Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 07:31:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P2  (Đọc 527204 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #530 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 01:10:04 pm »

Thanh Hóa: Đưa Anh hùng Liệt sỹ Lê Đình Chinh về đất mẹ
( Thứ hai, 07/01/2013, 17:18 GMT+7 )

nguồn:http://conganthanhhoa.vn/News/Nguoi-tot-viec-tot/17813/

Sáng 6/1/2013, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Sở lao động thương binh xã hội tỉnh và UBND TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ an táng hài cốt Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).

Anh hùng Lê Đình Chinh (sinh năm 1960) quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa; trú quán tại Nông trường sông Âm, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa; thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 (còn gọi là Đoàn Thanh Xuyên) thuộc Bộ tư lệnh Công an vũ trang nhân dân (nay là Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng Việt Nam). Sau khi tham gia chiến đấu ở mặt trận biên giới Tây Nam chống quân Pol Pot xâm phạm biên giới, năm 1978 đơn vị của anh Chinh được điều động lên Lạng Sơn bảo vệ biên giới phía Bắc. Ngày 25- 8- 1978, khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội và nhân dân, anh Lê Đình Chinh đã hy sinh. Lúc hy sinh, anh Chinh là thượng sĩ, Tiểu đội trưởng, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Anh Lê Đình Chinh là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ngay sau khi anh hy sinh, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã kịp thời tuyên dương công trạng và truy tặng anh huy hiệu "Vì thế hệ trẻ"; đồng thời phát động trong thế hệ trẻ Việt Nam phong trào "Sống, chiến đấu rực lửa anh hùng như Lê Đình Chinh". Ngày 31- 10- 1978, liệt sĩ Lê Đình Chinh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Sau khi hy sinh, hài cốt anh hùng Lê Đình Chinh được an táng tại khu vực gần biên giới phía Bắc, sau đó được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). Trong những năm qua, gia đình đã nhiều lần xin đơn vị đưa hài cốt của anh Lê Đình Chinh về quê an táng. Sau 35 năm nằm ở biên giới phía Bắc, đến nay Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa, gia đình, cùng đại diện ban liên lạc Trung đoàn 12 đã tổ chức cất bốc, đưa hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh từ nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc về an táng tại quê nhà Thanh Hóa.

Thái Thanh
   
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
nemesisgau
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #531 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 11:00:51 pm »

Tình hình ở bên Hữu Nghị Quan như thế nào thì tôi không rõ. Ở bên Hà Khẩu là như thế này:
Khi chúng tôi đến hồi đầu tháng 4, tình hình còn chưa căng thẳng. Buổi sáng hàng ngày trẻ em Việt Kiều ở Hà Khẩu vẫn còn qua cầu sang Lao Cai đi học, chiều trở về. Chiều chiều,. chúng tôi xuống sông tắm.  Lính biên phòng dặn chúng tôi không nên bơi gần bên Vietnam. Người Hoa ở Lao Cai vẫn còn đi lại hai bên buôn bán. Họ vào trạm thu dung hỏi chúng tôi còn tiền Vietnam không, nếu còn thì họ đổi 10 đồng tiền Vietnam cho một yuan,rồi họ trở về bên Lao Cai đổi 5 đồng 1 yuan. (một con vịt quay bán khoảng 3 yuan)  Mỗi ngày có khoảng vài ngàn người Hoa trở về và số người trở về mỗi ngày tăng lên đột ngột. Các khách sạn, nhà trọ, rạp hát, trại lính, vân vân đều được dùng làm trạm thu dung.  Dân số thường trú của thị trấn Hà Khẩu lúc bấy giờ chỉ có khoảng 4 vạn nhưng người Hoa về nước ứ đọng tại đó nhiều hơn con số này nhiều. Chính phủ phải mỗi ngày điều một xe lửa trở những người này lên Côn Minh rồi từ đó sắp xếp đi các nơi khác định cư. Nhưng tình hình thay đổi độy ngột. Chỉ khoảng 2 tuần sau khi chúng tôi đến,   lính biên phòng không cho chúng tôi xuống sông tắm nữa vì sợ bên Vietnam bắn tỉa. Xe lửa  từ Côn Minh đến Hà Khâu không thể đến ga Ha Khẩu nữa mà phải dừng lại cách thị xã Hà Khâu khoảng 4 km vì nếu đến ga Hà Khầu thì phải đi qua một đoạn đường song song với đường biên giới hoàn toàn trong tầm nhìn và tầm bắn từ phía Vietnam. Khi tôi lên Côn Minh tôi phải đi bộ 4 km đến nơi xe lửa dừng lại.

bác nói thật ra coi, bác quốc tịch nào? cái kiểu viết và văn viết này ko phải của người học tập dưới mái trường XHCN Smiley)
Logged
Que Quang Ninh
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #532 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2013, 11:05:01 am »

Tôi là người Hoa về nước năm 1978. Tôi sinh ở Hải Phòng nhưng sơ tán về Quảng Ninh, nơi quê hương bố mẹ tôi. Tôi ở Quảng Ninh suốt thời thơ ấu. Cho đến năm 1975, vì đã thích nghi với cuộc sống ở Quảng Ninh nên cũng không trở về Hải Phòng nữa. (Tuy rằng hộ khẩu vẫn ở Hải Phòng). Tôi thuộc lòng thơ Tố Hữu, độc Thép Đã Tôi thế Đấy, hát Bác Đang Cùng Chúng Cháu Hành Quân,vậy có phải là người đi học dưới mái trường XHCN không?
Logged
minhnhat20051980
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #533 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2013, 11:26:36 pm »

Ngày mai là ngày 17/2/2013 nhưng cũng ngày này năm 1979 là ngày nổ ra cuộc chến biên giới phía bắc đau thương  Cry  xin nghiêng mình tưởng nhớ những người con đất Việt đã ngã xuống vì toàn vẹn non sông Lạc Hồng.
Logged
Spratly_Iris
Thành viên
*
Bài viết: 8


đời về đâu?


« Trả lời #534 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 09:58:02 am »

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.aspx . Quá nhiều năm sau 1991 cuộc chiến đã được nhắc lại.
Logged

" Núi sông không chỉ núi sông
 Mồ hôi, nước mắt, máu hồng trộn pha
 Một câu nam quốc sơn hà...
 Mà bao thế hệ xông pha chiến trường "
Que Quang Ninh
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #535 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 11:46:59 am »

Thanh Minh hàng năm, tôi hoặc các bạn tôi đều về Vietnam tạo mộ cho tổ tiên. Nếu tôi về thì tôi tạo mộ hộ cho các bạn tôi và nếu tôi không về thì các bạn tôi về tạo mộ hộ tôi. Mỗi lần tôi về thì tôi ở nhà bác Phương, gia đình mà tôi, anh trai, bà chị cùng bà ngoại tôi ở nhờ khi tôi sơ tán ra Quang Ninh hồi năm 1965. Bác trai Phương đã qua đời vài năm trước. Không biết bác gái Phương còn khẻo không, nếu còn khẻo thì đã gần 90 tuổi rồi. Mấy bà cháu tôi ở nhà bác Phương được khoảng một năm, thấy chưa có dấu vết hòa bình nên chưa dám về Hải Phòng. Bác Phương cùng dân làng xây cho một ngôi nhà tranh ở tạm. Thế mà tôi ở ngôi nhà đó đến tận năm 1978 khi tôi về nước. Vợ chồng bác Phương không có con, lấy từ đâu một đứa con nuôi tên là Hòa. Anh Hòa cùng tuổi anh tôi và là bạn thân của anh trai tôi. Anh Hoa rất thích chơi với người Hoa và nói tiếng Hoa rất sõi nên người ta đặt cho cái tên Hòa Tầu. Hồi nhỏ tôi không ưa thích anh Hòa. Lý do tôi không thích anh Hòa thì rất là nực cười: mỗi  khi bác Phương thấy tôi không có quần áo mặc thì bác lấy quần áo của anh Hòa cho tôi mặc do đó mỗi lần mẹ tôi ra thăm chúng tôi chỉ sắm quần áo cho anh và chị tôi. (mẹ tôi theo xí nghiệp sơ tán ra Đông Triều).  Năm 1973, anh tôi về Hải Phòng nhưng tôi vẫn còn ở lại Quang Ninh. Anh tôi dặn anh Hòa chăm sóc tôi và anh Hòa đã làm đúng như lời hứa. Anh Hòa dậy tôi bơi, dậy tôi đạp xe đạp, che trở cho tôi không bị ngươi ta bắt nạt vân vân ..  tức là  làm tất cả những gì mà người anh làm cho người em. Tháng 4 năm 1978, mấy anh em tôi theo đoàn người Hoa về nước. Bố mẹ tôi chưa về, ở lại Vietnam quan sát xem tình hình như thế nào rồi tính sau. Tôi dặn anh Hòa chăm sóc bố mẹ tôi. Anh Hòa cũng làm đúng như lời hứa,  thường xuyên đến nhà tôi hỏi thăm bố mẹ tôi. Đến tháng 6 năm 1978 thì bố mẹ tôi cũng quyết định về nước. Anh Hòa tiễn đưa bố mẹ tôi đến tận biên giới Bình Liêu. Năm 1993, tôi về Vietnam sau 15 năm xa cách. Tôi đến nhà bác Phương tìm anh Hòa thì được cho biết là anh Hòa đã tử trận ở mặt trận Bình  Liêu hồi tháng 2 năm 1979 khi đang làm dân quân phục vụ cho mặt trận. Tôi đã từng là  lính thông tin ở mặt trận Đồng Đăng, đã từng thề phải xả thịt lột da nuốt gan uống máu bọn Vietnam, thế mà khi tôi biết anh Hòa đã tử trận tôi đã bật khóc. Tôi cầm tay hai bác Phương lòng nghẹn ngào nói không ra lời. Chắc hôm nay là ngày giỗ của anh Hòa. Tôi mong anh Hòa được thanh thản nơi suối vàng.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #536 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 12:01:12 pm »

            @ Bạn Que Quang Ninh .Bạn nghĩ chưa đúng .Tâm hồn bạn chưa thiện . Chúng tôi không đi xâm lược đất nước TQ .Mà Trung Quốc mang xâm lược đất nước chúng tôi,điều này quá rõ ràng ta không cần tranh luận .Bạn khóc thương cho một người thân của bạn ,nhưng bạn có thương gì cho một đất nước chịu quá nhiều đau thương của các cuộc chiến tranh mà bạn đã sống ,nuôi bạn hay không ? Bạn viết và nghĩ cho thấu đáo .Chào
Logged
anhguomdatrach
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #537 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 01:33:39 pm »

 Ngày này năm trước 34 năm!!!!
Hôm nay có quá ít thông tin về cuộc chiến ngày đó trên các trang báo.
Nước mắt các gia đình trên khắp nước Việt đã rơi nhiều, nên một người sinh ở thế hệ 8x như tôi có rơi thêm lần nữa cũng không sao.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/534150/po-hen-con-mai-khuc-ca.html
 Cám ơn các bác- các cô chú đã cống hiến tuổi đời thanh xuân cho đất nước.. Một lần nữa xin cúi đầu cảm ơn và tự hào nước Việt đã có các bác- các cô chú.
Logged

Sau lưng mỗi thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ.
anhguomdatrach
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #538 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 01:46:19 pm »

Thanh Minh hàng năm, tôi hoặc các bạn tôi đều về Vietnam tạo mộ cho tổ tiên. Nếu tôi về thì tôi tạo mộ hộ cho các bạn tôi và nếu tôi không về thì các bạn tôi về tạo mộ hộ tôi. Mỗi lần tôi về thì tôi ở nhà bác Phương, gia đình mà tôi, anh trai, bà chị cùng bà ngoại tôi ở nhờ khi tôi sơ tán ra Quang Ninh hồi năm 1965. Bác trai Phương đã qua đời vài năm trước. Không biết bác gái Phương còn khẻo không, nếu còn khẻo thì đã gần 90 tuổi rồi. Mấy bà cháu tôi ở nhà bác Phương được khoảng một năm, thấy chưa có dấu vết hòa bình nên chưa dám về Hải Phòng. Bác Phương cùng dân làng xây cho một ngôi nhà tranh ở tạm. Thế mà tôi ở ngôi nhà đó đến tận năm 1978 khi tôi về nước. Vợ chồng bác Phương không có con, lấy từ đâu một đứa con nuôi tên là Hòa. Anh Hòa cùng tuổi anh tôi và là bạn thân của anh trai tôi. Anh Hoa rất thích chơi với người Hoa và nói tiếng Hoa rất sõi nên người ta đặt cho cái tên Hòa Tầu. Hồi nhỏ tôi không ưa thích anh Hòa. Lý do tôi không thích anh Hòa thì rất là nực cười: mỗi  khi bác Phương thấy tôi không có quần áo mặc thì bác lấy quần áo của anh Hòa cho tôi mặc do đó mỗi lần mẹ tôi ra thăm chúng tôi chỉ sắm quần áo cho anh và chị tôi. (mẹ tôi theo xí nghiệp sơ tán ra Đông Triều).  Năm 1973, anh tôi về Hải Phòng nhưng tôi vẫn còn ở lại Quang Ninh. Anh tôi dặn anh Hòa chăm sóc tôi và anh Hòa đã làm đúng như lời hứa. Anh Hòa dậy tôi bơi, dậy tôi đạp xe đạp, che trở cho tôi không bị ngươi ta bắt nạt vân vân ..  tức là  làm tất cả những gì mà người anh làm cho người em. Tháng 4 năm 1978, mấy anh em tôi theo đoàn người Hoa về nước. Bố mẹ tôi chưa về, ở lại Vietnam quan sát xem tình hình như thế nào rồi tính sau. Tôi dặn anh Hòa chăm sóc bố mẹ tôi. Anh Hòa cũng làm đúng như lời hứa,  thường xuyên đến nhà tôi hỏi thăm bố mẹ tôi. Đến tháng 6 năm 1978 thì bố mẹ tôi cũng quyết định về nước. Anh Hòa tiễn đưa bố mẹ tôi đến tận biên giới Bình Liêu. Năm 1993, tôi về Vietnam sau 15 năm xa cách. Tôi đến nhà bác Phương tìm anh Hòa thì được cho biết là anh Hòa đã tử trận ở mặt trận Bình  Liêu hồi tháng 2 năm 1979 khi đang làm dân quân phục vụ cho mặt trận. Tôi đã từng là  lính thông tin ở mặt trận Đồng Đăng, đã từng thề phải xả thịt lột da nuốt gan uống máu bọn Vietnam, thế mà khi tôi biết anh Hòa đã tử trận tôi đã bật khóc. Tôi cầm tay hai bác Phương lòng nghẹn ngào nói không ra lời. Chắc hôm nay là ngày giỗ của anh Hòa. Tôi mong anh Hòa được thanh thản nơi suối vàng.
Dù là bác có là người ở bên kia chiến tuyến, bác yêu quý tổ quốc bác là điều đáng quý, đáng trân trọng.
Dân Trung Quốc bị các nhà cầm quyền " đầu độc " chính trị nên đã thấm nhuần trong suy nghĩ rồi bác ạ! Về Trung Hoa "anh hùng" thì nghiên cứu mới sáng ra được bác ạ.
Cá nhân em suy nghĩ thế này:
 Trung Quốc là một đất nước lớn nhưng chưa mạnh, từ cổ chí kim luôn sợ các nước nhỏ lân bang hay các dân tộc thiểu số.
Về quân sự Trung Quốc cũng chưa mạnh, thường xuyên thua các nước láng giềng. Chính vì thế các nhà văn Trung Hoa mới " thần thánh hóa" nhân vật, tạo nên những vị thần tưởng tượng như: Tôn Tẫn, Khổng Minh, Tiết Nhơn Quý, Lưu Bá Ôn hay huyễn hoặc hơn như Tôn Ngộ Không , Na tra.....
 Còn về văn hóa nhận thức thì em chỉ gói gọn trong tác phẩm Thuốc của ông Lỗ Tấn là quá đủ, nếu có thêm canh thai nhi hay bánh bao thịt người được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm nổi tiếng thì em nghĩ độ thật của vấn đề là chính xác..
 Xin hết ạ!!
Logged

Sau lưng mỗi thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ.
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #539 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 02:49:27 pm »

30 tháng 4 năm 1975 đem lại cho đất nước nền độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ; Đem lại cho con dân Việt Nam niềm hạnh phúc vỡ òa. Cảm giác lâng lâng của 1 người “quá hạnh phúc” ngày nào (vì đã đạt được điều tưởng như không thể) nay vẫn còn âm vang trong ký ức nhiều người.
Tưởng sẽ hưởng cảnh thái bình sau bao gian lao chết chóc đã trải qua, nhưng ở biên giới tây nam Tổ quốc, đồng bào lại đổ máu, mới đầu chỉ như đạo tặc, thổ phỉ, nhưng ngày càng rộng lớn, phát động toàn lực thành chiến tranh 2 nước.
07.01.1979 “người anh em nhỏ bé dại dột” được vít cổ khỏi “ghế điều khiển”, những tưởng vậy là xong 1 giấc mơ “cuồng”, nhưng rồi ngày  8.1, 9.1, 10.1, … và những này sau đó.
Ngày 17.02.1979, lộ rõ bộ mặt kẻ giật giây, “người láng giềng xấu bụng - lắm mưu nhiều kế”, đã nhẫn tâm đẩy bao sinh linh vào chỗ tiêu vong (kể cả những binh lính TQ bị tuyên truyền lừa gạt xúi giục). Với lời lẽ xảo biện 1 cách sơ sài, không cần tốn nhiều công che đậy, thể hiện tư thế 1 nước lớn, ngông cuồng, ra tay “trừng trị” (Đúng nghĩa là ăn hiếp 1 nước nhỏ, yếu hơn, không kể đến đạo lý, nhân nghĩa) kẻ họ gọi là “xâm lăng”?
Từ lòng tham qua khát máu chỉ nửa bước chân, đi tiếp nữa, người biến thành quỉ, sống đời đời trong sự nguyền rủa của nhân gian, ác quỉ sẽ được mọi người “tôn tạo” cho đời sau tham quan thưởng lãm tương tự những di tích quái đản chúng đã làm nên ở xứ Chùa Tháp.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM