Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:28:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần III)  (Đọc 243317 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
mig21kq
Thành viên
*
Bài viết: 6



« Trả lời #160 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2015, 11:46:50 pm »

Ngày 28/12, sau 43 năm. Có lẽ chỉ còn gia đình, những người đồng đội từng cùng nhau vào sinh ra tử là còn nhớ đến người anh hùng đã anh dũng hy sinh vào hồi 21h58' ngày 28/12/1972 trên bầu trời Sơn La. Người anh hùng này là điển hình của lòng dũng cảm và tinh thần quyết tử. Đằng sau sự hy sinh ấy là cả một huyền thoại mà mãi đến tận bây giờ, mỗi khi nhắc đến vẫn để lại trong chúng ta sự cảm phục về tinh thần cảm tử của một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết. Và cả sự cương quyết, nguyện hy sinh anh dũng khi chứng kiến mảnh đất thân yêu từng ngày phải hứng chịu những trận mưa bom đánh phá của giặc. Sự hy sinh anh dũng đó như một nhát búa giáng thẳng vào quân xâm lược, một lời tuyên bố không bằng câu chữ kết thúc những ngày đêm chiến đấu hào hùng của quân và dân ta. Người anh hùng mang trong mình sự quả cảm và tinh thần quyết tử đó là phi công cuối cùng anh dũng hy sinh trong chiến dịch lịch sử 12 ngày đêm của Không Quân Nhân Dân Việt Nam: Thượng uý phi công Vũ Xuân Thiều.
     Xin được gửi những lời tâm sự này đến người anh hùng quả cảm với tất cả sự kính trọng, nể phục và tấm lòng biết ơn của một thanh niên thế hệ sau đang được hưởng cuộc sống yên bình đã phải đánh đổi bằng sương máu của những người anh hùng như bác. Cầu mong người anh hùng yên nghỉ thanh thản nơi cuối trời.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2015, 12:06:08 am gửi bởi mig21kq » Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #161 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2015, 01:48:28 pm »

Chào các đồng đội !
Sau khi tôi về Nam Sách - Hải Dương viếng Anh hùng phi công Nguyễn Nhật Chiêu và cũng là người anh, người chỉ huy của chúng tôi thì một thời gian ngắn sau đó, tôi và gia đình tôi gặp quá nhiều chuyện bất ổn. Tôi không thể liên lạc với các đồng đội được. Nay mọi chuyện đã yên hàn, tôi nối lại liên lạc đúng vào cái ngày cuối cùng của năm 2015, chuẩn bị cho một năm mới. Nhân dịp năm 2016 đợi trước cửa, xin được chúc tất cả mọi đồng đội cùng toàn thể gia đình bước sang năm mới - năm 2016 dồi dào sức khỏe, an khang, làm ăn tấn tới và gặp thật nhiều may mắn trong cuộc sống !
Chúc trang VMH luôn duy trì và không vắng mặt "tay gõ" nào mà ngày càng phát triển !
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #162 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2015, 02:06:44 pm »

Xin được kể vắn tắt về trận đánh tàu Mỹ ngày 19-4-1972. Từ ngày 12-4-1972, một nhóm 3 phi công được lựa chọn cho nhiệm vụ là Lê Xuân Dị, Nguyễn Văn BảyB và Nguyễn Văn Lục đã có mặt ở sân bay Khe Gát để chuẩn bị. 15h45 phút chiều 18-4, Lê Hồng Điệp và Từ Đễ đã chuyển 2 chiếc MiG-17 từ sưân bay Kép về Gia Lâm rồi vào sân bay Vinh và bí mật hạ xuống sân bay Khe Gát. Hai chiếc MiG-17 này được ta cải tiến lắp dù giảm tốc để hạ ở sân bay ngắn hẹp.
16h05 ngày 19-4-1972, biên đội Dị-Bảy cất cánh.16h23phút, anh Dị phát hiện 2 vệt nước trắng kéo theo 2 chiếc tàu đang chạy trên phía Đông cửa Nhật Lệ 16 km. Theo phương án chiến đấu, Bảy B kéo dài biên đội. Số 1 Dị vào công kích. Chiếc tàu anh Dị công kích là tàu khu trục hộ tống USS Higbee (DD806). Khi ấy, Bảy vòng trái tìm mục tiêu đến tận Đông Bắc cửa Dinh vẫn không thấy liền bay ra biển xa thêm một chút thì phát hiện 2 tàu khác. Anh chọn đánh chiếc thứ hai. Tàu anh Bảy đánh là tàu tuần dương hạm hạng nhẹ USS Oklahoma City.
2 chiếc MiG-17 về hạ cánh ở sân bay Khe Gát lúc 16h21phút. 3 ngày sau bọn Mỹ mới phát hiện ra sân bay Gát và đánh phá. Tuy được cất giấu trong hẻm núi nhưng 1 chiếc MiG-17 vẫn bị đánh hỏng. Chiếc còn lại bị thương nhẹ, sau khi sửa xong thì anh Lê Hồng Điệp đã cất cánh bay về căn cứ.

Trận không đối hải này chỉ trong vòng 17 phút và với 4 quả bom 250kg, biên đội đã đánh hỏng nặng 1 tàu khu trục và bị thương 1 tàu tuần dương của Mỹ. Biên đội bay về an toàn.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #163 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2015, 02:14:47 pm »

Cũng xin được nói thêm một chút về MiG-21. Ngoài nhiệm vụ làm tiêm kích, nó có thể dùng để đánh mặt đất, mặt nước. Nó đeo được 1000kg bom với nhiều phương án như : 10 quả 1000kg, 4 quả 250kg hoặc 2 quả 500kg. Nó có thể đeo 4 bình rôc-két mỗi bình 32 quả và cơ số đạn 200 viên trong thân máy bay nữa.

Ngày 27-12 năm 2015, tôi đã đi cùng gia đình anh Vũ Xuân Thiều và một số phi công đồng đội cùng hiệu trưởng trường tiểu học mang tên Vũ Xuân Thiều đến xưởng nặn tượng anh Thiều xem, duyệt mẫu mã, chuẩn bị đem đúc đồng và dựng tượng tại trường mang tên Vũ Xuân Thiều vào cuối tháng 4 năm 2016.
Báo cáo để các đồng đội rõ thêm !
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #164 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2015, 02:21:45 pm »

Phải xin lỗi ngay vì có sai sót chính tả. Đầu tiên là "hai vệt nước trắng kéo theo sau 2 tàu" trong trận đánh của Dị - Bảy. Thứ hai là phương án đeo bom của MiG-21 : "10 quả 100kg". Các đồng đội thứ lỗi cho vì tay tôi còn run, nhấn phím chưa thật chuẩn. Sẽ khắc phục !
Và liên quan đến các phi công ở sân bay Khe Gát năm nào thì các anh Nguyễn Văn Bảy B đã được truy tặng Anh hùng, các anh Lê Xuân Dị, Nguyễn Văn Lục và Từ Đễ thì vừa được phong tăng !
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #165 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2015, 06:04:49 pm »


                    Chào bác chủ nhà

  Chào bác phi công tiêm kích, bác đi vắng lâu quá hôm nay mới về. chỉ còn vài tiếng nữa là bước sang năm
  mới em chúc bác cùng toàn thể gia đình ta luôn luôn mạnh khỏe sang năm mới khỏe hơn năm cũ, năm mới
  dẻo tay phím hơn để viết bài để chúng em được hóng chuyện.một lần nữa em chúc bác cùng toàn thể gia
  đình mạnh khỏe vạn sự như ý
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #166 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2016, 02:38:02 pm »

Cám ơn Phó cối đã quan tâm và gửi lời chúc tới tôi. Tôi sẽ cố gắng để trong năm 2016 này liên lạc giữa tôi và các đồng đội không bị gián đoạn và có thể đáp ứng tối đa những yêu cầu của các đồng đội !
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #167 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2016, 08:42:47 pm »

Tôi cung cấp một số thông tin liên quan đến các phi công đánh tàu chiến Mỹ như sau : Đại tá Lê Xuân Dị sinh 1938 ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Nhập ngũ năm 1959, đi học bay tại trường Không quân Liên-xô (1961-1964) trên loại MiG-17. Về nước, anh được điều về Trung đoàn Sao Đỏ, sau rồi về Trung đoàn Lam Sơn. Trong chiến tranh, anh đã bắn rơi 1 chiếc A-4 và tham gia trận không đối hải. Anh đã giữ nhiều cương vị lãnh đạo của Trung đoàn, Sư đoàn và sau này là Chánh thanh tra Không quân thuộc Thanh tra Bộ Quốc phòng. Anh về hưu năm 1998 và được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 2015.
Thiếu úy Nguyễn Văn Bảy B sinh năm 1943 tại Bạc Liêu. Nhập ngũ năm 1965 và đi học bay tại Liên-xô (1965-1968) trên loại máy bay MiG-17 và được biên chế về Trung đoàn Không quân Lam Sơn. Ngày 19-4-1972, anh đã tham gia trận không đối hải, bay số 2 cho anh Lê Xuân Dị. Ngày 6-5-1972 anh đã anh dũng hy sinh trong trận không chiến không cân sức giữa 2 chiếc MiG-17 và các máy bay của Hải quân Mỹ trên vùng trời Thanh Hóa. Ngày 20-12-1994, anh được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #168 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2016, 01:36:29 pm »

Anh Lê Xuân Dị kể : "Căn cứ nhiệm vụ trên giao, lúc đó tôi là Đại đội trưởng Đại đội 4 đã quyết định chọn 2 phi công là Nguyễn Văn Lục và Nguyễn Văn Bảy B cùng chuẩn bị nhiệm vụ ném bom tàu chiến Mỹ. Nguyễn Văn Lục là phi công có khả năng đảm đương thay thế cả vị trí số 1 và số 2. Phi công Nguyễn Văn Bảy B rất có quyết tâm và bản lĩnh chiến đấu, tôi tin rằng anh sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi nghiên cứu nhiều phương án, chỉ huy Binh chủng Không quân và Trung đoàn quyết định chọn chiến thuật ném bom thia lia vào thân tàu địch. Lúc đó có 1 phi công Cu-ba và 1 thợ máy sang giúp chúng tôi huấn luyện theo chiến thuật này. Chúng tôi huấn luyện tại sân bay Kiến An và đảo Long Châu trong 2 tháng (vị trí bay tập do chính tôi và phi công Từ Đễ chọn). Theo kỹ thuật này thì khi cắt bom phải bay bằng ở độ cao 50m, tốc độ đạt 800 km/h, ném sao cho điểm rơi cách thân tàu khoảng 5m, chìm xuống rồi ngóc lên chui vào thân tàu sau 14 giây thì bom nổ, đủ thời gian cho máy bay MiG lấy độ cao an toàn là 500m.
Sân bay Khe Gát có đường cất hạ cánh bằng đất nện, rất bụi, nếu cất cánh từng chiếc một như phương án của Bộ tư lệnh thì có nguy cơ lộ và mất thời cơ chiến đấu, vì vậy tôi báo cáo Bộ tư lệnh cho cất cánh 2 chiếc, phi công Nguyễn Văn Bảy B sẽ rất khó khăn, nhưng anh tự tin nói rằng sẽ cất cánh được. Tôi đã thống nhất với anh Bảy B, khi phát hiện mục tiêu sẽ kéo dãn cự li để khi chiếc thứ 2 vào công kích bảo đảm an toàn, không bị văng vào mảnh bom. Tôi bay trên độ cao 200m, khi phát hiện 2 vệt nước trắng, tôi nhìn thấy mục tiêu và tiếp cận vào từ hướng Tây nên tận dụng được hướng mặt trời lặn, tôi hạ xuống 50m, bật tăng lực đạt tốc độ 800 km/h, đến cự li và góc vào đúng như phương án, tôi đã ném 2 quả bom theo kỹ thuật thia lia. 2 quả bom chìm xuống nước rồi lao vào thân tàu Mỹ. Tôi kéo thoát li và quay về hạ cánh..."
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #169 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2016, 08:24:16 pm »

Sau trận đánh của KQ Việt Nam vào các tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của Mỹ thì Bộ quốc phòng Mỹ đã phải điều trần trước Quốc hội Mỹ vì từ xưa chưa ai đụng đến Hạm đội 7.
Đây là trận đầu tiên và duy nhất KQ nhân dân Việt Nam dùng MiG-17 tấn công chiến hạm của Hải quân Mỹ. Tuy mới chỉ đánh bị thương 2 chiến hạm Mỹ, nhưng chiến thắng này có ý nghĩa rất quan trọng, buộc HQ Mỹ không dám đưa tàu tới gần bờ biển Khu 4 để đánh phá trục giao thông chiến lược và phóng tên lửa Phòng không Talos khi MiG xuất hiện. Đó là các điều kiện rất tốt cho hoạt động của tuyến giao thông cũng như cho hoạt động của MiG tại khu vực. Đồng thời, chiến công ngày 19-4-1972 của MiG-17 cũng chứng minh các phi công Việt Nam có thể làm chủ kỹ thuật, phát huy cao nhất tính năng của máy bay MiG, dũng cảm, sáng tạo trong cách đánh, không chỉ dùng máy bay MiG lập công trong không chiến mà còn có thể tấn công các mục tiêu mặt đất, mặt nước theo nhiệm vụ được giao...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM