Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:03:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P2  (Đọc 527209 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #550 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2013, 02:09:26 pm »

Cám ơn bác Longtrec, cám ơn nhà thơ Nguyễn Thị Mai cho tôi sống lại những ngày tháng 3.79 khi lệnh tổng động viên được chủ tịch nước khi đó - Bác Tôn - ký. Đám thanh niên học sinh chúng tôi ở 1 tỉnh miền Tây Nam bộ ( sau này mới biết là cả toàn bộ các tỉnh Tây Nam bộ ... ) đã sống đúng như những gì cô giáo Mai đã thơ hóa, cho dù cô viết về một thị xã nào đó mạn Sông Đà, đặc biệt 2 câu thơ:
...
Chưa bao giờ máu gửi nhiều theo những lá đơn
Chưa buổi lên đường nào tình nguyện đông như vậy
...
Trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, Tiền Giang của chúng tôi khi đó đã ngót ngét "mất" hơn 100 học sinh các khối và thầy giáo tình nguyện đáp lệnh tổng động viên, đã có rất nhiều, rất nhiều đơn được viết bằng máu, thậm chí có người nhiều lần viết bằng máu do bị từ chối vì không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ cho dù đã làm đủ mánh khóe chỉ để được lên đường ra BGPB... , sau này khi nhận thư bạn bè còn ở lại kể rằng: cả trường như ngẩn ngơ vì quá trống, quá vắng, dù chỉ thiếu đi hơn trăm học trò, và trường tôi ngày ấy vinh dự nhận huy chương: tuổi trẻ bảo vệ Tổ Quốc của TW Đoàn ...

Đã 34 năm trôi qua kể từ ngày đó, nhưng mỗi khi đến ngày 17.2, không khí sục sôi năm đó lại sống dậy... Ngày đó không rõ anh em chúng tôi có ai đọc Bình Ngô Đại Cáo hay không nhưng những bài hát: Bạch Đằng Giang, chúng tôi là đồng đội Lê Đình Chinh, Thanh niên thế hệ thứ 4 và nhiều nhiều bài nữa mà ít được hát trong thời gian gần đây ... đã được anh em chúng tôi hát vang khi xe đưa quân rời thành phố, dân chúng hai bên đường rất nhiều người vừa vẫy vừa hòa với tiếng hát của chúng tôi....
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #551 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2013, 06:13:30 pm »


                 Chào bác qtdc ! Đúng bài hát này rồi bác ạ ,"... Chiều dài biên giới là bước chân chúng tôi ..." Người chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang -Bộ đội biên phòng ,tuần tra bảo vệ giữ yên mảnh đất biên cương tổ quốc .Nghe bài này bao giờ em cũng xúc động .
                   Xin cảm ơn bác nhiều
Logged
bichngoc
Thành viên
*
Bài viết: 185


« Trả lời #552 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2013, 10:36:56 pm »

Đã bác nào xem đoạn này chưa ạ,ở phut 39.20 có anh linh sư 316 có ai nhận gia anh ý không nhỉhttp://www.youtube.com/watch?v=ZePrsyjVZ-M
Logged
cauongtroi
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #553 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 03:04:56 pm »

hôm nay đọc cái này,người tự nhiên muốn khùng
http://vn.news.yahoo.com/gậy-ông-sẽ-đập-lưng-ông-vì-chủ-124007980.html
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #554 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 09:59:25 am »


SỰ KIỆN 1979 VÀ GIỚI HẠN CỦA SỰ IM LẶNG

Lịch sử có chức năng là "người thầy" của cuộc sống. Chính lịch sử dạy cho hiện tại những sai lầm cần tránh khỏi, sự tỉnh táo trước những gì tương tự đã từng xẩy ra.

Buổi lên lớp đầu tiên của tôi trong năm Quý Tỵ là chiều thứ Hai, hai tiết học cuối của buổi chiều ngày 18/2 - mồng 9 Tết mới đây, tại ĐH Khoa học Huế! Tôi dạy bài "Lịch sử Trung Quốc" cho sinh viên lớp Hán Nôm K36.

Sau mấy câu chào làm quen, tôi hỏi: " Hôm qua, 17/2, đó là ngày gì?" Một nữ sinh là ni cô nói: "Một ngày bình thường như mọi ngày". Sinh viên tiếp theo là một sadi (sư bác): "Chắc là ngày... sinh nhật của thầy phải không ạ?"...(!)

100% không biết!

Có một cái gì đó nghẹn tắc trong nhịp thở khó nhọc của tôi. Khi 100% sinh viên năm thứ nhất đang ngồi trước mặt mình, chỉ biết được về một ngày lịch sử không thể quên đó, là sau khi tôi nói, đó là ngày cách đây 34 năm, Trung Quốc nổ súng trên bầu trời biên giới.

Thấy nét mặt của tôi không vui, một sinh viên rụt rè: "Chúng em có lỗi". Tôi nói, các em đợi một chút và, tôi gửi đi một lời tâm sự lên mạng, nói về điều vừa xảy ra, lúc đó là 15h15 phút! Gửi xong, tôi đưa cho mấy sinh viên đọc dòng thông tin "HVT đã nói" và, nói tiếp: Các em chỉ có lỗi một phần, lỗi trầm trọng là ở "người lớn" chúng tôi. Lịch sử dân tộc dường như  đã bị rơi vào quên lãng.

Có lẽ cái não nề của cơ sự "không biết, không nhớ" gì về một giai đoạn đau thương, quật cường chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam của những sinh viên năm thứ nhất không phải là ngoại lệ!

Nhưng, chắc chắn rằng sự kiện mà tôi vừa nêu trên là chuyện không hề nhỏ một chút nào. Nó không chỉ là một nỗi đau mà là sự nhức nhối thật sự, nếu suy rộng, nó còn là một đòn "đánh" vào tất cả các nhà sử học: Lịch sử sẽ là gì nếu mỗi chúng ta không hề dám nói thật về... sự thật?

Một hình ảnh nhắc nhớ về sự kiện chiến tranh biên giới năm 1979. Ảnh tư liệu

"Lãng quên" là  có tội!

Trong một buổi gặp mặt cử tri gần đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh rằng: Chúng ta có "cái bệnh" rất lớn là không dám nói lên sự thật (SGGP, 13/2). Lời cảnh tỉnh (xác nhận) đó cũng là lần đầu tiên được chính thức phát đi từ người đứng đầu Nhà nước kể từ gần 70 năm nay(!). Tất nhiên, Chủ tịch nước đề cập đến nhiều vấn đề và, dĩ nhiên, trong đó có sử học.

Khi tôi là sinh viên, được dạy rằng có những sự thật lịch sử chưa nên nói vì chưa có lợi cho cách mạng. Đó là năm 1974. Ai cũng dễ dàng đồng ý rằng trong chiến tranh, quả thật rất cần những khoảnh khắc, những "chương, hồi của sự im lặng" về sự thật, vì sợ bị kẻ thù lợi dụng, lòng dân ly tán...

Thế nhưng, cái tai họa của vấn đề là ở chỗ: Giới hạn của sự im lặng (chưa công bố, chưa nói) nằm ở tầng mức nào, bao lâu hay đến bao giờ? Sự mập mờ, đa nghĩa của cụm từ "có lợi cho cách mạng" đã bị biến hóa, như sự kiện 17/2/1979! Trong khi đó, luật pháp ở nhiều nước quy định việc giải mã toàn bộ bí mật lịch sử chỉ khoảng trên dưới 30 năm.

Một trong những định đề nổi tiếng của Karl Marx là ông phê phán các sử gia tư sản luôn coi 30 năm lịch sử vừa mới diễn ra là chính trị. Vì có nhiều bí mật chưa tỏ tường hóa, nên họ dùng cụm từ 'hậu hiện đại' hoặc 'sau hiện đại' (post modern, after modern) để chỉ quãng thời gian tranh tối, tranh sáng ấy. Theo Marx, lịch sử là tất cả những gì vừa xảy ra, kể cả khoảnh khắc vừa mới trôi qua.

Trong một buổi gặp mặt cử tri gần đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh rằng: Chúng ta có "cái bệnh" rất lớn là không dám nói lên sự thật (SGGP, 13/2).

Điều tiếp theo cần phải bàn là tại sao chúng ta không dám đưa sự thật lịch sử vào sách giáo khoa? Nói rằng sự thật đó có thể làm tổn hại đến tình hữu nghị hay bang giao quốc tế là không hề thuyết phục.

Chẳng lẽ người Mỹ dựng phim, mở hội thảo về tội ác của chủ nghĩa fascio lại làm mất đi quan hệ hữu hảo Đức - Mỹ sao? Không ai có thể thay đổi lịch sử đồng nghĩa với mặc định hiển nhiên rằng chấp nhận nó như là một phần của quá khứ, dẫu vinh quang, niềm vui hay cay đắng.

Một cựu chiến binh ở biên giới phía Bắc năm 1984 - hiện là giảng viên lịch sử kể rằng, năm 1992, cơ quan anh có tổ chức gặp mặt cựu chiến binh từ 1945-1975; có nghĩa là những ai đã từng là cựu chiến binh sau năm 1975 không được mời dự(!). Sự thật đó thật là cay đắng nhưng vẫn chưa thể đắng cay bằng việc chúng ta lãng quên sự hy sinh dũng cảm của hàng vạn con người đã ngã xuống cho dân tộc trường tồn.

Giữ gìn bản sắc văn hóa Việt như thế nào?

Chúng ta thường khẳng định việc phải giữ gìn bản sắc của văn hóa Việt Nam. Thử hỏi rằng, bản sắc dân tộc Việt là gì nếu không phải phần lớn nhất, độc đáo nhất, phi thường nhất, chính là truyền thống không thể bị đồng hóa, truyền thống quật cường bất khuất của Tổ quốc hình chữ S?

Nói như thế có nghĩa là, không một ai có quyền lãng quên lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Cố tình quên hay nói khác về "sự nhớ" nửa vời là có tội với tiên tổ, giống nòi.

Lịch sử có chức năng là "người thầy" của cuộc sống. Chính lịch sử dạy cho hiện tại những sai lầm cần tránh khỏi, sự tỉnh táo trước những gì tương tự đã từng xẩy ra, bởi lịch sử không lặp lại nhưng, có thể, bắt chước chính nó. Tại sao lại không nên khi cả VN và TQ đều rút ra được những bài học cần thiết để tránh việc lặp lại những sai lầm?

Nếu cứ coi quá khứ không thể thay đổi sẽ làm tổn hại hiện tại, tại sao lại có nhiều như thế những đường phố Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Trần Hưng Đạo, Quang Trung...?

Trong cuộc đời, đôi khi có những câu trả lời cho những vấn đề được coi là phức tạp thật giản dị: Nếu chưa đưa sự kiện 17/2/1979 vào SGK thì bao giờ sẽ đưa vào? Nhất định phải đưa vào bởi nói thật về sự thật phải là bản chất của lịch sử. Sự trù trừ, "tiếng kèn ngập ngừng" của cách nói chỉ làm cho lịch sử thêm rối rắm, nhiêu khê. Không thể tiếp tục nỗi đau rằng đã và đang có hàng triệu con người trẻ tuổi chẳng biết gì lịch sử anh dũng của cha ông.

Ngày 6 và 9/8/1945, người Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagazaki, làm chết cả triệu người. Đến năm 1951, Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật vẫn được ký kết và, dù 62 năm đã trôi qua, quan hệ đồng minh giữa hai nước vẫn là "hòn đá tảng" (nguyên văn, key stone)...

Chỉ có những cái đầu thiển cận mới cho rằng quá khứ lịch sử làm tổn hại đến quan hệ hiện tại. Với những cái đầu như thế, việc né tránh quá khứ chỉ càng làm cho hiện tại phức tạp, đớn đau hơn...

Hà Văn Thịnh

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/110846/su-kien-1979-va-gioi-han-cua-im-lang.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #555 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 11:01:22 am »

  Bác đưa bài viết này  http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/110846/su-kien-1979-va-gioi-han-cua-im-lang.html vào đây, là đúng chỗ ,đúng lúc .Bởi vì ta không nên đơn phương giấu nhẹm một việc ,mà thực tế lịch sử nước nhà đã từng phải trải qua.Trong khi đó ở phía bên kia họ không ngần ngại tuyên truyền trong dân chúng và luân cho rằng:Cuộc chiến năm 1979 là để "Tự vệ",trước sự ...xâm lăng của Việt nam

 Bài viết có nhiều đoạn rất cảm động,em nghĩ :Tất cả sự hy sinh của những người lính,trong bất kể cuộc chiến tranh nào chúng ta không được phép lãng quên

Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #556 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 11:29:02 am »

               Chào tất cả các bác CCB !
               Đọc bài viết trên của bác Lê Xuân Tường 1972 ,bọn chúng em lớp lính đã từng có mặt chiến đấu trong những ngàyquân Trung Quốc xâm lược nước ta ,chứng kiến tất cả mọi khốc liệt của chiến tranh , sự tráo trở , những mất mát về người , vềcủa do quân TQ gây ra .
Buồn và nhức nhối lắm .Nhưng biết làm sao ?Em chép lại bài thơ em đã viết hôm17/02/2013 để bạn đọc cùng nhớ lại

                                    NHỚ NGÀY 17 THÁNG 2 !

             Đêm tháng hai ,trời Biên cương êm ả .
             Bỗng giật mình tỉnh giấc ,nghe tiếng pháo thù.
             Kẻ bành trướng ,lộ tâm địa tráo trở ...
             Mặt đất giận ,chuyển rung ...
             Trong tiếng gầm đạn pháo.
             Trong tiếng gào thét của chiến tranh ...
             Mặt đất yên lành ,bỗng trở thành chiến địa .
             Lộ rõ kẻ uống máu hôi tanh .

             17 tháng 2 ,ruộng nương -cày xới
             Bản làng bốc cháy vì đạn pháo thù
             Người dân vật vã ,nhà cửa tan hoang ...

             Đồng đội chúng tôi nơi tuyến đầu
             Vận động ra chiến hào chiến đấu .
             Đường đạn căng!
                          Súng đỏ nòng !
                                        Thay lời thét căm giận .
             Chút hờn căm vào lũ xâm lăng .
             Bảo cho lũ bành trướng biết rằng .
             Động đến mảnh đất biên cương này ,phải trả giá.
             Chuyện xưa ,bài học cũ ,mà lũ bay chưa thuộc .

             Và bao đồng đội ,chúng tôi ngã xuống ...
             Giữ cho chọn mảnh đất ông cha .
             Thời gian qua đi -Dù vạn vật hóa đá .
             Một khoảng trời ,một mảng đời chưa xa .

             Bài học còn đó...  ... Hãy nhớ ghi ...

                                                                Huonghn76. 17/02/2013          
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2013, 01:43:00 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
JAV
Thành viên

Bài viết: 2


Japanese Assault Volunteer


« Trả lời #557 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 12:41:25 pm »

Nó nằm chình ình trên SGK từ hàng chục năm nay, vậy mà hết giảng viên này đến tiến sĩ nọ đăng đàn hô hào là "giấu nhẹm", "cần đưa vào".





Logged

Quân đoàn tình nguyện xung kích Nhựt Bổn (JAV)
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #558 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 02:28:32 pm »

1 phần lỗi là ở các tác giả.
Còn cái chính là nêu vào cho nó có, vì dạy vào lúc sắp thi cuối cấp. Đám thi khối A,B,D không học đã đành (em chưa chắc chúng nó đã còn giữ nổi SGK lịch sử, đa số chúng nó đã xé sạch để dễ mang vào phòng thi chép rồi, tình trạng ở lớp em là lớp chuyên Lí trường Lam Sơn đấy)
Còn khối C cũng không thi cái phần này, nên cũng chẳng học. Đa số thông tin là từ bố mẹ, ông bà kể cho.

Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #559 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 03:04:17 pm »

1 phần lỗi là ở các tác giả.
Còn cái chính là nêu vào cho nó có, vì dạy vào lúc sắp thi cuối cấp. Đám thi khối A,B,D không học đã đành (em chưa chắc chúng nó đã còn giữ nổi SGK lịch sử, đa số chúng nó đã xé sạch để dễ mang vào phòng thi chép rồi, tình trạng ở lớp em là lớp chuyên Lí trường Lam Sơn đấy)
Còn khối C cũng không thi cái phần này, nên cũng chẳng học. Đa số thông tin là từ bố mẹ, ông bà kể cho.




                           Xét kỹ ra phần có lỗi là các bậc " Trưởng lão" làm ra sách ,và tinh thần hòa hiếu được học từ các cụ như Nguyễn Trãi ...vv .Còn ngoài ra đánh Pháp ,đánh Mỹ cũng được học từ tiểu học trở lên qua văn ,thơ lịch sử .Ngay đến 10 kháng chiến chống quân Minh thời vua Lê Lợi cũng có rất nhiều bài và học ở rất nhiều lớp .Còn 10 năm đánh Pôn Pốt ,đánh nhau với Trung Quốc để bảo vệ lãnh thổ ,thì ít bài quá .Không nhầm thì cũng viết rất sơ sài .Ngay đến các bậc đại học sĩ còn chẳng nhớ nó đã có trong sách sử lớp 12 .Chứ nói gì đến các cháu học sinh .Mà lại học theo kiểu bây giờ ,có lẽ là giỏi vào máy tính hơn ,chát chít thì thành thần .Nhưng bảo viết một tờ đơn hay viết một bức thư có khi còn không ra hồn .Các bác cứ xem là có đúng vậy không ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM