Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 08:21:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần III)  (Đọc 243315 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #240 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2016, 03:02:32 am »

Hiện nay, trong Bảo tàng của QC PK-KQ có để một buồng lái MiG-21 nên Giangtvx có thể vào ngồi mà quan sát một cách thực tế hơn, Giangtvx ạ !

Vâng, em sẽ đến nhưng chắc là không được phép vào ngồi đâu ạ!
Logged

Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #241 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2016, 09:48:59 pm »

Cám ơn Xuanv338 đã trở lại nhà và ghé qua thăm tôi. Thật cảm động. Chắc lâu nay Xuanv338 buôn trên FB nên ít có dịp về nhà. Chúc Xuanv338 luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn nhé !
Giangtvx ạ ! Ở tầng 1 của Bảo tàng có để chiếc buồng lái. Giangtvx cứ lẳng lặng mà vào ngồi thôi. Đã có lần, Dongadoan cũng vào đó ngồi rồi đấy. Chiếc gương chiếu hậu nó ở phía trên, cao hơn đầu phi công một chút để khi ngước lên là thấy cả khoảng không ở phía sau đuôi máy bay mình. Nếu Giangtvx có dịp nào đến, sợ ngại ngùng thì "phôn" cho tôi một cú. Có thể, tôi sẽ giúp gì được chăng...
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #242 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2016, 03:50:49 pm »

        Vâng, cái buồng lái ấy đây ạ:


Đứng trên thang rụt rè nhìn vào


Rồi mạnh dạn ngồi hẳn vào trong!


Gương chiếu hậu của Mig 21, Chiếc thẻ cho phép ước lượng kích thước của gương.


Cố nhìn thử nhưng trong phòng tối quá nên không quan sát được gì!
Logged

Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #243 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2016, 09:34:51 pm »

Cám ơn Giangtvx đã tiếp cận và đã ngồi trong buồng lái. Đương nhiên là chưa mặc dù, gài khóa dù. Buồng lái của MiG-21 đã là rộng rãi hơn các loại khác rồi đấy. Các công tắc và đồng hồ thì nhiều hơn. Khi bay, chí ít trong vòng vài phút là phải để ra mươi giây kiểm tra các đồng hồ, xem các tham số của chúng có gì khác thường không. Cách xem đồng hồ cũng phải học. Khi tôi vào bay năm thứ nhất, thày giáo dạy bay của tôi bắt phải học thuộc lòng từng vị trí của các loại đồng hồ, rồi tiếp đến là vị trí từng trị số trên từng đồng hồ. Sau đó là kiểm tra, bằng cách bịt mắt học viên lại và hỏi. Ví dụ : tốc độ 500 km/h ?. Vậy là mình phải chỉ đúng vào vị trí 500 km/h trên đồng hồ chỉ tốc độ. Rồi vòng quay động cơ, rồi độ cao, rồi đủ thứ khác nữa... Chỉ khi nào thày gật đầu, bảo : "Được !" thì coi như lúc bấy giờ thày đã chấp nhận về chuyện đọc trên bảng đồng hồ của mình. Tiếp theo thì còn lắm chuyện lắm... Không phải một sớm một chiều mà bay ngay được đâu !...
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #244 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2016, 05:16:21 am »

        Gương chiếu hậu được gắn ở phía ngoài, trên nóc buồng lái (phần mẩu màu đen nhô lên):


        Còn máy bay này thì chưa được gắn gương:

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2016, 05:27:07 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #245 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2016, 05:23:10 am »

        Vâng đúng là hoa cả mắt về các loại đồng hồ và máy đo. Trừ việc cầm cần lái "lái" thử (thấy rất nhẹ và nó kêu cọt kẹt. Không biết khi lái thật thì nó có nặng không hả bác, có tốn sức không ạ?), còn lại em không dám động vào bất cứ thứ gì.

        Nhân chuyện bác nói về dù,  bác đã phải nhảy dù do bị địch bắn trúng lần nào chưa (nhảy huấn luyện chắc bác đã tập nhiều rồi)? Tài liệu nói rằng khi nhảy dù, 1 lượng chất nổ đặt dưới ghế người lái sẽ phóng cả ghế lẫn người lái vọt lên cao. Xin hỏi bác phi công tiêm kích một số câu nhé:

        1/ Sức phóng của lượng nổ ấy có mạnh không? Nếu thay người lái bằng 1 bao gạo 50 kg, máy bay nằm trên đường băng thì khi kích nổ nó, ghế sẽ bay cao khoảng bao nhiêu ạ? (Nếu thấp quá đuôi máy bay có thể cắt đôi người lái. Nếu mạnh quá người lái sẽ không chịu được).

        2/ Trong chiến đấu, tình huống rất khẩn trương, gấp gáp, thiết bị điều khiển thì nhiều có bao giờ đang chiến đấu (máy bay bình thường) phi công lại ấn nhầm nút nhảy dù không? Cái nút ấy nằm ở chỗ nào trong buồng lái và nó có cái chốt an toàn để tránh vô ý ấn nhầm không?


        3/ Khi máy bay bị trúng đạn, tình huống rất khẩn cấp. Nhiều sách báo viết rằng do vội vã ấn nút nhảy dù mà chưa kịp thu chân tay vào ghế nên bị mấy chân, tay do quệt vào các bộ phân buồng lái khi ghế phóng ra. Nhưng khi vào ngồi thử em không thấy bộ phận nào có thể gây nguy hiểm cho người lái như vậy trừ ... nóc buồng lái. Vậy khi nhảy dù thì mình phải mở nóc bằng tay hay nó tự động mở hay cứ thế bay ... xuyên qua?
Logged

Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #246 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2016, 10:24:08 am »

Giangtvx thân mến !
Cái buồng lái mà Giang tvx vào ngồi thử thì người ta đã tháo bộ phận cần giật nhảy dù ra rồi. Nó nằm ở phía sau cần lái, sát với đằng trước ghế dù. Nó là hai chiếc vòng màu đỏ để nắm tay giật ghế dù khi cần thiết. Trong quá trình những năm tháng chiến đấu, tôi đã phải nhảy dù khẩn cấp một lần. Chuyện này tôi đã trình bày trong cuốn tự truyện "Tôi từng là phi công tiêm kích".
Trong những trường hợp cần thiết, khẩn cấp, khi muốn nhảy dù, phi công MiG-21 phải nắm lấy cần dù, bóp mạnh rồi kéo nó lên phía trên. Khi bóp cần nhày dù là kích nổ những viên đạn phóng nắp buồng lái trước tiên, sau đó là các dây chằng quanh buồng lái sẽ tự động kéo thu chân thu tay của phi công vào cốt đảm bảo an toàn, xong đến thứ tự phòng ghế. Các viên đạn ở ghế dù làm việc và phóng ghế dù ra khỏi buồng lái, lên đến độ cao hơn 40 mét. Quá tải tức thì trong thời điểm phóng ghế là rất lớn, vì vậy dễ bị xẹp hoặc thậm chí gãy đốt sống nếu tư thế ngồi không chuẩn. Ghế dù phóng ra khỏi buồng lái là dù mồi trên ghế sẽ mở, giúp cho cả ghế không bị xoay lộn, tiếp đó dù mồi sẽ kéo dù chính khi ghế tự động tách cho phi công theo dù rơi tự do. Phụ thuộc vào độ cao khi nhảy dù mà dù chính có thể mở ngay hoặc phải qua một thời gian nhất định rồi mới mở. Nói chung, tất cả quá trình này đều tự động hóa và đều tính bằng giây. Phi công không thể nhầm lẫn cần nhảy dù được cho dù có nhào lộn thế nào đi chăng nữa nếu không phải rời bỏ máy bay. Đấy là sự sống còn nên cho dù nửa đêm đang ngủ, bị đánh thức dậy hỏi thì cũng vẫn trả lời mạch lạc. Với MiG-17 và MiG-19 thì trình tự nhảy dù hơi khác là thoạt tiên phải co hai chân lên ghế, dựa chặt lưng vào ghế rồi bóp cần nhảy dù nằm ở hai bên thành ghế. Chính vì thủ tục rườm rà như vậy nên có khi bị tai nạn khi nhảy khỏi buồng lái. Đến loại MiG-21 thì những chuyện đó đã được khắc phục và hầu như an toàn tuyệt đối cho phi công. Thậm chí, đang chạy đà trên đường băng, tốc độ từ 130 km/h trở lên là có thể nhảy dù thoát hiểm và đảm bảo an toàn được rồi.
Tình hình là như thế, Giangtvx ạ !
Trở lại vấn đề những chiếc đồng hồ. Ngay bây giờ khi chạy xe ô tô, tôi vẫn quan sát đủ mọi hoạt động của các đồng hồ trên bảng đồng hồ. Tôi đã có nhiều lần đố các con tôi và các bạn đồng nghiệp rằng : nếu hỏng đồng hồ chỉ tốc độ thì làm thế nào biết được mình chạy ở tốc độ 60 hay 70 hoặc 80 km/h. Hầu như không một ai trả lời chuẩn xác. Xin thưa rằng : đồng hồ tốc độ rất liên quan mật thiết đến đồng hồ chỉ vòng quay động cơ. Chỉ cần liếc nhìn tốc độ 80 km/h và nhìn đồng hồ chỉ vòng quay động cơ là ra ngay. Và khi cần thiết nếu đồng hồ tốc độ hỏng thì ta vẫn có thể theo đồng hồ chỉ vòng quay động cơ mà chạy, vẫn có thể đảm bảo chạy đúng tốc độ quy định !
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #247 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2016, 11:37:53 am »


Trở lại vấn đề những chiếc đồng hồ. Ngay bây giờ khi chạy xe ô tô, tôi vẫn quan sát đủ mọi hoạt động của các đồng hồ trên bảng đồng hồ. Tôi đã có nhiều lần đố các con tôi và các bạn đồng nghiệp rằng : nếu hỏng đồng hồ chỉ tốc độ thì làm thế nào biết được mình chạy ở tốc độ 60 hay 70 hoặc 80 km/h. Hầu như không một ai trả lời chuẩn xác. Xin thưa rằng : đồng hồ tốc độ rất liên quan mật thiết đến đồng hồ chỉ vòng quay động cơ. Chỉ cần liếc nhìn tốc độ 80 km/h và nhìn đồng hồ chỉ vòng quay động cơ là ra ngay. Và khi cần thiết nếu đồng hồ tốc độ hỏng thì ta vẫn có thể theo đồng hồ chỉ vòng quay động cơ mà chạy, vẫn có thể đảm bảo chạy đúng tốc độ quy định !

 Rất trân trọng và cảm ơn bác đã trả lời và GIẢI THÍCH cho anh em hiểu thêm về các tính năng tác dụng của Máy bay chiến đấu.

Riêng về câu hỏi của bác về tốc độ ôtô mà chỉ căn cứ vào VÒNG TUA thì chưa chuẩn. VÒNG TUA không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với TỐC ĐỘ. Vì còn hộp số nữa. Đôi khi vòng tua "CỰC ĐAI" mà tốc độ "CỰC CHẬM".

Chúc bác luôn vui khỏe. Kính!
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2016, 07:37:18 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #248 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2016, 07:10:52 am »

Riêng về câu hỏi của bác về tốc độ ôtô mà chỉ căn cứ vào VÒNG TUA thì chưa chuẩn. VÒNG TUA không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với TỐC ĐỘ. Vì còn hộp số nữa. Đôi khi vòng tua "CỰC ĐAI" mà tốc độ "CỰC CHẬM".

Vì tỷ số truyền (nên sự phụ thuộc giữa vòng tua máy và tốc độ) ở mỗi số xe trong 1 cái xe là cố định, nên kết hợp cả 2 (vòng tua máy + với kinh nghiệm đã lái cái xe đó để đoán biết số xe đang được sử dụng trong trường hợp cả số cũng không được hiển thị) thì có thể đoán gần chính xác, kể cả xe số tự động.
Chỉ khó với những người chuyên đi sát với tốc độ được phép thôi, vì ước lượng thường có sai số rộng!
Xe em có lần cả 2 cảm biến tốc độ cùng chết 1 lúc, các loại đồng hồ trên táp lô nằm im hết (kim đồng hồ tốc độ nằm ở số 0), chỉ còn mỗi kim vòng tua máy vẫn chỉ đều, em vẫn kết hợp cả 3 (+ ước lượng theo đường nữa). Phải chạy mấy trăm cây sau đó mới thay được!
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2016, 09:32:42 am gửi bởi phaphai » Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #249 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2016, 09:48:07 pm »

Thực ra, vòng quay của động cơ luôn gắn với tốc độ. Hồi chiến tranh, khi ở sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa, anh Nguyễn Đăng Kính, tục gọi "Kính bụng" vì bụng anh ấy lúc nào cũng khệ nệ như bà ỏng mang bầu tháng thứ 7 thứ 8. Sau anh ấy trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Khi bay về vòng 1 của sân bay, anh ấy bị một cú va quệt cực kỳ nguy hiểm bởi máy bay ở phía sau vọt lên. Ống không tốc của máy bay anh ấy bị gãy, chóp nón cũng bị gục xuống, gật gà gật gù. Mọi đồng hồ trên máy bay hầu như không chỉ các tham số cần thiết. Chúng gần như đứng ở con số 0. Duy chỉ còn đồng hồ chỉ vòng quay động cơ là làm việc. Anh Kính bay theo đồng hồ chỉ vòng quay động cơ suốt cả chuyến bay còn lại, về hạ cánh an toàn trên sân bay. Nếu không tính được sự tương quan giữa vòng quay động cơ và tốc độ bay thì thực gay go vì ngay khi thả càng ở tốc độ lớn, có khi bay mất cả càng, rồi vào hạ cánh ở tốc độ nhỏ quá thì chỉ có rơi ngoài đất, không thể vào được đường băng...
Sau lần ấy, bọn tôi lại càng phải quan sát kỹ lưỡng các đồng hồ có những trị số liên quan tương ứng với nhau. Có lẽ, nó ảnh hưởng đến tôi cho tới tận bây giờ. Nếu cứ một thời gian để ý thì sẽ tự mình đúc rút được kinh nghiệm mà thôi...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM