Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:24:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 3  (Đọc 270374 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #390 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 11:48:31 pm »

Phần 2.
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #391 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 11:49:38 pm »

Phần3.
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #392 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 11:51:35 pm »

Phần 4
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #393 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 11:52:46 pm »

Phần 5
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #394 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 09:24:43 am »

Tối qua VTV1 phát lại bộ phim "Bài ca người lính" của điện ảnh xô-viết những năm cuối của thập kỷ 50 thế kỷ trước. Một bộ phim về đề tài chiến tranh vệ quốc rất dung dị, rất nhân văn mà qua đấy thế hệ những người lính chúng ta tìm thấy hình bóng của mình vào những năm tháng của chiến tranh.

Nhưng có một thời những bộ phim như thế: Bài ca người lính, Khi đàn sếu bay qua, Người thứ 41...  đã trở thành những bộ phim bị lên án là mang tư tưởng  xét lại...

Tôi còn nhớ những năm 1962, 1963,1964 khi không khí chính trị của phe XHCN nóng lên vì quan hệ giữa LX, TQ vô cùng căng thẳng thì ở VN lúc ấy cũng bị ảnh hưởng không kém. Các cơ quan TW tại HN liên tục diễn ra các buổi học tập chính trị mà cha tôi cũng như các thế hệ cùng với ông cũng buộc phải vào cuộc. Tôi còn bé nên thỉnh thoảng cũng được nghe trộm những câu chuyện của người lớn về những buổi họp có các diễn giả nói về các vấn đề thời sự...và được xem các cuốn phim liên quan đến những đề tài ấy. Tuổi trẻ chúng tôi lúc ấy nghe thấy họp hành có chiếu phim thì mê lắm nhưng những buổi ấy không bao giờ được bén mảng tới các hội trường có chiếu phim như hội trường của Bộ Giáo dục nơi cha tôi công tác. Một lần vào buổi tối, sau buổi học điêu khắc ở CLB thiếu niên về qua hội trường Bộ CN nhẹ ở góc Quang Trung và Hai Bà Trưng, mấy thằng chúng chúng tôi phát hiện trong đó có chiếu phim và thấy 1 cửa ngách ở đường Hai Bà Trưng khép hờ, chúng tôi lẻn vào luồn dưới các hàng ghế gỗ của sân thể thao và thấy đang chiếu 1 bộ phim LX về đề tài CM tháng 10, đoạn cuối  là hình ảnh những chiến sĩ Hồng quân công nông hiên ngang trên đoàn tầu tiến ra mặt trận và 1 hàng tít nhắc lại tên phim: Người cầm súng

Và cứ như thế hàng tuần có hai buổi tối học điêu khắc ở CLB thiếu niên về, mấy thằng chúng tôi bằng cửa ngách đó đều có thể xem được những bộ phim chiếu trong đó. Có lần sau khi phim hết chúng tôi nghe thấy diễn giả có so sánh phim được làm dưới thời Stalin như Người cầm súng và những phim được làm sau khi Stalin đã chết... nghe bập bõm như thế và qua những câu chuyện của người lớn tôi hình dung ra có 1 cái gì đó đang giành giật nhau giữa những người thân LX và những người thân TQ đang diễn ra trong bối cảnh khi Mỹ đang mưu toan khiêu khích miền Bắc VN sau 1 loạt vụ máy bay biệt kích bị bắn hạ ở miền Bắc cũng như các vụ biệt kích đổ bộ bằng đường không, đường biển bị tóm gọn...Những linh cảm trong đầu 1 đứa trẻ đã dần dần định hình ra dần khi cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ đã tiến hành tại miên Bắc, rồi tin tức từ LX: Khruchev bị hạ bệ và những hình ảnh đăng trên báo nước ngoài mà cha tôi mang về: những cảnh sát Nga cưỡi ngựa giải tán cuộc biểu tình của sinh viên VN phản đối cuộc tấn công của không quân Mỹ ở VN trước cổng ĐSQ Mỹ tại Maxcova tháng 2/1965...    
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #395 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 09:47:52 am »

@LXT: bạn đúng là có nhãn quan chính trị từ nhỏ nhưng sao đoạn giữa lại bị xuống hơi thế nhỉ? Angry
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #396 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 10:14:53 am »

@LXT: bạn đúng là có nhãn quan chính trị từ nhỏ nhưng sao đoạn giữa lại bị xuống hơi thế nhỉ? Angry

@chienc3: Nhãn quan chính trị gì đâu, bản tính hay tò mò (tính xấu đấy). Các bậc cha chú của mình là những tri thức và họ rất quan tâm đến thời cuộc để cùng chia sẻ với nhau những suy nghĩ mà chính họ đã trải qua những thời khắc nhậy cảm của thời cuộc.

Tôi vẫn nhớ tới câu chuyện sau khi nhờ sư đoàn tìm lại cho bạn và Hùng bồ giấy chứng nhận HC. Hùng bồ có nói với tôi:Tao sẽ đặt tấm HC này lên bàn thờ ông già và nói rằng đây là tấm HC của con mà bố đã mong chờ bao năm. Bạn cũng biết ông cụ thân sinh ra Hùng bồ là 1 nhà TS về xuất bản đã ở trong diện cải tạo tư bản tư doanh. Với những con người như thế họ sẽ có nhiều lý do này khác nhưng trong họ vẫn luôn tự hào đã làm được những việc xứng đáng với dân tộc với dân với nước.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #397 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 12:47:06 pm »

Bác Tường ạ: đọc hồi ký của một số sỹ quan tên lửa Nga thời kỳ này, các bác ấy kể lại những chuyện mếu dở. Chẳng hạn, bắn xong chuyển sang trận địa khác, xe nguồn hay điều khiển gì đó bị đánh hỏng phải kéo xe khác về thay, kéo qua đoạn đường GPQ Trung Quốc làm đường, họ phải ủi thêm một đoạn xe mới qua được, nhưng người TQ không cho xe người Nga qua. Rất may phiên dịch biết cả tiếng TQ nên xuống nói chuyện với họ, và phải nói rằng đây là xe bộ đội Việt Nam, người Nga chỉ ngồi trên xe thôi, lằng nhằng mãi rồi mới xong việc.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #398 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 02:12:50 pm »

Mấy bác "made in Hanoi" như LXT, sướng thật, sớm được tiếp cận với thế giới.

Tôi ở quê, sau lũy tre làng. Thi thoảng mới tạt lên HN. Tôi chẳng nhớ năm nào, 6X, có lần lên HN. Khi đó Trung-Xô đang căng. Tôi học Nỉ-Hảo, nên ửng hộ Nỉ Hảo. Tôi lọ mọ ra ĐSQ TQ. Khi đó rất đông người tập trung ở một cái cửa xép, phía bên phải của chính. Tất cả đang xúm lại ngắm nghía, bàn tán về một bức tranh khổ lớn, treo trên tường: "Mao chủ tịch đến Diên An".

Ai nấy thì thầm, thì thầm: nhìn kỹ mà xem, trên ảnh có một chiếc cột điện nghiêng nghiêng phía xa - Chữ Hán đấy là chữ Mao, 3 nét ngang trên, một nét sổ đứng, đúng là chữ Mao, sắp đổ kia kìa; Trên bầu trời có những đám mây trắng, nom kỹ như là hình người phụ nữ khỏa thân; Nhấp nhô đất đá dưới chân, nom kỹ như là những cái đầu lâu; Cái ô MCTcắp ở nách nom chẳng khác gì cái tên lửa; Tà áo MCT phất phới bay, nhưng là bay về phía Đông - Gió Tây thổi bạt gió Đông rồi, .... Đại loại trước đó DSQ có phát bức tranh ca ngợi MCT này, nhưng sau đó có tin "Đây là bức tranh ca ngợi đểu". Lúc đầu ĐSQ thu lại các bức tranh này, sau đó không hiểu vì sao lại treo lên ở ngay ĐSQ, cho dân đến thỏa sức tò mò, sợ gì đâu.  

Trong cái cửa xép ấy còn có 1 hay 2 nhân viên SQ đứng bên trong, phát cho mỗi người mấy cuốn sách, nói về Xét lại. Tôi sung sướng tha về quê, đọc ngấu nghiến, thấm như ruộng khô thấm nước. Còn nhớ, trong đó có phê phán nhà đạo diễn Xét lại Xô Viết điển hình: Chu-Khơ-Rai. Căng nhất là phim Bầu trời trong sáng. Trong phim có cảnh, khi đài thông báo: Stalin đã mất, ống kính lia lên bầu trời, từ âm u bỗng trở nên trong sáng. Phim này không chiếu ở VN, nhưng những phim khác của Chukhorai thì khá quen thuộc, trong đó có các phim chiếu trên TV mấy ngày nay. Hồi ấy, tôi cũng thấy Nỉ Hảo đúng, KhơRaXô sai.

Bác nào giữ được cái ảnh "Mao chủ tịch đến Diên an", treo lên minh họa giúp.

 
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2011, 05:21:42 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
Hieu6x
Thành viên
*
Bài viết: 52


« Trả lời #399 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 03:39:51 pm »

Bây giờ thì chắc là bác thấy: chúng nó cùng sai hết?
Logged

Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM