Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 11:02:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P2  (Đọc 527208 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
duc60
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #380 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2012, 03:36:54 pm »

khi chiến tranh biên giới phía bắc nổ ra thi trung đoàn 198 đang chiến đấu ở biên giới Thái lan khu vực đền prayvihia . Lệnh "đổi hướng chiến dịch" được ban ra đầu Tháng 3/1979 Toàn bộ trung đoàn cơ động bằng ô tô 3 ngày 3 đêm đến sân bay Playcu , rồi được máy bay chuyển ra  sb Gia lâm ,Sau đó đi tàu lên Đồng mỏ-Lạng sơn, Rồi hành quân luồn sau vào vùng bị TQ chiếm giữ ơ Chu Túc- văn quan Lạng sơn... 10/3/79 tất cả các đại đội đều đánh được một trận với quân TQ ở phía sau lưng địch mà ko bị hy sinh một người nào.
 Nhưng trận đánh Bình độ 400 đêm 16-5-1981 mới là trận đúng cách Đánh ĐC :" đánh địch phòng ngự trong công sự vững chắc" và thắng lợi ròn rã hiệu suất cao:
Một số  khái niệm để mọi người hiểu khi so sánh với đơn vị bộ binh:
 -Tiểu đội bộ binh tương đương với  Tổ chiến đấu trong đv ĐC
 - Trung đội BB tương đương với Mũi chiến đấu trong đv đc
 - Đại đội BB tương đương với Đội   chiến đấu trong đv đc
 Về quân số của ĐC ít hơn rất nhiều 1 B đủ chỉ có 19 người, một A dủ chỉ có 6 người
Trong chiến đấu thì chỉ huy bị "giáng chức" ví dụ D trường xuống chỉ huy đại đội (Đội), Ctrưởng chỉ huy trung đội(Mũi),B trường chỉ huy tiểu đội (tổ) Trong thực tế chiến đấu thì quân số ít hơn nữa vì hao hụt, 1 B chỉ con 7 người
Về trang bị : các loại vũ khí đánh gần nhẹ nhàng và hiệu quả
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2012, 03:44:02 pm gửi bởi duc60 » Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #381 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2012, 07:12:44 pm »

Chào bác duc60 CCB đc 198,vậy là biên giới phía bắc.Lính  e2 f3 Sao Vàng,luôn luôn đồng hành với các bác ở trên 2 mặt trận Lạng Sơn Và Vị Xuyên,Hà Giang.Trận 400 e2 làm dự bị,xuýt nữa phải tấn công....

Tháng 3 năm 1979 theo em,đơn vị bác đổ quân ở cây số 16 trên QL1,gần Mai Sao từ đó hành quân qua Ba Xã vào hơn 10 cây số nữa đến ngã ba đường đất.Từ đây hướng tay trái sẽ vào xã Đại An,tay phải ra thị trấn Điềm He cỡ 3 đến 5 cây số "lâu quá rồi,không nhớ chính xác nữa".Và đây chính là điểm đơn vị bác dừng chân tại xã Chu Túc,để chuẩn bị luồn sâu có phải không ạ.
Đèo Lũng Pa nằm sau Điềm He nơi QL 1B chạy qua,chính là nơi em đóng quân.Từ đây đến cầu Khánk Khê,gót chân em lê mòn biết bao đôi giầy.
Em nghe từ dân về những cuộc chiến nảy lửa giữa ta và địch xảy ra năm 1979 ở khu vực này rất nhiều,nhưng không được tỉ mỉ.Bây giờ có bác tham gia trên diễn đàn,mong bác dần dần cho các thành viên được rõ hơn về những năm tháng hào hùng đó.
Ngày hôm nay em vừa tròn 25 lộn ngược bác ạ,đến 1984 em mới xung lính và từ đầu năm 1985 đến 1-1986 em trực tiếp chiến đấu trên mặt trận Thanh Thủy,Vị Xuyên,Hà Giang.
Đó là cái lí do tại sao em ở chính đơn vị đã quyết liệt chặn quân xâm lược TQ năm 1979 ở Lạng Sơn,lại không được đánh giặc vào năm 1979,sau này thì u đầu luôn  Grin

Chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe,viết chắc...

bác bắt đầu từ Pretviha đi cho nó liền mạch,bác nhỉ ? hay từ Việt Nam đến Pretviha rồi ngược lên phía bắc đánh lũ xâm lược.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #382 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 04:40:08 pm »


 Trong thực tế chiến đấu thì quân số ít hơn nữa vì hao hụt, 1 B chỉ con 7 người
Về trang bị : các loại vũ khí đánh gần nhẹ nhàng và hiệu quả

 Thực tế trong chiến đấu thì lính BB cũng chỉ từng đó quân số, 1 trung đội lính BB cũng chỉ 6 7 người là nhiều, nếu cứ theo cấp bậc chức vụ thì cả C B toàn cán bộ hết, trong 1 trung đội 3 cán bộ A với B trưởng B phó là hết, thừa thằng lính nào nữa thì gắn cho cái chức vụ A phó chứ chả có lính Grin

 Bác có thể cho anh em biết lính Đặc công trong chiến đấu được trang bị gọn nhẹ để chiến đấu hiệu quả nhất gồm những vũ khí gì? Và nếu không cần thiết phải giữ bí mật về trận đánh ngày 10.3.1979 với lính TQ thì anh em mong được nghe bác kể lại về trận đánh đó. Chắc lính Đặc công các bác chiến đấu thì thiện chiến lắm đây. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #383 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 11:00:32 pm »

Một số hình ảnh về 14 khu vực quy tập những Binh sỹ Trung Quốc tử trận trong giai đoạn 1979 - 1988
ở Quảng Tây & Vân Nam







Nguồn: http://bbs.tiexue.net/post_5773307_1.html
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #384 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 11:27:35 pm »

Số tứ tự & Tên gọi:

1.麻栗坡烈士陵园 - Ma Lật Pha, Vân Nam

2.龙州烈士陵园 - Long Châu

3.广西凭祥南山烈士陵园 - Nam Sơn, Bằng Tường, Quảng Tây

4.匠止烈士陵园 - Tượng Chỉ, Bằng Tường, Quảng Tây

5.凭祥法卡山烈士陵园 - Pháp Ca Sơn, Bằng Tường, Quảng Tây

6.广西靖西烈士陵园 - Tĩnh Tây. Quảng Tây

7.广西那坡烈士陵园 - Ná Pha, Quảng Tây

8.宁明烈士陵园 - Ninh Minh

9.防城城北烈士陵园 - Phòng Thành ( Bắc )

10.金平烈士陵园 - Kim Bình

11.云南蒙自烈士陵园 - Mông Tự, Vân Nam

12.云南河口水头烈士陵园 - Hà Khẩu Thủy Đầu, Vân Nam

13.文山州烈士陵园 - Văn Sơn

14.西畴烈士陵园 - Tây Trù Nam Cương

Nguồn http:// bbs.tiexue. net/post_5773307_1.html



« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2012, 11:43:34 pm gửi bởi nhai quai dep » Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
Hoabinh
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #385 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 02:22:21 pm »

Gửi bác Tung677,

Em xin lỗi bác, cái hình ảnh avatar của bác thấy cứ thế nào ấy. Hình như là di tích lịch sử nơi ghi dấu Chủ tịch Hồ CHí Minh thường ngồi viết ở cạnh suối Lê-Nin "bàn đá chông chênh dịch sử Đảng". Di tích có rào sắt xung quanh bảo vệ, thế mà leo qua hàng rào, sờ vào hiện vật, cười tươi, chụp hình, đưa lên avatar, em thấy không ổn lắm bác ạ. Kính bác!
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #386 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2012, 09:47:05 am »

   
Re: Chiến tranh biên giới phía Bắc, 2/1979
« Trả lời #70 vào lúc: 07 Tháng Một, 2009, 03:11:50 PM »
   
Tôi xin góp ý kiến về một trong những nguyên nhân ta bị động ở một số mặt trận.
Ta coi trọng các chốt điểm cao, chặn các tuyến đường lớn, nhưng quên mất các tuyến đường mòn, luồn trong núi.
Điều này trước khi TQ đánh đã có một ông 4 sao 3 vạch (đã nghỉ) nhắc nhở các tướng chỉ huy, (Còn nhắc cụ thể là phải đưa quân địa phương và dân quân lên nằm ở các bản làng trên núi nắm và kiểm soát các tuyến đường mòn, như thời đánh du kích), nhưng họ không để ý lắm, vì đang tập trung vào những đòn lớn.
Các bạn hướng dẫn viên du lịch người Việt gốc Hoa đã dẫn quân sơn cước đi qua các đường núi vào đất ta như những đoàn du lịch sang Việt Nam chơi. Nhiều nơi trông thấy quân TQ đến còn chẳng biết là ai, Đến khi nó bắn mới chạy.
Cuối cuộc chiến, TQ đã dí xuống gần Kép rồi. Hà Nội đã chuẩn bị khăn gói quả mướp sơ tán, thì nó dừng. Tất nhiên là bác Đặng cũng khó mà tiếp tục.
Một thông tin nữa là người duy nhất phản đối đánh Việt Nam là Nguyên soái Diệp Kiếm Anh.

Đọc lại " Chiến tranh biên giới phía bắc - P1 " thấy cái đoạn đỏ này của bác Chimviet viết nghe vô lý quá, không chịu được phải nhắc lại Roll Eyes . Năm 1979, quân xâm lược Trung quốc ở hướng Lạng Sơn có đánh về hướng Hà nội theo quốc lộ 1A nhưng chỉ đánh được đến ga Bản Thí ( cách thị xã Lạng sơn 12 km ) rồi rút chạy.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #387 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2012, 12:26:37 pm »

   
Re: Chiến tranh biên giới phía Bắc, 2/1979
« Trả lời #70 vào lúc: 07 Tháng Một, 2009, 03:11:50 PM »
   
Tôi xin góp ý kiến về một trong những nguyên nhân ta bị động ở một số mặt trận.
Ta coi trọng các chốt điểm cao, chặn các tuyến đường lớn, nhưng quên mất các tuyến đường mòn, luồn trong núi.
Điều này trước khi TQ đánh đã có một ông 4 sao 3 vạch (đã nghỉ) nhắc nhở các tướng chỉ huy, (Còn nhắc cụ thể là phải đưa quân địa phương và dân quân lên nằm ở các bản làng trên núi nắm và kiểm soát các tuyến đường mòn, như thời đánh du kích), nhưng họ không để ý lắm, vì đang tập trung vào những đòn lớn.
Các bạn hướng dẫn viên du lịch người Việt gốc Hoa đã dẫn quân sơn cước đi qua các đường núi vào đất ta như những đoàn du lịch sang Việt Nam chơi. Nhiều nơi trông thấy quân TQ đến còn chẳng biết là ai, Đến khi nó bắn mới chạy.
Cuối cuộc chiến, TQ đã dí xuống gần Kép rồi. Hà Nội đã chuẩn bị khăn gói quả mướp sơ tán, thì nó dừng. Tất nhiên là bác Đặng cũng khó mà tiếp tục.
Một thông tin nữa là người duy nhất phản đối đánh Việt Nam là Nguyên soái Diệp Kiếm Anh.

Đọc lại " Chiến tranh biên giới phía bắc - P1 " thấy cái đoạn đỏ này của bác Chimviet viết nghe vô lý quá, không chịu được phải nhắc lại Roll Eyes . Năm 1979, quân xâm lược Trung quốc ở hướng Lạng Sơn có đánh về hướng Hà nội theo quốc lộ 1A nhưng chỉ đánh được đến ga Bản Thí ( cách thị xã Lạng sơn 12 km ) rồi rút chạy.
Chào MR.Ngan..lâu lâu mới viết thế...đúng ta bị động trong cuộc chiến 1979...nhưng ta cũng chủ quan .. hướng Thông Nông-Cao Bằng...toàn là lối mòn..không có đường chính thông sang TQ...đến khi nó pháo dồn dập, xe ủi đất phá nương ngô,thì mới lộ ra đường cấp phối đá đủ cho xe tăng chạy,nó làm từ bao giờ rồi.ở hướng này chúng vào 2 quân đoàn số 41+42... đánh vòng xuống thị xã Cao Bằng...nên ta vỡ trận,chủ yếu là do hướng này dẫn đến ta mất thị xã vào tay giặc,
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #388 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2012, 02:48:14 pm »

Chính vì "mất bò mới lo làm chuồng" nên sau 1979 cái sáu bẩn bẩn ( e 677 ) của Ông và thinhe677f346 mới được điều đi trấn ải Thông nông... Grin Grin
Nhưng đúng như bạn nói, vị trí Thông Nông là một "hiểm huyệt", chiếm được Thông nông thì tràn về Hòa an ( Nước hai ) tỏa ra Hà Quảng và Nguyên Bình dễ như trở bàn tay, mà thực tế năm đó 1979, bọn Trung Quốc thực hiện đúng như vậy. Xe tăng của bọn nó chủ yếu đi từ hướng Thông nông xuống chiếm Hòa An.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #389 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2012, 07:42:48 pm »

Sau khi kết thúc đời binh nghiệp,cho đến tận bây giờ tôi đã trở lại mảnh đất Cao Bằng, nhiều lần đã gắn bó một phần đời trai trẻ của tôi ...tôi cũng nghe và hỏi nhiều các CCB...các người đã sống chiến đấu trong thời điểm tháng 2/1979...ở Cao Bằng nổi lên một số điểm mà ta bị bất ngờ..thứ nhất là mất Thông Nông dẫn đến vỡ thế trận...thứ hai ở hướng này có dân quân chạy xuống huyện báo (anh dân quân tên là Hò ) thì ta không tin ta nên còn trói anh ta lại cho là anh ta tung tin nhảm..? thứ ba là tăng TQ theo hướng Đông Khê...chạy xuống thị xã có mỗi 1 cái ...mấy chục cây số mà không ai ngăn cản ?...thứ tư là trước khi nổ súng TQ đã tung thám báo lót ổ trước cắt một số đường giao thông,cắt giây điện thoại...nếu ai đã từng sống ở thị xã Cao Bằng trước năm 1979 thì ai cũng biết bác sĩ nha khoa Dương mai Sen..có tài có đức...sống rât hòa nhã tận tình..được lòng rất nhiều người ? ai ngờ lại là gián điệp cấp tá của TQ...hắn ngồi trên xe bọc thép chỉ đường cho các cánh quân TQ....Ngược lại TQ cũng bi choáng vì sau này họ tổng kết ..là chết nhiều quá..xe tăng bị diệt nhiều hơn hướng Lạng Sơn...số tù binh bị ta bắt nhiều nhất...hay một cái là ở xã Minh Tâm , huyện Nguyên Bình...gọi hàng bắt gọn một đại đội ( các bạn có thể đã xem hình cô đân quân cầm súng giải một đoàn tù binh...đi rất là trật tự.. )....
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM