể không phản bác.
Một ví dụ tiêu biểu về một cái hình bác Phúc ghi chú là đầu đạn B41 thì em thấy trên trang http://en.wikipedia.org/wiki/Shaped_charge có bản gốc. Em dám chắc đây không phải hình vẽ đầu đạn B41 vì thấy không giống về hình dáng. Cái thứ mà bác Phúc tự gán cho cái gọi là "vỏ cứng sắc" để cắt thép gai ấy đơn giản là cái  vỏ bọc mỏng dính bằng thép rẻ tiền nhằm tạo hình dáng khí động học cho quả đạn (Aerodynamic cover) do lớp vỏ để tập trung luồng jet có hình dáng cản gió nặng.


Cho em hỏi cái gọi là "luồng xuyên đặc trưng" là cái gì, theo em được biết các khối thuốc nổ Shaped Charge với liner dạng nón đều có thể tạo luồng jet plasma theo hiệu ứng Munroe. Bác Phúc nói là các đầu nổ góc rộng trên 60 độ như B41 không tạo luồng jet thì em không thấy hợp lý, các bác xem ảnh em post về góc 120 độ tạo luồng jet thế nào rồi đấy.

Về EFP:

A conventional shaped charge generally has a conical metal liner that projects a hypervelocity jet of metal able to penetrate to great depths into steel armour; however, in travel over some distance the jet breaks up along its length into particles that drift out of alignment, greatly diminishing its effectiveness at a distance.

An EFP, on the other hand, has a liner in the shape of a shallow dish.The force of the blast molds the liner into any of a number of configurations, depending on how the plate is formed and how the explosive is detonated.[2] Sophisticated EFP warheads have multiple detonators that can be fired in different arrangements causing different types of waveform in the explosive, resulting in either a long-rod penetrator, an aerodynamic slug projectile or multiple high-velocity fragments. A less sophisticated approach for changing the formation of an EFP is the use of wire-mesh in front of the liner: with the mesh in place the liner will fragment into multiple penetrators.

Nhưng vậy EFP là một dạng shaped charge với liner dạng đĩa nông bằng kim loại nặng, loại này rất giống cái loại góc rất rộng có tấm chắn nặng mà bác Phúc mô tả nhưng bác lại không thừa nhận, chia thành các loại tá lả luôn.

Một biến thể của nó là :use of wire-mesh in front of the liner-xài dây thép cuộn tròn đặt trước liner để lợi dụng hiện ứng tạo mảnh vụn về 1 phía. Đây chính là nguyên lý của MĐH10 nhà ta, khác xa nguyên lý của Claymo.

Theo em shaped charge ứng dụng quân sự chỉ có thể có 2 kiểu là HEAT và EPF, một thằng dùng jet, một thằng dùng thanh xuyên, vậy thôi.


PS: Đây là lần cuối em post bài trong topic này vì em thấy chán rồi. Bác nào muốn hiểu thêm về nguyên lý Shaped_charge thì em khuyên nên tự search thôi chứ vào đây thì e là ngộ độc nặng mất.




Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Giêng, 2008, 09:29:18 pm
Đây là lần cuối em post bài trong topic này vì em thấy độ phản khoa học của nó cao quá.
---------------------------------------------------
  Thế thì "tiêu cực" quá! ;D Chú có thể tranh luận, phản bác...cơ mà, nếu lại chiến thắng cái "phản khoa học" của chú HP thì mới tốt chứ?! ;)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 30 Tháng Giêng, 2008, 09:40:34 pm
Đây là lần cuối em post bài trong topic này vì em thấy độ phản khoa học của nó cao quá.
---------------------------------------------------
  Thế thì "tiêu cực" quá! ;D Chú có thể tranh luận, phản bác...cơ mà, nếu lại chiến thắng cái "phản khoa học" của chú HP thì mới tốt chứ?! ;)

Nhà em sửa roài, tranh luận nhiều đau đầu. Nhà em ngồi đọc sướng hơn.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 09:42:47 pm
Hê hê hê. cái hình đó là tớ lấy ở đó và vẽ lại đấy. Hình như ở đâu đó tớ đã chú thích không phải đạn B41 mà. Đạn B41 đặc trưng bởi cái liều lõm có trạm truyền nổ chữ U cơ mà, sao lại kích nổ dưới lên.

An EFP, on the other hand, has a liner in the shape of a shallow dish, đây là nói về một loại EFP cụ thể. Tớ đã nói rồi, EFP là đạn có định hình, nó có thể hình này hình nọ, cứ gì hình lõm.
Mà tớ đã dẫn chứng về cái dạn EFP không lõm mà người ta khoanh tròn cho cậu xem rồi đấy thôi, nó là mìn phóng như cậu nói đấy, một khẩu pháo bắn đạn xuyên chỉ dùng một lần.
Về liều nổ dẹt, không phải bây giờ, mà nó đã được áp dụng như những liều nổ chống tăng đầu tiên, nó tạo thành một lớp thuốc nổ dẻo dẹt trên mặt giáp. Nhưng loại này chỉ cắn được giáp mỏng. High explosive- squash head  HESH hoặc  high explosive-plastic HEP.

Cậu thấy không, tớ phân loại là đúng đấy chứ. Ví dụ, liều nổ cỡ nửa cân như claymore mà mở như cậu sao xuyên được MBT, cũng cỡ đấy sau B40 B41 xuyên tốt. Sao mà liều lõm nào cũng giống liều lõm nào được.
Còn một loại liều siêu lõm nữa đấy. Đó là bom hạt nhân kiểu hội tụ. Thuốc nổ bố trí xung quanh hội tụ nhiên liệu hạt nhân lại đến mật độ cao, tạo phản ứng dây chuyền.
Đạn B41 cũng vậy, nó nén được một chùm mật độ cao, năng lượng cao. Cậu để 2 đầu đạn B41 đối diện nhau rồi phát nổ sao cho độ chính xác thời điểm phát nổ cỡ 1/10 vạn giây thì sẽ được một cơ cấu kích nổ nén kiểu bom hạt nhân. Thế nhưng, làm thế với hai đầu đạn xuyên góc hẹp thì không được.

Tớ có phản đối cậu pốt bài đâu.

Cậu thấy đấy, M72 về lý thuyết có khả năng xuyên giáp cao hơn B41 (370mm so với 280mm), nhưng bắn PT-76 dày 20mm không thủng. 20mm của PT-76 cùng lắm là tương đương 30mm thép cán tiêu chuẩn RHA ở góc chạm 90 độ (hay không độ theo cách đo khác). Thép cán tiêu chuẩn là thép xây dựng CT-3.

Cùng là cái xe, nhưng cái xe trượt thời nguyên thủy và cái ô tô cáu cạnh nó khác nhau chứ, tại sao MiG cứ khăng khănng tất cả các liều nổ định dạng là giống nhau. ????? Rồi tất cả các liều lõm là giống nhau ????? MiG có thấy không, B40 và B41 phổ biến uy tín vô cùng, nó đạt được phần lớn là nhờ cái liều nổ có trạm truyền chữ U ấy đấy. MiG search trên nét thì không bao giờ thấy ai nói đến điều đó, đấy là cái hay khi anh em mình tán gẫu với nhau.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 30 Tháng Giêng, 2008, 10:15:56 pm
Hê hê hê. cái hình đó là tớ lấy ở đó và vẽ lại đấy. Hình như ở đâu đó tớ đã chú thích không phải đạn B41 mà. Đạn B41 đặc trưng bởi cái liều lõm có trạm truyền nổ chữ U cơ mà, sao lại kích nổ dưới lên.

Tớ có phản đối cậu pốt bài đâu.

Cậu thấy đấy, M72 về lý thuyết có khả năng xuyên giáp cao hơn B41 (370mm so với 280mm), nhưng bắn PT-76 dày 20mm không thủng. 20mm của PT-76 cùng lắm là tương đương 30mm thép cán tiêu chuẩn RHA ở góc chạm 90 độ (hay không độ theo cách đo khác). Thép cán tiêu chuẩn là thép xây dựng CT-3.

Cùng là cái xe, nhưng cái xe trượt thời nguyên thủy và cái ô tô cáu cạnh nó khác nhau chứ, tại sao MiG cứ khăng khănng tất cả các liều nổ định dạng là giống nhau. ????? Rồi tất cả các liều lõm là giống nhau ????? MiG có thấy không, B40 và B41 phổ biến uy tín vô cùng, nó đạt được phần lớn là nhờ cái liều nổ có trạm truyền chữ U ấy đấy. MiG search trên nét thì không bao giờ thấy ai nói đến điều đó, đấy là cái hay khi anh em mình tán gẫu với nhau.

Bác Phúc

Việc đối đầu với 1 chiếc tăng bằng RPG thì có nhiều điều để nói lắm bác ạ. Trận Làng Vây thể hiện sự yếu kém của M-72 ở nhiều khía cạnh: đạn lép nhiều quá (bắn ko ra khỏi nòng), nhiều quả đập vào giáp nghiêng văng ra, nhiều quả nổ nhưng không dừng được xe. Bỏ qua nhưng trái văng ra, đây là lỗi ngòi không chấp. Nhưng trái nổ mà không dừng được xe, đây là do đạn M-72 không xuyên hay do sự ngu dốt của người Mỹ khi dạy lính của họ có thể bắn tăng bằng M72 từ phía trước?

Chưa nói về sự kém hiểu biết về độ dày giáp trước, không ai muốn đối đầu với 1 chiếc tăng từ phía trước cả, dù được dạy ra sao, đơn giản vì nếu bạn bắn trượt, bắn không trúng chỗ hiểm thì nó sẽ giết bạn ngay vì bạn đang đứng trong miền hỏa lực mãnh liệt nhất của nó, ngay khi thấy khói súng của bạn, nó chỉ cần nhấn cò là bay hết (ai đã chơi battle field 2 là biết ngay, dù trò này bắn tăng vào chỗ nào mất "máu" cũng vậy cả nhưng chả ai thích bắn đối đầu hết). Nhưng trận này PT76 của ta chọc sâu dũng mãnh áp sát bất ngờ thì làm sao lính Mẽo làm khác được. Bây giờ cho bác 1 trái RPG-29, bác có dám đối mặt với một cái BT-5 đang xông tới không.

Và bác cũng biết là bắn thủng giáp xe, gây bất khiển dụng và phá hủy xe là những phạm trù rất khác nhau. Luồng jet xuyên phá khi chọc được giáp sẽ cuốn theo mảnh vụn giáp xe vào trong thân xe, nếu gặp đạn, xăng dầu thì mới diệt được, còn không thì giết chết tổ lái xe, nếu điểm xuyên không gặp những thứ trên thì xe vẫn chiến đấu như thường. Em từng đọc hồi ký 1 bác lái xe cứu kéo xe dính 1 trái 106mm HEAT đúng lúc vừa cúi đầu xuống, vết đạn trên trên đầu ghế lái, phá bục thùng dầu, bác ấy thóat chết trong gang tấc nhưng vẫn đem xe về như thường.

Và cách bác viết bài mang quá nặng tình cảm cá nhân, cái này làm em phiền lòng khi đọc bài của bác từ 4 năm nay. Bác luôn vậy, bài viết đầu rất chất lượng, sau đó là 1 seri phân tích theo tình cảm cá nhân làm giảm hết tất cả. Ví dụ khi bác viết về M-72, bác nói về nó như thể 1 thứ vô tích sự và PT-76 hoàn toàn miễn dịch với nó. Thực tế là LX cũng là ra 1 sêri RPG-18, 22, 26, 27 theo hướng này và M-72 vẫn hạ tốt T-54 ở giáp sườn. M-72 ít lập công diệt tăng vì lính Mẽo không phải dùng RPG hay LAW để chống tăng mà nếu gặp họ sẽ nằm xuống gọi phi pháo diệt tăng, vậy thôi. B41 hợp với cách đánh của ta, nhưng nếu mỗi người lính khác không biết dùng B41 mà có thêm 1 trái RPG-26 thì tác chiến sẽ hiệu quả hơn hẳn.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 10:26:23 pm
To MiG.
Cậu nói đúng đấy. Tuy nhiên, thực tế không như game đâu, trong một trận chiến, khói lủa mù trời, âm thanh ồn ầo, không dễ gì xác định ra kẻ bắn mình đâu. Đồng thời tầm nhìn xe tăng hạn chế, thông thường, bộ binh tùng thiết phải làm nhiệm vụ diệt tên bắn súng chống tăng cầm tay.
Cậu rất đúng khi nói rằng, cầm súng chống tăng cá nhân không dễ. Tớ đã trình bầy về yêu cầu cao với con người của B41 và Pzf 44. Chương trình huấn luyện trở thành một phần của cấu tạo súng.
Cái tớ nói ở đây là, đạn ảnh hưởng nhiều bởi góc chạm và các điều kiện khác. Những diện tích trên xe M72 diệt được đã nhỏ, súng đạn tản mát làm bắn vào những chỗ nhỏ đó rất khó. Tuy nhiên, M72 có sức xuyên lý thuyết 370mm mà không bắn được giáp 30mm là quá tệ, tệ do cấu tạo đầu đạn của nó. Bài học này cho thấy rằng, thiết kế một đầu đạn HEAT không đơn giản chút nào.


http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg12833#msg12833
Ở đây đã nói vè PIAT. Có thể quan sát thấy cái đầu đạn góc mơe rộng có tấm tích năng lượng của nó, tấm tích được chú thích là cone steel. Các đạn HEAT hồi Thế chiến 2 đều có cấu tạo dạng này. Nhưng do ngòi nổ không tin cậy nên chất lượng các đạn HEAT rất tồi, mà đó là tốc độ đầu đạn hồi đấy vẫn còn rất thấp. Sau chiến tranh, một thời gian dài các nước khác vẫn phát triển tiếp các súng đạn kiểu cũ như Bazooka. Người ta không chú trọng lắm các súng các nhân mà tập trung vào pát triển các đại bác không giật lớn, vì cho rằng súng cá nhân không đạt yêu cầu.
B40 là đạn đầu tiên đặt yêu cầu phát nổ đúng và trạm truyền nổ. Nguyên tắc trạm truyền B40 được B41 thùa kế. B41 phát triển cơ chế điểm hỏa, chính điều này làm cho kiểu liều lõm góc rộng trỏa nên tin cậy nhất thế giới, tạo ra sự nghiệp huy hoàng của B41. Song song với B40 và B41, các nước khác phát triển tở lại súng chống tăng cá nhân, nhưng chỉ dùng đạn góc hẹp.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/PIAT/piat-copy.gif)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ChienV trong 30 Tháng Giêng, 2008, 10:51:55 pm
hi hi, cồng hưu chiến hết hiệp đã điểm mà các bác còn cố quại nhau thêm mấy thụi nữa ;D

@Mig19: bình tĩnh, trên web không có các chi tiết như trong sách giáo khoa của trường quân sự, đó là hiển nhiên. Đơn giản nhất, thử tìm sơ đồ nguyên lý (dạng sơ đồ cơ khí) của súng tự động động lượng lùi có giữ chậm (delayed recoil, delayed blowback) xem nào? Không tìm được thì để tớ quét quyển vở học của ông già thời năm 64 cho  ::)


Khối nổ định hướng cũng vậy. Đơn giản nhất là mìn FT của ta trong 9 năm, đơn giản là 1 cục thuốc nổ, vét lõm 1 phía.
Cũng cần để ý là tùy dạng thuốc nổ, tốc độ cháy, tốc độ truyền xung nổ (phụ thuộc "độ mạnh" của thuốc nổ) mà việc hình thành luồng nổ của shaped charge có hình thành hay không! Cái này Mig chịu khó đọc lại đọan tóan lý hóa loằng ngoằng của tớ trong trang trước, thông cảm vì chưa ngồi vẽ hình minh họa được.

@bác HP: bác tổ chức lại bài viết tý, lan man nhẩy rộng quá đâm anh em khó hiểu là chuyện thường. Bác lít một lọat các dạng khối nổ shaped, rồi phân tích từng lọai thì dễ đọc hơn.

Thôi, hết hiệp 1, chờ hiệp 2 các bác nhé.
Bác Đòanh có biết ruột claymo là C mấy thì gỡ rối tơ lòng đi  ;)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 31 Tháng Giêng, 2008, 12:43:46 am
Kiểu 69 có thể được nhà ta gọi là K69 hay là B69. Nhưng không rõ lắm. B69 là tên mà xếp tớ gọi và kể lại, không biết còn tên nào nữa không.
Năm 1979, về B ta tụt hậu so với tầu và pốt. Nó đã được trang bị đồng loạt Kiểu 69. Kiểu này khong được tốt như B41, nhưng chắc là hơn B40. Năm đó ta vẫn phổ biến B40.
(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/PB060176.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 31 Tháng Giêng, 2008, 09:35:00 am
hi hi, cồng hưu chiến hết hiệp đã điểm mà các bác còn cố quại nhau thêm mấy thụi nữa ;D

@Mig19: bình tĩnh, trên web không có các chi tiết như trong sách giáo khoa của trường quân sự, đó là hiển nhiên. Đơn giản nhất, thử tìm sơ đồ nguyên lý (dạng sơ đồ cơ khí) của súng tự động động lượng lùi có giữ chậm (delayed recoil, delayed blowback) xem nào? Không tìm được thì để tớ quét quyển vở học của ông già thời năm 64 cho  ::)

@Bác Phúc: 4 năm nay em luôn buồn cười với cái quan điểm của bác là thế giới ngoài người Nga toàn thằng ngu hết. Bác có nghĩ rằng nếu những lý thuyết mà bác đang rao giảng về hiệu lực kinh hoàng của vũ khí Nga nói chung và đầu đạn HEAT nói riêng của bác thì nếu một cá nhân như bác cũng có thể nói vanh vách như thế mà những cường quốc quân sự như Mỹ và Tàu với các chuyên gia quân sự có trong tay hàng nghìn mẫu đạn RPG-7, RPG-2 thu hoạch được trong tay mà họ không thấy gì hay để bắt chước hay sao. Bác thử làm một bài phân tích đầu đạn RPG-7 với đầu đạn HEAT cỡ nòng tương đương của phương Tây là Panzefaust-3 cho em xem nào (em lấy đồ Đức cho bác đỡ ghét, lôi AT-4 vào là có chuyện ngay). Bác vẫn chưa trưng đc bất kỳ tài liệu khoa học quân sự chính quy nào để chứng minh nghững gì bác nói, những hình vẽ mô tả nguyên lý truyền nổ của bác hoặc là tự sáng tác, hoặc là thêm sửa vào các hình mặt cắt có sẵn theo ý mình nên chẳng có gì thuyết phục cả.

@ Bác Chiến: Bác có gì thì cứ chia sẻ, cái em cần chính là những kiến thức như thế chứ không phải những bài phân tích theo quan điểm cá nhân với tình cảm nhồi nhét. Việt Nam ta nhiễm nặng văn hóa kiếm hiệp ba xu Tàu ghẻ là văn hóa giữ bí kíp võ công để vênh với đời.

Về "sơ đồ nguyên lý (dạng sơ đồ cơ khí) của súng tự động động lượng lùi có giữ chậm" thì bác đừng thách nhà giàu húp tương, thế giới này bây giờ phẳng lắm, nếu quyển vở học của ông già thời năm 64 đã có thì chỉ 2s cho Gú gờ thôi. Em mở ngay trang đầu tiên trong danh sách trả về của Gú gờ với từ khóa "delayed blowback" đấy.





Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 31 Tháng Giêng, 2008, 09:47:29 am
Bác Đòanh có biết ruột claymo là C mấy thì gỡ rối tơ lòng đi
----------------------------------------------------------------------
  Hì, các chú cứ "cãi nhau" nhưng cấm đá xoáy nhau nhá! Cãi nhau mới ra vấn đề được --> cãi nhau là tốt! ;D
  Claymo dùng C mấy thì để anh tìm tài liệu của ta đã, nhưng nguyên văn được nghe các cụ kể lại thì thuốc nổ của Claymo đúng là dạng thanh thật!   


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ChienV trong 31 Tháng Giêng, 2008, 10:34:30 am
Mig19 này, sơ đồ ấy là sơ đồ giữ chậm con lăn cụ thể, chắc mượn từ khẩu G3 nổi tiếng, không thể hiện nguyên lý đâu.

Tớ nhớ là có nhiều nguyên lý giữ chậm cơ, từ ma sát, đòn bẩy, con lăn, khủyu, lò xo....Tin tớ đi, trên nét tớ cũng tìm nát ra rồi không có đâu. Chủ yếu là các sơ đồ vẽ lại từ các vũ khí đã có tiếng. Ví dụ cái của cậu đưa là roller blowback của G3, còn "how machine gun works" thì là sơ đồ giữ chậm lò xo.

Roller blowback thực về lý thuyết là kiểu giữ chậm "cải lùi" từ giữ chậm đòn bẩy, vì khóa vẫn lùi trước khi đạn khỏi nòng. Giữ chậm được nghiên cứu từ giữ chậm tuyệt đối (mở khóa khi đạn đã ra nòng) đến giữ chậm cấp thấp nhất là giữ chậm ma sát bản thân, hay blowback đơn giản (dùng ma sát vỏ đạn-vách buồng đạn để giữ chậm)

Tớ vẫn kiên trì ý kiến rằng kiến thức trên net không đủ sâu! Có thể do ảnh hưởng giáo dục kiểu LX-bao cấp, nên tớ thích moi từ gốc.

Nhưng về nguyên lý súng tự động thì lộn chuồng mất rồi, có thể ta ra 1 topic khác để nói về cái này???


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tuaans trong 31 Tháng Giêng, 2008, 11:40:43 am
Đại nguyên soái cho em góp cái hình có liên quan đến M72, PT-76 với!


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 31 Tháng Giêng, 2008, 02:09:06 pm
Đại nguyên soái cho em góp cái hình có liên quan đến M72, PT-76 với!


- Thứ nhất con này không phải PT-76
- Thứ hai, trông con này chả có vẻ gì là bị phá hủy - "destroy" cả, trên chiến trường thì phe làm chủ chiến trường có thể thu được cả những xe đơn giản là chết máy không chạy được, dính đạn chết người lái hoặc tổ lái rút chạy bộ cho nhanh.
- Thứ ba, ngay trên ảnh cũng ghi rõ nó dính đạn của Cobra (AH-1) rồi mới bị "phá hủy" bởi M72. Dính 1 trái TOW to tổ bố từ AH-1 đến mức không đi được nữa thì súng gì bắn chả được. Không lẽ tôi đến bên xác 1 con M1 bị dính Maverick, cạy nắp xe thả vào 1 trái lựu đạn để "phá hủy" thì sẽ chứng minh được là lựu đạn diệt được M1 à. Đây là trò mà phe Mẽo hay tuyên truyền với đống xác xe tăng tháo chạy tóe loe của Iraq để tâng công: 1 chiếc T-55 nhiều khi được tính công cho đủ loại binh chủng: một chú T-55 bị lính Iraq bỏ lại chạy bộ cho lẹ, một chú F-16 đi qua nhìn thấy giã cho 2 trái bom MK-82 gần gần đấy, một chú A-10 đi qua cho 1 tràng 30mm xuyên giáp thủng nóc, Apache đi qua thấy nghi ngờ còn xài được cho 1 trái Hellfire, một đàn M-1 đi qua cho vào độ vài trái Silver Bullet xuyên táo dăm chỗ, mấy chú Hamvee đi qua để chắc ăn làm cho 1 trái TOW, cuối cùng bộ binh đi qua cho thêm vài trái AT-4 hoặc LAW nữa, thế là có độ 20 cái huân chương chiến công được gắn lên ngực đoàn quân chiến thắng. Ngay trong trận Làng Vây, theo lính bộ binh Mẽo tường thuật thì mấy chiếc PT-76 của ta dính đạn nằm lại bị không quân bay qua kể công thêm vào lần nữa mà cuối cùng vẫn phải để đặc công bò vào đặt mìn hủy xe.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 31 Tháng Giêng, 2008, 02:49:11 pm
Tớ vẫn kiên trì ý kiến rằng kiến thức trên net không đủ sâu! Có thể do ảnh hưởng giáo dục kiểu LX-bao cấp, nên tớ thích moi từ gốc.

Em cũng muốn kiến thức từ gốc lắm, các bác dân trong nghề có gì thì cứ post lên để anh em thưởng lãm. Em sợ kiểu tam sao thất bản, kiến thức qua nhào nặn trong tư duy cá nhân đến lúc ra sản phẩm đọc dễ ngộ độc lắm.

Em thì cho rằng mọi nguồn tài liệu đều không đủ và nhiều khi sai lạc, thế nên mới cần đọc nhiều nguồn để tìm ra chân lý. Trong các nguồn ấy, những bài post phân tích như của bác Phúc em đánh trọng số thấp hơn các bài trên fas, Wiki (en), globalsecurity,... vì dù sao chúng cũng được lấy từ các nguồn khách quan hơn. Nhưng dù từ đâu thì đánh giá của người đọc vẫn là quan trọng nhất với chính anh ta, vì anh ta chịu trách nhiệm cho kiến thức của mình.

Một ví dụ về điều cần thiết tự đánh giá các nguồn: tất cả các nguồn em đọc trên Net đều nói RPG-2 (B40) là xài rocket. Có nguồn còn nói to như đúng rồi thế này "Nhưng khác với Panzerfaust là loại theo nguyên tắc súng không giật (nhiều người hiểu chưa đúng là loại rocket phản lực) còn RPG-2 (B-40) thực sự là ống phóng rocket trên nguyên tắc phản lực và là loại ống phóng lựu phản lực cá nhân đầu tiên trên thế giới". Em chỉ thấy hơi nghi ngờ chút nên phải lập hẳn chủ đề trên ttvnol để tham khảo ý kiến nhiều bác khác, nhưng cuối cùng vẫn phải vác hẳn một trái về nhà thì mới có kết luận cuối cùng là nó là dạng súng không giật cổ điển dùng cân bằng bằng khí cháy y hệt như Panzerfaust. Nếu chỉ đọc Net và trích dẫn ảnh thì sẽ không được thế.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 31 Tháng Giêng, 2008, 04:03:16 pm
Nhìn chung về thuật phóng thì Pzf 44 Lanze vẫn còn kém xa B41. B41 đã có buồng tích áp và thuốc nổ cháy chậm. Khối lùi giảm được chấn động âm thanh tốt hơn nhiều B41. Nếu so với b40 thì khối lùi làm giảm khoảng cách nguy hiểm sau súng. Khoảng cách nguy hiểm thì rõ là Pzf 44 Lanze chưa bằng B41, B41 cần khoảng cách vật chắn 2 mét, còn cái khối lùi mà đập vào tường 2 mét rồi bật lại thì chưa biết ai vỡ đầu.

Lại vẫn kiến thức Nga mới là vô địch. Người Đức bùng Panzerfaust cân bằng bằng khí động để người Nga bắt trước, vậy mà bản cải tiến dùng khối lùi lại kém xa thuật phóng khí động của B41 sao bác. Loại dùng khối lùi nặng bao giờ cũng nổi tiếng về khả năng dùng trong chiến tranh đường phố do vùng nguy hiểm sau nhỏ hơn loại dùng dùng khí động bác ạ. B41 đúng là bắn được nếu sau lưng cách tường tối thiểu hai mét nhưng bác cố tình lập lờ quên đi vụ nó không thể bắn trong phòng kín vì sẽ gây sập trần ngay còn loại cân bằng bằng khối lùi nặng thì không hề bị.

Và các loại xài khối lùi sau này thì không còn lài 1 cục cứng nữa mà có thể là chai nước- vỡ xả láng chả chết người bắn hoặc khối lùi bị giữ lại ở cuối hành trình không chui ra khỏi đuôi súng nên không có khối lùi gây sát thương


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tuaans trong 31 Tháng Giêng, 2008, 04:42:57 pm
- Thứ nhất con này không phải PT-76
- Thứ hai, trông con này chả có vẻ gì là bị phá hủy - "destroy" cả, trên chiến trường thì phe làm chủ chiến trường có thể thu được cả những xe đơn giản là chết máy không chạy được, dính đạn chết người lái hoặc tổ lái rút chạy bộ cho nhanh.
- Thứ ba, ngay trên ảnh cũng ghi rõ nó dính đạn của Cobra (AH-1) rồi mới bị "phá hủy" bởi M72. Dính 1 trái TOW to tổ bố từ AH-1 đến mức không đi được nữa thì súng gì bắn chả được. Không lẽ tôi đến bên xác 1 con M1 bị dính Maverick, cạy nắp xe thả vào 1 trái lựu đạn để "phá hủy" thì sẽ chứng minh được là lựu đạn diệt được M1 à. Đây là trò mà phe Mẽo hay tuyên truyền với đống xác xe tăng tháo chạy tóe loe của Iraq để tâng công: 1 chiếc T-55 nhiều khi được tính công cho đủ loại binh chủng: một chú T-55 bị lính Iraq bỏ lại chạy bộ cho lẹ, một chú F-16 đi qua nhìn thấy giã cho 2 trái bom MK-82 gần gần đấy, một chú A-10 đi qua cho 1 tràng 30mm xuyên giáp thủng nóc, Apache đi qua thấy nghi ngờ còn xài được cho 1 trái Hellfire, một đàn M-1 đi qua cho vào độ vài trái Silver Bullet xuyên táo dăm chỗ, mấy chú Hamvee đi qua để chắc ăn làm cho 1 trái TOW, cuối cùng bộ binh đi qua cho thêm vài trái AT-4 hoặc LAW nữa, thế là có độ 20 cái huân chương chiến công được gắn lên ngực đoàn quân chiến thắng. Ngay trong trận Làng Vây, theo lính bộ binh Mẽo tường thuật thì mấy chiếc PT-76 của ta dính đạn nằm lại bị không quân bay qua kể công thêm vào lần nữa mà cuối cùng vẫn phải để đặc công bò vào đặt mìn hủy xe.

Hi, bác mig!

Thứ nhất nhà em biết cái xe ấy đúng là không phải PT-76 mà là cái xe do Tung Của làm trên cơ sở cái PT-76, chỉ là quen gọi thôi.

Thứ hai, và thứ ba thì trên bức ảnh đã ghi rõ: bị c-130 hoặc cobra tấn công, mất khả năng di chuyển rồi mới bị M72 phá hủy.

Thứ tư là cái dòng chữ Việt. Đây là các chú VNCH ghi vào để chụp ảnh khuếch trương.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Hai, 2008, 05:11:04 pm
Chào bạn MiG. Mình vừa có việc đi vắng 3 hôm, mới về, ủ tay 3 tiếng rồi mà tay vẫn còn cóng. Mình vừa phải lên núi, nhiệt độ rất thấp, buổi sáng có băng, đi bằng xe máy. Phát hiện ra một điều là dính băng lâu thì bỏng ??? lạ thật, lãnh thủy sinh hỏa à ???

"delayed blowback", bạn mở rộng dề tài quá đấy nhỉ ???

Súng lùi thì có từ lâu. Người Nga đi trước thế giới 30 năm trong việc chế tạo súng trường tấn công, với khẩu Fedorov Avtomat, khẩu này cũng là một dạng lùi, gọi là lùi ngắn.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg12252#msg12252

Các dạn lùi ngắn, lùi dài... như trên sau này chỉ được áp dụng trong đại bác.

Lùi có làm chậm đầu tiên sản suất rộng là khẩu MP-45 của Đức. Tuy nhiên, khẩu chính tên MP-45 chưa được sản xuất rộng, phải đợi đến những bản nhái sau đó. Sau đó, rất nhiều súng châu Âu có cơ chế lùi này và gần giống, như FAMAS. MP-45 là lùi có làm chậm bằng đòn bẩy. FAMAS là "lùi có làm chậm ngáng bi lăn", kiểu MP là "lùi có làm chậm bằng đòn bẩy". Khoảng những năm 1960, người Nga phát triển một kiểu lùi riêng, đầu những năm 1970 được áp dụng, AK-107, AK-108 sau này dùng, đó là "lùi cân bằng".
.......

Đó là những gì về lùi, không dính dáng gì đến cái này cả. B41 chằng lùi cái gì. Cái Đ-44 mình nói đến thì nó không lùi ngắn làm chậm tí nào, nó là lùi dài. Lùi dài áp dụng trong phần lớn các pháo. Có 3 kiểu máy lùi-đẩy về chủ yếu, kiểu Đ-44 là "cán tiết lưu", có lỗ tiết lưu thay dổi kích thươc bởi cái cán, không liên quan gì đến lùi chậm hay lùi nhan cả.

Bạn đi lạc đề quá xa.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Hai, 2008, 05:30:26 pm
Tớ vẫn kiên trì ý kiến rằng kiến thức trên net không đủ sâu! Có thể do ảnh hưởng giáo dục kiểu LX-bao cấp, nên tớ thích moi từ gốc.

Em cũng muốn kiến thức từ gốc lắm, các bác dân trong nghề có gì thì cứ post lên để anh em thưởng lãm. Em sợ kiểu tam sao thất bản, kiến thức qua nhào nặn trong tư duy cá nhân đến lúc ra sản phẩm đọc dễ ngộ độc lắm.

Em thì cho rằng mọi nguồn tài liệu đều không đủ và nhiều khi sai lạc, thế nên mới cần đọc nhiều nguồn để tìm ra chân lý. Trong các nguồn ấy, những bài post phân tích như của bác Phúc em đánh trọng số thấp hơn các bài trên fas, Wiki (en), globalsecurity,... vì dù sao chúng cũng được lấy từ các nguồn khách quan hơn. Nhưng dù từ đâu thì đánh giá của người đọc vẫn là quan trọng nhất với chính anh ta, vì anh ta chịu trách nhiệm cho kiến thức của mình.

Một ví dụ về điều cần thiết tự đánh giá các nguồn: tất cả các nguồn em đọc trên Net đều nói RPG-2 (B40) là xài rocket. Có nguồn còn nói to như đúng rồi thế này "Nhưng khác với Panzerfaust là loại theo nguyên tắc súng không giật (nhiều người hiểu chưa đúng là loại rocket phản lực) còn RPG-2 (B-40) thực sự là ống phóng rocket trên nguyên tắc phản lực và là loại ống phóng lựu phản lực cá nhân đầu tiên trên thế giới". Em chỉ thấy hơi nghi ngờ chút nên phải lập hẳn chủ đề trên ttvnol để tham khảo ý kiến nhiều bác khác, nhưng cuối cùng vẫn phải vác hẳn một trái về nhà thì mới có kết luận cuối cùng là nó là dạng súng không giật cổ điển dùng cân bằng bằng khí cháy y hệt như Panzerfaust. Nếu chỉ đọc Net và trích dẫn ảnh thì sẽ không được thế.

Bạn thiển cận lắm. Có thể bạn hơi kém tiếng Anh.
Bạn có thấy trên nét người ta đều chú thích lái lỗ nhỏ sau đạn B40 là lỗ rocket (tên lửa không). Tớ cũng vậy, tớ cũng chú thích như vậy. Nhưng tớ nói rõ hơn, phần tên lửa chưa đóng góp vào vào nhiêu tốc độ. Bên B41 tó cũng nói rõ, PG-7 là đạn tên lửa.
Bạn thiển cận vì bạn đang xét đạn PG-2 (PG=trái phá chống tăng), đạn chuyên diệt xe tăng. Người ta đã hy sinh toàn bộ phần tên lửa của đạn này đổi lấy thuốc lõm. Tuy nhiên, không thể nói nó không phải tên lửa được, vì trong đó có ít thuốc nổ, kích nổ liều. Ít nhiều nó cũng là cái tên lửa, có thể nó không đáng kể, nhưng phải bảo nó không đáng kể như tớ mô tả, chứ không thể bảo không có. Có những đạn khác của B40 có tên lửa kha khá, đạn tên lửa không liên quan gì đến súng RPG-2 cả.
Vì vậy, ai cũng nói B40 là tên lửa (rocket) như tớ, nhưng thường nói rõ đạn PG-2 thì tên lửa không đáng kể. Kể cả đạn PG-2 không hề có tí tên lửa nào thì  B40 vẫn là ống phóng tên lửa, những thứ tên lửa đó không phải PG-2.

súng không giật cổ điển dùng cân bằng bằng khí cháy y hệt như Panzerfaust Bạn không hiểu gì về súng không giật hết. Có chế cân bằng dùng để chỉ cơ chế bắn khí động, sử dụng động năng của dòng khí chuyển động nhanh. Panzerfaust và B40 đều dùng áp suất tĩnh, không dùng vận tốc khí. Nếu bạn theo dói ttvnol thì thấy tớ đã vẽ hình các loại súng không giật rồi.

Vị bạn không biết nhưng cố nói liều nên bạn lạc đề quá.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Hai, 2008, 05:43:49 pm
Con trong ảnh đó là K63, tên Việt Nam của xe lội nước vũ trang Type-63, Kiểu-63 Tầu, tên tầu là 63式水陆两用坦克 (63 thức thủy lục lưỡng dụng thản khắc). Kiểu 63 là kiểu xe tương tự PT-76, có tháp pháo của kiểu Type-62, loại xe tăng hạng nhẹ Tầu.

Ngụy thường ngoác mồm ra khoe những chiến tích như An Lộc, ở đây, Ngụy khoe là bắn hạ hàng đống T-54, T-55 ????. Lúc đó, không có 420 ngàn tấm bom ném xuống cắt hậu cần T-54 thì có mà ngụy bắn ông Thiệu.

Cái xe K63 có giáp dầy tối đa 20mm trên tháp, tối đa 14mm trên thân này bị bắn từ trên cao xuống. Địch ngồi trên một nhà cao tầng (sau này là trường học). Ảnh này được đám ngụy khoe khoang ầm ỹ là xe T-55, thậm chí là T-62. Trên bản thân 4 rum này đã có tấm ảnh lớn hơn, chụp vị trí cái xe đó rồi.

Bạn nhiều chiện quá.



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Hai, 2008, 05:46:51 pm
Các chú thi nhau "đậu phộng đề" thế à? ;D
Anh tính là chú HP tách riêng từng thứ ra mà viết, chứ ai lại đang RPG lại lẫn cả D-44, Claymore vào! Chú ChienV tách béng các bài viết "đi lạc" thành topic khác cho các chú ấy chiến tiếp nhé! ;)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Hai, 2008, 07:05:17 pm
Hề, cứ để đấy, phải tranh luận chút mới rõ vẫn đề chứ bác.
EFP cũng như SFF đều là shaped charge hết

Bạn MiG phát biểu câu này rất sai mà tớ nói mấy lần bạn không hiểu.

shaped charge là từ thông dụng chỉ mìn có hình dáng.
EFP, IED, SFF:
EFP: đạn xuyên có định dạng.
IED: thiết bị nổ tự tạo.
SFF: Shape From Focus, đây là liều định hướng.

Ban đầu, bạn trình bầy IDE như là mìn lõm, tớ nhắc mấy lần, bạn vẫn đai lại.
Rồi bạn lại nói EFP là mìn lõm ?????? Tớ lại nhắc bạn, rồi lại nói "Shaped charge" là liều nổ chống tăng ???????. Kiểu thông dụng nhất của loại EFP chống tăng hạng nặng là một súng bắn đạn thanh xuyên dùng một lần. Nó có "nòng" có thể là ống thép, gạch đá, bê tông... được phủ đất dầy để tăng áp suất bên trong. Cái này người ta đã khoanh đỏ cho cậu, tớ trưng lên cho cậu rõ, nhưng cậu vẫn nhai đi nhai lại liều lõm. Cũng có thể có những thứ EFP có liều lõm, nhưng EFP không phải là liều lõm.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.50

SFF: Shape From Focus, liều định hướng. Nó là "liều định hướng" chứ không phải "liều định hướng chống tăng". Tôi đã nhắc bạn n lần rằng, "liều định hướng chống tăng" khác "liều định hướng" thường, nhưng bạn vẫn bỏ ngoài tai. Bạn cứ bám chặt lấy cái wiki, tớ đã nói nhiều lần, đó là một đống rác không hơn không kém. Wiki tiếng Anh là một đống rác, còn wiki tiếng Việt là một đống rác thối.
Bạn biết wiki nó sống bằng gì không, trước đây nó sống chủ yếu bằng tiền của các tổ chức "xuất khẩu tự do", nước Mỹ chi một số tiền khổng lồ cho "tiếp thị quốc gia".
Một cách hoạt động phổ biến nhất của các kiểu xuất khẩu tự do ấy là làm loạn các 4rum. Có ai có ý kiến khác ý là một hội nhao nhao lên tấn công. Thông thường tấn công bằng 2 nhóm. Một thì dẻo dai, tìm mọi cách bới móc. Một thì ồn ào chửi bới... Rồi mod đứng ra tẩy kẻ phạm quy. Những đợt nhao nhao kiểu đó giờ du nhập khẩu về Việt Nam hơi nhiều, các "chính khách du học" sử dụng làn sóng nhao nhao khá thạo, họ thường hứa hẹn cất nhắc một vài anh IT, tổ chức một loạt những kẻ chuyên lập acc và cãi cọ, cùng với một vài đám mod. Thế là đủ làm lên một đống ồn ào, họ vịt thích ồn ào và vì thế đám "tam luận xa luân chiến" đó dễ dàng bơm thổi.
Hỗ trợ sức mạnh cho cái đám ồn ào ở Vịt là cái wiki tiếng cạc được đổ đầy nước xác thối rữa.
Một cái wiki đã là một đống rác, cái wiki tiếng Việt và tiếng Trung thì là rác thối rữa.
Nhưng bạn cứ bám vào đó. Rồi khẳng định những EFP, IDE, SFF là liều nổ định hướng chống tăng, hồ đồ.
....

Như tớ đã nói, ban đầu, người ta đã áp dụng đạn tạo ra thuốc nổ dạng đĩa dẹt diệt xe tăng, như  High explosive- squash head  HESH hoặc  high explosive-plastic HEP. Nhưng vì nó không hiệu quả cao, nên về sau bỏ, chứ không phải là phát minh mới của dân Iraq.

Ở đây, chúng ta bàn đến HEAT, liều nổ xuyên giáp.  Thuốc nổ với mật độ năng lượng bằng một khối có mật độ trọng lượng thường phát nổ thông thường thì kể cả loại tuốc mạnh bao nhiêu cũng không thể xuyên giáp xe tăng hạng nặng được với liều nổ 1-2kg. Thậm chí các đạn pháo không chuyên diệt tăng nặng hàng chục cân cũng văng. Vì vậy, người ta mới phải chế ra các dạng hội tụ để tập trung năng lượng, mới xuyên được tăng.
Còn cái bạn nói như mìn claymore. Nó không thể xuyên được tăng, vì nó không hội tụ được năng lượng nổ, mà chỉ dùng sát thương. "Liều định hướng" đúng định nghĩa bao gồm cả hai chức năng trên, nhưng một số người dùng chỉ dùng "Liều định hướng" chỉ loại liều hơi lõm dùng sát thương. Dù là gì thì đó không phải là cái ở đây nói đến.

Tôi nhắc lại, liều lõm sát thương kiểu mìn claymore không tập trung năng lượng cả về không gian và thời gian, nên không phải là HEAT. Người ta có thể chôn một tạ thuốc nổ đánh xe tăng, đó là IED, là EFP,SFF. Nhưng không phải HEAT. Ngay cả khi nó là liều nổ lõm nó cũng chưa phải HEAT như: mìn lõm Claymore, hay liều nổ xuyên tường liner.
Người ta có thể chôn con mìn giống claymore nặng 50 cân để làm thủng xe-vỡ xe-lật xe-tan xe, nhưng thứ đó không thể bắn bằng súng B41, không thể làm súng chống tăng cầm tay... và không phải cái ta đang nói đến. Vì cần làm cho khối đạn nặng 1-2kg nỏ thủng được vỏ giáp tăng, nên mới cần góc này góc nộ, cần tấm tích năng lượng, cần khối chắn sóng nổ, cần trạm truyền nổ chữ U, cần rất nhiều kỹ thuật cao, là cái mà ta đang nói đến, gọi là HEAT.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/lieu_lom_claymore.jpg)

Tôi đã lấy ví dụ, nhưng bạn MiG không thèm đọc. Cái mìn diệt tăng này không lõm tí nào cả, nhưng nó là IED, là EFP,SFF. Bạn không thèm đọc cái tôi viết, tràng giang đại hải phát triển topic lên mây xanh, lại bảo tôi lan man.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13953#msg13953

Còn về Iraq và Apghan.
Bạn đọc lại những bài tôi post thì thấy tôi đã nói đến khá nhiều.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13946#msg13946

Bạn thấy đấy, Xe tăng M1 là gì và giáp của nó thế nào??. Đó là một sản phẩm xe tăng Đức bị cắt kinh phí. Phần bị cắt nhiều nhất là giáp, các giáp phụ chống đạn HEAT và giáp chính đúc chuyển sang hàn.
Phần giáp trước của nó chỉ bị đạn B41 loại mới 105mm bắn thủng với xác suất thấp (góc chạm tốt).
Các phần xung quanh thì bị loại súng bắn nhanh 30mm trên xe bọc thép BMP-2 bắn thủng, đừng nói là pháo hay B41. Ở đây, tôi đã lấy vì dụ phần sau xe bị hai phát. Một phát là đạn 25mm của M2. Đã bị đạn 25mm của M2 bắn thủng thì không có lý do gì B41 không bắn thủng cả. Ở đó, bạn có thể thấy B41 làm thủng M1 ngay cả khi không còn tính năng hội tụ xuyên giáp nữa. Tôi đã nói nhiều về đạn B41 bị ảnh hưởng nhiều bởi thời điển điểm hỏa. Viên đạn này trúng "nan lồng", phát nổ xa. Hiệu ứng hội tụ mất gần hết, vết nổ cho thấy xe thủng vì áp lực phân tán như quả bộc phá thông thường, làm rách giáp chứ không chọc thủng lỗ bé tí.
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/B41banM1A1.jpg
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13926#msg13926

Ở ngay đó, là lỗ đạn B41 khi phát nổ thông thường, cực tốt, tấm này dầy 7cm, có thể coi như một loại giáp tăng hạng trung vào thời của PG-7. Bạn phân biệt được sức phá của liều HEAT và khối bộc phá HE thường chưa. ?????
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/f6852d4dfd505196d2e55c1c52b5ec90_fu.jpg
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13920#msg13920

Vì M1 dễ thủng như vậy, đương nhiên là nó bị thủng nhiều. Nó bị thủng nhiều thì đương nhiên "tiếp thị quốc gia" phải tăng cường quảng cáo. Ở đây, tôi không muốn nói đến chuyên chi tiền cho quảng cáo hay chi tiền cho giáp cái nào tốt hơn với dân Mỹ. Chỉ cần biết đến chiêu mà "tiếp thị quốc gia" nói về giáp M1.
Họ nói về chuyện M1 bị thủng nhiều bằng cách, dựng lên chuyện Iraq có một loại mìn kinh khủng khiếp là IED, là EFP, là SFF. Họ nói tràng giang đại hải về thứ mìn bí mật, phi thường... không cần biết nghĩa gốc của những từ đó là gì. Điều này tập trung sự chú ý của dân chúng về một thứ vũ khí bí mật, mới lạ, kỳ bí, lạ kỳ..... của Iraq, mà quên rằng M1 bị đạn 25mm bắn thủng.

Bình thường, một xe tăng, ví như T-55, không thể bị những mìn như claymore nổ thủng. Thế nhưng những thứ đó lại khoan được M1. Tuy nhiên, dù chúng nó có khoan được M1 thì người ta sẽ nói M1 không phải xe tăng, chứ chúng nó (những thứ như mìn claymore) không thể là HEAT.

Tôi nói thế bạn đã hiểu chứ, và bạn thôi chích chòe bừa bãi lên mây xanh chứ. Với một xe tăng thường, để khối mìn lõm như claymore sát vỏ thì cũng không thủng, may ra đứt xích hay vỡ khối vỏ trên nóc.
Nhưng M1 bị thủng vì những thứ bà rằng đó, hoặc đó chỉ là tuyên truyền. Mà bạn lục youtube sẽ thấy, những mìn trong đó đều không phải lõm, như vậy có thể coi mìn lõm claymore thủng tăng là tuyên truyền. Dù là thế nào thì, claymore không phải là AT.

Còn bạn, bạn mang theo "tiếp thị quốc gia" đến đây sao ???? Nhưng thứ đó ở đây không hợp, bạn thấy đấy, ở đây anh em đều thích và biết chút về quân sự, không thích quảng cáo đâu. Mà bạn có "tiếp thị quốc gia" ở đây, thì không thẻ ngăn được B41 đã và đang có sự nghiệp hoành tráng 50 năm nay. Tại sao thế, tôi chỉ nói được một phần dưới đây, khi so sánh B41 với các thứ đương thời và sau hơn nhiều.

Bạn thắc mắc, tại sao người ta không bắt chước B41.
Tầu bắt chước nhưng không được.
Tây không bắt chước vì nó không coi trọng B41, vậy nên không đầu tư lớn nghiên cứu và không đặt vị trí đúng trong trang bị, trong học thuyết quân sự. Bản chức năng gần giống cũng đi theo yêu cầu phát triển của Tây.
Mỹ không có thứ tương tự như B41 vì trình độ quân sự non kém, dẫn đến không hình dung ra yêu cầu thiết kế, hướng phát triển.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ChienV trong 02 Tháng Hai, 2008, 07:57:35 pm
Báo cáo bác Đòanh, đang nghỉ giải lao, em cứ để tinh hoa phát tiết đã, cắt sau.

@Bác HP: thêm về động lượng lùi ngắn-dài và trích khí ngắn-dài-xung đi ;D. Nhưng tạm thời giá cứng-giá lùi, hãm lùi-đẩy lên bên pháo to bác đừng đụng đến vội, kẻo lõang quá.

Tiện mà bác khai triển thêm về khóa nòng tự do, bắn ở thế mở khóa (fire from open position) thì làm luôn nhé, lấy tiểu liên Tôm xông ra luôn  ;D

Bác làm cơ bản thôi, từ từ đừng tiến đến ngáng lùi, kẻo lại lệch tiến trình phát triển!

@Mig19: đố cậu tìm được vũ khí trích khí đáy đạn đấy  ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Hai, 2008, 09:31:20 pm
Ôi trời ôi bác Đoành với ChienV. Cứ để đấy, phải có phản biện tí chút chứ.


Người Mỹ không thể có loại vũ khí như B41 vì lý do này.

Vì thiếu kinh nghiệm chiến đấu, khoa học quân sự... nên người Mỹ đã đầu tư cho tầm bắn và sức xuyên nói chung, cụ thể hơn, họ đã đạt đỉnh khá cao với tầm bắn tối đasức xuyên tối đa, trong một vũ khí nhẹ (khoảng 2,3k-2kg). Tầm bắn tối đa 1000 mét chỉ thấp hơn B41 một chút (1100 tối đa), nhưng B41 nặng gấp 3-4 lần. Sức xuyên tối đa thì cao hơn B41 (370mm và 330mm).

Trừ điểm sức xuyên bị thổi quá phồng, thì nhìn chung, M72 ngang ngang hay hơn hơn chút B41, tất nhiên vượt xa với B40. Nó có thời điểm chấp nhận trang bị cũng muộn hơn B41, vào thập niên 1960. Tất nhiên đó chỉ là thời điểm chấp nhận trang bị chung, chứ M72 không bao giờ trở thành một vú khí chủ lực, bắt buộc trang bị đồng loạt trong tiểu đội.

Tuy nhiên, cái vũ khí đạt đỉnh cao này đã tự chứng tỏ sự tồi tệ trong chiến đấu thật, kém B40. Chương trình thay thế nó là M-47 DRAGON những năm 1970, một thứ quỷ dữ nặng khủng khiếp, hai người dùng, súng nặng 6,9kg, đạn nặng 10,09kg. Liều lõm một tầng nặng 5,4kg trong đầu đạn đường kính 140mm. Dễ hiểu, đây không phải là một súng chống tăng cầm tay, mà là một đại bác không giật ĐKZ. Là đại bác nhưng lại thiếu chân càng bánh, giá ngáng ngõng của đại bác. Súng và đạn được sản xuất ít
Sau này, khẩu ĐKZ thiếu chân trên được thay bởi AT4, một súng của Thụy Điển tầm bắn bằng B40. AT4 xuyên nhỉnh hơn và nặng bằng B41. Rõ ràng, một phát triển vòng tròn, người Mỹ nỗ lực rất nhiều nhưng chỉ đạt được cái gần giống B41. Một vòng tròn 30 năm.????? Rõ ràng, M-47 DRAGON có thể coi như treo đầu dê bán thịt chó, một khẩu đại bác chặt chân để làm súng cầm tay. Sau này, người ta đặt đúng chỗ cái động cơ tên lửa đó vào một thứ đạn chống tăng có điều khiển, đạn loại này vác vai đầu tiên của Mỹ. Tuy nhiên, phiên bản này cũng dặt dẹo đến mức nó định thay bỏi phiên bản không điều khiển phóng to năm 1981.


Vậy, M72 thiếu cái gì.
Đó là cái nổi trội của B41: tầm bắn hiệu quả. Tầm bắn tối đa trên của M72 chỉ được dùng làm dã pháo, thứ pháo bắn không càn chính xác lắm diệt bộ binh.
Trong tài liệu "Soviet Anti tank Grenade Launcher. UNITED STATED ARMY TRAINING AND DOCTRINE COMMNAD. 20010803 107, November 1976", Người Mỹ cũng đề cập dến việc dùng B41 làm dã pháo, nhưng đây là điều hoàn toàn sai. Rõ ràng, người Mỹ không tập trung vào nhiệm vụ chính của các vũ khí này.

Ta nói qua về tầm bắn hiệu quả.
Tầm bắn chính xác, có nhiều cách đánh giá về tầm bắn chính xác. Thông thường trên nét, đó là tầm bắn mà một nửa số đạn rơi vào mục tiêu, ví dụ: tầm bắn chính xác mục tiêu đường kính 1 mét là 100 mét.
Thông thường, mục tiêu của bọn HEAT là xe tăng, vậy mục tiêu thường là hình tròn đường kính 2,5 mét (tây) hay 2 mét(nga). NHưng hình dáng xe tăng và bố trí giáp không đơn giản, nên điều này rất khó tính. 2 nguyên nhân gây lệch nhiều nhất ngoài tản mát ngẫu nhiên là: lệch gió ngang và lệch tầm do ước lượng tầm sai.
Một cái xe tăng, được mô tả đơn giản nhất như hình cầu đường kính 3 mét đi, thì do cấu tạo đầu đạn B41, diện tích mục tiêu của B41 có thể bằng hình tròn đường kính 2 mét, trong khi các súng khác là 1 mét.
B41 có thuật phóng đặc biệt gíup giảm tản mát ngẫu nhiên, tăng độ chính xác, tức tăng tầm bắn chính xác.
Nó cũng có chương trình huấn luyện chu đáo, lại càng chính xác hơn khi ước lượng gió, tầm, tốc độ, hướng đi...

B41 có tầm bắn tối đa rất cao (1100mét), nhưng nó biết là không tính đến, nó chỉ lấy tầm bắn hiệu quả rất thấp 350met (mục tiêu di động). Cũng có thể so sánh bằng bắn mục tiêu đứng yên (khá gần tầm bắn chính xác khi gió yên và không cần ước lượng tầm). M72 theo đạt 200mét/1000 mét, còn B41 đạt 500mét/1100mét, cho thấy B41 đạt tầm bắn chính xác/tầm bắn tối đa rất cao, vì các biện pháp giảm tản mát ngẫu nhiên của nó. (Đó là chưa kể, B41 thông thường vẫn được bắn trên 500 mét trong điều kiện tốt).

Cùng là trúng bắn vào mục tiêu hình cầu, B41 có tỷ lệ diệt mục tiêu cao hơn. Không một đầu đạn lõm nào có trạm truyền nổ phức tạp như B41. Ngoài ra, đạn tầu chỉ kém điểm hỏa thôi mà phải thu bé 40 năm qua, cho thấy cơ chế điểm hỏa quý thế nào. Tỷ lệ diệt mục tiêu của M72 thì quá thấp như đã biết.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13990#msg13990
Chúng ta sẽ dần dần phân tích những nỗ lực của B41 trong việc nâng cao tầm bắn hiệu quả. B41 so với các súng khác vừa có xạ thủ tốt, bắn trúng và diện tích mục tiêu lớn.

M72 tỏ ra hết sức tồi, người Mỹ cho ra M-47 DRAGON, một phiên bản rất nặng của M72.
Người Mỹ cũng chưa chiến đấu thật bằng M-47 DRAGON, thật ra, tầm bắn nó cũng chỉ ngang ĐKZ-73mm (SPG-9), tầm bắn hiệu quả thấp hơn nhiều do thiếu các cơ cấu giá càng để ngắm bắn xa, nên người Mỹ vẫn hoan tưởng về M-47 DRAGON có tầm bắn hiệu quả trên 1km. ĐKZ-73mm có sơ tốc trên 300 mét giây, vận tốc tối đa trên 700 mét giây, đạn xoáy bằng nòng xoắn, chỉ dám xưng tầm bắn hiệu quả vài trăm mét. Trong khi đó M-47 DRAGON vận tốc tối đa 200m/s, đạn không xoáy trong nòng, dám xưng tầm bắn hiệu quả 1000 mét. Sau này, khi phát triển vũ khí có điều khiển, người ta hạ vẫn tóc xuống 90m/s, tầm bắn 1000mét.

Thật ra, nguyên mẫu thiết kế khẩu này là M77. M47 là tên đặt cho phiên bản gần giống, nhưng có điều khiển bằng dây qua kính ngắm quang học. Phiên bản này được dung trong chiến tranh Iran-Iraq. Việc sửa chữa một khẩu súng thành một đạn tự hành có điều khiển dẫn đến một thứ đạn chẳng giống ai, bạn cứ tưởng tượng kiểu ngồi xoãi hai chân bắn. Đạn này rất khó điều khiển, sớm gây thất vọng. Sau này, được gán tên FGM-148 Javelin cho phiên bản cải tiến. Nguyên mẫu thử nghiệm 12/1967, đến 1973 M47 được chấp nhận trang bị. M47 trở thành tên lửa chống tăng vác vai đầu tiên của Mỹ.

Sau khi M47 gây thất vọng, một chương trình cũng phóng to của M72, giống y đúc luôn (không điều khiển). FGR-17 Viper cỡ nòng 70mm, nặng 3,73kg được phát triển. Người ta đẩy cao như cầu tin cậy. Tầm bắn 250 mét vận tốc tối đa 257m/s. Chương trình bắt đầu năm 1976, năm 1981 có tên và dự tính có 90 ngàn quả được chế tạo đợt đầu. Nhưng 10/1983 chương trình dừng. Ban đầu, chương trình dự định thay thế cho cả M47 lẫn M72 vẫn đang được trang bị. Nguyên nhân được biết là giá thành đẩy lên quá cao. Điều này cho thấy, không phải một lần Mỹ nỗ lực đạt những ưu thế của B41, nhưng họ không đủ lực. Đây cũng là một hiện tương vòng tròn. Phát triển từ không điều khiển, đến có, rồi lại không.
Hóa ra, chiến đấu thật đã chứng minh tầm bắn và sức xuyên hiệu quả của B41 nó như thế nào.  thứ M72 to, nhanh chóng nhường chỗ chỗ AT4 của Thụy Điển trong quân Mỹ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/XFGR_17A/xfgr-17a.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Hai, 2008, 10:42:06 pm
B41 đẩy liều lõm đến mục tiêu bằng khẩu súng không giật và động cơ tên lửa.  Cái chết của M72 và phiên bản M47 Dragon (M72 siêu to) là xem nhẹ phần súng. Cả hai cơ chế giống hệt nhau, đuề chỉ có tên lửa, không có súng. Những sai số ngẫu nhhiên sẽ được hạn chế nhiều khi đạn xoáy mạnh trong nòng và có sơ tốc lớn.
Đạn xoáy giúp trục đạn được ổn định khi bay không có cánh đuôi (con quay), đạn xoáy cũng bù sai số chế tạo khi đạn bay. Sơ tốc đạn xác lập hướng phóng ban đầu và ổn định sau khi cánh đuôi xòe ra.
Nếu xét chuyển động bằng vector, cả giá trị và hướng, thì thấy rằng, phần vận tốc trong ống phóng chính xác càng lớn so với phần vận tốc có được bởi động cơ ngoài ray phóng, thì đạn càng chính xác. Vì lý do này, những đạn phản lực BM-13, BM-31, ĐKB rất lớn tầm xa, nhưng không thể chống tăng được.

M47 DragonM72 không xoáy được từ trong ống phóng, phóng ra với vận tốc thấp, hành trình một đoạn kha khá dài không xoáy mà chưa xòe cánh đuôi... dẫn đến tản mát ngẫu nhiên rất lớn. Chúng thật ra có thuật phóng chỉ tương đương cỡ BM-13, BM-31, ĐKB.... Đem chúng ra chống tăng là sai, điều này dẫn đến việc chúng chóng chết. Tuy Mỹ đã ném tên lửa thuần đi lấy súng không giật từ lây, nhưng nhiều trang sách cho trẻ em như wiki hay HowStuffWorks vưỡn tán tụng phát minh tự hào này.

Cơ cấu súng của B41 phức tạp nhất trong các súng không giật cỡ nhỏ, dưới 45mm. Xem qua hình ảnh chút nhẩy.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/dan_b41_ve_phac.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/dan_b41_ve_phac2.jpg)

Cùng là súng không giật, nhưng từ thời các Panzerfaust đến B40 đều sử dụng thuốc nổ đen. Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze cũng vậy, tuy rằng súng này có điều kiện để dùng thuốc nổ khác. Tại sao phải dùng thuốc nổ đen?.
Các thuốc phóng khác của đạn pháo là thuốc điều kiển được phản ứng nổ, tức là, tốc độ cháy tỷ lệ thuận với những đại lượng nhiệt độ và áp suất trong khoảng dài. Nhờ đó, chúng nổ mạnh khi đóng kín (áp cao) và cháy chậm khi mở.
Như vậy, người ta phải làm thuốc nổ đen cho Panzerfaust để thuốc cháy hết trước khi bị bắn ra khỏi nòng. Nhưng thuốc nổ đen cháy nhanh quá, nếu nhồi nhiều thì nòng vỡ. Vì vậy, các súng Panzerfaust có sơ tốc thấp, nòng mỏng.
B41 có nòng rất dầy, nhồi nhiều thuốc nổ cháy chậm (ở đây là thuốc súng không khói). Kỹ thuật khác biệt được áp dụng là buồng đốt. Nhờ buồng này, thuốc được nhồi nhiều nhưng áp suất tăng giảm từ từ, và áp suất tối đa không vọt lên. Áp suất tăng giảm chậm làm thuốc cháy lâu hơn mà thất thoát ít. Vì vậy, động năng đầu nòng của B41 khá cao.

Cái quan trọng nhất mà B41 hơn các kiểu khác, đó là đạn xoáy rất mạnh trong nòng. Turbine của ống liều chặn ngang đường thoát khí, đẩy đạn quay trước khi di chuyển lên phía trước. Các kiểu súng khác gặp tản mát ngẫu nhiên nhiều nhất trong gia đoạn cánh đuôi chưa xòe ra, những lúc này B41 đạn đã xoáy, ổn định trục như con quay.
Sai số chế tạo sẽ làm đạn tích dần độ lệch về bên nào đó, được loại trừ bởi tốc độ xoáy lớn, Tốc độ xoáy được phát triển và ổn định bởi cánh đuôi và tên lửa.


So sánh:
Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze có sơ tốc rất lớn nhưng đạn không xoáy trong nòng. Súng này vẫn sử dụng thuật phóng thuốc nổ đen, rất cổ.
Cơ cấu súng của Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze không có gì hoàn thiện. Thứ nhất, nó bắt buộc phải gia công rất chính xác và còn mới thì mới bắn chính xác, do đạn không xoáy. Kể cả khi còn mới thì tản mát ngẫu nhiên của nó cũng lớn.
Do đạ không xoáy trước, Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze không thể tăng tốc mạnh bằng tên lửa. (Nếu không thì thành chú khổng lồ không chân M47).
Súng chỉ đẩy đạn được mạnh nhờ khối lùi. Tuy nhiên, B41 chỉ cần cách tường phòng 2 mét là tẩn được, ở tầm đó, khối lùi chất rắn của Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze bật ra thì không biết ai vỡ sủ.
Buồng đốt tích áp được áp dụng khá nhiều trên các đại bác không giật (ĐKZ) lớn, như ĐKZ-73mm SPG-9. Nhưng duy chỉ có B41 là súng nhỏ.



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Hai, 2008, 11:03:48 pm
So sánh tiếp với súng này. РПГ-16 "Гром" , RPG-16 Grôm.

B41 giải quyết khá hài hòa về độ chính xác, thuật phóng, mang vác nhẹ và đầu đạn. Kể ra, ở đây cũng có chút may mắn. RPG-16 (РПГ-16 "Гром", khẩu ĐKZ-82mm thu nhỏ), cùng thời với B41. Nó đẩy đạn trong nòng tốt hơn B41 nhiều. RPG-16 có tầm bắn hiệu quả mục tiêu cố định 800 mét, di động chống tăng 520 mét(tất nhiên là theo cách tính của B41 chứ không huyênh hoang như B72 và gã khổng lồ không chân M47).
Súng hơi nặng: 10,3kg cả kính ngắm. Dài mét mốt (645mm gập lại), đường kính nòng 58,3mm. Đạn nặng 2,05kg (ПГ-16В). Sức xuyên qua ERA 300mm (cùng cách tính này, B41 là 280mm). Nòng trơn, đạn nhồi sau.
Sơ tốc rất lớn 250m/s, vận tốc tối đa 475m/s. Nó có thể coi như đại bác nhỏ. Khả năng súng của cái này tất nhiên rất trội so với B41.
Súng được chấp nhận trang bị năm 1970 cùng đạn PG-16V. Đây là khẩu giống y ĐKZ-82 nhưng thu nhỏ, bắn vác vai được. Tổ chiến đấu 2 người, mang một súng trường tấn công, 1 RPG-16 vói 5 đạn. Phụ  mang 3 đạn và bắn cảnh giới. Tốc độ bắn 5/6 phát phút. Гром=sấm. I.E. Rogozin (И.Е. Рогозин) lãnh đạo đội thiết kế.

Tuy nhiên, RPG-16 là súng nạp đạn trong nòng, dùng đầu đạn lõm có góc hẹp ống nòng súng, không phát triển dược đầu đạn theo giáp tăng mới. РПГ-16 "Гром" khá nặng và cũng không phổ biến như B41. Ví như trong quân ta, đã có ĐKZ các loại, nên cũng thiếu chỗ cho thứ trung gian súng và đại bác này.
Với quân Liên Xô và Nga, súng hạn chế bởi đầu đạn hẹp, nhường chỗ cho RPG-29 sau này.

Súng bắn mục tiêu cố định rất chính xác, nó có vẻ kém khi bắn mục tiêu xe tăng di động do đầu đạn hẹp. SÚng chưa từng tham chiến chống tăng.
Khi bắn mục tiêu cố định, súng có đường đạn tốt chính xác, vận tốc lớn xuyên qua những vật cản đơn giản. Được dùng trong chiến tranh Afghan bởi quân Liên Xô và quân Afghan theo Liên Xô. Súng rất đắc dụng khi phản ứng nhanh chống lại những mục tiêu xuất hiện nhanh như tốp người, ổ bắn. Sau này được quân phiến loạn dùng. Tuy nhiên, Quân Liên Xô chỉ thông báo về chống mục tiêu cố định, phiến loạn cũng không có báo cáo về mục tiêu di động.

Súng dùng thuật phóng bán khí động. Đáy súng được bịt một phần, lực lùi được cân bằng với lực đẩy về phía trước của tuye thoát. Đạn 58,3mm nhồi trong nòng trơn. Liều nổ trong buồng đốt mở rộng. Thuật phóng này mang lại hiệu quả cao trong khi đó thu gọn kích thước ống đuôi, nếu so với các súng không giật cùng cỡ.
Súng có kính ngắm PGO-16, giống PGO-7 của B41, chỉ khác lưới tính.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/RPG_16/rpg16.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/RPG_16/rpg16c.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/RPG_16/rpg16b.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/RPG_16/rpg16a.gif)

Phiên bản đổ bộ đường không, gập lại 645mm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/RPG_16/image043.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Hai, 2008, 01:14:26 am
Vè bức ảnh An Lộc.
Trong chiến dịch 1971, một bài học lớn đưa ra là ta mất nhiều tăng oan do thiếu xe cứu hộ. Xe trục trặc, hỏng máy, đứt xích... đặc biệt là xe nhẹ như PT-76 trúng đạn, không chết nhưng trục trặc... coi như mất luôn.
Có điều, ngụy nó kéo con K63 về rồi 30 năm nay kêu gào đấy là T-54 hay T-55. Mình nhớ, trong Đừng 9, có một báo cáo là ngụy hạ được 25 xe T-55. Thằng Mỹ nó tí ọe, nó bảo, "bố mày còn éo bắn được nữa là các con". Duy nhất có một chiếc T-54 hay T-55 trục trặc bị bỏ lại không kịp hủy, được dựng lên chụp ảnh nhưng không có phát đạn nào. Lúc này ta đã thạo đánh tăng rồi, kế hoạch hành quân cũng chu đáo, không hiểu ai nhỡ chân nhỡ đầu quên cả con tăng. Để ngụy nó chụp ảnh, sau đó ngụy nó chạy tụt quần nhà nó, nên nó cũng không kéo chiến tích về làm bằng được, nên cũng chả biết có thật hay giả. Mà thằng ngụy nó nói thì mịe nó cũng chả tin.


Quay lại với B41.
Bạn MiG đã nói đến "cân bằng khí" của B41. Bạn không hiểu về về súng không giật rồi. B40, B41 đều là súng không giật kiểu áp lực, đạ được đẩy bằng áp lực khí thuốc, chứ không phải động năng khí thuốc. Súng B40B41 không chịu một lực đẩy lên hay xuống nào, chẳng cân bằng với ai.

Đây là các súng khí động cân bằng.
Hình 1 là súng khí động toàn phần. Khí thuốc cháy trong buồng đốt tạo áp cao, qua tuye cửa buồng đốt giảm áp tăng tốc tiến về phía trước (trước là trái), đập vào đít đạn tăng áp giảm tốc quay lại, lại giảm áp tăng tốc qua tuye thoát ra ngoài. Súng bị lực giật về từ miệng buồng đốt, lực đẩy lên từ tuye thoát, hai lực này được tính toán hiệu chỉnh cân bằng.
các hình sau là bán khí động,
Hình 2: súng được bịt một phần, giữ khí thuốc đẩy đạn hiệu suất cao. Lực giật về cũng được cân bằng với lực đẩy của tuye.
Hình 3: Một kiểu bán khí động đơn giản nữa. Buồng đốt và vỏ đạn có các lỗ thoát ngang. Kiểu này hay thấy trên các ĐKZ Mỹ, có cả kiểu đem đến Vịt.
Hình 4: kiểu ĐKZ 82mm nhà ta, cũng hay thấy trên súng Mỹ, có thêm buồng đốt mở rộng như của B41.
Trên đây không vẽ thêm chi tiết.
Những súng nòng xoắn có tuye thoát chéo để cân bằng lực giật xoắn.
Phần chặn sau súng có vít chỉnh lực giật. Sau một thời gian mòm đi, quân khí lại chỉnh.
RPG-16  là cái hình 4, nòng trơn, có turbine xoáy.

Các súng không giật khí động thường có hiệu quả dùng thuốc cao, lại nhồi được nhiều thuốc, dễ làm đạn xoáy. Tuy nhiên, súng của chúng nặng, máy móc phức tạp.

Một nguyên nhân lớn làm cho súng nặng là chúng không hoàn toàn "không giật".
Lực giật không cùng lúc, tức cuối quá trình bắn súng có vận tốc bằng không, nhưng giữa chừng súng nẩy chút. Ví dụ, lực đẩy lùi về của tuye buồng đốt có trước lực đẩy lên của tuye thoát. Chênh lệch thời gian thấy rõ hơn ở những súng nòng xoắn.
Lực giật biến đổi theo tuổi thọ súng. Các bộ phận bịt đáy, khóa nòng, tuye... nhanh chóng bị mòn khi nằm giữa khối khí thuốc tốc độ cao. Nhiều khẩu có viét hiệu chỉnh lực giật để khắcn phục điều này.
Vì vậy, người ta phải làm súng khá nặng, khỏe để chống đỡ lực giật này.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/cac_kieu_sung_khong_giat_khi_dong.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Hai, 2008, 01:29:42 am
Đã có khí động, lại còn có rắn động.
Panzerfaust 100. Đức Quốc Xã.
Liều sau đẩy một khối lượng khí lên trước, cùng với liều trước tăng áp đẩy đạn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/panzerfaust100.jpg)

Kẻ ra, bọn Đức cũng đầu tư ngâm kíu kỹ phết. Nhưng đạn cánh gỗ độ chính xác kém hơn cánh thép mỏng đàn hồi của B40. Góc mở tốt nhưng ngòi dở. Đặc biệt, B40 khỏi đầu các RPG cái trạm truyền nổ, chữ con P100 này vẫn truyền nổ dưới lên thô sơ như M72.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Hai, 2008, 02:36:08 am
Lại so sánh tiếp B41.
Panzerfaust 3 (Pzf 3), người Đức gọi như thế vì các Panzerfaust hồi thế chiến là Panzerfaust 1, Panzerfaust 44 là lớp thứ 2.

Súng được phát triển bởi Đức, quân đội Đức chấp nhận trang bị năm 1992, sau đó Thụy Sỹ chấp nhận trang bị, rồi nhiều nước khác. Dynamit-Nobel AG là công ty sản xuất chủ yếu, license được cấp cho Thụy Sỹ và Nam Hàn. Đến 2000, Dynamit-Nobel AG đã sản xuất 1/4 triệu đạn.
Súng 90mm, đạn 110mm. Ban đầu có đạn Pzf-3 khoan 400mm, sau đó có đạn chống ERA khoan 700mm Pzff 3-T, rồi đạn Pzf 3-IT có cái đầu kéo dài ra được chứa liều phá ERA. Khi cần nổ phá, thụt đầu Pzf 3-IT vào. Pzf3-L là đạn nhẹ, ngoài ra có đạn sát thương và đạn tập.
Phiên bản đa năng, sát thương và phá công trình nhẹ (bunker-buster warhead), là Bunkerfaust 3 Bkf 3.
Dynarange là máy ngắm điện tử có đo xa lazer, đạ mới Pzf 3-600 tầm bắn 600 mét.

Đặc điểm
Tên đạn     Pzf 3     Pzf 3-T600     Pzf 3-IT600     Pzf 3 BKF
Dài súng+đạn    1230 mm     1200 mm     1200 mm     1200 mm
Nặng súng+đạn     12,8 kg      13,2 kg     14,3 kg     12,6 kg
Tầm bắn hiệu quả     300-400m     600m     600m     600m
Xuyên giáp     400mm     700mmRHA+ERA     900mmRHA+ERA     17mmRHA or 360mm brick wall+FRAG charge

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/bang_dac_tinh_dan_pzf3.jpg)

Pzf 3 kinh ngắm.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/pzf3.jpg)

T600
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/pzf3-t600.jpg)

IT600
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/pzf3-it600.jpg)

BKF
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/pzf3-bkf.jpg)

Thụy sỹ
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/pzf3-swiss.jpg)

Dynarange
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/pzf3-dynarange.jpg)
 
So sánh với B41
Súng đạn này ra đời rất lâu sau B41, B41 được cháp nhận tang bin năm 1959, còn con này 1992, 43 năm sau đó.
Về khối lượng, Pzf 3 tương đương các kiểu RPG-16 và RPG-29, sức xuyên như RPG-29. Khối lượng rất nặng nếu xét kiểu súng cầm tạy, trung gian giữa súng cá nhân và đại bác không giật.

Về phần đầu đạn. Không rõ bên trong đầu đạn ngòi nổ được thiết kế ra sao, nhưng phần liều lõm đã phát triển đường kính đầu đạn cùng trạm truyền nổ phức tạp. Vượt qua các loại khác của Mỹ và Âu, người Đức tiến theo kiểu Liên Xô có đầu phá ERA. Đầu đạn nặng 2,3kg (chỉ kể phần phá giáp), đầu 3T nặng hơn 400gram chưa 100gram liều nổ lõm phá ERA.

Về phần điểm hỏa chưa rõ chất lượng, nhưng rõ ràng, người Đúc đã quan tâm nhiều đến nó. Phần đầu ngòi, quyết định thời điểm kích nổ được làm rất khác biệt.

Như vậy, phần đầu đạn Pzf 3 hiện đại, nặng hơn B41, theo đà hiện đại hóa giáp.  Những phần trước đây Phương Tây yếu như liều và ngòi đã được nỗ lực cải thiện.

Nhưng về phần thuật phóng thì Pzf 3 vẫn là thuật phóng đơn giản có lùi. AT4 có lùi chất lỏng, không hiểu Pzf 3 có phiên bản nào dùng chất lỏng không ??? Tuy có khối lùi, nhưng Pzf 3 đã dùng thuốc nổ tiên tiến thay cho thuốc nổ đen.
Vầ phần ngắm thì đồ điện tử hơn đồ cổ là cái chắc rồi. Riêng phần đo xa và đo tốc độ chuyển ngang thì điên tử miễn chê.

Các phiên bản anh em nhẹ hơn có Panzerfaust 90  tầm bắn 500 mét, có cả đầu đạn Explosive Squash Head (HESH). Phiên bản này nặng 8,9kg. Đây là phiên bản có cân nặng như B41 nhưng yếu hơn nhiều. Điều này cho thấy sự hoàn hảo của B41 trong thuật phóng.
Panzerfaust 60 nặng 5,6kg.

Về phần biên chế.
Panzerfaust 3 dĩ nhiên hơn đứt súng Mỹ về phần huấn luyện chu đáo. Nhưng cũng như Pzff 44, súng Panzerfaust 3 không trở thành vũ khí chủ lực. Nó như là một vũ khí dùng thêm, không trang bị thường xuyên. Nhưng điểm này thì không khẩu nào sánh với B41.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Hai, 2008, 03:19:36 am
Chỉ sau khi có phần điểm hỏa phát triển, người Đức mới dùng trở lại kiểu đầu nổ góc rộng. Điều này, như B41, cho phép nâng tỷ lệ diệt mục tiêu sau khi trúng.
Những phiên bản ban đầu. Liêu lõm góc rộng có hìh dáng như B40, tuy góc hơi thu hẹp hơn chút nhưng vẫn là góc rộng. Người ta kích nổ từ mặt khối lõm ở một vị trí riêng. 
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/weap-pzf3_07.jpg)

Sau này, Pzf3 dùng kiểu truyền nổ rất đặc biệt. Đạt được kết quả gần như B41. Có thể thấy, từ phiên bản đầu đến phiên bản sau này, phản ứng nổ của Pzf 3 lặp lại bước phát triển từ B40 đến B41.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/weap-pzf3-bunkerf_01.jpg)

Đây là phiên bản hiện đại nhất đầu đạn Pzf 3 IT 600. Đã thấy trạm truyền nổ chữ U của B40, B41 thay thế cho liểu kích nổ từ bề mặt khối lõm có hình dáng giống B40. Hơn nữa, ở đạn Pzf 3 IT 600, thấy lợi thế của đầu đạn nặng, khối thuốc lõm chính có điểm "bắt đầu nổ khối lõm chính" lùi về sau chút, điều này làm nặng đầu đạn nhưng đều hơn B40. Với kiểu nổ này, ngòi nổ thổi hơi lửa ban đầu đã được thay bằng ngòi điện. Phần đầu là cái ống thụt chống ERA, thụt vào để nổ phá tường hay bắn vỡ tan xe M113, kéo ra để bắn tăng có ERA. Cũng thấy rằng, có thể do người ta không muốn đường kính đầu đạn quá lớn, nhưng khối lõm chính truyền nổ chưa tinh vi bằng B41.
Trạm truyền chữ U của Pzf 3 IT 600 cũng không tham gia vào công phá, khi nó biến thành tầng lõm đầu như đạn PG-7V hay rõ hơn là PG-7VM. Đạn có tầng mồi rất mạnh đã ví dụ như 3BK-31.
Đạn Pzf 3-IT 600 được phát triển sau ngày nước Đức thống nhất, còn quá ít chứng cứ để tin vào việc các kỹ thuật thất thoát từ Nga tham gia vào cấu tạo đạn này, nhưng rõ ràng, Pzf 3 IT 600 đã tiến rất sát B41. Tuy rất nhiều điểm Pzf 3 hiện đại hơn, nhưng những điểm ưu thế chính của B40, B41 nay mới thấy.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.60
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg14046#msg14046
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13917#msg13917
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/panzerfaust3t16sw.jpg)


Rõ ràng, yêu cầu ngày nay với B41 là nâng cao tầm bắn đạn hạng nặng để theo giáp đời mới. Điều này có thể đòi hỏi B41 thuật phóng mới, như thuật phóng khí động bên trên, hay khối lùi chất lỏng... Nhưng B41 qua ngần ấy năm vẫn chứng tỏ nó quá hoàn hảo. Sau nó nhiều năm, các súng khác mới dò dẫm bắt theo B41.


Pzf 3 thừa kế thuật phóng "rắn động" của Panzerfaust 100 thời Thế chiến 2. Thuật phóng này có thể cho động năng đầu đạn lớn, nhưng hạn chế xoáy trong nòng. Với đạn cả tên lửa nặng 5kg sơ tốc 150-165m/s thì đúng là lớn thật. Tuy vậy, với tốc độ hơn 200m/s tối đa, đạn không xoáy trong nòng thì tầm bắn cũng hạn chế. Tốc độ quá chậm, cho thấy tầm bắn hiệu quả mục tiêu di động, "trừ bì" phần quảng cáo, cũng chỉ đạt 300m (mục tiêu di chuyển ngang). Đo xa cho phép bắn rất tốt mục tiêu di chuyển dọc (về gần hay ra xa), nhưng cũng khó hơn được nhiều.
So sánh rộng hơn, Pzf 3 gọn gàng nhẹ nhàng hơn RPG-29 nhiều.

Với cỡ đạn của Pzf 3, nó dễ dàng xuyên các xe tăng hiện đại, kể cả bặt trước với tỷ lệ thành công tốt. Khả năng chống lại góc nghiêng tốt với đầu đạn phát triển theo hướng của B40, B41. Tuy nhiên, nhược điểm là súng quá nặng. Điều này xuất phát từ yêu cầu thiết kế. Người ta cần một súng đánh trực diện, từ chiến hào chính quy của bộ binh, chống mặt trước xe tăng đối phương, do đó súng có thể nặng nhưng cần xuyên mạnh.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/Panzerfaust-3.jpg)

So sánh Pzf 3 vói các súng phương Tây khác, rõ là đỉnh.
Tất nhiên là so sánh các phiên bản của M72. Pzf 3 cũng được phát triển từ khoảng đầu những năm 198x, nhưng sau đó, trong suốt 10 liền phát triển, nó lần lượt được chấp nhận trang bị trong quân nhiều nước có truyền thống vũ khí mạnh. Ngược lại, các phiên bản M72 phát triển rối rắm và đều bị loại. Phiên bản FGR-17 Viper không có tiến bộ gì đặc biẹt nhưng lại có giá đắt đến mức không chấp nhận được. ????
Xem lại những phiên bản đầu của Pzf 3, thấy người Đức đã coi trọng độ tin cậy. Tuy vậy, mãi sai này mới có trạm truyền nổ chữ U và liều "thúc đuôi" liều chính, tuy vẫn đơn giản. Trong khi đó, FGR-17 Viper thất bại vì nỗ lực đạt độ chính xác bằng gia công, nhưng điều đó rõ ràng là không thể, và chương trình dừng.
Tất nhiên, không có phương án nào của phương Tây sánh với Pzf 3, nên phương Tây ca súng này đến mây xanh. Quân Mỹ trang bị chính thức AT4, một phiên bản anh em thu nhỏ, cùng nhà Nobel của Pzf 3.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 03 Tháng Hai, 2008, 08:46:01 am

1. Ban đầu, bạn trình bầy IDE như là mìn lõm,
2. Rồi bạn lại nói EFP là mìn lõm ??????
3. Tớ lại nhắc bạn, rồi lại nói "Shaped charge" là liều nổ chống tăng ???????.

Bác quote lại đoạn nào em nói có một trong 3 câu trên đi rồi nói tiếp với nhau sau nhé. Chán nhất cái trò đặt chữ vào mồm người khác, chán đời lắm.

Shaped charge cũng như các định nghĩa khác về EFP, SFF nói chung là em tin tưởng vào những nguồn em có, đến SFF là viết tắt của cái gì bác còn chả biết thì đừng bày đặt tìm ra định nghĩa mới cho mấy đám còn lại. Vậy theo bác EFP với SFF không là liều lõm thì nó phẳng hay nó lồi để nhà em được biết. Tất cả các nguồn em biết đều gọi EFP và SFF là shaped charge. Và qua những gì bác tuôn ra, em đồ là nhà bác đang hiểu EFP là đám bom ven đường, một sự đánh đồng xe gắn máy với honda của người Việt.

Còn liều lõm có chống tăng hay không em cũng chưa nói câu nào, em chưa bàn luận gì về chống tăng hết nhá.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: maibennhau trong 03 Tháng Hai, 2008, 09:45:35 am
Híc, bác Mig19 nói em nghe về cái loại súng có khối lùi bằng bịch nước cái! Bác cãi nhau với Đô đốc Ưng huy Phúc thì cãi cả ngày! ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Hai, 2008, 12:22:11 pm

1. Ban đầu, bạn trình bầy IDE như là mìn lõm,
2. Rồi bạn lại nói EFP là mìn lõm ??????
3. Tớ lại nhắc bạn, rồi lại nói "Shaped charge" là liều nổ chống tăng ???????.

Bác quote lại đoạn nào em nói có một trong 3 câu trên đi rồi nói tiếp với nhau sau nhé. Chán nhất cái trò đặt chữ vào mồm người khác, chán đời lắm.

Shaped charge cũng như các định nghĩa khác về EFP, SFF nói chung là em tin tưởng vào những nguồn em có, đến SFF là viết tắt của cái gì bác còn chả biết thì đừng bày đặt tìm ra định nghĩa mới cho mấy đám còn lại. Vậy theo bác EFP với SFF không là liều lõm thì nó phẳng hay nó lồi để nhà em được biết. Tất cả các nguồn em biết đều gọi EFP và SFF là shaped charge. Và qua những gì bác tuôn ra, em đồ là nhà bác đang hiểu EFP là đám bom ven đường, một sự đánh đồng xe gắn máy với honda của người Việt.

Còn liều lõm có chống tăng hay không em cũng chưa nói câu nào, em chưa bàn luận gì về chống tăng hết nhá.

Mình đã chú thích loại gì là loại gì đúng rồi, bạn đọc lại thì hơn.
Mình nói lại nhé. Bạn bị ngộ độ cái "tiếp thị quốc gia", tin tưởng rằng Iraq có vũ khí kỳ bí khủng
khiếp lắm. Trong khi đó bạn lại nhầm lẫn lung tung giữa các khái niệm. Mình chỉ rõ cho bạn, đáng nhẽ bạn phải cảm ơn cái công chỉ ra cho tớ, bạn lại phản thầy thế ??????? xấu quá. Mình chụp ảnh lời bạn lên đây, có sửa thì nó vẫn còn nguyên.
Rõ ràng nhé:
mig19farmer
Bài viết: 25
    Re: B41, RPG-7, РПГ-7. Một số nguyên lý của liều nổ lõm.
« Trả lời #30 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 11:17:15 pm »
EFP_IED.JPG

Bên dưới:
Mìn vệ đường đấy ạ. Vậy cái giống góc rộng có tấm chắn nặng của bác không phải cái giống này ạ. Em nghe bác tả em cứ tưởng chính là nó chứ. Cũng là văng tấm chắn nặng ra mà.

Tuy bạn cãi thầy, nhưng mình cũng một lần nữa nhắc cho bạn nhé. Cả ba thứ bạn đưa đều không phải mìn lõm, càng không phải mìn lõm chống tăng, càng không phải đầu đạn HEAT. Tức là, chúng không hợp thời trang ở đây.
 
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linh_tinh/th_linh_tinh.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linh_tinh/linh_tinh.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Hai, 2008, 01:21:26 pm
Vấn dề điểm hỏa, truyền nổ, góc mở... không đơn gản. Ta đã thấy nhiều nước lớn và giầu nhưng Tầu, Mỹ bật khi vào đề này. Phương án thông dụng của những nước này là dùng đạn góc mở hẹp, có phương pháp kích nổ đuôi lên cổ lỗ nhất quả đất, dễ làm.

Vấn đề điểm hỏa càng gay gắt hơn khi có nhu cầu công phá ERA. Tuy nhiên Psf 3 IT600 đã đạt yêu cầu. Hiện nay, xem xét các đầu đạn thì chỉ có Nga và Đức phát triển được các đầu đạn lõm góc mở rộng, công phá ERA.

Pzf 3 IT600 dễ điểm hỏa và truyền nổ hơn do vận tốc tối đa thấp. Một khó khăn hơn nữa khi làm đầu lõm là người ta hạn chế đường kính đầu đạn ở 110mm, 115mm, giảm tản mát. Tản mát rất dễ phát triển khi đạn không xoáy từ trong nòng. Thuận lợi là khối lượng đạn Pzf3 khá thoải phái, phần đầu nổ 2,5kg chưa kể đầu phá ERA.

Đầu đạn Pzf 3 cũng đã có khối nổ trrước, như là "tầng trước" của đạn 3BK-31 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13917#msg13917). Đã nói rằng, tầng trước này có tác dụng tăng vận tốc luồng khoan. Với đạn góc mở rộng, thời điểm điểm hỏa tác động nhiều, có thể khắc phục đỡ bằng "tầng trước" này, tăng khả năng khoan sâu, như là kết hợp giữa luồng và hội tụ. Tuy nhiên, phần này của Pzf 3 so với B41 kiểu PG-7VM thì lại thô sơ. Đạn B41 PG-7V và PG-7VM có phần trạm truyền nổ chữ U được bố trí như một liều lõm, có tác dụng như tầng trước. Trong khi đó, đạn Pzf 3 IT600 lại sử dụng các khối nổ thông thường, đặc sịt làm "tầng trước". Điều này dĩ nhiên làm hiệu quả so với khối lượng kém đi, nhưng bù lại, Pzf 3 không tiếc cân nặng.

Một nhược điểm nữa của Pzf 3 là vận tốc đầu đạn và cấu trúc chóp đầu khi đối phó với các vật cản thô sơ, nhưng các đạn hạng nặng có lẽ cũng vậy.

Thêm một nhược điểm nho nhỏ nữa. Pzf 3 có khói khá nhiều. Một số liều phóng Kiểu 69 tầu và nhái khác của B41 cũng có khói, nhưng những kiểu liều mà tớ đã bắn, hàng Nga thì không. B41 có cháp sáng ở loa đuôi súng, có thể phát hiện ra trong đêm, nhưng rất khó. Còn đám khói Pzff 3 thì to như đám khói B40, ban ngày lặng gió bắn phải dè chừng, lãnh trái phá như chơi. Thuy nhiên, theo thực tế chiến đấu của B40 vốn khói hơn và tầm rất gần, chuyện này cũng phụ thôi, trận tuyến nhiều đám khói bụi ồn áo.

Về kích thước. Pzf3 nặng so với B41 nhưng gọn gàng hơn nhiều RPG-29. RPG-29 nặng hơn chút Pzf 3, nhưng dài ngoẵng.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Pzf_3/chu_thithi_pzf3it600.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Hai, 2008, 03:14:59 pm
Pzf 3 chưa được chính thức tham chiến. Không hiểu hàng lậu có tham chiến ở đâu không, nếu có thì cũng chưa thấy có báo cáo.

B41 tham chiến đã nhiều, nhưng điều đáng nói là đầu đạn kiểu mới của nó chứng tỏ uy tín ngay từ những lần xuất quân đầu tiên, hứa hẹn tương lai tốt đẹp. Tuy nhiên, rõ ràng thân súng B41 đã tỏ ra lạc hậu do yếu.

B41 có đầu đạn 105mm PG-7VR. Đây là kiểu đầu đạn hiện đaị hóa, có tầng chống ERA, nặng tới 4,5kg.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/67312_Tandem-RPG_122_426lo_122_426l.jpg)

Đầu đạn này có phần nổ phá giống các đầu đạn của RPG-27(dùng một lần) và RPG-29.
Tháng 6/2006, xe tăng Merkava của Israel chết đen chết đỏ trước Hezbollah. Xe tăng này là xe tăn tiền tuyến của phương Tây nen thường được thổi đến mây xanh, hay dưới mây xanh M1 một tí tèo. Tuy nhiên, giáp của Merkava hơn xa M1. Merkava có giáp hộp bố trí giống như giáp hộp của Leopard II. Tuy nhiên, do khó khăn về khối lượng nên giáp hộp của Merkava làm bằng composite gốm, khả năng chịu lực, đạn xuyên... cơ tính nói chung yếu. (Giáp hộp Leopard II làm bằng thép dày, có phủ vật liêu bảo vệ nhiệt).

Thế nhưng, giáp hộp này đã cháy rụi. Số luợng xe tăng mất quá nhiều buộc quân Israel phải rút lui, chấp nhận thất bại thảm hại. Trong một tháng, Israel thông báo chính thức 22 xe tăng Merkava mất, còn các hãng tin lớn nhất nước này thì nói "ít nhất trên 50". Người duy nhất bảo Israel thắng trận này đến nay là Bush, cũng thời điểm này, chính phủ Israel đã hoàn thành việc điều tra thất bại, chuyển sang quy tội.

Không nhiểu đạn cụ thể nào đã tham gia bắn trận này. Người thì bảo PG-29, người thì bảo PG-7RR. Có người lại nói là Yasin, môt kiểu B40. Nhưng cõ lẽ Yasin vận tốc thấp không đủ. Nhưng dù là loại súng nào thì cũng bắn đầu đạn 105mm của B41.

Với các xe tăng không giáp hộp. Đây là mặt trước xe tăng hiện đại. Người Anh vội vã đổ cho PG-29. Thế nhưng thời điểm 2003, và sau đó, Iraq chỉ dùng B41 và đạn chống tăng PG-7V, PG-7VM, chưa có đạn chống tăng PG-7VR. Thật ra Challenger2 không dủ sức chống lại B41 cổ. Phát đạnnày gây chấn động du luận, được nhiều người đào bới suy ngẫm cãi cọ. Gãy chân lái xe.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/65156_RPG-29_penetrate_Challenger-2.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Hai, 2008, 03:25:45 pm
6/2006, Hezbollah combat.

Trong những đoạn phim quẳng trên nét thì thấy cả RPG-7 và RPG-29.

Đoạn sau này có lẽ là RPG-29.  Hezbollah chiến đấu rất kinh nghiệm. Họ bố trí nmhiều súng (hình như 3 khẩu), bắn lần lượt, phát sau rút kinh nghiệm phát trước. Hơn nữa, họ bố rí 2 camera góc độ rất khác nhau (90 độ) để rút kinh nghiệm và cho ta xem. Thấy được các phát đạn bắn trượt trước khi trúng chiếc thứ 2, chiéc này quay sang tát công khi chiếc trước bùng cháy, nhưng được vài mét thì quay. Tốp xe tăng bị tấn công bởi 2 tốp súng, khi chiếc  xe tăng quay sang tốp này thì lộ mục tiêu rất lớn, vỏ mỏng trước tốp kia. Trông xa xa không hiểu, nhưng ở góc này thì B41 khừ tốt. Mình khoái trận này quá.
Rõ ràng, quay phim chụp ảnh trận đánh là một phần quan trọng, nó đóng góp rất nhiều vào chiến đấu và thiết kế vũ khí. Mịe cái nhà báo nhà ta, toàn rúc hầm viết tụng ca, chả có ảnh chiến đấu mấy.
http://www.youtube.com/watch?NR=1&v=zkwPKPD0Zf0

Xơi ngon. Bố trí xe tăng thế này thì Israel ngu quá, thua là phải.
http://www.youtube.com/watch?v=Ed2xBZ4x0XM

Không hiểu loại gì ???
http://www.youtube.com/watch?v=tSqjI7oTK0k


Rất nhiều loại súng ống.
http://www.youtube.com/watch?v=x1tBCfqCSZE


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 03 Tháng Hai, 2008, 04:46:55 pm
Xơi ngon. Bố trí xe tăng thế này thì Israel ngu quá, thua là phải.
-------------------------------------------------------
  Xếp hàng dọc thế là đang hành quân, tạm dừng nghỉ chứ có phải bố trí để óanh nhau đâu mà chê nó ngu? Hơn nữa, cái con đường độc đạo men sườn đồi thế thì cũng bố trí thế quái nào được! Nhưng giá mấy chú Israel giãn cách xe với xe xa tí nữa thì ổn hơn!
  Tóm lại, đem cách dàn trận chính qui ra đấu nhau với cách đánh du kích thì chấp nhận thôi, chiến tranh "phi đối xứng" mà! ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Hai, 2008, 05:20:16 pm
U, phải đấy bác.
Hezbollah này chiến hơi ngon nhẩy, không lôm côm như mấy anh Iraq. Cắn được nó khoai đấy.

Cái vụ này đang bị môt xẻ. Có vẻ như ngay trong nước Israel đã có nhiều ý kiến là đánh sẽ thua, nhưng vẫn cố đánh để Thủ Tướng và Bush ký được hiệp định hồa bình trong nhiệm kỳ của Bush. Việc đấy nay đang diễn ra, nhưng đồngthời với việc lôi tướng tá Israel ra vì thua trận. Hài quá.

Panzerfaust 3 IT 600 có phần đầu thêm phá ERA nhỏ nhỉ ????
Đầu đạn 105mm của PG-7VR và RPG-29 phần này to tướng, đánh chác chắc chỉ kém B40 tí tẹo.
Còn xung đột này cho thấy, B41 có phần thân súng lạc hậu mất rồi. Tuy những phát bắn trên kia đều có thể thực hiện bằng PG-7V vì đều bắn vào sườn, nhưng tầm đẩy PG-7VR 200 mét thì thấp quá.

RPG-29 có vẻ cồng kềnh nhẩy bác đoành nhẩy. Đây là cơ hội cho các nhà kỹ thuật đưa ra một súng, nặng thì bằng cũng được nhưng phải gọn hơn RPG-29.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 03 Tháng Hai, 2008, 10:14:26 pm
Bạn thiển cận lắm. Có thể bạn hơi kém tiếng Anh.
Bạn có thấy trên nét người ta đều chú thích lái lỗ nhỏ sau đạn B40 là lỗ rocket (tên lửa không). Tớ cũng vậy, tớ cũng chú thích như vậy. Nhưng tớ nói rõ hơn, phần tên lửa chưa đóng góp vào vào nhiêu tốc độ. Bên B41 tó cũng nói rõ, PG-7 là đạn tên lửa.
Bạn thiển cận vì bạn đang xét đạn PG-2 (PG=trái phá chống tăng), đạn chuyên diệt xe tăng. Người ta đã hy sinh toàn bộ phần tên lửa của đạn này đổi lấy thuốc lõm. Tuy nhiên, không thể nói nó không phải tên lửa được, vì trong đó có ít thuốc nổ, kích nổ liều. Ít nhiều nó cũng là cái tên lửa, có thể nó không đáng kể, nhưng phải bảo nó không đáng kể như tớ mô tả, chứ không thể bảo không có. Có những đạn khác của B40 có tên lửa kha khá, đạn tên lửa không liên quan gì đến súng RPG-2 cả.

Đọc xong tí chết sặc. Lại bài giống pháo 37mm lắp động cơ tên lửa với cả định nghĩa đầu đạn sabot là loại có rất ít thuốc nổ đây. Bác cứ chơi cái trò ngoài các loại mà dân đen được biết thì còn các loại đạn bí mật khác có nguyên lý như bác bảo thì em thua rồi. Bác trưng hình cắt loại đạn B40 nào có tên lửa lên cho em đi.

Về đạn PG-2, cái lỗ mà bác nói chữa thẹn ấy là ống dẫn lửa từ kíp đạn vào thuốc, nó sâu độ 1,5cm, đường kính 3mm nên không thể coi là tên lửa hay bất cứ thứ gì tương tự. Nếu bác vẫn ngoan cố gọi nó là tên lửa thì đạn AK cũng có tên lửa vì kíp đạn cũng được cấu tạo na ná thế, 1 động cơ tên lửa ngược góp phần tăng tốc độ đẩy đạn ra (dù không đáng kể).

Những thứ EFP và SFF thì bác nói sai ngay từ câu đầu, một trường hợp nhầm lẫn xe gắn máy với honda điển hình, EFP có thể dùng làm bom vệ đường nhưng không có nghĩa bom vệ đường là EFP. EFP là nguyên lý được dùng trong rất nhiều loại đạn xuyên giáp hiện đai, bao gồm cả một phiên bản của loại ATGM TOW (TOW-2B)  do nó dù có sức xuyên thấp hơn nhiều so với HEAT nhưng hiệu ứng sau giáp rất tốt và không bị giảm ảnh hưởng bởi các loại space amour.   


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/lieu_lom_claymore.jpg)

Về Claymore, đã nói với bác vài lần, claymore không liên quan gì đến liều lõm mà em nói, đặt claymore với mặt cong như bác Phúc khổ công vẽ ra thì bác Phúc về chầu trời đầu tiên còn giặc thì chết vì buồn cười. Mảnh claymore văng theo hướng ngược lại với hướng bác vẽ và nó tỏa rộng chứ không tập trung như bác tưởng đâu. MĐH-10 nhà ta mới dùng nguyên lý liều lõm và mảnh tập trung cao hơn với uy lực và tầm xa hơn nhưng bù lại góc sát thương lại hẹp hơn.

Bác xem lại cái dòng chữ ghi trên mặt mìn M18 xem nó viết gì nhé. Lính Mẽo và lính ta đều chết tương đối nhiều vì đặt ngược như bác đấy. Lần sau trước khi vào Paint để sáng tác theo quan điểm chủ quan, bác nên suy nghĩ kỹ hoặc tìm trong đống rác wiki xem có gì nhặt được không. Ví dụ với bác bới ra cái hình đầu đạn HEAT trên đó và sửa nghéo cái aerodynamic cover thành "vỏ cứng sắc, cắt đứt thép gai" ấy, nhà em dốt tiếng Anh thật nên tra từ điển mãi chưa hiểu sao lại dịch như bác được.




Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 03 Tháng Hai, 2008, 10:35:31 pm
Và đây là nói có sách, mách có chứng.

Đây là hình bác Phúc đưa ra

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/wiki/CumulativeHeadvn.png)

Bác ấy vẫn chối là không ghi chú là B41, có lẽ bác ấy xấu hổ khi bị phát hiện bới rác chăng. Nhà em nghèo khổ dốt nát tiếng Anh nên rất khoái đi bới rác.

Còn đây là bản gốc trên đống rác ấy. Bác nào giỏi tiếng Anh thì dịch hộ em cái "aerodynamic cover" nghĩa là gì với ạ.



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 03 Tháng Hai, 2008, 10:52:06 pm
Về Claymore, đã nói với bác vài lần, claymore không liên quan gì đến liều lõm mà em nói, đặt claymore với mặt cong như bác Phúc khổ công vẽ ra thì bác Phúc về chầu trời đầu tiên còn giặc thì chết vì buồn cười. Mảnh claymore văng theo hướng ngược lại với hướng bác vẽ và nó tỏa rộng chứ không tập trung như bác tưởng đâu.
---------------------------------------------------------
  Xác nhận cái vụ này! Mìn claymore đặt quay mặt lồi về hướng muốn sát thương!

Đây là sách hướng dẫn bố trí mìn claymore M18 hồi KCCM của lính Mẽo:

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/M18minecardx.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 03 Tháng Hai, 2008, 11:02:58 pm
A, bác Đoàn tìm ra sách rồi nhá. Bác Chiến đọc xem nó ghi thuốc nổ của M18A1 là loại gì nào. Em không nghĩ bọn Mỹ thời KCCM mà lại copy từ trên Anh-téc-nét để mà phạm sai lầm dây chuyền từ wikipedia đâu.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/M18minecardx.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 03 Tháng Hai, 2008, 11:06:44 pm
Đã có khí động, lại còn có rắn động.
Panzerfaust 100. Đức Quốc Xã.
Liều sau đẩy một khối lượng khí lên trước, cùng với liều trước tăng áp đẩy đạn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/panzerfaust100.jpg)

Kẻ ra, bọn Đức cũng đầu tư ngâm kíu kỹ phết. Nhưng đạn cánh gỗ độ chính xác kém hơn cánh thép mỏng đàn hồi của B40. Góc mở tốt nhưng ngòi dở. Đặc biệt, B40 khỏi đầu các RPG cái trạm truyền nổ, chữ con P100 này vẫn truyền nổ dưới lên thô sơ như M72.

Bác nào giỏi tiếng Anh thì dịch hộ em đoạn này "Fitted to the front of the tube by its wooden tail stem and metal fins was an oversized warhead". Em thấy có chữ "wooden" nên đoán là có gì đó bằng ...gỗ đúng như bác Phúc bảo "đạn cánh gỗ độ chính xác kém hơn cánh thép mỏng đàn hồi của B40". Nhưng nhà em vãn chưa hiểu cánh gỗ thì nhét vào nòng thế nào ạ.



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 04 Tháng Hai, 2008, 11:56:51 am
Bác Phúc chê em dốt tiếng Anh. Bác nào giỏi tiếng Anh thì dịch hộ em bài viết tại trang này http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/bullets2-shaped-charge.htm. Trong này nó nói về shaped charge nói chung chứ không phải loại "quảng cáo quốc gia" hay "cách mạng trong liều nổ lõm với trạm truyền nổ chữ U" đâu.

Em ghét nhất trên đời là những quảng cáo u mê và ngu dốt, mang nặng mùi ý chí cá nhân, sẵn sàng bẻ cong sự thật theo những suy nghĩ chủ quan như thế nên bác Phúc yên tâm là em đọc quảng cáo bao giờ cũng có chọn lọc. Bác Phúc cũng khuyên em không nên đi tìm thông tin trong các đống rác trên Anh-téc-nét, bác cũng có thể yên tâm là em khi bới rác trên mạng mà thấy chỗ nào có mùi là em lảng ngay. (Nhưng hình như em đang gặp một đống rác mà càng bới càng bung ra những thứ nặng mùi: vỏ đầu đạn B41 là vật liệu cứng sắc chuyên để cắt lưới thép, amatol là hỗn hợp RDX và TNT, đạn PG-2 của B40 có gắn động cơ tên lửa, mìn Claymo nhồi Amatol hoặc C3 và đặt mặt lõm quay về phía địch, cánh đạn Panzerfaust làm bằng gỗ, B40 là cách mạng trong thiết kế đầu đạn HEAT chống tăng..., có lẽ em phải dừng bới thôi kẻo càng lúc càng khó ngửi quá).


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Hai, 2008, 04:29:13 pm
Thực ra thì từ B-41 mà chạy sang cả Claymore thì...lạc xa quá, nhưng trong khi chờ mod tách chủ đề thì "gỡ rối tơ lòng" cho chú huyphuc1981_nb và chú mig19farmer về mìn Claymore như sau:

Theo tài liệu có tên: Mìn chống người M-18A1 và M-18 (Claymore) số TV-BT (B) 08-003 của Ủy ban binh thư tiếp vận thuộc Tổng cục Quân huấn/QLVNCH in và phát hành năm 1970 (Dịch từ Điều lệnh FM 23.23 1/66 của US Army) thì:

 - Mìn M-18A1 chứa 1 1/2 pounds thuốc nổ C4. Được Mỹ đưa vào sử dụng trong quân đội năm 1960 thay thế cho M-18.
 - Mìn M-18 chứa 3/4 pound thuốc nổ C3.

Như vậy, có thể tạm kết luận chủ đề tranh luận giữa hai chú về chất nổ trong mìn Claymore là: Cả hai đều đúng! ;D

Vấn đề thứ hai: Cách đặt mìn Claymore. Chú mig đúng, hp sai!
Mặt lồi của Claymore có dòng chữ dập nổi: FRONT TOWARD ENEMY luôn phải quay về hướng đối phương, mặt lõm phía sau có chữ BACK quay về hướng người bấm điện kích nổ mìn.
----------------------------------------------------
 P/s: Vì các chú "cãi nhau" mà làm anh mất công lục tài liệu quá! ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 04 Tháng Hai, 2008, 05:55:25 pm
Em cám ơn anh Đoàn đã vất vả vì những vụ lặt vặt lạc đề này.

PS: Bác Phúc bác ấy nói thế này cơ ạ: "Tớ không hiểu có loại Claymore nào nhồi C4 không, nhưng loại xuất khẩu thông dụng nhồi C3 ép (M18A1), còn loại ở Vịt là hỗn hợp TNT và RDX đúc (M18 nguyên thủy)."

Như thế bác ấy nói M18A1 xài C3 còn M18 xài TNT và RDX đúc- hay còn gọi là amatol theo cách của bác Phúc (nhưng thế giới gọi là composit-B). Mẽo đã thay thế M18 bằng M18A1 từ năm 1960, như vậy loại phổ biến nhất ở VNW là M18A1, vụ tháo thuốc C4 của M18A1 đem làm củi đun thì cả hai bên đều dùng khá nhiều, em từng rất ngạc nhiên nên mới tìm hiểu kỹ tính năng độc đáo của C4 này.

Vậy anh Đoàn kết luận cả hai đều đúng ở điểm này thì em vẫn không tâm phục khẩu phục.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Hai, 2008, 05:59:55 pm
Vậy anh Đoàn kết luận cả hai đều đúng ở điểm này thì em vẫn không tâm phục khẩu phục.
-----------------------------------------------------
 Hì, chú cứ ép anh! Chả nhẽ lại phân xử: chú đúng 3/4, hp đúng 1/4 à? ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Hai, 2008, 06:55:07 pm
Cậu MiG à, cái ảnh ấy mình lấy từ Wiki tiếng Anh, chú thích lại bằng tiếng Việt, rồi nhét vào bài viất B41 Wiki tiếng Việt, hồi đó mình hay thích sửa wiki. Trong đó mình đã chú thích đủ rồi.

Cái đạn B40 ấy, thưa bạn, nó đúng như thế đấy. Người ta dự định là đạn đó có tên lửa, cho nên, nếu đạn chống tăng PG-2 không có tên lửa thì RPG-2 vẫn là ống phóng tên lửa. Mình nói bạn thiển cận là như thế. Các cuốn ách Nga nói về B40 đều cẩn thận gọi nó là ống phóng tên lửa, cộng thêm chú thích PG-2 tên lửa không tác dụng mấy, vì lý do đó. Có cả nhũng kiểu đạn mà chức năng súng rất kém so với chức năng tên lửa, như một kiểu đạn cháy-sát thương.
Mình nói về điều đó đã nhiều rồi, không tiện nói thêm nữa.

Còn M18, bạn càng thiển cận.
Phiên bản M18 ban đầu được dùng ở chiến tranh Việt Nam là M18 nguyên thủy, chứa hỗn hợp RDX và TNT, đây là thuốc nổ đúc. Đây là phiên bản phổ biến nhất ở Việt Nam, mìn claymore có thuốc nổ dùng đun nước.
Phiên bản M18 phổ biến được xuất khẩu sau đó chứa hơn 300gram thuốc nổ C3, cũng được dùng ở chiến tranh Việt Nam nhưng ít, chứa thuốc nổ C3. Đây là phiên bản M18A1. Chỉ có phiên bản này là xuất khẩu số lượng lớn sau này. C3 là thuốc nổ ép. Phiên bản M18A1 được chấp nhận trang bị năm 1960, như vậy, còn lâu sau đó nó mới có mặt ở Việt Nam, nếu có. Phiên bản này được sản xuất nhiều nhất chỉ sau 1970.

Phiên bản M18 nữa hay được internet nhầm là phiên bản M18A1 chứa hơn 700gram thuốc nổ, đây là phiên bản sau này mới có. Nó chứa C3 hay C4 mình không quan tâm. Tuy nhiên, hồi 196x, người ta rất hay nhầm C3 và C4 vì đều là thuốc nổ dẻo. Còn trên nét thì người ta nói C3 là tiền thân của C4, mặc dù hai loại thuốc sử dụng cho những mục tiêu khác nhau (nặn bằng máy và nặn thủ công). Còn tên M18A1, sau này mới được đặt cho một loại cụ thể.

To bác Đoành, em đã nói về cách đặt Claymore bao giờ đâu, hay có nói thi nói là cắm chân. CÒn mặt lõm là nói về mấy cái IED cuả MiG.

Tại sao có thuốc nổ đúc và thuốc nổ dẻo ???? cũng như các chi tiết cơ khí, thuốc nổ cần gia công cho đúng hình dáng. Người ta không thích tiện bào phay thuốc nổ, mà người ta ép hay đúc. TNT là nguyên liệu dễ đúc, nhiệt độ nóng chảy 80 độ C.
Thuốc nổ dẻo C4 hay semtex được dùng để tay người nặn. Tính dẻo cao làm thuốc có năng lực mạnh, như lính có thể nặn thành các thanh trụ, hay lõm, hay lõm dài.... Nó rất dẻo, nhưng không phải là những thuốc nổ lý tưởng để nhồi vào bom mìn. Bom mìn thì không cần thuốc nổ dẻo đến mức như đất sét, vì đã có máy ép máy đúc. C4 vì tính dẻo nên đắt và cũng không mạnh. C3 là một trong những hỗn hợp dễ ép (như bánh xà phòng).

Còn Panzerfaust. Đúng là bạn kém tiếng Anh quá. Khối lùi gỗ mình đã nói trong vài đoạn về P100, mình còn chú thích thêm là một loại súng không giật của Miền Nam thời đánh Tây là như vậy (SS). Hầy hết các Panzerfaust đều có cánh gỗ mỏng, gập vào đuôi đạn hình vuông bằng bản lề. Khối lùi và cánh đuôi không giống nhau. Có thể, có những loại đạn Panzerfaust có cánh đuôi không bằng gỗ, nhưng hầu hết các Panzerfaust đều là gỗ, bất chấp khối lùi của nó là gì. Panzerfaust có tốc độ rất nhỏ nên người ta phải kiêng khối lượng đuôi.
Điều mình nói ở đó là cơ chế động, mình dùng từ "rắn động", chỉ khối động là khối rắn, để so sánh với phương pháp "khí động". Khối lùi sau làm vật chất phản lực chung tiến lên trước trước khi cả hai khối lui về. Cái điều mình nói về P100 không liên quan đến cánh đuôi.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 04 Tháng Hai, 2008, 09:00:07 pm
Lão này độ chày cối cao quá.

Anh Đoàn trưng tài liệu vậy mà vẫn gào lên được, hay bác cho là tài liệu hướng dẫn sử dụng của VNCH copy từ internet nên nhầm lẫn chăng. Bác chưa từng đưa nổi 1 trang sách lên chứng minh những gì bác bốc phét. Nếu vậy bác thử đưa các nguồn "chính thống" lên xem nó viết sao để em còn sửa lại kiến thức. Chắc sách Nga viết về vũ khí Mỹ sẽ chính xác hơn sách Mỹ tự viết về vũ khí của họ vì người Mỹ rất hay nhầm lẫn. Sách Nga viết là dùng amatol và C3, sách Mỹ bậy bạ quá dám bảo là Composit-B và C4. Sách Nga muôn năm.

Về đạn B40, bác cứ trưng ảnh RPG-2 có động cơ tên lửa lên đây là em tin ngay. Nếu cái ống nào mà cứ sách Nga ghi chú là ống tên lửa, từ đó suy ra là nó có đạn tên lửa nhưng chưa ai từng biết đến thì ngoài hàng ống nước đầy những thứ tương tự thế. Hay người Nga thì không thể nhầm lẫn trong sách của họ chăng. Sách Nga muôn năm, muôn năm.

Về Panzerfaust, cả ảnh bác lẫn em post lên đều là cánh dùng lá thép lò xo hết, loại cánh gỗ có bản lề em chưa từng đọc hay nhìn thấy. Trình độ tiếng Anh của em đúng là kém thật, bác thử dịch lại đoạn"Fitted to the front of the tube by its wooden tail stem and metal fins was an oversized warhead"cho mọi người được mở rộng tầm mắt được không ạ. Sau vụ này chắc em phải cập nhật thêm vốn từ tiếng Anh "metal fin" có nghĩa là "cánh gỗ đóng mở bằng bản lề", em cám ơn bác Phúc nhiều. Còn cái bài ngoài các loại đạn trên mạng chụp được thì còn có nhiều loại đạn khác hoạt động như bác bảo thì em lại thua, vụ này giống hệt đạn sabot, cao xạ 37mm và RPG-2, thế giới này còn nhiều điều bí ẩn không bao giờ được lên net mà chỉ có trong sách Nga của dân trong ngành mới được học, làm sao em biết được.

Còn vụ M18A1 đặt thế nào, sách Nga dạy thì khó mà nói sai được. Bác Đoàn tin sách của bọn tư bản thế là mất quan điểm rồi, bác Phúc nghiên cứu kỹ sách Nga mới vẽ lại được hình như thế đấy ạ. Mấy cuốn của bọn VNCH đều bị sai lầm dây chuyền do copy từ An-téc-nét hết bác Đoàn ạ. Ha ha.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 04 Tháng Hai, 2008, 09:12:51 pm
To bác Đoành, em đã nói về cách đặt Claymore bao giờ đâu, hay có nói thi nói là cắm chân. CÒn mặt lõm là nói về mấy cái IED cuả MiG.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/lieu_lom_claymore.jpg)

Đừng ...... thế bác Phúc ạ. Cũng như bác từng cãi chày cối là cái ảnh HEAT mà bác bới rác được thì bác có chú thích là đạn B41 đâu ấy. Nay bút tích rành rành thế, bác cãi nữa đi. Vậy em hỏi bác các dòng chữ "B41" với "Claymo" trên ảnh ấy là bác hay .... nào nó viết vào để đổ oan cho bác.
----------------------------------------------------------
 Cảnh cáo mig19farmer lần thứ nhất! Yêu cầu cẩn trọng dùng từ khi tranh luận!


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Hai, 2008, 09:51:29 pm
Cậu này dơ thật rồi.  Đang nói HEAT, cậu lôi vào một đống mìn, rồi cậu bảo đó là lõm, rồi nói bậy bạ quá.

Cho dù nó có cánh đuôi không bằng gỗ, thì cái đuôi cũng gỗ. Cho dù có cái không gỗ thì cũng có cái gỗ. Đó không phải là điều quan trọng tớ nói đến. Chỗ đó, tớ nói đến phương pháp phóng rất hiệu quả của "rắn động". Còn RPG-2, tớ đã bảo tớ không nói đến mà, cậu thích hiểu thế nào kệ cậu. Cái Panzerfaust tớ cũng không nói chuyện với cậu nữa.

Cái claymore, tớ nhắc lại, rất hiếm khi người ta dùng thuốc nổ thủ công cho hàng công nghiệp cả, điều đó giống như cho động cơ hơi nước chạy bằng dầu ăn. Người ta chỉ dùng thuốc nổ dẻo thủ công như C4 hay semtex cho hàng công nghiệp khi có nhu cầu đặc biệt, thường là các trạm truyền nổ có cấu trúc phức tạp. Không phải là tớ ít đọc những cái M18A1 C4, mà là tớ thấy nó vô lý, không như cậu.

cái hình trên. À, thế thì tớ nhầm đấy. Nhưng tó nhầm cũng có lý của nó, vì lúc đó tớ đang nói chuyện với cậu về cái IED lõm, nên tó nhầm từ claymore sang cái IED lõm đó. Bi giờ mới thấy nói chuyện với cậu dại mặt. Đây là lần cuối cùng tớ nói chuyện với cậu.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 04 Tháng Hai, 2008, 10:55:24 pm
Cho dù nó có cánh đuôi không bằng gỗ, thì cái đuôi cũng gỗ. Cho dù có cái không gỗ thì cũng có cái gỗ. Đó không phải là điều quan trọng tớ nói đến.

Chà, vậy là do tiếng Anh của em kém nên không phân biệt được cách dịch tiếng Anh thoáng của bác. Nói chung là ý của bác là cứ có "wooden" tức là gọi là thế nào cũng có chỗ bằng gỗ, còn là đuôi hay cánh đuôi có bản lề không quan trọng, phỏng ạ. Vậy em xin lỗi nhá, nhà bác có tư tưởng khoa học thoáng quá. Nói chung nhà em cứ thấy có gì dễ gây ngộ độc thì đâm ra khó chịu, lại lắm điều. Thế nên nhà bác không muốn nói với em thì thôi, chứ nhà bác mà cứ vào Paint sáng tác ở mức độ quá đáng là nhà em lại lắm chuyện ra đấy. Em thà làm thằng ném đá hội nghị còn hơn để cái box này thành chỗ chứa thông tin kiểu sáng tác văn học dạng cảm tính và thoáng quá mức cần thiết. Còn nhà em với nhà bác thì va chạm đã lâu và đã nhiều lần lắm rồi, em chả sợ nhà bác dỗi không thèm nói với em đâu.

PS: Xin lỗi các mod luôn thể. Trong lúc rượu bia có phần dư giả, nhà em có gì sai sót mong các mod rộng lòng bỏ quá cho.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2008, 12:41:21 am
Thằng cha này làm mất hứng quá. càng ngày càng nhố nhăng. Ai có ảnh rõ nét cái chuôi và cánh đuôi gỗ cho nó phát. tớ thì phát tởm.

Từ năm 1958 đến năm 1961, Nhóm nghiên cứu GNPP "Bazalt (còn gọi là GSKB-47) nhận nhiệm vụ thiết kế RPG-150 với đạn PG-150. Sau khi thử nghiệm súng được dán tên RPG-4, cỡ nòng 45mm, cỡ đạn 83mm. ГНПП "Базальт", ГСКБ-47, РПГ-150, ПГ-150, РПГ-4.

Súng thì giông giống B41, đã có buồng đốt mở rộng, nhồi nhiều liều phóng và dùng thuốc súng không khói. Súng cũng đã có đôi nòng loa giảm tiếng nổ. Có máng bảo vệ thước ngắm và đầu ruồi, thước ngắm giống B41. Súng có một tay cầm nhưng giống B41 chứ không giống B40.

Đạn có liều nổ giống B40 nhưng cải tiến phần kích nổ. Dùng cơ chến điểm hỏa chạm nổ, kích nổ trạm truyền nổ chữ U. Đạn có chuôi tròn gắn cánh ổn định đàn hồi.

Tầm bắn hiệu quả 145 mét, tầm thước ngắm 300 mét, sức xuyên 220mm.

Khối lượng súng 4,7kg. Đạn cả liều 1,9kg.

Năm 1958, súng vượt qua thử nghiệm ban đầu của quân đội. năm 1961, súng đạt các yêu cầu thiết kế và vượt qua những thử nghiệm chiến thuật. Tuy nhiên, lúc này B41 đã xuất hiện.

Đây có thể coi là trung gian giữa B40 và B41. Phần súng bắn đạn đi đã như B41, tuy nhiên, cũng như B40, người ta không kịp chế tạo tên lửa cho khẩu này.

B41 đẩy liều nổ đến mục tiêu bằng cả súng bắn và tên lửa, tuy nhiên, phên bản dùng đạn PG-7 ban đầu chưa đạt yêu cầu chiến thuật vì kính ngắm và chương trình huấn luyện. Nguyên nhân là tên lửa làm tăng ảnh hưởng của gió và tản mát ngẫu nhiên. Chỉ đến phiên bản 1961 với đạn PG-7B, kính ngắm mới... mới đạt yêu cầu và đẩy lui RPG-4.


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/rpg_4/rpg4b.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/rpg_4/rpg4a.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/rpg_4/rpg4.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2008, 01:02:22 am
Hơ, có cái ảnh nét hơn chút, RPG-7V.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/rpg7g.jpg)

Sự phát triển RPG-4 song song với việc phát triển đạn PG-7V từ đạn PG-7. Người Nga đặt yêu cầu quá cao vào súng của họ và không tin tưởng lắm vào động cơ tên lửa. Nguyên nhân là động cơ này làm giảm khả năng bắn trúng. Như vậy, từ khi có đạn RPG-7V năm 1961, người Nga đã vượt xa các nước khác về súng chống tăng cầm tay. Ví dụ như M72, ra đời sau B41 nhiều và rất sau B40 (dến gần 20 năm), nhưng có kết cấu đầu đạn cổ lỗ đã bị Liên Xô dừng sau RPG-1. Thực tế, Liên Xô không bao giờ chấp nhận đầu đạn có khả năng thấp kiểu đó, RPG-1 không bao giờ được chấp nhận trang bị.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg14330#msg14330

PIAT có khả năng bắn trúng rất thấp. Các Panzerfaust và Bazooka đều không đủ tin cậy về sức xuyên. Bazooka có đầu đạn góc hẹp và ngòi thô sơ. Panzerfaust được thiết kế quá đơn giản theo yêu cầu số lượng.
Chỉ đến khi B40 thực hiện cuộc cách mạng về phần đầu đạn thì súng chống tăng cá nhân mới không còn là gia vị nữa, trở thành biên chế chính thức. Panzerfaust và Bazooka đều không đóng góp nhiều vào các kết quả chiến tranh. CÒn B40 thì trở thành một trong những khẩu súng diệt nhiều xe cộ nhất sau Thế Chiến. Thậm chí đến nay vẫn còn bản Yasin. Tuy nhiên, tầm bắn quá thấp, B40 vẫn chủ yếu phải dùng các chiến thuật phục kích đánh chặn.
Tuy nhiên, đến khi B41 áp dụng các phương pháp gia công chính xác, vật liệu khá đắt và một loạt các phát minh kỹ thuật thì loại này mới đạt tầm bắn của các súng bộ binh cấp tiểu đội khác, đảm bảo tiểu đội đánh vỗ mặt.

B41 đã chúng minh giá trị của nó. Thiết kế Pzf 3 IT 600 cho thấy B41 là hình mẫu của súng chống tăng cá nhân cầm tay.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2008, 02:08:17 am
B41 là nỗi kinh hoàng của xe tăng Mỹ, Anh. Nó cũng gây nhiều vấn đề với xe tăng Nga
B41 và B40 tham chiến tích cực với các xe tăng kiểu Nga do Tầu đóng từ đánh pốt và đánh tầu. Sau đó là chiến tranh Afghan. Tuy nhiên, các kiểu xe tầu đều rởm hay cổ cả, nên có chết nhiều thì cũng không có chuyện gì phải bàn. Chỉ có mỗi chuyện đáng nhớ là B-41 đã chứng minh nó không thể bị tầu copy.

Chiến tranh Afghan và sau đó là Chechen là những trận chiến đáng nhớ của B41.
Trong khi Mỹ thua dần và rút khỏi Việt Nam thì Liên Xô thực hiện cuộc cách mạng lục quân. Những thành tựu lúc đó trở thành kiểu mẫu cho lục quân thế giới. Ví dụ, xe tăng thế hệ mới với pháo nòng trơn, xe BMP, đạn tự hành có điều khiển chống tăng, các vũ khí điện tử chống máy bay....
Hai ảnh hưởng quan trọng đến B41 là T-72 với giáp trước vượt khả năng của RPG-7V. Thứ nữa là BMP (IFV), xe vũ trang mạnh này thay thế xe chở quân BTR (APC). Tiếp sau Liên Xô, Đức cũng phát triển các phương tiện kỹ thuật tương tự. Người Mỹ theo Đức, nhưng tiến độ rất chậm. Đến những năm 1990, người Mỹ vẫn chỉ thay thế phần nhỏ M113 bởi M2.

Ở Afghan, Liên Xô đã dùng những xe tăng hiện đại T-72. Xe tăng này có phần trước tháp pháo và thân rất tốt, giáp nhiều lớp, những điểm yếu rất nhỏ, tốc độ cao. Tuy vậy, hai bên và sau cũng bị B41 bắn thủng. Một đặc điểm của các xe tăng Nga là phần nóc mỏng dẹt.  Tuy không đến nỗi B41 bị kích nổ sớm vẫn đập vỡ giáp như M1 ở Iraq. Nhưng ngoài xe tăng đoàn xe Liên Xô còn rất nhiều xe cộ khác. Ngay cả các xe bọc thép khác như pháo tự hành hay BMP, BTR cũng vỏ mỏng.

Ở Afghan, Liên Xô đã phải thay đổi quan niệm về xe tăng, coi trọng sự nguy hiểm của bộ binh hơn. Họ tăng cường trang bị những phương tiện bảo vệ xe tăng như ERA và APS. Đến cuối cuộc chiến này, Dzord đã bắn chặn được phần lớn đạn B41 bắn tới. Mật độ B41 ở Afghan lớn, nhưng thiệt hại về xe tăng chấp nhận được. Trong khi đó, thiệt hại về các xe khác khá lớn.

Sau chiến tranh này, Liên Xô đề cao vai trò của các phương tiện bảo vệ xe tăng trước các vũ khí bộ binh. Chương trình xe tăng cơ động cao T-80 được thay bởi T-90 theo hướng này. Họ đã đưa các thiết bị gây nhiễu, ERA, APS lên đỉnh cao.

ERA của T-72 ban đầu chỉ là liều nổ lõm thông thường. Sau đó, Kontact 5 thay thế. Kontact 5 là cấu tạo phức hợp, bao gồm các tấm chắn làm giáp hộp và ERA, đều tháo rời và thay thế được. ERA trong Kontact 5 không phải là liều nổ lõm như cũ. Nó là tấm thuốc nổ dẹt, đặn nghiêng, được che chắn bởi một tấm vật liệu bền, khi bị kích nổ, tấm vật liệu bền tung lên. Cấu tạo này vừa chống đạn lõm HE, vừa làm lệch đạn KE. Tuy nhiên, kết cấu này lắm trên T-80 hở phần nóc và sau xe.

T-80 ban đầu lắp hệ thống Arena A, phiên bản thay thế Drozd. Nó bắn chặn khá tốt đạn chống tăng HE, nhưng chỉ có 6 đạn. Sau đó, các phiên bản Arena E chống được đạn đến 700m/s. T-90 làm gọn gàng hơn tháp pháo và nóc xe.

Ngoài ra, những thứ phụ như riềm xích cũng được coi trọng. Súng nóc được điều khiển từ xa.

Chiến tranh Chechchen lần 1, Nga thua. B41 đã thắng các xe tăng hiện đại.  Quân Chechhen rất thạo phương pháp phục kích trong thành phố, bắn từ trên cao vào nóc xe. Có hơn 60 xe tăng cháy. Tuy nhiên, trận thắng này chỉ khẳng định vai trò của các phương tiện chống bộ binh hiện đại. Do thiếu tiền, Nga rất thiếu các đồ đó. Trong số các xe tăng hỏng chỉ có một xe dính chưởng khi đã trang bị ERA.

Mặt khác, BMP (IFV) chứng tỏ sự quan trọng của nó khi chiến đấu cạnh xe tăng. BMP được trang bị thứ pháo tương đương "dã pháo" tầm ngắn, pháo chống bộ binh, ví như cối bắn nhanh 73mm trên BMP-1 hay súng phóng lựu bắn nhanh 30mm sau đó. Đồng thời, xe này như công sự bộ binh di động với hỏa lực khác rất mạnh, như đạn chống tăng có điều khiển, đại liên, trọng liên, trung liên, súng trường... Những thứ này đối phó với bộ binh tốt hơn nhiều páo bắn đạn xuyên giáp của xe tăng. Trong những đoạn phim tư liệu, có thể thấy, BMP hữu hiệu như thế nào. Nó nã từng tràng phóng lựu bắn nhanh vào các vị trí địch từ tầm khá xa, trong khi cả tiểu đội quan sát kỹ càng ở tầm rất gần. Một tiểu đội trên một BMP khi giáp trận là khắc tinh của chiến thuật phục kích và bắn từ trên cao.

Chỉ mấy năm sau, Nga chiếm lại Chechen với hao tổn xe tăng không đáng kể. Tuy B41 không còn trụ được, nhưng chiến thuật du kích vẫn gây hao tổn lớn. B41 không bắn được xe tăng thì bắn xe tải.

Xe tăng không thể thiếu, nhưng ở đây, BMP (IFV) lại chứng minh ưu thế trước bộ binh và B41. Điều này ngược hẳn với Iraq, xe IFV M2 không hiệu quả. Nguyên nhân đã rõ, xe M2 có giáp yếu, mục tiêu lớn và quan trọng nhất là thiếu "dã pháo" tầm gần. Điều này làm M2 giảm khả năng diệt bộ binh trong các điểm phục kích như phòng, nhà, công sự, dịa hình thiên nhên... những nơi mà súng 25mm mất tác dụng. Thiếu IFV, mật độ sử dụng xe tăng cao dẫn đến sự sụp đổ thật sự của xe tăng Mỹ, với một nửa xe hỏng và không ít xe dính đạn.

Một bài học từ Chechen là người Nga tăng cường số lượng các xe BMPT, xe BMP (IFV) nhưng có vỏ dầy như xe tăng. Kiểu xe này trước đây chỉ Liên Xô (Nga) và Israel phát triển.

Hiện nay, người ta đang hoàn thiện các phương tiện phát hiện tự động người từ xe tăng, các phương tiện chiến đấu tự động thuận tiện bố trí trên xe này. Chưa cần dến điều đó thì B41 đã thua ở Chechen rồi. Có lẽ, dần dần B41 phải nhường chỗ cho các hậu duệ.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2008, 02:36:56 am
BMP và xe tăng, BMP thuận loại là có "dã pháo" bắn nhanh với bộ binh, bộ binh thì có đủ các thứ súng. Hồi xưa ở lính, bọn tớ có AK và trong tủ đầy các loại súng, khi chiến đấu quẳng hết lên xe, tiện đâu dùng đấy, chứ không sợ mang nặng mỗi thằng một súng như bộ binh thường.
Xạ thủ B41 coi chừng cái súng bắn tỉa này của lính BMP, công sự kiên cố như tây hồi 9 năm thì đã có xe tăng, chiến hào, khu tập thể cao tầng, núi đá... đã có "dã pháo" bắn nhanh, tất cả đều có tầm vượt xa B41.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-72.jpg)

Hộ tống, tầm quan sát bằng nhièu người tốt hơn xe tăng.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-88.jpg)

BMP thường vượt trước xe tăng. Nó thả lính xuống, xiên xọc vào các khu nhà dễ có B41 phục kích. Chú trong ảnh chán AK rồi, dùng đại liên PK.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-66.jpg)

Xe tăng với đầy đủ giáp phụ, các riềm xích tả tơi sau trận đánh.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-91.jpg)

Nhìn rõ hơn cái giáp phụ
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-90.jpg)

ERA đời cổ
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-17.jpg)

BMP và xe tăng, cảnh này rất hiếm gặp ở Iraq, giữa M1 và M2.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-79.jpg)

BTR (APC), rất nhiều thứ bà rằng được bố trí tận dụng quanh xe, kích nổ sớm B41.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-9.jpg)



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2008, 03:40:18 am
Trong chiến tranh Chechnya  lần 1 năm 1994, Nga mất 225 xe tăng, xe bọc thép các loại. Trong đó có 62 xe tăng. Lính Chechnya phần đông đã phục vụ trong quân đội Nga từ cấp thấp đến cao, thông thạo chiến thuật, chiến lược và vũ khí Nga. Vũ khí chống tăng chủ yếu của họ là B41 bản PG-7V và RPG-18. Sau trận này, người Nga nghiên cứu lại kỹ lưỡng mọi thứ.

Một phần trong tổng 225 xe được chở về Kublinka. Đây là bảo tàng xe tưng đồng thời là bãi thủ nổi tiếng, lâu năm, nơi đã thử T-34 và cả Tiger. A Galkin, đứng đầu ban kỹ thuật thiết giáp, chủ trì một cuộc thảo luận 20/2/1995. Kết quả của cuộc thảo luận này có nhiều. Một thay đổi quan trọng với cấu tạo xe tăng là dừng sử dụng động cơ turbine, quay về động cơ diesel và thúc đẩy nhanh tiến độ phát triển động cơ turbo-diesel. Một điểm nữa được soi rõ, là quá thiếu các giáp chống đạn lõm, như ERA.

Bên cạnh đó, góc nhìn chiến thuật cũng được các quân nhân mổ xẻ. Chechen tổ chức những đơn vị chiến đấu nhỏ 15-20 người. Đơn vị này đượcchia thành các tổ, mỗi tổ 3-4 người. Trong tổ có một xạ thủ chống tăng cầm B41 hay RPG-18, Còn lại mang súng bắn tỉa và súng máy (trung liên hay đại liên), thêm một chú phụ B41. Tổ này coi như một tổ săn tăng. Súng máy và bắn tỉa xua đổi lính hộ tăng, để xạ thủ B41 áp sát trong tầm bắn. Các tổ săn tăng tận dụng địa hình thành phố, bố trí cả ở mặt đất, tầng 2 và 3. Thông thừng 5-6 tổ cùng lúc tấn công một mục tiêu. Thông thường, các phát đạn diệt mục tiêu nhiều nhất là ở nóc, đuôi và hai bên. Chechen cũng khoái khẩu kiểu bắn cháy hai xe đầu đuôi trên đường hẹp rồi thịt dần cả hội.

Mỗi xe hỏng thường trúng nhiều phát đạn, 3-6 phát.

Một điểm nữa, khi nhiều phát B41 bắn không hỏng xe thì thường cũng hỏng các súng máy. Chechen cũng không từ cả các chai xăng cổ lỗ.

Trong khi đó, ban đầu, người Nga dự tính hạn chế việc BMP thả quân, kế họach đánh nhanh

Các xe bọc thép mỏng thiệt hại nhiều nhất. Theo thứ tự thiệt hại. BMD, xe BMP dùngcho đổ bộ đường không có thể bắn từ mọi mặt. BMP có giáp nghiêng, phần trước thân xe tỏ ra an toàn, nhưng hai bên và tháp pháo yếu. Tiếp nữa là BTR, xe này ít tham chiến nhưng yếu.

Người Nga đưa ra các điểm đối phó. Một là tăng cường khả năng chống bộ binh, người Nga biên chế thâm các xe phòng không bắn nhanh ZSU-23-4 và 2S6 vào đội hình xe. Đưa thêm BMP đi gắn bó với tăng (như trong các ảnh trên) và yêu cầu bộ binh tiến lên trước. Xe được bổ sung các giáp hộp hay lưới cổ điển. Xe tăng cũng được trang bị đủ các phương tiện danh tiếng của Nga.
Thành lập các đoàn xe hỗn hợp, đông bộ binh đi BMP, đám này được thả trước những điểm dễ phục kích, tiến lên trước.

Sau chiến tranh Chechnya thắng lợi, người Nga có nhiều phân tích, và đưa ra cả chiến thuật phục kích hiệu quả bằng B41. Không hiểu, những diều này có được quân Hồi Giáo chú ý không. Trong các chiến thuật săn tăng hiệu quả nhất, vũ khí nhẹ, khó phát hiện, tầm xa, bắn nhiều phát, bắn nhanh, ít giật ưu thế. Những điểm này thì B41 trội nhất, dồng thời đặt ra yêu cầu thiết kế các súng chống tăng mới. Trong những phân tích này, AT-4 và Javelin tỏ ra kém điểm, điều này có lẽ giải thích sự vắng bóng của chúng mặc dù cũng rẻ.

Một chú ý nho nhỏ là khẩu súng nóc của các T cần gia cố thế nào đó, nó tuy được điều khiển từ xa nhưng rất dễ hỏng khi hàng loạt đạn chống tăng bắn vào.

B41 khóc thét, tuy nhiên, thứ này gây nguy hiểm cho bộ binh đi kèm
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-47.jpg)

Bộ binh bảo vệ chặt xe tăng, nhưng có nhiều vấn đề với ERA tả tơi.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-50.jpg)

Nhiều vấn đề với các xe nhẹ.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-58.jpg)

Rất nhiều phương pháp tận dụng để chống B41.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-40.jpg)
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-39.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2008, 04:03:34 am
Kinh nghiệm ở Chechnya một lần nữa nhắc nhở lục quân vai trò của binh chủng hợp thành, cần phải có những lữ đoàn hỗn hợp rất nhiều loại phương tiện cơ giới, nếu không rất dễ bị B41 làm tổn thương. Đây là các phương tiện được tăng cường bảo vệ xe tăng.

"Dã pháo" bắn nhanh 73mm, các loại súng máy. Thứ này để dìm đầu bộ binh. Những tổ săn tăng nấp trong nhà, công sự bị đạn cối bắn nhanh này khừ chết tốt. Những mũi nhọn xung phong hay đánh lén đã có các thể loại đại liên trọng liên và súng trường tấn công.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-53.jpg)

Lần thứ 2, Nga tăng cường nhiều pháo tấn công, lựu pháo tự hành này để diệt công trình.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-56.jpg)

Tăng cường các xe bắn nhanh chống bộ binh
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-57.jpg)

Bộ binh ra khỏi xe và tiến lên trước.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-54.jpg)

Kế hoạch tốc chiến "bộ binh không xuống xe" được thay bằng tiến chắc bám chặt dò kỹ. Chú bộ đội với khẩu "dã pháo" liên thanh. Trong chống bộ binh, các loại "dã pháo" là sướng nhất. Chechnya cũng có thể tận dụng những vị trí như thế này để bắn B41 vào nóc tăng. Còn chú bộ đội này thì soi mấy chú B41 dại dột nào đi săn tăng trong tầm nhìn của chú.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-24.jpg)

"Xe tăng" này chống bộ binh hiệu quả hơn T-90 chứ nhẩy.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-43.jpg)

Bên cạnh "dã pháo" liên thanh là điện đài, vừa giã vừa a lô xe tăng cảnh giác,máy bay đến chiến.
(http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-25.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tuaans trong 05 Tháng Hai, 2008, 06:09:52 am
Vỗ tay cổ vũ Đại nguyên soái Phúc vì các bài viết co nhiều thông tin thú vị, đặc biệt là các hình minh họa đi kèm rất sinh động.

PS: các mod làm quân sử mà không kèm hình ảnh, sơ đồ minh họa là em chán, chả muốn đọc.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Cao Sơn trong 05 Tháng Hai, 2008, 10:11:30 am
Bài này Phúc viết rất tốt. Cố gắng cho anh em có cái đọc mở rộng tầm mắt nhé.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Hai, 2008, 11:41:54 am
Hồi xưa ở lính, bọn tớ có AK và trong tủ đầy các loại súng, khi chiến đấu quẳng hết lên xe, tiện đâu dùng đấy, chứ không sợ mang nặng mỗi thằng một súng như bộ binh thường.
------------------------------------------------------------------
  Bậy nào! Chú được trang bị mấy khẩu súng?  ;D
Chú viết về kiến thức quân sự nói chung thì tốt, phân tích mạnh yếu của vũ khí khí tài khi đi kèm với các loại chiến thuật cũng ổn, mỗi tội là hay ... để keyboard dẫn mình đi! ;D
Rút kinh nghiệm, cẩn trọng khi viết, đừng dễ xúc động mà phịa thì chú sẽ thành "chuyên gia vũ khí" tầm chiến lược của box đấy! ;D 


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 05 Tháng Hai, 2008, 01:21:28 pm
bác huyphuc nói thêm về chiến thuật chống tăng hiện đại đi, để đối phó với phương án phòng thủ cho tăng như trên thì B41 có cách nào thịt tăng ko ?


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2008, 04:19:04 pm
Hồi xưa ở lính, bọn tớ có AK và trong tủ đầy các loại súng, khi chiến đấu quẳng hết lên xe, tiện đâu dùng đấy, chứ không sợ mang nặng mỗi thằng một súng như bộ binh thường.
------------------------------------------------------------------
  Bậy nào! Chú được trang bị mấy khẩu súng?  ;D
Chú viết về kiến thức quân sự nói chung thì tốt, phân tích mạnh yếu của vũ khí khí tài khi đi kèm với các loại chiến thuật cũng ổn, mỗi tội là hay ... để keyboard dẫn mình đi! ;D
Rút kinh nghiệm, cẩn trọng khi viết, đừng dễ xúc động mà phịa thì chú sẽ thành "chuyên gia vũ khí" tầm chiến lược của box đấy! ;D 


Khè khè khè. Em được dùng 1 súng nhưng trông nom mấy khẩu, bọn em đại đội rút xuống chỉ có số quân bằng một trung đội mà.

Tuy nhiên, hiện tương tăng cường hỏa lực ngoài biên chế thì thấy nhiều. Thông thường, một tiểu đội thường 9-10 lính, có một phóng lựu B40 hay B41, một trung liên RPD hay RPK. Một đại đội bộ binh thường có 2-4 khẩu đại liên, 2 cối 60. Ban đầu, tiểu liên, trung liên, đại liên được Tầu biến chế ở tiểu trung đại đội nên có tên như vậy. Tiểu liên hay bị nhầm với sub machine gun, SMG, nhưng thực ra là súng liên thanh tiểu đội. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô thời tái thiết sau WW2 thì khác, sau 1949, mỗi tiểu đội cũng 1 phóng lựu và 1 trung liên, Trung đội có 1 đại liên. Người ta phải làm nhẹ các súng trung liên, súng trường tấn công để biên chế về tiểu đội. Cũng làm nhẹ đại liên để chuyển về tổ 2 người trung đội.

Một tiểu đội bộ binh cơ giới có từ 5-9 người, thông thường cũng có một trung liên, 1 B41. Bên cạnh dó là khẩu cối 73mm bắn nhanh của BMP-1 hay là khẩu 30mm phóng lựu bắn nhanh cùng các súng máy, đạn tự hành trên xe. Tuy nhiên, dễ dàng chở theo các vũ khí khác, do xe không lo đau lưng đau vai, mỏi chân khát nước.

Tuy nhiên, đó chỉ là trang bị complex. Một số hiện tượng tăng cường vũ khí, ở đây chỉ tính súng ống, không tính bom mìn bộc phá:
Hồi sau 1979, em thấy trang bị khá nhiều M79. Những đơn vị mạnh như  304 ra Bắc liền trang bị lại hết bằng PK, RPK, B41, AKM. Nhưng vưỡn thích giữ M79. Lúc này, AK còn thiếu nhiều ống phóng lựu GP-25. Khẩu M79 thực hiện rất tốt tư cách "dã pháo tiểu đội". Nó hơn đứt B40, B41 ở chỗ, đạn nhỏ súng nhẹ mang nhiều đạn. Chứ mỗi tổ 2 người B41 chỉ có 6 đạn thôi. Còn có kiểu súng bắn đạn M79 liên thanh nữa. Việc phóng lựu, phóng lựu liên thanh làm "dã pháo" thì đến Nga sau đó cũng phát triển mạnh, như các khẩu liên thanh 30mm trang trước.
Ngoài M79, các súng bắn tỉa xuất hiện nhiều. Đây cũng là một phương tiện sử dụng không thường xuyên nhưng không thể thiếu. Các súng trường chiến đấu, súng bắn tỉa này tầm xa, cảnh giới tốt (còn có tên là súng trường tạp tân, súng trường tiếp đón từ xa). Em không thấy có loại RPK hiện đại hơn, có rãnh lắp ống ngắm. Chắc là sau này sẽ có, nhưng lúc đó rõ là tiểu đội bộ binh cơ giới cần súng bắn tỉa. Tuy nhiên, lắp ống ngắm không đơn giản, muốn ngon phải chỉnh súng sau khi lắp (RPK kiêm các chức năng: súng trường tấn công, súng trường chiến đấu và trung liên).

Ở Checnya. Bác thấy trong ảnh không. Tiểu đội được tăng cường súng bắn tỉa và đại liên PK. Đại liên và bắn tỉa này đối chiến với bên kia, trung liên quân du kích được đưa xuống tổ, vừa làm bắn tỉa vừa làm trung liên. Cũng thấy xuất hiện của súng phóng lựu bắn nhanh cá nhân. Không những một tiểu đội được tăng cường vũ khí, mà đoàn xe cũng biên chế lại. Thấy rất nhiều pháo tự hành hay cối bắn nhanh, pháo phòng không bắn nhanh... đi kèm.
Trong ảnh này thấy rõ. BMP bảo vệ tăng, lính bộ binh xuống khỏi BMP dùng súng bắn tỉa xịn, chứ không phải RPK kiêm chức all in one, chức gì cũng có nhưng chả chức gì bằng ai.
http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-72.jpg


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Hai, 2008, 08:38:48 pm
Rõ ràng, khái niệm chiến tranh hiện đại, vũ khí hiện đại không đơn giản. Ngươi Nga với trang bị tốt nhất thế giới, nghĩ rằng năm 1994 không cần cho bộ binh xuống xe. Thực tế đã chứng minh điều dó là sai. Đây là cảnh, công sự di động tốc chiến được thay bởi hầm hào và "súng trường chiến đấu" cổ lỗ năm 1999.
Đây là năm 1999. "Súng trường chiến đấu battle rifle" là súng trang bị chủ lực đầu TK20, đại diện là Mauser và Mosin. Cuộc chiến đấu hồi đó như hai cao bồi miền Tây trên phim, ngắm cẩn thận, rồi bóp cò, tầm xa. Theo năm tháng, kiểu chiến đấu đó không lại với các phương tiện cơ giới xung phong. Súng trường chiến đấu được thay bởi súng trường tấn công, thứ súng trường nhẹ, nhiều đạn, bắn nhanh, hỏa lực mạnh khi xung phong. Cuộc chiến đấu kiểu cổ chỉ còn được các Sniper thực hiện. Cả Chechen phiến loạn và quân Nga đều dùng RPK, đây là súng đa dụng, có chức năng súng trường chiến đấu, bắn tỉa. Xạ thủ kín đáo quan sát tốt, súng tầm xa... là những lơi thế khi đánh bộ binh đi bộ.
Người Nga đào hầm hào bố trí bộ binh giữ những vị trí dễ phục kích, những vị trí có tầm quan sát tốt, những vị trí kiên cố có sẵn... như một cuộc chiến cổ điển.
(http://www.aeronautics.ru/img001/chechnya23.jpg)

"Súng trường chiến đấu" tròn một thế kỷ phục vụ, trên "công sự" di động.
(http://www.aeronautics.ru/img003/chechnyamilarms49.jpg)

ĐKZ 75mm (SPG-9), người anh em của B41. Cuộc chiến của bộ binh cơ giới thì không cần. Nhưng ở đây, bộ binh cơ giới bỏ xe xuống hầm, thành bộ binh đi bộ. Quân Nga chắc lấy thứ này từ kho đồ phế thải rồi sơn tút lại. ?????
(http://www.aeronautics.ru/img001/chechnya70.jpg)

ĐKZ 82mm (BM-10)
(http://www.aeronautics.ru/img002/chechnyamilarms22.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Hai, 2008, 08:59:09 pm
Không đến tận nơi, thật khó hình dung thế nào là chiến tranh đường phố.

Thế chiến I, khoa học quân sự sa lầy cùng chiến tranh. Người ta không thể vượt qua các công sự được, chiến tranh bế tắc cho đến khi Đức kiệt sức trước. Thế chiến 2 sau đó, công sự của Thế chến I đã lạc hậu cùng với các thiết giáp hạm, lô cốt khổng lồ trên biển. Pháo tự hành, pháo tấn công, lựu pháo đập công sự nát nhừ.

Còn đây là chiến tranh đường phố. Không thể naò phá hủy hết các "công sự" cao tầng, đường hầm, ống cống. Chúng có thể bán kiên cố, kiên cố và không ít cái rất kiên cố. Lỗ châu mai và lối đi khuất thì không thể đếm được. Những đặc điểm này của chiến tranh đường phố tạo đều kiện cho B41 bắn vào nóc tăng ở tầm rất gần.
(http://www.aeronautics.ru/img002/chechnyamilapc16.jpg)
(http://www.aeronautics.ru/img002/chechnyamilapc36.jpg)
(http://www.aeronautics.ru/img003/chechnyamilapc66.jpg)

Trùng trùng điệp điệp những "công sự" cao tầng.
(http://www.aeronautics.ru/img003/chechnyamilapc72.jpg)

Chechnya và Dagetstan có phong cảnh rất đẹp, khí hậu tuyệt vời. Núi non hồ nước rừng cây hữu tình, thuận lợi cho B41 và nguy hiểm cho xe tăng. Chiến thuật tốc chiến của 1994 không cần xuống xe chết ở những đểm này đây.
(http://www.aeronautics.ru/img003/chechnyamilapc54.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Hai, 2008, 09:02:25 pm
(http://www.aeronautics.ru/img002/chechnyamilapc38.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Hai, 2008, 09:28:46 pm
Một khẩu bắn tỉa và một ống phóng chống tăng.
(http://www.aeronautics.ru/img003/chechnyamilarms39.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Hai, 2008, 09:35:08 pm
Hì, chú HP cho anh hỏi cái!
Đây là topic về B-41 hay là về lính Nga ở Chechenya đấy hử? ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Hai, 2008, 10:12:00 pm
Ke ke ke ke ke, dĩ nhiên đây là B41 rồi.
Người ta đã nỗ lực để B41 có tầm bắn ngang với các súng bộ binh khác. Còn đây là lúc tầm bắn B412 tụt lại sau. Toàn bộ các hình ảnh này đang mô tả về cách chống lại B41.

Trong các khu nhà, chống bộ binh cần nhất có lẽ là dã pháo tầm ngắn. Dã pháo tầm ngắn đã một thời tuyệt chủng.
Dã pháo, pháo dã chiến, field gun hồi TK19 là loại pháo nhỏ nhẹ, dễ kéo theo trận đánh, hỗ trợ bộ binh, bắn đạn sát thương. Người Mỹ rất chuộng loại pháo này, vì nội chiến hay chiến tranh giành độc lập của họ đều lấy pháo này là pháo chủ lực. Tuy nhiên, từ đầu TK20, dã phap trở thành loại pháo bắn tầm xa, cầu vồng. Việc kéo lê khẩu pháo trên bãi chiến trường được thay bằng bắn theo tọa độ tính toán. Từ đó, những khẩu dã pháo tầm ngắn dần tuyệt chủng. Ki cần, người ta thay thế bằng cối chẳng hạn.
Dã pháo tầm ngắn được phát triển trở lại cuối TK20. Liên Xô chuyển nó trở lại thành vũ khí chủ lực khi trang bị trên xe BMP-1, dĩ nhiên là biên chế chính thức mỗi tểu đội một khẩu 73mm bắn nhanh.

Trong chiến tranh Việt Nam, vai trò của "dã pháo cấp tiểu đội" và dã pháo tầm ngắn nói chung được khẳng định bởi chú M79 40mm. Lúc đó, quân ta thiếu vũ khí tương tự và rất khoái M79. Khẩu Mk19 bắn loại đạn này liên thanh cũng được dùng ở đây. Mk19 trở thành kiểu mẫu về loại súng này.  Hồi chiến tranh Biên Giới và giai đoạn đến 1989, Tầu Khựa rất sợ M79. Sau này nó cũng chế lấy một khẩu nhưng chắc là không kịp dùng nhiều.
Liên Xô nỗ lực phát triển khẩu tương tự Mk19 vì kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam. Nỗ lực tăng cường khi xuất hiện xung đột Xô-Trung. Phòng thiết kế OKB-16 ở Tula thực hiện thiết kế và đưa vào dùng thử 1969, tiến trình sản xuất đẩy cao năm 1971. Tuy được dự tính dùng đẻ chống chiến thuật "Biển Người", nhưng súng không tham gia đánh Tầu. Các bản cải tiến trên trực thăng Mi-24 và Mi-8 năm 1971. Súng bắn đạn 30x29B sát thương, cũng có đạn cháy, nổ xuyên... nhưng ít dùng. Đầu đạn 275gram, sát thương nặng 70mét vuông. Tốc độ bắn 300-400 phát phút.
Phiên bản bộ binh bắn đạn 30mm, băng 29 viên, tầm bắn tối đa 1730mét. Súng nặng 18kg, giá 3 chân 12kg, băng đạn 14kg. Súng có máy lùi-đẩy về thủy lực. Điểm  phát triển quan trọng là kính ngăm svà bàng bắn trên mặt súng. Súng bắn được trực tiếp mục tiêu nhìn thấy 800 mét bằng kính ngắm, bắn được cầu vồng bằng sử dụng kính ngắm (ngắm vật thể trung gian, như pháo binh Nga hay dùng). Một đặc đểm nguy hiểm của súng là khó phát hiện vì hầu như không khói và tiếng nổ  ánh lửa đầu nòng nhỏ.

AGS-17 Plamya (АГС-17 Пламя-lửa) tỏ ra rất hữu hiệu khi chống bộ binh trong chiến tranh đường phố. Điều này người Mỹ bỏ qua, khẩu Mk19 hầu như đã bị họ bỏ. Mỗi xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành... chỉ mang được ít đạn pháo của nó. Còn AGS-17 Plamya dập tắt các xung lực bộ binh, nhằm bắn các cửa sổ, câu đạn vào các ngõ ngách, nhét đạn vào các chiến hào, hầm hố, phòng, cống ngầm... Xạ thủ "súng trường chiến đấu" bắn tỉa, B41 nếu bị AGS-17 phát hiện rất khó sống. Trong khi đó, các đạn súng trường, súng máy khác không bắn được xuyên tường dầy, đống đất, đống đá. Pháo gọi thì lâu, xe tăng, xe bọc thép không nhều đạn. Một trung đội săn tăng 5-6 nhóm B41 dễ dàng bị 1-2 AGS-17 băm nhừ. Chúng ta đã thấy ảnh AGS-17 được đặt ở những điểm lợi về quân sự cùng với súng bắn tỉa, điện đài.
Chúng ta xem lại 2003, phóng viên chiến trường mô tả M1 Mỹ bắn từng phát đạn DU vào các cửa sổ. Một phát đạn DU của pháo M1 bắn vào cửa sổ chắc chắn không sát thương bằng một phát đạn AGS-17 30mm.

B41 cũng được sử dụng như dã pháo, nhưng rất kém. Nhưng mỗi người chỉ mang được 3 đạn, còn để bắn liên thanh tầm 1700 mét thế này thì B41 thua. AGS nã vào các cửa sổ tầm 700mét khá tốt, vượt xa tầm B41. Ngay cả trong tầm bắn của nhau, đạn B41 nổ mạnh thật, nhưng bắn không thể chính xác, nhanh và sát thương rộng như AGS.

AGS-17 Plamya, "dã pháo liên thanh".
(http://www.aeronautics.ru/img002/chechnyamilarms02.jpg)

Lính Ấn cũng rất khoái khẩu này ở Kargil, chiến tranh miền núi hiểm trở. Tính cơ động cuả Dã pháo AGS thì thôi rồi, không dã pháo nnào leo lên đỉnh núi, nóc nhà như nó. Cũng 1999.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/phong_luu/AGS_17/Indiansoldierswiththe30mmAGS-17inKa.jpg)


Còn đây là một hỏa điểm khác, tổ đại liên PK, phụ đang bắn AK thì phải.
(http://www.aeronautics.ru/img003/chechnyamilarms33.jpg)

Nơi thết kế AGS-17 sau đổi tên thành Viện thiết kế máy móc, KBP. Trong những năm 1990, viện phát triển thế hệ mới AGS-30. Súng có hỗ trợ giá lắp điều khiển từ xa, hoạt động bằng điện. Máy súng lùi có hãm, bắn từ khóa nòng mở, bắn phát một và liên thanh. Súng rất nhẹ, 16kg cả giá 3 chân, 30 kg băng 29 viên. Súng hoàn thành thiết kế năm 1999, sản xuất ở nhà máy ZID thành phố Kovrov.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Hai, 2008, 12:38:05 am
Chức mừng năm mới cái nèo.


Như vậy, để chiến thắng được B41, lại phải quay lại thời cổ đại, Súng trường chiến đấuDã pháo tầm ngắn.
Mới nghe thì điều đó vô lý, nhưng mà sự vô lý đó lại có lý. Xe tăng không thể thắng được B41, phải lấy bộ binh ra, vậy là lại quay lại cuộc chiến của bộ binh, bằng súng cổ.
B41 từ lâu không còn là khẩu súng của quân chủ lực dàn trận đánh đàng hoàng nữa. Nó chỉ là khẩu súng của du kích. Nhưng đến nay, vai trò của nó trong du kích Chechnya đã bị đánh bại.

Tuy nhiên, người Nga không đánh bại B41 dễ dàng, họ phải áp dụng rất nhiều biện pháp, cả kỹ thuật, chiến thuật, chiến lược, biên chế, cấu tạo vũ khí, huấn luyện... Việc dàn bộ binh ra, chiếm giữa các hỏa điểm đặt AGS-17, súng bắn tỉa... gây thương vong kha khá. Đồng thời, thành phố Grozny trở nên tan hoang như chúng ta thấy. Người ta phải di tản dân và phá huỷ gần như hoàn toàn nhà cửa. Đó là những gì phải trả cho B41.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 07 Tháng Hai, 2008, 02:14:36 am
Trong chiến tranh Việt Nam, vai trò của "dã pháo cấp tiểu đội" và dã pháo tầm ngắn nói chung được khẳng định bởi chú M79 40mm. Lúc đó, quân ta thiếu vũ khí tương tự và rất khoái M79. Khẩu Mk19 bắn loại đạn này liên thanh cũng được dùng ở đây. Mk19 trở thành kiểu mẫu về loại súng này. 

Một loạt bài hay với nhiều ảnh rất đẹp bác Phúc ạ.

Nhưng rất tiếc em chỉ lên tiếng trong topic của bác khi thấy có vấn đề, năm mới có gì bác bỏ quá cho em nhá.

Đạn MK 19 và đạn M79 (và M203) là hai loại đạn hoàn toàn khác nhau bác ạ. Điểm giống nhau duy nhất là cùng là 40mm. Đạn MK19 là 40x53mm còn M79 là (40x46mm).



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Hai, 2008, 10:07:52 pm
Kệ miẹ chúng chứ.
Khác nhau chứ, vì một chú có liều 300 mét, chú kia có liều 2000 mét
Nhưng chúng đều là đạn lựu. Đấy là cái mà tớ nói. Còn chúng liều thế nào kệ mịe chúng.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 07 Tháng Hai, 2008, 11:27:11 pm
Kệ miẹ chúng chứ.
Khác nhau chứ, vì một chú có liều 300 mét, chú kia có liều 2000 mét
Nhưng chúng đều là đạn lựu. Đấy là cái mà tớ nói. Còn chúng liều thé nào kệ mịe chúng.


Đúng là bản chất thì khó thể thay đổi được thật. Tôi đã có lời tử tế đàng hoàng mà ông nhả ngọc phun châu vậy à.

Ông thử nói vậy với tôi ngoài đời thật xem.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 08 Tháng Hai, 2008, 05:59:55 pm
Tất cả AGS-17 Plamya, AGS-30 và  GP-25, M79, Mk 19.... đều là đạn trái phá nhỏ sát thương. Đạn trái phá sát thương gọi là lựu đạn.

Trong Kháng chiến chống Pháp. Chúng ta tự chế được kha khá AT và phóng lựu các loại. Trong Xung kích của Trần Đăng, có thể thấy chúng ta dùng AT tự chế phổ biến từ rất sớm và hiệu quả. Trong Kháng chiến chống Mỹ, khẩu M79 thu được của địch được trang bị rộng rãi. Khẩu này vẫn còn là vũ khí chính của những sư đoàn chủ lực mạnh cho đến thập niên 199x, ví dụ, sư đoàn 325 các trung đội đều có M79. Điều đó cho thấy sự đắc dụng của khẩu này.  XM25 là mẫu thử gần đây, bắn đạn nhỏ hơn nhưng rất chính xác. XM307 là súng cùng đạn nhỏ, phát triển những năm 198x, bắn liên thanh. Phiên bản XM203 gắn ống phóng lựu lên súng trường.  Mk47 (Mark 47) là khẩu có thước ngắm điện tử, màn hình LCD, được tiếp cận việc chấp nhận trang bị năm 2003, thay thế cho Mk19.
Học tập Mỹ trong Kháng chiến của ta, Liên Xô và Nga sau này cũng phát triển những súng tương tự, như GP-25, GP-30 gắn trên súng trường rồi AGS-17 năm 1967, kinh nghiệm Chechnya và kỹ thuật mới cho ra AGS-30 năm 1999. AGS-30 hàm chưa nhiều kỹ thuật cũng như kinh nghiệm chiến trường, kết cấu ứu việt nhất trong só các súng của Nga và Mỹ, nặng 16kg so với Mk47 nặng 41kg.

Tuy nhiên, người Mỹ khá thoáng trong việc biên chế, các tướng khá thoải mái trong lựa chọn trang bị cho quân dưới quyền. Đặc điểm này làm cho Mỹ thiếu một học thuyết trang bị và sử dụng vũ khí thống nhất. Chúng ta đã biết người Nga cải tổ, nghiên cứu kỹ càng việc trang bị như thế nào sau thất bại 1994 trước B41, họ đã dùng những chiến thuật, phương tiện cổ xưa như súng bắn tỉa, dã pháo và bám chặt hầm hào. Còn quân đội Mỹ đến chiến trường với thái độ của kẻ vô địch (trong khi trong lịch sử chiến tranh sau Thế chiến, Mỹ thua nhiều hơn là thắng). Việc trang bị ngẫu hứng, không được các cơ quan, bác học và quân nhân nghiên cứu nghiêm túc, dẫn đến sa lầy liên tiếp trên khắp các mặt trận.

Có thể thấy, trong các thước phim quay ở Iraq, rất hiếm cảnh xe tăng được bộ binh, IFV yểm trợ. Cũng như hoàn toàn không thấy dã pháo phóng lựu, súng bắn tỉa và hầm hào. Điều đó làm quân đội Mỹ suy sụp không phanh vì nhiều lý do. Ví như, 6/2006, có đến 500 xe tăng đang đắp chiếu ở các xưởng và hàng ngàn xe nữa đáng chờ đến lượt, một nửa số xe "disable" chỉ để đánh du kích !!!!.

Những nguyên nhân làm xe tăng mất nhiều, quân Mỹ sa lầy có nhiều.
M1 quá yếu, M1A2 được thông báo là có ERA, APS nhưng thực tế hoàn toàn không có hay không tác dụng, trái với 1999, xe tăng Nga phủ kín ERA (tuy là đời cổ, có thể họ không muốn bộ lộ tính năng vũ khí mới, như truyền thống). M1 bị B41 bắn thủng dễ dàng ở 2 bên và sau (như đã thấy, đạn B41 phát nổ xa vẫn đập vỡ M1). Sau Chechnya, Nga phát triển tiếp các ERA thế hệ 3 theo kinh nghiệm chiến trường.
M2 tính năng quá yếu, đem đi yểm trợ M1 sẽ gây thương vong lớn, vì vậy, chủ yếu M1 xung trận.
Mỹ quá thiếu các phương tiện chống chiến tranh cổ "trận địa chiến" đường phố, ví như dã pháo liên thanh trên hay các dã pháo tự hành. Người Nga sử dụng rất nhiều các pháo tự hành hạng nhẹ 122 và 152mm tiến theo đoàn xe, chúng bắn sập dễ dàng nhà cửa, công sự kiên cố.

Đề nghị anh huyphuc không quá khích khi tranh luận. Năm mới vui vẻ thôi!


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: BeBoiMuoiDe trong 02 Tháng Ba, 2008, 04:46:26 am
Nhầm to về chuyện M1 bị B41 phá huỷ.

Chính xác là M1A2 bị disable bởi hoả lực kiểu 20 oánh 1. Thế nên tổ lái tự phá huỷ xe. Chứ B41 cổ lỗ sĩ chọi thế quái nào được M1A2 tân kỳ


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: M79 trong 02 Tháng Ba, 2008, 08:30:27 am
Thế đồng đội đâu, tiếp viện đâu mà tổ lái phải tự phá huỷ xe. Mà địch đông thế, phá xong thì trốn đi đâu.

Chưa kể là phá bằng gì nữa, chả nhẽ tổ lái nào cũng mang vài trăm kg TNT.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 02 Tháng Ba, 2008, 10:50:31 am
Nhầm to về chuyện M1 bị B41 phá huỷ.

Chính xác là M1A2 bị disable bởi hoả lực kiểu 20 oánh 1. Thế nên tổ lái tự phá huỷ xe. Chứ B41 cổ lỗ sĩ chọi thế quái nào được M1A2 tân kỳ

Ặc, thời buổi bây giờ đi tìm ảnh M1 dính B41 cháy đen thui thiếu giống gì chứ. Bị đánh 20 chọi 1 thì bị disable xong chỉ có ngồi im chờ đồng đội giải cứu (xe xịn tân kỳ mà, đồ cổ lỗ sĩ bắn thủng thế quái nào được) chứ chui ra phá hủy xe thì biết trốn vào chỗ nào. Nếu đồng đội đến được thì thỉ đơn giản kéo xe về sửa, chưa nghe thấy nước nào giàu đến mức xe bị disable mà nếu còn có cơ hội kéo về lại hủy xe cả. Hay linh Mẽo lười sửa quá nên cứ hỏng xe là hủy xe để đòi xe mới chăng.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: BeBoiMuoiDe trong 03 Tháng Ba, 2008, 01:08:27 am
Source
http://en.wikipedia.org/wiki/M1_Abrams
"During an early attack on Baghdad, one M1A1 was disabled by a recoilless rifle round that had penetrated the rear engine housing, and punctured a hole in the right rear fuel cell, causing fuel to leak onto the hot turbine engine. After repeated attempts to extinguish the fire, the decision was made to destroy or remove any sensitive equipment. Oil and .50 caliber rounds were scattered in the interior, the ammunition doors were opened and several thermite grenades ignited inside. Another M1 then fired a HEAT round in order to ensure the destruction of the disabled tank. The tank was completely disabled but still intact. Later, an AGM-65 Maverick and two AGM-114 Hellfire missiles were fired into the tank to finish its destruction. Remarkably, the tank still appeared to be intact from the exterior"

Nôm na là: M1 tank có thể bị dính B41, hết chạy nổi. Tổ lái tự phá huỷ xe với sự trợ giúp của pháo tank M1A2 khác. Rồi chui vào xe khác tẩu. Vậy cái ảnh M1A2 cháy mới hoành tráng thế.






Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 03 Tháng Ba, 2008, 11:40:47 pm
Source
http://en.wikipedia.org/wiki/M1_Abrams
"During an early attack on Baghdad, one M1A1 was disabled by a recoilless rifle round that had penetrated the rear engine housing, and punctured a hole in the right rear fuel cell, causing fuel to leak onto the hot turbine engine. After repeated attempts to extinguish the fire, the decision was made to destroy or remove any sensitive equipment. Oil and .50 caliber rounds were scattered in the interior, the ammunition doors were opened and several thermite grenades ignited inside. Another M1 then fired a HEAT round in order to ensure the destruction of the disabled tank. The tank was completely disabled but still intact. Later, an AGM-65 Maverick and two AGM-114 Hellfire missiles were fired into the tank to finish its destruction. Remarkably, the tank still appeared to be intact from the exterior"

Nôm na là: M1 tank có thể bị dính B41, hết chạy nổi. Tổ lái tự phá huỷ xe với sự trợ giúp của pháo tank M1A2 khác. Rồi chui vào xe khác tẩu. Vậy cái ảnh M1A2 cháy mới hoành tráng thế.

Trời, vậy còn hàng chục cái ảnh khác M1 cháy như hộp diêm thì cũng là do AGM-65 Maverick với cả AGM-114 Hellfire hết à. Nếu đã bắt đầu biết search web thì chịu khó đọc thêm vài trang nữa đi đã.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: BeBoiMuoiDe trong 04 Tháng Ba, 2008, 02:09:05 am
Nhân tiện nói về chuyện đạn Bradley xuyên thủng giáp M1A2. Đừng tưởng cỡ đạn 25/30 ly là xuyên được giáp đâu nhé. Đầu đạn xe Bradley là loại siêu việt, nhân Uranium đấy.

Bác làm ơn chỉ cho tôi một trang web không phải tiếng Việt nói rằng B41 xuyên thủng giáp M1A2. Tôi cành mừng vì B41 thì nhà ta vô thiên lủng, sợ chó gì xe Khựa/Mỹ nữa. Cứ đụ nó vô thành phố mà mần như Iraq, quân ta đaị thắng.

Còn tôi không phải mới bắt đầu lướt web đâu, bác lại cãi xằng rồi. Tôi chỉ phát biểu những gì tồn tại trên Web có địa chỉ hẳn hoi


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 05 Tháng Ba, 2008, 12:06:50 am
Nhân tiện nói về chuyện đạn Bradley xuyên thủng giáp M1A2. Đừng tưởng cỡ đạn 25/30 ly là xuyên được giáp đâu nhé. Đầu đạn xe Bradley là loại siêu việt, nhân Uranium đấy.

Bác làm ơn chỉ cho tôi một trang web không phải tiếng Việt nói rằng B41 xuyên thủng giáp M1A2. Tôi cành mừng vì B41 thì nhà ta vô thiên lủng, sợ chó gì xe Khựa/Mỹ nữa. Cứ đụ nó vô thành phố mà mần như Iraq, quân ta đaị thắng.

Còn tôi không phải mới bắt đầu lướt web đâu, bác lại cãi xằng rồi. Tôi chỉ phát biểu những gì tồn tại trên Web có địa chỉ hẳn hoi

Thế lại có cả loại Web không có địa chỉ nữa à. May cho cậu là Phúc bồ nó ko vào đây. Nhưng cái đoạn "Đầu đạn xe Bradley là loại siêu việt, nhân Uranium đấy" cũng đủ chứng tỏ trình độ cậu siêu việt ở cỡ nào. Nói theo kiểu Phúc bồ là cậu "ngộ độc" nặng quá mất rồi.



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: BeBoiMuoiDe trong 05 Tháng Ba, 2008, 02:49:03 am
1>
Nếu cậu đã đọc thông tiếng Anh thì mời cậu dịch hộ câu này xem:
"Most military use of depleted uranium has been as 30 mm caliber and smaller ordnance, primarily the 30 mm PGU-14/B armour-piercing incendiary round from the GAU-8 Avenger cannon of the A-10 Thunderbolt II and M230 of the Apache Helicopter used by the U.S. Air Force.[18] 25 mm DU rounds have been used in the M242 gun mounted on the U.S. Army's Bradley Fighting Vehicle and LAV-AT. "
URL:
http://en.wikipedia.org/wiki/Depleted_uranium#AmmunitionR
2> Nói như cậu thì lôi PT-76 ra bắn thủng M1A2 được rồi
3> Đừng có lôi XHĐ ra doạ tôi


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: rongcoithit trong 05 Tháng Ba, 2008, 11:49:29 am

Nhà em “đầu đất” về đạn, dưng tìm vài cái ảnh M1 dính chưởng.
Đâu là dính RPG? Nhìn ảnh, em bị pó tay!
Reuters chú thích tử tế (ảnh 4) là bị IED đặt ven đường.

(http://i263.photobucket.com/albums/ii124/rongcoithit5/_41424406_tankap-1.jpg)

(http://i263.photobucket.com/albums/ii124/rongcoithit5/burning-1.jpg)

(http://i263.photobucket.com/albums/ii124/rongcoithit5/burningm1tank-1.jpg)

(http://i263.photobucket.com/albums/ii124/rongcoithit5/GI20Special203D56-6.jpg)

(http://i263.photobucket.com/albums/ii124/rongcoithit5/m1a1_burning_fallujah.jpg)

Nguồn:
http://newsimg.bbc.co.uk/media/images/41424000/jpg/_41424406_tankap.jpg
http://www.cbc.ca/gfx/pix/iraq_burning_tank_cp_8477479.jpg
http://outlookindia.com/images/fallujah_assault_3_041220.jpg
http://www.murdoconline.net/pics/burningm1tank.jpg
http://images.abolkhaseb.net/gi-newsletter/GI%20Special%203D56-6.jpg


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: BeBoiMuoiDe trong 05 Tháng Ba, 2008, 07:39:41 pm
Nói như cậu nghe được. IED cũng dùng nguyên lý đạn lõm dưng mà to hơn nên sức công phá mạnh hơn, xuyên được giáp. Chứ cứ vác B41 ra mà phang được M1A2 thì việc quái gì Nga phải cải tiến RPG của họ cho mất công. Súng nào có thời của nó thôi. Cứ kiểu mẹ hát con khen hay thì nước mình còn là trì trệ
Tui mạn phép post vài ảnh:
Source: http://www.world.guns.ru/grenade/gl04-e.htm
RPG-25
(http://www.world.guns.ru/grenade/rpg-29.jpg)
IED
Source:
http://www.defense-update.com/features/du-3-07/mrap_at05.htm
(http://www.defense-update.com/images/gaza_IED3.jpg)
http://en.wikipedia.org/wiki/Improvised_explosive_device
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/be/Improvised_explosive_device_explosively_formed_penetrator_Iraq.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 06 Tháng Ba, 2008, 08:54:32 pm
Nói như cậu nghe được. IED cũng dùng nguyên lý đạn lõm dưng mà to hơn nên sức công phá mạnh hơn, xuyên được giáp. Chứ cứ vác B41 ra mà phang được M1A2 thì việc quái gì Nga phải cải tiến RPG của họ cho mất công. Súng nào có thời của nó thôi. Cứ kiểu mẹ hát con khen hay thì nước mình còn là trì trệ
Tui mạn phép post vài ảnh:
Source: http://www.world.guns.ru/grenade/gl04-e.htm
RPG-25
(http://www.world.guns.ru/grenade/rpg-29.jpg)
IED
Source:
http://www.defense-update.com/features/du-3-07/mrap_at05.htm
(http://www.defense-update.com/images/gaza_IED3.jpg)
http://en.wikipedia.org/wiki/Improvised_explosive_device
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/be/Improvised_explosive_device_explosively_formed_penetrator_Iraq.jpg)

Chứng tỏ đồng chí này vào post bài mà không thèm đọc đám bào cũ. Mấy cái IED dạng EFP này mà xuyên được M1 thì M1 nên về WWII mà đánh nhau. Công nghệ chế tạo thủ công và đầu đạn HEAT góc mở siêu rộng chỉ có lợi thế về tầm chứ về sức xuyên mà xuyên được giáp chính của T-34 thì chắc là giời sập. Cái của này thì ngày xưa Việt Nam ta làm nhiều vô thiên lủng, chủ yếu để đánh các loại xe không giáp hoặc giáp mỏng, trực thăng và bộ binh chứ đánh tăng thì chắc giặc chết vì buồn cười, thích thì bò vào mấy viện bảo tàng mà xem. IED - improvised explosive device là bất kỳ khối thuốc nổ nào được xài không theo các thể thức quân sự truyền thống (lắp vào bom, pháo), nôm na là bom tự chế, có thể là bom, đạn pháo lép, có thể là lượng thuốc nổ lớn hoặc có thể là 1 đầu đạn EFP tự chế như trên hình. Mấy chú M1 dính IED mà cháy đen thui thế thì đều là một do khối nổ to khủng, đạn lõm chả bao giờ thui đen xì mục tiêu thế cả.

Nhân tiện hỏi luôn về vụ đạn 25mm siêu việt có lõi Uranium đấy xuyên táo đồng thời được mấy con M1 một lúc zậy. Nếu giáp sườn và giáp trước M1 mà đạn 25mm (dù siêu việt đến đâu) thì M1 nên về đi buôn muối là vừa vì đến mấy con thiết giáp ghẻ như BMP-2 cũng vác pháo đến 30mm kìa, và Uranium nghèo nhà Ngố thì nhiều vứt đi không hết. Bị vài phát xuyên gáy mà chết là nhục nhã lắm rồi, thế mà lại có chú lên đây gáy về đạn 25mm siêu việt trong bài tán tụng M1 siêu hạng. Đúng là câu chuyện về Mâu và Thuẫn. Vậy cho hỏi nếu M1 đối đầu với M2 thì con nào thua, đạn 25mm của M2 có thể bắn liên thanh, pháo chính M256 của M1 do tầng lớp nhân dân lao động vinh quang của Mẽo khuân vác từng viên một đút vào ổ thôi, chắc nhân dân lao động tèo quá.

PS: Cả đời tôi chưa từng nghe thấy loại súng RPG-25 bao giờ, trích dẫn nguồn thì cũng phải có cái đầu để tiếp thu chứ


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: BeBoiMuoiDe trong 07 Tháng Ba, 2008, 03:18:37 am
Tôi chỉ hỏi bác một câu thật ngắn, bác chỉ cần Yes or No.
B-41 có xuyên thủng được giáp M1A2 không?

Nếu bác bảo có tôi làm ngay cú áp phe tái xuất B-41 cho Iran ch. Gì chứ đạn B-41 nhà ta nhiều vô thiên lủng, thêm tài cải lão hoàn đồng thì 40 năm cứ nổ tốt.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 07 Tháng Ba, 2008, 07:43:30 am
Tôi chỉ hỏi bác một câu thật ngắn, bác chỉ cần Yes or No.
B-41 có xuyên thủng được giáp M1A2 không?

Nếu bác bảo có tôi làm ngay cú áp phe tái xuất B-41 cho Iran ch. Gì chứ đạn B-41 nhà ta nhiều vô thiên lủng, thêm tài cải lão hoàn đồng thì 40 năm cứ nổ tốt.

Vấn đề là kiến thức của bạn chỉ dừng lại ở một mức quá hạn chế, ở trên đời này không thể có chuyện chỉ có 2 giá trị Yes và No. Vấn đề bạn hỏi thì có nhiều thứ tôi có thể trao đổi:

- Đạn B41 có rất nhiều dòng với sức xuyên khác xa nhau, bạn muốn nói đến dòng nào.
- Giáp M1 có rất nhiều vùng có khả năng phòng vệ khác hẳn nhau, vùng giáp trước so với giáp nóc, giáp gầm, giáp sườn và giáp sau tháp pháo không dày như nhau. Giáp sau gáy M1 bị cả đạn 25mm xuyên thì chắc chắn nếu bị B41 loại cổ điển nhất bắn, nó sẽ không có bất kỳ cơ hội nào hết vì loại đạn cổ nhất cũng có sức xuyên 330 mm RHA, tôi dám chắc dù đạn 25mm có siêu hạng đến đâu cũng không bao giờ có thể đạt được mức xuyên tương đương. Còn giáp nóc của bất kỳ chiếc tăng nào cũng rất mỏng, nếu bò vào phố mà bị giã từ trên xuống thì chắc chắc không có cửa về.

Chia sẻ thêm về đạn B41
- Đạn B41 của nhà ta rất nhiều và không dốt nát như bạn nghĩ là hàng tồn kho 40 năm cần phục chế đâu.
- Iran có nền công nghiệp quốc phòng rất mạnh, họ tự sản xuất được tên lửa đạn đạo, quả đạn B41 không nhờ bạn nghĩ đến chuyện xuất khẩu cho họ.

Bạn hãy thử đọc thêm vài trang ngoài cái wiki ấy, bạn sẽ thấy cuộc đời không chỉ có 2 giá trị có và không. Ở Iraq chưa từng tìm thấy bằng chứng về các dòng RPG mới của Nga được sử dụng, ngoài những chiếc M1 dính bom thì rất nhiều ảnh cho thấy nó bị xuyên bằng RPG.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: rongcoithit trong 07 Tháng Ba, 2008, 04:38:23 pm

Xét nghiệm hình ảnh (Nguồn: http://aeronautics.ru/img/img006/coalition_hardware_losses_iraq/)


(http://i265.photobucket.com/albums/ii212/rongcoithit6/NewPicture.png)


(http://i265.photobucket.com/albums/ii212/rongcoithit6/NewPicture1.png)


(http://i265.photobucket.com/albums/ii212/rongcoithit6/NewPicture2.png)


(http://i265.photobucket.com/albums/ii212/rongcoithit6/NewPicture3.png)




Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: rongcoithit trong 07 Tháng Ba, 2008, 04:38:45 pm


(http://i265.photobucket.com/albums/ii212/rongcoithit6/NewPicture4.png)


(http://i265.photobucket.com/albums/ii212/rongcoithit6/NewPicture5.png)


(http://i265.photobucket.com/albums/ii212/rongcoithit6/NewPicture7.png)


(http://i265.photobucket.com/albums/ii212/rongcoithit6/NewPicture8.png)

Ảnh 1 và 4, xe bị gì vậy các bác?


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 07 Tháng Ba, 2008, 04:52:25 pm
Ảnh 1 và 4, xe bị gì vậy các bác?

Có lẽ do động cơ trục trặc, xe hết dầu, hộp số kẹt nên tổ lái bỏ xe. Vết đạn đều do các loại đạn siêu hạng của Mẽo gây ra cả, đạn cổ lỗ sĩ của Iraq thì làm ăn gì.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: BeBoiMuoiDe trong 07 Tháng Ba, 2008, 08:33:22 pm
Nếu có ngày Mỹ chào hàng M1A2 cho VN, để ta ra điều kiện thế này. Vác B41 ra bắn, không thủng thì mới mua
Nếu có ngày Nga chào hàng T90 cho VN, để ta ra điều kiện thế này. Vác  Mark 153 (Mk.153) SMAW ra bắn, không thủng thì mới mua
Cuối cùng nhà ta có nước dập xe tăng bằng tôn cho nó rẻ vì xe gì cũng thủng tuốt


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 07 Tháng Ba, 2008, 09:36:51 pm
Nếu có ngày Mỹ chào hàng M1A2 cho VN, để ta ra điều kiện thế này. Vác B41 ra bắn, không thủng thì mới mua
Nếu có ngày Nga chào hàng T90 cho VN, để ta ra điều kiện thế này. Vác BGM-71 TOW ra bắn, không thủng thì mới mua
Cuối cùng nhà ta có nước dập xe tăng bằng tôn cho nó rẻ vì xe gì cũng thủng tuốt


Lại thêm một câu nói thể hiện sự hạn chế về mặt nhận thức. BGM-71 TOW mà lại đi so với B41, bó chân chấm cơm.

Đã nhận ra sự hổng về kiến thức của bản thân thì nên trật tự đọc kỹ các bài post đi, đừng giận dỗi nói vuốt đuôi mà làm giề. Trên đời này không có cái gì không thể bắn thủng, cũng như không có cái gì bắn thủng được được mọi thứ, đó là triết lý Mâu và Thuẫn đấy.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Tư, 2008, 08:43:20 pm
Đúng là giọng lưỡi farmer. Hình như trong dòng MIG, MIG19 tồi tệ như MIG23 thì phải ;D
Thôi chấm dứt ở đây kẻo gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Vui thật, trong dòng MiG à

MiG-19 là một máy bay hết sức đặc biệt. Các bác có thấy, Liên Xô viện trợ ta MiG-17 và MiG-21, có MiG-15 đi kèm huấn luyện, nhưng không có MiG-19.  Sao vậy ?????

MiG-19 thật ra ra đời cùng với MiG-17, đây là hai mẫu máy bay ra gần như cùng một lúc và cùng được dự cuộc thi lựa chọn làm máy bay thế hệ mới. MiG-19 đưa ra ý tưởng khắc phục nhược điểm lớn của không quân Liên Xô, đó là nhập hai chức năng tấn công mặt đất và không chiến làm một, điều này sẽ tăng gấp đối lực lượng mỗi nhiệm vụ mà không tăng số đầu máy bay.

Không biết ý tưởng đó thế nào, vì MiG-19 dựa trên động cơ AM-5. Động cơ này thiết kế rất chậm, làm nhiều máy bay đọng lại trong các giai đoạn khác nhau, thậm chí có cái chỉ trên giấy như Bịch-47. MiG-17 được chọn. Đến khi AM-5 ra đời thì MiG-21 đã sắp xong, một thế hệ hoàn toàn khác cả về kết cấu khí động, thân cánh, cách chiến đấu, động cơ....

Trên thực tế, MiG-19 đã không được Liên Xô chấp nhận trang bị, nó chỉ được sản xuất mẫu rất ít. Những nước đóng nhièu máy bay này và cũng dùng nhiều, huán luyện nhiều... là Tiệp và Tầu. Một bác nông dân có xuất xứ con hoang ????????

MiG-23 thì thành công lớn đấy chứ ???? sau khi Liên Xô đổ MiG không bán phụ tùng nên MiG-23 và MiG-21 không được hiện đại hóa thường xuyên rồi về hưu.




Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Tư, 2008, 08:57:15 pm
Tôi chỉ hỏi bác một câu thật ngắn, bác chỉ cần Yes or No.
B-41 có xuyên thủng được giáp M1A2 không?

Nếu bác bảo có tôi làm ngay cú áp phe tái xuất B-41 cho Iran ch. Gì chứ đạn B-41 nhà ta nhiều vô thiên lủng, thêm tài cải lão hoàn đồng thì 40 năm cứ nổ tốt.

Trả lời rất ngắn: yes. hết.

Tán thêm:
Giáp M1A2 không khác gì giáp M1A2 cả, Mỹ nói là có ERA, nhưng chưa bao giờ thấy nó làm việc. Có thể ERA có vấn đề đã bị thu hồi hoặc đó là dự kiến nhưng không thành công.

Phía trước là khoảng tương đương 700mm thép cán tiêu chuẩn RHA, Mỹ nói là 1400, nhưng giáp liên tục dầy có 300mm mà tương đương được 1400RHA thì giáp đó có mà làm bằng vật liệu trong hố đen trên vũ trụ. Việc ước lượng giáp liên tục tương đối dễ, chỉ cần quan tâm đến độ bền vật liệu với tốc độ luồng cỡ dưới 700m/s. Còn trên đó thì sức xuyên chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của vật liệu, khôg quan tâm nhiều đến độ bền. Giáp M1A2 trước đây định có tấm DU, nay bỏ đi, chỉ còn thép không. Đến cái máy tính phò phạch nó tính một lúc cũng xong. Như vậy, kể cả đạn hạng nặng của B14 vẫn chỉ có xác suất khoan thủng thấp.

Tuy nhiên, hai bên và sau thì vô tư đi. Có nhiều vết đạn B41 chứ, hình như tôi cũng đã bốt rồi. Thậm chí đạn bị kích nổ sớm cũng đập vỡ rọach.
http://quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13926#msg13926
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/chung_chung/tank.gif
http://quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13712#msg13712
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/image005-2.gif
http://quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13945#msg13945


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: sukhoi30 trong 04 Tháng Sáu, 2008, 09:28:44 am
cho em hỏi chút, loại RPG-7D phiên bản dành cho lính dù trông rất gọn nhẹ vậy sao nó không được trang bị luôn cho các đơn vị bộ binh? đỡ phải mang vác cồng kềnh như RPG-7 chính gốc
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/world_guns_ru/rpg-7d_disasm.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/dung20469taukhua2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/dung20469taukhua.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Mountain85 trong 07 Tháng Sáu, 2008, 09:45:26 pm
Cho tớ spam tí nhé,ở Iran có tổ hợp chiến đấu gồm 2 người gồm 1 xe máy địa hình và 1 xạ thủ B41 được thả từ máy bay xuống sa mạc chuyên săn xe tăng rất cơ động,gọn nhẹ.Tớ cũng nghe vì đạn B41 khi bắn kèm theo tiếng rít nên gây chảy máu tai cho các xạ thủ,và 1 xạ thủ bắn 3 quả liên tiếp có thể bị điếc.Chấm hết


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Sáu, 2008, 10:20:10 pm
 Yên tâm đi! Kiểu này chỉ xài được với I-rắc thôi, chứ đánh nhau trên sa mạc thì làm mồi cho Apache ;D.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 12 Tháng Sáu, 2008, 01:49:25 pm
Yên tâm đi! Kiểu này chỉ xài được với I-rắc thôi, chứ đánh nhau trên sa mạc thì làm mồi cho Apache ;D.

Apache ???
Người Mỹ sau chiến tranh Việt Nam rơi vào khùng khoảng kỹ thuật vũ khí. Thật ra, Anh và Mỹ có truyền thống thâm căn cố đế là vũ khí rất tồi, nhất là những vũ khí chính: đại bác, súng trường, xe tăng, máy bay tiêm kích, hay về sau này là đạn có điều khiển, đạn tự hành missile. Ngay từ thời Ship Of The Line, các nhà thầu đã làm mục nát công nghiệp quân sự của những nước này. Tuy nhiên, bù lại, hệ thống tuyên truyền khổng lồ hơn 200 năm nay liên tục quảng cáo ầm ỹ. Số tiền chi vào quảng cáo còn lớn hơn nhiều số tiền chi cho phát trểin khoa học. Tuy vậy, thất bại đã lột hết tất cả các vỏ quảng cáo, buộc Mỹ nhìn lại mình.

Say này, người ta sẽ giật mình, lúc đó, Mỹ không có các vũ khí chính: xe tăng, súng trường, máy bay tiêm kích ??? ?? ?

M16 lúc đó còn đang hoàn thiện, súng mẫu mới thử nghiệm mới có chế độ bắn chậm (loạt 3 viên), tăng độ chính xác, tăng sức phá sát thương để tăng tầm hiệu quả, đủ tiêu chuẩn súng trường, nhưng còn đang bàn cãi xem cải tiến thế đúng hay sai.  ;D ;D ;D (M16A2).
M1 là phiên bản cắt ngắn của MBT70 do Đức thiết kế, đến nay vẫn chưa đủ tiêu chuẩn một MBT, chỉ là cỗ pháo tự hành  ;D ;D ;D Ngay cả những xe tăng cổ lỗ Thế Chiến II cũng không bị dạn 25mm bắn ngang làm thủng nổ động cơ.
Máy bay tiêm kích truyền thống F-4 bị bỏ, thay vào đó là phiêm bản theo mẫu Liên Xô F-15 (bản sao đa năng hóa của MiG-25).

Cuộc khủng hoảng này chỉ là "cuộc khủng hoảng sự thật", nó không phải là "cuộc khủng hoảng vũ khí", vì lâu nay vũ khí Anh Mỹ vẫn thế, khoa học lục quân của họ vẫn vậy và thường xuyên chạy tụt dép trước các đội quân yếu hơn trên bộ. Tuy nhiên, trong thời gian sương mù quảng cáo tan ngắn ngủi đó, người Mỹ đã giật mình, có một thời điểm, họ không có xe tăng, súng trường đúng nghĩa. Chạy tụt dép ở Triều Tiên, bỏ Việt Nam... ngay cả những "đội quân bí mật" sống bằng tiền CIA cũng vứt mịe súng đạn tên lửa Mỹ đi, như Afghan, Phi Châu.

Anh Mỹ biết rằng, không bao giờ có một lục quân như Liên Xô hay Đức cả. Để sản xuất những xe tăng như Leopard-II hay là T-72, các nhà thầu của Anh Mỹ không thu được lợi lộc gì mà giá xe cũng quá đắt. Cần hy vọng thứ khác, chứ không phải súng trường hay là xe tăng. Việc thay thế súng trường và xe tăng !!!!! ở một góc nhìn nghiêm túc, đó là cuộc đại cách mạng, phế truất lục quân, mà lục quân, từ cả triệu năm nay vẫn là binh chủng chủ chốt. Tuy nhiên, người Mỹ không làm cuộc đại cách mạng, họ cần một cái mới, cái này thì bạn nào làm thương mại quá hiểu. Cái mới này có thể chả bao giờ đánh nhau, chả bao giờ thắng ai, chả bao giờ hơn ai... chỉ cần nó không giống cái cũ để các món thầu tiếp tục. Yêu cầu của nó, dĩ nhiên, có hai mặt: làm xiếc thật tốt và thật là đắt.

Apache ??? là câu trả lời cho niềm hy vọng đó. Thật ra, hồi những năm 197x, ở Liên Xô đã ồn ào lên cuộc tranh luận, ai là bà chúa chiến trường, trực thăng vũ trang có thay xe tăng không !!!. Đạn tự hành missile đã cho phép thay thế đại bác nòng dài bắn đạn xuyên, vũ khí ưu thế của xe tăng. Tuy nhiên, ở Liên Xô, nước đi tiên phong về trực thăng vũ trang và đạn tự hành missile, cuộc cãi vã này đã chấm dứt với phần thắng thuộc về xe tăng điện tử hóa. Loại xe tăng này trang bị thông tin, điện tử, máy tính... hiện đại, chống chọi tốt các đầu đạn lõm của missile và dễ dàng làm tổn thương trực thăng.

Lý luận này đã được Mỹ chứng minh trong Chiến tranh Việt Nam, trực thăng chết như ngả rạ (hàng ngàn con rụng, chỉ theo số liệu Mỹ), các khẩu 12,7mm cổ lỗ dễ dàng bắn hạ trực thăng, chỉ cần trang bị thêm một vòng ngắn hết sức dễ làm và một số kinh nghiệm chiến đấu cho xạ thủ, sau những năm 1970 thì kinh nghiệm này cực kỳ phổ biến. Chuỵện những xạ thủ bắn hạ hàng chục trực thăng trong đời chiến đấu của mình là phổ biến. Hàng chục vạn xạ thủ như thế thì 100 nước Mỹ cũng không đủ trực thăng.
Câu kết luận của chiến tranh, mùa xuân 1975, trực thăng co vòi về vị trí vận tải chuyển quân, hoàn toàn không tham chiến đúng ý nghĩa ở tiền duyên. Muà Xuân đó, đối phương lần đầu tiên sử dụng đội hình xe cộ lớn, mồi ngon cho trực thăng !!!!! thế nhưng từ mấy năm trước, vị trí của trực thăng đã được khẳng định. Lúc này, súng 23mm điều khiển bằng radar và tên lửa tầm nhiệt chưa nhiều, nhưng cũng đã có.

Ở Mỹ thì khác, xe tăng không thể nào có quyền thắng trực thăng, vì nếu thế, tương lai nhập khẩu xe tăng Đức hay Liên Xô là điều chắc chắn phải đến (nhập khẩu toàn bộ, chứ không nhập khẩu phần chính như M1). Một mặt, họ chấp nhận phiên bản "nửa xe tăng" M1A1 và M1A2, một mặt, họ đầu tư vào trực thăng vũ trang, cho ra đời con Apache. Khoan chưa nói đến các mặt khác, số lượng rụng ở các chiến trường châu Phi, Iraq không ít. Đặc biệt, một lão nông dân bắn hạ bằng súng trường, phóng viên chụp ảnh lỗ đạn xuyên vào ổ chong chóng đuôi. (Sau, bức ảnh này được hệ thống nhồi sọ mua bản quyền rồi giấu biệt). Tuy rụng, nhưng đó là "hàng mới", thuận tiện quảng cáo, và mây mù quảng cáo 200 năm lại khép lại.

Nói một cách nghiêm túc, thì 12,7mm hồi Kháng Chiến chống Mỹ không bắn được Apache-hay đúng hơn là tỷ lệ diệt thấp, nhưng đạn tự hành Missile vác vai nhiều và tin cậy hơn. Trong cuộc chiến chính quy, trực thăng vũ trang đắt đỏ như Apache chỉ có thể là khẩu súng ngắn làm oai, thò đầu ra liệu có bao nhiêu sức để chống lại các xe phòng không tầm thấp đi theo đội hình tăng, cổ lỗ như SUR-23mm. Còn trong cuộc chiến du kích, mục tiêu trội cao cho SAM. Tất nhiên không thể lấy tổ săn tăng Iran bắn trực thăng bằng B41, nhưng Apache rụng bởi Mosin là điều đã xảy ra. Mặt khác, tính tỷ lệ tham chiến Iraq thì Apache rụng hơn M1 rất nhiều. M1 thủng có tỷ lệ đem về sửa, còn Apache thì thành một đống.

Cái khó để chống Apache là đạn tự hành Missile. Mỹ có thời bỏ tiền ra mua thứ vác vai này với giá đắt lòi kèn. Hài hước nhất có lẽ là Cam, hắn bán 200 quả hết hạn cho Mỹ với giá đắt gấp 10 mới (phải nói là đắt hàng ngàn lần mới mới đúng), cùng lúc với lão anh cả đần là Vịt mua chuyển giao công nghệ sản xuất hàng loạt từ Gấu ;D (không hiểu trong số đó Vịt tham đã kịp nhồi nhét vài cái hàng nhái chưa  ;D ;D). Cái này thể hiện sự hài hước lớn hơn nhiều, trong thế giới hiện đại, nguồn SAM vác vai là đa cực, đa dạng và không thế lực điên rồ nào cấm vận ai được cả. Đó là chưa kể chỉ chục năm nữa, khi một số hãng radar tận dụng được năng lực máy tính mới, radar trở nên gọn nhẹ vô hình, thì máy bay tầm thấp mất điện toàn tập. ( ;D ;D tronmg thời đại phổ biến công nghệ tin học như hiện nay, có khi vài năm nữa các đội tuyển ro bốt côm mua camera hồng ngoại về lắp A72).

Lại nói cái Apache rụng bởi Mosin bắn vào ổ đuôi, khi hạ xuống nó còn mới nguyên. Chỉ vài tiếng sau, trong cái ảnh chở nó về quảng cáo đã cháy đen thui, nhưng đặc biệt không thấy cái radar trên cánh quạt đâu, theo lời một số bạn thì đã trên đường về Max rồi !!!! ;D ;D ;D Mỹ sau khi tỉnh đòn, liền phản ứng. Một mặt mua khẩn cấp bản quyền cái ảnh lỗ đạn, một mặt lấy Tom bắn cháy xác Apache. Tuy vậy, dân chát chít không biết license là j` và cái radar cũng đã lặn mất tăm.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 12 Tháng Sáu, 2008, 02:06:10 pm
cho em hỏi chút, loại RPG-7D phiên bản dành cho lính dù trông rất gọn nhẹ vậy sao nó không được trang bị luôn cho các đơn vị bộ binh? đỡ phải mang vác cồng kềnh như RPG-7 chính gốc
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/world_guns_ru/rpg-7d_disasm.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/dung20469taukhua2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/tau/dung20469taukhua.jpg)

Thật ra, nó không gọn nhẹ. Nó chỉ ngắn hơn thuận tiện trong xe, nhảy dù.... Súng phức tạp, dễ hỏng và nhiều bản hơi nặng hơn súng thường.
Hai cái dưới không phải B41, đây là súng tầu. Từ năm 1969, Tầu sao chép lại B41 nhưng rất khác. Ưu điểm nổi trội của B41 là khả năng điểm hỏa chính xác và trạm truyền nổ hình chữ U không có. Những điểm thiếu đó làm đạn Tầu phải chạm với góc rất tốt, "kích thước mục tiêu hiệu quả" giảm đi hơn 2 lần, dĩ nhiên, tầm bắn hiệu quả, khả năng diệt mục tiêu... đều thấp hơn.

Đến phiên bản 198x-9x, sau 1979, cũng như Mỹ, mấy lão này được thực tế dạy cho một bài học. Tầu giảm sức phá đầu đạn, giảm khối lượng, chiều dài đạn... để tăng độ chính xác, tăng tầm bắn hiệu quả, nhưng lại làm giảm khả năng xuyên. Ý tưởng của Tầu là không dùng kiểu này để săn tăng, mà để làm súng bắn trái phá  ;D ;D.

Đạn 8x của Tầu nhẹ hơn, súng cũng nhẹ hơn, không dùng dược đạn B41. Có một số phiên bản đạn B41 bắn được súng tầu nhưng không ai đảm bảo xạ thủ không chết do vỡ súng cả.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: phuong nam trong 12 Tháng Sáu, 2008, 03:03:39 pm
ĐỌC BÀI BÁC VIẾT RẤT VUI VÀ CÓ NHIỀU KIẾN THỨC, BÁC MÀ GIẢNG CHO SINH VIÊN CHẮC LÀ HỌ MÊ TÍT ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 28 Tháng Sáu, 2008, 05:41:37 pm
Cái loại RPG-7D này nhà ta gọi là CT3-SA-VN

Đố ai biết vì sao?;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 28 Tháng Sáu, 2008, 05:43:54 pm
Đạn 8x của Tầu nhẹ hơn, súng cũng nhẹ hơn, không dùng dược đạn B41. Có một số phiên bản đạn B41 bắn được súng tầu nhưng không ai đảm bảo xạ thủ không chết do vỡ súng cả.
-------------------------------------------------
 Cái này đã có hẳn quy định cấm: Cấm bắn đạn B-41M trên súng B-41 K69 do TQ sản xuất.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Sáu, 2008, 07:14:57 pm
 Nhà ta tự trồng hả sếp?


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: pbdkhatmau trong 28 Tháng Sáu, 2008, 10:52:10 pm
Cái loại RPG-7D này nhà ta gọi là CT3-SA-VN

Đố ai biết vì sao?;D

Em đoán thử nhé:
CT3 - Vật liệu
SA - Sản xuất
VN - VN
 ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Ngocvancu trong 28 Tháng Sáu, 2008, 10:58:16 pm
Cái loại RPG-7D này nhà ta gọi là CT3-SA-VN

Đố ai biết vì sao?;D

Em đoán thử nhé:
CT3  - Vật liệu
SA - Sản xuất
VN - VN
 ;D
CT còn là Cải tiến và Cải tạo nữa chứ.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Sáu, 2008, 08:00:39 am
CT = Chống tăng. 3 là để kế thừa CT1, CT2.

SA = Sản xuất loạt A.

VN = Vịt

 ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Sáu, 2008, 08:40:59 am
 Khẹc khẹc là AT-3. ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: anh_vinh_coi trong 08 Tháng Bảy, 2008, 07:41:38 am
Thế CT1, 2 là j` thế bác.

CT = Chống tăng. 3 là để kế thừa CT1, CT2.

SA = Sản xuất loạt A.

VN = Vịt

 ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Mười, 2008, 07:40:01 pm
Có cái này cho chú anh_vinh_coi xem, mỗi tội chú ấy "chuyển ngành" rồi! ;D

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/CT-3.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: taupaypay trong 28 Tháng Mười, 2008, 02:02:33 pm
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/624906.jpg)

Sơ đồ thông số nổ của đạn B4x
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/page-1.gif)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/page-2.gif)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/page-3.gif)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/page-4.gif)


tấm tích năng lượng 19,3micro giây sau khi kích nổ
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/Baum2.gif)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/shaped.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2009, 02:30:17 pm
to taupaypay

Đạn B4 trên là loại đạn nào nhỉ, có thể là đạn bắn như M72 Mỹ à ??? Nhìn xem thiết kế thì đạn có một động cơ, lực khởi động kém, gia tốc kém, rất giống M72, điều này sẽ làm khả năng chính xác kém.
Cần nhớ là, đạn chống tăng rỗ dế dàng bắn trúng xe tăng, nhưng chỉ chúng một phàn nhỏ diện tích cái mục tiêu to đùng đó mới diệt được xe tăng. Vì vậy, độ chính xác của đạn chống tăng là bắn trúng chỗ hiểm, chứ không phải bắn trúng.

Tuy nhiên, phần đầu đạn loại B4 trên rất khác M72, nó có kết cấu trạm truyền nổ chữ U, tuy nhiên, trạm truyền nổ này không có cấu tạo định hướng hai tầng tinh vi như B41, nhưng lại trên B40 một chút, đạn có góc mở hẹp hơn B40, B41.

Còn hình mô phỏng bên dưới, đó là mô phỏng đạn lõm thông dụng góc mở lớn, hộ tụ, kiểu góc mở đó giống của B40, B41, gần 90 độ.  Tuy nhiên, các hình mô phỏng đều không mô tả phản ứng truyền nổ của B40, B41. Đây là sức mạnh tuyệt đối của đạn Nga, PHương Tây chỉ học được B41 khi thống nhất Đức trong Pzf 3, còn Mỹ vẫn cổ lỗ. Trạm truyền nổ chữ U hoạt động thế nào bạn xem trong trang trước.
Còn M72 đến lúc mất giống vẫn là truyền nổ đơn giản sau ra trước.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg14046#msg14046

Mình vẫn thắc mắc về cái đạn B4 kía, không hiẻu đó là loại đạn gì ??


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2009, 02:32:55 pm
Mình đã thắc mắc về đạn này, post bên này
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg75040#msg75040


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: VasilyTran trong 05 Tháng Hai, 2009, 03:36:25 pm
Là người anh em với B40, lựu đạn chống tăng PKG-3 được phổ biến đầu những năm 1950, Sau này lực đạn cũng được phát triển bởi cải tiến và xuất khẩu.
Nặng 1070mm.  
Dài 400mm
Đườg kính 76mm
Xuyên
120mm bản nguyên thủy
170mm RKG-3E
220mm RKG-3EM
Lựu đạn cũng có liều nổ lõm trạm truyền nổ chữ U như B40, cũng ngòi nổ quán tính, nhưng có dù và khóa an toàn cho ngòi nổ.
Lựu đạn được chế tạo ở Nam Tư, Ai Cập và một số nước. Nam Tư có tên М79 do xưởng SDPR sản xuất. Hồi tớ đi lính có được học về lự đạn này. Bác Đoành ơi, kiểu lựu đạn này dùng ở Vịt khi nào bác bít hôn.

http://www.waronline.org/write/warriors-pocket-artillery.html
http://arms2.narod.ru/Info/Grenades/Russia.htm
http://gunsite.narod.ru/gr_rkg3.htm

kì quá bác huyphuc ơi


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2009, 06:12:10 pm
Là người anh em với B40, lựu đạn chống tăng PKG-3 được phổ biến đầu những năm 1950, Sau này lực đạn cũng được phát triển bởi cải tiến và xuất khẩu.
Nặng 1070mm.  
Dài 400mm
Đườg kính 76mm
Xuyên
120mm bản nguyên thủy
170mm RKG-3E
220mm RKG-3EM
Lựu đạn cũng có liều nổ lõm trạm truyền nổ chữ U như B40, cũng ngòi nổ quán tính, nhưng có dù và khóa an toàn cho ngòi nổ.
Lựu đạn được chế tạo ở Nam Tư, Ai Cập và một số nước. Nam Tư có tên М79 do xưởng SDPR sản xuất. Hồi tớ đi lính có được học về lự đạn này. Bác Đoành ơi, kiểu lựu đạn này dùng ở Vịt khi nào bác bít hôn.

http://www.waronline.org/write/warriors-pocket-artillery.html
http://arms2.narod.ru/Info/Grenades/Russia.htm
http://gunsite.narod.ru/gr_rkg3.htm

kì quá bác huyphuc ơi

Sao cơ ??
Đạn B4 nếu như hình vẽ trên thì có thể là một loại đạn bắn từ nòng trơn nhẹ tương tự M72, nhưng đầu đạn lại giống B41, không như M72.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Hai, 2009, 06:20:09 pm
 Cái dòng bôi đỏ, nặng 1070mm ý bác Phúc ơi.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 05 Tháng Hai, 2009, 06:29:07 pm
Trong trang web của Nga, nó ghi là nặng 1070g mà.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: taupaypay trong 05 Tháng Hai, 2009, 07:24:32 pm
to taupaypay

Đạn B4 trên là loại đạn nào nhỉ, có thể là đạn bắn như M72 Mỹ à ??? Nhìn xem thiết kế thì đạn có một động cơ, lực khởi động kém, gia tốc kém, rất giống M72, điều này sẽ làm khả năng chính xác kém.
Cần nhớ là, đạn chống tăng rỗ dế dàng bắn trúng xe tăng, nhưng chỉ chúng một phàn nhỏ diện tích cái mục tiêu to đùng đó mới diệt được xe tăng. Vì vậy, độ chính xác của đạn chống tăng là bắn trúng chỗ hiểm, chứ không phải bắn trúng.

Tuy nhiên, phần đầu đạn loại B4 trên rất khác M72, nó có kết cấu trạm truyền nổ chữ U, tuy nhiên, trạm truyền nổ này không có cấu tạo định hướng hai tầng tinh vi như B41, nhưng lại trên B40 một chút, đạn có góc mở hẹp hơn B40, B41.

Còn hình mô phỏng bên dưới, đó là mô phỏng đạn lõm thông dụng góc mở lớn, hộ tụ, kiểu góc mở đó giống của B40, B41, gần 90 độ.  Tuy nhiên, các hình mô phỏng đều không mô tả phản ứng truyền nổ của B40, B41. Đây là sức mạnh tuyệt đối của đạn Nga, PHương Tây chỉ học được B41 khi thống nhất Đức trong Pzf 3, còn Mỹ vẫn cổ lỗ. Trạm truyền nổ chữ U hoạt động thế nào bạn xem trong trang trước.
Còn M72 đến lúc mất giống vẫn là truyền nổ đơn giản sau ra trước.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg14046#msg14046

Mình vẫn thắc mắc về cái đạn B4 kía, không hiẻu đó là loại đạn gì ??

Là đạn PG-9B bác huyphuc ah, em chỉ lấy cái hình đạn để mô phỏng thôi :D Cái trạm truyền nổ chữ U vẫn kế thừa y xì từ RPG7 đấy chứ bác, miếng vách sau trạm truyền nổ có thêm mấy cái lỗ thôi. Có thay đổi gì đâu???
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/PG9B.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/PG-9B.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/liner20angles.jpg)

Nó đây bác huyphuc, cám ơn cụ Đoành đã gà bài :D
(http://www.defencetalk.com/pictures/data/4699/SPG_9_SUB-RIFLE.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/spg-9.jpg)


Thêm mấy cái ảnh PG-7B cho nó vui mắt vậy, em sẽ xóa sau.
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/rpg2.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/2810222180103326570S600x600Q85.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/2577099970103326570S600x600Q85.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/2394346540103326570S600x600Q85.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/2684852960103326570S600x600Q85.jpg)

(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/631633fe0.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/631631vi4.jpg)

(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/actualRPGbackandfrontblasttn.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: taupaypay trong 05 Tháng Hai, 2009, 09:21:00 pm
Có câu trả lời cho bác huyphuc rồi đấy ah, bên kia em phọt nhầm chuồng sẽ xóa sau vậy
Thêm mấy cái ảnh RPG-7B cho nó vui mắt vậy
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/rpg2.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/2810222180103326570S600x600Q85.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/2577099970103326570S600x600Q85.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/2394346540103326570S600x600Q85.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/2684852960103326570S600x600Q85.jpg)

(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/631633fe0.jpg)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/631631vi4.jpg)

(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/actualRPGbackandfrontblasttn.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2009, 09:58:06 pm
á không, nếu đó là đạn gì đó thì nó phải bắn trên súng hoàn toàn khác. Theo mình, cái B4 nếu như theo hình đó phải bắn trên súng nòng trơn áp suất trong nòng rất thấp so với B41. Tức là, dạn bắn từ ncow cấu bắn như M72, nhưng lại ncos đầu đạn như B41.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Hai, 2009, 10:02:15 pm
á không, nếu đó là đạn gì đó thì nó phải bắn trên súng hoàn toàn khác. Theo mình, cái B4 nếu như theo hình đó phải bắn trên súng nòng trơn áp suất trong nòng rất thấp so với B41. Tức là, dạn bắn từ ncow cấu bắn như M72, nhưng lại ncos đầu đạn như B41.
-----------------------------
 Hì, đạn PG-9 thì đương nhiên là phải bắn bằng súng SPG-9 rồi! ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: OldBuff trong 05 Tháng Hai, 2009, 10:11:04 pm
Quả PG-9 này có liều phóng sơ cấp tống đạn ra cách súng khoảng 2 chục thước thì động cơ chính mới khai hỏa.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2009, 10:22:00 pm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linh_tinh/100405022009b4x.jpg)

B4x trong hình không phải là đạn RPG-7, đó là đạn có tốc độ khởi động chậm, đầu nổ tuy kết cấu khá giống RPG-7 nhưng đường kính đầu đạn nhỏ hơn, làm góc mở hẹp hơn.
??


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 05 Tháng Hai, 2009, 10:28:11 pm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linh_tinh/100405022009b4x.jpg)

SPG-9=DK75
thế thì đúng quá về kết cấu, tuy nhiên, nó không bao giờ có tên B4x cả.
SPG-9 có áp suát trong nòng thấp hơn nhoiêuf so với súng cùng cỡ như cối 82 hay cối 60 chẳng hạn, càng cực thấp so với pháo.
Nga có các phiên bản RFPG-16, RPG-18 kết cấu giống như vậy. Tuy nhiên, tất cả chúng chưa thấy tên VN là B4x.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: taupaypay trong 06 Tháng Hai, 2009, 12:36:37 am
hì hì bác đúng rồi, em chỉ lấy cái hình ảnh mô phỏng đạn lõm thôi, lúc đầu nhìn mặt cắt lại tưởng đạn PG-16 nhưng lại không phải. của đáng tội lười edit lại :D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Hai, 2009, 01:09:47 am
Mình cũng vừa thấy trên wiki, lâu rồi không vào đấy, lũ l... thay đổi thế này.
http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B40&diff=669859&oldid=636899

Không như nhiều người nghĩ, Panzerfaust 44 (năm 1944) vượt xa thời đại. Nó cấu tạo rất giống B40, cách cầm cũng giống, chỉ kém sức xuyên do thiếu [[thuốc nổ]] tốt, tầm bắn cũng hơi nhỏ hơn.

Không như nhiều người nghĩ, Panzerfaust 44 (năm 1944) vượt xa thời đại. B-40 cấu tạo rất giống Panzerfaust, cách cầm cũng giống, chỉ kém sức xuyên do thiếu [[thuốc nổ]] tốt, tầm bắn cũng hơi nhỏ hơn.


(Xóa phần bình luận về động vật)
--------
Chú cứ mắc cái tật được vài bài lại quá đà vi phạm nội quy. Không thích, không tin thì không đọc thế thôi. Đừng chửi họ mất hay. Quay lại bình luận tiếp đi nhé!


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Hai, 2009, 02:17:29 am
 Bác Phúc lại muốn chuyển ngành tăng gia sản xuất hay sao thế ??? >:( ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Hai, 2009, 08:59:15 am
đây cũng không phải B41 rồi

(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/actualRPGbackandfrontblasttn.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 07 Tháng Hai, 2009, 05:39:04 pm
Ồ, tôi thấy ko giống yếu lĩnh bắn B40/B41 của bộ đội VN, hay chiến trường của các nước khu vực arab nên họ có ỵếu lĩnh bắn khác mình nhể


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ChienV trong 10 Tháng Hai, 2009, 10:32:29 pm
Bác HP mất công bức xúc với wiki vịt làm gì, các bài trên đó em nghĩ là thay cho mục chuyện cười thì hợp lý!


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 11 Tháng Hai, 2009, 12:52:52 pm
SPG-9=DK75
thế thì đúng quá về kết cấu, tuy nhiên, nó không bao giờ có tên B4x cả.
SPG-9 có áp suát trong nòng thấp hơn nhoiêuf so với súng cùng cỡ như cối 82 hay cối 60 chẳng hạn, càng cực thấp so với pháo.
Nga có các phiên bản RFPG-16, RPG-18 kết cấu giống như vậy. Tuy nhiên, tất cả chúng chưa thấy tên VN là B4x.

Đúng quá hả. Vậy SPG-9 có áp suất thấp hơn nhiều cối 60, nhưng so với RPG-7 thì cao hơn hay thấp hơn hả chuyên gia chơi động vật.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 11 Tháng Hai, 2009, 12:56:24 pm
á không, nếu đó là đạn gì đó thì nó phải bắn trên súng hoàn toàn khác. Theo mình, cái B4 nếu như theo hình đó phải bắn trên súng nòng trơn áp suất trong nòng rất thấp so với B41. Tức là, dạn bắn từ ncow cấu bắn như M72, nhưng lại ncos đầu đạn như B41.


À xin lỗi chưa đọc trang trước. Chuyên ra đã có nói ở đây, vậy là áp suất nòng SPG-9 thấp hơn nhiều so với RPG-7. Giờ mình mới biết, cám ơn chuyên gia nhiều.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Hai, 2009, 07:36:05 pm
Thưa chàng bựa, B41 cao hơn.
Chú đã dốt thì chú yên lặng mà nghe, chú càng thở càng thêm nhiều hơi thối thôi. Chú thì cũng khá hơn được mấy ... trên wiki được sao ??



á không, nếu đó là đạn gì đó thì nó phải bắn trên súng hoàn toàn khác. Theo mình, cái B4 nếu như theo hình đó phải bắn trên súng nòng trơn áp suất trong nòng rất thấp so với B41. Tức là, dạn bắn từ ncow cấu bắn như M72, nhưng lại ncos đầu đạn như B41.


À xin lỗi chưa đọc trang trước. Chuyên ra đã có nói ở đây, vậy là áp suất nòng SPG-9 thấp hơn nhiều so với RPG-7. Giờ mình mới biết, cám ơn chuyên gia nhiều.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Hai, 2009, 08:04:07 pm
  Chỗ này thì chú mig nông dân sai rồi! ;D

  Áp suất lớn nhất trong nòng súng B-41 là 700kg/cm2 còn của SPG-9 là 680kg/cm2.


  Nhắc nhở chú huyphuc về việc xưng hô với thành viên khác khi thảo luận nhé. Chú đừng để anh phải chuyển chú sang Điện lực!


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 12 Tháng Hai, 2009, 08:21:57 am
  Chỗ này thì chú mig nông dân sai rồi! ;D

  Áp suất lớn nhất trong nòng súng B-41 là 700kg/cm2 còn của SPG-9 là 680kg/cm2.


  Nhắc nhở chú huyphuc về việc xưng hô với thành viên khác khi thảo luận nhé. Chú đừng để anh phải chuyển chú sang Điện lực!

Ơ anh Đoàn, em hỏi chuyên gia vì em không biết thật mà, em không có ý đá đểu nó đâu. Em bới rác không ra chỉ số về áp suất tối đa trong nòng nên em hỏi thôi. Mà sao áp suất nòng SPG-9 bé vậy, đạn không nặng hơn bao nhiêu mà súng nó nặng hơn RPG-7 nhiều thế hả bác, sơ tốc đầu nòng cũng lớn gấp đôi luôn.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Hai, 2009, 02:05:40 pm
Cái bựa của chú thì ở đây và ở bên ttvn anh va nhiều rồi. Trong topic này và trong B41 vẫn còn đấy.

Chú định bắt báo anh, nhưng chú dốt quá không bắt được. Anh bảo khẩu trên bắn từ nòng trơn. Đây là điểm nhầm, anh nói thế vì nó có cánh đuộ và ảnh chụp tháu quá không thấy cái gờ lắp vào rãnh xoắn. Điểm này cũng dễ xảy ra vì SPG-9, ĐKZ75 là một trong số rất ít súng vừa xoắn vừa có cánh đuôi. Chú không biết được điểm đó vì chú dốt, có biết B41 với SPG nó như thế nào đâu.

Chú thấy không ?? anh bảo chú rồi, cái tính xấu của chú chỉ làm được một việc là trưng diện những xấu xa dốt nát mà thôi.

Còn cái áp suất của B41 ?? Anh chưa biết được viên đạn trên của SPG-9, nhưng nõ áp suất thấp vì đó là đạn cùng cỡ nòng. B41 áp suất cao vì đó là đạn lớn hơn cỡ nòng. Lớp kỹ thuật của chúng ngang nhau, nên người ta cố gắng tăng hết cỡ  có thể áp suất đẩy của đạn dưới cỡ nòng.

  Chỗ này thì chú mig nông dân sai rồi! ;D

  Áp suất lớn nhất trong nòng súng B-41 là 700kg/cm2 còn của SPG-9 là 680kg/cm2.


  Nhắc nhở chú huyphuc về việc xưng hô với thành viên khác khi thảo luận nhé. Chú đừng để anh phải chuyển chú sang Điện lực!

Ơ anh Đoàn, em hỏi chuyên gia vì em không biết thật mà, em không có ý đá đểu nó đâu. Em bới rác không ra chỉ số về áp suất tối đa trong nòng nên em hỏi thôi. Mà sao áp suất nòng SPG-9 bé vậy, đạn không nặng hơn bao nhiêu mà súng nó nặng hơn RPG-7 nhiều thế hả bác, sơ tốc đầu nòng cũng lớn gấp đôi luôn.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ChienV trong 12 Tháng Hai, 2009, 02:25:29 pm
Bác HP với chú Farmer có vẻ kỵ tuổi ;D ;D ;D ;D ;D

Thứ nhất, muốn chú ấy hiểu bài của bác, thì bác phải hỏi trước là chú ấy biết đánh 100 cây không rồi mới dùng thuật ngữ chuyên ngành chứ!

Thứ hai, bác và chú cùng dịu giọng với nhau thì có phải vui cả nhà không, đàn ông con giai gì mà chuyện cãi online từ mấy năm trước vẫn để bụng nhau đến thế  :o :o :o :o

H Farmer có đi ọp đợt này không thế ???


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: mig19farmer trong 12 Tháng Hai, 2009, 03:21:35 pm
H Farmer có đi ọp đợt này không thế ???


Hic, nhà em giờ chuyển vị trí đóng quân vào quân khu 7 mất rồi bác ạ. Chắc đến mấy năm nữa mới về được quân khu Thủ Đô mất thôi.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Hai, 2009, 04:12:03 pm
 Chú huyphuc giải thích đúng đấy, áp suất tối đa trong nòng của SPG-9 thấp nhưng đạn đạt sơ tốc đầu nòng lớn hơn vì đạn cùng cỡ, nằm trong lòng nòng súng. Đạn B-41 vì lắp ngoài nòng (tất nhiên trừ phần ống phóng) nên cần tạo áp suất lớn để đẩy đạn đi, trước khi động cơ của đạn làm việc. Đạn B-41M của VN hiện nay còn tạo áp suất Pmax= 875kg/cm2 cơ ;D

 Các chú nghe lời chú ChienV đi, tranh luận gay gắt bằng lời lẽ hòa nhã sẽ dễ đạt kết quả hơn nhiều. Ngoài ra còn đỡ bắt anh phải ký giấy chuyển chú nào đó sang ngành điện, bên ấy cóc có B-41 mà ngắm đâu! ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Chín, 2009, 03:31:22 pm
Lỗ khoan của đạn lõm đời trước (có thể là ĐKZ75), loại đạn có thể copy từ súng Mỹ.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/so_do_tu_the/F8.jpg)


và B41, đạn to hơn, nhưng nhỏ hơn nên sâu hơn
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/m1a1_5.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Áo Anh Màu Cỏ Úa trong 30 Tháng Chín, 2009, 12:02:16 pm
Em có 1 cuốn Giáo dục quốc phòng dành cho THPT và CĐ ĐH, có trình bày đầy đủ về B40, B41: cấu tạo súng và đạn, tính năng tác dụng, thông số kỹ thuật (theo thiết kế của LX), cách sử dụng,...
Có 1 cái ảnh ở trang 2, bác Huy Phúc chú là: quân Mỹ và đồng minh luyện tập sử dụng B41 theo em chưa chuẩn, em thấy đấy là quân nhân Soviet: thắt lưng có ngôi sao, áo quần kiểu XHCN, bao da của QĐ LX.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: lonesome trong 18 Tháng Giêng, 2010, 03:21:42 pm
Hĩ hĩ, cụ nào bắn B41 rồi cho em gửi bài toán cơ bản:
Bắn xe tăng địch ở cụ li 300m, xe chạy ngang hướng bắn từ phải sang trái tốc độ 15 km/h trong điều kiện gió thổi từ phải sang trái, tốc độ gió 4m/giây.
Hỏi hiẹu chỉnh thước bắn thế nào?


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: taupaypay trong 19 Tháng Giêng, 2010, 03:48:42 pm
Chả hiệu chỉnh gì ngắm thẳng giữa xe hoặc 1/3 thân xe tính từ mép đầu xe mà nã he he.  ;D

(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/b41.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: lonesome trong 19 Tháng Giêng, 2010, 04:32:51 pm
Chả hiệu chỉnh gì ngắm thẳng giữa xe hoặc 1/3 thân xe tính từ mép đầu xe mà nã he he.  ;D

(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/b41.jpg)

Sai rồi. Bác Tuaans ra tay giúp bạn đi nhỉ, hay là đợi các chuyên gia khác?


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tuaans trong 19 Tháng Giêng, 2010, 04:39:24 pm
Miềng có biết đâu! Chỉ là nghĩ thế này: gió thổi vào viên đạn thì phần đuôi nhẹ so với phần đầu nên bị lệch nhiều hơn.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tamking trong 19 Tháng Giêng, 2010, 09:11:25 pm
thế này đúng không ạ?



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: taupaypay trong 20 Tháng Giêng, 2010, 12:43:52 am
Vậy là phải ngắm vào phía sau xe ah..hix bắn được cũng khó ra phết các bác nhỉ. Ngắm như tamking thì đạn lượn mất tiêu rồi xe mới tới he he. em thì nghĩ trong 1,3s đạn đã tới mục tiêu thì độ lệch gió cũng khoảng 6-7m thôi chứ không nghĩ nó xa hơn. Bác CCB nào có kinh nghiệm chơi món bắn tỉa bằng B41 này bày cho anh em tụi em với.  ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: lonesome trong 20 Tháng Giêng, 2010, 03:16:52 am
Gió thổi từ phải sang trái chứ không phải từ trái sang phải ợ


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 20 Tháng Giêng, 2010, 09:57:30 am
Hĩ hĩ, cụ nào bắn B41 rồi cho em gửi bài toán cơ bản:
Bắn xe tăng địch ở cụ li 300m, xe chạy ngang hướng bắn từ phải sang trái tốc độ 15 km/h trong điều kiện gió thổi từ phải sang trái, tốc độ gió 4m/giây.
Hỏi hiẹu chỉnh thước bắn thế nào?

He he,
Chỉnh hử? cái này nếu là tui thì tui chấp nhận bắn tọa độ... ;D Lý do: đây là giả thiết về tình huống bắn tăng địch, mọi yếu tố ở đây, gồm tốc độ xe, tốc độ gió...đều là tương đối, làm gì có máy đo ở đó. Hơn nữa, trong điều kiện chiến đấu, tính toán kỹ kiểu nớ, chỉnh chỉnh ngắm ngắm thì có khi khẩu 12ly7 trên nóc quét mình trước hoặc tệ hại hơn là...một phát pháo tăng... :'(...vậy nên thổi nhanh rồi lăn tìm chỗ né trước khi quá muộn...;D
Vậy nếu là người chưa có kinh nghiệm thì phải chấp nhận...phát thứ 2. Mình nghĩ là mấy cụ đã...hút mòn lõ điếu thì...khắc biết chỉnh góc bắn, như thế nào cho chuẩn.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 20 Tháng Giêng, 2010, 10:09:57 am
Hĩ hĩ, cụ nào bắn B41 rồi cho em gửi bài toán cơ bản:
Bắn xe tăng địch ở cụ li 300m, xe chạy ngang hướng bắn từ phải sang trái tốc độ 15 km/h trong điều kiện gió thổi từ phải sang trái, tốc độ gió 4m/giây.
Hỏi hiẹu chỉnh thước bắn thế nào?

He he,
Chỉnh hử? cái này nếu là tui thì tui chấp nhận bắn tọa độ... ;D Lý do: đây là giả thiết về tình huống bắn tăng địch, mọi yếu tố ở đây, gồm tốc độ xe, tốc độ gió...đều là tương đối, làm gì có máy đo ở đó. Hơn nữa, trong điều kiện chiến đấu, tính toán kỹ kiểu nớ, chỉnh chỉnh ngắm ngắm thì có khi khẩu 12ly7 trên nóc quét mình trước hoặc tệ hại hơn là...một phát pháo tăng... :'(...vậy nên thổi nhanh rồi lăn tìm chỗ né trước khi quá muộn...;D
Vậy nếu là người chưa có kinh nghiệm thì phải chấp nhận...phát thứ 2. Mình nghĩ là mấy cụ đã...hút mòn lõ điếu thì...khắc biết chỉnh góc bắn, như thế nào cho chuẩn.
Nếu bắn B41 ở khoảng cách xa cỡ 300m, với các điều kiện như trên, chỉ có thể bắn qua kính ngắm quang học của súng, trên kính này có khắc vạch kẻ để áp dụng một số tình huống, vị trí, kiểu loại xe tăng và gió. Khi huấn luyện cũng đã có các bài học như vậy. Xạ thủ lính B41 cứ nhớ bài mà làm thôi, tôi còn nhớ có bài dạy để ước lượng gió thì thả lá cây khô xác định chiều và tốc độ gió, sau đó cứ bảng bắn khắc trên kính ngắm mà phang!
Còn nếu súng B41 không có kính ngắm quang, thì phải tiếp cận quãng 100-150m thì dùng thước cơ khí, bắn đón theo kính nghiệm, phát đầu không ăn thì phát nữa ;D
Nếu có cái kính ngắm quang của B41 thì rõ ngay.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Bodoibucket trong 20 Tháng Giêng, 2010, 10:55:37 am
Bác HùngE1F2 nói có khác! Em thì em nghi bác là QK D!  ;D

Em thấy trong sách hướng dẫn dùng súng B41 (loại của Nga-Ru) nó vẽ thế này:

(http://c.upanh.com/uploads/07-Jan-2010/qzbd4n70wy9ch4xyyy30.jpg)

Còn muốn bắn tầm 300 và hơn đúng là phải dùng kính ngắm!

(http://c.upanh.com/uploads/07-Jan-2010/w6zrewqg2iiz5cx4t2d2.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: TQNam trong 20 Tháng Giêng, 2010, 12:42:08 pm
Bác HùngE1F2 nói có khác! Em thì em nghi bác là QK D!  ;D

Em thấy trong sách hướng dẫn dùng súng B41 (loại của Nga-Ru) nó vẽ thế này:


lonesome hỏi phải cho đúng người. Lão tuaans chỉ biết bắn máy bay thôi.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 20 Tháng Giêng, 2010, 01:09:19 pm
Bác HùngE1F2 nói có khác! Em thì em nghi bác là QK D!  ;D

Em thấy trong sách hướng dẫn dùng súng B41 (loại của Nga-Ru) nó vẽ thế này:


lonesome hỏi phải cho đúng người. Lão tuaans chỉ biết bắn máy bay thôi.
Đơn vị bọn mình mà ở cứ thì huấn luyện quay vòng dùng các loại súng hỏa lực bộ binh đang trang bị ở đại đội. Đã có lần mang B41 với 3 trái đạn đi phục Pot gần 1 tuần tại một phum hoang, ngang trên đường hành lang giao thông của tụi nó, giữa rừng gặp xe ....bò có 1 người ;), đã cho vào tầm ngắm khoảng 50-70m rồi mà lại thôi không được bắn ???, hồi đó bọn Pot làm gì có xe tăng, chỉ còn có xe bò thôi  ;D. C trưởng ra lệnh tóm tên này, thu hết đồ dùng, bắt giao cho du kích K.
Hồi 79-80 đi truy quét, các súng B41 chẳng mấy khi lắp kính ngắm, nếu có mang thì cũng để trong ba lô, vì ít khi bắn xa cỡ 300m.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: lonesome trong 20 Tháng Giêng, 2010, 02:22:08 pm
Bác HùngE1F2 nói có khác! Em thì em nghi bác là QK D!  ;D

Em thấy trong sách hướng dẫn dùng súng B41 (loại của Nga-Ru) nó vẽ thế này:


lonesome hỏi phải cho đúng người. Lão tuaans chỉ biết bắn máy bay thôi.

Em hỏi đúng người rồi bác ạ. Bắn máy bay thì có chú ptlinh giỏi hơn.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: lonesome trong 20 Tháng Giêng, 2010, 02:24:43 pm
Bác HùngE1F2 nói có khác! Em thì em nghi bác là QK D!  ;D

Em thấy trong sách hướng dẫn dùng súng B41 (loại của Nga-Ru) nó vẽ thế này:

(http://c.upanh.com/uploads/07-Jan-2010/qzbd4n70wy9ch4xyyy30.jpg)

Còn muốn bắn tầm 300 và hơn đúng là phải dùng kính ngắm!

(http://c.upanh.com/uploads/07-Jan-2010/w6zrewqg2iiz5cx4t2d2.jpg)


Hình như bác còn thiếu đoạn "tra bảng tính..." thì phải


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tuaans trong 20 Tháng Giêng, 2010, 03:49:30 pm
Về nguyên lý thì gió chiều nào thì đạn lệch về hướng đó, ngược lại với suy nghĩ của ta. Cái này cũng tự nhiên mà. Nếu không thì phải huấn luyện cách bắn, cách tính toán cho người bắn làm gì!  ;D

Bạn Xồm tính bắn sập nhà lão 12.7 hay sao mà tính toán kĩ vậy?


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: lonesome trong 20 Tháng Giêng, 2010, 04:31:58 pm
Về nguyên lý thì gió chiều nào thì đạn lệch về hướng đó, ngược lại với suy nghĩ của ta. Cái này cũng tự nhiên mà. Nếu không thì phải huấn luyện cách bắn, cách tính toán cho người bắn làm gì!  ;D

Bạn Xồm tính bắn sập nhà lão 12.7 hay sao mà tính toán kĩ vậy?

Hì, tại bạn tamking bạn ý tâm đắc bài này quá mà em thì đưa đáp án cho bác rồi, đâu trả lời được. Bác cứ đưa hết chi tiết giải bài này cho mọi người cùng đọc cũng được chứ ạ


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ahuuls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 11:40:59 pm
Em e là hướng gió bác vẽ nhầm hay là phải bắn như vậy mới đúng ạ ? (trong điều kiện gió thổi từ phải sang trái)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: ad12594 trong 01 Tháng Ba, 2010, 10:08:09 am
Em e là hướng gió bác vẽ nhầm hay là phải bắn như vậy mới đúng ạ ? (trong điều kiện gió thổi từ phải sang trái)

Bác ấy vẽ đúng đấy. Đạn B41 bị lệch gió ngược vì đuôi của đạn có chong chóng, khi gió tác động vào đuôi đạn tạo ra một momen quay có trục đi qua trọng tâm viên đạn, theo chiều trọng lực. Đuôi đạn lệch theo hướng gió thổi, qua trục quay ta sẽ có đầu đạn lệch ngược hướng gió.
Tất nhiên là đầu đạn cũng bị ảnh hưởng bởi gió, nhưng khối lượng đầu đạn > đuôi, và diện tích chịu lực tác dụng nhỏ hơn đuôi, trong điều kiện sức gió thổi như nhau ở đầu và đuôi thì lực tác dụng vào đuôi sẽ lớn hơn.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: chientruong_k trong 18 Tháng Ba, 2010, 02:34:37 pm
Chưa bao giờ thấy ai bắn ở độ xa 300m  :-\
Chiến sĩ ta toàn để chúng vào 30 - 60m mới đòm 1 cái, theo Bác gì nói là chúng ta bắn 2 quả rồi chỉnh nòng ===>> Ta đâu có dư đạn Bác ơi  :'(


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: lonesome trong 19 Tháng Ba, 2010, 11:23:43 pm
Chưa bao giờ thấy ai bắn ở độ xa 300m  :-\
Chiến sĩ ta toàn để chúng vào 30 - 60m mới đòm 1 cái, theo Bác gì nói là chúng ta bắn 2 quả rồi chỉnh nòng ===>> Ta đâu có dư đạn Bác ơi  :'(

Đây là bài tập cho Bộ binh nhà ta từ mấy chục năm trước mà bác.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tung677 trong 23 Tháng Tư, 2010, 09:42:34 pm
năm 1981,tôi ở Cao bằng,đơn vị tôi vừa đánh tầu năm 1979 xong,nay 1981 chuyển sang phòng ngự,trang bị của đại đội tôi nắm rất rõ,cả C có 9 súng B-41,gồm 2 khẩu tầu,2 khẩu do ta sản xuất,5 khẩu do LX,nhưng tất cả đạn B-41 tôi khẳng định 100% do liên xô sản xuất,tuy bắn đạn LX ,nhưng cả súng tầu+ta đều bắn tốt cả,(cả trong chiến đấu lẫn diễn tập).tôi đọc và viết được tiếng Nga,đạn B-41 đều in tiếng Nga.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: nguyendat2008 trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:08:32 pm
Nhân tiện nói về chuyện đạn Bradley xuyên thủng giáp M1A2. Đừng tưởng cỡ đạn 25/30 ly là xuyên được giáp đâu nhé. Đầu đạn xe Bradley là loại siêu việt, nhân Uranium đấy.

Bác làm ơn chỉ cho tôi một trang web không phải tiếng Việt nói rằng B41 xuyên thủng giáp M1A2. Tôi cành mừng vì B41 thì nhà ta vô thiên lủng, sợ chó gì xe Khựa/Mỹ nữa. Cứ đụ nó vô thành phố mà mần như Iraq, quân ta đaị thắng.

Còn tôi không phải mới bắt đầu lướt web đâu, bác lại cãi xằng rồi. Tôi chỉ phát biểu những gì tồn tại trên Web có địa chỉ hẳn hoi


Bác BeBoiMuoiDe nói thật lạ, giáp M1A2 không thủng với B41 hả. Nếu bác nói giáp chống đạn ERA thì để xem lại, chứ B41 dùng đạn xuyên phá PG-7VR tandem (dual-warhead) HEAT bắn từ trên nóc tháp pháo xuống thì tổ lái đi đái hết! Cái viên đạn trên xe Bradley bác nói người ta gọi là đầu đạn DU, nhưng không ai gắn vào súng trên xe Bradley. Đạn DU thường được bắn từ A64D - Apache Longbow hay A10-Thunderbolt hoặc các máy bay cường kích để diệt tăng trong chiến tranh vùng Vịnh.

Như hầu hết các loại xe tăng được thiết kế vào thời chiến tranh lạnh, giáp xe tăng Abram được tập trung dày nhất ở 60 độ trước xe. Giáp của Abram là loại giáp Burlington theo tên gọi của Mĩ hay Chobham theo tên gọi của Anh. Giáp Chobham có khả năng chống đạn cao hơn nhiều lần so với thép thường. Đến những năm 1987, giáp xe tăng Abram được tăng cường thêm Uranium nghèo(DU) ở giũa hai lớp giáp của tháp pháo giúp tăng thêm khả năng chống đạn xuyên giáp bằng động năng. Cũng như nhiều xe tăng kiểu phương Tây khác, giáp chính ở phía trước xe tăng Abram là 100% giáp thô, không lệ thuộc vào ERA. Điều này khiến cho xe có trọng lượng lớn, nhưng bù lại giáp có độ bền cao hơn nhiều. .

Thiết bị nhắm chính của xạ thủ(GPS) được trang bị cửa đóng mở để bảo vệ trước các loại miểng pháo và đạn súng cá nhân. Phía trước tháp pháo của M1 cũng được thiết kế khá vuông vức, các khí tài quan sát được đặt lùi về sau so với mặt trước của tháp pháo giúp tăng độ an toàn cho khí tài khi mặt trước tháp pháo bị tấn công bằng đạn HE hoặc HEAT. Hai bên và phía sau tháp pháo được gắn những khung chứa hàng đôi khi cũng giúp giảm hiệu quả sát thương của các loại đạn HEAT. Hai bên sườn xe cũng được trang bị giáp hông (skirt armor) khá dày cũng nhằm mục đích giảm hiệu quả của đạn HEAT. Tuy nhiên những biện pháp này không thể bảo vệ xe hoàn toàn trước các loại đạn, nhất là những loại đạn HEAT hiện đại, một thực tế là phần động cơ phía sau thân xe hoàn toàn không thể chịu được bất kì loại đạn nào mang nhãn chống tăng.Nhằm khắc phục nhược điểm này, gói nâng cấp TUSK đã ra đời. Nâng cấp chính bao gồm giáp ERA lắp hai bên sườn thân xe và giáp lồng ở phía sau xe. Đằng sau lớp giáp cứng là một lớp chống miểng làm bằng Kevlar giúp chống lại mảnh vở của giáp khi giáp bị xuyên phá.

Cái gọi là đạn DU nằm ở đây!

ATGM, Anti Tank Guided Missle, tên lửa chống tăng có điều khiển.

Từ thập niên 1960 có nhiều xe tăng bắn đạn tên lửa có điều khiển từ nòng chính mang đầu xuyên lõm ATGM. Đạn này cần hệ thống dẫn bắn và ổn định tháp pháo hiện đại. Đạn tên lửa có điều khiển dễ gây nhiễu, dễ bắn chặn bằng APS và dễ giảm sức xuyên bởi ERA. Hiện nay, hầu hết các đầu nổ lõm Nga và một số của phương Tây có hai tầng để chống lại ERA. Đạn cũng có khả năng sát thương lớn. Khi bắn được thì đạn có độ chính xác rất cao, ngày nay, đây là loại đạn duy nhất đưa tầm diệt mục tiêu thiết giáp hạng nặng đang chuyển động lên 4, 5km và còn hơn nữa. Một số xe tăng ngày nay cũng được trang bị thêm các ổ phóng ATGM ngoài nòng chính, tăng khả năng đối phó với các mục tiêu phức tạp và dùng nhiều loại đạn, khí tài.

 APDS, Armour Piercing Discarding Sabot, đạn xuyên có guốc giảm cỡ nòng.
Đạn lõi cứng này sau trở thành đạn guốc-sabot, đạn xuyên giáp xuất hiện lần đầu năm 1944 trong quân Anh. Đạn là một mũi tên xuyên (KE, kinetic energy penetrator ) có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, các guốc đỡ đạn trong nòng văng ra sau khi bắn, đạn không mang liều nổ mà chỉ có một liều cháy dẫn đường. Trong những năm 1960-1970, người ta hoàn thiện đạn sabot, sử dụng carbua-vonphram và DU. Carbua-vonphram là một trong những chất cứng nhất chế tạo được, tỷ khối 15,8 (thép là 7,8). Đạn Carbua-vonphram đạt tỷ khối trung bình 13,5. Đạn DU có vỏ là hợp kim 3/4 titan, 1/4 uran, trong là uran nén tỷ khối chung đạt đến 19,5, những đạn có nhiều lớp như vậy được goi là composite. Các đạn súng nhỏ không nén được như đạn tăng sử dụng các hợp kim staballoy gốc DU, như 99.25%DU-0.75%Titan. Một số hợp kim không gỉ cứng dùng làm đạn nhỏ như AG17 có 20.00% măng gan, 17.00% crôm, 0.30% silic, 0.03% carbon, 0.50% ni-tơ, and 0.05% mô-luýp-đen, còn lại là kim loại khác. Đạn này có khả năng xuyên ổn định khi gặp các loại giáp phức tạp, sơ tốc rất lớn (trêm 1400m/s), đường đạn tốt nhưng sức xuyên giảm mạnh theo tầm bắn. Các tăng hiện đại chỉ đấu sabot ở mặt trước được tầm dưới 2km.

Hiện tại, đạn phát triển theo hướng tăng độ cứng. DU-Ti được thay bằng các hợp kim DU+ kẽm+ crôm +nicken. APDS-FS là đạn xuyên nhưng có sát thương, có thể bằng một liều nổ nhỏ đi theo. APDS-T là đạn xuyên có dẫn đường. APDS-DU sau khi xuyên vào trong xe tan thành bột và cháy cho nhiệt lượng cao, sát thương lớn.

Đạn APFSDS-DU M829A1 120mm Mỹ, biệt danh "Silver Bullet", đạn bạc đang dùng trong các xe M1A1 hoặc M1A2. Hiện nay không có cỡ đạn DU nào nhỏ hơn để lắp vào các loại súng trên xe Bradley của Bác BeBoiMuoiDe cả!




Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: vitính trong 07 Tháng Sáu, 2010, 08:50:15 pm
Giả sử mục tiêu cố định, gió thổi ngang từ phải sang trái.
Theo như tôi biết thì B-40 bắn đón ngược gió, ngắm sang phải, vì đạn này không có liều phóng hành trình, đạn ra khỏi súng là bay theo quán tính, bị gió thổi sẽ xuôi theo chiều gió.
B-41 thì phải bắn đón xuôi gió, ngắm sang trái, vì nó có liều phóng hành trình. Đạn B-41 ra khỏi súng chịu ảnh hưởng của gió phần đuôi "trôi" nhiều hơn phần đầu, quả đạn sẽ xoay hướng sang phải. Khi đó dưới tác động của liều phóng hành trình nên đạn sẽ bay ngược chiều gió.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 10 Tháng Chín, 2010, 08:59:58 pm
Nếu có ngày Mỹ chào hàng M1A2 cho VN, để ta ra điều kiện thế này. Vác B41 ra bắn, không thủng thì mới mua
Nếu có ngày Nga chào hàng T90 cho VN, để ta ra điều kiện thế này. Vác BGM-71 TOW ra bắn, không thủng thì mới mua
Cuối cùng nhà ta có nước dập xe tăng bằng tôn cho nó rẻ vì xe gì cũng thủng tuốt


Lại thêm một câu nói thể hiện sự hạn chế về mặt nhận thức. BGM-71 TOW mà lại đi so với B41, bó chân chấm cơm.

Đã nhận ra sự hổng về kiến thức của bản thân thì nên trật tự đọc kỹ các bài post đi, đừng giận dỗi nói vuốt đuôi mà làm giề. Trên đời này không có cái gì không thể bắn thủng, cũng như không có cái gì bắn thủng được được mọi thứ, đó là triết lý Mâu và Thuẫn đấy.


Cái đo đỏ trên không bắn thủng được mặt trước tháp pháo của T-90, tất nhiên T-90 đủ đồ. CŨng như B41 bắn được với tỷ lệ rất thấp T-10 (tiền thân của xe tăng hiện đại Nga, ngang thời gian B41). Riêng B41 bắn thủng được mặt trước tháp pháo M1A2 với tỷ lệ nhỏ.

Mặt sau thì 25mm bắn nổ động cơ, lừng danh M1.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: bodoi_e2 trong 27 Tháng Chín, 2011, 10:33:18 pm

Vậy người VN ta hết sức cố gắng bắn được mấy viênB41,B40 có bị tình trạng bắn bị chảy máu lỗ tai không vậy huyphuc?
----------------------------------------------------
  Có cần thiết quote cả đoạn dài sọc vậy để hỏi mỗi một câu không?
Trong chiến đấu mỗi xạ thủ B41 mang 3 quả đạn,nhưng nếu biết cách có thể tránh ù tai hoặc chảy máu. Mình từng đc nghe kể về 1 xạ thủ bắn liên tục 9 quả đạn B41,nhưng sau đó đã hy sinh vì chảy máu trong. Bí quyết khi bắn B41 là lúc chuẩn bị bóp cò,xạ thủ hơi há miệng ra đến lúc kết thúc phất bắn.Làm như thế sẽ khiến xung kích liều phóng nổ trong lòng súng đi qua tai và thông ra miệng. Mình cũng từng là 1 xạ thủ B41 và cung đã sử dụng bí quyết này,trong 1 đợt diễn tập mình bắn liền 3 quả đạn mà cung chỉ hơi ù tai,trong khi các xạ thủ khác cũng bắn nhưng k làm như mình thỳ hầu như k nghe thấy gì trong khoảng 1 ngày.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tuaans trong 28 Tháng Chín, 2011, 10:22:47 am
Hè hè, hỏi các bác chứ sao nhà ta không làm đạn bắn trực thăng ... chống lại nỗi kinh hoàng của bộ binh cấp phân đội?


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tuoc_b41 trong 28 Tháng Chín, 2011, 10:39:27 am
Hè hè, hỏi các bác chứ sao nhà ta không làm đạn bắn trực thăng ... chống lại nỗi kinh hoàng của bộ binh cấp phân đội?

**88

Cái này cần nghiên cứu về "lửa phụt hậu"! Đạn cần ra khỏi nòng sau khi khóa mục tiêu nhưng chỉ với lượng cháy đủ để đưa quả đạn ra khỏi nòng một klhoa3ng cách nhất định (bảo đảm an toàn cho xạ thủ và mấy ông tụt tạt phía sau!) sau đó mới tăng tốc, bám mục tiêu, theo tiêu chí "bắn và quên"!


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tuaans trong 28 Tháng Chín, 2011, 11:15:34 am
Cái này cần nghiên cứu về "lửa phụt hậu"! Đạn cần ra khỏi nòng sau khi khóa mục tiêu nhưng chỉ với lượng cháy đủ để đưa quả đạn ra khỏi nòng một klhoa3ng cách nhất định (bảo đảm an toàn cho xạ thủ và mấy ông tụt tạt phía sau!) sau đó mới tăng tốc, bám mục tiêu, theo tiêu chí "bắn và quên"!
H ... ị ... ị ...ị ...
Nhập Javelin về là ổn phải không bác?


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tuoc_b41 trong 29 Tháng Chín, 2011, 12:23:23 pm

**88
Với chiến tranh hiện đại, vũ khí cần hiện đại hơn và yếu tố con người lại còn quan trọng hơn nữa. Hãy nhìn xem, các sĩ quan đẹp trai, mặt mày sáng sủa ngồi trong phòng chỉ huy ....bấm nút diệt địch cách xa hàng trăm KM!!!

Cái lũ bộ binh chúng ta thời ấy nghèo quá, đâu có được bộ đồ rằn ri.....như bi chừ? Khát nước hơn 1 ngày và 1 đêm dài vẫn phải vừa bò vừa lết....Vũ khí, lương thực tiếp tế không kịp nhưng nhiệm vụ vẫn phải nhận....Thương binh, tử sĩ được cáng theo để cùng hướng về phía trước....

Hiện tại, Bộ quốc phòng ưu tiên Hải quân tiến thẳng lên Hiện đại hóa (bác hiểu vì sao rồi!) và tiếp theo là Không quân, phòng không....nên những vũ khí bộ binh dù không coi nhẹ nhưng chưa phải là ưu tiên hàng đầu.



Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tuaans trong 29 Tháng Chín, 2011, 03:48:06 pm

**88
Với chiến tranh hiện đại, vũ khí cần hiện đại hơn và yếu tố con người lại còn quan trọng hơn nữa. Hãy nhìn xem, các sĩ quan đẹp trai, mặt mày sáng sủa ngồi trong phòng chỉ huy ....bấm nút diệt địch cách xa hàng trăm KM!!!

Cái lũ bộ binh chúng ta thời ấy nghèo quá, đâu có được bộ đồ rằn ri.....như bi chừ? Khát nước hơn 1 ngày và 1 đêm dài vẫn phải vừa bò vừa lết....Vũ khí, lương thực tiếp tế không kịp nhưng nhiệm vụ vẫn phải nhận....Thương binh, tử sĩ được cáng theo để cùng hướng về phía trước....

Hiện tại, Bộ quốc phòng ưu tiên Hải quân tiến thẳng lên Hiện đại hóa (bác hiểu vì sao rồi!) và tiếp theo là Không quân, phòng không....nên những vũ khí bộ binh dù không coi nhẹ nhưng chưa phải là ưu tiên hàng đầu.


H ... ị ... ị ... ị
Không biết bác nói với ai và nói cái gì!


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: baoden trong 29 Tháng Chín, 2011, 04:15:34 pm
mà mấy quả này bắn tầm xa bao nhiêu vậy bác.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: tuaans trong 01 Tháng Mười, 2011, 12:43:50 am
Quân nhà ta bắn tập quả xuyên giáp
(http://image.qdnd.vn/ImageHandler/Upload//tranhoai/2011/9/30/3092011hoai12172649335.jpg)


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: gangthep trong 01 Tháng Mười, 2011, 09:01:36 pm
Quân nhà ta bắn tập quả xuyên giáp
(http://image.qdnd.vn/ImageHandler/Upload//tranhoai/2011/9/30/3092011hoai12172649335.jpg)

Đây là đạn PG-7VR phải không bác ?.Hi vọng đây là hàng nhà mình tự sản xuất được.Chứ phải hàng nhập mà lại đem ra bắn tập thế này thì phí quá  ;D


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: vietcong91 trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 05:34:14 pm
Đạn 7VR nhà ta mua của Ukraina hay của bác Nga vậy các bác


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Nguyen_Hoang_Truong trong 02 Tháng Chín, 2012, 04:01:38 am
Nếu là đầu đạn PG-7VR thì chỉ có Nga làm thôi.


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: nguyendat2008 trong 02 Tháng Chín, 2012, 06:24:58 pm
Quân nhà ta bắn tập quả xuyên giáp
(http://image.qdnd.vn/ImageHandler/Upload//tranhoai/2011/9/30/3092011hoai12172649335.jpg)

Ủa, sao bắn súng chống tăng với đạn xuyên giáp nhưng nòng súng B41 lại đưa cao thế ?
Hay là do góc máy của người chụp hình ! Hay là mắt em bị lóa ?


Tiêu đề: Re: B41, RPG-7, РПГ-7
Gửi bởi: Thai Yen Binh trong 27 Tháng Tám, 2013, 08:34:56 pm
Theo mình nghĩ do góc chụp ảnh thôi, chứ B41 mà bắn như vậy thì chỉ có bắn máy bay thôi. Hôm nay thấy có ảnh chụp ảnh B41 nhưng thấy đạn hơi lạ, không biết đây có phải là đạn học tập không nữa, ai biết xin giải thích giúp nhé.