Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:08:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 3  (Đọc 270397 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #470 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 04:40:38 pm »

tiếp ảnh về cuộc gặp gỡ với các diễn viên trong phim MÙI CỎ CHÁY:

       

       

       

       
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #471 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 05:27:00 pm »

Cảm ơn TMH về những bức ảnh kỷ niệm đẹp. Là những người trong cuộc chiến thời ấy, những năm đầu 1970, anh em ta thực sự xúc động về những cảnh vật và con người trong phim. Phim về chiến tranh không dễ làm nên có thể nói phim Mùi Cỏ Cháy là một thành công đáng khen của đoàn làm phim, của đạo diễn, kịch bản..., đặc biệt khi được tiếp xúc nói chuyện với các nhân vật chính trong phim như Đại đội trưởng và 4 chiến sỹ -sv nhập ngũ 6/9/71 mới thấy họ tuy còn rất trẻ ( sinh 89, 90 ) nhưng nhập vai rất đạt.
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #472 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 05:52:10 pm »

Ngồi trong khán phòng Rạp chiếu bóng Ngọc Khánh xem phim "Mùi cỏ cháy" phần đông là những CCB tuổi trên dưới 60, chắc lớp anh em chúng ta là chủ yếu. Số trẻ hơn có thể là người thân, người nhà các LS...Mong sao trong số đó có thế hệ con cháu của chúng ta. Cái khốc kiệt của cuộc chiến đó anh em chúng ta đã trải qua. Cảnh vượt sông Thạch Hãn trong bom đạn, trong nước, lửa, máu không lạ với nguyenhuuluanc17, đặc biệt với "người trong cuộc lexuantuong1972. Cảnh giáp chiến trong chốt không lạ với thaiminhhung, nhuthin, Hùng Bồ. Cảnh lính tập tành, hành quân anh em ta đều đã trải qua. Cái lãng mạn trong phim đối với cánh lính sinh viên chúng ta là có thực. Chúng ta xem để nhớ lại những kỉ niệm thời trai trẻ của mình. Nhưng cần hơn là lớp trẻ hôm nay xem để hiểu, để trân trọng và để khẳng định chính bản thân họ khi Tổ quốc cần. Rất cần mềm như cỏ nhưng khi cần, phải dữ dội như cỏ. Cám ơn Đoàn làm phim đã xây dựng nên hình ảnh của một thế hệ Sinh viên-Chiến sĩ trong gian khổ khắc nghiệt của cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Tất nhiên trong phim còn có những cảnh không thực sự đúng, đôi chỗ cường điệu...Mong phim đoạt giải cao trong Liên hoan phim sắp tới.  
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 07:49:31 pm gửi bởi chienc3.1972 » Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #473 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 07:13:58 pm »


 Những CCB đã qua chiến tranh trân trọng và xúc động về những điều mà bộ phim MÙI CỎ CHÁY đã nói thay cho những cựu sinh viên - chiến sỹ thế hệ đó. Đã 40 năm, Đây là bộ phim truyện đầu tiên  dựng lại một phần nào cái khốc liệt, mất mát của chiến tranh và sự hy sinh của lớp thanh niên ngày ấy.
Sự chân thực và xúc động của bộ phim sẽ đóng góp vào tư liệu để lại cho thế hệ sau hiểu về cuộc chiến  tại Thành Cổ Quảng trị - Có những lời nói trong phim có lẽ còn cần thời gian ngẫm để hiểu hết ý nghĩa của nó với một số hình ảnh đọng lại cho người xem về bản chất của  CỰU SINH VIÊN khoác áo lính.
Với kinh phí  còn hạn hẹp, thời gian làm phim gấp, là bộ phim đầu tiên -   Chúng ta ghi nhận những cố gắng của nhóm chủ chốt trong đoàn làm phim và  sự đóng góp hỗ trợ của nhiều tập thể, cá nhân để hoàn thành bộ phim này trước ngày thành lập QDDND 22/12/2011. Hy vọng sẽ có những bộ phim tiếp sau khai thác đề tài này - xây dựng được bức tranh toàn cảnh về 81 ngày đêm - Mùa hè đỏ lửa ấy.
Chúc  phim  MÙI CỎ CHÁY và đoàn làm phim tham gia liên hoan phim VN 17 đạt được giải thưởng.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #474 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 08:56:34 pm »

Những gì mà cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành cổ QT đã được thể hiện khá chân thực về thế hệ những người lính QT nói chung và lớp SV-CS ngày ấy trong phim Mùi cỏ cháy. Tôi đã nghẹn lại, nước mắt trào ra khi hình ảnh vượt sông ngày ấy với bao thân xác đồng đội trên dòng Thạch Hãn và tiếng gọi "Mẹ ơi..." xé lòng của người lính ở giây phút cuối cùng của cuộc đời. Hình ảnh những người lính giải phóng lấy từ túi người lính VNCH tấm ảnh bà mẹ của người đã chết thật là đắt mang đậm tính nhân văn...Bóng người vợ lên thăm chồng khi chồng chị bắt đầu lên đường vào trận, lầm lũi quay trở về làm tôi nhớ tới bài viết của Trăng mười bảy của Nguyễn Như Thìn...  

Làm một bộ phim chiến tranh sau mấy chục năm với kinh phí hạn hẹp như vậy không phải là dễ nhưng với một bộ phim để lại trong lòng lớp CCB QT hôm nay một dấu ấn tốt đẹp, đó là thành công của bộ phim. Thà muộn còn hơn không, nhất là năm tới đã là 40 năm giải phóng QT và 40 năm cuộc chiến 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ TX-Thành cổ QT. Tuy vậy có những chi tiết trong phim cũng chưa thuyết phục được người xem.

Chúng tôi những người lính của thành cổ QT xin cảm ơn những người làm phim Mùi cỏ cháy đã tái tạo lại hình ảnh của một thế hệ đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 09:22:25 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #475 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 10:55:54 pm »

Xem phim "Mùi cỏ cháy"

   Sáng nay đến rạp Ngọc Khánh cùng nhiều cựu sinh viên-chiến sĩ xem phim "Mùi cỏ cháy" của nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm và đạo diễn, NSUT Hữu Mười theo lời mời của bác Lê Xuân Tường.

   Lúc này đây, khi màn đêm đã buông xuống, đèn trong nhà đã tắt, vợ con đã đi ngủ, tôi ngồi xem lại bộ phim khi sáng theo gợi ý của Hoàng Nhuận Cầm. Anh bảo đã xem bộ phim đến 3 lần mà lần nào xem cũng khóc, dù chính anh là người viết nên kịch bản. Đêm nay tôi xem lại, không phải là phim chiếu trên màn ảnh, mà là lấy ra từ bộ nhớ trong não của mình, ngẫm lại từng hình ảnh trong tiếng thủ thỉ còn đọng lại ban sáng của Hoàng Nhuận Cầm giao lưu sau buổi chiếu.

   Và đúng như lời tiên đoán của anh Cầm, tôi đã khóc. Khóc âm thầm trong màn đêm, không ai biết ngoài nỗi lòng mình. Bộ phim dài chính xác bao nhiêu phút, tôi không nhớ. Nhưng tôi nhớ từng tiếng nói, tiếng cười của nhân vật, từng hình ảnh trong phim, mô tả một phần đời ngắn ngủi của một nhóm sinh viên-chiến sĩ đại diện cho hàng nghìn chiến sĩ như thế ngày ấy.

   Tôi như đang có mặt trong phim, và tôi đã khóc. Khóc vì tiếc thương cho những đồng đội (nhiều lắm) đã ngã xuống trên chiến trường ngày ấy, để cuộc đời mãi mãi là tuổi hai mươi, dù gần bốn mươi năm đã trôi qua. Khóc vì thấy cả một phần cuộc đời mình trong đó, tiếc thương cho những năm tháng tuổi trẻ đẹp nhất của cuộc đời đã phải trôi qua trong lửa đạn, trong sự  khốc liệt đến tàn nhẫn của chiến tranh. Khóc vì một lần nữa thấy lại mình đang còn sống là nhờ có sự hy sinh của biết bao đồng đội đã nhường cho mình được sống.

   Vượt lên tất cả những tiểu tiết cần bỏ qua (vụn vặt, như lời anh Cầm nói), bộ phim "Mùi cỏ cháy" là một thành công lớn. Trước hết nó là cái tâm của những người làm phim (mà một trong đó, Hoàng Nhuận Cầm chính là một cựu chiến binh Thành cổ) muốn tri ân một thế hệ những sinh viên-chiến sĩ, muốn nói lên cái thật, cái tàn khốc của 81 ngày đêm Thành Cổ, để cho thế hệ mai sau mãi mãi không được quên. Lâu lắm rồi mới lại có một bộ phim nói về chiến tranh, nói về lớp người ngày hôm nay còn được ngồi để xem lại thế hệ mình đây, nhưng mười năm hay hai mươi năm nữa liệu còn có được bao nhiêu người trong số họ. Bộ phim thành công còn ở chỗ nó rất thật, thật cả từ kịch bản phim đến những cảnh quay, làm cho chính những người từng trong cuộc cũng phải xúc động ứa nước mắt. Sẽ có rất nhiều người khi xem phim thấy mình trong đó.

   Cũng phải cảm ơn nhóm diễn viên đóng vai Phong (đại đội trưởng) và 4 chiến sĩ Hoàng - Thành - Thăng - Long. Họ đã vào vai để thể hiện lại cuộc sống, chiến đấu và hy sinh của những chiến sĩ - sinh viên gần bốn mươi năm về trước. Và họ đóng rất đạt. Chúng tôi rất ấn tượng với vai đại đội trưởng Phong (do anh Kiên, đang công tác tại Nhà hát múa rối nước Thăng Long thủ vai) đóng rất đạt, dù anh chưa một lần là lính. Bốn cậu còn lại (đang là sinh viên trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh) vào vai các chiến sĩ Sinh viên, nhìn bên ngoài thấy họ trẻ và non lắm, ấy mà trong phim lại thật chững chạc, thể hiện đúng chất lính - sinh viên.

   Giao lưu cùng nhóm làm phim, tôi đã hỏi các bạn trẻ ấy. Họ nói vào vai diễn, chỉ là đóng phim thôi mà cũng thấy chiến sự Thành Cổ ghê gớm quá, có thể nói là ác liệt đến mức không tin nổi. Chắc hẳn trong thời gian đóng phim sẽ có diễn viên hỏi nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm là: "Cuộc chiến ở đấy thực sự ác liệt, thực sự hy sinh mất mát ghê gớm đến thế hả chú?" Và tôi nghĩ có lẽ nhà thơ, nhà biên kịch sẽ trả lời là: "Trong phim chỉ là một phần rất nhỏ bởi nó chưa thể nói lên bản chất thật của 81 ngày đêm Thành cổ. Phải dùng từ "cối xay thịt" mới mô tả chính xác về Thành Cổ cháu ạ". Còn tôi, tôi sẽ nói là: "Nếu bây giờ lại có một Thành Cổ như thế, thì không chỉ là thế hệ các cháu, mà chính các chú đây cũng sẽ phải phân vân xem lại, liệu mình có đủ dũng khí để bước vào đó một lần nữa hay không?"

   Nhưng đấy là bây giờ. Còn gần bốn mưoi năm về trước thì không thể phân vân. Đúng như lời đệm trong phim, thế hệ chúng tôi ngày đó cũng phải tiếc tuổi hai mươi của mình lắm chứ. Nhưng tiếc mà vẫn phải đi, vì Tổ Quốc cần và trách nhiệm làm trai còn lớn hơn. Nếu như Tổ quốc tiếc thương những người trai hy sinh cho đất nước một, thì gia đình của những người trai đó còn tiếc thương con em mình gấp mười, gấp trăm. Phải nói thế mới đúng bản chất của sự mất mát, hy sinh.

   Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm cũng có nhiều tâm sự khi trải lòng sau buổi chiếu phim. Anh gần như kiệt sức sau khi làm phim này bởi nhiều lý do: Kinh phí quá eo hẹp (chỉ như cái ngón tay trong khi cần phải to như hòn đá mấy vòng tay ôm). Nếu không có sự giúp đỡ rất lớn của quân đội thì không thể có phim. Nhưng anh rất vui vì làm xong được phim như trả xong được một phần của món nợ đời. Quả là thế khi nhóm 4 chiến sĩ-sinh viên, vai chính trong phim thì hy sinh mất 3, chỉ còn Hoàng (hình ảnh của chính anh) là bị thương và còn trở về sau chiến tranh. Và Hoàng đã phải bật khóc ngay trước Dinh Độc Lập khi bất ngờ được xem lại tấm ảnh chụp nhóm 4 người quanh tượng "Cô gái đọc sách" trước ngày họ đi B: Bốn người bạn thân mà nay chỉ còn một trở về.

   Hoàng Nhuận Cầm còn tâm sự: anh sẽ rất buốn nếu như nhiều người xem phim không hiểu được những ẩn ý qua hình ảnh mà anh gửi gắm trong phim. Ví dụ như hình ảnh người lính chia những hòn bi cho các cháu nhỏ trước lúc vào Nam, hình ảnh người lính chơi tập trạn giả bắn súng bằng sống lá chuối với trẻ nhỏ là những cái gì có vẻ rất vớ vẩn, nhưng nói lên sự trẻ (thơ) của một lớp lính còn đang tuổi học trò, hay như hình ảnh chú ve trên ngực người lính vừa ngã xuống không chỉ là một chú ve bị chết mà chính là một tuổi thơ bị bóp chết…

   Chúng tôi, những người lính của thời ấy sẽ còn phải nghĩ nhiều lắm về bộ phim "mùi cỏ cháy" này. Bởi ngẫm ra, đã có phim ảnh nào nói gần về mình như thế đâu. Chúng tôi vẫn muốn và vẫn thích xem phim nói về chiến tranh, cuộc chiến tranh của chính dân tộc mình để giải phóng và bảo vệ đất nước. Chủ đề này rộng lớn lắm và còn cần rất nhiều bộ phim nói về nó.

   Thật ý nghĩa khi phim ra mắt kịp ngày 22/12. Chúc cho  phim  MÙI CỎ CHÁY và đoàn làm phim tham gia liên hoan phim VN 17 đạt được giải thưởng cao.


Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #476 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2011, 08:16:24 am »

Vâng! Tôi cũng đã khóc và khóc ngay tại rạp. Khóc một cách lặng lẽ. Nước mắt cứ tự nhiên ứa ra không cách gì ngăn nổi.
Và không chỉ có tôi. Xung quanh tôi, rất nhiều CCB cứ chốc chốc lại đưa tay lên chùi mắt. Chắc không phải vì có hạt bụi nào bay vào.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #477 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2011, 10:33:23 am »

Hôm qua 11/12/2011 khi nhận được tin nhắn của bác LXT :" Ban liên lạc CCB SV QT mời xem bộ phim MÙI CỎ CHÁY của tác giả kịch bản Hoàng Nhuận Cầm, đạo diễn NSƯT Nguyễn Hữu Mười vào lúc 9h00, nhưng nhà có việc và buổi sáng có cuộc giao lưu với anh" Long Trà" nên tôi đến hơi muộn lúc đó khoảng 9h20. Bảo vệ rạp chiếu nói trong rạp chật kín không còn chỗ nữa và các cháu không nhận trông xe nữa, tôi nói
       - Tớ là CCB QT, là TB tớ đến đay chủ yếu là gặp gỡ anh em và giao lưu thôi.
     Bảo vệ băn khoăn
        -Nhưng trong rạp không còn chỗ nữa .
        - Tớ đứng cũng được
Lúc đó có một người ra hỏi
    -  Anh đi xem phim ạ ?
   Tôi reo lên Đạo diễn Nguyễn Hữu Mười đây rồi! Vì tôi nhận ngay ra gương mặt  vuông chữ điền của anh, người đóng trong phim " Bao giờ cho đến Tháng Mười" của NSND Đặng Nhật Minh.
    - Mời Anh vào và đi cửa này
    Lúc đó bảo vệ chỉ cho tôi chỗ gửi xe và thu 2000đ tiền trông xe.
      Tôi vào rạp phía trong tối om không nhìn thấy gì cả, chỉ thấy tiếng thoại trong phim từ đoạn Hai vợ chồng bố mẹ Long ra tòa  để ly dị
Tôi đứng phía sau cùng của rạp cho đến khi hết phim. Bộ phim gây xúc động nhất cảnh bộ đội vượt sông Thạch Hãn 107 người chỉ còn 48 người qua được sông còn 59 người đã hy sinh ngay trên dòng Thạch Hãn, một cảnh quay rất thực về sự ác liệt của cuộc chiến, lúc đó trong rạp bắt đầu đã có những người khóc, nước mắt của những CCB QT đã hai thứ tóc trên đầu,của những người trong cuộc, của những chiến binh dày dạn trong chiến đấu; nay được chiêm nghiệm lại những gì mình đã từng trải qua gần 40 năm trước đây ngay trước mắt do nhà làm phim tái hiện lại. Những cảnh quay rất thực không tô vẽ. Sau khi phim chiếu xong rạp bật sáng, lúc đó tôi nhân ra nhiều cặp mắt còn đỏ hoe vì xúc động. Nhiều CCB SV và các thành viên VMH còn lưu lại để giao lưu với Đạo diên, biên kịch, và các diễn viên chính trong phim. Một buổi xem phim có ý  nghĩa. Nếu không đi thì thật tiếc( tôi tự nhủ mình như vậy).. Có nhiều ảnh về cuộc giao lưu đã được up lên.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #478 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 09:57:24 pm »

.
     Tặng bác LXT !
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #479 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2011, 11:24:02 am »

.
     Tặng bác LXT !


Cám ơn bác TTNL. Lá cờ giải phóng ở lô-gô của chúng tôi bác cho màu xanh nhạt như mầu trời thì đúng hơn. Ơ mà lá cờ trong lô-gô của c20 tại sao mầu đỏ lại ở dưới hả bác  Angry
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM