Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:49:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 3  (Đọc 270397 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #410 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2011, 09:31:12 pm »

@LXT: việc góp tiền thế là tốt rồi. Riêng về tên công trình mình thấy chưa nêu được địa danh Đá Biên là dấu ấn rất sâu của trận chiến oan khốc ấy. Đặt tên như thế nghe chung chung quá, thiếu sức thuyết phục (cả trong việc vận động tài trợ tiếp theo). Bác tham khảo anh em khác nữa xong có ý kiến lại với Ban LL E207 được không?

@chienc3: Nhất trí với ý kiến của bác, ta sẽ tranh thủ ý kiến của anh em, tập hợp lại và gửi thư cho BLL e207 trinh bày quan điểm của chúng ta.

@các CCB trên VMH: Qua đây cũng tranh thủ xin ý kiến của các bác luôn. 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #411 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2011, 11:07:26 pm »

@CCBCS ĐHXD Hà Nội và các bác thành viên VHM: Hôm nay tôi nhận được Email của LXT chuyển tài liệu của Ban Liên lạc Trung đoàn 207 bao gồm:
1. Thư ngỏ
2. Mô hình Đài tưởng niệm các LS TĐ207 (mà phần lớn là SV Đại học XD Hà Nội hy sinh trong trận huyết chiến 03/10/1973 tại ấp Đá Biên...)

Tôi xin phép được chuyển tải lên diễn đàn này để các bác cùng đọc.

Thư ngỏ


BAN LIÊN LẠC BẠN CHIẾN ĐẤU       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
         Trung đoàn 207                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
               *****                                                ---------------------
TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 9 năm 2011
THƯ NGỎ
- Kính gửi: - Thày Tần – Phó Hiệu trưởng Trương DH Xây Dựng HN
- Đồng Kính gửi : Ban giám hiệu nhà trường
Ngày 03 tháng 10 năm 1973 Trung đoàn 207 được lệnh hành quân bí mật luồn
sâu xuống Đồng Tháp Mười (vùng 8 Kiến Tường cũ)
bộ phận cảm tử ở lại chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và đã anh dũng hy sinh hơn 200 đồng chí.

... Nhân dân địa phương cho biết: hiện còn có 10 hài cốt ...
Chính vì vậy nên Ban liên lạc quyếtđịnh: XÂY DỰNG TẠI ĐÂY MỘT ĐỀN THỜ KHANG TRANG HƠN VỚI ĐẦY
ĐỦ DANH SÁCH CÁC LIỆT SĨ ĐÃ HY SINH NGÀY 03/10/1973 CHO XỨNG ĐÁNG VỚI SỰ HY SINH OANH LIỆT CỦA CÁC LIỆT SĨ CŨNG NHƯ MONG MỎI CỦA CÁC GIA ĐÌNH LIỆT SĨ VÀ NHÂN DÂN ẤP ĐÁ BIÊN LÂU NAY  ...
Trích dẫn

Kính cáo các Cựu Sinh viên-Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị sinh hoạt tại 19C Ngọc Hà.

thông báo của BLL E2507 về buổi làm việc với UBND huyện thạnh hóa. - Long an

-  Về kết quả buổi làm việc với UBNN Huyên Thạnh Hóa:

THÔNG BÁO CỦA BAN LIÊN LẠC Về kết quả buổi làm việc với UBNN Huyên Thạnh Hóa

Thực hiện nội dung đã thống nhất trong cuộc họp trù bị của ban liên lạc Trung
đoàn 207 trung tuần tháng 8-2011 tại thành phố Hồ chí Minh, về việc xây dựng
khu tưởng niệm các liệt sỹ của trung đoàn đã hy sinh tại khu vực âp Đá biên,xã
Thạnh phước.
Sau khi trao đổi ý kiến và bàn bạc ,hôi nghị đã thống nhất với quyết
tâm cao một số nội dung sau:
1/ Nhất trí xúc tiến xây dựng khu tưởng niệm các liệt sỹ Trung đoàn 207 tại khu
vực gần miếu Bắc bỏ cũ thuộc khu vực Âp Đá biên. Đặt tên công trình là
    “ NHÀ BIA GHI TÊN LIỆT SỸ TRUNG ĐOÀN 207”
2/.Mô hình công trình:đang xem xét chọn môt mô hình nhà bia ghi tên các liệt
sỹ đã được các cấp phê duyệt và xây dựng ở một số xã trong huyện,có tham
khảo ,góp ý thêm vào các cuộc họp sau và mô hình do ban LL cung cấp,
3/ Đồng ý cấp cho công trình nhà bia ghi tên liệt sỹ Trung đoàn 207 là 2.500 mét
vuông đất.
 ....

@ Gửi các  CCB,
1;  Theo thư  nội dung thư ngày 9/9/2011 và đối chiếu với thống nhất mới về tên khu tưởng niệm  có phải  trung Đoàn 207 có  ý  định mới ?, khác lúc đầu nên  tên dự định đặt cũng khác ? ( có thể là khu  chung của trung đoàn 207 ) như tên ở trên  " NHÀ BIA GHI TÊN LIÊT SỸ TRUNG ĐOÀN " Huh
2- Không biết trung đoàn 207 có kế hoạch tìm lại 10 hài cốt còn chưa qui tập không? Không thấy nói đến trong kế hoạch?
Đây là  các suy nghĩ và câu hỏi của cá nhân tôi đưa lên để cùng trao đổi- cùng thảo luận và  đóng góp ý  kiến.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #412 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2011, 08:51:46 am »

@ Các bác CCB:
     Theo thiển nghĩ của cá nhân tôi thì để được cấp trên ( UBND tỉnh, huyện) đồng ý cấp đất làm dự án xây dựng công trình thì phải có tên công trình ( những 2500m2 không phải là nhỏ ) :
     - Nếu là xây "miếu" thì không ai dám cấp cả
     - Nếu xây nhà tưởng niệm thì ở xã, huyện đã có khu vực để tưởng niệm rồi
     - Chỉ có lấy tên như vậy thì cấp trên mới thông qua; và sau này có thể trở thành di tích để giáo dục truyền thống
Vì vậy Bác mõ LXT nên liên lạc lại với BLL CCB E207  để biết rõ hơn
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2011, 09:01:36 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #413 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2011, 09:27:12 am »

Trích dẫn
2- Không biết trung đoàn 207 có kế hoạch tìm lại 10 hài cốt còn chưa qui tập không? Không thấy nói đến trong kế hoạch?

@nguyenhuuluan: Bữa tôi và tanloc555 vào dự đám giỗ ở Đá Biên cũng được chỉ vị trí một đám tràm mọc um tùm và nói rằng ở dưới còn nhiều hài cốt LS (không chắc là bao nhiêu) nhưng nước ngập mênh mông thật khó xác định. Ta nên có ý kiến đề nghị tới mùa khô này khi đào mương, đắp nền cần làm việc thu gom hài cốt này cho chu đáo, chỉ đắp lên những vị trí đã tìm kiếm, thăm dò lấy hết hài cốt chung của anh em ta. Tôi nói chung là vì bây giờ thì chẳng thể làm riêng cho ai được.
@thaiminhhung: nhất trí với ý kiến của bác, đề nghị mõ LXT liên lạc với Ban LL E207 để có lời giải thích thỏa đáng.
Dù sao theo tôi trong tên công trình không thể không có địa danh Đá Biên được. Riêng với anh em CCBCS TCQT thì nếu không có thông báo trong Thư ngỏ ngày 09/09/2011, không có trận đánh ngày 03/10/1973 với sự hy sinh oan nghiệt của trên 200 LS của ĐHXDHN và một số trường ĐH khác...thì có thể chúng ta không ai biết tới E207. Đành rằng LS ở đơn vị nào cũng là con dân đất Việt cả nhưng theo cách đặt vấn đề ban đầu của Ban LL E207 thì đây là trường hợp rất cụ thể, có đặc trưng riêng và vô cùng đau xót. Cái tên Đá Biên đã gắn vào sự kiện này, đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta và của thân nhân LS, của bà con cô bác địa phương.
Nên chăng có thể lấy tên Công trình là:
NHÀ BIA GHI TÊN CÁC LIỆT SỸ TRUNG ĐOÀN 207
HI SINH TRONG TRẬN ĐÁ BIÊN NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 1973
Bởi vì ở đây ta tạo nên một chứng tích lịch sử cụ thể, trong một trường hợp cụ thể, tại một địa danh cụ thể.
Logged
quân y 103
Thành viên
*
Bài viết: 277


« Trả lời #414 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2011, 12:39:02 pm »

Em cũng đồng ý với anh Chienc3 .Nhưng 2500m2 mà làm nhà tưởng niêm bé tẹo vây thôi sao?Tai sao các bác DHXD không tự mình làm mô hình miếu thờ cho đồng đội mình nhỉ?Có khó không ạ  tôi nghĩ sẽ ý nghĩa rất nhiều.
Theo người dân ở   Thạch Đá Biên nói chờ mùa khô tìm mộ dễ hơn ,tôi nghĩ tìm còn lại được ai nên chôn chung tại nhà tưởng niệm luôn.
Logged
Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #415 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2011, 02:18:26 pm »

Cá nhân tôi cũng có suy nghĩ: Tên của Khu tưởng niệm cần gắn với sự kiện đã xảy ra. Thế hệ chúng ta hiểu được câu chuyện nhưng các thế hệ về sau sẽ không hiểu được nếu chỉ đọc một cái tên chung chung. Tôi thấy đề xuất của bạn chienC3 phù hợp với Khu tưởng niệm ấy:
NHÀ BIA GHI TÊN CÁC LIỆT SỸ TRUNG ĐOÀN 207
HI SINH TRONG TRẬN ĐÁ BIÊN NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 1973
Đây là Khu tưởng niệm những người con của đất Việt đã hy sinh trong một trận đánh, các anh xứng đáng có được một sự tưởng nhớ và tôn thờ như thế. Còn đối với các liệt sỹ của Trung đoàn 207 nói chung: các anh nằm ở nhiều nơi, trong nhiều Nghĩa trang và có thể ở quê hương các anh, nên việc ghi tên chung chung ở Khu tưởng niệm này là không phù hợp.
Anh Mõ LXT cần liên lạc với BLL trong đó để có sự trao đổi thông tin thường xuyên nhé!
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #416 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2011, 02:54:34 pm »

@Quân y 103 và các bác CCB: Theo tôi chúng ta không đặt lại vấn đề ai thiết kế và thi công công trình này. Ban Liên lạc bạn chiến đấu E207 là người khởi xướng vấn đề này, các anh ấy cũng đã dày công khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu về Công trình. Chúng ta gửi gắm niềm tin vào Ban Liên lạc bạn chiến đấu E207. Tôi tin chắc rằng với tất cả tình cảm cao quý đối với đồng đội đã hi sinh, trách nhiệm với những người đã ngã xuống và thân nhân của các Liệt sĩ, các anh ấy sẽ làm tốt công tác chuẩn bị thủ tục đất đai, vận động kinh phí, tổ chức thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình và cả việc bảo quản, sử dụng sau này nữa. (Trong Ban LL có anh Lê Quang Quý – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc TPHCM – Phó ban Phụ trách đối ngoại. Trường Đại học Kiến trúc TP HCM là nơi đào tạo ra những KTS, KSXD rồi các bác yên tâm đi). Chúng ta hãy tham gia tích cực vào công việc này bằng cách đóng góp kinh phí, đóng góp ý kiến xây dựng phương án tối ưu nhằm mục đích xây dựng nên một Công trình khang trang, bề thế tương xứng với tình cảm của chúng ta với những liệt sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất Đá Biên đau thương.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2011, 02:59:52 pm gửi bởi chienc3.1972 » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #417 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2011, 09:49:28 am »

Nhân ngày nhà giáo VN với tư cách là một người học trò, tôi xin gửi tới các thế hệ các thầy cô giáo qua các thời kỳ lời chúc chân thành nhất. Chúc các thầy cô giáo vượt qua được những khó khăn đời thường để làm tròn nghĩa vụ cao quý dạy và dỗ các học sinh của mình nên người và trở thành những con người tử tế và có ích cho xã hội.

Trong những năm tháng chiến tranh đã có rất nhiều thầy giáo đã tạm thời chia tay mái trường cầm súng có mặt tại các chiến trường, nhiều người thầy đã mãi mãi nằm xuống cho ngày hôm nay.

Mỗi khi tôi nghe cháu nội bi bô hát:

Hôm qua em đến trường/ Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp
Hương rừng trên đồi vắng/ Nước dưới khe rì rào
Có cọ ô che nắng/ Thơm mát đường em đi
....
Trường của em bé bé/ Nằm ở giữa đồi cây
Cô giáo em trẻ trẻ/Dạy em hát rất hay...


Cảm xúc trong tôi lại xốn xang nhớ đến những vần thơ này trong di cảo của một thấy giáo trường làng tại một vùng đồi trung du Phú Thọ, anh đã hy sinh tại chiến trường nhưng lời thơ của anh sống mãi khi được bạn bè phổ nhạc trở thành một bài hát của tuổi thơ cắp sách tới trường. Phải có một tấm lòng yêu thương con trẻ, yêu nghề giáo và trên hết yêu cuộc đời này anh đã viết nên những vần thơ đi vào lòng người và đón nhận sự hy sinh cho Tổ quốc hôm nay.

Cũng ngày này tôi xin gửi tới các bạn bài viết:
 
Người thầy từng ở bên kia chiến tuyến

Thầy mang trong lòng mình một mặc cảm tội lỗi bởi vì thầy đã từng đứng ở bên kia chiến tuyến mặc dù thầy chưa bắn một viên đạn nào vào người Việt. Mặc cảm tội lỗi ấy đã không cho phép thầy được sống yên ổn ở tổ quốc của mình sau chiến tranh và thầy đã quay lại Việt Nam...

Thầy Peter Leonard kính mến,

Thưa thầy, mỗi lần con có dịp vào Sài Gòn công tác là một lần con lang thang trên đường phố. Con trông đợi ở một sự tình cờ như một phép màu để thầy trò mình được gặp lại nhau. Vậy mà bao năm đã trôi qua con vẫn chưa được gặp lại thầy.

Con hiểu thầy mang trong lòng mình một mặc cảm tội lỗi bởi vì thầy đã từng đứng ở bên kia chiến tuyến mặc dù thầy chưa bắn một viên đạn nào vào người Việt. Mặc cảm tội lỗi ấy đã không cho phép thầy được sống yên ổn ở tổ quốc của mình sau chiến tranh và thầy đã quay lại Việt Nam.

Thầy đã bắt đầu lại cuộc đời mình bằng một chuyến tàu ra miền Bắc. Trên chuyến tàu ấy, lòng thầy đầy hoang mang, lo lắng và sợ hãi cho đến khi gặp một cựu chiến binh ở bên này. Thầy và ông ấy đã ôm nhau trong vòng tay và đã chia sẻ với nhau rất nhiều điều. Có lẽ chính từ khoảnh khắc đáng nhớ ấy thầy đã mở lòng với người Việt và thầy đã quyết định cống hiến một nửa cuộc đời còn lại của mình cho đất nước Việt Nam.

Thầy đã cưới một người phụ nữ Việt nhưng vợ thầy lại thích cuộc sống ở Mỹ hơn nên thầy đành chấp nhận một cuộc sống nay đây mai đó. Thầy đã dậy tiếng Anh cho bao nhiêu học sinh Việt như chúng con, con không biết chính xác nhưng con số ấy hẳn là rất lớn.

Ngày ấy đã cách đây hơn mười năm rồi, tiếng Anh chưa thực sự là một môn học được mọi người đề cao như bây giờ, đồng lương dậy học của thầy thật là ít ỏi. Con biết rất rõ điều đó khi chúng con được thầy mời đến nhà ăn cơm tối. Căn phòng thầy thuê thật tồi tàn và nhỏ bé, nó chỉ rộng hơn một căn gác xép, vừa đủ để thầy kê một chiếc giường, một chiếc tủ và một chiếc bàn làm việc. Cũng may là trước cửa căn phòng ấy có một cái sân thượng nên chúng con đã có chỗ để ngồi. Bữa tối hôm ấy thầy đã tự tay làm món mì xào để mời chúng con, còn các cô học trò thì làm món thịt gà trộn bắp cải. Bữa tối chỉ có hai món ăn đơn giản mà sao ngon miệng đến thế. Có lẽ cái cảm giác ngon miệng ấy không phải vì thức ăn mà vì tất cả lũ học trò chúng con đều rất yêu mến thầy và thầy cũng rất yêu mến chúng con.

Thầy chia một năm của thầy làm hai nửa: một nửa thời gian sống với gia đình trên nước Mỹ và nửa còn lại giành cho Việt Nam. Thời gian sống cùng gia đình ở nước Mỹ cũng là thời gian thầy lao động vất vả để giành dụm tiền mua vé máy bay sang Việt Nam.

Thưa thầy, con vẫn còn nhớ như in những bài giảng về lịch sử và văn hóa Mỹ mà thầy đã giảng cho chúng con. Thầy nói, “ngày xưa khi người châu Âu mới định cư trên nước Mỹ, mỗi gia đình thường sở hữu một vùng đất rộng lớn và phải đi xa lắm mới gặp được một người. Vì vậy người Mỹ rất vui mừng khi có ai đó gõ cửa nhà mình và ở lại chơi dù cho người đó không hề quen biết”. Con đã từng được biết đến tính mến khách ấy của người Mỹ khi con sống trên đất nước của thầy.

Con cũng vẫn còn nhớ thầy đã từng hát cho chúng con nghe những bài dân ca Mỹ với cây đàn măngđôlin cũ kỹ. Giọng thầy thật trầm và thật ấm áp. Con cũng còn nhớ ngày chúng con đi thi, thầy dậy từ sáng sớm. Thầy đón chúng con ở cửa phòng thi và ôm từng đứa vào lòng như một người cha, chúc chúng con thi tốt.

Yêu Việt Nam, tổ quốc thứ hai của mình, thầy chẳng những dậy tiếng Anh cho các cô cậu học trò mà còn viết một cuốn sách giới thiệu về Sài Gòn và những nét đẹp của nền văn hóa Việt. Thầy đã tặng cho chúng con mỗi đứa một cuốn sách mà thầy viết bằng tình yêu Việt Nam ấy. Cho đến tận bây giờ con vẫn còn nâng niu cuốn sách quý báu này thầy ạ.

Bằng tất cả những công việc thầm lặng ấy, thầy đã trở thành một sứ giả của hòa bình bởi chính thầy đã xóa đi trong lòng chúng con những hận thù, những hiềm khích còn sót lại giữa hai dân tộc sau một cuộc chiến tranh kéo dài hàng thập kỷ với bao nhiêu đau khổ và mất mát. Chính thầy đã bắc cho chúng con một cây cầu xây bằng tình thương yêu đồng loại và bằng tri thức để chúng con đến được với những cái hay cái đẹp trên đất nước của thầy.

Thưa thầy, giờ này thầy đang ở đâu? Con muốn gặp lại thầy để nói với thầy rằng 14 đứa học trò của thầy từ ngày ấy đã không phụ công thầy. Tất cả chúng con đã học hành đến nơi đến chốn trên đất nước của thầy. Giờ đây chúng con đã trở về Việt Nam và luôn cố gắng trong mỗi công việc của mình. Chúng con biết ơn thầy nhiều lắm, thưa thầy kính yêu!

Hà nội, 12/11/2011

Học trò năm xưa của thầy,

Phan Bích Thủy

* Vì tôi mất liên lạc với thầy Peter Leonard từ nhiều năm nay nên nếu có bạn đọc nào biết địa chỉ của thầy thì xin báo giúp cho tôi vào blog cá nhân: http://bichthuyhn.blogtiengviet.net Xin chân thành cảm ơn!

http://vnexpress.net/gl/doi-song/blog/2011/11/nguoi-thay-tung-o-ben-kia-chien-tuyen/
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2011, 10:26:45 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #418 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2011, 03:55:36 pm »

@các CCB trên VMH: Tất cả chúng ta ai cũng đã từng một thời cắp sách đến trường, đã từng có những thày, cô giáo kính yêu (đặc biệt một số không ít các bác cựu nhà ta còn có hẳn một cô giáo thân yêu) kèm cặp ta từ khi cắp sách đến trường cho tới khi qua đời. Việc tri ân thầy cô giáo cũ là chuyện xưa nay vẫn được xã hội nhắc nhở và tôn vinh. Chắc các bác cũng thấy sự đồng cảm của hai cái nghề giáo viên và nghề lính như cố nhà thơ Phạm Tiến Duật nêu trong bài thơ mà tôi xin mạn phép đưa ra đây để các bác kiểm nghiệm nhân ngày 20 tháng 11 năm nay:


Một giờ và mười phút
_Phạm Tiến Duật_

Cứ một giờ lại nghỉ mười phút
Trong buổi hành quân đi bộ sáng nay
Anh bỗng nhớ em lên lớp mỗi ngày
Cứ một giờ lại nghỉ mười phút

Chẳng phải điều gì cũng lặp lại nhau đâu
Giữa năm tháng hào hùng và biến động
Em của anh, quanh ta là cuộc sống
Chẳng phải điều gì cũng lặp lại nhau đâu

Khi em ngồi nhớ anh ngày chủ nhật thẳm sâu
Anh đang lội bùn trong rừng đầy lá mục
Lúc em ngồi với học sinh là lúc
Anh đứng đỉnh đèo gió thổi mênh mông

Giấy bạc thuốc lá để lại đầy phòng
Khi em cắt làm hoa cho học sinh đem múa
Là khi anh đi những nơi bom nổ
Nào sắt nào nhôm phơi bạc vùng rừng

Tấm bảng đen em vẽ những đường cong
Tấm bảng đêm anh vạch lên đường đạn
Vết phấn trắng và vệt đồng cháy sáng
Ở hai đầu trận địa em ơi

Không trùng lặp nhau đâu giữa dài rộng cuộc đời
Nhưng có điều này giấu nỗi riêng chi chút
Cứ một giờ lại nghỉ mười phút
Tiếng trống trường đã điểm chưa em?

Mười phút cho chung hay mười phút cho riêng
Mà lúc nhớ nhau lại nghĩ về đất nước
Ngày thắng giặc đang tới gần phía trước
Tình yêu nào không nhắc đến ngày mai

Như hai bánh xe hiện tại với tương lai
Cuồn cuộn lăn đi vun vút
Rạo rực những giờ sau mười phút
Thời gian đi như một vệt sao dài
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #419 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2011, 10:15:21 pm »

Nhân ngày Nhà giáo VN 20/11 tôi chia sẻ với các bạn niềm vui của một người học trò mái tóc đã bạc về ngày Lễ hội Trường cấp 3 Yên Hòa B - Một thời để nhớ được tổ chức ngày 31/10/2010 sau gần 40 năm. Trường cấp 3 Yên Hòa B của tôi được thành lập năm 1965 khi Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc đặc biệt là Hà Nội. Trường có địa điểm trong làng Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội và các lớp học sơ tán được rải từ Yên Hòa cho tới thôn Hậu, Dịch Vọng. Hết năm học 1970-1971 trường giải thể, mặc dù chỉ có mấy năm thôi nhưng trường đã để lại cho các thế hệ thầy và trò nhiều kỷ niệm sâu sắc của MỘT THỜI ĐỂ NHỚ.


Phút tri ân các thầy cô giáo của các thế hệ học trò sau 40 năm


Cô Nguyễn Thị Bách (bên trái) - cô chủ nhiệm của Nguyễn văn Thạc, khóa 1967-1970


Đây là lớp của , khóa 1966-1969  
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2011, 10:30:56 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM