Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 08:15:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tin tức quân sự  (Đọc 501897 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #340 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2009, 10:06:05 am »

Bắc Triều Tiên trong cuộc chiến tranh tổng lực

d. Hải chiến

BTT có hai hạm đội – hạm đội phía tây và hạm đội phía đông. Phía tây có 6 lữ đoàn và 320 tàu thuyền, phía đông có 10 lữ đoàn và 460 tàu. Hải quân Bắc Hàn có tổng số 46 000 người. Tàu chiến Bắc Hàn được cất giấu tránh bị Mỹ tấn công trong khoảng 20 chiếc hầm ước tính dài 200-900 m, rộng khoảng 14-22 m. Hạm tàu BTT chủ yếu là các tàu chiến nhỏ và cơ động, được thiết kế để phòng thủ ven biển, trang bị vũ khí mạnh nhất là tên lửa chống tàu tầm bắn 46 km và các dàn rốc két bắn loạt.

Mục tiêu chính của hải quân BTT là nhóm tàu sân bay. Hải quân Nga đã phát triển chiến thuật dành riêng để chống nhóm tàu này: tấn công tên lửa ồ ạt cùng lúc. Nga có các thế hệ tên lửa chống tàu tối tân, có thể phá huỷ tàu sân bay. Trung Quốc cũng có chiến thuật tương tự để chống tàu sân bay Mỹ. Tháng 4-2003, BTT đã thử tên lửa chống tàu tốc độ cao tầm bắn 60 km. Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ có 6 000 người và 70 chiếc máy bay có giá 4,5 tỉ đô la, dù chỉ một chiếc tàu sân bay bị phá huỷ thì cũng đã là một thảm hoạ.

Tàu sân bay Mỹ được bảo vệ bằng 6 chiếc Aegis destroyer và các tàu ngầm hạt nhân. Tàu Aegis destroyer có hệ thống ra đa AN/SPY-1 có thể theo dõi hơn 100 mục tiêu và bắn 20 mục tiêu đồng thời. Như thế, nhóm tàu sân bay có thể theo dõi 600 và bắn 120 mục tiêu cùng lúc. Trong điều kiện lý tưởng, xác suất bắn trúng mục tiêu là 50%. Còn trong chiến trận thực sự, xác suất đó còn thấp hơn nhiều, ước lượng khả quan nhất sẽ là gần một nửa tức là 55 tên lửa đang bay đến bị đánh chặn. Do vậy với một loạt 60 tên lửa chẳng hạn, lá chắn Aegis sẽ bị chọc thủng và tàu sân bay sẽ bị bắn trúng.

BTT đã mua tàu phóng tên lửa tốc độ cao loại OSA và KOMAR năm 1968, và bắt đầu thiết kế loại tàu phóng tên lửa cho riêng mình năm 1981. Họ có hơn 50 tàu phóng tên lửa, mỗi chiếc trang bị 4 quả tầm bắn 46km và nhiều dàn rốc két bắn loạt. Ngoài ra, BTT có khoảng 300 tàu tốc độ cao, 200 tàu phóng ngư lôi và 170 tàu trang bị pháo khác. Trong trường hợp chiến tranh, hàng đám tàu thuyên BTT sẽ bu bám nhóm tàu sân bay Mỹ.

BTT có 35 tàu ngầm và 65 tàu lặn nhỏ khác. Những tàu ngầm này trang bị ngư lôi và cũng dùng để tấn công tàu Mỹ. Tàu ngầm BTT tương đối nhỏ nhưng cũng được trang bị tên lửa tầm bắn đến 70 km. Sẽ là cả vấn đề đối với tàu chiến Mỹ. Ngoài ra chúng còn có thể rải mìn, thuỷ lôi, phong toả bến cảng. BTT có kho thuỷ lôi rất lớn cũng sẽ là khó khăn cho Mỹ.


e. Không chiến

BTT có ba quân đoàn không quân. Mỗi quân đoàn có các lữ đoàn máy bay chiến đấu, ném bom, vận tải AN-2, trực thăng, tên lửa và ra đa. Các quân đoàn này hoạt động độc lập tại hơn 70 sân bay và các kho ngầm chắc chắn để tránh bị Mỹ tấn công. Các hangar ngầm chứa máy bay có nhiều cửa ra để máy bay Bắc Hàn có thể cất cánh trên nhiều đường băng khác nhau. Họ cũng có một số căn cứ không quân giả, máy bay giả làm không lực Mỹ thêm rối rắm khi xác định mục tiêu.

Rõ ràng, không quân BTT sẽ không thể nào so kè được với Mỹ. Họ có 700 máy bay chiến đấu, 80 máy bay ném bom 700 chiếc vận tải, 290 trực thăng. Nhân lực không quân có 84 000 người. Họ sẽ lợi dụng địa hình đồi núi để giao chiến. Không quân Mỹ hiện đang đóng trong các căn cứ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Okinawa và Guam. 8 căn cứ không quân trên đất Hàn Quốc sẽ là mục tiêu của tên lửa Bắc Hàn.

Máy bay chiến đấu BTT trang bị tên lửa tầm xa kém, họ sẽ dùng chiến thuật đánh gần. Mig-21 ở Bongchun và F-15 Mỹ ở Ohsan sẽ gặp nhau trong chưa đầy 5 phút nếu cất cánh cùng lúc. Hàng trăm MiG21 và F-15 sẽ được dịp quần đảo trên bầu trời Triều Tiên. Tên lửa không đối đất, không đối không có lẽ sẽ khó có thời gian để phân biệt bạn thù. F-15E được trang bị hệ thống dẫn bắn mục tiêu lớn tầm 180 km và mục tiêu nhỏ tầm 90 km. Tên lửa Sidewinder có tầm hiệu quả 16 km, AMRAAM 50 km, và Sparrow 55 km.

Dải đất Triều Tiên có bề rộng 100 km và dài 125 km, tên lửa không đối không Mỹ sẽ bị hạn chế khi Mig BTT tiếp cận máy bay Mỹ nhanh chóng và lúc đó khó dùng được tên lửa không đối không và sẽ phải dùng đến súng máy. Mig19 có súng 30mm, MiG21 23mm, F-14 có súng 20mm Valkans. Phi công BTT được huấn luyện để giao chiến với đối thủ mạnh hơn. Phi công Mỹ dựa trên việc bắn mục tiêu từ xa bằng ra đa và tên lửa. Máy bay Mỹ trang bị rất nhiều thiết bị điện tử nhưng kém linh hoạt và cơ động. MiG có thể lấy độ cao và quay vòng nhanh hơn các máy bay Mỹ trong không chiến tầm gần.

F-14 nặng hơn MiG21 3,3 lần, F-15E hơn khoảng 3,6 lần. MiG21 có thể leo cao đến 18 km, trong khi F-14A có thể đến 15,8km và F-16 đến 15,2 km. MiG sẽ trên cơ so với máy bay Mỹ trong không chiến tầm gần vì nó cơ động tốt hơn. Ở Việt Nam, máy bay Mỹ đã buộc phải thả bình dầu phụ và bỏ bớt vũ khí mỗi khi gặp MiG. F-15E mang theo bom BLU-113 đánh hầm nặng 2 250kg sẽ là mục tiêu dễ dàng để Mig săn đuổi.

MiG21s là ngựa chiến chính của BTT. Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1965 đã chứng tỏ nó rất hiệu quả. Năm 1999, BTT đã mua lại 40 MiG21 từ Ka-dắc-xtan. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, MiG17 đã bắn rơi hàng chục máy bay Mỹ. BTT đã gửi hơn 200 phi công đến chiến đấu ở Việt Nam (!?). Họ được giao nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và đã ghi công bắn rơi máy bay Mỹ. BTT cũng đã gửi 25 phi công đến Syria trong cuộc chiến tranh A-rập-Israel năm 1966, và 30 phi công đến Ai Cập và Syria năm 1973, 40 phi công đến Syria năm 1976.
 
f. Chiến tranh điện tử

Mỹ vượt trội trong chiến tranh điện tử và không có quốc gia nào có khả năng gần được với Mỹ. BTT đã bắt đầu phát triển các phương pháp chiến tranh điện tử của riêng mình năm 1970. Người ta cho rằng BTT đã nâng cao khả năng tác chiến điện tử và có phương sách đối phó với chiến tranh điện tử của Mỹ. Trong thời gian chiến tranh Iraq gần đây, Mỹ đã thả E-bomb làm tê liệt các thiết bị điện Iraq. Hệ thống chỉ huy và điều khiển BTT không lệ thuộc quá nhiều vào thiết bị điện. Vì vậy E-Bomb sẽ có tác dụng hạn chế ở BTT.

BTT cũng đào tạo khoảng 100 hacker mỗi năm và có hàng tiểu đoàn virus máy tính. Việc hacker tấn công và làm nghẽn hệ thống máy tính Mỹ là điều có thể. Trong một trận chiến giả lập năm 1991 do các chuyên gia Mỹ tổ chức, BTT đã trở thành người thắng cuộc. Kim Jong Il lại có thêm lý do để tin tưởng sẽ đánh bại Mỹ.

6. Kết luận chiến cuộc bằng phần mềm máy tính!

Quân số của Mỹ, Hàn, Nhật khoảng 1 triệu người, xe tăng 3500 chiếc, máy bay 1000 chiếc, trực thăng 200 chiếc, tàu chiến lớn 102 chiếc, tàu ngầm 14 chiếc.

Quân số Bắc Triều Tiên 847 ngàn chính qui thường trực (tổng số 1,6 triệu), xe tăng 2770 chiếc, xe bọc thép 2440 chiếc, máy bay chiến đấu 646-700 chiếc, trực thăng 290 chiếc, tàu chiến 86 chiếc (cỡ vừa), tàu ngầm 35-51 chiếc.

Sức mạnh quân sự tạo ra kết cục chiến tranh. Chiến tranh lần 2 nếu có trên bán đảo Triều Tiên thì sẽ rất khác. Cho đến tận lúc này, Mỹ vẫn chưa hề nghiên cứu về tiềm lực quân sự BTT một cách khách quan và đúng đắn. Các chuyên gia phương Tây luôn có ý đồ đánh giá thấp sức mạnh quân sự BTT bởi một số lý do chính trị nhằm làm giảm nguy cơ đe doạ từ BTT và chấn an đồng minh.

Người ta thường nói, quân đội Bắc Hàn đông về số lượng nhưng trang bị cổ lỗ và như thế là một quân đội yếu kém. Các chiến lược gia Mỹ đánh giá BTT bằng phần mềm giả lập chiến tranh với Bắc Triều. Họ dùng chương trình giả lập như đã chạy trên 40 trên máy tính mô phỏng chiến tranh Iraq với các tham số là tính năng các hệ thống vũ khí và các yếu tố khác để xác định kết cục.

Cứ cho rằng vũ khí tối tân đã đem lại chiến thắng cho Mỹ ở vùng vịnh, Nam tư, Iraq, Afghan. Nhưng người Mỹ cũng đã từng thua những đối thủ nhỏ bé trang bị nghèo nàn như BTT và Việt Nam hay thậm chí như Xô-ma-li. Vũ khí vượt trội không phải lúc nào cũng đem lại chiến thắng.

Báo cáo mới nhất của các chiến lược gia chiến tranh Hoa Kỳ, nếu gây chiến với BTT, nước Mỹ sẽ phải trả giá đắt bằng hơn một triệu sinh mạnh và tốn kém hàng ngàn tỉ đô la.

(Hết)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2009, 11:46:20 pm gửi bởi SSX » Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #341 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 05:12:43 pm »

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=163196&ChannelID=2

Thanh  Hóa : Một máy bay quân sự rơi, cháy rụi

TPO - Khoảng 7h30' sáng nay, 9/6, một chiếc máy bay quân sự đang luyện tập bất ngờ lao xuống đồi Bãi Chiêng thuộc khu vực trồng ngô của gia đình ông Lê Xuân Thế, thôn Lạc Long II, xã Cẩm Phú, huyện miền núi Cẩm Thủy, cách TP Thanh Hóa hơn 60 km.

Hiện trường máy bay bị rơi và bốc cháy. Ảnh: Hoàng Lam

Theo nguồn tin của Tiền phong, chiếc máy bay quân sự bị rơi, bốc cháy tại xã Cẩm Phú có hiệu là SU 22, do Nga sản xuất.

Có mặt tại hiện trường lúc 8h20phút, theo quan sát của P.V Tiền phong, chiếc máy bay bị nạn đang tiếp tục cháy, khói đen phủ khắp cả vùng đồi. Nhiều mảnh vỡ của chiếc máy bay văng tung tóe, cháy đen, có mảnh cách xa hiện trường hàng trăm mét; máy bay bị cháy rụi, chỉ còn lại vài mảnh vỡ nhỏ.

Ảnh : Hoàng Lam

Nhiều mảnh vỡ của chiếc máy bay văng tung tóe, cháy đen. Ảnh : Hoàng Lam

Một máy bay cứu hộ đã có mặt tại hiện trường. Ảnh: Hoàng Lam

Hiện nay, cơ quan chức năng đang thu dọn hiện trường, giải quyết hậu quả và tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến sự cố máy bay quân sự bị rơi nêu trên
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2009, 05:15:25 pm gửi bởi DepTraiDeu » Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #342 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2009, 10:33:03 pm »

Như đã nói về những tồn tại của A400M ở đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=105.msg84427#msg84427

Pháp và Đức, 2 đầu tàu trong chương trình máy bay vận tải A400M đã cùng nhau đạt được thoả thuận trì hoãn A400M thêm 6 tháng để EADS có thêm thời gian giải quyết ổn thoả các vấn đề kỹ thuật. Mà ngôn ngữ ngoại giao gọi là để các đối tác có được “những quyết định tốt nhất”. Việc này đã được thông báo sau cuộc gặp của TT Sarkozy và bà Ttg Merkel. Như vậy là chuyến bay đầu tiên không thể cất cánh trong năm 2009. Tuy nhiên dường như họ cũng đã đạt được sự chấp nhận từ các đối tác và cũng là những người hùn vốn ở châu Âu, chưa có ai bỏ cuộc: Tây Ban Nha, Bỉ, Anh, Luxembourg và Thổ Nhĩ Kỳ. Hồi tháng 3 năm nay, một số đối tác đã từng tuyên bố huỷ bỏ HĐ.

Vì việc chậm trễ này, không quân Pháp đang phải đi tìm giải pháp thay thế, có thể họ sẽ thuê hoặc mua C-130J.

Chương trình A400M là một nỗ lực lớn của EADS nhằm cạnh tranh trực tiếp với Mỹ trong lĩnh vực vận tải quân sự.

http://www.snariad.ru/2009/06/12/delay/#more-10575

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2009, 11:14:05 pm gửi bởi SSX » Logged
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #343 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 11:20:05 am »

Việt Nam cùng 21 nước tham gia diễn tập Garuda Shield 2009 tại Indonesia  VIT - Quân đội Indonesia (TNI) đang tổ chức một cuộc diễn tập quân sự chung với 21 quốc gia khác nhằm tăng cường hợp tác và trình độ chuyên môn trong thực hiện các nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc. 
 Cuộc diễn tập quân sự chung này, mang tên “Garuda Shield 2009", đã được Tổng Tham mưu trưởng quân đội Indonesia Djoko Santoso chính thức khai mạc tại Trung tâm Huấn luyện Bộ binh của Lục quân tại Cipatat hôm Thứ 3.
Cuộc diễn tập này, do Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (USPACOM) tài trợ, là cuộc diễn tập lần thứ 3 được tổ chức tại Châu Á.
Cuộc diễn tập quân sự chung đầu tiên đã được tổ chức tại Mông Cổ mang tên "Khan Quest" (2007), và lần thứ hai được tổ chức tại Bangladesh mang tên "Santi Dhoot" (2008).
Diễn tập Garuda Shield 2009 được tiến hành trong hai gia đoạn, giai đoạn diễn tập tại sở chỉ huy (từ ngày 16 - 22 tháng 6), và giai đoạn diễn tập ngoài thực địa (từ ngày 22 - 29 tháng 6). Giai đoạn diễn tập tại sở chỉ huy có 9 nước tham gia, và giai đoạn diễn tập ngoài thực địa có 12 nước tham gia.
Chín nước tham gia giai đoạn diễn tập huấn luyện tại Sở Chỉ huy là : Bangladesh, Camphuchia, Indonesia, Mông Cổ, Nepal, Philippine, Thái Lan, Tonga và Mỹ.
Các nước tham gia giai đoạn diễn tập huấn luyện ngoài trời là Australia, Bangladesh, Camphuchia, Pháp, Đức, Italia, Nhật bản, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, New Zealand, Philippine, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh và Việt Nam.
Cuộc diễn tập này nhằm mục đích tăng cường sự đoàn kết trong việc thực hiện các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là các nước có đóng góp quân đội (TCC) vào lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế của Liên Hợp Quốc.

Tại buổi lễ khai mạc diễn tập, tập đoàn công nghiệp quân sự quốc gia PT Pindad đã tổ chức một cuộc triển lãm hệ thống thiết bị quân sự chính do tập đoàn sản xuất.
Tướng Djoko Santoso nói cuộc diễn tập này nhằm mục đích đánh giá một cách lạc quan sự hợp tác giữa các nước có đóng góp quân đội thực hiện các nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc, sau đó là hợp tác trong những môi trường chiến lược phức tạp như khủng hoảng tài chính toàn cầu, dịch cúm lợn, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, và xung đột biên giới.
“Những vấn đề này buộc chúng ta phải hợp tác giải quyết những vấn đề này để đảm bảo an ninh khu vực đặc biệt là ở Châu Á - Thái Bình Dương,” ông nói.
Trong khi đó, Đại diện của USPACOM, Thiếu tướng Miyagi đã bày tỏ sự cám ơn đến chính phủ Indonesia về việc tổ chức cuộc diễn tập quân sự chung của lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc này.

Nguồn là đây Bác ĐTĐ ạ: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/LA61832/default.htm
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2009, 04:54:06 pm gửi bởi DepTraiDeu » Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #344 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2009, 11:26:54 am »

Góp cho các Bác tin nữa đây:Hải quân Việt Nam hội đàm mua trực thăng Eurocopter VIT - Eurocopter có thể sẽ chuẩn bị ký kết một thỏa thuận quốc phòng quan trọng với Việt Nam sau khi xác nhận rằng họ đang đàm phán để bán máy bay trực thăng cho Hải quân Việt Nam.
 Hải quân Việt Nam có kế hoạch mua một số máy bay trực thăng EC225 và EC155 do Eurocopter chế tạo. Norbert Ducrot, phó Giám đốc Eurocopter phụ trách về mua bán và quan hệ khách hàng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, khẳng định rằng, thỏa thuận mua bán trực thăng giữa Việt Nam và Eurocopter có thể được ký kết trước cuối năm 2009.
“Chúng tôi đang có các cuộc hội đàm tốt đẹp với Việt Nam về vấn đề này. Eurocopter có quan hệ tuyệt vời với Việt Nam và các cuộc thảo luận với Hải quân Việt Nam đang tiến triển tốt. Chúng tôi hi vọng sẽ đạt được bước đột phá trong năm nay,” ông Norbert Ducrot cho biết.
Theo các nguồn tin công nghiệp, Hải quân Việt Nam chủ yếu sử dụng máy bay trực thăng để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ và vận chuyển. Các máy bay trực thăng Eurocopter đời cũ – chẳng hạn như SA365 N2 Dauphin, Eurocopter AS350 B3 Ecureuil, SA330J Puma và AS332 L2 Super Puma - hiện đang được vận hành trong Không quân Việt Nam.
Kể từ khi kết thúc chiến tranh vào những năm 1970, Việt Nam chủ yếu mua vũ khí của khối Xô Viết và Nga. Chẳng hạn, Lực lượng Không quân Việt Nam đã đặt mua 24 máy bay SU-30MK2 và đã nhận 12 chiếc trong số đó. Hiện Việt Nam đang muốn mua thêm máy bay chiến đấu. Các quan chức của Lockheed Martin và Boeing khẳng định họ đã nhận được những tín hiệu tích cực về triển vọng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và có thể đây sẽ là một thị trường tiềm năng của họ.
............................................
"Chính quy-Tinh nhuệ-Từng bước hiện đại"
Đây; nguồn đây: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/Buonbanvukhi/LA61998/default.htm

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2009, 05:15:56 pm gửi bởi DepTraiDeu » Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #345 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2009, 10:59:09 pm »

Tàu Hải quân Việt Nam thăm quân cảng Trung Quốc
Biên đội tàu Hải quân Việt Nam gồm 2 tàu HQ863 và HQ864, do Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân Việt Nam, Đại tá Nguyễn Hữu Vinh dẫn đầu, đã tới quân cảng Trạm Giang (Trung Quốc) vào trưa 24/6, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày.
Biên đội tàu Hải quân Việt Nam thực hiện chuyến thăm Trạm Giang sau khi đã cùng hai tàu của Hải quân Trung Quốc kết thúc đợt tuần tra liên hợp lần thứ 7 diễn ra trong ba ngày tại Vịnh Bắc Bộ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, hải quân hai nước sẽ có các hoạt động giao lưu như thăm các chiến hạm của nhau và thi đấu thể thao.
Tháng 10/2005, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định tuần tra liên hợp vịnh Bắc Bộ của Hải quân hai nước Việt-Trung và ngày 27/4/2006, đã tiến hành đợt tuần tra liên hợp đầu tiên, cùng bảo vệ ổn định và trật tự vùng biển Vịnh Bắc Bộ./.
TTXVN.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2009, 04:53:39 pm gửi bởi DepTraiDeu » Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #346 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 08:49:17 pm »

Từ Mossadegh đến Ahmadinejad: CIA và cuộc thử nghiệm Iran

Tin tức cáo buộc gian lận bầu cử đã lan truyền khắp Tehran như một đám cháy rừng, phe ủng hộ ứng viên Rafsanjani lao vào đối đầu với phe Khamenei trên đường phố. Tình trạng hỗn loạn này đã được khuấy động một cách bí mật bởi CIA bằng cách tung ra hàng triệu tin nhắn SMS lẫn lộn tràn ngập khắp Iran. Tác giả Thierry Meyssan kể lại cuộc thử nghiệm chiến tranh tâm lý này. Ông là một nhà báo, người sáng lập và chủ tịch Voltaire Network - Pháp. Bài của ông đăng trên http://www.globalresearch.ca/ .

Tháng 3-2000, bà ngoại trưởng Madeleine Albright thừa nhận rằng CQ Eisenhower đã tổ chức cuộc lật đổ chế độ Iran năm 1953 và sự kiện lịch sử này giải thích cho sự thù địch hiện thời của người Iran nhằm vào Mỹ. Cuối tuần qua, khi phát biểu trước cộng đồng Hồi giáo tại Cairo, TT Obama chính thức công nhận rằng «trong giữa chiến tranh lạnh, Mỹ đã đóng vai trò nào đó trong việc lật đổ chính phủ dân chủ dân bầu Iran.» [1].

Vào lúc đó, đất nước Iran bị kiểm soát bởi một chính phủ quân chủ bù nhìn do Shah Mohammad Reza Pahlavi cầm đầu. Ông ta đã được đặt lên ngôi vua bởi nước Anh ép buộc người cha, một viên chức pro-Nazi người Cossack Reza Pahlavi từ chức. Tuy nhiên, Shah đã phải hợp tác với ông Ttg theo đường lối dân tộc Mohammad Mossadegh. Mossadegh với sự giúp đỡ của lãnh tụ Abou al-Qassem Kachani đã quốc hữu hoá các nguồn dầu mỏ [2]. Trong giận dữ, nước Anh thuyết phục Mỹ rằng một nước Iran bất đồng cần phải bị ngăn chặn trước khi trở thành cộng sản. CIA sau đó tiến hành một chiến dịch gọi là Ajax để lật đổ Ttg Mossadegh với sự giúp đỡ của ông Shah, và thay thế ông ta bằng tướng Quốc xã Fazlollah Zahedi, người cho đến lúc này đang bị Anh cầm tù. Zahedi phải chịu trách nhiệm về chế độ khủng bố tàn bạo nhất thời kỳ này, còn Shah đã che dấu các vụ tống tiền của ông ta bằng cách phô trương trên các tạp chí phương Tây 'people'.

Chiến dịch Ajax đã được 'kiến trúc sư lật đổ' Donald Wilber, nhà sử học Kermit Roosevelt (cháu trai của TT Theodore Roosevelt) và tướng Norman Schwartzkopf thực hiện. chiến dịch này cho đến bây giờ vẫn nằm trong sách giáo khoa như một ví dụ điển hình minh hoạ cho việc lật đổ. CIA đã sắp đặt một kịch bản tạo ra cảm tưởng về cuộc bạo loạn dân chúng trong khi thực tế đó là cái vỏ che đậy hoạt động ngầm. Đỉnh điểm là cuộc biểu tình trên đường phố với 8 000 người được trả tiền qua trung gian để tạo ra các bức tranh đáng tin trước truyền thông phương Tây [3].

Lịch sử liệu có lặp lại chính nó? Washington từ chối tấn công quân sự Iran và đã khuyên can Israel không nên khởi sướng những hành động như vậy. Để «thay đổi chế độ», CQ Obama thích chơi trò hành động vụng trộm hơn - ít nguy hiểm, nhưng kết quả khó đoán trước. Sau cuộc bầu cử TT Iran, diễn ra các cuộc biểu tình rất lớn trên đường phố Tehran mà một bên là những người ủng hộ đương kim TT Mahmoud Ahmadinejad và lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, với một bên là ứng cử viên đã bị đánh bại Hossein Mousavi và cựu TT Akbar Hashemi Rafsanjani. Các cuộc biểu tình là dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Iran giữa phe dân tộc vô sản và phe tư sản thất vọng vì sự thụt lùi kinh tế trong công cuộc toàn cầu hoá [4]. Với những hành động vụng trộm của mình, Washington đang cố gắng dùng sự kiện này để gây áp lực tạo ra một cuộc lật đổ khác qua cuộc bầu cử lại TT.

Một lần nữa, Iran trở thành bãi chiến trường cho các phương pháp lật đổ mới. CIA năm 2009 đã dựa vào một loại vũ khí mới: kiểm soát mạng điện thoại di động. Kể từ khi điện thoại di động đã trở nên phổ biến, các cơ quan tình báo bí mật Anh-Mỹ đã tăng cường khả năng chặn và nghe trộm. Trong khi mạng điện thoại dây cần cài đặt những mạch rẽ nhánh  - và do đó cần có đại lý địa phương, thì nghe trộm điện thoại di động có thể thực hiện được từ xa bằng cách sử dụng mạng lưới Echelon. Tuy nhiên, hệ thống này không thể chặn hệ thống liên lạc Skype, điều đó giải thích sự thành công của Skype tại các khu vực xung đột [5]. Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) do đó đã vận động các nhà cung cấp dịch vụ Internet thế giới (ISP) và yêu cầu của họ hợp tác. Những người chấp nhận hợp tác đã nhận được những khoản đền bù khổng lồ [6].

Ở các quốc gia bị Mỹ chiếm đóng như Iraq, Afghanistan và Pakistan, các cơ quan tình báo Anh-Mỹ ngăn chặn tất cả các cuộc liên lạc qua điện thoại, cho dù là điện thoại di động hay điện thoại dây. Mục tiêu không phải là để có được đầy đủ bất cứ các cuộc đàm thoại nào, mà là để nhận diện những  «mạng xã hội». Nói cách khác, mạng điện thoại trở thành những máy ghi âm giám sát, tạo ra khả năng biết được ai liên lạc với một người nào đó. Đầu tiên là để nhận diện các mạng lưới đối thủ.

ảnh: CIA tuyển mộ các photoshoper để giả mạo ảnh Iran, ảnh người phụ nữ Iran đứng trước
xe TT Ahmadinejad, không biết là để bày tỏ gì đó, hay là hâm mộ và chúc mừng ông đã bị làm
giả một cách khéo léo với ngón tay chỏ lên trên, hàm ý khinh bỉ hay thách thức. Bên cạnh cũng
là một ảnh giả khác ở TQ. Ảnh dưới cùng là ảnh thật lấy từ nguồn
http://www.corriere.it/esteri/09_giugno_28/iran_foto_simbolo_9cc7d8b4-63ed-11de-baf4-00144f02aabc.shtml
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2009, 10:08:36 am gửi bởi SSX » Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #347 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 08:57:16 pm »

Từ Mossadegh đến Ahmadinejad: CIA và cuộc thử nghiệm Iran

Thứ hai là, mạng điện thoại có thể dùng để định vị các mục tiêu và «vô hiệu hoá» chúng. Đây là lý do tại sao tháng 2-2008, quân nổi loạn Afghan lại ra lệnh khác cho các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau ngừng hoạt động hàng ngày, từ 5h chiều đến 3h sáng, để ngăn chặn việc Anh-Mỹ lần ra dấu vết của họ. Các trạm tiếp sóng nào từ chối tuân theo sẽ bị phá hoại [7].

Ngược lại, cũng có những trường hợp ngoại lệ một số mạng điện thoại đã bị tấn công tình cờ, Israel đã đảm bảo không bắn phá các mạng điện thoại trong cuộc tấn công vào dải Gaza tháng 12-2008. Đây là một thay đổi hoàn toàn về chiến lược. Kể từ chiến tranh vùng Vịnh, hầu hết chiến lược thịnh hành là của ông đại tá John A. warden «lý thuyết năm vòng tròn»: ném bom cơ sở hạ tầng viễn thông được xem là một mục tiêu chiến lược nhằm làm xáo trộn đời sống dân chúng và cả cắt đứt thông tin liên lạc các trung tâm chỉ huy điều khiển của đối phương. Bây giờ họ lại áp dụng một phương sách ngược lại: cơ sở hạ tầng cần được bảo vệ. Khi bắn phá Gaza, mạng điện thoại Jawwal [8] có thêm thời gian phục vụ người sử dụng - về mặt chính thức là giúp người dùng, nhưng cũng là nhân tố phục vụ lợi ích của Israel. Đi một bước xa hơn, Anh-Mỹ và Israel đã bí mật phát triển các phương pháp chiến tranh tâm lý dựa trên sự phổ biến của điện thoại di động. Tháng 7-2008, sau khi trao đổi tù nhân giữa Israel và Hezbollah, đã có sự gia tăng đột biến hàng chục ngàn cuộc gọi đến mạng điện thoại di động Lebanon. Các giọng nói tiếng Ả Rập đã làm tắc nghẽn hoạt động của mạng điện thoại nhỏ bé của họ. Bộ trưởng viễn thông Lebanon, Jibran Bassil [9], đã phải gửi hồ sơ khiếu nại đến Liên Hiệp Quốc về sự vi phạm chủ quyền ngang nhiên đến đất nước họ [10]. Cùng một phương pháp tiếp cận, là hàng chục ngàn cuộc gọi tự động đã được gửi đến người Syria và Lebanon vào tháng 10-2008 để ra giá 10 triệu đô la cho bất kỳ thông tin nào dẫn đến các địa điểm giam giữ tù nhân của Israel. Những ai quan tâm được mời gọi đến một số điện thoại ở nước Anh [11].

Phương pháp này hiện đã được sử dụng ở Iran để lừa phỉnh dân chúng, để lan tuyền những tin tức gây sốc và tạo thành kênh thông tin đưa đến sự giận dữ.

Trước tiên là những tin nhắn SMS được gửi trong thời gian đêm của cuộc kiểm phiếu, theo đó các tin nhắn thông báo (giả) Hội đồng Giám sát Hiến pháp (tương đương với tòa án hiến pháp) công bố ông Hossein Mousavi thắng cử. Sau đó, kết quả chính thức được công bố ông Mahmoud Ahmadinejad tái đắc cử với 64% số phiếu - có vẻ như việc này giống như một sự gian lận rất lớn. Tuy nhiên, ba ngày trước, ông Mousavi và các bạn bè của mình đã xét thấy rằng ông Ahmadinejad sẽ giành chiến thắng áp đảo và cố gắng dẫn giải điều đó như một hậu quả của việc vận động bầu cử không công bằng. Thực sự ông cựu TT Akbar Hashemi Rafsanjani đã kể chi tiết những phàn nàn của ông trong một lá thư công khai. Kết quả thăm dò ý kiến của Mỹ ở Iran cũng cho thấy ông Ahmadinejad dẫn trước ông Mousavi 20 điểm [12]. Chiến thắng của ông Mousavi dường như là không thể, ngay cả khi nó có một số gian lận làm sai lệch kết quả giữa 2 ứng viên.

Thứ hai là công dân Iran đã được chọn hoặc tình nguyện qua Internet để chat và đăng ký vào mạng xã hội Facebook hay Twitter. Họ nhận được những thông tin đúng hoặc sai (vẫn qua tin nhắn SMS) về sự tiến triển của cuộc khủng hoảng chính trị và các cuộc tuần hành đang diễn ra. Các tin tức nặc danh nhanh chóng phát tán về việc nổ súng vào đoàn biểu tình và những cái chết trên đường phố mà cho đến bây giờ những tin kiểu này vẫn còn không được xác nhận. Bởi sự trùng lịch làm việc một cách tình cờ, Twitter được cho là sẽ phải ngừng hoạt động vào ban đêm để bảo trì hệ thống. Bộ ngoại giao Mỹ đã can thiệp để trì hoãn việc ngừng hệ thống này của Twitter [13]. Theo New York Times, các hoạt động như vậy đã góp phần vào lan truyền tin tức (đồn nhảm) trong dân chúng [14].

Các tin tức mô tả những hăm doạ giết người, cảnh sát xông vào nhà dân, v, v được gửi từ những tác giả mà không thể định danh hay xác định nơi cư trú. Đồng thời, trong một nỗ lực kiểu mới, CIA huy động những chiến sĩ chống Iran ở Mỹ và ở Anh để tăng cường sự hỗn loạn. Cuốn "Hướng dẫn làm cách mạng Iran" đã được phân phát cho họ, trong đó có một số đề nghị, bao gồm: thiết lập các tài khoản Twitter theo múi giờ Tehran; tập trung bài viết vào các tài khoản sau đây của Twitter: @stopAhmadi, @iranelection và @gr88; không nên tấn công trang web chính thức của nhà nước Iran; «Hãy để quân đội Mỹ chăm sóc nó» (sic). Khi áp dụng, các đề xuất này làm cho việc xác định danh tính bất cứ tin nhắn Twitter nào là không thể. Cũng không thể biết nếu chúng là tin nhắn của các nhân chứng biểu tình trên đường phố Tehran hay là của các điệp viên CIA ngồi ở Langley gửi lên, và cũng không thể nào phân biệt được đâu là thực trong những cái giả. Mục đích là để tạo ra ngày càng nhiều hỗn loạn và đẩy người Iran vào cảnh đánh giết lẫn nhau.

Các tướng lĩnh quân đội Mỹ khắp mọi nơi trên thế giới theo dõi chặt chẽ những sự kiện ở Tehran. Họ đang cố gắng để đánh giá hiệu quả của phương pháp lật đổ mới trong cuộc thử nghiệm ở chiến trường Iran này. Rõ ràng là, tiến trình gây mất ổn định Iran đã có kết quả. Nhưng không rõ CIA có khả năng qua kênh biểu tình làm được cái mà Lầu năm góc đã từ chối làm và họ chẳng bao giờ muốn tự mình làm hay không: thay đổi chế độ và kết liễu cuộc các mạng Hồi giáo.

[1] « Obama Speech In Cairo », Voltaire Network, 6 June 2009.
[2] « BP-Amoco, coalition pétrolière anglo-saxonne », Arthur Lepic, Voltaire Network, June 10 2004.
[3] On the 1953 coup, the reference work is All the Shah’s Men : An American Coup and the Roots of Middle East Terror, by Stephen Kinzer, John Wiley & Sons éd (2003), 272 pp.
[4] « La société iranienne paralysée », Thierry Meyssan, Voltaire Network, 5 février 2004.
[5] « Taliban using Skype phones to dodge MI6 », Glen Owen, Mail Online, September 13 2008.
[6] « NSA offering ’billions’ for Skype eavesdrop solution », Lewis Page, The Register, February 12 2009.
[7] « Taliban Threatens Cell Towers », Noah Shachtman, Wired, February 25 2008.
[8] Jawwal belongs to PalTel, Palestinian billionaire Munib Al-Masri’s company.
[9] Jibran Bassil is one of the main leaders of the ‘Courant patriotique libre’, the nationalist party of Michel Aoun.
[10] « Freed Lebanese say they will keep fighting Israel », Associated Press, July 17 2008.
[11] The author of this article witnessed these phone calls. Also see « Strange Israeli phone calls alarm Syrians. Israeli intelligence services accused of making phone calls to Syrians in bid to recruit agents », Syria News Briefing, December 4 2008.
[12] Quoted in « Ahmadinejad won. Get over it », Flynt Leverett and Hillary Mann Leverett, Politico, June 15 2009.
[13] « U.S. State Department speaks to Twitter over Iran », Reuters, June 16 2009.
[14] « Social Networks Spread Defiance Online », Brad Stone and Noam Cohen, The New York Times, June 15 2009.


ảnh: tên lửa Iran được các chuyên gia photoshop làm giả và tung lên mạng một cách cố ý,
cũng tương tự là đoạn video TQ ra ngoài khoảng không vũ trụ có bong bóng nước.

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2009, 10:38:55 am gửi bởi SSX » Logged
donghai
Thành viên
*
Bài viết: 169


Vì nước quên thân - Vì dân quên mình


WWW
« Trả lời #348 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 09:46:29 pm »

Không quân Ấn Độ sắp loại Mig-21 ra khỏi trang bị


QĐND - Thứ tư­, 01/07/2009, 10:28 (GMT+7)
 
Máy bay Mig-21 93 Bizon.


Ảnh: s54.radikal.ru
 
    Ngày 29-6, lực lượng không quân Ấn Độ đang lên kết hoạch đưa ra khỏi trang bị 150 máy bay Mig-21. Những máy bay này trong nhiều thập kỷ đã đóng vai trò là “xương sống” của lực lượng không quân Ấn Độ. Theo những thông tin mới nhất, kế hoạch này sẽ được thực hiện trong vòng 2 năm tới. Toàn bộ 150 máy bay Mig-21 cũ được hiện đại hóa lên chuẩn Mig-21 “Bizon” để kéo dài thời gian phục vụ tới năm 2017-2018 sẽ được thay thế dần bằng các máy bay đa chức năng thế hệ mới.

Theo báo cáo của hãng Mig, số lượng các phi đội máy bay Mig-21 của Ấn Độ sẽ giảm từ 35 xuống còn 28. Trước đây, trong những năm 60, Ấn Độ từng sở hữu hơn 700 máy bay Mig-21 bao gồm các phiên bản khác nhau. Tổng số giờ bay trên các máy bay Mig-21 chiếm tới hơn một nửa tổng số giờ bay của các phi công quân sự quốc gia Nam Á này.

Tuy đã được nâng cấp, nhưng các máy bay Mig-21 của Ấn Độ hầu hết đều đã quá niên hạn sử dụng đã lâu. Trong vài năm trở lại đây, các vụ tại nạn rơi máy bay của không quân Ấn Độ chủ yếu rơi vào các máy bay Mig-21.

Hiện tại, đảm nhiệm vai trò của các máy bay Mig-21 sẽ là máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30MKI.

Trong tương lại gần, máy bay Mig-21 của Ấn Độ sẽ được thay thế bằng hợp đồng mua 126 máy bay tiêm kích đa chức năng hạng nhẹ trị giá 10, 4 tỷ USD của quân đội nước này. Hãng Mig cũng đã đưa máy bay tiêm kích thế hệ mới Mig-35 tham gia đấu thầu dự án lớn này của Ấn Độ cùng với 5 nhà thầu lớn khác đến từ các quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển như; Mỹ với máy bay F-16, F-18; Pháp – Rafale; Thụy Điển – Jas-39 Gripen; EADS - Eurofighter Typhoon.

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng mong muốn tự sản xuất máy bay thế hệ năm của riêng mình thông qua chương trình hợp tác quân sự với Nga là dự án nghiên cứu và chế tạo máy bay thế hệ năm T-50 PAK.

Logged

Đông Hải

             

                Tổ quốc ta, dân tộc của chúng ta.
                Tuổi ấu thơ  hùng anh cho chí tuổi già.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #349 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2009, 04:45:02 pm »

Tin này không rõ bao nhiêu phần thực nhỉ? Lộ trình giảm trong bao nhiêu năm? Việt Nam ta có ý tưởng gì về hàng thanh lý không nhỉ  Cheesy

-----
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/115/115/115/82326/Default.aspx



QĐND - Thứ Năm, 02/07/2009, 20:37 (GMT+7)


Interfax dẫn một nguồn tin độc lập trong Bộ Quốc phòng Nga cho hay số lượng xe tăng của quân đội Nga sẽ giảm xuống còn khoảng 2.000 chiếc do kế hoạch cải cách Lực lượng Vũ trang của nước này.

Cũng theo nguồn tin trên, Bộ Tổng tham mưu Nga đã phê chuẩn cơ cấu  lực lượng tăng thiết giáp thuộc biên chế lữ đoàn bộ binh và Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Hải quân Nga; những lữ đoàn tăng thiết giáp sẽ đồn trú tại 2 quân khu – Siberia và  Moscow.

Các đơn vị tăng thiết giáp trong quân đội Liên Xô và sau này là Nga đã xuất hiện từ năm 1929 và ban đầu được gọi là “đơn vị cơ giới”.

Theo thông tin chính thức của Bộ Quốc phòng, hiện nay, lực lượng tăng thiết giáp được trang bị các loại tăng gồm T-62, T-64, T-72, T-80, T-90 cũng như các phiên bản của chúng. Tăng chiến đấu chủ lực T-90 được phát triển từ T-72B và T-80. Theo lời chỉ huy các đơn vị tăng thiết giáp, số lượng trang thiết mới trong lực lượng hiện chưa nhiều.

Các đơn vị tăng thiết giáp sẽ bao gồm 2 lữ đoàn tăng riêng biệt và hơn 20 tiểu đoàn tăng trong mỗi lữ đoàn luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. So với năm 2005, số lượng tăng sẽ giảm khoảng 10 lần. Trong năm 2005, quân đội Nga có khoảng 20.000 chiếc tăng chiến đấu chủ lực. Số lượng này chiếm khoảng 1/3 toàn bộ số tăng của Liên Xô lúc tan rã – 63.000 chiếc. Liên bang Nga đã có thể duy trì phần lớn số tăng này nhưng trước khi bắt đầu cải tổ và cắt giảm trực tiếp, Nga đã có hơn 4.000 chiếc tăng được triển khai, số còn lại nằm trong kho như một nguồn dự trữ linh động.

Như vậy, tính về số tăng chiến đấu chủ lực và tăng hạng trung (cả trực chiến và dự trữ) thì hiện nay Nga vẫn sở hữu số lượng xe tăng lớn nhất trên thế giới, vượt lên các quốc gia có nhiều tăng nhất trên thế giới như Mỹ (8.400 chiếc), Trung Quốc (7.580 chiếc) và Ấn Độ (4.100 chiếc). Nếu tính số tăng của quân đội các nước châu Âu (không tính Mỹ ) – nơi liên bang Đức sở hữu số tăng lớn nhất (2.400 chiếc) –  thì Nga có số lượng xe tăng gần tương đương hoặc nhiều hơn không đáng kể (tùy theo từng nguồn thông kê). Nhưng trong mọi trường hợp, Nga hiện vẫn có số lượng xe tăng được triển khai nhiều nhất châu Âu.

Ngoài ra, một quan chức yêu cầu giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng Nga đã tiết lộ với hãng tin Interfax rằng “trên thế giới, người ta vẫn chưa nghĩ ra các lựa chọn tăng thay thế nhằm thực hiện nhiệm vụ tấn công chính của lực lượng bộ binh”. Trong năm 10 năm trở lại đây, có một số cuộc ganh đua giữa trực thăng hỗ trợ hỏa lực và xe chiến đấu bộ binh hạng nặng vì số lượng tăng trong quân đội tiên tiến của thế giới giảm xuống đôi chút. Nhưng tăng  vẫn là thiết bị chiến đấu hiệu quả và duy nhất có khả năng hoạt động trong điều kiện hỏa lực tấn công của tất cả các loại vũ khí của kẻ thù. Xe chiến đấu bộ binh, thậm chí là hạng nặng không có khả năng này; trực thăng chiến đấu là thiết bị quá xa xỉ trong khi khả năng  tác chiến lại hạn chế: chúng không thể chiếm đóng và kiểm soát địa điểm.

Có thể nói, quyết định trên gây ra nhiều tranh cãi: số lượng tăng trong trường hợp này sẽ giảm xuống mức của các nước như Pakistan và Iran. Những nước này cũng như các quốc gia khác đang tăng cường lực lượng tăng thiết giáp của mình trong khi đó Nga lại cắt giảm.

Nga chiếm giữ phần diện tích vô cùng lớn của thế giới. 8.000 chiếc tăng đối với Mỹ cũng có thể coi là nhiều. Trong khi đó, một trong những quốc gia rộng lớn nhưng không phải giàu nhất thế giới như Ấn Độ cũng có khoảng 4.000 tăng được triển khai và đang tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa; rồi có thể kể đến cả Trung Quốc, Pakistan, Iran. Những nước này hiện đang cố gắng tăng cường lực lượng tăng thiết giáp của mình lên tới 2.000-2500 chiếc trước năm 2015 trong khi đó Nga đang cố gắng cắt giảm xuống còn 2.000 chiếc. Các chuyên gia đặt câu hỏi là là bước đi này của Nga có thực sự là cần thiết và hợp lý?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM