Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 03:15:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 3  (Đọc 270398 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #420 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2011, 11:21:21 pm »

...
Dù sao theo tôi trong tên công trình không thể không có địa danh Đá Biên được. Riêng với anh em CCBCS TCQT thì nếu không có thông báo trong Thư ngỏ ngày 09/09/2011, không có trận đánh ngày 03/10/1973 với sự hy sinh oan nghiệt của trên 200 LS của ĐHXDHN và một số trường ĐH khác...thì có thể chúng ta không ai biết tới E207. Đành rằng LS ở đơn vị nào cũng là con dân đất Việt cả nhưng theo cách đặt vấn đề ban đầu của Ban LL E207 thì đây là trường hợp rất cụ thể, có đặc trưng riêng và vô cùng đau xót. Cái tên Đá Biên đã gắn vào sự kiện này, đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta và của thân nhân LS, của bà con cô bác địa phương.
Nên chăng có thể lấy tên Công trình là:
NHÀ BIA GHI TÊN CÁC LIỆT SỸ TRUNG ĐOÀN 207
HI SINH TRONG TRẬN ĐÁ BIÊN NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 1973
Bởi vì ở đây ta tạo nên một chứng tích lịch sử cụ thể, trong một trường hợp cụ thể, tại một địa danh cụ thể.
Các bác nên cân nhắc cho hết mọi nhẽ!
1- Trận đánh xảy ra gần Đá Biên, bên trong đồng nơi có rạch Bắc Bỏ (cái tên này đã được xác định là có trước trận đánh)
2- Đá Biên là điểm bình định khá thành công của Mỹ-VNCH trong KCCM ở khu vực "Đồng Tháp Mười"
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #421 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2011, 09:02:39 pm »

@Các bác CCB trên VMH mà trong nhà có một cô giáo là xếp nhớn:

Ngày hôm nay là một ngày bận rộn và tràn ngập niềm vui của gia đình tôi. Ngay từ sáng xếp nhớn nhà tôi liên tục nhận được các cú điện thoại từ các học trò cũ gọi tới chúc mừng cô giáo nhân ngày nhà giáo VN 20/11, có những em mà vợ tôi không còn nhớ nữa đó là lứa học sinh Ngọc Thụy, Gia Lâm đã hơn ba chục năm rồi. Còn buổi chiều những lớp trò cũ của trường THCS Ba Đình đến chúc mừng cô giáo cũ, lứa đã đi làm, lứa vừa tốt nghiệp ĐH, lứa đang học Đại học và lứa đang học lớp 12 ...Đến với cô giáo các em dường như nghịch ngợm hơn, thoái mái hơn. Có lớp khi đến và khi về tất cả đều khoanh tay đồng thanh chào cô rõ to. Trong số những học trò đang học đại học có em đang theo học thanh nhạc tại Nhạc viên QGVN khoa thính phòng, em đã hát tặng cô mấy bài: Bụi phấn, Điều giản dị và Mặt trời của tôi (dân ca Ý). Con gái đều đã là những thiếu nữ xinh đẹp, con trai đứa nào cũng lộc ngộc...tất cả đến thăm cô giáo cũ với một tấm lòng yêu quý thực sự nhất là khi các em đã bước vào đời và nhìn lại quãng đường các em đã đi và nhớ tới người thầy đã dậy dỗ mình ngày hôm qua.

Điều hạnh phúc nhất của người thầy là những trò cũ đã nên người đến thăm. Đó là niềm hạnh phúc thật là giản dị.


Lứa trò vừa vào ĐH.


Lứa HS đã đi làm và có em đã có gia đình.


Lứa trò đang học lớp 12.


Lứa đang học ĐH. Ca sĩ tương lai ngồi bên phải cô giáo.  
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Một, 2011, 09:07:42 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #422 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2011, 09:22:35 pm »


Các bác nên cân nhắc cho hết mọi nhẽ!
1- Trận đánh xảy ra gần Đá Biên, bên trong đồng nơi có rạch Bắc Bỏ (cái tên này đã được xác định là có trước trận đánh)
2- Đá Biên là điểm bình định khá thành công của Mỹ-VNCH trong KCCM ở khu vực "Đồng Tháp Mười"


@tuaans: Chúng tôi chưa hiểu ý của bác nói gì   Huh







Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #423 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2011, 05:44:02 am »

Tay nghề Mõ LXT lên nhanh quá nhỉ. Nhân ngày 20/11 đã gửi lời chúc mừng và cám ơn các thầy dạy nhiếp ảnh và post ảnh lên mạng chưa đấy? Cô giáo Vũ Hồng Ngân thật là hạnh phúc. Xin chúc mừng cô có các học trò ngoan. Cũng cám ơn cô đã kèm cặp bạn của chúng tôi nên người, hiếu thuận và thành đạt như ngày hôm nay. À mà Học trò cá biệt LXT đâu ta mà không thấy có mặt trên hình? (Chắc là đang phát huy vai trò đàn anh ma cũ tiếp các đàn em ma mới và ma ít cũ hơn)
Logged
quân y 103
Thành viên
*
Bài viết: 277


« Trả lời #424 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2011, 09:45:20 am »

@ lXT thấy anh post hình ảnh trường cấp 3 Yên hòa làm em nhớ Trường cấp 3 Yên hòa B Cầu giấy .Đi xa bao nhiêu năm em cũng mong gặp lại ai đó hoặc tin gì về trường nhưng tuyệt nhiên không chút tin tức .
Nhưng thấy những hình ảnh cùa trường Yên Hòa B cũng là vui rồi ngày xưa diễn viên  ÁI Vân đóng vai HỒNg NHUNG học bên đó .
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #425 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2011, 11:46:08 am »


Các bác nên cân nhắc cho hết mọi nhẽ!
1- Trận đánh xảy ra gần Đá Biên, bên trong đồng nơi có rạch Bắc Bỏ (cái tên này đã được xác định là có trước trận đánh)
2- Đá Biên là điểm bình định khá thành công của Mỹ-VNCH trong KCCM ở khu vực "Đồng Tháp Mười"


@tuaans: Chúng tôi chưa hiểu ý của bác nói gì   Huh
Bác LXT1972,
Xin hỏi là ngày 3-10-1973, E207 hành quân đến rạch Đá Biên hay rạch Bắc Bỏ? Cái này em không nắm rõ. Nếu trận đánh xảy ra ở khu Bắc Bỏ thì mình lấy tên Bắc Bỏ được không? Nếu trận đánh xảy ra ở ngay rạch Đá Biên thì không nói rồi.
Còn Ấp Đá Biên là vùng đã được khai hoang, khai hóa từ lâu. Thời KCCP, KCCM đồn Đá Biên là nơi khó nhằn, là nơi bình định thành công của chính quyền SG. Từ Đá Biên địch thường xuyền bung quân ra càn quyét xung quanh.
Vào ngày 3-10-1973, E207 cũng không có ý định đánh ấp, đồn Đá Biên.
Nhân tiện, nếu mình xác định được trận đánh chính xác chỗ nào thì cũng là thông tin cần thiết cho việc khoanh vùng tìm kiếm LS sau này.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #426 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2011, 06:26:24 pm »

@ lXT thấy anh post hình ảnh trường cấp 3 Yên hòa làm em nhớ Trường cấp 3 Yên hòa B Cầu giấy .Đi xa bao nhiêu năm em cũng mong gặp lại ai đó hoặc tin gì về trường nhưng tuyệt nhiên không chút tin tức .
Nhưng thấy những hình ảnh cùa trường Yên Hòa B cũng là vui rồi ngày xưa diễn viên  ÁI Vân đóng vai HỒNg NHUNG học bên đó .

@quan y 103: Bạn học Yên Hòa B ở Cầu Giấy năm nào, thầy cô nào làm chủ nhiệm. Nếu đúng là học với nhau thời kỳ ấy thì quý hóa quá, mình sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin vể YH3B, mình là trưởng mõ của YH3B mà.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2011, 08:57:24 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #427 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2011, 06:29:15 pm »

Tay nghề Mõ LXT lên nhanh quá nhỉ. Nhân ngày 20/11 đã gửi lời chúc mừng và cám ơn các thầy dạy nhiếp ảnh và post ảnh lên mạng chưa đấy? Cô giáo Vũ Hồng Ngân thật là hạnh phúc. Xin chúc mừng cô có các học trò ngoan. Cũng cám ơn cô đã kèm cặp bạn của chúng tôi nên người, hiếu thuận và thành đạt như ngày hôm nay. À mà Học trò cá biệt LXT đâu ta mà không thấy có mặt trên hình? (Chắc là đang phát huy vai trò đàn anh ma cũ tiếp các đàn em ma mới và ma ít cũ hơn)

Sửa lại là Thanh
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2011, 08:32:41 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #428 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2011, 10:11:55 am »

 

Bác LXT1972,
Xin hỏi là ngày 3-10-1973, E207 hành quân đến rạch Đá Biên hay rạch Bắc Bỏ? Cái này em không nắm rõ. Nếu trận đánh xảy ra ở khu Bắc Bỏ thì mình lấy tên Bắc Bỏ được không? Nếu trận đánh xảy ra ở ngay rạch Đá Biên thì không nói rồi.
Còn Ấp Đá Biên là vùng đã được khai hoang, khai hóa từ lâu. Thời KCCP, KCCM đồn Đá Biên là nơi khó nhằn, là nơi bình định thành công của chính quyền SG. Từ Đá Biên địch thường xuyền bung quân ra càn quyét xung quanh.
Vào ngày 3-10-1973, E207 cũng không có ý định đánh ấp, đồn Đá Biên.
Nhân tiện, nếu mình xác định được trận đánh chính xác chỗ nào thì cũng là thông tin cần thiết cho việc khoanh vùng tìm kiếm LS sau này.

@ CCB,

  TÔI Trích dẫn  ra đây lời kể của CCB BA THI Về  trận đánh và vị trí  trong bài viết đã cho thông tin 

Re: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 3
« Trả lời #78 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2011, 11:30:51 AM »    Trích dẫn

________________________________________
Miếu Bắc bỏ và những ông "Thành hoàng" đội mũ cối.
   
(04/08/2011 22:02:40 PM)
Kính dâng hương hồn các Liệt sĩ Trung đoàn 207 khu 8 hy sinh ngày 3/10/1973 tại khu vực Đá Biên – Mộc Hóa – Kiến Tường nay là ấp Đá Biên – xã Thạnh phước – huyện Thạnh hóa – Tỉnh Long An.

 Nhân chứng sống
Ông Ba Thi (Phan Xuân Thi- nguyên là cán bộ Trinh sát Trung đoàn 207, Quân Khu 8 cũ ) nay là Trưởng ban liên lạc bạn chiến đấu và CCB Trung Đoàn đưa chúng tôi đi tìm lại chiến trường xưa nơi Trung đoàn 207 đã có một trận chiến  đấu oanh liệt kể lại: Tháng 10 năm 1973, đơn vị ông nhận nhiệm vụ bí mật luồn sâu xuống Đồng Tháp Mười thuộc (vùng 8 Kiến Tường cũ). Đêm ngày 3 tháng 10, trung đoàn Triển khai đội hình hành quân từ mỏ vẹt (giáp biên giới Căm Pu Chia) bí mật vượt sông Vàm cỏ tây đến Ấp Đá Biên Huyện Mộc Hoá, nay thuộc Huyện Thạnh Hoá Tỉnh Long An  thì trời vừa sáng nên phải ém quân vào một rừng tràm để nghỉ.
 
CCB Ba Thi  trở về nơi mình đã chiến đấu và chứng kiến sự hy sinh của 200 người đồng đội năm ấy.
Do hành quân bộ suốt đêm giữa đồng nước, bộ đội mệt mỏi rã rời, rừng tràm nhỏ, thưa thớt không đủ che giấu đoàn quân. Anh em phần lớn là tân binh mới nhập ngũ từ trường Đại học Xây Dựng Hà Nội  mới bổ sung về đơn vị trước đó 2 ngày chưa quen chiến trường đồng nước, chưa có kinh nghiệm chiến trường nên giăng võng, phơi quần áo lên cây tràm nên bị máy bay trinh sát của địch phát hiện .
…..

Dừng chân tại đầu cầu 79, chúng tôi gửi xe để thuê ghe máy đi vào chiến trường cũ của Liệt sĩ. Trên cầu anh Ba Thi chỉ cho chúng tôi   xa xa là rạch Đá Biên, nơi đơn vị hành quân về và bị tập kích bất ngờ.


Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #429 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 10:52:58 am »

Cho đến bây giờ mọi việc chuẩn bị cho việc vào thăm gia đình 2 LS Phạm Văn Lào (ở Diễn Kim, Diễn Châu, NA) và Nguyễn Hữu Sơn (ở Tân Sơn, Quỳnh Lưu, NA ) đã hoàn tất. Chúng tôi cám ơn các đồng đội, bạn bè đã giúp chúng tôi tìm ra quê hương của 2 LS sau mấy chục năm chúng tôi tìm kiếm. Cảm động nhất là khi biết xã Quỳnh Tam, quê của Sơn hiện tại chia thành 2 xã QT và Tân Sơn, cô giáo Hiệu trưởng của trường THCS Tân Sơn đã thông báo cho chúng tôi biết thân mẫu của LS Sơn vẫn còn sống. Tối thứ sáu 25/11 tôi và chienc3 sẽ theo xe đò vào Diễn Châu để đến gia đình Lào sau đó sẽ ngược đường 48 lên Tân Sơn để đến với gia đình LS Sơn. Món nợ lòng mấy chục năm qua của chúng tôi lần này sẽ được giải tỏa.

Các bạn biết không c3 của chúng tôi cho đến khi giải phóng hy sinh nhiều lắm nhưng với tôi và chienc3 thì 4 LS Tiến, Bắc, Lào và Sơn là cùng gắn bó với chúng tôi khi họ còn sống và chính chienc3 là người chôn cất cho Tiến, Sơn và Bắc riêng với Lào bị thương nặng tôi đã cõng ra trên đường gặp địch tôi lại bị thương nên không mang nó ra được. Khu vực tác chiến đó về sau này là vùng địch kiểm soát, anh Tạo và Lào hy sinh không lấy được xác, chắc họ nằm đâu đó trong số các mộ LS chưa biết tên ở NTLS xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, QT.


Trường tiểu học Triệu Thành, nơi anh Tạo và Lào hy sinh mà không lấy được xác (16/9/1972)  


NTLS Triệu Thành nơi đây rất nhiều chiến sĩ của e101 hy sinh nhưng không tìm thấy tên


Di ảnh của anh Tạo tại quê nhà (TX Phúc Yên)
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2011, 07:43:28 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM