Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 12 Tháng Tám, 2019, 05:20:50 pm



Tiêu đề: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tám, 2019, 05:20:50 pm
 
        V-l, tên lửa có cánh do Đức chế tạo và sử dụng cuối CTTG-II. Thường gọi bom bay (cùng với tên lửa đường đạn V-2). Dài 7,6m, sải cánh 5,3m; được phóng từ bệ phóng có chiều dài 47,8-65m (hoặc từ máy bay mang). Khối lượng phóng 2,2t (nhiên liệu 0,5t), đầu đạn 700kg, tốc độ bay dưới 600km/h ở độ cao 600-900m, cự li bay 240-370km. Động cơ phản lực khí gắn trên thân phía sau. Hệ thống điều khiển con quay khí áp tự động lái có bộ phận hiệu chỉnh từ tính và cơ cấu tính cự li đã bay để tạo lệnh bổ nhào. V-l có kết cấu đơn giản, tính năng chiến - kĩ thuật thấp, sai số lớn và dễ bị các phương tiện phòng không tiêu diệt. Được sử dụng lần đầu 13.6.1944. V-l là kiểu tên lửa có cánh đầu tiên, tuy còn nhiều nhược điểm nhưng đã tạo tiền đề cho sự phát triển một hệ vũ khí mới có tính năng và hiệu quả chiến đấu cao.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68645625_465934624136423_4260196735420203008_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_oc=AQkGkptCSLupE89A3I8pSqAypgmaDNxx6JgRchEBqlDD3LPr9q2nBjVTjqB5d_7aBjU&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=c444b7e8f8353da97234678f4d1a615f&oe=5DD0AC35)


        V-2 (A-4), tên lửa đường đạn do Đức chế tạo và sử dụng vào cuối CTTG-II. Thường gọi bom bay (cùng với tên lửa hành trình V-l). Dài 14m, đường kính thân l,65m, khối lượng phóng 12,7t, đầu đạn 800kg, tốc độ bay lớn nhất 1.700m/s, đạt độ cao 96km, cự li phóng 270- 320km. Tên lửa một tầng, động cơ phản lực nhiên liệu lỏng, tiêu thụ 8,5t nhiên liệu trong 68s. Hệ thống điều khiển quán tính tự lập kiểu con quay. Được sử dụng chiến đấu lần đầu 8.9.1944. V-2 có lợi thế an toàn tuyệt đối trước các vũ khí phòng không thời kì đó, nhưng giá thành sản xuất cao (gấp 10 lần V-l), kết cấu phức tạp và chưa hoàn thiện, uy lực đầu đạn nhỏ, độ tin cậy thấp (4.300 V-2 được phóng, có hơn 2.000 quả bị nổ ngay khi phóng hoặc mất điều khiển trong khi bay) đã không cho phép phát huy lợi thế này. V-2 cho thấy khả năng tiềm tàng của tên lửa đường đạn và mở ra hướng phát triển hệ vũ khí mới.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68985566_465934644136421_2255412272023207936_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_oc=AQlqrcPFHuU0z8AFi8LT3AJJv9FNjJt2C6xyGeF5YUJyXMchlYJPPkl37RIWxw3Txj8&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=cb311448efb6546804dc45660fc5e188&oe=5DCD8398)


        V100 COMMANDO, xe thiết giáp trinh sát tuần tiễu do Mĩ chế tạo từ 1962. Khối lượng chiến đấu 7,03t, kíp xe 2 người và 9 lính bộ binh. Xe dài 5,69m, rộng 2,26m, cao 2,35m, khoảng sáng gầm xe dưới bộ phân tốc 0,4 lm, dưới đáy lườn xe 0,61m, công thức bánh xe 4x4. Động cơ xăng V-8, 4 kì, làm mát bằng nước, công suất 153,3kW (209cv). Dung tích hệ thống nhiên liệu 3001. Hộp số cơ khí, 5 số tiến, 1 số lùi, hệ thống lái có trợ lực thủy lực, hệ thống phanh có trợ lực khí nén. Hành trình dự trữ trên đường cứng 680-880km, đường đất 400-640km. Tốc độ lớn nhất 99km/h, tốc độ bơi lớn nhất 6,1 km/h, bán kính quay vòng 7m. Vượt dốc cao 31°, dốc nghiêng 22°, vách đứng cao 0,91 m. Tiêu hao nhiên liệu 0,48l/km. Trang bị 1 súng máy 7,62mm, 1 súng máy 12,7mm, hoặc 2 súng máy 7,62mm hay 12,7mm lắp song song trên tháp súng, góc hướng 360°, góc tầm từ -15° đến +60°. Các biến thể: Lay-150, V200. Trang bị cho QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn trong chiến tranh VN.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67908848_465934654136420_3086415695643148288_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_oc=AQkP_m3kC58-Np9WQcHVb-DShAusBlNVQaGARnU-_xI1V0mmr7iPkZhh6cA38-LyABA&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=7075f8e8df2a4bcfff20c7262f3d970e&oe=5DE4AD5B)


        VAGRAM (Wagram), làng ở đông bác nước Áo. đông bắc tp Viên 16km. Tại khu vực làng V, 5-6.7.1809 quân Pháp của Napôlêông 1 (170.000 người, 584 pháo) đánh bại quân Áo của công tước Saclơ (110.000 người, 452 pháo) trong chiến tranh Áo - Pháp, buộc Áo phải kí hòa ước Sônbrun (hòa ước Viên) 14.10.1809, bồi thường chiến phí, cắt nhiều đất đai cho Pháp.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tám, 2019, 05:22:46 pm

        “VAIXƠ” (Đ. Veiss - Trắng), kếhoạch của phát xít Đức xâm lược Ba Lan bằng một chiến dịch tiến công chiến lược của lục quân có sự chi viện tích cực của không quân và hải quân. Được soạn thảo theo chỉ thị của BTL tối cao Đức 3.4.1939 và được Hitle phê chuẩn 11.4.1939. Kế hoạch ấn định bí mật triển khai trước các cụm quân Đức, rồi bất ngờ tiến công từ ba hướng vào Ba Lan, phá cuộc động viên, tập trung các LLVT và tiêu diệt lực lượng chủ yếu của Ba Lan. Kế hoạch đã được thực hiện trong chiến tranh Đức - Ba Lan (1939).
         
        VALUY (P. Jean Etienne Valluy; 1899-1970), tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương (1946-48). Đại tướng (1955). Năm 1944 thiếu tướng, tham mưu trưởng tập đoàn quân. 10.1945 chỉ huy trưởng Sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 kiêm tư lệnh quân Pháp ở miền Nam VN. 6.3.1946 tổ chức cuộc đổ bộ ra miền Bắc VN. V chủ trương gắn hoạt động QS với việc lật đổ chính quyên CM. Tổ chức cuộc tiến công lên Việt Bắc (thu đông 1947) nhưng thất bại. V luôn dùng sức mạnh  QS trong quan hệ với VN (sự kiện 11.1946 ở Hải Phòng, 12.1946 ở Hà Nội), từ chối mọi cuộc thương lượng với VN, để ra giải pháp: “đại bác cộng với chính quyền bản xứ”. Do thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc và mâu thuẫn với cao ủy Bôlae, 2.1948 bị triệu hồi về Pháp. 1948-52 thanh tra các lực lượng bộ binh hải ngoại. Sau 1952 trưởng phái đoàn Pháp tại bộ chỉ huy NATO; 1956-60 tổng tư lệnh lực lượng NATO ở Trung Âu. 1960 nghỉ hưu. Tác phẩm: “Tự bảo vệ” (1961).

        VÀM CỎ, sông ở miền Tây Nam Bộ, do hai nhánh sông Vàm Cỏ Đông (bắt nguồn từ Côngpông Chàm, Campuchia chảy vào VN ở Tây Ninh, dài 170km) và Vàm Cỏ Tây (bắt nguồn từ Prây Veng, Campuchia chảy vào VN ở Long An, dài 130km), hợp lại tại Cần Đước (Long An) rồi đổ vào sông Nhà Bè. Lòng sông của Vàm cỏ Đông và Vàm cỏ Tây hẹp và sâu, tàu thuyền nhỏ đi lại được đến Gò Dầu (theo nhánh Vàm Cò Đông) và Mộc Hóa (theo nhánh Vàm cỏ Tây). Ở hạ lưu vc là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Long An và Tiền Giang, tàu thuyền loại 5.000t đi lại dễ dàng.

        VẠN AN, thành cổ trên núi Vệ Sơn (cg Núi Đụn) ở Sa Nam, nay thuộc xã Nam Thượng, h. Nam Đàn, t. Nghệ An, bên bờ bắc Sổng Lam, cách tp Vinh hơn 20km, tây thị trấn Nam Đàn 2km; căn cứ trung tâm của khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722) chống ách đô hộ nhà Đường. Thành dài hơn l.000m. Hiện còn dấu vết trên Vệ Sơn cùng với nhiều di tích liên quan đến sự nghiệp của Mai Thúc Loan, ở thung lũng Hồng Sơn dưới chân Vệ Sơn còn có đền thờ ông.

        VẠN KIẾP, khu vực Sông Thương tiếp nối với sông Thái Bình, bắc Phả Lại (Chí Linh, t. Hải Dương) 5km, gần những chỗ giao nhau của Sông Cầu, Sông Thương, Sông Đuống, sông Kinh Thày với sông Thái Bình. VK là căn cứ thủy quân, quân cảng lớn thời Lí - Trần. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, tại VK đã diễn ra những trận đánh lớn, trong đó có trận năm 1285 Trần Quốc Tuấn bố trí phục kích, tiêu diệt quá nửa số quân Nguyên - Mông tháo chạy (x. trận Như Nguyệt - Vạn Kiếp - Vĩnh Bình, 6.1285). VK nay là vùng Vạn Yên. Chí Linh, Hải Dương, có đền Kiếp Bạc thờ Trần Quốc Tuấn.

        “VẠN KIẾP BINH THƯ” nh “VẠN KIẾP TÔNG BÍ TRUYỂN THƯ”

        “VẠN KIẾP TÔNG BÍ TRUYỂN THƯ", binh thư của Trần Quốc Tuấn (tk 13). Theo Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ - quyển 6 - Ki nhà Trần), Trần Quốc Tuấn sưu tập binh pháp của các danh gia, làm thành Bát quái cửu cung đồ, đặt tên là “VKTBTT”. Nguyên bản nay đã thất truyền, chỉ còn bài tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Cg “Vạn Kiếp binh thư”.

        VẠN LÍ TRƯỜNG CHINH (1934-36), cuộc rút lui chiến lược của Hồng quân công nông Trung Quốc từ các căn cứ vùng đông nam lên căn cứ Thiểm Tây - Cam Túc - Ninh Hạ vùng tây bắc, do không chống được vây quét của QĐ Quốc dân đảng. Bắt đầu từ 10.1934, kết thúc 10.1936. Hành quân hai vạn năm ngàn dặm (khoảng 12.000km) qua 11 tỉnh, vượt nhiều sông sâu, núi cao tuyết phủ, vượt qua các vòng vây đánh chặn và truy kích của QĐ Quốc dân đảng. Trước VLTC. Hồng quân có hơn 300.000 người, sau còn không tới 30.000 nhưng đã lập được căn cứ mới, làm chỗ dựa để phát triển lực lượng CM. Tham gia cuộc VLTC có người VN là tướng Nguyễn Sơn.

        VẠN LÍ TRƯỜNG THÀNH, hệ thống thành lũy ở bắc TQ, một hệ thống công trình phòng thủ lớn nhất thời cổ đại. Dài hơn 6.000km, được xảy dựng từ tk 3tcn, sửa chữa và xây thêm dưới triều Minh (tk 14-17), chạy dài từ Gia Dụ Quan (t. Cam Túc) đến vịnh Liêu Đông. Thành đắp bằng đất, có chỗ lát đá, một số đoạn xây bằng gạch đá. Chân thành rộng 6,5m, mặt thành 5,5m, cao 6,6m có chỗ tới 10m. Dọc tường thành có các cửa ải, pháo đài, đài quan sát, đài đốt lừa. Nhiều đoạn tường thành tồn tại đến ngày nay.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67784585_465934664136419_9185297095941160960_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_oc=AQnMMp2PrruqkaPhoQjn2DBAHmRKEu9VQJEZ4zDtUE945_C1PZVh8Ys-yJHuNv4Kvbc&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=eee0d76dbd94e3c39f54cee7b117eea4&oe=5E164253)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tám, 2019, 05:24:06 pm

        VẠN TƯỜNG, thôn ven biển thuộc xã Bình Hải, h. Bình Sơn, t. Quảng Ngãi; đông nam căn cứ Chu Lai 17km. 18-19.8.1965 tại đây Trung đoàn bộ binh 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5) phối hợp với Đại đội 21 và dân quân du kích địa phương giành thắng lợi lớn trong trận chống càn chống lại cuộc hành quân Ánh sáng sao của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn, trận đọ sức quyết liệt đầu tiên giữa lực lượng chủ lực QGPMN VN với lực lượng viễn chinh Mĩ trên chiến trường miền Nam (xt trận Vạn Tường, 18-19.8.1965).

        VẠN XUÂN, tên nước VN thời Tiền Lí (544- 602). Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Lương (TQ) giành độc lập thắng lợi, Lí Bí lên ngòi vua, tự xưng là Nam Việt Đế (Lí Nam Đế), đặt tên nước là vx (544), đóng đô ở Long Biên, phế bỏ niên hiệu của nhà Lương, đặt niên hiệu mới là Đại Đức. Năm 602 nước vx bị nhà Tùy (TQ) xâm lược.

        VÀNG PAO (S. 1928), tư lệnh Lực lượng đặc biệt Vàng Pao. Sinh tại bản Phu Coòng Khẩu (Pha Khe), h. Noọng Hét, t. Xiêng Khoảng (Lào). Sinh ra trong gia đình dòng họ Vàng giàu có, rất có thế lực với dân tộc Mông ở Lào. Lúc nhỏ, được Pháp cho học trung học ở trường Vinh (VN). 1947 vào QĐ Pháp, đóng ở đồn Noọng Hét. 1953 Quân đội nhân dân Lào tiến công đồn Noọng Hét, bắt được VP. 1955 được trả tự do, tiếp tục tham gia lực lượng biệt kích của QĐ Hoàng gia. 1960 tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 10 đóng ở Bản Ban (Xiêng Khoảng). 1961 QĐND Lào tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum, VP chỉ huy quân chạy về Pha Đông, rồi Pha Khảo. Khi Mĩ tổ chức LLVT đặc biệt, đã chọn VP chỉ huy. 1962-69 được phong cấp trung tá, đại tá, thiếu tướng rồi trung tướng, thống lĩnh lực lượng đặc biệt, có khoảng 60 tiểu đoàn, đặt SCH ở Sảm Thông, Loong Chẹng, tổ chức các cuộc hành quân đánh phá vùng giải phóng Lào. 15.2.1975 CM Lào thành công, VP chạy sang U Đôn (Thái Lan); nay định cư tại Mĩ, và tiếp tục tổ chức LLVT người Mông hoạt động chống phá CM Lào.

        VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI, phần lãnh thổ tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trong khu vực biên giới trên đất liền, có quy chế đặc biệt do chính phủ quy định để bảo vệ biên giới quốc gia. Căn cứ vào tình hình an ninh trật tự, quốc phòng, kinh tế, địa hình và yêu cầu bảo vệ biên giới ở từng khu vực của từng địa phương để quy định VĐBG phù hợp: nơi hẹp nhất là 100m, nơi rộng nhất không quá l.000m (trường hợp đặc biệt do chính phủ quy định). Trong VĐBG, ngoài việc áp dụng triệt để các quy định cho khu vực biên giới còn đặt các thiết bị bảo vệ biên giới và có những quy định đặc biệt cho các hoạt động sản xuất, ra vào, cư trú; ở những nơi có yêu cầu cần thiết thì thiết lập vùng cấm. VĐBG được cắm biển báo giới hạn phạm vi và thông báo hạn chế về các hoạt động của người, phương tiện. Biển báo VĐBG trên đất liền theo mẫu thống nhất, bằng các vật liệu bền vững, các chữ được ghi bằng tiếng nước sở tại, nước tiếp giáp và tiếng Anh, đặt ở những nơi dễ nhận biết.

        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ, hệ thống các ấp, xã chiến đấu liên hoàn bao quanh, áp sát các căn cứ QS Mĩ (ở miền Nam VN trong KCCM) nhằm vây hãm, tiêu hao, tiêu diệt địch. Ngoài các trận địa nổi (công sự kết hợp với vật cản...) có nơi còn có hệ thống trận địa ngầm trong lòng đất (x. địa đạo Củ Chi). Tùy tình hình, VĐDM dược tổ chức thành nhiều tầng, nhiều lớp. Dựa vào VĐDM, nhân dân và du kích trong vành đai kiên cường bám trụ, tiến hành đánh địch bằng ba mũi giáp Công', vận dụng nhiều cách đánh (bắn tỉa, phục kích, tập kích). VĐDM xuất hiện ở Đà Nẵng (4.1965), tiếp đến ở Chu Lai. An Khê, Plây Cu, Củ Chi, Lái Thiêu, Bên Cát... trở thành một phương thức đánh địch độc đáo, thể hiện tư tưởng làm chủ và tiến công, một điển hình tiêu biểu của thế trận chiến tranh nhân dân VN trong KCCM.

        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ AN KHÊ, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân h. An Khê (t. Gia Lai) tổ chức xây dựng quanh căn cứ QS Mĩ ở khu vực Tân Tạo - Cây Me (là vùng rừng núi hiểm trở). Hình thành từ 11.1965,   gồm 3 tuyến bố phòng (dài 45km. rộng 10-200m), hàng trăm công sự chiến đấu và hệ thống chông thò, cạm bẫy với hơn 15 triệu cây chông... Quân và dân trong VĐDMAK kiên cường thực hiện ba bám, bao vây áp sát địch, bắn tía, đánh giao thông trên đường 19,... tạo bàn đạp cho LLVT của tỉnh, quân khu đánh các mục tiêu quan trọng của địch (trận tập kích SCH Sư đoàn kị binh bay I Mĩ ở điểm cao Hòn Cong 19.2.1966; các trận tập kích sân bay Tân Tạo 9.1966, 4.1967 và 4.1968; pháo kích sân bay Cây Me 4.1.1968...). Tồn tại cuối 1965-11.1971, VĐDMAK tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch, góp phần giữ vững thế làm chủ và tiến công của ta trên chiến trường Khu 5.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67975692_465934674136418_5466412723971555328_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_oc=AQmM19AaH2h0rtn6ezWkGSDhLp9DgOsvJVDb-teXEr2G3LxAC2k1SCUBcTYYkjicXwo&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=37a093964304e0435d2a9ad34bca6ae8&oe=5DC8BBC7)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tám, 2019, 05:25:05 pm

        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ BÌNH ĐỨC, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân tình Mĩ Tho tổ chức, xây dựng quanh căn cứ QS của Sư đoàn bộ binh 9 Mĩ ở Bình Đức, h. Châu Thành, t. Mĩ'Tho (nay thuộc t. Tiền Giang). Hình thành từ giữa 1966, hoạt động đến khi Sư đoàn bộ binh 9 Mĩ rút (9.9.1969); được tổ chức thành ba mặt trận (1, 2, 3) trên địa bàn các xã Bình Đức, Thạnh Phú, Phước Thạnh, Long Hưng, Song Thuận, Vĩnh Kim, Kim Sơn. Dựa vào hệ thống làng, xã chiến đấu, kết hợp đánh địch cả về QS, chính trị, binh vận, trong hơn 3 năm kiên cường bám trụ chiến đấu, LLVT và nhân dân ở VĐDMBĐ đã tiến hành hàng trăm trận phục kích, tập kích, chống càn, diệt và làm bị thương hàng nghìn địch, bắn cháy hơn 200 máy bay, bắn chìm nhiều tàu, xuồng QS. trong đó có tàu cuốc vào loại lớn nhất của Mĩ, đốt cháy gần 3 triệu lít xăng, phá hủy trên 3 triệu đạn pháo... Là một trong những vành đai diệt Mĩ tiêu biểu ở Khu 8, góp phần giam chân và tiêu hao một bộ phận lực lượng cơ động Mĩ, tạo điều kiện cho quân và dân Khu 8 đánh bại kế hoạch bình định* của địch.

        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ CHU LAI, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương và dân quân du kích khu vực nam h. Tam Kì (t. Quảng Nam) và đông bắc h. Bình Sơn (t. Quảng Ngãi) tổ chức, xây dựng bao quanh căn cứ QS Mĩ ở Chu Lai. VĐDMCL gồm hai tuyến: tuyến trận địa trực tiếp chiến đấu và tuyến làng xã chiến đấu, trong đó tuyến làng xã chiến đấu ngoài việc đánh địch còn tận dụng thế hợp pháp để đấu tranh chính trị. VĐDMCL tồn tại và phát huy tác dụng từ giữa 1965 đến 1970. diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch; giam chân một bộ phận lực lượng của Sư đoàn lính thủy đánh bộ 1 Mĩ, tạo điều kiện cho lực lượng chủ lực QGPMN VN tập trung đánh các trận then chốt trên chiến trường.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67886663_465934684136417_594348530882052096_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_oc=AQmali5D9PFXYoQ4bwAhzThwxoDgXO2_OEM_RUzfN6UE9pne4ZM1P7Q2eUS1QOf0UXY&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=6eb6ad050b7875fae31e36eebd523592&oe=5DE69893)


        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ CỦ CHI, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương và dán quân du kích huyện Củ Chi tổ chức, xây dựng từ 1966, bao quanh căn cứ QS Mĩ ở Đồng Dù (h. Củ Chi, bắc Sài Gòn 30km). Với hệ thống địa đạo Củ Chi dài 200km, sâu 5-10m, cùng với 500km đường hào lộ thiên, trên địa bàn 40.000ha, bảo đảm bí mật. an toàn khi cơ động lực lượng, ẩn nấp, nghỉ ngơi, có dự trữ vật chất để chiến đấu lâu dài. Dựa vào VĐDMCC, LLVT và nhân dân địa phương thường xuyên vây hãm, tiêu hao, tiêu diệt địch (trong 1966 loại khỏi chiến đấu hơn 4.000 quân Mĩ; tiêu biểu là đợt chống càn ở vành dai diệt Mĩ Củ Chi, 8.1-5.2.1966), góp phần đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét lớn trong hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-66 và 1966-67 của Mĩ.

        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ ĐÀ NẴNG, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương và dân quân du kích hai huyện Hòa Vang (tp Đà Nẵng), Điện Bàn và một phần h. Đại Lộc (t. Quảng Nam) tổ chức, xây dựng bao quanh căn cứ QS Mĩ ở Đà Nẵng. Hình thành từ giữa 3.1965, VĐDMĐN bắt đầu phát huy tác dụng từ 14.4.1965 với trận đánh của dán quân xã Hòa Lợi và bộ đội địa phương huyện Hòa Vang, diệt 26 địch; tiếp đến trận chống càn của dân quân xã Hòa Hải (h. Hòa Vang), trong 7 ngày chiến đấu đánh lui 4 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mĩ, diệt 47 địch; trận chống càn của đại đội bộ đội địa phương huyện Điện Bàn đánh thiệt hại 1 đại đội Mĩ ở tây nam Đà Nẵng... 6.1965 số quân Mĩ ở Đà Nẵng lên đến 25.000 nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng thường xuyên bị vây hãm, tiến công. VĐDMĐN được tổ chức đầu tiên ở miền Nam VN, góp nhiều kinh nghiệm cho việc tổ chức, xây dựng vành đai diệt Mĩ ở các địa phương có căn cứ QS Mĩ.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tám, 2019, 05:26:15 pm

        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ TRẢNG LỚN, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân huyên Châu Thành tổ chức, xây dựng quanh căn cứ QS Mĩ ở Trảng Lớn (xã Thái Bình, h. Châu Thành, t. Tây Ninh) trong KCCM. VĐDMTL được tổ chức thành hai khối (phía trước và phía sau), chia thành 4 cụm (mỗi cụm 2 xã), có hệ thống hàng rào chiến đấu, bãi chông, mìn và lựu đạn gài, hình thành thế trận bao vây, tiến công địch, đồng thời dựa vào thế hợp pháp để đấu tranh chính trị, binh vận. Xây dựng từ 9.1965, hoạt động đến 1970. Dựa vào VĐDMTL, quân và dân huyện Châu Thành đã tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh, giam chân một bộ phận lực lượng cơ động Mĩ, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực tập trung đánh dịch, giữ vững căn cứ địa Dương Minh Châu, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến ở Nam Bộ, góp phần làm thất bại kế hoạch bình định* của địch.

        VÀNH ĐAI DU KÍCH, hệ thống các làng chiến đấu liên kết chặt chẽ với nhau, bao quanh các căn cứ lớn, các thành phố lớn, nơi tập trung lực lượng, cơ quan đầu não, kho tàng, sân bay, hải cảng của địch,... nhằm tạo ra bàn đạp, địa bàn đứng chân vững chắc của ba thứ quân, tạo sức mạnh tổng hợp của cả lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động, tiến công liên tục vào hậu phương, căn cứ địch bằng cả QS, chính trị, binh vận. đánh dịch tiến công, càn quét, lấn chiếm bình định, bao vây, quấy rối, tiêu hao, ngăn chặn hạn chế mọi hoạt động của dịch, tạo thế trận, thời cơ cho lực lượng tinh nhuệ đánh sâu. đánh hiếm, kết hợp với tán công và nổi dậy đánh vào các thành phố lớn của địch. Bình Đức (h. Châu Thành, t. Tiền Giang), An Hòa (t. Quảng Nam)... là những VĐDK điển hình trong KCCM.

        VÀNH ĐAI TRẮNG, những vùng trắng liên hoàn bao quanh các đô thị quan trọng, các phòng tuyến chiến lược, các căn cứ QS lớn của quân xâm lược, hình thành tuyến ngăn cách, ngăn chặn sự xâm nhập của lực lượng kháng chiến. Trong chiến tranh xâm lược VN (1945-54), thực dân Pháp đã lập một số VĐT dọc phòng tuyến Sông Đáy, đường 18, đường 5, đường 6... Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ cũng lập nhiều VĐT, đặc biệt như Hàng rào điện từ Mac Namara phía nam giới tuyến quân sự tạm thời.

        VANMI. làng ở đông bác t. Macnơ, vùng Sampanh - Acđen. Pháp; cách Pari khoảng 100km về phía đông. 20.9.1792 trong thời kì đại CM Pháp, tại khu vực V, lần đầu tiên quân CM Pháp giành thắng lợi trong việc chống lại quân can thiệp Áo - Phổ thuộc liên minh chống Pháp lần thứ nhất và quân bảo hoàng lưu vong Pháp, bảo vệ thành quả CM tạo điều kiện cho nền cộng hòa thứ nhất (22.9.1792) ra đời.

        VANUATU (Cộng hòa Vanuatu; Ripablik Blong Vanuatu, A. Republic of Vanuatu, P. République de Vanuatu), quốc gia ở nam Thái Bình Dương. Dt 12.189 km2; ds 199,4 nghìn người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bixlama, tiếng Anh, tiếng Pháp. Tôn giáo: Giáo hội trưởng lão, Công giáo Anh. Thú đô: Pot Vila. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm 75 đảo, hầu hết là đảo núi lửa, bờ biển dốc đứng. Nước nông nghiệp, xuất khẩu chủ yếu: cùi dừa, cá và ca cao. Dịch vụ ngân hàng, du lịch thu nhiều ngoại tệ. GDP 213 triệu USD (2002), bình quân đầu người 1.060 USD. Thành viên LHQ (15.9.1981), Khối liên hiệp Anh. Lập quan hệ ngoại giao với VN 3.3.1982.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67836095_465934690803083_2830405743239233536_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQken7c-mAqO72kYZ37dGVKAsTlT2_O8mtWX0sPLuVeKbvESpqTiiL4uUlXaXLVw5gk&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=ff8901035c2a70fd63c83c6c831ecfb8&oe=5DCBC471)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tám, 2019, 05:28:38 pm

        VATICĂNG (Nhà nước Vaticăng; Stato della Città del Vaticano, A. State of The Vatican City), quốc gia thành phố ở phần tây Rôma (thủ đô Italia), trên đồi Môntê Vaticanô. Trung tâm giáo hội Thiên chúa giáo La Mã thế giới. Dt 0,44km2; ds 850 người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Latinh, tiếng Italia. Lãnh thổ có tường bao bọc thành một khu riêng biệt và một số nhà thờ ở Rôma. Được Italia công nhận là nhà nước độc lập theo hiệp ước Latêran (1929). Đứng đầu nhà nước, đồng thời đứng đầu giáo hội là Giáo Hoàng, công việc hành chính do hội đồng giám mục điều hành. Có 50 bộ, cơ quan, văn phòng trực thuộc. Quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với 126 nước. Nguồn tài chính thu từ dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, du lịch, kinh doanh bất động sản; ngoài ra còn có nguồn đóng góp của giáo dân trên thế giới.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67897279_465934704136415_4603529257056993280_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_oc=AQkAhQaFR1Z4Wvn2AJ5xdGUj0v68uK-v-YK2JdVj2P_VrTKerWOLiUxXjSWFNJTgdg4&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=76d6874a54d8cdbc75656396be3f4e78&oe=5DCF842B)


        VĂN ĐA (Nguyễn Văn Đa; S. 1928), họa sĩ, trưởng ngành sáng tác kiêm chủ tịch Hội đồng nghệ thuật hội họa, Hội nghệ sĩ tạo hình VN (1989-94). Quê xã Thọ Nam, h. Hoài Đức, t. Hà Tây; nhập ngũ 1945, đại tá (1987); đv ĐCS VN (1947). Năm 1945- 92 sáng tác nhiều tác phẩm về chiến tranh CM và người lính, tác phẩm tiêu biểu: “Bác Hồ với bộ đội”; “Trang hồi kí kháng chiến”; “Lời ca và nòng pháo”, “Sương sớm”, “Tuổi xuân”, “Bộ đội với thiếu nhi” (giải nhì triển lãm mĩ thuật toàn quốc, 1976), “Cù Lao Chàm” (giải nhì triển lãm mĩ thuật toàn quốc, 1980), “Tây tiến” (giải ba triển lãm mĩ thuật toàn quốc, 1985), “Long Biên những năm chống Mĩ”... VĐ còn đào tạo từ thực tế nhiều họa sĩ trẻ cho QĐ. Huân chương: Độc lập hạng ba, Quân công hạng nhì, Chiến thắng hạng ba, Chiến công hạng ba...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67836959_465934717469747_3391655465136947200_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_oc=AQn3yxboEg-D1IxX86AasoVtlEzB01ZybGDk1p6pKucfUg0llg4lWV_B7TbC1PUMz-A&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=27875e8d7578f7ebe8c2c89ca55a2f85&oe=5DDC97E7)


        VĂN KIỆN BÁO CÁO, văn kiện quân sự trình lên cấp trên tình hình, tổ chức, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và dự kiến tình hình, hoạt động, đề nghị trong thời gian tới. Có VKBC: định kì, bất thường; VKBC theo hệ thống chỉ huy, hệ thống cơ quan. Do cơ quan chỉ huy soạn thảo, trình bày thành văn bản hoặc bản đồ, sơ đồ; được chuyển gửi bằng đường quân bưu hoặc các phương tiện thông tin QS. VKBC do người chỉ huy hoặc thủ trưởng cơ quan kí.

        VĂN KIỆN ĐẨU HÀNG CỦA PHÁT XÍT ĐỨC (1945), văn bản pháp lí quốc tế chính thức công nhận sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Đức trong CTTG-II, do đại diện các nước Đồng minh và Đức kí đêm 8 rạng 9.5.1945 tại Caclơhooc (ngoại ô tp Béclin, Đức). Nội dung cơ bản: tất cả các LLVT trên bộ, trên biển, trên không, dưới quyền của Bộ chỉ huy Đức phải kết thúc các hành động QS từ 23 giờ 1 phút (giờ Trung Âu) 8.5 (tức 1 giờ 1 phút giờ Maxcơva 9.5); giải giáp và giải tán toàn bộ các LLVT Đức, chuyển giao mọi vũ khí và vật tư QS cho BTL tối cao Đồng minh; BTL tối cao Đức phải đảm bảo thực hiện mọi mệnh lệnh do BTL tối cao Xô viết và BTL tối cao các lực lượng Đồng minh đưa ra... VKĐHCPXĐ đánh dấu việc thủ tiêu chủ nghĩa phát xít Đức, chấm dứt chiến tranh ở châu Âu, tạo điều kiện cho LX và các nước Đồng minh tập trung lực lượng tiêu diệt phát xít Nhật, kết thúc CTTG-II.

        VĂN KIỆN ĐẨU HÀNG CỦA PHÁT XÍT NHẬT (1945), văn bản pháp lí quốc tế chính thức công nhận sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật trong CTTG-II, do đại diện các nước Đổng minh (LX, Mĩ, Anh...) và Nhật Bản kí ngày 2.9.1945 trên chiến hạm Mixuri (Misouri) của Mĩ đậu trong vịnh Tôkiô (Nhật Bản). Nội dung cơ bản: Nhật Bản phải chấp nhận các điều kiện của tuyên bố Pôtxđam (x. hội nghị Pôtxđam, 17.7-2.8.1945); quy định giải giáp và giải tán LLVT (kể cả các LLVT do Nhật kiểm soát); giải phóng các lãnh thổ bị Nhật xâm chiếm; loại trừ chủ nghĩa quân phiệt; thiết lập chính quyền tự do dàn chủ trong nước... VKĐHCPXN đánh dấu sự thát bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít, chấm dứt CTTG-II.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 03:40:46 am

        VÃN KIỆN HẬU CẨN, văn kiện quân sự mà các cơ quan chỉ đạo và chỉ huy hậu cần dùng để tiến hành những hoạt động hậu cần trong thời bình và thời chiến. Bao gồm: các văn kiện chỉ huy, chỉ đạo (mệnh lệnh, chỉ lệnh hậu cần, kế hoạch tổ chức bảo đảm hậu cần, bản đồ công tác, kế hoạch trinh sát hậu cần...); các văn kiện báo cáo, thông báo (báo cáo hậu cần, báo cáo sơ kết, tổng kết hậu cần...); các văn kiện tham khảo - nghiên cứu (các bảng tính toán, thống kê, ghi chép tình hình hậu cần...).

        VĂN KIỆN KĨ THUẬT, văn kiện quân sự-thể hiện ý định, chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện công tác kĩ thuật của chủ nhiệm kĩ thuật, được cụ thể hóa bằng kế hoạch, chi lệnh, văn bản hướng dẫn và những tài liệu khác. Được thể hiện dưới dạng: văn bản, bản đồ, bảng biểu, sơ đồ, điện báo... Có: VKKT để chỉ huy, chỉ đạo (chỉ thị, chỉ lệnh, mệnh lệnh kĩ thuật; các kế hoạch công tác kĩ thuật, bản đồ, thuyết minh kèm theo) và VKKT để nghiên cứu, theo dõi tình hình (lịch công tác; bản đồ công tác; sổ sách theo dõi tình hình; bảng biểu thống kê kĩ thuật; thông báo, báo cáo kĩ thuật; văn bản hướng dẫn công tác kĩ thuật; kế hoạch và tài liệu liên quan khác). Trách nhiệm soạn thảo VKKT được cụ thể hóa theo quy định của Điều lệ công tác kĩ thuật QĐND VN.

        VĂN KIỆN QUÂN SỰ, văn kiện dùng để lãnh đạo và chỉ huy bộ đội trong thời bình và thời chiến. VKQS được chia làm 4 nhóm chính: văn kiện lãnh đạo, văn kiện tác chiến, văn kiện công vụ, văn kiện điều lệnh, điều lệ. Được thể hiện trên giấy, trên bản đồ, biểu đồ, phim ảnh, băng từ... Yêu cầu cơ bản của VKQS: rõ ràng, ngắn gọn, tránh để xảy ra nhận thức sai lệch; tuân thủ nguyên tắc của bí mật chỉ huy. Nội dung cách soạn thảo, ban hành, đăng kí, chuyển gửi, lưu giữ VKQS phải tuân thủ nghiêm các quy định hiện hành. Văn kiện lãnh đạo, bao gồm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các huấn lệnh, huấn thị, các bài nói và viết, các tác phẩm chuyên đề của các nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước, QĐ về các vấn đề đường lối, chủ trương, chính sách QĐ và các vấn đề QS cơ bản khác. Văn kiện tác chiến là văn kiện được soạn thảo trong quá trình chuẩn bị và thực hành hoạt động tác chiến. Có: văn kiện chỉ huy, văn kiện báo cáo, thông báo và những văn kiện tham khảo. Văn kiện công vụ là văn kiện chứa đựng những nội dung điều hành hoạt động thường ngày của LLVT. Văn kiện điều lệnh, điều lệ là văn kiện cơ bản về xây dựng LLVT, quy định thống nhất nền nếp sinh hoạt chính quy của QĐ về nguyên tắc và phương pháp chuẩn bị và thực hành hoạt động tác chiến.

        VĂN KIỆN TÁC CHIẾN. văn kiện quân sự do người chỉ huy và cơ quan chỉ huy soạn thảo và sử dụng trong quá trình chuẩn bị và thực hành tác chiến. Có văn kiện chỉ huy (quyết tâm, kế hoạch, mệnh lệnh, chỉ thị, chỉ lệnh...); văn kiện theo dõi, nghiên cứu: báo cáo tác chiến, báo cáo sơ kết, tổng kết, thông báo tình hình, nhật kí, bản đồ công tác, sơ đồ diễn biến tác chiến, biểu đồ, thống kê... VKTC được trình bày thành văn bản hoặc thể hiện trên bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, thống kê, ghi âm, ghi hình đĩa mềm, đĩa CD, máy vi tính... Cách soạn thảo, ban hành, sử dụng, đăng kí, chuyển gửi, lưu giữ VKTC phải tuân thủ nghiêm ngặt quy cách và quy định về báo mật.

        VĂN LANG, quốc gia tiền sử của người Việt cổ ở Bắc Bộ và Trung Bộ VN ngày nay. Hình thành khoảng đầu tk 7tcn do liên minh các bộ lạc Lạc Việt. Trung tâm là vùng Việt Trì, Lâm Thao, Bạch Hạc ở phía nam t. Phú Thọ, tây t. Vĩnh Phúc ngày nay; hiện có đền thờ các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hi Cương, h. Lâm Thao. Theo sử cũ, nước VL gồm 15 bộ: Văn Lang, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; trong đó bộ lớn nhất là Văn Lang đóng vai trở nòng cốt trong liên minh dựng nước. Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương (vua Hùng), truyền ngôi theo chế độ cha truyền con nối; quan văn gọi là Lạc hầu, quan võ gọi là Lạc tướng. Sau kháng chiến chống Tần cuối tk 3tcn, thống nhất với các bộ lạc Âu Việt (Tây Âu) của Thục Phán thành nước Ấu Lạc.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 03:42:34 am

        VĂN TIẾN DŨNG (1917-2002), bộ trưởng BQP nước CHX- HCN VN (1980-86). Quê xã cổ Nhuế, hT Từ Liêm, tp Hà Nội; tham gia CM 1936, nhập ngũ 1945, đại tướng (1974); đv ĐCS VN (1937). Năm 1943-44 bí thư Ban cán sự đảng Hà Đông, Bắc Ninh, ủy viên thường vụ rồi bí thư Xứ ủy Bắc Kì. Nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam. 1.1945 bị kết án tử hình vắng mặt; ủy viên ủy ban QS CM Bắc Kì, phụ trách tổ chức Chiến khu Quang Trung, chỉ đạo  vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Trong KCCP, 11.1945-46 chính ủy Chiến khu 2. Tháng 12.1946-49 cục trưởng Cục chính trị QĐ quốc gia VN, phó bí thư Quân ủy trung ương. 10.1949-50 chính ủy Liên khu 3. Năm 1951-53, đại đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên của Đại đoàn 320. Tháng 11.1953 tổng tham mưu trưởng QĐND VN. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, trưởng đoàn đại biểu của Bộ tổng tư lệnh QĐND VN trong ủy ban liên hiệp đình chiến thi hành hiệp định Giơnevơ 1954 về VN. Từ 1954 tổng tham mưu trưởng QĐND VN, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972); Tây Nguyên (1975); tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh (4.1975). Năm 1980- 86 bộ trường BQP. bí thư Đảng ủy QS trung ương (1984-86). Tác giả của nhiều tác phẩm QS như: “mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự Việt Nam”... ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa III-VI (dự khuyết khóa II). ủy viên BCT (3.1972) khóa IV. V (dự khuyết khóa III). Đại biểu Quốc hội khóa II-VII. Huân chương: Sao vàng, Hồ Chí Minh, Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68670976_465934724136413_3759960223712804864_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_oc=AQkXwnY6DVPw2pb2YEyMGEV0zF9O4das00MrtZDVp8fXSSZSqLcU7xyPKx1W8bdvAvo&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=fa6f3d5770ca9c88fd59298bb9db63ba&oe=5DE4E5FE)


        VÂN ĐỒN, huyện đảo thuộc t. Quảng Ninh nằm trong Vịnh Bắc Bộ. Dt 551,3km2; ds 34 nghìn người (2002), chia thành 11 xã, 1 thị trấn; huyện lị: thị trấn Cái Rồng. Gồm nhiều đảo lớn nhỏ, các đảo lớn nhất: Cái Bầu, Trà Bản, Chàng Ngo, Cao Lô, Cánh Cước (tên cũ: Vân Đổn, Quan Lạn), Ngọc Vừng... Từ 1149, Lí Cao Tông lập trang VĐ. Thời Lí - Trần, VĐ là một thương cảng buôn bán sầm uất, người các nước Trảo Oa (Giava), Xiêm La, Lộ Lạc, thường xuyên đến buôn bán. Trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần III (1287-88), tại vùng biển VĐ, diễn ra trận Vân Đồn - cửa Lục (1.1288) do Trần Khánh Dư chỉ huy, phục kích đoàn thuyền chở lương thực của quân Nguyên - Mông, bắt nhiều tù binh, thu nhiều quân lương và vũ khí.

        VÂN THÊ (thang mây), khí cụ cổ, có dạng thang gấp được đặt trên bệ có bánh xe, có thể đẩy tới gần thành đối phương để làm chòi quan sát vào bên trong thành hoặc đẩy đến sát chân thành cho binh lính trèo lên đánh thành. VT được sáng chế ở TQ từ thời Xuân Thu (770-476tcn) và mất tác dụng khi hỏa khí xuất hiện.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/69257805_465934740803078_1639653973415690240_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_oc=AQmku0z3Nm4VTKdywl3S7oFaDqORCeeOhg9lkGSgTPDEt1PrWrsSu4VbUDe6JWqFO4I&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=06c953a28eea6d08b49276b343c2f532&oe=5DDA5A14)


        VẤN ĐỀ POW - MIA (vt từ A. Prisoners of War - Missing in Action), vấn đề tù binh và người Mĩ mất tích trong chiến tranh VN. Từ 1973 chính phủ VN thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Pari, đã trao trả hết cho Mĩ số tù binh Mĩ bị VN bắt giữ và tích cực cộng tác, giúp Mĩ tìm kiếm hài cốt quân nhân Mĩ với tinh thần nhân đạo. Nhưng về phía Mĩ cho đến cuối 1993, vẫn viện cớ “có thể” VN còn giam giữ tù binh Mĩ và đòi VN phái kiêm kê đầy đủ hơn 2.000 trường hợp người Mĩ mất tích trong chiến tranh VN, coi đó là điều kiện tiên quyết để Mĩ bãi bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với VN. Trước đòi hỏi của đa số nhân dân Mĩ, 2.1994 tổng thống Mĩ B. Clintơn đã tuyên bố bỏ cấm vận và 7.1995 thiết lập quan hệ ngoại giao với CHXHCN VN. VĐP-M đang được hai nước tiếp tục hợp tác giải quyết.

        VẬN ĐỘNG CHIẾN nh ĐÁNH VẬN ĐỘNG


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 03:43:48 am

        VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA CỦA VIỆT NAM QUANG PHỤC HỘI (5.1916), cuộc vận động khởi nghĩa chống Pháp của sĩ phu yêu nước trong phong trào VN Quang phục hội ở Huế và một số tỉnh Nam Trung Kì, do Trần Cao Vân, Thái Phiên lãnh đạo, với sự tham gia trực tiếp của vua Duy Tân. Theo kế hoạch, cuộc khởi nghĩa sẽ nổ ra ở Huế đêm 3.5 khi vua Duy Tân được đưa ra ngoài kinh thành; lực lượng chính là các tân binh người VN được giác ngộ trong các trại lính Pháp sắp bị đưa sang chiến trường châu Âu, phối hợp với quân dân ở ngoài thành nổi dậy. Nhân dân các tỉnh Thừa Thiên. Quảng Nam, Quàng Ngãi đã tích cực chuẩn bị, sắm vũ khí, quyên góp tiền gạo chờ hiệu lệnh khởi nghĩa. Do thiếu cảnh giác, tổ chức không chặt chẽ nên kế hoạch bại lộ, Pháp kịp thời thu hết vũ khí của binh lính người VN, ra lệnh cấm trại và thi hành lệnh giới nghiêm, truy bắt những người yêu nước. Cuộc vận động khởi nghĩa thất bại. hầu hết những người lãnh đạo đều bị bắt hoặc hi sinh, trong đó vua Duy Tân bị Pháp đưa đi đày. VĐKNCVNQPH là sự tiếp nối của phong trào yêu nước có xu hướng dân chủ tư sản trong phong trào chống Pháp của nhân dân VN đầu tk 20. Cg khởi nghĩa Duy Tân (5.1916).

        VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA Ở MĨ THO (1883), cuộc vận động khởi nghĩa chống Pháp do Nguyễn Văn Vi, Nguyền Vàn Nở, Trần Thế Quơn, Nguyễn Hữu Hùng, Lê Văn Giàu,... lãnh dạo, nhằm phát động nhân dân Nam Kì nổi dậy chiếm lại Sài Gòn, Vĩnh Long nhân lúc Pháp đang sa lầy ở chiến trường Bác Kì. Diễn ra từ đầu 1883 trên địa bàn các tỉnh Mĩ Tho, Sài Gòn, Gia Định, Vĩnh Long, Bên Tre, Sa Đéc, Long Xuyên; trung tâm là Mĩ Tho. Để gây thanh thế và thu hút lực lượng, những người lãnh đạo cuộc vận động khởi nghĩa tự phong các chức vụ như chánh đề đốc, để đốc, chánh tổng binh, tổng quản... đồng thời quy định cờ và các phủ hiệu riêng cho nghĩa quân từng địa phương khi có hiệu lệnh khởi nghĩa. Do tổ chức không chặt chẽ, kế hoạch bại lộ, 24.6.1883 Pháp bất ngờ vây bắt toàn bộ những người lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa không kịp nổ ra.

        VẬN ĐỘNG QUẨN CHÚNG của bộ đội biên phòng, biện pháp công tác biên phòng cơ bản. thường xuyên, có tính chiến lược của bộ đội biên phòng. Dựa vào đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình và nhiệm vụ của địa phương để tiến hành tuyên truyền, giáo dục, tổ chức hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ biên giới, vùng biển của tổ quốc. Nội dung gồm: tuyên truyền giáo dục, nàng cao giác ngộ chính trị, cảnh giác CM cho quần chúng ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng cơ sở chính trị xã, phường trong sạch vững mạnh; củng cố phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, tổ chức hướng dẫn quần chúng đấu tranh bảo vệ biên giới, vùng biển; tăng cường quan hệ hữu nghị với nhân dân nước láng giềng, quan hệ đoàn kết quân dán, vận động nhân dân chấp hành pháp luật, quy chế biên giới, chống âm mưu tuyên truyền, phá hoại của địch, tố giác tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng kinh tế...

        VẬN ĐỘNG TÀU, điều động tàu để chiếm lĩnh, giữ vững hoặc thay đổi vị trí tương đối so với mục tiêu đã được xác định trong quá trình chiến đấu tạo điêu kiện sử dụng vũ khí đạt hiệu quả cao nhất, làm giảm hiệu quả sử dụng vũ khí gây khó khăn cho cơ động của đối phương. Vị trí tương đối đó gọi là trận địa và được xác định bằng hướng (góc mạn, phương vị) và cự li. VĐT bao gồm: tiếp cận mục tiêu, chiếm lĩnh và giữ vững trận địa có lợi để sử dụng vũ khí, chuyển sang trận địa mới để công kích mục tiêu mới. cơ động tránh địch đột kích và công kích. Cg cơ động chiến đấu hay vận động chiến thuật (của tàu, biên đội tàu).

        VẬN ĐỘNG THEO GÓC PHUƠNG VỊ, phương pháp hành quân theo góc phương vị từ và khoảng cách đã biết từ một điểm đến một điểm khác. Phương pháp này thường vận dụng ở những khu vực ít vật định hướng (rừng rậm, sa mạc...), tầm nhìn bị hạn chế (đêm tối, sương mù...).

        VẬN ĐỘNG TIẾN CÔNG, hình thức chiến thuật được tiến hành bằng cách cơ động lực lượng tiến công vào quân địch đang cơ động. Đặc điểm của VDTC: vận dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn tác chiến diễn ra đồng thời hoặc lần lượt; cường độ hoạt động tác chiến rất căng thẳng; khu vực tác chiến có chính diện rộng và chiều sâu lớn; mục đích kiên quyết; tác chiến diễn ra liên tục; tình huống thường diễn biến đột ngột; sử dụng rộng rãi các hình thức cơ động. Yêu cầu của VĐTC: chuẩn bị tác chiến gấp, hành động phải nhanh chóng, táo bạo; kiên quyết đột nhập vào đội hình của quân địch, thực hiện thọc sâu. chia cắt và bao vây tiêu diệt từng bộ phận, tiến đến tiêu diệt toàn bộ quân địch. VĐTC xuất hiện trong các cuộc chiến tranh vào tk 18, 19, sau đó được phát triển và vận dụng rộng rãi, đặc biệt là nội chiến ở Nga 1917- 20 và trong CTTG-II. ở VN, VĐTC có vị trí quan trọng, được vận dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh trước đây và đang được phát triển hoàn thiện.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 03:45:27 am

        VẬN ĐỘNG TIẾN CÔNG KẾT HỢP CHỐT, vận động tiến công được thực hiện bằng cách dùng một bộ phận lực lượng chốt chặn, tạo thế có lợi cho lực lượng chủ yếu thực hành tiến công tiêu diệt quân địch. VĐTCKHC xuất hiện trong KCCM và được QGPMN VN vận dụng có hiệu quả.

        VẬN ĐỘNG TIẾP CẬN ĐỊCH, hành động chiến đấu tiến công, lợi dụng địa hình, địa vật, đêm tối hoặc tầm nhìn hạn chế bí mật cơ động lực lượng, chiếm lĩnh tuyến xuất phát xung phong (vị trí trinh sát địch) và triển khai đội hình chiến đấu. Thường tiến hành trong điều kiện trinh sát trên không, mặt đất của địch bị hạn chế. Tùy theo quy mô lực lượng mà tổ chức đội hình cơ động cho phù hợp, đồng thời phải tổ chức hỏa lực sẵn sàng yểm trợ.

        VẬN TẢI CHIẾN DỊCH, vận tải quân sự do lực lượng vận tải chiến dịch (quân khu, quân đoàn, quân binh chủng) thực hiện. VTCD có nhiệm vụ vận chuyển vật chất, cơ động bộ đội từ cấp chiến dịch xuống cấp chiến thuật theo lệnh của tứ lệnh chiến dịch. VTCD được hình thành và phát triển từ trong KCCP, vận dụng rộng rãi trong KCCM với các phương tiện vận tải đa dạng: ô tô, xe lửa, ngựa, voi, xe đạp thồ...

        VẬN TẢI CHIẾN LƯỢC, vận tải quân sự do lực lượng vận tải chiến lược thực hiện, ở VN, lực lượng VTCL gồm Cục vận tải TCHC, binh đoàn vận tải trực thuộc BQP cùng với các đoàn vận tải khu vực, binh đoàn vận tải đường thủy. VTCL có nhiệm vụ vận chuyển vật chất, cơ động bộ đội từ hậu phương cấp chiến lược đến hậu phương cấp chiến dịch theo lệnh của BQP. Trong 16 năm hoạt động Binh đoàn Trường Sơn đã chở 1,5 triệu tấn vật chất, đưa đón 2,5 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ.

        VẬN TẢI CHIẾN THUẬT, vận tải quân sự do lực lượng vận tải của các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn, tỉnh đội thực hiện. Trong KCCP, VTCT chủ yếu sử dụng dân công và bộ đội chiến đấu. Trong KCCM ở mỗi sư đoàn, tỉnh đội có tiểu đoàn vận tải liên hợp (thô sơ và cơ giới); trung đoàn có đại đội vận tải bộ; tiểu đoàn có trung đội vận tải.

        VẬN TẢI CON THOI, vận tải quân sự được thực hiện bằng cách chở hàng quay vòng và xếp, dỡ ở hai đầu giao nhận nhiều lần trong một ngày, trên cự li ngắn của một hành trình nhất định. VTCT được vận dụng rộng rãi cả thời bình và thời chiến trong những trường hợp giải tỏa ga, cảng, thu hồi, dồn dịch kho tàng... Cần bố trí và điểu hành hoạt động cân đối giữa năng lực xếp dỡ hai đầu với số lượng phương tiện vận tải, không để ùn tắc nơi giao nhận hàng.

        VẬN TẢI CUỐN CHIẾU, vận tải quân sự được thực hiện bang cách tập trung lực lượng chuyển hết toàn bộ khối lượng hàng hóa ở cung này, rồi đến cung khác cho đến khi tới đích.

        VẬN TẢI ĐI THÁNG, vận tải quân sự được thực hiện bằng cách chuyển hàng từ nơi nhận đến nơi trả hàng cuối cùng, không qua khâu giao nhận trung gian hoặc các kho trung chuyển, bảo đảm kịp thời phục vụ theo yêu cầu tác chiến. VTĐT được áp dụng khi cần chuyển hàng gấp, chở hàng đặc biệt không cho phép bốc dỡ nhiều lần.

        VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, vận tải quân sự bao gồm tổng hợp các hình thức vận tải khác nhau nhằm vận chuyển bộ đội, vũ khí, trang bị kĩ thuật và vật chất hậu cần bằng đường bộ. VTĐB gồm; phương tiện vận tải; đường sá; phương tiện cấp phát xăng dầu (trạm cấp phát xăng dầu); trạm điều độ; trạm bảo dưỡng; xưởng sửa chữa; kho... Theo phương tiện vận tải, có: vận tải cơ giới; vận tải bằng phương tiện thô sơ; vận tải bằng súc vật (trâu bò, voi, ngựa); vận tải bằng sức người (gùi, thồ). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng VTĐB đã bảo đảm cơ động hàng trăm nghìn quân và vũ khí, trang bị kĩ thuật, sử dụng 3.400 xe cho vận tải chiến lược và 6.000 xe cho vận tải chiến dịch, khối lượng vận chuyển hơn 1 tỉ tấn/kilômét.

        VẬN TẢI ĐƯỜNG KHÔNG, vận tải quân sự, có nhiệm vụ vận chuyển bộ đội, trang bị kĩ thuật và vật chất hậu cần bằng máy bay. VTĐK gồm: phương tiện vận tải, sân bay (đường bàng, nơi đỗ máy bay...); các phương tiện cung cấp năng lượng; xưởng sửa chữa; trạm bảo dưỡng; các thiết bị chỉ huy, liên lạc... Phương tiện VTĐK đã sử dụng ở VN: máy bay vận tải QS (An-24: An-26; An-30...), máy bay hành khách (Tu. IL...) và máy bay lên thẳng. Trong KCCM, 1973 đã sử dụng máy bay lên thẳng vận chuyển ống xây dựng đường ống xăng, dầu. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh đã dùng nhiều loại máy bay lên thẳng, máy bay vận tải để chuyên chở quân, vũ khí, trang bị kĩ thuật...


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 03:54:26 am

        VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT, vận tải quân sự thực hiện vận chuyển bộ đội, vật chất hậu cần kĩ thuật QS bằng phương tiện vận tải đường sắt. VTĐS chủ yếu do cấp vận tải chiến lược phối hợp với ngành đường sắt tổ chức thực hiện. Trong KCCP và KCCM. VTĐS đã kết hợp chặt chẽ với ngành đường sắt và nhân dân các địa phương phục vụ tốt nhiệm vụ QS. Trong KCCP, một mặt ta phá hủy nhiều đoạn đường sắt để ngăn chặn địch sử dụng vận chuyển lực lượng, vũ khí đạn dược; mặt khác ta tận dụng khai thác để vận chuyển lực lượng, vũ khí đạn dược, vật chất hậu cần, kĩ thuật phục vụ cho bộ đội chiến đấu. Trong KCCM và giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, VTĐS đảm nhận hầu hết việc vận chuyển quân đường dài Bắc-Nam, phần lớn vũ khí đạn dược và binh khí kĩ thuật đảm bảo cho chiến trường. Trên hệ thống đường sắt quốc gia, QĐ có đại diện ngành vận tải QS, dọc tuyến đường sắt đặt các trạm quân vận. Ngoài ra, còn có các nhánh đường sắt QS, kết hợp với ngành đường sắt tổ chức thực hiện nhiệm vụ vận tải QS.

        VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY, vận tải quân sự thực hiện chuyên chở lực lượng, binh khí kĩ thuật, vật chất hậu cần - kĩ thuật bằng các phuơng tiện thủy cơ giới và thô sơ (tàu, thuyền, bè, mảng...), ưu điểm của VTĐT là có tính kinh tế cao, vận chuyển cùng một lúc được nhiều hàng hóa, hoặc những loại hàng có khối lượng, kích thước lớn mà các phương thức khác không thực hiện được. Theo phạm vi hoạt động, VTĐT dược phân thành các loại: vận tải thủy nội địa (trên sông, kênh, hồ); vận tải biển pha sông (trên sông, kênh, hồ, vịnh, ven biển); vận tải biển (trên biển và đại dương). Trong KCCM, lực lượng VTĐT sử dụng tuyến đường vận tải chiến lược đường Hồ Chi Minh trên biển đã huy động hàng nghìn lần chiếc tàu, tổ chức vận chuyển gần 200 nghìn tấn vũ khí. đạn dược, trên 80 nghìn lượt người chi viện cho các chiến trường miền Nam. Hiện nay, VTĐT là phương thức chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ vận tải chi viện cho các đảo trong vùng biển tổ quốc.

        VẬN TẢI LẬT CÁNH, vận tải quân sự được thực hiện bằng cách chuyển lực lượng vận tải từ hướng (tuyến) này sang hương (tuyến) khác để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu tác chiến. Trong KCCM, VTLC đã được vận dụng có kết quả trên chiến trường, nhất là ở khu vực Đông và Tây Trường Sơn.

        VẬN TẢI LÓT Ố, vận tái quân sự được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị tác chiến nhằm đưa một số phương tiện vật chất (đạn dược, vũ khí...) đến để sẵn ở các điểm, các khu vực, theo kế hoạch tác chiến. Nơi lót ổ thường ở gần hoặc trong chiều sâu các khu vực bố trí của đối phương. Khi VTLÔ phải bí mật, có kế hoạch đối phó với các tình huống địch trinh sát, phong tỏa và đánh phá trong quá trình vận tải.

        VẬN TẢI QUÂN SỰ, bộ phận của hậu cần QĐ làm nhiệm vụ vận chuyển phương tiện vật chất, bộ đội. VTQS chia thành ba cấp: vận tải chiến lược, vận tải chiến dịch, vận tải chiến thuật. Theo phương tiện vận tải, có: vận tải đường bộ, vận tải đường thủy, vận tải đường không, vận tải đường sắt, vận tải đường ống xăng dầu. Trong KCCP và KCCM, VTQS kết hợp với ngành giao thông vận tải nhà nước và nhân dân địa phương đã tăng thêm sức mạnh và hiệu quả của công tác vận tải tiếp tế cho các mặt trận.

        VẬN TẢI THEO CUNG, vận tải quân sự mà lực lượng vận tải hoạt động ổn định trong phạm vi cung đoạn được phân công. Người và hàng hóa được chuyển giao theo từng cung vận chuyển, để chuyển dần tới đích. VTTC thường được tổ chức khi tuyến vận tải dài, khối lượng vận chuyển lớn, đường sá khó khăn, hoặc cần phân tán lực lượng vận tải để giảm bớt thiệt hại do đối phương đánh phá, bảo đảm thuận tiện cho việc quản lí, chỉ huy và các mặt bảo đảm khác.

        VẬN TẢI THÔ SƠ, vận tải quân sự sử dụng các loại phương tiện có kết cấu đơn giản, sức chở nhỏ (dưới 5t), chủ yếu dựa vào sức người, súc vật hay yếu tố thiên nhiên (sức gió, sức nước...) để chuyên chở trang bị, vật chất hậu cần, kĩ thuật, cơ động lực lượng theo yêu cầu nhiệm vụ tác chiến.

        VẬN TẢI TIẾP SỨC, vận tải quân sự được thực hiện bằng cách thay đổi lực lượng vận tải ở các cung chặng để liên tục chuyển hàng từ nơi nhận đến nơi giao hàng, không dừng lại ở kho bãi. Được sử dụng khi có nhu cầu khẩn cấp cần một hoặc một số mặt hàng cho chiến đấu. Khi thực hiện VTTS dù thay người điều khiển, hoặc thay phương tiện và sang hàng, thì đơn vị vận tải phụ trách ở từng cung vận chuyển vẫn phải chịu trách nhiệm quản lí, chỉ huy và bảo đảm để vận chuyển thông suốt, an toàn.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 03:55:29 am

        VẬN TỐC TRUNG BÌNH của xe quân sự, quãng đường trung bình xe chạy trong một đơn vị thời gian ở những điều kiện chuyển động nhất định; một trong những tiêu chí cơ bản đánh giá khả năng cơ động của xe. Đơn vị tính tuỳ thuộc hệ đơn vị được sử dụng ở mỗi nước và nội dung nhiệm vụ cẩn nghiên cứu. Trong hệ SI, đơn vị VTTB thường dùng là km/h (đối với hoạt động khai thác sử dụng xe) hoặc m/s (đối với các hoạt động khảo sát nghiên cứu). Giá trị VTTB của một xe riêng lẻ phụ thuộc vào tính năng kĩ thuật hệ thống động lực -  truyền lực, chất lượng hệ thống treo, điều kiện chuyển động và trình độ người lái. Khi hành quân theo đội hình, VTTB còn phụ thuộc vào quy mô, trình độ tổ chức hành quân và các hoạt động bảo đảm. Có: VTTB kĩ thuật là giá trị VTTB lớn nhất (có thể đạt được trong một điều kiện chuyển động nhất định không bị hạn chế bởi trình độ người lái cũng như các yếu tố tổ chức) và VTTB thực (là giá trị VTTB trong các điều kiện chuyển động và tổ chức cụ thể).

        VẬN TRỪ HỌC QUÂN SỰ, bộ phận của vận trù học, phân tích hoạt động QS hoặc có liên quan đến QS, so sánh khách quan các phương án giải quyết khác nhau theo các đặc tính được định lượng của chúng và tìm ra phương án tối ưu về mục tiêu, về tổ chức, về phân bố, sử dụng (con người, phương tiện trang bị, vũ khí, nguồn dự trữ vật chất)... VTHQS (với các công cụ khoa học là mô hình hóa toán học và máy tính điện tử) trở thành bộ phận quan trọng của lí luận chỉ huy trong QS. Được sử dụng để đánh giá hiệu quả chỉ huy, huấn luyện, đảm bảo hậu cần của QĐ... Gồm các nội dung chính: phương pháp giải quyết vấn đề vận trù như phương pháp mô hình hóa toán học và mô phỏng chiến thuật; lí luận và công cụ giải quyết vấn đề vận trù như lí thuyết xác suất, lí thuyết quy hoạch, lí luận về đối sách - quyết sách, phương pháp phân tích tầng -  mức...; nghiên cứu vận trù trong một ngành QS nào đó như lí luận sử dụng vũ khí, lí luận phân tích - trình bày tình hình chiến đấu... VTHQS có các tính chất: tính mục đích (cùng một vấn đề QS, nếu mục đích khác nhau thì có giải pháp khác nhau); tính khoa học (không dựa vào phán đoán trực quan, dự tính đại khái mà lấy phương pháp nghiên cứu theo quy trình lượng hóa vấn đề, phân tích định lượng rút ra kết quả định lượng có căn cứ hoặc đã qua thí nghiệm kiểm chứng); tính chỉnh thể (mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận, coi trọng và phát huy hiệu quả của chỉnh thể, hiệu quả đó phải lớn hơn tổng hiệu quả của các bộ phận riêng rẽ). Các bước tiến hành trong VTHQS: xác định rõ vấn đề nghiên cứu về mục đích, yêu cầu, điều kiện, biến lượng và tham số có liên quan; trình bày tỉ mì yêu cầu, nội dung của vấn để phải được giải quyết theo diễn biến thời gian để phác thảo một quyết định QS hoàn chỉnh; xây dựng mô hình thể hiện các mối quan hệ giữa các biến lượng, tham số với sự ràng buộc của mục tiêu bằng mối tương quan lôgic và phương trình toán học; giải trình mô hình bằng phương pháp toán và xử lí trên máy tính điện tử; kiểm nghiệm giải trình; lập báo cáo; chỉnh lí hoàn thiện mô hình (xt mô hình hóa trong quân sự).

        VẬT CẢN, gọi chung các vật thể, phương tiện do người làm ra hoặc cải tạo để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương. Có vc nhân tạo và vc tự nhiên (xt chướng ngại vật), vc nhân tạo, theo tính chất tác động, có: vc nổ (mìn, thủy lôi, không lôi...), vc không nổ (dây thép gai, hào, hố, vách đứng, vách hụt, hàng rào cọc, hàng rào sừng hươu, ụ cản, lưới chống ngầm, chống ngư lôi, chông tre, chông sắt, hàng rào điện, vc nhiễm độc. nhiễm xạ, vật phá hoại, khu nhiễm...). Theo mục đích sát thương, có: vc chống bộ binh, vc chống tăng, vc chống phương tiện vận tải, vc chống đổ bộ đường biển và vc chống đổ bộ đường không. Theo phân cấp quân lí trong tác chiến, có: vc chiến thuật, vc chiến dịch. Khi bố trí vật cản phải khéo léo, lựa chọn địa hình phối hợp với chướng ngại vật tự nhiên và hệ thống hỏa lực, tác dụng của vc sẽ tăng lên.

        VẬT CHẤT nh PHƯƠNG TIỆN VẬT CHẤT

        VẬT CHUẨN, địa vật hoặc yếu tố dáng đất dễ nhìn thấy và phân biệt rõ ràng với những vật khác xung quanh, khó bị mất trong quá trình tác chiến, dược vận dụng trong QS để xác định vị trí của đơn vị bộ đội, chỉ thị mục tiêu, chỉ hướng vận động, giao nhiệm vụ chiến đấu cho phân đội và chỉ huy hỏa lực, định hướng cho vũ khí, khí tài. vc do người chỉ huy xác định thống nhất trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến đấu. Đài quan sát của các phân đội phải vẽ sơ đồ VC. Trong không quân, VC dùng trong việc lái máy bay, phải chọn những vc dễ nhìn thấy từ trên không và đánh dấu trên bản đồ bay. Trong hải quân, để xác định vị trí của tàu, khi đi gần bờ phải sử dụng vc ở trên bờ hay trên biển có vẽ trên bản đồ địa hình hoặc hải đồ (nhà cao tầng, ống khói nhà máy, điểm cao, đèn biển, phao tiêu, mũi đất, đảo...).


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 03:57:09 am

        VẬT LIỆU BẢO QUẢN, vật liệu chuyên dùng để bảo quản, niêm cất trang bị và vật tư kĩ thuật. Các VLBQ thường dùng: dầu mỡ bảo quản, sơn chống gỉ, sơn men, sơn lót, vécni, chất hút ẩm, chất ức chế ăn mòn, vải làm kín, giấy nhựa chống thấm, keo dán, matít, bìa cáctông, băng dính cách điện, dây bện, dung môi hòa tan, chất tẩy rửa... Có các VLBQ chuyên dụng để bảo quản các trang bị kĩ thuật đặc biệt.

        VẬT LIỆU CẢN XẠ, vật liệu có khả năng làm giảm cường độ (làm chậm và hấp thụ) bức xạ ion hóa. Thông số đặc trưng của VLCX là hệ số làm yếu bức xạ K:

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68720486_465934747469744_7923446450384535552_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_oc=AQl_oK48jp76rHNbbobUdlAZtuELIFaNvnkMRfKdqOG9dY9pD-W5w1FPjVHR_3DvEs4&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=b00d7ea7f9f2b3ac4bde89abed5b3ae3&oe=5DD62B91)

       
        (trong đó D0 - liều chiếu xạ ban đầu, Dgh - liều chiếu xạ giới hạn an toàn). Vì khoảng đâm xuyên của các dòng hạt mang diện trong tất cả các loại vật liệu đều rất nhỏ nên tác dụng của VLCX chỉ chủ yếu đối với bức xạ nơtrôn, tia gamma và tia rơnghen. Vật liệu làm chậm bức xạ là các chất chứa hiđrô (nước), paraphin, graphit, PE, bê tông... Vật liệu hấp thụ bức xạ là chất có ti trọng lớn (sắt, chỉ, bê tông, cadimi, bo...). VLCX cho các thiết bị và công trình QS thường là chỉ, sắt, nước, bê tông, cát.

        VẬT LIỆU COMPÔDIT nh VẬT LIỆU PHỨC HỢP

        VẬT LIỆU HẤP THỤ SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN, vật liệu điện môi có hệ số hấp thụ cao và hệ số phản xạ thấp đối với sóng vô tuyến điện. Dùng ngụy trang các phương tiện, khí tài QS tránh sự phát hiện của rađa đối phương (vd: lớp phủ máy bay tàng hình), bảo vệ sinh lực khỏi tác động của bức xạ vô tuyến mạnh (lưới ngụy trang, quần - áo - mũ bảo hộ lao động trong môi trường có bức xạ vô tuyến điện).

        VẬT LIỆU PHỨC HỢP. vật liệu nhân tạo nhiều thành phần, thường gồm các chất nền (chất cơ sở) và các chất gia cường tạo nên chất lượng cao vé cơ tính, lí tính, hóa tính... Chất nền có thể là chất dẻo tổng hợp, kim loại hoặc hợp kim. Chất gia cường dưới dạng sợi, xơ hoặc phiến được tạo từ thủy tinh, kim loại, hợp kim, cacbon... VLPH cỏ tính bất đẳng hướng cao (độ bền, độ cứng theo hướng gia cường có thể lớn hơn nhiều so với các hướng khác), đáp ứng được các trị số cần thiết về độ bền nhiệt, môđun đàn hồi, độ chịu mài mòn, tính cách diện, tính hấp thụ phóng xạ và nhiều tính chất đặc biệt khác. VLPH được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo khí cụ bay, tên lửa, tàu ngầm, vỏ giáp xe tăng, thiết giáp, các thiết bị và công trình đặc biệt trong QS. Cg vật liệu compôdit.

        VẬT LIỆU TRONG SUỐT ĐỐI VỚI SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN, vật liệu cách điện, cho sóng vô tuyến điện truyền qua với độ tổn thất và méo không đáng kể. Dùng làm vỏ bọc, sơn phủ bảo vệ anten đài rađa và các thiết bị vô tuyến điện khác khỏi tác động của môi trường xung quanh.

        VẬT LIỆU TỪ, vật liệu có khả năng từ hóa với độ thay đổi từ trường lớn. Theo mức độ dễ bị từ hóa có: VLT cứng và VLT mềm. VLT cứng được chế tạo từ các hợp kim FeAlNiCo, FeCoMo, FeCoV, PtCo, các pherit...; được từ hóa đến bão hòa và được từ hóa lại trong từ trường mạnh (cường độ đến hàng chục kA/m); dùng làm nam châm vĩnh cửu và nam châm có từ trường mạnh. VLT mềm được chế tạo từ hợp kim FeNi, FeCo, pherit-Zn, pherit-Ni; được từ hóa đến bão hòa rồi được từ hóa lại trong từ trường yếu có cường độ chi đến vài trăm A/m, dùng trong sản xuất máy phát điện, máy biến áp...

        VẬT PHẢN XẠ RAĐA, vật phản xạ năng lượng sóng điện từ trong dải sóng rađa (mét, đêximét, xentimét, milimét) về các hướng cần thiết nhằm tạo mục tiêu giả để ngụy trang, tạo nhiễu thụ động đối với dài rađa, hoặc dùng trong đo đạc và quan sát khí tượng. VPXR được chế tạo theo những hình dạng khác nhau. Thường có các loại: lưỡng cực, góc phản xạ, thấu kính... Được chế tạo từ sợi, băng, dải giấy kim loại, sợi thủy tinh mạ kim loại... Trong chiến tranh VN, máy bay Mĩ thường thả VPXR để gây nhiễu hệ thống rađa phòng không của VN.

        VẬT THỂ BAY KHÔNG XÁC ĐỊNH (A. unidentified flying object, vt: UFO), gọi chung các hiện tượng quan sát được dưới dạng nguồn sáng hay vật thể bay ngang qua bầu trời với vận tốc lớn và có những biểu hiện lạ thường, nhưng chưa xác định được nguồn gốc và bản chất. Theo những người quan sát, các vật thể nảy thường có dạng hình tròn dẹt (dạng đĩa. cg đĩa bay), hình cầu. hình bông tuyết hoặc những hình dạng phức tạp khác. Được mô tả lần đầu 1.1878 tại bang Têchdat (Mĩ). Thông tin đầu tiên được công bố (cùng với việc xuất hiện tên gọi đĩa bay) tại bang Oasinhtơn (Mĩ) 1947, nhưng đến nay chưa có hiện vật, dấu vết hoặc hình ảnh chính xác nào về VTBKXĐ được thu thập và ghi nhận. Hiện có nhiều giả thuyết về các VTBKXĐ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phần lớn chúng là các hiện tượng vật lí tự nhiên trong khí quyển, chuyển động của các thiên thạch, ảo ảnh hoặc ảo giác của người quan sát. Cũng có ý kiến cho đó là các khí cụ vũ trụ của nền văn minh ngoài Trái Đất. Một số khác cho đó là những vũ khí bí mật đang trong giai đoạn nghiên cứu của các cường quốc QS.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 03:58:24 am

        VẬT TƯ CHIẾN LƯỢC. vật tư thiết yếu cần được tích lũy và dự trữ theo những kế hoạch mang tầm chiến lược cho việc sử dụng lâu dài và trong những tình huống đặc biệt như chiến tranh, khủng hoảng... Chất lượng, số lượng và chủng loại là những chỉ tiêu quan trọng nhất về VTCL. Theo phạm vi sử dụng và phân cấp quản lí, có: VTCL quốc gia, VTCL của QĐ, VTCL cho công nghiệp quốc phòng... Việc xác định danh mục VTCL của từng nước tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Những chủng loại sẵn có ở nước này lại có thể rất khan hiếm và được coi là VTCL ở nước khác. VTCL của nhiều quốc gia thường bao gồm các nguyên liệu, nhiên liệu chủ yếu cho các ngành công nghiệp, lương thực và những loại hàng hóa có tính “nhạy cảm nhất” đối với nền kinh tế quốc dân và tiềm lực quốc phòng - an ninh. Thông thường, những chủng loại vật tư mà bản thân quốc gia không có khả năng sản xuất, việc sản xuất rất dễ bị gián đoạn khi có chiến tranh hoặc phụ thuộc vào nhập khẩu mà nguồn nhập dễ bị đe dọa khi có chiến tranh, bao vây, cấm vận,... cần được xem xét để đưa vào danh mục dự trữ chiến lược. VTCL của QĐ bao gồm các loại vũ khí, trang bị QS, bộ phận thay thế, sản phẩm hậu cần, các loại vật liệu, nhiên liệu,... cần được dự trữ sẵn sàng cho nhu cầu hoạt động QS khi có chiến tranh. VTCL cho công nghiệp quốc phòng thường bao gồm các loại trang thiết bị công nghệ chuyên dụng, nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng và các nguồn dự trữ về năng lượng, nhiên liệu cho sản xuất quốc phòng và động viên công nghiệp.

        VẬT TƯ QUÂN Y, gọi chung các loại vật phẩm mà ngành quân y có trách nhiệm tạo nguồn, cung cấp và quản lí nhằm đảm bảo vật chất cho ngành hoạt động. VTQY gồm vật tư chuyên dụng và vật tư thông dụng. Vật tư chuyên dụng gồm: thuốc điều trị và phòng bệnh cho người (thuốc - thành phẩm và nguyên liệu (sinh vật phẩm) thuốc hóa dược và thuốc y học dân tộc), phương tiện băng bó, dụng cụ và máy y dược, xe đặc chủng (xe phẫu thuật, xe labô, xe khử trùng...), cơ số quân y và phiếu tờ đăng kí thống kê. Vật tư thông dụng gồm: hóa chất, dụng cụ, máy dùng cho xét nghiệm, nghiên cứu và các loại vật phẩm khác mà ngành phải bảo đảm.

        VÂY ĐIỂM DIỆT VIỆN, hình thức tác chiến dùng một bộ phận lực lượng bao vây cứ điểm (cụm cứ điểm...) buộc hoặc dụ quân dịch đến cứu viện, để dùng lực lượng chủ yếu tiêu diệt quân cứu viện. Mục tiêu bao vây phải có ý nghĩa chiến thuật, chiến dịch hoặc có ý nghĩa nhất định về chính trị, có nhiều khả năng buộc quân địch đến cứu viện. Diệt viện thường thực hiện bằng: vận động phục kích, vận động tiến công...

        VÂY HÃM THÀNH ĐÔNG QUAN (11.1426-12.1427), trận bao vây tiến công của nghĩa quân Lam Sơn vào cơ quan đầu não quân Minh (TQ) tại thành Đóng Quan (Hà Nội) trong giai đoạn phản công của khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27). Sau thất bại nặng nề trong trận Tốt Động - Chúc Động (5-7.11.1426), quân Minh dưới quyền chỉ huy của Vương Thông lui về cố thú thành Đông Quan, đồng thời tăng cường phòng giữ các thành lớn (Điêu Diêu, Thị cầu, Xương Giang, Khâu Ôn, Tam Giang, cổ Lộng, Tây Đô, Nghệ An...), dùng kế hoãn binh vờ giảng hòa với nghĩa quân để kéo dải thời gian chờ viện binh sang ứng cứu. Nắm được âm mưu của địch, từ 22.11.1426 nghĩa quân bắt đầu đánh chiếm các doanh trại ở ngoại vi thành Đông Quan rồi tiến lên vây hãm thành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Lợi. Trong hơn một năm kết hợp đấu tranh chính trị, ngoại giao và QS, nghĩa quân đã khiến cho quân Minh ở Đông Quan ngày càng cô lập và nao núng tinh thần, đặc biệt sau khi lực lượng viện binh do Liễu Thăng chỉ huy bị tiêu diệt (x. trận Chi Lăng - Xương Giang, 8.10-3.11.1427), buộc Vương Thông phải chấp nhận rút quân về nước (x. hội thề Đông Quan, 16.12.1427). VHTĐQ góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh chống Minh.

        VÂY HÃM THÀNH NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA (1425), các trận bao vây tiến công của nghĩa quân Lam Sơn vào quân Minh (TQ) tại Nghệ An, Tân Bình (Quảng Bình), Thuận Hóa (Quảng Trị, Thừa Thiên) trong khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27). Từ 10.1424 nghĩa quân bắt đầu tiến vào Nghệ An theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, liên tiếp giành thắng lợi lớn ở Bồ Lạp, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải, giải phóng nhiều châu, huyện và tổ chức vây hãm thành Nghệ An. 5.1425 quân Minh ở thành Nghệ An phối hợp với viện binh từ Đông Quan (Hà Nội) vào ứng cứu, cố gắng mở cuộc phản kích nhằm giành lại thế chủ động, nhưng bị đánh bại ở Đỗ Gia, phải lui vào thành cố thủ. không dám giao chiến. Nhân đà thắng lợi, 8.1425 hai cánh quân thủy bộ của nghĩa quân phát triển vào Tân Bình, Thuận Hóa là nơi quân Minh sơ hờ và bị cô lập, đánh thắng địch ở Hà Khương, giải phóng đất đai và vây chặt hai thành Tân Bình, Thuận Hóa. VHTNA,TB,TH cùng với việc giải phóng đất đai từ Thanh Hóa trở vào đã tạo cho nghĩa quân thế đứng vững chắc ở phía nam, có thêm sức người sức của chuyển sang giai đoạn phản công chiến lược đánh bại quân Minh ở phía bắc.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 03:59:53 am

        VÂY LẤN, hình thức chiến thuật tiến công địch trong công sự lâu bền bằng cách bao vây, tiêu hao, phá hoại và lấn chiếm từng bước làm cho chúng suy yếu dần, tiến đến tiêu diệt. Tư tưởng chỉ đạo VL: “quyết, vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt”. Để thực hiện VL, phải bao vây chặt ở mặt đất và triệt (hạn chế) đường không, lấn chiếm dần bằng lấn dũi và nhảy cóc, nắm thời cơ để tiến công dứt điểm. VL được vận dụng khi chưa đủ điều kiện tiến công tiêu diệt ngay quân địch. VL được hình thành rõ nhất ở chiến dịch Điện Biên Phủ trong KCCP và được vận dụng trong KCCM ở VN.

        VECĐOONG, thành phố ở đông bắc Pháp, từ tk 17 là pháo đài án ngữ các tuyến đương từ đông bắc Pháp tới Pari. Trong CTTG-I, là trung tâm khu vực phòng thủ kiên cố, gồm 4 trận địa phòng ngự có chiều sâu 15-18km; đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ các kế hoạch của Bộ chỉ huy Đức (xt trận Vecđoong, 21.2-18.12.1916).

        “VỂ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM”, tác phẩm tập hợp những bài viết và nói về QS từ 1939-86 của Lê Duẩn, do Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản 1993, gồm 43 bài. Nội dung chủ yếu bàn về các vấn đề: đấu tranh vũ trang; chiến tranh giải phóng; nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh; khoa học QS và nghệ thuật QS VN, trong đó, vấn đề cơ bản, xuyên suốt là quan điểm chiến tranh nhân dân Việt Nam trong KCCP và KCCM. “VCTNDVN” đã góp phần tổng kết thực tiễn tiến hành chiến tranh nhân dân và phát triển lí luận QS, khoa học QS VN.

        VỆ (cổ), đơn vị tổ chức của QĐ một số triều đại phong kiến VN và TQ. Có cơ cấu tổ chức và quân số khác nhau dưới mỗi triều đại. Thời Lí, V (cg quản) là đơn vị tổ chức của quân điện tiền, quân số 200 người. Thời Trần, V có trong quân cấm vệ, liền dưới quân (3 quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần, mỗi quân có 4 V), quân số khoảng 600 người. Thời Hồ, V có trong tổ chức của quân trấn giữ phủ, lộ, châu; liền trên đội (V gồm 18 đội, mỗi đội 18 người). Thời Hậu Lê, V là đơn vị tổ chức của quân thiết đột (1418-27), của vệ quân các đạo (1428-69; có 5 đạo, mỏi đạo có 5-6 V); từ 1470 là đơn vị tổ chức của quân các đạo (thời Hậu Lê) và cả quân ở kinh đô và có sự phân biệt trong thành phần: V ở các đạo (mỗi đạo thường có 1 V) gồm một số sở thiên hộ và sở bách hộ (x. sà), quân số khoảng 5.600 người; trong quân ở kinh đô V gồm một số ti (đơn vị chiến đấu, canh gác hoặc phục vụ), quân số không thống nhất. Thời Nguyễn, giai đoạn 1802-27, V (tương đương cơ) là đơn vị tổ chức cơ bản trong bộ binh, pháo binh, tượng binh, thủy binh và kị binh; liền trên đội, dưới doanh-, quân số khoảng 500 người (10 đội, mỗi đội 50 người). Từ 1827 (dưới đời Minh Mạng) hầu hết các V chỉ được tổ chức trong quân đóng ở kinh dô (xt lính vệ, lính cơ). Ở TQ, V có từ đầu triều Minh. V thường có 5.600 người.

        VỆ BINH, 1) lực lượng chuyên canh gác, bảo vệ mục tiêu QS quan trọng (cơ quan, doanh trại, kho tàng, xí nghiệp quốc phòng...). Thường được tổ chức thành phân đội ở các đơn vị cấp trung đoàn (và tương đương) trở lên. VB được quy định về tổ chức lần đầu tiên theo sắc lệnh số71-SLngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Đổi tên thành: lực lượng cảnh vệ và điều chình giao thõng (1980); cảnh vệ (1993); 2) chiến sĩ thuộc đơn vị cảnh vệ; 3) lính thuộc quân phủ vệ cuối đời Lê Trung Hưng từ 1742.

        VỆ BINH BẮC VIỆT X. BẢO CHÍNH ĐOÀN

        VỆ BINH CỘNG HÒA NAM KÌ, LLVT do Pháp thành lập 1.10.1946 cho chính phủ Nam Kì tự trị (do Pháp lập ra 3.1946 với âm mưu chia cắt lâu dài VN). Đổi thành Vệ binh Nam Việt (9.6.1948) và trở thành bộ phận của Vệ binh quốc gia (13.4.1949). Tổ chức thành các đại đội, liên đội (gồm một số đại đội) và trung đoàn (gồm một số liên đội). Tới cuối 1953 có 4 trung đoàn (gồm 21 liên đội, chia thành 62 đại đội) với quân số trên 8.000 người. Từ 1955 tổ chức lại thành 20 tiểu đoàn lãnh thổ, và được chuyển giao cho chính quyền Sài Gòn. VBCHNK chủ yếu làm nhiệm vụ lãnh thổ (bình định, bảo vệ địa phương); không có vai trò đáng kể trong chiến tranh xâm lược của Pháp tại VN những năm 1945-54.

        VỆ BINH NAM VIỆT X. VỆ BINH CỘNG HÒA NAM KÌ

        VỆ BINH QUỐC GIA, LLVT chính quy đầu tiên của chính phủ Bảo Đại (1949-54). Thành lập 13.4.1949 trên cơ sở thống nhất Vệ binh Đông Dương, Vệ binh cộng hòa Nam Kì, Bảo vệ quân ở Trung Kì, Bào chính đoàn ở Bắc Kì và các đơn vị ngự lâm quân; gồm khoảng 45.000 người, ban dầu tổ chức thành đại đội, liên đội (3-5 đại đội), trung đoàn (2-4 liên đội). Trở thành lực lượng chính quy của QĐ quốc gia VN từ 11.5.1950 (từ 1952 QĐ quốc gia VN gồm VBQG. 33 tiểu đoàn VN (BVN) và 494 đại đội Phụ lực quân do Pháp xây dựng chuyển giao). VBQG do Pháp tổ chức, trang bị và chỉ huy (từ 1952 do BTTM QĐ quốc gia VN điều hành, nhưng thực tế Pháp vẫn nắm quyền chỉ huy). Được xây dựng thành các tiểu đoàn bộ binh, phát triển các đơn vị thiết giáp (1950), thông tin, công binh, pháo binh, không quân, hải quân (1951) và hệ thống các trường QS. Đơn vị tổ chức cao nhất qua các thời kì: sư đoàn VN theo lãnh thổ quân khu, gồm 9-10 tiểu đoàn (1952); liên đoàn lưu động, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh và đơn vị trực thuộc (1953-54); trung đoàn, gồm 3-4 tiểu đoàn (cuối 1954). Quân số cao nhất của VBQG (1954) tới 167.000 người (trong tổng số trên 205.000 người thuộc QĐ quốc gia VN). Sau 7.1954 phần lớn VBQG được cải tổ, chuyển thành chủ lực quân và Bảo an đoàn (1955) của QĐ Sài Gòn.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:01:24 am

        VỆ BINH TRUNG VIỆT X. BẢO VỆ QUÂN

        VỆ QUỐC ĐOÀN, tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam thời kì sau cách mạng tháng Tám 1945. Được xác định là QĐ quốc gia theo sắc lệnh 71-SL ngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH.

        VỆ SINH QUÂN SỰ, chuyên ngành của vệ sinh học và y học QS nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường, đặc điểm sinh hoạt và lao động QS tới sức khỏe, khả năng chiến đấu và công tác của bộ đội trong thời bình và thời chiến. Gồm: vệ sinh trú quân, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh quân phục, vệ sinh lao động QS... VSQS có nhiệm vụ: xây dựng tiêu chuẩn sinh hoạt, lao động QS, đề xuất các biện pháp y sinh học, các yêu cầu kĩ thuật nhằm cải thiện môi trường trong khu vực trú quân, công trình QS, cải tiến chất lượng nước, điều kiện vệ sinh dinh dưỡng, góp phần đảm bảo sức khỏe cho bộ đội trong mọi tình huống, đề xuất tiêu chuẩn tuyển lựa, theo dõi sức khỏe và dự phòng bệnh nghề nghiệp cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng.

        VỆ SƠN, núi ở xã Vân Diên, h. Nam Đàn, t. Nghệ An, cạnh Sông Lam, tây thị trấn Nam Đàn 3km. Tại đây Mai Hắc Đế xây thành Vạn An để chống quân đô hộ nhà Đường. Cg Núi Đụn hay Đục Sơn.

        VỆ TINH ĐỊA TĨNH, vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vị trí hầu như cố định so với mặt đất, nghĩa là chuyển động trên quỹ đạo địa tĩnh với vận tốc góc bằng vận tốc góc của Trái Đất tự quay quanh trục của nó. Có ưu điểm: khi sử dụng không phải xác định tọa độ của VTĐT theo thời gian, giảm được độ phức tạp của thiết bị ở Trái Đất. Mỗi VTĐT có thổ quan sát 42,3% bề mặt Trái Đất nên chỉ cần đặt 3 chiếc cách nhau 120° là đủ quan sát toàn bộ bề mặt Trái Đất. VTĐT dùng chủ yếu cho liên lạc viễn thông, truyền hình, quan sát thăm dò khí tượng và cho mục đích QS. Hiện Nga có các VTĐT Rađuga, Gôridôn, Êcơran... Mĩ có: ATS-1, -3, -5, -6, Intơxơt... VTĐT được dùng cho nhiều nước.

        VỆ TINH NHÂN TẠO của Trái Đất, khí cụ bay vũ trụ không người điều khiển, được đưa lên vũ trụ và chuyển động tự do theo quỹ đạo quanh Trái Đất. Độ cao bay nhỏ nhất của VTNT (khoảng cách từ Trái Đất đến điểm cận địa của quỹ đạo) không dưới 140-150km, độ cao lớn nhất (đến điểm viễn địa) từ hàng trăm đến vài trăm ngàn kilômét. Chu kì bay quanh Trái Đất tuỳ theo độ cao bay trung bình có thể từ 1,5h đến vài ngày. Để bay theo quỹ đạo này, VTNT phải có tốc độ bằng hoặc lớn hơn tốc độ vũ trụ cấp 1. VTNT đầu tiên trên thế giới là Xputnic-1 của LX (nặng 83,6kg, dạng hình cầu, đường kính 580mm, được phóng 4.10.1957 lên quỹ đạo elip, độ cao quỹ đạo tại điểm cận địa 228km, tại điểm viễn địa 947km). Sau đó VTNT được phóng ở Mĩ (1958), Pháp (1965), Ôxtrâylia (1967), Nhật, TQ (1970), Anh (1971) và một số nước khác. Được sử dụng cho nghiên cứu khoa học (các vệ tinh Coxmot, Electron, Prôton, Prognoz... của LX trước đây và Nga hiện nay; ERTS của Mĩ...) hoặc các nhiệm vụ ứng dụng như thông tin liên lạc (Monhia, Rađuga... của LX, SINCOM của Mĩ...), dẫn đường (NAVSTAR, Trandit của Mĩ, GLONASS của Nga...), khí tượng (Meteor của LX cũ, Tirôt và Nimbut của Mĩ...), trắc địa,... vệ tinh thử nghiệm (OV của Mĩ...). Đặc biệt, VTNT được sử dụng nhiều cho mục đích QS (trinh sát, gây nhiễu, đánh chặn và tấn công từ vũ trụ...) như các vệ tinh Đixcayơri, Samos, Feret, ESSA, Lacrose, Orion, Crixtan... (MT); Yanta, Oco, Cometa... (Nga); Xcainet-4B (Anh)...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67805541_465934760803076_7538295730562138112_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_oc=AQn_VKaK6aR_7T6Vs_74ZMY-tXmxClV3aO0csM3sNQljzSFmxc-jLr07ZI6saTNzvnM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=7933c7aad40640f6291ccbb6002819ec&oe=5DE45FCF)


        VỆ TINH QUÂN SỰ, vệ tinh nhân tạo của Trái Đất dùng cho mục đích QS như: thu thập tin tức tình báo về bố trí lực lượng, trang bị kĩ thuật, tiềm năng QS và kinh tế; kiểm soát việc phóng các khí cụ bay, các vụ nổ hạt nhân của đối phương; dẫn đường, thông tin liên lạc; đánh chặn hoặc tiến công từ vũ trụ hoặc trong vũ trụ... VTQS có nhiều loại: trinh sát. liên lạc, dẫn đường, điều khiển, đa năng... Vệ tinh trinh sát ra đời sớm nhất và được sử dụng rộng rãi với các ưu điểm: phạm vi trinh sát rộng, không bị hạn chế bởi biên giới quốc gia và địa hình; thu thập, truyền tin nhanh, chính xác, tin cậy, an toàn. Trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990- 91), chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Apganixtan (2001), VTQS đã thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay nhiều nước (Mĩ, Nga, Nhật, Anh, Pháp, Ấn Độ, TQ...) đã có VTQS


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:02:16 am

        VỆ TINH TRINH SÁT, vệ tinh quân sự chuyên dùng cho các hoạt động trinh sát vũ trụ, được sử dụng sớm nhất và nhiều nhất, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập tin tức tình báo về thế bố trí chiến lược LLVT, các hoạt động QS quy mô lớn cũng như các sự kiện đột phát, hệ thống các trang thiết bị KTQS, tiềm lực kinh tế - quốc phòng, các vụ thử nghiệm vũ khí, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân và vũ khí chiến lược... của các quốc gia. Xuất hiện từ 1959, VTTS phát triển nhanh, thành một trong những công cụ tình báo QS hữu hiệu nhất của các nước phát triển, bộ phận hợp thành của hệ thống vũ khí chiến lược và hệ thống chỉ huy tự động hóa hiện đại. Ưu điểm: phạm vi trinh sát rộng; thu thập và truyền thông tin với tốc độ cao, chính xác, tin cậy, an toàn; hiệu quả trực quan tốt, khả năng sống còn cao, không bị hạn chế bởi ranh giới quốc gia và các điều kiện địa lí. Theo mục đích, nhiệm vụ và loại hình trang thiết bị được sử dụng, có: VTTS chụp ảnh, VTTS điện tử (bao gồm vô tuyến truyền hình, VTTS kĩ thuật vô tuyến và hồng ngoại), vệ tinh giám sát biển, vệ tinh cảnh báo, vệ tinh do thám các vụ nổ hạt nhân và các VTTS đa năng khác. Các VTTS trong hệ thống trinh sát chiến lược hiện nay là Crixtan, Lacrose, Eorsat, Orion, Trumpet...(Mĩ); Prognoz, Oco, Yanta, Cometa... (Nga); Heliot, Cerise (Pháp); FSW-1/ -2 (TQ), Offeq-3 (Ixraen)...

        VỆ ÚY (cổ), chức quan võ chỉ huy một vệ trong QĐ một số triều đại phong kiến. Ở VN, QĐ Nguyễn theo quan chế, phẩm trật của VU là chánh tam phẩm hoặc tòng tam phẩm. Giúp việc cho VU là phó VU (tòng tam phẩm hoặc, chánh tứ phẩm). ở TQ, VU là một trong 9 chức quan thời Hán, Chiến Quốc. Thời Đường đổi thành VU khanh. Thời Minh bỏ chức này.

        VÊNÊXUÊLA (Cộng hòa Vênêxuêla, Bôlivariana; República Bolivariana de Venezuela, A. Bolivarian Republic of Venezuela), quốc gia ở bắc lục địa Nam Mĩ. Dt 912.445km2; ds 24,65 triệu người (2003); 67% người lai, 21% người da trắng, 10% người da đen, 2% người da đỏ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: 96% đạo Thiên Chúa, 2% đạo Tin Lành. Thủ đô Caracat. Chính thể cộng hòa liên bang, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Địa hình chia thành 3 vùng: phía tây bắc và phía bắc là triền núi thuộc hệ thống núi Anđet (đỉnh Bôliva cao nhất 5.007m). Vùng trung tâm là đồng bằng sông Ôrinôcô. Phía nam là sơn nguyên Guyana (cao 300-400m, có những khối núi riêng biệt, đỉnh cao nhất 3.014m). Rừng nhiệt đới che phủ 50% diện tích. Sông chính: Orinoco. Lãnh thổ còn bao gồm 72 đảo trong vùng biển Caribê. Tài nguyên phong phú: dầu mỏ (đúng đầu Mĩ Latinh về ưữ lượng, sản lượng và xuất khẩu), sắt, than đá, vàng, kim cương, mănggan. Nước đang phát triển. Các ngành công nghiệp chính: công nghiệp dầu mỏ, khai thác quặng sắt, khí tự nhiên, vàng, kim cương: sắt. Công nghiệp QS bắt đầu phát triển. Nông nghiệp phát triển chậm; cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, thuốc lá, ca cao, bông, mía, cà phê, chuối. Ngành chăn nuôi chiếm 50% giá trị sản lượng nông nghiệp. GDP 124,948 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 5.070 USD. Thành viên LHQ (15.11.1945), Tổ chức các nước châu Mĩ, Hệ thống kinh tế Mĩ Latinh, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. LLVT: lực lượng thường trực 82.300 người (lục quân 34.000, hải quân 18.300, không quân 7.000, cận vệ quốc gia 23.000), lực lượng dự bị 8.000. Trang bị: 81 xe tăng chủ lực, 191 xe tăng hạng nhẹ, 30 xe thiết giáp trinh sát, 290 xe thiết giáp chở quân, 92 pháo mặt đất xe kéo, 10 pháo tự hành, 20 pháo phản lực, 225 súng cối, 24 tên lửa chống tăng, 2 tàu ngầm, 6 tàu frigat, 3 tàu tên lửa, 3 tàu tuần tiễu, 4 tàu đổ bộ, 6 tàu hộ tống, 128 máy bay chiến đấu (F-16A/B, CF-5A, Miragiơ 50EV/DV), 40 máy bay trực thăng vũ trang, tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa phòng không... Ngân sách quốc phòng 1,053 tỉ USD (2002).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67839568_465934794136406_6825185641639182336_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_oc=AQlzNYZKl2QpvZAIbIVorm0Qm7dvuRgGvyS6r42ae07NHdXwUFuxurkLecMZa_s43fc&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=fd32221a4524ef8b0151fbdb3f858446&oe=5DE1525B)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:03:47 am

        VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH, tổn thương do vũ khí, đạn dược sử dụng trong chiến tranh gây ra. Thường gặp nhất là các vết thương do đạn thẳng hoặc mảnh phá (đạn pháo, cối, lựu đạn...). Có các loại: vết thương chột (đạn và mảnh phá còn lưu lại trong cơ thể, chỉ có lỗ vào); vết thương xuyên (có lỗ vào, đường ống vết thương, lỗ ra); vết thương sượt (đạn hoặc mảnh phá đi tiếp tuyến qua phần ngoài của cơ thể). VTCT thường bị nhiễm trùng do các vi khuẩn có trên da, quần áo, do các dị vật xâm nhập từ môi trường diễn ra chiến sự. Các mô tạng bị đứt rách, phá hủy, các cục máu đông ở vết thương là điều kiện thuận lợi để nhiễm khuẩn phát triển. Do điều kiện chiến đấu nên thời gian xử lí vết thương không thể thực hiện được sớm, do đó ảnh hưởng đến tiến triển và tiên lượng vết thương. VTCT do sức nổ, vũ khí gây cháy, vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân,... gây ra có những đặc điểm riêng về bệnh lí và về cách cấp cứu điều trị.

        VI DÂN (Nguyền Văn Trợ; 1923-47), chi đội trưởng Chi đội Vi Dân. Quê xã Duy Hải, h. Duy Tiên, t. Hà Nam; nhập ngũ 1945; đv ĐCS VN (1945). Năm 1942-44 hoạt động trong phong trào công nhân cứu quốc tại Hà Nội. 5.1945 đội trưởng Đội công nhân xung phong thành Hoàng Diệu (tổ chức bán vũ trang do Thành ủy Hà Nội trực tiếp chỉ đạo); tham gia khởi nghĩa giành, chính quyền tại thủ đô Hà Nội. 19.8.1945 chi đội trưởng Chi đội Việt Nam giải phóng quân đầu tiên của Hà Nội (Chi đội Vi Dân), bảo vệ chính quyên CM và Lễ tuyên ngôn độc lập (2.9.1945). Ngày 30.10.1945 chỉ huy chi đội tham gia Bộ đội Nam tiến. 1946-47 chi đội phó rồi chi đội trường Chi đội 4 Phú Yên, trung đoàn trường Trung đoàn 95 kiêm trưởng ban QS tinh Bình Định. Hi sinh (14.3.1947) trong trận đánh đồn Tú Thủy, An Khê, Bình Định (nay là h. An Khê, t. Gia Lai).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67896438_465934780803074_7169344210041044992_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_oc=AQk5otbp5HtJr9zoWjfoIcoTIbOqWTYvfDjSafcaJd6woz6lP--FW3YHLRMpxY1WFrY&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=3ed3d15ed00434bbf47c2148fe6188e7&oe=5DDAAB44)


        VI QUỐC THANH (Wei Guoqing; 1913-89), trường đoàn cố vấn QS Quán giải phóng nhân dân Trung Quốc giúp QĐND VN trong KCCP (1950-55). Người h. Đông Lan, t. Quảng Táy (TQ), dân tộc Choang; thượng tướng (1955); đv ĐCS TQ (1931). Năm 1929 tham gia khởi nghĩa Bách sắc. 1934-36 tham gia Vạn lí trường chinh, trưởng đoàn đại biểu Đặc khoa đại học Hồng quân. Trong chiến tranh chống Nhật, hiệu trưởng Trường lưu động Tổng bộ Bát lộ quân; chính ủy kiêm lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 9, Sư đoàn 3 Tân tứ quân. 1944 chỉ huy chiến dịch Tây Tiến. Trong chiến tranh giải phóng, tư lệnh kiêm chính ủy Tung đội 2, Dã chiến quân Hoa Đông; tư lệnh Binh đoàn Bắc Giang Tô; chính ủy Binh đoàn 10. Năm 1950-55 trưởng đoàn cố vấn QS quân giải phóng nhân dân TQ giúp QĐND VN đánh Pháp. 1956-89 chính ủy thứ nhất các quân khu: Quảng Tây, Quảng Châu; chủ nhiệm TCCT QGP nhân dân TQ; ủy viên thường vụ rồi phó chủ tịch Quân ủy trung ương ĐCS TQ; ủy viên Hội đồng quốc phòng khóa I-III; ủy viên dự khuyết rồi ủy viên chính thức BCHTƯ ĐCS TQ khoa VIII-XII, ủy viên BCT khóa X-XII; phó chủ tịch: ủy ban thường vụ quốc hội khóa IV-VII, hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc khóa IV-V.

        VI VĂN VINH (S. 1938), Ah LLVTND (1972). Quê xã Phúc Hòa, h. Tân Yên, t. Bắc Giang; nhập ngũ 1966, thượng tá (1991); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là đại đội trưởng Đại đội pháo binh 5, Tiểu đoàn 10, Trung đoàn 96, Đoàn 75, miền Đông Nam Bộ. Trong KCCM, tham gia chiến đấu 116 trận tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, chỉ huy tiểu đội, trung đội, đại đội diệt hàng nghìn địch, bắn rơi hàng chục máy bay, bán chìm hàng chục tàu chiến, phá hủy nhiều xe QS (VVV diệt 70 địch bằng súng bộ binh). Đợt chiến đấu bảo vệ trận địa sau khi trung đoàn pháo kích vào căn cứ Lai Khê (31.1.1968), suốt 5 ngày chiến đấu ác liệt, VVV chỉ huy tổ diệt hơn 300 Mĩ, bắn cháy 12 máy bay, giữ vững trận địa. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhì, 2 hạng ba).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67925793_465934800803072_4464927419714764800_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_oc=AQm45LxDsj7r0GnnDBSVhtra0n71B1Ry90M2k9-tNM3fsg3xAO-njWGzEukUIfttkiw&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d9302fdaae1021400935c9e4dc80f3d3&oe=5DE3771A)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:05:37 am

        “VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH”, hành khúc do Doãn Quang Khải (học viên khóa 6, Trường lục quân VN) sáng tác 5.1951, nói lên nguồn gốc “từ nhân dân mà ra”, mục đích “vì nhân dân mà chiến đấu” của Quân đội nhân dân Việt Nam. ca ngợi quan hệ gắn bó giữa QĐ với nhân dân, sự tin yêu của nhân dân với QĐ. Được giải thưởng của Hội văn nghệ VN 1952-53). Một trong những bài hát truyền thống của QĐND VN, được sử dụng làm nhạc hiệu Phát thanh quân đội nhân dân và Truyền hình quăn đội nhân dân.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/69324858_465934814136404_4309671030638510080_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_oc=AQmXj4z2S-Re8ouhj4MAXPILJGaBrxDjPhPB2Z1rVugiMyLXrEJBgYOzdWaUSxQyegI&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=4e9e2cc464ed67b19e921530a794c60a&oe=5DD470F7)


        VĨ TUYẾN ĐỊA LÍ, đường cắt bề mặt Trái Đất bằng mặt phẳng song song với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất. Tất cả các điểm trên một vĩ tuyến đều có cùng một vĩ độ.

        VỊ TRÍ CHỈ HUY, nơi chỉ huy chiến đấu thường ở cấp phân đội. Ở đó có: người chỉ huy, phó chỉ huy và có thể có một số trợ lí, nhân viên chuyên môn. VTCH nằm trong đội hình chiến đấu và trên hướng chủ yếu của phân đội, tiện chỉ huy và quan sát; có thể ở trong công sự hoặc trên các phương tiện cơ động... và di chuyển theo đội hình của phân đội. Vị trí, thời gian triển khai do người chỉ huy cấp trên trực tiếp quyết định hoặc phê chuẩn.

        VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, vị trí xác định của một điểm hay một khu vực so với các yếu tố được chọn làm mốc (các hệ tọa độ, vùng lãnh thổ hay các khu vực khác). Khái niệm VTĐL được cụ thể hóa trong từng chuyên ngành: trong địa toán học là tọa độ địa lí của điểm và khu vực; trong địa vật lí là vị trí tương đối của các điểm, khu vực về mặt địa vật lí đối với các lục địa, núi, đại dương, biển, sông, hồ...; trong địa chính trị, địa lí kinh tế là vị trí của đất nước, khu vực, điểm dân cư và các đối tượng khác trong hệ thống các yếu tố liên quan như các quốc gia và nhóm quốc gia, hệ thống giao thông, các thị trường, các trung tâm kinh tế... VTĐL là một yếu tố quan trọng nhất trong việc nghiên cứu và tổ chức các hoạt động thực tiễn, bao gồm hoạt động QS. Ý nghĩa thực tế của VTĐL phụ thuộc vào nội dung hoạt động được tiến hành và thay đổi trong các tình huống khác nhau.

        VỊ TRÍ TÀU THUYỂN, tọa độ của tàu thuyền trên biển, dùng vĩ độ, kinh độ hoặc phương vị, cự li từ vật chuẩn nào đó ở trên bờ (đảo) để biểu thị. Có thể xác định bằng cách dựa vào hướng chuyển động và quãng đường đi của tàu do la bàn và máy tính đường cung cấp với các số liệu về dòng chảy và gió để tính ra vị trí tàu (gọi là vị trí dự tính) hoặc bằng cách đo cự li, phương vị, các vật chuẩn trên bờ (đảo) hoặc căn cứ các thiên thể để tìm ra (gọi là vị trí xác định). Ngày nay, các phương tiện kĩ thuật vô tuyến và vệ tinh định vị được sử dụng rộng rãi để xác định VTTT trên biển, làm tăng độ an toàn hàng hải, nhất là khi đi biển trong đêm tối và tầm nhìn hạn chế. VTTT được thể hiện trên hái đồ có ghi rõ thời điểm xác định.

        VỊ TRÍ TIẾN CÔNG của đặc công, nơi mà từ đó từng người, tổ, phân đội đặc công tiến lên công kích mục tiêu được giao. VTTC thường cách mục tiêu 5-7m hoặc càng gần càng tốt. Thường chọn nơi bí mật, bất ngờ, tiện quan sát theo dõi và tiếp cận mục tiêu.

        VỊ TRÍ XUẤT PHÁT XUNG PHONG X. TUYẾN (VỊ TRÍ) XUẤT PHÁT XUNG PHONG


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:07:03 am

        VIÊN ĐẠN, đạn có đủ các phần tử cần thiết để tiến hành một lần bắn từ súng, pháo, bệ phóng... VĐ súng bộ binh gồm đầu đạn, vỏ đạn, thuốc phóng, hạt lửa liên kết với nhau thành một khối. VĐ cối gồm thân đạn, ngòi, ống và cánh đuôi, liều phóng chính và phụ. VĐ phản lực gồm đầu đạn (phần chiến đấu), ngòi, động cơ, thuốc phóng, mồi lửa điện...

        VIÊN THẾ KHẢI (Yuan Shikai; 1859-1916), quan đại thẩn triều Mãn Thanh, tổng thống nước Trung Hoa dân quốc (1912-16). Người Hạng Thành, t. Hà Nam (TQ). 1881 tham gia QĐ. Từ 1898 giúp Từ Hi thái hậu phá phong trào Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, đàn áp khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, phát triển quân dưới quyền từ 7.000 lên 19.000 người. 1901 tổng đốc tinh Trực Lê, đại thần Bắc Dương. 1905-07 thủ lĩnh lực lượng quân phiệt Bắc Dương (trên 60.000 quân), đại thần Quân cơ, rồi thượng thư Ngoại giao. 1909 bị bãi chức nhưng vẫn ngẫm ngầm khống chế quân Bắc Dương. 1911 CM Tân Hợi bùng nổ, triều đình Mãn Thanh phục chức cho VTK làm khâm sai đại thần, thống lĩnh QĐ, tổng lí nội các. Thấy phong trào CM phát triển mạnh mẽ, triều đình Mãn Thanh có nguy cơ diệt vong, VTK dựa vào sự ủng hộ của CNĐQ và thế lực Bắc Dương, ép hoàng đế triều Thanh (vua Phổ Nghi) thoái vị và buộc Tôn Trung Sơn nhường chức tổng thống (2.1912). Sau khi lên nắm quyền, VTK từng bước phản bội CM, giải tán quốc hội, xóa bỏ hiến pháp lâm thời, thay đổi thể chế nhà nước, thâu tóm mọi quyền hành, chuẩn bị dư luận lên ngôi hoàng đế. Nhưng phong trào CM phát triển mạnh, QĐ CM các tỉnh miền Nam liên kết đánh bại QĐ VTK.

        VIỄN ĐÔNG, khu vực phía đông châu Á bao gồm Đông Á (Triều Tiên, Nhật Bản, phần phía đông TQ và vùng VĐ của Nga...) và Đông Nam Á (VN, Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia...). Là một khu vực chiến lược quan trọng với nguồn nhân lực to lớn, công nghiệp phát triển, giàu tài nguyên, điểu kiện địa lí thuận tiện; nhiều căn cứ hải quân và không quân lớn.

        VIỄN THÁM, công nghệ nghiên cứu các đối tượng trên bề mặt Trái Đất bằng phương pháp đo đạc và phân tích từ các khí cụ bay vũ trụ. Cơ sở của VT là quy luật quang học về phản xạ, bức xạ của đối tượng và điểu kiện môi trường. Tính chất phản xạ hay bức xạ của đối tượng trong các vùng phổ sóng điện từ phụ thuộc vào vị trí Mặt Trời, điều kiện khí quyển, thời tiết, mùa, trạng thái mặt đất, tính năng kĩ thuật và vị trí đặt máy thu. Theo vùng phổ sóng được sử dụng, VT được chia thành 3 loại chính: VT vùng nhìn thấy và vùng hồng ngoại phản xạ, VT vùng hồng ngoại nhiệt và VT vùng sóng ngắn. Theo nguyên lí làm việc của máy thu, phân biệt hai loại kĩ thuật thu bắt chính: thụ động và chủ động. Kĩ thuật thu bắt thụ động là sự tiếp nhận sóng phản xạ và bức xạ từ nguồn ánh sáng tự nhiên. Kĩ thuật thu bắt chủ động là sự thu sóng phản hồi của đối tượng từ nguồn năng lượng nhân tạo phát ra, như sóng rađa... Sản phẩm chủ yếu của VT là ảnh vũ trụ. Dữ liệu ảnh thu được bằng công nghệ VT được chia thành hai loại chính: ảnh quét (scan) và ảnh chụp (camera). Dạng ảnh chụp điển hình từ vũ trụ là ảnh COSMOS của Nga, dạng ảnh quét khá phổ biến trên thế giới là, ảnh LANDSAT của trung tâm NASA (Mĩ). Ứng dụng lớn nhất của VT là để thành lập các bản đồ chuyên đề.

        VIỄN THÔNG, thông tin liên lạc có cự li xa và rất xa (giữa các tỉnh, bang, giữa các quốc gia); thường được thực hiện trên đường truyền hỗn hợp (vô tuyến, hữu tuyến - đặc biệt là cáp quang, vệ tinh...), với tín hiệu thoại, phi thoại (số liệu, truyền hình, fax...). VT được sử dụng rộng rãi trong QS, dân sự và có chất lượng, hiệu quả cao.

        VIỆN BẢO TÀNG QUÂN ĐỘI X. BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

        VIỆN CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ, cơ quan nghiên cứu tư tưởng QS, học thuyết, chiến lược QS..., đề xuất và tư vấn cho Đảng ủy QS trung ương, BQP về chiến lược và đường lối QS của Đảng; trực thuộc BQP. Thành lập theo quyết định số 25/QĐ-QP ngày 11.1.1990 của bộ trưởng BQP. Tổ chức VCLQS gồm các ban: đường lối, học thuyết QS; nghệ thuật chỉ đạo chuẩn bị và tiến hành chiến tranh: nghiên cứu quốc tế; nghiên cứu về tổ chức xây dựng lực lượng; nghiên cứu về hậu phương chiến lược, kinh tế QS, công nghiệp quốc phòng; Phòng thông tin khoa học, công nghệ - môi trường, Ban quản lí khoa học và Văn phòng. Viện trưởng đầu tiên: Hoàng Minh Thào.

        VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ, cơ quan nghiên cứu và quản lí các hoạt động nghiên cứu khoa học QS. Thường gồm các bộ phận (phân viện, phòng, ban) nghiên cứu và quản lí từng chuyên ngành của khoa học QS như: lí luận chung khoa học QS, lí luận QS, lí luận giáo dục và huấn luyện QS, lí luận tổ chức và xây dựng LLVT, lịch sử QS... Ngoài ra, còn có các cơ sở bảo đảm cho nghiên cứu và quản lí các hoạt động nghiên cứu như: các phòng thí nghiệm, trung tâm máy tính, trung tâm thông tin và tư liệu... VKHQS VN được thành lập 2.7.1969 (đến 11.9.1978 hợp nhất với Học viện QS cao cấp), tổ chức thành các phân viện: nghiên cứu chiến lược, lịch sử QS, thông tin tư liệu khoa học QS, Ban tổng kết kinh nghiệm chiến tranh và Cục quản lí khoa học QS. Viện trưởng đầu tiên: Lê Trọng Tấn.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:08:37 am

        VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG, cơ quan kiểm sát cao nhất trong hệ thống viện kiểm sát QS của QĐND VN. Thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hoạt động theo quy định của Pháp lệnh tổ chức viện kiểm sát quân sự và pháp luật hiện hành. Có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các tổ chức QS, quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiếm tra sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với QĐ và những người được trưng tập làm nhiệm vụ QS, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan; thực hành quyền công tố theo luật định, bảo đảm thực hiện nghiêm pháp luật; chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của viện kiểm sát QS các cấp (quân khu, quân chủng, quân đoàn, tổng cục, khu vực). Thành lập 12.5.1961. Viện trưởng đầu tiên: Lê Quang Đạo.

        VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM, cơ quan đầu ngành khoa học lịch sử QS của QĐND VN, trung tâm nghiên cứu lịch sử QS của nhà nước và đào tạo sau đại học về lịch sử QS. Thành lập theo quyết định số 172/QĐ-QP ngày 28.5.1981 của bộ trưởng BQP, trực thuộc BQP. Có nhiệm vụ: nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử QS và tổng kết chiến tranh; giúp BQP chỉ đạo công tác biên soạn lịch sử QS và tổng kết chiến tranh của cơ quan, đơn vị toàn quân; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lịch sử QS về lí luận và nghiệp vụ; chỉ đạo biên soạn giáo trình, sách giáo khoa lịch sử QS; đào tạo tiến sĩ về lịch sử QS; thông tin hoạt động khoa học lịch sử QS, thẩm định, tư vấn, phản biện tư liệu và đề tài lịch sử QS, tổng kết chiến tranh. Tổ chức hiện nay gồm các bộ môn: lịch sử KCCP, lịch sử KCCM, lịch sử nghệ thuật QS, lịch sử tư tưởng QS, lịch sử tổ chức QS, lịch sử KTQS, lịch sử QS dân tộc, lịch sử QS thế giới; các phòng: tạp chí "lịch sử quân sự”, tổng kết chiến tranh, quản lí khoa học lịch sử QS, thông tin tư liệu, chính trị - hành chính; các ban: lịch sử và tổng kết chiến tranh Lào, đào tạo sau đại học. Huân chương: Chiến công hạng nhất. Ngày truyền thống 28.5.1981. Viện trường đầu tiên: Nguyễn Xuân Hoàng.

        VIỆN TRỢ QUÂN SỰ, hành động giúp dỡ của một nước (liên minh các nước) cho nhà nước hoặc tổ chức chính trị. QS,... của một nước khác về mặt QS nhằm những mục đích nhất định. Được thực hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau: cung cấp tiền, vũ khí, khí tài, đổ dùng QS; cử cố vấn, chuyên gia QS; huấn luyện, đào tạo cán bộ, nhân viên KTQS; dưa lực lượng tham gia chiến đấu hoặc các hoạt động QS khác... Tùy mục đích chính trị, VTQS có thể là tiến bộ, CM hay phản động, phản CM.

        VIỆN TRƯỚNG VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG, chức vụ đứng đầu Viện kiểm sát quản sự trung ương, đồng thời là phó viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi đã thống nhất với bộ trưởng BQP. VTVKSQSTƯ có nhiệm vụ: lãnh đạo và xây dựng Viện kiểm sát QS trung ương về mọi mặt; quyết định những ván đề về công tác kiểm sát không thuộc thẩm quyền của ủy ban kiểm sát; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác kiểm sát trong QĐ trước viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát QS, bồi dưỡng cán bộ của Viện kiểm sát QS.

        VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI, viện đầu ngành về y học cổ truyền của QĐ, trung tâm y học cổ truyền của quốc gia, cơ sở đào tạo cán bộ quân y chuyên ngành y học cổ truyền cho QĐ. Có nhiệm vụ: kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để điều trị bệnh cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân; đào tạo y sĩ, bác sĩ, thạc sĩ chuyên ngành y học cổ truyền, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế. Thành lập 4.7.1978; do BQP trực tiếp quản lí (từ 2002). VYHCTQĐ được trang bị phương tiện hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh và sản xuất chế biến thuốc y học cổ truyền; có khả năng điều trị hiệu quả 40 mặt bệnh bằng thuốc y học cổ truyển kết hợp với các biện pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, tâm lí liệu pháp... Tổ chức hiện nay gồm: Ban giám đốc, trung tâm huấn luyện đào tạo; các khoa (lâm sàng, cận lâm sàng, dược, trang bị, khám bệnh, nghiên cứu thực nghiệm); các phòng kế hoạch tổng hợp, chính trị, hậu cần, y tá điều dưỡng và một số ban trục thuộc. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba). Viện trưởng đầu tiên: Vũ Văn Ngạn.

        VIỆT MINH, 1) tên gọi do quân Pháp đặt cho lực lượng (những người) kháng chiến VN trước CM tháng Tám và trong KCCP; 2) nh Mặt trận Việt Minh.

        “VIỆT MINH CARÊ” (Việt Minh “vuông”), tên gọi do binh sĩ Pháp đặt cho lực lượng tự vệ của Mặt trận Việt Minh cuối 1945-46, dựa trên sự phân biệt về phủ hiệu (lực lượng tự vệ mang phủ hiệu sao vàng trên nền đỏ hình vuông; Vệ quốc đoàn mang phủ hiệu sao vàng trên nền đỏ hình tròn). Sau CM tháng Tám (1945), “VMC” trở thành lực lượng bảo vệ cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, các cơ sở kinh tế, quốc phòng; giữ gìn trật tự trị an ở đường phố, thôn xóm, nhà máy, công sở; tham gia tiễu phỉ, trấn áp phần tử phản CM ở địa phương; làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chống hành động khiêu khích, vi phạm hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6.3.1946)   của QĐ Pháp. Quân Pháp rất lo sợ khi phải tác chiến với “VMC”, bởi lực lượng này có hình thức tác chiến rất linh hoạt. Cg Tự vệ Sao Vuông.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:09:25 am

        VIỆT NAM (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; A. Socialist Republic of Vietnam), quốc gia ở Đông Nam Á, trên bán đảo Đông Dương; đông và nam giáp Biển Đông, bắc giáp TQ, tây giáp Lào, tây nam giáp Campuchia. Dt 331.689km2; ds 81,6 triệu người (2003); gồm 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm 88%, các dân tộc khác: Tày, Thái, Mường, Nùng, Mông, Khơme, Dao, Hoa, Chăm, Êđê, Giarai, Sán Dìu, Thổ, Lô Lô... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Việt; các dận tộc có ngôn ngữ riêng. Tôn giáo: đạo Phật (tôn giáo lớn nhất, có nhiều tín đồ, cả nước có 20.000 chùa thờ Phật), đạo Thiên Chúa (tôn giáo lớn thứ hai, có khoảng 6 triệu tín đồ và 6.000 nhà thờ), đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo... Phân chia hành chính: 59 tỉnh. 5 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Thủ đô: Hà Nội. Khí hậu nhiệt đới, núi và cao nguyên chiếm 75% diện tích tự nhiên. Ở miền Bắc, hệ thống Sông Hồng và sông Thái Bình tạo thành vùng đồng bằng rộng lớn là đồng bằng Bắc Bộ, rộng 14.700km2, có hệ thống để dài hàng nghìn kilômét dọc theo hai bờ các sông để chống lũ lụt. Phía bắc tây bắc và tây đồng bằng Sông Hồng là núi và cao nguyên. Dãy Hoàng Liên Sơn dài 200km, đỉnh Phanxipăng cao 3.143m (cao nhất VN). ở miền Trung, dãy Trường Sơn dài 1.200km, từ tây bắc Nghệ An đến cực Nam Trung Bộ, có nhiều nhánh núi chạy ra sát biển. Trường Sơn là nơi bắt nguồn của nhiều sông suối ở Trung Bộ; lưu vực của các sông này tạo thành các dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung với tổng diện tích 14.721km2. Phía tây nam miền Trung là cao nguyên rộng lớn, đất đai màu mỡ (Tây Nguyện). Phần lớn diện tích Nam Bộ là đồng bằng với mạng sông ngòi dày đặc. Lưu vực sông Cửu Long và các sông Đồng Nai, Vàm Cỏ tạo thành đồng bằng sông Cửu Long rộng 36.000km2 và đồng bằng Đông Nam Bộ rộng 14.250km2. Các sông ở Nam Bộ không có hệ thống để điều chắc chắn nên việc bảo vệ mùa màng trong mùa mưa lũ có tầm quan trọng đặc biệt. Bờ biển dài 3.444km, lãnh hải rộng 22km (12 hải lí), vùng đặc quyền kinh tế rộng 370km (200 hảiTQ, thềm lục địa rộng 370km. Dọc bờ biển có nhiều vịnh đẹp, kín gió (Hạ Long, Cam Ranh); cảng lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu... đảo và quần đảo: Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa, Trương Sa, Côn Đảo, Phú Quốc... Các sông lớn có tiềm năng thủy điện. là những đường thủy quan trọng, tàu biển có thể đi sâu vào nội địa đến các thành phố lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định, Việt Trì... Rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới che phú trên 40% diện tích tự nhiên, có nhiều gỗ và lâm sản quý. Trong lòng đất có nhiều mỏ quý: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, apatít, crôm, sắt, thiếc, kẽm, đồng, chỉ, vàng, bạc, đá quý, bôxít... Nước nông nghiệp (chiếm 73% lực lượng lao động). Sau hơn 20 năm khắc phục hậu quả chiến tranh, VN đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ được sự tăng trưởng kinh tế ổn định. GDP năm 2003 theo giá thực tế 605.491 tỉ đồng, bình quân đầu người 7,5 triệu đồng. Một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (3 triệu tấn/năm). Xuất khẩu cà phê, chè, cao su, điều và sẽ xuất khẩu đường. Ngoài ra, ngô, khoai, sắn, lạc, đậu, mía, dứa, bông, đay, dừa, thuốc lá, chuối là những cây trồng có sản lượng đáng kể. Ngành chăn nuôi, đánh bắt thủy sản góp phần nhiều cho kim ngạch xuất khẩu. Các ngành công nghiệp chính: khai thác mỏ (than, dầu khí, crôm, thiếc, đá quý), luyện kim, cơ khí, hóa chất, dệt, may mặc, đóng và sửa chữa tàu, xi măng, vật liệu xây dựng, thực phẩm, điện năng, điện tử, giấy, chế biến gỗ... Hình thức nhà nước đầu tiên ở VN hình thành vào tk 7tcn nước Văn Lang của liên minh các bộ lạc Lạc Việt, đứng đầu là các vua Hùng (Hùng Vương), kinh đô ở Phong Châu (vùng Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Nước Văn Lang tồn tại đến cuối tk 3tcn. Sau nước Văn Lang, nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại từ cuối tk 3tcn đến đầu tk 2tcn. Kinh đô của Âu Lạc ở Phong Khẽ (thành cổ Loa, h. Đông Anh, tp Hà Nội). 179tcn, Âu Lạc bị sáp nhập vào nước Nam Việt của Triệu Đà, từ đó bị các triều đại phong kiến Trung Hoa đô hộ suốt hơn 10 thế kì (sử gọi là thời kì Bắc thuộc). Nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc giành lại quyền tự chủ, độc lập cho đất nước liên tục nổ ra, tiêu biểu là: khởi nghĩa Tây Vu Vương (111 ten), khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3.40), khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lí Bí (541-42), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)... Các cuộc khởi nghĩa này chỉ giành được thắng lợi trong một thời gian ngắn. Với chiến thắng quân Nam Hán năm 938 trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyển đã giành lại chủ quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. 1010 nhà Lí dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên là Thăng Long; 1054 đổi tên nước là Đại Việt. 1400 Hổ Quý Li đổi tên nước là Đại Ngu. tồn tại được 7 năm. 1804 Gia Long đặt tên nước lả VN. 1838 Minh Mạng đổi là Đại Nam. Từ tk 10, VN là một trong những nước phong kiến mạnh nhất ở Đông Nam Á, nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lăng từ bên ngoài, giữ vững nền độc lập. 981 Lê Hoàn đánh thắng quân Tống ở Chi Lãng và Bạch Đằng. 1077 Lí Thường Kiệt đánh thắng quân Tống ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên -  Mông (1258, 1285 và 1288). Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-27 do Lê Lợi lãnh đạo đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi đất nước. 1789 Quang Trung chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. 1858 thực dân Pháp xâm lược VN, biến thành nước thuộc địa. 1941-45 Nhật chiếm VN. 8.1945 nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương, đã tổng khởi nghĩa giành được chính quyền trong cả nước. 2.9.1945 nước VN DCCH thành lập, sau đó Pháp quay lại xâm lược lần hai. Cuộc KCCP kéo dài 9 năm với chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ 1954 về VN công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của VN. 1955 Mĩ thành lập ở miền Nam VN một chính quyền thân Mĩ, biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới. Nhân dân VN tiến hành cuộc KCCM 20 năm. Cuộc tổng tiến công kết thúc với chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975), giải phóng hoàn toàn miền Nam VN, thống nhất đất nước. 7.1976 Quốc hội khóa VI đổi tên nước là CHXHCN VN. Nhà nước CHXHCN VN do ĐCS VN lãnh đạo, đứng đầu là chủ tịch nước, thống lĩnh các LLVTND và giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan lập hiến, lập pháp duy nhất là quốc hội. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Thành viên LHQ (20.11.1977), ASEAN, diễn đàn hợp tác kinh tế các nước châu Á - Thái Bình Dương, Hội nghị hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, Phong trào không liên kết. Lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với 168 nước trên thế giới. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm: QĐND, dân quân tự vệ, Công an nhân dân và Lực lượng cảnh sát biển. QĐND VN gồm bộ đội chủ lực (với ba quân chủng: lục quân, hải quân, phòng không - không quân), bộ đội địa phương và bộ đội biên phòng; có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên; tuyển quân theo Luật nghĩa vụ QS (x. minh họa giữa trang 512 và 513).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67928790_465934830803069_8156797392285335552_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQksMuzq8i1TC3w9oSZs95SfecNDYrhTwT3tg6pnIjBTgLbVXBRy5oxMMvbs17QLkX8&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=d9ac67e7e38115d85a810d918fa9ee78&oe=5DD7C9CC)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:10:35 am

        VIỆT NAM ĐỘC LẬP ĐỒNG MINH nh MẶT TRẬN VIỆT MINH

        VIỆT NAM GIẢI PHÓNG QUÂN, tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam thời kì trước cách mạng tháng Tám 1945. Thực hiện nghị quyết hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (15- 20.4.1945) ngày 15.5.1945 tại Định Biên Thượng, Định Hóa, Thái Nguyên Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang khác của ĐCS ĐD đã hợp nhất thành VNGPQ. Lúc đầu có 13 đại đội chủ lực và một số đại đội, trung đội địa phương, bảo vệ có hiệu quả khu giải phóng Cao - Bắc - Lạng, Thái - Hà - Tuyên, giải phóng Thái Nguyên, Tuyên Quang và hỗ trợ nhân dân các địa phương khởi nghĩa giành quyền trong CM tháng Tám. Cuối 1945, VNGPQ phát triển đến 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ; nhiều chi đội đã tham gia Bộ đội Nam tiến. 11.1945 đổi thành Vệ quốc đoàn.

        VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH nh CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH

        VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG, chinh đấng theo xu hướng dân chủ tư sản hoạt động chống Pháp đầu tk 20, do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính... thành lập 25.12.1927 tại Hà Nội, chủ trương dùng vũ lực để giành độc lập ở VN. Lực lượng tham gia chủ yếu là tầng lớp tiểu tư sản, một số binh lính người VN trong QĐ Pháp và hào lí ở nông thôn. Hệ thống tổ chức gồm; tổng bộ (cơ quan lãnh đạo tối cao), kì bộ và chi bộ (cơ sở). Do tổ chức lỏng lẻo, hoạt động của VNQDĐ sớm bị Pháp phát hiện và truy lùng ráo riết, nhiều cơ sở đảng tan vỡ sau một số vụ ám sát cá nhân nhằm tạo thanh thế (xt vụ ám sát Badanh, 9.2.1929). Trước nguy cơ bị khủng bố trắng, 2.1930 những người lãnh đạo VNQDĐ quyết định phát động khởi nghĩa ở một số tỉnh miền Bắc (trung tâm là Yên Bái), nhưng nhanh chóng bị dập tắt và chấm dứt hoạt động (xt khởi nghĩa Yên Bái, 9-18.2.1930). Năm 1945 VNQDĐ lập lại ở nam TQ do Vũ Hồng Khanh cầm đầu nhưng là lực lượng chống lại CM VN.

        VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN, đội quân chủ lực đầu tiên, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành lập 22.12.1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Hoàng Hoa Thám, châu Nguyên Bình (nay là xã Hoàng Hoa Thám, h. Nguyên Bình), t. Cao Bằng theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người trực tiếp phụ trách: Võ Nguyên Giáp, đội trưởng: Hoàng Sâm, chính trị viên: Xích Thắng. Gồm 34 cán bộ chiến sĩ, có 34 súng, biên chế thành 3 tiểu đội. Từ căn cứ Cao Bằng - Bác Cạn, tiến đánh quân Pháp, Nhật (chiến công đầu là trận Phai Khắt, 25.12.1944, trận Nà Ngần, 26.12.1944) và phát triển thành nhiều đại đội. 15.5.1945 hợp nhất với Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang khác thành Việt Nam giải phóng quân (theo Nghị quyết hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì, 15-20. 4.1945).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67875913_465934837469735_125908383621447680_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_oc=AQnvLM4oTRaxAPvP7uDQNVvlbZl6W7pgBPPIriAVZtxit_WPEb-o89aUalShf_7-CDw&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=275f131b23afce395213e7f8e0ed09db&oe=5DDAC06B)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:11:48 am

        VĨNH LONG, tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long; bắc giáp Đồng Tháp và Tiền Giang, đông bắc giáp Bến Tre, đông nam giáp Trà Vinh, tây nam t. Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Dt 1.475,2km2; ds 1,03 triệu người (2003); 97% người Kinh, còn lại là người Khơme. người Hoa... Nguyên là trấn VL, 1832 đổi thành tỉnh. 1868 tách các phủ Lạc Hóa (Trà Vinh), Hoàng Trị (Bến Tre) lập tỉnh riêng. 1951-54 sáp nhập với Trà Vinh thành t. Vĩnh Trà. 2.1976 sáp nhập với Trà Vinh thành t. Cửu Long. 12.1991 tái lập. Tổ chức hành chính: 6 huyện, 1 thị xã; tình lị: tx Vĩnh Long. Địa hình bằng phẳng, sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho giao thông đường thủy. Các sông lớn: Sông Hậu. sông cổ Chiên. Khí hậu nhiệt đới hai mùa, nhiệt độ trung bình trong năm 26,6°C, lượng mưa 1.400mm/năm. Tỉnh nông nghiệp, có thế mạnh trồng cây ăn trái, diện tích vườn chuyên canh 36.000ha, sản lượng trên 300.000t/năm. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 965,3 nghìn tấn (lúa 963,3 nghìn tấn). Các ngành công nghiệp: cơ khí. đóng tàu, dược phẩm, đông lạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.023,6 tỉ đồng. Giao thông thủy bộ phát triển; QL 1, QL 53, QL 54 và các tuyến đường tình lộ. Khởi nghĩa chống Pháp của Phan Tôn, Phan Liêm (1867), cuộc biểu tình của 2.000 dân ba huyện: Châu Thành. Tam Bình, Vũng Liêm (5.1930), khởi nghĩa Nam Kì ở Vũng Liêm (1940). đồng khởi (1960). Địa danh lịch sử: căn cứ chữ V (Châu Thành), Văn Thánh Miếu, khu di tích Phạm Hùng... 12.1994, Vĩnh Long được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67752898_465934850803067_1140717956330684416_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQlInCXdC_O2XlEDmoSQJOtmXzN4Uf_NX1-5ff4Bnb6w9MpJbCYJf9BU7-L-tc7mQJs&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=d46ad21df986a9b990aec1eeecc728db&oe=5DEDA410)


        VĨNH PHÚ, tỉnh cũ ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh lị: tp Việt Trì. Thành lập 1968 do sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. 1996 chia lại thành hai tỉnh. 6.11.1978, LLVT- ND Vĩnh Phú được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

        VĨNH PHÚC, tỉnh tiếp giáp trung du và đồng bằng Bắc Bộ; bắc và đông bắc giáp Tuyên Quang, Thái Nguyên, nam giáp Hà Tây, đông giáp Hà Nội, tây giáp Phú Thọ. Dt 1.371,36km2; ds 1,14 triệu người (2003); đa số là người Kinh, còn lại: Sán Dìu, Dao, Cao Lan... Thành lập 2.1950 do hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên (thành lập 12.1899, cắt từ t. Sơn Tây, bao gồm cả một số vùng trước thuộc Thái Nguyên) và Phúc Yên (thành lập 10.1905, cắt từ Vĩnh Yên và Bắc Ninh). 1968 hợp nhất với Phú Thọ thành t. Vĩnh Phú. 1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 7 huyện, 2 thị xã; tỉnh lị: tx Vĩnh Yên. Địa hình đồng bằng ở phía nam chuyển sang gò đồi (chủ yếu ở hai huyện Lập Thạch, Tam Dương) và rừng núi (h. Tam Đảo) ở phía bắc. Dãy Tam Đảo là ranh giới tự nhiên giữa VP với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Các hồ: Đầm Vạc, Đầm Dưng, Đại Lải; sông lớn: Sông Hồng, Sông Lô, sông Phó Đáy. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 21°C, lượng mưa 1.500mm/năm. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 397,8 nghìn tấn (lúa 345 nghìn tấn). Đang hình thành các khu công nghiệp trọng điểm ở Phúc Yên, Vĩnh Yên. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 6.551 tỉ đồng. Tiềm năng du lịch ở Vĩnh Yên, Tam Đảo... Giao thông: đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua Phúc Yên, Vĩnh Yên; đường bộ: QL 2, đường 23, đường 2B; đường thủy: Sông Hồng, Sông Lô. Địa danh lịch sử QS: Mê Linh, (cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng); hồ Điển Triệt (h. Lập Thạch), căn cứ phòng thủ của Lí Bí; các căn cứ của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Quang Bích, Hoàng Hoa Thám trên dãy Tam Đảo...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67832286_465934870803065_8755393989420515328_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQnc398a067-PtnyZu1lHd3Urzb8WT-spawsNPeRp9KWOhQBfyORI3WkYlb-L32CGTw&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=f8886647757aabb19d7e0f0b1caf37ca&oe=5DCA5866)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:13:01 am

        VĨNH TRÀ, tỉnh cũ ở Nam Bộ trong KCCM. Thành lập 6.1951 do sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.

        VỊNH, phần của đại dương, biển ăn sâu vào trong đất liền, có trao đổi nước tự do với phần nước cơ bản của nó. Trong một số trường hợp, thuật ngữ V dược dùng cho cả những phần của đại dương mà theo chế độ thủy văn phải là biển (V Mêhicô, Pecxich, Hátxân). Ranh giới của V được xác định bởi bờ V, đường thẳng quy ước nối các mũi ở cửa V. Hội nghị Giơnevơ về luật biển (1958) quy định: V có bờ thuộc một quốc gia, có cửa không lớn hơn 24 hải lí (44,5km) được coi là nội thủy. Do tính chất lịch sử, một số V có cửa lớn hơn quy định này văn được coi là nội thủy (V Hâtxân ở Canada, V Varange ở Na Uy).

        VỊNH AĐEN, vịnh ở tây biển Arập, giữa bán đảo Arập và bán đảo Xômali, nối liền với Biển Đỏ bởi eo biển Bap En Manđep; dt 259.000km2, dài 880km, rộng 230-270km, sâu 1.360m. Các cảng và căn cứ hải quân chính: Aden (Yemen), Gibuti.

        VỊNH BẮC BỘ, vịnh ở tây bắc Biển Đông, bờ thuộc hai nước VN và TQ, ngàn cách với Biển Đông bởi đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu (TQ). Ăn sâu vào đất liền 330km, thông ra Biến Đông bằng hai cửa ở phía đông bắc (eo biển Quỳnh Châu) và phía nam (rộng khoảng 211km). sâu trung bình 40- 50m. chỗ sâu nhất không quá 100m, diện tích mặt nước khoảng 124.500km2, đáy tương đối bằng phẳng, thủy triều ngày đêm 5,9m. Phía tây bắc có nhiều quần đảo và đảo nhỏ. Các cảng: Hải Phòng, Hòn Gai, Cửa Ông (VN). 8.1964 Mĩ đã tạo dựng sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964), lấy cớ mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc VN bằng không quân và hải quân Mĩ.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68948587_465934880803064_753101822201167872_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_oc=AQmzfqm9bzGu0x0bKnTTviEE1vcSsHGILK_DBh-S_Mt8UbkYwMrf1jz_btQdpuTTa9M&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=a39afa8759250977b36d7bcfef4be853&oe=5DE1FAA0)


        VỊNH BENGAN, vịnh ở Ấn Độ Dương, giữa bán đảo Ấn Độ và đảo Xri Lanca ở phía tây, Bănglađet, Mianma và các quần đảo Ađaman, Nicôba ở phía đông; dt 2.191.000km2, độ sâu trung bình 2.510m, độ mặn 30-34%o, nhiệt độ nước trên mặt vịnh tháng 2 là 25°-27°C, tháng 8: 30°C; thủy triều nửa ngày đêm 5,2m. Các sông chính đổ vào VB: Sông Hằng, Bramaputra ở phía bắc, Mahanadi, Godayari, Crixna ở phía tây và Iraoa ở phía đông. Các cảng chính: Côncata, Sennai (Ấn Độ), Rănggun, Munmên (Mianma), Chittagông (Bănglađet).

        VỊNH CAM RANH, vịnh thuộc tx Cam Ranh, t. Khánh Hòa, nam Nha Trang 30km. Rộng 9km, sâu 12-24m, ăn sâu vào đất liền 17km, diện tích mặt nước 98km2. Gồm hai phần: vịnh ngoài và vịnh trong, xung quanh có núi bao bọc che chắn nên rất kín gió. Vịnh ngoài (vịnh Bình Ba) dt 39km2, sâu 10-20m, cửa rộng 5km, cùng một lúc có thể neo đậu 20 tàu loại l0.000t; vịnh trong dt gần 60km2, sâu 10-20m, cửa rộng l,3km. Dọc bờ phía tây là khu vực nội thị tx Cam Ranh, có QL 1. đường sắt Bắc - Nam chạy qua, thương cảng với cầu tàu hình chữ T dài 120m, tàu mớn nước 5m có thể cập bến. Bờ đông bắc là quân cảng với 5 cầu tàu (có tổng chiều dài 654m), 4 bến đổ bộ, tàu có mớn nước 5 - 15m cập được bến; sân bay Cam Ranh (sân bay cấp 1, đông bắc Ba Ngòi 15km) với đường băng bê tông xi măng 3.050m X 45m. Trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-05), tàu thuộc Hạm đội Bantich của Nga đã vào trú đậu. 1935 Pháp xây dựng thành căn cứ hải quân. 1965 Mĩ xây dựng thành căn cứ QS liên hợp. Từ 1975 là căn cứ của hải quân VN.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:14:44 am

        VỊNH MANILA, vịnh ở tây nam đảo Ludông (đảo lớn nhất trong quần đảo Philippin), ngăn cách với Biển Đông bởi bán đảo Batan và một eo biển rộng 18km bị đảo Corêgiđô ngăn đôi. Phía đông vịnh là tp Manila. Trên bán đảo Xănglây thuộc thành phố cảng Cayit ở đông nam vịnh là căn cứ chính và trung tâm huấn luyện của hải quân Philippin. 1.5.1898 trong chiến tranh Tây Ban Nha - Mĩ, trên VM diễn ra trận Hải đội Asiatic của Mĩ (4 tàu khu trục, 2 pháo thuyền) bất ngờ tiến công tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương của Tây Ban Nha (10 tàu chiến loại cũ) và đổ bộ lên đảo, đánh chiếm Manila.

        VỊNH PECXICH, vịnh ở tây bắc Ấn Độ Dương, giữa bờ biển Iran và bờ đông bán đảo Arập, thông ra Ấn Độ Dương qua eo biển Oocmut, vịnh Ôman và biển Arập. Dài 926km, rộng 180-320km, sâu trung bình 42m, dt 240.000km2. Bờ đông bắc cao dốc, bờ tây nam thấp, thoai thoải. Gần bờ vịnh có nhiều đảo, đá ngầm. Khí hậu nhiệt đới, lượng mưa 100- 170mm/năm, nhiệt độ nước mùa hè 36°C, mùa đông 15°- 21°C, độ mặn nước 30-40%o. Các cảng và căn cứ hải quân: Phao, Baxra (Irắc), Banda Sacpua, Hac, Benđơ Abat, Abađan (Iran), Ractannura (Arập Xêut), Côoet (Côoet), Manama (Baranh), Um Sait (Cata).

        VỊNH THÁI LAN, vịnh ở đông nam châu Á, giữa bán đảo Malacca và phần đông nam bán đảo Trung Ẵn dài 720km, rộng 400km (cửa vịnh), sâu 70m. Có cảng và căn cứ hải quân Băng Cốc (Thái Lan), Côngpông Xom (Campuchia). 10.12.1941 không quân Nhật Bản đánh chìm thiết giáp hạm. tuần dương hạm của Anh tại VTL.

        VINHEMXHAPHEN, thành phố, căn cứ hải quân chính, cảng lớn nhất của CHLB Đức ở Biển Bắc. Ds 91,2 nghìn người (1997). Công nghiệp chế tạo máy, hóa chất. Có 13 bến cảng nối liền với nhau và với Biển Bắc bởi các kênh đào và âu tàu. Chiều dài toàn bộ cầu cảng của căn cứ hải quân 7,3km, sâu 12m. Làm căn cứ được cho các tàu chiến đến cỡ tàu sân bay chống ngầm, sửa chữa được đến cỡ tàu khu trục. Trong căn cứ có trung tâm chỉ huy hải quân. Cơ quan tham mưu của các hải đoàn khu trục. Các kho tàng hải quân. Lượng vận chuyển hàng khoảng 25 triệu tấn/năm.

        VIRUT MÁY TÍNH, chương trình máy tính có khả năng tự thâm nhập, sao chép, thêm bớt, di chuyển chính nó vào các chương trình và dữ liệu máy tính nhằm phá hoại hoặc làm sai lệch dữ liệu, ngừng trệ quá trình xử lí dữ liệu (treo máy), sai lệch kết quả tính toán, có thể làm hư hỏng thiết bị phần cứng. Đặc điểm VMT: chương trình do con người lập ra, không xuất hiện (ghép nội dung vào một chương trình ứng dụng khác), tự lây lan (từ máy tính này sang máy tính khác qua phần mềm và dữ liệu dùng chung, các dịch vụ sao chép trực tuyến qua mạng). Dựa vào cách phá hoại, có thể chia VMT thành 2 loại cơ bản: F - virut, virut phá hoại các file (vd: file có đuôi COM, EXE...); B - virut, virut thực hiện việc đánh tráo, thay đổi, hủy bỏ địa chỉ sắp xếp dữ liệu trên đĩa gây ra mất mát một khối lượng lớn dữ liệu. Các biện pháp phòng chống VMT: nếu sử dụng đĩa, kiểm tra cẩn thận đĩa lạ khi giao lưu thông tin với máy (bảo đảm chắc chắn không bị nhiễm virut); nếu sử dụng chung phần mềm, dữ liệu hoặc các dịch vụ trực tuyến qua mạng, khi mở máy phát hiện các dấu hiệu có virut, nhanh chóng thoát khỏi chương trình, tắt máy và sử dụng các chương trình chống virut (Scan, Clean, Nay, ATV...) chuẩn hóa để tìm và diệt virut trong máy. VMT ngày càng tinh vi và luôn thay đổi, chương trình chống virut rất nhanh lạc hậu, không có hiệu quả với các loại virut mới. Vì vậy VMT đang được xem là loại vũ khí tiềm năng và hiệu quả trong chiến tranh thông tin. Thuật ngữ VMT được Fred Cohen (Mĩ) đưa ra 1983.

        VLAĐIVÔXTÔC, thành phố cảng, căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong vịnh Sừng Vàng (Thái Bình Dương). Ds 610 nghìn ngưcd (1999). Công nghiệp: sửa chữa tàu, chế tạo máy, thực phẩm, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ. Đánh bắt hải sản. Trung tâm nghiên cứu Viễn Đông, Trường đại học tổng hợp. Khi mới xây dựng (1860) chỉ là một cứ điểm QS, 1880 là thành phố. Trong chiến tranh Nga - Nhật 1904-05 là căn cứ của hải đoàn tuần dương Nga. Nhân dân và các đơn vị đồn trú ở V tham gia cuộc CM 1905-07, chính quyền Xô viết được thiết lập 1.12.1917. Tháng 4.1918 bịquân Nhật chiếm. 25.10.1922 được QĐ nhân dân CM nước Cộng hòa Viễn Đông giải phóng. Việc thành lập và trưởng thành của Hạm đội Thái Bình Dương (LX) gắn liền với lịch sử V. Trong chiến tranh Xô - Nhật 1945, V là căn cứ chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương.

        VỎ ĐẠN (ống liều), bộ phận của viên đạn súng, pháo dùng để chứa, bảo vệ các phần tử của liều phóng khỏi những hư hỏng cơ học và tác động của các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, tạp chất...); bịt kín khí thuốc khi bắn; liên kết các bộ phận của viên đạn. VĐ thường làm bằng kim loại (đồng thau, thép, thép ghép đồng, hợp kim nhôm...), hoặc vật liệu phi kim loại (chất dẻo). VĐ có dạng hình trụ hoặc kết hợp hình trụ với nón cụt (miệng thu nhỏ), đáy có lỗ để lắp hạt lửa (bộ lửa). Cg cát tút.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:16:02 am

        VỎ GIÁP, kết cấu vững chắc bọc ngoài các phương tiện kĩ thuật quân sự để bảo vệ kíp chiến đấu và các hệ thống vũ khí, thiết bị bên trong chống tác dộng của các loại phương tiện hủy diệt khác nhau. Cuối tk 19 đầu tk 20, VG được sử dụng cho các tàu thiết giáp, đầu tk 20 bắt đầu sử dụng cho ô tô bọc giáp, sau đó cho tàu hỏa bọc giáp và xe tăng. Trên xe tăng, xe thiết giáp, các chi tiết VG tập hợp thành hai bộ phận chủ yếu là thân xe và tháp pháo. Sử dụng phổ biến nhất là VG kim loại, trong đó chủ yếu là thép hợp kim (có thành phần cấu tạo và quy trình chế tạo đặc biệt) và hợp kim nhôm. Lúc đầu thường bọc bằng cách ghép các tấm kim loại có độ dầy 8-10mm lên khung xe nhờ đinh tán. Từ những năm 30 tk 20, hai phương pháp được sử dụng phổ biến là đúc liền khối và hàn ghép từ các chi tiết bằng thép cán và thép đúc. Độ dày VG phụ thuộc loại xe, mục tiêu (mức độ) bảo vệ; phân biệt VG chống đạn súng (chiều dày thường không quá 20mm) và VG chống đạn pháo (có chiều dày phần phía trước tới hàng trăm milimét). Theo cấu trúc vật liệu, có: VG đồng nhất và VG không đồng nhất. Từ những năm 70 tk 20 phát triển mạnh việc nghiên cứu và sử dụng chất dẻo tổng hợp, vật liệu gốm và vật liệu phức hợp kết hợp với kim loại, chế tạo các loại VG tổng hợp và VG nhiều lớp. Để nâng cao khả năng bảo vệ, trên các xe chiến đấu hiện nay. đặc biệt là xe tăng chủ lực, còn sử dụng giáp phản ứng nổ và các hệ thống bảo vệ chủ động.

        VÕ BẨM (S. 1915), đoàn trường đầu tiên Đoàn 559 (1959). Quê xã Tịnh Khê, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1934). Trước CM tháng Tám hoạt động bí mật, bí thư Huyện ủy Sơn Tịnh, tỉnh ủy viên Quảng Ngãi. Trong KCCP, 10.1945-54 giữ các chức vụ từ chính trị viên tiểu đoàn đến chính ủy trung đoàn. 1957 cục phó: Cục quản lí BTTM, Cục nông binh (sau là Cục nông trường). 5.1959 được giao nhiệm vụ tổ chức và được cử làm trưởng đoàn Đoàn 559. Năm 1965 phó tư lệnh BTL 559. Tháng 7.1967 chính ủy Đoàn 95. Tháng 11.1967-68 cục trưởng Cục quản lí giáo dục, kiêm trưởng phòng chính trị BTTM. 8.1971-78 phó chủ nhiệm ủy ban thanh tra BQP. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (hạng nhất, hạng nhì)...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68657549_465934894136396_2558193859934814208_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQkgbZKTjVuLixgasB3JWCfC15wL6aRAKrPvoYIGTNrGpVNnro1hSQfPqJ6o78zQRUo&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=be6580949de0f28ca849734987c28516&oe=5DDE31FE)


        VÕ CHÍ CÔNG (Võ Toàn; S. 1913), chủ tịch HĐNN nước CHXHCN VN (1987-92). Quê xã Tam Xuân, h. Tam Kì, t. Quảng Nam; tham gia CM 1930; dv ĐCS VN (1935). Nam 1940 bí thư Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam - Đà Nẵng. 1943 bị thực dân Pháp bắt, kết án tù chung thân, sau giảm xuống 25 năm và đày đi Buôn Ma Thuột. 3.1945 được trả tự do, trưởng ban khởi nghĩa, chỉ huy cướp chính quyền tại Quảng Nam - Đà Nẵng; chính trị viên Trung đoàn 93. Trong KCCP, 1946 phó ban Ban tổ chức cán bộ Quân khu 5. Năm 1951 cố vấn Ban cán sự đông bắc Miên (Campuchia), khu ủy viên Liên khu 5. Năm 1952 bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng. 1954 ủy viên Đoàn cải cách ruộng đất tại Việt Bắc. Trong KCCM, 1955-60 phó bí thư rồi bí thư khu ủy Khu 5. Năm 1961-62 phó bí thư Trung ương cục miền Nam; phó chủ tịch Đoàn chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. 1964 chính ủy Quân khu 5. Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), phó ban đại diện trung ương Đảng và Chính phủ tại miền Nam, phụ trách Khu 5. Năm 1976 phó thủ tướng kiêm bộ trưởng: Bộ hải sản, Bộ nông nghiệp và trưởng ban cải tạo nông nghiệp miền Nam. 1987-92 chủ tịch HĐNN, chủ tịch Hội đồng quốc phòng nước CHXHCN VN. Ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa III-VI. ủy viên BCT khóa V-VI. Cố vấn BCHTƯ Đảng (1991-97). Đại biểu Quốc hội khóa VI- VIII. Huân chương: Sao vàng...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68831043_465934910803061_5888485263298002944_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_oc=AQlh7NP7KRu6lTGDVIx2Tft5NXCInS2BVlfsS9MFr63_UjLgeConfOfNVhn2wQyupio&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=939741fe6f69e59f773c148e1ec33a88&oe=5DD6DB1C)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:17:01 am

        VÕ CỬ (cổ), chế độ thi võ dưới một số triều đại phong kiến VN nhằm tuyển chọn những người có tài về võ nghệ để bổ dụng và xét chức phẩm trong võ giai. Được quy cách họa từ đòi vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái năm thứ 5 (1724); gồm hai cấp thi: sở cử và bác cử; tiến hành 3 năm một lần trong một giáp (12 năm), luân phiên nhau: thi sở cử vào các năm Tí, Mão, Ngọ, Dậu, thi bác cử vào các năm Sửu, Thìn, Mùi, Tuất (sau kì thi sở cử 1 năm).

        VÕ DUY DƯƠNG (Thiên Hộ Dương; 1827-66), người lãnh đạo khởi nghĩa Võ Duy Dương (1865-66) chống Pháp tại vùng Đồng Tháp Mười. Quê xã Nhơn Tân, h. An Nhơn. t. Bình Định. 1857 dời cư vào khẩn hoang ở Ba Giồng (t. Tiền Giang). 2.1859 quân Pháp đánh thành Gia Định, VDD mộ quân về ứng cứu; được triều đình phái đi dẹp loạn ở Quảng Nam, làm chánh bát phẩm Thiên Hộ. 1861 Trương Định dựng cờ khỏi nghĩa, VDD tập hợp được hàng nghìn nghĩa quân tham gia, lập căn cứ ở Bình Cách (nay thuộc xã Tân Bình Thạnh, h. Chợ Gạo, t. Tiền Giang). 8.1864 Trương Định hi sinh. VDD rút về vùng Đồng Tháp Mười xây dựng căn cứ, tổ chức lực lượng tiếp tục chiến đấu. Dựa vào địa hình đầm lầy và cách đánh du kích, nghĩa quân đánh bại nhiều đợt càn quét của quân Pháp, sau đó mở rộng địa bàn ra các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, Tây Ninh, đánh nhiều trận thắng lớn như Mĩ Trà (7.1865), Cái Nứa (3.1866)... Sau cuộc càn lớn, dài ngày của quân Pháp vào căn cứ (4.1866), nghĩa quân bị tổn thất nặng, phải rút sang Cao Lãnh (Đổng Tháp) rồi trở lại Vàm Cỏ Tây để củng cố lực lượng. 10.1866 VDD lâm bệnh mất.

        VÕ GIAI (cổ), hệ thống phẩm trật (cấp bậc) quan võ dưới các triều đại phong kiến VN. Chia ra chín phẩm (cấp): từ nhất phẩm đến cửu phẩm; mỗi phẩm gồm hai trật (bậc): chánh và tòng (tùng); mỗi phẩm trật tương ứng với một số chức vụ quan võ. Cao nhất là chánh nhất phẩm (cho các chức thái sư, thái phó, thái bảo, thái úy). Thứ đến tòng nhất phẩm (cho thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo, tả (hữu) đô đốc); chánh nhị phẩm (cho thiếu úy, dô kiểm điểm, đề đốc...); tòng nhị phẩm (cho đô đốc thiêm sự, tả (hữu) kiểm điểm...); chánh tam phẩm (cho đô chỉ huy sứ...); tòng tam phẩm (cho đô chỉ huy đồng tri...); chánh tứ phẩm (cho đô chỉ huy thiêm sự...); tòng tứ phẩm (cho chỉ huy sứ đồng tri,...); chánh ngũ phẩm (cho quản lĩnh, thiên hộ...); tòng ngũ phẩm (cho phó thiên hộ...); chánh lục phẩm (cho bách hộ, chánh võ úy...); tòng lục phẩm (cho hiệu úy, phòng ngự sứ...). Sự tương ứng giữa phẩm trật với chức vụ ở mỗi triều đại cũng có khác nhau. Vd: chức bách hộ, dưới triều Hồng Đức (1470-97) nhà Hậu Lê ứng với hàm chánh lục phẩm, nhưng dưới triều Gia Long (1802-20) nhà Nguyễn lại ở hàm bát phẩm và cửu phẩm.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:17:46 am

        VÕ NGUYÊN GIÁP (Văn; S. 1911), tổng tư lệnh QĐND VN (1946-75), bộ trưởng BQP nước VN DCCH (CHXHCN VN) (1946-8.1947; 8.1948-80). Quê xã Lộc Thủy, h. Lệ Thủy, t. Quảng Bình; tham gia CM 1925, đại tướng (1948); đv ĐCS VN (1940). Năm 1929 tham gia cải tổ Tân Việt CM đảng thành Đông Dương cộng sản liên đoàn. 1930 bị thực dân Pháp bắt giam. 1936-39 tham gia phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương, biên tập viên các báo của Đảng, chủ tịch ủy ban báo chí Bắc Kì trong phong trào Đông Dương đại hội. Sau 5.1941 xây dựng cơ sở CM ở Cao Bằng, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc -  Lạng. 1942 phụ trách Ban xung phong Nam tiến, dùng hoạt động tuyên truyền vũ trang mở đường liên lạc giữa miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. 12.1944 được lãnh tụ Nguyễn Ải Quốc giao thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. 4-8.1945 ủy viên ủy ban QS CM Bắc Kì, tư lệnh các LLVT thống nhất (Việt Nam giải phóng quân), tham gia ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng Việt Bắc, được hội nghị toàn quốc ĐCS Đông Dương (8.1945) cử vào BCHTƯ và ủy viên thường vụ BCH, tham gia ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ủy ban dân tộc giải phóng VN, bộ trưởng Bộ nội vụ trong chính phủ lâm thời, chủ tịch QS ủy viên hội trong chính phủ liên hiệp, phó trưởng đoàn chính phủ VN DCCH đàm phán với Pháp tại hội nghị trù bị Đà Lạt. Tổng tư lệnh QĐND VN (1946-75). Bộ trưởng BQP (2.1946-8.1947 và 8.1948-1980). Bí thư Quân ủy trung ương (1946-77). Phó thủ tướng Chính phủ (Hội đồng bộ trưởng) (1955-92). ủy viên BCHTƯ ĐCS VN từ 8.1945, khóa II-VI; ủy viên thường vụ từ 8.1945, ủy viên BCT khóa II-IV. Đại biểu Quốc hội khóa I-VII. Trong KCCP, chỉ huy các chiến dịch lớn: Biên Giới (1950), Điện Biên Phủ (1954)... Trong KCCM, cùng BCT chỉ đạo các chiến dịch lớn ở miền Nam VN, trong đó có chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ đạo chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ ở miền Bắc VN. Tác giả nhiều tác phẩm QS dược xuất bản trong và ngoài nước. Huân chương: Sao vàng, 2 huân chương Hồ Chí Minh, 2 Quân công hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68509402_465934917469727_8194051109682151424_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_oc=AQkS7HhYuyYMqwg9oR522YYQQjcgmuwtZUwc2TYHxkoMsk8D_7ToscV7m49HTlJ3UNw&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=ba5aa386d1a965477e0427d448ec37fb&oe=5DDA550A)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:20:42 am

        VÕ NHƯ HƯNG (Võ Nhu Trích; 1929-63), Ah LLVTND (truy tặng 1965). Quê xã Điện Nam, h. Điện Bàn, t. Quảng Nam; nhập ngũ 1952; đv ĐCS VN (1959); khi hi sinh là trung đội trưởng đặc công, bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam. Trận đánh bốt 6 (Điện Bàn, 12.1960), bị thương gãy tay trái vẫn cùng đơn vị diệt địch, làm chủ trận địa. Trận tiến công trung tâm huấn luyện biệt kích Nam Thành (Hoà Cầm, 1961). khi các mũi đã rút do nhầm lệnh, VNH vẫn chỉ huy mũi chủ yếu tiến công, diệt SCH, bắt 9 địch, thu 12 súng và tổ chức rút lui an toàn. 26.4.1962 cùng 9 chiến sĩ bị địch bao vây đã cố thủ trong giếng cạn, đánh lui nhiều đợt tiến công của 1 đại đội biệt động và gần 10 trung đội bảo an, dân vệ tại xã Điện Ngọc, h. Điện Bàn, diệt và làm bị thương gần 100 địch, đến đêm phá vây, đưa thương binh rút lui an toàn. 20.12.1963 chỉ huy trung đội đánh 2 đại đội địch và hi sinh. Huân chuơng: Quân công hạng nhì.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68583642_465934930803059_1885284420089282560_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQkkyxVyVBIpqlCEJ-D3B2FlB5RwMFhgEgP3a8W_tBl_bp2ifkdQWLU1F7HUrYamwKw&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=8fc11df12eb7a2ebb9b6c1d2f72d2b35&oe=5DDF03FD)


        VÕ SĨ ĐẠO, tu tưởng chính trị - đạo đức của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản thời phong kiến nhằm đề cao tinh thần thượng võ, khí tiết, danh dụ, lòng trung thành, ý thức phục tùng mệnh lệnh vô điều kiện, sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ quyền lợi, địa vị của vua chúa, bênh vực những người hèn yếu. VSĐ đượe hình thành từ những quy tắc xử thế theo danh dụ nhằm giáo dục võ sĩ trong các võ gia, gọi là dạo “chủ tòng” (phục tùng chủ, chúa), sau được bổ sung thêm các tu tưởng Thần, Phật, Nho và khái quát thành hệ thống các giá trị đạo đức tiêu biểu của tầng lớp võ sĩ. Đến tk 18 Iamagôxôkô phát triển hoàn chỉnh VSĐ về mặt lí luận. Đời Minh Trị (tk 19), đạo “chủ tòng” được nâng thành đạo “quốc chủ tòng” (tận trung với thiên hoàng) ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhân dân Nhật. Đầu tk 20, giới quân phiệt Nhật Bản khai thác những yếu tố cực đoan phản động trong VSĐ để xây dụng nên “giá trị tinh thần dân tộc”, làm cơ sở giáo dục chính trị, tâm lí, đạo đức và kỉ luật trong QĐ phát xít Nhật.

        VÕ THỊ HUYNH (S. 1940), Ah LLVTND (1971). Quê xã An Điền, h. Bên Cát, t. Bình Dương; nhập ngũ 1968, thiếu tá (1989); đv ĐCS VN (1970); khi tuyên dương Ah là y tá, trung đội phó thuộc Đội quân y huyện Bến Cát. 1968-71 y tá, tận tụy trong công việc sơ cứu, nuôi dưỡng và chuyển về phía sau hàng nghìn thương binh, bệnh binh trong hoàn cảnh địch càn quét liên tục nhiều ngày. Có lần gần nửa tháng dùng gậy vót nhọn đào củ mài, hái rau rừng nuôi 11 thương binh gần nơi địch đóng quân, 40 ngày kiên trì sàng lượm trong đống bao bì lấy gạo, cứu sống hàng chục thương binh, cõng 1 thương binh mù vượt 500m qua vùng trống khi bộ binh Mĩ càn vào căn cứ... Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhì.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68509398_465934944136391_6688208341316927488_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_oc=AQmH48OtDPi6Rc543Q2gOOz2DS1aXuBVW9rkztFn87xDEO3ScldS4n8Guxi-ux884qo&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=4e3ac1ee94b9dc79c3f9f5ad6c976625&oe=5DE74869)


        VÕ THIẾT (S. 1920), Ah LLVTND (1956). Quê xã Hải Lệ, h. Hải Lăng, t. Quảng Trị; nhập ngũ 1945, thiếu tá (1977); đv ĐCS VN (1947); khi tuyên dương Ah là tiểu đoàn phó, Sư đoàn 305. Trong KCCP, hoạt động, chiến đấu ở Liên khu 5, xây dựng được 20 tổ du kích ở Quảng Nam, tham gia đánh 44 trận, cùng đơn vị diệt và bắt hơn 1.000 địch, xây dựng 20 tổ du kích tại Quảng Trị, Liên khu 5. Trận tập kích vào tx Plây Cu (2.1954), chỉ huy đại đội đánh 2 đại đội địch, đốt 6 kho, 4 nhà lính, phá hủy 1 xe tăng. Trận tiêu diệt Binh đoàn cơ động 100 của Pháp trên đường 19 (24.6.1954), chỉ huy đại đội cắt dứt đội hình phía sau của địch, diệt 14 xe chở lính, đánh lui 3 đợt phản kích của 2 tiểu đoàn địch, giữ vững trận địa, cùng trung đoàn đánh thắng binh đoàn địch. Huân chương: Quân còng hạng ba...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68261030_465934954136390_4607834540864438272_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQlsnzL4OFtRP2DwjFcQcgWM-LMW3pV-MoJUvgXKF-kC5YxeyNuNnNllHSw8qysCKho&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=315d133bb64ec0be5692908edbcd6e4a&oe=5DE03623)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:30:12 am

        VÕ VĂN DŨNG (7-1835), danh tướng nhà Tây Sơn. Quê thôn Phú Phong, h. Tuy Viễn (nay thuộc h. Tây Sơn, t. Bình Định). Tham gia khởi nghĩa Tây Sơn (1771-89), lập nhiều công trong việc diệt Trịnh, được phong đô đốc (1788). Năm 1789 tham gia đại phá quân Thanh, được thăng đại tư đồ, tước Võ Quốc Công (1792). Năm 1795 giết thái sư Bùi Đắc Tuyên lộng quyền. 1801 cùng thái phó Trần Quang Diệu chiếm Quy Nhơn (bị Nguyễn Ánh chiếm 1799). Năm 1802 bị quân Nguyễn bắt, trốn thoát và về Phú Phong rồi lên ở An Khê (Gia Lai) chiêu mộ binh lính, chống lại nhà Nguyễn. Chết lúc hơn 90 tuổi.

        VÕ VĂN KIỆT (S. 1922), chủ tịch HĐBT (thủ tướng chính phủ) nước CHXHCN VN (1991-97). Quê xã Trung Hiệp, h. Vũng Liêm, t. Vĩnh Long; tham gia CM 1938; đv ĐCS VN (1939). Năm 1940 tham gia khởi nghĩa Nam Kì tại Vũng Liêm. 1941-45 tham gia tỉnh ủy lâm thời và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền CM tại tỉnh Rạch Giá (Kiên Giang).. Sau CM tháng Tám (1945), ủy viên thường vụ tỉnh ủy, phó bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá. Trong KCCP, ủy viên chính trị Bộ tham mưu dân quân CM Liên tỉnh Tây Nam Bộ. 1950 phó bí thư rồi bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu. 1955-61 ủy viên Xứ ủy Nam Bộ; phó bí thư Liên tỉnh ủy vùng Hậu Giang; bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định; ủy viên Trung ương cục miền Nam, bí thư Khu ủy Khu 9. Năm 1973-75 ủy viên thường vụ Trung ương cục miền Nam; bí thư đảng ủy đặc biệt kiêm phó chủ tịch ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn. 1976 phó bí thư rồi bí thư thành ủy, chú tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh. 1982 chủ nhiệm ủy ban kế hoạch nhà nước; phó chủ tịch HĐBT. 1991-92 chủ tịch HĐBT, thủ tướng chính phủ nước CHXHCN VN 1992-97. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN (1972) và khóa IV-VII (dự khuyết khóa III). ủy viên BCT khóa V-VII (dự khuyết khóa IV). Cố vấn BCHTƯ Đảng (12.1997-4.2001). Đại biểu Quốc hội khóa VI-IX. Huân chương: Sao vàng...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68573832_466195310777021_3112923039793152000_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQkbrQ4DtdlaPVjCcqFTwDDlcmXmtNiLaJAzYZ8BdwIPwUWzx5CH1nDX2lTq10PiiGY&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=f2962e7a67684e5414c878a1f055a5ff&oe=5E1657B8)


        VÕ VĂN NGÔM (S. 1926), Ah LLVTND (1955). Quê xã Mĩ Cẩm, h. Càng Long, t.-Trà Vinh; nhập ngũ 1949, đại úy (1974); đv ĐCS VN (1952); khi tuyên dương Ah là tiểu đội phó công binh, bộ đội địa phương tình Mĩ Tho. Trong KCCP, 1949-54 đánh phá giao thông đường bộ, đường sông của địch ở vùng Mĩ Tho, tham gia 15 trận, phá hủy 4 cầu lớn, đánh chìm 25 tàu, phà. Trận đánh cầu Bến Lức (trên QL 4B, Sài Gòn - Cần Thơ), đêm 24.2.1952, VVN mang 50kg bộc phá, dẫn đầu đơn vị vượt sông đánh sập một nhịp cầu dài 50m, diệt 6 tiểu đội lính bảo vệ cầu, làm ngừng trệ giao thông của địch trong 7 tháng. Trận đánh cầu Tân An, VVN đeo 30 kg thuốc nổ bơi hai đêm liền, ngày ẩn mình trong bụi cỏ ven sông, bất ngờ đánh sập cầu. Cuối 1952 cùng đồng đội đánh chìm 8 tàu đổ bộ trong đoàn tàu 22 chiếc của địch đậu ở cảng Vĩnh Long, diệt gần 1 trung đội lính Âu - Phi, làm cho địch hoang mang, hàng trăm lính đào ngũ, 90 người mang súng sang hàng CM. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng ba.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68572862_465934960803056_1998701471150899200_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_oc=AQl0Azr1o81lWQfKXA4DZdJgkx7v_WQxdynE2fVTyLVVvsya5i-uTU_3uCdUbPxUhp8&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=8fdf86bdb048c53518b8883aca96f0e9&oe=5DD44255)


        VÕ VĂN TĂNG (S. 1944), Ah LLVTND (1970). Quê xã Thuận Mĩ, h. Châu Thành, t. Long An; nhập ngũ 1963, thiếu tá (1989); đv ĐCS VN (1966); khi tuyên dương Ah là trung đội trưởng pháo binh, Đại đội 92, Tiểu đoàn 22, Sư đoàn 5, mặt trận Đông Nam Bộ. Tham gia chiến đấu 22 trận, bị thương vẫn hoàn thành nhiệm vụ, diệt 4 xe tăng và xe bọc thép, 10 lô cốt, nhiều hỏa điểm và hơn 100 địch (có cả Mĩ). Trận Bàu Cối sát núi Bà Đen (11.4.1963), bắn 2 phát đạn ĐKZ 57 diệt 2 xe M113 và đánh bọc sườn, chi viện cho bộ binh diệt 2 đại đội biệt động. Trận Kim Long (1967), chỉ huy khẩu đội ĐKZ 57, diệt 6 xe tăng (VVT diệt 2 xe). Trận Tân Hiệp (5.1968), khi súng cối bị hỏng, VVT cùng 4 chiến sĩ trong khẩu đội dùng súng trường, súng máy, lựu đạn phối hợp với đơn vị bạn đấy lùi cuộc càn quét của 1 tiểu đoàn Mĩ. diệt 100. Huân chương: Chiến công hạng nhì, Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú, 2 lần Dũng sĩ diệt cơ giới.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/69162131_466195997443619_8635293148907569152_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQn0YHLFfD6a3_OXEbZVQ1GVVK8GW2hhmcHEOtdMi-Fv3EFMsZgrsWifQCvUyCbpCU4&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=3b35831e4dfd37830b2629ea00461bb8&oe=5DE63927)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:32:14 am

        VỖ VĂN TẨN (1894-1941), bí thư Xứ ủy Nam Kì ĐCS Đông Dương (1937-40). Quê thị trấn Đức Hòa, h. Đức Hòa, t. Chợ Lớn (nay thuộc t. Long An). 1924-25 hoạt động trong tổ chức hội kín của Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn. 1926 tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội). 1929 chuyên sang An Nam cộng sản đảng, bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên ở huyện Đức Hòa, rồi bí thư Huyện ủy Đức Hòa. 4.6.1930 trực tiếp chỉ đạo cuộc biểu tình lớn của nhân dân Tân Phú Thượng (h. Đức Hòa), bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt. 1931 bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn. 1932 bí thư Tinh ủy Gia Định. 1937 bí thư Xứ ủy Nam Kì, ủy viên BCHTƯ ĐCS Đông Dương, tham dự hội nghị trung ương Đảng VI (11.1939). Tháng 7.1940 bị thực dân Pháp bắt trước khi khỏi nghĩa Nam Kì (11.1940) bùng nổ. 26.8.1941 bị xử bắn tại Ngã Ba Giồng (nay thuộc h. Hóc Môn, tp Hồ Chí Minh).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67824612_466196010776951_4108627030306717696_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_oc=AQnAxWJ3vkJWN2IxZPgRhJR2foXFy_8VnryFSpaQdY1z_ep0W2MDdKn-QM7F24c673U&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=eb5fd117506a2cf98a392fdf20bdad08&oe=5DDB6748)


        VÕ VĂN VINH (S. 1918), cục trưởng Cục quân y TCHC (1969-79). Quê xã Phước An, h. Tuy Phước, t. Bình Định: nhập ngũ 1946, thiếu tướng (1980), giáo sư, tiến sĩ y khoa. Bác sĩ y khoa vào QĐ. Trong KCCP, giữ các chức vụ từ trường ban quân y trung đoàn đến viện trường bệnh viện liên khu và trưởng phòng quân y Liên khu 5. Tháng 9.1954 trưởng phòng quân y Sư đoàn 305. Tháng 2.1956-57 chủ nhiệm khoa nội, viện phó Viện quân y 108. Tháng 7.1964 cục phó Cục quân y. 1965-69 chủ nhiệm Quân y B3 (Mặt trận Tây Nguyên). 5.1969-79 cục trưởng Cục quân y TCHC. 11.1979 chuyên viên quân y, ủy viên Hội đồng y học QS BQP. Huân chương: Quân công hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68754295_466196004110285_3964149398530686976_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_oc=AQmWQF61TXdxePF3yhziGztPk7PDWC79xFdo8e6dcbkgbnKlhNIJGUVJCxp4Ix94rMQ&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=5c04d2af1bce583d055c76d60af6583a&oe=5DD0C9B9)


        VÒNG, VƯỢT QUA KHU NHIỄM, hành động của bộ đội khi phải qua khu nhiễm. Để thực hiện V,VQKN, phân đội trinh sát hóa học - phóng xạ phải tìm đường vòng tránh hoặc đường đi qua khu vực có mức nhiễm thấp, nhưng phải bảo đảm được tốc độ cơ động và yêu cầu chiến đấu. Trường hợp cần thiết, phải tiêu tẩy mở đường trước khi cho bộ đội và phương tiện vượt qua. Có thể dùng các phương tiện có thiết bị phòng hóa (xe tăng, xe thiết giáp, máy bay trực thăng...) chở bộ đội vượt qua.

        VÕNG, quân trang chiến đấu dạng băng dài tấm liền (bằng vải bạt, vinilon hoặc sợi đan), hai đầu có dây buộc mắc lên cao, ở giữa chùng xuống, dùng để ngủ, nghỉ khi trú quân trong điều kiện hành quân chiến đấu, huấn luyện dã ngoại. Cũng có thể sử dụng làm cáng tải thương hoặc làm chăn đắp (loại tấm liền). Loại V tấm liền có hai cỡ: V một và V đôi. Khi mắc V phải quan sát phía trên và dưới, tránh mắc ở những cây dễ gẫy để đảm bảo an toàn. Khi buộc dây V không thắt nút mà chỉ buộc giắt để tháo dỡ được nhanh chóng, về mùa mưa nên có thêm cọc phụ để tránh nước mưa chảy theo dây vào V.

        VỐN CỦA DOANH NGHIỆP QUỐC PHÒNG, giá trị biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản (cố định và lưu 'động) thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp quốc phòng nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất hoặc sửa chữa vũ khí, trang bị, vật dụng QS và tham gia sản xuất, kinh doanh các mật hàng kinh tế. Được chia ra thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là giá trị biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, gồm: tài sản cố định hữu hình; tài sản cố định vô hình; các khoản đầu tư dài hạn. Vốn lưu động là giá trị biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, gồm: vốn bằng tiền, chứng khoán ngắn hạn; vốn trong thanh toán; vốn dự trữ trong sản xuất kinh doanh. VCDNQP gồm: vốn được nhà nước (BQP) đầu tư lẩn đầu khi thành lập doanh nghiệp và cấp bổ sung trong quá trình hoạt động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; vốn doanh nghiệp huy động từ các nguồn vay ngân hàng, liên doanh, chiếm dụng... cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh; vốn doanh nghiệp tự bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp quốc phòng sử dụng, quản lí, bảo toàn và phát triển các loại vốn theo chế độ quản lí tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.

        VÔNGA, sông ở phần châu Âu nước Nga. Dài 3.690km (dài nhất châu Âu), bắt nguồn từ cao nguyên Vanđai, tây bắc Maxcơva 320km, đổ ra biển Caxpi. Diện tích lưu vực 1.360.000km2, diện tích cháu thổ 19.000km2. Ở trung lưu lòng sông rộng 600-2.100m, sâu tới 12m, lưu lượng nước trung bình 8.060m3/s. Có gần 200 sông nhánh, lớn nhất là Ôca và Cama. Thường có lũ về mùa xuân do băng tan và lụt vào mùa thu do mưa. Nước sông bắt đầu đóng băng vào tháng 11 và băng tan vào tháng 4. Được nối liền với biển Bantich, Biển Đen, Adôp, Biển Trắng, Sông Đông và đến tận Maxcơva bởi nhiều kênh đào, tạo thành một hệ thống đường thủy rất thuận lợi sâu trong đất liền. Nhiều nhà máy thủy điện lớn. Các thành phố lớn bên V: Calinin, Goocki, Cadan, Vôngagrat.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:34:10 am

        VÔRÔSILÔP (1881-1969), nhà hoạt động đảng, nhà nước và QĐ LX. nguyên soái LX (1935), người tham gia tổ chức và lãnh đạo QĐ Xô viết, hai lần Ah LX (1956 và 1968), Ah lao động XHCN (1960), Ah nội chiến. Đv ĐCS LX (1903). Năm 1905- 07 lãnh đạo phong trào công nhân, tham gia CM XHCN tháng Mười (1917), chính ủy Pêtrôgrat (11.1917). Năm 1918- 21 chỉ huy bảo vệ Khaccôp và Xarixưn; phòng thủ Êcatêrinôxlap (nay là Đneprôpêtrôpxcơ) và Kiep; tham gia tổ chức và lãnh đạo Tập đoàn quân kị binh số 1. Năm 1921-24 tư lệnh quân khu: bắc Capca, Maxcơva; ủy viên Hội đồng QS - CM LX (1924). Năm 1925-40 dân ủy QS và hải quân kiêm chủ tịch Hội đồng QS - CM LX; dân ủy quốc phòng LX. Trong chiến tranh giữ nước (1941-45), ủy viên ủy ban quốc phòng và Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao, kiêm tư lệnh phương diện quân (1941); tổng chỉ huy phong trào du kích (1942); tổ chức hiệp đồng phá vây Lêningrat (1943); tham gia đặt kế hoạch giải phóng Crưm và các cuộc họp LX, Mĩ và Anh ở Maxcơva (1941), ở Têhêran (1943). Năm 1945-47 chủ tịch ủy ban kiểm tra của Đồng minh tại Hunggari. 1946-53 phó chủ tịch HĐBT LX. 1953-60 chủ tịch Đoàn chủ tịch Xổ viết tối cao LX ủy viên UBTƯ ĐCS LX (1921-61 và 1966), ủy viên BCT (1926-60). Huân chương: 8 huân chương Lênin, 6 Cờ đỏ, Xuyôrôp hạng nhất...

        VU HỒI, thủ đoạn tác chiến được thực hiện bằng cách cơ động lực lượng vào bên sườn, phía sau đội hình địch, phối hợp với lực lượng tiến công chính diện và các lực lượng khác thực hiện bao vây, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng của đối phương. Có thể tiến hành VH trước hoặc đồng thời khi bắt đầu tiến công. Khi quyết định VH người chỉ huy phải xác định: lực lượng và nhiệm vụ VH, đường (hướng) VH, thời gian tiến đến và đánh chiếm mục tiêu đã định, nội dung hiệp đồng với các lực lượng có liên quan, chi viện, chỉ huy và bảo đảm. Lực lượng VH phải dược tổ chức và trang bị thích hợp để bảo đảm khả năng cơ động và tác chiến độc lập. Có VH chiến lược, VH chiến dịch, VH chiến thuật: VH đường bộ. VH đường thủy, VH đường không (cg vu hồi thắng đứng).

        VŨ CHÍ ĐẠO (Nguyễn Hữu Chính; S. 1924), chính ủy đầu tiên Binh chủng đặc công. Quê xã Hương Ngải, h. Thạch Thất, t. Hà Tây; tham gia CM 1944, nhập ngũ 1947, thiếu tướng (1984); đv ĐCS VN (1947). Trước CM tháng Tám tham gia thanh niên cứu quốc ở Trường Bưởi (Hà Nội). 1947 giữ các chức vụ: trưởng tiểu ban tuyên huấn trung đoàn; trưởng ban tuyên huấn Phòng chính trị BTTM; chính trị viên tiểu đoàn. 8.1953 chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 209, Đại đoàn 312. Tháng 1.1954 cán bộ Cục địch vận TCCT. 9.1954 quyền chính ủy rồi chính ủy Trung đoàn 34, Đại đoàn pháo binh 349. Tháng 5.1955 trưởng phòng nghiên cứu Cục địch vận. 11.1961 trưởng phòng nghiên cứu học thuật rồi chủ nhiệm Khoa công tác chính trị, Hệ chính trị Học viện quân chính. 3.1965- 66 phó chính ủy, bí thư đảng ủy Sư đoàn 341 Quân khu 4. Năm 1967-77 chính ủy Binh chủng đặc công. Tháng 3.1977 hiệu phó Trường sĩ quan chính trị. 2.1978 phó giám đốc Học viện chính trị. 3.1979 phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị Quân khu 3. Năm 1981-87 cục phó Cục khoa học QS. Huân chương: Độc lập hạng nhì, Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công hạng ba, Chiến thắng hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67816945_466196030776949_1188222601021882368_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_oc=AQnqGu52_gl49EXF5g7qinXgwPV18g2O7GZc2nvBqsOj6q5odCy9hQI4k900I8ltwqM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=21a21eaca0a92bd16efe06af3730126c&oe=5DE63271)


        VŨ HÁN, thành phố. thủ phủ t. Hồ Bắc (TQ). Nằm trên ngã ba sông Hán Thủy và sông Trường Giang, do ba thành phố cũ Vũ Xương, Hán Khẩu và Hán Dương hợp thành. Dt 8.467km2 (nội thành 2.700km2); ds 7,16 triệu người (2003, nội thành 4,86 triệu). Công nghiệp: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, dệt, thực phẩm. Trường đại học tổng hợp. VH là trung tâm kinh tế lớn của TQ, đầu mối giao thông quan trọng, cảng sông Trường Giang. Được hình thành từ thời Tam Quốc (220-80). Có nhiều danh lam thắng cảnh: Đà Sơn, Đông Hồ, núi Rùa Hán Sơn, lầu Hoàng Hạc, công viên Trung Sơn.

        VŨ HIỂN (Phùng Văn Liễn; S. 1914), đại đoàn trường đầu tiên Đại đoàn 351. Quê tx Sơn Tây, t. Hà Tây; nhập ngũ 5.1945, đại tá (1958); đv ĐCS VN (1946). Tháng 5.1945-46 đội trưởng Đội võ trang tuyên truyền giải phóng quân, nhân viên Ban tác chiến BTTM, tham mưu trưởng Khu 3. Năm 1947-48 tham mưu trưởng Khu 10 rồi phó liên khu trưởng Liên khu 10. Tháng 8.1948 quyền phó tổng tham mưu trưởng kiêm cục trưởng Cục tác chiến BTTM. 1949-50 phó tư lệnh: Liên khu 3, Sư đoàn 320. Năm 1951-53 đại đoàn trường Đại đoàn 351. Tháng 8.1956 cục phó Cục văn hóa  TCCT. 7.1959 chuyển ngành ra Bộ thủy lợi. Huân chương: Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/69227054_466196040776948_401765689137823744_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_oc=AQncXjz4uWLDHz8ESshock_804n22Qa1gudEIVccW1gkDZj_RbJqu632KPGApbWE2E0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=5b347a97a64267cdfec392dfd92b518f&oe=5DEB9824)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:35:05 am

        VŨ KHÍ, phương tiện kĩ thuật hoặc tổ hợp các phương tiện kĩ thuật dùng tiêu diệt đối phương trong đấu tranh vũ trang. Thường gồm: phần trực tiếp diệt mục tiêu (gươm, giáo, tên, bom, đạn...), phương tiện đưa chúng tới mục tiêu (cung, nỏ. súng, pháo, tên lửa...). Những VK phức tạp hơn còn có khí tài, thiết bị bổ trợ, bảo đảm, điều khiển và dẫn đường. Đối với VK hiện đại. ba phân trên được kết hợp chặt chẽ với nhau trong một hệ thống gọi là tổ hợp trang bị vũ khí. Theo mức độ sát thương, có: VK thông thường, VK hủy diệt lớn; theo đối tượng trang bị, có: VK hàng không, VK hải quân, VK pháo binh. VK bộ binh...; theo quy mô nhiệm vụ phải giải quyết, có: VK chiến lược, VK chiến dịch - chiến thuật, VK chiến thuật; theo công dụng, có : VK phòng không, VK chống tăng. VK chống ngầm...; theo số người sử dụng, có: VK cá nhân, VK tập thể; theo nguồn năng lượng và dạng tác động, có; VK lạnh, hỏa khí, VK hạt nhân, VK hóa học, VK sinh học...; theo khả năng cơ động, có: VK cố định, VK tự hành, VK xe kéo, VK mang vác...; theo mức độ tự động hóa quá trình bắn, có: VK tự động, VK bán tự động, VK không tự động... Mỗi loại VK xuất hiện đều dẫn đến những thay đổi trong NTQS. Thời cổ có vũ khí lạnh. Sau đó xuất hiện hỏa khí (ở TQ tk 10, ở Arập tk 12, ở châu Âu tk 14). Pháo có nòng bằng gang và đồng có từ tk 15-16. Hỏa khí có rãnh nòng xuất hiện từ tk 16 và phát triển mạnh mẽ vào tk 19. Giữa tk 19 xuất hiện thủy lôi, ngư lôi, mìn. Trong CTTG-I xuất hiện bom hàng không, bom chìm, súng phun lửa và vũ khí hóa học. VK tên lửa xuất hiện vào những năm 30 của tk 20. Trong CTTG-II xuất hiện pháo tự hành, pháo phản lực và tên lửa có điều khiển. Từ 1945 xuất hiện vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, sau đó là vũ khí tên lửa hạt nhân. Trong những năm 80 của tk 20 xuất hiện các loại vũ khí công nghệ cao. Những thành tựu của cuộc CM trong khoa học và công nghệ hiện nay đã tạo ra khả năng chế tạo nhiều loại VK mới, có chất lượng cao như VK hủy diệt lớn. VK dựa trên các nguyên lí vật lí mới, VK công nghệ cao... Thời gian xuất hiện một thế hộ VK mới hiện nay là từ 7 đến 10 năm.

        VŨ KHÍ CÁ NHÂN, vũ khí trang bị cho từng người mang theo và sử dụng trong chiến đấu. Thuộc VKCN có: một số vũ khí lạnh (kiếm, thương, đao...), một số hỏa khí (súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng phóng lựu, lựu đạn)...

        VŨ KHÍ CHÍNH XÁC CAO, vũ khí công nghệ cao có khả năng diệt mục tiêu bằng phát bắn (phóng) đầu tiên với xác suất trúng đích trực tiếp gần bằng 1 (sai số vòng tròn tản mát nhỏ hơn một nửa bán kính sát thương của đạn). Thường là loại vũ khí được dẫn chính xác. Hệ thống dẫn dựa trên nguyên lí: lade, hồng ngoại, vô tuyến thụ động và chủ động. VKCXC gồm: các loại tên lửa, bom, đạn, ngư lôi... Có đặc tính: độ chính xác cao, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu lớn hơn từ hàng chục đến hàng trăm lần so với vũ khí thông thường. Các loại VKCXC đã được sử dụng trong chiến tranh VN: bom dẫn bằng vô tuyến truyền hình Oalai (Walleye), bom dẫn bằng lade GBU-10, GBU-12 (Mĩ); tên lửa SA-2 (Nga), Xaiuynđơ (Mĩ)... Trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991), Nam Tư (1999), Mĩ và liên quân NATO đã sử dụng hơn 20 loại VKCXC (bom lade, tên lửa Tômahôc, Patriôt, HARM...). Từ thập kỉ 80, 90 tk 20, VKCXC phát triển mạnh, ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật QS và tính chất của chiến tranh. Các chuyên gia QS coi VKCXC là vũ khí chủ yếu trong chiến tranh tương lai.

        VŨ KHÍ CHỐNG TĂNG, vũ khí chủ yếu để diệt xe tăng và mục tiêu bọc giáp khác; cũng có thể dùng để diệt sinh lực và phương tiện hỏa lực của đối phương. VKCT có nhiều loại: ở cự li gần, có: mìn chống tăng, lựu đạn chống tăng, súng phóng lựu chống tăng, súng chống tăng...; ở cự li xa, có: pháo (nòng dài. không giật) chống tăng, tên lửa chống tăng... Tầm bắn hiệu quả của VKCT hiện đại khoảng: 800m đối với súng phóng lựu chống tăng, 1.500m đối với pháo không giật, 2.000m đối với pháo nòng dài chống tăng, 6.000m đối với tên lửa chống tăng; ở cự li xa hơn nữa, có: pháo lựu hoặc pháo phản lực bắn loạt dùng đạn catxet chống tăng, bom chống tăng, tên lửa hàng không chống tăng... Tính năng quan trọng nhất là độ xuyên giáp. Để nâng cao độ xuyên giáp thường dùng đạn xuyên dưới cỡ và đạn lõm. Độ xuyên giáp (theo phương pháp tuyến) của đạn xuyên dưới cỡ đến 350mm ở cự li 500m, 200mm ở cự li 1.000m; của đạn lõm đến 400mm; của tên lửa chống tăng đến 500mm và lớn hơn. VKCT xuất hiện cùng với sự ra đời của xe tăng (đầu tk 20). Xu hướng chung về phát triển VKCT hiện nay là: nâng cao độ xuyên giáp, tầm bắn, độ chính xác, tốc độ bắn, tính cơ động và giảm cỡ, khối lượng của chúng. Những VKCT đã được dùng ở VN: bom ba càng, badôca, SKZ, ĐKZ (trong KCCP) và mìn chống tăng, B-40, B-41, B72... (trong KCCM).


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:36:08 am

        VŨ KHÍ CHỐNG TÊN LỬA, vũ khí dùng để diệt các loại tên lửa ngay trên quỹ đạo bay của chúng. Gồm: vũ khí tên lửa chống tên lửa (trang bị đầu đạn nổ mảnh hoặc hạt nhân), vũ khí chùm tia, vũ khí chùm hạt, tổ hợp pháo phòng không, tổ hợp pháo tự động đa năng trên tàu chiến... Trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991) Mĩ đã sử dụng phổ biến tên lửa Patriot để chống tên lửa Scut của Irắc.

        VŨ KHÍ CHỐNG VỆ TINH, vũ khí vũ trụ để diệt vệ tinh nhân tạo của đối phương. Gồm: tên lửa, vũ khí lade, vệ tinh diệt vệ tinh... Đang được nghiên cứu chế tạo ở Mĩ, Nga... Tổ hợp VKCVT của Mĩ ASAT (viết tắt của Anti-Satellite) diệt vệ tinh nhân tạo ở độ cao tới 1 .000km, gồm: máy bay mang (loại tiêm kích F-15), tên lửa hai tầng nhiên liệu rắn (khối lượng khoảng 1.200kg) mang đầu đạn tự dẫn tìm diệt vệ tinh. Đang nghiên cứu phóng tên lửa từ máy bay ở độ cao 15-19km. Để diệt vệ tinh còn sử dụng tên lửa loại lớn phóng từ mặt đất làm vật mang tên lửa đánh chặn với các phương tiện hủy diệt khác nhau đặt trong khoang. Cũng đang nghiên cứu VKCVT đạt trong vũ trụ dưới dạng các trạm vũ trụ được trang bị lade hóa học và những vũ khí khác. Việc phóng thành công các tàu con thoi cho phép không chi đặt VKCVT lên đó, mà còn tạo ra khả năng “bắt sống” hoặc làm vô hiệu hóa vệ tinh của đối phương dễ dàng hơn.

        VŨ KHÍ CHÙM HẠT, vũ khí siêu dẫn dựa trên nguyên tắc sử dụng các hạt năng lượng cao (hạt tích điện như electrôn, prôton hay nguyên tử trung hòa...), được gia tốc đến năng lượng 0,5-1 tỉ eV. Chùm hạt được phát ra, hội tụ và hướng tới mục tiêu thành chùm liên tục hoặc chùm xung mạnh, có tác dụng gây hỏng thiết bị điện tử của mục tiêu và gây nổ lượng nổ của đạn dược. Hiệu quả VKCH tương tự như vũ khi lade, nhưng có thể tác động trong mọi điều kiện thời tiết và độ tin cậy tiêu diệt mục tiêu cao hơn vũ khí lade. VKCH có thể ứng dụng trong các tổ hợp chống tên lửa chiến lược và tên lửa vũ trụ (bán kính hoạt động của thiết bị đến vài nghìn kilômét); chống tên lửa phòng không, tên lửa mặt đất và trên tàu (bán kính hoạt động thiết bị 5-10km); thiết bị để bảo vệ máy bay ném bom chiến lược khỏi máy bay tiêm kích và tên lửa (bán kính hoạt động l-5km). VKCH được sử dụng trước hết là trong khoảng không vũ trụ. Ưu điểm nổi bật: năng lượng ít bị suy giảm và được truyền đi với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng (3.108m/s), có thể tiêu diệt mục tiêu trong vũ trụ ở cự li hàng nghìn kilômét. VKCH được dự định triển khai trong chương trình SDI của Mĩ.

        VŨ KHÍ CHÙM TIA X. vũ KHÍ LADE

        VŨ KHÍ CÓ ĐIỀU KHIỂN, vũ khí có thiết bị (hệ thống thiết bị) cho phép thay đổi quỹ đạo chuyển động của phương tiện mang phần tử hủy diệt, hoặc thay đổi thời điểm tác động nhầm tăng xác suất trúng đích và hiệu quả diệt mục tiêu. Theo loại vũ khí, có: tên lửa có điều khiển, bom có điều khiển, đạn pháo có điều khiển, mìn có điều khiển...; theo mục đích điểu khiển, có: VKCĐK đường bay (quỹ đạo chuyển động), VKCĐK thời điểm tác động (nổ, phóng, chuyển trạng thái...); theo phương thức điều khiển, có: VKCĐK chủ động, VKCĐK bán chủ động, VKCĐK thụ động; theo nguyên lí điểu khiển, có: VKCĐK từ xa, VKCĐK tự lập (theo chương trình), VKCĐK tự dẫn, VKCĐK kết hợp; theo phương tiện truyền thông tin điều khiển, có: VKCĐK bằng dây (cáp điện, cáp quang), VKCĐK bằng vô tuyến điện, VKCĐK bằng quang học (hồng ngoại, lade...). VKCĐK đàm bảo độ chính xác cao, hiệu quả diệt mục tiêu lớn. VKCĐK xuất hiện lần đầu tiên trong CTTG-II (x. bom bay), phát triển mạnh trong những năm 80 tk 20, đóng vai trò rất quan trọng trong chiến tranh tương lai.

        VŨ KHÍ CÓ NÒNG, vũ khí mà việc đẩy đạn đi (bay ổn định với sơ tốc và hướng ban đầu xác định) được thực hiện ở trong nòng nhờ năng lượng sinh ra khi thuốc phóng cháy hoặc nguồn năng lượng khác bên ngoài viên đạn. Những dạng chính: súng, pháo. Theo kết cấu lòng nòng, có: vũ khí nòng trơn (gồm phần lớn cối, súng phóng lựu, một số pháo trên tăng, pháo chống tăng...) và vũ khí rãnh xoắn (gồm hầu hết các loại súng, pháo). Trong VK nòng trơn, đạn chỉ được truyền cho sơ tốc và định hướng ở trong nòng, còn sự ổn định của đạn khi bay trong không khí là nhờ kết cấu có cánh đuôi của đạn. Trong vũ khí rãnh xoắn, đạn còn được tạo thêm chuyển động quay ở trong nòng để bảo đảm ổn định khi bay trong không khí. Một số VKCN có thể bắn đạn phản lực tích cực để tăng tầm bắn.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:37:29 am

        VŨ KHÍ CỒNG NGHỆ CAO, vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc CM khoa học và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về chất lượng và tính năng chiến - kĩ thuật. VKCNC gồm các loại: vũ khí hủy diệt lớn (như hạt nhân, hóa học, sinh học, sinh thái...); vũ khí được chế tạo dựa trên những nguyên lí kĩ thuật mới (vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí chùm tia hay vũ khí lade, vũ khí chùm hạt, pháo điện từ, vũ khí mềm... còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm, chưa đưa vào trang bị rộng rãi); vũ khí được chế tạo dựa trên cơ sở vũ khí thông thường, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực vi điện tử, vi xử lí, tin học, vật liệu mới, lade, hồng ngoại, năng lượng mới, sinh học, tự động hóa... VKCNC có đặc tính: độ chính xác cao (nên cg vũ khí chính xác cao), uy lực lớn, tầm hoạt động xa, có thể hoạt động trong những điều kiện nhiễu, thời tiết phức tạp, ngày, đêm và đạt hiệu quả cao hơn từ hàng chục tới hàng trăm lần so với vũ khí thông thường. Một số loại VKCNC được gọi là thông minh hay tinh khôn còn có khả năng nhận biết địa hình, nhớ được tọa độ và đặc điểm của mục tiêu, tự động tìm, chọn và diệt mục tiêu, có khả năng linh hoạt thay đổi phương án đánh... VKCNC xuất hiện từ CTTG-II, tới thập kì 80, 90 tk 20 mới phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn và đạt kết quả cao; có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật QS, tính chất của chiến nanh và nhiều lĩnh vực khác. Một số VKCNC đã được dùng trong chiến tranh VN (1972), chiến tranh Vùng Vịnh (1991), chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Apganixtan (2001). Các chuyên gia QS phương Tây coi VKCNC là loại vũ khí chủ yếu trong chiến tranh tương lai. Cg vũ khí kĩ thuật cao.

        VŨ KHÍ CỘNG ĐỒNG nh VŨ KHÍ TẬP THỂ

        VŨ KHÍ ĐIỆN TỪ, loại vũ khí sử dụng năng lượng điện từ công suất cao (dạng sóng hoặc dạng xung) tạo ra sự đột biến trường điện từ và điện áp phá hủy các linh kiện, thiết bị điện và điện tử... VKĐT được dùng ở nhiều dạng khác nhau như: vũ khí lade, vũ khí viba, vũ khí gây choáng, vũ khí xung điện từ, vũ khí ánh sáng... VKĐT đang ở trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, chưa được sử dụng rộng rãi.

        VŨ KHÍ GIEN, vũ khí hủy diệt lớn (đang trong giai đoạn nghiên cứu) sử dụng kĩ thuật làm biến đổi cấu trúc gien để sát thương, gây bệnh hoặc làm mất khả năng miền dịch của binh lính đối phương. VKG làm thay đổi cấu trúc gien bằng cách sắp xếp lại ADN, cấy các gien kháng thuốc hoặc gây bệnh vào các vi sinh vật, nuôi dưỡng và lan truyền chúng ra môi trường để thâm nhập vào tổ chức gien của con người, hoặc có thể bằng các phương pháp đặc biệt. Sau đó sử dụng công nghệ di truyền các sai dị tổ chức gien làm mất khả năng sinh sản, diệt vong một nòi giống, một dân tộc. Ưu điểm VKG: dễ chế tạo, giá thành thấp nhưng hiệu quả hủy diệt cao; phương pháp sử dụng đơn giàn và da dạng (có thể dùng tên lửa, pháo, máy bay,... để phun rải, bắn, phóng); bí mật, khó bị phát hiện và ít có khả năng phòng trị. Trong tương lai VKG là một phương tiện diệt chủng rất nguy hiểm. Cg vũ khí di truyền.

        VŨ KHÍ GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT nh vũ KHÍ HỦY DIỆT LỚN

        VŨ KHÍ HẠ ÂM, vũ khí phi sát thương sử dụng bức xạ định hướng công suất lớn cua sóng âm ở tần số thấp (<16Hz) để diệt mục tiêu. Đối với con người, VKHÂ tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương, các cơ quan tiêu hóa của đối phương, dẫn đến mệt mỏi toàn thân, gây trạng thái căng thẳng, mất tự chủ và giảm trí nhớ. Đối với vũ khí, trang bị kĩ thuật, năng lượng sóng âm tần số cực thấp có thể xuyên qua nhiều vật liệu khác nhau, phá hủy hệ thống điều khiển vũ khí, phương tiện tác chiến điện tử, thông tin liên lạc... Là loại vũ khí mới đang được nghiên cứu, thử nghiệm.

        VŨ KHÍ HÀNG KHÔNG, gọi tắt trang bị vũ khí hàng không, gồm vũ khí và hệ thống bảo đảm sử dụng chúng. VKHK được phân theo trang bị thành các loại: trang bị tên lửa hàng không, trang bị bom hàng không, trang bị súng -  pháo hàng không, trang bị thủy - ngư lôi hàng không, trang bị đặc biệt. Trang bị tên lửa hàng không, gồm: tên lửa hàng không, đạn phản lực không điều khiển (rồckét), bệ (ống. thùng) phóng, khí tài ngầm và điều khiển... Trang bị bom hàng không, gồm: bom hàng không, các khoang chứa, giá treo, máy ngắm và phương tiện ném bom. Trên các khí cụ bay hiện đại máy ngắm nằm trong thành phần của hệ thống ngắm bắn và dẫn đường. Trang bị súng - pháo hàng không, gồm: pháo, súng máy, các giá bệ của chúng, đạn, hệ thống điều khiển hỏa lực... Pháo hàng không có cỡ 20-45mm, tốc độ bán 300 phát/phút trở lên, sơ tốc 700-1.100m/s, khối lượng 20-140kg, tầm bắn hiệu quả 2.000m. Súng máy hàng khổng có cỡ 7,62-14,5mm, tốc độ bán 600-3.000 phát/phút (1 nòng), khối lượng 8-25kg, tầm bắn hiệu quả 500-1.200m. Trên máy bay trực thăng chi viện hỏa lực có thể lắp súng phóng lựu. Trang bị thủy - ngư lôi hàng không, gồm ngư lôi, thủy lôi, mìn hàng không (chống tăng, chống bộ binh), thiết bị treo và ném, khí tài điều khiển; là thành phần hợp thành của hệ thống rải mìn hàng không. Trang bị đặc biệt, gồm phương tiện sát thương bằng hạt nhân, hóa học, sinh học,... và hệ thống đảm bảo sử dụng chúng. Tập hợp tất cả trang bị vũ khí của một khí cụ bay cụ thể được gọi là tổ hợp vũ khí hàng không.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:38:27 am

        VŨ KHÍ HẠT NHÂN, vũ khí hủy diệt lớn mà việc tiêu diệt mục tiêu dựa trên việc sử dụng năng lượng được giải phóng trong các phản ứng phân chia hạt nhân và phân ứng tổng hợp hạt nhân không điều khiển. Có uy lực hơn hẳn vũ khí thông thường. Các nhân tố sát thương chủ yếu: sóng xung kích, bức xạ quang, bức xạ xuyên, chất phóng xạ và xung điện từ. VKHN gồm đạn dược hạt nhân, phương tiện đưa chúng tới mục tiêu và phương tiện điều khiển. VKHN được phân loại theo: dạng đạn dược hạt nhân (bom, mìn, tên lửa, thủy lỏi, đạn pháo...); quy mò sử dụng (chiến thuật, chiến dịch, chiến lược); đương lượngTNT(công suất rất nhỏ, nhỏ, vừa. lớn, cực lớn); kiểu lượng nổ (nguyên tử, khinh khí, nơtrôn); giai đoạn phản ứng (một pha, hai pha, nhiều pha); tiến bộ kĩ thuật hạt nhân (thế hệ 1,2, 3). VKHN được nghiên cứu phát triển từ trước CTTG-II ở nhiều nước (LX, Đức, Mĩ) nhưng chưa đạt được kết quả. Giữa 1945 các nhà bác học Mĩ đứng đầu là Ôpengâymơ chế tạo được 3 mẫu bom nguyên tử. 16.6.1945 tại bang Niu Mêhicô quả bom nguyên tử đầu tiên được thử thành công. 6 và 9.8.1945 Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirõsima và Nagaxaki (Nhật), hủy diệt hai thành phố này. Ở LX, 8.1949 quả bom nguyên tử đầu tiên được thử thành công, 1953 thử quả bom khinh khí đầu tiên. Nhàn dân toàn thế giới (trong đó có VN) đang đấu tranh cấm sản xuất, tàng trữ, sử dụng VKHN và tiến tới thủ tiêu kho VKHN hiện có trên thế giới.

        VŨ KHÍ HẠT NHÂN CHIẾN LƯỢC, vũ khí hạt nhân có đương lượng nổ hạt nhân trên l00kt, dùng để tiêu diệt các mục tiêu lớn và quan trọng trong chiều sâu chiến lược của đối phương. Bao gồm: tên lửa chiến lược, tên lửa đường đạn, tên lửa hành trình, tên lửa chống tên lửa, các phương tiện đưa vũ khí hạt nhân tới mục tiêu (máy bay chiến lược, tàu nổi, tàu ngẩm tấn công và phòng thủ), các hệ thống khí cụ bay vũ trụ tấn công và phòng thủ mang vũ khí hạt nhân, các phương tiện điều khiển. Hiện nay chỉ có QĐ: Mĩ, Nga, Anh, Pháp, TQ được trang bị VKHNCL.

        VŨ KHÍ HẠT NHÂN CHIẾN THUẬT, vũ khí hạt nhân dùng để tiêu diệt các mục tiêu nằm trong chiều sâu chiến thuật, chiến dịch của đối phương. Gồm các loại bom, đạn pháo, mìn hạt nhân, tên lửa đất đối đất, không đối đất, tên lửa  ngư lôi,... mang đầu đạn hạt nhân. Bom hạt nhân chiến thuật được Mĩ nghiên cứu phát triển từ sau CTTG-II. Năm 1952 chế tạo đạn hạt nhân dùng cho pháo nòng dài 280mm. Từ 1954 bắt đầu trang bị tên lửa đường đạn hạt nhân chiến thuật. Đầu những năm 1960 chế tạo hàng loạt các loại đầu đạn hạt nhân kiểu mới. Đến 1970 nghiên cứu chế tạo các loại dầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ điều chỉnh được, thay thế cho đầu đạn tên lửa đương đạn và bom hạt nhân có đương lượng nổ cố định. Từ 1980 phát triển theo hướng hiện đại hóa, nàng cao tầm bắn, độ chính xác, khả năng cơ động và phân tán phương tiện bắn phóng; nghiên cứu chế tạo các loại VKHNCT có tính năng đặc thù, các yếu tố sát thương mới, chế tạo đạn nơtrôn, đạn hạt nhân giảm bức xạ dư,... có tầm bắn (phóng) từ hàng chục đến hàng trăm kilômét, đương lượng nổ từ vài kilôtôn đến vài chục kilôtôn, cá biệt có thể đến vài mêgatôn hoặc nhỏ đến 0,1 kt (đạn pháo 155mm hoặc mìn hạt nhân đặc chủng). Trong QĐ Mĩ và khối NATO, VKHNCT được trang bị cho cả lục quân, không quân và hải quân.

        VŨ KHÍ HÓA HỌC, vũ khí hủy diệt lớn dựa trên độc tính cao và tác động nhanh của chất độc quân sự. Thành phần chính gồm: chất độc QS và các phương tiện sử dụng chúng (gồm: đạn dược hóa học và phương tiện đưa chúng tới mục tiêu; thiết bị phun, rải chất độc). VKHH có phạm vi tác động lớn cả về tính chất, mức độ sát thương lẫn không gian, thời gian tác động (gây nhiễm từ vài phút tới vài ngày hoặc tuần); hiệu quả sát thương cao, khó phát hiện kịp thời, gây khó khăn phức tạp cho việc phòng chống và khắc phục hậu quả; gây thiệt hại lớn cho môi trường sinh thái và hậu quả xấu cho các thế hệ sau. VKHH lần đầu tiên được quân Đức sử dụng 22.4.1915 để chống quân Anh - Pháp. Nghị định thư Giơnevơ 1925 cấm sử dụng VKHH; 1935-36 Italia vẫn dùng VKHH trong chiến tranh chống Êtiôpia; trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ sử dụng rộng rãi VKHH (vd: chất độc da cam, CS...) gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài. 13.1.1993 tại Pari, 127 nước (trong đó có VN) đã kí công ước cấm vũ khí hóa học (gồm 24 điều cấm sử dụng, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển VKHH và quy định các nước phải tiêu hủy VKHH hiện có trong thời hạn 10-15 năm).

        VŨ KHÍ HÓA HỌC HAI THÀNH PHẦN, vũ khí hóa học trong đó tác nhân hóa học gồm hai thành phần không hoặc ít độc, được chứa trong phương tiện mang (đạn pháo, bom...) thành hai khoang riêng biệt, phân cách nhau bởi một màng ngăn. Trong quá trình đầu đạn (bom) chuyển động đến mục tiêu, màng ngăn bị phá vỡ dưới tác dụng của áp suất lớn, các hóa chất hòa trộn và hóa hợp với nhau tạo thành chất mới có độc tính cao. Ưu điểm của VKHHHTP là: an toàn, dễ sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng, nhưng hiệu quả sát thương chỉ bằng 70-80% so với vũ khí hóa học một thành phần và không sử dụng được đối với những mục tiêu gần, khi thời gian bay của đầu đạn tới mục tiêu không vượt quá 10- 15s. Chương trình VKHHHTP đầu tiên do chuyên gia hóa học QS Mĩ Uynxơn Grin khởi xướng 1949. Hiện nay, VKHHHTP có trong trang bị chính thức của QĐ Mĩ (đạn pháo M678-GB-2 và bom VX-2 (Bich-ai), Anh, Pháp, Nga.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:39:56 am

        VŨ KHÍ HÓA - SINH, vũ khí hủy diệt lớn gây sát thương trên cơ sở tác dụng của chất độc hóa - sinh (độc tố) lên cơ thể người. VKH-S bao gồm: chất độc hóa - sinh, phương tiện mang và đưa đến mục tiêu. Cg vũ khí hóa học thế hệ ba hay vũ khí độc tố mới.

        VŨ KHÍ HUẤN LUYỆN, vũ khí chế tạo riêng hoặc vũ khí đã xuống cấp không sử dụng được cho chiến đấu, được dùng để nghiên cứu cấu tạo, huấn luyện về phương pháp, quy tắc sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa. Có thể tháo được hoặc không tháo được. Thường có dấu hiệu riêng (dấu chữ, sơn màu) để phân biệt với vũ khí chiến đấu.

        VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN, vũ khí có khả năng gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kĩ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái, và gây tác động mạnh về tâm lí - tinh thần. Các dạng VKHDL hiện có: vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí hóa - sinh, vũ khí sinh thái, vũ khí phóng xạ... VKHDL dược đưa tới mục tiêu bằng các phương tiện như pháo, tên lửa, máy bay, tàu chiến... Tính đa dạng của các yếu tố sát thương và phương tiện sử dụng, uy lực lớn của VKHDL cho phép sử dụng nó trong mọi hình thức tác chiến, trên mọi địa hình, cự li xa, chiều sâu lớn, bất ngờ, tập trung, có thể làm thay đổi nhanh chóng tình hình tác chiến. Tiến bộ khoa học kĩ thuật cho phép tạo ra những vũ khí dựa trên nguyên lí mới về chất so với vũ khí truyền thống, có thể được coi là các VKHDL (vd: vũ khí phóng xạ, vũ khí diệt tộc...). Ngoài ra khi sử dụng các nhân tố mới trong các dạng vũ khí thông thường (vd: đạn dược xon khí) cũng có khả năng hủy diệt lớn. Có nhiều hiệp ước quốc tế về cấm phổ biến, sử dụng, thí nghiệm, tàng trữ các loại VKHDL để tránh hậu quả nghiêm trọng; nhưng Mĩ và một số nước vẫn đang tiến hành nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, chế tạo các loại VKHDL mới (vd: đạn dược nơtrôn, vũ khí hóa học hai thành phần, vũ khí chùm hạt...). Cg vũ khí giết người hàng loạt.

        VŨ KHÍ KĨ THUẬT CAO nh vũ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO

        VŨ KHÍ KIỂU MÔĐUN, vũ khí được tạo nên từ những khối, bộ phận, cụm chi tiết, chi tiết,... đã được tiêu chuẩn và thống nhất hóa thành những môđun kết cấu, có thể thay thế, lắp lẫn, dùng chung cho nhiều mẫu vũ khí khác nhau (thường gọi là một họ vũ khí). Bằng cách lắp ráp các môđun kết cấu theo các tổ hợp (phương án) khác nhau sẽ tạo được các mẫu vũ khí khác nhau đáp ứng những yêu cầu chiến-kĩ thuật cho trước. Vd: họ bom có điều khiển GBU-15 của Mĩ có nhiều mẫu để đánh các mục tiêu khác nhau, được lắp ráp từ các môđun phần chiến đấu (bom phá MK84 907kg, bom chùm SUU-54...), môđun đầu tìm (vô tuyến truyền hình DSU- 27NB, hồng ngoại WGU-10/B, lade bán chủ động...), môđun bộ phận điều khiển (ADU-452 A/B, ADU-453A/B...). môđun khí động (cánh đuôi ổn định, cánh liệng, cánh lái...), môđun ngòi nổ (FMU-124A/B) và các môđun kết cấu khác. Ưu điểm của VKKM: hiệu quả cao, đơn giản, thuận tiện trong thiết kế, chế tạo, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng, sửa chữa, cung ứng vật tư, phụ tùng thay thế... VKKM xuất hiện đầu những năm 70 của tk 20, hiện được phát triển rất mạnh mẽ.

        VŨ KHÍ LADE, vũ khí nàng lượng định hướng sử dụng năng lượng của chùm tia bức xạ lade để diệt sinh lực và phương tiện kĩ thuật (khí cụ bay, hệ thống trinh sát và điều khiển bằng điện tử, quang điện...). Tác động của VKL thể hiện; đối với người gây bỏng da, hỏng mắt; đối với phương tiện kĩ thuật gây bốc cháy, chảy, hóa hơi, nát thành bụi, cũng có thể hư hại bởi xung điện từ và bức xạ ion hóa sinh ra do bị plasma hóa khi các vật liệu kim loại bị bốc hơi. Dạng VKL đang được nghiên cứu, gồm: lade rơnghen (tia X); lade gamma (tia y); lade điện tử tự do, lade hóa học; lade dải quang học (tia hồng ngoại và tử ngoại), có thể được kích thích bằng các vụ nổ hạt nhân có công suất lớn. Được sử dụng làm vũ khí phòng thủ chống tên lửa (đường đạn, hành trình, không đối không...) chống vũ khí vũ trụ, vệ tinh QS...; đang được nghiên cứu làm vũ khí tiến công trên không, trên biển và trên mặt đất.

        VŨ KHÍ LẠNH, vũ khí không dùng đến chất nổ, cháy. Thuộc VKL có: kiếm, giáo, mác, mã tấu, búa, dao găm, cung, nỏ, máy bắn đá, máy phóng lao, chông... Xuất hiện từ giai đoạn đầu phát triển của xã hội loài người giống như công cụ lao động, săn bắn làm từ gỗ, xương, đá, sau đó làm bằng kim loại (sắt, đồng...) và được dùng phổ biến trước khi phát minh ra hỏa khí. Ngày nay trong QĐ chỉ còn trang bị các VKL như lưỡi lẽ, dao găm, kiếm. Trong chiến tranh nhân dân ở VN, VKL vẫn phát huy hiệu quả.

        VŨ KHÍ LỬA, vũ khí sát thương sinh lực, thiêu hủy khí tài, trang bị và uy hiếp tinh thần chiến đấu đối phương bằng sức nóng và ngọn lửa. Bao gồm các chất cháy và phương tiện đưa chúng đến mục tiêu; súng phun lửa, bom, rôckét, đạn pháo, đạn cối, lựu đạn, mìn cháy... Có trong trang bị của các quân chúng, binh chủng; không quân, tên lửa, pháo binh, bộ binh, tăng thiết giáp, hóa học... VKL dùng trong chiến đấu và phá hoại hậu phương đối phương. Trong chiến tranh VN, QĐ Mĩ đã sử dụng 392.419t bom cháy (chiếm 10,4% tổng số bom đạn đã sử dụng). QĐND VN đã sử dụng súng phun lửa nhẹ trong KCCM và súng bắn đạn cháy phản lực M-72 cải tiến trong chiến đấu bảo vệ biên giới.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:41:35 am

        VŨ KHÍ MANG VÁC, gọi chung vũ khí có kết cấu gọn nhẹ, thao tác nhanh, mang vác được bằng sức người, trang bị cho cá nhân hoặc một nhóm người sử dụng trong chiến đấu. Khi sử dụng VKMV, mỗi người đảm nhiệm một số công việc nhất định và phải phối hợp hành động chặt chẽ với những người khác trong nhóm. VKMV gồm: các loại súng bộ binh, súng phóng lựu chống tăng (B-40, B-41), cối, ĐKZ, sơn pháo, pháo phản lực và tên lửa mang vác... Ưu điểm: có thể trang bị rộng rãi cho các LLVT, giữ bí mật khi tiếp cận mục tiêu, cơ động nhanh, tạo hỏa lực bất ngờ, hiệu quả chiến đấu cao, đối phương khó phát hiện. VKMV phù hợp  với khả năng kinh tế và công nghiệp, nghệ thuật tác chiến hiện nay của VN.

        VŨ KHÍ MẶT ĐẤT, gọi chung các loại vũ khí triển khai trên mặt đất dùng để tiêu diệt các mục tiêu của đối phương trên mặt đất và trên biển, trên không. Gồm: các phương tiện trực tiếp sát thương mục tiêu (đạn, đầu đạn tên lửa, mìn, bộc phá), các phương tiện đưa chúng tới mục tiêu (các loại súng, pháo, cối, thiết bị phóng) và các loại xe chiến đấu. Theo phương pháp đưa phương tiện sát thương tới mục tiêu, có: vũ khí có nòng (phương tiện sát thương được bắn ra khỏi nòng nhờ tác động áp lực khí thuốc phóng như các loại súng bộ binh, pháo, cối...) và vũ khí phản lực. Theo quy mô hủy diệt, có: vũ khí hủy diệt lớn và vũ khí thông thường. VKMĐ được trang bị cho cá nhân, tập thể sử dụng trong chiến đấu; được kéo, chở và lắp đặt trên các phương tiện cơ động. Hiệu suất chiến đấu của VKMĐ được đặc trưng bằng tầm hoạt động, vùng sát thương, độ chính xác bắn, tốc độ bắn, tính cơ động (vận tốc chuyển động, hành trình dự trữ...), tuổi thọ và các tính năng chiến - kĩ thuật khác.

        VŨ KHÍ MỀM, vũ khí tác động vào mục tiêu (sinh lực, vũ khí và trang bị kĩ thuật khác) bằng những nguyên lí kĩ thuật mới, không trực tiếp phá hủy hoàn toàn mục tiêu (hay giết chết) như vũ khí truyền thống thông thường. Thuật ngữ VKM mới xuất hiện gần đây, thường để chỉ những trang bị điện tử, lade,... dùng để đối phó với thiết bị điện tử hoặc hệ thống C3I của đối phương.

        VŨ KHÍ MÔI TRƯỜNG nh VŨ KHÍ SINH THÁI

        VŨ KHÍ NĂNG LƯỢNG ĐỊNH HƯỚNG, vũ khí mới đang được nghiên cứu, hoạt động dựa trên việc khuếch đại và định hướng một trong các loại bức xạ thành một chùm (hạt hoặc tia) khá hẹp có năng lượng cao để diệt mục tiêu. Các dạng VKNLĐH có thể có là vũ khí chùm tia (x. vũ khí lade), vũ khí chùm hạt và vũ khí vi ba. VKNLĐH được sử dụng trước hết là trong khoảng không vũ trụ. Khi đó ưu điểm nổi bật là: năng lượng ít bị suy giảm và được truyền đi với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng (3.108m/s), có thể tiêu diệt hầu như tức thời mục tiêu trong vũ trụ ở cự li hàng nghìn kilômét. VKNLĐH là loại chủ yếu được dự định triển khai trong chương trình SDI của Mĩ.

        VŨ KHÍ NBC (A. Nuclear, Biological, Chemical), gọi tắt các vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học.

        VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ X. VŨ KHÍ HẠT NHÂN

        VŨ KHÍ NHIỆT HẠCH, vũ khí hạt nhân thế hệ hai, hủy diệt mục tiêu bằng năng lượng được giải phóng trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân hoặc kết hợp cả phản ứng phân chia hạt nhân và phản ứng tổng hợp hạt nhân. Uy lực của VKNH lớn hơn nhiều lần so với vũ khí nguyên tử và có thể có đương lượng nổ tới vài chục mêgatôn. VKNH chiếm chủ yếu  trong các loại vũ khí hạt nhân hiện có, vd: tên lửa chiến lược, tên lửa chiến dịch - chiến thuật... Đặc điểm chung của VKNH là tác dụng đẳng hướng. VKNH đầu tiên do Mĩ thứ 1951, năm 1961 LX đã thực hiện vụ nổ VKNH có đương lượng nổ 57Mt. được coi là lớn nhất cho tới nay.

        VŨ KHÍ NHÓM nh vũ KHÍ TẬP THỂ

        VŨ KHÍ NÒNG TRƠN X. vũ KHÍ CÓ NÒNG

        VŨ KHÍ NƠTRÔN, vũ khí hạt nhân thế hệ ba. sát thương mục tiêu chủ yếu bằng bức xạ nơtrôn (bức xạ xuyên). VKN có đặc điểm là phần lớn năng lượng nổ được sử dụng để tạo ra bức xạ nơtrôn với mật độ lớn, do vậy có hiệu quả sát thương đối với sinh lực đối phương mà ít phá hủy các công trình xây dựng, vũ khí, trang bị QS, phương tiện vật chất... Đẩu đạn nơtrôn công suất nhỏ (từ I đến vài kilôtôn) có thể được nạp cho đạn pháo, bom và tên lửa. VKN được sản xuất hàng loạt ở Mĩ từ 1981 và được giới QS phương Tây coi là loại vũ khí “sạch” lí tưởng vì chỉ tiêu diệt sinh lực mà không phá hoại cơ sở vật chất, đặc biệt là các loại vũ khí trang bị thu được của đối phương có thể sử dụng được ngay.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:42:54 am

        VŨ KHÍ PHẢN LỰC, vũ khí dùng động cơ phản lực để đưa phương tiện sát thương tới mục tiêu. VKPL gồm: pháo phản lực (trên mặt đất, trên không, trên tàu) và súng phóng lựu phản lực (tên lửa cũng là VKPL nhưng thường tách thành một loại riêng). Nguyên lí chuyển động phản lực cho phép triệt tiêu lực giật khi bắn. VKPL có kết cấu đơn giản, nhiều nòng, nhiều cỡ, tốc độ bắn nhanh, mật độ hỏa lực cao, uy lực sát thương lớn, thường dùng diệt mục tiêu diện, rải mìn từ xa hoặc phá bãi mìn... nhưng độ tản mát tương đối lớn. VKPL xuất hiện lần đầu vào cuối những năm 30 của tk 20, được sử dụng rộng rãi trong CTTG-II và chiến tranh ở VN, hiện được tiếp tục hoàn thiện.

        VŨ KHÍ PHI SÁT THƯƠNG, gọi chung vũ khí được chế tạo và sử dụng nhằm làm mất sức chiến đấu sinh lực và vũ khí trang bị, giảm khả năng sát thương và hư hại không đáng có đối với vật chất và môi trường. Có hai nhóm VKPST chính: VKPST chống sinh lực gồm: vũ khí hạ âm, sóng lade, sóng điện từ gây choáng, tác nhân gây ngủ, bình phun hơi cay, đạn cao su...; VKPST chống trang bị gồm: vũ khí xung điện từ, virut máy tính, phương tiện chống lực kéo, hóa chất (gây giòn, ăn mòn...)... Các chuyên gia QS phương Tây coi VKPST là loại vũ khí có giá trị trong can thiệp vũ trang, có thể giảm hoặc loại bỏ thương vong (đối với dân thường).

        VŨ KHÍ PHÒNG KHÔNG, vũ khí được dùng chủ yếu để diệt mục tiêu trên không. Gồm: súng máy phòng không, pháo phòng không, tên lửa phòng không, máy bay tiêm kích, khinh khí cầu... VKPK được phân loại: theo dạng vũ khí (súng, pháo, tên lửa); theo độ cao diệt mục tiêu (rất thấp, thấp, trung, cao, rất cao); theo vị trí đặt (trên mặt đất, trên xe, trên tàu chiến...); theo tính cơ động (cố định, tự hành, xe kéo...). Xuất hiện từ CTTG-I. Trong CTTG-II xuất hiện tổ hợp pháo phòng không và đầu thập kỉ 50 tổ hợp tên lửa phòng không (x. tổ hợp tên lửa). Trong tác chiến phòng không, chống cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ở miền Bắc VN, đã sử dụng VKPK như: tên lửa SAM-2, A-72, pháo phòng không 20, 23, 37, 57, 85, 88, 90, l00mm, súng máy phòng không 12,7mm. 14,5mm và cả súng bộ binh (súng trường, trung liên, đại liên)... tạo nên lưới lửa phòng không nhân dân rộng khắp và hiệu quả, bắn rơi hàng ngàn máy bay Mĩ. VKPK hiện được trang bị cho lực lượng phòng không ba thứ quân (phòng không chủ lực, phòng không địa phương và dân quân tự vệ).

        VŨ KHÍ PHÓNG XẠ, vũ khí hủy diệt lớn dùng chất phóng xạ để sát thương sinh lực bằng bức xạ ion hóa, làm nhiễm xạ môi trường xung quanh, phương tiện KTQS và các đối tượng khác. Chất phóng xạ có thể lấy từ sản phẩm phân hạch của các thanh nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân đã kết thúc chu trình hoạt động hoặc bằng cách tác động luồng nơtrôn vào những nguyên tố hóa học khác nhau để tạo ra những đồng vị có tính phóng xạ (chất phóng xạ cảm ứng). VKPX gồm đạn dược chứa chất phóng xạ, phương tiện đưa chúng tới mục tiêu hoặc các thiết bị phun rải khác. VKPX tác động bằng tia bức xạ do chiếu ngoài và chiếu trong cơ thể, gây sát thương các bộ phận của cơ thể và gây bệnh phóng xạ. Trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991) và chiến tranh Nam Tư (1999), QĐ Mĩ đã sử dụng số lượng lớn đạn uran nghèo, gây hậu quả nghiêm trọng, lâu dài cho con người và môi trường sinh thái.

        VŨ KHÍ PLASMA, vũ khí tạo ra môi trường plasma (các ion dương và ion âm) nhằm làm rối loạn điều khiển, vô hiệu hóa chức năng bay và phá hủy các khí cụ bay lọt vào khu vực khí quyển bị plasma hóa. Loại vũ khí vũ trụ dựa trên nguyên lí kĩ thuật mới, sử dụng bức xạ lade hoặc bức xạ siêu cao tần cực mạnh, làm ion hóa theo dây chuyền các phân tử khí của khí quyển, tạo môi trường plasma, có tính chất khí động khác hẳn không khí, dùng để tiêu diệt sinh lực, máy bay chiến đấu, các loại tên lửa... Được Nga nghiên cứu, chế tạo thành công trong thập kỉ 90 tk 20. Ưu điểm VKP: có tác dụng ở một diện rộng, có thể phát đi nhiều lần, không gây ô nhiễm môi trường, giá thành thấp hơn rất nhiều so với các loại vũ khí tiến công (tên lửa đường đạn, tên lửa hành trình, máy bay vũ trụ...). Đây là vũ khí phòng thủ, chi phí ít, hiệu quả và uy lực lớn, đang được Mĩ và các nước phương Tây chú ý phát triển trong tk 21.

        VŨ KHÍ RÃNH XOẮN X. VŨ KHÍ CÓ NÒNG

        VŨ KHÍ SIÊU DẪN, vũ khí công nghệ cao sử dụng công nghệ siêu dẫn để tạo và cung cấp nguồn năng lượng rất lớn, hội tụ hẹp và phóng đi chính xác theo hưởng xác định với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng để tiêu diệt mục tiêu. Một số loại VKSD tiêu biểu: vũ khí chùm tia. vũ khí chùm hạt, vũ khí vi ba... VKSD sẽ xuất hiện trên chiến trường tk 21 và sẽ dần đến sự thay đổi về lí luận, hình thức tác chiến, biên chế, chiến thuật, chiến lược.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:44:02 am

        VŨ KHÍ SINH HỌC, vũ khí hủy diệt lớn dựa vào đặc tính gây (hoặc truyền) bệnh của vi sinh vật (vi trùng, vi khuẩn, vi rút, nấm đơn bào...) hoặc độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây dịch giết hại (hoặc gây bệnh) hàng loạt người, động vật, thực vật. Thành phần chính gồm: đạn dược sinh học (nhồi bột hoặc chất lỏng chứa vi sinh vật, gây bệnh, khi nổ tạo ra đám mây xon khí, gây nhiễm lớp không khí gần mặt đất) hoặc thùng chứa những con vật đã nhiễm bệnh; phương tiện đưa chúng tới mục tiêu (tên lửa, pháo, khí cụ bay, tàu chiến...). VKSH có hiệu quả chiếri đấu cao (liều lượng dùng nhỏ nhưng có khả năng lan truyền trên lãnh thổ rộng), bí mật, khó phát hiện, có tác dụng lựa chọn (chỉ với người và một số động vật), khó phòng chống và khắc phục hậu quả. Nhược điểm của VKSH là có thời gian ủ bệnh (trong khoảng thời gian đó, người bị nhiễm vẫn có thể thực hiện được nhiệm vụ) nên hạn chế khả nâng sử dụng với quy mô chiến thuật. Được Đức sử dụng lần đầu tiên trong CTTG-I để gây bệnh sổ mũi ngựa. Từ 1942 Mĩ bắt đầu chế tạo VKSH. Sau CTTG-II các nước Anh, Canada, Áo... đã chế tạo loại vũ khí này. Trong cuộc chiến tranh Mĩ - Apganixtan (2001), VKSH (vi trùng bệnh than, đậu mùa...) đã được sử dụng như một loại vũ khí khủng bố dã man nhất chống nhân loại. Đã có nghị định thư Giơnevơ (1925) cấm VKSH và Công ước về cấm vũ khí vi trùng (được LHQ thông qua 1972 và có hiệu lực từ 1975). Trước đây cg vũ khí vi trùng.

        VŨ KHÍ SINH THÁI, vũ khí hủy diệt lớn làm biến đổi môi trường khí tượng và khí hậu, môi trường biển và đất liền, nhằm hủy hoại môi trường sống, vũ khí, khí tài và làm tê liệt các công trình QS của đối phương. VKST gồm: vũ khí môi trường khí tượng, tác động đến khí tượng và khí hậu gây ra lũ lụt, nóng, lạnh, khô hạn nhân tạo, làm tan hoặc tạo sương mù, làm thủng tầng ôdôn, hút bỏ dưỡng khí; vũ khí môi trường đất liền (cg vũ khí môi trường địa chấn), dùng sóng định hướng của vụ nổ hạt nhân ngầm dưới đất, tạo động đất; vũ khí môi trường biển, lợi dụng sóng gió và nội lực của biển, tạo sóng cả, sóng thần hoặc bình phong nước. VKST có uy lực rất lớn, gây sát thương từ cự li xa, đối phương khó phát hiện và dễ cho đó là thiên tai. Các nhà QS dự báo VKST sẽ ngày càng hoàn thiện và giữ vai trò quan trọng trong chiến tranh tương lai. Cg vũ khí môi trường.

        VŨ KHÍ TẬP THỂ (vũ khí nhóm, vũ khí cộng đồng), vũ khí trang bị cho một nhóm từ hai người trở lên sử dụng trong chiến đấu. VKTT đòi hỏi phải phối hợp hành động chặt chẽ giữa những người trong nhóm. Thuộc VKTT có: đại liên, trọng liên, pháo, tên lửa...

        VŨ KHÍ TÊN LỬA, vũ khí dùng tên lửa và tổ hợp tên lửa để đưa phần sát thương tới mục tiêu trên mặt đất, trên không và trên biển. Ưu điểm chính: tầm bắn xa, đầu đạn có uy lực lớn, độ trúng đích cao (tên lửa có điều khiển), cơ động trên đường bay, ít bị thương tổn. VKTL có thể được bố trí cố định hoặc trên phương tiện cơ động (khí cụ bay, tàu, xe...). Theo quy mô nhiệm vụ, có các loại: chiến thuật, chiến dịch - chiến thuật, chiến lược; theo công dụng, có các loại: phòng không, chống tăng, chống vệ tinh...; theo đầu đạn, có các loại: thông thường, hạt nhân, hóa học... VKTL xuất hiện đầu tiên à TQ (tk 10), ở Tây Âu (tk 13), ở Nga (tk 18). Vào giữa tk 19 VKTL ít được quan tâm (do sự phát triển mạnh mẽ của pháo rãnh xoắn). Sau CTTG-I và trong CTTG-II, VKTL lại được tiếp tục phát triển và ứng dụng. 1944 Đức dùng tên lửa V-l, V-2 tiến công Anh. Sau CTTG-II, VKTL được phát triển rất mạnh, đặc biệt việc dùng tên lửa làm phương tiện mang đầu đạn hạt nhân, xuất hiện vũ khí tên lửa hạt nhân, được coi là phương tiện chiến đấu mạnh nhất hiện nay.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67884827_466196057443613_9087784274416893952_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_oc=AQl3UMQQub_MlYTHOovHX1ZXEUSr5VaelkaXY3PBxQoiWYz6ETsBYYZh28iYAeJuk4A&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=425d8c7209ba531ce7e3f26fddf444f4&oe=5DEC5637)

1. Giàn pháo phản lực BM-13; 2. Tên lửa chống tăng;
3. Tên lửa chiến lược đất đối đất; 4. Tên lửa phòng không.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:45:20 am

        VŨ KHÍ THÔ SƠ, vũ khí có nguyên lí hoạt động và cấu tạo đơn giản, thường được chế tạo bằng các phương pháp thủ công, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có, khai thác dễ dàng. VKTS thường là vũ khí tạnh hoặc hỏa khí đơn giản, thậm chí là nguyên liệu tự nhiên như gạch, đá, cành cây hoặc công cụ lao động cầm tay... VKTS xuất hiện từ khi có loài người và tồn tại đến ngày nay, được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh du kích. Trong lịch sử bảo vệ tổ quốc của nhân dân VN, VKTS đóng vai trò rất quan trọng.

        VŨ KHÍ THÔNG THƯỜNG, gọi chung các loại vũ khí không thuộc vũ khí hủy diệt lớn. Thuật ngữ VKTT xuất hiện trong những năm 50 của tk 20 khi QĐ một số nước được trang bị vũ khí hạt nhân. Hiện nay, VKTT vẫn phổ biến và không ngừng được hoàn thiện theo hướng tăng uy lực, tầm hoạt động, độ chính xác, độ tin cậy và giảm thời gian thao tác vận hành. Từ những năm 80 của tk 20 xuất hiện những loại vũ khí công nghệ cao dựa trên cơ sở của VKTT, trong đó một số loại được Mĩ sử dụng có hiệu quả trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Apganixtan (2001) hiện vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện, trở thành loại vũ khí chủ yếu trong chiến tranh phi hạt nhân tương lai.

        VŨ KHÍ TINH KHÔN (vũ khí trí năng, vũ khí tự hoạt), vũ khí công nghệ cao có khả năng nhận biết, tìm kiếm, tự động chọn và tiêu diệt mục tiêu không cần sự can thiệp trực tiếp của con người. Được trang bị các thiết bị dẫn, đo, dò, xử lí tín hiệu, tự động tiến hành phân tích, phân biệt và sắp xếp thứ tự ưu tiên, chọn đúng mục tiêu đánh phá trong khu vực tìm kiếm. Một số loại tiêu biểu: người máy quân dụng (có thể được trang bị vũ khí chống tăng, các phương tiện khắc phục vật cản, khí tài trinh sát, phương tiện xử lí hậu quả vũ khí NBC...); xe tãng tinh khôn (chức nâng chủ yếu: trinh sát, công kích, quét mìn...); bom, đạn tinh khôn (độ chính xác 30- 40 lẩn so với bom, đạn cùng loại ở dạng thòng thường). Từ thập kỉ 80 và 90 của tk 20, VKTK phát triển mạnh mẽ theo hai hướng: chế tạo mới hoàn toàn trên cơ sở công nghệ, kĩ thuật tiên tiến; cải tiến lắp đặt các thiết bị điều khiển (dẫn) trên cơ sở các vũ khí thông thường đã có. VKTK đã được dùng trong chiến tranh VN (1972), chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến tranh Nam Tư (1999). Các chuyên gia QS phương Tây coi VKTK là một loại vũ khí chủ yếu trong chiến tranh tương lai.

        VŨ KHÍ TỰ ĐỘNG, gọi chung các súng và pháo có nòng trong đó việc nạp đạn lại và bắn phát tiếp theo được thực hiện nhờ năng lượng khí thuốc hoặc năng lượng khác (khồng dùng sức người). Việc tiếp đạn được thực hiện bằng cơ cấu đẩy các viên đạn lắp sẵn ổ băng, hộp hay kẹp đạn. Theo nguyên lí hoạt động, có: VKTĐ dùng năng lượng khối lùi (nòng hoặc khóa nòng), VKTĐ dùng năng lượng khí thuốc (trích khí qua lỗ khoan ở thành nòng), VKTĐ dùng năng lượng khác (điện...). VKTĐ gồm: súng tự động, pháo tự động, súng phóng lựu tự động. Súng tự động có các loại: súng ngắn tự động, súng trường tự động, tiểu liên, trung liên, đại liên... VKTĐ có tốc độ bắn cao, có thể bắn liên thanh hoặc phát một. VKTĐ xuất hiện vào nửa sau tk 19, hiện nay chiếm tỉ lệ lớn trong vũ khí thông thường hiện đại.

        VŨ KHÍ TỰ TẠO, vũ khí có cấu tạo và nguyên lí hoạt động đơn giản, dễ chế tạo ở địa phương bằng những phương pháp và phương tiện thủ công, dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn dược thu được của đối phương. VKTT có nhiều kiểu loại, vd: mã tấu, giáo, mác, kiếm, dao gãm, gậy tầm vông, cung, nỏ, chông, bẫy đá, bẫy đạn, mìn, súng ngựa trời, vũ khí phóng (đạn cối, lượng nổ, lựu đạn, bom, mìn...). Trong KCCP và KCCM, VKTT có vai trò quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong LLVT địa phương.

        VŨ KHÍ VI BA. vũ khi siêu dẫn phá hủy và sát thương mục tiêu bằng năng lượng chùm sóng vi ba. Cấu tạo gồm máy tạo sóng vi ba, anten định hướng khuếch đại sóng vi ba chụm và mạnh, các thiết bị phụ trợ khác. Chùm sóng vi ba sinh ra do máy tạo sóng vi ba công suất siêu cao, phát đi từ anten định hướng. Năng lượng tụ hợp trong chùm sóng hẹp, cường độ tập trung rất cao, truyền dẫn với tốc độ nhanh (tốc độ ánh sáng) nên nó có thể tấn công mục tiêu ở cự li rất lớn. Được sử dụng để tấn công máy bay, tên lửa đường đạn. tên lửa hành trình, vệ tinh, hệ thống C3I (chỉ huy, điều khiển, thông tin và tình báo), rađa, khí tài quang điện tử, có thể được phát đi nhiều lần nên VKVB còn dùng để tác chiến phòng không, chống tên lửa, chống vũ khí vệ tinh...; một loại vũ khí phi sát thương đối với người (sát thương bằng hiệu ứng nhiệt và phi nhiệt). VKVB được Mĩ và LX nghiên cứu thử nghiệm từ 1970. Là loại vũ khí dự định triển khai trong chương trình SDI của Mĩ.

        VŨ KHÍ VI TRÙNG X. VŨ KHÍ SINH HỌC


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:47:49 am

        VŨ KHÍ VŨ TRỤ, vũ khí để diệt mục tiêu trong khoảng không vũ trụ, hoặc đặt trên khí cụ bay vũ trụ để diệt mục tiêu trong khí quyển hay trên mặt đất. VKVT đang được nghiên cứu và thiết kế dựa trên những nguyên lí mới và gồm: vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí động năng, vũ khí xung điện từ. Vũ khí động năng phóng đạn đánh chặn vào mục tiêu trên vũ trụ để diệt chúng bằng phá hủy cơ học. Đạn đánh chặn cần có sơ tốc 10km/s trở lên và có ba loại: chuyển động theo quán tính trong khoảng không vũ trụ; có điều khiển (dẫn hoặc tự dẫn) tới gần mục tiêu để diệt bằng mảnh của phần chiến đấu; có điều khiển trúng thẳng vào mục tiêu. VKVT có tầm hoạt động xa (tới hàng nghìn kilômét), khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, có loại có tác dụng hầu như tức thời. VKVT là phần chính được nghiên cứu trong chương trình SDI của Mĩ và dự định triển khai để diệt tên lửa đường đạn chiến lược, máy bay ném bom chiến lược, vệ tinh QS... của đối phương.

        VŨ KHÍ XUNG ĐIỆN TỪ, vũ khí vũ trụ đang được nghiên cứu, có tác động tương tự xung điện từ của vụ nổ hạt nhân. VKXĐT thường sử dụng dải sóng milimét với mật độ dòng công suất ở bề mặt mục tiêu đạt từ 100W/cm2 trở lên. Mục tiêu của VKXĐT là các mạch cấp điện và điều khiển của tên lửa, anten của vệ tinh nhân tạo hay phương tiện chiến đấu đặt trên vũ trụ. VKXĐT có thể đặt trên vũ trụ hay trên mặt đất (do sóng milimét có thể truyền dễ dàng qua khí quyển).

        “VŨ KINH THẤT THƯ", bộ binh thư gồm bảy cuốn, tuyển chọn từ hàng trăm binh thư cổ TQ trong khoảng 1.500 năm, từ cuối thời Xuân Thu đến Bắc Tống, gồm: “Binh pháp Tôn Tử’, “Tư Mã pháp", “Uất Liêu Tử’, “Lục thao", “Binh pháp Ngô Khởi”, “Tam lược", “Đường Lí vấn đối". Năm Nguyên Phong thứ 3 (1080) đời Tống Thần Tông, “VKTT” được quy định là giáo trình chính thức trong trường Vũ Học (trường QS cao cấp) triều Tống. Là bộ sách tổng kết kinh nghiệm, kết tinh trí tuệ về chỉ huy QS trong thời đại vũ khí lạnh, có tác dụng chỉ đạo quan trọng cả về lí luận và thực tiễn chiến tranh của TQ, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Hai cuốn có giá trị nhất là “Binh pháp Tôn Tử” và “Binh pháp Ngô Khởi”, đặc biệt cuốn “Binh pháp Tôn Tử” vẫn còn nhiều giá trị tham khảo quý trong thời hiện đại.

        VŨ LĂNG (Đỗ Đức Liêm; 1921-88), tư lệnh đầu tiên của Quân đoàn 3. Quê xã Ngũ Hiệp, h. Thanh Trì, tp Hà Nội; nhập ngũ 1945, thương tướng, giáo sư (1986); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ cán bộ trung đội đến trung đoàn trường. 1954-64 tham mưu trưởng Sư đoàn 316, cục phó Cục khoa học QS BTTM. 3.1965 phó tư lệnh Quân khu 4, cục phó Cục tác chiến BTTM, kiêm phó tư lệnh Mặt trận Khe Sanh. 5.1969 viện phó Viện khoa học QS BQP. 1971 phó tư lệnh Mặt trận Đường 9, cục trưởng Cục tác chiến BTTM. 6.1974 tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. 3.1975 tư lệnh Quân đoàn 3, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 3.1977-88 giám đốc Học viện lục quân, kiêm phó chủ tịch  Hội đồng khoa học QS BQP (1987). Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng ba)...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67969904_466196067443612_3279511481036570624_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQlbcTHh2mSPeygcW5XvCNfSNZFWdbbcc1n1kL7h190jpt6RMbl1MyzGSaLhYnMuSZE&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=10b51b12f00debe073679cc1c8f64015&oe=5DE7A30B)


        VŨ LẬP (Nông Văn Phách; 1924-87), tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 2 (1978-81). Dân tộc Tày, quê xã Vĩnh Quang, h. Hòa An, t. Cao Bằng; tham gia CM 1941. nhập ngũ 1944, thượng tướng (1984); đv ĐCS VN (1945). Tháng 12.1944 chiến sĩ Đội VN tuyên truyền giải phóng quân. 8.1945 ủy viên QS tỉnh Thái Nguyên. 1946-54 trung đoàn phó, trung đoàn trưởng, tham mưu trường Đại đoàn 316. Năm 1955- 64 khu phó khu Tây Bắc, phó tư lệnh kiêm tham mưu trường, rồi tư lệnh Quân khu Tây Bắc. 4.1970 tư lệnh Quân tình nguyện VN ở Lào. 1970-74 tu lệnh các mặt trận: 316 và 31 (Thượng Lào). 6.1974-76 tư lệnh Quân khu Tây Bắc. 1977 trưởng ban dân tộc trung ương và chủ nhiệm ủy ban dân tộc của chính phủ. 1978-81 tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 2. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV-VI. Đại biểu Quốc hội khóa VI-V11I. Huân chương: Hồ Chí Minh, 2 Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68477553_466196077443611_6496085679548661760_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_oc=AQkUfYfAA-D_U1jhM6whG7qJWR_nlSOmQLICBz2cfZyezHzYmLWew0mmTgxx33_rSDE&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=2a8951dbfc25f1c6e7e2348fd1a1e5b3&oe=5DEA7F90)


        VŨ NAM LONG nh NAM LONG


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:50:24 am

        VŨ NGỌC DIỆU (S. 1948), Ah LLVTND (1969). Quê xã Quốc Tuấn, h. Nam Sách, t. Hải Dương; nhập ngũ 1966, đại tá (1996); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là hạ sĩ, trắc thủ rađa, Đại đội 14, Trung đoàn 290, Sư đoàn 373, Quân chủng phòng không - không quân. Trong KCCM, VND làm nhiệm vụ trong điều kiện hết sức khó khăn (rađa P8 là loại cũ, máy bay phản lực và các phương tiện gây nhiễu của địch là loại hiện đại, trận địa rađa bị địch đánh phá hàng chục lần), nhiều lần bị thương, VND vẫn bình tĩnh thao tác, có biện pháp chống nhiều kết quả. phát hiện kịp thời, chính xác máy bay địch từ xa hàng trăm kilômét, nhanh chóng thông báo cho các đơn vị phòng không ở khu vực được phân công trên địa bàn Quân khu 4 bắn rơi hàng trăm máy bay địch (có cả B-52). Ngày 16.6.1968 bằng rađa P8 và P15 VND đã cùng đồng đội dẫn đường cho không quân bắn rơi 2 máy bay Mĩ tại Nghệ An. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì)...

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68513209_466196107443608_8481909962572824576_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_oc=AQkhdemfYMhOP9H6uGcLdbj0NrBNeO3BtSFJJ0VUA4q2nhZfWO4FBtIaqVXVFFD2l6U&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=8f3fc02ac5e68b1d8bca13b41ed88b5c&oe=5DE4918A)


        VŨ THỊ THỪA (1915-94), Ah LLVTND (1978). Quê thị trấn Nam Phước, h. Duy Xuyên, t. Quảng Nam; khi tuyên dương Ah là du kích xã Duy An. 1954- 75 VTT là cơ sở CM, bám trụ địa phương, nắm và cung cấp tình hình địch cho cấp trên; đào hầm bí mật nuôi giấu hàng trăm cán bộ, du kích trong vùng địch kiểm soát; sản xuất và cung cấp hàng tấn lương thực cho kháng chiến, vận động nhân dân bí mật mua hàng chục tấn lương thực chuyển ra vùng giải phóng. Chồng và 6 con trai đều là liệt sĩ. 1994 được phong Bà mẹ VN Ah. Huân chương: Chiến công hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/69131649_466196124110273_7698632215546036224_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_oc=AQn-6yBo0wlEyBphLkZSAXetzyEFoS5Ym3adMDvly7_S_oQ_ttZE0SEvvrpflSdj7ks&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=21ace43dd22bb2dd76b73d945bda214e&oe=5DC8B997)


        “VŨ TRANG QUẨN CHÚNG CÁCH MẠNG, XÂY DỰNG QUÂN ĐÔI NHÂN DÂN”, tác phẩm của đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về công cuộc xây dựng, phát triển LLVT CM VN trong thời đại mới. Nxb Sự Thật xuất bản 1972. “VTQCCM.XDQĐND” khẳng định: ĐLĐ VN (ĐCS VN) dã vận dụng đúng đắn, sáng tạo những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tổ chức QS của giai cấp vô sản kết hợp với kế thừa, phát huy truyền thống xây dựng LLVT của dân tộc VN, tạo thành nguyên lí xây dựng LLVTND VN trong thời đại mới. Đó là: “vũ trang toàn dân, kết hợp QĐND với LLVT quần chúng. LLVT quần chúng với QĐND, lấy LLVT quần chúng làm cơ sở cho QĐND, lấy QĐND làm nòng cốt cho LLVT quần chúng, xây dựng ba thứ quân của LLVTND”. Đây là một nội dung rất quan trọng trong đường lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng LLVTND và của khoa học QS VN trong thời đại Hồ Chí Minh. “VTQCCM.XDQĐND” đã góp phần tổng kết lí luận và soi sáng phương hướng tiến lên của LLVTND VN.

        VŨ TRỌNG HỐI (Vũ Văn Giới; 1926-85), nhạc sĩ. Quê xã Phương Định, h. Nam Trực, t. Nam Định; nhập ngũ 1945, đại tá (1984): đv ĐCSVN (1948). Năm 1945-51 từ ngưòi lính trở thành đội phó Đội văn công Đại đoàn 320; cán bộ phòng văn nghệ QĐ (1956), đoàn phó Đoàn ca múa TCCT (1965), sau là chuyên viên phòng văn hóa - văn nghệ, Cục tuyên huấn TCCT. Tác phẩm tiêu biểu: “Mùa chiến công nở rộ hai miền” (1964), “Đường tôi đi dài theo đất nước (1966), “Bước chân trên dải Trường Sơn” (1966), “Niềm vui anh quân bưu” (1967), “Lời tạm biệt lúc lên đường” (1979), “Về làng Sen” (1985)... VTH còn có một số tác phẩm nhạc múa, nhạc phim. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng ba, Kháng chiến hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67694619_466196137443605_6398646971980054528_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_oc=AQmFhgwrZhEqki0X70Wwvyr4JZ5EQx7hkSlQx3eABk5S9tDI6LXeE6JMzu7xfQtu9pg&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=65bbc663130a687fcc1bb623504d4e47&oe=5E15603B)


        VŨ VĂN CẨN (1915-82), phó chủ nhiệm TCHC (1964-70), cục trưởng đầu tiên Cục quân y (1946-69). Quê xã Bạch Sam, h. Mĩ Hào, t. Hưng Yên; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1947). Tháng 9.1945 bác sĩ y khoa. 4.1946-64 cục trưởng Cục quân y. Trong KCCP, tham gia nhiều chiến dịch. 1964-69 phó chủ nhiệm TCHC, kiêm cục trưởng Cục quân y. 1969-70 thứ trưởng, rồi quyền bộ trưởng Bộ y tế (1971). Năm 1975-82 bộ trưởng Bộ y tế. Đại biểu Quốc hội khóa III-VII. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhì, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67882096_466196144110271_67887129253904384_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQlnhbH6qMbTgCNUiKT7T3jIuGywpQ3pcEtbag4pmU_hm7hm7sJQ926cqa8dV-uE8ak&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=e863d61072fadc263cbcae45d9714f53&oe=5DE86F07)



Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:52:28 am

        VŨ VĂN NHẬM (7-1788), danh tướng thời Tây Sơn, con rể Nguyễn Nhạc. Trong những trận đánh quân Nguyễn Ánh, VVN nổi danh là tướng tài. 1786 đô đốc tả quân, cùng Nguyễn Huệ và Nguyễn Hữu Chỉnh đánh chiếm Phú Xuân rồi Bắc Hà. 1787 khi Nguyễn Hữu Chỉnh làm phản triều Tây Sơn, VVN được Nguyễn Huệ sai làm tiết chế, cùng Ngô Văn Sở đem 2 vạn quân ra Bắc diệt Chỉnh. 1788 sau khi diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, VVN cho đắp thêm la thành, tự đúc ấn chương riêng nên bị Nguyễn Huệ nghi ngờ và giết tại Thăng Long.

        VŨ XUÂN CHIÊM (S. 1923), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (9.1976-87). Quê xã Trung Đông, h. Trực Ninh, t. Nam Định; tham gia CM 1938, nhập ngũ 1950, trung tướng (1982); đv ĐCS VN (1940). Tháng 12.1940-45 bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Sơn La, Côn Đảo. 9.1945 tham gia BCH công đoàn Trung Bộ. 1947 tỉnh ủy viên tỉnh Thừa Thiên. 1950-63 cán bộ chính trị, cục phó rồi cục trưởng Cục chính trị TCHC. 1963- 65 phó chủ nhiệm TCHC. 1965-70 phó chính ủy rồi chính ủy BTL 559. Phó chủ nhiệm, rồi chủ nhiệm TCHC (6.1976- 2.1977). Tháng 9.1976-87 thứ trường BQP. Đại biểu Quốc hội khóa IV-VI. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67817392_466196154110270_675264877220069376_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_oc=AQmONNDziaH2HdltJizsOcgAtbibijQDw-4d1c--7rawJKQy34vZ5Y-3cz-qdhBt5LE&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=b26224ea806ff1e6300f7c24e60dc8ff&oe=5DEB0271)


        VŨ YÊN (Nguyễn Văn Tịch; 1919-79), tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn (8.1969-77). Quê phường Phúc Xá, q. Ba Đình, tp Hà Nội; tham gia CM 1944, nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1946). Tháng 8.1945 tự vệ chiến đấu thành Hà Nội. 9.1945 trung đội trưởng. 1.1946 chỉ huy QS Phân khu Đông Thành (Hà Nội). 1949-54 trung đoàn phó, trung đoàn trường, dại đoàn phó Đại đoàn 308. Tháng 3.1964-67 hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân; phó giám đốc Học viện quân chính; sư đoàn trưởng Sư đoàn 308. Tháng 1.1969 phó tư lệnh rồi tư lệnh Quàn khu Hữu Ngạn. 12.1977 hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng ba...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67874436_466196177443601_4314723978057875456_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQnn9wjnr_rSo1tCs2rq-cI4T_MjyA8KbBgjJp1ZZVPKiw9QMPx3lwRhpuJNEsCsWDg&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=a70ef3b6397db375031fa27ab5659e4f&oe=5DD285E2)


        VỤ ÁM SÁT BADANH (9.2.1929), vụ ám sát cá nhân theo chủ trương bạo động do VN quốc dán đảng tổ chức, giao cho Nguyễn Văn Viên thực hiện nhằm giết Badanh, trùm mộ phu dồn điền cao su của Pháp. Chiều tối 9.2 Nguyễn Văn Viên dùng súng bắn chết Badanh tại phố Huế (tp Hà Nội), sau đó bị bắt và tự vẫn trong tù. Nhân vụ này thực dân Pháp mở một đợt khủng bố dữ dội, bắt nhiều người, làm cho nhiều tổ chức cơ sở của VN quốc dân đảng tan vỡ.

        VỤ GIĂNG ĐUYPUY (4-10.1873), vụ gây rối ở Hà Nội do Giăng Đuypuy tiến hành, nhằm tạo cớ cho Pháp đánh chiếm Hà Nội lần I (20.11.1873). Cuối 1872 đội thương thuyền của Giăng Đuypuy gồm 2 pháo thuyền và 2 tàu hàng chở 30 khẩu pháo, 7.000 súng trường từ Hồng Công đến cửa sông Bạch Đằng (VN). 1.1873 tuy chưa được phép của triều đình Huế, Đuypuy vẫn cho tàu ngược Sông Hồng tiến hành các vụ buôn bán súng đạn, gạo muối sang Vân Nam (TQ). trên đường về chiêu mộ thêm hàng trăm thổ phỉ; 4.1873 tự lập đồn trại ở Đồn Thủy (Hà Nội), với gần 400 quân vũ trang đầy đủ, liên lạc với các phần tử phản động, tiến hành các hoạt động do thám, khiêu khích, bắt người, cướp của... Trước những hành động ngang ngược đó, nhân dân Hà Nội rất phẫn nộ, tổng đốc Nguyễn Tri Phương nhiều lần báo cáo về triều đình Huế, nhưng triều đình nhu nhược, chỉ biết gửi thư đề nghị thống đốc Pháp ở Nam Kì giải quyết. Nắm bắt thời cơ đó, 10.1873 Pháp cử Gacniê đem quân ra Bắc, cùng lực lượng của Đuypuy đánh chiếm thành Hà Nội, sau đó đánh chiếm một số tỉnh Bắc Kì (xt Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I, 1873).

        VỤ LƯ CÂU KIỂU (7.7.1937), sự kiện mở đầu cuộc xâm lược đại quy mô của Nhật vào TQ. Đêm 7.7 quân Nhật mượn cớ một lính Nhật mất tích trong diễn tập, đòi tra xét thành Uyển Bình, đã tiến công vào Lư Câu Kiều phía tây nam Bắc Kinh 10km. QĐ TQ chống lại, nhưng do có ưu thế về lực lượng, quân Nhật đã chiếm Bắc Kinh ngày 29. Thiên Tân ngày 30 và mở rộng chiến sự ra nhiều nơi ở TQ. VLCK đã thúc đẩy Quốc - Cộng hợp tác lần thứ hai, mở đầu cho cuộc kháng chiến 8 năm của TQ (xt kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc).


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:53:41 am

        VỤ MAIAGHÊT, vụ tàu biệt kích Maiaghét (Mayaguez) của Mĩ giả dạng tàu vận tải hàng hóa xâm phạm hải phận Campuchia và bị nước này bắt giữ (12.5.1975). Tổng thống Pho đã lệnh cho lực lượng tàu ngầm, lính thủy đánh bộ Mĩ tiến công đảo Cô Tang và sử dụng 2 máy bay tiêm kích oanh tạc một số sân bay của Campuchia để giải cứu nhưng không thành công. Sau đó chính phủ Campuchia đã trả tự do cho tàu M và toàn bộ 39 thủy thủ.

        VỤ NÉM BOM HIRÔSIMA VÀ NAGAXAKI (6 và 9.8.1945), hai vụ ném bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới xuống hai thành phố Hirôsima và Nagaxaki của Nhật Bản do Mĩ tiến hành trong giai đoạn cuối CTTG-II. Với mục đích phô trương sức mạnh hạt nhân để răn đe LX và các nước khác, 8 giờ 15 phút 6.8 Mĩ sử dụng quả bom nguyên tử đương lượng nổ 20kt ném xuống tp Hirôsima, phá hủy phần lớn thành phố, làm chết và bị thương hơn 140 nghìn người; 11 giờ 1 phút 9.8 tiếp tục ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống tp Nagaxaki, làm 75 nghìn người chết và bị thương. VNBHVN gây hậu quả nặng nề, lâu dài cho đất nước và nhân dân Nhật Bản, đe dọa hòa bình thế giới, bị dư luận tiến bộ lên án. Từ 1959 đến nay, tại Hirôsima và Nagaxaki dã diễn ra nhiều hội nghị quốc tế về cấm thử vũ khí hạt nhân. Cg thảm kịch Hirôsima và Nagaxaki (6 và 9.8.1945).

        VỤ NỔ HẠT NHÂN, vụ nổ của bom (đạn) hạt nhân, phát ra năng lượng cực lớn, nhanh, tạo ra sức còng phá mạnh gấp nhiều lần so với bom (đạn) thông thường cỡ lớn. Tùy theo phương thức nổ, VNHN thường gây ra các yếu tố sát thương, phá hoại: sóng xung kích, bức xạ quang, bức xạ xuyên, chất phóng xạ và hiệu ứng điện từ. VNHN có thể ở trên cao, trên không, mặt đất và dưới mặt đất, mặt nước và dưới mặt nước. VNHN trên cao dược thực hiện ở độ cao trên 10km so với mặt đất để phá hoại những mục tiêu trên tầng đối lưu của khí quyển, gây nhiễu các phương tiện vô tuyến điện tử. VNHN trên không được thực hiện ở độ cao không quá 10 km so với mặt đất để phá hủy những mục tiêu trên không và mặt đất. VNHN mặt đất để phá hoại các mục tiêu mặt đất và dưới mặt đất. VNHN dưới mặt đất (ở độ sâu nhất định) để phá hoại các công trình kiên cố dưới mặt đất. VNHN mặt nước để phá hoại các mục tiêu mặt nước và dưới mặt nước. VNHN dưới mặt nước (ở độ sâu nhất định) để phá hoại các công trình kiên cố dưới mặt nước.

        VỤ NỔ Ở HÀ NỘI (26.4.1913), vụ mưu sát toàn quyền Đông Dương Anbe Xarô do VN quang phục hội tổ chức, giao cho Nguyễn Văn Túy (công nhân xe lửa Gia Lâm) thực hiện tại Hà Nội. 19 giờ 30 phút 26.4, Nguyễn Văn Túy dùng bom ném vào hiên khách sạn Hà Nội (phố Tràng Tiền), nơi Anbe Xarô đi bộ từ Phủ toàn quyến về, làm 2 trung tá người Pháp chết, 6 người khác bị thương, nhưng không giết được Anbe Xarô. Nguyễn Văn Túy bị bắt và bị Pháp xử bắn 24.9.1913 tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Sau VNƠHN, Pháp tiến hành khủng bố, bắt giam hàng trăm người.

        VỤ NỔ Ở SA DIỆN (19.6.1924), vụ mưu sát toàn quyền Đông Dương Meclanh, do Tâm tâm xã (Tân Việt thanh niên đoàn) giao cho Phạm Hồng Thái thực hiện, tại tô giới Pháp ở Sa Diện (Quảng Châu, TQ). Nhân bữa tiệc của chính quyền Pháp ở Sa Diện tổ chức đón Meclanh tại khách sạn Vichtoria, Phạm Hồng Thái được Lê Hồng Sơn bảo vệ, cải trang làm phóng viên nhiếp ảnh, lọt vào ném lựu đạn, làm 4 quan chức Pháp chết và 2 bị thương, nhưng không giết được Meclanh. Khi rút qua cầu sang tp Quảng Châu, Phạm Hồng Thái bị cảnh binh Pháp đuổi, phải nhảy xuống sông Châu Giang hi sinh. Vụ mưu sát không thành công, nhưng có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân VN, tạơ sự đồng tình, cảm phục của nhân dân TQ.

        VỤ NỔ Ở THÁI BÌNH (12.4.1913), vụ ám sát tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn, do VN quang phục hội tổ chức, giao cho Phạm Văn Tráng thực hiện. Biết Nguyễn Duy Hàn thường đi xe kéo từ Toà sứ Thái Bình về nhà riêng, 12.4 Phạm Văn Tráng dùng lựu đạn bất ngờ ném vào xe làm Nguyễn Duy Hàn chết tại chỗ. 7.5 Nguyễn Văn Tráng và những người tham gia vụ ám sát bị bắt, sau đó bị Pháp xử bắn (24.9.1913) tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:54:43 am

        VỤ ÔN NHƯ HẦU (12.7.1946), vụ các LLVT CM VN đập tan âm mưu của thực dân Pháp câu kết với lực lượng VN quốc dân đảng nhằm lật đổ chính quyền CM, diễn ra tại Hà Nội. Lợi dụng thời cơ chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp và phái đoàn chính phú VNDCCH dự hội nghị Phôngtennơblô (6.7-13.9.1946), bộ chỉ huy Pháp ở Đông Dương xúc tiến kế hoạch đánh chiếm các cơ quan đầu não ở Hà Nội, lật đổ chính quyền CM, lập chính quyền tay sai. Theo kế hoạch, Pháp đề nghị được tổ chức diễu binh nhân ngày quốc khánh Pháp (14.7) ở Hà Nội và dàn dựng việc lực lượng VN quốc dân đảng nổ súng vào quân Pháp để tạo cớ tiến công. Kịp thời phát hiện âm mưu của địch, 4 giờ ngày 12.7 lực lượng công an xung phong của ta bất ngờ đột nhập trụ sở của VN quốc dân đảng ở 132 Đuyvinhô (nay là Bùi Thị Xuân), thu toàn bộ tài liệu, truyền đơn phản động và kế hoạch gây bạo loạn. Ngay sau đó, được lệnh chính phủ, các lực lượng công an xung phong, Vệ quốc đoàn và tự vệ phối hợp tiến hành khám xét công khai 40 trụ sở khác của VN quốc dân đảng tại Hà Nội, trong đó có cơ quan Tổng bộ Quốc dân đảng ở số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là Nguyễn Gia Thiều), thu nhiều bằng chứng về tội phản quốc và các tội giết người, tống tiền, cướp của,... do chúng gây ra. Trong VÔNH ta đã dập tắt âm mưu lật đổ chính quyền CM của thực dân Pháp và các thế lực phản động, góp phần bảo vệ đất nước vượt qua thời kì khó khăn, chuẩn bị kháng chiến thắng lợi.

        VỤ QUANG, vùng rừng núi thuộc h. Hương Khê, t. Hà Tĩnh, căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-95) do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Tại đây, nghĩa quân thiết lập một hệ thống cứ điểm phòng thủ dựa vào rừng núi, sông ngòi, vừa có lợi về mặt chiến đấu, vừa thuận tiện về bảo đảm hậu cần. Liên tục trong vòng 10 năm, nghĩa quân Hương Khê đã tổ chức bảo vệ vừng chắc căn cứ đầu não của cuộc khởi nghĩa, làm thất bại nhiều cuộc tiến công của quân Pháp. Tiêu biểu là trận phục kích trên sông Vụ Quang 26.10.1884 (x. trận Vụ Quang).

        VỤ TẬP KÍCH THỊ XÃ SƠN TÂY (20.11.1970), vụ tập kích đường không của lực lượng đặc biệt Mĩ vào một địa điểm ở ngoại vi tx Sơn Tây (t. Hà Tây), nhằm giải thoát một số phi công Mĩ bị bắt ở miền Bắc VN, được coi là bị giam giữ tại đây. Sau gẩn 6 tháng vạch kế hoạch, tổ chức, chuẩn bị. huấn luyện công phu dưới sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và BQP Mĩ, đêm 20 rạng 21.11 cuộc tập kích (mang mật danh hành quân Kinhpin) bắt đầu. Lực lượng tập kích (56 người do đại tá Simôn chỉ huy) đi bằng máy bay trực thăng được nhiều máy bay F-105 làm nhiệm vụ nghi binh và yểm trợ, lợi dụng đêm tối đổ bộ xuống địa điểm đã định, nhưng bị phát hiện và chặn đánh, không thực hiện được mục đích đề ra (trước đó tù binh Mĩ đã được phía VN di chuyển đến nơi khác). VTKTXST thất bại, lực lượng tập kích phải bỏ lại và phá hủy 1 máy bay trực thăng, đồng thời bị bắn rơi 2 máy bay F-105; bị dư luận Mĩ lên án.

        VỤ THẢM SÁT BẢY NÚI (22.4.1978), vụ giết hại hàng loạt dân thường VN tại h. Bảy Núi (nay là các huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, t. An Giang), do 6 tiểu đoàn quân Khơme Đỏ (Campuchia) gây ra trong chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia (30.4.1977-7.1.1979). Đêm 22.4 quân Khơme Đỏ bí mật đợt nhập qua biên giới, chia thành nhiều mũi bất ngờ bao vây, cướp bóc, đốt phá. bắn giết nhân dân các xã Lê Tri, Yên Cứ, Lạc Quới, An Phú, Xuân Tô, Văn Giáo... Đặc biệt nghiêm trọng là ở xã Ba Chúc (h. Tri Tôn), quân Khơme Đỏ đã đốt cháy gần 3.600 nóc nhà, giết hại hơn 400 người (phần lớn là cụ già, phụ nữ, trẻ em và một số nhà sư). Tội ác man rợ của quân Khơme Đỏ ở Bảy Núi bị nhân dân VN, nhân dân Campuchia và dư luận tiến bộ trên thế giới lên án, chống lại.

        VỤ THẢM SÁT MĨ LAI nh vụ THẢM SÁT SƠN MĨ

        VỤ THẢM SÁT NGÂN SƠN - CHÍ THẠNH (7.9.1954), vụ giết hại dân thường do Tiểu đoàn khinh quân 10 QĐ Sài Gòn gây ra ở Ngân Sơn - Chí Thạnh (h. Tuy An, t. Phú Yên). Thực hiện âm mưu đánh phá cơ sở CM, lùng bắt những người kháng chiến sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, sáng 7.9 Tiểu đoàn khinh quân 10 từ thị trấn Chí Thạnh ra khu vực Ngân Sơn tiến hành khám xét, cướp phá. đánh đập người dân vô tội. Đông đảo nhân dân ở các khu vực xung quanh kéo đến phản đối, sau đó đưa người bị thương lên thị trấn Chí Thạnh tiếp tục đấu tranh, địch nổ súng đàn áp làm 130 người chết và bị thương... Với VTSNS-CT chính quyền Ngô Đình Diệm ngay từ đầu đã bộc lộ bản chất độc tài, phát xít, bị nhân dân lên án, chống lại.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:55:58 am

        VỤ THẢM SÁT PHÚ LỢI (1.12.1958), vụ đầu độc, giết hại hàng loạt tù chính trị do chính quyền Ngô Đình Diệm (theo lệnh Mĩ) gây ra tại trại giam Phú Lợi (t. Thủ Dầu Một, nay là t. Bình Dương). Thực hiện âm mưu bí mật thủ tiêu gần 6.000 tù nhân đang bị giam giữ ở đây, trưa 1.12 chỉ huy trại giam Hà Văn Tân ra lệnh sử dụng chất độc thần kinh trộn vào cơm và thức ăn của tù nhân làm chết gần 1.000 người và 4.000 người khác nhiễm độc nặng. Những tù nhân sống sót định vượt ra kêu cứu, bị lính gác dùng súng và xe “vòi rồng” phun nước đàn áp, đồng thời tiến hành vây chặt trại giam, không cho cứu chữa để bưng bít dư luận. Gây ra VTSPL, Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm càng bộc lộ rõ bản chất phản động, tàn bạo, bị nhân dân VN và dư luận thế giới lên án, dấu tranh chống lại.

        VỤ THẢM SÁT SƠN MĨ (16.3.1968), vụ giết người hàng loạt tại xã Tịnh Khê (h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi), do Lữ đoàn 11, Sư đoàn American của Mĩ gây ra trong chiến tranh xâm lược VN. Sáng 16.3 sau hơn 30 phút dùng pháo binh và máy bay trực thăng vũ trang bắn phá, 1 đại đội của Lữ đoàn 11 do đại úy Medina chỉ huy đổ bộ xuống các thôn Tư Cung, Trường Định, Cổ Lũy, Mĩ Lai, thực hiện chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch trong vòng 8 giờ, quân Mĩ sát hại 504 người dân vô tội (có 60 cụ già, 182 phụ nữ, 173 trẻ em), thiêu hủy 247 ngôi nhà của hai xóm Thuận Yên (thôn Tư Cung) và Mĩ Hội (thôn Cổ Lũy). 1970 VTSSM bị phanh phui trước dư luân Mĩ và thế giới. Để xoa dịu dư luận, 3.1971 chính quyền Mĩ buộc phải tổ chức một tòa án QS xét xử vụ này, kết án Côli tù chung thân, sau đó giảm xuống 20 năm, cuối cùng tha bổng. VTSSM càng bộc lộ rõ tính chất phi nghĩa, tàn bạo của chiến tranh xâm lược do Mĩ tiến hành ở VN. Cg vụ thám sát Mĩ Lai.

        VỤ THẢM SÁT TÂN LẬP (25.9.1977), vụ giết hại dân thường VN do QĐ Khơme Đỏ (Campuchia) gây ra ở các xã Tân Lập, Long Thuận, Long Khánh (h. Tân Biên, t. Tây Ninh), trong chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia (30.4.1977-7.1.1979). Đêm 24 rạng 25.9 quân Khơme Đỏ sử dụng 2 sư đoàn chủ lực và lực lượng địa phương thuộc Quân khu 203 bất ngờ tập kích tuyến biên giới t. Tây Ninh. Thực hiện chính sách “đốt sạch, giết sạch, phá sạch” với nhiều thủ đoạn  tàn bạo thời trung cổ, quân Khơme Đỏ đã đốt cháy 400 ngôi nhà, giết hại hơn 1.000 người (chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em). Cùng với việc gây ra nạn diệt chủng ở Campuchia (x. chế độ diệt chủng Pôn Pốt - lêng Xari), VTSTL do quân Khơme Đỏ gây ra đối với nhân dân VN bị dư luận tiến bộ trên thế giới lên án, chống lại.

        VỤ TỰ THIÊU CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC (11.6.1963), vụ tự thiêu đầu tiên phân đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp phong trào Phật giáo ở miền Nam VN. Từ cuộc biểu tình 8.5.1963 của 20 nghìn tăng ni, phật từ và nhân dân tp Huế phản đối việc chính quyền Ngô Đình Diệm cấm treo cờ Phật trong lễ Phật Đản (8.4 Quý Mão) bị đàn áp dã man (30 người chết và bị thương, gần 100 người bị bắt), thúc đẩy phong trào Phật giáo phát triển với nhiều hình thức đấu tranh quyết liệt. Tiêu biểu là VTTCHTTQĐ diễn ra lúc 9 giờ 30 phút 11.6.1963, tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám, q. 3, tp Hồ Chí Minh). Sau VTTCHTTQĐ, các vụ tự thiêu của đại đức Thích Nguyên Hương ở Phan Thiết (4.8.1963), đại đức Thích Thanh Tuệ và hòa thượng Thích Tiêu Diêu ở Thừa Thiên - Huế (13 và 16.8.1963), ni cô Thích Nữ Diệu Quang ở Khánh Hòa (15.8.1965),... đã gây xúc động lớn đối với dư luận trong nước và quốc tế đòi lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

        VUA CHIẾN TRƯỜNG nh M107

        VÙNG BIỂN HẠN CHẾ, vùng biển mà quốc gia ven biến tạm thời đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động của phương tiện đi lại, thả neo, đánh bắt thủy sản, nghiên cứu thăm dò... để bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ các lợi ích của quốc gia. VBHC được thiết lập trong vùng nước nội thúy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải (trừ các khu vực có đường hàng hải quốc tế đi qua). VBHC được công bố theo đúng thủ tục pháp lí của quốc gia ven biển và phù hợp với luật quốc tế hiện hành.

        VÙNG CẤM BAY. bộ phận vùng trời quốc gia mà ở đó cấm các khí cụ bay hoạt động. Có VCB tạm thời và VCB vĩnh viễn, tùy theo tính chất và yêu cầu về an ninh quốc gia, an toàn khu vực, phong tỏa quân sự... VCB được hạn định cụ thể về diện tích và độ cao không gian, xác định phương thức cấm bay và biện pháp kiểm tra. VCB thường do cơ quan chức năng nhà nước có chủ quyền đặt ra hoặc do một điều ước quốc tế quy định, có trường hợp do sự áp đặt của một hay nhiều nước nhằm phong tỏa vùng trời của một quốc gia khác (sau chiến tranh Vùng Vịnh, 1990-91, Mĩ và các nước phương Tày đã áp đặt VCB ở phía bắc và nam Irắc). Ở VN, VCB do bộ trưởng BQP quy định theo đề nghị của các đơn vị, các bộ, ngành có liên quan.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:57:02 am

        VÙNG CẤM BIÊN GIỚI, khu vực nằm trong vành đai biên giới hoặc khu vực biên giới tạo ra khoảng cách cần thiết, ngăn chặn sự phá hoại các mục tiêu quan trọng trong khu vực biên giới quốc gia, bảo đảm cho nhiệm vụ an ninh - quốc phòng, kinh tế,... do UBND tỉnh biên giới xác định sau khi đã thống nhất với BQP và Bộ công an, các ngành hữu quan và được chính phủ quyết định. VCBG được quản lí, bảo vệ theo quy định của pháp luật và nội quy (đi lại, sản xuất, cư trú...). VCBG có thể được xác định thường xuyên hoặc trong thời gian nhất định tuỳ theo tính chất, yêu cầu của từng vùng.

        VÙNG CHẾ ÁP ĐIỆN TỬ, khoảng không gian hoặc khu vực địa hình trọng đó các máy gây nhiễu có thể làm rối loạn chức năng hoạt động của các khí tài hoặc hệ thống điện tử của đối phương. Kích thước và hình dạng VCAĐT phụ thuộc công suất của máy phát nhiễu và phương tiện bị nhiễu, gián cách giữa chúng, hệ số khuếch đại anten và hệ số chế áp.

        VÙNG CHẾT, phần không gian nằm trong phạm vi bán kính hoạt động của thiết bị vô tuyến điện tử nhưng ở đó chúng không thể thu được tín hiệu cần thiết. Hình dạng và kích thước VC phụ thuộc vào nhiều yếu tố: địa hình, địa vật, đặc tính của đài (công suất phát, dải tần làm việc...), vị trí đặt đài, độ cao và đặc tính của anten, điều kiện truyền sóng (khí tượng, trạng thái tầng điện li...). Đối với một số dải sóng (sóng âm, sóng ngắn vô tuyến điện) có thể có một số VC xen kẽ với các vùng mà thiết bị hoạt động bình thường. Sự tồn tại của vc gây khó khăn cho thông tin liên lạc, chỉ huy bộ đội và hoạt động tác chiến, VC cũng tồn tại cả trong môi trường nước khi truyền sóng âm. Cg vùng mù (đối với rađa), vùng điếc hay vùng im lặng (đối với thông tin).

        VÙNG CHIẾN THUẬT, tổ chức QS cấp liên binh đoàn của QĐ Sài Gòn đảm nhiệm một bộ phận lãnh thổ trên một hướng chiến lược. Thường gồm một số khu chiến thuật, biệt khu, đặc khu. Thành lập 1961, trực thuộc BTL hành quân về tác chiến và BTTM về tiếp vận. Có: VCT 1, VCT 2, VCT 3. Năm 1964 lập thêm VCT 4. VCT (1, 2, 3 và 4) do quân đoàn (1, 2, 3, 4) phụ trách; BTL quân đoàn đồng thời là BTL VCT; BTL sư đoàn thuộc quân đoàn là BTL khu chiến thuật do sư đoàn phụ trách. Từ 1965, có 4 VCT được phân định lại địa giới, điểu chỉnh các khu chiến thuật, biệt khu, đặc khu, tiểu khu và trực thuộc BTTM về mọi mặt: VCT 1 gồm: Khu chiến thuật 11 (Quảng Trị, Thừa Thiên), Khu chiến thuật 12 (Quảng Tín, Quảng Ngãi), Đặc khu Quảng Nam (Quảng Nam và tx Đà Nẵng), SCH ở Đà Nẵng; VCT 2, gồm: Khu chiến thuật 22 (Bình Định, Phú Bổn, Phú Yên), Khu chiến thuật 23 (Đắc Lắc, Khánh Hòa, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng), Biệt khu 24 (Kon Tum. Pláy Cu), SCH ở Plây Cu: VCT 3, gồm: Khu chiến thuật 31 (Long An, Hậu Nghĩa, Tây Ninh). Khu chiến thuật 32 (Bình Dương, Bình Long, Phước Long), Khu chiến thuật 33 (Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy), SCH ở Biên Hòa; VCT 4, gồm: Khu chiến thuật Tiền Giang (Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Kiến Hòa), Khu chiến thuật 41 (Kiến Phong, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Đốc, An Giang, Kiên Giang), Khu chiến thuật 42 (Phong Dinh, Chương Thiện, Bạc Liêu, Ba Xuyên, An Xuyên), SCH ở Cần Thơ. Việc tổ chức ra VCT (có nhiều khu chiến thuật do sư đoàn phụ trách) cột chặt lực lượng cơ động của QĐ Sài Gòn vào nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ để đối phó với phong trào CM của nhân dân và sự phát triển của chiến tranh nhân dân VN, không tạo được lực lượng cơ động mạnh. VCT được đổi thành quân khu (1970). Quân khu (1, 2, 3, 4) vẫn do quân đoàn (1, 2, 3, 4) đảm trách (thương viết là quân đoàn..., quân khu...), địa giới vẫn giữ nguyên (riêng Quân khu 3 thêm Gia Định; Quân khu 4 thêm Sa Đéc; Quân khu Thủ Đô đổi thành Biệt khu Thủ Đô thuộc Quân khu 3); bỏ cấp khu chiến thuật; BTL quân đoàn đồng thời là BTL quân khu, tư lệnh quân đoàn là tư lệnh quân khu; trực thuộc BTTM QĐ Sài Gòn.

        VÙNG DA BÁO, vùng lãnh thổ và dân cư nằm trong vùng địch tạm chiếm trong KCCP và KCCM, ở đó các lực lượng kháng chiến và đối phương nằm trong thế trận xen kẽ cài răng lược, tạo thành một hình thái chiến trường đặc biệt độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Dựa vào thế trận đó, lực lượng kháng chiến tiến công địch từ nhiều phía làm cho địch lúng túng, bị động và buộc phải dàn trải lực lượng đối phó. Ở VDB thường diễn ra các trận chiến đấu ác liệt; địch liên tiếp hành quân bình định* hòng lấn đất, giành dân, xóa bỏ thế da báo, lực lượng kháng chiến kiên quyết giữ vững và mở rộng VDB (xt chiến tranh cài răng lược).


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:58:12 am

        VÙNG DUYÊN HẢI quân đội Sài Gòn, binh đoàn chiến thuật của hải quân tổ chức theo địa giới hành chính các quân khu có bờ biển. Thành lập cuối 1969 trên cơ sở các hải khu (từ 1955). VDH gồm: một số giang đoàn, duyên đoàn, hải thuyền, các trạm rađa quan sát, xưởng sửa chữa và các đơn vị bảo đảm phục vụ. Nhiệm vụ: quản lí vùng biển thuộc một quân khu. Có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng, phối hợp với các lực lượng của hải quân và các quân, binh chủng khác; cùng các lực lượng dân sự (nhân dân tự vệ, ngư phủ và quan thuế...) giám sát ven biển, cảnh giới chiến đấu trên mặt nước, tuần tiễu trên sông, đổ bộ, vận tải tác chiến...; đảm bảo mọi mật cho lực lượng hải quân trú đậu hoặc hoạt động trong vùng.

        VỪNG ĐẶC QUYỂN VỂ KINH TẾ, vùng biển (bao gồm vùng nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển) ở phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải của quốc gia ven biển. Chiều rộng của VĐQVKT không quá 200 hải lí kể từ đường cơ sở. Trong VĐQVKT, quốc gia ven biển có các quyến chủ quyền về: thăm dò, khai thác, bảo tồn, quản lí các tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động khác vì mục đích kinh tế (như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió); quyền tài phán về: lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của luật pháp và tập quán quốc tế. Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác về quyền có liên quan đến VĐQVKT phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982. Trong VĐQVKT, tất cả các quốc gia (dù có biển hay không có biển) được hưởng các quyền: tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, sử dụng biển vào những mục đích khác phù hợp với công ước của LHQ về luật biển và luật pháp của quốc gia ven biển. VĐQVKT của nước CHXHCN VN được quy định trong tuyên bố của chính phủ 12.5.1977: “VĐQVKT của nước CHXHCN VN tiếp liền lãnh hải VN và hợp với lãnh hải VN thành một vùng biển rộng 200 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của VN. Nước CHXHCN VN có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật, ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của VĐQVKT của VN; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về việc thiết lập, sử dụng các công trình, thiết bị, đảo nhân tạo; có thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác VĐQVKT nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong VĐQVKT của VN. Nước CHX- HCN VN có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong VĐQVKT VN”.

        VÙNG ĐẤT QUỐC GIA, phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa) của đào, quần đảo thuộc chủ quyền của một quốc gia; bộ phận quan trọng nhất cấu thành lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thủy, lãnh hải. VĐQG có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau (tách rời nhau), nhưng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Cg lãnh thổ đất.

        VÙNG ĐỊCH HẬU, vùng lãnh thổ và dân cư nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm, nơi tương đối ổn định, đông dân cư, có các trung tâm chính trị, QS, kinh tế, văn hóa, hậu phương trực tiếp của địch trong chiến tranh, ở VN, trong KCCP và KCCM (ở miền Nam), lực lượng kháng chiến đã xây dựng được nhiều cơ sở đứng chân trong VĐH, làm chỗ dựa cho tiến công QS của LLVTND và nổi dậy quần chúng ngay trong lòng địch. Cg vùng sau lưng địch, vùng trong lòng địch.

        VÙNG ĐỊCH TẠM CHIẾM, vùng lãnh thổ và dân cư bị đối phương tạm thời chiếm đóng trong chiến tranh. VĐTC thường không ổn định, có thể mở rộng hoặc thu hẹp do sự thay đổi so sánh lực lượng và kết quả đấu tranh của các bên tham chiến. Ở VN, trong KCCP và KCCM (ở miền Nam), VĐTC bị lực lượng chiếm đóng khống chế, kiểm soát rất chặt chẽ, nhưng cơ sở CM vẫn tồn tại, phong trào kháng chiến vẫn được duy trì và phát triển, xuất hiện những khu du kích, căn cứ du kích, căn cứ lõm...

        VÙNG ĐIẾC X. VÙNG CHỂT

        VÙNG GIẢI PHÓNG, vùng lãnh thổ và dân cư đã được lực lượng kháng chiến giải phóng khỏi ách thống trị của quân xâm lược và chính quyền tay sai. Ở VGP chính quyền CM được thành lập để quản lí mọi mặt hoạt động xã hội, các tổ chức quần chúng hoạt động công khai... nhưng chưa thật ổn định. VGP có thể bị đối phương đánh chiếm lại nếu chính quyền CM không được củng cố vững mạnh, ở VN, trước CM tháng Tám 1945 và trong KCCP, KCCM (ở miền Nam), đã xuất hiện nhiều VGP lớn, nhỏ được CM xây dựng, củng cố thành hậu phương của kháng chiến.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 04:59:30 am

        VÙNG GIÁP RANH, vùng nằm giữa khu vực kiểm soát của hai bén tham chiến, ở đó chưa bên nào thực sự khống chế được. Ranh giới thường thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của so sánh lực lượng và kết quả hoạt động của hai bên trên chiến trường. Ở VN. trong KCCP và KCCM (ở miền Nam), VGR thường nằm giữa vùng địch tạm chiếm và vùng tự do hoặc giữa vùng địch tạm chiếm và vùng giải phóng.

        VÙNG HẢI QUÂN, liên binh đoàn chiến dịch - chiến thuật của hải quân, tổ chức theo lãnh thổ, gồm các binh đoàn, binh đội tàu mặt nước, không quân hải quân, hải quân đánh bộ, bộ đội phòng thủ đảo, phòng thủ căn cứ, pháo binh bờ biển và các đơn vị bảo đảm (rađa, thông tin, kĩ thuật, hậu cán...). VHQ có thể độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng của hải quân và của quân chủng, binh chủng khác tiến hành đợt tác chiến tập trung và các hoạt động tác chiến thường xuyên trong phạm vi trách nhiệm, hoặc được huy động vào các cụm lực lượng để thực hiện nhiệm vụ chiến dịch, chiến dịch -  chiến thuật dưới sự chỉ huy trực tiếp của tư lệnh hải quân. Còn có nhiệm vụ bảo đảm mọi mặt cho các lực lượng hải quân trú đậu hoặc hoạt động trong vùng. Trong QĐND VN, VHQ thành lập 1978 trên cơ sở vùng duyên hải (tổ chức 10.10.1975).

        VÙNG HỎA LỰC PHÒNG KHÔNG, khoảng không gian trong đó mục tiêu trên không có thể bị sát thương bởi hỏa lực của một hoặc nhiều loại vũ khí phòng không. Có VHLPK của súng máy phòng không, pháo phòng không, tên lửa phòng không và hỗn hợp.

        VÙNG KIỂM SOÁT BAY, khoảng không trung thuộc chủ quyền của một quốc gia, trong đó quốc gia sở tại có thể áp dụng các quy định điều chỉnh và nắm quyển kiểm soát đối với các hoạt động hàng không. Trong VKSB của mình, các quốc gia có thể quy định sự kiểm soát cần thiết để đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự hàng không trong nước và quốc tế, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và theo các điều ước quốc tế liên quan. Khi thực hiện sự giao lưu hàng khổng quốc tế trong vùng trời của một nước (vào, trú đậu và ra khỏi), phương tiện bay của các quốc gia phải tuân thú các quy định của nước sở tại về vùng trời, chịu sự kiểm soát và hướng dẫn mọi mặt của nhà đương cục có thẩm quyền, không được tiến hành bất cứ hoạt động nào xâm phạm đến chủ quyền và an ninh hoặc gây hại tới quốc gia sở tại, ảnh hưởng tới giao lưu quốc tế. Tuyên bố của chính phủ nước CHXHCN VN về vùng trời 5.6.1984 quy đinh: “các chuyến bay của phương tiện bay nước ngoài chỉ được thực hiện trong vùng trời của nước CHXHCN VN trên cơ sở các điều ước hàng không hoặc các thỏa thuận giữa nước CHXHCN VN với nước ngoài, hoặc khi được phép của chính phủ VN nếu là chuyến bay bất thường...”.

        VÙNG LUỠI CÂU, vùng rừng rậm ở t. Côngpông Chàm, Campuchia, giáp t. Tây Ninh, cách tp Hồ Chí Minh khoảng 80km về phía tây bắc. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ cho VLC là đất thánh của các LLVT CM, nơi làm việc của Trung ương cục miền Nam, nơi đứng chân và căn cứ hậu cần của các đơn vị QĐ Bắc VN. 5.1970 Mĩ mở cuộc hành quân vào VLC, tiến hành chiến dịch tìm diệt nhưng bị thất bại.

        VÙNG MÙ X. VÙNG CHẾT

        VÙNG NHIỄM, khu vực mặt đất, mặt nước, không trung bị nhiễm phóng xạ, nhiễm độc hoặc nhiễm trùng do hậu quả sử dụng vũ khí hủy diệt lớn hoặc do các sự cố phóng xạ, sự cố hóa chất độc gây nên. Có vùng nhiễm xạ, vùng nhiễm độc, vùng nhiễm trùng.

        VÙNG NHIỄM ĐỘC, vùng nhiễm có chất độc do địch sử dụng  vũ khí hóa học hoặc do sự cố hóa chất độc gây nên. Diện tích VNĐ phụ thuộc vào phương pháp, phương tiện sử dụng, loại chất độc, nồng độ chất độc, mật độ nhiễm độc và điều kiện địa hình, thời tiết. VNĐ gồm khu vực bị nhiễm độc (trực tiếp) do vũ khí hóa học hoặc sự cố hóa chất độc gây ra và khu vực nhiễm độc do các đám mây, không khí nhiễm độc sơ cấp, thứ cấp tạo nên. Ranh giới VNĐ do các phân đội trinh sát phóng xạ hóa học hoặc các lực lượng khác sử dụng khí tài trinh sát hóa học xác định và đánh dấu bằng kí hiệu quy định.

        VÙNG NHIỄM TRÙNG, vùng nhiễm có vi trùng do địch sử dụng vũ khí sinh học gây nên. Diện tích VNT phụ thuộc vào phương pháp, phương tiện sử dụng, loại, mật độ tác nhân gây bệnh, điểu kiện môi trường, địa hình, thời tiết và sự di chuyển của sinh vật mang mầm bệnh. VNT gồm khu vực bị nhiễm trùng trực tiếp do bom, đạn sinh học và khu vực nhiễm trùng do các đám mây không khí nhiễm trùng tạo nên. Ranh giới VNT do các phân đội sử dụng phương tiện, khí tài chuyên môn và lực lượng quân y, thú y,... xác định và đánh dấu bằng kí hiệu quy định.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 05:00:51 am

        VÙNG NHIỄM XẠ, vùng nhiễm có phóng xạ do các vụ nổ hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ gây nên trong thời gian các chất phóng xạ phân rã hoàn toàn. Kích thước VNX phụ thuộc vào đương lượng TNT, phương thức nổ. kiểu lượng nổ, chất nổ hạt nhân, vật liệu vỏ bom đạn, điều kiện khí tượng, thời tiết, địa hình và thời gian sau khi nổ đến thời điểm xác định, thực trạng xảy ra sự cố phóng xạ. VNX gồm: VNX dự đoán và VNX thực tế, được vẽ trên bản đồ, thường được phân thành các vùng A, B, C, D với liều lượng chiếu xạ đối với người không được bảo vệ, trong thời gian 1 giờ và suất liều lượng bức xạ trên địa hình. Chủ nhiệm hóa học cùng cơ quan tham mưu tiến hành xác định VNX để có biện pháp xử lí.

        VÙNG NỘI ĐÔ SÀI GÒN, vùng đất và dân cư nội thành Sài Gòn; địa bàn chiến lược quan trọng trong KCCM. Ở đó, CM có điều kiện tiến hành các hình thức đấu tranh: chính trị, kinh tế, vũ trang, hợp pháp, nửa hợp pháp; kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, kết hợp các lực lượng: bộ đội chủ lực, biệt động thành, các đội du kích vùng ven đô, cơ sở CM, quần chúng đấu tranh tạo thành thế trận đánh địch tại chỗ, tiến công địch ngay tại sào huyệt, làm suy yếu và tan rã địch từ bên trong, từ cơ quan đầu não; kết hợp với các lực lượng bên ngoài đồng loạt tiến công địch giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

        VÙNG NƯỚC LỊCH SỬ, vùng nước thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một hay nhiều quốc gia, bao gồm các vùng biển (thường là các vịnh, biển kín, nửa kín...), sông, suối,... được thực tiễn các quốc gia và tập quân quốc tế thừa nhận. Một khu vực được coi là VNLS thường phải có đủ các yếu tố sau: chỉ thuộc một hay nhiều quốc gia hữu quan; dã chịu sự quản lí lâu đời của quốc gia (các quốc gia) đó; có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế, quốc phòng, an ninh của một hay các quốc gia đó và không có sự phản đối của bên thứ ba. VNLS có thể là của riêng một quốc gia, hoặc của hai hay nhiều quốc gia (VNLS chung). Các quốc gia thường thoả thuận về VNLS chung thông qua các hiệp ước, hiệp định. VNLS có các quy chế pháp lí như nội thủy quốc gia. Thực tiễn cho thấy các quốc gia khi tuyên bố hay kí các hiệp ước, hiệp định về VNLS thường gặp nhiều vấn đề phức tạp. Hiện luật pháp quốc tế chưa có quy định cụ thể về VNLS.

        VÙNG PHÁT HIỆN CỦA RAĐA, khoảng không gian trong đó các phương tiện rađa phát hiện mục tiêu có mặt phản xạ hiệu dụng với xác suất không nhỏ hơn xác suất cho trước. VPHCR được đặc trưng bởi giới hạn ở độ cao đã cho, độ cao giới hạn dưới và trên.

        VÙNG SAU LƯNG ĐỊCH X. VÙNG ĐỊCH HẬU

        VÙNG TỂ, vùng địch tạm chiếm ở nông thôn VN trong KCCP, ở đó hội tề đã được thiết lập để kìm kẹp nhân dân. Làng lập được hội tề gọi là làng tề. Trong KCCP, đã diễn ra nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt của nhân dân và LLVTND các địa phương, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ chống địch càn quét lập tề, làm cho VT bị thu hẹp, vùng tự do và căn cứ du kích được mở rộng.

        VÙNG THÔNG BÁO BAY, bộ phận vùng trời quốc gia có cung cấp dịch vụ thông báo bay (dẫn đường, chỉ huy, thông báo an toàn, báo động...). VTBB do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) căn cứ vào bản đồ hàng không thế giới, giao cho các quốc gia hữu quan cung cấp dịch vụ không lưu cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay của tổ chức này. Nguyên tắc phân định VTBB: các quốc gia có chủ quyền đối với vùng trời quốc gia của mình, trách nhiệm quân lí bay trong vùng trời ngoài phạm vi lãnh thổ các quốc gia thành viên thuộc về tổ chức này; mọi sự chuyển giao trách nhiệm vùng trời trên biển cả và vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia liên quan chỉ giới hạn trong chức năng kĩ thuật và khai thác cần thiết cho sự an toàn và điều độ của lượng giao lưu hàng không; bất cứ VTBB nào cần mở rộng trên vùng trời quốc gia của hai hay nhiều quốc gia đều phải được sự thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan; việc phân chia VTBB được thông qua tại các hội nghị không phận khu vực và phải được chủ tịch hội đồng của tổ chức này phê duyệt. Nước CHXHCN VN được giao hai VTBB: tp Hồ Chí Minh và Hà Nội. VTBB tp Hồ Chí Minh cơ bản đã được vạch ra trong hội nghị không vận chung khu vực Trung Đông - Đông Nam Á họp tại Rôma 1959, bao gồm cả lãnh không quần đảo Hoàng Sa (khi đó chính quyền Sài Gòn đang có QĐ và bộ máy hành chính tại đó). Tại hội nghị không vận lần thứ nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương họp tại Honolulu 9.1973, VTBB Hà Nội đã được thành lập và VTBB tp Hồ Chí Minh được mở rộng xuống phía nam, từ vĩ độ 8° bắc xuông vĩ độ 7° bắc. Cg FIR (vt từ A. Flight Information Region).


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 07:08:02 am

        VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI, vùng biển phía ngoài tiếp liền với lãnh hài. Các quốc gia ven biển đều có quy chế pháp lí bảo đảm an ninh, kiểm soát thuế quan, nhập cư, phòng dịch... trong VTGLH. Theo công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 chiều rộng của VTGLH không quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở. VTGLH của nước CHXHCN VN được quy định trong tuyên bố của Chính phủ 12.5.1977: “VTGLH của nước CHXHCN VN là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải VN, có chiều rộng là 12 hải lí, hợp với lãnh hải VN thành vùng biển rộng 24 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải VN... Chính phủ nước CHXHCN VN thực hiện quyền kiểm soát cần thiết trong VTGLH của mình nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải VN”.

        VÙNG TRANH CHẤP, vùng lãnh thổ mà các bên tham chiến giành giật nhau quyền kiểm soát để tăng thêm lợi thế cho mình; thường có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế hoặc QS. VTC không có ranh giới rõ ràng, quy mô thay đổi tùy theo kết quả hoạt động và lực lượng so sánh cụ thể từng thời gian của các bên tham chiến.

        VÙNG TRẮNG, 1) vùng lãnh thổ trống trải, hoang tàn do quân xâm lược tạo ra trong chiến tranh bằng cách đốt sạch, phá sạch, giết sạch, nhằm hình thành tuyến ngăn cách giữa vùng địch tạm chiếm với vùng giải phóng hoặc vùng tự do để bảo đảm an ninh cho bộ máy thống trị của chúng; 2) khu dân cư trong vùng địch tạm chiếm không có cơ sở chính trị của lực lượng kháng chiến.

        VÙNG TRONG LÒNG ĐỊCH X. VÙNG ĐỊCH HẬU

        VÙNG TRỜI QUỐC GIA. khoảng không gian phía trên lãnh thổ đất, đảo, nội thủy, lãnh hải của một quốc gia; bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của quốc gia đó. Mỗi nước đều có các quy định pháp lí về VTQG trên cơ sở các nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc phòng và các lợi ích quốc gia, phù hợp với luật pháp và tập quân quốc tế, có tính đến các nhu cầu về giao lưu hàng không quốc tế, thuế quan, vệ sinh dịch tễ, chống ô nhiễm không gian. Luật quốc tế quy định các nguyên tắc về chủ quyền hoàn toàn của một quốc gia đối với VTQG và được ghi nhận bằng các hiệp định hai bên hay nhiều bên giữa các quốc gia liên quan. Mọi hoạt động xâm phạm VTQG đều bị coi là xâm phạm chủ quyền quốc gia. VTQG của nước CHXHCN VN được quy định trong tuyên bố của Chính phủ 5.6.1984; “vùng trời của nước CHXHCN VN là khoảng không gian ở trên đất liền, nội thuỷ, lãnh hải và các hải đảo của VN và thuộc quyển hoàn toàn và riêng biệt của nước CHXHCN VN”. Cg lãnh không.

        VÙNG TRỜI SÂN BAY, khoảng không gian phía trên sân bay và trên các vùng đất, vùng biển gắn liền với hoạt động của sân bay đó. VTSB được quy định căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ bay, khả năng bảo đảm của các phương tiện thông tin liên lạc, rađa, khả năng chỉ huy điều hành của sân bay. Phạm vi VTSB được xác định theo các địa tiêu hoặc toạ độ địa lí trên bản đồ (giới hạn ngang) và theo độ cao bay (giới hạn cao). Trong VTSB có các khu vực bay, đương bay, hành lang ra vào sân bay, khu vực vứt vật treo, xả nhiên liệu khẩn cấp... Khi bay trong VTSB phải tuân thủ theo quy chế bay và chịu sự chỉ huy, điều hành bay thống nhất của sân bay hữu quan.

        VÙNG TỰ DO, vùng lãnh thổ và dân cư không bị lực lượng ngoại xâm chiếm đóng trong chiến tranh, ở đó lực lượng kháng chiến có chính quyền hoạt động công khai và toàn quyền quản lí. VTD thương được xây dựng, củng cố thành những căn cứ du kích hay chiến khu làm bàn đạp chiến lược phục vụ cho chiến tranh giải phóng dân tộc. ở VN trong KCCP, nhiều VTD trở thành căn cứ kháng chiến vững mạnh như: Việt Bắc. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Liên khu 5 (gồm Bình Định, Quảng Ngãi và phần lớn Quảng Nam).

        VÙNG VEN ĐÔ, vùng lãnh thổ và dân cu nằm sát phía ngoài các đó thị. Ở VN, trong KCCP và KCCM, VVĐ thường là địa bàn tranh chấp quyền kiểm soát giữa lực lượng kháng chiến và lực lượng đối phương. Lực lượng kháng chiến tăng cường hoạt động giành quyền làm chủ để xây dựng, phát triển cơ sở, tạo bàn đạp tiến công đô thị; lực lượng đối phương đẩy mạnh càn quét, bình định* để đảm bảo an ninh cho bộ máy chiếm đóng, nhất là cơ quan đầu não.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 07:09:35 am

        VÙNG VỊNH, khu vực tây nam châu Á, gồm các nước xung quanh vịnh Pecxich: Iran, Irắc, Cóoet, Arập Xêut, Cata, Oman, Baren và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Có vị trí địa lí quan trọng và trữ lượng dầu mỏ lớn. Tinh hình chính trị không ổn định. 1990-91 xảy ra chiến tranh Vùng Vịnh do liên quân (đứng đầu là Mĩ), tiến hành chống Irắc, buộc Irắc phải chấp nhận 12 nghị quyết của LHQ. 3.2003 liên quân Mĩ - Anh lại tiến hành cuộc tiến công xâm lược mới, lật đổ chính phủ của tổng thống X. Hutxen.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67958801_466196207443598_121501837370064896_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_oc=AQm-_OfP7uH_AkhSV6k7j4oxnDT6RP9NXx9ir_Al4tgURAPLMM0xNxVabTSMGByepes&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d7d001806eb932a48934aa4e62a36751&oe=5DDCB107)


        VÙNG XUNG YẾU CHIẾN LƯỢC, khu vực đặc biệt quan trọng về chiến lược, thường có địa hình hiểm yếu, trung tâm QS. chính trị, kinh tế, dân cư, những đầu mối giao thông, căn cứ QS trọng yếu...

        VŨNG RÔ, vịnh nhỏ ở bờ biển t. Phú Yên, sau Mũi Nại. Kín gió, thuận lợi cho tàu thuyền tránh bão. VR là một trong những nơi tiếp nhận vũ khí đầu tiên từ miền Bắc vào chiến trường Quân khu 5 theo Đường Hồ Chí  Minh trên biển (cuối 1964). Sau một số chuyến vận chuyển an toàn, 15.2.1965, tàu 143 sau khi bốc dỡ hàng xong, bị máy bay địch phát hiện và đánh chìm. Sau sự kiện VR này, quân Mĩ và QĐ Sài Gòn tăng cường tuần tiễu vùng biển, gây nhiều khó khăn cho việc vận chuyển bằng đường biển.

        VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của ĐCS VN kết hợp tiến công địch trên chiến trường với đấu tranh ngoại giao thông qua đàm phán nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh. Trong KCCP và KCCM, khi tình thế và thời cơ thuận lợi, ĐCS VN chủ trương mở mặt trận tiến công ngoại giao, thực hiện kết hợp đấu tranh QS với đấu tranh ngoại giao. Đàm phán là quá trình tiến công địch trên mặt trận chính trị, ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, tạo thế và lực mới cho tiến công QS trên chiến trường giành thắng lợi lớn hơn; thắng lợi của đấu tranh QS trên chiến trường tạo thêm sức mạnh cho đàm phán và là nhân tố quyết định đối với diễn tiến và kết quả đàm phán. Hội nghị Giơnevơvề Đông Dương (8.5-21.7.1954), hội nghị Pari (1968-73) về VN là những điển hình về sự vận dụng VĐVĐ của VN.

        VỪA KHÁNG CHIẾN VỪA KIÊN QUỐC, phương châm chiến lược tiến hành kháng chiến của ĐCS VN trong KCCP và được vận dụng sáng tạo trong KCCM; sự kết hợp đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của CM VN thời kì sau tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, theo chỉ thị ‘‘Kháng chiến kiến quốc ” (25 11.1945) của BCHTƯ ĐCS Đông Dương (ĐCS VN). Hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc hỗ trợ, thúc đẩy và làm tiên đề cho nhau: kháng chiến có thắng lợi mới có điều kiện để kiến thiết đất nước; kháng chiến càng thắng lợi, càng có điều kiện để kiến thiết đất nước; có kiến thiết đất nước mới có sức mạnh để kháng chiến thắng lợi. Trong KCCP, hai nhiệm vụ chiến lược đó được tiến hành đồng thời, vừa đẩy mạnh kháng chiến, vừa xây dựng đất nước, nhất là các vùng tự do, bảo đảm sức mạnh cho cuộc kháng chiến thắng lợi. Trong KCCM, được vận dụng sáng tạo trong sự kết hợp chặt chẽ, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của CM: CM XHCN ở miền Bắc và CM DTDC ở miển Nam. Ra sức xây dựng miền Bắc vững mạnh, trở thành hậu phương lớn của cả nước, cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam hoàn thành CM DTDC; đẩy mạnh CM DTDC ở miền Nam nhằm trực tiếp giải phóng miền Nam, đồng thời góp phần tích cực bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất đất nước.

        VƯỜN KHÔNG NHÀ TRỐNG, biện pháp đấu tranh của nước bị xâm lược chống chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người bản xứ đánh người bản xứ của nước tiến hành chiến tranh xâm lược, bằng cách di tản người và cất giấu hoặc phá hủy của cải khiến quân xâm lược đi đến đâu cũng gặp nhà không người, ruộng vườn hoang hóa, không có nguồn cung cấp hậu cần tại chỗ. Nhân dân VN dã thực hiện VKNT trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, kháng chiến chống Thanh và những năm đầu KCCP... Cg thanh dã.

        VƯƠNG THÔNG (Wang Tong; 1-1), tổng chỉ huy quân Minh ở Đại Ngu (Đại Việt, 1426-27). Năm 1426 thống lĩnh 50.000 quân sang cứu nguy cho quân Minh ở Đại Ngu. Bị thất bại nặng trong trận Tốt Động - Chúc Động (5-7.11.1426), VT phải cố thủ trong thành Đông Quan và vờ cầu hòa để chờ viện binh. Cuối 1427 hai đạo viện binh nhà Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy đều bị tiêu diệt, thành Đông Quan bị
quân Lam Sơn bao vây chặt hơn. Sau hội thề Đông Quan (16.12.1427), VT được phép dẫn quân về TQ.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 07:11:11 am

        VƯƠNG THỪA VŨ (Nguyễn Văn Đổi; 1910-80), phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (1964-80). Quê xã Vĩnh Quỳnh, h. Thanh Trì, tp Hà Nội; nhập ngũ 8.1945, trung tướng (1974); dv ĐCS VN (1943). Năm 1937 học Trường QS Hoàng Phố (TQ). Cuối 1941-42 bị thực dân Pháp bắt, giam tại Bá Vân (Thái Nguyên). Được giác ngộ CM, tham gia công tác binh vận, phụ trách huấn luyện QS trong tù. 3-7.1945 tham gia bạo động cướp chính quyền ở Nghĩa Lộ nhưng không thành; về Bắc Ninh xây dựng cơ sở CM, huấn luyện QS ở Chiến khu 2. Năm 1946 tổ chức và chỉ huy bảo an binh Hà Nội, khu trưởng Khu 11 (Hà Nội), chỉ huy QS Khu 2 bảo vệ Hà Nội. 1947-48 khu phó Khu 4, phân khu trưởng Phân khu Bình - Trị - Thiên. 4.1949-54 làm nhiệm vụ tổ chức và là đại đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên Đại đoàn 308. Chỉ huy các chiến dịch: Sông Lô, Đường 4; tham gia các chiến dịch: Biên Giới, Trung Du, Đông Bắc, Hòa Bình, Tây Bắc... và Điện Biên Phủ (1954). Tháng 10.1954 chủ tịch ủy ban quân chính Hà Nội. 1955-63 tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn. 1964-80 phó tổng tham mưu trường QĐND VN, kiêm giám đốc Học viện quân chính, kiêm tư lệnh Quân khu 4 (1964-71). Tác giả một số tác phẩm QS. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến thắng hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67968166_466196197443599_8694726034471256064_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQkziTY49Pbbe9hpBL0x682FlIbbNUl6l7-i43MslkaU4GheilKMhqCS9-nzKCH-ChQ&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=75973354265e6336798112c56af9ddc1&oe=5DD9A97B)


        VƯỢT QUA HỆ THỐNG PHÒNG KHÔNG ĐỐI PHƯƠNG, phương pháp khắc phục hệ thống phòng không của máy bay chiến đấu, nhằm bay đến mục tiêu thực hiện nhiệm vụ được giao. Để thực hiện VQHTPKĐP phải tiến hành các hoạt động bảo đảm và các thủ đoạn tác chiến khác. Các hoạt động bảo đảm gồm: trinh sát vị trí, đặc điểm của hệ thống phòng không, gây nhiễu phương tiện chỉ huy và điều khiển vũ khí của đối phương; tiêu diệt phương tiện phòng không nằm trên đường bay hay trên khu vực hoạt động, khống chế máy bay tiêm kích đối phương, hoạt động nghi binh. Các thủ đoạn tác chiến gồm: bay vòng qua khu vực phòng không mạnh; tránh khu vực máy bay tiêm kích đối phương hoạt động; bay ở độ cao mà hỏa lực phòng không đối phương  không khống chế được; bay theo đội hình chiến đấu có lợi; bay tốc độ nhanh, độ cao thấp; lợi dụng địa hình, khí tượng để cơ động tránh hỏa lực phòng không và tránh máy bay tiêm kích đối phương.

        VƯỢT SÔNG, hành động có tổ chức của bộ đội vượt chướng ngại nước (sông, hồ...) sang bờ đối diện tiếp tục làm nhiệm vụ. Bộ đội vs bằng các phương tiện bơi (tàu, thuyền, phà, xe bơi...), bằng phương tiện ứng dụng (bè, mảng, phao tự tạo...), bằng cầu, bằng cách lội qua ở nơi nước cạn. Có thể vs trong điều kiện không có tác chiến, khi trên bờ không có địch chiếm giữ và địa điểm vs không bị địch đánh phá; có thể phải tác chiến để VS gọi là vượf sông bằng sức mạnh.

        VƯỢT SÔNG BẰNG sức MẠNH, vượt sông bằng tác chiến tiêu diệt quân địch phòng ngự bờ đối diện và phát triển tiến công. Để tiến hành VSBSM, có thể sử dụng xe tăng bơi, xe chiến đấu bộ binh, xe thiết giáp và tất cả các phương tiện vượt sông khác. Có VSBSM trong hành tiến và VSBSM có chuẩn bị trong thời gian ngắn. VSBSM thường được tiến hành trong hành tiến nhằm đảm bảo nhanh chóng đưa bộ đội vượt chướng ngại nước và tốc độ tiến công nhanh. Vượt chướng ngại nước trong hành tiến được tiến hành trên chính diện rộng, bao gồm: tiêu diệt (sát thương) quân địch phòng ngự trên bờ đối diện; đội phái đi trước, đội tiền vệ nhanh chóng tiến đến chướng ngại nước và cùng với đội đổ bộ đường không đánh chiếm cầu và bến vượt hoặc dùng phương tiện vượt của đơn vị nhanh chóng vượt chướng ngại nước, đánh chiếm bàn đạp, thê đội 1 vượt bằng phương tiện của mình; lực lượng dự bị tùy thuộc vào kết quả tiến công của thể đội 1 trên bờ đối diện có thể vượt chướng ngại nước bằng phương tiện của mình hoặc bằng cầu mới bắc và tiếp tục phát triển tiến công. Nếu vượt chướng ngại nước trong hành tiến không thành công thì tiến hành vượt có chuẩn bị trong thời gian ngắn ở bờ chướng ngại nước tại vị trí trực tiếp tiếp xúc với quân địch.

        VƯỢT SÔNG ĐỔ BỘ, vượt sông bằng các phương tiện vượt sông tự hành, xe chiến đấu lội nước, xuồng gắn máy đẩy,... chiếm bò đối diện. Trong tác chiến, VSĐB thường được sử dụng để đưa bộ phận (lực lượng) đi trước đánh chiếm đầu cầu, làm bàn đạp để chuẩn bị cho lực lượng lớn phía sau vượt sông. Khi VSĐB phải tổ chức các loại hỏa lực mạnh yểm ượ. Ngoài các phương tiện vượt sông tự hành có tốc độ cao, có thể sử dụng các phương tiện vượt sông tại chỗ (thuyền, xuồng, bè, mảng...).


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 07:12:30 am

        VƯỢT TRÊN NGĂN CHẬN, chính sách đối ngoại của Mĩ, nhằm xóa bỏ hoàn toàn CNXH; do tổng thống Mĩ thứ 41 Busơ công bố trong diễn văn 12.5.1989 ở bang Têchdat và trong một số diễn văn khác liên quan đến chính sách của Mĩ đối với LX và các nước XHCN. Chủ trương không chỉ ngăn chặn mà thực hiện một cuộc tiến công quyết định vào trung tâm của phong trào CM thế giới là LX và các nước XHCN bằng thống nhất nỗ lực của Mĩ và đồng minh để xóa bỏ hoàn toàn CNXH. Biện pháp chiến lược được điều chỉnh theo hướng chú trọng các biện pháp phi QS, thực hiện diễn biến hòa bình: khuyến khích và hỗ trợ cho các thế lực đòi đa nguyên hóa về chính trị, tạo ra nhiều thế lực đối lập, nhiều trung tâm quyền lực trong nội bộ LX và các nước XHCN, phá vỡ độc quyền lãnh dạo của ĐCS, từ đó chuyển hóa, tiến tới lật đổ chế độ XHCN; kết hợp với răn de QS, kiềm chế và ép LX giải quyết các vấn đề giảm vũ khí chiến lược, cân bằng vũ khí thông thường theo hướng có lợi cho Mĩ; thúc đẩy đòi hỏi tôn trọng quyền tự quyết của Đông Âu, thực hiện hợp tác và an ninh châu Âu, làm tan rã khối Vacsava; kiềm chế tiến tới xóa bỏ các dầu cầu của LX ở Á, Phi, Mĩ Latinh (VN, Cuba...); thúc đẩy các nước thứ ba xa rời quỹ đạo XHCN. Trong trường hợp cần thiết vẫn thực hiện can thiệp có lựa chọn bằng sức mạnh QS. Sự sụp đổ của các nhà nước XHCN Đông Âu và tan vỡ Liên bang Xô viết đã củng cố thêm tham vọng của Mĩ trong việc tiếp tục chính sách VTNC với những biện pháp chiến lược mới nhằm xóa bỏ hoàn toàn CNXH trên thế giới.

        VỪU (1905-52), Ah LLVTND (truy tặng 1956). Dân tộc Bana, quê xã Đắc Đoa, h. Mang Yang, t. Gia Lai; tham gia CM 1939; đv ĐCS VN (1950); khi hi sinh là chủ tịch kiêm xã đội trưởng xã Nam Đắc Đoa. 1939-52 tham gia đấu tranh chống bắt phu, bắt lính ở địa phương, vận động nhân dân tham gia CM, xây dựng chính quyền, tổ chức và chỉ huy du kích đánh giặc, dẫn đường cho đội vũ trang tuyên truyền phục kích diệt 14 địch, bắt được Vít, người có nhiều nợ máu với nhân dân. Ba lần bị địch bắt, tra tấn dã man, hai lần trốn thoát, lần thứ ba (4.1952), địch cắt hai tai, xẻo mũi, chặt mười ngón tay, V mưu trí lừa địch vào bãi chông của du kích, diệt hơn 10 địch. Địch khoét hai mắt của V rồi bắn chết. Huân chương: Quân công hạng nhì.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68457767_466196220776930_6785095875732439040_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_oc=AQn-o8n9VxaAlbYesQt1qVAR05E5AzKDJPWw7n0-uemSw0kllU3sKzKBGGfn41eWwE4&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=f619efbf981b8d08d8b95894534891f4&oe=5DE15ABF)


        VX (O. Etyl-S-2 - diisopropylaminoetylmetyl photphonoth- iolat), chất độc thần kinh có độc tính cao nhất được biết đến hiện nay, có thể xâm nhập vào cơ thể bằng bất kì con đường nào; có công thức cấu tạo:

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/68314935_466196240776928_6576944078187921408_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_oc=AQlfsq6bvRVzKYhF54s620ldQvGvUTuDz5yxV1yNm2DSOsplLBKmuD8mfv6okJidp74&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=61e29347f70db793ac9cf6e31d69d970&oe=5DD8ACB1)


Có dạng lỏng, không màu, không mùi, ít hòa tan trong nước (1-5%), dễ hòa tan trong mỡ và dung môi hữu cơ, có độ bay hơi rất thấp (0,003mg/l ở 15°C), nhiệt độ sôi 300°C, nhiệt độ đông đặc -50°C. vx thuộc nhóm chất độc V. Ở dạng hơi và xon khí vx độc hơn sarin 10 lần, ở dạng lỏng (tác dụng lên da) độc hơn sarin 100 lần (về lí thuyết một lít vx đủ để giết chết một triệu người và gây trúng độc nặng một triệu người khác). Liều độc tử vong trung bình qua đường thở LCt50=0,01mgph/l, qua da LD50=0,09mg/kg, qua đường tiêu hóa LD50=0,07mg/kg; nồng độ loại khỏi vòng chiến đấu 0,002mg/l, nồng độ thu nhỏ con ngươi mắt 0,0003 mg/1, thời gian ủ bệnh ngắn, vx được dùng sát thương sinh lực ở ngoài công sự hoặc gây nhiễm độc địa hình (ở 15°C vx có thể tổn tại trên địa hình khoảng 15-20 ngày). Phòng chống vx bằng mặt nạ phòng độc, khí tài phòng da; tiêu độc vx bằng chất tiêu độc có tính clo hóa hoặc ôxi hóa mạnh, vx do Công ti công nghiệp hóa chất hoàng gia Anh tìm ra lần đầu tiên 1955. Gần đây, VX-2 được nghiên cứu sử dụng cho vũ khí hóa học hai thành phấn.


Tiêu đề: Re: V
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 06:55:56 pm
     
HẾT V