Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 05:06:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần III)  (Đọc 243312 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #210 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2016, 10:41:38 pm »

 Chào bác TranPhu 341 !
 Tôi đã dò tìm mọi thông tin về ngày 8-4-78. Ngày hôm đó đúng là KQ có nhận nhiệm vụ đánh hiệp đồng quân binh chủng. Các máy bay treo lắp vũ khí đầy đủ, sẵn sàng cất cánh, nhưng rủi cho KQ là ngày hôm ấy trời rất xấu : mù dày đặc và mưa phùn mờ mịt, không thể cất cánh nổi. Với các phi công, sợ nhất chính là mù bởi vì mây thì kiểu gì cũng có đáy dù thấp hay cao, nhưng mù thì nó kéo sát từ mặt đất lên đến độ cao nào chỉ có trời mới biết được. Bạn tôi nói với tôi là người chỉ huy ở Sư đoàn KQ hôm ấy vì không cho máy bay cất cánh được mà chịu sự định kiến của cấp trên không biết đến bao nhiêu năm. May mà hôm ấy còn có cả cán bộ của Bộ Tổng Tham mưu đến sân bay chứ không thì vị chỉ huy kia chắc mất đầu là cái chắc.
 Hoạt động của KQ nó phụ thuộc vào thời tiết ghê gớm đến như thế đấy !. Tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước các Anh linh của những người lính Sư đoàn 341 đã hy sinh trong ngày hôm ấy vì sự nghiệp giải phóng một đất nước khỏi nạn diệt chủng và như thấy mình cũng có lỗi vì đồng đội mình đã không cất cánh để đánh hiệp đồng được.
 Suốt trong quá trình chiến tranh biên giới Tây Nam, nhiều phi công tiêm kích chúng tôi từng bay trên MiG-17, MiG-21 đã chuyển loại sang bay những loại máy bay chiến lợi phẩm như A-37, UH ... để tiếp tục tham gia chiến đấu. Đã có những người hy sinh quên mình trong những trận chiến đấu ấy. Điển hình như phi công tiêm kích MiG-17 Tạ Đông TRung chẳng hạn. Tôi sẽ kể về người Anh hùng này sau.
 Ở đây, hy vọng bác TranPhu 341 cùng các đồng đội của F-341 hiểu được thêm những gì còn vướng mắc trong giai đoạn qua.
 Trân trọng cám ơn !
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #211 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 09:37:21 pm »

Tôi xin được kể về người Anh hùng Tạ Đông Trung - người từng bay trên MiG-17, từng xuất kích nhiều lần và đặc biệt, trong ngày 10-5-1972, ngày dài không chiến với những trận không chiến ác liệt ấy, Tạ Đông Trung đã tham gia xuất kích 2 lần, đã gặp và quần nhau với địch, thậm chí vừa đuổi vừa bắn 1 thằng ra đến tận bờ biển rồi mới quay về.
 Năm 1975, Tạ Đông Trung từ MiG-17 chuyển sang bay loại A-37 chiến lợi phẩm thu được của địch và thế là từ một phi công tiêm kích anh đã trở thành phi công cường kích. Tính trong thời gian từ tháng 5-1975 đến tháng 10 năm 1977, Tạ Đông Trung đã cùng biên đội đánh 11 trận, diệt 2 Sở chỉ huy Trung đoàn, phá hủy 3 trận địa pháo, đánh trúng 2 vị trí hành quân lấn chiếm của địch, diệt hàng trăm tên giặc, chi viện đắc lực cho bộ binh ta đánh địch.
 Ngày 7-5-1977, địch sử dụng 1 lực lượng lớn bộ binh lấn chiếm vùng Khánh Hội (An Giang), chốt giữ một số điểm cao, gây nhiều tội ác với nhân dân ta. Các đơn vị Quân khu 9 nhiều lần tổ chức đánh địch nhưng gặp nhiều khó khăn. Tạ Đông Trung nhận lệnh chỉ huy biên đội đánh vào Sở chỉ huy địch và 1 số trận địa pháo để chi viện cho bộ binh tấn công. Với lối đánh dũng cảm, bình tĩnh, linh hoạt, bay thấp tạo thế bất ngờ, ngay từ loạt bom đầu đã diệt hơn 400 tên địch, phá hủy 2 trận địa pháo, tạo điều kiện cho bộ đội Quân khu 9 tấn công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đẩy lùi địch về phía bên kia biên giới.
 Rồi đến ngày 29-9-1977, Tạ Đông Trung cũng cùng biên đội đánh 2 trận trong 1 ngày, tập kích vào trận địa địch và Sở chỉ huy Trung đoàn của địch ở Sa Mát, Cây Me. Tiếp sang ngày 1-10-1977, biên đội lại tiếp tục vào đánh ở Sa Mát, nhưng máy bay của Tạ Đông Trung khi bay thấp đã bị pháo phòng không của địch bắn bị thương nặng. Anh cùng 1 phi công nữa phải nhảy dù trên đất Cămpuchia. Quân địch bao vây với ý đồ bắt sống, nhưng anh cùng đồng đội đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, viên đạn cuối cùng, quyết không để lọt vào tay địch, giữ trọn khí tiết sống anh dũng, chết vẻ vang, nêu tấm gương sáng cho đơn vị học tập, tô thắm thêm truyền thống của Phi đội 4 Anh hùng.
 Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Liệt sĩ Thượng úy Tạ Đông Trung đã được truy tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #212 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2016, 08:21:40 am »

Chào bác TranPhu 341 !
 Tôi đã dò tìm mọi thông tin về ngày 8-4-78. Ngày hôm đó đúng là KQ có nhận nhiệm vụ đánh hiệp đồng quân binh chủng. Các máy bay treo lắp vũ khí đầy đủ, sẵn sàng cất cánh, nhưng rủi cho KQ là ngày hôm ấy trời rất xấu : mù dày đặc và mưa phùn mờ mịt, không thể cất cánh nổi. Với các phi công, sợ nhất chính là mù bởi vì mây thì kiểu gì cũng có đáy dù thấp hay cao, nhưng mù thì nó kéo sát từ mặt đất lên đến độ cao nào chỉ có trời mới biết được. Bạn tôi nói với tôi là người chỉ huy ở Sư đoàn KQ hôm ấy vì không cho máy bay cất cánh được mà chịu sự định kiến của cấp trên không biết đến bao nhiêu năm. May mà hôm ấy còn có cả cán bộ của Bộ Tổng Tham mưu đến sân bay chứ không thì vị chỉ huy kia chắc mất đầu là cái chắc.
 Hoạt động của KQ nó phụ thuộc vào thời tiết ghê gớm đến như thế đấy !. Tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước các Anh linh của những người lính Sư đoàn 341 đã hy sinh trong ngày hôm ấy vì sự nghiệp giải phóng một đất nước khỏi nạn diệt chủng và như thấy mình cũng có lỗi vì đồng đội mình đã không cất cánh để đánh hiệp đồng được.
 Suốt trong quá trình chiến tranh biên giới Tây Nam, nhiều phi công tiêm kích chúng tôi từng bay trên MiG-17, MiG-21 đã chuyển loại sang bay những loại máy bay chiến lợi phẩm như A-37, UH ... để tiếp tục tham gia chiến đấu. Đã có những người hy sinh quên mình trong những trận chiến đấu ấy. Điển hình như phi công tiêm kích MiG-17 Tạ Đông TRung chẳng hạn. Tôi sẽ kể về người Anh hùng này sau.
 Ở đây, hy vọng bác TranPhu 341 cùng các đồng đội của F-341 hiểu được thêm những gì còn vướng mắc trong giai đoạn qua.
 Trân trọng cám ơn !

             Chào bác Phi Công Tiêm Kích! Chào các bác!

             Tranphu341 thật cảm động, thật sự trân trọng những gì bác đã cung cấp đã tìm hiểu về trận chiến Hợp đồng Quân chủng giữa Bộ Binh và Không quân ngày 8/4/78 ấy. Việc tìm hiểu và lời giải đáp của bác đã thể hiện tình cảm và trách nhiệm với quá khứ, với đồng đội với trang mạng MÁU & HOA này. ĐỌC XONG NHỮNG DÒNG VIẾT CỦA BÁC CÙNG BÀI TIẾP THEO VỀ ANH HÙNG LIỆT SỸ PHI CÔNG TẠ TRUNG ĐÔNG. Giờ đây viết commem lại cho bác mà trong tôi tái hiện lại ntrận đánh ngày 8/4 của gần 40 năm về trước đó. Nước mắt tôi lại nhật nhòa khi nghĩ đến cuộc chiến trận đánh đó anh em đồng đội bị hy sinh quá nhiều. Vâng nếu như Trời ủng hộ, máy bay các bác phát huy được thì chắc chắn không thể thương vong và cuộc chiến đó không bị kết cục đó.

             Qua đọc bài bác viết, tôi hiểu thêm rằng quân đội ta dù ở lực lượng nào hay làm bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng mà Dân đã trao trọng trách thì những người lính Cụ Hồ vì Dân vì Nước vẫn dũng cảm dù phải hy sinh nhưng vẫn không sờn lòng để hoàn thành trọng trách, hoàn thành nhiệm vụ.

             Bác Phi công tiêm kích. Việc tìm hiểu và câu trả lời của bác thì thực ra hồi đó anh em chúng tôi cũng đã được nghe. Song mọi người không tin là mây mù, không tin là mưa cản trở việc cất cánh của máy bay mà có thể còn nguyên nhân gì sâu xa hơn thế nữa. Khi thấy lính mình gục ngã nhiều quá. Từ trên đài quan sát tại hang Thạch động, nhìn mắt thường ai cũng thấy như vậy. Lúc đó ông Sư đoàn trưởng Vũ Cao. Cụ sau này là Trung Tướng Vũ Cao nguyên Cục trưởng cục tác chiến. (Cụ đã từ trần do tuổi cao). Hôm đó Ông đã rất bực tức anh em còn kể là Ông rút súng chĩa về người Trung Tá Không quân cũng ngay tại sở chỉ huy nói: Tại sao các anh hứa Không quân sẽ chi viện tốt theo yêu cầu mà bây giờ khi cần thì các anh nói máy bay không cất cánh được? ANH CÓ THẤY BỘ ĐỘI TÔI RẤT NHIỀU NGƯỜI ĐANG GỤC NGÃ KHÔNG? Người Trung Tá Không quân chỉ biết gục mặt và nói nhỏ là xin lỗi, chúng tôi xin lỗi. Tranphu341 không hiểu khi đó thì máy bay mình ở sân bay nào Trà Nóc Càn thơ? Hay sân bay nào khác. Vì hôm tác chiến 8/4 đó thì ở Hà Tiên Trờ đẹp mây quang. Nên mọi người không tin được chuyện mây mù.

              Nay bác tìm hiểu thì vẫn đúng là do mây mù như vậy. Và chính do Trời mà sau trận đó Sư đoàn trưởng Vũ Cao bị ra ngoài Bộ bị kiểm điểm, giải trình về nguyên nhân không thành công. Tranphu341 được biết 1 trong những nguyên nhân đó có nguyên nhân của việc Không quân không hợp đồng tác chiến như đã cam kết.

               Thôi chuyện cũ đã xa. Tranphu341 xin trích lại bài viết về sau 27 năm Tranphu341 cùng đoàn ccb Sư đoàn 341 thái Bình trở lại thăm Hà Tiên thăm lại nghĩa trang Liệt sỹ nơi mấy trăm đồng đội đã nằm lại sau trận đánh đó:


              ***Năm 2005. Sau 27 năm, tôi mới có dịp cùng vợ và cùng một số gia đình anh em đồng đội quay lại thăm Hà Tiên. Đến những vùng đất xưa. Đất đã hồi sinh, những thế hệ mới đã trưởng thành. Nhịp sống sôi động, cửa khẩu Xà Xía đông đúc người qua lại bán buôn. Đứng ngắm nhìn cảnh vật đất trời tôi như vẫn thấy vang dền tiếng súng trận, tiếng hô xung phong và trận chiến hào hùng nơi đây. Biển vẫn xanh, cảnh vẫn đẹp. Sóng vẫn xô bờ. Những ngôi mộ các anh đã được xây đắp, khang trang sạch sẽ. Tôi đọc tên từng người trên bia mộ, mà thấy lần lượt các anh hiện về. Vẫn trẻ trung hùng tráng như ngày nào. Các anh sống mãi, trẻ mãi với thời gian, với non sông đất nước. Còn chúng tôi đã già, tóc đã đều bạc hoa dâm. Màu của gió sương, phong trần. Dù cuộc sống có phong ba, có chìm nổi thế nào. Chúng tôi vẫn sống như ngày xưa, cùng các anh đã từng sống. Để góp phần dựng xây nước non vững bền...

                          Tôi, Tranphu341. Người lính chiến cùng Sư đoàn với các anh. Viết những dòng này, lời này, trong trang mạng “ máu và hoa “ này. Như thay mặt các anh em đồng đội đang sống. Gửi tới các anh vòng hòa tươi, nén hương trầm, lời tri ân. Để tưởng nhớ các anh, với lòng nhớ nhung và biết ơn vô bờ bến
.




           
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2016, 09:54:13 am gửi bởi tranphu341 » Logged
binhc6d5e2f9
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #213 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2016, 11:00:26 pm »

chào TRẦn PHÚ ,anh phi công tiềm kích. mình xin đính chính lại một chút vụ máy bay rơi ngày 1/10/77.       77 trung đoàn bình giã của sư doàn9 đánh  tân lập sa mát , bên không quân không có phối hợp cùng bộ binh.chỉ sử dụng không quân bằng máy bay A 37 ném bom vào ấp cây me  xã thuận lợi huyện bến cầu tây ninh , ngày 1/10/77 ,mình nhớ là loạt bom đấu tiên khơ me đỏ bị bất ngờ , loạt thứ hai máy bay bay rất thấp , địch dùng 12ly7 bắn trả . máy bay trúng đạn và rơi tại chổ vào đất căm phu chia , 2 chiếc dù bung ra rơi rất nhanh vào khu vực mả đá(khu vực này ngày 2/10/77 d 4 E 2F 9 do anh NGUYỄN NĂNG NGUYỄN D trưởng chỉ huy , anh SƠN lúc đó C trưởng C2 đánh khu vực này )khi sự việc xảy ra toàn bộ lực lượng của trung đoàn đồng xoài đang ở vị trí tập kết chờ đến tối mới vào vị trí suất phát xung phong.cả hai phi công khi tiếp đất bị địch bắn ngay và hy sinh . 3 chiếc máy bay còn lại có vòng lại vài vòng khu vực may bay rơi . khoảng gần một giờ sau mới có  một chiếc trực thăng bay tới khu vực phi công rơi nhưng đáng tiếc quá chậm . 2/10/77 đơn vị mình trực tiếp đánh vào ấp cây me, bom đếu rơi ra ruộng và khu vực mấy khẩu pháo hỏng cũ của mỹ không gây thiệt hại nhiều , do vậy khi tấn công đơn vị mình gặp nhiều khó khăn, tổn thất lớn , c7 d 5 không giải quyết đượckhu vực ấp cây dừa không lấy được tử sỹ ( trong số đó có một sỹ quan ) . đơn vị mình trong trận đánh vượt biên lần thứ 2.đêm 5 rạng ngày 6/12/1977 đại đội 6 D 5 E 2F  9 luồn sâu vào chiếm ngã tư nhà thương , địch khi rút từ rừng hòa hội và châu thành về đen ngòm , một đại đội lọt thỏm tại ngã tư nhà thương  phải chống lại số tàn quân đang rút từ biên giới về . trực thăng xuất hiện mình không nhớ là bao nhiêu chiếc  nhưng cũng khá nhiều  , từ trên cao đạn cối  thả xuống đạn 20ly bắn rạt từng từng mảng những tốp địch đang có ý đồ đánh vào khu vực đơn vì mình phòng ngự , sự xuất hiện của trực thăng đã giúp cho đơn vị mình an toàn , bảo tồn được lực lượng hoàn thành nhiệm vụ. trong trận chiến này một chiếc trực thăng bị trúng đạn xạ thủ bắn đại liến bị thương . may bay hạ an toàn khu vực bộ binh ta đang làm chủ do vậy đã kịp thời cấp cứu cho xạ thủ bị thương .tháng 5/1978 không quân có phối hợp với bộ binh tham chiến tại chảo lửa cầu prasoost tỉnh s vây riêng căm phu chia , tại chảo lửa này tính từ tháng 5/78-4/9/1978 đoàn đồng xoài F 9 đã mất  hơn ngàn chiến sỹ và sỹ quan tổn thất thương vong sẽ nhiều hơn nếu như không có các trận hợp đồng kịp thời của không quân dội bom chặn đứng các đợt đánh lớn của quân khơ me đỏ . riêng đại đội 6 của D5E 2F 9 đơn vị mình chỉ trong vòng 17 ngày  tổn thất 90 người trong đó 56 người không  lấy được xác. tại khu vực này không quân dùng L19  bắn đạn khói chỉ mục tiêu cho máy bay ném bom rất chính xác . xin chào chúc tất cả các anh chị trên diễn đàn nhiều sức khoẻ .
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #214 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 09:58:06 pm »

Cám ơn các đồng đội TranPhu341 và binhc6d5e2f9 về những dòng viết cảm động và xúc tích. Giai đoạn năm 1978 tôi không ở trong nước nên tất cả những tư liệu tôi biết đều qua sách báo của Quân chủng, nhất là phần thành tích để tuyên dương các anh hùng. Binhc6d5e2f9 đã cho biết những tư liệu bổ sung như vậy, tôi xin ghi nhận và đối chiếu. Cám ơn binhc6d5e2f9 nhiều nhiều.
Những tháng năm ấy, khá nhiều phi công MiG-17, MiG-19, MiG-21 đã chuyển loại thành các phi công cường kích, bay trên các loại máy bay chiến lợi phẩm và tiếp tục chiến đấu ở mặt trận Tây Nam. Nhiều phi công đã được phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lực lượng vũ trang" như các anh Âu Văn Hùng, Lê KHương, Nguyễn Văn Kháng, Tạ Đông Trung, Hoàng Mai Vượng...
Chiến tranh đã lùi xa nhiều năm, nhưng những gì là ký ức thì chắc chắn không bao giờ phai mờ. Nó như những thỏi than hồng được che một lớp tro bên ngoài, nhìn thì tưởng như đã nguội lạnh, nhưng chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua, lớp tro kia bay đi là hiện lên cả lớp than hồng rực rỡ với sức nóng kỳ diệu...
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #215 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 10:09:28 pm »

Ngày này của 51 năm về trước, biên đội của các anh Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương đã xuất kích, mở mặt trận trên không, giành thắng lợi. Anh Phan Văn Túc, Trần Minh Phương đã hy sinh trong trận ấy. Người anh hùng Phạm Ngọc Lan giờ đây sức rất yếu, có lẽ cũng chẳng thoát khỏi bệnh hiểm nghèo. Còn anh Hồ Văn Quỳ mới được tuyên dương anh hùng là còn khỏe thôi.
Thấm thoắt vậy mà đã già nửa thế kỷ trôi qua. Thời gian không ai níu kéo được. Cho nên tôi cứ nghĩ mình phải sống cho đàng hoàng, cho có ích và yêu thương nhau nhiều hơn để nay mai ra đi cũng không có gì ân hận cả...
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #216 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 10:43:41 pm »

Chào bác phicongtiemkich.

Nhớ những bài trước bác kể chuyện rất hay, trong đó có chi tiết "báo cơm" bằng cách báy sát nhà bếp khiến mọi người nhảy dựng lên và đinh "trùm chăn" với bác. Bác kể thêm về bữa ăn của "người nhà trời' nhé, để so với các đơn vị khác thế nào. Cả thời kỳ bộ đội của nhà em hầu như là bị đói (chỉ trừ khi có đơn vị có liên hoan (tết, 22/12, ...) hoặc dịp quân uột xích" nhiều)!

Nếu không bí mật bác kể về một phiên trực chiến đấu của bác nhé. Ví dụ như: Máy bay ta giấu ở đâu, đưa ra đường băng như thế nào? Phi công chờ thì ở vị trí nào trong sân bay? Từ vị trí chờ chạy ra máy bay có xa không? Nhận lệnh cất cánh bằng gì (khẩu lệnh, còi, pháo hiệu, điện thoại, vô tuyến điện hay hình thức nào khác). Thao tác cất cánh v.v... Tóm lại là các vụ việc của một phi vụ cất cánh.

Xin hỏi thêm bác là lúc bác chọc vào "tổ ong" bên Lào ấy đã phải là lúc cam go nhất trong các trận không chiến của bác chưa?     
Logged

Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #217 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 06:23:57 pm »

http://soha.vn/quan-su/phi-cong-tiem-kich-viet-nam-xuat-sac-danh-thang-ngay-tu-tran-dau-20160322215550478.htm
Nhớ lại chiến công đầu tiên mà tổn thất cũng quá lớn!
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #218 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2016, 02:30:40 pm »

Tôi xin trả lời câu hỏi của Giangtvx !. Thực ra, vào cái lúc mà các đồng đội và nhân dân cả nước đang trong cảnh khó khăn, đói kém mà bọn tôi (và một số lực lượng khác của quân đội) được ăn với tiêu chuẩn ăn đặc biệt (gọi là đặc táo để phân biệt với đại táo, tiểu táo...) thì cũng áy náy lắm chứ. Nhưng tổ chức bắt phải ăn, phải ăn cho bằng hết tiêu chuẩn, thậm chí còn khuyến khích ăn thêm càng tốt. Ăn để lấy sức chiến đấu. Chúng tôi ăn theo định lượng (tức là tính theo ca-lo / ngày). Bình thường thì bữa sáng, mỗi người được một bát phở, một quả trứng vịt luộc, một ca sữa. Ngoài tiêu chuẩn ấy ra thì trên mâm còn để một đĩa xôi, ai ăn thêm được thì cứ ăn. Phở (hoặc bánh cuốn) thì nhà bếp phải tự làm, không đi mua bên ngoài. Cho nên, hồi ấy nghiệp vụ của anh chị em nuôi quân giỏi lắm. Các bữa rất ít khi để các món ăn trùng lặp. Phải thay đổi thường xuyên và phải đảm bảo đủ lượng ca-lo...
Phải ăn như vậy vì khi bay tập hoặc bay chiến đấu thì năng lượng tiêu hao ghê gớm lắm. Tôi lấy ví dụ ngay chuyện chịu quá tải thôi chẳng hạn cũng là mệt lắm rồi. Với những bài bay phức tạp, nhất là trong không chiến thì chuyện quá tải bằng 6-7 là chuyện bình thường (tức là nếu quá tài bằng 6 thì anh phải chịu một lực đè bằng 6 lần cân nặng của cơ thể anh). Đã có phi công trong trận chiến kéo quá tải đến 11. Quá tải ấy gần với quá tải phá hoại !. MiG-21 cái quá tải phá hoại là 12. Ở quá tải ấy, một số bộ phận của máy bay như cánh, cánh lái lên xuống, cánh lái hướng v.v. sẽ bị biến dạng, thậm chí rời hẳn ra khỏi máy bay nữa. Và bản thân phi công thì cũng bị xuất huyết ở tai, ở mắt, phải đi viện điều trị sau rồi nếu bình thường thì mới trở lại bay được, còn nếu như bị thủng màng nhĩ thì thôi, chỉ còn nước vĩnh biệt bầu trời ! Cái sự ăn nó liên quan đến nhiều thứ như thế đấy, Giang tvx ạ !
 Còn nói đến việc trực chiến (trực ban chiến đấu) thì nó như thế này : khoảng 3 giờ sáng thì chúng tôi được gọi dậy, ra xe để ra sân bay. Các đồng chí thợ máy thì phải ra sân bay sớm hơn - từ lúc 1 giờ sáng cơ. Sau khi thợ máy chuẩn bị máy bay xong thì bọn tôi tiếp thu máy bay. Nghĩa là phải kiểm tra từ đầu đến cuối phía bên ngoài máy bay xem có gì sai sót không. Tiếp đến là vào buồng lái, kiểm tra các trang thiết bị, mở máy đối không để liên lạc với Sở chỉ huy trên các rãnh sóng liên lạc. Rồi kiểm tra âm lượng của đầu tên lửa bắt nhiệt có tốt hay không, các trang thiết bị khác có ở mức độ sẵn sàng chiến đấu hay không. Xong xuôi, tất cả tốt rồi thì ký vào sổ tiếp thu và vào nhà trực để kiểm tra sức khỏe. Việc kiểm tra sức khỏe do một y sĩ hoặc một bác sĩ hàng y trực hôm đó đảm nhận. Nếu huyết áp tốt, không có biểu hiện gì về ốm đau bệnh tật thì phi công được phép trực ngày hôm đó. Tiếp theo là hiệp đồng chiến đấu với Sở chỉ huy. Thường là hiệp đồng với trực ban dẫn đường trực tiếp dẫn ngày hôm đó. Hiệp đồng với Sở chỉ huy xong rồi, quay lại hiệp đồng trong biên đội về các động tác từ lúc nhận lệnh chuyển cấp đến khi cất cánh và cách đánh ở trên không cho đến khi về hạ cánh. Mọi thứ chuẩn bị như vậy đã xong thì đi ăn sáng và nghỉ ngơi chờ lệnh trong ngày...
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #219 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2016, 02:47:24 pm »

Tôi tiếp tục kể về phiên trực. Nhà trực chiến của phi công và của thợ máy thường ở gần nhau. Nhà trực của phi công cách máy bay khoảng 15 - 20 mét, còn nhà trực của thợ máy thì gần hơn. Máy bay được đặt trong ụ (tức là hai phía bên có ụ đất che, có mái đắp đất chủ yếu để chống bom bi. Sau này thì ụ bằng kim loại phủ bê tông đàng hoàng) Nếu ở sân dã chiến thì chỉ có ụ đất xung quanh, không có mái che. Một số giai đoạn căng thẳng, bọn tôi nằm trực ngay dưới cánh máy bay để thời gian chuyển cấp chiến đấu ngắn nhất.
Lệnh báo động chủ yêu qua đường hữu tuyến (đường điện thoại nối từ Sở chỉ huy ra nhà trực). Người trực điện thoại là một sĩ quan tác chiến. Nhận lệnh báo động là sĩ quan tác chiến hô to : "Biên đội A.., B.. cấp 1!", đồng thời chạy ngay ra phía đầu nhà gõ 3 tiếng kẻng. Kẻng được làm bằng vỏ quả bom hoặc là một đoạn thanh ray đường xe lửa. Nghe tiếng hô thì phi công vơ ngay lấy mũ bay, vừa chạy vừa đội mũ, còn thợ máy khi nghe thấy tiếng kẻng thì chạy ngay ra máy bay, người mở nắp buồng lái, người tháo bộ phận đậy chóp nón, tháo bảo hiểm đầu tên lửa, xe điện APA thì nổ máy để cho phi công liên lạc và chuẩn bị cho nổ máy máy bay.
Đã có trường hợp khi biên đội của anh Nguyễn Văn Cốc và anh Phạm Phú Thái trực. Nhẽ ra phải hô : "Biên đội Cốc Thái cấp 1 !" thì "ông" tác chiến lại cuống lên, hô : "Biên đội Cóc Nhái cấp 1 !". Mọi người đều biết đấy là Cốc, Thái nhưng không kịp nghĩ để mà cười. Chỉ khi hết báo động rồi, vào nhà trực, nhắc lại thì mới nhìn nhau cười đến chảy nước mắt, nước mũi ra thì thôi.
Có lần, tôi vừa ngồi vào bàn ăn, mới và miếng đầu tiên thì báo động. Thôi thì vơ mũ chạy và vừa chạy vừa nhổ miếng cơm trong miệng ra để kịp trèo lên máy bay...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM