Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 08:06:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần III)  (Đọc 243319 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #270 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2016, 09:33:01 am »

Tin nhắn của thành viên hoangvinhchau gửi tới bác Phicôngtiêmkích

Hôm nay vào QSVN cháu đã bỏ cả trận bóng EURO (Séc - Croatia) để đọc một lèo hết hồi ký của bác. Bác bằng tuổi bố cháu (Đinh Hợi - 1947), bố cháu đã mất 13 năm trước. Cháu như được sống trong một thời hào hùng của đất nước! Cảm ơn bác đã cho cháu biết thêm cuộc sống của một phi công tiêm kích, của một Anh Hùng Không Quân. Cháu cũng hay đọc đi đọc lại những bức thư, nhật ký của bố cháu. Chú ruột của cháu cũng là một liệt sỹ trên chiến trường KPC, bố cháu là chuyên gia làm đường, ở bên Lào 9 năm rồi về nước làm việc cho đến lúc mất.
Một lần nữa cảm ơn bác về hồi ký này!
Cháu! Hoàng Huy Hùng.
Logged

Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #271 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2016, 11:50:12 am »

Chú có tên cuốn sách dịch bằng tiếng Nga và tác giả không? Những anh hùng bầu trời Hắc hải cháu tra trên mạng không thấy? Bọn cháu bên này có hoạt động gắn với các chuyên gia quân sự bạn đã từng sang giúp VN. Sự thật là các cụ trước còn đông nay cũng giảm dần. Trong số họ có vài người về PKKQ có thể hỏi được tin tức về tác giả cuốn sách đó. Nếu tác giả mất có thể xin bản quyển từ gia đình họ.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #272 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2016, 04:02:21 pm »




Chào các bác CCB! Chào bác Phi công, vâng em cũng rất muốn được xem những phân tích có tính kỹ thuật của người trong nghề về những " cái dủi" gần đây của KQVN.


Bạn Haianh_od! "Những anh hùng bầu trời Hắc Hải" có thể là lời dịch đã Việt hóa, nếu bệ nguyên dạng như vậy bạn sẽ không tìm được kết quả đâu, hãy thử từ khóa "Под нами - Черное море" . Hy vọng bạn tìm thấy cuốn sách cần tìm!
Nói tới đây tôi nhớ tới bài hát hào hùng của LX sáng tác trong thế chiến 2, được các dịch giả VN dịch  rất Việt hóa mà lại không mất đi chất thơ , rất da diết hào hùng của bài hát.

Расцветали яблони и груши,
Поплыли туманы над рекой.
Выходила на берег Катюша,
На высокий берег на крутой.

Kẻ Thất phu lỗ mãng như tôi chắc sẽ dịch: Khi hoa táo, hoa lê nở, sương giăng trên sông, Kachiusha bước ra bờ sông.... chứ không mượt mà như:" Đào vừa ra hoa cành lá gió đưa vầng trăng tà.Ngoài bờ sông màn sương trắng buông lững lờ".
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2016, 12:33:33 pm gửi bởi longtrec » Logged
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #273 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 03:05:16 am »

Nếu đúng là quyển Под нами - Чёрное море của Денисов Константин Дмитриевич thì cụ đã mất 1988. Cụ sinh ở ngoại ô Moscow việc tìm gặp gia đình xin bản quyền dịch chắc khó chú Huy ạ. Cám ơn bác Longtrec đã gửi tên sách!
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #274 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 03:59:42 pm »

Bác Phicôngtiêmkích ơi cho em hởi một tí: Cuốn "Thanh kiếm bầu trời" (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30148.msg509244#msg509244) ở trang bìa ghi là "Nhà xuất bản Văn học" nhưng trang kế tiếp (trang có chữ ký của bác) lại ghi là "Nhà xuất bản Lao động" vậy nhà xuất bản nào in cuốn đó hả bác?  
Logged

Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #275 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2016, 09:06:24 pm »

Mấy ngày qua tôi vướng việc ở quê. Mấy cụ cao niên lần lượt ra đi rồi tiếp là các đám giỗ nên bây giờ mới ra đến HN và mới lần đến máy. Thấy các đồng đội hỏi và quan tâm đến tôi nhiều, tôi cảm động lắm. Chuyện thứ nhất là chuyện buồn của Quân chủng KQ. Nếu muốn biết cụ thể ra làm sao thì phải đợi khi tìm được "hộp đen", phải phân tích kỹ càng thì mới có câu trả lời xác thực được. Bản thân tôi cũng phải chờ đợi thôi. Tôi rời Quân chủng KQ từ năm 1993, tới nay cũng đã nhiều năm rồi. Tuy luôn theo dõi mọi thay đổi và biến chuyển của Quân chủng nhưng để biết thật chi tiết thì không thể bằng khi mình còn tại ngũ được. Mà khi tại ngũ thì tin tức cũng tùy từng cương vị mà biết nhiều hay ít. Cho nên, với tôi thì "biết cụ thể thì ... thưa thốt, bằng không, có khi lại ... dựa cột ... ăn đạn !". Vừa nãy thấy nhà báo Mai Phan Lợi bị kỷ luật, thu thẻ nhà báo thì đúng là "lợi thì có lợi mà răng không còn" thật !!!.
Cuốn tôi dịch về các phi công Hải quân của Hạm đội Hắc Hải, vì tôi không có phông tiếng Nga ở máy này nên xin phiên qua bằng tiếng Việt là : "Gherôii Trêrnơvơ Nheba" do nhà xuất bản Hêlipôt, Sanh Petecburg xuất bản. Tôi đang liên hệ với người ở Sanh Petecbua để nhờ tìm tác giả - tướng Vaxili Ivanôvich Minacôp - người phi công Hải quân từng tham gia chiến tranh thế giới thứ 2 ngay từ ngày đầu cho tới ngày cuối chiến tranh và về sống ở Sanh Petecbua. Nếu ông còn sống thì năm nay khoảng 96-97 tuổi. Nếu có gì khó khăn, tôi sẽ nhờ Haianh old giúp nhé !. Dịch thuật là cả một vấn đề lớn, nhất là dịch thơ. Những bài hát của Nga đều được phổ từ thơ nên ngôn từ chau chuốt lắm. Cachiusa chính là tên một cô gái Nga về sau được đặt tên cho giàn hỏa tiễn (nó cũng như các tên bão đều mang tên phụ nữ ấy mà). Cho nên, những ngôn từ chỉ về người và vũ khí nó cứ hòa lẫn. Chuyện dịch đòi hỏi phải phân tích kỹ càng là vậy. Còn việc Giangtvx hỏi tôi về bìa sách "Thanh kiếm bầu trời". Xin thưa là nó được NXB Lao động xuất bản, nhưng khi nối bản thì có chút sai sót về việc in ấn. Tôi có phát hiện, nhưng thấy nhỏ quá nên thôi không cằn nhằn. Cám ơn Giangtvx đã tinh mắt phát hiện và đã cho ý kiến góp ý.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #276 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2016, 09:28:00 pm »

Cám ơn thành viên Hoàng Huy Hùng đã cho cảm tưởng về cuốn tự thuật của tôi. Thực ra, cuộc sống của các phi công tiêm kích hồi chiến tranh ít được đề cập đến phần đa là do phải giữ bí mật công tác nên chẳng mấy ai biết chi tiết. Gian nan thì nhiều lắm, tôi chỉ dám mạnh dạn đề cập những gì liên quan đến chính bản thân mình thôi. Chuyện của lính, chuyện chiến trường thì nói hoài biết bao giờ hết được. Hoàng Huy Hùng thông cảm và chia sẻ với tôi vậy là quý lắm, tôi xúc động lắm !

Đoạn trước, tôi có đề cập đến việc bão mang tên phụ nữ thì thấy thế này. Có lẽ, chỉ mỗi Việt Nam là gọi bão theo số (cơn bão số 1, cơn bão số 2...) còn thì thế giới đều gọi tên bão theo tên các phụ nữ, các cô gái (chắc đều dịu dàng, xinh đẹp)... Chắc là, có sự giống nhau giữa các cơn bão và các quý cô. Và người ta đã tìm ra kết luận về sự giống nhau như sau: Bão và phụ nữ đều hình thành từ các vùng bí hiểm và từ những nguyên nhân bí hiểm. Đường đi của bão và của phụ nữ đều không thể đoán trước. Cả phụ nữ và bão đều có thể bất ngờ mạnh lên. Cả bão và phụ nữ đều có kèm theo mưa. Cả hai đều có thể gây hại cho cây cối, nhà cửa, hoa màu... Rồi, trước khi bão tới và trước khi phụ nữ  nổi giận, trời rất đẹp. Vật thổi tung trước tiên thường là quần áo. Phương pháp đề phòng tốt nhất là đóng cửa ngồi im trong nhà. Có nhiều tiếng nức mạnh... Cuối cùng là muốn tồn tại đều phải biết sống chung... Đấy chính là 10 điều họ giống nhau.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #277 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2016, 09:43:30 pm »

tôi có đề cập đến việc bão mang tên phụ nữ thì thấy thế này. ... Cuối cùng là muốn tồn tại đều phải biết sống chung... Đấy chính là 10 điều họ giống nhau.

Chị Yên có hay vào trang này không bác?
Logged

xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #278 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2016, 08:41:43 pm »

xuanv338 chào anh phicongtiemkick. Mấy hôm nay buồn nẫu ruột vì sự mất mát không bù đắp trong thời bình của QC PK. Ngẫm lại mới thấy sự hy sinh của lính nhà trời , sự nguy hiểm trong chiến đấu mặt đối mặt với kẻ thù trong những trận không chiến khốc liệt ngày xưa. Thật ngưỡng mộ các anh phi công tiêm kích thời đánh Mỹ. Một tập thể phi công ccchir học trên bầu trời, học từng trận chiến mà tất cả các anh đã đều là phi công cấp 1. Giờ bay thì chẳng tính làm gì. Vì các anh  bay  tham chiến không kể ngày đêm. Thấy thương phi công tiêm kích quá!. Nhân ngày em trở về trang nhà. xuanv338 xin được chia sẻ với các anh phicongtiemkick thế hệ vàng son về những mất mát của QC hôm nay, những người kế tiếp các anh. xuanv338 xin chúc cho riêng anh phicongtiemkick của nhà mình. Khỏe mạnh, vui vẻ, viết nhiều thêm những cuốn tự chuyện cho những anh hùng phi công một thời oanh liệt.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2016, 06:47:38 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #279 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 07:26:56 am »

Cuốn của bác phicôngtiêmkích đây, nghe nói đó là cuốn thứ 15 của V.I.Minakov, một phi công ném bom trong Thế chiến 2 nhưng lại có cả thành tích không chiến bắn rơi máy bay địch:

Hôm nay là ngày 22 tháng 6, ngày mà người Nga vô cùng ngán sợ, ngày mà người Đức đã "tàn sát" KQ LX cả trên bầu trời lẫn mặt đất. V.I. Minakov đầu tiên là phi công hải quân hạm đội Thái Bình Dương. Sau đó chuyển sang hạm đội Biển Đen, thực sự bắt đầu tham gia chiến đấu trong Thế chiến 2 ở đây, trên cương vị phi công lái máy bay phóng ngư lôi-thủy lôi Il-4T, kết thúc chiến tranh trên cương vị thượng úy cận vệ, phi đội phó. Có một thuyền trưởng tàu ngầm hạm đội Thái Bình Dương thời Chiến tranh Lạnh kể rằng, vào ngày cuối cùng của Thế chiến 2 tại hạm đội Thái Bình Dương, bố ông ấy, khi đó là phi công lái máy bay phóng thủy lôi của hạm đội, đã thả ngư lôi đánh chìm một tàu ngầm...của chính hạm đội mình, vì lỗi nhận định nhầm đó là tàu ngầm...Nhật. Cương vị sau chiến tranh của V.I.Minakov là Phó tư lệnh thứ nhất LLKQ hạm đội Biển Bắc, cố vấn tổ chức LLKQ hải quân cho CH Ả rập thống nhất của Nat-xe, giám đốc chi nhánh Viện nghiên cứu khoa học hàng không-vũ trụ trung ương số 30 của BQP LX tại Leningrad, phó giáo sư, phó tiến sĩ khoa học hải quân, quân hàm thiếu tướng không quân (từ 1958 đến khi chuyển ngạch dự bị 1985, tức là cụ được đeo quân hàm thiếu tướng tại ngũ...những 27 năm). Cụ V.I.Minakov (1921-...) hiện vẫn sống tại quận Vyborsky thành phố Saint-Peterburg, là AHLX đã tham gia Thế chiến 2 có tuổi cao nhất còn sống tại Saint-Peterburg, LB Nga. Bạn nào đang ở gần đó mà có điều kiện thì cố gắng giúp bác phicôngtiêmkích liên hệ với cụ.
Thông tin chính thống trên cổng thông tin điện tử của thành phố Saint-Peterburg nơi cụ sống:
http://old.gov.spb.ru/gov/admin/terr/reg_viborg/Pobeda/minakov
...và trên trang "Các Anh Hùng của Tổ Quốc":
http://www.warheroes.ru/hero/hero.asp?Hero_id=6382
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2016, 11:07:31 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM