Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:00:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F 5, MT 479 phần 3  (Đọc 268392 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #460 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2011, 08:26:43 pm »

Mỹ đen đang trả lời điện thoại của bác Tuấn cb479 tại Suối Đá Nam Sap




Chân dung H3 Hùng và Suối Đá trong Nam Sap
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #461 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2011, 08:48:05 pm »

Đoàn F 5 về thăm lại chiến trường xưa chụp được những tấm hình rất hay về chiến địa Nam Sấp.Không uổng công vất vả băng rừng ,vượt suối .Hồi đó thì đi bộ và mang vác nặng,bây giờ đi bằng xe gắn máy nhưng gian nan vất vả cũng không ít.Vì tuổi cũng đã hơn 50 rồi chứ có ít đâu!
Rất trân trọng công lao và nhiệt huyết của hai phóng viên sư 5:Mỹ Đen và H3 Hung đã lặn lội vào cứ địa Nam Sấp để chụp được những tấm hình quý giá nầy.
Tôi cứ nghỉ ở đây là vùng rừng rậm,âm u ,khắc nghiệt.Không ngờ chỉ thấy đồng trống,hoang vu...!
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #462 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2011, 07:53:53 am »

Tôi cứ nghỉ ở đây là vùng rừng rậm,âm u ,khắc nghiệt.Không ngờ chỉ thấy đồng trống,hoang vu...!

Ngày xưa nó là rừng rậm hoang vu, thời tiết khắc nghiệt. Nay do họ phá rừng lấy gỗ bán cho Thái Lan thu tiền, vàng, đô la nên cây to sạch bóng, cây nhỏ dân nghèo chặt làm củi, đốn làm nhà. Quá trình khai hoang diễn ra chớp nhoáng giờ rừng tan hoang, tầm nhìn thông thoáng đến như vậy. Chứ năm xưa chúng tôi ở gần núi mà không thấy núi vì rừng rậm bao phủ che khuất tầm nhìn.

Chúng tôi đã ngoài 50 nhưng cày đường nhựa còn tốt lắm. Chẳng qua là vào Suối đá Nam Sap không có đường phải bương theo vết xe máy cày. Đường đi chạy qua nhiều khe nước nhỏ, dân bắc ván làm cầu. Cầu rộng độ 3 tấc thôi, mỗi khi qua cầu tôi cẩn thận hỏi Mỹ đen qua được không đó? Hay là để tôi xuống đi bộ. Mỹ đen nói được thì tôi nín thở cho hắn bương qua mà thầm nghĩ té xe là gãy cẳng. Phải nhiệt huyết lắm mới vào được tận nơi, chụp xong mấy tấm hình nghĩ tới đường ra mà ngán ngẫm, sợ lạc đường, sợ té xe!
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #463 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2011, 11:14:26 pm »

Hôm nay mày mò trên mạng tôi thấy có một bài viết về F5 .Tôi photo lại cho ae hiểu thêm về lịch sử sư đoàn.
Sư đoàn 5 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh
Tháng Tư 19, 2011 Dân tộc Việt Nam anh hùng Để lại phản hồi Go to comments
Trong kháng chiến chống Mỹ, Sư đoàn 5 là một trong 3 sư đoàn của Bộ Tư lệnh Miền, được thành lập năm 1965, đã từng bước trưởng thành; từ tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn “đánh nhanh diệt gọn” khi có thời cơ, rồi nhanh chóng di chuyển đến đánh theo yêu cầu trong đội hình trung đoàn, sư đoàn, hành quân trong các chiến dịch, tác chiến hợp đồng binh chủng.
 
Sư đoàn 5 tiến công địch ở Long An.
Tháng 4-1974, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ cho sư đoàn xuống Đồng Tháp Mười, xây dựng sư đoàn chủ lực mạnh; phối hợp với các đơn vị chủ lực và địa phương Quân khu 8 tiêu diệt các đồn bót, đánh các loại địch; tạo thế đứng vững trên chiến trường Đồng Tháp Mười. Thực hiện nhiệm vụ này, sư đoàn đã diệt một số đồn bót ở biên giới như đồn Phước Tân, Bình Châu, Ông Tờn, Cây Da, Long Khốt.
Sư đoàn 5 tiến công địch ở Long An.
Cuối tháng 12-1974, các đơn vị đã xuống Đồng Tháp Mười; tháng 1-1975, đánh Tiểu đoàn 502 và Chiến đoàn 2 thiết giáp ngụy tại Gò Da, diệt được hàng chục đồn tam giác trên sông Vàm Cỏ Tây. Trung đoàn đặc công tấn công bức rút căn cứ 75 Hải quân.
Tính đến tháng 3-1975, sư đoàn đã phối hợp với Quân khu 8 tiêu diệt khoảng 2.000 tên địch, san bằng và bức rút 25 đồn bót, đánh đắm 6 tàu chiến, bắn cháy 3 máy bay, hỗ trợ nhân dân nổi dậy làm chủ 20 xã, 220 ấp, giải phóng 330.000 dân, giải phóng Tuyên Nhơn, Tuyên Bình.
Lực lượng của sư đoàn đã bố trí sẵn sàng tấn công vào thị xã Mộc Hóa, nhưng ngày 5-4 lại được lệnh dừng lại và chuyển lực lượng tấn công Tân An. Sư đoàn đã vượt 87km từ Đồng Tháp Mười đến chiến trường. Đêm 10-4, Trung đoàn 1 tấn công thị xã Tân An, sân bay Cần Đốt, Trung đoàn 3 tấn công Thủ Thừa, Trung đoàn 2 đánh địch ở khu vực Bắc sông Vàm Cỏ Tây.
Ngày 24-4 Chỉ huy Đoàn 232 triệu tập Sư đoàn trưởng Vũ Thược và Chính ủy Nguyễn Xuân Hòa (đi bộ, đi xuồng khoảng 50km đến Sở Chỉ huy) để giao nhiệm vụ: “Sư đoàn phải thực hiện chia cắt chiến lược đường 4 (bây giờ là đường 1) đoạn từ Bến Lức đến Tân Hiệp từ ngày 26-4, không để địch tháo chạy về miền Tây, không cho địch từ miền Tây về ứng cứu Sài Gòn”. Lúc này sư đoàn có được 2 khẩu pháo 105, để đưa đến chiến trường, đơn vị đã tháo pháo ra khiêng bộ, đi xuồng vượt 67km đường sình lầy đến vị trí tập kết. Thật là một kỳ công thể hiện quyết tâm rất cao.
Ngày 26-4, Trung đoàn 3 vượt sông, tấn công Chi khu quân sự Thủ Thừa. Địch tăng cường thêm 4 tiểu đoàn, ta không giành được thắng lợi, phải trụ lại đánh phản kích giữ thế đứng ở Nam đường 4. Đêm 27-4, Trung đoàn 2 tiêu diệt 4 cụm địch quanh đường 4. Trung đoàn 1 tấn công địch ở Củ Chi, nhân dân nổi dậy làm chủ 3 xã ở Phú Mỹ, Củ Chi, Tân Hương.
Rạng sáng 28-4, địch tập trung lực lượng mạnh, phản kích ác liệt từ Bến Lức đến Tân Hiệp. Trung đoàn 42, Sư đoàn 22 ngụy cùng 2 chi đoàn thiết giáp phản công ở cầu Rạch Chanh, cầu Voi. Trung đoàn 2 đẩy lùi 7 đợt phản công của bộ binh và xe tăng địch, bắn cháy 2 xe M113. Trận địa pháo 105, ĐKB, H12 của ta liên tục bắn áp chế các trận địa pháo địch ở Thủ Thừa, Nhi Bình, Tân An. Đến 8 giờ sáng địch khôi phục được vị trí cầu Voi. Máy bay địch đánh bom vào khu vực sư đoàn bộ. Đêm 29-4, sư đoàn lệnh các đơn vị tấn công, chiếm các mục tiêu đã được phân công.
Đến 9 giờ sáng ngày 30-4, sư đoàn đã làm chủ đường 4 từ Bến Lức đến Tân Hiệp. Đoàn xe địch tháo chạy bị ùn tắc dài hàng cây số, giày và quần áo lính ngụy rải dài trên đường. Ở Tân An, 2 Tiểu đoàn biệt động ngụy kéo cờ trắng đầu hàng.
Sư đoàn 5 lúc đó mới 10 tuổi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chia cắt chiến lược trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Trung tướng NGUYỄN XUÂN HÒA
SGGP Online
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #464 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 12:10:16 pm »

xóa
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #465 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 12:12:22 pm »

Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #466 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 12:13:18 pm »

Nhà ga Mocuabray cũ.
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #467 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 12:15:13 pm »


Sông Mocuabray.
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #468 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 12:17:14 pm »


Đôi bạn Q16 ở chân núi Caomelai.
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #469 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 08:16:14 pm »

   Cám ơn bài trích dẫn lịch sử F5 của bác hoangson1960. Xem bài viết bây giờ tôi mới biết nhiệm vụ của các trung đoàn bạn (E1-E2) và các mũi tiến công trong chiến dịch HCM thời kỳ KCCM. Lúc bấy giờ thú thực lính lác như bọn tôi có biết gì đâu, trên bảo đi là đi, lệnh đánh là đánh, thậm chí địa danh điểm đánh cũng không biết nốt. Có những đêm ngoài cánh đồng mênh mông trên đất bạn CPC nhìn xa về phía chân trời có vùng quầng sáng lớn hỏi dân họ trả lời : ủa, Sài gòn đó !trong lòng nao nao nghĩ chắc ngày thống nhất sẽ không xa, một ngọn đèn leo lét trên cao thì biết đấy là núi Bà Đen, nỗi nhớ quê hương VN vô tận, rồi chúng tôi đi, chiến đấu triền miên cho đến ngày toàn thắng. Làm tôi nhớ lại những điểm đã từng tham chiến như Long khốt, Bình châu, Mộc hóa.... Trung đoàn 3 tôi đầu năm 74 được lệnh xuống đồng bằng miền Tây sông nước nhưng tới Kiến tường lại quay về với mặt trận miền Đông yêu dấu, quanh co với dòng sông Vàm cỏ thân thương mang nhiều kỷ niệm. Và đã có dịp “về thăm” lại chiến trường xưa nơi mà nhiều đồng đội của mình ngã xuống, rồi tiếp tục ngã xuống trong cuộc chiến BGTN . Thật là bản hùng ca của những thế hệ.
   Cảm ơn bác, cảm ơn rất nhiều !
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM