Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 10:49:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 88 Anh hùng (Phần 4)  (Đọc 218986 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #160 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2012, 11:05:37 am »

          linh_8_78_88_68!

          Loại M18A1  mình trông giống mìn định hướng thế; nếu là của Mỹ thì nó nhẹ thôi mà, mấy cái túi đeo của nó mấy thằng đồng đội mính ở Gia Lâm vẫn giữ làm kỷ niệm...


Chính là nó đấy, bạn xuanxoan! M18 A1 là ký hiệu, tên gọi: Claymore, bên dưới là con cóc và cuộn dây, tất cả được xếp trong túi M7 như đồng đội bạn đang giữ. Khi xưa là SV, tụi bạn đeo thứ này và túi đựng mặt heo (mặt nạ phòng độc của Mỹ).



Trước năm 1975, một đơn vị lính VNCH buổi sáng khi trở về từ đêm phục kích, một người lính quên tháo cóc ra và cho tất cả vào túi. Khi tập họp, lúc ngồi xuống ông này ngồi trên túi này, cóc mìn nẹt......đi cả đám.....

Khi cài nó, không được xa quá tầm kẻo địch quay ngược chiều xong bắn vài loạt AK chọc tức, anh nào đứng sổng lưng bóp thì không những đi một mình mà còn rủ thêm nhiều anh em đi chung....

Hình bên dưới là mặt trước của quả mìn chứa rất nhiều hạt bi mà khi còn nhỏ tôi hay đập ra lấy bi bắn chim, con đầu tiên bị tôi dùng ná bắn gãy cánh thấy tội quá nên chạy vào lấy I ốt, bông băng nhưng nó đã chết, từ đó bỏ luôn.....nhưng lớn lên lại cầm súng....Cái chất C4 ăn ngòn ngọt, dùng đốt lửa pha trà rất tốt.

Trong tấm ảnh trước, Type 69 là mìn nhảy của TQ, còn quả M 16 có 3 râu là mìn râu tôm, thứ này ở Lò gò nhiều lắm.
Logged
loi88
Thành viên
*
Bài viết: 94



« Trả lời #161 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 08:24:16 pm »

@ kính mời các huynh ra nhận đồng hương từ đà nẵng vào  Ahiền quân lực E88/80
hu eo liên tục tập kích khu bể ( khu bể anh Dũng kiên cường )

từ trái sang AĐiệp đồ bản tham mưu E88/80 , ahiền QLE88/80 , Lợi 88/82
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #162 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 09:01:10 pm »

@ kính mời các huynh ra nhận đồng hương từ đà nẵng vào  Ahiền quân lực E88/80
hu eo liên tục tập kích khu bể ( khu bể anh Dũng kiên cường )

từ trái sang AĐiệp đồ bản tham mưu E88/80 , ahiền QLE88/80 , Lợi 88/82

        Chào các bạn! Chà chà! Đội hình của Lính E88/80 KHỎE ĐẸP QUÁ. Tranphu341 chúc các bạn luôn có nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #163 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 11:02:45 pm »

***88
@Bác S'vailo: Hồi còn ở Ban Chính trị em có được coi rất nhiều tranh vẽ tay bút chì, bút sắt và màu nước nói về hoạt động chiến đấu của Trung đoàn. Tranh rất đẹp vẽ trên giấy được cuộn lại từng cuộn để trong các hòm gỗ B40, B41 nhưng không hỏi tác giả là ai. Em cũng có lần áp tải mấy thùng tư liệu như vậy về kho hậu cứ E ở Hoàng Hoa Thám SG (Đoàn 583), sau đó không biết nó được chuyển về đâu? Thời bác Hồ To làm E trưởng có lấy một bức tranh được vẽ trên giấy khổ lớn (từ nhiều tờ giấy khổ nhỏ dán ghép lại), đóng khung, làm mặt kiếng bằng ni-lông treo ở nhà BCH E. Nội dung bức tranh thể hiện cảnh bộ đội trung đoàn mang súng trên vai giúp dân cắt lúa ở biên giới Tây Ninh. Em nhớ bức tranh này vì có lần 1 trong 2 con công do Hội Phụ nữ TP.HCM kết nghĩa tặng cho E nuôi trong chuồng của Ban Chính trị bị xổng, nó bay vào nhà BHC E làm tấm tranh sứt đinh rớt xuống, nó tiếp tục nhảy lên tấm tranh cào móng làm rách tấm ni-lông, báo hại tụi này phải ra tới chợ Xiêm-riệp kiếm mua ni-lông về đóng lại !

Lúc đó Ban 2 có anh Phát (quê TP.HCM nhập ngũ 1979, đã mất vì bệnh cách đây vài năm) cũng là họa sĩ và cũng có một số tác phẩm để lại cho Trung đoàn nhưng không nhiều. Về sau có thêm Thạnh (quê QNĐN nhập ngũ 1980) cũng là thợ vẽ những cũng như anh Phát, chưa có nhiều tác phẩm.

Để em hỏi anh Sơn (nguyên trợ lý Tuyên huấn E, đang ở TP.HCM) xem, có thể ảnh biết nhiều hơn. Hoặc qua anh Sơn hỏi anh Phạm Thôi Miên (cũng nguyên Trưởng tiểu ban Tuyên huấn E, đang ở ngoài Bắc, vẫn còn liên lạc với anh Sơn). Nói chung tư liệu của Trung đoàn chỉ có 2 anh này là biết rõ (cho tới ngày mấy ảnh ra quân).

Còn về anh Liễn, kể từ tháng 12/80 em từ C17 lên Ban 2 là đã không còn gặp. Có thể ảnh là họa sĩ nhưng ở đơn vị C/D nào đó chớ không lên E bộ. Từ 1980 trở về sau ngoài tranh vẽ của anh Phát và Thạnh (từ 1983) Ban Chính trị không còn nhận thêm tranh vẽ của ai khác nữa. Nếu có tranh vẽ về Va-rin, S'rê Nôi thời kỳ sau 1980 thì chắc là không phải của anh Liễn này đâu ạ !


    ThaiE88 nhớ chính xác lắm .
   * Thế có biết tại sao 2 con công của Hội LHPN tp HCM tặng E88 lại cứ hay bị " sổng " chuồng vậy là sao không  - Về sau còn " mất tích " luôn 1 con đó ?
  Chuyện này Hoành ( chuyên gia , bị lính K phản bội bắn ) và Mạnh - Thanh hóa (là liên lạc của a Tuấn dtr d2 , về làm liên lạc cho a Tấc Chính ủy E ) biết rõ lắm đấy .
  Tụi hắn " nội phản " lập mưu , cứ thả công ra liên tục rồi lại đi đuổi bắt về vậy cho ... quen , rồi xi nhan cho tụi đồng huơng Thanh hóa  " lụi " luôn 1 con ... thịt nhậu chơi , cho biết mùi nem công chả phượng .
   Lão Mạnh sau đó cũng sợ , bại lộ thì chết chắc . Nên đã tỉ tê xin a Ba Tấc cho đi ... học . Vừa may có lớp tài vụ học ở QK7 - SG  1 năm , hắn khoác ba lô biến hơn 1 năm sau mới dám quay lại đơn vị  , về làm quản lý K23 tới 82 ra quân đợt đầu ở Svailo .

  * Còn trưởng t/b Tuyên huấn Miên thì lại có chuyện bi hài khác :
 Lão nuôi 1 con khỉ đực khoảng 4-5 ký , thả rông. Đây là 1 con vật láu lỉnh khôn ngoan và trung thành hiếm gặp , nhưng cũng " bố láo bố toét " ngoại hạng .
 Nó phá trời thần quỉ khốc . Không 1 ai ở ban 2 - Chính trị , không bị nó gây tai họa ( trừ ông chủ Miên của nó ) Lục cặp , lục balo xé sổ sách giấy tờ tranh ảnh , vứt tung đồ đoàn ra ngoài . Đái vào ấm chén uống nước trên bàn . Vứt đồ của người nọ sang giường người kia . Ăn trộm trứng gà đang ấp ... Vớ được bất cứ cái gì nó cũng xé tan tinh hết ra để hít ngửi , ăn được thì gặm 1 - 2 miếng rồi vứt - luơng khô đường , sữa hộp đã mở ... Nó khoái nhất là trò nghịch kem đánh răng , ai mà hở ra vớ được là chộp lấy  nhảy tót lên cây , tay cầm chân dẫm ép cho thuốc phòi ra rồi quẹt ... đưa lên mũi ngửi ngửi hít hít , chùi tay vào mông cho sạch lại bóp nặn tiếp cho đến hết sạch sẽ thì vứt vỏ trả - ngửa cổ cười khẹc khẹc .
 Bố láo nhất là nó rất khỏe trêu chị em K . Ai vào chơi mà không chú ý , để nó sán lại gần thì việc giật hoặc tốc tung xà rông boòng ôn lên  là  thường . Vớ lấy cây tính vụt , thì nó nhảy lên cây dạng háng ra ... tay gãi xoành xoạch còn mồm thì rít lên khe khé , răng nhe ra dọa dẫm ...
 Mọi người không còn chịu nổi , la lão Miên quá trời . Lão vẫn hề hề ... cứ nuôi .

Ông Nhợn già quân pháp , dân tộc Mường Hòa bình . có 1 cây thuốc Gold City- 85 nòng dài , gói kỹ bỏ vào balo gác lên xà nhà để dành đi phép , nó vớ được  bung ra  xé từng gói rút từng điếu bẻ làm 2 làm 3 ngửi rồi vứt . Tới trưa mọi người đi họp E về , 200 điếu thuốc đã được nó kiểm nghiệm ... xong , các mẩu thuốc vung vãi đầy nền nhà . Ổng rất lành nhưng cục tính , chộp lấy cây AK lên đạn rô ốp . Nó lao vọt lên cây thốt nốt cao - đoàng , đoàng , đoàng ... 30 viên , nó vẫn nằm im trốn đâu đó trên tàng lá . Ổng chạy vào xách cây M79 , anh em ngăn lại . Ổng chạy xuống bếp xách cây dao tông Mỹ nhào ra ... chát , chát , chát ...  hạ cây thốt nốt .
Ông Thôi Miên thấy căng , liền lỉnh đi tránh và nhắn lại : Đi mua thuốc đền .
Lão Nhợn quyết không nghe vẫn chặt , được 1 lúc ... păng - lưỡi dao đã mẻ , chỗ vết chém mới được toen hoẻn vài phân .
Lão quăng dao vào nhà , quơ lấy ấm nước bằng sắt tráng men ( hàng cứu trợ dân K sau 79 ) trên bàn - không có nắp . Ực ... phì ... Choang !  Cái bình bay ra sân , toàn mùi nước ... đái khỉ ...

  Con khỉ không chết , nó đã bỏ đi mãi mãi không 1 lời từ biệt ...
Logged
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #164 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 11:55:53 pm »

Những giai thoại rất vui, @svailo thân mến ! 2 chuyện đủ tình tiết bi hài mà lại được người kể có duyên, không nín cười được, đúng là chuyện lính !
Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #165 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2012, 12:26:18 pm »

    Gửi Thái và bác svailo,có biết tin tức tay nhạc sỹ từ D1 lên E nhập ngũ 79-80 đeo kính cận,hình như tên là Ân,hồi đó đơn vị có giao cho sáng tác bài về trung đoàn.
    Mới cả anh Thoan người hà nam có nhận con nuôi đặt tên là Trâm,anh Thoan chính trị viên C2 sau lên chính trị phó D1,con nuôi cũng theo tiểu đoàn hành quân truy quét suốt,hình như sau này anh đi trung đoàn mới,không biết bé Trâm giờ sao rồi,có lên chương trình "như chưa hề có cuộc chia ly" để tìm gia đình /?
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #166 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2012, 01:23:34 pm »




       Thế chứ - đúng là khỉ mà..hì..hì...nhưng tớ lại nghe có người kể chuyện nó sau này biết sại có bỏ đi một thời gian nhưng vẫn tức người biết mà không can và giận người không can giúp nó...một đêm giông bão nó mò vào lục ba lô của svailo lấy được tút thuốc giống như vậy lén bỏ đầu giường anh Nhơn già rồi mới đi vào rừng ở với đồng loại của nó mà....??...
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #167 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2012, 02:04:00 pm »


Trang ****88 rất hân hạnh được chào đón bậc tiền bối xuanxoan tham gia, từ nay anh em CCB chiến đấu bên K. chúng tôi sẽ có dịp học hỏi kinh nghiệm từ thời chống Mỹ của bậc đàn anh, tôi nghĩ ngay cả Bác Svailo cũng nên học hỏi để trao dồi kiến thức vì biển học vốn mênh mông.

Tuoc_b41 chỉ là một người lính bộ binh, được huấn luyện cơ bản để sử dụng cây súng cho đúng cách, còn ông bạn tôi, tuanb, vô trinh sát ngay và vừa học, vừa làm,...trong khi bác xuanxoan được huấn luyện bài bản để trở thành một thông tin tin cậy của đơn vị, hơn nữa, so về tuổi tác...tụi này là đàn em nên luôn nghe lời huấn thị của các đàn anh đi trước, ngay cả khi bị lừa viết đơn xin tiền "X...L...".

Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #168 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2012, 04:26:38 pm »



      Sao lại thế "linh_8_78_88_68"'?...

      Mình chỉ là lính mà  linh_8_78_88_68 cay cú thế - buồn lắm, thôi đây là lần cuói cùng mình trả lời cho bạn. dù sau này bạn có chửi gì mình cũng không trả lời nữa, thông cảm nghe.

      Chào tạm biệt.
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #169 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2012, 07:08:19 pm »



      Sao lại thế "linh_8_78_88_68"'?...

      Mình chỉ là lính mà  linh_8_78_88_68 cay cú thế - buồn lắm, thôi đây là lần cuói cùng mình trả lời cho bạn. dù sau này bạn có chửi gì mình cũng không trả lời nữa, thông cảm nghe.

      Chào tạm biệt.

   ******88
   Nhiệt liệt chào mừng bác cựu chống Mỹ  -  XuanXoan  tới thăm nhà anh em E88 .

  Bác đừng quá bận tâm những lời Linh_8_78_88_68 đã viết . Hắn không có ác ý gì đâu .
    Nó ít tuổi hơn , là đàn em chúng ta thật đấy bác ạ . Ngôn ngữ văn phong cứ luôn gai góc lạ hoắc vậy ngay từ khi nó mới vào VMH kia . Anh em thành viên sửa gáy cho liên tục , giờ đã khá hơn trước nhiều rồi .
    Nó là lính chiến thực sự đó bác , vác B41 " trên từng cây số " suốt cả đoạn đời làm lính E88 , cùng d1 với lão Tuanb trinh sát d .
 Viết rất thật  " mắt thấy tai nghe tay sờ " , nhưng đọc thì hầu như ai cũng thấy cứ tức anh ách vậy .
    Bác chẳng nên bận lòng ... suy tư .

  Còn chuyện về con khỉ ấy , cũng mãi còn nhiều vấn vuơng  .

 Ngay bữa cơm chiều , khi không còn thấy đâu bóng dáng nó lăng xăng xòe tay xin người này người kia như thường ngày , thì mọi người bỗng thấm nỗi thiếu vắng , như nhớ như thuơng - như là mất mát !
   Im lặng ăn , chẳng ai nói với ai câu nào .

 Lão Nhợn ăn có lưng cơm rồi bỏ ra võng nằm hút thuốc , vẻ như có ý ngóng chờ .
 Nghe tiếng soạt trên ngọn cây xoài nó vẫn hay leo trèo . Lão ngồi bật dậy nhìn lên , mắt chợt bừng lên hy vọng rồi chùng xuống ngay ... sẫm lại . Cả đêm lão nằm ngoài đó không vào nhà , một đống mẩu tàn thuốc rê dưới võng ...
  Sáng sớm , lão ra gốc thốt nốt thơ thẩn tìm quanh .
 Thấy có vết chân mới ở vũng nước gần đó ,và vệt cỏ mất suơng hướng về phía rừng , lão quay vào thở dài , như nói một mình : Nó bỏ đi ... thật rồi !

  Hàng tháng sau , mọi người cũng vẫn còn ngơ ngác ngóng tìm khi bất ngờ thấy 1 tiếng động  hay một bóng dáng gì đó quen quen vốn dĩ là của nó  bất chợt thoáng qua...
 Nó như một người bạn nhỏ ... vong niên , của những người lính trận xa nhà ... xa quê .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM